các kỸ thuẬt cƠ bẢn trong bẤt ĐẲng thỨc am-gm · pdf fileĐẠi hỌc...

29
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang Lớp : Cao Học Toán K25 CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN BẤT ĐẲNG THỨC Ngành: Phương Pháp Toán Sơ Cấp Người hướng dẫn: GS.TSKH Nguyễn Văn Mậu Đà Nẵng - 2012

Upload: phungkhanh

Post on 05-Feb-2018

228 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TOÁN

Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

Lớp : Cao Học Toán K25

CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN

TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN BẤT ĐẲNG THỨC

Ngành: Phương Pháp Toán Sơ Cấp

Người hướng dẫn: GS.TSKH Nguyễn Văn Mậu

Đà Nẵng - 2012

Page 2: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

LỜI MỞ ĐẦU

Trong sự hình thành vận động và phát triển của vũ trụ, những quy luật

về so đo và tính toán là điều tất yếu phải có. Sự to nhỏ, lớn bé, cao thấp hay

giàu nghèo...là những so sánh kinh điển mà Lão Tử đã chiêm nghiệm được và

cho ra đời trong "Đạo Đức Kinh" nổi tiếng suốt 2500 năm qua. Trong guồng

quay của khoa học từ thời sơ khai cho đến thời hiện đại, Toán học cũng không

thể đặt mình ra ngoài những quy luật đó. Sự ra đời các phép so sánh : số lớn

số bé, Giá trị lớn nhất nhỏ nhất, các giá trị bằng nhau là điều tất yếu phải

đến trong lịch sử Toán học.

Từ thời cổ đại, con người đã phát hiện ra những so sánh tương đối giữa

các con số, biểu thức trong số học hay đoạn thẳng, góc, diện tích, chu vi trong

hình học. Với quá trình phát triển suốt sau đó, các phép so sánh trên đã dần

định hình chặt chẽ và trở thành 1 phần cực kỳ quan trọng của Số học, Toán

học hiện đại bây giờ. Đó là "Bất Đẳng Thức", nó đã bước ra khỏi vỏ bọc của

Số học để trở thành những điểm nhấn quan trọng trong tất cả các lĩnh vực

như : Đại Số, Giải tích, Tổ Hợp, Xác suất, Hình học...

Trong quá trình hình thành này, nhiều định lý, phương pháp quan trọng

đã ra đời và trở thành kinh điển trong "Toán học". Với khuôn khổ của 1 tiểu

luận, em xin trình bày 1 phần nhỏ nhưng là cốt lõi và cực kỳ hữu ích để giải

quyết khá nhiều bài toán ở cấp độ Phổ Thông. Đó là Bất Đẳng Thức AM-GM

( hay còn gọi là Cauchy) và các phương pháp vận dụng cơ bản.

Tiểu luận gồm có 4 phần chính :

1. Chương 1 : Tổng quan về BĐT AM-GM gồm : Định lý, các quy tắc

chứng minh, ví dụ vận dụng đơn giản

2. Chương 2 :

• Phương pháp đánh giá và ví dụ ;

• Phương pháp ghép, tách và ví dụ;

• Phương pháp nhân chia hệ số (Kỹ thuật độ gần đều, xa đều) và ví

dụ;

• Phương pháp đổi biến số và ví dụ;

3. Chương 3 : Phân thức chính quy, BĐT AM-GM suy rộng.

Dù vẫn còn nhiều hạn chế nhất định vì nhiều lý do nhưng em hi vọng Tiểu

luận này sẽ mang đến những kết quả khả quan hơn để có thể phát triển thành

luận án thạc sĩ trong tương lai.

Page 3: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

ii

Xin chân thành cảm ơn thầy đã có những buổi dạy nhiệt tình để em có

được những kiến thức nhất định về môn học rất quan trọng này !

Học viên K25

Nguyễn Hạ Thi Giang

Page 4: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

Chương 1

Tổng quan về Bất Đẳng thứcAG.

Trong chương này, em xin trình bày Bất Đẳng Thức AM-GM (viết tắt là

AG) dạng đơn giản và tổng quát.Có nhiều cách để chứng minh Bất Đẳng Thức

A-G nhưng ở đây chỉ trình bày 1 phương pháp ngắn nhất và dễ hiểu nhất.

1.1 Định Lý

1. Dạng 1 :

Định lý 1.1.1. Cho 2 số a, b ≥ 0. CMR :a+ b

2≥

√ab

Chứng minh :

* ∀a, b ≥ 0, ta có :

0 ≤ (a− b)2 = a2 + b2 − 2ab = (a+ b)2 − 4ab

Hay :

(a+ b)2 ≥ 4ab ⇔ a+ b

2≥

√ab

* Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi a = b

2. Dạng 2 :

1

Page 5: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

2

Định lý 1.1.2. Cho n số x1, x2, . . . , xn ≥ 0. CMR :

x1 + x2 + . . .+ xn

n≥ n

√x1.x2 . . . xn

Chứng minh :

* Ta đặt :

A =x1 + x2 + . . .+ xn

n.

