bhaddanta dhammarakkhita bhikkhu ệu … › noidung › thuvien › pdf › ...bhaddanta...

639

Upload: others

Post on 28-May-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,
Page 2: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU

dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita

tại Nay Pyi Taw, Myanmar. Ngày 19-3-2011

(Rằm tháng 2 P.L.2554)

Page 3: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

NỀN-TẢNG-PHẬT-GIÁO

QUYỂN I

TAM-BẢO

Dhammapaṇṇākāra

Món Quà Pháp

Mục lục

Page 4: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Thành Kính Tri Ân

Tất cả chúng con được biết Phật-giáo Nguyên-thuỷ Theravāda là nhờ ơn Ngài Sơ Tổ Hộ-Tông cùng với chư Trưởng-lão khác đã dày công đem Phật-giáo Nguyên- thuỷ Theravāda về truyền bá trên đất nước Việt-Nam thân yêu này.

Tất cả chúng con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Ngài Sơ Tổ Hộ-Tông cùng quý Ngài Trưởng-lão với tấm lòng chân thành tôn kính và tri ân sâu sắc của tất cả chúng con.

Page 5: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

PHẬT-GIÁO NGUYÊN-THUỶ

THERAVĀDA

PHẬT-LỊCH 2562

NỀN-TẢNG-PHẬT-GIÁO

(MŪLABUDDHASĀSANA)

QUYỂN I

tam-baûo

(RATANATTAYA)

(Tái bản lần thứ ba có sửa và bổ sung)

TỲ-KHƯU HỘ-PHÁP

(DHAMMARAKKHITA BHIKKHU)

(AGGAMAHĀPAṆḌITA)

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO - 2019

Page 6: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Lời Nói Đầu

(Tái bản lần thứ ba, có sửa và bổ sung)

Tái bản lần thứ ba “Quyển I Tam-Bảo” có sửa và bổ sung, sắp xếp phần nội dung, để giúp cho độc giả dễ hiểu.

Tam-Bảo là đề tài rộng lớn bao gồm tất cả giáo pháp của Đức-Phật. Bần sư đã cố gắng sưu tầm gom nhặt từ các nguồn tài liệu đem trình bày trong quyển Tam-Bảo này, giúp cho độc giả hiểu biết một phần cơ bản trong Phật-giáo.

Tuy bần sư đã cố gắng hết sức mình tái bản quyển Tam-Bảo lần này cho được hoàn thiện, nhưng vì khả năng có hạn, nên cũng chỉ thực hiện được bấy nhiêu thôi! Bần sư tin chắc rằng:

“Soạn phẩm này vẫn còn nhiều chỗ sơ suất, thậm chí còn có chỗ sai nữa, ngoài khả năng hiểu biết của bần sư. Kính mong các bậc thiện-trí có tâm từ chỉ giáo, góp ý chân tình.

Kính xin quý vị xem soạn phẩm này như là của chung mà mỗi người trong chúng ta ai cũng có bổn phận đóng góp, để cho soạn phẩm này được hoàn hảo, hầu mong đem lại sự lợi ích chung, sự tiến hoá, sự an-lạc cho phần đông.”

Bần sư chân thành biết ơn quý vị.

PL. 2562 / DL. 2019 Rừng Núi Viên Không

Xã Tóc Tiên, Huyện Tân Thành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tỳ-Khưu Hộ-Pháp

(Dhammarakkhita Bhikkhu) (Aggamahāpaṇḍita)

Page 7: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn ấy, Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Paṇāmagāthā

Tilokekagaruṃ Buddhaṃ, pāyāsibhayahiṃsakaṃ. Āyunopariyosānaṃ, gacchāmi saraṇaṃ ahaṃ.

Ādimajjhantakalyāṇam, Buddhassa dhammamosadhaṃ. Nibbānapariyosānaṃ, gacchāmi saraṇaṃ ahaṃ.

Tassa sāvakasaṃghañca, puññakkhettaṃ anuttaraṃ. Arahattapriyosānaṃ, gacchāmi saraṇaṃ ahaṃ.

Buddhaṃ Dhammañca Saṃghañca, abhivandiya sādaraṃ. Mūlabuddhasāsanan’ ti, Ayaṃ gantho mayā kato.

Page 8: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kệ Đảnh Lễ Tam-Bảo

Đức-Thế-Tôn cao thượng nhất tam-giới, Dắt dẫn chúng-sinh thoát khỏi tai họa, Nguyện suốt đời con xin quy-y Phật, Mong chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.

Pháp của Ngài như linh dược nhiệm mầu, Hoàn hảo ở phần đầu giữa và cuối, Nguyện suốt đời con xin quy-y Pháp, Mong được chứng ngộ Niết-bàn thoát khổ.

Tăng bậc Thánh thanh-văn đệ-tử-Phật, Là phước điền cao thượng của chúng-sinh, Nguyện suốt đời con xin quy-y Tăng, Mong được chứng đắc Thánh A-ra-hán.

Đức-Phật Đức-Pháp Đức-Tăng cao thượng, Con hết lòng thành kính lạy Tam-bảo, Rồi gom nhặt biên soạn tập sách nhỏ, Soạn phẩm này gọi “Nền-Tảng-Phật-Giáo”.

Page 9: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn ấy, Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

NỀN-TẢNG-PHẬT-GIÁO

(MŪLABUDDHASĀSANA)

QUYỂN I

TAM-BẢO

(RATANATTAYA)

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ-Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu)

(Aggamahāpaṇḍita)

Lời Nói Đầu

Bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo là một bộ sách gồm có 9

chương chia ra làm 10 quyển. Mỗi chương được khái quát như sau:

1- Chương I: Ba Ngôi Cao Cả (Tiyagga)

- Đức-Phật (Buddha). - Đức-Pháp (Dhamma). - Đức-Tăng (Saṃgha).

2- Chương II: Tam-Bảo (Ratanattaya)

- Đức-Phật-bảo (Buddharatana). - Đức-Pháp-bảo (Dhammaratana). - Đức-Tăng-bảo (Saṃgharatana)

Page 10: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

TAM-BẢO 2

3- Chương III: Ân-Đức Tam-Bảo (Ratanattayaguṇa)

- Ân-Đức Phật-bảo (Buddhaguṇa). - Ân-Đức Pháp-bảo (Dhammaguṇa). - Ân-Đức Tăng-bảo (Saṃghaguṇa).

4- Chương IV: Quy-Y Tam-Bảo (Tisaraṇa)

- Quy-y Phật-bảo (Buddhasaraṇa). - Quy-y Pháp-bảo (Dhammasaraṇa). - Quy-y Tăng-bảo (Saṃghasaraṇa).

5- Chương V: Pháp-Hành-Giới (Sīlācāra)

- Giới của người tại gia cư-sĩ (Gahaṭṭhasīla). - Giới của bậc xuất-gia tu-sĩ (Pabbajitasīla).

6- Chương VI: Nghiệp Và Quả Của Nghiệp (Kamma-kammaphala) - Bốn loại nghiệp (Kammacatuka). - Bất-thiện-nghiệp (Akusalakamma). - Quả của bất-thiện-nghiệp (Akusalavipāka).

- Thiện-nghiệp (Kusalakamma). - Quả của thiện-nghiệp (Kusalavipāka).

7- Chương VII: Phước-Thiện (Puñña-Kusala)

- 10 nhân phát sinh phước-thiện (Puññakriyāvatthu).

8- Chương VIII: Pháp-Hạnh Ba-La-Mật (Pāramī)

- 30 pháp-hạnh ba-la-mật (Tiṃsapāramī).

9- Chương IX: Pháp-Hành-Thiền (Bhāvanā)

- Pháp-hành thiền-định (Samathabhāvanā). - Pháp-hành thiền-tuệ (Vipassanābhāvanā).

9 chương chia ra làm 10 quyển như sau:

1- Quyển I: Tam-Bảo (Ratanattaya) gồm có 2 chương là chương I và chương II.

Page 11: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

LỜI NÓI ĐẦU 3

2- Quyển II: Quy-Y Tam-Bảo (Tiaraṇa) gồm có 2 chương là chương III và chương IV.

3- Quyển III: Pháp-Hành-Giới (Sīlācāra) có 1 chương là chương V.

4- Quyển IV: Nghiệp Và Quả Của Nghiệp (Kamma- kammaphala) có 1 chương là chương VI.

5- Quyển V: Phước-Thiện (Puñña-Kusala) có 1 chương là chương VII.

6- Quyển VI: Pháp-Hạnh Ba-La-Mật (Pāramī) 1.

7- Quyển VII: Pháp-Hạnh Ba-La-Mật (Pāramī) 2.

8- Quyển VIII: Pháp-Hạnh Ba-La-Mật (Pāramī) 3.

Quyển VI, Quyển VII, Quyển VIII: Pháp-Hạnh Ba-La- Mật (Pāramī) 1, 2, 3 thuộc về chương VIII.

9- Quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định (Samāthabhāvanā)

10- Quyển X: Pháp-Hành Thiền-Tuệ (Vipassanābhāvanā)

Quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định và Quyển X: Pháp-Hành Thiền-Tuệ thuộc về chương IX.

Như vậy, bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo gồm có 9 chương chia ra thành 10 quyển.

Bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo gồm có 9 chương được trình bày theo thứ tự trước sau như sau:

1- Chương I: Ba Ngôi Cao Cả (Tiyagga)

Phật-giáo có 3 ngôi cao cả thật xứng đáng tôn kính là:

- Đức-Phật (Buddha) từ khi bắt đầu cho đến kết thúc. - Đức-Pháp (Dhamma) từ khi bắt đầu cho đến kết thúc. - Đức-Tăng (Saṃgha) từ khi bắt đầu cho đến kết thúc.

Page 12: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

TAM-BẢO 4

2- Chương II: Tam-Bảo (Ratanattaya)

- Đức-Phật có 5 đức-tính quý báu cao thượng nên gọi là Đức-Phật-bảo (Buddharatana).

- Đức-Pháp có 5 đức-tính quý báu cao thượng nên gọi là Đức-Pháp-bảo (Dhammaratana).

- Đức-Tăng có 5 đức-tính quý báu cao thượng nên gọi là Đức-Tăng-bảo (Saṃgharatana).

3- Chương III: Ân-Đức Tam-Bảo (Ratanattayaguṇa)

- Đức-Phật có 9 ân-đức nên gọi là ân-đức Phật-bảo (Buddhaguṇa).

- Đức-Pháp có 6 ân-đức nên gọi là ân-đức Pháp-bảo (Dhammaguṇa).

- Đức-Tăng có 9 ân-đức nên gọi là ân-đức Tăng-bảo (Saṃghaguṇa).

4- Chương IV: Quy-Y Tam-Bảo (Tisaraṇa)

Người nào có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, tha thiết muốn trở thành hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng, người ấy kính xin làm lễ thọ phép quy-y Tam-bảo:

- Quy-y Phật-bảo (Buddhasaraṇa), - Quy-y Pháp-bảo (Dhammasaraṇa), - Quy-y Tăng-bảo (Saṃghasaraṇa).

5- Chương V: Pháp-Hành-Giới (Sīlācāra)

Các hàng thanh-văn biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi thì giữ gìn giới của mình được trong sạch trọn vẹn, giữ gìn giới là giữ gìn phẩm-hạnh cao quý của hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng.

- Đối với hàng tại gia là cận-sự-nam (upāsaka) hoặc cận-sự-nữ (upāsikā) cần phải giữ gìn giới của mình cho

Page 13: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

LỜI NÓI ĐẦU 5

được trong sạch trọn vẹn, đó là giới của người tại gia cư-sĩ (Gahaṭṭhasīla).

- Đối với hàng xuất-gia là tỳ-khưu, sa-di, tu-nữ cần phải giữ gìn giới của mình cho được trong sạch trọn vẹn, đó là giới của bậc xuất-gia tu-sĩ (Pabbajitasīla).

6- Chương VI: Nghiệp Và Quả Của Nghiệp (Kamma-kammaphala)

Các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, giữ gìn giới của mình cho được trong sạch trọn vẹn, cần phải có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp.

Các hàng thanh-văn phải nên học hỏi hiểu rõ:

- Bốn loại nghiệp (Kammacatuka). - Bất-thiện-nghiệp (Akusalakamma). - Quả của bất-thiện-nghiệp (Akusalavipāka). - Thiện-nghiệp (Kusalakamma). - Quả của thiện-nghiệp (Kusalavipāka).

7- Chương VII: Phước-Thiện (Puñña-kusala)

- 10 nhân phát sinh phước-thiện (Puññakriyāvatthu).

Các thanh-văn đệ-tử tin nghiệp và quả của nghiệp của mình, nên lựa chọn tạo 10 phước-thiện để trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao (tihetuka-ukkaṭṭha- kusalakamma) để cho quả tái-sinh kiếp sau trở thành hạng người tam-nhân (tihetukapuggala).

8- Chương VIII: Pháp-Hạnh Ba-La-Mật (Pāramī)

- 30 pháp-hạnh ba-la-mật (Tiṃsapāramī).

* Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cần phải tạo đầy đủ 30 pháp-hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung, 10 pháp-hạnh ba-la-

Page 14: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

TAM-BẢO 6

mật bậc thượng, mới trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị trong toàn cõi-giới chúng-sinh.

* Để trở thành Đức-Phật Độc-Giác, Đức-Bồ-tát Độc-Giác cần phải tạo đầy đủ 20 pháp-hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung, mới trở thành Đức-Phật Độc-Giác. Đức-Phật Độc-Giác có thể có nhiều Vị trong cùng một thời-kỳ.

* Để trở thành bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, bậc Thánh Đại-thanh-văn đệ-tử, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử hạng thường, chư vị Bồ-tát thanh-văn đệ-tử ấy đều cần phải tạo đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ theo mỗi ngôi vị của mình.

Đến thời-kỳ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy xuất hiện trên thế gian, chư vị Bồ-tát thanh-văn đệ-tử ấy đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành 4 bậc Thánh-nhân là bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán là bậc Thánh thanh-văn đệ-tử Đức-Phật, tùy theo năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ: tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi ngôi vị đúng như ý nguyện trong tiền-kiếp quá-khứ của mỗi vị.

Trong chương VIII: Pháp-Hạnh Ba-La-Mật của bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo chỉ lựa chọn 30 tích tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama tiêu biểu thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật mà thôi, được chia ra làm 3 quyển:

* Trong quyển VI: Pháp-hạnh ba-la-mật (Pāramī) 1, trình bày 3 pháp-hạnh ba-la-mật là pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật, pháp-hạnh giữ-giới ba-la-mật, pháp-hạnh

Page 15: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

LỜI NÓI ĐẦU 7

xuất-gia ba-la-mật. Mỗi pháp-hạnh ba-la-mật có 3 bậc, mỗi bậc được lựa chọn 1 tích tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama tiêu biểu thực-hành pháp-hạnh ba-la-mật mỗi bậc ấy, cho nên, 3 pháp-hạnh ba-la-mật gồm có 9 tích.

* Trong quyển VII: Pháp-hạnh ba-la-mật (Pāramī) 2, trình bày 1 pháp-hạnh trí-tuệ ba-la-mật có 3 bậc, mỗi bậc được lựa chọn 1 tích tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama tiêu biểu thực-hành pháp-hạnh ba-la-mật bậc ấy, cho nên, có 3 tích.

* Trong quyển VIII: Pháp-hạnh ba-la-mật (Pāramī) 3, trình bày 6 pháp-hạnh ba-la-mật là pháp-hạnh tinh-tấn ba-la-mật, pháp-hạnh nhẫn-nại ba-la-mật, pháp-hạnh chân-thật ba-la-mật, pháp-hạnh phát-nguyện ba-la-mật, pháp-hạnh tâm-từ ba-la-mật, pháp-hạnh tâm-xả ba-la-mật. Mỗi pháp-hạnh ba-la-mật có 3 bậc, mỗi bậc được lựa chọn 1 tích tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama tiêu biểu thực-hành pháp-hạnh ba-la-mật mỗi bậc ấy, cho nên, 6 pháp-hạnh ba-la-mật gồm có 18 tích.

9- Chương IX: Pháp-Hành-Thiền (Bhāvanā)

Pháp-hành thiền có 2 pháp-hành là:

- Pháp-hành thiền-định (Samathabhāvanā).

- Pháp-hành thiền-tuệ (Vipassanābhāvanā).

* Hành-giả là hạng người tam-nhân thực-hành pháp-hành thiền-định, có khả năng dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc thiền vô-sắc-giới, 5 phép thần-thông thế gian, tùy theo khả năng của mỗi vị hành-giả.

- Sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên.

- Vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong 4 bậc thiền vô-sắc-

Page 16: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

TAM-BẢO 8

giới thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.

Thật ra, nếu hành-giả nào là hạng phàm-nhân có khả năng chứng đắc các bậc thiền thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết, thì chỉ có thiện-nghiệp trong bậc thiền thiện-tâm nào cao cuối cùng, mới có quyền ưu tiên cho quả tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời tương xứng với bậc thiền quả-tâm ấy mà thôi.

Các bậc thiền thiện-tâm bậc thấp còn lại đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không còn có cơ hội cho quả được nữa.

Pháp-hành thiền-định có trong Phật-giáo và có ngoài Phật-giáo.

* Hành-giả là hạng người tam-nhân thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc như sau:

- Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

- Chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.

- Chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Bất-lai.

- Chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

* Sau khi bậc Thánh Nhập-lưu chết, không còn tái-sinh trong cõi ác-giới, chỉ có đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-dục-giới nhiều nhất 7 không nữa mà thôi. Đến kiếp thứ 7 chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới.

Page 17: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

LỜI NÓI ĐẦU 9

* Sau khi bậc Thánh Nhất-lai chết, đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi người hoặc cõi trời dục-giới chỉ có 1 kiếp nữa mà thôi. Trong kiếp ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới.

* Sau khi bậc Thánh Bất-lai chết, không còn tái-sinh trong cõi dục-giới, chỉ có sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên. Bậc Thánh Bất-lai chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới.

* Sau khi bậc Thánh A-ra-hán chết đó là tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới.

Pháp-hành thiền-tuệ chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo.

Như vậy, 9 chương của bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo được trình bày theo thứ tự trước sau, mà chương trước làm nền tảng hỗ trợ cho chương sau, cho nên, chương 9 cuối cùng là cứu cánh Niết-bàn của tất cả mọi hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.

Quyển I: Tam-Bảo (Ratanattaya)

Quyển I: Tam-Bảo (Ratanattaya) gồm có chương I và chương II.

Chương I: Ba Ngôi Cao Cả (Tiyagga)

- Đức-Phật (Buddha) từ khi bắt đầu cho đến kết thúc.

- Đức-Pháp (Dhamma) từ khi bắt đầu cho đến kết thúc.

- Đức-Tăng (Saṃgha) từ khi bắt đầu cho đến kết thúc.

Page 18: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

TAM-BẢO 10

Đức-Phật (Buddha) đó là Đức-Phật Gotama.

Đức-Phật Gotama thuộc về hạng Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt (trí-tuệ có năng lực hơn cả đức-tin và tinh-tấn).

Để trở thành Đức-Phật Gotama, chư Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama đã thực-hành đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật trải qua ba thời-kỳ:

- Thời-kỳ đầu: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác phát nguyện trong tâm, có ý nguyện muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác để tế độ cứu vớt chúng-sinh thoát khỏi biển-khổ luân-hồi, rồi thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật suốt 7 a-tăng-kỳ.

- Thời-kỳ giữa: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác phát nguyện ra bằng lời nói, để cho chúng-sinh nghe hiểu được ý nguyện của Đức-Bồ-tát muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, rồi tiếp tục thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật suốt 9 a-tăng-kỳ.

Dù Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt đã thực-hành bồi bổ các pháp-hạnh ba-la-mật suốt hai thời-kỳ gồm 16 a-tăng-kỳ vẫn còn là Đức-Bồ-tát bất-định (aniyatabodhisatta) nghĩa là Đức-Bồ-tát có thể thay đổi ý nguyện của mình được.

Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt vẫn giữ nguyên ý nguyện tiếp tục thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật thì đến thời-kỳ cuối.

- Thời-kỳ cuối: Đức-Bồ-Tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt là Đạo-sĩ Sumedha chứng đắc các bậc thiền, chứng đắc ngũ thông (lokiya abhiññā) là tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, được Đức-Phật Dīpaṅkara đầu tiên thọ ký, xác định thời gian còn lại 4 a-tăng-kỳ và 100

Page 19: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

LỜI NÓI ĐẦU 11

ngàn đại-kiếp trái đất nữa, Đức-Bồ-Tát Đạo-sĩ Sumedha chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Sau khi Đức-Bồ-Tát Đạo-sĩ Sumedha được Đức-Phật Dīpaṅkara đầu tiên thọ ký, bắt đầu từ kiếp Đức-Bồ-Tát Đạo-sĩ Sumedha tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama trở thành Đức-Bồ-Tát cố-định (niyatabodhisatta) trải qua vô số kiếp tiếp tục cố gắng tinh-tấn không ngừng thực-hành bồi bổ cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật suốt trong khoảng thời gian 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Như vậy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt tạo 30 pháp-hạnh ba-la-mật suốt ba thời-kỳ gồm có 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, đó là khoảng thời gian bằng nửa (½) khoảng thời gian của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt, và bằng một phần tư (¼) khoảng thời gian của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt.

Đến kiếp chót, kiếp Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha đản sinh vào ngày rằm tháng tư (âm lịch), tại khu rừng Lumbinī; năm 29 tuổi, Đức-vua Bồ-tát Siddhattha xuất gia vào ngày rằm tháng 6 (âm-lịch); năm 35 tuổi, vào ngày rằm tháng tư (âm-lịch), Đức-Bồ-Tát Siddhattha ngự đến ngồi dưới cội cây Đại-Bồ-đề (1) tại khu rừng Uruvelā, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên, không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đặc biệt diệt được mọi tiền-khiên-tật (vāsanā), trở thành bậc 1 Cây Đại-Bồ-đề (vốn là cây Assattha) tại khu rừng Uruvelā đồng sinh với Đức-Bồ-tát Siddhattha tại khu rừng Lumbhinī, tròn đúng 35 năm.

Page 20: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

TAM-BẢO 12

Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Đức-Phật Gotama thuyết pháp tế độ chúng-sinh suốt 45 năm, đến ngày rằm tháng tư (âm-lịch), Đức-Phật Gotama đã tịch diệt Niết-bàn tại khu rừng Kusinārā, tròn đúng 80 tuổi, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Vấn: Đức-Phật Gotama đã tịch diệt Niết-bàn rồi. Vậy tất cả các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật nương nhờ nơi Đức-Phật bằng cách nào?

Đáp: Trước khi tịch diệt Niết-bàn, Đức-Phật gọi Ngài Trưởng-lão Ānanda mà dạy rằng:

“Yo vo Ānanda! mayā dhammo ca vinayo ca desito paññatto, so vo mamaccayena satthā (1)…”

- Này Ānanda! Chánh-pháp nào mà Như-Lai đã thuyết giảng, luật nào mà Như-Lai đã chế định, sau khi Như-Lai đã tịch diệt Niết-bàn rồi, chánh-pháp ấy, luật ấy là Vị Tôn-Sư của các con.

Trong Chú-giải bài kinh Mahāparinibbānasutta giảng giải rằng:

* Dhammo: Chánh-pháp đó là toàn bộ Tạng Kinh Pāḷi và Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi.

* Vinayo: Luật đó là toàn bộ Tạng Luật Pāḷi.

Giáo-pháp mà Đức-Phật đã thuyết giảng suốt 45 năm, kể từ khi trở thành Đức-Phật Gotama cho đến lúc tịch diệt Niết-bàn, được kết tập lại thành bộ Tam-tạng gồm có 84.000 pháp môn như sau: 1 Dīghanikāya, MahāvaggaPāḷi, Kinh Mahāparinibbānasutta.

Page 21: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

LỜI NÓI ĐẦU 13

- Tạng Luật Pāḷi (Vinayapiṭakapāḷi) gồm có 21.000 pháp-môn.

- Tạng Kinh Pāḷi (Suttantapiṭakapāḷi) gồm có 21.000 pháp-môn.

- Tạng Vi-Diệu-Pháp Pāḷi (Abhidhammapiṭakapāḷi) gồm có 42.000 pháp-môn.

Đức-Phật giảng giải rằng:

“Iti imāni caturāsīti dhammakkhandhasahassāni tiṭṭhanti, ahaṃ ekova parinibbāyāmi. Ahañca kho pana dāni ekakova ovadāmi anusāsāmi, mayi parinibbute imāni caturāsīti dhammakkhandhasahassāni tumhe ovadissanti anusāsissanti…(1)”

“Như vậy, 84.000 pháp môn này tồn tại, chỉ có một mình Như-Lai tịch diệt Niết-bàn. Thật ra, hiện nay chỉ có một mình Như-Lai giáo huấn các con, theo dạy dỗ các con, khi Như-Lai tịch diệt Niết-bàn rồi, thì có 84.000 pháp-môn là Vị Tôn-Sư sẽ giáo-huấn các con, theo dạy dỗ các con…”

Qua đoạn Chú-giải Pāḷi mà chính Đức-Phật đã giảng giải cho các hàng thanh-văn đệ-tử hiểu biết rằng:

Sau khi Đức-Phật đã tịch diệt Niết-bàn rồi, không phải không còn Vị Tôn-Sư, mà thật ra, 84.000 pháp-môn ấy chính là Vị Tôn-Sư giáo huấn các hàng thanh-văn đệ-tử, theo dạy dỗ các hàng thanh-văn đệ-tử…

Đức-Pháp đó là toàn lời giáo-huấn của Đức-Phật Gotama gồm có 3 pháp chính là:

- Pháp-học Phật-giáo (Pariyattisāsana).

- Pháp-hành Phật-giáo (Paṭipattisāsana).

- Pháp-thành Phật-giáo (Paṭivedhasāsana). 1 Dī. Mahāvaggaṭṭhakathā, Tathāgatapacchimavācāvaṇṇanā.

Page 22: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

TAM-BẢO 14

- Pháp-học Phật-giáo là gồm toàn lời giáo huấn của Đức-Phật Gotama kể từ khi trở thành Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama, vào ngày rằm tháng tư âm lịch tại khu rừng Uruvelā. Đức- Phật thuyết pháp tế độ chúng-sinh có duyên lành nên tế độ suốt 45 năm, cho đến ngày rằm tháng tư, trước khi Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn tại khu rừng Kusinārā.

Toàn lời giáo huấn của Đức-Phật suốt 45 năm được kết tập thành Tam-Tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi), hoặc ngũ- bộ Pāḷi (pañcanikāyapāḷi), hoặc cửu-phần Pāḷi (navaṅga-pāḷi), hoặc 84.000 pháp-môn Pāḷi (dhammakkhandha-pāḷi) được chư Đại-Trưởng-lão giữ gìn, duy trì trải qua 6 kỳ kết tập Tam-Tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi.

- Pháp-hành Phật-Giáo có nhiều loại pháp-hành, trong đó có ba pháp-hành chính là:

* Pháp-hành-giới là pháp-hành mà hành-giả có tác-ý đồng sinh với đại-thiện-tâm giữ gìn thân và khẩu tránh xa mọi thân ác-nghiệp, khẩu ác-nghiệp, để thành tựu thân thiện-nghiệp, khẩu thiện-nghiệp, giữ gìn giới của mình cho được trong sạch trọn vẹn để làm nền tảng cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ.

* Pháp-hành thiền-định là pháp-hành mà hành-giả thực-hành dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới, …

* Pháp-hành thiền-tuệ là pháp-hành mà hành-giả thực-hành dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, …

- Pháp-thành Phật-giáo là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả và Niết-bàn là quả của pháp-hành thiền-tuệ.

Page 23: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

LỜI NÓI ĐẦU 15

Pháp-học Phật-giáo, pháp-hành Phật-giáo, pháp- thành Phật-giáo thuộc về danh-pháp, không phải sắc- pháp, được giữ gìn, duy trì tồn tại do nhờ trí-tuệ của các hàng thanh-văn đệ-tử.

Sau khi Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn rồi, từ đó, trí-tuệ của các hàng thanh-văn đệ-tử càng ngày càng giảm dần theo thời gian. Do đó, Phật-giáo cũng bị mai một, bị suy thoái dần dần theo thời gian tuổi thọ Phật- giáo 5.000 năm.

Trước tiên, Pháp-thành Phật-giáo bị mai một, bị suy đồi dần theo thời gian tuổi thọ Phật-giáo 5.000 năm, đồng thời pháp-hành Phật-giáo và pháp-học Phật-giáo cũng bị mai một, bị suy đồi dần theo thời gian tuổi thọ Phật-giáo 5.000 năm ấy.

Đức-Tăng đó là chư tỳ-khưu-Tăng, bậc thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian vào ngày rằm tháng 4 (âm lịch), 2 tháng sau, vào ngày rằm tháng 6 (âm lịch), Đức-Phật Gotama thuyết-giảng bài kinh Chuyển-pháp-luân (Dhammacakkappavattanasutta) lần đầu tiên tế độ nhóm 5 tỳ-khưu có Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña trưởng nhóm, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma, Ngài Assaji.

Sau khi nghe Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Chuyển- pháp-luân xong, Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña là vị đầu tiên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, nên Ngài Đại-Trưởng-lão có tên là Aññāsikoṇḍañña (nghĩa là Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế rồi).

Page 24: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

TAM-BẢO 16

Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña kính xin Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu.

Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña là tỳ-khưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama. Ngay khi ấy, Tam-Bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo đồng thời xuất hiện trên thế gian.

Sau đó, chư tỳ-khưu Thánh-Tăng của Đức-Phật Gotama là bậc Thánh A-ra-hán, bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Nhập-lưu và chư tỳ-khưu phàm-Tăng càng ngày càng đông.

Đức-Phật Gotama thuyết-pháp tế độ chúng-sinh suốt 45 năm, trước khi tịch diệt Niết-bàn, Ngài Trưởng-lão Subhadda là vị tỳ-khưu cũng là bậc Thánh A-ra-hán đệ-tử cuối cùng của Đức-Phật Gotama.

Sau khi Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn, thời gian về sau Phật-giáo càng ngày càng bị mai một, bị tiêu hoại, bị suy thoái theo tuần tự thời gian tuổi thọ của Phật-giáo 5.000 năm, đồng thời tỳ-khưu-Tăng cũng bị suy thoái tuần tự theo thời gian ấy, cho đến khi không còn Tăng tướng tỳ-khưu nữa.

Thời gian sau 5.000 năm, giáo-pháp của Đức-Phật Gotama hoàn toàn bị mai một, bị tiêu hoại, bị suy đồi trong cõi người này, bởi vì không còn hàng thanh-văn đệ-tử biết đến Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng nữa.

Chương thứ nhì: Tam-Bảo (Ratanattaya)

- Đức-Phật-bảo (Buddharatana) - Đức-Pháp-bảo (Dhammaratana) - Đức-Tăng-bảo (Saṃgharatana)

Trong chương thứ nhì này giảng giải về:

Page 25: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

LỜI NÓI ĐẦU 17

* Đức-Phật có 5 đức tính quý báu và cao thượng nên được gọi là Đức-Phật-bảo.

* Đức-Pháp có 5 đức tính quý báu và cao thượng nên được gọi là Đức-Pháp-bảo.

* Đức-Tăng có 5 đức tính quý báu và cao thượng nên được gọi là Đức-Tăng-bảo.

Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo thật là hiếm có, rất hy hữu, vô cùng cao quý nhất trong tam-giới.

Thật vậy, trong cõi người, cõi long-cung, các cõi trời dục-giới, các cõi trời sắc-giới có nhiều thứ báu vật quý giá, nhưng chắc chắn các thứ báu vật dù quý giá đến đâu cũng không thể sánh với Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo được.

Cho nên, trong kiếp hiện-tại, những chúng-sinh nào là hạng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama, được quy y nương nhờ nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo trong tâm, những chúng-sinh ấy chắc chắn không phải là hạng chúng-sinh tầm thường bởi vì, tiền-kiếp của những chúng-sinh ấy chắc chắn đã từng tạo những phước-duyên trong chư Phật quá-khứ hoặc chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật quá-khứ, đã từng tạo các pháp-hạnh ba-la-mật được lưu trữ ở trong tâm từ nhiều đời nhiều kiếp trong quá-khứ, nên nay kiếp hiện-tại này những chúng-sinh ấy mới có duyên lành trở thành thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

Những hạng thanh-văn đệ-tử ấy có cơ hội tăng trưởng mọi thiện-pháp từ dục-giới thiện-pháp, sắc-giới thiện-pháp, vô-sắc-giới thiện-pháp, cho đến siêu-tam-giới thiện-pháp, tuỳ theo năng lực của các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ, theo

Page 26: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

TAM-BẢO 18

hạnh nguyện của mỗi chúng-sinh ấy, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp vị-lai.

Thời-Kỳ Phật-Giáo Hưng Thịnh

Vào thời kỳ Đức-vua Asoka lên ngôi khoảng 218 năm, sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn. Đức-vua là một Đấng Minh-quân trị vì cõi Nam-thiện-bộ-châu, cũng là một cận-sự-nam có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, có nhiệt tâm hết lòng phụng sự Tam-bảo. Đức-vua đã truyền lệnh xây cất 84.000 ngôi chùa tháp trên khắp cõi Nam-thiện-bộ-châu, để cúng dường Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo.

Thời-kỳ ấy, Phật-giáo được phát triển mạnh, chư tỳ- khưu-Tăng, chư tỳ-khưu-ni-Tăng rất đông.

Đức-vua Asoka không chỉ là một đại-thí-chủ (mahā-dāyaka), mà còn là một thân-quyến kế-thừa của Phật-giáo (dāyādo sāsanassa) nữa, bởi vì, Đức-vua đã cho phép Thái-tử Mahinda và Công-chúa Saṃghamittā xuất gia trở thành tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni trong Phật-giáo.

Đức-vua Asoka không những hộ độ chư Đại-đức tỳ- khưu-Tăng để quý Ngài phát triển Phật-giáo trong nước, mà còn hộ độ, gởi các phái đoàn chư Đại-đức tỳ-khưu- Tăng đi truyền bá Phật-giáo sang các nước lân cận.

Phật-lịch năm 236 (sau Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn), Đức-vua Asoka gởi phái đoàn chư Đại-đức tỳ-khưu- Tăng do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahindatthera(1) làm trưởng đoàn cùng với bốn vị Trưởng-lão khác, đi sang đảo quốc Srilankā để truyền bá Phật-giáo.

1 Ngài vốn là Thái-tử của Đức-vua Asoka, nay Ngài là Bậc Thánh A-ra-hán.

Page 27: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

LỜI NÓI ĐẦU 19

Và một phái đoàn chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng do Ngài Đại-Trưởng-lão Soṇatthera và Ngài Đại-Trưởng-lão Uttaratthera đi sang vùng Suvaṇṇabhūmi (vùng đất vàng) nay là nước Indonesia, nước Myanmar (Miến Điện, nước Thái-Lan, nước Lào, nước Campuchia… để truyền bá Phật-giáo.

Về sau, Đức-vua Asoka cũng gởi một phái đoàn chư Đại-đức tỳ-khưu-ni-Tăng do Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Saṃghamittā(1) làm trưởng đoàn đi sang đảo quốc Srilankā, để làm lễ xuất gia thọ tỳ-khưu-ni cho các cận- sự-nữ trên đảo quốc này.

Từ đó, chư tỳ-khưu-ni-Tăng cũng được phát triển, cho đến thời kỳ kết tập Tam-Tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ tư vào năm 450, sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn tại đảo quốc Srilankā.

Theo bản dịch Theragāthā và Therīgāthā bằng tiếng Myanmar (Miến), phần lời nói đầu, đoạn tỳ-khưu-ni bắt đầu và kết thúc(2), chư Trưởng-lão nhận định rằng:

“Trong thời-kỳ kết tập Tam-Tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ tư tại đảo quốc Srilankā vào năm 450 sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn, chư tỳ-khưu-ni-tăng vẫn còn; nhưng 500 năm sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn, chư tỳ-khưu-ni-tăng không còn nữa.”

Như vậy, chư tỳ-khưu-ni-Tăng đã bị mai một trước, chỉ còn lại chư tỳ-khưu-Tăng tồn tại trên các nước Tích Lan (Srilankā), nước Miến Điện (Myanmar), nước Thái-Lan, nước Lào, nước Campuchia, v.v...

1 Ngài vốn là Công-chúa của Đức-vua Asoka, nay Ngài là Bậc Thánh nữ A-ra-hán. 2 Bộ Theragāthā và Therīgāthā bằng tiếng Myanmar (Miến), phần lời nói đầu

Page 28: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

TAM-BẢO 20

Ngày nay, Phật-giáo được truyền bá rộng đến nhiều nước trên thế giới. Chư tỳ-khưu-Tăng vẫn còn giữ gìn, duy trì theo truyền thống từ thời-kỳ Đức-Phật, nhưng trong thời vị-lai, Phật-giáo dần dần bị mai một, bị suy thoái theo tuổi thọ của Phật-giáo 5.000 năm.

Đức-Tăng diễn tiến theo thời gian được phát triển, rồi cũng diễn tiến theo thời gian bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn. Phật-giáo cũng bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn trong cõi người này.

Như vậy, Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo là ba ngôi cao cả nhất trong tam-giới.

* Đức-Phật là Bậc đầu tiên chứng ngộ chân-lý tứ

Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác cao thượng độc nhất vô nhị trong toàn cõi-giới chúng-sinh. Đức-Phật thuyết-pháp giáo huấn tế độ chúng-sinh có duyên lành nên tế độ cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, cũng chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Đức-Phật là con người, có thân người nên có già, có bệnh, Ngài thuyết-pháp tế độ chúng-sinh suốt 45 năm.

Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn tròn đúng 80 tuổi, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Đức-Pháp là giáo-pháp của Đức-Phật gồm có

Pháp-học Phật-giáo lời giáo huấn của Đức-Phật được ghi chép trong Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi và 9 pháp siêu-tam-giới đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn cao thượng. Các hàng thanh-văn đệ-tử của

Page 29: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

LỜI NÓI ĐẦU 21

Đức-Phật Gotama là bậc Thánh-nhân đã có khả năng chứng đắc 9 pháp siêu-tam-giới, và giữ gìn duy trì được Pháp-học Phật-giáo. Còn hạng phàm-nhân chỉ có khả năng giữ gìn duy trì được Pháp-học Phật-giáo mà thôi.

Theo thời gian 5.000 năm tuổi thọ của Phật-giáo, các thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, trí-tuệ càng ngày càng suy giảm, nên không có khả năng chứng đắc pháp siêu-tam-giới và cũng không có khả năng giữ gìn duy trì trọn vẹn được Pháp-học Phật-giáo.

* Đức-Tăng là chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-

Phật gồm có 4 đôi là 8 bậc Thánh:

- Nhập-lưu Thánh-đạo - Nhập-lưu Thánh-quả. - Nhất-lai Thánh-đạo - Nhất-lai Thánh-quả. - Bất-lai Thánh-đạo - Bất-lai Thánh-quả. - A-ra-hán Thánh-đạo - A-ra-hán Thánh-quả.

4 bậc Thánh-nhân là bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán.

Theo thời gian 5.000 năm tuổi thọ của Phật-giáo, các thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, tuần tự trí-tuệ suy giảm, nên không có khả năng trở thành bậc Thánh A-ra-hán, xuống dần bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh Nhất-lai, cuối cùng không có khả năng trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, chỉ còn hạng phàm-nhân mà thôi.

Tuổi thọ của Phật-giáo đến 5.000 năm, không còn ai biết đến Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng nữa. Cho nên, Phật-giáo hoàn toàn bị mai một, bị suy đồi trong cõi người này.

Quyển sách “Tam-Bảo” này được trình bày về Đức- Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng, Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-

Page 30: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

TAM-BẢO 22

bảo, Đức-Tăng-bảo từ khi bắt đầu theo diễn tiến thời gian cho đến khi kết thúc Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng.

Trong quyển sách “Tam-Bảo” này, bần sư đã cố gắng hết sức mình để sưu tầm, gom nhặt từ các nguồn tài liệu có liên quan đến Tam-bảo, từ bộ Tam-Tạng Pāḷi các bộ Chú-giải Pāḷi, và từ các nguồn tài liệu khác… chỉ được bấy nhiêu thôi!

Tuy bần sư cố gắng hết mình giảng giải để giúp cho độc giả tìm hiểu rõ về Tam-bảo, song vì khả năng có hạn, nên chắc chắn không tránh khỏi những điều sơ sót, thậm chí còn có chỗ sai ngoài khả năng hiểu biết của bần sư.

Để lần sau tái bản được hoàn thiện hơn, kính mong chư bậc thiện trí có tâm từ chỉ giáo, góp ý chân tình.

Kính xin quý vị xem soạn phẩm này như là của chung, mà mỗi người trong chúng ta, ai cũng có bổn phận đóng góp xây dựng, để cho soạn phẩm này được hoàn hảo, hầu mong đem lại sự lợi ích chung, sự tiến hóa, sự an-lạc cho phần đông chúng ta.

Bần sư kính cẩn đón nhận những lời đóng góp phê bình xây dựng ấy của chư bậc thiện-trí, và kính xin quý Ngài ghi nhận nơi đây lòng chân thành biết ơn sâu sắc của bần sư.

Quyển sách “Tam-Bảo” tái bản lần thứ ba có sửa và bổ sung, được hoàn thành do nhờ có nhiều người giúp đỡ như là Dhammavara Sāmaṇera xem lại quyển Tam-Bảo cũ, Dhammanandā upāsikā đã tận tâm xem kỹ lại lần nữa, dàn trang, làm thành quyển sách, lo ấn hành và đã được Nhà xuất bản Tôn giáo cho phép tái bản ấn hành.

Bần sư vô cùng hoan hỷ và biết ơn tất cả quý vị.

Page 31: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

LỜI NÓI ĐẦU 23

Nhân dịp này, con là Dhammarakkhita Bhikkhu (tỳ-khưu Hộ-Pháp) thành kính dâng phần pháp thí thanh cao này đến Ngài Đại-Trưởng-lão Hộ-Tông, Vaṃsa-rakkhitamahāthera là sư phụ của con, đồng thời đến Ngài Đại-Trưởng-lão Thiện-Luật, Ngài Đại-Trưởng-lão Bửu-Chơn, Ngài Đại-Trưởng-lão Giới-Nghiêm, Ngài Trưởng-lão Hộ-Giác (chùa Từ-Quang), Ngài Trưởng-lão Hộ-Nhẫn (chùa Thiền-Lâm, Huế) cùng chư Đại-Trưởng-lão, chư Đại-đức khác đã dày công đem Phật-giáo Nguyên-thủy (Theravāda) về truyền bá trên quê hương Việt Nam thân yêu, và xin kính dâng phần phước-thiện thanh cao này đến chư Đại-Trưởng-lão ở nước Thái-Lan, nước Miến-Điện (Myanmar), đã có công dạy dỗ con về pháp-học và pháp-hành.

Con kính mong quý Ngài hoan hỷ. Idaṃ no ñātinaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo.

Phước-thiện pháp-thí thanh cao này, xin hồi hướng đến tất cả bà con thân quyến của chúng con, từ kiếp hiện-tại cho đến vô lượng kiếp trong quá-khứ, cầu mong quý vị hoan hỷ nhận phần phước-thiện thanh cao này để thoát khỏi cảnh khổ, được an-lạc lâu dài.

Imaṃ puññābhāgaṃ mātāpitu-ācariya-ñāti- mittānañ ceva sesasabbasattānañca dema, sabbepi te puññapattiṃ laddhāna sukhitā hontu, dukkhā muccantu sabbattha.

Chúng con thành tâm hồi hướng, chia phần phước-thiện pháp-thí thanh cao này đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, thân quyến, bạn hữu cùng tất cả chúng-sinh từ cõi địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh, nhân-loại, chư-thiên trong các cõi trời dục-giới, chư phạm-thiên trong

Page 32: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

TAM-BẢO 24

các cõi trời sắc-giới, ... Xin tất cả quý vị hoan hỷ nhận phần phước-thiện pháp-thí thanh cao này, cầu mong quý vị thoát mọi cảnh khổ, hưởng được mọi sự an-lạc lâu dài trong khắp mọi nơi.

Idaṃ me dhammadānaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu.

Phước-thiện pháp-thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não trầm-luân, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Nếu mỗi người trong chúng con chưa diệt tận được mọi phiền-não trầm-luân, chưa giải thoát khổ sinh, vẫn còn tử sinh luân-hồi, thì do năng lực phước-thiện pháp-thí thanh cao này ngăn cản mọi ác-nghiệp không có cơ hội cho quả tái-sinh trong bốn cõi ác-giới: địa-ngục, a-su-ra, ngạ quỷ, súc-sinh; và cũng do năng lực phước-thiện thanh cao này chỉ hỗ trợ đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh trong cõi thiện-giới: cõi người, các cõi trời dục-giới… mà thôi.

Được sinh kiếp nào, mỗi người trong chúng con đều là người có chánh-kiến, có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có duyên lành được gần gũi thân cận với bậc thiện-trí, lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí, có đức-tin trong sạch nơi bậc thiện-trí, cố gắng tinh-tấn thực-hành theo lời giáo huấn của bậc thiện-trí, không ngừng tạo mọi pháp-hạnh ba-la-mật cho sớm được đầy đủ trọn vẹn, để mong sớm chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, mong chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, mong diệt tận mọi phiền-não trầm-luân, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Page 33: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

LỜI NÓI ĐẦU 25

Trong kiếp tử sinh luân-hồi, mỗi khi chúng con được nghe tin lành Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng ngự nơi nào, dù gần dù xa, chúng con liền phát sinh đại-thiện-tâm hỷ lạc, có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng, quyết tâm tìm đến nơi ấy, để hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, hoặc chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp, cố gắng tinh-tấn thực-hành theo chánh-pháp của Đức-Phật, để mong chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não, mọi tham-ái, trở thành bậc Thánh A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Nay, chúng con hết lòng thành kính quy-y Tam-bảo: Quy-y nơi Đức-Phật-bảo, quy-y nơi Đức-Pháp-bảo, quy-y nơi Đức-Tăng-bảo, và thành tâm hộ trì Tam-bảo cho đến trọn đời, trọn kiếp.

Do nhờ năng lực phước-thiện thanh cao này, cầu mong cho mỗi người chúng con luôn luôn có duyên lành, tạo được thiện nhân sâu sắc trong Phật-giáo.

Do nhờ năng lực phước-thiện pháp-thí thanh cao này theo hỗ trợ, nhắc nhở cho mỗi người chúng con trong mỗi kiếp, dù cho được thành tựu quả-báu ở cõi người (manussasampatti) hưởng được mọi sự an-lạc đầy đủ trong cõi người như thế nào, cũng không đắm say trong cõi người; hoặc dù cho được thành tựu quả-báu ở cõi trời (devasampatti) hưởng được mọi an-lạc đầy đủ trong cõi trời như thế nào, cũng không đắm say trong cõi trời.

Thật ra, mục đích cứu cánh cao cả của mỗi chúng con chỉ có cầu mong sớm thành tựu quả-báu chứng ngộ Niết-bàn (Nibbānasampatti) mà thôi, để mong giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Page 34: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

TAM-BẢO 26

Icchitaṃ patthitaṃ amhaṃ,

khippameva samijjhatu.

Điều mong ước, ý nguyện của chúng con

Cầu mong sớm được thành tựu như ý.

PL. 2562 / DL. 2019

Rừng Núi Viên Không Xã Tóc Tiên, Huyện Tân Thành

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tỳ-khưu Hộ-Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu)

(Aggamahāpaṇḍita)

* Chú ý: Cách đọc chữ Pāḷi trong phần phụ lục

Page 35: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

MỤC LỤC

KỆ LỄ BÁI TAM BẢO

LỜI NÓI ĐẦU

MỤC LỤC

CHƯƠNG I

BA NGÔI CAO CẢ

Ba Ngôi Cao Cả.........................................................................1

- Đức-Phật (Buddha)..................................................................2 - Đức-Pháp (Dhamma) ..............................................................2 - Đức-Tăng (Saṃgha) ................................................................3 - Bậc Thánh-nhân (Ariyapuggala) có 4 bậc ...........................3

Ý nghĩa Buddha .........................................................................5 - 10 Pháp-hạnh ba-la-mật .........................................................6

1. ĐỨC-PHẬT CHÁNH-ĐẲNG-GIÁC ........................................7 - Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu việt như thế nào ?..............8 - Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu việt như thế nào ? ..........11 - Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu việt như thế nào ? .........13

ĐỨC-PHẬT GOTAMA ...........................................................16 - Tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama......................................17 - 24 Đức-Phật thọ ký theo tuần tự.......................................19 1- Đức-Phật Dīpaṅkara ......................................................19 2- Đức-Phật Koṇḍañña........................................................21 3- Đức-Phật Maṅgala .........................................................22 4- Đức-Phật Sumana ..........................................................23 5- Đức-Phật Revata ............................................................24 6- Đức-Phật Sobhita ...........................................................25 7- Đức-Phật Anomadassī ...................................................25 8- Đức-Phật Paduma ..........................................................26 9- Đức-Phật Nārada............................................................27 10- Đức-Phật Padumuttara.................................................27 11- Đức-Phật Sumedha ......................................................28 12- Đức-Phật Sujāta ...........................................................29

Page 36: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

TAM-BẢO 2

13- Đức-Phật Piyadassī ......................................................29 14- Đức-Phật Atthadassī ....................................................30 15- Đức-Phật Dhammadassī ..............................................31 16- Đức-Phật Siddhattha ....................................................31 17- Đức-Phật Tissa .............................................................32 18- Đức-Phật Phussa ..........................................................33 19- Đức-Phật Vipassī .........................................................33 20- Đức-Phật Sikhī .............................................................34 21- Đức-Phật Vessabhū......................................................34 22- Đức-Phật Kakusandha .................................................35 23- Đức-Phật Koṇāgamana ................................................36 24- Đức-Phật Kassapa........................................................37 3

- Xác định thời gian trở thành Đức-Phật .............................37

- Kiếp Đức-Bồ-tát được 24 Đức-Phật thọ ký....................38

- 9 Kiếp tỳ-khưu được thọ ký ..........................................39

- 5 Kiếp đạo sĩ được thọ ký.................................................40 - 5 Kiếp người tại gia được thọ ký......................................41 - 2 Kiếp Long vương được thọ ký ......................................42 - 1 Kiếp Đức-vua-trời Sakka được thọ ký..........................42 - 1 Kiếp Thống tướng Yakka được thọ ký .........................42 - 1 Kiếp Sư tử chúa được thọ ký.........................................42 - Tên gọi kiếp trái đất (Kappa) ............................................43

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Sumedha - Bậc đại trí ...44 - Nguyện ước của Đức-Bồ-tát Sumedha..............................48 - Đức-Bồ-tát Sumedha được thọ ký.....................................49 - Đức-Bồ-tát Sumedha có tâm đại bi ...................................51 - Thời gian hoàn thành 30 Pháp-hạnh ba-la-mật .................52 - Pháp-hạnh ba-la-mật có cứu cánh Niết-bàn ......................53 - Thực-hành 30 Pháp-hạnh ba-la-mật ..................................56 - 10 Pháp-hạnh Ba-la-mật .................................................57

Thỉnh Đức-Bồ-tát giáng thế................................................60 - Suy xét 5 điều trước khi tái-sinh.........................................61 1- Đức-Bồ-tát suy xét thời kỳ tuổi thọ con người ..............62 2- Đức-Bồ-tát suy xét các châu đến tái-sinh.......................63 3- Đức-Bồ-tát suy xét xứ sở đến tái-sinh............................63 4- Đức-Bồ-tát suy xét dòng họ nơi tái-sinh ........................63 5 - Đức-Bồ-tát suy xét mẫu hậu và tuổi thọ của bà ............64

Đức-Bồ-tát tái-sinh đầu thai làm người..............................65 - Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī thấy mộng lành ......65

Page 37: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

MỤC LỤC 3

- Quân sư Bà-la-môn đoán mộng..........................................67 - Oai lực kiếp chót của Đức-Bồ-tát .......................................67

Đức-Bồ-tát đản sinh.............................................................68 - Chư-thiên, chư Phạm-thiên tụ hội .......................................69 - Đức-Bồ-tát truyền dạy lời tối quan trọng đầu tiên ..............72 - 7 người và vật đồng sinh với Đức-Bồ-tát ............................72 - Đầu thai sinh làm người có 4 hạng người ...........................73 - Tích vị Đạo-sĩ Kāḷadevila ....................................................75 - Đạo-sĩ Kāḷadevila mỉm cười và khóc ..................................77 - Lễ đặt tên Đức-Bồ-tát thái-tử...............................................78

32 Tướng tốt của Đức-Bồ-tát kiếp chót ..........................80 - 32 Tướng tốt của bậc Đại-nhân ........................................82 - Đại-thiện-nghiệp cho quả 32 tướng tốt................................84 - Nhận xét về nghiệp và quả của nghiệp..............................114

80 Tướng tốt phụ của Đức-Bồ-tát kiếp chót ......................116

- Phật mẫu Mahāmāyādevī quy thiên ...............................120 - Tuyển chọn nhũ mẫu ......................................................121

Cuộc đời Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha .....................121 - Nguyên nhân Đức-Bồ-tát đi xuất gia .............................122 - Đức-Bồ-tát Siddhattha đi xuất gia ..................................124 - Đức-Bồ-tát thọ giáo pháp-hành thiền-định....................126 - Đức-Bồ-tát hành pháp-hành khổ-hạnh (Dukkaracariyā)..129 - Đức-Bồ-tát từ bỏ pháp-hành khổ-hạnh..........................130 - Đức-Bồ-tát thọ nhận cơm sữa bò của nàng Sujātā..........134 - Ngôi bồ đoàn quý báu phát sinh .......................................136 - Ngôi bồ đoàn toàn thắng Ác-ma-thiên .............................138

Đức-Bồ-tát Siddhattha chứng đắc Tam-Minh ...............141 - Tam-Minh (Tevijja).........................................................141 1- Tiền-kiếp-minh (pubbenivāsānussatiñāṇa) ...................141 2- Thiên-nhãn-minh (dibbacakkhuñāṇa) ...........................142 3- Trầm-luân-tận-minh (āsavakkhayañāṇa).......................143 - Phật ngôn đầu tiên của Đức-Phật Gotama.........................148 - Đức-Phật an hưởng pháp vị giải thoát Niết-bàn................149 - Cúng dường vật thực đầu tiên lên Đức-Phật ....................151 - Đức-Phật suy tư về pháp Siêu-tam-giới .........................153 - Đại-Phạm-thiên thỉnh Đức-Phật thuyết pháp .................154

Chuyển-Pháp-Luân đầu tiên ...............................................159 - Đức-Phật thuyết Kinh Chuyển-Pháp-Luân .......................160

Page 38: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

TAM-BẢO 4

- Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña..........................162 - Ngày Lịch sử trọng đại trong Phật-giáo .........................165

45 Hạ (Vassa) Của Đức-Phật Gotama ............................166 - Hạ đầu tiên.........................................................................167 - Hạ thứ nhì ..........................................................................169 - Hạ thứ ba và thứ tư............................................................169 - Hạ thứ năm ........................................................................169 - Hạ thứ sáu..........................................................................170 - Hạ thứ bảy .........................................................................172 - Hạ thứ tám.........................................................................172 - Hạ thứ chín ........................................................................172 - Hạ thứ mười .....................................................................172 - Hạ thứ mười một ..............................................................173 - Hạ thứ mười hai ................................................................173 - Hạ thứ mười ba..................................................................174 - Hạ thứ mười bốn ...............................................................176 - Hạ thứ mười lăm ...............................................................177 - Hạ thứ mười sáu ................................................................177 - Hạ thứ mười bảy ...............................................................177 - Hạ thứ mười tám và mười chín.........................................177 - Hạ thứ hai mươi ................................................................177 - Ngài Trưởng-lão Ānanda làm thị giả thường trực .........179 - 4 đặc ân khước từ ............................................................179 - 4 đặc ân khẩn khoản........................................................180 - Hạ thứ hai mươi mốt đến hạ thứ bốn mươi bốn...............182 - Hạ thứ bốn mươi lăm ........................................................183

Những ngày tháng cuối cùng của Đức-Phật .................185 - Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta tịch diệt Niết-bàn ........186 - Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna tịch diệt Niết-bàn ..189 - Ác-ma-thiên thỉnh Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn ............192 - Chánh-pháp, 37 Pháp chứng đắc Thánh-đạo.................194 - Từ kinh-thành Vesālī đến khu rừng Kusinārā ...............197 - Đức-Thế-Tôn thọ thực món Sūkuramaddava................198 - Đức-Thế-Tôn tịch diệt Niết-bàn tại Kusinārā ...............203 - Cúng dường Đức-Thế-Tôn............................................203 - Ngài Trưởng-lão Ānanda khóc......................................204 - Lý do Đức-Thế-Tôn tịch diệt Niết-Bàn tại Kusinārā ....206 - Đêm cuối cùng của Đức-Thế-Tôn.................................207 - Pháp và Luật là vị Tôn-Sư.............................................210

Page 39: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

MỤC LỤC 5

- Lời giáo huấn cuối cùng của Đức-Phật .........................212 - Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn..............................................213

Kiếp đầu tiên và kiếp chót Của Đức-Phật Gotama .....216 - Đức-Bồ-tát kiếp đầu tiên của Đức-Phật Gotama...........216 - Đức-Bồ-tát kiếp chót của Đức-Phật Gotama.................217 - Cuộc đời của Đức-Bồ-tát thái-tử Siđhattha...................218

Nghiệp và quả nghiệp của Đức-Phật Gotama ..............219 - Đại-thiện-nghiệp ba-la-mật hỗ trợ cho quả ..................220 - Ác nghiệp cũ của Đức-Phật Gotama ............................221 - Đức-Bồ-tát hành khổ hạnh suốt 6 năm trường .............221 - Đức-Phật bị nàng Ciñcāmāṇavikā vu khống................224 - Đức-Phật thắng nàng Ciñcāmāṇavikā ..........................229 - Đức-Phật bị vu khống do nữ tu-sĩ ngoại đạo Sundarī ..232 - Đức-Phật và chư tỳ-khưu bị vu khống giết nữ tu-sĩ Sundarī để giấu tội lỗi (Abbhakkhāna)....235 - Đức-Phật bị lửa phỏng da bàn chân .............................239 - Tuyển chọn nhóm xạ thủ bắn Đức-Phật .......................239 - Đức-Phật bị mảnh đá đụng nơi ngón chân cái..............240 - Do nguyên nhân nào Tỳ-khưu Devadatta gây oan trái với Đức-Phật Gotama ?......242 - Đức-Phật bị voi Nāḷāgiri rượt đuổi...............................247 - Đức-Phật bị mảnh đá đụng ngón chân cái làm bầm máu (Sakalikāvedha)......................249 - Đức-Phật bị mổ vết bầm bằng dao (Satthaccheda) ......250 - Đức-Phật bị bệnh đau đầu (Sīsadukkha) ......................251 - Đức-Phật độ cơm gạo đỏ (Yavakhādana).....................252 - Đức-Phật bị bệnh đau lưng (Piṭṭhidukkha)...................255 - Đức-Phật bị bệnh đại tiện ra máu (Atisāra)..................257 - Đức-Phật khát nước......................................................258

Đức-Phật Với Cội Đại-Bồ-Đề ...........................................260 - Tích tiền-kiếp Kaliṅgabodhijātaka ................................260 - Cung nghinh cây Đại-Bồ-Đề sang đảo quốc Srilankā...267 - Tượng Đức-Phật (Buddharūpa) ......................................268

Biểu Tượng Của Phật-Giáo ..............................................269 - Cây Đại-Bồ-Đề của Đức-Phật Gotama .........................269 - Cây Đại-Bồ-Đề tại rừng núi Viên Không......................270 - Tượng Đức-Phật là một biểu tượng của Phật-giáo........273 - Tượng Đức-Phật theo mỹ thuật của mỗi dân tộc...........273

Page 40: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

TAM-BẢO 6

- Lễ bái cúng dường Tượng Đức-Phật như thế nào? .......274

2. ĐỨC-PHẬT ĐỘC-GIÁC (Paccekabuddha) ........................ 276

3. BẬC THÁNH THANH-VĂN-GIÁC (Sāvakabuddha) ...........278 - Bậc Thánh Thanh-văn-giác có 3 hạng...........................279 1- Bậc Thánh Tối-thượng Thanh-văn-giác (Aggasāvaka)..279 2- Bậc Thánh Đại-thanh-văn-giác (Mahāsāvaka)..........281 3- Bậc Thánh Thanh-văn-giác hạng thường (Pakatisāvaka).......282

ĐỨC-PHÁP (Dhamma)......................................................284

- Chuyển-Pháp-Luân đầu tiên..........................................284

Bài kinh Chuyển-Pháp-Luân ........................................285 - Ý nghĩa kệ khai kinh Chuyển-Pháp-Luân ...................285 - Ý nghĩa bài kinh Chuyển-Pháp-Luân.........................285 - 2 Pháp thấp hèn (Dve antā) .......................................286 - Pháp-Hành Trung-đạo (Majjhimapaṭipadā) ..............286

Tứ Thánh-Đế ..................................................................287 1. Khổ-Thánh-đế (Dukkha ariyasacca)...........................287 2. Nhân sinh Khổ-Thánh-đế (Dukkhasamudaya ariyasacca) .........287 3. Diệt Khổ-Thánh-đế (Dukkhasamudaya ariyasacca) ...288 4. Pháp-Hành dẫn đến Diệt Khổ-Thánh-đế ...................288 - Tam-tuệ-luân trong Tứ Thánh-đế .................................288 1. Tam-tuệ-luân trong Khổ-Thánh-đế............................288 2. Tam-tuệ-luân trong Nhân sinh Khổ-Thánh-đế ..........290 3. Tam-tuệ-luân trong Diệt Khổ-Thánh-đế....................291 4. Tam-tuệ-luân trong Pháp-hành Diệt Khổ-Thánh-đế .....292 - Vai trò quan trọng của Tam-tuệ-luân ...........................294 - Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế................295 - Toàn thể chư-thiên, Phạm-thiên tán dương, ca tụng.....295 - Ngài Trưởng-lão Koṇḍañna có tên Aññasikoṇḍañña ...296 - Ngài Trưởng-lão Aññasikoṇḍañña xin thọ tỳ-khưu ...297

Tam-Bảo trọn vẹn xuất hiện trên thế gian........................299

- Tìm hiểu bài kinh Chuyển-Pháp-Luân ........................301 - Hai pháp cực đoan thuộc 2 biên kiến ............................301 - Tóm lược tứ Thánh-đế...................................................302 - Tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế ...................................305

Page 41: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

MỤC LỤC 7

- Thực-hành pháp-hành Thiền-tuệ ...................................307 1. 4 Trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế ..................................307 - Phân biệt bát-chánh-đạo Tam-giới và Siêu-tam-giới .................315 2. 4 Trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế...................321 3. 4 Trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế ..323

Quan hệ nhân quả của tam-tuệ-luân ..................................325 - Từ quả đến nhân, từ nhân đến quả ..............................325 - Bảng tóm tắt tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế .............326 - Tam-tuệ-luân của 4 bậc Thánh-nhân...........................327 - Tính chất 4 phận sự trong tứ Thánh-đế ..........................328 - Vai trò 4 trí-tuệ-hành và 4 trí-tuệ-thành .........................331 - Tứ Thánh-đế trong giáo-pháp của Đức-Phật..................332 1. Khổ-Thánh-đế: Ngũ-uẩn chấp thủ ...............................332 - Pháp điên-đảo (vipallāsa) có 3 loại..........................333 2. Nhân sinh Khổ-Thánh-đế: Tham-ái.............................334 3. Diệt Khổ-Thánh-đế: Niết-bàn......................................336 4. Pháp-hành dẫn đến Diệt Khổ-Thánh-đế: Pháp-hành bát-chánh-đạo ...............337 - Nhân quả liên quan của tứ Thánh-đế..............................338 - Pháp-hành trong Phật-giáo .............................................339

Kinh Trạng-thái-vô-ngã .................................................342 - Ý nghĩa kệ khai kinh Trạng-thái-vô-ngã .......................342 - Ý nghĩa bài kinh Trạng-thái-vô-ngã..............................343 - Ngũ-uẩn là vô-ngã ........................................................343 - Ngũ-uẩn có 3 trạng-thái-chung.....................................346 - Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp thủ ngũ-uẩn....................349 - Nhóm 5 tỳ-khưu trở thành bậc Thánh A-ra-hán.............352 - Giải thích danh từ trong bài kinh Trạng-thái-vô-ngã ..........353 - Ý nghĩa danh từ Anattā..................................................353 - Ý nghĩa danh từ Attā .....................................................354

Chúng-sinh trong tam-giới...............................................357 - Ngũ-uẩn (Pañcakkhandha) ............................................358 - Những ví dụ về ngũ-uẩn................................................364

Pháp Vô-ngã (Anattā) .......................................................366 - Pháp vô-ngã là những pháp nào?...................................367 - Tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sắc-pháp .......................368 - Tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi danh-pháp.....................369

Page 42: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

TAM-BẢO 8

- Chấp ngã có 3 loại .........................................................370 - Chấp ngã - không chấp ngã ...........................................372

Phật-Giáo (Buddhasāsana) .............................................375 - Pháp-học Phật-giáo.........................................................375 - Pháp-vị-giải-thoát (Vimuttirasa) ....................................377 - Phân loại toàn giáo-pháp của Đức-Phật .........................378 - Phật ngôn (Buddhavacana)............................................378 - Phật ngôn đầu tiên là gì? ..............................................378 - Phật ngôn cuối cùng là gì? ...........................................379 - Phật ngôn thời-kỳ giữa là gì? .......................................380 - Pháp và Luật (Dhammavinaya) ...................................380

- Tam-Tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) ................................382 1- Tạng Luật Pāḷi (Vinayapiṭakapāḷi) có 5 Bộ............382 - Tạng Luật Pāḷi có 3 đặc tính đặc biệt ....................383 - Tỳ-khưu giới.......................................................386 - Tỳ-khưu-ni giới ..................................................387 - Phạm giới āpatti..................................................388 - Phạm giới āpatti có 7 loại chia làm 2 loại chính ....388 - Quả báu của sự giữ gìn giới.....................................389 - Quả báu của việc học Tạng Luật .............................390

2- Tạng Kinh Pāḷi (Suttantapiṭakapāḷi) có 5 Bộ..........390 - Tạng Kinh Pāḷi có 3 đặc tính đặc biệt ...................391

3- Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi (Abhidhamma) có 7 Bộ ...393 - Tạng Vi-diệu-pháp có 3 đặc tính đặc biệt .............395 - Quả báu của sự học Tam-Tạng Pāḷi ...........................398

Ngũ-Bộ Pāḷi (Pañcanikāyapāḷi) ..................................399 1- Trường-bộ-kinh Pāḷi là gì? ........................................399 2- Trung-bộ-kinh Pāḷi là gì? ..........................................400 3- Đồng-loại-bộ-kinh Pāḷi là gì? ....................................400 4- Chi-bộ-kinh Pāḷi là gì? ..............................................401 5- Tiểu-bộ-kinh Pāḷi là gì?.............................................401

Cửu-Phần (Navaṅga) ...................................................402 - 84.000 Pháp Môn (Dhammakkhandha).......................403 - Phương pháp đếm pháp môn trong Tam-Tạng Pāḷi ......404

Duy Trì Pháp-học Phật-giáo ............................................405

* Kết tập Tam-Tạng Pāḷi...................................................406 - Kỳ kết tập Tam-Tạng Pāḷi lần thứ nhất ........................406 - Phân chia phận sự duy trì Tam-Tạng Pāḷi, Ngũ-bộ ....407

Page 43: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

MỤC LỤC 9

- Kết tập Tam-Tạng Pāḷi lần thứ nhì ...............................409 - Kết tập Tam-Tạng Pāḷi lần thứ ba ................................411 - Kết tập Tam-Tạng Pāḷi lần thứ tư.................................413 - Kết tập Tam-Tạng Pāḷi Pāḷi lần thứ năm......................417 - Kết tập Tam-Tạng Pāḷi Lần thứ sáu .............................418

- Thi Tam-Tạng Pāḷi ........................................................421 - Học Tam-Tạng Pāḷi qua các thời kỳ............................425 - Cúng dường Đức-Pháp-Bảo ........................................427

Tipiṭaka - Aṭṭhakathā - Ṭīkā - Anuṭīkā .........................429 - Tipiṭakapāḷi ........................................................................429 - Aṭṭhakathāpāḷi (Chú-giải Pāḷi).......................................432 - Ṭīkāpāḷi (Phụ-chú-giải) - Anuṭīkāpāḷi (Phụ-theo-chú-giải).436

1-Pháp-học Phật-giáo (Pariyattisāsana) .......................439 - Tam-Tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) là gì? ..............................439 - Chú-giải Pāḷi (Aṭṭhakathāpāḷi) là gì?...............................440 - Phụ-chú-giải và Phụ-theo-chú-giải là gì?........................441

2- Pháp-hành Phật-giáo (Paṭipattisāsana)....................443 - Pháp-hành Phật-giáo là gì? ...........................................443 1- Pháp-hành giới là gì?.................................................444 2- Pháp-hành thiền-định là gì?.......................................445 - 5 Bậc thiền sắc-giới ...................................................445 - 4 Bậc thiền sắc-giới ...................................................446 - 4 Bậc thiền vô-sắc-giới..............................................447 - 5 Phép thần-thông tam-giới .......................................448 3- Pháp-hành thiền-tuệ là gì? .............................................449

3- Pháp-Thành Phật-giáo (Paṭivedhasāsana) ...............452 - Pháp-thành Phật-giáo là gì?...........................................452 - Sự liên quan giữa pháp-học, pháp-hành, pháp-thành ....453

Phật-Giáo suy thoái (Sāsana antaradhāna)...................453 - Pháp-thành Phật-giáo suy đồi như thế nào? ....................455 - Pháp-hành Phật-giáo bị suy thoái như thế nào? ..............457 - Pháp-học Phật-giáo bị suy thoái như thế nào? ................459

ĐỨC-TĂNG (Saṃgha) .....................................................465 - Thế nào gọi là Chư Thánh-Tăng?....................................465 - Bậc Thánh-Tăng có 4 đôi ...............................................465 - 4 Bậc Thánh-nhân (Ariyapuggala) .................................466 - Quả báu của bậc Thánh-nhân .........................................468

Page 44: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

TAM-BẢO 10

1- Quả báu của bậc Thánh Nhập-lưu ...............................468 - Bậc Thánh Nhập-lưu có 3 hạng..................................468 - Bậc Thánh Nhập-lưu đặc biệt tái sinh hơn 7 kiếp .....469 2- Quả báu của bậc Thánh Nhất-lai .................................470 3- Quả báu của bậc Thánh Bất-lai ...................................470 - Bậc Thánh Bất-lai có 5 hạng ......................................471 4- Quả báu của bậc Thánh A-ra-hán................................472 - Bậc Thánh A-ra-hán có nhiều hạng............................472 - Bậc Thánh Thanh-văn-giác ............................................473 1- Vị Thánh Tối-thượng Thanh-văn-giác như thế nào?..474 2- Vị Thánh Đại-thanh-văn-giác như thế nào? ...............476 - 80 Vị Thánh Đại-thanh-văn-giác................................477 - 40 Vị Thánh A-ra-hán bên phải Đức-Phật ...............477 - 40 Vị Thánh A-ra-hán bên trái Đức-Phật .................478 - Vị Thánh A-ra-hán có danh hiệu Etadagga ..............479 3- Vị Thánh Thanh-văn-giác hạng thường như thế nào? 482 - Bậc Thánh nữ Thanh-văn-giác ....................................486 - Vị Thánh nữ A-ra-hán có danh hiệu Etadagga ..........488 - Thế nào gọi là chư Phàm-Tăng?.....................................489

Cách thức thọ Tỳ-khưu ..................................................490 - Thọ Tỳ-khưu (Bhikkhu upasampadā) ........................491 - Ehi Bhikkhūpasampadā như thế nào? .....................491 - Saraṇagamanūpasampadā như thế nào? ..................493 - Ovādapaṭiggahaṇūpasampadā như thế nào?............495 - Pañhābyākaraṇūpasampadā như thế nào? ...............495 - Ñatticatutthakammūpasampadā như thế nào? .........496

- Thọ Tỳ-khưu-ni (Bhikkhunī upasampadā).................498 - Garudhammapaṭiggahaṇāpasampadā như thế nào?.498 - Dūtenūpasampadā như thế nào?..............................499 - Aṭṭhavācīkūpasampadā như thế nào? ......................500 - Tám trọng pháp ....................................................501 - Tỳ-khưu đầu tiên và cuối cùng của Đức-Phật .................503

- Đức-Tăng có 2 hạng .......................................................505 - Thánh Tăng là thế nào? ..................................................505 - Tỳ-khưu Thánh-Tăng có 4 Bậc ......................................505 - Phàm-Tăng là thế nào? ...................................................505 - Khả năng của bậc Thánh nhân .......................................506

Đức-Tăng suy đồi ............................................................506

Page 45: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

MỤC LỤC 11

Phật-Giáo suy đồi............................................................512 - Xá-lợi Đức-Phật Niết-Bàn (Dhātuparinibbāna) ............512

Ý NGHĨA TAM-BẢO .............................................................520 - Ratana: Bảo là gì?...........................................................520 - Chọn món quà vô giá......................................................520 - Món quà Đức-Pháp-bảo .................................................523 - Buddhaguṇa: Ân-Đức-Phật ............................................523 - Ý nghĩa 9 Ân-Đức-Phật................................................524 - Dhammaguṇa: Ân-Đức-Pháp .........................................525 - Ý nghĩa 6 Ân-Đức-Pháp...............................................526 - Saṃghaguṇa: Ân-Đức-Tăng...........................................527 - Ý nghĩa 9 Ân-Đức-Tăng...............................................527 - Chư Thánh Thanh-văn đệ-tử có 4 đôi ..........................528 - Pháp-hành Thiền-định ....................................................530 - Tôn kính món quà Đức-Pháp-Bảo..................................531 - Lễ cung nghinh Đức-Pháp-Bảo......................................532 - Lễ đón rước món quà Đức-Pháp-Bảo.............................533 - Quả báu của món quà Đức-Pháp-Bảo ............................536 - Tiền-kiếp Đức vua Pukkusāti .........................................537

TAM-BẢO (Ratanattaya) ...................................................539 - Ý nghĩa Ratana: Bảo trong ba ngôi Tam-Bảo ................539 - Đức-Phật-Bảo (Buddharatana) .....................................539 - Đức-Pháp-Bảo (Dhammaratana) ..................................544 - Đức-Tăng-Bảo (Saṃgharatana)....................................548 - Duyên lành nơi Tam-Bảo .............................................551 - Người bạn hiền, bạn thiện-trí .......................................554 - Đức-Phật tế độ Hoàng-tử Nanda ................................555 - Ngài Đại-trưởng-lão Sāriputta thuyết pháp tế độ thân mẫu..............559 - Biết Đức-Phật, kính Đức-Phật......................................563 - Hỗ trợ cơ hội đến người khác.......................................569

ĐOẠN KẾT

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 46: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,
Page 47: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I

BA NGÔI CAO CẢ

(TIYAGGA)

Phật-giáo có ba ngôi cao cả là:

* Đức-Phật (Buddha) * Đức-Pháp (Dhamma) * Đức-Tăng (Saṃgha)

Đức-Phật dạy trong kinh Aggappasādasutta(1) có đoạn rằng:

- “Này chư tỳ-khưu! Có bao nhiêu loài chúng-sinh: chúng-sinh không có chân, có hai chân, có bốn chân, có nhiều chân, chúng-sinh hữu sắc, vô sắc, chúng-sinh hữu tưởng, vô tưởng, phi-tưởng-phi-phi-tưởng. Trong các loài chúng-sinh ấy, Như-lai là Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, gọi là Đức-Phật cao cả nhất.

