141aihuutravinh.com/dacsan/2007/pg0141.pdfanh chị tài có được cháu trai tên lâm phước...

10
141 Tam Hip, tnh Biên Hoà cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, cp bc sau cùng là Thiếu Uý. Sau đó phi vnguyên quán Trà Vinh trình din vào tù ci to hai tri tù Bến Gia vào gia tháng 5 năm 1975 ri chuyn ti lui gia hai tri Bến Giá vi tri Bào Sen cũng trong tnh Trà Vinh cho đến ngày được thvvào gia năm 1980 (anh không còn nhđược vnhà vào lúc nào, có thlà tháng 4/80 hay tháng 9/80. Sau đó anh vchung sng vi gia đình ti thxã Trà Vinh, ri kết hôn ngày 18/ 4/84 vi chNguyn ThThu Thuvà sau đó vsng tai nhà bên vcho đến ngày được đi định cư ti Hoa Ky.` Anh chTài có được cháu trai tên Lâm Phước Nguyên sanh ngày 6 tháng 1 năm 1985 (đến đây anh Tài quá xúc động nên chThuthay anh ktiếp). Cháu sanh ra rt kháu khnh, rt dthương, cháu nó rt bình thường như bao đứa trbình thường khác, nhưng đến khi cháu được 10 tháng thì cháu lên cơn st, nên ngay tđầu chúng em đem cháu vào nhà thương Trà Vinh, nhưng tngày đầu cho đến ngày cui em đem con vhngó ri đi (cBác Sĩ ln Y Tá) chng hnói bnh lý, chng có thuc men trliu, chng hđo nhit độ gì cho cháu và cũng chng có li khuyên gì phi làm để tránh nguy him cho sc khoca cháu, cho đến ngày thba thì cháu bt đầu động kinh, cháu co git cmình my mà hchbthí cho viên thuc hay có cách gì làm gim nhit độ cho cháu, cháu nó có git riết ri mê thiếp đi, chúng tôi chbiết khóc và cu xin hcu cho cháu mà chđược cái nhìn rt vô tư ri nhnhàng bước đi nơi khác. Ban đầu thì 4 hay 5 ngày cháu mi bđộng kinh mt ln, ri 2 hay 3 ngày lên cơn động kinh, mi ln như thế cháu la khóc đau đớn , cháu lăn ln vt vã mình my, tay chân bco rút cng hết mà ngay cBác sĩ chng nghti vic gicho cháu khi bco rút tay chân. Đến tình trng cháu bđộng kinh hàng ngày thì chúng em chđược nghe hnói là “Không có cách nào trđược cho chau”'. Mà hcũng chng trgì cho cháu c. Chúng em đau đớn đem con vsau gn mt tháng nm đây, chcòn nhcác thy thuc Nam mà hgi là thuc Dân Tc thuby gi. Các nơi ny tìm cách xoa bóp, un nn khp người cháu, nhưng các nơi ny nói là chúng em đến quá tr. Hchdy cách ngâm nước lnh hnhit độ cho cháu mi khi lên cơn động kinh và trvi thuc an thn vi gim thanh cháu mi bt động kinh cho đến ngày được đi Hoa K, cháu nó chng được phát trin bình thường, vì thn kinh ct sng cháu bchn động quá mnh trong lúc cháu còn quá nh, nên tchi cháu không phát trin bình thường được... Khi đến Hoa kcháu được 11 tui mà cân nng chưa được 5 kg. Khi chúng em đến Cali ny, được nhng người trong nhà thgiúp cho tìm chcũng là lúc trbnh nng, hgiúp em rt chân tình mà còn giúp em tìm được vic làm bnh vin người già, chlàm công vic quét dn, còn vem nhà chăm sóc cháu. Em làm vic ny được hơn 5 năm thì cháu bt đầu bnh trli, vì cơ thcháu phát trin quá nhanh vi cách dinh dưởng nhng thc ăn bdưởng ca xny vì thế cũng nh hưởng đến hthn kinh mà cháu bđộng kinh trli. Khmi đến ai trông thy phòng ny thì nói đây là mt phòng trong bnh vin. Tht ra chúng em có nhân viên xã hi đến khám cho cháu hàng tháng và h“train” cho cháu biết nghe và hiu nhng gì cn thiết hàng ngày. Đến nay vem không thmt mình săn sóc cho cháu nên em phi nghlàm để phsăn sóc cháu... Hin nay thân người ca cháu quá ln so vi nhũng năm trước, mt mình vem không thkm gini cháu lăn ln vt vã mi khi có cơn đau đớn hành hcháu... Vì vy mà em phi nghlàm và chúng em cùng bn rn săn sóc cho cháu. Chúng em mun đến vi Hi Trà Vinh mà chúng em không có rnh đi được, chúng em mong có bn bè quen quê nhà Trà Vinh hay các bn bè cùng đơn vcgi nhau tâm sđỡ bun. Cám ơn anh và Hi Trà Vinh đến an i chúng em. Xin tiếp xúc vi em qua địa chtrên qua thư tqua đin thoi vi s(626) 288 1549. Đồng Hương Vui Bun Có Nhau Hi Ái Hu Trà Vinh nhn được tin chVThNgc Huê là hin thê ca anh Trn Trng Lành - Đồng Hương Đại Din Hi Ái Hu Trà Vinh ti vùng San Diego - Đã mnh chung ngày 29 tháng 8 năm 2006 ti San Diego, California. Hưởng th66 tui. Ngay khi hay tin, các đồng hương Trà Vinh ti Orange County và Los Angeles chun bchu đáo đến viếng linh cu chVthi Ngc Huê ti nhà quàn San Diego. Anh VVăn Bê, anh VTrung Tín, chTrn Thi Phng có viếng ngày lnhp quan và ngày di quan đến nơi yên nghcui cùng ngày 3 tháng 8 năm 2006. Riêng toán thnhì gm có Bác CVn Trn Xiu vi anh Hi Trưởng Văn Tường thuê xe cùng đến chia bun cùng gia đình anh Trn Trng Lành ngày 2 tháng 9 năm 2006. Tháp tùng chuyến đi ny có các anh chsau đây: Trương Bc Xul, TPhình One, Lm Vĩnh Hiếu, chBùi Hi Đường, anh Nguyn văn Vui và anh Tiến lái xe, đến nơi có anh Trn Sinh nhp cuc. Khi đến nơi, tt canh em thp nén hương cu nguyn cho hương linh ca chVThNgc Huê sm được vãng sanh min cc lc. Đồng thi anh Hôi Trưởng và Bác Hai CVn Trn Xiu đại din anh em trong Hi

Upload: others

Post on 09-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

141

Tam Hiệp, tỉnh Biên Hoà cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, cấp bậc sau cùng là Thiếu Uý. Sau đó phải về nguyên quán Trà Vinh trình diện vào tù cải tạo ở hai trại tù Bến Gia vào giữa tháng 5 năm 1975 rồi chuyển tới lui giữa hai trại Bến Giá với trại Bào Sen cũng trong tỉnh Trà Vinh cho đến ngày được thả về vào giữa năm 1980 (anh không còn nhớ được về nhà vào lúc nào, có thể là tháng 4/80 hay tháng 9/80. Sau đó anh về chung sống với gia đình tại thị xã Trà Vinh, rồi kết hôn ngày 18/ 4/84 với chị Nguyễn Thị Thu Thuỷ và sau đó về sống tai nhà bên vợ cho đến ngày được đi định cư tại Hoa Ky.`