Khi đó, ta cần chứng minh :

An ≥ x1.x2 . . . xn (1)

ta có : A ≥ 0, x1.x2 . . . xn ≥ 0 nên :

- Nếu A = 0 thì

x1 = x2 = . . . = xn = 0(thỏa mãn)

- Nếu A > 0 thì (1) trở thành :

1 ≥ x1

A.x2

A. . .

xn

A

Hay :

en−n ≥ x1

A.x2

A. . .

xn

A

Hay :

e

x1 + x2 + . . .+ xn

A−n

≥ x1

A.x2

A. . .

xA

A

Từ đó :

e

x1

A+x2

A+...+

xn

A−n

≥ x1

A.x2

A. . .

xn

A

Tương đương :

e

x1

A−1+

x2

A−1+...+

xn

A−1

≥ x1

A.x2

A. . .

xn

A

Tương đương :

e

x1

A−1.e

x2

A−1

. . . e

xn

A−1

≥ x1

A.x2

A. . .

xn

A(2)

* Giả sử :xi

A= x,∀i = 1, . . . , n

Page 6: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

3

thì ta cần chứng minh :

ex−1 ≥ x ∀x ∈ R

Thật vậy, Đặt f(x) = ex−1 − x. Ta có :

• f ′(x) = ex−1 − 1

• f ′(x) = 0 ⇔ x = 1 ⇔ f(x) = 0

• Bảng biến thiên :

x

y′

y

−∞1

+∞

0

+

+∞

+∞

0

0

+∞

+∞

• Vậy f(x) ≥ 0, ∀x ∈ R. Khi đó

ex−1 ≥ x ∀x ∈ R

* Áp dụng kết quả này cho BĐT (2) trên ta có : đpcm.

Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi : x1 = x2 = . . . = xn

Ngoài ra, ta có thể viết BĐT AG trên dưới những biến dạng sau :

• x1 + x2 + . . .+ xn ≥ n n√x1x2 . . . xn

•(x1 + x2 + . . .+ xn

n

)n

≥ x1x2 . . . xn

1.2 Những quy tắc chứng minh BĐT AG.

Quy tắc 1.2.1. Quy tắc dấu "=" : Dấu "=" trong bất đẳng thức là cực

kỳ quan trọng, nhờ đó mà ta biết được tính đúng đắn của chứng minh. Nó đặc

biệt hữu ích trong các bài BĐT có điều kiện, dự đoán độ gần đều, xa đều.

Quy tắc 1.2.2. Qui tắc dấu "=" đồng thời : Nếu ta có 1 biến đổi liên

tiếp các BĐT khác nhau, ta phải chú ý rằng dấu "=" phải thỏa mãn tất cả các

BĐT mà ta đã sử dụng.

Page 7: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

4

Quy tắc 1.2.3. Quy tắc đối xứng : các BĐT thường có quy tắc đối xứng

với các biến, vì vậy mà việc giả sử vai trò của các biến như nhau là 1 giải pháp

hay để ta tìm ra các giá trị của biến. Từ đó ta có định hướng cho việc sử dụng

những BĐT phù hợp.

Quy tắc 1.2.4. Quy tắc dấu "≥, ≤" : Ta cần để ý vai trò của dấu ≥, dấu

≤, nó cho ta tư duy về việc đánh giá sử dụng vế trái hay vế phải của BĐT AG.

1.3 Ví dụ

Ví dụ 1.3.1. Chứng minh rằng : (a2+ b2)(b2+ c2)(c2+ a2) ≥ 8a2b2c2 ∀a, b, c

Giải :

Ta có :

a2 + b2 ≥ 2√a2b2 ∀a, b ∈ R

⇔ a2 + b2 ≥ 2|ab| ∀a, b ∈ R

Tương tự, ta có :

b2 + c2 ≥ 2|bc| ∀a, c ∈ R

a2 + c2 ≥ 2|ac| ∀b, c ∈ R

Vậy :

(a2 + b2)(b2 + c2)(c2 + a2) ≥ 8|a2b2c2| = 8a2b2c2∀a, b, c

Ví dụ 1.3.2. Chứng minh rằng :(√

a+√b)8

≥ 64ab(a+ b)2 ∀a, b > 0

Giải :

Page 8: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

5

Ta có :(√a+

√b)8

=[(a+ b) + 2

√ab]4

≥ 2

√2(a+ b)

√ab = 64ab(a+ b)2

(BĐT AG với : (a+ b), 2√ab)

Ví dụ 1.3.3. Chứng minh rằng :1

x+

1

y+

1

z≥ 9

x+ y + z,∀x, y, z ≥ 0 (1)

Giải :

Ta có :

(1) ⇔ xy + yz + xz

xyz≥ 9

x+ y + z

⇔ (xy + yz + xz)(x+ y + z) ≥ 9xyz

Thật vậy, áp dụng BĐT AG với 2 bộ số không âm : xy, yz, xz và x, y, z.

