bÁo cÁo chung tỔng quan ngÀnh y tẾ nĂm 2016...

252
Nhóm Đối tác y tế Bộ Y tế Việt Nam BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 Hướng tới mục tiêu già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 2018

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

62 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

Nhóm Đối tác y tếBộ Y tế Việt Nam

BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016

Hướng tới mục tiêu già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam

Nhà xuất bản Y họcHà Nội, 2018

Page 2: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

i

Chỉ đạo biên soạn

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - Trưởng BanPGS.TS. Phạm Lê Tuấn

TS. Đặng Việt HùngPGS.TS. Nguyễn Hoàng Long

TS. Trần Văn TiếnThS. Sarah Bales

Nhóm điều phối

TS. Đặng Việt Hùng - Trưởng Nhóm ThS. Sarah BalesPGS.TS. Nguyễn Hoàng Long TS. Trần Khánh ToànPGS.TS. Phạm Trọng Thanh ThS. Hoàng Kim HàTS. Trần Thị Mai Oanh ThS. Dương Đức ThiệnTS. Hà Anh Đức ThS. Phan Thanh ThủyTS. Trần Văn Tiến ThS. Vũ Thị Hậu

Các chuyên gia tham gia biên soạn

PGS.TS. Phạm Trọng Thanh TS. Phan Hồng VânTS. Trần Văn Tiến TS. Nguyễn Bích NgọcThS. Sarah Bales PGS.TS. Nguyễn Thị Lan HươngTS. Trần Khánh Toàn TS. Trần Bích ThuỷThS. Dương Đức Thiện GS.TS. Nguyễn Đình CửTS. Nguyễn Khánh Phương TS. Phạm Ngân GiangTS. Lê Thị Thanh Xuân PGS.TS. Giang Thanh Long

Hỗ trợ kỹ thuật

ThS. Nguyễn Thị Thu Cúc ThS. Ngô Mạnh Vũ

Page 3: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

ii

Lời cảm ơn

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo thường niên lần thứ 10 được xây dựng với sự hợp tác giữa Bộ Y tế và Nhóm đối tác Y tế (HPG). Báo cáo này nhằm tổng hợp những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế năm 2016 và giai đoạn 2016-2020, đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm ngành y tế giai đoạn 2016-2020 và kết quả thực hiện các nhiệm vụ năm 2016. Bên cạnh đó, Báo cáo cũng phân tích sâu chuyên đề “Hướng tới mục tiêu già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam” với các vấn đề đặt ra do già hoá dân số và những đáp ứng của Việt Nam.

Báo cáo JAHR năm 2016 đã được hoàn thành với sự hỗ trợ tích cực từ nhiều tổ chức và cá nhân. Chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn đối với những đóng góp quý báu từ các cục, vụ, viện và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế cũng như các bộ, ngành liên quan trong quá trình xây dựng báo cáo này.

Chúng tôi đặc biệt ghi nhận và đánh giá cao sự hỗ trợ kỹ thuật và các ý kiến đóng góp hiệu quả của Nhóm đối tác Y tế và các tổ chức, cá nhân quốc tế, cũng như sự hỗ trợ tài chính từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Liên minh Toàn cầu về Vắc-xin và Tiêm chủng (GAVI) và Liên minh châu Âu (EU).

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các chuyên gia trong nước và quốc tế đã tham gia trực tiếp và đóng góp tích cực vào quá trình phân tích các thông tin sẵn có để giúp nhóm tác giả xây dựng dự thảo các chương; tổng hợp, phản hồi thông tin cho các đối tác và hoàn thiện nội dung báo cáo. Xin ghi nhận những đóng góp âm thầm của những người vì một lý do nào đó, tên của họ chưa được liệt kê ở phần sau.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Nhóm điều phối xây dựng báo cáo JAHR, dưới sự chỉ đạo của TS. Đặng Việt Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, PGS. TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, cùng các thành viên của nhóm, bao gồm TS. Trần Thị Mai Oanh, TS. Hà Anh Đức, TS. Trần Văn Tiến, ThS. Sarah Bales, TS. Trần Khánh Toàn, ThS. Hoàng Kim Hà, ThS. Dương Đức Thiện, ThS. Phan Thanh Thuỷ, và ThS. Vũ Thị Hậu đã tham gia và đóng góp tích cực trong quá trình tổ chức, xây dựng và hoàn thiện báo cáo này.

Ban biên soạn

Hỗ trợ tài chính

WHOTổ chức Y tếthế giới

Page 4: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

iii

MụC LụC

Lời cảm ơn .............................................................................................................................. ii

Danh mục chữ viết tắt ...........................................................................................................xi

Giới thiệu .................................................................................................................................1Mục đích của Báo cáo JAHR ..........................................................................................1Cấu trúc và nội dung của báo cáo JAHR 2016 ...............................................................1Phương pháp thực hiện ..................................................................................................2Tổ chức thực hiện ..........................................................................................................3

PHẦN MỘT. CẬP NHẬT HỆ THỐNG Y TẾ .............................................................................4

Chương I. Quản trị hệ thống y tế và thông tin y tế .............................................................51. Các nhiệm vụ trọng tâm trong quản trị hệ thống y tế

và hệ thống thông tin y tế giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2016 ......................................52. Cập nhật kết quả triển khai hoạt động quản trị hệ thống y tế

và hệ thống thông tin y tế năm 2016 ...............................................................................63. Các vấn đề ưu tiên ........................................................................................................154. Khuyến nghị giải pháp ...................................................................................................165. Tổng quan về việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến y tế ......17

Chương II. Các nguồn lực đầu vào cho CSSK ..................................................................181. Các nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến nguồn lực đầu vào cho CSSK

giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2016 ..............................................................................182. Cập nhật kết quả triển khai hoạt động liên quan các đầu vào cho CSSK năm 2016 ....193. Các vấn đề ưu tiên .......................................................................................................324. Khuyến nghị ...................................................................................................................33

Chương III. Cung ứng dịch vụ y tế ....................................................................................351. Các nhiệm vụ trọng tâm trong cung ứng dịch vụ y tế

giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2016 ..............................................................................352. Cập nhật một số chính sách mới ban hành liên quan

đến lĩnh vực cung ứng dịch vụ y tế ...............................................................................363. Cập nhật kết quả triển khai hoạt động cung ứng dịch vụ y tế năm 2016 ......................364. Một số vấn đề ưu tiên ...................................................................................................535. Khuyến nghị các giải pháp .............................................................................................55

PHẦN HAI. HƯỚNG TỚI GIÀ HÓA KHỎE MẠNH Ở VIỆT NAM .........................................59

Giới thiệu ...............................................................................................................................601. Quan điểm quốc tế về già hoá khoẻ mạnh ....................................................................602. Chính sách của Việt Nam về người cao tuổi .................................................................61

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam ......661. Già hóa dân số ở Việt Nam ...........................................................................................662. Tình hình sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam .............................................................75

Page 5: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

iv

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam .....................1021. Một số chính sách lớn về CSSK cho người cao tuổi ...................................................1032. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ............................................................ 1103. Nhân lực và tài chính cho CSSK người cao tuổi .........................................................1244. Thực trạng cung cấp dịch vụ CSSK người cao tuổi ....................................................134

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam ....................................1501. Chính sách chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi .....................................................1512. Nhu cầu chăm sóc dài hạn của người cao tuổi ...........................................................1553. Cung cấp dịch vụ chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi .............................................1594. Nguồn nhân lực chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ..............................................1755. Tài chính chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ..........................................................183

Chương VII: Môi trường xã hội đối với sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam .........1891. Khung phân tích mối quan hệ môi trường xã hội và sức khỏe người cao tuổi ............1892. Môi trường xã hội đảm bảo điều kiện vật chất cho người cao tuổi..............................1903. Môi trường xã hội đảm bảo sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi ............................193

Chương VIII. Các vấn đề ưu tiên và khuyến nghị giải pháp hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam ......................................................201

1. Các vấn đề ưu tiên cho già hóa khỏe mạnh ...............................................................2012. Khuyến nghị các giải pháp y tế và liên ngành hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ....

208

Tài liệu tham khảo ..............................................................................................................218

Phụ lục. Các chỉ số giám sát và đánh giá, 2011 - 2015, chỉ tiêu năm 2020 ...................226

Page 6: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

v

Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016Ban Biên soạn, nhóm điều phối và các tác giả xin chân thành cảm ơn các cá nhân sau

đây đã tích cực đóng góp ý kiến quý báu, cung cấp thông tin và hỗ trợ chúng tôi hoàn thành Báo cáo JAHR năm 2016.

Họ và tên Cơ quan công tácBùi Đức An Cục Phòng, chống HIV/AIDSĐỗ Hoàng Anh Trung tâm dưỡng lão Orihome Nguyễn Trung Anh Bệnh viện Lão khoa trung ươngVũ Nữ Anh Vụ Bảo hiểm Y tế - Bộ Y tếTrương Đình Bắc Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tếNguyễn Thị Ngọc Bảo Trung tâm mua sắm tập trung quốc gia - Bộ Y tếLê Văn Chính Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế Trần Ngọc Duy Vụ Pháp chế - Bộ Y tế Eraly Emmanuel Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt NamĐinh Thái Hà Tổng cục Dân số-KHHGĐ, Bộ Y tếNguyễn Thị Hải Liên Hiệp hội người khuyết tật Việt NamĐàm Trọng Hiếu Phòng khám BSGĐ Bệnh viện MedlatecNguyễn Đình Hoà Trung ương Hội Người cao tuổi Việt NamĐặng Huy Hoàng Ngân hàng thế giớiNguyễn Văn Hồi Cục Bảo trợ xã hội - Bộ LĐ - TB & XHHoàng Thanh Hương Vụ KHTC - Bộ Y tếCendona Jose Liên minh châu ÂuĐặng Xuân Khang Cục Bảo trợ xã hội - Bộ LĐ - TB & XHTrần Đăng Khoa Vụ Sức khoẻ Bà mẹ trẻ em - Bộ Y tếBùi Đức Lập Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế Đoàn Thị Phương Liên Cục Bảo trợ xã hội - Bộ LĐ - TB & XHNguyễn Đức Mạnh Viện Dân số, Gia đình và Trẻ em Kato Masaya Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt NamHoàng Văn Minh Trường Đại học Y tế công cộng Hà NộiTakeuchi Momoe Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt NamBùi Thị Nam Bộ Tư pháp Phạm Thị Quỳnh Nga Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt NamNguyễn Thanh Ngọc Cục Quản lý KCB - Bộ Y tế Phạm Tuyết Nhung Trung ương Hội Người cao tuổi Việt NamLê Mai Phương Cục Phòng, chống HIV/AIDSNguyễn Thị Kim Phương Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt NamTrần Đức Quang Tổng cục DS - KHHGĐ - Bộ Y tế Escalante Socorro Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt NamPhạm Thắng Bệnh viện Lão khoa trung ươngLê Thanh Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt NamNguyễn Thị Phương Thanh Help Age InternationalPhan Thị Kim Thanh Cục KHCN - Bộ Y tếLương Chí Thành Cục CNTT - Bộ Y tếNguyễn Hữu Thọ Vụ BHXH - Bộ LĐ-TB & XHTrần Minh Thu Trung tâm CSSK người cao tuổi Hà Huy Toàn Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tếvan der Velden Ton Trung tâm BSGĐ Việt ÚcNguyễn Xuân Trường Tổng cục Dân số-KHHGĐ - Bộ Y tếĐinh Anh Tuấn Vụ Sức khoẻ Bà mẹ trẻ em - Bộ Y tếKhương Anh Tuấn Viện Chiến lược và Chính sách y tếNguyễn Ngọc Tuấn Cục Quản lý Y dược cổ truyền - Bộ Y tếNguyễn Đăng Vững Trường Đại học Y Hà Nội

Page 7: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

vi

Danh mục bảngBảng 1. Tổng hợp quá trình phát triển các văn bản luật trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực

liên quan ...................................................................................................................9

Bảng 2. Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Y tế, 2012 - 2015 ............................................12

Bảng 3. Quy định của Hiến pháp về quyền lợi của người cao tuổi ......................................62

Bảng 4. Tóm tắt vai trò các tổ chức đóng góp vào sự nghiệp già hóa khỏe mạnh ..............65

Bảng 5. Tình trạng hôn nhân của người cao tuổi Việt Nam, 2011 (%) ................................70

Bảng 6. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam theo tuổi, giới và khu vực, 2011 (%) ..............................................................................................71

Bảng 7. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người cao tuổi Việt Nam, 2001 - 2015 ............................................................................................87

Bảng 8. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người cao tuổi Việt Nam, 2004 - 2015 ............................................................................................89

Bảng 9. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp ở người cao tuổi Việt Nam, 2000 - 2015 ................................................................90

Bảng 10. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh phổi mạn tính ở người cao tuổi Việt Nam, 2000 - 2015 ................................................................91

Bảng 11. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh tâm thần, thần kinh ở người cao tuổi Việt Nam, 2000 - 2015 ................................................................94

Bảng 12. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY liên quan đến các yếu tố nguy cơ theo nhóm tuổi của người cao tuổi Việt Nam, 2015 ...............................................97

Bảng 14. Các mục tiêu về sức khỏe người cao tuổi của Đề án chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025 ...................................................................105

Bảng 15. Quyền lợi bảo hiểm y tế của người cao tuổi .........................................................108

Bảng 16. Các chỉ tiêu liên quan phòng chống bệnh không lây nhiễm năm 2020 và 2025 ................................................................................................139

Bảng 17. Điều kiện hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ..................................................173

Bảng 18. Một số chương trình đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam ....179

Bảng 19. Tóm tắt tình hình đào tạo nhân lực ngành công tác xã hội ở Việt Nam, 2015 .....182

Bảng 20. Trợ cấp xã hội hằng tháng cho các đối tượng người cao tuổi, 2017 ....................184

Bảng 21. Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho người cao tuổi tại cơ sở bảo trợ xã hội ........................................................................................186

Page 8: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

vii

Danh mục hộpHộp 1. Minh họa các bước thực hiện trong xây dựng Luật Dược (sửa đổi) ......................10

Hộp 2. Nguyên tắc khám sàng lọc bệnh tật theo khuyến cáo của WHO .........................142

Hộp 3. Mô hình khám sức khỏe định kỳ của nước Anh ...................................................143

Page 9: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

viii

Danh mục hìnhHình 1. Khung các thành phần của hệ thống y tế ..................................................................4Hình 2. Một số thay đổi về mô hình tổ chức y tế địa phương ...............................................8Hình 3. Các quy định cần thiết để sắp xếp, tổ chức lại y tế địa phương ...............................8Hình 4. Chi bình quân lượt khám bảo hiểm y tế, 2015 - 2016 .............................................24Hình 5. Lĩnh vực đầu tư của các đề án xã hội hóa y tế theo báo cáo đến năm 2016 ..........27Hình 6. Nguồn vốn huy động cho các đề án xã hội hóa y tế theo báo cáo đến năm 2016 ..27Hình 7. Khung phân tích về già hóa khỏe mạnh ..................................................................61Hình 8. Cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam, 1979 - 2049 .......................................................67Hình 9. Quá trình già hóa dân số ở Việt Nam, 2006 - 2049 .................................................67Hình 10. Chỉ số già hóa của dân số Việt Nam, 1979 - 2049 ..................................................68Hình 11. Chỉ số già hóa (65+) của các nước Đông Nam Á, 2015 ..........................................68Hình 12. Tỷ số phụ thuộc của Việt Nam, 1979 - 2049 ............................................................69Hình 13. Xu hướng cơ cấu tuổi của người cao tuổi Việt Nam, 1979 - 2049 ..........................69Hình 14. Tỷ số giới tính theo độ tuổi của người cao tuổi Việt Nam, 1979 - 2049 ..................70Hình 15. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam, 2002 - 2012 ..............................71Hình 16. Tháp dân số người cao tuổi Việt Nam theo khu vực, 2015 .....................................72Hình 17. Dự báo tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam theo khu vực so

với ngưỡng siêu già, 2015 - 2049 ...........................................................................73Hình 18. Tỷ lệ dân số Việt Nam từ 60 tuổi trở lên, 65 tuổi trở lên theo vùng, 2015 ...............73Hình 19. Bản đồ chỉ số già hoá dân số Việt Nam, 2015 .........................................................74Hình 20. Tuổi thọ khỏe mạnh, số năm sống trung bình có bệnh tật và tuổi thọ

từ lúc sinh theo giới của các nước Đông Nam Á, 2015...........................................75Hình 21. Tuổi thọ khoẻ mạnh, số năm sống trung bình có bệnh tật và tuổi thọ

ở tuổi 60 theo giới của các nước Đông Nam Á, 2015 .............................................76Hình 22. Tự đánh giá sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

theo đặc trưng cá nhân, địa lý, 2011 .......................................................................77Hình 23. Tỷ lệ mất chức năng ở người cao tuổi Việt Nam theo tự đánh giá, 2009 ................78Hình 24. Tình trạng sống chung của người cao tuổi Việt Nam có khó khăn

hoặc không thể thực hiện những chức năng cơ bản, 2009 ....................................78Hình 25. Cơ cấu gánh nặng bệnh tật theo DALY của người cao tuổi ở Việt Nam

do rối loạn thị giác, 2015 .........................................................................................79Hình 26. Các khó khăn về chức năng vận động của người cao tuổi Việt Nam

theo nhóm tuổi, 2011 ...............................................................................................80Hình 27. Tình trạng khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày

của người cao tuổi Việt Nam ...................................................................................81Hình 28. Khái niệm năm sống điều chỉnh theo mức độ bệnh tật và tử vong .........................81Hình 29. Các nhóm nguyên nhân chính gây DALYs và tử vong

ở người cao tuổi Việt Nam, 2015 ............................................................................82Hình 30. Xu hướng DALY theo nhóm bệnh ở người cao tuổi Việt Nam, 1990 - 2015 ...........82

Page 10: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

ix

Hình 31. Mô hình nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật theo DALY ở người cao tuổi, 2015 ............................................................................................83

Hình 32. Mô hình nguyên nhân gây tử vong ở người cao tuổi Việt Nam, 2015 .....................84Hình 33. Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị

tại Bệnh viện Lão khoa trung ương, 2008 ..............................................................85Hình 34. Mô hình bệnh tật ở người cao tuổi khám chữa bệnh tại tuyến cơ sở

theo loại hình dịch vụ, 2014 .....................................................................................86Hình 35. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh tim mạch ở người cao tuổi Việt Nam

theo nhóm tuổi, 1990 - 2015 ....................................................................................88Hình 36. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do đái tháo đường ở người cao tuổi Việt Nam

theo nhóm tuổi, 1990 - 2015 ....................................................................................89Hình 37. Cơ cấu gánh nặng bệnh tật theo DALY do cơ xương khớp

ở người cao tuổi Việt Nam, 2015 ............................................................................90Hình 38. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh cơ xương khớp

ở người cao tuổi Việt Nam theo nhóm tuổi, 1990 - 2015 ........................................91Hình 39. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh phổi mạn tính

ở người cao tuổi Việt Nam theo nhóm tuổi, 1990 - 2015 ........................................92Hình 40. Cơ cấu tỷ lệ mới mắc ung thư ở người cao tuổi Việt Nam, 2012 ............................93Hình 41. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh ung thư

ở người cao tuổi Việt Nam theo nhóm tuổi, 1990 - 2015 ........................................93Hình 42. Cơ cấu gánh nặng bệnh tật do bệnh thần kinh và tâm thần

ở người cao tuổi Việt Nam, 2015 ............................................................................95Hình 43. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh thần kinh và bệnh tâm thần

ở người cao tuổi Việt Nam theo nhóm tuổi, 1990 - 2015 ........................................95Hình 44. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY liên quan đến 3 nhóm

yếu tố nguy cơ chính theo nhóm tuổi của người cao tuổi Việt Nam, 2015 ..............96Hình 45. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY liên quan đến nhóm yếu tố nguy cơ

hành vi theo nhóm tuổi và giới ở người cao tuổi Việt Nam, 2015 ...........................98Hình 46. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY liên quan đến yếu tố nguy

cơ chuyển hóa theo nhóm tuổi và giới ở người cao tuổi Việt Nam, 2015 ...............98Hình 47. Tỷ lệ số ca tử vong liên quan các nhóm yếu tố nguy cơ theo giới

ở người cao tuổi Việt Nam, 2015 ..........................................................................100Hình 48. Nội dung các can thiệp nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnh .................................102Hình 49. Các can thiệp CSSK và chăm sóc dài hạn vì mục tiêu già hóa khỏe mạnh

theo các giai đoạn của vòng đời ............................................................................103Hình 50. Sơ đồ mạng lưới y tế lồng ghép hoạt động CSSSK người cao tuổi ...................... 112Hình 51. Cơ cấu lượt sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi Việt Nam, 2012 ................. 113Hình 52. Bản đồ về sự phát triển của chuyên khoa lão khoa Việt Nam năm 2017 .............. 114Hình 53. Tỷ lệ người cao tuổi trong tổng số lượt sử dụng các loại dịch vụ y tế, 2012 .........120Hình 54. Cơ cấu lượt sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi

theo loại dịch vụ y tế, 2012 ....................................................................................121Hình 55. Cơ cấu chi phí từ tiền túi theo dịch vụ y tế

được người cao tuổi sử dụng, 2012 ......................................................................121

Page 11: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

x

Hình 56. Cơ cấu lượt sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi theo cơ sở y tế, loại dịch vụ và nhóm tuổi, 2012 ...................................................122

Hình 57. Cơ cấu lượt khám sức khỏe của người cao tuổi theo nhóm dân cư, 2012 ...........123Hình 58. Cơ cấu lượt khám chữa bệnh ngoại trú của người cao tuổi

theo nhóm dân cư, 2012 .......................................................................................123Hình 59. Cơ cấu lượt khám chữa bệnh nội trú được người cao tuổi sử dụng

theo nhóm dân cư, 2012 .......................................................................................124Hình 60. Cơ cấu mức sống người cao tuổi sử dụng dịch vụ theo loại cơ sở y tế, 2012 ......129Hình 61. Tỷ lệ người cao tuổi có bảo hiểm y tế theo nhóm tuổi, 2006 - 2014 ......................130Hình 62. Cơ cấu loại hình bảo hiểm y tế ở người cao tuổi theo nhóm tuổi, 2012 ................131Hình 63. Tỷ lệ người cao tuổi có bảo hiểm y tế theo đặc tính cá nhân, 2006 - 2014 ...........131Hình 64. Cơ cấu loại bảo hiểm y tế theo đặc tính cá nhân của người cao tuổi, 2012 .........132Hình 65. Số lượt sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú bình quân

hằng năm ở người cao tuổi theo tình trạng bảo hiểm y tế, 2014 ..........................133Hình 66. Chi phí bình quân một lần sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú

và nội trú ở người cao tuổi theo tình trạng bảo hiểm y tế, 2014............................134Hình 67. Tam giác chăm sóc người cao tuổi của Kaiser ......................................................150Hình 68. So sánh mô hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi tập trung và mô hình

tại cộng đồng .........................................................................................................154Hình 69. Cơ cấu mức độ khuyết tật của người cao tuổi Việt Nam, 2015 .............................157Hình 70. Dự báo số người rất khó khăn hoặc không thể thực hiện ít nhất

1 chức năng cơ bản (nhìn, nghe, đi lại, tập trung/ghi nhớ), 2019 - 2049 ..............158Hình 71. Dự báo số người cao tuổi gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày,

2019 - 2049 ...........................................................................................................158Hình 72. Các loại dịch vụ với hai mô hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ................159Hình 73. Quản lý nhà nước về các mô hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi

tại cộng đồng .........................................................................................................161Hình 74. Các mảng hoạt động của câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau .............................162Hình 75. Bản đồ thực trạng phát triển câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau tại Việt Nam

đến cuối năm 2016 ................................................................................................164Hình 76. Cơ chế thành lập các loại hình cơ sở chăm sóc dài hạn tập trung

cho người cao tuổi ở Việt Nam ..............................................................................171Hình 77. Tình hình người cao tuổi có khuyết tật nặng và người cao tuổi

được nhận chăm sóc nội trú theo vùng, 2014 .......................................................174Hình 78. Nhân lực chính chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam .......................176Hình 79. Môi trường xã hội và sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam ...................................189

Page 12: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

xi

ADR Tác dụng không mong muốn của thuốcARV Thuốc kháng vi rútATTP An toàn thực phẩmBHXH Bảo hiểm xã hộiBHYT Bảo hiểm y tếBKLN Bệnh không lây nhiễmBMTE Bà mẹ trẻ emBPTT Biện pháp tránh thaiBSGĐ Bác sĩ gia đìnhBTXH Bảo trợ xã hộiBV Bệnh việnCBYT Cán bộ y tếCLB LTH TGN Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhauCSDH Chăm sóc dài hạnCNTT Công nghệ thông tinCSSK Chăm sóc sức khỏeCSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầuCSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sảnCTMTQG Chương trình mục tiêu quốc giaDALY Năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật DVYT Dịch vụ y tếDVYTCB Dịch vụ y tế cơ bảnĐTĐ Đái tháo đườngGDP Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Production)HIV/AIDS Vi rút suy giảm miễn dịch ở người/hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phảiJAHR Báo cáo chung tổng quan ngành y tếKB,CB Khám bệnh, chữa bệnhKCB Khám chữa bệnhKHHGĐ Kế hoạch hóa gia đìnhLĐTBXH Lao động-Thương binh và Xã hộiNCT Người cao tuổiNSNN Ngân sách Nhà nướcNVYTTB Nhân viên y tế thôn bảnODA Hỗ trợ phát triển chính thứcPHCN Phục hồi chức năngPK Phòng khámPPP Hợp tác công tưPTTT Phương tiện tránh thaiSDD Suy dinh dưỡngTCMR Tiêm chủng mở rộngTHA Tăng huyết ápTNTT Tai nạn thương tíchTNV Tình nguyện viênTTBYT Trang thiết bị y tếTT-GDSK Truyền thông giáo dục sức khoẻTTYT Trung tâm Y tếTYT Trạm Y tếUSD Đô la MỹWHO Tổ chức Y tế thế giớiYDCT Y dược cổ truyềnYHCT Y học cổ truyềnYTDP Y tế dự phòng

Danh mục chữ viết tắt

Page 13: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

1

Giới thiệu

Giới thiệu

Mục đích của Báo cáo JAHRTheo thống nhất với Nhóm đối tác y tế (HPG), từ năm 2007, Báo cáo tổng quan chung

ngành Y tế (JAHR) được xây dựng nhằm đánh giá thực trạng và xác định các vấn đề ưu tiên trong lĩnh vực y tế nhằm hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch hằng năm của Bộ Y tế và làm cơ sở cho việc lựa chọn các trọng tâm đối thoại và hợp tác giữa ngành Y tế với các đối tác quốc tế.

Báo cáo JAHR hằng năm có các mục tiêu sau: (i) cập nhật thực trạng của hệ thống y tế, bao gồm tổng hợp các chính sách mới và đánh giá tiến độ thực hiện các nhiệm vụ và các kết quả thực hiện các mục tiêu được đề ra trong các kế hoạch y tế, tiến độ thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ ở Việt Nam và (ii) phân tích và đánh giá chuyên sâu hơn về một khía cạnh của hệ thống y tế hoặc một số chủ đề quan trọng đang được các nhà hoạch định chính sách y tế quan tâm.

Cấu trúc và nội dung của báo cáo JAHR 2016Báo cáo JAHR đã đi qua hai chu kỳ Kế hoạch 5 năm. Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế

mỗi năm, cấu trúc và nội dung của báo cáo JAHR có sự thay đổi để đáp ứng mục tiêu và các yêu cầu cụ thể của hoạt động lập kế hoạch y tế và lựa chọn các lĩnh vực trọng tâm đối thoại và hợp tác giữa ngành Y tế Việt Nam và các đối tác phát triển quốc tế.

Năm 2007, Báo cáo JAHR đầu tiên được xây dựng, đã cập nhật toàn diện các lĩnh vực chủ yếu của hệ thống y tế Việt Nam, gồm: (i) Tình trạng sức khỏe và các yếu tố tác động; (ii) Tổ chức và quản lý hệ thống y tế; (iii) Nhân lực y tế; (iv) Tài chính y tế và (v) Cung ứng dịch vụ y tế. Báo cáo JAHR 2008 và 2009, ngoài phần cập nhật hệ thống y tế, đã lần lượt phân tích sâu chủ đề Tài chính y tế và Nhân lực y tế ở Việt Nam. Báo cáo JAHR 2010 đã đặt trọng tâm vào việc cập nhật toàn diện các cấu phần của hệ thống y tế, nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm ngành y tế giai đoạn 2011 - 2015.

Báo cáo JAHR 2011, được xây dựng vào năm đầu tiên của Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 đã cập nhật những định hướng mới được xác định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, và Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội, nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch y tế năm 2012 và thúc đẩy việc triển khai thực hiện Kế hoạch 5 năm. Các báo cáo JAHR từ 2012 - 2015 có nhiệm vụ hỗ trợ xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm của ngành Y tế, thông qua việc cập nhật các chính sách mới, đánh giá tiến độ thực hiện các nhiệm vụ trong 6 cấu phần của hệ thống y tế. Các báo cáo này cũng đã phân tích sâu về các chủ đề khác nhau như Chất lượng dịch vụ y tế, Bao phủ chăm sóc sức khoẻ (CSSK) toàn dân, Kiểm soát các bệnh không lây nhiễm và Tăng cường chất lượng y tế cơ sở hướng tới bao phủ CSSK toàn dân.

Báo cáo JAHR 2016 được xây dựng trong năm đầu tiên của Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, đồng thời cũng là năm đầu tiên thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững do Liên hợp quốc đề ra. Bởi vậy, báo cáo JAHR năm nay cũng có các nhiệm vụ: (i) cung cấp thông tin hỗ trợ xây dựng các giải pháp triển khai Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 của ngành y tế; và (ii) hỗ trợ xây dựng các chính sách bảo đảm già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam.

Báo cáo JAHR năm nay được cấu trúc thành 2 phần với 8 chương như sau.

PHẦN MỘT. Cập nhật hệ thống y tế

Sáu cấu phần của hệ thống y tế được cập nhật theo 3 chương với 3 nhóm: (1) Quản trị

Page 14: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

2

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

hệ thống y tế và hệ thống thông tin y tế; (2) Các nguồn lực đầu vào cho chăm sóc sức khoẻ; và (3) Cung ứng dịch vụ y tế.

Chương I: Quản trị hệ thống y tế và hệ thống thông tin y tế. Cập nhật tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 và kết quả thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ năm 2016 về quản trị hệ thống y tế và hệ thống thông tin y tế.

Chương II: Các nguồn lực đầu vào cho chăm sóc sức khoẻ. Cập nhật tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 và kết quả thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ năm 2016 liên quan đến nguồn lực đầu vào cho chăm sóc sức khoẻ: nhân lực, tài chính, thuốc, trang thiết bị y tế.

Chương III: Cung ứng dịch vụ y tế. Cập nhật tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 và kết quả thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ năm 2016 trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ y tế: dự phòng, khám chữa bệnh, YHCT, DS-KHHGĐ, CSSKSS và BMTE.

PHẦN HAI. Phân tích sâu về chủ đề “Hướng tới già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam” với các nội dung sau:

Giới thiệu: Quan điểm quốc tế về già hóa và khung chiến lược can thiệp của Tổ chức Y tế thế giới; Chính sách về người cao tuổi (NCT) của Việt Nam; các tổ chức tham gia bảo vệ quyền lợi, cấp dịch vụ y tế, dịch vụ chăm sóc cá nhân và tổ chức hoạt động để tăng cường môi trường xã hội cho NCT.

Chương IV: Già hóa dân số, thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam. Chương này phân tích các đặc điểm của già hoá dân số Việt Nam; tình hình sức khoẻ NCT Việt Nam.

Chương V: Chăm sóc y tế nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam. Chương này cập nhật các chính sách về CSSK cho NCT, thực trạng mạng lưới, nhân lực, tài chính và cung ứng dịch vụ CSSK cho NCT.

Chương VI: Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi. Chương này phân tích nhu cầu chăm sóc dài hạn của NCT Việt Nam, đánh giá thực trạng bảo đảm cung cấp dịch vụ chăm sóc dài hạn cho NCT hiện nay, một số bài học kinh nghiệm quốc tế.

Chương VII: Môi trường xã hội đối với sức khỏe của người cao tuổi. Phân tích, đánh giá môi trường xã hội bảo đảm các điều kiện về vật chất và tinh thần cho người cao tuổi.

Chương VIII: Xác định các vấn đề ưu tiên và khuyến nghị giải pháp hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh. Chương này tóm tắt các vấn đề ưu tiên và những giải pháp được đề xuất nhằm bảo đảm cho già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam.

Phần Phụ lục bao gồm một bảng tóm tắt các chỉ số giám sát và đánh giá liên quan đến các mục tiêu và nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm của ngành Y tế và các mục tiêu phát triển bền vững liên quan y tế cùng số liệu của giai đoạn 2011 - 2015 và mục tiêu năm 2020.

Phương pháp thực hiệnQuá trình xây dựng báo cáo JAHR 2016 được thực hiện dựa vào một số phương pháp

tiếp cận và yêu cầu chung, bao gồm:

Căn cứ vào bối cảnh kinh tế-xã hội và đặc điểm của hệ thống y tế Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và phát triển, dựa vào các tiêu chí công bằng, hiệu quả của hệ thống y tế, để đánh giá đúng những kết quả, tiến bộ, những khó khăn, trở ngại trong việc thực hiện các mục tiêu cần hướng tới, đặc biệt là các nhiệm vụ đã đề ra, từ đó đề xuất các giải pháp tương ứng.

Page 15: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

3

Giới thiệu

Tìm hiểu và vận dụng các khung lý thuyết phù hợp đối với từng cấu phần của hệ thống y tế, cũng như đối với các chủ đề trọng tâm được đề cập trong báo cáo hằng năm, để bảo đảm tính nhất quán, khoa học về quan niệm và cách tiếp cận, phù hợp với xu thế hiện đại.

Chú trọng thảo luận với cán bộ, chuyên gia các vụ, cục liên quan của Bộ Y tế để làm rõ những vấn đề cần quan tâm để bảo đảm tiến độ thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch 5 năm liên quan đến từng vụ, cục; kịp thời trao đổi thông tin và cung cấp các dự thảo báo cáo cho nhóm công tác của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế chịu trách nhiệm điều phối xây dựng Báo cáo JAHR.

Các phương pháp cụ thể được sử dụng để xây dựng báo cáo, bao gồm: (i) Tổng hợp các tài liệu có sẵn, gồm các văn bản chính sách, pháp luật và các tài liệu nghiên cứu, khảo sát, và (ii) Thu thập, xử lý ý kiến của các bên liên quan, nhất là của cán bộ quản lý, chuyên gia ngành y tế và các bộ, ngành liên quan, các chuyên gia quốc tế.

Tổng hợp và xử lý các tài liệu sẵn có, gồm các văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ; các công trình nghiên cứu, khảo sát; các báo cáo của các bộ, ngành; báo cáo tổng kết chuyên ngành; tài liệu của các tổ chức quốc tế và của nước ngoài. Nhóm điều phối tìm kiếm và cung cấp một số tài liệu và số liệu thống kê chính; các chuyên gia chủ động tìm kiếm và chia sẻ các tài liệu liên quan.

Việc thu thập và xử lý các ý kiến của các bên liên quan được thực hiện như sau:

■ Tổ chức 01 Hội thảo và 04 buổi thảo luận bàn tròn với các chuyên gia trong nước với sự tham gia của các đại biểu từ Nhóm đối tác y tế.

■ Đăng các dự thảo chương trên website của JAHR (www.JAHR.org.vn) để lấy ý kiến của các chuyên gia trong nước và quốc tế.

■ Gửi các dự thảo chương để lấy ý kiến của các cục, vụ và đơn vị của Bộ Y tế và một số bộ, ngành liên quan.

Tổ chức thực hiện Cũng như các năm trước, JAHR 2016 được xây dựng với sự phối hợp chỉ đạo của Bộ Y

tế và Nhóm đối tác y tế với cơ cấu tổ chức điều hành việc xây dựng báo cáo gồm:

Ban chỉ đạo, do Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban, với sự tham gia của Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn, lãnh đạo một số Vụ, Cục đầu mối và các điều phối viên quốc tế và trong nước, có nhiệm vụ xác định chủ đề, xây dựng kế hoạch, lựa chọn chuyên gia, phê duyệt đề cương và thẩm định báo cáo JAHR hằng năm.

Nhóm điều phối, gồm đại diện Bộ Y tế, một điều phối viên quốc tế, một điều phối viên trong nước và một số cán bộ hỗ trợ, có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề liên quan đến quản lý và hành chính, tổ chức hội thảo, tổng hợp các ý kiến đóng góp, bảo đảm sự tham gia của nhiều bên trong quá trình xây dựng báo cáo; thực hiện biên tập, hoàn thiện báo cáo.

Chuyên gia tư vấn, gồm các chuyên gia trong nước từ Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và một số tổ chức phi chính phủ. Các chuyên gia này có kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến các cấu phần của hệ thống y tế, bảo trợ và chăm sóc NCT, có nhiệm vụ dự thảo các chương của báo cáo, thu thập ý kiến của các bên liên quan và hoàn thiện các chương phù hợp với các góp ý và nhận xét chung.

Page 16: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

4

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

PHẦN MỘT. CẬP NHẬT HỆ THỐNG Y TẾPhần một của Báo cáo JAHR 2016 nhằm mục đích cập nhật các chính sách mới và hoạt

động mới, trong đó có việc đánh giá hoạt động thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao trong Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2016. Khung phân tích chung của hệ thống y tế được thể hiện trong Hình 1.

Hình 1. Khung các thành phần của hệ thống y tế

Quản trị hệ thống y tế và Hệ thống thông tin y tế

Các đầu vào:◊ Nhân lực y tế◊ Tài chính y tế◊ Dược phẩm, sinh

phẩm, vắc-xin, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng

Hoạt động cung ứng dịch vụ:◊ YTDP◊ CSSKBĐ◊ KCB, PHCN◊ YHCT◊ Dân số-KHHGĐ,

CSSKSS

Đầu ra, mục tiêu◊ Phát triển kinh tế-

xã hội◊ Tình trạng sức

khỏe◊ Công bằng xã hội

Page 17: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

5

Chương I. Quản trị hệ thống y tế và thông tin y tế

Chương I. Quản trị hệ thống y tế và thông tin y tế

Nội dung của Chương này nhằm: (i) rà soát lại các nhiệm vụ trọng tâm về quản trị hệ thống y tế và hệ thống thông tin y tế giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2016; (ii) cập nhật các hoạt động chuẩn bị cho thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020; (iii) đánh giá kết quả triển khai hoạt động quản trị hệ thống y tế và hệ thống thông tin y tế năm 2016; và (iv) trên cơ sở đó đề xuất một số nội dung ưu tiên cho năm 2017 cũng như cả giai đoạn 2017 - 2020.

1. Các nhiệm vụ trọng tâm trong quản trị hệ thống y tế và hệ thống thông tin y tế giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2016

Ngày 1/3/2016, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký văn bản số 139/KH-BYT ban hành Kế hoạch Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2016 - 2020, xác định 9 nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế trong 5 năm tới, trong đó có các nhiệm vụ liên quan đến quản trị hệ thống y tế và phát triển hệ thống thông tin y tế. Có 6 nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực này, bao gồm:

■ Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế;

■ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về y tế;

■ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin;

■ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra;

■ Tăng cường hợp tác, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong lĩnh vực y tế;

■ Củng cố và tăng cường hệ thống thông tin y tế.

Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 7/1/ 2016, và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết (135/CTr-BYT ngày 29/02/2016) đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế trong năm 2016. Liên quan quản trị hệ thống y tế với các nội dung sau:

■ Hoàn chỉnh để trình Chính phủ ban hành Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, phổ biến triển khai quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Thực hiện đồng bộ mô hình trạm y tế (TYT) xã thuộc Trung tâm y tế (TTYT) huyện, không nhất thiết phải có bác sĩ trong định biên mà luân phiên bác sĩ giữa TTYT và TYT xã.

■ Xây dựng Dự thảo các dự án Luật trình Quốc hội (Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật về Máu và tế bào gốc; Luật dân số), các Đề án trình Chính phủ; hoàn thành việc xây dựng các Thông tư trong kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

■ Xây dựng và hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính của ngành Y tế năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020; nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong hoạt động của các cơ quan đơn vị thuộc Bộ; thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và xác định chỉ số cải cách hành chính của các vụ, cục, văn phòng bộ, Thanh tra Bộ Y tế.

■ Xây dựng và thực hiện tốt Kế hoạch Thanh tra năm 2016, tập trung vào: thanh tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; hóa chất chế phẩm diệt côn trùng và đồ gia dụng;

Page 18: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

6

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

kinh doanh, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; thanh tra toàn diện một số đơn vị sự nghiệp công lập; việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế; việc thực hiện chính sách, pháp luật trong xã hội hóa công tác y tế; quản lý nhà nước về lĩnh vực dược; công tác đấu thầu thuốc, giá thuốc và sử dụng thuốc; việc thực hiện chế độ thu, chi tài chính và phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

■ Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các dịch vụ hành chính công mức độ 4, Dự án cơ chế một cửa ASEAN và cơ chế hải quan một cửa quốc gia cơ quan Bộ Y tế.

Đối với phát triển hệ thống thông tin y tế, các ưu tiên trong năm 2016 gồm:

■ Thiết lập hệ thống quản lý thông tin đủ mạnh và hiệu lực giúp cho các nhà quản lý theo dõi và hoạch định chính sách có đủ thông tin có chất lượng một cách hệ thống, thường xuyên và kịp thời.

■ Tổng kết việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực y tế. Xây dựng chương trình hành động và các chỉ tiêu cụ thể để triển khai các mục tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực y tế.

Trên cơ sở các nhóm mục tiêu, nhiệm vụ được đặt ra trên, phần còn lại của chương sẽ tập trung đánh giá kết quả thực hiện và khó khăn, hạn chế. Từ đó sẽ xác định các vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong năm 2017, và giai đoạn đến năm 2020.

2. Cập nhật kết quả triển khai hoạt động quản trị hệ thống y tế và hệ thống thông tin y tế năm 2016

Nhiệm vụ 1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế

Theo Kế hoạch Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016 - 2020, nhiệm vụ thứ nhất liên quan đến quản trị hệ thống y tế là Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế từ trung ương đến địa phương sau khi Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2025 được phê duyệt theo hướng giảm đầu mối, phù hợp với hội nhập quốc tế nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực ở các tuyến. Trong đó có 3 nhiệm vụ cụ thể được nêu trong Dự thảo Quy hoạch, gồm: (i) sáp nhập bệnh viện (BV) huyện và TTYT huyện thành TTYT có 2 chức năng là phòng bệnh, khám chữa bệnh (KCB) và quản lý các trạm y tế xã; (ii) từng bước sáp nhập các trung tâm, đơn vị làm nhiệm vụ dự phòng tuyến tỉnh thành Trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh (CDC), chuyển nhiệm vụ điều trị sang các bệnh viện; (iii) sáp nhập các đơn vị kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, vắc-xin, sinh phẩm y tế, ATTP, TTBYT ở trung ương thành đơn vị kiểm nghiệm, quản lý chất lượng thực phẩm và dược phẩm. Thành lập một số trung tâm kiểm nghiệm vùng.

Kết quả đạt được

Về tổ chức y tế trung ương

Bộ Y tế tổ chức đánh giá việc thực hiện Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Trên cơ

Page 19: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

7

Chương I. Quản trị hệ thống y tế và thông tin y tế

sở đó, đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/06/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế trong nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV (2016 - 2021). Về cơ bản, vẫn giữ nguyên các nội dung trong Nghị định 63, theo đó Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần, y dược cổ truyền, sức khỏe sinh sản, trang thiết bị y tế, dược, mỹ phẩm, an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế, dân số, quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Một số nội dung chi tiết có chỉnh sửa, cập nhật theo các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.

Về tổ chức y tế địa phương

Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 51/2014/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế và Phòng Y tế huyện. Bộ Y tế cũng đã xây dựng và ban hành Thông tư 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTYT huyện, Thông tư số 59/2015/TT-BYT ngày 31/12/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTYT tỉnh. Đây là các văn bản pháp lý quan trọng để tổ chức y tế địa phương tinh gọn, hiệu quả, đảm bảo sự phối hợp, tính liên tục trong cung ứng dịch vụ y tế (DVYT).

Tuyến tỉnh: Thông tư 51 quy định “… thực hiện mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ở tuyến tỉnh trên cơ sở sáp nhập các trung tâm có cùng chức năng; các trung tâm chuyên khoa, trung tâm có giường bệnh chuyển về bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc thành lập bệnh viện chuyên khoa khi có nhu cầu và có đủ điều kiện về nguồn lực” (Hình 2). Đây là điểm mới có tính đột phá trong tổ chức hệ thống y tế dự phòng (YTDP). Tính đến tháng 10/2016, đã có 23 tỉnh được UBND tỉnh ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, trong đó 17 tỉnh quy định thực hiện Trung tâm kiểm soát bệnh tật ở tuyến tỉnh. Mô hình y tế địa phương của các tỉnh khác vẫn đang trong quy trình xem xét, phê duyệt của UBND các tỉnh.

Tuyến huyện: Thông tư 51 quy định “… TTYT huyện được tổ chức thống nhất trên địa bàn cấp huyện, thực hiện chức năng về YTDP, KCB và PHCN; các phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV), nhà hộ sinh khu vực (nếu có) và TYT xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện là đơn vị y tế thuộc TTYT huyện…”; “… chỉ thành lập Bệnh viện đa khoa ở tuyến huyện khi thực sự có nhu cầu, điều kiện và phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn là bệnh viện hạng II trở lên…” (Hình 2). Đến tháng 10/2016, đã có 18 tỉnh quy định thống nhất mô hình TTYT huyện thực hiện chức năng YTDP và KCB (14 tỉnh sáp nhập TTYT với bệnh viện huyện, 4 tỉnh đã có mô hình TTYT huyện thực hiện 2 chức năng từ trước). Việc thực hiện tổ chức TTYT huyện có 2 chức năng phù hợp với điều kiện thực tế, tránh đầu tư dàn trải; tập hợp được nhân lực, có thể điều động, luân chuyển, huy động cán bộ y tế giữa các tuyến; tăng kết nối giữa lĩnh vực YTDP và KCB; đảm bảo được sự chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất giữa tuyến huyện và tuyến xã.

Tuyến xã: Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 33/2015/TT-BYT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của TYT xã, phường, thị trấn. Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2014/NĐ-CP về y tế xã. Đến nay đã có 62/63 tỉnh đã quy định TYT xã là đơn vị y tế thuộc TTYT huyện.

Page 20: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

8

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Hình 2. Một số thay đổi về mô hình tổ chức y tế địa phương

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh

Trung tâm Y tế huyện 2 chức năng

(bệnh viện hạng 2 có thể hoạt động độc lập)

Trạm Y tế xã

Bệnh viện huyện

Trung tâm phòng chống bệnh xã hội

Trung tâm phòng chống

HIV/AIDS

Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế

Trung tâm phòng chống Sốt rét, ký

sinh trùng, côn trùng

Trung tâm Y tế dự phòng

Trung tâm Y tế huyện

Nguồn: Thông tư liên tịch số 51/2014/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015

Khó khăn, hạn chế

Một loạt các Nghị định, Thông tư liên quan đến tổ chức y tế địa phương được ban hành, trong khi Quy hoạch tổng thể về phát triển hệ thống y tế chưa được phê duyệt, đặt ra yêu cầu phải có kế hoạch hướng dẫn chi tiết về sắp xếp, tổ chức các khoa phòng trong các đơn vị y tế tại địa phương. Văn bản về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh (CDC) được ban hành chậm (Thông tư 26/2017/TT-BYT mới được ban hành ngày 26/6/2017).

Đổi mới tổ chức y tế cần phải kèm theo các quy định chi tiết về tổ chức, sắp xếp lại về cơ sở vật chất, nhân lực y tế (tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng), cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính. Tuy nhiên, chưa có các hướng dẫn cụ thể về các nội dung này, ví dụ về nhân lực, các quy định về định mức biên chế quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước đến nay không còn phù hợp với tổ chức và hoạt động của các cơ sở y tế (Hình 3).

Hình 3. Các quy định cần thiết để sắp xếp, tổ chức lại y tế địa phương

Đổi mới tổ chức Nhân lực Cơ sở

vật chấtCơ chế

hoạt độngCơ chế chế

tài chính

Nhiệm vụ 2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về y tế

Nhiệm vụ thứ 2 trong Kế hoạch 5 năm của ngành Y tế 2016 - 2020 là tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về y tế. Trong đó nhiệm vụ đòi hỏi cụ thể là phải: (i) nâng cao năng lực hoạch định và vận động chính sách; (ii) tăng cường xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng; (iii) có sự tham gia rộng rãi của các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp và người dân.

Page 21: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

9

Chương I. Quản trị hệ thống y tế và thông tin y tế

Kết quả đạt được

Hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực y tế tiếp tục được hoàn chỉnh. Quốc hội đã thông qua Luật Dược sửa đổi số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016, trong đó có một số điểm mới như chính sách phát triển công nghiệp dược (ưu tiên nghiên cứu, sản xuất nguyên liệu làm thuốc từ nguồn dược liệu sẵn có tại Việt Nam, ưu tiên thuốc sản xuất trong nước), chính sách quản lý giá thuốc, đăng ký thuốc, dược lâm sàng, chứng chỉ hành nghề dược… Các văn bản luật khác cũng đã hoàn thành dự thảo chi tiết, dự kiến trình Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia, Luật về Máu và tế bào gốc, Luật Dân số và Luật Chuyển đổi giới tính (Bảng 1).

Bảng 1. Tổng hợp quá trình phát triển các văn bản luật trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực liên quan

Năm Tên Luật

1989 Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân

2005 Luật Dược

2006 Luật PC nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)

2006 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác

2007 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm

2007 Luật Phòng chống bạo lực gia đình

2008 Luật Bảo hiểm y tế

2009 Luật Khám bệnh chữa bệnh

2009 Luật Người cao tuổi

2010 Luật An toàn thực phẩm

2012 Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá

2014 Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi)

2016 Luật Dược (sửa đổi)

2016 Luật Trẻ em

2018 Luật Phòng, chống tác hại rượu bia (dự kiến)

2018 Luật Máu và tế bào gốc (dự kiến)

2018 Luật Dân số (dự kiến)

2019 - 2020 Luật Chuyển đổi giới tính (dự kiến)

Bộ Y tế cũng đã tích cực hoàn thành để trình Chính phủ ban hành 11 Nghị định quy định điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực y tế. Đặc biệt, Bộ Y tế đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định 36/2016/NĐ-CP, trong đó lần đầu tiên áp dụng việc phân loại TTBYT theo quy định hội nhập, quản lý TTBYT theo chu trình vòng đời sản phẩm, thay đổi phương thức quản lý, áp dụng chung hình thức đăng ký lưu hành sản phẩm TTBYT… Bộ Y tế ban hành 01 Thông tư liên tịch và 17 Thông tư của Bộ Y tế về các lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, y học cổ truyền, dược, đấu thầu mua thuốc, môi trường y tế [1].

Nâng cao năng lực hoạch định và vận động chính sách, tăng cường xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng có sự tham gia rộng rãi của các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề

Page 22: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

10

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

nghiệp và người dân cũng có sự tiến bộ nhất định. Các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư do Bộ Y tế xây dựng đều tuân thủ các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Hộp 1).

Hộp 1. Minh họa các bước thực hiện trong xây dựng Luật Dược (sửa đổi)1. Tổ chức đánh giá 10 năm thi hành Luật dược 2005, tạo cơ sở khoa học và thực tiễn

quan trọng cho việc xây dựng Dự án Luật Dược (sửa đổi).2. Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về dược; dịch và tham khảo luật

của một số nước về dược.3. Tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm nước ngoài trong việc xây dựng và triển khai

thực hiện văn bản pháp luật.4. Tổ chức các hội thảo lấy ý kiến các nhà quản lý, các nhà khoa học và các chuyên gia về

nội dung Dự án Luật.5. Tổ chức các cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập để xin ý kiến về nội dung của Dự án

Luật trong quá trình soạn thảo.6. Tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản và thông qua các hội nghị giới thiệu Dự án Luật đối với

các Bộ, ngành, Sở Y tế, các cơ sở kiểm nghiệm thuốc, cơ sở KCB, cơ sở kinh doanh thuốc

7. Đăng trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Y tế để xin ý kiến rộng rãi các đối tượng chịu tác động của Dự án Luật và các đối tượng khác trong xã hội.

8. Xây dựng Báo cáo đánh giá tác động của Dự án Luật, Bản thuyết minh chi tiết Dự án Luật, đánh giá tác động thủ tục hành chính và Báo cáo về lồng ghép bình đẳng giới trong Dự án Luật.

9. Xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về Dự án Luật.10. Trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội thông qua, ban hành Luật Dược (sửa đổi).

Sử dụng thông tin cho xây dựng và hoạch định các chính sách dựa trên bằng chứng được chú trọng thông qua các đề án xây dựng luật, các nghiên cứu đánh giá, các hội thảo, vận động xây dựng chính sách…

Bộ Y tế tích cực thu thập từ thông tin từ phản hồi của người sử dụng dịch vụ để xây dựng các chương trình cải cách. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 4939/QĐ-BYT năm 2016 phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án Đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công, giai đoạn 2016 - 2020; thành lập các đoàn công tác kiểm tra thực hiện Đề án Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng đến sự hài lòng của người bệnh tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Khó khăn, hạn chế

Quá trình xây dựng các chính sách y tế mặc dù sử dụng các phương thức thu thập thông tin, ý kiến khác nhau, tuy nhiên một số phương thức chưa đạt hiệu quả, ví dụ xin ý kiến qua website nhận được rất ít góp ý. Sự tham gia của các bên liên quan đến thực hiện chính sách (Sở Y tế, các cơ sở y tế) còn hạn chế nên một số chính sách được xây dựng chưa phản ánh đầy đủ thực tiễn.

Cơ chế phản hồi từ phía cơ quan soạn thảo văn bản, chính sách đối với các ý kiến góp ý còn chưa phù hợp, chưa công bố rộng rãi các nội dung tiếp thu và không tiếp thu, lý do không tiếp thu nên chưa thỏa mãn nhu cầu thông tin của các bên liên quan.

Page 23: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

11

Chương I. Quản trị hệ thống y tế và thông tin y tế

Đánh giá tác động thực hiện chính sách chưa thực hiện đầy đủ nên một số chính sách, quy định đã ban hành chưa khả thi với điều kiện thực tế. Ví dụ, quy định về thời gian thực hành tại cơ sở khám, chữa bệnh…

Việc tổng hợp tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về y tế còn hạn chế, một số chính sách chậm được cập nhật, sửa đổi. Theo báo cáo của Chính phủ, từ tháng 1-10/2016, Bộ Y tế được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 105 nhiệm vụ, trong đó đã hoàn thành 19 nhiệm vụ (đúng hạn: 10, quá hạn: 9), chưa thực hiện trong hạn: 79 nhiệm vụ, chưa thực hiện quá hạn 7 nhiệm vụ [2].

Nhiệm vụ 3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin

Kế hoạch 5 năm của ngành Y tế 2016 - 2020 cũng yêu cầu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hệ thống y tế, trong KCB, thanh toán BHYT và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.

Kết quả đạt được

100% các vụ, cục, tổng cục của Bộ Y tế đã công bố phù hợp với tiêu chuẩn của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2008. Tháng 5/2016, hoàn thành kết nối liên thông gửi, nhận văn bản điện tử với Văn phòng Chính phủ. Đảm bảo kết nối, công khai tất cả văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành lên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế và công khai số liệu giải quyết văn bản đến và đi tại trụ sở Bộ Y tế [3].

Bộ Y tế đã hoàn thành việc đơn giản hóa 221/225 thủ tục hành chính (98,2%); 100% các thủ tục hành chính công đã được cung cấp ở mức độ 2 trên Cổng thông tin điện tử. Bộ Y tế đã xây dựng được 37 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, liên tục cập nhật kết quả trên Cổng thông tin điện tử của bộ, ứng dụng chữ ký số trong tất cả các phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 để trả kết quả trực tuyến cho doanh nghiệp.1

Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử và chỉ đạo của Chính phủ về tin học hóa BHYT, Bộ Y tế phối hợp với BHXH Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 5004/QĐ-BYT ngày 19/9/2016 phê duyệt mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin KCB BHYT; bắt đầu thực hiện kết nối liên thông toàn bộ hệ thống KCB của các cơ sở y tế từ 30/6/2016 để nâng cao hiệu quả, minh bạch trong giám định và thanh toán BHYT.

Về cải cách hành chính, chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) là công cụ quản lý mới trong triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Bảng 2 cho thấy chỉ số PAR Index 2015 của Bộ Y tế có sự cải thiện rõ rệt từ 73,55 lên 86,58 điểm, tăng cao nhất trong số các Bộ. Xếp hạng của Bộ Y tế cũng tăng từ hạng 17 lên hạng 8. Điều này khẳng định những nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Y tế, đặc biệt là đánh giá của người dân về chất lượng ngành y tế, thái độ của viên chức ngành Y tế cũng được cải thiện qua từng năm.

1 Theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, có 4 mức độ dịch vụ công trực tuyến, mức độ 4 là cao nhất cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến, trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng (http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?mode=detail&document_id=101050).

Page 24: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

12

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Bảng 2. Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Y tế, 2012 - 2015

Năm PAR Index Xếp hạng Bộ, ngành

2012 64,78 19/19

2013 74,19 19/19

2014 73,55 17/19

2015 86,58 8/19

Nguồn: Báo cáo chỉ số cải cách hành chính-PAR Index 2015, Bộ Nội vụ[4]

Khó khăn, hạn chế

Ứng dụng CNTT trong KCB và thanh toán BHYT còn khó khăn, vướng mắc do một số cơ sở KCB chưa sử dụng các công cụ CNTT hoặc sử dụng nhiều hệ thống do các đối tác khác nhau cung cấp trên các nền tảng khác nhau. Chưa có hệ thống hạ tầng kết nối mạng lưới y tế và trung tâm tích hợp dữ liệu lưu trữ và liên thông cơ sở dữ liệu bệnh nhân, bệnh án điện tử giữa các cơ sở KCB trong toàn quốc. Danh mục dùng chung đã xây dựng, nhưng còn chưa ổn định, chưa đảm bảo tính khoa học và nhất quán trong quá trình cập nhật.

Nhiệm vụ 4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra

Kế hoạch của ngành y tế 2016 - 2020 đồng thời yêu cầu phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Kết quả đạt được

Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 25/KH-BYT ngày 14/1/2016 triển khai kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao năng lực thanh tra y tế đến năm 2020 (Quyết định số 2176/QĐ-TTg năm 2014). Các quy trình thanh tra về ATTP, thanh tra TTBYT và thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực y tế được tích cực xây dựng, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4988/QĐ-BYT ngày 16/9/2016 về việc ban hành 04 quy trình thanh tra ATTP.

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 869/QĐ-BYT năm 2017 phê duyệt tài liệu “Chuẩn năng lực cơ bản của Thanh tra Y tế”. Bộ Y tế cũng tích cực đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thanh tra y tế nói chung và các lĩnh vực thanh tra chuyên ngành về y tế dự phòng và môi trường y tế, an toàn thực phẩm cho cán bộ thanh tra tại Bộ Y tế và các địa phương. Tổ chức 02 lớp đào tạo, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và 17 lớp tập huấn nghiệp vụ thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế cho 2056 người ở các đơn vị, địa phương.

Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh tăng cường triển khai các đoàn thanh tra về YTDP, KCB, dược, mỹ phẩm và TTBYT, DS-KHHGĐ, hành chính và phòng, thống tham nhũng. Trong đó, Bộ Y tế đã tổ chức 51 đoàn thanh tra, ban hành 49 quyết định xử phạt; các Sở Y tế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 345 106 cơ sở, phát hiện 56 978 cơ sở (16,5%) vi phạm về ATTP. Qua thanh tra, đã kịp thời phát hiện và xử lý các tồn tại, ví dụ về ATTP (sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn, vi phạm quy định về lưu giữ hồ sơ về công bố hợp quy, chưa thực hiện đầy đủ xác nhận kiến thức về ATTP…), về KCB (cơ sở sử dụng nhân viên không có chứng chỉ hành nghề, quảng cáo không đúng chuyên môn trong giấy phép)…

Page 25: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

13

Chương I. Quản trị hệ thống y tế và thông tin y tế

Khó khăn, hạn chế

Phạm vi các lĩnh vực cần thanh tra rộng, số đơn vị cần kiểm tra, thanh tra lớn trong khi số lượng cán bộ thanh tra chuyên ngành còn chưa đáp ứng nhu cầu. Tại địa phương, một số cán bộ thanh tra không ổn định, thường xuyên luân chuyển công tác.

Sự tham gia của chính quyền tại một số địa phương còn chưa kịp thời; công tác phối hợp liên ngành trong hoạt động thanh tra tại một số nơi chưa được chặt chẽ.

Nhiệm vụ 5. Tăng cường hợp tác, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong lĩnh vực y tế

Nhiệm vụ tiếp theo trong lĩnh vực quản trị hệ thống y tế tập trung vào quan hệ quốc tế, trong đó có 4 nhiệm vụ cụ thể. Thứ nhất yêu cầu tăng cường hợp tác, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong lĩnh vực y tế. Thứ hai, tiếp tục vận động sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế. Thứ ba là phối hợp các nước có chung đường biên giới trong phòng, chống các bệnh dịch như HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi khác. Thứ tư, thực hiện các giải pháp để chủ động đối phó với tác động bất lợi của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Kết quả đạt được

Bộ Y tế đang quản lý 34 chương trình, dự án ODA, trong đó có 17 dự án viện trợ không hoàn lại, 17 dự án vốn vay, với tổng kinh phí tương đương 1,53 tỷ USD. Các dự án viện trợ được triển khai tốt, góp phần quan trọng vào các hoạt động của ngành, như: xây mới, nâng cấp nhiều cơ sở đào tạo, khám chữa bệnh; mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ đào tạo, phát triển nhân lực y tế, hỗ trợ xây dựng và thực hiện chính sách; hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và nghiên cứu khoa học.

Bộ Y tế đã tham gia nhiều sự kiện, hội nghị, diễn đàn quốc tế quan trọng: Hội nghị Bộ trưởng Y tế các nước châu Á về kháng kháng sinh (16/4/2016) tại Tokyo, Nhật Bản; Đại hội đồng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ 23-28/5/2016 và phiên họp 139 Hội đồng chấp hành WHO (30-31/5/2016) … Hội nhập tích cực trong các vấn đề y tế toàn cầu, chủ động góp phần xây dựng các chính sách toàn cầu và khu vực trong lĩnh vực y tế tại các diễn đàn đa phương như WHO, APEC, ASEAN… và được bầu đảm nhiệm nhiều vai trò quốc tế quan trọng như thành viên Hội đồng chấp hành WHO (2016 - 2019), Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN (2016 - 2017).

Khó khăn, hạn chế

■ Tiến độ thực hiện một số dự án ODA còn chậm, giải ngân thấp do chưa đồng bộ về các thủ tục hành chính, hướng dẫn và quy định giữa Chính phủ với nhà tài trợ và giữa các nhà tài trợ.

■ Các nhóm công tác (Technical Working Group) trong khuôn khổ Nhóm các đối tác hỗ trợ y tế (HPG) hoạt động chưa thường xuyên, liên tục nên mức độ chia sẻ thông tin và điều phối nguồn lực còn hạn chế.

Nhiệm vụ 6. Củng cố và tăng cường hệ thống thông tin y tế

Kế hoạch 5 năm của ngành Y tế đề ra hai nhiệm vụ cụ thể để phát triển hệ thống thông tin y tế: (i) Củng cố và tăng cường hệ thống thông tin y tế thông qua việc đẩy mạnh triển khai

Page 26: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

14

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống thông tin y tế giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn 2030; (ii) thiết lập hệ thống quản lý thông tin đủ mạnh và hiệu lực giúp cho các nhà quản lý theo dõi và hoạch định chính sách có đủ thông tin có chất lượng một cách hệ thống, thường xuyên và kịp thời.

Kết quả đạt được

Quốc hội đã ban hành Luật Thống kê số 89/2015/QH13 ngày 23/11/2015, trong đó có một số điểm mới như bổ sung hình thức thu thập thông tin thống kê sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước (ngoài điều tra thống kê và báo cáo thống kê), ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến, công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động thống kê, quy định về phân tích và dự báo thống kê… Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để đẩy mạnh công tác thống kê trong lĩnh vực y tế.

Thông tin được phổ biến theo dạng xuất bản phẩm hằng năm như Niên giám thống kê y tế, Báo cáo chung tổng quan ngành y tế... Niên giám thống kê y tế hàng năm còn được phổ biến dưới dạng file điện tử trên website của Bộ Y tế để tiện cho người sử dụng tiếp cận2. Một số địa phương, đơn vị đã có các website để phổ biến thông tin về văn bản pháp quy, thống kê y tế...

Bộ Y tế đã tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm được Chính phủ giao trong Nghị quyết 36a/2015/NQ-CP ngày 15/10/2015 về chính phủ điện tử, Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước; cụ thể đã ban hành Kế hoạch hành động số 1212/KH-BYT ngày 31/12/2015, Quyết định số 445/QĐ-BYT ngày 5/2/2016 phê duyệt kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành Y tế giai đoạn 2016 - 2020.

Khó khăn, hạn chế

Có rất nhiều chỉ số để theo dõi các lĩnh vực khác nhau của ngành y tế. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu chưa có định nghĩa thống nhất, một số khác thiếu nguồn thông tin đáng tin cậy để thu thập. Việc báo cáo, phổ biến dữ liệu nhằm sử dụng hệ thống thông tin quản lý y tế để cải thiện hoạt động của hệ thống y tế còn chậm trễ hoặc chưa đầy đủ.

Các hoạt động của ngành Y tế liên quan đến các ngành khác, đặc biệt là trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở các khu công nghiệp và các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc quản lý của Bộ LĐTBXH và khu vực tư nhân, chưa được đưa vào hệ thống thống kê y tế.

Hầu hết các chỉ tiêu thống kê đều thu thập qua báo cáo định kỳ, thời gian báo cáo còn chậm, không đầy đủ và thiếu chính xác, gây khó khăn cho việc tổng hợp, biên soạn niên giám thống kê hàng năm. Năm 2016, chỉ có 73% đơn vị báo cáo đầy đủ các biểu quy định trong Thông tư về thống kê và việc khai thác hồ sơ hành chính tuy đã áp dụng nhưng ở mức độ hạn hẹp.

Hầu hết các sản phẩm thông tin vẫn còn đơn giản, chủ yếu là các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ dưới dạng ấn phẩm truyền thống như sách, tờ rơi, báo cáo. Chưa nhiều sản phẩm phân tích và dự báo nguyên nhân tác động đến hoạt động y tế cũng như thực trạng sức khỏe của người dân.

Ứng dụng CNTT trong công tác báo cáo, thống kê y tế được đẩy mạnh, tuy nhiên chưa có các quy định về việc thay thế báo cáo giấy bằng báo cáo điện tử. Các cơ sở vẫn thực hiện theo Quyết định số 4069/QĐ-BYT ngày 28/9/2001 của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ

2 Trang thông tin thống kê y tế của Bộ Y tế: http://moh.gov.vn/province/Pages/ThongKeYTe.aspx

Page 27: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

15

Chương I. Quản trị hệ thống y tế và thông tin y tế

bệnh án. Một số cơ sở y tế đã triển khai hệ thống lưu trữ và truyền thông hình ảnh y tế (PACS)3 cho phép thay thế bản sao cứng của hình ảnh y tế (phim, ảnh truyền thống) bằng hình ảnh điện tử trên máy tính, nhưng chưa có hướng dẫn rõ ràng về việc không phải in phim.

Việc thu thập, xử lý, lưu trữ chuyển tải thông tin và công bố số liệu của vẫn còn mang tính thủ công. Dữ liệu thông tin ngành Y tế vẫn bị phân mảnh, mỗi đơn vị triển khai hệ thống phần mềm riêng, nhưng chưa kết nối được với nhau và chưa kết xuất được báo cáo theo yêu cầu của Bộ Y tế nên nguy cơ gây trùng lặp, khó theo dõi, quản lý dữ liệu.

3. Các vấn đề ưu tiên

3.1. Về hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế

Chưa có quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế làm cơ sở cho các địa phương xây dựng kế hoạch; chưa có chi tiết hướng dẫn về việc sắp xếp, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ sở y tế, đặc biệt với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh.

3.2. Về xây dựng và hoàn thiện chính sách

Vai trò tham gia của các bên liên quan trong xây dựng chính sách còn mờ nhạt; cơ chế phản hồi thông tin chưa kịp thời và minh bạch; chưa đánh giá đầy đủ các tác động của chính sách khi triển khai thực hiện.

3.3. Về cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin

Chưa có một nền tảng CNTT thống nhất và một bộ danh mục dùng chung ổn định, khoa học làm cơ sở tích hợp đầy đủ các dữ liệu cần thiết phục vụ quản lý KCB, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính BHYT cho KCB.

3.4. Về thanh tra, kiểm tra

Phạm vi thanh tra rộng, số lượng đơn vị cần thanh tra nhiều, trong khi số lượng và năng lực cán bộ thanh tra chuyên ngành chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; việc phối hợp liên ngành trong hoạt động thanh tra chưa chặt chẽ và hiệu quả.

3.5. Về hợp tác quốc tế

Vẫn còn một số vướng mắc trong quy định, thủ tục hành chính làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện các dự án ODA. Hoạt động của các nhóm công tác chưa thường xuyên, liên tục làm ảnh hưởng đến hiệu quả trong chia sẻ thông tin và điều phối nguồn lực.

3.6. Về hệ thống thông tin y tế

Việc theo dõi tiến độ thực hiện các mục tiêu của hệ thống y tế gặp nhiều khó khăn do thiếu sự thống nhất về các chỉ số thích hợp và thiếu các nguồn số liệu cho một số chỉ tiêu chính liên quan đến mục tiêu kế hoạch 5 năm và Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Thu thập và xử lý dữ liệu còn mang tính thủ công nên chậm cập nhật, thiếu chính xác; dữ liệu phân mảnh,

3 PACS (Picture Archiving and Comunication System): một phương pháp hỗ trợ việc chẩn đoán hình ảnh điện tử; lưu trữ, cất giữ hình ảnh một cách kinh tế và truy cập, phục hồi nhanh chóng các hình ảnh được chụp với nhiều phương thức khác nhau.

Page 28: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

16

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

thiếu kết nối, khó tổng hợp, đặc biệt với hoạt động cung cấp dịch vụ y tế của các ngành khác ngoài hệ thống y tế công. Chưa có quy định về việc sử dụng báo cáo điện tử thay thế báo cáo giấy, cũng như thông tin hành chính nào có thể được phổ biến cho mục đích phân tích thống kê.

4. Khuyến nghị giải pháp

4.1. Đổi mới hệ thống tổ chức y tế

■ Bộ Y tế sớm ban hành văn bản hướng dẫn về mô hình Trung tâm kiểm soát bệnh tật; quy định về định mức biên chế trong các cơ sở y tế.

■ Xây dựng kế hoạch tổng thể để hướng dẫn các địa phương sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị y tế, đảm bảo tính thống nhất và nhất quán giữa các văn bản và quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế.

4.2. Xây dựng và hoàn thiện chính sách

■ Có quy định về cơ chế phản hồi về các góp ý chính sách, cần công khai minh bạch cho tất cả các bên liên quan;

■ Thực hiện đánh giá tác động chính sách đầy đủ, độc lập và khách quan để nâng cao chất lượng công tác xây dựng chính sách, pháp luật về y tế.

4.3. Cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin

■ Tiếp tục cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế, tăng số dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4, mức độ cao nhất.

■ Ban hành danh mục dùng chung (thuốc, vật tư, dịch vụ kỹ thuật…) đảm bảo tính khoa học và có khả năng cập nhật mang tính hệ thống để thúc đẩy ứng dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính từ BHYT.

4.4. Thanh tra, kiểm tra

■ Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của các đơn vị thuộc ngành Y tế, cán bộ công chức, viên chức người lao động thuộc ngành Y tế về các lĩnh vực y tế liên quan đến thanh tra.

■ Tăng cường phối hợp với Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành và các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành về y tế và cộng tác viên thanh tra y tế.

■ Tổ chức thanh, kiểm tra định kỳ và đột xuất, phát hiện, xử lý nghiệm theo quy định, công khai các cơ sở vi phạm.

4.5. Hợp tác quốc tế

■ Tăng cường công tác theo dõi, giám sát các hoạt động của các dự án hợp tác quốc tế. Phát hiện và xử lý kịp thời các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện các chương

Page 29: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

17

Chương I. Quản trị hệ thống y tế và thông tin y tế

trình, dự án ODA; kiến nghị với Bộ Y tế, nhà tài trợ và các tổ chức có liên quan để phối hợp tháo gỡ và xử lý.

■ Rà soát lại điều khoản tham chiếu của các nhóm công tác, thúc đẩy cơ chế hợp tác, phối hợp giữa các vụ, cục của Bộ Y tế và các đối tác phát triển.

4.6. Hệ thống thông tin y tế

■ Thành lập nhóm công tác kỹ thuật để thống nhất các chỉ số giám sát JAHR và SDGs phù hợp với sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật có liên quan trong các lĩnh vực khác nhau của hệ thống y tế và đảm bảo nguồn thông tin tin cậy cho tất cả các chỉ số.

■ Cải thiện sự hợp tác giữa bộ phận thống kê của Bộ Y tế và các bộ phận Thống kê của các Bộ khác để đảm bảo thông tin toàn diện hơn về tất cả các hoạt động của hệ thống y tế, kể cả các cơ quan ngoài Bộ Y tế.

■ Xây dựng và ban hành kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Luật thống kê và các cuộc tổng điều tra thống kê trong năm 2017, đặc biệt liên quan đến báo cáo của khu vực tư nhân và việc sử dụng dữ liệu hành chính.

■ Sớm ban hành quy định về sử dụng báo cáo, dữ liệu điện tử thay thế cho các báo cáo giấy.

■ Xây dựng cổng thông tin tích hợp dữ liệu điện tử tập trung của Bộ Y tế để thu thập, tổng hợp, xử lý, kết xuất dữ liệu thông tin y tế đảm bảo tính chính xác, kịp thời và có độ tin cậy.

■ Xây dựng bộ chỉ số đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch 5 năm và các Mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến lĩnh vực y tế.

5. Tổng quan về việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến y tế

Phụ lục các chỉ số thống kê của báo cáo JAHR ở cuối bản báo cáo này sẽ tổng hợp các chỉ số giám sát nhằm theo dõi việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 và Kế hoạch 5 năm của ngành Y tế đến năm 2020. Có sự liên kết đáng kể giữa hai nhóm chỉ số này. Trong bảng phụ lục, các chỉ số liên quan đến SDGs được hiển thị bằng màu xám.

Page 30: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

18

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Chương II. Các nguồn lực đầu vào cho CSSK

Nội dung của Chương này nhằm: (i) rà soát lại các nhiệm vụ trọng tâm về các đầu vào để cung cấp dịch vụ y tế giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2016; (ii) cập nhật các hoạt động chuẩn bị thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020; (iii) đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ liên quan các đầu vào cho chăm sóc sức khỏe năm 2016; và (iv) trên cơ sở đó, đề xuất một số nội dung ưu tiên cho năm 2017 cũng như cả giai đoạn 2018 - 2020.

1. Các nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến nguồn lực đầu vào cho CSSK giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2016

Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 139/KH-BYT năm 2016) đã đưa ra một số mục tiêu liên quan đầu vào cho cung cấp DVYT. Nghị quyết Chính phủ số 01/NQ-CP (2016) và Chương trình của Bộ Y tế để thực hiện Nghị quyết số 01 (Công văn số 135/CTr-BYT) tập trung nỗ lực vào một số nhiệm vụ trọng tâm cần được thực hiện trong năm 2016. Các nhiệm vụ này được trình bày trong phần dưới đây.

1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ liên quan nhân lực y tế

■ Mục tiêu của Kế hoạch 5 năm: bảo đảm sự cân bằng hợp lý trong phân bố và sử dụng nhân lực y tế giữa các vùng, các cấp trong hệ thống y tế và giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế.

■ Nhiệm vụ trong Kế hoạch 5 năm: phát triển nguồn nhân lực y tế. Thực hiện có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử và cải tiến đạo đức nghề nghiệp

■ Nghị quyết 01 của Chính phủ năm 2016: cải cách đào tạo nguồn nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu về chuẩn năng lực và nhu cầu của hệ thống y tế; cải tiến thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên y tế nhà nước nhằm nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân.

1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ liên quan tài chính y tế

■ Mục tiêu kế hoạch 5 năm: tăng nhanh tỷ trọng chi tiêu công cho y tế, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, tăng hiệu quả phân bổ và sử dụng NSNN. Hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách trong khám chữa bệnh.

■ Kế hoạch 5 năm: tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính y tế và thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân.

■ Nghị quyết 01 của Chính phủ năm 2016: mở rộng phạm vi BHYT; tìm giải pháp phù hợp để thực hiện BHYT hộ gia đình; thúc đẩy việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở y tế công lập; từng bước thực hiện theo lộ trình khung giá dịch vụ y tế mới trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí KCB, đồng thời hỗ trợ phù hợp cho đối tượng chính sách, người nghèo.

1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ liên quan đến thuốc, vắc-xin và sinh phẩm

■ Mục tiêu Kế hoạch 5 năm: bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc-xin, sinh phẩm, máu, chế phẩm máu có chất lượng với giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

Page 31: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

19

Chương II. Các nguồn lực đầu vào cho CSSK

■ Nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm: cải tiến mô hình tổ chức và quản lý thuốc, vắc-xin, sinh phẩm và trang thiết bị y tế.

■ Nghị quyết 01 của Chính phủ năm 2016: tăng cường quản lý thuốc, vắc-xin, sinh phẩm để bảo đảm an toàn, chất lượng, sẵn có với giá cả hợp lý; rà soát, ban hành các quy định về đấu thầu, đàm phán giá và mua thuốc tập trung.

1.4. Mục tiêu, nhiệm vụ liên quan đến cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế

■ Mục tiêu Kế hoạch 5 năm: bảo đảm cung ứng đủ TTBYT có chất lượng với giá hợp lý. Sử dụng TTBYT an toàn, hợp lý và có hiệu quả. Phát triển cơ sở hạ tầng y tế; phát triển y tế ở vùng nghèo, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

■ Nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm: phát triển hệ thống y tế cơ sở.

■ Nghị quyết 01 của Chính phủ năm 2016: tăng cường quản lý TTBYT; củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, đặc biệt ở khu vực miền núi, biên giới và biển đảo.

2. Cập nhật kết quả triển khai hoạt động liên quan các đầu vào cho CSSK năm 2016

Nhiệm vụ 1. Tăng cường chất lượng đào tạo và cải tiến phong cách, thái độ của nhân lực y tế

Các văn bản pháp quy quan trọng mới ban hành

Quyết định 1568/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 27/04/2016 phê duyệt Kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình Phòng khám bác sĩ gia đình (BSGĐ) tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.

Quyết định số 2151/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 04/6/2015 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” với 7 nội dung chính: (i) Tập huấn kỹ năng giao tiếp cho cán bộ y tế; (ii) Triển khai nhiệm vụ công tác xã hội trong bệnh viện (“chăm sóc khách hàng”); (iii) Quy định trang phục của CBYT; (iv) Tiếp tục thực hiện “đường dây nóng”; (v) Duy trì, củng cố hòm thư góp ý; (vi) Triển khai Đề án “Tiếp sức người bệnh trong bệnh viện”; (vii) Xây dựng phong cách, thái độ phục vụ văn minh, thân thiện, không có tiêu cực.

Kết quả thực hiện

Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế

Xây dựng mô hình đổi mới đào tạo nhân lực y tế theo hướng tiếp cận các mô hình đào tạo của các nước tiên tiến trên thế giới, đổi mới một số chương trình đào tạo chủ chốt theo hướng hình thành năng lực nhằm tạo ra nguồn nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, gắn đào tạo với sử dụng nhân lực y tế. Đào tạo y khoa tại Việt Nam được phân định rõ 2 hướng là (1) hệ nghiên cứu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý và (2) hệ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế quản lý. Bộ Y tế đã tiến hành tham vấn ý kiến sâu rộng

Page 32: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

20

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

để hoàn thiện mô hình đổi mới đào tạo nhân lực y tế thông qua việc tổ chức các phiên họp Hội đồng Hiệu trưởng các trường Đại học Y Dược, tổ chức hội thảo khoa học với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế về cải cách giáo dục y khoa.

Bộ Y tế đã nghiên cứu, đề xuất mô hình đổi mới đào tạo nhân lực y tế và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam4; theo đó, đào tạo y khoa gồm có bác sĩ y khoa và bác sĩ chuyên khoa, trong đó bác sĩ y khoa tương đương trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa tương đương trình độ tiến sĩ.

Dự án Giáo dục đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET) của Ngân hàng thế giới đã đóng góp về tài chính và kỹ thuật nhằm đổi mới đào tạo trước hành nghề đối với bác sĩ và điều dưỡng.

Triển khai xây dựng các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế, tăng cường quản lý chất lượng đào tạo

Năm 2016, Bộ Y tế đã hoàn thành xây dựng và ban hành Chuẩn năng lực cơ bản của bác sĩ Răng Hàm Mặt, tiếp tục triển khai xây dựng Chuẩn năng lực cơ bản các ngành: Y tế công cộng, Dược, Dinh dưỡng.

Đặc biệt, chất lượng đào tạo liên tục cho cán bộ y tế được đặc biệt chú trọng. Hiện nay, mạng lưới đào tạo liên tục về y tế khá phát triển để thực hiện đào tạo liên tục cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế. Mạng lưới này tương đối đa dạng bao gồm các cơ sở đào tạo liên tục là các trường chuyên nghiệp y dược (105 cơ sở), bệnh viện, viện nghiên cứu thuộc trung ương, hội nghề nghiệp, các Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc. Việc chuẩn hóa tài liệu và giảng viên là khâu then chốt để đảm bảo chất lượng đào tạo liên tục. Bộ Y tế đã tiến hành thẩm định 25 chương trình và tài liệu đào tạo liên tục của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức khóa tập huấn, đào tạo cho giảng viên cho các Sở Y tế và đơn vị trực thuộc. Triển khai thử nghiệm kiểm định chất lượng đào tạo liên tục tại Sở Y tế Nam Định và thành phố Hồ Chí Minh.

Để nâng cao chất lượng thực hành trong đào tạo nhân lực y tế, Bộ Y tế đã hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về tổ chức thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe trình Chính phủ xem xét. Xây dựng cơ chế Viện - Trường để phối hợp giữa cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành trong đào tạo nhân lực y tế.

Hoạt động giám sát đào tạo nhân lực y tế được tăng cường, tập trung vào công tác đào tạo liên thông, liên kết, đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ sử dụng, công tác tuyển sinh, đảm bảo bảo chất lượng đào tạo. Thực hiện các giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo sau đại học đặc thù ngành y tế, tổ chức thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2, bác sĩ nội trú.

Bộ Y tế cũng đã tích cực phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác quản lý chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế. Hai bộ phối hợp xây dựng tiêu chí đội ngũ giảng viên, tiêu chí cơ sở thực hành trong và ngoài trường. Một số quy định về đào tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp được điều chỉnh để chuẩn hóa các chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật y, dược phải có trình độ từ cao đẳng trở lên.

4 Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định số 1981/QĐ-TTg phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Quyết định số 1982/QĐ-TTg phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Page 33: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

21

Chương II. Các nguồn lực đầu vào cho CSSK

Xây dựng đội ngũ nhân viên y tế có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ năng lực thi hành nhiệm vụ, cụ thể hóa trong Đề án vị trí việc làm của từng đơn vị

Việc triển khai Đề án vị trí việc làm, chuẩn hóa cán bộ theo các nhiệm vụ cụ thể diễn ra tại các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành Y tế, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chặt chẽ của Vụ Tổ chức-Cán bộ của Bộ Y tế. Bộ Y tế cũng xây dựng các quy định chuẩn hóa việc bổ nhiệm, thăng hạng cán bộ lãnh đạo, viên chức ngành Y tế.

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh đã tạo sự chuyển biến ban đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh

Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn kiểm tra do lãnh đạo bộ dẫn đầu đến các bệnh viện trực thuộc bộ quản lý cũng như tại một số địa phương. Đồng thời, Bộ Y tế cũng chỉ đạo Viện Chiến lược và Chính sách Y tế tiến hành đánh giá độc lập kết quả thực hiện kế hoạch này tại các đơn vị được kiểm tra. Kết quả đánh giá độc lập5 cho thấy đã có những chuyển biến tích cực về nhiều mặt. Về nhận thức và cam kết thực hiện của lãnh đạo các cơ sở KCB; nhận thức, thái độ ứng xử và kỹ năng giao tiếp của nhân viên y tế: có 71% bệnh nhân nhận xét nhân viên y tế có thái độ cử chỉ thân thiện hơn. Chuyển biến về chất lượng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và ghi nhận của người bệnh: trên 61% bệnh nhân cho biết việc niêm yết thông tin về quy trình KCB tốt hơn, thời gian chờ đợi giảm hơn, cơ sở vật chất tại khu vực khám bệnh, điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh buồng bệnh được cải thiện hơn. Có 87,7% bệnh nhân đã biểu thị thái độ hài lòng đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại 10 bệnh viện được khảo sát. Như vậy, chỉ số hài lòng của các bệnh viện đã sớm đạt được theo yêu cầu về cải cách hành chính của Chính phủ (> 80% vào năm 2020). Năm 2016, trong tổng số 19.104 cuộc gọi đến đường dây nóng của Bộ Y tế, tỷ lệ cuộc gọi có nội dung phản ánh về thái độ, tinh thần trách nhiệm của y, bác sĩ chỉ chiếm 15,6%.

Khó khăn, hạn chế

■ Chất lượng đào tạo nhân lực y tế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế: nội dung kiểm định chất lượng giáo dục y khoa chưa được triển khai. Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo mới được ban hành, chưa được áp dụng để quản lý chất lượng đào tạo.

■ Chưa tăng cường, bổ sung chính sách đặc thù trong đào tạo nhân lực y tế: chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế còn bất hợp lý, mức lương khởi điểm chưa tương xứng với thời gian đào tạo. Thầy thuốc chưa được hưởng phụ cấp thâm niên nghề. Chưa có chính sách bền vững để thu hút những thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi làm việc lâu dài tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

■ Phân bổ nhân lực y tế còn nhiều bất cập: không đồng đều về chất lượng giữa các vùng, các tuyến.

■ Chất lượng nhân lực y tế còn hạn chế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.

■ Đến năm 2025, khó có thể nâng cao năng lực đào tạo một số lượng lớn các điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên y từ bậc trung học lên bậc cao đẳng trở lên. Điều này làm cho việc triển khai Thông tư 26/2015/TTLT-BYT-BNV trở nên khó khăn và tạo ra nguy cơ

5 Đánh giá độc lập nhanh theo phương pháp cắt ngang về ảnh hưởng của việc triển khai thực hiện Quyết định số 2151/QĐ-BYT do Viện Chiến lược và Chính sách Y tế phối hợp với các địa phương, đơn vị tiến hành vào tháng 7 năm 2016 tại 10 cơ sở KCB công lập các tuyến trung ương, tỉnh, huyện.

Page 34: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

22

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

cao đến năm 2025, sẽ có sự thiếu hụt nguồn điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên đủ tiêu chuẩn, đặc biệt ở tuyến cơ sở.

■ Việc thực hiện quy định chuyển tất cả các cơ sở đào tạo cao đẳng, trung cấp Y Dược sang Bộ LĐTBXH quản lý tạo sự biến động lớn, gây lúng túng, bất an đối với các cơ sở đào tạo cũng như học viên.

■ Việc phối kết hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác chỉ đạo, điều hành đào tạo nhân lực y tế theo hướng đặc thù chưa hiệu quả.

Nhiệm vụ 2. Đổi mới chính sách giá dịch vụ y tế, tự chủ tài chính, và thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân

Các văn bản pháp quy quan trọng mới xây dựng và ban hành

Bộ Y tế đã phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới xây dựng Chiến lược Tài chính y tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025. Bản chiến lược đã xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt của hệ thống tài chính y tế cũng như các giải pháp đồng bộ và hiệu quả. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược Tài chính y tế. Bản kế hoạch này giúp Bộ Y tế triển khai hiệu quả chiến lược, đồng thời là cơ sở để bộ huy động nguồn lực từ các đối tác quốc tế và trong nước hỗ trợ thực hiện các chính sách tài chính y tế đã được đưa ra trong chiến lược.

Kết quả thực hiện

Thực hiện theo lộ trình khung giá dịch vụ y tế mới

Theo Thông tư 37/2015, lộ trình điều chỉnh giá viện phí được chia thành 2 giai đoạn:

■ Giai đoạn 1: mức giá gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2016.

■ Giai đoạn 2: mức giá gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương được thực hiện kể từ ngày 01/07/2016. Thời điểm thực hiện cụ thể của các đơn vị, địa phương do Bộ Y tế xem xét, quyết định.

Các cơ sở KB, CB được cơ quan có thẩm quyền phân loại là đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện mức giá gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương kể từ ngày 01/03/2016.

Tuy nhiên, việc thực hiện điều chỉnh giá viện phí phải được cân đối với mục tiêu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng < 5% theo Nghị quyết của Quốc hội, Quỹ BHYT vẫn cân đối được trong năm 2016, do đó theo chỉ đạo của Chính phủ, việc thực hiện lộ trình đã được giãn ra, cụ thể như sau:

■ Đợt 1, từ ngày 01/03/2016, điều chỉnh mức giá bao gồm chi phí trực tiếp và tính thêm chi phí phụ cấp đặc thù (phụ cấp ngày trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật), áp dụng tại tất cả các đơn vị KCB BHYT, khoảng 1.400 đơn vị. Mức giá tăng ước tính tăng thêm khoảng 30%.

■ Đợt 2, từ ngày 01/08/2016, mức giá điều chỉnh bao gồm tiền lương của cán bộ y tế, áp dụng tại 16 tỉnh có tỷ lệ bao phủ BHYT trên 85%. Mức giá ước tính tăng thêm khoảng 50%.

Page 35: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

23

Chương II. Các nguồn lực đầu vào cho CSSK

■ Đợt 3, từ ngày 12/10/2016, tiếp tục mở rộng thêm 16 tỉnh, nâng số tỉnh thực hiện mức giá bao gồm thêm tiền lương là 32 tỉnh.

Như vậy, sau 3 đợt điều chỉnh giá viện phí theo lộ trình, đã có 32 tỉnh, 36 bệnh viện tự chủ toàn phần và 441 cơ sở y tế tư nhân đã tính chi phí trực tiếp và tiền lương vào giá viện phí. Năm 2017, việc điều chỉnh giá viện phí được thực hiện tại các địa phương còn lại và điều chỉnh giá được áp dụng đối với bệnh nhân không có BHYT. Đến năm 2018 sẽ tính thêm chi phí quản lý và đến 2020 sẽ tính đầy đủ, bao gồm cả chi phí khấu hao, vào giá viện phí. Thông qua việc điều chỉnh giá bao gồm yếu tố tiền lương đã xóa bỏ bao cấp qua giá, chuyển phần ngân sách hỗ trợ cho bệnh viện sang hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng thông qua BHYT, góp phần tăng tỷ lệ tham gia BHYT. Năm 2016, đã dành khoảng 20 000 tỷ đồng để chi và hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách xã hội, bằng 27% tổng chi thường xuyên từ NSNN của ngành Y tế. Việc điều chỉnh giá về cơ bản không làm ảnh hưởng đến người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, bảo đảm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Đẩy mạnh việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập

Bộ Y tế đã hoàn thành và trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế thay thế Nghị định số 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Một trong các nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định liên quan đến đề xuất mô hình Hội đồng quản lý bệnh viện. Bộ Y tế đã tham vấn chuyên gia quốc tế (Tổ chức Y tế thế giới, Ngân hàng thế giới) hỗ trợ và tổ chức các đoàn khảo sát, tìm hiểu mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước tại VNPT, mô hình quản lý bệnh viện tư nhân VINMEC, mô hình thí điểm cổ phần hóa Bệnh viện Giao thông vận tải, mô hình quản lý bệnh viện của Xinh-ga-po.

Thực hiện lộ trình BHYT toàn dân

Tính đến tháng 12/2016, độ bao phủ của BHYT là 81,7%; vượt 5,7% so với mục tiêu Quốc hội giao (76%), vượt 2,7 điểm phần trăm so với mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao (79%) và đã đạt được mốc > 80% dân số tham gia BHYT vào năm 2020. Số lượt KCB cả nước năm 2016 ước 148 triệu, tăng 14% so với năm 2015, số chi KCB ước 69 410 tỷ tăng 41,6% so với số chi khám chữa bệnh BHYT năm 2015. Sau nhiều năm liên tục kết dư quỹ BHYT, năm 2016 đã chứng kiến mức bội chi khoảng 5 nghìn tỷ đồng. Mức tăng chi phí này đã được dự báo trước là kết quả của việc thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và thực hiện thông tuyến KCB BHYT tuyến xã, huyện trong năm 2016.

Năm 2016, việc thực hiện một số nội dung được quy định trong Luật BHYT sửa đổi 2014 đã có tác động tích cực trong đảm bảo, nâng cao quyền lợi người có BHYT. Các nội dung này liên quan đến việc thực hiện thông tuyến trong khám chữa bệnh BHYT tại tuyến huyện, xã; quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến bệnh lao; và xây dựng Gói Dịch vụ y tế cơ bản (DVYTCB).

Thực hiện Luật BHYT sửa đổi, bổ sung từ 01/01/2016, người có BHYT được khám chữa bệnh BHYT thông tuyến tại bệnh viện tuyến huyện, phòng khám đa khoa, trạm y tế xã trên địa bàn nội tỉnh và tại bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn toàn quốc. Qua 1 năm thực hiện đã cho thấy những tác động nhất định đến người có thẻ BHYT, cơ sở y tế và quỹ khám chữa bệnh BHYT. Tác động tích cực rõ rệt nhất là đối với người có thẻ BHYT được tự do lựa chọn cơ sở KCB tốt nhất, thuận tiện nhất từ tuyến huyện trở xuống trong phạm vi nội tỉnh và trong phạm vi toàn quốc đối với các bệnh viện tuyến huyện. Số liệu về KCB BHYT toàn quốc năm 2016

Page 36: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

24

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

cho thấy xu hướng tăng lượt KCB tại huyện và giảm số lượt KCB tại xã. So với năm 2015, số lượt KCB bình quân/thẻ tại tuyến huyện năm 2016 tăng 14,8% và số lượt khám bình quân tại trạm y tế xã giảm 12,9%. Trong khi đó, chi phí bình quân một lượt KCB tại xã và huyện đều gia tăng với tỷ lệ lần lượt là 51,4% và 34,2%; cao hơn so với mức tăng ở tuyến tỉnh và trung ương (Hình 4). Quy định thông tuyến cũng tạo động cơ cho các cơ sở KCB phải đổi mới phong cách phục vụ, nâng cao chất lượng KCB, thu hút bệnh nhân. Từ lợi ích của thông tuyến đã tạo động lực để người dân tin tưởng, tích cực tham gia BHYT, góp phần đạt mục tiêu BHYT toàn dân.

Trong bối cảnh nước ta đã trở thành nước thu nhập trung bình thấp, các nguồn viện trợ cho y tế bị cắt giảm đã ảnh hưởng đặc biệt lớn đến một số lĩnh vực như HIV/AIDS, lao. Hơn 90% kinh phí đảm bảo nguồn thuốc kháng vi rút HIV (ARV) vốn được hỗ trợ từ các nguồn quốc tế. Giải pháp đưa ra để xử lý khoảng trống về tài chính này chính là nguồn từ BHYT. Bộ Y tế đã có Thông tư số 15/2015 quy định về khám chữa bệnh BHYT cho người nhiễm HIV và năm 2016 có Thông tư số 04/2016/TT-BYT ngày 26/02/2016 quy định về khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh lao. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2188/QĐ-TTg (15/11/2016) quy định việc thanh toán thuốc kháng vi rút HIV được mua sắm tập trung cấp quốc gia bằng nguồn quỹ KCB BHYT và hỗ trợ người sử dụng thuốc kháng vi rút HIV. Quyết định này quy định việc thanh toán chi phí thuốc kháng vi rút HIV thực hiện theo quy định về thanh toán, quyết toán chi phí KCB BHYT giữa cơ sở KCB với tổ chức BHYT hiện hành đồng thời quy định trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố bố trí kinh phí mua thẻ BHYT cho 100% người nhiễm HIV. Trước đó, Bộ Y tế cũng đã ban hành Công văn số 6741/BYT-AIDS về mở rộng BHYT cho người nhiễm HIV và Thông tư số 04/2016/TT-BYT quy định về KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT liên quan đến KCB lao.

Hình 4. Chi bình quân lượt khám bảo hiểm y tế, 2015 - 2016

100 000

200 000

300 000

400 000

500 000

600 000

700 000

800 000

900 000

1 000 000

2015 2016

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Năm 2016, Bộ Y tế đã rất tích cực xây dựng Gói Dịch vụ y tế cơ bản (DVYTCB) do BHYT thanh toán theo quy định của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung. Việc xây dựng gói DVYTCB

Page 37: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

25

Chương II. Các nguồn lực đầu vào cho CSSK

theo hướng tập trung cho CSSK ban đầu, khám chữa bệnh tại tuyến xã là ở tuyến gần dân nhất, dễ tiếp cận nhất, đảm bảo chăm sóc liên tục đồng thời gây ít tốn kém nhất cho người dân đều phù hợp với mục tiêu CSSK toàn dân. Gói DVYTCB này được xem như chuẩn năng lực cơ bản đối với các cơ sở y tế tuyến xã sẽ là cơ sở để xác định nhu cầu và thực hiện đầu tư nâng cao năng lực cho cơ sở y tế, đảm bảo tất cả các cơ sở y tế phải có đủ khả năng để cung ứng các DVYTCB một cách có chất lượng. Thông tư về Gói DVYTCB sau nhiều lần xin ý kiến các bên liên quan trong các cuộc Hội thảo đã được Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo hoàn thiện để ký ban hành ngay trong năm 2017 Thông tư số 39/2017/TT-BYT.

Trong năm 2016, Bộ Y tế cũng đã tập trung xây dựng dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, thay thế Nghị định 105/2014. Dự kiến Nghị định này cũng sẽ sớm được ban hành trong thời gian tới.

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính y tế

Hiệu quả sử dụng nguồn tài chính hạn chế là một trong ba vấn đề ưu tiên về tài chính y tế được xác định trong báo cáo JAHR 2015 [5]. Một loạt các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính y tế, đặc biệt là tài chính công đã được đề xuất trong Báo cáo JAHR 2015. Nhìn lại kết quả công tác tài chính y tế năm 2016 có thể thấy một số giải pháp quan trọng đã được thực thi.

Trước hết phải kể đến việc xây dựng và ban hành Thông tư 35/2016/TT-BYT ngày 28/9/2016 về danh mục, tỷ lệ và điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT. Nội dung Thông tư quy định 3 nhóm dịch vụ kỹ thuật y tế, bao gồm: (1) các dịch vụ có quy định cụ thể điều kiện, tỷ lệ và mức giá thanh toán; (2) các dịch vụ có quy định cụ thể điều kiện thanh toán; (3) các dịch vụ tạm thời Quỹ BHYT chưa thanh toán. Việc quy định các điều kiện thanh toán chặt chẽ chủ yếu liên quan đến các chỉ định lâm sàng cụ thể được xem là giải pháp để kiểm soát tình trạng chỉ định dịch vụ kỹ thuật không cần thiết, gây lãng phí Quỹ BHYT, tăng chi phí và có thể còn nguy hại đến sức khỏe bệnh nhân. Trong quá trình xây dựng Thông tư này, nhóm soạn thảo đã tổ chức nhiều buổi làm việc, tham vấn ý kiến các chuyên gia lâm sàng theo các chuyên khoa và bước đầu đã sử dụng kết quả đánh giá công nghệ y tế để làm cơ sở xác định các điều kiện thanh toán đối với một số dịch vụ kỹ thuật.