Anh chị Tài có được cháu trai tên Lâm Phước Nguyên sanh ngày 6 tháng 1 năm 1985 (đến đây anh Tài quá xúc động nên chị Thuỷ thay anh kể tiếp). Cháu sanh ra rất kháu khỉnh, rất dễ thương, cháu nó rất bình thường như bao đứa trẻ bình thường khác, nhưng đến khi cháu được 10 tháng thì cháu lên cơn sốt, nên ngay từ đầu chúng em đem cháu vào nhà thương Trà Vinh, nhưng từ ngày đầu cho đến ngày cuối em đem con về họ ngó rồi đi (cả Bác Sĩ lẫn Y Tá) chẳng hề nói bệnh lý, chẳng có thuốc men trị liệu, chẳng hề đo nhiệt độ gì cho cháu và cũng chẳng có lời khuyên gì phải làm để tránh nguy hiểm cho sức khoẻ của cháu, cho đến ngày thứ ba thì cháu bắt đầu động kinh, cháu co giật cả mình mẩy mà họ chả bố thí cho viên thuốc hay có cách gì làm giảm nhiệt độ cho cháu, cháu nó có giật riết rồi mê thiếp đi, chúng tôi chỉ biết khóc và cầu xin họ cứu cho cháu mà chỉ được cái nhìn rất vô tư rồi nhẹ nhàng bước đi nơi khác. Ban đầu thì 4 hay 5 ngày cháu mới bị động kinh một lần, rồi 2 hay 3 ngày lên cơn động kinh, mỗi lần như thế cháu la khóc đau đớn , cháu lăn lộn vật vã mình mẩy, tay chân bị co rút cứng hết mà ngay cả Bác sĩ chẳng nghỉ tới việc giữ cho cháu khỏi bị co rút tay chân. Đến tình trạng cháu bị động kinh hàng ngày thì chúng em chỉ được nghe họ nói là “Không có cách nào trị được cho chau”'. Mà họ cũng chẳng trị gì cho cháu cả. Chúng em đau đớn đem con về sau gần một tháng nằm ở đây, chỉ còn nhờ các thầy thuốc Nam mà họ gọi là thuốc Dân Tộc thuở bấy giờ. Các nơi nầy tìm cách xoa bóp, uốn nắn khấp người cháu, nhưng các nơi nầy nói là chúng em đến quá trễ. Họ chỉ dạy cách ngâm nước lạnh hạ nhiệt độ cho cháu mỗi khi lên cơn động kinh và trị với thuốc an thần với giấm thanh cháu mới bớt động kinh cho đến ngày được đi Hoa Kỳ, cháu nó chẳng được phát triển bình thường, vì thần kinh cột sống cháu bị chấn động quá mạnh trong lúc cháu còn quá nhỏ, nên tứ chi cháu không phát triển bình thường được... Khi đến Hoa kỳ cháu được 11 tuổi mà cân nặng chưa được 5 kg.

Khi chúng em đến Cali nầy, được những người trong nhà thờ giúp cho tìm chỗ ở cũng là lúc trở

bệnh nẵng, họ giúp em rất chân tình mà còn giúp em tìm được việc làm ở bệnh viện người già, chỉ làm công việc quét dọn, còn vợ em ở nhà chăm sóc cháu. Em làm việc nầy được hơn 5 năm thì cháu bắt đầu bệnh trở lại, vì cơ thể cháu phát triển quá nhanh với cách dinh dưởng những thức ăn bổ dưởng của xứ nầy vì thế cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh mà cháu bị động kinh trở lại. Khị mới đến ai trông thấy phòng nầy thì nói đây là một phòng trong bệnh viện. Thật ra chúng em có nhân viên xã hội đến khám cho cháu hàng tháng và họ “train” cho cháu biết nghe và hiểu những gì cần thiết hàng ngày. Đến nay vợ em không thể một mình săn sóc cho cháu nên em phải nghỉ làm để phụ săn sóc cháu... Hiện nay thân người của cháu quá lớn so với nhũng năm trước, một mình vợ em không thể kềm giữ nỗi cháu lăn lộn vật vã mỗi khi có cơn đau đớn hành hạ cháu... Vì vậy mà em phải nghỉ làm và chúng em cùng bận rộn săn sóc cho cháu. Chúng em muốn đến với Hội Trà Vinh mà chúng em không có rảnh đi được, chúng em mong có bạn bè quen ở quê nhà Trà Vinh hay các bạn bè cùng đơn vị củ gọi nhau tâm sự đỡ buồn. Cám ơn anh và Hội Trà Vinh đến an ủi chúng em. Xin tiếp xúc với em qua địa chỉ trên qua thư từ và qua điện thoại với số (626) 288 1549. Đồng Hương Vui Buồn Có Nhau

Hội Ái Hữu Trà Vinh nhận được tin chị Vỏ Thị Ngọc Huê là hiền thê của anh Trần Trọng Lành -

Đồng Hương Đại Diện Hội Ái Hữu Trà Vinh tại vùng San Diego - Đã mệnh chung ngày 29 tháng 8 năm 2006 tại San Diego, California. Hưởng thọ 66 tuổi. Ngay khi hay tin, các đồng hương Trà Vinh tại Orange County và Los Angeles chuẩn bị chu đáo đến viếng linh cữu

chị Vỏ thi Ngọc Huê tại nhà quàn San Diego. Anh Vỏ Văn Bê, anh Vỏ Trung Tín, chị Trần Thi Phụng có viếng ngày lễ nhập quan và ngày di quan đến nơi yên nghỉ cuối cùng ngày 3 tháng 8 năm 2006. Riêng toán thứ nhì gồm có Bác Cố Vấn Trần Xiều với anh Hội Trưởng Văn Tường thuê xe cùng đến chia buồn cùng gia đình anh Trần Trọng Lành ngày 2 tháng 9 năm 2006. Tháp tùng chuyến đi nầy có các anh chị sau đây: Trương Bạc Xuổl, Từ Phình One, Lầm Vĩnh Hiếu, chị Bùi Hải Đường, anh Nguyễn văn Vui và anh Tiến lái xe, đến nơi có anh Trần Sinh nhập cuộc. Khi đến nơi, tất cả anh em thấp nén hương cầu nguyện cho hương linh của chị Vỏ Thị Ngọc Huê sớm được vãng sanh miền cực lạc. Đồng thời anh Hôi Trưởng và Bác Hai Cố Vấn Trần Xiều đại diện anh em trong Hội

142

Trà Vinh ngỏ lời phân ưu cùng tang quyến cùng những an ủi tang chủ trong giây phút ly biệt của đời người nầy...

Trên đường đi về, anh em trong xe không thể nào quên cười bể bụng với câu chuyện anh Xuổl kể lại lúc anh bị ra toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh sau năm 1975. Anh kể rằng: Quan toà là người miền Bắc, quang cảnh toà án thì anh là thân phận tù bị còng, ngồi phía trước. Có dân chúng và thân nhân tù trong số người phía sau trong phiên xử án.

Đến phiên xử anh, công tố viên (cũng người Bắc kỳ) đọc tràng giang đại hải tội trạng của anh xong. Quan Toà liền tuyên bố tử hình anh. Liền khi ấy, mọi người có mặt đều lá ó phản đối án lệnh của quan toà. Quan toà liền gọi một đại diện nhân dân cho biết lý do phản đối. Dân chúng cho biết ông ấy vô tội, ông ấy chỉ giúp dân mà thôi. Xin quan toà khoan hồng cho đương sự.

Quan toà nói “Ý kiến của nhân dân là ý kiến chung của Cách Mạng. Quyết định của nhân cũng là quyết định của Cách Mạng. Toà án sẽ lấy theo ý kiến nhân dân, nhưng Cách Mạng không thể tha thứ cho nguỵ quân nguỵ quyền nầy, do đó Toà Án Cách Mạng quyết định khoan hồng cho bị cáo với 15 NĂM TÙ NGỒI.

