bản tin logistics - gemadept.com.vn · mềm bán hàng trực tuyến, đánh dấu sự đột...

15
SỐ 11/2012 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 1. Câu chuyn Logistics 2. Quy định Pháp lut 3. Tiêu điểm tháng 10/2012 4. Các công ty Logistics 5. Gii pháp qun trLogistics 6. Xu hướng thtrường 7. Skin Logistics tháng ti

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

SỐ 11/2012

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11

1. Câu chuyện Logistics

2. Quy định – Pháp luật

3. Tiêu điểm tháng 10/2012

4. Các công ty Logistics

5. Giải pháp quản trị Logistics

6. Xu hướng thị trường

7. Sự kiện Logistics tháng tới

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

CHUỖI CUNG ỨNG CỦA VINAMILK

Giới thiệu về Vinamilk

Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk có tên giao dịch quốc tế là: Vietnam dairy Products Joint stock company. Công ty được thành lập năm 1976, có trụ sở chính tại số 10, phường Tân Phú, Quận 7, Tp. HCM. Tổng số CBCNV khoảng 4.500 người. Công suất có mạng lưới phân phối khá tốt với hơn 200 nhà phân phối và hơn 135.000 điểm bán lẻ trên cả nước. Công suất hiện tại của VNM khoảng 550.000T sữa/năm và hiệu suất sử dụng hiện nay vào khoảng 75%.

Năm 2010, sản lượng của VNM tăng 35%, doanh thu đạt hơn 16.000 tỷ đồng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh thu chưa thực sự ổn định song lợi nhuận lại tăng trưởng khá đều, trung bình đạt khoảng hơn 30%/năm. Hiện nay, thị tường trong nước đóng góp đến 90% doanh thu của VNM, một phần nhỏ doanh thu xuất khẩu đến từ các nước như Trung Đông, Campuchia, Philippines và Úc với hai sản phẩm chính là sữa bột và sữa đặc. Tuy nhiên, thị trường nội địa vẫn là mục tiêu chính, thị trường nước ngoài sẽ là mục tiêu cho giai đoạn về sau của VNM.

Tiếp nối thành công trong 2010, năm 2011, VNM tiếp tục gây ấn tượng với doanh thu trên 1 tỷ USD (gần 22,3 nghìn tỷ đồng), về đích sớm hơn 1 năm so với mục tiêu năm 2012. Con số này giúp VNM chính thức gia nhập đội ngũ các doanh nghiệp lớn của Châu Á TBD. Mục tiêu của VNM là đứng vào top 50 công ty sữa có doanh thu cao nhất thế giới vào năm 2017 với doanh số 3 tỷ USD mỗi năm.

Về thị phần, hiện nay thị phần các mặt hàng của VNM so với cả nước như sau:

- Sữa chua: 97%

- Sữa đặc: 70%

- Sữa nước: 55%

- Sữa bột: 35%

Mô hình chuỗi cung ứng của VNM

Nhà cung cấp

Xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp chiến lược lớn trong và ngoài nước là mục tiêu chính của VNM nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô không những ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ở giá cả rất cạnh tranh. Các nhà cung cấp chính của VNM:

Fonterra: là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực về sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng mua bán trên toàn thế giới. Đây chính là nhà cung cấp chính bột sữa chất lượng cao cho VNM.

Hoogwegt International đóng vai trò quan trọng trên thị trường sữa thế giới và được đnáh giá là một đối tác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà sản xuất và người tiêu dùng ở châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. VNM có mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp này.

Perstima Bình Dương, Việt Nam chuyên cung cấp hộp thiếc

Tetra Pak Indochina chuyên cung cấp đóng gói bì carton và thiết bị đóng gói.

Ngoài ra, các nông trại sữa là những đối tác chiến lược hết sức quan trọng của VNM.

Nhà sản xuất

Nhà máy sản xuất trong nước của VNM:

CÂU CHUYỆN LOGISTICS 1

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

- Nhà máy sữa Trường Thọ: Quận Thủ Đức, Tp. HCM- chuyên sản xuất sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, sữa đậu nành, sữa chua, nước ép trái cây, phô mai.

- Nhà máy sữa Dielac: Tp. Biên Hòa, Bình Dương- chuyên sản xuất sữa bộ dành cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng cho trẻ em

- Nhà máy sữa Thống Nhất: Quận Thủ Đức, Tp. HCM- chuyên sản xuất sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, Kem, sữa chua, Sữa chua uống.

- Nhà máy sữa Hà Nội: Huyện Gia Lâm, Hà Nội- chuyên sản xuất sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, Kem, sữa chua, sữa chua uống, sữa đậu nành

- Nhà máy sữa Bình Định: Tp. Quy Nhơn, Bình Định- chuyên sản xuất sữa tươi tiệt trùng, kem, sữa chua, sữa chua uống

- Nhà máy sữa Nghệ An: TX. Cửa Lò, Nghệ An- chuyên sản xuất sữa đặc, sữa tươi, sữa chua

- Nhà máy sữa Sài Gòn: Q. 12, Tp. HCM- chuyên sản xuất sữa tươi, sữa chua, sữa chua uống

- Nhà máy sữa Cần Thơ: Quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ- chuyên sản xuất sữa tươi, sữa chua, kem, bánh

- Nhà máy nước giải khát: Huyện Bến Cát, Bình Dương- chuyên sản xuất nước giải khát

- Nhà máy Tiên Sơn: Huyện Tiên Du, Bắc Ninh

Nhà máy sản xuất nƣớc ngoài: Nhà máy Miraka tại trung tâm Đảo Bắc, New Zealand chuyên chế biến bột sữa cao cấp

Nhà phân phối

Đây là yếu tố thiết yếu dẫn đến thành công trong hoạt động của VNM.

