bản tin văn phòng jica việt nam · bản tin văn phòng jica việt nam – tháng 10/2015...

5
S2 (Tháng 10 năm 2015) Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam Hiu trưởng Đại hc Quc tế Nht Bn trthành tân Chtch JICA (trang 2) JICA gii thiu các dán htrDNNVV và công nghip phtr(trang 3) Sgithin chí ca JICA Vit Nam có chuyến làm việc đầu tiên ti An Giang (trang 3) Bc Giang gp gcác doanh nghip Nht Bn thông qua Tình nguyn viên JICA (trang 4) Sáu Tình nguyn viên mi bắt đầu nhim kcông tác ti Vit Nam (trang 5) “Tầm nhìn trung và dài hn trong hp tác nông nghip Vit Nam - Nht Bản” với định hướng htrxây dng Chui giá trthc phm Việt Nam đã được Hi nghCp cao ln th2 v“Đối thoi Hp tác Nông nghip Vit Nam Nht Bản” phê duyệt ngày 12/8/2015. Đối thoi cp cao Vit Nam Nht Bn "Tm nhìn trung và dài hn trong hp tác nông nghip Vit Nam Nht Bản" được xây dng và triển khai trong giai đoạn 2015-2019, đưa ra những vấn đề trng tâm trong Chui giá trthc phm và Kế hoạch hành động để gii quyết các vấn đề đó cũng như xác định vùng mc tiêu là NghAn, Lâm Đồng và các thành phlớn (như Hà Nội, Thành phHChí Minh và khu vc lân cn). Nâng cao năng suất Để gii quyết vấn đề “Nâng cao năng sut và giá trgia tăng”, tại vùng thí điểm NghAn, ttháng 6/2014 đến tháng 9/2015, JICA thc hin htrtp trung thông qua các dán đã và đang triển khai vnâng cao năng sut, tính an toàn và tính sinh li, nhm to tiền đề cho chui giá trthc phẩm, như (i) Dán Phát trin cây trng ci tiến; (ii) Thúc đẩy Quản lý tưới có stham gia của người dân; (iii) Tăng cường chức năng Hợp tác xã Nông nghip; (iv) Sn xut cây trng an toàn; (v) Tăng cường năng lực hthng kim soát an toàn thc phm nông sn và thy sn v.v... Ttháng 10/2015, JICA sphi hp vi tnh trin khai thc hin Dán Hp tác kthut v“Quy hoạch phát trin ngành nông nghip ti NghAn”, áp dụng sn xut nông nghip theo hợp đồng nhm nâng cao khnăng truy xut ngun gốc, tăng cường stham gia ca thành phần tư nhân trong kim soát an toàn thc phm, và sn xut theo nhu cu thtrường nhm gim thiu tn tht và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Liên kết sn xut Vấn đề “Chế biến thc phm và phát trin sn phẩm” sđược tp trung gii quyết ti tỉnh thí điểm Lâm Đồng. Theo đó, thông qua Điều tra thu thp thông tin cơ sở, đến tháng 4/2015, JICA đã phân tích tiềm năng và nguyên nhân cn trsphát trin nông nghip ca tnh Lâm Đồng và đề xut thc hiện 7 bước chiến lược nhm phát trin cm ngành cp 6 và liên kết sn xut trong nông nghip bao gm Trung tâm sau thu hoch,Khu công nghip nông nghip, Phát trin chđầu mi hoa, Xây dựng thương hiệu, Khuyến khích du lch nông nghip, Đào tạo phát trin ngun nhân lc, Nâng cao năng lực nghiên cu và phát trin (R&D). Trong giai đoạn 2 ttháng 5/2015, JICA xem xét các chính sách htrcTIÊU ĐIỂM

Upload: others

Post on 17-Oct-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam · Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam – Tháng 10/2015 Country Report Trong các ngày từ LĐ10 – 12/10/2015, JICA tham gia trưng bày

Số 2 (Tháng 10 năm 2015)

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam

Hiệu trưởng Đại

học Quốc tế Nhật

Bản trở thành tân

Chủ tịch JICA

(trang 2)

JICA giới thiệu

các dự án hỗ trợ

DNNVV và công

nghiệp phụ trợ

(trang 3)

Sứ giả thiện chí

của JICA Việt

Nam có chuyến

làm việc đầu tiên

tại An Giang

(trang 3)

Bắc Giang gặp gỡ

các doanh nghiệp

Nhật Bản thông

qua Tình nguyện

viên JICA

(trang 4)

Sáu Tình nguyện

viên mới bắt đầu

nhiệm kỳ công tác

tại Việt Nam

(trang 5)

“Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản” với định

hướng hỗ trợ xây dựng Chuỗi giá trị thực phẩm ở Việt Nam đã được Hội nghị Cấp cao

lần thứ 2 về “Đối thoại Hợp tác Nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản” phê duyệt ngày

12/8/2015.

