bÁo cÁo thƯỜng niÊn 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

72
VietFund Management Đại dương càng sâu, châu báu càng vô giá BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 CÔNG TY LIÊN DOANH QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (VF1)

Upload: others

Post on 20-Oct-2021

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

VietFundManagement

Đại dương càng sâu, châu báu càng vô giá

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007

CÔNG TY LIÊN DOANH QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (VF1)

Page 2: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Thư gửi nhà đầu tư

Kính thưa Quý nhà đầu tư,

Với quá trình phát triển không ngừng của nền kinh tế Việt Nam, ngày càng có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên, cơ sở hạ tầng liên tục được nâng cấp và đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến môi trường sống khiến cho các cơ quan nhà nước, các đơn vị, tổ chức phải quan tâm, đó là tình hình ô nhiễm môi trường gia tăng và hệ quả là chúng ta đang phải gánh chịu hàng loạt các vấn đề như chất lượng môi trường sống, lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh và những căn bệnh thời đại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người dân.

Nhằm góp phần xây dựng ý thức và hành động bảo vệ môi trường, trong năm 2007, Công ty VietFund Management (VFM) đã tích cực tham gia nhiều hoạt động thiết thực như chương trình trồng rừng tại Cần Giờ; tài trợ cho cuộc thi “Bảo vệ môi trường” do Chi cục Bảo vệ môi trường Tp. HCM tổ chức; phát động phong trào tiết kiệm giấy, tiết kiệm điện, tiết kiệm nước trong toàn thể nhân viên công ty và các cơ quan cùng ngành.

Căn cứ vào số lượng Báo cáo Thường niên của Quỹ đầu tư VF1 (song ngữ) bao gồm 152 trang được in ấn và gửi đến hơn 5.000 nhà đầu tư của Quỹ trong năm 2006 và dự kiến số lượng nhà đầu tư tăng lên khoảng 10.000 người vào cuối năm 2007, thì số lượng Báo cáo Thường niên (BCTN) 2007 của Quỹ sẽ tiêu tốn một lượng giấy và chi phí đáng kể. Với tinh thần tiết kiệm giấy nhằm bảo vệ môi trường và được sự đồng ý của Ban đại diện, BCTN 2007 của Quỹ đầu tư VF1 sẽ bao gồm 2 phần: Bản in và bản lưu trên đĩa CD. Trong đó, nội dung trong bản in sẽ gồm nội dung báo cáo tiếng Việt và phần tóm lược của Báo cáo tài chính; toàn bộ nội dung chi tiết của Báo cáo (song ngữ) sẽ được chuyển tải thật sinh động và đầy đủ trong đĩa CD đính kèm.

Chúng tôi tin rằng việc thực hiện BCTN như vậy sẽ góp phần tiết kiệm đáng kể trong việc sử dụng giấy in, tiết kiệm chi phí in ấn, gửi thư mà vẫn có thể chuyển tải đầy đủ thông tin, báo cáo hoạt động của Quỹ đến với Quý nhà đầu tư. Ngoài ra, phong bì thư và túi xách giấy cũng được sử dụng giấy tái chế để tận dụng nguồn giấy cũ, tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

Trong những năm tiếp theo, chúng tôi cũng sẽ duy trì việc thực hiện Báo cáo Thường niên theo cách trên và tiếp tục phát động nhiều phong trào bảo vệ môi trường với nhiều hoạt động có ý nghĩa hơn nữa.

Rất mong nhận được sự ủng hộ của Quý nhà đầu tư.

Công ty VFM có kế hoạch toàn diện cho các hoạt động in ấn các tài liệu của công ty để tiết kiệm, an toàn cho môi trường, bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư.

Page 3: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Nội dung Tình hình tài chính nổi bật

Phát biểu của Chủ tịch Ban đại diện Quỹ đầu tư VF1

Phát biểu của Tổng Giám Đốc Công ty Quản lý quỹ VFM

Hoạt động của Quỹ đầu tư VF1 năm 2007

Danh mục đầu tư điển hình

Hoạt động của Ban đại diện Quỹ năm 2007

Công ty VietFund Management (VFM)

Báo cáo Tài chính (tóm tắt) của Quỹ đầu tư VF1 năm 2007

2

47

5

7

9

17

29

35

Page 4: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

NAV VF1

VN-Index

(*)

(*) Tính từ ngày thành lập Quỹ đầu tư VF1 (20/05/04)

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF12

2007 2 năm 3 nămTừ khi

thành lập

Tăng trưởng tích lũy NAV của VF1 (%) 28,1 209,0 294,5 300,7

Tăng trưởng tích lũy VN-Index (%) 23,3 201,5 287,4 254,4

Tăng trưởng bình quân năm NAV của VF1 (%) 28,1 75,8 58,0 47,0

Tăng trưởng bình quân năm VN-Index (%) 23,3 73,6 57,1 43,5

Hoạt động qua các năm

Điểm tài chính nổi bật

Tăng trưởng so với năm trước (%)

Tăng trưởng so với năm trước (%)

27,7

151,2

28,1

Page 5: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Báo Cáo Thường Niên 2007 3

Giá trị tài sản ròng và giá trị thị trường của Quỹ đầu tư VF1

Tỷ đồng

31/12/2007

Tổng giá trị tài sản ròng 3.837 tỷ đồng

Tổng số chứng chỉ quỹ 10.000.000 ccq

NAV/ccq 38.371 đồng

NAV cao nhất 12 tháng 52.041 đồng

NAV thấp nhất 12 tháng 32.042 đồng

Thị giá 27.500 đồng

Tăng trưởng NAV VF1 so với VN-Index

Tại 31/05/04 NAV VF1 = VN-Index = 100%

-

Page 6: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF14

Page 7: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Báo Cáo Thường Niên 2007 5

Qua hơn ba năm phát triển với chiến lược đầu tư đúng đắn và cùng với sự phát triển chung của thị trường, quy mô Quỹ đầu tư VF1 đã tăng trưởng từ số vốn điều lệ ban đầu 300 tỷ đồng lên tới 1.000 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV) đạt 3.837,1 tỷ đồng vào ngày 31/12/2007.

Năm 2007 là năm đầu tiên nền kinh tế Việt Nam được vận hành với tư cách là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tăng trưởng GDP đạt 8,4% và các chỉ số tăng trưởng rất ấn tượng trên mọi lĩnh vực kinh tế đã minh chứng cho những nỗ lực hiệu quả của cả nền kinh tế trước những thách thức và cơ hội trong một năm quan trọng của tiến trình hội nhập.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có thêm một năm phát triển với sự gia tăng nhanh chóng của tổng giá trị vốn hóa thị trường cũng như số lượng các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán. Với tổng giá trị vốn hoá 491 nghìn tỷ, chiếm 43% GDP, tổng số 253 doanh nghiệp niêm yết và chứng chỉ quỹ đầu tư, hơn 22 công ty quản lý quỹ, 70 quỹ đầu tư trong và ngoài nước, cùng sự tham gia của hơn 70 công ty chứng khoán, thị trường vốn Việt Nam đã thực sự có được đà phát triển vững chắc, tạo điều kiện cho những phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong những năm tới.

Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1) – quỹ đầu tư trong nước đầu tiên ra đời vào tháng 05/2004. Dù bắt đầu hoạt động trong hoàn cảnh phát triển không thuận lợi, nhiều bất cập trong khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của loại hình quỹ đầu tư, nhưng Quỹ đầu tư VF1 đã có những bước phát triển ngoạn mục để trở thành quỹ đầu tư chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam. Với định hướng đầu tư mang tính chuyên nghiệp cao, Quỹ đầu tư VF1 tiến hành đầu tư năng động trên cơ sở cấu trúc danh mục đầu tư hợp lý, tận dụng cơ hội cho sự tăng trưởng giá trị tài sản ròng của quỹ, đạt mức sinh lời cao nhưng vẫn bảo đảm được sự phát triển ổn định và an toàn của quỹ. Qua hơn ba năm phát triển với chiến lược đầu tư đúng đắn cùng

với sự phát triển chung của thị trường, vốn điều lệ của Quỹ đầu tư VF1 ban đầu từ 300 tỷ đồng nay đã tăng tới 1.000 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV) đạt 3.837,1 tỷ đồng vào ngày 31/12/2007.

Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, hoạt động đầu tư trên thị trường ngày càng hướng tới tính chuyên nghiệp cao, mang đến cơ hội và tiềm năng lớn cho các quỹ đầu tư. Với vị thế phát triển vững chắc của mình, Quỹ đầu tư VF1 sẽ tiếp tục nắm bắt những cơ hội đầu tư tốt, duy trì chiến lược đầu tư năng động và an toàn vì sự phát triển bền vững, lâu dài của quỹ.

Thay mặt cho Ban đại diện Quỹ, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Quý nhà đầu tư đã tin tưởng và ủng hộ cho sự tăng trưởng của Quỹ trong những năm qua, đặc biệt là cho việc tăng vốn điều lệ của Quỹ trong năm 2007. Tôi cũng xin thay mặt cho Quỹ cảm ơn những nỗ lực của Ban điều hành Công ty Quản lý quỹ VFM trong quản lý và vận hành Quỹ đầu tư VF1. Trân trọng cảm ơn Bộ tài chính, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM và các cơ quan hữu quan đã quan tâm, hỗ trợ cho sự phát triển của Quỹ đầu tư VF1 suốt trong những năm qua.

Trân trọng,TM. Ban đại diện Quỹ

Phan Đào Vũ Chủ tịch

Phát biểu của Chủ tịchBan đại diện Quỹ đầu tư VF1

Page 8: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF16

Page 9: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Báo Cáo Thường Niên 2007 7

Phát biểu của Tổng Giám đốc Công ty VFM

Quỹ đầu tư VF1 sẽ duy trì chiến lược đầu tư năng động và an toàn, chú trọng vào hiệu quả hoạt động và tiềm năng tăng trưởng của công ty đầu tư nhằm duy trì danh mục đầu tư cân đối, đa dạng và mang tính chiến lược. Chúng tôi tin tưởng rằng Quỹ đầu tư VF1 sẽ tiếp tục phát huy vị thế phát triển vững chắc của mình trong năm 2008 và trong suốt quá trình hoạt động.

Kính thưa Quý nhà đầu tư,

Năm 2007 tiếp tục ghi nhận một năm hoạt động thành công của Quỹ đầu tư VF1. Quỹ đầu tư VF1 đã thành công trong đợt tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng. Với chiến lược đầu tư năng động, Quỹ đầu tư VF1 đã tận dụng các cơ hội biến động của thị trường để thanh hoán và giải ngân hiệu quả đúng thời điểm. Và kết quả hoạt động năm 2007 của Quỹ đầu tư VF1 đạt được thật ấn tượng: quy mô quỹ tăng 145% so với năm 2006, giá trị tài sản ròng (net asset value - NAV)/đơn vị quỹ tăng 28,1% so với 23,3% của VN-Index. Như vậy, sau hơn ba năm kể từ ngày đi vào hoạt động, NAV đạt mức tăng trưởng 300,7% so với 254,4% của VN-Index trong cùng thời gian. Theo số liệu đánh giá của tổ chức LCF Rothschild, Quỹ đầu tư VF1 tiếp tục được xếp vào nhóm các quỹ đầu tư trong nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất tại Việt Nam.

Sang năm 2008, thị trường chứng khoán được dự báo sẽ bước sang giai đoạn quá độ cho một chu kỳ phát triển mới. TTCK của nền kinh tế mới nổi Việt Nam được hưởng lợi từ sự phát triển của nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng cao và sẽ tiếp tục tăng trưởng vượt bậc cả về nguồn vốn tham gia lẫn nguồn cung. Bên cạnh đó, thị trường cũng sẽ đối diện với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trong hoạt động đầu tư và những tác động từ sự bất ổn của kinh tế thế giới. Những yếu tố này mở ra tiềm năng lẫn thách thức cho thị trường

trong giai đoạn phát triển mới. Đây chính là cơ hội để Quỹ đầu tư VF1 đẩy mạnh việc tái cơ cấu và kiện toàn danh mục theo tiêu chí và mục tiêu của quỹ đầu tư cân bằng. Quỹ đầu tư VF1 sẽ duy trì chiến lược đầu tư năng động và an toàn, chú trọng vào hiệu quả hoạt động và tiềm năng tăng trưởng của công ty đầu tư nhằm duy trì danh mục đầu tư cân đối, đa dạng và mang tính chiến lược. Chúng tôi tin tưởng rằng Quỹ đầu tư VF1 sẽ tiếp tục phát huy vị thế phát triển vững chắc của mình trong năm 2008 và trong suốt quá trình hoạt động.

Thay mặt Công ty Quản lý quỹ VFM, tôi chân thành cảm ơn và đánh giá rất cao sự tín nhiệm và hợp tác của Quý nhà đầu tư, các cơ quan hữu quan và các cộng sự trong suốt thời gian qua. Công ty VFM rất mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và cộng tác quý báu từ tất cả quý vị cho sự thành công của Quỹ đầu tư VF1.

Trân trọng,

Trần Thanh Tân Tổng Giám đốc

Page 10: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF18

Hoạt động củaQuỹ đầu tư VF1

năm 2007

Page 11: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Báo Cáo Thường Niên 2007 9

Hoạt động củaQuỹ đầu tư VF1

năm 2007

Page 12: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF110

Hoạt động giải ngânTổng giá trị giải ngân năm 2007 đạt 1.715,4 tỷ đồng, tăng 142,2% so với năm trước và bằng 103% số vốn mới huy động. 83,9% giá trị giải ngân của Quỹ đầu tư VF1 được thực hiện chủ yếu vào sáu tháng cuối năm, thời điểm mà thị trường chứng khoán có nhiều thuận lợi cho hoạt động đầu tư.

Trong năm 2007, Quỹ đầu tư VF1 tiếp tục phát huy chiến lược đầu tư vào các ngành có tiềm năng tăng trưởng cao tập trung vào 3 ngành chủ đạo gồm Hạ tầng - bất động sản, Dịch vụ tài chính - ngân hàng và Vật liệu - khai khoáng. Giá trị giải ngân vào ba nhóm ngành trên chiếm 57.2% tổng giá trị giải ngân (so với 44.6% của năm 2006).

Các khoản đầu tư tiêu biểu trong năm gồm Công ty CP Phân Đạm và Hóa chất Dầu khí (DPM), Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (SJS), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Công ty CP Sông Đà 10 (SDT), Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Đầu Tư và Kinh Doanh Nhà (Intresco), Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVS)...

Giá trị giải ngân (Tỷ đồng)

387,2

240,1

708,3

1.715,4

2004 2005 2006 2007

Giải ngân theo ngành (%)

Tiến độ giải ngân theo quý (Tỷ đồng)

1.715,4

Q.II Q.III Q.IV cả nămQ.I

2007

2006

377,5

830,3

708,3

196,5

79 103,6140,7

86,5

609,6

Page 13: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Báo Cáo Thường Niên 2007 11

Trong năm 2007, tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu niêm yết của Quỹ đầu tư VF1 đạt 45,9% (so với 32% trong năm 2006). Cổ phiếu chưa niêm yết và trái phiếu lần lượt chiếm 35% và 19,1%.

CP chưa niêm yết

CP niêm yết

Trái phiếu

Cơ cấu giải ngân theo loại chứng khoán (%)

32,018,1

49,9

2006 2007

35,0

19,1

45,9

70,2% giá trị giải ngân được đầu tư vào các dự án mới bao gồm 13 công ty thông qua hình thức đấu giá, phát hành riêng lẻ và đầu tư trên sàn giao dịch chứng khoán.

Cơ cấu giải ngân theo loại hình đầu tư (%)

Đầu tư mới

Đầu tư thêm

18,0

82,0

2006 2007

29,8

70,2

Page 14: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF112

năm 2006 năm 2007

51,8% giá trị thanh hoán trong năm 2007 tập trung vào 3 nhóm ngành: (1) Thực phẩm - nước giải khát; (2) Thiết bị công nghệ; (3) Dịch vụ tài chính - ngân hàng.

Tình hình thanh hoáncác khoản đầu tư

Trong năm 2007, Quỹ đầu tư VF1 thanh hoán các khoản đầu tư không còn phù hợp với tiêu chí đầu tư của quỹ và các khoản đầu tư đã đạt lợi nhuận kỳ vọng để thay bằng khoản đầu tư có tiềm năng tăng trưởng cao hơn. Tổng giá trị thanh hoán thực hiện trong năm 2007 đạt 524,0 tỷ đồng, bằng 118% so với năm 2006.

Giá trị thanh hoán (Tỷ đồng)

2004 2005 2006 2007

117

524,0

0

Thanh hoán theo ngành (%)

Hàng hóa công nghiệp

13,6

444,9

Page 15: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Báo Cáo Thường Niên 2007 13

77,9% giá trị thanh hoán trong năm 2007 tập trung chủ yếu vào cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu chưa niêm yết chiếm 22,1%.