Đổi mới phương thức chi trả là một nội dung quan trọng nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính thông qua cơ chế khuyến khích phù hợp. Năm 2016, Bộ Y tế đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan và chuyên gia quốc tế của Dự án EU hoàn thiện Thông tư thanh toán theo định suất. Mô hình thanh toán theo định suất được đề xuất dựa trên tư vấn kỹ thuật của chuyên gia EU, bài học kinh nghiệm rút ra từ Đề án 5380 thí điểm thanh toán định suất tại 4 tỉnh năm 2014 và điều chỉnh theo điều kiện thực tế của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện thông tuyến khám chữa bệnh BHYT tuyến xã, huyện từ 1/1/2016. Theo Dự thảo mô hình đề xuất đưa vào Nghị định sửa đổi Nghị định 105, bản chất phương thức thanh toán là khoán quỹ khám chữa bệnh ngoại trú BHYT theo số đầu thẻ sử dụng DVYT tại cơ sở bao gồm thẻ đăng ký và thẻ sử đăng ký nơi khác nhưng có sử dụng dịch vụ tại cơ sở. Như vậy, trong điều kiện Việt Nam mô hình thanh toán theo định suất đã được điều chỉnh theo hướng kết hợp khoán định suất và thanh toán theo phí dịch vụ có trần.

Năm 2016, Bộ Y tế tiếp tục triển khai Quyết định số 488/2015/QĐ-BYT về việc triển khai thí điểm phương thức chi trả chi phí KCB theo nhóm chẩn đoán (DRG) từ 2015 - 2020.

Page 38: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

26

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Kế hoạch hoạt động năm 2016 đã được thông qua và triển khai, theo đó tập trung vào công việc chuẩn bị cho triển khai thí điểm bao gồm thu thập, chuẩn hóa số liệu tính toán thử tại Ninh Bình, tập huấn mã hóa, phân nhóm bệnh, xây dựng bộ công cụ theo dõi, giám sát.

Thủ tướng đã ra Quyết định số 1387/QĐ-TTg ngày 13/7/2016 ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Y tế - Dân số. Văn bản này làm rõ thêm khoản chi cho y tế nào là trách nhiệm của nhà nước, còn khoản chi nào thuộc trách nhiệm BHYT hoặc nguồn tài chính khác.

Đẩy mạnh xã hội hóa y tế, khuyến khích phát triển hình thức hợp tác công tư

Năm 2016 đánh dấu mốc 10 năm thực hiện chủ trương xã hội hóa dịch vụ y tế của Đảng theo Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị năm 2005 và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X năm 2006. Bộ Y tế đã dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm 2006 - 2016 việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng về xã hội hóa dịch vụ y tế. Trong lĩnh vực y tế, chủ trương xã hội hóa được cụ thể hóa dưới các hình thức sau: (1) Thu một phần viện phí; (2) Phát triển bảo hiểm y tế; (3) Thực hiện dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu; (4) Phát triển y tế tư nhân; (5) Huy động nguồn lực tư nhân để phát triển các cơ sở y tế công lập bao gồm: (i) liên doanh, liên kết để đầu tư trang thiết bị y tế; (ii) huy động vốn từ cán bộ nhân viên y tế; (iii) vay vốn từ các tổ chức tín dụng; (iv) đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Trong phần này sẽ chú trọng cập nhật nội dung liên quan đến khuyến khích phát triển hình thức hợp tác công tư theo Nghị quyết 01 của Chính phủ.

Trong bối cảnh các đơn vị sự nghiệp công lập đang đẩy mạnh thực hiện tự chủ tài chính, nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước giảm thậm chí không còn nữa, việc huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân để phát triển các cơ sở y tế công lập càng được quan tâm hơn. Thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động y tế của Đảng các đơn vị sự nghiệp công lập được huy động vốn của cán bộ công nhân viên, vay vốn của các tổ chức tín dụng, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để đầu tư, lắp đặt trang thiết bị y tế cùng khai thác. Theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế sau khi tiến hành khảo sát đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP tại các bệnh viện công lập trong toàn quốc, khuyến khích hình thức vay vốn từ các tổ chức tín dụng đồng thời hạn chế huy động vốn của cán bộ, nhân viên bệnh viện. Bộ Y tế đã phê duyệt một số dự án đầu tư, nguồn vốn NSNN (khoảng 30%) và vốn vay (khoảng 70%); các đơn vị chịu trách nhiệm trả gốc và lãi vay. Tính đến nay đã có 9 đơn vị đã ký hợp đồng vay khoảng 1944,8 tỷ đồng. Các đơn vị vay vốn tín dụng để đầu tư được thực hiện giá dịch vụ tính đủ chi phí. Thực hiện quyết định và kê khai giá dịch vụ y tế theo quy định của pháp luật về giá. Đẩy mạnh triển khai Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ về một số cơ chế chính sách phát triển y tế; ký kết hợp tác với Ngân hàng cổ phần thương mại đầu tư phát triển Việt Nam, Ngân hàng cổ phần thương mại công thương Việt Nam về triển khai các gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ đầu tư phát triển y tế, tiếp tục nghiên cứu mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc lĩnh vực y tế. Đến nay, các bệnh viện công trong toàn quốc đã đăng ký vay hàng chục ngàn tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Bộ Y tế đang chuẩn bị tổ chức hội nghị kêu gọi các nhà đầu tư để thực hiện một số dự án theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực y tế.

Hoạt động liên doanh, liên kết đầu tư trang thiết bị, phát triển dịch vụ tại các cơ sở y tế công lập, đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân. Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 hướng dẫn việc liên doanh, liên kết trang thiết bị y tế. Qua tổng hợp báo cáo của 22 Sở Y tế và 16 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế: đến nay trong ngành y tế triển khai

Page 39: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

27

Chương II. Các nguồn lực đầu vào cho CSSK

khoảng 810 đề án liên doanh, liên kết với tổng số vốn là 3882 tỷ đồng. Theo số liệu báo cáo này, các đề án xã hội hóa chủ yếu tập trung vào ba lĩnh vực chủ yếu là thiết bị chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm và trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh (Hình 5).

Hình 5. Lĩnh vực đầu tư của các đề án xã hội hóa y tế theo báo cáo đến năm 2016

Đề án khác

10,4%

TTB phục vụ khám chữa

bệnh 27,7%

TTB xét nghiệm 25,6%

TTB về chẩn đoán hình ảnh

36,4%

Nguồn: Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế

Xét về nguồn vốn huy động của các đề án xã hội hóa, chủ yếu nguồn tiền đầu tư từ các nhà đầu tư ngoài bệnh viện (83%); phần góp vốn từ cán bộ, nhân viên bệnh viện chỉ chiếm khoảng 15% (Hình 6). Các đề án xã hội hóa phần lớn được triển khai tại bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương.

Hình 6. Nguồn vốn huy động cho các đề án xã hội hóa y tế theo báo cáo đến năm 2016

Cán bộ, nhân viên BV góp vốn

14,8%

Từ Quỹ phát triển sự nghiệp

2,4%

Từ các nhà đầu tư

82,8%

Nguồn: Số liệu của Vụ Kế hoạch, tài chính của Bộ Y tế

Việc liên doanh, liên kết để đầu tư trang thiết bị y tế và thực hiện dịch vụ khám, chữa bệnh “theo yêu cầu” đã góp phần đổi mới trang thiết bị; đầu tư được các trang thiết bị có giá trị lớn, thực hiện các kỹ thuật y tế cao trong hoàn cảnh ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế công lập còn hạn hẹp.

Page 40: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

28

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Năm 2016, Bộ Y tế đã xây dựng Dự thảo Thông tư hướng dẫn về tổ chức hoạt động và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế công lập nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động này. Dự thảo Thông tư quy định điều kiện tổ chức, tiêu chuẩn hoạt động KCB theo yêu cầu, cấu thành giá dịch vụ và mức giá tối đa.

Cải thiện hệ thống thông tin về tài chính y tế

Trong năm 2016, việc xây dựng, củng cố hê thống thông tin KCB và thanh toán BHYT được sự quan tâm đặc biệt từ Chính phủ, Bộ Y tế và cơ quan BHXH Việt Nam. Mô hình kiến trúc tổng thể về hệ thống thông tin KCB và thanh toán BHYT theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ. Bộ Y tế đã Ban hành chỉ tiêu đầu ra dữ liệu của phần mềm quản lý cơ sở KCB và Bộ mã danh mục dùng chung phiên bản số 04, gồm 8 danh mục: Danh mục dịch vụ kỹ thuật; thuốc tân dược; thuốc và vị thuốc y học cổ truyền; vật tư y tế; bệnh y học cổ truyền; máu và chế phẩm máu; phân loại bệnh tật (ICD 10); Danh mục cơ sở KCB. Bộ mã danh mục dùng chung này đang được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện là tiền đề quan trọng cho việc kết nối liên thông cơ sở dữ liệu giữa cơ sở KCB với cơ quan BHXH nhằm quản lý đầy đủ, chính xác thông tin về người bệnh và thuận lợi trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT. Triển khai kết nối dữ liệu giữa các cơ sở KCB, thực hiện việc chuyển dữ liệu yêu cầu thanh toán BHYT lên Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định BHYT của BHXH Việt Nam từ 1/7/2016. Khi vận hành tốt, Cổng dữ liệu sẽ là công cụ hiệu quả giúp quản lý dữ liệu khám chữa bệnh và thanh toán BHYT, đồng thời có chức năng tổng hợp, phân tích, thống kê dữ liệu KCB trên toàn quốc.

Hệ thống Tài khoản y tế quốc gia là công cụ hữu ích trong theo dõi, phân tích, đánh giá các nguồn tài chính liên quan đến sử dụng các hàng hóa và dịch vụ y tế trên phạm vi quốc gia thông qua việc phân tích hệ thống các chỉ tiêu tài chính y tế. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã tiến hành xây dựng Hệ thống Tài khoản y tế quốc gia cho các năm từ 1998 đến 2012 với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Tổ chức Y tế thế giới. Năm 2015, Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch tổng thể xây dựng Tài khoản y tế Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020, với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Dự án Quản trị và Tài chính y tế của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID/HFG). Năm 2016, Báo cáo “Tài khoản y tế Việt Nam và Tài khoản HIV/AIDS năm 2013” đã được công bố cung cấp bộ số liệu cập nhật về các dòng tài chính y tế theo bộ công cụ mới. Bên cạnh hệ thống tài khoản y tế quốc gia, Bộ Y tế đã chỉ đạo xây dựng tài khoản y tế tuyến tỉnh. Hoàn thiện cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức thực hiện xây dựng hệ thống tài khoản y tế quốc gia và tuyến tỉnh, đào tạo về xây dựng tài khoản y tế tuyến tỉnh cho 5 tỉnh tham gia thí điểm.

Khó khăn, hạn chế

■ Không đảm bảo duy trì được mức tăng ngân sách nhà nước cho y tế: cắt giảm ngân sách các chương trình mục tiêu y tế, không có kinh phí bố trí cho đề án y tế cơ sở, tăng mức hỗ trợ cho các đối tượng tham gia BHYT.

■ Khó khăn trong việc tiếp tục mở rộng BHYT tới khu vực phi chính thức.

■ Việc thực hiện mua dịch vụ có tính chiến lược của BHYT xã hội còn hạn chế liên quan tới việc thực thi hiệu quả cơ chế hợp đồng, kiểm soát chất lượng, xác định gói quyền lợi phù hợp, phương pháp chi trả phù hợp, thỏa thuận đạt mức giá tối ưu.

■ Khó khăn trong kiểm soát gia tăng chi phí: hành vi chỉ định dịch vụ không cần thiết từ phía người cung ứng và hành vi sử dụng quá mức cần thiết từ phía người có BHYT.

Page 41: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

29

Chương II. Các nguồn lực đầu vào cho CSSK

■ Phương thức thanh toán chủ yếu vẫn theo theo phí dịch vụ; việc áp dụng các phương thức chi trả mới còn rất hạn chế.

■ Chưa xác định được mô hình quản trị bệnh viện công phù hợp trong bối cảnh thực hiện tự chủ bệnh viện.

■ Tổng chi cho y tế so với GDP cao song mức chi tiền túi so với thu nhập quốc gia cũng tương đối ổn định ở mức cao (không giảm).

Nhiệm vụ 3. Hoàn thiện văn bản pháp luật thực hiện Luật Dược năm 2016

Các văn bản pháp quy quan trọng mới ban hành

Luật Dược 2016 đã được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 13 thông qua vào ngày 06/04/2016 và có hiệu lực từ 01/01/2017, thay thế cho Luật Dược 2005. Một số nội dung mới trong Luật bao gồm các quy định về phát triển công nghiệp dược, thuốc YHCT, công tác dược lâm sàng và cơ chế quản lý giá thuốc. Sau khi ban hành Luật, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành 04 Nghị định và 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc triển khai thi hành. Trong số đó, có Nghị định số 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Dược và Nghị định số 65/2017/NĐ-CP quy định chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu. Các thông tư hướng dẫn vẫn đang được Bộ Y tế tích cực xây dựng.

Kết quả thực hiện

Đảm bảo cung ứng đủ thuốc

Năng lực sản xuất thuốc trong nước được cải thiện: chiếm 36% về trị giá và 74% về số lượng (cao nhất trong các nước ASEAN), số lượng nhà máy GMP tăng mạnh, tăng cường hợp tác, chuyển giao công nghệ. Sản xuất thuốc generic phát triển mạnh, các nhà máy trong nước đã sản xuất được hầu hết các dạng bào chế. Thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng gần 50% nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân. Riêng vắc-xin đã cung ứng được 10/12 loại vắc-xin trong chương trình TCMR và đã xuất khẩu được cho một số thị trường như châu Phi, Ấn Độ,….

Ngoài ra, thuốc nhập khẩu có số đăng ký xấp xỉ số đăng ký của thuốc sản xuất trong nước nhưng số lượng hoạt chất gấp đôi (1.000); các dạng bào chế phức tạp, đặc biệt vẫn chủ yếu phải nhập khẩu.

Phát triển mạng lưới cung ứng thuốc với hơn 40 nghìn cơ sở bán lẻ thuốc và hơn 2 nghìn cơ sở bán buôn thuốc trên toàn quốc; bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc đáp ứng nhu cầu dự phòng, KCB của nhân dân.

Quản lý giá thuốc: tăng cường công tác đấu thầu thuốc tại các bệnh viện

Thị trường thuốc cơ bản bình ổn, không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, bất hợp lý ảnh hưởng tới công tác phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân.

Luật đấu thầu 2013 và Nghị định 63 ngày 26/6/2014: đã có quy định cụ thể cho đấu thầu mua thuốc, bổ sung các phương thức đặc thù cho mua thuốc gồm đấu thầu tập trung, đàm phán giá thuốc, bổ sung quy định ưu đãi thuốc sản xuất trong nước.

Bộ Y tế đã xây dựng hai thông tư hướng dẫn đấu thầu thuốc và tổ chức tập huấn, phổ biến cho các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện. Thứ nhất là Thông tư số 09/2016/TT-BYT

Page 42: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

30

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

ngày 05/05/2016 ban hành danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đấu thầu tập trung và danh mục thuốc đàm phán giá. Thứ hai là Thông tư số 10/2016/TT-BYT ngày 05/05/2016 ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp thuốc.

Trình và được Chính phủ ban hành Nghị quyết thành lập Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia trực thuộc Bộ Y tế (Nghị quyết số 112/NQ-CP), làm cơ sở để tổ chức đấu thầu tập trung thuốc quốc gia và đàm phán giá thuốc.

Triển khai các giải pháp quản lý chất lượng thuốc

Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận GMP: số lượng các nhà máy đạt GMP tăng mạnh với 133 doanh nghiệp sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP. Ngoài ra, 175 cơ sở đạt GLP và 191 cơ sở đạt GSP, 08 nhà máy sản xuất thuốc tân dược đạt tiêu chuẩn GMP-PICs/EU/Nhật Bản.

Công nghệ sản xuất và kỹ thuật bào chế không ngừng cải tiến, tăng cường hợp tác, chuyển giao công nghệ. Việt Nam đã sản xuất được một số thuốc đòi hỏi trình độ công nghệ, yêu cầu kỹ thuật cao như thuốc đông khô, thuốc tiêm truyền, thuốc giải phóng có kiểm soát, thuốc công nghệ sinh học, sản xuất được các thuốc generic tương đương sinh học so với thuốc phát minh.

Tăng cường kiểm soát chất lượng thuốc: lấy mẫu giám sát chất lượng thuốc, lấy mẫu kiểm tra chất lượng 100% lô thuốc nhập khẩu từ các cơ sở sản xuất thuốc nước ngoài có thuốc vi phạm chất lượng và cập nhật công bố 03 đợt danh sách các cơ sở sản xuất thuốc nước ngoài có thuốc vi phạm chất lượng.

Triển khai việc kiểm soát chất lượng dược liệu.

Sử dụng thuốc an toàn hợp lý

Tăng cường quản lý thuốc kê đơn: xây dựng dự thảo danh mục thuốc không kê đơn mới. Thực hiện theo dõi và báo cáo ADR. Tăng cường truyền thông mạnh mẽ về hiểm họa từ việc sử dụng kháng sinh không hợp lý và nguy cơ kháng kháng sinh.

Đảm bảo an toàn vắc-xin

Cục Quản lý Dược đã tiến hành kiểm tra cấp chứng nhận và giám sát hoạt động sản xuất vắc-xin của các cơ sở sản xuất vắc-xin trong nước và có các công văn về việc xử lý, tạm ngừng sử dụng, thu hồi vắc-xin vi phạm chất lượng.

Sản xuất thành công vắc-xin phối hợp sởi-rubella và được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 2017.

Khó khăn, hạn chế

■ Chưa thiết lập cơ chế giám sát giá thuốc một cách thường xuyên và hiệu quả. Chỉ số giá tiêu dùng về thuốc và dịch vụ y tế của Tổng cục Thống kê hiện không đầy đủ để sử dụng cho mục đích giám sát giá thuốc.

■ Tiềm lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực phân phối thuốc vẫn còn yếu; vẫn chịu ảnh hưởng, chi phối của một số công ty, doanh nghiệp dược phẩm lớn của nước ngoài.

Page 43: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

31

Chương II. Các nguồn lực đầu vào cho CSSK

■ Sử dụng thuốc chưa bảo đảm an toàn, hợp lý: bán thuốc không theo đơn còn diễn ra phổ biến, kê đơn kháng sinh quá mức. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh còn cao, nguy cơ kháng kháng sinh đang gia tăng, thiếu năng lực và cơ chế để báo cáo và quản lý một cách đầy đủ, chặt chẽ các phản ứng có hại của thuốc và sai sót trong dùng thuốc.

■ Quản lý chất lượng thuốc tân dược, thuốc YHCT, sinh phẩm và dịch vụ truyền máu chưa đồng bộ.

■ Tổ chức quản lý nhà nước về dược phẩm, TTBYT đang được sắp xếp lại nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc sáp nhập các đơn vị khác nhau của một hệ thống vốn bị phân mảnh. Vấn đề này được đề cập trong phần Quản trị hệ thống y tế.

Nhiệm vụ 4. Đổi mới quản lý trang thiết bị y tế, đầu tư cơ sở hạ tầng ở tuyến y tế cơ sở

Văn bản pháp quy quan trọng mới ban hành

Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 về quản lý trang thiết bị y tế được ban hành, là một nhiệm vụ quan trọng được liệt kê trong Kế hoạch 5 năm của ngành Y tế.

Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về bảo đảm an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm.

Kết quả thực hiện

Tiếp tục đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng: tập trung vào các bệnh viện trung ương và tuyến cuối, giảm quá tải bệnh viện (xây cơ sở mới ở khu vực ngoài nội thành, xây nhà cao tầng…)

Tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng 05 bệnh viện trung ương và tuyến cuối theo Quyết định số 125/QĐ-TTg. Khánh thánh và đưa vào sử dụng nhiều bệnh viện có quy mô hàng trăm giường bệnh như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng (700 giường), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn (500 giường), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái (500 giường).

Quyết định 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới làm cơ sở quan trọng để củng cố, đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của y tế cơ sở, nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm y tế xã, thực hiện theo dõi, quản lý sức khỏe đến từng người dân. Hiện đang thực hiện việc huy động vốn từ Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á cho đầu tư cơ sở hạ tầng và triển khai các sáng kiến để đạt được mục tiêu của đề án.

Đưa vào sử dụng hệ thống quản lý chất thải y tế

Khoảng 54,4% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải. Hiện có trên 95% bệnh viện thực hiện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế nguy hại hằng ngày.

Quản lý trang thiết bị y tế

Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 về quản lý TTBYT, làm cơ sở để tăng cường quản lý nhà nước về TTBYT bảo đảm tính sẵn có, chất lượng, bảo trì và sử dụng TTB. Bộ Y tế đang xây dựng các Thông tư hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện Nghị định.

Page 44: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

32

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Phát triển lĩnh vực đánh giá công nghệ y tế

Ngành Y tế, cùng với Hội Kinh tế Y tế Việt Nam, đang bắt đầu tiến hành đánh giá kinh tế y tế đối với dược phẩm nhằm cung cấp bằng chứng để đưa các loại thuốc mới vào Danh mục thuốc BHYT. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế đã bắt đầu nỗ lực đánh giá việc đầu tư và sử dụng MRI và các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh đắt tiền.

Tăng cường bảo quản, bảo dưỡng, kiểm chuẩn TTBYT

Tiếp tục tăng cường hoạt động của các trung tâm hiệu chuẩn và kiểm định chất lượng TTBYT khu vực. Các trung tâm này đóng một vai trò quan trọng trong việc huấn luyện về các lĩnh vực như an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm, quy trình vận hành chuẩn trong phòng thí nghiệm, bảo đảm chất lượng TTBYT. Đây là nền tảng để cải thiện kiểm định nội bộ chất lượng các phòng thí nghiệm y tế, cũng như kiểm định ngoài về chất lượng.

Khó khăn, hạn chế

■ Thiếu kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực và TTYT tuyến huyện hai chức năng.

■ Quản lý chất thải y tế vẫn còn bất cập: còn các cơ sở y tế gây ô nhiễm nghiêm trọng; ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng xử lý chất thải y tế, còn phải bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên, và cho giám sát tuân thủ các tiêu chuẩn.

■ Vấn đề bảo đảm an toàn và chất lượng của các TTBYT chưa được kiểm soát chặt chẽ.

■ Quản lý TTBYT còn hạn chế: một số danh mục TTB cần thiết, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng cho các loại cơ sở y tế khác nhau được xây dựng và ban hành từ trước năm 2010 chưa được cập nhật. Chưa có hệ thống thông tin dữ liệu phục vụ việc xây dựng kế hoạch. Việc xây dựng các danh sách hiện tại chưa dựa trên cơ sở mô hình bệnh tật điều trị tại các cơ sở y tế và các thiết bị cần thiết để thực hiện các dịch vụ theo quy trình điều trị cho những bệnh này.

■ Việc áp dụng đánh giá công nghệ y tế, tính toán chi phí hiệu quả trong đầu tư và sử dụng TTBYT kỹ thuật cao, đắt tiền trong chẩn đoán và điều trị còn rất hạn chế.

3. Các vấn đề ưu tiên

3.1. Nhân lực y tế

■ Chất lượng đào tạo nhân lực y tế chưa đáp ứng được nhu cầu. Năng lực cán bộ y tế còn hạn chế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.

■ Thông tư 26 yêu cầu điều dưỡng, nữ hộ sinh và kỹ thuật viên đạt trình độ cao đẳng trở lên vào năm 2025 sẽ có tác động tiêu cực đến việc cung cấp nhân lực y tế đang làm việc ở tuyến cơ sở, trừ khi có các giải pháp khẩn trương để nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo hoặc giảm các mục tiêu yêu cầu.

■ Chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế còn bất hợp lý, chưa khuyến khích thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi làm việc lâu dài tại các khu vực khó khăn. Chính sách hiện nay vẫn khuyến khích việc cung ứng nhiều dịch vụ chứ chưa khuyến khích hiệu quả trong việc bảo đảm sức khoẻ của người bệnh.

Page 45: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

33

Chương II. Các nguồn lực đầu vào cho CSSK

3.2. Tài chính y tế

■ Việc gia tăng đầu tư NSNN cho y tế cũng như mở rộng BHYT tới khu vực phi chính thức gặp khó khăn; chi tiêu từ tiền túi của người dân vẫn ở mức cao.

■ Hạn chế trong thực hiện mua sắm chiến lược của BHYT và kiểm soát gia tăng chi phí BHYT cũng như triển khai các phương thức thanh toán mới.

■ Chưa xác định được mô hình quản trị bệnh viện công phù hợp để kiểm soát việc gia tăng chi phí y tế trong bối cảnh thực hiện tự chủ bệnh viện.

3.3. Dược, sinh phẩm

■ Chưa thiết lập được cơ chế giám sát giá thuốc thường xuyên và hiệu quả.

■ Sử dụng thuốc chưa bảo đảm an toàn và hợp lý; nhất là với việc bán thuốc kháng sinh không kê đơn và tự sử dụng kháng sinh trong cộng đồng.

3.4. Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng y tế

■ Thiếu kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho y tế cơ sở.

■ Quản lý chất thải y tế còn nhiều bất cập, cả trong đầu tư, vận hành và giám sát chất lượng.

■ Việc quản lý trong đầu tư, sử dụng, giám sát chất lượng và an toàn TTBYT còn hạn chế.

4. Khuyến nghị

4.1. Nhân lực y tế

■ Đẩy mạnh đổi mới nội dung chương trình đào tạo kết hợp với áp dụng kiểm định chất lượng giáo dục y khoa và chuẩn đầu ra trong quản lý chất lượng đào tạo nhân lực y tế.

■ Tăng cường công tác đào tạo liên tục, đào tạo tại chỗ cho các bộ y tế tuyến cơ sở phù hợp với nhu cầu về mô hình bệnh tật và đặc thù công việc.

■ Thực hiện đổi mới đào tạo nhân lực y tế theo Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam đi đôi với chế độ đãi ngộ tương xứng cho cán bộ y tế. Nghiên cứu xây dựng các cơ chế tài chính để thu hút và tạo động lực làm việc đối với cán bộ y tế tuyến cơ sở.

4.2. Tài chính y tế

■ Tăng cường công tác tuyên truyền, đơn giản các thủ tục hành chính trong việc đăng ký tham gia BHYT, kết hợp với mở rộng quyền lợi của người có thẻ BHYT trên cơ sở tăng giá viện phí theo lộ trình.

■ Xây dựng đề án về thực hiện mua sắm chiến lược của BHYT; tăng cường ứng dụng CNTT để bảo đảm minh bạch trong quản lý KCB và thanh toán KCB BHYT, kiểm soát việc lạm dụng chi phí KCB BHYT từ cả hai phía người cung ứng và người sử dụng. Mở rộng triển khai các phương thức thanh toán theo định suất, theo nhóm chẩn đoán.

Page 46: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

34

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

■ Sớm ban hành Nghị định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế thay thế Nghị định số 85/2012/NĐ-CP; triển khai thí điểm và rút kinh nghiệm về mô hình Hội đồng quản lý bệnh viện ở các bệnh viện tự chủ.

4.3. Thuốc, vắc-xin và sinh phẩm y tế

■ Tiếp tục rà soát để ban hành các quy định về đấu thầu, đàm phán giá thuốc và mua thuốc tập trung. Xây dựng các Trung tâm mua sắm và thực hiện đấu thầu thuốc tập trung ở trung ương và các địa phương để hạn chế tình trạng chênh lệch lớn về giá thuốc tại các cơ sở y tế.

■ Tăng cường công tác tuyên truyền, kết hợp với đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc kê đơn, bán thuốc theo đơn và sử dụng kháng sinh tại các cơ sở y tế cũng như trong cộng đồng. Đẩy mạnh hoạt động báo cáo và quản lý phản ứng có hại của thuốc và sai sót trong dùng thuốc.

4.4. Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng y tế

■ Tăng đầu tư từ nguồn NSNN cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở tuyến y tế cơ sở; đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương.

■ Tiếp tục kiểm soát việc xử lý chất thải y tế; nhất là ở các cơ sở gây ô nhiễm; giám sát việc thiết kế và thực hiện phương án xử lý chất thải y tế ở các cơ sở mới được xây dựng.

■ Tăng cường quản lý TTBYT theo Nghị định số 36/2016/NĐ-CP, thực hiện đánh giá công nghệ y tế trong đầu tư TTBYT kỹ thuật cao đắt tiền, kiểm soát việc sử dụng và giám sát chất lượng và an toàn trong quá trình sử dụng.

Page 47: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

35

Chương III. Cung ứng dịch vụ y tế

Chương III. Cung ứng dịch vụ y tế

Nội dung của Chương này nhằm: (i) rà soát lại các nhiệm vụ trọng tâm về cung ứng dịch vụ y tế (DVYT) giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2016; (ii) cập nhật các hoạt động chuẩn bị cho thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020; (iii) đánh giá kết quả triển khai hoạt động cung ứng dịch vụ năm 2016; và (iv) trên cơ sở đó đề xuất một số nội dung ưu tiên cho năm 2017 cũng như cả giai đoạn 2017 - 2020.

1. Các nhiệm vụ trọng tâm trong cung ứng dịch vụ y tế giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2016

Ngày 1/3/2016, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký văn bản số 139/KH-BYT ban hành Kế hoạch Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2016 - 2020, xác định 9 nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế trong 5 năm tới, trong đó có 5 nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến cung ứng DVYT, gồm:

■ Giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ KCB và PHCN;

■ Phát triển mạng lưới y tế cơ sở, chú trọng dự phòng nâng cao sức khoẻ;

■ Đẩy mạnh CSSK BMTE, dân số KHHGĐ;

■ Đổi mới mô hình tổ chức, quản lý ATTP, dược, vắc-xin, sinh phẩm và TTBYT;

■ Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe.

Ngày 7/1/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016. Nhiệm vụ chung liên quan đến cung ứng dịch vụ y tế được đề cập trong Nghị quyết 01 là đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, với một số nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm dịch vụ như sau.

■ Về Y tế dự phòng: chủ động, tích cực phòng, chống dịch bệnh, tăng cường quản lý môi trường y tế; đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, ATTP theo Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội và Luật ATTP năm 2010.

■ Về Chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ): củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, chú trọng phát triển y tế ở khu vực miền núi, biên giới, hải đảo.

■ Về Khám chữa bệnh, Phục hồi chức năng: nâng cao chất lượng KCB; tiếp tục triển khai các giải pháp thực hiện đề án giảm quá tải bệnh viện. Từng bước thiết lập lại hệ thống chuyển tuyến trong KCB, khuyến khích việc KCB đúng tuyến; khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập và hình thức hợp tác công-tư; phát triển các dịch vụ KCB phổ cập hướng tới bao phủ CSSK toàn dân kết hợp với phát triển các dịch vụ y tế chuyên sâu, dịch vụ y tế kỹ thuật cao.

■ Về Y dược học cổ truyền: hiện đại hóa và phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

Page 48: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

36

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

■ Về Dân số Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ), Sức khoẻ bà mẹ trẻ em (SKBMTE): trên cơ sở kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ trong giai đoạn vừa qua và điều kiện hiện tại, xác định mục tiêu, giải pháp phát triển dân số bền vững, bảo đảm tỷ lệ sinh thay thế và nâng cao chất lượng dân số.

Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ được đặt ra trong Nghị quyết 01/NQ-CP, ngày 29/2/2016, Bộ Y tế đã xây dựng chương trình hành động, cụ thể hoá 18 nhóm giải pháp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành Y tế trong năm 2016 (Văn bản số 135/CTr-BYT).

2. Cập nhật một số chính sách mới ban hành liên quan đến lĩnh vực cung ứng dịch vụ y tế

Để triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm đạt các mục tiêu Kế hoạch năm 2016 và 5 năm 2016 - 20120, nhiều văn bản chính sách mới đã được ban hành cuối năm 2015 và đầu năm 2016. Phần này chỉ tổng hợp một số văn bản, chính sách chung có liên quan đến toàn bộ hoạt động cung ứng DVYT; các văn bản, chính sách riêng cho lĩnh vực sẽ được đề cập trong phần cập nhật kết quả hoạt động.

Chính sách nổi bật nhất liên quan đến lĩnh vực cung ứng DVYT trong năm qua là các quy định nhằm sắp xếp lại hệ thống tổ chức cung ứng dịch vụ theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đảm bảo sự phối hợp và tính liên tục. Mạng lưới YTDP tuyến tỉnh được tổ chức lại theo mô hình Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) trên cơ sở sáp nhập các trung tâm có cùng chức năng và chuyển các Trung tâm có giường bệnh về các bệnh viện tuyến tỉnh theo Thông tư liên tịch số 51/2014/TTLT-BYT-BNV và Thông tư số 59/2015/TT-BYT (Xem Chương I).

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTYT huyện theo mô hình Trung tâm với hai chức năng YTDP và KCB, chịu trách nhiệm quản lý các TYT. Với tuyến xã, Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 33/2015/TT-BYT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của TYT xã, phường, thị trấn; trong đó, bổ sung thêm nhiệm vụ quản lý sức khoẻ cộng đồng và tăng cường sự kết nối giữa YTDP và KCB. Đến cuối năm 2016 đã có 62/63 tỉnh, thành phố áp dụng mô hình TTYT quản lý hoạt động của các TYT.

3. Cập nhật kết quả triển khai hoạt động cung ứng dịch vụ y tế năm 2016

Phần này chủ yếu cập nhật các biến động lớn và kết quả triển khai một số hoạt động chính thực hiện các nhiệm vụ của Nghị quyết số 01/NQ-CP trong cung ứng dịch vụ y tế. Hoạt động cung ứng DVYT được cập nhật theo 5 lĩnh vực chính: (1) Y tế dự phòng; (2) Chăm sóc sức khoẻ ban đầu; (3) KCB và PHCN; (4) Y dược học cổ truyền và (5) Dân số, KHHGĐ, SKBMTE.

Nhiệm vụ 1. Cung ứng dịch vụ Y tế dự phòng

1. Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm

Văn bản, chính sách mới

Để thể chế hoá công tác giám sát dịch bệnh truyền nhiễm, ngày 28/1/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg quy định điều kiện công bố dịch, công

Page 49: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

37

Chương III. Cung ứng dịch vụ y tế

bố hết dịch bệnh truyền nhiễm. Bộ Y tế đã xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2016 (Quyết định số 827/QĐ-BYT) cùng các kế hoạch, chương trình hành động, hướng dẫn chuyên môn trong phòng chống dịch bệnh, cả về hoạt động giám sát, chẩn đoán và điều trị, đặc biệt là với dịch bệnh do vi rút Zika, Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV) và sốt xuất huyết. Để tăng cường trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế cũng đã có Công văn số 6606/BYT-DP đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện việc xử phạt hành chính các trường hợp cố tình không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch của địa phương.

Kết quả triển khai hoạt động

Ngành Y tế đã tăng cường triển khai các hoạt động giám sát, chủ động phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm trên diện rộng, đặc biệt với dịch sốt xuất huyết và dịch bệnh do vi rút Zika. Đẩy mạnh các hoạt động giám sát, phòng chống dịch sốt xuất huyết tại các điểm nóng ở Tây Nguyên, triển khai các hoạt động hưởng ứng ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết năm 2016; tổ chức Lễ phát động và ký cam kết thực hiện chiến dịch “Người dân tự diệt lăng quăng, bọ gậy phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết” ở 55 tỉnh, thành phố có nguy cơ cao [3].

Các dịch bệnh được ngăn chặn, phát hiện và khống chế kịp thời, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Tỷ lệ mắc và tử vong do các dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành hầu hết đều giảm so với năm 2015 (giảm 27,8% số mắc thương hàn, 11,2% số mắc viêm não vi rút, 16,8% số mắc tay chân miệng; giảm 28% số tử vong do sốt xuất huyết và 80% số tử vong do tay chân miệng). Cả nước ghi nhận được 152 trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika tại 9 tỉnh, thành phố6 trong tổng số 4.299 mẫu xét nghiệm vi rút Zika, trong đó có 01 trường hợp trẻ đầu nhỏ nhiều khả năng liên quan đến vi rút này [3].

Một số ổ dịch truyền nhiễm ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng như dịch lỵ trực khuẩn với 196 trường hợp mắc, 01 trường hợp tử vong, dịch Coxackie với 27 trường hợp mắc, 07 trường hợp tử vong,… đều được khống chế kịp thời.

Khó khăn, hạn chế

■ Các dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành như SXH, tay-chân-miệng vẫn có tỷ lệ mắc cao và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch do tác động của biến đổi môi trường, nhận thức của người dân còn hạn chế cộng với tâm lý chủ quan dẫn đến thực hành các biện pháp phòng chống dịch chưa tốt trong khi chưa có các biện pháp dự phòng đặc hiệu. Năm 2016, cả nước ghi nhận 106,3 nghìn trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 56 tỉnh, thành phố, tăng 6,5% so với năm 2015 [3]. Vắc-xin phòng sốt xuất huyết Dangaxia có giá thành cao lên đến 150 USD cho 3 liều, trong khi hiệu quả chưa cao, nhất là với týp D2 nên chưa được phép thử nghiệm để nhập khẩu sử dụng.

■ Các bệnh mới nổi có nguy cơ xâm nhập và xuất hiện dịch cao trong bối cảnh toàn cầu hoá, mở rộng giao lưu đi lại. Trong khi đó, các biện pháp phòng ngừa từ xa như kiểm soát người nhập cảnh tại các cửa khẩu, giám sát các đối tượng có nguy cơ và tuyên truyền cho du khách và người dân địa phương đều không đặc hiệu và việc triển khai vẫn

6 TP. Hồ Chí Minh (131), Bình Dương (7), Bà Rịa Vũng Tàu (2), Đắk Lắk (2), Khánh Hòa (6), Phú Yên (01), Long An (1), Tây Ninh (1), Đồng Nai (1)

Page 50: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

38

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt với bệnh do vi rút Zika đang lan ra ở các nước châu Á và vi rút đã được phát hiện ở Việt Nam và với bệnh do MERS-CoV đã được ghi nhận ở nhiều nước ngoài khu vực Trung Đông và có liên quan đến du lịch như ở Trung Quốc, Thái Lan,…

2. Tiêm chủng mở rộng

Văn bản, chính sách mới

Năm 2016, Bộ Y tế đã phê duyệt Kế hoạch bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 1358/QĐ-BYT). Kế hoạch sử dụng vắc-xin bại liệt tiêm và vắc-xin sởi-rubella trong chương trình TCMR cũng đã được phê duyệt từ năm 2015 (Quyết định số 2144/QĐ-BYT và số 1637/QĐ-BYT). Về bảo đảm an toàn trong tiêm chủng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về an toàn tiêm chủng và bồi thường khi sử dụng vắc-xin.

Kết quả triển khai hoạt động

Tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cao > 90% cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bắt đầu chuyển qua sử dụng vắc-xin bại liệt 2 týp (bOPV) theo khuyến cáo của WHO từ tháng 5/2016. Hoàn thành chiến dịch tiêm bổ sung vắc-xin sởi - rubella cho 1,8 triệu đối tượng 16 - 17 tuổi đạt tỷ lệ 94,9%; tổ chức thành công chiến dịch uống vắc-xin bại liệt (OPV) cho 95,3% trẻ dưới 5 tuổi ở 120 huyện nguy cơ cao thuộc 19 tỉnh, thành phố. Thực hiện thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng cho hơn 96% cơ sở; tăng cường giám sát, ghi nhận và báo cáo các trường hợp tai biến sau tiêm chủng. Trong năm 2016, cả nước chỉ ghi nhận 34 ca mắc sởi, giảm 442 lần so với năm 2014 và giảm 8 lần so với năm 2015 [6]. Dịch bệnh bạch hầu ở Bình Phước và ho gà ở Cao Bằng được khống chế kịp thời [3].

Khó khăn, hạn chế

Việc triển khai công tác TCMR còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ tại nhiều huyện, xã ở khu vực miền núi phía Bắc chỉ đạt dưới 50%, thậm chí có những xã dưới 30% [7]. Riêng với vắc-xin phòng viêm gan B, theo báo cáo của Chương trình TCMR, có tới 13 tỉnh có tỷ lệ tiêm cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh chỉ đạt dưới 50%, cả nước chỉ đạt gần 70%. Điển hình như tại tỉnh Yên Bái, tỷ lệ tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh chỉ đạt dưới 40% [8]. Bên cạnh đó, tâm lý chờ đợi tiêm vắc-xin dịch vụ dẫn đến các bậc phụ huynh trì hoãn các mũi tiêm khác khiến cho trẻ tiêm chủng muộn, tiêm chủng không đủ mũi đã làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh, xảy ra dịch, đặc biệt là bệnh sởi, bệnh ho gà.

Trong bối cảnh đó, các bệnh truyền nhiễm trong chương trình TCMR (như sởi, bạch hầu, ho gà, viêm gan B) có nguy cơ quay trở lại do tích luỹ đối tượng cảm nhiễm không được tiêm chủng hoặc tiêm chậm, tiêm không đầy đủ. Trong năm vừa qua, dịch bệnh ho gà xảy ra tại xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng từ 22/7 - 11/8/2016, ghi nhận 49 lâm sàng ho gà trong đó có 4 trường hợp dương tính. Dịch bạch hầu xảy ra tại 4 xã của huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước trong tháng 6 - 7/2016 với 65 trường hợp nghi ngờ được giám sát, 11 trường hợp được khẳng định, 5 trường hợp dương tính và 3 trường hợp tử vong. Một ổ dịch bạch hầu khác cũng vừa được ghi nhận ở huyện Giang, tỉnh Quảng Nam cuối năm 2016, đầu năm 2017 với 2 trường hợp tử vong [6].

Page 51: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

39

Chương III. Cung ứng dịch vụ y tế

3. Phòng chống HIV, lao và sốt rét

Văn bản, chính sách mới

Về công tác chỉ đạo, điều hành: Bộ Y tế đã ban hành các công văn hướng dẫn triển khai Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS (số 862/BYT-UB50) và triển khai tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2016 (số 2720/BYT-UBQG50). Kế hoạch cung ứng xét nghiệm tải lượng HIV theo dõi điều trị HIV/AIDS năm 2016 - 2017 (Quyết định số 3111/QĐ-BYT) và Kế hoạch giám sát trọng điểm HIV, STI, HIV lồng ghép hành vi của các tỉnh, thành phố năm 2016 cũng đã được Bộ Y tế phê duyệt (Quyết định số 1955/QĐ-BYT).

Về chuyên môn kỹ thuật, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về xét nghiệm HIV và Nghị định số 90/2016/NĐ-CP quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Bộ Y tế cũng đã ban hành Hướng dẫn đào tạo về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadon (Quyết định số 159/QĐ-BYT), Hướng dẫn điều trị methadon trong các cơ sở cai nghiện ma tuý (Quyết định 493/2016/QĐ-BYT), Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt rét (Quyết định số 741/QĐ-BYT); Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt rét (Quyết định số 4845/QĐ-BYT). Trước đó, Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số 4263/QĐ-BYT năm 2015 về Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao.

Về huy động nguồn lực và cơ chế tài chính, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục dự án do Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét tài trợ theo Quyết định số 227/QĐ-TTg. Đặc biệt, ngày 15/11/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2188/QĐ-TTg quy định việc thanh toán thuốc kháng vi rút HIV được mua sắm tập trung cấp quốc gia bằng nguồn quỹ KCB BHYT và hỗ trợ người sử dụng thuốc kháng vi rút HIV (Xem Chương II).

Kết quả triển khai hoạt động

Mở rộng mạng lưới và địa bàn, nâng cao năng lực cung ứng và tăng tỷ lệ đối tượng tiếp cận với các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV, hoạt động giảm hại, điều trị methadon, điều trị ARV và dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Về tư vấn xét nghiệm: 5 phòng xét nghiệm mới được cấp phép khẳng định HIV dương tính, nâng tổng số cơ sở được cấp phép lên 110, bao phủ khắp 63 tỉnh, thành phố (2 tỉnh mới là Bắc Cạn và Đắc Nông), trong đó có 9 phòng xét nghiệm tuyến huyện. Triển khai thí điểm mô hình tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng tại 5 tỉnh gồm Thanh Hóa, Thái Nguyên, Điện Biên, Nghệ An và Hồ Chí Minh, phát hiện được khoảng 10% số người phát hiện nhiễm mới ở các địa phương. Trong 6 tháng đầu năm tư vấn xét nghiệm HIV cho 985 000 lượt người với hơn 9200 trường hợp HIV dương tính (chiếm 0,9%) [3]. Về điều trị methadon: Hiện đã có 275 cơ sở ở tất cả 63 tỉnh, thành phố quản lý điều trị methadone cho 50 800 bệnh nhân (tăng thêm 8 tỉnh với 58 cơ sở và 15 600 bệnh nhân so với cuối năm 2015). Về điều trị ARV: mở thêm 73 cơ sở và tăng thêm 7900 bệnh nhân được điều trị ARV, nâng tổng số cơ sở điều trị lên 385 và số bệnh nhân lên gần 111 700 người ở toàn bộ 63 tỉnh, thành phố; rút ngắn thời gian bắt đầu điều trị. Về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: tổ chức tháng cao điểm dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con từ 1/6 - 30/6/2016. Trong 6 tháng đầu năm 2016, đã xét nghiệm HIV cho 618 500 PNCT (tương đương với cùng kỳ năm 2015), phát hiện 563 người dương tính; điều trị ARV cho 873 PNCT nhiễm HIV; điều trị dự phòng ARV cho 764 trẻ đẻ sống từ mẹ nhiễm HIV và dự phòng bằng co-trimmoxazol trong vòng 2 tháng sau sinh cho 425 trẻ [3].

Page 52: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

40

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Triển khai hỗ trợ người nhiễm HIV thông qua BHYT. Tăng cường tuyên truyền vận động người nhiễm HIV tham gia BHYT, bảo đảm quyền lợi cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT. Tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 2188/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh việc chuẩn bị triển khai thanh toán điều trị ARV qua BHYT; đến nay 35% các cơ sở thuộc BV/TTYT đã bổ sung phụ lục hợp đồng KCB BHYT cho người nhiễm HIV [3].

Tính đến nay, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 231,6 nghìn người, trong đó có 87,8 nghìn bệnh nhân AIDS. Trong những năm qua, tỷ lệ phát hiện nhiễm HIV tính trên 100.000 dân giảm dần hằng năm, tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng đều được khống chế < 0,3% theo mục tiêu đặt ra. Tỷ lệ người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn được điều trị ARV năm 2015 là 76,73%, hoàn toàn có khả năng đạt mục tiêu 80% vào năm 2020 [3].

Về công tác phòng chống lao và sốt rét: triển khai sàng lọc, chẩn đoán lao trên người bệnh HIV/AIDS tại hầu hết các cơ sở điều trị ARV; quản lý bệnh nhân đồng nhiễm HIV và lao, điều trị dự phòng bằng INH. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng chống sốt rét”; đẩy mạnh công tác giám sát, phòng chống sốt rét [3].

Khó khăn, hạn chế

■ Mức độ giảm của dịch HIV/AIDS chưa sâu và chưa ổn định, mô hình dịch và các hành vi nguy cơ thay đổi theo hướng phức tạp và khó can thiệp. Hiểu biết về HIV/AIDS và phòng chống HIV ở nhiều địa phương vẫn còn thấp, tỷ lệ hành vi lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng can thiệp vẫn còn cao, dịch lây lan ở các nhóm đối tượng có nguy cơ thấp, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS vẫn gia tăng ở một số địa bàn trọng điểm.

■ Tiếp cận với các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS vẫn còn gặp khó khăn cả về số lượng (tỷ lệ tiếp cận với điều trị methadone, điều trị ARV, can thiệp giảm hại trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam còn thấp) và chất lượng (thời gian bắt đầu điều trị ARV vẫn còn khá muộn).

■ Tính bền vững trong cung ứng, sử dụng dịch vụ phòng chống HIV gặp nhiều thách thức do kinh phí từ nguồn viện trợ và từ chương trình quốc gia đều bị cắt giảm. Trong khi đó, tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ BHYT chỉ mới đạt 40% do điều kiện kinh tế khó khăn, không có tiền mua thẻ BHYT; nhiều người nhiễm HIV sống lang thang, không có hộ khẩu, không có nơi cư trú ổn định nên không được hưởng các chính sách hỗ trợ BHYT của Nhà nước; lo sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử khi tham gia BHYT.

■ Việc lồng ghép, phối hợp giữa các hoạt động phòng chống HIV/AIDS và phòng chống lao, CSSKSS còn hạn chế dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động trong bối cảnh nguồn lực hạn chế.

■ Chỉ số về tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con là 2,96%, chưa đạt mục tiêu dưới 2% đặt ra cho năm 20167. Tỷ lệ người dân 15 - 49 tuổi (tập trung vào phụ nữ) có hiểu biết đúng về HIV/AIDS chưa được đánh giá thường xuyên; số liệu năm 2014 là 43,4% [9] trong khi mục tiêu đến 2020 là 80%.

7 Số liệu ước tính này dựa trên số trẻ được theo dõi sau khi sinh và sử dụng test PCR để chẩn đoán HIV. Tuy nhiên, báo cáo quốc tế về phản ứng quốc gia với HIV/AIDS (VAAC), dựa trên ước tính số người nhiễm HIV cho thấy tỷ lệ lây truyền cao hơn đáng kể, 18 năm 2013 và 12,5 vào năm 2014.

Page 53: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

41

Chương III. Cung ứng dịch vụ y tế

■ Việc giám sát tuân thủ điều trị và kiểm soát vấn đề kháng thuốc ARV, điều trị lao và sốt rét vẫn còn khó khăn do vấn đề tuân thủ điều trị chưa tốt, thiếu hệ thống giám sát có hiệu quả.

4. Phòng chống các bệnh không lây nhiễm

Văn bản, chính sách mới

Về dự phòng kiểm soát yếu tố nguy cơ các BKLN: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của văn phòng, các phòng, đơn vị trực thuộc Cơ quan Điều hành Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được quy định theo Quyết định số 1776/QĐ-BYT. Bộ Y tế cũng đã ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác (Quyết định số 5431/QĐ-BYT) và Chỉ thị số 04/CT-BYT về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 trong ngành y tế. Đã xây dựng được 02 dự án thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống BKLN; tiếp tục soạn thảo và xin ý kiến Luật phòng, chống tác hại rượu bia. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1284/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư 03 dự án xây dựng công trình thể thao phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học.

Về phát hiện, chẩn đoán và quản lý điều trị các BKLN: Bộ Y tế đã phê duyệt các Dự án về truyền thông, vận động xã hội (Quyết định số 4299/QĐ-BYT), Dự án chủ động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 2866/QĐ-BYT). Nhiều loại thuốc điều trị ung thư sản xuất trong và ngoài nước cũng đã được chấp thuận lưu hành và sử dụng tại Việt Nam.

Kết quả triển khai hoạt động

Tổ chức chiến dịch truyền thông, tổ chức Hội thảo báo chí với chủ đề dự phòng và kiểm soát bệnh đái tháo đường. Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ BKLN. Thực hiện điều tra, phân tích số liệu, hoàn thành báo cáo điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ BKLN; lần đầu tiên hình thành được cơ sở dữ liệu về các yếu tố nguy cơ BKLN. Xây dựng bộ tài liệu tập huấn tập huấn dự phòng, quản lý BKLN tại cộng đồng; hoàn thiện dự thảo biểu mẫu thống kê báo cáo BKLN. Cập nhật báo cáo kết quả thực hiện chính sách quốc gia phòng, chống tác hại lạm dụng rượu bia; tiếp tục xây dựng và xin ý kiến dự thảo Luật phòng, chống tác hại rượu bia. Kết quả phát hiện, quản lý điều trị một số BKLN đã được trình bày tương đối chi tiết trong Báo cáo JAHR năm 2014.

Khó khăn, hạn chế

■ Đầu tư cho hoạt động phòng chống các BKLN chưa tương xứng với gánh nặng bệnh tật và nhu cầu CSSK.

■ Năng lực của hệ thống y tế, nhất là ở tuyến y tế cơ sở trong sàng lọc phát hiện sớm, xử trí và quản lý điều trị BKLN còn hạn chế.

■ Mô hình tổ chức và hoạt động còn thiếu sự gắn kết giữa dự phòng với điều trị, giữa các tuyến làm hạn chế khả năng chăm sóc liên tục, toàn diện các BKLN.

Page 54: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

42

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

■ Việc kiểm soát các yếu tố hành vi nguy cơ sức khoẻ liên quan với các BKLN chưa hiệu quả do ý thức của người dân chưa cao, thiếu các hướng dẫn dự phòng còn khó thực hiện, ý thức tuân thủ các quy định pháp luật chưa cao trong khi việc thực thi các chế tài xử phạt chưa nghiêm, phối hợp liên ngành chưa chặt chẽ.

5. Các hoạt động y tế dự phòng khác

Văn bản, chính sách mới

Về ATTP, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP. Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị định số 67/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế và Nghị định 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Bộ Y tế cũng đã ban hành Hướng dẫn thực hiện Chương trình vận động và giám sát bảo đảm ATTP giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 2358/QĐ-BYT.

Về vệ sinh môi trường, Bộ Y tế đã xây dựng Kế hoạch Hợp phần vệ sinh để lồng ghép vào CTMTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Bộ Y tế cũng đã cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế; ban hành Công văn số 7979/BYT-MT về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác quản lý chất thải y tế.

Về vệ sinh an toàn lao động, Chính phủ đã ban hành các Nghị định 37, 39 và 44 quy định các nội dung liên quan đến việc triển khai Luật An toàn, Vệ sinh lao động, kiểm định kỹ thuật và huấn luyện về an toàn lao động cũng như chi trả cho các trường hợp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Về y tế học đường, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ GD & ĐT ban hành Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT về công tác y tế trường học.

Trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3459/QĐ-BYT phê duyệt phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão của ngành Y tế theo và Chỉ thị 07/CT-BYT về việc triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn giai đoạn năm 2016 - 2020.

Về phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 234/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 và Chỉ thị số 17/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em.

Kết quả triển khai hoạt động

Về An toàn thực phẩm

Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo đảm ATTP cho các nhóm đối tượng. Tổ chức đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ quản lý và kiểm soát ATTP cho cán bộ địa phương. Duy trì Tháng hành động vì chất lượng, ATTP. Nâng cao năng lực và thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành về ATTP tại một số địa phương.

Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra về công tác ATTP; đẩy mạnh hoạt động giám sát, phòng ngừa; kịp thời cảnh báo các nguy cơ mất an toàn thực phẩm; giải quyết nhanh chóng, có

Page 55: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

43

Chương III. Cung ứng dịch vụ y tế

hiệu quả các vấn đề bức xúc và các sự cố về an toàn thực phẩm; kiểm soát ngộ độc thực phẩm. Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra ở tuyến trung ương đã phát hiện và tiêu hủy nhiều sản phẩm không bảo đảm ATTP. Điển hình, Bộ Y tế đã thanh tra, xử phạt hành chính 3 Công ty URC, Coca Cola và Minh Thái Lộc với số tiền gần 6,5 tỷ đồng; thu hồi và tiêu huỷ hơn 11 tấn nước giải khát và phụ gia thực phẩm. Ở các địa phương, đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 461 218 cơ sở, phát hiện được 81 346 cơ sở (17,64%) vi phạm về ATTP, xử phạt 11 703 cơ sở với số tiền hơn 31,6 tỷ đồng; ngoài ra còn áp dụng các hình thức xử phạt khác như đình chỉ hoạt động, đình chỉ lưu hành và tiêu huỷ sản phẩm. Năm 2016, cả nước xảy ra 174 vụ ngộ độc thực phẩm với 4554 người mắc và 12 trường hợp tử vong, giảm 2,8% số vụ, 18% số người mắc và 47,8% số người tử vong so với năm 2015 [10].

Đẩy mạnh phối hợp liên ngành về ATTP theo Chỉ thị số 13/CT-TTg. Duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối hợp với các bộ, ngành tổ chức nhiều đoàn công tác làm việc với các địa phương về tình hình xử lý an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng và triển khai Kế hoạch phối hợp giám sát, kiểm soát, lấy mẫu và kiểm nghiệm theo dõi, đánh giá mức độ an toàn của thuỷ, hải sản trên địa bàn các tỉnh miền Trung gặp sự cố môi trường biển. Tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến đánh giá công tác phối hợp liên ngành về ATTP.

Về Vệ sinh môi trường

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát; thẩm định đề cương quan trắc môi trường năm 2016 của 4 Viện tuyến trung ương. Khảo sát ảnh hưởng, xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động ứng phó với các vấn đề sức khỏe liên quan đến hạn hán và xâm nhập mặn tại 8 tỉnh Tây Nguyên và Tây Nam Bộ và 10 tỉnh trọng điểm năm 2016 - 2017. Tham gia khảo sát, điều tra, giám sát môi trường ứng phó với hiện tượng cá và thuỷ, hải sản chết hàng loạt ở vùng biển tại 4 tỉnh miền Trung và ở một số sông, hồ ở Hòa Bình và Thanh Hóa [3].

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải y tế ở các cơ sở y tế, hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng dùng trong gia dụng và y tế. Tổ chức thành công chiến dịch truyền thông “Hành trình mười triệu bàn tay sạch”; Dự án “Rửa tay với xà phòng vì một Việt Nam khỏe mạnh” hưởng ứng Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân. Đánh giá tác động môi trường y tế của các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện [3].

Về Vệ sinh an toàn lao động và các chương trình YTDP khác

Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, truyền thông, tập huấn, kiểm tra, giám sát về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Khó khăn, hạn chế

■ Các vi phạm về ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vẫn diễn ra do ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật còn hạn chế, các nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn tiềm ẩn.

■ Năng lực của mạng lưới quản lý ATTP còn hạn chế, thiếu cả về số lượng, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cong tác; chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, việc phối hợp liên ngành trong quản lý ATTP còn gặp khó khăn, làm hạn chế hiệu quả hoạt động.

■ Tình hình ngộ độc thực phẩm mặc dù đã được kiểm soát nhưng nguy cơ xảy ra ngộ độc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, bếp ăn tập thể vẫn còn rất cao.

Page 56: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

44

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

■ Nguy cơ ô nhiễm môi trường cao do tác động của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá trong khi tổ chức hệ thống và nhân lực làm công tác quản lý môi trường y tế tại các địa phương còn thiếu và chưa bảo đảm đủ năng lực. Sự cố môi trường biển ở các tỉnh Miền Trung vẫn để lại những gánh nặng và thách thức trong việc phối hợp giám sát, quản lý và xử lý môi trường những năm tiếp theo.

■ Nhận thức và ý thức của cộng đồng cũng như sự quan tâm đầu tư của địa phương về vệ sinh môi trường, quản lý chất thải, phòng chống bệnh nghề nghiệp và tai nạn thương tích còn hạn chế.

■ Tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là hạn hán, xâm nhập mặn và thiên tai lũ lụt ngày càng nặng nề và diễn biến khó lường trong khi đầu tư còn hết sức khó khăn.

Nhiệm vụ 2. Y tế cơ sở, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và các chương trình mục tiêu y tế

1. Văn bản chính sách mới

Về y tế cơ sở và CSSKBĐ

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1568/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám BSGĐ tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Đặc biệt, ngày 5/12/2016, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2348/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới, trong đó đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực y tế cơ sở trong giai đoạn 2016 - 2025.

Về các chương trình mục tiêu quốc gia

Trên cơ sở Nghị quyết số 100/2015/QH13 của Quốc hội khoá 13 và Quyết định số 398/QĐ-TTg của Chính phủ, ngày 26/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP phê duyệt chủ trương đầu tư 21 Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, 4 Chương trình mục tiêu quốc gia y tế trước đây do Bộ Y tế chủ trì được hợp nhất thành 2 chương trình mục tiêu: (1) Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số gồm 8 dự án thành phần với tổng kinh phí thực hiện là 20 413 tỷ đồng và (2) Chương trình mục tiêu đầu tư phát triển y tế địa phương gồm 3 dự án thành phần với tổng số vốn 22 500 tỷ đồng8. Về phối kết hợp quân dân y, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị 03/CT-BYT về công tác quốc phòng, an ninh ngành y tế năm 2016.

2. Kết quả triển khai hoạt động

Nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở, CSSKBĐ

Lồng ghép nguyên lý Y học gia đình (YHGĐ) trong CSSKBĐ tại các TYT, PKĐKKV. Đến tháng 6/2016 đã có 336 Phòng khám BSGĐ được thành lập tại 8 tỉnh, thành phố. Đến cuối tháng 12/2015 đã lập được 195 245 hồ sơ sức khỏe; khám sàng lọc cho 500 919 lượt người, phát hiện được 246 049 ca bệnh và chuyển tuyến cho 3600 ca. Bước đầu đã sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử và các phần mềm quản lý bệnh nhân, lập hồ sơ quản lý sức khoẻ hộ gia đình.

Thực hiện luân phiên bác sĩ về công tác tại các TYT. Đẩy mạnh việc cử bác sĩ luân phiên từ BV, TTYT huyện về TYT xã làm việc 1 - 2 ngày/tuần theo định kỳ, phân công bác sĩ TYT

8 Nghị quyết số 73/NQ-CP năm 2016 phê duyệt chủ trương đầu tư 21 Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020.

Page 57: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

45

Chương III. Cung ứng dịch vụ y tế

xã về làm việc và trực tại BV/TTYT huyện để góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến y tế cơ sở.

Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ. Ban hành Hướng dẫn về triển khai công tác truyền thông năm 2016. Tiếp tục triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Hội Nông dân Việt Nam trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cộng đồng giai đoạn 2015 - 2020 (Chương trình 479/CTr-BYT-HNDVN).

Phối hợp quân dân y

Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức thành công Hội nghị kết hợp quân dân y toàn quốc lần thứ 5 (giai đoạn 2005 - 2015); chỉ đạo Ban Quân dân y các tỉnh tổ chức củng cố y tế cơ sở, nâng cao năng lực KCB của các cơ sở quân dân y; tổ chức KCB, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho đối tượng chính sách tại các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên, khu vực vùng sâu vùng xa. Phối hợp với Bộ Quốc phòng triển khai công tác dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng an ninh trong ngành y tế và phối hợp với Bộ Công an chỉ đạo tổ chức tập huấn và diễn tập phòng chống khủng bố bệnh viện năm 2016 [3].

Phát triển y tế biển đảo

Tiếp tục tập trung củng cố mạng lưới y tế biển, đảo, sơ kết 4 năm triển khai Đề án phát triển y tế biển, đảo đến năm 2020 theo Quyết định số 317/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thiện chủ trương đầu tư trung hạn (giai đoạn 2016 - 2020); chỉ đạo triển khai và hoàn thành hệ thống Telemedicine kết nối giữa TTYT quân dân y huyện đảo Bạch Long Vĩ và Viện Y học biển và Bệnh viện Việt - Tiệp Hải Phòng; thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về y tế biển đảo; chuẩn bị tổ chức Hội nghị Ban chỉ đạo quốc gia tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu [3].

3. Khó khăn, hạn chế

■ Việc đầu tư bố trí nguồn lực cho Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, các chương trình mục tiêu y tế nói chung, công tác quân dân y và phát triển y tế biển đảo nói riêng nhiều còn gặp khó khăn và chưa đáp ứng nhu cầu.

■ Năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ y tế của tuyến cơ sở vẫn còn hạn chế, nhất là trong quản lý sức khoẻ, phát hiện và xử trí các bệnh và vấn đề sức khoẻ thường gặp, đặc biệt ở miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo.

■ Thiếu các hướng dẫn kỹ thuật (về quản lý sức khoẻ hộ gia đình, khám chữa bệnh tại nhà) và cơ chế chính sách hỗ trợ cho hoạt động của BSGĐ như gói dịch vụ được cung cấp (đặc biệt gói được cung cấp tại nhà), thuốc và TTB, cơ chế tài chính (những dịch vụ được BHYT thanh toán), áp dụng tại các loại hình cơ sở y tế khác nhau.

Nhiệm vụ 3. Cung ứng dịch vụ KCB, PHCN

1. Văn bản, chính sách mới

Về các giải pháp giảm quá tải bệnh viện

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về tăng cường các giải pháp giảm quá tải bệnh viện và mở rộng bệnh viện vệ tinh. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế phê duyệt bổ sung chuyên khoa ưu tiên, danh sách bệnh viện tham gia Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2016 - 2020, đợt 2 (Quyết định số 1303/QĐ-BYT).

Page 58: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

46

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Về cải thiện chất lượng dịch vụ KCB

Một số đề án, kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đã được phê duyệt như Chương trình hành động quốc gia về nâng cao năng lực quản lý chất lượng KCB giai đoạn từ nay đến năm 2025 (Quyết định 4276/QĐ-BYT), Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở KCB giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 1426/QĐ-BYT), Đề án Tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016 - 2025 (Quyết định số 316/QĐ-TTg).

Nhiều hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật đã được ban hành như Quy trình kỹ thuật chuyên ngành gây mê hồi sức (Quyết định số 782/QĐ-BYT), Quy trình kỹ thuật ngoại khoa, chuyên khoa phẫu thuật tim mạch-lồng ngực (Quyết định số 4423/QĐ-BYT), Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện (Quyết định số 772/QĐ-BYT), Hướng dẫn bảo đảm an toàn truyền máu phòng chống lây nhiễm vi rút Zika (Quyết định số 1414/QĐ-BYT), Quy định về tổ chức và hoạt động của khoa Vi sinh (Thông tư số 33/TT-BYT),… Đặc biệt, ngày 29/7/2016, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4068/QĐ-BYT hướng dẫn biên soạn Quy trình chuyên môn kỹ thuật trong KCB và phê duyệt quy trình chuyên môn của 26 bệnh thường gặp.

Bên cạnh đó, sau giai đoạn 3 năm triển khai thí điểm, ngày 18/11/2016, Bộ Y tế đã ban hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam làm công cụ chính thức để đánh giá chất lượng bệnh viện (Quyết định số 6858/QĐ-BYT).

Về quản lý hành nghề, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 922/QĐ-BYT về việc đính chính Thông tư 41/2015/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 41/2011/TT-BYT về hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở KCB.

Về cơ chế chuyển tuyến và thanh toán BHYT

Năm nay, Luật BHYT năm 2014 chính thức có hiệu lực. Bộ Y tế đã ban hành Công văn 978/BYT-BH hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 40/2015/TT-BYT về đăng ký KCB BHYT ban đầu và chuyển tuyến KCB BHYT; Quyết định số 1122/QĐ-BYT quy định Bộ mã danh mục dùng chung áp dụng trong KCB và thanh toán BHYT. Danh mục các dịch vụ kỹ thuật KCB được xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí thực hiện (Đợt 1 - 5) cũng đã được ban hành trong năm 2016. Riêng trong lĩnh vực phục hồi chức năng, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 18/2016/TT-BYT quy định Danh mục kỹ thuật, danh mục vật tư y tế dùng trong phục hồi chức năng và việc chi trả chi phí phục hồi chức năng ban ngày thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT.

Một số văn bản chính sách khác có liên quan

Cũng trong năm 2016, Bộ Y tế cũng đã ban hành, cũng đã ban hành một số văn bản có liên quan đến dịch vụ khám chữa bệnh, bao gồm: Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; Thông tư số 19/2016/TT-BYT sửa đổi TT 07/2010/TT-BYT hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người tham gia BHXH bắt buộc; Thông tư liên tịch 20/2016/TT-BYT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến nhiễm chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.

Page 59: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

47

Chương III. Cung ứng dịch vụ y tế

2. Kết quả triển khai hoạt động

Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ KCB, giảm quá tải cho các BV tuyến trên

Mở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh và tăng cường chuyển giao kỹ thuật trong các đề án giảm quá tải. Mạng lưới bệnh viện vệ tinh được triển khai đến tất cả 63 tỉnh, thành phố với 22 bệnh viện hạt nhân và 98 bệnh viện vệ tinh. Triển khai có hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến và thực hiện nghĩa vụ luân phiên; ứng dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ đào tạo, tư vấn, chuyển giao kỹ thuật. Đã tổ chức được 386 lớp đào tạo, chuyển giao 791 kỹ thuật từ các bệnh viện hạt nhân cho 7051 cán bộ các bệnh viện vệ tinh. Nhờ đó, đã góp phần giảm tình trạng nằm ghép tại các bệnh viện, tăng tỷ lệ thực hiện các kỹ thuật được chuyển giao và giảm tỷ lệ chuyển tuyến các chuyên khoa được hỗ trợ ở 37,5% số bệnh viện vệ tinh; tỷ lệ chuyển tuyến giảm từ 73 - 99% tuỳ theo chuyên khoa [3].

Tiếp tục đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng để nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ KCB. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, mua sắm trang thiết bị y tế xây dựng 05 bệnh viện trung ương và tuyến cuối (theo Quyết định số 125/QĐ-TTg). Hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều bệnh viện các tuyến như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn quy mô 500 giường bệnh, Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang với 600 giường bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái với 500 giường bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng quy mô 700 giường bệnh,... Tính trong cả giai đoạn 2012 - 2016, đã có 119 bệnh viện được xây mới; 1839 khoa, phòng được cải tạo hoặc xây mới với 5129 buồng, bàn khám được tăng thêm [11].

Số giường bệnh và số lượng các dịch vụ cung ứng đều được cải thiện. Số giường bệnh/vạn dân theo kế hoạch đạt 25,0 so với chỉ tiêu là 24,5; trong đó, ngoài công lập đạt 1,5 giường/10.000 dân. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tổng hợp về cung ứng dịch vụ KCB, PHCN như số lượt khám bệnh, số người bệnh điều trị nội trú, ngoại trú, số ngày điều trị nội, ngoại trú, số phẫu thuật, thủ thuật đều tăng hơn so với năm 2015 [3].

Tình trạng giảm quá tải đã được cải thiện ở cả khu vực ngoại trú và nội trú. Ở khu vực ngoại trú, quy trình khám bệnh giảm từ 12 - 14 bước xuống còn 4 - 8 bước tùy theo loại hình; giảm trung bình 48,5 phút trên 1 lượt khám bệnh, tiết kiệm được trung bình 27,2 triệu ngày công lao động/năm cho xã hội. Trong khu vực nội trú, so với năm 2012, xu hướng giảm tỷ lệ số khoa nằm ghép đã được ghi nhận ở 58% số bệnh viện tuyến trung ương và 47% bệnh viên tỉnh trước đây có tình trạng nằm ghép [11].

Cải thiện chất lượng dịch vụ KCB

Cải tiến quy trình cung ứng dịch vụ KCB. Các bệnh viện tiếp tục cải tiến quy trình và cải tạo khu vực khám bệnh, kéo dài thời gian làm việc, cải tiến quy trình thu viện phí và thanh toán BHYT nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ KCB. Thực hiện kiểm tra, đánh giá bệnh viện theo bộ 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT. Kết quả chấm điểm cuối năm 2015 và đầu năm 2016 cho thấy đã có sự cải thiện về chất lượng bệnh viện so với năm 2013 và 2014 với điểm trung bình là 2,8/5 điểm (3,5 với bệnh viện tuyến trung ương, 2,8 với bệnh viện tuyến tỉnh, 2,6 với bệnh viện tuyến huyện và 2,9 với bệnh viện ngoài công lập). Bên cạnh đó, có 1273 các bệnh viện tất cả các tuyến (98,6%) đã thực hiện tự đánh giá, chấm điểm và báo cáo kết quả trực tuyến với điểm trung bình là 3,1/5 điểm [11].

Đổi mới thái độ và phong cách phục vụ. Kết quả đánh giá của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế về việc thực hiện Quyết định 2151/QĐ-BYT cũng cho thấy đã có những chuyển biến

Page 60: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

48

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

tích cực trong phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế. Tại 10 bệnh viện các tuyến được khảo sát, 71% bệnh nhân nhận xét nhân viên y tế có thái độ cử chỉ thân thiện hơn; trên 61% bệnh nhân cho biết việc niêm yết thông tin về quy trình KCB tốt hơn, thời gian chờ đợi giảm hơn, cơ sở vật chất tại khu vực khám bệnh, điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh buồng bệnh được cải thiện hơn; 87,7% bệnh nhân biểu thị thái độ hài lòng đối với dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện9.

Nâng cao chất lượng dịch vụ xét nghiệm. Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn và bộ tiêu chí đánh giá chất lượng xét nghiệm y học, hướng dẫn nội kiểm và ngoại kiểm chất lượng xét nghiệm. Năng lực của 3 Trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm quốc gia cũng được tăng cường thông qua việc xây dựng và hoàn thiện các quy trình quản lý và quy trình kỹ thuật đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế. Triển khai hỗ trợ kỹ thuật cho 05 bệnh viện tỉnh và trung ương đạt chuẩn ISO, hình thành mạng lưới phòng xét nghiệm tham chiếu trên toàn quốc tại các bệnh viện đầu ngành. Tổ chức đào tạo, tập huấn cho hơn 2000 cán bộ y tế về quản lý chất lượng xét nghiệm từ cơ bản đến nâng cao. Đẩy mạnh hoạt động ngoại kiểm với 3839 phòng xét nghiệm tham gia, tăng gấp đôi so với năm 2014 và tăng 10 lần so với năm 2010 [11].

Về hoạt động quản lý hành nghề, tính đến nay đã thực hiện cấp phép hành nghề cho 45 975 (94,7%) cơ sở KCB và 309 768 chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề KCB (96,17%). Công tác thanh tra, kiểm tra hành nghề KCB cũng được tăng cường cả về số lượt (5707), số cơ sở (11 354); thực hiện nghiêm việc xử phạt hành chính (712 cơ sở), cảnh cáo (297 cơ sở), phạt tiền (gần 11,7 tỷ đồng), đình chỉ (42 cơ sở) và thu hồi giấy phép hoạt động (359 cơ sở) [11].

Thiết lập và cải thiện cơ chế chuyển tuyến, thanh toán BHYT

Triển khai Thông tư số 40/2015/TT-BYT về việc đăng ký, chuyển tuyến và thông tuyến KCB BHYT giúp bệnh nhân có nhiều lựa chọn hơn trong việc tiếp cận dịch vụ KCB. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT, xây dựng mô hình kiến trúc tổng thể và ban hành chỉ tiêu đầu ra dữ liệu của phần mềm quản lý cơ sở KCB với Bộ mã danh mục dùng chung nhằm quản lý đầy đủ, chính xác thông tin người bệnh và tạo thuận lợi trong thanh toán chi phí KCB BHYT. Hiện nay, đã có khoảng 99,5% cơ sở KCB trên toàn quốc được kết nối liên thông với hệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành y tế cũng phối hợp với cơ quan BHXH, BHYT Việt Nam giám sát việc sử dụng và thanh toán BHYT, tránh lạm dụng quỹ BHYT.

Khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập

Những năm qua, Bộ Y tế đã có các chính sách tạo điều kiện phát triển y tế ngoài công lập theo hình thức xã hội hoá, hợp tác công-tư (PPP). Bộ Y tế đã thành lập Tổ công tác PPP và đang kiện toàn để thành lập Ban chỉ đạo PPP; dự thảo ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện PPP trong ngành y tế. Thông qua đó, các bệnh viện đã có thêm hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, phát triển được các kỹ thuật mới; một số bệnh viện mới được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại; đội ngũ cán bộ y tế được nâng cao trình độ chuyên môn. Nhiều dự án đã được đầu tư và hoạt động thành công theo hình thức này như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ (quy mô 1300 giường bệnh với 500 giường xã hội hoá); Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai (1000 giường bệnh với 500 giường xã hội hoá); Toà nhà kỹ thuật cao Bệnh viện Việt Đức,....[12]

9 Đánh giá của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

Page 61: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

49

Chương III. Cung ứng dịch vụ y tế

Phát triển y học chuyên sâu, ứng dụng công nghệ cao trong KCB

Nhiều kỹ thuật công nghệ y học tiên tiến như ghép tạng, trị liệu tế bào gốc, phẫu thuật nội soi nói chung và nội soi bằng rô bốt nói riêng, sinh học phân tử, y học hạt nhân, đã được nghiên cứu ứng dụng thành công góp phần chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhiều bệnh hiểm nghèo, bệnh khó. Đặc biệt, năm 2016 lần đầu tiên triển khai phẫu thuật nội soi rô bốt ở người lớn. Tính đến tháng 9/2016, cả nước đã thực hiện thành công 1281 ca ghép thận, 54 ca ghép gan và 16 ca ghép tim. Năm 2016, hệ thống robot phẫu thuật thứ hai đã được cấp phép và thực hiện thành công tại Bệnh viện Bình Dân, cho phép tiến hành phẫu thuật nhiều bộ phận với mức xâm lấn tối thiểu, độ chính xác và an toàn vượt trội, giảm nguy cơ tai biến và giúp bệnh nhân mau hồi phục. Cũng trong năm qua, việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong khám chữa bệnh đã mang lại cho ngành Y tế 3 giải thưởng Hồ Chí Minh, 1 giải thưởng Nhà nước về Khoa học và công nghệ cùng với 3 giải thưởng Nhân tài đất Việt.

3. Khó khăn, hạn chế

■ Tổ chức mạng lưới và cơ chế hoạt động của các cơ sở y tế vẫn chưa bảo đảm cung cấp dịch vụ toàn diện, liên tục, có chất lượng, lấy bệnh nhân làm trung tâm do thiếu sự kết nối hữu cơ giữa các tuyến, chưa đáp ứng được với nhu cầu CSSK trong bối cảnh thay đổi mô hình bệnh tật.

■ Tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, nhất là ở các bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Nhi đồng I và II,… và các chuyên khoa Tim mạch, Ung bướu, Chấn thương chỉnh hình, Sản, Nhi, Hô hấp, Huyết học, Nội tiết, … chưa được cải thiện một cách đột phá và triệt để. Nguyên nhân do chất lượng DVYT ở các cơ sở y tế tuyến dưới chưa được cải thiện căn bản, chưa lấy lại được niềm tin của người dân trong khi hành vi tìm kiếm DVYT của người dân chưa hợp lý, tâm lý vẫn muốn tập trung lên tuyến cao hơn. Bên cạnh đó các cơ chế quản lý, cơ chế tự chủ tài chính và mặt trái của thị trường cũng ảnh hưởng đến quyết tâm giảm quá tải của các bệnh viện.

■ Hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ đã được xây dựng và hình thành nhưng vẫn chưa đồng bộ, chưa có đủ các cơ chế, quy định, hướng dẫn hỗ trợ và khuyến khích cung ứng dịch vụ có chất lượng một cách toàn diện (đánh giá độc lập, cấp chứng chỉ có thời hạn, các hướng dẫn chuẩn lâm sàng,...). Còn tình trạng không công nhận, không thừa nhận kết quả khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở y tế gây lãng phí nguồn lực của nhân dân và xã hội.

■ Chất lượng dịch vụ KCB vẫn còn nhiều vấn đề cần phải cải thiện cả về cách thức tổ chức cung ứng dịch vụ, thủ tục hành chính, chất lượng chuyên môn,…

■ Sự phát triển của mạng lưới y tế tư nhân chưa tương xứng với tiềm năng, việc quản lý chất lượng của các cơ sở y tế tư nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

■ Tổ chức mạng lưới và năng lực của cán bộ y tế, nhất là ở tuyến cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu CSSK NCT trong bối cảnh già hoá dân số nhanh chóng.

■ Phục hồi chức năng chưa được triển khai áp dụng rộng rãi tương xứng với tiềm năng và thế mạnh.

Page 62: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

50

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Nhiệm vụ 4. Cung ứng dịch vụ Y dược học cổ truyền

1. Văn bản, chính sách mới

Trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành một số văn bản liên quan đến hoạt động kinh doanh dược liệu (Thông tư số 03/2016/TT-BYT), kê đơn thuốc YHCT và YHCT kết hợp với thuốc tân dược trong các cơ sở KCB (Thông tư số 01/2016/TT-BYT) và việc thanh toán BHYT trong KCB YHCT (Quyết định số 122/QĐ-BYT).

2. Kết quả triển khai hoạt động

Triển khai Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020, hiện đã có 57/63 UBND tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch phát triển y dược cổ truyền tại địa phương. Thực hiện Đề án Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống bệnh viện YHCT toàn quốc giai đoạn 2014 - 2025 theo Quyết định số 362/QĐ-TTg với 41 Bệnh viện đăng ký dự án đầu tư giai đoạn trung hạn 2016 - 2020, trong đó 8 Bệnh viện đã được Bộ Kế hoạch - Đầu tư xem xét thẩm định nguồn vốn.

Củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước; mở rộng mạng lưới các cơ sở y tế YDCT với 63 bệnh viện YHCT công lập (58 bệnh viện tuyến tỉnh) và 3 bệnh viện ngoài công lập; 92,7% bệnh viện đa khoa có khoa/tổ YHCT (tăng 2,7% so với năm 2015); 84,8% TYT có tổ chức KCB bằng YHCT (tăng 10,5% so với năm 2015) [3].

Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị bằng YHCT ở các tuyến tăng dần, đạt 4,1% ở tuyến trung ương, 11,7% ở tuyến tỉnh, 13,4% ở tuyến huyện và 28,5% ở tuyến xã [3]. Chất lượng KCB bằng YHCT, YHCT kết hợp với YHHĐ đã từng bước được nâng cao. Công tác quản lý hành nghề, quản lý quảng cáo KCB bằng YHCT chặt chẽ và có hiệu quả hơn. Chất lượng dược liệu cổ truyền được kiểm soát dần từng bước, nhất là trong các cơ sở KCB bằng YHCT.

3. Khó khăn, hạn chế

■ Nguồn nguyên liệu YDCT vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhập ngoại. Năng lực kiểm nghiệm còn hạn chế, chất lượng dược liệu và thuốc YHCT vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ.

■ Nhân lực hoạt động trong lĩnh vực YDCT trong các cơ sở y tế công lập vẫn còn hạn chế về số lượng và năng lực. Tỷ lệ KCB YHCT trong các cơ sở y tế vẫn còn thấp, trong khi việc nghiên cứu triển khai áp dụng các bài thuốc YHCT vào trong điều trị vẫn còn chậm.

■ Việc quản lý hành nghề YDCT tư nhân còn nhiều bất cập, chưa có quy định về phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề dẫn đến vẫn còn tình trạng lợi dụng YHCT để khám chữa bệnh bất hợp pháp trong khi nhiều kinh nghiệm quý trong dân gian khó được triển khai áp dụng.

■ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các hướng dẫn chuyên môn trong lĩnh vực YDCT chưa đồng bộ chậm được ban hành và chưa thực sự khuyến khích, hỗ trợ cho phát triển YDCT.

■ Tiến độ triển khai Đề án Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống bệnh viện y học cổ truyền toàn quốc giai đoạn 2014 - 2025 (Quyết định số 362/QĐ-TTg) và Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1976/QĐ-TTg) còn chậm so với yêu cầu.

Page 63: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

51

Chương III. Cung ứng dịch vụ y tế

Nhiệm vụ 5. Dịch vụ Dân số - KHHGĐ, CSSK BMTE

1. Văn bản, chính sách mới

Về Dân số-Kế hoạch hoá gia đình

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 468/QĐ-TTg phê duyệt Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025. Bộ Y tế ban hành Chỉ thị 04/CT-BYT, Quyết định số 1472/QĐ-BYT và Công văn 4111/BYT-TCDS phê duyệt đề án và hướng dẫn thực hiện Quyết định 468/QĐQĐ-TTg. Bộ Y tế đã phê duyệt Danh mục PTTT, hàng hóa SKSS trong Chương trình DS-KHHGĐ (Quyết định số 1223/QĐ-BYT); phê duyệt các Dự án xây dựng và thử nghiệm mô hình xã hội hoá cung cấp PTTT, dịch vụ KHHGĐ/SKSS giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định 2350/QĐ-BYT và 2351/QĐ-BYT); phối hợp ban hành Thông tư số 2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2015/NĐ-CP về hỗ trợ phụ nữ hộ nghèo người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số 18/QĐ-TCDS quy định tạm thời về mẫu sổ ghi chép ban đầu, mẫu phiếu thông tin của cộng tác viên dân số.

Trong năm qua, Bộ Y tế cũng đã ban hành Công văn số 1728/BYT-KCB về việc thực hiện CSSK, khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi.

Về Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 1223/QĐ-BYT hướng dẫn tạm thời chăm sóc phụ nữ mang thai trong bối cảnh dịch bệnh do vi rút Zika, Quyết định số 2295/QĐ-BYT hướng dẫn liên kết các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống nhiễm trùng đường sinh sản, HIV và dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, và Quyết định 7538/QĐ-BYT hướng dẫn tổ chức triển khai dịch vụ hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP và Nghị định số 98/2016/NĐ-CP. Về chuyên môn, Bộ Y tế cũng đã ban hành các hướng dẫn quốc gia về dịch vụ CSSKSS; hướng dẫn chẩn đoán, xử trí cấp cứu sản khoa; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luật Dân số.

2. Kết quả triển khai hoạt động

Dịch vụ Dân số-Kế hoạch hoá gia đình

Tiếp tục triển khai các đề án nâng cao chất lượng dân số như Đề án chẩn đoán, sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại 9547 xã của 634 huyện của 63 tỉnh, thành phố; Đề án can thiệp giảm tỷ lệ mắc bệnh Thalassemia tại 261 xã thuộc 29 huyện của 6 tỉnh, thành phố; Mô hình khám sức khoẻ và tư vấn tiền hôn nhân tại 1461 xã của 63 tỉnh, thành phố. Chuẩn bị các điều kiện để triển khai Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025. Duy trì hoạt động tư vấn và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại 390 xã thuộc 151 huyện của 32 tỉnh, thành phố; xây dựng chương trình hợp tác với WHO về chăm sóc người cao tuổi; triển khai xây dựng Đề án chăm sóc người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025 [3].

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ. Chú trọng truyền thông, tư vấn trực tiếp tại cộng đồng; tư vấn, vận động đối tượng của cộng tác viên; sản xuất, nhân bản và cung cấp sản phẩm truyền thông, sản phẩm truyền thông mẫu. Bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo hướng đa dạng hóa các biện pháp tránh thai, đẩy mạnh tiếp thị xã hội PTTT và mở rộng các mô hình cung ứng PTTT, dịch vụ SKSS, KHHGĐ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện việc vi phạm về tuyên truyền phổ biến các phương pháp tạo giới tính thai nhi và siêu âm chọn giới tính. Tiếp

Page 64: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

52

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu điện tử về DS-KHHGĐ, duy trì, nâng cấp các phần mềm quản lý chuyên ngành, thực hiện cập nhật biến động và hoàn thiện kho dữ liệu tại các cấp.

Các chỉ tiêu về DS-KHHGĐ hầu hết đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng tỷ suất sinh ước tính đạt 2,09 con/phụ nữ, tiếp tục duy trì mức sinh thay thế. Tỷ suất sinh thô là 15,74‰; tỷ suất chết thô là 6,83‰. Tuổi thọ trung bình đạt 73,4 năm (nam 70,8 và nữ 76,1). Tỷ số giới tính khi sinh là 112,2 bé trai/100 bé gái, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015 (112,6), vượt kế hoạch đề ra (113). Tỷ lệ phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai là 77,6%, tăng 0,9% so với năm 2015 [3].

Dịch vụ CSSKSS, bảo vệ BMTE

Triển khai Kế hoạch hành động về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung; xây dựng đề cương Dự án sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp xét nghiệm ADN tìm vi rút HPV. Chỉ đạo và phối hợp thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Zika cho phụ nữ có thai; triển khai giám sát, đào tạo, sàng lọc trước sinh, phát hiện chứng đầu nhỏ.

Tiếp tục tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tai biến sản khoa tại các cơ sở KCB sản phụ khoa và nhi khoa (kể cả cơ sở y tế tư nhân). Triển khai điều tra, rà soát và thẩm định, tìm nguyên nhân các trường hợp tử vong mẹ năm 2014 - 2015.

Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế các tuyến trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các đối tượng như vị thành niên, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mãn kinh và nam giới.

Hướng dẫn và giám sát việc tổ chức triển khai dịch vụ hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bảo đảm đúng quy định. Hiện tại, có 3 đơn vị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ là Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) và Bệnh viện Trung ương Huế. Cả nước đã có gần 200 hồ sơ mang thai hộ đã được duyệt, trong đó hơn 30 trường hợp đã sinh con.

Đạt được nhiều chỉ tiêu đề ra cho năm 2016 về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em: tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm xuống 13,5%; tỷ lệ phụ nữ được khám thai ít nhất 3 lần đạt trên 90%; tỷ lệ phụ nữ đẻ do cán bộ y tế đã qua đào tạo đỡ đạt 98%; tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc tuần đầu sau sinh đạt 81%; tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi/1000 trẻ sinh ra sống là 14,52‰[3].

3. Khó khăn, hạn chế

■ Đề án sàng lọc trước sinh, khi sinh và sau sinh để nâng cao chất lượng dân số chỉ mới được triển khai trên phạm vi hẹp.

■ Nguy cơ mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn cao.

■ Đầu tư và năng lực của hệ thống y tế trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi chưa tương xứng với nhu cầu.

■ Dân số trung bình năm 2016 của cả nước ước tính 92,7 triệu người, tăng 987,8 nghìn người, chưa đạt kế hoạch đề ra (92,4 triệu). Tỷ lệ phụ nữ 15 - 49 tuổi sinh con thứ ba trở lên là 16,3%, tăng 0,5% so với năm 2015.

Page 65: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

53

Chương III. Cung ứng dịch vụ y tế

■ Tỷ lệ tiếp cận với các dịch vụ còn thấp, nhu cầu chưa được đáp ứng với các dịch vụ còn cao ở khu vực miền, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vị thành niên, thanh niên trẻ, người lao động ở các khu công nghiệp, người di cư.

■ Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực ở các bệnh viện tuyến huyện ở nhiều địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc điều trị, cấp cứu sản khoa và sơ sinh.

■ Tử vong mẹ và tử vong trẻ em vẫn còn ở mức cao và giảm chậm, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao. Mô hình nguyên nhân tử vong mẹ bắt đầu có sự phân hoá giữa các khu vực, nguyên nhân gián tiếp (tim mạch, hô hấp, nội tiết) có xu hướng tăng ở khu vực đô thị đòi hỏi các chiến lược và giải pháp riêng cho từng khu vực. Việc giảm tử vong trẻ dưới 5 tuổi gặp khó khăn vì còn phụ thuộc vào các nguyên nhân khác đòi hỏi phối hợp liên ngành chặt chẽ như tai nạn thương tích, đuối nước,…

■ Tỷ lệ SDD trẻ em thể thấp còi còn cao, nhất là ở vùng nông thôn khu vực Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc trong khi tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em đang gia tăng ở khu vực thành thị.

■ Hệ thống thống kê báo cáo số liệu về DS-KHHGĐ, CSSKBMTE chưa đảm bảo chính xác, kịp thời và đầy đủ nên chưa phục vụ có hiệu quả cho công tác lập kế hoạch và xây dựng chính sách và thiết kế các giải pháp can thiệp.

4. Một số vấn đề ưu tiên

4.1. Các vấn đề chung

■ Thiếu sự kết nối, lồng ghép trong cung ứng dịch vụ giữa điều trị với dự phòng giữa các tuyến và các cơ sở y tế nhằm bảo đảm chăm sóc sức khoẻ toàn diện, liên tục.

■ Chưa quan tâm đúng mức đến công tác dự phòng như tư vấn giáo dục sức khoẻ, quản lý yếu tố nguy cơ, khám sức khoẻ định kỳ, sàng lọc phát hiện bệnh,…

■ Trình độ và năng lực chuyên môn của cán bộ y tế tuyến cơ sở còn hạn chế, chưa được quan tâm đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực gắn với mô hình bệnh tật và nhu cầu CSSK của người dân.

■ Đầu tư cho y tế cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, các cơ chế về tài chính, thuốc men, thanh toán BHYT,… chưa tạo được động lực cho quản lý, CSSK toàn diện liên tục, lấy người dân làm trung tâm ở tuyến cơ sở.

4.2. Y tế dự phòng

■ Gánh nặng bệnh tật do các bệnh truyền nhiễm vẫn ở mức cao, trong khi các biện pháp phòng chống vẫn còn bị động, thiếu kinh phí. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành vẫn có tỷ lệ mắc cao và luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch; các bệnh truyền nhiễm trong chương trình TCMR có nguy cơ xuất hiện trở lại trong khi các bệnh dịch mới nổi vẫn có nguy cơ xâm nhập và xuất hiện dịch trong bối cảnh mở rộng giao lưu, toàn cầu hoá.

Page 66: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

54

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

■ Giám sát, kiểm soát thúc đẩy thay đổi các hành vi nguy cơ BKLN chưa hiệu quả (do ý thức của người dân chưa cao, các hướng dẫn dự phòng còn khó thực hiện, các chế tài xử phạt chưa nghiêm, phối hợp liên ngành chưa chặt chẽ) trong khi năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở trong việc dự phòng, phát hiện và quản lý điều trị các BKLN còn hạn chế.

■ Tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng chống HIV/AIDS của các nhóm đối tượng nguy cơ cao vẫn còn hạn chế, chưa bảo đảm bền vững trong bối cảnh nguồn kinh phí bị cắt giảm, tỷ lệ bao phủ BHYT còn thấp, lồng ghép hoạt động của các chương trình y tế chưa phát huy hiệu quả.

■ Các vi phạm về ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vẫn diễn ra phổ biến. Các vụ ngộ độc thực phẩm trong các bếp ăn tập thể ở các khu công nghiệp, khu chế xuất mặc dù đã được kiểm soát nhưng nguy cơ vẫn còn rất cao. Sự cố môi trường ở 4 tỉnh miền Trung vừa qua tiếp tục đặt ra những thách thức trong việc giám sát ATTP thủy hải sản, môi trường nước biển trong thời gian tới.

■ Tác động của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề, công tác quản lý môi trường, vệ sinh an toàn lao động,… đòi hỏi sự phối hợp liên ngành trong khi các Luật Bảo vệ môi trường, Luật An toàn, Vệ sinh lao động mới được ban hành, còn thiếu các văn bản hướng dẫn; tổ chức hệ thống và nhân lực làm công tác này của ngành Y tế còn thiếu và yếu và chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức của các bộ, ngành, địa phương.

4.3. Y tế cơ sở, CSSKBĐ và các chương trình mục tiêu y tế

■ Kinh phí đầu tư cho y tế cơ sở, hoạt động CSSKBĐ, các chương trình mục tiêu y tế còn rất hạn chế. Năng lực của y tế chưa đáp ứng được nhu cầu CSSK.

■ Thiếu các cơ chế chính sách đồng bộ cả về tài chính, chuyên môn kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động cung ứng dịch vụ của mô hình BSGĐ.

4.4. Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng

■ Tình trạng quá tải ở một số chuyên khoa và ở các bệnh viện tuyến cuối chưa được cải thiện một cách đột phá.

■ Năng lực cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến dưới vẫn còn hạn chế, nhất là trong việc đáp ứng với nhu cầu chăm sóc toàn diện, liên tục do già hoá dân số và gánh nặng của các BKLN.

■ Việc quản lý, tổ chức cung ứng và kiểm soát chất lượng DVYT vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng dịch vụ có cải thiện nhưng chưa đáp ứng được kỳ vọng.

■ Tổ chức và cơ chế hoạt động chưa khuyến khích và bảo đảm cung cấp dịch vụ có chất lượng và chăm sóc liên tục. Tình trạng không công nhận kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở y tế diễn ra phổ biến.

■ Năng lực cung ứng dịch vụ của mạng lưới y tế tư nhân vẫn còn khiêm tốn và việc kiểm soát chất lượng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Page 67: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

55

Chương III. Cung ứng dịch vụ y tế

4.5. Y dược học cổ truyền

■ Nguồn cung nguyên liệu trong nước còn hạn chế trong khi việc quản lý chất lượng dược liệu và quản lý hành nghề YHCT vẫn còn gặp nhiều khó khăn, việc triển khai quy hoạch phát triển dược liệu còn chậm.

■ Việc ứng dụng các bài thuốc, các phương pháp điều trị YHCT trong KCB còn chậm và chưa mang tính thực tiễn. Tỷ lệ KCB YHCT tại các cơ sở KCB vẫn còn thấp, nhất là ở tuyến dưới, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu.

4.6. DS-KHHGĐ, CSSKSS, SKBMTE

■ Có sự khác biệt lớn về các chỉ số sức khoẻ, mô hình bệnh tật và tiếp cận dịch vụ CSSK BMTE, CSSKSS giữa các vùng miền. Tiếp cận các dịch vụ CSSK BMTE ở các vùng sâu, vùng xa còn hạn chế dẫn đến tỷ số tử vong mẹ và tỷ suất tử vong trẻ em ở khu vực miền núi, vùng cao vẫn còn ở mức cao và giảm chậm. Nhu cầu chưa được đáp ứng về dịch vụ DS-KHHGĐ, CSSKSS, SKBMTE ở một số nhóm đối tượng như trẻ vị thành niên, thanh niên trẻ, người di cư, công nhân ở các khu công nghiệp vẫn còn cao.

■ Nguy cơ mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn cao; các đề án nâng cao chất lượng dân số chỉ được triển khai ở quy mô nhỏ; tình trạng già hoá dân số diễn ra nhanh chóng làm thay đổi cơ cấu dân số đòi hỏi có sự thay đổi trong định hướng tiếp cận chính sách dân số để bảo đảm phát triển ổn định và bền vững.

■ Đầu tư và năng lực của hệ thống y tế trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi chưa tương xứng với nhu cầu.

5. Khuyến nghị các giải pháp

5.1. Các giải pháp chung

■ Hoàn thiện và thống nhất mô hình tổ chức hệ thống cung ứng DVYT các tuyến theo hướng tăng cường khả năng kết nối giữa điều trị với dự phòng và giữa các tuyến y tế.

■ Xây dựng bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyên môn trong từng lĩnh vực cung ứng dịch vụ.

■ Tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở, CSSKBĐ; đổi mới việc tổ chức cung ứng dịch vụ và cơ chế tài chính cho tuyến xã, huyện để bảo đảm quyền lợi của người bệnh đồng thời khuyến khích và tạo động lực cho cán bộ y tế.

■ Tăng cường công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở trong quản lý sức khoẻ, phát hiện và xử lý các vấn đề sức khoẻ thường gặp, tập trung vào các BKLN.

5.2. Y tế dự phòng

■ Lập kế hoạch và chủ động giám sát, dự báo, phát hiện sớm để ngăn chặn, khống chế kịp thời các dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành; tăng cường nắm bắt thông tin, giám sát chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm tại các cửa khẩu quốc tế.

Page 68: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

56

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

■ Tăng cường công tác quản lý về tiêm chủng, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, bảo đảm cung ứng đủ vắc-xin, giám sát việc tổ chức tiêm chủng để đảm bảo duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cao và không ngừng nâng cao chất lượng và an toàn tiêm chủng.

■ Tăng cường TT-GDSK nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, phòng tránh các yếu tố nguy cơ BKLN, chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng và nâng cao sức khỏe.

■ Đào tạo, huấn luyện và hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực hoạt động dự phòng, kiểm soát, giám sát các yếu tố nguy cơ, phát hiện và quản lý điều trị các BKLN ở tuyến cơ sở.

■ Tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá và dự báo tình hình dịch HIV/AIDS. Mở rộng các điểm dịch vụ tư vấn xét nghiệm, cấp phát thuốc ARV, điều trị ARV, điều trị methadone theo hướng triển khai đến tận các xã phường; lồng ghép dịch vụ tư vấn với điều trị ARV, điều trị methadon và điều trị lao cũng như các dịch vụ CSSKSS ở tuyến cơ sở.

■ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá và các giải pháp thu hút người nhiễm HIV tham gia BHYT; bảo đảm quyền lợi của người nhiễm HIV/AIDS trong khám chữa bệnh BHYT và các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Xây dựng kế hoạch đảm bảo cung ứng thuốc ARV chất lượng, liên tục và giá thành hợp lý; từng bước thực hiện cung ứng thuốc ARV qua BHYT.

■ Tăng cường giám sát hỗ trợ việc tuân thủ điều trị ARV, lao và sốt rét; xây dựng kế hoạch dự phòng và giám sát nguy cơ kháng thuốc.

■ Tiếp tục triển khai Đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho các cơ sở y tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết hợp với tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý và xử lý chất thải y tế trong và ngoài cơ sở y tế.

■ Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống TNTT; tăng cường phối hợp liên ngành trong giám sát thực thi các quy định về bảo vệ môi trường.

■ Xây dựng chương trình kế hoạch, hướng dẫn chuyên môn và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động ứng phó các vấn đề liên quan đến sức khoẻ do tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn và sự cố môi trường biển ở miền Trung.

■ Đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nước về ATTP, thanh tra giám sát, xử phạt nghiêm các vi phạm về ATTP; xây dựng mô hình và giám sát hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch.

