cƠ quan cỦa ĐẢng bỘ ĐẢng cỘng sẢn viỆt nam tỈnh...

12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 408 - 5142 THỨ BẢY, NGÀY 22/9/2018 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Phát huy vai trò của kiểm tra, giám sát XEM TIẾP TRANG 2 1 TUẦN CON SỐ Hiện trên địa bàn tỉnh có 21 đơn vị áp dụng công nghệ tem truy xuất nguồn gốc điện tử cho nông sản. Nguồn: UBND tỉnh Những chiếc lồng đèn đã cũ 5 Truyện ngắn: KHUÊ VIỆT TRƯỜNG TRANG 8 TRANG 6 M ỗi cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo và nhất là người đứng đầu cần thấy rằng, không một ai, một tổ chức nào có quyền đứng ngoài sự kiểm tra, giám sát. Tất cả phải chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức, của quần chúng nhân dân, của báo chí, của đảng viên và phải thường xuyên thì mới thấy mình có trách nhiệm tuân thủ, không để xảy ra sai sót, nhất là sai phạm về kỷ luật, kỷ cương của Đảng, vi phạm pháp luật. Nhiều cán bộ cách mạng lão thành, đảng viên lâu năm nhấn mạnh việc nêu cao tính gương mẫu và tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu. Trong đó, đặc biệt coi trọng việc giám sát. Để làm được việc này, trước hết đòi hỏi sự rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cán bộ, đảng viên, nhưng bên cạnh đó cần sự giám sát, chế tài bắt buộc để mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải thực hiện. Theo đó, phải có hệ thống quy định, sự giám sát nhau giữa các cơ quan và giữa các cương vị để bảo đảm mỗi người có điều kiện, cơ sở thực thi nhiệm vụ, nhưng đồng thời cũng luôn có sự giám sát của tổ chức, đảng viên và quần chúng. Hiện nay, hệ thống giám sát tương đối đầy đủ và toàn diện bao gồm hệ thống giám sát, kiểm tra của Đảng; vai trò giám sát của Quốc hội; HĐND các cấp; rồi các lực lượng thanh tra; kiểm toán; giám sát, phản biện của MTTQ; giám sát của báo chí và nhất là của quần chúng nhân dân… Những vụ việc tham nhũng, tham ô bị phát hiện và xử lý gần đây cho thấy các hệ thống giám sát phát huy tốt vai trò, phanh phui và đưa ra ánh sáng nhiều vụ lớn, từ đó xử lý nghiêm minh nhiều tổ chức, cá nhân, kể cả cán bộ cấp cao, bất kể người đó là ai, giữ vị trí gì, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền. Các cơ quan giám sát có sự tương tác lẫn nhau và tương tác với báo chí, với nhân dân nên hiệu quả của việc giám sát ngày càng lớn. Đáng chú ý, nhiều vụ việc được phát hiện chính từ công tác giám sát của báo chí, từ sự phản ánh của người dân. Báo chí cũng góp phần đưa ra trước ánh sáng công lý nhiều vụ việc tiêu cực,... Thư Bác Hồ qua những mùa trăng 7 Sunfood với 2 hình thức liên kết 3 LIÊN KẾT DU LỊCH TÂY NGUYÊN: Con đường xanh gập ghềnh Kỳ II: Đã “liên” nhưng chưa “kết” Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn Tiếp tục triển khai nhiệm vụ “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam” tại thành phố Đà Lạt. Ảnh: Duy Danh

Upload: others

Post on 04-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 408 - 5142THỨ BẢY, NGÀY 22/9/2018CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Phát huy vai trò của kiểm tra, giám sát

XEM TIẾP TRANG 2

1 TUẦN CON SỐ

Hiện trên địa bàn tỉnh có 21 đơn vị áp dụng công nghệ tem truy xuất nguồn gốc điện tử cho nông sản. Nguồn: UBND tỉnh

Những chiếc lồng đèn đã cũ

5Truyện ngắn:

KHUÊ VIỆT TRƯỜNG

TRANG 8

TRANG 6

Mỗi cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo và nhất là người đứng đầu cần thấy rằng, không một ai, một tổ chức nào có quyền

đứng ngoài sự kiểm tra, giám sát. Tất cả phải chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức, của quần chúng nhân dân, của báo chí, của đảng viên và phải thường xuyên thì mới thấy mình có trách nhiệm tuân thủ, không để xảy ra sai sót, nhất là sai phạm về kỷ luật, kỷ cương của Đảng, vi phạm pháp luật.

Nhiều cán bộ cách mạng lão thành, đảng viên lâu năm nhấn mạnh việc nêu cao tính gương mẫu và tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu. Trong đó, đặc biệt coi trọng việc giám sát. Để làm được việc này, trước hết đòi hỏi sự rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cán bộ, đảng viên, nhưng bên cạnh đó cần sự giám sát, chế tài bắt buộc để mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải thực hiện. Theo đó, phải có hệ thống quy định, sự giám sát nhau giữa các cơ quan và giữa các cương vị để bảo đảm mỗi người có điều kiện, cơ sở thực thi nhiệm vụ, nhưng đồng thời cũng luôn có sự giám sát của tổ

chức, đảng viên và quần chúng.Hiện nay, hệ thống giám sát tương đối đầy đủ và

toàn diện bao gồm hệ thống giám sát, kiểm tra của Đảng; vai trò giám sát của Quốc hội; HĐND các cấp; rồi các lực lượng thanh tra; kiểm toán; giám sát, phản biện của MTTQ; giám sát của báo chí và nhất là của quần chúng nhân dân… Những vụ việc tham nhũng, tham ô bị phát hiện và xử lý gần đây cho thấy các hệ thống giám sát phát huy tốt vai trò, phanh phui và đưa ra ánh sáng nhiều vụ lớn, từ đó xử lý nghiêm minh nhiều tổ chức, cá nhân, kể cả cán bộ cấp cao, bất kể người đó là ai, giữ vị trí gì, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền. Các cơ quan giám sát có sự tương tác lẫn nhau và tương tác với báo chí, với nhân dân nên hiệu quả của việc giám sát ngày càng lớn. Đáng chú ý, nhiều vụ việc được phát hiện chính từ công tác giám sát của báo chí, từ sự phản ánh của người dân. Báo chí cũng góp phần đưa ra trước ánh sáng công lý nhiều vụ việc tiêu cực,...

Thư Bác Hồ qua những mùa trăng

7

Sunfood với 2 hình thức liên kết

3

LIÊN KẾT DU LỊCH TÂY NGUYÊN:

Con đường xanh gập ghềnhKỳ II: Đã “liên” nhưng chưa “kết”

Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng

Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn Tiếp tục triển khai nhiệm vụ “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam” tại thành phố Đà Lạt. Ảnh: Duy Danh

2 THỨ BẢY 22 - 9 - 2018 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

ĐẠ TẺH: Hiệu quả cải cách tài chính công chưa cao

Phát huy vai trò của kiểm tra... TIẾP TRANG 1

... thu hút sự chú ý và nhận được sự đồng tình của dư luận. Bên cạnh đó, nhờ sự giám sát của người dân mà báo chí có thêm nguồn thông tin, đưa ra các vụ sai phạm, sau đó, các cơ quan chức năng vào cuộc, xử lý, mang lại niềm tin đối với nhân dân.

Trong những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ Lâm Đồng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các cấp ủy đã chủ động làm tốt công tác kiểm tra, giám sát tập trung vào chương trình, mục tiêu phát triển KT-XH, các chủ trương, chính sách dân chủ, dân sinh, những địa bàn, lĩnh vực trọng tâm. Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, răn đe các biểu hiện tham nhũng của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những cán bộ giữ cương vị quan trọng của

ngành, địa phương, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.

Vai trò của công tác giám sát ở Lâm Đồng ngày càng được phát huy mạnh mẽ ở tất cả lĩnh vực. Ở trong Đảng, công tác kiểm tra, giám sát ngày càng được coi trọng và có nhiều đổi mới, được Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xác định là phương thức hữu hiệu để xây dựng và hình thành nhân cách người cán bộ, đảng viên, hạn chế những sai lầm khuyết điểm. Công tác giám sát cũng được Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng đặc biệt quan tâm. Hằng năm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng tổ chức nhiều cuộc giám sát ở các ngành, lĩnh vực. Các Ban của HĐND tỉnh thời gian qua cũng có số lượng các cuộc giám sát nhiều hơn, tập trung vào nhiều vấn đề nổi cộm,

bức xúc hiện nay trong đời sống kinh tế, xã hội, quốc phòng- an ninh… Ủy ban MTTQ tỉnh cũng phát huy rất tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội.

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm, đáp ứng được nhiệm vụ cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan, chính quyền nhà nước kết hợp với sự giám sát thường xuyên, chặt chẽ của quần chúng nhân dân, của các tổ chức quần chúng. Kiên quyết xử lý đối với những khuyết điểm, vi phạm, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và các biểu hiện tiêu cực khác trong hoạt động công tác. LAN HỒ

Hỗ trợ 7 HTX xây dựng xưởng bảo quản sau thu hoạch

Theo UBND huyện Đạ Tẻh, đến nay hầu hết các cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện đều đã thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, tổ chức bộ máy và kinh phí quản lý

được giao.Tuy nhiên, dù thực hiện đúng các qui

định về cải cách tài chính công nhưng theo đánh giá của huyện, hiệu quả mang lại vẫn không đáng kể. Hầu hết các đơn vị vẫn

chưa tự chủ, tiết kiệm được nguồn kinh phí của mình để tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị nên chưa tạo ra động lực để nâng cao hiệu quả, hiệu lực công việc được giao. GIA KHÁNH

Với tổng kinh phí 2,5 tỷ đồng, Sở NN&PTNT Lâm Đồng vừa được giao

triển khai đầu tư, hỗ trợ 7 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp xây dựng kho bảo quản và xưởng sơ chế nông sản. Trong

đó có 2 tỷ đồng nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng năm 2018 và 500

triệu đồng nguồn vốn ứng của HTX. Cụ thể, có 6 HTX nông nghiệp xây

dựng kho bảo quản gồm: Tư Nghĩa, Trung Thành (Cát Tiên); Sunfood, Vạn Thành 1, Khải Hoàn (Đà Lạt), Đa Quyn (Đức

Trọng). Và 1 HTX nông nghiệp xây dựng xưởng sơ chế nông sản là Su Su Công

Thành (Lâm Hà). Đáng kể như kinh phí 420 triệu đồng xây dựng 1 kho bảo quản lúa gạo tại

HTX nông nghiệp Trung Thành (xã Gia Viễn, huyện Cát Tiên), tổng diện tích

170 m2. Hoặc kinh phí 310 triệu đồng xây dựng 1 kho lạnh với diện tích 50 m2,

thể tích 150 m3 tại HTX nông nghiệp Sunfood, Đà Lạt.

VŨ VĂN

Tập huấn tiếp tục triển khai nhiệm vụ “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam”Sáng 19/9 tại Đà Lạt, Hội đồng Lý luận

phê bình Văn học nghệ thuật TW đã tổ chức Hội nghị tập huấn Tiếp tục triển khai nhiệm vụ “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam”. Tham dự lễ khai mạc có PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật TW; đồng chí Trần Văn Hiệp - Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng; đồng chí Nguyễn Văn Triệu - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng hơn 200 đại biểu đang công tác, nghiên cứu, giảng dạy, hoạt động nghiệp vụ trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, văn học nghệ thuật, báo chí, xuất bản đến từ 34 tỉnh, thành phía Nam.

Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS.Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh hun đúc nên phẩm chất, cốt cách con người Việt Nam, giúp dân tộc ta kiên cường chiến đấu và chiến thắng, bảo vệ và dựng xây đất nước. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng công tác lãnh đạo văn hóa, văn học nghệ thuật. 30 năm qua, tư duy lý luận, đường lối, quan điểm của Đảng về văn học nghệ thuật không ngừng được bổ sung, đổi mới, phát triển, góp phần cổ vũ, khích lệ, tạo niềm tin cho văn nghệ sĩ. Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới” đã đánh giá, ghi nhận những thành tựu VHNT đã

Đề xuất thí điểm hợp nhất 3 văn phòng cấp tỉnh đầu năm 2019Lâm Đồng là 1 trong 10 tỉnh thành dự

kiến sẽ thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Văn phòng Hội đồng nhân dân (HĐND) và Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh từ ngày 1/1/2019 - 31/12/2019.

Chiều ngày 18/9, tiếp tục phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã cho ý kiến về việc xây dựng Đề án thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng ĐBQH, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh. Theo đó, số lượng dự kiến đưa vào thực hiện thí điểm gồm: Bắc Kạn, Đà Nẵng, Hà Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Quảng

Ninh, Thái Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Tiền Giang. Ngoài ra, khuyến khích các tỉnh, thành phố còn lại tiếp tục tham gia thực hiện theo mô hình thí điểm hợp nhất. Đồng thời khuyến khích các tỉnh, thành phố khác có đủ điều kiện tiến hành triển khai thực hiện.

Trình bày Tờ trình, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Văn phòng này là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, có chức năng tham mưu tổng hợp, phục vụ hoạt động của ĐBQH, HĐND và UBND cấp tỉnh tại địa phương. Văn phòng

chung có chánh văn phòng, các phó chánh văn phòng và các đơn vị trực thuộc. Trong thời gian thực hiện thí điểm, số lượng phó chánh văn phòng không vượt quá số lượng cấp phó hiện có của 3 văn phòng trước khi hợp nhất.

Thời gian thực hiện thí điểm dự kiến từ ngày 1/1/2019 đến hết ngày 31/12/2019. Sau khi hết thời gian thực hiện thí điểm, các địa phương chủ động báo cáo tổng kết đánh giá việc thực hiện thí điểm hợp nhất để làm cơ sở báo cáo Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung 3 luật và tổ chức triển khai thực hiện vào nhiệm kỳ 2021 - 2026. C.THÀNH

đạt được; đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế: “Hoạt động lý luận văn học, nghệ thuật còn lạc hậu về nhiều mặt, chưa đáp ứng được nhiều vấn đề của đời sống, còn xa rời thực tiễn sáng tác, có biểu hiện xơ cứng, kém năng động, giảm sút tác dụng tích cực đối với sáng tác. Lý luận văn nghệ và mỹ học mác-xít chưa được nghiên cứu và phát huy tương xứng với vai trò và giá trị của nó”.

Trong 4 ngày diễn ra hội nghị từ 19 - 22/9, các học viên được nghe các báo cáo viên có uy tín, giàu tâm huyết với sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật của nước nhà truyền đạt 5 chuyên đề: Đường lối phát triển văn hóa, văn nghệ của Đảng trong thời kỳ đổi mới; Định hướng và những nội dung cơ bản của lý

luận văn học, nghệ thuật Việt Nam; Quan điểm của Mác-Ănghen, Lênin và Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật; Đấu tranh tư tưởng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật hiện nay; Vấn đề tiếp nhận, vận dụng các lý thuyết nghệ thuật nước ngoài vào Việt Nam.

Hội nghị đã góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về một số vấn đề cơ bản quan trọng của lý luận văn học nghệ thuật, định hướng triển khai xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam; giúp học viên nắm vững quan điểm, đường lối phát triển văn học nghệ thuật của Đảng và Nhà nước; thực tiễn đời sống văn học nghệ thuật và tình hình lý luận, phê bình VHNT; qua đó nâng cao khả năng xử lý các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. QUỲNH UYỂN

Toàn cảnh hội nghị tập huấn. Ảnh: Duy Danh

Mới thu được trên 18% tiền Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng,

tính cho đến cuối tháng 8/2018 vừa qua, toàn tỉnh mới chỉ thu được 4,3 tỷ đồng, đạt 18,2% trong tổng số 23,7 tỷ đồng theo kế

hoạch tỉnh đề ra từ đầu năm nay. Để đảm bảo tiến độ theo kế hoạch, Cơ

quan quản lý Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh Lâm Đồng đã đề nghị lãnh đạo các huyện, thành trong tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn và Chủ tịch UBND các xã,

phường, thị trấn trong tỉnh đẩy nhanh công tác thu nộp Quỹ Phòng chống thiên tai trên

địa bàn hiện nay, xử lý vi phạm và tổng hợp báo cáo theo chỉ đạo của tỉnh.

