bẢn tin tbt viỆt nam - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/media/files/nam 2016/ban tin...

19
BN TIN TBT VIT NAM Chuyên mc: Vn Đ Hôm nay Bn tin s10/2016 ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 1 FTA MANG ĐẾN CƠ HỘI VÀ THÁCH THC CHO DOANH NGHIP VIT NAM? Các hiệp định thương mại tdo (FTA) Việt Nam đang tham gia đàm phán được dbáo mra nhiều cơ hội vxut nhp khu hàng hóa, giao lưu thương mại gia Vit Nam và các nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là doanh nghip Vit scơ hội và thách thc gì, Nhà nước htrgì giúp doanh nghiệp trong nước mrng thtrường, hi nhp quc tế, tham gia chui cung ng toàn cu? Ni dung chính ca các hiệp định được ký kết ln này là xóa bthuế quan, tdo hóa mu dch, nhđó mở ra nhiều cơ hội cho các nước tham gia. Đối vi doanh nghip Việt Nam, cơ hội ln nht là mrng thtrường nhct gim thuế và dbrào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sn xut và cung ng toàn cu. Trước sc ép cnh tranh gay gt trong bi cnh toàn cu hóa thì chcó các doanh nghip mạnh, có đủ năng lực cnh tranh vi các doanh nghiệp nước ngoài mi có thtrđược. Đây chính là thời điểm thanh lc các doanh nghip yếu, thiếu sc cnh tranh trên thtrường. Do vy, hiệp định mra nhiều cơ hội những cũng không ít thách thức đối vi doanh nghip nh. Để kp thi nm bắt cơ hội và ng phó vi thách thc, doanhh nghip Vit Nam cần tăng cường snlc ca bn thân và htrcủa Nhà nước. Các hình thc sn xut theo kiu kêu gọi “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” không còn là điểm mnh khi thuế quan được tháo d, hàng hóa tdo mu dch giữa các nước

Upload: others

Post on 05-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vân Đê Hôm nay Bản tin số 10/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

1

FTA MANG ĐẾN CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO DOANH NGHIỆP

VIỆT NAM?

Các hiệp định thương mại

tự do (FTA) Việt Nam đang

tham gia đàm phán được dự

báo mở ra nhiều cơ hội về xuất

nhập khẩu hàng hóa, giao lưu

thương mại giữa Việt Nam và

các nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt

ra là doanh nghiệp Việt sẽ có

cơ hội và thách thức gì, Nhà

nước hỗ trợ gì giúp doanh

nghiệp trong nước mở rộng thị

trường, hội nhập quốc tế, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu?

Nội dung chính của các hiệp định được ký kết lần này là xóa bỏ thuế quan, tự

do hóa mậu dịch, nhờ đó mở ra nhiều cơ hội cho các nước tham gia. Đối với doanh

nghiệp Việt Nam, cơ hội lớn nhất là mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ

bỏ rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn

cầu.

Trước sức ép cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh toàn cầu hóa thì chỉ có các

doanh nghiệp mạnh, có đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài

mới có thể trụ được. Đây chính là thời điểm thanh lọc các doanh nghiệp yếu, thiếu

sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, hiệp định mở ra nhiều cơ hội những cũng

không ít thách thức đối với doanh nghiệp nhỏ.

Để kịp thời nắm bắt cơ hội và ứng phó với thách thức, doanhh nghiệp Việt

Nam cần tăng cường sự nỗ lực của bản thân và hỗ trợ của Nhà nước. Các hình

thức sản xuất theo kiểu kêu gọi “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” không còn là

điểm mạnh khi thuế quan được tháo dỡ, hàng hóa tự do mậu dịch giữa các nước

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vân Đê Hôm nay Bản tin số 10/2016 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2

tràn vào. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước yếu sẽ đứng trước

nguy cơ mất thị trường nội địa.

Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp trong nước không nâng cao chất lượng sản

xuất thì sẽ không xâm nhập vào thị trường các nước. Các nước EU đưa ra các yêu

cầu kỹ thuật, vệ sinh và chất lượng sản phẩm rất cao, nếu không “chuẩn hóa” thì

sản phẩm của chúng ta không thể đáp ứng được yêu cầu. Như vậy, dù hiệp định có

mở ra cơ hội, chúng ta cũng không nắm bắt được.

Muốn tăng khả năng cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới tư duy theo cơ chế kinh tế thị trường. Phải

nhìn nhận thực tế hiện nay là doanh nghiệp Việt Nam nhận thức về các FTA và

năng lực hội nhập quốc tế còn rất hạn chế; năng lực hội nhập và mở rộng thị

trường nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, thụ động trong hoạt động

sản xuất kinh doanh, chưa chủ động điều chỉnh theo yêu cầu đòi hỏi của hội nhập

kinh tế. Đây chính là bất lợi rất lớn trong bối cảnh toàn cầu hiện nay.