Đến phần quan toà hỏi ý kiến sau cùng của bị cáo. thì anh có ý kiến như sau: ”Xin quan toà cho phép tôi được Tù Nằm, chớ TÙ NGỒI chỉ một tuần lễ hay một tháng là tôi chết mất rồi, còn đâu mà ngồi đến 15 năm”.Quan Toà liền giải thích cho anh như sau: “Toà án Cách Mạng đã khoan hồng cho anh 15 năm TÙ NGỒI là trong lúc ngồi tù anh sẽ được đi lao động đó đây hằng ngày chớ không phải như toà án Nguỵ phạt tù ngồi, tù đứng hay tù nằm đâu!..”

Anh nghe được vậy thì anh không còn có ý kiến gì nữa. Phiên toà chấm dứt ngay sau đó. Có tiếng xì xào trong dân chúng khi ấy “Giờ phút nầy mà còn ở đó chơi chữ nữa!”. Phần bà xã của anh ngồi phía dưới với thính giả thì đã ngất xiểu khi nghe anh bị tử hình và được những người quen dìu ra ngoài về nhà trước khi cho anh 15 năm TÙ NGỒI, nên chị không biết gì về anh sau đó. Đến khi nhận đuoc thư anh gửi về nhà nhắn tin vào thăm nuôi, chị mới hay là anh còn sống. ____________________________________________________________ CREDIT CARD Trên khoảng đường vắng,một người khách bị cướp chận lai.- Tên cướp hỏi : - Tiền đâu ? đưa đây . Người khách đáp :

- Tôi không có tiền mặt, Ông có lấy credit card không ?

Mộng Chiều Xuân

Ấp ủ bao năm giấc mộng vàng, Quay về Xứ Việt lúc Xuân sang Xem rừng mai đẹp đường bên Ấp, Ngắm cánh đồng xinh ngõ cuối làng. Ðất khách chờ hoa ... hoa chẳng nở, Quê người đón pháo ... pháo không vang . Hồi hương vui Tết hằng mơ ước, Bến cũ đò xưa khỏi ngỡ ngàng.

Minh Cần (Xuân Paris)

Sàigòn Ðêm Hoa Xuân (1)

" Nguyễn Huệ" chen chân phố ngập tràn, Rừng người hớn hở đón Xuân sang. Yêu kiều gái Việt đầy duyên thắm, Xinh xắn mai Xuân rợp sắc vàng. Thược Dược, Mồng Gà bên Cúc, Huệ, Cẩm Nhung, Vạn Thọ cạnh Hồng, Lan. Thủ Ðô rực rỡ bao mầu sắc, Chưa đến Giao Thừa pháo đã vang.

MinhCần

(1) Chợ hoa tại Ðại lộ NGUYỄN-HUỆ (Tập thơ Quê Hương và Những Nẻo Ðường Việt Nam)

143

Traàn Trung Tieân Khung trôøi kỷ nieäm

________________________________________________________________________________________________________Diệp Tuấn Khải Một văn sĩ nào đó đã từng viết “những năm ở

trung học là những kỹ niệm đẹp nhứt của đời người”. Hơn 40 năm rời xa trường, lưu lạc khắp bốn vùng chiến thuật, rồi tù cải tạo tưỡng chừng cuộc đời mình như đến hồi chung kết. Đến ngày vượt biển, lênh đênh trôi dạt về tận xứ hoa Tu-Lip, nhưng những kỹ niệm ở trường Trần Trung Tiên vẫn còn rõ ràng trên võng mạc.

Niên học 1956-1957 tôi học lớp Nhứt với thầy Cẩn. Thầy Cẩn có tiếng về màn đánh phạt bằng roi và cho quỳ gối trước bảng, tôi cũng được thầy chiếu cố nhiều phen: “Thương cho roi cho vọt”. Xong lớp Nhứt phải thi vào lớp Đệ Thất, lúc đó Trần Trung Tiên là trường Trung học bán công duy nhứt, nếu thi rớt có thể ngồi lại Tiểu Học ở lớp Tiếp Liên chờ năm sau thi nữa. Mãi hai năm sau trường Trung học Công lập mới được mở ra, nên có nhiều Anh Chị muốn thi rớt để chờ năm sau hy vọng đậu vào trường công lập.

Hiệu Trưởng Trần Trung Tiên lúc bấy giờ là Ông Vương Hảo Thuận, nguyên là Thanh Tra giáo dục. Ông Thuận người cao lớn, phương phi, thường thắt cà-vạt nói tiếng rổn-rãng, oai nghi lẫm-liệt như một vị tướng. Khi cắt nghỉa điều gì ông thường dung tiếng Pháp xen vô; điều nầy ngay buổi đầu tiên đã gây ấn tượng mạnh ở tôi.Phải cố học để nói được tiếng Pháp như ông Hiệu Trưởng vậy. Ông Thuận thường đi thanh tra bất thần các lớp học. Có lần ông ghé vào lớp tôi trong giờ Vạn Vật, Bác Chín lúc đó là giáo sư đang giảng bài về hệ tiêu-hóa. Ông Thuận đi vào, cả lớp đứng dậy nghiêm chào, ông ra dấu cho ngồi xuống. Một sự im lặng bao trùm lớp học. Ông Thuận đặt câu hỏi: khi hô hấp, con người hít vào và thở ra khí gì ?

Ngón tay ông chỉ ngay Bùi Ngọc Ẩn, người học trò ốm gầy,nhút nhát. Đứng dậy trong tình trạng hốt hoảng, Ẩn trả lời : “Ta hít vào than khí”.

Ông Thuận cúp lời : “Hít vào thán khí thì ông già Tía mầy cũng chết”. Ông Thuận thường mắng yêu học trò bằng cách đó. Rồi ông mới giải thích về sự bài tiết của cơ thể như thở ra than khí, mồ hôi, nước tiểu…và kết luận bằng câu tiếng Pháp “tout ce qui sort de l’homme, tue l’homme”.(Các chất thải do con người thải ra, có thể giết người)

Bác Chín dạy Vạn Vật, một con người mẫu mực, ốm dong dỏng,thường thắt cà-vạt. Kế bên trường là sân vận động, nền đất bỏ hoang của một chùa Miên cũ. Đầu năm 1960, Mặt trận giải phóng miền Nam ra đời, các hoạt động du kích quanh Trà-Vinh trở nên thường nhựt, đến nỗi có một đơn vị pháo binh của quân đội Cộng Hòa được đặt ở gần sân vận động. Một buổi chiều tiếng pháo nổ vang, Bác Chín ngừng giảng,

tôi thấy hai mắt bác lưng tròng.

Lớp tôi có anh Trần Kiên Hứ, người Ba-Si. Cuộc đời Hứ và gia đình là biểu tượng cho thân phận của nhiều người dân chất phát nằm giữa lằn đạn của hai phe trong cuộc chiến nồi da xáo thịt. Một nạn nhân điển hình nữa của cuộc chiến là giáo sư Hoàng Hoa Lê dạy Anh văn, nhà ở đường chùa Phướng.

Giáo sư dạy sử địa là Ông Sắc thường

gọi là Ông Ngoại , làm sao mà quên được cái mẹo nhớ mà ông Ngoại đã dạy: “Ngột Lương Hợp Thai 1257”. Thầy Lương Hiệu Sương dạy Việt Văn, đa sầu đa cảm với các bài thơ bài văn và các mẫu chuyện bên lề lý thú, như thầy kể về cuộc đời của Sáu Thanh, tên mafia ở cầu Bắc Cần Thơ, chuyện kể về văn bằng được coi

144

trọng như thế nào ở thôn quê: “dã ngoại Tú Tài, Tề Thiên Đại Thánh” .Có lần Thầy giảng về Cung Oán Ngâm Khúc, nữa chừng thầy ngưng, tôi thấy Thầy chùi nước mắt. Sau nầy lên Đại Học, có lần tôi về thăm thầy, thầy bảo khi nào học thành tài về khám tim và đo áp huyết cho thầy.Cuộc đời bị cuốn hút theo cơn bảo chiến tranh, càng ngày càng xa Trà-Vinh cho nên tới giờ nầy tôi vẫn chưa đền ơn đáp nghỉa được thầy.