VT

Tỷ lệ vụ việc hòa giải thành đạt 79%

Theo báo cáo của Sở Tư pháp, tính đến nay, toàn tỉnh đã củng cố, kiện toàn 1.536 tổ hòa giải với 8.641 hòa giải viên; trong đó, hòa giải viên là nam có 6.071 người,

hòa giải viên là nữ có 2.570 người và hòa giải viên là người dân tộc thiểu số có 2.241

người - chiếm tỷ lệ 26%. Trong 9 tháng đầu năm 2018, các tổ hòa giải trong tỉnh đã

tiếp nhận 1.079 vụ việc và hòa giải thành 733 vụ việc, đạt tỷ lệ hòa giải thành 79%.

Cũng theo Sở Tư pháp, hiện trên địa bàn tỉnh có 55 Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng,

chống tội phạm” và 1 Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” do Sở Tư pháp quản lý

và hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động. LHT

Hai năm hỗ trợ trên 1.100 ao, hồ nhỏ

Theo ngành chức năng tỉnh, tổng lượng ao, hồ nhỏ được đầu tư trong tỉnh

Lâm Đồng theo Đề án hỗ trợ và phát triển ao hồ chỉ tính trong 2 năm 2016 và 2017 là 1.143 cái, với tổng khối lượng đất đào

khoảng 2,9 triệu m3, diện tích phục vụ chống hạn, tưới tiêu tăng thêm 3.800 ha.

Để đào số ao, hồ trên, vốn ngân sách đã hỗ trợ tổng cộng khoảng 14 tỷ

đồng, còn lại khoảng 11 tỷ đồng do người dân tự đóng góp.

Hiện chương trình phát triển ao, hồ nhỏ này đang được các địa phương tiếp

tục thực hiện trong năm nay. VT

3 THỨ BẢY 22 - 9 - 2018CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

Buôn Chuối là một trong những thôn ít ỏi có người K’Ho bản địa sinh sống thuộc xã Mê Linh, huyện Lâm Hà đã biết thay đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vươn lên thoát khỏi đói nghèo bằng việc áp dụng một mô hình trồng chanh dây xen cà phê.

DIỆP QUỲNH

Bà K’Glàng, người đã gắn bó cả đời mình với Buôn Chuối vừa nhặt lá chanh

dây, vừa cho biết nhà bà trồng vườn chanh dây được khoảng gần 1 năm và đang cho thu hoạch rất ổn định. Giống chanh dây của gia đình bà trồng là giống chanh dây Australia, trái to, vị ngọt, vỏ dày. Bà cho hay: “Trồng chanh dây nói chung đầu tư không lớn, chỉ đầu tư tiền giống, tiền dây với chăm sóc giai đoạn đầu. Trái thì ngày nào chúng tôi cũng thu, hàng bán theo giá cả thị trường. Nói chung

Tái canh cà phê nhờ chanh dây

giá cả cũng lên xuống nhưng nhà tôi cũng đủ ăn”. Điều hay của trái chanh dây Australia là vỏ trái rất dày, khả năng bám trên cành rất tốt kể từ khi chín. Vì vậy, dẫu giá cả có xuống thấp vài tuần, nông dân cũng có thể để trái bám trên giàn, đợi giá cao hơn mới hái. Thời điểm giá cao, một kg chanh dây có giá tới 25 ngàn đồng, là nguồn thu đáng kể cho người nông dân.

Tuy nhiên, điều hay lại là ở vườn cà phê dưới tán chanh dây. Dân Buôn Chuối vốn quen với canh tác cây cà phê. Nhưng trồng lâu, giống cũ, cây cà phê năng suất rất thấp và bà con thu nhập từ cà phê không cao. Việc tái canh là điều bắt buộc với những diện tích cà phê cũ. Nhưng đất không nhiều, trồng lại cà phê mới thì trong thời gian chờ cà phê ra trái bà con lấy

đâu ra thu nhập? Bà Huỳnh Thị Tố Nga, Bí thư chi bộ thôn Buôn Chuối chia sẻ: “Cũng từ ý nghĩ làm sao để có thu nhập cho bà con trong thời gian chờ cây cà phê lớn, chúng tôi đã nảy ra ý định trồng cây chanh dây ở trên và cây cà phê ở dưới. Kết quả cho thấy rất khả quan và vườn cà phê đã phát triển rất tốt”. Trung bình, cây chanh dây có thể cho thu hoạch từ 12-18 tháng, sau đó lụi dần và giảm năng suất. Trong thời gian đó, cây cà phê non cũng không cần nhiều ánh sáng, có thể trưởng thành tốt dưới bóng giàn chanh dây. Ngắm vườn nhà bà K’Glàng, dưới tán chanh dây mát rượi, những cây cà phê tuy mới trồng nhưng phát triển rất xanh tốt. Bà Glàng cho biết sau khi giàn chanh dây tàn, nhà sẽ thu lại giàn và để cây cà phê có bóng mặt trời ra hoa kết trái. Bà bảo, trồng dưới tán chanh dây, cà phê phát triển còn nhanh hơn trồng ngoài trời do có cây che bóng. Hiện Buôn Chuối đã có hàng chục hộ gia đình người dân tộc K’Ho bản địa tái canh cà phê bằng mô hình trồng chanh dây làm giàn, cà

phê dưới bóng.Bà Trần Thị Khánh Hòa, Chủ

tịch Hội Nông dân xã Mê Linh đánh giá, trong số các thôn dân tộc tại Mê Linh, Buôn Chuối là thôn phát triển tốt nhất, ổn định nhất. Bà cho biết: “Bà con Buôn Chuối chăm chỉ lao động, lại biết học người Kinh thay đổi cách trồng trọt, chăn nuôi”. Hiện Buôn Chuối có một số mô hình hay trong bà con K’Ho như trồng cà phê dưới tán chanh dây. Đây là mô hình được khuyến khích nhân rộng do giúp bà con có thu nhập trong thời gian chờ cây cà phê tái canh ra hoa, kết quả. Bởi nếu không có thu nhập từ chanh dây, bà con sẽ không có nguồn thu nhập khác nên sẽ cố duy trì diện tích cà phê năng suất thấp. Vì vậy, Hội nông dân xã đã vận động nông dân các thôn tới xem mô hình trồng chanh dây xen cà phê non để nắm bắt được thực tế. Đây là cách làm khá sáng tạo, phù hợp với điều kiện của người nông dân bản địa, gúp bà con an tâm tái canh cà phê, cải thiện diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp.

VĂN VIỆT

Hiện Sunfood Đà Lạt đang trở thành một đối tác tiêu thụ ngày càng ổn định và

phát triển đối với ít nhất 80 nông hộ sản xuất rau công nghệ cao ở Đà Lạt.

Liên kết ấn định giá thu mua hàng nămMột ngày giữa tháng 9/2018,

phóng viên cùng với anh Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc HTX Nông nghiệp Sunfood Đà Lạt đến Cơ sở thủy canh Đức Tín, tọa lạc trên diện tích khoảng 1.500 m2 nhà kính đối diện Khu Du lịch Thung lũng Tình Yêu Đà Lạt. Đây là một trong những điểm đến hàng ngày luân phiên đối với lãnh đạo và nhân viên của “Sunfood Đà Lạt” để nhận hàng rau thủy canh các loại chuyển đến người tiêu dùng ở thị trường ngoài tỉnh Lâm Đồng. Vì là sản xuất theo quy trình VietGAP nên vào trong nhà kính của “Thủy canh Đức Tín”, phóng viên vừa làm khách tham quan vừa làm người tiêu dùng tự tay hái từng cọng rau xanh “dùng thử” trước khi mua để yên tâm cảm nhận hương vị an toàn thực phẩm. Lúc này, Giám đốc Phạm Ngọc Thạch cũng vừa làm đối tác tiêu thụ vừa làm người tiêu dùng trực tiếp mua rau thủy canh Đức Tín về “chiêu đãi” giới thiệu các hộ nông dân liên kết ở khu vực Măng Lin, Đà Lạt và Tu Tra, Đơn Dương. “HTX Sunfood Đà Lạt chính thức ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ gần 10 loại rau thủy canh của Cơ sở Đức Tín Đà Lạt từ ngày 1/1/2018, thời hạn 1 năm với giá thu mua ấn

Sunfood với 2 hình thức liên kếtChỉ sau 1 năm hoạt động với 2 hình thức liên kết ngang và liên kết dọc, HTX Nông nghiệp Sunfood Đà Lạt đã xây dựng được thương hiệu rau, củ, quả của mình đối với thị phần từ các tỉnh phương Nam ra đến các tỉnh Bắc miền Trung.

định trước từ 25 - 30.000 đồng/kg tùy theo từng loại rau. Sản lượng thu mua mỗi ngày từ 50 kg trở lên…”, Giám đốc Phạm Ngọc Thạch cho biết.

Tìm hiểu chi tiết hơn, phóng viên được Giám đốc Phạm Ngọc Thạch cung cấp bản hợp đồng “liên kết dọc” giữa “Thủy canh Đức Tín” (bên B) và “Sunfood Đà Lạt” ( bên A) ký ngày 1/1/2018. Theo đó, trong quá trình sản xuất, bên A ứng trước vật tư, phân bón cho bên B; sau khi thu hoạch sản phẩm thì khấu trừ vào đơn hàng trong ngày 14 và ngày 28 hàng tháng. Đồng thời với giá ấn định trước từ 25-30.000 đồng/kg rau thủy canh vừa nêu, Cơ sở Đức Tín chủ

động hạch toán mức lợi nhuận của mình để tiếp tục đầu tư những lứa rau kế tiếp. Vì vậy hoàn toàn không phải lo cảnh được mùa mất giá, được giá mất mùa thường gặp ở vùng rau Đà Lạt.

Lợi nhuận đến 20 triệu đồng/1.000 m2/thángVới hình thức “liên kết ngang”,

Giám đốc Phạm Ngọc Thạch dẫn chứng một hợp đồng điển hình giữa HTX Nông nghiệp Sunfood Đà Lạt với HTX Nông nghiệp Rạch Lọp ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Đây là hợp đồng liên kết đầu tiên thiết lập thông qua “cầu nối” của Liên minh HTX tỉnh Lâm Đồng, nên HTX Sunfood Đà Lạt đã mạnh dạn cung ứng trong

một năm với sản lượng tối thiểu 200 kg rau VietGAP/ngày, giá cả thỏa thuận hàng tuần. Kết quả hợp đồng đã triển khai thuận lợi ngay chuyến hàng “khai trương” vì thị trường tiêu thụ rau Đà Lạt ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh bấy giờ khá tiềm năng. Một tháng sau đó cũng thông qua giới thiệu của Liên minh HTX Lâm Đồng, HTX Sunfood Đà Lạt nhanh chóng ký kết hợp đồng tiêu thụ mỗi ngày từ 200 kg rau VietGAP trở lên với HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Nội dung chính ràng buộc theo hợp đồng ở đây là “HTX Sunfood Đà Lạt cung cấp rau, củ, quả Đà Lạt đúng chất lượng VietGAP, bình ổn giá 1 năm

cho HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Phú Đông Sa Đéc…”.

Từ 2 hình thức liên kết nói trên với các đối tác kết nối đến nay sau 1 năm, HTX Nông nghiệp Sunfood Đà Lạt đã xây dựng thành 54 chuỗi cửa hàng rau VietGAP Đà Lạt thuộc 14 tỉnh, thành trong cả nước, đạt tổng sản lượng tiêu thụ từ 40 - 50 tấn rau, củ, quả/tháng. Qua đó, HTX Nông nghiệp Sunfood Đà Lạt đang ổn định liên kết với gần 80 hộ gia đình thành viên trên địa bàn, mỗi hộ sản xuất rau VietGAP bình quân diện tích khoảng 5.000 m2. Lợi nhuận thu về mỗi tháng trên 1.000 m2 diện tích rau, củ, quả VietGAP của hộ gia đình thành viên HTX Sunfood Đà Lạt từ 10 - 20 triệu đồng sản xuất trong nhà kính và 8 - 12 triệu đồng sản xuất ngoài trời. Dự kiến đến cuối năm 2018, HTX Sunfood Đà Lạt xây dựng mới một cửa hàng giới thiệu sản phẩm rau, củ, quả tại Đà Lạt để xúc tiến thương mại tại chỗ đối với khách du lịch, nhằm tiếp tục mở rộng sản xuất liên kết gắn với thị trường cạnh tranh bằng chất lượng VietGAP.

Đánh giá về HTX Nông nghiệp Sunfood Đà Lạt, ông Bùi Quang Tùng, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Lâm Đồng cho rằng, đây là mô hình liên kết đáng được khuyến khích nhân rộng. Bởi không chỉ góp phần ổn định đầu ra của nông sản Đà Lạt mà còn cam kết đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, cụ thể với mức chi trả bảo hiểm bồi thường đến 50 triệu đồng nếu xảy ra một sự cố thiệt hại khi sử dụng sản phẩm rau, củ, quả cung cấp từ HTX Sunfood Đà Lạt này…

Rau thủy canh thương hiệu Đức Tín liên kết sản xuất và tiêu thụ khá hiệu quả với HTX Nông nghiệp Sunfood Đà Lạt. Ảnh: V.Việt

Bà K’Glàng trong vườn chanh dây xen cà phê. Ảnh: D.Quỳnh

4 THỨ BẢY 22 - 9 - 2018 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

Carnaval “Đêm rằm xuống phố” tại phố đi bộ Hồ Gươm

20h10 ngày 23/9, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ hội trung thu “Đêm rằm xuống phố” tại trung tâm phố đi bộ - Vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội.

Tại Lễ hội trung thu này, Ban tổ chức tái hiện con đường đèn lồng và ngôi sao khổng lồ đầu tiên xuất hiện tại phố đi bộ Hồ Gươm.

Bên cạnh đó, một lễ hội carnaval với các hình thức múa rồng, múa lân, rước đèn được tổ chức tưng bừng xuyên qua các con phố cổ. Trong lễ hội, bên cạnh sự xuất hiện của các nhân vật quen thuộc như chú Cuội, chị Hằng, Tấm Cám, Thạch Sanh, Lý Thông, đại bàng, công chúa Quỳnh Nga, ông Bụt... còn có những nhân vật hiện đại được các bạn thiếu nhi yêu thích: công chúa Elsa, Anna, người nhện, đội

VIỆT QUỲNH

Cơ hội gặp gỡ các mentor tâm huyếtBắt đầu từ ngày 12/9 tại Cần Thơ, xTour

xuyên Việt “Thanh niên 4.0” sẽ có mặt tại hơn 13 trường ĐH, tại 13 tỉnh, thành từ Bắc tới Nam. Theo đó, tại mỗi trường ĐH được ghé thăm, các mentor (được hiểu là người cố vấn) của FUNiX sẽ gặp gỡ SV nhiều chuyên ngành khác nhau và chia sẻ các chủ đề như kỹ thuật, sư phạm, tài chính, nông nghiệp,... trong thời đại 4.0; sự ảnh hưởng của công nghệ 4.0 lên các lĩnh vực; gợi ý về định hướng học tập và việc làm cho người trẻ trong thời đại mới.

Chủ đề chính của hành trình là “Thanh niên 4.0” và những ứng xử, hiểu biết cần thiết của SV thời đại 4.0. Các SV cũng sẽ được trao đổi, bàn luận và hỏi đáp chuyên sâu về cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, cũng như những ứng dụng của công nghệ trong ngành học.

