các phương pháp đo kiểm ,đánh giá chất lượng các dịch vụ trên mạng 3g áp...

145
MỞ ĐẦU Dịch vụ viễn thông là một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng đối với mọi lĩnh vực kinh tế,xã hội, ….Ngày nay hầu như tất cả các nước đều quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng này để phục vụ nhu cầu của người dân và của toàn xã hội. Trong những năm gần đây dịch vụ viễn thông đặc biệt là dịch vụ điện thoại di động trên thế giới nói chung và ở VIỆT NAM nói riêng có tốc độ phát triển rất mạnh mẽ cả về công nghệ và sụ đa dạng của dịch vụ giúp cho mọi người dân có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng nhiều dịch vụ với giá cả rất phải chăng. Cùng với sự phát triển của xã hội về các lĩnh vực âm nhạc,điện ảnh,thể thao,văn hóa...thì nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ viễn thông,nhất là dịch vụ băng rộng ngày càng cao.Công nghệ 3G ra đời đã và đang đáp ứng các nhu cầu này của người sử dụng. Hiện nay ở VIỆT NAM các dịch vụ 3G cũng đã chính thức được triển khai và cung cấp dịch vụ tới khách hàng,các nhà cung cấp dịch vụ cũng đã có thể cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích trên nền 3G như dịch vụ Video Phone,dịch vụ truy nhập Internet,dịch vụ Mobile TV,… Việc đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng là vấn đề quan trọng đối với người sử dụng,không những được cơ quan quản lý nhà nước quan tâm mà các doanh nghiệp cũng không ngừng đưa ra các biện pháp cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh.Để đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ là các tiêu chuẩn thì ở VIỆT NAM hiện nay đã có một bộ tiêu chuẩn đồng bộ về chất lượng các dịch vụ 3G GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Upload: hieu-pham

Post on 31-Oct-2015

81 views

Category:

Documents


18 download

TRANSCRIPT

MỞ ĐẦU Dịch vụ viễn thông là một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng đối với mọi lĩnh vực kinh tế,xã hội,….Ngày nay hầu như tất cả các nước đều quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng này để phục vụ nhu cầu của người dân và của toàn xã hội. Trong những năm gần đây dịch vụ viễn thông đặc biệt là dịch vụ điện thoại di động trên thế giới nói chung và ở VIỆT NAM nói riêng có tốc độ phát triển rất mạnh mẽ cả về công nghệ và sụ đa dạng của dịch vụ giúp cho mọi người dân có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng nhiều dịch vụ với giá cả rất phải chăng. Cùng với sự phát triển của xã hội về các lĩnh vực âm nhạc,điện ảnh,thể thao,văn hóa...thì nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ viễn thông,nhất là dịch vụ băng rộng ngày càng cao.Công nghệ 3G ra đời đã và đang đáp ứng các nhu cầu này của người sử dụng. Hiện nay ở VIỆT NAM các dịch vụ 3G cũng đã chính thức được triển khai và cung cấp dịch vụ tới khách hàng,các nhà cung cấp dịch vụ cũng đã có thể cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích trên nền 3G như dịch vụ Video Phone,dịch vụ truy nhập Internet,dịch vụ Mobile TV,… Việc đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng là vấn đề quan trọng đối với người sử dụng,không những được cơ quan quản lý nhà nước quan tâm mà các doanh nghiệp cũng không ngừng đưa ra các biện pháp cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh.Để đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ là các tiêu chuẩn thì ở VIỆT NAM hiện nay đã có một bộ tiêu chuẩn đồng bộ về chất lượng các dịch vụ 3G Đồ án em thực hiện nhằm tìm hiểu các phương pháp đo kiểm ,đánh giá chất lượng các dịch vụ trên mạng 3G áp dụng tại VIỆT NAMNội dung của đồ án bao gồm các chương sau: -Chương 1:Tổng quan về công nghệ 3G và tình hình cung cấp các dịch vụ 3G tại VIỆT NAM -Chương 2:Tìm hiểu về các tham số chất lượng dịch vụ 3G -Chương 3:Phương pháp đo kiểm đánh giá các tham số chất lượng của một số dịch vụ 3G có thể áp dụng tại VIỆT NAM -Chương 4:Quá trình đo kiểm thực tế các tham số chất lượng dịch vụ tại VIỆT NAM

Trong quá trình thực hiện ,em đã hết sức cố gắng ,tuy nhiên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo Xin trân trọng cảm ơn!

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Sinh viên thực hiện NGUYỄN ĐỨC HIỂN

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ 3G VÀ TÌNH HÌNH CUNG

CẤP CÁC DỊCH VỤ 3G TẠI VIỆT NAM

1.1. Tổng quan về công nghệ 3G

3G là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ

3(Third Generation).

Mạng 3G (Third-generation technology) là thế hệ thứ ba của chuẩn công

nghệ điện thoại di động ,cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại(tải

dữ liệu,gửi mail,tin nhắn nhanh,hình ảnh…).3G cung cấp cả hai hệ thống là chuyển

mạch gói và chuyển mạch kênh.Hệ thống 3G yêu cầu một mạng radio hoàn toàn

khác so với hệ thống 2G hiện nay.Điểm mạnh của công nghệ này so với công nghệ

2G và 2.5G là cho phép truyền,nhận các dữ liệu,âm thanh hình ảnh chất lượng cao

cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau.Với

công nghệ 3G,các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa

phương tiện,như âm nhạc chất lượng cao;hình ảnh video chất lượng và truyền hình

số;các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS);Email;video streaming;High-ends games;….

Thông thường có một sự nhầm lẫn giữa khái niệm 3G và UMTS (Universal

Mobile Telecomunications Systems),trên thực tế khái niệm mạng 3G là khái niệm

chung,còn mạng 3G của châu Âu được gọi là UMTS.

Quốc gia đầu tiên đưa mạng 3G vào sử dụng rộng rãi là Nhật Bản.Vào năm

2001,NTT Docomo là công ty đầu tiên ra mắt phiên bản thương mại của mang W-

CDMA.Năm 2003 dịch vụ 3G bắt đầu có mặt tại Châu Âu.Tại châu Phi ,mạng 3G

được giới thiệu đầu tiên ở Marốc vào cuối tháng 3 năm 2007 bởi công ty Wana.

Để hiểu thế nào là công nghệ 3G,hãy xét qua đôi nét về lịch sử phát triển của

các hệ thống điện thoại di động.Mặc dù các hệ thống thông tin di động thử nghiệm

đầu tiên sử dụng vào những năm 1930-1940 trong các cơ sở cảnh sát Hoa Kỳ

nhưng các hệ thống điện thoại di động thương mại chỉ thực sự ra đời vào cuối

những năm 1970 đầu những năm 1980.Các hệ thống điện thoại thế hệ đầu sử dụng

công nghệ tương tự và người ta gọi các hệ thống điện thoại kể trên là các hệ thống

1G.

Khi số lượng các thuê bao trong mạng tăng lên,người ta thấy cần phải có biện

pháp nâng cao dung lượng của mạng,chất lượng các cuộc đàm thoại cũng như cung

cấp thêm một số dịch vụ bổ sung cho mạng.Để giải quyết việc này người ta đã nghĩ

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

đến số hóa các hệ thống điện thoại di động,và điều này đã dẫn đến sự ra đời của hệ

thống điện thoại di động thế hệ 2.

Ở châu Âu,vào năm 1982 tổ chức các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông châu

Âu(CEPT-Conférence Europeseene de Postes et Telécommunications)đã thống

nhất thành lập một nhóm nghiên cứu đặc biệt gọi la Groupe Spesciale

Mobile(GSM) có nhiệm vụ xây dựng bộ các chỉ tiêu kỹ thuật cho mạng điện thoại

di động toàn châu Âu hoạt động ở dải tần 900 MHz.Nhóm nghiên cứu nhiều giải

pháp khác nhau và cuối cùng đi đến thống nhất sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân

chia theo mã băng hẹp (Narrow Band TDMA).Năm 1988 phiên bản dự thảo đầu

tiên của GSM đã được hoàn thành và hệ thống GSM đầu tiên được triển khai vào

năm 1991 .Kể từ khi ra đời,các hệ thống thông tin di động GSM đã phát triển với

một tốc độ hết sức nhanh chóng.Lúc này thuật ngữ GSM có một ý nghĩa mới đó là

Hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System Mobile)

Cũng trong thời gian kể trên,ở Mỹ các hệ thống điện thoại tương tự thế hệ thứ

nhất AMPS được phát triển thành các hệ thống điện thoại di động số thế hệ 2 tuân

thủ tiêu chuẩn của hiệp hội viễn thông Mỹ IS-136.Khi công nghệ CDMA (Code

Division Multiplex Access-IS 195) ra đời,các nhà cung cấp điện thoại di động ở

Mỹ cung cấp dịch vụ mode song song,cho phép thuê bao có thể truy cập cả hai

mạng IS-136 và IS-95.

Công nghệ 3G

Do có nhận thức rõ về tầm quan trọng của các hệ thống thông tin di động mà

ở châu Âu, ngay khi quá trình tiêu chuẩn hóa GSM chưa kết thúc người ta đã tiến

hành dự án nghiên cứu RACE 1043 với mục đích chính là xác định các dịch vụ và

công ngheejcho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3cho năm 2000.Hệ thống 3G

của châu Âu được gọi là UMTS.Những người thực hiện dự án mong muốn rằng hệ

thống UMTS trong tương lai sẽ đươc phát triển từ các hệ thống GSM hiện

tại.Ngoài ra người ta còn có một mong muốn rất lớn là hệ thống UMTS sẽ có khả

năng kết hợp nhiều mạng khác nhau như PMR,MSS,WLAN...thành một mạng

thống nhất có khả năng hỗ trợ các dịch vụ số liệu tốc độ cao và quan trọng hơn đây

sẽ là một mạng hướng dịch vụ.

Song song với châu Âu,Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU-International

Telecommunications Union) cũng đã thành lập một nhóm nghiên cứu để nghiên

cứu về các hệ thống thông tin di động thế hệ 3,nhóm nghiên cứu thế giới

TG8/1.Nhóm nghiên cứu đặt tên cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 của

mình là Hệ thống thông tin di động mặt đất tương lai(FPLMTS-Future Public Land

Mobile Telecommunications System).Sau này, nhóm nghiên cứu đổi tên hệ thống

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

thông tin di động của mình thành Hệ thống thống thông tin di động toàn cầu cho

năm 2000 (IMT-2000-International Mobile Telecommunications for the year

2000).

Đương nhiên là các nhà phát triển UMTS (châu Âu) mong muốn ITU chấp

nhận hệ thống chấp nhận toàn bộ những đề xuất của mình và sử dụng hệ thống

UMTS làm cơ sở cho hệ thống IMT-2000.Tuy nhiên vấn đề không phải đơn giản

như vậy, đã có tới 16 đề xuất cho hệ thống thông tin di động IMT-2000(bao gồm

10 đề xuất cho hệ thống mặt đất và 6 đề xuất cho các hệ thống vệ tinh). Dựa trên

đặc điểm của các đề xuất,năm 1999, ITU đã phân các đề xuất thành 5 nhóm chính

và xây dựng thành chuẩn IMT-2000.Năm 2007,WiMAX được bổ xung vào IMT-

2000

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Các công nghệ truy nhập (FDMA,TDMA,CDMA)

FDMA: Đa truy nhập phân chia theo tần số (Frequency Division Multiple

Access) là hệ thống analog thông dụng nhất.Đây là kỹ thuật trong đó phổ tần số

được chia thành nhiều tần số và được gán cho những người sử dụng.Với công nghệ

FDMA thì tại một thời điểm nào đó thì 1 kênh chỉ có 1 thuê bao sử dụng.Vì thế

kênh những người khác không thể sử dụng kênh này cho đến khi cuộc gọi kết thúc

hoặc cuộc gọi được chuyển sang kênh khác.Kỹ thuật FDMA song công yêu cầu 2

kênh,1 kênh phát và 1 kênh thu.FDMA được sử dụng cho hệ thống thông tin di

động thế hệ thứ nhất.

TDMA: Đa truy nhập phân chia theo thời gian (Time Division Multiple

Access) cải thiện dung lượng phổ tần số bằng cách chia mỗi tần số thành các khe

thời gian khác nhau.TDMA cho phép mỗi thuê bao có thể sử dụng toàn bộ kênh tần

số của một chu kỳ ngắn của một cuộc gọi. Những thuê bao khác chia sẻ cùng kênh

tần số này tại các khe thời gian khác.Trạm gốc chuyển mạch liên tục từ thuê bao

này sang một thuê bao khác trên cùng một kênh.TDMA là công nghệ chủ đạo đối

với các mạng di động tế bào thế hệ thứ 2.

CDMA: Đa truy nhập phân chia theo mã (Code Division Multiple Access) là

công nghệ trải phổ.Vì công nghệ này phù hợp với việc truyền dẫn tín hiệu được mã

hóa lên trong một thời gian dài nó được sử dụng cho mục đích quân sự. CDMA

làm tăng dung lượng phổ tần số bằng cách cho phép tất cả các thuê bao có thể

chiếm tất cả các kênh tần số trong cùng một thời điểm.Các tín hiệu truyền dẫn được

trải ra trên toàn bộ băng tần và mỗi cuộc gọi thoại hay dữ liệu được gán cho một

mã riêng để phân biệt với các cuộc gọi khác sử dụng chung phổ tần số.CDMA cho

phép chuyển giao mềm,nghĩa là thiết bị đầu cuối có thể kết nối với một vài trạm

gốc.Giao diện vô tuyến chủ đạo cho hệ thoongs thông tin di động thế hệ thứ 3 hay

IMT-2000 sẽ là bản băng rộng của công nghệ CDMA với 3 loại là IMT-DS,IMT-

MC và IMT-TC.

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Hình 1. Các tiêu chuẩn IMT-2000 của ITU cho các mạng di động thế hệ thứ 3

Hệ thống IMT-2000 có khả năng cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng và các

ứng dụng trên một chuẩn đơn.Hệ thống này đưa ra một nền móng cho việc cung

cấp các dịch vụ hội tụ gồm cố định,di động thoại,dữ liệu,Internet và đa phương

tiện.Một trong những điểm quan trọng là cung cấp khả năng roaming thông suốt

trên toàn cầu cho phép khách hàng di chuyển từ nước này sang nước khác mà vẫn

giữ nguyên số và sử dụng một máy đầu cuối.IMT-2000 cũng còn khả năng cung

cấp các dịch vụ thông suốt qua một số phương tiện như vệ tinh,mạng cố

định,...IMT-2000 được trông dợi sẽ cung cấp tốc độ truyền tải cao hơn:thấp nhất

2Mb/s đối với khách hàng đứng yên hoặc đi bộ và 384kb/s đối với khách hàng di

chuyển trên phương tiện giao thông (hệ thống 2G chỉ có thể cung cấp tốc độ trong

khoảng 9.6 kbit/s đến 28.8 kbit/s).

Ngoài ra IMT-2000 còn có một số đặc điểm tiêu biểu sau:

1.Tính linh hoạt(Flexibility)

Với số lượng lớn các liên kết và kết hợp xảy ra trong toàn ngành công nghiệp di

động và sự dịch chuyển sang các thị trường nước ngoài,các nhà khai thác muốn

tránh phải hỗ trợ nhiều giao diện và công nghệ khác nhau.Điều này chắc chắn sẽ

cản trở sự phát triển của mạng 3G trên thế giới. Tiêu chuẩn IMT-2000 giải quyết

vấn đề này bằng cách cung cấp một hệ thống có độ linh hoạt cao,có khả năng hỗ

trợ nhiều loại dịch vụ và ứng dụng. Tiêu chuẩn IMT-2000 thích ứng với 5 giao diện

vô tuyến dựa trên 3 công nghệ truy nhập khác nhau (FDMA,TDMA,CDMA):

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Hình 2. Tiêu chuẩn IMT-2000 cho phép thích ứng dựa trên 3 công nghệ truy nhập

khác nhau (FDMA,TDMA,CDMA)

2.Giá cả phải chăng (Affordability)

Đã có một thỏa thuận giữa các khách hàng công nghiệp là hệ thống 3G phải

có giá cả phải chăng để nhằm khuyến khích người tiêu dùng và nhà khai thác chấp

thuận họ

3.Khả năng tương thích với các hệ thống hiện tại (Compatibility with

existing system)

Các dịch vụ IMT-2000 phải tương thích với các hệ thống hiện tại.Các hệ

thống 2G,ví dụ như tiêu chuẩn GSM (phổ biến ở châu Âu và một phần của châu

Á,châu Phi) sẽ tiếp tục tồn tại trong một thời gian nữa và tính tương thích đối với

các hệ thống này phải được đảm bảo qua một quá trình chuyển đổi thông suốt và

hiệu quả.

4.Khả năng có thể thiết kế theo modul (Modular Design)

Tầm nhìn của việc xây dựng hệ thống IMT-2000 là phải dễ dàng mở rộng để

đáp ứng tốc độ tăng trưởng thuê bao,vùng phủ sóng và các dịch vụ mới với mức

đầu tư ít nhất.

Các tiêu chuẩn 3G (thương mại)

Công nghệ 3G được nhắc đến như là một chuẩn IMT-2000 của tổ chức viễn

thông thế giới (ITU), thống nhất trên thế giới.Tuy nhiên,trên thực tế các nhà sản

xuất thiết bị viễn thông lớn trên thế giới đã xây dựng thành 4 chuẩn 3G thương mại

chính.

W-CDMA

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Tiêu chuẩn W-CDMA là nền tảng của chuẩn UMTS (Universal Mobile

Telecommunication System), dựa trên kỹ thuật trải phổ dãy trực tiếp,trước đây gọi

là UTRA FDD, được xem như là giải pháp thích hợp với các nhà khai thác dịch vụ

di động (Mobile network operator) sử dụng GSM,tập trung chủ yếu ở châu ÂU và

một phần châu Á (trong đó có VIỆT NAM). UMTS được tiêu chuẩn hóa bởi tổ

chức 3GPP, cũng là tổ chức chịu trách nhiệm định nghĩa chuẩn hóa cho

GSM,GPRS và EDGE.

FOMA,thực hiện bởi công ty viễn thông NTT Docomo Nhật Bản năm 2001,

được coi như là một dịch vụ thương mại 3G đầu tiên. Tuy nhiên, tuy là dưa trên

công nghệ W-CDMA, công nghệ này vẫn khoong tương thích với UMTS (mặc dù

có bước tiếp theo để thay đổi lại tình thế này.

CDMA 2000

Một chuẩn 3G quan trọng khác là CDMA 2000, là thế hệ kế tiếp của các

chuẩn 2G CDMA và IS-95. Các đề xuất của CDMA 2000 nằm bên ngoài khuôn

khổ GSM tại Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. CDMA 2000 được quản lý bởi 3GPP2,

là tổ chức độc lập với 3GPP. Có nhiều công nghệ truyền thông khác nhau được sử

dụng trong CDMA 2000 bao gồm 1xRTT, CDMA 2000-1xEV-DO và 1xEV-DV.

CDMA 2000 cung cấp tốc độ dữ liệu từ 144kbit/s tới trên 3Mbit/s.Chuẩn này

được chấp nhận bởi ITU.

Người ta cho rằng sự ra đời thành công nhất của mạng CDMA 2000 là tại

KDDI của Nhật Bản, dưới thương hiệu AU với hơn 20 triệu thuê bao 3G. Kể từ

năm 2003, KDDI đã nâng cấp từ mạng CDMA 2000-1x lên mạng CDMA 2000-

1xEv-DO (EV-DO) với tốc độ dữ liệu tới 2.4Mbit/s. Năm 2006,AU dự kiến nâng

cấp mạng lên tốc độ Mbit/s. SK Telecom của Hàn Quốc đã đưa ra dịch vụ CDMA

2000-1x đầu tiên năm 2000, và sau đó là mạng 1xEV-DO vào tháng 2 năm 2002.

TD-CDMA

Chuẩn TD-CDMA, viết tắt từ Time-division-CDMA, trước đây gọi là UTRA

FDD, là một chuẩn dựa trên kỹ thuật song công phân chia theo thời gian (Time-

division duplex). Đây là một chuẩn thương mại áp dụng hỗn hợp của TDMA và

CDMA nhằm cung cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn cho truyền thông đa phương tiện

trong cả truyền dữ liệu lẫn âm thanh,hình ảnh.

Chuẩn TD-CDMA và W-CDMA đều là những nền tảng của UMTS, tiêu

chuẩn hóa bởi 3GPP, vì vậy chúng có thể cung cấp cùng loại của các kênh khi có

thể. Các giao thức của UMTS là HSDPA/HSUPA cải tiến được thực hiện theo

chuẩn TD-CDMA.

TD-SCDMA

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Chuẩn được ít biết đến hơn là TD-SCDMA (Time Division Synchronous

Code Division Multiplex Access) đang được phát triển tại Trung Quốc bởi các công

ty Datang và Siemens, nhằm mục đích như là một giải pháp thay thế cho W-

CDMA.Cũng giống như TD-CDMA, chuẩn này dựa trên nền tảng UMTS-TDD

hoặc IMT 2000 Time-Division (IMT-TD).Tuy nhiên,nếu như TD-CDMA hình

thành từ giao thức mang cũng mang tên TD-CDMA, thì TD-SCDMA phát triển

dựa trên giao thức của S-CDMA.

