bÁo cÁo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

19
TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỤC THỐNG KÊ LAI CHÂU Số: 299/BC-CTK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Lai Châu, ngày 24 tháng 6 năm 2021 BÁO CÁO Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tỉnh Lai Châu Kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2021, đã được cải thiện rõ rệt sau khi các quốc gia triển khai vắc-xin hiệu quả và đối phó tốt hơn với dịch COVID-19. Các tổ chức lớn trên thế giới có những dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 như: Ngân hàng Thế giới và Liên minh châu Âu đều dự báo tăng trưởng toàn cầu đạt 5,6%, tốc độ tăng mạnh nhất sau suy thoái. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự báo GDP toàn cầu tăng 5,8%. Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng 5,4%. Ngân hàng Thế giới nhận định GDP của Hoa Kỳ, khu vực đồng Euro, Nhật Bản và Trung Quốc trong năm 2021 tăng lần lượt là 6,8%, 4,2%, 2,9% và 8,5%. Đối với khu vực Đông Nam Á, Ngân hàng Thế giới dự báo Việt Nam và Ma-lai-xi-a là động lực tăng trưởng của khu vực khi đạt mức tăng trưởng lần lượt là 6,6% và 6,0% trong năm 2021. Phi-lip-pin, Thái Lan và In-đô- nê-xi-a được dự báo tăng trưởng tương ứng là 4,7%, 2,2% và 4,4% trong năm 2021. Tuy nhiên, sự phát triển này diễn ra không đồng đều và mong manh giữa các nền kinh tế phát triển với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi. Ở nước ta, dịch Covid-19 bùng phát trở lại bắt đầu từ cuối tháng 4/2021 đã làm số ca nhiễm tăng mạnh, việc giãn cách xã hội ở một số địa phương đã ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là hoạt động sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ, kim ngạch xuất khẩu... Tuy nhiên, ảnh hưởng chỉ ở mức nhẹ không tác động nhiều đến tốc độ tăng trưởng chung cả nước trong năm 2021 (dự ước tăng 6,6%). Để đạt được kết quả trên là nhờ các nền tảng kinh tế mạnh mẽ, các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh quyết liệt, hiệu quả và hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ. Việc mở rộng chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 của Chính phủ giúp Lai Châu chống chọi với dịch bệnh tốt hơn. Đồng thời, đứng trước những khó khăn, thách thức, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, trong 6 tháng đầu năm tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, quốc phòng, an ninh được đảm bảo. Kết quả các ngành, lĩnh vực cụ thể như sau: I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2021 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 5.423,9 tỷ đồng, tăng 10,08%, đây là mức tăng cao nhất

Upload: others

Post on 23-Nov-2021

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

CỤC THỐNG KÊ LAI CHÂU

Số: 299/BC-CTK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Lai Châu, ngày 24 tháng 6 năm 2021

BÁO CÁO

Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tỉnh Lai Châu

Kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2021, đã được cải thiện rõ rệt sau khi

các quốc gia triển khai vắc-xin hiệu quả và đối phó tốt hơn với dịch COVID-19.

Các tổ chức lớn trên thế giới có những dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế

toàn cầu năm 2021 như: Ngân hàng Thế giới và Liên minh châu Âu đều dự báo

tăng trưởng toàn cầu đạt 5,6%, tốc độ tăng mạnh nhất sau suy thoái. Tổ chức

Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự báo GDP toàn cầu tăng 5,8%. Liên hợp quốc

dự báo tăng trưởng 5,4%. Ngân hàng Thế giới nhận định GDP của Hoa Kỳ, khu

vực đồng Euro, Nhật Bản và Trung Quốc trong năm 2021 tăng lần lượt là 6,8%,

4,2%, 2,9% và 8,5%. Đối với khu vực Đông Nam Á, Ngân hàng Thế giới dự báo

Việt Nam và Ma-lai-xi-a là động lực tăng trưởng của khu vực khi đạt mức tăng

trưởng lần lượt là 6,6% và 6,0% trong năm 2021. Phi-lip-pin, Thái Lan và In-đô-

nê-xi-a được dự báo tăng trưởng tương ứng là 4,7%, 2,2% và 4,4% trong năm

2021. Tuy nhiên, sự phát triển này diễn ra không đồng đều và mong manh giữa

các nền kinh tế phát triển với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.

Ở nước ta, dịch Covid-19 bùng phát trở lại bắt đầu từ cuối tháng 4/2021

đã làm số ca nhiễm tăng mạnh, việc giãn cách xã hội ở một số địa phương đã

ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là hoạt động sản xuất

công nghiệp, doanh số bán lẻ, kim ngạch xuất khẩu... Tuy nhiên, ảnh hưởng chỉ

ở mức nhẹ không tác động nhiều đến tốc độ tăng trưởng chung cả nước trong

năm 2021 (dự ước tăng 6,6%). Để đạt được kết quả trên là nhờ các nền tảng kinh

tế mạnh mẽ, các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh quyết liệt, hiệu quả và hỗ trợ có

mục tiêu của Chính phủ.

Việc mở rộng chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 của Chính phủ giúp Lai

Châu chống chọi với dịch bệnh tốt hơn. Đồng thời, đứng trước những khó khăn,

thách thức, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh,

sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân

dân các dân tộc trong tỉnh, quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch

vừa phát triển kinh tế, trong 6 tháng đầu năm tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục

phát triển, quốc phòng, an ninh được đảm bảo. Kết quả các ngành, lĩnh vực cụ

thể như sau:

I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2021 (theo giá

so sánh 2010) ước đạt 5.423,9 tỷ đồng, tăng 10,08%, đây là mức tăng cao nhất

Page 2: BÁO CÁO Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

2 trong 5 năm trở lại đây. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng

2,53% so với cùng kỳ, đóng góp 0,39 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng

chung; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 22,48%, đóng góp 7,61 điểm phần

trăm; khu vực dịch vụ tăng 3,71%, đóng góp 1,65 điểm phần trăm; thuế và trợ

cấp sản phẩm tăng 6,82%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm.

Mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 tăng cao, tăng 10,08% chủ

yếu từ ngành sản xuất và phân phối điện chiếm 20,50% tổng sản phẩm trên địa

bàn, tăng 34,82% so với cùng kỳ năm trước. Với lợi thế phát triển ngành công

nghiệp điện, năm 2021 đã có thêm 04 nhà máy thủy điện hoàn thành đi vào phát

điện hòa lưới điện quốc gia, gồm: Nậm Ban 3, Nậm Sì Lường 4, Nậm Đích 1,

Hua Chăng 2; mặt khác những tháng cuối năm 2020 lượng nước đủ đảm bảo cho

các nhà máy thủy điện phát huy hết công suất và số thu chủ yếu thực hiện nộp

cuối năm 2020 vào niên độ ngân sách 2021. Bên cạnh đó, một số ngành có tốc

độ tăng cao như: Ngành khai khoáng tăng 32,22%, ngành vận tải kho bãi tăng

14,53%, ngành hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 14,09%, ngành bán

buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy tăng 11,72%.

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp

và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,80% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng

chiếm 31,93%; khu vực dịch vụ chiếm 46,22%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản

phẩm chiếm 6,05% (cơ cấu tương ứng cùng kỳ năm 2020 là: 16,46%; 28,66%;

48,65%; 6,23%). Sự chuyển dịch tích cực cơ cấu trong khu vực kinh tế: công

nghiệp - xây dựng tăng 3,27%, nông - lâm - thủy sản giảm 0,66% cho thấy nền

kinh tế tỉnh đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Với mức tăng trưởng 10,08% của 6 tháng đầu năm, để hoàn thành mục

tiêu kế hoạch cả năm tăng 7,91% thì 6 tháng cuối năm phải đảm bảo đạt mức

tăng trưởng là 6,50%.

2. San xuât nông, lâm nghiêp va thuy san

Với lợi thế về đất đai, diện tích đất nông nghiệp chiếm 58% diện tích tự

nhiên của tỉnh Lai Châu, khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp để phát triển đa

dạng các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, do đặc điểm

địa hình miền núi, giao thông không thuận lợi, nuôi trồng nông hộ, nhỏ lẻ chiếm

trên 95%, vốn đầu tư ít, không tự chủ động được nguồn giống nên chưa phát huy

được hết tiềm năng phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh. Trong kỳ dịch bệnh

Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất nông

nghiệp trên địa bàn cũng như tình trạng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gặp

nhiều khó khăn.