■ Tiếp tục thí điểm triển khai mô hình thanh tra chuyên ngành về ATTP, nghiên cứu đánh giá khả năng nhân rộng; đào tạo, nâng cao năng lực hệ thống giám sát về ATTP của ngành y tế trong chủ động giám sát, phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ, thanh tra, kiểm tra ATTP.

5.3. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu

■ Huy động nguồn lực tăng cường đầu tư cho công tác CSSKBĐ ở tuyến cơ sở nói chung cũng như triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới nói riêng từ các nguồn ODA, BHYT,…

Page 69: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

57

Chương III. Cung ứng dịch vụ y tế

■ Xây dựng cơ chế, tăng cường đào tạo, thu hút nhân lực, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, lồng ghép triển khai các chương trình mục tiêu y tế ở tuyến cơ sở. Áp dụng các nguyên lý Y học gia đình trong CSSKBĐ tại các TYT, PKĐKKV và hoàn thiện các cơ chế chính sách về tài chính, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động của mô hình BSGĐ.

■ Mở rộng mô hình phòng khám bác sĩ gia đình theo lộ trình, trên cơ sở xây dựng và đánh giá hiệu quả của các mô hình chuẩn cho các loại cơ sở y tế phù hợp với đặc thù các khu vực. Tập trung vào các hoạt động quản lý sức khoẻ hộ gia đình, quản lý các BKLN, CSSK BMTE và người cao tuổi tại cộng đồng.

5.4. Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng

■ Tiếp tục triển khai song song nhiều giải pháp chống quá tải bệnh viện: đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm xây dựng các cơ sở y tế mới tập trung cho các chuyên khoa như tim mạch, ung bướu, chấn thương, sản nhi, hô hấp, thần kinh; mở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh và bệnh viện hạt nhân; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn, tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới, triển khai telemedicine....

■ Ban hành các quy định, hướng dẫn quy trình chuyên môn và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh các cấp và hệ thống đánh giá phản hồi của người dân. Xây dựng và triển khai mô hình đánh giá, chấm điểm độc lập về chất lượng bệnh viện, nghiên cứu điều chỉnh, mở rộng các tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện. Xây dựng các cơ chế về quản lý và tài chính để khuyến khích các cơ sở cung ứng dịch vụ có chất lượng. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện kết hợp với giám sát việc thực hiện đổi mới phong cách và thái độ phục vụ của cán bộ y tế.

■ Tăng cường công tác quản lý, kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học đồng thời với việc hoàn thiện cơ chế bảo đảm việc công nhận kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở y tế.

■ Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính trong KCB nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ, nhất là với người có thẻ BHYT. Tiếp tục triển khai thực hiện các quy định về đăng ký và chuyển tuyến KCB BHYT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, nhất là người có thẻ BHYT trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế.

■ Phát triển mô hình BSGĐ kết hợp với xây dựng cơ chế khuyến khích triển khai các dịch vụ, kỹ thuật y tế ở tuyến dưới tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với DVYT có chất lượng ở nơi gần nhất, đặc biệt là các mô hình quản lý các bệnh mạn tính như THA, ĐTĐ, HPQ… tại cộng đồng.

■ Tăng cường công tác quản lý, cấp phép hành nghề đồng thời với việc kiểm tra, thanh tra, giám sát bảo đảm chất lượng DVYT tư nhân. Xây dựng cơ chế và lộ trình triển khai thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện cấp phép hành nghề có thời hạn, gắn việc cấp phép hành nghề với việc đào tạo liên tục.

■ Khuyến khích thực hiện PPP trong đầu tư xây dựng các CSYT, đa dạng hoá các loại hình DVYT, phát triển y tế chuyên sâu chất lượng cao bên cạnh y tế phổ cập.

Page 70: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

58

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

5.5. Y dược học cổ truyền

■ Đẩy mạnh việc triển khai Đề án phát triển mạng lưới YHCT, hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về YDCT từ trung ương đến địa phương. Thực hiện quy hoạch, tăng cường đầu tư, ưu đãi, hỗ trợ phát triển và bảo đảm đầu ra cho các khu nuôi trồng dược liệu tập trung để từng bước bảo đảm nguồn nguyên liệu cho YDCT.

■ Ban hành các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, phạm vi hành nghề về YHCT, đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu áp dụng các phương pháp điều trị YHCT trong KCB, mở rộng phạm vi KCB YHCT kết hợp với Y học hiện đại trong KCB, tăng tỷ lệ người bệnh được khám, chữa bệnh bằng YHCT.

■ Nâng cao năng lực và đẩy mạnh hoạt động kiểm nghiệm, thanh tra, giám sát chất lượng thuốc, dược liệu và hoạt động chuyên môn của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc đông y và KCB, điều trị theo YHCT.

5.6. Dân số, kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe BMTE

■ Nỗ lực duy trì vững chắc mức sinh thấp hợp lý, tiếp tục thực hiện các giải pháp để giảm sinh ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa và duy trì mức sinh thấp hợp lý ở các vùng miền có mức sinh thấp. Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển.

■ Nghiên cứu đề xuất xây dựng chiến lược DS-KHHGĐ mới theo định hướng chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển để giải quyết toàn diện các vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số.

■ Chủ động kiểm soát và giải quyết các nguyên nhân sâu xa làm mất cân bằng giới tính khi sinh; đẩy mạnh tuyên truyền kết hợp tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi lựa chọn giới tính khi sinh.

■ Bảo đảm hậu cần và cung cấp đầy đủ và có chất lượng các dịch vụ KHHGĐ, nhất là ở các địa bàn khó khăn; đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị xã hội các PTTT nhằm tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.

■ Xây dựng kế hoạch và triển khai lồng ghép các hoạt động DS-KHHGĐ với các hoạt động CSSKSS, CSSK BMTE, phòng chống HIV ở tuyến cơ sở; phối hợp liên ngành trong phòng chống tai nạn thương tích (TNTT), đuối nước ở trẻ em.

■ Triển khai có hiệu quả Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; mở rộng và đa dạng hóa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

■ Đào tạo người đỡ đẻ có kỹ năng, kíp hồi sức nội khoa trong sản khoa cho các bệnh viện; kíp phẫu thuật sản khoa cho bệnh viện huyện, hỗ trợ để bệnh viện huyện thuộc các vùng khó khăn thực hiện được cấp cứu sản khoa toàn diện (mổ lấy thai và truyền máu).

■ Hoàn thiện lại các biểu mẫu thống kê báo cáo trong chương trình, tổng kết nguyên nhân tử vong mẹ để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp can thiệp phù hợp cho từng khu vực.

Page 71: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

59

Phần hai. Hướng tới già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam

PHẦN HAI. HƯỚNG TỚI GIÀ HÓA KHỎE MẠNH Ở VIỆT NAM

Page 72: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

60

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Giới thiệu

1. Quan điểm quốc tế về già hoá khoẻ mạnh

1.1. Quan điểm chung

■ Già hóa dân số đang là xu thế chính trong thế kỷ XXI và việc tăng tuổi thọ đánh dấu một thành tựu quan trọng của quá trình phát triển của nhân loại. Do vậy, để bảo đảm cho mọi người có thể sống lâu và sống khỏe đòi hỏi phải có những thay đổi cơ bản về cách thức tổ chức và vận hành của toàn bộ hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc nói chung và CSSK nói riêng.

■ Lồng ghép giải quyết vấn đề NCT với các vấn đề khác: sự đối xử không công bằng và định kiến đối với NCT là một trong những rào cản để đạt được xã hội già hóa khỏe mạnh. Do vậy, các vấn đề già hóa khỏe mạnh cần phải được tiếp cận như là chiến lược đối với NCT.

■ Nâng cao địa vị, tiếng nói và sự đóng góp của NCT: cần thiết phải huy động sự tham gia của cộng đồng NCT vào xây dựng mục tiêu già khỏe mạnh, nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện thông qua các hoạt động về trao đổi, đối thoại ở cấp quốc gia.

■ Thay vì chỉ nhìn nhận, đánh giá NCT dưới góc độ gánh nặng chi phí cho xã hội, các nhà quản lý cần nhận thức rõ những lợi ích và tiềm năng lâu dài của NCT, đặc biệt đối với thị trường lao động.

1.2. Khung chiến lược can thiệp của WHO

Theo khung phân tích của Tổ chức Y tế thế giới, quá trình già hóa của mỗi vòng đời trải qua ba giai đoạn như trong Hình 7, bao gồm: (i) Giai đoạn năng lực tốt và ổn định; (ii) Giai đoạn suy giảm năng lực; (iii) Giai đoạn suy giảm năng lực nghiêm trọng [13]. Trên cơ sở đó, các can thiệp tác động vào quá trình già hóa, nâng cao năng lực nội tại và khả năng hoạt động10 nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnh có thể chia thành 3 nhóm, trải suốt vòng đời như sau:

1. Can thiệp về dịch vụ y tế: bao gồm các can thiệp cung cấp dịch vụ y tế dự phòng, chẩn đoán sớm và kiểm soát bệnh mạn tính ở giai đoạn 1 của quá trình già hóa nhằm đảo ngược, hoặc làm chậm sự suy giảm năng lực ở giai đoạn 2 và quản lý các bệnh mạn tính đã tiến triển ở giai đoạn cuối.

2. Can thiệp chăm sóc dài hạn cho NCT từ giữa giai đoạn 2 (giai đoạn suy giảm năng lực): hỗ trợ NCT nâng cao năng lực, hành vi và chăm sóc đảm bảo nhân phẩm cho NCT ở giai đoạn cuối đời, khi năng lực đã suy giảm nghiêm trọng.

3. Can thiệp vào môi trường văn hóa, xã hội: bao gồm các can thiệp nhằm nâng cao năng lực, thúc đẩy lối sống, hành vi lành mạnh cho sức khỏe một cách mạnh mẽ ngay từ giai đoạn đầu của vòng đời; hỗ trợ NCT loại bỏ những rào cản trong việc tham gia hoạt động kinh tế, xã hội, bù đắp sự mất mát về năng lực sống ở giai đoạn cuối.

10 Năng lực nội tại là tổng hợp tất cả các năng lực về thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân. Khả năng hoạt động bao gồm các thuộc tính liên quan đến sức khoẻ cho phép mọi người thể hiện được giá trị bản thân và làm được những việc cần thiết. Khả năng hoạt động được tạo thành từ năng lực nội tại của từng cá nhân, đặc điểm môi trường liên quan và các tương tác giữa cá nhân với những đặc điểm này (Nguồn: World Report on Ageing and Health 2015).

Page 73: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

61

Phần hai. Hướng tới già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam

Hình 7. Khung phân tích về già hóa khỏe mạnh

Năng lực tốt và ổn định

Thúc đẩy các hành vi giúp cải thiện năng lực

Hỗ trợ các hành vi giúp cải thiện năng lực

Dự phòng hoặc bảo đảm phát hiện sớm và kiểm soát các bệnh mạn tính

Đảo ngược hoặc làm chậm quá trình suy giảm năng lực

Quản lý các bệnh mạn tínhđã tiến triển

Loại bỏ các rào cản đối với sự tham gia hoạt động xã hội; hỗ trợ, bù đáp sự mất mát năng lực

Bảo đảm nhân phẩm, chất lượng cuộc sống cuối đời

Chăm sóc y tế

Chăm sóc dài hạn

Can thiệp môi trường xã hội:

Suy giảm năng lực Suy giảm năng lực nghiêm trọng

Khả năng hoạt động

Năng lực nội tại

Nguồn: World Report on Ageing and Health, WHO 2015.

Tham khảo khung phân tích trên, phần chuyên đề về Hướng tới già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam được bố cục thành 5 chương: Chương IV. Già hóa dân số, thực trạng sức khỏe NCT Việt Nam; Chương V. Chăm sóc y tế nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam; Thực trạng các can thiệp y tế-xã hội nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnh; Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi; Chương VII. Môi trường xã hội đối với sức khỏe của người cao tuổi; và Chương VIII. Xác định các vấn đề ưu tiên và khuyến nghị giải pháp hướng tới già hóa khỏe mạnh.

2. Chính sách của Việt Nam về người cao tuổi

2.1. Luật pháp và chính sách hiện hành về chăm sóc người cao tuổi

2.1.1. Luật pháp về người cao tuổi

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam qua các giai đoạn đã có một số thay đổi trong các nội dung liên quan đến NCT (Bảng 3).11 Hiến pháp năm 1946 quy định rộng rãi, là toàn bộ NCT được giúp đỡ. Đến năm 1980, Hiến pháp sửa đổi quy định trách nhiệm giúp đỡ là cả Nhà nước và xã hội, và hạn chế người được hưởng sự giúp đỡ là NCT không nơi nương tựa. Đến năm 1992, Hiến pháp sửa đổi tiếp quy định người có trách nhiệm chính chăm sóc NCT là con cái, và nhắc lại trong trường hợp không nơi nương tựa thì Nhà nước và xã hội giúp đỡ. Đến lần sửa

11 Báo cáo này sử dụng từ “người cao tuổi” để nói đến người từ 60 tuổi trở lên, thay vào từ “người già”, trừ khi tên tổ chức hoặc từ sử dụng trong chính sách là “người già”.

Page 74: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

62

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

đổi gần đây nhất năm 2013, Hiến pháp quy định trách nhiệm Nhà nước là tạo bình đẳng trong thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp xã hội cho NCT. Như vậy, Hiến pháp hiện hành không hạn chế quyền lợi cho NCT không nơi nương tựa, và tạo điều kiện để phát triển các hình thức khác nhau để giúp đỡ NCT.

Bảng 3. Quy định của Hiến pháp về quyền lợi của người cao tuổi

Năm Nội dung Hiến pháp

1946 Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ (Điều 14)

1980 NCT và người tàn tật không nơi nương tựa được nhà nước và xã hội hỗ trợ (Điều 74)

1992 ... con cái có trách nhiệm kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ... (Điều 64)… người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ (Điều 87)

2013 Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác (Điều 59)

Luật người cao tuổi (Luật 39/2009/QH12) có hiệu lực thi hành từ năm 2010. Theo đó, gia đình có trách nhiệm chủ yếu trong việc phụng dưỡng NCT. Tuy nhiên, Nhà nước có chính sách hỗ trợ NCT nghèo không có người phụng dưỡng và tất cả NCT từ 80 tuổi trở lên chưa hưởng chế độ như lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội khác. Luật quy định những đối tượng này được hưởng BHYT, trợ cấp xã hội hằng tháng và hỗ trợ chi phí mai táng khi chết. NCT nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, có nguyện vọng và được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thì được hưởng thêm một số quyền lợi như được cấp tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, thuốc chữa bệnh thông thường, dụng cụ, phương tiện hỗ trợ PHCN. Luật cũng quy định về uỷ nhiệm chăm sóc NCT và Cơ sở chăm sóc NCT. Cơ sở chăm sóc người cao tuổi bao gồm cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở tư vấn, dịch vụ chăm sóc NCT và cơ sở chăm sóc NCT khác. Như vậy, phạm vi quản lý nhà dưỡng lão thuộc ngành lao động, không phải ngành y tế. Nghị định 06/2011/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết thực hiện các quy định của Luật, như chăm sóc y tế, chăm sóc xã hội12 cho NCT. Các văn bản này sẽ được giải thích trong Chương VI và VII dưới đây.

2.1.2. Chính sách về chăm sóc người cao tuổi

Chương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 (Quyết định số 1781/QĐ-TTg năm 2012) có mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc NCT; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò của NCT phù hợp với tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Chương trình hành động đã được triển khai đi vào cuộc sống. Tại các tỉnh, thành phố xuất hiện các trung tâm, nhà văn hóa, khu vui chơi dành cho NCT. Ngược lại NCT cũng tham gia vào các hoạt động xã hội, khẳng định vị trí, vai trò của NCT trong đời sống chính trị, văn hóa, kinh tế và xã hội. NCT đã thực sự khẳng

12 Chăm sóc xã hội bao gồm hỗ trợ sinh hoạt cá nhân hằng ngày (như tắm, vệ sinh, cho ăn); trợ giúp hoạt động hỗ trợ cuộc sống (như đi chợ, nấu ăn, quản lý sử dụng thuốc, quản lý tài chính, v.v.); hỗ trợ tâm lý xã hội (như tâm sự, tư vấn tâm lý, v.v.]; và hỗ trợ NCT tiếp cận với những dịch vụ/can thiệp theo nhu cầu (phạm vi công việc của nhân viên công tác xã hội).

Page 75: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

63

Phần hai. Hướng tới già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam

định không phải “lão lai tài tận” (tuổi cao thì năng lực hết) mà là “lão lai tài bất tận” (tuổi dù cao năng lực vẫn còn).

Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025 đã được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành trong Quyết định 7618/QĐ-BYT năm 2017 có mục tiêu là “Đáp ứng nhu cầu CSSK NCT thích ứng với giai đoạn già hóa dân số góp phần thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản, Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.” Đề án được thực hiện trong phạm vi toàn quốc, thông qua 8 giải pháp gồm:

■ Tăng cường truyền thông thay đổi hành vi và nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận tham gia CSSK NCT;

■ Xây dựng, phát triển phong trào CSSK NCT;

■ Củng cố, hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ CSSKBĐ, KCB cho NCT;

■ Xây dựng và phổ biến mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho NCT;

■ Phát triển nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe NCT;

■ Hoàn thiện chính sách pháp luật về CSSK NCT, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia CSSK NCT;

■ Nghiên cứu, hợp tác quốc tế; và

■ Củng cố, phát triển hệ thống chỉ báo thống kê về quản lý CSSK NCT.

2.2. Một số cơ quan, tổ chức xã hội chính có nhiệm vụ liên quan chăm sóc người cao tuổi nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnh

Hội Người cao tuổi được thành lập từ năm 1994 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và tiến hành Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam vào năm 1995. Luật Người cao tuổi ban hành năm 2009 dành chương IV để quy định về Hội người cao tuổi, trong đó nêu rõ Hội người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội, đại diện cho nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi Việt Nam. Hội người cao tuổi Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.

Hội Người cao tuổi hiện đã có mạng lưới rộng khắp các tỉnh, thành phố và có chi hội đến 100% xã, phường trong cả nước và tham gia tích cực vào nhiều công tác xã hội như phối hợp xây dựng các văn bản chính sách, chế độ cho NCT, triển khai các chính sách an sinh xã hội với NCT, xây dựng, phát triển các loại hình câu lạc bộ cho NCT góp phần nâng cao sức khỏe và cuộc sống tinh thần. Tuy nhiên, chất lượng, nội dung sinh hoạt Hội ở một số cơ sở chưa cao, chưa hấp dẫn hội viên và NCT tham gia. Kinh phí dành cho hoạt động của Hội còn hạn chế [14].

Ủy ban quốc gia về NCT Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 141/2004/QĐ-TTg ngày 5/8/2004 là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương trong việc giải quyết những vấn đề liên quan về cơ chế, chính sách để thực hiện công tác người cao tuổi. Tại tuyến tỉnh, thành phố và quận, huyện có Ban công tác Người cao tuổi ở cấp tương đương làm nhiệm vụ nghiên cứu,

Page 76: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

64

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

đề xuất, chỉ đạo các tổ chức liên quan triển khai công tác chăm sóc NCT.13 Thành viên của Ủy ban quốc gia NCT và Ban công tác NCT làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được quy định cụ thể bằng văn bản.

Bộ Y tế rõ ràng là một trong những bộ ngành có chức năng quan trọng trong chăm sóc sức khỏe NCT. Các nhiệm vụ cụ thể sẽ được miêu tả trong Chương V.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là một trong những bộ ngành có nhiệm vụ liên quan NCT. Cục Bảo trợ xã hội là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật. Ngành lao động cũng có nhiệm vụ quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội (nội trú), trung tâm cấp dịch vụ công tác xã hội, là hai loại trung tâm trợ giúp xã hội.

Bộ Văn hóa, Thể Thao, Du lịch có vai trò quan trọng trong việc giúp NCT tiếp cận với hoạt động thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ, và du lịch. Các hoạt động này sẽ được miêu tả trong Chương VII.

Trung tâm trợ giúp người cao tuổi và phát triển cộng đồng (CASCD) của Hội Chữ thập đỏ là một tổ chức nhân đạo xã hội trực thuộc Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, có chức năng thúc đẩy văn hóa cộng đồng, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với cộng đồng, xã hội vì mục tiêu nhân đạo; xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ cho NCT và cộng đồng nhằm góp phần xây dựng môi trường nhân đạo, tăng cường sức mạnh cho cộng đồng.

Tổ chức Hô trợ Người cao tuổi quốc tế tại Việt Nam (HAIV) là văn phòng tại Việt Nam của Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế (HelpAge International) - một mạng lưới toàn cầu nhằm thúc đẩy quyền của người cao tuổi, giúp người cao tuổi có một cuộc sống có phẩm giá, khỏe mạnh và an toàn. HelpAge mong muốn xây dựng một thế giới mà ở đó, mỗi người cao tuổi, là nam giới hay phụ nữ, đều có thể tự tin nói rằng: “Tôi có thu nhập mà tôi mong muốn”; “Tôi có sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể”; “Tôi cảm thấy an toàn, được bảo vệ, không bị phân biệt đối xử và lạm dụng” và “Tiếng nói của tôi được lắng nghe”. HAIV đã và đang hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan, tổ chức quan tâm về già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam trong xây dựng chính sách và mô hình, cũng như triển khai nhiều dự án, với mô hình chính là Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau (CLB LTH TGN) nhằm giúp NCT nâng cao thu nhập, cải thiện sức khỏe, và tăng cường sự tham gia vào các hoạt động xã hội. HAIV cũng đã thí điểm triển khai các mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng thông qua CLB LTH TGN, như tình nguyện viên chăm sóc tại nhà và hỗ trợ viên chăm sóc tại cộng đồng.

Bảng 4 trình bày tóm tắt vai trò khác nhau của các tổ chức đóng góp vào mục tiêu già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam. Các vai trò này được phân loại vào chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc dài hạn và môi trường xã hội để tương ứng với các chương của Phần Hai của báo cáo này.

13 Thông tư 08/2014/TT-BNV ngày 19/9/2014 của Bộ Nội vụ quy định về Ban công tác NCT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ban công tác NCT huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Page 77: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

65

Phần hai. Hướng tới già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam

Bảng 4. Tóm tắt vai trò các tổ chức đóng góp vào sự nghiệp già hóa khỏe mạnh

Tổ chức Bảo vệ quyền lợi NCT

Chăm sóc sức khỏe/ PHCN

Chăm sóc dài hạn

Môi trường xã hội

Ủy ban quốc gia về người cao tuổi Việt Nam

Chính sách, điều phối, giám sát

Chính sách, điều phối, giám sát

Chính sách, điều phối, giám sát

Chính sách, điều phối, giám sát

Hội Người cao tuổi

Tư vấn chính sách, thông tin, giám sát

Phối hợp với Bộ Y tế trong CSSK NCT, luyện tập thân thể, nâng cao SK qua các CLB Sức khỏe ngoài trời; CLB LTH-TGN; TT Tư vấn và hỗ trợ CSSK NCT

CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (CLB LTH TGN)

70.000 CLB của Hội, CLB LTH TGN, CLB Sức khỏe ngoài trời NCT

Bộ Y tế (các cơ sở y tế)

Các cơ sở y tế, TYT xã; CLB NCT giúp NCT TT-GDSK

Tình nguyện viên trong mô hình tư vấn và chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng; CLB NCT giúp NCT

CLB NCT giúp NCT hoạt động văn hóa, giải trí

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Cục Bảo trợ xã hội và các cơ sở trợ giúp xã hội

Cục Bảo trợ xã hội và các cơ sở trợ giúp xã hội; Cục quan hệ lao động và tiền lương

Bộ Văn hóa, Thể Thao, Du lịch

Hoạt động thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe

Thông tin, giảm giá đi lại, chúc thọ, mừng thọ

CASCD (Hội chữ thập đỏ)

TNV chăm sóc tại nhà của CLB LTH TGN và người chăm sóc tại nhà có trả công

CLB LTH TGN và CLB khác

Hội Phụ nữ Luyện tập thân thể qua CLB LTH TGN

TNV chăm sóc tại nhà của CLB LTH TGN

HAIV Tư vấn chính sách, CLB LTH TGN

Tư vấn chính sách, CLB LTH TGN

Tư vấn chính sách, CLB LTH TGN

Tư vấn chính sách, CLB LTH TGN

UNFPA Tư vấn chính sách

Sức khỏe sinh sản NCT

TNV chăm sóc tại nhà của CLB LTH TGN

x

WHO Tư vấn chính sách

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe NCT

Tổ chức tôn giáo, từ thiện

Cơ sở bảo trợ xã hội Tâm linh

Công ty chăm sóc NCT tư nhân

CSSK cho NCT Cơ sở bảo trợ xã hội

Page 78: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

66

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

1. Già hóa dân số ở Việt Nam

1.1. Một số khái niệm

Người cao tuổi (older persons): theo Liên hợp quốc, người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên. Trong báo cáo này khái niệm NCT theo quy định tại Luật Người cao tuổi ở Việt Nam là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.14

Các giai đoạn già hoá dân số: được chia thành 4 giai đoạn bao gồm già hoá, già, rất già và siêu già tuỳ thuộc vào tỷ lệ NCT trong dân số. Tuỳ theo định nghĩa về NCT mà có các mốc phân chia khác nhau. Theo phân loại của Cowgill và Holmes (1970) [15], các giai đoạn dân số già hoá, già, rất già và siêu già tương ứng với tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt 7 - 9,9%; 10 - 19,9%; 20 - 29,9% và từ 30% dân số trở lên. Nếu áp dụng mốc 60 tuổi cho NCT, dân số được coi là “già hóa” khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% dân số; tương ứng cho “già”, “rất già” và “siêu già” là 20%, 30% và 35% [16].

Quá trình già hoá: là số năm để số lượng người cao tuổi (từ 60 trở lên) tăng từ 10% lên 20% tổng dân số hoặc NCT (65+) tăng từ 7% lên 14% dân số [17].

Chỉ số già hóa (Ageing index) phản ánh cấu trúc của dân số phụ thuộc, tức mối tương quan giữa số người 60 tuổi trở lên so với số người dưới 15 tuổi của một dân số và được tính bằng tỷ số giữa số người từ 60 tuổi trở lên trên 100 người dưới 15 tuổi [18].

Tỷ số phụ thuộc: là tỷ số giữa dân số ngoài độ tuổi lao động (từ 0 đến 14 tuổi và từ 60 tuổi trở lên) và những người nằm trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 59 tuổi); thường được tính bằng tỷ số giữa số người ngoài độ tuổi lao động trên 100 người trong độ tuổi lao động. Chỉ số này bao gồm 2 cấu phần: tỷ số phụ thuộc trẻ em (số trẻ em 0 - 14 tuổi trên 100 người trong độ tuổi 15 - 59) và tỷ số phụ thuộc già (số người từ 60 tuổi trở lên trên 100 người trong độ tuổi 15 - 59) và thường được sử dụng để đo áp lực của dân số lên lực lượng lao động.

1.2. Đặc điểm của già hóa dân số ở Việt Nam

Trong hơn 50 năm qua, nhờ tuổi thọ được nâng cao, từ 44,4 tuổi năm 1960 lên 73,2 tuổi năm 2014, và mức sinh giảm rõ rệt tương ứng từ 7 con xuống 2,09 con [19] nên quy mô và cơ cấu tuổi của dân số của Việt Nam đã có những biến động mạnh mẽ. Trong giai đoạn 1979 - 2015, dân số tăng từ 53,7 triệu lên 91,5 triệu người; đồng thời, số người cao tuổi tăng tương ứng từ dưới 4 triệu (6,9% dân số) lên 10,35 triệu (11,3% dân số) (Hình 8). Từ năm 2012, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già khi số người từ 60 tuổi trở lên chiếm đến 10,2% tổng dân số [20] và dự báo sẽ trở thành nước có dân số rất già năm 2038 với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt 20,1% [21]. Dự báo đến năm 2049, tỷ lệ NCT sẽ chiếm khoảng 25% dân số, tức là cứ 4 người dân có một người cao tuổi. Khi đó, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động (15 - 59) sẽ giảm từ 65% năm 2015 xuống còn 57% năm 2049.

14 Quốc hội nước CHXHCNVN Số: 39/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 Luật Người Cao tuổi. Điều 2 Chương 1.

Page 79: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

67

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

Hình 8. Cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam, 1979 - 2049

7.1% 7.2% 8.1% 9.0% 10.2% 11.3% 11.7%

16.2%

20.5%

24.8%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

0

20

40

60

80

100

120

1979 1989 1999 2009 2014 2015 2019 2029 2039 2049

0-14 15-59 60+ % 60+

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và 2009; Điều tra dân số giữa kỳ 1/4/2014; Điều tra biến động dân số 2015 [22]

Già hoà dân số ở Việt Nam có những đặc điểm chung như quá trình già hoà dân số ở các nước khác trên thế giới đồng thời cũng có những điểm đặc thù riêng.

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hoá nhanh nhất thế giới

Hình 9 cho thấy quá trình già hoá ở nước ta chỉ diễn ra trong vòng 26 năm (2011 - 2037), tương đương với Trung Quốc 27 năm (2000 - 2027), Nhật Bản 26 năm (1970 - 1996) và nhanh hơn nhiều so với các nước phát triển như Pháp 115 năm (1865 - 1980), Thụy Điển 85 năm (1890 - 1975), Úc 73 năm (1938 - 2012), và Mỹ 68 năm (1944 - 2012) [23]. Quá trình già hoá nhanh dẫn đến chúng ta không có nhiều thời gian chuẩn bị để ứng phó với các thách thức của già hoá dân số. Bởi vậy, cần phải có các giải pháp tích cực và kịp thời để đảm bảo an sinh và đáp ứng nhu cầu CSSK đang gia tăng nhanh chóng của NCT.

Hình 9. Quá trình già hóa dân số ở Việt Nam, 2006 - 2049

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

2006

2008

2010

2012

2014

2016

2018

2020

2022

2024

2026

2028

2030

2032

2034

2036

2038

2040

2042

2044

2046

2048

% 65+ % 60+

Nguồn: Năm 2006, 2007, 2008, 2010, 2011, 2012, 2013 - Tổng cục Thống kê, Điều tra biến động dân số và KHHGĐ. Năm 2009 - Tổng cục Thống kê Tổng điều tra Dân số và nhà ở 1/4/2009 [24]. Năm 2014 - 2049, Phương án trung bình trong Tổng cục Thống kê Dự báo dân số 2014 - 2049 [21].

Page 80: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

68

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Chỉ số già hoá tăng nhanh và tỷ lệ phụ thuộc già bắt đầu có xu hướng tăng

Chỉ số già hóa của dân số Việt Nam đã tăng mạnh lên gấp hơn 2,8 lần trong giai đoạn 1979 - 2015, từ 17 lên đến 47. Từ nay đến năm 2049, chỉ số già hóa sẽ tăng lên tới 138, tức là cứ 100 trẻ em dưới 15 tuổi sẽ có 138 người 60 tuổi trở lên (Hình 10).

Hình 10. Chỉ số già hóa của dân số Việt Nam, 1979 - 2049

17 18 2436

43 47 50

78

113

138

11 12 1826 30 32 32

53

82

101

0

20

40

60

80

100

120

140

160

1979 1989 1999 2009 2014 2015 2019 2029 2039 2049

NCT

/

60+ 65+

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và 2009; Điều tra dân số giữa kỳ 1/4/2014 [19]. Điều tra Biến động dân số năm 2015 [22]. Dự báo dân số 2014 - 2049 [21].

Trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN), chỉ số già hóa của Việt Nam (tính cho dân số từ 65 tuổi trở lên) chỉ thấp hơn 2 nước Xinh-ga-po và Thái Lan, cao hơn hẳn Lào, Cam-pu-chia và Phi-líp-pin (Hình 11) [25].

Hình 11. Chỉ số già hóa (65+) của các nước Đông Nam Á, 2015

11,013,014,3

18,719,119,5

23,929,2

59,170,0

LàoCam-pu-chia

Phi-líp-pin

Bru-nâyMi-an-ma

Ma-lai-xi-a

Thái LanXinh-ga-po

0 10 30 50 7020 40 60 80

Nguồn: United Nations, Department of Economic and Social Affairs, Population Division (2015). World Population Prospects: The 2015 Revision, DVD Edition [25].

Chỉ số già hoá gia tăng nhanh trong thời gian vừa qua chủ yếu do giảm số lượng và tỷ số phụ thuộc trẻ. Trong giai đoạn 1979 - 2009, tỷ số phụ thuộc già ít thay đổi, chưa tới 1 người

Page 81: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

69

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

cao tuổi trên 10 người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, tỷ số phụ thuộc già đã bắt đầu tăng trong những năm gần đây, lên 1 người cao tuổi cho 9 người lao động năm 2015 và sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, lên đến mức 1 người cao tuổi tương ứng với 6,2 người lao động năm 2029 và tương ứng với 3,5 người lao động vào năm 2049 (Hình 12).

Hình 12. Tỷ số phụ thuộc của Việt Nam, 1979 - 2049

80,869,8

54,235,4 33,8 35,1 33,9 30,8 27,0 27,9

9,1

8,4

9,4

9,3 10,2 11,1 10,8 16,2 22,3 28,3

0

20

40

60

80

100

1979 1989 1999 2009 2014 2015 2019 2029 2039 2049

Nguồn: Tổng cục Thống kê, UNFPA (2016), Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 2014 - Cơ cấu tuổi, giới tính và một số vấn đề kinh tế xã hội ở Việt Nam [26]. Năm 2015: Tổng cục Thống kê (2016). Kết quả chủ yếu: Điều tra biến động dân số và KHHGĐ thời điểm 1/4/2015 [22]. 2019 - 2049: Tổng cục Thống kê và UNFPA. Dự báo Dân số 2014 - 2049 [21].

Già hóa diễn ra nhanh nhất trong nhóm cao tuổi nhất

Xu hướng thay đổi cơ cấu tuổi của nhóm NCT ở Hình 13 cho thấy già hóa dân số tiến triển ngay trong đối tượng người cao tuổi và diễn ra nhanh nhất trong nhóm già nhất. Số người 80 tuổi trở lên tăng từ 0,33 triệu (9% tổng số người cao tuổi) năm 1979 lên 1,95 triệu năm 2015 (18,8%) và dự báo sẽ chiếm khoảng 4,3 triệu (gần 16%) dân số cao tuổi vào năm 2049 [21].

Hình 13. Xu hướng cơ cấu tuổi của người cao tuổi Việt Nam, 1979 - 2049

0

5

10

15

20

25

1979

1989

1999

2009

2019

2029

2039

2049

Phn

trm

tng

dân

s

80 t u i tr lên

75 - 79 tuổi

70 - 74 tuổi

65 - 69 tuổi

60 - 64 tuổi

Nguồn: Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và 2009 và Dự báo Dân số Việt Nam 2014 - 2049 của GSO - UNFPA (2016) [21]

Page 82: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

70

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Xu hướng nữ hoá ở người cao tuổi với sự gia tăng tỷ lệ goá và tình trạng người cao tuổi sống một mình

Xuất hiện tình trạng nữ hoá ở NCT với tỷ số giới tính nghiêng về nữ giới khi độ tuổi ngày càng cao. Ước tính năm 2014, số nam trên 100 nữ giảm từ 79 người ở độ tuổi 60 - 69 xuống 63 người ở nhóm 70 - 79 và chỉ còn 52 người ở nhóm 80 tuổi trở lên (Hình 14). Theo dự báo, đến năm 2049, số nam trên 100 nữ sẽ tăng lên đáng kể ở các nhóm tuổi do số nam giới sống thọ tăng lên sau thời gian hòa bình kéo dài. Tuy nhiên, xu hướng “nữ hóa” ở người cao tuổi đòi hỏi các chính sách chăm sóc NCT phù hợp vì phụ nữ cao tuổi thường dễ tổn thương hơn trước các cú sốc kinh tế và xã hội [27].

Hình 14. Tỷ số giới tính theo độ tuổi của người cao tuổi Việt Nam, 1979 - 2049

75 - 7970 - 7465 - 6960 - 64

Nguồn: Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và 2009 và Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2016), Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 2014 - Cơ cấu tuổi, giới tính và một số vấn đề kinh tế xã hội ở Việt Nam. Nhà xuất bản Thông tấn [26].

Cùng với xu hướng nữ hoá là tỷ lệ goá vợ/chồng cao ở NCT, nhất là đối với nữ. Năm 2011, tỷ lệ này là 36,1%; tăng dần theo độ tuổi và ở nữ cao gấp 3,6 lần so với nam (50,7% so với 14%) (Bảng 5). Nguyên nhân do tuổi thọ của nữ giới cao hơn nam giới nên các cụ bà có tỷ lệ góa cao hơn và tỷ lệ tái hôn thấp hơn. Điều này đòi hỏi các chính sách đối với NCT cần đặc biệt chú ý đến phụ nữ cao tuổi cô đơn.

Bảng 5. Tình trạng hôn nhân của người cao tuổi Việt Nam, 2011 (%)

Tình trạng hôn nhân Tổng

Nhóm tuổi Giới

60 - 69 70 - 79 80+ Nam Nữ

Độc thân 3,7 5,6 3,3 0,4 1,2 5,4

Đã kết hôn 58,9 72,7 54,9 37,1 84,3 42,1

Ly dị 0,8 1,5 0,2 0,1 0,2 1,1

Ly thân 0,5 0,7 0,4 0,5 0,4 0,6

Góa 36,1 19,4 41,2 62,0 14,0 50,7

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Báo cáo Điều tra NCT 2011: Các kết quả chủ yếu [28].

Page 83: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

71

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

Trong bối cảnh đó, tỷ lệ NCT sống một mình hoặc chỉ sống với vợ/chồng ngày càng gia tăng. Việt Nam vốn có truyền thống trọng lão với mô hình gia đình đa thế hệ; trong đó, NCT sống cùng con, cháu nên được quan tâm, CSSK khi ốm đau. Tuy nhiên, số liệu điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) từ năm 2002 đến 2012 cho thấy đã có sự thay đổi trong hình thức sắp xếp cuộc sống của NCT ở Việt Nam (Hình 15). Tỷ lệ NCT sống cùng con cái đang ngày càng giảm do hiện tượng di dân từ các vùng nông thôn ra thành thị để học tập, tìm kiếm việc làm và sự chuyển đổi từ gia đình đa thế hệ sang mô hình gia đình hạt nhân [16]. Cùng với đó là sự gia tăng tỷ lệ NCT chỉ sống với vợ/chồng cũng là NCT (từ 13,6% lên 21,6%) và NCT sống một mình (từ 5,3% lên 7,4%). Điều này sẽ gây khó khăn trong việc chăm sóc NCT, đòi hỏi phải có phương thức tổ chức CSSK NCT phù hợp.

Hình 15. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam, 2002 - 2012

76 73 71 71 66 63

14 15 17 16 20 22

5 5 6 6 7 7

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

2002 2004 2006 2008 2010 2012

Phn

trm

T l NCT s ng v i ng i khác

T l NCT s ng v i cháu

T l NCT s ng n thân

T l NCT s ng v i v /ch ng

T l NCT s ng cùng con cái

Nguồn: VHLSS 2002 đến 2012 do Nhóm JAHR tự tính.

Điều tra NCT năm 2011 cho thấy có sự khác biệt rõ rệt trong cách sắp xếp cuộc sống của NCT theo tuổi, giới và địa bàn sinh sống (Bảng 6). Tỷ lệ NCT sống đơn thân tăng dần theo tuổi, cao hơn ở nữ và NCT ở thành thị [26]. Đây là nhóm NCT dễ bị tổn thương vì thiếu người chăm sóc thường xuyên. Do vậy cần có sự chú ý về an sinh xã hội và CSSK phù hợp với nhu cầu đặc biệt của NCT đơn thân cao tuổi nhất là nữ giới ở khu vực nông thôn.

Bảng 6. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam theo tuổi, giới và khu vực, 2011 (%)

Đối tượng NCT sống cùng Tổng

Nhóm tuổi Giới Khu vực

60 - 69 70 - 79 80+ Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Con cái 69,5 63,8 63,9 67,6 72,0 67,7 78,0 65,3

Vợ/chồng 13,8 16,8 16,2 10,7 17,8 10,9 9,7 15,9

Sống đơn thân 6,2 6,0 10,6 14,3 2,0 9,3 3,4 7,6

Sống với cháu 5,9 8,5 6,6 6,5 4,4 7,0 5,1 6,3

Với người khác* 4,6 4,9 2,8 0,8 3,8 5,2 3,9 4,9

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Chú thích: *Có thể là NCT sống với NCT khác như là anh, chị, em, thậm chí con NCT sống cùng bố/mẹ là NCT. Nguồn: Báo cáo Điều tra NCT 2011: Các kết quả chủ yếu [28].

Page 84: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

72

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

NCT chủ yếu sống ở nông thôn với tỷ lệ ngày càng cao và tăng theo độ tuổi

Năm 2015, khoảng hai phần ba số NCT sống tại nông thôn. Tháp dân số so sánh giữa thành thị và nông thôn (Hình 16) cho thấy nhóm 60 - 64 tuổi chiếm khoảng 33% tổng số NCT, trong đó ở thành thị chiếm 11,6% và nông thôn chiếm 21,4%. Đến nhóm 70 - 74 tuổi số NCT giảm một nửa, và đến nhóm 85 tuổi trở lên giảm chỉ còn khoảng 1/4 (8,9% tổng số NCT). Tỷ lệ NCT sống ở thành thị là 35% ở nhóm 60 - 64 tuổi giảm xuống còn 28% ở nhóm 85 tuổi trở lên. Tỷ số nam/100 nữ trong nhóm 60 - 64 tuổi là 83 ở thành thị và 85 ở nông thôn, nhưng đến nhóm 85 tuổi trở lên, tỷ số này lần lượt là 53 và 48. Như vậy, tuổi càng cao, NCT càng tập trung ở nông thôn và chênh lệch giới càng lớn.

Hình 16. Tháp dân số người cao tuổi Việt Nam theo khu vực, 2015

1200

1000 80

0

600

400

200 0

200

400

600

800

1000

1200

60-6465-6970-7475-7980-84

85+

1200

1000 800

600

400

200 0

200

400

600

800

1000

1200

60-6465-6970-7475-7980-84

85+

Nông thôn

1,6%1,8%

2,4%3,0%

4,0%

0,9%1,1%

1,6%2,1%

3,2%

5,3%

2,1%2,6%

3,3%3,9%

5,9%

9,9%

6,3%

4,3%

4,6%

5,2%

5,9%

7,7%11,5%

Nguồn: Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 2015

Hiện nay tỷ lệ NCT so với dân số ở thành thị và nông thôn tương đương nhau. Tuy nhiên, theo dự báo phương án trung bình, đến năm 2049 tỷ lệ NCT ở nông thôn tăng gấp ba và ở thành thị tăng gấp đôi so với hiện nay dẫn đến số lượng NCT sống ở nông thôn lại càng tăng cao hơn. Thậm chí, nếu sử dụng định nghĩa NCT là từ 65 tuổi trở lên, thì đến gần năm 2049, dân số nông thôn sẽ trở thành dân số siêu già (Hình 17).

Page 85: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

73

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

Hình 17. Dự báo tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam theo khu vực so với ngưỡng siêu già, 2015 - 2049

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

2015 2019 2029 2039 2049

NT 60+

TT 60+

NT 65+

TT 65+

Ngưỡng siêu già (60+)

Ngưỡng siêu già (65+)

Nguồn: Nguồn: GSO, UNFPA (2016), Dự báo Dân số Việt Nam 2014 - 2049.

Người cao tuổi tập trung nhiều hơn ở khu vực đồng bằng

Hình 18 cho thấy có 3 vùng có tỷ lệ NCT từ 60 tuổi trở lên thấp dưới 10% là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trung du và miền núi phía Bắc. Trong đó, Tây Nguyên và Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ NCT thấp do đây là những vùng nghèo có mức sinh cao, tuổi thọ thấp. Vùng Đông Nam Bộ cũng có tỷ lệ NCT thấp do vùng này thu hút nhiều lao động trẻ nên tỷ lệ nhập cư rất cao, và những người nhập cư là người tuổi lao động. Còn lại có 3 vùng đồng bằng có tỷ lệ NCT lớn, gồm Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có số người xuất cư lớn hơn hoặc bằng số người nhập cư, đặc biệt là Đông bằng sông Cửu Long có tỷ suất xuất cư cao, để lại người cao tuổi ở nhà. Tỷ lệ NCT ở thành thị và nông thôn gần như nhau.

Hình 18. Tỷ lệ dân số Việt Nam từ 60 tuổi trở lên, 65 tuổi trở lên theo vùng, 2015

02468

10121416

Trung du TâyNguyên

Long

Nông thôn

60+ 65+

9,4

6,5

9,5 8,77,4

4,9

8,9

5,67,4 7,2 7,8

11,6 11,1 11,412,6

13,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2015 [22]

Bản đồ về chỉ số già hóa cho thấy các tỉnh có chỉ số già hóa ở mức cao không phải là vùng đồ thị lớn, mà là vùng xuất cư gần đó (Hình 19). Như vậy, có thể thấy chỉ số già hóa của Hà Nội nằm khoảng ở giữa trong phân bố chỉ số già hóa, trong khi các tình nông thôn của Đồng bằng Sông Hồng lại ở cực trên của phân bố chỉ số già hóa. Kết quả này phản ánh di cư từ nông thôn ra thành thị của người trẻ, để NCT lại, với gia đình khuyết thế hệ rất phổ biến, với các ông

Page 86: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

74

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

các bà chăm sóc các cháu nội/ngoại. Tình hình ở Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh tương tự ở giữa phân bố của chỉ số già hóa, trong khi các tỉnh lân cận lại có chỉ số già hóa cao hơn. Chỉ số già hóa thấp nhất tại các vùng núi của miền Bắc và Tây Nguyên, nơi mà mức sinh cao và tuổi thọ trung bình thấp hơn.

Hình 19. Bản đồ chỉ số già hoá dân số Việt Nam, 2015

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 01/04/2015.

Quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam)

Quần đảo Trường Sa (Việt Nam)

Page 87: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

75

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

2. Tình hình sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam

2.1. Tuổi thọ và tuổi thọ khỏe mạnh của người cao tuổi Việt Nam

2.1.1. Tuổi thọ trung bình và tuổi thọ khỏe mạnh trung bình

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tuổi thọ trung bình tính từ khi sinh của Việt Nam năm 2015 là 73,3 tuổi (70,7 ở nam và 76,1 ở nữ); tăng 0,1 tuổi so với năm 2014 [22]. Tuổi thọ khỏe mạnh (HALE)15 theo ước tính của WHO là 63,2 tuổi ở nam và 70,0 tuổi ở nữ; tăng khoảng 4 tuổi ở nam và 5 tuổi ở nữ so với năm 2000 [29]. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, trong số 10 quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5 và tuổi thọ phụ nữ Việt Nam đứng thứ hai sau Xinh-ga-po. Tuổi thọ khỏe mạnh ở nam giới Việt Nam chỉ thấp hơn Xinh-ga-po và Bru-nây trong khi tuổi thọ khỏe mạnh của phụ nữ chỉ thấp hơn Xinh-ga-po [29] (Hình 20). Tuy nhiên, theo số liệu của WHO, chênh lệch giữa tuổi thọ và tuổi thọ khỏe mạnh ở Việt Nam, tức là số năm trung bình sống có bệnh tật, tương đối cao so với các nước khác. Ở Việt Nam, nữ sống có bệnh tật trung bình khoảng 11 năm và nam giới khoảng 8 năm.

Hình 20. Tuổi thọ khỏe mạnh, số năm sống trung bình có bệnh tật và tuổi thọ từ lúc sinh theo giới của các nước Đông Nam Á, 2015

108 9 9 11

8 11 88 8

Nam

Nam

Nam

Nam

Nam

Nam

Nam Nam

Nam

Nam

87

8 7 86 11 7 7 7

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Xinh

-ga-

po

Bru-

nây

Ma-

lai-x

i-a

Thái

Lan

Cam

-pu-

chia

Phi-l

íp-p

in

Mi-a

n-m

a

Lào

-Nam

-Nam

-

-

Xinh

-ga-

po

Bru-

nây

Ma-

lai-x

i-a

Thái

Lan

In-

-nê-

xi-a

Cam

-pu-

chia

Phi-l

íp-p

in

Mi-a

n-m

a

Lào

Nguồn: WHO. Global Health Observatory data on Life expectancy and healthy life expectancy. http://apps.who.int/gho/athena/data/GHO/WHOSIS_000001,WHOSIS_000015?filter=COUNTRY:*&format=xml&profile=excel [29]

2.1.2. Tuổi thọ và tuổi thọ khỏe mạnh từ lúc 60 tuổi

Tuổi thọ (và tuổi thọ khoẻ mạnh) từ lúc 60 tuổi thể hiện số năm có thể sống thêm (và sống thêm khoẻ mạnh) của một người đã đạt 60 tuổi. Năm 2015, tuổi thọ và tuổi thọ khoẻ mạnh

15 Tuổi thọ khỏe mạnh (HALE)=số năm sống khoẻ mạnh hoàn toàn + số năm sống cùng bệnh tật * hệ số bệnh tật. Như vậy một người mắc bệnh nhẹ, có hệ số bệnh tật thấp, nhưng mắc bệnh nhiều năm có thể có số năm sống khỏe mạnh tương đương một người mắc bệnh rất nặng trong thời gian ngắn.

Page 88: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

76

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

từ lúc 60 tuổi của người Việt Nam tương ứng là 19,5 năm và 14,7 năm ở nam; 24,9 năm và 18,4 năm ở nữ [29]. Ở Việt Nam, tuổi thọ trung bình từ lúc 60 tuổi của phụ nữ cao thứ hai sau Xinh-ga-po (Hình 21). Tuy nhiên, trong số đó trung bình có 7 năm sống có bệnh tật, tương đương với Cam-pu-chia. Tuổi thọ và tuổi thọ khỏe mạnh từ lúc 60 tuổi của nam giới Việt Nam gần tương đương với Bru-nây, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. Chênh lệch nam nữ ở Việt Nam tương đối cao, trong khi nữ giới kỳ vọng sống 25 năm từ lúc 60 tuổi, nam giới chỉ có kỳ vọng sống 19 năm, trong đó cả nam và nữ có tương đối nhiều năm sống có bệnh tật.

Hình 21. Tuổi thọ khoẻ mạnh, số năm sống trung bình có bệnh tật và tuổi thọ ở tuổi 60 theo giới của các nước Đông Nam Á, 2015

6

45

57

4 7 44 5

Nam

Nam

Nam Nam

Nam

Nam

Nam N

am

Nam

Nam

5

44 4 5

37 4 4 4

0

5

10

15

20

25

30

Xinh

-ga-

po

Bru-

nây

Ma-

lai-x

i-a

Thái

Lan

Cam

-pu-

chia

Phi-l

íp-p

in

Mi-a

n-m

a

Lào

-Nam

-Nam

-

-

Xinh

-ga-

po

Bru-

nây

Ma-

lai-x

i-a

Thái

Lan

In-

-nê-

xi-a

Cam

-pu-

chia

Phi-l

íp-p

in

Mi-a

n-m

a

Lào

Nguồn: WHO. Global Health Observatory data on Life expectancy and healthy life expectancy. http://apps.who.int/gho/athena/data/GHO/WHOSIS_000001,WHOSIS_000015?filter=COUNTRY:*&format=xml&profile=excel [29]

2.2. Tình trạng sức khỏe theo tự đánh giá của người cao tuổi

Tự khai tình trạng sức khỏe thể hiện sự đánh giá chủ quan của NCT về tình trạng sức khỏe của họ. Mặc dù chỉ số này không khách quan, nhưng vẫn thể hiện được “well-being” của NCT. Kết quả điều tra về tình trạng sức khoẻ theo tự đánh giá của NCT trong những năm qua không có nhiều thay đổi.

Điều tra NCT Việt Nam năm 2011 với cỡ mẫu 2789 NCT có tính đại diện quốc gia cho thấy có 65,4% NCT tự đánh giá sức khỏe ở mức yếu và rất yếu; 29,8% đánh giá ở mức bình thường và 4,8% tự đánh giá ở mức tốt và rất tốt [28] (Hình 32). Kết quả này tương đương với những nghiên cứu về NCT trước đó. Theo nghiên cứu năm 2000 tại Hà Nội, 65% NCT tự đánh giá không khỏe và 35% tự đánh giá sức khỏe bình thường [30]. Nghiên cứu trên 1132 NCT tại 3 tỉnh năm 2006 cho thấy 53,5% NCT tự đánh giá sức khỏe kém và rất kém [31]. Nghiên cứu về

Page 89: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

77

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

NCT năm 2007 trên cỡ mẫu 2878 NCT ở 72 xã thuộc 8 tỉnh, thành phố của 8 vùng kinh tế - xã hội trên cả nước cho thấy 41,97% NCT tự đánh giá sức khỏe yếu; 52,71% tự đánh giá sức khỏe bình thường và 5,32% tự đánh giá sức khỏe tốt [32].

Kết quả tự đánh giá sức khoẻ của NCT có sự khác biệt theo tuổi, giới tính và khu vực thành thị nông thôn (Hình 22). Tỷ lệ tự đánh giá sức khoẻ không tốt (rất yếu và yếu) cao hơn đáng kể ở nhóm NCT có độ tuổi cao, ở NCT là phụ nữ và NCT sống ở nông thôn [28].

Hình 22. Tự đánh giá sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam theo đặc trưng cá nhân, địa lý, 2011

0% 20%4 0% 60%8 0% 100%

60-69

70-79

80+

Nam

Nông thôn

Trung

Nam 62

75

64

70

55

70

59

75

68

58

Nguồn: Điều tra Người cao tuổi 2011: Các kết quả chủ yếu [28].

2.3. Tình hình suy giảm các chức năng

Quá trình lão hoá gắn liền với sự suy giảm các chức năng của NCT. Trong quá trình già hóa cá nhân, nhiều người bị mất dần những chức năng cơ bản như khả năng nhìn, nghe, vận động hoặc tập trung và ghi nhớ. Kết quả Tổng Điều tra dân số và Nhà ở năm 2009 cho thấy khoảng 40% nam và 46% nữ NCT cho biết có gặp khó khăn với ít nhất một trong 4 chức năng này; trong đó 24% nam và 31% nữ có khó khăn với từ hai chức năng trở lên (Hình 23). Tỷ lệ nữ khuyết tật cao hơn nam chủ yếu vì phụ nữ có tuổi thọ trung bình cao hơn nam. Mục dưới đây sẽ phân tích tình hình chi tiết hơn về khuyết tật ở NCT Việt Nam.

Page 90: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

78

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Hình 23. Tỷ lệ mất chức năng ở người cao tuổi Việt Nam theo tự đánh giá, 2009

28

21 2219

40

24

34

2529

26

46

31

05

101520253035404550

Nhìn Nghetrung/ghi

Nam

Nguồn: UNFPA. Người Khuyết tật ở Việt Nam - Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2009 [33].

Khi bị suy giảm những chức năng cơ bản, NCT rất cần có sự chăm sóc của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 cho thấy với NCT có khó khăn trong những chức năng này vẫn có 10% ở một mình và khoảng 20% chỉ sống với một người khác (Hình 24). Đối với NCT có khuyết tật nặng, đến mức mà không thể nhìn, nghe, đi lại, v.v. thì không có người ở một mình và tỷ lệ rất nhỏ ở chỉ với một người khác.

Hình 24. Tình trạng sống chung của người cao tuổi Việt Nam có khó khăn hoặc không thể thực hiện những chức năng cơ bản, 2009

0% 100%20% 60%40% 80%

Nguồn: UNFPA.Người Khuyết tật ở Việt Nam - Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2009 [33].

2.3.1. Suy giảm chức năng nhìn

Năm 2009, khoảng 28% nam và 34% nữ cao tuổi khai là có gặp khó khăn về chức năng nhìn, trong đó có chưa đầy 1% nam và nữ NCT không có khả năng nhìn. Tỷ lệ NCT gặp khó khăn về chức năng nhìn tăng dần theo tuổi, từ 19,45% ở nhóm 60 - 69 tuổi lên 34,8% đối với

Page 91: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

79

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

nhóm 70 - 79 tuổi và 54,7% ở nhóm 80 trở lên [24]. Kết quả Điều tra NCT năm 2011 cho thấy hơn 60% NCT tự khai là nhìn kém khi không có dụng cụ hỗ trợ (kính thuốc). Kết quả khám và kiểm tra thị lực cho thấy có tới 76,7% NCT bị giảm thị lực. Tỷ lệ giảm thị lực tăng theo độ tuổi, từ 70,3% ở nhóm 60 - 74 tuổi tăng lên tới 93% ở nhóm từ 75 tuổi trở lên [28]. Theo nghiên cứu gánh nặng bệnh tật, rối loạn thị giác chiếm 1,8% tổng số DALY mất đi của NCT. Trong đó, rối loạn khúc xạ và điều tiết mắt chiếm 44%, đục thủy tinh thể 40% và các rối loạn khác 16% (Hình 25). Người cao tuổi chiếm tỷ lệ lớn trong số những người mắc chứng rối loạn thị giác: chiếm 80% những người bị đục thủy tinh thể; 77% người tăng nhãn áp và 82% người bị thoái hóa điểm [34].

Hình 25. Cơ cấu gánh nặng bệnh tật theo DALY của người cao tuổi ở Việt Nam do rối loạn thị giác, 2015

4%

Thoái hóa

3%

khác9%

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute for Health Met-rics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool.

Đục thủy tinh thể là bệnh mắt thường gặp ở NCT Việt Nam. Theo thống kê của Bệnh viện Mắt trung ương, có tới 70% số người mù tại Việt Nam là do đục thủy tinh thể [27]. Bệnh viện Lão khoa trung ương ước tính có khoảng 57,9% bệnh nhân NCT bị đục thuỷ tinh thể (49,3% ở nhóm tuổi 60 - 74 và 79,6% ở nhóm từ 75 tuổi trở lên)[35]. Điều tra NCT trong cộng đồng năm 2011 cho thấy 10,3% NCT khai là được chẩn đoán mắc đục thủy tinh thể với tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi: từ 5,20% ở nhóm 60 - 69 tuổi lên tới 17,90% ở những người từ 80 tuổi trở lên [28]. NCT vẫn còn thiếu hiểu biết về bệnh này khi có tới 35% người mù do đục thủy tinh thể không biết bản thân mình bị bệnh hoặc không biết đây là bệnh có thể chữa được [27].

2.3.2. Suy giảm chức năng nghe

Một nghiên cứu năm 2009 ước tính có 40,1% NCT bị giảm thính lực [27]. Theo Kết quả Tổng điều tra Dân số năm 2009, có khoảng 21% nam và 25% nữ cao tuổi gặp khó khăn trong chức năng nghe (Hình 25). Tỷ lệ này tăng theo nhóm tuổi, từ 10,40% ở nhóm 60 - 69 tuổi tăng lên 25,6% ở nhóm 70 - 79 tuổi và 54,5% đối với nhóm 80 tuổi trở lên [16]. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận trong Điều tra NCT 2011 với tỷ lệ NCT nghe kém khi không có dụng cụ trợ thính tăng từ 19,5% cho nhóm 60 - 69 lên 37,2% cho nhóm 70 - 79 và hơn 50% cho nhóm từ 80 tuổi trở lên. Xu hướng suy giảm thị giác và thính giác của cả nam giới cao tuổi và phụ nữ cao tuổi tương đối giống nhau [28]. Theo nghiên cứu gánh nặng bệnh tật, khoảng 3,3% gánh nặng

Page 92: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

80

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

bệnh tật tính bằng DALY là giảm thính giác do tuổi cao, tuổi càng cao tỷ lệ gánh nặng bệnh tật liên quan suy giảm thính giác càng cao [34]. Tuy nhiên, chính sách BHYT Việt Nam hiện nay không chi trả cho mắt giả, kính mắt, máy trợ thính.

2.3.3. Suy giảm chức năng vận động

Nghiên cứu về tình hình CSSK NCT tại 7 tỉnh của Việt Nam trong năm 2005 - 2006 cho thấy khả năng đi lại của NCT tương đối tốt với 90% NCT có thể đi lại bình thường trong nhà và 79% có thể đi lại bình thường quanh thôn xóm. Những NCT gặp khó khăn về đi lại chủ yếu thuộc nhóm đối tượng có tuổi rất cao hoặc sức khỏe kém [31]. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy khó khăn vận động ảnh hưởng khoảng 22% nam giới cao tuổi và 29% nữ giới cao tuổi (Hình 23).

Điều tra về NCT năm 2011 định nghĩa khó khăn về chức năng vận động chặt chẽ hơn 2 điều tra đã nêu trên. Kết quả điều tra cho thấy 71,6% NCT trả lời họ gặp ít nhất một khó khăn về vận động. Nhưng chức năng vận động khó khăn nhất ở NCT là khó khăn với việc đứng dậy khi đang ngồi (54,2%), khó khăn khi bước lên hoặc bước xuống cầu thang (52,1%) và khó khăn với việc ngồi hoặc ngồi xổm (50,9%) [28]. Mức độ khó khăn tăng theo nhóm tuổi (Hình 26). Nói chung, nữ gặp nhiều khó khăn vận động hơn nam giới, nhưng có thể do tuổi trung bình của phụ nữ cao hơn nam giới. Không có chênh lệch lớn trong mức độ khó khăn giữa thành thị, nông thôn.

Hình 26. Các khó khăn về chức năng vận động của người cao tuổi Việt Nam theo nhóm tuổi, 2011

02 04 06 08 01 00

-300 mét

thang80+

70-79

60-69

Nguồn: Điều tra Người cao tuổi 2011: Các kết quả chủ yếu [28].

2.3.4. Suy giảm chức năng ghi nhớ

Trí nhớ giảm sút là một triệu chứng thường gặp ở NCT. Theo Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009, có 19% nam cao tuổi và 26% nữ cao tuổi gặp khó khăn về khả năng tập trung và ghi nhớ. Kết quả Điều tra về NCT năm 2011 cho thấy 47,9% NCT cho rằng họ có trí nhớ kém/rất kém; 36,6% cho rằng trí nhớ bình thường; chỉ có 15,5% cho rằng có trí nhớ tốt. Tỷ lệ tự đánh giá trí nhớ kém/rất kém ở nữ cao hơn so với nam giới cao tuổi (51,1% so với 42,9%) và ở NCT nông thôn (51,5%) cao hơn so với NCT thành thị (39,7%)[28].

Page 93: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

81

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

2.3.5. Suy giảm khả năng sinh hoạt cá nhân hằng ngày

Kết quả Điều tra về NCT năm 2011 cũng chỉ ra rằng có 37,6% NCT trả lời họ gặp ít nhất một khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày. Tỷ lệ này ở nữ cao hơn nam (39% so với 35%) và tăng lên tới hơn 50% ở nhóm tuổi từ 80 trở lên [28]. Khó khăn lớn nhất là ngồi dậy khi nằm (30,8%), và khó khăn ít phổ biến nhất là tắm/rửa và mặc quần áo và cởi quần áo (12,9%). Tuy nhiên, tỷ lệ gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày có tăng theo nhóm tuổi (Hình 27). Ví dụ trong khi dưới 10% NCT 60 - 69 tuổi gặp khó khăn trong tắm rửa và đi đại tiện, tiểu tiện, đến nhóm 80 tuổi thì gần 30% gặp khó khăn trong những sinh hoạt này [28].

Hình 27. Tình trạng khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày của người cao tuổi Việt Nam

01 02 03 04 05 06 0

80+

70-79

60-69

Nguồn: Điều tra Người cao tuổi 2011: Các kết quả chủ yếu [28].

2.4. Gánh nặng bệnh tật

Ngoài tỷ lệ mắc và tử vong, gánh nặng bệnh tật thường được đo lường bằng chỉ số là số năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật và tử vong (DALY). Khái niệm, ý nghĩa và cách tính của DALY được minh hoạ trong Hình 28. Mỗi người có tiềm năng sống khỏe mạnh đến tuổi thọ trung bình của xã hội. Tuy nhiên, có người người tử vong sớm hơn tuổi thọ trung bình, cũng có người do mắc bệnh hoặc giảm chức năng dẫn đến mất một số năm sống khỏe mạnh. Tính cộng dồn các năm sống mất đi do khuyết tật, bệnh tật và chết sớm được gọi là DALY, được tính cho từng loại bệnh. Trong phân tích dưới đây chủ yếu sẽ sử dụng khái niệm này để đo lường gánh nặng bệnh tật của NCT.

Hình 28. Khái niệm năm sống điều chỉnh theo mức độ bệnh tật và tử vong

DALY = YLD + YLLCộng dồn tổng số năm sống mất đi do

bệnh, khuyết tật và tử vong sớmSố năm sống có

khuyết tậtSố năm mất do tử vong sớm

Sống khỏe mạnh

Sống cókhuyết tật sớm

Chết Tuổithọ TBsớm

Nguồn: Điều chỉnh từ bản gốc là “DALY disability affected life year infographic.png”; CC BY-SA 3.0, https://com-mons.wikimedia.org/w/index.php?curid=20278903

Page 94: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

82

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Nguyên nhân gánh nặng bệnh tật có thể chia thành ba nhóm lớn: (i) bệnh truyền nhiễm và rối loạn dinh dưỡng, (ii) bệnh không lây nhiễm (BKLN); và (iii) tai nạn, chấn thương. Hình 29 cho thấy gánh nặng bệnh tật ở NCT chủ yếu gây ra bởi các BKLN; chiếm từ 87 - 89% số DALY mất đi và 86 - 88% số trường hợp tử vong tuỳ theo từng nhóm tuổi. Độ tuổi càng cao, mức độ tổn thương do bệnh tật càng lớn và số tử vong càng nhiều. Nhóm tuổi 60 - 69 có dân số cao hơn gấp đôi so với nhóm 70 - 79 tuổi nhưng số DALY chỉ cao hơn gấp 1,35 lần. Trong khi đó, số dân từ 80 tuổi trở lên nhỏ hơn nhóm 70 - 79 tuổi, nhưng lại có số DALY cao hơn và có số trường hợp tử vong cao gấp 2,5 lần.

Hình 29. Các nhóm nguyên nhân chính gây DALYs và tử vong ở người cao tuổi Việt Nam, 2015

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0DALY

0

50

100

150

200

250

300

88%

89% 87%

87%88%

86%

60 - 69 60 - 6970 - 79 70 - 7980+ 80+

Nguồn: Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME) (2015), Global Burden of Disease Study Data-Việt Nam.

Số NCT năm 1989 là 4,6 triệu người, tăng 1,35 lần lên 6,2 triệu người năm 1999 và đến năm 2015 tăng tiếp 1,67 lần lên 10,3 triệu người. Đồng thời, số DALY cũng tăng, nhưng chậm hơn; tăng 1,23 lần giai đoạn 1990 - 2000 và 1,19 lần giai đoạn 2000 - 2015. Tuy nhiên, Hình 24 cho thấy rõ hầu hết sự gia tăng gánh nặng DALY ở NCT do nguyên nhân BKLN.

Hình 30. Xu hướng DALY theo nhóm bệnh ở người cao tuổi Việt Nam, 1990 - 2015

88%85%

82%

0

1

2

3

4

5

6

7

8

1990 2000 2015

Tri

u D

ALY

Ch n th ng

B nh không lây nhi m

B nh truy n nhi m

BKLN chi mt l ang t ng lên

Nguồn: Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME) (2015), Global Burden of Disease Study Data-Việt Nam, 1990, 2000 and 2015 data.

Page 95: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

83

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

Khi tính theo DALY, những bệnh kéo dài, bệnh gây suy giảm chức năng nhiều và bệnh phổ biến sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong gánh nặng bệnh tật, trong khi bệnh cấp tính (khỏi nhanh) và bệnh hiếm (dù có gây mất chức năng) chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Hình 31 cho thấy trong số các BKLN, bệnh tim mạch (chủ yếu tai biến mạch máu não và bệnh tim thiếu máu cục bộ với yếu tố nguy cơ là THA) là gánh nặng bệnh tật lớn nhất ở NCT, với tỷ lệ gánh nặng tăng dần theo tuổi, khoảng 26% ở nhóm từ 60 - 69 tuổi, 33% ở nhóm 70 - 79 và 38% gánh nặng bệnh tật của nhóm 80 tuổi trở lên. Nhóm bệnh gây gánh nặng bệnh tật lớn thứ hai là bệnh ung thư (đặc biệt phổi/khí quản, gan, dạ dày, đại tràng với gánh nặng giảm dần khi tuổi tăng). Các nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật tiếp theo thuộc nhiều nhóm bệnh khác nhau, như bệnh phổi mạn tính, bệnh tâm thần kinh (trong đó có Alzheimer, trầm cảm), bệnh nội tiết, tiết niệu (đái tháo đường, suy thận mạn tính), cơ xương khớp (đau lưng, cổ), giác quan (giảm thính lực, thị lực) và các BKLN khác (xơ gan, tiêu hóa, phụ khoa, nam khoa, da liễu, v.v.).

Hình 31. Mô hình nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật theo DALY ở người cao tuổi, 2015

38%33%

26%

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

BKLN khác

60 - 69 70 - 74 80+

Nguồn: IHME 2015.

Hình 32 cho thấy mô hình nguyên nhân tử vong của NCT với đôi chút khác biệt so với mô hình được đo lường bằng DALY do nhiều bệnh gây gánh nặng bệnh tật lớn do mất chức năng, nhưng ít gây tử vong như bệnh cơ xương khớp, bệnh tâm thần kinh trong khi một số bệnh cấp tính có nguy cơ tử vong cao, nhưng không gây tật kéo dài. Nhóm bệnh gây tử vong lớn nhất ở cả 3 độ tuổi vẫn là bệnh tim mạch, với tỷ lệ tử vong tăng theo tuổi. Trong nhóm bệnh này, tử vong chủ yếu liên quan tai biến mạch máu não do xuất huyết và bệnh tim thiếu máu cục bộ ở nhóm 60 - 69 tuổi, và thêm tai biến mạch máu não do cục máu ở nhóm 80 tuổi trở lên. Trong khi ở nhóm 60 - 69 tuổi khoảng một phần ba tử vong liên quan bệnh tim mạch, nhưng đến nhóm 80 tuổi trở lên tỷ lệ này lên 46%. Ung thư vẫn là nguyên nhân đứng thứ hai, chủ yếu là ung thư phổi/khí quản. Bệnh truyền nhiễm, chủ yếu là viêm phổi và bệnh lao, hô hấp mạn tính (chủ yếu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), bệnh tâm thần kinh (Alzheimer) và nội tiết, tiết niệu (đái tháo đường và suy thận mạn tính) là những nguyên nhân tử vong quan trọng ở những người từ 80

Page 96: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

84

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

tuổi trở lên. Ở nhóm chấn thương, chiếm tỷ lệ lớn hơn ở độ tuổi cao, chủ yếu liên quan tai nạn do ngã chứ không phải là tai nạn giao thông.

Hình 32. Mô hình nguyên nhân gây tử vong ở người cao tuổi Việt Nam, 2015

46%

42%35%

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

200

220

240

260

280

BKLN khác

60 - 69 70 - 79 80+

Nguồn: IHME 2015.

2.5. Tình hình ốm đau, bệnh tật ở người cao tuổi

2.5.1. Các triệu chứng/bệnh thường gặp của người cao tuổi tại cộng đồng

NCT ở Việt Nam thường mắc bệnh không lây nhiễm và thường mắc đồng thời nhiều bệnh. Kết quả điều tra trên 1305 NCT tại 3 xã/phường thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam năm 2007 cho thấy trung bình một NCT mắc 2,69 bệnh với các nhóm bệnh thường gặp theo thứ tự giảm dần là: bệnh về giác quan, tim mạch, xương khớp, nội tiết-chuyển hoá, tiêu hoá, tâm thần kinh, hô hấp, thận tiết niệu [27]. Một nghiên cứu khác năm 2015 cho thấy NCT từ 80 tuổi trở lên trung bình mắc 6,9 bệnh [36].16

Điều tra NCT năm 2011 cho thấy đau khớp, chóng mặt và đau đầu là các triệu chứng thường gặp nhất ở NCT, tiếp đến là ho, khó thở, đau ngực với tỷ lệ mắc cao hơn rõ rệt ở nhóm từ 80 tuổi trở lên và ở nữ giới cao tuổi [28]. Kết quả điều tra cũng cho thấy các bệnh huyết áp, viêm khớp và phổi là những bệnh phổ biến ở NCT với gần 46% NCT được chẩn đoán mắc tăng huyết áp; 34% được chẩn đoán viêm khớp và tỷ lệ mắc các bệnh này cũng tăng theo lứa tuổi. Một số các bệnh khác như tim mạch, răng miệng, viêm phế quản hoặc bệnh phổi mạn tính cũng là những bệnh hay gặp ở NCT, với tỷ lệ khoảng 20%. Phụ nữ cao tuổi có tỷ lệ mắc tăng huyết áp, viêm khớp và bệnh tim cao hơn so với nam giới. Các bệnh viêm phế quản, bệnh phổi mạn tính hay gặp hơn ở NCT khu vực nông thôn [28]. Kết quả điều tra y tế hộ gia đình năm 2015 với cỡ mẫu đại diện toàn quốc cũng cho thấy các triệu chứng/bệnh do NCT tự báo cáo nhiều nhất là tăng huyết áp (30%); bệnh lý cơ xương khớp (10%) và bệnh đường hô hấp (7,6%) [37]. 16 Theo khảo sát của Bệnh viện Lão khoa Trung ương và Bộ môn Y học gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội năm

2016 tại Sóc Sơn, Hà Nội.

Page 97: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

85

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

2.5.2. Mô hình bệnh tật của bệnh nhân cao tuổi tại các cơ sở y tế

Hai nhóm bệnh thường gặp nhất ở NCT đến KCB tại các cơ sở y tế từ tuyến xã đến tuyến trung ương là tăng huyết áp và viêm phế quản cấp. Đây là hai bệnh phổ biến có nhu cầu quản lý (THA) hoặc khám và điều trị (viêm hô hấp cấp tính). Bệnh đái tháo đường chỉ gặp trong nhóm 10 bệnh hay gặp ở bệnh nhân cao tuổi tại các bệnh viện tuyến huyện trở lên. Một số bệnh khác cũng hay gặp ở NCT tại các cơ sở y tế gồm viêm dạ dày tá tràng, bệnh liên quan đến tim mạch, xương khớp [35], [38].

Ở Bệnh viện Lão khoa trung ương, cơ sở đầu ngành về chăm sóc y tế cho NCT, 10 bệnh thường gặp nhất ở NCT chiếm 56,9% tổng số NCT đến KCB năm 2008 [35]. Trong đó, chỉ có 2 bệnh truyền nhiễm (viêm phổi và viêm phế quản) chiếm gần 10% tổng số lượt KCB của NCT. Bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ lớn nhất gồm tai biến mạch máu não (21,9%), tăng huyết áp (7,7%), và suy tim (2,4%). Các bệnh hay gặp còn lại là đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Parkinson, hội chứng tiền đình, loãng xương (Hình 33). Có sự khác biệt đáng kể về mô hình bệnh tật theo giới ở bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão khoa trung ương. Các bệnh liên quan tới nội tiết-chuyển hóa, cơ xương khớp và bệnh tai và xương chũm phổ biến hơn ở nữ, trong khi bệnh hô hấp, ung thư, bệnh sinh dục tiết niệu hay gặp hơn ở nam [35].

Hình 33. Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão khoa trung ương, 2008

máu não,

týp II,

Suy tim,Parkinson,

Khác, 43,1

1,7

1,9

2,02,1 2,4

4,1

5,3

7,7

7,8

21,8

Nguồn: Lê Văn Tuấn, Nguyễn Hải Hằng, Phạm Thắng (2009), Mô hình bệnh tật của NCT điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Quốc gia năm 2008, Y học Thực hành (666) - Số 6/2009

Tại tuyến y tế cơ sở, số liệu điều tra tại 4 tỉnh đại diện năm 2014 cho thấy chỉ riêng 10 bệnh thường gặp nhất đã chiếm tới 84% tổng số lượt KCB của NCT ở tuyến xã; 52% lượt khám ngoại trú và 45% lượt điều trị nội trú của NCT ở tuyến huyện (Hình 34). Một số nhóm bệnh hay gặp ở cả 3 loại hình dịch vụ này. Trong đó, bệnh thường gặp nhất là THA, chiếm 49,5% tổng số lượt KCB cho NCT tại tuyến xã, 15,4% lượt khám ngoại trú và 12,5% lượt điều trị nội trú tại BV huyện. Bệnh truyền nhiễm cũng chiếm tỷ lệ đáng kể ở NCT, chiếm 22,1% bệnh nhân cao

Page 98: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

86

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

tuổi tại tuyến xã; 16,4% bệnh nhân ngoại trú và 15,4% bệnh nhân nội trú bệnh viện huyện, chủ yếu là bệnh hô hấp cấp tính, cúm và viêm dạ dày, tá tràng. Các bệnh cơ xương khớp cũng hay gặp ở cả 3 loại hình dịch vụ, chiếm 6,1% bệnh nhân cao tuổi ở tuyến xã, 9,4% bệnh nhân ngoại trú và 5,0% nội trú tại bệnh viện huyện. Ngoài ra, trong số 10 bệnh hay gặp ở NCT, tại tuyến xã còn có thêm rối loạn chức năng tiền đình và bệnh khác của mô mềm; tại tuyến huyện có thêm bệnh đái tháo đường và rối loạn chức năng tiền đình ở bệnh nhân ngoại trú, và bệnh suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh lý dạ dày thần kinh ở bệnh nhân nội trú [38].

Hình 34. Mô hình bệnh tật ở người cao tuổi khám chữa bệnh tại tuyến cơ sở theo loại hình dịch vụ, 2014

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

TYT xã

BKLN khác

Suy tim

22,1

49,5

6,1

9,4

15,4

16,4 15,4

12,5

5,0

Chú thích: Số liệu từ 4 tỉnh Hòa Bình, Bình Định, Gia Lai, Đồng Tháp (mỗi tỉnh 2 BV huyện và 4 trạm y tế xã); trong đó một số bệnh cùng nhóm đã được gộp lại. Nguồn: Điều tra khảo sát của Dự án quản trị và tài chính y tế (HFG) về sử dụng quỹ BHYT tại 6 tỉnh năm 2014.

2.5.3. Một số bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi

Tăng huyết áp và bệnh tim mạch

THA vừa được coi là bệnh nhưng đồng thời cũng là một yếu tố nguy cơ chuyển hoá trung gian của một số bệnh, đặc biệt bệnh tim mạch. THA là một vấn đề sức khoẻ thường gặp và có xu hướng ngày càng tăng ở NCT. Đồng thời bệnh tim mạch là nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong gánh nặng bệnh tật ở NCT Việt Nam. Trên phạm vi toàn cầu, cả ở nước phát triển và đang phát triển, tỷ lệ mắc THA ở NCT thường trên 50%, thậm chí có thể lên tới 80%. Chẳng hạn, tỷ lệ mắc THA ở những người từ 60 tuổi trở lên tại Mỹ trong giai đoạn 1999 - 2004 là 67% [39]. Tỷ lệ THA của NCT Việt Nam (bảng 7) có thấp hơn các nước trong khu vực một chút nhưng không đáng kể, ví dụ ở một khu vực nông thôn Ma-lai-xi-a là 54,5% [40]; ở Trung Quốc là 59,4% [41]; ở Xinh-ga-po là 74,1% [42].

Page 99: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

87

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

Bảng 7 tổng hợp kết quả một số nghiên cứu về tỷ lệ mắc THA ở NCT Việt Nam. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc THA thường cao hơn tỷ lệ NCT đã được chẩn đoán trước và tự khai bệnh, do nhiều người mắc THA chưa được chẩn đoán. Tuy nhiên, so sánh năm 2001 với năm 2015, tỷ lệ NCT biết là mắc THA đã tăng đáng kể. Tỷ lệ mắc THA tăng theo tuổi. Hầu hết các nghiên cứu về THA ở NCT ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ gần 50%, tức là khoảng một nửa số NCT mắc bệnh THA đang cần quản lý bệnh hằng ngày. Tỷ lệ mắc THA trong đối tượng đang KCB tại bệnh viện rất thấp. Có nhiều lý do có thể giải thích điều này, ví dụ bệnh nhân mắc bệnh tim mạch đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch không khám tại Bệnh viện Lão khoa, hoặc trong những người đến khám tai Bệnh viện Lão khoa có nhiều bệnh nhân đang quản lý bệnh THA nên đo huyết áp thấy ở mức bình thường do đã uống thuốc.

Bảng 7. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người cao tuổi Việt Nam, 2001 - 2015

Năm Tỷ lệ được chẩn đoán THA Tỷ lệ tự khai bị THA Nguồn

2001 - 2002Nhóm tuổi Nam Nữ Nam Nữ

Điều tra Y tế quốc gia năm 2001 - 2002 [43]

55 - 6465 - 7475+

36,6%50,0%55,8%

35,3%49,2%62,3%

14,8%22,2%27,0%

20,6%23,0%23,4%

2003 16 - 20% Phạm Thắng, Dương Đức Hoàng (2003) [44]

2008 7,7% (Tại BV Lão Khoa) Lê Văn Tuấn, Nguyễn Hải Hằng, Phạm Thắng (2009) [35]

2011 45,6% Điều tra NCT năm 2011 [28]

2011 - 2012 52,8% Trần Văn Long (2015) [45]

2014

- KCB tại TYT xã: 49,46%- Ngoại trú BV huyện: 15,36%- Nội trú BV huyện: 12,52%

Dự án HFG (2015) [35]

2015 64,25% Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2016) [37]

Bệnh tim do THA (hypertensive heart disease) là một loại bệnh theo ICD-10, theo kết quả đánh giá gánh nặng bệnh tật, bệnh này chỉ chiếm từ 1% đến 2% tổng số DALY ở NCT Việt Nam. Tuy nhiên trong nghiên cứu gánh nặng bệnh tật, gánh nặng của THA chủ yếu được tính qua sự đóng góp của THA như là một yếu tố nguy cơ trung gian của nhiều loại bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim thiếu máu cục bộ, tai biến mạch máu não và suy thận. Theo kết quả nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ BKLN, khoảng 23% DALY do BKLN ở NCT liên quan đến THA.17 Vấn đề này sẽ được phân tích trong mục tiếp theo về yếu tố nguy cơ BKLN.

Quản lý THA nhằm mục đích giảm gánh nặng bệnh tật do bệnh tim mạch. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do nhóm các loại bệnh tim mạch (chủ yếu bệnh tim thiếu máu cục bộ, tai biến mạch máu não) có gia tăng theo tuổi (Hình 35), từ khoảng 25% gánh nặng bệnh tật ở nhóm

17 Ước tính 6,268,457 DALY do BKLN. Trong đó 1,438,776 DALY liên quan yếu tố nguy cơ là THA. Theo Số liệu cho Việt Nam của IHME-GBD Study 2015.

Page 100: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

88

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

60 - 64 tuổi, tăng đến khoảng 38% ở nhóm 80 tuổi trở lên. Từ năm 1990 đến năm 2015, không có sự biến động đáng kể trong tỷ lệ gánh nặng bệnh tật do bệnh tim mạch trừ nhóm 80 tuổi trở lên, năm 1990 tim mạch chiếm khoảng 35% tổng số DALYs nhưng đến năm 2015 tỷ lệ này lên khoảng 38%. Ước tính tổng số tử vong do bệnh tim mạch ở NCT 60 tuổi trở lên là 188 917 người, do vậy bệnh tim mạch chiếm 42,8% tổng số tử vong ở NCT [34].

Hình 35. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh tim mạch ở người cao tuổi Việt Nam theo nhóm tuổi, 1990 - 2015

60 - 64 65 - 69 70 - 74 75 - 79 80+0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

201520002990

Chú thích: Bệnh tim mạch bao gồm cả bệnh mạch não, mạch vành.

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool.

Đái tháo đường

Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở NCT dao động rất nhiều giữa các nghiên cứu cho nên khó phát hiện xu hướng theo thời gian. Theo các nghiên cứu ở Việt Nam, tỷ lệ NCT mắc ĐTĐ thấp nhất là 4,15% và cao nhất là 14,59% (Bảng 8). Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở NCT giảm khi tuổi tăng. Tỷ lệ ở nữ cao hơn nam, ở thành thị cao hơn nông thôn, ở đồng bằng cao hơn trung du và miền núi, và ở dân tộc Kinh cao hơn dân tộc thiểu số. Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam thấp hơn kết quả nghiên cứu của đa số các tác giả khác trên thế giới [45].

Page 101: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

89

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

Bảng 8. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người cao tuổi Việt Nam, 2004 - 2015

Năm Tỷ lệ mắc ĐTĐ Nguồn

2004 7,8% ở miền núi; 8,2% ở đồng bằng; 7,9% ở trung du và 13,4% ở thành thị

Tạ Văn Bình (2005) [46]

2008 4,15% (55 tuổi trở lên) Hoàng Đăng Mịch (2008) [47]

2009 5,7% (60 - 74 tuổi)4,2% (75+ tuổi)

Phạm Thắng & Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009) [27]

2011 Chung 6,1%; 5,0% ở nam và 6,8% ở nữ 6,5% (60 - 69 tuổi); 6,0% (70-79 tuổi) và 5,3% (80+)10,1% ở thành thị và 4,2% ở nông thôn7,0% miền Bắc; 3,6% miền Trung; 6,5% miền Nam

Điều tra NCT năm 2011 [28]

2011 - 2012 4,15% - 8,2% (5,8%) Trần Văn Long (2015) [45]

2014 7,91% (ngoại trú tại BV huyện) Điều tra khảo sát của dự án HFG về sử dụng quỹ BHYT tại 6 tỉnh năm 2014 [35]

2015 - Chung: 14,59%; 16% (60 - 79 tuổi) và 9,05% (80+)- 20,69% ở thành thị; 9,92% ở nông thôn-15.04% dân tộc Kinh; 7.03% dân tộc ít người

Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2016) [37]

Đái tháo đường chiếm khoảng từ 3% đến 7% tổng gánh nặng bệnh tật của NCT ở Việt Nam tính theo DALY. Gánh nặng bệnh tật do đái tháo đường có xu hướng tăng rõ rệt theo thời gian và ở nhóm tuổi 60 - 69 cao hơn so với nhóm tuổi từ 70 trở lên (Hình 36). Năm 2015, ước tính có khoảng 22,4 nghìn NCT tử vong do đái tháo đường [34].

Hình 36. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do đái tháo đường ở người cao tuổi Việt Nam theo nhóm tuổi, 1990 - 2015

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

7%

1990 2000 2015

60 - 64 65 - 69 70 - 74 75 - 79 80+

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool.

Page 102: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

90

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Bệnh cơ xương khớp

Bệnh hoặc triệu chứng đau cơ xương khớp cũng hay gặp ở NCT (Bảng 9). Trong khi tỷ lệ được chẩn đoán viêm khớp khoảng 34%, tỷ lệ khai có triệu chứng đau lưng, đau khớp dao động từ khoảng 20% lên 69%. Tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp ở nữ cao hơn nam giới. Không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ mắc bệnh/triệu chứng cơ xương khớp theo nhóm tuổi [28] [37].

Bảng 9. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp ở người cao tuổi Việt Nam, 2000 - 2015

Năm Tỷ lệ NCT tự khai là bị bệnh cơ xương khớp Nguồn

2000 53% có triệu chứng cơ xương khớp Bệnh viện Lão khoa (2000) [30]

2010 40,62% NCT có triệu chứng xương khớp Đàm Hữu Đắc và cộng sự (2010) [48]

2011 69% triệu chứng đau lưng; 68% triệu chứng đau khớp (tự khai tình trạng trong 30 ngày qua)34,1% (40,4% nữ và 24,7% nam) bị chẩn đoán viêm khớp

Điều tra NCT năm 2011. [28]

2015 19,41% triệu chứng/bệnh cơ xương khớp trong 4 tuần qua

Viện Chiến lược và Chính sách y tế (2016) [37]

Hình 37 cho thấy đau cột sống thắt lưng chiếm hơn một phần ba (36%) gánh nặng bệnh tật do nhóm bệnh cơ xương khớp ở NCT Việt Nam. Các bệnh gây gánh nặng bệnh tật quan trọng tiếp theo trong nhóm bệnh xương khớp là đau vùng cổ (22%), viêm/thoái hoá xương khớp (15%), bệnh thấp khớp (3%) và bệnh gút (2%).

Hình 37. Cơ cấu gánh nặng bệnh tật theo DALY do cơ xương khớp ở người cao tuổi Việt Nam, 2015

Đau vai gáy 22%

Các bệnh cơ xương khớp khác

22%

Đau lưng 36%

Loãng xương 15%

Viêm khớp 3%

Gút 2%

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool.

Bệnh cơ xương khớp chủ yếu do gây ra gánh nặng do khuyết tật. Tỷ trọng gánh nặng bệnh tật của nhóm bệnh cơ xương khớp giảm dần theo độ tuổi và đang có xu hướng ngày càng,

Page 103: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

91

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

đặc biệt ở các nhóm trẻ hơn (Hình 38). Trong các năm 1990 và 2000, bệnh cơ xương khớp chiếm dưới 7% tổng số DALY của NCT 60 - 64 tuổi, đến năm 2015 tỷ lệ này tăng lên 8%. Nhưng tỷ lệ tổng số DALY do bệnh cơ xương khớp ở nhóm lớn tuổi hơn, đặc biệt ở nhóm 80 tuổi trở lên, tăng nhẹ hơn. Bệnh cơ xương khớp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nguyên nhân tử vong ở NCT năm 2015 (ước tính chỉ khoảng 354 người, chiếm < 1% tổng số NCT tử vong) [34].

Hình 38. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh cơ xương khớp ở người cao tuổi Việt Nam theo nhóm tuổi, 1990 - 2015

0%1%2%3%4%5%6%7%8%9%

1990 2000 2015

60 - 64 65 - 69 70 - 74 75 - 79 80+

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool.

Bệnh phổi mạn tính

Các bệnh phổi mạn tính phổ biến ở Việt Nam chủ yếu là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Tỷ lệ mắc những bệnh phổi mạn tính ở NCT tương đối cao, giữa 10% và 20% (Bảng 10). Không có xu hướng rõ ràng về tỷ lệ mắc bệnh phổi mạn tính theo tuổi, một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng trong khi nghiên cứu khác lại thấy tỷ lệ giảm theo tuổi.

Bảng 10. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh phổi mạn tính ở người cao tuổi Việt Nam, 2000 - 2015

Năm Tỷ lệ mắc bệnh Nguồn

2011 16,6% (60+); 13,2% (60 - 69); 19,9% (70 - 79); 18,4% (80+) được chẩn đoán có bệnh về hô hấp cả cấp và mạn tính.

Điều tra NCT 2011 [28]

2015 8,1% (40 tuổi trở lên) Nguyễn Viết Nhung và cộng sự (2015) [49]

2015 14,53% (60+)15,42% (60 - 69); 14,74% (70 - 79); 11,2% (80+) (tự khai 4 tuần qua)

Viện Chiến lược và Chính sách y tế (2016) [37]

Page 104: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

92

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Bệnh phổi mạn tính gây gánh nặng bệnh tật lớn, chiếm khoảng 5,5% tổng số DALY đối với người 60 - 64 tuổi và tăng lên gần 9% ở nhóm 80 tuổi trở lên (Hình 39). Trong số đó, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm 68% tổng số DALY, hen phế quản chiếm 24% và các bệnh khác chiếm 8%. Năm 2015, ước tính có khoảng 35,3 nghìn người tử vong liên quan bệnh phổi mạn tính [34].

Hình 39. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh phổi mạn tính ở người cao tuổi Việt Nam theo nhóm tuổi, 1990 - 2015

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

7%

8%

9%

10%

1990 2000 2015

60 - 64 65 - 69 70 - 74 75 - 79 80+

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool.

Bệnh ung thư

Điều tra tại cộng đồng cho thấy khoảng 1,1% số NCT ở Việt Nam mắc các loại bệnh ung thư. Tỷ lệ này ở người sau 70 tuổi cao hơn nhóm 60 - 69 tuổi, nam mắc nhiều hơn nữ; thành thị nhiều hơn nông thôn [28]. Tỷ lệ mắc các bệnh về khối u trong số bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão khoa TW năm 2008 là 6,4%[35]. Dù bệnh ung thư là một nhóm bệnh phổ biến ở NCT nhưng ở Việt Nam rất ít nghiên cứu đánh giá tỷ lệ mắc các loại ung thư.

Theo số liệu ước tính của Globocan, ở Việt Nam có khoảng 38,6 nghìn NCT mắc mới ung thư các loại vào năm 2012; trong đó nam gấp 1,5 lần nữ [50].18 Hình 40 cho thấy ung thư phổi, ung thư gan và ung thư dạ dày là 3 loại ung thư mới mắc phổ biến nhất ở cả hai giới, chiếm một nửa số ung thư ở nữ và gần ba phần tư ung thư ở nam giới. Ngoài ra, ung thư vú và ung thư cổ tử cung chiếm gần một phần năm các loại ung thư mới mắc ở nữ. Số NCT tử vong do ung thư năm 2012 là khoảng 40 nghìn theo số liệu của Globocan và khoảng 73 nghìn theo ước tính của IHME. Do bệnh nhân ung thư ở Việt Nam thường được phát hiện muộn nên mô hình tử vong do các loại ung thư tương đối giống mô hình mới mắc.

18 Dựa trên số liệu đăng ký về bệnh ung thư của Hà Nội và thành phố HCM kết hợp với số liệu tử vong do ung thư ở khu vực nông thôn và ước tính tỷ lệ mới mắc dựa vào mô hình phân tích sống còn.

Page 105: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

93

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

Hình 40. Cơ cấu tỷ lệ mới mắc ung thư ở người cao tuổi Việt Nam, 2012

33%

Gan21%

17%

tràng8%

3%

khác18%

Nam

20%

Gan14%

14%tràng12%

Vú12%

3%

cung7%

khác18%

Nguồn: International Agency for Research on Cancer (WHO). GLOBOCAN 2012: Estimated Cancer Incidence, Mortality and Prevalence Worldwide in 2012.

Bệnh ung thư đóng góp khoảng 20% DALY ở NCT 60 - 64 tuổi. Tỷ lệ này giảm dần theo tuổi do nhiều bệnh khác tác động vào sức khỏe ở NCT hơn. Tuy nhiên, gánh nặng bệnh tật do ung thư gây ra cho NCT đang tăng dần lên qua thời gian (Hình 41).

Hình 41. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh ung thư ở người cao tuổi Việt Nam theo nhóm tuổi, 1990 - 2015

0%

5%

10%

15%

20%

25%

1990 2000 2015

60 - 64 65 - 69 70 - 74 75 - 79 80+

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool.

Bệnh tâm thần-thần kinh

Bệnh thần kinh bao gồm những bệnh phổ biến như Alzheimer, Parkinson, động kinh, đau nửa đầu. Bệnh tâm thần bao gồm những bệnh như trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt và rối loạn tâm thần do rượu. Các bệnh này cũng khá phổ biến ở NCT ở Việt Nam. Một số bệnh tật phát sinh liên quan với lối sống như sa sút tâm thần và trầm cảm có xu hướng tăng và tỷ lệ NCT mắc các bệnh này tăng lên theo lứa tuổi.

Page 106: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

94

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Bảng 11 tổng hợp một số kết quả nghiên cứu về bệnh tâm thần-thần kinh ở NCT Việt Nam. Với bệnh trầm cảm, tỷ lệ mắc dao động từ 0,5% lên 2,3% tùy nghiên cứu và tỷ lệ trầm cảm tăng theo nhóm tuổi. Về sa sút trí tuệ, tỷ lệ mắc dao động từ khoảng 3% lến 10% NCT, và tỷ lệ mắc có tăng rõ rệt theo nhóm tuổi. Tỷ lệ ở nữ giới và người nông thôn cao hơn nam giới và người thành thị. Tỷ lệ mắc Parkinson được ước tính khoảng 1,3% và mất trí nhớ (mức nặng của sa sút trí tuệ) có tỷ lệ 0,78%.

Bảng 11. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh tâm thần, thần kinh ở người cao tuổi Việt Nam, 2000 - 2015

Năm Loại bệnh Tỷ lệ mắc ở NCT Nguồn

2007 Trầm cảm 1,2% Phạm Thắng (2007) [51]

2009 Trầm cảm 0,8% (60 - 74 tuổi) và 2,3% (75+) Phạm Thắng & Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009) [27]

2011 Trầm cảm 0,5% Uỷ ban quốc gia về NCT Việt Nam (2012) [28]

2000 Sa sút trí tuệ 7,9% (Thái Nguyên) Trần Viết Nghị & cộng sự (2001) [52]

2005 Sa sút trí tuệ 4,63%; tăng 1,78 lần giữa các lớp 5 tuổi

Nguyễn Ngọc Hòa (2006) [53]

2007 Sa sút trí tuệ 4,9% (60 - 74 tuổi) và 9,8% (75 +)3,9% (nam) và 5,7% (nữ)

Phạm Thắng (2007) [51]

2009 Sa sút tinh thần 2,9% (60 - 74 tuổi) và 9,8% (75+) Phạm Thắng & Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009) [27]

2010 Sa sút trí tuệ 5,1% (xã) và 3,2% (phường) Lê Văn Tuấn (2010) [54]

2005 Mất trí nhớ 0,78% Nguyễn Kim Việt (2005) [55]

2007 Parkinson 1,3% Phạm Thắng (2007) [51]

Sa sút trí tuệ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó bệnh Alzheimer chiếm 60 - 80%, tổn thương tế bào não do tai biến mạch máu não là nguyên nhân quan trọng thứ hai [56].19 Bệnh cảnh lâm sàng của sa sút trí tuệ gồm nhiều triệu chứng khác nhau nhưng nổi bật nhất là giảm trí nhớ. Đặc điểm quan trọng của sa sút trí tuệ là tính chất diễn tiến từ từ, nặng dần và không thể đảo ngược được. Bệnh Alzheimer’s là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi ở mức nặng. Bệnh nhân mất dần khả năng nhận thức và trí tuệ trong vòng hai đến mười năm. Cuối cùng, bệnh nhân mất hết mọi khả năng sinh hoạt độc lập, trở nên lệ thuộc hoàn toàn vào người khác và thường có thể tử vong do nhiễm khuẩn [55].

Gánh nặng bệnh tật do các bệnh thần kinh, tâm thần chủ yếu do mất năm sống khỏe mạnh; trong đó Alzheimer đóng vai trò quan trọng nhất, chiếm hơn một nửa gánh nặng bệnh tật của nhóm (Hình 42). Năm 2015, ước tính khoảng 23 nghìn người tử vong do bệnh Alzheimer, chủ yếu là người cao tuổi. Khoảng 98% người tử vong do Alzheimer’s là NCT từ 60 tuổi trở lên; 78% trong nhóm 80 tuổi trở lên. [34]. Các rối loạn trầm cảm đóng vai trò quan trọng thứ hai, chiếm 17% gánh nặng bệnh tật. Các loại bệnh còn lại đóng góp từ 5% gánh nặng bệnh tật trở xuống như bệnh đau nửa đầu, động kinh, Parkinson, bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.

19 Theo http://www.alz.org/asian/about/what_is_alzheimers.asp?nL=VI&dL=VI

Page 107: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

95

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

Hình 42. Cơ cấu gánh nặng bệnh tật do bệnh thần kinh và tâm thần ở người cao tuổi Việt Nam, 2015

5%

kinh khác, 2%

Lo âu, 3%

2%

2%Parkinson

Bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ

52%

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute for Health Met-rics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool.

Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật của các bệnh thần kinh, tâm thần trong tổng gánh nặng bệnh tật chung tương đối ổn định, chỉ tăng không đáng kể qua thời gian. Tuy nhiên, gánh nặng do bệnh thần kinh (chủ yếu Alzheimer) tăng mạnh theo tuổi trong khi gánh nặng do bệnh tâm thần giảm dần theo nhóm tuổi (Hình 43).

Hình 43. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh thần kinh và bệnh tâm thần ở người cao tuổi Việt Nam theo nhóm tuổi, 1990 - 2015

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

7%

8%

9%

1990 2000 2015

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

7%

8%

9%

1990 2000 2015

Bệnh tâm thầnBệnh thần kinh

60 - 64 65 - 69 70 - 74 75 - 79 80+ 60 - 64 65 - 69 70 - 74 75 - 79 80+

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute for Health Met-rics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool.