Đối thoại cấp cao Việt Nam – Nhật Bản

"Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác

nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản" được xây

dựng và triển khai trong giai đoạn 2015-2019,

đưa ra những vấn đề trọng tâm trong Chuỗi

giá trị thực phẩm và Kế hoạch hành động để

giải quyết các vấn đề đó cũng như xác định

vùng mục tiêu là Nghệ An, Lâm Đồng và các

thành phố lớn (như Hà Nội, Thành phố Hồ

Chí Minh và khu vực lân cận).

Nâng cao năng suất

Để giải quyết vấn đề “Nâng cao năng

suất và giá trị gia tăng”, tại vùng thí điểm

Nghệ An, từ tháng 6/2014 đến tháng 9/2015,

JICA thực hiện hỗ trợ tập trung thông qua các

dự án đã và đang triển khai về nâng cao năng

suất, tính an toàn và tính sinh lợi, nhằm tạo

tiền đề cho chuỗi giá trị thực phẩm, như (i)

Dự án Phát triển cây trồng cải tiến; (ii) Thúc

đẩy Quản lý tưới có sự tham gia của người

dân; (iii) Tăng cường chức năng Hợp tác xã

Nông nghiệp; (iv) Sản xuất cây trồng an toàn;

(v) Tăng cường năng lực hệ thống kiểm soát

an toàn thực phẩm nông sản và thủy sản v.v...

Từ tháng 10/2015, JICA sẽ phối hợp với

tỉnh triển khai thực hiện Dự án Hợp tác kỹ

thuật về “Quy hoạch phát triển ngành nông

nghiệp tại Nghệ An”, áp dụng sản xuất nông

nghiệp theo hợp đồng nhằm nâng cao khả

năng truy xuất nguồn gốc, tăng cường sự

tham gia của thành phần tư nhân trong

kiểm soát an toàn thực phẩm, và sản xuất

theo nhu cầu thị trường nhằm giảm thiểu

tổn thất và nâng cao thu nhập cho người

nông dân.

Liên kết sản xuất

Vấn đề “Chế biến thực phẩm và

phát triển sản phẩm” sẽ được tập trung

giải quyết tại tỉnh thí điểm Lâm Đồng.

Theo đó, thông qua Điều tra thu thập

thông tin cơ sở, đến tháng 4/2015, JICA

đã phân tích tiềm năng và nguyên nhân

cản trở sự phát triển nông nghiệp của tỉnh

Lâm Đồng và đề xuất thực hiện 7 bước

chiến lược nhằm phát triển cụm ngành

cấp 6 và liên kết sản xuất trong nông

nghiệp bao gồm ① Trung tâm sau thu

hoạch,② Khu công nghiệp nông nghiệp,

③ Phát triển chợ đầu mối hoa, ④ Xây

dựng thương hiệu, ⑤ Khuyến khích du

lịch nông nghiệp, ⑥ Đào tạo phát triển

nguồn nhân lực, ⑦ Nâng cao năng lực

nghiên cứu và phát triển (R&D).

Trong giai đoạn 2 từ tháng 5/2015,

JICA xem xét các chính sách hỗ trợ cụ

TIÊU ĐIỂM

Page 2: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam · Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam – Tháng 10/2015 Country Report Trong các ngày từ LĐ10 – 12/10/2015, JICA tham gia trưng bày

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam – Tháng 10/2015

P r o jec t News thể, trong đó thách thức lớn nhất là việc tham gia của

các doanh nghiệp Nhật Bản trong vận hành khu công

nghiệp nông nghiệp.