2.1. Nông nghiêp

Cây hàng năm

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông xuân năm 2021 trên địa

bàn tỉnh Lai Châu đạt 29.232,7 ha giảm 2,21% so với chính thức vụ Đông xuân

năm trước; Sơ bộ kết quả diện tích - năng suất - sản lượng một số nhóm cây chủ

yếu như sau:

Page 3: BÁO CÁO Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

3

Lúa Đông xuân: Diện tích gieo trồng đạt 6.782,1 ha giảm 0,38% so với vụ

Đông xuân năm trước, nguyên nhân cơ bản là do một số diện tích không đảm

bảo nước tưới tiêu nên bà con nhân dân chuyển sang gieo trồng vào vụ mùa. Sản

lượng thu hoạch sơ bộ đạt 37.688,19 tấn tăng 11,14% so với vụ Đông xuân năm

trước, tăng do diện tích mất trắng năm 2020 đã được cải tạo và đưa vào sử dụng,

năng suất sơ bộ đạt 55,57 tạ/ha.

Ngô Đông xuân: Diện tích ngô gieo trồng toàn tỉnh đạt 17.901,1 ha giảm

2,2% so với vụ Đông xuân năm trước, diện tích ngô giảm do một số diện tích

đất nương đã bạc màu không đem lại hiệu quả kinh tế, bà con chuyển sang trồng

các loại cây lâu năm như chè, mắc ca, quế theo các dự án của Tỉnh, đồng thời bà

con còn chủ động chọn lựa đưa vào gieo trồng những giống ngô mới cho năng

suất chất lượng cao. Sản lượng sơ bộ đạt 62.937,7 tấn tăng 2,86%. Năng suất sơ

bộ đạt 35,16 tạ/ha, tăng 5,18%.

- Diện tích Ngô đã cho thu hoạch đạt 4.404 ha tăng 4,11% so với cùng kỳ

năm trước. Sản lượng đạt 15.483,82 tấn tăng 11,46%. Năng suất đạt 35,16 tạ/ha.

Cây lấy hạt chứa dầu: Diện tích gieo trồng đạt 1.229,1 ha giảm 32,9%

trong đó: diện tích Đậu tương 623,3 ha giảm 25,6%; lạc 572,5 ha giảm 40,4% so

với vụ Đông xuân năm trước. Diện tích giảm chủ yếu tại các huyện Tam Đường,

Than Uyên, Tân Uyên là do năm 2020 bà con trồng xen trên diện tích cây lâu

năm mới trồng đến năm 2021 diện tích cây lâu năm đã ra tán lớn không trồng

xen cây lạc, đậu tương được. Hiện nay diện tích lạc, đậu tương đang trong giai

đoạn chuẩn bị cho thu hoạch.

Rau các loại: Diện tích rau các loại đạt 1.544,89 ha tăng 1,38%. Diện tích

trồng tăng tại huyện Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên là do rau có thời gian

sinh trưởng ngắn, chi phí đầu tư ít, lợi nhuận cao nên các mô hình rau quả sạch,

an toàn phát triển mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong Tỉnh và xuất

khẩu sang các tỉnh khác. Sản lượng sơ bộ rau các loại đạt 13.243,6 tấn.

* Lúa vụ Mùa: Diện tích lúa mùa gieo cấy ước đạt 20.290 ha giảm 5,73%,

trong đó diện tích lúa ruộng ước đạt 17.800 ha giảm 4,44% so với cùng kỳ năm

trước. Diện tích gieo cấy lúa ruộng giảm do mưa muộn, lượng mưa đầu vụ thấp,

nắng nóng chân ruộng một vụ chưa đủ nước để gieo cấy. Diện tích lúa nương

gieo trồng ước đạt 2.490 ha giảm 13,99% so với cùng kỳ năm trước, giảm mạnh

do người dân chuyển đổi diện tích sang trồng những cây mang hiệu quả kinh tế

cao hơn như: Cây quế, cây mắc ca...

Nhìn chung tình hình sản xuất cây trồng chính hàng năm vụ Đông Xuân

năm 2021 cơ bản ổn định không có biến động lớn. Để nâng cao năng suất, sản

lượng cây trồng chính không chỉ đơn thuần là việc mở rộng diện tích mà chú

trọng vào việc chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương và cách

chăm sóc các loại cây trồng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay các

địa phương đang tập trung thu hoạch cây trồng chính vụ Đông Xuân như: Lúa,

ngô… đồng thời chuẩn bị công tác gieo trồng vụ Mùa năm 2021.

Cây lâu năm

Page 4: BÁO CÁO Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

4

Tổng diện tích cây ăn quả hiện có ước đạt 11.423,8 ha tăng 23% so với

cùng kỳ năm trước, trong đó một số loại cây trồng chính như: Diện tích xoài ước

đạt 1.055,9 ha tăng 69,82% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích xoài tăng cao

do trồng mới vào 6 tháng cuối năm trước phù hợp với điều kiện khí hậu thổ

nhưỡng nên cây trồng phát triển tốt ít sâu bệnh; sản lượng ước đạt 286,4 tấn,

tăng 28,48% so với cùng kỳ. Diện tích chuối ước đạt 4.460,8 ha tăng 2,08% so

với cùng kỳ năm trước; Sản lượng ước đạt 20.349 tấn. Chuối là loại cây lâu năm

dễ trồng, dễ chăm sóc, nhanh cho thu hoạch và mang lại giá trị kinh tế cao và

được xem là cây lâu năm trọng điểm của tỉnh.

Diện tích cây cao su ước đạt 12.986 ha giảm 0,04% so với cùng kỳ năm

trước. Diện tích giảm ở huyện Than Uyên 5ha là do diện tích này bị cháy nên bà

con chặt đi và đang được cải tạo phục hồi. Sản lượng cao su ước đạt 1.690 tấn

tăng 6,96% so với cùng kỳ năm trước, tăng do diện tích khai thác mủ tăng.

Diện tích chè hiện có ước đạt 7.858 ha tăng 12,71% so với cùng kỳ năm

trước diện tích tăng do dự án trồng chè đang được triển khai. Sản lượng 6 tháng

đầu năm 2021 ước đạt 19.569 tấn, tăng 16,55% so với cùng kỳ năm trước, tăng

do diện tích chè cho thu hoạch tăng so với cùng kỳ năm trước.

Chăn nuôi

Số lượng đàn gia súc, gia cầm chủ yếu ước tại thời điểm báo cáo như sau:

Số lượng đàn trâu ước đạt 92.293 con giảm 3,54% so với cùng kỳ năm

trước; Sản lượng xuất chuồng trong kỳ ước đạt 1.203 tấn tăng 13,71% so với

cùng kỳ năm trước. Số lượng đầu trâu giảm do cơ giới hóa ngày càng phát triển

người dân bán trâu để mua máy cày, máy bừa phục vụ sản xuất. Số lượng đàn bò

ước đạt 20.908 con, tăng 7,43% so với cùng kỳ năm trước, tăng do một số hộ gia

đình và HTX chuyển đổi chăn nuôi bò thịt; Sản lượng xuất chuồng đạt 262 tấn

tăng 3,97% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng đàn lợn ước đạt 189.865 con

tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, tăng do người dân bắt đầu tái đàn trở lại;

sản lượng xuất chuồng đạt 5.628 tấn tăng 1,13% so với cùng kỳ năm trước. Số

lượng đàn gia cầm ước đạt 1.683,28 nghìn con tăng 5,25% so với cùng kỳ năm

trước, sản lượng gia cầm xuất chuồng đạt 2.820 tấn tăng 2,74% so với cùng kỳ

năm trước.

2.2. Lâm nghiêp

Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng: Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh

thường xuyên đôn đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ các huyện, thành phố hướng

dẫn, chỉ đạo nhân dân chăm sóc diện tích rừng đã trồng. Đồng thời chuẩn bị

giống và các điều kiện khác để phục vụ công tác trồng rừng mới năm 2021.