2.6. Gánh nặng các yếu tố nguy cơ sức khoẻ ở người cao tuổi Việt Nam

Các yếu tố nguy cơ sức khoẻ có thể được chia thành ba nhóm chính: (1) các yếu tố liên quan đến chuyển hóa; (2) các yếu tố liên quan đến vệ sinh, môi trường; và (3) các yếu tố liên quan đến hành vi. Như đã đề cập ở phần trên, gánh nặng bệnh tật và tử vong ở người cao tuổi

Page 108: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

96

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

chủ yếu do các BKLN và tình trạng khuyết tật gây ra. Phần lớn nguy cơ đối với sức khoẻ NCT là do tác động tích lũy của nhiều yếu tố đã có từ khi còn trẻ như hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn và tập thể dục, môi trường làm việc. Các yếu tố về chuyển hóa có thể tác động từ giai đoạn trung tuổi nếu không được phát hiện sớm và quản lý như THA tâm thu và tăng đường huyết. Mặc dù thay đổi hành vi và môi trường sống cũng như quản lý các yếu tố nguy cơ chuyển hóa ở độ tuổi từ 60 tuổi trở lên có thể giúp cải thiện sức khỏe NCT, nhưng giảm các yếu tố nguy cơ này từ khi còn trẻ sẽ hiệu quả hơn trong việc giúp già hóa khỏe mạnh.

Tìm ra gánh nặng các yếu tố nguy cơ đối với sức khoẻ NCT giúp xây dựng các chiến lược phòng bệnh phù hợp. Thông tin về các yếu tố nguy cơ cho gánh nặng bệnh tật và tử vong ở nhóm NCT ở Việt Nam được trình bày dựa trên phân tích toàn cầu về gánh nặng bệnh tật và các bằng chứng sẵn có để gắn bệnh tật với các yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, tác động của các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tật và tử vong rất phức tạp, một yếu tố nguy cơ có thể tác động lên nhiều bệnh trong khi một bệnh có thể chịu tác động của nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau. Trong đó, các yếu tố nguy cơ đã biết chỉ mới giải thích được khoảng 58% gánh nặng bệnh tật tính theo DALY ở NCT; 42% gánh nặng bệnh tật còn lại hoặc chưa tìm thấy yếu tố nguy cơ hoặc chưa xác định được mối liên quan với các yếu tố nguy cơ đã biết.

2.6.1. Gánh nặng bệnh tật do các yếu tố nguy cơ sức khoẻ

Trong ba nhóm yếu tố nguy cơ chính đã biết gây nên 58% gánh nặng bệnh tật của NCT tính theo DALY năm 2015, nhóm yếu tố liên quan đến hành vi có đóng góp lớn nhất (40%), tiếp đến là nhóm các yếu tố liên quan đến chuyển hóa (33%) và nhóm các yếu tố liên quan đến vệ sinh, môi trường (14%) (Hình 44). Tỷ lệ đóng góp của 3 nhóm này vượt quá 58% do một yếu tố nguy cơ có thể đóng góp vào nhiều loại bệnh tật khác nhau. Gánh nặng do các yếu tố nguy cơ môi trường không khác biệt nhiều theo lứa tuổi trong khi gánh nặng của yếu tố chuyển hóa tăng theo tuổi còn vai trò của yếu tố hành vi giảm theo tuổi.

Hình 44. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY liên quan đến 3 nhóm yếu tố nguy cơ chính theo nhóm tuổi của người cao tuổi Việt Nam, 2015

14%

33%

40%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

50%

Hành vi

60-64 65-69 70-74 75-79 80+ NCT

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool

Page 109: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

97

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

Phân tích sâu hơn vai trò của từng yếu tố nguy cơ riêng rẽ cho thấy đóng góp nhiều nhất vào gánh nặng bệnh tật ở NCT Việt Nam là chế độ ăn chưa hợp lý (trong đó có ăn mặn, ăn nhiều chất béo, thịt đỏ, thức ăn chế biến; ăn ít rau quả, ăn ít hải sản), THA tâm thu, và phơi nhiễm thuốc lá (cả hút trực tiếp và thụ động) (Bảng 12). Gánh nặng của một số yếu tố tăng theo nhóm tuổi, như THA tâm thu, trong khi vai trò của các yếu tố khác lại giảm theo độ tuổi (như chỉ số khối cơ thể, sử dụng rượu, bia, ma túy và phơi nhiễm độc hại nghề nghiệp).

Bảng 12. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY liên quan đến các yếu tố nguy cơ theo nhóm tuổi của người cao tuổi Việt Nam, 2015

Nhóm tuổi 60 - 64 65 - 69 70 - 74 75 - 79 80+ NCT 60+

Môi trường 13,8% 14,0% 15,1% 13,4% 12,7% 13,6%

Nguồn nước không an toàn 0,4% 0,5% 0,6% 0,7% 1,1% 0,7%

Ô nhiễm không khí 8,6% 9,5% 10,0% 9,8% 10,1% 9,6%

Phơi nhiễm độc hại nghề nghiệp 5,1% 4,3% 5,0% 2,8% 1,1% 3,4%

Chuyển hóa 28,8% 30,9% 32,7% 35,4% 36,0% 32,9%

Đường huyết lúc đói cao 11,0% 12,1% 12,2% 11,9% 9,9% 11,1%

Cholesterol toàn phần tăng cao 5,1% 4,0% 3,7% 4,9% 6,8% 5,2%

THA tâm thu 17,2% 18,7% 20,1% 22,6% 22,1% 20,2%

Chỉ số khối cơ thể cao 4,4% 4,5% 3,4% 2,6% 1,5% 3,1%

Hành vi 43,8% 44,3% 43,1% 39,6% 33,8% 40,1%

Phơi nhiễm khói thuốc lá 21,9% 21,7% 20,4% 17,2% 14,6% 18,7%

Sử dụng rượu, bia, ma túy 6,9% 5,4% 4,4% 3,3% 1,3% 4,0%

Ít hoạt động thể chất 1,8% 2,1% 2,2% 2,3% 2,1% 2,1%

Chế độ ăn chưa hợp lý 22,3% 23,3% 23,4% 22,4% 19,3% 21,7%

Tổng cộng các yếu tố nguy cơ 56,6% 57,9% 59,1% 58,7% 57,0% 57,6%

Chú thích: Phơi nhiễm khói thuốc lá bao gồm hút trực tiếp và thụ động

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool

Với nhóm các yếu tố nguy cơ hành vi, ba yếu tố nguy cơ chính là phơi nhiễm khói thuốc lá (chủ yếu do trực tiếp hút thuốc), sử dụng rượu bia và chế độ ăn chưa hợp lý đều có sự khác biệt giữa nam và nữ. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật liên quan đến các yếu tố hành vi về thuốc lá và uống rượu, bia, ở nam luôn cao hơn rất nhiều so với nữ ở tất cả các lứa tuổi (Hình 45). Trong khi đó, chênh lệch về tỷ lệ gánh nặng bệnh tật liên quan đến chế độ ăn chưa hợp lý giữa hai giới nhỏ hơn bằng hai hành vi trên. Điều này có thể giải thích do hành vi về ăn uống thường chung cho cả hộ, trong khi hút thuốc và uống rượu là hành vi mang tính cá nhân nhiều hơn. Bên cạnh đó, đóng góp của cả ba yếu tố hành vi nguy cơ ở nữ và yếu tố về chế độ ăn ở nam tương đối ổn định theo nhóm tuổi trong khi vai trò của hành vi hút thuốc lá và sử dụng rượu, bia ở nam giới giảm dần theo độ tuổi.

Page 110: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

98

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Hình 45. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY liên quan đến nhóm yếu tố nguy cơ hành vi theo nhóm tuổi và giới ở người cao tuổi Việt Nam, 2015

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

Nam

60 - 64 60 - 6465 - 69 65 - 6970 - 74 70 - 7475 - 79 75 - 7980+ 80+

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool

Nhóm yếu tố chuyển hoá thực chất là các yếu tố nguy cơ trung gian và có liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ hành vi. Hình 46 thể hiện đóng góp của các yếu tố nguy cơ chuyển hoá vào gánh nặng bệnh tật theo tuổi và giới của NCT. Theo đó, vai trò của THA tâm thu tăng theo nhóm tuổi trong khi vai trò của chỉ số khối cơ thể cao giảm dần theo nhóm tuổi ở cả hai giới. Đường máu cao và chỉ số khối cơ thể cao ở nam đóng góp nhiều hơn vào gánh nặng bệnh tật so với nữ ở tất cả các nhóm tuổi. Trong khi đó, với yếu tố THA tâm thu, dưới 75 tuổi có đóng góp vào gánh nặng bệnh tật cao hơn nữ, nhưng đến tuổi từ 75 trở lên, chỉ đóng góp ở mức tương đương giữa hai giới. Tác động của yếu tố cholesterol tăng cao tới DALY gần như nhau ở hai giới.

Hình 46. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY liên quan đến yếu tố nguy cơ chuyển hóa theo nhóm tuổi và giới ở người cao tuổi Việt Nam, 2015

0%

5%

10%

15%

20%

25%

THA tâm thu

Nam

60 - 64 60 - 6465 - 69 65 - 6970 - 74 70 - 7475 - 79 75 - 7980+ 80+

Page 111: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

99

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

2.6.2. Nguyên nhân tử vong do các yếu tố nguy cơ sức khoẻ

Mô hình tác động của các yếu tố nguy cơ vào nguyên nhân tử vong ở NCT không khác biệt nhiều so với mô hình tác động tới gánh nặng bệnh tật. Chỉ có khoảng 67% trường hợp tử vong ở NCT có thể được giải thích bởi các yếu tố nguy cơ. Mặt khác, tổng tác động của các yếu tố nguy cơ không bằng 100% do một số yếu tố có tác động trùng lắp. Nhóm có tác động lớn nhất vào nguyên nhân tử vong là các yếu tố hành vi (45%), tiếp theo là các yếu tố chuyển hóa (41%) và cuối cùng là các yếu tố vệ sinh, môi trường (16%). Đóng góp vào nguyên nhân tử vong ít thay đổi theo nhóm tuổi đối với các yếu tố nguy cơ về vệ sinh, môi trường; tăng theo tuổi đối với yếu tố chuyển hóa và giảm theo tuổi ở nhóm yếu tố hành vi. Các yếu tố nguy cơ có đóng góp lớn nhất vào nguyên nhân tử vong của NCT Việt Nam là THA tâm thu, chế độ ăn không hợp lý, và phơi nhiễm khói thuốc lá, tương tự như vai trò đối với gánh nặng bệnh tật đo bằng DALY (Bảng 13).

Bảng 13. Tỷ lệ tử vong liên quan các yếu tố nguy cơ ở người cao tuổi Việt Nam, 2015

60 - 64 65 - 69 70 - 74 75 - 79 80+ NCT 60+

Môi trường 16,3% 17,4% 18,4% 16,0% 14,9% 15,5%

Nguồn nước không an toàn 0,5% 0,6% 0,7% 0,8% 1,2% 0,9%

Ô nhiễm không khí 11,9% 12,6% 12,8% 12,2% 12,0% 12,0%

Phơi nhiễm độc hại nghề nghiệp 4,3% 4,8% 5,6% 2,9% 1,2% 2,5%

Chuyển hóa 35,6% 37,5% 39,2% 42,3% 42,6% 40,6%

Đường huyết lúc đói cao 12,0% 13,4% 13,5% 13,1% 11,2% 11,8%

Cholesterol toàn phần tăng cao 7,0% 5,3% 4,7% 6,1% 8,3% 7,2%

THA tâm thu 23,5% 24,5% 25,7% 28,4% 26,8% 26,0%

Chỉ số khối cơ thể cao 5,3% 5,3% 4,0% 3,0% 1,6% 2,7%

Hành vi 57,7% 56,7% 53,9% 48,6% 39,4% 44,7%

Phơi nhiễm khói thuốc lá 29,6% 28,2% 25,7% 21,1% 16,5% 20,0%

Sử dụng rượu, bia, ma túy 9,5% 7,2% 5,7% 4,2% 1,5% 3,5%

Hoạt động thể chất thấp 2,2% 2,5% 2,6% 2,7% 2,5% 2,5%

Chế độ ăn nguy cơ 29,6% 30,2% 29,7% 28,1% 23,3% 25,5%

Tổng cộng các yếu tố nguy cơ 70,1% 71,2% 71,2% 70,0% 66,4% 67,3%

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool

Phân tích theo giới cho thấy trong khi các yếu tố hành vi và vệ sinh, môi trường đóng góp nhiều hơn vào tử vong ở nam giới, các yếu tố nguy cơ về chuyển hóa lại tác động tới phụ nữ nhiều hơn, chủ yếu liên quan đến chỉ số khối cơ thể và đường huyết lúc đói cao (Hình 47).

Page 112: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

100

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Hình 47. Tỷ lệ số ca tử vong liên quan các nhóm yếu tố nguy cơ theo giới ở người cao tuổi Việt Nam, 2015

Hành vi

Nam

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool

2.7. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi

Chất lượng cuộc sống cũng là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng sức khoẻ của người dân nói chung và NCT nói riêng. Cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của WHO trong CSSK cho NCT.

Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về chất lượng cuộc sống ở NCT sử dụng các bộ công cụ khác nhau như WHOQOL-BREF, EQ-5D,... Các nghiên cứu đều cho thấy mối liên quan ở các mức độ khác nhau giữa chất lượng cuộc sống của người cao tuổi với độ tuổi, giới, địa bàn sinh sống, điều kiện kinh tế và mối quan hệ xã hội. Một số nghiên cứu cho thấy các cụ ông thường có điểm chất lượng cuộc sống tốt hơn so với các cụ bà [57], đặc biệt là về các khía cạnh thể chất, tâm lý và môi trường [58]. Chất lượng cuộc sống cũng cao hơn ở những NCT có trình độ học vấn cao hơn, có điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn [57], [59], [59]; đặc biệt là với các cụ bà [58]. Trong đó, điều kiện sống dài hạn ảnh hưởng nhiều hơn đến chất lượng cuộc sống NCT nhiều hơn so với điều kiện sống ngắn hạn; tác động của điều kiện kinh tế đến chất lượng cuộc sống của NCT ở nông thôn cũng quan trọng hơn so với ở thành thị [60]. Về các mối quan hệ, người cao tuổi ở thành thị ưu tiên dựa vào con cái trong khi người cao tuổi ở nông thôn tập trung vào mối quan hệ cộng đồng [60]. Chất lượng cuộc sống cũng cao hơn ở những NCT là chủ hộ gia đình, làm việc đến lúc tuổi già [59] và các cụ ông có kết nối tốt hơn [58]. Tuổi tác ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống chủ yếu qua việc suy giảm thể chất hơn là tác động đến chức năng tinh thần [59]. Có mối quan hệ giữa ốm đau bệnh tật với chất lượng cuộc sống của NCT khi những người không có ốm đau bệnh tật trong 6 tháng qua có chất lượng cuộc sống tốt hơn [58].

Page 113: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

101

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

Tóm lại, với tốc độ già hoá dân số nhanh, gánh nặng bệnh tật và tử vong của NCT cũng đang ngày càng tăng, tập trung chủ yếu vào các BKLN và tình trạng suy giảm các chức năng, hạn chế sinh hoạt cá nhân hằng ngày và hoạt động hỗ trợ cuộc sống hằng ngày. Gánh nặng của nhiều vấn đề sức khoẻ thường tăng dần theo độ tuổi và ở nữ cao hơn nam. Nhằm đạt mục tiêu già hóa khỏe mạnh, Việt Nam cần lựa chọn một số vấn đề sức khoẻ ưu tiên ở NCT cần quan tâm giải quyết. Việc lựa chọn các vấn đề ưu tiên dựa trên thực trạng về mô hình bệnh tật và suy giảm chức năng ở NCT, bao gồm: (1) các vấn đề sức khỏe có thể dự phòng được; (2) các vấn đề sức khỏe có thể phát hiện sớm và quản lý có hiệu quả để giảm tác hại của bệnh; (3) các vấn đề sức khỏe gây giảm năng lực lớn cần tác động đảo ngược hoặc làm chậm sự tiến triển; và (4) các bệnh mạn tính đã tiến triển làm giảm năng lực nghiêm trọng, cần chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời. Bên cạnh đó, cũng cần phải quan tâm đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống của NCT. Chương VIII sẽ trình bày các vấn đề ưu tiên được xác định và các khuyến nghị giải pháp.

Page 114: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

102

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

Già hóa khỏe mạnh đòi hỏi những can thiệp trong suốt vòng đời của từng người (Hình 48). Trong đó, có các can thiệp sớm (từ khi một người sinh ra) để dự phòng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ, vốn là các can thiệp có tính chi phí hiệu quả cao nhất. Các can thiệp y tế tiếp theo là phát hiện, chẩn đoán sớm các BKLN, điều trị, quản lý có hiệu quả các bệnh này, cũng như các bệnh mạn tính khác. Khi gặp khuyết tật, bệnh tật hoặc già yếu, thì xã hội vừa hỗ trợ NCT sống với điều kiện đó vừa phục hồi chức năng (PHCN) để giúp NCT giành lại những năng lực cần thiết để sống độc lập. Chăm sóc dài hạn tại cộng đồng hoặc tại các cơ sở chăm sóc tập trung là các can thiệp lồng ghép có vai trò quan trọng đảm bảo NCT duy trì cuộc sống có chất lượng và được tôn trọng về nhân phẩm đến giai đoạn cuối của cuộc đời, tuy nhiên các dịch vụ chăm sóc đó chủ yếu liên quan hỗ trợ sinh hoạt nên được đề cập trong Chương VI. Đến cuối đời, hoặc khi gặp những bệnh hiểm nghèo, lúc đó có thể cần sự giúp đỡ về chăm sóc giảm nhẹ. Như vậy, già hóa khỏe mạnh không chỉ đòi hỏi can thiệp y tế, nhưng còn cần hỗ trợ sống với khuyết tật, chăm sóc dài hạn, và cần có nền tảng là môi trường sống đảm bảo nâng cao và duy trì năng lực hoạt động của NCT.

Hình 48. Nội dung các can thiệp nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnh

Điều trị, quản lý hiệu quả

BKLN

Hỗ trợ sống với khuyết tật,

mất tríPhục hồi

chức năng

Chăm sóc dài hạn

Chăm sóc giảm nhẹ

Chẩn đoán sớm BKLN

Dự phòng và kiểm soát các yếu tố nguy

Môi trường: xây dựng và duy trì khả năng hoạt động (nhu cầu cơ bản, học và quyết định, đi lại, tham gia và đóng góp vào xã hội)

Chương này của báo cáo phân tích các chính sách, hoạt động và điều kiện để chăm sóc sức khỏe cho NCT. Theo WHO, CSSK NCT là một trong những nội dung can thiệp để hướng tới già hóa khỏe mạnh, để hướng tới mục tiêu đó, người dân cần được hưởng các dịch vụ y tế dự phòng có hiệu quả ngay từ khi còn trẻ; được chẩn đoán sớm, chăm sóc điều trị các bệnh mạn tính và PHCN nhằm đảo ngược hoặc làm chậm sự suy giảm năng lực của quá trình già hóa. Cuối cùng, hệ thống y tế cần đáp ứng được nhu cầu chăm sóc điều trị bệnh mạn tính đã tiến triển ở giai đoạn suy giảm năng lực nghiêm trọng đối với NCT (Hình 49).

Page 115: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

103

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

Hình 49. Các can thiệp CSSK và chăm sóc dài hạn vì mục tiêu già hóa khỏe mạnh theo các giai đoạn của vòng đời

CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG TẠI NHÀ HOẶC TẠI NHÀ DƯỠNG LÃO

CHĂM SÓC GIẢM NHẸ TẠI NHÀ HOẶC

TẠI NHÀ DƯỠNG LÃO

NÂNG CAO SỨC KHỎE (Phòng, chống các yếu tố nguy cơ)

CHĂM SÓC Y TẾ LIÊN TụC CÓ SỰ PHỐI HỢP GIỮA CÁC DỊCH Vụ Y TẾ

(CSSKBĐ, PHCN và dịch vụ bệnh viện)

Nguồn: JAHR 2016

Trong khi chương này tập trung về hoạt động CSSK, già hóa khỏe mạnh không thể thiếu chăm sóc dài hạn và can thiệp trong môi trường xã hội. Vì vậy, Chương VI sẽ phân tích về chăm sóc dài hạn và Chương VII về các can thiệp môi trường xã hội. Trong quá trình phân tích sẽ nêu ra những chính sách hiện có liên quan và những thành tích và khó khăn trong tổ chức thực hiện các chính sách, nhằm đưa ra những khuyến nghị để xây dựng và điều chỉnh chiến lược, chính sách và kế hoạch trong thời gian tới nhằm già hóa khỏe mạnh.

1. Một số chính sách lớn về CSSK cho người cao tuổi

1.1. Một số chính sách toàn cầu về quyền CSSK của người cao tuổi

Tuyên bố toàn cầu về nhân quyền (năm 1948) của Liên hợp quốc, Điều 25 (1) nhấn mạnh “mọi người đều có quyền có cuộc sống đầy đủ về sức khỏe và hạnh phúc đối với bản thân và gia đình”.

Năm 2002, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã công nhận bản Tuyên bố chính trị và Kế hoạch hành động quốc tế Madrid về NCT. Trong đó ba hành động ưu tiên là NCT và sự phát triển, nâng cao sức khỏe và hạnh phúc cho tuổi già, và đảm bảo môi trường hỗ trợ cho NCT. Nhiều điểm mấu chốt trong kế hoạch này đã bị mờ nhạt trong thời gian qua. Những điểm còn lại, năm 2015, đã được nhắc lại và nhấn mạnh, bao gồm nâng cao sức khỏe và hạnh phúc suốt cuộc đời; đảm bảo sự tiếp cận các dịch vụ y tế một cách bình đẳng và toàn dân; đào tạo người cung cấp dịch vụ và nhân viên y tế; đáp ứng các nhu cầu sức khỏe tâm thần cho NCT; cung cấp các dịch vụ thích hợp cho NCT bị tàn tật ; cung cấp sự chăm sóc và hỗ trợ cho người chăm sóc; phòng tránh sự thờ ơ, bỏ mặc và bạo hành đối với NCT.

1.2. Các chính sách của Việt Nam về CSSK NCT

Các văn bản pháp luật đã quy định nhiệm vụ dự phòng bệnh, phòng chống các BKLN, KCB, CSSK, PHCN nói chung và cụ thể đối với NCT. Nhà nước và Bộ Y tế đã quan tâm đến

Page 116: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

104

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

vấn đề già hóa dân số tại Việt Nam và đã đưa công tác CSSK NCT vào chiến lược và kế hoạch hoạt động của ngành, có định hướng rõ ràng tập trung CSSKBĐ cho NCT. Cục Quản lý KCB của Bộ Y tế đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và thi hành chính sách, tiêu chuẩn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đối với các bệnh phổ biến ở NCT. Bệnh viện Lão khoa trung ương là đơn vị đầu ngành về lĩnh vực lão khoa đã tham mưu, đề xuất với Bộ Y tế các chính sách về phát triển mạng lưới lão khoa, công tác CSSK NCT tại các tuyến, chú trọng CSSK NCT tại tuyến y tế cơ sở và tại cộng đồng. Mục này đề cập đến các chính sách lớn liên quan CSSK cho NCT, gồm YTDP, KCB, PHCN. Các vấn đề liên quan chăm sóc dài hạn sẽ được đề cập trong Chương VI.

1.2.1. Quyền lợi chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi

Luật NCT quy định về quyền và nghĩa vụ của NCT, trong đó có quy định về CSSK. Nội dung tập trung vào hai mảng, là CSSK ban đầu tại nơi cư trú và khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế. Ngoài ra Luật có quy định về quyền NCT có BHYT và trách nhiệm của Bộ Y tế. NCT chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm người khuyết tật nên các quy định về quyền được PHCN trong Luật Người Khuyết tật (51/2010/QH12) cũng được đề cập trong mục này.

CSSK ban đầu là quyền của NCT được quy định cụ thể trong Điều 13 của Luật NCT và được hướng dẫn chi tiết trong Thông tư số 35/2011/TT-BYT của Bộ Y tế. Trạm y tế xã là cơ sở y tế chính có trách nhiệm quản lý sức khỏe của NCT thông qua tuyên truyền giáo dục sức khỏe, lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe NCT, KCB phù hợp với phân tuyến kỹ thuật và phối hợp với cơ sở KCB tuyến trên để tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho NCT. Đối với NCT cô đơn (tức là không có người nhà chăm sóc) có bệnh nặng không đến cơ sở y tế thì trạm y tế xã có trách nhiệm gửi cán bộ đến KCB tại nơi cư trú và UBND xã có trách nhiệm đưa NCT cô đơn bệnh nặng tới cơ sở KCB theo đề nghị của trạm y tế. Ngoài trạm y tế xã, nhà nước cũng khuyến khích tổ chức, cá nhân KCB cho NCT tại nơi cư trú. Mô hình bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình đang được phát triển để cải thiện các tổ chức và thực hiện CSSK ban đầu. Trong các văn bản liên quan xây dựng, thí điểm và nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình, trách nhiệm CSSK NCT được coi là một trong những nhiệm vụ chính.20

Việc ưu tiên KCB cho NCT được thực hiện qua một số hoạt động. Thứ nhất là ưu tiên khám trước cho người từ 75 tuổi trở lên.21 Thứ hai là bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú, tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là NCT tại các bệnh viện. Thứ ba là sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện, phải phục hồi sức khỏe cho người bệnh là NCT, và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình. Thứ tư là phải kết hợp phương pháp điều trị YHCT với y học hiện đại, và hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở.

1.2.2. Trách nhiệm của Bộ Y tế về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Trách nhiệm của Bộ Y tế được nêu trong Luật NCT, Luật người khuyết tật, Chương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 (Quyết định 1781/QĐ-TTg năm 2012) và Đề án CSSK NCT giai đoạn 2017 - 2025 (Quyết định 7618/QĐ-BYT năm 2016).

20 Bộ Y tế. Thông tư số 16/2014/TT-BYT (2014) Hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình; Quyết định số 935/QĐ-BYT (2013) phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ giai đoạn 2013 - 2020; Quyết định số 1568/QĐ-BYT (2016) Phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2020

21 Theo Luật NCT là 80 tuổi trở lên, nhưng trong Công văn số 2413/BYT-KCB ngày 26/4/2013 của Bộ Y tế quy định từ 75 tuổi trở lên.

Page 117: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

105

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

Thứ nhất, Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện CSSK NCT tại cơ sở KCB và cộng đồng và hướng dẫn việc quản lý bệnh mạn tính của NCT. Bộ Y tế thực hiện trách nhiệm này qua Thông tư 35/2011/TT-BYT, văn bản hướng dẫn cụ thể các thực hiện Luật NCT, và Đề án CSSK NCT giai đoạn 2017 - 2025 (Quyết định 7618/QĐ-BYT năm 2016).

Phương án chính để thực hiện nhiệm vụ này là qua việc thành lập khoa lão khoa tại nhiều cơ sở y tế tuyến tỉnh. Theo Thông tư 35/2011/TT-BYT các bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa Nhi), bệnh viện y học cổ truyền có quy mô từ 50 giường bệnh kế hoạch trở lên phải bố trí giường bệnh điều trị nội trú và tổ chức buồng khám bệnh riêng cho NCT tại khoa khám bệnh, nhưng theo Chương trình hành động quốc gia về NCT, chỉ tiêu năm 2020 là đạt 90%. Căn cứ vào nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của NCT, khuyến khích các bệnh viện thành lập khoa Lão khoa khi có đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực. Theo Chương trình Hành động, đến năm 2020, 100% các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp tỉnh sẽ có khoa Lão khoa. Hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của khoa Lão khoa.

Ngoài ra, Đề án CSSK NCT cũng có những chỉ tiêu cụ thể đối với một số mục tiêu trung gian để thực hiện mục tiêu “Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” được thể hiện trong Bảng 14. Đề án cũng đưa ra nhiều giải pháp nhằm thực hiện các chỉ tiêu này. Để tăng hiểu biết của NCT có giải pháp tăng cường truyền thông giáo dục thay đổi hành vi nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Để giúp NCT tiếp cận dịch vụ CSSK có các giải pháp tập trung vào gia đình, cộng đồng và y tế tuyến cơ sở: xây dựng, phát triển phong trào chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; củng cố, hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho NCT; xây dựng và phổ biến mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho NCT; xây dựng và phổ biến mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho NCT.

Bảng 14. Các mục tiêu về sức khỏe người cao tuổi của Đề án chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025

Mục tiêu Chỉ tiêu đến năm 2025 Kết quả đạt 2015 - 16

Nâng cao sức khỏe của NCT trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự CSSK và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK ban đầu của NCT.

80% NCT có khả năng tự chăm sóc, được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự CSSK

9,6%

80% NCT được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần/năm và được lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe.

7,7%

Đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của NCT với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp (tại các cơ sở y tế, tại nhà,...)

90% NCT khi bị bệnh được tiếp cận dịch vụ CSSK.

100% bệnh viện trung ương và tuyến tỉnh (trừ bệnh viện chuyên khoa nhi) có tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là NCT; khuyến khích thành lập mới bệnh viện lão khoa tại các thành phố trực thuộc trung ương.

100% NCT có thẻ BHYT. 75% (2014)

Nguồn: Quyết định 7618/QĐ-BYT năm 2016; Achievement on most indicators: Health insurance from Giang Thanh Long. Ageing Population, Older People’s Health and Health Insurance: The case of Vietnam. Nossal Institute Global Health, University of Melbourne. 24 - 26 October 2016 [61]. Năm 2012 số liệu VHLSS được tính toán bởi Nhóm JAHR using Living Standards Survey Data 2014.

Page 118: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

106

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Thứ hai, theo Luật NCT và Chương trình hành động quốc gia về NCT, Bộ Y tế cũng có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh tim mạch, tiểu đường, an-dây-mơ (Alzheimer’s) và các bệnh mạn tính khác, bệnh về sức khỏe sinh sản của NCT. Nhằm thực hiện trách nhiệm này, Bộ Y tế đã xây dựng và Thủ tướng đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015 - 2025 (Quyết định 376/QĐ-TTg năm 2015, sau đây được gọi là Chiến lược quốc gia phòng chống BKLN). Bộ Y tế cũng ra quyết định phê duyệt Dự án chủ động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phối tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định 4299/QĐ-BYT năm 2016).

Thứ ba, Bộ Y tế cũng có trách nhiệm thực hiện chương trình phòng ngừa khuyết tật và hướng dẫn thực hiện PHCN dựa vào cộng đồng đối với người khuyết tật, trong đó có nhiều NCT. Năm 2014, Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch quốc gia về phát triển PHCN giai đoạn 2014 - 2020 (4039/QĐ-BYT) nhằm củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở PHCN và nâng cao chất lượng dịch vụ PHCN; tăng cường phòng ngừa khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp sớm và cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật. Thủ tướng cũng phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 2560/QĐ-TTg năm 2016), trong đó có các mục tiêu liên quan NCT như giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên, tăng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể và tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt.

1.2.3. Chính sách về nhân lực chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Kết quả đạt được

Bộ Y tế có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng thầy thuốc, nhân viên y tế chuyên ngành lão khoa (theo Luật NCT) đào tạo về PHCN (theo Luật Người Khuyết tật) và nâng cao năng lực nhân viên xã hội làm công việc tư vấn, chăm sóc NCT (Chương trình hành động quốc gia).

Bệnh viện Lão khoa trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao về chuyên ngành lão khoa; phối hợp với các cơ sở giáo dục quốc dân chuyên ngành y tế trong việc biên soạn tài liệu và hướng dẫn thực hành lão khoa (Thông tư số 35/2011/TT-BYT). Theo Đề án CSSK NCT, Bệnh viện Lão khoa trung ương còn có nhiệm vụ chỉ đạo, hỗ trợ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật về CSSK NCT cho tuyến dưới trong phạm vi cả nước và phối hợp với các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trong việc biên soạn tài liệu và hướng dẫn thực hành lão khoa.

Chương trình hành động Quốc gia về NCT quy định việc lồng ghép việc CSSK NCT vào các chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên xã hội, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công việc tư vấn, chăm sóc người cao tuổi.

Page 119: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

107

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

Khó khăn

Hiện nay chưa có tiêu chuẩn ngành lão khoa để xác định phạm vi hành nghề của bác sĩ chuyên khoa lão khoa. Việt Nam chưa xây dựng chuẩn năng lực về lão khoa cho bác sĩ đa khoa, bác sĩ gia đình, bác sĩ nội khoa và bác sĩ chuyên khoa lão. Mặc dù đã có 3 trường đại học thực hiện đào tạo chuyên khoa lão khoa, nhưng hệ thống giáo dục quốc dân chưa có mã chuyên khoa lão khoa trong danh mục đào tạo chuyên khoa sau đại học. Chưa có chương trình khung hoặc giáo trình chuẩn để đào tạo về lão khoa trong chương trình đạo tạo bác sĩ đa khoa, bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nội khoa, chương trình đào tạo liên tục và chương trình đào tạo chuyên khoa lão.

Chưa có quy định về đào tạo liên tục để nâng cao kiến thức chung của các loại cán bộ y tế về những nhu cầu đặc biệt của NCT, ví dụ tương tác thuốc, tâm lý NCT chung và NCT có bệnh, các nguy cơ ngã, tư vấn chế độ ăn, tư vấn về tự quản lý bệnh, v.v. Điều này rất quan trọng vì hầu hết người bệnh là NCT sẽ được điều trị chuyên khoa tùy bệnh của họ, không phải trong khoa lão khoa.

Mặc dù có nhiều dịch vụ kỹ thuật được cung cấp bởi nhân viên y tế, nhiều công việc chăm sóc sức khoẻ cơ bản được thực hiện bởi các thành viên gia đình hoặc người chăm sóc được trả lương. Những cá nhân này ít khi được đào tạo hoặc hướng dẫn về việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người được chăm sóc, chẳng hạn như quản lý thuốc hoặc cho ăn bằng ống thông. Nếu không có hướng dẫn thích hợp từ các cán bộ y tế, những người chăm sóc này không thể đóng góp một cách có hiệu quả vào chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi.

1.2.4. Tài chính y tế cho chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Kết quả đạt được

Bảo vệ tài chính y tế cho NCT được thực hiện theo cơ chế BHYT và trợ cấp ngân sách nhà nước cho trạm y tế CSSK ban đầu, cũng như kinh phí của Chương trình mục tiêu y tế - dân số 2016 - 2025 đối với hoạt động phòng, chống và quản lý BKLN. Chương VI sẽ thảo luận về vấn đề bảo hiểm chăm sóc dài hạn, vốn không nằm trong phạm vi BHYT.

Luật BHYT và Luật NCT quy định về quyền lợi NCT có BHYT (Bảng 15). Đối với nhóm từ 80 tuổi trở lên, hoặc BHXH đóng hoặc NSNN đóng phí BHYT. Đối với nhóm NCT từ 60 đến 79 tuổi, một số nhóm được BHXH hoặc NSNN đóng. Trong đó có người hưởng lương hưu, người nghèo không có người phụng dưỡng, người có công, người khuyết tật đang hưởng bảo trợ xã hội hằng tháng. Có một số nhóm NCT từ 60 - 79 tuổi phải tự đóng phí BHYT nên có khả năng độ bao phủ sẽ thấp. Thứ nhất là NCT nghèo nhưng có người phụng dưỡng, thì trách nhiệm đóng phí BHYT là của người phụng dưỡng. Thứ hai là NCT có hưởng chế độ tuất từ BHXH khi chưa đến 80 tuổi phải dùng tiền tuất để tham gia BHYT tự nguyện. Còn lại có các nhóm không nghèo, không có công, không phải hưu trí, không khuyết tật, thì phải tự đóng phí BHYT. Đó cũng là nhóm có nguy cơ không tự đóng, hoặc chỉ đóng nếu có sẵn bệnh tật gây tình trạng lựa chọn ngược.

Page 120: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

108

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Bảng 15. Quyền lợi bảo hiểm y tế của người cao tuổi

Đối tượng 60 - 79 tuổi 80+ tuổi Mức cùng chi trả

Văn bản pháp quy

Người hưởng lương hưu BHXH đóng BHXH đóng 5% Luật BHYT (2008)

Người nghèo, không có người phụng dưỡng

NSNN đóng (nhưng khó xác định NCT được hưởng)

NSNN đóng 0% Luật BHYT (2008), Luật NCT (2009)

Người nghèo có người phụng dưỡng

Con, cháu phụng dưỡng tự nguyện đóng BHYT

NSNN đóng 20%; 0% (từ lúc 80 tuổi)

Luật NCT (2009); Luật Hôn nhân gia đình (2014)

Người có công, và cha, mẹ, vợ, chồng; con hoặc người nuôi dưỡng liệt sĩ (đối tượng chính sách)

NSNN đóng NSNN đóng 0% Luật BHYT (2008)

Người khuyết tật (Hưởng bảo trợ xã hội hằng tháng)

NSNN đóng NSNN đóng 0% Luật BHYT (2008)

Người có hưởng chế độ tuất hằng tháng từ BHXH

Tự nguyện đóng BHYT

BHXH đóng 20%; 0% (từ lúc 80 tuổi)

Luật BHYT (2014)

NCT khác không thuộc các nhóm trên

Tự nguyện đóng BHYT

NSNN đóng 20%; 0% (từ lúc 80 tuổi)

Luật NCT (2009)

Gói quyền lợi của những người có BHYT bao gồm KCB và PHCN (Theo Luật BHYT và Thông tư 18/2016/TT-BYT). Theo Luật, NCT tham gia BHYT theo hầu hết các nhóm trên có mức cùng chi trả là 20%, BHYT thanh toán 80%. Chỉ có NCT là người nghèo hoặc đối tượng chính sách thì được BHYT thanh toán 100% chi phí KCB. Khi đến 80 tuổi, thì tỷ lệ cùng chi trả giảm còn 5%. Tuy nhiên mức được BHYT thanh toán sẽ thấp hơn nếu NCT có bệnh vượt tuyến. Theo Luật BHYT, một số dịch vụ quan trọng đối với NCT không được BHYT thanh toán, ví dụ khám sàng lọc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường; và khám sức khỏe định kỳ. Nếu NCT có triệu chứng đến khám, thì BHYT sẽ thanh toán, nhưng khám khi khỏe mạnh để phát hiện sớm các BKLN không được BHYT thanh toán. Tuy nhiên, theo nguyên tắc, trạm y tế có trách nhiệm cấp dịch vụ này hoặc tổ chức tuyến trên đến xã để cấp, và địa phương phải bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước địa phương để thực hiện trách nhiệm này.

Chi phí để CSSK ban đầu tại trạm y tế và PHCN tại cộng đồng cho NCT là người khuyết tật do ngân sách nhà nước bảo đảm (Luật NCT, Luật Người khuyết tật). Thông tư 21/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho các khoản chi thường xuyên để TYT xã thực hiện các hoạt động CSSK NCT, trong đó, không có khoản chi trả công. Các hoạt động có định mức bao gồm tuyên truyền giáo dục sức khỏe, chi in hồ sơ, mua sổ sách lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe NCT, chi cho cơ sở tuyến trên tới TYT xã kiểm tra sức khỏe định kỳ cho NCT. Đối với NCT cô đơn, còn có thêm kinh phí để hỗ trợ chi phí đi lại và lệ phí khám cho cán bộ y tế xã đến KCB tại nơi cư trú, hoặc để đưa NCT cô đơn đến cơ sở KCB tuyến trên theo đề nghị của TYT xã. Đối với NCT được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, ngoài NSNN đóng phí BHYT, đối tượng này còn được cấp thuốc chữa bệnh thông thường và cấp dụng cụ, phương tiện hỗ trợ PHCN nếu cần thiết và không được BHYT thanh toán.

Page 121: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

109

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

Nhà nước cũng khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực CSSK và PHCN cho NCT. Theo Luật NCT, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân KCB miễn phí cho NCT. Trong Luật Người khuyết tật, Nhà nước khuyến khích đầu tư, tài trợ, trợ giúp về tài chính, kỹ thuật để thực hiện hoạt động PHCN và xây dựng cơ sở PHCN.

Khó khăn

Thiếu cơ chế tài chính khuyến khích NCT sử dụng dịch vụ tại cộng đồng. Từ phía người bệnh là NCT, muốn được BHYT thanh toán chi phí KCB, thuốc điều trị BKLN hoặc dịch vụ PHCN thì phải sử dụng dịch vụ tại bệnh viện. Từ phía người cung cấp dịch vụ, hiện nay cơ chế trả lương và phụ cấp theo Bộ Luật Lao động chỉ trả theo thâm niên, vị trí và điều kiện làm việc, chưa trả theo nỗ lực, năng suất, hiệu quả trong công việc CSSK NCT tại cộng đồng. Nhu cầu được CSSK liên tục, ban đầu tại TYT, chuyển lến bệnh viện đối với bệnh vượt khả năng của cơ sở CSSKBĐ để chẩn đoán, nhưng khi đã ổn định, trở về TYT để tiếp tục quản lý BKLN hoặc PHCN tại cộng đồng cũng không được tính đến trong cơ chế chi trả. Bệnh viện có lợi nếu giữ người bệnh, không phải khi chuyển người bệnh về trạm y tế để CSSK lâu dài.

1.2.5. Bất cập liên quan chính sách chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Mặc dù có Luật NCT, Chương trình hành động về NCT và có Đề án CSSK NCT, nhưng vẫn còn một số lĩnh vực chính sách chưa cụ thể, hoặc chưa phù hợp với nhu cầu của NCT.

Các lĩnh vực CSSK NCT thiếu chiến lược, kế hoạch cụ thể

■ CSSK tâm thần cho NCT: các chính sách hiện nay về sức khỏe tâm thần tập trung vào tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm tại cộng đồng. Mặc dù bệnh tâm thần thần kinh chiếm tỷ lệ lớn trong gánh nặng bệnh tật của NCT, đặc biệt sa sút trí tuệ trong đó có bệnh Alzheimer (An-dây-mơ), nhưng chưa có văn bản chính sách và hoạt động liên quan bệnh này.

■ CSSK sinh sản cho NCT: Chương trình hành động quốc gia về NCT quy định trách nhiệm xây dựng chương trình CSSKSS cho NCT, nhưng đến nay vẫn chưa có chính sách. Chỉ có hướng dẫn quốc gia SKSS có nội dung liên quan như hướng dẫn chăm sóc trong tuổi mãn kinh và mãn dục nam.

■ Chương trình phòng ngừa khuyết tật: hiện nay có chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tập trung khuyết tật về nhìn. Bộ Y tế đang nỗ lực thành lập dịch vụ đột quỵ trong các cơ sở KCB để xử trí kịp thời, nhằm giảm tổn thương vĩnh viễn và hỗ trợ PHCN sau đột quỵ (Thông tư số 47/2016/TT-BYT). Các loại khuyết tật khác đang thiếu chương trình phòng ngừa.

■ CSSK tại nhà đặc biệt quan trọng đối với NCT, vì họ hay gặp khó khăn hoặc mất khả năng đi lại, khả năng nhìn hoặc trong giai đoạn cuối đời, đang cần chăm sóc giảm nhẹ. Tuy nhiên, hiện nay Luật Khám bệnh, chữa bệnh chưa tạo cơ sở pháp lý để thành lập dịch vụ chuyên CSSK tại nhà. Những đơn vị muốn cung cấp dịch vụ tại nhà cần đăng ký là phòng khám bác sĩ gia đình. Để đăng ký phòng khám cần phải đầu tư cơ sở vật chất và TTB, mặc dù thực tế dịch vụ xét nghiệm có thể hợp đồng với trung tâm xét nghiệm thay vì thực hiện ở quy mô nhỏ của phòng khám. Do vậy chi phí hoạt động cao, phải thu giá cao mới hòa vốn đầu tư, cản trở khả năng cấp dịch vụ với giá hợp lý cho người thu nhập trung bình thấp có thể trả được.

Page 122: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

110

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

■ Chăm sóc giảm nhẹ cho NCT cuối đời là lĩnh vực rất quan trọng nhưng chưa được đề cập trong các chính sách. Trong khi có hướng dẫn chuẩn chăm sóc giảm nhẹ đối với ung thư và HIV, chưa có chính sách hoặc hướng dẫn đối với NCT nói chung, dù toàn bộ đối tượng này và gia đình của họ sẽ đối mặt với các vấn đề liên quan lựa chọn tiếp tục điều trị hoặc cho ra đi khi gặp bệnh tật.

Lãnh đạo và phối hợp đơn vị trong lĩnh vực CSSK NCT

■ Tổng cục DS-KHHGĐ được giao trách nhiệm chủ trì điều phối và chịu trách nhiệm thực hiện Đề án CSSK NCT. Vụ Kế hoạch-Tài chính và Cục Quản lý khám, chữa bệnh có trách nhiệm cùng chủ trì. Tuy nhiên, trong đề án thiếu vai trò cụ thể cho Cục YTDP, là đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo phòng bệnh, đặc biệt dự phòng BKLN. Đồng thời, từng đơn vị được giao trách nhiệm thực hiện có quyền lực ngang nhau, nên Tổng cục DS-KHHGĐ khó điều phối các đơn vị khác của Bộ Y tế thực hiện hoạt động được giao.

■ Ngành Y tế chưa phối hợp chặt chẽ với những ngành khác liên quan CSSK NCT như Tổng cục TDTT (trong lĩnh vực hoạt động thể lực cho NCT), Bộ LĐTBXH (trong hoạt động chăm sóc dài hạn) và Bảo hiểm xã hội (quyền lợi Bảo hiểm y tế cho NCT).

■ Chưa có đơn vị đầu mối có trách nhiệm tổ chức thu thập và báo cáo số liệu thống kê theo dõi và đánh giá thực hiện Đề án CSSK NCT hằng năm từ nguồn số liệu hành chính, hoặc qua điều tra về CSSK NCT.

2. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

2.1. Người cao tuổi đòi hỏi có dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đặc biệt

Giống như mọi người dân trong xã hội, NCT cũng cần được CSSK, nhưng nhu cầu CSSK của NCT thường lớn hơn và có một số nhu cầu đặc biệt do những đặc điểm lão hóa của cơ thể theo thời gian (Xem chi tiết ở Chương IV).

■ BKLN phổ biến ở NCT gồm bệnh tim mạch (tăng huyết áp, suy tim, bệnh mạch vành), đột quỵ, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, và ung thư. Các bệnh này cần được quản lý cẩn thận, tiếp xúc thường xuyên với dịch vụ y tế trong thời gian kéo dài.

■ Tỷ lệ khuyết tật ở NCT cũng cao như tỷ lệ giảm thị lực, giảm thính lực, liệt do đột quỵ, thoái hóa xương khớp, viêm xương khớp, thậm chí gãy xương (thường gặp gãy cổ xương đùi) dẫn đến nhiều hậu quả đối với sức khỏe nên NCT cũng hay gặp khó khăn đi lại, và có nhu cầu CSSK tại nhà.

■ Bệnh tâm thần kinh phổ biến ở NCT, gồm sa sút trí tuệ (trong đó có bệnh Alzheimer), bệnh Parkinson hoặc trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, lo âu. Bệnh tật và khuyết tật tác động tiêu cực tới tâm lý của NCT vì không tự lo được đời sống, tiểu đại tiện không tự chủ, đau không kiểm soát và nhiều lý do khác.

■ Quá trình điều trị đối với người dễ bị tổn thương hoặc khuyết tật có thể làm tăng thêm những bệnh và khuyết tật khác do bị hạn chế đi lại teo cơ, bị chứng loét tỳ đè do nằm lâu một chỗ, do nguy cơ ngã hoặc do tác động không mong muốn của thuốc.

Page 123: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

111

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

■ NCT thường mắc phối hợp nhiều bệnh mạn tính cùng lúc. Nếu NCT nằm điều trị tại một khoa theo bệnh mắc thì dễ bị bỏ sót bệnh, hội chứng hoặc điều trị không hiệu quả các bệnh đồng mắc hoặc sử dụng quá nhiều loại thuốc cùng một lúc có nguy cơ tương tác thuốc hoặc gây suy giảm chức năng, đặc biệt chức năng gan, thận và tuần hoàn.

■ Tuổi cao là giai đoạn cuối đời. Đến lúc suy yếu, nhiều phương án điều trị có thể không mang lại hiệu quả chữa bệnh, kéo dài cuộc sống. Thậm chí nếu cố gắng thực hiện, các phương án điều trị này có thể gây thêm khó chịu cho bệnh nhân do tác dụng phụ làm cho cơ thể suy yếu nặng hơn, giảm chất lượng sống.

Để đáp ứng phù hợp với những đặc điểm trên, các cơ sở và cán bộ y tế CSSK cho NCT cần có những đặc tính như sau:

■ CSSK NCT chủ yếu do NCT tự chăm sóc và gia đình chăm sóc, nên cần tăng hiểu biết về nhiều lĩnh vực như phương pháp nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, phòng khuyết tật, phát hiện triệu chứng sớm hoặc khám sàng lọc những bệnh cần được quản lý hoặc điều trị sớm, phương pháp quản lý BKLN, PHCN tại cộng đồng và tăng hiểu biết về lựa chọn chăm sóc giảm nhẹ đối với những NCT không có khả năng chữa khỏi bệnh cuối đời.

■ Cần chăm sóc người bệnh cao tuổi một các tổng thể, lấy NCT làm trung tâm chứ không giải quyết theo từng bệnh riêng lẻ. Do đó, tại các cơ sở KCB cần có cơ chế điều phối các dịch vụ can thiệp từ các chuyên khoa để chăm sóc NCT hiệu quả nhất.

■ Điều dưỡng khi chăm sóc cho NCT cần chú ý đến những nguy cơ cao hơn của NCT như nguy cơ ngã, phản ứng có hại của thuốc và tương tác thuốc, những rối loạn tiểu tiện và nguy cơ bị loét tỳ đè, teo cơ do nằm lâu một chỗ.

■ Thiết kế của khoa Lão cần phù hợp với NCT (bố trí tay vịn dọc hành lang, trong phòng vệ sinh, sàn chống trơn trượt, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, ...).

■ Khi đánh giá cho việc chuẩn bị xuất viện của NCT còn phải tính đến phương án điều trị tiếp tục, PHCN và chăm sóc tại nhà. Cần chú trọng PHCN tiếp sau giai đoạn điều trị nội trú, giúp cho NCT phục hồi khả năng tự chủ trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày, tái hòa nhập cộng đồng.

■ Cần lồng ghép hoạt động phòng bệnh và chữa bệnh nhằm giảm nguy cơ tái phát bệnh và nâng cao sức khỏe NCT. Đồng thời phải dự phòng các biến chứng, dự phòng để làm chậm quá trình suy giảm chức năng của NCT.

■ CSSK gần nhà rất quan trọng vì NCT gặp khó khăn đi lại, và việc quản lý BKLN đòi hỏi liên tục tiếp xúc với dịch vụ y tế, và người (và cơ sở) cung cấp dịch vụ lưu thông tin về tiền sử bệnh và quá trình điều trị.

■ Điều trị hoặc chăm sóc giảm nhẹ là lựa chọn phổ biến đối với NCT mắc bệnh khó chữa, hoặc do suy yếu, đau đớn nên cơ thể khó đáp ứng với phương án điều trị. Do vậy, tư vấn khách quan cho người bệnh cao tuổi và gia đình về các lựa chọn này phải là một thành phần thiết yếu trong quá trình KCB.

Page 124: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

112

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Mạng lưới CSSK NCT ở Việt Nam được tổ chức lồng ghép trong hệ thống y tế hiện hành tại Việt Nam (Hình 50). Ở tuyến trung ương và tỉnh, hai hệ thống chữa bệnh và phòng bệnh tương đối tách biệt và chuyên sâu có chức năng chỉ đạo tuyến cho tuyến dưới. Tuyến y tế cơ sở gồm tuyến huyện và xã, các hoạt động CSSK NCT ở tuyến này được lồng ghép hơn và có lợi thế là gần nơi ở của NCT nên thuận tiện cho họ tiếp cận hơn. Bên cạnh hệ thống y tế công lập, các cơ sở y tế tư nhân cũng tham gia hoạt động CSSK NCT gồm cả bệnh viện và phòng khám, trong đó phòng khám gia đình được phát triển trong thời gian gần đây. Dịch vụ CSSK cho NCT tại nhà được thực hiện bởi phòng khám gia đình và trạm y tế xã, tuy nhiên, dịch vụ này chưa được phát triển đầy đủ để đáp ứng nhu cầu, đặc biệt đối với chăm sóc giảm nhẹ và hiện nay cơ chế pháp lý chưa cho phép thành lập dịch vụ chuyên chăm sóc tại nhà.

Hình 50. Sơ đồ mạng lưới y tế lồng ghép hoạt động CSSSK người cao tuổi

Hệ điều trị• Khám, chẩn

đoán bệnh• Chữa bệnh• PHCN• Chăm sóc

giảm nhẹ

Hệ dự phòng• Giám sát BKLN• Phòng, chống

yếu tố nguy cơ• Quản lý và dự

phòng BKLN tại cộng đồng

Sở Y tế

BV tư nhân

Phòng khám BSGĐ

tư nhân

Khoa Lão BV tỉnh

BV huyện TT Y tế huyện

Nhân viên y tế thôn bản

Phòng khám BSGĐ của BV huyện

TT YTDP, TT Kiểm soát dịch bệnh.

TT-GDSK tỉnh

Cục Y tế dự phòng

BV Lão khoa TƯ BV đa khoa,

chuyên khoa TƯ

Cục Quản lý KCB

Bộ Y tế

Các Viện trong lĩnh vực YTDP

PKĐKKV/Trạm y tế xã

Ngoài các cơ sở y tế, việc CSSK NCT cũng được thực hiện trong một số mô hình chăm sóc khác phát huy vai trò của NCT trong cộng đồng. Tổng cục DS-KHHGĐ của Bộ Y tế đã xây dựng và hướng dẫn địa phương triển khai mô hình “Tư vấn và chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng” nhằm tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ CSSK thể chất và tinh thần phù hợp; phòng tránh các nguy cơ mắc các BKLN; biết tự chăm sóc thông thường đúng cách. Các CLB LTH TGN có phạm vi hoạt động rộng hơn, bao gồm cả 3 hoạt động nhằm trực tiếp vào CSSK NCT là khám và theo dõi sức khỏe hằng tháng, tham gia hoạt động tập thể dục dưỡng sinh và học cách bảo vệ sức khỏe tuổi già. Một số cơ sở CSDH cho NCT như nhà dưỡng lão, trung tâm bảo

Page 125: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

113

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

trợ xã hội và dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà cũng có hoạt động CSSK. Những hoạt động này sẽ được phân tích trong Chương VI về CSDH, mặc dù một số mô hình vẫn có huy động cán bộ của ngành Y tế các tuyến tham gia CSSK NCT. Chương V sẽ tập trung chủ yếu vào dịch vụ do ngành Y tế cung cấp trực tiếp, không qua các mô hình này.

2.2. Mạng lưới cơ sở y tế chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Khi phân tích về mạng lưới cơ sở CSSK NCT, cần nhớ rằng 91% lượt sử dụng dịch vụ của NCT là ngoại trú, chỉ có 9% là dịch vụ nội trú (Hình 51). Đồng thời phải hiểu rằng hơn một nửa lượt sử dụng dịch vụ của NCT là ở tuyến y tế cơ sở (huyện và xã), 16% ở y tế tư nhân (nội và ngoại trú) và 11% ở tuyến khác (ví dụ trung tâm y tế dự phòng, phòng khám của tổ chức từ thiện), tức là loại cơ sở không được quy định thành lập khoa Lão. Chỉ khoảng 20% lượt sử dụng dịch vụ y tế của NCT được tiến hành tại tuyến trung ương và tỉnh, và trong đó, chủ yếu là dịch vụ ngoại trú.

Hình 51. Cơ cấu lượt sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi Việt Nam, 2012

21%

trú, 17%

trú, 15%

trú, 11%

trú, 4%

1%

Nguồn: VHLSS 2012 do Nhóm JAHR tính toán

Chức năng, nhiệm vụ của khoa Lão tuyến trung ương và tỉnh ở Việt Nam chưa rõ ràng, thiếu văn bản hướng dẫn. Ở một số nước, khoa Lão khoa là đơn vị có chức năng CSSKBĐ, truyền thông giáo dục sức khỏe, và có vai trò quan trọng là điều phối và phối hợp các loại dịch vụ chuyên khoa cần thiết cho người bệnh cao tuổi, gồm cả dịch vụ do đơn vị khác cung cấp. Ở Việt Nam, NCT chiếm tỷ lệ lớn bệnh nhân tại hầu hết các loại cơ sở y tế, do vậy, ở tất cả các cơ sở y tế có hay không có khoa Lão khoa, vẫn cần xác định cơ chế phù hợp để đáp ứng hiệu quả và phù hợp nhất với nhu cầu đặc biệt của NCT. Thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động CSSK NCT tại các tuyến, về tổ chức, nhân lực, đối tượng phục vụ, trang thiết bị của khoa lão trong các bệnh viện đa khoa cũng như ở tuyến cơ sở. Nên có sự chỉ đạo về việc gắn kết giữa công tác phòng chống các BKLN và hoạt động CSSK NCT.

Page 126: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

114

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Hình 52. Bản đồ về sự phát triển của chuyên khoa lão khoa Việt Nam năm 2017

Nguồn: Điều tra của Viện Lão khoa Trung ương năm 2016.

Quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam)

Quần đảo Trường Sa (Việt Nam)

Page 127: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

115

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

2.2.1. Tuyến trung ương

Bệnh viện Lão khoa trung ương là bệnh viện tuyến cuối duy nhất về KCB, PHCN và nâng cao sức khỏe cho NCT, được thành lập từ năm 1983 (lúc đó là Viện bảo vệ sức khỏe người có tuổi). Bệnh viện có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ y tế, đào tạo và chỉ đạo tuyến về lĩnh vực chuyên khoa lão khoa và nghiên cứu khoa học về lão khoa.

Bệnh viện Lão khoa trung ương đang phát triển về quy mô và phạm vi KCB. Theo quy hoạch được Bộ Y tế phê duyệt, bệnh viện được cải tạo, nâng cấp tại cơ sở 1 để có thể đáp ứng cho 350 giường bệnh đồng thời sẽ được đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 tại tỉnh Hà Nam với quy hoạch 500 giường bệnh cùng khu chăm sóc dài hạn cho NCT. Hiện nay theo Quyết định 284/QĐ-BVLK (năm 2017) bệnh viện có các khoa lâm sàng là: thần kinh và bệnh Alzheimer, sức khỏe tâm thần, nội tiết và cơ xương khớp, tim mạch và hô hấp, nội chung, ung bướu và điều trị giảm nhẹ, tim mạch can thiệp-ngoại, cấp cứu và đột quỵ, hồi sức tích cực, PHCN, phù hợp với mô hình bệnh tật của NCT. Bệnh viện còn có các khoa cận lâm sàng và phòng chức năng như phòng điều dưỡng. Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên) được chuyển đến từ các bệnh viện khác cũng như phục vụ NCT đến khám, điều trị khi có nhu cầu.

Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến của bệnh viện có tác động tăng chất lượng CSSK NCT toàn quốc thông qua thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và đào tạo. Bệnh viện tích cực chỉ đạo, hỗ trợ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật về CSSK NCT cho tuyến dưới. Ngoài ra bệnh viện đã tổ chức thực hiện đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao về chuyên ngành lão khoa và phối hợp với các cơ sở giáo dục quốc dân chuyên ngành y tế trong việc biên soạn tài liệu và hướng dẫn thực hành lão khoa.

Kết quả nghiên cứu khoa học về lão khoa cơ bản, lão khoa lâm sàng và lão khoa xã hội phục vụ cung cấp bằng chứng cho Bộ Y tế trong việc xây dựng, phát triển mạng lưới CSSK cho NCT trên phạm vi cả nước. Đồng thời, bệnh viện đã thực hiện nhiều nghiên cứu ứng dụng để phát triển nhiều kỹ thuật mũi nhọn và chuyên sâu trong lĩnh vực lão khoa.

Đến năm 2016, khoa lão hoặc khoa lão ghép đã được thành lập tại một số bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa tuyến trung ương22 theo quy định của Thông tư 35/2011/TT-BYT. Ở miền Bắc có khoa NCT tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương và khoa Lão-bảo vệ sức khỏe tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên. Ở miền Trung có khoa Lão tại Bệnh viện Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới, Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam và Bệnh viện Phong-Da Liễu trung ương Quy Hòa. Ở Miền Nam có Đơn vị Lão khoa của Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh và khoa nội lão học tại Bệnh viện trung ương Cần Thơ.

2.2.2. Tuyến tỉnh, thành phố

Khoa Lão tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện

Luật NCT và Thông tư 35/2011/TT-BYT, yêu cầu các bệnh viện quy mô 50 giường trở lên phải bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho NCT. Đề án CSSK NCT quy định 100% bệnh viện tuyến tỉnh (trừ bệnh viện chuyên khoa nhi) phải tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là NCT.

22 Trong tổng số 41 bệnh viện trung ương không phải nhi khoa và không tính Bệnh viện Lão khoa có thông tin về 8 bệnh viện có khoa lão, lão ghép.

Page 128: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

116

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Đến đầu năm 2017, cả nước có trên 70 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, ngành hoặc tư nhân đã thành lập khoa Lão khoa, khoa Lão ghép (chủ yếu nội-tim mạch-lão khoa) hoặc đơn nguyên lão khoa.23 Số này tăng đáng kể so với 49 bệnh viện được báo cáo năm 2015 [62] mặc dù vẫn còn 19 tỉnh chưa có bệnh viện có khoa lão khoa. Một số bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố thành lập khoa Lão có sự tư vấn của Bệnh viện Lão khoa trung ương đã bước đầu xác định đuợc nhiệm vụ phù hợp của khoa Lão. Tuy chưa đảm bảo 100% nhưng hầu hết các đơn vị đều triển khai được phòng khám ngoại trú và phòng điều trị nội trú dành riêng cho NCT và quy định ưu tiên khám bệnh cho NCT [63]. Điều tra của Bệnh viện Lão khoa trung ương năm 2016 cho thấy đã có 24/63 bệnh viện đa khoa tỉnh bố trí phòng khám bệnh dành riêng cho NCT; 59/63 bệnh viện đa khoa tỉnh có ưu tiên khám bệnh cho NCT từ 75 trở lên. 24 Năm 2016 có 37 622 giường điều trị nội trú ưu tiên cho NCT [64].

Tuy nhiên, Bộ Y tế chưa ra văn bản hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức khoa Lão khoa nên rất ít khoa Lão hoạt động theo đúng nghĩa, yêu cầu của một khoa dành cho NCT. Tình trạng phổ biến là bệnh viện cứ chọn khoa nào tập trung nhiều người bệnh cao tuổi (như khoa nội, khoa tim mạch) để bổ sung tên lão khoa. Thường trong tất cả bệnh viện, người bệnh NCT nằm điều trị tại các khoa lâm sàng theo loại bệnh mà họ mắc. Khoa lão phải hoạt động liên khoa nhằm phục vụ nhu cầu toàn diện của người bệnh cao tuổi, tránh bỏ qua những bệnh đồng mắc, tương tác thuốc, tính đến khả năng dung nạp thuốc bị suy giảm, quan tâm kế hoạch chăm sóc sau khi xuất viện và thậm chí tư vấn trong những trường hợp điều trị tiếp không có lợi cho người bệnh cần chuyển sang chăm sóc giảm nhẹ.

Các cơ sở cung cấp dịch vụ PHCN tại các bệnh viện và ở cộng đồng

PHCN là quá trình trợ giúp cho người bệnh và người khuyết tật bằng phương pháp y học, kỹ thuật PHCN, biện pháp giáo dục và xã hội làm giảm tối đa ảnh hưởng của khuyết tật, giúp người bệnh có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội và hòa nhập cộng đồng. Đối với NCT, các đơn vị cung cấp dịch vụ PHCN phục vụ nhu cầu phục hồi sức khỏe sau đợt ốm (như đột quỵ), sau phẫu thuật, hoặc do mất chức năng trong quá trình lão hóa. Hiện nay ở Việt Nam có 36 bệnh viện điều dưỡng-PHCN tuyến tỉnh và 15 trung tâm điều dưỡng của các ngành. Ngoài ra, nhiều bệnh viện có khoa PHCN và có cả phòng PHCN hoạt động ngoại trú trong lĩnh vực này. Ở tuyến y tế xã có nhiều cán bộ được đào tạo về PHCN dựa vào cộng đồng trong Chương trình mục tiêu y tế quốc gia về PHCN dựa vào cộng đồng trong giai đoạn trước 2016. Chương trình mục tiêu y tế - dân số đến năm 2020 tiếp tục bảo đảm người khuyết tật có nhu cầu được tiếp cận với dịch vụ PHCN phù hợp.

Đối với lĩnh vực YTDP, ở tuyến tỉnh có Trung tâm y tế dư phòng tỉnh và ở một số tỉnh có Trung tâm kiểm soát dịch bệnh thực hiện nghiệm vụ YTDP đối với NCT. Đến tháng 10 năm 2016, 17 tỉnh đã quy định thực hiện Trung tâm kiểm soát bệnh tật theo Thông tư liên tịch số 51/2014/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015. Chức năng nhiệm vụ của trung tâm YTDP hoặc Trung tâm kiểm soát bệnh tật có hoạt động liên quan CSSK NCT bao gồm nâng cao sức khỏe, phòng chống các yếu tố nguy cơ tác động lên sức khỏe; khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm và quản lý, điều trị dự phòng ngoại trú các bệnh truyền nhiễm, BKLN. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khác với Trung tâm YTDP vì phối hợp chặt chẽ hơn các hoạt động TT-GDSK, sàng lọc, giám sát bệnh tật. Tuy nhiên, tổ chức lại YTDP tuyến tỉnh theo mô hình mới vẫn trong thời gian triển khai ban đầu, sẽ phải có một vài năm mới ổn định và phát huy tiềm năng.

23 Điều tra các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh do Bệnh viện Lão khoa trung ương thực hiện năm 2016 và thông tin thu thập tại mục cơ cấu tổ chức tại trang web của các bệnh viện.

24 Điều tra khoa lão tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh của Bệnh viện Lão khoa trung ương, tháng 12/2016

Page 129: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

117

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

2.2.3. Tuyến y tế cơ sở

Tuyến y tế cơ sở, gồm tuyến y tế huyện, xã và thôn, bản, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các BKLN, quản lý sức khỏe người dân trong đó có NCT một cách liên tục và lâu dài. Luật NCT quy định các bệnh viện đa khoa có quy mô từ 50 giường bệnh kế hoạch trở lên phải bố trí giường bệnh điều trị nội trú và tổ chức buồng khám bệnh riêng cho NCT tại khoa khám bệnh. Trạm y tế có trách nhiệm tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho NCT phù hợp với chuyên môn và chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế và khám tại nhà cho những NCT cô đơn. Kế hoạch hành động CSSK NCT quy định “Đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật của hệ thống dịch vụ y tế, thành lập các khoa lão khoa ở bệnh viện cấp huyện...”

Tuyến huyện

Cả nước có 629 bệnh viện huyện với số giường nội trú chiếm 30,7% tổng số giường bệnh viện cả nước, và có 544 phòng khám đa khoa khu vực [65]25. Ngoài ra, hầu hết các huyện có TTYT huyện có chức năng y tế dự phòng và quản lý trạm y tế xã. Tuy nhiên, thông tư 37/2016/TT-BYT quy định TTYT huyện sẽ được sáp nhập với bệnh viện huyện và có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về cả y tế dự phòng, KCB, PHCN và các dịch vụ y tế khác. Đến tháng 10/2016, đã có 18 tỉnh thống nhất mô hình TTYT huyện hai chức năng (KCB và YTDP). Điều này sẽ giúp phối hợp chặt chẽ phòng và chữa bệnh, phù hợp và hiệu quả hơn đối với việc phòng, kiểm soát các BKLN, quản lý CSSK NCT; hỗ trợ TTYT thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn cho tuyến xã; đồng thời cũng tạo thuận tiện hơn đối với người dân.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện và các phòng khám đa khoa khu vực đều tổ chức khu tiếp nhận, khám bệnh, triển khai các phòng khám ngoại trú và nội trú dành riêng cho NCT, tăng cường về số lượng và chất lượng [62]. Một số nơi như ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đã thành lập được khoa Lão hoặc đơn nguyên điều trị dành cho NCT tại bệnh viện quận, huyện. Nhưng hầu hết tuyến huyện của các tỉnh đều có quy mô nhỏ nên chưa có phòng khám bệnh, chưa có đơn nguyên điều trị dành riêng cho NCT. Bệnh nhân NCT nằm điều trị chung trong các khoa phòng tùy thuộc vào loại bệnh, nhiều cán bộ y tế chưa được đào tạo về lão khoa nên chưa tập trung vào chủ thể là NCT để có sự xem xét toàn diện, điều trị các bệnh kèm theo, lưu ý tương tác thuốc, nhu cầu PHCN và tâm lý của người bệnh cao tuổi [66]. Ở nhiều cơ sở y tế tuyến huyện, bệnh nhân đa số là dân nghèo và trong đó có nhiều người lớn tuổi mắc các bệnh mạn tính, việc tư vấn, giáo dục sức khỏe đóng vai trò quan trọng nhưng lại được triển khai rất hạn chế [67].

Tuyến xã

Trên cả nước có 11 101 trạm y tế xã (đạt 99,5% số xã, phường thị trấn cả nước) [65]. Trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực cung cấp các dịch vụ CSSKBĐ cho nhân dân trong địa bàn26, trong đó có các dịch vụ sơ cấp cứu, KCB, PHCN theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật, quản lý sức khỏe NCT, các BKLN, các bệnh mạn tính, TT-GDSK, phối hợp với tuyến trên lập kế hoạch và triển khai khám sức khỏe định kỳ cho NCT. Ngoài ra tuyến y tế xã có có trách nhiệm thực hiện các nội dung về PHCN.27 Như vậy, tuyến y tế xã có nhiệm vụ cung ứng những dịch vụ CSSK tối thiểu nhưng cần thiết đối với NCT và quản lý một số BKLN. BKLN phổ biến ở nhóm NCT và nhiều TYT

25 Gồm cả cơ sở nhà nước và tư nhân; không tính phòng khám, trạm y tế xã, trung tâm điều dưỡng, nhà hộ sinh.26 Bộ Y tế (2015). Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế

xã, phường, thị trấn.27 Bộ Y tế (2011). Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22 tháng 9 năm 2011 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia

về y tế các xã giai đoạn 2011 - 2020.

Page 130: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

118

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

bắt đầu tham gia vào các hoạt động phòng chống BKLN ở các mức độ khác nhau, chủ yếu liên quan đến phòng, chống bệnh đái tháo đường và THA. Hiện nay, các TYT và PKĐKKV đang được định hướng thực hiện cung ứng các dịch vụ CSSKBĐ theo các nguyên tắc Y học gia đình. Mặc dù vậy, định hướng này chỉ mới bắt đầu được thực hiện, chưa được áp dụng rộng rãi và cần có thêm thời gian để đánh giá hiệu quả.

Mặc dù đã có định hướng chính sách mới, tuy nhiên, năng lực, khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ y tế xã, phường vẫn còn hạn chế do thiếu đào tạo, giám sát. Công tác quản lý, tư vấn CSSK NCT ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn [68]. Các TYT chưa thực hiện được việc điều trị và chăm sóc NCT tại gia đình theo nguyên tăc YHGĐ khi cần thiết.

2.2.4. Hệ thống y tế dự phòng

Hệ thống y tế dự phòng, thực hiện kiểm soát BKLN mà NCT hay mắc phải, có những điểm mạnh như độ bao phủ rộng tới tận thôn, ấp, bản; có phác đồ điều trị chi tiết và cập nhật; một số chương trình phòng chống BKLN đã được triển khai có hiệu quả. Tuy nhiên, hệ thống này được đánh giá là năng lực chưa tốt về phòng, chống BKLN, chưa có đơn vị chuyên trách riêng biệt cũng như chưa có hệ thống giám sát BKLN, chưa tham gia nhiều vào công tác phòng chống BKLN. Cách tổ chức của hệ thống y tế, dẫn tới sự tách biệt hệ điều trị và hệ y tế dự phòng, dẫn tới sự thiếu hụt về số lượng trong từng hệ [69]. Đến năm 2014, có 81% các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố đã tham gia hoạt động phòng, chống BKLN nhưng ở các quy mô và mức độ khác nhau. Đa số các trung tâm đã tham gia vào hoạt động phòng, chống bệnh đái tháo đường (65,0%) và tăng huyết áp (55,6%), trong đó chủ yếu thực hiện nội dung sàng lọc, phát hiện sớm và tư vấn cho người bệnh. Các trung tâm y tế dự phòng chưa tham gia hoạt động phòng chống ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ít trung tâm tham gia hoạt động phòng, chống yếu tố nguy cơ do còn hạn chế về nhân lực, kinh phí phụ thuộc vào chương trình, dự án từ trung ương và cũng như chưa hoàn thiện về cơ cấu tổ chức [70].

2.2.5. Khu vực y tế tư nhân

Khu vực y tế tư nhân bao gồm cả bệnh viện hạng tương đương bệnh viện tỉnh, huyện, phòng khám cung cấp dịch vụ KCB ngoại trú. Dịch vụ chuyên chăm sóc y tế tại nhà cho NCT chưa phát triển được vì thiếu cơ sở pháp lý. Tại các cơ sở y tế tư nhân, việc khám, chữa bệnh cho NCT được thực hiện như đối với các đối tượng khác. Một số cơ sở y tế tư nhân làm cơ sở đăng ký KCB ban đầu để được BHYT thanh toán. Các cơ sở y tế tư nhân thường hoạt động vì lợi nhuận, có thu tiền của người sử dụng dịch vụ. Nhà nước đang khuyến khích cơ sở y tế cung cấp dịch vụ miễn phí cho NCT, nhưng chưa có thông tin để đánh giá việc này.

Các phòng khám tư nhân, các phòng khám BS gia đình: về mặt mô hình tổ chức, mô hình Phòng khám bác sĩ gia đình ở Việt Nam có thể là trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình, có thể là phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân (bao gồm cả phòng khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính có nhu cầu hoạt động theo mô hình phòng khám bác sĩ gia đình), cũng có thể là phòng khám bác sĩ gia đình thuộc bệnh viện đa khoa tuyến huyện (bệnh viện nhà nước). Nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình phù hợp với quy định về CSSK ban đầu tại nơi cư trú trong Luật NCT. Các hoạt động bao gồm tham gia phòng bệnh, CSSK ban đầu, sơ cứu, khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh thường gặp; thực hiện việc CSSK, sàng lọc phát hiện sớm

Page 131: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

119

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

bệnh, tật và khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám và tại nhà người bệnh; có hồ sơ theo dõi sức khỏe toàn diện liên tục cho cá nhân và gia đình theo quy định của Bộ Y tế, CSSKNCT; thực hiện chuyển tuyến Y học gia đình. Phòng khám BSGĐ là cơ sở đầu tiên trong hệ thống chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, có trách nhiệm giới thiệu và chuyển người bệnh đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi có yêu cầu về chuyên môn; tiếp nhận người bệnh từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác chuyển đến để tiếp tục chăm sóc và điều trị 28. Theo báo cáo đến tháng 6 năm 2016, đã có 336 phòng khám bác sĩ gia đình được thành lập tại 6 tỉnh, thành phố [3].

2.2.6. Các dịch vụ y tế khác có liên quan bệnh của NCT

Ngoài các cơ sở YTDP và KCB đã nêu trên, một số đơn vị đặc biệt được thành lập phục vụ nhu cầu chuyên khoa phòng, chống BKLN. Sở Y tế các tỉnh có Ban chỉ đạo hoạt động phòng chống BKLN. Số lượng các dự án phòng chống BKLN, bệnh mạn tính khác được triển khai tùy theo từng tỉnh, có tỉnh triển khai được 4 - 5 dự án, có tỉnh triển khai được 2 - 3 dự án.

Dự án chủ động phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý các BKLN (Quyết định số 4299/QĐ-BYT năm 2016) đưa ra mục tiêu kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống y tế để dự phòng, giám sát, phát hiện điều trị, quản lý BKLN, tập trung chủ yếu ở tuyến y tế cơ sở. Trong đó có các chỉ tiêu về mạng lưới như:

■ 70% cán bộ y tế thực hiện công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm tuyến tỉnh, huyện và xã được đào tạo, tập huấn về dự phòng, giám sát, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý theo quy định.

■ 80% trung tâm y tế dự phòng tỉnh, 80% trung tâm y tế huyện triển khai các hoạt động dự phòng, phát hiện sớm và quản lý BKLN theo quy định.

■ 95% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về BKLN các tuyến bảo đảm cung cấp các dịch vụ chẩn đoán, quản lý điều trị BKLN theo quy định.

■ 70% trạm y tế xã triển khai các hoạt động dự phòng, phát hiện sớm các nguy cơ mắc BKLN; 40% trạm y tế xã tham gia điều trị, quản lý tăng huyết áp, đái tháo đường và một số bệnh không lây nhiễm khác.

2.3. Mô hình sử dụng dịch vụ y tế theo tuyến của người cao tuổi hiện nay

CSSK NCT là nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở y tế. Điều này được thể hiện rõ ở tỷ lệ NCT chiếm 25% tổng số lượt dịch vụ KCB nội trú, ngoại trú và khám sức khỏe được cung cấp (Hình 53). Tỷ lệ này có sự dao động theo tuyến y tế. Theo đó, NCT chiếm trên 30% lượt khám sức khỏe ở TYT; khoảng 35% lượt KCB ngoại trú, 33% lượt khám sức khỏe và 30% lượt KCB nội trú ở bệnh viện tuyến huyện. Ở bệnh viện tuyến tỉnh trở lên, NCT chiếm khoảng 25%. Ở các cơ sở y tế tư nhân, có khoảng 33% lượt KCB nội trú là NCT. Kết quả này tương tự như kết quả khảo sát của Bệnh viện Lão khoa trung ương cho thấy tỷ lệ NCT KCB chiếm tới 20 - 30% tổng số bệnh nhân hằng năm tại nhiều bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, thành phố [71]. Điều này chứng tỏ NCT là khách hàng quan trọng đối với hầu hết các loại cơ sở y tế và loại dịch vụ y tế.

28 Bộ Y tế (2016). Quyết định số 935/2013/QĐ-BYT phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013 - 2020.

Page 132: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

120

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Hình 53. Tỷ lệ người cao tuổi trong tổng số lượt sử dụng các loại dịch vụ y tế, 2012

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

TYT xãtrên

Khác

Nguồn: VHLSS 2012

Chính sách nhà nước định hướng CSSK cho NCT tập trung gần nơi cư trú của NCT và có tính liên tục. Cụ thể điều này có nghĩa là khám sức khỏe, quản lý sức khỏe và PHCN tại xã, và khi có nhu cầu, chuyển tuyến lên bệnh viện để KCB chuyên sâu, đồng thời khuyến khích sự phát triển của y tế tư nhân để cung cấp dịch vụ miễn phí cho NCT. Tuy nhiên, cần biết thực trạng hiện nay như thế nào để xây dựng chiến lực và kế hoạch điều chỉnh theo định hướng mong muốn. Mục này phân tích về cơ cấu loại hình cơ sở y tế được NCT sử dụng khi khám sức khỏe, KCB ngoại trú và nội trú. Phân tích này dựa trên số liệu từ điều tra hộ gia đình, có thể cho thấy được sự khác nhau trong mô hình sử dụng dịch vụ của các nhóm có đặc trưng kinh tế-xã hội khác nhau, nhưng không đủ thông tin để khẳng định mô hình hiện nay có phù hợp với mô hình bệnh tật của nhóm hay không.

2.3.1. Mô hình chung

Năm 2012, theo số liệu điều tra hộ gia đình, có khoảng 9 triệu NCT toàn quốc [20] với khoảng 29 triệu lượt tiếp cận dịch vụ y tế (Hình 54), gồm cả KCB nội trú, ngoại trú và khám sức khỏe. Trong đó, NCT chủ yếu sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú (77% lượt sử dụng dịch vụ), khám sức khỏe (14%) và nội trú (9%). Bệnh viện huyện là cơ sở y tế được sử dụng nhiều nhất, chiếm 33% tổng số lượt sử dụng dịch vụ của NCT. Trạm y tế đứng thứ hai, chiếm 22% và bệnh viện tuyến trên chiếm 20%. Khám sức khỏe là dịch vụ được sử dụng chủ yếu ở cơ sở nhà nước gồm cả TYT xã; dịch vụ nội trú chủ yếu ở bệnh viện nhà nước. Y tế tư nhân và khác chủ yếu phục vụ nhu cầu KCB ngoại trú. Theo báo cáo của Bộ Y tế (dựa trên thống kê của cơ sở cung cấp dịch vụ) tổng số lượt khám cho người bệnh cao tuổi tại tuyến huyện là 11,6 triệu; tổng số lượt điều trị nội trú cho người bệnh cao tuổi là 1,3 triệu [62]. Hai nguồn số liệu dù không khớp hoàn toàn, vẫn cho thấy quy mô rất lớn của nhu cầu CSSK NCT được đáp ứng bởi hệ thống y tế công lập. Sự khác nhau trong số liệu có thể một phần do người được hỏi cung cấp số liệu thấp hơn thực tế trong điều tra, mẫu điều tra không bao gồm NCT sống tại các trung tâm bảo trợ xã hội.

Page 133: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

121

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

Hình 54. Cơ cấu lượt sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi theo loại dịch vụ y tế, 2012

1%

5%

4%

4%

4%

1%

1%

15%11%

3%

13%

22%

16%

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

TYT xãtrên

Khác

0,5%

0,1%

Nguồn: VHLSS 2012 do nhóm JAHR tự phân tích

Nguồn lực tài chính, nhân lực và công nghệ kỹ thuật được sử dụng rất khác nhau theo tuyến y tế và loại dịch vụ được sử dụng. Hình 55 cho thấy chi phí từ tiền túi của hộ gia đình cho CSSK NCT theo loại dịch vụ và tuyến y tế. Kết quả cho thấy việc sử dụng dịch vụ nội trú tuyến tỉnh và trung ương là tốn kém nhất, chiếm 40% tiền túi hộ gia đình chi cho CSSK NCT. Thứ hai là dịch vụ ngoại trú tại tuyến trên, chiếm 16%. Chi phí tiền túi cao ở tuyến trên một phần là do dịch vụ ở tuyến trên chuyên sâu, nhiều công nghệ cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ cùng chi trả BHYT ở tuyến trên có thể cao hơn nếu NCT vượt tuyến. Trong khi đó, chi phí cho khám sức khỏe rất thấp vì chủ yếu khám lâm sàng, sử dụng dịch vụ cơ bản, thực hiện ở tuyến y tế xã và chủ yếu do NSNN trợ cấp khám sức khỏe định kỳ cho NCT. Cơ cấu nguồn lực xã hội (gồm cả BHYT, NSNN, và tiền túi hộ gia đình) có thể cho thấy mô hình khác so với Hình 55, nhưng hiện nay chưa có nguồn thông tin đầy đủ để minh họa việc đó.

Hình 55. Cơ cấu chi phí từ tiền túi theo dịch vụ y tế được người cao tuổi sử dụng, 2012

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

TYT xãtrên

Khác

1%1%2%

10%

40%

5%

4%10%

1%1%

3%

6%16%

0,1%

Nguồn: VHLSS 2012 do nhóm JAHR tự phân tích

Page 134: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

122

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

2.3.2. Mô hình tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi theo nhóm tuổi

Cơ cấu loại dịch vụ y tế được NCT sử dụng khác nhau theo nhóm tuổi. Nhóm NCT từ 60 - 69 và 70 - 79 tuổi có mô hình sử dụng dịch vụ tương đối giống nhau nhưng nhóm 80 tuổi trở lên phụ thuộc nhiều hơn vào cơ sở y tế tuyến cơ sở (Hình 56). Về dịch vụ khám sức khỏe, gần 60% lượt khám của người 80 tuổi trở lên xảy ra tại TYT xã, so với chỉ 35% ở 2 nhóm tuổi trẻ hơn, những người chủ yếu khám sức khỏe ở bệnh viện tuyến trên. Về dịch vụ KCB ngoại trú, không có sự khác nhau đáng kể giữa các nhóm tuổi. Về KCB nội trú, 60% lượt KCB ở người 80 tuổi trở lên tại tuyến y tế cơ sở, trong khi chỉ 50% ở hai nhóm trẻ hơn. Y tế tư nhân chỉ quan trọng đối với KCB ngoại trú và không khác nhiều giữa các nhóm tuổi. Việc NCT già hơn sử dụng dịch vụ gần nhà hơn gợi ý rằng đi lại đối với nhóm tuổi đó có thể khó khăn hơn.

Hình 56. Cơ cấu lượt sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi theo cơ sở y tế, loại dịch vụ và nhóm tuổi, 2012

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%Khác

trên

TYT xã

60 - 69 70 - 79 80+ 60 - 69 70 - 79 80+ 60 - 69 70 - 79 80+

Nguồn: VHLSS 2012 do nhóm JAHR tự phân tích.

2.3.3. Mô hình sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi theo các đặc trưng cá nhân

Đối với khám sức khỏe ở NCT, không có sự khác nhau đáng kể theo giới và điều kiện kinh tế (Hình 57). Tuy nhiên, nhóm NCT dân tộc ít người và NCT nghèo chủ yếu khám sức khỏe tại TYT. NCT ở thành thị chủ yếu khám sức khỏe tại bệnh viện tuyến trên, trong khi đa số NCT ở nông thôn khám tại trạm y tế xã và bệnh viện huyện.

Page 135: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

123

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

Hình 57. Cơ cấu lượt khám sức khỏe của người cao tuổi theo nhóm dân cư, 2012

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

Nam Kinh Dân Khôngnghèo

NghèoThành Nôngthôn

Khác

TYT xã

Nguồn: 2012 - Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012,GSO

Bệnh viện nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong KCB ngoại trú cho NCT (Hình 58). Tuy nhiên, ở hai nhóm thiệt thòi hơn (dân tộc ít người và người nghèo), trạm y tế vẫn đóng vai trò quan trọng trong KCB ngoại trú. Ở thành thị, NCT hầu như không sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú tại trạm y tế xã. Khu vực y tế tư nhân và khác (lang y, dịch vụ y tế cá thể) cung cấp khoảng 30 - 40% của dịch vụ KCB ngoại trú cho NCT.

Hình 58. Cơ cấu lượt khám chữa bệnh ngoại trú của người cao tuổi theo nhóm dân cư, 2012

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

Khác

TYT xã

Nguồn: 2012 - Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012, GSO

Dịch vụ nội trú chủ yếu tập trung ở bệnh viện nhà nước (Hình 59). Tuy nhiên, đối với nhóm nghèo và dân tộc ít người, trạm y tế xã cũng là cơ sở quan trọng trong cung cấp dịch vụ nội trú. Số lượt KCB nội trú của NCT chia đều giữa bệnh viện tuyến huyện và bệnh viện tuyến trên, trừ ở thành thị mà NCT phụ thuộc nhiều hơn vào bệnh viện tỉnh và trung ương.

Page 136: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

124

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Hình 59. Cơ cấu lượt khám chữa bệnh nội trú được người cao tuổi sử dụng theo nhóm dân cư, 2012

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

Nam Kinh Dân Khôngnghèo

NghèoThành Nôngthôn

Khác

TYT xã

Nguồn: 2012 - Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012,GSO

Các mô hình trên cho thấy NCT vẫn phụ thuộc nhiều vào dịch vụ y tế tại bệnh viện nhà nước, kể cả trong việc khám sức khỏe (53%) và KCB ngoại trú (46%). Đối với dịch vụ KCB nội trú cho NCT, bệnh viện nhà nước chiếm 86% số lượt dịch vụ được cung cấp cho NCT, trong đó tuyến huyện chiếm một nửa và tuyến trên một nửa. Dịch vụ nội trú của NCT có tỷ lệ giống nhau ở bệnh viện tuyến trên và tuyến huyện; y tế tư nhân và cơ sở khác chỉ có vai trò đáng kể đối với cung cấp dịch vụ KCB ngoại trú cho NCT (33%). Trạm y tế chỉ chiếm khoảng 38% lượt khám sức khỏe, 21% lượt KCB ngoại trú của NCT.

Để thực hiện chính sách CSSK NCT thuận tiện gần nơi cư trú, có tính liên tục trong quản lý sức khỏe và với chi phí hợp lý sẽ cần tăng cường chất lượng của dịch vụ khám sức khỏe và KCB ngoại trú ở tuyến xã đối với những NCT khỏe và NCT mắc bệnh mạn tính đang điều trị ổn định. Như vậy, cần khám phát hiện bệnh sớm và quản lý hiệu quả bệnh để tránh các tai biến đòi hỏi dịch vụ nội trú chuyên sâu và dịch vụ tại tuyến tỉnh và trung ương. Đối với NCT có kinh tế khá giả, đặc biệt ở thành thị, thay vì tăng cường TYT xã để quản lý sức khỏe của NCT có thể khuyến khích cơ sở y tế tư nhân hợp đồng với BHYT và tạo ra gói dịch vụ quản lý bệnh cho NCT để tăng tính liên tục của CSSK NCT theo mô hình bác sĩ gia đình. Bệnh viện khó có thể là cơ sở y tế quản lý sức khỏe toàn diện cho NCT, vì chủ yếu là cơ sở y tế điều trị bệnh cấp tính hoặc chỉ quản lý một số BKLN cụ thể, không bảo đảm chăm sóc toàn diện về các nhu cầu NCT.

3. Nhân lực và tài chính cho CSSK người cao tuổi

3.1. Nhân lực cho chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Theo Luật NCT, Bộ Y tế có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng thầy thuốc, nhân viên y tế chuyên ngành lão khoa và đào tạo về PHCN, đồng thời nâng cao năng lực nhân viên xã hội làm công việc tư vấn, chăm sóc.

Page 137: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

125

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

Phát triển nhân lực y tế cần đáp ứng với nhu cầu đặc biệt của NCT liên quan mô hình bệnh tật, khuyết tật và các đặc trưng khác đã nêu trong mục 2.1 trên, và nhu cầu đang tăng lên do già hóa dân số. Các bác sĩ gia đình, như các chuyên gia về lão khoa, là nguồn nhân lực lý tưởng vì họ có trách nhiệm giải quyết các vấn đề sức khoẻ chung thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Tuy nhiên, cần phải có các nhóm chăm sóc đa ngành (multi-specialty team) để có thể quản lý hiệu quả các tình trạng mạn tính và các bệnh kết hợp [72]. Cần phối hợp giữa chữa bệnh, phục hồi chức năng, dược lâm sàng, tư vấn về phòng bệnh và nâng cao sức khỏe và dịch vụ công tác xã hội và chăm sóc cá nhân. Với NCT, cần các loại hình chăm sóc trong phòng chống bệnh tật, khám, chữa bệnh và chăm sóc lâu dài [73].

3.1.1. Nhân lực cho chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Nhân lực tại tất cả các tuyến đều cấp dịch vụ cho NCT, nhưng hiểu biết về YHGĐ, lão khoa và những nhu cầu đặc biệt của NCT không đều giữa các địa phương và các tuyến.

Tuyến trung ương

Bệnh viện Lão khoa trung ương là bệnh viện đầu ngành về CSSK NCT, có lực lượng chuyên khoa lão có vai trò quan trọng trong việc cấp dịch vụ, nghiên cứu khoa học và đào tạo. Bệnh viện có 329 cán bộ viên chức, trong đó có 90 bác sĩ (24%), 131 điều dưỡng (40%), 18 kỹ thuật viên, 13 cán bộ dược và 87 nhân viên loại khác (26%).29 Hầu hết bác sĩ của bệnh viện đã được đào tạo sau đại học: 40 bác sĩ nội trú, 24 chuyên khoa I, thạc sĩ, và 12 chuyên khoa II, tiến sĩ. Ngoài cấp dịch vụ cho NCT, Bệnh viện Lão khoa trung ương có năng lực nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, đào tạo và tư vấn cho Bộ Y tế về chính sách liên quan lão khoa. Các bệnh viện trung ương khác có tổ chức khoa lão cũng có nhân viên y tế được đào tạo chuyên khoa tham gia tích cực vào việc khám điều trị tại bệnh viện.

Tuyến tỉnh, thành phố

Mạng lưới khám chữa bệnh cho NCT ở tuyến tỉnh, thành phố đã khá phát triển, nhiều bệnh viện đã thành lập khoa lão, khoa lão ghép hoặc đơn vị lão khoa (Xem mục 2.2 trên). Tuy nhiên, đội ngũ nhân lực chưa được đào tạo nhiều về chuyên ngành lão khoa và những kỹ năng cần thiết để CSSK NCT ở mức tối ưu. Các khoa lão độc lập và các khoa ghép nói trên vẫn còn thiếu bác sĩ và hầu hết các bác sĩ chưa được đào tạo chuyên khoa ngành lão khoa.

Tuyến y tế cơ sở

Tuyến y tế cơ sở là tuyến được NCT sử dụng nhiều nhất, chủ yếu về việc quản lý bệnh mạn tính và bệnh nhẹ cũng như khám sức khỏe định kỳ. Năng lực CSSK NCT của đội ngũ nhân lực ở tuyến y tế cơ sở còn yếu, vì hầu hết các cán bộ y tế chưa được đào tạo về lão khoa hoặc YHGĐ. Đặc biệt tại tuyến xã, dù 78% các trạm y tế xã có bác sĩ làm việc [65], nhưng số lượng cán bộ y tế được tập huấn về các tình trạng bệnh mạn tính mà NCT hay mắc như tăng huyết áp, đái tháo đường còn thấp, và rất ít người được đào tạo về phòng, chống ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [74].

Theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư 07/2013/TT-BYT, nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) có chức năng tham gia công tác CSSKBĐ cho người dân, bao gồm cả NCT tại thôn, bản. Một số nghiên cứu cho thấy NVYTTB có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, quản lý, vận động các gia đình sử dụng dịch vụ tại tuyến y tế xã [75]. Tuy nhiên, chương trình đào tạo của NVYTTB chưa tập trung nhiều vào những nhu cầu đặc biệt trong chăm sóc NCT.

29 Số liệu do Bệnh viện Lão khoa Quốc gia cung cấp tháng 6 năm 2016.

Page 138: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

126

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Hệ thống y tế dự phòng

Tỷ lệ cán bộ y tế được đào tạo sau đại học chiếm tỷ lệ rất thấp 6,1%, trong đó chủ yếu là bác sĩ chuyên khoa cấp I, chiếm 5%. Cứ 4 bác sĩ của các trung tâm y tế dự phòng thì có 3 bác sĩ đa khoa chưa được đào tạo cơ bản về y tế dự phòng [76]. Hệ thống y tế dự phòng được xây dựng và nhân lực được đào tạo chủ yếu vẫn để phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, khi mô hình bệnh tật tập trung vào BKLN và NCT chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong dân số, nhân lực chưa kịp đào tạo lại cho phù hợp với nhu cầu mới, tức là kỹ năng dự phòng và quản lý BKLN.

3.1.2. Đào tạo trước hành nghề

Chương trình giáo dục bậc đại học, đào tạo nghề cao đẳng, trung cấp

Lão khoa chưa được lồng ghép đầy đủ trong nội dung của Chương trình đào tạo khối ngành khoa học sức khỏe. Trong chương trình có học phần về chăm sóc sức khỏe NCT, nhưng nội dung chủ yếu phục vụ cho khám, điều trị, chăm sóc NCT, các kiến thức, kỹ năng liên quan đến giao tiếp, tâm lý chưa được quan tâm. Chương trình đào tạo y khoa (bác sĩ đa khoa) chưa có môn học nào về lão khoa. Chương trình đào tạo y học cổ truyền (bác sĩ y học cổ truyền) có 3 đơn vị học trình về bệnh học lão khoa y học cổ truyền.30 Chuyên khoa YHGĐ cũng bao gồm việc đào tạo về nhiều kỹ năng có liên quan đến lão khoa. Chương trình đào tạo điều dưỡng đại học có 2 đơn vị học trình về CSSK NCT.31 Chương trình đào tạo điều dưỡng cao đẳng có 2 học trình về chăm sóc người bệnh cao tuổi.32 Chương trình đào tạo y sĩ và chương trình đào tạo điều dưỡng trung cấp không có học phần nào về chăm sóc sức khỏe NCT.33 Hiện nay chưa có chương trình khung thống nhất về môn lão khoa cho bác sĩ, điều dưỡng. Tuy nhiên, Bệnh viện Lão khoa trung ương đã biên tập bài giảng lão khoa cho bác sĩ, điều dưỡng cũng như người chăm sóc và hiện đang chờ in.

Một số nghề liên quan nhiều đến CSSK NCT đã có chương trình đào tạo cử nhân đại học, cao đẳng và trung cấp kỹ thuật viên PHCN (vật lý trị liệu). Chương trình đào tạo cử nhân hoạt động trị liệu (Occupational therapy), với hỗ trợ của Handicap International và MCNV, đang được xây dựng tại Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Hiện chưa có chương trình đào tạo riêng hoặc trong chương trình PHCN về ngôn ngữ trị liệu.

Đào tạo băng cấp sau đại học

Hiện nay, đã có các chương trình đào tạo chuyên khoa sau đại học về lão khoa bao gồm: chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có mã cấp IV về lão khoa trong danh mục giáo dục, đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (Văn bản số 16/VBHN-BGDĐT

30 Nội dung tập trung vào đặc điểm sinh lý và bệnh lý của NCT theo y học cổ truyền, mô tả triệu chứng, phương pháp điều trị, áp dụng thực tế điều trị một số bệnh NCT thường gặp bằng thuốc y học cổ truyền và phương pháp điều trị không dùng thuốc.

31 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Thông tư 01/2012/TT-BGDĐT ngày 13/1/2012 ban hành bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành khoa học sức khỏe, trình độ đại học. Những kiến thức cơ bản về những thay đổi về tâm sinh lý và các vấn đề sức khỏe của NCT; nhu cầu chăm sóc của NCT và vai trò của người điều dưỡng, các kỹ thuật và quy trình chăm sóc điều dưỡng cho NCT.

32 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010). Thông tư 11/2010/TT-BGDĐT ngày 23/3/2010 ban hành bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành khoa học sức khỏe, trình độ cao đẳng. Trong đó cung cấp các kiến thức cơ bản về đặc điểm cơ thể, bệnh tật của NCT, thay đổi cấu trúc, chức năng của các cơ quan hệ thống, lập kế hoạch chăm sóc một số bệnh thường gặp ở NCT.

33 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010). Thông tư 19/2010/TT-BGDĐT ngày 29/6/2010 ban hành chương trình khung khối ngành khoa học sức khỏe trình độ trung cấp chuyên nghiệp.

Page 139: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

127

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

năm 2014). Số lượng các cơ sở đào tạo cung cấp các chương trình đào tạo này còn hạn chế. Bộ môn Lão khoa thuộc Trường Đại học Y Hà Nội được thành lập từ tháng 11 năm 2015 và bắt đầu tuyển sinh đào tạo bác sĩ định hướng chuyên khoa lão khoa từ tháng 9 năm 2016 và đào tạo sau đại học chuyên sâu về lão khoa. Bộ môn Lão khoa thuộc Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh thành lập từ năm 1986 (tiền thân là Bộ môn Tích tuổi học) hiện đang tổ chức các khóa cho sinh viên y và đào tạo sau đại học, đào tạo liên tục chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh, nhưng chưa có lớp đào tạo cho điều dưỡng, nhân viên chăm sóc. Ngoài ra, còn có Phân môn Lão khoa thuộc Bộ môn Nội của Trường Đại học Y Huế.34 Bệnh viện Lão khoa trung ương và Đơn vị lão khoa của Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cũng có tham gia đào tạo sau đại học về lão khoa.

Y học gia đình là một chuyên khoa phù hợp với việc CSSK NCT do mô hình tạo ra mối quan hệ gần gũi, liên tục giữa thầy thuốc với người được chăm sóc, và cân đối được y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, quản lý bệnh mạn tính và chữa bệnh cấp tính. Y học gia đình được triển khai đào tạo cho các bác sĩ (chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, nội trú). Còn lại đối với điều dưỡng, kỹ thuật viên, y sĩ có, và bác sĩ đa khoa hiênh chỉ mới có chương trình đào tạo ngắn hạn.

3.1.3. Đào tạo liên tục nhân lực y tế

Đào tạo liên tục là hoạt động quan trọng để bảo đảm cán bộ y tế thực hành theo bằng chứng y học toàn cầu cập nhật nhất. Đồng thời, đào tạo liên tục đóng góp vào việc bổ sung vào kiến thức cơ bản đã được học trước khi hành nghề. Điều này đặc biệt quan trọng đối với lão khoa, vì hầu hết cán bộ y tế hiện nay chưa được đào tạo cơ bản về lão khoa trong khi tỷ lệ người bệnh cao tuổi ngày càng tăng. Cán bộ y tế đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp theo Thông tư 22/2013/TT-BYT để duy trì chứng chỉ hành nghề.