Đồng hành với xTour “Thanh niên 4.0” là đội ngũ mentor của Trường ĐH FUNiX. Đó là những nhân vật có ảnh hưởng trong làng công nghệ Việt Nam, tham gia chương trình với mong muốn được giao lưu, chia sẻ với SV, góp phần phát triển thế hệ trẻ bằng tâm huyết và kinh nghiệm cá nhân như: Mentor Nguyễn Thành Nam (một trong 13 người sáng lập Tập đoàn FPT, từng giữ chức Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT của FPT Software, Tổng Giám đốc của FPT, Phó Chủ tịch ĐH FPT); Mentor Phan Phương Đạt (người từng nắm giữ nhiều cương vị quan trọng như Giám đốc nhân sự FPT, Phó Tổng Giám đốc FPT Software, Hiệu phó Đại học FPT...); Mentor Nguyễn Thành Lâm (người có 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, với 15 năm gắn bó cùng FPT, từng giữ chức Tổng Giám đốc FPT Software)...

Riêng ở Trường ĐH Đà Lạt, các SV đã được tiếp xúc, giao lưu và trò chuyện cùng mentor Lê Minh Đức - người được xem là nữ tướng dày dạn kinh nghiệm của FPT Telecom khi từng trải qua nhiều vị trí quan trọng, là chuyên gia thiết lập hệ thống kinh doanh hầu hết sản phẩm, dịch vụ của FPT Telecom từ năm 2002 đến 2017, Giám đốc Trung tâm Phát triển Kinh doanh, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Telesales, Giám đốc kinh doanh FPT Play Box...

Tham gia chương trình còn có nhiều mentor khác là các chuyên gia, lãnh đạo của những công ty công nghệ lớn tại Việt Nam, làm việc trong nhiều lĩnh vực như y tế công nghệ cao, tự động hóa, giải pháp tài chính, giao thông...

Theo bà Lê Minh Đức, mục đích của xTour “Thanh niên 4.0” là lắng nghe câu chuyện từ chính các bạn trẻ, tìm hiểu xem các bạn đang nghĩ gì, làm gì, đã chuẩn bị gì trước những thay đổi mang tính thời đại của cách mạng 4.0. Qua đó, cùng với những chia sẻ từ thế hệ đàn anh trong giới công nghệ để khơi gợi tinh thần học hỏi,

Thanh niên thời 4.0Cuối tuần qua, Hội trường Thư viện của Trường ĐH Đà Lạt gần như không còn chỗ, bởi hơn 500 bạn sinh viên (SV) đã có mặt để được lắng nghe và chia sẻ về một chủ đề thú vị và hấp dẫn: Thanh niên trong thời đại 4.0. Chương trình nằm trong tour xuyên Việt mang tên xTour của Trường ĐH trực tuyến FUNiX, Lâm Đồng là một trong 13 điểm mà xTour ghé thăm.

hành động của thế hệ trẻ, giúp họ đón nhận cơ hội này với tâm thế tốt nhất.

Sinh viên cần phải làm gì? Mở đầu chương trình tại ĐH Đà Lạt,

ông Trương Gia Bảo - nguyên Giám đốc kinh doanh của Ứng dụng bán hàng online Sendo.vn - Sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam hiện nay đã làm rõ khái niệm CM 4.0. Theo đó, CM 4.0 được định nghĩa là nền công nghiệp tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano; tiến tới việc máy móc dần thay thế con người ở một mức độ cao hơn như ô-tô tự lái, in ấn 3 chiều, kết nối vạn vật,...

Ông Bảo cũng khẳng định: Có thể thấy cuộc CM 4.0 đã tác động đến nhiều thành phần trong xã hội, trong đó thanh niên là lực lượng quan trọng với đặc tính dễ dàng tiếp cận và tiếp thu với những giá trị, kết quả mà cuộc CM mang lại để áp dụng trong công việc, học tập, vui chơi và đóng góp nhiều cho xã hội. Vậy người trẻ cần phải làm gì?

Đây cũng chính là câu hỏi mà bạn Thành Trung (SV năm 3, Khoa Ngoại ngữ) đặt ra cho các mentor: “Là SV, chúng em cần làm gì để thay vì bước vào thời đại 4.0 một cách bị động, chúng em lại có thể chủ động để trở thành nhân tố nổi trội so với mặt bằng chung?”.

Có mặt tại chương trình, ông Phạm Lê Anh Tuấn (hiện đang là mentor của FUNiX) chia sẻ: Hiện nay, đa số các bạn SV chỉ mới được nghe tới cụm từ CM 4.0 chứ chưa hiểu rõ bản chất của nó là như thế nào. Chính vì vậy, người trẻ cần chuẩn bị một tư duy thời 4.0, chủ động, năng động và sáng tạo, linh

hoạt vận dụng thành quả công nghệ để tiến tới đạt được nhiều thành tựu đóng góp cho xã hội. Từ đó cũng góp phần hình thành tư duy “công dân toàn cầu” cho mọi người trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.

Nguyễn Lê (SV năm 4, Khoa CNTT) lại thắc mắc: “Song song với cuộc CM 4.0 đang phát triển, chúng ta cần chú ý điều gì trong văn hóa sử dụng dữ liệu và văn hóa ứng xử trên MXH?”. Trả lời câu hỏi này, bà Lê Minh Đức khẳng định: “Vấn đề đặt ra hiện nay là rất khó kiểm soát thông tin trên mạng Internet. Chính vì vậy, việc của chúng ta là phải tìm hiểu mình cần phải làm gì để đảm bảo an toàn thông tin và tự bảo vệ mình trên mạng xã hội”.

Một minh chứng cho thời đại CM 4.0 ngay trong chương trình là khi buổi giao lưu ở Trường ĐH Đà Lạt đang diễn ra thì đồng thời nó cũng được livestream trực tiếp trên fanpage của ĐH trực tuyến FUNiX. Thế nên, không chỉ riêng các bạn ở hội trường ĐH Đà Lạt được lắng nghe, chia sẻ, mà các bạn SV khác trên toàn quốc vẫn có thể theo dõi, tương tác và đặt câu hỏi. Bên cạnh đó, các mentor của Trường ĐH FUNiX cũng có thể trực tiếp trả lời câu hỏi của các bạn SV thông qua hệ thống Fanpage.

Kết thúc chương trình với những khái niệm được SV hiểu rõ hơn, thầy Phan Tuấn Anh - Bí thư Đoàn Trường Đại học Đà Lạt chia sẻ: xTour xuyên Việt “Thanh niên 4.0” đã góp phần trang bị cho các bạn SV các “kỹ năng số” cần thiết, giúp SV ý thức được tầm quan trọng của việc làm chủ máy tính, làm chủ công nghệ; biến công nghệ thành một người bạn chứ không phải để nó chi phối và kiểm soát cuộc sống hay hoạt động của mình.

Đến với Trường ĐH Đà Lạt, xTour “Thanh niên 4.0” mong muốn thúc đẩy nhận thức của thanh niên và sinh viên về cuộc CM 4.0. Ảnh: V.Q

Sau khi chở bé Mi đến trường, tôi không vội về nhà, mà lại vào một quán cà phê. Đàn bà con gái thường không vào quán cà phê một mình.

Lý do đầu tiên là ngồi uống cà phê một mình buồn lắm, quanh mình người ta luôn có cặp có đôi, mà mình ngồi một mình thì mọi người lại cứ thích dò xét. Ngồi một mình lại không có ai trò chuyện. Nhưng tôi lại có cảm giác khi ngồi cà phê một mình. Đó là để lòng tĩnh lặng lại, nghe được những dòng nhạc đang trôi. Quán cà phê tôi ngồi khéo chọn nhạc. Đó là những bản nhạc tình xưa, điệu bolero vỗ về những trái tim đang mệt nhoài vì đi kiếm tìm hạnh phúc. Tôi cũng thật buồn cười khi đã trên 30 tuổi, có gia đình và có một đứa con ngoan, lại ngồi ở cà phê một mình trong buổi sáng lứa đôi mà nghĩ về hạnh phúc.

Tĩnh sẽ chẳng bao giờ gọi điện cho tôi: “Em ở đâu, em làm gì đó?”. Dù tôi về rất trễ, dù hôm đó trời mưa ngăn trở đường về, và ngay cả dù hôm đó có thể tôi hẹn hò với một người đàn ông khác. Thành phố phát triển du lịch, nhờ dăm anh chị em đang định cư ở nước ngoài gửi tiền về trợ giúp, nhờ ba mẹ anh cho mảnh đất ngày xưa không ai thèm đụng tới, phút chốc mở ra thành con lộ lớn mà kinh tế gia đình thong dong. Tôi có nhiều thời gian rảnh rang, anh cũng có nhiều thời gian rảnh rang.

Chiếc điện thoại của tôi đôi khi chỉ có công dụng để gọi hàng. Hàng tạp hóa bán đủ thứ hàng trên đời ở con phố gọi là con phố Tây, thêm dăm chiếc xe máy cho thuê giờ, cho thuê ngày lúc nào khách cũng đặt hàng trước, vài chiếc cho các cô gái làm ở vũ trường thuê để hàng đêm lượn lờ với khách. Thêm ba căn phòng nhỏ cho thuê, cũng cho thuê theo giờ cho những cặp tình nhân muốn trốn lánh những cặp mắt trần gian, vào góc tối của cửa đóng, rèm che đó mà thỏa mãn nhu cầu yêu thương. Cuộc sống của gia đình tôi là khép mở những cánh cửa hàng ngày, là tiếng chuông điện gọi cửa để mua hàng, để thuê xe và để thuê phòng. Tất cả đều hoàn hảo, không lo toan tiền bạc và chẳng khó nhọc gì trong việc kiếm tiền. Mỗi tháng ngoài tiền tiêu xài, vẫn dư một số tiền mà theo cách nói của ông bà là để phòng thân.

Tôi có chồng năm 20 tuổi, sau dăm lần không vượt qua ngưỡng cửa đại học, tôi bỏ dở dang ước mơ làm cô sinh viên để trở thành người vợ. Tĩnh đi theo mẹ và cả bà

THEO DÒNG SỰ KIỆN

DI LINH: 23 thôn đăng ký xây dựng “Nông thôn mới kiểu mẫu” Để tiến tới xây dựng “Xã nông thôn

mới kiểu mẫu”, theo kế hoạch phát động của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Di Linh, hiện nay, 18 xã trong huyện đã có 23 thôn đăng ký và đã được UBND huyện phê duyệt, đưa vào kế hoạch xây dựng “Thôn nông thôn mới kiểu mẫu” giai đoạn từ nay đến 2020. Trong đó, các xã Tam Bố, Gia Hiệp, Hòa Ninh, Gung Ré và Bảo Thuận có 2 thôn; các xã còn lại có 1

thôn đăng ký xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

Theo Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Di Linh, để xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu, huyện tiếp tục duy trì “Ngày thứ bảy vì nông thôn mới” để lãnh đạo huyện và các ngành trực tiếp lắng nghe để hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, những thôn đã

đăng ký phấn đấu xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu cần tập trung nâng cao chất lượng về giao thông nông thôn, thủy lợi, nhà ở; thường xuyên thu dọn vệ sinh và tổ chức trồng hoa, cây xanh để tạo môi trường, cảnh quan “xanh, sạch, đẹp”; đẩy mạnh sản xuất để cải thiện và nâng cao mức sống vật chất, tinh thần; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế… XL

5 THỨ BẢY 22 - 9 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Những chiếc lồng đèn đã cũTruyện ngắn: KHUÊ VIỆT TRƯỜNG

Quán cà phê tôi vẫn thường ngồi một mình nhìn xuống là con phố nhỏ. Con phố này có nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, mỗi gian hàng là một thế giới thu nhỏ của những kỷ niệm. Thành phố tôi đang sống có ngày bước ra đường chỉ gặp toàn du khách. Khách hững hờ đi qua, chỉ để lại những dấu chân và những dấu chân ấy cũng xóa nhòa theo năm tháng.

Khách nước ngoài thường được gọi là “Tây đi bụi” luôn đeo sau lưng một chiếc ba lô với đủ thứ vật dụng trên tay, cầm chiếc bản đồ mà tìm con phố để đi. Khách Việt Nam thường là những cặp tình nhân. Tất cả họ đều bị thu hút bởi con phố bán hàng lưu niệm kia. Và con phố nhận diện dễ dàng bởi những chiếc lồng đèn được sản xuất ở Hội An treo trên cao. Tôi cũng vậy, ngồi ở chỗ nắng soi ẻo lả buổi sáng xuyên qua mấy cây cổ thụ cao vòi vọi, nhìn

xuống con phố lồng đèn ấy, ngắm nhìn mọi người rộn rã mà mơ có một lần cùng với Tĩnh rong chơi đến một nơi nào đó, một con phố lạ, những con người lạ. Và chắc chắn tôi cũng sẽ đi tìm mua những món quà linh tinh để đem về.

Tôi biết rằng giấc mơ mình sẽ không bao giờ thành. Nhưng tôi lại khao khát thoát khỏi cái đều đặn mình đang sống, nỗi khát khao ấy cháy bỏng không thể nào diễn tả nổi. Tuy nhiên, đã là vợ người, tôi không thể vượt qua những thói lề cuộc sống. Nói đúng hơn là tôi không thể tự đốt cháy mình để tìm kiếm một người đàn ông nào đó thay thế. Để người đàn ông đó khuấy tan cho tôi lớp sữa trong ly cà phê đen. Để người đàn ông đó che cho tôi chiếc dù đi trong cơn mưa rào làm cho cây cỏ lao xao. Thì ra trong cuộc sống này không ai thoát ra khỏi những nhỏ nhặt của nỗi buồn.

Tôi quen cách của Tĩnh khi ra khỏi nhà, nổ xe rú ga ầm ầm một cách khó chịu. Tôi quen cách quát tháo của anh khi anh không đồng ý một việc gì. Tôi quen tiếng ngáy trong đêm của anh giống như tôi đang vỗ về giấc ngủ bên một ngọn thác đổ. Tôi quen, tôi nín nhịn cho ngày trôi, cho tháng trôi… Tôi nhủ là mình còn hạnh phúc hơn nhiều người đàn bà khác là chồng mình chỉ có những tật xấu thường tình của một người đàn ông ít học. Nhưng Tĩnh của tôi chỉ đi và về một con đường, còn có những người đàn ông lại thường rẽ về con đường khác và rồi họ đi ra khỏi ngôi nhà mãi mãi không trở về.

Buổi chiều chủ nhật hôm ấy là nỗi buồn tôi có thể chết đi được. Đó là lúc tôi hiểu tại sao mọi người hay buột miệng nói buồn muốn chết. Hôm đó tôi họp nhóm bạn bè học lớp 12. Tôi bảo với Tĩnh là có lẽ tôi

về rất tối, vì bạn bè lâu ngày mới gặp, có nhiều chuyện kể và cũng sẽ tìm một quán ăn nào đó nâng ly cho vui. Nhưng buổi họp nửa chừng tôi có cảm giác rất chán. Bạn bè mỗi người mỗi hoàn cảnh, mỗi cuộc sống mà gặp nhau toàn kể chuyện chồng con. Có đứa đã hai đời chồng rồi dở dang, có đứa niềm hạnh phúc chưa trọn đã trở thành góa phụ, đứa thì cam tâm chịu đựng chồng mình ngoại tình, vì chỉ sợ mất chồng… Soi chuyện mọi người, rọi lại chuyện mình, lòng tôi như có bất an.

Tôi không vội về nhà. Về nhà với tôi là chỗ trú ẩn cho giấc ngủ chứ không phải là niềm vui. Tôi lại tới quán cà phê quen để nhìn xuống con phố bán hàng lưu niệm, để nhìn thấy những chiếc lồng đèn đủ màu treo trước các cửa hàng như đang reo vui.