Mạng lưới phân phối nội địa:

- Trụ sở chính: Phường Tân Phú, Quận 7, Tp. HCM

- Chi nhánh Hà Nội: Tòa nhà Handi, Resco, Tháp B, Tầng 11

- Chi nhánh tại Đà Nẵng: Quận Hải Châu, Đà Nẵng

- Chi nhánh tại Cần Thơ: Quận Ninh Kiều, Cần Thơ

Thị trường xuất khẩu chính:

Bên cạnh thị trường chính là Việt Nam, VNM cũng xuất khẩu sản phẩm ra các nước như: Úc, Campuchia, Iraq, Kuwait, The Maldivies, Philippines, Suriname, UAE, Mỹ. Phân loại theo vùng như sau:

Vùng Số lƣợng thị trƣờng

ASEAN 3 (Campuchia, Philippines, Việt Nam)

Trung Đông 3 (Iraq, Kuwait, UAE)

Phần còn lại 4 (chủ yếu là Úc, Maldives, Suriname, Mỹ)

Tổng cộng 10

Đến 2011, doanh thu xuất khẩu sản phẩm của VNM đã đến được 15 quốc gia trên thế giới với tổng kim ngạch tăng 72% so với năm 2010, đạt trên 140 triệu USD. Ngoài ra, sản phẩm sữa của VNM đã đứng vững trên các thị trường xuất khẩu lớn khác như Canada, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc,…

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

Gần đây, sau thảm họa lũ lụt lịch sử, các đối tác Thái Lan đã tìm đến VNM như một địa chỉ tin cậy để ký hợp đồng cung cấp sữa cho Thái Lan có tổng giá trị gần 10 triệu USD thực hiện trong quý 1/2012.

Thành công trong chuỗi cung ứng của Vinamilk

Chính sách 3 đúng

Đúng sản phẩm, Đúng số lượng và Đúng lúc

Tốc độ

Sữa nguyên liệu sau khi thu hoạch hoặc mua từ người dân sẽ được chuyển ngay vào bình lọc, bồn trung gian, sau đó được đưa vào bồn lạnh ở nhiệt độ 40C để bảo quản sữa. Nguồn sữa này sẽ được xe có hệ thống giữ nhiệt chuyển về nhà máy trong ngày, nhiệt độ sữa không quá 60C. Tại nhà máy chế biến, sữa tươi tiệt trùng được xử lý ở nhiệt độ cao (từ 140- 1430C) trong thời gian 3- 4 ngày, nên dễ bảo quản, có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường với thời hạn sử dụng khá dài (từ 6 đến 1 năm), còn sữa tươi thanh trùng được xử lý phức tạp hơn nhưng ở nhiệt độ thấp hơn 750C trong khoảng 30 giây, sau đó nhanh chóng làm lạnh ở 40C. Sữa thành phẩm nhanh chóng được chuyển từ các nhà sản xuất đến các đại lý bán buôn và bán lẻ trên cả nước, từ đó chuyển đến tay người tiêu dùng.

Phân tán rủi ro

Để đảm bảo luôn có đủ sữa tươi nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động, VNM đã tiến hành xây dựng nhiều trang trại nuôi bò và các trang trại ngày càng được mở rộng và quy mô cũng như hiện đại về công nghệ. Điều này giúp VNM tránh được tình trạng khan hiếm nguyên liệu khi có sự cố bất ngờ xảy ra. Bên cạnh đó, đối với nguồn sữa bột nguyên liệu, VNM đã sửa dụng chiến lược nhiều nhà cung cấp (Fonterra và Hoogwegt Intl) thay vì chỉ chọn một nhà cung cấp duy nhất.

Đảm bảo 3 chữ A: Agile (Nhanh nhẹn)- Adaptable (Thích nghi)- Align (Thích hợp)- Công ty VNM là một trong số ít các công ty ở Việt Nam có Giám đốc điều hành chuỗi cung ứng

Ứng dụng mạnh mẽ IT trong toàn bộ hoạt động chuỗi

VNM là một trong ít doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng (CRM) của SAP. Đây là giai đoạn hai trong việc triển khai ERP của công ty này. Hệ thống SAP được xây dựng trên nền tảng công nghệ SAP NetWeaver, NetWeaver đã tích hợp thông tin từ hệ thống ERP sử dụng Oracle EBS cùng với hệ thống Solomon sử dụng tại các nhà phân phối và ứng dụng trên PDA cho nhân viên bán hàng

Hiện nay, hệ thống thông tin báo cáo và ra quyết định phục vụ ban lãnh đạo (Business Intelligence- BO) được thiết lập ở trung tâm chính để quản lý kênh phân phối bán hàng và các chương trình khuyến mại.

Các nhà phân phối có thể kết nối trực tiếp vào hệ thống qua đường truyền Internet sử dụng chương trình SAP hoặc kết nối theo hình thức Offline sử dụng phần mềm Solomon của Microsoft.

Riêng các đại lý sử dụng phần mềm được FPT phát triển cho PDA để ghi nhận các giao dịch.

Các nhân viên bán hàng sử dụng PDA kết nối với hệ thống tại nhà phân phối để cập nhật thông tin.

Gần đây nhất, ngày 15/02/2012, tại Tp. HCM, VNM và Viettel đã ký kết hợp tác xây dựng phần mềm bán hàng trực tuyến, đánh dấu sự đột phá của VNM và Viettel trong việc ứng dụng IT vào lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. Dự án này sẽ được thực hiện trong 15 tháng và đến tháng 5/2013 sẽ được triển khai trong toàn hệ thống của VNM trên toàn quốc.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

BỔ SUNG QUY ĐỊNH CẤP LẠI, CẤP MỚI HỘ CHIẾU THUYỀN VIÊN

Nghị định 65/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày

17/8/2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam đã được Chính phủ ban hành, trong đó

bổ sung quy định cấp lại, cấp mới hộ chiếu thuyền viên. Cụ thể, hộ chiếu thuyền viên có giá trị không

quá 10 năm (quy định cũ 5 năm) tính từ ngày cấp và không được gia hạn (quy định cũ được gia hạn

một lần).

Nghị định 65/2012/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/11/2012.