Ta có :

xy + yz + xz ≥ 3 3√

x2y2z2

x+ y + z ≥ 3 3√xyz

Vậy ta có đpcm.

Bằng cách chứng minh tương tự ta có những kết quả sau :

• 1

x+

1

y≥ 4

x+ y

• 1

xy≥ 4

(x+ y)2

• 1

xyz≥ 4

(x+ y + z)3

Page 9: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

Chương 2

Những kỹ thuật cơ bản.

Trong chương này, em xin trình bày các kỹ thuật sơ cấp nhưng cực kỳ quan

trọng trong việc chứng minh BĐT có sử dụng BĐT AG.

2.1 Kỹ thuật đánh giá lớn bé.

Có nhiều phương pháp đánh giá 1 BĐT nhưng việc đánh giá theo chiều

của dấu "≥" và dấu "≤" là công việc đầu tiên không thể bỏ qua.

1. Đánh giá từ trung bình cộng sang trung bình nhân.

Việc sử dụng BĐT AG liên quan mật thiết đến phép (+) và (.). Tất

nhiên có nhiều BĐT chứa dấu ( ≥ ) nhưng trong khuôn khổ sử dụng AG

thì việc định hướng sử dụng vế trái hay vế phải của AG là cực kỳ quan

trọng.

Bài toán 2.1.1. Cho

a, b, c > 01

1 + a+

1

1 + b+

1

1 + c≥ 2

CMR : abc ≤ 1

8

Giải :

Ta đánh giá như sau :

abc ≤ 1

8⇔ 1 ≥ 8abc

Ta sẽ sử dụng giả thiết để xuất hiện biểu thức 8abc bên vế phải

6

Page 10: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

7

Theo giả thiết :

1

1 + a≥ 2− 1

1 + b− 1

1 + c=

(1− 1

1 + b

)+

(1− 1

1 + c

)=

b

1 + b+

c

1 + c

Áp dụng BĐT AG cho 2 số dươngb

1 + b,

c

1 + c, ta có :

1

1 + a≥ b

1 + b+

c

1 + c≥ 2

√bc

(1 + b)(1 + c)(1)

Tương tự :

1

1 + b≥ a

1 + a+

c

1 + c≥ 2

√ac

(1 + a)(1 + c)(2)

1

1 + c≥ a

1 + a+

b

1 + b≥ 2

√ab

(1 + a)(1 + b)(3)

Từ (1), (2), (3), ta có :

1

1 + a.

1

1 + b.

1

1 + c≥ 8

√a2b2c2

(1 + a)2(1 + b)2(1 + c)2

⇔ 1

1 + a.

1

1 + b.

1

1 + c≥ 8

abc

(1 + a)(1 + b)(1 + c)

⇔ 1 ≥ 8abc ĐPCM.

Dấu = xảy ra khi và chỉ khi :1

1 + a=

1

1 + b=

1

1 + c=

1

1 + d1

1 + a+

1

1 + b+

1

1 + c+

1

1 + d= 3

⇔ a = b = c = d =1

3

* Bài toán mở rộng :

Cho

x1, . . . , xn > 01

1 + x1

+ . . .+1

1 + xn

≥ n− 1CMR : x1 . . . xn ≤ 1

(n− 1)n

Giải :

Ta sử dụng kỹ thuật của bài trên :

Page 11: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

8

• Tách n− 1 = 1 + 1 + . . .+ 1

• Rồi nhóm với các hạng tử1

1 + xi

,∀i = 2, . . . , n

• Sử dụng BĐT AG cho (n− 1) số hạng.

• Nhân vế theo vế, ta có kết quả trên.

Bài toán 2.1.2. Cho

{a, b, c > 0

a+ b+ c = 1CMR :

(1

a− 1

)(1

b− 1

)(1

c− 1

)≥

8

Giải :

Theo giải thiết, ta có :

a+ b = 1− c

b+ c = 1− a

a+ c = 1− b

Nên : (1

a− 1

)(1

b− 1

)(1

c− 1

)=

1− a

a.1− b

b.1− c

c=

=b+ c

a.c+ a

b.a+ b

c≥ 2

√bc

a.2√ac

b.2√ab

c= 8 (đpcm)

* Bài toán mở rộng :

Cho

{x1, . . . , xn > 0

x1 + . . .+ xn = 1CMR :

(1

x1

− 1

). . .

