bẢn tin khcn phỤc vỤ nn & ptnt số 02 tháng 04/2013 phỔ...

32
BN TIN KHCN PHC VNN & PTNT S02 tháng 04/2013 SKHOA HC VÀ CÔNG NGHTHÁI NGUYÊN 1 PHBIN KIN THC KTHUT TRNG T 1. Thi vtrng t: t có thtrng được 3 vtrong năm: - Vsm: Gieo ht tháng 8 - 9, thu hoch ttháng 12 - 1 dương lch. - Vchính (Đông Xuân): Gieo ht tháng 10 - 11, thu hoch tháng 2-3 dương lch. - VHè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoch 8-9 dương lch. 2. Ging: Hin nay, ging t được trng phbiến: t Sng Trâu, ChThiên, t Búng, t Him... 3. Chun bđất: Cày xi phơi đất k, lên lung cao 20cm, rng 1m. Bón lót: 100kg vôi và 1 tn phân chung, 50kg super lân, 3kg Kali, 2kg Calcium nitrat, 10-15kg phân NPK(16-16-8) cho 1.000m2. Sdng màng phnông nghip để hn chế cdi, sâu bnh, gim hao ht phân bón, nước tưới. 4. Gieo trng: Xlý ht t bng nước m 3 sôi 2 lnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nng mt tri, gieo ht vào bu đã được xlý thuc để ngăn nga mm bnh, sâu hi tn công. Khi cây có t4-5 lá tht (30-35 ngày sau gieo), thì chuyn cây con ra trng. Có thtrng theo khong cách: 50 x 30 cm hoc 70 x 60 cm. 5. Chăm sóc: - Tưới nước: Mùa mưa cn đảm bo thoát nước tt, mùa nng phi tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thm) là phương pháp tt nht, tiết kim nước, không văng đất lên lá, gim lâu, tăng hiu qusdng phân bón. Mùa mưa cn chú ý thoát nước tt. - Ta nhánh: Ta bcác cành, lá dưới đim phân cành để cây t phân tán rng và gc được thông thoáng. Nên ta cành lúc nng ráo. - Làm giàn: Giàn được làm bng cây hay dây ni lông. Giàn gicho cây đứng vng, dthu trái, kéo dài thi gian thu hoch, hn chế trái bsâu bnh do đỗ ngã. Mi hàng t cm 2 trcây ln 2 đầu,

Upload: others

Post on 27-Dec-2019

18 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 1

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KỸ THUẬT TRỒNG ỚT

1. Thời vụ trồng ớt: Ớt có thể trồng được 3 vụ trong năm: - Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 - 9, thu hoạch từ tháng 12 - 1

dương lịch. - Vụ chính (Đông Xuân): Gieo hạt tháng 10 - 11, thu hoạch

tháng 2-3 dương lịch. - Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch. 2. Giống: Hiện nay, giống ớt được trồng phổ biến: Ớt Sừng

Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm... 3. Chuẩn bị đất: Cày xới phơi đất kỹ, lên luống cao 20cm,

rộng 1m. Bón lót: 100kg vôi và 1 tấn phân chuồng, 50kg super lân, 3kg Kali, 2kg Calcium nitrat, 10-15kg phân NPK(16-16-8) cho 1.000m2. Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.

4. Gieo trồng: Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4-5 lá thật (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng. Có thể trồng theo khoảng cách: 50 x 30 cm hoặc 70 x 60 cm.

5. Chăm sóc: - Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng

phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.

- Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.

- Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu,

Page 2: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 2

dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.

- Bón phân: Phân nên chia làm 4 lần bón: Lần 1: 20 - 25 ngày sau khi trồng: 4kg Urê + 3kg Kali + 10kg

NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat. Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 - 15kg

NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat. Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 6kg Urê + 5kg Kali, 10 - 15kg NPK

(16-16-8) + 3kg Calcium nitrat. Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK

(16-16-8) + 3kg Calcium nitrat. Chú ý: Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do

thiếu canxi. Vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.

6. Thu hoạch: Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái,

tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần.

Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng năng suất trái đạt 20-30 tấn/ha.

7. Một số sâu, bệnh thường gặp: - Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Có thể dùng Confidor, Admire... để

phòng trị. - Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh

trưởng, đụt thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín. - Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá, và cây con. Phòng trị bằng

cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Decis...

- Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B,....

Page 3: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 3

- Bệnh héo chết cây: Đối với bệnh do vi khuẩn, cần nhổ và tiêu hủy; dùng vôi bột rãi vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm, cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.

- Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil,...

Theo: Trung tâm khuyến nông Quốc gia

KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI SỌ ĐỒI

Khoai sọ đồi còn được gọi là khoai sọ núi hay khoai môn. Khoai sọ là cây lương thực - thực phẩm có giá trị kinh tế cao, cho thu nhập ổn định và cao hơn so với trồng lúa nương. Năng suất bình quân 5-6 tấn/ha, nơi đất tốt đạt 12-13 tấn/ha. Thường được trồng ở các tỉnh miền núi, có tác dụng bảo vệ đất chống xói mòn.

Chọn giống: Có 2 loại: giống dọc trắng và giống dọc tía. Giống dọc trắng có chiều cao cây, trọng lượng củ trung bình trên khóm và năng suất củ cao hơn.

Khi trồng nên chọn giống dọc trắng, chọn các củ con trên củ cái khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh, tròn đều, trọng lượng khoảng 50g. Không lấy củ đã mọc mầm dài và các củ cháu để làm giống (củ cháu là củ mọc từ củ con). Trước khi trồng phơi nắng củ giống 2-3 ngày để thúc nẩy mầm.

Thời vụ trồng: Trồng vào tháng giêng và tháng 2 âm lịch, tốt nhất là trồng vào thời điểm xung quanh tiết lập xuân để sau khi trồng gặp mưa xuân cây mọc thuận lợi.

Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ. Đào hố có kích thước 20 x 20 x 20 cm.

- Tuỳ theo điều kiện khí hậu, đất đai từng nơi, có thể trồng theo khoảng cách, mật độ như sau:

+ Khoảng cách 70 x 80 cm, mật độ 20.400 cây/ha; + Khoảng cách 80 x 80 cm, mật độ15.600 cây/ha; 90 x 90 cm,

mật độ 12.300 cây/ha.

Page 4: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 4

Bón phân:Bón lót phân hữu cơ 8-10 tấn/ha; trung bình khoảng 0,5-0,8 kg/hốc. Bón thúc phân đạm, lân, ka li. Lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ: 4-7 tạ phân chuồng; 2-3 kg urê; 10-12 kg phân lân nung chảy; 2 - 4 kg sunphát kali. Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân, 1/2 đạm và kali tr ộn đều vào đất trước khi trồng. Phần đạm và kali còn lại có thể bón thúc 1-2 lần sau khi trồng 3-6 tháng.

Trồng: Đặt củ giống ở độ sâu 7 - 8 cm, tránh tiếp xúc trực tiếp với phân, phủ kín đất. Sau khi trồng, phủ bằng rơm rạ hoặc cỏ khô để giữ ẩm cho đất và hạn chế cỏ dại.

Chăm sóc: + Tưới nước: khoai sọ đồi ưa ẩm, nhưng úng nước bộ rễ phát

triển kém. Sau khi trồng nhiệt độ không khí chưa cao, cây chưa lớn, chỉ giữ cho đất ẩm (độ ẩm đất 65 - 75%) là được. Thời kỳ hình thành củ, cây sinh trưởng và phát triển mạnh, cần nhiều nước. Do đó phải chú ý tưới nước, tránh để cây gặp hạn trong giai đoạn này.

+ Vun luống (đối với đất bằng phẳng): sau khi trồng 2 - 3 tháng, cây mọc khoẻ, vun luống cao 15 - 20 cm, rộng 40-50 cm để rễ bất định mọc nhiều, tăng khả năng chống hạn cho cây, hạn chế mầm ngọn nảy sinh, tạo điều kiện cho cây mẹ phát triển. Đối với đất dốc thì tiến hành vun gốc.

+ Phòng trừ sâu bệnh: đề phòng một số loại sâu bệnh: rầy, nhện đỏ, bệnh cháy lá, thối củ; trong đó bệnh mốc sương thường phát sinh vào thời kỳ nhiệt độ cao và ẩm độ lớn.

Thu hoạch: Khi lá chuyển sang màu vàng và khô dần là lúc củ đã già, hàm lượng tinh bột cao, hương vị củ thơm ngon, có thể thu hoạch củ. Vụ thu hoạch chính vào trung tuần tháng 9.

+ Nếu củ dùng làm giống thì phải để thật già mới thu hoạch. + Sau khi thu hoạch, củ không cần rửa và đem để nơi khô mát. Lưu ý: Thời gian sinh trưởng của khoai sọ núi tương đối dài

(khoảng 8 tháng). Do đó, để nâng cao thu nhập trên 1 đơn vị diện tích nên trồng xen với lạc, đậu tương hoặc một số loại rau ăn lá.

- Đối với vùng đồng bằng đất thấp, khi trồng khoai sọ cần tiến hành lên luống.

Theo: TT Khuyến nông Việt Nam

Page 5: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 5

KỸ THUẬT TRỒNG TỎI TA

Tỏi ta là một trong ba loại sản phẩm (cùng với ớt và hạt tiêu) giữ vai trò chính trong mặt hàng gia vị xuất khấu của Việt Nam. Trong những năm vừa qua đã xuất khẩu tới hơn 2000 tấn/năm. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm còn chưa cao. Nhưng có thể khắc phục được bằng khâu giống và biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý.

