cÁc lÝ thuyẾt xà hỘi hỌc

33
LÝ THUYT XÃ HI HC Sociology Theories

Upload: zyn-lucky

Post on 10-Apr-2016

65 views

Category:

Documents


6 download

DESCRIPTION

Môn XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

TRANSCRIPT

Page 1: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC Sociology Theories

Page 2: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

Cấu trúc bài

Thuyết Chức năng

Thuyết Xung đột

Thuyết Tương tác biểu tượng

Quan điểm Trao đổi

Quan điểm xã hội học Marxism

Page 3: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

THUYẾT CHỨC NĂNG

Functional Theory

Page 4: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

�Hay còn gọi là thuyết chức năng - cấu trúc/ cấu trúc – chức năng.

�Nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ

phận cấu thành chính thể mà chính thể đó là một cấu trúc ổn định, chặt chẽ.

�Nguồn gốc: - Truyền thống khoa học Pháp coi trọng sự ổn

định, trật tự của hệ thống gồm các bộ phận có quan hệ.

- Truyền thống khoa học Anh với thuyết tiến hóa, thuyết kinh tế, thuyệt vị lợi, thuyết hữu cơ.

Page 5: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

Khái niệm �Cấu trúc và hệ thống: + Cấu trúc: là kiểu quan hệ giữa con người và xã hội được định hình một cách ổn định, bền vững. + Hệ thống: nhấn mạnh tính chỉnh thể, tính toàn vẹn, tính thống nhất của các thành tố. �Chức năng: là nhu cầu, lợi ích, sự cần thiết, sự đòi

hỏi, tác dụng mà một thành phần, bộ phận tạo ra hay thực hiện để đảm bảo sự tồn tại, vận động của hệ thống.

Page 6: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

�Chức năng & loạn chức năng: Hiện tượng XH sẽ có hệ quả tích cực có lợi cho sự trật tự, ổn định, cân bằng và hệ quả tiêu cực không có lợi, gây hại, mất trật tự, phá vỡ trạng thái ổn định, cân bằng. R. Merton gọi hệ quả tích cực là chức năng (Function) và hệ quả tiêu cực là loạn chức năng (Dysfunction).

Page 7: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

Nội dung thuyết H.Spencer: là người đầu tiên đưa ra quan điểm chức năng. Ông so sánh các bộ phận cơ thể sống với tổ chức xã hội. �Giả thuyết về xã hội của các nhà chức năng: 1. Các bộ phận của xã hội được tổ chức thành một hệ thống. Sự thay đổi bộ phận này dẫn đến thay đổi bộ phận khác. 2. Xã hội có khuynh hướng quay trở lại tình trạng ổn định và cân bằng sau khi sự rối loạn nào đó xảy ra. � Sự cân bằng động: xã hội vừa biến đổi vừa duy trì

hầu hết cấu trúc của nó theo thời gian.

Page 8: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

T.Parson: các cá nhân hành động và tìm cách thỏa mãn mong muốn của mình.

Họ đặt ra mục tiêu và đưa ra những phƣơng tiện hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu của mình. Cá nhân lựa chon cách ứng xử của mình “một cách cƣỡng bức” bởi những người xung quanh. Sự “cƣỡng bức” này mang tính biểu tƣợng vì thực tế cá nhân được nội tâm hóa các chuẩn mực xã hội và tự tuân thủ chuẩn mực đó vô điều kiện.

Page 9: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

Sơ đồ lý thuyết hệ thống xã hội – AGIL của T. Parson: Hệ thống xã hội được cấu thành từ 4 hệ thống tương ứng với 4 loại nhu cầu, chức năng cơ bản của hệ thống xã hội:

1. Adaptation - Thích ứng với môi trường tự nhiên – vật lý

1. Goal Attainment – huy động các nguồn lực nhằm vào các mục đích đã xác định.

2. Intergration – Liên kết, phối hợp các hoạt động, điều hòa và giải quyết các khác biệt, mâu thuẫn

3. Latent Patent Maintenance – Duy trì khuôn mẫu để tạo ra sự ổn định.

Từ đây, XHH hiện đại hình thành sơ đồ 4 chức năng AGIL nổi tiếng của T.Parson.

Page 10: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

R. Merton: Chức năng có 2 loại hình: + Chức năng công khai: có mục đích, được thừa nhận + Chức năng tiềm ẩn: không có mục đích và không được thừa nhận: Ví dụ: chức năng của nền hành chính chức năng của đảng phái Một thể chế hoàn thiện khi tạo ra được môi trường thuận lợi cho việc đối xử với mọi người bình đẳng.

Page 11: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

R. Merton đưa ra quan điểm về sự lệch chuẩn (Anomie): là sự không phù hợp, sự “lệch pha” giữa mục tiêu đƣợc xã hội thừa nhận và phƣơng tiện đƣợc xã hội thừa nhận. Sự lệch chuẩn xã hội là do sự lệch lạc so với chuẩn mực xã hội trong việc lựa chọn mục tiêu và phưng tiện.