Bảo quản và phân phối

Cùng với hai vấn đề trên của chuỗi giá trị, Nhật

Bản cũng tập trung hỗ trợ Việt Nam giải quyết vấn

đề “Cải thiện hệ thống phân phối và dây chuyền

lạnh” tại khu vực thí điểm là vùng ngoại thành của

các đô thị lớn như Hà Nội và Tp. HCM với sự tham

gia đầu tư của doanh nghiệp tư nhân vào xây dựng hệ

thống lưu thông hàng nông sản chất lượng cao và dây

chuyền lạnh, đảm bảo độ tươi ngon của sản phẩm và

đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Các hoạt động hợp tác này của JICA được kỳ

vọng sẽ góp phần nâng cao giá trị gia tăng của các

sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam, một vấn đề mà

Chính phủ Việt Nam đặt ưu tiên khi thực hiện mục

tiêu cải thiện đời sống và thu nhập của người dân làm

nông nghiệp.

Có thể thấy rằng, bên cạnh vai trò quan trọng của

khu vực Nhà nước trong phát triển nông nghiệp, vai

trò của khu vực tư nhân ngày càng trở nên quan trọng

và không thể thiếu, trong chuỗi giá trị thực phẩm. Do

vậy, cùng với việc tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật trong sản

xuất nông nghiệp, JICA sẽ phối hợp với khu vực tư

nhân tiếp cận các lĩnh vực chế biến, lưu thông/phân

phối và tiếp thị; và Chính phủ được kỳ vọng sẽ tạo

lập môi trường thuận lợi cho hoạt động của khu vực

tư nhân trong phát triển Chuỗi giá trị nông sản.

Vài nét về nông nghiệp Việt Nam

Theo thống kê năm 2015, khoảng 50% dân số

trong độ tuổi lao động của Việt Nam đang tham gia

vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đóng góp

khoảng 20% GDP quốc gia.

Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp luôn là một chính

sách quan trọng nhằm cải thiện sinh kế, nâng cao

mức sống của người dân và thu hẹp khoảng cách

giữa các vùng miền.

Từ thập kỷ 90 đến đầu những năm 2000, chính

phủ Việt Nam tập trung vào nâng cao năng suất

nông nghiệp thông qua đầu tư phát triển cơ sở hạ

tầng hệ thống tưới tiêu, áp dụng khoa học công nghệ

tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp v.v...

Giai đoạn sau đó, Việt Nam chuyển sang giải

quyết các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng

cao giá trị gia tăng và đa dạng hóa các sản phẩm

nông nghiệp.

Hiện nay, nông nghiệp Việt Nam đang phải đối

mặt với thách thức mới - xây dựng chuỗi giá trị thực

phẩm, sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị

trường. Hỗ trợ của JICA trong lĩnh vực nông nghiệp

cũng biến chuyển theo xu thế phù hợp, chuyển từ số

lượng sang chất lượng và từ chất lượng sang sản

xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, nhằm hỗ trợ giải

quyết các thách thức cụ thể trong từng giai đoạn một

cách phù hợp□

Ông Kitaoka Shinichi chính thức trở thành tân Chủ tịch của Cơ quan Hợp tác Quốc tế

Nhật Bản (JICA) từ ngày 1/10/2015, kế nhiệm ông Tanaka Akihiko. Trước khi được bổ

nhiệm vào vị trí hiện tại, ông Kitaoka là Hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế Nhật Bản.

Trong lời chào nhậm chức, ông Kitaoka nhấn mạnh trong thời gian tới, JICA sẽ phải

tăng cường hơn nữa tính chiến lược, nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ

phát triển. Vì lẽ đó, JICA sẽ tập trung vào các vấn đề trọng điểm: (1) “Tăng trưởng chất

lượng” và xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo; (2) Thúc đẩy chia sẻ các giá trị phổ quát và

xây dựng hòa bình; (3) Tăng cường nỗ lực giải quyết các vấn đề quy mô toàn cầu và xu

hướng hỗ trợ; (4) Mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược; (5) Hỗ trợ

nhằm phát huy vai trò cũng như thăng tiến trong xã hội của phụ nữ ở các nước đang phát

triển v.v…

Ngoài ra, JICA còn có nhiệm vụ thực hiện đúng trách nhiệm giải trình và đảm bảo tính minh bạch với tư

cách là một tổ chức của Chính phủ Nhật Bản, được giao đảm nhiệm khoản ngân sách khổng lồ. Cùng với việc

tăng cường nền tảng của tổ chức, thực hiện hợp lý hóa công việc và chấn chỉnh phong cách làm việc, phải tạo ra

môi trường làm việc để tất cả các cán bộ của JICA, cũng như những nhân viên liên quan đến hoạt động/dự án

của JICA, có thể phát huy hết toàn bộ năng lực.