CP chưa niêm yết

CP niêm yết

Trái phiếu

Cơ cấu thanh hoán (%)

22,1

77,9

20072006

27,1

19,5

53,4

Lợi nhuận từ thanh hoán trong năm đạt 359,6 tỷ đồng, trong đó cổ phiếu niêm yết đóng góp 77,1%, 22,9% từ cổ phiếu chưa niêm yết. Tỷ suất lợi nhuận/Vốn đầu tư bình quân của các khoản đầu tư đã thanh hoán trong năm 2007 đạt 218,7%.

CP chưa niêm yết

CP niêm yết

Trái phiếu

Cơ cấu lợi nhuận từ thanh hoán (%)

22,977,1

20072006

74,22,2

23,6

Page 16: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF114

Tổng thu nhập ròng của năm 2007 đạt 749,9 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận ròng đã thực hiện chiếm 35,6% và lợi nhuận chưa thực hiện chiếm 64,4% (2006: 9% và 91%). Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng bình quân năm 2007 đạt 31,4%.

2007 2006 2007/2006 (%)

Lợi nhuận ròng đã thực hiện (tỷ đồng) 267,2 86,1 310,3

Lợi nhuận ròng chưa thực hiện (tỷ đồng) 482,7 875,4 55,1

Tổng lợi nhuận trong kỳ (tỷ đồng) 749,9 961,5 78,0

Cơ cấu thu nhập theo loại hình đầu tư năm 2007 không thay đổi nhiều so với năm 2006 và tương ứng với cơ cấu danh mục đầu tư, trong đó, cổ phiếu niêm yết chiếm chủ yếu với 67,8% tổng lợi nhuận và cổ phiếu chưa niêm yết chiếm 27,7%.

Kết quả hoạt động

Cơ cấu thu nhập theo loại hình đầu tư (%)

Dịch vụ tài chính - Ngân hàng

Hạ tầng, Bất động sản

Vật liệu, khai khoáng

Công nghiệp năng lượng

Thực phẩm - Nước giải khát

Vận tải

Dược phẩm, y tế

Hàng tiêu dùng

Hàng hóa công nghiệp

Thiết bị công nghệ

Dịch vụ phân phối

Tiện ích công cộng

Trái phiếu

-

Cơ cấu lợi nhuận theo ngành (%)

Lợi nhuận chủ yếu tập trung ở nhóm ngành đầu tư chủ đạo của Quỹ đầu tư VF1 gồm (i) Hạ tầng – bất động sản (ii) Dịch vụ tài chính – ngân hàng và (iii) Vật liệu - khai khoáng. Riêng 3 nhóm ngành này đóng góp đến 58,8% lợi nhuận từ đầu tư.

CP chưa niêm yết

CP niêm yết

Trái phiếu

Lãi ngân hàng27,7

0,2 4,3

67,8

20072006

59,3

39,6

0,6 0,5

năm 2006 năm 2007

Page 17: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Báo Cáo Thường Niên 2007 15

Cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư

Dịch vụ tài chính - Ngân hàng

Hạ tầng, Bất động sản

Vật liệu, khai khoáng

Công nghiệp năng lượng

Thực phẩm - Nước giải khát

Vận tải

Dược phẩm, y tế

Hàng tiêu dùng

Hàng hóa công nghiệp

Thiết bị công nghệ

Dịch vụ phân phối

Tiện ích công cộng

Trái phiếu

Tài sản khác

Danh mục đầu tư theo ngành (%)

Giá trị đầu tư vào chứng khoán chiếm 89,5% trong tổng giá trị tài sản ròng của quỹ. Tiền mặt và các khoản phải thu chiếm 7,9% NAV nhằm tạo sự linh động cho quỹ trong việc nắm bắt cơ hội đầu tư thị trường.

Năm 2007, danh mục đầu tư của Quỹ đầu tư VF1 tiếp tục được xây dựng theo chiến lược đa dạng và tập trung vào các ngành có tiềm năng tăng trưởng cao. Tỷ trọng các ngành Thực phẩm – nước giải khát và Công nghiệp năng lượng giảm gần 50%, trong khi Hạ tầng – bất động sản, vốn được xem là ngành có tiềm năng tăng trưởng cao được tăng lên gấp đôi về quy mô. Tại thời điểm 31/12/2007, danh mục đầu tư gồm 12 nhóm ngành, trong đó ba nhóm ngành (i) Dịch vụ tài chính – ngân hàng, (ii) Hạ tầng – bất động sản và (iii) Vật liệu – khai khoáng chiếm 52,6% tổng giá trị tài sản ròng của Quỹ đầu tư VF1.

Cơ cấu tài sản (%)

CP chưa niêm yết

CP niêm yết

Trái phiếu

Tiền và các khoản phải thu

Ứng trước các khoản đầu tư

47,349,0

0,6 3,1

31/12/2006 31/12/2007

31/12/2006 31/12/2007

8,5 7,92,6

31,3

49,7

Page 18: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net
Page 19: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Danh mục đầu tư điển hình

Page 20: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Danh Mục Đầu Tư Điển Hình

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB)

Vốn hóa thị trường (tỷ đồng)Tổng tài sản (tỷ đồng)Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)Cho vay/ Huy động (%)ROE (%)Tăng trưởng EPS (%)P/E (x) P/B (x)Tỷ suất cổ tức (%)

16.643,744.645,0

505,445,434,4(6.1)30,310,1

2,5

43.133,087.148,91.769,5

41,436,939,523,55,43,4

Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam

Triển vọng

Tỷ lệ tài khoản/tổng dân số tại Việt Nam khoảng 8% (7 triệu tài khoản/87 triệu dân) và tỷ lệ cho vay/GDP khoảng 70%, còn thấp so với các nước đang phát triển. Do đó ngành ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng bán lẻ, được đánh giá là ngành tiềm năng với tốc độ tăng trưởng khoảng 20%/năm trong vòng 5 năm tới.

ACB đón đầu xu hướng phát triển của thị trường thông qua mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư cho công nghệ, phát triển và đa dạng hóa sản phẩm với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

2007(*) 2006

ROI (% p.a) N/A 15,9 15,9

2006 2007 Lũy kế đến 31/12/2007

-Index

0

(*) Số liệu chưa kiểm toán

Đứng đầu trong khối ngân hàng TMCP với thị phần cho vay và huy động 12%.

Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất ngành, gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng của toàn ngành. Tăng trưởng bình quân tổng tài sản, vốn huy động, và cho vay lần lượt là 68%, 61%, và 75% trong 3 năm từ 2005 – 2007.

Là ngân hàng tiên phong triển khai và giữ vị trí hàng đầu trong các dịch vụ như hợp đồng lựa chọn, vàng, dịch vụ cho vay cá nhân, cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà, và đặc biệt là cho vay tín chấp.

Mạng lưới hoạt động bao gồm 111 chi nhánh, phòng giao dịch tập trung tại các tỉnh thành kinh tế trọng điểm của Việt Nam và 250 máy ATM đi vào hoạt động cuối năm 2007, chiếm 9% thị phần máy ATM toàn quốc. Cung cấp sản phẩm, dịch vụ đa dạng (200 sản phẩm) cho khách hàng.

ASIA COMMERCIAL BANK

Page 21: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Danh Mục Đầu Tư Điển Hình

ROI (% p.a) 325,8 -6,3 323,8

2006 2007 Lũy kế đến 31/12/2007

Ngân hàng Thương mại Cổ phầnXuất nhập khẩu Việt Nam(Eximbank)

Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn chủ sở hữu lớn nhất Việt Nam

Ngân hàng TMCP dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu với mạng lưới 640 ngân hàng đại lý tại 65 quốc gia và vũng lãnh thổ. Đặc biệt, trong năm 2006, Eximbank đã đạt giải thưởng “Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2006” do HSBC trao tặng.

Là một trong 4 ngân hàng TMCP có quy mô lớn và lợi nhuận cao; bao gồm ACB, Sacombank, Techcombank, và Eximbank.

Ngân hàng TMCP có vốn chủ sở hữu lớn nhất Việt Nam, khoảng 13.000 tỷ đồng, trong đó thặng dư vốn từ phát hành cho đối tác chiến lược trong nước và nước ngoài khoảng 9.000 tỷ đồng.

Triển vọng

Với đặc trưng là ngân hàng bán sỉ, EXIMBANK đang tập trung vào phân khúc thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn là phân khúc thị trường đầy tiềm năng khi mà 90% doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với tỷ lệ xuất nhập khẩu/GDP của Việt Nam khoảng 150%, thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu tiếp tục là một mảng hoạt động tiềm năng.

Việc ngân hàng Sumitomo trở thành cổ đông chiến lược của Eximbank sẽ hỗ trợ phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hợp tác về tài trợ thương mại, chia sẻ kinh nghiệm về quản trị doanh nghiệp...

Vốn hóa thị trường (tỷ đồng)Tổng tài sản (tỷ đồng)Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)Cho vay/Huy động (%)ROE (%)Tăng trưởng EPS (%)P/E (x)P/B (x)Tỷ suất cổ tức (%)

14.368,0 33.721,6

463,475,8 11,2

(18,9)22,42,32,7

16.185,2 18.323,8 258,5

63,2 18,6

715,0 46,6 8,3

1,3

2007(*) 2006

(*) Số liệu chưa kiểm toán

Eximbank16

12

8

4

0

Page 22: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Danh Mục Đầu Tư Điển Hình

ROI (% p.a) 140,8 124,0 264,8

2006 2007 Lũy kế đến 31/12/2007

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVS)

Một trong những công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam

Triển vọng

Việc phát triển thị trường chứng khoán là một trong những mục tiêu quan trọng của Chính phủ trong việc phát triển thị trường vốn. Dự kiến giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán đến năm 2010 sẽ đạt khoảng 100% GDP.

Nhằm đón đầu xu hướng phát triển mạnh của TTCK, BVS đẩy mạnh đầu tư vào nhân sự và hệ thống công nghệ thông tin tạo nền tảng cho định hướng trở thành công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam.

Vốn hóa thị trường (tỷ đồng)Tổng tài sản (tỷ đồng)Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)Tỉ suất lợi nhuận ròng (%)ROE (%)Tăng trưởng EPS (%)P/E (x)P/B (x)Tỷ suất cổ tức (%)

3.225,0

92,250,955,221,4

320,621,9

7,70,9

3.150,0

396,7215,854,441,946,814,65,21,0

2007(*) 2006

(*) Số liệu chưa kiểm toán

Chiếm 70% thị phần bảo lãnh phát hành (BLPH) với tổng giá trị BLPH cổ phiếu đạt 2.800 tỷ đồng và tổng giá trị BLPH trái phiếu lên đến 1.500 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2007.

Là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực tư vấn bao gồm tư vấn chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tư vấn tài chính doanh nghiệp, phát hành chứng khoán huy động vốn, và tư vấn niêm yết.

Duy trì vị thế hàng đầu trong mảng hoạt động môi giới với 15% thị phần giao dịch và 10% tổng số tài khoản giao dịch cả nước.

Page 23: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Danh Mục Đầu Tư Điển Hình

ROI (% p.a) N/A 28,2 28,2

2006 2007 Lũy kế đến 31/12/2007

Công Ty Cổ phần Đầu Tư và Kinh Doanh Nhà (Intresco)

Công ty phát triển bất động sản hàng đầu TP. Hồ Chí Minh

Triển vọng

Tp. HCM đặt mục tiêu có 107 triệu m2 nhà ở vào 2010, tương đương 14,2 m2 mỗi đầu người, tương ứng tốc độ tăng trưởng hàng năm 35% kể từ 2007. Nhu cầu nhà ở tăng mạnh trong những năm gần đây và dự kiến sẽ tiếp tục xu hướng tăng trưởng này trong thời gian tới.

Nhu cầu cao ốc văn phòng tại Tp. HCM hiện rất cao và tiếp tục tăng mạnh. Trong vòng 3 năm tới, dự kiến nhu cầu văn phòng cho thuê vẫn cao hơn lượng cung mới, đặc biệt với các cao ốc loại A và ở khu vực trung tâm Tp.HCM (Quận 1 và Quận 3).

2007(*) 2006

Vốn hóa thị trường (tỷ đồng)Doanh thu (tỷ đồng)Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)Tỷ suất lợi nhuận ròng (%)ROE (%)Tăng trưởng EPS (%)P/E (x)P/B (x)Tỷ suất cổ tức (%)

n/a409,6

27,36,7

54,574,415,9

8,51,1

2.823,5709,6100,014,117,6-5,116,78,41,1

(*) Số liệu ước tính

Công ty chuyên cung cấp dịch vụ xây dựng, bê tông cầu kiện, đầu tư và kinh doanh bất động sản với gần 25 năm kinh nghiệm, cổ phần hóa từ công ty thành viên của Tổng công ty Địa Ốc Sài Gòn (Resco) từ năm 2000.

Hai mảng hoạt động chủ yếu là kinh doanh nhà (44% doanh thu) và xây lắp (37% doanh thu). Công ty chuyên phát triển các dự án địa ốc, chủ yếu là khu dân cư, căn hộ và văn phòng cho thuê trên địa bàn Tp. HCM.

Công ty đã và đang thực hiện hơn 30 dự án bất động sản với tổng diện tích gần 250 ha trên địa bàn Quận 2, Quận 3, Quận 9, huyện Nhà Bè và Bình Chánh. Dự kiến trong giai đoạn 2007-2012, công ty đạt tổng doanh thu trên 11.000 tỷ và lợi nhuận gộp gần 2.500 tỷ từ các dự án này.

5

10

15

20

25

30 Intresco

Page 24: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Công Ty Cổ Phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL)

Tập đoàn tư nhân hàng đầu về bất động sản

Triển vọng

Với quỹ đất hơn 800.000 m2, HAGL định hướng trở thành một trong những công ty bất động sản hàng đầu Việt Nam với mục tiêu trên 2 triệu m2 sàn trong giai đoạn 2007-2012 nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở đang tăng trưởng mạnh. Ngoài ra, HAGL còn mở rộng hoạt động qua mảng tiềm năng như trồng và khai thác cao su ở Việt Nam và Lào, thủy điện ở Gia Lai.

Danh Mục Đầu Tư Điển Hình

Vốn hóa thị trường (tỷ đồng)Doanh thu (tỷ đồng)Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)Tỷ suất lợi nhuận ròng (%)ROE (%)Tăng trưởng EPS (%)P/E (x)P/B (x)Tỷ suất cổ tức (%)

n/a659,5104,215,821,9n/a

32,814,5n/a

17.940,12.500578,830,946,15,8

30,99,11,7

2007(*) 2006

(*) Số liệu ước tính

Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam với lịch sử phát triển hơn 15 năm với hoat động chủ đạo là phát triển và kinh doanh bất động sản và các ngành sản xuất phụ trợ như gỗ, đá granite, thủy điện, cao su….

Sở hữu các nhà máy gỗ có công suất lớn nhất Việt Nam; nhà máy đá granite; hàng loạt các bất động sản, khách sạn, và khu nghỉ mát với tổng diện tích hơn 800.000 m2 ở những vị trí rất thuận lợi ở một số thành phố lớn như Tp. HCM, Đà Nẵng, Pleiku, Buôn Mê Thuột, Đà Lạt… với năng lực đầu tư và kinh doanh tốt.

Có lợi thế cạnh tranh phát triển các căn hộ cao cấp nhờ vào (i) quỹ đất lớn ở vị trí đắc địa; (ii) cộng lực với mảng sản xuất đá, gỗ và xây dựng; và (iii) năng lực thực hiện dự án tốt.

2006 2007 Lũy kế đến 31/12/2007

ROI (% p.a) N/A 7,8 7,8

Page 25: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Danh Mục Đầu Tư Điển Hình

Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông ĐàMột trong những doanh nghiệp bất động sản hàng đầu Việt Nam với quỹ đất trên 2000 ha quanh khu vực Hà Nội.

Vốn hóa thị trường (tỷ đồng)Doanh thu (tỷ đồng)Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)Tỷ suất lợi nhuận ròng (%)ROE (%)Tăng trưởng EPS (%)P/E (x)P/B (x)Tỷ suất cổ tức (%)

2.800336120

35,722,1-31

23,45,20,4

10.000769,3344,7

44,925,0-52

21,87,30,8

2007(*) 2006

(*) Số liệu chưa kiểm toán

Công ty có nhiều đất phục vụ cho việc xây dựng khu đô thị lân cận Hà Nội như Mỹ Đình, Nam An Khánh, Hòa Bình, Pháp Vân – Cầu Giẽ với tổng quỹ đất trên 2.000 ha. Dự án trọng điểm đang thực hiện là Nam An Khánh với tổng quy mô 200 ha.