Tổng số cây giống chuẩn bị gần 4.000 nghìn cây giống các loại, chủ yếu là Quế,

Mắc ca, Sơn tra, Thông mã vĩ, Giổi, Lát hoa, Tếch, Sấu, Mỡ, Keo tai tượng để

trồng mới năm 2021 và trồng dặm diện tích năm 2020. Diện tích rừng trồng mới

tập trung toàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2021 ước trồng mới được 735 ha rừng trồng

tập trung tăng 05ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng trồng mới

chủ yếu là rừng sản xuất.

Page 5: BÁO CÁO Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

5

Khai thác lâm sản: Khai thác gỗ 6 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn toàn

tỉnh ước đạt 1.450 m3 gỗ các loại, giảm 19,58% so với cùng kỳ năm trước, giảm

do sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan trong việc khai thác gỗ; diện tích rừng

trồng được khai thác giảm; Sự ra đời của các vật liệu thay thế như: nhựa, nhôm,

sắt, thép… với độ bền cao hơn, chi phí thấp hơn so với vật liệu gỗ truyền thống

cũng làm cho sản lượng gỗ khai thác giảm. Sản lượng củi khai thác ước đạt

195.935 ste, giảm 5,84% so với cùng kỳ năm trước, việc sử dụng gas, biogas…

thay thế củi đun nấu hàng ngày làm cho sản lượng củi khai thác giảm.

Thiệt hại rừng: Toàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2021 vẫn xảy ra 04 vụ cháy

rừng giảm 42,86%, diện tích rừng bị cháy 2,64 ha giảm 11,71% so với cùng kỳ

năm trước. Số vụ chặt phá rừng trái phép 13 vụ, diện tích thiệt hại do chặt phá

rừng là 1,3 ha.

2.3. Thuy san

Sản lượng thuỷ sản ước tính 6 tháng đầu năm đạt 1.288 tấn tăng 4,2% so

với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng do trong năm 2021 nhiều hộ chuyển

đổi mục đích nuôi trồng sang các loại giống, cá khác cho năng suất và giá trị

kinh tế cao hơn, số lượng thủy sản nuôi lồng bè cho thu hoạch cũng tăng so với

cùng kỳ năm trước. Mô hình đầu tư nuôi trồng thủy sản ngày càng được quan

tâm phát triển.

3. San xuât công nghiêp

Trong 6 tháng đầu năm 2021 được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh

ủy, UBND tỉnh và các ngành, các cấp tạo mọi điều kiện thuận lợi về nguồn lực,

nhân lực cho ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển theo ưu thế của địa

phương. Tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp xong không

ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cơ sở cá

thể. 100% cơ sở duy trì sản xuất ổn định, đảm bảo đời sống người lao động và

đảm bảo công tác phòng chống dịch an toàn, hiệu quả. Chỉ số ngành công

nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 126,64%, tăng 26,64% so với cùng kỳ

năm trước, cụ thể tăng, giảm các ngành như sau:

- Ngành công nghiệp khai khoáng có chỉ số 130,06%, tăng 30,06% so với

cùng kỳ năm trước. Trong 6 tháng đầu năm các cơ sở khai thác tập trung nguồn

lực, nhân lực phát triển sản xuất phục vụ nhu cầu xây dựng và sửa chữa trên địa

bàn. Chỉ số tăng cao so với cùng kỳ là do 6 tháng đầu năm 2020 ảnh hưởng dịch

bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị

16/CT-TTg của Chính phủ nên các cơ sở khai thác ngừng hoạt động dẫn đến chỉ

số giảm sâu.

- Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số 103,98%, tăng 3,98% so

với cùng kỳ năm trước, tăng chủ yếu do ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng

3,15% so với cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu năm thời tiết thuận lợi các vùng chè

nguyên liệu cho thu hoạch sản lượng chè tươi tăng; các công ty chế biến chè lớn

và các cơ sở chế biến nhỏ lẻ trên địa bàn Tỉnh tập trung nguồn lực, nhân lực lao

động để sản xuất chè, dẫn đến sản lượng tăng so với cùng kỳ. Một số ngành chế

Page 6: BÁO CÁO Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

6 biến khác như: giết mổ; chế biến giò chả, thịt sấy, xúc xích, lạp xườn, xay sát,

sản xuất bún, bánh đa, miến dong... vẫn tiếp tục duy trì sản xuất ổn định.

Một số ngành chế biến, chế tạo khác tăng như: Ngành chế biến gỗ và sản

xuất sản phẩm từ gỗ, tre nứa tăng 29,85% so với cùng kỳ do nhu cầu tiêu dùng

của tổ chức, cá nhân tăng; Ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic có tăng

18,68% so với cùng kỳ; Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác

tăng 7,37% so với cùng kỳ; Ngành Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng

6,36% so với cùng kỳ.

- Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều

hòa không khí có chỉ số 127,89%, tăng 27,89% so với cùng kỳ. Trong 6 tháng

đầu năm có thêm 04 nhà máy thủy điện hoàn thành phát điện hòa lưới điện Quốc

gia, gồm: Nậm Ban 3 công suất 22 MW phát điện tháng 3/2021; Nậm Sì Lường

4 công suất 25,1 MW phát điện tháng 4/2021; Nậm Đích 1 công suất 18 MW

phát điện tháng 5/2021; Hua Chăng 2 công suất 7 MW phát điện tháng 5/2021.

Chỉ số tăng cao là do 6 tháng đầu năm 2020 dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức

tạp, phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ, nên

các cơ sở khai thác ngừng hoạt động SXKD dẫn đến lượng điện tiêu thụ giảm

mạnh trong tháng 2, 3. Các công trình thủy điện lớn như: Thủy điện Lai Châu,

thủy điện Bản Chát phát điện theo sự điều tiết của Trung tâm điều độ hệ thống

điện Quốc gia A0 dẫn đến chỉ số điện có sự tăng giảm lớn giữa các tháng và

cùng kỳ.

- Ngành Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải có

chỉ số 104,13%, tăng 4,13% so với cùng kỳ. Do hệ thống cung cấp nước sạch

trên địa bàn Tỉnh ngày càng được mở rộng nên sản lượng tăng so với cùng kỳ

năm trước cụ thể: ngành Khai thác, xử lý và cung cấp nước có chỉ số tăng 6,5%;

Hoạt động thu gom rác thải tăng 2,19%; Công ty CP cấp nước Tỉnh và các công

ty, HTX thu gom rác thải trên địa bàn thành phố và các huyện vẫn đảm bảo cung

cấp nước ổn định, lắp đặt mới nhanh chóng cũng như liên tục thay thế, sửa chữa

các thiết bị điện, nước đã cũ, hỏng để đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu tiêu

dùng trong Tỉnh.

* San phẩm san xuât chu yếu 6 tháng đầu năm 2021: Một số sản phẩm

chủ yếu do các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất dự ước là: Đá các loại đạt

316.876 m3, tăng 30,46% so với cùng kỳ năm trước; Chè khô ước đạt 2.949 tấn,

tăng 9,56% so với cùng kỳ năm trước; Điện sản xuất ước đạt 1.690 triệu kwh,

tăng 28,04% so với cùng kỳ năm trước; Gạch xây dựng bằng đất sét nung ước

đạt 9.713 nghìn viên tăng 13,86% so với cùng kỳ năm trước; Gạch và gạch khối

xây dựng bằng xi măng, bê tông hoặc đá nhân tạo ước đạt 52.612 nghìn viên,

tăng 0,82% so với cùng kỳ năm trước; Dịch vụ sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép

và ván mỏng ước đạt 10.192 triệu đồng, tăng 29,36% so với cùng kỳ năm trước.

Sản phẩm chè và điện vẫn là sản phẩm đặc trưng ngành công nghiệp của

tỉnh. Doanh thu của 2 sản phẩm này đóng góp phần lớn vào tổng sản phẩm

(GRDP) của tỉnh.

