bÀi 4 phÂn tÍch tÀi chÍnh doanh nghiỆpeldata2.neu.topica.vn/txnhtc02/giao...

20
Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp 108 TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202 BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Hướng dẫn học Phân tích tài chính được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ cuối thế kỷ IXX. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, phân tích tài chính thực sự được phát triển và ngày càng được chú trọng bởi nhu cầu quản lý doanh nghiệp có hiệu quả ngày càng tăng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển của các tập đoàn kinh doanh và khả năng sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin. Nghiên cứu phân tích tài chính là khâu quan trọng trong công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp. Vậy phân tích tài chính là gì? Chủ thể nào cần phân tích tài chính? Nội dung phân tích và phương pháp phân tích như thế nào? Đó là những nội dung cơ bản được đề cập trong chương này. Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Giáo trình tài chính doanh nghip, PGS.TS. Lưu Thị Hương và PGS.TS. Vũ Duy Hào, NXB ĐH Kinh tế quốc dân. 2. Tài liệu về tài chính doanh nghiệp khác. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Nội dung chương này chủ yếu đề cập tới những kiến thức cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp. Nội dung này cấp cho những người quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp có hướng tiếp cận và sử dụng phương pháp để đánh giá trạng thái tài chính của doanh nghiệp. Mục tiêu Mô tả mục tiêu của những đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính. Quy trình phân tích tài chính. Thu thập thông tin sử dụng trong phân tích tài chính. Giải thích nội dung và ý nghĩa của nội dung phân tích tài chính. Nghiên cứu tình huống làm ví dụ minh họa cho nội dung phân tích tài chính.

Upload: others

Post on 25-Jul-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

108 TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202

BÀI 4

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Hướng dẫn học

Phân tích tài chính được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ cuối thế kỷ IXX. Từ đầu thế kỷXX đến nay, phân tích tài chính thực sự được phát triển và ngày càng được chú trọng bởi nhu cầu quản lý doanh nghiệp có hiệu quả ngày càng tăng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển của các tập đoàn kinh doanh và khả năng sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin. Nghiên cứu phân tích tài chính là khâu quan trọng trong công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp. Vậy phân tích tài chính là gì? Chủ thể nào cần phân tích tài chính? Nội dung phân tích và phương pháp phân tích như thế nào? Đó là những nội dung cơ bản được đề cập trong chương này.

Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:

Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.

Đọc tài liệu:

1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp, PGS.TS. Lưu Thị Hương và PGS.TS. Vũ Duy Hào, NXB ĐH Kinh tế quốc dân.

2. Tài liệu về tài chính doanh nghiệp khác.

Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.

Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.

Nội dung

Nội dung chương này chủ yếu đề cập tới những kiến thức cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp. Nội dung này cấp cho những người quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp có hướng tiếp cận và sử dụng phương pháp để đánh giá trạng thái tài chính của doanh nghiệp.

Mục tiêu

Mô tả mục tiêu của những đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính.

Quy trình phân tích tài chính.

Thu thập thông tin sử dụng trong phân tích tài chính.

Giải thích nội dung và ý nghĩa của nội dung phân tích tài chính.

Nghiên cứu tình huống làm ví dụ minh họa cho nội dung phân tích tài chính.

Page 2: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202 109

Tình huống dẫn nhập

Thông tin về Báo cáo tài chính của Dược Hậu Giang

Trong thời gian qua, công ty Dược Hậu Giang (DHG) đang là công ty được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Hàng năm, DHG phải công bố thông tin tài chính giúp các cơ quan quản lý, nhà đầu tư,… nắm được tình hình tài chính của công ty. Mặc dù thông tin tài chính công bố là như nhau tới các đối tượng quan tâm, song họ lại ra các quyết định khác nhau, đặc biệt đối với các nhà đầu tư.

Vậy cơ sở nào giúp họ ra các quyết định khác nhau này?

Page 3: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

110 TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202

4.1. Mục tiêu của phân tích tài chính

Phân tích tài chính là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích đối với các báo cáo tài chính tổng hợp và mối liên hệ giữa các dữ liệu để đưa ra các dự báo và các kết luận hữu ích trong phân tích hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích tài chính còn là việc sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích năng lực và vị thế tài chính của một doanh nghiệp, từ đó đánh giá và dự báo năng lực tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

Phân tích tài chính tạo ra giá trị “khổng lồ” cho các nhà đầu tư, cung cấp số liệu phân tích và đưa ra lời khuyên đầu tư cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Phân tích tài chính làm giảm bớt các nhận định chủ quan, dự đoán và những trực giác trong kinh doanh, góp phần làm giảm bớt tính không chắc chắn cho các hoạt động kinh doanh. Như vậy, mỗi đối tượng sẽ quan tâm tới một khía cạnh khác nhau về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

4.1.1. Phân tích tài chính đối với nhà quản trị

Các nhà quản trị doanh nghiệp có thông tin đầy đủ và hiểu rõ về doanh nghiệp nên họ có nhiều lợi thế để phân tích tài chính doanh nghiệp một cách đầy đủ nhất. Phân tích tài chính doanh nghiệp trên giác độ quản trị nhằm vào nhiều mục tiêu:

Tạo thành chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, đánh giá khả năng thanh toán, khả năng sinh lời cũng như các rủi ro của doanh nghiệp.