Năm 2007 đạt kết quả kinh doanh ấn tượng với doanh thu và lợi nhuận tăng 109% và 193% so với 2006.

Bên cạnh thế mạnh về xây dựng và kinh doanh các khu đô thị, Sudico cũng đang chủ trương phát triển sang các lĩnh vực xây dựng khu công nghiệp, khoáng sản và đầu tư tài chính.

Triển vọng

Nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở chung cư, biệt thự cao cấp, các khu đô thị tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. HCM tăng mạnh trong những năm gần đây và dự kiến sẽ tiếp tục xu hướng tăng trưởng này trong thời gian tới.

Với quỹ đất hơn 2.000 ha quanh khu vực Hà Nội, Sudico định hướng trở thành công ty hàng đầu trong phát triển khu đô thị và khu công nghiệp ở VIệt Nam. Hai dự án Nhơn Trạch (Đồng Nai) và Tiến Xuân (Hòa Bình) bắt đầu đưa vào khai thác từ năm 2009 và dự kiến đem lại 11.000 tỷ đồng doanh thu trong giai đoạn 2009 – 2013.

2006 2007 Lũy kế đến 31/12/2007

ROI (% p.a) 127,3 75,5 202,8

Page 26: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Danh Mục Đầu Tư Điển Hình

Công ty Cổ phần Sông Đà 10 (SDT)Doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực xây dựng công trình ngầm

Triển vọng

Ước tính nhu cầu tăng công suất các nhà máy điện tại Việt Nam từ nay đến năm 2020 là hơn 30.000 MW với tổng giá trị đầu tư ước tính là khoảng 500.000 tỷ đồng. Trong đó, giá trị công tác đào thi công các công trình ngầm chiếm gần 10% và đây là một trong những tiềm năng đảm bảo doanh thu của SDT trong dài hạn.

Vốn hóa thị trường (tỷ đồng)Doanh thu (tỷ đồng)Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)Tỷ suất lợi nhuận ròng (%)ROE (%)Tăng trưởng EPS (%)P/E (x)P/B (x)Tỷ suất cổ tức (%)

388,2452,5

36,88,1

42,4207,7

10,69,22,8

1.345,5515,9 53,710,412,759,018,62,82,1

2007(*) 2006

(*) Số liệu chưa kiểm toán

Chiếm khoảng 70% thị phần thi công các công trình ngầm tại Việt Nam.

Đã và đang tham gia rất nhiều các dự án trọng điểm quốc gia điển hình như hầm đường bộ Hải Vân, Thủy điện Hòa Bình, Yaly, Vĩnh Sơn Sông Hinh, Sơn La, Nậm Chiến, Huội Quảng…

Là đơn vị thi công có kinh nghiệm và trình độ công nghệ hiện đại nhất Việt Nam và ngày càng được nâng cao, bắt kịp với công nghệ thi công hiện đại của nước ngoài.

Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng bình quân 21,7% và 107,6% trong giai đoạn 2005 - 2007.

ROI (% p.a) 393,7 67,1 461,2

2006 2007 Lũy kế đến 31/12/2007

Page 27: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Danh Mục Đầu Tư Điển Hình

Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD)

Hoạt động đa dạng trong lĩnh vực khoan và dịch vụ khoan dầu khí

Triển vọng

Trong vòng 15 năm tới, sẽ có khoảng 900 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí của các nhà thầu dầu khí đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó giai đoạn 2006-2010 là 300 giếng khoan.

Với thị phần chiếm trên 80% cung ứng dịch vụ cho thuê thiết bị khoan, PV Drilling sẽ tiếp tục là doanh nghiệp hàng đầu về cung ứng dịch vụ khoan và cho thuê thiết bị khoan tại Việt Nam.

Vốn hóa thị trường (tỷ đồng)Doanh thu (tỷ đồng)Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)Tỷ suất lợi nhuận ròng (%)ROE (%)Tăng trưởng EPS (%)P/E (x)P/B (x)Tỷ suất cổ tức (%)

11.3561.348,8

116,48,6

17,7131

97,514,5

0,7

16.741,32.700560,820,829,6

259,524,79,02,5

2007(*) 2006

(*) Số liệu ước tính

Một trong những doanh nghiệp hàng đầu về dịch vụ khoan và cho thuê giàn khoan tại Việt Nam.

Công ty đã đưa vào khai thác giàn khoan tự nâng 90m nước (PV Drilling I) và giàn khoan đất liền (PV Drilling 11) giúp mang lại doanh thu và lợi nhuận ổn định cho công ty trong tương lai.

52% và 133% là tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn 2002 - 2007. Giai đoạn 2008 - 2010 được dự báo là giai đoạn tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 12% về doanh thu và 26% về lợi nhuận.

Dự kiến đầu tư thêm một giàn khoan tự nâng, 3 giàn khoan đất liền và 1 giàn sửa giếng nhằm mở rộng thị phần dịch vụ khoan và cho thuê thiết bị khoan của công ty trong tương lai.

ROI (% p.a) 813,3 44,6 857,5

2006 2007 Lũy kế đến 31/12/2007

Page 28: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Danh Mục Đầu Tư Điển Hình

Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất dầu khí (PVFCCo)

Vốn hóa thị trường (tỷ đồng)Doanh thu (tỷ đồng)Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)Tỷ suất lợi nhuận ròng (%)ROE (%)Tăng trưởng EPS (%)P/E (x)P/B (x)Tỷ suất cổ tức (%)

n/a3.050,81.161,5

38,128,0

10n/an/an/a

275.5003.779,01.320,8

35,029,313.721.36,4n/a

Nhà máy sản xuất phân đạm lớn nhất Việt Nam

Triển vọng

Việt Nam là nước nông nghiệp với nhu cầu tiêu thụ phân đạm bình quân hàng năm vào khoảng 2 triệu tấn trong khi sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng được 50%. Đây là cơ hội cho công ty mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị phần.

Công ty đang triển khai đầu tư để nâng công suất nhà máy sản xuất phân đạm thêm 25% và mở rộng sản xuất sang các sản phẩm hóa chất có lợi nhuận cao như melamine, axit sulphuric, sunphát amôn, phân SA, sođa...

2007(*) 2006

(*) Số liệu chưa kiểm toán

Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam áp dụng công nghệ sản xuất phân đạm từ khí đồng hành với quy trình khép kín, công nghệ hiện đại từ Châu Âu.

Doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất phân đạm với công suất 740.000 tấn/năm. Công ty cung ứng 80% sản lượng sản xuất trong nước và chiếm 40% thị phần phân urê của cả nước.

Doanh thu và lợi nhuận có sự tăng trưởng đột biến, 161% và 168% trong giai đoạn 2004 -2007. Giai đoạn 2008 - 2010 được dự báo là giai đoạn tăng trưởng ổn định, lợi nhuận bình quân 26%/năm.

ROI (% p.a) N/A 3,2 3,2

2006 2007 Lũy kế đến 31/12/2007

Page 29: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Danh Mục Đầu Tư Điển Hình

Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RAL)

Doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất phích nước và thiết bị chiếu sáng tại Việt Nam

Triển vọng

Thị trường bóng đèn có tiềm năng tăng trưởng cao với tốc độ tăng trên 30%/năm, đặc biệt là tiềm năng phát triển của bóng đèn compact tiết kiệm năng lượng. RAL đang đầu tư 50 tỷ đồng mở rộng sản xuất, tăng sản lượng đèn compact nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước đồng thời phục vụ xuất khẩu sang Cuba và một số thị trường tiềm năng khác.

Vốn hóa thị trường (tỷ đồng)Doanh thu (tỷ đồng)Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)Tỷ suất lợi nhuận ròng (%)ROE (%)Tăng trưởng EPS (%)P/E (x)P/B (x)Tỷ suất cổ tức (%)

878,6576,4

46,28,0

33,215,019,1

5,71,4

1.081841,253,46,3

14,0-6

19,93,31,6

2007(*) 2006

(*) Số liệu chưa kiểm toán

Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất phích nước và các sản phẩm chiếu sáng. RAL đang chiếm lĩnh 85% thị phần phích nước; 25% thị phần bóng đèn tròn và là doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất bóng đèn compact tại Việt Nam.

Có mạng lưới phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng nhỏ lẻ thông qua gần 6.000 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm cả nước.

Doanh thu giai đoạn 2005-2007 có tốc độ tăng trưởng cao với mức tăng 30%/năm. Giai đoạn 2008-2010, doanh thu được dự báo tăng trưởng ổn định ở mức 20%.

Công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu 61 triệu bóng đèn huỳnh quang compact sang Cuba đến năm 2010, đồng thời mở rộng xuất khẩu sang một số nước khác như Hàn Quốc, Trung Đông, Sri Lanka.

ROI (% p.a) 352,9 2,7 354,8

2006 2007 Lũy kế đến 31/12/2007

Page 30: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF128

Page 31: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Hoạt độngBan đại diện Quỹ năm 2007

Page 32: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF130

Ông Phan Đào VũChủ tịch

Ông Phan Đào Vũ, tốt nghiệp Đại học Tài chính Hà Nội vào năm 1980 và nhận bằng Thạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA) vào năm 2003 của Đại học Hawaii (Mỹ), trường được công nhận bởi ACSCU (Uỷ ban công nhận các Trường đại học đẳng cấp thuộc Hiệp hội các trường ĐH Phương tây). Ông cũng đã từng tham gia nhiều khóa đào tạo chuyên môn và quản lý trong và ngoài nước. Ngoài công việc chuyên môn chính, ông còn là một nhà nghiên cứu kinh tế, tham gia nhiều đề tài nghiên cứu cấp bộ về lĩnh vực tài chính và tham gia giảng dạy ngoại khoá ở các trường đại học tài chính, kinh tế.

Ông đã có nhiều năm công tác tại Ngân hàng Trung ương, đảm trách các chức vụ quan trọng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ông là một trong những người đầu tiên tiếp thu và triển khai thanh toán thẻ Tín dụng tại Việt nam khi ở cương vị Phó Tổng Giám đốc điều hành của Trung tâm thẻ Tín dụng VISA tại Tp. HCM. Trước khi ở cương vị hiện tại, ông có 10 năm là Uỷ viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Ngân hàng liên doanh Indovina – một trong những ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam. Ông hiện đang là Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công nghiệp Việt Nam.

Với vai trò là Chủ tịch Ban đại diện Quỹ đầu tư VF1 ngay từ buổi đầu thành lập cho đến nay, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng mang tính quyết định và góp phần vào thành công của Quỹ đầu tư VF1 trong suốt hơn ba năm qua.

Bà Huỳnh Quế Hà Phó chủ tịch

Bà Huỳnh Quế Hà, tốt nghiệp Đại học Pacific Western (Mỹ) với bằng Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA), đã kinh qua các khóa đào tạo về chứng khoán do UBCKNN tổ chức và về nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại tại Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM. Bà có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển kinh doanh và quản lý doanh ngiệp với nhiều vị trí như Trợ lý Tổng giám đốc Công ty liên doanh MEKO Cần Thơ (1989-1990) - Trưởng phòng XNK kiêm Giám đốc Hành chính Công ty DONABOCHANG và Công ty PROSUN Đồng Nai (1991-1994) – Giám đốc kinh doanh kiêm trợ lý HĐQT Công ty TNHH STEEL Bình Dương (1995-2003).

Bà là cổ đông sáng lập Công ty Chứng khoán Đệ Nhất (Bình Dương) và là cổ đông Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) từ năm 1995, Thành viên HĐQT Ngân hàng này từ năm 2002 và từ năm 2003 đến nay là Phó Chủ tịch thứ nhất của Ngân hàng Sacombank. Bà cũng đã từng giữ chức vụ cao cấp như Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (2005-2006) và hiện nay là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty liên doanh Thẻ SACOMBANK-ANZ. Trong hơn 4 năm qua, Bà đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng và nâng cao chất lượng phát triển của Ngân hàng Sacombank với vai trò của Phó Chủ tịch thứ nhất.

Từ khi Quỹ đầu tư VF1 thành lập vào năm 2004 đến nay, bà Hà đảm nhiệm vai trò Phó chủ tịch Ban đại diện và có nhiều đóng góp tích cực vào sự thành công của quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ông Nguyễn Thanh Hùng Phó chủ tịch

Ông Nguyễn Thanh Hùng, tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Kharkov (Ukraina) vào năm 1991 với bằng Cử nhân Kỹ sư điện và nhận bằng Tiến sỹ Tự động hóa vào năm 1995 từ Viện Hàn lâm Khoa học (Liên xô cũ). Ông từng là Viện sỹ Thông tấn của Viện Hàn lâm Nghiên cứu Hệ thống Quốc tế (Liên Xô cũ) vào năm 2002.

Từ năm 1992 đến nay, Ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty Sovico. Hiện ông đang nắm giữ các chức vụ cao cấp tại những công ty hàng đầu ở Việt Nam, có thể kể đến như Chủ tịch kiêm thành viên HĐQT (Công ty Sovico Corporation Pte. Ltd. – Singapore); Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc (Công ty Cổ phần Đầu tư & Hạ tầng Việt Nga); Phó Chủ tịch HĐQT (Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Hà); thành viên HĐQT (Công ty Cổ phần Thủy điện Bình Điền, Công ty Cổ phần Thủy điện Daksrong, Công ty Cổ phần Địa ốc Phú Long); Chủ tịch HĐQT (Furama Resort – Công ty Liên doanh Khu Du lịch Bắc Mỹ An). Ngoài ra, ông cũng là thành viên của các tổ chức, hiệp hội trong nước như với các chức vụ như Thành viên Ban Chấp hành (Hội Hữu nghị Việt – Mỹ); Thành viên (Hiệp hội Các Nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam – VAFI); Phó Chủ tịch Hiệp hội (Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản).

Là Phó chủ tịch Ban đại diện của Quỹ đầu tư VF1 từ ngày thành lập đến nay, ông đã có những đóng góp đáng kể vào thành công chung trong hoạt động đầu tư của quỹ.

Giới thiệu Ban đại diện Quỹ

Page 33: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Báo Cáo Thường Niên 2007 31

Ông Đặng Thái Nguyên Thành viên

Ông Đặng Thái Nguyên, tốt nghiệp Cao cấp Ngân hàng (nay là Học viện Ngân hàng) với bằng Cử nhân Kinh tế vào năm 1996 và từng tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Ông gia nhập Ngân hàng Bắc Á từ năm 1996 với vai trò của một chuyên viên kinh doanh tín dụng đặc trách khối khách hàng doanh nghiệp. Năm 1999, ông được bổ nhiệm Phó Trưởng phòng kinh doanh tín dụng Ngân hàng Bắc Á. Đến năm 2001, ông đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng Đầu tư và Chứng khoán và năm 2003, ông là Giám đốc Chi nhánh của ngân hàng tại Thanh Hóa, kiêm phụ trách các mảng đầu tư tài chính của Ngân hàng Bắc Á.

Trong suốt thời gian hơn 10 năm, với nhiều kinh nghiệm trong công tác điều hành trong lĩnh vực cho vay tín dụng, đầu tư dự án, đầu tư tài chính, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình hoạt động của ngân hàng, tham gia tích cực vào các thương vụ đầu tư dự án, thành lập và triển khai hoạt động chi nhánh Ngân hàng Bắc Á tại Thanh Hóa; sáng lập và triển khai hoạt động Công ty Chứng khoán Việt tại Nghệ An.

Ông cũng là một trong những thành viên tham gia sáng lập Công ty CP Chứng khoán Việt tại Nghệ An, từ tháng 10/2006 ông là thành viên HĐQT và là Tổng Giám đốc của Công ty Chứng khoán Việt.

Ông Hoàng Kiên Thành viên

Ông Hoàng Kiên tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Tp. HCM với tấm bằng loại ưu và tốt nghiệp chương trình cao học tại trường Cox School of Business tại Dallas Texas, Hoa Kỳ theo chương trình học bổng Fullbright năm 1999.

Trước khi gia nhập vào Dragon Capital Group, ông Kiên đã làm việc 5 năm cho Petro Vietnam trong lĩnh vực hợp đồng dầu khí. Ông Kiên tham gia Dragon Capital Group với vai trò một Chuyên viên đầu tư cao cấp phụ trách phân tích và cấu trúc danh mục đầu tư của công ty từ năm 2000.

Hiện nay, ông Kiên là Giám đốc Nghiệp vụ phụ trách quản lý danh mục đầu tư và phân bổ tài sản cho các quỹ đầu tư của công ty.