QUY HOẠCH TỔNG THỂ TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE TRÊN ĐƢỜNG BỘ

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch quy định các trạm kiểm tra tải trọng xe di động

phải được bố trí trên những đoạn, tuyến đường bộ xuất hiện tình trạng xe quá tải, quá khổ tham gia

giao thông nhưng chưa có trạm kiểm tra trọng tải xe cố định hoạt động hoặc trên những đoạn, tuyến

đường bộ có xe quá tải, quá khổ đi vòng để trốn, tránh việc kiểm tra, kiểm soát của trạm kiểm tra tải

trọng xe cố định. Các trạm này phải được bố trí trên các tuyến đường bộ trọng điểm, các hành lang

vận tải đường bộ lớn, nơi xuất phát các nguồn hàng lớn, kiểm soát tối đa các phương tiện lưu thông

trên đường bộ (kể cả phương tiện từ các khu vực lân cận, các đầu mối nguồn hàng, cửa khẩu, bến

cảng...).

Từ năm 2012-2013 sẽ đầu tư xây dựng 45 trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên hệ thống đường bộ

hiện có. Kinh phí và nguồn vốn đầu tư xây dựng các trạm dự kiến là gần 6.500 tỷ đồng.

THU PHÍ SỬ DỤNG ĐƢỜNG BỘ

Theo Bộ Tài chính, từ ngày 01/01/2013 sẽ thu phí sử dụng đường bộ đối với ôtô và xe máy. Đây là

loại phí được thu cho quỹ bảo trì đường bộ. Theo dự thảo thông tư về phí sử dụng đường bộ đang

được lấy ý kiến góp ý, Bộ Tài chính đề xuất mức phí như sau:

- Đối với xe đạp điện, xe máy 50-100 phân khối là 50.000-100.000 đồng/năm/xe

- Đối với xe trên 100 phân khối là 100.000-150.000 đồng/năm/xe

- Đối với ôtô, mức thu từ 130.000-1.040.000 đồng/tháng/xe

Phí sử dụng đường bộ tính theo năm (12 tháng) và theo chu kỳ đăng kiểm của xe. Đến kỳ đăng

kiểm, chủ xe nộp phí đăng kiểm và phí sử dụng đường bộ cho cơ quan đăng kiểm.

THAY ĐỔI LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP LÊN BỜ CHO THUYỀN VIÊN NƢỚC NGOÀI ĐẾN VIỆT NAM

Từ ngày 01/12/2012, lệ phí cấp giấy phép lên bờ cho thuyền viên nước ngoài khi đến Việt Nam sẽ có

thay đổi. Theo đó, thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu, thuyền viên nước ngoài trong thời gian

neo đậu tại cảng biển của Việt Nam lên bờ trong thời gian từ 7h đến 24h trong phạm vi nội tỉnh,

thành phố nơi có cửa khẩu cảng biển mà tàu, thuyền neo đậu, mức lệ phí là 3 USD/giấy.

Nếu lên bờ đi nghỉ qua đêm trên bờ trong phạm vi nội tỉnh, thành phố nơi có cửa khẩu cảng biển mà

tàu, thuyền neo đậu, mức lệ phí là 5 USD/giấy; lệ phí cấp giấy phép xuống tàu nước ngoài cho người

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

Việt Nam và người nước ngoài xuống tàu, thuyền nước ngoài 1,5 USD/giấy; mức phí cấp giấy phép

cho người điều khiển phương tiện Việt Nam cặp mạn tàu nước ngoài là 20.000 đồng/giấy.

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ TRIÊN KHAI ỨNG DỤNG CNTT NGÀNH HẢI QUAN GIAI ĐOẠN

2012- 2015

Ngày 27/9/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2400/QĐ-BTC phê duyệt Kế hoạch phát triển và triển khai ứng dụng CNTT ngành Hải quan giai đoạn 2012- 2015.

Với mục tiêu xây dựng hệ thống CNTT Hải quan tích hợp đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ và thực hiện thủ tục Hải quan điện tử theo hướng xử lý dữ liệu điện tử tập trung trên mô hình kiến trúc theo hướng dịch vụ, đóng vai trò cốt lõi của hệ thống CNTT thuộc cơ chế một cửa quốc gia. Phát triển và duy trì hoạt động ổn định của hạ tầng truyền thông, kết nối các đơn vị trong ngành Hải quan và với các cơ quan có liên quan, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về băng thông và khả năng dự phòng.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 gồm:

- Duy trì, nâng cấp các hệ thống thông tin hiện tại đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ.

- Hình thành các chức năng cơ bản của hệ thống thông tin Hải quan theo mô hình xử lý tập trung

- Hoàn thiện các hệ thống cơ sở dữ liệu cơ bản hỗ trợ cho hệ thống công nghệ thông tin hải quan.

- Xây dựng Trung tâm xử lý dữ liệu điện tử tập trung.

- cung cấp thông tin từ các cơ sở dữ liệu ngành Hải quan vào cơ sở dữ liệu tài chính Quốc gia theo kế hoạch cụ thể từng giai đoạn của Bộ Tài chính.

- Phát triển các ứng dụng để khai thác dữ liệu sẵn có hỗ trợ lãnh đạo trong việc ra quyết định.

- Phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Quyết định cũng quy định cụ thể các giải pháp triển khai như: Giải pháp tài chính và cơ chế đặc thù; Giải pháp môi trường chính sách công nghệ thông tin; Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, hiệu quả; Giải pháp tăng cường nguồn nhân lực; Giải pháp giám sát đánh giá cũng như việc Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA NGHỊ ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ

Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (gọi tắt là Nghị định) được ban hành với 3 điểm mới cơ bản liên quan đến: người khai hải quan, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho thương mại.

Nghị định gồm 3 Chương với 17 Điều, Chương I - Quy định chung; Chương II – Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại và Chương III – Điều khoản thi hành.

Nghị định 87 về thủ tục hải quan điện tử có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

TIN KINH TẾ

Tăng cƣờng hợp tác Việt- Lào về khai thác cảng Vũng Áng

Theo thống kê, từ năm 2001 đến tháng 8/2012, tổng khối lượng hàng quá cảnh của Lào xuất nhập

khẩu qua cảng Vũng Áng đạt 67.641 tấn, trong đó từ đầu năm 2012 đến nay đạt 54.039 tấn (chiếm 79,88%). Hàng nhập về Lào chủ yếu là thiết bị phục vụ xây dựng nhà máy thủy điện và nhà máy xi măng, than đá. Hàng xuất là gỗ, quặng sắt, quặng đồng.