Làm cơ sở cho các dự báo tài chính như lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch ngân quỹ...

Cung cấp thông tin cho các quyết định của giám đốc tài chính cũng như ban giám đốc, đồng thời là công cụ kiểm soát các hoạt động quản lý.

4.1.2. Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư

Mục tiêu chính của các nhà đầu tư là gia tăng giá trị tài sản, giá trị doanh nghiệp vì họ đã bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp và có thể phải chịu nhiều rủi ro. Các cổ đông và các nhà đầu đầu tư khi đầu tư vào doanh nghiệp quan tâm tới khả năng sinh lời, rủi ro, diễn biến giá của cổ phiếu, do đó khi phân tích tài chính họ tập trung vào các nội dung này.

4.1.3. Phân tích tài chính đối với người cho vay

Khi cho vay, các chủ nợ quan tâm đến khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên vay ngắn hạn và dài hạn có đặc điểm khác nhau, do đó khi phân tích tài chính cũng cần phải sử dụng các kỹ thuật khác nhau. Đối với các khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, tức là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các khoản nợ đến hạn. Đối với các khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời mà việc hoàn trả vốn và lãi phụ thuộc vào khả năng sinh lời này. Phân tích tài chính có một vai trò khá quan trọng trong việc cung cấp thông tin giúp cho việc ra các quyết

Page 4: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202 111

định không chỉ các quyết định kinh doanh mà cả các quyết định quản lý. Phân tích tài chính tuy không trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh nhưng nó có tầm ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong môi trường đầy biến động của kinh tế thị trường.

Ngoài ra, phân tích tài chính cũng được các đối tượng khác quan tâm bởi họ có sử dụng các thông tin của phân tích làm cơ sở cho các hoạt động của họ, đó là các cơ quan thuế, công an, những người hưởng lương trong doanh nghiệp...

4.2. Quy trình và thu thập thông tin trong phân tích

4.2.1. Quy trình phân tích

Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá khả năng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động cũng như khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự báo tài chính. Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau: với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích (trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp). Tuy nhiên, trình tự phân tích và dự báo tài chính đều phải tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích ứng với từng giai đoạn dự báo.

Giai đoạn dự báo Nghiệp vụ phân tích

Chuẩn bị và xử lý các nguồn thông tin:

Thông tin kế toán nội bộ.

Thông tin khác từ bên ngoài.

Áp dụng các công cụ phân tích tài chính:

Xử lý thông tin kế toán.

Tính toán các chỉ số.

Tập hợp các bảng biểu.

Xác định các biểu hiện đặc trưng Giải thích và đánh giá các chỉ số

và bảng biểu, các kết quả

Triệu chứng hoặc hội chứng – những khó khăn.

Điểm mạnh và điểm yếu.

Cân bằng tài chính.

Năng lực hoạt động tài chính.

Cơ cấu vốn và chi phí vốn.

Cơ cấu đầu tư và doanh lợi.

Phân tích thuyết minh:

Nguyên nhân khó khăn

Nguyên nhân thành công

Tổng hợp và quan sát

Tiên lượng và chỉ dẫn

Xác định:

Hướng phát triển.

Giải pháp tài chính hoặc giải pháp khác.

Page 5: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

112 TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202

4.2.2. Thông tin thu thập trong phân tích tài chính

4.2.2.1. Thông tin bên trong

Việc thu thập thông tin từ bên trong doanh nghiệp được thực hiện chủ yếu dựa vào hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đây là những báo cáo quan trọng nhất cung cấp thông tin về quá trình hoạt động của một doanh nghiệp và là một trong những cơ sở quan trọng giúp thực hiện quá trình phân tích tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.

4.2.2.2. Thông tin bên ngoài

Thu thập thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp bao gồm nhiều nguồn khác nhau: thu thập từ nền kinh tế và từ ngành kinh doanh. Căn cứ vào nguồn thông tin bên ngoài, doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát tình hình của nền kinh tế nói chung và tình hình của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nói riêng, phát hiện ra những cơ hội kinh doanh hay những hạn chế của nền kinh tế, từ đó cùng với những kết quả phân tích báo cáo tài chính để bổ sung và hoàn thiện cho quá trình dự báo và ra quyết định của các nhà đầu tư hay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Trong những thông tin bên ngoài, cần lưu ý thu thập những thông tin chung (thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất), thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần...) và các thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp (các thông tin mà các doanh nghiệp phải báo cáo cho các cơ quan quản lý như: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp...).

4.2.3. Xử lý thông tin

Giai đoạn tiếp theo của quá trình phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu thập được. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau có các phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra. Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá và xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được, phục vụ cho quá trình dự báo và ra quyết định.

4.2.4. Dự báo và ra quyết định

Việc ra quyết định là mục đích chủ yếu của quá trình phân tích báo cáo tài chính. Dù cho đó là nhà đầu tư cổ phần có tiềm năng, nhà cho vay tiềm năng, hay một nhà phân tích chiến lược của một công ty đang được phân tích thì mục tiêu cuối cùng đều giống nhau – đó là cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý. Các quyết định đưa ra có thể là nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay hay từ chối hoặc nên lựa chọn giữa việc tiếp tục thực hiện quy trình trước đây hay là chuyển sang một quy trình mới, tất cả sẽ phụ thuộc phần lớn vào kết quả phân tích tài chính có chất lượng. Các quyết định đang

Page 6: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202 113

được xem xét sẽ là yếu tố quan trọng của phạm vi phân tích, nhưng mục tiêu ra quyết định là không thay đổi. Chẳng hạn, cả những người mua bán cổ phần lẫn người cho vay đều phân tích các báo cáo tài chính và coi đó như là sự hỗ trợ cho việc ra quyết định, tuy nhiên phạm vị quan tâm trong những phân tích của họ sẽ khác nhau. Người cho vay có thể sẽ quan tâm nhiều hơn tới khả năng thanh khoản, tức là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của các loại tài sản trong thời kỳ ngắn hạn. Còn các nhà đầu tư cổ phần tiềm năng có thể sẽ quan tâm hơn đến khả năng sinh lợi lâu dài và cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

4.3. Phương pháp phân tích

4.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính là phương pháp tỷ số. Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Bởi lẽ, thứ nhất: nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp; thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số; thứ ba, phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

Về nguyên tắc, với phương pháp tỷ số, cần xác định được các ngưỡng, các tỷ số tham chiếu. Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp cần so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu. Như vậy, phương pháp so sánh luôn được sử dụng kết hợp với các phương pháp phân tích tài chính khác. Khi phân tích, nhà phân tích thường so sánh theo thời gian (so sánh kỳ này với kỳ trước) để nhận biết xu hướng thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp, theo không gian (so sánh với mức trung bình ngành) để đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành.

Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích, đánh giá sự thay đổi của các khoản mục/chỉ tiêu thông qua việc sử dụng báo cáo tài chính của nhiều năm liên tiếp:

Phân tích sự thay đổi qua thời gian 2 đến 3 năm cả về số tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính.

Phân tích xu hướng dài hạn, trên cơ sở so sánh số liệu của các năm sau so với năm gốc.

Từ đó đưa ra nhận định về chiều hướng, tốc độ, khuynh hướng/xu hướng của các khoản mục/chỉ tiêu qua các năm so với năm gốc.

Ưu điểm của phương pháp so sánh là đơn giản, dễ vận dụng, có thể rút ra được tính xu thế của các chỉ tiêu; tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là không đánh giá được chất lượng của thông tin sử dụng để phân tích.

Page 7: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

114 TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202

Phương pháp so sánh được chia làm 2 phương pháp: So sánh theo chuỗi thời điểm (time – series) và so sánh chéo (cross – sectional) thời gian (time – series) và so sánh theo thời điểm (cross – sectional).

Phương pháp so sánh theo thời gian

Phương pháp so sánh theo thời gian là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu của doanh nghiệp tính tại thời điểm phân tích so sánh với chính chỉ tiêu đó trong quá khứ theo năm hoặc theo tháng. Việc lựa chọn các thời điểm để so sánh phụ thuộc vào mục đích phân tích báo cáo tài chính của các nhà phân tích.

Ví dụ: Các nhà phân tích muốn biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp A tại thời điểm cuối quý nào trong năm là tốt nhất, thì cần phải xem xét các tỷ số trong nhóm khả năng thanh toán tại thời điểm cuối mỗi quý trong 4 quý của năm. Dựa vào kết quả tìm được, chúng ta có thể dễ dàng xác định được khả năng thanh toán của doanh nghiệp tại quý nào là tốt nhất. Tương tự như vậy đối với trường hợp phân tích theo năm, khi muốn biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm 2010 so với các năm trước, chỉ cần lấy số liệu khả năng thanh toán năm 2008, 2009 và từ đó so sánh.

Phương pháp so sánh chéo theo thời điểm (cross – sectional analysis)

Trong phương pháp này, người ta thường xuyên sử dụng kết quả các chỉ tiêu tỷ số của doanh nghiệp đang xem xét để so sánh với chính chỉ tiêu đó của trung bình ngành hoặc của doanh nghiệp cạnh tranh tại cùng một thời điểm

Phương pháp phân tích kết hợp (combined analysis)

Sau khi so sánh tỷ số theo thời gian và trung bình ngành, các nhà phân tích thường kết hợp hai phương pháp trên để đưa ra kết luận về các tỷ số phân tích.

4.3.2. Phương pháp phân tích tách đoạn

Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của Báo cáo kết quả kinh doanh với Bảng cân đối kế toán. Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.

Ứng dụng mô hình Dupont

o Mô hình có thể được sử dụng bởi bộ phận thu mua và bộ phận bán hàng để khảo sát hoặc giải thích kết quả của ROA.

Page 8: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202 115

o So sánh với những hãng khác cùng ngành kinh doanh.

o Phân tích những thay đổi thường xuyên theo thời gian.

o Cho thấy sự tác động của việc chuyên nghiệp hóa chức năng mua hàng.

Các bước tiến hành trong phương pháp Dupont:

o Thu nhập số liệu kinh doanh (từ bộ phận tài chính).

o Tính toán (sử dụng bảng tính).

o Đưa ra kết luận.

o Nếu kết luận xem xét không chân thực, kiểm tra số liệu và tính toán lại.

Ưu điểm của việc sử dụng phương pháp Dupont:

o Tính toán đơn giản. Đây là một công cụ rất tốt để cung cấp những thông tin và đánh giá cơ bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

o Có thể dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên.

o Có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vài bước cải tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng. Đôi khi điều cần làm trước tiên là nên nhìn vào thực trạng của doanh nghiệp, thay vì tìm cách thôn tính doanh nghiệp khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô, để bù đắp khả năng sinh lợi yếu kém.

Hạn chế của phương pháp phân tích Dupont:

o Dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng có thể không đáng tin cậy.

o Không bao gồm chi phí vốn.

o Mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào.

4.4. Nội dung phân tích

4.4.1. Phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán ngắn hạn (CR – Current Ratio)

Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán chung nhất của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính bằng công thức:

Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Các khoản nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả có thời gian đáo hạn ngắn, thường là dưới 01 năm. Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Khi tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn giảm, chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm và đây là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng.

Khi tỷ số này có giá trị cao, chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao. Tuy nhiên, khi tỷ số này có giá trị quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay nói cách khác là việc quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp chưa có hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều các khoản phải thu từ khách hàng... Do đó, lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bị giảm.

Page 9: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

116 TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202

Khả năng thanh toán nhanh (QR – Quick Ratio)

Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết. Tỷ số này được tính toán theo công thức sau:

Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Các tài sản lưu động bao gồm tiền, các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao và các khoản phải thu. Do các loại hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp bởi việc bán chúng có thể mất khá nhiều thời gian nên không được tính vào tỷ số này.

Khả năng thanh toán tức thời

Để xem xét khả năng mà doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thanh toán một cách nhanh nhất, người ta sử dụng tỷ số khả năng thanh toán tức thời, được tính toán dựa vào công thức sau:

Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Tử số là tiền và các khoản tương đương tiền, là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong các loại tài sản. Tỷ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Vì đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất nên tỷ số này sẽ đo lường khả năng trả nợ ngay tức thời của doanh nghiệp. Tỷ số này cao cho thấy doanh nghiệp có dòng tiền mặt ổn định và đáp ứng được nhu cầu thanh toán tức thời, nhưng nếu tỷ số này quá cao chứng tỏ doanh nghiệp đang dư thừa một lượng tiền mặt lớn mà không sử dụng để đầu tư sinh lời, như vậy cho thấy hiệu quả quản lý và sử dụng tiền mặt của doanh nghiệp chưa cao.

Ví dụ: Các chỉ tiêu phản ảnh khả năng thanh toán của công ty Dược Hậu Giang.

Chỉ tiêu N – 2 N – 1 N

Thanh toán hiện hành 1,75 1,13 2,32

Thanh toán nhanh 0,88 0,72 1,53

Thanh toán tức thời 0,27 0,12 0,45

Biến động về khả năng thanh toán của DHG được thể hiện qua đồ thị sau:

Page 10: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202 117

4.4.2. Phân tích hoạt động kinh doanh và khả năng hoạt động

Vòng quay tiền (Cash Turnover Ratio)

Vòng quay tiền = Doanh thu

Tiền và tương đương tiền bình quân

Tỷ số này cho biết số vòng quay của tiền trong năm. Chỉ tiêu này lớn khi tiền và tài sản tương đương tiền nhỏ hơn doanh thu và ngược lại. Tử số được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Mẫu số chính là tổng giá trị của các khoản tiền mặt, tiền trong quỹ, tiền gửi tại ngân hàng... của doanh nghiệp và các tài sản tương đương tiền, tức là có khả năng tốt trong việc chuyển đổi thành tiền như chứng khoán thanh khoản cao, các giấy tờ có giá... Chỉ tiêu này được đưa ra nhằm đánh giá khả năng hoạt động của loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong các tài sản là tiền – trong việc tạo ra doanh thu. Nó cho biết nắm giữ mỗi một đồng “tiền và tài sản tương đương tiền” thì sẽ tạo được bao nhiêu đồng doanh thu.