Ông Lê Văn Phú Thành viên

Ông Lê Văn Phú nhận bằng Thạc sỹ Kinh tế từ trường Đại học Tổng hợp Luân Đôn (Anh) năm 1987. Là một trong những chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng – ngân hàng, đặc biệt là thị trường tiền tệ, ngoại hối và các hoạt động cho thuê tài chính. Ông đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí công tác trong các ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam như Chuyên viên tín dụng (Ngân hàng Nhà nước huyện Gia Lâm, Ngân hàng Công thương – Gia Lâm); Chuyên viên phòng Kinh doanh ngoại tệ (Ngân hàng Công thương – Hà Nội, Ngân hàng Công thương Việt Nam) và tiếp sau đó là Phó phòng và Trưởng phòng Kinh doanh ngoại tệ (Ngân hàng Công thương Việt Nam). Ông cũng từng giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc, Công ty cho thuê Tài chính Quốc tế (VILC) từ năm 2000-2007. Hiện ông là Phó Tổng giám đốc thứ nhất của Ngân hàng liên doanh Indovina.

Ông Phan Minh Tuấn Thành viên

Ông Phan Minh Tuấn tốt nghiệp trường Đại học Xây dựng Dân dụng Kharkov (Liên bang Xô Viết cũ) vào năm 1976 với bằng ưu trong ngành Xây dựng Dân dụng và bằng Thạc sỹ khoa học năm 1982 từ Học viện Delft tại Hà Lan. Từ năm 1976 đến 1989, ông là Chuyên gia tư vấn kỹ thuật trong một số dự án của Bộ Xây dựng tại Việt Nam. Năm 1989, ông Tuấn là Chuyên viên tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông được VCCI cử làm đại diện tại BHP từ năm 1991 đến 1994.

Vào năm 1994, ông Tuấn gia nhập nhóm công ty Peregrine Capital Việt Nam với chức vụ Giám đốc chi nhánh Hà Nội, đóng góp quan trọng trong vai trò tư vấn đầu tư của công ty vào các dự án đầu tư tại Việt Nam cùng với các tên tập đoàn, công ty tên tuổi như Prudential (Anh), Hutchinson PH (Hồng Kông), S&N (Scotland)...

Với bề dày kinh nghiệm hơn 16 năm trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, đặc biệt với 13 năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Ông đã có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng, xúc tiến đầu tư các dự án đầu tư tài chính khi tham gia vào Dragon Capital Group. Hiện ông đang giữ vai trò Giám đốc kiêm Trưởng Đại diện của Dragon Capital Group tại Hà Nội.

Page 34: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF132

Trong năm 2007, Ban đại diện Quỹ đầu tư VF1 đã tổ chức 07 phiên họp với các nội dung cụ thể như sau:

Kỳ họp lần thứ 16 – ngày 12/02/2007.Số thành viên tham dự: 05.Nội dung phiên họp: - Tổng kết tình hình hoạt động năm 2006 của Quỹ

đầu tư VF1. - Phương hướng hoạt động của Quỹ đầu tư VF1

trong năm 2007.- Tình hình triển khai tăng vốn Điều lệ Quỹ đầu tư

VF1 từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng.- Kế hoạch tố chức Đại hội Nhà đầu tư thường niên

năm 2006.- Đề xuất việc bầu lại thành viên Ban đại diện.

Kỳ họp lần thứ 17 – ngày 09/03/2007.Số thành viên tham dự: 06.Nội dung phiên họp: - Tình hình chuẩn bị Đại hội Nhà đầu tư thường

niên năm 2006.- Cơ cấu Ban đại diện Quỹ đầu tư VF1 nhiệm kỳ 2

(2007 – 2010).- Tình hình triển khai tăng vốn Điều lệ Quỹ đầu tư

VF1 từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng.

Kỳ họp lần thứ 18 – ngày 22/03/2007.Số thành viên tham dự: 05.Nội dung phiên họp:- Thông báo về việc UBCKNN chấp thuận Quỹ đầu

tư VF1 tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng.

Hoạt động của Ban đại diện Quỹ

- Thời gian thực hiện đợt tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng.

- Quyết định giá phát hành áp dụng cho đợt tăng vốn điều lệ của Quỹ đầu tư VF1.

Kỳ họp lần thứ 19 – ngày 22/05/2007. Số thành viên tham dự: 05.Nội dung phiên họp:- Tình hình triển khai tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ

đồng của Quỹ đầu tư VF1.- Thông qua văn bản giải trình cho UBCKNN về

sự việc liên quan đến việc tăng vốn của Quỹ đầu tư VF1.

- Tạm ứng cổ tức đợt 1/2007.

Page 35: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Báo Cáo Thường Niên 2007 33

Kỳ họp lần thứ 20 – ngày 06/07/2007. Số thành viên tham dự: 06.Nội dung phiên họp:- Tổng kết hoạt động Quý II/2007 của Quỹ đầu tư

VF1.- Kết quả tăng vốn từ 500 tỷ lên 1.000 tỷ đồng của

Quỹ đầu tư VF1.- Kế hoạch đầu tư cho nguồn vốn huy động mới của

Quỹ Đầu tư VF1.- Thông qua quy chế và hoạt động của Ban đại diện

Quỹ Đầu tư VF1 – Nhiệm kỳ 2.- Thông qua bảng phân công công việc trong Ban đại

diện Quỹ Đầu tư VF1.

Kỳ họp lần thứ 21 - ngày 14/10/2007. Số thành viên tham dự: 06.Nội dung phiên họp:- Tình hình hoạt động Quý III/2007 của Quỹ đầu tư VF1.

- Kế hoạch đầu tư – giải ngân Quý IV/2007 của Quỹ Đầu tư VF1.

- Kế hoạch tổ chức Đại hội Nhà đầu tư thường niên năm 2007.

- Kế hoạch thực hiện Báo cáo thường niên Quỹ Đầu tư VF1 năm 2007.

Kỳ họp lần thứ 22 – ngày 18/01/2008. Số thành viên tham dự: 05.Nội dung phiên họp:- Tổng kết hoạt động Quý IV/2007 và năm 2007

của Quỹ Đầu tư VF1.- Kế hoạch hoạt động năm 2008.- Kế hoạch chia cổ tức đợt 2/2007.- Tình hình tổ chức Đại hội Nhà đầu tư thường

niên 2007 và Báo cáo thường niên 2007 của Quỹ Đầu tư VF1.

- Thông qua các sửa đổi Điều lệ Quỹ đầu tư VF1.

Trong năm 2007, Ban đại diện Quỹ đầu tư VF1 đã thông qua nhiều quyết định quan trọng liên quan đến các hoạt động của Quỹ đầu tư VF1, nhất là trong giai đoạn tăng vốn của Quỹ đầu tư VF1 lên 1.000 tỷ đồng. Ban đại diện luôn phối hợp và theo sát các hoạt động của Quỹ đầu tư VF1 và luôn có những định hướng chiến lược và tư vấn kịp thời để cùng Công ty VFM vượt qua nhiều thử thách trong giai đoạn thị trường chứng khoán và thị trường tài chính Việt Nam có nhiều biến động trong năm 2007.

Page 36: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF134

Page 37: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Báo Cáo Thường Niên 2007 35

VietFundManagement

CÔNG TY LIÊN DOANH QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM - VFM

Page 38: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF136

Giới thiệu Công ty VFM

Là đơn vị quản lý quỹ đầu tiên của Việt Nam và luôn giữ vững vị trí hàng đầu, Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VFM) cam kết đáp ứng các giải pháp quản lý đầu tư chuyên nghiệp nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của nhà đầu tư và đóng góp vào sự phát triển chung của thị trường tài chính Việt Nam.

Nền tảng vững chắc

Với vị trí tiên phong trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư tại Việt Nam, công ty VFM được thành lập bởi hai tổ chức tài chính hàng đầu tại Việt Nam là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Dragon Capital Group. Thành công liên tiếp của Công ty VFM dựa trên nền tảng đoàn kết, chuyên nghiệp, liêm chính, sáng tạo và luôn luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.

Chúng tôi luôn nhắm đến thành công và giữ vững vị trí công ty quản lý quỹ hàng đầu của Việt Nam.

Đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư

Các dịch vụ tài chính của công ty bao gồm quản lý các quỹ đầu tư và quản lý tài sản. Những hoạt động này đều được thiết kế theo từng mục đích đầu tư của các khách hàng trong và ngoài nước để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nghiên cứu toàn diện và hiệu quả trong đầu tư

Công ty VFM hiểu rõ tầm quan trọng của hệ thống thông tin, nghiên cứu chuyên sâu một cách chuyên nghiệp, hiệu quả. Chúng tôi tối đa hóa giá trị từ tiến trình phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) bằng cách xây dựng và duy trì mối quan hệ mật thiết với các công ty liên quan và liên tục cập nhật tình hình thị trường. Đồng thời chúng tôi cũng nắm bắt những cơ hội đầu tư hấp dẫn trong bộ phận kinh tế tư nhân đang không ngừng tăng trưởng.

Page 39: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Báo Cáo Thường Niên 2007 37

BỘ PHẬNTUÂN THỦ QUY CHẾ &KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Sơ Đồ Tổ Chức

VietFund Management

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN THƯ KÝ & DỰ ÁN

BỘPHẬN PHÁT TRIỂN KINH DOANH

BỘPHẬN ĐẦU TƯ

BỘPHẬN NGHIÊN CỨU

BỘPHẬNTÀICHÍNHKẾTOÁN

BỘPHẬN HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

BỘPHẬN GIAO DỊCH ĐẦU TƯ

CHI NHÁNH HÀ NỘI

Cơ cấu công ty được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu xử lý công việc hiệu quả và nhanh

chóng. Các phòng ban thực hiện chức năng riêng biệt và theo chuẩn mực được xây dựng

nhằm tránh xung đột lợi ích và bảo đảm tuân thủ qui chế hoạt động chuyên nghiệp của một

công ty quản lý quỹ.

Page 40: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF138

1. Ông Đặng Văn ThànhChủ tịch HĐQT

Ông Đặng Văn Thành là một trong những người có công sáng lập Sacombank và là Chủ tịch HÐQT Sacombank từ năm 1995 cho đến nay. Với niềm đam mê và sức sáng tạo không ngừng cùng với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính ngân hàng, ông Đặng Văn Thành đã cùng các cộng sự của mình xây dựng Ngân hàng Sacombank trở thành một tên tuổi lớn của ngành tài chính Việt Nam. Ông là tác giả của sáng kiến vàng trong việc kiến nghị ngân hàng nhà nước cho phép phát hành cổ phiếu đại chúng của Sacombank với mệnh giá 200.000 đồng để dần đưa Ngân hàng Sacombank từ một ngân hàng với số vốn chỉ có 3 tỷ đồng trở thành ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Ông đã tạo dựng được niềm tin cho cộng đồng kinh doanh và tạo ra một con đường phát triển an toàn cho Ngân hàng Sacombank trong một nền kinh tế tiến hóa nhanh và đầy thách thức. Dưới sự lãnh đạo của ông Đặng Văn Thành, tài sản Sacombank hiện nay tăng gấp hơn 2.500 lần trong 16 năm, từ 15 tỉ đồng lên đến đến hơn 38.000 tỷ đồng vào tháng 6 năm 2007.

2. Ông Dominic ScrivenPhó Chủ tịch HĐQT

Ông Dominic Scriven tốt nghiệp đại học Exeter năm 1985 với bằng danh dự, chuyên ngành Luật và Xã hội học. Ông có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, trong đó có 18 năm ở châu Á, chủ yếu ở Hồng Kông và Việt Nam. Ông đã từng làm việc cho M&G Investment (niêm yết chính thức tại London) Sung Hung Kai & Co (niêm yết chính thức tại Hongkong) và Citicorp Investment Bank. Trong những năm đó, ông đã tham gia tích cực vào lĩnh vực quản lý quỹ, tài chính công và giao dịch thị trường chứng khoán ở hầu hết các thị trường vốn đang phát triển ở châu Á. Năm 1991, ông chuyển đến Việt Nam, học 2 năm tại trường đại học Hà Nội trước khi trở thành đồng sáng lập viên công ty Dragon Capital vào năm 1994. Dragon Capital hiện đang quản lý hơn 2 tỷ USD cho các quỹ trong và ngoài nước, đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân và các công ty cổ phần hóa. Công ty cũng hoạt động tích cực trong mảng tài chính công và phát triển thị trường vốn. Năm 2003, Dragon Capital đã thành lập công ty quản lý quỹ trong nước đầu tiên tại Việt Nam và năm 2005 trở thành cổ đông chiến lược của một số công ty chứng khoán tại Tp. Hồ Chí Minh. Với vốn tiếng Việt lưu loát, ông đã tham gia vào Hội đồng quản trị của một số công ty Việt Nam bao gồm 2 ngân hàng cổ phần và 4 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ông đã được Nữ hoàng Anh trao tặng huân chương OBE “vì những đóng góp cho sự phát triển khu vực tài chính Anh tại Việt Nam” nhân dịp năm mới 2006.

Ngoài những hoạt động trong lĩnh vực tài chính trên, ông còn có những sở thích riêng khác, từ việc làm du lịch sinh thái, làm nghệ thuật, tranh cổ động đến việc tham gia ngăn chặn việc kinh doanh động vật hoang dã trái phép.

3. Ông John ShrimptonỦy viên HĐQT

Ông John Shrimpton nhận bằng danh dự ngành Luật đại học Newcastle năm 1984. Sau đó, ông làm việc với công ty Bishop Cavanagh của Luân Đôn ở vị trí tư vấn đầu tư, trước tiên là ở thành phố Luân Đôn, và từ năm 1986 là ở châu Á. Từ năm 1988 đến năm 1991, ông làm việc cho hãng W.I. Carr (Viễn Đông) ở Hồng Kông và là một trong những nhân viên kinh doanh đầu tiên phụ trách các nhà đầu tư có tổ chức. Trong thời gian này, ông đã tư vấn lĩnh vực đầu tư và giao dịch chứng khoán trên các thị trường Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan và Sri Lanka. Năm 1991, ông chuyển qua Bangkok, Thái Lan và làm việc với công ty Tài chính Dynamic Eastern của Thái Lan, một công ty tài chính và chứng khoán được niêm yết ở thị trường chứng khoán Thái Lan, ở cương vị Giám đốc kinh doanh phụ trách các nhà đầu tư có tổ chức, nơi ông tạo lập mảng kinh doanh quốc tế cho công ty. Năm 1994, ông trở lại Hồng Kông làm việc cho công ty HSBC James Capel Asia ở vị trí Giám đốc kinh doanh chuyên trách các nhà đầu tư có tổ chức của Thái Lan. Là một trong những thành viên sáng lập công ty Dragon Capital Group vào năm 1994, ông chuyển về làm việc hẳn với công ty Dragon Capital tại Tp. Hồ Chí Minh vào tháng 11 năm 1996. Ông tham gia vào Ban Giám đốc của cả 3 quỹ đầu tư do công ty Dragon Capital quản lý ngay từ những ngày đầu thành lập của các quỹ cũng như tham gia vào Ban Giám đốc của một số công ty có sự đầu tư của các quỹ này. Ông đảm nhiệm việc tăng vốn và cơ cấu quỹ cũng như khởi xướng các cơ hội đầu tư cho các nhà quản lý đầu tư là khách hàng của công ty Dragon Capital Group.

4. Ông Nguyễn Tấn Thành Ủy viên HĐQT

Ông Nguyễn Tấn Thành đã có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, và bảo hiểm. Ông Nguyễn Tấn Thành từng là Phó Chủ Tịch HÐQT Ngân hàng Sacombank. Ông cũng là người có nhiều đóng góp vào sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Sacombank trong suốt 16 năm nay và hiện là Trưởng Ban Kiểm Soát của ngân hàng

Hội Đồng Quản Trị

Page 41: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Báo Cáo Thường Niên 2007 39

1. Ông Trần Thanh TânTổng Giám Đốc

Ông Trần Thanh Tân tốt nghiệp thạc sĩ quản trị của Trường Université Libre de Bruxelles (ULB, Bỉ). Ông Tân từng là Chuyên viên đầu tư cao cấp của Peregrine Capital Vietnam. Sau đó, ông tham gia sáng lập thành lập Dragon Capital Group và giữ chức vụ Giám đốc phụ trách đầu tư và thị trường vốn từ năm 1994 đến 2003. Ông đã tham gia tư vấn cổ phần hóa cho hơn 20 doanh nghiệp Việt Nam và nhiều doanh nghiệp tư nhân khác. Ngoài ra, ông Tân còn giữ nhiều vị trí quản trị cao cấp tại một số công ty cổ phần trong danh mục đầu tư của các quỹ mà Dragon Capital quản lý.

Năm 2003, ông Trần Thanh Tân, đại diện phần vốn của Dragon Capital, thành lập và là Tổng Giám Đốc của Công ty Quản lý quỹ VFM.