Dự kiến lượng hàng hóa của Lào thông qua Cảng từ tháng 10 đến hết năm 2012 và trong 2013 sẽ tăng lên cả hai chiều xuất và nhập. Đến thời điểm hiện tại, kế hoạch vận chuyển hàng của một số khách hàng dự báo như sau:

Tên khách hàng Loại hàng SL đã

qua cảng 2012

SL từ nay đến hết

năm 2012

SL 2013

Công ty khai khoáng Khai Nguyên Muối Kali (tại Khăm Muộn) - - 100.000

Công ty khai khoáng Hao Han Quặng sắt (tại Khăm Muộn) 41.522 - 200.000

Công ty khai khoáng Phu Bia Quặng đồng tinh luyện (Viên Chăn) 5.391 44.000 99.000

Các công ty khác Than, gỗ dăm, quặng sắt… 6.190 - -

Cộng 53.103 44.000 399.000

Việt Nam xuất khẩu gạo số một thế giới

Theo báo chí Thái Lan ngày 25/10, tính từ đầu năm đến đầu tháng 10 này, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức gần 6 triệu tấn và trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới. Theo sau Việt Nam là Ấn Độ, trong khi Thái Lan, quốc gia thường xuyên giữ vị trí số một, đã bị đẩy xuống hàng thứ ba. Hai tờ báo lớn "Bangkok Post" và "The Nation" của Thái Lan dẫn số liệu do Bộ Thương mại Thái Lan tiết lộ hôm 24/10 cho biết tính đến ngày 9/10, Việt Nam đã bán ra được khoảng 5,9 triệu tấn gạo, Ấn Độ 5,6 triệu tấn và Thái Lan 5,2 triệu tấn.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm nay có thể đạt kỷ lục 7,5 triệu tấn, tăng khoảng 4% so với năm 2011.

NGÀNH VẬN TẢI ĐƢỜNG SẮT

Lào xây dựng tuyến đƣờng sắt nối liền với Việt Nam

Ngày 5/11, tại thủ đô Vientiane đã diễn ra lễ ký dự án xây dựng tuyến đường sắt nối Lào và

Việt Nam. Dự án có tổng kinh phí 5 tỷ USD, do Tập đoàn Giant Consolidated Limited của Malaysia làm chủ đầu tư.

Tuyến đường sắt có tổng chiều dài 220km, sẽ được xây dựng tại tỉnh Savannakhet ở Trung Lào, đến biên giới cửa khẩu Lao Bảo của Việt Nam. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành trong 5 năm và đây sẽ là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Lào nối trực tiếp với Việt Nam.

Tỉnh Savannakhet nằm trên hành lang Đông-Tây nối liền Thái Lan, Lào và Việt Nam thông qua cầu Hữu nghị Lào-Thái Lan bắc qua sông Mekong và đường số 9. Con đường huyết mạch Bắc-Nam trên đường 13 chạy từ Trung Quốc qua Lào đến Campuchia cũng đi qua Savannakhet.

Dự án tuyến đường sắt cao tốc nói trên là một phần trong mạng lưới nối liền Đông Nam á. Toàn bộ mạng lưới đường sắt Đông Nam á khi hoàn thành sẽ trở thành con đường kết nối liên hoàn giữa Lào và các nước trong khu vực đến thành phố Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 10/2012 3

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

NGÀNH VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ

Chuẩn bị khởi công xây dựng hầm đƣờng bộ đèo Cả

Ngày 18/11 tới, công ty cổ phần Đầu tư đèo Cả sẽ chính thức khởi công xây dựng hầm đường bộ đèo Cả.

Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả được Bộ GTVT chính thức phê duyệt ngày 6/1/2012 theo hình thức BOT và BT với tổng mức đầu tư 15.603 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí xây dựng hầm Đèo Cả là 10.555 tỷ đồng; hầm Cổ Mã khoảng 4.500 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 539 tỷ đồng.

Dự án Hầm đường bộ Đèo Cả được triển khai theo hình thức BOT và BT với chiều dài 13,4km, khởi đầu tại Km 1353+300 quốc lộ 1 thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa (Phú Yên), điểm cuối tại Km 1374+525 thuộc xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Trong đó, hầm Đèo Cả dài 3,9km (rút ngắn 2km so với phê duyệt trước đây); hầm Cổ Mã dài 500m, toàn tuyến có 5 cầu, đường dẫn dài 8,5km. Đây là một công trình trọng điểm quốc gia, dự kiến sẽ được hoàn thành, đưa vào khai thác vào năm 2016.

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Nạo vét luồng Soài Rạp

Thủ tướng CP vừa phê duyệt nội dung dự thảo Hiệp định vay ODA và Hiệp định tín dụng xuất khẩu cho Dự án nạo vét luồng Soài Rạp giai đoạn II. Thủ tướng giao Bộ Tài chính ký các hiệp định vay với tổ hợp các ngân hàng cho vay của Bỉ và hướng dẫn việc thực hiện các hiệp định này. Dự án nạo vét sông Soài Rạp được triển khai tại 4 tỉnh: Tiền Giang, Long An, TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu

nhằm phục vụ di dời các cảng biển trên sông Sài Gòn, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua các cảng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Theo đó, ngày 31/10/2012, BQL đầu tư dự án nạo vét luồng Soài Rạp, GĐ 2 (thuộc Sở GTVT TP. HCM) cho biết, trong tháng 11/2012 sẽ triển khai tiếp tục nạo vét luồng sông Soài Rạp, GĐ 2 để tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu biển lớn ra vào Thành phố. Trong GĐ 2 sẽ nạo vét luồng Soài Rạp đến độ sâu -9,5m để đảm bảo cho tàu có tải trọng 30.000 tấn đầy tải và tàu 50.000 tấn giảm tải ra vào cụm cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè). Chiều dài nạo vét khoảng 54km và tổng lượng bùn, cát nạo vét ước 11,5 triệu m3. Dự án được thực hiện trong vòng 14 tháng kể từ ngày khởi công, với tổng mức đầu tư gần 2.800 tỷ đồng, trong đó Chính phủ Bỉ cho vay gần 2.200 tỷ đồng.