- Này chư tỳ-khưu! Trong tất cả các pháp-hữu-vi, Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định, gọi là Đức-Pháp cao cả nhất.

Trong tất cả pháp-hữu-vi và pháp-vô-vi, thì Niết-bàn gọi là Đức-Pháp cao cả nhất.

- Này chư tỳ-khưu! Trong tất cả các đoàn, các nhóm, chỉ có chư Thánh-Tăng, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật gọi là Đức-Tăng cao cả nhất.” 1 Aṅguttaranikāya, Catukanipāta, kinh Aggappasādasutta.

Page 48: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 2

* Đức-Phật (Buddha) đó là Đức-Phật Gotama là Bậc tự chính mình đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được tất cả mọi phiền-não, mọi tham-ái không còn dư sót, đặc biệt diệt được mọi tiền-khiên-tật (vāsanā), trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn cõi-giới chúng-sinh, nên gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác (Sammāsambuddha) độc nhất vô nhị, có danh hiệu Đức-Phật Gotama.

Đức-Phật có khả năng chế định ra ngôn ngữ để thuyết pháp giáo huấn chúng-sinh có duyên lành nên tế độ, cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, cũng chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, tùy theo năng lực các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ, theo hạnh nguyện của mỗi bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.

* Đức-Pháp (Dhamma) đó là chánh-pháp mà Đức-

Phật đã thuyết giảng, giáo huấn tế độ chúng-sinh có phước-duyên được hiểu rõ, biết rõ, rồi thực-hành đúng theo chánh-pháp của Đức-Phật, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc trong kiếp hiện-tại, những kiếp vị-lai và đặc biệt có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Chánh-pháp có 10 pháp là:

- Pháp-học chánh-pháp (Pariyattidhamma).

- 9 Pháp siêu-tam-giới (Navalokuttaradhamma)

(4 Thánh-đạo + 4 Thánh-quả + 1 Niết-bàn).

Page 49: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật - Đức-Pháp - Đức-Tăng 3

* Đức-Tăng (Saṃgha) đó là chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, đã lắng nghe chánh-pháp của Đức- Phật, rồi đã thực-hành đúng theo chánh-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, gọi là Đức-Tăng.

Trong Phật-giáo, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử có 4 đôi thành 8 bậc Thánh (tính theo tâm siêu-tam-giới).

4 đôi: Thánh-đạo, Thánh-quả tương xứng

- Nhập-lưu Thánh-đạo Nhập-lưu Thánh-quả. - Nhất-lai Thánh-đạo Nhất-lai Thánh-quả. - Bất-lai Thánh-đạo Bất-lai Thánh-quả. - A-ra-hán Thánh-đạo A-ra-hán Thánh-quả

8 bậc Thánh: 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả:

- Bậc Nhập-lưu Thánh-đạo (Sotāpattimagga). - Bậc Nhất-lai Thánh-đạo (Sakadāgāmimagga). - Bậc Bất-lai Thánh-đạo (Anāgāmimagga). - Bậc A-ra-hán Thánh-đạo (Arahattamagga).

- Bậc Nhập-lưu Thánh-quả (Sotāpattiphala). - Bậc Nhất-lai Thánh-quả (Sakadāgāmiphala). - Bậc Bất-lai Thánh-quả (Anāgāmiphala). - Bậc A-ra-hán Thánh-quả (Arahattaphala).

Bậc Thánh-nhân (Ariyapuggala) có 4 bậc:

- Bậc Thánh Nhập-lưu (Sotāpanna). - Bậc Thánh Nhất-lai (Sakadāgāmī). - Bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī). - Bậc Thánh A-ra-hán (Arahanta).

Trong Phật-giáo, mỗi bậc Thánh-nhân là kết quả của các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín- pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ,

Page 50: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 4

tuệ-pháp-chủ đã được tích lũy ở trong tâm từ nhiều đời nhiều kiếp trong quá-khứ cho đến kiếp hiện-tại.

Trong những kiếp quá-khứ, mỗi vị đã từng gieo phước-duyên với Đức-Phật quá-khứ, hoặc với chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật quá-khứ.

Trong kiếp hiện-tại, mỗi vị đến hầu Đức-Phật, hoặc bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp của Ngài, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn từ thấp đến cao theo tuần tự như sau:

* Bậc thiện-trí phàm-nhân thuộc hạng người tam-nhân thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được hai loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā), trở thành bậc Thánh Nhập-lưu mới là bậc Thánh-nhân thứ nhất trong Phật-giáo.

* Bậc Thánh Nhập-lưu tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được một loại phiền-não là sân (dosa) loại thô, trở thành bậc Thánh Nhất-lai là bậc Thánh-nhân thứ nhì trong Phật-giáo.

* Bậc Thánh Nhất-lai tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được một loại phiền-não là sân (dosa) loại vi-tế không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Bất-lai là bậc Thánh-nhân thứ ba trong Phật-giáo.

Page 51: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật - Đức-Pháp - Đức-Tăng 5

* Bậc Thánh Bất-Lai tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham (lobha), si (moha), ngã-mạn (māna), buồn-chán (thīna), phóng-tâm (uddhacca), không biết hổ-thẹn tội-lỗi (ahirika), không biết ghê-sợ tội-lỗi (anottappa) không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán là bậc Thánh-nhân thứ tư cao thượng nhất trong Phật-giáo.

Để trở thành mỗi Thánh-nhân bậc nào là do năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật đã tích-lũy ở trong tâm từ nhiều đời nhiều kiếp trong quá-khứ và 5 pháp-chủ (indriya): tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ, cao thấp khác nhau của mỗi bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.

Khi trở thành bậc Thánh A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới đều giống nhau cả thảy.

Ý Nghĩa Buddha

Buddha nghĩa là gì?

Buddhā'ti catusaccasambodhena Buddhā.

Buddha nghĩa là giác-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân, gọi là Buddha.

Trong bộ Chú-giải Udāna phân loại Buddha có 3 hạng:

1- Sammāsambuddha: Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

2- Paccekabuddha: Đức-Phật Độc-Giác.

3- Sāvakabuddha: Bậc Thánh Thanh-văn-giác.

Page 52: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 6

Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác hoặc Đức- Phật Độc-Giác hoặc Bậc Thánh Thanh-văn-giác mỗi Đức-Bồ-tát cần phải thực-hành đầy đủ các pháp-hạnh ba-la-mật của mình cho đầy đủ trọn vẹn.

* Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, thì Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cần phải thực-hành đầy đủ 30 pháp-hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng.

* Để trở thành Đức-Phật Độc-Giác, thì Đức-Bồ-tát Độc-Giác cần phải thực-hành đầy đủ 20 pháp-hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung.

* Để trở thành bậc Thánh Thanh-văn-giác, thì Đức-Bồ-tát Thanh-văn-giác cần phải thực-hành đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ.

10 pháp-hạnh ba-la-mật

1- Bố-thí ba-la-mật (Dānapāramī). 2- Giữ-giới ba-la-mật (Sīlapāramī) 3- Xuất-gia ba-la-mật (Nekkhammapāramī). 4- Trí-tuệ ba-la-mật (Paññāpāramī). 5- Tinh-tấn ba-la-mật (Vīriyapāramī). 6- Nhẫn-nại ba-la-mật (Khantipāramī). 7- Chân-thật ba-la-mật (Saccapāramī). 8- Phát-nguyện ba-la-mật (Adhiṭṭhānapāramī). 9- Tâm-từ ba-la-mật (Mettāpāramī). 10- Tâm-xả ba-la-mật (Upekkhāpāramī).

Mỗi pháp-hạnh ba-la-mật có ba bậc: bậc hạ, bậc trung, bậc thượng như sau:

1- Bố-thí ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.

Page 53: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác 7

2- Giữ-giới ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng. 3- Xuất-gia ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng. 4- Trí-tuệ ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng. 5- Tinh-tấn ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng. 6- Nhẫn-nại ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng. 7- Chân-thật ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng. 8- Phát-nguyện ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng. 9- Tâm-từ ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng. 10- Tâm-xả ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.

Như vậy, 10 pháp-hạnh ba-la-mật trở thành 30 pháp-hạnh ba-la-mật:

- 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ. - 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung. - 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng.

Cách thực-hành pháp-hạnh ba-la-mật mỗi bậc: bậc hạ, bậc trung, bậc thượng hoàn toàn khác nhau.

1- Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác

Sammāsambuddha: Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác là Bậc tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn cõi- giới chúng-sinh, nên gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác (Sammāsambuddha) độc nhất vô nhị.

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có ba hạng:

1- Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt (Sammāsambuddha paññādhika) nghĩa là Đức-Phật có trí-tuệ nhiều năng lực hơn đức-tin và tinh-tấn.

2- Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt (Sammāsambuddha saddhādhika) nghĩa là Đức-Phật có đức-tin nhiều năng lực hơn trí-tuệ và tinh-tấn.

Page 54: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 8

3- Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt (Sammāsambuddha vīriyādhika) nghĩa là Đức-Phật có tinh-tấn nhiều năng lực hơn trí-tuệ và đức-tin.

* Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt như thế nào?

Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt (Sammāsambuddha paññādhika), thì Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác (Sammāsambodhisatta) ấy cần phải thực-hành đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật:

- 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ (pāramī)

Khi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy thực-hành pháp- hạnh ba-la-mật bậc hạ nào, cần phải hy sinh những gì thuộc về bên ngoài thân mình như của cải, tài sản, ngôi báu, thậm chí cả vợ con nữa, để thành tựu pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ ấy.

- 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung (upapāramī)

Khi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy thực-hành pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung nào, cần phải hy sinh những bộ phận nào trong thân thể của mình, để thành tựu pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung ấy.

- 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng (paramattha- pāramī)

Khi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy thực-hành pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng nào, cần phải hy sinh sinh-mạng của mình, để thành-tựu pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng ấy.

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt ấy cần phải thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật trải qua ba thời-kỳ:

Page 55: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác 9

- Thời-kỳ đầu: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí- tuệ siêu-việt phát-nguyện ở trong tâm, có ý-nguyện muốn trở thành một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, để mong tế độ cứu vớt chúng-sinh thoát khỏi biển khổ trầm luân, rồi thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật trong khoảng thời gian suốt 7 a-tăng-kỳ.

- Thời-kỳ giữa: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí- tuệ siêu-việt phát-nguyện ra bằng lời nói, để cho chúng- sinh biết ý-nguyện muốn trở thành một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác của Đức-Bồ-tát, rồi phải thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật trong khoảng thời gian suốt 9 a-tăng-kỳ.

Dù đã trải qua hai thời-kỳ trên, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt vẫn còn là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác bất-định (aniyatabodhisatta) nghĩa là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy có thể thay đổi ý-nguyện của mình, không muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác mà chỉ muốn trở thành Đức-Phật Độc-Giác hoặc bậc Thánh Thanh-văn-giác mà thôi.

Nếu như Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt ấy vẫn giữ ý-nguyện, tiếp tục thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật thì sẽ dẫn đến thời-kỳ cuối.

- Thời-kỳ cuối: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt ấy được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác đầu tiên thọ ký xác định thời gian còn lại là 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai.

Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt ấy trở thành Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt cố-định (niyatabodhisatta). Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy tiếp tục thực-hành 30 pháp-hạnh

Page 56: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 10

ba-la-mật cho được đầy đủ trọn vẹn trong suốt khoảng thế gian ấy cho đến kiếp chót.

Trong suốt thời-kỳ cuối, 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, thực-hành bồi bổ cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật, mỗi khi có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt ấy đến hầu Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại.

Đến kiếp chót, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt ấy chắc chắn tái-sinh làm người trong thời-kỳ không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian. Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt ấy xuất gia, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não, đặc biệt diệt được mọi tiền-khiên-tật (vāsanā), trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác (Sammāsambuddha) độc nhất vô nhị trong muôn ngàn cõi-giới chúng-sinh.

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy có khả năng đặc biệt chế định ra ngôn ngữ, để thuyết pháp tế độ chúng-sinh có phước-duyên cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, tùy theo năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ và 5 pháp-chủ: tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi chúng-sinh đã tích-lũy ở trong tâm từ vô số kiếp quá-khứ cho đến kiếp hiện-tại.

Page 57: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác 11

* Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt như thế nào?

Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt (Sammāsambuddha saddhhādhika), thì Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt (Sammā-sambodhisatta) ấy cần phải thực-hành đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật giống như Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt, nhưng về thời gian trải qua ba thời-kỳ của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt thì mỗi thời-kỳ cần phải thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật suốt thời gian gấp đôi thời gian của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt như sau:

- Thời-kỳ đầu: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt phát-nguyện ở trong tâm, có ý-nguyện muốn trở thành một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, để mong tế độ cứu vớt chúng-sinh thoát khỏi biển khổ trầm luân, rồi thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật trong khoảng thời gian suốt 14 a-tăng-kỳ.

- Thời-kỳ giữa: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt phát-nguyện ra bằng lời nói, để cho chúng-sinh biết ý-nguyện muốn trở thành một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác của Đức-Bồ-tát, rồi phải thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật trong khoảng thời gian suốt 18 a-tăng-kỳ.

Dù đã trải qua hai thời-kỳ trên, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt vẫn còn là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác bất-định (aniyatabodhisatta) nghĩa là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy có thể thay đổi ý-nguyện của mình, không muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác mà chỉ muốn trở thành Đức-Phật Độc-Giác, hoặc bậc Thánh thanh-văn-giác mà thôi.

Page 58: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 12

Nếu như Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt ấy vẫn giữ ý-nguyện, tiếp tục thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật thì sẽ dẫn đến thời-kỳ cuối.

- Thời-kỳ cuối: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt ấy được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác đầu tiên thọ ký xác định thời gian còn lại là 8 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai.

Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt ấy trở thành Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt cố-định (niyatabodhisatta). Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy tiếp tục thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật cho được đầy đủ trọn vẹn trong suốt khoảng thời gian ấy cho đến kiếp chót.

Trong suốt thời-kỳ chót, 8 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất thực-hành bồi bổ cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật, mỗi khi có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt ấy đến hầu Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại.

Đến kiếp chót, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt ấy chắc chắn tái-sinh làm người trong thời-kỳ không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian. Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt ấy xuất gia, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không có thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não, đặc biệt diệt được mọi tiền-khiên-tật (vāsanā), trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn cõi-giới chúng-sinh, gọi là

Page 59: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác 13

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác (Sammāsambuddha) độc nhất vô nhị trong muôn ngàn cõi-giới chúng-sinh.

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy…

(Phần còn lại giống như Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt).

* Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt như thế nào?

Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt (Sammāsambuddha vīriyādhika), thì Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt (Sammā-sambodhisatta) ấy cần phải thực-hành đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật giống như Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt, nhưng về thời gian trải qua ba thời-kỳ của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt thì mỗi thời-kỳ cần phải thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật suốt thời gian gấp đôi thời gian của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt như sau:

- Thời-kỳ đầu: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt phát-nguyện ở trong tâm, có ý-nguyện muốn trở thành một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, để mong tế độ cứu vớt chúng-sinh thoát khỏi biển khổ trầm luân, rồi thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật trong khoảng thời gian suốt 28 a-tăng-kỳ.

- Thời-kỳ giữa: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt phát-nguyện ra bằng lời nói, để cho chúng-sinh biết ý-nguyện muốn trở thành một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác của Đức-Bồ-tát, rồi phải thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật trong khoảng thời gian suốt 36 a-tăng-kỳ.

Page 60: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 14

Dù đã trải qua hai thời-kỳ trên, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt vẫn còn là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác bất-định (aniyatabodhisatta) nghĩa là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy có thể thay đổi ý-nguyện của mình, không muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác mà chỉ muốn trở thành Đức-Phật Độc-Giác, hoặc bậc Thánh thanh-văn-giác mà thôi.

Nếu như Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt ấy vẫn giữ ý-nguyện, tiếp tục thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật thì sẽ dẫn đến thời-kỳ cuối.

- Thời-kỳ cuối: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt ấy được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác đầu tiên thọ ký xác định thời gian còn lại là 16 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai.

Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt ấy trở thành Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt cố-định (niyatabodhisatta). Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt ấy tiếp tục thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật cho được đầy đủ trọn vẹn trong suốt khoảng thời gian ấy cho đến kiếp chót.

Trong suốt thời-kỳ cuối, 16 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất thực-hành bồi bổ cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật, mỗi khi có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt ấy đến hầu Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại.

Đến kiếp chót, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh- tấn siêu-việt ấy chắc chắn tái-sinh làm người trong thời-kỳ không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện

Page 61: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác 15

trên thế gian. Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt ấy xuất gia, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không có thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não, đặc biệt diệt được mọi tiền-khiên-tật (vāsanā), trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác (Sammāsambuddha) độc nhất vô nhị trong muôn ngàn cõi giới chúng-sinh.

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy có khả năng đặc biệt chế định ra ngôn ngữ, để thuyết pháp tế độ chúng-sinh có phước-duyên cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, tùy theo năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ và 5 pháp-chủ: tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi chúng-sinh đã tích lũy ở trong tâm từ vô số kiếp quá-khứ cho đến kiếp hiện-tại.

Mỗi Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian là một điều vô cùng hy hữu. Thật vậy, theo lịch sử Đức-Phật Gotama trong bộ Jinakālamālī và bộ Chú-giải Buddhavaṃsa dạy:

Trong quá-khứ, có khi trải qua thời gian 1 a-tăng-kỳ đại-kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không mà không có một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian gọi là Suññakappa nghĩa là vô số đại-kiếp trái đất không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian.

Thật vô cùng diễm phúc, trong kiếp trái đất mà chúng ta đang sống gọi là Bhaddakappa: đại-kiếp trái đất có đến 5 Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác tuần tự xuất hiện trên thế gian trong cùng đại-kiếp trái đất này.

Page 62: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 16

* Trong thời quá-khứ tuần tự xuất hiện trên thế gian:

- Đức-Phật Kakusandha xuất hiện trên thế gian trong thời-kỳ con người có tuổi thọ 40.000 năm.

- Đức-Phật Koṇāgamana xuất hiện trên thế gian trong thời-kỳ con người có tuổi thọ 30.000 năm.

- Đức-Phật Kassapa xuất hiện trên thế gian trong thời-kỳ con người có tuổi thọ 20.000 năm.

* Trong thời hiện-tại, Đức-Phật Gotama của chúng ta đã xuất hiện trên thế gian trong thời-kỳ con người có tuổi thọ 100 năm. Đức-Phật thuyết-pháp tế độ chúng-sinh 45 năm.

Đức-Phật đã tịch diệt Niết-bàn tròn 80 tuổi, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới, cách nay 2.562 năm.

Song giáo-pháp của Đức-Phật Gotama vẫn còn được lưu truyền trên thế gian này cho đến hết 5.000 năm tuổi thọ của Phật-giáo, rồi cũng sẽ bị mai một, bị tiêu hoại hoàn toàn trên cõi người, bởi vì các hàng thanh-văn đệ-tử không còn một ai biết đến Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng nữa.

* Trong thời vị-lai, Đức-Phật Metteyya sẽ xuất hiện trên thế gian trong thời-kỳ con người có tuổi thọ 80.000 năm, cùng trong kiếp trái đất Bhaddakappa này.

Thời vị-lai, Đức-Phật Metteyya sẽ tịch diệt Niết-bàn, giáo-pháp của Đức-Phật Metteyya cũng sẽ bị mai một, bị tiêu hoại hoàn toàn trên cõi người.

Về sau, kiếp trái đất này sẽ bị tiêu hoại hoàn toàn. ĐỨC PHẬT GOTAMA

Hiện-tại chúng ta đang sống trong thời-kỳ giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, tuy Đức-Phật đã tịch diệt Niết-

Page 63: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Gotama 17

bàn cách đây 2.562 năm, song giáo-pháp của Đức-Phật vẫn còn lưu truyền trên thế gian cho đến 5.000 năm, rồi sẽ bị mai một hoàn toàn, bởi vì khi ấy các hàng thanh-văn đệ-tử không còn ai có trí-tuệ giữ gìn duy trì chánh-pháp của Đức-Phật Gotama được nữa.

Tiền-Kiếp Của Đức-Phật Gotama

Đức-Phật Gotama là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt, cho nên, vô số tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt nghĩa là Đức-Bồ-tát có trí-tuệ nhiều năng lực hơn đức-tin và tinh-tấn.

Trong bộ Jinakālamālī và bộ Chú-giải Buddhavaṃsa giảng giải về Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt là tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama thực-hành bồi bổ đầy đủ trọn vẹn các pháp-hạnh ba-la-mật trải qua ba thời-kỳ:

- Thời-kỳ đầu: Thời-kỳ Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt là tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama đã phát-nguyện trong tâm, có ý-nguyện muốn trở thành một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác để tế độ, cứu vớt chúng-sinh thoát khỏi biển khổ trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, rồi Đức-Bồ-tát thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật trong khoảng thời gian suốt 7 a-tăng-kỳ, tiếp đến thời-kỳ giữa.

Trong khoảng thời gian suốt 7 a-tăng-kỳ lâu dài ấy, có 125.000 Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác tuần tự mỗi Đức-Phật đã xuất hiện trên thế gian.

- Thời-kỳ giữa: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt ấy đã phát-nguyện bằng lời nói, để cho chúng-sinh nghe, biết ý-nguyện muốn trở thành một

Page 64: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 18

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác của Đức-Bồ-tát, rồi Đức-Bồ-tát tiếp tục thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật trong khoảng thời gian suốt 9 a-tăng-kỳ.

Trong khoảng thời gian suốt 9 a-tăng-kỳ lâu dài ấy có 342.000(1) Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác mỗi Đức-Phật tuần tự đã xuất hiện trên thế gian.

Qua hai thời-kỳ trên, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt vẫn còn là Đức-Bồ-tát bất-định (aniyatabodhisatta) nghĩa là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt ấy có thể thay đổi ý-nguyện không muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, mà chỉ muốn trở thành Đức-Phật Độc-Giác, hoặc bậc Thánh Thanh-văn-giác mà thôi.

Nhưng Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama vẫn giữ nguyên ý-nguyện, rồi vẫn tiếp tục thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật, thì sẽ dẫn đến thời-kỳ cuối.

- Thời-kỳ cuối: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt là vị Đạo-sĩ Sumedha, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama hội đầy đủ 8 chi-pháp, nên được Đức-Phật Dīpaṅkara là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác đầu tiên thọ ký, xác định thời gian còn lại là 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, hậu-kiếp của vị Đạo-sĩ Sumedha sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu Đức-Phật Gotama.

Từ kiếp đó, Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha là tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama chính thức trở thành Đức-Bồ-tát cố-định (niyatabodhisatta) chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai.

1 Theo Jinakālamālī có 387.000 Đức-Phật.

Page 65: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Gotama 19

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama tiếp tục thực-hành bồi bổ tích-lũy các pháp-hạnh ba-la-mật ở trong tâm từ kiếp này sang kiếp kia trong khoảng thời gian 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, cho được đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật, để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Trong suốt thời gian 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt là tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, thực-hành bồi bổ cho được đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật, mỗi khi có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác là tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama đều đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy và được Đức-Phật ấy thọ ký xác định thời gian còn lại, gồm có 24 Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác theo tuần tự mỗi Đức-Phật như sau:

24 Đức-Phật thọ ký theo tuần tự

1- Đức-Phật Dīpaṅkara xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm.

Khi ấy, vị đạo-sĩ Sumedha đã chứng đắc các bậc thiền sắc-giới và chứng đắc ngũ thông(1)trong tam-giới, vốn là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt đã từng thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật trải qua hai thời-kỳ gồm có 16 a-tăng-kỳ với nguyện vọng muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai. Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Đạo-sĩ Sumedha đến hầu cúng dường Đức-Phật Dīpaṅkara.

1 Ngũ thông trong tam-giới: Đa-dạng-thông, nhãn-thông, nhĩ-thông, tha-tâm-thông và tiền-kiếp-thông.

Page 66: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 20

Khi ấy, Đức-Phật Dīpaṅkara có trí-tuệ vị-lai kiến-minh (anāgataṃsañāṇa) xem xét thấy Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đạo-sĩ Sumedha hội đủ 8 chi-pháp được thọ-ký, nên Đức-Phật Dīpaṅkara thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 4 a-tăng-kỳ(1) và 100 ngàn đại-kiếp trái đất(2) nữa, vị đạo-sĩ Sumedha này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Đạo-sĩ Sumedha lần đầu tiên được Đức-Phật Dīpaṅkara thọ ký xác định thời gian còn lại 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama, nên Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Đạo-sĩ Sumedha vô cùng hoan hỷ.

Bắt đầu từ kiếp ấy về sau, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác chính thức trở thành Đức-Bồ-tát cố-định (niyata-bodhisatta) tiếp tục kiên trì thực-hành bồi bổ 30 pháp-hạnh ba-la-mật suốt 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, cho đầy đủ và trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật, để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama trong thời vị-lai.

1 A-tăng-kỳ (asaṅkhyeyya): Là khoảng thời gian không thể tính bằng số. Cứ trải qua vô số đại-kiếp trái đất (mahākappa) kể là một a-tăng-kỳ. 2 Đại-kiếp: Thời gian trái đất trải qua 4 a-tăng-kỳ thành-trụ-hoại-không, là thời gian quá lâu, Đức-Phật có ví dụ: Một hòn núi đặc hình khối, mỗi chiều một do tuần (khoảng 20 km), cứ 100 năm một chư-thiên lấy tấm vải mịn và mỏng quét nhẹ qua một lần cho đến khi mòn hết hòn núi ấy, thế mà thời gian ấy chưa kể được một đại-kiếp. - Chú ý: A-tăng-kỳ (asaṅkhyeyya) theo thời gian mà Đức-Bồ-tát thực-hành ba-la-mật có nghĩa không thể tính bằng số (vô số) ví dụ 4 a-tăng-kỳ với 100 ngàn đại-kiếp trái đất.

Page 67: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Gotama 21

Đức-Phật Dīpaṅkara thọ 100 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai một hoàn toàn.

Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian trải qua 1 a-tăng-kỳ vô số đại-kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không mà không có một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian.

Những kiếp trái đất ấy gọi là Suññakappa (kiếp trái đất không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện), mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Sārakappa có một Đức-Phật Koṇḍañña xuất hiện trên thế gian.

2- Đức-Phật Koṇḍañña xuất hiện trên thế gian trong kiếp trái đất gọi là Sārakappa, vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức Chuyển-Luân Thánh-vương Vijitāvī đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Koṇḍañña và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 3 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại- kiếp trái đất nữa, Đức Chuyển-luân Thánh-vương Vijitāvī này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Chuyển-Luân Thánh-vương Vijitāvī vô cùng hoan hỷ tiếp tục bồi bổ 30 pháp- hạnh ba-la-mật.

Về sau, Đức-Bồ-tát Chuyển-luân Thánh-vương Vijitāvī từ bỏ ngôi vua, đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Koṇḍañña xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật.

Đức-Phật Koṇḍañña thọ 100 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai một hoàn toàn.

Page 68: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 22

Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian trải qua 1 a-tăng-kỳ vô số đại-kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không, mà không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian.

Mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Sāramaṇḍakappa có 4 Đức-Phật: Đức-Phật Maṅgala, Đức-Phật Sumana, Đức-Phật Revata và Đức-Phật Sobhita, mỗi Đức-Phật tuần tự xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất ấy.

3- Đức-Phật Maṅgala xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức- Phật Gotama là vị Bà-la-môn Suruci đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Maṅgala và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 2 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại- kiếp trái đất nữa, vị Bà-la-môn Suruci này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Bà-la-môn Suruci vô cùng hoan hỷ tiếp tục bồi bổ 30 pháp-hạnh Ba-la-mật.

Về sau, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Bà-la-môn Suruci đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Maṅgala, xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu Suruci trong giáo-pháp của Đức-Phật Maṅgala.

Đức-Phật Maṅgala thọ 90 ngàn tuổi rồi tịch diệt Niết- bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, ác-pháp càng ngày càng tăng trưởng, còn thiện-pháp càng ngày càng suy thoái. Vì vậy, tuổi thọ con người càng ngày càng giảm dần, giảm dần cho đến tột cùng chỉ còn 10 năm.

Page 69: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Gotama 23

Sau đó, một thảm họa khủng khiếp đã xảy ra, con người chém giết lẫn nhau vô cùng tàn khốc, không phân biệt cha mẹ, con cái, anh em, bà con, ... một số người hoảng sợ chạy trốn trong rừng núi thoát thân.

Biết nạn chém giết không còn nữa, số người ấy gặp lại nhau, cam kết không sát hại lẫn nhau nữa. Khi ấy, con người biết ghê-sợ tội-lỗi, cố gắng tinh-tấn thực-hành mọi phước-thiện, thiện-pháp càng ngày càng tăng trưởng, nên tuổi thọ con người càng ngày càng tăng lên dần, tăng lên dần cho đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm(1).

Thời-kỳ ấy, con người sống dể duôi (thất-niệm), ác- pháp phát sinh, do đó, tuổi thọ con người lại giảm xuống dần, giảm xuống dần cho đến khi thời đại con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm.

Khi ấy, Đức-Phật Sumana xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Sāramaṇḍakappa.

4- Đức-Phật Sumana xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức Long-vương Atula đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Sumana và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức-Phật Maṅgala rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 2 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại- kiếp trái đất nữa, Đức Long-vương Atula này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Phật Sumana thọ 90 ngàn tuổi rồi tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai một hoàn toàn. 1 A-tăng-kỳ ở đây là đơn vị số lượng: Số 1 đứng trước 140 số không (0),

viết tắt là 10140

Page 70: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 24

Từ đó, mọi hiện tượng diễn biến xảy ra cũng giống như sau thời-kỳ Đức-Phật Maṅgala tịch diệt Niết-bàn.

Tuổi thọ con người giảm xuống dần đến tột cùng chỉ còn 10 năm, rồi tăng lên dần đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm, rồi lại giảm dần, giảm dần cho đến thời đại con người có tuổi thọ 60 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Phật Revata xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Sāramaṇḍa-kappa.

5- Đức-Phật Revata xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 60 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là vị Bà-la-môn Atideva đến hầu đảnh lễ Đức- Phật Revata và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức-Phật Maṅgala và Đức-Phật Sumana rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 2 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại- kiếp trái đất nữa, vị Bà-la-môn Atideva này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Phật Revata thọ 60 ngàn tuổi rồi tịch diệt Niết- bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, mọi hiện tượng diễn biến xảy ra cũng giống như sau thời-kỳ Đức-Phật Maṅgala và Đức-Phật Sumana tịch diệt Niết-bàn.

Tuổi thọ con người giảm xuống dần đến tột cùng chỉ còn 10 năm, rồi tăng lên dần đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm, rồi lại giảm dần, giảm xuống dần cho đến thời đại con người có tuổi thọ 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Phật Sobhita xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Sāramaṇḍakappa.

Page 71: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Gotama 25

6- Đức-Phật Sobhita xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là vị Bà-la-môn Sujāta đến hầu đảnh lễ Đức- Phật Sobhita và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức-Phật Maṅgala, Đức-Phật Sumana và Đức-Phật Revata rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 2 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại- kiếp trái đất nữa, vị Bà-la-môn Sujāta này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Phật Sobhita thọ 90 ngàn tuổi rồi tịch diệt Niết- bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian trải qua 1 a-tăng-kỳ vô số đại-kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không, mà không có một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian.

Mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Varakappa có 3 Đức-Phật: Đức-Phật Anomadassī, Đức-Phật Paduma và Đức-Phật Nārada, mỗi Đức-Phật tuần tự xuất hiện trên thế gian trong cùng kiếp trái đất ấy.

7- Đức-Phật Anomadassī xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là vị Thống-tướng Yakkha, đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Anomadassī và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại- kiếp trái đất nữa, vị Thống-tướng Yakkha này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Page 72: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 26

Đức-Phật Anomadassī thọ 100 ngàn tuổi rồi tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, mọi hiện tượng diễn biến xảy ra theo một chu kỳ tuổi thọ giảm-tăng-giảm cũng giống như sau khi Chư Phật quá-khứ tịch diệt Niết-bàn.

Tuổi thọ con người giảm xuống dần đến tột cùng chỉ còn 10 năm, rồi tăng lên dần đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm, rồi lại giảm dần, giảm xuống dần cho đến thời đại con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Phật Paduma xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Varakappa ấy.

8- Đức-Phật Paduma xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Sư tử chúa, đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Paduma và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức-Phật Anomadassī rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại- kiếp trái đất nữa, Sư tử chúa này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Phật Paduma thọ 100 ngàn tuổi rồi tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, mọi hiện tượng diễn biến xảy ra tương tự giống như sau thời-kỳ Đức-Phật Anomadassī tịch diệt Niết-bàn.

Tuổi thọ con người giảm xuống dần, giảm dần xuống đến tột cùng chỉ còn 10 năm; rồi tăng lên dần đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm, rồi lại giảm dần, giảm xuống dần cho đến thời đại con người có tuổi thọ 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Phật Nārada xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Varakappa ấy.

Page 73: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Gotama 27

9- Đức-Phật Nārada xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là vị đạo-sĩ chứng đắc các bậc thiền sắc-giới và các bậc thiền vô-sắc-giới, có ngũ thông, đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Nārada và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức-Phật Anomadassī và Đức- Phật Paduma rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại- kiếp trái đất nữa, vị đạo-sĩ này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Phật Nārada thọ 90 ngàn tuổi rồi tịch diệt Niết- bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian trải qua 1 a-tăng-kỳ vô số đại-kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không, mà không có một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian.

Mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Sārakappa có Đức-Phật Padumuttara xuất hiện trên thế gian.

10- Đức-Phật Padumuttara xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm.

Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, là Phú hộ Jaṭila, đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Padumuttara và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, Phú hộ Jaṭila này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Phật Padumuttara thọ 100 ngàn tuổi rồi tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai

Page 74: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 28

một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó trải qua 70.000 đại-kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không mà không có một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian.

Mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Maṇḍakappa có 2 Đức-Phật: Đức-Phật Sumedha và Đức-Phật Sujāta, mỗi Đức-Phật tuần tự xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất ấy.

11- Đức-Phật Sumedha xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là vị Bà-la-môn Uttara, đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Sumedha, xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật. Về sau, vị tỳ-khưu Uttara được Đức-Phật Sumedha thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 30 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, vị tỳ-khưu Uttara này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Phật Sumedha thọ 90 ngàn tuổi rồi tịch diệt Niết- bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, mọi hiện tượng diễn biến xảy ra diễn tiến theo một chu kỳ tuổi thọ giảm rồi tăng, tăng rồi giảm cũng giống như sau khi Chư Phật quá-khứ tịch diệt Niết-bàn.

Tuổi thọ con người giảm xuống dần đến tột cùng chỉ còn 10 năm, rồi tăng lên dần đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm, rồi lại giảm dần, giảm xuống dần cho đến thời đại con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Phật Sujāta xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Maṇḍakappa ấy.

Page 75: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Gotama 29

12- Đức-Phật Sujāta xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức Chuyển-luân Thánh-vương đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Sujāta, xin phép xuất gia trở thành tỳ- khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật.

Về sau, Đức-Bồ-tát tỳ-khưu được Đức-Phật Sujāta thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức-Phật Sumedha rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 30 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, vị tỳ-khưu này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Phật Sujāta thọ 90 ngàn năm tuổi rồi tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian trải qua 28.200 đại-kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không, mà không có một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian.

Mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Varakappa có 3 Đức-Phật: Đức-Phật Piyadassī, Đức-Phật Atthadassī và Đức-Phật Dhammadassī, mỗi Đức-Phật tuần tự xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Varakappa ấy.

13- Đức-Phật Piyadassī xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức- Phật Gotama là vị Bà-la-môn Kassapa, đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Piyadassī và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 1.800 đại-kiếp trái đất nữa, vị Bà-la-môn Kassapa này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh- Đẳng Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Page 76: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 30

Đức-Phật Piyadassī thọ 90 ngàn tuổi rồi tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, mọi hiện tượng diễn biến xảy ra diễn tiến theo một chu kỳ tuổi thọ giảm rồi tăng, tăng rồi giảm cũng giống như sau khi Chư Phật quá-khứ tịch diệt Niết-bàn.

Tuổi thọ con người giảm xuống dần đến tột cùng chỉ còn 10 năm, rồi tăng lên dần đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm, rồi lại giảm dần, giảm xuống dần cho đến thời đại con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Phật Atthadassī xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Varakappa.

14- Đức-Phật Atthadassī xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là vị đạo-sĩ Susīma đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Atthadassī và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức-Phật Piyadassī rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 1.800 đại-kiếp trái đất nữa, vị đạo-sĩ Susīma này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Phật Atthadassī thọ 100 ngàn tuổi rồi tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, mọi hiện tượng diễn biến tương tự xảy ra cũng giống như sau khi Đức-Phật Piyadassī tịch diệt Niết-bàn.

Tuổi thọ con người giảm xuống dần cho đến tột cùng chỉ còn 10 năm; rồi tuổi thọ con người tăng lên dần, tăng lên dần cho đến tột cùng a-tăng-kỳ năm; rồi lại giảm dần, giảm xuống dần cho đến thời đại con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Phật Dhamma-

Page 77: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Gotama 31

dassī xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Varakappa ấy.

15- Đức-Phật Dhammadassī xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức-vua Trời Sakka cõi Tam- thập-Tam-thiên, đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Dhamma-dassī và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức-Phật Piyadassī và Đức-Phật Atthadassī rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 1.800 đại-kiếp trái đất nữa, Đức-vua Trời Sakka này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Phật Dhammadassī thọ 100 ngàn tuổi rồi tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian trải qua 1.706 đại-kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không mà không có một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian.

Mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Sārakappa mới có một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha xuất hiện trên thế gian.

16- Đức-Phật Siddhattha xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là vị Bà-la-môn phú hộ xuất gia trở thành đạo-sĩ Maṅgala, đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Siddhattha và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 94 đại-kiếp trái đất nữa, vị đạo-sĩ Maṅgala này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Page 78: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 32

Đức-Phật Siddhattha thọ 100 ngàn tuổi rồi tịch diệt Niết-bàn và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian trải qua 2 đại-kiếp trái đất không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian.

Mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Maṇḍakappa có 2 Đức-Phật: Đức-Phật Tissa và Đức-Phật Phussa, mỗi Đức-Phật tuần tự xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất ấy.

17- Đức-Phật Tissa xuất hiện trên thế gian, vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là vị đạo-sĩ Sujāta đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Tissa và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 92 đại-kiếp trái đất nữa, vị đạo-sĩ Sujāta này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Phật Tissa thọ 100 ngàn tuổi rồi tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, mọi hiện tượng diễn biến xảy ra diễn tiến theo một chu kỳ tuổi thọ giảm rồi tăng, tăng rồi giảm cũng giống như sau khi Chư Phật quá-khứ tịch diệt Niết-bàn.

Tuổi thọ con người giảm xuống dần đến tột cùng chỉ còn 10 năm, rồi tăng lên dần đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm, rồi lại giảm dần, giảm xuống dần cho đến thời đại con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Phật Phussa xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Maṇḍakappa ấy.

Page 79: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Gotama 33

18- Đức-Phật Phussa xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức Chuyển-luân Thánh-vương Vijītāvī, đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Phussa, xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật. Về sau, vị tỳ-khưu Vijītāvī được Đức-Phật Phussa thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức-Phật Tissa rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 92 đại-kiếp trái đất nữa, vị tỳ-khưu Vijītāvī này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Phật Phussa thọ 90 ngàn năm tuổi rồi tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian 1 đại-kiếp trái đất không có một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian.

Mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Sārakappa có một Đức-Phật Vipassī xuất hiện trên thế gian.

19- Đức-Phật Vipassī xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 80 ngàn năm. Khi ấy Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức Long-vương Atula, đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Vipassī và được Đức-Phật thọ ký, xác định thời gian còn lại rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 91 đại-kiếp trái đất nữa, Đức Long vương Atula này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Phật Vipassī thọ 80 ngàn tuổi rồi tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian trải qua 60 đại-kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không

Page 80: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 34

mà không có một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian.

Mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Maṇḍakappa có 2 Đức-Phật: Đức-Phật Sikhī và Đức-Phật Vessabhū, mỗi Đức-Phật tuần tự xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất ấy.

20- Đức-Phật Sikhī xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 70 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức-vua Arindama đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Sikhī và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 31 đại-kiếp trái đất nữa, Đức- vua Arindama này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Phật Sikhī thọ 80 ngàn tuổi rồi tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, mọi hiện tượng diễn biến xảy ra diễn tiến theo một chu kỳ tuổi thọ giảm rồi tăng, tăng rồi giảm cũng giống như sau khi Chư Phật quá-khứ tịch diệt Niết-bàn.

Tuổi thọ con người giảm xuống dần đến tột cùng chỉ còn 10 năm, rồi tăng lên dần đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm, rồi lại giảm dần, giảm xuống dần cho đến thời đại con người có tuổi thọ khoảng 60 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Phật Vessabhū xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Maṇḍakappa ấy.

21- Đức-Phật Vessabhū xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 60 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-

Page 81: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Gotama 35

Phật Gotama là Đức-vua Sudassana, đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Vessabhū, xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật.

Về sau, tỳ-khưu Sudassana được Đức-Phật Vessabhū thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức-Phật Sikhī rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 31 đại-kiếp trái đất nữa, vị tỳ- khưu Sudassana này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Phật Vessabhū thọ 60 ngàn tuổi rồi tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian trải qua 31 đại-kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không mà không có một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian.

Mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Bhaddakappa (trái đất hiện-tại mà chúng ta đang sống) có 5 Đức-Phật: Đức-Phật Kakusandha, Đức-Phật Koṇāgamana, Đức-Phật Kassapa, Đức-Phật Gotama và Đức-Phật Metteyya, mỗi Đức-Phật tuần tự xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Bhaddakappa này.

22- Đức-Phật Kakusandha xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 40 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức-vua Khema, đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Kakusandha, xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật. Về sau, tỳ-khưu Khema được Đức-Phật Kakusandha thọ ký xác định thời gian rằng:

“Trong thời vị-lai, ngay cùng trong kiếp trái đất Bhaddakappa này, vị tỳ-khưu Khema này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Page 82: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 36

Đức-Phật Kakusandha thọ 40 ngàn tuổi rồi tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, ác-pháp càng ngày càng tăng trưởng còn thiện-pháp càng ngày càng suy thoái, do đó, tuổi thọ con người càng ngày càng giảm dần, giảm dần cho đến tột cùng chỉ còn 10 năm. Sau đó, một thảm họa khủng khiếp đã xảy ra, con người chém giết lẫn nhau vô cùng tàn khốc, không phân biệt cha mẹ, con cái, anh em, bà con, ... một số người hoảng sợ chạy trốn trong rừng núi thoát thân.

Khi biết nạn chém giết không còn nữa, số người ấy gặp lại nhau, cam kết không sát hại nhau nữa. Khi ấy, con người biết ghê-sợ tội-lỗi, cố gắng tinh-tấn thực-hành mọi phước-thiện, thiện-pháp càng ngày càng tăng trưởng, cho nên, tuổi thọ con người càng ngày càng tăng lên dần, tăng lên dần cho đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm.

Thời-kỳ ấy, con người sống dể duôi (thất-niệm), ác- pháp phát sinh, do đó, tuổi thọ con người lại giảm dần, giảm dần cho đến thời đại con người có tuổi thọ khoảng 30 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Phật Koṇāgamana xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Bhaddakappa này.

23- Đức-Phật Koṇāgamana xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 30 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức-vua Pabbata, đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Koṇāgamana và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức-Phật Kakusandha rằng:

“Trong thời vị-lai, ngay cùng trong kiếp trái đất Bhaddakappa này, Đức-vua Pabbata này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Page 83: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Gotama 37

Đức-Phật Koṇāgamana thọ 30 ngàn tuổi rồi tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật cũng dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, mọi hiện tượng xảy ra tương tự cũng giống như sau khi Đức-Phật Kakusandha tịch diệt Niết-bàn.

Tuổi thọ con người giảm xuống dần đến tột cùng chỉ còn 10 năm, rồi tuổi thọ lại tăng dần lên đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm, rồi lại giảm xuống dần đến thời đại con người có tuổi thọ khoảng 20 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Phật Kassapa xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Bhaddakappa này.

24- Đức-Phật Kassapa xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 20 ngàn năm. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là vị Bà-la-môn Jotipāla, đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Kassapa, xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật. Về sau, tỳ-khưu Jotipāla được Đức-Phật Kassapa thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức-Phật Kakusandha và Đức-Phật Koṇāgamana rằng:

“Trong thời vị-lai, ngay cùng trong kiếp trái đất Bhadda-kappa này, vị tỳ-khưu Jotipāla này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Phật Kassapa thọ 20 ngàn năm tuổi rồi tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật cũng dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, mọi hiện tượng xảy ra tương tự giống như sau khi Đức-Phật Kakusandha và Đức-Phật Koṇāgamana tịch diệt Niết-bàn.

Xác định thời gian trở thành Đức-Phật

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức-Bồ-tát Đạo-sĩ

Page 84: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 38

Sumedha được Đức-Phật Dīpaṅkara đầu tiên thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, vị Đạo-sĩ Sumedha này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Và cuối cùng Đức-Bồ-tát tỳ-khưu Jotipāla là tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama được Đức-Phật Kassapa thứ 24 thọ ký xác định thời gian rằng:

“Trong thời vị-lai, ngay cùng trong kiếp trái đất Bhaddakappa này, vị tỳ-khưu Jotipāla này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Khoảng thời gian suốt 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất gồm có 24 Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác theo tuần tự mỗi Đức-Phật xuất hiện trên thế gian. Mỗi khi Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian, thì Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama đều đến hầu đảnh lễ Đức-Phật ấy và được Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Kiếp Đức-Bồ-Tát được 24 Đức-Phật thọ ký

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama trải qua vô số tiền-kiếp không sao kể xiết, trong cuộc hành trình thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật cho được đầy đủ trọn vẹn, chỉ có 24 kiếp được 24 Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thọ ký xác định thời gian còn lại mà thôi.

Trong 24 tiền-kiếp ấy phân loại theo kiếp như sau:

Page 85: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Gotama 39

- 9 kiếp tỳ-khưu, - 5 kiếp đạo-sĩ, - 5 kiếp người tại gia, - 2 kiếp Đức Long-vương, - 1 kiếp Đức-vua-trời Sakka, - 1 kiếp Thống tướng Yakkha, - 1 kiếp sư tử chúa.

9 Kiếp tỳ-khưu được thọ ký

1- Thời-kỳ Đức-Phật Koṇḍañña, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức Chuyển-luân Thánh-vương Vijitāvī đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Koṇḍañña.

2- Thời-kỳ Đức-Phật Maṅgala, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là vị Bà-la-môn Suruci đến hầu Đức-Phật Maṅgala, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Maṅgala.

3- Thời-kỳ Đức-Phật Sumedha, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là vị Bà-la-môn Uttara đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Sumedha, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Sumedha.

4- Thời-kỳ Đức-Phật Sujāta, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức Chuyển-luân Thánh-vương đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Sujāta, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Sujāta.

5- Thời-kỳ Đức-Phật Phussa, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức-vua Vijitāvī đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Phussa, xin

Page 86: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 40

Ngài cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Phussa.

6- Thời-kỳ Đức-Phật Vessabhū, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức-vua Sudassana đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Vessabhū, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Vessabhū.

7- Thời-kỳ Đức-Phật Kakusandha, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức-vua Khema đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Kakusandha, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Kakusandha.

8- Thời-kỳ Đức-Phật Koṇāgamana, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức-vua Pabbata đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Koṇā-gamana, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Koṇāgamana.

9- Thời-kỳ Đức-Phật Kassapa, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là vị Bà-la-môn Jotipāla đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Kassapa, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Kassapa.

5 Kiếp Đạo-sĩ được thọ ký

1- Thời-kỳ Đức-Phật Dīpaṅkara, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là đạo-sĩ Sumedha đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Dīpaṅkara và được Đức-Phật thọ ký lần đầu tiên.

2- Thời-kỳ Đức-Phật Nārada, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là đạo-sĩ đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Nārada và được Đức-Phật thọ ký.

Page 87: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Gotama 41

3- Thời-kỳ Đức-Phật Atthadassī, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là vị đạo-sĩ Susīma đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Atthadassī và được Đức-Phật thọ ký.

4- Thời-kỳ Đức-Phật Siddhattha, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là vị đạo-sĩ Maṅgala đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Siddhattha và được Đức-Phật thọ ký.

5- Thời-kỳ Đức-Phật Tissa, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là vị đạo-sĩ Sujāta đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Tissa và được Đức-Phật thọ ký.

5 Kiếp người tại gia được thọ ký

1- Thời-kỳ Đức-Phật Revata, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là vị Bà-la-môn Atideva đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Revata và được Đức-Phật thọ ký.

2- Thời-kỳ Đức-Phật Sobhita, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là vị Bà-la-môn Sujāta đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Sobhita và được Đức-Phật thọ ký.

3- Thời-kỳ Đức-Phật Padumuttara, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là phú-hộ Jaṭila đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Padumuttara và được Đức-Phật thọ ký.

4- Thời-kỳ Đức-Phật Piyadassī, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là vị Bà-la-môn Kassapa đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Piyadassī và được Đức-Phật thọ ký.

5- Thời-kỳ Đức-Phật Sikhī, khi ấy, Đức-Bồ-tát chánh-

Page 88: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 42

Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức-vua Arindama đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Sikhī và được Đức-Phật thọ ký.

2 Kiếp Long-vương được thọ ký

1- Thời-kỳ Đức-Phật Sumana, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức Long-vương Atula đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Sumana và được Đức-Phật thọ ký.

2- Thời-kỳ Đức-Phật Vipassī, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức Long-vương Atula đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Vipassī và được Đức-Phật thọ ký.

1 Kiếp Đức-vua-trời Sakka được thọ ký

- Thời-kỳ Đức-Phật Dhammadassī, khi ấy, Đức-Bồ-tát là Đức-vua-trời Sakka đến hầu Đức-Phật Dhammadassī và được Ngài thọ ký.

1 Kiếp Thống tướng Yakka được thọ ký

- Thời-kỳ Đức-Phật Anomadassī, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là vị Thống-tướng Yakkha đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Anomadassī và được Đức-Phật thọ ký.

1 Kiếp Sư tử chúa được thọ ký

- Thời-kỳ Đức-Phật Paduma, khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Sư tử chúa đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Paduma và được Đức-Phật thọ ký.

Mỗi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác

Page 89: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Gotama 43

thọ ký xác định thời gian còn lại sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Kiếp Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama ấy thuộc hạng chúng-sinh nào, là người hoặc Đức Long-vương, hoặc thiên-nam, hoặc Sư tử chúa, hoặc Voi chúa, v.v... cũng vẫn là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt cố-định, vốn có sẵn mầm móng trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác (Buddhaṅkura) hoặc có hạt nhân Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác (Buddhabījaṅkura), mỗi kiếp tử sinh luân-hồi chỉ còn có con đường tiến triển thực-hành 30 pháp-hạnh Ba-la-mật cho đầy đủ trọn vẹn đúng theo thời gian còn lại mà thôi.

Trong thời vị-lai ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy chắc chắn sẽ trở thành một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, có danh hiệu Đức-Phật Gotama. Cho nên, toàn thể chư-thiên, chư phạm-thiên, nhân-loại đều vô cùng hoan hỷ, bởi vì họ biết rõ rằng:

“Trong thời vị-lai, vào thời-kỳ ấy một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama sẽ xuất hiện trên thế gian. Đức-Phật sẽ thuyết pháp tế độ cứu vớt chúng-sinh thoát khỏi biển khổ trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.”

Tên gọi kiếp trái đất (Kappa)

* Suññakappa: Kiếp trái đất không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian.

* Sārakappa: Kiếp trái đất có 1 Đức-Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian.

* Maṇḍakappa: Kiếp trái đất có 2 Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, mỗi Đức-Phật tuần tự xuất hiện trên thế gian.

Page 90: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 44

* Varakappa: Kiếp trái đất có 3 Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, mỗi Đức-Phật tuần tự xuất hiện trên thế gian.

* Sāramaṇḍakappa: Kiếp trái đất có 4 Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, mỗi Đức-Phật tuần tự xuất hiện trên thế gian.

* Bhaddakappa: Kiếp trái đất có 5 Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, mỗi Đức-Phật tuần tự xuất hiện trên thế gian.

Trong a-tăng-kỳ trụ của kiếp trái đất mà chúng ta đang sinh sống gọi là Bhaddakappa có 5 Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác:

* Trong thời quá-khứ có 3 Đức-Phật đã xuất hiện trên thế gian là Đức-Phật Kakusandha, Đức-Phật Koṇā-gamana, Đức-Phật Kassapa.

* Trong thời hiện-tại có Đức-Phật Gotama đã xuất hiện trên thế gian, nay Đức-Phật Gotama đã tịch diệt Niết-bàn cách nay 2.562 năm, nhưng giáo-pháp của Đức-Phật Gotama vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay, và sẽ còn duy trì cho đến 5.000 năm, hết tuổi thọ Phật-giáo của Đức-Phật Gotama.

* Trong thời vị-lai còn có Đức-Phật Metteyya sẽ xuất hiện trên thế gian trong thời đại con người có tuổi thọ khoảng 80.000 năm.

Sau khi Đức-Phật Metteyya tịch diệt Niết-bàn, giáo-pháp của Đức-Phật Metteyya dần dần bị mai một hoàn toàn trong cõi người.

Thời gian lâu sau, kiếp trái đất gọi là Bhaddakappa này sẽ bị tiêu hoại không còn nữa. * Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Sumedha - Bậc Đại trí

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Sumedha có trí-tuệ siêu-việt sinh vào dòng dõi Bà-la-môn qua 7 đời tinh

Page 91: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Sumedha - Bậc Đại Trí 45

khiết. Đức-Bồ-tát theo học các bộ môn của dòng dõi Bà-la-môn rất uyên thâm. Khi cha mẹ của Đức-Bồ-tát qua đời, người quản gia gìn giữ các kho của cải đến trình cho Đức-Bồ-tát biết rõ của cải tài sản của dòng họ, tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại cho Đức-Bồ-tát, một gia tài rất lớn.

Đức-Bồ-tát suy xét rằng: “Tổ tiên, ông bà, cha mẹ suốt 7 đời của ta đã tích lũy của cải tài sản lớn lao như thế này; khi qua đời chẳng có một ai đem theo được một món nhỏ nào. Khi đến phiên ta qua đời, chắc chắn cũng không đem theo được gì. Tốt hơn! Ta nên đem của cải này làm phước-thiện bố-thí đến cho mọi người nghèo khổ thiếu thốn, ta sẽ sống tại gia thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật.”

Một hôm, Đức-Bồ-tát ngồi một mình trên lâu đài suy tư:

“Sự nóng của lửa tham, lửa sân, lửa si, ... hiện hữu; còn Niết-bàn tịch tịnh dập tắt được lửa tham, lửa sân, lửa si, ... cũng hiện hữu.

Sự khổ đế của sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới hiện hữu; còn sự an-lạc tuyệt đối của Niết-bàn siêu-tam- giới cũng hiện hữu.

Sự tái-sinh là khổ, sự già là khổ, sự bệnh là khổ, sự chết là khổ, ... vẫn hiện hữu; vậy ta nên mong muốn chứng ngộ Niết-bàn là pháp không sinh, không già, không bệnh, không chết, ... là pháp giải thoát khổ.”

Đức-Bồ-tát suy xét rằng: “Đời sống tại gia có nhiều nhiêu khê phiền toái, bị ràng buộc, ... Tốt hơn, ta nên từ bỏ nhà xuất gia trở thành đạo sĩ.”

Để thực hiện ý định, Đức-Bồ-tát cho người đi truyền rao khắp nơi gần xa dân chúng trong nước, ai cần của cải gì, thì hãy đến tự tiện lấy.

Page 92: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 46

Đức-Bồ-tát Sumedha từ bỏ nhà, đi vào rừng núi Himavanta xuất gia trở thành đạo-sĩ. Đức-vua Trời Sakka, cõi Tam-thập-tam-thiên biết ý-nguyện của Đức-Bồ-tát, nên truyền lệnh cho vị thiên-nam Vissukamma hiện xuống cõi người, hóa ra một cốc lá dưới chân núi Himavanta để cúng dường Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha.

Ban đầu, Đức-Bồ-tát đạo-sĩ nương nhờ sống nơi cốc lá rất hài lòng. Về sau, Đức-Bồ-tát suy xét kỹ thấy cốc lá có 8 điều bất lợi, còn nương nhờ sống dưới cội cây có 10 điều thuận lợi, nên Đức-Bồ-tát từ bỏ cốc lá để đến nương nhờ sống dưới cội cây thực-hành pháp-hành thiền-định.

Mỗi buổi sáng, Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha mang bát vào xóm nhà để khất thực, sau khi thọ thực xong, Đức-Bồ-tát trở về ngồi dưới cội cây suy xét rằng: “Người ta phải làm lụng vất vả cực nhọc lắm mới có được vật thực này. Vậy, từ nay ta nên lượm nhặt những trái cây chín rụng để ăn sống qua ngày. Ta chớ nên sống dể duôi (thất niệm), tinh-tấn thực-hành pháp-hành thiền-định, ngăn oai-nghi nằm, ta chỉ thọ-trì ba oai-nghi: đi, đứng và ngồi mà thôi.”

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha tinh-tấn thực-hành pháp-hành thiền-định trong vòng 7 ngày đã chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc thiền vô-sắc-giới và chứng đắc ngũ thông tam-giới (đa-dạng-thông, nhãn-thông, nhĩ-thông, tha-tâm-thông và tiền-kiếp-thông) an-hưởng sự an-lạc trong khi nhập-thiền (Jhānasamāpatti) không hề hay biết Đức-Phật Dīpaṅkara đã xuất hiện trên thế gian.

Một hôm, Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha du hành bay trên hư không, nhìn thấy dân chúng xứ Rammavati đang vui mừng hoan hỷ sửa sang con đường.

Page 93: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Sumedha - Bậc Đại Trí 47

Muốn biết do nguyên nhân nào khiến người ta làm việc một cách hoan hỷ như vậy, Đức-Bồ-tát liền đáp xuống đất bèn hỏi những người ấy rằng:

- Này quý bà con! Quý bà con sửa sang con đường này để cho ai đi, mà thấy quý bà con vui mừng hoan hỷ đến như vậy?

- Kính thưa Ngài đạo-sĩ, Đức-Phật Dīpaṅkara cao thượng nhất trong toàn cõi tam-giới chúng-sinh đã xuất hiện trên thế gian rồi. Chúng tôi đang sửa sang con đường này để đón rước Đức-Phật Dīpaṅkara cùng 400 ngàn chư Thánh A-ra-hán sẽ ngự qua con đường này.

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha vừa lắng nghe danh từ “Buddha: Đức-Phật” tâm vô cùng hoan hỷ suy nghĩ rằng:

“Đức-Phật xuất hiện trên thế gian là một điều hiếm có, thật là vô cùng hy-hữu. Ta nên cố gắng thực-hành mọi phước-thiện, gieo duyên lành cúng dường đến Đức-Phật Dīpaṅkara.”

Nghĩ xong, Ngài liền thưa với họ rằng:

- Thưa quý bà con! Quý bà con sửa sang con đường này để đón rước Đức-Phật Dīpaṅkara cùng 400 ngàn vị Thánh A-ra-hán ngự đến. Vậy, xin quý bà con nhường cho bần-đạo một đoạn đường để bần-đạo cùng sửa sang đoạn đường, cúng dường đón rước Đức-Phật Dīpaṅkara cùng chư Thánh A-ra-hán.

Dân chúng biết đạo-sĩ Sumedha có nhiều năng lực thần-thông, nên họ chỉ đoạn đường bùn lầy khó khăn.

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha nghĩ rằng: “Nếu ta sử dụng phép thần-thông để sửa đoạn đường này thì quá dễ nhưng phước-thiện ta được sẽ không nhiều.

Vậy, ta nên sử dụng sức lực của mình để sửa sang, thì chắc chắn ta được phước-thiện nhiều hơn.”

Page 94: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 48

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha cố gắng tinh-tấn với sức lực của chính mình, lấy đất từ nơi khác đến san bằng, công việc sửa đoạn đường còn độ một sải tay, khi ấy, nghe mọi người reo hò vui mừng đón Đức-Phật Dīpaṅkara cùng 400 ngàn chư Thánh A-ra-hán sắp đến, Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha quyết-định rằng:

“Hôm nay ta xin cúng dường sinh-mạng của ta đến Đức-Phật Dīpaṅkara, bằng cách nằm sấp trên đoạn đường còn lại, nguyện lấy tấm thân này làm như một chiếc cầu, để cúng dường Đức-Phật Dīpaṅkara cùng 400 ngàn chư Thánh A-ra-hán ngự đi qua. Chắc chắn ta sẽ được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.”

Nguyện ước của Đức-Bồ-tát Sumedha

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha suy tư rằng:

“Hôm nay, nếu ta từ bỏ ý-nguyện muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thì chắc chắn ta sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán trong giáo-pháp của Đức-Phật Dīpaṅkara, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới chỉ một mình ta; nhưng còn bao nhiêu chúng-sinh khác vẫn đang chìm đắm trong biển khổ trầm luân, chịu cảnh khổ tử sinh luân- hồi. Ta không đành giải thoát khổ riêng một mình ta.”

Nghĩ như vậy, với tâm đại-bi vô lượng thương xót chúng-sinh, nên Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha phát nguyện rằng:

“Buddho bodheyyaṃ ...” Khi ta tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác rồi, khi ấy ta sẽ thuyết pháp giáo hóa chúng-sinh cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán y theo ta vậy (tự giác rồi giác tha).

Page 95: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Sumedha - Bậc Đại Trí 49

“Mutto moceyyaṃ ...” Khi ta tự mình giải thoát khỏi mọi sự ràng-buộc của tham-ái, phiền-não, chứng ngộ Niết-bàn rồi, khi ấy, ta sẽ dẫn dắt chúng-sinh cùng giải thoát khỏi mọi sự ràng-buộc của tham-ái, phiền-não, chứng ngộ Niết-bàn y theo ta vậy (tự độ rồi độ tha).

“Tinno tareyyaṃ ...” Khi ta tự mình vượt qua khỏi biển khổ tử sinh luân-hồi, đạt đến Niết-bàn an-lạc rồi, khi ấy, ta sẽ cứu vớt, dẫn dắt chúng-sinh cùng vượt qua khỏi biển khổ tử sinh luân-hồi, đạt đến Niết-bàn an-lạc y theo ta vậy (tự đáo rồi đáo tha).

Khi ấy, một nữ Bà-la-môn tên là Sumittā(1) trên tay cầm 8 đóa hoa sen để cúng dường Đức-Phật Dīpaṅkara, khi nhìn thấy vị đạo-sĩ Sumedha nằm sấp lấy thân mình làm chiếc cầu trên đoạn đường ấy, cô liền phát sinh đức-tin trong sạch, kính dâng đến vị đạo-sĩ 5 đóa hoa sen, còn 3 đóa hoa sen để lại cho mình.

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha nằm sấp, hai tay cầm 5 đóa hoa sen để trên trán. Khi ấy, Đức-Phật Dīpaṅkara cùng 400 ngàn chư vị Thánh A-ra-hán ngự đi ngang qua bằng phép thần-thông một cách nhẹ nhàng trên tấm thân của Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha, cho nên, Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha vẫn an toàn.

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Sumedha được thọ ký

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác đầu tiên chỉ thọ ký cho Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác nào hội đủ 8 chi-pháp:

1- Loài người thật (không phải Long-vương hoặc thiên-nam hóa thành người).

2- Người nam thật (không phải là ái nam, ái nữ).

1 Nữ Bà-la-môn Sumittā chính là tiền-kiếp của Công-chúa Yasodharā.

Page 96: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 50

3- Kiếp hiện-tại có đầy đủ các pháp-hạnh ba-la-mật có thể chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

4- Trực tiếp đến hầu Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác. 5- Bậc xuất-gia đạo-sĩ có chánh-kiến về nghiệp. 6- Chứng đắc đầy đủ 4 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc

thiền vô-sắc-giới, chứng đắc ngũ thông tam-giới. 7- Quyết định cúng dường sinh-mạng đến Đức-Phật. 8- Ý-nguyện vững chắc, không thoái chí nản lòng

quyết tâm trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha hội đủ 8 chi-pháp trên, nên Đức-Phật Dīpaṅkara ngự đứng phía trên đầu của Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha, với Phật-nhãn vị-lai-kiến-minh (anāgataṃsañāṇa) thấy rõ, biết rõ trong thời vị-lai ý-nguyện muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác của Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha sẽ thành tựu hay không.

Với Phật-nhãn thấy rõ, biết rõ ý-nguyện của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đạo-sĩ Sumedha chắc chắn sẽ thành tựu, nên Đức-Phật Dīpaṅkara thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, vị Đạo-sĩ Sumedha này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Phật Dīpaṅkara là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác đầu tiên thọ ký cho Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đạo-sĩ Sumedha tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama.

Từ đó, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đạo-sĩ Sumedha đương nhiên trở thành Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cố-định chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama trong thời vị-lai.

Page 97: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Sumedha - Bậc Đại Trí 51

Khi lắng nghe Đức-Phật Dīpaṅkara thọ ký xác định thời gian còn lại như vậy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đạo-sĩ Sumedha phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ, đồng thời tất cả nhân-loại, chư-thiên, chư phạm-thiên đồng hoan hỷ chắp tay cung kính lễ bái Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha, tán dương ca tụng rằng:

“Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai.”

Đức-Bồ-tát Sumedha có tâm đại-bi

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama biết rõ rằng:

Hễ còn tái-sinh là còn có khổ mà thôi, chúng-sinh tái-sinh trong 3 giới 4 loài đều phải chịu khổ, không có sự an-lạc thật sự, mà chỉ có khổ là sự thật chân-lý mà thôi.

Kiếp Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha làm đoạn đường cúng dường đón rước Đức-Phật Dīpaṅkara, ngay kiếp hiện-tại ấy, nếu Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha thay đổi ý-nguyện không muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, mà chỉ muốn trở thành bậc Thánh Thanh-văn-giác thì ngay kiếp hiện-tại ấy, Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo,4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với tứ tuệ-phân-tích, lục thông trong giáo-pháp của Đức-Phật Dīpaṅkara, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Nhưng Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha có tâm đại-bi (mahākaruṇā) đối với chúng-sinh còn đang đắm chìm trong biển khổ trầm luân, đang chịu mọi cảnh khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha không đành giải thoát khổ tử sinh luân-hồi cho

Page 98: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 52

riêng mình, nên Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha vẫn giữ ý-nguyện muốn trở thành một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác để thuyết pháp tế độ, cứu vớt chúng-sinh giải thoát khỏi biển khổ trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Cho nên, Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha chấp nhận chịu đựng kéo dài thêm vô số kiếp khổ tử sinh luân-hồi trong khoảng thời gian dài 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, để tiếp tục thực-hành bồi bổ cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật, hầu mong trở thành một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, để thuyết pháp tế độ chúng-sinh giải thoát khỏi mọi cảnh khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Vậy nhóm chúng-sinh ấy là ai?