2. Ông Nguyễn Quang TrungPhó Tổng Giám Đốc Thứ Nhất

Ông Nguyễn Quang Trung tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính ngân hàng tại trường Đại học kinh tế Tp. HCM. Ông Trung tham gia vào đội ngũ quản trị của Ngân hàng Sacombank vào giữa năm 2006 với vị trí Phó tổng giám đốc phụ trách các mảng hoạt động quan hệ đối ngoại, quan hệ nhà đầu tư, phát triển thương hiệu, ngân hàng đại lý, hành chính quản trị, xây dựng, quản trị nguồn nhân lực và đào tạo.

Ông Trung từng nắm giữ các vị trí chủ chốt như Phó Giám đốc Tài chính ở công ty Jardin Schindler, Giám đốc Tài chính cho Olam Việt Nam và Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á Châu.

Tháng 6/2007, Ông Nguyễn Quang Trung được Ngân hàng Sacombank đề cử sang làm Phó Tổng Giám Đốc Thứ Nhất của Công ty Quản lý quỹ VFM.

3. Ông Phạm Khánh Lynh Phó Tổng Giám Đốc

Ông Phạm Khánh Lynh nhận bằng Thạc sĩ Tài chính - Kế toán của Trường Đại học Swinburne (Úc). Ông Lynh có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển kinh doanh, đầu tư chứng khoán và nguyên là Giám đốc Giao dịch và Phát triển thị trường tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Á Châu (gọi tắt là ACBS).

Tham gia vào Công ty quản lý quỹ VFM vào những ngày đầu thành lập với vai trò là Giám đốc Phát triển kinh doanh, ông Lynh đã thành công trong việc huy động vốn cho Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1) và Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam (VF2) và Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (VF4).

Hiện nay, ông Lynh được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám Đốc, phụ trách phát triển kinh doanh của Công ty Quản lý quỹ VFM, xây dựng, phát triển các sản phẩm tài chính và huy động vốn cho các Quỹ của công ty. Ngoài ra, ông còn hỗ trợ trong việc sắp xếp các thương vụ đầu tư của Công ty Quản lý quỹ VFM.

4. Ông Trần Lê Minh Phó Tổng Giám Đốc

Ông Trần Lê Minh gia nhập vào Công ty Quản lý quỹ VFM năm 2003 với vị trí Chuyên viên Phân tích đầu tư sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội năm 1995 và Cao học Quản trị tài chính tại Đại học Melbourne, Australia vào năm 2003.

Trước đó, ông Minh đã công tác tại 2 công ty kiểm toán hàng đầu là Công ty Ernst & Young Việt Nam và PriceWaterhouseCoopers với vị trí Chuyên viên Kiểm toán cao cấp và Chuyên viên Tư vấn Quản trị Doanh nghiệp.

Hiện nay, ông Trần Lê Minh được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc, phụ trách toàn bộ hoạt động, phát triển các hoạt động đầu tư ở khu vực phía Bắc.

Ban Giám Đốc

Page 42: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF140

5. Ông Nguyễn Minh Đăng Khánh Giám Đốc Tài chính

Ông Nguyễn Minh Đăng Khánh tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Kế toán tại trường Đại học Tài chính Kế toán Tp. HCM năm 1993 và chuyên ngành Luật tại trường Đại học Luật Tp. HCM năm 2002 cùng với nhiều khóa đào tạo chuyên sâu về tài chính, kiểm toán tại Vương quốc Anh và Bộ Tài chính. Ông được Bộ Tài chính cấp bằng Kiểm toán viên Độc lập (CPA) năm 1999 và đang hoàn tất giai đoạn cuối chứng chỉ ACCA của Vương quốc Anh. Với hơn 12 năm kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, ông đã từng trải qua các chức vụ quan trọng khác nhau như Giám đốc Tài chính, Kiểm toán viên tại các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Với vai trò là Giám đốc Tài chính tại Công ty Quản lý quỹ VFM, ông Khánh đảm nhiệm việc xây dựng và thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và các chính sách tài chính lành mạnh trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực và các quy định pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính, cung cấp thông tin đáng tin cậy phục vụ cho việc đề ra các quyết định của nhà đầu tư.

6. Ông Trần Anh TuấnGiám Đốc Đầu tư Ông Trần Anh Tuấn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính Ngân hàng tại trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. Ngoài ra, Ông đã tham gia nhiều khóa học về quản lý quỹ, đầu tư chứng khoán. Ông Tuấn đã có nhiều năm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và tư vấn đầu tư. Trước khi tham gia vào Công ty VFM, Ông Tuấn đã có thời gian công tác tại Ngân hàng Firstvina Bank, Ngân hàng Tokyo Mitsubishi với vai trò chuyên viên cao cấp Phòng Corporate Banking.

Năm 2003, Ông gia nhập Công ty Quản lý quỹ VFM với vị trí Chuyên viên đầu tư cao cấp và đã từng sắp xếp thành công nhiều thương vụ đầu tư như Công ty CP Kinh Đô, Công ty CP Nước giải khát Chương Dương, Công ty CP Nhà Thủ Đức, Công ty CP Dược phẩm Imexpharm…giúp các quỹ do Công ty quản lý quỹ VFM quản lý đạt được mức lợi nhuận vượt trội so với các quỹ đầu tư khác. Ông hiện đang là thành viên Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương, Trưởng ban kiểm soát Công ty Dược Trung Ương 25.

Với tư cách là Giám đốc Đầu tư, thành viên Hội đồng Đầu tư của các quỹ, Ông Tuấn có trách nhiệm quản lý hiệu quả các quỹ do Công ty Quản lý quỹ VFM quản lý.

7. Ông Phan Thanh QuanGiám Đốc Nghiên cứu Ông Phan Thanh Quan, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Tp. HCM năm 1991, từng làm việc cho công ty Peregrine Capital Vietnam với vai trò Chuyên viên cao cấp Phân tích Đầu tư và Trợ lý Tổng Giám đốc trong các dự án đầu tư, phân phối hàng hóa, thị trường chứng khoán, cổ phần hóa của công ty.

Gần đây nhất, là Giám đốc Kinh doanh Khu vực miền Tây, công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Quốc tế Mỹ (AIA Việt Nam), ông được công ty đề cử tham gia các khóa huấn luyện cao cấp trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực tài chính, bảo hiểm và nhận được nhiều văn bằng quốc tế về tài chính - bảo hiểm.

Ông tham gia Công ty Quản lý quỹ VFM với vai trò Giám đốc Nghiên cứu, phát triển phòng nghiên cứu nhằm cung cấp các công trình nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, nghiên cứu ngành và các công ty; tạo giá trị cho quyết định đầu tư của bộ phận Đầu tư, Phát triển Kinh doanh và nhà đầu tư.

Ban Giám Đốc

Page 43: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Báo Cáo Thường Niên 2007 41

Ông LÊ ANH MINH Chủ tịch Hội đồng đầu tư

Ông Lê Anh Minh tốt nghiệp Cử nhân ngành Quản Trị và Kinh Tế của Đại học Ngân Hàng năm 1991. Sau đó, ông đã học tiếp sau đại học khoa Quản trị Kinh Doanh, ngành học chính Tài Chính công ty và Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế của Trường kinh doanh Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ và tốt nghiệp vào năm 1998. Năm 1991, ông bắt đầu làm việc với công ty Peregrine Capital Việt Nam, chịu trách nhiệm phần tài chính công ty và mảng đầu tư của các tổ chức tài chính. Trong thời gian đó, ông ta đã hoàn thành việc tiếp quản lần đầu tiên tại Việt Nam một ngân hàng thương mại địa phương (Ngân hàng Đại Nam). Sau đó, được sự bổ nhiệm của Peregrine, ông đã thành công trong việc tái cơ cấu ngân hàng Đại Nam trong vòng một năm. Ông đã từng giám sát bộ phận Phát triển kinh doanh và phòng Tín dụng với chức danh Phó tổng Giám đốc Ngân hàng Đại Nam từ 1994 - 1996. Sau khi hoàn tất chương trình Thạc sỹ, ông trở về Việt Nam và làm việc cho tập đoàn Coca Cola Đông Nam Á với chức vụ Giám Đốc Tài chính trong 4 năm.

Ông Minh gia nhập công ty Dragon Capital vào năm 2002 với vị trí Giám Đốc và chịu trách nhiệm chính các hoạt động tài chính công ty của Tập đoàn.

Hội Đồng Đầu Tư

Ông TRẦN THANH TÂNThành viên(Xem phần giới thiệu trang 39)

Ông ĐẶNG VĂN THÀNHThành viên(Xem phần giới thiệu trang 38)

Ông DOMINIC SCRIVENThành viên(Xem phần giới thiệu trang 38)

Ông TRẦN ANH TUẤNThành viên(Xem phần giới thiệu trang 40)

Page 44: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF142

Sản Phẩm và Dịch Vụ

Đầu tư giá trị để mang lại lợi nhuận

Công ty VFM cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp gồmQuản lý đầu tư cho các quỹ và Quản lý tài sản ủy thác.

Quỹ đầu tư dạng đóng Quỹ đầu tư chuyên biệt Quản lý tài sản

VF3 – Quỹ hỗ trợ nhân sự trong nước đầu tiên nhằm mang lại lợi nhuận bổ sung lâu dài cho người lao động.

Quản lý tài sản với các mục tiêu đầu tư theo nhu cầu của khách hàng.

VF1~ 4.000tỷ đồng

Quỹ công chúng

Quỹ thành viên

Quỹ công chúng

~ 1.100tỷ đồng

~ 1.000tỷ đồng

VF2

VF4

Page 45: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Báo Cáo Thường Niên 2007 43

Quản lý Quỹ đầu tư

Đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước cũng như ngoài nước, các quỹ đầu tư được thiết kế và quản lý phù hợp và hiệu quả nhất. Công tác quản lý quỹ đầu tư được xem là cốt lõi trong hoạt động chung của công ty hướng đến giá trị lợi nhuận trong đầu tư mang lại cho khách hàng. Hiện tại, chúng tôi đang quản lý các quỹ: Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1), Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam (VF2), Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (VF4) với tổng số lượng nhà đầu tư hơn 15.000 người bao gồm cá nhân và pháp nhân trong và ngoài nước. Ngoài ra, chúng tôi đang triển khai các sản phẩm quỹ mới như Quỹ Hỗ trợ Nhân sự (VF3), Quỹ Địa ốc (VF5) và các quỹ chuyên biệt khác.

Dịch vụ Quản lý tài sản

Với khối lượng tài sản lớn được các tổ chức và cá nhân ủy thác, công ty tiến hành quản lý và đầu tư hiệu quả nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và giúp cho khách hàng tận dụng lợi thế chuyên môn, kinh nghiệm và kiến thức từ của một công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp.

Sản Phẩm và Dịch Vụ

Các đặc điểm của dịch vụ Quản lý tài sản

Dịch vụ được thực hiện riêng cho từng đối tượng khách hàng có khoản tiền cần đầu tư lớn.

Được thiết kế (phân bổ tài sản, lựa chọn chứng khoán, tối ưu hóa danh mục) riêng biệt để đáp ứng yêu cầu đầu tư riêng của từng khách hàng.

Danh mục và thông tin đầu tư mang tính bảo mật cao.

Nhà đầu tư được báo cáo kịp thời và định kỳ.

Phí dịch vụ linh động theo từng danh mục đầu tư.

Linh động trong việc thay đổi quy mô đầu tư.

Page 46: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF144

Các hoạt động chung của công tyTrong nhiều năm qua, bộ phận đầu tư và nghiên cứu của Công ty VFM thường xuyên tổ chức những buổi trao đổi chia sẻ kinh nghiệm định kỳ hàng tuần, hàng tháng với sự tham gia của các chuyên viên phân tích nhằm tăng cường kiến thức và chia sẽ thông tin trong nhiều đề tài nghiên cứu nội bộ về kinh tế vĩ mô, triển vọng phát triển ngành hay từng cơ hội đầu tư cụ thể đóng góp chung vào thành công của các thương vụ đầu tư của các quỹ mà công ty đang quản lý.

Bên cạnh đó, Công ty VFM cũng đã tổ chức nhiều buổi hội thảo chuyên đề như Hội thảo về Báo cáo thường niên với nhiều diễn giả trong và ngoài nước, được các thành viên câu lạc bộ niêm yết đánh giá cao qua những đóng góp của công ty vào sự phát triển của thị trường vốn nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Ngoài ra, chúng tôi có nhiều kinh nghiệm đầu tư và làm tăng giá trị của các công ty mà chúng tôi đầu tư thông qua việc hỗ trợ củng cố năng lực tài chính, tái cấu trúc doanh nghiệp, tư vấn chiến lược phát triển, và các hoạt động tư vấn khác.

Với toàn thể đội ngũ nhân viên công ty, những cuộc họp mặt ngoại khóa cùng với các hoạt động “xây dựng nhóm” được tổ chức thường niên, giúp thúc đẩy các nhân viên công ty thắt chặt hơn tinh thần làm việc theo nhóm, củng cố sức mạnh đoàn kết tập thể, cùng nhau hướng đến những thành công cao hơn.

Page 47: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Báo Cáo Thường Niên 2007 45

Các hoạt động xã hội của công ty

Ngoài các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu, đầu tư và phát triển nguồn nhân lực, Công ty VFM luôn thể hiện ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội như Chương trình trồng rừng sinh thái Cần Giờ, Ủng hộ các nạn nhân trong vụ sập cầu Cần Thơ, “Chạy bộ từ thiện Terry Fox”, Thăm hỏi và giúp đỡ các bệnh nhân nghèo tại Trung tâm Ung bướu Tp. HCM, ủng hộ bếp cơm từ thiện Bảo Hòa, tài trợ cho cuộc thi “Bảo vệ môi trường” do Chi cục Bảo vệ môi trường Tp. HCM tổ chức…

Ngoài ra, Công ty VFM còn thực hiện chương trình từ thiện định kỳ hàng năm vào dịp Tết Nguyên đán, thăm và tặng quà cho trẻ em mồ côi, người già và người nghèo có hoàn cảnh khó khăn với mong muốn chia sẻ và trợ giúp những mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn và hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Page 48: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF12

BÁO CÁO CỦA BAN ĐẠI DIỆN QUỸ 1 - 3

BÁO CÁO KIỂM TOÁN 4

BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TOÁN 5

Bảng Cân Đối Kế Toán 5 - 6

Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động 7

Báo Cáo Tài Sản 8

Báo Cáo Thay Đổi Giá trị Tài Sản Ròng 9

Báo Cáo Danh Mục Đầu Tư 10 - 12

Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính 13 - 22

MỤC LỤC

Page 49: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Báo Cáo Thường Niên 2007 3

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt NamCác Báo cáo Tài chính đã được Kiểm toán

ngày 31 tháng 12 năm 2007

và Báo cáo của Ban Đại diện Quỹ

Page 50: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF14

QUỸ

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam đã được thành lập tại Việt Nam dưới hình thức quỹ đóng theo Giấy phép số 01/GP-QĐT ngày 24 tháng 3 năm 2004 do Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp. Theo quy định của Giấy phép, Quỹ được phép phát hành 30.000.000 đơn vị quỹ ra công chúng với mệnh giá là 10.000 đồng Việt Nam/đơn vị quỹ. Quỹ đã được cấp phép hoạt động trong thời gian là 10 năm theo Quyết định số 01/UBCK-ĐKQĐT ngày 20 tháng 5 năm 2004 của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước.

Quỹ được niêm yết tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh theo Giấy phép số 01/UBCK-NYQĐT ngày 22 tháng 9 năm 2004.

Theo Quyết định số 486/QĐ-UBCK ngày 5 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Quỹ được phép phát hành thêm 20.000.000 đơn vị quỹ với mệnh giá là 10.000 VNĐ/đơn vị quỹ nhằm tăng số đơn vị quỹ từ 30.000.000 lên 50.000.000 đơn vị quỹ. Vốn điều lệ của Quỹ cũng tăng tương ứng từ 300.000.000 ngàn đồng Việt Nam lên 500.000.000 ngàn đồng Việt Nam.

Theo Quyết định số 144/QĐ-UBCK ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Quỹ được phép phát hành thêm 50.000.000 đơn vị quỹ với mệnh giá là 10.000 VNĐ/đơn vị quỹ nhằm tăng số đơn vị quỹ từ 50.000.000 lên 100.000.000 đơn vị quỹ. Vốn điều lệ của Quỹ cũng tăng tương ứng từ 500.000.000 ngàn đồng Việt Nam lên 1.000.000.000 ngàn đồng Việt Nam.