1.2 Khảo sát tình hình cung cấp các dịch vụ 3G tại VIỆT NAM

Hiện tại Bộ thông tin và truyền thông đã cấp 4 giấy phép thiết lập mạng và

cung cấp dịch vụ 3G trên phổ tần số 2,1 GHz cho các doanh nghiệp là Mobifone,

Viettel, VNPT (Vinphone) và liên danh EVN Telecom –Hanoi Telecom.

S-Fone không được cấp giấy phép 3G băng tần 2,1 GHz nhưng S-Fone (là

mạng sử dụng công nghệ CDMA) vẫn có thể triển khai một số dịch vụ 3G trên

băng tần đã được cấp phép là 900 MHz.

Tính đến thời điểm hiện tại, trong số 5 doanh nghiệp và liên danh được cấp

giấy phép 3G đã có 4 doanh nghiệp chính thức cung cấp dịch vụ cho khách hàng là:

-Vinaphone là nhà mạng đầu tiên triển khai cung cấp 3G ngay 12/10/2009.

-Mobifone là nhà mạng thứ hai ra mắt dịch vụ 3G tại Việt Nam,Mobifone

chính thức cung cấp dịch vụ từ ngày 15/12/2009.

-Viettel chính thức khai trương dịch vụ kể từ ngày 25/3/2010.

-Liên danh EVN Telecom- Hanoi Telecom thì mới chỉ có EVN Telecom triển

khai cung cấp dịch vụ từ 08/06/2010.

Hiện tại cơ bản các doanh nghiệp đã phủ sóng 3G đến phần lớn dân số của

nước ta,tốc độ truy cập dịch vụ của các mạng 3G tại Việt Nam đang áp dụng là

chuẩn WCDMA (HSPA) với tốc độ downlink lên đến 7,2 Mb/s.

Các dịch vụ 3G mà các doanh nghiệp hiện đang cung cấp cho khách hàng bao

gồm:

Video Call

Đây được xem là một ứng dụng truyền thống về 3G, và được nhiều người liên

tưởng nhất khi nhắc tới chuẩn kết nối này. Video Call là dịch vụ đàm thoại video.

Thay vì gọi điện giọng nói thông thường, trên màn hình đi động sẽ hiển thị hình

ảnh video của người gọi, tuy nhiên, để sử dụng , cả điện thoại của người gọi và

người nhận cần có camera thứ hai ở phía trước. Cả Mobifone, Vinaphone đều đưa

ra gói dịch vụ này.

Internet Mobile

Đây là dịch vụ được cả Vinaphone và Mobifone ứng dụng. Khách hàng có

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

thể truy cập vào 3G, đọc báo, xem video từ Internet, tải ảnh, video cũng như gửi

nhận mail. Dịch vụ được đông đảo người lựa chọn nhất tại Việt Nam hiện nay ,

nhất là những khách hàng làm việc di động, luôn muốn cập nhật thông tin qua

mạng nhanh.

Mobile TV

Những chiếc di động có xuất xứ từ Trung Quốc,hỗ trợ ăng ten bắt sóng TV

analog, đang rất phổ biến. Ngoải ra, Nokia cũng từng ra mắt các model tại Việt

Nam hỗ trợ truyền hình kỹ thuật số như N77, N92 và N96. Tuy nhiên, dịch vụ

Mobile TV của 3 nhà mạng Việt Nam lại khác biệt.

Dựa vào kết nối dữ liệu, nguwoif dùng có thể truy nhập vào trang web, xem

các kênh truyền hình ở chế độ trực tiếp. Bên cạnh đó, Mobile TV còn cung cấp các

nội dung theo yêu cầu như xem video, phim, nghe nhac...

Mobile Broadband

Cả Vinaphone và Viettel đều đặt tên dịch vụ dùng SIM 3G làm đường mạng

cho laptop thông qua USB HSPA/HSPDA là Mobile Broadband, trong khi tên của

dịch vụ này Mobilefone đặt là Fast Connect. Mobile Broadband thích hợp cho

những người dùng di động, sử dụng Internet trên laptop tại các khu vực không có

Internet.

Cổng thông tin 3G

Tên của dịch vụ này Vinaphone đặt là 3G Portal, Mobifone là Wap Portal

3G, trong khi Viettel gọi bằng Websurf. Đây được xem là một kênh tin tức do nhà

mạng cung cấp, cập nhật các báo điện tử và đưa lên di động, phù hợp với kích

thước từng loại máy, hệ điều hành.

Chi tiết các dịch vụ của 3 doanh nghiệp Mobifone, Viettel, và Vinaphone:

Vinaphone

-Video Call: Đàm thoại video

-Mobile TV: Xem truyền hình

-Mobile Broadband: Dùng USB model vào 3G

-Internet Mobile: Lướt Web

-3G Portal: Cổng thông tin

-Mobile camera: Xem video các ngã tư ở Hà Nội

Mobifone

-Video Call: Đàm thoại video

-Mobile TV: Truyền hình di động

- Mobile Broadband (Fast Connect): Dùng USB model vào 3G

-Internet Mobile: Lướt web

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

-Wap Portal 3G: Cổng thông tin

Viettel

-Video Call: Đàm thoại video

-Mobile TV: Truyền hình di động

-Mobile Broadband: Dùng USB model vào 3G

-Websurf: Cổng thông tin

-Mclip: là dịch vụ cho phép xem trực tuyến hoặc tải clip về máy điện thoại

di động.

-Vmail: là dịch vụ gửi và nhận email trên điện thoại di động dưới hình thức

“đẩy email về ứng dụng trên điện thoại di động “ (hay còn gọi là pushmail).

-Mstore: là một kho ứng dụng dành cho điện thoại di động được cung cấp

bởi Viettel.

-Imuzik 3G: là dịch vụ âm nhạc xây dựng trên nền tảng 3G giúp khách hàng

có thể nghe nhạc , xem video clip, tải nguyên bài hát về điện thoại.

-Game online: là dịch vụ cung cấp game cho điện thoại di động, cho phép

khách hàng Viettel có thể tương tác trực tiếp với máy chủ nội dung (Server) hoặc

nhiều người chơi khác thông qua kết nối 3G (đạt chất lượng tối ưu) hoặc

EDGE/GPRS.

Còn đối với S-Fone, tuy không có giấy phép 3G nhưng với lợi thế sử dụng

công nghệ CDMA thì doanh nghiệp này cũng phủ sóng dịch vụ 3G đến 37 tỉnh

thành trên cả nước,công nghệ sử dụng là CDMA-2000-1xEV-DO và đến cuối năm

2010 sẽ nâng cấp công nghệ này từ Rev0 lên RevA/B để đảm bảo phát triển tốt các

dịch vụ 3G và định hướng phát triển hội tụ 4G trong tương lai.

hóa đơn sai trên tổng số cuộc gọi.

Các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 3G được đo kiểm

Hiện nay, sau khi cấp giấy phép 3G cho các doanh nghiệp, Bộ Thông tin và

Truyền thông đã có tổ chức việc đo kiểm một số chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 3G

nhằm mục đích kiểm tra tiến độ thực hiện các cam kết của doanh nghiệp trong hồ

sơ thi tuyển cung cấp dịch vụ 3G. Các chỉ tiêu được đo kiểm gồm: Tốc độ tải dữ

liệu trung bình (tốc độ truy nhập dịch vụ Internet di động), Tỷ lệ cuộc gọi thành

công (thoại và dữ liệu).

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

CHƯƠNG II: TÌM HIỂU CÁC THAM SỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ 3G

2.1. Tổng hợp các tiêu chuẩn của các nước Chi tiết về các tiêu chuẩn và các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ của một số nước. Dưới đây là

tổng hợp lại các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ trong các tiêu chuẩn được các nước ban hành và áp

dụng:

TT Tham số Nước áp dụng

I Tham số không liên quan trực tiếp đến dịch vụ

1. Vùng phủ sóng (mức thu) Singapore

2. Độ khả dụng của mạng Singapore,Việt Nam

II Tham số liên quan trực tiếp đến dịch vụ

3. Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành

công

Singapore, Malaysia, Việt Nam

4. Tỷ lệ cuộc gọi bị nghẽn Singapore

5. Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi Singapore, Malaysia, Việt Nam

6. Thời gian thiết lập cuộc gọi Singapore

7. Chất lượng thoại Việt Nam

8. Tốc độ tải dữ liệu Singapore

2.2 Tổng hợp các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 3G được đo kiểm tại các nước

Một số nước tuy không ban hành tiêu chuẩn chất lượng cho các dịch vụ viễn

thông nhưng cơ quan quản lý nhà nước hoặc các tổ chức độc lập vẫn tiến hành

giám sát và so sánh, đánh giá chất lượng dịch vụ của các nhà khai thác. Tổng hợp các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 3G được một số nước giám sát như sau:

TT Tham số Nước áp dụng

I Tham số không liên quan trực tiếp đến dịch vụ

1. Vùng phủ sóng

- Mức thu Phần Lan, Bồ Đào Nha, Singapore

- Số lượng trạm gốc Phần Lan

- Mức nhiễu Phần Lan

2. Độ khả dụng của mạng Singapore

II Tham số liên quan trực tiếp đến dịch vụ

3. Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành

công

Phần Lan, Bồ Đào Nha, Singapore,

Malaysia

4. Tỷ lệ cuộc gọi bị nghẽn Singapore

5. Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi Phần Lan, Bồ Đào Nha, Singapore,

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Malaysia

6. Thời gian thiết lập cuộc gọi Bồ Đào Nha, Singapore

7. Chất lượng thoại Phần Lan, Bồ Đào Nha, Singapore

8. Chất lượng hình ảnh của cuộc gọi

video phone

Bồ Đào Nha

9. Tốc độ tải dữ liệu (Tốc độ tải dữ liệu

hướng xuống)

Phần Lan, Singapore

2.3. Tiêu chuẩn áp dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ 3G tại Việt Nam

Hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp giấy phép cung cấp dịch vụ

3G cho 4 doanh nghiệp và liên doanh cung cấp dịch vụ. Các doanh nghiệp hiện nay

đã xây dựng mạng lưới theo công nghệ WCDMA.

Một số các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế như ITU, ETSI, 3GPP,…cũng có

các tiêu chuẩn, khuyến nghị liên quan đến 3G, tuy nhiên về tiêu chuẩn chất lượng

dịch vụ thì chỉ có ETSI là tổ chức đã xây dựng được bộ tiêu chuẩn đầy đủ nhất về

chất lượng dịch vụ 3G là TS 102 250.Ngoài ra, tiêu chuẩn TS 102 250 do ETSI

phát triển nhưng cũng có tham chiếu đến các tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế

khác như ITU-T, ví dụ như về chỉ tiêu chất lượng thoại (áp dụng hoàn toàn tiêu

chuẩn ITU-T P800, P882, P862.1,…).

Tại một số nước mà có cung cấp dịch vụ 3G cũng đã có bộ chỉ tiêu chất

lượng dịch vụ áp dụng trong việc giám sát chất lượng dịch vụ. Về định nghĩa,

phương pháp xác định các chỉ tiêu, một số nước như Malaysia,Phần Lan, Bồ Đào

Nha…nêu rõ là áp dụng tiêu chuẩn của ETSI là TS 102 250, một số nước không

nêu rõ việc áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức nào, tuy nhiên về định nghĩa và phương

pháp xác định cụ thể cũng như tương tự như tiêu chuẩn ETSI TS 102 250. Bộ Thông tin và Truyền thông đã áp dụng tiêu chuẩn ETSI TS 102 250 để đánh giá chất lượng

3G tại Việt Nam.Theo khảo sát thực tế tại Việt Nam hiện nay, các dịch vụ 3G chủ yếu đang được

các doanh nghiệp cung cấp có thể chia thành các nhóm dịch vụ sau:

TT Tên dịch vụ các DN đang cung cấp Tên dịch vụ tương ứng theo ETSI

TS 102 250

1. Dịch vụ thoại Voice Telephony

2. Dịch vụ thoại thấy hình Video call Video Telephony

3. Dịch vụ Internet Mobile Dịch vụ tải file (FTP), dịch vụ truy

nhập Internet (http)

4. Mobile TV Dịch vụ quảng bá di động (Mobile

Broadcast)

5. Mobile Broadband Dịch vụ tải file (FTP), dịch vụ truy

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

nhập Internet (http)

6. Cổng thông tin 3G Dịch vụ truy nhập Internet (http)

7. Dịch vụ nhắn tin -Dịch vụ lưu trữ và chuyển tiếp:

+Dịch vụ nhắn tin ngắn(SMS)

+Dịch vụ nhắn tin đa phương

tiện(MMS).

Hình thức xây dựng tiêu chuẩn và thời điểm ban hành /áp dụng:căn cứ các quy định trong

Luật Viễn thông và tình hình thực tế cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

TT Tên dịch vụ Hình thức

xây dựng

Thời điểm

áp dụng

Ghi chú

1. Dịch vụ thoại Quy chuẩn 2011 Kết hợp với sửa

TCN 68-176:2006

2. Dịch vụ thoại thấy hình Quy chuẩn 2011 Kết hợp với sửa

TCN 68-176:2006

3. Dịch vụ Internet Mobile Tiêu chuẩn 2011

4. Mobile TV Tiêu chuẩn Từ 2012

5. Mobile Broadband Tiêu chuẩn 2011

6. Cổng thông tin 3G Tiêu chuẩn Từ 2012

7. Dịch vụ nhắn tin Quy chuẩn 2011

8. Các dịch vụ khác Tiêu chuẩn Từ 2012

2.4 Định nghĩa và phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 3G

theo tiêu chuẩn ETSI TS 102 250-2

2.4.1. Độ không sẵn sàng của mạng vô tuyến(vùng phủ sóng)

a) Khái niệm: Độ không sẵn sàng của mạng vô tuyến là xác suất mà mạng di động

không cung cấp dịch vụ cho khách hàng.b) Công thức:

Độ không sẵn sàng của mạng vô tuyến[%]= x 100

2.4.2 Dịch vụ tải file (FTP)

2.4.2.1 Độ không sẵn sàng của dịch vụ

a) Khái niệm: Độ không sẵn sàng của dịch vụ là xác suất mà thuê bao không thiết

lập được trạng thái PDP và không truy nhập được dịch vụ.

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số mẫu thử không đạt

Tổng số mẫu thử

b) Công thức:

Độ không sẵn sàng của dịch vụ [%] =

= x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trạng thái ở góc độ người dùng

I Tải xuống

1 Thực hiện phép thử truy

nhập

Start: thuê bao bắt đầu truy nhập dịch vụ

2 Truy nhập thành công Stop: bắt đầu tải file

3 Truy nhập không thành

công

Không đạt được tới trạng thái Stop

II Tải lên

1 Thực hiện phép thử truy

nhập

Bắt đầu việc tải file lên

2 Truy nhập thành công Start: File được tải lên thành công

3 Truy nhập không thành

công

Stop: Không đạt được tới trạng thái Stop

2.4.2.2 Thời gian thiết lập (Setup Time)

a) Khái niệm: thời gian thiết lập là khoảng thời gian cần thiết để truy nhập dịch vụ

thành công, kể từ khi bắt đầu quay số đến khi nội dung gửi đi hoặc nhận về được.b)Công thức:

Thời gian thiết lập[s]=tTNTC –tBĐTN

Trong đó:

- tTNTC: là thời điểm truy nhập thành công.

- tBĐTN: là thời điểm bắt đầu truy nhập.

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trạng thái ở góc độ người dùng

I Tải xuống

1 tBĐTN: thời điểm bắt đầu thực

hiện truy nhập dịch vụ

Start: thuê bao bắt đầu truy nhập dịch vụ

2 tTNTC: thời điểm truy nhập

dịch vụ thành công

Stop: bắt đầu tải file

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số mẫu thử đạt được đến trạng thái mà nội dung được gửi hay nhận

Tổng số mẫu thử đạt được đến trạng thái mà nội dung được gửi hay nhận

II Tải lên

1 tBĐTN: thời điểm bắt đầu thực

hiện truy nhập dịch vụ

Start: thuê bao bắt đầu truy nhập dịch vụ

2 tTNTC: thời điểm truy nhập

dịch vụ thành công

Stop: bắt đầu tải file lên

Chú ý: sóng mang PS phải được kích hoạt ở cell mà thuê bao đang hoạt động.

2.4.2.3 Tỷ lệ lỗi truy nhập dịch vụ IP (IP-Service Access Failure Ratio)

a)Khái niệm:Tỷ lệ lỗi truy nhập dịch vụ IP là xác suất mà thuê bao không thể thiết

lập kết nối TCP/IP đến máy chủ.b)Công thức:

Tỷ lệ lỗi truy nhập dịch vụ [%] =

= x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trạng thái ở góc độ người dùng

I Tải xuống

1 Thực hiện truy nhập dịch

vụ IP

Start: thuê bao khởi tạo việc tải file xuống

2 Truy nhập thành công Stop: bắt đầu tải file

3 Truy nhập không thành

công

Không đạt được tới trạng thái Stop

II Tải lên

1 Thực hiện phép thử truy

nhập

Start: Bắt đầu việc tải file lên

2 Truy nhập thành công Stop: File được tải lên thành công

3 Truy nhập không thành

công

Không đạt được tới trạng thái Stop

Chú ý: song mang PS phải được kích hoạt ở cell mà thuê bao đang hoạt động

cũng như ngữ cảnh PDP tương ứng phải được kích hoạt.

2.4.2.4 Thời gian thiết lập dịch vụ IP (IP-Service Setup Time)

a) Khái niệm: thời gian thiết lập dịch vụ IP là khoảng thời gian cần thiết để thiết lập

kết nối TCP/IP đến máy chủ,kể từ khi truy vấn đến máy chủ đến khi nội dung gửi

đi hoặc nhận về được.

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số mẫu thử không thiết lập được kết nối IP đến máy chủ

Tổng số mẫu thử thực hiện kết nối IP đến máy chủ

b) Công thức:

Thời gian thiết lập dịch vụ IP[s]=tTNTC−tBĐTN

Trong đó:

- tTNTC: là thời điểm truy nhập dịch vụ IP thành công.

- tBĐTN: là thời điểm bắt đầu truy cập dịch vụ IP.

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trạng thái ở góc độ người dùng

I Tải xuống

1 tBĐTN: thời điểm bắt đầu thực

hiện truy nhập dịch vụ IP

Start: thuê bao khởi tạo việc tải file

2 tTNTC: thời điểm truy nhập

dịch vụ IP thành công

Stop: bắt đầu tải file

II Tải lên

1 tBĐTN: thời điểm bắt đầu thực

hiện truy nhập dịch vụ IP

Start: thuê bao bắt đầu khởi tạo việc tải file

2 tTNTC: thời điểm truy nhập

dịch vụ IP thành công

Stop: bắt đầu tải file lên

Chú ý: song mang PS phải được kích hoạt ở cell mà thuê bao đang hoạt động

cũng như ngữ cảnh PDP tương ứng phải được kích hoạt.

2.4.2.5. Tỷ lệ lỗi phiên (Session Failure Ratio)

a) Khái niệm: Tỷ lệ lỗi phiên là tỷ lệ giữa số phiên không hoàn tất trên số phiên

khởi tạo thành công.b) Công thức:

Tỷ lệ lỗi phiên[%] = x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trạng thái ở góc độ người dùng

I Tải xuống

1 Phiên khởi tạo thành công Start: thuê bao khởi tạo việc tải file xuống

2 Phiên hoàn tất Stop: hoàn tất việc tải file

3 Truy nhập không thành công Không đạt được tới trạng thái Stop

II Tải lên

1 Thực hiện phép thử truy nhập Start: thuê bao khởi tạo việc tải file xuống

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số phiên không hoàn tất

Số phiên khởi taọ thành công

IP

2 Truy nhập thành công Stop: bắt đầu tải file lên

3 Truy nhập không thành công Không đạt được tới trạng thái Stop

Chú ý: song mang PS phải được kích hoạt ở cell mà thuê bao đang hoạt động

cũng như ngữ cảnh PDP tương ứng phải được kích hoạt.

2.4.2.6 Thời gian hoàn thành phiên (Session Time)

a) Khái niệm: thời gian hoàn thành phiên là khoảng thời gian cần thiết để hoàn tất

một phiên dữ liệu PS.b) Công thức:

Thời gian hoàn thành phiên[s]=tKT phiên−tBĐ phiên

Trong đó:

tKT phiên : là thời điểm kết thúc phiên.

tBĐ phiên : là thời điểm bắt đầu của phiên.

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trạng thái ở góc độ người dùng

I Tải xuống

1 tBĐ phiên: thời điểm bắt đầu

thành công của phiên

Start: thuê bao khởi tạo việc tải file xuống

2 tKT phiên: thời điểm hoàn tất

phiên

Stop: hoàn tất việc tải file xuống

II Tải lên

1 tBĐ phiên: thời điểm bắt đầu

thành công của phiên

Start: thuê bao khởi tạo việc tải file lên

2 tKT phiên: thời điểm hoàn tất

phiên

Stop: hoàn tất việc tải file lên

Chú ý: song mang PS phải được kích hoạt ở cell mà thuê bao đang hoạt động.