Để xây dựng mạng lưới đào tạo liên tục, triển khai Thông tư 22, Bộ Y tế đã xem xét và cấp mã số cho các cơ sở đào tạo liên tục cho cán bộ y tế. Đến 31/5/2016, 58 trên 63 Sở Y tế tỉnh, thành phố, 69 đơn vị trực thuộc bộ, Hội nghề nghiệp và 102 cơ sở giáo dục chuyên nghiệp được cấp mã đào tạo liên tục và công nhận đủ điều kiện đào tạo liên tục. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2016, toàn bộ các Sở Y tế sẽ được cấp mã đào tạo liên tục và sẽ phủ kín toàn quốc. Các đơn vị được cấp mã đào tạo liên tục có nhiệm vụ tổ chức các khóa đào tạo liên tục và cấp chứng nhận cho người học theo đúng quy định của Thông tư 22/2013/TT-BYT và theo các phạm vi lĩnh vực được phép đào tạo liên tục ngành y tế (Quyết định số 492/BYT-K2ĐT). Bộ Y tế cũng đưa ra quy định tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đơn vị đào tạo liên tục cán bộ y tế (493/QĐ-BYT năm 2012), Quy trình cấp mã cơ sở đào tạo liên tục cán bộ y tế và Quy trình thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo liên tục cán bộ y tế.

Bệnh viện Lão khoa trung ương có vai trò đặc biệt quan trọng trong đào tạo liên tục về lão khoa. Sau khi tách khỏi Bệnh viện Bạch Mai vào tháng 6/2006 để trở thành Viện Lão khoa quốc gia, nay là Bệnh viện Lão khoa trung ương, bệnh viện đã tổ chức được 48 lớp đào tạo liên tục cho 2441 bác sĩ và y sĩ thuộc các bệnh viện đa khoa trung ương, bệnh viện đa khoa tuyến

34 Thông báo tuyển sinh sau đại học 2016 của ĐH Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh và ĐH Y Dược thuộc Đại học Huế.

Page 140: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

128

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

tỉnh, tuyến huyện tại 42 tỉnh, thành phố35 [77] để cung cấp bổ sung kiến thức về một số bệnh mạn tính không lây nhiễm thường gặp ở NCT, đặc biệt trong mấy năm gần đây đã cập nhật cho học viên về các hội chứng thường gặp trong lão khoa. Từ năm 2015, bệnh viện đã tổ chức được 3 lớp tập huấn cho gần 100 điều dưỡng, nhân viên y tế về lão khoa và 3 lớp theo phương thức cầm tay chỉ việc tại chỗ nhằm tăng cường kỹ năng thực hành các kỹ thuật sử dụng trong lão khoa như kỹ thuật ghi và đọc điện cơ, siêu âm Doppler tim, mạch, các test thần kinh tâm lý,… Mặc dù Bệnh viện Lão khoa trung ương đã tổ chức nhiều khóa đào tạo liên tục về các chủ đề khác nhau, nhưng trên bình diện cả nước, số khóa học như vậy chưa đủ. Cần mở rộng các đơn vị tham gia đào tạo liên tục cho nhân lực y tế chung về các chủ đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho NCT. Hiện nay có một số bệnh viện trung ương khác đã được thẩm định và được cấp mã đào tạo liên tục nhân lực y tế trong lĩnh vực lão khoa như Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế và Bệnh viện Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh). Đối với 49 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện có khoa lão hoặc khoa lão ghép với khoa khác, 14 bệnh viện đã được cấp mã cơ sở đào tạo liên tục nhân lực y tế, nhưng chưa rõ nội dung đào tạo liên tục của các đơn vị này có nội dung về lão khoa chưa.

Trong năm 2014 và 2015, Bệnh viện Lão khoa trung ương đã tham gia xây dựng nhiều tài liệu đào tạo về lão khoa, bao gồm: (1) chương trình đào tạo lão khoa cơ bản và chương trình đào tạo lão khoa nâng cao dành cho bác sĩ; (2) tài liệu về CSSK NCT cho bác sĩ các tuyến tỉnh, huyện xã; và (3) phối hợp với WHO xây dựng tài liệu hướng dẫn CSSK NCT cho cán bộ y tế cơ sở và người chăm sóc NCT tại cộng đồng.

Hội Lão khoa thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 2010 có vai trò quan trọng trong phổ biến kiến thức về lão khoa cho người dân và cán bộ y tế qua hội thảo, lớp đào tạo và trang web. Hiện nay Hội có hơn 700 thành viên, chủ yếu từ các tỉnh miền Nam. Một nhóm bác sĩ lão khoa đang thực hiện thủ tục mở Hội Lão khoa Việt Nam nhằm tăng cường chia sẻ kiến thức về lão khoa toàn quốc. Dù hiện nay chưa được chứng nhận là đơn vị có thể đào tạo liên tục, hội cũng đã tham gia tích cực trong đào tạo kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lão khoa.

Ngoài lão khoa nói chung, cũng có một số tổ chức đã xây dựng chương trình đào tạo liên tục về một số bệnh, vấn đề sức khỏe phổ biến ở NCT. Các trạm y tế xã, đơn vị cấp cứu 115 có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo về đột quỵ để tham gia tiếp nhận, đánh giá, xử trí cấp cứu người bệnh đột quỵ và thông báo cho các cơ sở có đội đột quỵ, khoa đột quỵ, trung tâm đột quỵ, hoặc các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trên trước khi chuyển tuyến (theo Thông tư số 47/2016/TT-BYT quy định việc tổ chức khám, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh). Về PHCN, Chương trình hợp tác “Tăng cường năng lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng” giữa Bộ Y tế Việt Nam và Uỷ ban Y tế Hà Lan Việt Nam đã xây dựng nhiều tài liệu đào tạo về PHCN, tuy nhiên, nội dung chưa nhằm vào nhu cầu đặc biệt PHCN ở NCT. Bệnh viện K trung ương đang tổ chức tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, chăm sóc giảm nhẹ và phát hiện sớm ung thư, thuộc Chương trình Phòng chống ung thư quốc gia năm 2012, là nội dung quan trọng với NCT chiếm tỷ lệ cao trong tổng số người mắc ung thư.

35 Bắc Ninh, Bình Định, Bình Phước, Cần Thơ, Đà Nẵng, Cao Bằng, Đăk Lak, Điện Biên, Đồng Tháp, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Tp Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế.

Page 141: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

129

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

3.2. Bảo vệ tài chính y tế cho người cao tuổi

3.2.1. Công bằng trong khả năng tiếp cận dịch vụ y tế

Cơ cấu khách hàng trong các loại cơ sở y tế chưa thể hiện nhu cầu khác nhau theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trong khi phân tuyến kỹ thuật của trạm y tế chủ yếu các dịch vụ cơ bản, bệnh viện tỉnh và trung ương phục vụ được những người mắc bệnh phức tạp, cần dịch vụ chuyên sâu. Tuy nhiên, hiện nay mô hình sử dụng dịch vụ của các tuyến khác nhau vẫn bị ảnh hưởng bởi khả năng chi trả và khả năng tiếp cận dịch vụ, không thuần túy mức độ nặng của bệnh tật. Hình 60 minh họa rõ hiện tượng này. Cột cuối cho thấy tỷ lệ NCT phân bổ theo mức sống của hộ gia đình. Đối với dịch vụ TYT xã, khoảng 60% lượt sử dụng là người nghèo và cận nghèo (chiếm 40% tổng số NCT). Mô hình sử dụng bệnh viện huyện và cơ sở y tế tư nhân tương đối công bằng, nhưng hơi tập trung ở nhóm giữa (từ cận nghèo đến khá). Tuy nhiên, ở bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, trên 70% lượt sử dụng dịch vụ của NCT là nhóm giàu và khá. Tình trạng này có thể coi là công bằng nếu người nghèo ít ốm hơn và người giàu ốm nặng hơn. Thực tế, có khả năng cao những NCT khá và giàu đang sử dụng dịch vụ chuyên môn vượt nhu cầu về bệnh tật trong khi NCT nghèo đang không tiếp cận với dịch vụ cần thiết. Cần nghiên cứu chi tiết hơn mới đánh giá được chính xác.

Hình 60. Cơ cấu mức sống người cao tuổi sử dụng dịch vụ theo loại cơ sở y tế, 2012

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

TYT xãtrên

Nghèo Trung bình Khá Giàu

NCTKhác

Nguồn: VHLSS 2012

Khả năng chi trả là yếu tố quan trọng cản trở NCT sử dụng dịch vụ y tế. Một điều tra của Bệnh viện Lão khoa trung ương tại ba địa bàn Hà Nội, Thừa Thiên Huế và Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy trong nhiều lý do khiến NCT không được KCB, lý do chính là không đủ khả năng kinh tế (45,3%). Bên cạnh đó, còn nhiều lý do khác như điều kiện đi lại khó khăn 17,3%, điều kiện y tế địa phương không đáp ứng được 16,5%, còn các lý do khác 20,9%[51]. Mặc dù điều tra này được thực hiện từ năm 2006 nhưng những vấn đề này vẫn khiến chúng ta phải suy nghĩ, lưu tâm khi thực hiện các điều tra tương tự và khi xây dựng các chính sách cho NCT. Trong khi CSSKBĐ có thể thực hiện ở tuyến xã nhưng để được chữa bệnh thì chủ thẻ BHYT phải lên tuyến huyện. Điều đó thực sự khó khăn đối với người dân nghèo, người sống

Page 142: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

130

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

ở các khu vực khó khăn như ở vùng Trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên với khoảng cách từ xã đến bệnh viện huyện gần nhất lên tới lần lượt là 13,3 km, 22,5 km và 15,6 km [78] đối với người dân nghèo, BHYT ở tuyến xã nhưng để khám chữa bệnh thì chủ thẻ bảo hiểm y tế phải lên tuyến huyện.

Dưới đây sẽ phân tích về thực trạng bao phủ BHYT và hiệu quả bảo vệ tài chính của chính sách tài chính y tế hiện nay. Thiếu thông tin để phân tích sâu hơn về các yếu tố cản trở khác.

3.2.2. Bao phủ bảo hiểm y tế ở người cao tuổi

Bảo hiểm y tế là công cụ quan trọng ở Việt Nam nhằm giảm yếu tố cản trở NCT tiếp cận DVYT, đồng thời đóng góp vào bảo vệ tài chính của NCT khi sử dụng dịch vụ.

Tỷ lệ NCT có BHYT tăng lên theo từng năm (Hình 61), tiến tới mục tiêu của Đề án CSSK NCT là năm 2025, 100% NCT có thẻ BHYT. Năm 2014, 75% NCT có thẻ BHYT so với chỉ 43,5% năm 2006. Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt cao nhất ở người 80 tuổi trở lên, thấp hơn một chút ở nhóm từ 70 - 79 tuổi và thấp nhất (72%) ở nhóm từ 60 - 69 tuổi [61]. Đến năm 2016, hơn 7,85 triệu NCT có thẻ BHYT [64]. Thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, tính đến năm 2015, cả nước đã thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho 1,5 triệu NCT từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu [79]. Theo số liệu điều tra hộ gia đình, năm 2012, chỉ 10% người từ 80 tuổi trở lên chưa có BHYT. Nhưng đến năm 2014 tỷ lệ này lên 25%.

Hình 61. Tỷ lệ người cao tuổi có bảo hiểm y tế theo nhóm tuổi, 2006 - 2014

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

2006 2008 2010 2012 2014

60-

70-

NCT

43,5

59,3

73,0 75,0

Nguồn: Giang Thanh Long. Ageing Population, Older People’s Health and Health Insurance: The case of Vietnam. Nossal Institute Global Health, University of Melbourne. 24 - 26 October 2016 [61]. Năm 2012 số liệu VHLSS được tính toán bởi Nhóm JAHR.

Các nhóm NCT từ 60 - 79 tuổi bao gồm cả một số nhóm không được BHXH và NSNN đóng BHYT, phải tự nguyện đóng. Trong cơ cấu loại BHYT, nhóm tự nguyện đóng phí BHYT khá cao, chiếm khoảng một phần ba số NCT có BHYT ở nhóm 60 - 79 tuổi (Hình 62). Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ BHYT cao ở nhóm từ 80 tuổi trở lên có thể giải thích bởi việc NSNN trợ cấp BHYT cho họ.

Page 143: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

131

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

Hình 62. Cơ cấu loại hình bảo hiểm y tế ở người cao tuổi theo nhóm tuổi, 2012

6774

87

73

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

NCT

Không có BH

chính sách

60 - 69 tuổi 70 - 79 tuổi

Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư 2012,GSO

Tỷ lệ NCT có BHYT đối với cả nhóm thiệt thòi đã gia tăng trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2014 (Hình 63). Hai nhóm tăng nhanh nhất và đạt tỷ lệ bao phủ cao nhất là nhóm NCT dân tộc thiểu số và NCT nghèo. Năm 2014, tỷ lệ bao phủ BHYT của NCT nam, nhóm không nghèo, và người cư trú ở thành thị có giảm xuống một chút so với năm 2012.

Hình 63. Tỷ lệ người cao tuổi có bảo hiểm y tế theo đặc tính cá nhân, 2006 - 2014

0102030405060708090

100

Nam Kinh Khôngnghèo

Nghèo Nôngthôn

2006 2010 2012 2014

Nguồn: Giang Thanh Long. Ageing Population, Older People’s Health and Health Insurance: The case of Vietnam. Nossal Institute Global Health, University of Melbourne. 24 - 26 October 2016 [61]. Năm 2012 số liệu VHLSS được tính toán bởi Nhóm JAHR.

Cơ cấu loại BHYT khác nhau giữa các nhóm NCT khác nhau (Hình 64). Nhóm NCT nghèo và dân tộc ít người có tỷ lệ BHYT do NSNN trợ cấp cao nhất, trong khi NCT ở thành thị tỷ lệ này thấp. Ngược lại ở thành thị, tỷ lệ NCT có BHYT bắt buộc cao. Tỷ lệ có BHYT bắt

Page 144: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

132

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

buộc ở nam cao hơn ở nữ và rất thấp ở người nông thôn và dân tộc ít người. BHYT tự nguyện cao hơn là tỷ lệ có BHYT bắt buộc ở tất cả các nhóm.

Hình 64. Cơ cấu loại bảo hiểm y tế theo đặc tính cá nhân của người cao tuổi, 2012

0102030405060708090

100

Nam Kinh Khôngnghèo

Nôngthôn

Không có BH

Nghèo Thành

3.2.3. Tác động của bảo hiểm y tế tới khả năng tiếp cận và bảo vệ tài chính

BHYT nhằm mục đích giảm cản trở tài chính để sử dụng DVYT và đồng thời giảm gánh nặng tài chính y tế. Các mục dưới đây sẽ phân tích tình trạng tiếp cận, sử dụng và gánh nặng tài chính của NCT dịch vụ nội trú và ngoại trú.

Về mặt lý tưởng, mức độ NCT sử dụng dịch vụ y tế nên chỉ phụ thuộc vào nhu cầu chứ không phải khả năng chi trả. Tuy nhiên, có những yếu tố cản trở khả năng tiếp cận khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ, đặc biệt chi phí điều trị có thể cao và người dân có thể thiếu điều kiện chi trả chi phí đó. BHYT nhằm mục đích giảm cản trở tài chính cho người sử dụng dịch vụ y tế. Tuy nhiên, khi lựa chọn mua hay không mua BHYT, sẽ có xu hướng người ốm mua BHYT và người khỏe hơn không mua BHYT. Hiện tượng này gọi là lựa chọn ngược. Nhóm NCT 80 tuổi trở lên đều có quyền có BHYT mà họ không phải đóng phí. Như vậy, nhóm này nên bao phủ 100% BHYT và không nên có cản trở tài chính tới khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của họ. Nhưng ở nhóm dưới 80 tuổi, vẫn có nhiều NCT phải tự bỏ tiền ra mua BHYT. Trong hoàn cảnh như vậy, có khả năng những người không có BHYT nói chung là khỏe hơn nhóm có BHYT. Một vấn đề khác cũng có thể xảy ra đối với những người có BHYT, vì chi phí KCB của họ thấp (chỉ là khoản đồng chi trả), nên họ có thể sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn cần thiết. Hiện tượng này được gọi là rủi ro đạo đức.

Đối với dịch vụ KCB ngoại trú, chi phí một lần sử dụng dịch vụ thường không cao nên cản trở tài chính không lớn như đối với dịch vụ nội trú. Hình 65 cho thấy bình quân một NCT có sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú khoảng 3 lần một năm. Không có sự khác nhau đáng kể giữa các nhóm tuổi đối với những người có BHYT, nhưng đối với những người không có BHYT, xu

Page 145: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

133

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

hướng là tăng số lần sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú một năm theo nhóm tuổi. Giải thích hiện tượng này ở nhóm 60 - 69 tuổi có thể có cả rủi ro đạo đức (nếu người có BHYT sử dụng dịch vụ nhiều hơn cần thiết) và lựa chọn ngược (là những người có BHYT là người hay ốm hơn những người không có BHYT). Nhưng ở nhóm từ 70 - 79 tuổi và 80 tuổi trở lên, những người không có BHYT có xu hướng sử dụng dịch vụ nhiều hơn khó giải thích.

Đối với dịch vụ nội trú, chi phí cao hơn tạo ra cản trở lớn tới khả năng sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, khi vấn đề sức khỏe đã đến mức nguy hiểm đến sinh mạng, hộ gia đình thường tìm cách tiếp cận dịch vụ để cứu sống người thân, kể cả NCT. Hình 65 cho thấy xu hướng đối với những NCT có BHYT, tuổi càng cao số lượt sử dụng dịch vụ càng cao. Tuy nhiên, đối với những người không có BHYT, ở nhóm 80 tuổi trở lên mức sử dụng dịch vụ ngang với nhóm 70 - 79 tuổi, gợi ý rằng có cản trở tài chính ảnh hưởng khả năng sử dụng dịch vụ này.

Hình 65. Số lượt sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú bình quân hằng năm ở người cao tuổi theo tình trạng bảo hiểm y tế, 2014

2

3

4

Có BHYT Không có BHYT

0

Có BHYT Không có BHYT

00,5

0,1

0,3

0,2

0,4

0,5

1,5

2,5

3,5

1

60 - 69 tuổi 60 - 69 tuổi70 - 79 tuổi 70 - 79 tuổi

Nguồn: Giang Thanh Long. Ageing Population, Older People’s Health and Health Insurance: The case of Vietnam. Nossal Institute of Global Health, University of Melbourne, 26 - 27 Oct 2016 [61].

Mục đích thứ hai của BHYT là bảo vệ tài chính, tức là khi người sử dụng dịch vụ y tế chi phí từ tiền túi sẽ không lên mức thảm họa dẫn đến nghèo hóa hộ gia đình.

Hình 66 cho thấy đối với dịch vụ y tế ngoại trú, những người có BHYT có chi phí thấp hơn một chút so với những người không có BHYT ở nhóm NCT dưới 80 tuổi, nhưng ở nhóm 80 tuổi trở lên, mức chi trả của người có BHYT thấp hơn một nửa so với những NCT không có BHYT. Tuy nhiên, mức chi từ tiền túi bình quân một lần sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú khoảng 1 đến 2 triệu một năm nên mức gánh nặng tài chính chưa lớn. Mức cùng chi trả đối với NCT sử dụng dịch vụ KCB nội trú ở nhóm có BHYT bình quân khoảng 4 triệu đồng/năm, không tăng theo tuổi dù số lượt bình quân một người một năm có tăng. Đối với nhóm không có BHYT, nhóm 70 - 79 tuổi có chi phí từ tiền túi trung bình rất lớn, hơn gấp đôi nhóm không có BHYT. Nhưng ở nhóm 80 tuổi trở lên, mức chi từ tiền túi của người không có BHYT thấp hơn, đây là do ít sử dụng dịch vụ hơn.

Page 146: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

134

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Hình 66. Chi phí bình quân một lần sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú ở người cao tuổi theo tình trạng bảo hiểm y tế, 2014

0

0.5

1

1.5

2

Có BHYT Không có Bhyt

0

2

4

6

8

10

12

Có BHYT Không có BHYT60 - 69 tuổi 60 - 69 tuổi70 - 79 tuổi 70 - 79 tuổi

Nguồn: Giang Thanh Long. Ageing Population, Older People’s Health and Health Insurance: The case of Vietnam. Nossal Institute of Global Health, University of Melbourne, 26-27 Oct 2016.

Báo cáo của NCT về các vấn đề tài chính hộ gia đình cho thấy tác động đáng kể của nguy cơ về sức khỏe tới hành vi tài chính cá nhân. Khoảng 10% NCT khai là có tiết kiệm, trong đó 68% khai lý do phải để dành là dự phòng, ví dụ để chi trả dịch vụ y tế. Có nhiều lý do NCT có nợ, trong đó vấn đề sức khỏe chiếm 13,8% tổng số [28].

4. Thực trạng cung cấp dịch vụ CSSK người cao tuổi

4.1. Công tác phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi

Về YTDP, chính sách CSSK NCT bao gồm cả dịch vụ dự phòng ở các cấp độ khác nhau. Dự phòng ban đầu cho NCT chủ yếu là hoạt động hướng dẫn NCT và người chăm sóc các kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự CSSK. Năm 2016, Bộ Y tế phê duyệt Dự án Truyền thông, vận động xã hội phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định 4298/QĐ-BYT năm 2016.) Dự phòng thứ cấp nhằm phát hiện sớm và quản lý, điều trị có hiệu quả các bệnh mạn tính. Luật NCT giao trách nhiệm cho Bộ Y tế xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phòng bệnh tim mạch, tiểu đường, an-dây-mơ (Alzheimer) và các bệnh mạn tính khác của NCT. Dự phòng BKLN thứ cấp sẽ được bàn bậc trong mục 4.2.

4.1.1. Truyền thông nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi

Kết quả thực hiện

Luật NCT và Thông tư 35/2011/TT-BYT hướng dẫn địa phương thực hiện trách nhiệm nâng cao sức khỏe NCT bằng TT-GDSK. Cụ thể địa phương có nhiệm vụ “Tuyên truyền phổ biến kiến thức về rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe và phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh thường gặp ở NCT để NCT tự phòng bệnh. Tùy theo điều kiện của từng địa phương để lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp… Hướng dẫn NCT các kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe.”.

Một số tỉnh thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) đã chú ý đến đối tượng NCT. TT-GDSK đã được thực hiện theo nhiều hình thức. Tại một số tỉnh, TT-GDSK có thời lượng riêng, hoặc có nội dung dành cho NCT lồng ghép trong các chương trình

Page 147: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

135

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

TT-GDSK chung. Ví dụ ở tỉnh Kiên Giang: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh có 2 chương trình phát thanh dành cho NCT vào sáng thứ Hai, thứ Tư hàng tuần [80]. Hoạt động TT-GDSK cho NCT thông qua hình thức sinh hoạt các câu lạc bộ NCT (như CLB liên thế hệ tự giúp nhau, CLB người cao tuổi giúp người cao tuổi) cũng là nguồn cung cấp kiến thức hữu hiệu cho NCT trong việc phòng bệnh, nâng cao sức khỏe. Ngoài ra có các hoạt động TT-GDSK của khu vực tư nhân như các trang web của công ty hoặc tổ chức quan tâm CSSK NCT.

Khó khăn, hạn chế

Hiện nay chưa có chiến lược hoặc kế hoạch xây dựng nội dung và hỗ trợ các địa phương thực hiện TT-GDSK nâng cao sức khỏe tập trung vào NCT. Rất ít địa phương xây dựng chương trình truyền thông dành riêng hoặc có thời lượng riêng cho NCT. Chỉ có một số ít tỉnh thực hiện TT-GDSK có nội dung dành cho NCT lồng ghép trong các chương trình TT-GDSK chung. Thường chỉ có một vài buổi truyền thông dành riêng cho NCT trong những dịp như kỷ niệm Ngày quốc tế NCT (ngày 1/10) hoặc Ngày truyền thống NCT Việt Nam (ngày 6/6). Chưa có sự phối hợp, lồng ghép giữa các nội dung phòng chống BKLN. Cán bộ tuyến y tế cơ sở (gồm cả nhân viên y tế thôn bản) thường chưa được tập huấn, cung cấp các kiến thức về phòng bệnh, chăm sóc NCT để làm công tác truyền thông cho người dân, NCT tại địa bàn. Cán bộ y tế tại các bệnh viện, chưa lồng ghép hoạt động tư vấn, giáo dục NCT về phòng bệnh và nâng cao sức khỏe vào quá trình điều trị, PHCN.

Nội dung TT-GDSK cho NCT còn chưa đầy đủ cả về mặt số lượng và nội dung. Tổ chức thực hiện và nội dung truyền thông chủ yếu do các chương trình, dự án phòng chống BKLN cung cấp [80]. Tuy nhiên, còn nhiều nội dung quan trọng về CSSK NCT chưa được đề cập đầy đủ như sự suy giảm các chức năng của các cơ quan, suy giảm nhận thức, rối loạn dáng đi và ngã, hội chứng dễ tổn thương, tiểu không kiểm soát, suy dinh dưỡng. TT-GDSK tâm thần chủ yếu tập trung vào tâm thần phân liệt, động kinh và rối loạn trầm cảm chưa đề cập tới các vấn đề khác hay gặp ở NCT như sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, trầm cảm lão khoa, lo âu, loạn thần, rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, NCT còn gặp nhiều khó khăn không chỉ về mặt TT-GDSK mà còn do khó cải tạo môi trường xung quanh NCT như cải thiện chiếu sáng, đường sá đi lại, sàn nhà, cung cấp dụng cụ hỗ trợ (gậy chống, kính mắt, tai nghe …), thành lập các câu lạc bộ sức khỏe hoặc việc khuyến khích NCT tham gia.

4.1.2. Dự phòng các bệnh mạn tính không lây nhiễm

Kết quả thực hiện

Việt Nam đã bắt đầu xây dựng và thực hiện các Chương trình phòng chống các BKLN, đóng góp vào việc hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh. Chương trình phòng, chống BKLN giai đoạn 2012 - 2015, đã tập trung vào các BKLN chủ yếu và đạt được những thành quả nhất định, trong đó có việc xây dựng hướng dẫn quốc gia, tài liệu TT-GDSK cho người dân và đào tạo cán bộ y tế và TT-GDSK về phòng, chống BKLN. Trong giai đoạn tiếp theo đang thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các BKLN khác, giai đoạn 2015 - 2025 để phân cấp hoạt động phòng, chống BKLN.

Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã xây dựng nhiều chính sách kiểm soát các yếu tố nguy cơ phòng chống BKLN theo khuyến cáo toàn cầu của WHO. Theo Chiến lược quốc gia phòng chống BKLN, kiểm soát nguy cơ gây bệnh, như hút thuốc lá, lạm dụng đồ uống có cồn, dinh dưỡng không hợp lý, thực phẩm không an toàn, và thiếu hoạt động thể lực, là một

Page 148: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

136

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

trong những yếu tố quyết định hiệu quả trong phòng, chống các BKLN. Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 (Quyết định số 244/QĐ-TTg năm 2014), Luật An toàn thực phẩm và Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 226/QĐ-TTg năm 2012) là cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động liên quan.

Nhiều chính sách và hoạt động kiểm soát yếu tố nguy cơ BKLN đang được thực hiện cho toàn xã hội, có tác động dự phòng bệnh tật ở NCT trong tương lai. Phòng chống các yếu tố nguy cơ bao gồm hoạt động TT-GDSK và nhiều chính sách hỗ trợ khác như thuế tiêu thụ đặc biệt để nâng giá lên giảm mức tiêu dùng thuốc lá và rượu, khu vực cấm hút thuốc, và các quy định về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Có một số hoạt động kiểm soát yếu tố nguy cơ được quy định riêng cho NCT.

■ Quyết định số 189/QĐ-BYT ngày 17/1/2013 về “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2020” làm cơ sở cho công tác truyền thông, giáo dục dinh dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý cho người dân. Nội dung các lời khuyên này tập trung vào việc khuyến khích người dân ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm, phối hợp thức ăn gồm cả đạm động vật và thực vật, dầu thực vật và mỡ động vật; hạn chế ăn mặn, tăng cường ăn rau, quả, bảo đảm ATTP, uống đủ nước sạch, tăng cường hoạt động thể lực, hạn chế ăn ngọt, đồ uống có ga, hạn chế tiêu thụ rượu, bia, thuốc lá.

■ Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng quy định các bệnh viện triển khai hoạt động tư vấn và thực hiện thực đơn chế độ dinh dưỡng hợp lý cho một số nhóm bệnh và đối tượng đặc thù bao gồm NCT vào năm 2015 và tỷ lệ này đạt 100% ở tuyến trung ương, 95% ở tuyến tỉnh và 50% ở tuyến huyện và năm 2020.

■ Trong Luật phòng chống tác hại thuốc lá khuyến cáo “Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, NCT.”

■ Cai nghiện rươu, bia và thuốc lá có lợi cho NCT bị nghiện và dịch vụ này đang được một số bệnh viện tâm thần trung ương và ở thành phố Hồ Chí Minh phát triển, cùng với các nội dung TT-GDSK về cai nghiện rượu trên mạng.

■ Hội Người cao tuổi, ngành thể dục thể thao, các cộng đồng và câu lạc bộ NCT đang phát triển phong trao thể dục thể thao, vừa nâng cao sức khỏe, vừa đáp ứng nhu cầu tinh thần của NCT.

Nâng cao nhận thức đúng của nhân dân về dự phòng và kiểm soát BKLN là một hoạt động chính trong các Chương trình mục tiêu y tế và trong Chiến lược quốc gia phòng chống các BKLN. Dự án truyền thông, vận động xã hội phòng, chống BKLN đưa ra mục tiêu là nâng cao hiểu biết, thay đổi hành vi của người dân trong phòng, chống các BKLN. Trong các đối tượng chính là người có nguy cơ mắc và người đã mắc BKLN, như vậy ẩn trong đối tượng chính là NCT. Kinh phí có phần quan trọng là nguồn ngân sách Nhà nước, bao gồm kinh phí của Chương trình mục tiêu Y tế-Dân số giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Y tế, cùng với các nguồn huy động trong và ngoài nước. Các hoạt động tập trung vào xây dựng các thông điệp và nội dung tuyên truyền, thực hiện tuyên truyền qua thông tin đại chúng và tại trạm y tế xã và tăng cường năng lực của những người thực hiện TT-GDSK tại các địa phương. Các chỉ tiêu của dự án bao gồm:

■ 70% người trưởng thành có hiểu biết về nguyên nhân, tác hại, biện pháp phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản;

Page 149: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

137

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

■ Trên 80% học sinh phổ thông có hiểu biết về phòng chống tác hại của rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý và ít hoạt động thể lực.

■ Ít nhất 50% người trưởng thành có nguy cơ tim mạch và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường đến các cơ sở y tế để được khám, phát hiện bệnh.

■ Giảm 15% mức tiêu thụ muối trung bình của người trưởng thành so với năm 2015.

TT-GDSK được thực hiện theo nhiều kênh và phương thức sáng tạo khác nhau. Tuyên truyền được thực hiện thông qua nhiều kênh thông tin đại chúng, tài liệu in, tổ chức hội nghị, tổ chức sự kiện (như Ngày tim mạch thế giới hoặc Ngày thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường hàng năm (14/11)). Khu vực tư nhân cũng tích cực tham xây dựng tài liệu và trang web, vừa tăng nhận thức, vừa quảng cáo. Các câu lạc bộ của những người mắc BKLN, như câu lạc bộ tăng huyết áp, được thành lập tại cộng đồng và tổ chức sinh hoạt định kỳ hằng tháng để các hội viên câu lạc bộ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau và được các chuyên gia tim mạch tư vấn về dự phòng và điều trị tăng huyết áp [81]. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù nhiều người được tiếp nhận thông tin qua phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng họ thích nhận thông tin qua hình thức truyền thông trực tiếp như qua tư vấn của cán bộ y tế, vì được nhận thông tin chính xác và có thể trao đổi khi có thắc mắc. Việc tiếp nhận thông tin trực tiếp từ cán bộ y tế hoặc qua bạn bè người thân giúp người dân nhớ được nhiều và dễ nhớ thông tin hơn.

Kiến thức của người dân về phòng, chống BKLN có tăng trong thời gian gần đây. Kiến thức của người dân về phòng chống ung thư đã được nâng cao đáng kể. Năm 2015, trên 90% người dân biết, nghe nói đến bệnh ung thư so với tỷ lệ < 50% trong một nghiên cứu năm 2009. Thái độ của người dân khá tích cực đối với công tác phòng, chống ung thư, 69% cho rằng bệnh ung thư không lây truyền và 66% cho rằng bệnh ung thư có thể dự phòng được 85% biết rằng khi có dấu hiệu bất thường cần đến khám, điều trị sớm tại cơ sở y tế [82]. Hoạt động truyền thông của dự án Phòng, chống bệnh phổi mạn tính đã có những tác động tích cực đến việc thay đổi nhận thức của người dân về bệnh phổi mạn tính. Về tiếp cận thông tin, nghiên cứu tại 3 tỉnh, thành phố đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam cho thấy 59,1% người dân được nghe về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và 72,65% người dân từng nghe về hen phế quản. Có kiến thức đạt về bệnh phổi mạn tính khá cao (71,3% và 82,3%)[83]. Không có thông tin để đánh giá khả năng tiếp cận và hiệu quả TT-GDSK về BKLN cho NCT.

Khó khăn, hạn chế

Hoạt động dự phòng các BKLN thực hiện theo chiều dọc tách biệt, thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các dự án, chương trình phòng chống BKLN. Khi tổ chức phòng, chống BKLN theo dự án trong chương trình mục tiêu y tế quốc gia, mỗi dự án/chương trình do một bệnh viện chuyên khoa đầu ngành điều phối, xây dựng kế hoạch, triển khai hoạt động, sử dụng kinh phí cũng như kiểm tra, giám sát, đánh giá riêng. Vì vậy, công tác dự phòng các bệnh mạn tính, BKLN với nội dung truyền thông, cách thức, đối tượng, thời gian tách biệt, chưa có sự lồng ghép trong khi một số BKLN lại có chung các nhóm yếu tố nguy cơ. Ví dụ như các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư đều có các yếu tố nguy cơ chung là hút thuốc lá, dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động, lạm dụng rượu, bia. Hút thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn. Do đó không tránh khỏi sự chồng chéo, lãng phí, dẫn đến thực hiện truyền thông không liên lục. Hơn nữa, việc đánh giá hiệu quả của các biện pháp dự phòng cũng khó khăn hơn. Chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả các hoạt động kiểm soát các yếu tố nguy cơ đối với phòng, chống các BKLN.

Page 150: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

138

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Nguồn lực dành cho truyền thông thấp và chưa phát huy hiệu quả. Kinh phí dành cho hoạt động truyền thông của các chương trình mục tiêu giai đoạn 2011 - 2015 bị cắt giảm một cách đáng kể. Chương trình mục tiêu y tế-dân số (73/NQ-TTg năm 2016) bao gồm nhiều hoạt động, trong đó chỉ có một phần nhỏ là TT-GDSK nên giai đoạn 2016 - 2020 chi phí cho TT-GDSK vẫn thiếu. Bảo hiểm y tế hiện tại không chi trả cho các dịch vụ tư vấn sức khỏe dự phòng bệnh tật và thiếu kinh phí từ NSNN cho thực hiện công tác tư vấn bệnh nhân BKLN và người có yếu tố nguy cơ. Thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị phòng, chống BKLN và Trung tâm TT-GDSK tỉnh (đơn vị thực hiện công tác TT-GDSK). Chưa phát huy hiệu quả sự tham gia của các tổ chức xã hội.

Nhiều người chưa có kiến thức cơ bản về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống BKLN. Năm 2015, vẫn còn 50,27% người có tăng huyết áp và 47% người có bệnh đái tháo đường không biết về các yếu tố nguy cơ của bệnh [84]. Năm 2016, tỷ lệ người biết về bệnh phổi mạn tính còn tương đối thấp. Có tới 45,5% bệnh nhân có kiến thức chưa đạt về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [83]. Kiến thức của người dân về các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư còn khá hạn chế với chỉ 22,3% người dân biết được từ 4 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư trở lên. Có tới 19,7% không kể được bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo nguy cơ ung thư. Chỉ có 43% hài lòng với thông tin phòng, chống ung thư [82].

Một số dự án phòng yếu tố nguy cơ BKLN được đề cập trong các chính sách phòng, chống BKLN vẫn chưa được ban hành. Dự án quản lý, giám sát hàm lượng muối, đường, chất béo, phụ gia trong các thực phẩm chế biến sẵn và can thiệp giảm sử dụng muối tại cộng đồng, Dự án bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên và Dự án tăng cường hoạt động thể lực phòng chống BKLN giai đoạn 2015 - 2020 do Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được Thủ tướng giao trách nhiệm chủ trì trong Chiến lược phòng, chống BKLN (Quyết định số 376/QĐ-TTg năm 2015) vẫn chưa được ban hành.

Sức khỏe tâm thần là một lĩnh vực quan trọng đối với NCT, đặc biệt các bệnh sa sút trí tuệ, Alzheimer và trầm cảm. Tuy nhiên rối loạn tâm thần thường không được coi là BKLN ở Việt Nam, do vậy Chiến lược phòng, chống BKLN không có mục tiêu và giải pháp về bệnh tâm thần. Thay vào đó, các điểm đã triển khai dự án phòng, chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm với cộng đồng (trong Chương trình mục tiêu quốc gia y tế 2012 - 2015) có tổ chức tuyên truyền cho người dân về sức khỏe tâm thần nói chung, tâm thần phân liệt, động kinh và rối loạn trầm cảm nói riêng để người dân chủ động phòng tránh bệnh, khi phát hiện có bệnh thì đến đúng địa chỉ khám và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, TT-GDSK bảo vệ sức khỏe tâm thần tại các xã phường chỉ được thực hiện ở các nơi có triển khai dự án nên chưa bao phủ toàn quốc. Trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, chăm sóc sức khỏe tâm thần đã bị loại khỏi Chương trình mục tiêu y tế.

4.2. Chẩn đoán sớm và quản lý và điều trị bệnh của người cao tuổi

CSSK NCT tập trung vào việc phát hiện sớm điều trị kịp thời bệnh. Việc phát hiện sớm các bệnh, sơ cứu, cấp cứu kịp thời không chỉ giúp cho điều trị bệnh thuận lợi hơn mà còn giúp làm giảm các biến chứng do bệnh gây ra. Trong nhiệm vụ này, nỗ lực chính tập trung vào việc sàng lọc, kiểm soát, quản lý BKLN tại cộng đồng để đối phó với sự gia tăng nhanh của BKLN, làm giảm nguy cơ xuất hiện các cơn cấp tính; ngăn ngừa, phát hiện biến chứng của bệnh. Ngoài ra, còn thực hiện việc tư vấn sức khỏe và PHCN tại cộng đồng góp phần làm giảm gánh nặng bệnh tật, tăng chất lượng cuộc sống.

Page 151: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

139

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

Trong Luật NCT và Chương trình hành động quốc gia về NCT, ngoài hoạt động dự phòng, ngành Y tế còn có trách nhiệm thực hiện hoạt động phát hiện và điều trị sớm các bệnh liên quan NCT. Thực hiện Chiến lược phòng, chống BKLN, Bộ Y tế đã xây dựng và phê duyệt Dự án chủ động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2016 - 2020. Mục tiêu của Dự án là hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm tại cộng đồng do BKLN. Mặc dù hoạt động của dự án tập trung ở nhóm học sinh, sinh viên, người lao động, nhằm dự phòng cấp I, nhưng có những chỉ tiêu quan trọng về dự phòng cấp II, tức là phát hiện sớm và điều trị, đối với từng BKLN được nêu trong Chiến lược, là nội dung cần thiết đối với CSSK NCT (Bảng 16).

Bảng 16. Các chỉ tiêu liên quan phòng chống bệnh không lây nhiễm năm 2020 và 2025

Chỉ tiêu năm 2020 của Dự án

Chỉ tiêu năm 2025 của Chiến lược

Tăng huyết ápTỷ lệ người bị THA được phát hiện 50% 50%

Tỷ lệ người được phát hiện bệnh được quản lý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn

30% 50%

Đái tháo đườngKhống chế tỷ lệ mắc bệnh ở người 30 - 69 tuổi < 16% (Tiền ĐTĐ)

< 8% (ĐTĐ)

Tỷ lệ người phát hiện bệnh 50% (ĐTĐ)55% (Tiền ĐTĐ)

50% (ĐTĐ

Tỷ lệ người phát hiện bệnh được quản lý và điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

50% (ĐTĐ)60% (Tiền ĐTĐ)

50% (ĐTĐ)

Ung thưTỷ lệ người mắc một số bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm

40%

Tỷ lệ người mắc ung thư khoang miệng, vú, cổ tử cung, buồng trứng, đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm.

20%

Bệnh phổi mạn tínhTỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phát hiện ở giai đoạn sớm (trước khi có biến chứng)

40% 50%

Tỷ lệ người phát hiện bệnh được điều trị theo hướng dẫn chuyên môn

50% 50%

Tỷ lệ người bệnh hen phế quản được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, (trước khi có biến chứng)

40% 50%

Tỷ lệ người bệnh hen phế quản được điều trị đạt kiểm soát hen

40% 50%

Tỷ lệ người bệnh hen phế quản được điều trị đạt kiểm soát hen có kiểm soát hoàn toàn;

20% 20%

Nguồn: Quyết định 4299/QĐ-BYT năm 2016 (Dự án giai đoạn 2016 - 2020); Quyết định 376/QĐ-TTg năm 2015 (Chiến lược giai đoạn 2015 - 2025)

Page 152: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

140

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Tuyến y tế cơ sở có vai trò phát hiện sớm bệnh và quản lý bệnh mạn tính cho NCT. Tuy nhiên, khả năng cung ứng dịch vụ khám sàng lọc và quản lý bệnh cho NCT không đồng đều giữa các địa phương. Đối với NCT có tai biến, cùng một lúc mắc nhiều bệnh, thì y tế tuyến cơ sở có trách nhiệm chuyển tuyến đến cơ sở y tế có chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu của họ. Tuy nhiên, khi người bệnh đã điều trị ổn định, có kế hoạch quản lý bệnh, thì đưa về tuyến y tế cơ sở là phương án phù hợp cả về tính thuận tiện và về chi phí quản lý bệnh.

Kết quả thực hiện

Trong thời gian gần đây, đã có một số thành tựu trong công tác CSSK NCT tại tuyến cơ sở. Một số địa phương đã triển khai khám sức khỏe định kỳ cho NCT tại trạm y tế xã, thường tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày NCT. Trong năm 2016, đã có 792 430 NCT được khám sức khỏe định kỳ tại trạm y tế xã, chiếm khoảng 7,7% tổng số NCT [64]. Số NCT cô đơn, bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế được khám tại nhà đang tăng lên: khoảng 29,6 nghìn người năm 2015 [62]; lên 50 266 người trong 6 tháng đầu năm 2016 [85]. Một số trạm y tế xã đã quản lý danh sách NCT tại địa bàn. Ở những nơi có dự án triển khai, trạm y tế xã có sổ theo dõi sức khỏe NCT ở xã, ví dụ ở tỉnh Hòa Bình có sổ theo dõi một số bệnh mạn tính ở 20 xã có dự án trong toàn tỉnh (chiếm 9,5%). Một vài tỉnh khác chỉ có quản lý danh sách NCT trong xã [71].

Ngành Y tế đã triển khai được một số hoạt động khám sàng lọc và quản lý BKLN tại tuyến y tế cơ sở hoặc tỉnh tùy nhóm bệnh. Dù các hoạt động này phục vụ cho người dân mọi lứa tuổi, nhưng do tỷ lệ người mắc BKLN tập trung ở NCT nên dịch vụ này có góp phần quan trọng vào CSSK NCT.

■ Phòng, chống tăng huyết áp: bước đầu xây dựng được mô hình quản lý tăng huyết áp tại tuyến cơ sở bao gồm Đơn vị phòng chống THA (thuộc TTYT tuyến huyện) và Đơn vị Điều trị THA (thuộc bệnh viện đa khoa tuyến huyện). Khoảng 12% số xã cũng đã tham gia vào việc quản lý THA thông qua việc tư vấn, phối hợp cấp thuốc tại TYT xã [86]. Tính đến năm 2015, dự án đã góp phần phát hiện, điều trị, quản lý khoảng hơn 800 000 người THA [87].

■ Đái tháo đường: y tế tuyến xã có khả năng phát hiện người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, sàng lọc để phát hiện người tiền đái tháo đường, người có khả năng mắc bệnh chuyển tuyến trên chẩn đoán và điều trị kịp thời, quản lý và theo dõi người bệnh đã điều trị ổn định ở tuyến trên [88]. Bước đầu dự án phòng, chống bệnh đái tháo đường đã góp phần phát hiện, điều trị, quản lý 250 000 người tiền đái tháo đường và mắc đái tháo đường [89].

■ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản: hoạt động phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản chủ yếu tập trung tại tuyến tỉnh; bước đầu triển khai thí điểm quản lý bệnh nhân bệnh phổi mạn tính tại một số huyện (ở tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp) [90]. Năm 2015, đã khám sàng lọc cho 32 101 người, phát hiện mới 2506 người mắc hen phế quản và 900 người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Có 11 235 người mắc các bệnh phổi mạn tính được quản lý [91]. Tính tới năm 2016, hoạt động phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn và hen phế quản đã bao phủ hết 63 tỉnh, thành phố với 115 phòng quản lý bệnh phổi mạn tính đặt ở các bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh, trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh. Các phòng khám ngoại trú được trang bị máy đo chức năng hô hấp đạt chuẩn ERS/ATS, máy tính, ống nghe, máy đo huyết áp, v.v.

Page 153: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

141

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

■ CSSK tâm thần: công tác CSSK tâm thần cộng đồng và trẻ em tính đến năm 2015 đã thực hiện ở 9594 xã, đạt tỷ lệ bao phủ 63,6% và đã triển khai được mô hình can thiệp bảo vệ sức khỏe tâm thần NCT tại hai xã [92]. Mô hình này được nhân rộng dần trong năm 2016 và sẽ tiếp tục mở rộng trong các năm tiếp theo. Chưa có số liệu báo cáo về kết quả thực hiện mô hình can thiệp bảo vệ sức khỏe tâm thần NCT tại xã.

■ Ung thư: Dự án phòng, chống bệnh ung thư đang tập trung nâng cao năng lực. Mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020: Nâng cao năng lực của nhân viên y tế, phấn đấu đạt: 80% cán bộ y tế hoạt động trong dự án được đào tạo về dự phòng và phát hiện sớm một số bệnh ung thư phổ biến; > 70% tỉnh, thành phố có cơ sở phòng chống ung thư, ung bướu (Khoa/trung tâm/bệnh viện ung bướu) [82].

Ngoài các BKLN mạn tính, còn có một số vấn đề sức khỏe khác phổ biến ở NCT có thể phát hiện và điều trị kịp thời nhằm giảm khuyết tật, hạn chế tổn thương như đột quỵ và mù mắt.

■ Đột quỵ: đột quỵ là một trong những bệnh phổ biến ở NCT, có nguy cơ cao tử vong và mất khả năng hoạt động của bệnh nhân, tuy nhiên có thể giảm tác hại nếu phát hiện và điều trị trong thời gian cửa sổ 3 giờ đầu sau khi mắc. Việc tổ chức khám, điều trị đột quỵ trong các cơ sở KCB đang được quan tâm theo Thông tư 47/2016/TT-BYT. Thông tư cho phép thành lập 4 hình thức KCB đột quỵ có mức toàn diện khác nhau từ đội đột quy tập trung xử lý cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân, đến trung tâm đột quỵ có thực hiện KCB thiết yếu và chuyên sâu gồm cả can thiệp mạch, phẫu thuật thần kinh và kỹ thuật vật lý trị liệu - PHCN. Chưa có mục tiêu cụ thể liên quan phát hiện và điều trị kịp thời.

■ NCT cũng được KCB về mắt tại cộng đồng thông qua chương trình Mắt sáng cho NCT do Trung ương Hội NCT phát động. Sau 4 năm thực hiện, Chương trình đã khám, tư vấn về mắt cho 3,6 triệu NCT; chữa các bệnh về mắt và thay tinh thể cho 542 nghìn NCT và tặng kính nâng thị lực cho 258 nghìn NCT. Đã khám mắt cho 598 135 NCT và chữa mắt miễn phí cho 104 840 NCT [64].

Khó khăn, hạn chế

Việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NCT tại xã hiện nay vẫn nặng tính hình thức, phong trào, thiếu sự hướng dẫn cụ thể về nội dung khám và sự giám sát thực hiện. Nhiều nơi chỉ tổ chức khám sức khỏe khi có đợt khám từ thiện như hỗ trợ khám, mổ mắt miễn phí hỗ trợ từ Hội NCT… Kinh phí dành cho hoạt động khám sức khỏe cho NCT còn hạn hẹp, có tỉnh chỉ dành ra 15 000 đồng/NCT cho khám sức khỏe định kỳ, nên không thể khám toàn diện. Hiện nay những hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho NCT vẫn tập trung ở khu vực thành phố, thị trấn, chưa được triển khai rộng khắp và chưa ưu tiên nhiều cho nhóm yếu thế là những NCT sống ở khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Đối với những bệnh dễ phát hiện, vẫn còn tỷ lệ cao người mắc bệnh chưa biết là có bệnh. Ví dụ, theo kết quả điều tra mới nhất của Chương trình phòng chống tăng huyết áp quốc gia, tỷ lệ người trưởng thành có tăng huyết áp là 47,3%, trong đó có tới 39,1% người tăng huyết áp chưa được phát hiện.

Ngành Y tế chưa xây dựng gói và hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ phù hợp cho NCT dựa trên bằng chứng về hiệu quả chi phí về phương pháp khám sàng lọc phù hợp nhất. Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 1727/BYT-KCB và 1728/BYT-KCB (ngày 30/3/2016) về việc thực hiện CSSK và khám sức khỏe định kỳ cho NCT theo quy trình khám sức khỏe trong Thông tư 14/2013/TT-BYT. Tuy nhiên, nội dung quy định chủ yếu liên quan khám đến làm chứng nhận về sức khỏe, chứ không được thiết kế phù hợp với nhu cầu phát hiện bệnh sớm cho NCT và với

Page 154: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

142

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

điều kiện ngân sách hạn hẹp. Năm 2017, Bộ Y tế đã ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ CSSKBĐ theo Quyết định số 831/QĐ-BYT. Tuy nhiên, nội dung chưa tập trung vào các chỉ số sức khỏe thiết yếu cần lưu ý cho NCT, và chưa đưa ra các quy trình khám sàng lọc nguy cơ bệnh tim mạch, ĐTĐ, tâm thần. Đồng thời, chưa đưa ra hướng dẫn những bước cần làm tiếp theo sau khám sức khỏe (tư vấn, chuyển tuyến, theo dõi điều trị, PHCN). Chưa có tiêu chí rõ ràng để giúp chọn lọc nội dung phù hợp trong gói dịch vụ khám sức khỏe định kỳ cho NCT như khuyến cáo của WHO [93] (Hộp 2).

Hộp 2. Nguyên tắc khám sàng lọc bệnh tật theo khuyến cáo của WHO

1. Bệnh tật là vấn đề sức khỏe quan trọng.2. Nên có phương án điều trị bệnh.3. Cơ sở chẩn đoán và điều trị phải có sẵn ở địa phương.4. Nên có giai đoạn tiềm ẩn của bệnh mà chưa có triệu chứng.5. Cần có cách xét nghiệm hoặc khám để phát hiện bệnh.6. Cách phát hiện bệnh phải được dân cư chấp nhận.7. Các giai đoạn của bệnh từ khởi phát bệnh lý đến khi hồi phục hoặc tử vong phải được hiểu

đầy đủ.8. Cần có nguyên tắc (tiêu chí) rõ rằng về đối tượng nào được điều trị.9. Chi phí bình quân một ca được phát hiện phải cân đối với tổng chi phí liên quan bệnh đó.10. Phát hiện các ca bệnh là một quá trình liên tục, không phải là hoạt động thực hiện một lần.

Nguồn: Wilson, JMG; Jungner, G (1968). “Principles and practice of screening for disease” (PDF). WHO Chronicle. Geneva: World Health Organization. 22 (11): 473 Public Health Papers, #34

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nội dung khám cho NCT không cần toàn diện, nhưng phải phù hợp với nhu cầu phát hiện sớm bệnh có thể quản lý hiệu quả để giảm gánh nặng bệnh tật ở NCT [94]. Ví dụ ở nước Anh, gói dịch vụ rất gọn, nhưng có hiệu quả trong phát hiện các yếu tố nguy cơ đối với một số bệnh phổ biến ở NCT còn trong giai đoạn tiềm ẩn chưa có triệu chứng [95] (Hộp 3).

Hộp 3. Mô hình khám sức khỏe định kỳ của nước Anh

Khám sức khỏe tại dịch vụ y tế quốc gia Anh nhằm phát hiện nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, suy thận, tai biến mạch máu não và tư vấn về các triệu chứng sớm của bệnh sa sút trí tuệ. Thời gian khám sức khỏe kéo dài khoảng 20 đến 30 phút, chủ yếu do điều dưỡng thực hiện. Thông tin được thu thập qua phỏng vấn về tuổi, giới và dân tộc, cũng như về tiền sử gia đình đối với 5 bệnh đã nêu trên, thực trạng và khối lượng hút thuốc, uống rượu bia, chế độ ăn, và mức độ tập thể lực. Sau đó người đi khám sẽ được cân nặng và đo chiều cao để tính chỉ số khối cơ thể (BMI). Có thể cả vòng eo sẽ được đo. Cán bộ y tế sẽ đo huyết áp, và chích máu ngón tay để xét nghiệm cholesterol và đường máu. Những người từ 65 tuổi trở lên sẽ được thông báo về các dấu hiệu và triệu chứng sa sút trí tuệ để tự đánh giá.Thường cán bộ y tế có thể thông báo kết quả bằng văn bản ngay sau khi khám xong. Kết quả là điểm nguy cơ về 4 bệnh đã nêu trên, điểm nguy cơ càng cao, nguy cơ mắc những bệnh đó càng cao. Sau khi thông báo điểm nguy cơ, cán bộ y tế sẽ tư vấn về những bước tiếp theo như thay đổi lối sống, uống thuốc hạ cholesterol máu nếu có điểm nguy cơ rất cao hoặc đề nghị đi khám chuyên khoa để xét nghiệm tiếp nhằm khẳng định bệnh và lập phác đồ điều trị phù hợp.

Nguồn: NHS Choices. NHS Health Checkup tại http://www.nhs.uk/Conditions/nhs-health-check/Pages/What-hap-pens-at-an-NHS-Health-Check-new.aspx

Page 155: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

143

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

Việt Nam chưa xây dựng các hướng dẫn chuẩn khám để phát hiện bệnh sớm ở tuyến y tế cơ sở. Nhiều hướng dẫn chuẩn của Bộ Y tế được xây dựng cho bác sĩ chuyên khoa làm việc tại bệnh viện. Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn Khám, chữa bệnh tại Trạm y tế xã, phường (2919/QĐ-BYT năm 2014), dù có đề cập đến tăng huyết áp, đái tháo đường, nhưng chưa chú trọng tới các nội dung phù hợp để khám sức khỏe cho NCT. Ví dụ, chưa có hướng dẫn khám sàng lọc sa sút trí tuệ, trầm cảm tại tuyến y tế cơ năng. Khả năng cung ứng dịch vụ sàng lọc, phát hiện sớm, quản lý BKLN tại tuyến y tế cơ sở còn hạn chế cả về mặt độ bao phủ và chất lượng dịch vụ. Hoạt động CSSK NCT tại tuyến y tế cơ sở chưa thực hiện đầy đủ các nội dung được quy định trong Luật NCT và Thông tư 35/2011/TT-BYT.

Sổ theo dõi sức khỏe NCT vẫn chưa được sử dụng rộng rãi và nội dung chưa toàn diện. Hầu hết các tỉnh chưa có sổ theo dõi sức khỏe NCT tại cộng đồng. Trạm y tế xã thường chỉ quản lý danh sách của NCT trong xã. Một số tỉnh Hà Nam, Nghệ An, Kiên Giang, Bình Phước, Hòa Bình đã lập sổ theo dõi sức khỏe NCT nhưng trừ tỉnh Hà Nam đạt 100%, các tỉnh còn lại chỉ có sổ theo dõi sức khỏe NCT ở những xã đạt chuẩn hoặc các xã đang triển khai dự án có sự hỗ trợ kinh phí từ các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, những mẫu sổ này chưa thể hiện hết nội dung quản lý, theo dõi sức khỏe NCT. Bộ Y tế chưa ban hành mẫu sổ thống nhất cũng như chưa có hướng dẫn cụ thể về việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe NCT tại cộng đồng.

Thiếu sự quản lý BKLN ở tuyến CSSK ban đầu: các BKLN là bệnh mạn tính, khi đã mắc bệnh cần phải được quản lý, điều trị liên tục và lâu. Việc cung ứng dịch vụ phòng chống BKLN còn hạn chế, đặc biệt là y tế xã chưa triển khai đồng bộ các dịch vụ quản lý và chăm sóc lâu dài - là yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với BKLN (quản lý, theo dõi, chăm sóc, PHCN tại cộng đồng). Phần lớn tuyến xã chưa cung cấp được dịch vụ quản lý tăng huyết áp, đái đường [86]. Các hoạt động phòng chống bệnh phổi mạn tính chủ yếu tập trung ở tuyến tỉnh, còn hầu như không có ở tuyến huyện và xã [83]. Hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng mới chủ yếu tập trung vào tâm thần phân liệt, động kinh, rối loạn trầm cảm chứ chưa chú ý các rối loạn tâm thần ở NCT như sa sút trí tuệ và Alzheimer hoặc hoạt động để bảo vệ sức khỏe tâm thần cho NCT tại tuyến xã [92].

Kê đơn thuốc và tuân thủ điều trị đối với BKLN là một vấn đề quan trọng đối với NCT có kết hợp nhiều bệnh một lúc, có nguy cơ tương tác thuốc, hoặc bị sa sút trí tuệ dễ quên thuốc. Đối với BKLN ổn định, thiếu cơ chế thuận tiện cho NCT lấy thuốc thường xuyên mà không phải trở lại khám chuyên khoa hằng tháng. Nhiều người mắc BKLN hiểu nhầm là thuốc ở tuyến trên hiệu quả hơn thuốc ở tuyến dưới nên hay vượt tuyến, vừa đắt, vừa bất thiện, vừa gây quá tải tuyến trên. Tuân thủ điều trị còn yếu, giảm hiệu quả trong quản lý BKLN: trong số 60,9% người được phát hiện THA đã có 92,8% được điều trị nhưng có tới 69% trong số này chưa kiểm soát được huyết áp. Một phần có thể là quản lý người bệnh đến khi có liều thuốc điều trị ổn định còn yếu, nhưng cũng có một phần do bản thân người bệnh chưa hiểu đầy đủ để biết cần tuân thủ điều trị. Một số bệnh như đái tháo đường có dấu hiệu sớm như tiền đái đường không được BHYT trả chi phí quản lý bệnh [96]. Do vậy, người bệnh đó sẽ không được khuyến khích quản lý yếu tố nguy cơ để dự phòng bệnh đái tháo đường. Ngoài các BKLN, NCT do suy giảm các chức năng của cơ thể, đặc biệt là hệ thống miễn dịch nên cũng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác như cúm, viêm phế quản, viêm phổi cộng đồng, nhiễm trùng tiết niệu. Tuy nhiên, nhiều lúc cán bộ y tế tuyến y tế cơ sở thiếu kiến thức để kê đơn thuốc phù hợp để tránh tác dụng phụ đối với gan, thận, hoặc để tránh tương tác thuốc. Hiện nay danh mục thuốc được BHYT thanh toán chưa được đánh giá về tính phù hợp với cơ thể và mô hình bệnh tật của NCT.

Page 156: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

144

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Thăm khám tại nhà cho NCT được thực hiện rất ít. Quyền được cán bộ y tế xã khám tại nhà được quy định là đối tượng cô đơn, không nơi nương tựa, trong khi có nhiều NCT có người phụng dưỡng, nhưng do bị khuyết tật, hoặc nằm giường nên khó đi đến trạm y tế xã cũng có nhu cầu được khám tại nhà. Hiện nay thiếu cơ chế quản lý dịch vụ y tế tại nhà người bệnh do khu vực tư nhân cung cấp do dịch vụ này không được quy định trong Luật khám bệnh chữa bệnh. Chương VI sẽ đề cập đến những dịch vụ chăm sóc dài hạn (như vệ sinh thân thể, thay quần áo, dọn dẹp, nấu ăn, v.v. do NCT không tự làm được) được thực hiện tại nhà bao gồm dịch vụ do CLB liên thế hệ tự giúp nhau, CLB người cao tuổi giúp người cao tuổi hoặc do dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà tư nhân cung cấp.

Mặc dù Luật NCT đã yêu cầu xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh an-dây-mơ (Alzheimer) của NCT36, nhưng hiện nay, ở Việt Nam có rất ít sự hỗ trợ cho bệnh nhân Alzheimer và người chăm sóc. Sa sút trí tuệ trong đó có bệnh Alzheimer do những đặc điểm của bệnh, cũng có nhu cầu chăm sóc kéo dài kết hợp với chăm sóc giảm nhẹ ngay từ khi phát hiện bệnh, trong suốt quá trình diễn biễn bệnh cũng như chăm sóc cuối đời. Ở giai đoạn mới phát hiện, cùng với các liệu pháp khác nhằm mục đích kéo dài cuộc sống cần có các can thiệp để giúp người bệnh hiểu rõ hơn và quản lý các dấu hiệu căng thẳng. Chăm sóc giảm nhẹ nhằm giúp cho người bệnh sống một cuộc sống an vui cho tới tận cuối cuộc đời. Chăm sóc tốt cho người sa sút trí tuệ chính là cách tiếp cận chăm sóc giảm nhẹ. Người chăm sóc cũng cần có sự hỗ trợ rất lớn từ những người trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Bệnh Alzheimer hiện chưa có thuốc điều trị khỏi nhưng có thể dùng thuốc và các điều trị không dùng thuốc (non-pharmaceutical therapy) giúp làm chậm tiến triển bệnh. Đối với những người mắc bệnh Alzheimer có những rối loạn tâm thần nặng (như hoang tưởng, kích động, trầm cảm, ....) cần được các bác sĩ tâm thần điều trị. Ngoài ra, người mắc sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer thường có các bệnh phối hợp nên cũng cần chú ý để điều trị, quản lý các bệnh kèm theo này. Nên xây dựng các chương trình quản lý sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer cho NCT tại bệnh viện, tại cộng đồng.

Các nguồn lực đầu vào

Năng lực phòng, chống BKLN của nhân lực y tế ở tuyến huyện và xã còn yếu. Mặc dù đã có một số dự án tăng cường năng lực phòng, chống BKLN, nhưng còn lại cán bộ y tế ở đa số các cơ sở y tế tuyến huyện, xã chưa được cấp tài liệu hướng dẫn, chưa được đào tạo tập huấn về kiến thức chuyên môn trong phát hiện, tư vấn, dự phòng, quản lý BKLN. Nhân viên y tế tuyến huyện mới có số lượng rất ít được đào tạo về lão khoa, tuyến xã phường gần như chưa được đào tạo về CSSK NCT, thiếu kinh phí, sự chỉ đạo, hỗ trợ, giám sát từ tuyến trên. Công tác CSSK NCT chưa được quan tâm đúng mức vì có quá nhiều công việc, dự án triển khai tại tuyến xã trong khi nhân lực thiếu. Cán bộ kiêm nhiệm/chuyên trách còn thiếu và không ổn định.

Thiếu thuốc thiết yếu và trang thiết bị thông thường dẫn tới chất lượng CSSKBĐ ở tuyến cơ sở kém. Có tới 40% (n = 117) trạm y tế xã miền núi, hải đảo, 36,4% (n = 45) thị trấn và 24,7 % (n = 111) vùng đồng bằng thiếu thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc thiết yếu tuyến xã do Bộ Y tế ban hành. Trong số thuốc được phát của bệnh nhân có bảo hiểm, 68% phải mua bằng tiền túi của bệnh nhân, 41,6% trạm y tế được điều tra không có tủ thuốc cấp cứu [97]. Bệnh nhân BHYT chưa được nhận thuốc theo chế độ điều trị bệnh mạn tính (tức là kê đơn thuốc

36 Luật Người cao tuổi. Số 39/2009/QH12.

Page 157: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

145

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

đủ 30 ngày thay vì ngắn ngày) tại tất cả các tuyến đăng ký điều trị ban đầu.37 Đặc biệt thuốc thiết yếu cho bệnh phổi mạn tính không có sẵn tại y tế cơ sở [83] dẫn đến không thể điều trị tại tuyến y tế cơ sở. Vườn thuốc nam, chữa bệnh kết hợp y học cổ truyền: trạm y tế xã có vườn thuốc nam (trừ ở thành thị) trồng những cây thuốc nam thông thường như sài đất, hương nhu, … nhưng việc kết hợp điều trị y học hiện đại và y học cổ truyền ít được áp dụng.

Trang thiết bị y tế: việc CSSKNCT tại cộng đồng không đòi hỏi các trang thiết bị, phương tiện đắt tiền. Các TTB phục vụ chung cho trạm y tế38 (Quy định số 1020/QĐ-BYT năm 2004) đáp ứng hầu hết các nhu cầu KCB của NCT. Tuy nhiên thiếu một số dụng cụ cơ bản để đánh giá sức khỏe NCT trong lão khoa (như lực kế bóp tay cho Grip test, thước, đồng hồ bấm giây để đánh giá test tính thời gian đứng dậy và đi - Get Up and Go, test đi bộ 4 mét,...), dụng cụ để PHCN, hoạt động trị liệu, … cho NCT tại trạm y tế xã. Đưa nhiều TTBYT về tuyến y tế xã không hợp lý vì không thể sử dụng hết công suất. Tuy nhiên, thiếu cơ chế tài chính và pháp lý để trạm y tế xã và cơ sở y tế tư nhân gửi bệnh phẩm lên huyện và nhận kết quả xét nghiệm về để giám sát BKLN ở NCT, tránh NCT phải đi xa để thực hiện việc quản lý BKLN của họ.

Cơ chế tài chính của BHYT có nhiều hạn chế đối với CSSK NCT tại tuyến xã: cơ chế BHYT chưa khuyến khích việc phát hiện, tư vấn, quản lý BKLN tại tuyến xã. BHYT chưa trả cho dịch vụ sàng lọc BKLN sớm đối với những người chưa có triệu chứng, dù tuổi cao là yếu tố nguy cơ của nhiều BKLN. Chưa có hướng dẫn về khám sức khỏe định kỳ cho NCT để quy định nội dung khám bao gồm những chỉ số nào và phần nào được BHYT thanh toán. Cơ chế BHYT chưa hỗ trợ việc quản lý bệnh liên tục và lâu dài. Mặc dù thông tư về chuyển tuyến quy định “Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới” và tài liệu chuyên môn hướng dẫn KCB tại trạm y tế xã (Quyết định 2919/QĐ-BYT năm 2014) quy định vai trò của trạm y tế xã bao gồm “Quản lý, theo dõi người bệnh đã được điều trị ổn định ở tuyến trên” đối với một số BKLN, nhưng một số loại thuốc liên quan vẫn chưa được BHYT thanh toán ở tuyến y tế xã (Thông tư 40/2014/TT-BYT). Bệnh nhân điều trị nội trú khi xuất viện chỉ được cấp từ 2 đến 7 ngày thuốc. Muốn cấp thêm thì phải mở hồ sơ điều trị ngoại trú tại bệnh viện, nhưng phương án lập kế hoạch tại bệnh viện để tuyến y tế xã tiếp tục quản lý người bệnh vẫn chưa có. Còn hiện nay BHYT thanh toán thuốc ở tuyến y tế xã hạn chế số ngày điều trị nên không thuận tiện cho NCT cứ mấy ngày phải trở lại lấy thêm thuốc đối với bệnh mạn tính điều trị kéo dài hàng năm.

Kinh phí của NSNN cho hoạt động phòng, chống BKLN chưa bảo đảm: chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các BKLN khác cho giai đoạn 2015 - 2025 có dự án phát hiện sớm BKLN sử dụng vốn NSNN từ Chương trình mục tiêu dân số-y tế. NSNN tập trung vào hoạt động kiểm soát yếu tố nguy cơ, dự phòng, giám sát và phát hiện sớm các BKLN, tuy nhiên kinh phí chưa đủ để thực hiện các hoạt động sàng lọc cần thiết. Nhiều tỉnh chưa bố trí kinh phí thực hiện tại Trạm y tế xã theo Thông tư số 21/2011/TT-BTC ngày 18/2/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng kinh phí CSSKBĐ cho NCT tại nơi cư trú [64].

37 Bộ Y tế (2016). Thông tư 05/2016/TT-BYT quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.38 Bộ Y tế (2004). Quyết định số 1020/QĐ-BYT ngày 22 tháng 3 năm 2004 về việc ban hành sửa đổi danh mục

trang thiết bị y tế trạm y tế xã có bác sĩ vào danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản ban hành theo quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Page 158: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

146

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Quản lý nhà nước

Sự phối hợp giữa trung tâm y tế và bệnh viện huyện trong việc chăm sóc liên tục người bệnh cao tuổi (phòng bệnh, điều trị, PHCN, quản lý bệnh mạn tính) ở nhiều nơi còn hạn chế. Điều này làm giảm hiệu quả của việc phòng bệnh, chữa bệnh cho người dân nói chung và NCT nói riêng. Nhiều tỉnh không hướng dẫn và chưa triển khai thực hiện CSSKBĐ cho NCT theo Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế [64].

Phòng khám bác sĩ gia đình tham gia vào công tác CSSK NCT tại cộng đồng có thể giúp tăng cung cấp dịch vụ, tăng đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc của NCT. Tuy nhiên cơ chế phối hợp, các thông tư, quy định, hướng dẫn về cơ chế của dịch vụ y tế do BSGĐ cung cấp, về thanh toán bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ y tế do BSGĐ cung cấp, về chuyển tuyến y học gia đình,về các danh mục dịch vụ kỹ thuật, trang thiết bị, thuốc của phòng khám BSGĐ, về mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe của phòng khám BSGĐ, … chưa được ban hành đầy đủ. Do đó, hoạt động của phòng khám bác sĩ gia đình chưa phát huy được thế mạnh trong việc đáp ứng các nhu cầu CSSK của người dân đặc biệt là của NCT.

Hệ thống Báo cáo thống kê về CSSK NCT chưa được thành lập để theo dõi và đánh giá việc thực hiện các chính sách CSSK NCT. Chưa có biểu mẫu ghi chép, thống kê, báo cáo thống nhất về CSSK NCT được hướng dẫn từ Bộ Y tế. NCT đi KCB tại trạm y tế xã được ghi trong sổ khám bệnh chung gây khó khăn trong việc lấy số liệu NCT đi khám, chữa bệnh từ số liệu hoạt động chung. Thông tin trong việc chuyển tuyến, phản hồi tiếp nhận người bệnh cao tuổi cũng như việc tư vấn, theo dõi điều trị tiếp tục cho NCT sau giai đoạn cấp nghèo nàn (thường không có sự liên kết giữa các tuyến để đảm bảo NCT được điều trị, theo dõi liên tục).

4.3. Phục hồi chức năng để đảo ngược hoặc làm chậm quá trình suy giảm năng lực

PHCN là quá trình trợ giúp cho người bệnh và người khuyết tật giảm tối đa ảnh hưởng của khuyết tật, giúp người bệnh có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội và hòa nhập cộng đồng bằng phương pháp y học, kỹ thuật PHCN, biện pháp giáo dục và xã hội làm. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là quá trình PHCN được thực hiện tại cộng đồng có sự tham gia, phối hợp chung của người khuyết tật, gia đình, chính quyền, y tế cơ sở và người khác có liên quan. Bộ Y tế có Kế hoạch quốc gia về phát triển PHCN giai đoạn 2014 - 2020, tập trung tăng năng lực cung cấp dịch vụ PHCN cho người khuyết tật, trong đó bao gồm PHCN sau điều trị và PHCN tại cộng đồng, nhưng văn bản pháp quy không nhấn mạnh vào NCT nên đối tượng này có thể bị bỏ qua trong thực hiện.

Nhu cầu PHCN ở NCT cao vì tỷ lệ giảm năng lực cao (Xem Chương IV) và vì khả năng hồi phục sức khỏe sau khi bị ốm đau hoặc được hưởng can thiệp y tế lại kém hơn người trẻ hơn. NCT cần được PHCN không chỉ do suy yếu vì bệnh tật mà còn vì suy giảm chức năng do tuổi tác, PHCN để dự phòng bệnh tật. Vì vậy, cần có sự quan tâm đặc biệt tới cung cấp dịch vụ PHCN cho NCT. Chiến lược của Việt Nam bao gồm cung cấp dịch vụ chuyên sâu về PHCN tại các cơ sở y tế và PHCN dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, chưa có định hướng, chỉ đạo phát triển CSSK NCT tại cộng đồng.

Nguồn lực tài chính để chi trả cho dịch vụ PHCN bao gồm BHYT, NSNN và tiền túi của người dân. Dịch vụ kỹ thuật và nhiều vật tư PHCN do cơ sở y tế cấp được BHYT thanh toán gồm cả dịch vụ cung cấp ban ngày (Thông tư 18/2016/TT-BYT) và vật tư PHCN (Thông tư số 27/2013/TT-BYT). Chính sách này không đòi hỏi người bệnh phải nhập viện nội trú mà

Page 159: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

147

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

có thể hưởng dịch vụ ban ngày. Nhưng dịch vụ PHCN dựa vào cộng đồng nhận kinh phí hoạt động từ Chương trình mục tiêu dân số-y tế giai đoạn 2016 - 2020 và NSNN cấp cho hoạt động của trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực. Định mức tài chính đối với hoạt động của Chương trình mục tiêu dân số-y tế chưa được ban hành. Trong Danh mục phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế (43/2013/TT-BYT) có nhiều kỹ thuật có thể sử dụng để PHCN cho NCT tại tuyến xã 39 như kỹ thuật ho có điều khiển, tập thở, vỗ rung dẫn lưu tư thế, liệu pháp lao động, điện châm, thủy châm, xoa bóp, tập dưỡng sinh, xoa bóp, tập vận động, PHCN cho người bị liệt, tổn thương thần kinh, sau chấn thương, phẫu thuật,… Tuy nhiên để được BHYT thanh toán dịch vụ PHCN tại tuyến y tế xã đòi hỏi ngành y tế địa phương phải duyệt khả năng cung cấp dịch vụ. Chưa có thông tin để biết tỷ lệ xã được duyệt cung cấp dịch vụ PHCN được BHYT thanh toán.

Nhân lực PHCN bao gồm bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên ngành PHCN. Bác sĩ có nhiệm vụ khám và chẩn đoán bệnh, chỉ định điều trị và PHCN và kỹ thuật viên thực hiện các chỉ định của bác sĩ. Kỹ thuật viên hỗ trợ thực hiện PHCN gồm kỹ thuật vật lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và hoạt động trị liệu, có trình độ cử nhân, cao đẳng và trung cấp. Đối với NCT, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu rất quan trong vì luyện tập cho người bệnh các hoạt động tự chăm sóc bản thân trong đời sống và sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay ở Việt Nam thiếu trường đào tạo về kỹ thuật viên hoạt động trị liệu và kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu.

Bộ Y tế có nhiều tài liệu hướng dẫn chuyên môn về PHCN được xây dựng với sự hỗ trợ của Medisch Comité Nederland-Vietnam (MCNV). Trong đó có một số nội dung phù hợp với nhu cầu PHCN cho NCT như Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và Tài liệu kỹ thuật về PHCN sau tai biến mạch máu não, đối với viêm khớp dạng thấp, cho người giảm chức năng nhìn, bệnh phổi mạn tính [98]. Tài liệu hướng dẫn hoạt động trị liệu được xây dựng với sự giúp đỡ của USAID vào năm 2016 [99]. Ngoài ra Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành PHCN theo Quyết định số 54/QĐ-BYT năm 2014 và Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị chuyên ngành PHCN (Quyết định số 3109/QĐ-BYT năm 2014), trong đó có PHCN cho nhiều loại bệnh của NCT như Alzheimer, Parkinson, gút, loãng xương, bệnh nhân bị suy tim, sau nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh cơ xương khớp và hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật, đặc biệt sau khi thay khớp.

Mặc dù tiềm năng cao, nhưng thực tế PHCN dựa vào cộng đồng cho NCT còn ít. Năm 2015, PHCN dựa vào cộng đồng cho NCT còn rất hạn chế, ước tính là chỉ khoảng 46 nghìn người. Trong 6 tháng đầu năm 2016, số NCT bị tàn tật, di chứng chấn thương, tai nạn, tai biến, bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp…. được PHCN dựa vào cộng đồng là 114 918 [85]. Đây là hoạt động cần được ưu tiên phát triển và chỉ đạo triển khai vì CSSK cho NCT tại cộng đồng sẽ hiệu quả, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của NCT nhất là trong việc quản lý các BKLN, PHCN giúp tăng thêm khả năng độc lập của NCT trong hoạt động sinh hoạt cá nhân hằng ngày (ADL) đồng thời giúp giảm gánh nặng cho gia đình, giảm quá tải bệnh viện, giảm chi phí cho xã hội, đảm bảo NCT được CSSK một cách toàn diện, liên tục.

4.4. Chăm sóc giảm nhẹ và chăm sóc cuối đời cho người cao tuổi

Đến cuối đời, NCT và gia đình thường phải đối phó với một quyết định khó khăn là tiếp tục điều trị để chữa bệnh hoặc chăm sóc giảm nhẹ. Ở Việt Nam hay có quan niệm “còn nước còn tát” vì tình thương, vì cố gắng thể hiện tính hiếu thảo, hoặc sợ không điều trị đến

39 Bộ Y tế (2013). Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Page 160: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

148

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

cùng thì sợ mang tiếng với hàng xóm, làng xã. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chữa bệnh giảm chất lượng sống ở NCT vì cơ thể suy yếu, không chịu được những ca phẫu thuật hoặc những thuốc đặc trị đối với bệnh ung thư. Kể cả bác sĩ thường vẫn quan niệm có bệnh thì phải chữa tích cực đến cùng, nếu không thì sợ người nhà khiếu kiện hoặc cố điều trị để tăng hoạt động cho bệnh viện.

Những năng lực cơ bản của cán bộ y tế làm việc với người bệnh cao tuổi nên bao gồm cả tư vấn các phương án phù hợp nhất cuối đời. NCT và gia đình sẽ phải đánh đổi giữa tiếp tục điều trị tích cực hoặc kéo dài sự sống nhân tạo với lựa chọn chăm sóc tích cực để giảm nhẹ triệu chứng và đau. Thường bác sĩ có nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn các gia đình nên vai trò này rất quan trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, bác sĩ, điều dưỡng và cán bộ y tế khác ít khi được đào tạo về kỹ năng này, và thường không dành đủ thời gian cho việc tư vấn. Người nhà bệnh nhân thường chưa được truyền thông để hiểu về chăm sóc cuối đời, chăm sóc giảm nhẹ, và thiếu hiểu biết về lợi ích của việc điều trị tiếp hoặc chăm sóc giảm nhẹ.

Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cuối đời đã được chú trọng ở Việt Nam đối với bệnh ung thư, đặc biệt vì bệnh nhân rất đau. Tuy nhiên, toàn quốc hiện chỉ có 4 khoa chăm sóc giảm nhẹ tại Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng và Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2006, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư và AIDS. Đến nay 15 lớp tập huấn về chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đã được tổ chức. Bệnh viện Lão khoa trung ương cũng đã phối hợp với Tiến sĩ bác sĩ Eric L. Krakauer (trường Đại học Y Harvard) tổ chức được 2 khóa tập huấn chăm sóc giảm nhẹ cho cán bộ y tế lão khoa. Dự án phòng chống ung thư đã xây dựng mô hình chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối tại cộng đồng [82].

Ngoài NCT mắc ung thư còn nhiều NCT khác cũng có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cuối đời vì có nhiều BKLN hoặc khuyết tật gây ra cho NCT sự đau đớn, khó chịu rất nhiều. Ngoài quản lý đau, dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ còn hỗ trợ được những nhu cầu khác của người bệnh và người thân của bệnh nhân. Ví dụ, NCT cuối đời có thể cần viết di chúc, muốn có người thân bên cạnh 24/24 giờ, hoặc muốn được tư vấn về những điều liên quan đến ma chay, chôn cất, cúng giỗ. Người thân có thể cần sự giúp đỡ tâm lý học để giúp chấp nhận việc người bệnh sắp ra đi. Gia đình người bệnh cần được tư vấn về tiến triển của bệnh và các lựa chọn như tiếp tục điều trị hoặc dừng điều trị để nâng cao chất lượng sống trong những tuần và ngày cuối. Dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ tại nhà chưa phát triển và cơ sở chuyên điều trị những tuần cuối đời (hospice) chưa được phép hoạt động ở Việt Nam. Gia đình NCT có thể lựa chọn nhà/trung tâm dưỡng lão nhưng những nơi này chưa được hỗ trợ về chính sách cũng như đào tạo về chăm sóc cuối đời cho NCT.

Chăm sóc giảm nhẹ có thể đòi hỏi sử dụng những thuốc giảm đau mạnh, nhưng đồng thời gây nghiện. Việt Nam đã xây dựng các văn bản quy định quản lý những loại thuốc này để bảo đảm người có nhu cầu sử dụng trong chăm sóc giảm nhẹ có thể tiếp cận, nhưng hạn chế thất thoát ra thị trường ngoài, đến tay người sử dụng ma túy (Thông tư số 19/2014/TT-BYT).

Page 161: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

149

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam

Tóm lại, nhu cầu sử dụng các dịch vụ CSSK của NCT hiện nay là rất lớn, chủ yếu ở tuyến cơ sở, tập trung vào việc dự phòng, nâng cao sức khoẻ, sàng lọc, phát hiện, quản lý điều trị, PHCN với các BKLN và các tình trạng giảm chức năng. Tuy nhiên, hiện nay quy mô tổ chức của mạng lưới lão khoa còn hết sức khiêm tốn, nguồn nhân lực còn rất hạn chế. Trong khi đó, tổ chức và cơ chế hoạt động của hệ thống y tế còn thiếu sự kết nối ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc sức khoẻ toàn diện, liên tục cho NCT. Y tế cơ sở và y tế dự phòng chưa được chuẩn bị đầy đủ để đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng của NCT; chưa được đào tạo kiến thức và kỹ năng về CSSK cho NCT; năng lực trong việc cung cấp các dịch vụ dự phòng, khám sức khoẻ định kỳ, khám sàng lọc phát hiện và quản lý điều trị nhằm kiểm soát các BKLN nói chung còn hạn chế. Một số dịch vụ CSSK đặc thù cho NCT như PHCN tại cộng đồng, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời, chăm sóc tại nhà chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù đã có nhiều chính sách để hỗ trợ cho CSSK người cao tuổi song gánh nặng tài chính đối với các hộ gia đình có NCT vẫn còn cao. Bởi vậy, bên cạnh việc tổ chức cung ứng dịch vụ CSSK cho NCT thì các biện pháp bảo vệ về tài chính nhằm nâng cao khả năng tiếp cận sử dụng các dịch vụ y tế và giảm nguy cơ chi phí thảm hoạ và nghèo hoá do chi tiêu y tế ở các hộ gia đình có NCT cũng cần phải được quan tâm.

Page 162: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

150

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

Chăm sóc dài hạn (CSDH) được công nhận là nhu cầu thiết yếu của nhiều NCT, tuy nhiên, trên diễn đàn quốc tế, và ở Việt nam, vẫn chưa có sự thống nhất về định nghĩa CSDH. Một trong nguyên nhân là do chưa rõ nội hàm về “chăm sóc” (hỗ trợ sinh hoạt, chăm sóc y tế và các khía cạnh khác…), cũng như khái niệm “dài hạn”.

Do vậy, trong chương này, chúng tôi sử dụng định nghĩa chăm sóc dài hạn của Tổ chức Y tế thế giới trong Báo cáo toàn cầu năm 2015 về Già hóa và Sức khỏe.

Theo Tổ chức Y tế thế giới: CSDH là các hoạt động do người khác thực hiện để bảo đảm NCT đang hoặc có nguy cơ mất năng lực nội tại đáng kể vẫn có thể duy trì khả năng hoạt động ở mức phù hợp với nhân quyền và nhân phẩm. Nói cách khác, chăm sóc dài hạn, đơn giản, là phương thức bảo đảm NCT bị suy giảm năng lực nội tại đáng kể vẫn có thể hưởng sự già hóa khỏe mạnh. Giống như với các giai đoạn khác của vòng đời, việc này có thể được đạt bằng hai cơ chế khác nhau:

■ Tối ưu hóa quỹ đạo năng lực nội tại của NCT được hưởng chăm sóc dài hạn;

■ Bù đắp lại sự suy giảm năng lực bằng việc tạo ra môi trường hỗ trợ và chăm sóc cần thiết để duy trì khả năng hoạt động ở mức bảo đảm được hạnh phúc (phúc lợi) [100].

Hình 67 dưới đây thể hiện mối tương quan giữa hình thức của các chuỗi dịch vụ chăm sóc và mức độ khó khăn trong sinh hoạt cá nhân và hoạt động hỗ trợ cuộc sống hằng ngày của NCT. Lưu ý, đối tượng NCT còn khỏe mạnh, chưa suy giảm khả năng hoạt động không thể hiện trong hình này. Ở đáy tháp là những người bắt đầu suy giảm khả năng hoạt động, còn tự chăm sóc được. Khi bệnh hoặc khuyết tật nặng thêm, khả năng tự chăm sóc giảm, cần kết hợp tự chăm sóc với dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp. Ở đỉnh tháp là số ít NCT có bệnh tật và khuyết tật đặc biệt nặng, cần chăm sóc chuyên nghiệp là chính. Có NCT tương đối khỏe mạnh cả đời, không bao giờ cần đến dịch vụ chuyên nghiệp. Có NCT bị đột quỵ, chuyển nhanh từ vùng xanh ở đáy tháp lên đỉnh. Nhưng cũng có NCT được PHCN, hưởng dịch vụ vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu thì có thể hồi phục phần nào khả năng hoạt động để trở lại tình trạng tự chăm sóc được.

Hình 67. Tam giác chăm sóc người cao tuổi của Kaiser

Tỷ lệ chăm sóc chuyên nghiệp cao

Các trường hợp tương đối phức tạp

Các trường hợp nguy cơ cao

Mức

độ

chăm

sóc

/can

thiệ

p cầ

n th

iết

70-80 % người mắc bệnh mạn tính/

khuyết tậtTỷ lệ tự chăm

sóc cao

Vừa tự chăm sóc vừa chăm sóc chuyên nghiệp

Phòng bệnh suốt vòng đời Thấp

Cao

Tự chăm sóc

(kể cả có người hỗ trợ

để có thể tự chăm sóc)

Chăm sóc chuyên nghiệp

Nguồn: Điều chỉnh từ hình “Kaiser Triangle” của HelpAge International. “What is care: concepts and approaches?” đã trình bày ngày 12 - 13 tháng 1 năm 2017 tại Băng Cốc, Thái Lan.

Page 163: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

151

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

Những NCT bị suy giảm khả năng hoạt động ở mức nặng do bệnh tật phức tạp (như Alzheimer hoặc liệt sau đột quỵ), không tự chăm sóc được, có nhu cầu chăm sóc chuyên nghiệp cao (đỉnh tháp màu xám đậm). Những NCT trong hoàn cảnh đó có điều kiện kinh tế có thể được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT, hoặc gia đình có thể thue ngườic ấp dịch vụ chuyên nghiệp tại nhà, hoặc theo hình thức chăm sóc tập trung ban ngày, hoặc ngắn ngày. Tuy nhiên, trong nhóm những NCT có nhu cầu chăm sóc chuyên nghiệp cao, không phải ai cũng có nguồn tài chính để chi trả phí cao của dịch vụ này tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc tại nhà. Mặc dù nhu cầu thực thế có thể đòi hỏi sự chăm sóc chuyên nghiệp và toàn diện, nhưng điều kiện kinh tế thường là yếu tố quyết định khả năng tiếp cận với dịch vụ chuyên nghiệp khi cần thiết. Những gia đình không có điều kiện kinh tế phải tự chăm sóc NCT dù trong nhiều trường hợp, việc chăm sóc vượt khả năng chuyên môn của họ.

1. Chính sách chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi

1.1. Cách tiếp cận của quốc tế về xây dựng chính sách chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi

Chiến lược toàn cầu về chương trình hành động về già hóa và sức khỏe (2016 - 2020) của Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra những chỉ tiêu làm căn cứ để xây dựng chính sách CSDH cho NCT, gồm:

■ Xây dựng môi trường thân thiện với NCT;

■ Bảo đảm hệ thống CSSK đáp ứng nhu cầu của NCT;

■ Phát triển hệ thống bền vững và công bằng về cung cấp CSDH (cá nhân, cộng đồng và thể chế chính sách);

■ Tăng cường hệ thống đo lường, giám sát và nghiên cứu về già hóa khỏe mạnh;

■ Tăng cường vai trò của CSDH tại cộng đồng [101].

Rõ ràng các tiếp cận quốc tế đòi hỏi ứng phó đa dạng, toàn diện. Trong báo cáo này dù có tách CSSK NCT, CSDH NCT và các hỗ trợ môi trường kinh tế-xã hội ra 3 chương khác nhau, người đọc nên hiểu rằng cả 3 loại dịch vụ này đều cần thiết. Chương này tập trung vào nội dung 3 và 5 ở trên. Điểm 1 ở trên được đề cập trong Chương VII; điểm 2 được đề cập trong Chương V; điểm 4 liên quan cả 3 Chương.

1.2. Một số chính sách lớn về chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

Mục này đề cập đến các định hướng lớn liên quan các dịch vụ cần thiết cho những người suy giảm chức năng hoạt động, trong một khoảng thời gian dài phụ thuộc vào sự giúp đỡ trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Những chính sách liên quan dịch vụ y tế đã được đề cập trong Chương V nên sẽ không được nhắc lại ở đây.

1.2.1. Quyền lợi chăm sóc dài hạn của người cao tuổi

NCT có quyền được gia đình phụng dưỡng và gia đình có trách nhiệm phụng dưỡng NCT. Theo Luật NCT (2009) quy định về quyền và nghĩa vụ của NCT, trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò NCT đảm bảo

Page 164: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

152

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

quyền và lợi ích hợp pháp, tôn trọng ý kiến của NCT trong quá trình chăm sóc. Luật quy định rằng con, cháu của NCT có trách nhiệm chủ yếu trong việc phụng dưỡng NCT, tức là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất của NCT. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng NCT tùy theo hoàn cảnh cụ thể phải sắp xếp nơi ở phù hợp với điều kiện sức khoẻ, tâm lý của NCT, chu cấp về kinh tế, thanh toán chi phí điều trị và chăm sóc y tế và động viên khi NCT ốm đau. Trong hoàn cảnh gia đình không thể trực tiếp phụng dưỡng NCT, Luật cũng quy định về việc ủy nhiệm chăm sóc NCT, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức có thể ký kết hợp đồng dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà hoặc các cơ sở chăm sóc.

Một số đối tượng NCT yếu thế có quyền được Nhà nước CSDH hoặc hỗ trợ CSDH. Theo Luật NCT, trong trường hợp NCT thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng40, không có điều kiện sống ở cộng đồng (vì khuyết tật hoặc không tự lo được đời sống), có nguyện vọng thì được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc nếu có người nhận chăm sóc tại cộng đồng thì họ được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng bằng mức nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội41. Chương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 (Quyết định 1781/QĐ-TTg năm 2012) quy định rộng hơn, là đối tượng được chú trọng bao gồm cả NCT dân tộc thiểu số. Đối tượng được đề cập trong Đề án CSSK NCT 2017 - 2025 của Bộ Y tế (Quyết định 7618/QĐ-BYT năm 2016) đưa ra mục tiêu đến năm 2025, 100% NCT không có khả năng tự chăm sóc sẽ được gia đình và cộng đồng CSSK, và tăng ít nhất 2 lần số NCT cô đơn không nơi nương tựa không có người trợ giúp tại nhà và có điều kiện chi trả được chăm sóc trong các cơ sở CSSK tập trung so với năm 2016. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm về cơ sở CSSK tập trung chưa rõ ràng, vì trung tâm bảo trợ xã hội hiện nay không phải là cơ sở có chức năng cấp dịch vụ y tế và bệnh viện không có chức năng chăm sóc dài hạn.

1.2.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) chịu trách nhiệm trước Chính phủ để thực hiện quản lý nhà nước về công tác NCT, và cụ thể về chính sách CSDH (Theo Luật NCT). Bộ này có trách nhiệm chung về xây dựng và thực hiện chính sách về công tác NCT, trong đó quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ, bồi dưỡng nhân viên chăm sóc NCT và quy hoạch các cơ sở chăm sóc NCT trong cả nước. Theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, Bộ LĐTBXH có trách hiệm thực hiện và giám sát các quy định về trợ giúp xã hội, trong đó có việc hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng và chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội và nhà xã hội. Ngoài xây dựng chuẩn nhân lực của cơ sở BTXH, Bộ LĐTBXH có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu tố về hoạt động cơ sở bảo trợ xã hội và tổng hợp và báo cáo Chính phủ về hoạt động và hỗ trợ hoạt động của Hiệp hội Giám đốc cơ sở BTXH42 (Nghị định số 68/2008/NĐ-CP). Trong đề án Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2025 (Quyết định số 524/QĐ-TTg năm 2015) Bộ LĐTBXH có trách nhiệm hoàn thiện quy chuẩn, tiêu chuẩn cơ sở

40 Tùy theo văn bản pháp luật, đối tượng này cũng được gọi là NCT cô đơn, NCT không nơi nượng tựa, và NCT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

41 Cơ sở bảo trợ xã hội là thuật ngữ chung được sử dụng trong luật pháp Việt Nam để chỉ các cơ sở chăm sóc dài hạn dành cho người già, người tàn tật, trẻ mồ côi và các nhóm khác. Trong một số văn bản chính sách, đôi khi còn sử dụng khái niệm cơ sở trợ giúp xã hội, bao gồm cả các cơ sở bảo trợ xã hội (có nội trú) và cơ sở hoạt động xã hội (không có nội trú). Tên thường gọi đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT là nhà dưỡng lão hoặc viện dưỡng lão. Trong báo cáo này, cơ sở bảo trợ xã hội được dùng để chỉ các cơ sở chăm sóc dài hạn tại khu vực công, tư nhân và các doanh nghiệp tư nhân.

42 Đến năm 2017 Hiệp hội Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội vẫn chưa ra đời.

Page 165: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

153

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

trợ giúp xã hội, bảo đảm cho đối tượng tiếp cận sử dụng thuận lợi.

Sở Lao động, Thương bình và Xã hội tỉnh, thành phố có nhiệm vụ liên quan CSDH cho NCT tại địa phương bao gồm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về NCT và các đề án, chương trình về bảo trợ xã hội khác có liên quan, tổng hợp, thống kê số lượng NCT để thực hiện trợ giúp xã hội cho họ, và tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT (Thông tư 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV). Thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội và cấp giấy phép hoạt động chăm sóc NCT của cơ sở chăm sóc NCT ngoài công lập cũng thuộc thẩm quyền của ngành lao động cấp tỉnh hoặc huyện tùy loại cơ sở được thành lập (06/2011/NĐ-CP). Ở tuyến quận, huyện có các phòng Lao động, Thương binh và Xã hội có chức năng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định liên quan đến công tác bảo trợ xã hội.

Chủ tịch UBND địa phương (tuyến tỉnh và huyện) có thẩm quyền quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động trong phạm vi tỉnh và cơ sở bảo trợ xã hội công lập tuyến huyện (Nghị định số 68/2008/NĐ-CP và số 81/2012/NĐ-CP).

Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc NCT (ví dụ nhà dưỡng lão hoặc dịch vụ giới thiệu người giúp việc chăm sóc NCT tại nhà) (Luật doanh nghiệp và Nghị định số 78/2015/NĐ-CP). Tuy nhiên, trước khi được phép hoạt động, cơ sở phải có thêm giấy phép tùy ngành đăng ký kinh doanh.

■ Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc NCT thì cần đáp ứng các điều kiện giống như cơ sở bảo trợ xã hội (Nghị định số 06/2011/NĐ-CP).

■ Dịch vụ cho thuê lại lao động (ví dụ cấp người giúp việc chăm sóc NCT tại nhà) cần đáp ứng điều kiện ký quỹ để giải quyết các rủi ro và các khoản phải đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp (Nghị định số 52/2014/NĐ-CP).

■ Doanh nghiệp muốn cấp dịch vụ KCB tại nhà NCT thì phải có giấy phép của ngành Y tế để hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình và người đứng đầu cơ sở phải có bằng cấp chuyên môn là bác sĩ gia đình.

■ Doanh nghiệp chăm sóc NCT nội trú, có cả dịch vụ KCB trong gói dịch vụ, theo nguyên tắc phải có giấy phép hoạt động cơ sở y tế, tuy nhiên, Luật Khám bệnh, Chữa bệnh hiện nay chỉ có loại hình dịch vụ nội trú là bệnh viện. Chưa có phương án cấp giấy phép hoạt động cơ sở chăm sóc súc khỏe NCT nội trú không phải là bệnh viện.

Trong lĩnh vực CSDH, ngoài cấp giấy phép hoạt động Bộ Y tế được giao trách nhiệm hướng dẫn việc phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh, PHCN cho đối tượng được chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội (Quyết định số 524/QĐ-TTg năm 2015). Bộ Y tế cũng có trách nhiệm hướng dẫn về chăm sóc y tế, chỉnh hình và PHCN đối với các đối tượng bị tàn tật, tâm thần trong cơ sở bảo trợ xã hội (Nghị định số 68/2008/NĐ-CP). Ngành y tế có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhân viên y tế trong các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực chăm sóc NCT.

Page 166: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

154

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Một số đoàn thể, tổ chức từ thiện đang tham gia xây dựng và triển khai các mô hình chăm sóc dài hạn cho NCT. CASCD trực thuộc Hội Chữ thập đỏ là đơn vị đã tích cực xây dựng mô hình chăm sóc NCT từ rất sớm, trong đó có mô hình chăm sóc NCT tại nhà thông qua TNV và người chăm sóc được trả công. Mô hình các CLB liên thế hệ tự giúp nhau được thành lập tại thôn, bản dưới sự quản lý của UBND xã, thường do Hội NCT hoặc Hội Phụ nữ phụ trách. Hội của các tôn giáo cũng có vai trò tổ chức hoạt động từ thiện và thành lập cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT.

1.2.3. Định hướng đa dạng về tổ chức chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

Hiện nay Nhà nước khuyến khích sáng tạo, xã hội hóa để tạo ra các mô hình khác nhau về CSDH cho NCT gồm cả mô hình chăm sóc tập trung và mô hình hỗ trợ gia đình chăm sóc NCT tại cộng đồng (Hình 68). CSDH tập trung là dịch vụ nội trú,43 được cung cấp bởi doanh nghiệp, tổ chức từ thiện hoặc cơ sở bảo trợ xã hội công lập. Mô hình doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận, phục vụ những NCT có điều kiện kinh tế có thể chi trả được. Mô hình cơ sở bảo trợ xã hội công lập và từ thiện là mô hình phục vụ chủ yếu những người không có người phụng dưỡng và không thể sống tự lập trong cộng đồng nữa. Hiện nay mô hình chăm sóc NCT tập trung chưa được phát triển nhiều và phục vụ tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số NCT tại Việt Nam do chi phí cao. Mô hình hỗ trợ gia đình chăm sóc NCT tại cộng đồng dựa trên nền tảng là người thân phụng dưỡng hoặc người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng NCT tại cộng đồng. Khi nhu cầu chăm sóc của NCT tăng lên, gia đình có thể yêu cầu thêm các dịch vụ hỗ trợ để giúp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc NCT, gồm cả dịch vụ chăm sóc y tế cũng như chăm sóc hoạt động hằng ngày, giải trí, v.v. Tuy nhiên, cũng có thể đến một lúc nào đó, NCT có nhu cầu được chăm sóc theo mô hình tập trung, thì có thể chuyển từ mô hình cộng đồng sang mô hình tập trung.

Hình 68. So sánh mô hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi tập trung và mô hình tại cộng đồng

Nhu cầu chăm sóc tăng lên

Mô hình CSDH tại cộng đồng

Mô hình CSDH tập

trung

TT chăm sóc NCT tư nhân (doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận)

Trung tâm chăm sóc NCT công lập, ngoài công lập từ thiện

Dịch vụ công tác xã hội, chăm sóc y tế, tư vấn

TNV, người được trả công chăm sóc NCT tại nhà; TNV trong CLB Liên thế hệ tự giúp nhau;

dịch vụ chăm sóc ban ngày; bác sĩ gia đình.