(còn tiếp)

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3

DANH MỤC CÁC THÔNG BÁO NHẬN ĐƯỢC TỪ 15/09/2016-15/10/2016

Nước thông báo Số lượng TB Vân đê thông báo

Các Tiểu Vương

quốc Ả Rập

thống nhât

4 Đậu xanh khô; Thiết bị điện tử; Cà chua

Argentina 1 Hàng hóa nguy hiểm

Albania 1 Thuốc lá

Ai Cập 1 Kính, thủy tinh sử dụng trong xây dựng

Ấn Độ 1 Vải dệt

Brazill 3 Sản phẩm vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm và nước hoa; Lúa mì và ngô;

Thiết bị y tế

Canada 2 Phương tiện phát thanh truyền thông; Nhiên liệu

Chile 5 Đồng hồ đo nước; Hệ thống ống nhựa xả thải và phụ kiện; Thép

dùng cho bê tông cốt thép; Bê tông

Đài Loan 4 Thực phẩm nhập khẩu và sản phẩm liên quan; Phích cắm và ổ

cắm; Sản phẩm điện và điện tử; Mỹ phẩm, kem đánh răng

El Salvador 1 Khí tự nhiên

Ecuador 2 Thực phẩm; Củ cải đường

Hàn Quốc 15 Thuốc thú y; Thảm nhựa tắm; Mỹ phẩm; Đồ điện gia dụng và các

sản phẩm công nghiệp; Sản phẩm cho trẻ em; Bảng điện tử; Sản

phẩm dệt may cho trẻ sơ sinh; Sản phẩm da; Rèm cửa; Thực

phẩm, các sản phẩm chăn nuôi; Các tiêu chuẩn an toàn chung cho

các sản phẩm của trẻ em; Hóa chất

Liên minh Châu

Âu

7 Sản phẩm biôxít; Các chất hóa học; Thực phẩm; Linuron (thuốc

trừ sâu hoạt chất); Chất lỏng làm sạch kính chắn gió;

Perfluorooctanoic acid (PFOA), muối của nó và các chất liên quan

đến PFOA

Kazakhstan 3 Kéo và rơ moóc và phụ kiện; Nước hoa và mỹ phẩm; Thiết bị bảo

vệ cá nhân

Mexixco 9 Khí thiên nhiên; Khí đốt; Sáp ong; Hydrocarbons; Ánh sáng nhân

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4

tạo; Hệ thống thông tin vô tuyến; Thiết bị vệ sinh; Hóa dầu

Malaysia 1 Ván ép

Nam Phi 3 Thực phẩm có chứa natri; Các sản phẩm thực phẩm nói chung;

Hóa chất khử trùng cho các mục đích công nghiệp và sinh hoạt;

Đậu nành

Nhật Bản 3 Thực phẩm hữu cơ qua chế biến; Cây hữu cơ; Dược phẩm

New Zealand 1 Bình đựng nước nóng bằng cao su và polyvinyl clorua

Nga 3 Nước hoa và mỹ phẩm; Thiết bị bảo vệ cá nhân; Máy kéo và xe

kéo dùng trong nông lâm nghiệp

dPeru 1 Sữa và kem

Singapore 1 Pin Carbon

Thái Lan 10 Quy trình đánh giá sự phù hợp; Lốp xe; Kính xây dựng; Thép

cuộn carbon

Thổ Nhĩ Kỳ 2 Phụ gia thực phẩm; Đồ chơi

Trung Quốc 5 Phương tiện đường bộ nói chung; Khu vệ sinh; Thuốc

Uganda 12 Bê tông; Rác thải; Xi măng; thạch cao; Cá và thủy sản; Tôm hùm

đông lạnh; Khí dầu mỏ và các loại khí hydrocarbon khác

Úc 1 Hóa chất công nghiệp

Ukraine 2 Máy hút bụi; Máy điều hoà

Hoa Kỳ 20 Thịt và các sản phẩm động vật khác; Vật liệu nguy hiểm; Hệ

thống đường xe; Tủ lạnh; Trái cây, rau quả; Khí thải; Máy bơm

chất lỏng; Gỗ; Kỹ thuật đường sắt nói chung; Phương tiện cơ giới;

Thiết bị y tế; Thiết bị cho trẻ em; Thuốc thú y; Pháo hoa; Máy vi

tính; Khí dầu mỏ và các loại khí hydrocarbon khác

Zambia 5 Dầu thủy lực; Dầu động cơ Diesel; Dầu mỡ bôi trơn, dầu công

nghiệp và các sản phẩm liên quan

Việt Nam 5 Sản phẩm và hàng hóa nói chung; Kính an toàn; Lốp khí nén cho

xe cơ giới và xe kéo; Phương tiện đường bộ; Danh sách các sản

phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm

quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

5

Tin cảnh báo tháng 10/2016.

Các sản phẩm, hàng hóa có khả năng

gây mât an toàn.