2.4.2.7 Tốc độ tải dữ liệu trung bình (Mean Data Rate)

a) Khái niệm: sau khi kết nối dữ liệu đã được thiết lập, chỉ tiêu này mô tả tốc độ tải

dữ liệu trung bình trong quá trình kết nối tới dịch vụ. Việc tải dữ liệu phải được kết

thúc thành công. Điều kiện tiên quyết của chỉ tiêu này đã kết nối được mạng và

dịch vụ. Tốc độ tải dữ liệu trung bình gồm tốc độ tải lên và tải xuống.b) Công thức:

Tốc độ tải dữ liệu trung bình [kbit/s] =

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Dung lượng dữ liệu đi [kbit/s]

tkt - tbđ [s]

Trong đó:

tkt: là thời điểm hoàn thành việc truyền file.

tbđ: là thời điểm bắt đầu truyền file.

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trạng thái ở góc độ người dùng

I Tải xuống

1 tbđ Bắt đầu việc tải file

2 tkt File được tải xuống thành công

II Tải lên

1 tbđ Bắt đầu việc tải file lên

2 tkt File được tải xuống thành công

2.4.2.8. Tỷ lệ gián đoạn truyền dữ liệu (Data Tranfer Cut-off Ratio)

a) Khái niệm: Tỷ lệ gián đoạn truyền dữ liệu là tỷ lệ giữa số lần truyền dữ liệu

không hoàn tất trên tổng số lần truyền dữ liệu.b) Công thức:

Tỷ lệ gián đoạn truyền dữ liệu[%]= x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trạng thái ở góc độ người dùng

I Tải xuống

1 Khởi tạo thành công việc

truyền dữ liệu

Start: bắt đầu việc tải file xuống

2 Lần truyền dữ liệu hoàn tất Stop: hoàn tất việc tải file

3 Lần tryuền dữ liệu không

thành công

Không đạt được tới trạng thái Stop

II Tải lên

1 Khởi tạo thành công việc

truyền dữ liệu

Start: thuê bao khởi tạo việc tải file xuống

2 Lần truyền dữ liệu hoàn tất Stop: bắt đầu tải file lên

3 Lần tryuền dữ liệu không

thành công

Không đạt được tới trạng thái Stop

Chú ý: máy di động đã kết nối được với mạng, ngữ cảnh PDP đã được kích

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số lần truyền không hoàn tất

Số lần khởi tạo thành công truyền dữ liệu

hoạt và đã truy nhập dịch vụ thành công.

2.4.3. Dịch vụ quảng bá di động (Mobile broadcast)

2.4.3.1. Độ không sẵn sang của mạng (Network Non- Availability)

a) Khái niệm: là xác suất mà dịch vụ quảng bá di động không cung cấp được đến

người sử dụng mặc dù trạng thái hiển thị trên máy UE vẫn đang ở chế độ rỗi.

b) Công thức:

Độ không sẵn sang của dịch vụ[%]= x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 Thực hiện đăng ký truy

nhập dịch vụ

Start: thủ tục bắt đầu đăng ký truy nhập dịch vụ

tại UE

2 Đăng ký truy nhập dịch vụ

thành công

Stop: biểu tượng quảng bá di động mà thể hiện

việc truy nhập dịch vụ thành công không hiển thị

trên máy đầu cuối UE

2.4.3.2 Tỷ lệ lỗi truy nhập manu chương trình quảng bá ( Mobile Broadcast

Program Manu Non-Accessibility)

a) Khái niệm: là xác suất truy nhập thành công menu chương trình quảng bá.b) Công thức:

Tỷ lệ lỗi truy nhập menu[%]= x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 Thực hiện truy nhập menu Start: UE yêu cầu sử dụng dịch vụ quảng bá

2 Truy nhập menu không

thành công

Stop: dịch vụ quảng bá không sử dụng được

trên UE (không có kênh TV nào hiển thị trên

màn hình)

2.4.3.3. Thời gian truy nhập menu chương trình (Mobile Broadcast Program Menu

Access Time)

a) Khái niệm: là khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu phiên truy nhập dịch vụ đến khi

nhận được đầy đủ các kênh TV trong menub) Công thức:

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số lần đăng ký dịch vụ không thành công

Tổng số lần đăng ký dịch vụ

Số lần truy nhập menu không thành công

Tổng số lần truy nghập menu

Thời gian truy nhập menu chương trình[s] = tnhận−tyêu cầu

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 tnhận: thời điểm bắt đầu yêu

cầu menu

Start: yêu cầu đầu tiên của UE truy nhập dịch

vụ quảng bá

2 tyêu cầu: thời điểm nhận

được menu thành công

Stop: nhận được danh sách các kênh chương

trình trong một khoảng thời gian cho trước

2.4.3.4. Tỷ lệ lỗi truy nhập kênh quảng bá (Mobile Broadcast Channel Non-

Accessbility)

a) Khái niệm: là xác suất mà kênh quảng bá được yêu cầu không chuyển tới máy

đầu cuối của người sử dụng. Tham số này áp dụng trong tình huống chuyển kênh

trong đó người sử dụng thường xuyên thay đổi dữ liệu dòng trong một khoảng thời

gian ngắn.b) Công thức:

Tỷ lệ lỗi truy nhập kênh quảng bá[%]= x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 Thực hiện truy nhập kênh Start: người sử dụng nhấn phím yêu cầu

kênh/thiết bị yêu cầu kênh

2 Truy nhập kênh không

thành công

Stop: mất thong báo nhận được nội dung kênh

(kênh vẫn hiển thị)

2.4.3.5. Thời gian truy nhập kênh (Mobile Broadcast Channel Access Time)

a) Khái niệm: là khoảng thời gian kể từ khi người sử dụng bắt đầu truy nhập kênh

đến khi kênh nhận/hiển thị được.b) Công thức:

Thời gian truy nhập menu chương trình[s]=tnhận−tyêu cầu

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 tnhận: thời điểm bắt đầu yêu

cầu kênh

Start: người sử dụng nhấn phím yêu cầu kênh

2 tyêu cầu: thời điểm nhận được

kênh thành công

Stop: nhận được nội dung kênh (kênh hiển thị)

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số lần truy nhập kênh không thành công

Tổng số lần truy nhập kênh

2.4.3.6. Tỷ lệ lỗi đáp ứng tương tác quảng bá (Mobile Broadcast Interactivity

Response Failure Ratio)

a) Khái niệm: là xác suất mà yêu cầu dịch vujqua kênh tương tác không được đáp

ứng (ví dụ như các thay đổi được cập nhật do tương tác của người sử dụng,nhận

được thông báo nào đó đến người sử dụng,…).b)Công thức:

Tỷ lệ lỗi đáp ứng tương tác quảng bá[%] =

= x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 Yêu cầu dịch vụ qua kênh

tương tác

Start: UE yêu cầu dịch vụ quảng bá

2 Đáp ứng dịch vụ không

thành công

Stop: tương tác của người sử dụng không được

cập nhật hoặc thể hiện trên thiết bị

2.4.3.7. Thời gian đáp ứng tương tác quảng bá (Mobile Broadcast Interactivity

Response Time)

a) Khái niệm: là khoảng thời gian kể từ khi yêu cầu dịch vụ qua kênh tương tác đến

khi nhận được thông báo gửi tới người sử dụng.b) Công thức:

Thời gian đáp ứng tương tác quảng bá[s]=tđáp ứng−tyêu cầu

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người

dùng

1 tyêu cầu: thời điểm bắt đầu yêu

cầu dịch vụ qua kênh tương

tác

Start: UE yêu cầu dịch vụ quảng bá

2 tđáp ứng: thời điểm dịch vụ

được đáp ứng

Stop: tương tác của người sử dụng không

được cập nhật hoặc thể hiện trên thiết bị

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số lần đáp ứng dịch vụ không thành công

Tổng số lần yêu cầu dịch vụ trên kênh tương tác

2.4.3.8. Tỷ lệ rớt phiên quảng bá ( Mobile Broadcast Session Cut-off Ratio)

a) Khái niệm: xác suất mà cuộc gọi thành công bị kết thúc bởi nguyên nhân nào đó

mà không phải do bên A hoặc bên B kết thúc.

b) Công thức:

Tỷ lệ rớt phiên quảng bá[%]= x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 Phiên thiết lập thành công Start: việc tái lập kênh được bắt đầu

2 Phiên kết thúc không

thành công

Stop: việc tái lập kênh bị kết thúc bất thường (thoát

khỏi dịch vụ)

2.4.3.9. Tính toàn vẹn của dịch vụ quảng bá ( Mobile Broadcast Service Intergrity)

Công nghệ quảng bá di động là công nghệ làm nền giúp cho các nhà vận hành

mạng và các nhà cung cấp dịch vụ có thể đưa ra các dịch vụ di động vô cùng đa

đạng có thể phân thành các nhóm sau:

- Các dịch vụ dữ liệu dòng.

- Các dịch vụ dữ liệu chuyển mạch gói.

- Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện(MMS).

- Dịch vụ nhắn tin ngắn(SMS).

- Giao thức ứng dụng không dây(WAP).

- Dịch vụ quảng bá video kỹ thuật số cho máy cầm tay (DVB-H).

Theo khuyến nghị ITU-T P800,tính toàn vẹn của dịch vụ mô tả chất lượng dịch vụ

trong khi đang sử dụng dịch vụ. Do các dịch vụ nêu trên đã được đưa ra trong các

tài liệu khác , nên trong TS 102 250 này chỉ là sự tham chiếu đến những tham số

QoS đã được định nghĩa sẵn. Một vấn đề quan trọng cần lưu ý đối với dịch vụ

quảng bá di động thì chỉ áp dụng các định nghĩa lý thuyết của các tham số, do các

lớp giao thức bên dưới có thể không giống nhau.

2.4.3.10. Chất lượng âm thanh hình ảnh của dịch vụ quảng bá ( Mobile Broadcast

Audio Quality).

a) Khái niệm: Chỉ tiêu này thể hiện mức chất lượng âm thanh mà người sử dụng

đầu cuối cảm nhận được. Do dòng âm thanh không phải chỉ có thông tin thoại nên

thuật toán như ITU-T P862 là không phù hợp với tất cả các trường hợp và không

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số phiên kết thúc không thành công

Tổng số phiên thiết lập thành công

nên được sử dụng.

Thuật toán âm thanh như là ITUT-P862 có thể sử dụng.

b) Công thức: đang xây dựng.

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 Start: Đang xây dựng Start: bắt đầu phát lại âm thanh

2 Stop:Đang xây dựng Stop: kết thúc phát lại âm thanh

2.4.3.11. Chất lượng video của dịch vụ quảng bá ( Mobile Broadcast Video

Quality):

Đang xây dựng

2.4.4. Dich vụ thoại (telephony)

2.4.4.1. Tỷ lệ cuộc gọi không thành công.

a) Khái niệm: xác xuất mà người sử dụng đầu cuối yêu cầu nhưng không truy nhập

được dịch vụ điện thoại di động mặc dù có dấu hiệu sẵn sàng cung cấp dịch vụ hiển

thị trên thiết bị di động.

Ghi chú: Do các vấn đề về mạng và mặc dù thuê bao B (bên bị gọi) không

bận nên thuê bao A (bên chủ gọi) vẫn có thể nhận được tín hiệu bận hoặc tín hiệu

không kết nối được với bên bị gọi. Trong trường hợp này, vì không có bản tin cảnh

báo (ALERTING message) được gửi đi nên mẫu đo được coi là thành công.b) Công thức:

Tỷ lệ cuộc gọi không thành công[%]=

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 Thực hiện gọi thử Start: nhấn phím gọi

2 Cuộc gọi thành công Stop: bên A nghe được âm báo từ bên B

3 Cuộc gọi không thành công Không đạt được đến điểm chuyển trạng thái

Stop

2.4.4.2. Thời gian thiết lập (Setup Time)

a) Khái niệm: là khoảng thời gian kể từ khi gửi thông tin địa chỉ đầy đủ đến khi

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

nhận được thông báo thiết lập cuộc gọi.

b) Công thức

Thời gian thiết lập cuộc gọi[s]=(ttl-tbđ)[s]

Trong đó:

ttl: là thời điểm cuộc gọi được thiết lập.

tbđ: là thời điểm người sử dụng nhấn phím SEND trên máy đầu cuối.

Ghi chú: tham số này chỉ tính trong trường hợp cuộc gọi được thiết lập thành

công.

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trạng thái ở góc độ người dùng

1 tbđ: thời gian cuộc gọi thử Start: nhấn phím gọi

2 ttl: thời gian cuộc gọi được

thiết lập thành công

Stop: bên A nghe được âm báo từ bên B

Và bên B đổ chuông

2.4.4.3. Chất lượng thoại của cuộc gọi (Speed Quality on Call Basis)

a) Khái niệm: chỉ tiêu này thể hiện mức chất lượng thoại đầu cuối – đầu cuối

của dịch vụ điện thoại di động. Chỉ tiêu này xác định chất lượng thoại của các cuộc

gọi hoàn tất (completed calls).

Ghi chú: việc đo kiểm chất lượng thoại không tính đến “độ thính” của máy đầu

cuối (acoustic behavious of terminals)

b) Công thức:

Việc đánh giá chất lượng đầu cuối – đầu cuối sử dụng thang đo MOS-LQO.

Thang đo này mô tả ý kiến của khách hàng về chất lượng thoại và các yếu tố ảnh

hưởng đến chất lượng (nhiễu, tiếng người máy, tiếng vọng, mất tiếng,…). Việc đo

kiểm chất lượng thoại được thực hiện cho từng cuộc. Mỗi cuộc gọi có một giá trị

về chất lượng thoại. Tham chiếu: khuyến nghị ITU-T P.862 và ITU-T P.862.1

Chất lượng thoại của cuộc gọi (tại bên B)=f(MOS-LQO)

Chất lượng thoại của cuộc gọi (tại bên A)=f(MOS-LQO)

Việc gộp cả 2 giá trị chất lượng thoại vào làm 1 cũng có thể được thực hiện, tuy

nhiên trong trường hợp đó thì cần sử dụng giá trị kém nhất trong 2 giá trị. Giá trị

chất lượng thoại được gộp này được gọi là SpQ (min).

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 Không áp dụng Start:trao đổi mẫu thoại giữa bên A và bên B

2 Không áp dụng Stop: giải phóng kết nối

2.4.4.4. Chất lượng thoại của mẫu thoại (Speed Quality on Sample Basis)

a) Khái niệm:

Chỉ tiêu này thể hiện mức chất lượng thoại đầu cuối – đầu cuối của dịch vụ

điện thoại di động. Chỉ tiêu này xác định chất lượng thoại dựa trên cơ sở các mẫu

thoại (sample basis).

Ghi chú: việc đo kiểm chất lượng thoại không tính đến “độ thính” của máy

đầu cuối (acoustic behavious of terminals)

b) Công thức:

Việc đánh giá chất lượng đầu cuối – đầu cuối sử dụng thang đo MOS-LQO.

Thang đo này mô tả ý kiến của khách hàng về chất lượng thoại và các yếu tố ảnh

hưởng đến chất lượng (nhiễu, tiếng người máy, tiếng vọng, mất tiếng,…). Việc đo

kiểm chất lượng thoại được thực hiện cho từng mẫu thoại. Việc gộp các giá trị đo

của cả đợt đo hoặc một phần của đợt đo nên được tính riêng cho các mẫu thoại. Tham chiếu: khuyến nghị ITU-T P.862 và ITU-T P.862.1

Chất lượng thoại của cuộc gọi mẫu (tại bên B)=MOS-LQO

Chất lượng thoại của cuộc gọi mẫu (tại bên A)=MOS-LQO

Việc gộp cả 2 giá trị chất lượng thoại vào làm 1 cũng có thể được thực hiện, tuy

nhiên trong trường hợp đó thì cần sử dụng giá trị kém nhất trong 2 giá trị. Giá trị

chất lượng thoại được gộp này được gọi là SpQ (min).

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points): như hình tiếp theo

2.4.4.5 Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi (Cut off Call Ratio)

a) Khái niệm: xác xuất mà cuộc gọi thành công bị kết thúc bởi nguyên nhân

nào đó mà không phải do bên A hoặc bên B kết thúc.

b) Công thức:

Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi [%] = x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 Cuộc gọi Start: bên A nghe được âm báo từ bên B

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số cuộc gọi bị rơi

Tổng số cuộc gọi thành công

thành công

2 Cuộc gọi

được kết thúc

chủ động

Stop: bên A hoặc bên B giải phóng kết nối

3 Cuộc gọi bị

rơi

Không đạt được đến điểm chuyển trạng thái Stop

2.4.5. Dịch vụ thoại thấy hình (video telephony –VT)

2.4.5.1. Tỷ lệ cuộc gọi không thành công

a) Khái niệm: xác xuất mà người sử dụng đầu cuối yêu cầu nhưng không truy nhập

được dịch vụ điện thoại di động mặc dù có dấu hiệu sẵn sàng cung cấp dịch vụ hiển

thị trên thiết bị di động.

Ghi chú: Do các vấn đề về mạng và mặc dù thuê bao B bên bị gọi (MT)

không bận nên thuê bao bên chủ gọi(MO) vẫn có thể nhận được tín hiệu bận hoặc

tín hiệu không kết nối được với bên bị gọi. Trong trường hợp này, vì không có bản

tin cảnh báo (ALERTING message) được gửi đi nên mẫu đo được coi là thành

công.

b)Công thức:

Tỷ lệ cuộc gọi VT không thành công [%]= x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 Thực hiện gọi VT Start: nhấn phím gọi

2 Cuộc gọi VT thành công Stop: bên MO nghe được âm báo từ bên MT

MT đổ chuông

3 Cuộc gọi VT không thành

công

Không đạt được đến điểm chuyển trạng thái Stop

2.4.5.2. Thời gian truy nhập dịch vụ VT (Service Access Time)

a) Khái niệm: là khoảng thời gian kể từ khi nhấn phím SEND sau khi đăng nhập

MSISDN đến khi nhận được thông báo từ tại MO.

Chú ý: tham số này chỉ được tính trong trường hợp cuộc gọi VT thành công

và máy di động tại MT đổ chuông.

b)Công thức:

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số cuộc gọi VT không thành công

Tổng số cuộc gọi VT

Thời gian truy nhập dịch vụ VT[s]=(ttb-tbđ)[s]

Trong đó:

ttb: là thời điểm nhận được âm cảnh báo.

tbđ: là thời điểm nhấn phím SEND

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 tbđ: thời gian bắt đầu

cuộc gọi VT

Start: nhấn phím gọi

2 tbđ: thời gian cuộc

gọi VT được thiết

lập thành công

Stop: bên MO nghe được âm báo từ bên MT

MT đổ chuông

2.4.5.3 Tỷ lệ lỗi thiết lập âm thanh /hình ảnh của cuộc gọi VT (VT Audio/Video

Setup Failure Ratio)

a) Khái niệm: xác suất lỗi âm thanh/hình ảnh sau khi truy nhập dịch vụ. Âm

thanh và hình ảnh được thiết lập thành công khi cả âm thanh và hình ảnh ở cả hai

phía đều hoạt động.

Chú ý:

- Tham số này được coi là lỗi nếu ở cả 2 phía không đạt đến điểm chuyển

trạng thái cuối (end-trigger).

- Tham số này chỉ được tính trong trường hợp cuộc gọi VT thành công.

- Tham số này tuỳ thuộc vào máy di động được dùng và việc thực thi ngăn

xếp giao thức đa phương tiện (multimedia protocol stack), ví dụ như tính năng trả

lời nhanh.

b) Công thức:

Tỷ lệ lỗi thiết lập âm thanh/hình ảnh VT[%]=

= x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 Thực hiện thiết lập âm

thanh/hình ảnh

Start: MO nhìn thấy cuộc gọi được chấp nhận ở

phía MT

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số lỗi thiết lập âm thanh/ hình ảnh

Số lỗi thiết lập âm thanh/ hình ảnh

2 Âm thanh/hình ảnh thiết

lập thành công

Stop: bắt đầu có âm thanh và hình ảnh ở cả 2

phía

3 Lỗi thiết lập âm thanh/hình

ảnh

Không đạt được điểm chuyển trạng thái Stop

2.4.5.4. Thời gian thiết lập âm thanh/hình ảnh (Audio/Video Setup)

a) Khái niệm: là khoảng thời gian kể từ khi bên MT nhận cuộc gọi đến khi âm

thanh và hình ảnh xuất hiện ở cả 2 phía.

Chú ý:

- Tham số này là khoảng thời gian lớn nhất đo được tại cả hai phía.

- Tham số này chỉ được tính trong trường hợp cuộc gọi VT thành công.

