có hay không có kỳ thi tuyển vào lớp 6 của trường kmtĐ vào...

2
Có hay không có kỳ thi tuyển vào lớp 6 của Trường KMTĐ vào năm 1975 ? Viết bởi Gs. Lâm Vĩnh Thế Thứ bảy, 02 Tháng 4 2016 07:20 - Lần cập nhật cuối Chủ nhật, 03 Tháng 4 2016 15:29 Đầu tháng 9-2013 đã có một cuộc tranh luận khá sôi nổi giữa các thành viên của Trường Kiểu Mẫu Thủ Đặt Vấn Đề Người viết bài này và một số học sinh của Trường KMTĐ tin là đã có kỳ thi đó vì họ là những cá nhân đ 1. Ngày thi là sau ngày 30-4-1975; 2. Thi cả 2 buổi sáng chiều và ngay tại Trường KMTĐ; 3. Thi bài trắc nghiệm; 4. Tên họ của các em đã học Lớp 6 Trường THTH; 5. Một số hoạt động chung ngoài giờ học của các em này; 6. Tên họ của các Giáo sư dạy các môn học của Lớp 6 Trường THTH. Trong khi đó, Giáo sư Huỳnh Văn Nhì, với tư cách là vị Hiệu Trưởng cuối cùng của Trường KMTĐ, cùn Tình Hình Chung Tại Sài Gòn Sau Ngày 30-4-1975 Trước khi đi sâu vào đề tài này, chúng ta nên tìm hiểu qua về tình hình chung tại Sài Gòn sau ngày 30-4 Sài Gòn Giải Phóng, số ra ngày 24-6-1975, như chúng ta có thể thấy trong h  1 / 2

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Có hay không có kỳ thi tuyển vào lớp 6 của Trường KMTĐ vào năm 1975 ?

Viết bởi Gs. Lâm Vĩnh ThếThứ bảy, 02 Tháng 4 2016 07:20 - Lần cập nhật cuối Chủ nhật, 03 Tháng 4 2016 15:29

Đầu tháng 9-2013 đã có một cuộc tranh luận khá sôi nổi giữa các thành viên của Trường Kiểu Mẫu Thủ Đức (sau đây sẽ viết tắt tên trường là KMTĐ) về vấn đề có hay không có Kỳ Thi Tuyển Vào Lớp 6 của trường trong năm 1975, từ đó có công nhận hay không công nhận Lớp 6 này là Khóa 12 của Trường KMTĐ. Bài viết này, dựa vào một số tài liệu báo chí mới tìm thấy được của giai đoạn từ sau ngày 30-4-1975 đến cuối năm 1975, cố gắng trả lời câu hỏi đó.

Đặt Vấn Đề

Người viết bài này và một số học sinh của Trường KMTĐ tin là đã có kỳ thi đó vì họ là những cá nhân đã từng có người thân là con em đã dự kỳ thi đó, đã trúng tuyển, và sau đó đã vào học Lớp 6 của Trường Trung Học Thực Hành (sau đây sẽ viết tắt là THTH) là ngôi trường được thành lập để thay thế cho Trường KMTĐ đã bị giải thể. Tuy không đưa ra được một tài liệu, văn bản cụ thể nào để làm bằng chứng, nhưng các em học sinh cũng đưa ra được một số thông tin cụ thể và khả tín như sau:

1. Ngày thi là sau ngày 30-4-1975; 2. Thi cả 2 buổi sáng chiều và ngay tại Trường KMTĐ; 3. Thi bài trắc nghiệm; 4. Tên họ của các em đã học Lớp 6 Trường THTH; 5. Một số hoạt động chung ngoài giờ học của các em này; 6. Tên họ của các Giáo sư dạy các môn học của Lớp 6 Trường THTH.