Trước đó, ông Kitaoka từng đảm nhiệm các chức vụ: Giáo sư của Viện quốc gia sau đại học nghiên cứu

chính sách (GRIPS) (năm 2012-2015); Giáo sư Khoa Luật và Chính trị sau đại học, Đại học Tokyo (năm 1997-

2004, 2006-2012); Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Phó đại diện thường trực của Nhật Bản tại Liên Hợp Quốc

(năm 2004-2006); Giáo sư Khoa Luật và Chính trị, Đại học Rikkyo (năm 1985-1997).

Ông Kitaoka là một chuyên gia về ngoại giao và chính trị Nhật Bản hiện đại. Ông nhận bằng Cử nhân (năm

1971) và bằng Tiến sỹ (năm 1976), đều từ trường Đại học Tokyo, trường đại học danh tiếng nhất của Nhật Bản.

Ông là giáo sư danh dự của Đại học Tokyo □

Page 3: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam · Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam – Tháng 10/2015 Country Report Trong các ngày từ LĐ10 – 12/10/2015, JICA tham gia trưng bày

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam – Tháng 10/2015

Country Report

Trong các ngày từ 10 – 12/10/2015, JICA tham

gia trưng bày và giới thiệu các hoạt động hợp tác

trong lĩnh vực phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

(DNNVV) và công nghiệp hỗ trợ tại Triển lãm Công

nghiệp Hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản (Vietnam –

Japan Supporting Industries Exhibition) lần thứ 6 tại

Cung Văn hóa Hà Nội.

Tại triển lãm, sáu dự án JICA hiện đang tiến hành

với Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ KH-ĐT), Trung tâm

Hợp tác Nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản,

Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật các DNVVN thuộc Cục

Phát triển Doanh nghiệp (Bộ KH-ĐT), Trường Đại

học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Công

nghiệp Tp. Hồ Chí Minh và Tổng Cục Dạy nghề (Bộ

Ngày 4/9/2015, nữ diễn viên điện ảnh Lan

Phương đã có chuyến thăm và làm việc đầu tiên ở

tỉnh An Giang trong vai trò là Sứ giả Thiện chí của

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt

Nam.

Tại đây, cô đã thăm và làm việc với Văn phòng

Dự án “Thành lập đường dây nóng phòng chống

mua bán người tại Việt Nam” do JICA thực hiện.

JICA Việt Nam đã bổ nhiệm nữ diễn viên làm

Sứ giả Thiện chí từ 1/6/2015, và trong nhiệm kỳ

hoạt động của mình, nữ diễn viên sẽ đến thăm các

địa bàn dự án của JICA và gửi đi các thông điệp về

hoạt động của JICA một cách rộng rãi và thân thiện

đến người dân Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, nữ diễn viên Lan Phương

đã tham gia vào nhiều hoạt động xã hội có ý nghĩa

tích cực cho cộng đồng, trong đó có những hoạt

động gắn liền với đất nước Nhật Bản đáng chú ý

như: Đại diện của Việt Nam trên Chuyến tàu Thanh

Niên Đông Nam Á "SSEAYP" vào năm 2009; đóng

vai nữ chính trong phim "Người cộng sự - The

Partner", do Đài truyền hình Việt Nam và Tập đoàn

truyền thông TBS (Tokyo Broadcasting System

Inc.) hợp tác sản xuất nhân dịp kỷ niệm 40 năm

thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản,

và rất nhiều hoạt động văn hóa khác.

Sau chuyến đi thăm dự án ở An Giang, Lan

Phương cho biết: "Trong chuyến đi đầu tiên với tư

cách Sứ giả Thiện chí của JICA tới An Giang, tôi

đã gặp và nói chuyện với một số nạn nhân của nạn

mua bán người, được trực tiếp tham gia buổi tuyên

truyền giúp người dân có nhận thức rõ hơn về nạn

mua bán người để tự bảo vệ mình và cộng đồng

khỏi các hiểm hoạ của tệ nạn này. Không kiến thức

từ nguồn nào có thể mạnh bằng việc tôi ngồi với

họ, trò chuyện cùng họ, và lắng nghe họ, mà qua

đó, đã giúp tôi hiểu được cuộc sống vốn đã khó

khăn của họ nhưng vẫn phải chịu đựng những bất

hạnh ẩn nấp xung quanh, nhất là khi họ sống sát

biên giới sông nước. Đối với tôi, chuyến đi này là

một trải nghiệm thật quý báu."