Ngày 12/10/2016, Việt Nam thông báo

cho các nước thành viên WTO về việc

xây dựng Dự thảo Thông tư thay thế

Thông tư số 05/2014/TT-BTTTT ngày

19 tháng 3 năm 2014 quy định cụ thể

danh mục các sản phẩm, hàng hóa có khả

năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm

quản lý của Bộ Thông tin và Truyền

thông. Danh mục này được chia thành 02 tiểu mục, được nêu chi tiết trong Phụ lục

I và Phụ lục II. Mỗi tiểu mục có hình thức và nguyên tắc quản lý chất lượng bắt

buộc (tức là, chứng nhận và công bố) riêng. Việc quản lý chất lượng sản phẩm,

hàng hoá thuộc Danh mục này được thực hiện theo Thông tư số 30/2011/TT-

BTTTT ngày 31 tháng 10 năm 2011 quy định cụ thể chứng nhận bắt buộc và tuyên

bố sản phẩm, hàng hoá trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Mục

đích của dự thảo nhằm đảm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người. Các

nước thành viên có 60 ngày kể từ ngày thông báo để tham gia góp ý kiến. Thời

gian dự kiến thông qua vào 15 tháng 12 năm 2016. Thời gian dự kiến có hiệu lực

vào 01 tháng 4 năm 2017.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

http://tbtvn.org/Ti%20liu%20upload%20cho%20QCKT/Tao%20Link/Draft%20of

%20Circular%20replacing%20Circular%2005_2014_MIC.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/VNM/92

Đèn pha của phương tiện giao thông cơ

giới

Ngày 03/10/2016,Việt Nam thông báo cho

các nước thành viên WTO về việc xây dựng

QCVN 35: 2016/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về đặc tính quang học của đèn chiếu

sáng phía trước của phương tiện giao thông

cơ giới đường bộ. Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật

này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp

ráp và nhập khẩu đèn pha, và các cơ quan, tổ chức liên quan đến việc thử nghiệm,

kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật của xe. Dự thảo này sẽ thay thế

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

6

QCVN 35:2011/ BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính quang học của

đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Mục đích

của dự thảo nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người. Các nước thành

viên có 60 ngày kể từ ngày thông báo để tham gia góp ý kiến. Thời gian dự kiến

thông qua vào ngày 05 tháng 12 năm 2016. Thời gian dự kiến có hiệu lực vào ngày

01 tháng 01 năm 2017.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

http://www.tbtvn.org/Ti%20liu%20upload%20cho%20QCKT/Tao%20Link/QCV

N35.2016.doc

Mã thông báo: G/TBT/N/VNM/91

Lốp hơi dành cho xe ô tô

Ngày 03/10/2016, Việt Nam thông báo cho các nước thành viên WTO về việc xây

dựng QCVN 34: 2016/BGTVT quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về lốp hơi

dành cho xe ôtô. Quy chuẩn này quy

định các yêu cầu kỹ thuật đối với các

loại lốp hơi mới (sau đây gọi tắt là

lốp) dùng cho ô tô và rơ moóc, sơ mi

rơ moóc kéo theo; trừ các loại sau:

- Các loại lốp dùng cho ô tô có tốc độ

dưới 60 km/h và quá 300 km/h.

- Các loại lớp dùng cho ô tô đua thể

thao.

Dự thảo này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu lốp, sản xuất lắp ráp ô

tô và các cơ quan, tổ chức liên quan đến việc thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận

chất lượng an toàn kỹ thuật lốp dùng cho ô tô. Dự thảo sẽ thay thế QCVN 34:

2011/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lốp hơi dành cho xe ôtô. Mục đích

của dự thảo nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người. Các nước thành

viên có 60 ngày kể từ ngày thông báo để tham gia góp ý kiến. Thời gian dự kiến

thông qua vào ngày 05 tháng 12 năm 2016. Thời gian dự kiến có hiệu lực vào ngày

01 tháng 1 năm 2017.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

http://www.tbtvn.org/Ti%20liu%20upload%20cho%20QCKT/Tao%20Link/QCV

N34.2016.doc

Mã thông báo: G/TBT/N/VNM/90

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

7

Kính an toàn

Ngày 03/10/2016, Việt Nam thông báo

cho các nước thành viên WTO về việc

xây dựng QCVN 32:2016/BGTVT Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về kính an toàn

của xe ô tô. Dự thảo này quy định yêu

cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với

kính an toàn được sử dụng làm kính chắn

gió, các loại kính cửa của xe ô tô và rơ

moóc, sơ mi rơ moóc.

Dự thảo này không áp dụng cho các loại kính sử dụng trên các loại đèn chiếu sáng,

đèn tín hiệu và các bảng đồng hồ, các loại kính chống đạn, kính bảo vệ, và vật liệu

khác với kính; và không áp dụng đối với cửa sổ kép.

Dự thảo này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu kính, sản xuất lắp ráp ô

tô và các cơ quan, tổ chức liên quan đến việc thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận

chất lượng an toàn kỹ thuật của kính dùng cho ô tô.