Trong nhóm chúng-sinh ấy có mỗi người chúng ta phải vậy không?

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha trong thời quá-khứ, nay kiếp hiện-tại chính là Đức-Phật Gotama trong thời đại của chúng ta.

Thời gian hoàn thành 30 pháp-hạnh ba-la-mật

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác (Sammāsam-bodhisatta) có trí-tuệ siêu-việt (paññādhika) nghĩa là Đức-Bồ-tát có trí-tuệ có nhiều năng lực hơn đức-tin và tinh-tấn, cho nên, thời gian còn lại 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, để hoàn thành đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung và 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng, kể từ khi Đức-Phật Dīpaṅkara thọ ký đầu tiên cho đến Đức-Phật Kassapa thứ 24 thọ ký cuối cùng.

Page 99: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Sumedha - Bậc Đại Trí 53

Đức-Bồ-tát có trí-tuệ siêu-việt, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, tiếp tục thực-hành bồi bổ cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật cho đến kiếp chót là kiếp Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha đã trải qua 3 thời-kỳ: thời-kỳ đầu có 7 a-tăng-kỳ, thời-kỳ giữa có 9 a-tăng-kỳ, thời-kỳ cuối có 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất gồm có 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, đó là khoảng thời gian bằng nửa (½) thời gian của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt và bằng một phần tư (¼) thời gian của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt thực-hành bồi bổ cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật, để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Như vậy, chư Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt, hoặc có đức-tin siêu-việt, hoặc có tinh-tấn siêu-việt, mỗi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật cho được đầy đủ trọn vẹn, tuy có thời gian mau hoặc lâu khác nhau, nhưng đều có chung mục đích trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác để thuyết pháp tế độ, cứu vớt chúng-sinh giải thoát khỏi biển khổ trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Pháp-hạnh ba-la-mật có cứu cánh Niết-bàn

Chư Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-giác, chư Đức-Bồ-tát Độc-giác, chư vị Bồ-tát thanh-văn-giác thực-hành đầy đủ trọn vẹn các pháp-hạnh ba-la-mật của mình đều có cứu cánh Niết-bàn.

- Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác hoàn thành xong mọi phận sự, đến khi hết tuổi thọ, tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Page 100: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 54

- Chư Đức-Bồ-tát Độc-Giác trở thành Đức-Phật Độc-Giác, đến khi hết tuổi thọ, tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

- Chư vị Bồ-tát thanh-văn-giác trở thành bậc Thánh A-ra-hán hoàn thành xong mọi phận sự, đến khi hết tuổi thọ, tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Chư Đức-Bồ-tát thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật có cứu cánh Niết-bàn là nương nhờ nơi các đại-thiện-nghiệp ấy làm duyên dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn được lưu trữ ở trong tâm mỗi kiếp, được tích lũy từ kiếp này sang kiếp kia trong vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Mỗi kiếp của chư Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, chư Đức-Bồ-tát Độc-giác, chư vị Bồ-tát thanh-văn-giác dù cho thân của mỗi kiếp bị thay đổi theo năng lực quả của nghiệp, còn tâm vẫn sinh rồi diệt liên tục từ kiếp này sang kiếp kia, tâm có phận sự tích lũy và lưu trữ đầy đủ các pháp-hạnh ba-la-mật, không hề bị mất mát một mảy may nào cả, trong vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, trên con đường thẳng có cứu cánh Niết-bàn.

Cho nên, chư Đức-Bồ-tát ấy tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài từ vô-thuỷ đến hữu chung, kiếp chót trở thành bậc Thánh A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Còn các hàng chúng-sinh nào đã tạo mọi thiện-nghiệp mà không có mục đích cứu cánh Niết-bàn, thì thiện-nghiệp ấy cũng được tích lũy và lưu trữ ở trong tâm của họ, tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, trên con đường vòng tròn, trải qua vô số kiếp từ vô-thuỷ đến vô chung không có kiếp chót.

Page 101: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Sumedha - Bậc Đại Trí 55

Mỗi chúng-sinh liên quan từ kiếp này qua kiếp kia, từ vô-thuỷ trải qua vô số kiếp quá-khứ đến kiếp hiện-tại hoàn toàn không liên quan với thân (sắc-uẩn) của mỗi kiếp chúng-sinh, mà sự thật, chỉ liên quan với tâm (4 danh-uẩn) của mỗi kiếp chúng-sinh với nhau mà thôi, bởi vì mỗi tâm sinh rồi diệt liên tục có phận sự lưu trữ, tích lũy đầy đủ tất cả mọi thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp từ vô-thuỷ trải qua vô số kiếp quá-khứ cho đến kiếp hiện-tại, không hề mất mát một mảy may nào cả. Ví dụ:

Kiếp chót Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha sẽ trở thành Đức-Phật Gotama, đó là quả của 30 pháp-hạnh ba-la-mật đầy đủ trọn vẹn gọi là đại-thiện-nghiệp ba-la-mật mà vô số tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama đã tạo trong khoảng thời gian suốt 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất.

Kiếp chót Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha đản-sinh vào ngày rằm tháng tư (âm-lịch) tại khu vườn Lumbinī, Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc-đại-nhân, 80 tướng tốt phụ, đó là quả của 30 đại-thiện-nghiệp ba-la-mật.

Đức-Bồ-tát Siddhattha trở thành Đức-Phật Gotama vào ngày rằm tháng tư (âm-lịch) tại khu rừng Uruvelā (nay gọi là Buddhagayā nước Ấn-độ) lúc 35 tuổi, đó là quả của 30 pháp-hạnh ba-la-mật của Đức-Bồ-tát.

Thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha tiếp tục thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật cho được đầy đủ trọn vẹn, trong khoảng thời gian còn lại suốt 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất.

- Pháp-hạnh Ba-la-mật nghĩa là gì? - Thành tựu pháp-hạnh Ba-la-mật bằng cách nào?

Page 102: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 56

Ba-la-mật là dịch âm từ Pāḷi: Pāramī.

Pāramī có rất nhiều nghĩa, nghĩa chính yếu là pháp- duyên hỗ trợ dẫn đến sự chứng ngộ Niết-bàn cao thượng.

Thành tựu pháp-hạnh ba-la-mật bằng cách nào?

Để thành tựu pháp-hạnh ba-la-mật bậc nào, Đức-Bồ-tát cần phải có đại-thiện-tâm hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền-não nhất là tham-ái (taṇhā), ngã-mạn (māna), tà-kiến (diṭṭhi) và đồng thời hợp với tâm đại-bi (mahākaruṇā) và trí-tuệ hướng đến chứng ngộ Niết-bàn (upāyakosallañāṇā).

* Nếu hội đầy đủ các điều kiện như vậy thì Đức-Bồ-tát thành tựu pháp-hạnh ba-la-mật bậc ấy.

* Nếu không hội đầy đủ các điều kiện như vậy thì không thành tựu pháp-hạnh ba-la-mật bậc ấy, mà chỉ là đại-thiện-nghiệp thông thường mà thôi, không phải là pháp-duyên hỗ trợ dẫn đến sự chứng ngộ Niết-bàn cao thượng.

Pháp-hạnh ba-la-mật có 10 pháp:

1- Bố-thí ba-la-mật (Dānapāramī). 2- Giữ-giới ba-la-mật (Sīlapāramī). 3- Xuất-gia ba-la-mật (Nekkhammapāramī). 4- Trí-tuệ ba-la-mật (Paññāpāramī). 5- Tinh-tấn ba-la-mật (Vīriyapāramī). 6- Nhẫn-nại ba-la-mật (Khantipāramī). 7- Chân-thật ba-la-mật (Saccapāramī). 8- Phát-nguyện ba-la-mật (Adhiṭṭhānapāramī). 9- Tâm-từ ba-la-mật (Mettāpāramī). 10- Tâm-xả ba-la-mật (Upekkhāpāramī).

Mỗi pháp-hạnh ba-la-mật có ba bậc: bậc hạ, bậc trung, bậc thượng như sau:

Page 103: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Sumedha - Bậc Đại Trí 57

- Bố-thí ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng. - Giữ-giới ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng. - Xuất-gia ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng. - Trí-tuệ ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng. - Tinh-tấn ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng. - Nhẫn-nại ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng. - Chân-thật ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng. - Phát-nguyện ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng. - Tâm-từ ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng. - Tâm-xả ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.

Như vậy, 10 pháp-hạnh ba-la-mật trở thành 30 pháp- hạnh ba-la-mật:

- 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ (pāramī). - 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung (upapāramī). - 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng (paramattha-

pāramī).

Muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thì Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cần phải thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật cho được đầy đủ trọn vẹn, mới có thể trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Cho nên, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama cần phải thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật như sau:

- 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ (pāramī)

Khi thực-hành pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ nào, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama cần phải hy sinh những gì thuộc về bên ngoài thân mình như của cải, tài sản, ngôi báu, thậm chí cả vợ, con nữa để thành tựu pháp-hạnh ba-la-mật ấy.

Page 104: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 58

* Ví dụ: Tích Đức-vua Bồ-tát Vessantara là tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama thực-hành pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật, hạnh đại-thí hoàng-tử Jāli và công-chúa Kaṇhā yêu quý nhất đến cho ông bà-la-môn Jūjaka.

Đức-vua Bồ-tát Vessantara cũng thực-hành pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật, hạnh đại-thí vợ yêu quý là Chánh-cung Hoàng-hậu Maddī yêu quý đến cho ông bà-la-môn.

- 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung (upapāramī)

Khi thực-hành pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung nào, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama cần phải hy sinh những bộ phận nào trong thân thể để thành tựu pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung ấy.

* Ví dụ: Tích Đức-vua Bồ-tát Sivi là tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama thực-hành pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật bậc trung, bố-thí 2 con mắt bên phải và bên trái đến cho vị bà-la-môn già mù đôi mắt.

- 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng (paramattha- pāramī)

Khi thực-hành pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng nào, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama cần phải hy sinh sinh-mạng của mình, để thành tựu pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng ấy(1).

* Ví dụ: Tích Đức-Bồ-tát thỏ thiện-trí Sasapaṇḍita thực-hành pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật bậc thượng, nên Đức-Bồ-tát thỏ nhảy lên đống lửa thiêu chín làm món ăn để bố-thí đến vị bà-la-môn khất thực.

Những kiếp Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la- 1 Tìm hiểu trong bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, Quyển VI,VII, VIII Pháp-Hạnh Ba-La-Mật, cùng soạn-giả.

Page 105: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Sumedha - Bậc Đại Trí 59

mật cho được đầy đủ trọn vẹn trong suốt thời gian 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Có nhiều kiếp Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, đã thực-hành bồi bổ các pháp-hạnh ba-la-mật ở cõi người. Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết ở cõi người, dục-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh làm vị thiên-nam trong cõi trời dục-giới, nhưng để sớm hoàn thành 30 pháp-hạnh ba-la-mật, nên Đức-Bồ-tát thiên-nam không muốn hưởng sự an-lạc ở cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ, mà Đức-Bồ-tát thiên-nam nguyện từ bỏ kiếp thiên-nam ở cõi trời ấy (chết), đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh làm người-nam trong cõi người, để thuận lợi cho việc thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật, bởi vì cõi người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu này rất đặc biệt hơn các cõi khác trong tam-giới:

* Thuận lợi cho việc thực-hành phạm-hạnh cao thượng. * Thuận lợi cho việc thực-hành mọi thiện-pháp: dục-

giới thiện-pháp, sắc-giới thiện-pháp, vô-sắc-giới thiện- pháp và đặc biệt siêu-tam-giới thiện-pháp.

* Thuận lợi cho việc thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật. * Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, Chư Phật Độc-Giác,

chư Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác, chư Thánh Đại- thanh-văn-giác đều thành-tựu tại cõi người này.

Những kiếp Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, bổ sung cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật trong suốt 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp, được 24 Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thọ ký, xác định thời gian còn lại, bắt đầu từ Đức-Phật Dīpaṅkara thứ nhất cho đến Đức-Phật

Page 106: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 60

Kassapa thứ 24 cuối cùng, trải qua vô số kiếp không sao kể xiết được.

Đến kiếp gần kiếp áp chót là Đức-vua Bồ-Tát Vessantara thực-hành bồi bổ thêm cho đầy đủ pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật: bố-thí voi báu, bố-thí hoàng-tử Jāli, công-chúa Kaṇhā, bố-thí Chánh-cung Hoàng-hậu Maddī, v.v…

Sau khi Đức-vua Bồ-tát Vessantara băng hà, dục-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh làm vị thiên-nam tên Setaketu trên cõi trời Tusita (Đâu-suất-đà-thiên), cõi trời thứ 4 trong 6 cõi trời dục-giới, hưởng sự an-lạc trong cõi trời ấy.

Thỉnh Đức-Bồ-tát giáng thế

Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, đang an hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời Tusita (Đâu-suất-đà-thiên). Khi ấy, Đại-thiên-vương Dhataraṭṭha, Đại-thiên-vương Virūḷhaka, Đại-thiên- vương Virūpakkha, Đại-thiên-vương Kuvera cõi trời Tứ Đại-thiên-vương, Đức-vua-trời Sakka cõi trời Tam-thập-tam-thiên, Đức-vua-trời Suyāma cõi trời Dạ-ma-thiên, Đức-vua-trời Santussita cõi trời Đâu-suất-đà-thiên, Đức-vua-trời Sunimmita cõi trời Hóa-lạc-thiên, Đức-vua-trời Vasavatti cõi trời Tha-hóa-tự-tại-thiên, cùng chư-thiên 6 cõi trời dục-giới, chư Đại-Phạm-thiên các cõi trời sắc-giới đồng tụ hội đến hầu Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu, tất cả đồng chắp tay bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu, Đức-Bồ-tát đã thực-hành đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật xong rồi. Pháp-hạnh ba-la-mật ấy không phải để Đức-Bồ-tát mong ngôi vị các Đức-vua trời trong cõi dục-giới, cũng không phải để mong ngôi vị Đức-vua

Page 107: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Giáng Thế 61

Chuyển-luân Thánh-vương, cũng không phải để mong ngôi vị Đức-Phạm-thiên, mà sự thật các pháp-hạnh ba-la-mật ấy giúp hỗ trợ Đức-Bồ-tát trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, để thuyết pháp tế độ chúng-sinh giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

- Kính bạch Đức-Bồ-tát thiên-nam, bây giờ đúng lúc đúng thời-kỳ, để cho Đức-Bồ-tát trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác cao thượng.

- Kính bạch Đức-Bồ-tát thiên-nam, tất cả chúng con thành kính thỉnh Đức-Bồ-tát tái-sinh xuống làm người, để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thuyết pháp tế độ chúng-sinh giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Lắng nghe lời thỉnh cầu của chư-thiên, phạm-thiên, Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu chưa nhận lời thỉnh cầu ấy, mà Đức-Bồ-tát xem xét trong thời quá-khứ rằng:

“Chư Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót tái-sinh xuống làm người để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đã xem xét như thế nào?”

Suy xét 5 điều trước khi tái-sinh

Theo lệ thường, chư Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót tái-sinh xuống làm người, thường phải suy xét đầy đủ 5 điều như sau:

1- Suy xét thời-kỳ tuổi thọ con người. 2- Suy xét châu đến tái-sinh. 3- Suy xét xứ sở đến tái-sinh. 4- Suy xét dòng họ nơi tái-sinh. 5- Suy xét tuổi thọ của mẫu hậu, để đầu thai.

Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu suy xét từng điều:

Page 108: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 62

1- Đức-Bồ-tát suy xét thời-kỳ tuổi thọ con người

Chư Phật Chánh-Đẳng-Giác không xuất hiện trên thế gian trong thời đại con người có tuổi thọ trên 100 ngàn năm và trong thời đại con người có tuổi thọ dưới 100 năm.

Nếu thời đại con người có tuổi thọ sống lâu trên 100 ngàn năm, mỗi khi Đức-Phật thuyết pháp rằng:

“Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ; hoặc ngũ-uẩn có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, ...” thì họ khó hiểu rõ chánh-pháp, phát sinh tâm hoài-nghi.

Vì vậy, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác không xuất hiện trên thế gian trong thời đại ấy.

Và nếu thời đại con người có tuổi thọ ngắn ngủi dưới 100 năm thì con người có phiền-não nặng nề, tâm bị ô nhiễm tối tăm. Mỗi khi Đức-Phật thuyết giảng chánh-pháp vi-tế cao siêu, họ khó hiểu rõ được chánh-pháp ấy.

Vì vậy, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác cũng không xuất hiện trên thế gian trong thời đại ấy.

Trong quá-khứ, Chư Phật thường xuất hiện trên thế gian trong thời đại con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm với 100 năm. Khi ấy, con người có trí-tuệ sáng suốt, nếu lắng nghe Đức-Phật thuyết pháp thì có thể hiểu rõ được chánh-pháp, rồi thực-hành theo chánh-pháp dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu xem xét thấy khi ấy thời đại con người có tuổi thọ khoảng 100 năm, đó là thời-kỳ thích hợp cho Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt xuất hiện trên thế gian.

Page 109: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Giáng Thế 63

2- Đức-Bồ-tát suy xét các châu đến tái-sinh

Trong quá-khứ, Chư Phật Chánh-Đẳng-Giác chỉ xuất hiện trong cõi Nam-thiện-bộ-châu mà thôi, không xuất hiện ở ba châu khác.

Vì vậy, Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu quyết định tái- sinh trong cõi Nam-thiện-bộ-châu.

3- Đức-Bồ-tát suy xét xứ sở đến tái-sinh

Cõi Nam-thiện-bộ-châu rộng lớn mênh mông, trong quá-khứ, chư Phật Chánh-Đẳng-Giác chỉ xuất hiện trong trung-xứ (majjhimapadesa) mà thôi, không xuất hiện ở nơi xứ biên địa.

Vì vậy, Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu quyết định tái-sinh nơi trung-xứ, vùng Sakka, kinh-thành Kapilavatthu.

4- Đức-Bồ-tát suy-xét dòng họ nơi tái-sinh

Trong quá-khứ, chư Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác không sinh trong dòng họ hạ tiện, nghèo khổ, mà chỉ sinh một trong hai dòng dõi là dòng dõi Vua chúa hoặc dòng dõi Bà-la-môn.

Nếu thời-kỳ ấy, tất cả mọi người kính trọng dòng dõi Bà-la-môn, thì Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót sẽ tái-sinh vào trong dòng dõi Bà-la-môn, hoặc

Nếu thời-kỳ ấy, tất cả mọi người kính trọng dòng dõi Vua chúa, thì Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác sẽ tái-sinh vào trong dòng dõi Vua chúa.

Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu suy xét thấy thời-kỳ ấy, tất cả mọi người đều kính trọng dòng dõi Vua chúa hơn dòng dõi Bà-la-môn, nên Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu quyết định sinh vào dòng dõi Vua Sakya.

Page 110: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 64

Đức-vua Suddhodana trải qua nhiều đời Vua tinh khiết (không lẫn lộn với dòng khác) làm Đức-Phụ- Vương của Đức-Bồ-tát.

5- Đức-Bồ-tát suy xét mẫu hậu và tuổi thọ của bà

Mẫu-hậu của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót phải là người đã từng thực-hành 10 pháp-hạnh ba-la-mật suốt 100 ngàn đại-kiếp trái đất và được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong quá-khứ đã từng thọ ký rằng:

“Bà sẽ là mẫu-hậu của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai.”

Mẫu-hậu của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy là người có ngũ-giới hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn, không hề bị phạm giới nào; ngoài ngũ-giới ra, bà còn thọ trì bát-giới uposathasīla trong những ngày giới hằng tháng.

Đức-Bồ-tát thiên-nam suy-xét thấy bà Mahāmāyādevī, Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua Suddhodana, có đầy đủ những tiêu chuẩn trên và tuổi thọ của bà Mahā-māyādevī chỉ còn đúng 10 tháng lẻ 7 ngày.

Vì vậy, Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu chọn bà Mahāmāyādevī làm mẫu-hậu của Đức-Bồ-tát.

Sau khi suy xét đầy đủ 5 điều rồi, Đức-Bồ-tát thiên- nam Setaketu quyết định tái-sinh xuống làm người, để trở thành một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác. Đức-Bồ-tát truyền dạy rằng:

- Này chư-thiên, chư phạm-thiên, ta đồng ý nhận lời thỉnh cầu của các ngươi. Ta sẽ tái-sinh xuống làm người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu, tại trung-xứ, kinh-thành Kapilavatthu, trong dòng dõi Vua Sakya, Đức-vua Suddhodana là Đức-Phụ-vương và bà Mahāmāyādevī,

Page 111: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Giáng Thế 65

Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua Suddhodana, là mẫu-hậu của ta.

Sau khi lắng nghe lời truyền dạy của Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu, tất cả chư-thiên và chư phạm-thiên vô cùng hoan hỷ cùng nhau tán dương ca tụng Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu.

Sau đó, đều cùng nhau xin phép trở về cảnh giới của mình. Chư-thiên, chư phạm-thiên loan báo cho khắp toàn thế giới chúng-sinh biết:

“Đức-Phật sẽ xuất hiện trên thế gian!”

Theo truyền thống của Chư Phật Chánh-Đẳng-Giác, hầu hết có những điều cơ bản hoàn toàn giống nhau, Chư Phật Chánh-Đẳng-Giác trong quá-khứ như thế nào, thì Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong hiện-tại cũng như thế ấy và Chư Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai cũng sẽ như thế ấy.

Nếu có điều khác nhau, thì khác nhau những điều chi tiết như thời gian thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật, tuổi thọ, cây Đại-Bồ-đề, v.v...

Đức-Bồ-tát tái-sinh đầu thai làm người

Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu quyết định chuyển kiếp thiên-nam (chết) ở cõi trời Tusita (Đâu-suất-đà-thiên) tái-sinh đầu thai vào lòng mẫu hậu Mahāmayā-devī, Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua Suddhodana tại kinh-thành Kapilavatthu vào ngày thứ năm, nhằm ngày rằm tháng sáu lúc canh chót.

Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī thấy mộng lành

Vào ngày rằm tháng sáu (âm-lịch), Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī của Đức-vua Suddhodana đến hầu vị Đạo-sư Kāḷadevila xin thọ trì bát-giới

Page 112: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 66

uposathasīla. Canh chót đêm ấy, trước khi Đức-Bồ-tát tái-sinh đầu thai, Bà Mahāmāyādevī nằm mộng thấy tứ Đại-Thiên-vương cung nghinh bà lên núi Himavanta, đặt bà nằm trên một tảng đá lớn gần hồ Anotatta. Sau đó, có 4 Chánh-cung Hoàng-hậu của tứ Đại-Thiên-vương cùng chư-thiên-nữ đến tắm sạch sẽ cho bà, xoa các thứ vật thơm của cõi trời, dâng những đóa hoa trời xinh đẹp, rồi cung nghinh bà đến một ngọn núi bằng bạc, có một lâu đài bằng vàng nguy nga tráng lệ và đặt bà nằm nghiêng bên phải nghỉ ngơi nơi đó.

Khi ấy, một con bạch tượng cao thượng hiện đến lâu đài bằng vàng nơi Bà đang nằm nghỉ ngơi, con bạch tượng ấy đi vòng quanh nơi Bà nằm 3 vòng rồi chui vào hông phía bên phải của bà.

Khi Bà Mahāmāyādevī đang nằm mộng, đó cũng là lúc Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu chuyển kiếp thiên- nam (chết) ở cõi trời Tusita (Đâu-suất-đà-thiên), đồng thời với đại-quả-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động làm phận sự tái-sinh đầu thai vào lòng mẫu-hậu Mahāmāyādevī, nhằm vào ngày thứ năm canh chót đêm rằm tháng sáu (âm-lịch).

Khi ấy, Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī có tuổi thọ được 55 năm 6 tháng 20 ngày(1). Ngay lúc ấy, trái đất rùng mình rung chuyển và có 32 hiện tượng xảy ra chưa từng thấy bao giờ. Chư-thiên, phạm-thiên trong 10 ngàn thế giới chúng-sinh vô cùng hoan hỷ loan báo tin lành rằng:

“Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã tái-sinh rồi!”

1 Theo bộ Samantacakkhudīpanī.

Page 113: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Giáng Thế 67

Quân sư bà-la-môn đoán mộng

Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī đã trải qua giấc mộng lành và sau khi tỉnh dậy, bà đến chầu Đức-vua Suddhodana và tâu trình lên Đức-vua về giấc mộng vừa qua. Sáng sớm hôm sau, Đức-vua Suddhodana bèn truyền lệnh cho mời nhóm Bà-la-môn quân sư vào triều yết kiến. Sau khi thiết đãi và ban thưởng xong, Đức-vua bèn tường thuật lại giấc mộng canh chót đêm trước của Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī cho nhóm quân sư Bà-la-môn nghe, để họ cùng nhau tiên đoán.

Đức-vua truyền hỏi rằng:

- Thưa quân sư, giấc mộng như vậy có ý nghĩa như thế nào? Xin quý quân sư tâu cho Trẫm được rõ.

Một vị Bà-la-môn trưởng bèn tâu rằng:

- Muôn tâu Đại-vương, xin Đại-vương an tâm, Chánh-cung Hoàng-hậu đã thụ-thai, thai-nhi không phải là Công-chúa mà chắc chắn là Thái-Tử, Bậc cao thượng nhất.

Nếu Thái-tử sống trong triều thì sẽ là Đức Chuyển-luân Thánh-vương trị vì thiên-hạ có 4 biển làm ranh giới.

Nếu Thái-tử bỏ cung điện đi xuất gia, thì sẽ là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác cao thượng nhất trong toàn cõi-giới chúng-sinh.

Oai lực kiếp chót của Đức-Bồ-tát

Từ khi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót tái-sinh đầu thai vào lòng mẫu-hậu, do oai lực của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, nên ngày đêm tứ Đại-Thiên-vương theo hầu, để tỏ lòng cung kính, không phải theo hộ trì Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī, bởi vì, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có oai lực phi thường, nên không có một ai có thể làm hại Bà được.

Page 114: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 68

Mẫu-hậu của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có giới- đức tự nhiên, nên Bà không phải đến hầu vị Đạo-sư Kāḷadevila để xin thọ giới như trước đây nữa. Thân và tâm của Bà thường an-lạc.

Tâm tham muốn trong dục lạc không hề phát sinh và khi Đức-vua Suddhodana nhìn thấy Bà liền phát sinh đại-thiện-tâm trong sáng, nên Đức-vua rất tôn trọng Bà.

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác phát triển và tăng trưởng ở trong bào thai mẫu-hậu, như ở trong một căn phòng sạch sẽ và sang trọng. Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ngồi kiết già như vị Pháp-sư đang ngồi trên pháp-tòa, cho đến khi tròn đủ 10 tháng.

Đức-Bồ-tát đản-sinh

Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī biết gần đến ngày đản-sinh Thái-tử, theo truyền thống, Bà đến chầu Đức-vua Suddhodana bèn tâu rằng:

- Muôn tâu Bệ hạ, thần thiếp xin phép trở về cố quốc Devadaha để sinh hạ Thái-tử.

Đức-vua Suddhodana chuẩn tấu lời xin của Bà và truyền lệnh cho các quan sửa sang đường sá bằng phẳng, trang hoàng đẹp đẽ từ kinh-thành Kapilavatthu cho đến kinh-thành Devadaha, để tiễn đưa Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī trở về cố quốc. Đức-vua còn truyền lệnh làm một chiếc kiệu mới thật sang trọng để cho Bà Chánh-cung Hoàng-hậu ngự đi.

Mọi việc đều chuẩn bị sẵn sàng, Chánh-cung Hoàng- hậu Mahāmāyādevī được thỉnh ngự lên chiếc kiệu, các quan khiêng chiếc kiệu đi từ kinh-thành Kapilavatthu đến kinh-thành Devadaha.

Page 115: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Đản Sinh 69

Trên đường, khi đoàn người vừa đến khu vườn Lumbinī, hôm ấy, thật tuyệt vời! Cả muôn hoa đều đua nở và muôn chim cùng ca hót như hân hoan đón mừng một sự kiện trọng đại. Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī muốn dừng kiệu lại, ghé vào khu vườn Lumbinī để du lãm.

Chư-thiên, chư phạm-thiên tụ hội

Khi bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī ngự vào khu vườn Lumbinī, hôm ấy chư-thiên, chư phạm-thiên tụ hội tại khu vườn và cả vạn thế giới chúng-sinh vui mừng reo hò rằng:

“Hôm nay, tại khu vườn Lumbinī này, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác sẽ đản-sinh ra đời khỏi lòng bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī.”

Chư-thiên, chư phạm-thiên, tay cầm những món quà từ cõi trời như vật thơm trời, những đóa hoa trời, nhạc trời trỗi lên để cúng dường Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, cùng với những chiếc lọng trắng che phủ khắp không gian.

Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī ngự đến một cây Sāla có thân to, cành cây đầy hoa đang nở rộ. Khi bà đứng đưa cánh tay phải lên, thì cành cây tự nhiên sà xuống, bà đưa tay nắm lấy cành cây với tư thế dáng đứng vững vàng và trong tư thế dáng đứng này sẽ đản sinh ra Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng.

Khi ấy, các quan, các cung nữ che màn xung quanh nơi Bà đang đứng. Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahā-māyādevī đứng trong tư thế dáng đứng vững vàng.

Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng đản-sinh ra đời khỏi lòng bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī bằng đôi chân ra trước, rồi xuôi hai tay,

Page 116: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 70

toàn thân mình sạch sẽ ra sau, một cách suôn sẽ an lành cả Đức-Bồ-tát lẫn mẫu-hậu của Đức-Bồ-tát vào ban ngày thứ 6, nhằm ngày rằm tháng tư (âm-lịch). Khi ấy, hai dòng nước ấm và lạnh từ trên hư không chảy xuống làm cho sạch sẽ thân hình của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác và mẫu-hậu của Đức-Bồ-tát.

Khi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng vừa ra khỏi lòng bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī, trước tiên 4 vị Đại-phạm-thiên có thiện-tâm trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền-não, mỗi vị cầm mỗi chéo tấm lưới bằng vàng đón nhận Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác xong, rồi đưa trước mặt bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī và tâu rằng:

- Muôn tâu Chánh-cung Hoàng-hậu, kính xin Bà phát sinh đại-thiện-tâm hoan hỷ! Đây là Thái-tử của Bà, cũng là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng kiếp chót, sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, Đức-Bồ-tát là Bậc Đại-phước có nhiều oai lực nhất trong toàn cõi tam-giới chúng-sinh muôn loài.

Sau đó, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng từ trên tay 4 vị Đại-phạm-thiên được trao sang cho 4 vị Tứ Đại-thiên-vương đón tiếp bằng tấm da mềm mại, một lần nữa, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng từ trên tay 4 vị Tứ Đại-thiên-vương được trao sang cho các quan đón tiếp bằng tấm vải trắng tinh.

Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng từ trên tay các quan, bước xuống đạp trên mặt đất bằng đôi bàn chân bằng phẳng. Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng đứng quay mặt nhìn về hướng Đông, chư-thiên và nhân-loại dâng hoa cúng dường Đức-Bồ-tát, rồi tán dương ca tụng rằng:

Page 117: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Đản Sinh 71

- Kính bạch Đức Đại-nhân, tất cả chúng-sinh trong hướng này, Ngài là Bậc cao thượng nhất, không có một ai cao thượng hơn Ngài.

Tiếp đến, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng quay mặt nhìn về hướng Nam, …, hướng Tây, …, hướng Bắc, …, hướng Đông Nam, …, hướng Tây Nam, …, hướng Tây Bắc, …, hướng Đông Bắc, trong tám hướng, mỗi hướng chư-thiên và nhân-loại đều dâng hoa cúng dường Đức-Bồ-tát, rồi tán dương ca tụng rằng:

- Kính bạch Đức Đại-nhân, tất cả chúng-sinh trong hướng này, Ngài là Bậc cao thượng nhất, không có một ai cao thượng hơn Ngài.

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cúi mặt nhìn xuống hướng dưới, rồi ngẩng mặt nhìn lên hướng trên, chư-thiên, chư phạm-thiên đều dâng hoa tán dương và ca tụng:

- Kính bạch Đức Đại-nhân, chư-thiên, chư phạm-thiên hướng trên này, Ngài là Bậc cao thượng nhất, không có chư-thiên, chư phạm-thiên nào cao thượng hơn Ngài.

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng đứng nhìn về hướng Bắc rồi bước đi 7 bước, bước đầu tiên Đức-Bồ-tát bước bằng chân phải. Khi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng bước đi, Đức-vua trời Phạm-thiên cầm chiếc lọng màu trắng che cho Đức-Bồ-tát, Đức-vua Suyāma cầm quạt lông, còn ba thứ khác là đôi hia, gươm báu, vương miện, mỗi Đức-vua trời cầm mỗi thứ đi theo sau Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng.

Đó là năm báu vật của lễ phong Vương.

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng dừng lại ở bước chân thứ 7. Khi ấy tất cả chư-thiên, chư phạm-thiên đều bảo với nhau rằng:

“Bây giờ, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng sẽ truyền dạy những lời tối quan trọng.”

Page 118: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 72

Đức-Bồ-tát truyền dạy lời tối quan trọng đầu tiên

Tất cả đều im lặng, chờ lắng nghe, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng dõng dạc truyền dạy rằng:

“Aggo' ham' asmi lokassa! Jeṭṭho' ham' asmi lokassa! Seṭṭho'ham' asmi lokassa! Ayamantimā jāti. Natthi dāni punabbhavo.(1)” “Ta là Bậc cao-cả nhất, trong toàn cõi tam-giới chúng-sinh! Ta là Bậc vĩ-đại nhất, trong toàn cõi tam-giới chúng-sinh! Ta là Bậc tối-thượng nhất, trong toàn cõi tam-giới chúng-sinh! Kiếp này là kiếp chót của ta. Ta không còn tái-sinh kiếp nào khác nữa! ”

Chư-thiên, chư phạm-thiên và nhân-loại vô cùng hoan hỷ, đồng thanh tán dương ca tụng Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng.

7 Người và vật đồng sinh với Đức-Bồ-tát

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đản-sinh ra đời, đồng thời có người và vật gồm có 7 loại cùng sinh với Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác:

1- Công-chúa Bhaddakaccānā gọi Yasodharā (là công-chúa của Đức-vua Suppabuddha và Chánh-cung Hoàng-hậu Amittādevī xứ Devadaha).

2- Hoàng-tử Ānanda (Hoàng-tử của ông hoàng Amitto-dana dòng Sakya là hoàng đệ của Đức-vua Suddhodana).

3- Channa (quan giữ ngựa). 1 Dīghanikāya, Mahāvaggapāḷi, Mahāpadānasutta.

SONY
Rectangle
SONY
Typewriter
Amitādevī
Page 119: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Đản Sinh 73

4- Kāḷudāyī (vị quan cận thần). 5- Ngựa báu Kaṇḍaka. 6- Cây Mahābodhirukkha (cây assattha mọc trong

rừng Uruvelā sau này trở thành cây Mahābodhirukkha của Đức-Phật Gotama).

7- Bốn hầm vàng, kho báu trong kinh-thành Kapilavatthu.

Sau khi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Thái-tử đản- sinh ra đời tại khu vườn Lumbinī, Chánh-cung Hoàng- hậu Mahāmāyādevī cùng Thái-tử ngự trở về lại kinh-thành Kapilavatthu.

Đầu thai sinh làm người có 4 hạng người

Sự tái-sinh đầu thai sinh làm người có 4 hạng người,

và có sự hiểu biết qua ba thời-kỳ khác nhau như sau:

1- Hạng người thường và chư Bồ-tát thanh-văn-giác hạng thường khi tái-sinh đầu thai sinh làm người hoàn toàn không biết cả ba thời-kỳ:

- Không biết thời-kỳ tái-sinh đầu thai vào lòng mẹ. - Không biết thời-kỳ đang ở trong lòng mẹ. - Không biết thời-kỳ sinh ra đời khỏi lòng mẹ.

2- Chư Bồ-tát Đại-thanh-văn-giác kiếp chót khi tái-sinh đầu thai sinh làm người chỉ biết một thời-kỳ và không biết hai thời-kỳ:

- Trí-tuệ biết thời-kỳ tái-sinh đầu thai vào lòng mẹ. - Không biết thời-kỳ đang ở trong lòng mẹ. - Không biết thời-kỳ sinh ra đời khỏi lòng mẹ.

3- Chư Bồ-tát Tối-thượng thanh-văn-giác và chư Đức-Bồ-tát Độc-Giác kiếp chót khi tái-sinh đầu thai làm người biết được hai thời-kỳ và không biết một thời-kỳ:

- Trí-tuệ biết thời-kỳ tái-sinh đầu thai vào lòng mẹ.

Page 120: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 74

- Trí-tuệ biết thời-kỳ đang ở trong lòng mẹ. - Không biết thời-kỳ sinh ra đời khỏi lòng mẹ.

4- Chư Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót khi tái-sinh đầu thai làm người biết rõ cả ba thời-kỳ:

- Trí-tuệ biết rõ thời-kỳ tái-sinh đầu thai vào lòng mẹ. - Trí-tuệ biết rõ thời-kỳ đang ở trong lòng mẹ. - Trí-tuệ biết rõ thời-kỳ đản-sinh ra đời khỏi lòng mẹ.

Như trường hợp Thái-tử Siddhattha là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt kiếp chót, khi tái-sinh đầu thai sinh làm người chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ biết rõ cả ba thời-kỳ:

* Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ biết rõ thời-kỳ tái-sinh đầu thai vào lòng mẫu-hậu Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī.

* Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ biết rõ thời-kỳ đang ở trong lòng mẫu-hậu, như ở trong căn phòng sạch sẽ sang trọng, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ngồi kiết già, như một vị Pháp-sư ngồi trên pháp tòa và mẫu-hậu của Ngài cũng biết được Ngài nữa.

* Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ biết rõ thời-kỳ đản-sinh, khi mẫu-hậu của Ngài đang đứng trong tư thế vững vàng, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác sinh ra bằng đôi chân ra trước, xuôi hai tay toàn thân mình ra sau một cách suôn sẻ an toàn, như vị Pháp-sư bước xuống pháp tòa.

Đó là trường hợp đặc biệt của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Còn các hạng người khác như: hạng người thường, chư

Page 121: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Đản Sinh 75

Bồ-tát thanh-văn-giác, chư Bồ-tát Đại-thanh-văn-giác kiếp chót, chư Bồ-tát Tối-thượng thanh-văn-giác kiếp chót, chư Đức-Bồ-tát Độc-Giác kiếp chót đều không biết thời-kỳ sinh ra đời khỏi lòng mẹ, bởi vì, khi sắp sinh ra, thai nhi bị nhào lộn quay đầu xuống dưới, để cái đầu ra trước, thân mình ra sau, chịu đau đớn sợ hãi, tâm không còn bình tĩnh. Do đó, những hạng người ấy không biết thời-kỳ sinh ra đời khỏi lòng mẹ.

Tích vị Đạo-sĩ Kāḷadevila

Đạo-sĩ Kāḷadevila chứng đắc 8 bậc thiền(1), chứng đắc ngũ thông(2) tam-giới, là vị Tôn-sư của Đức-vua Suddho-dana. Hôm ấy, vị Đạo-sĩ Kāḷadevila độ ngọ trong cung điện của Đức-vua Suddhodana xong, liền lên cõi trời Tam-thập-tam-thiên nghỉ trưa trong một lâu đài, ngồi nhập thiền để hưởng sự an-lạc trong thiền-định.

Sau khi xả thiền, vị Đạo-sĩ ra đứng trước cửa, nhìn thấy Đức-vua Sakka cùng chư-thiên-nam, chư-thiên-nữ hoan hỷ vui mừng reo hò một cách khác thường, không giống như mọi ngày, vị Đạo-sĩ bèn hỏi rằng:

- Này quý vị chư-thiên! Sao hôm nay quý vị vui mừng hoan hỷ, reo hò ca hát vui vẻ khác thường như vậy. Quý vị có thể nói cho bần đạo nghe được không?

Chư-thiên bạch rằng:

- Kính bạch Ngài Đạo-sĩ, hôm nay Thái-tử của Đức- vua Suddhodana đã sinh ra đời rồi. Khi Thái-tử trưởng thành sẽ từ bỏ cung điện đi xuất gia và sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, thuyết pháp Chuyển-Pháp-luân

1 8 bậc thiền: 4 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới. 2 Ngũ thông: Đa-dạng-thông, nhãn-thông, nhĩ-thông, tha-tâm-thông, tiền-

kiếp-thông.

Page 122: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 76

tế độ cho chúng-sinh: nhân-loại, chư-thiên và phạm-thiên có cơ hội được lắng nghe chánh-pháp, rồi thực-hành theo chánh-pháp dẫn đến sự chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Đó là nguyên nhân làm cho chúng tôi vui mừng vô cùng hoan hỷ, reo hò ca hát khác thường như vậy!

Sau khi lắng nghe chư-thiên trả lời như vậy, vị Đạo-sĩ Kāḷadevila liền từ cõi Tam-thập-tam-thiên hiện xuống cõi người, đi vào cung điện của Đức-vua Suddhodana, Đức-vua cung kính đón tiếp, thỉnh mời ngồi chỗ cao quý, Đức-vua đảnh lễ xong, ngồi một nơi hợp lẽ.

Khi ấy, vị Đạo-sĩ Kāḷadevila bèn hỏi rằng:

- Tâu Đại-vương, bần đạo nghe nói rằng Thái-tử của Đại-vương đã sinh ra đời rồi, bần đạo xin được chiêm ngưỡng Thái-tử.

Đức-vua Suddhodana truyền lệnh thay trang phục cho Thái-tử xong, rồi thỉnh Thái-tử ra mắt đảnh lễ vị Đạo-sĩ Kāḷadevila. Khi thỉnh Thái-tử ra trước mặt vị Đạo-sĩ Kāḷadevila, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Thái-tử hiện lên đứng trên đầu vị Đạo-sĩ Kāḷadevila với tư thế vững vàng. Vị Đạo-sĩ Kāḷadevila nhận biết Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Thái-tử có oai lực phi thường, nên vị Đạo-sĩ đứng dậy dời xuống chỗ ngồi thấp, nhường chỗ ngồi cao quý lại cho Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cao thượng, vị Đạo-sĩ Kāḷadevila chắp hai tay đảnh lễ Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Thái-tử.

Nhìn thấy oai lực phi thường của Thái-tử của mình, Đức-vua Suddhodana vô cùng ngạc nhiên chưa từng thấy, nên lần thứ nhất Đức-vua Suddhodana đảnh lễ Thái-tử Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác.

Page 123: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Đản Sinh 77

Đạo-sĩ Kāḷadevila mỉm cười và khóc

Vị Đạo-sĩ Kāḷadevila chứng đắc 8 bậc thiền và ngũ thông tam-giới, có khả năng đặc biệt thấy rõ, biết rõ trong thời quá-khứ 40 đại-kiếp, và trong thời vị-lai 40 đại-kiếp, như vậy gồm 80 đại-kiếp. Vị Đạo-sĩ Kāḷadevila dùng trí-tuệ nhãn-thông thấy rõ, biết rõ thời vị-lai của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Thái-tử sẽ có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân và 80 tướng tốt phụ. Vị Đạo-sĩ Kāḷadevila biết chắc chắn rằng:

“Không còn hoài-nghi gì nữa, Thái-tử này chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.”

Biết rõ như vậy, Vị Đạo-sĩ Kāḷadevila phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ, nên mỉm miệng cười.

Sau đó, vị Đạo-sĩ Kāḷadevila xem xét về thân phận của mình và biết rõ rằng:

“Ta không có duyên lành gặp Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác và không có cơ hội lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, bởi vì, ta sẽ chết trước khi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Thái-tử trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Vả lại, sau khi ta chết, do năng lực của đệ tứ thiền vô-sắc-giới “phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-tâm sẽ cho quả tái-sinh trong cõi trời vô-sắc-giới phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên, có tuổi thọ lâu 84.000 ngàn đại-kiếp. Phạm-thiên trong cõi vô-sắc-giới chỉ có 4 danh-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn và thức-uẩn) mà thôi, không có sắc-uẩn, cho nên, phạm-thiên cõi vô-sắc-giới không có mắt để nhìn thấy Đức-Phật, không có tai để nghe chánh-pháp của Đức-Phật, khi Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian.”

Page 124: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 78

Khi vị Đạo-sĩ Kāḷadevila xem xét biết thân phận mình không có duyên lành gặp được Đức-Phật và không nghe được chánh-pháp của Đức-Phật, cảm thấy tủi phận, nên cảm động khóc.

Đức-vua Suddhodana nhìn thấy vị Đạo-sĩ Kāḷadevila khi thì mỉm miệng cười, khi thì lại cảm động khóc bèn bạch hỏi rằng:

- Kính bạch Đạo-Sư, có điều gì không may xảy đến với Thái-tử của con hay không? Bạch Ngài.

Vị Đạo-sĩ Kāḷadevila tâu rằng:

- Tâu Đại-vương, chắc chắn không có điều gì không may xảy đến với Thái-tử cả, Thái-tử chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Biết rõ như vậy, Bần đạo cảm thấy vui mừng, vô cùng hoan hỷ mỉm miệng cười và bần đạo cũng biết rõ mình không có duyên lành được gặp Đức-Phật và lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật. Do đó, bần đạo cảm thấy tủi phận, nên cảm động khóc.

Lễ đặt tên Đức-Bồ-tát thái-tử

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Thái-tử sinh ra đời được năm ngày thì Đức-vua Suddhodana tổ chức trọng thể buổi lễ gội đầu và đặt tên cho Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Thái-tử.

Đức-vua Suddhodana truyền lệnh mời 108 vị Bà-la-môn thông hiểu rõ ba bộ sách xem tướng (theo truyền thống của Bà-la-môn) vào cung điện để thiết đãi món ăn đặc biệt “cơm nấu bằng sữa tươi nguyên chất”.

Trong số 108 vị Bà-la-môn ấy, có 8 vị Bà-la-môn đại- trí là vị Bà-la-môn Rāma, vị Bà-la-môn Dhaja, vị Bà-la-môn Lakkhaṇa, vị Bà-la-môn Jotimanta, vị Bà-la-môn Yañña,

Page 125: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Đản Sinh 79

vị Bà-la-môn Subhoja, vị Bà-la-môn Suyāma và vị Bà-la-môn Sudatta, sau khi xem tướng, thấy Thái-tử có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân và 80 tướng tốt phụ.

Trong 8 vị Bà-la-môn đại trí, có 7 vị đồng đưa lên 2 ngón tay và tiên đoán quả quyết rằng:

* Thái-tử là Bậc có đầy đủ trọn vẹn các tướng tốt của bậc đại-nhân và các tướng tốt phụ này:

- Nếu sống tại cung điện, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương trị vì thiên-hạ có bốn biển làm ranh giới.

- Nếu từ bỏ cung điện đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Duy chỉ có một vị Bà-la-môn trẻ tuổi nhất, thuộc dòng dõi Koṇḍañña tên là Bà-la-môn Sudatta, sau khi xem xét kỹ các tướng tốt của Thái-tử xong, vị Bà-la-môn này chỉ đưa một ngón tay lên và tiên đoán quả quyết rằng:

- Thái-tử có đầy đủ trọn vẹn các tướng tốt của bậc đại-nhân và các tướng tốt phụ này, Thái-tử không thể nào sống tại cung điện, mà chắc chắn Thái-tử sẽ từ bỏ cung điện đi xuất gia, rồi chắc chắn Thái-tử sẽ trở thành một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác mà thôi.

Tất cả các vị Bà-la-môn đại-trí cũng đều nhất trí với nhau rằng: “Thái-tử chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác”.

Trong lễ gội đầu và đặt tên cho Đức-Bồ-tát Thái-tử, tất cả các vị Bà-la-môn đại-trí đều nhất trí với nhau rằng:

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Thái-tử chắc chắn sẽ trở thành một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, sẽ đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc cho chúng-sinh trong tam-giới (danh từ Pāḷi gọi là attha) và chắc chắn sẽ được thành tựu như ý (danh từ Pāḷi gọi là Siddha).

Page 126: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 80

Hai danh từ này được ghép với nhau thành tên của Đức-Bồ-tát Thái-tử là SIDDHATTHA (SIDDHA + ATTHA) nghĩa là sự lợi ích được thành tựu, hoặc Bậc tế độ chúng-sinh được thành tựu mọi lợi ích cao thượng.

Thông thường, các Bậc đại-trí làm lễ đặt tên cho đứa trẻ nào, quý Ngài xem xét về tương lai cuộc đời của đứa trẻ ấy để đặt tên gọi cho hợp với cả cuộc đời đứa trẻ ấy.

Thật ra, tên gọi nào cũng chỉ là danh từ riêng chế định mà thôi. Nếu danh từ riêng ấy có ý nghĩa phù hợp với con người, thì tự nó có một tiềm năng động viên khuyến khích con người ấy vượt qua mọi trở ngại, để xứng đáng với tên gọi của mình. Do đó, khi có đứa con sinh ra đời, gia đình thường mời các Bậc đại-trí đến nhà xem tướng, rồi làm lễ đặt tên cho đứa con của mình.

32 Tướng tốt của Đức-Bồ-tát kiếp chót

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác (Sammāsambodhisatta) kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác (Sammāsambuddha), khi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy đản-sinh ra đời sẽ có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân và 80 tướng tốt phụ. Đó là quả tốt của đại-thiện-nghiệp ba-la-mật mà Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy đã từng thực-hành và tích lũy ở trong tâm từ vô số kiếp trong quá-khứ, hoàn toàn không liên quan đến huyết thống cha mẹ hay dòng dõi.

Tướng tốt của bậc đại-nhân như thế nào?

Bậc đại-nhân là người cao thượng (mahāpurisa) mà các tướng tốt đặc biệt ấy được biểu hiện ra bên ngoài thân hình, cho nên gọi là tướng tốt của bậc đại-nhân (mahāpurisalakkhaṇa).

Khoa xem tướng tốt của bậc đại-nhân là một trong các

Page 127: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 81

bộ môn mà dòng dõi Bà-la-môn trí-thức thường dạy và học đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân, theo truyền thống từ đời này sang đời khác của dòng dõi Bà-la-môn, nhưng họ hoàn toàn không biết rằng mỗi tướng tốt của bậc đại-nhân là quả của đại-thiện-nghiệp nào.

Trong kinh Lakkhaṇasutta(1) Đức-Phật giảng dạy về 32 tướng tốt của bậc đại-nhân và đại-thiện-nghiệp cho quả của mỗi tướng tốt của bậc đại-nhân được tóm lược như sau:

Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại ngôi chùa Jetavana của ông phú-hộ Anāthapiṇḍika, gần kinh-thành Sāvatthi. Khi ấy, Đức-Thế-Tôn gọi chư tỳ-khưu dạy rằng:

- Này chư tỳ-khưu! Bậc đại-nhân (mahāpurisa) có đầy đủ 32 tướng tốt này, chỉ có hai con đường mà thôi, không có đường nào khác.

1- Nếu bậc đại-nhân ấy sống tại gia thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương hành thiện-pháp, Đức Pháp-vương trị vì toàn cõi đất nước, có bốn biển làm ranh giới, đều được bình yên vững chắc, và có đầy đủ 7 báu là: long xa báu, voi báu, ngựa báu, ngọc ma-ni báu, Chánh-cung Hoàng-hậu báu, phú hộ báu, thừa-tướng báu. Đức Chuyển-luân Thánh-vương có hơn 1.000 hoàng-tử anh hùng dũng cảm, có khả năng làm khuất phục mọi đội quân của kẻ thù. Đức Chuyển-luân Thánh-vương luôn luôn chiến thắng kẻ thù bằng thiện-pháp, không sử dụng cực hình, khí giới; và trị vì trên toàn cõi đất nước có bốn biển làm ranh giới, không có kẻ thù chống đối, không có mọi cảnh tượng xấu xảy ra trên toàn cõi đất nước, mọi thần dân thiên-hạ đều được sống trong cảnh thanh bình thịnh vượng.

1 Bộ Dīghanikāya, Pāthikavagga, Kinh Lakkhaṇasutta.

Page 128: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 82

2- Nếu bậc đại-nhân ấy từ bỏ cung điện, đi xuất gia thì sẽ trở thành Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, diệt tận mọi phiền-não, mọi tham-ái, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

- Này chư tỳ-khưu! 32 tướng tốt của bậc đại-nhân là như thế nào mà bậc đại-nhân ấy có đầy đủ thì chỉ có hai con đường mà thôi, không có con đường nào khác?

Nếu bậc đại-nhân sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, ... hoặc nếu bậc đại-nhân từ bỏ nhà, đi xuất gia, thì bậc đại-nhân ấy sẽ trở thành Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, ...

32 Tướng tốt của bậc đại-nhân

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, khi Đức-Bồ-tát đản-sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân như sau:

1- Hai bàn chân bằng phẳng, vững vàng đạp trên mặt đất. 2- Hai lòng bàn chân có dấu bánh xe, trục xe có một ngàn căm và đầy đủ các bộ phận. 3- Hai gót chân dài (bằng một phần tư bàn chân). 4- Ngón tay dài và tròn trịa, đều đặn, thon như hình búp măng. 5- Hai bàn tay, hai bàn chân mềm mại. 6- Năm ngón tay, trừ ngón tay cái ra, bốn ngón còn lại đều dài bằng nhau, khít vào nhau, và năm ngón chân dài bằng nhau, khít vào nhau, không có kẽ hở. 7- Hai mắt cá nằm cao cách bàn chân độ 2-3 lóng tay. 8- Đôi chân thon, phần trên lớn rồi nhỏ dần xuống dưới, tròn đẹp như đôi chân con sơn dương. 9- Khi đứng thẳng, không cúi người xuống, hai bàn tay có thể sờ đụng hai đầu gối.

Page 129: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 83

10- Ngọc hành được giấu kín trong bao da. 11- Toàn thân có da màu vàng, óng ánh xinh đẹp như màu vàng ròng. 12- Làn da mịn màng, do làn da mịn màng, trơn nhẫy, nên bụi không thể bám vào thân hình. 13- Mỗi sợi lông mọc ở mỗi lỗ chân lông. 14- Lông có màu xanh và xoắn về bên phải, đầu lông hướng lên mặt. 15- Thân hình ngay ngắn như thân hình phạm-thiên. 16- Bảy nơi trong thân hình có thịt đầy đặn là hai mu bàn tay, hai mu bàn chân, hai bả vai và cổ (không nhìn thấy gân và xương). 17- Thân hình trên dưới đầy đặn như thân hình phía trên của sư tử chúa. 18- Hai hốc bả vai có thịt đầy đặn (không thấy xương vai). 19- Chiều cao của thân bằng sải tay, và sải tay bằng

chiều cao của thân (cũng như chiều cao của cây nigrodha bằng chiều ngang của nhánh cây ấy).

20- Cổ tròn trịa đầy đặn (khi nói không nổi gân cổ). 21- Bảy ngàn dây thần kinh rất tinh tế, tụ hội từ lưỡi đến cổ, tiếp nhận hương vị vật thực để nuôi dưỡng cơ thể. 22- Cái cằm giống cằm của sư tử chúa. 23- Đầy đủ 40 cái răng: hàm trên 20 cái răng và hàm dưới 20 cái răng. 24- Hàm răng trên và dưới đều đặn, có màu trắng xinh đẹp. 25- Hai hàm răng sắp đều đặn và khít vào nhau, không có kẽ hở. 26- Bốn cái răng nhọn sạch sẽ, trắng đẹp. 27- Lưỡi lớn và dài, mềm mỏng, có màu đỏ hồng xinh đẹp; lưỡi lớn có thể trùm được cả mặt lên đến chân tóc và lưỡi dài có thể le ra đến tận hai lỗ mũi, hai lỗ tai.

Page 130: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 84

28- Giọng nói như giọng của phạm-thiên, rõ ràng, trong trẻo, ngọt ngào như tiếng chim karavīka.

29- Đôi mắt xanh sẫm và trong sáng rất đẹp. 30- Đôi mắt tựa như đôi mắt con bê mới sinh. 31- Sợi lông uṇṇa mọc trên trán, ở khoảng giữa hai

đầu lông mày, có màu trắng dài mềm mại, xoắn bên phải, đầu lông hướng lên trên đầu rất đẹp. 32- Cái đầu tròn và có vầng trán cao rộng đẹp, đi

vòng từ vành tai bên phải sang vành tai bên trái.

Đó là 32 tướng tốt của bậc đại-nhân được biểu hiện đầy đủ trong thân hình của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Thái-tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Đức-Phật dạy rằng:

- Này chư tỳ-khưu! Nhóm Đạo-sĩ ngoại đạo có thể học hỏi ghi nhớ đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân này, nhưng họ không thể biết rằng: “Mỗi tướng tốt của bậc đại-nhân là quả của đại-thiện-nghiệp nào”.

Đại-thiện-nghiệp cho quả 32 tướng tốt

32 tướng tốt của bậc đại-nhân được biểu hiện trong kim thân của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Thái-tử Siddhattha, đó là quả của đại-thiện-nghiệp pháp-hạnh ba-la-mật. Đại-thiện-nghiệp này không những cho quả tướng tốt của bậc đại-nhân, mà còn cho quả rộng lớn, vô cùng phong phú đối với Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy và đối với mọi chúng-sinh khác có liên quan đến Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy.

Trong bài kinh Lakkhaṇasutta, Đức-Phật giảng giải đại-thiện-nghiệp nào cho quả các tướng tốt nào, và các

Page 131: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 85

quả liên quan đến đại-thiện-nghiệp ấy. 32 tướng tốt của bậc đại-nhân là quả của những đại-thiện-nghiệp như sau:

1-Tướng tốt: Bàn chân bằng phẳng, vững vàng đạp trên mặt đất.

Tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời nhiều kiếp trong quá-khứ:

Đức-Bồ-tát là người có quyết tâm cao trong mọi thiện-pháp không hề lay chuyển, khi thân hành điều thiện, khẩu nói điều thiện, ý nghĩ điều thiện. Khi làm phước-thiện bố-thí, thọ-trì ngũ-giới, bát-giới uposatha-sīla trong những ngày giới hằng tháng, ... trong việc phụng dưỡng mẹ cha, hộ độ Sa-môn, Bà-la-môn, trong sự cung kính những bậc trưởng-lão trong dòng họ và trong đời, ...

Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, thì vị thiên-nam có nhiều oai lực hơn tất cả các hàng chư-thiên khác về 10 quả báu trong cõi trời ấy là: tuổi thọ, sống lâu, sắc đẹp, sự an-lạc, danh thơm tiếng tốt, quyền lực cao nhất, sắc, thanh, hương, vị, xúc trong cõi trời ấy.

Sau khi Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện-tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được tướng tốt của bậc đại-nhân:

Bàn chân bằng phẳng, vững vàng đạp trên mặt đất,

Page 132: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 86

toàn bàn chân (gót chân, giữa bàn chân, đầu ngón chân) bằng phẳng đầy đặn tiếp xúc cùng một lúc trên mặt đất.

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, là Đức Pháp-vương trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước, có 4 biển làm ranh giới, ... Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là: Mọi kẻ thù đều hàng phục theo Đức Chuyển-luân Thánh-vương.

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà, đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là: Không còn kẻ thù bên trong là phiền não: tham, sân, si, ... và không có kẻ thù bên ngoài như: Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, ma- vương, phạm-thiên, hay bất cứ một ai, ... trong đời này có thể gây tai hại cho Đức-Phật được.

2-Tướng tốt: Hai lòng bàn chân có dấu bánh xe, trục xe có một ngàn căm và đầy đủ các bộ phận.

Tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ:

Đức-Bồ-tát là người có thiện-tâm trong sạch giúp đỡ nhiều người, đem lại sự an-lạc cho nhiều người, làm giảm được sự sợ hãi kinh hồn cho nhiều người, trông nom bảo vệ mọi người một cách hợp pháp. Đặc biệt, khi làm phước-thiện bố-thí là chính, thì thường có kèm theo những phước-thiện phụ khác, v.v...

Page 133: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 87

Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, ...

Sau khi Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện-tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được tướng tốt của bậc đại-nhân:

Hai lòng bàn chân có dấu bánh xe, trục xe có một ngàn căm và đầy đủ các bộ phận.

Đức-Bồ-tát có tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, là Đức Pháp-vương, nên các Đức-vua đều thần phục theo Đức Chuyển-luân Thánh-vương, trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước, có bốn biển làm ranh giới, ...

Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Có nhiều thuộc hạ tùy tùng đông đảo đó là các Đức-vua, các quan cận thần, các tướng lĩnh, các quân lính, các Hoàng-tử anh hùng dũng cảm, các hàng Bà-la-môn, toàn thể thần dân thiên-hạ tất cả đều một lòng trung thành với Đức Chuyển-luân Thánh-vương.

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà, đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Các hàng đệ-tử đông đảo, đó là chư tỳ-khưu, chư tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ, nhân-loại, chư-thiên, Long vương, chư phạm-thiên, v.v... có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật.

Page 134: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 88

3- Tướng tốt: Hai gót chân dài (một phần tư bàn chân).

4- Tướng tốt: Ngón tay dài và tròn trịa, đầy đặn, thon như hình búp măng.

5- Tướng tốt: Thân hình ngay ngắn như thân hình của phạm-thiên.

Ba tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ:

Đức-Bồ-tát là người không sát-sinh, tránh xa sự sát- sinh, bỏ gậy gộc, bỏ khí giới, có tâm biết hổ-thẹn tội-lỗi, tâm bi thương xót chúng-sinh, mong tìm sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc đến tất cả chúng-sinh.

Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, ...

Sau khi Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện-tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được ba tướng tốt của bậc đại-nhân:

* Hai gót chân dài (bằng một phần tư bàn chân). * Ngón tay dài và tròn, đầy đặn, thon như hình búp măng. * Thân hình ngay ngắn như thân hình phạm-thiên.

Đức-Bồ-tát có ba tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, là Đức Pháp-vương trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước có bốn biển làm ranh giới, ...

Page 135: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 89

Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Có tuổi thọ sống lâu mà bất cứ kẻ thù nào cũng không thể sát hại Đức Chuyển-luân Thánh-vương được.

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà, đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Có tuổi thọ sống lâu mà bất cứ kẻ thù nào dù là Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương hoặc bất cứ một ai trong đời, ... cũng không thể sát hại Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác được.

6- Tướng tốt: Bảy nơi trong thân hình có thịt đầy đặn là hai mu bàn tay, hai mu bàn chân, hai bả vai và cổ (không nhìn thấy gân và xương).

Tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ:

Đức-Bồ-tát là người làm phước-thiện bố-thí vật thực gồm các món ăn toàn là những món ăn cao lương mỹ vị, các thức uống ngon lành bổ dưỡng, ...

Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, ...

Sau khi Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện-tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được 1 tướng tốt của bậc đại-nhân:

Page 136: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 90

Bảy nơi trong thân hình có thịt đầy đặn là hai mu bàn tay, hai mu bàn chân, hai bả vai và cổ (không nhìn thấy gân và xương).

Đức-Bồ-tát có tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, là Đức Pháp-vương trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước có bốn biển làm ranh giới, ...

Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Thường được thọ thực toàn những món cao lương mỹ vị, các thức uống ngon lành bổ dưỡng.

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà, đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Thường được thọ thực toàn những món cao lương mỹ vị, các thức uống ngon lành bổ dưỡng.

7- Tướng tốt: Hai bàn tay, hai bàn chân mềm mại.

8- Tướng tốt: Năm ngón tay, trừ ngón tay cái ra, bốn ngón còn lại đều dài bằng nhau, khít vào nhau, và năm ngón chân dài bằng nhau, khít vào nhau, không có kẽ hở.

Hai tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ, thường thực-hành bốn pháp tế độ:

- Bố-thí đến chúng-sinh nào cần sự bố-thí. - Nói lời dịu ngọt dễ nghe, khuyên răn họ tránh xa mọi ác-pháp, cố gắng tạo mọi thiện-pháp.

Page 137: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 91

- Hành động đem lại sự lợi ích đến cho họ. - Hòa mình cùng sống chung với họ, vui cùng vui, khổ cùng khổ.

Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, ...

Sau khi Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện-tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được hai tướng tốt của bậc đại-nhân:

* Hai bàn tay, hai bàn chân mềm mại. * Năm ngón tay trừ ngón tay cái ra, bốn ngón còn lại

đều dài bằng nhau, khít vào nhau, và năm ngón chân dài bằng nhau, khít vào nhau, không có kẽ hở.

Đức-Bồ-tát có hai tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, là Đức Pháp-vương trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước có 4 biển làm ranh giới, ...

Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Các thuộc hạ tùy tùng một lòng trung thành với Đức Chuyển-luân Thánh-vương; các thuộc hạ tùy tùng đó là các quan cận thần, các tướng lĩnh, các quân lính, các Hoàng-tử, các hàng Bà-la-môn, gia chủ, toàn thể thần dân thiên-hạ, ... luôn tuân theo lệnh của Đức-vua, làm cho Đức-vua rất hài lòng.

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà, đi xuất-gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Page 138: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 92

Các hàng đệ-tử đều có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật. Các hàng đệ-tử đó là tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ, nhân-loại, Long-vương, chư-thiên, chư phạm-thiên đều trở thành bậc thiện-trí, có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp và thực-hành theo chánh-pháp của Đức-Phật.

9- Tướng tốt: Hai mắt cá nằm cao cách bàn chân độ 2-3 lóng tay.

10- Tướng tốt: Lông có màu xanh và xoắn về bên phải, đầu lông hướng lên mặt, ...

Hai tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ:

Đức-Bồ-tát là người thường hay nói lời có ý nghĩa sâu sắc, hợp với thiện-pháp, hướng dẫn dạy bảo cho mọi người làm mọi phước-thiện, là người có đại-thiện-tâm trong sáng, có tâm-từ mong đem lại sự lợi ích, sự an-lạc đến cho tất cả chúng-sinh, và đặc biệt là người thường kính trọng chánh-pháp, cúng dường chánh-pháp.

Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, ...

Sau khi Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện-tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được hai tướng tốt của bậc đại-nhân:

* Hai mắt cá nằm cao cách bàn chân độ 2-3 lóng tay. * Lông có màu xanh và xoắn bên phải, đầu lông

hướng lên mặt, ...

Page 139: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 93

Đức-Bồ-tát có hai tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương là Đức Pháp-vương trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước có bốn biển làm ranh giới, ...

Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Đức-vua là người vĩ đại nhất, người cao thượng nhất người đứng đầu cao cả nhất trong thần dân thiên-hạ, ...

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà, đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đại-thiện- nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Đức-Phật là Bậc vĩ-đại nhất, Bậc cao-thượng nhất, Bậc cao-cả nhất trong toàn cõi tam-giới chúng-sinh.

11- Tướng tốt: Đôi chân thon, phần trên lớn rồi nhỏ dần xuống dưới, tròn đẹp như đôi chân con sơn dương.

Tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Đại-thiện-nghiệp trong quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ:

Đức-Bồ-tát là người có thiện-tâm, thiện-chí giảng dạy các môn học, hoặc hướng dẫn nghề nghiệp, ... bằng cách suy nghĩ rằng: “Làm cách nào, với phương pháp nào giúp cho mọi người dễ hiểu, dễ biết, nhanh chóng thành đạt, ... mà không phải chịu vất vả khổ cực lâu ngày”.

Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, ...

Page 140: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 94

Sau khi Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện-tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được tướng tốt của bậc đại-nhân.

Đôi chân thon, phần trên lớn rồi nhỏ dần xuống dưới, tròn đẹp như đôi chân con sơn dương.

Đức-Bồ-tát có tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, là Đức Pháp-vương trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước có bốn biển làm ranh giới, ...

Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Có Long xa sang trọng xứng đáng với địa vị Đức Chuyển-luân Thánh-vương, có đội quân hùng mạnh là thuộc hạ tùy tùng của Đức-vua và những thứ đồ dùng xứng đáng với địa vị của Đức-vua được phát sinh như ý.

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà, đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Có những thứ vật dụng thích hợp với Sa-môn, có các hàng đệ-tử là những bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn, bậc Thánh Đại-thanh-văn, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác và những đồ dùng của Sa-môn được phát sinh như ý.

12-Tướng tốt: Làn da mịn màng, do làn da mịn màng, trơn nhẫy, nên bụi không thể bám vào thân hình.

Tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Page 141: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 95

Đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ:

Đức-Bồ-tát là người thường đến gần gũi, thân cận các bậc Sa-môn, Bà-la-môn, và bạch hỏi rằng:

- Kính bạch Ngài! - Thế nào là đại-thiện-nghiệp? - Thế nào là bất-thiện-nghiệp? - Thế nào là có tội? - Thế nào là vô tội? - Nghiệp nào nên làm? - Nghiệp nào không nên làm? - Nghiệp nào đã thực-hành rồi cho quả xấu, chịu đau

khổ lâu dài? - Nghiệp nào đã thực-hành rồi sẽ cho quả tốt, hưởng

an-lạc lâu dài?... Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy

cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, ...

Sau khi Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện-tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được tướng tốt của bậc đại-nhân:

Làn da mịn màng, do làn da mịn màng, trơn nhẫy, nên bụi không thể bám vào thân hình.

Đức-Bồ-tát có tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, là Đức Pháp-vương trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước có bốn biển làm ranh giới, ...

Page 142: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 96

Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Đức Chuyển-luân Thánh-vương là người có trí-tuệ bậc nhất trong đời, mà những người tại gia không một ai có trí-tuệ sánh được với Đức-vua.

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà, đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Đức-Phật có trí-tuệ siêu-việt, trí-tuệ rộng lớn, trí-tuệ nhanh nhẹn, trí-tuệ sắc bén, trí-tuệ diệt tận mọi phiền não, ... Trong tất cả mọi chúng-sinh, không một ai có trí-tuệ sánh được với Đức-Phật.

13- Tướng tốt: Toàn thân có da màu vàng, óng ánh xinh đẹp như màu vàng ròng.

Tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ:

Đức-Bồ-tát là người không có tính sân-hận, không nóng nảy, không có tức giận, dù khi người khác đến chọc tức, có tâm nhẫn-nại không nổi giận, không bực tức, không buồn bực, không tỏ nỗi bất bình hiện rõ ra bên ngoài; còn là người thường làm phước-thiện bố-thí đồ mặc bằng những thứ vải rất tốt đẹp, mịn màng như lụa, thứ vải dệt bằng lông thú, ... những tấm vải để lót nằm cũng rất tốt đẹp và mịn màng.

Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, ...

Page 143: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 97

Sau Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy khi chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả Tốt Trong Kiếp Hiện-Tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được tướng tốt của bậc đại-nhân:

Toàn thân da có màu vàng, óng ánh xinh đẹp như màu vàng ròng.

Đức-Bồ-tát có tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, là Đức Pháp-vương trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước có bốn biển làm ranh giới, ...

Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Có những đồ trang phục bằng những thứ vải rất tốt, quý giá mịn màng như lụa, lông thú, ... và những đồ lót nằm cũng bằng những thứ vải quý giá, rất tốt đẹp mịn màng xinh đẹp,…

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà, đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Có những tấm y bằng những thứ vải rất tốt, quý giá mịn màng như lụa, v.v... Và những đồ lót nằm cũng bằng những thứ vải quý giá, rất tốt đẹp mịn màng.

14- Tướng tốt: Ngọc hành được giấu kín trong bao da.

Tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Page 144: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 98

Đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ:

Đức-Bồ-tát là người thường hay đi tìm kiếm những người thất lạc lâu ngày dẫn trở về gặp lại người thân yêu như: tìm đứa con thất lạc dẫn trở về gặp lại cha mẹ, hoặc đi tìm người cha, hoặc mẹ thất lạc dẫn trở về gặp lại đứa con, dẫn em gặp lại anh, hoặc dẫn anh gặp lại em, dẫn em gặp lại chị, hoặc dẫn chị gặp lại em, v.v...

Khi những người thân yêu gặp lại với nhau, họ vô cùng vui mừng sung sướng, Đức-Bồ-tát cũng vui mừng sung sướng cùng với niềm vui của họ.

Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, ...

Sau khi Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện-tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được tướng tốt của bậc đại-nhân:

Ngọc hành được giấu kín trong bao da.

Đức-Bồ-tát có tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, là Đức Pháp-vương trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước có bốn biển làm ranh giới, ...

Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Có hơn 1.000 Hoàng-tử đều là những người anh hùng dũng cảm, có nhiều oai lực chiến thắng mọi kẻ thù.

Page 145: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 99

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà, đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác. Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Có rất nhiều đệ-tử là bậc Thánh Thanh-văn dũng cảm, có nhiều oai lực chiến thắng mọi phiền-não ma-vương, diệt tận được mọi phiền-não, tham-ái.

15- Tướng tốt: Chiều cao của thân bằng sải tay, sải tay bằng chiều cao của thân; cũng như chiều cao của cây nigrodha bằng chiều ngang của cành cây ấy.

16- Tướng tốt: Khi đứng thẳng, không cúi người xuống, hai bàn tay có thể sờ đụng hai đầu gối.

Hai tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ:

Đức-Bồ-tát là người biết rõ những nhu cầu thiết yếu của người nên tế độ, biết rõ người này xứng đáng được tế độ vật này, người kia xứng đáng được tế độ vật kia. Khi biết rõ như vậy, rồi tế độ người ấy đúng theo nhu cầu thiết yếu của từng người.

Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, ...

Sau khi Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả Tốt trong kiếp hiện-tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được hai tướng tốt của bậc đại-nhân:

Page 146: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 100

* Chiều cao của thân bằng sải tay, sải tay bằng chiều cao của thân; cũng như chiều cao của cây nigrodha bằng chiều ngang của cành cây ấy.

* Khi đứng thẳng, không cúi người xuống, hai bàn tay có thể sờ đụng hai đầu gối.

Đức-Bồ-tát có tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, là Đức Pháp-vương trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước có bốn biển làm ranh giới, ...

Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Có nhiều của cải tài sản, có nhiều châu báu, vàng bạc, mọi thứ của cải đồ dùng đều rất đáng hài lòng, các kho đầy của cải, lúa gạo.

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà, đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Có nhiều tài sản quý báu đó là đức-tin, giới, hổ-thẹn tội-lỗi, ghê-sợ tội-lỗi, nghe nhiều hiểu rộng, bố-thí, trí-tuệ; đặc biệt hơn nữa là của báu siêu-tam-giới 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn. Đó cũng gọi là của báu.

17- Tướng tốt: Cổ tròn trịa đầy đặn (khi nói không nổi gân cổ).

18- Tướng tốt: Hai hốc bả vai có thịt đầy đặn (không nhìn thấy xương vai).

19- Tướng tốt: Thân hình trên dưới đầy đặn như thân hình phía trên của sư tử chúa.

Ba tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Page 147: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 101

Đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ:

Đức-Bồ-tát là người có đại-thiện-tâm trong sạch mong tìm sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc, sự giải thoát khỏi mọi ràng buộc cho phần đông chúng-sinh. Với đại-thiện-tâm suy nghĩ rằng:

“Làm thế nào giúp cho những người ấy phát triển đức-tin trong sạch, phát triển giới-hạnh trong sạch, phát triển sự hiểu biết nghe nhiều hiểu rộng, phát triển mọi thiện-pháp, phát triển phước-thiện bố-thí, phát triển trí-tuệ.

Đời sống của họ được phát triển của cải, lúa gạo ruộng vườn, gia súc; phát triển con cháu, bà con dòng họ, bạn bè v.v...”

Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, ...

Sau khi Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy chết, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện-tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được ba tướng tốt của bậc đại-nhân:

* Cổ tròn trịa đầy đặn (khi nói không nổi gân cổ).

* Hai hốc bả vai có thịt đầy đặn (không nhìn thấy xương vai).

* Thân hình trên dưới đầy đặn như thân hình phía trên của sư tử chúa.

Đức-Bồ-tát có ba tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, là Đức

Page 148: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 102

Pháp-vương trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước có bốn biển làm ranh giới...

Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Mọi thiện-pháp, của cải tài sản, đàn gia súc, con cháu, bà con, bạn bè, ... không bị suy thoái.

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà, đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Đức-tin, giới-hạnh, sự hiểu biết, nghe nhiều hiểu rộng, phước-thiện bố-thí, trí-tuệ, v.v... không bị suy thoái.

20- Tướng tốt: Bảy ngàn dây thần kinh rất tinh tế, tụ hội từ lưỡi đến cổ, tiếp nhận hương vị vật thực để nuôi dưỡng cơ thể.

Tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ:

Đức-Bồ-tát là người không làm khổ tất cả chúng-sinh bằng chân, tay hoặc bằng gậy gộc, bằng khí giới, ...

Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, ...

Sau khi Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện-tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được tướng tốt của bậc đại-nhân:

Page 149: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 103

Bảy ngàn dây thần kinh rất tinh tế, tụ hội từ lưỡi đến cổ, tiếp nhận hương vị vật thực để nuôi dưỡng cơ thể.

Đức-Bồ-tát có tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, là Đức Pháp-vương trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước có bốn biển làm ranh giới, ...

Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Ít bệnh hoạn, ít vất vả; có đầy đủ chất ấm trong cơ thể giúp cho sự tiêu hóa vật thực dễ dàng; cơ thể không nóng quá, cũng không lạnh quá.

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Ít bệnh hoạn, ít vất vả; có đầy đủ chất ấm trong cơ thể giúp cho sự tiêu hóa vật thực dễ dàng; cơ thể không nóng quá, cũng không lạnh quá.

21-Tướng tốt: Đôi mắt xanh sẫm và trong sáng đẹp.

22-Tướng tốt: Đôi mắt tựa như đôi mắt con bê mới sinh. Hai tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ:

Đức-Bồ-tát là người không trợn mắt nhìn, là người có tâm chánh trực, có thói quen tự nhiên nhìn thẳng mọi người với tâm-từ, bằng đôi mắt dịu hiền đáng yêu mến,...

Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, ...

Page 150: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 104

Sau khi Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện-tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được hai tướng tốt của bậc đại-nhân:

* Đôi mắt xanh sẫm và trong sáng rất đẹp.

* Đôi mắt tựa như đôi mắt con bê mới sinh.

Đức-Bồ-tát có hai tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, là Đức Pháp-vương trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước có bốn biển làm ranh giới, ...

Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Tất cả mọi người đều kính yêu Đức Chuyển-luân Thánh-vương. Đức-vua được các Hoàng-tử, các quan, các tướng lĩnh, quân lính, các nhóm Bà-la-môn, phú hộ, và tất cả thần dân kính yêu Đức-vua, chỉ có một lòng trung thành tuyệt đối với Đức Chuyển-luân Thánh-vương mà thôi.

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà, đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Phần đông chúng-sinh đều kính trọng Đức-Phật. Đức-Phật là nơi nương nhờ duy nhất của chư tỳ-khưu, chư tỳ-khưu-ni, các cận-sự-nam, cận-sự-nữ, nhân-loại, chư-thiên, Long-vương, chư phạm-thiên. Tất cả các hàng thanh-văn đệ-tử có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật, luôn luôn kính yêu Đức-Phật.

Page 151: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 105

23- Tướng tốt: Cái đầu tròn và có vầng trán cao, rộng, đẹp, đi vòng từ vành tai bên phải sang vành tai bên trái.

Tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ:

Đức-Bồ-tát là người dẫn đầu mọi người trong mọi thiện-pháp như thân hành điều thiện, khẩu nói điều thiện, ý nghĩ điều thiện; việc làm phước-thiện bố-thí, thọ-trì ngũ-giới, bát-giới uposathasīla, phụng-dưỡng mẹ cha, hộ-độ Sa-môn, Bà-la-môn, kính trọng các bậc Trưởng-lão trong dòng họ và trong đời.

Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, ...

Sau khi Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện-tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được tướng tốt của bậc đại-nhân:

Cái đầu tròn và có vầng trán cao rộng đẹp, đi vòng từ vành tai bên phải sang vành tai bên trái.

Đức-Bồ-tát có tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, là Đức Pháp-vương trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước có 4 biển làm ranh giới, ...

Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Page 152: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 106

Mọi người tin theo Đức Chuyển-luân Thánh-vương. Ngài là người đứng đầu cao cả nhất trong các Hoàng-tử, các quan, các tướng lĩnh, các quân lính, các nhóm Sa-môn, Bà-la-môn, phú hộ, v.v... Tất cả thần dân thiên-hạ đều tin theo Đức Chuyển-luân Thánh-vương và chỉ có một lòng trung thành tuyệt đối theo Đức Chuyển-luân Thánh-vương mà thôi.

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Phần đông chúng-sinh có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật, Đức-Phật là nơi nương nhờ duy nhất của chư tỳ-khưu, chư tỳ-khưu-ni, các cận-sự-nam, cận-sự-nữ, nhân-loại, chư-thiên, Long-vương, chư phạm-thiên, ... Tất cả các thanh-văn đệ-tử có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật, chỉ có nhất tâm tin theo Đức-Phật mà thôi.

24- Tướng tốt: Mỗi sợi lông mọc ở mỗi lỗ chân lông.

25- Tướng tốt: Sợi lông uṇṇa mọc trên trán, ở khoảng giữa hai đầu lông mày, có màu trắng, dài mềm mại xoắn bên phải, đầu lông hướng lên phía trên đầu rất đẹp.

Hai tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ:

Đức-Bồ-tát là người không nói dối, tránh xa sự nói dối, không nói lời lừa dối mọi người, chỉ nói lời chân thật, mỗi lời nói có chứng cứ, đem lại sự lợi ích.

Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, ...

Page 153: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 107

Sau khi Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện-tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được hai tướng tốt của bậc đại-nhân:

* Mỗi sợi lông mọc ở mỗi lỗ chân lông.

* Sợi lông uṇṇa mọc trên trán, ở khoảng giữa hai đầu lông mày, có màu trắng, dài mềm mại xoắn bên phải, đầu lông hướng lên phía trên đầu rất đẹp.

Đức-Bồ-tát có hai tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, là Đức Pháp-vương trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước có bốn biển làm ranh giới, ...

Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Mọi người có đức-tin theo lời truyền dạy của Đức Chuyển-luân Thánh-vương và tuyệt đối tuân theo lệnh của đức-vua. Chánh-cung Hoàng-hậu, các Hoàng-tử, các Công-chúa, các quan, các tướng lĩnh, quân lính, nhóm Bà-la-môn, phú hộ cho đến toàn thể thần dân thiên-hạ một lòng tin nơi Đức Chuyển-luân Thánh-vương và tuyệt đối tuân theo lệnh của Đức Chuyển-luân Thánh-vương.

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà, đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Các hàng thanh-văn đệ-tử lắng nghe theo lời giáo huấn của Đức-Phật, phát sinh đức-tin trong sạch và

Page 154: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 108

thực-hành theo lời dạy của Đức-Phật. Các hàng thanh-văn đệ-tử đó là chư tỳ-khưu, chư tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ, nhân-loại, chư-thiên, Long-vương, chư phạm-thiên đều có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật và thực-hành theo lời dạy của Đức-Phật.

26- Tướng tốt: Đầy đủ 40 cái răng: Hàm trên 20 cái răng và hàm dưới 20 cái răng.

27- Tướng tốt: Hai hàm răng đều đặn và khít vào nhau, không có kẽ hở.

Hai tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ:

Đức-Bồ-tát là người không nói lời đâm thọc chia rẽ, tránh xa lời nói đâm thọc chia rẽ; chỉ nói lời làm cho mọi người hoà hợp, đoàn kết, tin tưởng nhau, thương yêu nhau; ca tụng tình đoàn kết thương yêu nhau, hoan hỷ khi mọi người đoàn kết gắn bó với nhau.

Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, ...

Sau khi Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện-tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được hai tướng tốt của bậc đại-nhân:

* Đầy đủ 40 cái răng: Hàm trên 20 cái răng và hàm dưới 20 cái răng.

* Hai hàm răng đều đặn và khít vào nhau, không có kẽ hở.

Page 155: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 109

Đức-Bồ-tát có hai tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, là Đức Pháp-vương trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước có bốn biển làm ranh giới, ...

Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Các thuộc hạ tùy tùng của Đức Chuyển-luân Thánh-vương không bị chia rẽ mà đoàn kết gắn bó với nhau: các thuộc hạ tùy tùng đó là các Hoàng-tử, các quan, các tướng lĩnh, các quân lính, các nhóm Bà-la-môn, phú hộ, toàn thể thần dân thiên-hạ trong nước đều đoàn kết gắn bó với nhau, chỉ một lòng trung thành tuyệt đối với Đức Chuyển-luân Thánh-vương mà thôi.

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà, đi xuất-gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật đoàn kết gắn bó với nhau. Các hàng thanh-văn đệ-tử đó là: Chư tỳ-khưu, chư tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ, nhân-loại, chư-thiên, Long-vương, chư phạm-thiên đều đoàn kết gắn bó với nhau, chỉ có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật mà thôi, một lòng lo phụng sự Tam-Bảo, duy trì chánh-pháp của Đức-Phật.

28- Tướng tốt: Lưỡi lớn và dài, mềm mỏng, có màu đỏ hồng xinh đẹp. Lưỡi lớn có thể trùm được cả mặt, lên đến chân tóc, và lưỡi dài có thể le ra đến tận hai lỗ mũi, hai lỗ tai.

29- Tướng tốt: Giọng nói như giọng phạm-thiên, rõ ràng, trong trẻo, ngọt ngào như tiếng chim karavīka.

Page 156: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 110

Hai tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ:

Đức-Bồ-tát là người không nói lời thô tục, chửi rủa mắng nhiếc, tránh xa lời thô tục, chửi rủa mắng nhiếc; chỉ nói lời không có lỗi, nghe êm tai, làm hài lòng người nghe.

Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, ...

Sau khi Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy chết, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện-tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được hai tướng tốt của bậc đại-nhân:

* Lưỡi lớn và dài, mềm mỏng, có màu đỏ hồng xinh đẹp. Lưỡi lớn có thể trùm được cả mặt, lên đến chân tóc, và lưỡi dài có thể le ra đến tận hai lỗ mũi, hai lỗ tai.

* Giọng nói như giọng phạm-thiên, rõ ràng, trong trẻo, ngọt ngào như tiếng chim karavīka.

Đức-Bồ-tát có hai tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, là Đức Pháp-vương trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước có bốn biển làm ranh giới, ...

Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Lời nói của Đức Chuyển-luân Thánh-vương được phần đông mọi người tin theo. Phần đông mọi người đó

Page 157: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 111

là các Hoàng-tử, các quan, các tướng lĩnh, các quân lính, các nhóm Bà-la-môn, phú hộ, toàn thể thần dân thiên-hạ đều tuyệt đối tin theo lời của Đức Chuyển-luân Thánh-vương.

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà, đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Lời giáo huấn của Đức-Phật được tất cả các hàng thanh-văn đệ-tử tin theo. Các hàng thanh-văn đệ-tử đó là: Chư tỳ-khưu, chư tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ, nhân-loại, chư-thiên, Long-vương, chư phạm-thiên tin theo lời giáo huấn của Đức-Phật.

30- Tướng tốt: Cái cằm giống như cằm sư tử chúa.

Tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ:

Đức-Bồ-tát là người không nói lời vô ích, tránh xa sự nói lời vô ích; chỉ nói lời có ích hợp thời, lời chân thật, có ý nghiã sâu sắc, hợp với pháp, hợp với luật, có chứng cớ rõ ràng, đem lại sự lợi ích thật sự.

Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, ...

Sau khi Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện-tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được tướng tốt của bậc đại-nhân:

Page 158: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 112

Cái cằm giống như cằm sư tử chúa.

Đức-Bồ-tát có tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, là Đức Pháp-vương trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước có bốn biển làm ranh giới, ...

Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Không có một kẻ thù nào có thể gây tai hại đến Đức Chuyển-luân Thánh-vương được.

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Không có kẻ thù bên trong là phiền-não, tham, sân, si, ... Không có kẻ thù bên ngoài là Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương, phạm-thiên hoặc không một ai trong đời có thể gây tai hại đến Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác được.

31- Tướng tốt: Hàm răng trên và dưới đều đặn, có màu trắng xinh đẹp.

32- Tướng tốt: Bốn cái răng nhọn sạch sẽ, trắng đẹp.

Hai tướng tốt này là quả của đại-thiện-nghiệp nào?

Đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ:

Đức-Bồ-tát là người không sống theo tà-mạng, chỉ sống theo chánh-mạng mà thôi. Tránh xa mọi cách lừa đảo như cân gian, đồ giả, đong thiếu, lừa dối, tráo trở; tránh xa sự trộm cắp, cướp của giết người, ...

Page 159: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 113

Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nam trong cõi trời dục-giới, ...

Sau khi Đức-Bồ-tát thiên-nam ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện-tại

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót có được hai tướng tốt của bậc đại-nhân:

* Hàm răng trên và dưới đều đặn có màu trắng xinh đẹp.

* Bốn cái răng nhọn sạch sẽ, trắng đẹp.

Đức-Bồ-tát có hai tướng tốt này:

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, là Đức Pháp-vương trị vì thần dân thiên-hạ trên toàn cõi đất nước có bốn biển làm ranh giới, ... Có đầy đủ thất báu là long xa báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, Chánh-cung Hoàng-hậu báu, phú hộ báu và thừa tướng báu, có hơn một ngàn Hoàng-tử đều là những người anh hùng dũng cảm có khả năng dẹp tan mọi đội quân của kẻ thù. Đức Chuyển-luân Thánh-vương có khả năng thắng mọi kẻ thù bằng thiện-pháp, không dùng đến quyền lực hình phạt, không dùng đến khí giới, trị vì trên toàn cõi đất nước. Toàn thể thần dân thiên-hạ sống trong cảnh thanh bình thịnh vượng, không có chiến tranh, không có trộm cắp, cướp của giết người, ...

Khi đã là Đức Chuyển-luân Thánh-vương, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Thuộc hạ tùy tùng của Đức Chuyển-luân Thánh-vương đều có đại-thiện-tâm trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền-não, thân tâm được an-lạc. Thuộc hạ tùy tùng đó là Chánh-cung Hoàng-hậu, các Hoàng-tử, các Công-chúa,

Page 160: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 114

các quan cận thần, các tướng lĩnh, các nhóm Bà-la-môn, dân chúng trong thành, ngoại thành, toàn dân trên toàn cõi đất nước đều có đại-thiện-tâm trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền-não, thân tâm thường được an-lạc.

- Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác ấy từ bỏ nhà, đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Khi đã là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:

Các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác đều có đại-thiện-tâm trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền-não, bởi vì, bậc Thánh Thanh-văn đệ-tử đã diệt tận được phiền-não, tham-ái. Các hàng thanh-văn đệ-tử đó là chư tỳ-khưu, chư tỳ-khưu-ni, các hàng cận-sự-nam, cận-sự-nữ, chư-thiên, chư phạm-thiên là những bậc Thánh-nhân. Dù những hàng thanh-văn đệ-tử còn là phàm-nhân chưa phải bậc Thánh-nhân, nhưng họ cũng có đức-tin trong sạch nơi Tam-Bảo, có giới-hạnh trong sạch, có thiện-pháp phát triển và tăng trưởng, có đại-thiện-tâm trong sáng.

* Nhận xét về nghiệp và quả của nghiệp

* Nghiệp đó là tất cả mọi thiện-nghiệp và mọi bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) là của riêng mỗi một chúng-sinh, không có liên quan với chúng-sinh nào khác cả.

* Quả của nghiệp đó là quả của đại-thiện-nghiệp, quả của bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) là không chỉ riêng của chúng-sinh ấy mà còn có thể liên quan, ảnh hưởng gián tiếp đến chúng-sinh khác thân cận nữa.(1)

Nghiệp và quả của nghiệp của mỗi chúng-sinh là một 1 Tìm hiểu bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển IV, Nghiệp Và Quả Của Nghiệp cùng soạn-giả.

Page 161: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 115

trong bốn điều “bất khả tư nghì,” mọi chúng-sinh nên tin nơi nghiệp và quả của nghiệp, hoặc có chánh-kiến nơi nghiệp của mình (kammassakatā sammādiṭṭhi) mà thôi.

Trong tam-giới, duy nhất chỉ có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác mới có trí-tuệ đặc biệt thấy rõ, biết rõ được nghiệp và quả của nghiệp không chỉ đối với Đức-Phật, mà còn đối với tất cả mọi chúng-sinh muôn loài nữa.

* Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Thái-tử Siddhattha kiếp chót có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân là quả của 30 pháp-hạnh ba-la-mật đó là đại-thiện-nghiệp mà vô số tiền-kiếp của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Thái-tử Siddhattha đã từng thực-hành, tích lũy 30 pháp-hạnh ba-la-mật trải qua vô số kiếp, suốt 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, kể từ thời-kỳ phát nguyện ở trong tâm, khoảng thời gian suốt 7 a-tăng-kỳ; đến thời-kỳ phát nguyện ra bằng lời nói, khoảng thời gian suốt 9 a-tăng-kỳ, cho đến thời-kỳ được Đức-Phật Dīpaṅkara thọ ký xác định thời gian còn lại 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Trong suốt khoảng thời gian gồm có 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama đã thực-hành, bồi bổ đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật đó là đại-thiện-nghiệp có mục đích cứu cánh cuối cùng trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

30 pháp-hạnh ba-la-mật đó là đại-thiện-nghiệp đã được lưu-trữ, tích lũy ở trong tâm liên tục từ kiếp này sang kiếp kia, cho đến kiếp chót cho quả tái-sinh làm người là kiếp Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Thái-tử Siddhattha, khi Đức-Bồ-tát sinh hạ ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân (mahāpurisalakkhaṇa).

Page 162: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 116

Đức-Phật dạy trong kinh Lakkhaṇasutta, mỗi tướng tốt đều do quả trực tiếp của mỗi đại-thiện-nghiệp pháp-hạnh ba-la-mật, được biểu hiện nơi kim thân của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân.

Vì vậy, các vị Bà-la-môn trí-thức học rộng, hiểu biết bộ sách xem tướng của dòng dõi Bà-la-môn, mới có thể tiên đoán biết Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Thái-tử Siddhattha, khi trưởng thành sẽ đi xuất gia và chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Thật vậy, đúng theo lời tiên đoán của các vị Bà-la-môn trí-thức, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Thái-tử Siddhattha từ bỏ cung điện đi xuất gia năm 29 tuổi, và trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác năm 35 tuổi. Đó là quả của đại-thiện-nghiệp 30 pháp-hạnh ba-la-mật.

Quả của đại-thiện-nghiệp 30 pháp-hạnh ba-la-mật ấy không chỉ trực-tiếp riêng cho Đức-Phật, mà còn có ảnh hưởng tốt gián-tiếp đến các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, từ thế hệ xưa cho đến thế hệ ngày nay, và còn tiếp tục đến thế hệ mai sau, cho đến khi giáo-pháp của Đức-Phật bị mai một hoàn toàn.

80 Tướng tốt phụ của Đức-Bồ-tát kiếp chót (Anubyañjana)

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, cho nên khi đản-sinh ra đời, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân (mahāpurisalakkhaṇa) và 80 tướng tốt phụ (anubyañjana).

Như trong bài kinh Āṭānāṭiyasutta(1) có câu kệ:

1 Bộ Dīghanikāya Pāthikaragga, kinh Āṭānāṭīyasutta.

Page 163: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 117

“Upetā Buddhadhammehi, aṭṭharasāhi nāyakā Bāttiṃsalakkhaṇūpetā-sītānubyañjanādharā.”

Chư Phật có đầy đủ mười tám đức, Ba mươi hai tướng tốt bậc đại-nhân, Cùng trọn vẹn tám mươi tướng tốt phụ, Chư Phật cao thượng cả thân lẫn tâm.

Trong bộ Jinālaṅkāraṭīkā trình bày 80 tướng tốt phụ của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác như sau:

1- Bốn ngón tay dài bằng nhau (trừ ngón cái) khít vào nhau, và năm ngón chân dài bằng nhau, khít vào nhau, không có kẽ hở.

2- Ngón tay, ngón chân từ gốc đến đầu thon mềm mại. 3- Ngón tay, ngón chân tròn trịa xinh đẹp.

(3 tướng tốt phụ của ngón tay, ngón chân)

4- Móng tay, móng chân đỏ hồng như ngọc. 5- Móng tay, móng chân cao nhọn hơi cong. 6- Móng tay, móng chân đẹp hoàn toàn.

(3 tướng tốt phụ của móng tay, móng chân)

7- Hai mắt cá bàn chân không lộ rõ.

8- Hai bàn chân, mỗi bàn chân có năm ngón dài bằng nhau.

9- Dáng chân bước đi đẹp, như bước chân của voi chúa. 10- Dáng chân bước đi thu thúc, như sư tử chúa. 11- Dáng chân bước đi khoan thai, như con hạc chúa. 12- Dáng chân bước đi khoan thai, như con bò chúa. 13- Chân phải bắt đầu bước đi trước.

(5 tướng tốt phụ về dáng đi)

14- Hai đầu gối tròn trịa đẹp. 15- Đầy đủ tướng tốt của đàn ông.

Page 164: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 118

16- Lỗ rốn tròn trịa không có nếp nhăn. 17- Lỗ rốn sâu. 18- Lỗ rốn xoay tròn khu ốc bên phải.

(3 tướng tốt phụ của lỗ rốn)

19- Hai cánh tay, hai ống chân thon giống như vòi của con voi.

20- Kim thân trên dưới cân đối xinh đẹp. 21- Toàn kim thân từ trên xuống dưới các bộ phận rất xinh đẹp. 22- Toàn kim thân không có tỳ vết. 23- Kim thân không mập, không gầy, cân đối. 24- Toàn kim thân không có nếp nhăn. 25- Toàn kim thân không có nốt ruồi, tàn nhang v.v... 26- Các bộ phận trong cơ thể trước sau xinh đẹp. 27- Toàn thân có da sạch sẽ trong sáng như vàng ròng.

(9 tướng tốt phụ của thân)

28- Đức-Phật có sức mạnh bằng 10 tỷ con voi khỏe mạnh. 29- Lỗ mũi cao và dài, đầu mũi hơi nhọn. 30- Lợi răng đỏ đậm.

31- Hàm răng sạch sẽ. 32- Hàm răng đều đặn đẹp đẽ.

(2 tướng tốt phụ của hàm răng)

33- Mắt, tai, mũi, lưỡi hoàn toàn trong sáng thanh-tịnh. 34- Bốn cái răng nhọn tròn trịa. 35- Đôi môi hồng đỏ (như màu đỏ lúc rạng đông). 36- Miệng rộng.

37- Hai lòng bàn tay có chỉ tay sâu đậm rõ ràng. 38- Chỉ tay dài. 39- Chỉ tay ngay thẳng. 40- Đường chỉ tay đẹp.

(4 tướng tốt phụ của bàn tay)

Page 165: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

32 Tướng Tốt Và 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức-Bồ-Tát 119

41- Toàn thân phát ra ánh sáng độ một sải. 42- Đôi má đầy đặn.

43- Đôi mắt dài và rộng. 44- Đôi mắt bên trong có năm màu (xanh, vàng, đỏ, trắng và xám).

(2 tướng tốt phụ của đôi mắt)

45- Lưỡi hồng mềm mỏng. 46- Đôi lỗ tai có trái tai dài. 47- Những dây thần kinh không gút mắc. 48- Những dây thần kinh chìm sâu. 49- Cái đầu đẹp tròn trịa. 50- Vầng trán rộng cao đẹp. 51- Đôi lông mày cong tự nhiên. 52- Đôi lông mày hình dáng đẹp. 53- Lông mày mềm mại. 54- Lông mày từ đầu đến đuôi cong tự nhiên. 55- Lông mày lớn đẹp. 56- Lông mày dài.

(6 tướng tốt phụ của lông mày)

57- Kim thân trẻ trung tuyệt vời (không lúc nào thấy già). 58- Kim thân mát mẻ tuyệt vời. 59- Kim thân luôn luôn tỏa ra ánh sáng tuyệt vời. 60- Kim thân hoàn toàn sạch sẽ, không có dơ bẩn. 61- Kim thân mềm mại. 62- Kim thân trơn tru xinh đẹp. 63- Kim thân có mùi thơm.

(7 tướng tốt phụ của kim thân)

64- Lông đều đặn. 65- Lông mềm mại. 66- Sợi lông uốn cong xoay bên phải. 67- Lông có màu xanh như bích ngọc.

Page 166: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 120

68- Sợi lông tròn. 69- Sợi lông bóng láng.

(6 tướng tốt phụ của sợi lông)

70- Hơi thở ra, hơi thở vào vô cùng vi-tế. 71- Miệng có mùi thơm tho(1).

72- Tóc có màu xanh đen. 73- Tóc xoắn khu ốc bên phải. 74- Tóc hình dáng đẹp tự nhiên. 75- Tóc mềm mại. 76- Tóc không rối. 77- Tóc đều đặn. 78- Tóc bóng láng.

(7 tướng tốt phụ của sợi tóc)

79- Trên đỉnh đầu tóc có mùi thơm tho. 80- Trên đỉnh đầu phát ra tia hào quang.

Đó là 80 tướng tốt phụ của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Phật mẫu Mahāmāyādevī quy thiên

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Thái-tử Siddhattha đản sinh ra đời đến ngày thứ bảy, Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī quy thiên, bởi vì, Bà đã hết tuổi thọ. Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī hưởng thọ được 56 năm 4 tháng 27 ngày ở cõi người.

Sau khi Bà Chánh-cung Hoàng-hậu chết, dục-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh làm vị thiên-nam tên Santussita trong cõi trời Tusita (Đâu-suất-đà-thiên) tầng

1 Lắng nghe chánh-pháp rồi tán dương ca tụng Sādhu! Lành thay! sẽ có quả báu miệng có mùi thơm.

Page 167: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Cuộc Đời Đức-Bồ-Tát Thái-Tử Siddhattha 121

trời thứ tư trong 6 cõi trời dục-giới. Chư-thiên trong tầng trời thứ tư này có tuổi thọ 4.000 năm tuổi trời, so với thời gian cõi người bằng 576 triệu năm; bởi vì 1 ngày 1 đêm ở cõi trời Tusita này bằng 400 năm ở cõi người.

Tuyển chọn nhũ-mẫu

Đức-vua Suddhodana truyền lệnh tuyển chọn nhũ mẫu để nuôi dưỡng Thái-tử Siddhattha. Những người đàn bà đủ tiêu chuẩn được tuyển chọn có 240 người nhưng chỉ có 60 bà được chọn trực tiếp lo phục vụ Thái-tử; ngoài ra, còn có 60 lính hầu và 60 vị quan trông coi việc nuôi dưỡng Thái-tử.

Khi Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī quy thiên, Đức-vua Suddhodana tấn phong Bà Mahāpajāpati gotamī (em của Bà Mahāmāyādevī) lên ngôi vị Chánh- cung Hoàng-hậu.

Bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāpajāpatigotamī sinh hạ Hoàng-tử Nanda, sau Thái-tử Siddhattha 2-3 ngày. Bà Mahāpajāpatigotamī vốn là bà dì ruột của Thái-tử Siddhattha, bà tự đảm đương địa vị nhũ mẫu nuôi dưỡng Thái-tử Siddhattha, còn Hoàng-tử Nanda, con đẻ của bà, được giao cho nhũ mẫu khác nuôi dưỡng.

Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha trưởng thành bằng bầu sữa ngọt lành của nhũ mẫu Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāpajāpatigotamī.

Cuộc đời Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha

Năm Thái-tử Siddhattha được mười sáu (16) tuổi thì Đức-vua Suddhodana truyền ngôi báu cho Thái-tử.

Trong buổi lễ đăng quang lên ngôi Vua của Thái-tử

Page 168: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 122

Siddhattha và lễ thành hôn với Công-chúa Yasodharā (1), Đức-vua Siddhattha tấn phong Công-chúa Yasodharā lên ngôi vị Chánh-cung Hoàng-hậu.

Đức-vua Bồ-tát Siddhattha trị vì đất nước được thanh bình thịnh vượng, thần dân thiên-hạ được an cư lạc nghiệp.

Đức Thái-Thượng-hoàng Suddhodana muốn Đức-vua Siddhattha trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương, không muốn Đức-vua Bồ-tát Siddhattha từ bỏ cung điện đi xuất gia để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác. Cho nên, Đức Thái-Thượng-hoàng truyền lệnh cho các quân lính không được để cho Đức-vua Siddhattha nhìn thấy người già, người bệnh, người chết và bậc xuất-gia.

Đức vua Bồ-tát Siddhattha lên ngôi Vua an hưởng sự an-lạc trên ngai vàng thời gian trải qua 12 năm, chưa từng thấy cảnh nào để phát sinh động-tâm (saṃvega).

Nguyên nhân Đức-Bồ-tát đi xuất gia

Những sự kiện xảy ra theo tuần tự thời gian, khiến Đức-vua Bồ-tát quyết định đi xuất gia.

* Lần đầu tiên, vào ngày rằm tháng 6, Đức-vua Bồ-tát Siddhattha ngự đi du lãm vườn thượng uyển. Trên đường đi, bỗng nhiên Đức-vua Bồ-tát nhìn thấy một người già, do chư-thiên hóa ra, để làm cho Đức-vua Bồ- tát phát sinh động-tâm (saṃvega).

Thật vậy, Đức-vua Bồ-tát chưa từng nhìn thấy người già như thế bao giờ, cho nên Đức-vua Bồ-tát suy tư:

“Chắn chắn ta sẽ có sự già như thế, không thể tránh khỏi sự già được.”

1 Công-chúa Yasodharā của Đức-vua Suppabuddha và Chánh-cung Hoàng-hậu Amittādevī xứ Devadaha. Công-chúa Yasodharā là người đồng sinh với Đức-Bồ-tát Siddhattha trong ngày rằm tháng tư 16 năm về trước.

Page 169: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Cuộc Đời Đức-Bồ-Tát Thái-Tử Siddhattha 123

Nỗi ưu tư tràn ngập trong lòng, không còn muốn đi du lãm nữa, Đức-vua Bồ-tát truyền bảo quan đánh xe đưa Đức-vua hồi cung.

* Lần thứ nhì, cách 4 tháng sau, vào ngày rằm tháng 10, Đức-vua Bồ-tát lại ngự đi du lãm vườn thượng uyển. Trên đường đi, lần này Đức-vua Bồ-tát nhìn thấy một người bệnh, cũng do chư-thiên hóa ra.

Như lần trước, Đức-vua Bồ-tát suy tư:

“Chắc chắn ta cũng có sự bệnh như thế, không thể tránh khỏi sự bệnh được.”

Tâm trạng u buồn, Đức-vua Bồ-tát truyền lệnh bảo quan đánh xe đưa Đức-vua hồi cung.

* Lần thứ ba, cũng cách 4 tháng sau, vào ngày rằm tháng 2, để vơi bớt nỗi buồn, Đức-vua Bồ-tát lại ngự đi du lãm vườn thượng uyển. Trên đường đi, bất chợt Đức-vua Bồ-tát nhìn thấy một người chết, cũng do chư-thiên hóa ra.

Cũng như hai lần trước, Đức-vua Bồ-tát suy tư:

“Chắc chắn ta cũng có sự chết như thế, không thể tránh khỏi sự chết được.”

Nỗi lo sợ phát sinh trong lòng, Đức-vua Bồ-tát truyền lệnh bảo quan đánh xe đưa Đức-vua hồi cung.

Từ đó, Đức-vua Bồ-tát lúc nào cũng suy tư về sự già, sự bệnh, sự chết. Đức-vua Bồ-tát tự hỏi, có con đường nào giải thoát khỏi sự già, sự bệnh, sự chết hay không? Sở dĩ có sự già, sự bệnh, sự chết là vì có sự tái-sinh.

“Ôi! Sự tái-sinh đáng kinh sợ thật!”

* Lần thứ tư, 4 tháng sau, vào ngày rằm tháng 6, để khuây khỏa nỗi u buồn, lo sợ trong lòng, một lần nữa, Đức-vua Bồ-tát ngự đi du lãm vườn thượng uyển.

Page 170: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 124

Trên đường đi, Đức-vua Bồ-tát nhìn thấy một bậc xuất-gia đang tĩnh tọa dưới cội cây, tỏ vẻ an nhiên tự tại, cũng do chư-thiên hóa ra, để làm cho Đức-vua Bồ-tát nghĩ đến việc xuất-gia.

Thật vậy, khi Đức-vua Bồ-tát nhìn thấy bậc xuất-gia, Ngài liền trút bỏ được mọi nỗi ưu tư nặng trĩu trong lòng về sự già, sự bệnh, sự chết. Đức-vua Bồ-tát quyết định xuất gia ngay đêm ấy, để tìm con đường giải thoát khỏi sự tái-sinh là giải thoát khỏi khổ già, khổ bệnh, khổ chết.

Hôm ấy, Đức-Bồ-tát cảm thấy vô cùng hoan hỷ, nên Đức-Bồ-tát vẫn tiếp tục ngự đi du lãm vườn thượng uyển.

Khi Đức-vua Bồ-tát hồi cung, ngay trong đêm ấy Đức-vua Bồ-tát nghe tin Chánh-cung Hoàng-hậu Yasodharā đã sinh hạ Hoàng-tử, tình thương con phát sinh trong tâm, Đức-vua Bồ-tát than rằng:

“Sự ràng buộc lớn!”

Do đó, Hoàng-tử được đặt tên là “Rāhula.”

Mặc dù vậy, chí nguyện xuất-gia của Đức-vua Bồ-tát vẫn không thay đổi.

Đêm ấy, Đức-vua Bồ-tát đến tìm gặp Channa, quan giữ ngựa thân tín rồi bảo:

- Này Channa! Đêm nay, Trẫm sẽ rời khỏi hoàng cung, đi xuất gia, khanh hãy sửa soạn cho Trẫm con ngựa Kaṇḍaka ngay bây giờ, và nhớ không để cho một ai hay biết cả.

Như vậy, Đức-vua Bồ-tát Siddhattha lên ngôi vua, trị vì đất nước được 13 năm.

Đức-Bồ-tát Siddhattha đi xuất gia

Bỗng nhiên Đức-vua Bồ-tát thoáng nghĩ:

“Trước khi xuất gia, ta nên đến nhìn mặt Hoàng-nhi.”

Page 171: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Cuộc Đời Đức-Bồ-Tát Thái-Tử Siddhattha 125

Đức-vua Bồ-tát đi nhẹ nhàng lén vào phòng Chánh-cung Hoàng-hậu Yasodharā, dưới ánh đèn mờ nhạt, Chánh-cung Hoàng-hậu đang nằm nghiêng, choàng cánh tay qua Hoàng-nhi, vì đứng đằng sau nên không thể nhìn thấy rõ mặt Hoàng-nhi, nên Đức-vua Bồ-tát thầm nghĩ:

“Nếu ta đến gần e rằng Chánh-cung Hoàng-hậu sẽ thức giấc, làm trở ngại việc xuất-gia của ta trong đêm nay. Bây giờ, ta chưa nhìn thấy mặt Hoàng-nhi, thì chờ sau khi ta trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, ta sẽ trở về gặp sau cũng không muộn.”

Vào nửa đêm ngày rằm tháng sáu âm lịch, Đức-vua Bồ-tát Siddhattha nhẹ nhàng bước ra khỏi phòng, lên ngựa Kaṇḍaka, còn Channa đi theo sau, Đức-vua Bồ-tát Siddhattha trốn khỏi hoàng cung, đi xuất gia, lúc 29 tuổi.

Mỗi vó ngựa đều có bàn tay chư-thiên nâng đỡ, không phát ra tiếng động, nên không một ai hay biết, khi đến cửa thành thì liền có chư-thiên mở cửa cho ngựa Kaṇḍaka phi nhanh qua.

Đức-vua Bồ-tát Siddhattha ngự đi qua khỏi ba xứ: xứ Sakya, xứ Koliya và xứ Malla khoảng 30 do tuần chỉ trong một đêm. Đến bờ sông Anoma, Đức-vua Bồ-tát Siddhattha ra hiệu cho ngựa Kaṇḍaka bay sang bờ bên kia, rồi Ngài nhẹ nhàng xuống ngựa cởi các đồ trang phục đức-vua, rồi bảo Channa rằng:

- Này Channa! Trẫm sẽ xuất gia tại nơi đây, khanh hãy mang tất cả đồ trang phục nầy trở về hoàng cung, trình tâu cho Đức-Phụ-vương của Trẫm biết.

Đức-vua Bồ-tát Siddhattha dùng thanh gươm báu cắt tóc, chừa lại khoảng hai lóng tay, tất cả những sợi tóc còn lại tự xoắn vòng xoáy theo khu ốc sang bên phải nằm sát trên da đầu và cạo sạch râu.

Page 172: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 126

Chỉ một lần ấy thôi, từ đó về sau suốt cả cuộc đời của Đức-Phật, không còn phải cắt tóc, cạo râu nữa.

Sau khi cắt tóc xong, Đức-vua Bồ-tát cầm nắm tóc trên tay, phát nguyện rằng:

“Nếu ta trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thì xin cho nắm tóc này ở trên hư không, còn như nếu ta không trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thì nắm tóc này sẽ rơi xuống đất.”

Đức-Bồ-tát ném nắm tóc lên hư không.

Thật là phi thường thay! Nắm tóc bay bỗng lên trên hư không khoảng một do tuần rồi đứng yên một chỗ.

Lúc ấy, Đức-vua Trời Sakka nhìn thấy bèn đem cái hộp bằng ngọc hiện xuống, cung kính đặt nắm tóc của Đức-vua Bồ-tát vào hộp, đem về tôn thờ ở ngôi tháp Cuḷamanī tại cõi Tam-thập-tam-thiên.

Khi ấy, vị Đại phạm-thiên Ghaṭikāra, là bạn thân cũ từ tiền-kiếp của Đức-vua Bồ-tát trong thời-kỳ Đức-Phật Kassapa, biết hôm nay Đức-vua Bồ-tát Siddhattha xuất gia, nên mang 8 thứ vật dụng của bậc Sa-môn là tam y, bình bát, dao cạo, kim chỉ, dây thắt lưng và đồ lọc nước đến kính dâng cúng dường Đức-vua Bồ-tát.

Đức-Bồ-tát Siddhattha mặc y vàng màu lõi mít, tượng trưng như lá cờ chiến thắng của bậc Thánh A-ra-hán, trở thành bậc xuất-gia, lúc Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha được 29 tuổi.

Đức-Bồ-tát thọ giáo pháp-hành thiền-định

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha tìm đến vị Đạo-sư Ālāra Kālāmagotta xin thọ giáo. Vị Đạo-sư hân hoan tiếp nhận Đức-Bồ-tát, rồi truyền dạy pháp-hành thiền-định.

Page 173: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Cuộc Đời Đức-Bồ-Tát Thái-Tử Siddhattha 127

Đức-Bồ-tát thực-hành pháp-hành thiền-định qua một thời gian không lâu, Đức-Bồ-tát chứng đắc được 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, và chứng đắc đến đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là: vô-sở-hữu-xứ-thiền thiện-tâm (akiñcaññāyatanajjhānakusalacitta) ngang bằng với bậc thiền mà vị Đạo-sư Ālāra Kālāmagotta đã chứng đắc.

Vị Đạo-sư Ālāra Kālāmagotta tán dương ca tụng tài đức của Đức-Bồ-tát rằng:

- Này hiền-giả! Tôi đã chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm nào, thì hiền-giả cũng chứng đắc được bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ấy. Hiền-giả chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm nào, thì tôi cũng đã chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ấy.

- Này hiền-giả! Từ nay, hai chúng ta cùng làm Đạo-sư dạy dỗ nhóm đệ-tử này.

Đức-Bồ-tát suy xét rằng:

“Đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là vô-sở-hữu- xứ-thiền thiện-tâm này sẽ cho quả tái-sinh lên cõi vô-sắc-giới phạm-thiên gọi là cõi Vô-sở-hữu-xứ-thiên, có tuổi thọ sống lâu đến 60.000 đại-kiếp, không phải là pháp dẫn đến sự nhàm chán ngũ-uẩn, không diệt tận tham-ái, không diệt tận được phiền-não, không chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, không giải thoát khổ sinh, lão, bệnh, tử, không giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.”

Đức-Bồ-tát Siddhattha không bằng lòng với sở đắc của mình, nên Đức-Bồ-tát xin từ giã vị Đạo-sư Ālāra Kālāmagotta khả kính, để đi tìm pháp môn khác, hầu mong giải thoát khổ sinh, lão, bệnh, tử.

Sau khi từ giã vị Đạo-sư Ālāra Kālāmagotta, Đức-Bồ-

Page 174: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 128

tát Siddhattha tìm đến vị Đạo-sư Udaka Rāmaputta xin thọ giáo. Vị Đạo-sư hân hoan tiếp nhận Đức-Bồ-tát, rồi truyền dạy pháp-hành thiền-định.

Đức-Bồ-tát thực-hành pháp-hành thiền-định qua một thời gian không lâu, Đức-Bồ-tát chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới và chứng đắc đến đệ tứ thiền vô-sắc-giới tột đỉnh gọi là: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-tâm (nevasaññānāsaññāyatanajjhānakusalacitta) là bậc thiền vô-sắc-giới tột đỉnh ngang bằng với bậc thiền mà vị Đạo-sư Udaka Rāmaputta đã chứng đắc.

Vị Đạo-sư tán dương ca tụng Đức-Bồ-tát rằng:

- Này hiền giả! Tôi đã chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới tột đỉnh nào, thì hiền-giả cũng chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới tột đỉnh ấy. Hiền-giả chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới tột đỉnh nào, tôi cũng đã chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới tột đỉnh ấy.

- Này hiền-giả! Tôi xin thỉnh hiền-giả làm Đạo-sư dạy dỗ nhóm đệ-tử này.

Đức-Bồ-tát suy xét rằng:

“Đệ tứ thiền vô-sắc-giới gọi là phi-tưởng-phi-phi- tưởng-xứ-thiền thiện-tâm này sẽ cho quả tái-sinh lên cõi trời vô-sắc-giới phạm-thiên gọi là cõi Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên, có tuổi thọ sống lâu đến 84.000 đại-kiếp, không phải là pháp dẫn đến sự nhàm chán ngũ-uẩn, không diệt tận được tham-ái, không diệt tận được phiền-não, không chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, không giải thoát khổ sinh, lão, bệnh, tử, không giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.”

Đức-Bồ-tát Siddhattha xin từ giã Đạo-sư Udaka Rāmaputta khả kính, để đi tìm pháp-môn khác, hầu mong giải thoát khổ sinh, lão, bệnh, tử.

Page 175: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Cuộc Đời Đức-Bồ-Tát Thái-Tử Siddhattha 129

Đức-Bồ-tát thực-hành pháp-hành khổ-hạnh (Dukkaracariyā)

Sau khi từ giã vị Đạo-sư Udaka Rāmaputta, Đức-Bồ-tát Siddhattha ngự đến khu rừng Uruvelā gần con sông Nerañjarā, nơi đây có nhóm 5 tỳ-khưu: Ngài Koṇḍañña là trưởng nhóm cùng với Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji xin theo hộ độ Đức-Bồ-tát Siddhattha.

Đức-Bồ-tát Siddhattha tinh-tấn thực-hành pháp-hành khổ-hạnh (dukkaracariyā) đó là pháp-khó-hành như là phương-pháp nín thở vào, thở ra bằng miệng và mũi, hơi thở thoát ra ở hai lỗ tai; rồi tiếp tục nín thở vào, thở ra bằng miệng, bằng mũi và ngăn không để hơi thoát ra hai lỗ tai, hơi đâm lên trên đầu đau dữ dội, hơi đâm xuống bụng đau tức tối, hơi nóng phát ra toàn thân kinh khủng đến nỗi làm cho Đức-Bồ-tát chết ngất.

* Số chư-thiên tưởng rằng: “Sa-môn Gotama chết rồi!”

* Số khác tưởng rằng: “Sa-môn Gotama gần chết!”

* Số khác cho rằng: “Sa-môn Gotama không phải chết, cũng không phải gần chết, mà Sa-môn Gotama đang thực-hành pháp-hành bậc Thánh A-ra-hán!”

Đức-Bồ-tát Siddhattha tiếp tục giảm vật thực dần dần, ban đầu độ vật thực chỉ vừa lòng bàn tay, từ từ giảm xuống chỉ còn bằng hạt sen, … Do đó, kim thân của Đức-Bồ-tát gầy ốm chỉ còn da bọc xương, đến nỗi sờ da bụng, thì đụng phải đường xương sống.

Trước kia kim thân của Đức-Bồ-tát có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân và 80 tướng tốt phụ, có làn da màu vàng sáng ngời. Đến nay, các tướng tốt của bậc đại-nhân và các tướng tốt phụ đã biến mất, còn làn da đã trở thành màu đen sẫm.

Page 176: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 130

Một hôm, Đức-Bồ-tát suy xét: “Ta đã thực-hành pháp-hành khổ-hạnh là pháp khó hành này đến chỗ tột cùng rồi. Trong quá-khứ, chưa từng có Sa-môn, Bà-la-môn nào đã thực-hành pháp-hành khổ-hạnh đến mức như ta đang thực-hành. Hiện-tại và vị-lai cũng sẽ không có Sa-môn, Bà-la-môn nào có thể thực-hành pháp-hành khổ-hạnh như ta, thế mà, ta không thể trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Như vậy, chắc chắn còn có một pháp-hành nào khác.”

Đức-Bồ-tát Siddhattha hồi tưởng lại:

“Khi còn nhỏ, ta cùng đi với Đức-Phụ-vương ra đồng làm lễ hạ điền, Đức-Phụ-vương để ta ngồi trong một chiếc lều vải dưới gốc cây mận (đào). Ta đã ngồi niệm đề mục hơi thở vào, hơi thở ra, và ta đã chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm. Vậy, chắc chắn pháp-hành thiền-định này làm nền tảng, để cho ta có thể trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác cũng nên.”

Đức-Bồ-tát suy xét rằng: “Bây giờ, thân thể của ta gầy ốm, sức khỏe của ta yếu đuối, ta không thể thực- hành pháp-hành thiền-định với đề mục niệm hơi thở vào, hơi thở ra này được.

Vậy, điều tốt hơn hết, ta nên thọ thực trở lại, để phục hồi sức khỏe, rồi ta mới có thể thực-hành pháp-hành thiền-định với đề mục niệm hơi thở.”

Đức-Bồ-tát từ bỏ pháp-hành khổ-hạnh

Đức-Bồ-tát Siddhattha đã thực-hành pháp-hành khổ-hạnh (dukkaracariyā) đó là pháp-khó-hành suốt 6 năm trường ròng rã, mà không đạt đến mục đích trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, nên từ bỏ pháp-hành khổ-hạnh. Đức-Bồ-tát mang bát vào xóm nhà Senā đi khất thực trở lại.

Page 177: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Cuộc Đời Đức-Bồ-Tát Thái-Tử Siddhattha 131

Nhìn thấy Đức-Bồ-tát đi khất-thực như vậy, nhóm 5 tỳ-khưu hiểu lầm Đức-Bồ-tát đã từ bỏ sự tinh-tấn thực-hành pháp-hành khổ-hạnh để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, mà trở lại đời sống bình thường, nên nhóm 5 tỳ-khưu không theo hộ độ Đức-Bồ-tát nữa, họ dẫn nhau đến khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, trú tại nơi ấy.

Đức-Bồ-tát độ vật thực lại được thời gian không lâu, thì sức khỏe của Đức-Bồ-tát được hồi phục trở lại.

Trong thời-kỳ thực-hành pháp-hành khổ-hạnh là pháp-khó-hành, 32 tướng tốt của bậc đại-nhân và 80 tướng tốt phụ của Đức-Bồ-tát Siddhattha bị biến mất.

Nay, kim thân của Đức-Bồ-tát Siddhattha lại hiện rõ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân và 80 tướng tốt phụ, có nước da màu vàng sáng ngời như trước.

3

Ngày 14 tháng tư âm lịch, vào canh chót đêm ấy, Đức-Bồ-tát Siddhattha nằm thấy 5 đại-mộng (Mahāsupina). Qua 5 đại-mộng này, Đức-Bồ-tát Siddhattha đoán biết chắc chắn rằng:

“Ta sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.”

Sáng sớm hôm rằm tháng tư âm lịch, Đức-Bồ-tát Siddhattha ngự đến ngồi dưới gốc cây da, để chờ đến giờ đi vào xóm khất-thực.

Tại gốc cây da này, hằng năm, vào ngày rằm tháng tư này, nàng Sujātā thường đem lễ vật đến cúng dường, tạ ơn chư-thiên, theo lời nguyện của nàng. Nàng Sujātā là con gái của ông phú-hộ Mahāsena ở làng Senā gần khu rừng Uruvelā, khi nàng trưởng thành có đến gốc cây da này cầu nguyện rằng:

“Khi tôi trưởng thành được kết duyên với người cùng dòng dõi, cùng giai cấp và sinh được một đứa con trai

Page 178: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 132

đầu lòng. Nếu tôi được toại nguyện thì hằng năm vào ngày rằm tháng tư (âm lịch), tôi sẽ làm lễ cúng dường tạ ơn chư-thiên cội cây này.”

Lời cầu nguyện của nàng được thành tựu như ý, cho nên, hằng năm vào ngày rằm tháng tư âm lịch, nàng Sujātā thường đem cơm sữa đến cúng dường tạ ơn chư-thiên cội cây này.

Từ sáng sớm, nàng Sujātā đã thức dậy vắt sữa của 8 con bò tinh khiết, khi nàng đem nồi đựng sữa để gần vú con bò thứ nhất, thì dòng sữa tự nhiên chảy ra một mạch. Thật là một việc lạ thường chưa từng có bao giờ! Lần lượt 7 con bò còn lại, dòng sữa cũng chảy ra một mạch như vậy.

Khi nàng đổ sữa vào nồi nấu cơm, sữa sôi xoay tròn bên phải, không một giọt nào chảy tràn ra bên ngoài, còn lửa củi cháy đều không có một làn khói nào bốc lên.

Sở dĩ, có những sự việc lạ thường như vậy, là vì buổi sáng hôm ấy có Tứ Đại-Thiên-vương trông coi lò lửa, Đức-vua trời Sakka lấy củi bỏ vào lò, Đức Phạm-Thiên che lọng, tất cả chư-thiên đem những chất bổ dưỡng do năng lực của mình bỏ vào nồi cơm sữa.

Nàng Sujātā gọi tớ gái tên Puṇṇā bảo rằng:

- Này Puṇṇā! Hôm nay chư-thiên của ta thật đáng kính, trước đây ta chưa từng chứng kiến những hiện tượng lạ thường như thế này! Con hãy mau đến cội cây da quét dọn cho sạch sẽ, để chúng ta mang cơm sữa đến dâng cúng, tạ ơn vị thiên thần cội cây ấy.

Vâng lời, người tớ gái Puṇṇā đến gốc cây da để quét dọn, cô nhìn thấy Đức-Bồ-tát Siddhattha đang ngồi quay mặt về hướng Đông, từ kim thân của Đức-Bồ-tát phát ra hào quang sáng ngời toả khắp quanh vùng, cô nghĩ rằng:

Page 179: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Cuộc Đời Đức-Bồ-Tát Thái-Tử Siddhattha 133

“Sáng hôm nay, vị thiên-thần cội cây của chúng ta hiện ra ngồi đợi thọ nhận cơm sữa cúng dường.”

Nghĩ như vậy, nên cô vô cùng hoan hỷ vội vàng trở về báo tin mừng cho bà chủ biết.

Nghe lời tường trình rõ ràng của người tớ gái, nàng Sujātā phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ bảo người tớ gái Puṇṇā rằng:

- Này Puṇṇā! Kể từ hôm nay về sau, ngươi trở thành đứa con gái của ta.

Sau khi nói xong, nàng Sujātā ban cho cô Puṇṇā những đồ trang sức quý giá, xứng đáng với địa vị đứa con gái của nàng.

Nàng Sujātā đem chiếc mâm bằng vàng để đựng cơm, khi nàng đặt mâm gần nồi cơm, thì cơm sữa trong nồi tự nhiên viên lại thành vắt bằng trái thốt nốt lăn ra tuần tự từ nồi sang mâm đúng 49 vắt vừa đầy mâm. Nàng lại chứng kiến thêm một việc lạ thường chưa từng có bao giờ. Nàng Sujātā lấy một chiếc lồng bàn đậy lại rồi phủ lên một lớp vải trắng tinh.

Hôm ấy, nàng Sujātā trang điểm bằng những đồ trang sức quý giá, rồi đội mâm cơm sữa cùng người con gái Puṇṇā đi theo sau đến gốc cây da. Nhìn thấy Đức- Bồ-tát có đầy đủ tướng tốt của bậc đại-nhân và tướng tốt phụ, hào quang tỏa ra từ kim thân của Đức-Bồ-tát sáng khắp vùng. Thấy vậy, nàng lại càng phát sinh đức- tin trong sạch và vô cùng hoan hỷ chưa từng có bao giờ, bởi vì nàng tưởng rằng:

Đức-Bồ-tát Siddhattha là vị thiên-thần cội cây hiện ra, để thọ nhận phẩm vật cúng dường tạ ơn của nàng.

Nàng Sujātā cung kính đi đến gần Đức-Bồ-tát đặt

Page 180: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 134

chiếc mâm vàng đầy cơm sữa và bình nước, hoa quả, vật thơm, … cung kính dâng cúng dường lên Đức-Bồ-tát.

Khi ấy, cái bát của Đức-Bồ-tát bỗng nhiên biến mất, Đức-Bồ-tát nhìn nàng Sujātā. Nàng liền bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thiên-thần, con thành kính dâng cúng dường chiếc mâm vàng đầy phẩm vật này lên Ngài.

Kính xin Ngài có tâm từ tế độ thọ nhận chiếc mâm vàng đầy phẩm vật này, để cho con được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.

Con được toại nguyện như thế nào, kính xin Ngài cũng được toại nguyện như thế ấy.

Đức-Bồ-tát Siddhattha đưa hai tay ra nhận lấy chiếc mâm vàng đầy phẩm vật cúng dường ấy.

Đức-Bồ-tát thọ nhận cơm sữa bò của nàng Sujātā

Sau khi thọ nhận mâm vàng đầy cơm sữa của nàng Sujātā xong, Đức-Bồ-tát đứng dậy rời khỏi gốc cây da, tay cầm chiếc mâm vàng đầy cơm sữa đi đến bến sông Nerañjarā, nơi mà chư Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót quá-khứ, trước khi trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác cũng đều ngự đến đây để tắm, nên bến sông này gọi là bến Supaṭitthita. Đức-Bồ-tát Siddhattha đặt mâm vàng đầy cơm sữa tại bến Supaṭitthita, rồi xuống dòng sông Nerañjarā tắm.

Sau khi tắm xong, Đức-Bồ-tát Siddhattha mặc y cà sa tượng trưng lá cờ chiến thắng của chư Thánh A-ra-hán, đoạn Đức-Bồ-tát ngồi quay mặt về hướng Đông, độ hết 49 vắt cơm sữa, rồi uống hết bình nước (từ đó về sau suốt 7 tuần lễ gồm 49 ngày, Đức-Phật không độ vật thực và nước, chỉ an hưởng hương vị giải thoát Niết-bàn).

Sau khi độ cơm xong, Đức-Bồ-tát Siddhattha cầm chiếc mâm vàng rồi phát nguyện rằng:

Page 181: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Cuộc Đời Đức-Bồ-Tát Thái-Tử Siddhattha 135

“Nếu hôm nay tôi sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thì xin cho chiếc mâm vàng này sẽ trôi ngược dòng nước, nếu không thì chiếc mâm vàng này sẽ trôi xuôi theo dòng nước.”

Phát-nguyện xong, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha ném chiếc mâm vàng xuống dòng sông Nerañjarā.

Thật phi thường thay! Chiếc mâm vàng cắt ngang dòng nước đang chảy, trôi ra giữa sông, rồi từ đó trôi ngược dòng nước một cách vô cùng mau lẹ, khoảng một đoạn khá xa, rồi chiếc mâm vàng chìm sâu xuống đáy nước, đụng phải 3 chiếc mâm vàng của 3 Đức-Phật quá-khứ: Đức-Phật Kakusandha, Đức-Phật Koṇā-gamana và Đức-Phật Kassapa, phát ra một âm thanh vang dội, làm cho Long-vương Kālanāga tỉnh giấc, nên nghĩ rằng:

“Hôm qua một Đức-Phật đã xuất hiện, hôm nay sẽ có một Đức-Phật khác xuất hiện.”

Long-vương Kālanāga thức dậy tán dương ca tụng hằng trăm bài kệ tán dương ca tụng một sự kiện vô cùng hy hữu xuất hiện trên thế gian.

Trưa hôm ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha nghỉ trong một khu rừng Sāla, bên bờ sông Nerañjarā, những cây Sāla đua nhau nở hoa khắp cả khu rừng, để đón mừng Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha.

Chiều hôm ấy, trên đường Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha ngự đến cội cây Assattha(1) tại khu rừng 1 Cây Assattha này là Cây Đại-Bồ-Đề đồng sinh cùng một lúc với Đức-Bồ-tát Siddhattha. Đúng 35 năm sau, Đức-Bồ-tát Siddhattha ngự đến ngồi tại cội cây Đại-Bồ-Đề này, để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama. Cho nên, cây Assattha này trở thành cây Đại-Bồ-Đề của Đức-Phật Gotama.

Page 182: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 136

Uruvelā, dọc theo hai bên đường, chư-thiên trang hoàng những đóa hoa trời rất xinh đẹp, các hàng chư-thiên ở các cõi trời đua nhau cúng dường hương thơm cùng với thiên nhạc vang rền khắp 10 ngàn thế giới chúng-sinh.

Ngôi bồ-đoàn quý-báu phát sinh

Cùng lúc ấy, một người cắt cỏ tên Sotthiya, trên đường đi ngược chiều về phía Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha, nhìn thấy Đức-Bồ-tát liền phát sinh đức-tin trong sạch, nên dâng cúng dường tám nắm cỏ lên Đức-Bồ-tát Siddhattha.

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha nhận tám nắm cỏ, rồi ngự đi thẳng đến cội cây Assattha.

* Đức-Bồ-tát khi đứng hướng Nam của cội cây Assattha, Đức-Bồ-tát nhìn thẳng về hướng Bắc, có cảm giác mất thăng bằng, như toàn cõi tam-giới hướng Nam bị chìm sâu xuống cõi địa-ngục Avīci, còn toàn cõi tam-giới hướng Bắc được nổi lên đến cõi trời sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh, nên Đức-Bồ-tát suy nghĩ rằng:

“Đây không phải là chỗ ngồi để ta có thể trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.”

* Đức-Bồ-tát ngự đi sang đứng hướng Tây của cội cây Assattha, Đức-Bồ-tát nhìn thẳng về hướng Đông, cũng như vậy, có cảm giác mất thăng bằng, như toàn cõi tam-giới hướng Tây bị chìm sâu xuống cõi điạ-ngục Avīci, còn toàn cõi tam-giới ở hướng Đông được nổi lên đến cõi trời sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh, nên Đức-Bồ-tát suy nghĩ rằng:

“Đây cũng không phải là chỗ ngồi, để ta có thể trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.”

* Đức-Bồ-tát ngự đi sang đứng hướng Bắc của cội cây Assattha, Đức-Bồ-tát nhìn thẳng hướng Nam, cũng

Page 183: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Cuộc Đời Đức-Bồ-Tát Thái-Tử Siddhattha 137

như vậy, có cảm giác mất thăng bằng, như toàn cõi tam-giới hướng Bắc bị chìm sâu xuống cõi điạ-ngục Avīci, còn toàn cõi tam-giới ở hướng Nam được nổi lên đến cõi trời sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh, nên Đức-Bồ-tát suy nghĩ rằng:

“Đây cũng không phải là chỗ ngồi, để ta có thể trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.”

* Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha ngự đi sang đứng hướng Đông của cội cây Assattha, Đức-Bồ-tát nhìn thẳng về hướng Tây.

Thật phi thường thay! Đức-Bồ-tát có cảm giác toàn khắp cõi tam-giới đều ở trạng thái thăng bằng, nên Đức-Bồ-tát suy nghĩ rằng:

“Chính đây là chỗ ngồi, để ta có thể chứng đắc thành bậc Chánh-Đẳng-Giác.”

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha trải tám nắm cỏ tại hướng Đông của cội cây Assattha.

Thật phi thường thay! Tại ngay chỗ ngồi ấy bỗng nhiên hóa thành ngôi bồ-đoàn quý-báu có chiều cao 14 hắc tay thật nguy nga lộng lẫy, mà không có một nhà kiến trúc mỹ thuật nào có thể tạo nên một ngôi bồ-đoàn đẹp tuyệt vời như vậy.

Bởi vì, ngôi bồ-đoàn quý báu này phát-sinh do oai- lực của 30 pháp-hạnh ba-la-mật đầy đủ trọn vẹn của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha sắp trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha ngồi kiết già vững vàng trên ngôi bồ-đoàn quý báu, quay mặt về hướng Đông rồi phát nguyện rằng:

Page 184: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 138

“Dù cho thịt và máu trong thân ta khô cạn hết, dù sắc thân này chỉ còn da bọc xương đi nữa, nếu ta chưa trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, ta quyết không bao giờ rời khỏi ngôi Bồ-đoàn quý báu này.”

Ngôi bồ-đoàn nơi toàn thắng Ác-Ma-Thiên

Khi ấy, từ cõi trời Tha-hoá-tự-tại-thiên, Ác-Ma-Thiên hoá ra hàng ngàn cánh tay đều cầm khí giới, cỡi voi trời Girimekhala dẫn đầu đoàn thiên ma tướng, thiên ma binh rầm rộ hiện xuống vây quanh cội cây Assattha, kéo dài 12 do tuần. Bên trên hư không, chúng thiên ma binh dày đặc 9 do tuần, chúng la hét âm thanh vang dội kinh khủng làm chấn động khắp mọi nơi, quyết tranh giành cho được ngôi bồ-đoàn của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha.

Vừa mới đây, chư-thiên, phạm-thiên từ 10 ngàn thế giới đến cung kính cúng dường, tán dương ca tụng Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha.

Khi thoáng nhìn thấy Ác-Ma-Thiên cùng với thiên ma binh, thiên ma tướng trùng trùng điệp điệp từng đoàn, từng lớp hiện xuống, tất cả chư-thiên, phạm-thiên đều bay xa lánh mặt, trở về chỗ ở của mình, chỉ còn một mình Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha vẫn điềm nhiên ngồi ngự trên ngôi bồ-đoàn quý báu một cách an nhiên tự tại.

Ác-Ma-Thiên đã sử dụng đủ mọi loại vũ khí và phép thuật cực kỳ nguy hiểm, quyết hại Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha, để chiếm đoạt ngôi bồ-đoàn quý báu ấy, với mục đích ngăn cản không cho Đức-Bồ-tát Siddhattha trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Do oai-lực 30 pháp-hạnh ba-la-mật đầy đủ trọn vẹn của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha sắp trở

Page 185: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Cuộc Đời Đức-Bồ-Tát Thái-Tử Siddhattha 139

thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, nên không có một loại phép thuật hay vũ khí nguy hiểm nào có thể làm hại Đức-Bồ-tát được.

Quả thật như vậy! Do oai-lực 30 pháp-hạnh Ba-la-mật của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha, các loại vũ khí và phép thuật của Ác-Ma-Thiên đều hóa thành những vật cúng dường Đức-Bồ-tát.

Ngồi trên lưng voi trời Girimekhala, Ác-Ma-Thiên vô cùng căm uất chỉ tay về Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha nói như ra lệnh rằng:

- Này Sa-môn Gotama! Nhà ngươi hãy mau mau rời khỏi ngôi bồ-đoàn ấy, vì ngôi bồ-đoàn ấy là của ta, không phải của ngươi!

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha từ tốn đáp lại rằng:

- Này Ác-Ma-Thiên! Ngôi bồ-đoàn quý báu này phát sinh do oai-lực của 30 pháp-hạnh ba-la-mật, 5 hạnh đại- thí, 3 pháp-hành mà Như-Lai đã thực-hành từ vô số kiếp trong quá-khứ cho đến kiếp hiện-tại này.

Vì vậy, ngôi bồ-đoàn này thuộc về của Như-Lai, không phải của ngươi.

Khi ấy, chỉ một mình Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha ngồi ngự trên ngôi bồ-đoàn quý báu, ngoài ra, không còn có một ai bên cạnh Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha cả, nên Ác-Ma-Thiên đặt câu hỏi bắt bí Đức-Bồ-tát rằng:

- Thưa Sa-môn Gotama! Ngài nói rằng: “Ngôi bồ- đoàn quý báu ấy thuộc về của Ngài. Vậy, ai làm chứng cho Ngài!”

Nhìn xung quanh đều không có một chư-thiên, phạm-thiên nào cả, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha

Page 186: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 140

bèn đưa bàn tay phải ra, rồi dùng ngón trỏ chỉ xuống mặt đất như truyền dạy bằng lời chân thật rằng:

“Tiền-kiếp của Như-Lai đã trải qua vô số kiếp quá-khứ đã từng thực-hành đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật, có 5 hạnh đại-thí, 3 pháp-hành. Bây giờ, tại nơi đây không có chúng-sinh nào đứng ra làm chứng cho Như-Lai, chỉ có mặt đất, mặt đất này không có tâm thức có thể làm chứng cho Như-Lai được không?”

Thật phi thường thay! Lời chân-thật của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha vừa chấm dứt, thì ngay tức khắc, mặt đất chuyển mình, rung động, phát ra những tiếng sấm sét long trời lở đất, làm cho Ác-Ma-Thiên kinh hoàng khiếp đảm, giục voi trời Girimekhala bỏ chạy trở về cõi trời Tha-hóa-tự-tại-thiên; còn đám thiên ma binh, thiên ma tướng thì hỗn quân, hỗn quan vô cùng khiếp sợ, cũng hốt hoảng chạy tán loạn theo Ác-Ma-Thiên trở về cõi trời Tha-hóa-tự-tại-thiên.