Ông đưa ra Bảng phân loại hành động để nhận diện các kiểu hành vi sai lệch xã hội. (Xã hội chấp nhận: dấu “+”

Xã hội bác bỏ: dấu “-”)

Kiểu hành động Mục tiêu Phƣơng tiện

Thỏa hiệp + +

Đổi mới + -

Nghi thức - +

Thoái lui - -

Nổi loạn + - + -

Page 12: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

THUYẾT XUNG ĐỘT Conflict Theory

Page 13: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

�Người đặt nền móng cho xây dựng chủ thuyết này là Karl Marx và Fridrich Engels mà xuất phát điểm là học thuyết về mâu thuẫn xã hội, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

� Thuyết mâu thuẫn nhấn mạnh sự mâu thuẫn, xung đột và biến đỗi xã hội.

Luận điểm gốc: sự khan hiếm các nguồn lực và do sự phân công lao động và sự bất bình đẳng trong phân bổ nguồn lực, quyền lực nên quan hệ giữa các cá nhân, nhóm xã hội luôn trong tình trạng mâu thuẫn, cạnh tranh.

Page 14: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

�K.Marx: bản chất của xã hội dựa trên cơ sở kinh tế và sự xung đột giai cấp là không thể tránh khỏi trong toàn bộ nền kinh tế TBCN.

� Các quan điểm trường phái Marxism: sự xung đột

thể hiện giữa các bộ phận bất kỳ của xã hội. Các bộ phận, nhóm người tham gia vào xung đột khi họ cố gắng duy trì và ủng hộ những giá trị và lợi ích riêng biệt của họ

Page 15: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

� Biến đổi xã hội diễn ra liên tục vì có nhiều nhóm xung đột nhau, kết quả là sự cân bằng quyền lực giữa các nhóm có thể thay đổi.

� Thông thường, xung đột sẽ dẫn đến sự đổ vỡ,

nhưng xung đột cũng có những vai trò tích cực của nó khi nó giúp tăng sự điều chỉnh và tính năng động của các nhóm xã hội.

Ví dụ: Tình trạng nợ công của Hy Lạp trong bối cảnh liên minh Châu Âu.

Page 16: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

� Thuyết tinh hoa: - Chỉ có một nhóm ít ngƣời có khả năng nắm giữ vị

thế và quyền lực lãnh đạo người khác trong xã hội: nhóm tinh hoa của xã hội và tổ chức xã hội.

- Đặc điểm: các thành viên cùng chiếm giữ, cùng bảo vệ địa vị và cùng chia sẻ lợi ích, quyền lực và những ưu thế gắn liền với vị trí của họ.

- Địa vị và quyền lực chính trị chi phối tất cả các

lĩnh vực khác nhau của đời sống con người kể cả lĩnh vực kinh tế.

Page 17: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

Trƣờng phái Chicago và quan điểm của Robert Park: - Sự mâu thuẫn và cạnh tranh là hiện tượng của lối

sống xã hội, là đặc trưng của mối quan hệ giữa cá nhân và các nhóm xã hội.

- Mâu thuẫn xảy ra chủ yếu trên lĩnh vực vị thế và quyền lực giữa các nhóm xã hội khác nhau về chủng tộc, văn hóa và lối sống.

- Park cho rằng: mâu thuẫn còn xảy ra giữa các cá nhân trên cùng một thang bậc, cùng một tầng lớp của cấu trúc phân tầng xã hội.

Mâu thuẫn tác động đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội.

Page 18: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

THUYẾT

TƢƠNG TÁC BIỂU TƢỢNG Symbolic Theory

Page 19: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

� Thuyết này nhấn mạnh sự tƣơng tác của con ngƣời thông qua biểu tƣợng.

� Biểu tƣợng là bất kỳ hành động hay điều gì đó đại diện cho các khác. Biểu thượng thể hiện dưới các dạng thức như: lời nói, khái niệm, âm thanh, nét mặt, cử chỉ,…Nó được xác định bởi những người tạo ra và sử dụng chúng.

Ví dụ: chim bồ câu, hoa hồng, cái bắt tay,…

Page 20: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

�Quan điểm của Herbert Blummer: 3 giả thuyết + Chúng ta thường lý giải theo cách riêng về hiện thực và hành động hƣớng đến những sự vật mà ý nghĩa của chúng phù hợp với chúng ta. VD: phong tục để tóc dài + Sự nhận thức chủ quan dựa trên những ý nghĩa chúng ta tiếp nhận từ những người khác. VD: cầu thủ nhận biết chất lượng trận đấu từ lượng khán giả đến xem và cách họ cổ vũ. Ca sĩ có thể hiểu sai về hành động huýt sáo của khán giả. + Trong quá trình giao tiếp, chúng ta liên tiếp xử lý ý nghĩa những biểu hiện của những người xung quanh và đƣa ra phƣơng thức ứng xử phù hợp.