Trong khi đó, Giáo sư Huỳnh Văn Nhì, với tư cách là vị Hiệu Trưởng cuối cùng của Trường KMTĐ, cùng với một số gIáo sư khác của Trường KMTĐ, lại khẳng định là Trường KMTĐ không có tổ chức kỳ thi tuyển vào Lớp 6 đó. Giáo sư Nhì cũng khẳng định là Trường THTH, vì là tiếp nối Trường KMTĐ, nên không có Lớp 6 mà chỉ có từ Lớp 7 trở lên mà thôi. Sau đó, với bằng chứng hùng hồn là một em học sinh đã kể ra tên họ của các giáo sư dạy Lớp 6 tại Trường THTH mà em đã có học, Giáo sư Nhì đã nhận là Trường THTH có Lớp 6; nhưng nếu đã có Lớp 6 thì tại sao lại không có kỳ thi tuyển vào Lớp 6; để giải quyết mâu thuẩn này Giáo sư Nhì đưa ra giải thích mới là không có thi tuyển mà là “xét tuyển.” Vấn đề bế tắc tại điểm này vì cả hai bên đều tin là mình đúng nhưng cả hai bên đều không đưa ra được bằng chứng cụ thể nào cả.

Tình Hình Chung Tại Sài Gòn Sau Ngày 30-4-1975

Trước khi đi sâu vào đề tài này, chúng ta nên tìm hiểu qua về tình hình chung tại Sài Gòn sau ngày 30-4-1975. Ngày 3-5-1975, Ủy Ban Quân Quản Thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập theo quyết định của Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN) và do Thượng Tướng Trần Văn Trà làm Chủ Tịch. Ủy Ban Quân Quản này sẽ chấm dứt nhiệm vụ vào ngày 21-1-1976 khi bàn giao công việc lại cho Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạnh TP SG-GĐ do ông Võ Văn Kiệt làm Chủ Tịch. Trong suốt thời gian nêu trên, tại tất cả các đơn vị công sở như cơ quan, trường học, bệnh viện, v..v… đều có một Ban Quân Quản chịu trách nhiệm quản lý hành chánh đơn vị đó. Số cán bộ điều hành các Ban Quân Quản này rất là khiêm tốn, chỉ một vài người cho các đơn vị nhỏ và độ năm sáu người cho các đơn vị lớn. Tại Trường KMTĐ chỉ có một cán bộ là ông Lê Hữu Lương (người viết bài này không biết rõ lúc đó bà Trần Thị Ngọc đã có mặt chưa hay chỉ có mặt về sau thôi, khi Trường THTH đã ra đời để thay thế cho Trường KMTĐ). Tại Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Ban Quân Quản chỉ có độ 4 hay 5 cán bộ, trong đó những người mà người viết bài này còn nhớ được tên là các ông Phúc, ông Châu và ông Quế. Phần lớn nhân viên cũ của các đơn vị (trừ những người đã di tản ra nước ngoài trước ngày 30-4-1975) đều trình diện và tiếp tục công tác. Trường KMTĐ cũng không ra ngoài lề lối này. Về mặt chuyên môn thì mọi đơn vị công sở phải theo các chỉ thị, thông báo của các bộ liên hệ của CPCMLTCHMNVN. Về giáo dục, đó là thẩm quyền của Bộ Giáo Dục và Thanh Niên. Bộ này đã tiếp quản Bộ Văn Hóa, Giáo Dục và Thanh Niên của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, và do Giáo sư Nguyễn Văn Kiết, một vị cựu Giáo sư của Trường Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký, làm Bộ Trưởng. Riêng đối với các trường trung tiểu học trong toàn thành phố Sài Gòn - Gia Định (sau đây sẽ viết tắt là TP SG-GĐ), mọi sinh hoạt, công tác đều phải tuân theo các chỉ thị, thông báo của Sở Giáo Dục, mà vị Giám Đốc đầu tiên là Giáo sư Lương Lê Đồng, cựu Hiệu Trưởng của Trường Trung Tiểu Học Tư Thục Huỳnh Khương Ninh, tọa lạc tại đường Huỳnh Khương Ninh, thuộc Quận I, Sài Gòn trước ngày 30-4-1975. Vào khoảng cuối tháng 6, Bộ Giáo Dục và Thanh Niên đã có một Thông báo, đăng tại trang 1, báo Sài Gòn Giải Phóng, số ra ngày 24-6-1975, như chúng ta có thể thấy trong hình sau đây:

 

1 / 2

Có hay không có kỳ thi tuyển vào lớp 6 của Trường KMTĐ vào năm 1975 ?