Đƣa luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải vào sử dụng

Chiều 12-10, ông Lê Văn Chiến, giám đốc Cảng vụ hàng

hải Vũng Tàu, cho biết sau hơn hai năm thử nghiệm, đầu tháng 10-2012, cục trưởng Cục Hàng hải VN đã ký quyết định công bố đưa luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải vào sử dụng.Theo đó, luồng có chiều dài 37,5km, chiều rộng luồng nhỏ nhất 260m, lớn nhất 310m, độ sâu luồng từ 12-14m (chưa cộng thủy triều lên).

Với các thông số của luồng như trên, tàu có trọng tải từ 80.000 tấn đến hơn 130.000 tấn có thể vào các cảng nước sâu ở khu vực Cái Mép - Thị Vải, tùy vào mớm nước của tàu.

Ông Chiến cũng cho hay sau hơn hai năm vận hành thử luồng đã có hơn 200 chuyến tàu có trọng tải trên 80.000 tấn vào các cảng ở Cái Mép - Thị Vải an toàn.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

NGÀNH CẢNG BIÊN

Hà Nội lần đầu tiên có cảng container quốc tế

Bộ Xây dựng vừa có ý kiến về việc lập quy hoạch xây dựng cảng container quốc tế tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Trong công văn gửi Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố Hà Nội mới đây, cơ quan này cho biết, đầu tháng 9 vừa qua, thành phố Hà Nội đó có văn bản kiến nghị Bộ có ý kiến về việc cấp giấy phép quy hoạch, lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cảng container quốc tế Phù Đổng tại các xã Cổ Bi và Đặng Xá, thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Căn cứ quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Xây dựng cho rằng, cảng container quốc tế Phù Đổng có vị trí tại khu vực ven sông Đuống, thuộc địa bàn các xã Cổ Bi và Đặng Xá của huyện Gia Lâm là phù hợp với định hướng quy hoạch giao thông (cảng đường thủy) của quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được duyệt.

Được biết, dự án cảng container quốc tế Phù Đồng do Tổng công ty Đường sông miền Bắc và Cảng Hải Phòng góp vốn đầu tư, trên diện tích khoảng 30 ha đất với mục đích hình thành một cảng bốc

xếp, phân phối container trên sông Đuống.

Đây cũng được coi như một phần kéo dài của cảng Hải Phòng, trong đó container hàng hoá từ tàu biển sẽ được chuyển thẳng xuống tàu sông để chở về cảng Phù Đổng (không thông qua cảng Hải Phòng) để phân phối đi các tỉnh phía Bắc.

Dự kiến, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án khoảng hơn 100 tỷ đồng.

Cảng Hải Phòng: Hàng hóa thông qua cảng hơn 14 triệu tấn, đạt 74,6% mức kế hoạch năm

Theo Công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng, đến hết quý 3/2012, tổng hàng hóa qua cảng đạt 14,020 triệu tấn, bằng 74,6% kế hoạch được giao năm 2012, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2011. Riêng tháng 9 có 1,476 triệu tấn hàng hóa thông qua Cảng.

Trong số lượng hàng hóa xếp dỡ 3 quý năm 2012, hàng xuất khẩu đạt 3,195 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2011; hàng nhập khẩu đạt 6,318 triệu tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái; hàng nội địa đạt 4,507 triệu tấn, tăng 3,1%. Cảng Hải Phòng tập trung phấn đấu hoàn thành kế

hoạch trong năm 2012 với các biện pháp tăng cường đầu tư trang thiết bị xếp dỡ hàng thức ăn gia súc, nâng cao hơn nữa chất lượng xếp dỡ hàng hóa, bảo đảm trật tự trị an, an toàn lao động.

Cảng Đoạn Xá- lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 186,5 tỷ đồng doanh thu và lãi 56,2 tỷ đồng.

Theo BCTC quý 3/2012 của CTCP Cảng Đoạn Xá (DXP), doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính đạt 63,9 tỷ đồng, tăng 33,4% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận sau thuế cũng ghi nhận mức tăng trưởng 20,7%, từ 14,5 tỷ đồng lên 17,5 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, DXP đạt 186,5 tỷ đồng doanh thu và lãi 56,2 tỷ đồng. EPS đạt 7.137 đồng.

Viconship: thành lập Công ty TNHH MTV Bến Xanh (Green Depot) và Viconship Ho Chi Minh

Ngày 17/10/2012, công ty Viconship công bố thông tin đã hoàn thành việc thành lập công ty TNHH MTV Bến Xanh (Green Port) trên cơ sở sáp nhập phòng Khai thác bãi và Xưởng sửa chữa; đồng thời công bố thông tin đã hoàn thành việc chuyển công ty TNHH MTV Vận tải toàn cầu xanh thành

công ty TNHH MTV Viconship Hồ Chí Minh.

Các công ty này chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2012.

Cảng Đình Vũ: EPS 9 tháng đạt 7.579 đồng

So với kế hoạch 140 tỷ đồng LNTT đã được ĐHCĐ giao phó, kết thúc quý 3, DVP vượt 16%. Công Ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (DVP) thông báo kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2012.

Riêng quý 3, DVP đạt 113,61 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 15,16% so với cùng kỳ. Nhờ tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần giảm mạnh nên lãi gộp đạt 55,68 tỷ đồng, tăng 21,47%. LNST

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

của riêng quý 3 đạt 50,17 tỷ đồng, tăng 9,49% so với cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng đạt 151,58 tỷ đồng, tăng 25,19% so với 9 tháng năm 2011. EPS 9 tháng đạt 7.579 đồng.