(1

xn

− 1

)≥ (n− 1)n

Giải : Chứng minh tương tự như trên.

Bài toán 2.1.3. Cho a, b, c ≥ 0. CMR :(1 +

a+ b+ c

3

)3

≥ (1 + a)(1 + b)(1 + c) ≥(1 +

3√abc

)3

≥ 8√abc

Giải :

Page 12: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

9

Ta có 3 BĐT theo tuần tự :(1 +

a+ b+ c

3

)3

≥ (1 + a)(1 + b)(1 + c) (2.1)

(1 + a)(1 + b)(1 + c) ≥(1 +

3√abc

)3

(2.2)(1 +

3√abc

)3

≥ 8√abc (2.3)

* Chứng minh (1.1)

Ta có :(1 +

a+ b+ c

3

)3

=

((1 + a) + (1 + b) + (1 + c)

3

)3

≥ (1+a)(1+b)(1+c)

Dấu "=" xảy ra ⇔ 1 + a = 1 + b = 1 + c ⇔ a = b = c (1)

* Chứng minh (1.2)

Ta có :

(1 + a)(1 + b)(1 + c) = 1 + (a+ b+ c) + (ab+ bc+ ca) + abc

≥ 1 + 33√abc+ 3

3√a2b2c2 + abc =

(1 +

3√abc

)3

Dấu "=" xảy ra ⇔ a = b = c (2)

* Chứng minh (1.3)

Ta có : (1 +

3√abc

)3

≥(2

√1.

3√abc

)3

= 8√abc

Dấu "=" xảy ra ⇔ 3√abc = 1 (3)

Từ (1), (2), (3), ta có : a = b = c = 1

* Bài toán mở rộng :

Cho x1, . . . , xn ≥ 0. CMR :(1 +

x1 + . . .+ xn

n

)n

≥ (1+x1) . . . (1+xn) ≥ (1 + n√x1 . . . xn)

n ≥ 2n√x1 . . . xn

Giải : Chứng minh tương tự như trên.

2. Đánh giá từ trung bình nhân sang trung bình cộng.

Những bài toán trong mục 1 cho ta cách nhìn về việc sử dụng chiều thuận

Page 13: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

10

của BĐT AG, bây giờ ta sẽ chuyển hướng sang sử dụng chiều ngược lại

để chứng minh 1 số BĐT.

Bài toán 2.1.4. Cho a, b, c, d > 0. CMR :√ab+

√cd ≤

√(a+ c)(b+ d) (1)

Giải :

(1) ⇔√

ab

(a+ c)(b+ d)+

√cd

(a+ c)(b+ d)≤ 1.

Theo BĐT AG, ta có :

V T ≤ 1

2

(a

a+ c+

b

b+ d

)+

1

2

(c

a+ c+

d

b+ d

)

=1

2

(a+ c

a+ c+

b+ d

b+ d

)=

1

2(1 + 1) = 1(đpcm)

Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi :

a

a+ c=

b

b+ dc

a+ c=

d

b+ d

⇔ ad = bc

Bài toán 2.1.5. Cho a, b, c ≥ 0. CMR :

1 +3√abc ≤ 3

√(1 + a)(1 + b)(1 + c) (1)

Giải :

(1) tương đương

⇔ 3√1.1.1 +

3√abc ≤ 3

√(1 + a)(1 + b)(1 + c)

⇔ 3

√1.1.1

(1 + a)(1 + b)(1 + c)+ 3

√abc

(1 + a)(1 + b)(1 + c)≤ 1

Theo BĐT AG, ta có :

V T ≤ 1

3

(1

1 + a+

1

1 + b+

1

1 + c

)+

1

3

(a

1 + a+

b

1 + b+

c

1 + c

)

Page 14: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

11

⇔ V T ≤ 1

3

(a+ 1

1 + a+

b+ 1

1 + b+

c+ 1

1 + c

)= 1

Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi :

1

1 + a=

1

1 + b=

1

1 + ca

1 + a=

b

1 + b=

c

1 + c

⇔ a = b = c

*Bài toán mở rộng :

Cho ai, bi > 0,∀i = 1, . . . , n.CMR :

n√a1 . . . an +

n√b1 . . . bn ≤ n

√(a1 + b1) . . . (an + bn)

Giải : Chứng minh bằng phương pháp tương tự bài tập trên.