Dự thảo này sẽ thay thế QCVN 32:2011 BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

kính an toàn của xe ô tô. Mục đích của dự thảo nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an

toàn của con người. Các nước thành viên có 60 ngày kể từ ngày thông báo để tham

gia góp ý kiến. Thời gian dự kiến thông qua vào ngày 05 tháng 12 năm 2016. Thời

gian dự kiến có hiệu lực vào ngày 01 tháng 1 năm 2017.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

http://www.tbtvn.org/Ti%20liu%20upload%20cho%20QCKT/Tao%20Link/QCV

N32.2016final.doc

Mã thông báo: G/TBT/N/VNM/89

Sản phẩm và hàng hóa nói chung

Ngày 27/9/2016, Việt Nam thông báo cho

các nước thành viên WTO về việc xây

dựng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị

định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006

của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa. Cụ

thể, Dự thảo sẽ không áp dụng đối với các

mặt hàng sau đây

a) Bất động sản;

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

8

b) Hàng hoá tạm nhập tái xuất; hàng hoá tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm

sau đó tái xuất; hàng hoá quá cảnh, hàng hoá chuyển khẩu;

c) Quà biếu, tặng; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển;

d) Hàng hóa bị tịch thu để bán đấu giá;

e) Thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến đóng gói được bán trực tiếp cho

khách hàng;

f) Hàng hóa được sử dụng làm nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thủy sản, các sản

phẩm khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất

màu mỡ, vữa, bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, hoạt động) không

có bao bì và bán trực tiếp cho khách hàng;

g) Các sản phẩm dầu mỏ, khí hóa lỏng, chất lỏng, xi măng rời không có bao bì

hoặc được lưu trữ trong container, bể chứa nước trong quá trình vận chuyển;

h) Hàng hóa đã qua sử dụng.

Mục đích của dự thảo nhằm quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Chưa xác

định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

http://tbt.gov.vn/Ti%20liu%20upload%20cho%20QCKT/Tao%20Link/Dựthảo%2

0thay%20thế%20nghị%20định%20ghi%20nhãn%20ngày-21-9.docx

Mã thông báo: G/TBT/N/VNM/88

Thuốc

Ngày 12/10/2016, Trung Quốc thông báo

cho các nước thành viên WTO về việc nước

này đang xây dựng Dự thảo Quy định đối

với các phòng thí nghiệm phi lâm sàng về

thuốc. Mục đích của dự thảo này nhằm

nâng cao chất lượng trong việc nghiên cứu

thuốc phi lâm sàng. Các nước thành viên có

60 ngày kể từ ngày thông báo để tham gia

góp ý kiến. Hiện tại Trung Quốc chưa xác định thời gian thông qua và thời gian dự

kiến có hiệu lực.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/CHN/16_4278_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/CHN/1182

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

9

Xe điện

Ngày 29/9/2016, Trung Quốc thông báo

cho các nước thành viên WTO về việc nước

này đang xây dựng Dự thảo Quy định về

ghi nhãn tiêu thụ năng lượng trên xe hạng

nhẹ phần 2: Đối với các loại xe điện. Phần

2 này quy định các nội dung, định dạng, vật

liệu và đặc điểm kỹ thuật của nhãn. Chương

4-6 của phần này là bắt buộc áp dụng. Quy

định này chỉ áp dụng cho loại M1, M2 và

N1 của xe điện mà trọng lượng không vượt quá 3500 kg. Mục đích của dự thảo

này nhằm bảo vệ môi trường. Các nước thành viên có 60 ngày kể từ ngày thông

báo để tham gia góp ý kiến. Thời gian thông qua sau 90 ngày kể từ ngày chuyển

cho Ban thư ký WTO. Hiện tại Trung Quốc chưa xác định thời gian dự kiến có

hiệu lực.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/CHN/16_4073_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/CHN/1181

Thực phẩm nhập khẩu

Ngày 26/9/2016, Đài Loan thông báo

cho các nước thành viên WTO về việc

nước này đang xây dựng Dự thảo Quy

định căn cứ vào Điều 32 của Đạo luật

quản lý an toàn và vệ sinh thực phẩm

FDA yêu cầu các doanh nghiệp nhập

khẩu thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm

biến đổi gen phải có trách nhiệm lưu giữ

hồ sơ, tài liệu, dữ liệu của các sản phẩm

nhập khẩu. Mục đích của dự thảo này nhằm ngăn ngừa hành vi lừa đảo và bảo vệ

người tiêu dùng. Các nước thành viên có 60 ngày kể từ ngày thông báo để tham

gia góp ý kiến. Hiện tại, Đài Loan chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và

thời gian dự kiến có hiệu lực.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/TPKM/16_4011_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/TPKM/246

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

10

Thiết bị y tế.