Viết bởi Gs. Lâm Vĩnh ThếThứ bảy, 02 Tháng 4 2016 07:20 - Lần cập nhật cuối Chủ nhật, 03 Tháng 4 2016 15:29

 Thông báo này chỉ thị cho các trường trung tiểu học công lập tiếp tục học cho hết chương trình của năm học 1974-1975. Trường KMTĐ đã tuân thủ chỉ thị này và đã tiến hành tổ chức huấn luyện tại trường cho các học sinh Lớp 12 chuẩn bị thi Tốt Nghiệp Phổ Thông năm đó. Do do, trái với suy nghĩ và tin tưởng của đại đa số thành viên của Trường (trong đó có cả người viết bài này), Trường KMTĐ đã không chấm dứt hoạt động ngay sau ngày 30-4-1975, mà còn tiếp tục hoạt động một thời gian khoảng 6 tháng cho đến cuối tháng 10-1975 như chúng ta sẽ thấy trong phần kế tiếp của bài viết này. Tuy nhiên có một sự khác biệt lớn cần ghi nhận là Trường KMTĐ không còn hoạt động dưới sự chỉ huy của Ban Điều Hành cũ gồm Hiệu Trưởng, Giám Học và Tổng Giám Thị, mà dưới sự quản lý của một Ban Quân Quản do cán bộ từ Miền Bắc vào phụ trách. Về chương trình học, đặc biệt là các môn Văn và Sử, phải theo đúng quan điểm, đường lối, chính sách của chính quyền mới. Chính vì thế, Trường KMTĐ phải tổ chức việc huấn luyện cho các học sinh Lớp 12 như vừa đề cập ở trên. Kỳ thi tuyển vào tớp 6 của năm 1975 Về vấn đề Kỳ Thi Tuyển Vào Lớp 6 của năm 1975, trước bế tắc của cuộc tranh luận, người viết bài này đã có đề nghị là chúng ta phải cố tìm ra những tài liệu như bài báo hay thông báo đã được xuất bản trong thời gian đó để có thể giải quyết chuyện dị biệt này. Để thực hiện đề nghị này, bản thân người viết bài này đã nhờ một số thân hữu công tác tại Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh (tức là Thư Viện Quốc Gia của Việt Nam Cộng Hòa trước 30-4-1975) tìm giúp các thông tin này trong các báo mà Thư Viện đang còn lưu giữ được. Việc truy tìm các thông tin trên báo cũ này đã bước đầu có được một số kết quả mà người viết xin lần lượt trình bày ra đây. Đầu tiên là một tài liệu rất quan trọng có liên quan đến vấn đề chúng ta đang tìm hiểu: đó là Thông Báo của Sở Giáo Dục TP SG-GĐ vể Kỳ Thi Tuyển Vào Lớp 6 của năm 1975, đăng trên trang 1, báo Sài Gòn Giải Phóng , số ra ngày 28-6-1975, như chúng ta thấy trong hình sau đây:

Với chỉ thị của Sở Giáo Dục cho toàn thể các trường thuộc khu Sài Gòn – Gia Định như chúng ta có thể đọc được trong Thông báo này, khả năng mà Trường KMTĐ không tổ chức kỳ thi tuyển mà chỉ có “xét tuyển,” theo nhận định của người viết bài này, gần như không thể xảy ra được, nếu không muốn nói là khó có thể chấp nhận và tin được. Việc hủy bỏ kỳ thi tuyển vào Lớp 6 và thay thế bằng việc “xét tuyển” chỉ có thể xảy ra từ năm học kế tiếp, 1976-1977, trở đi mà thôi, khi mà tất cả các trường tư thục trong toàn thành TP SG-GĐ đã biến thành trường công; việc này xảy ra vào ngày 15-10-1975, khi tất cả ”1087 trường tư bao gồm các cấp ở TP được công lập hóa,”  chỉ vài ngày trước ngày khai giảng năm học 1975-1976 cho các trường phổ thông trong TP SG-GĐ, như chúng ta sẽ thấy trong phần kế tiếp của bài viết này.Vì thi tuyển trể như thế, vào ngày 12-8-1975, nên ngày tựu trường của các trường trung học cho năm học 1975-1976 cũng bị trể theo. Sách Từ điển Thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh có ghi lại sự kiện này như sau: “Do cần có thời gian để tổ chức lại trường lớp, đội ngũ giáo viên, ngày khai giảng các trường phổ thông ở TP niên khóa 1975-1976 đã lùi lại đến ngày 19-10-1975. So với thường lệ, có chậm hơn 1 tháng 14 ngày.” Riêng đối với Trường KMTĐ, và sau đó là Trường THTH, rất có thể ngày tựu trường năm đó còn bị lùi thêm một thời gian nữa. Chúng ta hảy xem Thông báo sau đây của Trường KMTĐ, đăng trên trang 3, báo Tin Sáng , số ra ngày 25-10-1975:

Thông báo ghi rõ như sau: “ … toàn thể học sinh từ lớp sáu đến lớp mười hai…” Điều này làm rõ một nghi vấn trong thời gian vừa qua khi có cuộc tranh luận giữa các thành viên của Trường KMTĐ là “có hay không có Khóa 12.” Thông báo này, ra đời vào ngày 25-10-1975, tức là hơn 2 tháng sau ngày 12-8-1975 là ngày của Kỳ Thi Tuyển Vào Lớp 6, xác nhận rõ ràng trên giấy trắng mực đen là Trường KMTĐ đã có Lớp 6. Lớp 6 này, theo tinh thần của Thônng báo vừa nêu trên, hiển nhiên là Lớp 6 của Trường KMTĐ, do chính Trường KMTĐ (dưới quyền của Ban Quân Quản) tuyển chọn vào, không phải do Trường THTH tuyển chọn vì Trường THTH chắc chắn chưa ra đời lúc đó mà chỉ có thể ra đời sau cái ngày 30-10-1975 có ghi rõ trong Thông báo này. Thông báo này ra đời ngày 25-10-1975, tức là sau kỳ thi tốt nghiệp phổ thông của năm 1975, và sau ngay cả ngày khai giảng của các trường đại học trong TP SG-GĐ (16-10-1975). Do đó, các lớp liệt kê trong Thông báo này, dứt khoát không thể là các lớp của năm học 1974-1975, mà phải là của năm học 1975-1976. Lớp 6, nêu trong Thông báo này, chắc chắn phải là Lớp 6 vừa mới được tuyển vào cho năm học 1975-1976. Chúng ta gần như có thể tin chắc chắn là việc tập trung toàn thể học sinh của Trường KMTĐ vào sáng ngày 30-10-1975 đó là để thông báo cho học sinh biết là Trường KMTĐ không còn hoạt động nữa và tất cả học sinh sẽ nhập học tại Trường THTH được thành lập để thay thế cho Trường KMTĐ. Về vấn đề gây tranh luận nói trên, tức là việc xét xem Trường KMTĐ có Khóa 12 hay không, thì, trên nguyên tắc, Lớp 6 này đã có được điều kiện đầu tiên, tức là đã được tuyển chọn qua một kỳ thi tuyển do chính Trường KMTĐ tổ chức, để được xem là Khóa 12 của KMTĐ; các điều kiện còn lại như là “đã học chương trình giáo dục tổng hợp và học tại ngôi trường ở Thủ Đức” thì rõ ràng là Lớp 6 này đã không hội đủ. Chính vì vậy, người viết bài này đã từng nói là việc công nhận hay không công nhận Lớp 6 này là Khóa 12 của Trường KMTĐ đều có thể được chấp nhận cả. Thay Lời Kết Bài viết này, với những tài liệu mới tìm ra, cho thấy rõ là chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi mà chúng ta đã đặt ra ngay từ đầu: hiện nay đã tìm ra được một số tài liệu cho thấy có cơ sở khá vững chắc để tin rằng Kỳ Thi Tuyển Vào Lớp 6 của Trường KMTĐ đã thật sự có diển ra. Kỳ thi này không phải được tổ chức trước ngày 30-4-1975 mà được tổ chức vào ngày 12-8-1975, lúc đó Trường KMTĐ đang còn được đặt dưới sự điều hành của Ban Quân Quản và chưa trở thành Trường THTH. Ngày của kỳ thi hoàn toàn ăn khớp với thông tin mà các em học sinh đã đưa ra khi các em đều cho biết là kỳ thi diển ra sau ngày 30-4-1975. Đây là một điều tương đối bất ngờ đối với đa số thành viên của Trường KMTĐ vì Trường KMTĐ, trên thực tế, đã không không bị giải thể ngay sau ngày 30-4-1975 mà còn tiếp tục hoạt động trong một thời gian khoảng 6 tháng, it nhứt là cho đến cái ngày mà Trường KMTĐ cho ra đời cái Thông báo mà báo Tin Sáng đã đăng tại trang 3 của số báo ra ngày 25-10-1975. Ngoài ra, trong thời gian 6 tháng này, ngoài việc tổ chức Kỳ Thi Tuyển Vào Lớp 6, Trường KMTĐ còn có tổ chức một lớp huấn luyện cho các em học sinh Lớp 12 chuẩn bị thi Tốt Nghiệp Phổ Thông năm đó.13 Rất có thể ngày 1-11-1975 mới thực sự là ngày Trường KMTĐ chính thức bị giải thể và Trường THTH chính thức được khai sinh. Tuy nhiên, đây cũng chì là một sự phỏng đoán mà thôi vì trên thực tế những tài liệu chính thức liên quan đến hai việc này đến nay vẫn chưa tìm ra được. Bước kế tiếp trong việc nghiên cứu về đề tài này phải là tìm cho được các tài liệu chính thức này cũng như những hồ sơ, báo cáo mà hai Trường KMTĐ và THTH đã bàn giao cho Sở Giáo Dục TP HCM sau khi hai trường bị giải thể. Báo cáo mà chúng ta cần quan tâm tìm cho ra phải là báo cáo của Trường KMTĐ nộp cho Sở Giáo Dục TP SG-GĐ về việc tổ chúc và kết quả của Kỳ Thi Tuyển Vào Lớp 6 của Trường vào ngày 12-8-1975. Các hồ sơ này, nếu vẫn còn, người viết nghĩ rằng có thể tìm được tại một trong hai nơi sau đây:1) Phòng Lưu Trữ của Sở Giáo Dục TP HCM; 2) Trung Tâm Lưu Trữ của Thành phố Hồ Chí Minh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích phần nào cho những thành viên của Trường KMTĐ còn quan tâm tìm hiểu về lịch sử của Trường.Thật ra còn rất nhiều điều chúng ta vẫn chưa được biết rõ ràng về giai đoạn 6 tháng cuối cùng này trong lịch sử của Trường KMTĐ, thí dụ như:1) Chúng ta đều biết là cơ sở vật chất của Trường KMTĐ sau đó đã được bàn giao lại cho Trường Bổ Túc Văn Hóa, nhưng việc này xảy ra vào ngày tháng nào.2) Lúc Trường KMTĐ tổ chức việc huấn luyện cho Lớp 12 chuẩn bị thi Tốt Nghiệp Phổ Thông thì sử dụng phòng ốc ra sao, lúc đó đã có Trường Bổ Túc Văn Hóa chưa, có bao nhiêu học sinh tham gia, thời gian bao lâu, và học sinh có ở lại trường trong suốt thời gian đó không, nếu có thì các em được tổ chức ăn ở ra sao; những môn học nào có trong chương trình huấn luyện (ngoài môn Văn mà chúng ta đã biết), và do những giáo sư nào phụ trách.3) Kỳ thi Tuyển Vào Lớp 6 cũng còn nhiều chuyện chúng ta chưa biết rõ nhu: a) bài thi được soạn như thế nào, các Giáo sư nào tham gia; b) có bao nhiêu thí sinh dự thi; c) việc chấm thi diển ra bao lâu; d) danh sách trúng tuyển gồm bao nhiêu học sinh, vv. Người viết bài này thành thật tin rằng những điều được ghi nhận trong bài viết này chắc chắn không phải là phán quyết cuối cùng về những sự việc đã được nêu ra trong bài viết. Người viết tin rằng trong tương lai sẽ có phát hiện thêm những tài liệu mới soi sáng thêm cho những sự việc đã xảy ra để chúng ta có thể biết được một cách chính xác hơn về những hoạt động trong giai đoạn cuối cùng này trong lịch sử của ngôi trường thân yêu của chúng ta.Ghi Chú:   1. Điện thư ngày 2-9-2013 của em Tạ Anh Tuấn, Khóa 6, có liệt kê tên một số học sinh của Lớp 6 này như sau: “Dương Van Ngoc Anh con gai thay Duong Thieu Tong va cung la em gai cua anh Duong Hong Thanh khoa 2, Duong Hong Hien khoa 6 va Duong Hong Tham khoa 8; Luu Lu Linh Lien em gai cua Luu Ly Le Lan khoa 7; Nguyen Thanh Dao em gai Nguyen Thanh Thuy Hong khoa 9; Lam The Dung con trai cua thay Lam Vinh The.”   2. Điện thư của Lưu Ly Lê Lan, Khóa 7, ngày 10-9-2013, cho biết em gái Linh Liên cho biết những chi tiết như sau về kỳ thi: “Em nói thi lớp 6 sau4/1975 (không nhớ rõ tháng) trên trường ở Thủ Đức 2 buổi sáng chiều và thi trắc nghiệm nghĩa là có A, B, C, D rồi đánh chéo vào.”   3. Điện thư của em Trần Mỹ Hạnh, Khóa 9, ngày 9-9-2013, có một số chi tiết như sau: “Em trai em tên là Trần Anh Dũng, sau khi thi đậu vào KMTĐ - kỳ thi được tổ chức sau ngày 30/04/1975 (thi trắc nghiệm) – sau đó vào học lớp 6 trường THTH (gần trường Lê Hồng Phong) niên khóa 1975-1976… Vào năm đó em còn nhớ em Dũng em của em và em Dũng con trai thầy Thế thường rủ nhau đi đá banh sau giờ học…Tóm lại, em chắc chắn rằng có kỳ thi được tổ chức sau ngày 30/1975, [ý em muốn nói là ngày 30/04/1975] nhưng em không nhớ vào tháng nào…Em nghĩ rằng việc những người không có con em thi vào lớp 6 KMTĐ năm đó có thể quên hoặc không biết là chuyện bình thường. Nhưng nói những người khác (thầy Thế, chị Lê Lan, anh Hiến…) đặt chuyện là không thể.”   4. Điện thư của em Lưu Ly Lê Lan, Khóa 7, ngày 4-9-2013, cho biết em gái Linh Liên, khi được hỏi đã học với thầy cô tên gì, đã “trả lời ngay không suy nghĩ: thầy Nhã dạy môn Sử, cô Đặng Bích Thủy dạy môn Gia Chánh, cô Bích Thủy dạy Hội Họa, cô Tống Sơn dạy Văn, thầy Ngọc Bửu dạy Toán.” Trong danh sách các thầy Cô dạy Lớp 6 này, chỉ có tên thầy Ngọc Bửu dạy Toán là xa lạ với người viết bài này.   5. Bản thân người viết bài này tuy biết và tin chắc chắn là có kỳ thi tuyển vào Lớp 6 vì chính đứa con trai duy nhứt của mình (mãi đến giữa năm 1976 người viết bài này mới có thêm một đứa con trai nữa) đã dự kỳ thi đó, đã trúng tuyển và sau đó đã có học Lớp 6 tại Trường THTH nhưng hoàn toàn không nhớ về thời gian của kỳ thi, lúc nào cũng đinh ninh là kỳ thi đó phải diển ra trước ngày 30-4-1975; đây là một lầm lẫn lớn của người viết bài này, xuất phát từ việc nghĩ và tin là Trường KMTĐ đã bị giải thể ngay sau ngày 30-4-1975.. Về sau, khi nói chuyện với con trai mình, cháu Lâm Thế Dũng, người viết mới nhận ra là mình đã lầm về thời gian của kỳ thi vì Dũng nói rõ là sau 30-4-1975 nhưng chính Dũng cũng không nhớ là vào tháng mấy. Cũng trong lúc nói chuyện với Dũng, người viết lại được biết có thêm một học sinh Lớp 6 của Trường THTH nữa mà cha mẹ cũng là Giáo sư của Trường KMTĐ: đó là cháu Trần Thái Linh, con trai duy nhứt của Thầy Trần Thái Hồng (đã mất) và Cô Võ Thị Cưu (cả 2 đều là Giáo sư môn Quốc Văn của Trường KMTĐ).   6. Điện thư của Giáo sư Huỳnh Văn Nhì, ngày 6-9-2013, có đoạn như sau: “Tôi khẳng định không có Khóa 12 (thi vào năm học 1975-1976) ở trường THKMTĐ.” Sau đó, ngày 8-9-2013, Giáo sư Nhì lại gửi một điện thư thứ hai với một đoạn văn như sau: “Nhân danh là Hiệu Trưởng THKMTĐ từ năm học 1974 tôi xác định một lần nữa là trường không tổ chức thi tuyển học sinh vào Lớp 6 cho năm học 1975-1976 trước 30-4-1975.” Điều khẳng định này của Giáo Sư Nhì, không có tổ chức thi tuyển học sinh vào Lớp 6 cho năm học 1975-1976 trước ngày 30-4-1975, như chúng ta sẽ thấy, là hoàn toàn đúng.   7. Điện thư của Giáo sư Huỳnh Văn Nhì, ngày 11-9-2013, ghi rõ như sau: “Không có kỳ thi tuyển vào Lớp 6 năm học 1975-1976 do trường THTH tổ chức, nhưng có tuyển sinh vào Lớp 6 trường THTH năm 1975-1976 với hình thức là xét tuyển nghĩa là phụ huynh tới trường nộp đơn rồi nhà trường xét để chọn các học sinh đạt tiêu chuẩn của trường (trong đó tôi còn nhớ 1 điều là không xét chọn con em của ngụy quân, ngụy quyền đã đi học tập cải tạo).” Điều khẳng định này của Giáo sư Nhì, như chúng ta sẽ thấy, cần phải được xem xét lại.   8. “Thành lập Ủy ban Quân quản TP SG-GĐ” trong Từ điển Thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh / Thạch Phương, Lê Trung Hoa, chủ biên. TPHCM : Nhà Xuất bản Trẻ, 2001, tr. 113.    9. Từ điển, sách vừa dẫn bên trên, tr. 115.   10. Từ điển, sđd, tr. 114.   11. Từ điển, sđd, tr. 115.   12. Từ điển, sđd, tr. 115.   13. Việc này được chính một trong các giáo sư phụ trách việc huấn luyện đó xác nhận: đó là Giáo sư Đinh Đắc Vỹ, phụ trách môn Văn, đã xác nhậnvới người viết bài này qua cuộc điện đàm viễn liên khá dài đêm 19-9-2013.                                                                   

 

2 / 2