Page 21: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

Lý thuyết “Tôi soi gƣơng” của Charles Cooley: - Cái tôi (bản ngã) ở mỗi người là kết quả của sự tương

tác với người khác, của tri giác người khác tức là nhìn vào ngƣời khác nhƣ nhìn mình trong gƣơng.

- “Cái tôi soi gƣơng” là cơ sở để cá nhân tự đánh giá, tự kiểm soát, tự điều chỉnh và tạo ra mối tương tác xã hội, tổ chức xã hội.

- Câu hỏi “Ta là ai?” chỉ có thể trả lời được khi dựa vào những ý kiến đánh giá của người khác mà ta cảm nhận được.

Page 22: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

Cơ chế tƣơng tác giữa ngƣời với ngƣời: - Mô hình của John Watson:

S (Stimulus) -> R (Reaction) - Mô hình của Blumer:

S -> I (Interpretation) -> R

* Interpretation: Sự lý giải

Page 23: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

LÝ THUYẾT TRAO ĐỔI

Rational Choice (Exchange) Theory

Page 24: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

- Bắt nguồn từ các quan điểm của kinh tế học, tâm lý học, nhân học mà XHH phát triển.

+ Kinh tế: con người như sự tìm tòi lợi ích và hợp lý + Nhân học: cho và nhận là cơ sở của đời sống xã hội. + Tâm lý học: con người lựa chọn để tang tối đa sự ban thưởng và giảm tối đa sự trừng phạt. - Sự tƣơng tác của con ngƣời như một sự trao đổi chi

phí và sự ban thƣởng.

Page 25: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

Geoge Simmel: sự trao đổi giữa các cá nhân là mối liên kết xã hội cơ bản nhất. Nó không chỉ có ý nghĩa vật chất mà còn là điều kiện tồn tại của xã hội. Nhờ sự trao đổi, cá nhân đo lƣờng đƣợc giá trị các sự vật và học cách tạo lập mối tƣơng quan với các cá nhân khác. Tiền bạc do con người sáng tạo ra và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi. Mối quan hệ mua bán đã giải phóng những khả năng lựa chọn mới cho cá nhân và tham gia vào sự giải phóng của họ.

Page 26: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

Giả thuyết cơ bản của quan điểm trao đổi: 1. Hành vi con người là hợp lý trên cơ sở sự “kiểm tra

chi phí” và sự ban thƣởng.

2. Con người trở nên thỏa mãn với sự ban thƣởng và giảm mong muốn tăng thêm.

3. Con người trong điều kiện trao đổi sẽ chờ đợi sự cân bằng giữa cho và nhận.

Page 27: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

-Tầng 1: Physiological - Nhu cầu sinh lý -Tầng 2: Safety - Nhu cầu an toàn -Tầng 3: Love-belonging need - Nhu cầu xã hội -Tầng 4: Self-esteem – Nhu cầu được tôn trọng -Tầng 5: Sefl actualization – Nhu cầu tự thể hiện bản thân

Page 28: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

LÝ THUYẾT MARXISM Marxism Theory

Page 29: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

- Do K.Marx và Enghel sáng lập dựa trên việc coi chủ nghĩa duy vật lịch sử là lý luận và phƣơng pháp luận nhận thức xã hội.

- CNDVLS: là phương pháp luận khoa học để nhận thức và giải thích các hiện tượng, quá trình của đời sống XH trong mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau có tính chất quy luật giữa chúng.

- Nguồn gốc của các quá trình XH nằm trong chính những mâu thuẫn khách quan nội tại của chúng.

Page 30: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

- Kinh tế quyết định luận: Marx xem hệ thống kinh tế có tầm quan trọng tối cao và lập luận rằng nó quyết định tất cả các bộ phận khác của đời sống xã hội, các hệ thống chính trị, tôn giáo, hệ tư tưởng,… - Cơ sở của sự phân chia giai cấp và phân tầng xã hội là do trình độ sản xuất còn thấp.

- Các bộ phận xã hội không chỉ tác động qua lại với nhau mà còn mâu thuẫn, thậm chí đối kháng nhau. Đó là nguồn gốc thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Page 31: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

XHH theo quan điểm Marxism gồm 3 cấp độ: - Cấp độ đại cương: lý thuyết về sự xã hội và biến

đổi XH - Cấp độ chuyên ngành: dựa vào lý luận chuyên

ngành - Cấp độ thực nghiệm: thu thập những kiến thức

thực tế

Page 32: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Thế Cường (chủ biên), Từ điển xã hội học oxford, NXB. ĐHQG-HN

2. Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB.ĐHQG-HN

3. Trần Thị Kim Xuyến (chủ biên), Nhập môn xã hội học, NXB.ĐHQG-HCM

4. Vũ Quang Hà (chủ biên), Xã hội học đại cương, NXB.ĐHQG-HN

5. Jeanne H.Ballantine, Keith A.Roberts, Our Social World – Introduction to Sociology, Sage Publisher.

Page 33: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

HẾT