Bài toán 2.1.6. Cho

{a, b, c > 0

a+ b+ c = 1CMR : abc(a+ b)(b+ c)(c+ a) ≤ 8

729

Giải :

Ta phải làm xuất hiện biểu thức a + b + c = 1 để thu gọn vế phải của

BĐT.

Ta có :

abc ≤(a+ b+ c

3

)3

=1

33

(a+ b)(b+ c)(c+ a) ≤((a+ b) + (b+ c) + (c+ a)

3

)3

= (2

3)3

Vậy :

V T ≤ 8

729

2.2 Kỹ thuật tách ghép.

1. Kỹ thuật tách.

Đây là 1 phần cho việc sử dụng BĐT AG vào Phân thức chính quy ở

chương 3

Page 15: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

12

Bài toán 2.2.1. Cho a, b > 0 CMR :a

b+

b

a≥ 2

Giải :

Đây là bài toán cơ sở của kỹ thuật Tách nghịch đảo, ta dễ dàng áp

dụng BĐT AG như sau :

a

b+

b

a≥ 2

√a

b.b

a(= 2)

Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi :a

b=

b

a⇔ a = b

Bài toán 2.2.2. Cho a > 0 CMR :a2 + 2√a2 + 1

≥ 2

Giải :

Ta sẽ tách phân thức trên thành dạng cơ sở để sử dụng :

a2 + 2√a2 + 1

=(a2 + 1) + 1√

a2 + 1=

√a2 + 1 +

1√a2 + 1

≥ 2

Dấu "=" xảy ra khi va chỉ khi :√a2 + 1 =

1√a2 + 1

⇔ a = 0

Bài toán 2.2.3. Cho a > b > 0 CMR : a+1

b(a− b)≥ 3

Giải :

Ta có :

a+1

b(a− b)= b+ (a− b) +

1

b(a− b)≥ 3 3

√b.(a− b).

1

b(a− b)(= 3)

Page 16: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

13

Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi : b = a− b =1

b(a− b)⇔ a = 2; b = 1

Bài toán 2.2.4. Cho a > b > 0 CMR : a+4

(a− b)(b+ 1)2≥ 3

Giải :

Ta có : V T + 1 = a + 1 +4

(a− b)(b+ 1)2= (a − b) +

b+ 1

2+

b+ 1

2+

4

(a− b)(b+ 1)2

≥ 4 4

√(a− b).

b+ 1

2.b+ 1

2.

4

(a− b)(b+ 1)2= 4

Vậy V T ≥ 3 Dấu "=" xảy ra khi va chỉ khi :

a− b =b+ 1

2=

4

(a− b)(b+ 1)2⇔ a = 2; b = 1

Bài toán 2.2.5. Cho

a ≥ 1

2a

b> 1

CMR :2a3 + 1

4b(a− b)≥ 3

Giải :

Ta có : 4b(a− b) ≤ [b+ (a− b)]2 = a2

Vậy :2a3 + 1

4b(a− b)≥ 2a3 + 1

a2= a+ a+

1

a2≥ 3 3

√a.a.

1

a2= 3

Dấu "=" xảy ra khi va chỉ khi :

b = a− b

a =1

a2⇔

a = 1

b =1

2

* Bài toán mở rộng :

Page 17: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

14

Cho : x1 > x2 > . . . > xn > 0 và 1 ≤ k ∈ Z

CMR : a1 +1

an(a1 − a2)k(a2 − a3)k . . . (an−1 − an)k≥ (n− 1)k + 2

(n−1)k+2√k(n−1)k

2. Kỹ thuật ghép.

a. Ghép đối xứng.

Ta chú ý một số kỹ thuật ghép đối xứng cơ sở sau :

* Phép cộng :

2(x+ y + z) = (x+ y) + (y + z) + (z + x)

x+ y + z =x+ y

2+

y + z

2+

z + x

2

* Phép nhân :

{x2y2z2 = (xy)(yz)(xz)

xyz =√xy

√yz

√xz

Bài toán 2.2.6. Cho a, b, c > 0. CMR :bc

a+

ca

b+

ab

c≥ a+ b+ c

Giải :

Sử dụng kỹ thuật ghép phép cộng ở trên kết hợp BĐT AG, ta có :

1

2

(bc

a+

ca

b

)≥

√bc

a.ca

b= a

1

2

(ca

b+

ab

c

)≥

√ca

b.ab

c= a

1

2

(bc

a+

ab

c

)≥

√bc

a.ab

c= c

Vậy ta có : V T ≥ a+ b+ c.

Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi : a = b = c

Page 18: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

15

Bài toán 2.2.7. Cho △ABCc : a, b, c là số đo 3 cạnh của tam giác, p là chuvi tam giác. CMR :

• (p− a)(p− b)(p− c) ≤ 1

8abc

• 1

p− a+

1

p− b+

1

p− c≥ 2

(1

a+

1

b+

1

c

)

Giải :

• Sử dụng kỹ thuật ghép phép nhân và BĐT AG ta có :

√p− a

√p− b ≤ (p− a) + (p− b)

2=

c

2√p− b

√p− c ≤ (p− b) + (p− c)

2=

a

2

√p− a

√p− c ≤ (p− c) + (p− a)

2=

b

2

Khi đó :

(p− a)(p− b)(p− c) ≤ 1

8abc

Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi :

p− a = p− b = p− c ⇔ a = b = c

Hay △ABC đều.

• Sử dụng kỹ thuật ghép phép cộng và BĐT AG ta có :

1

2

(1

p− a+

1

p− b

)≥ 1√

(p− a)(p− b)≥ 1

(p− a) + (p− b)

2

=2

c

1

2

(1

p− a+

1

p− c

)≥ 1√

(p− a)(p− c)≥ 1

(p− a) + (p− c)

2

=2

b

1

2

(1

p− b+

1

p− c

)≥ 1√

(p− b)(p− c)≥ 1

(p− b) + (p− c)

2

=2

a

Vậy cộng vế theo vế ta có đpcm.

Page 19: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

16

Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi :

p− a = p− b = p− c ⇔ a = b = c

Hay △ABC đều.

b. Ghép cặp nghịch đảo.

Ta có các BĐT cơ sở cho phép ghép nghịch đảo như sau.

• (x+ y + z)

(1

x+

1

y+

1

z

)≥ 9 ∀x, y, z > 0

• (x1 + . . .+ xn)

(1

x1

+ . . .+1

xn

)≥ n2, ∀x1, . . . , xn > 0

Bài toán 2.2.8. Cho a, b, c > 0. CMR :b+ c

a+

c+ a

b+

a+ b

c≥ 6

Giải :

Ta có biến đổi tương đương :

b+ c

a+

c+ a

b+

a+ b

c≥ 6

⇔(1 +

b+ c

a

)+

(1 +

c+ a

b

)+

(a+ b

c

)≥ 9

⇔ (a+ b+ c)

(1

a+

1

b+

1

c

)≥ 9

Hiển nhiên.

Bài toán 2.2.9. Cho a, b, c > 0. CMR :2

a+ b+

2

b+ c+

2

c+ a≥ 9

a+ b+ c

Giải :

Ta có biến đổi tương đương :

2

a+ b+

2

b+ c+

2

c+ a≥ 9

a+ b+ c

Page 20: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

17

⇔ 2(a+ b+ c)

(1

a+ b+

1

b+ c+

1

c+ a

)≥ 9

⇔ [(a+ b) + (b+ c) + (c+ a)]

(1

a+ b+

1

b+ c+

1

c+ a

)≥ 9

Hiển nhiên.

Bài toán 2.2.10. Cho a, b, c > 0. CMR :c

a+ b+

a

b+ c+

b

c+ a≥ 3

2

Giải :

Thêm 2 vế cho 3, tương tự bài toán trên ta có đpcm.

Bài toán 2.2.11. Cho a, b, c > 0. CMR :c2

a+ b+

a2

b+ c+

b2

c+ a≥ a+ b+ c

2

Giải :

Thêm 2 vế cho (a+ b+ c) để đưa về bài toán trên :

(c+

c2

a+ b

)+

(a+

a2

b+ c

)+

(b+

b2

c+ a

)≥ 3(a+ b+ c)

2

⇔ c

(1 +

c

a+ b

)+ a

(1 +

a

b+ c

)+ b

(1 +

b

c+ a

)≥ 3(a+ b+ c)

2

⇔ (a+ b+ c)

(c

a+ b+

a

b+ c+

b

a+ c

)≥ 3(a+ b+ c)

2

⇔ c

a+ b+

a

b+ c+

b

a+ c≥ 3

2

Hiển nhiên.

2.3 Độ gần đều, xa đều.

Độ gần đều, xa đều bao gồm cả phương pháp chọn điểm rơi, nhân thêm

hằng số (hay còn gọi là nhân đều, chia đều). Không chỉ trong BĐT Cauchy mà

Page 21: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

18

cả những BĐT khác cũng có thể sử dụng. Mô phỏng kỹ thuật này mang đến

cho học viên cách nhìn rõ ràng hơn và tự mình có sự lựa chọn các bộ nghiệm

1 cách chính xác nhất.

