biỂn ĐẢo viỆ ếthcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/kehoach...2019/11/11  · biỂn...

15
BI N ĐẢ O VI T NAM (2 ti ết) 1. MC TIÊU CA BÀI HC Sau bài hc này, HS cần đạt được: - Xác định trên bản đồ phm vi bi ển Đông, các nước và vùng lãnh thcó chung bi n Đông với Vit Nam. - Trình bày được đặc điểm địa lí t nhiên vùng bin đảo ca Vit Nam. - Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia v nh Bc Bgia Vit Nam và Trung Quốc. trình bày được các khái ni m vùng ni thy, lãnh hi, tiếp giáp v i lãnh hải, vùng đặc quyn kinh tế, thm lục địa ca Vit Nam (theo Lut Bin Vit Nam). - Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và v ấn đề bo v môi trường biển đảo Vit Nam. - Trình bày được các tài nguyên bi n và thm lục địa Vit Nam. 2. CHUN BĐỒ DÙNG DY HC Bản đồ/lược đồ chính trchâu Á, Đông Nam Á; bản đồ địa lí t nhiên châu Á, Đông Nam Á; Sơ đồ mt ct khái quát c a các vùng bi n Vit Nam (theo Lut Bin); Sơ đồ đường cơ sở dùng để tính chi u rng lãnh hi ven blục địa Vit Nam; Atlat Địa lí Vi t Nam (NXB Giáo dc); Mt shình nh, video clip, mt sđoạn văn về tài nguyên, cảnh đẹp ca biển đảo Vit Nam, v sdng tài nguyên bi ển cũng như về bo v môi trường biển đảo; Phiếu hc tp; 3. GI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DY VÀ HC 3.1. Hoạt động khởi động (5 7 phút) Phương án 1 : GV t chức cho HS đưa ra ý kiến ca mình v mt snhận định liên quan đến bài hc. Ví dnhư: + Có nhận định cho r ằng Công dân Vi t Nam là công dân bi n”, em có đồng ý v i nhận định đó không? Vì sao? + Có nhận định cho r ằng Thế k21 là th ế ktiến ra bi n”, theo em nước ta có li thế nào để thc hiện điều đó không? Phương án 2 : GV sdụng kĩ thuật KWLH để kết ni gia các v ấn đề đã biết và mun biết v vùng bin nước ta.

Upload: others

Post on 05-Nov-2020

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BIỂN ĐẢO VIỆ ếthcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach...2019/11/11  · BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (2 tiết) 1. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Sau bài học này,

BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (2 tiết)

1. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC

Sau bài học này, HS cần đạt được:

- Xác định trên bản đồ phạm vi biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung biển

Đông với Việt Nam.

- Trình bày được đặc điểm địa lí tự nhiên vùng biển đảo của Việt Nam.

- Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc

Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. trình bày được các khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải,

tiếp giáp với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật

Biển Việt Nam).

- Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt

Nam.

- Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.

2. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Bản đồ/lược đồ chính trị châu Á, Đông Nam Á; bản đồ địa lí tự nhiên châu Á, Đông

Nam Á;

– Sơ đồ mặt cắt khái quát của các vùng biển Việt Nam (theo Luật Biển);

– Sơ đồ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam;

– Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục);

– Một số hình ảnh, video clip, một số đoạn văn về tài nguyên, cảnh đẹp của biển đảo

Việt Nam, về sử dụng tài nguyên biển cũng như về bảo vệ môi trường biển đảo;

– Phiếu học tập;

3. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

3.1. Hoạt động khởi động (5 – 7 phút)

– Phương án 1: GV tổ chức cho HS đưa ra ý kiến của mình về một số nhận định liên

quan đến bài học. Ví dụ như:

+ Có nhận định cho rằng “Công dân Việt Nam là công dân biển”, em có đồng ý với

nhận định đó không? Vì sao?

+ Có nhận định cho rằng “Thế kỉ 21 là thế kỷ tiến ra biển”, theo em nước ta có lợi thế

nào để thực hiện điều đó không?

– Phương án 2: GV sử dụng kĩ thuật KWLH để kết nối giữa các vấn đề đã biết và

muốn biết về vùng biển ở nước ta.

Page 2: BIỂN ĐẢO VIỆ ếthcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach...2019/11/11  · BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (2 tiết) 1. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Sau bài học này,

Em đã biết gì về

vùng biển nước ta?