Hộ gia đình chăm sóc(hoặc người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng NCT tại cộng đồng)

Luật NCT, Chương trình Hành động về NCT và Đề án củng cố phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020 thúc đẩy mô hình CSDH tại cộng đồng và gia đình. Theo luật, gia đình NCT có trách nhiệm chủ yếu trong việc phụng dưỡng người cao tuổi. Phụng

43 Có nhiều tên khác nhau như nhà/trung tâm/viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc NCT.

Page 167: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

155

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

dưỡng người cao tuổi là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầu về vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập của người cao tuổi. Đối với những NCT không có người phụng dưỡng, Luật tạo điều kiện cho người nhận chăm sóc NCT tại cộng đồng bằng cách cấp trợ cấp xã hội hằng tháng cho NCT bằng mức nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội. Đề án củng cố và phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội (Quyết định 524/QĐ-TTg năm 2015) đưa ra nhiệm vụ và giải pháp “đổi mới cơ chế và phương thức quản lý, vận hành các cơ sở trợ giúp xã hội theo phương châm phòng ngừa, trợ giúp, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại gia đình, cộng đồng là chính.” Chương trình Hành động về NCT đưa ra mục tiêu đến năm 2020: 80% NCT không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng trong các cơ sở chăm sóc NCT, trong đó ít nhất 20% NCT được chăm sóc thông qua các mô hình nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng và ít nhất 50% số xã, phường, thị trấn có Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình khác nhằm chăm sóc và phát huy vai trò NCT, trong đó trên 70% NCT trên địa bàn tham gia và hưởng lợi. Quyết định số1533/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Nhân rộng mô hình CLB LTH TGN giai đoạn 2016 - 2020.

Mô hình CSDH tập trung cho NCT cũng được thúc đẩy, nhưng theo hướng huy động vốn đầu tư của xã hội. Luật NCT khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chăm sóc NCT bằng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Đề án Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2025 (Quyết định số 524/QĐ-TTg năm 2015) và Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2025 (Quyết định số 1520/QĐ-LĐTBXH năm 2015) đề xuất đến năm 2025 sẽ có 64 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT toàn quốc, trong đó có 5 cơ sở công lập và 26 cơ sở ngoài công lập sẵn có năm 2015 sẽ được nâng cao, mở rộng, và toàn bộ 33 cơ sở có kế hoạch xây mới là cơ sở ngoài công lập. Chương trình hành động quốc gia về NCT (2012 - 2020) lại đề xuất quy hoạch hệ thống cơ sở chăm sóc NCT đến năm 2020 sẽ bảo đảm mỗi tỉnh, thành phố có ít nhất từ 2 cơ sở chăm sóc NCT trở lên. Theo thông tin thu thập trên mạng về các cơ sở bảo trợ xã hội và doanh nghiệp chăm sóc NCT ngoài công lập ở các tỉnh, thành, đầu năm 2017 có ít nhất 66 cơ sở.44 Đa phần các cơ sở này là cơ sở chăm sóc NCT cô đơn, không nơi nượng tựa, hoàn toàn không tự chăm sóc được.

2. Nhu cầu chăm sóc dài hạn của người cao tuổiTrước khi miêu tả về các mô hình tổ chức CSDH cho NCT, người đọc cần hiểu nhu cầu

chăm sóc dài hạn, tức là nhu cầu chăm sóc y tế và phí y tế của những người mắc bệnh mạn tính hoặc khuyết tật dẫn đến tình trạng không tự chăm sóc được trong thời gian kéo dài. Trong 10,35 triệu NCT, còn nhiều người khỏe mạnh, tiếp tục đóng góp qua hoạt động kinh tế, chăm sóc các cháu nội, cháu ngoại, và các thành viên gia đình khác hoặc làm tình nguyện viên chăm sóc NCT khác và các hoạt động xã hội khác ở cộng đồng. Trong nhóm NCT cũng có người tạm thời gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày do đang hồi phục sau bệnh tật, phẫu thuật hoặc tai nạn, nhưng nếu được PHCN thì sẽ trở lại nhóm NCT khỏe mạnh. Chương này đề cập đến nhu cầu của NCT không khỏe mạnh và khó có thể PHCN để trở lại trạng thái khỏe mạnh. Nhu cầu CSDH của NCT này bao gồm từ hỗ trợ việc nhà, nói chuyện, tâm sự đến mức chăm sóc toàn

44 Một số cơ sở dạng kinh doanh dịch vụ chăm sóc NCT được ngành kế hoạch đầu tư quản lý, và một số cơ sở của tôn giáo vẫn chưa được ngành lao động quản lý nên thiếu danh mục đầy đủ về các loại cơ sở chăm sóc NCT ngoài công lập.

Page 168: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

156

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

diện, ví dụ đối với những người bị khuyết tật đặc biệt nặng. Mục này sẽ dự báo cơ cấu NCT theo nhu cầu CSDH dựa trên một số chỉ số đánh giá mức độ khó khăn trong chức năng (nghe, nhìn, v.v.) hoặc trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày.

2.1. Nguyên nhân gia tăng nhu cầu chăm sóc dài hạn ở Việt Nam

Hiện nay và trong thời gian tới, nhu cầu CSDH của NCT ở Việt Nam, đặc biệt là chăm sóc tại cộng đồng sẽ ngày càng tăng do một số lý do sau đây:

Thứ nhất, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tốc độ già hóa nhanh trong số các quốc gia đang phát triển trên thế giới (Xem Chương IV), với sự tăng nhanh cả về số lượng và tỉ trọng NCT, đặc biệt ở nhóm NCT ở độ tuổi cao cần chăm sóc nhiều hơn.

Thứ hai, gánh nặng bệnh tật do các BKLN mạn tính và khuyết tật (nhìn, nghe, đi lại, ghi nhớ) ở NCT tăng nhanh (Xem Chương IV). Nhiều NCT sống cùng bệnh tật trong một thời gian lâu dài, dẫn đến tăng những khó khăn về chức năng thể chất, trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày (ADL) và trong các hoạt động hỗ trợ cuộc sống hằng ngày (IADL).45 Khoảng 54,6% người khuyết tật là người từ 60 tuổi trở lên [33], và hơn hai phần ba NCT gặp ít nhất một khó khăn về vận động (phổ biến là ngồi hoặc ngồi xổm, bước lên hoặc xuống cầu thang, đứng dậy khi đang ngồi), và gần 38% NCT gặp ít nhất một khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày, lên hơn 50% ở nhóm 80 tuổi trở lên [28]. (Xem Chương IV)

Thứ ba, sự chăm sóc truyền thống của gia đình đối với NCT đang giảm đi. Xu hướng quy mô gia đình nhỏ hơn, hoặc do con cái đi làm ăn xa hoặc bận rộn làm ăn nên thời gian chăm sóc NCT bị giảm đi; bên cạnh đó, phụ nữ, thường đóng vai trò chăm sóc chính tại nhà cho NCT, lại tham gia lao động nhiều hơn; tiếp theo, số NCT sống một mình, sống với vợ/chồng cũng là NCT, sống trong gia đình khuyết thế hệ cũng đang ngày một tăng lên (năm 2014, có 304.000 người, chiếm 3,2% NCT, trong số đó, khoảng 16,4% NCT từ 80 tuổi trở lên sống một mình) [102]. Dự báo số NCT sống một mình sẽ tăng lên trong thời gian tới, đặc biệt ở những người ở độ tuổi cao từ 80 trở lên, phụ nữ chiếm tỷ lệ lớn. Bản thân NCT cũng mong muốn sống với cộng đồng và gia đình. Xu thế NCT mong muốn được sống với gia đình và cộng đồng của mình trong những năm tháng xế chiều đang tăng lên. Bên cạnh đó, chăm sóc NCT tại gia đình và cộng đồng cũng phù hợp với văn hóa của người Việt Nam hiện nay.

Thứ tư, thu nhập của phần lớn NCT thấp, không đủ chi trả cho các dịch vụ chăm sóc ở các cơ sở chăm sóc tập trung dài hạn (phần lớn đang do tư nhân cung cấp). Phần lớn (66,8%) NCT sống ở nông thôn [22]. Năm 2014, 11,7% NCT sống trong hộ có mức sống dưới chuẩn nghèo [102]. Số NCT có lương hưu và bảo hiểm xã hội mới chỉ chiếm 27,9% [104].46 Khoảng 60% NCT cho biết thu nhập của họ hiện nay không đủ cho nhu cầu cuộc sống và chưa đến 2% cho rằng họ dư dả [28]. Do vậy, khả năng chi trả các dịch vụ chăm sóc ở các cơ sở chăm sóc tập trung của tư nhân, với giá cả cao, khá hạn chế. Thay vào đó, nhu cầu cần có các dịch vụ chăm sóc tại nhà và cộng đồng, với giá cả hợp lý, sẽ nhiều hơn.

45 ADL=hoạt động sinh hoạt cá nhân hằng ngày là các hoạt động tự chăm sóc như tắm, vệ sinh cá nhân. IADL=hoạt động hỗ trợ cuộc sống hằng ngày không cần thiết để hoạt động cơ bản, nhưng tạo điều kiện cho cá nhân sống tự lập trong cộng đồng, ví dụ như nội trợ, quản lý tiền, chế biến bữa cơm.

46 BHXH VN (2015). Báo cáo gửi UBQG về NCT.

Page 169: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

157

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

2.2. Dự báo nhu cầu chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi Việt Nam trong 10 năm tới

Nhu cầu CSDH của NCT đang tăng lên một phần do số NCT tăng lên, do tuổi thọ lúc sinh tăng lên, và một phần do xã hội thay đổi và điều kiện CSDH tại nhà hạn chế khi người trong tuổi lao động đi làm, không thể ở nhà chăm sóc NCT. Phân tích thực trạng dựa trên số liệu về khuyết tật và những người gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày để dự báo số NCT có nhu cầu CSDH. Hình 69 cho thấy, năm 2009 đa phần NCT không bị khuyết tật (về chức năng thính lực, thị lực, đi lại hoặc tập trung-ghi nhớ). Khoảng một phần ba NCT có gặp khó khăn trong ít nhất một trong những chức năng đã nêu trên, nhưng không phải ở mức nặng. Chỉ có 2% người cho biết họ hoàn toàn không thực hiện được ít nhất một trong 4 chức năng đó, và 7% cho biết họ rất khó khăn đối với ít nhất một chức năng.

Hình 69. Cơ cấu mức độ khuyết tật của người cao tuổi Việt Nam, 2015

Không khó

7%

10,35 triệu NCT

Chú thích: Dựa trên số liệu hỏi về mức độ khó khăn trong khả năng nhìn, nghe, đi lại, tập trung và ghi nhớ. Nếu ít nhất một trong 4 chức năng này khó đến mức nặng nhất, NCT được xếp vào nhóm đó.

Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, tự tính toán của 15% mẫu.

Nếu cho rằng NCT rất khó khăn hoặc không thể thực hiện ít nhất một chức năng (nhìn, nghe, đi lại, tập trung/ghi nhớ) là NCT có nhu cầu CSDH, thì có thể định lượng nhu cầu tối thiểu. Số liệu về tỷ lệ khuyết tật theo nhóm tuổi trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, áp vào số liệu dự báo dân số đến năm 2049 ra kết quả được trình bày trong Hình 70. Năm 2019, khoảng 1 triệu NCT có thể coi là có nhu cầu CSDH vì rất khó khăn hoặc không thực hiện được ít nhất 1 chức năng. Đến năm 2049, nếu không có sự thay đổi trong tỷ lệ khuyết tật theo nhóm tuổi, thì số này sẽ lên 2,5 triệu người. Tuy nhiên, nhu cầu có thể còn lớn hơn nữa nếu tính nhu cầu nhẹ hơn của một phần ba NCT cho biết họ có khó khăn, nhưng vẫn thực hiện được các chức năng.

Page 170: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

158

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Hình 70. Dự báo số người rất khó khăn hoặc không thể thực hiện ít nhất 1 chức năng cơ bản (nhìn, nghe, đi lại, tập trung/ghi nhớ), 2019 - 2049

2019 2029 2039 2049

Tri

u N

CT

80+

0,0

0,5

1,0

1,5

2,0

2,5

75 - 79

70 - 74

65 - 69

60 - 64

Nguồn: Dự báo dân số to 2049 và tỷ lệ khuyết tật từ Tổng điều tra dân số năm 2009.

Một cách khác có thể tính nhu cầu CSDH là dựa trên số liệu về những NCT cao tuổi khai là gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày. Các sinh hoạt được đánh giá bao gồm ăn, mặc và cởi quần áo, tắm, ngồi lên từ tư thế nằm và tự đi vệ sinh. Lấy tỷ lệ này từ Điều tra NCT năm 2011 và áp vào số liệu về số NCT theo nhóm tuổi có kết quả được trình bày trong Hình 71. Theo định nghĩa nhu cầu này, năm 2019 khoảng 4 triệu NCT cần CSDH, tăng đến gần 10 triệu người năm 2049.

Hình 71. Dự báo số người cao tuổi gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày, 2019 - 2049

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

2019 2029 2039 2049

Tri

u N

CT

Khó kh n trong th c hi n ADLs

80+

70 - 79

60 - 69

Nguồn: Dự báo dân số đến 2049 và tỷ lệ gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày từ MDRI. Điều tra Người cao tuổi năm 2011.Jan 2012.

Tâm lý của NCT là muốn được sống ở cộng đồng những năm tháng cuối đời. Tuy vậy, số NCT vào các cơ sở chăm sóc tập trung sẽ tăng lên do các vấn đề sức khỏe khi tuổi thọ tăng lên [105]. Đóng góp vào xu hướng này có những sự thay đổi trong sắp xếp hộ gia đình với những người con tuổi lao động di cư xa nhà, không còn khả năng chăm sóc cho NCT hằng ngày nữa. Tuy nhiên, mức trợ cấp xã hội và thu nhập của nhiều hộ gia đình khó mà bảo đảm được chi phí CSDH tập trung.

Page 171: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

159

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

Một số NCT vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, nhưng có nguồn lực tài chính và nguyện vọng sống trong cơ sở chăm sóc NCT cao cấp. Yêu cầu này đang được các công ty cung cấp dịch vụ cho NCT tính đến khi ngày càng đề xuất nhiều dự án xây dựng các trung tâm dưỡng lão tư nhân. Tuy nhiên, số NCT có khả năng chi trả cho những dịch vụ này rất ít so với nhu cầu rất lớn CSDH cho NCT không tự chăm sóc được nữa, nhưng thiếu điều kiện kinh tế để sống tập trung trong các nhà dưỡng lão tư nhân.

3. Cung cấp dịch vụ chăm sóc dài hạn cho người cao tuổiViệt Nam đang hình thành hai mô hình CSDH cho NCT (Hình 72). Thứ nhất là mô hình

chăm sóc tại cộng đồng dựa vào gia đình với sự hỗ trợ thêm từ cộng đồng và dịch vụ trả công. Thứ hai là mô hình CSDH tập trung.47 Trong từng mô hình tập trung có những loại hình khác nhau, và trong mô hình tại cộng đồng có nhiều thành phần khác cùng đóng góp vào CSDH cho NCT đang sống trong gia đình. Hiện nay độ bao phủ của các mô hình chưa cao. Định hướng chính hiện nay là phát triển đội ngũ TNV chăm sóc NCT tại nhà của CLB liên thế hệ tự giúp nhau phù hợp với đại đa số NCT sống tại nông thôn và không có điều kiện kinh tế để hưởng các dịch vụ trả công.

Hình 72. Các loại dịch vụ với hai mô hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi

Mô hình CSDH tại cộng đồng Mô hình CSDH tập trung

CLB Liên thế hệ tự giúp nhau

TNV chăm sóc NCT

Mô hình tư vấn và hỗ trợ chăm sóc NCT

Trạm y tế xã

NVYTTB

Chi phí thấp, được trợ cấp, hỗ trợ kinh phí

TT Công tác xã hội; nhân

viên công tác xã hội

Dịch vụ chăm sóc NCT tại gia đình trả công

Bác sĩ gia đình tư nhân; dịch vụ KCB tại nhà

Cơ sở chăm sóc NCT tư nhân (kinh doanh)

Cơ sở bảo trợ xã hội công lập

Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập (từ thiện)

Chi phí cao

3.1. Mô hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi tại cộng đồng

Đối với mô hình CSDH tại cộng đồng, nền tảng là gia đình (hoặc người nhận nuôi dưỡng NCT tại cộng đồng) 48, và các mô hình liên quan nhằm hỗ trợ gia đình chăm sóc NCT về một hoặc nhiều khía cạnh khác nhau. Mục đích của dịch vụ này là nâng cao tính tự lập, tối đa hóa chất lượng sống và đáp ứng nhu cầu trong thời gian kéo dài. Chăm sóc dài hạn chủ yếu là chăm sóc cá nhân (personal care), tức là hỗ trợ NCT thực hiện những hoạt động hằng ngày như mặc quần áo, ăn, đi vệ sinh, nhớ uống thuốc, v.v. Đối với một số NCT suy yếu, mắc bệnh nặng như tai biến mạch máu não, thì cần thêm chăm sóc điều dưỡng, như tiêm thuốc, cho ăn uống bằng ống sông, thay băng các vết thương, cho thở ô xy, hút đờm bằng máy và chăm sóc PHCN, đòi hỏi những người được đào tạo cơ bản về dịch vụ điều dưỡng (có thể là thân nhân hoặc người ngoài gia đình). Còn đối với số rất ít NCT bị bệnh nặng, đang ở giai đoạn cận tử, không muốn

47 Tên chung của cơ sở chăm sóc NCT tập trung là cơ sở bảo trợ xã hội, nhưng có nhiều tên gọi khác, như viện dưỡng lão, nhà điều dưỡng, trung tâm chăm sóc NCT, nhà an dưỡng, mái ấm, thậm chí có báo ghi là trại dưỡng lão. Có nhiều nơi dùng từ người già thay vào từ NCT.

48 NCT không có người phụng dưỡng, và có đủ điều kiện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội có thể được nhận nuôi dưỡng bởi một người trong cộng đồng theo quy định của Nghị định 136/2013/NĐ-CP và hướng dẫn chi tiết trong 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.

Page 172: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

160

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

nhập viện, thì cần cả chăm sóc y tế chuyên khoa, chăm sóc giảm nhẹ. Trong các mô hình chăm sóc tại cộng đồng ở Việt Nam, mô hình toàn diện nhất là CLB Liên thế hệ tự giúp nhau, có 8 mảng hoạt động. Các mô hình còn lại đang được áp dụng ở Việt Nam thường chỉ giải quyết một phần nhu cầu CSDH cho NCT. Tuy nhiên, do nhu cầu của NCT rất đa dạng, những dịch vụ đó cũng đóng góp vào nhiệm vụ chung là hỗ trợ các gia đình Việt Nam chăm sóc NCT.

Việc chăm sóc NCT của các thành viên gia đình có nhiều thuận lợi và cũng đang gặp nhiều thách thức. Với gần 60% NCT vẫn đang sống với vợ/chồng và gần 70% NCT vẫn đang sống cùng con [28] là điều kiện tốt để NCT được thành viên gia đình chăm sóc tại nhà, phù hợp với Luật pháp,49 điều kiện kinh tế và truyền thống văn hóa Việt Nam. Sự chăm sóc của họ hàng chiếm vị trí đáng kể. Điều tra về NCT năm 2011 cho thấy người chăm sóc nhiều nhất cho NCT khi họ cần được hỗ trợ trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày là người thân. Quan trọng nhất là vợ/chồng, (trong đó tỷ lệ chồng được vợ chăm sóc là trên 80%, trong khi vợ được chồng chăm sóc là gần 30%, trong số những người đang sống với vợ/chồng), con gái và con dâu. Rất ít NCT cho rằng người chăm sóc nhiều nhất là tình nguyện viên (hàng xóm) hoặc người được trả công để cấp dịch vụ chăm sóc NCT [28].

Tuy nhiên, việc chăm sóc của các thành viên gia đình cũng đang gặp nhiều thách thức. Người chăm sóc trong gia đình ít hơn trước kia, do gia đình ít người hơn, hoặc con cái bận rộn làm ăn hay đi làm ăn xa, phụ nữ - người chăm sóc chủ yếu, cũng thiếu thời gian chăm sóc hơn vì bản thân họ cũng phải làm việc. Người chăm sóc mệt mỏi vì việc chăm sóc diễn ra trong một thời gian dài, với các yêu cầu phức tạp do tính chất bệnh tật hiện nay của NCT (mạn tính, đa bệnh tật) trong khi các dịch vụ chăm sóc thay thế và dụng cụ hỗ trợ hầu như chưa có hoặc rất hạn chế. Các thành viên gia đình thường thiếu các kiến thức, kỹ năng chăm sóc cần thiết, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc. Bên cạnh đó, tỷ lệ NCT sống một mình, sống với vợ/chồng cũng là NCT, hoặc trong gia đình khuyết thế hệ đang tăng lên [28].

3.1.1. Quản lý nhà nước về chăm sóc dài hạn tại cộng đồng

Theo Luật NCT, gia đình NCT có trách nhiệm chủ yếu trong việc phụng dưỡng NCT. Những người có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ theo Luật hôn nhân và gia đình bao gồm con đẻ, con nuôi và cháu nội. Con riêng cũng có nghĩa vụ phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế và con dâu, con rể có nghĩa vụ phụng dưỡng đối với cha mẹ vợ/chồng nếu ở chung nhà. Không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng NCT là hành vi cấm trong Luật NCT.

Đối với những NCT không có người phụng dưỡng theo pháp luật, Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định về phương án hộ gia đình hoặc cá nhân trong cộng đồng tự nguyện nhận nuôi dưỡng NCT tại nhà thay vì tiếp nhận vào trung tâm bảo trợ xã hội. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng NCT phải bảo đảm các điều kiện:

■ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

■ Có sức khoẻ và kinh nghiệm chăm sóc NCT;

■ Có nơi ở ổn định và nơi ở cho NCT;

■ Có điều kiện kinh tế;

49 Luật NCT quy định “gia đình người cao tuổi có trách nhiệm chủ yếu trong việc phụng dưỡng người cao tuổi” (khoản 3, điều 5, Luật NCT).

Page 173: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

161

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

■ Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định về năng lực hành vi dân sự và sức khỏe giống như người nhận nuôi dưỡng NCT.

Nghị định 136 cũng quy định những trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc nuôi dưỡng NCT, đó là nếu có hành vi đối xử tệ bạc đối với NCT, lợi dụng việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi; có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng NCT; hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền của người được nhận nuôi dưỡng, chăm sóc.

Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng không có điều kiện trực tiếp chăm sóc NCT thì uỷ nhiệm cho cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc NCT. Việc uỷ nhiệm chăm sóc NCT được thực hiện dưới hình thức hợp đồng dịch vụ giữa người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ chăm sóc NCT phải bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NCT, phải có ý kiến đồng ý của NCT hoặc người giám hộ NCT. Hợp đồng dịch vụ chăm sóc NCT phải có các nội dung chủ yếu sau đây: (i) tình trạng sức khỏe, bệnh tật của NCT; (ii) thời gian chăm sóc, địa điểm chăm sóc, phương thức thực hiện chăm sóc; (iii) chi phí dịch vụ, phương thức thanh toán; (iv) quyền và nghĩa vụ của người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng; (v) quyền và nghĩa vụ của cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc; (vi) các nội dung khác (06/2011/NĐ-CP). Tuy nhiên, chưa có văn bản quy định trách nhiệm kiểm tra điều kiện của cá nhân cung ứng dịch vụ chăm sóc NCT. Hợp đồng hiện nay chỉ áp dụng với dịch vụ trả công.

Một số mô hình hỗ trợ gia đình tự chăm sóc NCT đang được thí điểm hoặc áp dụng tại Việt Nam do những cơ quan khác nhau quản lý (Hình 73).

Hình 73. Quản lý nhà nước về các mô hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi tại cộng đồng

Bộ LĐTBXH

Sở LĐTBXH

Phòng LĐTBXH

quận/ huyện

Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư

Sở Y tế

CASCD/Hội chữ Thập đỏ/ Hội khác

Hội NCT

Bộ Y tế Sở Y tế TT Y tế huyện Trạm y tế xã

TNV

TNV chăm sóc NCT

TT Tư vấn và hỗ trợ chăm sóc NCT

Dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà có trả công

Người nhận nuôi dưỡng NCT tại cộng đồng

Gia đình chăm sóc NCT

Mô hìnhCơ quan quản lý hoặc tổ chức

TT Công tác xã hội

tỉnh

TT Công tác xã hội

huyện (chưa có)

Bác sĩ gia đình tư nhân; dịch vụ y tế tại nhà

TNV chăm sóc NCT trong CLB LTH TGN

NVYTTB

UBND xã

Tổng cục Dân số và KHHGĐ

Page 174: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

162

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Dưới đây sẽ miêu tả từng mô hình nhằm làm rõ loại đối tượng được được phục vụ, loại nhân viên phục vụ, loại dịch vụ được cung cấp, tình trạng phát triển của mô hình và một số thách thức của mô hình.

3.1.2. Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau

CLB Liên thế hệ tự giúp nhau, là mô hình tại cộng đồng, được thành lập ở cấp thôn/bản.50 CLB được UBND các xã ra quyết định thành lập, và giao cho một hội đoàn thể, trong đó chủ yếu là Hội NCT hoặc Hội Phụ nữ hỗ trợ, quản lý chung. CLB do Ban chủ nhiệm (gồm 5 thành viên) trực tiếp quản lý và điều hành. CLB nhằm vừa chăm sóc vừa phát huy vai trò của NCT tại cộng đồng, với 8 mảng hoạt động hỗ trợ lẫn nhau, trong đó có chăm sóc tại nhà, chăm sóc sức khỏe và tự giúp nhau/hỗ trợ cộng đồng cho những NCT không thể rời khỏi nhà hoặc bị liệt giường, là ba mảng liên quan trực tiếp nhất đến chăm sóc dài hạn cho NCT (Hình 74). CLB sinh hoạt hằng tháng, với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thành viên.

Hình 74. Các mảng hoạt động của câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau

Chăm sóc tại nhà

Tăng thu nhập

Vận động nguồn lực

Quyền và lợi ích

Tự giúp nhau/hỗ trợ cộng đồng

Nâng cao nhận thức, kiến thức

Chăm sóc sức khỏe

CHĂM SÓC DÀI HẠN NCT

Văn hóa, văn nghệ

Đối tượng được phục vụ: mỗi CLB có từ 50 đến 70 thành viên, với phần lớn là NCT, phụ nữ, có hoàn cảnh khó khăn về vật chất và/hoặc xã hội, như người không có người phụng dưỡng, sống với vợ/chồng cũng là NCT, hoặc con cháu đi làm ăn xa. Có hoạt động phù hợp với những NCT còn khỏe mạnh cũng như những người khuyết tật, ốm nặng.

Người thực hiện việc chăm sóc: mỗi CLB có ít nhất 5 tình nguyện viên (TNV), được tập huấn về kiến thức và các kỹ năng chăm sóc cơ bản cho NCT và mỗi TNV tiến hành chăm sóc/giúp đỡ tại nhà ít nhất 2 lần/tuần cho người họ nhận chăm sóc, không có thù lao. Để thực hiện một số hoạt động kỹ thuật vể chăm sóc y tế, mô hình này đang bước đầu thử nghiệm trợ lý chăm sóc có trả công. Đây là nhân viên y tế về hưu hoặc NVYTTB được Dự án HelpAge International tập huấn bổ sung kỹ năng về chăm sóc cơ bản cho NCT.

50 Ban đầu (năm 2006) mô hình CLB được thành lập trong khuôn khổ các dự án do tổ chức HelpAge International hỗ trợ kỹ thuật và nhiều tổ chức quốc tế tài trợ (HelpAge, EU, KOICA, UNFPA, Atlantic Philanthropies, Lottery UK,…).

Page 175: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

163

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

Hoạt động chăm sóc sức khỏe: tại các buổi sinh hoạt tháng, CLB thường xuyên mời người có chuyên môn về truyền thông trong các buổi sinh hoạt CLB về các nội dung liên quan đến chăm sóc sức khỏe, đặc biệt các bệnh KLN. CLB còn tổ chức các hoạt động rèn luyện thân thể, tăng cường tiếp cận BHYT, chủ động phối hợp với các cơ sở y tế khám sức khỏe cho thành viên 2 lần/năm. Do nhu cầu của nhiều NCT bị khuyết tật hoặc mắc bệnh mạn tính vượt khả năng của TNV, một số CLB đang thử nghiệm cung cấp thêm dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà (như thực hiện bài tập PHCN, tập thể dục dưỡng sinh, theo dõi huyết áp, đường huyết, theo dõi việc uống thuốc), do trợ lý chăm sóc là nhân viên y tế về hưu hoặc NVYTTB, đảm nhiệm và được trả công.51

Hoạt động chăm sóc NCT tại nhà: hoạt động này ưu tiên cho NCT khó khăn (bị khuyết tật, ốm yếu) và cô đơn (không có người nhà có khả năng chăm sóc). Tùy vào tình trạng của người được chăm sóc mà CLB có thể cử một hoặc một nhóm TNV thay phiên nhau đến giúp. Công việc của TNV chủ yếu là trò chuyện, tâm sự, cung cấp thông tin, làm việc nhà (quét dọn nhà cửa, vườn tược, rửa bát, giặt giũ, nấu cơm), giúp đi chợ, mặc quần áo, đưa đi đây đó. Nhiều TNV còn hỗ trợ thêm cho NCT tiền, vật dụng, thức ăn của gia đình mình. Một số TNV còn giúp NCT trong vệ sinh cá nhân, hướng dẫn tập thể dục đơn giản, theo dõi cân nặng, huyết áp. Với các nhu cầu ngoài khả năng, các TNV sẽ báo lại cho Ban chủ nhiệm CLB để giúp đỡ thêm.

Giúp NCT hưởng quyền lợi: cùng Hội NCT, Hội Phụ nữ, CLB LTH TGN hỗ trợ làm thủ tục hoặc đề xuất với địa phương để NCT được hưởng đúng quyền lợi của mình, hoặc kết nối với các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương để giúp đỡ thêm với những vấn đề ngoài khả năng của CLB.

Giải pháp tài chính: nguồn tài chính giúp cho CLB bền vững chủ yếu là từ nguồn lãi từ Quỹ Tăng thu nhập Quay vòng của CLB (Quỹ được hình thành từ hỗ trợ bằng hiện vật hoặc tiền của các nhà tài trợ/chính quyền địa phương hoặc tự vận động), ngoài ra còn có phí thành viên, các nguồn do các CLB vận động từ cộng đồng và các hoạt động tăng thu nhập tập thể của CLB.

Thực trạng nhân rộng mô hình: đóng góp vào thể chế hóa CSDH cho NCT tại cộng đồng, Chương trình Hành động Quốc gia về NCT, 2012 - 2020, có chỉ tiêu là đến năm 2020 ít nhất 50% số xã, phường, thị trấn sẽ có CLB LTH TGN hoặc các mô hình khác nhằm chăm sóc và phát huy vai trò NCT (Quyết định số 1781/QĐ-TTg năm 2012).52 Năm 2016, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án Nhân rộng mô hình CLB LTH TGN giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 1533/QĐ-TTg năm 2016) với chỉ tiêu từ 2016 đến năm 2020 là nhân rộng và duy trì hoạt động khoảng 3200 CLB LTH TGN ở ít nhất 45 tỉnh, thành phố (có ít nhất 160 000 thành viên, trong đó có 105 000 NCT tham gia). Ban điều hành Đề án nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ Tự giúp nhau giai đoạn 2016 - 2020 đã được thành lập theo Quyết định số 78/2017/QĐ-HNCT. Đến hết năm 2016 có 1064 CLB LTH TGN hoạt động tại 18 tỉnh có hơn 55 000 NCT tham gia [64] (Hình 75).

51 Thuộc Dự án ROK/ASEAN có hỗ trợ kỹ thuật của HelpAge International khu vực.52 Chương trình quốc gia về NCT đề cập đến cả CLB LTH TGN và những CLB khác, tổng chỉ tiêu năm 2020 là

5000 CLB chăm sóc và phát huy vai trò NCT dựa vào cộng đồng các loại.

Page 176: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

164

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam)

Quần đảo Trường Sa (Việt Nam)

Hình 75. Bản đồ thực trạng phát triển câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau tại Việt Nam đến cuối năm 2016

Nguồn: Số liệu giám sát sự phát triển của CLB LTH TGN của Hội Người cao tuổi Việt Nam.

Page 177: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

165

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

Khuyến nghị: để có thể chăm sóc hiệu quả hơn cho NCT ốm yếu, khó khăn ở cộng đồng, cần có sự tham gia của ngành y tế, trước mắt là tập huấn chuyên môn thường xuyên hàng năm cho các TNV của CLB và trợ lý chăm sóc được trả công (ở những CLB đang và sẽ thử nghiệm), cũng như hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ và truyền thông cho thành viên CLB tự chăm sóc sức khỏe. Cần kết nối chặt chẽ hơn các CLB và chính quyền địa phương (đặc biệt ngành bảo trợ xã hội và y tế), bảo đảm về chuyên môn và hỗ trợ tài chính để trợ lý chăm sóc được trả công khi thực hiện trách nhiệm CSSK cho NCT.

3.1.3. Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại nhà

Dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà có thể có phạm vi rộng hay hẹp tùy nhu cầu. Ví dụ, phạm vi công việc chăm sóc NCT tại nhà ở mô hình chăm sóc NCT tại một huyện của Thái Lan bao gồm: giúp người bệnh uống thuốc, sắp xếp vị trí phù hợp trên giường, ghi lại các dấu hiệu quan trọng, hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày như tắm, mặc quần áo, hỗ trợ sức khỏe tâm thần, như đọc báo cho bệnh nhân nghe, trò chuyện, hỗ trợ tái hòa nhập, làm việc nhà như lau nhà, dọn giường, khuyên bảo, điều phối với các bên liên quan phù hợp.

Theo quy định Việt Nam, nếu nội dung chăm sóc chủ yếu là chăm sóc cá nhân hoặc nội trợ, thì không cần giấy phép. Tuy nhiên, nếu nội dung chăm sóc bao gồm cả dịch vụ y tế thì phải có giấy phép hoạt động do ngành Y tế cấp. Nếu là dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, thì theo Thông tư 41/2011/TT-BYT, phạm vi hoạt động chuyên môn chỉ là chăm sóc sức khỏe tại nhà theo đơn của bác sĩ, không được truyền dịch, không được khám, chữa bệnh và kê đơn thuốc. Trường hợp muốn cấp dịch vụ y tế có phạm vi rộng hơn tại nhà NCT, thì phải đăng ký là phòng khám bác sĩ gia đình. Theo Thông tư 16/2014/TT-BYT, bác sĩ gia đình được thực hiện một số hoạt động tại gia đình người bệnh bao gồm: khám bệnh, kê đơn thuốc một số bệnh thông thường; thực hiện một số thủ thuật: thay băng, cắt chỉ, lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu để xét nghiệm, khí dung; được tiêm, truyền dịch trong trường hợp cấp cứu. Đối với cả hai loại giấy phép này, các nhân viên cung cấp dịch vụ y tế đều phải có chứng chỉ hành nghề y tế.

Mô hình dựa trên tình nguyện viên chăm sóc

Mô hình chăm sóc NCT dựa vào TNV nhằm cung cấp các dịch vụ chăm sóc NCT tại gia đình miễn phí thông qua các TNV.53 Ở cấp cơ sở, có mô hình do Hội NCT hoặc Hội Chữ thập đỏ cơ sở tổ chức và quản lý, và có cả TNV trong mô hình tư vấn và chăm sóc dựa vào cộng đồng của Tổng cục Dân số-KHHGĐ triển khai.

Mô hình của Hội NCT và Hội Chữ thập đỏ

Đối tượng được phục vụ: mô hình này nhằm giúp NCT ốm đau, bệnh tật, cô đơn, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Người thực hiện việc chăm sóc: TNV chăm sóc, hỗ trợ tại nhà có thể là hội viên các đoàn thể, bà con, người họ hàng hoặc hàng xóm tự nguyện đến tận nhà NCT để giúp đỡ từ 3 - 5 buổi/tuần, không hưởng lương nhưng phải có cam kết hoạt động trong một tổ chức với thời hạn nhất định, có quy chế, có kế hoạch. Các TNV được các Dự án tập huấn các kiến thức cần thiết và kỹ năng chăm sóc cơ bản.

53 Mô hình TNV chăm sóc NCT tại nhà, được triển khai từ năm 2003, thông qua một dự án khu vực “Dự án hợp tác Hàn Quốc-ASEAN về chăm sóc tại nhà cho NCT thiệt thòi dựa vào tình nguyện viên”, do Tổ chức Hỗ trợ NCT Hàn Quốc (HelpAge Korea) quản lý, tổ chức HelpAge International hỗ trợ kỹ thuật và Trung tâm Nghiên cứu và Trợ giúp NCT (RECAS) trực thuộc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai ở Việt Nam.

Page 178: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

166

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Hoạt động chăm sóc NCT tại nhà: công việc của TNV gồm trò chuyện, tâm sự, cung cấp thông tin, làm việc nhà (quét dọn nhà cửa, vườn tược, rửa bát, giặt giũ, nấu cơm), giúp đi chợ, mặc quần áo, đưa đi đây đó và kết nối với các ban ngành đoàn thể và chính quyền địa phương để giúp đỡ thêm khi cần thiết. Mỗi tháng các TNV họp 1 lần để rà soát tình hình người được chăm sóc, trao đổi kinh nghiệm cũng như đưa ra các giải pháp và kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

Thực trạng nhân rộng mô hình: năm 2012, qua 9 năm thực hiện thí điểm và mở rộng, dự án đã có 1223 TNV chăm sóc cho 1094 NCT ở 93 xã, thuộc 24 huyện, ở 12 tỉnh [106]. Đánh giá tác động của mô hình này cho thấy, mặc dù dễ thực hiện, ít tốn kém và phù hợp với điều kiện Việt Nam và nguyện vọng của NCT được sống tại nhà cho đến cuối đời, nhưng có thách thức lớn về tính bền vững. Khi hết dự án, Hội NCT hoặc Hội Chữ thập đỏ các cấp thiếu kinh phí để có thể tiếp tục tập huấn, duy trì họp nhóm TNV cũng như ghi nhận công lao TNV, dẫn đến số lượng TNV giảm dần và ở nhiều tỉnh đã không thể tiếp tục duy trì. Mô hình này được lồng ghép vào mô hình CLB LTH TGN để khắc phục những khó khăn đã phát sinh về tổ chức và tài chính.

Mô hình Tư vấn và chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng của Tổng cục Dân số-KHHGĐ

Đề án Chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2017 - 2025 (Quyết định số 7618/QĐ-BYT năm 2016) do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình chủ trì, điều phối và chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động xây dựng các câu lạc bộ CSSK NCT nằm CSSK dài hạn cho NCT. Sức khỏe thể chất và tinh thần của người cao tuổi được hỗ trợ chăm sóc thông qua hoạt động của mạng lưới tình nguyện viên tại cộng đồng.

Đối tượng được phục vụ: NCT sống trong gia đình còn có khả năng tự chăm sóc sức khỏe nhưng thiếu kiến thức để thực hiện. Có hoạt động tập huấn nhằm vào đối tượng là người nhà NCT. Có ưu tiên cho NCT khó khăn và neo đơn.

Người cấp dịch vụ: NCT khỏe mạnh được tập huấn kiến thức về CSSK NCT.

Hoạt động y tế: tư vấn và chăm sóc NCT định kỳ tại gia đình, thăm hỏi, động viên NCT; cập nhật thông tin về chăm sóc NCT qua việc thăm tại gia đình, vào sổ theo dõi và báo cáo trạm y tế; thực hiện chế độ hội họp, giao ban định kỳ. Mô hình này cũng phối hợp với các CLB NCT giúp NCT có những hoạt động liên quan truyền thông, nâng cao kiến thức CSSK NCT.

Thực trạng phát triển: tính đến năm 2016 hầu hết các xã triển khai mô hình (370 xã tại 32 tỉnh, thành phố) đã thành lập đôi tình nguyện viên với 4492 TNV tham gia [107].

Mô hình chăm sóc NCT tại nhà trả công

Mô hình chăm sóc NCT tại nhà trả công có thể là hoạt động từ thiện do các Hội/đoàn thể tổ chức hoặc có thể tổ chức theo hình thức kinh doanh vì lợi nhuận hoặc kinh doanh xã hội.

Đối tượng được phục vụ: chủ yếu là gia đình NCT có khả năng trả công. Đối tượng NCT được phục vụ rất đa dạng về nhu cầu chăm sóc y tế từ những người nằm liệt giường đến những người cần theo dõi bệnh mạn tính, hoặc PHCN, đến những người chỉ cần thăm hỏi hoặc chủ cần giúp đỡ về những việc nội trợ.

Mô hình của CASCD54 hoạt động như là doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các thành viên gia đình vừa làm tròn đạo lý “phụng dưỡng cha mẹ già” vừa giúp họ có thể yên tâm học tập, công tác. Nhân viên dịch vụ chăm sóc tại nhà được

54 Trước đây là Trung tâm Nghiên cứu Trợ giúp NCT (RECAS)

Page 179: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

167

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

coi là một nghề, hoạt động có tính chuyên nghiệp, được trả lương và được đào tạo dài ngày với nhiều nội dung phong phú. Từ năm 1995 đến 2009, với sự trợ giúp tài chính và kỹ thuật của Tổ chức HelpAge International và các nguồn lực khác, CASCD (trước kia là RECAS) đã tuyển dụng và đào tạo được 1073 nhân viên để chăm sóc cho 6176 lượt NCT.

Mô hình của Trung tâm chăm sóc NCT tại nhà trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học-Kỹ thuật Hải Phòng, là tổ chức xã hội mang tính chất nhân đạo, lấy thu bù chi, phi lợi nhuận, hoạt động theo phương châm tự nguyện. Đối tượng được phục vụ là các cụ già neo đơn, ốm liệt giường. Đội ngũ cán bộ, y bác sĩ của trung tâm đều là những người đã nghỉ hưu có chuyên môn cao. Đội ngũ điều dưỡng viên bắt buộc phải có sức khỏe tốt, không có bệnh mạn tính, thật thà, trung hậu, thương yêu người già, phải có lý lịch rõ ràng, có xác nhận của chính quyền địa phương. Hoạt động của trung tâm gồm 5 dịch vụ: chế biến thức ăn và phục vụ ăn uống (nếu cần có thể bón cơm, cháo); vệ sinh thân thể và vệ sinh nơi ở (tắm rửa, giặt giũ, quét dọn); chuyện trò, đọc sách báo, tâm sự; đưa đi chơi theo yêu cầu và hướng dẫn của thầy thuốc; xoa bóp và cho uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đầu tiên có bác sĩ đến thăm, khám sức khỏe, lập y bạ và chỉ định những điều cần phục vụ cho NCT. Hằng tuần, bác sĩ theo dõi trực tiếp đến kiểm tra sức khỏe, kiểm tra tinh thần, thái độ của nhân viên có thực hiện đúng yêu cầu hay không. Trung tâm còn nhận chăm sóc NCT ốm nằm tại bệnh viện. Qua 15 năm hoạt động, Trung tâm chăm sóc được 12 870 lượt người bệnh.

Doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc y tế cho NCT tại nhà bắt đầu phát triển ở thành phố lớn, nơi các gia đình có khả năng chi trả cho dịch vụ này. Ví dụ tại TPHCM có Trung tâm chăm sóc sức khỏe tại nhà Vina Healthcare và Công ty cổ phần dịch vụ và chăm sóc sức khỏe Phước Thịnh, trong khi ở Hà Nội có Công ty TNHH dịch vụ y tế, chăm sóc tại nhà Việt Úc, Trung tâm BSGĐ Medicviet, Công ty Cổ phần Chăm sóc Sức khỏe Việt (Trung tâm Chăm sóc NCT Orihome) và dịch vụ bác sĩ gia đình của Công ty TNHH Công nghệ và Xét nghiệm Y học (Medlatec) cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho NCT tại nhà. Đội ngũ nhân viên phục vụ gồm cả bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên về PHCN và người được đào tạo về cách chăm sóc NCT. Phạm vi dịch vụ của cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà ở Việt Nam cũng giống ở Mỹ [108]. Nội dung công việc chủ yếu là hỗ trợ sinh hoạt (cho ăn, vệ sinh cá nhân, tâm sự, đi dạo, trông nom người bị suy nhược về nhận thức và tâm thần), nhưng cũng có một số công việc điều dưỡng như cho uống thuốc, tiêm thuốc, chống loét, theo dõi dấu hiệu sống, xoa bóp, và thực hiện vật lý trị liệu và y lệnh của bác sĩ. Có công ty cấp dịch vụ trọn gói theo những loại bệnh cụ thể như chăm sóc sau đột quỵ, hoặc chăm sóc bệnh nhân ung thư, cận tử.

Phạm vi hoạt động KCB của giấy phép hoạt động cấp dịch vụ y tế tại nhà của ngành Y tế quá hẹp so với nhu cầu CSSK NCT, đặc biệt NCT nằm giường, khó đi lại, cận tử, cần được khám bệnh, cấp những can thiệp như giảm đau. Hiện nay các công ty muốn đăng ký kinh doanh trong ngành chăm sóc y tế tại nhà có hai phương án để xin giấy phép hoạt động cơ sở y tế. Thứ nhất là giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở chăm sóc sức khỏe tại nhà, nhưng phạm vi dịch vụ được cung cấp rất hạn chế, chỉ tập trung hỗ trợ sinh hoạt hằng ngày như vệ sinh cá nhân, cho ăn. Thứ hai là giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với phòng khám chuyên khoa y học gia đình. Khó khăn ở đây là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám gia đình phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề y học gia đình và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Đào tạo y học gia đình là chuyên khoa tương đối mới ở Việt Nam nên ít cơ sở có thể đáp ứng yêu cầu này. Thứ hai, là nếu mục đích kinh doanh chính là chăm sóc y tế tại nhà, thành lập phòng khám bác sĩ gia đình đòi hỏi đầu tư nhiều vào

Page 180: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

168

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

cơ sở vật chất để đáp ứng điều kiện xin giấy phép hoạt động là phòng khám chuyên khoa y học gia đình, mặc dù dịch vụ chủ yếu được cấp tại nhà NCT.

Các công ty giới thiệu người giúp việc chăm sóc NCT cũng đang phát triển ở thành phố lớn. Dịch vụ này do nhân viên dịch vụ chăm sóc gia đình55 đảm nhiệm, thường là nhân lực không có bằng cấp chuyên môn y tế, nhưng được tập huấn về những kỹ năng cơ bản về chăm sóc NCT. Một số công ty hoạt động trong lĩnh vực này là Công ty TNHH Phát triển đầu tư Phương Nam, Công ty TNHH Nhân Ái. Một số công ty kết hợp đào tạo nhân lực chăm sóc gia đình và dịch vụ giới thiệu người giúp việc chăm sóc NCT cho các gia đình như Trung tâm dạy nghề Thanh niên xung phong Trường Sơn (TSS), Công ty TNHH Tâm Đức, Trung tâm Giúp việc Hồng Doan. Gói dịch vụ bao gồm hỗ trợ sinh hoạt của NCT kết hợp với giúp việc nội trợ.

Duy trì đội ngũ nhân viên là thách thức lớn đối với mô hình chăm sóc NCT tại nhà ở Việt Nam. Sau khi đã được đào tạo thành nghề, nhiều người chăm sóc NCT tự ý rời bỏ công ty hoặc trung tâm và trực tiếp làm việc với khách hàng, để không phải trả một phần phí cho công ty hoặc trung tâm. Việc này đặc biệt khó khăn đối với trung tâm hoạt động kiểu phi lợi nhuận vì thu phí thấp nên trả thù lao thấp. Do vậy, tính bền vững của mô hình này đối với đối tượng NCT có thu nhập thấp không trả được phí cao là một câu hỏi. Thách thức này là vấn đề nan giải không chỉ của Việt Nam, mà của nhiều nước, và trong cả khu vực tư nhân.

3.1.4. Cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội

Trong mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập, các trung tâm công tác xã hội (chủ yếu tuyến tỉnh) thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội (Quyết định số 524/QĐ-TTg năm 2015). Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội cấp quận/huyện là mô hình mới bắt đầu triển khai để cấp dịch vụ trợ giúp xã hội gần dân hơn (Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg). Ngoài ra có công tác viên xã hội làm việc tại cơ sở y tế, tại xã, phường có tiềm năng cao đóng góp quan trọng trong việc cấp dịch vụ công tác xã hội cho NCT.

Đối tượng được phục vụ: hiện nay dịch vụ công tác xã hội chỉ được cấp cho NCT là đối tượng bảo trợ xã hội có nhu cầu dùng dịch vụ công tác xã hội. Trong đó có những đối tượng không có người phụng dưỡng, cần được giúp đỡ để hưởng quyền được chăm sóc tại trung tâm bảo trợ xã hội hoặc một người trong cộng đồng nhận nuôi dưỡng.

Người cấp dịch vụ: công tác viên xã hội được đào tạo chuyên môn làm việc ở các cấp, gồm cả những công tác viên xã hội làm tại xã, phường, quận, huyện và cơ sở y tế.

Hoạt động chăm sóc NCT: các dịch vụ công tác xã hội liên quan NCT bao gồm tham vấn, trị liệu khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất, tư vấn và trợ giúp NCT thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội (ví dụ xác định đối được có điều kiện được nhận tại cơ sở bảo trợ xã hội công lập), phối hợp với các cơ quan chức năng, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc (ví dụ các CLB LTH TGN). Ngoài ra, các trung tâm có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp NCT, giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch, thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi, quản lý đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Hoạt động phát triển cộng đồng bao gồm liên hệ với người dân, chính quyền các cấp trong việc xác định các vấn đề của cộng đồng

55 Có nhiều tên gọi như người giúp việc chăm sóc người già, trợ lý chăm sóc.

Page 181: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

169

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

để xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp cộng đồng, xây dựng mạng lưới nhân viên, tình nguyện viên công tác xã hội, tổ chức huy động nguồn lực để trợ giúp đối tượng và tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức (Thông tư số 09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV). Lưu ý, dịch vụ công tác xã hội không phải là chăm sóc dài hạn như hỗ trợ vệ sinh cá nhân, ăn uống, v.v. Hiện nay chưa có cơ chế để những NCT không thuộc diện bảo trợ xã hội được hưởng những dịch vụ này.

Thực trạng phát triển: tính đến tháng 9/2015, có 37 tỉnh, thành phố xây dựng và phê duyệt, triển khai Đề án thành lập Trung tâm công tác xã hội. Theo Đề án phát triển có 10 mô hình thí điểm cung cấp dịch vụ công tác xã hội tuyến huyện nhưng chưa tìm được thông tin về các mô hình đó.

Thách thức: nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội cao ở nhóm NCT, kể cả nhóm NCT không thuộc diện bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơ chế và nguồn kinh phí để cấp dịch vụ công tác xã hội cho tất cả các đối tượng có nhu cầu. Hiện nay mô hình trung tâm công tác xã hội chưa được thống nhất. Ở một số tỉnh trung tâm công tác xã hội là tên mới của trung tâm bảo trợ xã hội, mặc dù chức năng chăm sóc nội trú khác chức năng cấp dịch vụ công tác xã hội. Tại một số tỉnh chưa có trung tâm công tác xã hội, chỉ có trung tâm bảo trợ xã hội. Chỉ có ít tỉnh có cả 2 đơn vị, một trung tâm bảo trợ xã hội và một trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Tại tuyến huyện phát triển trung tâm cấp dịch vụ công tác xã hội theo hướng xã hội hóa, chỉ được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí nên khó phát triển.

3.1.5. Trạm y tế xã, phường và nhân viên y tế thôn bản

Nhiều nước dựa vào nhân viên y tế sơ cấp, trung cấp để thực hiện CSDH cho NCT. Ví dụ, ở Thái Lan mô hình CSDH ở huyện LamSonthi cung cấp cả CSYT và chăm sóc cá nhân. Do tính phức tạp và số lượng các dịch vụ cần cung cấp lớn nên họ đã tổ chức các nhóm chăm sóc với các thành viên là các trợ lý chăm sóc, phần lớn đã từng là cộng tác viên y tế thôn bản. Bệnh viện huyện và và các trung tâm y tế cộng đồng quản lý công việc của trợ lý chăm sóc và hỗ trợ kỹ thuật. Hiện nay Đức và Nhật Bản nhận điều dưỡng viên trình độ trung cấp của Việt Nam để thực hiện dịch vụ chăm sóc NCT.

Vai trò của y tế xã và thôn bản trong chăm sóc NCT thể hiện rõ trong Đề án CSSK NCT giai đoạn 2017 - 2025 (7618/QĐ-BYT năm 2016). Đề án CSSK NCT có đề xuất một số hoạt động tăng cường khả năng của xã để thực hiện nhiệm vụ CSSK NCT như nâng cao năng lực cho trạm y tế xã trong CSSKBĐ cho NCT. Ngoài ra, bác sĩ tại trạm y tế xã họp giao ban hằng tháng, quản lý chuyên môn với tổ TNV tư vấn và chăm sóc NCT trong mô hình của Tổng cục Dân số-KHHGĐ (Mục 3.1.3 trên). Tại thời điểm viết báo cáo chưa có đánh giá nào về thực trạng thực hiện các hoạt động này nên dưới đây chỉ đánh giá sơ qua về hoạt động của nhân viên y tế thôn bản và cán bộ của trạm y tế trong nhiệm vụ hỗ trợ CSSK dài hạn tại nhà NCT. Hoạt động CSSK tại cơ sở y tế đã được phân tích trong Chương V.

Nhân viên y tế thôn bản

Nhân viên y tế thôn bản có tiềm năng lớn trong quản lý sức khỏe và nâng cao sức khỏe cho NCT sống tại cộng đồng theo chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu được giao trong Thông tư số 07/2013/TT-BYT.

Đối tượng được phục vụ: NCT sống tại gia đình, có khó khăn đi lại, thậm chí nằm giường, và không có điều kiện thuê nhân viên y tế chăm sóc y tế tại nhà.

Page 182: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

170

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Người cung cấp dịch vụ: nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu có trình độ chuyên môn về y từ sơ cấp trở lên hoặc đã hoàn thành khóa đào tạo có thời gian từ 3 tháng trở lên theo khung chương trình đào tạo nhân viên y tế thôn, bản của Bộ Y tế.

Hoạt động chăm sóc NCT: nhiệm vụ của NVYTTB liên quan chăm sóc NCT bao gồm tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng, phát hiện, tham gia giám sát và báo cáo tình hình bệnh không lây nhiễm, tham gia triển khai thực hiện các phong trào nâng cao sức khỏe cộng đồng, chăm sóc một số bệnh thông thường tại cộng đồng, tham gia hướng dẫn CSSK NCT, người khuyết tật, người mắc bệnh xã hội, bệnh không lây nhiễm tại gia đình (Thông tư số 07/2013/TT-BYT).

Cán bộ y tế tại trạm y tế xã

Cán bộ y tế của TYT xã, phường cũng có tiềm năng đóng góp lớn vào CSSK cho NCT khi vượt khả năng của NVYTTB và chưa đến nhu cầu chăm sóc nội trú hoặc chuyên khoa. Cán bộ y tế cũng có thể quản lý sức khỏe và BKLN theo y lệnh của bác sĩ tuyến trên, để NCT có thể hưởng dịch vụ CSSK gần nhà hoặc thậm chí tại nhà.

Đối tượng được phục vụ: NCT sống tại gia đình, trong đó có người có khả năng đến cơ sở trạm y tế và người không thể đị lại được cần được chăm sóc tại nhà.

Người cung cấp dịch vụ: bác sĩ đa khoa, y sĩ đa khoa, điều dưỡng, cán bộ y học cổ truyền tại trạm y tế có bằng cấp chuyên môn.

Hoạt động chăm sóc NCT: nhiệm vụ của TYT xã liên quan NCT bao gồm giám sát và phòng BKLN, tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, PHCN theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả, triển khai việc quản lý sức khỏe người cao tuổi, các trường hợp mắc bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính (Thông tư số 33/2015/TT-BYT).

Thách thức đối với cả YTTB và y tế xã: hỗ trợ chăm sóc y tế trong CSDH cho NCT của tuyến y tế xã và NVYTTB gặp thách thức lớn về năng lực do chương trình đào tạo chưa bao phủ đủ thông tin về chăm sóc NCT. Thách thức thứ hai là tài chính, do phụ cấp cho NVYTTB còn thấp, và trạm y tế xã không có cơ chế thu phí hoặc trả phụ cấp thêm cho cán bộ khi chăm sóc sức khỏe tại nhà cho NCT.

3.2. Các cơ sở chăm sóc dài hạn tập trung dành cho người cao tuổi

Mặc dù đa phần NCT sẽ được CSDH tại gia đình và cộng đồng, nhưng vẫn có một tỷ lệ đang tăng lên NCT được chăm sóc tại cơ sở CSDH tập trung. Đặc tính chung của các cơ sở là chăm sóc nội trú, dài hạn, bao gồm cả dịch vụ chăm sóc cá nhân và y tế, cũng như dịch vụ “khạch sạn” như nấu ăn, giặt giũ và dọn dẹp. Ở Việt Nam có cả cơ sở chăm sóc nội trú NCT công lập và ngoài công lập, có nhiều tên khác nhau như cơ sở bảo trợ xã hội/tình thương, nhà/trung tâm dưỡng lão, mái ấm tinh thương, nhà/trung tâm nuôi dưỡng người già. Có một số cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp chăm sóc cả NCT và đối tượng khác (như người khuyết tật). Các quy định quản lý nhà nước đối với cơ sở bảo trợ xã hội chỉ áp dụng ở cơ sở nào tiếp nhận từ 10 đối tượng trở lên (Nghị định số 68/2008/NĐ-CP).

Page 183: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

171

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

3.2.1. Quản lý nhà nước về cơ sở chăm sóc dài hạn tập trung cho người cao tuổi

Ngành lao động có trách nhiệm chính trong việc quản lý nhà nước về các cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó có các cơ sở chăm sóc NCT. Các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập (gồm cả từ thiện và doanh nghiệp), cần đáp ứng các điều kiện thành lập, trong đó có các tiêu chuẩn chăm sóc (sẽ được miêu tả dưới đây), để được ngành LĐTBXH cấp giấy phép hoạt động chăm sóc NCT. UBND cấp tỉnh hoặc huyện sẽ ra quyết định thành lập các trung tâm bảo trợ xã hội công lập hoặc ngoài công lập hoạt động từ thiện sau khi ngành lao động thẩm định đề án thành lập. Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT hoạt động theo dạng kinh doanh, thì phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch đầu tư cấp giấy phép kinh doanh khi đáp ứng các yêu cầu của quy định thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện đăng ký kinh doanh của Luật Đầu tư,56 hiện nay hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng NCT, hoạt động chăm sóc sức khoẻ người già, chưa ghi rõ điều kiện về giấy phép của ngành LĐTBXH.

Hiện nay cơ sở chăm sóc NCT nội trú có thể cấp những dịch vụ hỗ trợ sinh hoạt cá nhân hằng ngày và điều dưỡng như vệ sinh cá nhân, cho ăn, xoa bóp, cho uống thuốc hoặc tập bài PHCN theo chỉ định của bác sĩ nhưng không được thực hiện những dịch vụ thuộc phạm vi khám chữa bệnh như khám bệnh của NCT, xét nghiệm máu, kê đơn thuốc, tiêm thuốc hoặc chuyển dịch. Cơ sở chăm sóc NCT nào muốn cấp dịch vụ KCB thì phải ký hợp đồng với phòng khám bác sĩ gia đình để đến cơ sở cấp dịch vụ đó theo hợp đồng. Luật khám bệnh, chữa bệnh chỉ cho phép một loại cơ sở KCB nội trú, đó là bệnh viện. Phương án đầu tư thành lập bệnh viện để thực hiện dịch vụ dưỡng lão có cả dịch vụ KCB phù hợp không khả thi vì chi phí rất cao để đầu tư cơ sở vật chất không cần thiết.

Hình 76. Cơ chế thành lập các loại hình cơ sở chăm sóc dài hạn tập trung cho người cao tuổi ở Việt Nam

Bộ LĐTBXH

Sở LĐTBXH/ Phòng LĐTBXH

quận/huyện

UBND tỉnh

TT Bảo trợ xã hội công lập

TT Bảo trợ xã hội ngoài công lập (từ thiện)

TT chăm sóc NCT tư nhân (kinh doanh)

TT chăm sóc NCT có dịch vụ KCB (kinh doanh)

Nhân viên y tế làm việc trong cơ sở chăm sóc NCT

Xây dựng tiêu chuẩn

Giấy phép hoạt động chăm sóc

NCT Cấp chứng chỉ hành

nghề

Giấy phép kinh doanh

Thẩm định

Quyết định thành lập

UBND tỉnh, huyện tùy phạm vi hoạt động

Sở LĐTBXH/ Phòng LĐTBXH quận/huyện

Giấy phép hoạt động chăm sóc NCT

Xây dựng tiêu chuẩn, chính sách

Cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở KCBQuyết định

thành lập

Xây dựng đề án Xây dựng đề án

Hội Chữ Thập đỏ; Các tổ chức tôn giáo

Sở LĐTBXH/ Phòng LĐTBXH quận/huyện

Sở Kế hoạch và đầu tư

Nhà kinh doanh Bộ Y tế

Sở Y tế

Nguồn: Các nghị định 06/2011/NĐ-CP (cơ sở chăm sóc NCT), 68/2008/NĐ-CP (cơ sở bảo trợ xã hội), 81/2012/NĐ-CP (cơ sở bảo trợ xã hội sửa dổi), 109/2016/NĐ-CP (cơ sở KCB), Nghị định 96/2015/NĐ-CP (doanh nghiệp xã hội), Nghị 78/2015/NĐ-CP (đăng ký doanh nghiệp), Luật đầu tư (67/2014/QH13)

56 Luật đầu tư đã sửa đổi, bổ sung năm 2014, Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Page 184: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

172

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

3.2.2. Đối tượng được phục vụ

Các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và từ thiện ưu tiên tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội, tức là NCT thuộc hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng,57 hoặc NCT có khuyết tật đặc biệt nặng. Ngoài ra, Nghị định 68/2008/NĐ-CP cho phép những người không thuộc đối tượng bảo trợ xã hội nêu trên, nhưng không có điều kiện sống ở gia đình và có nhu cầu vào sống ở cơ sở bảo trợ xã hội, tự nguyện đóng góp kinh phí hoặc có người thân, người nhận bảo trợ đóng góp kinh phí theo hợp đồng. Quy định này áp dụng kể cả ở cơ sở bảo trợ xã hội công lập58 và ngoài công lập. Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội (chưa rõ có áp dụng chính sách này với cơ sở tư nhân hoạt động theo dạng doanh nghiệp). Những đối tượng được tiếp nhận vào các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT tư nhân, hoạt động theo dạng kinh doanh có chi phí cao, nên chủ yếu là đối tượng khá giả. Hầu hết NCT sống tập trung trong các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT là những người có bệnh tật và khuyết tật nặng, có nhu cầu chăm sóc y tế cũng như chăm sóc cá nhân hằng ngày.

3.2.3. Người cung cấp dịch vụ

Nhân viên phục vụ tại các cơ sở bảo trợ xã hội chủ yếu là người chăm sóc cá nhân, như hỗ trợ ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, v.v. Ngoài ra có thể có nhân viên y tế, PHCN, dinh dưỡng để phục vụ tùy gói dịch vụ của từng loại cơ sở chăm sóc NCT.

Nhà nước có quy định định mức lao động chung cho các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT (Nghị định số 68/2008/NĐ-CP). Định mức đối với cán bộ, nhân viên chăm sóc trực tiếp các đối tượng là 1 nhân viên chăm sóc 8 đến 10 NCT (còn tự phục vụ được) và 1 nhân viên chăm sóc 3 đến 4 NCT (không tự phục vụ được). Định mức đối với cán bộ, nhân viên làm công tác dinh dưỡng, (cả tiếp phẩm và nấu ăn), là 1 nhân viên phục vụ 20 NCT. Một số cơ sở chăm sóc NCT có nhiệm vụ PHCN thì có định mức 1 kỹ thuật viên hướng dẫn PHCN cho 5 đối tượng.

Không có quy định trình độ chuyên môn của người chăm sóc, chỉ quy định về phẩm chất. Theo Nghị định số 06/2011/NĐ-CP, cá nhân trực tiếp chăm sóc NCT phải bảo đảm các điều kiện: (i) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (ii) có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; (iii) có sức khỏe và kỹ năng để chăm sóc NCT.

3.2.4. Điều kiện về cơ sở vật chất và tiêu chuẩn chăm sóc

Bảng 17 tóm tắt quy định về điều kiện môi trường và cơ sở vật chất của cơ sở bảo trợ xã hội để xin được giấy phép hoạt động chăm sóc NCT (Nghị định số 68/2008/NĐ-CP, Nghị định số 81/2012/NĐ-CP và Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH). Tuy nhiên, có một số cơ sở bảo trợ xã hội từ thiện vẫn hoạt động dù không có giấy phép hoạt động chăm sóc NCT do chưa đáp ứng được đủ các điều kiện này.

57 Văn bản pháp quy chưa quy định rõ “không có khả năng sống tại cộng đồng” nhưng có thể hiểu là những người không thể tự chăm sóc được do bệnh tật, khuyết tật.

58 Ví dụ: Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, TPHCM có dành một số giường cho NCT có điều kiện trả phí. http://baodansinh.vn/trung-tam-duong-lao-thi-nghenoi-tri-an-nguoi-co-cong-voi-nuoc-d36721.html

Page 185: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

173

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

Bảng 17. Điều kiện hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội

Điều kiện Yêu cầu tối thiểu theo Nghị định 68/2008/NĐ-CP và Thông tư 04/2011/TT-BLĐTBXH

Môi trường và vị trí

Thuận tiện về tiếp cận giao thông, bệnh viện; Không khí trong lành có lợi cho sức khỏe. Có một khu vườn, không gian phù hợp cho đối tượng tập thể dục, vui chơi và thể thao.Có điện, nước sạch, nơi đổ rác, chất thải thường xuyên và biện pháp xử lý rác, chất thải phù hợp. Có hệ thống thoát nước.Có tường rào, đèn chiếu sáng nhằm đảm bảo an toàn.

Diện tích Diện tích đất 30m2/đối tượng ở nông thôn; 10m2/đối tượng ở thành thịDiện tích phòng ở bình quân 6 m2/đối tượng bình thường; 8m2/đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ.

Cơ sở vật chất

Cơ sở từ 10 đến 25 đối tượng phải đảm bảo điều kiện cơ bản về nhà ở, nhà bếp và phòng ăn chung, nhà làm việc của nhân viên. Cơ sở có từ 25 đối tượng trở lên phải có khu nhà ở, khu nhà bếp và phòng ăn chung, khu làm việc của nhân viên.Nhà vệ sinh, nhà tắm phù hợp với đối tượng. Có nhà vệ sinh, nhà tắm riêng cho phụ nữ. Phòng ngủ của đối tượng có diện tích phù hợp, không quá 8 người một phòng. Sắp xếp việc ngủ, nghỉ cho đối tượng phù hợp với độ tuổi và giới tính.Có phòng y tế để thực hiện công tác CSSK ban đầu cho đối tượng.Có phòng tang lễ, nhà thắp hương cho đối tượng qua đời. Các công trình, TTB phải bảo đảm cho người tàn tật, NCT tiếp cận và sử dụng thuận tiện. Phải trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ sinh hoạt cá nhân hằng ngày

Tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội, được quy định chi tiết trong Thông tư số 04/2011/TT/LĐTBXH. Tiêu chuẩn bao gồm quy trình tiếp nhận và chăm sóc đối tượng; tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo và dinh dưỡng; tiêu chuẩn về văn hoá, thể thao và giải trí; các quyền của đối tượng trong cơ sở bảo trợ xã hội; các hành vi nghiêm cấm; tiêu chuẩn về quản lý hành chính.

Điều kiện hoạt động chăm sóc y tế, PHCN, dinh dưỡng: về tiêu chuẩn y tế, Thông tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH quy định cơ sở bảo trợ xã hội phải có cán bộ y tế, TTB, dụng cụ y tế phù hợp, tủ thuốc bảo đảm CSSKBĐ, sơ cấp cứu khi cần thiết; đối với cơ sở bảo trợ xã hội có nhiệm vụ PHCN thì phải có cán bộ và trang thiết bị PHCN cho đối tượng. Chưa có danh mục cụ thể về những điều kiện này. Cơ sở phải thực hiện điều trị, mở sổ theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng và hằng năm cho từng đối tượng. Về dinh dưỡng, thông tư quy định phải cung cấp ít nhất ba bữa ăn sáng, trưa và tối mỗi ngày; bảo đảm dinh dưỡng đủ calo, có chất đạm (thịt, cá, đậu nành, chất bột đường, ngũ cốc, rau quả); và có chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho NCT và những đối tượng có chế độ ăn kiêng theo bệnh tật, theo tôn giáo hay tín ngưỡng.

Hoạt động chăm sóc NCT khác: ngoài dịch vụ y tế, dinh dưỡng, các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng NCT, trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hoá, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của từng nhóm đối tượng (Nghị định số 68/2008/NĐ-CP). Mô hình nhà dưỡng lão cao cấp (dạng kinh doanh) có nhiều loại dịch vụ lựa chọn hơn cho NCT và người nhà như chăm sóc nội trú, ban ngày, chăm sóc tại nhà. Ngoài chăm sóc cơ bản các trung tâm này thường có thêm các hoạt động CSSK ban đầu, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí và thường xuyên được thăm hỏi động viên tinh thần và các trợ giúp khác khi NCT có nhu cầu. Tuy nhiên mức phí thường rất cao, từ 6 triệu trở lên một tháng, với mức cao hơn đối với những người mất khả năng tự chăm sóc.

Page 186: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

174

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

3.2.5. Thực trạng phát triển các cơ sở bảo trợ xã hội

Toàn quốc năm 2015 có khoảng 153 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT [79]. Trong tổng số cơ sở bảo trợ xã hội, 36% là cơ sở công lập, 36% là cơ sở ngoài công lập hoạt động từ thiện (tổ chức xã hội hoặc tổ chức tôn giáo nhưng quy mô nhỏ), và 27% là doanh nghiệp tư nhân. Đến cuối năm 2015, theo số liệu của Cục Bảo trợ xã hội, 82% các cơ sở có giấy phép hoạt động chăm sóc NCT, còn 18% chưa có giấy phép nhưng vẫn hoạt động, chủ yếu là tổ chức từ thiện và một số doanh nghiệp.59 Quy mô hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT tương đối nhỏ, 18% có quy mô < 10 NCT, 42% có quy mô từ 10 - 49 NCT và 9% có quy mô từ 50 NCT trở lên (còn 30% không có thông tin về quy mô) [79].

Hiện nay chưa có thông tin đầy đủ về tất cả các cơ sở bảo trợ xã hội. Nếu xét nhu cầu chăm sóc NCT gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày (gần 4 triệu người) hoặc NCT có khuyết tật nặng, thì gia đình và cộng đồng chăm sóc hơn 98%, các trung tâm bảo trợ xã hội đáp ứng tỷ lệ rất nhỏ nhu cầu nuôi dưỡng NCT (Hình 77). Phân bố các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT không đều, hơn 70% các cơ sở ngoài công lập hoạt động ở miền Nam. Ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, đa phần trung tâm chăm sóc NCT hoạt động từ thiện. Hiện nay chưa có thông tin để biết nguyện vọng và nhu cầu của NCT và gia đình chăm sóc đối với dịch vụ nội trú tại các cơ sở bảo trợ xã hội nên Đề án CSSK NCT đề xuất thực hiện Khảo sát về thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe NCT và nhu cầu CSSK của NCT tập trung. Các cơ sở chăm sóc NCT hoạt động theo dạng kinh doanh thường tập trung ở các thành phố lớn (toàn bộ các trung tâm chăm sóc NCT ngoài công lập ở Hà Nội là dạng doanh nghiệp, và ở TPHCM khoảng một phần ba).

Hình 77. Tình hình người cao tuổi có khuyết tật nặng và người cao tuổi được nhận chăm sóc nội trú theo vùng, 2014

500

1 000

1 500

2 000

2 500

TDMNPB DBSH BTBDHMTT ND NB DBSCL

500 000

1 000 000

1 500 000

2 000 000

NCT0,03%

0,05%

0,03%

0,05%

0,05%

0,14%

Nguồn: Số người được nhận chăm sóc: Cục Bảo trợ xã hội, 2015 [79]. Số NCT theo vùng: Điều tra biến động dân số năm 2015. Tỷ lệ NCT khuyết tật (rất khó khăn hoặc không thể thực hiện ít nhất một trong những chức năng nhìn, nghe, đi lại, tập trung/ghi nhớ: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009.

59 Trong quy định đăng ký kinh doanh, cơ sở bảo trợ xã hội chưa được quy định là loại doanh nghiệp có điều kiện, tuy nhiên Thông tư 06 hướng dãn Luật NCT quy dịnh là hoạt động chăm sóc NCT phải có giấy phép của ngành LĐTBXH. Do vậy, có khoảng 17 cơ sở chăm sóc NCT được nhóm JAHR tìm trên mạng mà không có trong danh mục của Cục Bảo trợ Xã hội. Trong đó có 1 cơ sở mới thành lập năm 2016 nên chưa có trên danh mục, còn lại chủ yếu là cơ sở hoạt động doanh nghiệp.

Page 187: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

175

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

3.2.6. Thách thức của mô hình cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc nội trú dành cho người cao tuổi

Mô hình cơ sở BTXH công lập có nhiều bất cập, tồn tại.

■ Mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội nhận chăm sóc NCT nội trú còn thiếu nhiều so với số NCT có nhu cầu do khuyết tật nặng hoặc những người cần hỗ trợ thực hiện sinh hoạt cá nhân hằng ngày.

■ Đa phần cơ sở ngoài công lập hoạt động tự phát, chưa có sự quản lý chặt chẽ theo quy hoạch. Hiện nay chưa có một đầu mối thu thập thông tin toàn diện về các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT, đặc biệt là cơ sở ngoài công lập, nên khó đánh giá tiến độ thực hiện và mức độ tuân thủ quy hoạch.

■ Hiện nay thiếu thông tin về nhu cầu (từ khảo sát các hộ có NCT) để điều chỉnh quy hoạch phù hợp để đáp ứng nhu cầu. Các cơ sở bảo trợ xã hội hiện mới chỉ tập trung vào việc nuôi dưỡng tại cơ sở (nội trú) chưa kết nối với việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tại cộng đồng, hoặc hoạt động ban ngày, ngắn hạn.

■ Cơ sở vật chất của nhiều cơ sở chăm sóc NCT công lập và từ thiện bị xuống cấp, thiếu các trang thiết bị PHCN; chưa đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, cơ sở vật chất theo Nghị định số 68/2008/NĐ-CP, Nghị định số 81/2012/NĐ-CP và Thông tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH.

■ Đề án chăm sóc sức khỏe NCT 2017 - 2025 (Quyết định số 7618/QĐ-BYT), trong lĩnh vực chăm sóc dài hạn, không đề cập đến vai trò của ngành lao động và các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT trong CSSK dài hạn cho NCT. Mặc dù Thông tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH có giao trách nhiệm chăm sóc y tế, trong đó có cả điều trị và PHCN, nhưng chưa có cơ chế để ngành y tế kiểm soát được các dịch vụ y tế được cung cấp tại các cơ sở bảo trợ xã hội hoặc bởi các nhân viên xã hội chăm sóc tại nhà.

■ Cơ chế kiểm soát chất lượng hoạt động cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT dựa trên báo cáo hằng năm của các cơ sở gửi đến ngành LĐTBXH, nhưng cơ chế này không đủ mạnh để bảo vệ NCT đang được chăm sóc, đặc biệt NCT không có người phụng dưỡng.

4. Nguồn nhân lực chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi Ở Việt Nam, nhận thức của nhiều người về nhân lực thực hiện công tác xã hội và

dịch vụ chăm sóc NCT còn khá mơ hồ. Có người nghĩ người chăm sóc NCT phải là nhân viên y tế, trong khi công việc chủ yếu là hỗ trợ ăn, mặc, vệ sinh cá nhân hằng ngày, nhắc uống thuốc, chứ không đòi hỏi nhiều kỹ năng về y tế. Có người khác nghĩ công tác viên xã hội là người chăm sóc NCT hằng ngày, nhưng vai trò của họ khác, chủ yếu là đánh giá nhu cầu, hỗ trợ tiếp cận dịch vụ cần thiết, quản lý trường hợp đặc biệt khó khăn,ít khi tham gia chăm sóc cá nhân hằng ngày.

Ở Việt Nam, chăm sóc dài hạn cho NCT không tự chăm sóc được hoặc cần sự giúp đỡ để sinh hoạt cá nhân hằng ngày hiện nay chủ yếu dựa vào người không chuyên nghiệp (Hình 78). Nhóm nhân lực lớn nhất là thành viên gia đình của NCT. Đối với một số người không có người phụng dưỡng, nếu may mắn thì có người tự nguyện nhận nuôi dưỡng NCT tại cộng đồng, thay cho người phụng dưỡng. Các nhóm nhân lực này dù hầu như không được đào tạo, vừa phải hỗ trợ cuộc sống hằng ngày, vừa chăm sóc cá nhân, vừa phải thực hiện một số mảng chăm sóc

Page 188: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

176

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

y tế hằng ngày như cho ăn qua sông hoặc cho thở ô xy. Tình nguyện viên chăm sóc NCT trong các mô hình chủ yếu có trách nhiệm chăm sóc tâm lý xã hội (ví dụ trò chuyện, cho đi dạo), hoặc hỗ trợ cuộc sống hằng ngày như hỗ trợ nội trợ, đi chợ, nấu ăn, nhưng do thiếu người chăm sóc, nhiều lúc cũng được huy động để hỗ trợ sinh hoạt cá nhân hằng ngày.

Trong những người chuyên nghiệp tham gia chăm sóc NCT lực lượng chính là nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc cá nhân cho NCT,60 có nhiệm vụ hỗ trợ NCT ăn, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, an ủi, nhắc uống thuốc, v.v. Đối với NCT sống trong cộng đồng hoặc trong cơ sở bảo trợ xã hội có nhu cầu chăm sóc y tế hằng ngày, thì có điều dưỡng viên hoặc NVYTTB có thể thực hiện CSSK cơ bản theo y lệnh của bác sĩ. Một số loại nhân viên không tham gia chăm sóc NCT hằng ngày, nhưng có vai trò quan trọng, đó là bác sĩ và nhân viên PHCN khám và đưa y lệnh cho người chăm sóc NCT thực hiện. Còn lại có công tác viên xã hội có vai trò đánh giá nhu cầu của NCT, quản lý trường hợp và hỗ trợ cho họ tiếp cận với những dịch vụ cần thiết. Các loại cán bộ chủ yếu tham gia chăm sóc dài hạn được thể hiện trong Hình 78. Trong mục này không đề cập đến cán bộ y tế, PHCN có chuyên môn sâu, vì nhóm này đã được đề cập trong chương V.

Hình 78. Nhân lực chính chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

Khô

ng c

huyê

n ng

hiệp

Chu

yên

nghi

ệp

Hỗ trợ NCT thực hiện:

Hoạt động hỗ trợ cuộc sống hằng ngày và

chăm sóc tâm lý-xã hội

Sinh hoạt cá nhân hằng ngày

Chăm sóc y tế

Nhân viên công tác xã hội

Bác sĩ, KTV vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu

Điều dưỡng (trung cấp trở lên)

Nhân viên y tế thôn bản

Nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc NCT (trung cấp, cao đẳng)

Nhân viên chăm sóc NCT được đào tạo ngắn hạn (2 đến 12 tháng)

Tình nguyện viên tại cộng đồng

Người nhận nuôi NCT tại cộng đồng

Người có nghĩa vụ phụng dưỡng (con, cháu) là nguồn nhân lực chủ chốt chăm sóc dài hạn cho NCT

4.1. Các chính sách về phát triển nhân lực chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi

Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ và bồi dưỡng nhân viên chăm sóc NCT là trách nhiệm của Bộ LĐTBXH, phối hợp với Bộ Y tế theo Luật NCT (2009). Đối với lực lượng chính, là thân nhân, người nhận nuôi dưỡng NCT và người chăm sóc cá nhân NCT (tình nguyện viên hoặc người được trả công), hiện nay chưa có kế hoạch hoặc chiến lược phát triển đào tạo, xây

60 Có nhiều tên gọi như là trợ lý chăm sóc (TLCS), nhân viên cấp dịch vụ chăm sóc gia đình, người giúp việc chăm sóc NCT.

Page 189: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

177

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

dựng tiêu chuẩn, đạo đức nghề nghiệp hoặc những văn bản quản lý nhà nước khác liên quan. Đối với nhân viên y tế, Bộ Y tế có các quy định về đào tạo, chứng chỉ hành nghề, tiêu chuẩn nghiệm vụ theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Đối với nhân viên công tác xã hội, Bộ LĐTBXH đang thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội gia đoạn 2010 - 2020 (Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg). Theo đề án, Bộ LĐTBXH đã ban hành tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội (Thông tư số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV), tiêu chuẩn nghiệp vụ công tác viên công tác xã hội xã, phường thị trấn, chương trình khung giáo dục đại học ngành công tác xã hội trình độ đại học, cao đẳng (Thông tư số 10/2010/TT-BGDĐT) và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm công tác xã hội (Thông tư số 01/2017/TT-BLĐTBXH). Ngoài ra, Bộ Y tế đã xây dựng Đề án Phát triển Nghề công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011 - 2020 (Quyết định số 2514/QĐ-BYT năm 2011). Đề án này nhằm tạo ra chức danh chuyên môn về CTXH trong cơ cấu nhân sự trong bệnh viện để thực hiện một số mảng của chăm sóc xã hội (ví dụ tư vấn về phác đồ điều trị, tư vấn cách phòng ngừa, trấn an tinh thần cho người bệnh), và đào tạo về công tác xã hội cho những người trong cộng đồng (NVYTTB, các cán bộ đoàn thể) đang thực hiện nhiều chương trình y tế như PHCN dựa vào cộng đồng, quản lý sức khỏe hộ gia đình.

4.2. Người chăm sóc người cao tuổi không chuyên nghiệp

4.2.1. Thân nhân chăm sóc người cao tuổi

Lực lượng chăm sóc NCT quan trọng nhất là gia đình, những người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng NCT, không được trả công và thường không được đào tạo hoặc kiểm soát trong hoạt động chăm sóc dài hạn cho NCT. Kiến thức của người thân chăm sóc NCT đang được nâng lên qua các chương trình truyền thông, giáo dục sức khỏe trên truyền hình, đài, báo chí, và hoạt động của một số CLB chăm sóc NCT. Tuy nhiên, khả năng của thân nhân vẫn chưa bảo đảm chăm sóc theo nhu cầu NCT, đặc biệt đối với NCT mắc bệnh mạn tính, hoặc bị khuyết tật. Chưa có nghiên cứu nào để xác định nhu cầu học về nội dung này.

4.2.2. Người tự nguyện nhận nuôi dưỡng người cao tuổi tại cộng đồng

Những người nhận chăm sóc NCT được hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng NCT tại cộng đồng theo quy định của Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC. Phòng LĐTBXH tuyến huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định này. Nội dung được đào tạo theo quy định bao gồm: (i) chế độ dinh dưỡng hợp lý; (ii) sắp xếp nơi ở, trợ giúp sinh hoạt cá nhân; (iii) tư vấn, đánh giá tâm, sinh lý; (iv) chính sách, pháp luật liên quạ; (v) các nghiệp vụ liên quan khác. Hiện nay không có thông tin để biết về mức độ thực hiện chính sách này.

4.2.3. Tình nguyện viên chăm sóc người cao tuổi

Một số mô hình hỗ trợ NCT dựa vào cộng đồng do các tổ chức phi chính phủ triển khai thường dựa vào tình nguyện viên, như CLB LTH TGN, CLB NCT giúp NCT. Một nhiệm vụ chủ yếu của tình nguyện viên là hỗ trợ NCT sinh hoạt cá nhân hằng ngày [109]. Một số tình nguyện viên là cán bộ y tế về hưu, một số tình nguyện viên khác được đào tạo trong hoạt động của CLB. Tuy nhiên, nội dung đào tạo chưa được chuẩn hóa và hiện nay thiếu kinh phí để đào tạo chuyên nghiệp hơn.

Page 190: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

178

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

4.3. Nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi chuyên nghiệp (trả công)

Tại các trung tâm bảo trợ xã hội công lập, từ thiện, đội ngũ nhân lực còn hạn chế cả về số lượng và chuyên môn, cơ cấu tổ chức và năng lực chăm sóc NCT chưa đáp ứng được yêu cầu [109]. Hiện nay tại cơ sở tổng hợp (công lập) có 2789 cán bộ nhân viên và tại cơ sở chuyên chăm sóc NCT có 443 cán bộ, nhân viên. Đa số nhân viên chưa được đào tạo chính thức về các ngành liên quan chăm sóc NCT như ngành y, nghề cấp dịch vụ chăm sóc NCT, hoặc công tác xã hội [109].

Trong cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động theo dạng kinh doanh, đội ngũ nhân lực được đánh giá là tốt, khả năng huy động nguồn lực tốt hơn [109]. Nhân viên làm việc trong các trung tâm chăm sóc NCT tư nhân khá đa dạng và được tuyển lựa theo nhu cầu chăm sóc NCT, bao gồm các nhân viên y tế như điều dưỡng trung cấp, kỹ thuật viên, nhân viên chăm sóc NCT và nhân viên khác vì vậy đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc. Bác sĩ làm việc trong các cơ sở bảo trợ xã hội thường làm việc bán thời gian, phù hợp với nhu cầu chăm sóc y tế tại các trung tâm. Các nhân viên làm việc 100% thời gian là các điều dưỡng, kỹ thuật viên, nhân viên xã hội khác. Các trung tâm thường tuyển các nhân viên trẻ và tự đào tạo thêm về kỹ năng chăm sóc NCT bao gồm các kỹ thuật chăm sóc chuyên khoa và đặc biệt là kỹ năng ứng xử với NCT. Tuy nhiên, còn thiếu các chuẩn thống nhất trong các cơ sở này trong khi hệ thống chuyển tuyến còn yếu.

Cung cấp dịch vụ chăm sóc NCT tại các trung tâm bảo trợ xã hội hoặc dịch vụ chăm sóc tại nhà chưa được coi là nghề chính thức. Văn bản pháp quy đưa ra điều kiện đối với cá nhân cung ứng dịch vụ chăm sóc NCT (Điều 1 của Nghị định số 06/2011/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật NCT). Cá nhân trực tiếp chăm sóc NCT phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; và có sức khỏe và kỹ năng để chăm sóc NCT. Ở Việt Nam, những người chăm sóc NCT thường không có bằng cấp về y tế hoặc ngành khác, đến từ các vùng nông thôn, họ tự học các kỹ năng chăm sóc từ những người chăm sóc đã có kỹ năng và là bạn bè, họ hàng. Nghề chăm sóc này chưa được coi là một nghề mà thường bị coi là giúp việc.

Tại một số nước như Hàn Quốc, mô hình chăm sóc NCT chủ yếu dựa vào cộng đồng và lực lượng nhân viên chăm sóc NCT được đào tạo có hệ thống và được Chính phủ cấp chứng chỉ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chưa có tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định rõ trình độ đào tạo hoặc việc có chứng chỉ hành nghề. Mặc dù thiếu tiêu chuẩn nghiệp vụ và chưa có chuẩn năng lực, nhưng năm 2009 Bộ LĐTBXH đã ban hành chương trình khung đào tạo nhân viên dịch vụ chăm sóc gia đình (23/2009/TT-BLĐTBXH), trong đó có kỹ năng chăm sóc NCT.

Chương trình khung đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng nghề dịch vụ gia đình tại hộ gia đình rất phù hợp với nhu cầu, nhưng hiện nay cơ sở đào tạo nghề theo chương trình này đang thiếu. Nội dung đào tạo bao gồm kiến thức về tâm lý học và sinh lý học theo lứa tuổi, dinh dưỡng và y tế thường thức trong việc CSSK cho các thành viên trong gia đình và xử lý các tình huống cấp cứu, nguyên tắc và nhiệm vụ chủ yếu trong việc chăm sóc người già và người ốm trong gia đình. Các kỹ năng được học bao gồm xây dựng được thực đơn phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng của lứa tuổi, bảo đảm an toàn thực phẩm, chăm sóc người già và người ốm (kể cả người bệnh nằm tại chỗ) theo yêu cầu của gia chủ. Trình độ cao đẳng có bao gồm cả kỹ năng cho ăn uống bằng ống xông; tắm rửa, thay quần áo, đi vệ sinh tại giường; thay băng các vét thương, cho thở ô xy, hút đờm bằng máy và chăm sóc PHCN cho người bệnh. Chương trình

Page 191: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

179

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

trung cấp nghề được học 1,5 năm, và cao đẳng nghề học 2,5 năm, trong đó chủ yếu là thời gian học thực hành. Năm 2017, danh mục mã ngành đào tạo (Thông tư số 04/2017/TT-BLĐTBXH) bao gồm các nghề chăm sóc và hỗ trợ gia đình trung cấp (mã 5760202) và dịch vụ chăm sóc gia đình trung cấp (mã 5760203) và cao đẳng (mã 6760203). Tuy nhiên, chưa tìm được trường nào của hệ thống giáo dục, đào tạo quốc dân mở đào tạo những ngành này theo chương trình khung.

Nhiều cơ sở đào tạo, cơ sở giới thiệu việc làm cho người giúp việc trong nước và tổ chức xuất khẩu lao động đã tạo ra những chương trình tập huấn khác nhau về nghề chăm sóc NCT (Bảng 18). Trong đó, có khóa nhằm mục đích cung cấp các điều dưỡng viên, kỹ thuật viên làm việc trong các Trung tâm/Viện dưỡng lão cho các nước phát triển như Đức, Nhật. Các khóa này được thiết kế nội dung theo yêu cầu của nước sẽ tiếp nhận người lao động và đa số người học có mục đích đi làm ở nước ngoài. Bên cạnh đó, cũng đã có các khóa đào tạo ngắn ngày dành cho những người có nhu cầu chăm sóc người bệnh, NCT. Đối tượng tham gia học các lớp này rất đa dạng, có thể là người nhà, người đi làm dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà, tại bệnh viện; có cả một số nhân viên y tế đã có bằng cấp đại học, cao đẳng, trung cấp tham gia học để biết thêm các kỹ năng chăm sóc NCT. Tuy nhiên, mỗi chương trình có thời gian học và nội dung đào tạo khác nhau, chưa áp dụng tiêu chuẩn đào tạo do Bộ LĐTBXH xây dựng.

Bảng 18. Một số chương trình đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam

Tên cơ sở đào tạo

Vị trí Thời gian đào tạo

Nội dung đào tạo

Công ty CP Quốc tế Nhân Ái

Điều dưỡng viên và nhân viên chăm sóc NCT

3 tháng/khóa học

Giao tiếp; dinh dưỡng, tâm sinh lý, kỹ thuật chăm ước và nuôi dưỡng NCT.

Công ty Cổ phần giáo dục và công nghệ Việt

Điều dưỡng chăm sóc người bệnh

2 tháng cơ bản và 2 tháng nâng cao

Chăm sóc sức khỏe NCT, giữ vệ sinh cho ngôi nhà, môi trường sống, biết phát hiện một số bệnh thông thường và xử lý cấp cứu ban đầu.

Trung tâm giúp việc Hồng Doan

Nhân viên chăm sóc NCT tại nhà

Không rõ Kỹ năng chăm sóc người cao tuổi và làm việc nhà

ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nhân viên chăm sóc người bệnh, NCT

6 tuần Kiến thức và kỹ năng chăm sóc người bệnh và NCT. Thực hành là chính.

Trường ĐH Y dược Huế

Điều dưỡng chăm sóc NCT (tiêu chuẩn Nhật Bản)

1 năm (3 học kỳ)

Nâng cao kỹ năng chăm sóc NCT của những người có bằng trung cấp trở lên về điều dưỡng

Trường trung cấp y dược Mekong

Nghề chăm sóc NCT (sơ cấp)

3 tháng Phòng chữa bệnh thông thường tại gia đình, kỹ năng CSSK NCT, thực hành thuần thục quy trình chăm sóc NCT tại gia đình.

Viện đào tạo và nâng cao TPHCM (IFP)

Nhân viên chăm sóc NCT và bệnh mạn tính

3 tháng Giao tiếp, đạo đức, theo dõi dấu hiệu sự sống, dinh dưỡng, vệ sinh người bệnh, lấy máu thử test nhanh, phòng chống loét, v.v.

Trường Trung cấp Đông Dương

Kỹ thuật viên chăm sóc người cao tuổi. (tiêu chuẩn của CBLH Đức)

6 tháng đến 1 năm

Thực hiện quy trình kỹ thuật và kế hoạch chăm sóc NCT cơ bản. Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho NCT, sơ cứu, đảm bảo an toàn cho NCT. CSSK cho NCT tại nhà và các cơ sở y tế.

Page 192: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

180

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

4.4. Cán bộ y tế (điều dưỡng, NVYTTB)

Nhân viên y tế cũng đóng góp vào chăm sóc dài hạn cho NCT, chủ yếu là điều dưỡng cấp dịch vụ tại nhà người bệnh hoặc tại cơ sở bảo trợ xã hội và NVYTTB. Bác sĩ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu có vai trò xây dựng kế hoạch điều trị cho NCT. Trong trường hợp NCT mắc bệnh khi đang được chăm sóc dài hạn, thì NCT sẽ phải đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ đến nhà/cơ sở dưỡng lão để chăm sóc theo nhu cầu của bệnh tật, hoặc định kỳ để quản lý bệnh mạn tính hoặc khám sức khỏe định kỳ. Việc thực hiện kế hoạch chăm sóc y tế, quản lý bệnh mạn tính hoặc PHCN hằng ngày theo y lệnh của bác sĩ hoặc theo kỹ thuật viên vật lý trị liệu lại là trách nhiệm của cán bộ chăm sóc y tế như điều dưỡng viên, NVYTTB, hoặc thậm chí người được thuê cấp dịch vụ chăm sóc NCT hoặc người thân. Công tác trong các trung tâm bảo trợ xã hội và các trung tâm chăm sóc tư nhân có một lực lượng không nhỏ những người có bằng cấp thuộc khối ngành khoa học sức khỏe như bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên. Ở thời điểm hiện nay, số lượng điều dưỡng, kỹ thuật viên, bác sĩ được đào tạo ra trường hằng năm khá lớn, nên hoàn toàn đáp ứng đủ về số lượng nhu cầu của các trung tâm chăm sóc NCT và dịch vụ chăm sóc tại nhà. Chương V đã đề cập quá trình đào tạo bác sĩ về CSSK NCT nên ở đây đề cập chủ yếu nội dung đào tạo điều dưỡng viên và NVYTTB.

Điều dưỡng viên có nhiệm vụ chăm sóc người bệnh và thực hiện y lệnh của bác sĩ tại cơ sở y tế hoặc tại cộng đồng (Thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV). Các nhiệm vụ bao gồm lập kế hoạch chăm sóc, theo dõi diễn biến hằng ngày, phát hiện, báo cáo kịp thời những bất thường, tham gia chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh cận tử, hỗ trợ tâm lý cho người nhà NCT, thực hiện y lệnh của bác sĩ, gồm cả chỉ định chăm sóc dinh dưỡng và ghi chép hồ sơ, tư vấn, giáo dục sức khỏe và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho NCT. Tại cộng đồng, điều dưỡng viên thực hiện dịch vụ chăm sóc tại nhà bao gồm tiêm, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc PHCN, tắm gội, thay băng theo chỉ định. Chăm sóc NCT tại cơ sở bảo trợ xã hội không được quy định trong Thông tư 26, tuy nhiên, có thể hiểu rằng nhiệm vụ chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế giống như chăm sóc NCT tại cơ sở bảo trợ xã hội.

Tùy trình độ đào tạo, điều dưỡng viên có những kỹ năng khác nhau. Công việc chăm sóc dài hạn cho NCT hằng ngày thường chỉ đòi hỏi cho ăn, hỗ trợ vệ sinh cá nhân, an ủi, cho uống thuốc, theo dõi huyết áp, phù hợp với trình độ đào tạo điều dưỡng trung cấp. Điều dưỡng viên trình độ cao đẳng, đại học, trở lên có nhiều kỹ năng chuyên sâu về chăm sóc y tế, phù hợp trong những trường hợp NCT mắc bệnh hoặc khuyết tật nặng, có nhu cầu chăm sóc y tế đặc biệt hoặc tại cơ sở y tế.

Điều dưỡng thực hiện chăm sóc dài hạn cho NCT được đào tạo về nghề dinh dưỡng giống như các điều dưỡng khác ở bậc đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Đối với điều dưỡng bậc đại học và cao đẳng chương trình khung đào tạo có môn Chăm sóc sức khoẻ người bệnh cao tuổi, trong khi ở bậc trung học chuyên nghiệp, có mộn chăm sóc người bệnh nội khoa 2 có một phần đào tạo về CSSK NCT. Về chất lượng, thì các chương trình đào tạo chung cho điều dưỡng, kỹ thuật viên không có các học phần chuyên sâu về chăm sóc NCT, đặc biệt là cách chăm sóc hằng ngày. Bởi vậy, họ cần được đào tạo chuyên sâu thêm về chăm sóc sức khỏe NCT gồm cả y tế và chăm sóc hằng ngày, trước khi có thể tham gia làm việc trong lĩnh vực này.

NVYTTB làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, và phải đáp ứng một số điều kiện. Thứ nhất là NVYTTB phải là người đang sinh sống, làm việc ổn định tại thôn, bản; tự nguyện tham gia làm NVYTTB. Thứ hai là có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia hoạt động xã

Page 193: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

181

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

hội, có khả năng vận động quần chúng và được cộng đồng tín nhiệm. Thứ ba là phải có đủ sức khoẻ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. Nhiệm vụ của NVYTTB đã được đề cập ở trên, chủ yếu là tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, tham gia giám sát tình hình bệnh, tham gia thực hiện phong trào nâng cao sức khỏe cộng đồng và chăm sóc một số bệnh thông thường.

Về trình độ chuyên môn, đào tạo, NVYTTB làm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu: Có trình độ chuyên môn về y từ sơ cấp trở lên hoặc đã hoàn thành khóa đào tạo có thời gian từ 3 tháng trở lên. Chưa có văn bản ban hành Khung Chương trình đào tạo nhân viên y tế thôn, bản của Bộ Y tế.

4.5. Công tác viên xã hội

Cán bộ công tác xã hội có vai trò quan trọng trong điều phối chăm sóc, tuy nhiên họ không có nhiệm vụ chăm sóc cá nhân hằng ngày. Tính đến tháng 9/2015, cả nước có 37 tỉnh, thành phố xây dựng và phê duyệt, triển khai Đề án thành lập Trung tâm công tác xã hội với tổng số cán bộ, nhân viên hiện đang làm việc là 778 người (21 người/1 trung tâm); trong đó nữ là 546 người, chiếm tỷ lệ 70,18%. Theo báo cáo của BLĐTBXH, đến hết năm 2015 đã có 21 tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch thành lập mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội với tổng số 8784 cộng tác viên. Một số tỉnh đã bước đầu hình thành mạng lưới cộng tác viên và nhân viên công tác xã hội trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội [79].

4.5.1. Tiêu chuẩn nghiệp vụ và nơi làm việc

Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội được quy định trong thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV, quy định 3 chức danh chính cán bộ làm việc trong lĩnh vực công tác xã hội: Công tác xã hội viên chính (Mã số: V.09.04.01), Công tác xã hội viên (Mã số: V.09.04.02), và Nhân viên công tác xã hội (Mã số: V.09.04.03). Công tác viên xã hội là loại cán bộ chuyên nghiệp có nhiệm vụ sàng lọc, phân loại, tiếp nhận đối tượng xã hội, đánh giá tâm sinh lý và nhu cầu sử dụng dịch vụ, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp. Đồng thời công tác viên theo dõi, rà soát các hoạt động can thiệp, hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng. Nhưng công tác viên xã hội thường không phải là cán bộ chăm sóc hằng ngày, chỉ hỗ trợ cho NCT tiếp cận với dịch vụ và hỗ trợ cần thiết. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của cộng tác viên công tác xã hội ở xã, phường, thị trấn được quy định trong Thông tư số 07/2013/TT-BLĐTBXH, trong đó quy định nhiệm vụ của cộng tác viên công tác xã hội liên quan đến cung cấp một số mảng của dịch vụ chăm sóc xã hội bao gồm tiếp nhận, thu thập thông tin, đánh giá, xây dựng kế hoạch trợ giúp, tư vấn, tham vấn, trị liệu, hòa giải, giáo dục thuyết phục, ngăn chặn, cách ly, thực hiện chính sách trợ giúp, theo dõi, lượng giá….