Bài toán 2.3.1. Cho a, b, c > 0 và a+ b+ c = 1.Tìm

MaxS =3√a+ b+

3√b+ c+ 3

√c+ a

Giải :

* Giả sử a ≥ b ≥ c > 0 thì

a ≥ 1

3

a+ b ≥ 2

3a+ b+ c = 1

khi đó ta có độ gần đều là :

(a, b, c) = (1

3,1

3,1

3)

Và :

a+ b = b+ c = c+ a =2

3

* Vậy ta phải phân tích như sau :

3√a+ b =

3

√9

43

√(a+ b)

2

3

2

3≤ 3

√9

4.a+ b+

4

33

Tương tự :

3√b+ c ≤ 3

√9

4.b+ c+

4

33

3√a+ c ≤ 3

√9

4.a+ c+

4

33

Vậy :

S ≤ 3

√9

4.2(a+ b+ c) + 4

3(= 2.

3

√9

4)

Suy ra :

MaxS = 23

√9

4⇔ a = b = c =

1

3

Page 22: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

19

Bài toán 2.3.2. Cho a ≥ 2. Tìm MinS = a+1

a2.

* Phân tích :

a ≥ 2 thì1

a2≤ 1

4.

Vậya

8≥ 1

4hay

a

8sẽ nằm trong lân cận với

1

a2như hình minh họa sau :

Hình 2.1: Minh họa

* Giải :

Ta có :

S =a

8+

a

8+

1

a2+

3a

4≥ 3.

3

√a

8.a

8.1

a2+

3

2(=

9

4).

Vậy

MinS =9

4⇔ a

8=

1

a2⇔ a = 2

Bài toán 2.3.3. Cho a, b, c > 0, a+b+c ≤ 3

2. Tìm MinS = a+b+c+

1

a+1

b+1

c.

* Phân tích :

Giả sử : a ≥ b ≥ c > 0 thì c ≤ 1

2, a, b gần với

1

2. Khi đó, ta có độ gần đều

là :

(a, b, c) = (1

2,1

2,1

2)

Page 23: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

20

Khi đó :1

a≥ 2, ta sẽ kéo vị trí của a đến lân cận của 2 như hình minh họa

sau :

Hình 2.2: Minh họa

* Giải :

Ta có :

S = (4a+1

a) + (4b+

1

b) + (4c+

1

c)− 3(a+ b+ c)

Vậy :

S ≥ 2.

√4a.

1

a+ 2.

√4b.

1

b+ 2.

√4c.

1

c− 9

2⇔ S ≥ 15

2

Vậy :

MinS =15

2⇔ a = b = c =

1

2

Bài toán 2.3.4. Cho

a, b, c > 01

a+

1

b+

1

c≥ 3

2

. Tìm MinS = a+b+c+1

a+1

b+1

c.

* Phân tích :

Giả sử : a ≥ b ≥ c > 0 thì1

c≥ 1

b≥ 1

a> 0

Vậy3

c≥ 3

2⇔ c ≤ 2.

Ta có độ gần đều :

(a, b, c) = (2, 2, 2)

Ta có sơ đồ sau :

Page 24: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

21

Hình 2.3: Minh họa

* Giải : Ta có

S = (a+4

a) + (b+

4

b) + (c+

4

c)− 3(

1

a+

1

b+

1

c)

Suy ra

S ≥ 2

√a.4

a+ 2

√b.4

b+ 2

√c.4

c− 9

2(=

15

2)

Vậy

MinS =15

2⇔ a = b = c = 2

Bài toán 2.3.5. Cho a, b, c ∈ N∗ thỏa mãn : a+ b+ c = 100. Tìm

MaxM = abc

* Phân tích :

Giả sử : a ≥ b ≥ c thì a ≥ 34.

Khi đó, ta có độ gần đều là :

(a, b, c) = (34, 33, 33)

Sử dụng kỹ thuật nhân đều, ta sẽ có :

33a = 34b = 34c

* Giải :

Ta có :

3√33a.34b.34c ≤ 33a+ 34b+ 34c

3= 11(a+ b+ c) +

b+ c

3= 1122 = 33.34

Khi đó :

33.34.34.M ≤ (33.34)3 ⇔ M ≤ 34.33.33

Vậy

MaxM = 34.33.33 ⇔ a = 34; b = c = 33

Page 25: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

22

2.4 Kỹ thuật đổi biến số.

Đổi biến số là kỹ thuật cực kỳ thông dụng trong phương pháp giải toán sơ

cấp. Không chỉ dùng trong Phương trình, Bất phương trình, Hệ phương trình

mà còn sử dụng rộng rãi trong Chứng minh Bất Đẳng Thức. Thường thì đổi

biến số được dùng để hủy điều kiện của biến cũ hoặc khử mẫu trong phân

thức. Đưa BĐT về dạng đơn giản.