Quỹ được quản lý bởi Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam (“Công ty Quản lý Quỹ”), một công ty liên doanh giữa Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín và Công ty Dragon Capital Management Limited. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã được chỉ định làm ngân hàng giám sát cho Quỹ.

Hoạt động chính của Quỹ là đầu tư và duy trì danh mục đầu tư cân đối và đa dạng, có khả năng đem lại lợi nhuận và/hoặc lãi trên vốn cao nhất nhưng đồng thời vẫn giảm thiểu rủi ro. Các hoạt động đầu tư sẽ được thực hiện dưới hình thức chứng khoán niêm yết và chứng khoán sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các khoản đầu tư này bao gồm cổ phiếu niêm yết, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty và cổ phiếu sẽ niêm yết. Ngoài ra, mục tiêu của Quỹ nhắm đến trong quá trình đầu tư là làm tăng giá trị các khoản đầu tư thông qua việc giúp các đơn vị tái cơ cấu về mặt tài chính, phát triển hệ thống quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, v.v.., qua đó đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư, đồng thời tăng giá trị của các hoạt động đầu tư do Quỹ thực hiện.

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CỔ TỨC

Lợi nhuận trong năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 đạt 749.873.021 ngàn đồng Việt Nam (2006: 961.543.898 ngàn đồng Việt Nam).

Trong năm, Quỹ đã công bố khoản cổ tức trị giá 135.000.000 ngàn đồng Việt Nam, trong đó có 35.000.000 ngàn đồng Việt Nam là số cổ tức chi trả cuối kỳ của năm 2006 và 100.000.000 ngàn đồng Việt Nam là số cổ tức chi trả giữa kỳ của năm 2007 (tổng số cổ tức được chia trong năm 2006: 45.000.000 ngàn đồng Việt Nam).

Báo Cáo Của Ban Đại Diện Quỹ

Ban Đại diện Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam (“Quỹ”) trình bày báo cáo này và các báo cáo tài chính của Quỹ vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 và cho năm kết thúc cùng ngày.

1

Page 51: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF1 5

CÁC SỰ KIỆN SAU NGÀY KẾT THÚC KỲ KẾ TOÁN NĂM

Không có sự kiện quan trọng nào xảy ra kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm yêu cầu phải có các điều chỉnh hoặc thuyết minh trong các báo cáo tài chính.

BAN ĐẠI DIỆN QUỸ

Các thành viên Ban Đại diện Quỹ trong năm và vào ngày lập báo cáo tài chính:Ông Phan Đào Vũ Chủ tịch Bà Huỳnh Quế Hà Phó Chủ tịch Ông Nguyễn Thanh Hùng Phó Chủ tịch Ông Hoàng Kiên Thành viên Ông Phan Minh Tuấn Thành viênÔng Lê Văn Phú Thành viên được bổ nhiệm ngày 9 tháng 3 năm 2007Ông Đặng Thái Nguyên Thành viên được bổ nhiệm ngày 9 tháng 3 năm 2007Bà Giao Thị Yến Thành viên từ nhiệm ngày 9 tháng 3 năm 2007Bà Ngô Thị Thu Trang Thành viên từ nhiệm ngày 9 tháng 3 năm 2007

KIểM TOÁN VIêN

Công ty kiểm toán Ernst & Young bày tỏ nguyện vọng được tiếp tục làm công tác kiểm toán cho Công ty.

CôNG Bố TrÁCH NHIỆM CủA CôNG TY QUẢN Lý QUỸ ĐốI VớI CÁC BÁO CÁO TÀI CHíNH

Ban Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ chịu trách nhiệm đảm bảo các báo cáo tài chính cho từng năm tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình hoạt động, kết quả hoạt động của Quỹ trong năm. Trong quá trình chuẩn bị các báo cáo tài chính này, Công ty Quản lý Quỹ cần phải:

• Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách này một cách nhất quán;

• Thực hiện các đánh giá và ước tính một cách hợp lý và thận trọng; • Nêu rõ các chuẩn mực kế toán áp dụng cho Quỹ có được tuân thủ hay không và tất cả những

sai lệch trọng yếu so với những chuẩn mực này đã được trình bày và giải thích trong các báo cáo tài chính; và

• Lập các báo cáo tài chính trên cơ sở nguyên tắc hoạt động liên tục trừ trường hợp không thể cho rằng Quỹ sẽ tiếp tục hoạt động.

Ban Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ cam kết rằng họ đã tuân thủ những yêu cầu nêu trên trong việc lập các báo cáo tài chính của Quỹ cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007.

Ban Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ chịu trách nhiệm đảm bảo việc các sổ sách kế toán thích hợp được lưu giữ để phản ánh tình hình tài chính của Quỹ, với mức độ chính xác hợp lý, tại bất kỳ thời điểm nào và đảm bảo rằng các sổ sách kế toán tuân thủ với hệ thống kế toán đã được đăng ký. Ban Giám đốc cũng chịu trách nhiệm về việc quản lý các tài sản của Quỹ và do đó phải thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn và phát hiện các hành vi gian lận và những vi phạm khác.

Báo Cáo Của Ban Đại Diện Quỹ (tiếp theo)

2

Page 52: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF16

PHê DUYỆT CÁC BÁO CÁO TÀI CHíNH

Chúng tôi phê duyệt các báo cáo tài chính kèm theo. Các báo cáo này phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Quỹ vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 và kết quả hoạt động cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 theo các chính sách kế toán được quy định tại Quyết định số 63/2005/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Tài chính và các Chuẩn mực Kế toán và Hệ thống Kế toán Việt Nam và tuân thủ các quy định có liên quan.

Thay mặt Ban Đại diện Quỹ:

ông Phan Đào VũChủ tịch

Ngày 29 tháng 1 năm 2008

Kính gửi: Các nhà đầu tư Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam

Báo Cáo Của Ban Đại Diện Quỹ (tiếp theo)

3

Page 53: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF1 7

Chúng tôi đã kiểm toán bảng cân đối kế toán, báo cáo tài sản, và báo cáo danh mục đầu tư ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam (“Quỹ”), báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng và thuyết minh báo cáo tài chính cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 từ trang 5 đến trang 22. Các báo cáo tài chính này thuộc trách nhiệm của Ban Giám đốc của Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam và Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về các báo cáo tài chính này dựa trên việc kiểm toán của chúng tôi.

Cơ sở ý kiến kiểm toán

Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các quy định của các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Quốc tế được áp dụng tại Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi phải lập kế hoạch và thực hiện việc kiểm toán để đạt được mức tin cậy hợp lý về việc các báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu. Việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra, theo phương pháp chọn mẫu, các bằng chứng về số liệu và các thuyết minh trên các báo cáo tài chính. Việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các nguyên tắc kế toán đã được áp dụng và các ước tính quan trọng của Ban Giám đốc của Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể các báo cáo tài chính. Chúng tôi tin tưởng rằng công việc kiểm toán của chúng tôi cung cấp cơ sở hợp lý cho ý kiến kiểm toán.

Ý kiến kiểm toán

Theo ý kiến của chúng tôi, các báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Quỹ vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 và kết quả hoạt động kinh doanh cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 theo các chính sách kế toán được quy định tại Quyết định số 63/2005/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Tài chính và các Chuẩn mực Kế toán và Hệ thống Kế toán Việt Nam và tuân thủ các quy định có liên quan.

Tuy không đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, chúng tôi xin lưu ý đến Thuyết minh số 2 “Các chính sách kế toán chủ yếu” của các báo cáo tài chính. Theo quy định, Quỹ phải trình bày lãi hoặc lỗ từ đánh giá lại các khoản đầu tư vào thời điểm cuối năm. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể từ Bộ Tài chính về cách đánh giá các khoản đầu tư cho nên Quỹ đã áp dụng chính sách kế toán phần lớn được dựa trên Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế số 39 (“IAS số 39”) “Công cụ tài chính: Ghi nhận và Xác định Giá trị” khi đánh giá lại các khoản đầu tư vào ngày 31 tháng 12 năm 2007.

Narciso T. Torres Jr. Mai Viết Hùng TrânPhó Tổng Giám đốc Kiểm toán viên phụ tráchKiểm toán viên công chứng Kiểm toán viên công chứngSố đăng ký: N.0868/KTV Số đăng ký: D.0048/KTV

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngày 29 tháng 1 năm 2008

các báo cáo tài chính của Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 và cho năm kết thúc cùng ngày

Bảng Cáo Kiểm ToánSố tham chiếu: 11266/11107

4

Page 54: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF18

B01 - QĐT

Bảng Cân Đối Kế ToánNgày 31 tháng 12 năm 2007

Maõ soá CHÆ TIEÂU Thuyeát minh Soá cuoái naêm Soá ñaàu naêm

A. TAØI SAÛN

110 1. Tieàn göûi ngaân haøng 3.1 362.223.857 92.147.285120 2. Ñaàu tö chöùng khoaùn 3.2 3.435.221.619 1.515.314.476121 3. Ñaàu tö khaùc 3.3 98.825.000 -

130 4. Phaûi thu töø hoaït ñoäng kinh doanh chöùng khoaùn 3.4 8.988.891 73.102.282

131 5. Phaûi thu khaùc 3.5 28.780.533 6.162.218

200 TOÅNG TAØI SAÛN 3.934.039.900 1.686.726.261

B. NGUOÀN VOÁN

300 I. NÔÏ PHAÛI TRAÛ 96.898.369 122.657.751314 Phaûi traû phuï caáp Ban Ñaïi dieän Quyõ1. 54.000 27.000

315 Phaûi traû cho Coâng ty Quaûn lyù Quyõ 2. vaø ngaân haøng giaùm saùt 3.6 94.168.013 121.488.037

318 Phaûi traû khaùc3. 3.7 2.676.356 1.142.714

400 II. NGUOÀN VOÁN CHUÛ SÔÛ HÖÕU 3.837.141.531 1.564.068.510410 1. Voán goùp cuûa caùc nhaø ñaàu tö trong

ñoù: 2.224.170.821 565.970.821

411 1.1 Voán goùp 3.8.1 1.000.000.000 500.000.000412 1.2 Thaëng dö voán 3.8.2 1.224.170.821 65.970.821420 2. Keát quaû hoaït ñoäng chöa phaân phoái 1.612.970.710 998.097.689

430 TOÅNG COÄNG NGUOÀN VOÁN 3.934.039.900 1.686.726.261

Ngaøn VNÑ

5

Page 55: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF1 9

B01 - QĐT

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ngaøn VNÑCHÆ TIEÂU Thuyeát minh Soá cuoái naêm Soá ñaàu naêmChöùng khoaùn theo meänh giaù 673.625.180 205.184.520

Ngaân haøng Ngoaïi Thöông Vieät Nam Coâng ty Lieân doanh Quaûn lyù Quyõ Ñaàu TöChi nhaùnh Tp. Hoà Chí Minh Chöùng Khoaùn Vieät Nam Baø Haø Thò Thuùy Vinh OÂng Nguyeãn Minh Ñaêng KhaùnhKeá toaùn Tröôûng Keá toaùn Tröôûng

Ngaân haøng Ngoaïi Thöông Vieät Nam Coâng ty Lieân doanh Quaûn lyù Quyõ Ñaàu Tö Chi nhaùnh Tp. Hoà Chí Minh Chöùng Khoaùn Vieät NamBaø Tröông Thò Thuùy Nga OÂng Traàn Thanh TaânPhoù Giaùm ñoác Toång Giaùm ñoác

Ngaøy 29 thaùng 1 naêm 2008

Ngày 31 tháng 12 năm 2007Bảng Cân Đối Kế Toán (tiếp theo)

6

Page 56: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF110

B01 - QĐT

Ngaøn VNÑMaõ soá CHÆ TIEÂU Thuyeát minh Naêm nay Naêm tröôùc

A. XAÙC ÑÒNH KEÁT QUAÛ HOAÏT ÑOÄNG ÑAÕ THÖÏC HIEÄN

10 I. Thu nhaäp töø hoaït ñoäng ñaàu tö ñaõ thöïc hieän 429.469.107 222.765.34711 1. Coå töùc ñöôïc nhaän 31.492.628 14.572.84612 2. Laõi traùi phieáu ñöôïc nhaän 130.240 1.108.13513 3. Laõi tieàn göûi 39.176.378 2.717.78514 4. Thu nhaäp baùn chöùng khoaùn 358.669.861 204.366.58130 II. Chi phí 150.855.021 136.687.03931 Phí quaûn lyù quyõ vaø thöôûng hoaït ñoäng1. 3.10 (i) 144.430.865 134.371.54732 Phí giaùm saùt, quaûn lyù taøi saûn quyõ2. 3.10 (ii) 3.586.662 951.68033 Chi phí hoïp, ñaïi hoäi3. - 151.89334 Chi phí kieåm toaùn4. 320.456 195.46438 Phí vaø chi phí khaùc5. 3.9 2.517.038 1.016.455

50 III. Keát quaû hoaït ñoäng roøng ñaõ thöïc hieän trong naêm 278.614.086 86.078.308

B. XAÙC ÑÒNH KEÁT QUAÛ CHÖA THÖÏC HIEÄN

60 I. Thu nhaäp 497.386.295 876.644.850

61 1. Thu nhaäp ñaùnh giaù laïi caùc khoaûn ñaàu tö chöùng khoaùn 413.019.691 876.644.850

62 2. Coå töùc chöa thöïc hieän 67.041.604 -

63 3. Laõi chöa thöïc hieän töø ñaët mua quyeàn mua coå phieáu 3.3 (ii) 17.325.000 -

70 II. Chi phí 26.127.360 1.179.2601. Cheânh leäch loã ñaùnh giaù caùc khoaûn ñaàu tö 26.127.360 1.179.260

80 III. Keát quaû hoaït ñoäng roøng chöa thöïc hieän trong naêm 471.258.935 875.465.590

90 LÔÏI NHUAÄN TRONG NAÊM 749.873.021 961.543.898

Ngaân haøng Ngoaïi Thöông Vieät Nam Coâng ty Lieân doanh Quaûn lyù Quyõ Ñaàu TöChi nhaùnh Tp. Hoà Chí Minh Chöùng Khoaùn Vieät Nam Baø Haø Thò Thuùy Vinh OÂng Nguyeãn Minh Ñaêng KhaùnhKeá toaùn Tröôûng Keá toaùn Tröôûng

Ngaân haøng Ngoaïi Thöông Vieät Nam Coâng ty Lieân doanh Quaûn lyù Quyõ Ñaàu Tö Chi nhaùnh Tp. Hoà Chí Minh Chöùng Khoaùn Vieät NamBaø Tröông Thò Thuùy Nga OÂng Traàn Thanh TaânPhoù Giaùm ñoác Toång Giaùm ñoác

Ngaøy 29 thaùng 1 naêm 2008

Báo Cáo Kết Quả Hoạt Độngcho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007

2

7

Page 57: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF1 11

B01 - QĐT

Ngaøn VNÑMaõ soá CHÆ TIEÂU Naêm nay Naêm tröôùc

1 Tieàn 362.223.857 92.147.285

2 Caùc khoaûn ñaàu tö 3.534.046.619 1.515.314.4762.1 Traùi phieáu 327.565.374 9.849.3502.2 Coå phieáu 3.107.656.245 1.505.465.126

2.2.1 Coå phieáu nieâm yeát 1.908.416.465 766.582.9042.2.2 Coå phieáu chöa nieâm yeát 1.199.239.780 738.882.222 2.3 Khaùc 98.825.000 -

3 Coå töùc ñöôïc nhaän 740.819 440.078

4 Laõi ñöôïc nhaän 22.639.714 109.000

5 Tieàn baùn chöùng khoaùn phaûi thu 8.988.891 73.102.282

6 Caùc khoaûn phaûi thu khaùc 5.400.000 5.613.140

Toång taøi saûn 3.934.039.900 1.686.726.261

7 Tieàn phaûi thanh toaùn mua chöùng khoaùn - -

8 Caùc khoaûn phaûi traû khaùc (96.898.369) (122.657.751)

Toång nôï (96.898.369) (122.657.751)

Taøi saûn roøng cuûa Quyõ 3.837.141.531 1.564.068.510

9 Toång soá ñôn vò quyõ 100.000.000 50.000.000

10 Giaù trò cuûa moät ñôn vò quyõ 38.371 31.281

Ngaân haøng Ngoaïi Thöông Vieät Nam Coâng ty Lieân doanh Quaûn lyù Quyõ Ñaàu TöChi nhaùnh Tp. Hoà Chí Minh Chöùng Khoaùn Vieät Nam Baø Haø Thò Thuùy Vinh OÂng Nguyeãn Minh Ñaêng Khaùnh Keá toaùn Tröôûng Keá toaùn Tröôûng