- Tham số này tuỳ thuộc vào máy di động được dùng và việc thực thi ngăn

xếp giao thức dda phương tiện (multimedia protocol stack), ví dụ như tính năng trả

lời nhanh.

b) Công thức:

Thời gian thiết lập âm thanh/hình ảnh[s]=(tav start−tMT nhận cuộc gọi)[s]

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 tMT nhận cuộc gọi: thời điểm bắt

đầu thiết lập âm thanh/hình

ảnh

Start: MO nhìn thấy cuộc gọi được chấp nhận

ở phía MT

2 tav start : âm thanh/hình ảnh

thiết lập thành công

Stop: bắt đầu có âm thanh và hình ảnh ở cả 2

phía

2.4.5.5. Tỷ lệ cuộc gọi VT bị rơi (VT Cut-off Call Ratio)

a) Khái niệm: xác xuất mà việc truy nhập đã thành công bị kết thúc bởi nguyên

nhân nào đó mà không phải do bên chủ gọi hoặc bên bị gọi kết thúc.

Chú ý: Tham số này chỉ được tính trong trường hợp cuộc gọi VT thành công. Một

cuộc gọi VT được coi là bị rơi khi:

- Không chấp nhận được cuộc gọi sau khi có cảnh báo.

- Âm thanh và hình ảnh không thiết lập được.

- Nếu cả âm thanh hặc hình ảnh hoặc cả hai bị mất tại một hoặc cả hai phía

trong khoảng thời gian nhất định cho phép ngắt kết nối (interruption timeout) và

trước khi kết thúc thời gian cuộc gọi được đặt trước. Thời gian cuộc gọi được đặt

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

trước là khoảng thời gian từ lúc thông báo cuộc gọi được nhận đến thời điểm cuộc

gọi kết thúc do chủ động.

b) Công thức:

Tỷ lệ cuộc gọi VT bị rơi[%]= x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 Truy nhập dịch vụ VT thành

công

Start: bên MO nghe được âm báo từ bên MT

Và MT đổ chuông

2 Cuộc gọi VT thành công Stop: âm thanh và/hoặc hình ảnh ở hai phía MO

và MT không mất lâu hơn thời gian cho phép

gián đoạn kết nối trong khoảng thời gian cuộc gọi

được thiết lập trước.

3 Cuộc gọi VT bị rơi Không đạt được đến điểm chuyển trạng thái Stop

2.4.5.6. Chất lượng thoại của cuộc gọi (Speech Quality on Call Basis)

a) Khái niệm: chỉ tiêu này thể hiện mức chất lượng thoại đầu cuối – đầu cuối

của dịch vụ VT. Chỉ tiêu này xác định chất lượng thoại của các cuộc gọi hoàn tất

(completed calls).

Chú ý:

- Tham số này chỉ được tính trong trường hợp cuộc gọi VT thành công.

- Việc đo kiểm chất lượng thoại được thực hiện đối với từng cuộc gọi. Việc

Tổng hợp kết quả của cả cuộc đo kiểm hoặc một phần của cuộc đo kiểm nên thực

hiện theo phương pháp đo mẫu thoại.

- Việc đo kiểm chất lượng thoại không tính đến “độ thính” của máy đầu cuối

(acoustic behavious of terminals). Cách lấy mẫu âm của máy đầu cuối (ví dụ như

dạng tần số) được loại trừ khỏi thuật toán đánh giá chất lượng thoại. Do đó máy di

động dùng để đo kiểm phải kết nối tại các giao diện của chúng và không được tạo

âm kép. Ngoài ra cần phải quan tâm chi tiết đến cách chèn và thu âm thanh được

mô tả trong khuyến nghị ITU-T P.862.23.

- Thuật toán tiêu chuẩn đối với các ứng dụng băng rộng (7 KHz) được nêu trong

khuyến nghị ITU-T P.862.2.

- Việc đánh giá MO DL hoặc MT DL và cho cả hai hướng có thể thực hiện bằng

cách tính toán giá trị trung bình của kết quả từ tất cả các mẫu.

- Thực tế cho thấy độ trễ của các cuộc gọi thấy hình có độ dao động lớn.

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số cuộc gọi VT bị rơi

Tổng số truy nhập dịch vụ VT thành công

- Khuyến nghị ITU-T P.862.2 không được chấp thuận để đo kiểm các ứng dụng

như cuộc gọi thấy hình, cần phải xem xét nghiên cứu thêm trong đó bao gồm cả đo

kiểm việc nghe auditory test các cuộc gọi thấy hình.

b) Công thức:

Khuyến nghị sử dụng khuyến nghị ITU-T P.862 cùng với ánh xạ liên quan nêu

trong ITU-T P.862.1. Thuật toán này mô tả ý kiến của người sử dụng về chất lượng

truyền dẫn giọng nói (300 Hz đến 3400 Hz) và các yếu tố ảnh hưởng đến chất

lượng (ví dụ như nhiễu nền, méo tiếng, mất tiếng hoặc gián đoạn tạm thời,…).

Chất lượng thoại được đo kiểm đối với từng cuộc gọi (thuật toán đánh giá được

nhóm ETSI STQ MOBILE nghiên cứu) và đối với từng hướng (hướng xuống phía

MO, hướng xuống phía MT).

Sau khi ánh xạ kết quả đo ITU-T P.862 thô với ITU-T P.862.1, chất lượng

thoại được biểu diễn theo thang đo MOS từ 1 đến 5 điểm và được gọi là điểm

MOS-LQO (MOS Listening Quality Objective) như định nghĩa ở ITU-T P.800.

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 Thiết lập âm thanh, hình

ảnh thành công

Start: bắt đầu có âm thanh và hình ảnh tại cả 2

phía

2 Kết thúc cuộc gọi (chủ

động)

Stop: kết thúc cuộc gọi

2.4.5.7. Chất lượng thoại của cuộc gọi mẫu (Speed Quality on Sample Basis)

a) Khái niệm: chỉ tiêu này được thể hiện mức chất lượng thoại đầu cuối – đầu

cuối mà người sử dụng cảm nhận được. Chỉ tiêu này xác định chất lượng thoại của

các mẫu thoại.

Chú ý:

- Tham số này chỉ được tính trong trường hợp cuộc gọi VT thành công.

- Chất lượng thoại của tất cả các cuộc gọi VT nên được xem xét để phân tích

thống kê về chất lượng.

- Việc đo kiểm chất lượng thoại được thực hiện đối với từng mẫu thoại. Việc tổng

hợp kết quả của cả đợt đo kiểm hoặc một phần của đợt đo kiểm nên thực hiện theo

phương pháp đo mẫu thoại. Đối với cuộc gọi bị rơi thì chỉ các mẫu thoại hoàn tất

mới được đánh giá.

- Việc đo kiểm chất lượng thoại không tính đến “độ thính” của máy đầu cuối

(acoustic behavious of terminals). Cách lấy mẫu âm của máy đầu cuối (ví dụ như

dạng tần số) được loại trừ khỏi thuật toán đánh giá chất lượng thoại. Do đó máy di

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

động dùng để đo kiểm phải kết nối tại các giao diện của chúng và không được tạo

âm kép. Ngoài ra cần phải quan tâm chi tiết đến cách chèn và thu âm thanh được

mô tả trong khuyến nghị ITU-T P.862.23.

- Thuật toán tiêu chuẩn đối với các ứng dụng băng rộng (7 KHz) được nêu trong

khuyến nghị ITU-T P.862.2.

- Việc đánh giá MO DL hoặc MT DL và cho cả hai hướng có thể thực hiện bằng

cách tính toán giá trị trung bình của kết quả từ tất cả các mẫu.

- Thực tế cho thấy độ trễ của các cuộc gọi thấy hình có độ dao động lớn.

- Khuyến nghị ITU-T P.862.2 không được chấp thuận để đo kiểm các ứng dụng

như cuộc gọi thấy hình, cần phải xem xét nghiên cứu thêm trong đó bao gồm cả đo

kiểm việc nghe auditory test các cuộc gọi thấy hình.b) Công thức:

Chất lượng thoại của cuộc gọi mẫu (nhận tại bên B) = MOS-LQO

Chất lượng thoại của cuộc gọi mẫu (nhận tại bên A) = MOS-LQO

Khuyến nghị sử dụng khuyến nghị ITU-T P.862 cùng với ánh xạ liên quan nêu

trong ITU-T P.862.1. Thuật toán này mô tả ý kiến của người sử dụng về chất lượng

truyền dẫn giọng nói (300 Hz đến 3400 Hz) và các yếu tố ảnh hưởng đến chất

lượng (ví dụ như nhiễu nền, méo tiếng, mất tiếng hoặc gián đoạn tạm thời,…).

Chất lượng thoại được đo kiểm đối với từng cuộc gọi (thuật toán đánh giá được

nhóm ETSI STQ MOBILE nghiên cứu) và đối với từng hướng (hướng xuống phía

MO, hướng xuống phía MT).

Sau khi ánh xạ kết quả đo ITU-T P.862 thô với ITU-T P.862.1, chất lượng

thoại được biểu diễn theo thang đo MOS từ 1 đến 5 điểm và được gọi là điểm

MOS-LQO (MOS Listening Quality Objective) như định nghĩa ở ITU-T P.800.

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 Thiết lập âm thanh, hình

ảnh thành công

Start: bắt đầu có âm thanh và hình ảnh tại cả

2 phía

2 Kết thúc cuộc gọi (chủ

động hoặc bị rơi)

Stop: kết thúc cuộc gọi

2.4.5.8. Chất lượng video (Video Quality)

a) Khái niệm : Chất lượng video đầu cuối đến đầu mà người sử dụng cảm nhận

được trong quá trình cuộc gọi VT. Chỉ tiêu này xác định chất lượng video của các

mẫu video.

Chú ý:

- Tham số này chỉ được tính trong trường hợp cuộc gọi VT thành công.

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

- Chất lượng thoại của tất cả các cuộc gọi VT nên được xem xét để phân tích

thống kê về chất lượng.

- Việc đo kiểm chất lượng thoại được thực hiện đối với từng mẫu thoại. Việc tổng

hợp kết quả của cả đợt đo kiểm hoặc một phần của đợt đo kiểm nên thực hiện theo

phương pháp đo mẫu thoại. Đối với cuộc gọi bị rơi thì chỉ các mẫu thoại hoàn tất

mới được đánh giá.

- Việc đánh giá MO DL hoặc MT DL và cho cả hai hướng có thể thực hiện bằng

cách tính toán giá trị trung bình của kết quả từ tất cả các mẫu.

b) Công thức: Đang xây dựng.

2.4.5.9. Trễ một chiều trung bình từ đầu cuối đến đầu cuối (End-To-End Mean

One-Way Transmission Time)

a) Khái niệm: khoảng thời gian trễ kể từ khi đưa tín hiệu vào máy di động MS

(MO, MT) (mic/camera) đến khi có tín hiệu ra ở máy di động MS (MO,MT)

(loa/màn hình).

Chú ý: tham số này chỉ được tính trong trường hợp cuộc gọi VT thành công).

b) Công thức:

Thời gian từ khi đưa tín hiệu vào máy di động MS (MO, MT) đến khi có tín hiệu

ra ở máy di động MS (MO, MT).

Thuật toán kết hợp: ((thời gian truyền từ MO -> MT)+(thời gian truyền từ MT->

MO))/2.

Trong trường hợp kênh đối xứng , một bên có thể đặt cấu hình như là thiết bị

vòng lặp (loopback device). Bên kia có thể xác định độ trễ kép bằng cách thiết lập

tương quan giữa tín hiệu nhận và thu. Độ trễ nên được đo kiểm sau vòng lặp tại

phần đầu của sóng mang vô tuyến. Do độ trễ của bộ mã hoá gần như cố định đối với máy do động cụ thể nên trễ mã hoá có thể coi

như là giá trị bù tuỳ theo máy di động. Tại mỗi hướng nên cộng thêm thời gian mã hoá và giải mã

hoá. Đối với cả vòng lặp thì nên tính toán các khoảng thời gian sau:

MO>MT Mã hoá âm thanh/hình ảnh (sử dụng giá trị chậm nhất) a

Thời gian truyền âm thanh/hình ảnh (sử dụng giá trị chậm nhất) b

Giải mã âm thanh/hình ảnh (sử dụng giá trị chậm nhất) c

MT>MO Mã hoá âm thanh/hình ảnh (sử dụng giá trị chậm nhất) d

Thời gian truyền âm thanh/hình ảnh (sử dụng giá trị chậm nhất) e

Giải mã âm thanh/hình ảnh (sử dụng giá trị chậm nhất) f

a+b+c+d+e+f

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Thời gian trễ đầu cuối đến đầu cuối một chiều trung bình [s]=

2

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 Thiết lập âm thanh, hình ảnh

thành công

Start: bắt đầu có âm thanh và hình ảnh tại cả

2 phía

2 Kết thúc cuộc gọi (chủ động

hoặc bị rơi)

Stop: kết thúc cuộc gọi

2.4.5.10. Độ đồng bộ âm thanh/ hình ảnh (Audio/Video Synchronization)

a) Khái niệm: Tỷ lệ số lần mà những sự khác nhau về thời gian của tín hiệu âm

thanh và hình ảnh vượt quá ngưỡng cho phép trước.

Chú ý:

- Tham số này chỉ được tính trong trường hợp cuộc gọi VT thành công.

- Nếu như chỉ âm thanh và hình ảnh sử dụng các sóng mang khác nhau thì

tham số này sẽ phản ánh hoạt động của mạng và các máy di động.

b) Công thức: đang xây dựng.

2.4.6. Dịch vụ duyệt web (http)

2.4.6.1. Độ không sẵn sàng của dịch vụ (Service Non-Accessibility)

a) Khái niệm: Độ không sẵn sàng của dịch vụ là xác suất mà thuê bao không thiết

lập được trạng thái PDP và không truy nhập được dịch vụ.b) Công thức:

Độ không sẵn sàng của dịch vụ [%] =

= x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trạng thái ở góc độ người

dùng

1 Thực hiện phép thử

truy nhập

Start: thuê bao khởi tạo việc truy nhập dịch

vụ

2 Truy nhập thành công Stop: nhận được dữ liệu đầu tiên

3 Truy nhập không thành

công

Không đạt được tới trạng thái Stop

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số mẫu thử không đạt dược đến trạng thái mà nhận được nội dung

Tổng số mẫu thử đạt được đến trạng thái mà được nhận nội dung

Chú ý: sóng mang PS phải được kích hoạt tại ô mà thuê bao đang hoạt

động.

2.4.6.2. Thời gian thiết lập (Setup Time)

a) Khái niệm: thời gian thiết lập là khoảng thời gian cần thiết để truy nhập dịch vụ

thành công, kể từ khi bắt đầu quay số đến khi nội dung gửi đi hoặc nhận về được.b) Công thức:

Thời gian thiết lập[s]=tTNTC−tBĐTN

Trong đó:

-tTNTC: là thời điểm truy nhập thành công.

-tBĐTN: là thời điểm bắt đầu truy nhập.c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người

dùng

1 tTNTC: thời điểm bắt đầu

thực hiện truy nhập

dịch vụ

Start: thuê bao khởi tạo việc truy nhập dịch

vụ

2 tBĐTN: thời điểm truy

nhập dịch vụ thành

công

Stop: nhận được dữ liệu đầu tiên

Chú ý: sóng mang PS phải được kích hoạt tại ô mà thuê bao đang hoạt động.

2.4.6.3. Tỷ lệ lỗi truy nhập dịch vụ IP (IP-Service Access Failure Ratio)

a) Khái niệm: Tỷ lệ lỗi truy nhập dịch vụ IP là xác suất mà thuê bao không thể thiết

lập kết nối TCP/IP đến máy chủ.b) Công thức:

Tỷ lệ truy nhập dịch vụ [%] =

= x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trạng thái ở góc độ người

dùng

1 Thực hiện truy nhập

dịch vụ IP

Start: người sử dụng nhập địa chỉ URL và

nhấn phím ENTER

2 Truy nhập thành công Stop: bắt đầu tải trang web

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số mẫu thử không thiết lập được kết nối IP đến máy chủ

Tổng số mẫu thử thực hiện kết nối IP đến máy chủ

3 Truy nhập không thành

công

Không đạt được tới trạng thái Stop

Chú ý: sóng mang PS phải được kích hoạt tại ô mà thuê bao đang hoạt động và tình

huống PDP tương ứng phải được kích hoạt

2.4.6.4. Thời gian thiết lập dịch vụ IP (IP-Service Setup Time)

a) Khái niệm: thời gian thiết lập dịch vụ IP là khoảng thời gian cần thiết để thiết lập

kết nối TCP/IP đến máy chủ, kể từ khi truy vấn đến máy chủ đến khi nội dung gửi

đi hoặc nhận về được.b) Công thức:

Thời gian thiết lập dịch vụ IP[s] = tTNTC− tBĐTN

Trong đó:

- tTNTC: là thời điểm truy nhập dịch vụ IP thành công.

- tBĐTN: là thời điểm bắt đầu truy nhập dịch vụ IP.c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người

dùng

1 tTNTC: thời điểm bắt đầu

thực hiện truy nhập

dịch vụ IP

Start: người sử dụng nhập địa chỉ URL và

nhấn phím ENTER

2 tBĐTN: thời điểm truy

nhập dịch vụ IP thành

công

Stop: bắt đầu tải trang web xuống

Chú ý: sóng mang PS phải được kích hoạt tại ô mà thuê bao đang hoạt động và tình

huống PDP tương ứng phải được kích hoạt

2.4.6.5. Tỷ lệ lỗi phiên (Session Failure Ratio)

a) Khái niệm: Tỷ lệ lỗi phiên là tỷ lệ giữa số phiên không hoàn tất trên số phiên

khởi tạo thành công.b) Công thức:

Tỷ lệ lỗi phiên [%] = x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trạng thái ở góc độ người

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số phiên không hòan tất

Số phiên khởi tạo thành công

dùng

1 Phiên khởi tạo thành

công

Start: người sử dụng nhập địa chỉ URL và

nhấn phím ENTER

2 Phiên hoàn tất Stop: hoàn tất việc tải trang web

3 Phiên không hoàn tất Không đạt được tới trạng thái Stop

Chú ý: sóng mang PS phải được kích hoạt tại ô mà thuê bao đang hoạt động và tình

huống PDP tương ứng phải được kích hoạt

2.4.6.6. Thời gian hoàn thành phiên (Session Time)

a) Khái niệm: thời gian hoàn thành phiên là khoảng thời gian cần thiết để hoàn tất

một phiên dữ liệu PS.b) Công thức:

Thời gian hoàn thành phiên [s]= tKT phiên− tBĐ phiên

Trong đó:

- tKT phiên: là thời điểm kết thúc phiên.

- tBĐ phiên: là thời điểm bắt đầu của phiên.

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người

dùng

1 tBĐ phiên: thời điểm bắt

đầu thành công của

phiên

Start: người sử dụng nhập địa chỉ URL và

nhấn phím ENTER

2 tKT phiên: thời điểm hoàn

tất phiên

Stop: toàn bộ trang web xuất hiện trong cửa

sổ duyệt web

Chú ý: sóng mang PS phải được kích hoạt tại ô mà thuê bao đang hoạt động và tình

huống PDP tương ứng phải được kích hoạt

2.4.6.7. Tốc độ tải dữ liệu trung bình (Mean Data Rate)

a) Khái niệm: sau khi kết nối dữ liệu đã được thiết lập, chỉ tiêu này mô tả tốc độ tải

dữ liệu trung bình trong quá trình kết nối tới dịch vụ. Việc tải dữ liệu phải được kết

thúc thành công. Điều kiện tiên quyết của chỉ tiêu này là đã kết nối được vào mạng

và dịch vụ.b) Công thức:

Tốc độ tải dữ liệu trung bình [kbit/s] = x 100

Trong đó:

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Dung lượng dữ liệu truyền đi [kbit]

tkt – tbđ [s]

tkt: là thời điểm hoàn thành việc truyền file.

tbđ: là thời điểm bắt đầu truyền file.

c) Các điểm chuyển trạng thái:

Tốc độ trung bình được đo từ lúc bắt đầu kết nối dữ liệu đến khi kết thúc việc

truyền nội dung (trang web) thành công.

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người

dùng

1 tbđ Start: bắt đầu việc tải trang web về

2 tkt Stop: toàn bộ trang web được tải về thành

công

Chú ý: thuê bao đang hoạt động, tình huống PDP tương ứng được kích hoạt và đã

truy nhập dịch vụ thành công.

2.4.6.8. Tỷ lệ gián đoạn truyền dữ liệu (Data Transfer Cut- off Ratio)

a) Khái niệm: tỷ lệ gián đoạn truyền dữ liệu là tỷ lệ giữa số lần truyền dữ liệu

không hoàn tất trên tổng số lần khởi tạo thành công việc truyền dữ liệu.b) Công thức:

Tỷ lệ gián đoạn truyền dữ liệu [%] = x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người

dùng

1 Khởi tạo thành công

việc truyền dữ liệu

Start: bắt đầu việc tải trang web xuống

2 Lần truyền dữ liệu

hoàn tất

Stop: toàn bộ trang web được tải về thành

công

3 Lần truyền dữ liệu

không hoàn tất

Không đạt được tới trạng thái Stop

Chú ý: thuê bao đang hoạt động, tình huống PDP tương ứng được kích hoạt và đã

truy nhập dịch vụ thành công.