4.5.2. Đào tạo công tác viên xã hội

Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 có đưa ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.

Hiện nay ở Việt Nam đào tạo công tác xã hội ở các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Chương trình khung đào tạo công tác xã hội trình độ đại học và cao đẳng được cập nhật trong Thông tư số 10/2010/TT-BGDĐT, thay thế chương trình được xây

Page 194: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

182

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

dựng từ năm 2005. Nội dung bao gồm kiến thức chung về công tác xã hội, tâm lý, hành vi con người, giới, phát triển cộng đồng, công tác xã hội với các nhóm người đặc biệt, trong đó có môn học về công tác xã hội với NCT.

Tuy là ngành nghề tương đối mới, nhưng số lượng cơ sở đào tạo và người được đào tạo về công tác xã hội khá nhiều, đủ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Cho đến hết năm 2015 đã có 55 trường đại học, cao đẳng và 21 cơ sở dạy nghề có đào tạo chuyên ngành công tác xã hội, tuyển sinh hàng năm khoảng 3500 chỉ tiêu cử nhân. Có 3 trường đào tạo thạc sĩ, 2 trường đào tạo tiến sĩ công tác xã hội. Bên cạnh đó, Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTBXH cũng đã phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức lớp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý công tác xã hội cấp cao, cán bộ, giảng viên giảng dạy nghề công tác xã hội [79].

Bảng 19. Tóm tắt tình hình đào tạo nhân lực ngành công tác xã hội ở Việt Nam, 2015

Số cơ sở dạy nghề đào tạo chuyên ngành công tác xã hội 21

Số trường đào tạo hệ đại học, cao đẳng 55

Số trường đào tạo thạc sĩ 3

Số trường đào tạo tiến sĩ 2

Chỉ tiêu đào tạo cử nhân công tác xã hội/năm 3500

Số thạc sĩ công tác xã hội được đào tạo (cả nước) 205

Số chỉ tiêu đào tạo hệ vừa làm, vừa học/năm chuyên ngành công tác xã hội 3000

Số cán bộ được tập huấn ngắn hạn về công tác xã hội 10 000

Nguồn: Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Báo cáo tổng kết công tác bảo trợ xã hội năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016; ngày 28/12/2015 [79]

Từ năm 2017, Trường Đại học Y tế Công cộng trực thuộc Bộ Y tế quản lý bắt đầu tham gia đào tạo cử nhân công tác xã hội với mục tiêu đào tạo ra những người làm công tác xã hội có khả năng nghiên cứu, phát hiện và giúp cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề xã hội trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cả ba cấp độ bệnh viện, cộng đồng và hoạch định chính sách. Đây là trường đầu tiên trong các trường chuyên đào tạo các mã ngành thuộc khối ngành sức khỏe đào tạo đối tượng này, thể hiện sự quan tâm của ngành y tế đối với công tác xã hội.

4.6. Thách thức đối với nhân lực chăm sóc người cao tuổi

Ở đa số các vùng miền ở Việt Nam, nơi mà các gia đình không có đủ điều kiện chi trả cho người chăm sóc, nhân lực chăm sóc NCT chủ yếu vẫn là các thành viên gia đình và với nhiều gia đình, họ đang ở trong tình trạng quá tải về công việc, thiếu kiến thức và kỹ năng chăm sóc NCT và chưa được quan tâm giúp đỡ.61

Nhân lực chăm sóc NCT dài hạn trong cộng đồng và các tổ chức đoàn thể chưa được coi là một nghề (không có chứng chỉ nghề nghiệp) và nhiều người chưa được đào tạo kiến thức, kỹ năng cơ bản về chăm sóc NCT; chưa có chương trình đào tạo sơ cấp cho những người chăm sóc NCT tại nhà.

61 Ý kiến chuyên gia trong cuộc họp thảo luận bàn tròn ngày 12/12/2016 tại Vụ KHTC, Bộ Y tế.

Page 195: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

183

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

Cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội còn thiếu về số lượng, chưa được đào tạo chuyên nghiệp về công tác xã hội và chăm sóc cho NCT [110]; thiếu kỹ năng và phương pháp chăm sóc khoa học; chưa đáp ứng tiêu chuẩn về cán bộ.

5. Tài chính chăm sóc dài hạn cho người cao tuổiHiện nay, nguồn tài chính CSDH cho NCT chủ yếu là ngân sách của từng hộ gia đình và

tài sản tiết kiệm của NCT. Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc tổ chức từ thiện cho việc chăm sóc dài hạn NCT chủ yếu dành cho chăm sóc NCT nghèo, không tự chăm sóc được, không có người phụng dưỡng hoặc NCT bị khuyết tật đặc biệt nặng. Các dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà và các cơ sở chăm sóc NCT nội trú dạng doanh nghiệp đang phát triển nhưng chi phí rất cao so với khả năng chi trả của nhiều gia đình, đặc biệt hộ không nghèo có NCT không tự chăm sóc được, gồm cả NCT có người phụng dưỡng và NCT không có người phụng dưỡng. Hiện nay chưa có bảo hiểm CSDH ở Việt Nam. Chính sách nghỉ ốm của BHXH chưa được áp dụng trong trường hợp người lao động cần nghỉ chăm sóc sức khỏe NCT.

5.1. Trợ cấp xã hội và những chế độ tài chính khác đối với người cao tuổi

Khi NCT không tự chăm sóc, cần hỗ trợ sinh hoạt cá nhân hằng ngày trong thời gian kéo dài, các gia đình đối mặt với khó khăn lớn không chỉ về vấn đề thiếu kiến thức và kỹ năng chăm sóc, mà còn cả gánh nặng tài chính. Rất ít gia đình có điều kiện kinh tế để trả công cho người cấp dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà hoặc đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội ngoài công lập. Trong nhiều trường hợp, thành viên trong hộ cần nghỉ việc để chăm sóc NCT, ảnh hưởng thu nhập của gia đình. Những người thân nuôi dưỡng NCT tại cộng đồng không được hưởng chế độ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, có một số chế độ trợ cấp hằng tháng được trả cho NCT hoặc người chăm sóc NCT trong một số trường hợp đặc biệt. Kinh phí thực hiện những chế độ đó được bố trí trong dự toán chi đảm bảo xã hội theo phân cấp ngân sách của địa phương (Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC).

Mức trợ cấp xã hội đối với NCT không có lương hưu hiện nay ở mức rất khiêm tốn và số đối tượng được hưởng còn rất hẹp. NCT từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện hộ nghèo không có người phụng dưỡng, mà hiện nay không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng khác (ví dụ người khuyết tật), được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng là 270 000 đồng (hệ số 1,0 x mức chuẩn trợ giúp xã hội). Đối với NCT thuộc hộ nghèo và không có người phụng dưỡng, mức trợ cấp cho NCT từ 60 đến 79 tuổi là 405 000 đồng (hệ số 1,5) và từ 80 tuổi trở lên là 540 000 đồng (hệ số 2,0). Mức trợ cấp đối với một số loại đối tượng cao hơn như được giải thích dưới đây.

Do cơ sở bảo trợ xã hội thiếu điều kiện để nhận đầy đủ những NCT có nhu cầu chăm sóc, nhà nước có chế độ dành cho những người tự nguyện nhận nuôi dưỡng NCT tại cộng đồng. Theo chính sách này, NCT thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội (có thể hiểu là không tự chăm sóc được) có thể được người trong cộng đồng nhận chăm sóc tại nhà. NCT được nhận chăm sóc như vậy sẽ được trợ cấp xã hội hằng tháng là 810 000 (hệ số 3,0). Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội là NCT tại cộng đồng (tức là không phải là người có nhiệm vụ phụng dưỡng) được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hằng tháng là 405 000 đồng (hệ số 1,5).

Page 196: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

184

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

NCT bị khuyết tật nặng và đặc biệt nặng là đối tượng cần hỗ trợ sinh hoạt cá nhân hằng ngày, có những chế độ trợ giúp đặc biệt.62 NCT có khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp hằng tháng là 675 000 (hệ số 2,5 x mức chuẩn trợ giúp xã hội), còn NCT có khuyết tật nặng, mức trợ cấp hằng tháng là 540 000 (hệ số 2,0 x mức chuẩn trợ giúp xã hội) (Quyết định số 28/2012/NĐ-CP). Nếu NCT thuộc nhiều đối tượng xã hội khác nhau, thì hưởng trợ cấp cao nhất. Người có nhiệm vụ phụng dưỡng NCT có khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc ở mức 270 000 đồng (hệ số 1,0 x mức chuẩn trợ giúp xã hội). Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc là 405 000 đồng.

Bảng 20. Trợ cấp xã hội hằng tháng cho các đối tượng người cao tuổi, 2017

Loại đối tượng Trợ cấp xã hội

Trợ cấp nuôi dưỡng/ kinh phí chăm sóc

Tổng tiền hỗ trợ từ NSNN

NCT từ 80 tuổi trở lên không hưởng lương hưu, BHXH, trợ cấp xã hội khác

270 000 270 000

NCT thuộc hộ nghèo, không có người phụng dưỡng (60 - 79 tuổi)

405 000 405 000

NCT thuộc hộ nghèo, không có người phụng dưỡng (80 tuổi trở lên)

540 000 540 000

NCT cô đơn, nghèo, không tự chăm sóc được người tự nguyện nhận nuôi tại cộng đồng

810 000 405 000 (người tự nguyện nhận nuôi dưỡng)

1 215 000

NCT có khuyết tật đặc biệt nặng sống tại gia đình

675 000 270 000 (người phụng dưỡng);

945 000

NCT cô đơn có khuyết tật đặc biệt nặng được người tự nguyện nhận nuôi tại cộng đồng

810 000 405 000 (người tự nguyện nhận nuôi dưỡng)

1 215 000

NCT có khuyết tật nặng sống tại gia đình

504 000 504 000

Nguồn: Nghị định 136/2013/NĐ-CP và Nghị định 28/2012/NĐ-CP

Những người đã tham gia bảo hiểm xã hội đủ năm theo quy định, khi đến tuổi hưu, được hưởng lương hưu. Mức được hưởng phụ thuộc vào mức lương và thời gian đóng, tối đa là 75% và tối thiểu bằng mức lương tối thiểu (Luật Bảo hiểm xã hội). Có cả chế độ hưu đối với những người mất khả năng lao động. Những người hưởng chế độ hưu trí không được hưởng chế độ trợ cấp xã hội đối với NCT, nhưng nếu bị khuyết tật đặc biệt nặng thì có thể vừa hưởng lương hưu vừa hưởng trợ cấp xã hội cho người khuyết tật.

Đối với NCT có công, nhà nước có chế độ ưu đãi đặc biệt bổ sung vào các trợ cấp xã hội được giải thích trên. Tùy loại đối tượng, có chế độ trợ cấp và trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng (Nghị định số 20/2015/NĐ-CP). Ví dụ, Bà mẹ anh hùng là NCT được hưởng 1 318 000 đồng một tháng tiền tuất và 1 318 000 đồng một tháng cho người phục vụ tại gia đình.

62 Theo Nghị định 28/2012/NĐ-CP, khuyết tật đặc biệt nặng là đối tượng không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật nặng là đối tượng có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.

Page 197: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

185

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

Chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm thu nhập khi người lao động ốm đau, tai nạn mà phải nghỉ việc. Điều kiện áp dụng chế độ ốm đau gồm cả trường hợp phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Tuy nhiên, chế độ này chưa được áp dụng đối với người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc NCT ốm đau.

5.2. Tài chính tại cơ sở bảo trợ xã hội

Nhà nước quy định danh mục dịch vụ CSDH cho đối tượng bảo trợ xã hội là NCT được ngân sách nhà nước bảo đảm. Theo Quyết định 1508/QĐ-TTg (2016) của Thủ tướng, ngân sách nhà nước sẽ bảo đảm kinh phí cho những dịch vụ xã hội trong lĩnh vực chăm sóc dài hạn cho đối tượng bảo trợ xã hội. Như vậy, đối với NCT nghèo, không có người phụng dưỡng và không có điều kiện sống tại cộng đồng, nhà nước sẽ bảo đảm chi phí sàng lọc và tiếp nhận đối tượng; đánh giá nhu cầu chăm sóc trung hạn hoặc dài hạn; kiểm tra và CSSK ban đầu; xây dựng kế hoạch chăm sóc; tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc; cung cấp chỗ ở, thức ăn, quần áo và các vật dụng thiết yếu phục vụ sinh hoạt; quản lý đối tượng; PHCN; tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí; chăm sóc y tế.

Ngân sách nhà nước chi chăm sóc, nuôi dưỡng NCT tại cơ sở bảo trợ xã hội theo đầu người được tiếp nhận. Khi NCT sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội, nhà nước trả chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng ở mức 1 080 000 đồng một tháng (hệ số 4,0) đối với NCT nghèo không có người phụng dưỡng không có điều kiện sống tại cộng đồng, hoặc đối với NCT bị khuyết tật đặc biệt nặng (Bảng 21). Ngoài chế độ nuôi dưỡng trên, NCT còn được cấp thẻ BHYT miễn phí và vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, như chăn, màn, chiếu, quần áo giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, và các chi phí khác theo quy định. NCT sống trong cơ sở bảo trợ xã hội theo chế độ này không được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng.

Mức trợ cấp nuôi dưỡng áp dụng ở các cơ sở bảo trợ xã hội công lập quá thấp so với nhu cầu. Mức trợ cấp chăm sóc NCT tương đương khoảng 36.000 đồng một ngày (Nghị định số 136/2013/NĐ-CP). Những đối tượng NCT thuộc diện tiếp nhận tại cơ sở bảo trợ xã hội công lập là NCT thuộc hộ nghèo, không có người phụng dưỡng. Ngoài trợ cấp xã hội, NCT này thường không có nguồn tài chính nào có thể đóng góp thêm cho dịch vụ chăm sóc. Tại cơ sở bảo trơ xã hội công lập, ngân sách địa phương vẫn cấp kính phí đảm bảo xã hội để trả các khoản chi thường xuyên hoạt động cơ sở, ví dụ như tiền lương, tiền điện, tiền nước. Hiện nay chi phí để thực hiện các dịch vụ CSDN cho NCT theo Quyết định số 1508/QĐ-TTg (năm 2016) chưa được hạch toán một cách có hệ thống và minh bạch để có thể đánh giá mức trợ cấp kinh phí chăm sóc hiện nay có phù hợp hay không. Theo đánh giá cùa Cục Bảo trợ xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của NCT được nhận nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội (hoặc có người nhận nuôi dưỡng tại cộng đồng) vẫn còn rất nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong các trung tâm bảo trợ xã hội cũng như trong cộng đồng. Việc huy động nguồn lực từ cộng đồng, xã hội cũng còn hạn chế, có khoảng 5,2% cơ sở chưa nhận được sự giúp đỡ về vật chất và tài chính từ cộng đồng.63 Do vậy đời sống vật chất, tinh thần của các đối tượng gặp nhiều khó khăn.

Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập, cũng có thể nhận kinh phí từ cả ngân sách nhà nước, đóng góp từ thiện hoặc phí do gia đình NCT trả theo hợp đồng. Đối với đối tượng NCT thuộc diện được tiếp nhận tại cơ sở bảo trợ xã hội, khi được nhận nuôi dưỡng tại cơ sở ngoài công lập vẫn có thể hưởng kinh phí chăm sóc giống như trong cơ sở công lập. Chi phí hoạt động khác có

63 Nguồn: Kết quả khảo sát của Cục BTXH 2015

Page 198: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

186

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

thể do tổ chức từ thiện đóng góp (ví dụ từ doanh nghiệp như VinGroup hoặc tổ chức tôn giáo, Hội Chữ thập đỏ hoặc tổ chức khác), hoặc do gia đình NCT được tiếp nhận chi trả (chủ yếu tại cơ sở chăm sóc NCT dạng kinh doanh). Tại cơ sở hoạt động từ thiện, kinh phí hoạt động thường rất thiếu nên các tổ chức này gặp nhiều khó khăn trong hoạt động hằng ngày và bảo dưỡng nhà, thường không có kinh phí để tổ chức những dịch vụ PHCN cần thiết.

Bảng 21. Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho người cao tuổi tại cơ sở bảo trợ xã hội

Loại đối tượng Trợ cấp nuôi dưỡng/ kinh phí chăm sóc

NCT cô đơn, nghèo, không tự chăm sóc, sống tại cơ sở BTXH 1 080 000

NCT có khuyết tật đặc biệt nặng sống tại cơ sở BTXH 1 080 000

Nguồn: Nghị định 136/2013/NĐ-CP và Nghị định 28/2012/NĐ-CP

Giá của dịch vụ chăm sóc tại trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc NCT dạng doanh nghiệp thường rất cao. Giá chăm sóc NCT tại nhà dưỡng lão tư nhân dao động theo mức độ minh mẫn, tự phục vụ được và yêu cầu có phòng riêng hoặc phòng chung. Có giá dao động từ khoảng 6 triệu đến 13 triệu một tháng cho dịch vụ cơ bản (phòng ở tiện nghi, phòng sinh hoạt chung, giặt giũ, chế độ ăn dinh dưỡng, xoa bóp bấm huyệt hàng ngày, vệ sinh cá nhân cơ bản, chế độ theo dõi sức khỏe hằng ngày, chế độ luyện tập theo thể trạng). Ngoài ra những dịch vụ như ăn qua sonde, mở nội khí quản, chăm sóc các ở loét, sonde bàng quang, PHCN có thêm giá phát sinh thêm, có thể thêm 5 - 8 triệu một tháng.

5.3. Tài chính dịch vụ công tác xã hội

Nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm cung cấp dịch vụ xã hội theo cơ chế xã hội hóa. Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, có các nguồn thu khác như thu từ hợp đồng cung cấp dịch vụ cho chương trình, dự án trong nước và quốc tế, đóng góp tự nguyện của đối tượng, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngân sách trung ương hỗ trợ xây dựng, trang bị ban đầu cho Trung tâm trong thời gian triển khai thí điểm (Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020.

Dịch vụ công tác xã hội được ngân sách nhà nước trả dành cho NCT là đối tượng bảo trợ xã hội. Các dịch vụ công tác xã hội được NSNN chi trả cho các đối tượng được hưởng có thể chia thành ba loại. Thứ nhất là dịch vụ công tác xã hội bao gồm những dịch vụ như tư vấn, truyền thông, tham vấn, PHCN dựa vào cộng đồng, phòng ngừa, ngăn chặn đối tượng bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi hoặc có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh khó khăn khác, quản lý trường hợp, và phát triển cộng đồng (như phát triển CLB). Nhóm thứ hai là dịch vụ liên quan chăm sóc, nhận nuôi NCT, bao gồm những dịch vụ đánh giá nhu cầu chăm sóc, lập hồ sơ NCT cần tìm kiếm gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng, lập hồ sơ đăng ký nhận chăm sóc nuôi dưỡng NCT, đánh giá, chứng nhận điều kiện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng của gia đình đăng ký, tập huấn, nâng cao năng lực gia đình nhận chăm sóc nuôi dưỡng NCT đủ điều kiện, hỗ trợ tâm lý cho NCT được nhận chăm sóc, đưa đối tượng về gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và kiểm tra, theo dõi việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng. Nhóm dịch vụ thứ ba là chăm sóc bán trú tại trung tâm hoặc tại gia đình. Tại trung tâm các dịch vụ chăm sóc bán trú bao gồm

Page 199: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

187

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

đánh giá tình trạng ban đầu và nhu cầu của đối tượng, chăm sóc sức khỏe, phục hồi thể chất, dạy kỹ năng sinh hoạt cá nhân hằng ngày, tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, PHCN. Dịch vụ chăm sóc bán trú tại gia đình bao gồm việc thăm, khám sức khỏe và đánh giá nhu cầu của đối tượng theo yêu cầu, PHCN, tư vấn, tham vấn, chăm sóc.

Đối với NCT không thuộc diện là đối tượng bảo trợ xã hội, chưa có quy định về cơ chế chi trả và giá dịch vụ. NCT từ 60 đến 79 tuổi không nghèo hoặc có người phụng dưỡng và không bị khuyết tật đặc biệt nặng, không phải là đối tượng bảo trợ xã hội. Do vậy, hiện nay họ không được hưởng những dịch vụ công tác xã hội miễn phí do nhà nước trợ cấp. Tuy nhiên, chưa thấy quy định của pháp luật về khung giá dịch vụ trợ giúp xã hội.

5.4. Tài chính dịch vụ chăm sóc tại nhà

Chăm sóc NCT tại nhà là dịch vụ đang phát triển nhanh ở các thành phố lớn có chi phí tương đối cao. Chi phí cho dịch vụ này hoàn toàn do gia đình tự chi trả [110]. So sánh giá dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà của một số công ty ở TPHCM cho thấy trung bình khoảng 7 triệu một tháng (làm việc 8 giờ/ngày 30 ngày/tháng).64 Còn nếu dịch vụ đòi hỏi chuyên môn y tế, hoặc làm việc 24 giờ/ngày thì giá còn cao hơn. Mức giá chăm sóc NCT tại nhà như thế này vượt xa khả năng của đa phần các gia đình, và mức trợ cấp nuôi dưỡng đóng góp không đáng kể để giảm gánh nặng tài chính của những dịch vụ này. Những gia đình có điều kiện kinh tế mới có thể sử dụng những dịch vụ này như là phương án chăm sóc chính cho NCT trong gia đình. Còn các gia đình không có điều kiện kinh tế chỉ có thể dựa vào những dịch vụ này trong thời gian ngắn hoặc vài giờ một ngày.

Chăm sóc NCT do tình nguyện viên thực hiện có chi phí cơ hội là thu nhập mất đi của tình nguyện viên làm việc chăm sóc NCT không làm việc kiếm tiền. Mặc dù nhiều mô hình dựa trên tình nguyện viên để chăm sóc NCT, khi công việc nặng nề (ví dụ đối với NCT bị sa sút trí tuệ, nằm liệt giường), và tình nguyện viên chăm sóc cần hy sinh thu nhập để chăm sóc NCT, thì khó duy trì hoạt động ơ quy mô lớn và kéo dài. Để khắc phục vấn đề này, mô hình CLB LTH TGN đang thí điểm mô hình trợ lý chăm sóc được trả công, với mức chi trả không cao bằng dịch vụ của các doanh nghiệp cấp người giúp việc chăm sóc NCT tại nhà. Về mặt cung ứng dịch vụ sẽ dễ huy động người chăm sóc NCT, và với giá rẻ hơn những dịch vụ tư nhân, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với các hộ thiếu điều kiện kinh tế để trả theo giá thị trường.

5.5. Bảo hiểm chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi

Bảo hiểm chăm sóc dài hạn đang phát triển ở các nước thu nhập cao, trong khi các giải pháp tài chính tại cộng đồng vẫn được áp dụng ở nước thu nhập trung bình. Không phải NCT nào cũng cần chi để hưởng dịch vụ chăm sóc đặc biệt do suy giảm trí nhớ, sức khỏe yếu và không ổn định, không tự phục vụ cá nhân. Tuy nhiên, khi NCT không may mà cần đến những dịch vụ này, khó mà có thể chi trả từ tiền trợ cấp xã hội, lương hưu, tiền tiết kiệm hoặc thu nhập của con, cháu và BHYT không chi trả cho các dịch vụ chăm sóc ngoài y tế. Giải pháp chính sách trong hoàn cảnh rủi ro cần được chăm sóc dài hạn là bảo hiểm chăm sóc lâu dài. Một số nước châu Á đã giới thiệu loại bảo hiểm này, trong đó có ví dụ của Hàn Quốc. Tuy nhiên, những nước khác vẫn chia sẻ rủi ro tại cộng đồng như ở Thái Lan.

64 Tính toán từ các bảng giá của danh mục dịch vụ tại http://toplist.vn/top-list/dich-vu-cham-soc-nguoi-gia-tai-nha-uy-tin-nhat-o-tphcm-13700.htm

Page 200: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

188

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Năm 2008, Hàn Quốc bắt đầu có Bảo hiểm chăm sóc lâu dài, được áp dụng không điều kiện cho tất cả những NCT từ 65 tuổi trở lên và có điều kiện cho người dưới 65 tuổi có các bệnh liên quan đến tuổi già như sa sút trí tuệ hoặc bị liệt. Bảo hiểm này có thể chi trả cho: (i) các dịch vụ tại cộng đồng như: chăm sóc tại nhà, điều dưỡng tại nhà, chăm sóc ban ngày, chăm sóc ngắn ngày, và (ii) các dịch vụ tập trung như các cở sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT (nursing home). Để được hưởng các dịch vụ này, NCT cần phải được đánh giá phân loại thông qua một đánh giá chuẩn với một bảng hỏi gồm 52 nội dung để phân loại theo 5 cấp độ. Có khoảng 6% NCT đủ điều kiện được hưởng các dịch vụ này. Các nguồn tài chính cho chương trình này là từ tiền đóng bảo hiểm, tiền thuế Chính phủ và đồng chi trả của người sử dụng. Vai trò của cơ quan Bảo hiểm Y tế Quốc gia (trung ương và các chi nhánh địa phương) là định ra và thu các khoản đóng góp, quản lý tài chính, đánh giá và xếp loại cấp độ được hưởng, giám sát các dịch vụ. Kết quả là số lượng người tham gia bảo hiểm chăm sóc lâu dài đã tăng đáng kể, từ 1% NCT năm 2003 lên 6% NCT (320 000 NCT) năm 2014, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số NCT.

Tại Thái Lan, chia sẻ rủi ro chăm sóc dài hạn được thực hiện qua đóng góp từ thiện và tình nguyện viên tại cộng đồng. Chi phí chăm sóc xã hội được chính quyền địa phương hoặc các quỹ từ thiện chi trả hoặc đóng góp của các tình nguyện viên như các thợ làm mộc có thể ủng hộ các dụng cụ trợ giúp hoặc sửa nhà để hỗ trợ NCT ngay tại nơi sống. Chính sách CSDH của Thái Lan tập trung vào hệ thống chăm sóc tại cộng đồng mà ở đó những người chăm sóc của gia đình và TNV được mong đợi sẽ chăm sóc cho những NCT phụ thuộc. Chỉ có huyện Lam Sonthi là cung cấp chăm sóc tại cộng đồng thông qua các TLCS được trả công nhằm bù đắp sự thiếu hụt người chăm sóc là thành viên gia đình.

Tóm lại, hệ thống chăm sóc NCT của Việt Nam mặc dù đạt được những thành tích nhất định, nhưng vẫn chưa thích ứng kịp để đáp ứng nhu cầu của dân số già hóa càng ngày càng cao. Gia đình đang là nguồn CSDH chính cho phần lớn NCT ở Việt Nam, cũng giống như hầu hết các nước khác. Tuy nhiên, khi số người tuổi lao động bình quân một NCT giảm, khi NCT ngày càng sống lâu, số hộ gặp khó khăn trong chăm sóc NCT sẽ tăng lên. Lúc đó, không thể chỉ dựa vào người có nhiệm vụ phụng dưỡng để CSDH cho NCT gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, mà phải huy động cả cộng đồng và xã hội hỗ trợ các gia đình thực hiện nhiệm vụ đó.

Đáp ứng của xã hội Việt Nam nhằm hỗ trợ các gia đình CSDH NCT tương đối hạn chế. Các cơ sở chăm sóc tập trung công lập và từ thiện mới chỉ phục vụ được một số rất ít NCT thuộc đối tượng bảo trợ xã hội. Còn nhà dưỡng lão tư nhân, dù đang phát triển, vẫn có giá hơi cao, nhiều gia đình không trả được. Nhu cầu chăm sóc tại cộng đồng và gia đình vẫn là chủ yếu. Các dịch vụ đa dạng hỗ trợ gia đình chăm sóc NCT, như CLB LTH TGN, sẽ phải trở thành giải pháp chính, nhưng chưa được quan tâm đầy đủ. Khuyến nghị các giải pháp về CSDH cho NCT nhằm hướng tới mục tiêu già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam được tổng hợp trong Chương VIII.

Page 201: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

189

Chương VII. Môi trường xã hội đối với sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

Chương VII: Môi trường xã hội đối với sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

1. Khung phân tích mối quan hệ môi trường xã hội và sức khỏe người cao tuổi

Theo WHO, môi trường sống thân thiện với NCT giúp cho sự già hóa khỏe mạnh thông qua việc hỗ trợ duy trì và phát triển “năng lực nội tại” (intrinsic capacity) suốt vòng đời mỗi người và phát huy “khả năng hoạt động” (functional ability) để mỗi người, với năng lực nội tại khác nhau, đều có thể đạt được những giá trị riêng của mình. Môi trường già hóa khỏe mạnh cần đòi hỏi 5 thành tố cơ bản về khả năng hoạt động sau đây:

1. Đáp ứng nhu cầu cơ bản của NCT, bao gồm ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế và chăm sóc dài hạn.

2. Học tập nâng cao trình độ và ra quyết định. 3. Đi lại: phân tích, đánh giá các điều kiện hỗ trợ cho người cao tuổi di chuyển đi lại

như thế nào.4. Phát triển và duy trì các mối quan hệ và được tôn trọng. 5. Đóng góp cho xã hội.

Ở Việt Nam, điều 10 Luật Người cao tuổi xác định: “Phụng dưỡng NCT là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầu về vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập của NCT”. Hơn nữa, trong thực tế hiện nay, du lịch, thể thao và đời sống tâm linh đang trở thành những nhu cầu quan trọng của người dân và có tác động đến sức khỏe NCT. Do đó, so với nội dung “môi trường xã hội” để già hóa khỏe mạnh của WHO, chương này bổ sung thêm việc đáp ứng các nhu cầu du lịch, giải trí, thể thao, thông tin và tâm linh. Chương này cũng không đề cập đến vấn đề chăm sóc y tế và chăm sóc dài hạn đã được trình bày trong chương V và chương VI.

Như vậy, môi trường xã hội tác động đến sức khỏe NCT thông qua 10 thành tố chủ yếu có thể được chia thành 2 nhóm: (i) vật chất (4 thành tố đầu) và (ii) tinh thần (6 thành tố còn lại) như trong Hình 79. Theo đó, các thành tố này tác động đến sức khỏe NCT ở 4 cấp độ: (i) xã hội (văn hóa, pháp luật, chính sách,…), (ii) cộng đồng (phong tục, tập quán, hương ước,…,), (iii) gia đình (trách nhiệm, sự quan tâm), và (iv) cá nhân (thói quen và sự nỗ lực).

Hình 79. Môi trường xã hội và sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam

THÀNH TỐ CHỦ YẾUVật chất ■ Ăn ■ Mặc ■ Nhà ở ■ Phương tiện đi lại

Tinh thần ■ Học tập ■ Thông tin ■ Du lịch, thể thao, giải trí ■ Quan hệ gia đình, xã hội ■ Hoạt động đóng góp cho gia

đình, xã hội ■ Tâm linh

MÔI TRƯỜNGXÃ HỘI

■ Xã hội

■ Cộng đồng

■ Gia đình

■ Cá nhân

SỨC KHỎENGƯỜI

CAO TUỔI

Page 202: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

190

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Môi trường xã hội đối với sức khỏe NCT Việt Nam được phân tích trên cơ sở phong tục, tập quán, chính sách và các biện pháp được Nhà nước, cộng đồng, gia đình và bản thân NCT thực hiện nhằm đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho họ.

2. Môi trường xã hội đảm bảo điều kiện vật chất cho người cao tuổi

2.1. Bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng và an ninh lương thực

Người Việt Nam luôn quan niệm ăn uống là vấn đề quan trọng: “Có thực mới vực được đạo”. Ngày 24/4/1956, trong Lời bế mạc Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”. [111]

Từ hàng chục năm nay, trên bình diện vĩ mô, Việt Nam đã giải quyết được vấn đề lương thực một cách vững chắc cho toàn bộ dân số trong đó có NCT. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người hằng năm đã đạt trên 500 kg; chẳng hạn, năm 2015 là 550,6 kg/người. Nhiều năm nay, Việt Nam luôn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới với sản lượng xuất khẩu lên đến trên 6 triệu tấn/năm, thậm chí năm 2012 đạt tới 8,0 triệu tấn [112]. Kết quả điều tra ở Hà Tây cũ từ năm 2003 cho thấy chỉ có 1,19% NCT ở thành thị và 6,34% ở nông thôn còn tình trạng thiếu ăn [113]. Với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong những năm qua, tình trạng này chắc chắn đã được cải thiện nhiều.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu lương thực vẫn có thể xảy ra cục bộ, chẳng hạn, đối với nhóm NCT nghèo, đặc biệt là những NCT nghèo không nơi nương tựa hoặc khi thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn,... Để hoàn thiện thêm một bước chính sách đối phó với những tình trạng này, ngày 21/10/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định 136/2013/NĐ-CP, trong đó quy định 3 hướng giải quyết sau:

1. Trợ cấp thường xuyên: NCT thuộc hộ nghèo và tất cả những người đủ 80 tuổi trở lên mà hiện nay không được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp xã hội khác đều được trợ cấp thường xuyên với mức chuẩn trợ giúp xã hội là 270 000 đồng (tương đương hơn 27 kg gạo tẻ thường, đơn giá ngày 29/10/2016 tại thị trường Hà Nội). Một số đối tượng NCT được trợ cấp gấp rưỡi hoặc gấp đôi mức này.

2. Chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng hoặc tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội: NCT thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng có thể sống ở cộng đồng nếu có người có người nhận chăm sóc (được hỗ trợ bằng 3 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội) hoặc được nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội (được hỗ trợ bằng 4 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội).

3. Hỗ trợ đột xuất: chính sách hỗ trợ lương thực cho tất cả thành viên hộ gia đình thiếu đói trong và sau thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác. Cụ thể là, hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian không quá 03 tháng cho mỗi đợt trợ giúp và hỗ trợ 15 kg gạo/người đối với tất cả thành viên hộ gia đình thiếu đói trong dịp Tết Âm lịch. “Không được để dân đói” luôn luôn là mệnh lệnh từ cấp có thẩm quyền khi tai họa xảy ra.

Với những thành tựu phát triển nông nghiệp và chính sách như trên, Việt Nam đã thanh toán dứt điểm nạn thiếu lương thực cho người dân nói chung và NCT nói riêng. Mặt khác, việc chế biến lương thực ở Việt Nam cũng rất đa dạng và phần lớn dưới dạng mềm, như: cơm, cháo, phở, mỳ sợi, bánh cuốn, bánh đúc, bột dinh dưỡng… rất phù hợp với tuổi già.

Page 203: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

191

Chương VII. Môi trường xã hội đối với sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

Bên cạnh đó, vấn đề dinh dưỡng hợp lý cho người dân nói chung và NCT nói riêng cũng được quan tâm. Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo về “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý giai đoạn 2015 - 2020” trong đó tập trung vào các nội ăn chế độ ăn có lợi cho sức khỏe, ít mặn, ít mỡ, ít đường, nhiều calci, chất xơ thực phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ chế chính sách hỗ trợ, thúc đẩy thực hiện chế độ ăn có lợi cho sức khỏe của người dân nói chung cần có các lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cụ thể dễ thực hiện đối với NCT.

Mô hình CLB LTH TGN được mô tả trong Chương VI bao gồm các hoạt động nhằm hỗ trợ những NCT gặp khó khăn đột ngột thông qua các hoạt động tự lực của cộng đồng. Trong các đợt sinh hoạt thường xuyên hằng tháng, CLB thường thảo luận nhằm giúp đỡ ít nhất một trường hợp NCT phải đối mặt với hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong cộng đồng. Các hình thức hỗ trợ, ngoài đóng góp về thời gian, còn bao gồm cả trợ giúp tiền mặt hoặc hỗ trợ bằng hiện vật như gạo. Ngoài việc vận động các thành viên đóng góp, các câu lạc bộ cũng huy động thêm nguồn lực tại địa phương để hỗ trợ thêm, giúp đảm bảo nhu cầu ăn uống cho người cao tuổi gặp khó khăn.

2.2. Các điều kiện đáp ứng nhu cầu mặc

Nhu cầu mặc của NCT không chỉ đơn thuần bảo đảm đầy đủ, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè mà chất liệu và thiết kế còn phải phù hợp với lứa tuổi, bảo đảm thuận tiện cho NCT trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay, sản xuất và nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho người dân, bao gồm các mặt hàng cần thiết cho người cao tuổi, chẳng hạn như quần áo vải mềm và bỉm tã dành cho người lớn. Một nghiên cứu từ năm 2004 cho thấy chỉ có 0,6% NCT ở khu vực thành thị và 4,75% NCT ở nông thôn năm 2003 chưa được đáp ứng đủ nhu cầu mặc [113]. Như vậy, có thể nói rằng nhu cầu mặc của người cao tuổi ở Việt Nam được đáp ứng đủ.

Trong những trường hợp khẩn cấp, thiên tai, hỏa hoạn, vùng nghèo, khó khăn… quần áo luôn là một trong những sản phẩm thiết yếu được hỗ trợ đầu tiên; trong đó, NCT luôn là một trong những đối tượng được quan tâm ưu tiên. Chẳng hạn, năm 2009, Trung ương Hội NCT Việt Nam phối hợp với Uỷ ban Quốc gia về NCT và một số ban, ngành, đoàn thể tổ chức thành công cuộc vận động “Một triệu áo ấm tặng NCT nghèo” với mục tiêu mỗi NCT nghèo, trước hết ở 61 huyện nghèo nhất nước được tặng 1 áo ấm [114]. Bên cạnh đó, hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán, Ngày quốc tế Người cao tuổi (1 tháng 10), Chủ tịch nước và lãnh đạo các cấp thường tặng vải lụa cho các cụ tròn 100 tuổi hoặc người cao tuổi có công.

2.3. Các điều kiện đáp ứng nhu cầu nhà ở

Nhu cầu về nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu và là quyền tối thiểu của con người. Người Việt Nam coi trọng nhà ở, vì có “an cư” mới “lạc nghiệp”. Hiến pháp 2013 có tới 3 điều liên quan đến nhà ở của công dân: “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp” (Điều 22); “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác” (Điều 32) và: “Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở” (Điều 59).

Luật Nhà ở (2014) quy định đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, trong đó có hướng đến người cao tuổi, như: (i) Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; (ii) Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn; (iii) Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; (iv) Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

Page 204: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

192

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Tuy không có quy định trực tiếp kiến trúc nhà ở phù hợp với NCT nhưng điều 20 của bộ Luật này cũng quy định kiến trúc nhà ở phải phù hợp với “truyền thống lịch sử, văn hóa”. Với văn hóa trọng lão, chắc chắn NCT sẽ được dành không gian phù hợp nhất với mình.

Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2012 - 2020 đã đề ra chỉ tiêu cho năm 2015 là “100% NCT không phải sống trong nhà tạm, dột nát”. Thực hiện chỉ tiêu này ở các tỉnh, thành phố đã đề ra mục tiêu “Xóa nhà tạm, dột nát cho NCT” hoặc “Xóa nhà tạm cho hộ gia đình có người cao tuổi nghèo, cô đơn”. Theo Điều tra giữa kỳ Dân số và Nhà ở năm 2014, hơn 99,96% hộ gia đình Việt Nam đã có nhà ở. Ngoài ở nhà riêng, nhà thuê, NCT còn ở trong 427 Trung tâm bảo trợ xã hội của nhà nước, hiện nuôi gần 40.000 cụ và các Trung tâm chăm sóc NCT ngoài công lập [115].

Như vậy, có thể thấy rằng, nhờ nỗ lực của các hộ gia đình, của NCT, nhà nước và cộng đồng, NCT Việt Nam được đảm bảo về nhà ở. Tuy nhiên, việc thiết kế, sắp xếp, bố trí các tiện nghi sinh hoạt trong nhà phù hợp với NCT hầu như vẫn chưa được quan tâm. Chúng ta vẫn chưa có quy định tiêu chuẩn thiết kế nhà ở phù hợp với gia đình có người cao tuổi. Hầu hết các gia đình chưa có các giải pháp phòng tránh ngã cho người cao tuổi trong nhà. Bên cạnh đó, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về khả năng đáp ứng nhu cầu nhà ở của NCT cũng như chất lượng và việc bố trí nhà ở có phù hợp với NCT hay không.

2.4. Các điều kiện đáp ứng nhu cầu đi lại

Việt Nam đã có nhiều văn bản pháp luật quy định việc quan tâm ưu tiên hỗ trợ đáp ứng nhu cầu di chuyển, đi lại của NCT. Điều 15 Luật Người cao tuổi quy định “Khi tham gia giao thông công cộng, NCT được giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện.” và “NCT được giảm giá vé, giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ theo quy định của Chính phủ.” Điều 4 Nghị định số 06/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định “Trên các phương tiện giao thông công cộng phải có hướng dẫn, có chỗ ngồi ưu tiên cho NCT và tùy từng loại phương tiện có công cụ hỗ trợ hoặc sự trợ giúp phù hợp với NCT. Người tham gia giao thông có trách nhiệm hỗ trợ NCT khi cần thiết”. Nghị định này cũng quy định rõ: “NCT được giảm ít nhất mười lăm phần trăm (15%) giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng tàu thủy chở khách, tàu hỏa chở khách, máy bay chở khách”. Bên cạnh đó, Thông tư số 71/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải còn đề ra nhiều ưu đãi khác khi NCT tham gia các loại hình giao thông, như: mua vé tại quầy ưu tiên, hỗ trợ lên, xuống xe và sắp xếp hành lý cho các đối tượng cần sự chăm sóc đặc biệt, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện,…

Mặc dù vậy, theo khảo sát, tỷ lệ NCT nhận được chế độ giảm giá vé mới chỉ là 30,9% khi đi xe buýt; 28% với xe khách; 21,5% với tàu hỏa; 13,9% với máy bay và 7,3% với tàu thủy. Tương tự, hơn 38% NCT cho biết được ưu tiên sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện khi sử dụng xe buýt; 35,9% đối với xe khách; 18,9% với tàu hỏa; 10,1% với máy bay và 6,3% với tàu thủy [115]. Điều này cho thấy, đa số các doanh nghiệp chưa quan tâm tới việc thực hiện chính sách miễn giảm phí và việc kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật chưa chặt chẽ.

Bên cạnh đó, chúng ta chưa có các quy định chi tiết về tiêu chuẩn thiết kế cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông, thiết bị di chuyển, điều kiện ánh sáng,... phù hợp với nhu cầu của NCT, cũng như bảo đảm sự thuận tiện và an toàn khi NCT di chuyển trên đường, trong nhà, giữa các toà nhà cao tầng. Việc thực thi các quy định về trách nhiệm của người lái xe, người qua đường trợ giúp NCT tham gia giao thông, lên, xuống xe thuận lợi. Tất cả những điều này làm tăng nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khoẻ của NCT trong hoạt động giao thông, đi lại.

Page 205: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

193

Chương VII. Môi trường xã hội đối với sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

3. Môi trường xã hội đảm bảo sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi

3.1. Các điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời

Mục tiêu 4 trong Chiến lược toàn cầu và kế hoạch hành động về già hóa và sức khỏe của WHO 2016 nêu rõ “Bảo đảm chất lượng giáo dục, thông tin đầy đủ và công bằng cũng như xúc tiến cơ hội học tập suốt cuộc đời cho mọi người”. Ở Việt Nam, Điều 39 Hiến pháp 2013 đã ghi rõ: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”; Điều 10 Luật Giáo dục (2005) quy định: “Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hàn”. Điều 3, khoản 1 Luật Người cao tuổi (2009) nêu rõ NCT “được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi”.

Hiện nay, khoảng 2 triệu người từ 60 đến 64 tuổi có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật, với 16,2% có trình độ sơ cấp trở lên, trong đó 4,4% có trình độ đại học; tương đối cao so với mặt bằng chung (tỷ lệ của toàn quốc lần lượt là 13,8% và 4,5%). Tuy nhiên, do trình độ phát triển thấp và chiến tranh kéo dài nhiều thập kỷ, trình độ học vấn của hầu hết NCT chưa cao. Năm 2009, vẫn còn khoảng 1/3 số người trong nhóm từ 60 đến 64 tuổi và gần 2/3 số người 65 tuổi trở lên chưa tốt nghiệp tiểu học. Tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong số NCT từ 65 tuổi trở lên giảm hẳn, chỉ còn 7,3%, gần bằng nửa nhóm 60 - 64 tuổi và bằng 1/3 so với nhóm 25 - 29 tuổi [24].

Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của NCT thấp, đương nhiên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nói chung và khả năng nhận thức, phân tích, ra quyết định nói riêng của họ, kể cả trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Vì vậy, cần xóa nạn mù chữ và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho NCT, thông qua việc dạy chữ, mở các khóa đào tạo ở các câu lạc bộ, Trung tâm học tập cộng đồng; đồng thời cần tạo mọi điều kiện phát huy lực lượng lao động trong nhóm 60 - 64 tuổi vốn có số lượng lớn và trình độ chuyên môn kỹ thuật khá.

3.2. Đáp ứng nhu cầu thông tin cho người cao tuổi

Bên cạnh nhu cầu về học tập suốt đời, NCT còn có nhu cầu cao về tiếp cận thông tin. Một trong những nội dung Điều 25 Hiến pháp 2013 của Việt Nam là công dân có quyền “tiếp cận thông tin”. Điều 29 Luật NCT quy định “Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền kịp thời, chính xác chính sách, pháp luật về người cao tuổi”. Chương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 cũng đề ra chỉ tiêu: “80% cơ quan phát thanh, truyền hình cấp trung ương và địa phương có chuyên mục về người cao tuổi tối thiểu 01 lần/01 tuần” vào năm 2015 và tỷ lệ này đạt 100% vào năm 2020.

Các kênh truyền thông đại chúng hiện nay ở Việt Nam khá đa dạng: báo, đài, TV, điện thoại di động, internet và hệ thống truyền thanh ở các xã/phường. NCT Việt Nam đa số sống với gia đình, do vậy các đặc trưng về tiếp cận thông tin của NCT gắn liền với hộ gia đình. Kết quả Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ năm 2014 cho thấy cả nước có 93,9% hộ có sử dụng truyền hình (93,5% ở nông thôn và 94,7% ở thành thị); 85% hộ có sử dụng điện thoại cố định và di động; 25,1% số hộ sử dụng máy vi tính. Các tỷ lệ này tăng khoảng gấp đôi năm 2009, thời điểm có gần 5,1 triệu hộ, chiếm 22,5% tổng số hộ gia đình, có đài radio [26].

Tính đến ngày 25/12/2014, Việt Nam có 838 cơ quan báo chí in với 1111 ấn phẩm báo chí, trong đó có báo và tạp chí “Người cao tuổi” [116]. Các chương trình “Cây cao bóng cả”, “Vui, khỏe, có ích” của Đài truyền hình Việt Nam, chương trình “Câu lạc bộ NCT” của Đài tiếng nói Việt Nam, chuyên mục “tuổi cao gương sáng” của Báo NCT là những chuyên mục,

Page 206: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

194

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

chương trình được đầu tư, có chất lượng, phong phú về nội dung được NCT đón nhận như những “món ăn tinh thần”. Đã có 9 đài phát thanh-truyền hình địa phương (Thái Nguyên, Long An, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Cao Bằng, Đăk Lăk, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Gia Lai) đầu tư, duy trì nhiều chuyên mục, chương trình về NCT với trung bình khoảng 50 tin bài, phóng sự/năm; 1 chuyên mục/tháng. Một số Đài PTTH, như: Sơn La, Gia Lai,… đã thực hiện tuyên truyền bằng tiếng dân tộc.

Kết quả khảo sát cho thấy trên 80% NCT thường xuyên đọc báo, xem ti-vi, nghe đài” [28]. Các chương trình PTTH, báo chí vừa là một món ăn tinh thần, tạo niềm tin cho NCT sống vui, sống khỏe, sống có ích vừa là diễn đàn để các cụ trò chuyện, bày tỏ quan điểm của mình. Các ý kiến của NCT trong chương trình là kinh nghiệm sống, bài học quý đối với lớp người trẻ, đồng thời qua đó, đóng góp, đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước sửa đổi, bổ sung chính sách chăm lo cho NCT.

Bên cạnh truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp thông qua nhiều hình thức, được lồng ghép với sinh hoạt của thôn, ấp, bản, tổ dân phố và các nhóm dân cư giúp NCT tiếp cận được với nhiều nguồn thông tin đa dạng. Sự tham gia tích cực, có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc, Hội NCT, các đoàn thể, các tổ chức xã hội thông qua các cuộc vận động, các dự án, xây dựng mô hình chăm sóc và phát huy vai trò NCT đã góp phần thúc đẩy công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về NCT đến các tầng lớp nhân dân. Đây là kênh phổ biến nhất cung cấp thông tin về quyền của NCT với 45,22% NCT tìm hiểu về quyền qua kênh này, trong khi đó phương tiện truyền thông đại chúng (truyền hình, đài, báo) chỉ chiếm 28,77% [28]. Nhờ vậy, hơn 78% người cao tuổi và 72% đại diện các hộ gia đình có NCT biết Luật Người cao tuổi, các quyền của NCT cũng như các biện pháp bảo đảm quyền của NCT. Trong đó, khoảng 80 - 90% NCT biết về quyền cá nhân và trên 60% NCT đã biết đến các quyền kinh tế-xã hội của mình [115].

Tuy vậy, chính sách và việc thực hiện truyền thông chưa quan tâm đến đặc thù của NCT, chưa có sự phân biệt giữa NCT và những người khác. Trong nền kinh tế thị trường, người cao tuổi trở nên yếu thế, do đó có thể ít được chú ý. Vì vậy, cần tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan đoàn thể ở địa phương trong việc cung cấp thông tin và thực hiện chính sách cho NCT. Các thành viên trong gia đình và cộng đồng cần được cung cấp thông tin để tích cực hỗ trợ cho NCT; đây cũng là cách phù hợp nhằm nâng cao hiểu biết, kiến thức của NCT với các chính sách của Nhà nước cũng như đời sống xã hội. Thông tin cho NCT cần được cung cấp với hình thức chữ to, dễ đọc với nhiều hình ảnh để phù hợp khả năng tiếp nhận của NCT.

NCT không chỉ có nhu cầu thông tin liên quan đến Luật và quyền của NCT mà còn có nhu cầu cung cấp kiến thức về dự phòng và nâng cao sức khoẻ. Trong thực tế, các kênh thông tin đại chúng hiện nay có nhiều chương trình cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi như chương trình “Sống vui, sống khoẻ” trên sóng Đài truyền hình Việt Nam. Nguồn thông tin về chăm sóc sức khoẻ cho NCT chủ yếu vẫn đến từ các cán bộ y tế và hoạt động của Hội NCT, Hội Chữ Thập đỏ, hoạt động của mô hình tư vấn và chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng của Tổng cục Dân số-KHHGĐ và hoạt động của CLB LTH TGN. Các thông tin tư vấn về sức khoẻ cho NCT rất quan trọng để họ có thể tự CSSK cho bản thân và hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình kiến thức và kỹ năng hỗ trợ CSSK NCT.

Mô hình NCT giúp NCT của Tổng cục Dân số-KHHGĐ được triển khai từ năm 2011. Đến năm 2016 được duy trì tại 370 xã/phường thuộc 32 tỉnh, với 1155 CLB có 66 015 thành viên tham gia. Cán bộ Dân số xã kết hợp với các ban ngành liên quan (nòng cốt là Hội NCT).

Page 207: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

195

Chương VII. Môi trường xã hội đối với sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

Các CLB sinh hoạt mỗi quý một lần dưới các hình thức hoạt động văn hóa, cung cấp các thông tin, kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho NCT [107].

3.3. Đáp ứng nhu cầu du lịch, thể thao, giải trí cho người cao tuổi

Người cao tuổi thường đã hoàn thành nhiệm vụ với xã hội và gia đình. Được nghỉ ngơi, họ có thời gian, có tích lũy và có nhu cầu tham quan những nơi mong ước mà trước đây chưa thực hiện được. NCT cũng thường hướng đến nhu cầu du lịch hồi tưởng kỷ niệm, tâm linh.

Điều 3, khoản 1 Luật Người cao tuổi (2009) nêu rõ NCT “Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi”. Nghị Định số 06/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Người cao tuổi được giảm ít nhất hai mươi phần trăm (20%) giá vé, giá dịch vụ khi thăm quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh; tập luyện thể dục, thể thao tại các cơ sở thể dục thể thao có bán vé hoặc thu phí dịch vụ”. Thông tư số 127/2011/TT-BTC năm 2011 của Bộ Tài Chính quy định mức giảm này lên đến 50%. Nhà nước cũng đã có nhiều quy định chi tiết nhằm thực hiện công khai, hiệu quả chính sách này. Tuy nhiên, tỷ lệ NCT đi du lịch khá thấp. Theo “Kết quả Điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2009”, tỷ lệ những người từ 55 tuổi trở lên đi du lịch chỉ chiếm 7,4% tổng số khách du lịch nội địa [117]. Trong khi đó, tỷ lệ nhóm này trong tổng dân số là 16,7%[22]. Tỷ lệ NCT được hưởng thụ chính sách “giảm giá vé khi thăm quan, du lịch” rất thấp, mới đạt 32,4% [115].

Hội NCT các cấp đã phối hợp với ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao, vui chơi giải trí cho NCT. Trung ương Hội NCT phối hợp với Tổng Cục Thể dục, Thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức các giải thi đấu thể thao (toàn quốc từ 1 đến 2 năm/lần); cấp tỉnh 2 năm/lần; cấp huyện, cơ sở 1 năm/lần). Theo thống kê, đã có trên 900 cuộc hội thao, giải thể dục thể thao được tổ chức với số lượng hơn 1 triệu vận động viên NCT. Phong trào thể dục dưỡng sinh phát triển mạnh tại cơ sở; đã có 55 tỉnh phổ biến bài tập thái cực quyền. Ước tính 15% - 20% NCT ở khu vực nông thôn và 60% NCT ở khu vực đô thị tham gia thường xuyên các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ [118].

Hội NCT các cấp chú trọng phát triển câu lạc bộ NCT. Đến nay, cả nước có trên 58.099 câu lạc bộ với nhiều thể loại phong phú, đa dạng về văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, khiêu vũ, cờ tướng... thu hút gần 2,6 triệu NCT (chiếm gần 30% số NCT trong toàn quốc) tham gia, vừa góp phần nâng cao sức khỏe, thuyên giảm bệnh tật, vừa góp phần bảo tồn, giữ gìn, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Rèn luyện thân thể cũng là một hoạt động thường xuyên của CLB LTH TGN, với chỉ tiêu ít nhất 80% thành viên luyện tập thể dục, thể thao, dưỡng sinh thường xuyên (ít nhất 3 lần/tuần) phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Ở nhiều địa phương, CLB đã trở thành lực lượng nòng cốt phát triển phong trào rèn luyện thân thể, thu hút một lượng lớn NCT tham gia. Một mảng hoạt động khác của CLB LTH TGN cũng cần kể đến là hoạt động văn hóa, văn nghệ (mỗi CLB có một đội văn nghệ làm nòng cốt), giải trí, thăm hỏi, giao lưu. Cùng với hoạt động tự chăm sóc và chăm sóc sức khỏe, các hoạt động này đã giúp cho các thành viên cải thiện đáng kể đời sống thể chất và tinh thần. Đánh giá của UNFPA về mô hình cho thấy, 84,58% thành viên CLB được khảo sát cho biết sức khỏe của họ được cải thiện, và 12,5% cho biết vẫn duy trì được sức khỏe như trước.

Tuy nhiên, tỷ lệ hưởng thụ chính sách “giảm giá vé khi luyện tập thể thao” mới đạt 12,5%, trong đó ở nông thôn chưa đến 10% [115]. Nguyên nhân từ phía NCT là do thiếu kinh phí, thiếu sức khỏe để tham gia và thiếu hiểu biết về các chính sách dành cho NCT. Đối với xã hội là do cơ sở vật chất kỹ thuật cho thể dục, thể thao chưa phát triển; ít di tích văn hoá, lịch sử,

Page 208: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

196

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

bảo tàng, danh lam thắng cảnh. Một số cơ quan quản lý các cơ sở này chưa thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước; cơ quan chức năng chưa thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm. Mặt khác, quy định giảm trừ còn “cào bằng” cho mọi đối tượng, vùng miền.

Hiện nay, việc thu thập thông tin, số liệu phân tích đánh giá về thể thao, du lịch của NCT còn rất hạn chế. Vì vậy, cần đẩy mạnh tuyên truyền chính sách đối với NCT nói chung và tại các cơ sở văn hóa, thể thao nói riêng. Đồng thời, tăng cường chức năng giám sát của Hội NCT, Ủy ban quốc gia về NCT và các cơ quan chức năng Nhà nước. Cần thực hiện miễn phí, hoặc giảm phí với tỷ lệ cao hơn mức chung cho NCT thuộc hộ nghèo hoặc ở khu vực khó khăn khi họ tham gia các hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi. Mặt khác, bên cạnh việc tạo điều kiện cho NCT tham gia các phong trào thể dục thể thao, du lịch, giải trí mang ý nghĩa về tinh thần, cần tư vấn, tuyên truyền vận động, khuyến khích và hỗ trợ cho NCT xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ nghỉ ngơi hợp lý và tham gia hoạt động thể chất thường xuyên phù hợp với lứa tuổi để rèn luyện nâng cao sức khoẻ.

Các CLB tích cực trong hoạt động này, như CLB LHT TGN, cần được đầu tư nhân rộng và ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch hỗ trợ. Hội NCT Việt Nam cần sớm thực hiện nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao trong Đề án Nhân rộng CLB: “Hội NCT Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tuyên truyền, thể dục thể thao, dưỡng sinh, văn nghệ…của các CLB LTH TGN”.

3.4. Quan hệ gia đình của người cao tuổi

Yếu tố gia đình có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ cũng như phát sinh bệnh tật của mỗi cá nhân nói chung và mỗi NCT nói riêng. Ngoài các yếu tố về kiểu gen, thói quen sinh hoạt, hành vi lối sống, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng có liên quan đến nhiều loại bệnh tật khác nhau ở NCT. Các thành viên trong gia đình cũng chính là những người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và hỗ trợ cho NCT kể cả lúc khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau, bệnh tật.

Trong gia đình truyền thống của người Việt, con cháu luôn ghi nhớ công ơn và giữ gìn chữ hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Luật pháp Việt Nam cũng góp phần củng cố mối quan hệ này. Luật Người cao tuổi (2009) quy định nghĩa vụ của con cháu trong việc phụng dưỡng người cao tuổi (Điều 10) đồng thời quy định NCT được quyền “Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn” (Điều 3). Nghĩa vụ phụng dưỡng NCT cũng được quy định rõ trong Điều 70 và Điều 104 của Luật Hôn nhân và gia đình (2014).

Theo Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, có 51,5% NCT cho rằng họ nên sống chung với con, cháu. Tuy nhiên, chỉ có 32,6% số hộ gia đình có NCT (35,7% ở khu vực thành thị và 31,4% ở khu vực nông thôn). Tỷ lệ NCT sống riêng có xu hướng ngày càng tăng. Trong số những NCT sống riêng, có 95% được con về thăm trong vòng 12 tháng qua. Có 39,3% NCT cho biết nguồn sống chính của họ là do con cháu chu cấp. Ngược lại, 90% NCT hỗ trợ con, cháu trong cuộc sống (nội trợ, chăm sóc trẻ,…). Đa số NCT (87%) nói rằng gia đình, con cháu đối với mình là tốt. Như vậy, nếp sống “Trẻ cậy cha, già cậy con” trong xã hội Việt Nam hiện đại vẫn còn giá trị [119]. Trong cuộc sống, NCT luôn gương mẫu đi đầu và làm nòng cốt trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa, dòng họ hiếu học. Tuy nhiên, dường như đời sống tinh thần của NCT không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào vật chất. Hà Nội có đời sống vật chất cao hơn Thanh Hoá nhưng tỷ lệ NCT cảm thấy không thoải mái cao gấp 5 lần

Page 209: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

197

Chương VII. Môi trường xã hội đối với sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

Thanh Hoá, ngược lại tỷ lệ NCT cảm thấy có cuộc sống thoải mái ở Thanh Hoá cao gấp hơn 3 lần ở Hà Nội [120].

Cũng cần nhấn mạnh rằng, NCT và các thế hệ con cháu trong gia đình ngày nay được sinh ra và lớn lên trong các khung cảnh kinh tế, xã hội hết sức khác nhau nên có sự khác biệt rất lớn về nhận thức, thái độ, hành vi giữa các thế hệ. Nếu không có kiến thức, kỹ năng giải quyết tốt những khác biệt sẽ nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí là xung đột thế hệ với các mức độ khác nhau. Bạo lực gia đình đối với NCT có xu hướng giảm rõ rệt nhưng vẫn còn tồn tại với 4042 vụ năm 2011; 2232 vụ năm 2012; 2367 vụ năm 2013 và 1432 vụ năm 2014. Phần lớn các vụ bạo lực gia đình đối với NCT đã được giải quyết kịp thời [121]. Bên cạnh đó, con, cháu còn hạn chế trong việc tâm sự, trao đổi thông tin với ông, bà, cha, mẹ làm ảnh hưởng đến tâm lý tình cảm của NCT.

Nguy cơ xung đột giữa NCT với con cháu trong gia đình hiện nay càng đáng quan ngại hơn do sự xuống cấp của văn hóa gia đình; Nhà nước thiếu các kế hoạch, phương pháp giáo dục văn hóa gia đình, đặc biệt là giáo dục đạo đức làm người; chưa tạo nên sức ép dư luận đủ lớn và các chế tài xử lý đủ mạnh với các hành vi bạo lực ông, bà, cha, mẹ trong gia đình. Bên cạnh đó, còn do đời sống của con cháu gặp khó khăn, bị quẫn bách, do thiếu tu dưỡng đạo đức, bị tiêm nhiễm thói hư, tật xấu tệ nạn ngoài xã hội. Bởi vậy, cần tạo môi trường hòa thuận trong gia đình và cộng đồng nơi cư trú để NCT được bình an, được chia sẻ tình cảm và tâm tư với người thân và bè bạn đồng thời tăng cường giáo dục, cưỡng bức thực hiện đạo hiếu thảo với ông bà cha mẹ và NCT. Trên phương diện y tế, cần đẩy mạnh việc tư vấn cho các thành viên trong gia đình cách dung hoà các mối quan hệ với NCT; hướng dẫn người nhà các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong hỗ trợ CSSK NCT.

3.5. Quan hệ xã hội của người cao tuổi

Người Việt vốn có truyền thống kính trọng NCT, thể hiện qua quan niệm “Kính lão đắc thọ”; truyền thống này được tiếp nối qua chính sách và pháp luật. Điều 37, khoản 3 của Hiến pháp năm 2013 quy định “NCT được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chính phủ cũng đã có các chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số: Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg và Quyết định số 56/2013/QQĐ-TTg.

Nhờ truyền thống và chính sách trọng lão, NCT đã tích cực hội nhập, tham gia các hoạt động của cộng đồng. Đến hết năm 2014, toàn quốc có hơn 8 469 000 hội viên Hội NCT, chiếm khoảng 84% tổng số NCT ở Việt Nam. Trong giai đoạn 2009 - 2014, các cơ quan trung ương và Chính phủ đã tiếp 60 đoàn gồm 5000 già làng trưởng bản là NCT để động viên và tham vấn [122]. Ở các địa phương, NCT đã tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng”, tham gia xây dựng hệ thống chính trị, văn hóa cơ sở, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, biển đảo; làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới. Hiện cả nước có 1,24 triệu NCT (13,2% NCT) tham gia công tác Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể; Hội NCT của 1000 xã thuộc 44 tỉnh, thành phố có biên giới, biển đảo đã ký chương trình phối hợp hành động với các đồn biên phòng. Đã có hơn 2 triệu lượt NCT tham dự 4013 hội nghị góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp với trên 165 nghìn ý kiến [118].

CLB LTH TGN có một số hoạt động nhằm thúc đẩy sự tham gia của NCT tại cộng đồng. Nhiều NCT đã trở thành các Tình nguyện viên chăm sóc tại nhà, Tình nguyện viên phát triển kinh tế, hoặc đã giúp đỡ các trường hợp khó khăn tại cộng đồng qua hoạt động Tự giúp nhau/

Page 210: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

198

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

hỗ trợ cộng đồng thường xuyên hàng tháng. Được tham gia và trở thành người có ích, nhiều NCT cho biết đã vui hơn, khỏe hơn. Tại cộng đồng, từ năm 2010 đến nay trung bình mỗi năm có hơn một triệu NCT được các cấp ủy, chính quyền chúc thọ, mừng thọ; hơn 900 ngàn NCT được thăm hỏi khi ốm đau, bệnh tật, tặng quà nhân các ngày lễ, tết cổ truyền của dân tộc [123]. Riêng năm 2015 đã có 22 659 NCT từ 100 tuổi trở lên được Chủ tịch nước gửi thiếp, quà mừng thọ65. Một số địa phương tổ chức chúc thọ, mừng thọ đối với NCT có độ tuổi ngoài các độ tuổi được quy định [122]. Khi từ trần NCT được gia đình, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, tổ dân phố, thôn, bản tổ chức tang lễ trang trọng, tiết kiệm, phù hợp nếp sống văn hóa; NCT cô đơn được UBND cấp xã/phường/thị trấn nơi cư trú phối hợp với Hội NCT và các tổ chức đoàn thể địa phương tổ chức tang lễ và mai táng theo quy định [24].

Tuy nhiên, do nhiều NCT không có giấy tờ chứng sinh, hoặc bị mất mát do chiến tranh… nên không rõ năm sinh, khó xác định chính xác tuổi để tổ chức lễ và tặng quà mừng thọ. Vì vậy, cần tiếp tục quan tâm thực hiện tốt hơn nữa các quy định chính sách đối với việc mừng thọ và tổ chức tang lễ đối với NCT, đặc biệt đối với NCT ở các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số ít người. Bên cạnh đó, cần có các giải pháp cụ thể, thiết thực để hỗ trợ NCT hoà nhập với cộng đồng, nâng cao vai trò của NCT trong cộng đồng, tạo điều kiện cho NCT được đóng góp sức mình cho xã hội.

3.6. Đời sống tâm linh của người cao tuổi

Tất cả các bản Hiến pháp các năm 1946 (Điều 10); năm 1959 (Điều 26), năm 1980 (Điều 68), năm 1992 (Điều 70) đều quy định quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của công dân. Điều 24 Hiến pháp năm 2013, quy định “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”, “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”.

Phần lớn các gia đình Việt Nam đều thờ cúng tổ tiên, thờ thổ thần hoặc thổ công, thờ ở nhà mồ… Các tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo,… đã tồn tại ở Việt Nam từ lâu với sự tham gia của dòng họ, gia đình qua nhiều thế hệ. Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, toàn quốc có 15 651 467 người xác nhận mình theo một tôn giáo nào đó. Ở các Trung tâm chăm sóc NCT thường có không gian cho NCT tiến hành nghi lễ tôn giáo.

Một khảo sát tại Hà Nội cho biết có 12% NCT từ 60 tuổi trở lên đi lễ chùa [124]. Ngoài việc đi lễ chùa, tụng kinh trên chùa hàng tuần, NCT còn tham gia vào các khóa lễ, các ngày lễ chính của chùa, tổ chức hành hương tới các chùa khác,… Tự do tôn giáo đã góp phần thỏa mãn đời sống tinh thần nói chung và đời sống tâm linh nói riêng của NCT. Một khi đời sống tinh thần và tâm linh được ổn định sẽ góp phần cải thiện sức khoẻ của NCT. Bởi vậy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội địa phương và gia đình, các cơ sở nuôi dưỡng NCT tạo điều kiện để NCT được thực hiện tín ngưỡng tâm linh đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

3.8. Hoạt động kinh tế đóng góp cho xã hội và gia đình của NCT

Theo Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 2014, người 60 tuổi có thể sống thêm 18,2 năm với nam và 20,6 năm với nữ. Trong số này, nhiều người còn khỏe mạnh, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhất là nhóm 60 - 64 tuổi, có nhu cầu và vẫn còn khả năng làm việc.

65 Số liệu thống kê của Vụ Thi đua-Khen thưởng, Văn phòng Chủ tịch nước.

Page 211: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

199

Chương VII. Môi trường xã hội đối với sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

Việt Nam cũng đã có các chính sách tạo điều kiện cho NCT làm việc đóng góp công sức của mình cho gia đình và xã hội. Luật Người cao tuổi quy định NCT “được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khỏe, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò của người cao tuổi”. Bộ luật Lao động (2012) quy định NCT “được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khỏe, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi”. Theo đó, NCT được ưu đãi rút ngắn thời gian làm việc hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian (Điều 166); không sử dụng NCT làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Điều 167) và nâng tuổi nghỉ hưu cho người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý (Điều 187).

Trên cơ sở đó, Điều 9, mục 2 Nghị định số 141/2013/NĐ-CP quy định kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu không quá 5 năm đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ; không quá 7 năm đối với giảng viên có chức danh phó giáo sư và không quá 10 năm đối với giảng viên có chức danh giáo sư. Điều 2 Nghị định số 53/2015/NĐ-CP quy định chi tiết 10 đối tượng được kéo dài thời gian làm việc; trong đó, với các nhóm đối tượng ở cấp thứ trưởng và tương đương, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao nhưng không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ. Những văn bản này, tuy mới tập trung cho một số nhóm nhỏ đối tượng nhưng cũng là tiền đề cho việc xây dựng những chính sách phát huy lao động của NCT, đặc biệt là NCT có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Với sự tạo điều kiện của Nhà nước, sự đồng thuận của gia đình và nỗ lực của bản thân NCT, tỷ lệ và số lượng NCT trong lực lượng lao động của cả nước tăng dần qua các năm. Năm 2015, hơn 4,49 triệu NCT có việc làm, chiếm 8,4% trong tổng số những người có việc [125]. Bên cạnh đó, có hơn 95 000 NCT làm chủ trang trại, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ; hơn 300 000 NCT làm kinh tế giỏi. NCT cả nước đã vận động gia đình, họ tộc đóng góp 3480 tỷ đồng, hiến tặng hơn 12,4 triệu m2 đất, hơn 5,3 triệu ngày công làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương [118].

Bên cạnh những NCT làm việc theo sở nguyện, như một niềm vui hoạt động, cũng phải thừa nhận rằng, còn nhiều người phải làm việc vì lý do kinh tế. Theo Điều tra quốc gia về người cao tuổi, năm 2011 chỉ có 16,1% NCT có lương hưu; 9,4% có trợ cấp xã hội; những nguồn thu khác không thực sự vững chắc. Có tới hơn 62% NCT thu không đủ chi tiêu trong gia đình. Đây có thể là sức ép khiến NCT phải tích cực hoạt động kinh tế [28]. Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát tại Hà Tây năm 2003 cho thấy: 25,6% NCT ở khu vực thành thị và 28,3% NCT khu vực nông thôn có nhu cầu lao động; trong đó, lao động với mục đích kiếm sống chiếm tỷ lệ lần lượt là 15,5% ở thành thị và 16,5% ở nông thôn [113]. Mặt khác, việc làm của NCT thường phản ảnh đặc trưng công việc của nhóm yếu thế: tự làm, tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp năng suất thấp, không có hợp đồng… Với thu nhập thấp và không ổn định, những gia đình có NCT thường gặp khó khăn hơn khi mắc các BKLN, nhất là các bệnh nan y, với tỷ lệ chi tiêu cho y tế ở mức thảm hoạ cao hơn và có nguy cơ cao hơn bị nghèo hoá do chi tiêu y tế [126].

Ngoài những hoạt động đóng góp trực tiếp cho xã hội và gia đình về mặt kinh tế, NCT cũng tích cực đóng góp cho gia đình qua các công việc thường ngày như chăm sóc cháu, chắt, làm các công việc nhà,... Không trực tiếp làm việc có thu nhập song 27,2% NCT trông cháu giúp đỡ con đi làm; 17,4% NCT hỗ trợ con, cháu làm kinh tế hộ gia đình; 27,5% NCT đảm nhiệm các công việc nội trợ và 7,6% NCT vẫn tích cực tham gia các công tác từ thiện, các hoạt động xã hội và cộng đồng [115].

Page 212: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

200

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

CLB LTH TGN có một mảng hoạt động lớn nhất là hoạt động tăng thu nhập. Mỗi CLB đều có một Quỹ Tăng thu nhập để cho thành viên vay (bằng tiền, hoặc hiện vật) nhằm tạo công ăn việc làm cho NCT, giúp NCT tiếp tục tham gia các hoạt động kinh tế. Bên cạnh việc được vay vốn của CLB, các thành viên còn được CLB truyền thông về các hoạt động tăng thu nhập phù hợp với NCT, chuyển giao khoa học kỹ thuật, thăm quan, học hỏi, chia sẻ các mô hình kinh tế; CLB cũng khích lệ, động viên các thành viên tích cực tham gia phát triển kinh tế, qua việc ghi nhận, biểu dương các gương làm ăn giỏi cũng như qua hoạt động của đội ngũ tình nguyện viên phát triển kinh tế (người biết làm ăn được khuyến khích đỡ đầu/hỗ trợ cho người muốn làm theo). Một đánh giá năm 2015 của UNFPA về mô hình cho thấy, thu nhập bình quân hàng năm của thành viên CLB tăng 30,3%. Tuy vậy, Quỹ Tăng thu nhập của các CLB do địa phương tự nhân rộng còn hạn chế, do chưa có đầu tư của nhà nước, mà chủ yếu là nguồn lực vận động.

Như vậy, việc đáp ứng nhu cầu mong muốn có việc làm và tham gia hoạt động kinh tế-xã hội của NCT ở Việt Nam là một yêu cầu tất yếu của xã hội. Việc này sẽ giải quyết được nhiều vấn đề cho xã hội như phát huy, lôi cuốn NCT tiếp tục tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội, giảm gánh nặng cho an sinh xã hội, đồng thời cũng cải thiện sức khỏe cho bản thân NCT, góp phần giải quyết các chính sách an sinh xã hội cho NCT, giảm bớt chi phí cho xã hội. Các mô hình giúp NCT tham gia phát triển kinh tế ngay tại cộng đồng như Mô hình CLB LTH TGN cần được nhà nước đầu tư Quỹ Tăng thu nhập. Hội Người cao tuổi cần sớm thực hiện nhiệm vụ đã được giao trong Đề án Nhân rộng CLB LH TGN: Hội Người cao tuổi Việt Nam, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam để truyền thông, hướng dẫn câu lạc bộ kiến thức sản xuất và lồng ghép nguồn lực từ chương trình nông nghiệp, nông thôn mới.

Cần có những chính sách cụ thể khuyến khích các cơ quan chính quyền, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp sử dụng lao động là người cao tuổi có sức khỏe, mong muốn được tiếp tục làm việc, đặc biệt là NCT có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có tay nghề bậc cao, thợ lành nghề. Điều này vừa tận dụng được lực lượng lao động có trình độ, chuyên môn tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đồng thời cũng giảm bớt sức ép tăng tuổi nghỉ hưu. Mặt khác, cũng cần hoàn thiện chính sách an sinh xã hội cho NCT để giảm bớt lao động do sức ép kinh tế.

Tóm lại, môi trường xã hội thân thiện với NCT cần bảo đảm các nhu cầu toàn diện cả về thể chất và tinh thần của NCT, an toàn cho NCT, thúc đẩy NCT, gia đình và cộng đồng tham gia giữ gìn, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ đồng thời tạo điều kiện tối đa cho NCT được tham gia đóng góp cho xã hội trong khả năng cho phép. Về mặt vĩ mô, chúng ta đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy môi trường xã hội hỗ trợ cho sức khoẻ người cao tuổi theo hướng già hoá khoẻ mạnh. Tuy nhiên, chúng ta còn thiếu một chiến lược và chương trình hành động mang tính lồng ghép cũng như các giải pháp cụ thể để các chính sách này đi vào đời sống. Nhiều chính sách và giải pháp hiện vẫn chỉ mới hướng đến người nghèo, các nhóm đối tượng yếu thế, trong đó có NCT chứ chưa thực sự tập trung và mang tính đặc thù cho NCT. Mô hình CLB LTH TGN - một mô hình cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, sức khỏe và tinh thần cho NCT, đã được đưa vào Chương trình Hành động Quốc gia về NCT, 2012 - 2020 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nhân rộng, nhưng ngân sách đầu tư từ nhà nước còn rất hạn chế, nguồn lực nhân rộng vẫn chủ yếu là nguồn vận động, dẫn đến tiến độ nhân rộng còn chậm. Các khuyến nghị về việc xây dựng môi trường xã hội thân thiện với NCT hướng đến mục tiêu già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam được trình bày trong Chương VIII.

Page 213: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

201

Chương VIII. Các vấn đề ưu tiên và khuyến nghị giải pháp hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam

Chương VIII. Các vấn đề ưu tiên và khuyến nghị giải pháp hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam

1. Các vấn đề ưu tiên cho già hóa khỏe mạnh

1.1. Các vấn đề ưu tiên về sức khoẻ liên quan đến già hoá dân số

Thách thức do vấn đề già hoá dân số

■ Tốc độ già hoá nhanh, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động giảm mạnh, thời gian chuẩn bị ngắn nhưng nhận thức về các vấn đề của già hoá dân số vẫn còn hạn chế trong xây dựng chính sách và lập kế hoạch.

■ Xu hướng nữ hoá NCT, tình trạng goá bụa, sống đơn thân, dự báo dân số siêu già ở nông thôn năm 2049 (65 tuổi trở lên) chưa được quan tâm xem xét đầy đủ trong các chính sách về y tế và an sinh xã hội.

Các vấn đề sức khoẻ ưu tiên ở người cao tuổi

■ Nhiều NCT còn khỏe mạnh, đang tham gia tích cực vào gia đình xã hội. Nhóm này cần được phòng chấn thương, phòng bệnh truyền nhiễm và BKLN, nâng cao sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

■ Đối với NCT bị bệnh, gánh nặng bệnh tật chủ yếu do các BKLN, đặc biệt là các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính. NCT mắc những bệnh này cần được khám sàng lọc để phát hiện sớm, xử trí kịp thời và quản lý hiệu quả. Thời gian quản lý bệnh kéo dài nên cần có khả năng tiếp cận ở cơ sở y tế gần nhà với giá có thể trả được.

■ Gánh nặng bệnh tật do thoái hoá, mất chức năng của NCT tăng theo tuổi. Khả năng hồi phục sau bệnh tật và chấn thương cũng suy giảm ở NCT. NCT cần được cung cấp dịch vụ PHCN kịp thời để giảm tốc độ thoái hóa hoặc đảo ngược những hạn chế trong khả năng sinh hoạt cá nhân hằng ngày. Đồng thời những NCT gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày cần sự giúp đỡ để sống hòa nhập trong cộng đồng và gia đình.

■ Các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thần kinh ở NCT tác động rất lớn tới chất lượng sống và khả năng tự chăm sóc. Đồng thời các bệnh tật khác, suy giảm khả năng tự lập và hoàn cảnh cô đơn tăng nguy cơ bệnh tâm thần. Nhóm bệnh này ít được quan tâm so với những BKLN khác.

■ Các yếu tố nguy cơ về hành vi (và chuyển hoá) đóng góp quan trọng vào gánh nặng bệnh tật và tử vong ở NCT nhưng giải pháp kiểm soát ngay từ độ tuổi trẻ hơn vẫn chưa phát huy đủ tiềm năng để giúp thế hệ sau già hóa khỏe mạnh.

1.2. Các vấn đề ưu tiên về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Quản lý nhà nước về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

■ Cơ chế trách nhiệm giải trình của các đơn vị có nhiệm vụ trong Đề án CSSK NCT chưa được thành lập. Chưa có cơ chế báo cáo số liệu hằng năm về các chỉ số liên quan CSSK NCT để theo dõi, đánh giá.

Page 214: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

202

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

■ Vai trò và trách nhiệm của Cục YTDP chưa được làm rõ trong Đề án CSSK người cao tuổi.

■ Thiếu sự phối hợp liên ngành trong những lĩnh vực như phòng trào NCT tập thể lực, chăm sóc y tế trong chăm sóc dài hạn cho NCT.

■ Hoạt động cụ thể chưa được đề xuất để thực hiện một số nhiệm vụ về CSSK NCT như: CSSK tâm thần, phòng ngừa khuyết tật, phòng té ngã, chăm sóc giảm nhẹ.

■ Phân cấp trách nhiệm CSSK NCT cho các địa phương cần thiết để bảo đảm trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương, tuy nhiên việc này gây khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về CSSK NCT.

Tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Truyền thông giáo dục sức khỏe

■ Thiếu sự phối kết hợp giữa các chương trình phòng chống BKLN khác nhau trong truyền thông, giáo dục sức khỏe, đào tạo nâng cao năng lực khám chữa bệnh toàn diện.

■ Nhiều NCT và gia đình của họ thiếu kiến thức cơ bản về phát hiện sớm dấu hiệu bệnh, nguyên nhân gây bệnh, chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường thể lực phù hợp với NCT, những nhu cầu cơ bản khác về CSSK NCT và thông tin về các loại cơ sở y tế có đủ năng lực chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh phổ biến ở NCT.

Khám sức khỏe định kỳ, quản lý sức khỏe của người cao tuổi

■ Chưa xác định gói khám sức khỏe định kỳ cho NCT phù hợp với nhu cầu phát hiện bệnh sớm của những người chưa có triệu chứng (khám sàng lọc), mặc dù có bằng chứng quốc tế về tính hiệu quả-chi phí của việc sàng lọc phát hiện sớm một số bệnh tật. Trong khi Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 21 (2011) quy định ngân sách địa phương là nguồn kinh phí để thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho NCT, nhiều Sở Y tế vẫn chưa biết để thực hiện. Thiếu hướng dẫn về nội dung kiểm tra sức khỏe và định mức ngân sách cũng góp phần khiến cho chính sách này chưa được thực hiện rộng rãi. .

■ Thiếu hướng dẫn chuyên môn về khám sàng lọc bệnh cho NCT và quản lý bệnh, PHCN ở tuyến y tế xã phù hợp với mô hình bệnh tật của NCT.

Khám chữa bệnh cho người cao tuổi

■ Thiếu văn bản về chức năng nhiệm vụ của khoa lão khoa ở các bệnh viện, nên các cơ sở y tế đang gặp khó khăn trong việc tổ chức và hoạt động phù hợp với nhu cầu NCT. Cụ thể, người bệnh cao tuổi thường nằm ở nhiều khoa khác nhau tùy theo loại bệnh, cần có cán bộ của khoa lão khoa được phân công quản lý từng người bệnh cao tuổi toàn bệnh viện, tránh tương tác thuốc, bảo đảm có kế hoạch xuất viện bao gồm cả hoạt động PHCN và/hoặc chăm sóc tại nhà, tại cộng đồng.

■ Thiếu quy chế chuyển tuyến từ bệnh viện về xã để tiếp tục điều trị những bệnh mạn tính đã điều trị ổn định, ở tuyến xã có khả năng tiếp tục theo dõi và cấp thuốc theo đơn của tuyến trên.

Page 215: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

203

Chương VIII. Các vấn đề ưu tiên và khuyến nghị giải pháp hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam

Các dịch vụ y tế khác cho người cao tuổi

■ Chăm sóc y tế tại nhà là nhu cầu thiết yếu đối với những NCT bị bệnh nặng, khuyết tật, khó khăn đi lại hoặc thậm chí nằm một chỗ, nhưng hiện nay Luật Khám bệnh, chữa bệnh chưa quy định về loại hình dịch vụ y tế này, trừ hoạt động chăm sóc tại nhà của bác sĩ gia đình.

■ Hoạt động PHCN tại cộng đồng hiện nay chưa chú trọng tới đối tượng khuyết tật do tuổi tác, hoặc nhu cầu PHCN sau phẫu thuật, điều trị nội trú, hoặc đột quỵ, sa sút trí tuệ và tiềm năng hồi phục đủ để giảm khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày.

■ Vấn đề chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời đối với các bệnh mạn tính ở NCT còn rất hạn chế, hầu như mới tập trung cho chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Hiện nay vẫn còn nhiều người chịu đau vì cơ sở cung cấp dịch vụ y tế hoặc thầy thuốc chưa hiểu hết các quy định pháp luật về quản lý thuốc giảm đau.

Các nguồn lực đầu vào cho chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Nhân lực y tế chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

■ Thiếu văn bản miêu tả chuẩn năng lực của cán bộ y tế làm việc với NCT (gồm cả bác sĩ đa khoa, bác sĩ gia đình, các chuyên khoa có tỷ lệ cao người bệnh là NCT như khoa nội, tim mạch, cơ xương khớp, nội tiết, tâm thần) để phục vụ nhu cầu sửa lại chương trình đào tạo trước hành nghề, sau đại học và liên tục.

■ Chương trình đạo tạo bác sĩ đa khoa, bác sĩ gia đình, điều dưỡng chưa lồng ghép đầy đủ các năng lực chăm sóc y tế cho NCT vào nội dung của chương trình đào tạo.

■ Mã ngành lão khoa chưa được đưa vào danh mục mã ngành cấp IV cấp sau đại học của hệ thống giáo dục quốc dân dù 3 trường đang đào tạo CKII và một trường đào tạo cả CKI, thạc sĩ và tiến sĩ về lão khoa.

■ Chưa có Hội Lão khoa hoạt động toàn quốc để giúp những người có nhiệm vụ CSSK NCT có thể chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và đóng góp tích cực hơn vào hướng dẫn điều trị, đào tạo chuyên môn và xây dựng chính sách, tiêu chuẩn, kế hoạch và chiến lược.

■ Chưa có cơ chế động viên nhân lực y tế dành thời gian tư vấn đầy đủ về phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe, tránh yếu tố nguy cơ, tác dụng phụ cần lưu ý trong quá trình điều trị, v.v. trong quá trình CSSK, KCB cho NCT.

■ Hướng dẫn PHCN, năng lực và kỹ năng PHCN tại cộng đồng chưa phù hợp với nhu cầu PHCN cho NCT, đặc biệt PHCN sau điều trị và PHCN hồi phục suy giảm khả năng hoạt động hằng ngày.

■ Nhân lực y tế chưa có năng lực tư vấn những lựa chọn tiếp tục điều trị hoặc chuyển hướng chăm sóc giảm nhẹ khi NCT mắc bệnh nan y, hoặc suy yếu không chịu được điều trị tiếp. Tỷ lệ cán bộ y tế được đào tạo đầy đủ về giảm đau còn rất thấp.

Tài chính y tế cho chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

■ Giải pháp tài chính bền vững cho việc khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ dân số cao tuổi chưa được đề xuất. BHYT vướng do Luật BHYT không đưa khám sàng lọc vào gói

Page 216: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

204

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

dịch vụ và khám sức khỏe là dịch vụ không được hưởng BHYT. Bộ Tài chính chưa được cấp đủ bằng chứng về tính hiệu quả chi phí của từng nội dung trong gói đó để xem xét cấp NSNN cho hoạt động này.

■ BHYT chưa thanh toán cho dịch vụ máy trợ thính, kính thuốc nên những NCT nghèo khó tiếp cận với những dịch vụ này để tăng khả năng sinh hoạt cá nhân hằng ngày.

■ Nhiều NCT chưa hiểu quyền lợi hưởng được từ BHYT. Hiện nay vẫn còn tỷ lệ lớn những NCT 80 tuổi trở lên chưa có BHYT dù được trợ cấp 100%.

■ Trạm y tế xã có ngân sách rất hạn chế và chế độ lương và phụ cấp không khuyến khích quản lý sức khỏe cho NCT một cách hiệu quả và chủ động.

Quản lý dược

■ Quản lý dược (mua sắm, bảo đảm sẵn có, kê đơn, thông tin thuốc cho NCT, v.v.) chưa lưu ý đến nhu cầu đặc biệt của NCT-thường mắc nhiều bệnh một lúc nên có nguy cơ nhầm lẫn thuốc, tương tác thuốc, hoặc tác động không mong muốn của thuốc do sử dụng kéo dài, hoặc do suy yếu cơ thể (như gan, thận).

■ Quy chế kê đơn thuốc hạn chế thời gian điều trị tối đa 30 ngày. Quy định giám định BHYT ở một số địa phương chỉ cho phép người bệnh lĩnh thuốc 2 tuần một lần. Đối với NCT gặp khó khăn đi lại, hậu quả là gián đoạn thời gian quản lý bệnh, giảm hiệu quả điều trị.

1.3. Các vấn đề ưu tiên về chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi

Quản lý nhà nước về chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi

■ Một số văn bản liên quan trợ giúp xã hội vẫn chưa tính đến nhu cầu của NCT là đối tượng yếu thế cần sự quan tâm đặc biệt. Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020 có mục tiêu phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tượng yếu thế theo hướng hội nhập quốc tế nhưng hoạt động không đề cập đến đối tượng là NCT (565/QĐ-TTg năm 2017). Văn bản về giám định khuyết tật vẫn chưa quy định cụ thể những đặc trưng khuyết tật do già hóa, Hội đồng giám định khuyết tật chưa có đại diện của Hội NCT, mặc dù tỷ lệ khuyết tật ở NCT cao. Bảo hiểm y tế vẫn chưa tính đến nhu cầu NCT khám tại nhà do khuyết tật, khó đi lại.

■ Sự kết nối liên ngành trong xây dựng và thực hiện chính sách về chăm sóc dài hạn cho NCT vẫn còn yếu và chưa mang tính hệ thống. Ngành LĐTBXH có trách nhiệm quản lý nhà nước về các cơ sở bảo trợ xã hội và nhân lực chăm sóc NCT trong khi ngành y tế có trách nhiệm cấp giấy phép cho cơ sở KCB và chứng chỉ hành nghề y tế. Chăm sóc dài hạn cho NCT đòi hỏi vừa hỗ trợ sinh hoạt cá nhân hằng ngày vừa chăm sóc y tế tại nhà NCT hoặc tại cơ sở tập trung như nhà dưỡng lão. Hiện nay thiếu văn bản liên bộ để thống nhất tiêu chuẩn, phạm vi hoạt động, cách phối hợp giữa nhân lực chăm sóc cá nhân và nhân lực chăm sóc y tế, cơ chế giám sát đối với dịch vụ chăm sóc tại nhà (trong cộng đồng). Theo Chương trình hành động về NCT có hoạt động “chuẩn hóa cơ sở chăm sóc NCT”, tuy nhiên trách nhiệm thực hiện chưa được giao cụ thể cho cơ quan nhà nước nào.

■ Quy định về đăng ký kinh doanh có điều kiện của ngành kế hoạch đầu tư chưa tính đến yêu cầu xin giấy phép hoạt động chăm sóc NCT được quy định trong văn bản dưới Luật

Page 217: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

205

Chương VIII. Các vấn đề ưu tiên và khuyến nghị giải pháp hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam

NCT. Có nhiều cơ sở chăm sóc NCT nội trú đăng ký kinh doanh và đưa vào hoạt động nhưng chưa có giấy phép hoạt động chăm sóc NCT.

■ Số đối tượng NCT được hưởng trợ giúp xã hội, dịch vụ công tác xã hội còn rất ít so với nhu cầu thực tế của xã hội. Dịch vụ công tác xã hội như can thiệp trong trường hợp bạo lực, hoặc tư vấn giúp tìm những dịch vụ cần thiết khi NCT suy giảm khả năng hoạt động đang được chăm sóc tại nhà, hiện nay chỉ được cung cấp cho NCT là đối tượng bảo trợ xã hội (nghèo, không có người phụng dưỡng). Nhiều NCT suy giảm năng lực nội tại đến mức không thể tự phục vụ, nhưng các quy định về giám định mức độ khuyết tật được xây dựng chủ yếu để phục vụ người lao động mất sức, chưa tính đến nhu cầu của NCT để xác định mức độ khuyết tật để được hưởng những trợ giúp xã hội cần thiết. NCT bị khuyết tật nặng, cần người khác hỗ trợ mới thực hiện sinh hoạt cá nhân hằng ngày vẫn chưa được xác định là đối tượng được hưởng mức trợ giúp cao hơn để có nguồn kinh phí trả công hoặc bù thu nhập mất đi của người thân phải nghỉ việc chăm sóc.

■ Quy định về nghĩa vụ phụng dưỡng NCT chưa tính đến những khó khăn thực tế của những gia đình thu nhập trung bình và thấp, hoặc làm việc theo giờ hành chính. Không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi theo quy định của pháp luật là vi phạm hành chính có chịu phạt. Tuy nhiên, nguyên nhân của hành vi vi phạm có thể do thiếu điều kiện kinh tế, thiếu thân nhân có thời gian chăm sóc, hoặc do nhu cầu của NCT khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng vượt khả năng của người nhà. Trợ giúp thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng hiện nay chỉ có tại địa phương có tổ chức TNV hỗ trợ chăm sóc NCT.

Mô hình chăm sóc

Chăm sóc tại nhà (tại cộng đồng)

■ Các gia đình có nghĩa vụ phụng dưỡng NCT, nhưng có trường hợp nhu cầu chăm sóc NCT vượt khả năng của gia đình. Công tác viên xã hội chỉ có chức năng đánh giá nhu cầu và lập kế hoạch hỗ trợ đối với NCT là đối tượng bảo trợ xã hội, không phải đối với các đối tượng khác như NCT nghèo có người phụng dưỡng không nghèo nhưng khó khăn kinh tế và NCT không nghèo nhưng không có người có nghĩa vụ phụng dưỡng. CLB LTH TGN có vai trò hỗ trợ trong các hoàn cảnh này (như hỗ trợ nấu ăn, đi chợ, v.v.), nhưng mô hình chưa được nhân rộng toàn quốc do thiếu kinh phí, nhân lực hỗ trợ nhân rộng mô hình.

■ NCT bị khuyết tật hoặc bệnh nặng, ngoài hỗ trợ sinh hoạt cá nhân hằng ngày còn có những yêu cầu chăm sóc sức khỏe hằng ngày đòi hỏi chuyên môn y tế. Hiện nay dịch vụ CSSK tại nhà có phạm vi được phép hoạt động rất hẹp, chỉ thực hiện y lệnh của bác sĩ, không được tiêm, kê đơn thuốc. Muốn được KCB, lấy mẫu máu, thay băng, kê đơn thuốc, thì phải sử dụng dịch vụ của phòng khám BSGĐ. Hiện nay, ở Việt Nam nhiều nơi chưa có phòng khám BSGĐ. Chưa có phương án cung cấp dịch vụ BSGĐ tại nhà đầy đủ mà không đòi hỏi đầu tư cả cơ sở vật chất, bộ máy của cơ sở phòng khám.

■ Hiện nay thiếu văn bản pháp quy về mô hình chăm sóc xã hội ban ngày cho NCT. Nhiều NCT vẫn tự chăm sóc được một phần, chỉ cần hỗ trợ một số lĩnh vực, hoặc đang sa sút trí tuệ nhẹ, không thể để ở nhà một mình (như đối với bệnh Alzheimer). Tuy nhiên, mô hình chăm sóc tập trung ban ngày tại cộng đồng vẫn chưa được phát triển để hỗ trợ

Page 218: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

206

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

gia đình vừa thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng vừa tham gia hoạt động kinh tế để tạo ra thu nhập cho gia đình.

■ Hợp đồng hoặc cam kết chăm sóc NCT bằng văn bản chưa chuẩn hóa nên khó bảo vệ quyền lợi NCT được chăm sóc. Văn bản pháp quy quy định chung về hợp đồng, nhưng chưa quy định cụ thể nội dung chăm sóc trong hợp đồng đối với người nhận chăm sóc nuôi dưỡng NCT tại cộng đồng, tình nguyện viên hoặc người cấp dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà trả công.

Chăm sóc tập trung

■ Mặc dù có quy định mới để cơ sở bảo trợ xã hội tư nhân đăng ký là dạng kinh doanh xã hội, có ưu đãi về đất, thuế, vốn, nhưng chính sách chưa được đưa vào thực tiễn, nhiều chủ cơ sở bảo trợ xã hội chưa biết phương án đăng ký là doanh nghiệp xã hội. Chưa có cơ chế giám sát thực hiện cam kết thực hiện mục tiêu xã hội chăm sóc NCT.

■ Chuẩn chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội hiện nay chủ yếu liên quan cơ sở hạ tầng, chưa đề cập nhiều đến các quá trình chăm sóc, bảo đảm an toàn, tôn trọng, đáp ứng hiệu quả các nhu cầu của NCT có thể áp dụng tại nhà và cơ sở bảo trợ xã hội. Vẫn chưa có các quy định về gói chăm sóc y tế cho NCT tại cơ sở bảo trợ xã hội, nơi tập trung những người suy giảm khả năng hoạt động nặng, có nhu cầu chăm sóc y tế cao.

■ Chưa có cơ sở pháp lý liên quan “cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung” được đề cập trong Đề án CSSK NCT. Bệnh viện không có chức năng chăm sóc dài hạn và cơ sở bảo trợ xã hội không có chức năng cấp dịch vụ KCB.

Nhân lực chăm sóc dài hạn

■ Người thân có nghĩa vụ chăm sóc NCT thường thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết. Nhân lực chính chăm sóc NCT là người thân, cần hỗ trợ sinh hoạt cá nhân hằng ngày và nhiều lúc cũng cần thực hiện cả việc chăm sóc y tế hằng ngày. Tuy nhiên, người thân thường không được đào tạo nên thiếu kiến thức, kỹ năng chăm sóc NCT. Thiếu cơ chế kiểm định chất lượng và tập hợp thư viện điện tử các loại video, lớp học, và tài liệu hướng dẫn các kỹ năng cơ bản để giúp người thân học chăm sóc NCT.

■ Chuẩn năng lực chăm sóc NCT vẫn chưa được quy định rõ ràng để xây dựng tài liệu đào tạo. Quy định người chăm sóc NCT yêu cầu kinh nghiệm (Nghị định số 136/2013/NĐ-CP) hoặc kỹ năng (Nghị định số 06/2011/NĐ-CP) chăm sóc NCT, nhưng thiếu danh mục năng lực cụ thể gây khó khăn trong xây dựng chương trình đào tạo cho những nhân lực khác nhau tham gia chăm sóc NCT. Thiếu tiêu chuẩn đạo đức của người chăm sóc cá nhân NCT.

■ Thiếu cơ sở pháp lý về tình nguyện viên hoặc người được trả công chăm sóc NCT. Mặc dù một số mô hình chăm sóc tại cộng đồng dựa vào TNV hoặc người được trả công chăm sóc NCT, nhưng chưa có chương trình đào tạo chuẩn hỗ trợ TNV hoặc nhân viên chăm sóc có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao. Chưa quy định phạm vi công việc TNV và nhân viên chăm sóc được thực hiện và hình thức hợp đồng/cam kết để bảo vệ quyền lợi NCT được chăm sóc cũng như quyền lợi của người chăm sóc. Chưa xác định trách nhiệm và cơ chế giám sát chất lượng chăm sóc (an toàn, vệ sinh, quản lý sức khỏe...) công việc chăm sóc NCT tại nhà.

Page 219: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

207

Chương VIII. Các vấn đề ưu tiên và khuyến nghị giải pháp hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam

Tài chính cho chăm sóc dài hạn

■ Chính sách quy định nhóm NCT là đối tượng bảo trợ xã hội chưa dựa vào nhu cầu thực sự. Tất cả những người NCT từ 80 tuổi trở lên chưa hưởng lương hưu hoặc chế độ trợ cấp xã hội khác đều được hưởng trợ cấp xã hội, nhưng ở mức rất thấp, bất kể là gia đình giàu hay nghèo. Còn có những nhóm dễ bị tổn thương lại chưa được nhận hỗ trợ tài chính, ví dụ như NCT bị khuyết tật nặng (tức có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần), NCT không thuộc hộ nghèo nhưng không có người có nhiệm vụ phụng dưỡng và thu nhập không đủ để thuê người chăm sóc.

■ Trong trường hợp NCT bị khuyết tật nặng (ví dụ nằm liệt giường) hoặc bị những bệnh cần chăm sóc liên tục (ví dụ bệnh Alzheimer), nhu cầu chăm sóc thường vượt khả năng của gia đình để đáp ứng. Thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng đòi hỏi hoặc trả công cho người được thuê chăm sóc, hoặc nghỉ việc hy sinh thu nhập đều có thể gây gánh nặng tài chính, thậm chí dẫn hộ gia đình rơi vào cảnh nghèo khổ. Chưa có chính sách bảo hiểm chăm sóc dài hạn tại nhà hoặc tại cơ sở trợ giúp xã hội.