Ngày 28/9/2016, Hoa Kỳ thông báo cho

các nước thành viên WTO về việc Cơ

quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm

(FDA) Hoa Kỳ đang phân loại các thiết bị

phát hiện bệnh mắt lác vào lớp II (kiểm

soát đặc biệt). Mục đích của dự thảo này là

nhằm đảm bảo an toàn và tính hiệu quả

của các thiết bị; bảo vệ sức khỏe và sự an

toàn của con người. Thời gian dự kiến

thông qua vào tháng 8 năm 2016. Thời gian dự kiến có hiệu lực là ngày

22/09/2016. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/USA/16_4030_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1199

Dược Phẩm

Ngày 22/09/2016, Nhật Bản thông báo

cho các nước thành viên WTO về việc

nước này đề xuất sửa đổi một phần quy

định về các yêu cầu tối thiểu đối với

Radiopharmaceuticals (một loại dược

phẩm phóng xạ). Cụ thể, sẽ đưa thêm

một số tiêu chuẩn mới đối với

Radiopharmaceuticals. Mục đích của dự

thảo là nhằm bảo vệ môi trường và sức

khỏe cộng đồng. Hạn cuối cùng để các

nước thành viên tham gia đóng góp ý kiến là ngày 20/10/2016. Hiện tại Nhật Bản

chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực.

Thông tin chi tiết của dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/JPN/16_3985_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/JPN/537

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

11

DANH MỤC QUY CHUẨN KỸ THUẬT VIỆT NAM MỚI BAN HÀNH

1. Quyết định 5554/QĐ-BYT ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ

Y tế ban hành hướng dẫn quy trình, quy chuẩn kỹ thuật rửa phổi toàn bộ

2. Thông tư 25/2016/TT-BGTVT ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng

Bộ Giao thông vận tải ban hành sửa đổi định mức kinh tế - quy chuẩn kỹ

thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa kèm Thông tư 64/2014/TT-

BGTVT

3. Quyết định 2023/QĐ-UBND ngày 26 tháng 09 năm 2016 của tỉnh Trà

Vinh ban hành về định mức kinh tế, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với

loại cây trồng, vật nuôi chính trên địa bàn tỉnh

4. Thông tư 20/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 09 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ

Công thương ban hành quy định định mức kỹ thuật tiêu hao năng lượng

trong ngành công nghiệp thép

5. Thông tư 19/2016/TT-BCT ngày 14 tháng 09 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ

Công thương ban hành quy định định mức kỹ thuật tiêu hao năng lượng

trong ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH

1. Thông tư 23/2016/TT-BCT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng

Bộ Công Thương ban hành quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra

hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo

trong sản phẩm dệt may

2. Quyết định 4088/QĐ-BNNPTNT ngày 07 tháng 10 năm 2016 của Bộ

trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch giám

sát chuỗi sản xuất tôm bảo đảm an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu

3. Thông tư 22/2016/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng

Bộ Công Thương ban hành thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

4. Quyết định 5012/QĐ-BYT ngày 20 tháng 09 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ

Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C

5. Thông tư 21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 09 năm 2016 của Bộ trưởng

Bộ Công thương ban hành quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa

trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế

Á - Âu

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 10/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

12

6. Quyết định 3798/QĐ-BCT ngày 20 tháng 09 năm 2016 của Bộ Công

thương ban hành bổ sung Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên

liệu trong nước đã sản xuất được

7. Quyết định 462/QĐ-QLD ngày 19 tháng 09 năm 2016 của Cục trưởng

Cục Quản lý Dược ban hành về Danh mục 31 thuốc dùng ngoài sản xuất

trong nước được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam

8. Quyết định 4988/QĐ-BYT ngày 16 tháng 09 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ

Y tế ban hành về quy trình thanh tra an toàn thực phẩm

9. Quyết định 4930/QĐ-BYT ngày 15 tháng 09 năm 2016 của Bộ Y tế ban

hành đính chính Thông tư 17/2016/TT-BYT quy định việc thu hồi và xử

lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý

10. Quyết định 456/QĐ-QLD ngày 15 tháng 09 năm 2016 của Cục trưởng

Cục Quản lý Dược ban hành về ngừng xem xét, tiếp nhận hồ sơ nhập

khẩu, hồ sơ đăng ký thuốc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và rút số đăng ký

lưu hành thuốc ra khỏi danh mục thuốc được cấp số đăng ký tại Việt Nam

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 10/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

13

Thủ tục đánh giá sự phù hợp và ảnh hưởng với hoạt động

thương mại của Doanh nghiệp xuât khẩu

Các doanh nghiệp thậm chí nếu đã thích ứng được với các quy chuẩn kỹ

thuật và tiêu chuẩn tại một thị trường xuất khẩu, họ vẫn phải chứng minh sự phù

hợp bằng việc trải qua các thủ tục đánh giá sự phù hợp (CAPs) như là thử nghiệm,

giám định hoặc chứng nhận. Một nghiên cứu khác của Ủy ban TBT cho thấy rằng

các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc

đáp ứng các thủ tục đánh giá sự phù hợp tại thị trường xuất khẩu, đặc biệt là do

chi phí tăng thêm bị tạo ra. Sự trùng lặp, trì hoãn hoặc phân biệt đối xử trong

CAPs có thể làm tăng chi phí thương mại một cách đáng kể và nguy cơ này được

phản ánh trong tầm quan trọng ngày càng tăng của CAPs trong các cuộc thảo

luận của WTO cũng như các thỏa thuận thương mại tự do khu vực và song

phương. Trong suốt các cuộc họp của Ủy ban TBT từ năm 2010-2014, theo thống

kê của WTO CAPs chiếm đa phần các quan ngại thương mại cụ thể. CAPs chiếm tỉ

lệ quan ngại thương mại nhiều hơn so với các quy chuẩn kỹ thuật của các nước

Thành viên WTO, trong đó thử nghiệm và chứng nhận là những thủ tục thường

xuyên tạo ra các vấn đề về thương mại nhất.