2.4.7. Dịch vụ lưu trữ và chuyển tiếp:

2.4.7.1 Dịch vụ nhắn tin (SMS)

2.4.7.1.1. Tỷ lệ không truy nhập được dịch vụ (Service Non- Accessbility)

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số lần truyền không hoàn tất

Số lần khởi tạo thành công truyền dữ liệu

a) Khái niệm: Xác suất mà người sử dụng đầu cuối không truy nhập được dịch vụ

SMS trong khi trên máy di động vẫn hiển thị có mạng.

b) Công thức:

Đối với điểm chuyển trạng thái giải thích ở đây, kết nối qua giao diện vô tuyến

phải được đo thử (ví dụ lớp 3). Chỉ tính lần truy nhập đầu tiên, nếu tin nhắn được thiết lập ở lần truy nhập thứ 2 thì lần đó

không tính được.

Tỷ lệ không truy nhập được dịch vụ SMS [%] =

= x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người

dùng

1 Truy nhập dịch vụ

SMS

Start: nhấn phím SEND (khởi tạo việc gửi

tin nhắn)

2 Truy nhập dịch vụ

SMS

thành công

Stop: MO nhận được bản tin xác nhận từ

SMSC

3 Truy nhập dịch vụ

SMS không thành công

Không đạt được tới trạng thái Stop

2.4.7.1.2. Truy nhập tại MO (Access Delay MO)

a) Khái niệm: là khoảng thời gian kể từ khi gửi tin nhắn đến SMSC đến khi nhận

được thông báo từ SMSC.b) Công thức:

Trễ truy nhập [s] = tnhận TB – tgửi SMS

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người

dùng

1 tgửi SMS Start: nhấn phím SEND (khởi tạo việc gửi

tin nhắn)

2 tnhận TB Stop: MO nhận được bản tin xác nhận từ

SMSC

2.4.7.1.3. Tỷ lệ nhắn tin không thành công (SMS Completion Failure Ratio)

a) Khái niệm: là tỉ số giữa số SMS không nhận được và số SMS được gửi đi từ máy

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số lần truy nhập dịch vụ SMS không thành công

Số lần truy nhập dịch vụ SMS

di động này đến máy di động khác, không kể các SMS lặp và SMS bị lỗi.

SMS bị lỗi là SMS có ít nhất 1 bit bị lỗi.

Đối với mục đích đo kiểm và thử nghiệm, một SMS được coi là hợp lệ nếu được

chuyển đến bên nhận thành công trong một khoảng thời gian nhất định.

b) Công thức:

Tỷ lệ tin nhắn không thành công [%] =

= x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người

dùng

1 Truy nhập dịch vụ

SMS

Start: nhấn phím SEND (khởi tạo việc gửi

tin nhắn)

2 SMS nhận thành công Stop: MT nhận được SMS

3 SMS không nhận thành

công

Không đạt được tới trạng thái Stop

2.4.7.1.4. Thời gian gửi – nhận đầu cuối –đầu cuối (End-to-End Delivery Time)

a) Khái niệm: là khoảng thời gian kể từ khi gửi tin nhắn đến SMSC đến khi máy

bên kia nhận được đúng tin nhắn đã gửi.b) Công thức:

Thời gian gửi – nhận đầu cuối –đầu cuối [s] = tnhận sms − tgửi sms

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người

dùng

1 tgửi sms Start: nhấn phím SEND (khởi tạo việc gửi

tin nhắn)

2 tnhận sms Stop: MT nhận được SMS

2.4.7.2. Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện (MMS)

2.4.7.2.1. Tỷ lệ lỗi gửi (Send Failure Ratio)

a) Khái niệm: Xác suất mà thuê bao không gửi tin nhắn MMS đi được mặc dù đã

có yêu cầu gửi bằng cách nhấn phím SEND.b) Công thức:

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số SMS không nhận được – SMS lặp – SMS lỗi

Tổng số SMS được gửi đi

Tỷ lệ lỗi gửi MMS [%]= x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người

dùng

1 Gửi tin nhắn MMS Start: nhấn phím SEND (khởi tạo việc gửi

tin nhắn)

2 Gửi tin nhắn MMS

không thành công

Stop: không nhận được thông báo “tin nhắn

đã gửi”

2.4.7.2.2. Tỷ lệ lỗi nhận (Retrieval Failure Ratio)

a) Khái niệm: Xác suất mà máy MT không tải được tin nhắn MMS mặc dù đã nhận

được thông báo có tin nhắn MMS.b) Công thức:

Tỷ lệ lỗi chuyển phát MMS [%]= x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người

dùng

1 Nhận tin nhắn MMS

(MT)

Start: MT khởi tạo yêu cầu nhận Wap Get

2 Nhận tin nhắn MMS

không thành công

(MT)

Stop: không nhận được tin nhắn MMS

2.4.7.2.3. Thời gian gửi MMS (MMS Send Time)

a) Khái niệm: là khoảng thời gian kể từ khi nhấn phím SEND đến khi tin nhắn

hoàn thành gửi dữ liệu của tin nhắn MMS.

Chú ý: một số tình huống đo kiểm đối với chỉ thị thời gian của MMS có thể

thay thế thay đổi tuỳ theo số MMSC có liên quan. Khi lưu lượng MMS hay sự

giám sát lưu lượng liên mạng tăng lên thì số lượng MMSC có liên quan cũng là

một điều kiện đo kiểm cần được xem xét.

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số lần gửi MMS không thành công

Số lần gửi MMS

Số lần chuyển phát MMS không thành công

Số lần chuyển phát MMS

b) Công thức:

Thời gian gửi MMS [s]= thoàn tất MMS đến MMSC − tnhấn phím SEND

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người

dùng

1 tnhấn phím SEND Start: nhấn phím SEND

2 thoàn tất MMS đến MMSC Stop: hoàn tất việc chuyển MMS đến

MMSC

2.4.7.2.4. Thời gian nhận MMS (MMS Retrieval Time)

a) Khái niệm:

Việc nhận tin nhắn MMS xảy ra như sau: tin nhắn không báo push-sms được

gửi tới máy nhận ở chế độ tự động, push-sms khởi tạo kết nối WAP để tải MMS từ

MMSC. Việc khởi tạo kết nối WAP được gọi là yêu cầu nhận WAP – WAP GET

REQUEST (WGR). Thời gian nhận MMS là thời gian kể từ khi WGR đến khi hoàn

tất tải MMS.

b) Công thức:

Thời gian nhận MMS [s]= thoàn tất MMS đến MMSC – tkhởi tạo WGR

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người dùng

1 Khởi tạo WGR Start: thời điểm khởi tạo WGR

2 Hoàn tất nhận MMS từ

MMSC

Stop: hoàn tất nhận MMS

2.4.7.2.5. Tỷ lệ lỗi gửi thông báo MMS (MMS Notification Failure Ratio)

a) Khái niệm: xác suất mà dịch vụ MMS không thể chuyển phát được thông báo

của tin nhắn MMS đến máy nhận.b) Công thức:

Tỷ lệ lỗi gửi thông báo MMS [%]= x 100

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người

dùng

1 Tin nhắn MMS được

MO gửi thành công

Start: nhận được xác nhận từ MMSC MO

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số tin nhắn MMS cần được gửi

Số lần gửi thông báo MMS không thành công

2 Gửi thông báo tin nhắn

MMS không thành

công

Stop: không gửi được bản tin thông báo

2.4.7.2.6. Thời gian thông báo MMS (MMS Notification Time)

a) Khái niệm: là thời gian kể từ khi hoàn tất gửi MMS đến MMSC đến khi MT

nhận được thông báo.

Một số tình huống đo kiểm đối với chỉ thị thời gian của MMS có thể thay thế

thay đổi tuỳ theo số MMSC có liên quan. Khi lưu lượng MMS hay sự giám sát lưu

lượng liên mạng tăng lên thì số lượng MMSC có liên quan cũng là một điều kiện

đo kiểm cần được xem xét.

b) Công thức:

Thời gian thông báo MMS [s] = tnhận thông báo − tgửi xong thông báo

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người

dùng

1 Gửi xong MMS Start: hoàn tất việc gửi MMS

2 Nhận thông báo Stop: thời điểm MT nhận được thông báo

2.4.7.2.7. Tỷ lệ lỗi gửi đầu cuối – đầu cuối (End-to-End Failure Ratio)

a) Khái niệm: xác suất mà dịch vụ MMS không thể chuyển phát được tin nhắn

MMS sau khi nhấn phím SEND hoặc bên gửi MO không nhận được xác nhận về

việc truyền thành công từ MMSC.b) Công thức:

Tỷ lệ lỗi gửi đầu cuối - đầu cuối [%] = x 100

Phép đo tham số đầu cuối –đầu cuối có thể được thực hiện thông qua việc đo kiểm

các thành phần khác.

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người

dùng

1 MO thực hiện gửi tin

nhắn

Start: nhấn phím SEND

2 MS (MT) nhận tin

nhắn MMS không

Stop: MT không nhận được tin nhắn MMS

hoặc MO không nhận được bản tin nhắn từ

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số MMS không chuyển phát thành công

Tổng số lần gửi tin nhắn MMS

thành công MMSC

2.4.7.2.8. Thời gian gửi - nhận đầu cuối – đầu cuối (End-to-End Delivery Time)

a) Khái niệm: là khoảng thời gian kể từ khi nhấn phím SEND đến khi máy bên kia

nhận được tin nhắn MMS.

Tham số này bị loại trừ nếu bên gửi MO không nhận được xác nhận từ MMSC về

việc chuyển tin nhắn đến MMSC thành công.

Kích thước của tin nhắn MMS không cố định. So với tin nhắn SMS thì kích thước

có ảnh hưởng đáng kể đến thời gian chuyển tin nhắn đến MMSC. Vì vậy khi đo

kiểm cần sử dụng một tin nhắn MMS có kích thước điển hình.

Ghi chú 1: Một số tình huống đo kiểm đối với chỉ thị thời gian của MMS có thể

thay thế thay đổi tuỳ theo số MMSC có liên quan. Khi lưu lượng MMS hay sự

giám sát lưu lượng liên mạng tăng lên thì số lượng MMSC có liên quan cũng là

một điều kiện đo kiểm cần được xem xét.

Ghi chú 2: Phép đo tham số đầu cuối – đầu cuối có thể được thực hiện thông qua

việc đo kiểm các thành phần khác.

b) Công thức:

Thời gian gửi – nhận đầu cuối – đầu cuối[s] = tnhận MMS − tgửi MMS

c) Các điểm chuyển trạng thái (trigger points):

TT Tham số Điểm chuyển trang thái ở góc độ người

dùng

1 tgửi MMS Start: nhấn phím SEND

2 tnhận MMS Stop: MT không nhận được tin nhắn MMS

hoặc MO không nhận được bản tin nhắn từ

MMSC

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂM, ĐÁNH GIÁ CÁC THAM SỐ

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ 3G

3.1. Khảo sát việc đo kiểm các chỉ tiêu chất lượng 3G tại các nước

3.1.1. Phần Lan

Phần Lan đã thực hiện các đợt khảo sát về chất lượng vùng phủ sóng và tốc

độ tải dữ liệu của 3 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động của Phần Lan. Việc

khảo sát được thực hiện tại 100 khu vực đô thị khác nhau. Năm 2009, việc khảo

sát được thực hiện từ 23/2 đến 17/4/2009. Hai đợt khảo trước đó được thực hiện

vào đầu năm và vào mùa thu năm 2008.

Mục đích của việc khảo sát là xác định vùng phủ sóng và chất lượng thu

(mức thu tín hiệu và mức nhiễu) của các mạng 3G tại Phần Lan. Vùng phủ sóng

được xác định trên cơ sở đo kiểm trên các tuyến đường giao thông, và như vậy

không cần thiết phải cho biết chính xác về vùng phủ sóng hay mức thu trong nhà

(coverage or indoor reception). Tuy nhiên, do việc đo kiểm được thực hiện tại số

lượng lớn các khu vực đô thị nên kết quả cũng thể hiện bức tranh toàn cảnh đáng

tin cậy về vùng phủ sóng của các mạng 3G. Nguyên tắc phân tích số liệu mức

thu được mô tả trong phần trình bày các kết quả. Kết quả được sử dụng để đánh

giá sự khác nhau giữa các nhà khai thác với nhau về các dịch vụ thoại và dữ liệu.

Việc khảo sát cũng nhằm mục đích xác định tốc độ tải dữ liệu tối đa mà các

mạng 3G hiện đang cung cấp, chỉ tiêu này được xác định bằng cách đo

kiểm lượng dữ liệu được truyền trong một đơn vị thời gian. Việc đo kiểm được

thực hiện đồng thời với chỉ tiêu vùng phủ sóng tại cùng 100 khu đô thị, việc này

cũng cho phép đưa ra một kết quả tổng thể đáng tin cậy về tốc độ tải dữ liệu hiện

tại.

a) Phương pháp đo kiểm, khảo sát

Các phép đo được thực hiện bằng 6 thiết bị đo được lắp đặt trên 1 phương

tiện đo. Một cặp 2 thiết bị đo thực hiện các phép đo của 1 mạng. Trong các phép

đo ở chế độ thu (reception measurements) các thiết bị đo sẽ được khoá lại và

chúng chỉ có thể đo hệ thống UMTS ở tần số 900 và 2100MHz.

Mức thu tín hiệu và mức nhiễu, là các tham số được đo trong chế độ thu,

được xác định tương ứng với vị trí. Mức thu tín hiệu thường sử dụng đơn vị là

dBm(*) và có giá trị âm. Giá trị đo được càng cao thì mức thu tín hiệu càng lớn.

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Trong phép đo này, mức thu tín hiệu để cuộc gọi có chất lượng thoại tốt vào

khoảng -95dBm, còn kết nối dữ liệu tốc độ cao thì mức thu vào khoảng -75dBm.

Các mạng di động nói chung giá trị mức thu thường trong khoảng -60 và -

100dBm. Chất lượng thu cũng có thể xác định bằng cách đo mức nhiễu. Tình

huống có thể xảy ra là cả mức thu tín hiệu và mức nhiễu đều cao, điều này ảnh

hưởng đáng kể đến dịch vụ cung cấp cho người sử dụng. Mức nhiễu đo được có

đơn vị là dB(*) và có giá trị âm. Giá trị này càng cao thì mức nhiễu càng thấp.

Thông thường mức nhiễu nằm trong khoảng -15 và -2dB, mức nhiễu lớn

hơn -10dB được coi là tốt.

Phép đo tốc độ tải dữ liệu sử dụng để đánh giá chất lượng của các dịch vụ

dữ liệu như email và Internet. Tốc độ đo được càng cao có nghĩa là người sử

dụng dịch vụ di động có thể nhận thư điện tử và tệp tin đính kèm càng nhanh.

Tốc độ tải dữ liệu được tính bằng đơn vị ‘kbps’ (hoặc kbit/s = kilobits per

second**) là lượng dữ liệu tính bằng bit truyền được trong 1 giây. Hiện tại tốc độ

hướng xuống trong mạng UTMS về lý thuyết có thể đạt được là 7,2Mbit/s. Tuy

nhiên có sự thay đổi đáng kể về tốc độ truyền dữ liệu trong quá trình kết nối.

Các doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng các kết nối có tốc độ khác

nhau, có nghĩa là người sử dụng có thể lựa chọn tốc độ tối đa nếu muốn.

Trong các phép đo tốc độ tải dữ liệu, thiết bị đo có thể đo mạng GSM và

UTMS ở các tần số 900, 1.800 hoặc 2.100 MHz. Tuy nhiên trong quá trình phân

tích nếu ta muốn tập trung vào đo kiểm tốc độ dữ liệu cao hơn của mạng UTMS

(>250 kbps).

Số lượng trạm gốc trong mỗi mạng cũng được xem xét. Chỉ tiêu này thể

hiện cấu trúc mạng lưới: số lượng trạm lớn có nghĩa là mạng có mật độ cao hoặc

diện tích bao phủ rộng. Nói chung, chất lượng và vùng phủ sóng của một mạng

có thể được cải thiện bằng cách tăng số lượng trạm.

Ghi chú:(*) Decibel mô tả mối quan hệ giữa 2 giá trị của cùng 1 đại lượng đo. Trong

trường hợp đó, tỷ lệ logarit được sử dụng thay cho tỷ lệ tuyến tính. Đơn vị dBm

thể hiện mối quan hệ giữa mức decibel và milliwatt. Ví dụ:dBm W dBm W dBm W

-10 0.0001 -30 0.000001 -50 0.00000001-20 0.00001 -40 0.0000001 -60 0.000000001

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

(**) k = kilo = 1.024; M = Mega = 1.024 k = 1.048.576

b) Kết quả khảo sát năm 2009

Việc khảo sá do một công ty ECE thực hiện.

ECE (European Communications Engineering - ECE Ltd) là một công ty

Phần Lan độc lập hoạt động trong lĩnh vực phát triển, đào tạo và thiết kế mạng vô

tuyến.

Phương pháp thực hiện:

Trong đợt khảo sát, việc đo kiểm vùng phủ sóng của 3 nhà cung cấp dịch

vụ 3G tại Phần Lan là Elisa, DNA và Sonera được thực hiện tại 100 khu vực đô

thị trong đó bao gồm: 50 đô thị đông dân cư nhất của Phần Lan, 25 khu vực đô

thị thuộc hạng 50-100 và 25 khu vực đô thị nhỏ hơn. Các khu đô thị này chiếm

khoảng 74% dân số của cả nước.

Mức thu trong mỗi khu vực đô thị được xác định bằng cách thực hiện các

phép đo trong khu vực trung tâm, khu vực dân cư và các khu công nghiệp. Giới

hạn của vùng phủ sóng được xác định bằng cách đo driving test trên các tuyến

đường chính xuất phát từ khu đô thị cho đến khi không còn nhận được tín hiệu.

Việc đo kiểm đã được thực hiện trên 13.752 Km trong số 17.428 Km đường của

các tuyến đo với số mẫu tổng cộng là 4.717.959 mẫu.

Việc đo kiểm vùng phủ sóng được thực hiện bằng cách thiết lập máy đo ở

trạng thái rỗi. Các máy được bật lên nhưng không sử dụng để thực hiện cuộc gọi

thoại hay kết nối dữ liệu trong khi đo kiểm. Phép đo tải dữ liệu được thực hiện

bằng cách tải liên tục tệp dữ liệu có dung lượng 50MB (52,428,800 bytes) từ

mạng về thiết bị đo (đối với hướng xuống). SIM sử dụng để đo là SIM không bị

giới hạn về tốc độ.

Cấu hình hệ thống thiết bị đo kiểm:

ECE sử dụng hệ thống Nemo Outdoor, bao gồm:

- Phần mềm đo: Nemo Outdoor v.4.24.90

- Thiết bị đầu cuối: Nokia 6121 (3 chiếc)

- Thiết bị đo tốc độ tải dữ liệu (Data-speed measurement): Huawei E169

(3 chiếc)

- Máy thu GPS: RoyalTek RGM-3600 /LP

- Máy tính cá nhân: Dell D630 (2 chiếc)

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Kết quả khảo sát :

Các số liệu đo được phân tích bằng phần mềm máy tính, trước tiên mỗi khu vực

đô thị được chia thành các ô vuông (mỗi cạnh 100m), sau đó sẽ xác định vùng phủ

sóng của các doanh nghiệp trong các ô vuông đó. Việc so sánh được thực hiện dựa

vào các mức thu tín hiệu, mức nhiễu và tốc độ tải dữ liệu riêng biệt.

Vùng phủ sóng (coverage)

Hình 3. Nguyên tắc phân tích vùng phủ sóng

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Hình 4. Số lượng ô vuông với các mức ngưỡng khác nhau

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Hình 5. Tỷ lệ các ô vuông được phủ sóng. Số lượng các ô vuông trong đó có ít

nhất 1 nhà cung cấp dịch vụ phủ sóng với mức thu vượt quá mức ngưỡng chuẩn.

Tỷ số tín h i ệu trên nhi ễu (Signal to noise ratio)

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Hình 6. Phân bố EcNo luỹ tiến trong các khu vực mà tại đó có ít nhất

1 nhà khai thác phủ sóng 3G.

T ố c độ tải dữ liệu ( data speed)

Chất lượng của các dịch vụ dữ liệu được xác định bằng cách đo tải dữ liệu

trong các mạng khác nhau. Tốc độ tải dữ liệu có sự khác biệt đáng kể giữa các

doanh nghiệp với nhau, và về chỉ tiêu này, Elisa có mức chất lượng cao

hơn đáng kể so với DNA và Sonera. DNA và Sonera hầu như chỉ có thể cung

cấp cho khách hàng các dịch vụ tốc độ thấp và trung bình trong khi Elisa có thể

cung cấp các dịch vụ tốc độ cao.

Hình 7: Tốc độ tải dữ liệu

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Số l ượ ng t r ạm g ốc

Elisa cũng có số lượng trạm gốc lớn nhất. Số lượng trạm gốc lớn có nghĩa là vùng phủ sóng rộng và mạng có mật độ trạm cao. Về mặt này Sonera đứng thứ 2 và xếp theo sau là DNA.