Những giọt cà phê rơi, cứ rơi. Ai đã từng uống cà phê trong tâm trạng chông chênh sẽ cảm thấy hết cảm giác chờ đợi sự rơi của từng giọt đen kia.

Trong lúc ngắm nhìn những chiếc lồng đèn treo trước những ngôi nhà ấy, tôi thoáng thấy một bóng người: Tĩnh. Tôi dụi mắt mình, bởi anh làm gì có chuyện ra phố? Tôi dụi mắt mình một lần nữa để nhìn cho rõ hơn. Anh không đi một mình mà đang đi với một cô gái. Họ ghé vào một hàng bán thú nhồi bông. Trời ơi, tôi cũng đã từng mơ được tặng một con thú nhồi bông. Tôi như một kẻ trộm sợ ai đó bắt gặp, mặc dù tôi đang ở trên tầng một quán cà phê nhìn xuống, chắc chắn Tĩnh không có thì giờ ngước nhìn lên, và anh cũng chẳng biết tôi hay ngồi ở quán cà phê này. Tôi quan sát như đang xem một phim quay chậm. Cho đến khi họ bước ra khỏi tiệm, trên tay cô gái xinh xinh kia là một con gấu nhồi bông màu vàng kem, rất lớn. Anh dắt xe, cô gái ngồi lên, và vòng tay cô gái ôm chặt lấy anh, họ lao vào dòng người.

Tôi đã chọn cách của riêng mình sau hôm đó. Tôi bình thản bảo Tĩnh: “Mình nên chia tay nhau đi”. Hai đứa đi về hai hướng, thong dong. Không cần đánh ghen, chẳng cần giải thích. Tôi thoát ra khỏi đời sống vợ chồng như một con chim tung bay cao. Tôi quyết định đem con vào Sài Gòn sinh sống.

Còn hôm nay, tôi lại ngồi ở chiếc ghế của quán cà phê mà tôi đã từng ngồi. Tôi nhìn xuống con phố cong cớn kia. Tôi phát hiện ra những chiếc lồng đèn đã cũ, rất cũ. Và trái tim tôi giờ đây như cũng rất cũ.

trưởng Mỹ, Thor, siêu nhân Gao, người sắt, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn... Các nhân vật cổ tích, hoạt hình, các siêu anh hùng... cùng hàng trăm em nhỏ các độ tuổi khác nhau có mặt ở phố đi bộ để cùng trông trăng phá cỗ, rước đèn trung thu.

Tại khu vực sân khấu chính - Vườn hoa Lý Thái Tổ, bên cạnh màn ca múa hát rộn ràng, sẽ có tiết mục chị Hằng cưỡi trâu, chú Cuội bay từ trên trời xuống mặt đất, Bờm trổ tài cùng vũ điệu quạt mo cùng nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc.

Lễ hội truyền thống đền Trần tháng 8 năm Mậu Tuất, kỷ niệm 718 năm ngày hóa Đức Thánh Trần là một sự kiện văn hóa quan trọng của TP Nam Định (Nam Định).

Diễn ra từ 19 - 29/9 (tức mùng 10 - 20/8 Âm lịch) tại phường Lộc Vượng và phường Lộc Hạ, theo Ban tổ chức lễ hội truyền thống đền Trần, trong 11 ngày diễn ra lễ hội có nhiều hoạt động lớn. Hằng ngày, khách thập phương thực hiện nghi lễ tín ngưỡng, dâng hương tưởng niệm Đức Thánh Trần, các Vua Trần... tại đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa, chùa Phổ Minh và các điểm di tích thờ tự có liên quan đến văn hóa Trần trên địa bàn thành phố.

Lễ khai hội được tổ chức vào ngày 1/8 âm lịch (tức ngày 10/9) với các hoạt động múa lân, sư, rồng và các hoạt động hội truyền thống. Từ ngày 2 - 29/8 âm lịch (tức 11/9 đến 8/10/2018) diễn ra các hoạt động

lễ, tế của các đoàn nghệ thuật, đoàn lễ các địa phương; các hoạt động hội truyền thống gồm múa lân, sư, rồng, văn nghệ, cờ bỏi, võ thuật cổ truyền, múa rối nước, chọi gà. Lễ tế Nam Quan của Đoàn Tế Chợ Gạo - Thành Lợi - Vụ Bản diễn ra vào ngày 16/8 âm lịch (25/9/ 2018).

Ngày chính hội 20/8 âm lịch (ngày 29/9/2018) - Lễ kỵ nhật Đức Thánh Trần diễn ra nhiều nội dung, nghi lễ trang nghiêm như màn trống hội, lễ dâng hương tưởng niệm anh linh các Vua Trần, Đức Thánh Trần tại sân hành lễ đền Thiên Trường; lễ tế Nam Quan tại sân đền Cố Trạch; các hoạt động hội như múa Rồng, lân, sư tử; biểu diễn võ thuật truyền thống; thi đấu vật; thi đấu cờ người; trò chơi chọi gà; múa rối nước cùng nhiều chương trình văn nghệ truyền thống đặc sắc.

TS tổng hợp (theo hanoimoi.com.vn và baovanhoa.com.vn)

Lễ hội truyền thống đền Trần tháng 8 năm Mậu Tuất

Với việc tổ chức một carnaval rộn ràng, “Đêm rằm xuống phố” sẽ là hoạt động vui chơi ý nghĩa cho các em nhỏ trong Tết Trung thu 2018.

Tư chuyên mai mối trong xóm đến nhà tôi vào một buổi tối. Tĩnh ngồi im như thể là một khúc gỗ hay một pho tượng khi ba mẹ tôi và gia đình anh bàn chuyện cưới xin. Hai tháng sau là đám cưới, sau ba lần Tĩnh tới nhà nói chuyện làm quen, sau hai lần hai đứa chở nhau ra phố, vào một quán cà phê, ngồi với nhau để thỉnh thoảng lại nói một câu bâng quơ như trên thế gian này hết chuyện để nói.

Lần đầu tiên Tĩnh ôm tôi là trong đêm tân hôn. Đôi tay khỏe mạnh của anh khiến tôi ngạt thở. Tôi vụng về làm vợ, và anh cũng vụng về làm chồng như cái thuở xa xưa không cần biết tình yêu, cha mẹ đặt đâu thì con cứ ngồi đấy. Nhưng tôi có biết người đàn ông nào trước Tĩnh đâu mà so sánh? Tĩnh cũng đâu biết một người con gái nào trước đó đâu để mà chọn lựa. Nhưng dẫu trước kia là hai cách sống xa lắc, khi thành chồng vợ cũng giống như lửa rơm lâu ngày cũng bùng cháy, cũng vun vén cuộc sống gia đình, hướng về một tương lai phía trước.

Minh họa: Phan Nhân

6 THỨ BẢY 22 - 9 - 2018 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

TẢN VĂN

HỒ SƠ TƯ LIỆU

TRẦN VĂN LỢI

Sau những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, năm 1941 Bác trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo

cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nhân dịp Tết Trung thu năm đó, Người viết bài thơ Kêu gọi thiếu nhi vào ngày 21/9/1941, thể hiện sự quan tâm của mình đối với các cháu thiếu nhi:

Trẻ em như búp trên cànhBiết ăn ngủ, biết học hành là

ngoanChẳng may vận nước gian nanTrẻ em cũng phải lầm than cực

lòngHọc hành, giáo dục đã khôngNhà nghèo lại phải làm công cày

bừa…Những lời thơ viết cho thiếu nhi

mà cũng là cho tất cả mọi người. Trẻ em là lớp măng non, là búp trên cành đáng lẽ phải được nâng niu, chăm sóc nhưng chẳng may vận nước gian nan khiến các cháu chịu nhiều thiệt thòi, cực khổ. Từ đó Bác chỉ ra nguyên nhân của nông nỗi ấy là Vì giặc Nhật, vì giặc Tây bạo tàn. Người gợi mở, dẫn dắt để mở rộng nhận thức rồi đi đến vận động, giác ngộ các cháu:

Vậy nên trẻ em nước taPhải đoàn kết lại để mà đấu tranhNgười lớn cứu nước đã đànhTrẻ em cũng góp phần mình một

tay...Thực tế là các cháu thiếu niên,

nhi đồng đã vâng lời Bác dạy, hưởng ứng lời kêu gọi đó, tham gia các hoạt động yêu nước như Kim Đồng, Vừ A Dính... góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945. Và ngay mùa thu độc lập đầu tiên, Bác Hồ đã gửi thư động viên, thể hiện tình thương yêu, sự quan tâm

TRẦN VĂN

Cứ mỗi độ thu về, lòng tôi lại xao xuyến hồi tưởng lại những đêm trăng sáng vằng

vặc, gió nồm nam mát rượi và tiếng trống ếch vang vọng khắp xóm làng, vang vọng suốt tuổi thơ tôi.

Trống ếch là loại trống nhỏ, chuyên dành cho thiếu nhi. Mỗi bộ trống ếch gồm có ba quả hoặc năm, bảy quả tuỳ theo điều kiện của mỗi làng; trong đó, bao giờ cũng có một quả trống cái. Trống cái cao chừng một gang tay người lớn, chu vi rộng bằng miệng thúng, còn những quả trống con thì thấp hơn và chỉ nhỏ bằng nửa quả trống cái. Những quả trống con phải được bưng thật khéo để có âm thanh giống nhau thì khi đánh mới tạo thành một dàn âm thống nhất được. Cũng giống như nhiều loại trống khác, trống ếch bao gồm tang trống và mặt trống. Tang trống được làm bằng những mảnh gỗ mít bào nhẵn, ghép lại với nhau thành một vòng tròn. Các mảnh tang trống phải đều nhau và khi

Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng(*)

LTS: Từ ngày 19 đến 22/9/2018, tại Đà Lạt, Hội đồng Lý luận phê bình VHNT TW đã tổ chức Hội nghị tập huấn: Tiếp tục triển khai nhiệm vụ “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam” cho học viên công tác tại các Ban Tuyên giáo, Văn hóa, Hội VH-NT, các cơ quan thông tin đại chúng các địa phương, đơn vị khu vực phía Nam. Tại lễ khai mạc, đồng chí Nguyễn Thế Kỷ - UVTW Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình VHNT TW đã có bài phát biểu về “Đường lối phát triển văn hóa, văn nghệ của Đảng trong thời kỳ mới”. Báo Lâm Đồng Cuối Tuần xin lược trích giới thiệu với độc giả một phần quan trọng của bài phát biểu.

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh hun đúc nên phẩm chất, cốt cách

con người Việt Nam, giúp cho dân tộc ta, nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhận thức rõ vai trò của văn hóa, từ ngày thành lập Đảng cho đến nay, Đảng ta luôn khẳng định vị trí, vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng. Khi Đảng ta chưa giành được chính quyền, hầu hết các cán bộ lãnh đạo tiền bối của Đảng vừa là nhà tổ chức, vừa là nhà tư tưởng, truyền bá hệ tư tưởng Mác, Ăng-ghen, Lênin vào Việt Nam, đồng thời đề ra các chủ trương lớn về văn hóa, văn nghệ, qua các sáng tác của mình đã đặt nền móng cho nền văn học yêu nước, cách mạng, định hướng phong trào sáng tác văn nghệ trong quần chúng, nhân dân.

Những quan điểm cơ bản của Đảng về văn hóa - văn nghệ được hình thành và phát triển trong thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nền văn hóa cách mạng, dân chủ, nhân văn của dân tộc ta từ năm 1930 đến nay. Các quan điểm đó được thể hiện trong các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và trong các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ cách mạng. Cùng với thực tiễn văn hóa, thực tiễn cách mạng và kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, Đảng ta đã đúc kết, hoàn chỉnh các quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam trước yêu cầu mới. Trong những điểm cốt lõi, một quan điểm hết sức quan trọng cần tiếp tục phát huy là xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Quan điểm này khẳng định động

lực và nguồn lực để xây dựng và phát triển văn hóa. Mọi người Việt Nam phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh đều tham gia xây dựng và phát triển văn hóa nước nhà. Công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Đội ngũ trí thức gắn bó với nhân dân giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa. Đội ngũ trí thức là trụ cột để xây dựng và phát triển văn hóa, là lực lượng then chốt trong cách mạng khoa học kỹ thuật và văn hóa. Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức để phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy khóa X đã ban hành Nghị quyết số 27 (6/8/2009) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, xác định rõ những mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức hiện nay. Trong đó đã nhấn mạnh: “Trí thức Việt Nam là lực lượng sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững” (Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 khóa X).

Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) cùng với nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng, tiếp tục khẳng định, nhấn mạnh vai trò quản lý của Nhà nước, vai trò chủ thể sáng

tạo văn hóa của nhân dân, tạo nên một chỉnh thể đầy đủ gồm các chủ thể cơ bản trong xã hội: Đảng, Nhà nước và nhân dân. Mọi người Việt Nam phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đều tham gia xây dựng và phát triển văn hóa nước nhà. Công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Đội ngũ trí thức gắn bó với nhân dân giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa. Đội ngũ trí thức là trụ cột để xây dựng và phát triển văn hóa, là lực lượng then chốt trong cách mạng khoa học kỹ thuật và văn hóa. Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức để phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Để văn hóa, văn nghệ phát triển đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới, kế thừa và phát triển các quan điểm về xây dựng và phát triển văn hóa, Đại hội XII của Đảng đã xác định rõ tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời gian tới. Tư duy lý luận mới thể hiện sâu sắc về mối quan hệ giữa xây dựng con người phát triển toàn diện với mục tiêu của chiến lược phát triển đất nước trên một số nội dung quan trọng; trong đó đáng chú ý:

Một là, xác định phương hướng xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội XII chỉ rõ: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nội dung: “phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học...” là đặc trưng, thuộc tính cơ bản cho cả vấn đề văn hóa và con người. Điều đó

cho thấy, tư duy lý luận mới của Đảng đã phản ánh đúng bản chất con người cũng như bản chất văn hóa. Vấn đề văn hóa thực chất là về con người và vấn đề con người thì kết tinh, cốt lõi nhất ở nội dung, giá trị văn hóa. Tinh thần quan điểm trên đã thể hiện tính khoa học và cách mạng của sự phù hợp, thống nhất giữa xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

Hai là, chỉ rõ bản chất các mâu thuẫn của quá trình xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Mâu thuẫn của quá trình xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH, với tính cách như các mặt đối lập giữa giá trị và phản giá trị; nhân đạo, nhân văn và phản nhân đạo, nhân văn; cách mạng và phản cách mạng... Đại hội XII chỉ rõ: “Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn. Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Có giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những hạn chế của con người Việt Nam”. Mâu thuẫn trong quá trình này cũng sẽ có biểu hiện ở mâu thuẫn giữa mục tiêu vươn tới với hiện trạng văn hóa, con người Việt Nam chưa tương xứng. Mục tiêu vươn tới là: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học...” với một hiện trạng là “... thành quả trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ tầm mức để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh...”. Trong đó, “thấm nhuần tinh thần dân tộc” được hiểu là sự bổ sung mới và mục tiêu, tiêu chí của văn hóa, con người Việt Nam; nó đối lập với những biểu hiện phai nhạt về lý tưởng, đạo đức, lối sống ở một bộ phận xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ, tồn tại như một mâu thuẫn cần phải giải quyết.

(*) Tít bài do Tòa soạn đặt

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ phát biểu khai mạc lớp tập huấntại thành phố Đà Lạt. Ảnh: D.Danh

PGS.TS NGUYỄN THẾ KỶUVTW Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình VHNT TW

7 THỨ BẢY 22 - 9 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

ghép lại phải kín như bưng thì lúc đánh, tiếng trống mới âm vang. Hai mặt trống làm bằng da trâu sau khi đã bào mỏng. Tấm da trâu ấy được định vị chắc chắn với tang trống bằng những chiếc đinh tre. Khi làm xong, trống bao giờ cũng được đem phơi nắng để mặt trống thêm căng, khi gõ tiếng trống sẽ kêu to và vang xa hơn.