Kỳ thu tiền bình quân (ACP – Average Colleting Period)

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu

Doanh thu bình quân hàng ngày

Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân cần có để chuyển các khoản phải thu thành tiền. Giá trị các khoản phải thu trên tử số là giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp theo số liệu trên Bảng cân đối kế toán. Mẫu số được xác định bằng cách lấy doanh số bán hàng một năm chia cho số ngày trong năm.

Kỳ thu tiền bình quân giúp đánh giá khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu, hay nói cách khác là khả năng của doanh nghiệp trong việc thu nợ từ khách hàng. Hệ số này cũng giúp đưa ra những thông tin về chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Nếu kỳ thu tiền bình quân tăng dần hoặc cao hơn so với con số bình quân của ngành thì chứng tỏ chính sách tín dụng của doanh nghiệp là dễ dãi và các khoản phải thu không đủ tính thanh khoản. Việc nới lỏng tín dụng sẽ cần thiết trong trường hợp cần kích thích bán hàng, tuy nhiên việc làm này cũng làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Nếu kỳ thu tiền bình quân được rút ngắn lại hoặc thấp hơn so với con số bình quân của ngành thì chứng tỏ chính sách tín dụng của doanh nghiệp là khắt khe, điều này khiến cho doanh nghiệp có thể bị mất nhiều khách hàng quan trọng.

Vòng quay hàng tồn kho (Inventories Turnover Ratio)

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân

Để xem xét hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong việc quản lý và bán hàng trong kho, người ta sử dụng chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho. Đó là tiêu chuẩn để đánh giá tính thanh khoản của hàng tồn kho của một doanh nghiệp.

Giá vốn hàng bán được xác định bằng cách lấy giá thành sản xuất cộng chênh lệch sản phẩm tồn kho. Trong đó, chênh lệch sản phẩm tồn kho bằng chi phí

Page 11: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

118 TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202

nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ cộng chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ và chi phí nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ. Giá thành sản xuất bằng chi phí sản xuất trực tiếp (như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí vật tư trực tiếp, chi phí sản xuất chung) cộng chênh lệch sản phẩm dở dang.

Hàng tồn kho bình quân được tính bằng trung bình cộng của giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trước và giá trị hàng tồn kho của kỳ đang tính.

Nhìn chung, tỷ số vòng quay hàng tồn kho cao cho thấy dấu hiệu của việc hoạt động có hiệu quả của hàng tồn kho và chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, hàng tồn kho được bán càng nhanh thì vốn lưu trong kho càng thấp. Tuy nhiên, nếu vòng quay này quá cao cũng có nghĩa là doanh nghiệp đang bị thiếu hoặc bị mất các đơn đặt hàng, giá hàng đang giảm hoặc doanh nghiệp đang thiếu các nguyên vật liệu. Ngược lại, nếu hệ số này quá thấp thì lại là dấu hiệu của việc doanh nghiệp còn đọng quá nhiều hàng trong kho hoặc hàng trong kho bị lỗi thời, chất lượng kém…

Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu

Tài sản lưu động bình quân

Tỷ số này cho biết một đồng đầu tư vào tài sản lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Cũng như trên, doanh thu được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Tài sản lưu động là những tài sản tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và bị chế biến thành sản phẩm, bao gồm tổng giá trị của tiền, chứng khoán thanh khoản, hàng tồn kho, các khoản phải thu, chi phí trả trước ngằn hạn... Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động đo lường hiệu quả hoạt động của tài sản lưu động, từ đó giúp doanh nghiệp có những điều chỉnh cần thiết trong việc đầu tư vào tài sản.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (FATO – Fixed Assets Turnover)

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (hay còn gọi là vòng quay tài sản cố định) giúp doanh nghiệp đánh giá một cách khái quát quá trình quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Doanh thu thuần

Tài sản cố định bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng đầu tư vào tài sản cố định, doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định xem xét mức đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố định (đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị) và điều này cực kì quan trọng đối với những doanh nghiệp đòi hỏi vốn lớn như một nhà sản xuất với các khoản đầu tư vào tài sản lâu dài.

Trong công thức trên, nếu lấy tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động khác sẽ có được tổng doanh thu để tính toán hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Tài sản cố định được xác định bằng cách lấy nguyên giá tài sản trừ đi khấu hao tài sản cố định, trong đó phương pháp trích khấu hao tài sản cố định tùy thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể.

Page 12: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202 119

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (TATO – Total Assets Turnover)

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (hay vòng quay tổng tài sản) là chỉ tiêu được đưa ra để đánh giá quá trình quản lý tài sản của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

= Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân

Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng đầu tư vào tổng tài sản sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu doanh thu được xác định bằng tổng của doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động khác. Chỉ tiêu tổng tài sản được xác định bằng cách lấy tổng giá trị của tài sản lưu động và giá trị còn lại của tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản lại xem xét mức độ hiệu quả của việc quản lý tất cả tài sản của một doanh nghiệp. Nhìn chung, hệ số này càng cao thì mức đầu tư để tạo doanh số bán hàng càng thấp và do vậy đem lại lợi nhuận càng lớn cho doanh nghiệp. Nếu hiệu suất tài sản tương đối thấp so với mức của ngành hoặc thấp so với chính mức độ trước đây của doanh nghiệp thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản hoặc là tốc độ bán hàng của doanh nghiệp quá chậm.

Ví dụ: Khả năng hoạt động của công ty Dược Hậu Giang

Chỉ tiêu N – 2 N – 1 N

Số vòng quay hàng tồn kho (lần) 2,64 3,32 2,61

Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho 136,26 108,47 137,99

Vòng quay các khoản phải thu (lần) 7,3 3,85 5,22

Kỳ trả tiền bình quân (ngày) 104,8 129,54 82,43

Số vòng quay VLĐ 2,43 2,63 1,88

Hiệu suất sử dụng VCĐ 8,59 5,66 5,66

Số vòng quay toàn bộ vốn 1,9 1,8 1,35

4.4.3. Phân tích hoạt động tài chính và khả năng cân đối vốn

Hệ số nợ (D/A – Debt/Assets)

Hệ số nợ = Tổng nợ

× 100% Tổng tài sản

Hệ số nợ đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với tài sản. Nếu tỷ số này quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Hệ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản. Ngược lại, nếu hệ số nợ cao phản ánh doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.

Hệ số tự tài trợ (E/A – Equity/Assets)

Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu

x 100% Tổng tài sản

Page 13: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

120 TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202

Hệ số tự tài trợ trực tiếp phản ánh khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có hệ số tự tài trợ cao, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp ít bị phụ thuộc vào huy động vốn từ vay nợ, qua đó cho thấy tiềm lực tài chính của doanh nghiệp tương đối tốt.

Hệ số Nợ/VCSH (D/E – Debt/Equity)

Hệ số

Nợ/VCSH =

Tổng nợ

x 100% Vốn chủ sở hữu

Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động nợ và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; tức là rủi ro tài chính của doanh nghiệp cao. Tỷ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích hiệu quả từ việc tiết kiệm thuế.

Khả năng thanh toán lãi vay (TIE – Time Interest Earning)

Khả năng thanh toán

lãi vay (TIE)

=

Lợi nhuận

trước thuế và lãi (EBIT)

x 100% Lãi vay

Tỷ số này càng cao doanh nghiệp càng ổn định về hoạt động, khả năng đáp ứng chi trả lãi vay càng cao. Tỷ số này nhỏ hơn 1 phản ánh doanh nghiệp không đủ lợi nhuận để chi trả lãi vay, doanh nghiệp không trả được lãi vay, do đó chi phí lãi vay là nguyên nhân chính khiến cho doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay. Nếu khoản tiền này quá nhỏ hoặc mang giá trị âm thì doanh nghiệp khó có thể trả lãi. Mặt khác, tỷ số này cũng thể hiện khả năng sinh lời trên các khoản vay của doanh nghiệp.

Ví dụ: Khả năng cân đối vốn của công ty Dược Hậu Giang

Chỉ tiêu N – 2 N – 1 N

Hệ số nợ/Tổng tài sản 0,55 0,65 0,31

VCSH/Tổng tài sản 0,45 0,35 0,69

Hệ số nợ/VCSH 1,23 1,83 0,45

4.4.4. Phân tích hoạt động đầu tư và khả năng sinh lời

Doanh lợi doanh thu (ROS – Ruturn On Sales)

Doanh lợi doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu

Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng tiêu thụ sản phẩm. Tỷ số là lợi nhuận sau thuế, được tính từ lợi nhuận trước thuế sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận trước thuế là tổng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. Mẫu số là doanh thu,

Page 14: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202 121

được hiểu là doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động khác.

Doanh lợi tổng tài sản (ROA – Return On Assets)

Doanh lợi tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản

ROA là tỷ số cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản), tức là cứ một đồng đầu tư vào tổng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tài sản của một doanh nghiệp được hình thành từ nợ và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư vào tài sản thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao càng tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp đang kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà doanh nghiệp phải trả cho các khoản nợ. Nếu một doanh nghiệp không kiếm được nhiều hơn số tiền chi cho các hoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là doanh nghiệp đang tạo thêm được một khoản lợi nhuận.

Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity)

Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) hay tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là tỷ số đo lường mức lợi nhuận trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu.

Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu

Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.

Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là doanh nghiệp đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Vì vậy, hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Khi tính toán tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể như sau:

o Nếu ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu doanh nghiệp có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.

o Nếu ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem doanh nghiệp đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá doanh nghiệp này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không.