3.1.2. Bồ Đào Nha

Trong khoảng thời gian từ 14/9 đến 20/10/2009, Anacom đã thực hiện đo kiểm chất lượng dịch vụ GSM và 3G của 3 nhà cung cấp dịch vụ là Optimus, TMN và Vodafone. Việc lựa chọn địa bàn đo kiểm được xác định là các khu vựcmà dịch vụ được sử dụng nhiều nhất, ví dụ như các khu tập trung dân cư ở cácthành phố lớn và các đường phố chính. Tuy nhiên, nếu theo quan điểm này thì các phép đo sẽ tập trung nhiều ở các khu vực đông dân cư nhất ven bờ biển phía Bắc, do đó Anacom cũng xem xét đến cả các khu vực nội địa (inland) để đảm bảo yếu tố phân bố các vùng địa lý được đo kiểm. Như vậy, việc đo kiểm được thực hiện ở tất cả các quận của thủ đô, các khu vực ngoại thành của Lisbon và Porto và các tuyến đường lớn trên lãnh thổ Bồ Đào Nha. Dân số trong các khu vực được đo kiểm chiếm khoảng 41,7% dân số Bồ Đào Nha.

Trong đợt đo kiểm này, Anacom đã thực hiện 23.971 cuộc gọi, 4.731.307 phép đo mức thu tín hiệu và khoảng 218 giờ đo trên chiều dài quãng đường là 9.916 Km.

Hệ thống thiết bị đo kiểm và xử lý số liệu:

Anacom sử dụng hệ thống Diversity/NetQual do SwissQual, A.G. (Switzerland) sáng chế và phát triển để đo kiểm và xử lý số liệu. Đây là công cụ được thiết kế chuyên dụng để phân tích và đo kiểm so sánh (benchmarking) cáchệ thống thông tin di động.

Hệ thống bao gồm các modul sau:

a) Diversity - khối di động, gồm bộ quét sóng vô tuyến RF và các thiết bị đầu cuối di động thương mại (trong đợt đo kiểm này là máy Nokia N95).b) Land Unit - khối cố định, gồm các card ISDN sử dụng để thực hiện các phép đo dịch vụ thoại.c) Video Call Server - khối cố định, gồm các thiết bị đầu cuối di động thương mại (Nokia 6680) sử dụng để thực hiện các phép đo dịch vụ video-telephony.d) Media Server - khối cố định, là máy chủ dùng để thực hiện cac phép đodữ liệu và dịch vụ video streaming.

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

e) NQDI - hệ thống xử lý số liệu, dùng để phân tích và lập báo cáo số liệuđo kiểm.

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Hình 8. Kiến trúc hệ thống Diversity/NetQual

Một số yêu cầu trong quá trình đo:

- Các phép đo được thực hiện trên hệ thống thiết bị (phần cứng và phần

mềm) một cách hoàn toàn tự động, không có sự can thiệp hay tác động của con

người.

- Thiết bị đầu cuối được sử dụng là NOKIA N95 và NOKIA 6680.

- Các phép đo được được trong quá trình di chuyển với anten ở bên ngoài

(không khuếch đại).

- Thời gian (duration) của cuộc gọi (cả voice và video-telephony) là 120 giây.

- Các phép đo Voice và video-telephony được thực hiện ở chế độ tự động chọn

2G (GSM) và 3G (UTMS).

- Việc đo tham số vùng phủ sóng, đặc biệt là WCDMA, không quan tâm

đến tải của mạng (số lượng người sử dụng đồng thời hay loại dịch vụ sử dụng).

- Kết quả đo kiểm chỉ phản ánh thực tế mạng lưới tại các địa bàn và trong

khoảng thời gian đo kiểm. Nói cách khác, các nhà cung cấp dịch vụ liên tục cải

thiện mạng lưới. Việc can thiệp kỹ thuật cần thiết để cải tiến mạng lưới có thể

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

gây ra sự suy giảm trong một khoảng thời gian nhất định nào đó trong khu vực

địa lý mà có sự can thiệp kỹ thuật.

Kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ GSM và 3G của các chỉ tiêu được tổng

hợp thành 3 loại: khu vực thành phố, khu vực các tuyến đường chính và kết quả

tổng hợp của 2 khu vực trên.

Kết quả đo kiểm tổng hợp của các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ trong đợt đo

kiểm từ ngày 14/9 đến 20/10/2009 như sau:

a) Dịch vụ thoại

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

- Chỉ tiêu Khả năng truy nhập dịch vụ và Tỷ lệ cuộc gọi kết thúc cuộc gọi:

- Chỉ tiêu thời gian thiết lập cuộc gọi:

- Chỉ tiêu chất lượng thoại:

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

b) Dịch vụ thoại thấy hình

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

- Chỉ tiêu Khả năng truy nhập dịch vụ và Tỷ lệ cuộc gọi kết thúc cuộc gọi:

- Chỉ tiêu thời gian thiết lập cuộc gọi:

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

- Chỉ tiêu chất lượng thoại của cuộc gọi video telephony:

- Chỉ tiêu chất lượng video của cuộc gọi video telephony:

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

c) Vùng phủ sóng

- Vùng phủ sóng mạng GSM:

- Vùng phủ sóng mạng WCDMA:

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

-

- Bản đồ vùng phủ sóng: ví dụ về kết quả đo vùng phủ sóng WCDMA của

Optimus trên vùng lãnh thổ chính (main land):

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

3.1.3. Singapore

Dưới đây là một ví dụ về kết quả giám sát chất lượng dịch vụ di động 3G của Singapore

từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009:

Mức độ bao phủ dịch vụ (Service Coverage)

Mức độ bao phủ của dịch vụ được xác định theo mức thu tín hiệu. Do đó mức độ

bao phủ của dịch vụ là khả năng của mạng lưới trong việc phủ sóng có mức thu thấp nhất

là -100dBm. Việc lấy mẫu được lấy từ mức thu của các cuộc gọi thành công thực hiện trên

được cao tốc, các tuyến đường, phố chính. Kết quả đánh giá được xác định số liệu trung

bình của 229.482 mẫu mức thu tín hiệu của mỗi mạng. Kết quả như sau:

Tỷ lệ cuộc gọi thành công (Call Success Rate)

Chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ thành công của cuộc gọi. Cuộc gọi thành công là cuộc gọi

mà thu bao chủ gọi nhận được tín hiệu kết nối được đến thuê bao bị gọi,

ví dụ như tín hiệu hồi âm chuông hoặc tín hiệu bận. Tỷ lệ cuộc gọi thành công trình bày

dưới đây là kết quả đo kiểm của 360 cuộc gọi đối với mỗi mạng.

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Tốc độ tải dữ liệu trung bình (Average ThroughPut Speed)

Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ tải dữ liệu trung bình được thực hiện bằng

cách sử dụng giao thức FTP (File Transfer Protocol) tải file từ một máy chủ

chuẩn. Kết quả sau đây dựa trên các phép đo trong phiên dữ liệu R99

PS384RAB (The results are based on tests conducted in the R99 PS384RAB

data session).

SingTel Mobile MobileOne StarHub Mobile

Tốc độ tải dữ liệu trung bình 291.02kbps 296.61kbps 300.68kbps

3.2. Phương pháp đo kiểm, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 3G tại

Việt Nam

Như trong phần trình bày ở chương 2, các chỉ tiêu được các nước sử dụng để

giám sát chất lượng dịch vụ tập trung vào dịch vụ thoại, video telephony, dịch vụ

truy nhập Internet qua 3G (tốc độ tải dữ liệu), dịch vụ nhắn tin ngắn và chỉ tiêu về

vùng phủ sóng. Chỉ tiêu về vùng phủ sóng là rất quan trọng đối với dịch vụ điện

thoại di động, đặc biệt là đối với dịch vụ 3G là dịch vụ yêu cầu về mức thu cũng như

chất lượng thu cao để đảm bảo có thể truyền dữ liệu với tốc độ cao.Ở Việt Nam hiện

nay Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã đưa ra một số chỉ tiêu chất lượng dịch vụ

3G như Tỷ lệ cuộc gọi thành công, Tốc độ tải dữ liệu,… tuy nhiên mục đích ở

đây là nhằm đo kiểm, đánh giá các cam kết của doanh nghiệp trong giai đầu triển

khai mạng và dịch vụ 3G sau khi được cấp phép.

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Như vậy, qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, Bộ Thông tin và Truyền thông

thực hiện đo kiểm, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 3G tại Việt Nam trong

thời gian tới như sau:

1.Vùng phủ sóng

2.Dịch vụ thoại

- Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công.

- Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi.

- Chất lượng thoại.

3.Dịch vụ thoại thấy hình

- Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công.

- Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi.

- Chất lượng thoại.

- Chất lượng video.

4.Dịch vụ nhắn tin ngắn

5.Dịch vụ tải dữ liệu: Tốc độ tải dữ liệu trung bình, độ chính xác ghi cước.

Ngoài ra, hiện nay TCN 68-186:2006 đang được Bộ Thông tin và Truyền

thông sử dụng để quản lý chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động

mặt đất, trong phạm vi của tiêu chuẩn này không phân biệt về công nghệ do đó hầu

hết các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ của tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho dịch vụ

điện thoại trên mạng 3G. Tuy nhiên mạng 3G là mạng có thể cung cấp rất nhiều

dịch vụ phi thoại khác, đặc biệt là khả năng cung cấp dịch vụ dữ liệu băng rộng, do

đó về lâu dài Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cần sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn

ngành TCN 68-186:2006 để có thể áp dụng trong việc quản lý chất lượng dịch vụ đối

với các dịch vụ trên mạng 3G.

3.2.1 Phương pháp đo kiểm vùng phủ sóng

Phương pháp đo kiểm chỉ tiêu vùng phủ sóng được các nước thực hiện bằng cách

lấy mẫu mức thu tín hiệu ngoài trời (outdoor), việc lấy mẫu được thực hiện trên các

tuyến đường giao thông và thiết bị đo được đặt trên các phương tiện di động (driving

test). Có hai cách lấy mẫu mà các nước thực hiện đó là các thiết bị lấy mẫu đặt ở chế

độ rỗi (Bồ Đào Nha, Singapo) và thiết bị lấy mẫu đặt ở chế độ đang hoạt động (Ví dụ

như đang thực hiện cuộc gọi, nước thực hiện là phần lan.

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Ngoài ra để đánh giá chất lượng vùng phủ sóng cũng có hai cách đó là:

- Đánh gía trên cơ sở số lượng mẫu đạt mức tín hiệu nhất định, ví dụ như đưa

ra tỷ lệ phần trăm số lượng mẫu có mức thu đạt từ -100dBm trở lên trên tổng số

mẫu thu. Đây là phương pháp mà tiêu chuẩn ETSI PS 102 250 – 2 khuyến nghị.

Ngoài ra, từ số liệu về các mẫu đo có thể vẽ lên trên bản đồ về mức thu tại các

điểm đo và mỗi khoảng mức thu được mô tả bằng một màu cụ thể nào đó (màu

xanh lá cây là tốt, màu vàng là tạm được, màu đỏ là xấu, …), từ bản đồ mức thu

này có thể đánh giá được chất lượng vùng phủ sóng của mỗi doanh nghiệp.

- Đánh giá trên cơ sở chia các địa ban đo thành các ô vuông, mỗi ô vuông có

một giá trị trung bình của các mẫu đo mức thu, sau đó tổng hợp và xây dựng biểu

đồ phân bố số lượng các ô vuông có giá trị mức thu trong phạm vi nào đó. Ví dụ

như chia giảm mức thu từ - 60dBm đến – 100dBm thành 8 khoảng, từ số lượng

mẫu thu xác định được có bao nhiêu mẫu nằm trong các khoảng tương ứng, từ đó

vẽ ra biểu đồ phân bố.

Về mức mẫu thu, theo Phần Lan thì mức tín hiệu lớn hơn – 95dBm được coi

là tốt đối với dịch vụ thoại, tại Singapore, mức ngưỡng thu là -100dBm. Đối với

dịch vụ dữ liệu tốc độ cao, theo Phần Lan mức ngưỡng thu là -75dBm.

Về phương pháp đo vùng phủ sóng, áp dụng một trong hai phương pháp: Lấy

mẫu khi thiết bị đầu cuối ở trạng thái thực hiện cuộc gọi và lấy mẫu khi thiết bị đầu

cuối ở trạng thái rỗi. Kết quả đo kiểm sẽ là tỷ lệ phần trăm số mẫu đạt mức ngưỡng

quy định và tỷ lệ phần trăm số mẫu nằm trong các khoảng giá trị mức thu khác

nhau. Ngoài ra, trên cơ sở số liệu đo cũng có thể đưa ra bản đồ về mức thu tại

những nơi được đo kiểm. Về ngưỡng thu, mức ngưỡng thu đối với dịch vụ thoại là

-100dBm, dịch vụ dữ liệu là -75dBm.

3.2.2 Phương pháp đo kiểm tỷ lệ được thiết lập thành công (dịch vụ thoại và

dịch vụ thoại thấy hình)

Hiện nay việc đo kiểm chỉ tiêu này ở các nước hầu hết là sử dụng phương

pháp đo mô phỏng cuộc gọi và thiết bị đo đặt trên các phương tiện di chuyển.

Phương pháp đo kiểm có nước thực hiện từ máy di động đến máy cố định và ngược

lại, có nước thực hiện đo kiểm từ máy di động đến máy di động trong cùng một

mạng ( riêng đối với dịch vụ thoại thấy hình thì thực hiện từ máy di động đến máy

di động trong cùng một mạng). Các nước không nêu rõ về khoảng giữa các cuộc

gọi liên tiếp là bao nhiêu. Theo khuyến nghị tại ETSI TS 102 250 -5, ở chế độ đo di

động thì khoảng cách giữa các cuộc gọi liên tiếp là 30 giây.

3.2.3. Phương pháp đo kiểm Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi (dịch vụ thoại và dịch vụ thoại

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

thấy hình)

Tương tự như chỉ tiêu Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công ở mục

3.2.2.

Về độ dài cuộc gọi thông thường các nước đặt là 120s. Theo khuyến nghị tại

ETSI TS 102 250-5, ở chế độ đo di động thì độ dài cuộc gọi là 120s.

Kết hợp việc đo kiểm 2 chỉ tiêu này có thể với nhau.Độ dài cuộc gọi là 120s

và khoảng cách giữa các cuộc gọi liên tiếp là 30s.

3.2.4. Phương pháp đo kiểm Chất lượng thoại

Theo khuyến nghị ETSI TS 102 250-2 phương pháp đo chất lượng thoại là

áp dụng khuyến nghị ITU-T P862 và P 862.1 và việc đo chất lượng thoại có 2

cách: đo chất lượng của từng mẫu thoại và đo chất lượng của cuộc gọi thông

thường (trong quá trình đo chất lượng của cuộc gọi thoại thông thường thì máy

đo đánh giá vài mẫu thoại và giá trị chất lượng thoại của cuộc gọi là giá trị trung

bình của chất lượng các mẫu thoại). Hiện tại TCN 68-186:2006 của Bộ Thông

tin và Truyền thông ban hành áp dụng để đo kiểm, đánh giá chất lượng thoại của

dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động cũng sử dụng phương

pháp khuyến nghị tại tiêu chuẩn ITU-T P862 và P 862.1.

Việc đo kiểm và bài đo chất lượng thoại theo TCN 68-186:2006 và đo chất

lượng thoại của cuộc gọi thông thường.

3.2.5. Phương pháp đo kiểm Chất lượng video

Hiện nay các tổ chức quốc tế chưa ban hành tiêu chuẩn chính thức đối với

chỉ tiêu chất lượng video của dịch vụ video telephony. Tuy nhiên một số hãng

sản xuất thiết bị đã tự xây dựng các thuật toán để đánh giá chỉ tiêu này và đề

xuất với các tổ chức tiêu chuẩn hoá. ETSI đã có khuyến nghị ETSI TR 102 493

V1.1.1 (2005-08) và Nhóm các chuyên gia về chất lượng video - VQEG đã có

dự thảo phiên bản 1.16 để hướng dẫn về cách đo kiểm, đánh giá chỉ tiêu chất

lượng video của dịch vụ video telephony. Một trong số các thuật toán này được

gọi là VQuad - Objective Model for Video Quality Assessment (Mô hình khách

quan để đánh giá chất lượng video). Sử dụng phương pháp đo kiểm VQuad nêu

trên.

3.2.6. Phương pháp đo kiểm chất lượng dịch vụ nhắn tin ngắn

Hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã có đề tài về xây dựng quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về dịch vụ nhắn tin ngắn, trong đó có các chỉ tiêu chất lượng,

mức chất lượng của từng chỉ tiêu và phương pháp đo kiểm. Thực hiện đo kiểm

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

chất lượng dịch vụ nhắn tin ngắn theo Quy chuẩn được ban hành sau này.

3.2.7. Phương pháp đo kiểm Tốc độ tải dữ liệu trung bình

Hiện tại các nước đều sử dụng phương pháp mô phỏng: sử dụng máy đo tải

file dữ liệu từ một máy chủ chuẩn (reference server). Về dung lượng của file dữ

liệu để thực hiện phép tải dữ liệu, theo Phần Lan là 50MB; Singapore và Bồ Đào

Nha không nêu rõ dung lượng của file.

Phương pháp đo chỉ tiêu này là phương pháp mô phỏng, tải file dữ liệu

có dung lượng từ 10MB đến 50MB từ máy chủ của doanh nghiệp.

3.2.8. Độ chính xác ghi cước về dung lượng dữ liệu truy nhập:

Áp dụng phương pháp của tiêu chuẩn TCN 68-227:2006 để đo kiểm, đánh

giá.

3.2.9. Tốc độ di chuyển của thiết bị đo khi thực hiện đo kiểm:

Theo khuyến nghị ITU-R M.1034-1 về yêu cầu đối với giao diện vô tuyến

của hệ thống IMT-2000 (2/1997) thì hệ thống IMT 2000 phải đảm bảo đáp ứng

tốc độ di chuyển tương đối giữa trạm gốc của IMT-2000 và thiết bị đầu

cuối

IMT-2000 như sau:

- Đối với trường hợp tĩnh (không di chuyển): 0 km/h.

- Đối với trường hợp người đi bộ: lên đến 10 km/h.

- Đối với các phương tiên điển hình: lên đến 100km/h.

- Đối với các phương tiện tốc độ cao: lên đến 500km/h.

- Đối với phương tiện hàng không: lên đến 1.500 km/h.

- Đối với vệ tinh: lên đến 27.000 km/h.

Một số nước về thực hiện đo kiểm chất lượng dịch vụ 3G có đưa ra khuyến

nghị về tốc độ di chuyển của thiết bị đo. Ví dụ như ở Tây Ban Nha tốc độ di

chuyển của phương tiện đặt thiết bị đo ở vùng ngoại ô là từ 50km/h đến

120km/h; tại Ấn Độ, tốc độ di chuyển của phương tiện đặt thiết bị đo ở khu vực

có lưu lượng cao là không quá 40km/h, ở khu vực đường cao tốc là 50

đến

100km/h, tốc độ chung bình chung là 35 đến 60km/h.

Tốc độ di chuyển của phương tiện đặt thiết bị đo như sau: ở khu vực thành

thị tốc độ là từ 30 - 40km/h, tại khu vực ngoại ô là từ 50 đến 60km/h.

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

3.3. Đề xuất bài đo cụ thể

Bài đo kiểm chất lượng đối với dịch vụ 3G dưới đây là áp dụng trong 1 đợt

đo kiểm tại địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc đo

kiểm được thực hiện đối với các cuộc gọi nội mạng, thiết bị đo kiểm được đặt trên

các phương tiện di chuyển (driving test).

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

3.3.4. Chất lượng thoại (dịch vụ thoại hoặc dịch vụ video call)

- Công thức xác định:

Chất lượng thoại =Tổng số điểm của các cuộc gọi

Tổng số cuộc gọi

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

69

- Phương pháp đo: Phương pháp mô phỏng. Thực hiện theo Khuyến

nghị

ITU-T P.862 và quy đổi ra điểm MOS theo Khuyến nghị ITU-T P.862.1.

Số lượng cuộc gọi lấy mẫu tối thiểu là 1000 cuộc vào các giờ khác nhau

trong ngày. Khoảng cách giữa 2 cuộc gọi liên tiếp xuất phát từ cùng máy

chủ gọi ít nhất là 30s.

3.3.5. Chất lượng video (dịch vụ video call)

- Định nghĩa:

Chất lượng video (tại bên A) [MOS_VQO] = f{WB(t); ZA (t)}

Chất lượng video (tại bên B) [MOS_VQO] = f{WA(t); ZB (t)}

Trong đó:

+ MOS_VQO: thang điểm đánh giá chất lượng hình ảnh (Mean

Opinion Score – Visual Quality Objective), tương tự như thang điểm đánh

giá chất lượng dịch vụ thoại, có giá trị từ 1 đến 5 điểm.

+ WA(t); WB(t): mẫu video gửi từ bên A (hoặc B).

+ ZA(t); ZB(t): dữ liệu video nhận được tại bên A (hoặc B) của

mẫu

video WA(t); WB(t) ban đầu.

- Công thức xác định:

Chất lượng video (điểm chất lượng trung bình =

=

Tổng số điểm của các cuộc gọi

Tổng số cuộc gọi

- Phương pháp đo: thực hiện mô phỏng ít nhất 1000 cuộc gọi. Khoảng

cách giữa 2 cuộc gọi liên tiếp ít nhất là 30s.