Đặc điểm sinh vật học của cây tỏi ta Xuất xứ của hành tỏi nói chung là ở các nước thuộc Trung á.

Các dạng hoang dại hiện còn tìm thấy ở Apganixtan, Iran..., nơi có nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp biên độ nhiệt độ ngày đêm và giữa các mùa chênh lệch nhau rõ rệt.

Do vậy tỏi ưa nhiệt độ mát và là cây chịu lạnh. Nhiệt độ cần thiết để cây sinh trưởng, phát triển khoảng 18 - 200C, còn để tạo củ, cần nhiệt độ 20 - 220C. Tỏi thuộc loại cây ưa ánh sáng ngày dài. Số giờ nắng 12 - 13 giờ/ngày kích thích cây hình thành củ sớm.

Độ ẩm đất tùy giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây, cần ở mức 70 - 80% cho phát triển thân lá, 60% cho củ lớn. Thiếu nước cây phát triển kém, củ nhỏ.

Ngược lại, nếu thừa nước cây dễ phát sinh các bệnh thối ướt, thối nhũn, ảnh hưởng tới quá trình bảo quản củ, Đất trồng tỏi phải là đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn. Độ pH thích hợp 6 - 6,5.

Giống tỏi Các giống tỏi địa phương có tỏi gié, tỏi trâu, trồng nhiều ở

các tỉnh miền núi phía Bắc. Các tỉnh duyên hải miền Trung thường trồng các giống tỏi nhập nội củ to nên còn gọi là tỏi tây (nhóm Allium porrum L.) ở các vùng tỏi chuyên canh như Hải Hưng, Vĩnh Phú, Hà Bắc... nông dân thường trồng hai giống tỏi là tỏi trắng và tỏi tía.

- Tỏi trắng có đặc điểm lá xanh đậm, to bản, củ to. Đường kính củ đạt tới 4 - 4,5 cm. Khi thu hoạch vỏ lụa củ màu trắng. Giống tỏi này khả năng bảo quản kém, hay bị óp.

- Tỏi tía lá dày, cứng, màu lá xanh nhạt. Củ chắc và cay hơn tỏi trắng. Dọc thân gần củ có màu tía. Khi thu hoạch có màu trắng ngà.

Page 6: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 6

Mỗi củ có 10 - 11 nhánh. Đường kính củ 3,5 - 4 cm. Giống này có hương vị đặc biệt nên được trồng nhiều hơn là tỏi trắng. Năng suất của hai giống tỏi trên đạt trung bình 5 - 8 tấn củ khô/ha (180 - 280 kg/sào Bắc Bộ).

Làm đầt, bón phân, trồng củ: Đất trồng tỏi chọn chân vàm cao, dễ thoát nước. Sau khi gặt

xong lúa mùa sớm, làm đất kỹ và lên luống ngay để tránh gặp mưa muộn. Luống rộng 1,2-1,5m , rãnh 0,3m. Sau khi lên luống, rạch hàng bón phân. Mỗi luống trồng 5-6 hàng, khoảng cách hàng 20 cm.

Mỗi hecta tỏi bón 20 tấn phân chuồng, 300 kg đạm urê, 500 kg supe lân và 240 kg kali sunphat (tính ra 1 sào Bắc Bộ hết 740 kg phân chuồng, 11 kg đạm urê, 18,5 kg supe lân và 9 kg kali sunphat). Đất chua cần bón thêm vôi bột.

Khối lượng vôi tùy theo độ chua của đất. Toàn bộ vôi bột, phân chuồng, lân và, 1/3 số đạm kali dùng để bón lót. Rải đều theo hàng và trộn kỹ số đạm và kali còn lại dùng để bón thúc. Tỏi giống chọn những nhánh từ củ chắc, trọng lượng củ 12 - 15g, có 10 - 12 nhánh.

Mỗi hecta cần 1 tấn tỏi giống (370 kg/sào). Khoảng cách trồng mỗi nhánh 8 - 10 cm, ấn sâu xuống đất 2/3 nhánh tỏi, phủ đất nhỏ lên trên. Sau khi trồng dùng rơm, rạ băm nhỏ phủ một lớp dày 5 cm để giữ ẩm và hạn chế cỏ mọc.

Chăm sóc: Tưới nước đều đến khi cây mọc và khi có 3 - 4 lá thật thì tưới nước vào rãnh, để nước thấm lên dần.

Cả thời gian sinh trưởng tưới 4 - 5 lần. Trước mồi lần tưới rãnh nên kết hợp bón thúc phân hóa học (số đạm và kali còn lại).

Phòng trừ sâu bệnh: Cây tỏi thường bị các bệnh sau đây: - Bệnh sương mai (Peronospora destructor Unger.) xuất hiện

vào cuối tháng 11 dương lịch, khi có nhiệt độ thấp và độ ẩm không khí cao. Phòng bệnh tốt nhất là trước khi bệnh xuất hiện phun định kỳ dung dịch Boócđô 1% (1 kg phèn xanh + 1 kg vôi cục + 100 lít nước lã) hoặc Zineb 80%, hoặc Ziram 90% pha 2 - 4 phần nghìn và phun với lượng 18 - 20 lít/sào Bắc Bộ.

Page 7: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 7

Trồng 1 sào tỏi cần chuẩn bị 2 kg phèn xanh hoặc 8 kg thuốc Zineb.

Ngoài ra, những ngày có sương nên tưới rửa sương cho cây hoặc rắc tro bếp cũng là biện pháp tốt.

- Bệnh than đen (Urocystis cepula Prost.). Bệnh xuất hiện trên củ, khi củ sắp thu hoạch và cả trong thời kỳ bảo quản. Cách ly những củ bị bệnh. Dùng Zineb 80% để phun trừ.

Thu hoạch, để giống: Củ thương phẩm thu hoạch sau khi trồng 125 - 130 ngày lúc lá

đã già, gần khô. Nhổ củ, giũ sạch đất bó thành chùm, treo trên dây ở chỗ thoáng để bảo quản. Nếu có nhiều để vào kho, trên giàn nhiều tầng.

Củ giống phải có thời gian sinh trưởng trên 140 ngày. Chọn những củ đường kính 3,5 - 4cm, có 10 - 12 nhánh, không bị bệnh để riêng, bó thành bó nhỏ treo nơi thoáng mát hoặc trên gác bếp.

Theo: Nông nghiệp Việt Nam

KỸ THUẬT TRỒNG CẢI NGỌT

Thời vụ: Vụ đông xuân: Gieo từ tháng 8 đến tháng 11; vụ hè thu: gieo từ tháng 2 đến tháng 6.

Vườn ươm: Cây cải ngọt có thể gieo hạt thẳng hoặc gieo ở vườn ươm rồi cấy. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm.

Bón lót phân chuồng hoai mục 2 - 3kg/m2. Nếu gieo để liền chân thì dùng 0,5 - 1g hạt giống/m2; nếu gieo vườn ươm rồi cấy thì 1 - 1,2g hạt giống/m2.

Gieo hạt xong phủ trấu hoặc rơm rạ lên mặt luống rồi dùng thùng ô doa tưới đều, sau đó mỗi ngày tưới một lần.

Làm đất, trồng: Chọn đất cát pha hoặc thịt nhẹ có độ pH 5,5 - 6,5. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm. Bón phân chuồng hoai mục 1,2 - 2kg/m2. Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh, lượng dùng 100 - 110kg/sào Bắc Bộ. Trộn đều phân vi sinh với đạm, san phẳng mặt luống, sau đó gieo

Page 8: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 8

hạt hoặc cấy. Nếu gieo liền chân thì tỉa làm 2 đợt khi cây có 2 - 3 lá thật với khoảng cách 15 - 20cm; nếu cấy thì để khoảng cách 20-25cm, bảo đảm mật độ trồng 3.000 - 3.600 cây/sào Bắc bộ.

Bón phân: Lượng bón (tính 1 sào Bắc bộ): + Phân chuồng: 700kg (hoặc 400kg phân chuồng + 100kg phân

Bokashi). Có thể dùng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân rác đã chế biến thay thế (bằng 1/3 lượng phân chuồng).

+ Phân hóa học: 5,5kg ure + 12 -15kg supe lân + 2,5kg kali clorua.

Cách bón: + Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và phân

lân + 30% lượng phân đạm + 50% lượng phân kali. + Bón thúc: - Lần 1: Bón 40% lượng đạm + 30% lượng kali; bón khi cây

hồi xanh (sau trồng 7 - 10 ngày). - Lần 2: Bón lượng đạm và kali còn lại; bón sau trồng 16 - 20

ngày. Ngoài lượng phân trên, giữa các đợt bón thúc nên bón phân qua

lá cho rau. Lượng 0,1 - 0,2kg/sào, hòa với nước cho vào bình phun đều trên mặt lá. Có thể sử dụng chế phẩm EM để phun hoặc tưới cho rau.

Chăm sóc: Cải ngọt là cây ngắn ngày, rất cần nước để sinh trưởng, do vậy cần phải giữ ẩm thường xuyên. Sau trồng tưới mỗi ngày 1 lần, sau đó 2 - 3 ngày thì tưới 1 lần. Kết hợp các lần tưới với các đợt bón thúc. Nhặt sạch cỏ dại, xới xáo và vun gốc 1 - 2 lần.

Phòng trừ sâu bệnh: Cải ngọt thường bị các loại sâu bệnh hại chính như: các loại rệp, bọ nhảy, sâu xám, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn. Dùng các loại thuốc sau để phòng trừ: Sherpa 25EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học Bt để diệt trừ sâu. Sử dụng Rhidomil MZ72 WP, Score 25EC để phòng trừ bệnh thối nhũn, phun với nồng độ và liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Cần sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, bón phân cân đối...

Page 9: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 9

Thu hoạch: Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá gốc, lá già, lá bị sâu bênh, chú ý rửa sạch, cây không bị giập nát cho vào bao bì sạch để sử dụng.

Theo: Kinh tế nông thôn

PHÒNG TRỪ NHỆN ĐỎ NÂU HẠI CHÈ

Việt Nam là quốc gia có diện tích trồng chè lớn, với diện tích gần 140.000 ha, cho sản lượng gần 200.000 tấn chè khô/năm và gần 70% sản lượng này chúng ta xuất khẩu ra thế giới.

Cây chè mang lại thu nhập cao cho người trồng chè, đồng thời tận dụng đất đai, nhân công lao động, nâng cao đời sống của nông dân và là một trong những cây trồng góp phần xóa đói, giảm nghèo ở vùng núi và trung du nên được quan tâm đầu tư rất lớn trong những năm qua.

Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu nước ta là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nóng ẩm nên cây chè rất phong phú về thành phần dịch hại (có đến 60 - 70 loại sâu bệnh hại chè), và chúng làm giảm 15 - 20% sản lượng thu hoạch. Trong số những loài gây hại thì nhện đỏ nâu Oligonychus coffeae Nietner là một trong những đối tượng dịch hại quan trọng.

Nhện đỏ nâu hại chủ yếu trên lá bánh tẻ và lá già, nhưng khi mật độ cao thì nhện tràn lên hại cả trên búp và lá non. Hiện rất nhiều diện tích trồng chè nhìn xa như bị “cháy”, đó là do nhện đỏ chích hút lá làm lá cây chuyển sang màu nâu đồng, cây không phát triển được. Cùng với khô hạn, nhện đỏ nâu có thể làm chết nương chè.

Trưởng thành của nhện đỏ nâu có hình cầu, hơi dẹt, toàn thân có màu đỏ nâu và được bao phủ bởi nhiều lông dài và mảnh, nhện nhả tơ mảnh quanh vùng sinh sống. Nhện đỏ nâu di chuyển chậm nhưng sức sinh sản thì rất mạnh, một con cái có thể đẻ trên 10 trứng trong 1 ngày và đẻ liên tục khoảng 10 ngày.

Với sức đẻ lớn lại gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như năm nay nên rất nhiều nương chè đã bị nhện đỏ gây hại nặng. Một số địa phương như Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái... đã có nương chè bị chết cây do sự gây hại của nhện đỏ nâu.

Page 10: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 10

Nguyên nhân nhện đỏ gây hại nặng trong năm nay là do thời tiết ấm, lại khô hạn kéo dài, nhưng cũng một phần do một số nơi nông dân còn dùng thuốc bảo vệ thực vật rất độc hại khi phun trừ các loài sâu hại chè, không những để lại dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm chè mà còn tiêu diệt luôn các loài ký sinh, thiên địch có ích.

Để phòng trừ tốt nhện đỏ nâu hại chè bà con nông dân cần thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:

- Trồng cây khỏe. - Thường xuyên thăm nương chè. - Người trồng, chăm sóc chè trở thành chuyên gia. - Lợi dụng thiên địch tự nhiên. - Phòng trừ dịch hại trong đó có nhện đỏ nâu khi đến ngưỡng

(3 - 4 con/lá) bằng các loại thuốc an toàn với cây chè, sản phẩm mang lại từ cây chè và môi trường.

Hiện nay có khoảng hơn 100 loại thuốc trừ nhện nằm trong danh mục được phép sử dụng trên cây chè nên bà con nông dân có rất nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, trong số đó lại có rất ít thuốc trừ nhện mang lại hiệu quả như mong muốn mà còn để lại dư lượng thuốc BVTV độc hại trong sản phẩm chè. Vì vậy sự lựa chọn tốt nhất để phòng trừ nhện đỏ nâu hại chè là thuốc Ortus 5SC.

Ortus 5SC là sản phẩm trừ nhện an toàn, phù hợp với chương trình SX chè an toàn (VietGAP), được sử dụng rộng rãi để trừ các loài nhện hại cây trồng nông nghiệp, thuốc hiện đã đăng ký sử dụng tại 60 quốc gia trên toàn thế giới. Ortus 5SC là sản phẩm chính hiệu của Nhật Bản, do hãng Nihon Nohyaku SX với hoạt chất trừ nhện là Fenpyroximate. Ortus 5EC có hiệu lực tức thời, rất cao và kéo dài đối với nhện hại nhưng lại an toàn với quần thể các loài ký sinh, thiên địch và an toàn với cây chè. Thuốc Ortus 5EC là thuốc có tính chọn lọc cao, thời gian cách ly ngắn và đặc biệt ít gây tính kháng tới quần thể nhện hại. Ortus 5SC không những đem hiệu quả cao trong việc phòng trừ nhện hại chè mà còn được dùng để trừ nhện hại trên nhiều loại cây trồng như nhện trên cây có múi, trên cây hoa hồng, trên cây đào, trên cây xoài, trên cây vải...

Theo: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Page 11: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 11

KỸ THUẬT THÂM CANH GIỐNG ĐẬU TƯƠNG 3 VỤ

Thời gian từ gieo đến thu hoạch: - Vụ Xuân - Hè : 90 ngày; Vụ Đông: 84 ngày, - Vụ Xuân, vụ Đông: 1,4 - 1,5 tấn/ha (55 kg/sào), - Vụ Hè 2 tấn/ha (70 kg/sào). Năng suất vụ Hè cao nhất: 3,5

tấn/ha (125 kg/sào). Thời vụ gieo hạt: - Vụ Xuân: 25/2 - 15/4 dương lịch, - Vụ Hè Thu: 1/6 - 1/8 dương lịch, - Vụ Đông: trước ngày 05 tháng 10 dương lịch. (Không nên gieo sớm hoặc muộn quá thời vụ nêu trên, năng

suất sẽ thấp). Phân bón: Phân chuồng 250 kg/sào (7 tấn/ha); đạm urê 4 kg/sào (112

kg/ha, vụ Hè giảm đi ); Lân supe 10-15 kg/sào (300 kg/ha); kali 3-4 kg/sào (90 kg/ha) hoặc bón phân tổng hợp NPK Văn Điển 5:10:3 (700 kg/ha). Vôi bột (nếu đất chua) 20 kg/sào (500 kg/ha).

Làm đất: Đất nên cày ải từ vụ trước, bừa kỹ, lên luống rộng từ 0,8 ? 1,2

m cao 20cm, rạch ngang, hàng cách hàng 35 cm cho vụ Xuân, 30 cm cho vụ Đông và 40 cm cho vụ Hè.

Cách bón phân: Toàn bộ phân chuồng trộn vôi, lân và 1/3 lượng đạm, kali hoặc

NPK bón lót vào rạch, lấp nhẹ để gieo hạt bên cạnh. Số phân còn lại dùng để bón thúc.

Mật độ gieo: - Vụ Xuân: Hàng cách hàng 35 cm, hốc cách hốc trong rạch

10-12 cm (mỗi hốc gieo 2-3 hạt). Mật độ đạt 40-45 cây/m2. - Vụ Hè: Hàng cách hàng 40 cm, hốc cách hốc trong rạch 15-

20 cm, mỗi hốc gieo 2 hạt. Mật độ 25-30 cây/m2. - Vụ Đông: Hàng cách hàng 30-35 cm, hốc cách hốc trong rạch

10 cm, mỗi hốc gieo 2-3 hạt. Mật độ 45-55 cây/m2.

Page 12: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 12

Gieo hạt: Trước khi gieo nên phơi hạt một nắng nhẹ để hạt dễ nảy mầm.

Nên gieo lúc có mưa, đất ẩm, nếu đất khô nên tưới nước vào rạch trước khi gieo. Hạt gieo xa phân bón lót 5 cm, nếu để hạt tiếp xúc với phân mầm cây sẽ bị chết. Lấp đất bột dày 1-2 cm, phủ kín hạt và phân lót. Vụ Đông áp dụng cách gieo trên đất ướt, làm đất tối thiểu hoặc gieo vào gốc rạ.

Làm mạ để dặm: Cứ một sào lấy 0,5 m2 đầu luống, vun lấy 1 thúng đất bột, trộn

đều với 1 thúng cát, lót một lớp nilon, rải đều lên, san phẳng, tưới đẫm, gieo đều 0,2 kg hạt giống, lấp một lớp đất sâu 1 cm. Sau 7 ngày khi cây bắt đầu có lá nhặm, bứng đem dặm vào nơi mật độ khuyết, sau khi dặm nên tưới 2 lần cho cây bén rễ.

Chăm sóc: Khi cây có 1- 2 lá thật, cần xới xáo, bón thúc lượng phân đạm

và phân kaly kết hợp vun gốc nhẹ lần 1. Khi cây có 5 - 6 lá thật, kết hợp bón nốt số phân còn lại và vun gốc lần hai.

Phòng trừ sâu bệnh: Sâu ăn lá, sâu đục quả: Nếu phát hiện, dùng Ofatox, Trebon để

phun trừ. Khi quả đã vào chắc, trước thu hoach 15 ngày cần phun thuốc

trừ bọ xít xanh, bọ xít hội bằng các loại thuốc đặc hiệu. Vụ Đông, vụ Xuân cần lưu ý trừ dòi đục thân bằng Bi 58 hoặc

Padan. Bón phân vi lượng và điều hòa sinh trưởng qua lá: Sử dụng các chế phẩm Humix, Komic, Atonic ... pha lẫn thuốc

trừ sâu phun khi cây có 5-6 lá, trước ra hoa và làm quả có khả năng làm tăng năng suất 10%

Thu hoạch: Khi có số quả chuyển sang khô vàng, cắt bỏ gốc, lá tại ruộng

làm phân. Phần quả thu được: Phơi một nắng nhẹ để ráo nước, dựng đúng chỗ râm 2 ngày, sang ngày thứ ba đem phơi một nắng nhẹ đập lấy hạt đợt đầu làm giống, ủ đống tiếp 2 ngày sau đó đem phơi, đập

Page 13: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 13

thu toàn bộ hạt đợt cuối làm đậu thương phẩm. Phơi khô hạt tới khi cắn không dính răng, để nguội rồi mới đem bảo quản.

Theo: TT Khuyến nông Quốc gia

KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH

Đậu xanh (Vigna radiata) thuộc loại cây thân thảo mọc đứng. Lá mọc kép 3 lá chét, có lông hai mặt. Hoa màu vàng lục mọc ở kẽ lá. Quả hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều, có chứa hạt hình tròn hơi thuôn, kích thước nhỏ, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa.

I. Thời vụ trồng Đậu xanh gieo trồng quanh năm, có 3 vụ chính ở miền Nam:

- Đông Xuân gieo từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch năm sau. - Xuân Hè gieo từ tháng 2 – 3 dương lịch. - Hè Thu gieo từ tháng 4 – 5 dương lịch.

II. Chuẩn bị đất trồng Đất phù sa, đất thịt pha cát có nhiều mùn, đất ít sét, đất giồng,

đất cồn là đất tốt nhất. Độ pH thích hợp 5,5 – 6,5, đất phải cày, xới, sạch cỏ, tơi xốp. Đất cần được đánh rãnh cách nhau từ 4 – 6 m để dẫn nước tưới và thoát nước trong mùa mưa.

III. Giống và mật độ trồng - Giống: hiện nay có nhiều giống đậu xanh thích hợp cho từng vùng sinh thái và mùa vụ khác nhau. Vì vậy cần lựa chọn giống đậu xanh phù hợp với từng nơi và mùa vụ trồng.

- Lượng giống cần cho 1 ha: gieo theo hàng từ 15-20 kg, sạ từ 25-30 kg. Trước khi gieo phơi nắng nhẹ để kích thích hạt nẩy mầm đều.

- Khoảng cách trồng: 50 cm x 20 cm hoặc 40 cm x 30 cm, gieo thẳng ngoài đồng (gieo hạt khô từ 2 – 3 hạt/hốc)

IV. Bón phân (cho 1 ha): Lượng và loại phân bón tùy thuộc đất tốt xấu, thời vụ mà điều chỉnh:

* Bón lót: - Vôi: bón trước khi trồng 7 – 10 ngày, lượng dùng 400 – 800

kg/ha, sau đó cày xới làm đất.

Page 14: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 14

- Bón lót: 15 – 20 tấn phân hữu cơ (phân chuồng hoai)/ha + 70 – 100 kg Super lân/ha + 500 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 20 kg HVP Organic. Rải đều trước khi gieo hạt.

* Bón thúc: - Bón thúc lần 1 (15 ngày sau khi gieo): bón từ 50 – 100 kg

Urea/ha + 25 – 50 kg KCl/ha. Bón cách xa gốc ít nhất 10 cm. Bón thúc kết hợp làm cỏ, vun gốc, lấp phân.

- Bón thúc lần 2 (25 – 30 ngày sau khi gieo): bón từ 100 – 200 kg Urea/ha + 75 -125 kg KCl/ha. Bón cách xa gốc ít nhất 10 cm, kết hợp làm cỏ, vun gốc, lấp phân.

- Bón thúc lần 3 (40 ngày sau khi gieo): bón từ 100 – 200 kg Urea/ha + 50 - 125 kg KCl/ha. Bón cách xa gốc ít nhất 10 cm, kết hợp làm cỏ, vun gốc, lấp phân.

* Phân bón lá: Sử dụng các loại phân bón lá để cung cấp kịp thời và hiệu quả nguồn vi lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây đậu xanh. Có thể sử dụng các sản phẩm phân bón lá theo quy trình sau: Sử dụng HVP 401. N Đậu Phun 3 lần:

+ Lần 1: lúc đậu mọc 2-3 lá thật. + Lần 2: khoảng 10-15 ngày sau khi phun lần 1. (Sau khi

phun HVP 401. N Đậu lần 2, khi thấy cây chuẩn bị ra hoa rộ phun HVP Auxin Organic 2 lần cách nhau 7 ngày/1 lần giúp cây đậu nhiều trái).

+ Lần 3: sau khi đậu trái rộ, tiếp tục phun HVP 401. N Đậu để hạt đậu to, mẩy, ít lép. Sau đó 7 ngày sau sử dụng HVP 1001.S (0.25.25 phun 2 lần cách nhau 10 ngày để nuôi hạt, dưỡng trái và chắc hạt.

V. Chăm sóc - Giặm hạt ở những hốc hạt không nẩy mầm bắt đầu 4 – 6 ngày

sau khi gieo (khi mầm vừa nhú lên mặt đất). - Tưới nước: luôn giữ ẩm đất thích hợp để cây phát triển tốt. Cây

con chịu úng kém. Đậu ra bông có thể tưới tràn nhưng tránh úng gốc. Cây đậu lúc gieo và trổ bông cần đủ nước tưới để hạt mọc đều, ít rụng bông và hạt được no (không bị đậu đá).

Page 15: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 15

VI. Phòng trừ sâu bệnh - Sâu vẽ bùa: Phun thuốc Thianmectin 0.5ME, Pesta 5 SL,… - Sâu đất, dế, dòi đục thân: Xử lý bằng Furudan hoặc Basudin

hạt 2,5 – 3 kg/1000m2. - Sâu ăn tạp, sâu xanh, sâu đục trái, nhện đỏ: Phun Thianmectin

0.5 ME, Peata 5SL,… - Rầy đen, rầy bông: Phun Thianmectin 0.5ME, Peta 5SL,

Supracide, Confidor, Oncol,… - Héo cây con: Phun Validacin, Benlat - Đốm lá, cháy lá: Phun Bavisan 50 WP, Thane M 80WP (có thể

kết hợp với No Mildew 25 WP tăng hiệu quả phòng trừ bệnh)… - Các bệnh do vi khuẩn gây ra như: Đốm lá vi khuẩn, héo xanh,

đen gân lá,… phun Marthian 90 SP (kháng sinh cho cây trồng). - Khảm vàng: Do virus gây hại vì rầy mềm, rầy xanh chích hút

nhựa cây truyền qua. Phun các thuốc trừ rầy. VII. Thu hoạch Lúc 18 – 20 ngày sau khi trổ hoa, trái đậu xanh bắt đầu chín, vỏ

trái chuyển màu đen, khi thu trái cẩn thận tránh làm đứt cuống trái non, rụng nụ hoa (sẽ cho trái đợt kế tiếp).

Mùa nắng có thể để trái chín rộ thu cách nhau 5 – 7 ngày. Mùa mưa phải thu cách 2 – 3 ngày để trái và hạt không bị mất màu, kém phẩm chất.

Theo: Agriviet.com

KINH NGHIỆM NUÔI NGỖNG

Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, ít mắc bệnh. Ngỗng chỉ ăn cỏ, ăn rau là chính, ít dùng lương thực. Nuôi trong 4-8 tháng ngỗng đã cho thu hoạch 4-7kg.

Có nhiều giống ngỗng: ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, loại chân thấp, chân cao... Nếu nuôi ngỗng đàn, nên chọn ngỗng xám vằn, chân to, đi khoẻ, chịu kiếm ăn.

Ngỗng mới nở chọn con có bộ lông mịn, sáng, lỗ hậu môn gọn, khô, mắt sáng, nhanh nhẹn, ăn uống bình thường.

Page 16: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 16

Nếu nuôi ngỗng cái đẻ, nên chọn con có mắt đen, to, sáng, cổ nhỏ dài, ngực gọn mình dài, bụng dưới nở nang, phao câu to, những con này mắn đẻ, ấp khéo. Đối với ngỗng đực nuôi làm giống thì chọn những con có cổ ngẩng cao, ngực nở, hai chân cao, thân mình dài cá trắm, lỗ hậu môn màu hồng.

Thời kỳ ngỗng con Là thời gian từ khi nở đến 30 ngày tuổi. Đây là thời gian đòi

hỏi phải chăm sóc cẩn thận vì ngỗng mới nở còn yếu, ăn uống chưa quen, khả năng thích ứng kém.

Lúc mới nở, lông ngỗng còn ướt, giữ ngỗng trong thúng hay cót quây cao 0,8-1m, dưới lót rơm mềm, trên đậy lớp vải thưa, đến khi khô lông bắt ra ràng, bắt đầu tập cho ăn uống. Thời gian ủ lông khô kéo dài khoảng 10-12 giờ. Chú ý nếu thời tiết lạnh rét, cần thắp bóng điện để giữ ấm nhiệt độ chuồng nuôi 28-30 độ C.

Trong tuần lễ đầu, ngỗng còn yếu, chưa cho ngỗng ra ngoài, cho ăn bột ngô, gạo, mỳ... trộn với rau tươi rửa sạch thái nhỏ (ngỗng thích ăn rau diếp, xà lách). Cho ăn mỗi con 50g thức ăn tinh, 100g rau xanh mỗi ngày chia làm 4 bữa: sáng, trưa, chiều, tối (9 giờ tối), cho ăn dần từng ít một, ăn xong cho uống nước sạch ngay.

Từ ngày thứ 8 trở đi có thể thả ra bãi cỏ để ngỗng vặt cỏ ăn. Từ thời kỳ này, lượng thức ăn cho ngỗng tăng dần: mỗi con cho ăn 70g thức ăn tinh và 120g rau cỏ xanh mỗi ngày.

Từ sau 2 tuần tuổi, giảm bớt tỷ lệ thức ăn tinh và tăng rau cỏ xanh cho ngỗng. Thời kỳ này tập cho ngỗng ăn thêm thóc, khoai băm nhỏ, đưa ngỗng chăn thả ở những bãi xa. Giai đoạn ngỗng con kết thúc khi ngỗng được 30 ngày tuổi.

Thời kỳ ngỗng choai Sau 1 tháng tuổi là thời kỳ ngỗng choai. Ngỗng choai dễ nuôi,

mau lớn, phàm ăn và ít bệnh tật. Ngỗng nuôi thịt có thể nuôi chăn thả từ vài chục con đến hàng trăm con. Đàn ngỗng nuôi phải cùng lứa tuổi nhau để chúng có độ đồng đều và dễ chăm sóc. Sau mỗi buổi chăn thả về, nếu vào vụ thu hoạch lúa thì không cần phải cho ngỗng ăn thêm. Sau khi ăn no, ngỗng thích uống nước và bơi lội. Ngỗng choai được tắm và bơi lội đầy đủ sẽ có bộ lông mượt và béo tốt hơn những con ngỗng nuôi không được bơi tắm.

Page 17: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 17

Nếu thời kỳ ngỗng lớn không trùng vào vụ gặt lúa, cuối ngày chăn thả về cần cho ăn thêm thóc, cám, ngô, khoai hay sắn băm nhỏ. Nếu có điều kiện thì cho ngỗng ăn thêm bã đậu, bỗng rượu hay cám công nghiệp chúng càng mau lớn.

Vỗ béo ngỗng Tuỳ điều kiện từng gia đình nuôi mà có thể xuất chuồng sau 90

ngày, 120 hay 150 ngày tuổi. Để tăng nhanh trọng lượng ngỗng đồng thời làm tăng chất lượng thịt, nên tiến hành vỗ béo ngỗng trước khi bán. Nhốt ngỗng vào những ngăn chuồng nhỏ (mỗi ngăn một con) kín gió song thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào chuồng, giữ yên tĩnh cho chuồng nuôi. Cho ngỗng ăn tăng thức ăn tinh, giảm vận động. Thời gian vỗ béo 12-15 ngày trước khi bán, không kéo dài hơn tốn thức ăn mà ít hiệu quả.

Nhìn chung sau khi nuôi 3-4 tháng, ngỗng thường đạt trọng lượng 4- 4,5kg, những giống ngỗng ngoại nhập có thể cao hơn, đạt 4,5- 5kg. Nếu ngỗng được nuôi dưỡng chăm sóc tốt ngay từ đầu thì thời gian có thể rút ngắn không tới 3-4 tháng nuôi

Theo: Báo Nông nghiệp

BẤM NGỌN TUYỂN QUẢ DƯA HẤU

Song song với các biện pháp kĩ thuật thâm canh bà con cần lưu ý việc tuyển chọn quả trên dây dưa. Muốn thành công ở việc làm này thì ngay khi cây có 4-5 lá thật cần bấm ngọn để cây bật nhánh. Tỉa bỏ các nhánh phụ chỉ để lại 2 nhánh khỏe trên cây và định hướng cho dây dưa theo một hướng nhất định bằng cách ghim cố định lại.

Khi dưa ra hoa cần tiến hành thụ phấn bổ sung vào thời điểm 6-8h sáng bằng cách quệt phấn ở hoa đực vào đầu nhụy trên hoa cái tại vị trí hoa thứ 2 hoặc 3 trên dây là đẹp nhất (loại bỏ hoa, quả ra đầu tiên). Trên 2 dây dưa ắt sẽ có 2 quả để ta chọn lựa (lúc quả bằng bóng đèn). Loại bỏ quả xấu, sâu chỉ để lại 1 quả trên cây/gốc. (Theo thực tế, nhiều nông dân có kinh nghiệm trồng dưa tại địa bàn huyện Nam Sách - Hải Dương như ông Thông, ông Hồi ở xã Hợp Tiến, anh Cộng, anh Tuyên ở xã Nam Hưng… đều cho

Page 18: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 18

rằng việc bấm ngọn lúc dưa có 4-5 lá thật rồi để 2 dây dưa/gốc và tuyển quả theo cách trên có hiệu quả hơn nhiều là không bấm ngọn mà chỉ để 1 dây dưa/gốc).

Lần bấm ngọn thứ 2 cần làm đó là lúc sau khi lấy quả được khoảng 1 tuần, tiến hành bấm ngọn cách quả khoảng 5-6 lá để cây có điều kiện dồn dinh dưỡng nuôi quả, chặn được dòng dinh dưỡng nuôi ngọn.

Việc phòng trừ sâu bệnh hại trên dưa hấu xuân hè cần lưu ý các loài sâu chích hút ở thời kì đầu và giữa vụ (bọ trĩ, rầy mềm, rệp, dòi đục lá) hại dưa. Các loài này thường hay gây hại mạnh ở những vụ xuân có nhiều mưa phùn, ẩm ướt. Chúng làm đọt non chun lại không phát triển, lá vàng xoắn lại và khô. Sử dụng các thuốc chuyên trừ rầy, rệp sẽ có hiệu quả cao.

Bệnh gây hại dưa hấu xuân hè chủ yếu là bệnh thối thắt thân cây con, lở cổ rễ thời kì đầu và giữa vụ, bệnh nứt thân chảy nhựa thời kì giữa vụ nhất là những năm mưa nắng thay đổi liên tục trong tuần. Cần sử dụng các loại thuốc đặc trị phun phòng định kì 5-7 ngày/lần trong thời gian có thời tiết như trên cùng với việc giảm tưới nước, giảm bón phân mới đạt hiệu quả.

Các biện pháp cần phải tiến hành song song và đồng bộ theo hướng IPM mới nhằm mang lại kết quả mong đợi.

Theo: Nông nghiệp Việt Nam

KỸ THUẬT TRỒNG BÍ ĐAO

1 Giá trị dinh dưỡng và cách sử dụng: Bí xanh còn có nhiều tên gọi như : Bí đao, bí phấn. Quả bí

xanh có thành phần hoá học chủ yếu bao gồm: gluxit và các chất khoáng Ca, P, Fe; các vitamin A, B, B2, PP và nhiều nhất là vitamin C. Hàm lượng nước trong bí xanh tương đối cao (95,5%). Nhìn chung lượng các chất dinh dưỡng không cao nhưng bí xanh là loại rau quan trọng ở vùng nhiệt đới châu Á. Ở nước ta cây bí xanh được sử dụng rộng rãi khắp mọi miền đất nước, là loại rau giải nhiệt vào những lúc tiết trời oi bức. Bí xanh có thể sử dụng làm rau, chế biến thành mứt, bánh..

Page 19: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 19

Bí xanh là loại rau chịu bảo quản và vận chuyển nên là loại thực phẩm dự trữ góp phần quan trọng giải quyết những khi giáp vụ rau.

2. Kỹ thuật trồng bí xanh: a. Luân canh: Bí xanh yêu cầu một chế độ luân canh nghiên

ngặt. Một số công thức luân canh chủ yếu là: Bí xanh xuân-Lúa mùa sớm-Cây vụ đông Lúa xuân-Đậu tương hè-Bí xanh thu đông Lúa xuân-Lúa mùa sớm-Bí xanh đông Lúa xuân-Bí xanh hè thu-Rau đông xuân Rau xuân hè-Lúa mùa sớm-Bí xanh đông. b. Thời vụ: Bí xanh có thể gieo trồng vào 3 vụ chính: Xuân hè,

hè thu và thu đông. - Vụ xuân hè: Gieo sớm vào tháng 12-1. Ở vùng có nhiệt độ

thấp (< 150C) cần xử lý hạt bằng nước nóng 40-500C, ngâm trong 10-12 giờ, rửa hạt bằng nước sạch, bọc kín vào vải ẩm, khi hạt nứt nanh gieo vào bầu. Thời kỳ cây có 2 lá mầm đến 1-2 lá thật thì trồng ra ngoài ruộng, vừa tránh rét cho cây vừa sử dụng đất đai hợp lý. Chính vụ gieo vào đầu tháng 2 (từ 5-15/2). Bí chính vụ cho năng suất cao, chất lượng tốt và chịu bảo quản. Thời vụ muộn gieo vào cuối tháng 2 đầu tháng 3. Thời vụ muộn hơn gieo vào tháng 4 đầu tháng 5, vụ muộn tuy gặp khó khăn nhưng có ý nghĩa đối với việc cung cấp rau giáp vụ. Năng suất và chất lượng bí vụ mùa kém hơn bí chính vụ, nhưng giá bán cao, có lợi cho người trồng bí.

- Vụ hè thu: Trồng tháng 7, vụ bí này cung cấp quả vào lúc giáp vụ rau tháng 9, tháng 10 nên giá cao hơn bí xanh chính vụ.

- Vụ thu đông: Trồng từ tháng 8 đến hết tháng 9, nếu trồng vào chân lúa mùa sớm cần khẩn trương làm đất để kịp thời vụ. Nên gieo hạt vào bầu trước để rút ngắn thời kỳ 1-2 lá thật ở ruộng sản xuất.

c. Phân bón: - Phân bón cho cho một ha gieo trồng như sau: Phân hữu cơ hoai mục trung bình 10-15 tấn, (có thể bón tới 30

tấn) + 80kg N + 90kg P2O5 + 120kg K2O tương đương với 72 lít hữu

Page 20: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 20

cơ vi lượng PTS9 + 8kg urê + 15kg lân super + 10kg kaly + 15-20kg vôi bột/sào (Bón vôi bột khi cày bừa lên luống).

Chú ý: Tuỳ theo mùa vụ, điều kiện thời tiết, nếu thời tiết khô ráo thì bón lót toàn bộ phân hữu cơ, toàn bộ phân lân, 20% đạm, 30% kali. Bón vào hốc hoặc rạch ở độ sâu 15-20cm, cũng có thể bón phân theo rạch lấp đất dày 15-20cm rồi gieo hạt.

- Phương pháp bón phân (%)

Thời kỳ bón/Loại phân bón Phân chuồng Đạm Lân Kali

Bón lót 100 20 100 30 Thúc lần 1: Khi cây có 2-3 lá thật - 30 - - Thúc lần 2: Khi cây bắt đầu ra hoa - 30 - 20

Thúc lần 3: Khi cây có quả non - 20 - 50 d. Mật độ khoảng cách: Trồng có giàn: Tuỳ từng mùa vụ có thể làm luống đơn hay

luống kép. Luống kép trồng 2 hàng, mặt luống rộng 1,2-1,3m, khoảng cách hàng 80-90cm, khoảng cách cây 35-40cm, mật độ khoảng 2,5-3 vạn cây/ha. Luống đơn rộng 60-70cm trồng 1 hàng ở giữa luống, khoảng cách cây 30-35cm.

e. Chăm sóc: - Tưới nước: Sau khi gieo cần giữ ẩm thường xuyên để thúc đẩy hạt nẩy

mầm, rút ngắn thời gian hạt nằm trong đất. Dùng gáo hoặc thùng tưới hoa sen tưới đẫm như khi tưới trong vườn ươm hoặc đưa nước vào rãnh, dùng gáo tưới vào hốc. Sau khi cây mọc khỏi mặt đất ngừng tưới nước một tuần để rèn luyện hệ rễ. Trung bình cứ 7 đến 10 ngày tưới rãnh một lần tuỳ theo độ ẩm và thời tiết khí hậu. Các thời kỳ ra quả, quả phát triển mạnh không được để đất khô hạn.

Thời kỳ 1-5 lá thật cây sinh trưởng rất yếu, vì vậy cần tăng cường tưới thúc bằng các loại phân dễ hoà tan như urê. Khoảng cách giữa các đợt bón thúc từ 4 đến 5 ngày, số lần bón thúc 3-4 lần. Khi

Page 21: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 21

cây sinh trưởng mạnh ngừng tưới thúc đạm. Khi cây bắt đầu có quả, ra quả rộ, quả phát triển mạnh cần cung cấp dinh dưỡng kịp thời, nồng độ dung dịch tưới 1-1,5%. Sau đó hạn chế bón đạm mà tăng cường bón kali vào thời kỳ quả và quả rộ với nồng độ 1-2%. Khi tưới thúc không để phân bón rơi trên lá, quả.

- Xới vun: Có thể xới vun 2-3 lần trong thời gian sinh trưởng ban đầu.

Thời kỳ 2-3 đến 5 lá cây sinh trưởng kém, cây ở trạng thái đứng nên phải chăm sóc, xới vun. Khi cây có 5 lá thật là thời kỳ chuyển giai đoạn, lúc này cần xới và vun gốc. Sau đó cây ngả dài, bò lan thì không cần xới vun nữa.

- Làm giàn, khoanh dây: Khi cây có tua cuốn, phải kịp thời làm giàn, cọc giàn dài từ 1,5

đến 2m, nguyên liệu làm giàn có thể dùng tre, nứa, cây điền thanh hoặc cọc làm giàn bằng chất dẻo. Giàn cần chắc chắn. Trước khi cây leo lên giàn, hướng cho thân bò theo cọc giàn, dùng đất bột phủ lên những đốt đã trưởng thành để kích thích rễ bất định sinh trưởng.

- Tỉa cành, tạo hình: Khi cây bí xanh có từ 4-5 lá có thể tiến hành bấm ngọn. Sau

khi ra nhánh thì tỉa bỏ chỉ lấy 2 nhánh gần gốc để làm thân chính. Bí xanh ra quả tập trung chủ yếu ở thân nên ta cần tỉa bỏ hết những nhánh phụ để tập trung dinh dưỡng vào bộ phận cần thiết.

Mỗi nhánh chỉ lưu giữ 1 quả đạt tiêu chuẩn, những quả khác tỉa bỏ dùng làm rau hoặc thức ăn gia súc (nên để quả ở vị trí thứ 2 hoặc thứ 3 vì quả ở vị trí này thường lớn nhanh, có khối lượng cao và hình dáng thương phẩm đẹp). Khi quả ở vị trí số 2, 3 phát triển tốt thì tỉa bỏ quả ở vị trí thứ 1.

- Thụ phấn bổ xung: Khi thời tiết bất thuận, trời âm u hoặc mưa gió, cần thụ phấn để

tăng tỷ lệ đậu quả. Hái hoa đực khi nở to, hạt phấn chín vàng rũ nhẹ cho hạt phấn rơi lên nhuỵ. Một hoa đực có thể thụ cho 2-3 hoa cái.

g. Phòng trừ sâu bệnh: - Bí xanh thường gặp các bệnh sương mai, phấn trắng. Có thể

dùng thuốc Boocdo nồng độ 0,4% phun phòng trừ bệnh, hoặc dùng

Page 22: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 22

Zinép 80%, ngoài ra có thể dùng Ridômil MZ phun một lần 1,5kg/ha hay Till Super 150 ml/ha.

- Ở thời kỳ cây con, bí xanh hay bị sâu xám cắn gốc, khi cây lớn hay gặp sâu xanh, bọ trĩ, rệp, muội... dùng Tạp kỳ, Regent phun nồng độ 1% (tương đương 600-800 lít/ha).

h. Thu hoạch, bảo quản: Quyết định thời gian thu hái quả phụ thuộc vào mục đích sử

dụng. Quả bí có thể sử dụng ở 20-25 ngày tuổi. Dùng làm rau thì thu hái quả còn non, dùng làm giống, làm mứt, làm bánh và bảo quản cần phải thu hái khi quả đã già. Chọn những quả phát triển cân đối, vỏ cứng có lớp phấn trắng phủ lên vỏ, lông trên quả đã rụng, cuống quả teo lại để làm giống và bảo quản.

Bảo quản quả: Quả thu về xếp lên giàn bảo quản từ 2 đến 3 lớp quả hoặc dựng ở những nơi thoáng mát, giàn bảo quản phải để nơi thoáng mát. Trong quá trình bảo quản phải thường xuyên kiểm tra, loại bỏ những quả thối.

Theo: Kinh tế & Đô thị

Page 23: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 23

NÔNG THÔN NGÀY NAY TRỒNG RAU HỮU CƠ

Sau gần 4 năm huyện Lương Sơn (Hòa Bình) triển khai mô hình trồng rau hữu cơ đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, bình quân 1 ha cho thu nhập trên 400 triệu đồng/vụ. Nhiều hộ dân không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu.

Chuyển đổi đúng hướng Huyện Lương Sơn có địa hình bán sơn địa gần thủ đô Hà Nội.

Những năm gần đây, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, khô hạn diễn ra nghiêm trọng, khiến nhiều diện tích trồng lúa đạt năng suất thấp. Từ thực tế trên huyện đã tìm hướng chuyển sang trồng các loại cây chịu hạn như ngô, khoai, rau, đậu các loại. Trong đó chú ý đến SX rau an toàn với quy tập trung.

Từ năm 2008, được sự hỗ trợ của dự án ADDA (Đan Mạch) và Trường Cao đẳng NN-PTNT Bắc bộ, huyện Lương Sơn đã triển khai mô hình trồng rau hữu cơ trên địa bàn. Đây là mô hình sự kết hợp 4 nhà gồm: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà DN. Trong 2 năm (2008 - 2009), huyện đã mở 28 lớp đào tạo cho 840 nông dân về mô hình SX nông nghiệp hữu cơ; năm 2010 mở được 5 lớp với 150 học viên. Tham gia lớp tập huấn, nông dân không chỉ được học kiến thức trồng rau hữu cơ mà còn được học trồng chè, bưởi, nhãn.

Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lương Sơn cho biết: Dự án triển khai tại 7 đơn vị, gồm thị trấn Lương Sơn, xã Hoà Sơn, Nhuận Trạch, Hợp Hoà, Thành Lập, Cự Yên, Tân Vinh. Hiện có 8 nhóm SX và 1 HTX với 82 thành viên với tổng diện tích 2,7 ha. Điển hình tại xã Đồng Tâm và Hợp Hoà, người dân trồng cải bắp đạt năng suất 1,5 tấn/sào, thu nhập 400 triệu đồng/ha/vụ. Nhóm trồng rau ở xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch trồng cà chua năng suất 1,5 tấn/sào, thu nhập 416 triệu đồng/ha/vụ.

Ông Đức cho biết thêm, việc SX rau hữu cơ hiện tại còn phân tán, manh mún, nhỏ lẻ thiếu tập trung, sản phẩm chưa đa dạng, chất lượng không đồng đều. Không những thế, còn thiếu sự chủ động trong việc phối hợp thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng kế

Page 24: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 24

hoạch SX, kiểm tra giám sát của các cơ quan chuyên môn và chính quyền cơ sở. Từ thực tế trên, Phòng NN-PTNT đã lập dự án đề xuất UBND huyện hướng tới phát triển rau quy mô rộng.

Mặc dù mô hình SX rau hữu cơ đem lại hiệu quả cao nhưng gặp nhiều khó khăn. Theo ông Đức, nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm ra hữu cơ còn hạn chế, chưa phân biệt được sản phẩm rau hữu cơ với rau thông thường trên thị trường, một bộ phận người dân chưa chú trọng đến thực phẩm an toàn.

Ngoài ra, SXKD rau gặp rủi ro cao, mạng lưới kinh doanh rau hữu cơ còn thiếu. Các DN đầu tư vào lĩnh vực SXKD rau còn hạn chế. Đặc biệt, hoạt động xúc tiến thương mại cho lĩnh vực quảng bá rau an toàn chưa được mở rộng và phát triển. DN thu mua không ổn định.

300 m2 thu 2 triệu đồng/tháng Trồng rau hữu cơ rất dễ học, vừa dễ làm, đó cũng là khẳng định

của những người nông dân đã từng tham gia mô hình trồng rau hữu cơ tại xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn. Theo họ cho biết, vẫn cách trồng thông thường, nhưng vườn rau hữu cơ chỉ sử dụng phân bón hữu cơ và các loại thuốc trừ sâu chế biến từ thảo mộc.

Bà Nguyễn Thị Thuý, xóm Mòng chia sẻ: Gia đình bà tham gia dự án với diện tích 300 m2, trồng rau muống, ngót... mỗi tháng thu gần 2 triệu đồng. Rau hoàn toàn không sử dụng bất cứ loại hoá chất nào. Việc diệt sâu bệnh được trị bằng thuốc sinh học gừng, tỏi, ớt, ngải cứu, rượu...

Bà Thuý nhẩm tính: “Trước đây, cây lúa chỉ đem lại 1 năm 2 vụ, nhưng với cây rau hữu cơ, tôi có thể thu hoạch quanh năm. Tính trung bình, 1 kg rau có giá 14.000 đồng, mỗi tháng thu trên 2 triệu đồng/tháng, trừ chi phí bỏ túi hơn 1 triệu đồng, trong khi đó từng ấy diện tích mà trồng lúc thì lời lãi chẳng được bao nhiêu, còn trồng rau gấp mấy lần trồng lúa”.

Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lương Sơn: “Trong năm 2013, huyện sẽ duy trì và phát triển 9 nhóm rau hiện có, tiếp tục hoàn thiện cơ sở SX; phát huy có hiệu quả kinh nghiệm học viên đã qua đào tạo. Đồng thời tiếp tục tập huấn, chuyển

Page 25: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 25

giao TBKT cho các hộ khác; tích cực hoàn thiện thương hiệu rau hữu cơ Lương Sơn và xây dựng logo rau hữu cơ Lương Sơn. Ngoài ra sẽ mở rộng phạm vi tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Hà Nội nhằm ổn định đầu ra cho sản phẩm”.

Ông Nguyễn Đức Xường, HTX Nông sản hữu cơ xóm Mòng, cho biết: Mô hình này đem lại thu nhập cao cho người dân, tuy nhiên việc trồng rau hữu cơ khác hơn nhiều trồng rau thông thường. Người trồng rau phải tuân thủ quá trình SX, từ khâu làm đất cho đến phun thuốc trừ sâu.

Để trồng rau hữu cơ, mỗi người dân được huấn luyện 3 tháng về phương pháp trồng và chăm sóc rau. Khoá học này rất bổ ích và việc tham gia vào HTX đảm bảo cho nông dân có nguồn thu nhập ổn định. Với người dân xóm Mòng, mô hình trồng rau hữu cơ đã giúp người dân tăng thêm thu nhập.

Cũng là một hộ tham gia dự án như ở xóm Mòng, ông Lê Văn Hiệu, xóm Suối Cốc, xã Hợp Hoà cho biết: “Cây lặc lày dễ trồng, tiêu thụ thuận lợi. Ở xã số diện tích trồng một số loại cây không cho năng suất cao nên bà con đã chuyển đổi số diện tích đó sang trồng lặc lày và một số cây trồng khác theo quy trình nông nghiệp hữu cơ”.

Để phát huy lợi thế và hình thành vùng chuyên canh SX rau hữu cơ có quy mô tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững, trong thời gian tới huyện Lương Sơn sẽ tiếp tục mở rộng, hoàn thiện dự án SX và tiêu thụ rau hữu cơ giai đoạn 2013 - 2016, định hướng 2020. Theo đó huyện sẽ quy hoạch vùng SX rau tập trung 15 ha, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Theo: Nông nghiệp Việt Nam

LÀM GIÀU TỪ ƯƠM CHÈ GIỐNG

Vóc dáng nhỏ, khuôn mặt trẻ hơn nhiều so với tuổi 33, anh Tống Sỹ Tuân, xóm Phú Hội 2, xã Sơn Phú (Định Hóa) hiện là chủ của vườn ươm chè giống rộng gần 1ha, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ý tưởng làm vườn ươm chè giống nảy sinh từ khi anh Tuân chưa lập gia đình. Năm 2001, khi UBND xã Sơn Phú phát động

Page 26: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 26

phong trào “Thanh niên thi đua lập nghiệp”, anh Tuân đã chọn nghề ươm chè giống. Anh nhận thấy, các địa phương trong tỉnh cần rất nhiều cây giống, trong khi đó, nguồn cây ở địa phương hạn hẹp, giá bán lại cao. Anh Tuân nghĩ sao mình không thực hiện công việc này tại địa phương.

Nghĩ là làm, tận dụng diện tích 400m2 đất đồi của gia đình để trống, anh cải tạo thành vườn ươm. Ban đầu, anh nhập cây giống từ các vườn ươm trên địa bàn huyện, đồng thời, học cách chiết cây giống trên trên vườn chè của gia đình. Lúc đó, khó khăn lớn nhất của anh là vốn đầu tư để xây dựng một vườn ươm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Vì thế, anh đã mạnh dạn vay 15 triệu đồng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện và hơn 30 triệu đồng từ những người quen biết trên 30 triệu đồng để mua cây giống và để mở rộng diện tích vườn ươm.

Thời gian đầu, khách hàng của anh Tuân chủ yếu là người dân trong xóm, trong xã. Nhờ chất lượng cây giống tốt, giá thành lại hợp lý nên khách hàng tìm đến mua cây giống của anh ngày một nhiều. Năm 2003, vườn ươm của anh đã được Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện lựa chọn để cung ứng trên 50 vạn cây giống theo Chương trình 135. Năm 2009, anh lại ký được hợp đồng cung cấp cây giống với huyện trong Dự án QSEAP. Nhận thấy tiềm năng phát triển của loại cây trồng này, với số tiền kiếm được, anh Tuân đã mạnh mua thêm đất, mở thêm 2 vườn ươm với diện tích 6.000m2.

Đến nay, vườn ươm của anh Tuân có tổng diện tích gần 1ha, cung ứng trên 350 vạn cây giống mỗi năm, cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, anh Tuân còn tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động địa phương với mức lương trên 2 triệu đồng/người/tháng và khoảng 20 lao động thời vụ. Khi được hỏi về những dự định, anh Tuân cho biết: “Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích vườn ươm và ươm thêm nhiều loại giống chè mới có năng suất, chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân trong và ngoài tỉnh.

Theo: Báo Điện tử Thái Nguyên

Page 27: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 27

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC THỰC PHẨM CHO NGƯỜI BỆNH THẤP KHỚP

Rau bắp cải, cà chua, tỏi và các loại rau thơm là thực phẩm tốt cho người bệnh thấp khớp.

1. Bắp cải Loại rau này giống như một chất bôi trơn, làm linh hoạt chuyển

động các khớp. Thành phần bắp cải lại giàu vitamin C, K và đặc biệt, ăn nhiều bắp cải giúp da đẹp hơn mà không hề sợ tăng cân vì bắp cải chứa rất ít năng lượng.

Hơn thế, chất sunfua có trong bắp cải do có tác dụng chống nhiễm khuẩn và tăng lượng enzim chống ôxy hóa, đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải độc của gan nên cũng tốt cho người bệnh thấp khớp.

2. Cà chua Cà chua tốt cho người bị thấp khớp nhờ hàm lượng lycopen và

chất carotenoit chống ôxy hóa. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với cà chua xanh vì trong thành phần của nó có chứa solanin- một ancaloit tương đối độc.

Một cốc nước ép cà chua chín mỗi ngày thực sự rất cần thiết cho việc bảo vệ sụn đấy!

3. Tỏi Tỏi là nguồn bổ sung tự nhiên hydro sunfua có tác dụng chống

ôxy hóa và tăng cường sự lưu thông máu. Trong thành phần của tỏi còn rất giàu kali, các nguyên tố vi lượng, vitamin và i-ốt.

Để bảo toàn cao nhất những tính năng tuyệt vời của tỏi, theo các chuyên gia, nên nghiền tỏi trước và để khoảng 15 phút trước khi cho vào nấu (mục đích giúp tạo ra các phản ứng enzym để tăng cường các hợp chất có tác dụng tốt đối với sức khỏe trong tỏi).

4. Các loại rau thơm Với các thành phần chống ôxi hóa, các loại rau thơm như hành,

húng, mùi tây được khuyên dùng thường xuyên trong bữa cơm hàng ngày.

Page 28: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 28

Cà rốt, rau diếp cũng là những thực phẩm được khuyên dùng cho người bệnh thấp khớp.

Theo: Báo Dân trí

DÀNH DÀNH THANH NHIỆT, LƯƠNG HUYẾT

Có hai loại dành dành được dùng làm thuốc trong Đông y là dành dành, còn gọi là chi tử (Gardenia jasminoides Ellis), mọc hoang và được trồng phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du nước ta và dành dành núi còn gọi là sơn chi tử (Gardenia stenophylla Merr.), cùng họ cà phê có ở vùng núi, nhất là các tỉnh miền Trung. Hầu như tất cả các bộ phận của cây dành dành như rễ, cành lá, hoa, quả, hạt đều được dùng làm thuốc. Cành và lá chặt nhỏ, phơi khô, khi dùng sao vàng. Quả khi gần chín, thu hái phơi khô; hoặc đem đồ chín rồi phơi khô, quả dành dành tên thuốc là chi tử. Sau đó bóc tách riêng phần vỏ quả và hạt. Riêng hạt dành dành, có thể qua một số phương pháp chế biến như sao vàng, sao đen tùy theo yêu cầu của việc chữa bệnh. Nếu để thanh nhiệt ở gan, trị các chứng viêm gan hoàng đản, hoặc trị sốt thì dùng hạt sống hoặc chỉ sao qua, còn nếu dùng cầm máu thì phải tiến hành sao đen, hay sao cháy. Hoa dành dành có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Rễ dành dành, rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn, khi dùng cần sao vàng.

Theo y học cổ truyền, dành dành có vị đắng, tính hàn, quy vào 5 kinh: can, đởm, tâm, phế, tam tiều. Có công năng thanh nhiệt trừ phiền, lương huyết, chỉ huyết. Trị các chứng sốt cao, tâm phiền, viêm gan hoàng đản, tiểu đỏ, tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ, sưng đau.

Dành dành được dùng làm thuốc trong các trường hợp Trị đau mắt, nhức mắt, mắt sưng đỏ: lá dành dành bánh tẻ rửa

sạch, vò nát, lấy dịch đông, đặt vào miếng giấy bản hay miếng vải gạc sạch, đắp lên mi mắt.

Khi miếng thuốc đắp có cảm giác nóng lên thì đặt lật ngược lại, làm nhiều lần. Ngày đắp 1 - 2 miếng thuốc.

Ngoài ra, lá dành dành còn dùng trị nhọt độc sưng thũng, mụn đầu đinh, vết thương.

Page 29: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 29

Trị viêm gan hoàng đản: cành và lá dành dành 30 - 50g sắc nước uống, ngày chia 2 lần trước bữa ăn. Hoặc chi tử 12g, nhân trần 30g, rễ chút chít 8g. Sắc uống, ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần, trước bữa ăn 1 - 1,5 giờ. Uống 2 - 3 tuần. Hoặc chi tử, hoàng bá, cam thảo, xa tiền tử, mỗi vị 9g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần, trước bữa ăn 1 - 1,5 giờ. Uống liền 2 - 3 tuần.

Trị sốt cao: vỏ quả dành dành 20 - 30g, sắc uống; hoặc phối hợp với đạm đậu sị, mỗi vị 20g, sắc uống ngày 1 thang. Hoặc dùng 5 - 7 quả dành dành tươi, thái ngang, phối hợp với 20g đạm đậu sị, sắc uống ngày 1 thang.

Trường hợp sốt quá cao, phát cuồng, mê sảng, hoặc người bị sốt do phát nhiều mụn nhọt độc: chi tử, hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, đồng lượng 9 - 12g, sắc uống ngày một thang. Uống liền nhiều thang tới khi khỏi.

Trị ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam: chi tử (sao đen) 9g, hoa hòe (sao đen) 12g, cát căn 12g sắc uống, ngày 1 thang. Uống liền 5 - 7 thang, trước bữa ăn.

Trường hợp chảy máu cam, dùng chi tử sao cháy, tán bột mịn, lấy một ít bột, hít vào bên lỗ mũi bị chảy máu.

Trị đi tiểu ra máu: quả dành dành tươi thái ngang 30 - 50g, sắc nước uống. Trường hợp tiểu ít, tiểu buốt, dắt: chi tử, mộc thông, xa tiền tử (hoặc xa tiền thảo), biển súc, hoạt thạch, cù mạch, mỗi vị 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày 1 thang, trước bữa ăn 1 - 2 giờ. Dùng liền 5 - 7 thang.

Trị bỏng nước: chi tử sao cháy, tán mịn, trộn đều vào lòng trắng trứng gà, bôi nhẹ nhàng vào vết thương, ngày nhiều lần, cứ khô lại bôi tiếp.

Theo: Thanh niên

KINH GIỚI CHỮA CẢM SỐT, ĐAU NHỨC

Kinh giới còn có tên khương giới (tên khoa học: Elsholtzia cristata) là loài cây thảo thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Kinh giới có thân vuông, mọc thẳng, cao khoảng 30 - 50 cm. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, mọc thành bông ở đầu cành. Kinh giới vừa là rau gia vị vừa là

Page 30: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 30

cây thuốc. Khi cây kinh giới bắt đầu nở hoa, nhổ cả cây, cắt bỏ rễ, đem phơi hoặc sấy khô.

Ngọn kinh giới. Theo Đông y, kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra

mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết.

Kinh giới phối dùng với phòng phong, tô diệp, dùng để chữa tân ôn giải biểu. Phối dùng với phòng phong, đương quy, xuyên khung, tô cánh (cành tía tô), dùng thu phong hậu sản.

Chữa cảm sốt, nhức đầu, trị ngứa, phụ nữ sau khi đẻ bị trúng phong, băng huyết, rong kinh, thổ huyết, đại tiện ra máu, động thai ra máu…

Cách dùng: Dùng 10 - 16g (khô) hay 30g cây tươi một ngày. Dạng thuốc sắc, hãm, có khi giã nát dùng tươi.

Một số ứng dụng chữa bệnh từ kinh giới: - Chữa sốt nóng, nhức đầu, đau mình: Kinh giới (12g) phối hợp

với sắn dây (24g), sắc uống. - Chữa cảm đau nhức các đầu xương: Kinh giới tươi (cành non,

lá) 50g. Gừng sống (10g), hai thứ rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, ngày uống 2 lần, bã thuốc xoa dọc xương sống từ trên xuống.

- Chữa cảm lạnh phát sốt, nhức đầu đau mình ê ẩm không có mồ hôi: Kinh giới hoa (hoa, cành, lá) 20g. Sắc uống 1 lần lúc thuốc còn nóng.

- Chữa ban chẩn: Kinh giới, lá dâu, mỗi vị 6g; lá bạc hà, kim ngân, sài đất, mỗi vị 4g; sắc uống ngày một thang.

Lá kinh giới. - Chữa sưng vú, mụn nhọt: Kinh giới, thương nhĩ tử, vòi voi,

liên kiều, mỗi thứ 12g; kim ngân hoa, cỏ mần trầu, hạ khô thảo, mỗi thứ 10g; bồ công anh 8g. Tất cả sắc uống làm 2 lần trong ngày.

- Chữa cảm cúm, sốt, đau nhức: Kinh giới 5g phối hợp với lá tía tô 3g, cam thảo đất 3g, sài hồ nam hoặc cúc tần 3g, kim ngân 4g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát. Tất cả sắc với 200ml nước còn 50ml, uống

Page 31: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 31

làm một lần trong ngày; kết hợp lấy lá kinh giới tươi 50g, giã nát với gừng sống 10g, gói vào vải sạch, đánh dọc sống lưng.

- Chữa ho, mất tiếng: Kinh giới, tang diệp, tang bạch bì, địa cốt bì, mỗi thứ 12g; tử tô, bán hạ chế, mỗi thứ 8g; trần bì 4g. Sắc uống ngày một thang.

- Chữa cảm hàn ở trẻ em: Kinh giới, tía tô, hoắc hung, ngải cứu, mã đề, gừng, mỗi thứ 3 - 4g, sắc nước uống trong ngày.

- Chữa chóng mặt, hoa mắt, nghẹt mũi, mắt đỏ: Kinh giới, cúc hoa, xuyên khung, cam thảo, bạch chỉ, phòng phong, khương hoạt, hương phụ, tế tân, bạch cương tàm. Các vị lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây thành bột mịn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 4 - 6g với nước ấm, sau bữa ăn.

- Chữa rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt: Kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm hằng ngày.

Theo: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Page 32: BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013 PHỔ ...dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/Bantin/NONG NGHIEP 02_4_2013.pdf · BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 04/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 32

MỤC LỤC

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC Kỹ thuật trồng ớt ..............................................................1 Kỹ thuật trồng khoai sọ đồi .............................................3 Kỹ thuật trồng tỏi ta .........................................................5 Kỹ thuật trồng cải ngọt ....................................................7 Phòng trừ nhện đỏ nâu hại chè ........................................9 Kỹ thuật thâm canh giống đậu tương 3 vụ .....................11 Kỹ thuật trồng đạu xanh ...................................................13 Kinh nghiệm nuôi ngỗng ...............................................15 Bấm ngọn tuyển quả dưa hấu .........................................17 Kỹ thuật trồng bí đao .....................................................18

NÔNG THÔN NGÀY NAY Trồng rau hữu cơ ............................................................23 Làm giàu từ ươm chè giống .............................................25

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

Thực phẩm cho người bệnh thấp khớp ..........................27 Dành dành thanh nhiệt, lương huyết ...........................28 Kinh giới chữa cảm sốt, đau nhức ...............................29