Xuất khẩu sản phẩm sang một thị trường mới liên quan tới việc phải thích

ứng các sản phẩm xuất khẩu của mình với các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn

của thị trường xuất khẩu. Thêm vào đó, các nhà xuất khẩu phải chứng minh rằng

các yêu cầu về sản phẩm của thị trường xuất khẩu được tôn trọng bằng việc trải

qua các thủ tục đánh giá sự phù hợp như là thử nghiệm, giám định hoặc chứng

nhận. CAPs đem lại sự tin tưởng cho các nhà quản lý rằng các sản phẩm – bất kể

nguồn gốc xuất xứ của chúng – phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù

hợp với mức độ an toàn, bảo vệ sức khỏe và môi trường. Tuy nhiên CAPs có thể

tạo ra các trở ngại thương mại chính bằng việc tăng chi phí thương mại cho các

công ty xuất khẩu.

Theo Hiệp định của WTO, các Thành viên có quyền tự chủ lựa chọn các

biện pháp phù hợp nhất để giải quyết các mục tiêu về mặt chính sách quốc gia của

họ như an toàn và sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, cung cấp thông tin cho

người tiêu dùng, miễn là các biện pháp này phù hợp với nghĩa vụ Thành viên theo

Hiệp định này. Theo đó, các Thành viên được tự do lựa chọn các thủ tục mà đem

lại cho họ sự đảm bảo tốt nhất rằng các sản phẩm được bán tại thị trường của họ

đáp ứng đầy đủ các mục tiêu chính trị của họ. Kết quả là vô số các thủ tục đã đang

tồn tại giữa các nước và thêm vào đó là môi trường chính sách quản lý không đồng

nhất. Ví dụ một sản phẩm đơn giản như một chiếc lò nướng bánh có thể phải thuộc

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 10/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

14

diện điều chỉnh của các quy chuẩn kỹ thuật tương tự ở hai quốc gia, nhưng nó

được coi là một sản phẩm ít nguy cơ ở một nước và ở một nước khác nó lại bị coi

là có nguy cơ cao bởi vì các tai nạn nghiêm trọng trong các hộ gia đình bị gây nên

có liên quan tới cơ sở hạ tầng về điện yếu kém của nước đó. Kết quả là ở nước mà

sản phẩm này bị coi là ít nguy cơ thì chỉ yêu cầu một công bố hợp chuẩn đơn giản

bởi nhà sản xuất, trong khi đó ở quốc gia kia thì sản phẩm có thể yêu cầu việc thử

nghiệm mẫu sản phẩm được bán trên thị trường của họ bởi các phòng thử nghiệm

trong nước mà có sự hiểu biết tốt về sự yếu kém và các nguy cơ cụ thể với cơ sở

hạ tầng điện của nước đó. Mặc dù là cùng quy chuẩn kỹ thuật tương đương, thậm

chí là giống hệt nhau, các tiếp cận đa dạng với CAPs của các nước có thể tạo ra

các trở ngại thương mại đáng kể bằng việc tăng chi phí thương mại cho các nhà

xuất khẩu. Sự trùng lặp trong CAPs ở các thị trường cũng có thể làm tăng chi phí

thương mại, nếu các cơ quan quản lý không chấp nhận kết quả thử nghiệm hoặc

chứng nhận của nước ngoài và yêu cầu các nhà nhập khẩu phải lặp lại các thủ tục

này. Chi phí thương mại cũng có thể bị tăng lên đối với các công ty nước ngoài

nếu các công ty trong nước được hưởng CAPs thuận lợi hóa và nhanh hơn. Do

vậy, việc tuân thủ CAPs ở các thị trường xuất khẩu khác nhau có thể tốn kém bởi

thời gian và gánh nặng được yêu cầu để thực hiện một số các thủ tục khác nhau

hoặc bởi vì một số chi phí vận chuyển có thể phát sinh nếu các sản phẩm không

được cho phép vào thị trường sau khi đã trải qua các thủ tục đánh giá sự phù hợp

bắt buộc.

Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong Thương mại – Hiệp định TBT quy định

một khung pháp lý nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa những gì mà các nước Thành

viên nhập khẩu yêu cầu để đạt được sự đảm bảo tích cực về sự tuân thủ với các

quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn của họ và đảm bảo rằng các thủ tục đó không

trở thành các rào cản thương mai không cần thiết hoặc phân biệt đối xử. Ủy ban

WTO/TBT đã tạo ra một diễn đàn đa phương cho các nước Thành viên để thảo

luận các quan ngại phát sinh trong quá trình thực thi các CAPs, có tính đến các chi

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 10/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

15

phí mà các nhà kinh doanh phải chịu và các lợi ích dự kiến về sự tuân thủ mà các

nhà xây dựng chính sách theo đuổi. Các thảo luận mở này giúp tăng cường sự hiểu

biết lẫn nhau về từng biện pháp khác, tạo thuận lợi cho việc trao đổi thực hành

hành tốt và tạo cơ hội để nêu lên vấn đề quan ngại.

Một số nghiên cứu đã thực hiện phân tích về các vấn đề thương mại mà các

nước Thành viên đã gặp phải với các thủ tục đánh giá sự phù hợp – được mô tả

như là các quan ngại thương mại cụ thể (STCs) được nêu ra tại Ủy ban TBT trong

suốt 2010-2014, theo thống kê có tới 102 quan ngại thương mại là có liên quan tới

CAPs trong tổng số 197 quan ngại thương mại được nêu ra trong thời kỳ này

(Devin McDaniels & Marianna Karttunen, 2016). Nổi bật là, các thủ tục đánh giá

sự phù hợp có tỉ lệ quan ngại tăng nhiều hơn là các quy chuẩn kỹ thuật, điều này

chứng tỏ CAPs tạo ra nhiều hàng rào thương mại tạo gánh nặng hơn các quy chuẩn

kỹ thuật. Trong số các CAPs được thảo luận tại Ủy ban TBT, chỉ có tỉ lệ nhỏ là các

biện pháp được thông báo là CAPs, trong khi chúng chiếm số quan ngại đáng kể

trong các thảo luận của Ủy ban, thử nghiệm và chứng nhận là các quan ngại

thương mại nhiều nhất, chiếm tới 85% của CAP trong các quan ngại thương mại

cụ thể có liên quan.

Các vấn đề mà được các Thành viên nêu ra là thiếu sự minh bạch liên quan

tới thủ tục đánh giá sự phù hợp và rào cản không cần thiết cho thương mại được

gây nên bởi CAPs. Nghiên cứu cho thấy các Thành viên sử dụng 4 lập luận chính

để làm nổi bật đặc tính không cần thiết của một CAP: sự khắt khe quá mức của

CAP; các thủ tục trùng lặp; các quan ngại về tần suất, chất lượng hoặc thời hạn

hiệu lực của CAPs; và sự trì hoãn, gánh nặng đối với nhà sản xuất. Liên quan tới

minh bạch hóa, các Thành viên chủ yếu quan ngại về việc không thông báo và

không có cơ hội góp ý cho các biện pháp này.

Hoa Kỳ và EU là những nước có nhiều quan ngại nhất trong khi đó Trung

Quốc là quốc gia bị nêu quan ngại nhiều nhất. Có tới 93% quan ngại thương mại

được nêu nêu bởi EU hoặc Hoa Kỳ hoặc bởi cả hai.

Thương mại trong thiết bị điện và điện tử (ví dụ như tủ lạnh, điều hóa hoặc

các sản phẩm an toàn thông tin như chip an ninh), thực phẩm và hóa chất là những

sản phẩm là những sản phẩm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hàng rào thương mại có

liên quan tới thủ tục đánh giá sự phù hợp.

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 10/2016

……………………………………………………………………………………..

16

TBT Việt Nam tổ chưc cuộc họp với Văn phòng TBT Hàn Quốc liên quan

đến QCVN 101:2016 của Bộ Thông tin truyên thông vê Pin Lithium và chưng

nhận sản phẩm thép của Bộ Công thương

Sáng ngày 05/10/2016, Văn phòng TBT Việt Nam đã phối hợp với Văn

phòng TBT Hàn Quốc tổ chức cuộc họp trao đổi một số vấn đề có liên quan đến

QCVN 101:2016 của Bộ Thông tin truyền thông về Pin Lithium và chứng nhận

sản phẩm thép của Bộ Công thương. Tham dự buổi họp có bà Tôn Nữ Thục Uyên

– Phó Giám đốc Văn phòng TBT Việt Nam, bà Nguyễn Thị Mai Phương – Trưởng

phòng Nghiên cứ triển khai Văn phòng TBT Việt Nam. Về phía Hàn Quốc, đại

diện cho Văn phòng TBT có ông Joongha Shin Ph.D – Giám đốc Viện nghiên cứu

và kiểm tra chất lượng Hàn Quốc, ông Lee Bo-ha – Cơ quan Hàn Quốc về Công

nghệ và Tiêu chuẩn, ông David S.K.Park – Hiệp hội thiết bị điện tử Hàn Quốc.