3.3.6. Tốc độ tải dữ liệu trung bình

- Công thức xác định:

Tốc độ tải dữ liệu trung bình [kB/s] =

- Phương pháp đo: thực hiện ít nhất 300 phép thử tải file dữ liệu, file dữ liệu

phải là dạng nén hoặc file có định dạng *.mp3, *.mp4,… và có dung lượng từ

10MB đến 50MB. Khoảng cách giữa 2 lần đo liên tiếp ít nhất là 30s. Gói cước sử

dụng để đo tải dữ liệu là gói cước có tốc độ cao nhất mà doanh nghiệp đang

cung cấp, thiết bị đo có khả năng kết nối với tốc độ cao nhất mà doanh nghiệp

công bố không bị cài đặt giới hạn tốc độ.

Ghi chú: trong trường hợp đo để so sánh giữa các mạng (benchmarking) thì

cần đảm bảo việc đo kiểm đồng thời, tức là việc đo kiểm các chỉ tiêu phải đồng

bộ về thời gian bắt đầu. Vì vậy cần phải thiết lập khung thời gian (call window)

cho các chỉ tiêu, nghĩa là trong khoảng khung thời gian này nếu cuộc gọi thiết

lập không thành công, bị rơi,… thì cuộc gọi tiếp theo không được thực

hiện ngay mà phải chờ cho đến hết khung thời gian để có thể thực hiện đồng thời

các cuộc gọi giữa các mạng. Ví dụ về khung thời gian của một số chỉ tiêu như sau:

- Đối với chỉ tiêu tỷ lệ cuộc gọi bị rơi, ETSI TS 102 250-5 khuyến nghị khung

thời gian là 180s (trong đó 30s là khoảng thời gian để thiết lập và giải phóng cuộc

gọi, 120s là độ dài cuộc gọi và 30s là khoảng thời gian tạm ngừng tối thiểu giữa

các cuộc gọi).

- Đối với chỉ tiêu chất lượng thoại: thông thường thời gian từ lúc bắt đầu thực

hiện cuộc gọi cho đến khi kết thúc cuộc gọi là khoảng 65s, khoảng thời gian tạm

ngừng tối thiểu là 30s do đó khung thời gian là 95s.

- Đối với chỉ tiêu tốc độ tải dữ liệu trung bình: khung thời gian tuỳ thuộc vào

file dữ liệu sử dụng để thực hiện phép tải dữ liệu. Ví dụ với file dữ liệu là 10MB,

tốc độ tải dữ liệu khoảng 1600kb/s, thời gian thiết lập, giải phóng phép đo,… là

60s thì khung thời gian cần thiết là 120s.

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Tổng dung lượng của các phép đo

Tổng thời gian tải dữ liệu của các phép

đo

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

CHƯƠNG IV: QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ 3G TẠI

VIỆT NAM

Sau khi những nghiên cứu về các chỉ tiêu chất lượng được đề xuất. Chúng ta cùng

tiến hành đo đạc và đánh giá chất lượng dịch vụ của một trong số các mạng di động

3G tại Việt Nam

Sau đây là quá trình đo đạc và đánh giá chất lượng dịch vụ mạng 3G VMS tại Hải

Dương.

Để đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng mạng 3G chúng ta phải tiến hành đo

đạc nhiều tham số trên toàn vùng lãnh thổ. Việc chia các vùng lớn thành các vùng

nhỏ đươc gọi là các cluster, một tỉnh có thể được chia làm nhiều cluster khác nhau sẽ

tạo thuận lợi trong quá trình xây dựng cũng như quản lý, đo đạc và đánh giá chất

lượng về sau này.

Chúng ta cùng lấy ví dụ công việc đo đạc và đánh giá chất lượng dịch vụ mạng

3G Mobifone tại Hải Dương như sau: Chia tỉnh Hải Dương thành 10 cluster với diện

tích cũng như số lượng trạm 3G là tương đương nhau, đo đạc và đánh giá chất lượng

trên lần lượt 10 cluster đó sau đó tổng hợp lại. Sau đây chúng ta cùng theo dõi quá

trình đánh giá chất lượng dịch vụ trên cluster 5. Các cluster khác cũng tiến hành

tương tự

4.1. Quá trình đo đạc

- Yêu cầu về thiết bị: Máy tính xách tay,thiết bị định vị toàn cầu GPS(Global

position system), antenal (dùng để hỗ trợ thu sóng),máy điện thoại dùng để test(Sony

ericsson K790, K800…), các phần mềm test và phân tích chuyên dụng như TEMS,

Nemo, Actix, mapinfo…

- Yêu cầu test: Với mỗi chỉ tiêu khác nhau ta sẽ có những bài test khác nhau, việc

thực hiện đồng thời hoặc riêng rẽ các bài test tùy theo yêu cầu của khách hàng. Ở đây

chúng ta thực hiện các bài test một cách đồng thời với các thiết bị đo sóng là các điện

thoại di động (mobile station)

MS1 (mobile station 1): thực hiện cuộc gọi dài (long call)

MS2 (mobile station 2): thực hiện cuộc gọi ngắn (short call) với thời gian gọi là

60 giây, thời gian chờ là 10 giây

MS3 (mobile station 3): thực hiện chế độ chờ (Idle mode)

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

MS4 (mobile station 4): thực hiện HSDPA down load với FTP server của

Mobifone

- Điều kiện mạng: Đảm bảo 100% số lượng trạm hoạt động bình thường

- Số lượng trạm và bản đồ trạm: Số lượng trạm (NodeB): Số lượng trạm 3G thuộc cluster 5 như bảng sau:

NodeB Name Province District Cluster Longtitude Latitude

HDG_KMN_AN_LUU HDG KMN C5_HDG 106.52886 21.00745

HDG_KMN_HOANG_THACH HDG KMN C5_HDG 106.59238 21.04181

HDG_KMN_KINH_MON HDG KMN C5_HDG 106.5469 20.9954

HDG_KMN_PHAM_MENH HDG KMN C5_HDG 106.50837 21.02716

HDG_KMN_PHUC_THANH HDG KMN C5_HDG 106.42632 21.02356

HDG_KMN_XM_PHUC_SON HDG KMN C5_HDG 106.56165 21.02213

HDG_KTH_DONG_GIA HDG KTH C5_HDG 106.51642 20.89642

HDG_KTH_KIM_TAN HDG KTH C5_HDG 106.52763 20.92221

HDG_KTH_KIM_THANH HDG KTH C5_HDG 106.51123 20.96734

HDG_KTH_KIM_THANH_2 HDG KTH C5_HDG 106.45235 20.96988

HDG_KTH_LAI_KHE HDG KTH C5_HDG 106.42004 20.97934

HDG_THA_CHO_HE HDG THA C5_HDG 106.47219 20.84206

HDG_THA_THANH_HA HDG THA C5_HDG 106.42738 20.89857

HDG_THA_THANH_HONG HDG THA C5_HDG 106.44095 20.82508

HDG_THA_THANH_SON HDG THA C5_HDG 106.44521 20.87033

HDG_THA_TIEN_TIEN HDG THA C5_HDG 106.36912 20.9173

HDG_THA_VIET_HONG HDG THA C5_HDG 106.43046 20.93124

Bản đồ trạm:

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Bản đồ đường đi để test:

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

- Quá trình đo đạc: Là quá trình kết nối các thiết bị,phần mềm rồi thực hiện thao tác

đo trong khi di chuyển trên toàn bộ cung đường màu xanh trong hình vẽ trên. Chúng

ta có thể thấy giao diện phần mềm được chụp trực tiếp như hình vẽ:

Đây là phần mềm TEMS, chúng ta có thể thấy những đường màu xanh và vàng

chính là đường tín hiệu được vẽ khi xe di chuyển trong khi test. Tất cả dữ liệu trong

quá trình đo sóng (drive test) sẽ được ghi lại(được gọi là logfile) và được phân tích

cụ thể bằng phần mềm chuyên dụng, từ đó chúng ta có thể dễ dàng đánh giá được các

chỉ tiêu chất lượng mạng

4.2. Quá trình phân tích và đánh giá các chỉ tiêu chất lượng

4.2.1. Độ rộng và chất lượng vùng phủ sóng

4.2.1.1.Độ rộng vùng phủ

Vấn đề phân tích và tìm ra vùng phủ là khá đơn giản bằng phần mềm

mapinfo. Dữ liệu(logfile) thu về từ MS 3sẽ giúp ta tính được độ rộng vùng phủ. Để

tính được vùng phủ trước tiên ta phải export logfile: Trong phần mềm TEMs ta chọn

thẻ export logfile như hình vẽ:

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Sau đó chọn Add Logfile, Trong cửa sổ Format chọn mục Mapinfo Tab-file. Sau đó

chọn setup. Trong mục Mapinfo Tab-file ta chọn những mục cần phân tích,thẻ Input

files click chọn Browse rồi trỏ đến đường dẫn Logfile mà đi Drive Test về, Sau đó

bấm chọn Start.(Shift+S), Khi hiện lên cửa sổ báo Success thì click Close, sau đó ta

tìm đến file vừa export, chon lấy file *.tab để mở bằng phần mềm mapinfo ta được

như hình vẽ:

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Cửa sổ Methode chọn Custom

Chọn giải Ranges và màu hiển thị cho từng giải, cuối cùng ta được kết quả vùng phủ

sóng (chính là những điểm mà MS thu được tín hiệu) như hình vẽ dưới đây:

Chúng ta có thể thấy được vùng phủ là gần như tuyệt đối, vùng phủ khá rộng.

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

4.2.1.2.Chất lượng vùng phủ

Chất lượng vùng phủ được đánh giá bởi chính công suất tín hiệu cơ bản

RSCP (Received Signal Code power) cũng như tỉ số sóng mang trên tạp âm Ec/Io.

Từ kết quả đo được đưa vào phân tích ta có thể thấy chất lượng vùng phủ như sau:

Quan sát bảng trên ta có thể thấy công suất thu luôn luôn lớn hơn -115dbm, khoảng

từ -105 đến -115 chiếm số mẫu nhiều nhất,chất lượng vùng phủ là rất tốt:

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Ngoài công suất thu, chất lương vùng phủ còn được đánh giá bởi tỉ số sóng mang

trên tạp âm. Sau đây là kết quả thống kê

Bảng mẫu kết quả thu được:

Tỉ lệ trên mỗi điểm drivetest:

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Lược đồ tỉ lệ sóng mang trên tạp âm theo mẫu thống kê:

Quan sát dễ dang nhận ra tỉ lệ sóng mang trên tạp âm trung bình là -9.5 db, với tỉ lệ

cao này mạng mobifone luôn duy trì chất lượng dịch vụ tốt.

4.2.2.Dịch vụ quảng bá di động

Dịch vụ mobifone 3G chính thức được bắt đầu cung cấp vào 00h00 ngày 15

tháng 12 năm 2009, cùng thời điểm đó các dịch vụ cũng bắt đầu được mobifone cung

cấp đến tay khách hang như: Mobile TV, mobile internet, mobile broadband(fast

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

connect), wap portal…Các tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ được đánh giá

thông qua việc truy cập trực tiếp, ví dụ để thấy được chất lượng dịch vụ Web portal

chúng ta có thể truy cập trực tiếp website: http://wap.mobifone.com.vn . Sau khi truy cập ta

có thể đánh giá được qua các tiêu chí sau:

Độ sẵn sàng của dịch vụ: Đó là những dịch vụ hiện hữu và có thể truy cập bất

kỳ thời điểm nào khi có dịch vụ 3G. Chúng ta có thể quan sát hình vẽ dưới đây, sau

khi truy cập ta có thể thấy có các mục: tin tức, các dịch vụ, ca nhạc…Chúng ta có thể

thử bất kỳ một dịch vụ nào đó thông qua việc trỏ con chuột và click tới dịch vụ đó

một cách dễ dàng. Các dịch vụ luôn hoạt động chứng tỏ độ sẵn sàng của dịch vụ là

rất cao.

Tỉ lệ lỗi truy nhập: Thực hiện 1000 lần truy nhập dịch vụ truy cập cho kết quả 11

lần truy cập lỗi, như vậy tỷ lệ lỗi truy nhập là 0.11 %, tỉ lệ lỗi truy nhập là rất thấp.

Thời gian truy nhập: Chính là khoảng thời gian tính từ thời điểm bắt đầu đến khi

dịch vụ được được đáp ứng, tùy từng dịch vụ mà thời gian này sẽ khác nhau ví dụ

dịch vụ tin tức với dung lượng web dịch vụ thấp chỉ hết 0.3 s, các dịch vụ khác như

ca nhạc, ti vi trực tuyến thì sẽ mất thời gian lâu hơn.

Tỉ lệ rớt phiên : Là 0 %, với chất lượng mạng tốt, trong suốt quá trình truy cập

không xảy ra rớt phiên tại bất kỳ thời điểm nào

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Chất lượng âm thanh : Âm thanh chuẩn, không có tạp âm và đồng bộ với tín hiệu

hình (đối với dịch vụ ti vi trực tuyến)

Chất lượng video : Hình ảnh tương đối chuẩn, ổn định, không bị gián đoạn

4.2.3.Dịch vụ thoại

Có thể kể tới các tiêu chí chất lượng của dịch vụ thoại như: Tỉ lệ cuộc gọi được

thiết lập thành công, tỉ lệ cuộc gọi bị rơi, chất lượng âm thanh của cuộc gọi thoại

Sau khi đo đạc trên toàn vùng, thu thập tất cả các logfile và sử dụng công cụ phân

tích TEMS route analysis(giao diện như hình vẽ):

Chúng ta có thể thấy phần mềm này sẽ thống kê được tất cả các sự kiện liên

quan tới cuộc gọi như: call set up, call attempt,call establish, call end, drop call,

block call…Như vậy để có thể tính toán được các chỉ tiêu chất lượng chúng ta chỉ

cần nhập tất cả các logfile có được trong quá trình drive test, TEMS route analysis sẽ

cho ta kết quả thống kê trong toàn vùng

Tỉ lệ cuộc gọi thành công: Với cách tính trên ta có kết quả như sau:

Số lượng Call attempt(số lần bắt đầu cuộc gọi): 1863

Số lượng Call setup(số lần gọi đổ chuông):1790

Từ đó dễ dàng tính được tỉ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công là: 96,081%. Tỉ lệ

này là khá cao.

Thời gian thiết lập cuộc gọi trung bình: Đây là con số tương đối, đa số các cuộc

gọi đều thành công và thời gian thiết lập cuộc gọi là khá ngắn, trung bình 2-5 giây.

Chất lượng thoại của cuộc gọi: Các bên gọi và bên bị gọi đều nghe rõ, ít xảy ra

hiện tượng vọng âm (người nói nghe tháy chính giọng của mình trên điện thoại của

mình) và nặng âm (người gọi không nghe thấy người bị gọi và ngược lại)

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Tỉ lệ cuộc gọi bị rơi: Được tính bằng số cuộc gọi bị rơi trên tổng cuộc gọi thành

công, cuộc gọi bị rơi là những cuộc gọi mà đang trong qúa trình đàm thoại lại mất

liên lạc không rõ lý do. Cũng với chức năng trên ta có thể thấy được kết quả:

Số cuộc gọi bị rơi drop call: 31

Số cuộc gọi thành công call establish: 1789

Như vậy tỉ lệ cuộc gọi bị rơi là: 1.73 %, số cuộc gọi bị rơi là rất thấp

4.2.4.Dịch vụ thoại thấy hình

Như chúng ta đã biết dịch vụ thoại thấy hình(video call) là dịch vụ có tiện ích

cao, đáp ứng nhu cầu của rất nhiều đối tượng, ở đó người nghe và người gọi có thể

nghe và nhìn thấy hình ảnh của nhau trong quá trình đàm thoại. Vấn đề đo đạc và

đánh giá chất lượng dịch vụ thoại thấy hình sẽ được thể hiện qua các tiêu chí dưới

đây

Tỉ lệ cuộc gọi không thành công: Không như cuộc gọi thoại thông thường, cuộc

gọi video call chỉ được kiểm tra ngẫu nhiên trong khoảng thời gian nhất định. Trong

qúa trình test chúng ta lựa chọn ngẫu nhiên 50 điểm và tiến hành cuộc gọi thấy hình

trên 50 điểm này trong thời gian 10 giây thấy có 2/50 cuộc thiết lập không thành

công, như vậy tỉ lệ cuộc gọi không thành công là tương đối thấp 4%

Thời gian thiết lập cuộc gọi: Tương tự như cách kiểm tra tỉ lệ cuộc gọi không

thành công, để biết được thời gian thiết lập cuộc gọi chúng ta cũng chọn ra ngẫu

nhiên 50 điểm, sau đó thiết lập cuộc gọi thấy hình, việc lựa chọn 50 điểm ngẫu nhiên

sẽ cho thấy một kết quả hoàn toàn khách quan. Thông qua 50 cuộc gọi đó dễ dàng

tính được thời gian thiết lâp trung bình là 4-7 giây (tính từ thời điểm bắt đầu cuộc gọi

đến khi cả hai thuê bao nhìn thấy hình ảnh video mà người kia gửi)

Chất lượng âm thanh: Cũng như cuộc gọi thoại thông thường chất lượng âm thanh

phải đảm bảo khi các thuê bao gọi và bị gọi đều nghe rõ, âm thanh phải đồng bộ với

hình ảnh. Chất lượng âm thanh do chính người nghe cảm nhận,trong 50 cuộc gọi

ngẫu nhiên đó hầu như tất cả cuộc gọi đều cho âm thanh chuẩn, không có tập âm.

Chất lượng hình ảnh: Thuê bao gọi và bị gọi đều nhìn thấy hình ảnh của thuê bao

ở đầu xa, chất lượng hình ảnh mịn, không gián đoạn và đồng bộ với âm thanh.

Sự đồng bộ giữa âm thanh và hình ảnh: Cho kết quả tốt, độ trễ âm thanh và hình

ảnh trong các cuộc gọi là rất ngắn, không đáng kể.

Tỉ lệ cuộc gọi bị rơi: Đạt 0% đối với 50 cuộc gọi trong thời gian 10 giây, chất

lượng cuộc gọi được đảm bảo.

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Độ trễ trung bình từ thuê bao gọi tới bị gọi và ngược lại: khoảng xấp xỉ 1.5 giây,

nói chung là rất thấp.

4.2.5.Dịch vụ tải file

HSDPA (High Speed Downlink Packet Access), gói đường truyền tốc độ cao, là một

sản phẩm của công nghệ 3G cho phép các mạng hoạt động trên hệ thống UMTS có

khả năng truyền tải dữ liệu với tốc độ cao hơn hẳn. Công nghệ HSDPA hiện nay cho

phép tốc độ download đạt đến 1.8, 3.6, 7.2 và 14.4 Mbit/giây, và trong tương lai gần,

tốc độ hiện nay có thể được nâng lên gấp nhiều lần. Thực hiện đợt kiểm tra trên toàn

cluster 5, khu vực Hải Dương với một MS (mobile station) luôn ở chế độ download

tù sever FTP của mobifone. Tổng kết lại các logfile có được ta có được kết quả như

sau:

Độ sẵn sàng của dịch vụ: Có thể đo độ sẵn sàng của dịch vụ bằng cách đặt máy

điện thoại luôn ở chế độ 3G, và quan sát xem tại tất cả các điểm có sóng 3G dịch vụ

HSDPA có luôn sẵn sàng hay không, đây là điều kiện đầu tiên đê khách hàng có thể

sử dịch dịch vụ dữ liệu của mạng 3G bất kỳ, thực tế tại tất cả các điểm đo đều cho

thấy dịch vụ HSDPA của mobifone luôn sẵn sàng.

Thời gian thiết lập trung bình: Khoảng 2.5-4 giây, tính từ thời điểm bắt đầu thiết

lập phiên download tới khi bit dữ liệu đầu tiên được thu về

Tỉ lệ lỗi truy nhập: Số phiên download được khởi tạo là 355, số phiên download

chính thức được bắt đầu là 326, như vậy tỉ lệ lỗi truy nhập là 8.17%

Tỉ lệ lỗi phiên: Chính là tỉ lệ số phiên down load bị lỗi trên số phiên down load

được chính thức bắt đầu. Dựa vào kết quả đo được qua chức năng thống kê trên phần

mềm probe ta có số phiên down load được chính thức bắt đầu(session start) là 326,

số phiên bị lỗi trong quá trình down load là 46. Như vậy tỉ lệ lỗi phiên là 14.11%

Thời gian hoàn thành phiên: Tuỳ theo dung lượng gói down load mà thời gian

hoàn thành phiên khác nhau. Ví dụ down gói 5MB(5*1024*1024*8 bit) với tốc độ

trung bình 4Mbps(4*1024*1024 bit trên giây) thì mất khoảng 40 giây

Tốc độ tải dữ liệu trung bình:

Chúng ta có thể quan sát giao diện và các thông số kỹ thuật được hiện thị trong một

phiên download qua phần mềm GENEX Probe, qua đây ta có thể thấy được tốc độ

down load tại một thời điểm nhấ định, ví dụ tại thời điểm hiện tại là 4111.00 Kbps,

bên cạnh đó ta cũng thấy được phổ tín hiệu (phía góc phải hình vẽ).