Chỉ tiêu Q3/2012 Q3/2011 Thay đổi 9T/2012 9T/2011 Thay đổi

Doanh thu thuần 113.61 98.65 15.16% 347.85 280.9 23.83%

LN gộp 55.68 45.84 21.47% 159.26 126.59 25.81%

Chi phí lãi vay 2.62 1.17 123.93% 6.14 3.4 80.59%

LNST 50.17 45.82 9.49% 151.58 121.08 25.19%

Hàng nghìn tấn hàng ùn ứ vì cảng Nghi Sơn đòi tăng phí

Từ chiều ngày 16 đến chiều 17/10/2012, tại cảng Nghi Sơn đã xảy ra tình trạng ùn ứ hàng nghìn tấn hàng hóa các loại do phía Công ty CP cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp PTSC Thanh Hóa (PTSC Thanh Hóa) - đơn vị quản lý cảng Nghi Sơn đã đóng cổng, không cho các phương tiện chở hàng vào cảng xuống tàu. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do bắt đầu từ 1/1/20120, phía PTSC Thanh

Hóa đưa ra mức tăng phí trung chuyển từ 33.800 đồng/tấn hàng hóa lên mức 45.000 đồng/tấn hàng hóa (chưa bao gồm VAT).

Các doanh nghiệp vận tải không chấp nhận mức tăng trên, bởi theo họ hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp với PTSC Thanh Hóa về việc trung chuyển hàng qua cảng Nghi Sơn có thời hạn đến hết ngày 31/12/2012. Thêm vào đó từ đầu năm 2012 đến nay PTSC Thanh Hóa đã ba lần tăng phí mà không đưa ra được những căn cứ hợp lý.

Trước tình hình trên, sau khi nghe các doanh nghiệp vận tải trình bày, lãnh đạo PTSC Thanh Hóa đã chấp không tăng phí vào thời điểm này, đồng thời chỉ đạo Ban quản lý cảng mở cổng, bố trí nhân lực phương tiện để bốc xếp hàng hóa đang bị ùn ứ xuống tàu. Việc nâng mức phí sẽ được thực hiện từ

đầu năm 2013 và sẽ được các bên đàm phán, ký kết cụ thể sau.

Cảng Đà Nẵng

Sản lượng hàng hóa qua Cảng Đà Nẵng tháng 10/2012 đạt 353.041 tấn, lũy kế 10 tháng đạt 3.776.622 tấn, tăng 15,85% so với cùng kỳ năm ngóai. Đặc biệt, sản lượng container 10 tháng đầu

năm là 118.928 TEUS, tăng trên 31% so với 10 tháng năm 2011.

Đà Nẵng bàn kế thu hồi cảng từ Vinalines

Từ 1/1/2013, lệnh cấm xe tải đi vào các tuyến đường quanh khu vực cảng Đà Nẵng chính thức được ban hành. Điều đó đồng nghĩa với việc "vô hiệu hóa" cảng Đà Nẵng do Vinalines đầu tư, khai thác.

Trong quy hoạch kiến trúc tổng thể đô thị loại 1, Thành phố Đà Nẵng quyết định chuyển công năng cảng Đà Nẵng thành cảng du lịch. Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, TP cấm tuyệt đối xe tải vào các tuyến đường khu vực cảng Đà Nẵng để giao, nhận hàng hóa. Sở GTVT TP được yêu cầu phải thực hiện đặt biển báo cấm phương tiện vận tải trên đường Bạch Đằng.

Theo Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng, tại cuộc họp thông qua một số đề án quy hoạch kiến trúc tại Đà Nẵng ngày 19/10 vừa qua, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Bá Thanh đã yêu cầu UBND TP phải sớm thu hồi cảng Đà Nẵng để chuyển đổi công năng thành cảng du lịch.

Ngay sau khi thông qua một số đề án quy hoạch kiến trúc, UBND TP. Đà Nẵng đã có công văn gửi

TCT Hàng hải Việt Nam (Vinalines) với nội dung: "Thông báo cho Vinalines biết, theo Nghị quyết của HĐND TP.Đà Nẵng, đến ngày 1/1/2013, cảng Sông Hàn chuyển công năng thành cảng du lịch, không còn là cảng hàng hóa nữa". Mặc dù trước đó, Vinalines đã gửi công văn đến UBND TP đề nghị kéo dài thời hạn bàn giao mặt bằng cảng Sông Hàn cho Đà Nẵng quản lý đến ngày 31/12/2013.

Như vậy, lệnh cấm xe tải vào khu vực cảng Sông Hàn đã gần như vô hiệu hóa cảng Đà Nẵng. Cho dù Vinalines có kéo dài chưa bàn giao đến cuối năm 2013, cảng Đà Nẵng cũng không còn tác dụng.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Cảng quốc tế Tân Cảng - Cái Mép: 9 tháng tiếp nhận gần 190 tàu

Thời gian qua, thị trường vận tải toàn cầu chứng kiến sự sụt giảm về giá và nhu cầu vận chuyển,

nhưng với sự nỗ lực cải tiến, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, 9 tháng năm 2012, Cảng quốc tế Tân Cảng - Cái Mép đã tiếp nhận gần 190 tàu, đạt sản lượng hơn 391.000 teu.

NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

Hãng máy bay Boeing lạc quan triển vọng kinh doanh

Hãng chế tạo máy bay Boeing của Mỹ vừa công bố những số liệu cho thấy hoạt động kinh doanh của hãng trong quý 3 vừa qua khá ảm đạm so với một năm trước đó.

Trong báo cáo tài chính công bố ngày 24/10, Boeing cho biết khoản lãi ròng của hãng trong ba tháng vừa qua đạt 1,03 tỷ USD - giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cổ tức đạt 1,35 USD/cổ phiếu, cao hơn so với mức dự báo 1,13 USD/cổ phiếu trước đó của giới phân tích. Doanh thu của

hãng trong thời gian này là 20,01 tỷ USD - tăng 13% so với năm ngoái và chỉ giảm chút ít so với dự báo 20,03 tỷ USD của các chuyên gia kinh tế Phố Wall.

Theo Boeing, mức sụt giảm lãi ròng nói trên chủ yếu là do hãng phải bù vào khoản tăng trợ cấp cho người lao động lên tới 194 triệu USD.

Trong quý 3/2012, hãng Boeing đã bán được 149 máy bay thương mại so với 127 chiếc cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu thương mại của hãng đạt 12,2 tỷ USD - tăng 28% so với một năm trước đó, chủ

yếu nhờ các hợp đồng bán máy bay 787 Dreamliner và 369 đơn đặt hàng máy bay thế hệ mới Boeing - 737 MAX. Lợi nhuận từ các hợp đồng máy bay quân sự đạt 827 triệu USD - tăng 10,5%,

mặc dù doanh thu giảm 4% xuống còn 7,84 tỷ USD.

Tuy nhiên, Boeing nhận định tình hình làm ăn của hãng trong cả năm nay sẽ có nhiều triển vọng.

Hãng ước tính trong năm nay sẽ đạt doanh thu từ 80,5 tỷ đến 82 tỷ USD, tăng nhẹ so với dự báo của các chuyên gia.

ự kiến đóng cửa 8 tháng trong năm 2013

ửa Cảng Hàng không Quốc tế 08 tháng, từ tháng 3/2013 đến tháng 11/2013 để sửa chữa đườ

- công tác lập Dự

. Việc đóng cửa này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiề .

Vận tải hàng hóa và hành khách mƣời tháng đầu năm 2012

Theo Tổng Cục thống kê, tình hình vận tải hàng hóa mười tháng năm 2012 giảm 12,7% so với cùng kỳ năm 2011, trong khi tình hình vận tải hành khách lại tăng 9,5%.

Vận tải hàng hóa mười tháng năm 2012 ước tính đạt 790,1 triệu tấn, giảm 12,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vận tải trong nước đạt 758,2 triệu tấn, tăng 10,3% và 56,4 tỷ tấn.km, tăng 0,6%; vận

tải ngoài nước đạt 32 triệu tấn, giảm 16% và 97,2 tỷ tấn.km, giảm 19,6%. Vận tải hàng hóa đường bộ mười tháng đạt 619,1 triệu tấn, tăng 11,3% và 32,5 tỷ tấn.km, tăng 9,1%; đường sông đạt 128,1 triệu tấn, tăng 5,8% và 12,9 tỷ tấn.km, tăng 5,2%; đường biển đạt 37 triệu tấn, giảm 17% và 104,5 tỷ tấn.km, giảm 22%; đường sắt đạt 5,7 triệu tấn, giảm 5% và 3,3 tỷ tấn.km, giảm 3,7%.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

KART BỔ SUNG DỊCH VỤ LTL TRUNG QUỐC – VIỆT NAM

Kerry Asia Road Transport (KART) một chi nhánh của Kerry Logistics, vừa triển khai một dịch vụ hai chuyến một tuần nối Shenzhen và Hà Nội thông qua mạng lưới đường bộ ASEAN – Trung Quốc.

Có những kênh thương mại đang phát triển giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN và dịch vụ LTL của KART ban đầu sẽ nối các kết nói các thành phố công nghiệp ở miền nam Trung Quốc và miền

Bắc Việt Nam, từ đó hướng đến mở rộng dịch vụ này đến những cặp thành phố khác trong tương lai.

VINAFCO TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Sáng ngày 03/11/2012, Công ty TNHH Tiếp vận Vinafco đã tổ chức buổi Đào tạo nâng cao về nhận thức HS&E (Advance Training - HS&E) cho toàn bộ nhân viên Giám sát kho (WH Supervisor) và Thủ kho (Checker) do ông Hoàng Ngọc Anh – Phó Giám đốc Công ty hướng dẫn. Các học viên đã được chia sẻ những kiến thức cơ bản về HS&E (HSE Induction), Hướng dẫn đánh giá rủi ro (Risk Assessment), Quản lý sự cố HS&E (Incident Management). Đây là chương trình kiến thức nâng cao được tổ chức định kỳ bên cạnh khóa nhập môn bắt buộc cho cán bộ nhân viên mới. Chính sách

HS&E là chương trình được áp dụng nghiêm ngặt tại Vinafco và được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo yếu tố an toàn, sức khỏe, môi trường theo tầm nhìn phát triển bền vững của Vinafco và khách hàng.

GEMADEPT LOGISTICS- CHIẾC XE TĂNG TỐC LĂN BÁNH

- Kho café: Trong tháng 10, đạt mức xuất kho cao nhất trong năm với 900 cont. Bộ phận XDCB đã rà

soát lại cơ sở vật chất chuẩn bị cho mùa vụ mới.

- DC 1: Vẫn duy trì tỉ lệ lấp đầy tốt ở mức 99%.

- DC 2: Đầu tháng 11 vừa qua, 7 container 40 feet hàng nguyên liệu Vinamilk đầu tiên đã được GLC

tiếp nhận quản lý- đánh dấu bước đi đầu tiên của GLC trong việc xây dựng niềm tin, tìm kiếm cơ hội phát triển hợp tác xa hơn với đơn vị nội địa lớn này.

- Nhân sự- Đào tạo: Đã bổ sung nhân sự chủ chốt COO để tổ chức, cải thiện hoạt động contract logistics tốt hơn. Trong tháng 11 sẽ tiến hành training 1 số nhân viên chủ chốt GLC chi nhánh tại HO GLC về các hoạt động GLC.

- Xây dựng thƣơng hiệu: Đơn vị được lựa chọn là vendor Attention đã tiến hành phỏng vấn, khảo sát, đưa ra ý tưởng thiết kế nhận diện thương hiệu GLC ban đầu và đang chỉnh sửa hoàn thiện.

Cập nhật một số hình ảnh về hoạt động của GLC trong tháng 10/2012

Hàng nguyên liệu Vinamilk được đưa vào DC 2 đầu tháng 11

Back

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 4

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

FPT.TQDT – PHẦN MỀM HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO DOANH NGHIỆP KHAI HẢI QUAN

Phần mềm khai hải quan điện tử đầu tiên đƣợc Tổng cục Hải quan chấp nhận

Thực hiện kế hoạch cải cách hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2005-2010 Tổng cục Hải quan đã chính thức thí điểm triển khai thủ tục hải quan điện tử từ năm 2005 tại 02 chi cục đầu tiên là Chi cục Hải quan điện tử Hải Phòng và Chi cục Hải quan điện tử TP HCM. Cho đến nay thủ tục hải quan điện tử đã được triển khai tại 20 Cục Hải quan tỉnh, thành phố và sắp tới sẽ triển khai cho tất cả các Cục hải quan trên toàn quốc. Thủ tục hải quan điện tử cũng chính thức đi vào cuộc sống kết thúc 07 năm thực hiện thí điểm. Song hành cùng với quá trình cải cách hiện đại hóa hải quan không thể không nhắc đến các nhà cung cấp phần mềm kê khai cho doanh nghiệp. Có thể kể đến Công ty Hệ thống thông tin FPT, Công ty Softech, Công ty Thái Sơn…

Theo quyết định số 2869/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2009 của Tổng cục hải quan (TCHQ) về việc ban hành định dạng dữ liệu thông điệp điện tử trao đổi giữa cơ quan hải quan và các bên liên quan, Công ty Hệ thống Thông tin FPT là công ty đầu tiên được TCHQ chấp nhận phần mềm khai hải quan điện tử FPT.TQDT vào ngày 07/05/2012. Có thể nói với việc thực hiện thủ tục hải quan truyền thống (khai hải quan từ xa) và thủ tục hải quan điện tử, công ty FPT đã tạo ra một sản phẩm hết sức thuận lợi

cho doanh nghiệp XNK với chi phí hợp lý.

Một số đặc điểm nổi bật của FPT- TQDT

FPT.TQDT - Tiết kiệm thời gian, kê khai mọi lúc mọi nơi. Với FPT.TQDT, doanh nghiệp chỉ cần copy phần mềm này vào thiết bị lưu trữ di động như USB là có thể kê khai tại bất kỳ nơi nào, tiết kiệm đáng kể chi phí, thời gian cho doanh nghiệp. Cán bộ làm thủ tục XNK cũng có thể kê khai tại nhà vào tối hôm trước và sáng hôm sau có thể đến chi cục hải quan để thông quan lô hàng. FPT.TQDT – Tiết kiệm chi phí. Phần mềm FPT.TQDT doanh nghiệp chỉ cần mua bản quyền 1 lần và có thể triển khai không giới hạn số lượng máy. Khi mở rộng quy mô công ty có thể cài đặt bổ sung các máy tính khác, khi máy bị hỏng doanh nghiệp chỉ cần copy lại chương trình FPT.TQDT và chạy mà không mất thêm bất kỳ một chi phí nào khác.

FPT.TQDT – Nhỏ gọn nhưng đầy đủ tính năng. Phần mềm FPT.TQDT cực kỳ nhỏ gọn nhưng có các chức năng đầy đủ nhất trên thị trường hiện nay. Kinh doanh, gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất – tất cả đều có trên một chương trình FPT.TQDT

FPT.TQDT – Sử dụng không cần phải hiểu biết về công nghệ thông tin (CNTT). Phần mềm FPT.TQDT xây dựng với trọng tâm là người sử dụng. Sử dụng chương trình FPT.TQDT không cần phải am hiểu CNTT, từ việc cài đặt hết sức dễ dàng, hướng dẫn sử dụng trực tiếp trên chương trình. Khi bạn gặp lỗi, chương trình sẽ tự động học lỗi và hướng dẫn cho bạn cách thức xử lý. Thực tế đã chứng minh với hơn 6000 doanh nghiệp sử dụng nhưng chưa có một ai cần phải được đào tạo hướng dẫn sử dụng chương trình.

FPT.TQDT – Dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp. Sử dụng phần mềm FPT.TQDT doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ bởi đội ngũ am hiểu về nghiệp vụ hải quan, có kinh nghiệm hơn 10 năm xây dựng các hệ thống CNTT cho ngành hải quan và đặc biệt là hệ thống thông quan điện tử hải quan.

Back

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS 5

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƢỚI SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƢƠNG MẠI ĐẾN 2020 Bộ trưởng Bộ ệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm

thương mại cả nước đến 2020 và tầm nhìn đến 2030”. ể ị

trườ ớc, Bộ -

- 2011. , số lượng siêu

thị mỗi khu vực như sau:

Khu vực Số lƣợng siêu thị

372 - 403

360 - 369

194 - 211

Trung 118 - 127

114 - 124

Khu 42 - 46

.

, , trung tâm thương mạ- -

- ạ 56 - 51 %.

ến năm 2020, 100% các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại có hệ thống đảm bảo cung cấp nguồn hàng ổn định theo hợp đồng cung ứng với các cơ sở sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ phân phối.

ốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa qua mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại đạt bình quân 26 - 27%/năm đến năm 2015 và 29 - 30%/năm trong thời kỳ 2016 - 2020.

, trung tâm -ộ -

hàng hóa xã hội.

Đây thực sự là cơ hội cho các đơn vị cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng như GLC

Back

XU HƢỚNG LOGISTICS 6

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

COFFEE TALK QUÝ 4- 2012

Thời gian: tối thứ 5, tuần thứ 2 mỗi tháng, lúc 17h30-19h30

Đơn vị tổ chức: VSCI

HỘI CHỢ TRIỂN LÃM THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – CAMPUCHIA 2012

Thời gian: 21/11/2012 - 25/11/2012

Địa điểm: Đại lộ số 5, Trung tâm Tỉnh Battambang, Campuchia (thuộc khu vực Tây Bắc

Campuchia)

Đơn vị tổ chức: Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM - ITPC

VIETNAM SUPPLY CHAIN AWARDS IV 2012 AND GALA DINNER

Thời gian: Thứ Sau, ngày 07 tháng 12 năm 2012

Địa điểm: 51/F, Bitexco Financial Tower, 02 đƣờng Hải Triều, Quận 1

Thành phần tham dự:

- Các giám đốc, chủ doanh nghiệp

- Nhà cung ứng dịch vụ Logistics

- Các đơn vị tư vấn và cung cấp giải pháp,…

Phí tham dự:

- Members: US$ 80/pax or VND 1,650,000/pax

- Non-Members: US$ 100/pax or VND 2,100,000/pax

- 10% discount for group of 5+ registration

(all fee subject to 10% VAT)

Hạn đăng ký: 17/11/2012

Back

"Business is a combination of war and sport.”

André Maurois (1885 - 1967))

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 7