Thầy Tố dạy Pháp Văn, thật là đặc biệt, cái vốn tiếng Pháp học mấy năm với thầy đã giúp tôi sau nầy lên Đại Học Y-Khoa mới theo kịp các bài giảng. Tôi đã từng đi học thêm Pháp Văn ở các lớp tư ở Sài-Gòn và ngay cả Trung Tâm Văn Hóa Pháp, vậy mà chưa gặp được một người Thầy như ông Tố, nhất là các bài về văn phạm và về văn minh Pháp.

Đầu thập niên 60, hình học không gian là bộ môn mới mẻ, Thầy Nguyễn Minh Trí giảng dạy môn nầy, thầy có người Anh làm lục sự ở tòa án Trà-Vinh , được cấp nhà đối diện với tòa án nên thầy trọ chung ở đó, mỗi lần đến thăm thầy, được bước qua ngưởng cửa nhà ông lục sự, lòng rất hảnh diện. Thầy Trí thành hôn với cô Kim Ngôn, lúc bấy giờ là vô-địch bóng bàn. Dạy được vài năm, thầy Trí về Sài Gòn sống nhà cô Kim Ngôn ở đường Bùi Chu, mỗi khi đi qua đều thấy có người đánh bóng bàn tấp nập.

Năm 1961 tôi phải về Vĩnh Long thi Trung Học Đệ Nhứt Cấp. Ngũ trọ ở nhà của bà Dì của Huỳnh Long Thăng, ăn cơm ở quán cơm xã-hội chỉ có 7 đồng hai món canh, mặn, cơm ăn tha hồ. Trong phòng thi, tôi ngồi kế Phan Hoàng Khải, sau nầy gặp lại nhau ở Pleiku “mùa hè đỏ lửa”. Vật đổi sao dời, Phan hoàng Khải hiện sống ở New Orlean, nhà cửa bị hư hại vì cô Katrina, không biết giờ đã xây dựng lại như xưa chưa, nhứt là các ghe đánh tôm.

Đậu xong trung học đệ nhứt cấp, một số bạn thân như Huỳnh Long Thăng, Kiên Bé lên Vĩnh Long hoặc Sàigòn học tiếp, tôi ở lại Trần Trung Tiên học tiếp phần trung học đệ nhị cấp. Đây là lần đầu tiên trường mở lớp đệ nhị cấp, học sinh nam nữ lẫn lộn, giáo sư được tăng cường từ Sàigòn về như Toán có thầy Trần Xuân Hài , người Bắc, nhỏ con nhưng giảng dạy rất mực chu đáo. Về Vạn Vật lớp đệ nhị có thầy Lữ Trung Thế, trẻ rất năng động, ngoài những lúc giảng bài thầy thường kể các kỹ niệm của thầy ở trường Đại Học Khoa Học,

nhứt là các buổi thực tập ở khu địa chất….Tôi rất thích thú nghe và ước mong có ngày mình cũng được dự phần ở đó.Tôi có đến nhà thầy Thế đôi lần để thăm., thầy rất tử tế, vui vẻ cho tôi mượn các cuốn sách về vạn vật, lý hóa bằng tiếng Pháp mà thầy đã học qua . Cuốn Sciences naturelle của Obré lúc đó in hình ảnh màu rất đẹp, trong khi sách vạn vật của ta còn in hình trắng đen. Sau nầy thầy Thế bị động viên vô Thủ Đức và được về làm ở Ban Chiến Tranh Chánh Trị, năm 1973 tôi có ghé thăm thầy, lúc đó thầy mang cấp Thiếu Tá.Khoảng 1978 lúc tôi làm bác sỉ mắt ở phòng khám đa khoa quận 11 ( sau gần 2 năm cải tạo) tôi tình cờ khám mắt cho vợ của thầy, lúc đó là giáo viên, tôi mới biết thầy còn đang bị giam giữ ở

miền Bắc. Từ đó đến nay không biết thầy và gia đình ra sao.

Trong số các giáo sư trẻ có thầy Loan dạy Việt Văn, tụi học trò quỉ quái thường cáp đôi thầy với cô giáo sư con của ông phó Tỉnh Trưởng lúc đó, mỗi lần bị trêu là mặt thầy đỏ gay.

Trần Trung Tiên có hai thầy tên Bé, một họ Võ, một họ Lâm. Cả hai thầy đều rất chải chuốt, quần áo rất là mốt. Thầy Bé Võ còn đặc biệt ở cập kính cận và các bài học của thầy thì được trình bày hết sức khoa học và rõ-ràng: xuống hàng, thụt vô một ô hoặc là a nhỏ hoặc là Alpha…

Niên học 62-63, lớp đệ nhị là năm cuối của tôi ở Trần Trung Tiên. Thi Tú Tài I phải qua Cần Thơ. Cuối niên học, ngày phát thưởng, ông Hiệu Trưởng Văn Công Thơm hát bài “J’ai deux amour”(Tôi có hai mối tình) bằng tiếng Pháp. Có một chị nào đó đã hát bài ca: “có người hỏi tôi tại sao ưa ca bài ca sầu nhớ, hay ngắm trăng

mờ hoàng hôn…” Giọng ca réo rắt làm con tim tôi se thắt cho đến tận ngày hôm nay vẫn còn văng vẳng bên tai mỗi khi tôi buồn ngồi một mình bên bờ sông hoặc trong công viên.

Còn biết bao kỹ-niệm về các thầy cô khác mà mỗi khi gặp lại người bạn cùng học năm xưa thì tuôn trào ra như suối…

145

Trần Trung Tiên đã cống hiến cho đất nước nhiều nhân tài qua việc đào tạo thanh niên thế hệ của tôi. Các đàn anh đi trước có Trương Dưỡng, Văn Tường, Phan Hữu Danh, Bành Văn Tỷ…Thế hệ tôi còn nhiều hơn nữa.

Đoàn Văn Xường , người bạn luôn tiếu lâm , yêu đời, Thiếu Tá Nhảy Dù, chẳng may thiên thần gảy cánh sớm. Chung Hữu Hạnh, bút hiệu Hàn-Giang vừa là Đại Úy Pháo Binh vừa là nhà thơ. Mùa Hè đỏ lửa 72, tôi gặp Hạnh ở Pleiku, lại những kỹ niệm xưa, những ngày cuối tuần, bọn tôi đi xe đạp xuống nhà Hạnh ở Đầu Bờ, mẹ Hạnh

làm cơm, tép rang chấm với dấm ớt, ngon chưa từng thấy. Tiếc thay Hạnh cũng theo chân Xường ra đi.

Nhà của Trần Thanh là nơi tụ tập thường xuyên lúc đó, lúc nào cũng có Trần Tự Quí. Trong lớp Quí và Thanh thường ngồi cuối lớp, Quí có cái còi hình con gà trống, lâu lâu anh ta làm gà gáy để thức tỉnh cả lớp. Sau nầy Qúi trở thành Phi Công tài ba. Lê Văn Công ( biệt hiệu Công ngũ) sau nầy trở thành giảng viên Đại Học Khoa Học, ban Thực Vật. Nguyễn Văn Lựu đổ bằng cử nhân địa chất, môt trong những học trò ruột của giáo sư Trần Kim Thạch.

Với Kiên Bé thì sau những năm trung học đệ nhứt cấp ở Trần Trung Tiên tình bạn còn thân thiết hơn ở Sàigòn trong suốt thời gian học đại học y-khoa. Bé học Văn khoa, tham gia chính trường , làm tới Chánh văn phòng Bộ Thông Tin thời Bộ Trưởng An. Bé là một trong các rể phụ trong đám cưới của tôi.

Với Huỳnh Long Thăng các kỹ niệm ăn hủ tiếu gõ ban đêm và cùng lén dùng radio của chủ nhà trọ của Thăng để nghe lén đài Hà Nội. Có Anh bạn tên Kiệt, biệt danh “Kiệt triết” vì anh ta rất đạo mạo và vấn đề gì anh ta cũng muốn tìm hiểu thật cặn kẻ, nếu tìm không ra anh ta đành thở dài: “ thật không hiểu nỗi cha !”

Với Trần Minh Đức, Đức hình như không có học ở Trần Trung Tiên mà học ở Thánh Gioan. Nhà tôi gần nhà Đức, tôi thường lui tới chơi vì tủ sách của Ba Đức, bác bảy Chương. Bác bảy làm ở Bưu Điện rất

thương tôi và coi tôi như em của Đức. Tôi rất thích cuốn Petit Larousse và các quyển sách về Nam Phong, về Phan Khôi của Bác. Đức có nhiều chuyện tiếu lâm và rất ư hâm mộ văn chương chữ nghỉa. Có lần Đức kể giai thoại câu đố có chữ Hán. Có người theo Tây đã ra câu đối :

“Rút ruột Vương ( ) tam phân thiên hạ” (ý nói Tây mà nắm được Triều đình Huế là coi như chia cắt Việt Nam thành ba kỳ ) Một người Việt yêu nước đối lại :

“Chặt đầu Tây ( ) tứ hải thái bình”. Chữ Vương, tiếng Hán Việt ( ) nếu bỏ gạch ở giữa thì thành chử tam là số 3, chữ Tây ( ) nếu bỏ phần đầu thì thành chữ tứ ( ) nghỉa là số 4.

Nguyễn Duy Thành, Cò Thành hay Thành De Gaulle, nhà ở Long Bình, mỗi lần tôi tới chơi được Ba Thành cho uống nước dừa. Sau nầy Thành đi Cảnh Sát Dã Chiến, cấp bậc Đại Úy. Những năm 73-74 lúc tôi về Tổng Y Viện Cộng Hòa theo học khoá Hậu Đại Học Y-Sỉ Nhản Khoa, thường đi nhậu với Kiên Bé, Cò Thành, thỉnh thoảng có gặp Kiên Lý Song. Anh nầy rất đặc biệt mặc đồ không quân mang lon Thiếu Tá mà chẳng bao giờ rờ tới máy bay, nghe nói Song có giấy tờ không quân là do phái ông gì đó ở bên

Miên cấp. Trong số các bạn bè

của tôi ở thời Trần Trung Tiên chỉ có một anh là theo Cộng Sản, đó là Trầm Khiêm. Sau ngày 30/4 tôi gặp Khiêm lại ở Cần Thơ, đang lo tiếp thu viện Đại học ở đó. Khiêm lúc đó có bí danh Sáu Ngàn. Nghe nói anh Sáu bị dính dáng vào vụ tham ô tiền bạc ở Viện Đại Học Cần Thơ nên cũng bị thất sũng trước ngày có đổi mới.

Dù là một trường bán công ở một tỉnh nhỏ, nhưng những năm trung học ở đó đã là nền tảng cho tôi tung cánh chim sau nầy ở Đại Học trong nước và ngoại quốc. Những kiến thức văn hóa, khoa học, nhân bản, bác ái của một nền giáo dục phóng khoáng của miền Nam đã đào tạo những trí thức, tài năng đầy đũ khả năng để hội nhập vào các cộng đồng tự do trên thế giới. Làm sao nói hết lời cám ơn tới các quí thầy cô của thời ấy !

Diệp Tuấn Khải

Mùa Thu 2006 Zutphen Holland

146

MỘT CHÙT TẢN MẠN VỀ

Nhaïc Só TRUÙC PHÖÔNG _________________________________________________________________________________________________________________Tâm Hoài 1- Tình yêu của tôi và dòng nhạc của Trúc Phương.

Hồi đó, rất lâu - vào khoảng thập niên 50. Lúc đó nhạc sỉ Trúc Phương chưa nổi tiếng. Anh Phương ôm đàn thùng cùng anh Văn Xe đàn cho văn nghệ thông tin tỉnh Trà Vinh, với giọng ca chính là Văn Xe và cô Ngọc Ánh. Sau khi đậu tiểu học, tôi ghi danh lớp đệ thất trường trung học Long

Đức. Sở dĩ tôi chọn trừơng này vì trừơng có chương trình dạy thay vì 4 năm thi trung học thì có khi 2 năm hoặc 3 năm có vài anh chị đi thi và đã đậu trung học.Chủ trừơng là chú thiếm Hai Nhơn.Ngòai chú thiếm ra trường còn qui tụ các thầy cô rất giỏi như thầy Đức, thầy Phổ, thầy Ninh, thầy Tố...Vì trừơng dính líu đến chính trị nên bị đóng cửa .Tôi cùng một số bạn khác đầu quân vào Trừơng Nguyễn Quan Anh và sau cùng là trừơng Trần Trung Tiên lớp đệ tam niên học 60-61. Vào thời gian đó tôi mê cổ nhạc hơn tân nhạc.Tôi đi xem văn nghệ chỉ chú ý đến mấy cô đào, anh kép cải lương. Nhưng khi vào học trừơng Trần Trung Tiên, tôi đã thay đổi. Ở đây tôi đã yêu và đựơc yêu.Tôi yêu D, một cô bé lớp đệ ngũ và bản Đò Chiều của Trúc Phương là cái duyên thầm kín mà cô bé thố lộ tình yêu với tôi..Phòng học của tôi nhìn qua nhà bếp nhà em.Mỗi ngày em ra bếp nấu cơm.Tôi ngồi nhìn em qua khung cửa sổ. D hát bản Đò Chiều, đến đoạn "trông anh trai phong sương em thấy mà thương " thì nhìn sang tôi với nụ cừơi tình tứ.

Ôi! rung cảm làm sao ấy...Chúng tôi yêu nhau đúng một năm, vì sự non nớt dổi hờn của tuổi trẻ đã làm tình yêu chúng tôi bị vỡ tan.Tôi đau buồn khôn tả. Buổi Văn nghệ năm đó tôi hát bản "Chuyện chúng mình" của Trúc Phương. Tôi muốn hát cho riêng D, ngừơi yêu đầu đời của tôi" đêm nay em ngồi lặng yên nghe tôi kể chuyện xưa bao năm lắng trong tim, tình mình từ thủa tuổi đôi mươi, mà ta chưa biết nên để lở duyên đầu" đã lở duyên đầu làm tôi buồn ngơ ngẩn và quyết định rời TràVinh lên Sài Gòn học để cố quên mối tình chớm nở đã vội tan.Cũng kể từ đó tôi thừơng hát nhạc của Trúc Phương qua mấy bản như "Mưa nữa đêm, Bóng nhỏ đừơng chiều , Buồn trong kỹ niệm, Hai lối mộng...nhất là bản "Con đừơng mang tên em". Mỗi lần hát bản nầy tôi nhớ lại con đừơng hàng me ở Trà Vinh, mỗi ngày hai đứa cùng đi đến trừơng. Ánh mắt, nụ cừơi trao nhau trong suốt con

đừơng với cơn gió làm lá me quấn quít tà aó trắng, rơi dính trên mái tóc ngắn đuôi gà của em. Đi học ở Sài Gòn, nhiều đêm lang thang ngoài phố một mình "Ai cho tôi tình yêu để làm duyên nụ cừơi.Tôi xin dâng tình tôi trọn đời" hoặc "nửa đêm ngòai phố vắng có ngừơi mãi đi tìm, một ngừơi không hẹn đến mà tiếng bứơc buồn thêm.Tiếc thay hoài công thôi, phố đã vắng thưa ngừơi. Biết rằng chẳng duyên thừa để ngừơi không gặp nữa,về nối giấc mơ xưa".Và giấc mơ xưa đã trở lại khi tôi gặp lại D trong một buổi tối Saì Gòn mưa bay lất phất...Tôi chạy chiếc Velosolex chầm chậm ngang qua vũ trừơng Paramount, thật hết sức vô tình tôi đưa mắt nhìn vào và thấy D vừa bứơc từ thang lầu đi xuống.Tôi gọi D..D ..Ơi! D chay vội ra và ôm chầm lấy vai tôi, lúc ấy cách không xa có một ngừơi thanh niên mở cửa xe chờ đón D về.Tôi nhìn về hứơng ấy, D hiểu ý, nói "thây kệ"......Rồi ngồi lên sau yên xe tôi nói "anh chở D về dùm".Tôi đưa D về trong cơn mưa phùng cuối năm, bổng thấy nhói trong long đau thay gì thấy hạnh phúc khi gặp lại ngừơi yêu sau bao năm xa cách. Khi biết em làm trong vũ trừơng lòng tôi chùng xuống xót