Khi ấy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha ngồi ngự trên ngôi bồ-đoàn quý báu dưới cội cây Assattha đã toàn thắng Ác-Ma-Thiên, vừa đúng lúc mặt trời sắp lặn hướng Tây, mặt trăng ló dạng hướng Đông. Khắp mười ngàn thế giới chúng-sinh, chư-thiên các cõi trời dục-giới, phạm-thiên các cõi trời sắc-giới, Long- vương dưới long-cung, … toàn thể chư-thiên, phạm-thiên vui mừng reo hò vang dội khắp các tầng trời, tán dương ca tụng oai lực của 30 pháp-hạnh ba-la-mật của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha rằng:

- Đức-Bồ-tát Siddhattha đã toàn thắng rồi!

- Ác-Ma-Thiên đã hoàn toàn thất bại rồi!

Như vậy, ngôi bồ-đoàn quý báu này được phát sinh do oai-lực của 30 pháp-hạnh ba-la-mật của Đức-Bồ-tát

Page 187: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Siddhattha Chứng Đắc Tam-Minh 141

Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha, nên gọi là “Aparājita-pallaṅka” nghĩa là ngôi bồ-đoàn quý báu nơi toàn thắng Ác-Ma-Thiên.

Chư-thiên, phạm-thiên đem những phẩm vật quý báu nhất từ cõi trời đến cúng dường, tán dương ca tụng oai-lực của 30 pháp-hạnh ba-la-mật của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha.

Đức-Bồ-tát Siddhattha chứng đắc tam-minh

Sau khi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha đã toàn thắng Ác-Ma-Thiên vào canh đầu đêm rằm tháng tư âm lịch, Đức-Bồ-tát thực-hành pháp-hành thiền-định (samathabhāvanā) với đề mục niệm hơi thở vào, hơi thở ra (anāpānassati) tuần tự chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới:

* Đệ nhất thiền sắc-giới có 5 chi thiền là hướng-tâm, quan-sát, hỷ, lạc, định, do chế ngự được 5 pháp chướng-ngại là tham-dục, sân-hận, buồn-chán - buồn-ngủ, phóng-tâm - hối-hận, hoài-nghi.

* Đệ nhị thiền sắc-giới có 3 chi thiền là hỷ, lạc, định, do chế ngự được 2 chi thiền là hướng-tâm, quan-sát.

* Đệ tam thiền sắc-giới có 2 chi thiền là lạc, định, do chế ngự được 1 chi thiền là hỷ.

* Đệ tứ thiền sắc-giới có 2 chi thiền là xả, định, do chế ngự được 1 chi thiền lạc, thay bằng chi thiền xả.

Đó là 4 bậc thiền sắc-giới làm nền-tảng để chứng đắc Tam-Minh.

Tam-Minh (Tevijja)

1- Tiền-kiếp-minh (pubbenivāsānussatiñāṇa)

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha có đệ tứ thiền sắc-giới, có định-tâm trong sáng thanh-tịnh, thiền-

Page 188: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 142

tâm không lay động, làm nền-tảng để Đức-Bồ-tát hướng tâm đến chứng đắc tiền-kiếp-minh: trí-tuệ nhớ rõ lại tiền-kiếp, từ một kiếp đến hàng trăm kiếp, hàng ngàn kiếp, hàng vạn kiếp, hàng triệu kiếp, hàng triệu triệu kiếp, ... cho đến vô lượng kiếp không giới hạn.(1)

Tiền-kiếp-minh là trí-tuệ nhớ rõ tiền-kiếp thuộc loại chúng-sinh nào, trong cõi giới nào, tên gì, thuộc dòng dõi nào, thực-hành đại-thiện-nghiệp, bất-thiện-nghiệp, ...

Tiền-kiếp-minh là minh thứ nhất mà Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha đã chứng đắc vào canh đầu đêm rằm tháng tư (âm lịch).

2- Thiên-nhãn-minh (dibbacakkhuñāṇa)

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha có đệ tứ thiền sắc-giới, có định-tâm trong sáng thanh-tịnh, thiền- tâm không lay động làm nền tảng để Đức-Bồ-tát hướng tâm đến chứng đắc thiên-nhãn-minh: trí-tuệ thấy rõ, biết rõ kiếp quá-khứ, kiếp vị-lai của tất cả chúng-sinh hơn thiên-nhãn của chư-thiên, phạm-thiên.

Thiên-nhãn-minh có 2 loại:

* Tử-sinh-minh (Cutūpapātañāṇa): Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ sự tử, sự tái-sinh của tất cả chúng-sinh muôn loài trong các cõi giới, do nghiệp nào, do quả của nghiệp nào…

* Vị-lai kiến-minh (Anāgataṃsañāṇa): Trí-tuệ thấy rõ những kiếp vị-lai của tất cả chúng-sinh.

Chư Phật sử dụng vị-lai kiến-minh này để thọ ký, xác định thời gian còn lại của các Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-giác, Đức-Bồ-tát Độc-giác, các vị Bồ-tát thanh-văn-giác, v.v…, xác định thời gian còn lại của các chúng-sinh trong kiếp vị-lai xa xăm. 1 Đối với Đức-Phật Độc-Giác và Thanh-văn-Giác có giới hạn.

Page 189: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Siddhattha Chứng Đắc Tam-Minh 143

Thiên-nhãn-minh là minh thứ nhì mà Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha đã chứng đắc vào lúc canh giữa đêm rằm tháng tư (âm lịch).

3- Trầm-luân tận-minh (āsavakkhayañāṇa)

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha dùng đệ tứ thiền sắc-giới làm nền-tảng, để thực-hành pháp-hành thiền-tuệ suy-xét thấy rõ các pháp thập-nhị duyên-sinh (paṭiccasamuppāda) là đối-tượng pháp-hành thiền-tuệ của chư Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

* Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác suy xét thập-nhị duyên-sinh theo chiều thuận như sau:

- Do vô-minh làm duyên, nên các hành sinh. (Avijjāpaccayā saṅkhārā) - Do các hành làm duyên, nên tái-sinh-thức sinh. (Saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ) - Do tái-sinh-thức làm duyên, nên danh-pháp, sắc-pháp sinh. (Viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ) - Do danh-pháp sắc-pháp làm duyên, nên lục-xứ sinh. (Nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṃ) - Do lục-xứ làm duyên, nên lục-xúc sinh. (Saḷāyatanapaccayā phasso) - Do lục-xúc làm duyên, nên lục-thọ sinh. (Phassapaccayā vedanā) - Do lục-thọ làm duyên, nên lục-ái sinh. (Vedanāpaccayā taṇhā) - Do lục-ái làm duyên, nên tứ-thủ sinh. (Taṇhāpaccayā upādānaṃ) - Do tứ-thủ làm duyên, nên nhị-hữu sinh. (Upādānapaccayā bhavo) - Do nhị-hữu làm duyên, nên tái-sinh sinh. (Bhavapaccayā jāti)

Page 190: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 144

- Do tái-sinh làm duyên, nên lão tử… sinh. (Jātipaccayā jarāmaraṇaṃ…)

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác suy xét thập-nhị duyên-sinh theo chiều-thuận, chiều-sinh, để trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ biết rõ “sự-sinh” của mỗi pháp, trí-tuệ-thiền-tuệ chứng ngộ chân-lý khổ-Thánh-đế và nhân sinh khổ-Thánh-đế.

* Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác suy xét thập-nhị nhân-diệt theo chiều nghịch, chiều diệt như sau:

- Do diệt tận vô-minh, nên diệt các hành. (Avijjāyatveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho)

- Do diệt các hành, nên diệt tái-sinh-thức. (Saṅkhāranirodhā viññaṇanirodho) - Do diệt tái-sinh-thức, nên diệt danh-pháp, sắc-pháp. (Viññāṇanirodhā nāmarūpanirodho) - Do diệt danh-pháp sắc-pháp, nên diệt lục-xứ. (Nāmarūpanirodhā saḷāyatananirodho) - Do diệt lục-xứ, nên diệt lục-xúc. (Saḷāyatananirodhā phassanirodho) - Do diệt lục-xúc, nên diệt lục-thọ. (Phassanirodhā vedanānirodho) - Do diệt lục-thọ, nên diệt lục-ái. (Vedanānirodhā taṇhānirodho) - Do diệt lục-ái, nên diệt tứ-thủ. (Taṇhānirodhā upādānanirodho) - Do diệt tứ-thủ, nên diệt nhị-hữu. (Upādānanirodhā bhavanirodho) - Do diệt nhị-hữu, nên diệt tái-sinh. (Bhavanirodhā jātinirodho) - Do diệt tái-sinh, nên diệt lão, tử…. (Jātinirodhā jarāmaraṇa … nirodho)

Page 191: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Siddhattha Chứng Đắc Tam-Minh 145

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác suy xét thập-nhị nhân- diệt theo chiều-nghịch, chiều-diệt, để trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ “sự-diệt” của mỗi pháp, trí-tuệ-thiền-tuệ chứng ngộ chân-lý Diệt khổ-Thánh-đế và Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác suy xét thập-nhị duyên-sinh, thập-nhị nhân-diệt theo chiều-thuận, chiều-nghịch, chiều-sinh, chiều-diệt, trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự-sinh, sự-diệt của mỗi pháp, trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của mỗi pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 4 pháp-trầm-luân (āsava) bằng 4 Thánh-đạo-tuệ theo tuần tự như sau:

1- Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được một pháp-trầm-luân là tà-kiến trầm-luân (diṭṭhāsava) đồng thời diệt được tất cả mọi tà-kiến khác.

2- Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được một pháp-trầm-luân là tham-dục trầm-luân (kāmāsava) trong ngũ-dục loại thô (còn loại vi-tế chưa diệt được) đồng thời diệt được tất cả mọi tham-tâm loại thô khác.

3- Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được một pháp-trầm-luân là tham-dục trầm-luân (kāmāsava) trong ngũ-dục loại vi-tế không còn dư sót, đồng thời diệt được tất cả mọi tham-tâm loại vi-tế khác.

4- A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận được hai pháp-trầm-luân là kiếp-sinh trầm-luân (bhavāsava) và vô-minh trầm-luân (avijjāsava), đồng thời diệt tận hoàn toàn mọi tham-ái, mọi phiền-não, mọi ác-pháp không

Page 192: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 146

còn dư sót, đặc biệt diệt tận được tất cả mọi tiền-khiên-tật-xấu (vāsanā) đã tích lũy từ vô số kiếp trong quá-khứ.

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha đã tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng đầu tiên trong muôn ngàn cõi-giới chúng-sinh.

Trầm-luân tận-minh là minh thứ 3 mà Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha đã chứng đắc vào canh chót của đêm rằm tháng tư (âm lịch), trước lúc rạng đông (aruṇa).

Cho nên, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha đã trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng đầu tiên trong muôn ngàn cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị có danh hiệu là Đức-Phật Gotama tại cội cây Assattha, đúng như 24 Đức-Phật quá-khứ đã từng thọ ký, nên cây Assattha này trở thành Mahābodhirukkha:(1) cây Đại-Bồ-đề của Đức-Phật Gotama tại khu rừng Uruvelā (nay gọi là Buddhagayā tại nước Ấn-Độ (India)).

* Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha trở thành Đức-Phật Gotama lúc tròn đúng 35 tuổi.

Mười ngàn cõi-giới chúng-sinh từ mặt đất lên đến cõi sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh, chư-thiên, phạm-thiên vô cùng vui mừng hoan hỷ thốt lên lời:

Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay!

1 Dưới cội cây nào mà mỗi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, cây ấy được gọi là Mahābodhirukkha: Cây Đại-Bồ-đề. Mỗi Đức-Phật có mỗi cây Đại-Bồ-đề khác nhau. Cây Assattha này là cây Đại-Bồ-đề tại khu rừng Uruvelā đồng sinh cùng một lúc với Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha, 35 năm về trước.

Page 193: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Siddhattha Chứng Đắc Tam-Minh 147

* Buddho uppanno! (Đức-Phật-Bảo đã xuất hiện trên thế gian rồi!)

* Dhammo uppanno! (Đức-Pháp-Bảo đã xuất hiện trên thế gian rồi!)

* Saṃgho uppanno! (Đức-Tăng-Bảo cũng sẽ xuất hiện trên thế gian này!)

Tiếng hoan hô vang dội khắp toàn mười ngàn cõi-giới chúng-sinh.

Điều phi thường chưa từng có trên thế gian này là:

* Tất cả các loài hoa đều đua nhau nở để cúng dường đến Đức-Phật.

* Tất cả các loại cây ăn trái đều cho quả ngon ngọt. * Tất cả những người mù từ lúc đầu thai, khi sinh ra

đời không thấy được gì, thì nay có đôi mắt sáng, có thể nhìn thấy rõ mọi vật trên đời.

* Tất cả những người điếc từ lúc đầu thai, khi sinh ra đời không nghe được âm thanh gì, thì nay hai tai có thể nghe rõ mọi thứ âm thanh.

* Tất cả những người què, bại liệt từ lúc đầu thai, khi sinh ra đời không đi lại được, thì nay họ đi lại dễ dàng.

* Đặc biệt nhất, địa-ngục Lokantarika rộng lớn tối tăm, nơi giáp ranh với ba cõi giới, dành cho những chúng-sinh có tà-kiến cố-định (niyatamicchādiṭṭhi) hoàn toàn không tin nghiệp và quả của nghiệp. Địa-ngục tối tăm ấy, dù ánh sáng của 7 mặt trời mọc lên cùng một lúc, cũng không thể chiếu sáng đến nơi ấy, song ánh sáng hào quang của Đức-Phật Gotama tỏa khắp mười ngàn cõi-giới, chiếu sáng đến tận địa-ngục Lokantarika, cho nên, những chúng-sinh ở trong cõi địa-ngục ấy có thể nhìn thấy lẫn nhau, …

Toàn thể mười ngàn cõi-giới, chư-thiên, phạm-thiên đem những phẩm vật quý báu nhất từ các cõi trời đến

Page 194: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 148

cúng dường Đức-Phật Gotama và tán dương ca tụng hằng ngàn bài kệ.

Phật ngôn đầu tiên của Đức-Phật Gotama

Khi ấy, Đức-Phật Gotama tự thuyết ở trong tâm bằng hai bài kệ rằng:

153-“Anekajātisaṃsāraṃ, sandhāvissaṃ anibbisaṃ. Gahakāraṃ gavesanto, dukkhā jāti punappunaṃ.

154- Gahakāraka! diṭṭho’si, puna gehaṃ na kāhasi. Sabbā te phāsukā bhaggā, gahakūṭaṃ visaṅkhataṃ. Visaṅkhāragataṃ cittaṃ, taṇhānaṃ khayamajjhagā.(1)

153- Này người thợ “tham-ái” xây nhà “thân” Như-Lai cố tìm ngươi mà chưa gặp, Nên tử sinh luân-hồi vô số kiếp, Tái-sinh mãi trong tam-giới là khổ.

154- Này “tham ái”! người thợ xây nhà “thân” Bây giờ Như-Lai đã gặp ngươi rồi. Tất cả sườn nhà, “phiền-não”(1) của ngươi, Như-Lai đã hủy hoại sạch cả rồi, Đỉnh nhà “vô-minh” cũng bị tiêu diệt, Nay ngươi không còn xây nhà Như-Lai, Tâm Như-Lai đã chứng ngộ Niết-bàn, Diệt tận tất cả mọi “tham-ái”(2) Như-Lai đã chứng đắc A-ra-hán.

Hai bài kệ cảm ứng tự thuyết ở trong tâm của Đức-Phật Gotama này là Phật ngôn đầu tiên của Đức-Phật Gotama (Paṭhamabuddhavacana).

1 Dhammapadagāthā số 153 và số 154. 1 Phiền-não có tất cả 1.500 loại. 2 Tham-ái có tất cả 108 loại.

Page 195: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Siddhattha Chứng Đắc Tam-Minh 149

Đức-Phật an hưởng pháp vị giải thoát Niết-bàn

Sau khi đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama, Ngài an hưởng pháp vị giải thoát Niết-bàn suốt 7 tuần lễ, gồm có 49 ngày như sau:

1-Tuần lễ thứ nhất: Đức-Thế-Tôn ngự trên ngôi bồ- đoàn quý báu, tại cội Đại-Bồ-đề, ban ngày nhập A-ra-hán Thánh-quả, ban đêm suy xét thập-nhị duyên-sinh theo chiều-thuận, chiều-sinh; suy xét thập-nhị nhân-diệt theo chiều-nghịch, chiều-diệt. Và tiếp theo 6 ngày sau, Đức-Thế-Tôn nhập A-ra-hán Thánh-quả, an hưởng pháp vị giải thoát Niết-bàn, suốt 7 ngày đêm, kể từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 22 tháng 4, gọi là tuần lễ “Pallaṅkasattāha”.

2- Tuần lễ thứ nhì: Đức-Thế-Tôn rời khỏi ngôi bồ-đoàn quý báu, ngự về phía Đông Bắc, cách cội Đại-Bồ- đề 14 sải tay. Đức-Thế-Tôn đứng nhìn về ngôi bồ-đoàn quý báu, nơi mà Ngài đã toàn thắng 5 loại māra, đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Đức-Thế-Tôn đứng nhìn ngôi bồ-đoàn quý báu không nháy mắt, suốt 7 ngày đêm, kể từ ngày 23 tháng 4 đến ngày 29 tháng 4, gọi là tuần lễ “Animisasattāha”.

3- Tuần lễ thứ ba: Đức-Thế-Tôn đi kinh hành trên đoạn đường dài 60 hắc tay, được làm bằng 7 loại châu báu, do chư-thiên hóa ra để cúng dường Đức-Phật.

Đoạn đường này ở phía Bắc gần cội Đại-Bồ-đề theo chiều Đông Tây. Đức-Thế-Tôn hóa phép thần-thông yamakapaṭihāriya hóa thành 2 dòng nước và lửa song song phát ra từ nơi kim thân của Ngài, rồi Đức-Thế-Tôn ngự đi kinh hành, suy xét về chánh-pháp suốt 7 ngày đêm, kể từ ngày 30 tháng 4 đến ngày 6 tháng 5, gọi là tuần lễ “Caṅkamasattāha”.

Page 196: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 150

4- Tuần lễ thứ tư: Đức-Thế-Tôn ngự tại lâu đài bằng vàng, về phía Tây Bắc của cội Đại-Bồ-đề do chư-thiên hóa ra để cúng dường Đức-Phật. Tại đây, Đức-Thế-Tôn suy xét về Tạng Vi-Diệu-Pháp (Abhidhammapiṭaka) gồm có 7 bộ:

- Bộ Dhammasaṅganī: Bộ Pháp-hội-tụ, - Bộ Vibhaṅga: Bộ Pháp-phân-tích, - Bộ Dhātukathā: Bộ Pháp-phân-loại, - Bộ Puggalapaññatti: Bộ chúng-sinh chế-định, - Bộ Kathāvatthu: Bộ Pháp-luận-đề, - Bộ Yamaka: Bộ Pháp-song-đối, - Bộ Paṭṭhāna: Bộ Pháp-duyên-hệ.

Suy xét suốt 7 ngày đêm, kể từ ngày 7 tháng 5 đến ngày 13 tháng 5, gọi là tuần lễ “Ratanagharasattāha”.

5- Tuần lễ thứ năm: Đức-Thế-Tôn ngự đến cội cây da ở phía Đông, cách cội Đại-Bồ-đề 32 sải tay, khi thì Đức-Thế-Tôn suy-xét chánh-pháp, khi thì Đức-Thế-Tôn nhập A-ra-hán Thánh-quả. Khi ấy, có ba cô thiên-nữ: Taṇhā, Aratī và Rāgā là con gái của Ác-Ma-Thiên, từ cõi Tha-hóa-tự-tại-thiên hiện xuống, để quyến rũ Đức-Phật, với lời nói lẳng lơ và bằng điệu bộ gợi tình, nhưng Đức-Thế-Tôn không quan tâm, Ngài vẫn an nhiên tự tại nhập A-ra-hán Thánh-quả, an hưởng pháp vị giải thoát Niết-bàn.

Ba nàng đã dùng hết khả năng của mình mà không thể cám dỗ được Đức-Phật, bởi vì Đức-Thế-Tôn là bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, nên không một ai trong tam-giới này có thể làm cho tâm Đức-Phật xao động. Ba nàng không quyến rũ được Đức-Phật nên hồi tâm tán dương ca tụng Đức-Phật, rồi từ giã trở về cõi Tha-hóa-tự-tại-thiên.

Page 197: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Siddhattha Chứng Đắc Tam-Minh 151

Đức-Thế-Tôn ngự tại cội da này nhập A-ra-hán Thánh-quả suốt 7 ngày đêm, kể từ ngày 14 tháng 5 đến ngày 20 tháng 5, gọi là tuần lễ “Ajapālasattāha”.

6- Tuần lễ thứ sáu: Đức-Thế-Tôn ngự đến cội me gần hồ Mucalinda, cách xa cội Đại-Bồ-đề 51 sải tay, về phía Đông Nam, Đức-Thế-Tôn ngồi nhập A-ra-hán Thánh-quả. Khi ấy, trời mưa lớn, Đức-Long-Vương Mucalinda hiện ra dùng thân mình cuộn thành vòng tròn, chồng lên 7 vòng, để bao bọc xung quanh kim thân Đức-Phật, và phồng mang che trên đầu Đức-Phật, để mưa không làm ướt và lạnh. Đức-Long-vương tỏ lòng thành kính cúng dường Đức-Phật.

Đức-Thế-Tôn nhập A-ra-hán Thánh-quả suốt 7 ngày đêm, kể từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 27 tháng 5, gọi là tuần lễ “Mucalindasattāha”.

7- Tuần lễ thứ bảy: Đức-Thế-Tôn ngự đến cội cây gọi là Rājāyatana cách xa cội Đại-Bồ-đề 4 sải tay, về phía Nam. Đức-Thế-Tôn nhập A-ra-hán Thánh-quả suốt 7 ngày đêm, kể từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 5 tháng 6, gọi là tuần lễ “Rājāyatanasattāha”.

Như vậy, Đức-Thế-Tôn đã an hưởng pháp vị an-lạc giải thoát Niết-bàn suốt 7 tuần lễ, gồm có 49 ngày xung quanh cội Đại-Bồ-đề.(1)

Cúng dường vật thực đầu tiên lên Đức-Phật

Sau khi Đức-Phật Gotama an hưởng pháp vị an-lạc giải thoát Niết-bàn suốt 7 tuần lễ gồm có 49 ngày đêm xong, Đức-Thế-Tôn ngự đến ngồi dưới một cội cây. Khi ấy, hai anh em lái buôn tên Tapussa và Bhallika 1 Hiện-tại Buddhagayā nước Ấn-Độ quanh cội Đại-Bồ-đề có đánh dấu kỷ niệm 7 nơi mà Đức-Phật Gotama đã an hưởng pháp vị giải thoát Niết-bàn.

Page 198: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 152

dẫn đoàn xe bò 500 chiếc đi ngang qua, một thiên-nữ trong kiếp quá-khứ đã từng là mẹ của hai anh em lái buôn hiện ra, báo cho hai anh em lái buôn biết rằng:

- Này hai con! Đức-Phật đã xuất hiện trên thế gian rồi, Đức-Phật an hưởng pháp vị an-lạc suốt 7 tuần lễ gồm có 49 ngày qua, chưa độ vật thực.

Vậy, hai con là người đầu tiên đem vật thực đến cúng dường lên Đức-Phật.

Nghe thiên-nữ báo tin như vậy, hai anh em vô cùng hoan hỷ đem vật thực ngon lành đến đảnh lễ, rồi cúng dường lên Đức-Phật Gotama.

Đức-Phật Gotama thọ nhận vật thực của hai anh em lái buôn đầu tiên. Sau khi Đức-Phật Gotama độ vật thực và độ nước xong, hai anh em đảnh lễ Đức-Phật, kính xin thọ phép quy-y Nhị-bảo rằng:

“Ete mayaṃ Bhante, Bhagavantaṃ saraṇaṃ gacchāmi, Dhammañca, upāsake no Bhagavā dhāretu. Ajjatagge pāṇupete saraṇaṃ gate.(1)”

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, chúng con thành kính xin quy y nơi Đức-Thế-Tôn và xin quy y nơi Đức-Pháp-bảo.

Kính xin Đức-Thế-Tôn công nhận hai chúng con là người cận-sự-nam (upāsaka) đã quy y Nhị-bảo kể từ hôm nay cho đến trọn đời.

Hai anh em Tapussa và Bhallika cũng là hai cận-sự-nam (upāsaka) đã quy y Nhị-bảo đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Hai anh em Tapussa và Bhallika kính xin Đức-Phật ban cho báu-vật để tôn thờ. Đức-Phật Gotama ban 8 sợi tóc gọi là 8 sợi xá-lợi tóc cho hai anh em lái buôn thỉnh 1 Vinayapiṭakapāḷi, Mahāvagga, Rājāyatanakathā.

Page 199: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Siddhattha Chứng Đắc Tam-Minh 153

về tôn thờ (nay 8 sợi xá-lợi tóc được tôn thờ trong ngôi bảo tháp lớn Shwê-đa-gôn tại thủ đô nước Myanmar).

Đức-Phật suy tư về pháp siêu-tam-giới

Đức-Thế-Tôn suy xét về 9 pháp siêu-tam-giới (Lokut- taradhamma) mà Đức-Phật đã chứng đắc:

* 4 Thánh-đạo (Ariyamagga) là pháp diệt tận mọi phiền-não.

* 4 Thánh-quả (Ariyaphala) là pháp làm vắng lặng mọi phiền-não.

* 1 Niết-bàn là pháp giải thoát khổ tử sinh luân-hồi.

9 pháp siêu-tam-giới này là pháp của bậc Thánh-nhân mà thôi. Còn chúng-sinh phàm-nhân đang bị dính mắc trong ngũ-dục, bị say mê trong ngũ-dục, bị đắm chìm trong ngũ-dục, làm tôi tớ của 108 loại tham-ái và làm nô lệ 1.500 loại phiền-não, thì khó mà chứng ngộ được chân-lý tứ Thánh-đế, khó mà chứng đắc được 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn là 9 pháp siêu-tam-giới này.

Đức-Thế-Tôn suy nghĩ: “Nếu Như-Lai thuyết pháp mà chúng-sinh không thấu hiểu chánh-pháp, không chứng đắc pháp siêu-tam-giới cao thượng, thì chỉ làm cho Như-Lai vất vả, mệt nhọc, hoài công vô ích mà thôi.”

Vì vậy, Đức-Thế-Tôn chưa muốn thuyết pháp tế độ chúng-sinh.

Theo lệ thường, Chư Phật thuyết pháp cần phải có đầy đủ hai điều kiện:

1- Chủ thể: Đức-Phật có tâm đại-bi (mahākaruṇā) muốn thuyết pháp tế độ chúng-sinh giải thoát mọi cảnh khổ. Điều kiện này đã sẵn có nơi Đức-Phật.

Page 200: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 154

2- Khách thể: Vị Đại-Phạm-thiên thỉnh cầu Đức-Phật thuyết pháp tế độ chúng-sinh.

Đó là điều kiện làm cho chúng-sinh phát sinh đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật. Bởi vì các đạo-sĩ, tu-sĩ, sa-môn, bà-la-môn, Vua chúa, dân chúng, kể cả chư-thiên đều tôn kính Đại-Phạm-thiên. Nay Đại-Phạm-thiên tôn kính Đức-Phật, thỉnh cầu Đức-Phật thuyết pháp tế độ chúng-sinh, thì ắt hẳn phần đông chúng-sinh nhân-loại, chư-thiên, phạm-thiên, … cũng tôn kính Đức-Phật.

Do đại-thiện-tâm tôn kính ấy, chúng-sinh mới có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, có đức-tin trong sạch nơi Tam-Bảo cho nên khi Đức-Phật thuyết pháp thì tất cả chúng-sinh, nhân-loại, chư-thiên, phạm-thiên, ... mới lắng nghe chánh-pháp, rồi thực-hành theo chánh-pháp của Đức-Phật.

Đại-phạm-thiên thỉnh Đức-Phật thuyết pháp

Biết Đức-Phật Gotama đang còn do dự chưa muốn thuyết pháp tế độ chúng-sinh, nên vị Đại-Phạm-thiên Sahampati bèn thông báo cho toàn cõi phạm-thiên, chư- thiên khắp mười ngàn cõi-giới chúng-sinh hay biết rằng:

- Nassati vata Bho loko!

- Vinassati vata Bho loko! (1)

- Này chư vị! Toàn cõi tam-giới chúng-sinh bị bất lợi!

- Này chư vị! Toàn cõi tam-giới chúng-sinh bị thiệt hại!

Bởi vì, Đức-Phật Gotama đang do dự chưa muốn thuyết pháp tế độ, cứu vớt chúng-sinh thoát khỏi biển khổ trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

1 Bộ Majjhimanikāyapāḷi, Mūlapaṇṇāsapāḷi, Pāsarāsisutta.

Page 201: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Siddhattha Chứng Đắc Tam-Minh 155

Cho nên, Đại-Phạm-thiên Sahampati cùng chư-thiên, phạm-thiên khắp mười ngàn cõi-giới hiện xuống kính lễ Đức-Thế-Tôn, đồng kính thỉnh rằng:

- Desetu Bhante Bhagavā dhammaṃ. - Desetu Sugato dhammaṃ.

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Chúng con hết lòng thành kính, cung thỉnh Đức-Thế-Tôn mở tâm đại-bi thuyết pháp tế độ chúng-sinh.

- Kính bạch Đức-Thiện-Ngôn, Chúng con hết lòng thành kính, cung thỉnh Đức-Thiện-Ngôn mở tâm đại-bi thuyết pháp tế độ chúng-sinh.

Có số chúng-sinh nào phiền-não nhẹ, có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn. Nếu số chúng-sinh ấy không có cơ hội lắng nghe chánh-pháp của Đức-Thế-Tôn, thì sự thiệt hại sẽ lớn lao biết dường nào!

Nghe lời thỉnh cầu của vị Đại-Phạm-thiên Sahampati cùng chư-thiên, chư phạm-thiên, Đức-Thế-Tôn có tâm đại-bi suy xét bằng Phật-nhãn (Buddhacakkhu) thấy rõ có số chúng-sinh có phiền-não nhẹ, có số chúng-sinh có phiền-não nặng, có số chúng-sinh có 5 pháp-chủ: tín- pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ đủ năng lực, có số chúng-sinh có 5 pháp-chủ ít năng lực, có số chúng-sinh dễ dạy, có số chúng-sinh khó dạy, …

Ví như 4 đóa hoa sen:(2)

1- Có đóa hoa sen vượt qua khỏi mặt nước, chờ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời liền nở ngay ngày hôm ấy.

2- Có đóa hoa sen vươn lên, nằm ngang tầm mặt nước, sẽ chờ nở vào ngày hôm sau. 2 Bộ Chú-giải Majjhimanikāya, Mūlapannāsa, kinh Pāsarāsisutta.

Page 202: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 156

3- Có đóa hoa sen còn ở dưới mặt nước, sẽ chờ thời gian ba hoặc bốn hôm nữa mới nở được.

4- Có đóa hoa sen còn non vừa mới tượng hình ở dưới nước sâu. Những mầm sen non ấy sẽ làm vật thực cho loài rùa, cá, ...

Bốn loại hoa sen này được so sánh như bốn hạng người ở trong đời:

1- Ugghāṭitaññū: Hạng người có trí-tuệ bậc thượng, bén nhạy khi được nghe tiền đề của chánh-pháp, chưa cần khai triển, hay trong một bài kệ có bốn câu, chỉ nghe hai câu đầu, hạng người có trí-tuệ bậc thượng ấy có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, ngay khi ấy.

2- Vipañcitaññù: Hạng người có trí-tuệ bậc trung khi được nghe tiền đề của chánh-pháp và khai triển, hay được nghe một bài kệ đầy đủ bốn câu, hạng người có trí-tuệ bậc-trung ấy có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, ngay sau đó.

3- Neyya: Hạng người có trí-tuệ bậc hạ khi được nghe tiền đề của chánh-pháp và khai triển xong, còn cần phải có thời gian thân cận gần gũi với bậc Thánh-nhân, bậc thiện-trí hướng dẫn chỉ dạy thêm, hạng người có trí-tuệ bậc hạ ấy mới có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, trong kiếp hiện-tại này.

4- Padaparama: Hạng người có trí-tuệ kém dù được nghe nhiều, học nhiều đi nữa hoặc có thân cận với bậc thiện-trí, người có trí-tuệ kém ấy cũng chưa có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chưa chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, trong kiếp hiện-tại này. Nhưng

Page 203: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Siddhattha Chứng Đắc Tam-Minh 157

đây là một cơ hội tốt, một dịp may, để bồi bổ pháp-hạnh Ba-la-mật, để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, trong kiếp vị-lai.

Đức-Phật xem xét tất cả chúng-sinh bằng Phật-nhãn thấy rõ có 4 hạng người như vậy, cho nên, sự thuyết pháp của Đức-Phật sẽ đem lại lợi ích lớn lao cho ba hạng người trước có khả năng chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, ngay trong kiếp hiện-tại, và cũng đem lại lợi ích cho hạng người thứ tư (padaparama) trong kiếp vị-lai.

Vì vậy, Đức-Phật nhận lời thỉnh cầu của vị Đại-Phạm-thiên Sahampati, Đức-Phật sẽ thuyết pháp tế độ chúng-sinh. Đức-Thế-Tôn dạy rằng:

- Này Đại-Phạm-thiên Sahampati! Trước đây chưa có đủ điều kiện, nên Như-Lai chưa thuyết pháp tế độ chúng-sinh.

- Này Đại-Phạm-thiên Sahampati! Bây giờ, Như-Lai nhận lời thỉnh cầu của các ngươi, Như-Lai sẽ thuyết pháp tế độ cho những chúng-sinh có duyên lành nên tế độ, để giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.

Khi biết Đức-Thế-Tôn đã nhận lời thỉnh cầu, nên vị Đại-Phạm-thiên Sahampati cùng toàn thể chư phạm-thiên, chư-thiên vô cùng hoan hỷ đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi xin phép trở về cõi trời.

Trong đời này, chỉ có Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót và chư Bồ-tát Độc-Giác kiếp chót mới không cần lắng nghe chánh-pháp từ một vị thầy nào, mà tự mình thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được tất cả mọi phiền-não, mọi tham-ái, mọi ác-pháp, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-

Page 204: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 158

Giác độc nhất vô nhị trong toàn cõi-giới chúng-sinh, hoặc trở thành Đức-Phật Độc-Giác mà thôi.

Ngoài Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót và chư Bồ-tát Độc-Giác kiếp chót ra, còn tất cả chư Bồ-tát thanh-văn-giác bậc nào cũng đều cần phải lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, rồi thực-hành theo pháp-hành thiền-tuệ mới có thể dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, chứng đắc như sau:

* Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā), trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

* Chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân (dosa) loại thô, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.

* Chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não sân (dosa) loại vi-tế, trở thành bậc Thánh Bất-lai.

* Chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham (lobha), si (moha), ngã-mạn (māna), buồn-chán (thīna), phóng-tâm (uddhacca), không biết hổ-thẹn tội-lỗi (ahirika), không biết ghê-sợ tội-lỗi (anottappa), trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.

Trở thành bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật bậc nào là hoàn toàn tuỳ thuộc vào năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ- pháp-chủ của mỗi bậc Thánh-nhân.

Page 205: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Siddhattha Chứng Đắc Tam-Minh 159

Thật vậy, trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, Ngài Đại Trưởng-lão Sāriputta là bậc Thánh Tối-Thượng thanh-văn-giác xuất sắc bậc nhất về trí-tuệ, trong hàng Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

Vậy mà tự Ngài không có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, cho đến khi Ngài lắng nghe Ngài Đại-Trưởng-lão Assaji thuyết dạy một bài kệ gồm bốn câu, vừa nghe hai câu đầu, Ngài liền chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

Vì vậy, gọi là bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.

Chuyển-Pháp-Luân đầu tên

Đức-Phật Gotama suy xét nên thuyết pháp tế độ cho ai đầu tiên, Đức-Phật liền nghĩ đến vị Đạo-sư Ālāra Kālāmagotta là bậc thiện-trí có trí-tuệ, nếu vị Đạo-sư Ālāra Kālāmagotta được nghe chánh-pháp thì sẽ nhanh chóng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn.

Khi ấy, chư-thiên đến hầu Đức-Phật và bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Đạo-sư Ālāra Kālāma-gotta đã viên tịch được 7 ngày qua.

Đức-Phật xem xét thấy đúng vị Đạo-sư Ālāra Kālā-magotta đã viên tịch, đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh lên cõi Vô-sở-hữu-xứ-thiên thuộc cõi trời vô-sắc-giới. Đức-Phật suy nghĩ rằng:

“Thật là sự bất lợi lớn lao quá!”(1) 1 Sự bất lợi ở đây có nghĩa: Chúng-sinh ở cõi trời vô-sắc-giới, không có sắc-uẩn, nên không có tai để nghe được chánh-pháp, đã mất đi cơ hội tốt hiếm có, để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn.

Page 206: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 160

Tiếp đến, Đức-Phật nghĩ đến vị Đạo-sư Udaka Rāma-putta là bậc thiện-trí có trí-tuệ, nếu vị Đạo-sư Udaka Rāmaputta được nghe chánh-pháp thì sẽ nhanh chóng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn.

Khi ấy, chư-thiên đến hầu Đức-Phật và bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, vị Đạo-sư Udaka Rāma-putta vừa mới viên tịch chiều hôm qua.

Đức-Phật xem xét, thấy đúng vị Đạo-sư Udaka Rāma-putta đã viên tịch, đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh lên cõi Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên thuộc cõi trời vô-sắc-giới. Đức-Phật nghĩ rằng:

“Thật là sự bất lợi lớn lao quá!”

Tiếp đến, Đức-Phật nghĩ đến nhóm năm tỳ-khưu đã từng phụng sự, hộ độ cho Đức-Phật trong suốt thời gian còn là Đức-Bồ-tát thực-hành pháp-hành khổ-hạnh. Đức-Phật nghĩ rằng:

“Vậy, Như-Lai nên thuyết pháp tế độ nhóm năm tỳ-khưu này đầu tiên.”

Khi ấy, nhóm năm tỳ-khưu đang trú tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī. Đức-Phật từ khu rừng Uruvelā ngự đến khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana ấy, để thuyết pháp tế độ nhóm năm tỳ-khưu: Ngài Koṇḍañña trưởng nhóm, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji.

Đức-Phật thuyết Kinh Chuyển-Pháp-Luân

Đức-Thế-Tôn ngự đến khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, nhằm vào ngày rằm tháng 6, sau khi trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác tròn đúng hai tháng.

Page 207: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Siddhattha Chứng Đắc Tam-Minh 161

Nhóm 5 tỳ-khưu nhìn thấy Đức-Phật Gotama từ xa đi đến, họ nghĩ lầm rằng “Sa-môn Gotama đã từ bỏ sự tinh-tấn thực-hành pháp-hành khổ-hạnh để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, mà trở lại đời sống sung túc.”

Vì nghĩ như vậy, nên nhóm năm tỳ-khưu không còn đức-tin và sự kính trọng Đức-Phật như trước, họ đồng ý thỏa thuận với nhau rằng:

Chúng ta không đứng dậy đón rước, không tiếp nhận y và bát, không đảnh lễ, chỉ nên sắp đặt chỗ để cho Sa-môn Gotama ngồi mà thôi.

Nhưng khi Đức-Phật Gotama đến gần, do oai lực và tâm đại-bi của Đức-Phật, nhóm năm tỳ-khưu không còn nhớ lời giao ước, mà mỗi người đều tự động đứng dậy cung kính đón rước. Vị nhận y bát, vị lấy nước rửa chân, vị thì sắp đặt trải chỗ ngồi cao quí, thỉnh Đức-Phật ngự đến ngồi chỗ cao quý ấy. Nhưng cách xưng hô của họ đối với Đức-Phật vẫn bằng cách gọi “Āvuso” không hợp lẽ đạo, thiếu sự cung kính đối với Đức-Thế-Tôn. Nghe vậy, Đức-Phật dạy rằng:

- Này chư tỳ-khưu! Các con không nên gọi Như-Lai bằng tiếng “Āvuso”(1). Như-Lai là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, Như-Lai sẽ thuyết pháp giảng dạy chánh-pháp mà Như-Lai đã chứng ngộ. Các con hãy lắng nghe chánh-pháp, rồi thực-hành theo chánh-pháp, các con cũng sẽ chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Như-lai, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, y theo Như-Lai đã chứng đắc.

Nhóm năm tỳ-khưu vẫn chưa tin theo lời dạy của Đức-Phật, vì nghĩ:

1 “Āvuso” từ dùng để gọi vị nhỏ hạ. “Bhante” từ dùng để gọi vị cao hạ

một cách tôn kính.

Page 208: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 162

“Trước đây Sa-môn Gotama thực-hành pháp-hành khổ-hạnh đến như thế, mà không trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác. Nay, Sa-môn Gotama trở lại đời sống sung túc như vậy, lại có thể trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác được hay sao?”

Thấu hiểu rõ sự hoài-nghi của nhóm năm tỳ-khưu, nên Đức-Thế-Tôn đã giải thích làm cho nhóm năm tỳ-khưu hiểu rõ, không còn hoài-nghi nữa, cuối cùng, họ hết lòng tôn kính Đức-Thế-Tôn và phát sinh đức-tin trong sạch nơi Đức-Thế-Tôn.

Khi ấy, mặt trời sắp lặn ở hướng Tây, mặt trăng ló dạng ở hướng Đông, lần đầu tiên Đức-Phật Gotama thuyết-pháp giảng giải kinh Dhammacakkappavattana-sutta: (1)Kinh Chuyển-Pháp-Luân, để tế độ nhóm 5 tỳ-khưu: Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī. (Toàn ý nghĩa bài kinh này ở trong phần Đức-Pháp sau)

Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña

Sau khi lắng nghe Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân xong, trong nhóm 5 tỳ-khưu ấy chỉ có Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña là bậc thanh-văn đệ-tử đầu tiên của Đức-Phật Gotama chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Cho nên, Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña, có pháp danh mới gọi là Aññāsikoṇḍañña: Ngài Đại-Trưởng-lão

1 Samyuttanikāya, Mahāvagga, Dhammacakkappavattanasutta.

Page 209: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Siddhattha Chứng Đắc Tam-Minh 163

Koṇḍañña đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế. Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña kính xin Đức-Phật cho phép xuất gia sa-di và tỳ-khưu.

Đức-Phật xem xét thấy Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña có đầy đủ phước-thiện phát sinh tám thứ vật dụng cần thiết của tỳ-khưu do quả của phước-thiện phát sinh như thần thông, nên Đức-Phật cho phép xuất gia theo cách gọi “Ehi bhikkhu” truyền gọi rằng:

- Ehi Bhikkhu! Svākkhāto dhammo, cara brahma-cariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya.

- Này Aññāsikoṇḍañña! Con hãy lại đây, con trở thành tỳ-khưu theo ý nguyện. Chánh-pháp mà Như-Lai đã thuyết giảng hoàn hảo phần đầu, hoàn hảo phần giữa, hoàn hảo phần cuối, con hãy nên cố gắng tinh-tấn thực-hành phạm-hạnh cao thượng, để chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, chấm dứt khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Ngay sau khi Đức-Phật truyền dạy vừa dứt câu, Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña mất hình tướng cũ, liền trở thành vị tỳ-khưu có đầy đủ tám thứ vật dụng của tỳ-khưu được thành tựu do quả của phước như thần thông.

Ngài Đại-Trưởng-Lão Aññāsikoṇḍañña là vị tỳ-khưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, có vẻ trang nghiêm như Ngài Đại-Trưởng-Lão có 60 hạ.

Ngay khi ấy, Tam Bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp- bảo, Đức-Tăng-bảo trọn vẹn lần đầu tiên xuất hiện trên thế gian.

* Ngày rằm tháng tư (âm lịch) Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, chính là lúc Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo đồng thời xuất hiện trên thế gian. Nhưng Đức-Tăng-bảo chưa xuất hiện trên thế gian.

Page 210: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 164

* Ngày rằm tháng 6 (2 tháng sau khi Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian) mới có Ngài Đại- Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña là bậc Thánh Thanh-văn đệ-tử cũng là vị tỳ-khưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Do đó, ngày rằm tháng 6 là ngày Tam-Bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo trọn vẹn lần đầu tiên xuất hiện trên thế gian.

Vào ngày 16 tháng 6, Đức-Phật Gotama nhập hạ đầu tiên cùng với nhóm năm tỳ-khưu tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī.

- Ngày 16 tháng 6, Ngài Trưởng-lão Vappa chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, rồi kính xin Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu.

Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách gọi “Ehi Bhikkhu”.

- Ngày 17 tháng 6, Ngài Trưởng-lão Bhaddiya chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, rồi kính xin Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu.

Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách gọi “Ehi Bhikkhu”.

- Ngày 18 tháng 6, Ngài Trưởng-lão Mahānāma chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, rồi kính xin Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu.

Page 211: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Bồ-Tát Siddhattha Chứng Đắc Tam-Minh 165

Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách gọi “Ehi Bhikkhu”.

- Ngày 19 tháng 6, Ngài Trưởng-lãoAssaji chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, rồi kính xin Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu.

Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách gọi “Ehi Bhikkhu”.

- Ngày 20 tháng 6, Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài Kinh Anattalakkhaṇasutta: Kinh Trạng-thái-vô-ngã, tế độ nhóm năm tỳ-khưu đều trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

(Ý nghĩa bài Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã này sẽ được trình bày trong phần Đức-Pháp tiếp theo sau.)

Như vậy, trong cõi người này, khi ấy, có năm bậc Thánh A-ra-hán thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

Ngày lịch sử trọng đại trong Phật-Giáo

Trong Phật-giáo, có những ngày lễ lịch sử trọng đại đáng ghi nhớ:

* Ngày rằm tháng tư là ngày Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian tại cội Đại-Bồ-đề trong khu rừng Uruvelā, lúc tròn đúng 35 tuổi.

- Ngày rằm tháng tư là ngày Đức-Bồ-tát Siddhattha đản-sinh tại khu vườn Lumbinī.

- Đức-Phật Gotama thuyết-pháp tế độ chúng-sinh suốt 45 năm, đến ngày rằm tháng tư Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn tại khu rừng Kusinārā, lúc Đức-Phật tròn đúng 80 tuổi.

Page 212: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 166

* Ngày rằm tháng sáu là ngày Đức-Phật Gotama thuyết bài kinh Chuyển-Pháp-Luân đầu tiên, để tế độ nhóm 5 tỳ-khưu, đồng thời cũng là ngày Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo đầy đủ trọn vẹn hoàn toàn xuất hiện trên thế gian.

- Ngày rằm tháng sáu cũng là ngày Đức-Bồ-tát thiên-nam Setaketu chuyển kiếp từ cõi trời Tusita xuống đầu thai vào lòng mẫu hậu Mahāmāyādevī.

- Đức-vua Bồ-tát Siddhattha trốn khỏi kinh-thành Kapilavatthu đi xuất-gia, nhằm vào ngày rằm tháng sáu, lúc Đức-vua Bồ-tát Siddhattha 29 tuổi.

* Ngày rằm tháng giêng là ngày Đại-hội chư Thánh- Tăng gồm có 1.250 vị Thánh A-ra-hán.

- Đức-Phật Gotama hứa với Ác-ma-thiên tại ngôi tháp Cāpālacetiya, ba tháng nữa sẽ tịch diệt Niết-bàn, nhằm vào ngày rằm tháng giêng. 45 Hạ (Vassa) của Đức-Phật Gotama

Theo lệ thường, Chư Phật không ở một nơi nào suốt trong thời gian lâu, chỉ khi nào đến mùa an cư nhập hạ, khi ấy, Chư Phật mới ở một nơi suốt ba tháng đầu mùa mưa (vassa)(1) (kể từ ngày 16 tháng 6 đến ngày 16 tháng 9) theo truyền thống của Chư Phật.

Từ khi Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian cho đến khi tịch diệt Niết-bàn, Đức-Phật chỉ có 45 hạ (vassa) mà thôi.

Theo thông lệ, Đức-Phật thường du hành khắp mọi nơi, thuyết pháp tế độ cho những chúng-sinh có duyên 1 Vassa nghĩa là mùa mưa có 4 tháng bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 cho đến ngày 16 tháng 10.

Page 213: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

45 Hạ Của Đức-Phật Gotama 167

lành nên tế độ, trong khoảng thời gian mau hoặc lâu tùy duyên. Nhưng đến mùa an cư nhập hạ, Đức-Phật cùng chư tỳ-khưu-Tăng ở một nơi nào đó suốt ba tháng đầu trong mùa mưa.

Khi mãn hạ, Đức-Phật cùng chư tỳ-khưu-Tăng du hành đến những nơi khác để thuyết pháp tế độ chúng-sinh có duyên lành nên tế độ.

Tuần tự 45 hạ của Đức-Phật

Tóm lược những điểm đặc biệt mỗi hạ của Đức-Phật:

1- Hạ đầu tiên: Sau khi thuyết bài kinh Chuyển- Pháp-Luân (Dhammacakkappavattanasutta) lần đầu tiên vào ngày rằm tháng 6 để tế độ nhóm 5 tỳ-khưu, chỉ có Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama. Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña là bậc Thánh Thanh-văn đệ-tử cũng là vị tỳ-khưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Ngay khi ấy, Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo trọn vẹn xuất hiện đầu tiên trên thế gian.

Ngày 16 tháng 6, ngày bắt đầu vào bốn tháng mùa mưa, Đức-Phật Gotama cùng với nhóm năm tỳ-khưu an cư nhập hạ thứ nhất tại vườn phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī suốt ba tháng, cho đến ngày 16 tháng 9 mới mãn hạ.

Vào những ngày đầu an cư nhập hạ từ ngày 16 tháng 6 cho đến ngày 19 tháng 6, theo tuần tự mỗi ngày:

- Ngày 16 tháng 6, Ngài Trưởng-lão Vappa chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-

Page 214: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 168

đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, rồi kính xin Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu.

Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách gọi “Ehi Bhikkhu”.

Cũng như vậy, ngày 17 tháng 6, Ngài Trưởng-lão Bhaddiya trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, rồi kính xin Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu.

- Ngày 18 tháng 6, Ngài Trưởng-lão Mahānāma trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, rồi kính xin Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu.

- Ngày 19 tháng 6, Ngài Trưởng-lão Assaji chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, rồi kính xin Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu.

Đức-Phật đều cho phép thọ tỳ-khưu theo cách gọi “Ehi Bhikkhu”.

- Ngày 20 tháng 6, Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Anattalakkhaṇasutta: Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã, để tế độ nhóm năm tỳ-khưu, tất cả đều chứng đắc từ Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Như vậy, năm vị Thánh A-ra-hán thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama đầu tiên xuất hiện trên cõi người, trong những ngày đầu mùa hạ.

Sau đó, Đức-Phật thuyết pháp tế độ công-tử Yasa cùng với 54 người bạn của công-tử đều trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi xuất gia trở thành tỳ-khưu, thêm 55 vị Thánh A-ra-hán thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.

Page 215: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

45 Hạ Của Đức-Phật Gotama 169

Sau khi mãn hạ, Đức-Phật và 60 vị Thánh A-ra-hán, mỗi Vị đi một con đường, để thuyết pháp tế độ chúng-sinh có duyên lành nên tế độ.

2- Hạ thứ nhì: Đức-Phật cùng với 20.000 chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng an cư nhập hạ tại ngôi chùa Veḷuvana gần kinh-thành Rājagaha. Sau khi mãn hạ, Đức-Phật cùng chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng du hành khắp mọi nơi thuyết pháp tế độ chúng-sinh.

3-4 Hạ thứ ba và thứ tư: Đức-Phật ngự du hành khắp mọi nơi để thuyết pháp tế độ chúng-sinh có duyên lành nên tế độ. Đến mùa mưa Đức-Phật trở lại an cư nhập hạ thứ ba và thứ tư cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng tại ngôi chùa Veḷuvana, gần kinh-thành Rājagaha.

5- Hạ thứ năm: Đức-Phật cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng an cư nhập hạ tại giảng đường Kuṭāgāra, trong khu rừng lớn gần kinh-thành Vesālī.

Khi ấy, bà Mahāpajāpatigotamī cùng 500 người nữ dòng Sakya tự cạo đầu mặc y giống như bậc xuất-gia, đi chân không từ kinh-thành Kapilavatthu đến kinh-thành Vesālī, đứng khóc trước cổng giảng đường Kuṭāgāra vì tủi thân do Đức-Phật chưa cho phép người nữ xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni trong giáo-pháp của Đức-Phật.

Ngài Trưởng-lão Ānanda gặp bá-mẫu Mahāpajāpati-gotamī mới hiểu rõ ý nguyện của bà, nên vào hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, xin Ngài cho phép người nữ được xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni. Đức-Thế-Tôn truyền dạy rằng:

Nếu nhũ-mẫu Mahāpajāpatigotamī chấp thuận tám trọng pháp (garudhamma), thì đó là sự xuất-gia trở thành tỳ-khưu-ni của nhũ-mẫu.

Ngài Trưởng-lão Ānanda trở ra thưa lại cho bá mẫu

Page 216: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 170

Mahāpajāpatigotamī rõ tám trọng-pháp ấy. Bà vô cùng hoan hỷ chấp thuận tám trọng-pháp ấy và nghiêm chỉnh thực-hành đầy đủ trọn vẹn cho đến suốt đời.

Đó là sự xuất-gia trở thành tỳ-khưu-ni của bà Mahāpajāpatigotamī, còn 500 người nữ dòng Sakya xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni lần đầu tiên do tỳ-khưu-Tăng hành-tăng-sự theo cách tụng ñatticatutthakam-mavācā (từ đó về sau, xuất-gia trở thành tỳ-khưu-ni theo cách Aṭṭhavācīkūpasampadā do Tăng hai phái: tỳ-khưu-ni-tăng trước và tỳ-khưu-tăng sau).

Như vậy, tỳ-khưu-ni-tăng xuất hiện trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama bắt đầu từ hạ thứ năm của Đức-Phật, tại giảng đường Kuṭāgāra, trong khu rừng lớn gần kinh-thành Vesālī.

6- Hạ thứ sáu: Đức-Phật cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng an cư nhập hạ tại núi Makula trong đất nước Magadha.

Một sự việc xảy ra, ông phú hộ Rājagaha có một gốc cây trầm đỏ rất quý giá, ông cho thợ tiện một cái bát rồi treo trên một cây cao và thông báo rằng:

“Trong đời này, nếu có vị nào là bậc Thánh A-ra-hán có thần thông thì xin vị ấy bay lên lấy cái bát trầm này, tôi sẽ phát sinh đức-tin nơi vị ấy.”

Sáu nhóm ngoại đạo thường tự cho mình là bậc A-ra-hán có nhiều thần thông, đều đến xin ông phú hộ dâng cái bát trầm ấy, nhưng ông phú hộ thưa rằng:

“Nếu Ngài là bậc A-ra-hán có thần thông thì xin Ngài bay lên lấy cái bát trầm xuống đây.”

Đã sáu ngày qua, không có một vị nào bay lên lấy cái bát trầm ấy được, nên dân chúng trong thành Rājagaha thầm nghĩ rằng:

Page 217: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

45 Hạ Của Đức-Phật Gotama 171

Trong đời này không có bậc Thánh A-ra-hán chăng?

Đến ngày thứ 7, Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmog-gallāna và Ngài Trưởng-lão Piṇḍolabhāradvāja đi vào khất thực trong kinh-thành Rājagaha. Khi nghe tin như vậy, Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna bảo Ngài Trưởng-lão Piṇḍolabhāradvāja bay lên lấy cái bát trầm, để đem lại đức-tin cho mọi người.

Ngài Trưởng-lão Piṇḍolabhāradvāja hóa phép thần thông bay lên lấy cái bát trầm ấy, rồi bay ba vòng quanh kinh-thành Rājagaha, rồi đáp nhẹ xuống ngôi nhà ông phú hộ. Ông phú hộ phát sinh đức-tin trong sạch, thỉnh Ngài Trưởng-lão vào lâu đài, ngồi trên chỗ cao quý, rồi đảnh lễ Ngài Trưởng-lão và đón nhận cái bát, cúng dường vật thực dâng lên Ngài Trưởng-lão.

Ngài Trưởng-lão Piṇḍolabhāradvāja trở về chùa, có số đông dân chúng chưa được tận mắt nhìn thấy Ngài Trưởng-lão biểu diễn thần thông, nên họ kéo nhau đến tìm Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài Trưởng-lão biểu diễn thần thông cho họ xem.

Khi ấy, Đức-Thế-Tôn biết sự việc xảy ra, nên hội họp chư tỳ-khưu-Tăng lại, rồi Đức-Thế-Tôn quở trách Ngài Trưởng-lão Piṇḍolabhāradvāja rằng:

- Này Piṇḍolabhāradvāja! Chỉ có cái bát trầm này mà con biểu diễn thần-thông cho người tại gia xem. Đó không phải là phận sự của Sa-môn, không làm phát sinh đức-tin đối với người chưa có đức-tin.

Đó là nguyên nhân đầu tiên, Đức-Phật chế định cấm tỳ-khưu không được biểu diễn phép thần-thông cho người tại gia xem. Tỳ-khưu nào biểu diễn phép thần thông, tỳ-khưu ấy phạm giới dukkaṭa (hành không tốt).

Page 218: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 172

Sau đó, Đức-Phật truyền dạy đập bể cái bát trầm ra từng mảnh nhỏ, tán mịn làm thuốc nhỏ mắt cho tỳ-khưu đau mắt.

7- Hạ thứ bảy: Đức-Phật ngự lên cung trời cõi Tam-thập-tam-thiên, để an cư nhập hạ suốt 3 tháng(1) trong mùa mưa, thuyết giảng Abhidhammapiṭaka (Tạng Vi- Diệu-Pháp) gồm có 7 bộ lớn: Bộ Dhammasaṅgaṇī, bộ Vibhaṅga, bộ Dhatukathā, bộ Puggalapaññatti, bộ Kathāvatthu, bộ Yamaka và bộ Paṭṭhāna, để tế độ Phật- Mẫu (kiếp hiện-tại là một vị thiên-nam Santussita từ cõi trời Đâu-suất-đà-thiên hiện xuống).

Vị thiên-nam Santussita chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, cùng với 800 ngàn triệu (800 tỷ) chư-thiên, phạm-thiên trở thành bậc Thánh thấp hoặc cao tùy theo ba-la-mật của mỗi vị.

Vào ngày 16 tháng 9, Đức-Phật từ cõi trời Tam-thập- Tam-thiên trở về cõi người, tại cổng thành xứ Saṅkassa, chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng, chư tỳ-khưu-ni-Tăng, cận-sự-nam, cận-sự-nữ đông đảo đón rước Đức-Phật.

8- Hạ thứ tám: Đức-Phật cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng an cư nhập hạ tại ngôi chùa trong khu rừng Bhesakaḷavana vùng Bhaggajanapada, để tế độ dân chúng làng Susumāragira.

9- Hạ thứ chín: Đức-Phật cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng an cư nhập hạ tại ngôi chùa Ghositārāma gần kinh-thành Kosambi.

10- Hạ thứ mười: Hai nhóm tỳ-khưu xứ Kosambi cãi 1 3 tháng ở cõi người, thời gian ở cõi trời cõi Tam-thập-tam-thiên khoảng 3 phút 36 giây; bởi vì, 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 100 năm ở cõi người.

Page 219: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

45 Hạ Của Đức-Phật Gotama 173

cọ nhau, Đức-Phật khuyên giải nhưng họ không chịu nghe lời, nên Đức-Phật ngự vào khu rừng Pālileyyaka an cư nhập hạ một mình, suốt 3 tháng mùa mưa.

Khu rừng Pālileyyaka ở khoảng giữa kinh-thành Kosambi và kinh-thành Sāvatthi.

11- Hạ thứ mười một: Đức-Phật ngự đến tỉnh lỵ Dakkhiṇagiri cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng, rồi an cư nhập hạ tại ngôi chùa Dakkhiṇagiri, gần xóm nhà Bà-la-môn Ekanāḷa, để tế độ ông Bà-la-môn Kasibhāradvāja xuất gia trở thành tỳ-khưu, rồi tỳ-khưu Kasibhāradvāja thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng đắc thành bậc Thánh A-ra-hán.

12- Hạ thứ mười hai: Đức-Phật cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng an cư nhập hạ tại xứ Verañjā theo lời thỉnh mời của ông Bà-la-môn Verañjā.

Trong thời ấy, xứ Verañjā gặp phải hạn hán mất mùa, nạn đói phát sinh, dân chúng bị chết đói rất đông, bởi vì, thiếu thốn vật thực, cho nên, chư tỳ-khưu đi khất thực không được vật thực.

Đoàn người lái buôn từ xứ Uttarāpatha cùng với 500 cỗ xe ngựa vừa đến xứ Verañjā gặp mùa mưa, nên đành phải trú lại. Họ nhìn thấy chư tỳ-khưu đi khất thực, nhưng không được gì, nên họ làm phước-thiện bố-thí cúng dường lúa là phần vật thực để nuôi ngựa, giã thành gạo đỏ đem nấu cơm, mỗi ngày dâng cúng dường đến Đức-Phật cùng chư tỳ-khưu.

Đặc biệt dâng cúng dường Ngài Trưởng-lão Ānanda những món bơ, mật ong, đường, ... để Ngài Trưởng-lão Ānanda làm vật thực dâng cúng lên Đức-Phật.

Trong 3 tháng an cư nhập hạ ấy, Đức-Phật cùng chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng phải chịu cảnh độ cơm nấu bằng

Page 220: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 174

gạo đỏ (Đó là một trong những quả ác-nghiệp cũ của Đức-Phật còn dư sót chút đỉnh, và cũng có ảnh hưởng đến chư tỳ-khưu gần gũi với Đức-Phật).

13- Hạ thứ mười ba: Đức-Phật an cư nhập hạ tại một ngôi chùa trên núi Cāliya gần xóm nhà Jantu, trong xứ Cāliya.

Từ hạ đầu tiên cho đến hạ thứ mười ba này, Đức-Phật chưa có một vị tỳ-khưu nào là thị giả thường trực chăm sóc phục vụ Đức-Phật, khi thì vị tỳ-khưu này, khi thì vị tỳ-khưu khác thay đổi nhau phục vụ Đức-Phật.

Trong mùa hạ này, vị tỳ-khưu Meghiya là thị giả của Đức-Phật. Một hôm, vị tỳ-khưu đi khất thực trong xóm Jantu, nhìn thấy ngoài vườn xoài bên bờ sông, một cảnh đẹp thiên nhiên, yên tĩnh, đáng hài lòng, nên tỳ-khưu Meghiya muốn đến nơi đó để thực-hành pháp-hành-thiền.

Khi trở về, tỳ-khưu Meghiya vào hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, xin Đức-Thế-Tôn cho phép đi đến nơi đó để thực-hành pháp-hành-thiền theo ý muốn của mình.

Đức-Phật xem xét thấy chưa hợp thời, nên dạy rằng:

- Này Meghiya! Con nên chờ có một vị tỳ-khưu khác đến thay thế, rồi con hãy đi.

Đức-Phật truyền bảo như vậy, tỳ-khưu Meghiya vẫn năn nỉ xin đi, Đức-Phật khuyên dạy ba lần mà tỳ-khưu Meghiya không chịu nghe lời, biết ngăn không được, nên Đức-Phật đành phải cho phép.

Tỳ-khưu Meghiya đảnh lễ Đức-Phật rồi ra đi, để Đức-Phật ở lại một mình trên núi Cāliya.

Khi tỳ-khưu Meghiya đến vườn xoài ngồi thực-hành pháp-hành-thiền, thì tâm tà-tư-duy phát sinh làm cho tâm nóng nảy, bực bội nên không thể thực-hành pháp-hành thiền-định, cũng không thể thực-hành pháp-hành thiền-

Page 221: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

45 Hạ Của Đức-Phật Gotama 175

tuệ, nên tỳ-khưu Meghiya trở về hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, người xuất-gia với đức-tin trong sạch nơi Tam-Bảo, khi tà-tư-duy, bất-thiện-pháp phát sinh làm trở ngại sự thực-hành pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ.

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, có những pháp nào để diệt tà-tư-duy, để hỗ trợ cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ? Bạch Ngài.

Đức-Phật dạy rằng:

- Này Meghiya! Hành-giả chưa diệt được phiền-não trầm-luân thì cần phải có đủ năm pháp:

1- Có bạn lành, bạn tốt.

2- Là người có giới-hạnh trong sạch, giữ gìn cẩn trọng trong giới-luật, giữ gìn thân và khẩu trong sạch thanh-tịnh, đi lại nơi an toàn cho phạm-hạnh, thường thấy tai họa lớn trong lỗi nhỏ.

3- Là người biết tri túc trong 4 thứ vật dụng hằng ngày.

4- Có tâm tinh-tấn không ngừng diệt ác-pháp, làm cho thiện-pháp phát sinh và tăng trưởng.

5- Có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự-sinh, sự-diệt của danh-pháp, sắc-pháp dẫn đến sự diệt phiền-não trầm luân, giải thoát khổ.

Đó là năm pháp diệt tà-tư-duy, để hỗ trợ cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến giải thoát khổ tử sinh luân-hồi.

Tỳ-khưu Meghiya vâng lời dạy của Đức-Phật. Về sau không lâu, tỳ-khưu Meghiya thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Page 222: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 176

14- Hạ thứ mười bốn: Đức-Phật an cư nhập hạ tại ngôi chùa Jetavana của ông phú hộ Anāthapiṇḍika, gần kinh-thành Sāvatthi. Trong mùa hạ này, Sa-di Rāhula tròn đủ 20 tuổi được nâng lên bậc tỳ-khưu, do Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta là Thầy tế-độ (upajjhāya) và Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna là Thầy tụng tuyên- ngôn và thành-sự-ngôn (ācariya).

Đức-Phật biết rõ tỳ-khưu Rāhula đã có đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật, nên Đức-Phật dự định thuyết pháp tế độ tỳ-khưu Rāhula diệt tận được mọi phiền-não trầm luân.

Hôm ấy, sau khi ngự đi khất thực trong kinh-thành Sāvatthi trở về, Đức-Phật truyền dạy tỳ-khưu Rāhula đem tọa cụ (tấm vải lót ngồi) đi vào rừng ở phía Nam kinh-thành Sāvatthi để nghỉ trưa.

Vô số chư-thiên, phạm-thiên cùng đi theo tỳ-khưu Rāhula, do biết rằng Đức-Thế-Tôn thuyết pháp tế độ tỳ-khưu Rāhula diệt tận mọi phiền-não trầm-luân.

Đức-Phật thuyết dạy bài kinh Cūḷarāhulovādasutta: Kinh dạy tỳ-khưu Rāhula trẻ. Sau khi lắng nghe xong bài kinh, tỳ-khưu Rāhula chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc từ Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn cho đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi phiền-não trầm-luân, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng cùng với tứ tuệ-phân-tích, lục thông.

Đồng thời trong khi ấy, vô số chư-thiên, phạm-thiên cũng trở thành Thánh bậc cao hoặc bậc thấp tuỳ theo năng lực của các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi vị chư-thiên, phạm-thiên.

Page 223: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

45 Hạ Của Đức-Phật Gotama 177

15- Hạ thứ mười lăm: Đức-Phật cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng an cư nhập hạ tại ngôi chùa Nigrodhārāma gần kinh-thành Kapilavatthu. Đức-vua Mahānāma thuộc dòng họ Sakya đã xây cất chỗ ở để dâng cúng dường đến chư tỳ-khưu-Tăng có Đức-Phật chủ trì.

Đức-Phật thuyết pháp giảng dạy về quả báu cao quý của phước-thiện bố-thí cúng dường chỗ ở đến chư tỳ-khưu-Tăng.

16- Hạ thứ mười sáu: Đức-Phật tế độ được dạ-xoa Āḷavaka rất hung dữ hơn cả Ác-ma-thiên. Dạ-xoa Āḷavaka chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

Sau khi tế độ dạ-xoa Āḷavaka xong, Đức-Phật an cư nhập hạ tại ngôi tháp Aggāḷava trong xứ Āḷavī, để tế độ Đức-vua Āḷavaka cùng dân chúng trong xứ.

17- Hạ thứ mười bảy: Đức-Phật cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng an cư nhập hạ tại ngôi chùa Veḷuvana gần kinh-thành Rājagaha.

18-19- Hạ thứ mười tám và mười chín: Đức-Phật ngự đi thuyết pháp tế độ chúng-sinh có duyên lành nên tế độ khắp mọi nơi. Khi gần đến mùa mưa, Đức-Phật ngự đến ngôi chùa trên núi Cāliya gần xóm nhà Jantu trong xứ Cāliya an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa.

20- Hạ thứ hai mươi: Đức-Phật cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng an cư nhập hạ tại ngôi chùa Veḷuvana, gần kinh-thành Rājagaha.

Từ hạ đầu tiên đến đầu hạ thứ hai mươi, Đức-Phật chưa có một vị tỳ-khưu nào làm thị giả thường trực để lo

Page 224: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 178

chăm sóc phục vụ Đức-Phật; khi thì vị tỳ-khưu này, khi thì vị tỳ-khưu khác: các vị tỳ-khưu như tỳ-khưu Nāgasamāla, tỳ-khưu Nāgita, tỳ-khưu Upavāṇa, tỳ-khưu Sunakkhatta, tỳ-khưu Cunda, tỳ-khưu Sāgata, tỳ-khưu Meghiya, ... thay đổi nhau làm phận sự phục vụ Đức-Phật, chưa có một vị tỳ-khưu nào gọi là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc Đức-Phật.

Đôi khi, Đức-Phật ngự đi khất thực một đường, vị tỳ-khưu ôm bát theo Đức-Phật lại muốn đi con đường khác, nên để bát của Đức-Phật xuống đất rồi đi theo ý của mình, hoặc đôi khi có vị tỳ-khưu đang phục vụ Đức-Phật, thì xin đi thực-hành pháp-hành-thiền một nơi khác, chỉ còn lại một mình Đức-Phật, mà không có vị tỳ-khưu nào lo chăm sóc phục vụ cho Đức-Phật.

Trong mùa hạ này, một hôm, Đức-Phật đang ngự tại cốc Gandhakuṭi, chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, rồi ngồi tụ hội xung quanh. Đức-Phật truyền dạy rằng:

- Này chư tỳ-khưu! Nay Như-Lai đã lớn tuổi rồi, các tỳ-khưu đến chăm sóc, phục vụ Như-Lai, đôi khi Như-Lai đi khất thực một đường, vị tỳ-khưu ấy mang bát theo Như-Lai lại muốn đi con đường khác, nên để bát của Như-Lai xuống đất rồi đi theo ý của mình, ...

- Này chư tỳ-khưu! Các con nên chọn một vị tỳ-khưu làm thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Như-Lai.

Khi lắng nghe Đức-Phật truyền dạy như vậy, Ngài Trưởng-lão Sāriputta đảnh lễ Đức-Phật chắp hai tay bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con xin được làm thị giả thường trực hằng ngày, hằng đêm lo chăm sóc phục vụ Đức-Thế-Tôn.

Page 225: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

45 Hạ Của Đức-Phật Gotama 179

Đức-Thế-Tôn không chấp thuận theo lời xin của Ngài Trưởng-lão Sāriputta. Tiếp đến Ngài Trưởng-lão Mahā-moggallāna bạch xin, Đức-Thế-Tôn cũng không chấp thuận. Theo tuần tự các chư Đại-Thanh-văn đều xin, Đức-Thế-Tôn cũng không chấp thuận một vị nào cả.