Sứ giả thiện chí của JICA Việt Nam – Lan Phương (áo trắng)

Có mặt tại Việt Nam từ năm 1992, JICA đã và

đang triển khai rất nhiều dự án ODA của Chính

phủ Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực, đóng góp

không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội

của Việt Nam trong hơn 20 năm qua□

LĐ-TB-XH) đã được giới thiệu tới khách tham gia

triển lãm.

Triển lãm này được Tổ chức Xúc tiến Thương

mại Nhật Bản (JETRO) và Cục Xúc tiến Thương

mại (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức hàng

năm, cùng với Triển lãm quốc tế về Công nghệ

Chế tạo phụ tùng công nghiệp Việt Nam (Vietnam

Manufacturing Expo) và Triển lãm Sản phẩm

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (Industrial Compo-

nents & Subcontracting Vietnam).

Đây được coi là một kênh hiệu quả cho việc

chuyển giao các bí quyết, công nghệ mới và mở

rộng mạng lưới kinh doanh trong lĩnh vực này.

Năm sau, triển lãm sẽ được tổ chức trong các ngày

6-8/4/2016 tại cùng địa điểm trên□

Page 4: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam · Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam – Tháng 10/2015 Country Report Trong các ngày từ LĐ10 – 12/10/2015, JICA tham gia trưng bày

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam – Tháng 10/2015

International News

Sáng ngày 9/9, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức

Hội nghị với các doanh nghiệp Nhật Bản nhằm trao

đổi, đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm

cải thiện môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp

Nhật Bản. Đặc biệt, buổi gặp gỡ được tiến hành với

sự hỗ trợ của ông Tamada Mikio, Tình nguyện viên

cao cấp của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

(JICA) tại Bắc Giang.

Ông Nguyễn Văn Linh -Chủ tịch UBND tỉnh-

chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có ông Toma

Masaaki – Bí thư thứ hai Đại sứ quán Nhật Bản tại

Việt Nam; ông Đặng Xuân Quang - Phó Cục

trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và

Đầu tư), ông Isaji Naoki – Cố vấn cao cấp Chương

trình phái cử Tình nguyện viên của JICA; ông An-

do – Tổng thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật

Bản; ông Tamada Mikio – Tình nguyện viên cao

cấp JICA tại Bắc Giang, các doanh nghiệp Nhật

Bản đang đầu tư tại Bắc Giang; và lãnh đạo một số

sở, ban, ngành của tỉnh.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh

Bắc Giang, tính đến tháng 8 năm 2015, đã có 20 dự

án của Nhật Bản đầu tư vào Bắc Giang với tổng

vốn đầu tư là 150.7 triệu USD (chiếm 10,6% số dự

án và chiếm 6.29% tổng số vốn FDI đầu tư vào

tỉnh). Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là chế tạo và gia

công lắp ghép.

Tại Hội nghị, ông Tamada đã báo cáo kết quả

khảo sát đối với các doanh nghiệp Nhật Bản trong

các Khu công nghiệp, trong đó, ông đưa ra 5 vấn đề

mà các doanh nghiệp đang gặp khó khăn cần được

tháo gỡ kịp thời. Đó là ①việc mất điện thường

xuyên, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất; ② vấn

đề cung cấp nước, việc cắt nước chưa được thông

báo trước đến các doanh nghiệp; ③chất lượng viễn

thông chưa ổn định; ④ đường sá sửa chữa nhiều,

gây ùn tắc, ảnh hưởng đến giờ làm việc và đi lại

của các doanh nghiệp, đặc biệt, hệ thống chiếu sáng

vào ban đêm ở các đường trong Khu công nghiệp

chưa đầy đủ gây mất an toàn cho các công ty có ca

làm ban đêm; ⑤các thủ tục hành chính còn rườm

rà, phức tạp khiến các doanh nghiệp mất nhiều thời

gian và chi phí.

Trước các vấn đề mà ông Tamada đưa ra, ông

Nguyễn Văn Linh -Chủ tịch UNBD tỉnh Bắc Giang-

đã chỉ đạo các cơ quan liên quan trực tiếp, thẳng

thắn đưa ra phương án xử lý. Đối với các vấn đề

điện, nước, các cơ quan đã đưa ra nguyên nhân,

cách khắc phục, và đảm bảo sẽ thông báo trước ít

nhất 2 ngày nếu có kế hoạch cắt điện, cắt nước để

các doanh nghiệp sắp xếp. Đối với hệ thống giao

thông, ông Nguyễn Văn Linh cho biết, đến hết năm

2015, đường quốc lộ 1A sẽ được hoàn thành, và

mong muốn các doanh nghiệp chia sẻ, khắc phục

khó khăn. Đối với vấn đề thủ tục hành chính, ông

Linh cũng đã yêu cầu Ban quản lý các Khu công

nghiệp, Cục Thuế, Hải quan, Sở Lao động, Thương

binh và Xã hội cung cấp hướng dẫn thủ tục hành

chính cho các nhà đầu tư Nhật Bản.