đau.Tôi từ chối vào nhà em, với lý do phải trở về quân trừơng sớm.Về nhà tôi không tài nào ngủ đựơc "Xin giả biệt bạn lòng ơi, trao trả môi ngừơi cừơi, vì hai lối mộng hai hứơng trông , mình thương nhau chưa trót thì chớ mang nổi buồn cho đù chưa lần nói "Cái giáo lý Khổng Tử đã ăn sâu trong đầu tôi trong mấy năm học trung học "xứơng ca vô loại" đã làm hỏng tình yêu của tôi thật sự từ đó.Tội nghiệp cho em và tội nghiệp cho tôi !..! Khói lửa chiến tranh sau Tết

Mậu Thân 68 đã đẩy tôi suốt 2 năm không ngừng nghỉ ngòai mặt trận với cái chết trong gang tất."Kẽ ỡ miền xa, trời quen đất lạ nhiều đông lắm hạ, nối tiếp đi qua , thiếu bóng đàn bà".Cuộc đời binh nghiệp cận kề với cái chết làm tôi lang bạt tình đời, xem cuộc tình như những buổi chơi rong, gặp đó, ân aí đó - rồi thôi..rồi quên...Không có cuộc tình nào trọn vẹn. " mựơn em cánh én đeo hồn.Trong anh thật sự đã mòn dấu xuân". Những ngày nghỉ phép là những ngày rượu uống bạt mạng và thừơng khi "đưa ta đi về nguyên thủy loài

147

ngừơi, mùa yêu khi muốn ngỏ, vụng về ngôn ngữ tình nên làm bằng dấu đôi tay" Sau hơn hai năm ngòai chiến trường ,tôi có dịp trở về Sài Gòn, ghé Thị Nghè nơi căn nhà gia đình D ỡ. Tôi gỏ cửa ,đứa em gái D mừng rỡ mời tôi vào nhà và nói anh đi đâu mất biệt?..em ngập ngừng ."Chị D lấy chồng cách đây 2 tháng"..Tôi nghe nhói trong tim.Và sau đó không biết tôi đã nói gì với em của D..Tôi ra về....Đó là năm...cho tới nay hơn 36 năm dài trôi qua mà hình bóng cũ vẫn còn trong tôi mỗi khi có dịp hát nhạc của Trúc Phương."Trở lại chuyện 2 chúng mình, khi em với anh vừa biết đam mê, tình yêu tràn trề........" 2 CUỘC HỘI NGỘ VỚI TRÚC PHƯƠNG

Sau thời gian ở trại "cải tạo" về, tôi và vợ con tôi sống với gia đình ba , má tôi ở TC. Sau một năm ăn không ngồi rồi, tôi xoắn tay theo làm phụ xế xe đò cho đứa em trai.Trong thời gian nầy tôi gặp và quen với vài ngừơi bạn văn nghệ củ. Hôm đó anh bạn đang nói chuyên vớí tôi ở một gốc của bến xe, anh chỉ tay

về phía một ngừơi cao cao mang kín cận đang đi lại hứơng hai chung tôi, anh bạn hỏi tôi "anh có biết Trúc Phương không”, Tôi hỏi có phải nhạc sỉ T.P không? vừa lúc đó T.P đang đứng trứơc mặt tôi. Anh bạn giới thiệu "anh Phương đây là anh T.H ".Anh bắt tay tôi một cách ỡm-ờ lấy lệ và nóí năng rât thận trọng. Nhưng sau nhiều ngày sau đó tình thân giữa tôi và anh tốt hơn nhiều. Có lần anh theo tôi về nhà và ở lại đôi ba ngày. Chúng tôi bắt đựơc nhịp thở văn nghệ với nhau.Tôi nghĩ anh cẩn thận với mọi ngừơi vì lúc đó tình hình rất khó khăn.Tôi biết đựơc anh nhiều hơn. Anh tâm sự "Toa biết không,moa rời Sài Gòn về sống với má moa ở C.N. ăn không ngồi rồi với nhiều nổi lo vì không hộ khẩu, má moa lại gìa , chỉ sống nhờ mấy đứa cháu, moa về ở gây thêm gánh nặng....Mà đi đâu bây giờ?.Vợ con đã cách biệt trứơc 75 , bây giờ thì bặt vô âm tín. Anh sống nhờ sự đùm bọc của những anh em bạn bè yêu mến anh. Nhưng vào thời buổi gaọ châu cuỉ quế đâu có ai đủ sức gánh gòng thêm ...nên anh rài đây mai đó...! Có lần anh nói" toa biết không moa bây giờ viết nhạc theo đơn đặt hàng để kiếm cơm". Tôi nhìn anh ngờ vực. Anh đưa cho tôi xem bản nhạc chép tay, bản nhạc viết cho ban quản lý bến xe. Anh nói chưa chắc moa đưa cho họ và vẻ mặt anh buồn buồn! Sau nầy qua sự giới thiệu của một anh họa sĩ trẻ ban Văn hóa thông tin Huyện T.C đùm bọc anh. Chính nơi đây anh sáng tác khoảng 5,6 bản. Có một bản mà tôi

thích nhất đó là bản"T.C trong tình thương mật ngọt" viết theo âm hưởng ngũ cung "Nhớ thủa yêu em, từng bước Lâm Thôn giai điệu ngaỳ đầu, dìa lâu đậm mầu, vì ai anh múa qua cầu" 3 LÃNG MẠN, ĐA TÌNH Trong một dịp anh theo tôi về C.L đễ thăm ba vợ tôi. Khi về đến nơi thì người nhà cho biết đã đưa ông cụ ra bệnh viện Vinh Long. Chúng tôi lại xuống đò trở ra Bệnh viện ở V.L .Trên đường đi từ bến đò đến B.V tôi và anh đi song bước trò chuyện, môt lúc tôi thấy anh đi chầm chậm..lùi dần về phía sau.Tôi vì muốn đi mau để vào thăm ông cụ nên cứ để mặc anh đi phía sau. Một hồi lâu tôi nhìn quay lại, không thấy anh đâu cả..Nhìn kỹ lại thì thấy anh hai tay biú vào tường và nhìn ai đó bên trong.Tôi gọi anh ơi ơí. Bấy giờ anh buông tay tuột xuống và đi nhanh về phia tôi.Tôi hỏỉ anh làm gì đó .Anh bảo "moa nghía hai cô bé trèo cây hái Mận" Lúc tôi vào phòng thăm ba vợ tôi thì anh tha thẩn ngoài hành lang B.V.Khi tôi trở ra ngoài thì chẳng thấy anh đâu.Tôi ngó nhìn một lúc thì thấy anh ngồi trên cành cây sứ với cây bút và mảnh giấy .Tôi gọi anh lại để ra bến xe trở về T.V.Tôi hỏi anh viết gì đó?.Anh bảo viết nhạc "Tà áo trắng Bệnh Viện".Tôi nghĩ anh viết chưa xong. Sau nầy vì bận rộn với cuộc sống, tôi quên hỏỉ anh có hòan tất bản nhạc đó chưa?. Ở anh khi có bóng dáng ngừơi đẹp, với ly cà phê, và điếu thuốc, anh sáng tác nhạc rất nhanh. Mới hay caí lãng mạn của anh đã khơi dậy trong anh những nốt nhạc cho những bài nhạc tình mà theo thiển ý của tôi rất đặc biệt Trúc Phương khó mà lầm lẫn với các nhạc sĩ khác . 4 ĐÔI DÒNG CUỐI Sau năm 75 một số văn, thơ, nhạc, họa sĩ thoát ra đựơc nước ngoài nên cuộc sống dễ thở,.Đa số còn kẹt lại trong nước.Có nhiều ngừơi sống dật dờ, âu lo, cạn queo ngỏ cụt hoặc bị tù tội...Rồi thời gian trôi. Có người tháo vát hay có căn cơ còn sống tàm tạm.Còn số còn lại? Phãi làm gì đây để sống? Họ chỉ có cây viết! Và họ phải lao lách viết. Rồi họ bị chụp mũ nầy, mũ nọ..!!!Ai nuôi sống họ?...Trong lúc ngừơi ta sử dụng tác phẩm của họ để làm giàu. Có lúc nào quí vị nghĩ tới họ chưa ???? Như nhạc sĩ TrúcPhương lúc chết đi với cái vốn còn lại là đôi dép, trong ngỏ hẹp nơi thành Phố Sài Gòn. { Đọan thông baó caí chết của TP do Việt Dũng nóí trong một chương trình ca nhạc của trung tâm ASIA}.