Bài toán 2.4.1. Cho

a ≥ 4

b ≥ 5

c ≥ 6

a2 + b2 + c2 = 90

. CMR a+ b+ c ≥ 16

* Phân tích : Ta chú ý :

a ≥ 4 ⇔ a− 4 ≥ 0

b ≥ 5 ⇔ b− 5 ≥ 0

c ≥ 6 ⇔ c− 6 ≥ 0

Như vậy ta có thể đặt ẩn phụ : x = a− 4, y = b− 5, z = c− 6,∀x, y, z ≥ 0.

Khi đó ta có điều kiện của x, y, z đơn giản hơn rất nhiều.

* Giải : Đặt :

x = a− 4

y = b− 5

z = c− 6

∀x, y, z ≥ 0.

Ta cần chứng minh : x+ y + z = (a+ b+ c)− 15 ≥ 1, ∀x, y, z ≥ 0.

Ta dùng phương pháp phản chứng :

Giả sử x+ y + z < 1, ta có :

a2 + b2 + c2 = (x+ 4)2 + (y + 5)2 + (z + 6)2

Hay:

x2 + y2 + z2 + 8x+ 10y + 12z + 77

Vậy

(x+y+z)2+8(x+y+z)+2(y+z)+2z+77 < (x+y+z)2+12(x+y+z)+77

Page 26: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

23

Khi đó :

a2 + b2 + c2 < 90(mâu thuẫn gt).

Vậy

x+ y + z ≥ 1 đpcm.

Bài toán 2.4.2. Cho a, b, c > 0. CMR :

a

b+ c+

b

a+ c+

c

a+ b≥ 3

2( BĐT Nesbit ).

Đặt :

x = b+ c

y = a+ c

z = a+ b

thì c =x+ y − z

2; b =

x+ z − y

2; a =

y + z − x

2

Vậy ta cần chứng minh

⇔ y + z − x

2x+

x+ z − y

2y+

x+ y − z

2z≥ 3

2

⇔ y + z − x

x+

x+ z − y

y+

x+ y − z

z≥ 3

⇔(y

x+

x

y

)+(zx+

x

z

)+

(y

z+

z

y

)≥ 6

Áp dụng BĐT AG ta có : đpcm.

Bài toán 2.4.3. Cho △ABC. CMR : (a+ b− c)(a+ c− b)(b+ c− a) ≤ abc.

Giải :

Đặt :

x = a+ b− c > 0

y = a+ c− b > 0

z = b+ c− a > 0

⇔ a =x+ y

2; b =

x+ z

2; c =

y + z

2

Khi đó ta cần chứng minh :

Page 27: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

24

x+ y

2.y + z

2.x+ z

2≥ xyz ∀x, y, z > 0

Ta dễ dàng chứng minh được BĐT trên bằng BĐT AG.

Page 28: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

LỜI CẢM ƠN

Vì khuôn khổ tiểu luận có hạn, thời gian thực hiện ngắn, nên tiểu luận chỉ

có thể mở rộng 1 số phương pháp biến đổi sơ cấp về BĐT AG, đưa ra những

ví dụ, bài toán minh họa

Phần chương 3 mở rộng BĐT AG để chứng minh những BĐT phức tạp

khác nhưng vì giới hạn của 1 tiểu luận nên không thể trình bày ra được. Hi

vọng rằng cuốn tiểu luận này sẽ được mở rộng khi có đủ điều kiện. Khi đó,

nhiều vấn đề còn tồn đọng sẽ được giải quyết 1 cách chỉnh chu nhất.

Dù đã cố gắng nhưng có lẽ vẫn không tránh được một số sai sót nhất định.

Em mong thầy và các bạn sẽ có những sửa đổi, đóng góp để Tiểu luận của em

trở nên đúng đắn và chính xác hơn. Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn

Mậu đã tận tình giảng dạy trong những ngày qua, các tác giả những cuốn sách

Bất Đẳng Thức đã mang đến cho em nhiều kiến thức hữu ích để hoàn thành

tiểu luận này...

Học viên K25

Nguyễn Hạ Thi Giang

Page 29: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG BẤT ĐẲNG THỨC AM-GM · PDF fileĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TOÁN Học viên : Nguyễn Hạ Thi Giang

Mục lục

Lời giới thiệu i

1 Tổng quan về Bất Đẳng thức AG. 1

1.1 Định Lý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1

1.2 Những quy tắc chứng minh BĐT AG. . . . . . . . . . . . . . . . 3

1.3 Ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

2 Những kỹ thuật cơ bản. 6

2.1 Kỹ thuật đánh giá lớn bé. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

2.2 Kỹ thuật tách ghép. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11

2.3 Độ gần đều, xa đều. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17

2.4 Kỹ thuật đổi biến số. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22

Lời cảm ơn 25

26