Tiếng trống ếch trong những đêm trăng thu có sức hút đặc biệt với đám trẻ con chúng tôi. Chưa kịp ăn xong bữa cơm tối đã nghe thấy nhịp tùng rinh... tùng rinh vang lên đầu đường, ngoài ngõ. Tiếng trống như gọi mời, như thúc giục mọi đứa trẻ chạy ùa ra, nhập vào đoàn diễu hành đi qua các đường ngang lối dọc trong làng. Sau đó chúng tôi kéo nhau ra tụ tập ở đầu làng - nơi có bãi cỏ rộng, vừa ngắm trăng đón gió, vừa vui đùa hát múa theo nhịp trống ếch. Trong dàn trống ếch, người gõ trống cái có vai trò bắt nhịp nên quan trọng nhất, giống như một nhạc trưởng vậy; còn những người đánh trống con cứ theo trống cái mà gõ. Ngoài

những bài trống mới dành cho thiếu nhi thì chúng tôi còn hay đánh các bài trống dân gian kèm theo lời hát đồng dao hay tiếng vỗ tay của những người xem vây quanh. Có nhiều đứa ngồi xem mà ham quá, lấy que gõ xuống mặt đất theo nhịp gõ của dàn trống. Trong khi tụi con trai say sưa với bộ trống ếch thì đám con gái lại mải mê với những trò chơi dân gian quen thuộc, như: trồng nụ trồng hoa, bịt mắt bắt dê... Tiếng cười nói hồn nhiên hòa cùng tiếng trống tạo nên một khung cảnh náo nhiệt chưa từng thấy. Đó là những ngày vui khôn xiết của đám trẻ con ở làng quê.

Càng gần đến ngày Tết Trung thu thì tiếng trống ếch càng thêm tưng bừng, náo nức. Cùng diễu hành với dàn trống ếch lúc này còn có thêm đội múa sư tử thật hoạt náo và những chiếc đèn lồng lung linh làm bằng giấy đỏ hay đèn ông sao lấp lánh giữa ánh trăng vàng trăng bạc. Rồi đến đêm rằm tháng Tám, tất cả trẻ con trong làng quây quần để cùng phá cỗ Trung thu. Tiếng trống ếch đêm ấy cũng thức muộn

Trống ếch Trung Thu LÂM BẰNG

Vườn thuNày na, này bưởi, này bòngNày khế vàng óng, này hồng đỏ câyVườn ai ngào ngạt hương bayThu về quả chín dâng đầy ngọt thơm.

Em đi rước đènTùng rinh, tùng rinhEm đi rước đènNày ông sao sáng Này đèn sao xinh.

Chú cá lượn quanhCon tôm chực nhảyĐèn lồng nhấp nháyTùng rinh tùng rinh.

Nào chú phi côngNào tàu nhả khóiĐua nhau chạy mãi Nào ai nhanh hơn.

Tùng rinh, tùng rinhTùng rinh, tùng rinh...

Thư Bác Hồ qua những mùa trăng

và niềm tin vào các cháu thiếu nhi: Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các cháu. Đã hơn nửa thế kỷ nay, những lời động viên, nhắn gửi của Bác luôn được vang vọng trong mỗi ngày khai trường, Tết Trung thu và được trân trọng khắc ghi trên mỗi ngôi trường, tạo niềm xúc động thiêng liêng, là nguồn động lực giúp các thế hệ thiếu nhi Việt Nam ra sức phấn đấu học tập và rèn luyện xứng đáng với niềm

mong mỏi của Bác. Trung thu năm 1946, mặc dù

bận rộn với những công việc quan trọng của đất nước nhưng Bác Hồ vẫn không quên làm thơ gửi cho các cháu:

Bác mong các cháu chăm ngoanMai sau gìn giữ giang san Lạc HồngSao cho nổi tiếng Tiên RồngSao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam.Vẫn là sự quan tâm, niềm mong

mỏi các cháu thiếu nhi chăm học và làm được nhiều việc tốt góp phần xây dựng và giữ gìn nền độc lập còn rất non trẻ của đất nước. Bác nhắc đến những danh từ thiêng liêng như Lạc Hồng, Tiên Rồng,

Việt Nam như muốn gợi lại truyền thống yêu nước bốn nghìn năm của dân tộc gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng nhỏ tuổi như Thánh Gióng, Trần Quốc Toản... Đấy là những tấm gương sáng trong lịch sử dân tộc đáng để các cháu noi theo.

Trong suốt cuộc đời chỉ muốn quên mình cho hết thảy (thơ Tố Hữu) của mình, Bác Hồ luôn canh cánh một ước mong, đó là các cháu thiếu nhi được ăn no, mặc ấm và được học hành. Chính vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, tình thương yêu của Người dành cho các cháu thiếu nhi vẫn đằm sâu, tha thiết:

Trung thu trăng sáng như gươngBác Hồ ngắm cảnh nhớ thương

nhi đồngSau đây Bác viết mấy dòngGửi cho các cháu tỏ lòng nhớ

thương.(Thư Trung thu 1951)

Những năm tháng cả dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đều gửi thư cho các cháu mỗi dịp Trung thu về và khẳng định tình cảm bao la của mình: Ai yêu nhi đồng/ Bằng Bác Hồ Chí Minh. Lời Bác luôn nhẹ nhàng, trìu mến gắn với việc động viên các cháu tham gia, thực hiện những công việc cụ thể, phù hợp với tình hình cách mạng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của thiếu nhi:

Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh

Tính các cháu ngoan ngoãnMặt các cháu xinh xinhMong các cháu cố gắngThi đua học và hànhTuổi nhỏ làm việc nhỏTùy theo sức của mình…Các cháu hãy xứng đángCháu Bác Hồ Chí Minh.(Thư Trung thu - ngày 25/9/1952)

Cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn cuối, quân dân ta trên khắp các chiến trường liên tiếp giành được những thắng lợi quan trọng, Tết Trung thu năm 1953, Bác phấn khởi gửi thư kể tin chiến thắng, chia vui với các cháu thiếu nhi. Trong những chiến thắng đó có sự đóng góp không nhỏ của các cháu:

Khắp nơi Nam, Bắc, Tây, ĐôngĐưa tin thắng trận cờ hồng tung

bay Các cháu vui thayBác cũng vui thayThu sau so với thu này vui hơn Cụm từ vui thay được lặp lại và

câu thơ thứ 3 được ngắt thành hai dòng, mỗi dòng có bốn tiếng diễn tả niềm vui dâng trào, khôn xiết của Bác Hồ và của các cháu. Trong bài thơ này, Người đã tiên đoán chính xác, đồng thời khẳng định về sự thắng lợi của cuộc kháng chiến: Thu sau so với thu này vui hơn. Thu sau tức là mùa thu năm 1954 sẽ vui hơn thu này - mùa thu năm 1953. Quả đúng như vậy, ngày 7/5/1954 với chiến thắng Điện Biên Phủ, quân

dân ta đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp trong tư thế của người chiến thắng và mùa thu 1954 là mùa thu mà một nửa đất nước đã sạch bóng quân thù - mùa thu mà các cháu thiếu nhi thực sự được sống trong độc lập, tự do.

Nhưng đế quốc Mỹ và các thế lực tay sai đã lật lọng không thực hiện đúng Hiệp định Giơ-ne-vơ về việc hiệp thương thống nhất đất nước - niềm mong ước lớn nhất của Bác, của nhân dân ta lúc bấy giờ. Trong hoàn cảnh đó, Tết Trung thu năm 1956 Bác Hồ đã gửi thư cho các cháu thiếu nhi miền Nam bày tỏ niềm thương nhớ và động viên các cháu tin tưởng đến ngày sum họp, đoàn tụ hai miền Bắc, Nam sẽ không còn xa:

Bắc Nam sẽ sum họp một nhàBác cháu ta gặp mặt; trẻ già vui

chungNhớ thương các cháu vô cùngMong sao mỗi cháu là một anh

hùng thiếu nhi.Đáp lại lời kêu gọi của Bác Hồ,

cùng với thiếu nhi miền Bắc, các cháu thiếu niên nhi đồng ở miền Nam cũng thi đua lập công như anh hùng Lê Văn Tám, anh hùng Kan Lịch... góp phần làm nên đại thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước, Bắc - Nam sum họp một nhà thỏa lòng Bác mong...

Dù Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng hình ảnh của Người vẫn luôn gần gũi với mọi thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam. Tình cảm thiêng liêng của Bác dành cho các cháu thiếu nhi và của các cháu thiếu nhi dành cho Bác mãi mãi sáng soi, dịu hiền như ánh trăng đêm rằm. Đọc lại Thư Trung thu của Người, chúng ta lại được tắm mình trong tình thương yêu bao la, mát lành tỏa ra từ một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn...

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, Bác dành tình thương yêu đặc biệt đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng - thế hệ tương lai của đất nước. Tình cảm thiêng liêng đó không chỉ được thể hiện sâu sắc khi Người còn sống mà thấm nhuần, sâu rộng trong nhân dân khi Bác đã đi xa “cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng” (Di chúc). Vào những ngày kỷ niệm Quốc tế Thiếu nhi, ngày khai trường, Tết Trung thu hay mỗi khi các cháu làm được việc tốt, đạt thành tích xuất sắc, Bác Hồ thường đến thăm hỏi, động viên hoặc gửi thư, tặng quà. Trong số 16 bài thơ Bác dành cho thiếu nhi thì có tới một nửa được Bác viết vào những dịp Tết Trung thu. Đó là những câu văn, vần thơ rất đỗi giản dị và dễ hiểu, dễ thuộc mà luôn chan chứa tình yêu thương của Người.

Bác Hồ vui Tết Trung thu với các cháu thiếu nhi. Ảnh tư liệu

hơn cùng chúng tôi, bởi ai cũng hiểu rằng từ ngày mai, đứa nào cũng phải tập trung vào việc học hành. Trống ếch sẽ lại được gác lên, nằm im, đợi đến Trung thu năm sau...

Những quả trống ếch giờ đã được thay bằng loại trống vành sắt, mặt làm bằng nhựa dẻo, khi gõ phát ra tiếng kêu bồm bộp, lùng bùng chứ không ngân vang và hấp dẫn trẻ con như âm thanh của quả trống da trâu ngày xưa nữa!...

8 THỨ BẢY 22 - 9 - 2018 CUỐI TUẦN DU LỊCH

LIÊN KẾT DU LỊCH TÂY NGUYÊN:

Con đường xanh gập ghềnhKỳ II: Đã “liên” nhưng chưa “kết”

UÔNG THÁI BIỂUvà MAI VĂN BẢO

Mỗi địa phươngmỗi kiểuQuy hoạch tổng thể phát triển

du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đã xác định Tây Nguyên là một trong bảy vùng du lịch trọng điểm. Quan điểm của Chính phủ là phát triển du lịch theo hướng tăng cường liên kết giữa vùng Tây Nguyên với các vùng khác trong nước và liên kết quốc tế để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của mỗi địa phương và của toàn vùng. Với mục tiêu, đến năm 2020, cơ bản hình thành được sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng một cách toàn diện, đồng bộ; xây dựng được sản phẩm đặc trưng của vùng, có thương hiệu. Thế nhưng, nay đã là năm 2018, mọi chuyện vẫn chỉ đang vỡ vạc và du lịch Tây Nguyên chưa có sự bứt phá nào. Chuyện liên kết vẫn đang được bàn tiếp.

Ông Trần Hùng Việt - Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), nói: “Cần phải giải bài toán quy hoạch tổng thể và liên kết vùng, từ đó khắc phục tình trạng phát triển nhỏ lẻ theo kiểu “địa phương chủ nghĩa”, cũng như tạo nên sức mạnh tổng hợp trong đầu tư, khai thác dịch vụ du lịch”. Ông Đặng Xuân Vũ - Giám đốc Công ty TNHH du lịch Đắc Việt (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) chỉ ra nguyên nhân: “Khách du lịch không thể bỏ một số tiền lớn lên các tỉnh Tây Nguyên đều xem các lễ hội, thác nước hay thưởng thức ẩm thực na ná nhau. Vì vậy, các tỉnh trong khu vực cần phối hợp để có nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, hấp dẫn, phục vụ du khách. Vấn đề cấp thiết là các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường hợp tác, liên kết để cùng khai thác có hiệu quả tiềm năng, tạo ra nhiều tour, tuyến và sản phẩm mang bản sắc Tây Nguyên và của từng địa phương...”.

Trong dòng tư duy đó, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Giám đốc Sở VH-TT và DL Lâm Đồng phân tích: Các tỉnh Tây Nguyên cơ bản có nét tương đồng, do đó, để khai thác phát triển du lịch của các địa phương có cùng tiềm năng không dễ, bởi khách du lịch đến ở nơi này có rồi thì ít khi họ đến nơi khác. Dù sản phẩm trùng lắp, nhưng nếu muốn gắn kết các địa phương thì phải xây dựng thương hiệu chung cho du lịch Tây Nguyên. Hiện thương hiệu chung chưa có, mà mỗi địa phương tự xây dựng cho mình một thương hiệu. Thứ hai, các tỉnh phải ngồi lại để chỉ ra được cái nào là đặc thù của địa phương,

Liên kết sẽ tăng thêm sức mạnh, tính bền vững và lực hấp dẫn cho du lịch Tây Nguyên. Liên kết sẽ tiến tới xây dựng thương hiệu du lịch toàn vùng, gỡ bỏ thực trạng phát triển du lịch kiểu “đèn nhà ai nấy rạng” với những sản phẩm đơn điệu, trùng lắp và nhỏ lẻ. Tuy nhiên, muốn liên kết thành công thì cần phải có bàn tay của một nhạc trưởng, cần phải có quy hoạch khoa học, chi tiết và thể chế chính sách phù hợp; đặc biệt là cần sự vào cuộc tích cực của cả cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp...

từ đó mới gắn kết sản phẩm giữa các tỉnh Tây Nguyên với nhau. Ví dụ: Ở Đà Lạt là hoa, đến Đắk Lắk phải là voi, qua Đắk Nông là hệ thống hang động núi lửa, đến Gia Lai là nhà rông... chẳng hạn. Sau khi bàn bạc, xây dựng một chương trình hợp tác, đề xuất lên lãnh đạo tỉnh của các địa phương, rồi gắn các doanh nghiệp lại. Yếu tố chính làm nên thành công là doanh nghiệp, nhưng họ chưa mặn mà lắm trong việc khai thác các sản phẩm chính của du lịch Tây Nguyên để hình thành sản phẩm chung, từ đó đưa khách đến vùng.

Về điều này, ông Lê Hoàng Cơ - Giám đốc Công ty TNHH đầu tư du lịch và thương mại Đam San

(Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) thẳng thắn: Đối với việc liên kết phát triển du lịch, lâu nay chính quyền các tỉnh có ký kết với nhau nhưng chưa cụ thể hóa, chưa đưa ra cách làm cho các doanh nghiệp mà để các doanh nghiệp “tự bơi”. Bên cạnh đó, giữa các tỉnh trong khu vực chưa có một “nhạc trưởng” trong lĩnh vực này nên hầu hết các điểm tham quan, sản phẩm du lịch trùng lắp, giống nhau như tham quan các thác nước, xem diễn tấu cồng chiêng, ăn cơm lam, gà nướng, uống rượu cần... Sự “sao chép” này vừa làm mất tính đặc trưng riêng có của từng tỉnh, vừa tạo cảm giác đơn điệu, nhàm chán cho du khách, đồng thời ảnh

hưởng đến môi trường cạnh tranh lành mạnh. Nhiều người cho rằng, chỉ cần đến một tỉnh là biết được cả ngành du lịch Tây Nguyên. Bởi thế, du khách đến với tỉnh này thì không đến tỉnh khác, nên việc liên kết không hiệu quả...