Ngaân haøng Ngoaïi Thöông Vieät Nam Coâng ty Lieân doanh Quaûn lyù Quyõ Ñaàu Tö Chi nhaùnh Tp. Hoà Chí Minh Chöùng Khoaùn Vieät NamBaø Tröông Thò Thuùy Nga OÂng Traàn Thanh TaânPhoù Giaùm ñoác Toång Giaùm ñoác

Ngaøy 29 thaùng 1 naêm 2008

Báo Cáo Tài Sảnngày 31 tháng 12 năm 2007

5

8

Page 58: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF112

B01 - QĐT

Ngaøn VNÑMaõ soá CHÆ TIEÂU Thuyeát minh Naêm nay Naêm tröôùc

I Giaù trò taøi saûn roøng ñaàu naêm 1.564.068.510 381.553.791

II Thay ñoåi giaù trò taøi saûn roøng trong naêm 2.273.073.021 1.182.514.719

trong ñoù:1 Voán goùp cuûa caùc nhaø ñaàu tö 3.8 1.658.200.000 265.970.821

2Thay ñoåi giaù trò taøi saûn roøng do caùc hoaït ñoäng lieân quan ñeán ñaàu tö cuûa Quyõ trong naêm

749.873.021 961.543.898

3Thay ñoåi giaù trò taøi saûn roøng do vieäc phaân phoái thu nhaäp cuûa Quyõ cho caùc nhaø ñaàu tö trong naêm

(135.000.000) (45.000.000)

III Giaù trò taøi saûn roøng cuoái naêm 3.837.141.531 1.564.068.510

Ngaân haøng Ngoaïi Thöông Vieät Nam Coâng ty Lieân doanh Quaûn lyù Quyõ Ñaàu TöChi nhaùnh Tp. Hoà Chí Minh Chöùng Khoaùn Vieät Nam Baø Haø Thò Thuùy Vinh OÂng Nguyeãn Minh Ñaêng Khaùnh Keá toaùn Tröôûng Keá toaùn Tröôûng

Ngaân haøng Ngoaïi Thöông Vieät Nam Coâng ty Lieân doanh Quaûn lyù Quyõ Ñaàu Tö Chi nhaùnh Tp. Hoà Chí Minh Chöùng Khoaùn Vieät NamBaø Tröông Thò Thuùy Nga OÂng Traàn Thanh Taân

Phoù Giaùm ñoác Toång Giaùm ñoác

Ngaøy 29 thaùng 1 naêm 2008

Báo Cáo Thay Đổi Giá Trị Tài Sản Ròngcho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007

6

9

Page 59: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF1 13

B01 - QĐT

STT CHÆ TIEÂU

I Coå phieáu nieâm yeát

1 Ngaân haøng TMCP AÙ Chaâu (ACB)

2 Coâng ty CP XNK Thuûy Saûn An Giang (AGF)

3 Coâng ty CP Nhöïa Bình Minh (BMC)

4 Coâng ty CP Baûo Hieåm Baûo Vieät (BVSC)

5 Coâng ty CP XNK Y Teá Ñoàng Thaùp (DMC)

6 Coâng ty CP Phaân Ñaïm vaø Hoùa Chaát Daàu Khí Petro Vietnam (DPM)

7 Coâng ty CP Cao Su Ñoàng Phuù (DPR)

8 Coâng ty CP Ñaïi Lyù Lieân Hieäp Vaän Chuyeån (GMD)

9 Coâng ty CP Imexpharm (IMP)

10 Taäp ñoaøn Ñaàu Tö Phaùt Trieån Khu Coâng Nghieäp Taân Taïo (ITA)

11 Coâng ty CP Nhöïa Tieàn Phong (NTP)

12 Coâng ty CP Khí Ñoát Petrolimex (PGC)

13 Toång Coâng ty Khoan & Dòch Vuï Khoan Daàu Khí Petro Vieät Nam (PVD)

14 Coâng ty CP Baûo Hieåm Petro Vieät Nam (PVI)

15 Coâng ty Dòch Vuï Daàu Khí Petro Vieät Nam (PVS)

16 Coâng ty CP Ñeøn & Phích Nöôùc Raïng Ñoâng (RAL)

17 Coâng ty CP Cô Ñieän Laïnh (REE)

18 Coâng ty CP Caùp vaø Vaät Lieäu Vieãn Thoâng (SAM)

19 Coâng ty CP Nöôùc Giaûi Khaùt Chöông Döông (SCD)

20 Coâng ty CP Soâng Ñaø 10 (SDT)

21 Toång Coâng ty Soâng Ñaø (SJS)

22 Coâng ty CP XNK Thuû Ñöùc (TMC)

23 Coâng ty CP Cao Su Taây Ninh (TRC)

24 Coâng ty CP Vónh Hoaøn (VHC)

25 Coâng ty CP Söõa Vieät Nam (VNM)

26 Coâng ty CP Xaêng Daàu VITACO

Báo Cáo Danh mục đầu tưngày 31 tháng 12 năm 2007

7

10

Page 60: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF114

B01 - QĐT

STT CHÆ TIEÂU

II Coå phieáu chöa nieâm yeát

1 Coâng ty CP Baûo Veä Thöïc Vaät An Giang

2 Coâng ty CP Caø Pheâ Bieân Hoøa

3 Coâng ty CP Khoaùng Saûn & VLXD Bình Döông

4 Xí nghieäp Cheá Bieán Thöïc phaåm XK Caàn Thô

5 Coâng ty CP VLXD vaø Xi Maêng Ñaø Naüng

6 Ngaân haøng TMCP Ñoâng AÙ

7 Ngaân haøng TMCP Nhaø Haø Noäi

8 Beänh Vieän Hoaøn Myõ Ñaø Naüng

9 Coâng ty CP Hoaøng Anh Gia Lai

10 Coâng ty CP Ñaàu Tö Kinh Doanh Nhaø

11 Coâng ty Kido

12 Coâng ty CP Mía Ñöôøng Lam Sôn

13 Ngaân haøng TMCP Quaân Ñoäi

14 Coâng ty CP Caáp Nöôùc Nhaø Beø

15 Coâng ty CP XNK Thuûy Haûi Saûn Soùc Traêng

16 Xí nghieäp Döôïc Phaåm Trung Öông 25

17 Coâng ty CP Daây Caùp Ñieän Vieät Nam

18 Ngaân haøng TMCP XNK Vieät Nam

19 Ngaân haøng TMCP Caùc Doanh Nghieäp Ngoaøi Quoác Doanh Vieät Nam (VPBank)

20 Coâng ty Vaän Taûi Bieån Vieät Nam

21 Coâng ty Vaän Taûi Bieån III

22 Coâng ty CP Vinaconex

23 Ñaïi lyù Haøng Haûi Vieät Nam (VOSA)

ngày 31 tháng 12 năm 2007Báo Cáo Danh mục đầu tư (tiếp theo)

7

11

Page 61: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF1 15

B01 - QĐT

STT CHÆ TIEÂU

III Traùi phieáu chuyeån ñoåi

1Coâng ty CP Ñaàu Tö Haï Taàng Kyõ Thuaät TP. Hoà Chí Minh (CII)

2 Ngaân haøng TMCP Quaân Ñoäi

IV Traùi phieáu Chính phuû

1 Traùi phieáu kyø haïn 15 naêm cuûa Quyõ Ñaàu Tö Phaùt Trieån TP.Hoà Chí Minh (HIFU0307)

2 Traùi phieáu kyø haïn 10 naêm cuûa Quyõ Ñaàu Tö Phaùt Trieån TP.Hoà Chí Minh (HIFU0207)

3 Traùi phieáu Chính phuû kyø haïn 5 naêm (CP071232)

V Caùc taøi saûn khaùc

1 Coå töùc ñöôïc nhaän

2 Phaûi thu laõi tieàn göûi

3 Phaûi thu baùn chöùng khoaùn

4 Ñaàu tö khaùc

5 Phaûi thu khaùc

VI Tieàn

1 Tieàn maët

2 Tieàn göûi ngaân haøng

VII Toång giaù trò danh muïc

ngày 31 tháng 12 năm 2007Báo Cáo Danh mục đầu tư (tiếp theo)

7

12

Page 62: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF116

B01 - QĐT

1. ĐẶC ĐIểM HOẠT ĐỘNG CủA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam (“Quỹ”) đã được thành lập tại Việt Nam dưới hình thức quỹ đóng theo Giấy phép số 01/GP-QĐT ngày 24 tháng 3 năm 2004 do Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp. Theo quy định của Giấy phép, Quỹ được phép phát hành 30.000.000 đơn vị quỹ ra công chúng với mệnh giá là 10.000 đồng Việt Nam/đơn vị quỹ. Quỹ đã được cấp phép hoạt động trong thời gian là 10 năm theo Quyết định số 01/UBCK-ĐKQĐT ngày 20 tháng 5 năm 2004 của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước.

Quỹ được niêm yết tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh theo Giấy phép số 01/UBCK-NYQĐT ngày 22 tháng 9 năm 2004.

Theo Quyết định số 486/QĐ-UBCK ngày 5 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Quỹ được phép phát hành thêm 20.000.000 đơn vị quỹ với mệnh giá là 10.000 VNĐ/đơn vị quỹ nhằm tăng số đơn vị quỹ từ 30.000.000 lên 50.000.000 đơn vị quỹ. Vốn điều lệ của Quỹ cũng tăng tương ứng từ 300.000.000 ngàn đồng Việt Nam lên 500.000.000 ngàn đồng Việt Nam.

Theo Quyết định số 144/QĐ-UBCK ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Quỹ được phép phát hành thêm 50.000.000 đơn vị quỹ với mệnh giá là 10.000 VNĐ/đơn vị quỹ nhằm tăng số đơn vị quỹ từ 50.000.000 lên 100.000.000 đơn vị quỹ. Vốn điều lệ của Quỹ cũng tăng tương ứng từ 500.000.000 ngàn đồng Việt Nam lên 1.000.000.000 ngàn đồng Việt Nam.

Quỹ được quản lý bởi Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam (“Công ty Quản lý Quỹ”), một công ty liên doanh giữa Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín và Công ty Dragon Capital Management Limited. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã được chỉ định làm ngân hàng giám sát cho Quỹ.

Hoạt động chính của Quỹ là đầu tư và duy trì danh mục đầu tư cân đối và đa dạng, có khả năng đem lại lợi nhuận và/hoặc lãi trên vốn cao nhất nhưng đồng thời vẫn giảm thiểu rủi ro. Các hoạt động đầu tư sẽ được thực hiện dưới hình thức chứng khoán niêm yết và chứng khoán sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các khoản đầu tư này bao gồm cổ phiếu niêm yết, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty và cổ phiếu sẽ niêm yết. Ngoài ra, mục tiêu của Quỹ nhắm đến trong quá trình đầu tư là làm tăng giá trị các khoản đầu tư thông qua việc giúp các đơn vị tái cơ cấu về mặt tài chính, phát triển hệ thống quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, v.v.., qua đó đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư, đồng thời tăng giá trị của các hoạt động đầu tư do Quỹ thực hiện.

2. CÁC CHíNH SÁCH KẾ TOÁN CHủ YẾU

Các báo cáo tài chính của Quỹ được trình bày bằng ngàn đồng Việt Nam (“Ngàn VNĐ”) và được lập theo các chính sách kế toán được quy định tại Quyết định số 63/2005/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Tài chính và theo các Chuẩn mực Kế toán và Hệ thống Kế toán Việt Nam. Theo Quyết định này, các báo cáo tài chính của Quỹ bao gồm:1. Bảng cân đối kế toán2. Báo cáo kết quả hoạt động3. Báo cáo tài sản 4. Báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng5. Báo cáo danh mục đầu tư6. Thuyết minh báo cáo tài chính

vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 và cho năm kết thúc cùng ngàyThuyết Minh Báo Cáo Tài Chính

4 DN

13

Page 63: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF1 17

B01 - QĐT

2. CÁC CHíNH SÁCH KẾ TOÁN CHủ YẾU (Tiếp theo)

Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo tài sản, báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng, báo cáo danh mục đầu tư và thuyết minh báo cáo tài chính và việc sử dụng các báo cáo này không dành cho các đối tượng không được cung cấp các chính sách, thủ tục và thông lệ kế toán của Quỹ và hơn nữa không được chủ định trình bày tình hình tài chính, kết quả hoạt động của Quỹ theo các nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận rộng rãi ở các nước và lãnh thổ khác ngoài Việt Nam.

Niên độ kế toánNiên độ kế toán của Quỹ bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toánQuỹ thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán bằng Đồng Việt Nam.

Hình thức sổ kế toán áp dụng

Hình thức sổ kế toán áp dụng được đăng ký của Quỹ là Nhật ký Chung.

Các chính sách kế toán các khoản đầu tư Như được trình bày trong Mẫu B02-QĐT “Báo cáo kết quả hoạt động” theo Quyết định số 63/2005/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Tài chính, Quỹ phải trình bày lãi hoặc lỗ phát sinh do đánh giá lại các khoản đầu tư vào thời điểm cuối năm. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể từ Bộ Tài chính về cách đánh giá các khoản đầu tư cho nên Quỹ đã áp dụng chính sách kế toán phần lớn được dựa trên Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế số 39 (“IAS số 39”) “Công cụ tài chính: Ghi nhận và Xác định Giá trị” khi đánh giá các khoản đầu tư vào ngày 31 tháng 12 năm 2007.

Với việc áp dụng IAS số 39, các khoản đầu tư của Quỹ được phân loại thành “các tài sản tài chính sẵn sàng để bán”. Các khoản đầu tư được phân loại là sẵn sàng để bán sẽ được lưu giữ trong một khoảng thời gian không xác định và có thể được mua hoặc bán tùy theo biến động của nguồn tiền phát sinh từ các hoạt động phát hành hoặc mua lại cổ phiếu. Quỹ cũng sẽ mua và bán các khoản đầu tư nhằm cân bằng rủi ro trong danh mục đầu tư để thích ứng với các biến động của thị trường và nhằm đáp ứng các giới hạn đầu tư đã ấn định.

Tất cả các khoản đầu tư ban đầu đều được ghi nhận theo nguyên giá, tức giá mua hợp lý của khoản đầu tư, kể cả các chi phí liên quan đến các khoản đầu tư đó. Các khoản đầu tư sau đó được đánh giá lại theo giá trị hợp lý. Giá trị hợp lý của các chứng khoán được niêm yết dựa vào giá niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các chứng khoán vốn mà giá trị hợp lý không thể xác định được một cách chắc chắn sẽ được ghi nhận theo giá mua trừ đi các khoản giảm giá trị. Giá trị hợp lý của trái phiếu chính phủ được tính bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền. Lãi hoặc lỗ phát sinh từ các biến động tăng giảm giá trị hợp lý của chứng khoán vốn đã phân loại như các tài sản tài chính sẵn sàng để bán và các khoản giảm giá trị được hạch toán vào kết quả hoạt động khi phát sinh. Các giao dịch mua bán chứng khoán đầu tư đòi hỏi phải được thực hiện trong thời hạn theo quy định hoặc theo hoạt động kinh doanh thông thường (tức các giao dịch mua bán thông thường) được ghi nhận vào ngày giao dịch, là thời điểm mà Quỹ cam kết mua hoặc bán tài sản.

vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 và cho năm kết thúc cùng ngàyThuyết Minh Báo Cáo Tài Chính (tiếp theo)

4

14

DN

Page 64: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF118

B01 - QĐT

2. CÁC CHíNH SÁCH KẾ TOÁN CHủ YẾU (Tiếp theo)

Các giao dịch về vốn và thặng dư vốn Các chứng chỉ quỹ với quyền hưởng cổ tức được phân loại thành vốn.Thặng dư vốn thể hiện chênh lệch giữa số tiền thực nhận và mệnh giá được ghi nhận đối với các đơn vị quỹ đã phát hành.

Giá trị đơn vị quỹGiá trị đơn vị quỹ được tính bằng cách chia tổng giá trị tài sản ròng của Quỹ trên bảng cân đối kế toán cho số chứng chỉ quỹ phát hành vào lần kết thúc đóng gần nhất.

TiềnTiền bao gồm tiền gửi ngân hàng.

Các khoản phải thuCác khoản phải thu được trình bày trên báo cáo tài chính theo giá trị ghi sổ các khoản phải thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán, cổ tức, lãi trái phiếu, lãi tiền gửi ngân hàng và phải thu khác.

Các khoản chi phíCác khoản chi phí được hạch toán theo phương pháp dự thu dự chi. Các khoản chi phí được hạch toán vào kết quả hoạt động ngoại trừ các chi phí phát sinh từ việc đầu tư mà đã được hạch toán vào giá mua các khoản đầu tư đó. Các khoản chi phí phát sinh từ việc bán các khoản đầu tư được trừ vào tiền thu từ việc bán các khoản đầu tư.

