bÁo cÁo ĐỀ tÀi -...

71
UBND TNH THA THIÊN HUSY T----------- BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CU KHOA HC TÊN ĐỀ TÀI: KHO SÁT KIN THC CA PHNĐỘ TUI T15-49 VDPHÒNG DTT BẨM SINH ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHE SINH SN TNH THA THIÊN HUNĂM 2015 Chnhiệm đề tài:Ths. Nguyn ThTúy Hà Nhóm phi hp thc hin: NHS.Đinh Thị Đoan Trinh NHS.Hoàng ThLXuân ĐD. Hoàng ThMHuế, 11/2015

Upload: others

Post on 26-Dec-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

SỞ Y TẾ

-----------

BÁO CÁO ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI

TỪ 15-49 VỀ DỰ PHÒNG DỊ TẬT BẨM SINH ĐẾN

KHÁM TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE

SINH SẢN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2015

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thị Túy Hà

Nhóm phối hợp thực hiện: NHS.Đinh Thị Đoan Trinh

NHS.Hoàng Thị Lệ Xuân

ĐD. Hoàng Thị Mỹ

Huế, 11/2015

Page 2: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các kết quả trong nghiên cứu này là hoàn toàn

trung thực và và chưa từng được ai công bố trong bất cứ

công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn

toàn trách nhiệm.

Thay mặt nhóm tác giả

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Thị Túy Hà

Page 3: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DTBS Dị tật bẩm sinh

UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

WHO Tổ chức Y tế Thế giới

Page 4: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3

1.1. Dị tật bẩm sinh .................................................................................... 3

1.2. Một số dị tật bẩm sinh thường gặp ..................................................... 8

1.3. Một số nhiễm trùng trong thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ ... 11

1.4. Dị tật bẩm sinh -Dự phòng và điều trị .............................................. 17

1.6. Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan .............................. 26

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 28

2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 28

2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 28

2.3.Nội dung nghiên cứu.......................................................................... 29

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 32

3.1. Một số yếu tố liên quan đến phụ nữ độ tuổi 15-49 tham gia trong

nghiên cứu ................................................................................................ 32

3.2. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng dị tật bẩm sinh

của phụ nữ độ tuổi từ 15-49 ..................................................................... 36

Chƣơng 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 49

4.1. Một số yếu tố liên quan đến phụ nữ độ tuổi 15-49 tham gia trong

nghiên cứu ................................................................................................ 49

4.2. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng dị tật bẩm sinh

của phụ nữ độ tuổi từ 15-49 ..................................................................... 52

KẾT LUẬN ................................................................................................ 61

KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 5: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dị tật bẩm sinh (DTBS) là các bất thường thai nhi khi sinh ra về cấu

trúc, chức năng bao gồm cả rối loạn chuyển hoá [21]. DTBS có thể gây sẩy

thai, thai chết lưu và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong cho trẻ sơ sinh

và trẻ em dưới 5 tuổi [22].

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm ước tính

có khoảng 7,9 triệu trẻ em được sinh ra với một DTBS nghiêm trọng có

nguồn gốc hoặc một phần từ di truyền. Thêm 1 triệu trẻ được sinh ra với

DTBS nghiêm trọng do các bà mẹ tiếp xúc với các chất gây hại cho sự phát

triển của thai nhi như rượu, thiếu iod, thiếu folate, nhiễm vi rút Rubella, vi

khuẩn Giang mai…Như vậy, có khoảng gần 9 triệu trẻ em, nghĩa là khoảng

7% tổng số trẻ được sinh ra trên toàn thế giới bị mắc một DTBS sinh

nghiêm trọng có thể gây tử vong hoặc dẫn đến tàn tật suốt đời [13].

Ở Việt Nam, mặc dù chưa có các nghiên cứu toàn diện về

sinh nhưng qua các nghiên cứu của quốc tế và trong nước, có thể ước tính

tỷ lệ ếm khoảng 1,5%-2% số trẻ sinh ra hàng năm. Với

tỷ lệ DTBS ước tính như trên, hàng năm, trên toàn quốc có khoảng từ

22.000 đến 30.000 trẻ sinh ra có DTBS. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn ở

chỗ trẻ có DTBS không phải tất cả đều tử vong ngay sau khi sinh mà sẽ

tích luỹ qua các năm, đóng góp vào tổng số những người tàn tật, khuyết tật

đang ngày càng tăng ở nước ta [3].

Một trẻ sơ sinh có thể mắc một hay nhiều tật bẩm sinh. Có rất nhiều

dạng DTBS. Có những dạng dị tật nhẹ, trẻ có thể được điều trị khỏi nhưng

cũng có một số dạng DTBS dẫn đến hậu quả nặng nề về thể chất và tinh

thần cho trẻ. Đây thực sự là một gánh nặng về kinh tế cho cả gia đình, hệ

thống y tế và toàn xã hội.

Page 6: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

2

Nguyên nhân gây DTBS thường không được biết chính xác. Theo

nhiều tác giả có khoảng hơn 50% dị tật bẩm sinh là không rõ nguyên nhân

[5],[16]. Do vậy việc dự phòng, phát hiện để can thiệp và điều trị sớm có ý

nghĩa vô cùng quan trong trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ,

nâng cao chất lượng dân số và giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Với tầm quan trọng đó, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “chiến

lược dân số và KHHGD Việt nam giai đoạn 2011-2020” trong đó có 3 chỉ

tiêu cụ thể về giảm tỷ suât chết trẻ em dưới 5 tuổi xuống 19,3% vào năm

2015 và xuống 16 % vào năm 2020, tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc

trước sinh đạt 15% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020, tỷ lệ trẻ sơ sinh

được sàng lọc đạt 30% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 [8].

Việc các bà mẹ tương lai có đầy đủ kiến thức để dự phòng DTBS sẽ

là tiền đề để sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh, góp phần thực

hiện tốt 3 chỉ tiêu trên và đóng góp vào nguồn nhân lực có chất lượng trong

công cuộc phát triển bền vững đất nước.

Ở Thừa Thiên Huế, chưa có nhiều các báo cáovề kiến thức dự phòng

dị tật bẩm sinh ở phụ nữ độ tuổi sinh sản. Nhằm góp phần vào công tác

truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài “Khảo sát kiến thức của phụ nữ độ tuổi 15-49 về dự phòng dị tật bẩm

sinh đến khám tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa thiên

huế năm 2015” với 2 mục tiêu:

1. Khảo sát kiến thức về dự phòng dị tật bẩm sinh của phụ nữ độ tuổi

sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức dự phòng dị tật bẩm

sinh của phụ nữ độ tuổi sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế.

Page 7: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Dị TậT BẩM SINH

1.1.1. Tình hình dị tật bẩm sinh trên thế giới và ở Việt Nam

Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với số liệu từ 25 trung

tâm thống kê DTBS của 16 nước qua 4.228.718 lần sinh cho thấy tỉ lệ dị tật

bẩm sinh (DTBS) ở trẻ sơ sinh là 1,73% [5]. Các báo cáo của WHO cũng

chỉ ra, mỗi năm có ít nhất 3,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do DTBS và

khoảng 3,2 triệu những người sống sót với những tàn tật do DTBS gây ra [

12],[13],[22].

Tỷ lệ DTBS có sự khác biệt giữa các quốc gia. Theo Trung tâm kiểm

soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ở Mỹ, cứ khoảng 33 trẻ sinh

ra thì có 01 trẻ mắc DTBS, nghĩa là tỷ lệ DTBS vào khoảng 3% [6]. Tỷ lệ

này ở Ấn Độ là 2,5 % và 1,3% ở Trung Quốc [16].

Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng tại

khoa Sản Bệnh viện Bạch Mai từ 1999-2003, tỷ lệ DTBS là 1,31%

(Nguyễn Việt Hùng và Trịnh Văn Bảo 1999-2003). Nghiên cứu với cỡ mẫu

tương đối lớn của Nguyễn Đức Vy trên đối tượng là tất cả các bà mẹ mang

thai đến khám và sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong thời gian từ

1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số 33.816

trường hợp mang thai có 933 trường hợp có DTBS chiếm tỷ lệ 2,7%. Tỷ lệ

này cao hơn các kết quả nghiên cứu tiến hành trước năm 2000 (dao động từ

0,7- 1,64%)[3]. Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hoàn về tình hình DTBS

tại khoa phụ sản BVTW Huế từ 4/2012-4/2014 là 1,8% [4]. Tuy nhiên, theo

báo cáo toàn cầu về DTBS của March of Dimes Foundation vào năm 2006

Page 8: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

4

thì tỷ lệ DTBS nước ta còn cao hơn nhiều, khoảng 55/1000 trường hợp trẻ

sinh sống [12 ].

1.1.2. Định nghĩa:

Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), dị tật bẩm sinh (DTBS) hay dị

dạng bẩm sinh, bất thường bẩm sinh có thể được định nghĩa là bất thường

cấu trúc hoặc chức năng, bao gồm rối loạn chuyển hóa, có mặt tại thời điểm

sinh [13], [21].

1.1.3. Các nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở ngƣời:

Nguyên nhân gây DTBS được nhiều tác giả chia thành 3 nhóm bao

gồm: (1) nhóm nguyên nhân do yếu tố di truyền, (2) nhóm nguyên nhân do

yếu tố môi trường, (3) nhóm nguyên nhân do di truyền đa yếu tố. Ngoài ra

còn một phần lớn các trường hợp DTBS chưa biết rõ nguyên nhân [5].

1.1.3.1. Các dị tật bẩm sinh có nguyên nhân là yếu tố di truyền

DTBS do yếu tố di truyền được chia thành hai loại, đó là các DTBS

do đột biến NST và các DTBS do đột biến đơn gen.

a. Các dị tật bẩm sinh do đột biến NST:

Đột biến NST là những thay đổi về số lượng, cấu trúc NST hay dạng

khảm, dẫn đến thêm hoặc mất đi vật liệu di truyền. Trong nhóm này, bất

thường lệch bội NST số 21 (trisomy 21) hay còn gọi là hội chứng Down là

phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có một số DTBS thường gặp khác như hội

chứng Patau, Edwards, Turner, Klinefelter...

b. Các dị tật bẩm sinh do đột biến đơn gen:

Có nhiều đột biến đơn gen gây ra các DTBS di truyền và biểu hiện

của nó tuân theo các định luật di truyền của Menđen. Bệnh đơn gen có 3

kiểu cơ chế di truyền, đó là di truyền trội NST thường, di truyền lặn NST

thường và di truyền liên kết giới tính [5]. Có hơn 6000 loại bất thường đơn

gen đã được miêu tả [13], trong đó hội chứng NST X dễ gãy là nguyên

Page 9: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

5

nhân di truyền thường gặp nhất của chậm phát triển tinh thần. Ngoài ra, còn

có các dị tật như loạn sản xương, loạn sản sụn, loạn dưỡng sụn, tật đầu nhỏ,

mù màu, hemophilia A...[ 5]

1.1.3.2. Các dị tật bẩm sinh do nguyên nhân môi trường

-Tuổi mẹ

Những phụ nữ lớn tuổi (≥ 35 tuổi) có nguy cơ sinh con mắc DTBS,

đặc biệt là bất thường NST cao hơn, thường gặp trong hội chứng Down

[13], [5].

-Nghèo đói:

Theo nhận định của tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình hình kinh tế

xã hội yếu kém có liên quan đến việc tăng tỷ lệ DTBS. Những bà mẹ ở các

quốc gia này có nhiều khả năng bị suy dinh dưỡng trước và trong khi mang

thai, có nguy cơ cao với tiếp xúc môi trường có hại cho thai nhi như thuốc

lá, rượu... Bên cạnh đó, hệ thống y tế còn nhiều hạn chế trong các dịch vụ

chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình hoặc ngăn ngừa hội

chứng giang mai bẩm sinh, rubella bẩm sinh...dẫn đến tỷ lệ DTBS luôn ở

mức cao [13]

-Chế độ dinh dưỡng:

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ thai nghén có thể ảnh

hưởng đến tần suất sinh con có DTBS. Thiếu các chất P, Mg và các yếu tố

vi lượng khác có thể dẫn đến biến dạng bộ xương, gây ra còi xương bẩm

sinh [5].

Một chế độ ăn thiếu iod khi mang thai cũng có thể sinh con mắc

DTBS. UNICEF cho rằng thiếu iod gây ra tổn thương não và khuyết tật trí

tuệ [13]. Tuy nhiên, đây là cũng nguyên nhân hàng đầu gây chậm phát triển

tâm thần mà có thể phòng ngừa nhất [13], [17]. Rối loạn thiếu iod (Iodine

Deficiency Disorder) gây sẩy thai tự nhiên, tử vong chu sinh, chậm phát

Page 10: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

6

triển trí tuệ, khuyết tật thính giác …Rối loạn thiếu iod nặng có thể dẫn đến

đần độn (cretinism).

Acid folic là một vitamine (vitamine B9) cần thiết cho việc sinh tổng

hợp và methyl hóa của ADN và ARN. Điều này rất quan trọng đối với sự

phân chia tế bào, đặc biệt là tại thời điểm phân chia tế bào nhanh như trong

phôi thai. Acid folic rất cần thiết trong sự phát triển của não bộ và tủy sống

trong 4 tuần đầu tiên của thai kỳ [9]. Các báo cáo chỉ ra rằng 95% trẻ bị dị

tật ống thần kinh xảy ra ở những bà mẹ không có tiền sử gia đình có người

bị bệnh này. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy có mối liên hệ giữa

những DTBS với sự thiếu hụt folate và việc sử dụng acid folic trước thời

điểm thụ thai giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh từ 50%-70% [15].

-Tác nhân vật lý, hóa học:

Các tác nhân hóa học như thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật,

kim loại nặng như thủy ngân, chì...có thể gây DTBS như dị tật mắt, dị tật

chi, dị tật mặt và miệng...Riêng dioxin có thể gây nên DTBS cao gấp các

tác nhân khác khoảng 2 lần [5].

Tác nhân vật lý như các chất phóng xạ có thể gây tác động đến quá

trình phôi phát sinh tạo phôi bào (embryogenesis), tia rơnghen, tia gamma,

tia tử ngoại cũng có thể gây nên rối loạn sự phát triển hình thái các cơ quan

của phôi thai.

-Tác nhân vi sinh:

Mẹ nhiễm virus trong thời kỳ thai nghén như cytomegalovirus,

herpes -zoster virus, thủy đậu, cúm...đặc biệt là rubella có thể sinh con có

DTBS như dị tật hệ thần kinh, hệ tim mạch, vôi hóa trong não, tật đầu nhỏ,

chậm phát triển trí tuệ...

Một số vi khuẩn như toxoplasma, chlammydia trachomatis, giang

mai...cũng có thể gây DTBS như chết thai, khe hở môi, vôi hóa trong não,

Page 11: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

7

não úng thủy, viêm não – màng não, viêm võng mạc...nếu như người mẹ đã

nhiễm trước đó mà chưa được điều trị hoặc nhiễm trong thời gian mang

thai [5], [6]

- Uống rượu trong khi mang thai:

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi phụ nữ có thai uống rượu, rượu

sẽ vào dòng máu và ảnh hưởng tới sự phát triển thai nhi qua bánh rau. Vì

thai nhi chuyển hóa rượu chậm hơn người lớn, nên nồng độ rượu trong máu

thainhi cao hơn nồng độ rượu trong cơ thể người mẹ. Sự có mặt của rượu

có thể làm giảm dinh dưỡng tối ưu đối với sự phát triển mô và nội tạng thai

nhi và có thể gây tổn thương tế bào não.

Hội chứng thai nhi nghiện rượu (Fetal Alcohol Syndrome: FAS) là

hội chứng gồm những DTBS của trẻ có mẹ uống rượu trong thời gian mang

thai. Hội chứng này bao gồm chậm tăng trưởng, dị tật tim, rối loạn về thể

chất, tâm thần và hành vi mà có thể bao gồm chỉ số IQ thấp hoặc chậm phát

triển tâm thần. Hội chứng thai nhi nghiện rượu không phải là DTBS đơn

thuần. Nó là một nhóm hoặc một mô hình rối loạn có liên quan. Mức độ

nặng của các triệu chứng thay đổi, một số trẻ có các triệu chứng nặng hơn

những trẻ khác. Rượu có thể ảnh hưởng tới não của thai nhi tại bất cứ thời

điểm nào khi mang thai. Do đó không có liều lượng rượu an toàn, không có

thời gian uống rượu an toàn và loại rượu thích hợp để uống trong thời kỳ

mang thai [6] [10].

- Một số tác nhân khác:

Một số tác nhân khác như mẹ béo phì, bị đái đường phụ thuộc

insulin, sử dụng chất kích thích như cocain, hút thuốc lá,...sử dụng một số

thuốc an thần (Thalidomide...), thuốc chống động kinh...cũng là yếu tố

nguy cơ làm tăng tỷ lệ sinh con mắc DTBS [13], [18], [22].

Page 12: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

8

1.1.3.3. Dị tật bẩm sinh do di truyền đa yếu tố

DTBS có nguyên nhân di truyền đa yếu tố xảy ra do tương tác

phức tạp giữa yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường, đến nay cơ chế

của nó vẫn chưa được hiểu rõ [5]. Khuyết tật ống thần kinh, hở môi, hở

hàm ếch, vẹo chân, tim bẩm sinh...là các DTBS thuộc nhóm nguyên

nhân này [5], [13].

1.2. MỘT SỐ DỊ TẬT BẨM SINH THƢỜNG GẶP

1.2.1.Thể tam nhiễm 21: Hội chứng Down

Hội chứng Down được John Langdon Down (1828-1896) mô tả lần

đầu tiên vào năm 1866. Đây là trường hợp bất thường nhiễm sắc thể được

gặp phổ biến nhất trong quần thể, với tần suất khoảng từ 1/800 đến 1/700.

Tỷ lệ bệnh theo giới là 3 nam/2 nữ. Theo kết quả nghiên cứu của Hà Thị

Minh Thi vào năm 2008 tại thành phố Huế trên 23.195 trẻ em thừ 6 đến

dưới 16 tuổi thì phát hiện được 28 trẻ mắc hội chứng Down, chiếm tỷ lệ

khoảng 1/800 [5], [7].

Hội chứng này có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng nguy cơ sẽ cao hơn

ở những trẻ sinh ra từ người mẹ ngoài 35 tuổi. Những nghiên cứu cho thấy

tuổi mẹ càng cao thì tỷ lệ trẻ sinh ra mắc hội chứng Down càng nhiều (tuổi

mẹ dưới 30 thì tỷ lệ sinh con mắc hội chứng này là 1/2000, tuổi mẹ từ 35-

39 thì tỷ lệ là 1/50) [5], [7].

1.2.2.Thể tam nhiễm 18: Hội chứng Edwards

Thể tam nhiễm 18 hay trisomy 18 được John Hilton Edwards và

cộng sự mô tả lần đầu tiên vào năm 1960, do đó còn được gọi là hội chứng

Edwards. Đây là trường hợp phổ biến đứng hàng thứ hai, sau hội chứng

Down trong số các trường hợp thể tam nhiễm sắc thể thường. Tần suất của

hội chứng này là 1/8000-1/6000. Tuổi người mẹ cao gặp trong 96% trường

hợp thai nhi bị hội chứng Edwards [7].

Page 13: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

9

Trẻ mắc hội chứng này thường có trọng lượng sơ sinh thấp. Khuôn

mặt điển hình với tai nhỏ, vành tai vểnh ra ngoài, miệng nhỏ, há ra khó

khăn, xương ức ngắn. Bàn tay điển hình với ngón trỏ đè lên ngón giữa. Hầu

hết các trẻ này đều mắc các dị tật bảm sinh phổ biến như: tim bẩm sinh

(thường là khuyết tật vách ngăn tâm thất), thoát vị rốn, thoát vị hoành…[5]

1.2.3.Thể tam nhiễm 13: Hội chứng Patau

Năm 1960, Patau và cộng sự phát hiện nguyên nhân gây ra hội chứng

này là do có 3 nhiễm sắc thể 13 nên hội chứng tam nhiễm sắc thể 13 hay

trisomy 13 còn được gọi là hội chứng Patau. Tần suất bắt gặp của hội

chứng này là 1/12000-1/10000 số trẻ được sinh ra [5].

Trẻ mắc hội chứng này thường có khuôn mặt điển hình với tật khe

hở môi hàm, thừa ngón sáu trục. Dị tật của hệ thần kinh được gặp phổ biến,

đôi khi có thể gặp bất sản da đầu vùng chẩm sau. Trên 95% trường hợp

mang thai thể tam nhiễm 13 bị sẩy ngẫu nhiên trong thai kỳ, 90% trẻ này

này chết trong năm đầu sau sinh. Trẻ bị tật này nếu sống tuổi thiếu nhi

thường bị chậm phát triển nặng [7].

1.2.4.Dị tật ống thần kinh

Ống thần kinh là một cấu trúc tồn tại trong thời kỳ phôi thai và sẽ phát

triển thành não và cột sống. Cấu trúc này ban đầu chỉ là một dải mô nhỏ, gấp

vào phía trong để tạo thành hình dạng một cái ống vào ngày thứ 28 sau khi

thụ thai. Nếu như hiện tượng này không xảy ra đúng và ống thần kinh không

đóng lại hoàn toàn thì sẽ dẫn đến khiếm khuyết ở não và cột sống.

Có 3 dị tật thường gặp trong dị tật ống thần kinh:

1.2.4.1. Khe hở cột sống (Spina Bifida)

Dị dạng này là dị dạng có tiên lượng nặng sống sót khoảng 40%. Tật

của tủy sống thường liên quan với tật của cột sống và có thể phối hợp với

Page 14: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

10

tật của não. Do các cung sau của các đốt sống có thể không khép kín gây ra

tật khe hở cột sống .

Hình 1.1: Trẻ bị dị tật do ống thần kinh không được đóng kín

1.2.4.2. Thai vô sọ

Não trước bị thoái hóa, những phần não còn lại trông như một khối

xốp, gồm chủ yếu là mô não sau và các mạch máu phân bố cho nó. Thường

thể này thai mất hẳn vòm sọ và có thể kèm theo tật nứt đốt sống và các dị tật

khác như sứt môi, hở hàm ếch. Sự thiếu xương vòm sọ làm cho đầu thai có vẻ

đặc biệt: mắt lồi, không có cổ, không có ranh giới rõ rệt giữa mặt và ngực.

Hình 1.2: Trẻ bị dị tật thai vô sọ

Page 15: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

11

1.2.4.3.Thoát vị não – màng não

Là tổ chức của não, màng não thoát ra ngoài qua lỗ khuyết xương sọ,

đôi khi cả não thất cũng lòi vào túi ấy, trong dị tật này thai nhi ra đời không

sống được và lớp da mỏng phủ bên ngoài khối thoát vị không có lông [9].

Hình 1.3: Trẻ bị thoát vị não

1.3. MỘT SỐ NHIỄM TRÙNG TRONG THAI KỲ CÓ THỂ GÂY DỊ

TẬT BẨM SINH CHO TRẺ

1.3.1. Rubella

Rubella đặc biệt rất nguy hiểm cho các phụ nữ đang mang thai vì có

thể gây chết thai, sinh non, gây các khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng cho

thai nhi.

Phụ nữ khi đang mang thai nếu bị nhiễm Rubella, virus có thể đi qua

nhau thai để lây nhiễm cho thai nhi. Trong cơ thể thai nhi virus Rubella có

thể làm đình chỉ sự phát triển của các tế bào hoặc phá hủy tế bào của thai

nhi gây ra hội chứng Rubella bẩm sinh.

Khi mẹ bị nhiễm Rubella trong quý I của thai kỳ, tỷ lệ thai nhi bị

nhiễm Rubella gần tới 80%, nếu mẹ bị nhiễm ở quý II, tỷ lệ thai nhi bị

nhiễm giảm xuống còn 25%. Tuy nhiên, nếu mẹ bị nhiễm Rubella trong

Page 16: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

12

quý III thì tỷ lệ nhiễm của thai nhi tăng lên trở lại từ mức 35% ở tuổi thai

khi được 27 đến 30 tuần rồi lên đến gần 100% khi mẹ bị nhiễm Rubella từ

tuần thai thứ 36 trở đi.

Có sự khác biệt giữa tỷ lệ nhiễm Rubella ở thai nhi và nguy cơ thai

nhi bị mắc hội chứng nhiễm Rubella bẩm sinh gây các khuyết tật bẩm sinh.

Theo Hiệp hội các bệnh nhiễm trùng Úc, nguy cơ thai nhi bị mắc hội chứng

nhiễm Rubella bẩm sinh lên tới 90 - 100% nếu mẹ bị nhiễm khi tuổi thai

chưa quá 8 tuần, ở tuổi thai từ 8 - 12 tuần nguy cơ là 50%, từ tuần thứ 12

đến 20 nguy cơ còn khoảng 20% và khi thai trên 20 tuần tuổi nguy cơ chỉ

còn dưới 1%.

Trẻ sơ sinh nếu mắc hội chứng Rubella bẩm sinh có thể bị các dị tật

bẩm sinh khá nặng nề liên quan đến các cơ quan sau:

- Mắt: đục thủy tinh thể, tật nhãn cầu nhỏ, tăng nhãn áp bẩm sinh,

bệnh võng mạc sắc tố.

- Tim: còn ống động mạch, hẹp động mạch phổi.

- Thần kinh: Rối loạn nhân cách, chậm phát triển tâm thần, viêm não

màng não, tật đầu nhỏ.

- Thính giác: điếc thần kinh cảm giác.

Tuy nhiên nguy cơ xảy ra các khuyết tật trong hội chứng Rubella bẩm

sinh phụ thuộc rất nhiều vào tuổi thai ở thời điểm sản phụ bị nhiễm Rubella.

Các biểu hiện của hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh gồm có:

- Điếc (chiếm từ 60 đến 70% trường hợp) suy giảm thính lực do tổn

thương thần kinh giác quan.

- Các khuyết tật của tim (chiếm từ 10 đến 20% trường hợp): trẻ có

thể mắc các khuyết tật như hẹp động mạch phổi, còn ống động mạch,

khiếm khuyết của vách tâm thất.

Page 17: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

13

- Các khuyết tật của mắt (chiếm từ 10 đến 25%): trẻ có thể bị bệnh của

võng mạc, đục thủy tinh thể, tật mắt nhỏ, tăng nhãn áp (glôcôm) bẩm sinh.

- Bất thường của hệ thần kinh trung ương (chiếm từ 10 đến 25%): trẻ

có thể bị chậm phát triển tâm thần, tật đầu nhỏ hoặc viêm não màng não.

- Ngoài ra trẻ có thể bị giảm tiểu cầu, gan lách lớn, nổi các ban xanh

tím ở da v.v…

Hình 1.4: Một số dị tật do Rubella gây ra

1.3.2. Giang mai

Trẻ bị giang mai bẩm sinh khi nhiễm giang mai do mẹ truyền qua

trongthời kỳ thai nghén. Trên nguyên tắc, vi khuẩn giang mai có thể qua

nhau thai bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ nhưng thường biểu hiện vào

tháng thứ tư của thai kỳ trở đi. Biểu hiện lâm sàng có thể sớm (trong năm

đầu tiên) hay muộn và trẻ sơ sinh có thể chưa có triệu chứng gì khác lạ.

Trẻ bị giang mai bẩm sinh sẽ gặp nhiều hậu quả đáng sợ như dị tật ở

nhiều cơ quan, chậm phát triển trí tuệ. Hiện nay, tuy đã có thuốc điều trị

nhưng do thường được phát hiện muộn nên vẫn có nhiều trường hợp để lại

di chứng cho trẻ cũng như mẹ bị nhiễm giang mai.

1.3.3.Liên cầu nhóm B

Trẻ sinh ra từ mẹ có nhiễm trùng âm đạo hay đường tiểu do liên cầu

nhóm B trong khi mang thai có thể bị bệnh nhiễm liên cầu nhóm B sớm (từ

khi sinh ra đến ngày thứ 6) hay muộn (từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 90 sau

Page 18: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

14

sinh) với các bệnh cảnh có thể gây tử vong hay di chứng nặng nề cho trẻ về

sau như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não. Phụ nữ có thai

nhiễm liên cầu nhóm B có thể truyền bệnh cho con khi sinh hay ngay khi

đang còn trong tử cung qua nhiễm trùng ối.

Hình 1.5:Hình ảnh MRI sọ não sau viêm màng não do liên cầu nhóm B

ở trẻ nhỏ

1.3.4. Herpes-Zoster Virus (Thủy đậu-Zôna)

Nếu sản phụ bị nhiễm Herpes-Zoster Virus, có thể viêm phổi nặng

(tử vong 20%), nguy cơ gây khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi (gọi là hội

chứng thủy đậu bẩm sinh) như teo các chi, bất thường về phát triển hệ thần

kinh, tổn thương mắt, da gây tàn phế suốt đời.

Hội chứng Thủy đậu bẩm sinh:

Trẻ được gọi là có hội chứng thủy đậu bẩm sinh khi mẹ bị thủy

đậutrong thời gian mang thai và có bằng chứng cho thấy virus đã qua được

nhau thai, tác hại lên thai nhi. Có thể chẩn đoán trước sinh (siêu âm kèm

xét nghiệm phát hiện virus trong nước ối, máu thai nhi) hay sau khi sinh

(lâm sàng và bằng chứng nhiễm herpes - zoster virus).

Page 19: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

15

Hình 1.6:Di chứng teo bán cầu não trái do hội chứng thủy đậu bẩm sinh

1.3.5. Toxoplasma

Toxoplasma là một loại ký sinh trùng đơn bào, xâm nhập vào tế bào

vật chủ (kể cả người), có phổ biến trong môi trường chung quanh chúng ta.

Mẹ nhiễm cấp Toxoplasma trong vòng 6 tháng tính đến khi mang thai, trẻ

sinh ra có thể ban đầu không có triệu chứng, nhưng về sau có thể viêm

võng mạc, lác mắt, động kinh và chậm phát triển trí tuệ.

Nhiễm Toxoplasma bẩm sinh khi trẻ nhiễm Toxoplasma lúc còn

trong bụng mẹ (gặp trong trường hợp mẹ bị nhiễm cấp tính trong vòng 6

tháng tính đến khi mang thai hoặc mẹ bị suy giảm miễn dịch tạo điều kiện

cho Toxoplasma đang ở dạng tiềm ẩn tái hoạt động và xuyên qua nhau

thai), khi sinh ra sẽ có nhiều biến chứng, nhất là ở mắt, hệ thần kinh trung

ương với hậu quả nặng nề kéo dài cho đến khi trưởng thành.

1.3.6. Cytomegalovirus (CMV)

Theo điều tra ở Mỹ, có khoảng 30 đến 50% phụ nữ không bị nhiễm

CMV, trong số này sẽ có 1 đến 4% sẽ bị nhiễm CMV lần đầu tiên trong khi

mang thai và khoảng 1/3 trong số này tức là khoảng 33 trong số 100 sản

phụ bị nhiễm lần đầu tiên khi mang thai sẽ truyền CMV sang cho thai nhi.

Page 20: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

16

Nếu một phụ nữ đã bị nhiễm CMV từ trước khi mang thai thì nguy cơ

truyền CMV sang cho thai nhi khi mang thai khoảng 1%.

Những biểu hiện thường gặp trong trường hợp thai bị nhiễm CMV

bẩm sinh gồm: tật đầu nhỏ, não úng thủy (dãn não thất), thai chậm phát

triển trong tử cung, canxi hóa trong hộp sọ, canxi hóa trong bụng, gan to,

phù thai, thiểu ối hoặc đa ối v.v…

1.3.7. Lymphocytic choriomeningitis virus (LCMV)

LCMV là một loại virus lây truyền thông qua các động vật gặm

nhắm như chuột nhà, chuột hamster v.v... gây ra bệnh viêm màng não vô

trùng, viêm não hoặc viêm não màng não.

Tuy nhiên nếu mẹ bị nhiễm LCMV khi mang thai có thể gây ra các

DTBS cho thai nhi như tật não úng thủy bẩm sinh, viêm màng mạch - võng

mạc ở mắt và chậm phát triển tâm thần hoặc gây sẩy thai.

1.3.8. Chlamydia trachomatis

Thai phụ nhiễm C. trachomatis có thể gây thai ngoài tử cung, sinh

non, trẻ thiếu cân. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, C. trachomatis gây viêm phổi

(có thể tử vong), viêm kết mạc sau sinh, có thể dẫn đến mù, toét mắt.

Nếu mẹ bị nhiễm C. trachomatisđường niệu dục khi mang thai, 60-

70% trẻ sinh ra theo đường âm đạo có nhiễm vi khuẩn này trong mũi hầu.

Trong số đó, viêm kết mạc chiếm 20% -50%, viêm phổi từ 5% đến 30%.

C. trachomatis lây từ mẹ qua thai nhi xảy ra trong thời kỳ chu sinh:

- Trẻ trực tiếp nhiễm Chlamydia từ dịch âm đạo của mẹ vào đường

hô hấp và kết mạc mắt khi sinh thường. Kiểu lây truyền này chiếm đa số.

- Vỡ ối sớm: vi khuẩn lây ngược dòng lên cho thai nhi. Vì thế, trẻ

vẫn nhiễm dù được mổ lấy thai.

- Qua nhau thai:Rất hiếm gặp. Nhưng đã có báo cáo trẻ được mổ lấy

thai và không bị vỡ ối sớm mà vẫn bị nhiễm Chlamydia từ mẹ [6].

Page 21: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

17

Hình 1.7: Viêm kết mạc do C. trachomatis ở trẻ 12 ngày tuổi, có diễn biến

sưng mí mắt và chảy nước mắt ngày càng nhiều.

1.4. Dị TậT BẩM SINH -Dự PHÒNG VÀ ĐIềU TRị

1.4.1. Dự phòng

Hầu hết DTBS chưa xác định được nguyên nhân cụ thể tuy nhiên

một số DTBS hoàn toàn có thể được phòng ngừa.

Một báo cáo của Christopher P. H năm 2008 cho thấy, ở các nước

phát triển, 40% DTBS có nguyên nhân từ trước thụ thai và chỉ 10 %

DTBS có sau khi thu thai. Do vậy việc dự phòng DTBS là vấn đề rất cần

được quan tâm để hạn chế số trẻ sinh ra có DTBS và tử vong do DTBS

hằng năm [13].

1.4.1.1.Chế độ dinh dưỡng

Theo CDC, tại Mỹ, khoảng 50% trường hợp mang thai nằm ngoài kế

hoạch. Ở Việt Nam, con số này chắc chắn phải cao hơn nhiều. Do vậy, tất

cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên uống acid folic hằng ngày. Loại

vitamine này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật hệ thần kinh

trung ương (sọ não và tủy sống), vốn phát triển từ rất sớm, trong tháng đầu

tiên của thai kỳ, thời điểm mà đôi khi phụ nữ có thể không biết là mình

đang mang thai.Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, chế độ ăn uống

giàu folate và việc bổ sung acid folic trong độ tuổi sinh sản dưới dạng đơn

thuần hay kết hợp với nhiều loại vitamin có thể làm giảm nguy cơ sinh con

có dị tật ống thần kinh lên tới 40%-80% [14], theo CDC Hoa Kỳ, tỷ lệ này

Page 22: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

18

cũng khoảng 50%-75%. Một chế độ dinh dưỡng giàu acid folic nên được

các bà mẹ mang thai chú ý. Các thực phẩm chứa nhiều acid folic gồm có:

bông cải xanh, đu đủ, cà chua, bơ, măng tây, chuối, đậu đen, đậu phộng,

hạt hướng dương...Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo bổ sung

400mg acid folic mỗi ngày và tiếp tục cho đến 12 tuần đầu của thai kỳ là

một trong những biện pháp làm giảm tỷ lệ dị tật ống thần kinh ở trẻ [14] .

Ở phụ nữ có thai, nhu cầu sử dụng iod tăng hơn bình thường với

nhiều lý do. Đầu tiên, sản xuất hormone tuyến giáp của người mẹ thường

tăng lên khoảng 50% trong suốt thời gian mang thai, bắt đầu từ tam cá

nguyệt thứ nhất. Bênh cạnh đó, sự trao đổi chất ngoại vi của hormone tuyến

giáp có thể tăng lên, đặc biệt là trong nửa sau của thai kỳ. Cuối cùng, tốc độ

lọc cầu thận của iod cũng tăng sớm hơn trong thời gian này. Do vậy, để bảo

đảm bà mẹ mang thai không thiếu hụt iod, tổ chức Y tế thế giới (WHO)

khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên sử dụng 200-300 μg iod mỗi ngày.

Tương tự, Hiệp hội Nội tiết (Endocrine Society) cũng đề nghị liều lượng sử

dụng trung bình cho mỗi ngày là 250 μg iod [ 17].

Ngoài ra, chế độ ăn uống của phụ nữ trong suốt độ tuổi sinh sản cũng

cần được cải thiện, bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng, các vitamine, khoáng chất,

không hút thuốc lá… và tránh tiếp xúc với các chất độc hại[23].

4.1.2. Kiêng rượu

Trong thai kỳ, não, tim và các mạch máu của thai nhi bắt đầu phát

triển ở những tuần thai đầu tiên, do đó phụ nữ nên ngừng uống rượu hoàn

toàn nếu dự định có con, ngay sau khi có thai hoặc ngay cả khi nghĩ mình

đang mang thai. Nếu đang nghiện rượu, phải tiếp tục cai rượu trong thời kỳ

mang thai. Nhiều phụ nữ mang thai không theo dự kiến, vì vậy, ít nhất

không nên uống rượu say, vì lúc đó có thể làm cho thai nhi tiếp xúc với

lượng rượu lớn nhất. Nếu nghiện rượu, phụ nữ không nên có thai cho tới

Page 23: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

19

khi cai được rượu. Sử dụng các biện pháp tránh thai cho tới khi có thể cai

rượu được.

Phụ nữ nên bỏ rượu khi đang ở lứa tuổi sinh đẻ, có sinh hoạt tình dục

và sinh hoạt tình dục không an toàn. Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cũng cần phải

được cảnh báo về FAS (Fetal Alcohol Syndrome). Các nghiên cứu đã chỉ ra

rằng hoàn toàn có thể phòng tránh được FAS cho trẻ nếu người mẹ không

uống rượu trong thời kỳ mang thai.

Theo CDC Hoa Kỳ,không có liều lượng rượu an toàn, không có thời

gian uống rượu an toàn và loại rượu thích hợp để uống trong thời kỳ này

[6], [10].

1.4.1.3. Phòng tránh nhiễm trùng trong thời kỳ thai nghén

Một số nhiễm trùng xảy ra khi người mẹ mang thai có thể gây ra

những DTBS nghiêm trọng, để lại hậu quả nặng nề cho trẻ như Herpes-

zoster virus (thủy đậu), giang mai, liên cầu nhóm B, Toxoplasma,

Cytomegalovirus, Lymphocytic choriomeningitis virus, Chlamydia

trachomatis…và đặc biệt là Rubella [5]. Cho nên việc khám sức khỏe trước

và trong khi mang thai là vô cùng cần thiết, để điều trị sớm các nhiễm

khuẩn đường sinh sản (nếu có).

- Rubella:

Tiêm ngừa Rubella là cách dự phòng tốt nhất cho hội chứng nhiễm

Rubella bẩm sinh. Do vậy, tất cả phụ nữ nên được chủng ngừa vaccine

phòng Rubella trước khi bước vào tuổi mang thai.

Hiện nay đã có vaccin phòng bệnh Rubella. Loại vaccin phổ biến

hiện nay là loại vaccin Rubella sống, giảm độc lực. Vaccin có thể chỉ để

phòng một mình Rubella hoặc phối hợp với phòng sởi (MR) hoặc phối hợp

với phòng sởi và quai bị (MMR).

Page 24: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

20

- Liên cầu nhóm B:

Phụ nữ mang thai nếu không có chỉ định hay kế hoạch mổ lấy thai,

nên sàng lọc sản phụ vào tuần thứ 36 -37 xem có nhiễm liên cầu ở đường

âm đạo hay trực tràng không để có biện pháp phòng ngừa cho trẻ. Tuy

nhiên với sản phụ đã từng sinh một trẻ bị nhiễm liên cầu hay đã phát hiện

nhiễm liên cầu trong nước tiểu bất kỳ ở giai đoạn nào trong thời kỳ này thì

không cần phải sàng lọc mà tiến hành phòng ngừa ngay.

Khi sản phụ được xác định có nhiễm liên cầu nhóm B trong nước

tiểu, âm đạo, trực tràng, nhiễm trùng ối, vỡ ối sớm và không mổ lấy thai thì

vào tuần thứ 36 trở đi của thai kỳ, cần tiến hành dự phòng bằng thuốc trước

sinh cho thai nhi. Hiện đang có nhiều hướng nghiên cứu và thử nghiệm lâm

sàng nhưng chưa có vaccin ngừa liên cầu nhóm B được áp dụng chính thức

vào cộng đồng.

- Herpes - zoster virus:

Để phòng hội chứng thủy đậu bẩm sinh cho thai nhi, phụ nữ có thai

nên tránh tiếp xúc trực tiếp và thân mật với người bị thủy đậu ít nhất cho

đến khi các ban bọng nước khô và bong vảy. Nếu có phơi nhiễm, trong

vòng 10 ngày đầu tiên, có thể dùng globulin miễn dịch chống thủy đậu nếu

có sẵn. Điều trị sớm khi sản phụ có biểu hiện bệnh thủy đậu.

Đặc biệt đối với phụ nữ chuẩn bị có thai mà chưa có miễn dịch

chống herpes-zoster virus nên tiêm ngừa vaccine để phòng nhiễm virus

này. Hiện nay, có nhiều loại vaccin phòng nhiễm Herpes-zoster virus, bản

chất là virus sống giảm độc lực:

- Loại đơn giá: chỉ phòng nhiễm Herpes-zoster virus.

- Loại đa giá, phối hợp với các vaccine phòng các bệnh sởi, quai bị,

rubella.

Page 25: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

21

-Toxoplasma:

Phòng sơ nhiễm cho sản phụ hay phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ chuẩn bị

có thai bằng cách tránh nguồn lây nhiễm và thay đổi hành vi có nguy cơ lây

nhiễm. Cụ thể gồm những biện pháp sau cho sản phụ:

- Tránh uống nước không đun sôi hay không được lọc kỹ.

- Rửa tay thật sạch và đúng quy cách sau khi lao động có chạm tay

đến đất, phân mèo...

- Rửa thật sạch vỏ trái cây và rau sống dưới vòi nước trước khi ăn.

- Thịt sống và chưa nấu kỹ (thịt tái) là nguồn lây quan trọng. Do đó

phải nấu chín thịt và các dụng cụ chuẩn bị thức ăn liên quan đến thịt sống

như dao, thớt, nồi, kệ có chứa thịt sống đều phải rửa kỹ thật sạch sau khi

chế biến thịt sống. Tránh tiếp xúc trực tiếp niêm mạc với thịt sống khi chế

biến thịt sống. Tránh nếm các món này khi đang nấu chưa chín.

- Nên nấu thịt chín từ 66ºC trở lên, hay để đông lạnh ít nhất 24 giờ ở

nhiệt độ < -12ºC), vì ở nhiệt độ này có thể diệt hết các thể tư dưỡng nhanh

và chậm của Toxoplasma. Các phương pháp bảo quản thịt sống khác (phơi

khô, hun khói chưa biết rõ có an toàn không), tốt nhất nên tránh dùng.

- Sò hến cũng có bằng chứng chứa Toxoplasma

Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng nhiễm Toxoplasma.

- Cytomegalovirus (CMV):

Đối với phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ lây nhiễm CMV sẽ giảm

thiểu được nguy cơ truyền CMV qua thai nhi. Để làm được điều này sản

phụ cần tránh tiếp xúc với nước tiểu, nước bọt của trẻ bị nhiễm CMV bẩm

sinh vì chúng có thể chứa virus. Việc dự phòng có thể thực hiện đơn giản

bằng cách:

- Rửa tay bằng xà phòng trong vòng 20 giây sau khi:

+ Thay tả lót cho trẻ

Page 26: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

22

+ Cho trẻ nhỏ ăn

+ Cầm đồ chơi của trẻ

+ Lau chùi nước mũi hoặc nước bọt của trẻ

- Không ăn thức ăn, nước uống hoặc sử dụng các thìa, muỗng đã

được trẻ sử dụng

- Không ngậm núm vú của trẻ

- Không dùng chung bàn chải đánh răng của trẻ nhỏ

- Tránh tiếp xúc với nước bọt của trẻ khi hôn trẻ

- Lau chùi sạch đồ chơi, hoặc các bề mặt đồ dùng có thể dính

nước tiểu hoặc nước bọt của trẻ.

Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng ngừa nhiễm Cytomegalovirus.

-Lymphocytic choriomeningitis virus (LCMV):

Có thể phòng ngừa nhiễm LCMV bằng cách tránh tiếp xúc với chuột

nhà và cẩn thận khi nuôi các vật nuôi thuộc loài gậm nhấm như chuột lang,

chuột hamster. Chú ý rửa tay bằng xà phòng đúng phương pháp sau khi tiếp

xúc với các vật nuôi thuộc loài gậm nhấm hoặc sau khi dọn dẹp các chất

thải, các vật liệu làm tổ của loài gậm nhấm. Hiện chưa có vaccine phòng

nhiễm LCMV.

-Giang mai, Chlamydia:

Giang mai, Chlamydia là bệnh lây chủ yếu qua đường tình dục, do

đó để tránh nhiễm Giang mai, Chlamydia nên có lối sống lành mạnh, chung

thủy (1 bạn tình), không quan hệ tình dục sớm, tình dục an toàn (có bao cao

su) khi chưa biết bạn tình có bệnh đường tình dục hay không. Phụ nữ nên

khám phụ khoa định kỳ để tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục nếu

nằm trong nhóm nguy cơ cao (nhiều bạn tình, trẻ, quan hệ không dùng bao

cao su, có triệu chứng viêm đường niệu dục…).

Page 27: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

23

Phụ nữ khi có thai phải khám thai định kỳ và đề nghị được xét

nghiệm tầm soát nhiễm Giang mai, Chlamydia để phòng lây truyền từ mẹ

sang con. Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng nhiễm Giang mai,

Chlamydia [5].

1.4.1.4.Tiêm chủng một số vaccine trước khi mang thai

Việc tiêm chủng 1 số vaccine như Rubella, thủy đậu, cúm…trước

khi mang thai cũng giúp làm giảm nguy cơ sinh con mắc DTBS. Một số

vaccine dưới đây được đề xuất để chủng ngừa vào giai đoạn trước khi

mang thai [5]:

- Vaccine phòng bệnh sởi, quai bị, rubella (MMR)

- Vaccine phòng bệnh thủy đậu

- Vaccine phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván (Tdap)

- Vaccine phòng bệnh cúm

- Vaccine phòng Human Papiloma Virus

- Vaccine phòng bệnh viêm gan B

1.4.1.5. Kế hoạch hóa gia đình:

Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia đình, giáo dục hỗ trợ sức khỏe

sinh sản cho các cặp vợ chồng xác định thời gian và độ tuổi họ muốn có

con, số con, khoảng cách giữa các lần sinh… giúp làm giảm tỷ lệ mang thai

ngoài ý muốn, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái. Thực hiện tốt điều này

chúng ta sẽ:

- Giảm tỷ lệ mang thai khi mẹ lớn tuổi, làm giảm số lượng trẻ em

sinh ra mắc hội chứng Down.

- Tránh tiếp xúc với các chất độc hại. Bảo đảm chế độ dinh dưỡng

đầy đủ, cân bằng, lành mạnh cho phụ nữ độ tuổi sinh sản.

Page 28: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

24

- Kiểm soát tốt nhiễm khuẩn cho các bà mẹ mang thai, cụ thể: ngăn

ngừa và điều trị bệnh giang mai, chlamydia, chủng ngừa vaccine như

rubella, thủy đậu, cúm…

- Kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của các bà mẹ mắc bệnh mãn tính

liên quan đến tăng nguy cơ sinh con có DTBS như đái tháo đường phụ

thuộc insulin, động kinh…[13], [21].

1.4.2. Sàng lọc phát hiện để can thiệp và điều trị sớm một số dị tật

bẩm sinh

Trên thực tế, có nhiều DTBS không thể phòng tránh được, điều này

đặc biệt đúng với các DTBS có nguyên nhân do yếu tố di truyền. Tuy

nhiên, các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm để can thiệp và điều trị có

thể được thực hiện để hạn chế các biến chứng của DTBS, cải thiện chất

lượng cuộc sống tốt hơn cho trẻ và gia đình, đồng thời làm giảm tỷ lệ trẻ tử

vong do DTBS . Siêu âm và sàng lọc huyết thanh mẹ có thể được sử dụng

để phát hiện các bất thường của thai nhi nghiêm trọng, bao gồm cả các dị

tật ống thần kinh và rối loạn nhiễm sắc thể (hội chứng Down, hội chứng

Patau, hội chứng Edwards). Ngoài ra, sau khi sinh, trẻ sơ sinh có thể được

sàng lọc các bệnh di truyền, bệnh về máu như Thalassemia, rối loạn chuyển

hóa như thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng sản thượng thận bẩm

sinh [2]. Nhiều DTBS có thể được điều trị bằng phẫu thuật nhi khoa như tật

tim bẩm sinh, khe hở môi-vòm miệng... hay có thể điều trị sớm các trẻ bị

suy giáp bẩm sinh, rối loạn hồng cầu hình liềm, thalassemia...[22].

1.5. CHƢƠNG TRÌNH SÀNG LỌC TRƢỚC SINH VÀ SƠ SINH

Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh là việc sử dụng các biện pháp thăm

dò đặc hiệu được tiến hành trong thời gian mang thai và thực hiện trên trẻ

ngay trong những ngày đầu sau khi sinh để chẩn đoán xác định những

trường hợp nghi ngờ mắc bệnh thông qua việc sàng lọc. Chương trình sàng

Page 29: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

25

lọc trước sinh và sơ sinh được khởi xướng tại Hoa Kỳ vào những năm 70,

sau đó mở rộng sang các nước Châu Âu. Năm 1982, sàng lọc DTBS trở

thành chương trình quốc tế. Trong sàng lọc trước sinh, người ta sử dụng

các xét nghiệm sinh hóa máu mẹ, dấu hiệu siêu âm về khoảng sáng vùng da

gáy (NT: Nuchael translucency) của thai nhi được phát hiện từ 11 tuần đến

13 tuần 6 ngày của tuổi thai, và xét nghiệm các bệnh phẩm từ các sản phẩm

của thai nhi (nước ối, gai nhau, máu…) để xác định nguy cơ có các rối loạn

nhiễm sắc thể. Đây là mô hình hữu hiệu, góp phần trẻ sơ sinh bị các dị tật,

dị dạng bẩm sinh và một số bệnh di truyền không thể chữa khỏi [2].

Việc kết hợp xác định khoảng sáng sau gáy bằng siêu âm và các xét

nghiệm sinh hóa máu mẹ để xác định nguy cơ có các rối loạn nhiễm sắc thể

đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Sàng lọc sơ sinh để chẩn đoán, phát hiện các bệnh rối loạn chuyển

hóa, di truyền được thực hiện cho trẻ từ 48-72 giờ tuổi. Trên thế giới đến

nay đã thực hiện sàng lọc và phát hiện được khoảng 30 loại bệnh rối loạn

chuyển hóa, di truyền ngay từ giai đoạn sơ sinh [2].

Tại Việt Nam, chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh được thực

hiện rất muộn so với các nước trong khu vực và thế giới. Các kỹ thuật sàng

lọc và chẩn đoán trước sinh đã được thực hiện tại một số bệnh viện lớn như

bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (1999) bằng siêu âm, xét nghiệm sinh hóa, di

truyền. Bệnh viện Phụ sản Trung ương bắt đầu thực hiện các chẩn đoán

DTBS từ 2002, Trung tâm Chẩn đoán trước sinh thuộc bệnh viện Phụ sản

Trung ương (thành lập 2006) đang triển khai mở rộng các chẩn đoán và

sàng lọc bệnh trước sinh. Ngoài ra, một số bệnh viện khác như Hùng

Vương, bệnh viện Trung Ương Huế… cũng cung cấp dịch vụ này. Sàng lọc

sơ sinh được xem như khởi đầu từ 1998 khi bệnh viện Nhi Trung Ương

tham gia dự án RAS/6/032 do cơ quan Nguyên tử Năng lượng Quốc tế

Page 30: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

26

(IAEA) tài trợ. Đến năm 2004-2005, Ủy ban DSGĐTE Việt Nam đã phối

hợp với các bệnh viện Nhi Trung Ương xây dựng mô hình sàng lọc sơ sinh

phát hiện các bệnh rối loạn chuyển hóa di truyền. Các bệnh được thử

nghiệm sàng lọc phát hiện là suy giáp bẩm sinh và thiếu men G6PD [2].

Bệnh viện Từ Dũ triển khai thêm sàng lọc phát hiện tăng sản thượng thận

bẩm sinh.

1.6. CÁC NGHIÊN CứU TRONG VÀ NGOÀI NƢớC CÓ LIÊN QUAN

Kết quả “Khảo sát thực trạng dị tật bẩm sinh và các yếu tố nguy cơ

tới phụ nữ khi mang thai tại một số tỉnh” của Bộ Y Tế (2013) cho thấy, mối

nguy cơ sinh con DTBS từ nguy cơ bị bệnh khi mang thai là đáng kể. Các

bệnh thường gặp là cảm cúm (61%), sốt/sốt rét (12%), trong khi bệnh tiểu

đường hay viêm sinh dục có tỷ lệ dưới 5%. Yếu tố khuyết tật của người cha

có mối tương quan đáng kể tới khả năng sinh con DTBS. Tỷ lệ trẻ dị tật có

cha bị khuyết tật là 8,8% so với tỷ lệ này ở nhóm trẻ không dị tật là 4%. Tỷ

lệ chênh OD = 2,32 cho thấy tỷ lệ trẻ dị tật có người cha bị khuyết tật cao

hơn 132% so với nhóm trẻ không dị tật. Cũng trong nghiên cứu này, tình

trạng có anh, em ruột cùng mắc dị tật là rất cao (p<0,001). Với nhóm trẻ dị

tật, tỷ lệ có anh/em bị dị tât là 25,5%; so với tỷ lệ 4,5% ở nhóm trẻ không

dị tật. Với tỷ lệ chênh OD = 7,27, nhóm trẻ dị tật có anh/em cùng bị dị tật

cao hơn 627% so với nhóm trẻ không dị tật [2].

Tác giả Unusan N (2003) khảo sát trên 818 phụ nữ đã lập gia đình và

sinh con trong vòng 12 tháng trước đó ở Thổ Nhĩ Kỳ đã cho biết, chỉ có

22% người được hỏi đã nghe hay đọc thông tin về acid folic, chỉ 13% phụ

nữ có kiến thức acid folic có thể ngăn ngừa dị tật ống thần kinh nhưng chỉ

có 2,9 % đã bổ sung acid folic hàng ngày trước khi mang thai [19].

Wu Ying D (2007) nghiên cứu về kiến thức và việc sử dụng acid

folic với 508 phụ nữ độ tuổi sinh sản và 128 nữ nhân viên y tế ở Honduras,

Page 31: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

27

kết quả cho thấy 45% người được hỏi đã quen thuộc với acid folic, trong số

đó 30% biết thời điểm thích hợp để bổ sung aicd folic và 25% đã bổ sung

vi chất này trước khi mang thai. Khoảng 77% phụ nữ nhận thông tin về

acid folic từ nhân viên y tế và y tá tuy nhiên chỉ 54% các bác sĩ và 55% y tá

được hỏi cho biết có tư vấn về lợi ích của acid folic cho bệnh nhân [23].

Một nghiên cứu của Vitale K (2009) thực hiện trên 603 phụ nữ có

thai ở Croatia về kiến thức, thái độ và sử dụng acid folic cho thấy, số phụ

nữ không biết gì về acid folic là 287 người, chiếm tỷ lệ 47,6%. Có 306

người (50,7%) không bổ sung bất kỳ vitamin tổng hợp nào và chỉ có 127

người (21,1%) đã bổ sung acid folic khi mang thai. Đối với câu hỏi tại sao

acid folic là hữu ích thì có 158 phụ nữ cho rằng nó phòng ngừa được dị tật

bẩm sinh [20].

Nghiên cứu của A. Bello (2013) trên 433 phụ nữ mang thai ở Ghana

về kiến thức dị tật bẩm sinh cho thấy, có 48,1% phụ nữ tham gia nghiên

cứu tin rằng dị tật bẩm sinh có nguồn gốc siêu nhiên; 33,6% cho rằng dị tật

bẩm sinh không phải là bệnh lý mắc phải của phụ nữ có thai, trong khi 86%

đã nhận thức được dị tật bẩm sinh có thể được quản lý và phòng tránh. Về

yếu tố nguy cơ sinh con có DTBS, có 87,8% phụ nữ cho rằng trong thời

gian mang thai có uống một số thuốc không được bác sĩ kê đơn là nguyên

nhân hàng đầu [11].

Page 32: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

28

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐốI TƢợNG NGHIÊN CứU

2.1.1.Đối tƣợng và cỡ mẫu

2.1.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những phụ nữ độ tuổi 15-49 đến tại khám

Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản từ tháng 4/2015 đến tháng 7/2015.

2.1.1.2. Cỡ mẫu

Sử dụng công thức: Z2p(1-p)

n = để tính (n: cỡ mẫu, Z: độ tin cậy)

d2

- Với xác suất 95 % có Z = 1,96

- p: là tỷ lệ ở một cộng đồng tương ứng đã nghiên cứu trước đó

(chúng tôi chọn p = 0,5)

- Chấp nhận sai số d = 0,05, tính được n = 384

Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát được 400 mẫu.

2.1.1.3. Phương tiện nghiên cứu

Bộ câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CứU

2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang,

lấy mẫu thuận tiện.

2.2.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu

Đối tượng nghiên cứu là những phụ nữ độ tuổi từ 15-49 đến khám tại

Trung tâm, có đầy đủ các thông tin về nhân khẩu học và đồng ý tham gia

phỏng vấn.

Page 33: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

29

2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ

- Phụ nữ độ tuổi < 15 tuổi và > 49 tuổi.

- Phụ nữ không có đầy đủ các thông tin cá nhân.

- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2.4.Kỹ thuật thu thập số liệu

Những phụ nữ từ độ tuổi 15-49 đến khám tại Trung tâm, ngẫu nhiên

được hỏi ý kiến, thông báo về mục đích nghiên cứu, sau đó họ được phỏng

vấn theo các câu hỏi đã được thiết kế sẵn.

Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

* Thông tin nhân khẩu học: họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, trình

độ học vấn, para

* Các câu hỏi đánh giá kiến thức chung về dị tật bẩm sinh, kiến thức

về các yếu tố nguy cơ có thể gây dị tật bẩm sinh, dự phòng dị tật bẩm sinh,

sàng lọc phát hiện để can thiệp và điều trị sớm được trả lời dạng “Có”,

“không” hoặc “không biết”.

* Kênh truyền thông về dị tật bẩm sinh

2.3.NộI DUNG NGHIÊN CứU

2.3.1. Một số yếu tố liên quan của phụ nữ độ tuổi sinh sản tham gia

nghiên cứu

- Độ tuổi: nhóm tuổi 15-24, nhóm tuổi 25-34, nhóm tuổi 35-49.

- Nghề nghiệp: Cán bộ; học sinh-sinh viên; buôn bán-nội trợ; công

nhân- nông dân-nghề khác

- Trình độ văn hóa: mù chữ-cấp 1; cấp 2-cấp 3; trung cấp-cao đẳng

chuyên nghiệp; ≥ đại học.

- Para

- Tình trạng bản thân: chưa lập gia đình, đã kết hôn, khác…

- Tình trạng mang thai: đang mang thai, không mang thai.

Page 34: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

30

2.3.2. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng dị tật bẩm

sinh của phụ nữ độ tuổi từ 15-49

Những phụ nữ tham gia trong nghiên cứu được hỏi ý kiến và phỏng

vấn theo bộ câu hỏi được thiết kế sẵn.

Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn là các câu hỏi kiến thức về dị tật bẩm sinh,

trả lời theo dạng: có/không/không biết. Các câu hỏi có nội dung chủ yếu:

-Biện pháp tránh thai hiện đang sử dụng

- Hầu hết dị tật bẩm sinh có thể được phòng ngừa không?

- Hầu hết dị tật bẩm sinh có thể được sàng lọc phát hiện và điều trị

sớm không?

- Hiểu biết về các yếu tố làm tăng nguy cơ sinh con có dị tật bẩm

sinh như:

+ Tuổi mẹ cao (≥35 tuổi)

+ Mẹ bị đái đường, béo phì

+ Yếu tố di truyền

+ Mẹ uống rượu trong thời gian mang thai

+ Hút thuốc

+ Dùng 1 số thuốc không được bác sĩ kê đơn

+ Nhiễm khẩn, virus trong thai kỳ

- Hiểu biết về các yếu tố dự phòng làm giảm nguy cơ sinh con có dị

tật bẩm sinh như:

+ Sử dụng muối có iod trong khi mang thai

+ Bổ sung acid folic (vitamin B9) trước khi mang thai ít nhất 3 tháng

+ Chích ngừa 1 số vaccine (Rubella, thủy đậu, cúm…) trước khi có thai

+ Khám thai định kỳ

- Kiến thức về sàng lọc phát hiện một số dị tật bẩm sinh để can thiệp

và điều trị sớm:

Page 35: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

31

+ Siêu âm sàng lọc trước sinh và xét nghiệm máu mẹ

+ Sàng lọc sơ sinh cho trẻ 48-72 giờ tuổi

- Các kênh thông tin kiến thức về dị tật bẩm sinh mà phụ nữ nhận

được.

2.3.3. Xử lý số liệu

Chúng tôi sử dụng chương trình phần mềm Medcal và phần mềm

Excel để làm một số thuật toán thống kê: tỷ lệ phần trăm, p và xử lý số liệu.

Page 36: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

32

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN ĐếN PHụ Nữ Độ TUổI 15-49

THAM GIA TRONG NGHIÊN CứU

3.1.1. Tuổi

Bảng 3.1. Phân bố tuổi

Nhóm tuổi n Tỷ lệ %

15-24 96 24

25-34 215 53,8

35-49 89 22,2

Tổng 400 100

Nhận xét:

Trong nhóm phụ nữ tham gia nghiên cứu, phụ nữ từ 25-34 tuổi chiếm

tỷ lệ cao nhất 53,8%, phụ nữ từ 35-49 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 22,2%.

3.1.2. Trình độ văn hóa

Bảng 3.2.Trình độ văn hóa của nhóm tham gia nghiên cứu

Trình độ văn hóa n Tỷ lệ %

Mù chữ - cấp 1 12 3

Cấp 2- cấp 3 164 41

Cao đẳng, TH chuyên nghiệp 106 26,5

≥ Đại học 118 29,5

Tổng 400 100

Nhận xét:Trong nghiên cứu này, nhóm phụ nữ có trình độ cấp 2 - cấp 3

chiếm tỷ lệ cao nhất 41%, tiếp theo là nhóm phụ nữ có trình độ từ đại học

trở lên 29,5%, thấp nhất là nhóm phụ nữ mù chữ - cấp 1, chỉ 12 người,

chiếm tỷ lệ 3%.

Page 37: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

33

3.1.3. Nghề nghiệp

Bảng 3.3. Nghề nghiệp của phụ nữ tham gia nghiên cứu

Nghề nghiệp n Tỷ lệ %

Cán bộ 153 38,2

Học sinh-sinh viên 47 11,8

Buôn bán-nội trợ 125 31,3

CN-ND-nghề khác 75 18,7

Tổng 400 100

Nhận xét:

Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy, phụ nữ có nghề nghiệp là

cán bộ, công chức chiếm tỷ lệ cao nhất 38,2%; tiếp theo là phụ nữ làm công

việc buôn bán, nội trợ chiếm tỷ lệ 31,3%; nhóm phụ nữ là công nhân, nông

dân và các nghề khác như uốn tóc, trang điểm, trầm, đãi cát…chiếm 18,7%

và nhóm học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ thấp nhất 11,8%.

3.1.4. Tình trạng bản thân

Bảng 3.4. Tình trạng bản thân của phụ nữ tham gia nghiên cứu

Tình trạng bản thân n Tỷ lệ %

Chưa lập gia đình 61 15,2

Đã kết hôn 333 83,3

Khác 6 1,5

Tổng 400 100

Nhận xét:

Đại đa số phụ nữ tham gia trong nghiên cứu này đã lập gia đình,

chiếm tỷ lệ 83,3%.

Page 38: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

34

3.1.5. Số con hiện có

Bảng 3.5. Số con hiện có của nhóm phụ nữ tham gia nghiên cứu

Số con hiện có n Tỷ lệ %

0 144 36

1 97 24,2

2 131 32,8

>2 28 7

Tổng 400 100

Nhận xét:

- Số phụ nữ chưa có con là 144 người, chiếm tỷ lệ cao nhất 36%.

- Số phụ nữ có hơn 2 con là 28 người, chiếm tỷ lệ thấp nhất 7%.

3.1.6. Tình trạng mang thai

Biểu đồ 3.1. Tình trạng mang thai của nhóm phụ nữ trong nghiên cứu

Nhận xét:

Tỷ lệ phụ nữ đang mang thai là 41% và không mang thai là 59%.

[VALUE]%

[VALUE]%

Có Không

Page 39: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

35

3.1.7. Biện pháp tránh thai

Bảng 3.6. Tình hình sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ đã có gia

đình tham gia nghiên cứu

Biện pháp tránh thai n Tỷ lệ %

Bao cao su 113 33,9

Thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai 57 17,1

Vòng tránh thai 39 11,8

Biện pháp khác 18 5,4

Không sử dụng BPTT 106 31,8

Tổng 333 100

Nhận xét:

Khi khảo sát về các biện pháp tránh thai hiện đang dùng của phụ nữ

đã có gia đình tham gia trong nghiên cứu thì có 31,8% người được phỏng

vấn trả lời không dùng biện pháp nào cả, đứng thứ 2 sau biện pháp dùng

bao cao su là 33,9%. Tiếp theo là sử dụng vòng tránh thai 11,8%; thuốc

uống, tiêm hoặc cấy tránh thai 17,1% và các biện pháp khác như tính chu

kỳ kinh, xuất tinh ra ngoài, đình sản... chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,4%.

Page 40: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

36

3.2. ĐÁNH GIÁ KIếN THứC, THÁI Độ VÀ THựC HÀNH Về Dự

PHÒNG Dị TậT BẩM SINH CủA PHụ Nữ Độ TUổI Từ 15-49

3.2.1. Kiến thức chung về dị tật bẩm sinh

Bảng 3.7. Kiến thức chung về dị tật bẩm sinh theo độ tuổi của nhóm phụ

nữ tham gia nghiên cứu

Câu hỏi Hầu hết DTBS có thể được phòng ngừa

Có (%) Không (%) Không biết (%)

15-24 62 (64,6) 5 (5,2) 29 (30,2)

25-34 138 (64,2) 22 (10,2) 55 (25,6)

35-49 44 (49,4) 16 (18) 29 (32,6)

Chung 244 (61) 43 (10,8) 113 (28,2)

Câu hỏi

Một số DTBS có thể được sàng lọc phát hiện để can thiệp

và điều trị sớm

Có (%) Không (%) Không biết (%)

15-24 71 (74) 8 (8,3) 17 (17,7)

25-34 163 (75,8) 13 (6,1) 39 (18,1)

35-49 55 (61,8) 7 (7,9) 27 (30,3)

Chung 290 (72,5) 28 (7) 82 (20,5)

Nhận xét:

Khi được hỏi về kiến thức chung DTBS (2 câu hỏi), tỷ lệ phụ nữ

trong nhóm tuổi từ 25-34 trả lời đúng (64,2% và 75,8%) cao hơn nhóm phụ

nữ độ tuổi từ 35-49 (49,4% và 61,8%) có ý nghĩa thông kê với p<0,05.

Page 41: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

37

Bảng 3.8. Kiến thức chung về dị tật bẩm sinh theo nghề nghiệp của

nhóm phụ nữ tham gia nghiên cứu

Câu hỏi Hầu hết DTBS có thể được phòng ngừa

Có (%) Không (%) Không biết (%)

Cán bộ 108 (70,6) 13 (8,5) 32 (20,9)

HS- SV 32 (68,1) 2 (4,3) 13 (27,6)

BB- nội trợ 65 (52) 14 (11,2) 46 (36,8)

CN-NN-khác 39 (52) 14 (18,7) 22 (29,3)

Chung 244 (61) 43 (10,8) 113 (28,2)

Câu hỏi

Một số DTBS có thể được sàng lọc phát hiện để can thiệp

và điều trị sớm

Có (%) Không (%) Không biết (%)

Cán bộ 129 (84,3) 7 (4,6) 17 (11,1)

HS- SV 38 (80,9) 0 (0) 9 (19,1)

BB- nội trợ 78 (62,4) 10 (8) 37 (29,6)

CN-NN-khác 45 (60) 11 (14,7) 19 (25,3)

Chung 290 (72,5) 28 (7) 82 (20,5)

Nhận xét:

- Nhóm phụ nữ là cán bộ có tỷ lệ các câu trả lời đúng về kiến thức chung

DTBS (cả 2 câu) là 70,6% và 84,3%; cao hơn so với nhóm phụ nữ buôn

bán-nội trợ là 52% và 62,4%; đồng thời cũng cao hơn nhóm phụ nữ làm

công nhân-nông nhân- nghề khác là 52% và 60% có ý nghĩa thống kê

(p<0,05).

Page 42: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

38

Bảng 3.9. Kiến thức chung về dị tật bẩm sinh theo tình trang mang thai

của nhóm phụ nữ tham gia nghiên cứu

Câu hỏi Hầu hết DTBS có thể được phòng ngừa

Có (%) Không (%) Không biết (%)

Mang thai 97 (59,2) 24 (14,6) 43 (26,2)

Không mang

thai 147 (62,2) 19 (8,1) 70 (29,7)

Chung 244(60) 43(10,7) 113 (28,3)

Câu hỏi

Một số DTBS có thể được sàng lọc phát hiện để can

thiệp và điều trị sớm

Có (%) Không (%) Không biết (%)

Mang thai 113 (68,9) 14 (8,6) 37 (22,5)

Không mang

thai 173 (73,3) 14 (5,9) 49(20,8)

Chung 286 (71,5) 28 (7) 86 (21,5)

Nhận xét:

Khi khảo sát 400 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản về kiến thức DTBS:

- Có 62,2% phụ nữ không mang thai và 59,2% phụ nữ đang mang thai trả

lời DTBS có thể được phòng ngừa (p>0,05).

- Có 73,3% phụ nữ không mang thai và 68,9% phụ nữ đang mang thai cho

rằng có thể sàng lọc phát hiện để can thiệp và điều trị sớm một số DTBS

(p>0,05).

Page 43: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

39

3.2.2. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ có thể gây DTBS

Bảng 3.10. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ theo nhóm tuổi

Câu

hỏi

15-24 (n=96) 25-34 (n=215) 35-49 (n=89) Chung

C

%

K

%

KB

%

C

(%)

K

(%)

KB

(%)

C

(%)

K

(%)

KB

(%)

C

(%)

K

(%)

KB

(%)

Mẹ ≥

35 tuổi

42

43,8

7

7,3

47

48,9

179

83,3

26

12,1

10

4,6

46

51,7

19

21,3

24

27,0

267

66,8

52

13,0

81

20,2

Mẹ đái

đƣờng,

béo

phì

26

27,1

26

27,1

44

45,8

90

41,9

25

11,6

100

46,5

32

36.0

17

19,1

40

44,9

148

37,0

68

17

184

46,0

Di

truyền

39

40,6

22

22,9

35

36,5

122

56,7

38

17,7

55

25,6

42

47,2

27

30,3

20

22,5

203

50,8

87

21,8

110

27,4

Uống

rƣợu

76

79,2

7

7,3

13

13,5

168

78,1

14

65,1

33

15,3

67

75,3

13

14,6

9

10,1

311

77,8

34

8,5

55

13,7

Hút

thuốc

84

87,5

3

3,1

9

9,4

189

87,9

4

18,6

22

10,2

72

80,9

7

7,9

10

11,2

345

86,2

14

3,5

41

10,3

Dùng 1

số

thuốc

63

65,6

9

9,4

24

25,0

169

78,6

8

3,7

38

17,7

46

51,7

8

9,0

35

39,3

278

69,5

25

6,2

97

24,3

Nhiễm

khuẩn,

virus

48

50,0

13

13,5

35

36,5

167

77,7

29

13,5

19

8,8

49

55,0

13

14,6

27

30,4

264

66,0

55

13,7

81

20,3

Nhận xét:

Khi được hỏi về các yếu tố nguy cơ có thể gây DTBS:

Page 44: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

40

- Tuổi mẹ ≥ 35: phụ nữ từ 25-34 tuổi có tỷ lệ trả lời đúng là 83,3%;

cao hơn phụ nữ độ tuổi 15-24 là 43,8% và 35-49 tuổi là 51,7% có ý nghĩa

thống kê (p<0,05).

- Mẹ bị đái đường, béo phì: phụ nữ từ 25-34 tuổi có tỷ lệ trả lời đúng

(41,9%) cao nhất còn phụ nữ độ tuổi 15-24 có tỷ lệ trả lời đúng (27,1%)

(p<0,05).

- Yếu tố di truyền: phụ nữ từ 25-34 tuổi có tỷ lệ trả lời đúng (56,7%)

cao nhất còn phụ nữ độ tuổi 15-24 có tỷ lệ trả lời đúng (40,6%) (p<0,05).

- Mẹ uống rượu khi mang thai: phụ nữ từ 15-24 tuổi có tỷ lệ trả lời

đúng là 79,2%; phụ nữ độ tuổi 25-34 là 78,1% và 35-49 tuổi là 75,3%

(p>0,05).

- Hút thuốc: phụ nữ từ 25-34 tuổi có tỷ lệ trả lời đúng (87,9%) cao hơn

phụ nữ độ tuổi 15-24 (87,5%) và 35-49 tuổi (80,9%) (p>0,05).

- Dùng một số thuốc trong khi mang thai: phụ nữ từ 25-34 tuổi có tỷ

lệ trả lời đúng (78,6%) cao hơn phụ nữ độ tuổi 15-24 (65,6%) và 35-49 tuổi

(51,7%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

- Nhiễm khuẩn, virus trong thai kỳ: phụ nữ từ 25-34 tuổi có tỷ lệ trả

lời đúng (77,7%) cao nhất trong khi phụ nữ độ tuổi 15-24 có tỷ lệ trả lời

đúng thấp nhất (50%) có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Page 45: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

41

Bảng 3.11. Kiến thức các yếu tố nguy cơ về DTBS theo nghề nghiệp

Câu

hỏi

CB-CC (n=153) HS-SV (n=47) BB-NT (n=125) CN-NN (n=75)

C

%

K

%

KB

%

C

(%)

K

(%)

KB

(%)

C

(%)

K

(%)

KB

(%)

C

(%)

K

(%)

KB

(%)

Mẹ ≥

35 tuổi

113

73,9

19

12,4

21

13,7

39

83,0

2

4,3

6

12,8

77

61,6

19

15,2

29

23,2

38

50,7

12

16,0

25

33,3

Mẹ đái

đƣờng,

béo

phì

84

54,9

16

10,5

53

34,6

24

51,1

4

8,5

19

40,4

27

21,6

20

16,0

88

70,4

13

17,3

28

37,3

34

45,4

Di

truyền

111

72,5

16

10,5

26

17,0

36

76,5

4

8,5

7

14,9

37

29,6

36

28,8

52

41,6

19

25,4

31

41,3

25

33,3

Uống

rƣợu

132

86,3

5

3,3

16

10,5

36

76,6

3

6,4

8

17,0

92

73,6

14

11,2

19

15,2

51

68,0

12

16,0

12

16,0

Hút

thuốc

141

92,2

4

2,6

8

5,2

42

89,4

3

6,4

2

4,2

101

80,8

4

3,2

20

16,0

61

81,3

3

4,0

11

14,7

Dùng 1

số

thuốc

129

84,3

7

4,6

17

11,1

39

83,0

3

6,4

5

10,6

74

59,2

7

5,6

44

35,2

36

48,0

8

10,7

31

41,3

Nhiễm

khuẩn,

virus

117

76,5

21

13,7

15

9,8

39

83,0

3

6,4

5

10,6

71

56,8

17

13,6

37

29,6

37

49,3

14

18,7

24

32,0

Nhận xét:

Khi khảo sát kiến thức các yếu tố nguy cơ về DTBS:

- Tuổi mẹ ≥ 35: tỷ lệ các câu trả lời đúng của nhóm phụ nữ là công

nhân-nông dân-nghề khác (50,7%); thấp hơn so với phụ nữ là cán bộ

(73,9%) và học sinh-sinh viên (83,0%) (p<0,05).

Page 46: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

42

- Mẹ bị đái đường, béo phì: tỷ lệ các câu trả lời đúng của nhóm phụ nữ

là cán bộ (54,9%) và học sinh, sinh viên (51,1%) cao hơn so với nhóm phụ

nữ buôn bán-nội trợ (21,6%) và phụ nữ là công nhân-nông dân-nghề khác

(17,3%) (p<0,05).

- Yếu tố di truyền: nhóm phụ nữ là học sinh-sinh viên và cán bộ có

tỷ lệ các câu trả lời đúng là 76,5% và 72,5%; cao hơn so với nhóm phụ

nữ buôn bán- nội trợ là 29,6% và phụ nữ là công nhân-nông dân-nghề

khác là 25,4%.

- Mẹ uống rượu khi mang thai: tỷ lệ các câu trả lời đúng lần lượt là:

86,3% (cán bộ); 76,6% (học sinh-sinh viên); 73,6% (buôn bán-nội trợ) và

68,0 (công nhân- nông dân-nghề khác).

- Hút thuốc: tỷ lệ các câu trả lời đúng lần lượt là: 92,8% (cán bộ);

89,4% (học sinh- sinh viên); 80,8% (buôn bán- nội trợ) và 81,3% (công

nhân-nông dân-nghề khác).

- Dùng một số thuốc trong khi mang thai: tỷ lệ các câu trả lời đúng

của nhóm phụ nữ là cán bộ (84,3%) và học sinh-sinh viên (83,0%) cao hơn

so với nhóm phụ nữ buôn bán-nội trợ (59,2%) và phụ nữ là công nhân-

nông dân-nghề khác (48%) (p<0,05).

- Nhiễm khuẩn, virus trong thai kỳ: nhóm phụ nữ là học sinh-sinh

viên và cán bộ có tỷ lệ các câu trả lời đúng là 83% và 76,5%; cao hơn so

với nhóm phụ nữ buôn bán-nội trợ là 56,8% và phụ nữ là công nhân-nông

dân-nghề khác là 49,3% với p<0,05.

Page 47: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

43

Bảng 3.12. Kiến thức các yếu tố nguy cơ theo tình trạng mang thai

Câu

hỏi

Mang thai (n=164) Không thai (n=236) Chung

C

%

K

%

KB

%

C

%

K

%

KB

%

C

%

K

%

KB

%

Mẹ ≥

35 tuổi

98

59,8

25

15,2

41

25,0

169

71,6

27

11,5

40

16,9

267

66,8

52

13,0

81

20,2

Mẹ

đđ,

béo

phì

44

26,8

42

25,6

78

47,6

104

44,1

26

11,0

106

44,9

148

37,0

68

17

184

46,0

Di

truyền

55

33,5

43

26,2

66

40,3

148

62,8

44

18,6

44

18,6

203

50,8

87

21,8

110

27,4

Uống

rƣợu

115

70,1

24

14,7

25

15,2

196

83,1

10

4,2

30

12,7

311

77,8

34

8,5

55

13,7

Hút

thuốc

133

81,1

9

5,5

22

13,4

212

89,8

5

2,1

19

8,1

345

86,2

14

3,5

41

10,3

Dùng

1 số

thuốc

98

59,8

17

10,3

49

29,9

180

76,3

8

3,4

48

20,3

278

69,5

25

6,2

97

24,3

Nhiễm

khuẩn,

virus

83

50,6

28

17,1

53

32,3

181

76,6

27

15,5

28

11,9

264

66,0

55

13,7

81

20,3

Nhận xét:

Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi được hỏi các yếu tố nguy cơ về

DTBS, tỷ lệ các câu trả lời đúng của nhóm phụ nữ mang thai thấp hơn so

với nhóm phụ nữ không mang thai có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Page 48: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

44

3.2.3. Kiến thức về dự phòng dị tật bẩm sinh

Bảng 3.13. Kiến thức về dự phòng DTBS theo nhóm tuổi

Câu hỏi

15-24 (n=96) 25-34 (n=215) 35-49 (n=89) Chung

C

%

K

%

KB

%

C

%

K

%

KB

%

C

%

K

%

KB

%

C

%

K

%

KB

%

Sử dụng

Iod

21

21,9

26

27,1

49

51,0

108

50,2

26

12,1

81

37,7

32

36,0

31

34,8

26

29,2

161

40,3

83

20,7

156

39

Acid

folic

17

17,7

11

11,5

68

70,8

119

55,3

18

8,4

78

36,3

45

50,6

8

9,0

36

40,4

181

45,3

37

9,2

182

45,5

Tiêm

ngừa

42

43,8

14

14,6

40

41,6

177

82,3

8

3,7

30

14,0

52

58,4

19

21,3

18

20,2

271

67,8

41

10,2

88

22

Khám

thai

26

27,1

41

42,6

32

33,3

127

59,1

39

18,1

37

17,2

48

53,9

28

31,5

22

24,7

201

50,3

108

27

91

22,7

Nhận xét:

Khi khảo sát kiến thức về dự phòng DTBS gồm sử dụng muối iod

trong khi mang thai, bổ sung acid folic, khám thai định kỳ, kết quả cho

thấy: phụ nữ độ tuổi từ 25-34 có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất và thấp nhất là

phụ nữ 15-24 tuổi có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Riêng vấn đề tiêm ngừa

một số vaccin trước khi mang thai, phụ nữ độ tuổi từ 25-34 có tỷ lệ trả lời

đúng là 82,3% cao hơn nhóm 35-49 tuổi là 58,4% và phụ nữ 15-24 tuổi là

43,8% (p<0,05).

Page 49: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

45

Bảng 3.14: Kiến thức về dự phòng DTBS theo nghề nghiệp

Câu

hỏi

CB-CC (n=153) HS-SV (n=47) BB-NT (n=125) CN-NN (n=75)

C

%

K

%

KB

%

C

%

K

%

KB

%

C

%

K

%

KB

%

C

%

K

%

KB

%

Sử

dụng

Iod

88

57,5

28

18,3

37

24,2

24

51,1

16

34,0

7

14,9

40

32,0

20

16,0

65

52,0

9

12,0

19

25,3

47

62,7

Acid

folic

101

66,0

9

5,9

43

28,1

26

55,3

6

12,8

15

31,9

46

36,8

13

10,4

66

52,8

8

10,7

9

12,0

58

77,3

Tiêm

ngừa

128

83,7

4

2,6

21

13,7

31

66,0

5

10,6

11

23,4

84

67,2

18

14,4

23

18,4

28

37,3

14

18,7

33

44,0

Khám

thai

109

71,3

17

11,1

27

17,6

30

63,9

9

19,1

8

17,0

51

40,8

51

40,8

23

18,4

11

14,7

31

41,3

33

44,0

Nhận xét:

Ở cả 4 câu hỏi về dự phòng DTBS phân bố theo nghề nghiệp cho

thấy: phụ nữ làm công nhân-nông dân và các ngành lẻ khác đều có tỷ lệ trả

lời đúng thấp hơn so với 3 nhóm nghề nghiệp còn lại là cán bộ, học sinh-

sinh viên và buôn bán-nội trợ (p<0,05).

Page 50: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

46

Bảng 3.15: Kiến thức về dự phòng DTBS theo tình trạng mang thai

Câu

hỏi

Mang thai (n=164) Không thai (n=236) Chung

C

%

K

%

KB

%

C

%

K

%

KB

%

C

%

K

%

KB

%

Sử

dụng

Iod

49

29,9

47

28,7

68

41,4

112

47,5

36

15,3

88

37,2

161

40,4

83

20,7

156

39

Acid

folic

61

37,2

16

9,8

87

53,0

120

50,8

21

8,9

95

40,3

181

45,3

37

9,2

182

45,5

Tiêm

ngừa

110

67,1

20

12,2

34

20,7

161

68,2

21

8,9

54

22,9

271

67,8

41

10,2

88

22

Khám

thai

67

40,9

48

29,3

49

29,8

134

56,8

60

25,4

42

17,8

201

50,3

108

27

91

22,7

Nhận xét:

Khi được hỏi kiến thức dự phòng DTBS, ở các câu hỏi về sử dụng

muối iod, accid folic và khám thai định kỳ, nhóm phụ nữ không có thai có

tỷ lệ trả lời đúng đều cao hơn nhóm phụ nữ có thai có ý nghĩa thống kê

p<0,05. Riêng với câu hỏi về tiêm ngừa một số vaccin trước khi mang thai,

phụ nữ không có thai có câu trả lời đúng là 68,2% còn nhóm đang có thai là

67,1%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p>0,05.

Page 51: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

47

3.2.4. Kiến thức về sàng lọc phát hiện dị tật bẩm sinh để can thiệp hoặc

điều trị sớm

Bảng 3.16:Kiến thức về sàng lọc phát hiện DTBS theo nhóm tuổi

Câu

hỏi

15-24 (n=96) 25-34 (n=215) 35-49 (n=89) Chung

C

%

K

%

KB

%

C

%

K

%

KB

%

C

%

K

%

KB

%

C

%

K

%

KB

%

SLTS 47

49,0

15

15,6

34

35,4

154

71,6

11

5,1

50

23,3

56

62,9

16

18,0

17

19,1

257

64,3

42

10,4

101

25,3

SLSS 14

14,6

34

35,4

48

50,0

58

27,0

43

20

114

53,0

22

24,7

46

51,7

21

23,6

94

23,5

123

30,7

183

45,8

Nhận xét:

Về kiến thức sàng lọc để phát hiện sớm một số DTBS (2 câu hỏi),

khi chia theo nhóm tuổi, có thể thấy tỷ lệ trả lời đúng cao nhất ở nhóm tuổi

25-34 và thấp nhất ở nhóm tuổi 15-24. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống

kê với p < 0,05.

Bảng 3.17: Kiến thức về sàng lọc phát hiện DTBS theo nghề nghiệp

Câu

hỏi

CB-CC (n=153) HS-SV (n=47) BB-NT (n=125) CN-NN (n=75)

C

%

K

%

KB

%

C

%

K

%

KB

%

C

%

K

%

KB

%

C

%

K

%

KB

%

SLTS 116

75,8

8

5,2

29

19,0

25

53,3

5

23,5

17

36,2

82

65,6

16

12,8

27

21,6

34

45,3

13

17,3

28

37,3

SLSS 56

36,6

27

17,6

70

45,8

14

29,8

14

29,8

19

40,4

16

12,8

51

40,8

58

46,4

8

10,7

31

41,3

36

48,0

Nhận xét:

Theo kết quả trên, câu trả lời đúng kiến thức về sàng lọc trước sinh và sơ

sinh có tỷ lệ thấp nhất ở nhóm phụ nữ là công nhân-nông dân (45,3% và

10,7%) trong khi tỷ lệ phụ nữ là cán bộ có câu trả lời đúng cao nhất (75,8%

và 36,6%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Page 52: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

48

Bảng 3.18: Kiến thức về sàng lọc phát hiện DTBS

theo tình trạng mang thai

Câu

hỏi

Mang thai (n=164) Không thai (n=236) Chung

C

%

K

%

KB

%

C

%

K

%

KB

%

C

%

K

%

KB

%

SLTS 94

57,3

21

12,8

49

29,9

163

69,1

21

8,9

52

22,0

257

64,3

42

10,4

101

25,3

SLSS 31

18,9

51

31,1

82

50,0

63

26,7

72

30,5

101

42,8

94

23,5

123

30,7

183

45,8

Nhận xét:

Qua khảo sát 400 phụ nữ ở độ tuổi sinh sản về sàng lọc phát hiện

DTBS để can thiệp hoặc điều trị sớm, tỷ lệ phụ nữ không mang thai trả lời

đúng về sàng lọc trước sinh là 69,1%; cao hơn so với nhóm phụ nữ mang

thai là 57,3% (p<0,05). Về sàng lọc sau sinh, nhóm phụ nữ không có thai tỷ

lệ trả lời đúng là 26,7% và nhóm phụ nữ có thai là 18,9%. Sự khác biệt này

không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.2.10.Kênh thông tin về dị tật bẩm sinh mà phụ nữ nhận đƣợc

Bảng 3.19: Kênh thông tin về dị tật bẩm sinh

Kênh thông tin n=400 Tỷ lệ %

Truyền hình 263 65,8

Internet 253 63,3

Sách báo 218 54,5

Nhân viên y tế 229 57,3

Giáo dục 132 33

Bạn bè, tờ rơi… 20 5

Không có thông tin 32 8

Nhận xét:

Theo khảo sát, kênh thông tin mà phụ nữ nhận được về DTBS nhiều

nhất là truyền hình với tỷ lệ là 65,8%; tiếp theo là internet 63,8%; nhân

viên y tế 57,3%; giáo dục 33%. Số phụ nữ có được thông tin về DTBS qua

bạn bè, tờ rơi…chỉ 5% và 8% số phụ nữ không có thông tin gì về DTBS.

Page 53: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

49

Chƣơng 4

BÀN LUẬN

Dị tật bẩm sinh là một vấn đề toàn cầu nhưng tác động của nó lên trẻ sơ

sinh, tử vong trẻ em và người khuyết tật đặc biệtnghiêm trọng ở những nước có

thu nhập ở mức trung bình và thấp.Nếu những quốc gia này có các chính sách và

dịch vụ tương tự các nước có thu nhập cao đã làmtrong những năm 1950 và

1960, thì khoảng trong vòng 20 năm tới , họ có thểđạt tỷ lệ kiểm soát tương

đương các nước có thu nhập cao có được lúc này. Nói một cách khác, đến 70%

các DTBS hoặc có thể ngăn ngừa hoặc có thể chữa khỏi nếu chăm sóc thích hợp

(MOD 2006; WHO 2006) [13] .

4.1. MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN ĐếN PHụ Nữ Độ TUổI 15-49

THAM GIA TRONG NGHIÊN CứU

4.1.1. Phân bố tuổi

Trong khảo sát của chúng tôi, tỷ lệ phụ nữ từ 25-34 tuổi chiếm tỷ lệ cao

nhất 53,8% và thấp nhất là phụ nữ độ tuổi 35-49 với tỷ lệ 22,2%. Kết quả của

chúng tôi tương tự “Khảo sát thực trạng dị tật bẩm sinh và các yếu tố nguy cơ

tới phụ nữ mang thai tại một số tỉnh” của Bộ Y Tế năm 2013 với phụ nữ độ

tuổi 25-29 chiếm số lượng cao nhất 215 (35,4%), tiếp theo là 30-34 với 174

(28,7%), thấp nhất là 20-24 với 60 (9,9%) [2]. Theo nghiên cứu của Bello ở

Ghana, phụ nữ nhóm tuổi 21-30 chiếm tỷ lệ cao nhất 53,0%. Tiếp theo là 31-

40 tuổi với 39,7%. Thấp nhất là từ 41-60 chiếm 2% [11].

4.1.2. Trình độ văn hóa

Trong nghiên cứu này, nhóm phụ nữ có trình độ cấp 2-cấp 3 chiếm tỷ lệ

cao nhất 41%, tiếp theo là nhóm phụ nữ có trình độ từ đại học trở lên 29,5%;

thấp nhất là nhóm phụ nữ mù chữ-cấp 1, chỉ 12 người, chiếm tỷ lệ 3%. Kết

Page 54: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

50

quả trên tương tự kết quả nghiên cứu của Bello ở Ghana với phụ nữ học đến

cấp 2 chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,8%. Thấp nhất là tỷ lệ phụ nữ không đi học

8%, cao hơn kết quả của chúng tôi là 3% [11]. Theo kết quả “Khảo sát thực

trạng dị tật bẩm sinh và các yếu tố nguy cơ tới phụ nữ mang thai tại một số

tỉnh” của Bộ Y Tế năm 2013, phụ nữ học hết cấp 1 chiếm tỷ lệ cao nhất

38,6% và số phụ nữ chưa hết cấp 1 là thấp nhất chiếm tỷ lệ 13,5% [2].

4.1.3.Nghề nghiệp

Khi phân bố nghề nghiệp của nhóm nghiên cứu, có thể nhận thấy phụ

nữ có nghề nghiệp là cán bộ chiếm tỷ lệ cao nhất 38,2%; tiếp theo là phụ

nữ làm công việc buôn bán-nội trợ chiếm tỷ lệ 31,3%; nhóm phụ nữ là

công nhân- nông dân và các nghề khác như uốn tóc, trang điểm, trầm, đãi

cát…chiếm 18,7% và nhóm học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ thấp nhất

11,8%. Kết quả “Khảo sát thực trạng dị tật bẩm sinh và các yếu tố nguy cơ

tới phụ nữ mang thai tại một số tỉnh” của Bộ Y Tế năm 2013 thực hiện trên

các vùng nông thôn ở các tỉnh thành nên tỷ lệ phụ nữ làm nghề nông

nghiệp khá cao 67,1%. Các ngành còn lại là 32,9% [2].

4.1.4. Tình trạng bản thân

Khảo sát trên 400 phụ nữ độ tuổi sinh sản đến khám tại Trung tâm

chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thấy, đại đa số phụ nữ tham gia trong

nghiên cứu này đã lập gia đình chiếm tỷ lệ 83,3%. Phụ nữ chưa lập gia đình

chiếm tỷ lệ 15,2%.

4.1.5. Số con hiện có

Theo kết quả Bảng 3.5, số phụ nữ chưa có con chiếm tỷ lệ cao nhất

36%. Tiếp theo là phụ nữ có 2 con chiếm tỷ lệ 32,8%; phụ nữ có 1 con

chiếm tỷ lệ 24,2%. Số phụ nữ có hơn 2 con chiếm tỷ lệ thấp nhất 7%. Kết

quả này khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Bello (2013) ở Ghana với

phụ nữ có nhiều hơn 2 con chiếm tỷ lệ cao nhất 38,7%; tiếp theo là phụ nữ

Page 55: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

51

có 1 con chiếm tỷ lệ 33,4% và thấp nhất là nhóm phụ nữ có 2 con, chiếm tỷ

lệ 28% [11]. Có thể dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ở nước ta tốt hơn.

Phụ nữ Ghana cũng sinh nhiều con hơn do không được tiếp cận đầy đủ các

biện pháp tránh thai. WHO (regional office for Africa) đã chỉ ra "nhu cầu

chưa được đáp ứng" về kế hoạch hóa gia đình ở châu Phi. Tỷ lệ phụ nữ đã

lập gia đình thích tránh thai nhưng không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh

thai nào ở mức cao.Niềm tin truyền thống, các rào cản tôn giáo và thiếu sự

tham gia của nam giới đã làm suy yếu chính sách KHHGĐ ở Ghana [11].

4.1.6. Tình trạng mang thai

Trong nghiên cứu của chúng tôi, với tổng số 400 phụ nữ trong độ

tuổi từ 15-49 được phỏng vấn, phụ nữ đang mang thai là 164 người, chiếm

tỷ lệ 41% và phụ nữ không mang thai là 236 người chiếm tỷ lệ 59%.

4.1.7. Biện pháp tránh thai

Khi khảo sát về các biện pháp tránh thai hiện đang dùng của phụ

nữ đã có gia đình tham gia trong nghiên cứu thì có 31,8% người được

phỏng vấn trả lời không dùng biện pháp nào cả, đứng thứ 2 sau biện pháp

dùng bao cao su là 33,9%. Tiếp theo là sử dụng vòng tránh thai 11,8%;

thuốc uống, tiêm hoặc cấy tránh thai 17,1% và các biện pháp khác như tính

chu kỳ kinh, xuất tinh ra ngoài, đình sản... chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,4%.

Theo kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm

1/4/2013 của Bộ kế hoạch và đầu tư, tại Thừa Thiên Huế, tỷ lệ phụ nữ từ độ

tuổi 15-49 đã có gia đình hiện đang sử dụng các biên pháp tránh thai là

76,5% trong đó vòng tránh thai được sử dụng nhiều nhất 39%; tiếp theo là

bao cao su 25,2%. Có 23,5% nhóm phụ nữ này không dùng bất cứ một biện

pháp tránh thai nào, cao hơn so với các biện pháp tránh thai còn lại [1].

Theo CDC, tại Mỹ, khoảng 50% trường hợp mang thai nằm ngoài kế

hoạch. Ở Việt Nam, con số này chắc chắn phải cao hơn nhiều [6].

Page 56: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

52

Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy 31,8% phụ nữ đã có gia đình

trong độ tuổi sinh sản, đã không áp dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai

nào. Điều đó chỉ ra rằng những người này có thể mang thai mà không có sự

chuẩn bị tốt cho đứa con sắp chào đời, do đó khó có thể dự phòng DTBS

cho em bé.

Phụ nữ thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình cũng như có kế hoạch

sinh con, số con, khoảng cách giữa các lần sinh…sẽ giúp cho họ có thời

gian tìm hiểu các thông tin và thường có kiến thức chung và kiến thức về

DTBS tốt hơn, do đó họ sẽ tránh được những nguy cơ tiếp xúc với các chất

độc hại cho thai nhi, bảo đảm được chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bao gồm cả

bổ sung acid folic trước khi mang thai hoặc uống hằng ngày. Họ sẽ đi khám

thai sớm, thường xuyên và đầy đủ hơn do đó sẽ có nhiều cơ hội kiểm soát

tốt các nhiễm khuẩn trong khi mang thai, cụ thể: ngăn ngừa và điều trị bệnh

giang mai, chủng ngừa vaccine như rubella, thủy đậu, cúm…cũng như

kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe khi mắc bệnh mãn tính liên quan đến tăng

nguy cơ sinh con có DTBS như đái tháo đường phụ thuộc insulin, động

kinh… Điều này cũng giúp làm giảm tỷ lệ mang thai khi mẹ lớn tuổi nên

cũng giảm số lượng trẻ em sinh ra mắc hội chứng Down.

4.2. ĐÁNH GIÁ KIếN THứC, THÁI Độ VÀ THựC HÀNH Về Dự

PHÒNG Dị TậT BẩM SINH CủA PHụ Nữ Độ TUổI Từ 15-49

4.2.1. Kiến thức chung về dị tật bẩm sinh

Trong khảo sát của chúng tôi, khi được hỏi "hầu hết DTBS có thể

được phòng ngừa được không" và "một số DTBS có thể được sàng lọc phát

hiện để can thiệp và điều trị sớm không", tỷ lệ phụ nữ trong nhóm tuổi từ

25-34 trả lời đúng (64,2% và 75,8%) cao hơn nhóm phụ nữ độ tuổi từ 35-

49 (49,4% và 61,8%) có ý nghĩa thông kê với p<0,05. Kết quả bảng 2.2 cho

thấy, nhóm phụ nữ là cán bộ có tỷ lệ các câu trả lời đúng (cả 2 câu) là

Page 57: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

53

70,6% và 84,3%; cao hơn so với nhóm phụ nữ buôn bán-nội trợ là 52% và

62,4%; đồng thời cũng cao hơn nhóm phụ nữ làm công nhân-nông nhân-

nghề khác là 52% và 60% (p<0,05). Có 62,2% phụ nữ không mang thai và

59,2% phụ nữ đang mang thai trả lời DTBS có thể được phòng ngừa. Có

73,3% phụ nữ không mang thai và 68,9% phụ nữ đang mang thai cho rằng

có thể sàng lọc phát hiện để can thiệp và điều trị sớm một số DTBS

(p>0,05) (bảng 2.3).

Kết quả nghiên cứu của Bello cao hơn của chúng tôi với 74,5% phụ

nữ (n=400) cho rằng DTBS có thể phòng ngừa được và 86% các DTBS có

thể được điều trị hoặc quản lý y tế. Nhưng vẫn có một số phụ nữ cho biết

họ nghĩ DTBS không thể phòng tránh là 9,7% thấp hơn so với kết quả

trong nghiên cứu này là 10,7% và DTBS không thể điều trị được là 3,6% so

với kết quả của chúng tôi là 7%. Có đến 48,1% phụ nữ đang mang thai

tham gia trong nghiên cứu của Bello (2013) ở Ghana tin rằng, DTBS có

nguồn gốc từ các yếu tố siêu nhiên [11].

4.2.2. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ có thể gây dị tật bẩm sinh

Khi đƣợc hỏi về các yếu tố nguy cơ có thể gây DTBS:

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy:

- Khi được hỏi "tuổi mẹ ≥ 35 có làm tăng nguy cơ sinh con có DTBS

không?" thì phụ nữ từ 25-34 tuổi có tỷ lệ trả lời đúng là 83,3%; cao hơn

phụ nữ độ tuổi 15-24 là 43,8% và 35-49 tuổi là 51,7% có ý nghĩa thống kê

(p<0,05). Chia theo nhóm nghề nghiệp, tỷ lệ các câu trả lời đúng của phụ

nữ là cán bộ (73,9%) và học sinh, sinh viên (83,0%) cao hơn có ý nghĩa

thống kê so với phụ nữ buôn bán, nội trợ (61,6%) và phụ nữ là công nhân,

nông dân, nghề khác (50,7%) (p<0,05). Chia theo tình trạng mang thai, tỷ

lệ các câu trả lời đúng của nhóm phụ nữ không mang thai (71,6%) cao hơn

so với nhóm phụ nữ mang thai (59,8%) có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Page 58: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

54

Theo kết quả nghiên cứu của Bello (2013), chỉ có 43,3% người biết được

tuổi mẹ cao (≥ 35 tuổi) là một trong những yếu tố nguy cơ sinh con có

DTBS. Tỷ lệ trong nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả trên 400 phụ nữ

trong nghiên cứu của chúng tôi (66,8%) [11]. Các nghiên cứu đã cho thấy

có một sự liên quan chặt chẽ giữa tuổi mẹ và khả năng sinh con mắc phải

các bất thường số lượng nhiễm sắc thể, trong đó hay gặp bất thường tam

nhiễm sắc thể 21, 18,13. Tuổi mẹ càng cao thì nguy cơ sinh con bất thường

số lượng nhiễm sắc thể càng tăng [7].

- Về yếu tố nguy cơ mẹ bị đái đường, béo phì, phụ nữ từ 25-34 tuổi có

tỷ lệ trả lời đúng (41,9%) cao hơn phụ nữ độ tuổi 15-24 (27,1%) và 35-49

tuổi (36%). Phân bố theo nghề nghiệp, tỷ lệ các câu trả lời đúng của nhóm

phụ nữ là cán bộ (54,9%) và học sinh, sinh viên (51,1%) cao hơn so với

nhóm phụ nữ buôn bán, nội trợ (21,6%) và phụ nữ là công nhân, nông dân,

nghề khác (17,3%) nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Chia theo

tình trạng mang thai, tỷ lệ các câu trả lời đúng của nhóm phụ nữ không

mang thai (44,1%) cao hơn so với nhóm phụ nữ mang thai (26,8%) có ý

nghĩa thống kê với p<0,05. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã xác nhận tình

trạng dinh dưỡng của mẹ khi mang thai như béo phì, đái đường…có liên

quan đến một số DTBS. Một số nghiên cứu cho thấy, khoảng 7% số trường

hợp mang thai ở phụ nữ bị tiểu đường ảnh hưởng đến việc sinh con có

DTBS, Tỷ lệ này cao hơn so với các bà mẹ không bị tiểu đường gấp 3,8

lần. Do vậy kiểm soát đường máu trong quá trình mang thai là rất quan

trọng [21].

- Yếu tố gia đình (di truyền): phụ nữ từ 25-34 tuổi có tỷ lệ trả lời đúng

(56,7%) cao hơn phụ nữ độ tuổi 15-24 (40,6%) và 35-49 tuổi (47,2%).

Nhóm phụ nữ là học sinh, sinh viên và cán bộ có tỷ lệ các câu trả lời đúng

là 51,1% và 54,9%; cao hơn so với nhóm phụ nữ buôn bán, nội trợ là

Page 59: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

55

21,6% và phụ nữ là công nhân, nông dân, nghề khác là 17,3% (p<0,05).

Phụ nữ không mang thai có tỷ lệ các câu trả lời đúng (62,8%) cao hơn so

với nhóm phụ nữ mang thai (33,5%) (p<0,05). Kết quả “Khảo sát thực

trạng dị tật bẩm sinh và các yếu tố nguy cơ tới phụ nữ khi mang thai tại một

số tỉnh” của Bộ Y Tế (2013) cho thấy, yếu tố khuyết tật của người cha có

mối tương quan đáng kể tới khả năng sinh con DTBS. Tỷ lệ trẻ dị tật có cha

bị khuyết tật là 8,8% so với tỷ lệ này ở nhóm trẻ không dị tật là 4%. Tỷ lệ

chênh OD = 2,32 cho thấy tỷ lệ trẻ dị tật có người cha bị khuyết tật cao hơn

132% so với nhóm trẻ không dị tật. Cũng trong nghiên cứu này, tình trạng

có anh, em ruột cùng mắc dị tật là rất cao (p<0,001). Với nhóm trẻ dị tật, tỷ

lệ có anh/em bị dị tât là 25,5%; so với tỷ lệ 4,5% ở nhóm trẻ không dị tật.

Với tỷ lệ chênh OD = 7,27, nhóm trẻ dị tật có anh/em cùng bị dị tật cao hơn

627% so với nhóm trẻ không dị tật. Yếu tố bị DTBS của người mẹ không

được đưa vào phân tích do tổng số mẫu bà mẹ có trẻ dị tật quá nhỏ, chỉ 10

đối tượng [2].

- Mẹ uống rượu khi mang thai: phụ nữ từ 15-24 tuổi có tỷ lệ trả lời

đúng là 79,2%; phụ nữ độ tuổi 25-34 là 78,1% và 35-49 tuổi là 75,3%.

Phân bố theo nghề nghiệp, tỷ lệ các câu trả lời đúng lần lượt là: 86,3% (cán

bộ); 76,6% (học sinh, sinh viên); 73,6% (buôn bán, nội trợ) và 68,0 (công

nhân, nông dân, nghề khác). Kết quả nghiên cứu của Bello cũng có nhận

định tương tự khi có 73,1% phụ nữ Ghana nhận thức được rượu là mối

nguy cơ đối với việc sinh con có DTBS [11].Các rối loạn ở thai nhi do rượu

(fetal alcohol spectrum disorders: FASDs) là một nhóm các biểu hiện bệnh

lý ở trẻ có thể xảy ra khi người mẹ uống rượu trong thời kỳ mang thai.

Những tác động này bao gồm các vấn đề về thể chất và cả các vấn đề về

hành vi và học tập có thể kéo dài suốt cuộc đời của trẻ. Không có liều

lượng rượu an toàn, không có thời gian uống rượu an toàn và loại rượu

Page 60: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

56

thích hợp để uống trong thời kỳ mang thai. Những rối loạn này có thể

phòng ngừa được 100% nếu phụ nữ không uống rượu khi mang thai [6]

- Hút thuốc: phụ nữ từ 25-34 tuổi có tỷ lệ trả lời đúng (87,9%) cao hơn

phụ nữ độ tuổi 15-24 (87,5%) và 35-49 tuổi (80,9%). Theo nghề nghiệp, tỷ

lệ các câu trả lời đúng lần lượt là: 92,8% (cán bộ); 89,4% (học sinh, sinh

viên); 80,8% (buôn bán, nội trợ) và 81,3% (công nhân, nông dân, nghề

khác). Theo kết qủa khảo sát 607 bà mẹ có con 0-5 tuổi trên 4 tỉnh địa bàn

khảo sát (Bộ y tế), số bà mẹ ghi nhận có thói quen hút thuốc lá, rượu bia là

rất hạn chế. Tổng số có 1 bà mẹ (0,2%) (trong nhóm không có con bị dị tật)

có thói quen uống rượu, và 2 bà mẹ (0,4%) (trong nhóm không có con bị dị

tật) có thói quen hút thuốc là. Trên thực tế, địa bàn khảo sát được chọn là

các vùng nông thôn Việt Nam trên 4 tỉnh địa bàn, nơi đại diện cho hơn 70%

dân số. Như vậy, vấn đề thói quen xấu như hút thuốc là và uống rượu bia

không thực sự là nguy cơ tiềm ẩn với đại đa số phụ nữ Việt nam [2].

- Dùng một số thuốc trong khi mang thai: phụ nữ từ 25-34 tuổi có tỷ lệ

trả lời đúng (78,6%) cao hơn phụ nữ độ tuổi 15-24 (65,6%) và 35-49 tuổi

(51,7%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05).Theo nghề nghiệp, tỷ lệ các câu trả

lời đúng của nhóm phụ nữ là cán bộ (84,3%) và học sinh, sinh viên (83,0%)

cao hơn so với nhóm phụ nữ buôn bán, nội trợ (59,2%) và phụ nữ là công

nhân, nông dân, nghề khác (48%) (p<0,05). Nghiên cứu của A. Bello

(2013) trên 433 phụ nữ mang thai ở Ghana về yếu tố nguy cơ sinh con có

DTBS ghi nhân có 87,8% phụ nữ cho rằng trong thời gian mang thai có

uống một số thuốc không được bác sĩ kê đơn là nguyên nhân hàng đầu, cao

nhất trong số các nguy cơ được đưa ra [11]. Bi kịch “Thadiomide” là một

ví dụ. Thadiomide là một loại thuốc an thần dùng để cải thiện tình trạng ốm

nghén đầu thai kỳ được phụ nữ mang thai sử dụng nhiều ở Châu Âu vào

thập niên 1950. Nó được ghi nhận là nguyên nhân gây nên các dị tật như

Page 61: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

57

ngắn chi, thiếu chi, không có chi và các cơ quan nội tạng phát triển không

bình thường của hàng ngàn trẻ em sinh ra trên thế giới [18].

- Nhiễm khuẩn, virus trong thai kỳ: phụ nữ từ 25-34 tuổi có tỷ lệ trả

lời đúng (77,7%) cao hơn phụ nữ độ tuổi 15-24 (50%) và 35-49 tuổi (55%)

có ý nghĩa thống kê với p<0,05. phụ nữ là học sinh, sinh viên và cán bộ có

tỷ lệ các câu trả lời đúng là 83% và 76,5%; cao hơn so với nhóm phụ nữ

buôn bán, nội trợlà 56,8% và phụ nữ là công nhân, nông dân, nghề khác là

49,3% với p<0,05. Kết quả “Khảo sát thực trạng dị tật bẩm sinh và các yếu

tố nguy cơ tới phụ nữ khi mang thai tại một số tỉnh” của Bộ Y Tế (2013) đã

báo cáo nhóm phụ nữ từng có bệnh khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp tới

tình trạng DTBS của con trẻ, có mối tương quan ý nghĩa với p< 0,001. Các

bệnh thường gặp là cảm cúm (61%), sốt/sốt rét (12%), trong khi bệnh tiểu

đường hay viêm sinh dục có tỷ lệ dưới 5%. Tình trạng sốt cao ảnh hưởng

đáng kể tới nguy cơ sinh con DTBS khi tỷ lệ bị sốt cao ở nhóm bà mẹ sinh

con dị tật là 14,1% cao hơn nhiều tỷ lệ 3,7% ở nhóm trẻ không dị tật. Như

vậy, nhóm bà mẹ bị sốt cao khi mang thai có nguy cơ sinh con bị dị tật cao

hơn 77% so với nhóm bà mẹ có con không dị tật (p<0,001). Tỷ lệ có bệnh

khi mang thai trong nhóm bà mẹ có trẻ dị tật là 45,4% cao hơn so với

25,8% của nhóm bà mẹ có con không bị dị tật. Với tỷ lệ chênh OD= 2,38,

nguy cơ sinh con dị tật khi mắc bệnh trong kỳ thai sản cao hơn 138% so

với không có bệnh [2]. Năm 2011 đã xảy ra một trận dịch sốt phát ban do

virut Rubella gây ra, rất nhiều sản phụ đã bị nhiễm Rubella và hậu quả là

đã có nhiều trẻ ra đời với các dị tật bẩm sinh như điếc, chậm phát triển tâm

thần, mù v.v.... Trong thực tế, không chỉ Rubella, mà một số nhiễm trùng

do một số virut, vi khuẩn hoặc đơn bào khác như Toxoplasma,

Cytomegalovirus, xoắn khuẩn giang mai, virut gây bệnh thủy đậu v.v...

Page 62: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

58

cũng có thể gây ra những tổn thương và dị tật nghiêm trọng cho thai nhi

nếu bà mẹ bị mắc trong quá trình mang thai [6].

4.2.3. Kiến thức về dự phòng dị tật bẩm sinh

Khi khảo sát kiến thức về dự phòng DTBS trên 400 phụ nữ độ tuổi

sinh sản chúng tôi ghi nhận được:

- Sử dụng muối iod trong khi mang thai: chỉ có 12% công nhân-nông

dân-ngành khác nhận thức được tầm quan trọng của iod trong thời kỳ thai

nghén, thấp hơn so với 3 nhóm nghề nghiệp còn lại là cán bộ 57,5%; học

sinh-sinh viên 51,1%; buôn bán-nội trợ 32% (p<0,05). Phân bố theo tuổi,

phụ nữ độ tuổi từ 25-34 có tỷ lệ trả lời đúng là 50,2% cao nhất và thấp nhất

là phụ nữ 15-24 tuổi với 21,9% có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhóm phụ

nữ không có thai có tỷ lệ trả lời đúng cao hơn nhóm phụ nữ có thai có ý

nghĩa thống kê p<0,05. Kết quả nghiên cứu của Bello (2013) ghi nhận có

42,2% phụ nữ mang thai ở Ghana biết được vai trò của iod trong dự phòng

DTBS, tương tự với tỷ lệ chung trên 400 phụ nữ được khảo sát ở nghiên

cứu này là 40,3% [11]. Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF)chỉ ra rằng

thiếu iodlà nguyên nhân quan trọng nhấtgây ra tổn thương não và chậm

phát triển trí tuệ có thể phòng ngừa nhất. Rối loạn thiếu iod có thể gây sẩy

thai tự nhiên, tử vong chu sinh, chậm phát triển trí tuệ và các khuyết tật

thính giác. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này phụ thuộc vàomức độ

thiếu iod của người mẹ khi mang thai. Năm 1998, ước tính60.000 trẻ em

được sinh ra trên toàn thế giới với rối loạn thiếu iod ở mức độ nặng dẫn đến

đần độn [13].

- Sử dụng acid folic: tỷ lệ trả lời đúng của phụ nữ nhóm 15-24 tuổi

(17,7%) thấp hơn nhóm 24-35 tuổi (55,3%) và nhóm 35-49 tuổi (50,6%) có

ý nghĩa thống kê (p<0,05). Phân bố theo ngành nghề, chỉ có 10,7% phụ nữ

là công nhân-nông dân biết được acid folic có thể ngăn ngừa DTBS, thấp

Page 63: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

59

hơn so với 3 nhóm nghề nghiệp còn lại là cán bộ 66%; học sinh, sinh viên

55,3%; buôn bán, nội trợ 36,8% (p<0,05). Nhóm phụ nữ không có thai có

tỷ lệ trả lời đúng cao hơn nhóm phụ nữ có thai có ý nghĩa thống kê p<0,05.

Tác giả Unusan N (2003) khảo sát trên 818 phụ nữ đã lập gia đình và sinh

con trong vòng 12 tháng trước đó ở Thổ Nhĩ Kỳ đã cho biết, chỉ có 22%

người được hỏi đã nghe hay đọc thông tin về acid folic, chỉ 13% phụ nữ có

kiến thức acid folic có thể ngăn ngừa dị tật ống thần kinh nhưng chỉ có 2,9

% đã bổ sung acid folic hàng ngày trước khi mang thai [19]. Kết quả

nghiên cứu của Lauria L (2014) chỉ ra rằng, có 93,4% phụ nữ trong nghiên

cứu này biết được vai trò của acid folic trong việc làm giảm nguy cơ sinh

con bị dị tật ống thần kinh. Từ năm 2006, hệ thống y tế quốc gia Ý cung

cấp axit folic miễn phí cho tất cả phụ nữ dự định có thai.Những biện pháp

này đã giúp tăng việc sử dụng axit folic trong những năm gần đây ở đất

nước này [14].

- Tiêm ngừa một số vaccine (Rubella, cúm, thủy đậu...) trước khi

mang thai: phụ nữ độ tuổi từ 25-34 có tỷ lệ trả lời đúng là 82,3% cao hơn

nhóm 35-49 tuổi là 58,4% và phụ nữ 15-24 tuổi là 43,8% (p<0,05). Phụ nữ

là công nhân-nông dân-ngành khác có tỷ lệ trả lời đúng là 37,3% thấp hơn

so với 3 nhóm nghề nghiệp còn lại là cán bộ 83,7%; học sinh-sinh viên

66%; buôn bán-nội trợ 67,2% (p<0,05). Phụ nữ không có thai có tỷ lệ câu

trả lời đúng là 68,2% còn nhóm đang có thai là 67,1%. Sự khác biệt này

không có ý nghĩa thống kê p>0,05. Phụ nữ mang thai bị nhiễm virus

Rubella rất nguy hiểm vì có thể gây nên hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ

sơ sinh. Và đây thật sự là gánh nặng của một quốc gia. Mẹ mang thai

nhiễm Rubella, đặc biệt là 3 tháng đầu, sẽ để lại hậu quả cho bào thai và

khi trẻ sinh ra sẽ có nhiều dị tật như điếc, đầu nhỏ, tim bẩm sinh, chậm phát

triển tâm thần, đục thủy tinh thể… [6]. Ở các nước phát triển, vaccine ngừa

Page 64: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

60

nhiễm Rubella đã được vào chương trình vaccine quốc gia 3 trong 1: ngừa

sởi để tránh những biến chứng ở trẻ em, ngừa quai bị gây viêm tinh hoàn ở

trẻ trai và ngừa bệnh rubella ở phụ nữ mang thai. Chương trình quốc gia

của nước ta chỉ đủ sức thanh toán sởi nên chưa có chủng ngừa rubella do

đó việc phòng ngừa sẽ đặt ra cho từng cá nhân.

- Khám thai định kỳ: tỷ lệ trả lời đúng của phụ nữ nhóm 15-24 tuổi

(27,1%) thấp hơn nhóm 24-35 tuổi (59,1%) và nhóm 35-49 tuổi (53,9%) có

ý nghĩa thống kê (p<0,05). Phụ nữ làcông nhân-nông dân có tỷ lệ trả lời

đúng là 14,7% thấp hơn so với 3 nhóm nghề nghiệp còn lại là cán bộ

71,3%; học sinh-sinh viên 63,9%; buôn bán-nội trợ 40,8% (p<0,05). Nhóm

phụ nữ không có thai có tỷ lệ trả lời đúng cao hơn nhóm phụ nữ có thai có

ý nghĩa thống kê p<0,05. Nghiên cứu của Bello cho thấy tỷ lệ lớn người

tham gia, 371 (83,7%) đồng ý rằng khám thai thường xuyên với nhân viên

chăm sóc sức khỏe trong suốt thời gian mang thai có thể sẽ làm giảm nguy

cơ sinh con có DTBS dựa trên kiến thức về các biện pháp phòng ngừa mà

họ nhận được [11].

4.2.4. Kiến thức về sàng lọc phát hiện DTBS để can thiệp hoặc điều

trị sớm

Qua khảo sát 400 phụ nữ ở độ tuổi sinh sản về sàng lọc phát hiện

DTBS để can thiệp hoặc điều trị sớm, khi chia theo nhóm tuổi, có thể thấy

tỷ lệ trả lời đúng cao nhất ở nhóm tuổi 25-34 và thấp nhất ở nhóm tuổi 15-

24. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Theo nghề nghiệp,

câu trả lời đúng kiến thức về sàng lọc trước sinh và sơ sinh có tỷ lệ thấp

nhất ở nhóm phụ nữ là công nhân-nông dân (45,3% và 10,7%) trong khi tỷ

lệ phụ nữ là cán bộ có câu trả lời đúng cao nhất (75,8% và 36,6%). Sự khác

biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ phụ nữ không mang thai trả lời

đúng về sàng lọc trước sinh là 69,1%; cao hơn so với nhóm phụ nữ mang

Page 65: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

61

thai là 57,3% (p<0,05). Về sàng lọc sau sinh, nhóm phụ nữ không có thai tỷ

lệ trả lời đúng là 26,7% và nhóm phụ nữ có thai là 18,9%. Sự khác biệt này

không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả “Khảo sát thực trạng dị tật

bẩm sinh và các yếu tố nguy cơ tới phụ nữ mang thai tại một số tỉnh.” của

Bộ Y Tế năm 2013 cho thấy phụ nữ có kiến thức về nguy cơ dị tật bẩm

sinh và sàng lọc trước và sau sinh có số con bị dị tật ít hơn 64,5% [2].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ phụ nữ mang thai có kiến thức

chung về yếu tố nguy cơ, dự phòng và sàng lọc phát hiện sớm để can thiệp

và điều trị DTBS hầu hết đều thấp hơn so với nhóm không mang thai. Con

số này có thể có yếu tố nhiễu do tỷ lệ phụ nữ đến Trung tâm chăm sóc sức

khỏe sinh sản thực hiện thủ thuật nạo phá thai cao (thai vỡ kế hoạch). Do

vậy, cần có nhiều nghiên cứu hơn về nhóm đối tượng trên để xác nhận kết

quả này.

4.2.5. Kênh thông tin về dị tật bẩm sinh mà phụ nữ nhận đƣợc

Theo kết quả khảo sát, kênh thông tin mà phụ nữ nhận được về

DTBS nhiều nhất là truyền hình với tỷ lệ là 65,8%; tiếp theo là internet

63,8%; nhân viên y tế 57,3%. Số phụ nữ có được thông tin về DTBS qua

bạn bè, tờ rơi…chỉ 5% và 8% số phụ nữ không có thông tin gì về DTBS.

Kết quả nghiên cứu “The Assessment of Turkish women's knowledge

concerning folic acid and prevention of birth defects” cho thấy, có 2,2% số

phụ nữ biết thông tin acid folic từ bác sĩ, y tá hoặc nhân viên y tế tại phòng

khám thai; 7,8% nghe nói về acid folic thông qua các phương tiện truyền

thông (truyền hình,đài phát thanh, báo và tạp chí)và 3,3% nghe nói về

nóthông qua bạn bè. Một số 8,6% số người được hỏi cho biết họ nhận

thông tin ở trường học. Internet là một nguồn chính cho phụ nữ tìm kiếm

những thông tinhọ cần [19].

KẾT LUẬN

Page 66: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

62

1. Kiến thức chung về dị tật bẩm sinh

- Tỷ lệ phụ nữ trong nhóm tuổi từ 25-34 trả lời đúng (64,2% và

75,8%) cao hơn nhóm phụ nữ độ tuổi từ 35-49 (49,4% và 61,8%) có ý

nghĩa thông kê với p<0,05.

- Nhóm phụ nữ là cán bộ có tỷ lệ các câu trả lời đúng là 70,6% và

84,3%; cao hơn so với nhóm phụ nữ buôn bán-nội trợ là 52% và 62,4%;

đồng thời cũng cao hơn nhóm phụ nữ làm công nhân-nông nhân là 52% và

60% (p<0,05).

2. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ có thể gây dị tật bẩm sinh

- Trong 4 trên 7 yếu tố nguy cơ được đề xuất (tuổi mẹ ≥ 35; mẹ bị

đái đường, béo phì; di truyền; nhiễm khuẩn, virus trong thai kỳ), phụ nữ từ

25-34 tuổi có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất trong khi phụ nữ độ tuổi 15-24 có

tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất (p<0,05).

- Đối với cả 7 yếu tố nguy cơ, phụ nữ là công nhân-nông dân đều có

tỷ lệ trả lời đúng thấp hơn so cới các nhóm phụ nữ là cán bộ; học sinh-sinh

viên (p<0,05).

- Tỷ lệ các câu trả lời đúng của nhóm phụ nữ mang thai thấp hơn so

với nhóm phụ nữ không mang thai có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

3. Kiến thức về dự phòng dị tật bẩm sinh

- Có 3 trên 4 kiến dự phòng DTBS gồm sử dụng muối iod trong khi

mang thai, bổ sung acid folic, khám thai định kỳ: phụ nữ độ tuổi từ 25-34

có tỷ lệ trả lời đúng cao hơn phụ nữ 15-24 tuổi có ý nghĩa thống kê với

p<0,05.

Page 67: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

63

- Phụ nữ làm công nhân-nông dân đều có tỷ lệ trả lời đúng về dự

phòng DTBS thấp hơn so với 3 nhóm nghề nghiệp còn lại là cán bộ, học

sinh-sinh viên và buôn bán-nội trợ (p<0,05).

- Nhóm phụ nữ không có thai có tỷ lệ trả lời đúng đều cao hơn nhóm

phụ nữ có thai có ý nghĩa thống kê p<0,05.

4. Kiến thức về sàng lọc phát hiện dị tật bẩm sinh để can thiệp hoặc

điều trị sớm

- Tỷ lệ trả lời đúng cao nhất ở nhóm tuổi 25-34 và thấp nhất ở nhóm

tuổi 15-24. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

- Câu trả lời đúng kiến thức về sàng lọc trước sinh và sơ sinh có tỷ lệ

thấp nhất ở nhóm phụ nữ là công nhân-nông dân (45,3% và 10,7%) trong

khi tỷ lệ phụ nữ là cán bộ có câu trả lời đúng cao nhất (75,8% và 36,6%)

(p<0,05).

5. Kênh thông tin về dị tật bẩm sinh

- Kênh thông tin mà phụ nữ nhận được về DTBS nhiều nhất là truyền

hình với tỷ lệ là 65,8%; tiếp theo là internet 63,8% và nhân viên y tế

57,3%.

Page 68: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

64

KIẾN NGHỊ

Sau khi thực hiện khảo sát về kiến thức dự phòng dị tật bẩm sinh trên

400 phụ nữ độ tuổi sinh sản (15-49 tuổi) đến khám tại Trung tâm chăm sóc

sức khỏe sinh sản, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

- Nâng cao vai trò truyền thông sức khỏe sinh sản trong dự phòng dị

tật bẩm sinh như kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ độ tuổi sinh sản.

Khuyến khích phụ nữ lên kế hoạch sinh con, số con, khoảng cách giữa các

con trong tương lai phù hợp với sức khỏe và khả năng tài chính.

-Tăng cường truyền thông về các yếu tố nguy cơ, dự phòng, các

phương pháp phát hiện để can thiệp và điều trị sớm một số dị tật bẩm sinh

cho phụ nữ độ tuổi sinh sản nói chung và phụ nữ tuổi từ 15-24, phụ nữ làm

công nhân-nông dân nói riêng.

- Tăng cường tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân cho các cặp

đôi có dự định kết hôn và sinh con.

- Truyền thông về dự phòng dị tật bẩm sinh nên được tăng cường

thông qua giáo dục ở các trường học.

Page 69: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ kế hoạch và đầu tư (2013), “Điều tra biến động dân số và kế hoạch

hóa gia đình thời điểm 1/4/2013- Các kết quả chủ yếu”, Hà nội,

tr 145-150.

2. Bộ Y Tế (2013), “Khảo sát thực trạng dị tật bẩm sinh và các yếu tố

nguy cơ tới phụ nữ khi mang thai tại một số tỉnh”, Hà Nội, tr 1-37.

3. PGS. TS Trần Thị Trung Chiến (2005), “Một số yếu tố liên quan đến

CLDS Việt Nam cuối TK XX”, Hà Nội, tr 36.

4. Nguyễn Thị Hoàn (2014), “Tình hình dị tật bẩm sinh tại Khoa Phụ sản

Bệnh viện Trung ương Huế”, Tạp chí phụ sản, tập 12 (03), tr 122-124.

5. Nguyễn Việt Hùng (2006), Xác định giá trị của một số phương pháp

phát hiện dị tật của thai nhi ở tuổi thi 13-26 tuần, Luận án tiến sĩ,

Trường Đại Học Y Hà Nội. tr 6-10.

6. Nguyễn Lô, Nguyễn Viết Nhân, Cao Ngọc Thành (2013), Một số nhiễm

trùng ảnh hưởng đến thai kỳ, Nhà xuất bản đại học Huế, tr 42-150.

7. Lê Tuấn Linh (2012), “Nghiên cứu sàng lọc và chẩn đoán các bất

thường số lượng nhiễm sắc thể 21, 18, 13 của thai nhi”, Luận văn

thạc sĩ, Trường Đại Học Y Dược Huế, tr 14-19.

8. Thủ tướng chính phủ, “Quyết định phê duyệt chiến lược dân số và sức

khỏe sinh sản Việt nam giai đoạn 2011-2020”, Hà Nội, ngày 14 tháng

11 năm 2011.

9. Nguyễn Anh Vũ (2011), “Nghiên cứu các dị tật hở ống thần kinh ở thai

nhi được chẩn đoán bằng siêu âm tại bệnh viện Phụ sản Trung ương

từ năm 2008 đến năm 2011”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại Học Y Hà

Nội. tr 26-29.

Page 70: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

Tiếng Anh

10. Astley S. J et al (2000), “Fetal Alcohol Syndrome (FAS) primary

prevention through Fas diagnosis: A comprehensive profile of 80 birth

mothers of children with Fas”, Alcohol and Alcoholism, pp. 509-519.

11. Bello A. I. et al (2013), "Knowledge of pregnant women about birth

defects", BMC Pregnancy & Childbirth, pp. 1-10.

12. Christianson A., Howson C. P., Modell B. (2006), "Global Report on

Birth Defects: The Hidden Toll of Dying and Disable Children",

March of Dimes,pp. 1-16.

13. Howson C. P et al (2008), “Controlling Birth Defects: Reducing the

Hidden Toll of Dying and Disabled Children in Low-Income

Countries”, Disease Control Priorities, pp.1-16.

14. Lauria L et al (2014), “Women’s knowledge and periconceptional use

of folic acid: data from three birth centers in Italya”, An International

Journal of Public Health, pp. 98-105.

15. Lobo I. (2008), "Birth defects: prevention and treatment", Nature

Education, 1 (1), pp.1-5.

16. Mashuda F et al (2014), “Partter factors associated with congenital

anomalies among young infants admitted at Bugando medical centre

Mwanza, Tanzania”, BMC Research Notes, pp.2-6.

17. Pearce E. N (2008), “Iodine in Pregnancy: Is Salt Iodization Enough?”,

J Clin Endocrinol Metab, pp. 2466-2468.

18. Smithells R. W (1999), “Recognition of Thalidomide defects”, J Med

Genet, pp.716-723.

19. Unusan N. (2004), "Assessment of Turkish women's knowledge

concerning folic acid and prevention of birth defects", Public Health

Nutrition, 7 (7), pp.851-855.

Page 71: BÁO CÁO ĐỀ TÀI - csskss.thuathienhue.gov.vncsskss.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/... · 1/1/2001 đến 31/12/2003 (chọn mẫu toàn bộ) cho thấy trong số

20. Vitale K. et al (2009), "Is level of knowedge, attitude and use of folic

acid among pregnant women in Croatia a call for public health

action?", Periodicum Biologorum, 111 (3), pp.329-335.

21. WHO (2010), Sixty – third World Health Assembly: Birth Defects.

22. WHO (2015), “Congenital anomalies”, Updated.

23. Wu D. Y. et al (2007), "Knowledge and use folic acid for prevention of

birth defects amongst Honduran women", Reproductive Toxicology,

23, pp.600-606.