Tâm Hoài Sacramento mùa lạnh 2006

Ghi Chú : Moa, toa nói theo âm tiếng Pháp: Tôi, Anh

148

VIEÄT MEÃ ÑEÀ HUEÀ _______________________________________________________________Tuù Reäu

Nhận được lời kêu gọi của Ban Báo Chí Hội

Ái Hữu Trà Vinh với chủ đề “ Đồng hương Trà Vinh trên quê hương mới”, tôi suy nghĩ mãi mà không biết viết gì. Tôi hiện đang ở tại Santa Ana, đây là quê hương mới của tôi hơn mười năm nay kể từ ngày tôi di cư từ Bắc (Mỹ) về Nam (Calỉfornia). Santa Ana không xa lắm khu phố thương mãi của người Việt hải ngoại vì vậy tôi xin mạo muội dẫn bạn đi dạo Little Saigon.

Nếu ai đã từng du lịch tai miền Nam Calỉfornia khó mà bỏ sót các nơi sau đây:

Hollywood phim trường số dách Disneyland du khách thập phượng Ghé qua Phố Nhỏ Saigon ( Little Saigon) Thủ đô tỵ nạn cháu con Lạc Hồng.

Thương xá Phước Lộc Thọ

Little Saigon. Trong văn tự của Mỹ chữ Little Saigon đã có từ năm 1978, khi ấy trên Freeway 22 có bảng chỉ dẫn du khách exit đến khu Little Saigon. Nếu các bạn Đồng Hương Trà Vinh có dịp lái xe trên Freeway 405, nếu đi từ hướng Bắc thì khi qua khỏi giao điểm 405 và Freeway 22 sẽ thấy hai chữ Little Saigon chỉ exit dẫn tới khu phố Bolsa; và nếu bạn lái xe từ Nam lên hướng Bắc, khi qua đường Magnolia cũng sẽ thấy Little Saigon chỉ exit dẫn tới khu phố Bolsa tức Little Saigon. Đó là trung tâm thương mãi lớn nhứt của người Việt Nam ở Mỹ cũng như ở hải ngoai..

Little Saigon nguyên trước kia là ruộng rẩy trồng dâu tây (strawbery farm). Đến năm 1976 người Việt tỵ nạn về đây lập nên vài tiệm và quán ăn .Theo nhựt báo Orange County Regíster thì Little Saigon ngày nay chiếm hơn hai dặm vuông với hai ngàn cửa

tiệm do người Viêt làm chủ. Litttle Saigon cung ứng cho ba trăm ngàn người Việt trong Quận Cam và các thành phố lân cận tất cả các dịch vụ kể luôn supermarket, ngân hàng và tồ hợp y tế,các tờ nhựt báo và tuần báo, đài phát thanh và đài truyền hình. Điều thuận lợi cho khách hàng là mọi nơi đều nói Tiếng Việt để phục vụ khánh hàng Việt Nam. Đối với người Việt sống ở đây tiếng Anh hầu như không mấy cần thiết lắm trong sự giao tiếp thường ngày. Đại lộ Bolsa là con đường chánh của khu phố và Phước-Lộc-Thọ Mall là biểu trưng của Little Saigon.

Sau đây là những cơ sở do người Việt hay những người sanh trưởng tại Việt Nam làm chủ trong vùng Little Saigon và các thành phố lân cận Supermarket : 12 Phòng mạch Bác Sĩ các khoa tính chung : 448 Nha Sĩ các khoa tính chung : 650 Luật sư, và Trợ Lý Pháp Luật : 290 Nhà hàng, tiệm ăn lớn nhỏ các loại : 500 Chùa Phật : 39 Thánh Thất Cao Đài : 2 Công Giáo La Mả : 26 Cơ Đốc Tin Lành : 57

Một góc phố Little Saigon

Trên đây chỉ liệt kê một ít cơ sở và dịch vụ tượng trưng mà thôi, muốn biết đầy đủ hơn quý bạn cứ lật NGƯỜI VIỆT NIÊN GIÁM mà đếm thì rõ ràng hơn

Nếu bạn có dịp ngồi phía trước Phước-Lộc-Thọ, nhìn ra đại lộ Bolsa bạn sẽ thấy xe hơi dập dìu ngược xuôi đủ màu đủ kiểu chạy nối đuôi nhau mỗi chiều ba lane.

Cuối tuần đi dao phố Bolsa Xuôi ngược đầy đường rộn rịp car Trưởng giả làm sang: Mercedes

149

Bình dân tiếc kiệm: Toyota Người mình kinh nghiệm chê Ford, Dodge Xe Nhựt lâu bền cũng Honda Hối hả lái nhanh, nhanh quá độ Thảnh thơi, thông thả cứ tà ta.` Nói đến Little Saigon, trong các sắc dân “

Việt, Miên, Lào, Tàu cũng nên kể đến người Mễ. .Sắc dân nầy cũng góp phần vào việc xây dựng , phát triển khu Little Saigon. Hầu hết người Việt đều có mướn người Mễ giúp việc như cắt cỏ sân, xây hàng rào, sơn

nhà và mười hai supermarket lớn trong vùng Little Saigon đều có mướn người Mễ giúp việc, thậm chí đến bà vợ của Ông cựu Thống Đốc tiểu bang Calỉonia cũng mướn Mễ giúp việc nhà nhưng lại Mễ Lậu mới là điều đáng nói.

Mễ đại ca Mễ lậu là một từ ngữ để chỉ những

người Mexican ( Mễ Tây Cơ) di dân vào nước Mỹ bất hợp pháp bằng mọi cách leo hay chung qua hàng rào ngăn đôi biên giới, hay nằm trong những cốp xe ( trunk) lọt qua cảnh sát biên phòng. Những người Mễ nây` không có số an sinh xã hội để được hưởng các quyền lợi như những người di dân hợp lệ khácVì vậy họ không được huấn luyện nghề nghiệp chuyên môn, họ phải làm các nghề như cắt cỏ, sơn nhà, xây cất cho tư gia. Các người Mễ lậu nầy thường tụ tập nhau tại các bãi đậu xe của các chợ như chợ Người Việt và nhiều nhứt là tại các cơ sở bán vật liệu xây cất như Home Depot ...để chờ người đến mướn họ, họ làm ngày nào sống ngày ấy. Những ai cần một người hay vài người phụ làm sân cỏ, xây patio, sơn nhà , don dẹp các loai..thì cứ lái xe đến các nơi nói trên thì thấy sự mừng rở hiện rõ trên gương mặt của họ, cả toán chạy ùa ra hỏi xin việc, bạn muốn bốc người nào lên xe đem về nhà tuỳ ý bạn chon..