■ BHYT chưa thanh toán những loại dịch vụ cần thiết cho NCT như CSYT và PHCN tại nhà hoặc tại nhà dưỡng lão do chưa có cơ chế kiểm soát lạm dụng.

■ Chính sách đãi ngộ cho lực lượng chăm sóc NCT trình độ sơ cấp, như TNV hoặc NVYTTB, chưa bảo đảm thu nhập để họ dành đủ thời gian thực hiện nhiệm vụ chăm sóc cá nhân hằng ngày cho NCT bị khuyết tật nặng hoặc cần hưởng DVYT để quản lý bệnh mạn tính hằng ngày tại cộng đồng.

■ Thiếu kinh phí mở rộng mô hình CLB LTH TGN toàn quốc dù mô hình này đáp ứng nhiều nhu cầu chăm sóc dài hạn cho NCT với chi phí rẻ.

■ Cơ chế nghỉ ốm của BHXH chưa cho phép hưởng chế độ nghỉ ốm trong trường hợp phải nghỉ việc để chăm sóc NCT bị ốm, chủ yếu vì thiếu kinh phí trong quỹ và khó kiểm soát lạm dụng.

1.4. Các vấn đề ưu tiên trong xây dựng môi trường xã hội thân thiện với người cao tuổi

■ Chế độ ăn của người cao tuổi về cơ bản có đủ năng lượng nhưng kiến thức, ý thức và thực hành của NCT về chế độ dinh dưỡng với mục đích dự phòng và kiểm soát bệnh tật vẫn còn hạn chế. Chưa có nội dung và phương thức tuyên truyền cụ thể, dễ thực hiện về chế độ ăn lành mạnh phù hợp với từng độ tuổi, sức khoẻ, bệnh tật của NCT.

■ Hầu hết người cao tuổi có nhà ở và được quan tâm ưu tiên trong sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, điều kiện vật chất và việc thiết kế, sắp xếp, bố trí tiện nghi trong nhà, thiết kế cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông, thiết bị di chuyển chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của NCT, bảo đảm sự thuận tiện và an toàn cho NCT trong sinh hoạt hằng ngày và khi tham gia giao thông, đi lại.

■ NCT hay gặp khó khăn trong đi lại để KCB khi nhu cầu chăm sóc các BKLN thường đòi hỏi sử dụng dịch vụ ở bệnh viện huyện trở lên, nhưng dịch vụ vận chuyển người bệnh từ trạm y tế lên bệnh viện chủ yếu đối với trường hợp ốm nặng.

Page 220: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

208

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

■ Độ phủ an sinh thu nhập chưa cao dẫn đến đời sống thấp và sức ép tiếp tục hoạt động kinh tế trong khi vẫn mang đặc trưng việc làm của nhóm yếu thế. Sức khỏe tinh thần của người cao tuổi hay bị ảnh hưởng bởi những lo lắng về tiền, đặc biệt về chi phí KCB, và việc thành gánh nặng tài chính cho con cái. Các hộ gia đình có NCT có nguy cơ gặp phải chi phí thảm hoạ và nghèo hoá do chi tiêu y tế cao hơn, đặc biệt khi mắc các bệnh nặng như ung thư, tai biến mạch máu não, hoặc có nhu cầu mổ tim, chạy thận nhân tạo.

■ Nguồn thông tin và việc tiếp cận với thông tin về CSSK của NCT và gia đình có NCT vẫn còn hạn chế. Bản thân NCT và các thành viên trong gia đình có nhu cầu được cung cấp các thông tin về dự phòng các BKLN, tự chăm sóc và hỗ trợ chăm sóc NCT. Chưa có các chương trình hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, tập luyện thể dục thể thao gắn với mục tiêu dự phòng và nâng cao sức khoẻ, phù hợp với từng độ tuổi và tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của NCT.

■ Tình trạng sống cô lập, những căng thẳng giữa các thế hệ trong nội bộ hộ gia đình như mâu thuẫn với con cái, con dâu, con rể, hoặc tình trạng mất phương hướng cũng tác động tiêu cực tới sức khỏe tinh thần của NCT. Trong khi đó, mô hình gửi NCT ở nhà dưỡng lão để chăm sóc chưa được xã hội chấp nhận và triển khai một cách rộng rãi.

■ Đã có chính sách khuyến khích NCT tham gia làm việc, đóng góp cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, vẫn thiếu các cơ chế và giải pháp cụ thể tạo điều kiện cho NCT được tham gia làm việc, hoạt động hoà nhập xã hội phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của từng nhóm đối tượng NCT.

2. Khuyến nghị các giải pháp y tế và liên ngành hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh

2.1. Định hướng các giải pháp chung đối phó với các vấn đề sức khoẻ liên quan với già hoá dân số

Các giải pháp chính sách đối với vấn đề già hoá dân số nhanh

■ Tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt của nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý của các bộ, ngành, địa phương về nhu cầu và quyền của NCT và người chăm sóc NCT để thực hiện thành công già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam. Tính đến vấn đề già hoá dân số vào trong xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách kinh tế xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm của quốc gia và các địa phương.

■ Đối với NCT có khả năng và nhu cầu làm việc: tìm giải pháp phù hợp để NCT tiếp tục tham gia lao động có việc làm phù hợp với sức khỏe, năng lực, vừa tạo thu nhập, vừa tránh cô đơn.

■ Mặc dù có nhiều NCT vẫn đóng góp vào nền kinh tế quốc gia, kiếm tiền, hưởng lương hưu, hoặc có gia đình phụng dưỡng, nhưng có NCT có nhu cầu chăm sóc y tế, chăm sóc dài hạn vượt khả năng của gia đình, và có những người không có người phụng dưỡng cần được quan tâm đặc biệt, không chỉ tiền trợ cấp hằng tháng, mà cả dịch vụ công tác xã hội, v.v.

Page 221: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

209

Chương VIII. Các vấn đề ưu tiên và khuyến nghị giải pháp hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam

Các giải pháp bảo đảm lối sống lành mạnh

■ Xây dựng các mô hình quản lý bệnh mạn tính của NCT tại cộng đồng; bảo đảm chăm sóc liên tục theo các mô hình phù hợp với các điều kiện, bối cảnh khác nhau.

■ Nâng cao kiến thức và nhận thức của NCT và các hộ gia đình có NCT về các biện pháp để duy trì và nâng cao sức khoẻ NCT. Thúc đẩy nâng cao sức khoẻ thông qua tập luyện thể dục, chế độ ăn hợp lý, bỏ thuốc lá và các can thiệp y tế công cộng khác dành cho NCT.

■ Tăng cường các hoạt động vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu hoặc các can thiệp khác (ví dụ phẫu thuật đục thủy tinh thể) để tăng cường chức năng thể chất và duy trì sự độc lập của NCT khi sức khoẻ xấu đi hoặc sau khi phải đối mặt với các vấn đề về sức khoẻ như nằm viện hoặc bị thương tích do ngã.

■ Đảm bảo rằng người chăm sóc, nhân viên xã hội và nhân viên y tế được đào tạo, phối hợp và giám sát đầy đủ để giải quyết các nhu cầu cụ thể của người cao tuổi, cả nam và nữ.

2.2. Các giải pháp giải quyết các vấn đề ưu tiên trong lĩnh vực CSSK, cung ứng dịch vụ y tế nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnh

Giải pháp về quản lý nhà nước

■ Bộ Y tế: tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Thông tư số 35/2011/TT-BYT về CSSK cho NCT và ưu tiên khám, chữa bệnh cho NCT tại các cơ sở khám chữa bệnh; triển khai thực hiện Đề án CSSK NCT giai đoạn 2017 - 2025, Đề án mạng lưới y tế cơ sở.

■ Bộ Y tế cần tăng cường khả năng điều phối các đơn vị có nhiệm vụ CSSK NCT ở trung ương, trong và ngoài ngành Y tế. Xem xét việc thành lập ban chỉ đạo điều hành công tác CSSK NCT tại địa phương có sự hỗ trợ giám sát của Bộ Y tế, của các đơn vị có năng lực chuyên môn về lão khoa và của Hội NCT.

■ Thiết lập hệ thống ghi nhận, báo cáo về CSSK NCT. Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát, lượng giá (trong, ngoài hệ thống) định kỳ và đột xuất đối với hoạt động CSSK NCT các cấp. Thực hiện điều tra về NCT định kỳ để theo dõi, giám sát việc thực hiện các hoạt động và chỉ tiêu đầu ra trong lĩnh vực CSSK và những lĩnh vực khác.

Giải pháp về tổ chức cung ứng dịch vụ

Truyền thông-Giáo dục sức khỏe

■ Tăng cường vai trò của Cục YTDP trong việc điều phối hoạt động TT-GDSK phòng các BKLN và xây dựng hướng dẫn lồng ghép để khám sàng lọc BKLN hiệu quả chi phí.

■ Tăng cường hoạt động TT-GDSK về CSSK NCT qua các kênh khác phù hợp (ví dụ cán bộ y tế tư vấn trực tiếp hoặc các sinh hoạt CLB) với nội dung phù hợp với nhu cầu phòng bệnh, nâng cao sức khỏe NCT, phát hiện bệnh sớm, chăm sóc giảm nhẹ và thông tin để NCT biết cơ sở y tế có năng lực khám, điều trị hoặc quản lý bệnh tật của họ. Phối hợp giữa ngành Y tế với Bộ Lao động, Tổng cục Thể dục Thể thao, Hội NCT và những đơn vị khác có quan tâm và có vai trò nâng cao sức khỏe NCT.

Page 222: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

210

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Khám sức khỏe định kỳ, quản lý sức khỏe người cao tuổi

■ Thống nhất hướng dẫn lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe NCT tại cơ sở.

■ Xây dựng gói dịch vụ khám sức khỏe thiết yếu cho NCT phù hợp với nhu cầu khám hàng triệu NCT tại tuyến y tế xã hằng năm và phù hợp với ngân sách hạn hẹp của địa phương nhằm phát hiện những yếu tố nguy cơ bệnh tật phổ biến ở NCT có khả năng quản lý, điều trị, PHCN để tăng chất lượng sống của NCT. Cân đối giữa nhu cầu chuyên môn lão khoa với nhu cầu kiểm soát chi phí của Cơ quan BHYT hoặc Bộ Tài chính. Thí điểm để đánh giá tác động tới việc phát hiện những bệnh chưa được chẩn đoán mà có thể quản lý hiệu quả tại tuyến y tế cơ sở. Có thể lấy mô hình là gói khám sức khỏe của nước Anh đã nêu trong Hộp 3. Mô hình khám sức khỏe định kỳ của nước Anh ở trên để tạo ra nền của gói khám sức khỏe phục vụ thí điểm.

■ Sau khi đã xây dựng gói khám sức khỏe thiết yếu cho NCT phục vụ thí điểm, có thể xem xét bổ sung, bỏ bớt dựa trên tiêu chí được WHO khuyến cáo khi lựa chọn nội dung khám sàng lọc (Hộp 2. Nguyên tắc khám sàng lọc bệnh tật theo khuyến cáo của WHO). Nội dung có thể thay đổi qua thời gian khi kinh phí được bổ sung, hoặc nguy cơ đã tăng lên. Thậm chí có thể xây dựng những gói khám toàn diện hơn cho NCT có điều kiện kinh tế muốn trả thêm cho những nội dung ít hiệu quả hơn so với chi phí.

■ Cán bộ y tế tuyến huyện cần phối hợp với tuyến xã chỉ đạo tuyến, cùng tham gia khám sức khỏe định kỳ, theo dõi tiếp những người bệnh cao tuổi đã phát hiện bệnh cần chẩn đoán tiếp hoặc chỉ định phác đồ điều trị.

■ Cần thông báo đến tận NCT và gia đình thông qua nhiều kênh để NCT biết quyền được khám sức khỏe định kỳ và được thông báo kịp thời khi địa phương có tổ chức đợt kiểm tra sức khỏe.

■ Xây dựng Sổ quản lý sức khỏe NCT phù hợp với mô hình bệnh tật của NCT tại Việt Nam, bao gồm cả nội dung TT-GDSK, nơi ghi thông tin khám sức khỏe định kỳ theo gói được xây dựng trên. Sổ này có thể giúp tăng tính liên tục của chia sẻ và lưu thông tin khi NCT sử dụng dịch vụ y tế ở nhiều nơi khác nhau. Xem xét khả năng điều chỉnh Sổ quản lý, theo dõi sức khỏe NCT trong mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ CSSKBĐ đã được Bộ Y tế ban hành ngày theo quyết định 831/QĐ-BYT năm 2017 cho phù hợp. Sổ theo dõi sức khỏe Bà mẹ trẻ em do Vụ CSSK Bà mẹ trẻ em xây dựng với sự hỗ trợ của JICA là môt mô hình khác kết hợp ghi thông tin khám với thông tin TT-GDSK phù hợp với đối tượng.

Khám chữa bệnh cho người cao tuổi

■ Tăng cường chức năng của trạm y tế xã trong khám bệnh, quản lý các bệnh mạn tính, nâng cao năng lực KCB cho NCT, TT-GDSK, quản lý sức khỏe NCT, triển khai sổ theo dõi sức khỏe.

■ Cục Quản lý KCB xây dựng văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của khoa lão khoa hoặc của cán bộ lão khoa tại các loại cơ sở y tế phù hợp với nhu cầu, năng lực và mô hình CSSK NCT ở Việt Nam để làm rõ vai trò của khoa lão khoa trong CSSK toàn diện cho NCT. Khoa Lão là một đơn vị trong bệnh viện, có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị khác trong việc thực hiện chức năng của mình. Bác sĩ khoa Lão khoa hợp tác với các khoa khác để tư vấn, nhận bệnh nhân NCT sau giai đoạn cấp tính về điều trị tiếp tại khoa

Page 223: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

211

Chương VIII. Các vấn đề ưu tiên và khuyến nghị giải pháp hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam

Lão và trong việc hội chẩn với các chuyên khoa về bệnh nhân đang điều trị tại khoa Lão. Tiếp tục hướng dẫn việc thành lập khoa lão tại các bệnh viện có 50 giường trở lên (trừ bệnh viện nhi khoa).

■ Xây dựng quy chế và tiêu chí chuyển tuyến từ bệnh viện về tuyến y tế xã để quản lý bệnh mạn tính hoặc khuyết tật sau đợt điều trị nội trú, hoặc sau khi tuyến trên đã xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với nhu cầu người bệnh cao tuổi cần quản lý BKLN, PHCN những khuyết tật tại cộng đồng.

■ Đối với NCT mắc bệnh, khuyết tật cụ thể, được phát hiện qua khám sàng lọc hoặc do có triệu chứng, cần thực hiện khám phù hợp với nhu cầu cụ thể của bệnh đó. Khám hàng loạt các bệnh khác đối với người không có triệu chứng dễ dẫn đến kết quả dương tính giả, can thiệp y tế không cần thiết.

■ Phát triển Bệnh viện Lão khoa TW theo đề án đã được Bộ Y tế phê duyệt. Đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu về Lão khoa, bao gồm cả lão khoa lâm sàng, lão khoa xã hội,… Xem xét việc thành lập, phát triển bệnh viện lão khoa đại diện cho khu vực Miền Trung, khu vực miền Nam. Nhu cầu có thêm bệnh viện lão khoa vừa phục vụ người bệnh, vừa chỉ đạo tuyến, đào tạo liên tục và tham gia nghiên cứu.

Các dịch vụ y tế khác đặc thù cho NCT

■ Bộ Y tế xây dựng văn bản pháp quy để hỗ trợ, tạo điều kiện cho dịch vụ CSSK NCT tại nhà có cơ sở pháp lý để phát triển.

■ Bổ sung hướng dẫn PHCN tại cộng đồng và tạo điều kiện (trang thiết bị) phù hợp với nhu cầu PHCN cho NCT tại tuyến xã hoặc tại nhà.

■ Xây dựng những hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ phù hợp với đối tượng NCT tại cộng đồng với nội dung phục vụ cả NCT, người chăm sóc và người thân.

■ Bảo đảm NCT bị đau có thể tiếp cận với những thuốc giảm đau cần thiết, kể cả khi chăm sóc giảm nhẹ tại nhà.

Giải pháp về các nguồn lực đầu vào

Tài chính y tế

■ Khắc phục những cản trở đối với mục tiêu 100% NCT từ 80 tuổi trở lên có BHYT. Xem xét chính sách hỗ trợ BHYT, khuyến khích người nhà, các tổ chức xã hội hỗ trợ BHYT đối với những người từ 60 - 79 tuổi chưa có BHYT.

■ Tìm giải pháp tài chính để BHYT, ngân sách nhà nước hoặc nguồn khác được bố trí kinh phí thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho NCT. Để xác định gói khám cần tính đến hiệu quả chi phí vì nguồn lực có hạn như đã giải thích trên.

■ Xem xét phương án cấp tài chính để khắc phục một số khuyết tật ở NCT như mổ mắt, cấp kính thuốc hoặc cấp máy trợ thính để tăng khả năng tiếp cận của người nghèo trong bối cảnh BHYT chưa thanh toán cho các dịch vụ này.

■ Cần xem xét cơ chế khuyến khích và trách nhiệm giải trình trong cung ứng dịch vụ CSSK cho NCT tại tuyến y tế xã nhằm tạo động lực cho cán bộ TYT và NVYTTB tích cực, chủ động trong quản lý, CSSK NCT.

Page 224: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

212

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Nhân lực y tế

■ Xây dựng chuẩn năng lực lão khoa làm cơ sở điều chỉnh chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa liên quan NCT và điều dưỡng chăm sóc người bệnh cao tuổi. Có thể tham khảo các chuẩn năng lực tại https://www.pogoe.org/geriatrics-competencies.

■ Rà soát, cập nhật, chỉnh sửa và bổ sung các chương trình giáo dục bậc đại học, cao đẳng, trung cấp khối ngành khoa học sức khỏe theo hướng đáp ứng nhu cầu sức khỏe của NCT theo chuẩn năng lực lão khoa, cả khía cạnh chuyên môn và giao tiếp, tâm lý, cho các loại hình cán bộ y tế có CSSK NCT.

■ Tăng cường đội ngũ chuyên khoa lão khoa ở các địa phương qua đào tạo sau đại học về lão khoa và bổ sung nội dung về lão khoa trong chương trình đạo tạo bác sĩ gia đình, bác sĩ nội khoa, bác sĩ tim mạch và những chuyên khoa khác có tỷ lệ lớn người bệnh cao tuổi. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp mã ngành lão khoa cho bậc sau đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

■ Tiếp tục mở rộng đào tạo liên tục về năng lực và chuyên môn lão khoa cho các CBYT đương chức có CSSK cho NCT. Chú trọng nội dung về tư vấn sức khỏe cho NCT tự chăm sóc, nâng cao sức khỏe và tư vấn chăm sóc giảm nhẹ cuối đời. Tăng cường năng lực của Bệnh viện Lão khoa trung ương, các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, các trường đại học y và các đơn vị liên quan để triển khai kế hoạch đào tạo liên tục cho đội ngũ nhân lực y tế về CSSK NCT, phòng và điều trị BKLN.

■ Thực hiện thủ tục để thành lập Hội Lão khoa Việt Nam và Chi hội miền Bắc. Tăng cường vai trò của Hội Lão khoa trong xây dựng hướng dẫn chuyên môn về y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, chẩn đoán và điều trị, chăm sóc sức khỏe, PHCN, điều trị giảm nhẹ trong lĩnh vực lão khoa. Xem xét cấp chứng nhận đào tạo liên tục về lĩnh vực lão khoa cho Hội Lão khoa thành phố Hồ Chí Minh.

■ Tại bệnh viện xây dựng đội ngũ cán bộ CSSK NCT kết hợp bác sĩ, điều dưỡng, PHCN, công tác xã hội y tế và người chăm sóc (vệ sinh cá nhân, thay quần áo, cho ăn, v.v.). Tạo ra quy chế làm việc theo đội, và phối hợp với các khoa có người bệnh cao tuổi toàn bệnh viện.

Quản lý dược

■ Rà soát lại danh mục thuốc được BHYT thanh toán so với nhu cầu đặc biệt của NCT. Bổ sung những chỉ định đặc biệt đối với nhu cầu sử dụng thuốc đặc biệt của NCT.

■ TT-GDSK để NCT và gia đình của họ hiểu được thuốc được chỉ định và cấp phát tại tuyến y tế cơ sở có tác dụng tương tự như thuốc được chỉ định tại tuyến trên để người dân tin tưởng, tuân thủ điều trị, không vượt tuyến, giảm tải cho tuyến trên.

■ Xem xét sửa đổi quy chế kê đơn thuốc (05/2016/TT-BYT) và quy định về giám định thuốc BHYT đối với thuốc điều trị bệnh mạn tính, kéo dài nhiều năm. Cân đối giữa nhu cầu giám sát bệnh tật, kinh phí và nhu cầu cho NCT tiếp cận với thuốc cần thiết để quản lý bệnh tật của họ.

Page 225: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

213

Chương VIII. Các vấn đề ưu tiên và khuyến nghị giải pháp hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam

2.3. Các giải pháp đối với các vấn đề ưu tiên trong chăm sóc dài hạn

Giải pháp về quản lý nhà nước

■ Tăng cường vai trò của Ủy ban Quốc gia về NCT, Hội NCT, và Cục Bảo trợ xã hội của Bộ LĐTBXH trong xây dựng, đánh giá và sửa đổi các chính sách liên quan NCT như chính sách chăm sóc y tế, BHYT, công tác xã hội, chăm sóc người khuyết tật, trợ giúp xã hội, nhân lực và cơ sở chăm sóc NCT, bảo đảm nhu cầu đặc biệt của NCT được tính đến.

■ Xây dựng chương trình nghiên cứu để tích lũy cơ sở bằng chứng ủng hộ xây dựng chính sách phù hợp về CSDH cho NCT. Nội dung nghiên cứu bao gồm những nhu cầu chăm sóc (y tế và xã hội), khả năng đáp ứng của gia đình và cộng đồng, những hỗ trợ hiện đang nhận của nhà nước, địa phương, tổ chức từ thiện. Đánh giá nhu cầu CSSK cho NCT tại nhà và tại cơ sở bảo trợ xã hội để điều chỉnh phạm vi hoạt động của dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, dịch vụ phòng khám gia đình thực hiện tại nhà và những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cơ sở bảo trợ xã hội (gồm cả cơ sở công lập, từ thiện và tư nhân).

■ Dựa vào kết quả nghiên cứu về nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu của gia đình, xem xét lại nhóm NCT là đối tượng bảo trợ xã hội theo hướng mở rộng thêm đối tượng được quyền hưởng trợ cấp xã hội, kinh phí chăm sóc do có nhu cầu chăm sóc vượt khả năng chăm sóc của người có nghĩa vụ phụng dưỡng, đặc biệt là đối tượng NCT bị khuyết tật nặng. Bổ sung trưởng hoặc phó Hội NCT vào hội đồng giám định khuyết tật ở xã và sửa đổi quy trình giám định mức độ khuyết tật ở NCT, bảo đảm quyền lợi của những NCT có nhu cầu chăm sóc xã hội và y tế cao.

■ Xây dựng cơ chế phối hợp trong xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan chăm sóc NCT, bảo đảm ngành LĐTBXH với ngành Y tế thống nhất quan điểm và phân công rõ ràng trách nhiệm thực hiện, đặc biệt trong việc quản lý nhân lực và cơ sở chăm sóc NCT, bảo đảm đáp ứng cả nhu cầu hỗ trợ sinh hoạt cá nhân hằng ngày và nhu cầu CSSK, quản lý bệnh, PHCN.

■ Sửa đổi quy định về đăng ký kinh doanh có điều kiện, bảo đảm nhất quán với quy định của Luật NCT và các văn bản dưới luật, đặc biệt liên quan cấp giấy phép hoạt động chăm sóc NCT. Xem xét, nghiên cứu các văn bản quy định về việc tổ chức thực hiện CSSK NCT trong các cơ sở CSDH.

Giải pháp về cung cấp dịch vụ

Dịch vụ chăm sóc dài hạn tại cộng đồng

■ Mở rộng phạm vi đối tượng NCT được hưởng dịch vụ công tác xã hội do NSNN chi trả. Ngoài NCT là đối tượng bảo trợ xã hội, có một số nhóm NCT cần được hỗ trợ tư vấn, tiếp cận những dịch vụ hỗ trợ hoặc can thiệp trong trường hợp chịu bạo lực, không chăm sóc. Xem xét mở rộng thêm các nhóm: (i) NCT có nhu cầu chăm sóc xã hội, y tế nhưng hiện nay nhu cầu đó không được đáp ứng bởi người có nghĩa vụ phụng dưỡng; (ii) NCT không nghèo và không có người phụng dưỡng nhưng có nhu cầu chăm sóc vượt khả năng tự chăm sóc và thiếu kinh phí để thuê người chăm sóc cá nhân; (iii) NCT không phải là đối tượng bảo trợ xã hội nhưng đang chịu bạo lực.

Page 226: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

214

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

■ Xây dựng các quy định về chuẩn chăm sóc ở cấp quốc gia và hệ thống giám sát rõ ràng, nhằm tăng cường giám sát chất lượng chăm sóc, chất lượng cuộc sống và quyền của NCT trong các dịch vụ chăm sóc tại cộng đồng, phù hợp với Việt nam và được các bên liên quan chấp nhận.

■ Huy động kinh phí của xã hội để nhanh mở rộng mô hình CLB LTH TGN sang những địa phương chưa có hoạt động hỗ trợ CSDN cho NCT. Huy động sự tham gia của các tổ chức tôn giáo, hội, tổ chức từ thiện trong việc xây dựng mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng, hỗ trợ gia đình phụng dưỡng NCT có nhu cầu chăm sóc y tế và xã hội lớn. Mở rộng phạm vi hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội để vừa phục vụ NCT nội trú vừa hỗ trợ những NCT sống với gia đình cần được chăm sóc ban ngày, ngắn ngày, hoặc sự giúp đỡ trong một số hoạt động hỗ trợ cuộc sống hằng ngày (như nấu ăn, đi lại đến bác sĩ) và chăm sóc tâm lý xã hội. Tăng cường truyền thông để toàn xã hội hiểu rõ hơn về nhu cầu chăm sóc của NCT, và khuyến khích sáng tạo trong xây dựng những hoạt động hỗ trợ CSDH tại cộng đồng.

■ Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực quản lý nhà nước về dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà nhằm sửa đổi chính sách, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCT khuyết tật, bệnh nặng khó đi lại tới cơ sở y tế. Sửa đổi chính sách hiện nay về phạm vi giấy phép hoạt động KCB, thanh toán BHYT dịch vụ tại nhà, và quản lý chất lượng dịch vụ KCB được cung cấp tại nhà.

■ Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước về dịch vụ chăm sóc NCT ban ngày. Dựa trên kết quả đó, xây dựng và thí điểm mô hình phù hợp với hoàn cảnh ở Việt Nam, cả ở thành thị và nông thôn. Xây dựng văn bản pháp quy về tiêu chuẩn phục vụ, cơ chế tài chính, kiểm soát chất lượng, v.v. để mô hình chăm sóc NCT ban ngày có thể phát triển ở Việt Nam.

■ Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và Luật Việt Nam liên quan để xây dựng hợp đồng chuẩn, cam kết chuẩn đối với dịch vụ chăm sóc NCT, nhằm bảo đảm quyền lợi của NCT trong mối quan hệ với TNV, người chăm sóc NCT được trả công.

■ Nghiên cứu chính sách hỗ trợ gia đình NCT khi việc chăm sóc NCT ảnh hưởng tới khả năng bảo đảm công việc và kiếm thu nhập đối với những gia đình nghèo, cận nghèo.

Dịch vụ chăm sóc dài hạn tập trung

■ Phổ biến chính sách đăng ký doanh nghiệp xã hội cho những nhà đầu tư muốn thành lập cơ sở bảo trợ xã hội tư nhân và hưởng chính sách ưu đãi về thuế, đất, vốn vay. Tạo cơ chế giám sát hoạt động xã hội của các doanh nghiệp xã hội làm việc trong lĩnh vực chăm sóc NCT để tránh lạm dụng chính sách và bảo vệ quyền lợi của NCT được chăm sóc tại cơ sở đó. Nghiên cứu phương án bổ sung dịch vụ chăm sóc NCT bị suy giảm khả năng hoạt động vào danh mục dịch vụ công ích theo Nghị định 130/2013/NĐ-CP vì dịch vụ này có thể coi là thiết yếu đối với đời sống kinh tế-xã hội, việc cung ứng dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí và có thể cung ứng theo hình thức cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch, tổ chức đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định. Lợi thế của phương án này là có thể tạo ra chế độ nhà nước trợ giá dịch vụ đối với những đối tượng có nhu cầu nhưng thiếu kinh phí để trả.

Page 227: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

215

Chương VIII. Các vấn đề ưu tiên và khuyến nghị giải pháp hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam

■ Làm rõ khái niệm “Trung tâm dịch vụ CSSK NCT dài hạn” trong Đề án CSSK NCT. Trước khi tiến hành xây dựng mô hình mới, xem xét các phương án bổ sung hoạt động CSSK NCT phù hợp với các loại hình cơ sở bảo trợ xã hội công lập, từ thiện, doanh nghiệp tư nhân có đối tượng chăm sóc là NCT, để các cơ sở này có thể vừa thực hiện chăm sóc xã hội, vừa thực hiện chăm sóc y tế theo nhu cầu thực tế của NCT suy giảm khả năng hoạt động nghiêm trọng sống tại cơ sở bảo trợ xã hội.

■ Sửa đổi chuẩn chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội để bổ sung những tiêu chuẩn liên quan quá trình chăm sóc, an toàn, tôn trọng nhân phẩm, v.v. Bổ sung thêm các tiêu chuẩn về dịch vụ CSSK NCT khi cư trú tại cơ sở bảo trợ xã hội. Đối với cơ sở bảo trợ xã hội không có điều kiện cấp dịch vụ KCB trực tiếp, quy định nội dung hợp đồng thuê dịch vụ CSSK cho NCT tại cơ sở bảo trợ xã hội để đạt tiêu chuẩn CSSK. Đối với cơ sở bảo trợ xã hội có điều kiện cấp dịch vụ KCB trực tiếp, thì quy định rõ về phạm vi dịch vụ, điều kiện cung cấp dịch vụ KCB và cơ chế cấp giấy phép hoạt động KCB đối với loại hình cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT.

■ Phối hợp cùng Bộ Lao động-Thương binh và Bộ Quốc phòng xem xét việc tổ chức củng cố, nâng cao năng lực y tế cho các Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công với cách mạng theo mô hình của các cơ sở quân dân y để từng bước tham gia CSDH cho người cao tuổi nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong bối cảnh số lượng thương binh, người có công ngày càng giảm.

Giải pháp về nhân lực

■ Xây dựng chuẩn năng lực cho những người chăm sóc xã hội cho NCT gồm người thân, tình nguyện viên và những người chăm sóc cá nhân NCT chuyên nghiệp. Nội dung chuẩn năng lực phải bao gồm cả chăm sóc xã hội và chăm sóc y tế. Xây dựng chuẩn tương đương sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

■ Hội NCT phối hợp với ngành Y tế thu thập hoặc xây dựng mới những tài liệu in ấn, dạng video hướng dẫn người không chuyên nghiệp cách thực hiện từng thao thác chuẩn để tích lũy đủ kỹ năng chăm sóc NCT theo nhu cầu. Kiểm soát chất lượng nội dung và phổ biến các tài liệu này trên trang web của Hội, trong các hoạt động của đoàn thể, CLB LTH TGN, CLB NCT giúp NCT, và bằng phương tiện thông tin đại chúng.

■ Xây dựng chương trình khung đào tạo người chăm sóc NCT chuyên nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng phù hợp với nhu cầu của các trung tâm bảo trợ xã hội và công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà có trả công. Đối với người muốn trở thành nhân viên chuyên nghiệp chăm sóc NCT thì tổ chức thi năng lực và cấp chứng chỉ phù hợp với nhu cầu xin việc làm. Đối với TNV và gia đình, xem xét nhu cầu cấp chứng nhận hoàn thành lớp đào tạo chăm sóc NCT.

■ Thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của ngành Y tế (trạm y tế, NVYTTB) trong việc nâng cao năng lực chăm sóc NCT của người thân, TNV, trong hoạt động tư vấn sức khỏe của mô hình tư vấn và chăm sóc NCT của Tổng cục Dân số-KHHGĐ và trong CLB LTH TGN. Kết nối hoạt động của các CLB với mô hình bác sĩ gia đình ở những địa phương phù hợp.

■ Bổ sung vào chức năng nhiệm vụ của y tế thôn bản việc chăm sóc NCT tại cộng đồng. Tập huấn về kiến thức và kỹ năng chăm sóc NCT cho đội ngũ này.

Page 228: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

216

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Giải pháp về tài chính

■ Nghiên cứu xem xét phương án sửa đổi chính sách về trợ cấp xã hội dựa trên nhu cầu do khuyết tật. Đề xuất cấp trợ cấp xã hội đối với NCT từ 60 tuổi trở lên có khuyết tật nặng, bảo đảm NCT có khuyết tật đặc biệt nặng đều hưởng được trợ cấp xã hội theo quy định hiện hành. Để thực hiện chính sách như vậy cũng phải sửa đổi chính sách giám định khuyết tật ở NCT như đã nêu trong giải pháp liên quan quản lý nhà nước.

■ Nghiên cứu phương án triển khai bảo hiểm CSDH trong hoàn cảnh của Việt Nam dựa vào kinh nghiệm của các nước khác như Hàn Quốc. Bảo hiểm huy động quỹ từ những người chưa đến tuổi cao và chi trả một khoản theo ngày phục vụ đối với những người có bảo hiểm CSDH bị ốm nặng (có xác nhận của bác sĩ), khuyết tật nặng và đặc biệt nặng (được giám định theo quy định hiện hành). Tiền được bảo hiểm trả do gia đình NCT sử dụng đóng góp vào khoản chi cho chăm sóc tập trung, chăm sóc tại nhà.

■ Nghiên cứu sửa đổi gói dịch vụ KCB được BHYT chi trả đối với đối tượng là NCT khó đi lại để KCB, PHCN tại cơ sở y tế. Nội dung sửa đổi là mở rộng phạm vi dịch vụ được BHYT thanh toán tại nhà hoặc tại cơ sở bảo trợ xã hội gồm cả những biện pháp kiểm soát lạm dụng.

■ Nhằm động viên TNV và NVYTTB nâng cao kỹ năng chăm sóc NCT, xây dựng danh mục dịch vụ chăm sóc NCT phù hợp với những trình độ khác nhau, hỗ trợ đào tạo/tập huấn TNV và NVYTTB để tăng cường năng lực đáp ứng đầy đủ danh mục dịch vụ đó, và xây dựng cơ chế tài chính phù hợp để vừa đãi ngộ, động viên nhân lực chăm sóc NCT, nhưng phù hợp với khả năng chi trả của cộng đồng do gia đình có điều kiện tự chi trả và gia đình không có điều kiện được hỗ trợ tại cộng đồng.

■ Huy động kinh phí để mở rộng CLB LTH TGN ra toàn quốc từ các nguồn tài chính khác nhau theo Quyết định 1533/QĐ-TTg năm 2016. Kinh phí nhân rộng bao gồm đầu tư ban đầu thành lập và ổn định hoạt động của CLB LTH TGN bao gồm: kinh phí để tập huấn ban đầu (ít nhất 3 ngày/lần), cũng như đầu tư ban đầu cho các trang thiết bị, vật dụng ban đầu của CLB. Ngân sách chi thường xuyên cần thiết để tập huấn nhắc lại, sơ tổng kết cho Ban Chủ nhiệm CLB và TNV chăm sóc tại nhà, hỗ trợ kỹ thuật/giám sát thường xuyên của Hội NCT, hiện nay được Bộ Tài chính cấp cho Hội NCT 700 triệu đồng/năm cho tập huấn (khoảng 70 nghìn đồng/năm/NCT). Bền vững của CLB dựa trên Quỹ Tăng thu nhập của CLB nhưng chưa có nguồn vốn ban đầu. Đề nghị huy động nguồn tài chính từ các nguồn: NSNN (cả trung ương và địa phương); cơ chế cho Hội NCT được huy động nguồn lực nhằm nhân rộng mô hình (ví dụ Quỹ Chăm sóc và Phát huy NCT); ưu tiên vận động từ các nguồn đóng góp, hỗ trợ khác (tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cá nhân)

■ Xem xét sửa đổi chế độ nghỉ ốm của BHXH để bao phủ cả việc người lao động phải nghỉ việc chăm sóc NCT nếu số ngày cần nghỉ vượt số ngày được nghỉ phép trong năm.

■ Xây dựng cơ chế tài chính cho công tác CSDH: lồng ghép vào chương trình chăm sóc sức khỏe toàn dân, tạo điều kiện để trạm y tế xã không chỉ chữa trị y tế mà còn có thể đưa cán bộ y tế đến nhà chăm sóc cho NCT tại nhà (cần làm rõ tiêu chí NCT nào được hưởng, dịch vụ chăm sóc, đảm bảo thực thi chính sách; sử dụng BHYT thanh toán cho các dịch vụ về điều dưỡng, điều trị tại các TT chăm sóc có đăng ký dịch vụ; đưa thêm một số kỹ thuật phục hồi chức năng vào danh mục thanh toán BHYT; tạo gói bảo hiểm có chi trả cho các dịch vụ CSDH, trong đó có chăm sóc tại nhà ...

Page 229: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

217

Chương VIII. Các vấn đề ưu tiên và khuyến nghị giải pháp hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam

2.4. Các giải pháp đối với các vấn đề ưu tiên trong phát triển môi trường thân thiện với người cao tuổi

■ Bên cạnh việc giáo dục, đào tạo nâng cao kiến thức chung, cần tăng cường công tác tư vấn, truyền thông giáo dục sức khoẻ cho NCT. Các thông điệp truyền thông cần được thiết kế đặc thù cho NCT, tập trung vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý và rèn luyện thân thể phù hợp với từng độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của NCT.

■ Một mặt, có giải pháp cụ thể tạo điều kiện cho NCT còn khả năng và có nhu cầu tiếp tục làm việc và tham gia các hoạt động xã hội, nhất là những người có trình độ chuyên môn cao. Mặt khác, cần xem xét việc mở rộng đối tượng được trợ cấp xã hội và BHYT cho những NCT từ 75 tuổi trở lên không có thu nhập ổn định; vận động NCT có điều kiện tham gia BHYT; nghiên cứu các hình thức hỗ trợ thêm cho CSSK người cao tuổi như hỗ trợ về vận chuyển, đi lại khi KCB.

■ Ban hành các yêu cầu và hướng dẫn quy chuẩn thiết kế, bố trí các tiện nghi trong nhà ở cho NCT bảo đảm giữ ấm và an toàn, đặc biệt quan tâm phòng chống ngã. Quan tâm đến nhu cầu của NCT trong thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, xây dựng và vận hành các toà nhà cao tầng, các phương tiện giao thông công cộng.

■ Kết hợp giữa tuyên truyền vận động với các biện pháp hành chính để bảo đảm xây dựng và duy trì môi trường hòa thuận trong gia đình và cộng đồng nơi cư trú. Đẩy mạnh việc tư vấn cho các thành viên trong gia đình cách dung hoà các mối quan hệ với NCT; hướng dẫn người nhà các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong CSSK NCT và khuyến khích, hỗ trợ họ tham gia chăm sóc sức khoẻ NCT tại gia đình và cộng đồng.

Page 230: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

218

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

Tài liệu tham khảo1. Vụ Pháp chế - Bộ Y tế. Báo cáo sơ kết công tác y tế 6 tháng đầu năm 2016. 2016, MoH,

Hà Nội.

2. Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ. Thông báo kết luận của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra Bộ Y tế trong thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháng 11/2016. 2016, Hà Nội.

3. Bộ Y tế. Báo cáo Tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2017. 2017, MoH, Hà Nội.

4. Bộ Nội vụ. Báo cáo chỉ số cải cách hành chính - PAR Index 2015 của các bộ, cơ quan ngang bộ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 2016, Hà Nội.

5. Bộ Y tế, Nhóm Đối tác Y tế. Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) 2015: Tăng cường y tế cơ sở hướng tới chăm sóc sức khoẻ toàn dân. 2016: Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội.

6. Dự án Tiêm chủng mở rộng. Nhiều dịch bệnh được kiểm soát nhờ tiêm chủng đầy đủ. http://tiemchungmorong.vn/vi/content/nhieu-dich-benh-duoc-kiem-soat-nho-tiem-chung-day-du.html. 2016; [Truy cập ngày 27/02/2017].

7. Bộ Y tế. Bộ Y tế tăng cường công tác phòng chống dịch và tiêm chủng các tỉnh miền núi phía Bắc. Thông tin về Hội nghị Tăng cường công tác phòng chống dịch và tiêm chủng các tỉnh miền núi phía Bắc tổ chức tại Tuyên Quang ngày 5/10/2016. http://moh.gov.vn/news/pages/tinhoatdongv2.aspx?ItemID=1852 2016; [Truy cập ngày 28/12/2016].

8. Kim Xuân, Chu Thái. Tỷ lệ tiêm chủng thấp tại khu vực miền núi. http://vtv.vn/trong-nuoc/ty-le-tiem-chung-thap-tai-khu-vuc-mien-nui-20160807103420464.htm. 2016.

9. Tổng cục Thống kê, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc. Báo cáo Kết quả Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2014, MICS. 2014, GSO, Hà Nội.

10. Cục VSATTP. Công văn số 3234/ATTP-KH ngày 14/07/2017. 2017, Hà Nội.

11. Bộ Y tế. Tài liệu báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi làm việc với Bộ Y tế ngày 01/12/2016. 2016, MOH, Hà Nội.

12. Lê Xuân. Ngành y tế ấp ủ một số dự án PPP, Báo Đấu thầu. 2016, Bộ Kế hoạch đầu tư, Hà Nội.

13. WHO. World Report on Ageing and Health. 2015, WHO, Geneva.

14. Ban Thường vụ trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam. Dự thảo báo cáo “Tiếp tục xây dựng tổ chức hội vững mạnh làm nòng cốt chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. 2016; [Truy cập ngày 10/7/2016 tại trang web của Hội Người cao tuổi http://hoinguoicaotuoi.vn/c/du-thao-bao-cao-tong-ket-nhiem-ky-iv-2011 - 2016-phuong-huong-nhiem-vu-nhiem-ky-v-2016 - 2021-hoi-nguoi-cao-tuoi-viet-nam-3643.htm].

15. Gavin J. Andrews, David R. Phillips. Ageing and Place: Perspectives, Policy, Practice. 2005, London, Routledge.

Page 231: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

219

Tài liệu tham khảo

16. UNFPA Vietnam. Già hóa Dân số ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách. 2011, UNFPA, Hanoi.

17. Barry Mirkin, Mary Beth Weinberger. The demography of population ageing. Population Bulletin of the United Nations, 2001. 42/43(XIII.16): p. 41-47.

18. United Nations. World Population Ageing 2015. 2015, UN, New York.

19. Tổng cục Thống kê. Báo cáo kết quả chủ yếu điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014. 2014, Hà Nội.

20. Tổng cục Thống kê. Điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hoá gia đình thời điểm 1/4/2012. Các kết quả chủ yếu. 2013, GSO, Hà Nội.

21. Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc. Dự báo Dân số Việt Nam 2014 - 2049. 2016, GSO, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội.

22. Tổng cục Thống kê. Báo cáo kết quả chủ yếu Điều tra biến động Dân số và KHHGĐ thời điểm 1/4/2015. 2016, GSO, Hà Nội.

23. Kevin Kinsella, Yvonne J. Gist. Older Workers, Retirement and Pensions: A Comparative International Chartbook. 1995, U.S. Department of Commerce, Washington.

24. Tổng cục Thống kê. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, các kết quả chủ yếu. 2010: Hà Nội, Việt Nam.

25. United Nations. World Population Prospects: The 2015 Revision. 2015, UN.

26. Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc. Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 2014 - Cơ cấu tuổi, giới tính và một số vấn đề kinh tế xã hội ở Việt Nam. 2016, GSO, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội.

27. Phạm Thắng, Đỗ Thị Khánh Hỷ. Báo cáo tổng quan về chính sách người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam. 2009, Bệnh viện Lão khoa trung ương, Hà Nội.

28. Uỷ ban quốc gia về người cao tuổi Việt Nam. Điều tra về người cao tuổi Việt Nam năm 2011. Kết quả chủ yếu. 2012, VNCA, Hà Nội.

29. World Health Organization. Global Health Observatory database. http://apps.who.int/gho/athena/data/GHO/WHOSIS_000002,WHOSIS_000007?filter=COUNTRY:*&format=xml&profile=excel. 2016, Geneva.

30. Bệnh viện Lão khoa trung ương. Điều tra dịch tễ học về tình hình bệnh tật, nhu cầu chăm sóc y tế và xã hội của người già Việt Nam. 2000, Hà Nội.

31. Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương, Khương Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thắng. Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi Việt Nam. 2007, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (HSPI), Hà Nội.

32. Uỷ ban quốc gia về người cao tuổi Việt Nam. Điều tra về người cao tuổi năm 2007. 2007, Hà Nội.

Page 232: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

220

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

33. UNFPA. Người khuyết tật ở Việt Nam, một số kết quả chủ yếu từ tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam 2009, 2012. Hà Nội.

34. Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME). Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool. 2016, IHME: Seattle, United States.

35. Lê Văn Tuấn, Nguyễn Hải Hằng, Phạm Thắng. Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại Viện Lão khoa quốc gia năm 2008. Tạp chí Y học thực hành, 2009. 6(666).

36. Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bộ môn Y học gia đình - Trường Đại học Y Hà Nội. Khảo sát về mô hình bệnh tật của người cao tuổi ở Sóc Sơn, Hà Nội năm 2015. 2016, Hà Nội.

37. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế. Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới sự khác biệt về thực trạng sức khỏe, khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế tại 6 tỉnh thuộc 6 vùng kinh tế xã hội của Việt Nam năm 2014 - 2015. 2016, HSPI, Hà Nội.

38. Dự án quản trị và tài chính y tế (HFG). Điều tra khảo sát về sử dụng quỹ BHYT tại 6 tỉnh năm 2014. 2015, HFG, Hà Nội.

39. Ostchega, Y., C.F. Dillon, J.P. Hughes, M. Carroll, S. Yoon. Trends in hypertension prevalence, awareness, treatment, and control in older U.S. adults: data from the National Health and Nutrition Examination Survey 1988 to 2004. J Am Geriatr Soc, 2007. 55(7): p. 1056-65.

40. Rashid, A., A. Azizah. Prevalence of hypertension among the elderly Malays living in rural Malaysia. Australas Med J, 2011. 4(6): p. 283-90.

41. Sheng, C.S., M. Liu, Y.Y. Kang, F.F. Wei, L. Zhang, G.L. Li, Q. Dong, Q.F. Huang, Y. Li, J.G. Wang. Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension in elderly Chinese. Hypertens Res, 2013. 36(9): p. 824-8.

42. Lee Seng Esmond Seow, Mythily Subramaniam, Edimansyah Abdin, Janhavi Ajit Vaingankar, Siow Ann Chong. Hypertension and its associated risks among Singapore elderly residential population. Journal of Clinical Gerontology & Geriatrics, 2015. 6(4): p. 125-132.

43. Bộ Y tế. Điều tra Y tế quốc gia. 2002, MOH, Hà Nội.

44. Phạm Thắng, Dương Đức Hoàng. Tỷ lệ tăng huyết áp ở người già tại một số vùng thành thị và nông thôn Việt Nam. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Lão khoa trung ương năm 2003. 2003, Hà Nội.

45. Trần Văn Long. Tình hình sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm can thiệp nâng cao kiến thức thực hành phòng chống bệnh tăng huyết áp tại 2 xã huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 - 2012. 2015, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

46. Tạ Văn Bình. Dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường trong phạm vi toàn quốc, in Báo cáo tổng kết đề tài nhánh cấp Nhà nước. 2005, Hà Nội.

47. Hoàng Đăng Mịch. Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Hải Phòng. Tạp chí Y học Việt Nam, 2008. 1(11): p. 1-4.

Page 233: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

221

Tài liệu tham khảo

48. Đàm Hữu Đắc và cộng sự. Chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã hội: Chăm sóc người cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập. 2010, Hà Nội.

49. Nguyen Viet, N., F. Yunus, A. Nguyen Thi Phuong, V. Dao Bich, T. Damayanti, W.H. Wiyono, L. Billot, R.W. Jakes, N. Kwon. The prevalence and patient characteristics of chronic obstructive pulmonary disease in non-smokers in Vietnam and Indonesia: An observational survey. Respirology, 2015. 20(4): p. 602-11.

50. International Agency for Research on Cancer (WHO). GLOBOCAN 2012: Estimated Cancer Incidence, Mortality and Prevalence Worldwide in 2012. 2012.

51. Phạm Thắng. Điều tra dịch tễ học về tình hình bệnh tật, nhu cầu chăm sóc y tế và xã hội của người cao tuổi Việt Nam. Tạp chí Dân số và Phát triển, 2007. 4.

52. Trần Viết Nghị và cộng sự. Bước đầu đánh giá sa sút trí tuệ ở người già tại một quần thể dân cư TP. Thái Nguyên với sự áp dụng test sàng lọc MMSE. Nội san Hội Tâm thần học, 2001. 5pp: p. 40-45.

53. Nguyễn Ngọc Hòa. Nghiên cứu tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến SSTT ở người cao tuổi huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây 2005 - 2006. 2006, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

54. Lê Văn Tuấn. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) ở người cao tuổi Hà Nội, Đề tài nghiên cứu cấp thành phố, Hà Nội. 2010.

55. Nguyễn Kim Việt. Nghiên cứu chẩn đoán bệnh Alzheimer. 2005, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

56. Alzheimer’s Association. What Is Dementia? [Internet]. Alzheimer’s disease information and resources. [trích dẫn 23/06/2017]. Available from: http://www.alz.org/asian/about/what-is-dementia.asp?nL=VI&dL=EN. 2017.

57. Minh, H.V., N. Ng, P. Byass, S. Wall. Patterns of subjective quality of life among older adults in rural Vietnam and Indonesia. Geriatr Gerontol Int, 2012. 12(3): p. 397-404.

58. Van Nguyen, T., H. Van Nguyen, T. Duc Nguyen, T. Van Nguyen, T. The Nguyen. Difference in quality of life and associated factors among the elderly in rural Vietnam. J Prev Med Hyg, 2017. 58(1): p. E63-E71.

59. Hoi le, V., N.T. Chuc, L. Lindholm. Health-related quality of life, and its determinants, among older people in rural Vietnam. BMC Public Health, 2010. 10: p. 549.

60. Huong, N.T., T. Hai Ha le, N.T. Quynh Chi, P.S. Hill, T. Walton. Exploring quality of life among the elderly in Hai Duong province, Vietnam: a rural-urban dialogue. Glob Health Action, 2012. 5: p. 1-12.

61. Giang Thanh Long. Ageing Population, Older People’s Health and Health Insurance: The case of Vietnam. 2016: Nossal Institute Global Health, University of Melbourne. 24-26 October 2016.

62. Bộ Y tế. Báo cáo công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi năm 2015 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2016. 2016, Hà Nội.

Page 234: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

222

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

63. Phạm Thắng. Bài trình bày tại Hội thảo bàn tròn “Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam” tổ chức ngày 28/3/2016 tổ chức tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. 2016. Hà Nội.

64. Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam. Báo cáo số 17/BC-UBQGNCT về Tình hình và kết quả thực hiện công tác người cao tuổi năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017. 2016, VCNA, Hà Nội.

65. Bộ Y tế. Niên giám Thống kê Y tế 2014. 2016, Hà Nội.

66. Phạm Thắng. Định hướng phát triển công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. 2015, Hà Nội.

67. Nguyễn Thị Xuân, Đỗ Viết Tuyến, Trần Quang Trịnh. Đánh giá thực trạng và một số yếu tố liên quan đến công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh năm 2014, Hội nghị khoa học điều dưỡng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lần thứ VII. 2015. Hà Nội.

68. Nguyễn Thế Anh. Thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tỉnh Điện Biên. Tiếp cận ngày 1/6/2016 tại http://hoinguoicaotuoi.vn/c/thuc-trang-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-tinh-dien-bien-3690.htm. 2016.

69. Nguyễn Trần Hiển. Bài trình bày tại Hội nghị Khoa học Y học dự phòng “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng” ngày 02/10/2015 tại Hà Nội. 2015, Hà Nội.

70. Nguyễn Thị Thi Thơ, Lưu Phương Dung, Tạ Ngọc Hà, Phan Đăng Thân, Nguyễn Diệu Chi Mai, Lê Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Phương Liên, Nguyễn Tự Quyết, Phan Trọng Lân, Trần Phúc Hậu, Viên Quang Mai, Phùng Thanh, Phạm Thọ Dược, Trần Như Dương. Thực trạng triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm tại các Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh/ thành phố tại Việt Nam năm 2014. Tạp chí Y học dự phòng, 2015. 8(168)(XXV): p. 475.

71. Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Khảo sát tình hình thực hiện thông tư 35/2011/TT-BYT tại các tỉnh. 2014, Hà Nội.

72. World Health Organization Western Pacific Region. Regional framework for action on ageing and health in the Western Pacific (2014 - 2019). 2014, Manila.

73. World Health Organization. Active Ageing: a policy framework. 2002, Geneva.

74. Nguyễn Thị Thi Thơ, Lưu Phương Dung, Tạ Ngọc Hà, Phan Đăng Thân, Nguyễn Diệu Chi Mai, Lê Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Phương Liên, Nguyễn Tự Quyết, Trần Ngọc Phương Mai, Nguyễn Thanh Thuỷ, Phan Trọng Lân, Viên Quang Mai, Phạm Thọ Dược, T.N. Dương. Thực trạng triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm của các trạm y tế xã năm 2014. Tạp chí Y học dự phòng, 2015. 12(172)(XXV, Số 12+13 (172+173)).

75. Nguyễn Thị Bạch Ngọc, Vũ Văn Hoàn và cộng sự. Đánh giá thực trạng nhân lực y tế hoạt động trong chương trình tiêm chủng mở rộng. http://www.hspi.org.vn/vcl/danh-gia-thuc-trang-nhan-luc-y-te-hoat--dong-trong-chuong-trinh-tiem-chung--mo-rong-t60-8146.html. 2017, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế.

76. Trịnh Yên Bình, Ngô Văn Toàn. Phân bố và nhu cầu đào tạo lại cho cán bộ y tế dự phòng tại các Trung tâm y tế dự phòng 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2007. Tạp chí Y học dự phòng, 2009. 5: p. 30-34.

Page 235: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

223

Tài liệu tham khảo

77. Bệnh viện Lão khoa trung ương. Báo cáo tổng kết năm 2015 và kế hoạch 2016. 2015.

78. Nicola Jones, Nguyen Ngoc Anh, Elizabeth Presler-Marshall. Mapping the reform process in the public delivery of social protection services in Viet Nam, in A background paper for Viet Nam Human Development Report 2010. 2010.

79. Cục Bảo trợ xã hội - Bộ Lao động và thương binh xã hội. Báo cáo tổng kết công tác bảo trợ xã hội năm 2015 và phương hướng năm 2016. 2015, Hà Nội.

80. Phạm Thắng. Bài trình bày tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam, tháng 12/2015. 2015. Hà Nội.

81. Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai. Báo cáo Thực trạng công tác phòng, chống Tăng huyết áp ở Việt Nam. 2015, Hà Nội.

82. Bệnh viện K. Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng và định hướng Chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020. 2015, Hà Nội.

83. Bệnh viện Bạch Mai. Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2016 - 2020. 2016, Hà Nội.

84. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế. Điều tra hộ gia đình năm 2015. 2016, Hà Nội.

85. Bộ Y tế. Báo cáo công tác người cao tuổi 6 tháng đầu năm 2016. 2016, Hà Nội.

86. Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế. Overview Non-communication diseases (NCD) prevention and control in Vietnam, Hội thảo khoa học và dịch vụ y tế Việt Nam - Australia. 2016. Hà Nội, 19 - 20/7/2016.

87. Phạm Thái Sơn. Quản lý Tăng huyết áp tại cộng đồng. Bài trình bày tại Hội nghị về công tác phòng chống tăng huyết áp năm 2016. http://vnha.org.vn/upload/hoinghi/hntha2016/pham-thai-son-quan-ly-THA.pdf, 2016; [Truy cập ngày 17/3/2017].

88. Bộ Y tế. Tài liệu chuyên môn hướng dẫn khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã, phường (Quyết định số 2919/QĐ-BYT). 2014, Hà Nội.

89. Cục quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế. Tăng cường y tế cơ sở trong công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm, http://vncdc.gov.vn/vi/tin-tuc-trong-nuoc/437/tang-cuong-y-te-co-so-trong-cong-tac-phong-chong-benh-khong-lay-nhiem, 2015; [Truy cập ngày 17/3/2017].

90. Bệnh viện Bạch Mai. Hướng dẫn triển khai dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn và hen phế quản giai đoạn 2016-2020. 2016, Hà Nội.

91. Nguyễn Hải Anh. Báo cáo tổng kết hoạt động dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2011 - 2015. 2016.

92. Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em. Báo cáo kết quả thực hiện năm 2015 và giai đoạn 2011 - 2015, kế hoạch thực hiện 2016. Hà Nội: Hà Nội.

93. Wilson JMG, Jungner G. Principles and practice of screening for disease in Public Health Papers. 1968, World Health Organization, Geneva.

94. U.S. Preventive Services Task Force. Published Recommendations. https://www.uspreventiveservicestaskforce.org/BrowseRec/Index. 2017; [Truy cập ngày 5/5/2017].

Page 236: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

224

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

95. UK National Health Service. What happens at an NHS Health Check. http://www.nhs.uk/Conditions/nhs-health-check/Pages/What-happens-at-an-NHS-Health-Check-new.aspx. 2016; [Truy cập ngày 05/05/2017].

96. Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Dự án phòng chống Đái tháo đường. 2015, Hà Nội.

97. Trần Thị Mai Oanh. Đánh giá việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của một số trạm y tế xã ở các vùng miền. http://www.hspi.org.vn/vcl/danh-gia-viec-thuc-hien-chuc-nang-nhiem-vu-cua-mot-so-tram-y-te-xa-o-cac-vung-mien-t16004-8350.html. 2014, Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Hà Nội.

98. Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế. BYT), Bộ Tài liệu Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. http://kcb.vn/vanban/tai-lieu-phuc-hoi-chuc-nang-dua-vao-cong-dong. 2015, Hà Nội.

99. Medisch Comité Nederland-Vietnam (MCNV). Development of Occupational Therapy in Vietnam [Internet]. Available from: https://mcnv.org/what-we-do/health-development/occupational-therapy/. 2017.

100. Viện chiến lược và chính sách y tế. Báo cáo tại Hội thảo khoa học chăm sóc dài hạn và mô hình trên thế giới tổ chức tại Hà Nội ngày 28/02/2017. 2017. Hà Nội.

101. World Health Organization. The Global strategy and action plan on ageing and health. 2016, Geneva.

102. Tổng cục Thống kê. Báo cáo gửi Uỷ ban quốc gia về người cao tuổi năm 2015. 2015, Hà Nội.

103. Giang Thanh Long, Phí Mạnh Phong. Thực trạng và các yếu tố tác động tới nghèo của người cao tuổi ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 2016. 233: p. 70-78.

104. Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Báo cáo gửi Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi năm 2015. 2015, Hà Nội.

105. Zeng Yi, James Vaupel, Zhenyu Xiao, Yuzhi Liu, Chunyuan Zhang. Chinese Longitudinal Healthy Longevity Survey (CLHLS), 1998-2012, National Archive of Computerized Data on Aging (NACDA). 2015, Inter-university Consortium for Political and Social Research, Peking.

106. Trung tâm phát triển cộng đồng và trợ giúp người cao tuổi. Báo cáo tổng kết dự án ROK-ASEAN. 2012, Hà Nội.

107. Tổng cục Dân số-KHHGĐ. Báo cáo Kết quả triển khai Mô hình tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng. 2017, Hà Nội.

108. Bernadette Wright. Direct care workers in long-term care. 2005, AARP, Public Policy Institute.

109. Lê Vũ Anh. Bài trình bày Chăm sóc người cao tuổi - khía cạnh xã hội và những kiến nghị về chính sách, Kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đại học Y tế Công cộng. 2015, Hội Y tế công cộng Việt Nam, Hà Nội.

110. Hội Y tế công cộng Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu tổng quan về sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại Việt Nam. 2015, Hà Nội.

Page 237: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

225

Tài liệu tham khảo

111. Võ Hoàng Khải. Bồi dưỡng sức dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 2015; [Truy cập ngày 03/02/2017].

112. Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê năm 2015. 2016, GSO, Hà Nội, Việt Nam.

113. Nguyễn Xuân Cường, Lê Trung Sơn. Thực trạng người cao tuổi và các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi ở Hà Tây. Tạp chí Dân số và phát triển, 2004. 3: p. 30-36.

114. Hội Người cao tuổi Việt Nam. Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 của Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam. http://trungtambtxh.btxh.gov.vn/NguoiDung/Dangnhap/tabid/58/Default.aspx?returnurl=%2f. 2009, Hà Nội.

115. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quỹ Dân số Liên hợp quốc. Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Luật người cao tuổi. 2015, Hà Nội.

116. Anh Kiên. Cả nước có 1.111 ấn phẩm báo in, Báo Điện tử Chính phủ. 2014, Công Thông tin điện tử Chính phủ, Hà Nội.

117. Tổng cục Thống kê. Kết quả Điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2009. Từ trang: https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=10813. 2009.

118. Tổng cục Thể dục thể thao - Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch. Báo cáo về việc triển khai thực hiện Luật Người cao tuổi trong 5 năm qua (2011 - 2015). 2015, Hà Nội.

119. Hoàng Mộc Lan. Đời sống tinh thần của Người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. http://www.socialwork.vn/. 2016; [Truy cập ngày 28/9/2016].

120. Vụ các vấn đề xã hội - Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội. Một số vấn đề hôn nhân và gia đình Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi. 1999, Hà Nội.

121. Đặng Cảnh Khanh. Báo cáo tổng kết đề tài “Xây dựng mô hình truyền thông về phòng chống bạo lực trong gia đình ở cộng đồng”. 2015, Bộ Văn hóa và Du lịch, Hà Nội.

122. Uỷ ban Dân tộc. Đánh giá 5 năm thực hiện Luật người cao tuổi và thực hiện Chương trình quốc gia về người cao tuổi 2012 - 2020 của Uỷ ban Dân tộc. 2015, Hà Nội.

123. Đàm Hữu Đắc. Những kết quả nổi bật của Hội Người cao tuổi Việt Nam trong nhiệm kỳ IV (2011 - 2015). 2015, Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hà Nội.

124. Hoàng Thu Hương. Cơ cấu nhân khẩu xã hội của những người đi lễ chùa ở nội thành Hà Nội hiện nay, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. 2007, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

125. Tổng cục Thống kê. Báo cáo Điều tra Lao động và Việc làm năm 2015. 2016, Hà Nội.

126. Hoàng Văn Minh. Gánh nặng chi phí cho y tế từ tiền túi và bảo vệ tài chính tại Việt Nam 1992 - 2014. Hội nghị Khoa học y tế công cộng toàn quốc: “Y tế công cộng Việt Nam: Thực trạng và định hướng tương lai” do Hội Y tế công cộng Việt Nam và Trường ĐH Y tế công cộng tổ chức tại Hà Nội ngày 25/5/2016. 2016.

127. Van Minh, H., K.B. Giang, N.B. Ngoc, P.T. Hai, D.T. Huyen, L.N. Khue, N.T. Lam, P.T. Nga, N.T. Quan, N.T. Xuyen. Prevalence of tobacco smoking in Vietnam: findings from the Global Adult Tobacco Survey 2015. Int J Public Health, 2017. 62(Suppl 1): p. 121 - 129.

Page 238: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

226

Báo

cáo

chun

g tổ

ng q

uan

ngàn

h y

tế n

ăm 2

016

PHụ

Lụ

C. C

ÁC

CH

ỉ SỐ

GIÁ

M S

ÁT

VÀ Đ

ÁN

H G

IÁ, 2

011

- 201

5, C

Hỉ T

IÊU

M 2

020

Các

chỉ

số

giám

sát

Đơn

vị

Phân

tổN

ămLo

ại

chỉ t

iêu

Ngu

ồn th

ông

tin20

1120

1220

1320

1420

1520

20

(KH

)

Quả

n tr

ị hệ

thốn

g y

tế, h

ệ th

ống

thôn

g tin

y tế

Chỉ

số

cải c

ách

hành

chí

nh tr

ong

ngàn

h y

tếTr

ên 1

00To

àn q

uốc

64,7

874

,19

73,5

586

,58

KH5N

Bộ N

ội v

Số tỉ

nh th

ực h

iện

hình

CD

CTr

ên 6

3To

àn q

uốc

17KH

5NBY

T-TC

CB

Số tỉ

nh s

áp n

hập

bệnh

việ

n hu

yện

vào

TTYT

huy

ệnTr

ên 6

3To

àn q

uốc

18KH

5NBY

T-TC

CB

Tỷ lệ

đạt

các

năn

g lự

c cơ

bản

theo

Đ

iều

lệ k

iểm

dịc

h y

tế q

uốc

tế (%

)%

Toàn

quố

c69

,265

,177

,395

,598

,910

0SD

G 3

d.1

LHQ

-Giá

m s

át

SDG

Các

chỉ

số

đầu

vào

Tài c

hính

y tế

Tổng

chi

y tế

so

với G

DP

%To

àn q

uốc

6,20

6,22

6,53

6,58

BYT-

TKYT

QG

Tỷ lệ

chi

tiêu

côn

g ch

o y

tế tr

ong

tổng

chi

y tế

%To

àn q

uốc

45,2

348

,97

50,1

554

,12

≥ 60

%KH

5N

BYT-

TKYT

QG

Tổng

chi

y tế

từ N

SNN

/Tổn

g ch

i N

SNN

%6,

956,

555,

687,

467,

36SD

G 1

aBY

T-Bá

o cá

o KH

TC

OD

A rò

ng c

ho n

ghiê

n cứ

u y

tế v

à C

SSK

cơ b

ản b

ình

quân

đầu

ngư

ờiU

SD b

ình

quân

đầ

u ng

ười

Toàn

quố

c1,

181,

581,

511,

07SD

G 3

bLH

Q-G

iám

sát

SD

G v

à TC

TK

Page 239: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

227

Phụ

lục.

Các

chỉ

số

theo

dõi

, giá

m s

át

Các

chỉ

số

giám

sát

Đơn

vị

Phân

tổN

ămLo

ại

chỉ t

iêu

Ngu

ồn th

ông

tin20

1120

1220

1320

1420

1520

20

(KH

)

Tổng

chi

y tế

bìn

h qu

ân đ

ầu n

gười

hằ

ng n

ăm (g

iá h

iện

hành

)10

00 V

ND

Toàn

quố

c-Tổ

ng19

6321

7526

1028

56BY

T-TK

YTQ

G

Toàn

quố

c-H

ộ gi

a đì

nh93

611

52TC

TK-

KSM

SDC

ĐBS

H11

6414

16

TDM

NPB

684

864

BTBD

HM

T80

411

04

TN79

296

0

ĐN

B98

411

28

ĐBS

CL

1008

1152

Tỷ lệ

chi

trực

tiếp

từ ti

ền tú

i của

hộ

gia

đình

cho

chă

m s

óc y

tế tr

ong

tổng

chi

tiêu

y tế

%To

àn q

uốc

45,5

841

,14

40,0

339

,47

40KH

5N

BYT-

TKYT

QG

Tỷ lệ

bao

phủ

BH

YT%

Toàn

quố

c65

,066

,470

,071

,676

,584

,3 K

H5N

BYT-

KHTC

Nhâ

n lự

c

Số b

ác s

ĩ trê

n 10

.000

dân

Trên

10

000

dân

Toàn

quố

c7,

37,

37,

67,

88,

09,

0SD

G 3

.cBY

T-N

GTK

YT

Số d

ược

sĩ đ

ại h

ọc tr

ên 1

0.00

0 dâ

nTr

ên 1

0 00

0 dâ

nTo

àn q

uốc

1,92

1,96

2,12

2,41

2,45

2,5

KH5N

SDG

3.c

BYT-

NG

TKYT

Tỷ lệ

TYT

xã/

phườ

ng c

ó bá

c sĩ

làm

vi

ệc %

Toàn

quố

c71

,973

,575

,078

,586

,990

KH5N

BYT-

NG

TKYT

ĐBS

H77

,578

,782

,587

,493

,5

TDM

NPB

63,5

66,4

67,3

67,4

74,6

BTBD

HM

T66

,068

,869

,071

,686

,0

TN66

,569

,775

,782

,484

,3

ĐN

B85

,083

,469

,094

,196

,9

ĐBS

CL

82,2

87,2

75,7

85,0

93,6

Page 240: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

228

Báo

cáo

chun

g tổ

ng q

uan

ngàn

h y

tế n

ăm 2

016

Các

chỉ

số

giám

sát

Đơn

vị

Phân

tổN

ămLo

ại

chỉ t

iêu

Ngu

ồn th

ông

tin20

1120

1220

1320

1420

1520

20

(KH

)

Tỷ lệ

TYT

xã/

phườ

ng c

ó hộ

sin

h ho

ặc y

sĩ s

ản n

hi %

Toàn

quố

c95

,396

,496

,098

,296

,195

KH5N

BYT-

NG

TKYT

ĐBS

H95

,392

,293

,399

,698

,2

TDM

NPB

89,7

95,1

91,3

96,5

94,4

BTBD

HM

T90

,594

,596

,196

,996

,6

TN99

,297

,099

,698

,887

,1

ĐN

B10

0,0

99,1

99,2

100,

010

0,0

ĐBS

CL

99,1

96,7

100,

099

,899

,5

Tỷ lệ

thôn

, bản

nhân

viê

n y

tế

thôn

bản

hoạ

t độn

g (n

ông

thôn

=xã

và th

ị trấ

n)%

Toàn

quố

c96

,996

,695

,997

,592

,390

KH5N

BYT-

NG

TKYT

ĐBS

H97

,998

,899

,899

,698

,0

TDM

NPB

96,2

95,8

97,6

97,6

96,1

BTBD

HM

T98

,098

,298

,699

,294

,8

TN98

,098

,998

,899

,394

,8

ĐN

B99

,996

,465

,585

,499

,9

ĐBS

CL

92,5

91,6

93,1

94,4

80,1

sở h

ạ tầ

ng

Số g

iườn

g bệ

nh n

ội tr

ú trê

n 10

000

n (k

hông

bao

gồm

TYT

xã)

Trên

10

000

dân

Chu

ng22

,523

,424

,725

,626

,526

,5KH

5NBY

T-N

GTK

YT

Côn

g lậ

p21

,822

,323

,624

,325

,224

,5KH

5NBY

T-N

GTK

YT

Ngo

ài c

ông

lập

0,7

1,1

1,1

1,3

1,3

2,0

KH5N

BYT-

NG

TKYT

Page 241: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

229

Phụ

lục.

Các

chỉ

số

theo

dõi

, giá

m s

át

Các

chỉ

số

giám

sát

Đơn

vị

Phân

tổN

ămLo

ại

chỉ t

iêu

Ngu

ồn th

ông

tin20

1120

1220

1320

1420

1520

20

(KH

)

Tỷ lệ

đạt T

iêu

chí q

uốc

gia

về y

tế

(466

7/Q

Đ-B

YT n

ăm 2

014)

%

Toàn

quố

c50

,760

,066

,180

KH5N

BYT-

NG

TKYT

ĐBS

H37

,156

,974

,1

TDM

NPB

31,2

36,2

44,6

BTBD

HM

T37

,352

,070

,5

TN37

,941

,062

,6

ĐN

B58

,975

,282

,7

ĐBS

CL

53,7

53,1

72,4

Cộn

g dồ

n số

trạm

y tế

được

xây

dự

ng m

ới

CH

STo

àn q

uốc

1192

KH5N

BYT

Cộn

g dồ

n số

trạm

y tế

đã

hoàn

th

ành

sửa

chữa

C

HS

Toàn

quố

c12

39KH

5NBY

T

Tỷ lệ

TTB

y tế

thôn

g dụ

ng đ

ược

sản

xuất

tron

g nư

ớc

%To

àn q

uốc

60KH

5NBY

T-??

Phar

mac

eutic

als,

vac

cine

s, b

lood

pro

duct

s

Số c

ơ sở

bán

lẻ th

uốc

trên

10 0

00

dân

Trên

10

000

dân

Toàn

quố

c4,

54,

44,

74,

54,

6

BYT-

NG

TKYT

Tỷ lệ

trị g

iá th

uốc

chữa

bện

h đư

ợc

sản

xuất

tron

g nư

ớc

%To

àn q

uốc

3680

KH5N

BYT-

QLD

Cun

g ứ

ng d

ịch

vụ

Thự

c hi

ện c

hăm

sóc

sứ

c kh

ỏe to

àn d

ân

Page 242: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

230

Báo

cáo

chun

g tổ

ng q

uan

ngàn

h y

tế n

ăm 2

016

Các

chỉ

số

giám

sát

Đơn

vị

Phân

tổN

ămLo

ại

chỉ t

iêu

Ngu

ồn th

ông

tin20

1120

1220

1320

1420

1520

20

(KH

)

Tỷ lệ

trẻ

em d

ưới 1

tuổi

đượ

c tiê

m

chủn

g đầ

y đủ

(8 lo

ại v

ắc-x

in)

%

Toàn

quố

c96

,095

,991

,497

,197

,2>

90KH

5N,

SDG

3.b

BYT-

NG

TKYT

ĐBS

H98

,297

,794

,097

,198

,8

TDM

NPB

94,5

95,5

90,6

96,8

97,8

BTBD

HM

T95

,097

,190

,997

,098

,6

TN95

,496

,581

,895

,094

,7

ĐN

B96

,893

,393

,097

,793

,8

ĐBS

CL

94,8

95,0

91,6

97,6

97,2

Tỷ lệ

ngư

ời n

hiễm

HIV

đượ

c đi

ều tr

ị AR

V trê

n tổ

ng s

ố ng

ười n

hiễm

HIV

đủ

tiêu

chu

ẩn đ

iều

trị%

Toàn

quố

c57

,759

,967

,666

,576

,780

GAR

PR

Sơ lư

ợt k

hám

bện

h trê

n 10

000

dân

Trên

10

000

dân

Toàn

quố

c22

360

23 4

2823

971

22 2

3123

254

BYT-

NG

TKYT

Số lư

ợt n

gười

điề

u trị

ngo

ại tr

ú trê

n 10

000

dân

Trên

10

000

dân

Toàn

quố

c39

8844

1545

5337

1923

23

BYT-

NG

TKYT

Số lư

ợt n

gười

bện

h đi

ều tr

ị nội

trú

trên

10 0

00 d

ânTr

ên 1

0 00

0 dâ

nTo

àn q

uốc

1374

1485

1488

1623

1590

BY

T-N

GTK

YT

Tỷ lệ

dân

số

KCB

trong

12

thán

g qu

a%

Toàn

quố

c39

,237

,2

TCTK

-KS

MSD

C

Ngh

èo n

hất

35,5

35,4

Cận

ngh

èo38

,337

,9

Trun

g bì

nh39

,536

,2

Trên

trun

g bì

nh39

,637

,2

Già

u nh

ất42

,939

,2

Page 243: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

231

Phụ

lục.

Các

chỉ

số

theo

dõi

, giá

m s

át

Các

chỉ

số

giám

sát

Đơn

vị

Phân

tổN

ămLo

ại

chỉ t

iêu

Ngu

ồn th

ông

tin20

1120

1220

1320

1420

1520

20

(KH

)

Tỷ lệ

bện

h nh

ân n

ội v

à ng

oại t

rú c

ó th

ẻ BH

YT h

oặc

được

miễ

n ph

í %

Toàn

quố

c72

,177

,3

TCTK

-KS

MSD

C

Ngh

èo n

hất

81,5

83,5

Cận

ngh

èo67

,772

,2

Trun

g bì

nh66

,672

,2

Trên

trun

g bì

nh69

,477

,2

Già

u nh

ất75

,381

,4

Tỷ lệ

ngư

ời b

ị bện

h đá

i thá

o đư

ờng

được

phá

t hiệ

n%

Toàn

quố

c,

18 -

69 tu

ổi31

,150

KH5N

YTD

P-ST

EPS

Tỷ lệ

ngư

ời b

ị tăn

g hu

yết á

p đư

ợc

phát

hiệ

n%

Toàn

quố

c,

18 -

69 y

ears

of

age

43,1

50KH

5NYT

DP-

STEP

S

Tỷ lệ

hộ

gia

đình

chị

u ch

i phí

thảm

ho

ạ (c

hi ti

êu ti

ền tú

i vượ

t quá

40%

kh

ả nă

ng c

hi tr

ả)

%To

àn q

uốc

2,5

2,3

Trườ

ng Đ

ại

học

Y H

à N

ội

và T

ổ ch

ức

Y tế

thế

giới

, ph

ân tí

ch s

ố liệ

u KS

MSD

C

Phòn

g dị

ch, b

ệnh

truy

ền n

hiễm

Tỷ lệ

phá

t hiệ

n nh

iễm

HIV

Trên

10

0 00

0 dâ

nTo

àn q

uốc

16,1

15,9

12,9

12,9

10,1

9Kh

ông

cóC

TMTQ

GBY

T-C

ục P

C

HIV

/AID

S

Tỷ lệ

nhi

ễm H

IV/A

IDS

trong

cộn

g đồ

ngTr

ên 1

00 0

00

dân

Toàn

quố

c22

523

924

825

325

0<3

00KH

5NBY

T-C

ục P

C

HIV

/AID

S

Tỷ lệ

ngư

ời lớ

n (1

5 - 4

9 tu

ổi) n

hiễm

H

IV m

ớiTr

ên 1

000

dân

ch

ưa b

ị nhi

ễm0,

28SD

G 3

.3LH

Q-G

iám

sát

SD

G

Page 244: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

232

Báo

cáo

chun

g tổ

ng q

uan

ngàn

h y

tế n

ăm 2

016

Các

chỉ

số

giám

sát

Đơn

vị

Phân

tổN

ămLo

ại

chỉ t

iêu

Ngu

ồn th

ông

tin20

1120

1220

1320

1420

1520

20

(KH

)

Tỷ lệ

mới

mắc

lao

(các

thể)

Trê

n 10

0 00

0 dâ

nTo

àn q

uốc

151

[114

-19

3][1

27]

147

/

[116

-18

3]

144

[113

-17

9]

140

[111

-17

3]

137

[110

-16

6]85

SDG

3.3

WH

O-G

HO

Hoặ

c BV

Phổ

i qu

ốc g

ia

Tỷ lệ

mắc

sốt

rét t

rong

năm

Trên

100

000

nTo

àn q

uốc

51,9

049

,25

39,4

730

,72

20,9

15KH

5N

BYT-

NG

TKYT

Tỷ lệ

lây

truyề

n H

IV từ

mẹ

sang

con

%<

32,

962

GAR

PR

Tỷ lệ

ngư

ời d

ân 1

5-49

tuổi

hiểu

bi

ết đ

ầy đ

ủ về

HIV

/AID

S%

Nữ

45,1

43,4

80KH

5NTC

TK-M

ICS

Số n

gười

cần

can

thiệ

p ch

ống

bệnh

nh

iệt đ

ới b

ị lãn

g qu

ên (n

hiễm

giu

n tru

yền

qua

đất)

1000

dân

Toàn

quố

c86

0886

0886

0888

5644

69SD

G 3

.3LH

Q-G

iám

sát

SD

G

Kiể

m s

oát y

ếu tố

ngu

y cơ

Tỷ lệ

hộ

gia

đình

sử

dụng

nhà

tiêu

hợ

p vệ

sin

h 1

%

Toàn

quố

c77

,483

,478

*SD

G 6

.2*L

HQ

-Giá

m

sát S

DG

TCTK

-KS

MSD

C

Nôn

g th

ôn70

,077

,875

KH5N

Thàn

h th

ị93

,795

,110

0KH

5N

Tỷ lệ

dân

số

sử d

ụng

nước

uốn

g sạ

ch%

Toàn

quố

c98

SDG

6.1

LHQ

-Giá

m s

át

SDG

Tỷ s

uất t

ử vo

ng li

ên q

uan

phơi

nh

iễm

nướ

c, n

hà ti

êu k

hông

an

toàn

Trên

100

000

nTo

àn q

uốc

2,0

SDG

LHQ

-Giá

m s

át

SDG

Tỷ lệ

các

sở y

tế x

ử lý

chấ

t thả

i rắ

n y

tế th

eo q

uy đ

ịnh

%To

àn q

uốc

100

KH5N

BYT

66 N

hà ti

êu h

ợp v

ệ si

nh b

ao g

ồm lo

ại tự

hoạ

i, bá

n tự

hoạ

i, th

ấm d

ội n

ước,

2 n

găn,

loại

trừ

hố x

í cầu

và k

hác,

Page 245: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

233

Phụ

lục.

Các

chỉ

số

theo

dõi

, giá

m s

át

67 G

luco

se m

áu tă

ng h

oặc

đang

đượ

c đi

ều tr

ị Đái

tháo

đườ

ng68

Huy

ết á

p tâ

m th

u ≥1

40 v

à ho

ặc h

uyết

áp

tâm

trươ

ng ≥

90

mm

Hg,

khô

ng k

ể nh

ững

ngườ

i đan

g đư

ợc đ

iều

trị tă

ng h

uyết

áp

Các

chỉ

số

giám

sát

Đơn

vị

Phân

tổN

ămLo

ại

chỉ t

iêu

Ngu

ồn th

ông

tin20

1120

1220

1320

1420

1520

20

(KH

)

Tỷ lệ

dân

số

phụ

thuộ

c nh

iên

liệu

sạch

để

nấu

ăn, s

ưởi ấ

m

%To

àn q

uốc

51SD

G 7

.1LH

Q-G

iám

sát

SD

G

Mật

độ

số h

ạt P

M2.

5 có

tron

g 1

mét

kh

ối k

hông

khí

một

năm

μg/m

3Th

ành

thị

27,6

SDG

11.

6LH

Q-G

iám

sát

SD

G

Tỷ s

uất t

ử vo

ng li

ên q

uan

ô nh

iễm

kh

ông

khí

Trên

100

000

nTo

àn q

uốc

83,2

SDG

3,9

LHQ

-Giá

m s

át

SDG

Tỷ lệ

ngư

ời b

ị ngộ

độc

thực

phẩ

m

cấp

tính

Trên

100

000

nTo

àn q

uốc

5,3

6,2

6,2

5,7

5,6

7KH

5NBY

T-N

GTK

YT

Tỷ lệ

ngư

ời h

út th

uốc

%Th

anh

thiế

u ni

ên (1

5 - 2

4 tu

ổi)

12,6

18KH

5NBY

T-G

ATS

%N

am (1

5+)

45,3

39KH

5NBY

T-G

ATS

[127

]

%N

ữ (1

5+)

1,1

1,4

KH5N

BYT-

GAT

S

Tỷ lệ

ngư

ời h

út th

uốc

lá c

huẩn

hóa

th

eo tu

ổi

%N

am (1

5+)

47,1

SDG

3.a

LHQ

-Giá

m s

át

SDG

Nữ

(15+

)1,

3SD

G 3

.a

Lượn

g đồ

uốn

g có

cồn

đượ

c tiê

u dù

ng b

ình

quân

đầu

ngư

ời(lí

t cồn

ngu

yên

chất

)

Toàn

quố

c 15

tuổi

trở

lên

8,6

(201

6)SD

G 3

.5LH

Q-G

iám

sát

SD

G

Tỷ lệ

mắc

bện

h đá

i thá

o đư

ờng

ở ng

ười 3

0 - 6

9 tu

ổi 2

%30

- 49

tuổi

3,6

< 8,

0KH

5NYT

DP

-STE

PS50

- 69

tuổi

7,7

Tỷ lệ

bị t

ăng

huyế

t áp

ở ng

ười

trưởn

g th

ành3

%18

- 69

tuổi

18,9

30KH

5NYT

DP-

STEP

S

Tỷ lệ

thừa

cân

/béo

phì

(Z-s

core

cân

nặ

ng th

eo c

hiều

cao

vượ

t 2)

%Tr

ẻ em

< 5

tu

ổi4,

94,

85,

310

KH5N

, SD

G 2

.2Vi

ện D

inh

dưỡn

g

Page 246: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

234

Báo

cáo

chun

g tổ

ng q

uan

ngàn

h y

tế n

ăm 2

016

Các

chỉ

số

giám

sát

Đơn

vị

Phân

tổN

ămLo

ại

chỉ t

iêu

Ngu

ồn th

ông

tin20

1120

1220

1320

1420

1520

20

(KH

)

Tỷ lệ

thừa

cân

/béo

phì

(BM

I≥25

)%

Ngư

ời lớ

n (1

8 - 6

9 tu

ổi)

15,6

15KH

5NYT

DP

-STE

PS

Tăng

ờng

chất

lượn

g hi

ệu q

uả c

ủa m

ạng

lưới

dịc

h vụ

chă

m s

óc s

ức

khỏe

Tỷ lệ

ngư

ời p

hát h

iện

bệnh

đái

tháo

đư

ờng

được

điề

u trị

theo

hướ

ng d

ẫn

chuy

ên m

ôn%

Toàn

quố

c,

18 -

69 tu

ổi28

,950

KH5N

YTD

P -S

TEPS

Tỷ lệ

ngư

ời p

hát h

iện

bị tă

ng h

uyết

áp

đượ

c qu

ản lý

, điề

u trị

theo

hướ

ng

dẫn

chuy

ên m

ôn%

Toàn

quố

c,

18 -

69 tu

ổi13

,630

KH5N

YTD

P -S

TEPS

Xác

suất

tử v

ong

do b

ệnh

tim m

ạch,

un

g th

ư, đ

ái th

áo đ

ường

, bện

h ph

ổi

mạn

tính

ở n

hóm

từ 3

0 đế

n trò

n 70

tu

ổi

%To

àn q

uốc

17,3

SDG

3.4

LHQ

-Giá

m s

át

SDG

Tỷ lệ

tử v

ong

do la

o (A

FB+)

Trên

100

000

nTo

àn q

uốc

2,8

2,6

2,8

2,7

2,5

10KH

5NBY

T-N

GTK

YT

Tỷ lệ

tử v

ong

do s

ốt ré

t Tr

ên 1

00 0

00

peop

leTo

àn q

uốc

0,02

0,01

0,01

0,01

0,00

30,

02KH

5NBY

T-N

GTK

YT

Tỷ lệ

chế

t/mắc

SXH

hằn

g nă

m%

Toàn

quố

c0,

090,

090,

070,

060,

060,

09KH

5NBY

T-N

GTK

YT

Giả

m q

uá tả

i bện

h vi

ện

Số n

gày

điều

trị t

rung

bìn

h củ

a 1

đợt

điều

trị n

ội tr

úSố

ngà

y

Toàn

quố

c6,

836,

89

BYT-

NG

TKYT

TW9,

419,

51

Ngà

nh6,

558,

53

Địa

phư

ơng

6,61

6,57

6,60

6,44

6,39

Côn

g su

ất s

ử dụ

ng g

iườn

g bệ

nh%

TW11

9,10

105,

5

BYT-

NG

TKYT

Ngà

nh10

4,30

83,0

Địa

phư

ơng

111,

3511

5,99

112,

9111

1,97

113,

5

Page 247: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

235

Phụ

lục.

Các

chỉ

số

theo

dõi

, giá

m s

át

Các

chỉ

số

giám

sát

Đơn

vị

Phân

tổN

ămLo

ại

chỉ t

iêu

Ngu

ồn th

ông

tin20

1120

1220

1320

1420

1520

20

(KH

)

Tỷ lệ

nhậ

p vi

ện tr

ong

tổng

số

ngườ

i sử

dụn

g dị

ch v

ụ KC

B tro

ng 1

2 th

áng

%To

àn q

uốc

18,6

20,2

Giả

mTC

TK-

KSM

SDC

Hiệ

n đạ

i hóa

phát

triể

n YH

CT,

kết

hợp

y h

ọc h

iện

đại v

ới Y

HC

T

Tỷ lệ

KC

B bằ

ng Y

HC

T%

Toàn

quố

c14

,913

,625

KH

5N

BYT-

NG

TKYT

Tỉnh

8,8

8,8

11,7

Huy

ện9,

19,

013

,4

Xã24

,622

,925

,5

Dịc

h vụ

chă

m s

óc s

ức

khỏe

sin

h sả

n, b

à m

ẹ tr

ẻ em

Tỷ s

ố gi

ới tí

nh k

hi s

inh

Số tr

ẻ tra

i/100

trẻ

gái

Toàn

quố

c11

1,9

112,

311

3,8

112,

211

2,8

< 11

5

KH5N

TCTK

-NG

TK

ĐBS

H12

2,4

120,

912

4,6

118,

012

0,7

TDM

NPB

110,

410

8,2

112,

411

6,1

114,

3

BTBD

HM

T10

3,3

112,

111

2,3

105,

511

2,2

TN10

4,3

98,4

114,

110

8,0

104,

2

ĐN

B10

8,8

111,

911

4,2

108,

911

4,2

ĐBS

CL

114,

911

1,5

103,

811

4,1

103,

7

Giả

m d

ị tật

bẩm

sin

h để

tăng

chấ

t lư

ợng

dân

số

Tỷ lệ

mẹ

man

g th

ai đ

ược

sàng

lọ

c trư

ớc s

inh

%To

àn q

uốc

1,5

1550

KH5N

Văn

bản

KH5N

Tỷ lệ

trẻ

em m

ới s

inh

được

sàn

g lọ

c sơ

sin

h %

Toàn

quố

c15

,680

KH5N

BYT-

BMTE

Tỷ lệ

uốn

g vi

ên s

ắt, v

i chấ

t din

h dư

ỡng

tổng

hợp

khi

man

g th

ai%

Dân

tộc

Kinh

94,7

TCTK

-MIC

SD

ân tộ

c ít

ngườ

i74

,2

Page 248: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

236

Báo

cáo

chun

g tổ

ng q

uan

ngàn

h y

tế n

ăm 2

016

Các

chỉ

số

giám

sát

Đơn

vị

Phân

tổN

ămLo

ại

chỉ t

iêu

Ngu

ồn th

ông

tin20

1120

1220

1320

1420

1520

20

(KH

)

Tỷ lệ

trẻ

được

tiêm

vita

min

K1

sau

khi s

inh

%

Toàn

quố

c93

,292

,092

,575

,3

BYT-

NG

TKYT

ĐBS

H93

,492

,792

,366

,9

TDM

NPB

76,2

75,0

77,9

56,5

BTBD

HM

T95

,994

,395

,171

,8

TN91

,088

,692

,591

,1

ĐN

B99

,899

,894

,998

,2

ĐBS

CL

97,1

99,7

99,8

74,4

Đáp

ứng

nhu

cầu

dịc

h vụ

KH

HG

Đ

Tỷ lệ

phụ

nữ

trong

nhó

m tu

ổi 1

5 - 4

9 áp

dụn

g bi

ện p

háp

tránh

thai

hiệ

n đạ

i%

Toàn

quố

c68

,666

,667

,0,,

65,0

71,9

KH5N

TCTK

TBĐ

DS

Tỷ s

ố ph

á th

ai (S

ố ca

phá

thai

/100

trẻ

sin

h ra

sốn

g)%

Toàn

quố

c25

,44

17,9

417

,45

18,2

025

KH5N

BYT-

NG

TKYT

Tỷ lệ

man

g th

ai ở

tuổi

vị t

hành

niê

nTr

ên 1

000

nữ

15 -

19 tu

ổiTo

àn q

uốc

4645

40SD

G 3

.7KH

5NTC

TK-M

ICS

Duy

trì m

ức

sinh

ở m

ức

thấp

hợp

Tỷ lệ

tăng

dân

số

%To

àn q

uốc

1,05

1,08

1,07

1,08

1,08

1,0

KH5N

TCTK

-NG

TK

Tổng

tỷ s

uất s

inh

(TFR

) Số

con

Toàn

quố

c1,

992,

052,

102,

092,

10

TCTK

, TĐ

TDS

và Đ

TBĐ

DS

ĐBS

H2,

062,

112,

112,

302,

23G

iảm

KH5N

TDM

NPB

2,21

2,31

2,18

2,56

2,69

Giả

mKH

5N

BTBD

HM

T2,

212,

322,

372,

312,

34G

iảm

KH5N

TN2,

582,

432,

492,

302,

26G

iảm

KH5N

ĐN

B1,

591,

571,

831,

561,

63D

uy tr

ìKH

5N

ĐBS

CL

1,80

1,92

1,92

1,84

1,76

Duy

trì

KH5N

Page 249: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

237

Phụ

lục.

Các

chỉ

số

theo

dõi

, giá

m s

át

Các

chỉ

số

giám

sát

Đơn

vị

Phân

tổN

ămLo

ại

chỉ t

iêu

Ngu

ồn th

ông

tin20

1120

1220

1320

1420

1520

20

(KH

)

Dân

số

trung

bìn

hTr

iệu

ngườ

i

Toàn

quố

c87

,86

88,8

189

,76

90,7

391

,71

< 97

KH5N

an

d SD

G

3,1

TCTK

-NG

TK

ĐBS

H20

,120

,320

,520

,720

,9

TDM

NPB

11,3

11,4

11,5

11,7

11,8

BTBD

HM

T19

,119

,219

,419

,519

,7

TN5,

35,

45,

45,

55,

6

ĐN

B14

,815

,115

,515

,816

,1

ĐBS

CL

17,3

17,4

17,4

17,5

17,6

Urb

an27

,828

,628

,930

,031

,1

Tăng

khả

năn

g tiế

p cậ

n dị

ch v

ụ C

SSK

sin

h sả

n có

chấ

t lư

ợng

Tỷ lệ

phụ

nữ

đẻ đ

ược

khám

thai

≥ 4

lầ

n tro

ng 3

thời

kỳ

%To

àn q

uốc

48,3

85KH

5NBY

T-BM

TE

Tỷ lệ

phụ

nữ

đẻ đ

ược

cán

bộ y

tế đ

ỡ%

Toàn

quố

c97

,297

,997

,998

,198

,398

SDG

3.1

, KH

5NBY

T-N

GTK

YT

Tỷ lệ

mẹ

và tr

ẻ sơ

sin

h đư

ợc

chăm

sóc

sau

sin

h%

Toàn

quố

c87

,287

,386

,691

,394

,395

KH5N

BYT-

NG

TKYT

số

liệu

BMTE

(201

4-15

)

Tỷ lệ

phụ

nữ

được

sàn

g lọ

c un

g th

ư cổ

tử c

ung

%To

àn q

uốc,

30

- 49

tuổi

31,5

50KH

5NYT

DP-

STEP

S

Các

chỉ

số

đầu

ra, t

ác đ

ộng

tới s

ức

khỏe

Tuổi

thọ

trung

bìn

h Tu

ổi

Toàn

quố

c73

,073

,073

,173

,273

,373

,8KH

5N v

à SD

G 3

.1TC

TK-N

GTK

ĐTB

ĐD

SN

am70

,470

,470

,570

,670

,7

Nữ

75,8

75,8

75,9

76,0

76,1

Page 250: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

238

Báo

cáo

chun

g tổ

ng q

uan

ngàn

h y

tế n

ăm 2

016

Các

chỉ

số

giám

sát

Đơn

vị

Phân

tổN

ămLo

ại

chỉ t

iêu

Ngu

ồn th

ông

tin20

1120

1220

1320

1420

1520

20

(KH

)

Tuổi

thọ

khỏe

mạn

hTu

ổiTo

àn q

uốc

66,6

SDG

3.1

WH

O-G

HO

Tỷ s

ố tử

von

g m

ẹ (M

MR

)Tr

ên 1

00 0

00 tr

ẻ đẻ

sốn

gTo

àn q

uốc

56

[45-

70]

56

[45-

72]

55

[44-

73]

54

[42-

73]

54

[41-

74]

52,0

SDG

3.1

KH5N

Ước

tính

UI 8

0%. L

HQ

M

ater

nal

Mor

talit

y Es

timat

ion

Inte

r-Age

ncy

Gro

up

Tỷ s

uất t

ử vo

ng s

ơ si

nhTr

ên 1

000

trẻ đ

ẻ số

ngTo

àn q

uốc

12,7

[11,

2-14

,1]

12,4

[1

0,7-

14,0

]

12,1

[1

0,2-

13,8

]

11,7

[9

,8-

13,6

]

11,4

[9

,4-

13,4

]SD

G 3

.2

UN

Inte

r-ag

ency

Gro

up

for C

hild

M

orta

lity

Estim

atio

n (IG

ME)

Tỷ s

uất t

ử vo

ng tr

ẻ em

dướ

i 1 tu

ổi

(IMR

)Tr

ên 1

000

đẻ

sống

Toàn

quố

c15

,515

,415

,314

,914

,714

,0KH

5N

TCTK

-NG

TK

ĐBS

H12

,512

,312

,211

,811

,7

TDM

NPB

2323

,523

,222

,422

,0

BTBD

HM

T17

,117

,117

,016

,616

,3

TN24

,326

,426

,125

,924

,8

ĐN

B9,

39,

29,

18,

88,

6

ĐBS

CL

12,2

1212

,011

,611

,4

Tỷ s

uất t

ử vo

ng tr

ẻ em

dướ

i 5 tu

ổi

(U5M

R)

Trên

100

0 trẻ

đẻ

sống

Toàn

quố

c23

,323

,223

,122

,422

,120

,4

SDG

3.2

KH5N

TCTK

-NG

TK

ĐBS

H18

,418

,317

,717

,5

TDM

NPB

35,7

35,2

33,9

33,4

BTBD

HM

T25

,825

,524

,924

,5

TN40

,239

,839

,537

,7

ĐN

B13

,713

,513

,112

,9

ĐBS

CL

18,0

17,9

17,4

17,0

Page 251: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

239

Phụ

lục.

Các

chỉ

số

theo

dõi

, giá

m s

át

Các

chỉ

số

giám

sát

Đơn

vị

Phân

tổN

ămLo

ại

chỉ t

iêu

Ngu

ồn th

ông

tin20

1120

1220

1320

1420

1520

20

(KH

)

Tỷ lệ

suy

din

h dư

ỡng

thể

nhẹ

cân

ở trẻ

dướ

i 5 tu

ổi %

Toàn

quố

c16

,816

,215

,314

,514

,112

,0KH

5NVi

ện D

inh

dưỡn

g

ĐBS

H14

,211

,810

,910

,210

,8

TDM

NPB

21,2

20,9

19,5

19,8

19,5

BTBD

HM

T17

,819

,516

,517

,016

,1

TN23

,825

21,8

22,6

21,6

ĐN

B11

,311

,38,

08,

49,

1

ĐBS

CL

15,4

14,8

13,8

13,0

12,2

Tỷ lệ

suy

din

h dư

ỡng

thể

thấp

còi

trẻ d

ưới 5

tuổi

%

Toàn

quố

c 27

,526

,725

,924

,924

,621

,8KH

5N,

SDG

2.2

Viện

Din

h dư

ỡng

ĐBS

H24

,821

,920

,820

,321

,8

TDM

NPB

32,4

31,9

30,6

30,7

30,3

BTBD

HM

T29

,731

,227

,728

,127

,3

TN35

36,8

32,9

34,9

34,2

ĐN

B21

,520

,716

,518

,319

,3

ĐBS

CL

26,8

2624

,524

,023

,5

Tỷ lệ

suy

din

h dư

ỡng

thể

gầy

còm

trẻ d

ưới 5

tuổi

(cân

nặn

g th

eo c

hiều

ca

o)%

Toàn

quố

c6,

66,

76,

66,

86,

4SD

G 2

.2Vi

ện D

inh

dưỡn

g

Page 252: BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016 …jahr.org.vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf · Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌCĐịa chỉ: Số 352 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội

Website: www.xuatbanyhoc.vn * Email: [email protected]ố điện thoại: 024.37625934 * Fax: 024.37625923

BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016

Hướng tới mục tiêu già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam

Chịu trách nhiệm xuất bảnTỔNG GIÁM ĐỐC CHU HÙNG CƯỜNG

Chịu trách nhiệm nội dungPHÓ TỔNG BIÊN TẬP

BSCKI. NGUYỄN TIẾN DŨNG

Biên tập: BS. Nguyễn Tiến DũngSửa bản in: Nguyễn Tiến Dũng

Trình bày bìa: Nguyệt ThuThiết kế nội dung: Nguyệt Thu & Công ty Cổ phần In Hưng Việt

In ...00 cuốn, khổ A4 tại Công ty Cổ phần In Hưng ViệtSố đăng ký kế hoạch xuất bản:..…-2016/CXBIPH/...-.../YH

Số xuất bản:…/QĐ-YH ngày… tháng 6 năm 2016In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2016.

Mã số sách chuẩn quốc tế ISBN: