biÊn bẢn cuỘc hỌp tiỂu nhÓm kỸ thuẬt...

16
1 BIÊN BN CUC HP TIU NHÓM KTHUT VHTHNG CHIA SLI ÍCH (BDS) LN TH7 Thi gian: 8:30 17:00 ngày 16/4/2015 Địa điểm: Khách sn Flower Garden 46 Nguyễn Trường T- Ba Đình – Hà Ni I. Thành phn Đại din Tng Cc Lâm Nghip, VKhoa hc công nghvà Hp tác quc tế (TCLN), VKế hoch tài chính, đại din các tchc quc tế và Vit Nam, mt schương trình, dự án vREDD+ ti Vit Nam, và các thành viên thuc Tiu nhóm BDS và Mạng lưới REDD+ Vit Nam. II. Chtrì Chtrì cuc hp là Ông Nguyn Phú Hùng Vtrưởng VKhoa hc công nghHp tác quc tế (TCLN). Đồng chtrì là Bà ThHin Giám đốc Trung tâm Nghiên cu và phát trin vùng cao (CERDA) Thư ký: Văn phòng REDD+ Việt Nam III. Ni dung chính ca cuc hp - Cp nht tiến trình xây dng Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam và lộ trình hoàn thiện tiếp theo; - Chia sthông tin và kinh nghim thc tế tdán ca CERDA (Trung tâm Nghiên cu và Phát trin vùng cao) ti Thái Nguyên; - Đề xut kin toàn hoạt động ca Tiu nhóm và thành lp nhóm nòng ct vchia sli ích; - Gii thiu và tho luận, góp ý để hoàn chnh phương pháp nghiên cứu xây dng hthng chia sli ích (BDS), những quan điểm và nguyên tc chia sli ích; - Gii thiu và tho lun, góp ý cho Kế hoạch thí điểm chia sli ích gn vi Kế hoạch hành động REDD+ cấp cơ sở (SiRAP) ti 6 tỉnh thí điểm ca UN- REDD Việt Nam Giai đoạn 2.

Upload: lekhanh

Post on 03-Feb-2018

220 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

1

BIÊN BẢN CUỘC HỌP TIỂU NHÓM KỸ THUẬT VỀ

HỆ THỐNG CHIA SẺ LỢI ÍCH (BDS) LẦN THỨ 7

Thời gian: 8:30 – 17:00 ngày 16/4/2015

Địa điểm: Khách sạn Flower Garden – 46 Nguyễn Trường Tộ - Ba Đình – Hà Nội

I. Thành phần

Đại diện Tổng Cục Lâm Nghiệp, Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế

(TCLN), Vụ Kế hoạch tài chính, đại diện các tổ chức quốc tế và Việt Nam, một số

chương trình, dự án về REDD+ tại Việt Nam, và các thành viên thuộc Tiểu nhóm

BDS và Mạng lưới REDD+ Việt Nam.

II. Chủ trì

Chủ trì cuộc họp là Ông Nguyễn Phú Hùng – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và

Hợp tác quốc tế (TCLN).

Đồng chủ trì là Bà Vũ Thị Hiền – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển

vùng cao (CERDA)

Thư ký: Văn phòng REDD+ Việt Nam

III. Nội dung chính của cuộc họp

- Cập nhật tiến trình xây dựng Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam và lộ

trình hoàn thiện tiếp theo;

- Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm thực tế từ dự án của CERDA (Trung tâm

Nghiên cứu và Phát triển vùng cao) tại Thái Nguyên;

- Đề xuất kiện toàn hoạt động của Tiểu nhóm và thành lập nhóm nòng cốt về

chia sẻ lợi ích;

- Giới thiệu và thảo luận, góp ý để hoàn chỉnh phương pháp nghiên cứu xây

dựng hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS), những quan điểm và nguyên tắc chia sẻ

lợi ích;

- Giới thiệu và thảo luận, góp ý cho Kế hoạch thí điểm chia sẻ lợi ích gắn với Kế

hoạch hành động REDD+ ở cấp cơ sở (SiRAP) tại 6 tỉnh thí điểm của UN-

REDD Việt Nam Giai đoạn 2.

2

IV. Kết luận

Sau khi nghe các diễn giả trình bày về các nội dung chính cần thảo luận cũng như

thu nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự, chủ trì và đồng chủ trì

thống nhất kết luận cuộc họp như sau:

1. Nhất trí về sự cần thiết phải kiện toàn Tiểu nhóm kỹ thuật BDS và hình thành

một nhóm nòng cốt về BDS. Nhất trí là Nhóm nòng cốt sẽ dự thảo TOR của

Tiểu nhóm BDS trên tinh thần đảm nhiệm các nhiệm vụ chính là cập nhật tiến

trình đàm phán REDD+ của UNFCCC, cập nhật và hỗ trợ VRO chia sẻ thông

tin liên quan tới BDS tới các thành viên Mạng lưới REDD+ Việt Nam, thảo

luận và thống nhất về các định hướng chính trong việc xây dựng BDS (phương

pháp, quan điểm, nguyên tắc…) và khuyến nghị chính sách liên quan tới BDS

với các chủ đề cụ thể nhằm hỗ trợ sự sẵn sàng về REDD+ của Việt Nam với cơ

chế phản hồi các khuyến nghị chính sách từ cơ quan quản lý đến các bên liên

quan.

2. Thống nhất Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế (TCLN) tiếp tục là cơ

quan đại diện TCLN làm Chủ trì và đồng chủ trì là bà Vũ Thị Hiền – Giám đốc

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển vùng cao (CERDA) đối với Tiểu nhóm kỹ

thuật BDS.

3. Thư ký của tiểu nhóm là cán bộ BDS – Văn phòng REDD+ Việt Nam.

4. Thống nhất về nhiệm vụ chính của Nhóm nòng cốt là xây dựng kế hoạch hoạt

động của Tiểu nhóm, tổng hợp và báo cáo các kết quả hoạt động của Tiểu

nhóm, tổng hợp các khuyến nghị chính sách và gửi VRO tổng hợp, trình

TCLN- Bộ NN và PTNT xem xét, chỉ đạo và phản hồi khuyến nghị chính sách.

5. Thống nhất về thành phần nhóm nòng cốt bao gồm đại diện của các cơ quan, tổ

chức, chương trình dự án sau đây: Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế

(TCLN), trường Đại học Lâm Nghiệp, ông Phạm Xuân Phương – Viện Quản lý

rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Chương trình UN-REDD Việt Nam giai

đoạn 2, dự án FCPF, dự án Rừng và đồng bằng - tổ chức Winrock

International, SNV, Forest Trends, CIFOR, ICRAF, JICA, CSDM, CERDA

(các tổ chức có danh sách đề xuất trong Nhóm nòng cốt nếu có ý kiến gì xin

phản hồi lại cho VRO)

6. Thống nhất là UN-REDD phối hợp với Vụ KHCN và HTQT – TCLN tổng

hợp, xem xét ý kiến góp ý, hoàn chỉnh đề xuất quan điểm, nguyên tắc và

phương pháp nghiên cứu xây dựng BDS làm cơ sở định hướng cho nhóm tư

vấn BDS tiến hành xây dựng BDS cho Việt Nam.

7. Thống nhất là Vụ Kế hoạch Tài chính-TCLN phối hợp với UN-REDD Việt

Nam tổng hợp, xem xét các ý kiến góp ý cho dự thảo đề án thành lập Quỹ

3

REDD+ Việt Nam (NRF) để hoàn chỉnh đề án trước khi trình TCLN, Bộ

NN&PTNT xem xét, ra quyết định.

8. Thống nhất là các quy định chi tiết về NRF, BDS sẽ được đưa vào Quy chế vận

hành của NRF, BDS. Để xây dựng quy định chi tiết này, cần có sự tham gia

của các bên liên quan, đặc biệt là đại diện Bộ Tài chính, Bộ NN& PTNT, và 2

chương trình lớn về REDD+ là UN-REDD và FCPF, có kế thừa các bài học

kinh nghiệm của các dự án REDD+ khác.

9. Nhất trí buổi họp tiểu nhóm tiếp theo sẽ tập trung vào nội dung xây dựng kế

hoạch hoạt động 2015-2016, trong đó sẽ thiết kế cơ chế đề xuất và phản hồi các

khuyến nghị chính sách.

4

PHỤ LỤC

I. Tài liệu cuộc họp

- Bài trình bày “Cập nhật tiến trình xây dựng Đề án thành lập Quỹ REDD+

Việt Nam và các bước tiếp theo”

- Bài trình bày “Thí điểm chia sẻ lợi ích dựa vào kết quả, kết quả bước đầu

mô hình “Cộng đồng dân tộc thiểu số làm chủ sáng kiến REDD+” tỉnh Thái

Nguyên

- Bài trình bày “Một số quan điểm và nguyên tắc chia sẻ lợi ích”

- Bài trình bày “Phương pháp nghiên cứu xây dựng BDS”

- Bài trình bày “Dự thảo Kế hoạch thí điểm triển khai chia sẻ lợi ích tại 20 xã

của UN-REDD Việt Nam”

II. Thảo luận

- Về việc tạm ứng trước cho người dân để thực hiện REDD+ và việc chi

trả dựa trên kết quả

Sau bài trình bày của bà Vũ Thị Hiền – CERDA, Ông Đoàn Diễm đưa ra ý

kiến cho rằng việc chi trả trước không phù hợp với cơ chế của REDD+ là chi

trả dựa trên kết quả, và làm thế nào để huy động được Chính phủ tạm ứng cho

giai đoạn ban đầu? Và làm thế nào để việc chi trả sau này đảm bảo cho người

dân có thu nhập đáng kể và khuyến khích người dân tham gia. Cũng theo ông

Diễm, quỹ của Ngân hàng Thế Giới chỉ tạm ứng sau 2 năm, khi đó người dân

phải tự nguyện tham gia, có như vậy mới khả thi.

Theo bà Hiền, nếu không tạm ứng trước thì khó có thể đảm bảo rừng được

bảo vệ. Tiền tạm ứng nên được coi là động cơ để chủ rừng bảo vệ rừng. Cần có

cơ chế giúp cộng đồng bảo toàn tiền tạm ứng. Lý do, các cộng đồng thường

nghèo và việc bảo vệ rừng (đặc biệt trong khuồn khổ REDD+) hoặc xã hội hóa

nghề rừng cần đầu tư và công việc rất gian khó, cần thời gian, đầy thách thức.

Nhà nước cũng cần phải nghĩ đến việc này. Có thể tính đến việc chuyển tiền

khoán bảo vệ rừng hiện nay là 200.000 VND/ha/năm thành tiền tạm ứng làm

REDD+ có điều kiện. Thực tế, nhiều nơi cho thấy việc khoán bảo vệ rừng là

hiệu quả thấp hoặc không có hiệu quả về cả trước mắt và dài hạn. Việc chuyển

cơ chế này sẽ giảm được áp lực lên Ngân sách nhà nước, thay vì phải đầu tư

theo dạng mất hẳn hàng năm (chưa chắc đã hiệu quả) vào việc khoán bảo vệ

rừng, tiền đầu tư cho khoán bảo vệ thành tiền tạm ứng và là điều kiện bảo vệ

rừng, nếu không bảo vệ được rừng có cơ chế thu lại.

Ông Phạm Văn Trung – Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam cung cấp

thông tin thêm về việc xem xét đề xuất ban hành cơ chế đặc thù quản lý các

nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định quản lý và

sử dụng ODA, mục tiêu chính là Hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động REDD+

5

dựa trên các hiệp định song và đa phương quốc tế, còn mục tiêu chính của Quỹ

REDD+ vẫn là huy động các nguồn chi trả dựa vào kết quả.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy – chánh văn phòng REDD+ Việt Nam, phó giám

đốc chương trình UN-REDD và dự án FCPF, cung cấp thông tin quỹ FCPF là

quỹ hỗ trợ giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng đủ điều kiện để được chi trả dựa trên kết

quả, đây là nguồn liên quan đến dự án. Quỹ Các-bon sẽ thực hiện thí điểm chi

trả dựa trên kết quả. Dự án ERPD sẽ thực hiện trong giai đoạn 2017-2020, và

chính phủ Việt Nam phải tìm các nguồn để thực hiện các hoạt động ưu tiên

trong giai đoạn này. Đến năm 2019, quỹ Các-bon sẽ tiến hành công việc đo

đếm từ đó sẽ chi trả dựa trên lượng giảm phát thải/hấp thụ chúng ta đạt được.

Theo bà Thủy, việc tạm ứng trước là khó khăn, lấy từ nguồn kinh phí nào, vì

nếu không huy động được từ các nguồn khác thì phải lấy từ ngân sách nhà

nước, khi đó phải lấy bao nhiêu? Và tạm ứng ở mức bao nhiêu khi chưa có thị

trường các-bon, và giá các-bon còn chưa rõ ràng và chắc chắn. Bà Thủy cũng

đưa ra khuyến nghị đối với ông Trung là cần phải đưa vấn đề quản lý rủi ro tài

chính vào trong Đề án xây dựng quỹ REDD+ quốc gia.

Ông Tim Boyle – chương trình UN-REDD khu vực cũng đồng tình với bà

Thủy khi cho rằng vấn đề giảm thiểu rủi ro quản lý tài chính là quan trọng đối

với bất kỳ quỹ nào. Và nên có sự tham gia của đại diện Bộ Tài Chính. Ông còn

đưa ra đề nghị là cần bổ sung NFMS (Hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên

rừng quốc gia) trong các sơ đồ hoạt động của NRF, đảm bảo việc giám sát tất

cả các gói giải pháp, các hoạt động được thực thi bởi các chủ thể khác nhau.

Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ không nên là thứ trưởng Bộ NN&PTNT mà nên

là đại diện Bộ Tài Chính để đảm bảo tính khách quan, tránh việc một cơ quan

vừa chủ trì thực hiện lại vừa quyết định về quản lý tài chính.

Đại diện JICA đặt câu hỏi làm thế nào để đảm bảo nguồn tạm ứng là đủ

để có thể thực hiện ở cấp cơ sở? và nguồn kinh phí từ khối tư nhân được huy

động và sử dụng như thế nào?

Ông Phạm Xuân Phương đưa ra nhận định cần phải tính đến rủi ro khi

tạm ứng trước, trong trường hợp khoản tiền nhận được thấp hơn tiền tạm ứng.

Làm thế nào để đối tượng hưởng lợi nhận được tiền từ quỹ REDD+ quốc gia,

thông qua chương trình hay dự án?

Ông Nguyễn Hữu Dũng – điều phối chương trình UN-REDD cho rằng

việc chi trả dựa trên kết quả, tính theo tấn CO2tđ sẽ khó áp dụng đối với chủ

rừng nhỏ vì khả năng liệu có tính được hay không? Làm sao để tiền về đúng

người quản lý rừng, trong đề án đã có phương án xử lý chưa? Nếu có nhiều chủ

6

đầu tư cùng đóng góp vào, mỗi chủ đầu tư lại là đồng chủ trì trong Hội đồng

quản lý quỹ thì hệ thống sẽ rất cồng kềnh.

Ông Phạm Văn Trung – Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam trả lời

các câu hỏi. Liên quan đến quản lý và phân tích rủi ro, vấn đề này sẽ được bàn

luận thêm trong tổ soạn thảo, sẽ được quy định cụ thể trong Quy chế quản lý

vận hành của quỹ. Theo dự thảo Đề án thành lập Quỹ REDD+ thì trong hội

đồng quản lý quỹ đã có thành viên là đại diện của Bộ Tài Chính, việc ra quyết

sách dựa trên nguyên tắc đồng thuận. Về việc huy động nguồn lực từ khối tư

nhân, đó là nguồn thứ 3 đã được nêu trong đề án, sẽ chia sẻ dự thảo tới quý vị

đại biểu để biết thêm thông tin chi tiết hơn. Đối tượng hưởng lợi được chi trả

dựa trên kết quả thực hiện PRAP, từ đó hội đồng quản lý quỹ ra quyết định chi

trả.

Bà Phạm Minh Thoa bổ sung thêm một vài ý cho phần trả lời của ông

Trung về căn cứ giải ngân và chia sẻ lợi ích, đó là các hoạt động ưu tiên trong

PRAP và Khung Giám sát kết quả thực hiện PRAP, có thể thông qua các đề

xuất thực hiện PRAP phù hợp với ưu tiên của PRAP. Một số vấn đề được nêu

khác không thể đưa hết vào đề án xây dựng NRF mà sẽ được cân nhắc đưa vào

dự thảo Quy chế vận hành, Điều lệ hoạt động của NRF, sau khi quỹ được thành

lập. Riêng về cơ chế quản lý rủi ro, bà Thoa cho rằng sẽ cần phải có giải pháp

và sẽ được cân nhắc khi xây dựng quy chế vận hành của Quỹ. Rất mong có sự

đóng góp của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới đối với quy chế cụ thể quản

lý rủi ro tài chính từ nguồn Quỹ Các-bon đối với Chương trình giảm phát thải.

Đối với việc tạm ứng trước, do đối tượng trực tiếp quản lý bảo vệ rừng đa số là

người nghèo nên họ phải được tạm ứng để bắt đầu ngay các hoạt động (nguồn

này không phải cho không), cho đến khi có kết quả cuối cùng (kết quả này

không hẳn là các-bon) sẽ được quyết toán. Sau khi kết quả thực hiện được đánh

giá, thẩm định đạt yêu cầu, bên thực hiện sẽ được hưởng một khoản tiền

thưởng, khuyến khích sau khi trừ đi số tiền đã được tạm ứng trước đó. Trong

cơ chế chia sẻ lợi ích, có nội dung cụ thể về quản lý nguồn tạm ứng, nói rõ

nguồn này từ đâu, có thể là nguồn ngân sách hay hỗ trợ ODA.

Bà Hiền có ý kiến với tiền tạm ứng, nếu người dân không bảo vệ được rừng

thì họ sẽ bị thu hồi khoản tạm ứng này. Và người dân, nếu được giao rừng dài

hạn, có tổ chức hành động tập thể họ có thể tạo ra lãi với số tiền được tạm ứng.

Việc đó vừa đảm bảo bảo toàn tiền tạm ứng mà còn sinh thêm được thu nhập

mới từ tiền tạm ứng. Để phát triển dài hạn, tránh đầu tư đi, đầu tư lại với việc

khoán rừng hàng năm có hiệu quả thấp, cần nghĩ đến các dự án đầu tư phát

triển riêng biệt để xây dựng năng lực cho người dân (có rừng, là chủ rừng)

đảm bảo họ có đủ năng lực xây dựng và thực hiện REDD+ cũng như phát triển

7

nghề rừng, có đủ năng lực đáp ứng được các yêu cầu của luật pháp và chính

sách đối với chủ rừng và sống được nhờ vào tài nguyên rừng.

- FPIC và vấn đề giới trong cơ chế chia sẻ lợi ích

Bà Thủy – CIFOR đặt câu hỏi liên quan đến FPIC và giới được lồng ghép

trong cơ chế chia sẻ lợi ích như thế nào và có nhất thiết là chia đều vì nhiều nơi

cơ chế chia đều không được người dân hoan nghênh?

Bà Thoa cho rằng FPIC và lồng ghép giới chắc chắn phải được cân nhắc

trong quá trình thiết kế BDS. Việc chia đều chỉ phù hợp với những cộng đồng,

nhóm hộ gia đình có mong muốn và thói quen cùng làm cùng hưởng. Tuy

nhiên, việc đưa ra các phương án chia sẻ lợi ích nào phải được để ngỏ để tham

vấn cộng đồng địa phương, các bên hưởng lợi và chính họ là người ra quyết

định trên cơ sở bối cảnh địa bàn và mong muốn của các bên tham gia và hưởng

lợi.

- Tại sao phải thành lập quỹ mới cho REDD+ và tại sao cần có cơ chế

đặc thù cho nguồn ODA

Quỹ REDD+ quốc gia là quỹ nhánh của quỹ BVPTR, không hòa vào làm

một quỹ được vì REDD+ có quy chế quản lý riêng, cách thức giải ngân, giám

sát và tham gia cũng khác nhau.

Còn vì sao cần phải có cơ chế đặc thù cho nguồn ODA, bà Thoa giải thích:

Vì REDD+ có những yêu cầu đặc thù về quản lý tài chính và chi trả dựa vào

kết quả kể cả các kết quả trung gian; Kết quả trung gian đạt được thông qua hỗ

trợ ODA, kết quả này cũng cần phải được đánh giá, giám sát và đảm bảo phải

dẫn đến kết quả cuối cùng là giảm phát thải và hấp thụ các-bon; ODA có thể là

nguồn rất tốt cho hỗ trợ kỹ thuật, có thể tạm ứng trước cho người dân để có thể

thực hiện các hoạt động. Tuy nhiên, điều này rất cần sự điều phối nhịp nhàng

và tập trung nguồn lực, nếu không sẽ không đảm bảo được yêu cầu về tiến độ,

mức độ và đối tượng giải ngân và không đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn lực

cho mục tiêu REDD+.

Ông Nguyễn Trung Thông - SNV có câu hỏi liên quan đến các kết quả trực

tiếp, trung gian, gián tiếp. 2 kết quả sau sẽ được xác định như thế nào, quy đổi

thành lượng các-bon hay tiền chi trả từ REDD+. Quy mô chia sẻ lợi ích là quy

mô thực hiện NRAP, PRAP? Triển khai thực hiện kế hoạch để đạt được kết quả

hay chi trả cho kết quả.

Bà Thoa cho rằng trong bối cảnh hiện nay, nếu xác định và duy trì

FREL/FRL ở cấp tỉnh sẽ rất tốn kém, hơn nữa đây không phải là yêu cầu bắt

buộc của quốc tế. Có thể làm ở cấp vùng nhưng không nhất thiết phải ở cấp

8

tỉnh hay cấp cơ sở. Việc đánh giá kết quả thực hiện PRAP, do đó cần có các kết

quả trung gian. Kết quả trung gian sẽ được giám sát, và là căn cứ để chia sẻ lợi

ích, thay vì kết quả các-bon cụ thể. Chỉ số kết quả trung gian sẽ được đưa vào

Khung giám sát PRAP, có thể là các chỉ số về diện tích rừng được tái trồng trên

đất lâm nghiệp đã bị chuyển đổi mục đích, mức độ tăng trưởng, tỷ lệ cây

sống…

- Thảo luận về ổn định tổ chức của tiểu nhóm, xác định nhóm nòng cốt

và kế hoạch họp tiếp theo

Thống nhất nên có nhóm nòng cốt với nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho các

hoạt động của tiểu nhóm. Cần có thư ký liên lạc, tổng hợp thông tin, và là cán

bộ của Văn phòng REDD+ Việt Nam.

Chủ trì vẫn là đại diện Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế (TCLN)

và Đồng chủ trì là bà Vũ Thị Hiền – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát

triển vùng cao (CERDA).

Hiện tại, chương trình UN-REDD và dự án FCPF là 2 chương trình dự án

lớn có hoạt động giúp Chính phủ xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích, nên phải có

đóng góp và hỗ trợ đầu vào kỹ thuật cho tiểu nhóm thảo luận.

Chính phủ có quan tâm gì về chính sách cũng nên đặt hàng để tiểu nhóm

thực hiện theo kỳ hàng năm hoặc dài hơn vì các tổ chức cần thời gian để chuẩn

bị.

Các đại biểu đều chung ý kiến cho rằng nội dung, mục tiêu của các cuộc

họp tiểu nhóm phải hết sức rõ ràng và cụ thể để đảm bảo sự tham gia đầy đủ và

thành công của cuộc họp. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến việc những khuyến

nghị, kết quả của cuộc họp sẽ được truyền tải đến cấp lãnh đạo như thế nào,

làm thế nào để nhận được phản hồi từ phía Chính phủ. Và việc xây dựng kế

hoạch hoạt động trong giai đoạn ngắn, trung hạn cũng là vấn đề hết sức quan

trọng.

Ông Nguyễn Vinh Quang – Forest Trends đưa ra ý kiến về sự tham gia hạn

chế của đại diện các bộ ngành của các cơ quan nhà nước, đặt ra câu hỏi làm thế

nào kêu gọi sự tham gia của họ. Thực tế hiện nay có một tiểu nhóm kỹ thuật về

khối tư nhân nhưng hầu như chưa thu hút được sự tham gia của họ, và cho đến

nay tiểu nhóm này mới họp có 2 lần. Và chỉ có 3 trong 6 tiểu nhóm có TOR,

còn lại là không, trong đó tiểu nhóm về Chia sẻ lợi ích cũng không có TOR.

- Thí điểm triển khai chia sẻ lợi ích tại 20 xã của UN-REDD Việt Nam

9

Phương pháp xử lý số liệu dựa vào SiRAP nên mở rộng ra trong trường hợp

không có SiRAP. Các dự án có thể không có SiRAP nhưng có các bài học kinh

nghiệm nhất định về chia sẻ lợi ích, bổ sung thêm các bài học này vào trong

nghiên cứu.

Ông Lê Minh Tuệ - VFD đặt câu hỏi tiền phân phối từ trung ương xuống

địa phương như thế nào? Bà Thoa trả lời cấp quốc gia có hệ số chia sẻ lợi ích R

đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng với các kênh giải ngân phù hợp.

Đối với tỉnh, căn cứ cao nhất là dựa vào PRAP xác định địa bàn ưu tiên, cấp

cơ sở có thể là cấp thôn bản, cấp xã, hoặc ban quản lý rừng phòng hộ, công ty

lâm nghiệp. Phải có tiêu chí lựa chọn địa bàn thí điểm. Chia sẻ lợi ích đến cấp

cộng đồng, sau đó cộng đồng tự họ chia sẻ với nhau.

20 Si-RAP sẽ được đính kèm trong phần phụ lục của Kế hoạch thí điểm

triển khai chia sẻ lợi ích này.

Bà Thoa nhấn mạnh việc thí điểm được thực hiện chỉ trong phạm vi chương

trình UN-REDD Việt Nam. Một số thể chế sẽ được vận hành thử như Ban hòa

giải, cơ chế giải quyết mâu thuẫn khiếu nại GRM, cách thức tham gia của các

bên liên quan trong việc xác định các hoạt động ưu tiên, phương thức chia sẻ

lợi ích để xem có phù hợp không. Qua đó sẽ đánh giá được tính hiệu quả, tỉ lệ

dành cho dự phòng quản lý rủi ro. Từ đó cân nhắc xem nên thiết kế cấp quốc

gia như thế nào cho phù hợp để tránh cồng kềnh, phức tạp và giảm chi phí vận

hành trung gian.

III. Danh sách đại biểu (đính kèm)

10

11

12

13

14

15

16