Một đoàn Mễ lậu đứng chờ mong Chẳng biết ngày này có việc không Sáng sớm taco cho đỡ dạ Rồi trưa lon coke cũng no lòng Xe ngừng, cả nhóm ùa ra hỏi

Xe chạy, từng người thất vọng trông Tối đến trong nhà rền tiếng nhạc Cuối tuần tại park Mễ càng đông. !

Mexican workers

Tôi đã mạo muội ghép các chữ Anh, chữ Tây Ban Nha, Tiếng Nhựt vào thơ Đường Luật của Tàu trong bài thơ Việt, đã làm cho sự gieo vẫn có phần gượng ép, kính xin các bậc uyên Nho , thâm Hán miển chấp cho. Phải chăng đây cũng là một sự giao lưu văn hoá vậy ! TÚ RỆU CHUYỆN NGHỀ NGHIỆP Bà Ba và Bà Tư ở Ca Tum, cả hai bà đều có con đi Mỹ. Một hôm hai bà gặp nhau và nói về con mình. Bà Ba khiêm nhường : - Ở Mỹ cũng đâu có sướng ích gì chị ơi, con Lượm của tôi nó nói suốt ngày làm cực thấy mồ, ngày nào cũng làm dưới tay dưới chưn người ta không hà. Bà Tư thích khoe khoan : - Thế à , còn thằng Tèo nhà tôi nó sướng lắm chị ơi . Từ ngày qua Mỹ tới giờ nó làm trên đầu trên cổ thiên hạ không hà. Bà Ba hỏi thêm : - Vậy à, thằng Tèo làm nghề gì mà trên đầu trên cổ thiên hạ vậy chị ? Bà Tư - Thì nó làm nghề hớt tóc. Còn con Lượm làm nghề gì mà dưới tay dưới chưn người ta ? Bà Ba: - Nó làm móng, ở Mỹ người ta gọi là neo (nail) đó mà. Bà Tư vẫn còn hảnh diện :

- Vậy thì con Lượm của chị vẫn còn thấp hơn thằng Tèo nhà tôi một bực.

Dõ Dăn Diệu

Nhaät Moä Höông Quan Haø Xöù Thò

Yeân Ba Giang Thöôïng Söû Nhaân Saàu ( Thôi Hiệu “Hoàng Hạc Lâu”)

Đường chiều đây đó đâu quê quán Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi !.

150

Coi Chừng Ăn Phải Nước Tương Làm Bằng Tóc Của Con Người

Trần Anh Kiệt lược dịch Những báo cáo gần đây về vấn đề thực phẩm

biến chế sản xuất tại Trung Cộng đã gây ra mối quan ngại lớn trên thế giới. Các tài liệu liên quan đến vấn đề này được trích dẫn từ các báo chí và các bài thông tin trên mạng điện toán từ Trung quốc và khắp nơi về một loại nước tương được bào chế từ tóc của con người. Về phương diện khoa học và y tế, người ta đang nghiên cứu để tìm hiểu xem việc sử dụng loại nước tương này trong thời gian ngắn hạn và lâu dài sẽ có những phản ứng bất lợi và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như thế nào Sau đây là bài trích dẫn từ các tài liệu thông tin đó để quý độc gỉa tham khảo.

Nước tương là một loại thực phẩm được chế biến từ đậu nành và đã phổ biến nhiều nhất khắp nơi trên thế giới. Lịch sử của nước tương đã có từ thời nhà Chu bên Trung Quốc trước công nguyên (1027-777). Tùy theo địa phương, nó được sản xuất bằng nhiều thứ nguyên liệu khác nhau như ở Trung Quốc, loại nước tương thường (light soy sauce) và loại nước tương đặc (dark soy sauce) gồm xì dầu hay xì yếu thì được chế biến từ đậu nành. Còn ở Nhật Bản, Triều Tiên, Phi Luật Tân có khi được chế biến bằng các nguyên liệu khác, nhưng bao giờ cũng giữ được phẩm chất vệ sinh và bổ dưỡng. Quá trình chế biến nước tương giữa các quốc gia tuy có vài điểm khác nhau nhưng tựu trung đều giống nhau là phải trải qua những giai đoạn lên men cần thiết. Ðể rút ngắn thời gian trong tiến trình chế biến, ngày nay, người ta đã dùng kỹ thuật khoa học như cho vào hydrochloric acid, hoạt chất carbon và một số hương vị. Phương pháp chế biến này tuy tiện lợi nhưng đã mất hết phẩm chất thiên nhiên so với loại nước tương được biến chế theo phương pháp cổ truyền.

Ngày nay nước tương được thế giới coi như là loại gia vị cần thiết. Nó được dùng trong hầu hết các món ăn Trung Hoa và kể cả các món ăn Tây Phương như món ra-gu, hamburger và các món sà-lách. Bên cạnh việc làm tăng thêm mùi vị cho các món ăn, nước tương còn có một giá trị dinh dưỡng đặc biệt. Nó gồm có chất protein và carbohydrate không chất béo, cũng

như chứa rất dồi dào chất riboflavin (sinh tố B2) và các chất khoáng (sodium, calcium, phosphorus, chất sắt, selenium và chất kẽm) .

Hàng năm trên khắp thế giới người ta đã sản xuất ra hàng ngàn tấn nước tương để cung ứng cho thị trường tiêu thụ. Có một điều đáng lưu ý là sử dụng nước tương trong một thời gian lâu dài hay ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu phương pháp và nguyên liệu chế biến không được bảo đảm vệ sinh và an toàn. Chủ điểm của bài viết này nhằm trình bày cho quý độc giả biết về một loại nước tương không an toàn được sản xuất tại Trung Quốc và được bày bán hiện nay tại khắp nơi.

Vào cuối năm 2003, người ta sản xuất hàng loạt các loại nước tương có nhãn hiệu “Hongshuai Soy sauce” tại Trung Quốc, áp dụng theo phương pháp hóa sinh và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị. Họ còn bảo loại nước tương này không tuân theo phương pháp chế biến thông thường và cổ điển bằng những đậu nành và lúa mì. Ðặc biệt giá thị trường của loại nước tương này rất rẻ nên được các nhà nhà hàng, trường học sử dụng rất nhiều.

Giữa tháng giêng năm 2004, một nhóm ký giả của chương trình truyền hinh “Weekly Quality Report”do nhà nước tỉnh Hồ Bắc điều hành đã điều tra về phương pháp chế biến nước tương của hãng Hongshuai. Họ giả dạng làm khách hàng mua sỉ nước tương và muốn biết về công thức chế biến của loại nước tương này như thế nào. Viên quản lý cho biết thành phần của nước tương gồm có amino acid hòa hợp với nước, sodium hydroxide, mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quây ly tâm chế thành đường cát trắng), hydrochloric acid và những thành phần chất hóa học khác...Họ cũng được cho biết rằng trong nguyên liệu chế biến nước tương, hàng tháng, nhà máy phải cần sử dụng đến hàng chục ngàn tấn amino acid dưới dạng bột hoặc chất sấy khô mua từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác. Ðể mở đầu cho cuộc điều tra phỏng vấn, các ký giả quyết định tìm hiểu cho ra nguồn nguyên liệu để chế biến thành chất amino acid là gì. Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế loại xi-rô amino acid này tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc (Hubei) . Họ trả lời các ký giả rằng amino acid chủ yếu được chế biến từ tóc của con người, thu nhặt từ các tiệm uốn tóc, các đống rác thải ra từ các bệnh viện ở nhiều nơi trong nước. Dĩ nhiên loại tóc này rất dơ bẩn và không vệ sinh chút