Có thể nói, tỷ số này là khả năng thu nhập mà các nhà đầu tư có thể nhận được nếu họ quyết định đầu tư vốn vào doanh nghiệp, do vậy đây là một trong những tỷ số tài chính quan trọng nhất làm cơ sở dự đoán và ra quyết định của các nhà đầu tư.

Page 15: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

122 TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202

Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS – Earning Per Share)

EPS = Lợi nhuận cho mỗi cổ đông thường

Số cổ phiếu thường lưu hành bình quân

Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc tính toán EPS sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian.

Tuy nhiên, trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi vào lượng cổ phiếu đang lưu thông. EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỷ lệ P/E.

Tỷ số tăng trưởng bền vững

Tỷ số tăng trưởng bền vững = Lợi nhuận giữ lại

Vốn chủ sở hữu

Tỷ số này phản ánh mức độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận cũng như cho biết triển vọng phát triển của công ty trong tương lai, phản ánh mức độ tăng trưởng dài hạn của công ty. 

Tỷ số giá thị trường cổ phiếu và lợi nhuận mỗi cổ phần (P/E – Price/Equity)

P/E = Giá thị trường cổ phiếu (P)

Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS)

Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Để xác định được tỷ số này chúng ta cần phải biết được giá thị trường của cổ phiếu. Chính vì vậy tỷ số này chỉ có ý nghĩa với các công ty có cổ phiếu đã được niêm yết hoặc đang giao dich trên thị trường OTC, từ đó mới có thể thu thập được giá trị thị trường của cổ phiếu. Tỷ số P/E được sử dụng để đánh giá sự kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lời của công ty. Ngoài ra, tỷ số này còn phản ánh mối quan hệ giữa giá thị trường và lợi nhuận trên cổ phiếu của công ty phân tích, đồng thời cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu đồng để kiếm được 1 đồng lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu của công ty.  

Nếu hệ số P/E cao, nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.

Tỷ số giá thị trường và giá sổ sách (P/B hoặc M/B – Market Price/Book-value)  

M/B = Giá thị trường cổ phiếu (P)

Giá trị sổ sách của cổ phiếu (Book–value)

Page 16: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202 123

Tỷ số này thường xuyên được các nhà đầu tư theo dõi trên thị trường tỷ số này phản ánh mối quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của cổ phiếu theo dõi. 

Giá trị sổ sách

(Book-value) =

Vốn chủ sở hữu

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Tỷ số M/B thể hiện lợi nhuận mà một đồng tiền thực tạo sẽ phải gánh cho M/B đồng kỳ vọng. Nếu M/B lớn hơn 1, có nghĩa là thị trường đánh giá cao hơn giá trị hiện tại của cổ phiếu và ngược lại. Tỷ số này càng cao càng tốt đối với cổ phiếu của doanh nghiệp, phản ánh sự kỳ vọng của thị trường vào cổ phiếu càng cao. Tỷ số này thấp sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của công ty. 

Lợi nhuận cổ phiếu so với giá thị trường

Tỷ số này được xem xét ngược với tỷ số giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phiếu, là chỉ số đo lường lợi nhuận chuyển cho nhà đầu tư trên mỗi cổ phần.

Tỷ lệ lợi nhuận so với giá thị trường

= Thu nhập mỗi cổ phiếu

x 100% Giá thị trường mỗi cổ phiếu

Tỷ số này cho biết 1 đồng giá trị thị trường mỗi cổ phiếu mà nhà đầu tư trả sẽ nhận được bao nhiêu đồng thu nhập trên mỗi cổ phiếu.

Ví dụ: Khả năng sinh lời của công ty Dược Hậu Giang

Chỉ tiêu N – 2 N – 1 N

ROA 18,95% 18,03% 13,62%

ROE 42,28% 51,08% 19,69%

EAT/Doanh thu 10,00% 10,03% 10,11%

4.5. Bài tập tình huống

Phân tích tài chính của công ty Dược Hậu Giang (DHG), biết các thông tin tài chính thông qua các báo cáo tài chính như sau:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ngày 31/12/hàng năm

Đơn vị: triệu đồng

TT Nội dung N – 2 N – 1 N I TÀI SẢN NGẮN HẠN 227,761 329,551 673,787 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 35,466 35,002 129,951 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 51,955 3 Các khoản phải thu 75,876 166,440 257,382 4 Hàng tồn kho 113,322 121,354 230,279 5 Tài sản ngắn hạn khác 3,097 6,755 4,220 II TÀI SẢN DÀI HẠN 64,496 153,296 268,422 1 Các khoản phải thu dài hạn 435 200 114 2 Tài sản cố định 56,993 148,141 228,782 - Tài sản cố định hữu hình 46,332 81,119 111,295 - Tài sản cố định vô định 9,016 62,047 105,273 - Tài sản cố định thuê tài chính - Chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang 1,644 4,975 12,214 3 Bất động sản đầu tư 4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 122 1,609 38,225 5 Tài sản dài hạn khác III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 292,257 482,847 942,209