Page 7: BÁO CÁO Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

7

* Chỉ số sử dụng lao động 6 tháng đầu năm 2021: Chỉ số sử dụng lao

động trong các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn giảm 5,22% so với cùng

kỳ năm trước. Tình hình sử dụng lao động giảm ở hầu hết các ngành và giảm

mạnh ở các ngành như: ngành sản xuất chế biến thực phẩm giảm 13,28%, sản

xuất đồ uống giảm 14,29%, ngành chế biến gỗ giảm 30,43%, sản xuất từ kim

loại đúc sẵn giảm 23,44%, ngành dệt giảm 63,64%. Theo thành phần kinh tế,

doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 10,1%% so với cùng kỳ năm trước; doanh

nghiệp nhà nước giảm 0,73% so với cùng kỳ năm trước.

4. Hoạt động dich vụ

4.1. Bán le hang hoa va dich vụ lưu trú, ăn uống, du lich, dich vụ khác

Mặc dù dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhưng tâm lý người

dân trong mua sắm hàng hóa tương đối bình tĩnh, không có hiện tượng người

dân đổ xô đi mua hàng hóa tích trữ; hàng hóa ổn định, nguồn cung hàng hóa vẫn

đáp ứng tốt nhu cầu của người dân; giá cả ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu

hàng, sốt giá. Bên cạnh đó, do tỉnh chưa có ca nào dương tính với vi rút SARS-

COV2 nên hoạt động của các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch, dịch vụ

khác vẫn hoạt động ổn định.

Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa theo nhóm ngành hàng 6 tháng đầu

năm 2021 ước đạt 2.900.343 triệu đồng, tăng 16,85% so với cùng kỳ năm trước

(Doanh thu bán lẻ quý 2 năm nay tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, tăng

33,34%). Tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ thực hiện cuộc vận

động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhiều mặt hàng Việt

phong phú, đa dạng đã đến tay người tiêu dùng, nhất là ở những xã vùng cao

biên giới cũng đã tác động đến tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng.

Dự ước doanh thu ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống 6 tháng năm 2021 ước

đạt 261.323 triệu đồng, tăng 19,67% so với cùng kỳ năm trước (doanh thu quý

2/2021 tăng 43,89% so với cùng kỳ năm trước). Doanh thu du lịch lữ hành ước

đạt 1.506 triệu đồng, tăng 34,35% so với cùng kỳ năm trước (doanh thu quý

2/2021 tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước). Doanh thu dịch vụ khác ước

đạt 203.543 triệu đồng, tăng 14,45% so với cùng kỳ năm trước. Công tác phát

triển du lịch được Tỉnh rất quan tâm, các đơn vị liên quan tăng cường công tác

tuyên truyền, quảng bá trên nhiều phương tiện truyền thông, đồng thời vận động

các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch có chương trình ưu đãi để thu hút khách du

lịch đã tác động đến doanh thu du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống 6 tháng đầu năm

tăng. Việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ

nhu cầu của người dân; nhu cầu cho thuê xe ô tô, máy xúc phục vụ công trình

xây dựng... đã tác động đến ngành dịch vụ khác tăng.

4.2. Vận tai hanh khách va hang hoa

Hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu

năm 2021 ổn định, các hãng xe khách, xe tải luôn đảm bảo phục vụ nhu cầu đi

lại tốt nhất cho người dân cũng như công tác vận chuyển hàng hóa kịp thời,

đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt công tác phòng chống dịch.

Page 8: BÁO CÁO Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

8

Tổng doanh thu vận tải 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 154.611 triệu đồng,

so với cùng kỳ năm trước tăng 52,29% (doanh thu quý 2/2021 ước đạt 64.398,9

triệu đồng, giảm 28,6% so với quý trước, tăng 42,86% so với cùng kỳ năm

trước). Trong đó: Doanh thu vận tải hành khách ước đạt 50.288 triệu đồng, so

với cùng kỳ năm trước tăng 53,55%; Doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt

103.060 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 52,39%; Doanh thu dịch vụ

hỗ trợ vận tải đạt 1.263 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 10,7%. Doanh

thu hoạt động vận tải tăng mạnh là do 6 tháng đầu năm 2020 ảnh hưởng của dịch

bệnh Covid-19 (trên địa bàn tỉnh có 01 bệnh nhân dương tính với Covid-19)

thực hiện giãn cách xã hội nên doanh thu hoạt động vận tải giảm mạnh.

Khối lượng hanh khách, hang hoa vận chuyển, luân chuyển

Số lượng hành khách vận chuyển đạt 784.010 người, so với cùng kỳ năm

trước tăng 55,96%. Số lượng hành khách luân chuyển đạt 74.069.340 Ng.Km, so

với cùng kỳ năm trước tăng 58,74%.

Khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 1.052.020 tấn, so với cùng kỳ năm

trước tăng 59,54%. Khối lượng hàng hoá luân chuyển đạt 41.118.670 Tấn.Km,

so với cùng kỳ năm trước tăng 62,49%.

4.3. Bưu chinh viên, thông

Do thời đại công nghệ 4.0 và nhu cầu của cuộc sống cũng như công việc

nên số người dùng điện thoại ngày càng tăng, đặc biệt là những số thuê bao điện

thoại này còn kết nối internet để có thể truy cập vào được các trang mạng xã hội

xem tin tức, xem báo, phục vụ công việc, trao đổi mua bán,… Chính vì vậy mà

số thuê bao điện thoại, internet ngày càng tăng lên qua các năm.

Tổng số thuê bao điện thoại có đến cuối kỳ báo cáo ước đạt 392.950 thuê

bao, tăng 1,01% so với cùng kỳ năm trước, giảm 19,54% so với kế hoạch năm.

Số thuê bao internet có đến cuối kỳ báo cáo ước đạt 35.991 thuê bao tăng

21,86% so với cùng kỳ năm trước, giảm 6,67% so với kế hoạch năm.

4.4. Hoạt động cua Doanh nghiêp

Tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp vẫn tiếp tục thực hiện, việc

đăng ký ngày càng thuận lợi, thủ tục nhanh gọn, các doanh nghiệp sau khi đăng

ký đi vào hoạt động được hỗ trợ về thuế, miễn giảm thuế,…

Sáu tháng đầu năm cấp đăng ký thành lập mới 50 doanh nghiệp (DN), đạt

35,7% kế hoạch, giảm 10 DN so với cùng kỳ năm trước, lũy kế toàn tỉnh đạt

1.640 DN, trong đó 1.399 DN kê khai thuế, chiếm 85,3% tổng số doanh nghiệp;

thành lập mới 17 hợp tác xã (HTX), nâng tổng số HTX trên toàn tỉnh lên 346

HTX, trong đó có 243 HTX hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phê duyệt chủ trương đầu tư 04 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, với

vốn đăng ký đầu tư trên 861 tỷ đồng, giảm 04 dự án, tăng 68,2 tỷ đồng vốn đăng

ký đầu tư so với cùng kỳ năm trước; điều chỉnh 16 dự án thuộc lĩnh vực công

nghiệp và xây dựng. Lũy kế trên địa bàn tỉnh có 252 dự án với tổng vốn đầu tư

trên 217 nghìn tỷ đồng.

Page 9: BÁO CÁO Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

9

Xây dựng Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lai

Châu giai đoạn 2021-2025”; Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các Nhà

đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án để thúc đẩy đầu tư, sản xuất

kinh doanh phát triển ứng phó với dịch Covid-19.

4.5. Hoạt động du lich

Tổng lượt khách du lịch trong 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 146.171 lượt

khách, so với cùng kỳ năm trước tăng 2,1%. Trong đó: Khách Quốc tế 5 lượt

khách; Khách Nội địa 146.166 lượt khách.

Hoạt động lữ hành: Tổng lượt khách du lịch theo tua là 129 lượt khách,

tăng 01 lượt khách so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến thời điểm hiện tại mạng lưới khách sạn có 32 khách sạn tăng

10,34 so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách sạn 3 sao trở lên 3 khách sạn, số

phòng khách sạn, lưu trú là 977 phòng giảm 3,55% so với cùng kỳ năm trước;

công suất sử dụng phòng là 77%.

II. KIỀM CHẾ LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ

1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn tỉnh

100,16%, tăng 0,16% so với cùng kỳ năm trước. CPI 6 tháng đầu năm tăng nhẹ

so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do ảnh hưởng từ chỉ số giá của nhóm giao

thông tăng 5,52% so với cùng kỳ năm trước (nguyên nhân tăng do Giá xăng dầu

trong nước bình quân quý II/2021 tăng 10,05% so với quý trước và tăng 48,74%

so với cùng kỳ năm trước do có 4 lần điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu trong

quý ảnh hưởng đến chỉ số giá xăng dầu 6 tháng tăng).