Buổi họp nhằm giúp Văn phòng TBT Hàn Quốc và các bên liên quan nắm bắt

được thông tin liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật QCVN 101:2016 về Pim Lithium

cũng như chứng nhận về sản phẩm thép, từ đó có những triển khai thích hợp khi

tham gia hoạt động thương mại với các nước là thành viên của WTO.

Ảnh: Buổi họp giữa Văn phòng TBT Việt Nam với Văn phòng TBT Hàn Quốc

Liên quan tới câu hỏi về QCVN 101:2016 của Bộ Thông tin truyền thông,

ông Joongha Shin Ph.D cho biết: “Quy chuẩn này sẽ có hiệu lực vào tháng 4/2017,

tuy nhiên đến giờ danh sách các phòng thử nghiệm được chỉ vẫn chưa có do vậy

các công ty của Hàn Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc chuẩn bị test report đối với

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 10/2016

……………………………………………………………………………………..

17

các sản phẩm pin lithium”. Phía Hàn Quốc hiểu rằng thử nghiệm về tuổi thọ và lưu

trữ pin ( battery life & storage) theo QCVN 101:2016 phải mất ít nhất 6 tháng mà

thời hạn hiệu lực của QCVN này cũng không xa kể từ giờ, họ đề nghị Bộ Thông

tin truyền thông cung cấp danh sách các phòng thử nghiệm được chỉ định nhanh

nhất có thể và cho phép thời gian gia hạn 6 tháng sau khi cung cấp danh sách

phòng thử nghiệm được chỉ định để các công ty của Hàn Quốc có thể đáp ứng các

yêu cầu.

Trước những thắc mắc của ông Joongha Shin Ph.D, bà Tôn Nữ Thục Uyên

cho biết: “Bộ Thông tin truyền thông đang xem xét việc chỉ định các phòng thí

nghiệm trong nước cũng như khuyến khích các phòng thí nghiệm nước ngoài đăng

ký để được thừa nhận theo MRA đối với việc đo thử theo QCVN 101. Đồng thời,

để có thời gian thích nghi với việc quản lý an toàn đối với các loại pin lithium, Bộ

Thông tin truyền thông sẽ chấp nhận kết quả đo kiểm của nhà sản xuất hoặc phòng

thử nghiệm (đã được công nhận theo ISO/IEC 17025) để phục vụ việc công bố

phù hợp (cho đến khi có hướng dẫn mới).”

Ảnh: Bà Tôn Nữ Thục Uyên và bà Nguyễn Thị Mai Phương trả lời những thắc mắc bên phía đại diện Hàn Quốc

Liên quan tới chứng nhận sản phẩm thép, ông Lee Bo-ha cho biết: “Các nhà

sản xuất sản phẩm thép Hàn Quốc đang gặp khó khăn do thiếu thông tin về việc

thay đổi hoặc bổ sung các sản phẩm được chứng nhận trong thời hạn có giá trị của

chứng chỉ, ông đề nghị cơ quan quản lý của Việt nam cung cấp thông tin về khả

năng thay đổi hoặc bổ sung các sản phẩm được chứng nhận, quy trình có liên

quan, điều khoản và yêu cầu chi tiết”.

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 10/2016

……………………………………………………………………………………..

18

Về vấn đề này bà Nguyễn Thị Mai Phương cho rằng: “Theo QCVN về thép,

các nhà sản xuất hoặc nhập khẩu thép phải được các cơ quan quản lý của Việt

Nam cấp chứng chỉ cho sản phẩm và phải xin cấp lai chứng chỉ sau mỗi 3 năm.

Tùy tình huống thị trường, nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu sẽ thay đổi sản xuất

hoặc sản phẩm nhập khẩu thường xuyên. Bên cạnh đó, hệ thống bổ sung các sản

phẩm được chứng nhận nếu việc thay đổi hoặc bổ sung sản phẩm được chứng

nhận là không thể trong thời gian cấp lại chứng chỉ”.

Buổi họp kết thúc vào hồi 11h00 cùng ngày và được đánh giá là thành công

khi giải đáp được những thắc mắc liên quan đến QCVN 101:2016 và chứng nhận

sản phẩm thép của Văn phòng TBT Hàn Quốc.

Phòng Thông tin – Văn phòng TBT Việt Nam.

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Mục Lục: Bản tin số 10/2016 ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

19

Trong số này: Trang

1. Vân đê hôm nay

- FTA Mang đến cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam? 1

2. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

- Danh mục các thông báo nhận được từ 15/09/2016-15/10/2016 3

- Thông báo của một số nước cần quan tâm 5

- Danh mục văn bản QPPL và QCKT mới ban hành 11

3. Doanh nghiệp và TBT

- Thủ tục đánh giá sự phù hợp và ảnh hưởng với hoạt động thương mại

của Doanh nghiệp xuất khẩu

13

4. Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam

- TBT Việt Nam tổ chức cuộc họp với Văn phòng TBT Hàn Quốc liên

quan đến QCVN 101:2016 của Bộ Thông tin truyền thông về Pin

Lithium và chứng nhận sản phẩm thép của Bộ Công thương

16