Page 17: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

124 TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202

TT Nội dung N – 2 N – 1 N

IV NỢ PHẢI TRẢ 161,290 312,406 290,631

1 Nợ ngắn hạn 130,013 291,128 289,818

2 Nợ dài hạn 31,277 21,278 813

V NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 130,967 170,441 651,578

1 Vốn chủ sở hữu 130,653 161,305 635,749

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu 80,000 80,000 200,000

- Thặng dư vốn cổ phần 378,761

- Cổ phiếu ngân quỹ

- Chênh lệch đánh giá lại tài sản

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái

- Các quỹ 12,597 65,392 55,769

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 38,056 16,913 1,219

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 314 9,136 15,829

- Quỹ khen thưởng, phúc lợi 314 9,136 15,829

- Nguồn kinh phí

- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

VI TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 292,257 482,847 942,209

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Chỉ tiêu N – 2 N – 1 N

1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 554,031 868,192 1,269,280

2 Giá vốn hàng bán 299,403 402,747 600,778

3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 254,627 465,445 668,502

4 Chi phí bán hàng 155,062 311,953 469,323

5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 39,787 55,881 59,819

6 Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp 59,778 97,611 139,360

7 Doanh thu hoạt động tài chính 406 514 5,789

8 Chi phí tài chính 5,683 11,214 17,290

Trong đó: chi phí lãi vay 5,471 10,704 15,394

9 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (5,277) (10,700) (11,501)

10 Thu nhập khác 1,187 1,406 1,351

11 Chi phí khác 308 1,257 897

12 Lợi nhuận khác 878 149 454

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 55,378 87,060 128,312

14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - -

15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - -

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 55,378 87,060 128,312

Page 18: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202 125

Áp dụng phương pháp Dupont, thực hiện phân tích tài chính của công ty Dược Hậu Giang.

Gợi ý: Số liệu về các tỷ số tài chính áp dụng trong phân tích Dupont.

Chỉ tiêu N – 2 N – 1 N

LNST/DT 10,00% 10,03% 10,11%

DT/Tổng TS 1,9 1,8 1,35

LNST/Tổng TS 18,95% 18,03% 13,62%

Tổng TS/VCSH 2,24 2,99 1,48

LNST/VCSH 42,28% 51,08% 19,69%

Page 19: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

126 TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202

Tóm lược cuối bài

Khái niệm và ý nghĩa phân tích tài chính.

Mục tiêu của phân tích tài chính là khác nhau đối với từng chủ thể khác nhau: đối với các nhà quản trị doanh nghiệp; đối với chủ nợ (những người cho vay); đối với các nhà đầu tư (cổ đông và các nhà đầu tư khác).

Quy trình phân tích: thu thập thông tin (từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp); xử lý thông tin; dự báo và ra quyết định. 

Phương pháp phân tích tài chính: so sánh (so sánh theo thời gian, so sánh chéo theo thời điểm, phân tích kết hợp); phân tích quy mô; tách đoạn (Dupont).

Nội dung phân tích tài chính, gồm:  

Phân tích các nhóm tỷ số tài chính.

Phân tích cơ cấu: Đối với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh.

Phân tích Dupont: Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty.

Nhóm tỷ số khả năng hoạt động.

Nhóm tỷ số khả năng thanh toán.

Nhóm tỷ số khả năng cân đối vốn.

Nhóm tỷ số khả năng sinh lời.

Page 20: BÀI 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata2.neu.topica.vn/TXNHTC02/Giao trinh/05_NEU_TXNHTC02... · 2016. 5. 30. · quan, dự đoán và những trực giác trong kinh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

TXNHTC02_Bai4_v1.0014112202 127

Câu hỏi ôn tập

1. Mục tiêu phân tích tài chính đối với chủ doanh nghiệp, chủ nợ, nhà đầu tư, nhà quản lý... khác nhau như thế nào?

2. Trình bày các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp?

3. Trình bày ưu, nhược điểm của các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp?

4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm những vấn đề gì?

5. Nhận xét về thực tế phân tích tài chính các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?

6. Nhận xét về thông tin và nguồn thu thập thông tin trong phân tích tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?

7. Đối với nhà phân tích tài chính doanh nghiệp, nguồn thông tin nào đáng tin cậy nhất để sử dụng phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp? Tại sao?

8. Cho biết ý nghĩa các tỷ số tài chính trong phân tích tài chính doanh nghiệp?

9. Các chủ thể khác nhau (chủ doanh nghiệp, chủ nợ, nhà đầu tư, nhà quản lý...) quan tâm tới các nhóm tỷ số phân tích tài chính như thế nào?

10. So sánh sự giống nhau và khác nhau trong nội dung phân tích tài chính của doanh nghiệp và của ngân hàng thương mại.