So với cùng kỳ năm trước, có 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính đều có

mức tăng, giảm như sau: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 2,42%; Đồ uống và

thuốc lá tăng 0,49%; May mặc, mũ nón dày dép tăng 3,11%; Nhà ở, điện nước,

chất đốt và VLXD giảm 1,03%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,02%; Thuốc

và dịch vụ y tế tăng 0,07%; Giao thông tăng 5,52%; Bưu chính viễn thông tăng

0,08%; Giáo dục tăng 2,16%; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,76%; Hàng hóa

và dịch vụ khác tăng 3,34%.

Chỉ số giá vàng: Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới;

Giá vàng trên địa bàn tỉnh bình quân 6 tháng đầu năm tăng 20,88% so với cùng

kỳ năm trước do chịu sự tác động của việc giá vàng trong nước tăng. Giá vàng

chỉ bán lẻ bình quân 6 tháng trên địa bàn tỉnh ở mức 5.623.867 đồng/chỉ.

Chỉ số giá đô la mỹ: Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 6 tháng đầu năm giảm

0,59% so với cùng kỳ năm trước. Giá bình quân 6 tháng 1USD = 23.141 VNĐ.

2. Đầu tư, xây dựng

2.1. Vốn đầu tư

Công tác thực hiện vốn đầu tư rất được tỉnh quan tâm, các chủ đầu tư

thường xuyên đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, nghiệm thu khối

lượng hoàn thành. UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo giải quyết

Page 10: BÁO CÁO Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

10 vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, sớm bàn giao mặt bằng

cho nhà thầu thi công.

Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt

3.996,9 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm trước tăng 17,95% (vốn đầu tư quý 2/2021

ước đạt 2.110,7 tỷ đồng, tăng 11,9% so với quý trước, tăng 15,16% so với cùng

kỳ năm trước). Trong đó: Vốn Nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.685,5 tỷ đồng,

chiếm 42,17% tổng vốn đầu tư trên địa bàn, so với cùng kỳ năm trước tăng

66,77%; Vốn ngoài Nhà nước ước đạt 2.311,4 tỷ đồng, chiếm 57,83% tổng vốn

đầu tư trên địa bàn, so với cùng kỳ năm trước giảm 2,8%.

So với cùng kỳ năm trước tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh, tăng

17,95% là do tình hình thực hiện vốn nhà nước trên địa bàn tăng mạnh, trong đó

các dự án lớn thực hiện đầu tư từ đầu năm đến nay đạt khá cao như: Đường hành

lang biên giới Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) - Bát Xát (tỉnh Lào Cai) thực hiện đạt

66 tỷ đồng; Nâng cấp tỉnh lộ 130 (San Thàng - Thèn Sin - Mường So) thực hiện

đạt 71 tỷ đồng; Kè chống xói lở bờ sông Đà, bảo vệ mặt bằng khu giáo dục, y tế

và dân cư thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn thực hiện đạt 21 tỷ đồng; Bố trí

dân cư tập trung ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở cao điểm bản Hua Cuổi, xã Nậm

Cuổi huyện Sìn Hồ thực hiện đạt 19 tỷ đồng,... Các công trình khởi công mới

trong 6 tháng đầu năm thực hiện hiệu quả ước đạt 199 tỷ đồng. Bên cạnh đó, do

6 tháng đầu năm 2020 dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến việc thực hiện các

công trình, dự án dẫn đến vốn đầu tư thực hiện năm nay tăng mạnh so với cùng

kỳ năm trước. Tình hình giải ngân vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản

lý tính đến 15/6/2021 là 630,2 tỷ đồng, bằng 40,9% kế hoạch vốn đã giao chi

tiết, tương đương cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, tỉnh không thu hút được vốn đầu tư của các tổ chức và doanh

nghiệp nước ngoài, do các điều kiện khắc nghiệt về thời tiết cũng như địa hình

phức tạp, dân cư thưa thớt, trong nước dịch bệnh covid 19 bùng phát trở lại.

2.2. Xây dựng

Giá trị sản xuất ngành xây dựng 6 tháng đầu năm 2021 (theo giá hiện

hành) ước đạt 3.154 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 5,95%. Giá trị sản

xuất ngành xây dựng 6 tháng đầu năm 2021 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt

2.141 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 3,14%. Phân theo loại công trình

như sau: Công trình nhà ở đạt 641 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng

0,42%; Công trình nhà không để ở đạt 424 tỷ đồng, tăng 8,93% so với cùng kỳ

năm trước; Công trình kỹ thuật dân dụng đạt 927 tỷ đồng, tăng 2,29% so với

cùng kỳ năm trước; Hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 149 tỷ đồng, tăng

4,97% so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị sản xuất 6 tháng 2021 tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước, tăng

do kế hoạch vốn đầu tư công nguốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 6 tháng năm

nay dự tính tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung các hoạt động xây

dựng công trình trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định không bị ảnh hưởng lớn bởi dịch

Covid-19 trong 6 tháng đầu năm nay. Bên cạnh đó giá một số mặt hàng vật liệu

Page 11: BÁO CÁO Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

11 xây dựng như sắt, thép tăng do ảnh hưởng của dịch Covid 19, lãi xuất cho vay

một số ngân hàng ổn định.

Bên cạnh đó điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi cho việc thi công xây

dựng các công trình. Các chủ đầu tư và đơn vị thi công các công trình tranh thủ

đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện phần thô của công trình trước khi mùa mưa đến.

3. Tai chinh, tin dụng ngân hang

- Thu, chi ngân sách: Công tác thu, chi ngân sách nhà nước được tập trung

chỉ đạo; triển khai quyết liệt nhiều biện pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu,

chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Đáp

ứng kịp thời nhiệm vụ chi phát sinh; ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác phòng,

chống dịch Covid-19. Tổng thu ngân sách địa phương ước đạt 5.524,6 tỷ đồng,

bằng 76% dự toán Trung ương giao, bằng 72% dự toán HĐND tỉnh giao, tương

đương cùng kỳ năm trước; thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 827,23 tỷ đồng,

bằng 56% dự toán Trung ương giao, bằng 43% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng

18% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 3.453,7 tỷ

đồng, bằng 45% dự toán HĐND tỉnh giao, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước.

- Hoạt động ngân hàng: Hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động đảm

bảo an toàn, hiệu quả, lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay ổn định, góp

phần thúc đẩy sản xuất của doanh nghiệp và hộ dân; công tác thanh toán không

dùng tiền mặt tiếp tục được đẩy mạnh. Tổng huy động vốn lũy kế ước đến ngày

30/6/2021 ước đạt 16.687 tỷ đồng, tăng 3,7%, trong đó nguồn vốn huy động tại

địa phương đạt 7.744 tỷ đồng, tăng 12,7%; tổng dư nợ ước đạt 15.936 tỷ đồng,

tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ nợ xấu nội bảng 1,9%. Các tổ chức

tín dụng tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn

cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (Thực hiện theo

quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam); Lũy kế từ đầu chương trình đến ngày 17/5/2021 đã miễn,

giảm lãi vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho

522 khách hàng với tổng dư nợ 1.099 tỷ đồng; cho vay mới đối với 405 khách

hàng, doanh số cho vay mới là 1.121 tỷ đồng.

III. BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI, PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, Y

TẾ, VĂN HÓA VÀ CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI KHÁC

1. Dân số, lao động, viêc lam va đời sống dân cư

1.1. Dân số va lao động viêc lam

Tình hình lao động quý II năm 2021 trên địa bàn tỉnh Lai Châu có biến

động giảm nhẹ so với quý I năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19

bùng phát trên cả nước trong thời gian vừa qua, hiện tại trên địa bàn tỉnh không

có trường hợp nào mắc bệnh, song việc giãn cách xã hội ở một số tỉnh lân cận,

khu vực và một số tỉnh có khu công nghiệp dẫn đến số người tham gia thị trường

lao động giảm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp

và tỷ lệ thiếu việc làm đều tăng so với quý trước.

Page 12: BÁO CÁO Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

12

Tính đến thời điểm quý II năm 2021 dân số của tỉnh Lai Châu ước tính là

474.573 người, trong đó: Khu vực thành thị là 83.884 người, chiếm 17,68%;

Khu vực nông thôn là 390.689 người, chiếm 82,32%. Trong đó số người từ 15

tuổi trở lên là 310.845 người, chiếm 65,5% tổng dân số toàn tỉnh. Dân số phân

bố không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, do Lai Châu là một tỉnh miền núi

dân số chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp nên dân số tập trung nhiều ở

khu vực nông thôn.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tính đến quý II năm 2021 trên địa

bàn tỉnh Lai Châu ước khoảng 294.330 người, chiếm 62,02% so với tổng dân số,

Trong đó lực lượng lao động có việc làm là 286.851 người, chiếm 92,28% so

với số người 15 tuổi trở lên, giảm 0,25% so với quý trước nguyên nhân chủ yếu

là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã làm một số người lao động bị mất

việc làm tập trung chủ yếu ở khối doanh nghiệp.

Trong những năm gần đây tỷ trọng lực lượng lao động ở khu vực thành

thị tăng lên đáng kể, nhưng do dân số khu vực nông thôn chiếm 82,32% dân số

toàn tỉnh, lao động chủ yếu tham gia lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nên vẫn còn

một tỷ lệ khá cao lực lượng lao động tập trung ở khu vực nông thôn; lao động

khu vực nông thôn chủ yếu là lao động giản đơn không có tay nghề kỹ thuật nên

chưa đáp ứng được yêu cầu công việc có tay nghề dẫn đến việc dịch chuyển

chưa tương xứng với tiềm năng lực lượng lao động của địa phương đặc biệt

trong các ngành Công nghiệp - Xây dựng, Dịch vụ.

Tỷ lệ thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động: Tính đến

quý II năm 2021, số người thiếu việc làm trên toàn tỉnh ước có khoảng 5.192

người chiếm 1,81% so với lực lượng lao động đang làm việc; số người thất

nghiệp là 2.411 người chiếm 0,82% so với lực lượng lao động. Ngoài ra tỷ lệ

thất nghiệp có sự chênh lệch độ tuổi. Số người thất nghiệp này chủ yếu là sinh

viên, học sinh học xong các trường chuyên nghiệp về địa phương chưa tìm được

việc làm và một số người trở về từ các tỉnh có dịch, một số mắc các tệ nạn xã

hội,... trong độ tuổi lao động nhưng không tìm kiếm được việc làm.

1.2. Tình hình đời sống dân cư

a. Thực trạng đời sống cán bộ, công nhân viên chức, người lao động

hưởng lương

* Khu vực nhà nước

6 tháng đầu năm 2021 mức lương tối thiểu vẫn giữ ở mức 1.490.000

đồng/tháng. Dự kiến đến hết năm 2021 sẽ không tăng lương theo lộ trình do ảnh

hưởng của đại dịch Covid-19 trong đó phải chi ngân sách cho nhiều việc cấp

bách, trong khi nguồn ngân sách dự phòng rất hạn chế. Cần quan tâm đến những

khoản chi cần thiết hơn, đặc biệt là chi cho an sinh xã hội, như hỗ trợ, doanh

nghiệp, người lao động thất nghiệp,...

Thu nhập bình quân đầu người của CBCCVC tỉnh Lai Châu 6 tháng năm

2021 ước tính khoảng 5,4 triệu đồng/người/tháng. Một số đơn vị không có phụ

cấp công vụ hoặc phụ cấp ngành thu nhập khoảng 4,8 triệu đồng/người/tháng.

Page 13: BÁO CÁO Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

13

Nhìn chung, với chi phí tiêu dùng đắt đỏ như Lai Châu thì đời sống cán

bộ công chức, viên chức còn gặp nhiều khó khăn. Đối với công chức, viên chức

công tác ở vùng sâu, vùng xa được hưởng mức phụ cấp ưu đãi cao hơn góp phần

ổn định cuộc sống, tuy nhiên cơ sở vật chất ở đây còn chưa hoàn thiện như hệ

thống điện, đường, trường, trạm chưa đồng bộ, hàng hóa phục vụ cho nhu cầu

thiết yếu còn thiếu, giá cao và chưa đảm bảo chất lượng, một số cán bộ còn phải

thuê nhà ở, hoặc ở nhờ khiến đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

* Khu vực doanh nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm tình hình đời sống của người lao động trong khu

vực doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch covid-19. Tuy

nhiên việc đăng ký thành lập mới 50 doanh nghiệp, 17 hợp tác xã, phê duyệt 04

dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp với vốn đăng ký đầu tư trên 861 tỷ đồng góp

phần tạo việc làm cho người lao động. Đồng thời, các cấp lãnh đạo địa phương

tiếp tục quan tâm và có những chủ trương, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa

và nhỏ trên địa bàn cùng nhau tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

phát triển.

b. Đời sống nông dân ở đia phương

Trong 6 tháng đầu năm 2021 đời sống của bà con nhân dân tuy gặp nhiều

khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh Covid-19 nhưng được sự quan

tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương về các chính

sách đào tạo việc làm cho người lao động khu vực nông thôn cùng với chuyển

dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và sự nỗ lực của người nông dân nên đời

sống nhìn chung ổn định.

Tình hình sản xuất nông nghiệp các loại cây trồng chính có năng suất, sản

lượng tăng so với cùng kỳ năm trước, về chăn nuôi trong kỳ không có dịch bệnh

lớn người dân yên tâm phát triển chăn nuôi đặc biệt việc tái đàn lợn trở lại sau

dịch tả lợn Châu Phi; Lâm nghiệp và thủy sản đều tăng hỗ trợ rất tốt cho mức

thu nhập của dân cư khu vực nông thôn; Giá cả các mặt hàng nông sản đều tốt,

tiêu thụ sản phẩm không bị ứ đọng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh

Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến một số bộ phận nông nhàn khu vực nông thôn

đi làm việc thời vụ tại các khu công nghiệp lớn bị mất việc làm, giá cả một số

mặt hàng tiêu dùng tăng đã làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người

dân.

2. Công tác an sinh xã hội

* Tình hình thiếu đói giáp hạt

Thực hiện Quyết định số 145/QĐ-UBND ngày 05/02/2021 về việc phân

bổ gạo cứu đói giáp hạt năm 2021. Căn cứ vào số lượng gạo được phân bổ và số

hộ bị đói giáp hạt, UBND các huyện, thành phố đã lập phương án phân bổ gạo

và chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn kịp thời cấp phát gạo cho các hộ dân.

Phân bổ 438,86 tấn gạo cứu đói giáp hạt năm 2021 cho 6.537 hộ với 29.257

nhân khẩu. Đối tượng được hỗ trợ là các hộ thiếu đói giáp hạt, hỏa hoạn, mất

Page 14: BÁO CÁO Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

14 mùa, các nhân khẩu đói thuộc 8 huyện/thành phố, qua đó góp phần giảm bớt khó

khăn, ổn định cuộc sống cho bà con.

Công tác xóa đói, giảm nghèo tiếp tục được triển khai thực hiện, tuy nhiên

tỷ lệ hộ đói, nghèo vẫn còn cao so với cả nước, kết quả giảm nghèo chưa bền

vững, các hộ đã thoát nghèo đời sống còn rất khó khăn, nguy cơ tái nghèo cao.

Một bộ phận người nghèo vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của

Nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo. Nguồn lực cho công tác giảm

nghèo còn hạn chế, nhất là nguồn lực tại chỗ của cộng đồng, họ hàng. Cán bộ

làm công tác giảm nghèo trình độ chuyên môn còn hạn chế, phong tục tập quán

của người dân địa phương còn lạc hậu nên việc khảo sát các nhu cầu hỗ trợ cho

người nghèo chưa sát thực tế. Mặt khác, thiên tai lũ lụt, địa hình không thuận lợi

cũng làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp của bà con dẫn đến tình

trạng đói giáp hạt vẫn xảy ra.

* Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ vùng nghèo, người nghèo.

Việc triển khai thực hiện hiệu quả những chính sách tín dụng ưu đãi của

Nhà nước với phát triển kinh kế - xã hội của địa phương đáp ứng nhu cầu chính

đáng về nguồn vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều

kiện tổ chức sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống,

nhằm giúp người dân có vốn để sản xuất kinh doanh, cải thiện kinh tế, vươn lên

xóa đói, giảm nghèo. Ngân hàng chính sách tỉnh tiếp tục giải ngân cho các cá

nhân thuộc diện vay với lãi suất ưu đãi trên địa bàn tỉnh. Cụ thể tính đến

31/05/2021 cho vay hỗ trợ ưu đãi người nghèo: 100.099 triệu đồng cho 1.852

khách hàng; cho vay giải quyết việc làm: 83.869 triệu đồng cho 1.483 khách

hàng; hỗ trợ cho hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn: 158.601 triệu

đồng cho 3.602 khách hàng; cho vay nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường:

49.921 triệu đồng cho 2.567 khách hàng.

Tổ chức tặng quà tết cho người nghèo và các đối tượng có hoàn cảnh khó

khăn trên địa bàn, tổng số: 138.564 suất quà, bằng 47.799,25 triệu đồng.

* Bảo trợ xã hội:

Công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em được các cấp, các ngành quan

tâm thực hiện, trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức trao tặng 1.732 suất quà với

tổng trị giá 519,81 triệu đồng cho 1.724 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; thực

hiện phẫu thuật tim bẩm sinh và hỗ trợ tiền ăn, đi lại sau phẫu thuật cho 09 trẻ

em với tổng số tiền 334,35 triệu đồng.

Trong 6 tháng đầu năm đã thực hiện cấp 4.519 thẻ BHYT cho trẻ em dưới

6 tuổi.

Các ban, ngành và các nhà tài trợ đã đến thăm hỏi, động viên và trao

3.810 xuất quà, trị giá 1.520 triệu đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó

khăn. Hỗ trợ 14 triệu đồng cho 07 trẻ em bị tai nạn thương tích do đuối nước, tai

nạn giao thông.

* Thực hiện chính sách với người có công

Page 15: BÁO CÁO Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

15

Tặng quà cho người có công và thân nhân nhân dịp tết Nguyên đán, tổng

số 2.524 suất, bằng 2.239,4 triệu đồng. Trong đó: Quà Chủ tịch nước tặng là 984

suất, số tiền 302,4 triệu đồng; quà của UBND tỉnh tặng là 614 suất, số tiền 1.228

triệu đồng; quà của các huyện, thành phố tặng là 644 suất, số tiền 436 triệu

đồng; các tập thể, cá nhân khác tặng là 282 suất, số tiền 273 triệu đồng.

3. Giáo dục, đao tạo

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện; xây dựng đề án “Nâng cao chất lượng xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh Lai

Châu giai đoạn 2021 - 2025”. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các

biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, tổ chức kiểm tra học kỳ II và kết thúc

năm học sớm để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh; tỷ lệ học sinh khá,

giỏi các cấp đều tăng so với năm học trước. Tổ chức thành công các kỳ thi, hội

thi; công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, công nhận tốt nghiệp THCS năm

học 2020 - 2021. Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Chương trình giáo dục phổ

thông 2018. Hướng dẫn công tác tuyển sinh các cấp và tuyển sinh đại học. Chuẩn

bị tốt các điều kiện tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 như: Thành lập Ban

Chỉ đạo thi cấp tỉnh; ban hành Chỉ thị tăng cường chỉ đạo tổ chức kỳ thi tốt

nghiệp THPT năm 2021; tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thi, tư vấn ôn thi tốt

nghiệp; xây dựng kịch bản đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo kế hoạch

được tiếp tục duy trì; cử 08 người đi học sau đại học, 01 người đi học văn bằng

2; duy trì đào tạo 555 học sinh, sinh viên, liên kết đào tạo 587 học viên tại

Trường Cao đẳng cộng đồng.

4. Y tế

4.1. Tình hình dich bênh

Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, phòng chống

dịch bệnh được duy trì; trong tháng tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh ổn

định, không có dịch bệnh xảy ra, cụ thể như sau:

Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19: Từ đầu năm đến nay trên địa bàn

tỉnh chưa có ca nhiễm covid-19.

Kết quả tiêm chủng vắc-xin Covid-19 đợt 1 và đợt 2 năm 2021 tiêm cho

lực lượng tuyến đầu là 19.037 liều.

Các loại bệnh khác trong 6 tháng đầu năm: Bệnh sốt rét phát hiện 24 bệnh

nhân sốt rét, số bệnh nhân giảm 9 ca so với cùng kỳ năm trước; Bệnh dại có 805

người bị chó nghi dại cắn đến tiêm phòng dại trên địa bàn toàn tỉnh (số đã được

tiêm phòng dại 692 người) giảm 249 người so với cùng kỳ năm trước; Sốt phát

ban nghi sởi phát hiện 09 ca tương đương với cùng kỳ năm trước, không có

trường hợp tử vong; Viêm não nhật bản phát hiện 18 trường hợp nghi viêm não

nhật bản do vi rút…

4.2. HIV/AIDS

Page 16: BÁO CÁO Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

16

Thực hiện chương trình an toàn truyền máu: Thực hiện đúng quy định an

toàn truyền máu 100% các đơn vị máu đều được sàng lọc HIV trước khi truyền.

Tính đến 31/5/2021 số người nhiễm HIV là 34 người; chết do AIDS là 21 người.

4.3 Tình hình ngộ độc thực phẩm

Tính từ 01/01 đến 31/5/2021 trên địa bàn xảy ra 1 sự cố về an toàn thực

phẩm tại bản Háng Lìa 1, xã Tả Ngảo - Sìn Hồ với 420 người ăn trong đó 92

người mắc phải nhập viện điều trị, không có trường hợp tử vong.

5. Hoạt động văn hoá, thể thao

Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào cuối năm

2020 nên các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao chào mừng năm mới 2021

bị gián đoạn và tạm dừng. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu chưa

ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào nên các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao

một số hoạt động được tổ chức nhưng phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch,

hiệu quả. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao điển hình diễn ra như sau:

5.1. Hoạt động văn hoa, văn nghê

Tổ chức khai mạc thành công hoạt động Khinh khí cầu tại Quảng trường

Nhân dân tỉnh. Tổ chức Giải Dù lượn đường trường PuTaLeng mở rộng năm

2020 (Putaleng XC open năm 2020) và hoạt động Khinh khí cầu do UBND tỉnh

Lai Châu tổ chức. Khai mạc “Tuần văn hóa - du lịch Lai Châu tại Hà Nội”, Lễ

hội đường phố - hội tụ nét văn hóa đặc sắc riêng có của đồng bào các dân tộc

Lai Châu. Tối ngày 23/01, tại chợ San Thàng (xã San Thàng, thành phố Lai

Châu) tổ chức Triển lãm tranh cổ động, ảnh tư liệu. Tổ chức trang trí và trưng

bày triển lãm “Hoa đào” tại khu Quảng trường Nhân dân tỉnh dịp tết Nguyên

đán Tân Sửu 2021. Ngày 15/3 - 15/4 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp

với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thi “Vẽ tranh theo sách” lần thứ

3, năm 2021 dành cho học sinh tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố Lai Châu.

Ngày 9/4, tổ Chức chương trình giao lưu nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay nước

Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Ngày 7/4, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ

nữ thành phố Lai Châu tổ chức trao giải Cuộc thi “Phụ nữ với vẻ đẹp thành phố

Lai Châu” năm 2021. Ngày 24 - 25/4, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch phối hợp

với UBND huyện Tân Uyên tổ chức Hội thi khiêu vũ, dân vũ lần thứ nhất năm

2021. Ngày 20-21/4 Lễ hội Then Kin Pang năm 2021 được tổ chức tại xã Khổng

Lào huyện Phong Thổ.

Trong 6 tháng đầu năm công tác thông tin, truyền thông được triển khai

tốt, đúng định hướng, phản ánh mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, chính

trị của tỉnh. Tập trung tuyên truyền: Các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân,

công tác phòng, chống dịch Covid-19;

5.2. Hoạt động thể dục, thể thao

Tổ chức khai mạc Giải thi đấu dù lượn đường trường Putaleng mở rộng

năm 2020 (Putaleng XC Open 2020). Từ ngày 19 - 21/3, Đảng ủy Khối các cơ

quan và Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Giải cầu lông tranh Cúp Ba Sao năm 2021.

Ngày 21/3, Thành đoàn Lai Châu tổ chức Giải Bóng đá mini 7 người. Sáng ngày

Page 17: BÁO CÁO Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

17 17/4, Đảng ủy Khối các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa,

Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Giải bóng đá 7 người. Trong 2 ngày 17-

18/4, Hội Người cao tuổi thành phố Lai Châu phối hợp với Phòng Văn hóa -

Thông tin thành phố tổ chức Giải bóng chuyền hơi người cao tuổi thành phố lần

thứ III, năm 2021. Sáng ngày 17/4, tại sân bóng đá Công an tỉnh, Uỷ ban Hội

Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Lai Châu tổ chức khai mạc Giải bóng

đá thanh niên thành phố Lai Châu TN - CUP lần thứ IV, năm 2021. Sáng ngày

28/3, Ban Tổ chức Lễ phát động cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể

theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2021-2030; Ngày chạy Olympic vì sức

khỏe toàn dân và Giải Việt dã truyền thống Thanh niên tỉnh Lai Châu mở rộng

lần thứ XV, năm 2021 - tranh Cúp BIDV đã tổ chức Ngày chạy Olympic và Giải

Việt dã truyền thống Thanh niên tỉnh lần thứ XV. Ngày 24/4 đại diện Công đoàn

Ngân hàng Việt Nam trên địa bàn phối hợp với công đoàn cơ sở các đơn vị tổ

chức khai mạc Giải bóng chuyền hơi các chi nhánh Ngân hàng Lai Châu.

6. Tai nạn giao thông

Thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT để

làm thay đổi cơ bản tình hình giao thông trên địa bàn, khắc phục triệt để những

tồn tại kéo dài từ những năm trước... Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm đã xảy ra

36 vụ tai nạn đáng tiếc khiến 17 người bị chết và 40 người bị thương; so với

cùng kỳ năm trước tăng 05 người chết, số người bị thương giảm 07 người.

Nguyên nhân chủ yếu là do không chú ý quan sát, đi lấn chiếm phần đường và

không làm chủ tốc độ.

7. Thiêt hại thiên tai

Tình hình thiên tai trên địa bàn 6 tháng đầu năm nay vẫn diễn biến bất

thường, gây thiệt hại nặng cho người và tài sản.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số đợt rét đậm, rét hại,

mưa đá, dông, lốc ảnh hưởng, thiệt hại đến tài sản của nhân dân, ước tổng thiệt

hại 14 tỷ đồng, cụ thể: Về người: 10 người bị thương; về tài sản: Tổng số 522 nhà

bị hư hỏng, tốc mái; 102 con gia súc bị chết rét; 422 ha cây trồng các loại bị gãy,

dập; cây xanh đô thị bị chết; một số tuyết đường giao thông bị sạt lở với khối

lượng hót sụt, sạt là trên 55.600 m3; một số công trình cơ sở hạ tầng bị thiệt hại,

ảnh hưởng.

Sau thiên tai xảy ra, các cấp, các ngành đã trực tiếp xuống cơ sở, chỉ đạo

công tác khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định đời sống, khôi phục sản xuất

cho đồng bào, nhân dân khu vực bị thiên tai.

8. Môi trường

Những năm qua, công tác phòng cháy, chữa cháy đã được Tỉnh quan tâm

lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả tích cực. Lực

lượng Công an nhân dân, nòng cốt là Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đã phối

hợp với các lực lượng và sự tham gia của các tầng lớp nhân dân đã tích cực triển

khai các biện pháp phòng ngừa; kịp thời chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ các vụ

cháy, nổ, sự cố, tai nạn, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, góp phần bảo đảm

Page 18: BÁO CÁO Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

18 an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã

hội của Tỉnh, của đất nước.

Tuy nhiên, tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn vẫn diễn biến phức tạp, trong

6 tháng đầu năm xảy ra 08 vụ cháy, số người bị chết 01, số người bị thương 01,

ước thiệt hại 1.010 triệu đồng. Phát hiện và xử lý 71 vụ vi phạm môi trường với

tổng số tiền xử phạt 295 triệu đồng.

IV. KHÁI QUÁT CHUNG, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Sáu tháng đầu năm 2021 với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo các cấp,

các ngành địa phương cùng với sự nỗ lực của toàn dân, tình hình kinh tế - xã hội

của Tỉnh tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả nổi bật. Một số ngành,

lĩnh vực tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: sản xuất ngành công nghiệp,

tổng sản lượng lương thực có hạt, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ

lưu trú, dịch vụ lữ hành, doanh thu vận tải, vốn đầu tư, thu ngân sách nhà nước

trên địa bàn... đặc biệt là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm 6 tháng đầu năm nay

tăng khá cao và cao nhất trong 5 năm qua. Các hoạt động văn hóa, xã hội đạt

được nhiều kết quả khả quan nhất là trong công tác phòng chống dịch, không

xảy ra trường hợp nhiễm Covid-19.

* Về kinh tế

Tập trung sản xuất vụ Mùa đạt kết quả tốt nhất; chủ động phòng, chống

dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, không chủ quan với bệnh dịch tả lợn Châu

Phi vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại. Hỗ trợ giúp bà con nhân dân tái đàn, phát

triển chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật.

Thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô hanh. Đồng

thời, chủ động theo dõi, ứng phó với các diễn biến phức tạp của thời tiết.

Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trong mùa

mưa lũ năm 2021.

Tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh

nghiệp, hợp tác xã, người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, tạo điều kiện khôi

phục phát triển sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi

hình thức đầu tư, mở rộng sản xuất, khắc phục khó khăn phát triển sản xuất kinh

doanh.

Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản và giải ngân

vốn đầu tư công; đôn đốc các nhà thầu nghiệm thu khối lượng hoàn thành, đẩy

nhanh tiến độ thực hiện các dự án khởi công mới sớm hoàn thành kế hoạch năm.

Kiểm tra chặt chẽ công tác quản lý, sử dụng ngân sách đảm bảo tiết kiệm,

hiệu quả, chống lãng phí và ưu tiên cho những khoản chi cấp bách.

Chủ động theo dõi diễn biến cung cầu hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh

để kịp thời triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu

phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong phòng chống dịch

bệnh và mùa mưa lũ.

Page 19: BÁO CÁO Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tnh

19

Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch trên các phương tiện

truyền thông, mạng xã hội; tiếp tục khai thác hiệu quả các khu, điểm du lịch đã

đầu tư; tập trung phát triển du lịch cộng đồng, văn hóa.

* Về văn hóa - xã hội

Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, nâng cao chất lượng công tác chăm

sóc sức khỏe nhân dân nhất là các tuyến xã, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục chủ

động trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; kiểm tra, giám sát, xử lý

nghiêm các tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý phòng, chống dịch; biểu dương,

khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân làm tốt, gương mẫu, có nhiều nỗ lực,

đóng góp trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Chuẩn bị tốt các điều kiện và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021

đảm bảo khách quan, minh bạch, đúng quy chế. Phối hợp với các cơ sở giáo dục

đại học tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2021. Triển khai

thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 2, lớp 6 và chuẩn bị

các nội dung cho đổi mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10.

Tập trung chăm lo cải thiện đời sống nhân dân, xóa đói, giảm nghèo bền

vững, trong đó trọng tâm là thực hiện các chính sách tạo việc làm.

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo tồn và phát huy các giá trị,

bản sắc văn hóa dân tộc.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhằm

giảm thiểu tai nạn giao thông.

Trên đây là báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021

trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Nơi nhận: - Vụ TKTH&PBTTTK - TCTK;

- TT tư vấn và dịch vụ TK - TCTK

- Tỉnh uỷ Lai Châu;

- HĐND tỉnh Lai Châu;

- UBND tỉnh Lai Châu;

- Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh LC;

- Lãnh đạo Cục TK Lai Châu;

- Lưu: TH, VT.

KT. CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG

Vũ Mạnh Khiết