Từ bàn giấy đến thực tếTổng cục Du lịch có nghiên

cứu và đưa ra sản phẩm du lịch, tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”, kết nối giữa tuyến du lịch “Con đường Di sản miền Trung”, trở thành tuyến xuyên suốt từ miền Trung đến Tây Nguyên. Rồi ý tưởng khác về mô hình liên kết “Một ngày ăn cơm ba nước, ba quốc gia một điểm

đến”, nhằm gắn kết những điểm du lịch, di sản thiên nhiên, văn hóa miền đất cao nguyên với các điểm du lịch của Lào, Campuchia, Thái Lan nhưng đến nay cũng chưa được đầu tư triển khai và quảng bá rộng rãi. Vào các năm 2010, 2013, 2015, Tổng cục có tổ chức đoàn vừa khảo sát tuyến vừa cho các đơn vị lữ hành nghiên cứu, tham khảo. Tuy nhiên, đến nay, tuyến này vẫn chưa phát huy hết giá trị, cũng như cơ hội, tiềm năng để kích cầu du lịch vùng Tây Nguyên. Vấn đề là chưa có cơ chế vận hành hoạt động liên kết, chưa có những doanh nghiệp đầu tàu, đủ mạnh, chưa có những bước triển khai cụ thể. Tây Nguyên cũng đã có Ban điều phối du lịch vùng (thành lập tháng 1/2016) nhưng chưa một lần họp mà chính Ban điều phối này là “nhạc trưởng” chỉ huy, là người gắn kết. Mặc dù mỗi địa phương đều có sản phẩm du lịch, tuyến điểm để nối kết nhưng chưa có sự liên kết các trọng điểm giữa các tỉnh mà chủ yếu xây dựng tuyến nội tỉnh nên chưa phát huy hiệu quả. Đối với các địa phương đã ký kết hợp tác cũng chưa tổ chức hội nghị luân phiên để đánh giá tình hình.

“Năm Du lịch Việt Nam Tây Nguyên - Đà Lạt năm 2014” do Bộ VH-TT và DL tổ chức đã từng được coi là: “Một sự kiện có quy mô lớn mang tầm quốc gia và quốc tế, nhằm quảng bá hình ảnh thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Đây cũng là dịp để kết nối các thế mạnh về thắng cảnh thiên nhiên, di sản văn hóa phong phú, đặc sắc của năm tỉnh Tây Nguyên thành chuỗi hoạt động xuyên suốt trong năm, nhằm quảng bá điểm đến cho du lịch Việt Nam, tăng lượng khách đến khu vực...”. Kỳ vọng và mục tiêu thì cao, nhưng đó cũng lại là một sự kiện “đánh trống bỏ dùi”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh trao đổi: “Chúng tôi rất mừng khi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã xúc tiến việc ký bản giao kết phát triển du lịch toàn vùng Tây Nguyên, vì điều đó sẽ giúp Đắk Nông rất nhiều trong việc liên kết với các địa phương đã phát triển du lịch tốt hơn trong khu vực. Tuy nhiên, sau việc ký giao kết thì không thấy các động thái tiếp theo. Về phía Đắk Nông, chúng tôi luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động của khu vực Tây Nguyên, vì liên kết phát triển du lịch là một định hướng đúng đắn, không những làm đa dạng các sản phẩm mà còn thỏa mãn được nhu cầu phát triển sản phẩm của các đơn vị lữ hành, từ đó thu hút khách du lịch đến với Tây Nguyên”. Cũng theo bà Hạnh, đối với các tỉnh như Gia Lai,...

XEM TIẾP TRANG 11

Nên liên kết các tỉnh khu vực Tây Nguyên để cùng phát triển cơ sở hạ tầng và thiết kế các loại hình du lịch khác nhau, nhằm quảng bá văn hóa khu vực, phục vụ nhiều đối tượng khách. Từ “Con đường xanh Tây Nguyên” sẽ nối tuyến du lịch đường bộ với vùng Đông bắc Thái Lan, Nam Lào và Campuchia...

Bà Chutathin ChareonlardTrưởng đại diện cơ quan du lịch

Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên -Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Vườn hoa thành phố Đà Lạt hấp dẫn du khách.

9 THỨ BẢY 22 - 9 - 2018CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

DIỄM THƯƠNG

Anh Hồ Ngọc Phong Hải, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng, cho biết: “1+1” nghĩa là mỗi

đoàn viên, hội viên giới thiệu thêm một thanh niên tham gia Đoàn, thể hiện sự đoàn kết và tập hợp, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh. Cụ thể hóa chủ trương này, Tỉnh Đoàn Lâm Đồng vừa ban hành văn bản hướng dẫn triển khai trên toàn tỉnh. Trong đó, tập trung vào các nội dung trọng tâm bao gồm: Quán triệt trong toàn thể đoàn viên, hội viên, các chi đoàn, chi hội nhiệm vụ công tác vận động quần chúng vào tổ chức để nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ đoàn kết tập hợp thanh niên, xây dựng lớp thanh niên vừa hồng, vừa chuyên, góp phần xây dựng Đoàn, Hội ngày càng vững mạnh. Việc giới thiệu, tập hợp thanh niên phải được đặt thành nhiệm vụ thường xuyên của các chi đoàn, chi hội và từng đoàn viên, hội viên. Trong thời gian một năm, mỗi đoàn viên, hội viên phải vận động, giới thiệu được ít nhất một thanh niên tham gia hoạt động Đoàn, Hội nhằm phát huy vai trò nêu gương, nòng cốt của đoàn viên trong việc thu hút, đoàn kết tập hợp thanh niên. Mỗi chi đoàn, chi hội cần xây dựng kế hoạch tập hợp thanh niên, đề ra mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể, đa dạng hóa phương thức tập hợp sinh động, thiết thực với giai đoạn mới.

Với mục đích kịp thời đổi mới phương thức tập hợp thanh niên đáp ứng yêu cầu mới, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, phấn đấu tăng tỷ lệ tập hợp thanh niên lên trên 70%, chủ trương này được Tỉnh Đoàn Lâm Đồng đặt mục tiêu phải thực hiện một cách toàn diện, hiệu quả,

Phát triển Đoàn từ chủ trương “1+1”Chủ trương “1+1” - mỗi đoàn viên giới thiệu được ít nhất một thanh niên tham gia Đoàn, Hội là một trong những nội dung mà Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp nhiệm kỳ 2017-2022 đặt ra. Đây được coi là điểm nhấn nhằm đẩy mạnh đoàn kết, tập hợp đoàn viên, thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở đoàn, hội.

tránh hình thức. Mỗi cơ sở đoàn sẽ lên kế hoạch triển khai phù hợp với đặc thù từng đối tượng vận động tại địa phương, đơn vị. Toàn tỉnh hiện có trên 250.000 đoàn viên, thanh niên. Trong nhiệm kỳ 2012-2017, toàn tỉnh đã kết nạp được hơn 71.500 đoàn viên mới, giới thiệu hơn 15.000 đoàn viên ưu tú và đã có 3.353 đoàn viên ưu tú được vinh dự kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể đánh giá, công tác xây dựng Đoàn vững mạnh, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được chú trọng và phát triển. Để hiện thực hóa chủ trương “1+1”, Tỉnh Đoàn Lâm Đồng cũng đã đề nghị các cơ sở đoàn tiến hành rà soát về thực trạng số lượng, chất lượng thanh niên trên tại địa phương, đơn vị để thông báo tình hình cho đoàn viên và định hướng thực hiện chủ trương,

lựa chọn thanh niên tiên tiến giới thiệu vào Đoàn, Hội, đặc biệt chú trọng thanh niên trên địa bàn dân cư, trong các doanh nghiệp, trường học, từ các câu lạc bộ, nhóm trên địa bàn. Đồng thời, tích cực tuyên truyền, chia sẻ để thu hút sự quan tâm của đối tượng thanh niên và lan tỏa ý nghĩa của việc kết nạp vào tổ chức Đoàn đến các đối tượng thanh niên. Tăng cường đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi đoàn theo hình thức sinh hoạt toàn Đoàn, sinh hoạt cụm chi đoàn với nhiều nội dung phong phú và phân công các đoàn viên tích cực tuyên truyền, vận động thanh niên tham gia.

Điển hình tại Huyện Đoàn Đức Trọng, Bí thư Huyện đoàn Nguyễn Vương Tuyền chia sẻ: Với khẩu hiệu hành động “Tuổi trẻ Đức Trọng đoàn kết, xung kích, sáng tạo xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”, các cấp bộ đoàn từ

huyện đến cơ sở luôn ý thức phải tập trung mọi nguồn lực để xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, có tri thức, sức khỏe, kỹ năng xã hội, năng lực chuyên môn, sống có văn hóa, nghĩa tình. Để nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, Huyện đoàn cũng thường xuyên tổ chức các chương trình sinh hoạt cộng đồng, câu lạc bộ, các hoạt động vận động thanh niên tham gia dọn rác, chủ nhật xanh, hiến máu tình nguyện, bảo vệ an ninh khu phố... để kết nối thanh niên. Thông qua các kênh thông tin, mạng xã hội facebook cá nhân, qua các phong trào, các hoạt động của đoàn địa phương, đơn vị để nâng cao vị thế, vai trò, uy tín của tổ chức Đoàn, Hội, giúp cho thanh niên thấy được niềm vinh dự và muốn tham gia

vào tổ chức của Đoàn.Chị Trần Thị Trúc Quỳnh, Bí thư

Tỉnh Đoàn Lâm Đồng cũng nhấn mạnh: Để cụ thể hóa chủ trương “1+1” với yêu cầu phải hiệu quả, thực tiễn, tránh hình thức..., Tỉnh Đoàn đã xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng cấp cơ sở đoàn. Ngoài làm phong phú nội dung sinh hoạt, kết nối, tập hợp thanh niên, các cơ sở đoàn sẽ phải thương xuyên tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và kịp thời báo cáo, khắc phục các khó khăn thực tế tại cơ sở đoàn. Đặc biệt là tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chủ trương. Để triển khai có hiệu quả chủ trương “1+1” trong thời gian tới, các cơ sở Đoàn cần tiếp tục nâng cao lý tưởng, đạo đức cách mạng, tính tiên phong gương mẫu của người đoàn viên trong việc thực hiện chủ trương; đồng thời, tiếp tục đổi mới hình thức, nội dung hoạt động, sinh họat Đoàn theo hướng đa dạng, phù hợp với thị hiếu của thanh niên, đặc biệt chú trọng đến thanh niên tại địa bàn các khu dân cư để từ đó tiếp tục nâng cao vị thế của tổ chức Đoàn, Hội trong giai đoạn mới.

Với chủ trương “1+1” và những nội dung thiết thực mà Tỉnh Đoàn Lâm Đồng đã và đang triển khai, mong rằng thanh niên Lâm Đồng sẽ là đội ngũ lớn mạnh không ngừng về chất và lượng, nhiệt huyết trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, có tri thức, sức khỏe, kỹ năng xã hội, năng lực chuyên môn, sống có văn hóa, nghĩa tình, trách nhiệm, luôn nêu cao tinh thần “Tuổi trẻ Lâm Đồng Đoàn kết - Gương mẫu - Xung kích - Sáng tạo - Cống hiến xây dựng quê hương giàu mạnh, văn minh”.

Đoàn Thanh niên Lâm Đồng tại huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: D.Thương

Nói có sách, mách có chứng, ông dẫn tôi đến những gia đình mà mình đã trực tiếp “cởi trói” cho họ sợi dây ràng buộc của tục thách cưới để đôi lứa được hạnh phúc và nhất là góp phần đẩy lùi hủ tục.

Đ.TÚ

Thách cưới là một hủ tục tồn tại lâu đời trong đời sống hôn nhân của đồng bào dân

tộc bản địa tỉnh Lâm Đồng. Thách cưới đã và đang là gánh nặng của phụ nữ dân tộc thiểu số, cản trở rất lớn trong việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới.

Thôn Ta Ly 2 (xã Ka Đô, Đơn Dương) có 111 hộ, 503 nhân khẩu. Thôn có đa phần là người đồng bào dân tộc thiểu số này từng một thời phải chịu cám cảnh thách

Người “cởi trói” tục thách cưới

cưới. Nhà gái phải “oằn” mình để lo những khoản để đôi lứa có thể chung một mái nhà.

Ông K Long Ba (1954) là Bí thư Chi bộ thôn Ta Ly 2. Tuy tuổi

đã ngoại lục tuần nhưng đôi chân còn nhanh nhẹn như con nai, con hoẵng giữa đại ngàn. Gặp bà Ma Tao, ông giới thiệu về trường hợp được ông tạm gọi là giúp tư vấn

hôn nhân và gia đình. Bà Ma Tao kể: Ngày đó con

gái mình chuẩn bị lấy chồng, nhà trai thách cưới, gia đình mình khó khăn nên khó mà chu toàn mọi thứ, thấy vậy ông K Long Ba đã trực tiếp đến nhà trai, gặp mọi thành viên trong gia đình để giải thích, vận động.

Ông K Long Ba mường tượng lại: Lúc đầu căng lắm, rất khó nói vì bao đời nay đã thế rồi. Họ nhà trai ban đầu cũng không ủng hộ, lại cho mình như thế này thế nọ. Nhưng quả thật là nhà gái họ khó khăn, trong khi đó đôi lứa bén duyên bén rễ với nhau mà mình lại vì lý do này để chia lìa thì tội nghiệp lắm.

Rồi ông tiếp tục thay đổi cụm từ “bao đời nay vẫn thế” bằng cụm từ “thời đại văn minh”. Ông nói với gia đình nhà trai rằng thời đại văn minh, hôn nhân phải dựa trên tình yêu đôi lứa, phải được pháp luật

công nhận, chứ không nhất thiết phải dựa trên lễ lược, sính lễ. Bây giờ đôi trẻ còn nghèo thật nhưng chúng có bàn tay, khối óc rồi chúng sẽ làm ăn, sinh con đẻ cái, có một cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

Thế là mọi chuyện ổn thỏa, đôi trẻ về chung một mái nhà. Làm ăn kinh tế khấm khá, cho đến bây giờ họ vẫn thầm biết ơn K Long Ba.

Rồi chuyện một đôi lứa khác. Đôi lứa này là chuyện của ngay bà con anh em nhà ông K Long Ba. Quả thật, gia đình anh em ông cũng khó khăn về kinh tế, cháu gái ông sắp lấy chồng, họ nhà trai cũng yêu cầu thế này, thế nọ. Thế là ông lại một phen đi vận động gia đình họ nhà trai.

Cả hai họ chung một ý kiến. Ai có bao nhiêu thì cho con chừng ấy, không đòi hỏi. Cuối cùng, chung quy lại bên nào cũng nghèo nên của hồi môn chẳng là bao...

XEM TIẾP TRANG 11

Ông K Long Ba (bìa phải) hỏi thăm chuyện làm ăn của các chàng rể thôn mìnhtheo “diện” không thách cưới. Ảnh: Đ.T

10 THỨ BẢY 22 - 9 - 2018 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Ghi chép: ĐẶNG HOÀNG THÁM

Một góc rừng Cát TiênNam Cát Tiên với vành đai

phòng thủ thiên nhiên là dòng sông Đồng Nai may mắn còn sót lại khu rừng rộng gần 100.000 ha với hệ sinh thái đa dạng.

Đã xế trưa. Bầu trời vẫn xám xịt, ủ dột. Chúng tôi qua sông Đồng Nai trên con phà nhỏ. Cơn mưa rừng rả rích như chẳng bao giờ tạnh! Bỏ lại dòng sông nước chảy xiết, đỏ ngầu phù sa, chúng tôi “đổ bộ” lên bờ Bắc con sông. Anh bạn Duy Chuông là cựu chiến binh của Đoàn 600, bồi hồi cảm xúc: “Tôi đã về lại rừng xưa”. Nhà văn Nguyễn Trí có biệt danh rất ấn tượng (Trí Khùng) nổi hứng cất giọng ca ấm trầm, nhừa nhựa, giọng anh khá giống danh ca Giang Tử thời trước năm 1975: “Mưa rừng ơi mưa rừng/Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên/Phải chăng mưa buồn vì tình đời…”.

...Tầm 13h, đoàn lên chiếc Molotova cũ kỹ, bắt đầu chuyến xuyên rừng để đến những điểm độc đáo. Xe chạy theo con đường mòn giữa rừng cây rất rậm rạp, thi thoảng có những con suối tràn qua lộ nước trong veo, chảy ào ạt. Có những cây bằng lăng ổi, sung, dầu cao lớn dị thường thoáng bên đường. “Đây là vùng ven sông Đồng Nai, trước kia có rất nhiều cây gỗ quý. Bây giờ chỉ còn sót lại chút ít! Con đường từ QL 20 vào Tà Lài, xưa mênh mông là rừng, bây giờ trống hoang, chỉ toàn là bắp, chuối, thanh long…” - Trí Khùng nói - “Tôi đã trải qua quãng đời cơ cực trên 15 năm ở nơi này… “Miền đất hứa” của dân tứ xứ!”.

Xe chạy gần chục cây số rồi dừng lại bên bìa rừng. Chúng tôi khoác nhanh áo tơi theo Bùi Quốc Vỵ - cán bộ kiểm lâm - lội vào rừng dưới cơn mưa sương lướt thướt. Băng qua con đường lầy lội, hai bên đầy dây leo, cây dại. Bất chợt có mấy chú vượn đen mẩy, thoăn thoắt chuyền cành như làm xiếc. Cả đoàn reo ồ lên thích thú! - khúc dạo đầu của Nam Cát Tiên đây! Chúng tôi đi sâu vào rừng non ngàn mét. Trước mắt đã hiện ra hai cây cổ thụ khổng lồ. Cả đoàn vây quanh sờ mó, chiêm ngưỡng, thán phục. Cây bằng lăng ổi có trên năm trăm tuổi, cao chót vót trên trăm mét vẫn xanh tươi, vạm vỡ như chàng dũng sĩ canh giữ rừng xanh. “Ngày xưa, lúc mới hòa bình, vẫn còn những “lán” rừng thuần rộng lớn toàn một loại cây quý như: trắc, gụ, cẩm, thau lau, dầu… Nhưng do tình hình lúc đó không thể giữ được rừng… Và ngày nay, chỉ còn lại rất ít những “Lão cổ thụ” từ trăm tuổi trở lên!”. Người nghe thoáng bồi hồi, tiếc rẻ, lan man, mường tượng về những cánh rừng đại ngàn vang um tiếng cọp gầm trong đêm hoang dã, loáng

CÁT TIÊN - “Báu vật” xanh của miền Đông Nam Bộ

Chúng tôi về Cát Tiên vào những ngày có áp thấp nhiệt đới. Buổi sáng trời miền Đông vần vũ mưa sương, gió thông thốc, ào ào qua những cánh rừng cao su bạt ngàn, mênh mông. Cao su với điều, sắn (khoai mì), lạc, là đặc sản của miền Đông. Xưa kia, cách nay non nửa thế kỷ, gỗ được xem là món “ngon ăn” nhất! Rừng đại ngàn Nam Trường Sơn sau chiến tranh cây gỗ quý nhiều như đũa giắt trong ống. Người từ các nơi tràn về Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng khai thác gỗ vô tội vạ. Cơ quan chức năng không thể kiểm soát nổi. Báo chí dư luận lên tiếng gay gắt! Nhưng rừng vẫn ngày càng lùi xa và biến mất… Nhiều người đã trở nên giàu có nhờ rừng. Nhưng cũng nhiều người bỏ thây giữa chốn rừng thiêng nước độc: “Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt”.

thoáng bóng voi đi những sớm tinh sương. Những bầy nai, bò tót hàng mấy trăm con nhởn nhơ gặm cỏ trong bóng chiều tà ven sông Đồng Nai ngút ngàn lau sậy! Rừng muôn đời luôn hấp dẫn và bí hiểm... Tiếp đến, chúng tôi lại được tiếp cận một cây bằng lăng có “nu” dáng hình rất cổ quái. Nu là bướu gỗ lồi trên thân những cây cổ thụ lâu năm. Nu xuất hiện - trên các loại cây gỗ khác như dầu, sao, trai, sung, mét là chuyện bình thường. Nhưng nu xuất hiện trên thân bằng lăng là cực kỳ hiếm! Nu gỗ quý sẽ được các thợ cưa “lạng” đi và bán cho các xưởng mộc để họ chế tác thành những sản phẩm cao cấp, rất có giá trị.

Ông Nguyễn Văn Diện, Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên cho biết: Vườn chỉ có 145 cán bộ, chiến sĩ, nhưng phải quản lý gần 100.000 ha rừng, giáp ranh 3 tỉnh! Một nhiệm vụ rất nặng nề! Nhờ chủ trương giao khoán, giải quyết xung đột lợi ích giữa người dân và chủ thể có trách nhiệm quản lý rừng một cách hài hòa, nên rừng Cát Tiên đã được bảo vệ tốt từ những năm bước qua thế kỷ 21. Du khách được tận mắt xem bò tót, nai, khỉ, vượn trong môi trường hoang dã là minh chứng rõ nét nhất cho thành công của nhiệm vụ bảo tồn, bảo vệ hệ sinh thái đa dạng, đa sắc màu của rừng Cát Tiên… Hiện nay, Cát Tiên đang sở hữu hệ thực vật vô cùng phong phú. Danh mục thực vật đã xác định được 1.610 loài thuộc 724 chi, 162 họ và phụ họ, 75 bộ thực vật bậc cao có mạch. Đặc biệt nơi đây còn có nhiều cây quý

hiếm như gõ đỏ, cẩm lai, gõ mật, giáng hương.

Rừng Quốc gia Cát Tiên được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, ngày 4/8/2005.

Xem thú rừng ban đêmThiên nhiên hoang dã có sức

hút vô cùng mãnh liệt. Sau buổi cơm chiều, chúng tôi ai nấy cũng háo hức chờ chuyến đi xem thú rừng sẽ diễn ra trong đêm nay. Xế chiều, trời lại đổ mưa lất phất. Nhưng thật may, đến 19 h thì trời ngớt mưa. Cả đoàn khẩn trương leo lên chiếc Isuzu mui trần, cao giàn, có hai hàng ghế dọc và bốn

hàng ghế ngang cho khách ngồi xem thú.

Trên xe có khách nước ngoài, đoàn quay phim của truyền hình quốc gia. Đoạn đường đi dài 6 km, gập ghềnh, trơn trượt, xuyên qua tán rừng lá thấp. Đi chừng hơn 2 km, Quốc Vỵ - cán bộ kiểm lâm - quét đèn pha phía ven rừng. Bỗng anh la to lên, giọng phấn khích: “Kia kìa... Nai, nai. Những mấy con…”. Cả đoàn căng mắt nhìn theo ánh đèn pha sáng dài theo mép rừng, reo lên: “Nai... nai... Một, hai, ba, bốn con kia kìa…”. Ngày càng nhiều nai xuất hiện. Có những con rất dạn dĩ, ra gần ven đường, giương đôi mắt xanh màu

lân tinh lóng lánh! Thú vị nhất, có một chú nai con chạy lon ton, rồi bám vào vú mẹ, bú ngon lành!... Bỗng nhiên từ phía xa chừng non 50 m, những tấm lưng đen bóng thấp thoáng trong trảng cỏ lau. “Bò tót!… bò tót!” - Đó là những chú bò tót nổi tiếng của rừng Cát Tiên - Còn chừng hơn 100 cá thể sống ở đây, hiện được theo dõi và bảo vệ nghiêm ngặt. Ở rừng Cát Tiên còn có một khu bảo tồn gấu ngựa, gấu chó... Khu bảo tồn cũng nhận chăm sóc, bảo dưỡng những động vật hoang dã, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng từ các nơi gửi về.

Cát Tiên hiện nay là nơi duy nhất ở Việt Nam có tour xem thú rừng ban đêm! Du khách rất thích thú khi tận mắt chứng kiến những loài thú sống trong môi trường hoang dã như từ thời xa xưa… Ấy vậy mà tour xem thú đêm này chỉ có giá 150.000 đ/người. Ở đây còn có tour “quý tộc”, giá tour trên 1 triệu đồng/người, đi xem vượn, khỉ, bò tót. Hơn 4 giờ sáng là khởi hành, đi sâu vô rừng. Khách nước ngoài, Việt kiều rất mê tour này. Động vật đặc trưng hiện nay còn: voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai... Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn... Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới.

Khuya, khề khà với nhau bên ly rượu nồng ấm giữa đêm mưa rừng rả rích - người cán bộ kiểm lâm trải lòng: “Bố mẹ tôi là bộ đội, ngày xưa chiến đấu ở đây. Tôi được sinh ra trong cánh rừng này, và tuổi thơ tôi gắn bó với từng ngọn đồi, con suối, lối mòn... Nên tình yêu rừng có từ trong máu!”. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông Lâm, Bùi Quốc Vỵ trở về công tác ở Vườn Quốc gia Cát Tiên đến nay đã trên 15 năm... Có ngọn gió rừng lạnh lẽo thổi lùa qua! Những hạt nước còn đọng trên những tàn cây trước sân rơi lộp độp. Quốc Vỵ giọng hơi chùng xuống khi có người trong chúng tôi hỏi anh về hoàn cảnh gia đình hiện nay: “Bà xã tôi đang sống ngoài thị trấn... Cô ấy nhất định không “sống trong rừng” với tôi! Còn tôi thì nhất quyết không bỏ rừng về phố! Hai vợ chồng chúng tôi vẫn yêu thương nhau. Quan tâm và chăm sóc cho nhau. Nhưng mỗi người có một lối sống, lý tưởng riêng, tôn trọng nhau và không bắt buộc người này phải phụ thuộc người kia!” - Những ngày được nghỉ, vợ vào rừng thăm chồng và ngược lại, chồng cũng về phố thăm nom vợ! Đôi bạn ấy, cũng như những con người gắn bó với rừng, xem vậy mà bền vững và đẹp lóng lánh như những đôi mắt của bầy nai trong rừng đêm, như những cánh rừng đầy hoa thơm, cỏ lạ mỗi khi mùa xuân về trên đại ngàn Cát Tiên hùng vĩ…

Đi bộ xuyên rừng Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Đ.H.T

Cây cổ thụ trong rừng Cát Tiên. Ảnh: Đ.H.T

11 THỨ BẢY 22 - 9 - 2018CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

Liên kết du lịch Tây Nguyên... TIẾP TRANG 8

DỌC ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

... Đắk Lắk hay Lâm Đồng đều có sân bay riêng, Đắk Nông có lợi thế đường bộ gần với TP Hồ Chí Minh. Do đó, khi phát triển sản phẩm du lịch Tây Nguyên thì khách du lịch có thể bay về các sân bay trên, tham quan các điểm tại địa phương rồi di chuyển theo Quốc lộ 14 hoặc Quốc lộ 28 để đến Đắk Nông, sau đó về TP Hồ Chí Minh. Đó là một lộ trình hoàn chỉnh...

Theo Phó Giám đốc Sở VH-TT và DL Đắk Lắk Phạm Tâm Thanh, nguyên nhân do đầu tư còn dàn trải, thiếu điểm nhấn, vẫn còn tình trạng mạnh tỉnh nào nấy làm mà chưa có sự liên kết toàn vùng. Thay vì các tỉnh, các doanh nghiệp kết nối với nhau thu hút du khách đến với Tây Nguyên thì lại nặng về cục bộ địa phương. Mặt khác, tuy các tỉnh Tây Nguyên đã ký văn bản hợp tác phát triển du lịch với nhau và nhiều tỉnh, thành phố khác nhưng việc liên kết mới chỉ dừng lại ở ý chí của lãnh đạo các địa phương, còn thực tế đang phát triển du lịch theo kiểu mạnh ai nấy làm, tỉnh nào cũng muốn thu hút khách du lịch đến với mình.

Từ bàn giấy đến thực tế là một khoảng cách quá xa.

Để liên kết thành côngTheo chúng tôi, trước hết cần

phải có một “nhạc trưởng” để điều phối và có tiếng nói chung cho phát triển du lịch toàn vùng. Bởi trong thời gian qua đã có nhiều chương trình liên kết song phương giữa các tỉnh nhưng hiệu quả chưa cao. Các tỉnh trong khu vực cần kết nối đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch đến với bạn bè trong nước và quốc tế; phát huy các thế mạnh chung, phải coi đây là những sản phẩm của cả khu vực chứ không nên mạnh ai nấy làm. Các tỉnh cần ngồi lại xây dựng sản phẩm du lịch chung cho Tây Nguyên và đặc thù từng địa phương. Về phía Chính phủ cũng nên có những hỗ trợ thiết thực cho năm tỉnh Tây Nguyên trong việc xây dựng cơ chế chính sách riêng; có những ưu đãi đặc biệt về hạ tầng, thiết chế văn hóa nhằm tạo động lực cho sự phát triển.

Để phát triển du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”, vai trò

của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, và nhất là Tổng cục Du lịch rất quan trọng. Trước hết, Tổng cục cần phải hỗ trợ các tỉnh Tây Nguyên về vấn đề quy hoạch; thứ hai là phải có định hướng xây dựng các sản phẩm đặc trưng của từng tỉnh, toàn vùng. Bộ quan tâm chỉ đạo, đôn đốc Ban điều phối thực hiện vai trò của mình để làm cho các địa phương “hít” lại với nhau, phát huy tốt hiệu quả của gắn kết sản phẩm du lịch. Bộ cũng nên ưu tiên xây dựng cho vùng một thương hiệu chung. Có thể trên nền tảng Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là đặc thù nhất. Hỗ trợ cho Tây Nguyên trong công tác tuyên truyền, quảng bá, nhất là quảng bá ra nước ngoài.

Ban điều phối phát triển du lịch Tây Nguyên lấy cái khung là tuyến “Con đường xanh Tây Nguyên” để các tỉnh bám vào, từ đó mới hình thành được các tour, tuyến du lịch đặc thù. Các cơ quan Nhà nước làm nền, định hướng và tạo nên các căn cứ pháp lý để cộng đồng doanh nghiệp và người dân góp sức, chung tay.

Người “cởi trói”... TIẾP TRANG 9

... Anh K Phương, nhân vật chính, là cháu rể của ông, lấy cháu gái của ông K Long Ba tâm sự: Ngày đó nhờ chú K Long Ba quá, nếu không có chú ấy thì bây giờ không biết vợ chồng mình đi đến đâu nữa. Lúc đầu mình mới về nhà vợ, cái gì cũng bắt đầu bằng con số không nhưng nhờ cần cù chịu khó nên bây giờ khấm khá, đỡ vất vả hơn nhiều rồi.

Không chỉ vận động họ nhà trai nơi khác, ngay chính trong thôn của mình, ông K Long Ba cũng tích cực vận động bên nhà trai nên bỏ tục thách cưới đi. Quan trọng là hạnh phúc của đôi lứa. Ông lấy ví dụ ngay chính những chàng rể của thôn mình, những chàng rể không tục thách cưới nhưng bây giờ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nhà cửa khang trang, con cái học hành tử tế.

Vận động được nhiều đôi lứa, gia đình không tục thách cưới nhưng điều mà ông K Long Ba trăn trở nhất là khi đôi lứa đã được “cởi trói” tục thách cưới thì mình lại phải tiếp tục vận động họ làm ăn, phát triển kinh tế.

K Long Ba phân trần: Mình

vận động được không tục thách cưới là chuyện đầu tiên thôi, điều quan trọng là tiếp tục vận động họ làm ăn kinh tế, vợ chồng hòa thuận, sinh sống hạnh phúc. Điều mà tôi lo ngại nhất chính là khi mình đã vận động được không tục thách cưới mà quên đi đời sống hôn nhân, gia đình thì dễ xảy ra phản ứng nghịch lắm. Khi đó các đôi lứa khác sẽ lấy điều đó mà phản bác lại mình, rồi họ cho rằng không thách cưới nên mới xảy ra chuyện đó thì gay go lắm.

Trong căn nhà mới xây khang trang, anh K Phương là minh chứng rõ ràng nhất cho những chàng rể của thôn Ta Ly 2 này về việc không tục thách cưới. Bằng nghị lực của đôi vợ chồng trẻ ngày nào, đến nay anh đã xây dựng được căn nhà trị giá trên 300 triệu đồng, thoát khỏi cám cảnh nghèo đói.

Nếu như tình yêu được cho rằng là của ông tơ bà nguyệt xe duyên thì ngay tại thôn Ta Ly 2 này, đôi lứa lại gọi ông K Long Ba bằng cái tên trìu mến: người “cởi trói” tục thách cưới.

Thú vị hai vùng đất nối nhau giữa châu thổ sông Cửu Long

Trà Vinh và Vĩnh Long nối nhau ở cuối cù lao giữa hai dòng sông Cổ Chiên và sông Hậu. Trong khi Trà Vinh ở cửa biển, là vùng ngập mặn; thì Vĩnh Long nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, không có biển, không có biên giới. Du lịch kết hợp của hai địa phương tạo nên khác biệt giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với những điều thú vị không giống du lịch vùng biển hay miền núi.

NHẬT QUÂN

Trà Vinh - vùng đất của những ngôi chùa cổTrà Vinh thích hợp với các

loại cây đặc trưng của vùng ngập mặn, như bần, đước, mắm, dừa nước, chà là… Thú vị hơn, thành phố Trà Vinh được ví là Đà Lạt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long vì có nhiều cây cổ thụ (cây sao và cây dầu), tạo nên không khí mát mẻ, hài hòa… Trà Vinh là nơi có đông người Khmer sinh sống thứ 2 ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như Việt Nam (chiếm 30% dân số), chỉ sau Sóc Trăng.

Đời sống văn hóa, tâm linh của người Khmer được thể hiện rõ nhất qua kiến trúc của các ngôi chùa, với sự giao hòa, kết hợp giữa Phật giáo và Bà la môn giáo. Ở các góc mái chùa đều có tạo hình con rắn, các đầu cột chống ở 4 góc là tượng chim thần, còn các đầu cột chống khác là tượng nữ thần. Trong đó, Chùa Âng là ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống chùa chiền của người Khmer, nằm trong khuôn viên khu du lịch đang được quy hoạch Ao Bà Om.

Điểm du lịch Ao Bà Om đang trình Chính phủ phê duyệt là Điểm du lịch quốc gia, trong đó có dự

án xây dựng làng Văn hóa Khmer. Ngoài ra, Trà Vinh còn có nhiều di tích thắng cảnh khác, như biển Ba Động, Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh. Đặc biệt, chỉ có ở Trà Vinh mới trồng được giống dừa cho trái dừa sáp ở huyện Cầu Kè, là trái dừa không có nhiều nước, cơm dừa dày, mềm, đặc, dẻo. Mỗi quầy dừa khoảng 10 trái nhưng nhiều nhất chỉ 2-3 trái có sáp. Một trái dừa sáp ở Trà Vinh có giá 100.000-190.000 đồng, được coi là loại dừa đắt nhất Việt Nam.

Vĩnh Long - homestay miệt vườn đạt chuẩn ASEAN

Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng, được phù sa của hai sông lớn bồi đắp hàng năm, nên thuận lợi cho việc phát triển các loại cây ăn trái cũng như các loại hình du lịch sông nước. Hầu như các điểm đến thú vị ở Vĩnh Long đều phải di chuyển trên sông nước và rất thu hút du khách là người ngoại quốc. Cơ sở sản xuất cốm kẹo Cửu Long là một ví dụ. Cơ sở do Công ty Cổ phần Du lịch Cửu Long mời nghệ nhân các nghề làm bánh cốm, làm kẹo dừa, bánh tráng, đan lát… tập trung tại một điểm vừa sản xuất, trưng bày sản phẩm, bán hàng…

Hay, cụm homestay xã Hòa Ninh (Tổ 12, ấp Hòa Quý, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) được Tổng Thư ký ASEAN và Bộ trưởng Du lịch

các quốc gia thành viên chứng nhận danh hiệu “Homestay đạt chuẩn ASEAN” năm 2017-2019. Đây là khu lưu trú gồm những ngôi nhà xưa được trùng tu lại, nhưng vẫn giữ nguyên phong cách kiểu nhà miền Tây Nam Bộ những năm 1950, với hàng rào hoa kiểng trước hiên, sân gạch tàu, vách gỗ, mái ngói, bàn thờ gia tiên… nép mình bên dòng sông hay kênh rạch và vườn cây trái xanh mát. Homestay có nhiều không gian chung để khách tương tác với nhau và với chủ nhà, đất vườn xung quanh là nơi du khách tự trồng tỉa. Du khách cũng có thể dùng xe đạp chạy quanh làng tìm hiểu, trò chuyện với dân địa phương.

Đặc trưng của du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long là sông nước miệt vườn, với nhiều trò chơi dân gian, như chèo thuyền, đi cầu khỉ, bắt cá, đu dây lội nước, hái trái cây, vườn cò, sân chim… Các món ăn đặc sản vùng sông nước vô cùng phong phú, như cá, tôm, cua, chim, chuột… được chế biến thành các món nướng, lẩu, hấp, chiên… bao chất, lạ và khác biệt. Vùng sông nước sẽ càng vui hơn nếu trúng mùa lễ hội, như Lễ hội Ok Om Bok - Lễ hội có quy mô lớn nhất miền Tây của đồng bào Khmer, Lễ hội đua ghe, Lễ hội đua bò, Lễ hội dừa…

Chùa Âng có kiến trúc khá độc đáo với 3 lớp tường rào và hồ nước bao quanh, cảnh sắc thiên nhiên trong lành, thanh tịnh. Ảnh: N.Quân Cảnh sông nước hữu tình ở Trà Vinh. Ảnh: N.Quân

THỨ BẢY 22 - 9 - 2018 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Góc ảnh đẹp

THỂ THAO

Suối Vàng sáng chớm thu. Ảnh: Nguyễn Khánh Hoàng

VIẾT TRỌNG

Sự phân cựcCó thể thấy rất rõ sự chênh

lệch trình độ giữa các huyện với 2 thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tại giải Bóng bàn Đại hội TDTT tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII - năm 2018 vừa được tỉnh tổ chức trong giữa tháng 9 vừa qua tại Đà Lạt.

Với trên 110 VĐV của 8 đơn vị trong tỉnh tham gia, gồm 6 huyện, thành Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng, Bảo Lâm, Cát Tiên, Đơn Dương và 2 ngành gồm Công an tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng, đây được coi là một giải vô địch cấp tỉnh vẫn được tổ chức hằng năm. Các VĐV tranh tài 12 nội dung trong 2 nhóm tuổi (nhóm 40 tuổi trở xuống và nhóm 41 tuổi trở lên, mỗi nhóm có 5 nội dung gồm đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ), thêm 2 nội dung đồng đội gồm đồng đội nam và đồng đội nữ.

Như một cán bộ làm công tác thể thao của một trung tâm văn hóa thể thao huyện có đoàn đi thi đấu nhận xét vui trước khi vào giải rằng, huy chương của giải đấu này chỉ dành cho các VĐV của Đà Lạt và Bảo Lộc tranh nhau, còn các huyện như huyện anh chỉ tham dự cho có phong trào, cho biết địa phương mình ở đâu để học hỏi mà thôi. “Khoảng cách lớn lắm, làm sao tranh được huy chương đây”- anh cười.

Và đúng như nhận định trên, trong danh sách trao huy chương khi kết thúc giải, số VĐV các huyện và ngành giành được các vị trí dẫn đầu rất ít dù mỗi nội dung đều có giải nhất, giải nhì và 2 giải ba đồng hạng. Dù nỗ lực nhiều nhưng Đơn Dương chỉ giành được 2 tấm Huy chương Đồng (do VĐV Đỗ Mai Huyền nội dung đơn nữ và VĐV này đánh đôi với Trần Thị Thu Trang nội dung đôi nữ nhóm dưới 40 tuổi), Đức Trọng giành được 1 tấm Huy chương Đồng (cặp đôi nữ Nguyễn Phương Lan - Tô Thị Minh, nhóm trên 41 tuổi), Công an tỉnh cũng được 1 Huy chương Đồng (cặp đôi Nguyễn Bá Quân - Phan Văn Quế, đôi nam trên 41 tuổi). Trong nội dung đồng đội có Bảo Lâm giành Huy chương Đồng đồng đội nam,

“Măng và tre” trong bóng bàn Lâm Đồng Là 2 địa phương mạnh về phong trào bóng bàn của Lâm Đồng trong nhiều năm nay, nhưng trong khi Đà Lạt hiện đã có một thế hệ trẻ thay thế thì Bảo Lộc lại chỉ trông mong vào các tay vợt lớn tuổi để tranh huy chương trong các giải tỉnh.

Công an tỉnh giành Huy chương Đồng đồng đội nữ. Toàn bộ số huy chương còn lại đều về tay các VĐV của Đà Lạt và của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng (cũng là học sinh Đà Lạt đang đi học tại các trường học phổ thông trên địa bàn) và của Bảo Lộc.

Nhưng điều thú vị là ngay cả 2 địa phương mạnh về phong trào bóng bàn là Đà Lạt và Bảo Lộc cũng có một sự phân cực rất rõ. Trong khi các VĐV Đà Lạt (gồm đội Đà Lạt và đội Sở Giáo dục Đào tạo Lâm Đồng) chủ yếu là các VĐV trẻ, năng khiếu trong lứa tuổi học sinh phổ thông, thâu tóm hết số huy chương trong các nội dung nhóm 40 tuổi trở xuống thì trong nhóm 41 tuổi trở lên, 4 trong 5 Huy chương Vàng của nhóm tuổi này thuộc về các tay vợt Bảo Lộc. Nói một cách khác, sàn đấu trẻ trong bóng bàn của tỉnh hiện nay là của các tay vợt trẻ Đà Lạt, nhưng đến nhóm tuổi lớn hơn, Bảo Lộc vẫn đang làm chủ cuộc chơi.

Măng và treCó thể thấy sự lên ngôi của bóng

bàn trẻ Đà Lạt hiện nay là kết quả của sự phát triển đúng hướng mà Liên đoàn Bóng bàn Lâm Đồng nỗ lực duy trì lâu nay trong phong trào bóng bàn của tỉnh.

Bắt đầu từ lớp năng khiếu bóng bàn của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh tổ chức nhiều năm trước đây, rất nhiều CLB bóng bàn trẻ lần lượt ra đời sau đó trên địa bàn Đà Lạt theo mô hình xã hội hóa. Các phụ huynh muốn gửi con đến tập luyện tại các CLB bóng bàn này chỉ đơn giản để con em mình tiếp xúc với một môn thể thao, có thời gian vận động sau những giờ học tập căng thẳng tại trường học. Tại các CLB này, các em được học bóng bàn một cách bài bản từ những HLV có kinh nghiệm, được đào tạo trường lớp ra, nhiều người là thầy cô giáo

dạy giáo dục thể chất trong trường học, có kinh nghiệm thi đấu. Đà Lạt hiện nay có không dưới 10 CLB như thế. Trên nền phong trào này, Liên đoàn Bóng bàn Lâm Đồng hằng năm đã tổ chức giải bóng bàn trẻ, thiếu niên, nhi đồng để khuyến khích các tay vợt trẻ, chủ yếu là các tay vợt tại Đà Lạt tham gia. Các CLB cũng đứng ra tổ chức giải cho mình, trong đó có giải trẻ hằng năm, tiêu biểu như CLB Bóng bàn Nguyễn Công Trứ. Nhiều tay vợt trẻ được phát hiện từ các giải đấu này được tập trung bồi dưỡng, tập luyện và đã thành công tại các giải trẻ trong nước, chẳng hạn như Đỗ Nguyễn Uyên Nhi, Nguyễn Khánh Hạ, Trần Trâm Anh, Đinh Lê Tuấn Khôi…Đây sẽ là những VĐV tiêu biểu, là sự thay thế hoàn hảo cho một thế hệ bóng bàn lớn tuổi trước đây

của Đà Lạt và là khuôn mặt của Bóng bàn Lâm Đồng những năm sắp đến.

Điều đáng tiếc là hiện nay trong tỉnh mới chỉ có Đà Lạt làm được việc đào tạo trẻ này, trước đây cũng từng có Di Linh nhưng bỏ cuộc, hiện nay đã có thêm Đức Trọng. Còn các huyện khác hầu như không có, bóng bàn chỉ dừng lại ở việc chơi phong trào cho vui trong trường học hay trong khối cơ quan, ban, ngành.

Ngay cả ở Bảo Lộc, thành phố này vốn trước đây rất mạnh về phong trào bóng bàn, các VĐV Bảo Lộc từng tranh tài ngang ngửa với các tay vợt Đà Lạt trong các giải vô địch tỉnh hằng năm, cũng chưa có một hệ thống đào tạo trẻ giống như Đà Lạt hiện nay.

Như ông Phạm Chấn Thọ, cán bộ Trung tâm Văn hóa Thể thao

Đội tuyển bóng bàn Bảo Lộc tại giải Bóng bàn Đại hội TDTT tỉnh. Ảnh: V.Trọng

Bảo Lộc cho biết, các CLB bóng bàn trong thành phố dù sinh hoạt rất mạnh nhưng đa phần là thành viên lớn tuổi, rất ít lớp trẻ đến đây tập luyện. “Không nhiều gia đình cho các em đi tập bóng bàn vì nhiều nguyên nhân, các cháu bận rộn chuyện học tập ở trường; các CLB giờ cao điểm lại đông người chơi, ít ai tập cho các em; nhiều em có đi học lớp năng khiếu trong hè nhưng cũng chỉ được một vài tháng rồi nghỉ, không đến đâu. Chúng tôi chưa có trung tâm đào tạo bóng bàn trẻ cho lớp trẻ” - ông cho biết.

Rất nhiều cây vợt lớn tuổi hiện nay tại Bảo Lộc vẫn thi đấu tốt, vẫn tiếp tục là nòng cốt liên tục mang về huy chương cho bóng bàn Bảo Lộc tại các giải tỉnh hiện nay như VĐV Quách Ngọc Thu, 57 tuổi; VĐV Nguyễn Thị Thiên Hương, 55 tuổi; VĐV Nguyễn Minh Châu, 50 tuổi. Cá biệt như VĐV Phan Thị Bạch Hoa, 60 tuổi, vẫn giành được đến 2 tấm Huy chương Đồng tại giải này, nhưng vấn đề đặt ra là những VĐV này còn duy trì phong độ thi đấu của mình được nhiều năm nữa hay không?

Là một trung tâm kinh tế đô thị ở phía nam Lâm Đồng, bên cạnh việc đề xuất thành lập và duy trì một lớp năng khiếu bóng bàn cấp tỉnh tại đây như một lời đề nghị của một thành viên đội Bảo Lộc, chúng tôi cho rằng Bảo Lộc nên tìm cách phát triển các mô hình CLB năng khiếu cho lớp trẻ tại đây theo hình thức xã hội hóa như cách Đà Lạt đã làm. Vấn đề là thành phố này có chịu làm hay không mà thôi?