Cũng tại hội nghị, tỉnh Bắc Giang đã công bố

thành lập Tổ xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư từ Nhật Bản

(Japan Desk) do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lại

Thanh Sơn làm Tổ trưởng.

Ông Tamada Mikio được phái cử đến làm việc

tại Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Giang từ tháng

4/2015 theo Chương trình Phái cử Tình nguyện viên

cao cấp Nhật Bản (SV) nằm trong Chương trình hợp

tác phát triển Việt Nam – Nhật Bản giữa Chính phủ

Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản thông qua JICA.

Ngay sau khi đến cơ quan tiếp nhận, ông đã có

nhiều đóng góp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh

Bắc Giang trong việc cải thiện môi trường đầu tư,

đưa các nhà đầu tư Nhật Bản đến gần hơn với

những tiềm năng của tỉnh Bắc Giang.

Đánh giá hoạt động của ông Tamada, ông Isaji

Naoki – Cố vấn cao cấp Chương trình phái cử Tình

nguyện viên cho biết, trong 20 năm phái cử Tình

nguyện viên đến Việt Nam cho đến nay, đây là lần

đầu tiên JICA phái cử Tình nguyện viên trong lĩnh

vực hỗ trợ xúc tiến đầu tư như ông Tamada và

mong muốn nhận được sự hợp tác của cơ quan tiếp

nhận kết hợp cũng những nỗ lực của Tình nguyện

viên để có thể xúc tiến đầu tư ở Bắc Giang được

hiệu quả hơn. Đồng thời, ông cũng hy vọng, thông

qua ông Tamada và cuộc hội nghị thẳng thắn giữa

các doanh nghiệp Nhật Bản và tỉnh Bắc Giang, hai

bên sẽ hiểu nhau hơn và cùng có những giải pháp

tháo gỡ các khó khăn đang gặp phải, xây dựng một

môi trường đầu tư lành mạnh cho các doanh

nghiệp□

Page 5: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam · Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam – Tháng 10/2015 Country Report Trong các ngày từ LĐ10 – 12/10/2015, JICA tham gia trưng bày

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam – Tháng 10/2015

Ngày 30/9, năm Tình nguyện viên (TNV) dài hạn và một TNV ngắn hạn mới của JICA đã đặt chân tới

Việt Nam, chính thức bắt đầu nhiệm kỳ hoạt động.

Hiện TNV ngắn hạn đã làm việc tại cơ quan đối tác, trong khi các TNV dài hạn đang học tiếng Việt (1

tuần đối với TNV cao cấp và 5 tuần đối với TNV trẻ) tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Sau khi hoàn thành

khóa học Tiếng Việt, các TNV sẽ chính thức đến làm việc tại các cơ quan tiếp nhận, sử dụng những kiến thức

và kinh nghiệm có được ở Nhật Bản để hỗ trợ cho các đồng nghiệp Việt Nam.

Các TNV mới gồm có:

Một TNV cao cấp chuyên về quản lý chất lượng, sẽ làm việc tại Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và

vừa phía Nam trong hai năm.

Một TNV trẻ, chuyên về hóa học - hóa học ứng dụng, làm việc tại Trung tâm Khoa học công nghệ và môi

trường trong hai năm.

Một TNV trẻ, sẽ hỗ trợ về du lịch cho Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Tiền Giang trong hai năm.

Một TNV trẻ chuyên về âm nhạc, sẽ làm việc với Học viện Phụ nữ Việt Nam trong hai năm.

Một TNV trẻ chuyên về môn võ Karatedo, sẽ làm việc với Đại học Phòng cháy Chữa cháy trong hai năm.

Chỉ có một TNV ngắn hạn, là TNV cao cấp sẽ làm việc trong 11 tháng về Biên tập chương trình với kênh

VTV4 - Đài truyền hình Việt Nam□

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - Văn phòng Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 04-3831-5005; Fax: 04-3831-5009;

Website: http://www.jica.go.jp/vietnam/vietnamese/index.html