Ngài Trưởng-lão Ānanda làm thị giả thường trực

Duy chỉ còn Ngài Trưởng-lão Ānanda đang ngồi im lặng, chư Đại-đức tỳ-khưu động viên khuyến khích Ngài Trưởng-lão Ānanda bạch xin làm thị giả thường trực hằng ngày đêm lo chăm sóc phục vụ Đức-Thế-Tôn.

Khi ấy, Ngài Trưởng-lão Ānanda đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, chắp hai tay bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con xin Đức-Thế-Tôn tám đặc ân, nếu Đức-Thế-Tôn ban cho con đủ tám đặc ân ấy thì con sẽ xin làm thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc phục vụ Đức-Thế-Tôn.

4 Đặc ân khước từ

1- Kính xin Đức-Thế-Tôn không ban cho con tấm y tốt mà Ngài có.

2- Kính xin Đức-Thế-Tôn không ban cho con vật thực ngon lành mà Ngài có.

3- Kính xin Đức-Thế-Tôn không ban cho con được ở chung với Ngài trong cốc Gandhakuṭi.

4- Kính xin Đức-Thế-Tôn không cho con đi theo Ngài đến nhà thí chủ mà họ thỉnh mời Ngài.

Đức-Phật truyền hỏi rằng:

- Này Ānanda! Con xét thấy bất lợi như thế nào, mà con xin bốn đặc ân khước từ như vậy?

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con muốn tránh những lời dèm pha của người khác cho rằng:

Page 226: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 180

“Con xin làm thị giả thường trực của Đức-Thế-Tôn để mong được y tốt, vật thực ngon lành, ở chung với Đức-Thế-Tôn, được đi theo Đức-Thế-Tôn đến nhà thí chủ thỉnh mời Ngài.”

Đức-Thế-Tôn chấp thuận theo bốn đặc ân khước từ ấy của Ngài Trưởng-lão Ānanda.

4 đặc-ân khẩn khoản

1- Kính xin Đức-Thế-Tôn ngự đến nơi mà con đã nhận lời thỉnh mời.

2- Kính xin Đức-Thế-Tôn cho phép con dẫn các người từ các phương xa đến hầu Ngài.

3- Kính xin Đức-Thế-Tôn cho phép con được vào hầu Ngài, để hỏi những pháp mà con chưa hiểu biết.

4- Đức-Thế-Tôn thuyết pháp nơi nào, khi con vắng mặt, kính xin Ngài thuyết lại pháp ấy cho con nghe.

Đức-Phật truyền hỏi rằng:

- Này Ānanda! Con xét thấy những điều lợi ích như thế nào, mà con xin bốn đặc-ân khẩn khoản như vậy?

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn,

* Đặc-ân thứ nhất: Những người có đức-tin trong sạch nơi Tam-Bảo đến hầu thỉnh Đức-Thế-Tôn, mà không gặp được Ngài, thì cho phép con nhận lời thỉnh mời của họ. Nếu Đức-Thế-Tôn không ngự đi đến nơi đó thì họ sẽ nghĩ rằng:

“Con là người thị giả thường trực của Đức-Thế-Tôn, vậy mà họ chỉ nhờ việc thỉnh mời Đức-Thế-Tôn cũng không giúp cho họ được.”

* Đặc-ân thứ nhì: Những người từ các phương xa đến hầu Đức-Thế-Tôn, nếu họ không có cơ hội hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn để nghe pháp thì họ sẽ nghĩ rằng:

Page 227: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

45 Hạ Của Đức-Phật Gotama 181

“Chúng ta từ phương xa đến, có ý nguyện hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, nghe Ngài thuyết pháp, nhưng vị tỳ-khưu thị giả của Đức-Thế-Tôn cũng không giúp cho chúng ta được có cơ hội ấy.”

Như vậy, họ sẽ giảm đức-tin nơi Tam-Bảo.

* Đặc-ân thứ ba: Khi con nghe pháp của Đức-Thế-Tôn, có pháp nào chưa hiểu rõ, con xin phép hỏi lại pháp ấy, Đức-Thế-Tôn giảng giải cho con được hiểu rõ, để con được thuận lợi cho việc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ của con.

* Đặc-ân thứ tư: Có người hỏi con rằng:

“Bài kinh này, pháp này, tích tiền-kiếp này, ... Đức-Thế-Tôn giảng nơi nào, có ý nghĩa như thế nào?”

Nếu con trả lời với họ rằng: “Tôi không biết” thì họ sẽ nghĩ rằng:

“Ngài Trưởng-lão Ānanda là thị giả của Đức-Thế-Tôn, vậy mà bài kinh ấy, pháp ấy, tích tiền-kiếp ấy, ... cũng không biết.”

Cho nên, kính xin Đức-Thế-Tôn thuyết lại những pháp ấy cho con, để con trả lời cho họ hiểu rõ.

Sau khi nghe Ngài Trưởng-lão Ānanda giải thích sự lợi ích của mỗi đặc-ân, nên Đức-Phật chấp thuận đủ tám đặc-ân của Ngài Trưởng-lão Ānanda.

Bắt đầu từ thời gian ấy, Ngài Trưởng-lão Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc phục vụ Đức-Thế-Tôn, cho đến lúc Đức-Thế-Tôn tịch diệt Niết-bàn.

Sở dĩ, Ngài Trưởng-lão Ānanda được địa vị thị giả thường trực của Đức-Phật Gotama, là vì tiền-kiếp của Ngài Trưởng-lão đã từng phát nguyện muốn trở thành một thị giả thường trực của Đức-Phật. Lời phát nguyện

Page 228: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 182

trong tiền-kiếp của Ngài Trưởng-lão đã được Đức-Phật Padumuttara thời quá-khứ thọ ký và Ngài Trưởng-lão cũng đã thực-hành 10 pháp-hạnh ba-la-mật suốt 100 ngàn đại-kiếp trái đất, để thành-tựu ý nguyện ấy.

21- 44- Hạ thứ hai mươi mốt đến hạ thứ bốn mươi bốn

45 hạ của Đức-Phật chia ra hai thời-kỳ:

* Thời-kỳ đầu: Kể từ hạ đầu tiên đến hạ thứ 20, mỗi hạ Đức-Phật an cư nhập hạ nơi nào, tế độ cho chúng-sinh nào được ghi chép lại rõ ràng.

* Thời-kỳ cuối: Kể từ hạ thứ 21 đến hạ thứ 44, Đức-Phật an cư nhập hạ một trong hai ngôi chùa. Khi thì Đức-Phật cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng an cư nhập hạ tại ngôi chùa Jetavana, khi thì tại ngôi chùa Pubbārāma gần kinh-thành Sāvatthi.

Sau khi mãn hạ, Đức-Phật thường ngự đi thuyết pháp tế độ những chúng-sinh có duyên lành nên tế độ dù gần, dù xa trong cõi người hoặc cõi trời dục-giới hoặc cõi trời sắc-giới.

Khi đến gần mùa mưa, Đức-Phật trở lại kinh-thành Sāvatthi, an cư nhập hạ tại ngôi chùa Jetavana hoặc tại ngôi chùa Pubbārāma, bởi vì, Đức-vua Pasenadi Kosala ở kinh-thành Sāvatthi, là người có đức-tin trong sạch nơi Tam-Bảo, có tâm tôn kính Đức-Phật, Đức-Pháp, chư tỳ-khưu-Tăng. Đặc biệt, có hai đại-thí-chủ là ông phú-hộ Anāthapiṇḍika và bà đại-thí-chủ Visākhā, trong nhà của hai đại-thí-chủ này, hằng ngày luôn có sắp đặt sẵn 500 chỗ ngồi để đón rước chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng đến khất thực.

Và phần đông dân chúng trong kinh-thành Sāvatthi là những người có đức-tin trong sạch nơi Tam-Bảo, hoan

Page 229: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

45 Hạ Của Đức-Phật Gotama 183

hỷ trong việc bố thí cúng dường bốn thứ vật dụng đến chư tỳ-khưu-Tăng.

3

Do đó, khi Đức-Phật an cư nhập hạ tại ngôi chùa Jetavana hoặc tại ngôi chùa Pubbārāma, có số đông chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng cũng an cư nhập hạ tại một trong hai ngôi chùa này và các nơi gần kinh-thành Sāvatthi, để chư tỳ-khưu có được nhiều điều thuận lợi, nhất là bốn thứ vật dụng, trong suốt mùa an cư nhập hạ, để cho chư tỳ-khưu được thuận lợi thực-hành pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ được phát triển tốt.

45- Hạ thứ bốn mươi lăm: Hạ cuối cùng, Đức-Phật an cư nhập hạ tại ngôi làng nhỏ Veḷuvagāma, gần kinh- thành Vesālī, Đức-Phật cho phép chư Đại-đức tỳ-khưu nhập hạ quanh làng gần Đức-Phật, để cho tiện việc đến tụ hội nghe lời giáo huấn của Ngài. Bởi vì, Ngài biết rõ rằng chỉ còn khoảng 10 tháng nữa, Ngài sẽ tịch diệt Niết-bàn.

Trong mùa an cư nhập hạ này, Đức-Phật lâm bệnh trầm trọng, tưởng chừng như sắp tịch diệt Niết-bàn, nhưng Đức-Phật suy nghĩ rằng:

“Như-Lai chưa truyền dạy cho thị giả Ānanda, cùng chư tỳ-khưu Tăng biết, mà tịch diệt Niết-bàn đó là điều không nên”.

Do đó, Đức-Phật cố nhẫn nại chịu đựng thọ khổ, rồi nhập A-ra-hán-quả. Nhờ vậy, bệnh tình của Đức-Phật được thuyên giảm.

Sau khi khỏi bệnh được không lâu, Đức-Thế-Tôn ngự ra khỏi cốc đến ngồi chỗ đã trải sẵn, Ngài Trưởng-lão Ānanda đảnh lễ Đức-Thế-Tôn và bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, nhìn thấy Đức-Thế-Tôn khỏi bệnh, con vui mừng hoan hỷ quá!

Page 230: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 184

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, khi con thấy Đức-Thế-Tôn lâm bệnh trầm trọng, con có cảm giác toàn thân nặng nề, tâm con tăm tối, mờ mịt không còn biết rõ phương hướng, pháp-hành tứ niệm-xứ cũng không còn hiện rõ trong tâm con, bởi bệnh tình trầm trọng của Đức-Thế-Tôn, nhưng có một điều mà con tự an ủi rằng:

“Đức-Thế-Tôn chưa truyền dạy lời di chúc cuối cùng đến chư tỳ-khưu-Tăng, thì có lẽ Đức-Thế-Tôn chưa tịch diệt Niết-bàn.”

Khi ấy, Đức-Thế-Tôn dạy rằng:

- Này Ānanda! Chư tỳ-khưu còn hy vọng gì nơi Như-Lai nữa? Chánh-pháp mà Như-Lai đã thuyết giảng không hề phân biệt người thân bên trong, kẻ sơ bên ngoài, Như-Lai không giống như các vị thầy khác, giấu các yếu pháp để chờ đến lúc trước khi lâm chung mới truyền lại cho người học trò tín cẩn.

- Này Ānanda! Vị thầy nào nghĩ rằng:

“Ta là người lãnh đạo nhóm chư tỳ-khưu-Tăng, và nhóm chư tỳ-khưu-Tăng nương nhờ nơi ta.”

Vị thầy ấy mới có lời di chúc cuối cùng đến nhóm chư tỳ-khưu-Tăng ấy.

- Này Ānanda! Như-Lai không nghĩ rằng:

“Như-Lai là người lãnh đạo nhóm chư tỳ-khưu-Tăng, và nhóm chư tỳ-khưu-Tăng nương nhờ nơi Như-Lai.”

Như vậy, sao Như-Lai lại có lời di chúc cuối cùng đến chư tỳ-khưu-Tăng.

- Này Ānanda! Bây giờ Như-Lai đã đến thời lão niên, tuổi đã cao, đã 80 tuổi(1) rồi! Ví như chiếc xe cũ, sử dụng

1 80 tuổi kể từ khi đầu thai vào lòng Phật mẫu vào ngày rằm tháng sáu (âm lịch).

Page 231: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Đức-Phật 185

được là phải nhờ sửa chữa như thế nào, thì sắc thân của Như-Lai cũng như thế ấy, luôn luôn cần được sửa chữa bằng cách nhập A-ra-hán Thánh-quả.

- Này Ānanda! Khi nào Như-Lai nhập A-ra-hán Thánh-quả có đối tượng Vô-hiện-tượng Niết-bàn, diệt được các pháp trong tam-giới, hưởng pháp vị an-lạc Niết-bàn siêu-tam-giới, khi ấy Như-Lai mới thật sự được an-lạc.

* Cho nên, các con nên sống có ta(1) làm hòn đảo (trong biển khổ), có ta làm nơi nương nhờ, không nên sống nương nhờ nơi nào khác. Nghĩa là có chánh-pháp làm hòn đảo, có chánh-pháp làm nơi nương nhờ, không nên sống nương nhờ nơi nào khác.

- Này Ānanda! Vì vậy, hiện-tại Như-Lai còn tại thế, cũng như trong thời vị-lai, sau khi Như-Lai tịch diệt Niết-bàn, chư tỳ-khưu cũng là người sống có ta làm hòn đảo, có ta làm nơi nương nhờ, không nên sống nương nhờ nơi nào khác. Nghĩa là tỳ-khưu sống có chánh-pháp làm hòn đảo, có chánh-pháp làm nơi nương nhờ, không nên sống nương nhờ nơi nào khác.

Tỳ-khưu ấy thực-hành pháp-hành tứ niệm-xứ, sẽ là người cao thượng.

Đức-Thế-Tôn an cư nhập hạ tại nơi đây suốt ba tháng, đây là hạ cuối cùng của Đức-Phật.

Những ngày tháng cuối cùng của Đức-Phật

Sau khi mãn hạ, Đức-Phật cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng trở lại kinh-thành Sāvatthi, ngự tại ngôi chùa Jetavana. 1 Tasmātihānanda attadīpā viharatha attasaraṇā anaññasaraṇā, dhammadīpā dhammasaraṇā anaññasaraṇā ... Attā ở đây có nghĩa sabhāvadhammā, đó là tam-giới thiện-pháp và siêu-tam-giới thiện-pháp.

Page 232: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 186

* Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta tịch diệt Niết-bàn

Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta suy xét rằng:

“Chư Phật với bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn, vị nào sẽ tịch diệt Niết-bàn trước?”

Ngài Đại-Trưởng-lão biết rõ rằng:

“Bậc Thánh Tối-thượng Thanh-văn đệ-tử tịch diệt Niết-bàn trước Đức-Phật.”

Ngài Đại-Trưởng-lão suy xét về tuổi thọ của Ngài, biết rõ tuổi thọ của Ngài Đại-Trưởng-lão chỉ còn 7 ngày nữa, nên Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta liền đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn lần cuối cùng, xin phép trở về nhà để tịch diệt Niết-bàn.

Đức-Phật truyền hỏi Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta rằng:

- Này Sāriputta! Con sẽ tịch diệt Niết-bàn tại nơi nào vậy?

Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta kính bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con sẽ tịch diệt Niết-bàn tại ngôi nhà trong làng Nālākagāma, xứ Magadha nơi con đã sinh trưởng, đồng thời để tế độ cho thân mẫu của con. Tuy bà có bảy người con đã trở thành bậc Thánh A-ra-hán, nhưng bà vẫn chưa có đức-tin nơi Tam-Bảo.

Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta cùng với 500 đệ-tử đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, xin phép từ giã Đức-Thế-Tôn.

Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta trở về lại ngôi nhà xưa ở tại căn phòng của mình.

Trong đêm cuối cùng của cuộc đời, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta phát bệnh kiết lị đi ngoài, phân lẫn nhiều máu, bệnh tình rất trầm trọng.

Khi ấy, đứng nhìn qua căn phòng của Ngài Đại-Trưởng-lão, bà thân mẫu của Ngài Đại-Trưởng-lão thấy

Page 233: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Đức-Phật 187

Tứ Đại-Thiên-vương từ cõi tứ Đại-thiên-vương có hào quang sáng ngời đến chiêm bái, đảnh lễ Ngài Đại-Trưởng-lão lần cuối cùng, rồi lui ra. Tiếp đến, Đức-vua trời Sakka từ cõi Tam-thập-tam-thiên đến chiêm bái, đảnh lễ Ngài Đại-Trưởng-lão lần cuối cùng, rồi lui ra.

Tuần tự các Đức-vua Trời cõi Dạ-ma-thiên, Đức-vua trời cõi Đâu-suất-đà-thiên, Đức-vua trời cõi Hóa-lạc- thiên, Đức-vua trời cõi Tha-hóa-tự-tại-thiên trong các cõi trời dục-giới và tiếp đến chư Đại-Phạm-thiên cõi trời sắc-giới phạm-thiên cũng đều đến chiêm bái, đảnh lễ Ngài Đại-Trưởng-lão lần cuối cùng.

Bà thân mẫu của Ngài Đại-Trưởng-lão nhìn thấy chư- thiên, chư Đại-Phạm-thiên có hào quang sáng ngời, vị sau hơn vị trước, bà muốn biết những vị chư-thiên ấy là vị nào, mà có lòng tôn kính con của bà đến như thế!

Bà thân mẫu của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta đến phòng của Ngài Đại-Trưởng-lão, hỏi Ngài Trưởng-lão Cunda (con trai của bà) rằng:

- Này Cunda! Các vị chư-thiên nào mà có lòng tôn kính đến chiêm bái, đảnh lễ Sư Huynh của con như vậy?

Ngài Trưởng-lão Cunda thưa rằng:

- Thưa thân mẫu, đầu tiên, Tứ Đại-Thiên-vương từ cõi trời tứ Đại-Thiên-vương đến chiêm bái, đảnh lễ Sư Huynh của con.

Nghe Ngài Trưởng-lão Cunda thưa như vậy, bà nghĩ thầm: Tứ Đại-Thiên-vương mà có lòng tôn kính đến chiêm bái, đảnh lễ con ta.

Vậy, con ta phải là bậc cao thượng. Nếu vậy, thì Đức-Phật là Bậc Tôn-Sư của con ta, chắc chắn Đức-Phật còn cao thượng hơn thế nữa. Và bà hỏi tiếp:

- Này Cunda, còn các vị chư-thiên khác là vị nào vậy?

Page 234: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 188

Ngài Trưởng-lão Cunda thưa tiếp:

- Thưa thân mẫu, chư vị kế đến tuần tự là Đức-vua trời Sakka từ cõi trời Tam-thập-tam-thiên, Đức-vua trời Sujāma từ cõi trời Dạ-ma-thiên, Đức-vua trời Santussita từ cõi trời Đâu-suất-đà-thiên, Đức-vua trời Sunimmita từ cõi trời Hóa-lạc-thiên, Đức-vua trời Paranimmita từ cõi trời Tha-hóa tự-tại-thiên, và tiếp đến chư Đại-Phạm-thiên từ các tầng trời sắc giới, ...

Nghe Ngài Trưởng-lão Cunda thưa như vậy, bà thầm nghĩ rằng:

“Đại-Phạm-thiên” mà ta tôn kính, chư Đại-Phạm-thiên ấy mà có lòng tôn kính đến chiêm bái, đảnh lễ con của ta. Vậy, con ta cao thượng đến như vậy sao! Nếu vậy, Đức-Phật là Bậc Tôn-Sư của con ta, chắc chắn Ngài còn cao thượng biết dường nào!”

Do nghĩ như vậy, nên bà phát sinh đại-thiện-tâm hỷ lạc chưa từng có, bà ân cần thăm hỏi bệnh tình của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta và bày tỏ ý nghĩ của mình.

Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta biết đúng lúc hợp thời, nên Ngài Đại-Trưởng-lão thuyết giảng về ân-Đức-Phật để tế độ thân mẫu của Ngài.

Sau khi lắng nghe Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta thuyết pháp xong, bà liền chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được hai loại phiền-não là tà-kiến và hoài-nghi, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu có đức-tin trong sạch vững chắc nơi Tam-Bảo.

Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta tự nghĩ rằng:

“Nay ta đã đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của thân mẫu của ta xong rồi.”

Page 235: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Đức-Phật 189

Khi ấy, trời sắp rạng đông, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta bảo Ngài Trưởng-lão Cunda gọi chư tỳ-khưu đến tụ hội đông đủ, rồi đỡ ngồi dậy, Ngài Đại-Trưởng-lão dạy rằng:

- Này chư hiền giả! Quý vị đã theo tôi suốt 44 năm, nếu tôi có làm điều gì, có nói lời gì làm không vừa lòng quý vị, vậy, nay xin quý vị hiền giả hãy bỏ lỗi cho tôi.

Chư tỳ-khưu bạch rằng:

- Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, Ngài Đại-Trưởng-lão là Bậc Thầy khả kính, khả ái của chúng con. Chúng con không nghe thấy một điều gì cả. Và chúng con đã theo Thầy như bóng theo hình suốt 44 năm qua, nếu chúng con có làm điều gì, có nói lời nào làm không vừa lòng Thầy thì nay kính xin Thầy có tâm từ tha thứ cho chúng con. Bạch Ngài.

Sau buổi lễ chân thành sám hối lẫn nhau, vào ngày rằm tháng 10 (âm lịch) Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Ngay khi ấy, trái đất cũng tự nhiên rùng mình chuyển động. Sau khi lễ hỏa táng thi thể Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta xong, Ngài Trưởng-lão Cunda thỉnh Xá-lợi của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta đến kính dâng lên Đức-Thế-Tôn tại ngôi chùa Jetavana.

Khi ấy, Đức-Thế-Tôn truyền dạy xây ngôi tháp tôn thờ xá-lợi của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta tại kinh-thành Sāvatthi.

* Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna tịch diệt Niết-bàn

Sau khi Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta tịch diệt Niết-bàn, Đức-Phật cùng với chư tỳ-khưu-Tăng từ kinh-thành

Page 236: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 190

Sāvatthi ngự đến kinh-thành Rājagaha, ngự tại ngôi chùa Veḷuvana. Khi ấy, Ngài Đại Trưởng-lão Mahāmog-gallāna đang trú tại làng Kaḷasilā trong xứ Magadha, nhóm ngoại đạo thuê mướn bọn cướp vây đánh Ngài Đại-Trưởng-lão.

Đã nhiều lần Ngài Đại-Trưởng-lão đều lẫn tránh được. Đến lần cuối cùng, Ngài Đại-Trưởng-lão suy xét thấy ác-nghiệp cũ đến thời-kỳ cho quả cuối cùng trước khi tịch diệt Niết-bàn, nên Ngài Đại-Trưởng-lão nhẫn-nại chịu đựng để nhóm cướp đánh đập Ngài Đại-Trưởng-lão tan xương nát thịt. Chúng tưởng Ngài Đại-Trưởng-lão đã chết, nên ném xác Ngài Đại-Trưởng-lão vào bụi cây, rồi bỏ đi.

Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna sử dụng phép thần-thông liên kết xương thịt lại, bay đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn xin phép tịch diệt Niết-bàn.

Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna tịch diệt Niết-bàn vào ngày 30 tháng 10 (âm lịch), tại làng Kaḷasilā trong xứ Magadha.

Lễ hỏa táng xong, Đức-Phật truyền dạy xây ngôi tháp tôn thờ Xá-lợi của Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmog-gallāna tại kinh-thành Rājagaha.

Như vậy, trong tháng 10 (âm lịch) năm ấy, vào ngày rằm tháng 10, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta tịch diệt Niết-bàn, đến ngày 30 tháng 10, Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna tịch diệt Niết-bàn.

Hai vị Thánh Tối-thượng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama đã tịch diệt Niết-bàn.

3

Đức-Thế-Tôn cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng từ kinh-thành Rājagaha du hành đến kinh-thành Vesālī.

Một hôm, Đức-Thế-Tôn ngự vào kinh-thành Vesālī để

Page 237: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Đức-Phật 191

khất thực, sau khi thọ thực xong, Đức-Phật truyền dạy Ngài Trưởng-lão Ānanda cùng ngự đến ngôi tháp Cāpālacetiya.

Sau khi Đức-Thế-Tôn ngự trên chỗ ngồi đã trải sẵn, Ngài Trưởng-lão Ānanda đảnh lễ Đức-Thế-Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ. Khi ấy, Đức-Thế-Tôn dạy rằng:

- Này Ānanda! Bậc nào đã thường thực-hành bốn pháp thành-tựu (idhipāda), đã thực-hành trở thành thuần thục, đã thực-hành trở thành vững chắc, có căn bản, đã luyện tập thành thói quen hằng ngày, thường tinh-tấn không ngừng thực-hành bốn pháp thành-tựu này.

- Này Ānanda! Bậc ấy có khả năng duy trì trọn kiếp tuổi thọ hoặc hơn kiếp tuổi thọ được như ý.

- Này Ānanda, Như-Lai đã thường thực-hành bốn pháp thành-tựu (idhipāda), đã thực-hành trở thành thuần thục, đã thực-hành trở thành vững chắc, có căn bản, đã luyện tập thành thói quen hằng ngày, thường tinh-tấn không ngừng thực-hành bốn pháp thành-tựu này.

- Này Ānanda, Như-Lai cũng có khả năng duy trì trọn kiếp tuổi thọ (100 năm) hoặc hơn kiếp tuổi thọ (hơn 100 năm) được theo như ý.

Đức-Thế-Tôn đã truyền dạy gián tiếp như vậy, nhưng Ngài Trưởng-lão Ānanda không hiểu, nên không thỉnh mời Đức-Thế-Tôn rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, kính xin Đức-Thế-Tôn duy trì trọn kiếp tuổi thọ (100 năm).

- Kính xin Đức-Thế-Tôn duy trì trọn kiếp tuổi thọ, để tế độ cho phần đông chúng-sinh, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc cho phần đông chúng-sinh, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc cho chư-thiên và nhân-loại.

Page 238: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 192

Bởi vì, khi ấy Ngài Trưởng-lão Ānanda bị Ác-ma-thiên quấy nhiễu, nên không hiểu ý của Đức-Thế-Tôn. Dù Đức-Thế-Tôn dạy như vậy lần thứ hai, lần thứ ba, Ngài Trưởng-lão Ānanda vẫn không hiểu được.

Ngài Trưởng-lão Ānanda đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi xin phép đi ra ngoài ngồi dưới gốc cây không xa nơi Đức-Thế-Tôn.

Ác-Ma-Thiên thỉnh Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn

Khi Ngài Trưởng-lão Ānanda vừa mới ra ngoài, Ác-Ma-thiên liền đến hầu Đức-Thế-Tôn, rồi đứng một nơi hợp lẽ bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, kính thỉnh Đức-Thế-Tôn tịch diệt Niết-bàn, kính thỉnh Đức-Thế-Tôn tịch diệt Niết-bàn ngay bây giờ. Bây giờ là lúc tịch diệt Niết-bàn của Đức-Thế-Tôn.

Thật ra, Ác-Ma-thiên đã nhiều lần đến thỉnh Đức-Thế-Tôn tịch diệt Niết-bàn, những lần trước, Đức-Thế-Tôn đều khước từ. Nhưng lần này, Đức-Thế-Tôn hứa với Ác-Ma-thiên rằng:

- Này Ác-Ma-thiên! Ngươi hãy yên tâm, không lâu nữa, Như-Lai sẽ tịch diệt Niết-bàn. Kể từ nay chỉ còn ba tháng nữa, Như-Lai sẽ tịch diệt Niết-bàn.

Như vậy, Đức-Thế-Tôn có trí-tuệ sáng suốt, xác định thời gian ba tháng nữa sẽ xả tuổi thọ, xả sinh-mạng của Đức-Thế-Tôn tại ngôi tháp Cāpālacetiya, đúng vào ngày rằm tháng giêng (âm lịch).

Ngay khi ấy, trái đất rùng mình chuyển động chưa từng có như vậy. Thấy điều lạ thường, trái đất rung chuyển, nên Ngài Trưởng-lão Ānanda vào hầu Đức-Thế-Tôn, bạch rằng:

Page 239: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Đức-Phật 193

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, do nguyên nhân nào làm trái đất rung chuyển. Bạch Ngài.

Đức-Thế-Tôn truyền dạy rằng:

- Này Ānanda! Ngay hôm nay, vừa mới rồi, Như-Lai có trí-tuệ sáng suốt hứa với Ác-Ma-thiên rằng:

“Chỉ còn ba tháng nữa mà thôi, Như-Lai sẽ tịch diệt Niết-bàn.”

Nghe Đức-Thế-Tôn truyền dạy như vậy, Ngài Trưởng-lão Ānanda kính thỉnh rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con xin kính thỉnh Đức-Thế-Tôn duy trì trọn kiếp tuổi thọ (100 năm).

Con xin kính thỉnh Đức-Thế-Tôn duy trì trọn kiếp tuổi thọ, để tế độ cho phần đông chúng-sinh, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc cho phần đông chúng-sinh, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc cho chư-thiên và nhân-loại.

Đức-Thế-Tôn truyền dạy rằng:

- Này Ānanda! Con chớ nên thỉnh Như-Lai nữa. Bây giờ không phải lúc thỉnh cầu Như-Lai nữa. Như-Lai đã gián tiếp dạy con nhiều lần mà con vẫn không hiểu, con không có lời thỉnh cầu Như-Lai.

Nay, Như-Lai đã hứa với Ác-Ma-thiên rồi, không thể nào khác được.

Thấy Ngài Trưởng-lão Ānanda khổ tâm vô hạn, vì hối hận về điều sơ suất của mình, nên Đức-Thế-Tôn an ủi Ngài Đại-đức Ānanda rằng:

- Này Ānanda! Như-Lai đã từng dạy rằng:

“Sống xa lìa nhau, chết biệt ly với những người thân yêu, các bậc kính mến ấy. Đó là sự thật hiển nhiên.

Page 240: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 194

Vì vậy, những người thân yêu, các bậc kính mến ấy làm sao lại có thể chiều theo ý muốn của mình được.

Những pháp nào đã sinh rồi, hiện hữu rồi, do nhân duyên cấu tạo rồi, chắc chắn có sự diệt, sự hủy hoại là thường, dù có mong muốn rằng:

“Xin pháp ấy đừng diệt, đừng hủy hoại cũng không thể nào được.”

- Này Ānanda! Như-Lai cùng con đi đến giảng đường Kuṭāgāra trong khu rừng lớn ấy.

Ngài Trưởng-lão Ānanda theo sau Đức-Thế-Tôn đến giảng đường Kuṭāgāra. Khi ấy, Đức-Thế-Tôn dạy rằng:

- Này Ānanda! Con nên đi mời tất cả chư tỳ-khưu trong kinh-thành Vesālī đến tụ hội tại giảng đường Upaṭṭhāna.

Vâng theo lời dạy Đức-Thế-Tôn, Ngài Trưởng-lão Ānanda đi mời chư tỳ-khưu đến tụ hội tại giảng đường.

Chánh-pháp 37 pháp chứng đắc thánh-đạo

Khi ấy, Đức-Thế-Tôn ngự đến giảng đường Upaṭṭhāna ngồi trên pháp tòa cao quý, truyền dạy chư tỳ-khưu-Tăng rằng:

- Này chư Tỳ-khưu! Chánh-pháp mà Như-Lai đã thuyết giảng để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, các con nên học hỏi, hiểu biết rõ, rồi nên thực-hành, thường thực- hành chánh-pháp ấy, để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, để duy trì phạm-hạnh cao thượng, để chánh-pháp được trường tồn lâu dài, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài cho phần đông chúng-sinh, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài cho chư-thiên và nhân-loại.

Page 241: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Đức-Phật 195

- Này chư Tỳ-khưu! Chánh-pháp mà Như-Lai đã thuyết giảng, để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, đó là:

* 4 pháp niệm-xứ (satipaṭṭhāna):

1) Thân niệm-xứ. 2) Thọ niệm-xứ. 3) Tâm niệm-xứ. 4) Pháp niệm-xứ.

* 4 pháp tinh-tấn (samappadhāna):

- Tinh-tấn ngăn các ác-pháp chưa phát sinh, không cho phát sinh. - Tinh-tấn diệt ác-pháp đã phát sinh. - Tinh-tấn làm cho thiện-pháp phát sinh. - Tinh-tấn làm tăng trưởng thiện-pháp đã phát sinh.

* 4 pháp thành-tựu (iddhipāda):

- Thành-tựu do hài-lòng. - Thành-tựu do tinh-tấn. - Thành-tựu do quyết-tâm. - Thành-tựu do trí-tuệ.

* 5 pháp-chủ (indriya):

1) Tín-pháp-chủ. 2) Tấn-pháp-chủ. 3) Niệm-pháp-chủ. 4) Định-pháp-chủ. 5) Tuệ-pháp-chủ.

* 5 pháp-lực (bala):

1) Tín-pháp-lực. 2) Tấn-pháp-lực. 3) Niệm-pháp-lực. 4) Định-pháp-lự. 5) Tuệ-pháp-lực.

* 7 pháp giác-chi (bojjhaṅga):

1) Niệm giác-chi. 2) Phân-tích giác-chi. 3) Tinh-tấn giác-chi. 4) Hỷ giác-chi. 5) Tịnh giác-chi. 6) Định giác-chi. 7) Xả giác-chi.

Page 242: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 196

* 8 pháp chánh-đạo (magga):

1) Chánh-kiến. 2) Chánh-tư-duy. 3) Chánh-ngữ. 4) Chánh-nghiệp. 5) Chánh-mạng. 6) Chánh-tinh-tấn. 7) Chánh-niệm. 8) Chánh-định.

- Này chư Tỳ-khưu! Các chánh-pháp ấy Như-Lai đã thuyết giảng đến các con, để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn.

- Này chư Tỳ-khưu! Bây giờ Như-Lai nhắc nhở các con rằng:

“Tất cả các pháp-hữu-vi (sắc-pháp, danh-pháp) có sự diệt là thường, các con nên cố gắng tinh-tấn hoàn thành mọi phận sự tứ Thánh-đế bằng pháp không dể duôi, thực-hành pháp-hành tứ niệm-xứ.”

Thời gian không còn lâu, Như-Lai sẽ tịch diệt Niết-bàn. Kể từ hôm nay chỉ còn lại ba tháng nữa mà thôi, Như-Lai sẽ tịch diệt Niết-bàn.

Tiếp theo Đức-Thế-Tôn dạy bài kệ:

“Paripakko vayo mayhaṃ, parittaṃ mama jīvitaṃ. Pahāya vo gamissāmi, kataṃ me saraṇamattano.

Appamattā satīmanto, susīlā hotha bhikkhavo. Susamāhitasaṅkappā, sacittamanurakkhatha.

Yo imasmiṃ dhammavinaye, appamatto vihassati. Pahāya jātisaṃsāraṃ, dukkhassaṅtaṃ karissati.”(1)

- Này chư Tỳ-khưu! Tuổi của Như-Lai đã già rồi. Mạng sống của Như-Lai còn ít, Như-Lai sẽ vĩnh biệt các con. Như-Lai sẽ tịch diệt Niết-bàn,

1 Dīghanikāya, bộ Mahāvagga, kinh Mahāparinibhānasutta.

Page 243: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Đức-Phật 197

Là nơi nương nhờ của chính mình.

- Này chư Tỳ-khưu thật đáng thương! Các con là người không dể duôi, Có giới hạnh trong sạch đầy đủ, Luôn có chánh-niệm và tỉnh-giác, Có định-tâm, tư-duy đúng đắn, Cẩn trọng giữ gìn tâm của mình.

Người nào sống trong pháp luật này, Không dể duôi, luôn có chánh-niệm, Chứng ngộ Niết-bàn, pháp diệt khổ, Người ấy diệt tử sinh luân-hồi.

Từ kinh-thành Vesālī đến khu rừng Kusinārā

Một buổi sáng, Đức-Thế-Tôn ngự vào kinh-thành Vesālī để khất thực, sau khi thọ thực xong trở về, Đức-Thế-Tôn đứng nhìn kinh-thành Vesālī lần cuối cùng, rồi dạy bảo Ngài Trưởng-lão Ānanda rằng:

- Này Ānanda! Như-Lai cùng các con đến làng Bhaṇḍagāma.

Đức-Thế-Tôn ngự đi cùng với số đông chư tỳ-khưu Tăng đến làng Bhaṇḍagāma. Tại nơi đây Đức-Thế-Tôn thuyết pháp khuyên dạy chư tỳ-khưu một thời gian ngắn, rồi tiếp tục ngự đến làng Ambagāma, làng Jambagāma, thành Bhoganagara, tại mỗi nơi Đức-Thế-Tôn thuyết pháp khuyên dạy chư tỳ-khưu, rồi tiếp tục ngự đến thành Pāvānagara. Khi ấy, Đức-Thế-Tôn ngự tại vườn xoài (ambavana) của ông Cunda Kammāraputta.

Nghe tin Đức-Thế-Tôn cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng đã ngự đến thành Pāvānagara, hiện đang trú tại vườn xoài của ông.

Ông Cunda đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi ngồi một nơi hợp lẽ. Khi ấy, Đức-Thế-Tôn thuyết pháp tế độ

Page 244: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 198

ông Cunda. Nghe Đức-Thế-Tôn thuyết giảng, ông Cunda phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-Bảo, có đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ lời giáo huấn của Đức-Thế-Tôn.

Khi ấy, kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, ông bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, ngày mai kính thỉnh Đức-Thế-Tôn cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng nhận thọ thực tại tư gia của chúng con. Bạch Ngài.

Đức-Thế-Tôn thọ nhận bằng cách im lặng. Biết Đức-Thế-Tôn đã nhận lời thỉnh mời, nên ông Cunda cung kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, xin phép trở về.

Đức-Thế-Tôn thọ thực món Sūkuramaddava

Ông Cunda Kammāraputta sai bảo gia nhân làm những món ăn ngon, trong đó có món ăn đặc biệt gọi là sūkuramaddava:(1) ekajeṭṭhakasūkurassa pavattamaṃsa nghĩa là món thịt heo chín mềm ngon bổ dưỡng đặc biệt.

Đêm đã qua, buổi sáng hôm ấy, Đức-Thế-Tôn ngự cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng đến tư gia của ông Cunda. Ông Cunda cung kính thỉnh mời Đức-Thế-Tôn ngồi chỗ cao quý nhất, còn tất cả chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng ngồi chỗ đã trải sẵn. Ông cung kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, và kính dâng món ăn đặc biệt sūkuramaddava ấy. Đức-Thế-Tôn truyền dạy rằng:

- Này Cunda! Con dâng món sūkuramaddava này chỉ đến một mình Như-Lai mà thôi, con nên dâng những món ăn khác đến chư tỳ-khưu-Tăng. 1 Sūkuramaddava: Món thịt heo chín mềm, ngon bổ dưỡng đặc biệt nhất. Một số bậc tiền bối có ý kiến cho rằng: - Sūkuramaddava: là món cơm nấu bằng sữa bò tươi, sữa chua, bơ đặc, bơ lỏng... món ăn rất bổ dưỡng (còn có nghĩa nấm heo).

- Sūkuramaddava: Là món ăn được nấu theo cách rasāyatanavidhi từ bộ sách xưa Rasāyatanasattha. Ông Cunda hy vọng rằng: Nhờ món ăn bổ dưỡng này, Đức-Thế-Tôn duy trì được sinh-mạng, không tịch diệt Niết-bàn. Món Sūkuramaddava đặc biệt này có chư-thiên bỏ thêm thiên vị, cho nên chỉ có Đức-Thế-Tôn mới có thể tiêu hóa được mà thôi.

Page 245: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Đức-Phật 199

Món sūkuramaddava còn lại, con nên đem đi chôn dưới đất, bởi vì, ngoại trừ Như-Lai ra, Như-Lai không thấy có một người nào trong đời này, gồm cả Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, Ma-vương cõi trời dục-giới dùng món sūkuramaddava này, rồi có thể tiêu hóa được.

Vâng theo lời của Đức-Thế-Tôn, ông Cunda đem món ăn sūkuramaddava còn lại chôn sâu dưới đất.

Khi Đức-Thế-Tôn thọ thực xong, ông Cunda đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi ngồi một nơi hợp lẽ. Khi ấy, Đức-Thế-Tôn thuyết pháp tế độ ông Cunda, làm cho ông vô cùng hoan hỷ lời giáo huấn của Đức-Thế-Tôn.

Từ giã ông Cunda, Đức-Thế-Tôn ngự đi cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng tiếp tục lên đường đi đến khu rừng Kusinārā.

Trên đường, Đức-Thế-Tôn phát bệnh kiết lị đi ngoài ra máu, bệnh tình rất trầm trọng, Đức-Thế-Tôn dừng chân nghỉ, có chánh-niệm trí-tuệ tỉnh-giác nhập A-ra-hán-quả, làm cho thọ khổ do bệnh kiết lị được giảm bớt, nên Đức-Phật truyền dạy Ngài Trưởng-lão Ānanda rằng:

- Này Ānanda! Bây giờ Như-Lai cùng với các con đến xứ Kusinārā.

Đức-Thế-Tôn cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng tiếp tục lên đường đi xứ Kusinārā. Trên đường đi Đức-Thế-Tôn mệt nhoài, đến gốc cây Đức-Thế-Tôn dừng lại và truyền bảo Ngài Trưởng-lão Ānanda rằng:

- Này Ānanda! Con trải tấm y Saṅghāṭi bốn lớp cho Như-Lai ngồi nghỉ.

Vâng lời Đức-Thế-Tôn, Ngài Trưởng-lão Ānanda trải tấm y xong, Đức-Thế-Tôn ngồi nghỉ, rồi truyền bảo Ngài Trưởng-lão Ānanda rằng:

- Này Ānanda! Con hãy đi lấy nước cho Như-Lai dùng, Như-Lai khát nước lắm rồi!

Page 246: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 200

Ngài Trưởng-lão Ānanda bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, vừa rồi có 500 chiếc xe bò băng qua dòng sông, vì nước sông còn ít, nên đã làm cho nước đục ngầu, gần đây có con sông Kakudhānādī nước trong sạch, bờ sông thoai thoải, Đức-Thế-Tôn có thể độ nước trong sạch và tắm mát trên con sông ấy.

Đức-Thế-Tôn khát nước quá không sao chịu nổi, nên Đức-Thế-Tôn truyền bảo Ngài Trưởng-lão Ānanda đến lần thứ hai, lần thứ ba như trên.

Ngài Trưởng-lão Ānanda đành phải vâng lời Đức-Thế-Tôn, Ngài Trưởng-lão vừa mang bát đến dòng sông nước còn ít ấy, nước sông đang đục ngầu liền biến thành nước trong sạch. Ngài Trưởng-lão vô cùng ngạc nhiên, lấy bát múc nước đem về bạch Đức-Thế-Tôn:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Thật phi thường thay! Chưa từng có bao giờ! Đức-Thế-Tôn có nhiều oai lực quá! Dòng nước sông còn ít nước và bị 500 chiếc xe bò vừa băng qua làm cho nước sông đục ngầu. Khi con đến gần bỗng nhiên biến thành dòng nước trong sạch.

Con kính thỉnh Đức-Thế-Tôn độ nước.

Đức-Thế-Tôn độ nước xong liền cảm thấy đỡ khát. Sau khi ngồi nghỉ cho đỡ mệt, Đức-Thế-Tôn cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng tiếp tục lên đường đến con sông Kakudhānādī.

Khi đến nơi, Đức-Thế-Tôn ngự xuống dòng sông ấy tắm mát, độ nước xong, Đức-Thế-Tôn ngự đi lên, rồi dạy bảo Ngài Trưởng-lão Cundaka rằng:

- Này Cundaka! Con hãy trải tấm y Saṅghāṭi bốn lớp để cho Như-Lai nằm nghỉ ngơi.

Vâng lời Đức-Thế-Tôn, Ngài Trưởng-lão Cundaka

Page 247: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Đức-Phật 201

trải tấm y Saṅghāṭi bốn lớp xong, Đức-Thế-Tôn nằm nghiêng bên phải hai chân duỗi thẳng đặt so le, chân phải đầu gối hơi co một chút, có chánh-niệm trí-tuệ tỉnh-giác nhập A-ra-hán-quả. Ngài Trưởng-lão Cundaka ngồi gần hầu Đức-Thế-Tôn.

Khi xả A-ra-hán Thánh-quả, Đức-Thế-Tôn gọi Ngài Trưởng-lão Ānanda dạy rằng:

- Này Ānanda! Nếu có ai trách ông Cunda Kammāra-putta rằng:

“Thật không có lợi cho ông, ông đã làm điều không tốt! Độ vật thực của ông, Đức-Thế-Tôn phải tịch diệt Niết-bàn.”

Khi ấy, con nên giảng giải cho ông Cunda hiểu rõ, để ông phát sinh đại-thiện-tâm hoan hỷ rằng:

“Này ông Cunda! Thật là điều lợi ích lớn cho ông! Ông đã làm phước-thiện bố-thí đặc biệt. Đức-Thế-Tôn độ vật thực của ông lần cuối cùng, rồi tịch diệt Niết-bàn. Điều này chính bần Tăng được nghe từ kim ngôn của Đức-Thế-Tôn rằng:

‘Hai lần cúng dường vật thực đến Như-Lai có quả báu lớn bằng nhau. Quả báu hai lần này lớn hơn các lần cúng dường vật thực khác đến Như-Lai là:

1- “Vật thực của bà Sujātā được cúng dường đến Đức-Bồ-tát Siddhattha. Sau khi độ vật thực xong đêm hôm ấy, Đức-Bồ-tát Siddhattha trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

2- Vật thực của ông Cunda Kammāraputta được cúng dường đến Như-Lai. Sau khi độ vật thực xong đêm hôm ấy, Như-Lai tịch diệt Niết-bàn.”

Vật thực được cúng dường đến Như-Lai trong hai

Page 248: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 202

trường hợp này có quả báu lớn bằng nhau. Quả báu này lớn hơn các lần cúng dường vật thực đến Như-Lai, trong các trường hợp khác.’

- Này Ānanda! Con nên giảng giải cho ông Cunda Kammāraputta hiểu rõ như vậy, để ông phát sinh đại-thiện-tâm trong sạch hoan hỷ, mà không buồn.

Thật vậy, trong Chú-giải bài kinh này giải rằng:

Món ăn nấu bằng sữa bò của bà Sujātā mà Đức-Bồ-tát Siddhattha đã độ xong, cuối đêm ấy Đức-Bồ-tát trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama cao thượng nhất trong toàn cõi-giới chúng-sinh. Nhờ món ăn đầy bổ dưỡng ấy, mà kim thân của Đức-Thế-Tôn có sức khoẻ chịu đựng, duy trì suốt 49 ngày đêm, để hưởng sự an-lạc tịch tịnh Niết-bàn.

Món ăn sūkuramaddava của ông Cunda Kammāra-putta mà Đức-Thế-Tôn đã độ xong. Nhờ món ăn đầy bổ dưỡng ấy, mà kim thân của Đức-Thế-Tôn có sức khoẻ chịu đựng được nổi căn bệnh kiết lị rất trầm trọng, Đức-Thế-Tôn mới có thể ngự đến khu rừng Sāla xứ Kusinārā để tịch diệt Niết-bàn như đã dự định trước.

Tuy hai lần cúng dường hai món vật thực đặc biệt này có khoảng cách thời gian xa nhau 45 năm, nhưng đều có quả báu lớn bằng nhau, như Đức-Thế-Tôn đã dạy.

Sau khi nằm nghỉ ngơi một lát, Đức-Phật truyền bảo Ngài Trưởng-lão Ānanda rằng:

- Này Ānanda, Như-Lai cùng với các con nên đi sang bên kia bờ sông Hirañvatī.

Đức-Phật cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng sang bên kia bờ sông Hirañvatī ấy, rồi tiếp tục đến khu rừng Sāla xứ Kusinārā.

Page 249: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Đức-Phật 203

Đức-Thế-Tôn tịch diệt Niết-bàn tại Kusinārā

Vào buổi chiều ngày rằm tháng tư, Đức-Thế-Tôn ngự đến khu rừng Sāla tại Kusinārā, nơi nghỉ ngơi của hoàng tộc Malla, Đức-Thế-Tôn truyền bảo Ngài Trưởng-lão Ānanda rằng:

- Này Ānanda! Con nên đặt chiếc giường quay đầu về hướng Bắc, giữa hai cây Sāla (song long thọ).

Khi ấy, Đức-Thế-Tôn nằm nghiêng bên phải, đầu quay về hướng Bắc, hai chân duỗi thẳng so le, chân phải duỗi thẳng, chân trái đầu gối hơi co, hai bàn chân đặt không đều nhau, có chánh-niệm trí-tuệ tỉnh-giác, không định trước giờ xả.

Cúng dường Đức-Thế-Tôn

Hai cây Sāla trổ hoa trái mùa, những đóa hoa rơi xuống kim thân để cúng dường Đức-Thế-Tôn. Các cây hoa trong rừng đều nở rộ, những đóa hoa trời, hương trời, ... từ cõi trời rơi xuống như mưa để cúng dường Đức-Thế-Tôn. Những tiếng nhạc trời trỗi lên để cúng dường Đức-Thế-Tôn. Khi ấy, Đức-Thế-Tôn truyền dạy Ngài Trưởng-lão Ānanda rằng:

- Này Ānanda! Hai cây Sāla trổ hoa trái mùa, những đóa hoa rơi xuống kim thân của Như-Lai, để cúng dường Như-Lai. Các cây hoa trong rừng đều nở rộ, những đóa hoa trời, hương trời từ các cõi trời rơi xuống, những tiếng nhạc trời từ các cõi trời cũng trỗi lên để cúng dường Như-Lai.

- Này Ānanda! Sự cúng dường đến Như-Lai bằng phẩm vật như vậy không gọi là cách cúng dường cao thượng.

Người nào là tỳ-khưu hoặc tỳ-khưu-ni, hoặc cận-sự-nam, hoặc cận-sự-nữ, là người thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng

Page 250: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 204

đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, thực-hành đúng theo pháp-hành bát-chánh-đạo, hành theo chánh-pháp, người ấy được gọi là người có lòng tôn kính, lễ bái, cúng dường Như-Lai bằng cách cúng dường cao thượng.

- Này Ānanda! Các con luôn luôn tâm niệm rằng:

“Chúng ta là hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, thực-hành đúng theo pháp-hành bát-chánh-đạo, thực-hành theo chánh-pháp.”

Sở dĩ, Đức-Phật đề cao sự cúng dường bằng cách thực-hành chánh-pháp là cao thượng hơn sự cúng dường bằng phẩm vật, là vì, chỉ có sự cúng dường bằng thực-hành chánh-pháp mới có thể giữ gìn, duy trì giáo-pháp của Đức-Phật trường tồn trên thế gian.

Ngài Trưởng-lão Ānanda khóc

Vào lúc canh chót đêm ấy, Đức-Phật sắp tịch diệt Niết-bàn, Ngài Trưởng-lão Ānanda đang còn là bậc Thánh Nhập-lưu, nên Ngài Trưởng-lão tủi thân, lánh ra một nơi vắng vẻ đứng khóc, than vãn:

“Ta còn là bậc Thánh Nhập-lưu cần phải thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, để dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, nhưng Đức-Thế-Tôn là bậc Thầy tế độ của ta sắp tịch diệt Niết-bàn.”

Khi ấy, Đức-Thế-Tôn không thấy Ngài Trưởng-lão Ānanda, nên truyền hỏi chư tỳ-khưu rằng:

- Này chư tỳ-khưu! Ānanda đang ở đâu?

Chư tỳ-khưu bạch rằng:

Page 251: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Đức-Phật 205

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Ngài Trưởng-lão Ānanda lánh ra một nơi vắng vẻ, đứng khóc, than vãn, vì tủi thân. Bạch Ngài.

Đức-Thế-Tôn truyền bảo một vị tỳ-khưu gọi Ngài Trưởng-lão Ānanda đến hầu Đức-Thế-Tôn.

Vâng lời Đức-Thế-Tôn, vị tỳ-khưu đi mời Ngài Trưởng-lão Ānanda đến hầu Đức-Thế-Tôn.

Ngài Trưởng-lão Ānanda đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi ngồi một nơi hợp lẽ. Đức-Thế-Tôn dạy Ngài Trưởng-lão Ānanda rằng:

- Này Ānanda! Như-Lai đã từng dạy rằng:

“Sống xa lìa nhau, chết biệt ly với những người thân yêu, các bậc kính mến ấy. Đó là sự thật hiển nhiên.

Vì vậy, những người thân yêu, các bậc kính mến ấy làm sao lại có thể chiều theo ý muốn của mình được.

Những pháp nào đã sinh rồi, hiện hữu rồi, do nhân duyên cấu tạo rồi, chắc chắn có sự diệt, sự hủy hoại là thường, dù có mong muốn rằng:

“Xin pháp ấy đừng diệt, đừng hủy hoại cũng không thể nào được.”

- Này Ānanda! Con là một thị giả tận tụy chăm sóc Như-Lai với tâm-từ được biểu hiện bằng thân, khẩu, ý. Đó là sự lợi ích, sự tiến hóa trong mọi thiện-pháp, bồi bổ đầy đủ các pháp-hạnh ba-la-mật rồi.

- Này Ānanda! Con nên cố gắng tinh-tấn, chắc chắn con sẽ diệt tận được mọi phiền-não trầm-luân, trở thành bậc Thánh A-ra-hán một cách nhanh chóng.

Đức-Thế-Tôn khen ngợi Ngài Trưởng-lão Ānanda đã tận tụy chăm sóc Đức-Thế-Tôn một cách rất chu đáo. Ngài Trưởng-lão Ānanda là bậc thiện-trí biết cách cư xử

Page 252: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 206

đối với mọi người, biết cách sắp xếp thời gian hợp lý, hướng dẫn mọi người đến hầu Đức-Thế-Tôn.

Ngài Trưởng-lão Ānanda biết đúng lúc, hợp thời hướng dẫn tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ, Đức-vua, các quan, nhóm ngoại đạo, v.v... vào hầu Đức-Thế-Tôn.

Lý do Đức-Thế-Tôn tịch diệt Niết-bàn tại Kusinārā

Tuy có nhiều xứ lớn, kinh-thành lớn, nhưng Đức-Thế-Tôn không chọn làm nơi tịch diệt Niết-bàn của Đức-Thế-Tôn, mà chọn Kusinārā bởi có 3 lý do:

1-Trong quá-khứ, Kusinārā là một kinh-thành rộng lớn có tên là kinh-thành Kusavatī, có Đức Chuyển-luân Thánh-vương Mahādassana trị vì tứ châu thiên-hạ. Nếu Đức-Thế-Tôn tịch diệt Niết-bàn nơi khác, thì không có lý do thuyết bài kinh Mahādassanasutta.

Vì vậy, Đức-Thế-Tôn chọn xứ Kusinārā làm nơi tịch diệt Niết-bàn, để Đức-Thế-Tôn có cơ hội thuyết bài kinh Mahādassanasutta. Chúng-sinh lắng nghe bài kinh này sẽ phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-Bảo, cố gắng tinh-tấn thực-hành mọi thiện-pháp.

2- Đạo-sĩ Subhadda là người đệ-tử cuối cùng của Đức-Thế-Tôn, hiện đang ở tại xứ Kusinārā. Ngoài Đức-Thế-Tôn ra, không có vị Thánh Thanh-văn đệ-tử nào có khả năng tế độ Đạo-sĩ Subhadda được.

Vì vậy, Đức-Thế-Tôn phải ngự đến xứ Kusinārā để tế độ Đạo-sĩ Subhadda, bậc thanh-văn đệ-tử cuối cùng của Đức-Phật Gotama.

Vị tỳ-khưu Subhadda sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, trước khi Đức-Thế-Tôn tịch diệt Niết-bàn.

3- Đức-Thế-Tôn biết rõ rằng:

Page 253: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Đức-Phật 207

Sau khi nghe tin Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn, làm lễ hỏa táng xong, các nước lớn sẽ kéo đến tranh giành Xá-Lợi của Đức-Phật.

Đức-Thế-Tôn thấy rõ, biết rõ chỉ có vị Bà-la-môn Doṇa là người có khả năng đứng ra làm trung gian hòa giải các sứ giả từ các nước lớn và biết cách phân chia các Xá-Lợi cho mỗi xứ thỉnh đem về xây Bảo-tháp tôn thờ Xá-Lợi.

Vị Bà-la-môn Doṇa hiện đang ở tại xứ Kusinārā, nên Đức-Thế-Tôn quyết định chọn xứ Kusinārā làm nơi tịch diệt Niết-bàn.

Đêm cuối cùng của Đức-Thế-Tôn

Đêm cuối cùng của Đức-Thế-Tôn là đêm rằm tháng tư (âm lịch).

- Canh đầu: Nghe tin canh chót đêm ấy, Đức-Thế-Tôn sẽ tịch diệt Niết-bàn tại khu rừng Sāla. Đức-vua, Hoàng-hậu, Hoàng-tử, Công-chúa cùng các bậc bô lão trong hoàng tộc Malla, cùng hoàng thân quốc thích tuần tự đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn lần cuối cùng, tiếp theo các quan trong triều, toàn thể dân chúng xứ Kusinārā tuần tự đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn lần cuối cùng, kéo dài trọn canh đầu.

- Canh giữa: Đạo-sĩ Subhadda nghe tin Đức-Thế-Tôn sắp tịch diệt Niết-bàn vào canh chót đêm ấy, nên suy nghĩ rằng:

“Ta có nhiều điều thắc mắc, đã từ lâu chưa có một vị Sa-môn nào có thể giải đáp, giúp làm cho ta đoạn-tuyệt được thắc mắc ấy. Nay nghe tin Sa-môn Gotama, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác đã ngự đến khu rừng Sāla xứ Kusinārā này, Đức-Thế-Tôn sắp tịch diệt Niết-bàn vào

Page 254: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 208

canh chót đêm nay. Ta nên đến hầu Sa-môn Gotama, để hỏi những điều thắc mắc của ta, kính nhờ Đức-Thế-Tôn giải đáp.”

Đạo-sĩ Subhadda đến khu rừng Sāla tìm gặp Ngài Trưởng-lão Ānanda xin phép vào hầu Đức-Thế-Tôn. Ngài Trưởng-lão Ānanda bảo rằng:

- Này đạo-sĩ Subhadda! Xin ông không nên quấy rầy, làm phiền Đức-Thế-Tôn trong lúc này, Đức-Thế-Tôn đang mệt quá rồi!

Đạo-sĩ Subhadda tha thiết khẩn khoản xin Ngài Trưởng-lão Ānanda cho phép vào hầu Đức-Thế-Tôn. Nghe Ngài Trưởng-lão Ānanda và đạo-sĩ Subhadda đang nói chuyện qua lại với nhau, Đức-Thế-Tôn truyền dạy Ngài Trưởng-lão Ānanda rằng:

- Này Ānanda! Con không nên ngăn Subhadda, để cho Subhadda đến gặp Như-Lai.

Đạo-sĩ Subhadda có cơ hội đến hầu vấn an Đức-Thế-Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ, ông bạch rằng:

- Kính bạch Sa-môn Gotama, các sa-môn, bà-la-môn là đạo-sư, trưởng phái có tiếng tăm, có nhiều thế lực, đứng đầu một môn phái, mà phần đông dân chúng tán dương ca tụng, tôn sùng là bậc Thánh-thiện như các vị đạo-sư Puraṇakassapa, đạo-sư Makkhaligosāla, đạo-sư Ajitakesakambala, đạo-sư Pakudhakaccayana, đạo-sư Sañjayabelaṭṭhaputta, đạo-sư Nigaṇṭhanāṭaputta, có phải tất cả sa-môn, bà-la-môn ấy đã chứng đắc như họ đã tuyên bố, hoặc tất cả không chứng đắc, hoặc có một số chứng đắc, một số không chứng đắc? Bạch Ngài.

Đức-Thế-Tôn dạy rằng:

- Này Subhadda! Con không nên đề cập đến vấn đề ấy, con nên lắng nghe Như-Lai thuyết pháp.

Page 255: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Đức-Phật 209

- Này Subhadda! Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh không có trong pháp luật nào, thì chắc chắn không có tuần tự sa-môn thứ nhất là bậc Thánh Nhập-lưu, sa-môn thứ nhì là bậc Thánh Nhất-lai, sa-môn thứ ba là bậc Thánh Bất-lai, sa-môn thứ tư là bậc Thánh A-ra-hán trong pháp luật ấy.

- Này Subhadda! Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh có trong pháp luật nào, thì chắc chắn có tuần tự sa-môn thứ nhất là bậc Thánh Nhập-lưu, sa-môn thứ nhì là bậc Thánh Nhất-lai, sa-môn thứ ba là bậc Thánh Bất-lai, sa-môn thứ tư là bậc Thánh A-ra-hán trong pháp luật ấy.

- Này Subhadda! Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh chỉ có trong pháp luật của Như-Lai mà thôi. Cho nên, chắc chắn có tuần tự sa-môn thứ nhất là bậc Thánh Nhập-lưu, sa-môn thứ nhì là bậc Thánh Nhất-lai, sa-môn thứ ba là bậc Thánh Bất-lai, sa-môn thứ tư là bậc Thánh A-ra-hán trong pháp luật của Như-Lai.

Ngoài pháp luật này của Như-Lai ra, những tà giáo khác không có sa-môn nào cả.

- Này Subhadda! Chư tỳ-khưu trong pháp luật này sống thực-hành đúng theo pháp-hành bát-chánh-đạo, và truyền dạy, hướng dẫn người khác cũng thực-hành đúng theo pháp-hành bát-chánh-đạo, thì trong đời này không bao giờ vắng bóng bậc Thánh A-ra-hán.

Sau khi lắng nghe lời giáo huấn của Đức-Thế-Tôn, đạo-sĩ Subhadda vô cùng hoan hỷ tán dương ca tụng Đức-Thế-Tôn, rồi kính xin quy y nương nhờ nơi Đức-Phật-bảo, nơi Đức-Pháp-bảo, nơi Đức-Tăng-bảo, kính xin Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành sadi, tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật.

Page 256: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 210

Đức-Thế-Tôn cho phép đạo-sĩ Subhadda xuất gia trở thành tỳ-khưu.

Sau khi trở thành tỳ-khưu, Ngài Đại-đức Subhadda một mình ở nơi thanh vắng, không dể duôi, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, trước khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn.

Ngài Trưởng-lão Subhadda là bậc Thánh A-ra-hán, thanh-văn đệ-tử cuối cùng của Đức-Phật Gotama.

- Canh chót: Đức-Thế-Tôn gọi Ngài Trưởng-lão Ānanda khuyên dạy rằng:

- Này Ānanda! Trong số các con, nếu có người nào nghĩ rằng:

“Đức-Thế-Tôn tịch diệt Niết-bàn rồi, chúng ta không còn Đức-Bổn-Sư nữa (natthi no satthā)” thì các con chớ có nên nghĩ như vậy.

Pháp và Luật là Vị Tôn Sư

Đức-Phật dạy rằng:

“Yo vo Ānanda, mayā dhammo ca vinayo ca desito paññatto, so vo mamaccayena satthā...”(1)

- Này Ānanda! Chánh-pháp nào mà Như-Lai đã thuyết, Luật nào mà Như-Lai đã chế định, sau khi Như-Lai tịch diệt Niết-bàn rồi, Chánh-pháp ấy, Luật ấy là vị Tôn-sư của các con.

Trong Chú-giải bài kinh Mahāparinibhānasutta giải thích rằng:

1 Dīghanikāya, Mahāvaggapāḷi, Kinh Mahāparinibhānasutta.

Page 257: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Đức-Phật 211

Dhammo: Chánh-pháp gồm có toàn bộ Tạng Kinh Pāḷi và toàn bộ Tạng Vi-Diệu-Pháp Pāḷi.

Vinayo: Luật đó là toàn bộ Tạng Luật Pāḷi.

Giáo-pháp mà Đức-Phật Gotama đã thuyết giảng suốt 45 năm, kể từ khi trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama cho đến khi Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn gom lại thành Tam-Tạng Pāḷi: Tạng Luật Pāḷi, Tạng Kinh Pāḷi, Tạng Vi-Diệu-Pháp Pāḷi gồm có 84.000 pháp môn được phân chia như sau:

1- Vinayapiṭakapāḷi: Tạng Luật Pāḷi gồm có 21.000 pháp môn. 2- Suttantapiṭakapāḷi: Tạng Kinh Pāḷi gồm có 21.000 pháp môn. 3- Abhidhammapāḷi: Tạng Vi-Diệu-Pháp Pāḷi gồm có 42.000 pháp môn.

* Trong Chú-giải bài kinh Mahāparinibbānasutta, Đức-Phật giảng giải rằng:

“Iti imāni caturāsīti dhammakkhandhasahassāni tiṭṭhanti, ahaṃ ekova parinibbayāmi. Ahañca kho dāni ekakova ovadāmi anusāsāmi, mayi parinibbute imāni caturāsīti dhammakkhandhasahassāni tumhe ovadissanti anusāsissanti... (1)”

“Như vậy, 84.000 pháp môn này tồn tại, chỉ có một mình Như-Lai tịch diệt Niết-bàn. Thật ra, bây giờ chỉ có một mình Như-Lai giáo huấn các con, theo dạy dỗ các con, sau khi Như-Lai tịch diệt Niết-bàn rồi, thì có 84.000 pháp môn ấy là “Vị Tôn-Sư” sẽ giáo huấn các con, sẽ theo dạy dỗ các con…”

Qua đoạn Chú-giải trên, chính Đức-Phật giải thích cho các hàng thanh-văn đệ-tử hiểu rằng: 1 Dī. Mahāvaggaṭṭhakathā, Mahāparinibbānasuttavaṇṇanā.

Page 258: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 212

“Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn rồi, không phải các hàng thanh-văn đệ-tử không còn có vị Tôn-Sư, mà thật ra, vẫn còn có 84.000 pháp-môn là Vị Tôn-Sư.”

Như vậy, mỗi pháp môn cũng là một Vị Tôn-Sư có khả năng dẫn dắt, dạy bảo các hàng thanh-văn đệ-tử thực-hành dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Lời giáo huấn cuối cùng của Đức-Phật

Vào canh chót, Đức-Thế-Tôn một lần nữa nhắc nhở khuyên dạy các hàng thanh-văn đệ-tử lần cuối cùng rằng:

“Handa dāni bhikkhave āmantayāmi vo, Vayadhammā saṅkhārā, appamādena sampādetha.(1)

- Này chư tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ! Bây giờ Như-Lai nhắc nhở, khuyên dạy các con lần cuối cùng rằng:

“Các pháp-hữu-vi (ngũ-uẩn) có sự diệt là thường. Các con hãy nên cố gắng tinh-tấn hoàn thành mọi phận sự tứ Thánh-đế, bằng pháp không dể duôi, thực-hành pháp-hành tứ niệm-xứ.”

Đức-Thế-Tôn vừa chấm dứt câu: “Appamādena sampādetha” từ đó không còn dạy thêm một câu nào khác nữa.

Vì vậy, câu: “Handa dāni bhikkhave āmantayāmi vo, vayadhammā saṅkhārā, appamādena sampādetha.” là Pacchimabuddhavacana: Lời Phật-ngôn cuối cùng của Đức-Phật Gotama.

1 Dī. Mahavaggapāḷi, Kinh Mahāparinibbānasutta.

Page 259: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Đức-Phật 213

Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn

Sau khi chấm dứt lời dạy cuối cùng bằng câu: “Appamādena sampādetha”.

Đức-Phật nhập đệ nhất thiền sắc-giới, rồi xả đệ nhất thiền sắc-giới. - Nhập đệ nhị thiền sắc-giới, rồi xả đệ nhị thiền sắc-giới. - Nhập đệ tam thiền sắc-giới, rồi xả đệ tam thiền sắc-giới. - Nhập đệ tứ thiền sắc-giới, rồi xả đệ tứ thiền sắc-giới. - Nhập không-vô-biên-xứ-thiền, rồi xả không-vô-biên xứ-thiền. - Nhập thức-vô-biên-xứ-thiền, rồi xả thức-vô-biên- xứ-thiền. - Nhập vô-sở-hữu-xứ-thiền, rồi xả vô-sở-hữu-xứ-thiền. - Nhập phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền, rồi xả phi- tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền. - Nhập diệt-thọ-tưởng.

Khi ấy, Ngài Trưởng-lão Ānanda hỏi Ngài Trưởng-lão Anuruddha rằng:

- Kính thưa pháp-huynh Anuruddha, Đức-Thế-Tôn tịch diệt Niết-bàn rồi phải không?

- Này pháp-đệ Ānanda! Đức-Thế-Tôn chưa tịch diệt Niết-bàn, Đức-Thế-Tôn đang nhập diệt-thọ-tưởng.

- Đức-Thế-Tôn xả diệt-thọ-tưởng. - Nhập phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền, rồi xả phi- tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền. - Nhập vô-sở-hữu-xứ-thiền, rồi xả vô-sở-hữu-xứ-thiền. - Nhập thức-vô-biên-xứ-thiền, rồi xả thức-vô-biên- xứ-thiền. - Nhập không-vô-biên-xứ-thiền, rồi xả không-vô-biên- xứ-thiền. - Nhập đệ tứ thiền sắc-giới, rồi xả đệ tứ thiền sắc-giới.

Page 260: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 214

- Nhập đệ tam thiền sắc-giới, rồi xả đệ tam thiền sắc-giới. - Nhập đệ nhị thiền sắc-giới, rồi xả đệ nhị thiền sắc-giới. - Nhập đệ nhất thiền sắc-giới, rồi xả đệ nhất thiền sắc-giới. - Nhập đệ nhị thiền sắc-giới, rồi xả đệ nhị thiền sắc-giới. - Nhập đệ tam thiền sắc-giới, rồi xả đệ tam thiền sắc-giới. - Nhập đệ tứ thiền sắc-giới, rồi xả đệ tứ thiền sắc-giới

Tiếp theo Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn gọi là Khandhaparinibbāna: ngũ-uẩn Niết-bàn tại khu rừng Sāla, xứ Kusinārā, nghĩa là sau khi diệt ngũ-uẩn rồi, không còn nhân duyên nào để tái-sinh ngũ-uẩn khác nữa, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Cho nên, tất cả mọi thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không có cơ hội cho quả của nghiệp được nữa.

Ngay khi ấy, trái đất rùng mình chuyển động. Đó là 1 trong 8 hiện tượng thường xảy ra đối với Chư Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Đức-Phật Gotama là Bậc Cao-Cả nhất, Bậc Vĩ-Đại nhất, Bậc Tối-Thượng nhất trong toàn cõi-giới chúng sinh, đã tịch diệt Niết-bàn tại khu rừng Sāla, xứ Kusinārā.

Tất cả mọi chúng-sinh, hễ có sinh thì ắt phải có tử, không ngoại trừ một ai cả. Đức-Phật và chư Thánh A-ra-hán không gọi là tử (chết) mà gọi là tịch diệt Niết-bàn, bởi vì không còn tái-sinh kiếp sau nào nữa, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Đức-Phật và chư Thánh A-ra-hán sau khi tịch diệt Niết-bàn rồi, không còn tái-sinh kiếp sau nữa, không phải không còn nghiệp cho quả, mà thật ra, nghiệp cũ của Đức-Phật và chư bậc Thánh A-ra-hán vẫn còn, nhưng tất cả mọi tham-ái đã bị diệt tận không còn dư sót

Page 261: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Đức-Phật 215

nữa, nên không có tham-ái dẫn dắt tái-sinh kiếp sau (taṇhā ponobbhavikā). Cho nên, Đức-Phật, chư Thánh A-ra-hán sau khi đã tịch diệt Niết-bàn rồi, không còn tái-sinh kiếp sau nữa.

Như vậy, ngoại trừ Đức-Phật và chư Thánh A-ra-hán ra, còn lại các loài chúng-sinh dù nhỏ dù lớn như chư-thiên trên 6 cõi trời dục-giới, chư phạm-thiên trên 16 tầng trời sắc-giới, 4 tầng trời vô-sắc-giới khác, từ hạng phàm-nhân cho đến bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai vẫn còn tham-ái là nhân sinh khổ dẫn dắt tái-sinh kiếp sau.

Đức-Phật Gotama đã tịch diệt Niết-bàn rồi, song giáo-pháp của Đức-Phật vẫn còn tồn tại trên thế gian, như Đức-Phật đã giảng giải trước khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn rằng:

“Iti imāni caturāsīti dhammakkhandhasahassāni tiṭṭhanti, ahaṃ ekova parinibbayāmi. Ahañca kho dāni ekakova ovadāni, anusāsāmi, mayi parinibbute imāni caturāsīti dhammakkhandhasahassāni tumhe ovadissanti anusāsissanti ...”

“Như vậy, 84.000 pháp-môn này vẫn tồn tại, chỉ có một mình Như-Lai tịch diệt Niết-bàn. Thật ra, bây giờ chỉ có một mình Như-Lai giáo huấn các con, theo dạy dỗ các con, sau khi Như-Lai tịch diệt Niết-bàn rồi, thì có 84.000 pháp-môn ấy là “Vị Tôn-Sư”sẽ giáo huấn các con, sẽ theo dạy dỗ các con…”

Tuy Đức-Phật Gotama đã tịch diệt Niết-bàn cách đây 2.562 năm rồi, song giáo-pháp của Đức-Phật Gotama vẫn còn được giữ gìn duy trì đầy đủ trọn vẹn 84.000 pháp-môn cho đến ngày nay.

Page 262: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 216

Muốn được gần gũi thân cận với Đức-Phật, mỗi hàng thanh-văn đệ-tử cố gắng tinh-tấn học pháp-học Phật-giáo và thực-hành pháp-hành Phật-giáo, tùy theo khả năng của mỗi hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.

Các hàng thanh-văn đệ-tử nào có Phật-giáo trong tâm, thì các hàng thanh-văn đệ-tử ấy được nương nhờ nơi Đức-Phật, nương nhờ nơi Đức-Pháp, nương nhờ nơi Đức-Tăng, được nương nhờ nơi Tam-Bảo cao thượng, để các hàng thanh-văn đệ-tử ấy có thể trở nên con người cao thượng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.

Đặc biệt còn làm duyên lành cho các hàng thanh-văn đệ-tử ấy để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài; đồng thời các hàng thanh-văn đệ-tử ấy giữ gìn, duy trì Phật-giáo được trường tồn trên thế gian, cho đến hết tuổi thọ Phật-giáo 5.000 năm, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài đến cho tất cả chúng-sinh nhất là chư-thiên và nhân-loại.

Đức-Bồ-tát kiếp đầu tiên và kiếp chót của Đức-Phật Gotama

Đức-Phật Gotama là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt, là quả của đại-thiện-nghiệp 30 pháp-hạnh Ba-la-mật được lưu trữ, tích lũy đầy đủ trọn vẹn ở trong tâm sinh rồi diệt liên tục từ Đức-Bồ-tát kiếp đầu tiên cho đến Đức-Bồ-tát kiếp chót trải qua vô số kiếp trong vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, suốt 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất.

Đức-Bồ-tát kiếp đầu tiên của Đức-Phật Gotama

Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự trên tảng đá quý cùng với số đông chư tỳ-khưu tại ven rừng có nhiều cây hoa

Page 263: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 217

thơm gần hồ Anotatta. Khi ấy, Đức-Thế-Tôn truyền dạy chư tỳ-khưu về Đức-Bồ-tát tiền-kiếp đầu tiên của Đức-Thế-Tôn, làm phước-thiện bố-thí tạo đại-thiện-nghiệp bố-thí gọi là pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật có cứu cánh trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác như sau:

- Này chư tỳ-khưu! Các con nên lắng nghe tiền-kiếp đầu tiên của Như-lai đã thực-hành pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật.

Như-Lai thấy một vị tỳ-khưu thực-hành pháp-hạnh đầu-đà sống trong rừng, nên phát sinh đức-tin trong sạch làm phước-thiện bố-thí cúng dường “một tấm vải cũ” đến vị tỳ-khưu ấy. Ngay khi ấy, tiền-kiếp của Như-Lai phát sinh tâm đại-bi phát nguyện trong tâm muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác để tế độ chúng-sinh thoát khỏi khổ tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.

Đó là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp đầu tiên của Như-Lai, có ý nguyện trong tâm muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác. Chính nhờ pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật cúng dường “tấm vải cũ” là đại-thiện-nghiệp bố-thí trong tiền-kiếp đầu tiên ấy, dẫn đến kiếp chót hiện-tại, Như-lai đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu Đức-Phật Gotama này.(1)

Đức-Bồ-tát kiếp chót của Đức-Phật Gotama

Từ Đức-Bồ-tát tiền-kiếp đầu tiên của Đức-Phật Gotama tiếp tục thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật trải qua vô số kiếp cho được đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật cho đến Đức-Bồ-tát kiếp chót là Đức-Bồ-tát Siddhattha sẽ trở thành Đức-Phật Gotama đã trải qua ba thời-kỳ như sau:

1 Bộ Apadāna, Buddhāpadāna pubbakammapiloti.

Page 264: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 218

- Thời-kỳ đầu: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt có ý nguyện trong tâm muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, rồi thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật suốt 7 a-tăng-kỳ.

- Thời-kỳ giữa: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt phát nguyện bằng lời nói, để cho chúng-sinh biết ý nguyện muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, rồi tiếp tục thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật suốt 9 a-tăng-kỳ.

- Thời-kỳ cuối: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt là Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama được Đức-Phật Dīpaṅkara đầu tiên thọ ký xác định thời gian còn lại 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Như vậy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt là tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama từ kiếp Đức- Bồ-tát đầu tiên cho đến kiếp chót của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt là Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha sẽ trở thành Đức-Phật Gotama, đã trải qua vô số kiếp không sao kể được, trong khoảng thời gian lâu dài suốt 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, thực-hành cho được đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật, để trở thành Đức-Phật Gotama.

Cuộc đời của Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha

Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha kiếp chót đản-sinh tại khu vườn Lumbinī, vào ngày rằm tháng tư (âm-lịch).

Đức-Bồ-tát Siddhattha là Thái-tử của Đức-vua Suddho-dana và Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī.

Page 265: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 219

* Năm 16 tuổi, Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha lên ngôi Vua và kết hôn với Công-chúa Yasodharā, ngự tại kinh-thành Kapilavatthu, làm vua được 13 năm.

* Năm 29 tuổi, vào ngày rằm tháng 6 (âm-lịch) Đức-vua bồ-tát Siddhattha trốn ra khỏi kinh-thành Kapila-vatthu, đi xuất gia.

* Năm tròn 35 tuổi, Đức-Bồ-tát Siddhattha trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama tại cội Đại-Bồ-đề trong khu rừng Uruvelā (nay là Buddhagayā Ấn-Độ), vào ngày rằm tháng tư (âm-lịch).

Đức-Phật Gotama thuyết-pháp tế độ chúng-sinh suốt 45 năm.

* Năm 80 tuổi, Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn tại khu rừng Kusinārā, vào ngày rằm tháng tư (âm-lịch).

Nghiệp và quả nghiệp của Đức-Phật Gotama

* Tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, từ vô thuỷ đã trải qua vô số kiếp không thể biết, đã từng tạo mọi đại-thiện-nghiệp và đã tạo mọi ác-nghiệp đều được lưu trữ ở trong tâm sinh rồi diệt liên tục từ kiếp này sang kiếp kia, dù cho thân thay đổi theo mỗi kiếp tuỳ theo nghiệp và quả của nghiệp, trong vòng tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài, trong vô số tiền-kiếp ấy, khi chưa phải là Đức-Bồ-tát và khi đã là Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama.

* Tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là kiếp thí-chủ cúng dường tấm vải cũ đến vị tỳ-khưu sống trong rừng, rồi phát nguyện trong tâm muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, là kiếp Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đầu tiên của Đức-Phật Gotama.

Vô số tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama không chỉ tiếp tục cố gắng tinh-tấn thực-hành bồi bổ cho đầy đủ 30

Page 266: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 220

pháp-hạnh ba-la-mật gọi là đại-thiện-nghiệp ba-la-mật, mà có khi còn tạo mọi ác-nghiệp nữa cũng đều được lưu trữ tích lũy đầy đủ ở trong tâm sinh rồi diệt liên tục từ kiếp này sang kiếp kia trong vòng tử sinh luân-hồi, mặc dù thân mỗi kiếp thay đổi tùy theo nghiệp và quả của nghiệp, nhưng tất cả mọi đại-thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp vẫn được lưu trữ không hề mất mát một mảy may nào, cho đến kiếp chót là Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha trước khi trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trên toàn cõi-giới chúng-sinh.

Đại-thiện-nghiệp ba-la-mật hỗ trợ cho quả

* Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha sinh làm người có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc-đại-nhân và 80 tướng tốt phụ đó là quả của đại-thiện-nghiệp 30 pháp-hạnh ba-la-mật của tiền-kiếp Đức-Bồ-tát đã tạo trong vô số kiếp quá-khứ.

Năm tròn đúng 35 tuổi, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha ngự đến ngồi trên bồ đoàn quý báu tại cội Đại-Bồ-đề trong khu rừng Uruvelā, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, chính đại-thiện-nghiệp 30 pháp-hạnh ba-la-mật hỗ trợ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 4 pháp trầm-luân (āsava), mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đặc biệt diệt được mọi tiền-khiên-tật (vāsanā), trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn muôn ngàn cõi-giới chúng-sinh, nên gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Khi Đức-Bồ-tát Siddhattha đã trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên gọi là Đức-Phật Gotama thì không còn tạo thêm nghiệp mới nào nữa, bởi vì Đức-Phật và chư bậc Thánh A-ra-hán có tác-ý tâm-sở đồng sinh với duy-

Page 267: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 221

tác-tâm, nên tác-ý ấy không gọi là nghiệp, mà chỉ thuộc về pháp không-thiện không-ác (abyākatadhamma) mà thôi.

Tuy Đức-Phật và chư bậc Thánh A-ra-hán hoàn toàn không tạo thêm nghiệp mới, nhưng vẫn còn tất cả mọi đại-thiện-nghiệp cũ và mọi ác-nghiệp cũ đã tạo từ trước khi trở thành bậc Thánh A-ra-hán, tất cả mọi đại-thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp ấy vẫn còn được lưu trữ ở trong tâm của Đức-Phật, của chư bậc Thánh A-ra-hán.

Nếu nghiệp cũ nào có cơ hội thì nghiệp cũ ấy cho quả trong kiếp hiện-tại cho đến trước khi Đức-Phật, hoặc chư bậc Thánh A-ra-hán tịch diệt Niết-bàn.

* Đức-Phật và chư bậc Thánh A-ra-hán sau khi tịch diệt Niết-bàn rồi, thì tất cả mọi đại-thiện-nghiệp cũ và mọi ác-nghiệp cũ ấy đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không còn cơ hội cho quả được nữa.

Ác-nghiệp cũ của Đức-Phật Gotama

Đức-Phật thuyết giảng trong bộ Chú-giải Apadāna phần Buddhāpadāna(1) về những ác-nghiệp cũ của Đức-Phật cho quả trong kiếp hiện-tại trước khi tịch diệt Niết-bàn, được tóm lược như sau:

* Đức-Bồ-tát hành khổ-hạnh suốt 6 năm trường

Trong quá-khứ, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền- kiếp Đức-Phật Gotama, sinh trong dòng họ Bà-la-môn cao quý, tên là Jotipāla, trong thời-kỳ Đức-Phật Kassapa đang còn hiện hữu trên thế gian. Đức-Bồ-tát Jotipāla có tính ngã mạn về dòng dõi, chưa có đức-tin nơi Đức-Phật Kassapa, cho nên, khi nghe đến danh hiệu Đức-Phật Kassapa, Đức-Bồ-tát Jotipāla nói rằng: 1 Bộ Khuddakamikāya. Bộ Apadāna aṭṭhakathā.

Page 268: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 222

“Sa-môn ấy không dễ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác là điều khó khăn lắm.”

Đức-Bồ-tát Jotipāla có một người bạn thân thiết là Ghaṭikāra vốn là một cận-sự-nam có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật Kassapa. Hằng ngày, bạn Ghaṭikāra thường tác động, khuyến khích Đức-Bồ-tát Jotipāla đến hầu Đức-Phật Kassapa nghe pháp, nhưng lần nào Đức-Bồ-tát Jotipāla cũng không chịu đi.

Một hôm, bạn Ghaṭikāra bày kế mời Đức-Bồ-tát Joti-pāla đi đến tắm tại một bến nước gần chỗ ở của Đức-Phật Kassapa và chư tỳ-khưu-Tăng.

Khi tắm xong, bạn Ghaṭikāra liền mời Đức-Bồ-tát Jotipāla đi đến hầu Đức-Phật Kassapa nghe pháp, nhưng Đức-Bồ-tát Jotipāla không chịu đi.

Bạn Ghaṭikāra cương quyết nói rằng không đi không thể được, rồi nắm lấy đầu tóc của Đức-Bồ-tát Jotipāla dắt lôi đi, nên Đức-Bồ-tát Jotipāla không còn cách nào khác, đành phải đi theo đến hầu Đức-Phật Kassapa.

Khi ngồi lắng nghe Đức-Phật Kassapa thuyết pháp, Đức-Bồ-tát Jotipāla phát sinh đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật Kassapa, kính xin Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Kassapa.

Về sau, tỳ-khưu Jotipāla được Đức-Phật Kassapa thọ ký xác định thời gian rằng:

“Trong thời vị-lai, ngay cùng trong kiếp trái đất Bhaddakappa này, vị tỳ-khưu Jotipāla này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Như vậy, Đức-Phật Kassapa là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thứ 24 cuối cùng thọ ký tỳ-khưu Bồ-tát Jotipāla, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama.

Page 269: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 223

Tỳ-khưu Bồ-tát Jotipāla tiếp tục thực-hành cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật cho đến kiếp chót là kiếp Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha.

* Năm 29 tuổi, Đức-vua Bồ-tát Siddhattha từ bỏ cung điện, đi xuất gia.

Do khẩu ác-nghiệp cũ xúc phạm đến Đức-Phật Kassapa trong thời quá-khứ ấy, cho nên Đức-Bồ-tát Siddhattha phải chịu thực-hành pháp-hành khổ-hạnh (dukkaracariyā) là pháp-khó-hành suốt 6 năm trường ròng rã tại khu rừng Uruvelā.

Về sau, từ bỏ pháp-hành khổ-hạnh khó hành ấy, Đức-Bồ-tát Siddhattha thực-hành theo pháp-hành trung-đạo dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 4 pháp trầm-luân (āsava), đồng thời diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đặc biệt diệt được mọi tiền-khiên-tật (vāsanā), trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong muôn ngàn cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị có danh hiệu Đức-Phật Gotama.

Đức-Phật dạy về ác-nghiệp cũ của Ngài rằng:

- Trong thời quá-khứ ấy, Như-Lai là Bà-la-môn Jotipāla đã xúc phạm đến Đức-Phật Kassapa rằng:

“Sa-môn ấy không dễ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác là điều khó lắm.”

Do năng lực của khẩu ác-nghiệp cũ ấy cho quả, khiến Như-Lai phải thực-hành pháp-hành khổ-hạnh (dukkara-cariyā) là pháp-khó-hành suốt 6 năm trường ròng rã tại khu rừng gần làng Uruvelā (Đó là khoảng thời gian

Page 270: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 224

thực-hành pháp-hành khổ-hạnh (dukkaracariyā) lâu hơn chư Phật quá-khứ).

Sau khi từ bỏ pháp-hành khổ-hạnh ấy, Như-Lai thực- hành theo pháp-hành trung-đạo dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong muôn ngàn cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Nay, Như-Lai không còn tạo các thiện-nghiệp và ác-nghiệp mới nào nữa, Như-Lai đã diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não, mọi ác-pháp, không còn khổ tâm nữa. Như-Lai sẽ tịch diệt Niết-bàn.

* Đức-Phật bị nàng Ciñcāmāṇavikā vu khống

Trong quá-khứ, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền- kiếp của Đức-Phật Gotama, đã vu khống Ngài Trưởng-lão Nanda, bậc Thánh Thanh-văn đệ-tử của một Đức-Phật quá-khứ.

Sau khi Đức-Bồ-tát chết, khẩu ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm chúng-sinh trong cõi địa-ngục, chịu quả khổ suốt thời gian lâu dài hằng ngàn năm, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát khỏi cõi địa-ngục.

Mỗi khi được tái-sinh làm người, Đức-Bồ-tát thường bị vu khống những điều xấu, do năng lực của khẩu ác- nghiệp đã tạo trong tiền-kiếp quá-khứ ấy.

Kiếp hiện-tại, Đức-Bồ-tát Siddhattha kiếp chót đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Đức-Phật ngự đi thuyết pháp tế độ chúng-sinh có duyên lành nên tế độ, họ là các Đức-vua, các quan, các phú hộ, số đông dân chúng, chư-thiên, chư phạm-thiên v.v…chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, số người trở thành

Page 271: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 225

bậc Thánh Nhập-lưu, số người trở thành bậc Thánh Nhất-lai, số người trở thành bậc Thánh Bất-lai, số người trở thành bậc Thánh A-ra-hán, trở thành Thánh-nhân bậc nào do năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm- pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi hàng thanh-văn đệ-tử.

Nếu những người nào chưa chứng đắc thành bậc Thánh-nhân thì họ có đức-tin trong sạch, xin quy y nơi Tam-Bảo, trở thành người cận-sự-nam hoặc người cận-sự-nữ, hoặc xin xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama. Cho nên, các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật càng ngày càng thêm đông.

Thật ra, phần nhiều các hàng thanh-văn đệ-tử ấy trước kia họ là đệ-tử của các phái ngoại đạo, v.v…

Nay, Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, họ trở thành các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

Đó là điều làm cho các nhóm tu-sĩ ngoại đạo cảm thấy tổn thương rất nhiều, những tín đồ cũ không giữ lại được, tín đồ mới không thêm, cho nên, sự cúng dường, lợi lộc càng ngày càng giảm dần, đời sống của các tu-sĩ ngoại đạo càng ngày càng thiếu thốn, khổ cực hơn xưa. Các nhóm tu-sĩ ngoại đạo họp bàn với nhau, bày mưu tính kế thâm độc, để làm hạ uy tín của Đức-Phật.

Thời ấy, trong thành Sāvatthi có người kỹ nữ duyên dáng xinh đẹp như thiên nữ, tên là Ciñcāmāṇavikā, nàng vốn là đệ-tử ngoan đạo của các tu-sĩ ngoại đạo. Họ nghĩ ra mưu kế thâm độc rằng:

“Chúng ta nên dùng nàng kỹ nữ Ciñcāmāṇavikā giả mang thai với Sa-môn Gotama, để gây ra sự hiểu lầm, làm mất uy tín của Sa-môn Gotama.”

Page 272: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 226

Một hôm, như lệ thường nàng Ciñcāmāṇavikā đến tu viện ngoại đạo, làm lễ các tu-sĩ xong, nàng ngồi một bên. Nàng Ciñcāmāṇavikā rất ngạc nhiên không hiểu sao các tu-sĩ ngồi im lặng không nói với nàng một lời nào. Nàng suy nghĩ “chắc mình có lỗi gì đây!” Nàng bạch với vị đạo-trưởng rằng:

- Kính bạch Ngài, con đã lễ bái quý Ngài ba lần rồi, nhưng không biết con có lỗi gì mà quý Ngài không nói với con một lời nào?

Vị đạo-trưởng tỏ vẻ nghiêm nghị nói với nàng rằng:

- Này Ciñcāmāṇavikā con! Con là một đệ-tử ngoan đạo, con không có lỗi gì. Hiện nay đời sống của quý thầy khổ cực, thiếu thốn lắm con à.

Vì vậy, quý thầy buồn bực, khổ tâm, không ai buồn nói với ai điều gì.

Nàng Ciñcāmāṇavikā ngạc nhiên nóng lòng hỏi:

- Kính bạch quý Ngài, trước đây đời sống của quý Ngài được đầy đủ, sung túc lắm. Sao hiện nay, quý Ngài lại lâm vào hoàn cảnh khổ cực như vậy?

- Này Ciñcāmāṇavikā con! Con không biết gì hay sao? Chính Sa-môn Gotama đã làm khổ quý thầy, chính Sa-môn Gotama đã chiếm đoạt những người đệ-tử giàu có, nên quý thầy mất những lợi lộc cúng dường, …

Do đó, quý thầy phải sống trong cảnh thiếu thốn khổ cực như vậy.

Nàng Ciñcāmāṇavikā cảm thấy rất khổ tâm thưa rằng:

- Kính bạch quý Ngài, vậy mà con có hay biết gì đâu. Không biết con có thể làm gì, để giúp đỡ cho quý Ngài?

Các tu-sĩ ngoại đạo giả vờ im lặng một lúc rồi có vị nói rằng:

Page 273: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 227

- Này Ciñcāmāṇavikā con! Chỉ sợ con ngại khó, mà không giúp quý thầy đó thôi!

Nàng Ciñcāmāṇavikā mau mắn đáp:

- Không, kính bạch quý Ngài, khó khăn gì con cũng có thể làm được, miễn là làm sao cho quý Ngài được sống an-lạc. Thế là con mãn nguyện lắm rồi.

Vị tu-sĩ ngoại đạo nghiêm chỉnh nói rằng:

- Này Ciñcāmāṇavikā con! Đây là việc rất hệ trọng, đòi hỏi con phải khôn khéo. Nếu con thật tình muốn giúp đỡ quý thầy thì chỉ có một phương kế duy nhất, con hãy dùng sắc đẹp duyên dáng đầy quyến rũ của con, giả làm người mang thai với Sa-môn Gotama.

Nếu con làm được như vậy thì sẽ làm mất uy tín Sa-môn Gotama. Chắc chắn phần đông nhóm đệ-tử cũ của chúng ta trước đây sẽ bỏ Sa-môn Gotama, trở về lại với chúng ta.

Nàng Ciñcāmāṇavikā hớn hở nói:

- Đúng vậy, kính bạch quý Ngài, kế này rất hay! Xin quý Ngài hãy tin tưởng nơi con, con sẽ cố gắng làm tròn bổn phận, để đền đáp công ơn của quý Ngài đối với con.

Từ hôm ấy, vào mỗi buổi chiều, nàng Ciñcāmāṇavikā ăn mặc đẹp đẽ rất quyến rũ, cầm một bó hoa trên tay, trên đường đang đi hướng đến chùa Jetavana, cố ý gặp dân chúng trong thành Sāvatthi, sau khi nghe Đức-Phật thuyết pháp tại chùa Jetavana xong, đảnh lễ Đức-Phật trở về nhà, có người tò mò dừng lại hỏi cô rằng:

- Chiều tối rồi, cô đi đâu mà ăn mặc đẹp vậy?

Nàng Ciñcāmāṇavikā trả lời cố ý gây ra cho mọi người sự nghi ngờ:

- Tôi đi đâu là việc của tôi, quý vị biết phỏng có ích lợi gì!

Page 274: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 228

Nói xong, nàng liền bước đi về hướng đến chùa Jetavana, nhưng lại nghỉ qua đêm tại một tu viện ngoại đạo ở gần đó.

Rồi sáng hôm sau, khi có một số cận-sự-nam, cận-sự-nữ đem những phẩm vật đến chùa Jetavana để cúng dường Đức-Phật và chư tỳ-khưu-Tăng, thì họ gặp nàng Ciñcāmāṇavikā từ hướng chùa Jetavana trở lại kinh-thành Sāvatthi. Người ta lại hỏi nàng rằng:

- Đêm hôm qua cô nghỉ ở đâu mà sáng nay lại vào thành sớm vậy?

Nàng Ciñcāmāṇavikā ỡm ờ đáp:

- Tôi nghỉ ở đâu có nơi có chỗ của tôi, quý vị biết phỏng có lợi ích gì!

Và từ đó, cứ vào mỗi buổi chiều và mỗi buổi sáng, từ tháng này sang tháng khác, nàng Ciñcāmāṇavikā đều làm như vậy. Cho đến một hôm, có số người cận-sự-nam, cận-sự-nữ khác hỏi rằng:

- Đêm hôm qua cô nghỉ ở đâu, mà sáng nay lại vào thành sớm vậy?

Nàng Ciñcāmāṇavikā thấy đã đến lúc cần phải nói, để bắt đầu gây ra sự ngờ vực nên trả lời rằng:

- Chuyện riêng tư của tôi mà quý vị muốn biết hay sao? Sớm muộn gì quý vị cũng sẽ biết. Nếu quý vị muốn biết bây giờ tôi xin khai thật rằng:

“Đêm qua tôi nghỉ ở Gandhakuṭi chung với Sa-môn Gotama, để phục vụ Ngài, đó là một niềm vinh dự lớn lao của đời tôi.”

Nói xong, nàng tỏ vẻ đắc ý bỏ vào thành. Khi nghe nàng Ciñcāmāṇavikā nói vậy, số cận-sự-nam, cận-sự-nữ còn là phàm-nhân thiểu-trí, nên sinh tâm bán tín bán nghi cho đến khi trải qua 3 - 4 tháng sau, thì nàng Ciñcā-

Page 275: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 229

māṇavikā lấy vải độn bụng, mặc áo lụng thụng che bên ngoài, làm như người đang mang thai.

Một số phàm-nhân không có trí-tuệ, không hiểu biết về giáo-pháp của Đức-Phật, nên tưởng lầm là nàng Ciñcāmāṇavikā đang mang thai thật.

Thời gian đã đến 9 tháng, màn kịch hạ uy tín Đức-Thế- Tôn đến hồi kết thúc.

Nhóm tu-sĩ ngoại đạo gọi nàng Ciñcāmāṇavikā đến, họ dùng một miếng gỗ đẽo hình dạng giống như cái thai sắp đến ngày sinh nở, có bốn đầu dây sẵn, bảo nàng Ciñcāmāṇavikā mang vào buộc chặt sau lưng, mặc áo phủ kín, nhìn giống như người đàn bà mang thai sắp đến thời-kỳ sinh nở.

* Đức-Phật thắng nàng Ciñcāmāṇavikā

Vào một buổi chiều, khi Đức-Phật đang ngự trên pháp tòa tại giảng đường chùa Jetavana, tứ chúng thanh-văn đệ-tử đang ngồi im lặng lắng nghe pháp như thường lệ, thì nàng Ciñcāmāṇavikā từ ngoài xồng xộc đi vào, rồi đến trước Đức-Phật, chỉ tay buông lời mắng nhiếc:

- Này ông Đại Sa-môn Gotama! Ông thuyết pháp thật là hay, thật là giỏi, ông tế độ biết bao nhiêu người, còn tôi sao ông không tế độ?

Tôi bụng mang dạ chửa là vì ông, ông nói ngon nói ngọt với tôi, bảo là sẽ giúp tôi thế này, thế nọ, ...

Hôm nay, sắp đến ngày sinh nở, ông lo thuyết pháp tế độ người khác, chẳng đoái hoài gì đến tôi. Nếu ông bận không lo cho tôi được thì ông bảo những người hộ độ ông như Đức-vua Pasenadi, ông phú hộ Anāthapiṇḍika, bà Visākhā,… lo cho tôi cũng được. Nhưng ông chỉ biết thỏa mãn dục vọng cá nhân, ông không hề biết đến nỗi khổ của tôi, phải chịu bụng mang dạ chửa như thế này!

Page 276: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 230

Nghe nàng Ciñcāmāṇavikā mắng nhiếc, Đức-Phật ngưng thuyết pháp, vẫn ngồi an nhiên tự tại, an tịnh trên pháp toà rồi từ tốn nói:

- Bhagini, tayā kathitassa tathabhāvaṃ vā vitatha-bhāvaṃ vā ahameva ca tvañca jānāma.(1)

- Này cô! Cô nói lời chân thật hay giả dối, chỉ có Như-Lai và cô biết rõ mà thôi?

Nàng Ciñcāmāṇavikā liền đáp:

- Đúng vậy, này ông Đại Sa-môn! Chỉ có tôi và ông biết rõ mà thôi!

Ngay giây phút ấy, tại cung trời Tam-thập-tam-thiên bảo tọa của Đức-vua-trời Sakka nóng lên, bằng thiên-nhãn quan sát nguyên nhân, Đức-vua-trời Sakka thấy rõ ràng nàng Ciñcāmāṇavikā đang mắng nhiếc Đức-Phật giữa tứ chúng thanh-văn đệ-tử, bởi những chuyện không có thật.

Đây là âm mưu thâm độc của nhóm tu-sĩ ngoại đạo, dùng cô kỹ nữ Ciñcāmāṇavikā vô liêm sĩ, cố ý làm hạ uy tín của Đức-Phật giữa tứ chúng thanh-văn đệ-tử.

Đức-vua-trời Sakka quyết định phải làm sáng tỏ chuyện này. Đức-vua-trời Sakka cùng bốn thiên-nam xuất hiện xuống giảng đường chùa Jetavana ngay tức khắc.

Bốn vị thiên-nam theo lệnh của Đức-vua-trời hóa thành bốn con chuột, cùng một lúc bò lên cắn đứt bốn sợi dây cột tấm gỗ, hình dạng giống bào thai buộc chặt sau lưng nàng Ciñcāmāṇavikā, đồng thời Đức-vua-trời Sakka hóa một luồng gió thổi cho tấm gỗ kia rơi xuống đất đụng nhằm hai bàn chân của nàng Ciñcāmāṇavikā, làm cho đôi chân của nàng bầm máu.

1 Bộ Chú-giải Dhammapadaṭṭhakathā, chuyện Ciñcāmāṇavikāvatthu.

Page 277: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 231

Sự việc xảy ra trong thời gian ngắn ngủi, mọi sự thật hiển nhiên được phơi bày trước mắt tứ chúng thanh-văn đệ-tử. Nàng Ciñcāmāṇavikā bị mắng nhiếc không tiếc lời, có người nhổ nước bọt, rồi xua đuổi nàng ra khỏi khuôn viên ngôi chùa Jetavana.

Nàng Ciñcāmāṇavikā thất vọng, thất tha thất thểu bước đi ra vừa khuất tầm mắt của mọi người, mặt đất liền nứt ra làm hai, phát lên một tia lửa thiêu cháy nàng rồi rút xác nàng xuống sâu dưới lòng đất.

Sau khi nàng Ciñcāmāṇavikā chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh vào đại địa-ngục Avīci, chịu quả khổ do ác- nghiệp ấy.

Chuyện nàng Ciñcāmāṇavikā vu khống Đức-Phật đã lan truyền khắp mọi nơi, từ xứ này sang xứ khác. Và ai ai cũng đều biết đó là âm mưu thâm độc đê tiện của nhóm tu-sĩ ngoại đạo.

Một số người trước kia còn hộ độ nhóm tu-sĩ ngoại đạo, nay họ nghe thấy như vậy, mất hết đức-tin, nên không còn phát sinh tâm cúng dường các thứ vật dụng cho nhóm tu-sĩ ngoại đạo nữa. Đời sống của nhóm tu-sĩ ngoại đạo thiếu thốn khổ cực, nay lại càng tệ hại hơn nữa. Dân chúng khắp mọi nơi phát sinh đại-thiện-tâm trong sạch cúng dường Đức-Phật và chư tỳ-khưu-Tăng các thứ vật dụng sung túc.

Số người nào chưa có đức-tin thì nay lại có đức-tin nơi Tam-Bảo, số người nào đã có đức-tin nơi Tam-Bảo rồi, đức-tin lại càng thêm tăng trưởng.

Đức-Phật đã thắng lời vu khống của nàng Ciñcāmā- ṇavikā nhờ pháp an định(1).

1 Chuyện nàng Ciñcāmāṇavikā đầy đủ trong quyển “Sự tích 8 Phật Lực”.

Page 278: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 232

Như Đức-Phật dạy về ác-nghiệp cũ của Ngài rằng:

- Trong tiền-kiếp quá-khứ, Như-Lai đã từng vu khống Ngài Trưởng-lão Nanda, bậc Thánh Thanh-văn đệ-tử của một Đức-Phật quá-khứ.

Sau khi chết, do khẩu ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh trong cõi địa-ngục, chịu quả khổ suốt thời gian lâu dài hằng ngàn năm, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới được thoát ra khỏi cõi địa-ngục.

Mỗi khi được tái-sinh làm người, Như-Lai thường bị vu khống những điều xấu không có thật, do năng lực của khẩu ác-nghiệp mà Như-Lai đã tạo trong thời quá-khứ ấy.

Do năng lực của ác-nghiệp cũ ấy còn dư sót chút đỉnh, nên kiếp chót này bị nàng Ciñcāmāṇavikā vu khống Như-Lai những điều không có thật, giữa tứ chúng thanh-văn đệ-tử.

* Đức-Phật bị vu khống do tu-sĩ ngoại đạo Sundarī

Trong quá-khứ, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền- kiếp của Đức-Phật Gotama, sinh trong gia đình thuộc giai cấp thấp, tên là Munāḷi, Đức-Bồ-tát Munāḷi thường thân cận gần gũi với kẻ ác, nên sinh thói hư tật xấu.

Một hôm, nhìn thấy Đức-Phật Độc-Giác Surabhi, Đức-Bồ-tát Munāḷi liền buông lời vu khống rằng:

- Sa-môn trọc đầu này phá giới! Hành pháp thấp hèn!

Sau khi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Munāḷi chết, khẩu ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm chúng-sinh trong cõi địa-ngục, chịu quả khổ suốt thời gian lâu dài hằng ngàn năm, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới được thoát ra khỏi địa-ngục.

Mỗi khi được tái-sinh làm người, thường bị vu khống những điều xấu, không có thật.

Page 279: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 233

Kiếp hiện-tại là Đức-Bồ-tát Siddhattha kiếp chót đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian. Danh thơm tiếng tốt của Đức-Phật Gotama được lan truyền khắp mọi nơi, mỗi ngày các hàng đệ-tử càng tăng thêm đông, trái lại, đệ-tử của các nhóm ngoại đạo mỗi ngày càng giảm dần, cho nên đời sống của các tu-sĩ ngoại đạo lâm vào cảnh thiếu thốn khổ cực hơn xưa.

Vì vậy, họ bày mưu tính kế làm mất uy tín của Đức-Phật Gotama.

Thời ấy, nữ tu-sĩ ngoại đạo Sundarī rất xinh đẹp, đến viếng thăm các tu-sĩ ngoại đạo, đảnh lễ xong rồi, thấy nhóm tu-sĩ ngoại đạo ngồi im lặng không nói với cô một lời nào. Cô bèn bạch hỏi:

- Kính thưa quý Ngài, con có lỗi gì mà quý Ngài không nói với con lời nào?

Một tu-sĩ ngoại đạo than vãn rằng:

- Tất cả chúng tôi bị Sa-môn Gotama làm khổ, mà con không quan tâm hay biết gì. Đó là lỗi của con đó!

Vậy, con có thể vu khống Sa-môn Gotama được không?

- Kính thưa quý Ngài, con có thể làm được.

Từ hôm ấy, vào mỗi buổi chiều, nữ tu-sĩ Sundarī cầm một bó hoa trong tay, trên đường đang đi hướng về ngôi chùa Jetavana, cố ý gặp dân chúng trong kinh-thành Sāvatthi, sau khi nghe Đức-Phật thuyết pháp tại ngôi chùa Jetavana xong, đảnh lễ Đức-Phật rồi xin phép trở về nhà, có người tò mò dừng lại hỏi cô rằng:

- Chiều tối rồi, cô đi đâu vậy?

Nữ tu-sĩ Sundarī trả lời để gây ra một sự nghi ngờ:

- Đi đâu là việc của tôi, quý vị biết phỏng có ích lợi gì!

Page 280: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 234

Nói xong, cô liền bước đi về hướng ngôi chùa Jetavana, nhưng lại nghỉ qua đêm tại một tu viện ngoại đạo.

Sáng hôm sau, khi có số cận-sự-nam, cận-sự-nữ đem phẩm vật đến ngôi chùa Jetavana để cúng dường Đức-Phật và chư tỳ-khưu-Tăng, họ lại gặp nữ tu-sĩ Sundarī từ hướng chùa Jetavana trở lại kinh-thành Sāvatthi. Người ta hỏi cô rằng:

- Đêm hôm qua cô nghỉ ở đâu mà sáng nay lại vào kinh-thành sớm vậy?

Nữ tu-sĩ Sundarī muốn gieo rắc hoang mang, nên ỡm ờ đáp rằng:

Chuyện riêng tư của tôi mà quý vị muốn biết hay sao? Nếu quý vị muốn biết, thì tôi sẽ nói thật:

“Đời tôi rất vinh hạnh, ban đêm được đến phục vụ Sa-môn Gotama tại cốc Gandhakuṭi của Ngài.”

Nhóm tu-sĩ ngoại đạo chờ tin này, nay có cơ hội, họ liền truyền tin vu khống rằng:

- Thưa tất cả quý vị, quý vị đã nghe rõ hành vi xấu xa của Sa-môn Gotama như vậy!

Chính nữ tu-sĩ Sundarī cũng rêu rao vu khống hành vi xấu của Đức-Phật đối với cô nữa, gieo rắc hoang mang, gây ra sự ngờ vực đến mọi người.

Đối với các hàng Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật thì chắc chắn không bao giờ tin lời vu khống của các tu-sĩ nhóm ngoại đạo và của nữ tu-sĩ ngoại đạo Sundarī; còn đối với một số phàm-nhân thiểu-trí phát sinh tâm ngờ vực.

Đó là âm mưu của các tu-sĩ ngoại đạo làm giảm uy tín của Đức-Phật, để mong phục hồi uy tín của mình.

Đức-Phật dạy về ác-nghiệp cũ của Ngài rằng:

Page 281: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 235

- Trong tiền-kiếp, Như-Lai là người si mê tên Munāḷi đã xúc phạm đến Đức-Phật Độc-Giác Surabhi.

Sau khi Munāḷi chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh trong cõi địa-ngục, phải chịu khổ suốt thời gian lâu dài nhiều ngàn năm, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

Do năng lực ác-nghiệp cũ ấy còn dư sót chút đỉnh, trong kiếp hiện-tại này Như-Lai bị vu khống do nữ tu- sĩ ngoại đạo Sundarī.

* Đức-Phật và chư tỳ-khưu bị vu khống giết tu-sĩ Sundarī để giấu tội-lỗi (Abbhakkhāna)

Trong quá-khứ, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền- kiếp của Đức-Phật Gotama, sinh ra trong gia đình thuộc dòng dõi Bà-la-môn, Đức-Bồ-tát là bậc đa văn túc trí, học nhiều hiểu rộng, tinh thông các bộ sách Bà-la-môn. Đức-Bồ-tát làm thầy dạy nhóm đệ-tử 500 vị bà-la-môn tại khu rừng dưới chân núi Himavanta.

Một hôm, vị đạo-sĩ chứng đắc bát-thiền,(1) ngũ- thông(2) có nhiều oai lực, đến tu viện của Đức-Bồ-tát. Đức-Bồ-tát gặp vị đạo-sĩ này liền phát sinh tâm ganh tị, nên vu khống vị đạo-sĩ này rằng:

- Vị đạo-sĩ này là người lừa dối, thích hưởng dục lạc trong ngũ dục, ...

Đức-Bồ-tát còn nói với nhóm đệ-tử của mình rằng:

- Vị Đạo-sĩ ấy là người lừa dối, thích hưởng dục lạc trong ngũ dục, ...

Nhóm đệ-tử tin theo lời của thầy, đi vào xóm làng khất thực, cũng nói xấu vị đạo-sĩ ấy như vậy. 1 Bát thiền: Đó là 4 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới. 2 Ngũ thông: Đa-dạng-thông, nhãn-thông, nhĩ-thông, tiền-kiếp-thông và

tha-tâm-thông.

Page 282: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 236

Sau khi Đức-Bồ-tát chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm chúng-sinh trong cõi địa-ngục, chịu quả khổ suốt thời gian lâu dài hằng nhiều ngàn năm, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới được thoát ra khỏi cõi địa-ngục.

Kiếp hiện-tại là Đức-Bồ-tát Siddhattha kiếp chót đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian. Các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật càng ngày càng tăng thêm đông, danh thơm tiếng tốt của Đức-Phật được lan truyền khắp mọi nơi, từ Vua chúa, các nhà phú hộ, phần đông dân chúng phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo. Họ cúng dường bốn thứ vật dụng đầy đủ sung túc.

Trái lại, các nhóm ngoại đạo, phần đông tín đồ ngoại đạo từ bỏ các tu-sĩ ngoại đạo, đến kính xin quy y nương nhờ nơi Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng. Họ không còn hộ độ cúng dường đến các tu-sĩ ngoại đạo, cho nên, đời sống các tu-sĩ ngoại đạo càng ngày càng thiếu thốn khổ cực hơn trước.

Dù các tu-sĩ ngoại đạo và nữ tu-sĩ Sundarī vu khống Đức-Phật những điều xấu không có thật, vẫn không làm giảm uy tín Đức-Phật được, nên nhóm tu-sĩ ngoại đạo dùng đến thủ đoạn thâm độc là thuê mướn nhóm côn đồ nghiện rượu giết nữ tu-sĩ ngoại đạo Sundarī, rồi giấu xác chết của cô trong đống rác trước cổng ra vào ngôi chùa Jetavana.

Nhóm côn đồ nghiện rượu đã hành động y theo kế của tu-sĩ ngoại đạo.

Sau đó, nhóm tu-sĩ ngoại đạo xin vào trình Đức-vua Pasenadi Kosala tâu rằng:

- Tâu Đức-vua, tu-nữ Sundarī, đệ-tử của chúng tôi đã mất tích.

Page 283: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 237

Đức-vua truyền lệnh cho phép đi tìm kiếm nữ tu-sĩ Sundarī. Nhóm tu-sĩ ngoại đạo kéo nhau giả bộ đi tìm, đến gặp xác chết nữ tu-sĩ Sundarī trong đống rác trước cổng ra vào ngôi chùa Jetavana, họ đặt xác chết nữ tu-sĩ Sundarī trên cáng đem vào trình Đức-vua, rồi khiêng đi quanh thành Sāvatthi rêu rao vu khống rằng:

- Thưa tất cả quý vị, xin quý vị hãy xem hành vi xấu xa của Sa-môn Gotama và nhóm đệ-tử của ông, họ đã giết chết nữ tu-sĩ Sundarī, đệ-tử ngoan đạo của chúng tôi, để che giấu tội-lỗi của Sa-môn Gotama.

Đức-vua Pasenadi Kosala anh minh và sáng suốt, truyền lệnh quân lính đi điều tra tìm rõ kẻ đã giết nữ tu- sĩ Sundarī.

Khi ấy, nhóm côn đồ nghiện rượu đang uống rượu say sưa rồi cãi cọ với nhau và đổ lỗi cho nhau rằng:

“Mày giết nữ tu-sĩ Sundarī. Không phải tao, mà chính mày.”

Lính triều đình nghe được câu chuyện, liền bắt nhóm côn đồ nghiện rượu đem trình lên Đức-vua xét hỏi.

Đức Vua truyền hỏi:

- Các ngươi đã giết chết nữ tu-sĩ Sundarī có phải không?

- Muôn tâu Đức-vua, dạ phải, chính bọn tiện dân này giết nữ tu-sĩ Sundarī.

Đức-vua truyền hỏi tiếp:

- Ai thuê mướn các ngươi giết chết nữ tu-sĩ Sundarī.

Nhóm côn đồ nghiện rượu liền khai thật rằng:

- Muôn tâu Đức-vua, chính nhóm tu-sĩ ngoại đạo thuê mướn chúng tiện dân giết chết nữ tu-sĩ Sundarī, rồi bảo chúng tiện dân đem giấu xác chết của cô trong đống rác trước cổng ra vào của ngôi chùa Jetavana.

Page 284: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 238

Đức-vua liền truyền lệnh cho bắt nhóm tu-sĩ ngoại đạo, bắt chúng phải nhận tội, rồi phải đi quanh thành Sāvatthi đính chính lại lời vu khống Đức-Phật Gotama và chư tỳ-khưu trước kia rằng:

- Kính thưa tất cả quý vị, chính chúng tôi là người đã thuê mướn nhóm côn đồ nghiện rượu giết chết nữ tu-sĩ Sundarī, để đổ tội cho Sa-môn Gotama và nhóm tỳ-khưu thanh-văn đệ-tử của Sa-môn Gotama.

Sự thật, Đức-Phật Gotama và nhóm tỳ-khưu thanh-văn đệ-tử của Sa-môn Gotama là hoàn toàn vô tội.

Khi nhóm tu-sĩ ngoại đạo làm như vậy, dân chúng trong kinh-thành Sāvatthi không còn ngờ vực gì nữa. Đức-vua bắt nhóm côn đồ nghiện rượu và nhóm tu-sĩ ngoại đạo chủ mưu giết hại nữ tu-sĩ Sundarī, đem trị tội.

Sau đó, Đức-Phật và chư tỳ-khưu-Tăng được phần đông dân chúng gần xa phát sinh đức-tin nơi Tam-Bảo.

Sở dĩ Đức-Phật và nhóm tỳ-khưu-Tăng bị vu khống điều xấu, không có thật, là vì ác-nghiệp cũ của Đức-Bồ-tát, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, đã từng vu khống vị đạo-sĩ trong thời quá-khứ, còn dư sót chút đỉnh, nên kiếp chót này có cơ hội cho quả của ác-nghiệp cũ ấy.

Đức-Phật dạy về ác-nghiệp cũ của Ngài rằng:

“Đức-Bồ-tát, tiền-kiếp của Như-Lai, là vị Bà-la-môn học xong các bộ sách Bà-la-môn, làm thầy dạy nhóm 500 đệ-tử trong khu rừng lớn gần núi Himavanta.

Một hôm, vị đạo-sĩ chứng đắc bát thiền và ngũ thông có nhiều oai lực đến thăm trường học, Như-Lai nhìn thấy vị đạo-sĩ ấy, phát sinh tâm ganh tị, nên đã nói xấu vị đạo-sĩ ấy.

Tiền-kiếp của Như-Lai còn nói với nhóm đệ-tử rằng:

“Đạo-sĩ này là người lừa dối, thích hưởng dục lạc trong ngũ dục.”

Page 285: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 239

Khi tiền-kiếp của Như-Lai nói như vậy, nhóm đệ-tử tin theo lời của Như-Lai, chúng đi khất thực đến mọi gia đình nói với mọi người rằng:

“Đạo-sĩ ấy là người lừa dối, thích hưởng dục lạc trong ngũ dục.”

Sau khi vị thầy ấy chết, khẩu ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh trong cõi địa-ngục, chịu quả khổ suốt thời gian lâu dài, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

Do năng lực ác-nghiệp cũ ấy còn dư sót chút đỉnh, nên kiếp hiện-tại Như-Lai và nhóm tỳ-khưu đều bị vu khống rằng:

“Đã giết chết nữ tu-sĩ Sundarī.”

* Đức-Phật bị lửa phỏng da bàn chân

Trong quá-khứ, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền- kiếp của Đức-Phật Gotama, là đứa trẻ nghịch ngợm đang chơi ở ngoài đường, nhìn thấy Đức-Phật Độc-Giác đang đi khất thực, Đức-Bồ-tát đốt lửa vây quanh Đức-Phật Độc-Giác.

Sau khi Đức-Bồ-tát chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh trong 4 cõi ác-giới, chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới được thoát khỏi cõi địa-ngục.

Kiếp hiện-tại là Đức-Bồ-tát Siddhattha kiếp chót đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu Đức-Phật Gotama, do năng lực của ác-nghiệp ấy còn dư sót chút đỉnh, nên Đức-Phật bị lửa phỏng da bàn chân.

* Tuyển chọn nhóm xạ thủ bắn Đức-Phật

Trong quá-khứ, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền- kiếp của Đức-Phật Gotama là một tướng lĩnh giết hại nhiều quân thù.

Page 286: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 240

Sau khi Đức-Bồ-tát chết, ác-nghiệp sát sinh cho quả tái-sinh trong cõi địa-ngục, chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới được thoát ra khỏi cõi địa-ngục.

Kiếp hiện-tại là Đức-Bồ-tát Siddhattha kiếp chót đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama, do năng lực của ác-nghiệp cũ ấy còn dư sót chút đỉnh, khiến cho tỳ-khưu Devadatta tuyển chọn nhóm xạ thủ bắn cung nỏ tài giỏi, ra lệnh cho họ đi bắn giết chết Đức-Phật, để lãnh thưởng.

Theo lệnh của tỳ-khưu Devadatta, nhóm xạ thủ đi đến gặp Đức-Phật, đứng giương cung nhắm bắn Đức-Phật, nhưng họ đứng trơ như pho tượng, không có một mũi tên nào rời khỏi cây cung được.

Khi họ biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, thì cây cung mới rơi khỏi tay của họ được, rồi họ đều đến hầu đảnh lễ sám hối Đức-Phật.

Khi ấy, Đức-Phật thuyết pháp tế độ, họ đều trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, cung kính đảnh lễ Đức-Phật rồi xin phép trở về.

Đức-Phật truyền dạy không nên đi con đường mà tỳ-khưu Devadatta chỉ định, mà nên đi con đường khác để tránh khỏi bị nhóm xạ thủ khác giết chết, theo mưu kế của tỳ-khưu Devadatta.

* Đức-Phật bị mảnh đá đụng nơi ngón chân cái

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, sinh trong gia đình giàu sang, có một người em trai cùng cha khác mẹ.

Khi cha mẹ đều qua đời, để lại một gia tài lớn. Hai anh em mỗi người có một đám gia nhân tùy tùng riêng. Vì nghe lời xúi giục của đám gia nhân ấy, nên hai anh

Page 287: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 241

em gây gổ, sát hại lẫn nhau, để chiếm đoạt toàn bộ tài sản của cải về mình.

Đức-Bồ-tát là anh có sức mạnh hơn người em, nên xô đẩy người em té xuống hốc đá, rồi dùng đá đè chết người em trai.

Sau khi Đức-Bồ-tát chết, ác-nghiệp sát sinh cho quả tái-sinh trong cõi địa-ngục, chịu quả khổ suốt thời gian lâu dài nhiều ngàn năm, cho đến khi mãn quả của ác- nghiệp ấy, mới được thoát ra khỏi cõi địa-ngục.

Kiếp hiện-tại, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót là Thái-tử Siddhattha của Đức-vua Suddhodana và Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmāyādevī.

Và Devadatta là hoàng-tử của Đức-vua Suppabuddha (hoàng huynh của Bà Mahāmāyādevī) và Chánh-cung Hoàng-hậu Amittādevī (hoàng muội của Đức-vua Suddhodana). Hoàng-tử Devadatta là hoàng huynh của công-chúa Yasodharā.

Như vậy, địa vị Thái-tử Siddhattha với địa vị hoàng- tử Devadatta có liên quan trong dòng họ như sau:

* Thái-tử Siddhattha với hoàng-tử Devadatta là con ông Vua Cậu và con của Bà Cô Chánh-cung Hoàng-hậu lẫn nhau.

Thái-tử Siddhattha kết hôn với công-chúa Yasodharā.

Đức-Bồ-tát Siddhattha đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Khi Đức-Phật Gotama ngự trở về kinh-thành Kapila-vatthu cùng với chư Đại-đức-Tăng, Đức-Phật thuyết-pháp tế độ Đức-Phụ-vương cùng với dòng tộc Sakya.

Hoàng-tử Devadatta là một trong năm hoàng-tử dòng Sakya xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Page 288: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 242

Tỳ-khưu Devadatta thực-hành pháp-hành thiền-định chứng đắc các bậc thiền sắc-giới và chứng đắc các phép thần-thông tam-giới.

Do nguyên nhân nào tỳ-khưu Devadatta gây oan trái với Đức-Phật Gotama?

Tiền-kiếp của tỳ-khưu Devadatta và tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là hai người buôn bán nữ trang trong tích Serivavāṇijajātaka(1) được tóm lược như sau:

Trong thời quá-khứ, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, là người buôn bán nữ trang lương thiện, còn tiền-kiếp của tỳ-khưu Devadatta cũng là người buôn bán nữ trang nhưng tham lam và gian xảo.

Một gia đình trước đây là nhà phú hộ, nhưng bây giờ tất cả tài sản đều bị khánh kiệt, chỉ còn chiếc mâm bằng vàng ròng bám đầy bụi. Thừa kế gia đình ấy chỉ còn một bà ngoại già và đứa cháu gái, họ không hề biết gì về giá trị của chiếc mâm vàng ấy.

Một hôm, người buôn bán nữ trang tham-lam và gian- xảo (tiền-kiếp của tỳ-khưu Devadatta) từ xa đến, đi qua ngang nhà. Thấy người buôn bán nữ trang, cô cháu gái năn nỉ xin bà ngoại mua cho mình một món nữ trang.

Bà ngoại già âu yếm bảo với cháu gái rằng:

- Này cháu yêu quý! Ngoại không tiếc gì cho cháu cưng đâu. Hiềm một nỗi gia đình mình hiện nay nghèo quá, cơm áo không đủ dùng, thì lấy đâu tiền bạc mà mua nữ trang cho cháu. Chỉ còn chiếc mâm cũ kỹ kia, để ngoại hỏi người lái buôn xem thử có đổi được món nữ trang nhỏ nào cho cháu không.

1 Bộ Jātakaṭṭhakathā, Ekakanipāta, Tích Serivavāṇijajātaka.

Page 289: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 243

Bà liền gọi người lái buôn vào, đưa chiếc mâm cũ kỹ cho y xem. Sau khi săm soi kỹ, với con mắt nhà nghề, người lái buôn biết rõ là chiếc mâm bằng vàng ròng quý giá, mà hai bà cháu không hề biết được giá trị của nó.

Tính vốn tham-lam và xảo-trá, y tự nghĩ:

“Ta phải chiếm đoạt chiếc mâm vàng này, mà chỉ cần đổi một món nữ trang nho nhỏ không đáng giá.”

Nghĩ xong, y giả vờ bực dọc ném chiếc mâm xuống đất rồi nói:

- Này bà già! Chiếc mâm cũ kỹ này chẳng có giá trị gì cả, nó không đáng giá 12 xu rưỡi, lấy đâu để đổi lấy một món nữ trang.

Nói xong, người lái buôn tham-lam và gian-xảo kia liền bỏ đi nơi khác.

Ngày hôm sau, người lái buôn bán nữ trang lương- thiện (Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama) đi ngang qua nhà. Thấy người lái buôn bán nữ trang, cô cháu gái lại khóc lóc năn nỉ đòi nữ trang cho bằng được.

Vì rất thương yêu và muốn vừa lòng cháu, bà gọi người lái buôn vào nhà, lại đem chiếc mâm cũ kỹ kia đưa cho người lái buôn này xem.

Lần này, thì bà kể lể về hoàn cảnh khốn khổ của mình cho người lái buôn nghe, với hy vọng đổi được món nữ trang nhỏ nào đó cho cháu.

Đức-Bồ-tát lái buôn lương-thiện cầm chiếc mâm, lau chùi lớp bụi, phát hiện ra chiếc mâm này không chỉ là một chiếc mâm bằng vàng ròng tinh chất quý giá, mà còn chạm trổ những hoa văn tinh tế, công phu, thật là một nghệ thuật tuyệt vời. Đức-Bồ-tát hai tay nâng niu chiếc mâm và từ tốn thưa rằng:

Page 290: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 244

- Thưa mẹ, chiếc mâm này không những bằng vàng ròng tinh chất, mà còn là một cổ vật quý giá, ít nhất khoảng trên 100 ngàn kahāpana (đồng tiền vàng ấn Độ thời xưa). Tất cả giá trị nữ trang và tiền bạc của con mang theo bên người chưa bằng được một phần trăm, thì con đâu dám đụng đến cổ vật vô giá ấy.

Bà già vô cùng cảm kích trước tấm lòng chân thật của người lái buôn lương-thiện, chân thành nói rằng:

- Này con! Chính tấm lòng chân thật của con quý hơn cả cổ vật này. Hôm trước, người lái buôn nữ trang như con đã chê chiếc mâm này, y nói chiếc mâm này chưa đáng giá 12 xu rưỡi. Khi đi ra, y còn ném chiếc mâm xuống đất và thốt lên những lời hằn học nữa.

Quả thật, nếu nó bằng vàng quý giá như con nói thì đó chính là quả phước của con.

Vậy, con hãy nên lấy đi, rồi cho cháu một món nữ trang nào cũng được, xin con đừng ái ngại.

Sau nhiều lần từ chối không được, Đức-Bồ-tát đành trao lại tất cả số nữ trang và trọn số tiền (500 đồng tiền vàng) của mình, tổng cộng giá trị khoảng một ngàn đồng tiền vàng cho hai bà cháu, chỉ xin lại tám đồng để chi phí dọc đường. Đức-Bồ-tát lái buôn đem chiếc mâm vàng ra đi xa.

Sau đó, thì người lái buôn tham-lam và gian-xảo trở lại tìm bà cụ, y bảo rằng:

- Này bà già! Hãy đem chiếc mâm cũ kỹ kia ra đây, tôi sẽ cho cháu bà một món nữ trang nho nhỏ.

Bà cụ nhìn thấy y, con người tham-lam và gian-xảo đáng khinh bỉ, bà bảo rằng:

- Này ông kia! Chiếc mâm vàng của tôi đáng giá trên 100 ngàn kahāpana, sao trước đây ông chê, cho rằng nó

Page 291: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 245

chưa đáng giá 12 xu rưỡi. Tôi đã bán cho một người lái buôn nữ trang lương-thiện, ông ấy đã trao cho tôi trọn số tiền 500 đồng tiền vàng của mình và tất cả số nữ trang còn lại. Ông ấy đã mang chiếc mâm vàng ấy đi rồi.

Nghe nói vậy, người lái buôn tham lam và xảo trá cảm thấy vô cùng tiếc rẻ gào lên:

- Ôi! Ta đã bị thiệt hại quá lớn rồi! Tên lái buôn kia đã cướp chiếc mâm bằng vàng đáng giá trên 100 ngàn đồng tiền vàng của ta rồi!

Gào thét đến khô hơi tắt tiếng, tâm uất hận đến cực độ, tên lái buôn nằm lăn xuống đất ngất xỉu. Khi tỉnh dậy, như người điên, y xé bỏ quần áo, đồ nữ trang vung vãi, với đầu bù tóc rối, y chạy đuổi theo Đức-Bồ-tát lái buôn.

Lúc ấy, Đức-Bồ-tát lái buôn đã xuống thuyền qua quá nửa dòng sông, vẫn nghe văng vẳng tiếng gào thét của y:

- Hãy trở lại! Hãy trở lại!

Đức-Bồ-tát lái buôn bảo người lái đò chèo thẳng qua bên kia sông. Bên bờ sông này, quá thất vọng và tiếc của, quá uất hận, cơn nóng giận cực độ làm cho người lái buôn máu trào ra miệng, lăn ra chết ngay tại chỗ.

Trước khi chết với tâm sân hận, y thoát ra lời thề độc địa kết oan trái với Đức-Bồ-tát rằng:

- Ta sẽ kết oan trái với ngươi!

Đó là lần kết oan trái đầu tiên của tiền-kiếp tỳ-khưu Devadatta với Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama.

Từ đó về sau, trong suốt khoảng thời gian tử sinh luân-hồi, hễ mỗi khi hai bên gặp lại nhau, dù trong hoàn cảnh nào, địa vị nào, hậu-kiếp của người lái buôn tham lam và gian xảo kia cũng tìm cách giết hại hoặc làm khổ Đức-Bồ-tát, thậm chí hậu-kiếp của người lái buôn tham

Page 292: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 246

lam và gian xảo ở địa vị làm cha, Đức-Bồ-tát là con, thì người cha ấy cũng có lý do, để giết hại Đức-Bồ-tát.

Như tích Cūḷadhammapālajātaka: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Dhammapāla, tiền-kiếp Đức-Phật Gotama, là hoàng-tử của Đức-vua Bārāṇasī và Chánh-cung Hoàng-hậu Candādevī, mới lên 7 tháng tuổi. Đức-vua Bārāṇasī (hậu- kiếp của người lái buôn tham lam và gian xảo) truyền lệnh cho tên đao phủ chặt 2 tay, 2 chân và chặt cái đầu của hoàng-tử Dhammapāla mới lên 7 tháng tuổi, v.v…

Kiếp hiện-tại là Đức-Bồ-tát Siddhattha kiếp chót đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Do năng lực của ác-nghiệp sát sinh cũ ấy của Đức-Phật còn dư sót chút đỉnh, nên khiến tỳ-khưu Devadatta leo lên núi Gijjhakūṭa xô tảng đá lăn xuống trên đường Đức-Phật đi kinh hành, tuy tảng đá đã bị ngăn chặn lại, nhưng vẫn có một mảnh đá nhỏ vỡ ra văng xuống đụng phải đầu ngón chân cái bên bàn chân phải của Đức-Phật, làm ngón chân cái của Đức-Phật Gotama bị bầm máu mà thôi.

Như vậy, Tỳ-khưu Devadatta đã phạm phải 1 trong 5 ác-nghiệp vô-gián trọng-tội .

Đức-Phật dạy về ác-nghiệp cũ của Ngài rằng:

- Trong tiền-kiếp Như-Lai đã giết người em trai cùng cha khác mẹ, để chiếm đoạt trọn gia tài của cha mẹ để lại, tiền-kiếp Như-Lai đã xô em trai xuống hốc đá, rồi lăn đá đè chết.

Do ác nghiệp cũ ấy cho quả trong kiếp chót này, Như-Lai bị tỳ-khưu Devadatta xô tảng đá lăn xuống, nhưng tảng đá bị ngăn lại, chỉ một mảnh đá nhỏ vỡ văng ra đụng vào ngón chân cái của Như-Lai bị bầm máu.

Page 293: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 247

* Đức-Phật bị voi Nāḷāgiri rượt đuổi

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, là người nài voi, đang cỡi voi đi, nhìn thấy Đức-Phật Độc-Giác đang đi trên đường, Đức-Bồ-tát nài voi liền nghĩ rằng:

“Sa-môn này từ đâu đến đây?”

Y phát sinh tâm sân làm cho con voi nổi giận rượt đuổi theo Đức-Phật Độc-Giác.

Sau khi Đức-Bồ-tát chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh trong cõi địa-ngục, chịu quả khổ suốt thời gian lâu dài, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới được thoát ra khỏi cõi địa-ngục.

Kiếp hiện-tại là Đức-Bồ-tát Siddhattha kiếp chót đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Do năng lực của ác-nghiệp cũ trong quá-khứ còn dư sót chút đỉnh, khiến tỳ-khưu Devadatta đến gặp đức-vua Ajātasattu trình tâu âm mưu dùng voi Nāḷāgiri hung dữ, để sát hại Đức-Phật và được Đức-vua chấp thuận. Tỳ-khưu Devadatta ra lệnh người quản tượng rằng:

- Này người quản tượng! Ngày mai, ngươi phải cho hung tượng Nāḷāgiri uống 16 hũ rượu, say điên cuồng rồi thả ra theo con đường mà Sa-môn Gotama thường hay đi vào thành khất thực, để nó chạy thẳng đến chà chết Sa-môn Gotama.

Sáng hôm ấy, Đức-Phật đang ngự vào kinh-thành Rājagaha cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng, voi Nāḷāgiri nhìn thấy Đức-Phật từ xa ngự đến, liền cuộn vòi, quạt hai lỗ tai, cong đuôi chạy thẳng đến nơi Đức-Phật, ví như một quả núi đang bổ nhào về phía Đức-Phật.

Page 294: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 248

Đức-Phật liền niệm rải tâm từ đến voi Nāḷāgiri, rồi gọi bằng một giọng phạm âm ngọt ngào trìu mến rằng:

- Này Nāḷāgiri đáng thương! Người ta cho con uống 16 hũ rượu mạnh, làm cho con say điên cuồng để con giết hại Như-Lai.

- Này Nāḷāgiri đáng thương! Con hãy đến đây với Như-Lai.

Voi Nāḷāgiri hung ác nghe giọng phạm âm ngọt ngào trìu mến của Đức-Phật, liền mở mắt, ngẩng đầu nhìn thẳng thấy kim thân Đức-Phật tỏa ra hào quang mát dịu, thì lập tức cơn say điên cuồng tan biến mất, tâm thức tỉnh.

Do nhờ oai lực tâm từ của Đức-Phật, voi Nāḷāgiri hạ vòi xuống, ngoan ngoãn đi lần đến, quỳ một cách cung kính dưới đôi bàn chân của Đức-Phật. Đức-Phật thuyết pháp tế độ voi Nāḷāgiri, toàn thân tâm của voi Nāḷāgiri phát sinh hỷ lạc chưa từng có.

Nếu không phải là loài súc-sinh thì sau khi nghe pháp xong chắc chắn voi Nāḷāgiri đã chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào đó, nhưng vì voi Nāḷāgiri là loài súc-sinh nên không thể chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào được.

Từ đó về sau, voi Nāḷāgiri(1) trở thành voi hiền lành dễ mến cho đến trọn đời của nó.

Đức-Phật dạy về ác-nghiệp cũ của Ngài rằng:

- Trong tiền-kiếp Như-Lai là người quản tượng đang cỡi voi đi trên đường, Đức-Bồ-tát quản tượng làm cho con voi nổi giận rượt đuổi Đức-Phật Độc-Giác đang đi khất thực. Sau khi Đức-Bồ-tát quản tượng chết, ác- nghiệp ấy cho quả tái-sinh trong cõi ác-giới chịu quả

1 Chuyện voi Nāḷāgiri đầy đủ trong quyển “Sự tích 8 Phật Lực”.

Page 295: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 249

khổ cho đến khi mãn quả của ác nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi ác giới.

Do năng lực của ác-nghiệp cũ còn dư sót chút đỉnh, khiến tỳ-khưu Devadatta sai người quản tượng thả voi Nāḷāgiri chạy nhào đến trước mặt Như-Lai đang đi vào kinh-thành Rājagaha để khất thực.

* Đức-Phật bị mảnh đá đụng ngón chân cái làm bầm máu (Sakalikāvedha)

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, sinh trong một gia đình dân thường. Khi còn nhỏ Đức-Bồ-tát rất tinh nghịch, cậu bé đang chơi giữa đường, nhìn thấy Đức-Phật Độc-Giác đang đi khất thực, cậu bé nghĩ rằng: “Sa-môn này đi đâu?”

Cậu bé tinh nghịch cầm một mảnh đá ném vào sau lưng Đức-Phật Độc-Giác, đụng phải gót chân của Ngài bị bầm máu.

Sau khi Đức-Bồ-tát chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh trong cõi địa-ngục, chịu quả khổ suốt thời gian lâu dài hằng ngàn năm, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới được thoát ra khỏi cõi địa-ngục.

Kiếp hiện-tại là Đức-Bồ-tát Siddhattha kiếp chót đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Khi Đức-Phật đang đi kinh hành tại núi Gijjhakūṭa, do năng lực của ác-nghiệp cũ trong quá-khứ còn dư sót chút đỉnh, khiến tỳ-khưu Devadatta xô tảng đá lăn xuống, tuy tảng đá bị ngăn cản lại, nhưng một mảnh đá nhỏ vỡ văng ra đụng vào ngón chân cái bàn chân phải của Đức-Phật, bị bầm máu.

Đó là do quả của ác-nghiệp cũ quá-khứ của Đức-Phật.

Page 296: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 250

* Đức-Phật bị mổ vết bầm bằng dao (Satthaccheda)

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, là Đức-vua một nước nhỏ ngoài trung xứ, Đức-vua Bồ-tát gần gũi thân cận với các vị quan cận thần ác nên trở thành Đức-vua ác.

Một ngày nọ, Đức-vua nổi khùng cầm gươm, đi chân trần (không mang dày dép) ra khỏi cung điện chạy vào thành giết chết nhiều người vô tội.

Sau khi Đức-vua Bồ-tát băng hà, ác-nghiệp sát sinh ấy cho quả tái-sinh trong cõi ác-giới chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới được thoát ra khỏi cõi ác-giới.

Kiếp hiện-tại là Đức-Bồ-tát Siddhattha kiếp chót đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Do năng lực của ác-nghiệp cũ trong quá-khứ còn dư sót chút đỉnh, khiến tỳ-khưu Devadatta xô tảng đá lăn xuống, một mảnh đá nhỏ văng đụng ngón chân cái của Đức-Phật bị bầm máu.

Về sau, thái-y Jīvaka chữa trị chỗ máu bầm bằng cách dùng con dao bén mổ lấy máu bầm ra với tâm từ của vị thái-y. Đó là đại-thiện-nghiệp chữa trị vết bầm ở đầu ngón chân cái của Đức-Phật.

Tỳ-khưu Devadatta làm bầm máu ngón chân cái của Đức-Phật bằng mảnh đá với tâm sân nên phạm phải ác- nghiệp rất nặng gọi là ác-nghiệp vô-gián trọng-tội (anantariyakamma) chắc chắn sẽ cho quả tái-sinh trong cõi địa-ngục Avīci mà không có nghiệp nào làm gián đoạn được.

Đức-Phật dạy về ác-nghiệp cũ của Ngài rằng:

Page 297: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 251

- Trong tiền-kiếp Như-Lai là Đức-vua nổi khùng, đi chân trần, cầm gươm vào thành giết người vô tội. Sau khi Đức-vua băng hà, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh trong cõi địa-ngục, chịu quả khổ bị hành-hạ thiêu đốt trong địa-ngục suốt thời gian lâu dài, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi địa-ngục.

Do quả của ác-nghiệp cũ còn dư sót chút đỉnh, kiếp chót hiện-tại này, Như-Lai bị mổ lấy máu bầm ở vết thương đầu ngón chân cái của Như-Lai, bởi vì năng lực của ác-nghiệp cũ còn cho quả.

* Đức-Phật bị bệnh đau đầu (Sīsadukkha)

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, sinh trong gia đình ngư dân, Đức-Bồ-tát cùng đám ngư dân đến chỗ bắt cá, nhìn thấy đám ngư dân bắt được cá rất nhiều gom thành đống lớn, liền phát sinh tâm hoan hỷ về sự sát sinh ấy.

Sau khi Đức-Bồ-tát chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh trong cõi ác-giới, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy suốt thời gian lâu dài, cho đến khi mãn quả của ác- nghiệp ấy, mới được thoát ra khỏi cõi ác-giới.

Kiếp hiện-tại là Đức-Bồ-tát Siddhattha kiếp chót đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Do quả của ác-nghiệp cũ hoan hỷ ác-nghiệp sát sinh trong quá-khứ ấy còn dư sót chút đỉnh, nên đôi khi Đức-Phật bị bệnh đau đầu.

Còn tiền-kiếp của đám ngư dân trong quá-khứ, nay kiếp hiện-tại sinh trong hoàng tộc dòng Sakya đều bị tiêu diệt bởi Đức-vua Viṭaṭūbha(1). 1 Bộ Dhammapadaṭṭhakathā, Tích Viṭaṭūbhavatthu.