Ghi nhận doanh thuDoanh thu được ghi nhận khi Quỹ có khả năng nhận được các lợi ích kinh tế có thể xác định được một cách chắc chắn. Các điều kiện ghi nhận cụ thể sau đây cũng phải được đáp ứng trước khi ghi nhận doanh thu:

Tiền lãiDoanh thu được ghi nhận khi tiền lãi phát sinh trên cơ sở dồn tích (có tính đến lợi tức mà tài sản đem lại) trừ khi khả năng thu hồi tiền lãi không chắc chắn.

Cổ tứcDoanh thu được ghi nhận khi quyền được nhận khoản cổ tức của Quỹ với tư cách là nhà đầu tư được xác lập. Cổ tức bằng cổ phiếu được hạch toán như là các khoản đầu tư và cổ tức chưa thực hiện theo giá trị hợp lý vào thời điểm khoản cổ tức của Quỹ với tư cách là nhà đầu tư được xác lập.

Cổ phiếu thưởngCổ phiếu thưởng được hạch toán vào các khoản đầu tư với giá trị bằng không (0) và được đánh giá lại vào ngày báo cáo.

vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 và cho năm kết thúc cùng ngày

Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính (tiếp theo)

4

15

DN

Page 65: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF1 19

B01 - QĐT

3. THôNG TIN BỔ SUNG

3.1 Tiền gửi ngân hàng

Tiền gửi ngân hàng thể hiện tiền gửi ngân hàng bằng đồng Việt Nam vào thời điểm cuối năm tại các ngân hàng sau đây:

Ngàn VNĐ

Số cuối năm Số đầu năm

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (“Vietcombank”) 142.223.857 7.147.285Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 100.000.000 -Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam 50.000.000 -Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 25.000.000 -Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải 25.000.000 -Ngân hàng Công Thương Việt Nam 20.000.000 -Ngân hàng TMCP Phương Đông - 35.000.000

Ngân hàng Nam Á - 35.000.000

Ngân hàng ANZ - 15.000.000

TỔNG CỘNG 362.223.857 92.147.285

Vào ngày 31 tháng 12 năm 2007, tổng số tiền gửi trong tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Viet-combank là 17.223.857 ngàn Việt Nam đồng. Các số dư tiền gửi khác được giữ dưới dạng tiền gửi ngắn hạn.

3.2 Đầu tư chứng khoán

Chi tiết đầu tư chứng khoán được trình bày như sau:

Ngàn VNĐ

Giá mua Lãi (lỗ) do đánhgiá lại

Giá trị hợp lý vào ngày 31/12/2007

Cổ phiếu niêm yết 1.065.594.322 842.822.143 1.908.416.465Cổ phiếu chưa niêm yết 725.104.873 474.134.907 1.199.239.780Trái phiếu chuyển đổi 12.146.500 10.018.000 22.164.500Trái phiếu Chính phủ 320.000.000 (14.599.126) 305.400.874

TỔNG CỘNG 2.122.845.695 1.312.375.924 3.435.221.619

vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 và cho năm kết thúc cùng ngày

Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính (tiếp theo)

4

16

DN

Page 66: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF120

B01 - QĐT

3.3 Đầu tư khác

Ngàn VNĐ

Số cuối năm Số đầu năm

Đầu tư vào quyền mua cổ phiếu chưa niêm yết (i) 81.500.000 -Quyền mua cổ phiếu niêm yết phát hành thêm (ii) 17.325.000 -

TỔNG CỘNG 98.825.000 -

(i) Đầu tư vào quyền mua cổ phiếu chưa niêm yết

Số tiền này thể hiện giá mua của quyền mua 1.500.000 cổ phiếu của công ty tiếp nhận đầu tư chưa niêm yết mà Quỹ đã mua từ một cổ đông của công ty đó vào ngày 14 tháng 12 năm 2007.

(ii) Quyền mua cổ phiếu niêm yết phát hành thêm

Số tiền này thể hiện thị giá quyền mua cổ phiếu với tổng số 350.000 cổ phiếu của một công ty tiếp nhận đầu tư niêm yết. Việc phát hành quyền mua cổ phiếu với tỷ lệ 2:1 đã được công ty đó công bố vào ngày 26 tháng 12 năm 2007.

Quỹ đã dự kiến thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm này vào tháng 1 năm 2008.

3.4 Phải thu hoạt động đầu tư

Ngàn VNĐ

2007 2006

Các giao dịch vào ngày 26 tháng 12 5.704.505 -Các giao dịch vào ngày 27 tháng 12 3.280.880 23.115.030Các giao dịch vào ngày 28 tháng 12 - 44.053.640Các giao dịch vào ngày 29 tháng 12 - 5.931.206Các giao dịch khác 3.506 2.406

TỔNG CỘNG 8.988.891 73.102.282

Các khoản phải thu hoạt động đầu tư thể hiện số tiền thu từ việc bán các khoản đầu tư được thanh toán sau 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày giao dịch (T+3) theo thông lệ kinh doanh chứng khoán hiện hành tại Việt Nam.

vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 và cho năm kết thúc cùng ngày

Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính (tiếp theo)vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 và cho năm kết thúc cùng ngày

Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính (tiếp theo)

4

17

DN

Page 67: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF1 21

B01 - QĐT

3. THôNG TIN BỔ SUNG (tiếp theo)

3.5 Phải thu khácNgàn VNĐ

Số cuối năm Số đầu năm

Phải thu lãi tiền gửi ngân hàng 11.721.624 -Phải thu lãi trái phiếu 10.918.090 109.000Ký quỹ mua cổ phiếu Công ty Cao Su Phước Hòa 5.400.000 -Phải thu cổ tức 740.819 440.078Ký quỹ mua cổ phiếu Lasuco - 1.500.000Ký quỹ mua cổ phiếu PVI - 1.150.000Ký quỹ mua cổ phiếu PVTrans - 1.512.000

Ký quỹ mua cổ phiếu GMD - 1.451.140

TỔNG CỘNG 28.780.533 6.162.218

3.6 Phải trả Công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sátNgàn VNĐ

Năm nay Năm trước

Phí quản lý quỹ 6.369.041 2.802.417Thưởng hoạt động 87.416.830 118.517.064Phí giám sát 382.142 168.556

TỔNG CỘNG 94.168.013 121.488.037

Theo Điều lệ Quỹ, Công ty Quản lý Quỹ được hưởng phí quản lý quỹ hàng năm và thưởng hoạt động. Phí quản lý quỹ hàng năm bằng 2% giá trị tài sản ròng của Quỹ. Khoản thưởng hoạt động chỉ được thanh toán khi số tăng giá trị tài sản ròng của Quỹ cao hơn mức cơ bản được quy định trong Điều lệ Quỹ. Khoản thưởng hoạt động cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 tổng cộng là 87.416.830 ngàn đồng Việt Nam, được tính căn cứ vào công thức ghi trong Điều lệ Quỹ.

Theo Điều lệ Quỹ, Vietcombank được hưởng phí giám sát hàng năm bằng 0,12% giá trị tài sản ròng của Quỹ từ hoạt động giám sát các khoản đầu tư của Quỹ.

3.7 Phải trả khác

Số dư này thể hiện số thuế trích giữ lại, phí môi giới, phí kiểm toán và các khoản cổ tức phải trả vào ngày 31 tháng 12 năm 2007.

vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 và cho năm kết thúc cùng ngày

Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính (tiếp theo)vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 và cho năm kết thúc cùng ngày

Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính (tiếp theo)

4

18

DN

Page 68: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF122

B01 - QĐT

3. THôNG TIN BỔ SUNG (tiếp theo)

3.8 Vốn góp của Nhà đầu tư

3.8.1 Các giao dịch về vốn

Ngàn VNĐ

Năm nay Năm trước

Vốn góp đầu năm 500.000.000 300.000.000Vốn góp tăng trong năm 500.000.000 200.000.000Vốn góp giảm trong năm - -

Vốn còn lại cuối năm 1.000.000.000 500.000.000

Theo Quyết định số 144/QĐ-UBCK ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Quỹ được phép phát hành thêm 50.000.000 đơn vị quỹ với mệnh giá là 10.000 VNĐ/đơn vị nhằm tăng số đơn vị quỹ từ 50.000.000 lên 100.000.000 đơn vị quỹ. Vốn điều lệ của Quỹ cũng tăng tương ứng từ 500.000.000 ngàn đồng Việt Nam lên 1.000.000.000 ngàn đồng Việt Nam.

Tất cả đơn vị quỹ đều có cùng các quyền, cho dù về quyền biểu quyết, hưởng cổ tức, hoàn vốn, v.v.. Mỗi đơn vị quỹ đã phát hành và góp vốn đủ được quyền hưởng cổ tức khi Quỹ công bố cổ tức và tượng trưng cho một phiếu biểu quyết.

3.8.2 Các giao dịch thặng dư vốn

Ngàn VNĐ

Năm nay Năm trước

Thặng dư vốn đầu năm 65.970.821 -Thặng dư vốn tăng trong năm 1.158.200.000 65.970.821Thặng dư vốn giảm trong năm - -

Thặng dư vốn cuối năm 1.224.170.821 65.970.821

Số tiền trị giá 1.158.200.000 ngàn đồng Việt Nam thể hiện phần thặng dư vốn từ việc phát hành thêm 50.000.000 đơn vị quỹ như được nêu trong Thuyết minh số 3.8.1.

3.9 Phí và chi phí khác

Phí và chi phí khác bao gồm thù lao Ban Đại diện Quỹ, phí ngân hàng và chi phí khác.

vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 và cho năm kết thúc cùng ngày

Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính (tiếp theo)

4

19

DN

Page 69: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF1 23

B01 - QĐT

3. THôNG TIN BỔ SUNG (tiếp theo) 3.10 Nghiệp vụ với các bên liên quan

Các bên được xem như là các bên liên quan khi một bên có khả năng kiểm soát bên kia hoặc có ảnh hưởng trọng yếu đến bên kia trong việc đưa ra các quyết định tài chính và hoạt động kinh doanh.

i) Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam, công ty quản lý của Quỹ.

Theo Điều lệ Quỹ, Công ty Quản lý Quỹ được hưởng phí quản lý quỹ hàng năm và thưởng hoạt động. Phí quản lý quỹ hàng năm bằng 2% giá trị tài sản ròng của Quỹ. Khoản thưởng hoạt động chỉ được thanh toán khi số tăng giá trị tài sản ròng của Quỹ cao hơn chỉ số căn bản được quy định trong Điều lệ Quỹ. Phí quản lý quỹ trong năm tổng cộng là 57.014.036 ngàn đồng Việt Nam. Khoản thưởng hoạt động trong năm là 87.416.830 ngàn đồng Việt Nam (xin xem Thuyết minh số 3.6) nhưng khoản này chưa được chi trả vào thời điểm cuối năm.

ii) Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (“Vietcombank”), ngân hàng giám sát

Quỹ đã chỉ định Vietcombank làm ngân hàng giám sát. Quỹ có nghĩa vụ phải trả cho ngân hàng giám sát một khoản phí giám sát hàng năm bằng 0,12% (không phẩy mười hai phần trăm) giá trị tài sản ròng của Quỹ. Phí giám sát trong năm tổng cộng là 3.586.662 ngàn đồng Việt Nam.

iii) Phụ cấp cho Ban Đại diện Quỹ

Phụ cấp cho Ban Đại diện Quỹ trong năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 là 648.000 ngàn đồng Việt Nam và được hạch toán như chi phí của Quỹ.Ngoài tiền phụ cấp, không có bất kỳ hợp đồng nào mà theo đó Quỹ và bất kỳ thành viên của Ban Đại diện Quỹ là một bên tham gia ký kết hợp đồng trong trường hợp thành viên Ban Đại diện Quỹ có lợi ích quan trọng trong hợp đồng.

iv) Số lượng chứng chỉ quỹ mà các bên liên quan nắm giữ

Vào ngày 31 tháng 12 năm 2007, các bên liên quan nắm giữ chứng chỉ Quỹ với số lượng cụ thể như sau:

Các bên liên quan Số lượng chứng chỉ quỹ nắm giữ

Ngân Hàng Thương Mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín 5.666.660

Dragon Capital Management Limited 5.000.000

Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam không

Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam không Các thành viên Ban Đại diện Quỹ Ông Phan Đào Vũ Chủ tịch Chủ tịch không

Bà Huỳnh Quế Hà Phó Chủ tịch 166.660

Ông Nguyễn Thanh Hùng Phó Chủ tịch 130.410

Ông Hoàng Kiên Thành viên không

Ông Phan Minh Tuấn Thành viên 21.660

Ông Lê Văn Phú Thành viên không

Ông Đặng Thái Nguyên Thành viên không

vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 và cho năm kết thúc cùng ngày

Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính (tiếp theo)

4

20

DN

Page 70: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF124

B01 - QĐT

Các thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Liên Doanh Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam

Ông Đặng Văn Thành Chủ tịch 166.660

Ông Dominic Scriven Phó Chủ tịch không

Ông Nguyễn Tấn Thành Thành viên không

Ông John Shrimpton Thành viên không

Ban Giám đốc Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam

Ông Trần Thanh Tân Tổng Giám đốc 200.000

Ông Nguyễn Quang Trung Phó Tổng Giám đốc không

Ông Trần Lê Minh Phó Tổng Giám đốc không

Ông Phạm Khánh Lynh Phó Tổng Giám đốc 56.000

Ông Nguyễn Minh Đăng Khánh Kế toán Trưởng 3.100

vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 và cho năm kết thúc cùng ngàyThuyết Minh Báo Cáo Tài Chính (tiếp theo)

3. THôNG TIN BỔ SUNG (tiếp theo)

3.10 Nghiệp vụ với các bên liên quan (tiếp theo)

4

21

DN

Page 71: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam VF1 25

B01 - QĐT

4. MỘT Số CHỈ TIêU ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT

Năm nay Năm trước

I Các chỉ số về tình hình hoạt động đầu tư1 Tỷ lệ các loại chứng khoán/Tổng giá trị tài sản 87,32% 89,84%2 Tỷ lệ các loại cổ phiếu/Tổng giá trị tài sản 78,99% 89,25%3 Tỷ lệ các loại cổ phiếu niêm yết/Tổng giá trị tài sản 48,51% 45,45%4 Tỷ lệ các loại cổ phiếu không niêm yết/Tổng giá trị tài sản 30,48% 43,81%5 Tỷ lệ các loại trái phiếu niêm yết/Tổng giá trị tài sản 8,33% 0,58%6 Tỷ lệ các loại chứng khoán khác/Tổng giá trị tài sản 2,51% -7 Tỷ lệ tiền mặt/Tổng giá trị tài sản 9,21% 5,46%8 Tỷ lệ bất động sản/Tổng giá trị tài sản - -9 Tỷ lệ thu nhập bình quân/ Tổng giá trị tài sản 23,55% 65,18%10 Tỷ lệ chi phí bình quân/ Tổng giá trị tài sản 4,50% 8,17%

II Các chỉ số thị trường 1 Tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành 100.000.000 50.000.0002 Tỷ lệ nắm giữ chứng chỉ quỹ của các nhân viên

Công ty Quản lý Quỹ/Tổng số chứng chỉ quỹ 0,31% 0,35%

3 Tỷ lệ nắm giữ chứng chỉ quỹ của 10 nhà đầu tư lớn nhất/Tổng số chứng chỉ quỹ Không áp dụng Không áp dụng

4 Tỷ lệ nắm giữ chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư nước ngoài/Tổng số chứng chỉ quỹ 49% 47,39%

5 Tỷ lệ giá trị giao dịch chứng chỉ quỹ/Tổng số chứng chỉ quỹ 99,95% 98,85%6 Giá trị đơn vị quỹ (VNĐ) 38,371 31,281

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu Tư Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh Chứng Khoán Việt Nam Bà Hà Thị Thúy Vinh ông Nguyễn Minh Đăng Khánh Kế toán Trưởng Kế toán Trưởng

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu Tư Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh Chứng Khoán Việt Nam Bà Trương Thị Thúy Nga ông Trần Thanh Tân Phó Giám đốc Tổng Giám đốc

Ngày 29 tháng 1 năm 2008

vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 và cho năm kết thúc cùng ngàyThuyết Minh Báo Cáo Tài Chính (tiếp theo)

4

22

DN

Page 72: BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2007 - vfmcomvnaz.azureedge.net

VietFundManagement

Trụ sở chínhLầu 8, Tòa nhà Bitexco19-25 Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí MinhĐT: (84.8) 914 3393 Fax: (84.8) 914 3392

Văn phòng tại Hà NộiPhòng 1208, Tầng 12, Tòa nhà Pacific Place83B Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà NộiĐT: (84.4) 942 8168 Fax: (84.4) 942 8169 [email protected] www.vinafund.com