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

Cũng với chức năng thống kê trong phần mềm probe ta có thể dễ dàng thấy được tốc

độ tải dữ liệu trung bình là 435.23kbps, kết quả cho thấy tốc độ down load khá ông

định, cao hơn dịch vụ EDGE và GPRS trước đây rất nhiều.

Tỉ lệ gián đoạn truyền dữ liệu: Gián đoạn truyền dữ liệu là quá trình down load bị

đột nhiên dừng lại mà không rõ lý do. Gián đoạn có thể tạm thời hoặc có thể chấm

dứt luôn phiên down load, cả hai trường hợp này đều ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng

dịch vụ của khách hàn, nếu diễn ra nhiều lần có thể gây thiệt hại về kinh tế khó có

thể lường truớc. Để biết được tỉ lệ gián đoạn dữ liệu trên toàn vùng có thể thống kê

các phiên down load bị gián đoạn. Cũng qua phần mềm thống kê có thể cho ta kết

quả, trong cluster 5 này đã thực hiện là 326 phiên down load với 115 phiên bị gián

đoạn, như vậy tỉ lệ gián đoạn truyền dữ liệu là: 35.28%

4.2.6.Dịch vụ duyệt web

Chúng ta đã quá quên với dịch vụ duyệt web trên máy tính thông qua đường

truyền internet tốc độ cao ADSL. Dịch vụ duyệt web qua máy điện thoại có hỗ trợ

sóng di động cũng tương tự như dịch vụ tải file bởi nó đều sử dụng trên nền dịch vụ

dữ liệu HSDPA, có điều chúng chỉ khác nhau về phương thức ứng dụng mà thôi. Một

MS có hỗ trợ 3G của mobifone với dịch vụ HSDPA hiện hữu thì có thể duyệt web

trực tiếp hoặc thông qua thiết bị hiện thị khác như máy tính. Để kiểm tra chất lượng

dịch vụ, cũng như dịch vụ tải file ta chọn các điểm có hỗ trợ HSDPA, sau dó thực

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

hiện duyệt web bất kỳ. Tiến hành duyệt web 50 lần tại 50 điểm ngẫu nhiên khác

nhau, ghi chú quá trình duyệt web, cuối cùng ta có những kết quả sau

Độ không sẵn sàng của dịch vụ: 100% điểm chọn có hỗ trợ HSDPA, điều đó chứng

tỏ 100% các điểm luôn sẵn sàng đáp ứng dịch vụ. Độ sẵn sàng của dịch vụ là tuyệt

đối.

Thời gian thiết lập dịch vụ: Là tương đối ngắn, khoang 2-4 giây tính từ thời điểm

khởi tạo duyệt web tới khi dịch vụ đáp ứng nhu cầu người sử dụng.

Chúng ta có thể quan sát ở trên một hình ảnh cụ thể giao diện web sau khi truy cap

website có địa chỉ www.google.com, từ một mobile qua nền HSDPA 3G của mạng

mobifone

Tỉ lệ lỗi dịch vụ: Sau 50 lần duyệt web có 3 lần bị lỗi, không có phản hồi từ nhà

mạng (server), như vậy tỉ lệ lỗi dịch vụ là 6%

Tỉ lệ gián đoạn của dịch vụ: Là 0% với tất cả các lần duyệt web đều ổn định, không

bị gián đoạn hay mất dịch vụ giữa chừng

4.2.7.Dịch vụ lưu trữ và chuyển tiếp

Cùng với dịch vụ thoại thông thường, dịch vụ SMS trong lưu trữ và chuyển tiếp là

hai dịch cơ bản được kế thừa từ nền tảng 2G, đây là hai dịch vụ cơ bản và không thể

thiếu ở bất kỳ thời điểm phát triển nào của mang.

Dịch vụ nhắn tin SMS (short message service): Thực hiện 100 lần gửi tin từ thuê

bao A sang thuê bao B, kết quả là 100 tin đều được bên B nhận trong khoảng thời

gian ngắn. Như vậy tỉ lệ thành công của dịch vụ đạt mức tối đa,

Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện MMS (multi message service): Tương tự như

SMS, MMS là dịch vụ tin nhắn đa phương tiện, ở đó ngoài nội dung là các ký tự thì

có thể đính thêm hình ảnh, âm thanh…để gửi đi. Đây là tiện ích cao hơn so với mạng GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

2G thông thường. Để đánh giá được chất lượng dịch vụ này ta cũng thực hiện gửi

100 tin nhắn MMS từ thuê bao A tới thuê bao B. Sau một thời gian thấy được thuê

bao B nhận được 100 tin nhắn với nội dung giống thuê bao A đã gửi. Điều đó chứng

tỏ tỉ lệ thành công của dịch vụ là tuyệt đối.

Trên đây là toàn bộ quá trình đo đạc và đánh giá chất lượng dịch vụ mạng 3G của

mobifone tại cluster tại Hải Dương. Qua quá trình đo đạc chúng ta có thể kết luận

rằng: Chất lượng dịch vụ tại đây là cao, phong phú và rất ổn định.

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Đề tài đã nghiên cứu các nội dung sau:

- Tổng quan về công nghệ 3G và khảo sát tình hình cung cấp các dịch vụ

3G tại Việt Nam.

- Khảo sát tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế và các nước.

- Các bộ chỉ tiêu chất lượng của các dịch vụ 3G áp dụng tại Việt Nam bao

gồm: vùng phủ sóng, dịch vụ thoại, dịch vụ video telephony, dịch vụ quảng

bá, dịch vụ duyệt web, dịch vụ tải file, dịch vụ nhắn tin ngắn, dịch vụ nhắn tin đa

phương tiện.

- Phương pháp đo kiểm, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của một số dịch vụ

3G có thể áp dụng trong thời gian tới bao gồm:

1. Vùng phủ sóng.

2.Dịch vụ thoại: Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công; Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi;

Chất lượng thoại.

3.Dịch vụ thoại thấy hình: Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công; Tỷ lệ cuộc

gọi bị rơi; Chất lượng thoại; Chất lượng video.

4. Dịch vụ tải dữ liệu: Tốc độ tải dữ liệu trung bình.

2. Khuyến nghị:

2.1. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông:

- Bộ Thông tin và Truyền thông cần sửa đổi, bổ sung Tiêu chuẩn ngành

về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động TCN 68-

186:2006, trong đó bổ sung thêm các chỉ tiêu của dịch vụ thoại thấy hình,

dịch vụ tải dữ liệu,… để có thể áp dụng cho các dịch vụ 3G hiện đang cung cấp ở

Việt Nam.

- Xây dựng các tiêu chuẩn/quy chuẩn riêng cho các dịch vụ như: dịch vụ

nhắn tin (nhắn tin ngắn SMS, nhắn tin đa phương tiện MMS), dịch vụ

quảng bá,… trên cơ sở bộ khuyến nghị ETSI TS 102 250.

2.2. Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3G:

- Trong khi Bộ Thông tin và Truyền thông chưa ban hành các quy chuẩn

kỹ thuật cho các dịch vụ thì cần thường xuyên đo kiểm, đánh giá các chỉ tiêu chất

lượng dịch vụ nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://www.it u .int

Các khuyến nghị của ITU-T:

- ITU-T Recommendation P.861.

- ITU-T Recommendation P.862.1.

2. http://www.etsi.org

- ETSI TS 102 250-x (x từ 1-7).

3. http: / /www . ida.gov. s g Website của Cơ quan quản lý Viễn thông Singapore

(IDA): Mục Policies and Regulations

- http://www.ida.gov.sg/Policies % 20 a n d %20Regulation/200604161 7 4257. a s

px

4. http://www.a n ac o m . pt/ Website của Cơ quan quản lý Viễn thông Bồ Đào

Nha (Anacom), mục Quality reports.

- http://www.a n ac o m. p t/render.jsp ? categoryId=293535#hori z ontalM e n uArea

5. http: / /www.skmm.gov. m y Website của Cơ quan quản lý Viễn thông

Malaysia (SKMM-MCMC), mục Quality of Service Report.

- Commission Determination on the Mandatory Standards for Quality of

Service (Public Cellular Service), Determination No. 2 of 2002.

- ht t p://www . m t sfb.or g . m y / Website của Diễn đàn tiêu chuẩn kỹ thuật

Malaysia, mục Codes Document.

- MTSFB 009: 2005 - Quality of service for voice, short messaging service and

packet-switched traffic for public cellular services.

6. Comparing operators - Survey of the coverage and data speeds provided by

UMTS mobile communications networks available in Finland (ECE -

18/5/2009).

7. Experimental measurement of vehicular QoS - C. Pinart, I. Barona, C. Alba -

Networked Vehicles Division, Telefonica I+D - c/ Emilio Vargas 6, 28043 -

Madrid, Spain.

8. A simulated modeling approach towards providing adaptive QoS for

vehicular safety services over VANET - Ramesh Babu Kalivaradhan,

Arunkumar Thangavelu - School of Computing Science and Engineering,

Vellore Institute of Technology, TN, India.

9. TCN 68-186:2006 - Dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông di động mặt

đất - Tiêu chuẩn chất lượng.

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.................................................................................................................1CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ 3G VÀ KHẢO SÁT TÌNH

HÌNH CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ 3G TỊ VIỆT NAM......................................21.1. Tổng quan về công nghệ 3G.....................................................................2

1.1.1. Thế nào là công nghệ 3G.......................................................................21.1.2. Công nghệ 3G.........................................................................................31.1.3.Các công nghệ truy nhập (FDMA,TDMA,CDMA).................................61.1.3. Các tiêu chuẩn 3G (thương mại)...........................................................8

1.2 Khảo sát tình hình cung cấp các dịch vụ 3G tại VIỆT NAM...................91.3 Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ tại Việt Nam.............................................12

1.3.1 Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ..............................................................121.3.2 Các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 3G được đo kiểm................................13

2.1. Tổng hợp các tiêu chuẩn của các nước....................................................142.2 Tổng hợp các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 3G được đo kiểm tại các nước142.3. Tiêu chuẩn áp dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ 3G tại Việt Nam 152.4 Định nghĩa và phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 3G

theo tiêu chuẩn ETSI TS 102 250-2..................................................................162.4.1. Độ không sẵn sàng của mạng vô tuyến(vùng phủ sóng).....................162.4.2 Dịch vụ tải file (FTP).............................................................................17

2.4.2.1 Độ không sẵn sàng của dịch vụ......................................................172.4.2.2 Thời gian thiết lập (Setup Time)......................................................172.4.2.3 Tỷ lệ lỗi truy nhập dịch vụ IP (IP-Service Access Failure Ratio). . .182.4.2.4 Thời gian thiết lập dịch vụ IP (IP-Service Setup Time)....................182.4.2.5. Tỷ lệ lỗi phiên (Session Failure Ratio)...........................................192.4.2.6 Thời gian hoàn thành phiên (Session Time).....................................202.4.2.7 Tốc độ tải dữ liệu trung bình (Mean Data Rate)..............................202.4.2.8. Tỷ lệ gián đoạn truyền dữ liệu (Data Tranfer Cut-off Ratio).........21

2.4.3. Dịch vụ quảng bá di động (Mobile broadcast)...................................222.4.3.1. Độ không sẵn sang của mạng (Network Non- Availability)............222.4.3.2 Tỷ lệ lỗi truy nhập manu chương trình quảng bá ( Mobile Broadcast

Program Manu Non-Accessibility)................................................................22

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

2.4.3.3. Thời gian truy nhập menu chương trình (Mobile Broadcast Program

Menu Access Time).......................................................................................222.4.3.4. Tỷ lệ lỗi truy nhập kênh quảng bá (Mobile Broadcast Channel Non-

Accessbility)..................................................................................................232.4.3.5. Thời gian truy nhập kênh (Mobile Broadcast Channel Access Time)

.......................................................................................................................232.4.3.6. Tỷ lệ lỗi đáp ứng tương tác quảng bá (Mobile Broadcast Interactivity

Response Failure Ratio)................................................................................242.4.3.7. Thời gian đáp ứng tương tác quảng bá (Mobile Broadcast

Interactivity Response Time).........................................................................242.4.3.8. Tỷ lệ rớt phiên quảng bá ( Mobile Broadcast Session Cut-off Ratio)

.......................................................................................................................252.4.3.9. Tính toàn vẹn của dịch vụ quảng bá ( Mobile Broadcast Service

Intergrity)......................................................................................................252.4.3.10. Chất lượng âm thanh hình ảnh của dịch vụ quảng bá ( Mobile

Broadcast Audio Quality).............................................................................252.4.3.11. Chất lượng video của dịch vụ quảng bá ( Mobile Broadcast Video

Quality):........................................................................................................262.4.4. Dich vụ thoại (telephony)......................................................................26

2.4.4.1. Tỷ lệ cuộc gọi không thành công......................................................262.4.4.2. Thời gian thiết lập (Setup Time)......................................................262.4.4.3. Chất lượng thoại của cuộc gọi (Speed Quality on Call Basis).........272.4.4.4. Chất lượng thoại của mẫu thoại (Speed Quality on Sample Basis). 28

2.4.5. Dịch vụ thoại thấy hình (video telephony –VT)..................................292.4.5.1. Tỷ lệ cuộc gọi không thành công......................................................292.4.5.2. Thời gian truy nhập dịch vụ VT (Service Access Time)....................292.4.5.3 Tỷ lệ lỗi thiết lập âm thanh /hình ảnh của cuộc gọi VT (VT

Audio/Video Setup Failure Ratio).................................................................302.4.5.4. Thời gian thiết lập âm thanh/hình ảnh (Audio/Video Setup)............312.4.5.5. Tỷ lệ cuộc gọi VT bị rơi (VT Cut-off Call Ratio)..............................312.4.5.6. Chất lượng thoại của cuộc gọi (Speech Quality on Call Basis).. . .322.4.5.7. Chất lượng thoại của cuộc gọi mẫu (Speed Quality on Sample Basis)

332.4.5.8. Chất lượng video (Video Quality)..................................................34

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

2.4.5.9. Trễ một chiều trung bình từ đầu cuối đến đầu cuối (End-To-End

Mean One-Way Transmission Time).............................................................352.4.5.10. Độ đồng bộ âm thanh/ hình ảnh (Audio/Video Synchronization)...36

2.4.6. Dịch vụ duyệt web (http)......................................................................362.4.6.1. Độ không sẵn sàng của dịch vụ (Service Non-Accessibility)...........362.4.6.2. Thời gian thiết lập (Setup Time).......................................................362.4.6.3. Tỷ lệ lỗi truy nhập dịch vụ IP (IP-Service Access Failure Ratio)....372.4.6.4. Thời gian thiết lập dịch vụ IP (IP-Service Setup Time)....................382.4.6.5. Tỷ lệ lỗi phiên (Session Failure Ratio).............................................382.4.6.6. Thời gian hoàn thành phiên (Session Time).....................................392.4.6.7. Tốc độ tải dữ liệu trung bình (Mean Data Rate)..............................392.4.6.8. Tỷ lệ gián đoạn truyền dữ liệu (Data Transfer Cut- off Ratio)........40

2.4.7. Dịch vụ lưu trữ và chuyển tiếp:............................................................402.4.7.1 Dịch vụ nhắn tin (SMS).....................................................................402.4.7.2. Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện (MMS)..........................................42

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂM, ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ 3G.............................................................................473.1. Khảo sát việc đo kiểm các chỉ tiêu chất lượng 3G tại các nước.............47

3.1.1. Phần Lan...............................................................................................473.1.2. Bồ Đào Nha...........................................................................................533.1.3. Singapore...............................................................................................60

3.2. Phương pháp đo kiểm, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng dịch...........61vụ 3G tại Việt Nam............................................................................................61

3.2.1 Phương pháp đo kiểm vùng phủ sóng...................................................623.2.2 Phương pháp đo kiểm tỷ lệ được thiết lập thành công (dịch vụ thoại và

dịch vụ thoại thấy hình)..................................................................................633.2.3. Phương pháp đo kiểm Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi (dịch vụ thoại và dịch vụ

thoại thấy hình)...............................................................................................633.2.4. Phương pháp đo kiểm Chất lượng thoại..............................................643.2.5. Phương pháp đo kiểm Chất lượng video..............................................643.2.6. Phương pháp đo kiểm chất lượng dịch vụ nhắn tin ngắn...................643.2.7. Phương pháp đo kiểm Tốc độ tải dữ liệu trung bình...........................653.2.8. Độ chính xác ghi cước về dung lượng dữ liệu truy nhập:..................653.2.9. Tốc độ di chuyển của thiết bị đo khi thực hiện đo kiểm:.....................65

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

3.3. Đề xuất bài đo cụ thể.................................................................................653.3.4. Chất lượng thoại (dịch vụ thoại hoặc dịch vụ video call)....................663.3.5. Chất lượng video (dịch vụ video call)...................................................663.3.6. Tốc độ tải dữ liệu trung bình................................................................67

CHƯƠNG IV: QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ 3G TẠI

VIỆT NAM............................................................................................................674.1. Quá trình đo đạc.........................................................................................674.2. Quá trình phân tích và đánh giá các chỉ tiêu chất lượng.........................70

4.2.1. Độ rộng và chất lượng vùng phủ sóng..................................................704.2.1.1.Độ rộng vùng phủ..............................................................................704.2.1.2.Chất lượng vùng phủ.........................................................................72

4.2.2.Dịch vụ quảng bá di động.......................................................................754.2.3.Dịch vụ thoại...........................................................................................774.2.4.Dịch vụ thoại thấy hình..........................................................................784.2.5.Dịch vụ tải file.........................................................................................79

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................83TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................84

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Các tiêu chuẩn IMT-2000 của ITU cho các mạng di động thế hệ thứ 3.......6Hình 2. Tiêu chuẩn IMT-2000 cho phép thích ứng dựa trên 3 công nghệ truy nhập

khác nhau (FDMA,TDMA,CDMA)..........................................................................7Hình 3. Nguyên tắc phân tích vùng phủ sóng.........................................................48Hình 4. Số lượng ô vuông với các mức ngưỡng khác nhau....................................49Hình 5. Tỷ lệ các ô vuông được phủ sóng. Số lượng các ô vuông trong đó có ít. 50Hình 6. Phân bố EcNo luỹ tiến trong các khu vực mà tại đó có ít nhất..................511 nhà khai thác phủ sóng 3G...................................................................................51Hình 7: Tốc độ tải dữ liệu........................................................................................51Hình 8. Kiến trúc hệ thống Diversity/NetQual.......................................................51

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮTTT Từ viết tắt Diễn giải

1 3G 3rd Generation2 3GPP Third Generation Partnership Project3 ACK Acknowledgement4 ACM Address Complete5 AM Acknowledged Mode6 APN Access Point Name7 AT Command ATtention Command8 CLIP Calling Line Identity Presentation9 CPN Calling Party Number

10 CS Circuit Switched11 DNS Domain Name Service12 DT Direct Transfer13 DTE Data Terminal Equipment14 DVB-H Digital Video Broadcasting - Handheld15 FTP File Transfer Protocol16 GGSN Gateway GPRS Support Node17 GMSC Gateway Mobile Switching Centre18 GPRS General Packet Radio Service19 GSM Global System for Mobile communications20 HLR Home Location Register21 HTTP HyperText Transfer Protocol22 IP Internet Protocol23 KPI Key Performance Indicator24 L1 Layer 125 MBMS Multimedia Broadcast/Multicast Service26 MGW Media GateWay27 MMS Multimedia Messaging Service28 MMSC Multimedia Messaging Service Centre29 MO Mobile Originated30 MOS Mean Opinion Score31 MOS-LQO Mean Opinion Score - Listening speech Quality Objective32 MS Mobile Station33 MSC Mobile Switching Centre34 MT Mobile Terminated35 PDP Packet Data Protocol36 PLMN Public Land Mobile Network37 PoC Push to talk over Cellular38 POP3 Post Office Protocol version 339 PS Packet Switched40 PtS Push to Speech41 QoS Quality of Service

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

42 REL Release Message

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

43 RNC Radio Network Controller44 RRC Radio Resource Control45 RTCP Real Time Control Protocol46 RTP Real Time Protocol47 RTSP Real Time Streaming Protocol48 RX Reception49 SCCP Signalling Connection Control Part50 SDCCH Stand-alone Dedicated Control CHannel51 SDP Session Description Protocol52 SGSN Serving GPRS Support Node53 SIP Session Initiation Protocol54 SMS Short Message Service55 SMSC Short Message Service Centre56 SMTP Simple Mail Transfer Protocol57 SpQ Speech Quality58 SYN TCP SYNchronize flag59 TBCP Talk Burst Control Protocol60 TCP Transmission Control Protocol61 TCP-HS Transmission Control Protocol HandShake62 TX Transmission63 UDP User Datagram Protocol64 UE User Equipment65 UMTS Universal Mobile Telecommunications System66 VLR Visitor Location Register67 VT Video Telephony68 WCDMA Wideband Code Division Multiple Access69 WGR WAP Get Request

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển

GVHD: Th.S. Phạm Duy Phong SVTH: Nguyễn Đức Hiển