( K)

Em muốn biết gì về

vùng biển nước ta?

(W)

Em đã học được gì

về vùng biển nước

ta?

(L)

Em có thể đưa ra

thông điệp nào qua

bài học ngày hôm

nay? (H)

3.2. Hoạt động nhận thức/ hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Xác định trên bản đồ phạm vi biển Đông và các vùng biển Việt Nam

(theo Luật Biển) (30 phút)

- Mục tiêu:

+ Xác định trên bản đồ phạm vi biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung

biển Đông với Việt Nam.

+ Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh

Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. trình bày được các khái niệm vùng nội thủy, lãnh

hải, tiếp giáp với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ( theo Luật

Biển Việt Nam).

- Cách thức tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục), thông tin ở

các phụ lục 1,2,3,4,5,6 và thảo luận theo cặp để thực hiện các nhiệm vụ học tập sau:

Nhiệm vụ 1: Xác định trên bản đồ phạm vi biển Đông. Kể tên các quốc gia và vùng lãnh

thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.

Nhiệm vụ 2: Xác định trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh

Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Nhiệm vụ 3: Dựa vào sơ đồ mặt cắt khái quát của các vùng biển Việt Nam (theo Luật

Biển) để xác định và mô tả bằng lời về các vùng biển của nước ta (vùng nội thủy, lãnh

hải, tiếp giáp với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam).

Bước 2: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát và hướng dẫn HS trong quá trình

thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: GV gọi đại diện cặp HS lên bảng trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét bổ

sung.

Bước 4. GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập về phạm vi biển Đông, các quốc

gia và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam, các mốc xác định đường cơ sở,

Page 3: BIỂN ĐẢO VIỆ ếthcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach...2019/11/11  · BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (2 tiết) 1. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Sau bài học này,

đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, các vùng biển Việt Nam

(theo Luật Biển)

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm địa lí tự nhiên vùng biển đảo của Việt Nam (20

phút)

- Mục tiêu:

+ Trình bày được đặc điểm địa lí tự nhiên vùng biển đảo của Việt Nam.

+ Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.

- Cách thức tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS dựa vào thông tin trong các tư liệu học tập và thảo luận

theo nhóm để hoàn thành Phiếu học tập sau.

PHIẾU HỌC TẬP (10 phút)

Nhiệm vụ: Dựa vào thông tin ở phụ lục 7, 8,9 và Atlat Địa lí Việt Nam (trang 6,7,8,9),

thảo luận theo nhóm để hoàn thành bảng sau:

Yếu tố tự nhiên Đặc điểm

Diện tích Biển Đông

Vùng biển chủ

quyền của Việt Nam

Số lượng các đảo và quần đảo

Khí hậu Chế độ nhiệt

Chế độ mưa

Chế độ gió

Hải văn Dòng biển

Chế độ triều

Độ muối

Tài nguyên

trên biển và

thềm lục địa

Bước 2: Các nhóm HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ, GV gợi ý và hỗ trợ HS để hoàn

thành nhiệm vụ học tập.

Page 4: BIỂN ĐẢO VIỆ ếthcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach...2019/11/11  · BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (2 tiết) 1. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Sau bài học này,

Bước 3: GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh để tổ chức cho các nhóm trình bày sản phẩm,

kết quả thảo luận của nhóm, quan sát sản phẩm của nhóm bạn, tự đánh giá sản phẩm của

nhóm mình.

Bước 4: GV gọi đại diện một nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác đặt câu

hỏi phản biện cho nhóm bạn.

Bước 5: GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của các nhóm và chính xác hóa nội dung

học tập cho HS về các yếu tố như: diện tích vùng biển chủ quyền của nước ta, số lượng

các đảo và quần đảo trên biển, đặc điểm về khí hậu, chế độ hải văn, nguồn tài nguyên trên

biển và thềm lục địa.

Hoạt động 3. Tìm hiểu về môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển

đảo Việt Nam (10 – 15 phút)

- Mục tiêu: Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển

đảo Việt Nam.

- Cách thức tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS khai thác thông tin ở phụ lục 8 và quan sát một số hình

ảnh, video clip,… liên quan đến môi trường của vùng biển đảo ở nước ta (khai thác tài

nguyên, suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, thiên tai, ảnh hưởng của biến đổi khí

hậu….) để đưa ra các nhận xét về môi trường biển đảo, các vấn đề đang đặt ra đối với

môi trường biển đảo và các biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo ở nước ta.

Ví dụ: GV có thể tổ chức cho HS khai thác thông tin trong bài báo sau để tìm hiểu về

một số vấn đề đang đặt ra đối với vùng biển của nước ta.

Page 5: BIỂN ĐẢO VIỆ ếthcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach...2019/11/11  · BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (2 tiết) 1. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Sau bài học này,

(Trích theo https://vnexpress.net/thoi-su/viet-nam-xa-rac-thai-nhua-ra-bien-nhieu-thu-

4-the-gioi-3851924.html)

Bước 2: HS tiến hành trao đổi và đưa ra các ý kiến, nhận xét về nhận xét về đặc điểm của

môi trường biển đảo, các vấn đề đang đặt ra đối với môi trường biển đảo và các biện pháp

bảo vệ môi trường biển đảo ở nước ta.

Bước 3: GV tổ chức cho HS trình bày kết quả học tập. Các HS khác nhận xét và bổ sung.

GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi mở cho cả lớp nếu các vấn đề về môi trường biển đảo

chưa được học sinh tìm ra. Đặc biệt là các vấn đề về môi trường biển đảo có liên quan

đến địa phương, liên quan đến biến đổi khí hậu.

Bước 4: GV nhận xét kết quả học tập của HS và chính xác hóa nội học tập. Đặc biệt

GV cần nhấn mạnh cho HS các đặc điểm nổi bật của môi trường vùng biển đảo của nước

ta như: Môi trường biển đảo của nước ta mang tính nhiệt đới gió mùa và đang phải đối

Page 6: BIỂN ĐẢO VIỆ ếthcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach...2019/11/11  · BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (2 tiết) 1. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Sau bài học này,

mặt với nhiều vấn đề (thiên tai, suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí

hậu,…).

3.3. Hoạt động củng cố (5 -7 phút)

- Phương án 1: GV tổ chức cho HS lên bảng giới thiệu những nét khái quát về vùng

biển đảo của nước ta.

- Phương án 2: GV có thể sử dụng kĩ thuật KWLH để tổ chức hoàn thành cột (L) và

cột (H) về những điều đã được học và đưa ra thông điệp của bài học/ Hoặc những vấn đề

muốn tìm hiểu thêm.

Em đã biết gì về

vùng biển đảo của

nước ta?

( K)

Em muốn biết gì

về vùng biển đảo

của nước ta?

(W)

Em đã học được gì

về vùng biển đảo

của nước ta? (L)

Em có thể đưa ra

thông điệp nào qua

bài học ngày hôm

nay? (H)

- Phương án 3: GV có thể tổ chức cho HS viết một đoạn văn ngắn/ vẽ sơ đồ tư duy để

giới thiệu về vùng biển đảo của nước ta.

3.4. Hoạt động vận dụng (5 phút hoặc làm ở nhà): Giáo viên có thể tổ chức cho HS vận

dụng kiến thức bài học để giải quyết một số tình huống sau:

- Tình huống 1: Có nhận định cho rằng vùng biển nước ta đem lại nhiều giá trị to lớn

nhưng không phải là vô tận. Ý kiến của em về nhận định đó như thế nào?

- Tình huống 2: Nếu em Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo, em sẽ đề xuất các

giải pháp để bảo vệ môi trường vùng biển của nước ta?

- Tình huống 3: Có nhận định cho rằng “Thế kỉ 21 là thế kỷ tiến ra biển”, theo em nước

ta có lợi thế để thực hiện điều đó không? Vì sao?

Page 7: BIỂN ĐẢO VIỆ ếthcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach...2019/11/11  · BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (2 tiết) 1. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Sau bài học này,

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bản đồ Việt Nam trong vùng Đông Nam Á

Page 8: BIỂN ĐẢO VIỆ ếthcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach...2019/11/11  · BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (2 tiết) 1. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Sau bài học này,

Phụ lục 2: Sơ đồ mặt cắt khái quát của các vùng biển Việt Nam (theo Luật Biển)

Phụ lục 3: Định nghĩa về các vùng biển đảo Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam)

Trích Luật Biển Việt Nam (được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3, thông qua ngày 21/6/2012

Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được

Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới

ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều

rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt

Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì

Page 9: BIỂN ĐẢO VIỆ ếthcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach...2019/11/11  · BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (2 tiết) 1. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Sau bài học này,

thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100

hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét (m).

Đảo, quần đảo

Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì

không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Page 10: BIỂN ĐẢO VIỆ ếthcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach...2019/11/11  · BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (2 tiết) 1. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Sau bài học này,

Phụ lục 4. Sơ đồ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

ven bờ lục địa Việt Nam

Page 11: BIỂN ĐẢO VIỆ ếthcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach...2019/11/11  · BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (2 tiết) 1. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Sau bài học này,

Phụ lục 5: Lược đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ và ranh giới vùng đánh cá

chung

Phụ lục 6: Đường phân định Vịnh Bắc Bộ và ranh giới vùng đánh cá chung

Theo Công ước luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, thì toàn bộ vịnh Bắc Bộ là vùng chồng lấn và trong thực tế thời gian qua có tranh chấp, ảnh hưởng không tốt đến quan hệ giữa hai nước. Trước tình hình đó, hai nước đều có nhu cầu tiến hành đàm phán để phân định Vịnh Bắc

Bộ nhằm đạt hai mục tiêu cơ bản và lâu dài : một là xác định đường phân giới rạch ròi, phân chia vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước láng giềng; hai là giải quyết

vấn đề tồn tại do lịch sử để lại, tạo cơ sở và động lực thúc đẩy quá trình xây dựng lòng tin, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước.

Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ được ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 giữa chính phủ

nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc Bộ.

Hiệp định đã xác định 21 điểm nối tuần tự từ cửa sông Bắc Luân ra đến cửa Vịnh chia Vịnh Bắc Bộ ra làm hai. Cửa Vịnh lấy đường thẳng từ đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam đến mũi Oanh Ca, đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Về diện tích tổng thể ta được 53,23% diện tích Vịnh, Trung Quốc đạt 46,77% (ta hơn Trung Quốc 6,46% tức là khoảng 8205 km2), đường phân định cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý, đảo

Cồn Cỏ được hưởng 50% hiệu lực. Về khía cạnh tài nguyên, giải pháp phân định đạt được cũng bảo đảm việc phân chia lợi ích một cách công bằng. Hai bên đã phân chia rõ ràng phần thềm lục địa để mỗi bên đều có thể tiến hành thăm dò, khai thác tài nguyên trong phạm vi thềm lục địa của

Page 12: BIỂN ĐẢO VIỆ ếthcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach...2019/11/11  · BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (2 tiết) 1. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Sau bài học này,

mình mà không bị bên kia can thiệp hoặc gây khó khăn. Trong trường hợp có cấu tạo mỏ vắt qua đường phân định thì hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về việc khai thác và phân chia lợi ích của việc khai thác đó.

Vùng đánh cá chung ở trong Vịnh Bắc Bộ từ vĩ độ 20o xuống đường đóng cửa Vịnh. Vùng này có bề rộng là 30,5 hải lý kể từ đường phân định về mỗi phía và có tổng diện tích là 33.500

km2, tức là khoảng 27,9% diện tích Vịnh. Như vậy, đảm bảo cách bờ của mỗi nước là 30 hải lý: đại bộ phận cách bờ của ta 35 - 59 hải lý và có 2 điểm cách bờ là 28 hải lý.

Ba nguyên tắc lớn của vùng đánh cá chung là : vùng đặc quyền kinh tế của nước nào thì

nước đó có quyền kiểm tra, kiểm soát các tàu cá được phép vào vùng đánh cá chung ; sản lượng và số tàu thuyền được phép vào vùng đánh cá chung là dựa trên nguyên tắc bình đẳng, căn cứ

vào sản lượng được phép đánh bắt, xác định thông qua điều tra liên hợp định kỳ; mỗi bên đều có quyền liên doanh hợp tác đánh cá với bên thứ 3 trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Phụ lục 7. Đặc điểm địa lí tự nhiên vùng biển Đông

Biển Đông là một trong những biển lớn nhất thế giới (3.447.000 km2). Biển Đông là biển tương đối kín, được bao quanh về phía đông và phía nam là các vòng cung đảo. Đây là một vùng biển nhiệt đới, ngay cả trong tháng Giêng (mùa đông), nhiệt độ trung bình của nước biển tầng

mặt cũng trên 20oC.

Biển Đông có hai mùa gió: gió mùa hạ và gió mùa đông. Các hướng gió thổi thịnh hành đã

có ảnh hưởng lớn đến các dòng biển ở Biển Đông, cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế trên biển, như đánh cá, khai thác khoáng sản trên thềm lục địa, hàng hải, và cả việc xây dựng các nhà máy điện gió,...

Biển Đông là một biển có nhiều cơn bão đi qua, mỗi năm có từ 4 đến 10 cơn bão.

Biển Đông có nhiều tài nguyên: tài nguyên sinh vật biển đa dạng, tài nguyên khoáng sản trên

thềm lục địa (dầu khí,...), năng lượng gió, năng lượng sóng,..

Về thủy triều, dọc theo bờ biển nước ta, đi từ bắc vào nam, có những vùng có chế độ nhật triều và chế độ bán nhật triều không đều. Ông cha ta ngày xưa và nhân dân ta ngày nay luôn biết

lợi dụng thủy triều trong sản xuất (trong hàng hải, trong tưới nước,...) và trong chiến đấu. Các chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng (năm 938 đánh quân Nam Hán và năm 2188 đánh

quân Nguyên Mông) đều có sự sử dụng tài tình sự lên xuống của thủy triều.

Độ muối trung bình ở Biển Đông là từ 30‰ đến 35‰. Vì thế, ở dọc bờ biển nước ta có nhiều vùng sản xuất muối, mà nổi tiếng nhất là muối Cà Ná (tỉnh Ninh Thuận).

Ở các vùng cửa sông ven biển, do nước ngọt từ đất liền đổ ra nên độ muối thấp hơn. Ở đây người dân thường nuôi thủy sản nước lợ (tôm sú, ngao, cua,...)

Phụ lục 8. Đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam

Biển Việt Nam là biển nhiệt đới gió mùa. Đây cũng là vùng biển có nhiều bão và áp thấp

nhiệt đới. Các cơn bão đổ bộ vào đất liền có sức mạnh tàn phá, đặc biệt ở vùng ven biển, do gió mạnh giật từng cơn, mưa lớn, nước dâng do bão, do lũ từ thượng nguồn đổ về các vùng cửa

Page 13: BIỂN ĐẢO VIỆ ếthcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach...2019/11/11  · BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (2 tiết) 1. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Sau bài học này,

sông,… Bão đổ bộ vào vùng ven biển có thể hủy hoại nhà cửa, hoa màu, các công trình ven biển, kể cả các đê biển, kè biển. Bão không đổ bộ vào đất liền cũng có thể gây nguy hiểm cho tàu thuyền ở ngoài khơi, nhất là các tàu đánh cá thường là tàu nhỏ, tàu gỗ, khả năng chịu sóng có

hạn.

Biển nước ta có hai hướng gió thịnh hành là gió tây nam (về mùa hạ) và gió đông bắc (về

mùa đông). Ngoài ảnh hưởng của gió mùa như đã nêu ở trên, cần chú ý là gió gây ra sóng và dòng biển. Sóng và dòng biển làm cho bờ biển có hiện tượng xói lở, bồi tụ, vận chuyển vật chất từ nơi này đến nơi khác, kể cả làm lan truyền ô nhiễm từ vùng biển này đến vùng biển khác khi

xảy ra sự cố môi trường.

Biển Đông là biển tương đối kín, lại do ảnh hưởng của địa hình ven bờ, nên các dòng biển

khá phức tạp. Ở vùng biển Việt Nam, đáng chú ý là có hiện tượng nước trồi. Những dòng nước mát từ dưới sâu mang theo nhiều chất dinh dưỡng trồi lên bề mặt nước biển và dại dương, thay thế cho nước trên mặt ấm hơn và nghèo dinh dưỡng hơn. Vì thế ở vùng nước trồi có nhiều phù

du sinh vật, và do vậy rất giàu nguồn lợi thủy sản. Hai vùng nước trồi nổi tiếng ở Việt Nam là vùng biển đảo Bạch Long Vĩ và vùng biển đảo Phú Quý. Đây cũng là hai ngư trường giàu có của

nước ta.

Thềm lục địa tự nhiên của nước ta mở rộng ở vùng vịnh Bắc Bộ, vùng biển Đông Nam và ở vịnh Thái Lan (biển Tây). Ở dọc miền Trung, thềm lục địa bị thu hẹp. Ở các thềm lục địa mở

rộng cũng là nơi có các bể trầm tích kỷ Đệ Tam (Neogen), thường phát hiện được các mỏ dầu, khí.

Biển nhiệt đới ấm, lượng bốc hơi lớn, vì thế độ muối cao hơn ở các vùng biển ôn đới. Dọc bờ biển nước ta có nhiều cánh đồng muối, nhưng những nơi làm muối thuận lợi là những vùng ven biển có nhiều nắng và gió, lượng mưa ít, số ngày nắng nhiều, và không gần các cửa sông lớn

để độ mặn luôn cao và ổn định.

Biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật biển, thành phần loài hết sức phong phú, trong đó có

nguồn lợi tôm, cá, nhuyễn thể, giáp xác,… và nhiều loài thủy đặc sản. Những vũng vịnh, đầm phá, vùng cửa sông ven biển là những hệ sinh thái có mức độ đa dạng sinh học rất cao, nhưng đang bị đe dọa suy giảm đa dạng sinh học.

Đảo và quần đảo của Việt Nam gồm hơn 3000 đảo lớn nhỏ, được chia thành các đảo ven bờ và các đảo xa bờ. Các dảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thuộc TP Đà Nẵng) và quần đảo

Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa), còn lại gần 2800 đảo là các đảo ven bờ.

Các đảo và quần đảo nước ta phần lớn là đảo nhỏ và rất nhỏ. Chỉ có một số đảo có dân sống thường xuyên và có hoạt động kinh tế. Những đảo này phải có nguồn nước ngọt, có lớp phủ rừng

và có một diện tích nhất định có thể sản xuất nông nghiệp. “Những đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,

vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa” (Dẫn theo Luật Biển Việt Nam 2012).

Dọc ven bờ từ Bắc vào Nam, có thể kể những đảo tiêu biểu có dân sống thường xuyên như Vĩnh Thực, Cái Bầu, Cô Tô, Quan Lạn,… thuộc tỉnh Quảng Ninh, Cát Bà, Bạch Long Vĩ (TP

Hải Phòng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hòn Tre (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Phú Quốc, Thổ Chu và một số đảo nhỏ thuộc

quần đảo Nam Du (tỉnh Kiên Giang).

Đối với các đảo có dân sống thường xuyên hoặc có thể di dân ra đảo, thì điều quan trọng đầu

Page 14: BIỂN ĐẢO VIỆ ếthcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach...2019/11/11  · BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (2 tiết) 1. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Sau bài học này,

tiên là phải có đủ nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Vì thế, một mặt phải bảo vệ lớp phủ rừng (vì có giữ được rừng mới giữ được nguồn nước) và hệ sinh thái trên đảo, mặt khác, phải tính toán cẩn thận sức chứa của lãnh thổ để không được gây sự quá tải lên môi trường tự

nhiên của đảo. Rất cần nhớ rằng môi trường của đảo hết sức nhạy cảm và dễ bị suy thoái, mà việc phục hồi nhiều khi là không thể.

Do sự độc đáo và tầm quan trọng của các hệ sinh thái trên đảo và vùng nước quanh đảo, mà ở nước ta có một số vườn quốc gia trên đảo như: VQG Bái Tử Long, VQG Cát Bà, VQG Côn Đảo, VQG Phú Quốc. Cả nước quy hoạch 16 khu bảo tồn biển. Tính đến cuối năm 2017, đã có

10 khu bảo tồn biển hoạt động, gồm: Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Vịnh Nha Trang, Núi Chúa, Hòn Cau, Côn Đảo, Phú Quốc. 04 khu bảo tồn biển đã hoàn thành

quy hoạch chi tiết đang hoàn thiện hồ sơ để phê duyệt quy hoạch: Hòn Mê, Hải Vân - Sơn Chà, Phú Quý, Nam Yết. 02 khu bảo tồn biển đang xây dựng quy hoạch chi tiết: Cô Tô, Đảo Trần.

Từ khi các đảo xa cũng được kết nối thông tin qua Internet, có được điện lưới quốc gia hay

điện tái tạo, kinh tế của đảo đã thay đổi mạnh. Các đảo không chỉ là nơi có thể xây dựng các khu hậu cần nghề cá, các khu trú đậu cho tàu thuyền khi gặp bão, mà còn phát triển mạnh các loại

hình du lịch biển – đảo.

Page 15: BIỂN ĐẢO VIỆ ếthcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach...2019/11/11  · BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (2 tiết) 1. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Sau bài học này,

Phụ lục 9. Một số tranh ảnh về khai thác thế mạnh của vùng biển ở nước ta