Page 298: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 252

Đức-Phật dạy về ác-nghiệp cũ của Ngài rằng:

- Tiền-kiếp Như-Lai sinh trong xóm ngư dân. Nhìn thấy đám ngư dân bắt được cá rất nhiều, tiền-kiếp của Như-lai phát sinh tâm hoan hỷ.

Do năng lực của ác-nghiệp cũ còn dư sót chút đỉnh, đôi khi cho quả khổ bệnh đau đầu trong kiếp chót của Như-Lai. Còn đám ngư dân trong quá-khứ, nay là dòng họ Sakya bị Đức-vua Viṭaṭūbha tàn sát tất cả.

* Đức-Phật độ cơm gạo đỏ (Yavakhādana)

Đức-Bồ-tát, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, sinh trong gia đình thuộc giai cấp thấp, kém học thức, là kẻ si mê (andhabāla). Đức-Bồ-tát nhìn thấy chư tỳ-khưu thanh- văn đệ-tử của Đức-Phật độ vật thực ngon lành, cơm gạo sāli, nên Đức-Bồ-tát đã xúc phạm rằng:

“Các Sa-môn đầu trọc này hãy dùng cơm gạo đỏ, không nên dùng cơm gạo sāli, ...”

Đức-Bồ-tát sau khi chết, khẩu ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh trong cõi ác-giới, chịu quả khổ suốt thời gian lâu dài, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới được thoát ra khỏi cõi ác-giới.

Kiếp hiện-tại là Đức-Bồ-tát Siddhattha kiếp chót đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama. Đức-Phật cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng du hành khắp mọi nơi, thuyết pháp tế độ cho chúng-sinh có duyên lành nên tế độ.

Một thuở nọ, Đức-Phật ngự đến xứ Verañjā cùng với nhóm 500 tỳ-khưu-Tăng. Hay tin Đức-Phật đã ngự đến, ông Bà-la-môn Verañja đến hầu Đức-Phật, để đấu khẩu tranh tài với Đức-Phật, nhưng ông Bà-la-môn không thể thắng được Đức-Phật, liền hồi tâm tỉnh trí phát sinh đức-

Page 299: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 253

tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, xin quy y Tam-Bảo trở thành cận-sự-nam trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Ông Bà-la-môn Verañja thành kính đảnh lễ Đức-Phật, thỉnh cầu Đức-Phật cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng an cư nhập hạ ba tháng mùa mưa tại xứ Verañjā này.

Đức-Phật im lặng nhận lời thỉnh cầu của ông Bà-la-môn Verañja. Trong xứ Verañjā gặp phải hạn hán mất mùa, thiếu thốn vật thực, nên dân chúng chịu cảnh chết đói, lại còn bị Ác-Ma-thiên làm dân chúng xứ Verañjā mê muội, cho nên Đức-Phật cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng đi khất thực ít người để bát cúng dường vật thực đến Đức-Phật cùng với nhóm 500 chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng.

Khi ấy, đoàn người lái buôn từ xứ Uttarāpatha cùng với 500 cỗ xe ngựa vừa đến xứ Verañjā gặp mùa mưa, nên đành phải trú lại. Họ nhìn thấy chư tỳ-khưu đi khất thực nhưng không được vật thực, nên họ phát sinh đại-thiện-tâm trong sạch làm phước-thiện bố-thí cúng dường phần lúa đem theo làm vật thực cho ngựa, giã ra thành gạo đỏ, nấu cơm, chư-thiên bỏ thêm vào hương vị trời, rồi cúng dường để bát đến Đức-Phật cùng với nhóm 500 chư tỳ-khưu-Tăng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.

Đặc biệt họ làm phước-thiện cúng dường đến Ngài Trưởng-lão Ānanda món bơ mật ong, đường, … để Ngài Trưởng-lão làm thêm vật thực dâng cúng dường lên Đức-Phật.

Như vậy, Đức-Phật cùng với nhóm 500 Đại-đức tỳ-khưu Tăng độ cơm gạo đỏ suốt 3 tháng trong mùa an cư nhập hạ năm ấy, cho đến ngày rằm làm đại lễ Pavāraṇā (lễ yêu cầu thỉnh mời) trước ngày mãn hạ, đồng thời Ác-

Page 300: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 254

Ma-thiên không còn làm cho dân chúng xứ Verañjā mê muội nữa.

Thật vậy, ông Bà-la-môn Verañja nhớ lại trước đây ba tháng, có thỉnh mời Đức-Phật cùng với 500 Đại-đức tỳ-khưu-Tăng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại xứ Verañjā này, mà ông đã quên hẳn, nên suốt thời gian nhập hạ ông không cúng dường những thứ vật dụng đến Đức-Phật cùng với 500 Đại-đức tỳ-khưu-Tăng.

Ông Bà-la-môn Verañja đến hầu đảnh lễ sám hối Đức-Phật, rồi kính thỉnh Đức-Phật cùng với 500 Đại-đức tỳ-khưu-Tăng ngày hôm sau đến tư gia của ông, để ông làm phước-thiện đại-thí cúng dường đến chư tỳ-khưu-Tăng có Đức-Phật chủ trì.

Đức-Phật làm thinh, ông Bà-la-môn Verañja biết Đức-Phật nhận lời thỉnh mời của ông. Ông Bà-la-môn Verañja đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi xin phép trở về nhà.

Sáng ngày hôm sau, Đức-Thế-Tôn ngự đến tư gia của ông Bà-la-môn Verañja, cùng với 500 Đại-đức tỳ-khưu-Tăng. Ông Bà-la-môn Verañja đón tiếp Đức-Phật cùng với 500 Đại-đức tỳ-khưu-Tăng, xin làm lễ phước-thiện đại-thí cúng dường vật thực đến chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng có Đức-Phật chủ trì.

Sau khi Đức-Phật cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng thọ thực xong, ông Bà-la-môn Verañja đảnh lễ Đức-Phật cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng, xin sám hối tội-lỗi mê muội quên hẳn bổn phận của ông.

Ông Bà-la-môn Verañja kính xin Đức-Phật cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng tha thứ tội-lỗi mê muội quên hẳn bổn phận của ông.

Page 301: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 255

Thật ra, đó là ác-nghiệp cũ của Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama còn dư sót chút đỉnh, nay còn có cơ hội cho quả đến Đức-Phật Gotama.

Ác-nghiệp thuộc về của riêng Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, còn quả của ác-nghiệp không chỉ riêng của Đức-Phật mà còn ảnh hưởng đến 500 Đại-đức tỳ-khưu-Tăng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật nữa.

* Đức-Phật bị bệnh đau lưng (Piṭṭhidukkha)

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, sinh trong gia đình giàu sang, Đức-Bồ-tát có dáng vóc lùn, nhưng có sức mạnh phi thường.

Thời ấy, một võ sĩ đô vật có thân hình vạm vỡ, qua những trận đọ sức với các đối thủ từ khắp tỉnh thành cho đến kinh-thành, y đều toàn thắng, rồi y tự cho mình là người vô địch.

Một hôm, võ sĩ này đến quê hương của Đức-Bồ-tát, cũng như các nơi khác, không có một đối thủ nào có thể đọ sức nổi với y. Cho nên, y huyênh hoang tự đắc cho mình là người vô địch, rồi hãnh diện lên đường đi đến nơi khác.

Khi ấy, Đức-Bồ-tát nghĩ rằng: “Người võ sĩ này đã thắng tất cả các võ sĩ đô vật trong quê hương của ta, rồi y ra đi với vẻ tự cao ngã-mạn như vậy.”

Đức-Bồ-tát liền đến gặp y vỗ tay bảo rằng:

- Này ngươi hãy đến đây, đọ sức với ta rồi đi!

Nghe Đức-Bồ-tát nói vậy, võ sĩ đô vật cười khanh khách và nghĩ rằng:

“Các địch thủ to lớn, ta còn thắng một cách dễ dàng, huống gì dáng người thấp lùn này, ta chỉ cần dùng một tay là đủ.”

Page 302: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 256

Nghĩ xong, y vỗ tay đi đến gặp Đức-Bồ-tát. Hai người bắt tay lẫn nhau trước khi đọ sức. Đức-Bồ-tát vồ đến ôm gọn thân hình vạm vỡ của y, nhấc bổng chân lên, đưa lên hư không, quay vòng tròn, rồi dộng vai mạnh xuống mặt đất làm đau sụn cột xương sống, rồi để y nằm dài trên mặt đất, không còn cựa quậy được nữa.

Dân chúng trong xứ thấy vậy vỗ tay tán dương khen thưởng Đức-Bồ-tát đã thắng được một võ sĩ đô vật lừng danh, rồi họ tặng cho Đức-Bồ-tát những phần thưởng vô cùng quý giá.

Đức-Bồ-tát chữa trị lại phần xương vai, xương cột sống cho võ sĩ, rồi đỡ y đứng dậy và dạy bảo y rằng:

- Này bạn! Từ nay về sau bạn không nên đọ sức so tài với ai nữa.

Do ác-nghiệp ấy còn dư sót, cho nên mỗi khi Đức-Bồ-tát được tái-sinh làm người, ác-nghiệp làm khổ võ sĩ đô vật ấy, nếu có cơ hội cho quả, thì Đức-Bồ-tát thường bị đau lưng, đau mình nhức mỏi.

Kiếp hiện-tại là Đức-Bồ-tát Siddhattha kiếp chót đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama hoàn toàn không còn khổ-tâm do phiền-não nữa, nhưng Đức-Phật vẫn còn khổ-thân tứ đại, thường mắc bệnh đau lưng, ...

Cho nên, đôi khi Đức-Phật đang thuyết pháp, bệnh đau lưng phát sinh, Đức-Phật truyền dạy Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta hoặc Ngài Đại-Trưởng-lão Mahā-moggallāna thay thế Đức-Phật tiếp tục thuyết pháp.

Còn Đức-Phật truyền bảo tỳ-khưu trải y, để cho Đức-Phật nằm nghỉ, để giảm bớt cơn đau lưng.

Đó là quả của ác-nghiệp cũ. Đức-Phật dạy về ác- nghiệp cũ của Ngài rằng:

Page 303: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 257

- Tiền-kiếp Như-Lai đã từng làm cho võ sĩ đô vật lừng danh trong thời quá-khứ, đau sụn lưng. Do nghiệp cũ ấy cho quả, nên kiếp hiện-tại, Như-Lai thường bị bệnh đau lưng phát sinh.

* Đức-Phật bị bệnh đại tiện ra máu (Atisāra)

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, sinh trong gia đình thầy thuốc. Đức-Bồ-tát trưởng thành cũng sinh sống bằng nghề làm thầy bốc thuốc chữa bệnh cho mọi người.

Khi Đức-Bồ-tát chữa lành bệnh cho con trai một phú hộ, mà người con trai phú hộ trả tiền công bốc thuốc không xứng đáng. Do không hài lòng, nên Đức-Bồ-tát đã bốc thuốc xổ cho con trai phú hộ uống.

Khi Đức-Bồ-tát, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama được tái-sinh làm người, do ác-nghiệp cho uống thuốc xổ ấy, nếu có cơ hội cho quả thì Đức-Bồ-tát bị bệnh kiết lị, đi đại tiện ra máu.

Kiếp hiện-tại là Đức-Bồ-tát Siddhattha kiếp chót đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama năm 35 tuổi.

Từ đó về sau, suốt 45 năm thuyết pháp tế độ cho chúng- sinh giải thoát khỏi biển khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Khi Đức-Phật Gotama tròn 80 tuổi, đúng vào ngày rằm tháng tư âm lịch, ngày cuối cùng của Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn.

Sau khi Đức-Phật độ món ăn đặc biệt bổ dưỡng sūkuramaddava của ông Cunda kammāraputta, và có thêm phần hương vị của chư-thiên ở các cõi trời bỏ vào món ăn ấy, để bồi bổ tăng thêm sức mạnh trong cơ thể của Đức-Phật.

Page 304: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 258

Trên đường Đức-Phật ngự đến khu rừng Kusinārā cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng, Đức-Phật bị lâm bệnh kiết lị đi đại tiện ra máu, làm cho cơ thể của Đức-Phật mệt nhoài, lại thêm khát nước, Đức-Phật phải dừng lại nằm nghỉ ngơi một lúc, rồi mới tiếp tục ngự đến khu rừng Kusinārā, để Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn vào canh chót đêm rằm tháng tư (âm lịch) ấy.

Đức-Phật là bậc cao thượng nhất trong tam-giới chúng-sinh, thế mà vẫn không sao tránh khỏi ác-nghiệp cũ cho quả.

Đức-Phật dạy về ác-nghiệp cũ của Ngài rằng:

- Tiền-kiếp Như-Lai làm nghề thầy thuốc, vị thầy ấy chữa bệnh cho con trai phú hộ. Do không hài lòng con trai phú hộ, nên vị thầy đã bốc thuốc xổ cho con trai phú hộ uống.

Do ác-nghiệp cũ ấy cho quả, nên kiếp hiện-tại này phát sinh bệnh đại tiện ra máu đến Như-Lai.

* Đức-Phật khát nước

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, là người chăn bò, dẫn đàn bò ra đồng ăn cỏ, Đức-Bồ-tát nhìn thấy con bò mẹ đang uống nước đục, nên ngăn cấm không cho nó uống nước đục theo ý muốn của nó.

Kiếp hiện-tại là Đức-Bồ-tát Siddhattha kiếp chót đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama. Trên đường từ thành phố Pāvā đến khu rừng Kusinārā, trước khi tịch diệt Niết-bàn, Đức-Phật bị lâm bệnh kiết lị đi đại tiện ra máu, mệt nhoài và khát nước. Đức-Phật truyền dạy Ngài Trưởng-lão Ānanda đi lấy nước.

Page 305: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kiếp Đầu Tiên Và Kiếp Chót Của Đức-Phật Gotama 259

Do ác-nghiệp cũ không cho con bò mẹ uống nước đục ấy cho quả, nên con sông còn ít nước, vừa có 500 chiếc xe bò băng qua sông làm nước sông đục ngầu.

Khi đi đến con sông ấy, Ngài Trưởng-lão Ānanda nhìn thấy nước sông đục ngầu, nên Ngài Trưởng-lão không muốn lấy nước ấy.

Đức-Phật vì khát nước quá không chịu đựng nổi, nên Đức-Phật lại truyền bảo Ngài Trưởng-lão Ānanda đi lấy nước đem về cho Ngài độ cho qua cơn khát.

Một lần nữa, Ngài Trưởng-lão Ānanda cũng đến con sông ấy, vừa bước xuống, thật phi thường thay! Nước sông đang đục ngầu, bỗng nhiên trở nên trong sạch lạ thường. Ngài Trưởng-lão Ānanda lấy nước ấy đem về dâng đến Đức-Phật.

Đó là quả của ác-nghiệp cũ ngăn cấm con bò mẹ đang uống nước đục trong tiền-kiếp của Đức-Phật.

Đức-Phật đã thuyết giảng đến chư tỳ-khưu Tăng tại ven rừng gần hồ Anotatta, những ác-nghiệp cũ và quả của ác-nghiệp cũ mà Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật đã tạo trong thời quá-khứ, nay kiếp hiện-tại những ác-nghiệp cũ ấy vẫn còn có cơ hội cho quả của ác-nghiệp, trước khi Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.(1)

Nghiệp và quả của nghiệp là rất công bằng, không hề thiên vị ai, kể cả Đức-Phật và chư bậc Thánh A-ra-hán.

Thật vậy, * đại-thiện-nghiệp 30 pháp-hạnh ba-la-mật của Đức-Bồ-tát Siddhattha kiếp chót cho quả trở thành Đức-Phật Gotama.

1 Tìm hiểu rõ quyển IV, Nghiệp Và Quả Của Nghiệp của bộ Nền-Tảng- Phật-Giáo, cùng soạn-giả.

Page 306: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 260

Và những ác-nghiệp cũ của Đức-Phật Gotama, có cơ hội cho quả, nên Đức-Phật Gotama phải chịu quả xấu trong kiếp hiện-tại cho đến trước khi tịch diệt Niết-bàn.

* Đại-thiện-nghiệp 10 pháp-hạnh ba-la-mật của Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna cho quả trở thành bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.

Và ác-nghiệp cũ của Ngài có cơ hội cho quả, nên Ngài bị đánh đập phải tịch diệt Niết-bàn.

Còn mỗi người trong chúng ta cũng phải thừa hưởng quả của đại-thiện-nghiệp và ác-nghiệp của mình như vậy.

* Đức-Phật với cây Đại-Bồ-đề

Tích tiền-kiếp Kāliṅgabodhijātaka

Đức-Thế-Tôn ngự tại ngôi chùa Jetavana của ông phú-hộ Anāthapiṇḍika gần kinh-thành Sāvatthi, Đức-Phật thuyết giảng tích Kaliṅgabodhijātaka(1) trong đoạn đầu được tóm lược như sau:

Khi Đức-Phật ngự tại ngôi chùa Jetavana cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng đông đảo, đến khi Đức-Phật du hành đến nơi khác, thì chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng cùng đi theo Đức-Phật.

Lúc ấy, ngôi chùa Jetavana trở nên trống vắng, không còn một vị nào ở trong chùa cả. Những người cận-sự-nam, cận-sự-nữ mang những phẩm vật đến chùa, không thấy Đức-Phật và cũng không thấy một Đại-đức tỳ-khưu nào cả. Họ không biết dâng lễ cúng dường đến nơi nào, nên họ phải đành đem đến đặt trước cốc Gandhakuṭi của Đức-Phật, rồi họ lủi thủi trở về nhà mà không phát sinh tâm hoan hỷ.

1 Bộ Jātakaṭṭhakathā, Tích Kaliṅgabodhijātaka.

Page 307: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Với Cội Đại-Bồ-Đề, Biểu Tượng Của Phật-Giáo 261

Được biết như vậy, ông phú-hộ Anāthapiṇḍika chờ đợi khi Đức-Phật ngự trở lại ngôi chùa Jetavana cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng. Ông phú hộ liền đến gặp đảnh lễ Ngài Trưởng-lão Ānanda và bạch rằng:

- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, mỗi khi Đức-Phật ngự đi du hành đến nơi khác cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng, tại ngôi chùa Jetavana này trở nên trống vắng.

Các người cận-sự-nam, cận-sự-nữ đem những phẩm vật đến dâng lễ cúng dường mà không thấy vị nào cả. Họ đành phải đem những phẩm vật đặt trước cửa cốc Gandhakuṭi của Đức-Phật, rồi thui thủi trở về nhà mà không phát sinh tâm hoan hỷ.

- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con kính xin Ngài bạch lại với Đức-Phật rằng:

“Đối với các hàng thanh-văn đệ-tử còn có nơi nào khác dâng lễ cúng dường, để phát sinh đại-thiện-tâm hoan hỷ nữa không?”

Nhận lời thỉnh cầu của ông phú-hộ, Ngài Trưởng-lão Ānanda đến hầu đảnh lễ Đức-Phật xong, bèn bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Cetiya là nơi dâng lễ cúng dường có bao nhiêu nơi? Bạch Ngài.

- Này Ānanda! Cetiya nơi dâng lễ cúng dường có 3 nơi.

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, ba nơi ấy là những nơi nào? Bạch Ngài.

- Này Ānanda! Ba nơi ấy là:

1- Sārīrika-cetiya: Cetiya nơi tôn thờ Xá-Lợi của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

2- Paribhoga-cetiya: Cetiya nơi mà Đức-Phật đã sử dụng như cội Đại-Bồ-đề, những thứ vật dụng của Đức-Phật đã dùng.

Page 308: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 262

3- Uddissaka-cetiya: Cetiya nơi mà các hàng thanh-văn đệ-tử tạo nên ngôi Bảo-tháp, tượng Đức-Phật, v.v… để tôn thờ.

Ngài Trưởng-lão Ānanda bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, khi Đức-Thế-Tôn còn tại thế gian, ba nơi cetiya ấy, các hàng thanh-văn đệ-tử có thể dâng lễ cúng dường được hay không? Bạch Ngài.

- Này Ānanda! Sāriraka-cetiya: Cetiya nơi tôn thờ Xá-lợi của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, khi nào Như-Lai tịch diệt Niết-bàn rồi, còn lại phần Xá-Lợi thì khi ấy, các hàng thanh-văn đệ-tử mới có thể dâng lễ cúng dường cetiya, nơi tôn thờ Xá-lợi Đức-Phật.

- Này Ānanda! Còn paribhoga-cetiya và uddissaka- cetiya, thì ngay khi Như-Lai còn tại thế gian, các hàng thanh-văn đệ-tử cũng có thể dâng lễ cúng dường đến hai nơi cetiya ấy được.

- Này Ānanda! Cây Đại-Bồ-đề được gọi là paribhoga-cetiya, bởi vì chư Phật đã sử dụng ngồi dưới cội Đại-Bồ-đề, đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Lắng nghe Đức-Phật truyền dạy như vậy, Ngài Trưởng-lão Ānanda bèn bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, khi Đức-Thế-Tôn ngự đi du hành đến nơi khác cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng, tại ngôi chùa Jetavana này trở nên trống vắng.

Các người cận-sự-nam, cận-sự-nữ đem những phẩm vật đến dâng lễ cúng dường mà không thấy vị nào cả. Họ đành phải đem những phẩm vật đặt trước cửa cốc Gandhakuṭi của Đức-Phật, rồi thui thủi trở về nhà mà không phát sinh tâm hoan hỷ.

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, như vậy, con có thể thỉnh hạt giống Đại-Bồ-đề từ cội Đại-Bồ-đề ở khu rừng

Page 309: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Với Cội Đại-Bồ-Đề, Biểu Tượng Của Phật-Giáo 263

Uruvelā, đem về gieo trồng tại ngôi chùa Jetavana này, để cho các hàng thanh-văn đệ-tử làm cetiya nơi dâng lễ cúng dường, có nên hay không? Bạch Ngài.

Đức-Phật hoan hỷ truyền dạy rằng:

- Sādhu, Ānanda! ropehi.

- Này Ānanda! Tốt lắm! Con hãy nên gieo trồng cây Đại-Bồ-đề tại ngôi chùa Jetavana này.

Evaṃ sante Jetavane mama nibaddhavāso viya bhavissati(1).

Như vậy, khi có cây Đại-Bồ-đề trong ngôi chùa Jetavana, cũng như là sự thường trú của Như-Lai.

Sau khi lắng nghe Đức-Phật truyền dạy như vậy, Ngài Trưởng-lão Ānanda thông báo cho ông phú hộ Anātha-piṇḍika, bà đại thí chủ Visākhā, Đức-vua Pasenadi Kosala, cùng toàn thể các cận-sự-nam, cận-sự-nữ trong kinh-thành Sāvatthi rằng:

- Thưa quý vị, một cây Đại-Bồ-đề sẽ được trồng tại ngôi chùa Jetavana này. Vậy, xin quý vị cho người đào lỗ để trồng cây Đại-Bồ-đề.

Khi ấy, Ngài Trưởng-lão Ānanda đến gặp Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna và bạch rằng:

- Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, con muốn trồng một cây Đại-Bồ-đề tại ngôi chùa Jetavana, kính thỉnh Ngài Đại-Trưởng-lão đến cội Đại-Bồ-đề tại khu rừng Uruvelā, thỉnh một hạt giống Đại-Bồ-đề đem về cho con.

Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna nhận lời, liền dùng phép thần-thông bay đến khu rừng Uruvelā, bay xung quanh cội Đại-Bồ-đề để tìm hạt Đại-Bồ-đề nào già

1 Bộ Jātakaṭṭhakathā, Tích Kaliṅgabodhijātaka.

Page 310: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 264

chín sắp lìa khỏi cành. Ngài Đại-Trưởng-lão dùng tấm y hứng lấy hạt giống Đại-Bồ-đề không để rơi xuống mặt đất, thỉnh đem về trao cho Ngài Trưởng-lão Ānanda.

Ngài Trưởng-lão Ānanda cung kính đón nhận hạt giống Đại-Bồ-đề bằng cái đĩa bằng vàng.

Tiếp đến, Ngài Trưởng-lão Ānanda loan báo cho Đức-vua Pasenadi Kosala, ông phú-hộ Anāthapiṇḍika, bà đại thí chủ Visākhā, cùng toàn thể các cận-sự-nam, cận-sự-nữ trong kinh-thành Sāvatthi tụ hội để làm lễ trồng cây Đại-Bồ-đề.

Mọi người đã tụ hội đông đủ tại ngôi chùa Jetavana, để làm lễ trồng cây Đại-Bồ-đề rất trọng thể.

Đầu tiên Ngài Trưởng-lão Ānanda thỉnh cái đĩa bằng vàng có đựng hạt giống Đại-Bồ-đề trao cho Đức-vua Pasenadi Kosala, để gieo trồng cây Đại-Bồ-đề.

Đức-vua cung kính đón nhận từ tay của Ngài Trưởng-lão Ānanda, rồi suy nghĩ rằng:

“Ta tuy là Vua, nhưng người xứng đáng để gieo trồng cây Đại-Bồ-đề này phải là ông phú-hộ Anāthapiṇḍika.”

Nghĩ như vậy, Đức-vua Pasenadi Kosala liền trao cái đĩa đựng hạt giống Đại-Bồ-đề lại cho ông phú hộ Anāthapiṇḍika. Ông phú hộ cung kính đón nhận cái đĩa đựng hạt giống Đại-Bồ-đề từ tay của Đức-vua.

Ông phú hộ rải phân bón xuống lỗ, rồi hai tay cung kính bưng cái đĩa vàng đựng hạt giống Đại-Bồ-đề gieo xuống lỗ và phủ lên mặt một lớp đất.

Khi ấy, mọi người đông đảo đều nhìn thấy, một điều thật là phi thường chưa từng có bao giờ!

Ngay khi vừa gieo xong, liền mọc lên một cây Đại-Bồ- đề cao 50 hắc tay (cùi tay), có 5 nhánh, mỗi nhánh tỏa

Page 311: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Với Cội Đại-Bồ-Đề, Biểu Tượng Của Phật-Giáo 265

dài 50 hắc tay, trở thành một cây Đại-Bồ-đề to lớn mà tất cả bốn phương, tám hướng đều nhìn thấy rõ.

Đức-vua Pasenadi Kosala liền dâng cúng dường 18 đóa hoa sen, tưới nước trong sạch vào gốc cây Đại-Bồ-đề. Tiếp theo, ông phú hộ Anāthapiṇḍika, bà đại thí chủ Visākhā, cùng toàn thể các cận-sự-nam, cận-sự-nữ đều vô cùng hoan hỷ, lần lượt dâng lễ cúng dường đến cội Đại-Bồ-đề một cách cung kính.

Xung quanh cội Đại-Bồ-đề được xây bốn bức thành hàng rào và cổng ra vào bằng các loại đá rất quý, phần nền gần gốc cây Đại-Bồ-đề được lót bằng một loại đá quý, để làm nơi dâng lễ cúng dường của các hàng thanh-văn đệ-tử.

Ngài Trưởng-lão Ānanda vào hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn bèn bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, chúng con đã trồng cây Đại-Bồ-đề xong. Kính thỉnh Đức-Thế-Tôn ngự đến sử dụng cội Đại-Bồ-đề.

Khi Đức-Thế-Tôn sử dụng cội Đại-Bồ-đề, để cho chúng con được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.

Theo sự thỉnh cầu của Ngài Trưởng-lão Ānanda, Đức-Thế-Tôn ngự đến sử dụng cội Đại-Bồ-đề, nhập A-ra-hán quả suốt đêm.

Ngài Trưởng-lão Ānanda thông báo cho Đức-vua Pasenadi Kosala, ông phú hộ Anāthapiṇḍika, bà đại thí chủ Visākhā, cùng toàn thể các cận-sự-nam, cận-sự-nữ trong kinh-thành Sāvatthi tụ hội tại cội Đại-Bồ-đề để làm đại lễ cúng dường đến cội Đại-Bồ-đề.

Vì vậy, cây Đại-Bồ-đề có tên gọi là: “Ānandabodhi: Cây Đại-Bồ-đề của Ngài Trưởng-lão Ānanda.”

Cây Đại-Bồ-đề của Ngài Trưởng-lão Ānanda vẫn còn

Page 312: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 266

tồn tại cho đến ngày nay tại nền ngôi chùa cổ Jetavana, tỉnh Sāvatthi, xứ Ấn Độ.

Đối với các hàng thanh-văn đệ-tử là bậc xuất-gia, cũng như hàng tại gia cận-sự-nam, cận-sự-nữ nên đem hết lòng tôn kính cây Đại-Bồ-đề, bởi vì, khi chúng ta tôn kính cây Đại-Bồ-đề cũng như tôn kính Đức-Phật vậy.

Cho nên, tại mỗi cây Đại-Bồ-đề là một nơi tôn nghiêm, nên hằng ngày mỗi hàng thanh-văn đệ-tử phải có bổn phận chăm sóc bảo tồn, thường xuyên quét dọn lau chùi sạch sẽ và thường đến lễ bái, dâng lễ cúng dường đến cội Đại-Bồ-đề như lễ bái, dâng lễ cúng dường đến Đức-Phật, với đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo.

Thời-kỳ Đức-vua Asoka (Phật-lịch 218), Đức-vua là Đấng Minh Quân có đức-tin trong sạch nơi Tam-Bảo, hộ độ trong kỳ kết tập Tam-Tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ ba tại chùa Asokārāma xứ Pāṭaliputta.

Vào năm Phật-lịch 236, Đức-vua hộ độ phái đoàn gồm 5 Ngài Đại-đức, do Ngài Trưởng-lão Mahinda(1) làm trưởng đoàn, đi sang Đảo-quốc Srilankā để truyền bá Phật-giáo.

Vào thời-kỳ ấy, Đức-vua Devanampiyatissa trị vì Đảo-quốc Srilankā, là bạn thân thiết của Đức-vua Asoka. Đức-vua Devanampiyatissa cùng các quan trong triều, dân chúng hân hoan đón rước phái đoàn chư Đại-đức-Tăng rất trọng thể.

Phái đoàn chư Đại-đức-Tăng thuyết pháp truyền bá giáo-pháp của Đức-Phật, Đức-vua cùng các quan trong triều và dân chúng phần đông phát sinh đức-tin trong

1 Ngài Đại-đức Mahinda là bậc Thánh A-ra-hán, vốn là Thái-tử của Đức-

vua Asoka.

Page 313: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Với Cội Đại-Bồ-Đề, Biểu Tượng Của Phật-Giáo 267

sạch nơi Tam-Bảo, một số xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu, một số xin thọ phép quy-y Tam-Bảo trở thành người cận-sự-nam, cận-sự-nữ đã quy-y Tam-Bảo trọn đời.

Ngoài ra, còn một số cận-sự-nữ muốn xuất-gia trở thành tỳ-khưu-ni. Vì vậy, Ngài Trưởng-lão Mahinda dạy gởi sứ giả đến tâu lên Đức-vua Asoka, kính xin Đức-vua gửi phái đoàn chư Đại-đức tỳ-khưu-ni sang đảo-quốc Srilankā.

Cung nghinh cây Đại-Bồ-đề sang đảo quốc Srilankā

Chấp thuận lời tâu xin của sứ giả, Đức-vua Asoka gửi phái đoàn chư Đại-đức tỳ-khưu-ni, do Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Saṃghamittā(1) làm trưởng đoàn, phái đoàn có cung nghinh một cây Đại-Bồ-đề sang trồng trên đảo quốc Srilankā.

Đức-vua Asoka làm lễ tiễn đưa cây Đại-Bồ-đề rất long trọng, Đức-vua truyền lệnh sứ giả sang trước, để tâu lên Đức-vua Devanampiyatissa cũng làm lễ đón rước cây Đại-Bồ-đề cho trọng thể.

Thật vậy, Đức-vua Devanampiyatissa cùng các quan trong triều và rất đông đảo dân chúng đứng chờ sẵn ở bến. Khi thuyền của phái đoàn chư Đại-đức tỳ-khưu-ni tăng cùng với cây Đại-Bồ-đề vừa cập bến, Đức-vua Devanampiyatissa lội xuống nước đến cung nghinh cây Đại-Bồ-đề từ trên tay của Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni và cùng đón rước phái đoàn chư Đại-đức tỳ-khưu-ni lên đảo quốc Srilankā.

Cây Đại-Bồ-đề được thỉnh đến trồng tại tỉnh Anurādhapura đảo-quốc Srilankā. Cây Đại-Bồ-đề này

1 Đại-đức Tỳ-khưu-ni Saṃghamittā là bậc Thánh A-ra-hán, vốn là Công-

chúa của Đức-vua Asoka.

Page 314: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 268

được duy trì tồn tại cho đến nay vẫn còn tươi tốt. Nhà-nước Srilankā cùng với các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật là bậc xuất-gia tỳ-khưu, sa-di, cận-sự-nam, cận-sự-nữ bảo vệ nghiêm ngặt, xung quanh có vòng thành bao bọc, chăm sóc cây Đại-Bồ-đề rất chu đáo.

Hằng ngày, các đoàn người từ các tỉnh trong nước và ngoài nước đến chiêm bái cúng dường cây Đại-Bồ-đề.

Vào buổi chiều, các cận-sự-nam, cận-sự-nữ mặc đồ màu trắng lũ lượt dẫn nhau đến chiêm bái cúng dường, tụng kinh, hành-thiền, … cho đến giờ đóng cửa họ mới trở về nhà.

Như vậy, thời ấy chỉ có cây Đại-Bồ-đề được cung thỉnh sang trồng trên đảo-quốc Srilankā, mà không đề cập đến tượng Đức-Phật.

Tượng Đức-Phật (Buddharūpa) Tượng Đức-Phật có từ thời-kỳ nào?

Xuất hiện lần đầu tiên ở đâu?

Sở dĩ có câu hỏi này, là vì Tam-Tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi qua các thời-kỳ kết tập từ lần thứ nhất cho đến lần thứ tư dạy các hàng thanh-văn đệ-tử là bậc xuất-gia tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni và các hàng tại gia là cận-sự-nam, cận-sự-nữ phải nên tôn kính cây Đại-Bồ-đề như tôn kính Đức-Phật, không nên chặt cành có tính cách phá hoại cây Đại-Bồ-đề.

Thật khó mà xác định chính xác, song do căn cứ của một vài sử liệu cho rằng:

“Tượng Đức-Phật có từ thời-kỳ Phật-lịch thế kỷ thứ VI, do các nhà nghệ thuật điêu khắc người Karika có đức-tin theo Phật-giáo, trong xứ Gandharaṭṭha, thuộc miền Bắc Ấn Độ thời xưa.”

Page 315: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Với Cội Đại-Bồ-Đề, Biểu Tượng Của Phật-Giáo 269

Những nhà nghệ thuật này do tư duy rằng: “Phái Bà-la-môn có các tượng thần linh để họ dâng lễ cúng dường, thì Phật-giáo cũng nên có tượng Đức-Phật để làm nơi lễ bái, dâng lễ cúng dường.

Do đó, các nhà nghệ thuật điêu khắc này học hỏi, nghiên cứu về 32 tướng tốt của Đức-Phật và 80 tướng tốt phụ của Đức-Phật làm cơ bản, làm nền tảng để họ sáng tạo nên tượng Đức-Phật đầu tiên.”

Một sử liệu khác cho rằng:

“Tượng Đức-Phật đầu tiên có vào khoảng Phật-lịch 700 sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn, do các nhà nghệ thuật điêu khắc, tạo hình trong xứ Gandharaṭṭha, thuộc miền Bắc Ấn Độ thời xưa.”

Tượng Đức-Phật có phù hợp với Phật-giáo hay không?

Tượng Đức-Phật thuộc trong điều Uddissakacetiya: Cetiya nơi mà người tạo nên ngôi Bảo-tháp, tượng Đức-Phật, v.v… để tôn thờ, lễ bái cúng dường, ...

Cho nên, tượng Đức-Phật phù hợp với Phật-giáo.

Biểu tượng của Phật-giáo

Cây Đại-Bồ-đề là một biểu tượng đặc biệt nhất của Phật-giáo, bởi vì Đức-Bồ-tát Siddhattha trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu Đức-Phật Gotama tại dưới cội cây Assattha. Vì vậy, cây Assattha này được gọi là Mahābodhirukkha: Cây Đại-Bồ-đề của Đức-Phật Gotama.

* Cây Đại-Bồ-đề của Đức-Phật Gotama

Cây Đại-Bồ-đề này mọc tại khu rừng Uruvelā, nay gọi là Buddhagayā (Ấn Độ), là nơi tôn kính của các hàng

Page 316: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 270

thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama, chư tỳ-khưu, chư sa-di, chư tỳ-khưu-ni, chư sa-di-ni, toàn thể cận-sự-nam, cận-sự-nữ nên hết lòng thành kính lễ bái cội Đại-Bồ-đề, cũng như thành kính lễ bái, cúng dường đến Đức-Phật Gotama.

Cho nên, Cây Đại-Bồ-đề của Đức-Phật Gotama là một biểu tượng của Phật-giáo (như trong tích “Cây Đại-Bồ-đề của Ngài Trưởng-lão Ānanda”).

* Cây Đại-Bồ-đề tại rừng núi Viên Không

Một cây Đại-Bồ-đề nhỏ được cung thỉnh từ Buddha-gayā tại khu rừng Uruvelā xưa, nơi mà Đức-Bồ-tát Siddhattha đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama, đem về trồng tại rừng núi Viên Không, xã Tóc-tiên, huyện Tân-thành, tỉnh Bà-Rịa-Vũng-Tàu, để cho tất cả các hàng thanh-văn đệ-tử gần xa có cơ hội đến chiêm bái, đảnh lễ, lễ bái, cúng dường cội cây Đại-Bồ-đề, để gieo duyên lành trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Cây Đại-Bồ-đề này được trồng trên mảnh đất tại rừng núi Viên-Không, rồi xây dựng trở thành nơi tôn nghiêm lễ bái cúng dường đặt tên là Bồ-Đề Phật-Cảnh gồm có:

- Động Bodhisattaguhāsīmā là động có hình Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha đang thực-hành pháp-hành khổ-hạnh (dukkaracariyā) cũng là chỗ Sīmā nơi chư tỳ-khưu-Tăng hành tăng-sự (saṃghakamma).

- Cây Đại-Bồ-đề (Mahābodhirukkha) được bao quanh bởi 10 tấm phù-điêu bằng đá cẩm thạch, được khắc 10 tích tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama thực-hành 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng.

Page 317: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Với Cội Đại-Bồ-Đề, Biểu Tượng Của Phật-Giáo 271

Quang cảnh xung quanh cây Đại-Bồ-đề được trang trí bởi 2 vị Rồng Xanh: một vị rồng từ trên núi bay xuống và một vị rồng từ dưới bay lên gặp nhau tại Bánh Xe Chuyển-Pháp-Luân có 2 chú nai bông quỳ 2 bên.

- Bảy tuần lễ Đức-Phật Gotama hưởng pháp vị giải thoát (vimuttirasa) được tạo ra 7 cảnh tượng trưng, ý nghĩa như sau:

• Tuần lễ thứ nhất gọi là Pallaṅkasattāha: Đức-Phật ngự trên bồ-đoàn quý báu trong lâu đài bằng inox tại dưới cội Đại-Bồ-đề hưởng pháp vị giải thoát (từ ngày 16 tháng tư đến ngày 22 tháng tư).

• Tuần lễ thứ nhì gọi là Animisasattāha: Đức-Phật đứng trên hòn đá trên cao không nháy mắt nhìn xuống cây đại-Bồ-Đề (từ ngày 23 tháng tư đến ngày 29 tháng tư).

• Tuần lễ thứ ba gọi là Caṅkamasattāha: Đức-Phật ngự đi kinh hành trên con đường làm bằng đá hoa cương, mỗi bước có đóa hoa sen nâng đỡ (từ ngày 30 tháng tư đến ngày 6 tháng 5).

• Tuần lễ thứ tư gọi là Ratanagharasattāha: Đức-Phật ngự trên lâu đài bằng inox, phía dưới móng làm bằng đá hoa cương, đặt trên hòn đá lớn (từ ngày 7 tháng 5 đến ngày 13 tháng 5).

• Tuần lễ thứ năm gọi là Ajapālasattāha: Đức-Phật ngồi dưới cây da trong tấm phù điêu làm bằng đá cẩm thạch, cảnh 3 thiên-nữ Taṇhā, Aratī, Rāgā là công-chúa của Ác-Ma-thiên từ cõi Tha-hoá-tự-tại-thiên hiện xuống quyến rũ Đức-Phật. Ba thiên-nữ bất lực, nên hồi tâm sám hối, tán dương ca tụng Đức-Phật, rồi trở về (từ ngày 14 tháng 5 đến ngày 20 tháng 5).

Page 318: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 272

• Tuần lễ thứ sáu gọi là Mucalindasattāha: Đức-Phật ngự trong hồ nước Mucalinda, trời mưa lạnh, Long-vương Mucalinda hiện ra vòng quanh 7 vòng bao quanh làm ấm Đức-Phật, phồng mang che mưa trên đầu Đức-Phật, tỏ lòng tôn kính Đức-Phật (từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 27 tháng 5).

• Tuần lễ thứ bảy gọi là Rājāyatanasattāha: Đức-Phật ngồi dưới cây Rājāyatana trong tấm phù điêu làm bằng đá cẩm thạch, cảnh Đức-Phật ban Xá-lợi tóc cho 2 anh em lái buôn Tapussa và Bhallika (từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 5 tháng 6).

- Hai bàn chân của Đức-Phật làm bằng đá cẩm thạch, trong lòng 2 bàn chân có chạm 108 biểu tượng mà mỗi biểu tượng là một hình ảnh có ý nghĩa trong pháp, được gắn trên vách đá.

- Tấm phù-điêu phong cảnh Buddhagayā được khắc trên vách đá trong khuôn viên nền cội cây Đại-Bồ-đề.

Xung quanh nền cội cây Đại-Bồ-đề có 28 khung lan can bằng inox bao quanh.

Bồ Đề Phật Cảnh là một cảnh trí rất thanh-tịnh thiên nhiên và cũng rất tôn nghiêm tại rừng núi Viên Không.

Bánh xe Chuyển-Pháp-Luân gồm có 12 căm là sự luân chuyển theo tam-tuệ-luân: Trí-tuệ-học, trí-tuệ- hành, trí-tuệ-thành trong tứ Thánh-đế (3 x 4 = 12) là phần cốt lõi của Phật-giáo. Cho nên, bánh xe Chuyển- Pháp-Luân cũng là một biểu tượng của Phật-giáo.

Hai biểu tượng này, nếu người nào có sự hiểu biết giáo-pháp của Đức-Phật sâu sắc thì mới có thể nhận thức, biết được tính chất cao thượng của nó.

Page 319: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Với Cội Đại-Bồ-Đề, Biểu Tượng Của Phật-Giáo 273

* Tượng Đức-Phật là một biểu tượng của Phật-Giáo

Tượng Đức-Phật cũng là một biểu tượng của Phật- giáo. Tượng Đức-Phật là một hình ảnh rất sống động, gần gũi với con người nhất, dễ cảm nhận và rất dễ gây ấn tượng sâu sắc nhất. Cho nên, tượng Đức-Phật là một biểu tượng, một hình ảnh để liên tưởng đến Đức-Phật, ngôi cao cả nhất mà các hàng thanh-văn đệ-tử hết lòng thành kính lễ bái cúng dường.

Tượng Đức-Phật theo mỹ thuật của mỗi dân tộc Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót, chắc chắn sẽ

trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, thì Đức-Bồ-tát ấy có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân và 80 tướng tốt phụ. Đó là lời dạy của Đức-Phật, mà mỗi tướng tốt như thế nào thì không có một ai từng thấy từng biết cả. Cho nên, các nhà nghệ thuật điêu khắc tạo hình theo óc tưởng tượng của mỗi người, dựa theo nền mỹ thuật của dân tộc mình để sáng tạo ra tượng Đức-Phật.

Mỗi nhà nghệ thuật, có một quan niệm riêng về cái đẹp và khả năng thẩm mỹ khác nhau. Mặc dù họ đã học hỏi nghiên cứu về 32 tướng tốt của Đức-Phật và 80 tướng tốt phụ của Đức-Phật, nhưng óc tưởng tượng của mỗi nhà nghệ thuật mang cá tính và tinh thần của dân tộc của mình.

Vì vậy, Tượng Đức-Phật Gotama được tạo ra qua mỗi thời-kỳ, mỗi dân tộc do mỗi nhà nghệ thuật có hình dáng không giống nhau. Tuy nhiên, cũng có đường nét tương tự, cho nên, khi hàng thanh-văn đệ-tử nào nhìn thấy tượng thờ, thì cũng có thể nhận biết được đó là Tượng Đức-Phật Gotama.

Vì vậy, các hàng thanh-văn đệ-tử liền liên tưởng đến

Page 320: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 274

Đức-Phật có 9 ân Đức-Phật cao thượng, nên phát sinh đức-tin trong sạch, tỏ lòng tôn kính, lễ bái, dâng lễ cúng dường lên Đức-Phật một cách cung kính.

Lễ bái cúng dường tượng Đức-Phật như thế nào?

Tượng Đức-Phật dù làm bằng chất liệu gì, như làm bằng xi măng cốt sắt, hoặc bằng đồng, bằng bạc, bằng vàng, bằng ngọc, bằng đá quý, bằng gỗ quý, thậm chí tượng Đức-Phật bằng giấy, dù nhỏ, dù lớn v.v… thì các hàng thanh-văn đệ-tử cũng không phải đảnh lễ, cúng dường nơi tượng Đức-Phật đồng, tượng Đức-Phật vàng, tượng Đức-Phật ngọc, … mà thật ra, các hàng thanh-văn đệ-tử khi nhìn thấy, chiêm ngưỡng tượng Đức-Phật ấy, cần phải niệm tưởng đến 9 ân Đức-Phật.

Cho nên, khi đảnh lễ chỉ đảnh lễ 9 ân Đức-Phật, khi lễ bái chỉ lễ bái đến 9 ân Đức-Phật, khi cúng dường chỉ cúng dường đến 9 ân Đức-Phật, khi niệm Phật chỉ niệm đến 9 ân Đức-Phật mà thôi.

Như vậy, Tượng Đức-Phật là đối tượng bên ngoài, để niệm tưởng đến 9 ân Đức-Phật bên trong với đại-thiện-tâm trong sáng của mình.

Vì vậy, Tượng Đức-Phật tạo ra bằng chất liệu gì, hình dáng, tư thế, ... khác nhau như thế nào, cũng chỉ là đối tượng hình thức bên ngoài mà thôi. Khi các hàng thanh-văn đệ-tử chiêm bái, cung kính đảnh lễ, dâng lễ cúng dường, ... nơi tượng Đức-Phật, thì phải luôn luôn niệm tưởng đến 9 ân Đức-Phật bên trong với đại-thiện-tâm trong sáng của mình.

Tuy nhiên, hình dáng, tư thế tượng Đức-Phật cũng có tác động đến tư tưởng, tình cảm của các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.

Page 321: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Với Cội Đại-Bồ-Đề, Biểu Tượng Của Phật-Giáo 275

Thời xưa ở xứ Ấn Độ, các nhà nghệ thuật điêu khắc tạo hình tượng Đức-Phật trong tư thế ngồi đang Chuyển-Pháp-Luân, phía dưới bồ-đoàn, ở giữa có bánh xe Chuyển-Pháp-Luân, hai bên có 2 con nai và nhóm 5 tỳ-khưu. Đó là một hình ảnh rất sống động, gợi lại cho các hàng thanh-văn đệ-tử liên tưởng về quá-khứ, lần đầu tiên Đức-Phật thuyết bài kinh Chuyển-Pháp-Luân tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, để tế độ nhóm 5 tỳ-khưu: Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji.

Khi các hàng thanh-văn đệ-tử nào chiêm ngưỡng tượng Đức-Phật trong tư thế Chuyển-Pháp-Luân, diễn tả lại bối cảnh lịch sử đầu tiên trong Phật-giáo, tượng trưng Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo lần đầu tiên xuất hiện trên thế gian, cho nên, các hàng thanh-văn đệ-tử ấy dễ dàng phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-Bảo. Như vậy, tượng Đức-Phật là đối tượng giúp cho các hàng thanh-văn đệ-tử phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-Bảo, chính nhờ đức-tin này sẽ làm nền-tảng cho mọi thiện-pháp phát sinh và tăng trưởng.

Tích Ngài Trưởng-lão Phusadeva ở tại đảo Srilankā, hằng ngày Ngài làm phận sự làm sạch sẽ ngôi Bảo tháp xong, rồi Ngài thực-hành niệm 9 ân-Đức-Phật.

Một hôm Ác-ma-thiên hiện xuống quấy phá, Ngài Trưởng-lão Phusadeva phát hiện ra Ác-ma-thiên, nên Ngài tha thiết khẩn khoản Ác-ma-thiên biến hóa lại kim thân của Đức-Phật Gotama cho Ngài chiêm ngưỡng.

Ác-ma-thiên biến hóa lại kim thân của Đức-Phật Gotama, Ngài chú tâm chiêm ngưỡng, có đức-tin trong sạch niệm 9 ân-Đức-Phật, phát sinh hỷ lạc đồng sinh với đại-thiện-tâm chưa từng có, rồi Ngài thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế,

Page 322: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 276

chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, tại ngôi Bảo tháp ấy.

(Tích trong Chú-giải Tạng-luật Parivara aṭṭhakathā) 2- ĐỨC-PHẬT ĐỘC-GIÁC (Paccekabuddha)

Đức-Phật Độc-Giác là Bậc đã tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán gọi là Đức-Phật Độc-Giác.

Đức-Phật Độc-Giác không chế định ra ngôn ngữ thuyết-pháp tế độ chúng-sinh khác để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, cho nên, gọi là Đức-Phật Độc-Giác (Paccekabuddha).

Đức-Phật Độc-Giác có thể có nhiều Vị cùng thời xuất hiện trên thế gian trong thời-kỳ không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác. Song mỗi Đức-Phật Độc-Giác đều tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy.

Để trở thành Đức-Phật Độc-Giác thì Đức-Bồ-tát Độc-Giác (Paccekabodhisatta) cần phải thực-hành 20 pháp-hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ và 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung.

Đức-Bồ-tát Độc-Giác có 3 hạng:(1)

1- Đức-Bồ-tát Độc-Giác có trí-tuệ siêu-việt, 2- Đức-Bồ-tát Độc-Giác có đức-tin siêu-việt, 3- Đức-Bồ-tát Độc-Giác có tinh-tấn siêu-việt,

1 Tìm hiểu quyển VI, VII, VIII: Pháp-Hạnh Ba-La-Mật, cùng soạn-giả.

Page 323: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Phật Độc-Giác 277

* Sau khi được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thọ ký xác định xong rồi, Đức-Bồ-tát Độc-Giác có trí-tuệ siêu-việt cần phải thực-hành cho đầy đủ trọn vẹn 20 pháp-hạnh ba-la-mật suốt 2 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, để trở thành Đức-Phật Độc-Giác.

* Sau khi được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thọ ký xác định xong rồi, Đức-Bồ-tát Độc-Giác có đức-tin siêu-việt cần phải thực-hành cho đầy đủ trọn vẹn 20 pháp-hạnh ba-la-mật suốt 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, để trở thành Đức-Phật Độc-Giác.

* Sau khi được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thọ ký xác định xong rồi, Đức-Bồ-tát Độc-Giác có tinh-tấn siêu-việt cần phải thực-hành cho đầy đủ trọn vẹn 20 pháp-hạnh ba-la-mật suốt 8 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, để trở thành Đức-Phật Độc-Giác.

Đức-Bồ-tát Độc-Giác ấy sinh làm người nam trong thời-kỳ không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian và cũng không còn giáo-pháp của Đức-Phật.

Đức-Bồ-tát Độc Giác ấy xuất gia, tự mình thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, gọi là Đức-Phật Độc-Giác, bởi vì Đức-Phật Độc-Giác không chế định ra ngôn ngữ để thuyết pháp tế độ chúng-sinh khác cùng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, nên không có chúng-sinh nào chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, y theo Đức-Phật.

Đức-Phật Độc Giác có thể có hằng trăm Vị trong cùng một thời-kỳ, mà mỗi Đức-Phật Độc-Giác đều không có thầy chỉ dạy.

Page 324: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 278

Vấn: Đức-Phật Độc-Giác không thầy chỉ dạy, tự mình đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn như Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Vậy, do nhân nào mà Đức-Phật Độc-Giác không thuyết pháp tế độ chúng-sinh cùng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Ngài được?

Đáp: Sở dĩ Đức-Phật Độc-Giác không thuyết pháp tế độ chúng-sinh cùng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Ngài được, là vì Đức-Phật không chế định ra ngôn ngữ để thuyết pháp tế độ chúng-sinh được.

Ví dụ một cách nôm na như người câm nằm ngủ thấy một giấc mộng lành, cảm thấy sung sướng, vô cùng hoan hỷ, nhưng không thể nói cho người khác biết được.

(Còn bậc Thánh Thanh-văn-giác đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đã từng lắng nghe, học hỏi chánh- pháp của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, cho nên chư bậc Thánh thanh-văn đệ-tử ấy có khả năng thuyết pháp giảng dạy, tế độ chúng-sinh cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn y theo Đức-Phật, trở thành 4 bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.)

3- BẬC THÁNH THANH-VĂN-GIÁC (Sāvakabuddha) Bậc Thánh Thanh-văn-giác là bậc Thánh Thanh-văn

đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, đã lắng nghe chánh-pháp trực tiếp từ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, hoặc các hàng Thánh Thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, rồi thực-hành đúng theo pháp-hành

Page 325: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Bậc Thánh Thanh-Văn-Giác 279

thiền-tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, y theo Đức-Phật, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não, trở thành 4 bậc Thánh Thanh-văn-giác đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Thánh Thanh-văn-giác có 3 hạng:

1- Bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác. 2- Bậc Thánh Đại-thanh-văn-giác. 3- Bậc Thánh Thanh-văn-giác hạng thường.

3.1- Bậc Thánh Tối-thượng Thanh-văn-giác (Aggasāvaka)

Bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác (Aggasāvaka) là bậc Thánh đệ nhất trong hàng Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, do Ngài đã từng phát nguyện và đã được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác quá-khứ thọ ký.

Mỗi Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác chỉ có 2 bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác mà thôi.

- Bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác bên phải có trí-tuệ bậc nhất trong các hàng Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

- Bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác bên trái có phép thần-thông bậc nhất trong các hàng Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Để trở thành bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác, thì vị bồ-tát Tối-thượng thanh-văn-giác (Aggasāvaka-bodhisatta)(1) cần phải phát nguyện muốn trở thành bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác bên phải có trí-tuệ

1 Tìm hiểu quyển VI, VII, VIII: Pháp-Hạnh Ba-La-Mật, cùng soạn-giả.

Page 326: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 280

bậc nhất hoặc bên trái có phép thần-thông bậc nhất, rồi được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thọ ký xác định thời gian sẽ là vị Thánh Tối-thượng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào trong thời vị-lai.

Sau khi được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thọ ký xong, vị bồ-tát ấy trở thành vị bồ-tát Tối-thượng thanh-văn-giác và cần phải thực-hành đầy đủ trọn vẹn 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ trong suốt thời gian 1 a-tăng-kỳ(1) và 100 ngàn đại-kiếp trái đất.

Đến thời-kỳ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy xuất hiện trên thế gian, vị bồ-tát Tối-thượng thanh-văn-giác ấy chắc chắn trực tiếp đến hầu Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy, lắng nghe chánh-pháp từ kim ngôn của Đức-Phật ấy, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật ấy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, gọi là bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác đúng theo ý nguyện mà tiền-kiếp của vị bồ-tát ấy đã phát nguyện và đúng như Đức-Phật quá-khứ đã thọ ký.

Đức-Phật Gotama có 2 vị Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác là:

- Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta bên phải có trí-tuệ bậc nhất trong các hàng Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

- Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna bên trái có phép thần-thông bậc nhất trong các hàng Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama. (1) A-tăng-kỳ thời gian không thể đếm bằng số, Đại-kiếp trái đất trải qua 4 a-tăng-kỳ thành - trụ - hoại - không.

Page 327: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Bậc Thánh Thanh-Văn-Giác 281

3.2- Bậc Thánh Đại-thanh-văn-giác (Mahāsāvaka) Bậc Thánh Đại-thanh-văn-giác là bậc Thánh có đức-

hạnh đặc biệt xuất sắc nhất trong các hàng Thánh Thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Để trở thành bậc Thánh Đại-thanh-văn-giác, thì mỗi vị Bồ-tát thanh-văn-giác cần phải phát nguyện muốn trở thành bậc Thánh Đại-thanh-văn-giác có đức-hạnh nào đặc biệt xuất sắc nhất trong hàng Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai.

Khi vị Bồ-tát thanh-văn-giác được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thọ ký xác định thời gian và sẽ là vị Thánh Đại-thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào trong thời vị-lai.

Sau khi được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thọ ký xong, vị Bồ-tát ấy trở thành vị Bồ-tát Đại-thanh-văn-giác (mahāsāvakabodhisatta), rồi cần phải thực-hành đầy đủ trọn vẹn 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ trong suốt thời gian 100 ngàn đại-kiếp trái đất.

Đến thời-kỳ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy xuất hiện trên thế gian, vị bồ-tát Đại-thanh-văn-giác ấy chắc chắn trực tiếp đến hầu Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy, lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật ấy, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật ấy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán gọi là bậc Thánh Đại-thanh-văn-giác đúng theo ý nguyện mà tiền-kiếp của vị Bồ-tát ấy đã phát nguyện và đúng như Đức-Phật quá-khứ đã thọ ký.

Page 328: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 282

Đức-Phật Gotama có 80 vị Thánh Đại-thanh-văn-giác, trong số ấy có 41 vị Thánh Đại-thanh-văn-giác mà mỗi Vị có mỗi đức-hạnh đặc biệt xuất sắc nhất trong các hàng Thánh Thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

3.3- Bậc Thánh Thanh-văn-giác hạng thường (Pakatisāvaka) Bậc Thánh thanh-văn-giác hạng thường là bậc Thánh

Thanh-văn-giác không có đức-hạnh nào đặc biệt xuất sắc trong các hàng Thánh Thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Để trở thành bậc Thánh thanh-văn-giác hạng thường này, thì vị Bồ-tát thanh-văn-giác hạng thường (pakati-sāvakabodhisatta) ấy cần phải thực-hành đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ trong suốt thời gian dưới 100 ngàn đại-kiếp trái đất (con số thời gian này không nhất định).

Trong thời-kỳ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác còn hiện hữu trên thế gian, hoặc Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác đã tịch diệt Niết-bàn rồi, nhưng giáo-pháp của Đức-Phật vẫn còn lưu truyền trên thế gian, vị Bồ-tát thanh-văn-giác hạng thường đến hầu chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả:

* Có số chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến và hoài-nghi, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

Page 329: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Bậc Thánh Thanh-Văn-Giác 283

* Có số chứng đắc đến Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại thô, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.

* Có số chứng đắc đến Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại vi-tế, trở thành bậc Thánh Bất-lai.

* Có số chứng đắc đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham, si, ngã-mạn, phóng-tâm, buồn-chán, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.

Vị Bồ-tát thanh-văn-giác trở thành bậc Thánh-nhân nào hoàn toàn tùy thuộc vào năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ và 5 pháp-chủ (indriya): tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ- pháp-chủ của mỗi vị Bồ-tát thanh-văn-giác.

Như vậy, Buddha có nghĩa là giác ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, có 3 bậc giác ngộ là:

- Sammāsambuddha: Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

- Paccekabuddha: Đức-Phật Độc-Giác.

- Sāvakabuddha: Bậc Thánh thanh-văn-Giác là đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

(Xong phần Đức-Phật)

Page 330: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 284

ĐỨC-PHÁP

(DHAMMA)

Đức-Pháp dịch từ danh từ Pāḷi Dhamma, trong phần này nghĩa là Chánh-pháp (Saddhamma) mà Đức-Thế-Tôn đã thuyết giảng hoàn hảo phần đầu, hoàn hảo phần giữa, hoàn hảo phần cuối, đầy đủ ý nghĩa, văn chương trong sáng thanh-tịnh. Chánh-pháp có 10 pháp là:

- Pháp-học Chánh-pháp (Pariyattidhamma).

- 9 pháp siêu-tam-giới (Navalokuttaradhamma).

Pháp-Học Chánh-Pháp

Pháp-học Chánh-pháp là lời giáo huấn của Đức-Phật Gotama gồm có Tam-Tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi.

Chuyển-Pháp-Luân đầu tiên

Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian vào canh chót đêm rằm tháng tư, đồng thời Đức-Pháp cũng xuất hiện cùng một lúc ấy, còn Đức-Tăng chưa xuất hiện.

Vào ngày rằm tháng 6, sau khi Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian tròn đúng 2 tháng, lần đầu tiên Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài kinh Dhammacak-kappavattanasutta: Kinh Chuyển-Pháp-Luân tế độ nhóm 5 tỳ-khưu: Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña trưởng nhóm, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji tại vườn phóng sinh nai tên gọi Isipatana gần kinh-thành Bārāṇasī.

Khi ấy, mặt trời sắp lặn hướng Tây, mặt trăng vừa ló dạng hướng Đông, Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài kinh Dhammacakkappavattanasutta: Kinh Chuyển-Pháp-Luân này.

Page 331: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Pháp: Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 285

Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân

(Dhammacakkappavattanasutta)(1) Phần I: Ý nghĩa kệ khai Kinh Chuyển-Pháp-Luân

“Bhikkhūnaṃ pañcavaggīnaṃ ...”

Vị Đại-Phạm-thiên Sa-ham-pa-ti, Thỉnh cầu Đức-Phật, thuyết pháp độ sinh, Đức-Phật đại bi nhận lời thỉnh cầu. Thuyết pháp giảng giải pháp tứ Thánh-đế, Chánh-pháp cao thượng chứng ngộ Niết-bàn Tế độ chúng-sinh, nhóm năm tỳ-khưu Tại khu rừng rậm, nơi phóng sinh nai Tên gọi là I-si-pa-ta-na, Mong sự lợi ích cho toàn chúng-sinh, Lắng nghe bài kinh Chuyển-Pháp-Luân này, Thành tựu kết quả cõi người, cõi trời, Niết-bàn tịch tịnh an-lạc tuyệt đối. Nay chúng tôi tụng kinh Chuyển-Pháp-Luân. Phần II: Ý nghĩa bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân

Lời Ngài Trưởng-lão Ānanda bạch với Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa rằng:

- “Evaṃ me sutaṃ…”

- Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa khả kính, con là Ānanda được nghe bài kinh Chuyển-Pháp- Luân từ Đức-Thế-Tôn như vầy:

Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại khu rừng phóng sinh nai, gọi là Isipatana, trước kia Chư Phật Độc-Giác thường ngự xuống. Tại đây, Đức-Thế-Tôn gọi nhóm 5 tỳ-

1 Bộ Saṃ, Mahāvagga, kinh Dhammacakkappavattanasutta.

Page 332: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 286

khưu là Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji mà dạy rằng:

2 Pháp thấp hèn (Dve antā)

- Này chư tỳ-khưu! Có 2 pháp cực đoan thuộc về hai biên kiến mà bậc xuất-gia không nên hành.

Hai pháp ấy như thế nào?

- Một là việc thường thụ hưởng khoái lạc trong ngũ dục do tâm tham-ái hợp với thường-kiến, là pháp thấp hèn của hạng phàm-nhân trong đời, không phải là pháp- hành của bậc Thánh-nhân, không đem lại lợi ích an-lạc.

- Hai là việc thường tự ép xác hành khổ mình do tâm sân và có đoạn-kiến, thuộc pháp-hành khổ-hạnh của ngoại đạo, không phải là pháp-hành của bậc Thánh- nhân, không đem lại lợi ích an-lạc.

Pháp-hành Trung-đạo (Majjhimapaṭipadā)

- Này chư tỳ-khưu! Không thiên về hai biên kiến ấy, Như-Lai đã hành theo pháp-hành trung-đạo, nên đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ siêu-tam-giới, làm cho tuệ-nhãn phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới phát sinh, để làm vắng lặng mọi phiền-não, làm cho trí-tuệ siêu-tam-giới phát sinh chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn.

- Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là pháp-hành trung-đạo mà Như-Lai đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ siêu-tam-giới, làm cho tuệ-nhãn phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới phát sinh, để làm vắng lặng mọi phiền-não, làm cho trí-tuệ siêu-tam-giới phát sinh chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn.

- Này chư tỳ-khưu! Pháp-hành trung-đạo đó chính là

Page 333: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Pháp: Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 287

Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng là: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.

- Này chư tỳ-khưu! Nhờ pháp-hành trung-đạo là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng này, mà Như-Lai đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ siêu-tam-giới, làm cho tuệ-nhãn phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới phát sinh, đã làm vắng lặng mọi phiền-não, làm cho trí-tuệ siêu-tam-giới phát sinh chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn.

Tứ Thánh-Đế

1- Khổ-Thánh-đế (Dukkha ariyasacca)

- Này chư tỳ-khưu! Khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là:

- Tái-sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ. - Phải gần gũi, thân cận với người không thương yêu

là khổ. - Phải xa lìa người thương yêu là khổ. - Mong muốn đừng có sinh, đừng có già, đừng có bệnh,

đừng có chết, … mà không thể nào được như ý là khổ.

- Tóm lại, chấp-thủ trong ngũ-uẩn do tâm tham-ái và tà-kiến là khổ.

2- Nhân sinh Khổ-Thánh-đế (Dukkhasamudaya ariyasacca)

- Này chư tỳ-khưu! Nhân sinh khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là tham-ái, là nhân dắt dẫn tái-sinh, hợp với tham muốn, hài lòng, say mê trong các đối-tượng, đắm say trong kiếp sống.

Nhân sinh khổ-Thánh-đế ấy là:

Page 334: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 288

* Dục-ái (kāmataṇhā): Tham-ái trong 6 đối-tượng ái trong cõi dục-giới: sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái và pháp-ái.

* Hữu-ái (bhavataṇhā): Tham-ái trong 6 đối-tượng ái hợp với thường-kiến, và tham-ái trong cõi sắc-giới và cõi vô-sắc-giới.

* Phi-hữu-ái (vibhavataṇhā): Tham-ái trong 6 đối-tượng ái hợp với đoạn-kiến.

3- Diệt Khổ Thánh-đế (Dukkhanirodha ariyasacca)

- Này chư tỳ-khưu! Diệt khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là Niết-bàn, là pháp diệt tận được mọi dục-vọng do tâm tham-ái ấy không còn dư sót bằng 4 Thánh-đạo-tuệ, xả ly, từ bỏ chấp-thủ trong ngũ-uẩn, giải thoát khổ, không còn luyến ái, không còn dính mắc.

4- Pháp-hành dẫn đến diệt Khổ-Thánh-đế (Dukkhanirodhagaminī paṭipadā ariyasacca)

- Này chư tỳ-khưu! Pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.

Tam-Tuệ-Luân Trong Tứ Thánh-Đế

1- Tam-tuệ-luân trong Khổ-Thánh-đế

1.1- Trí-tuệ-học biết Khổ-Thánh-đế (Saccañāṇa)

- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhuñāṇa) thấy rõ khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ thật-tánh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt (paññā) thấy rõ khổ sinh, khổ già… đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, thấu-suốt hoàn toàn khổ-Thánh-

Page 335: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Pháp: Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 289

đế đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ (ālokañāṇa) diệt màn vô-minh che án khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh tất cả các pháp (sắc-pháp, danh-pháp) trong tam-giới, ngoại trừ tâm tham-ái ra, đều là khổ-Thánh-đế (dukkhaṃ ariyasaccaṃ).”

1.2- Trí-tuệ-hành phận sự biết Khổ-Thánh-đế (Kiccañāṇa)

- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ… đã phát sinh, trí-tuệ sáng-suốt... đã phát sinh, tuệ-minh... đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp khổ-Thánh-đế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh các pháp (sắc-pháp, danh-pháp) khổ- Thánh-đế ấy là pháp nên biết rõ bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññeyyaṃ).”

1.3- Trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự biết Khổ- Thánh-đế (Katañāṇa)

- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ… đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt... đã phát sinh, tuệ-minh... đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp khổ-Thánh-đế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh tất cả các pháp (sắc-pháp, danh-pháp) khổ-Thánh-đế ấy là pháp nên biết, thì đã biết rõ bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi (dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññātaṃ).”

Page 336: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 290

2- Tam-tuệ-luân trong nhân sinh Khổ-Thánh-đế

2.1- Trí-tuệ-học biết nhân sinh Khổ-Thánh-đế (Saccañāṇa)

- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn thấy rõ tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ thật-tánh ba loại tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt thấy rõ 108 loại tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, tuệ-minh thấy rõ, thấu-suốt nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ diệt màn vô-minh che án nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp nhân sinh khổ-Thánh-đế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh ba loại tham-ái ấy là nhân sinh khổ-Thánh-đế (dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ).”

2.2- Trí-tuệ-hành phận sự diệt nhân sinh Khổ-Thánh-đế (Kiccañāṇa)

- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ… đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt... đã phát sinh, tuệ-minh... đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp nhân sinh khổ-Thánh-đế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh ba loại tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế ấy là pháp nên diệt bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahātabbaṃ).”

2.3- Trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự diệt nhân sinh Khổ-Thánh-đế (Katañāṇa)

- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ… đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt... đã phát sinh,

Page 337: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Pháp: Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 291

tuệ minh... đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp nhân sinh khổ-Thánh-đế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh ba loại tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế ấy là pháp nên diệt, thì đã diệt tận bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi (dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ-pahīnaṃ).”

3- Tam-tuệ-luân trong diệt Khổ-Thánh-đế

3.1- Trí-tuệ-học biết diệt Khổ-Thánh-đế (Saccañāṇa)

- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn thấy rõ diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt thấy rõ thật-tánh Niết-bàn đã phát sinh, tuệ-minh thấy rõ, thấu-suốt diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ diệt màn vô- minh che án diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp diệt khổ-Thánh-đế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh Niết-bàn là pháp diệt khổ-Thánh-đế (dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ).”

3.2- Trí-tuệ-hành phận sự chứng ngộ diệt Khổ-Thánh-đế (Kiccañāṇa)

- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ… đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt... đã phát sinh, tuệ-minh... đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ... đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp diệt khổ-Thánh-đế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

Page 338: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 292

“Thật-tánh Niết-bàn diệt khổ-Thánh-đế ấy là pháp nên chứng ngộ bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (dukkha-nirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikātabbaṃ).”

3.3- Trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự chứng ngộ diệt Khổ-Thánh-đế (Katañāṇa)

- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ… đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt... đã phát sinh, tuệ-minh... đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp diệt khổ-Thánh-đế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh Niết-bàn diệt khổ-Thánh-đế ấy là pháp nên chứng ngộ, thì đã chứng ngộ Niết-Bàn bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi (dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikataṃ).”

4- Tam-tuệ-luân trong pháp-hành dẫn đến diệt Khổ-Thánh-đế

4.1- Trí-tuệ-học biết pháp-hành dẫn đến diệt Khổ-Thánh-đế (Saccañāṇa)

- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn thấy rõ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt thấy rõ thật-tánh của chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đã phát sinh, tuệ-minh thấy rõ, thấu-suốt pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ diệt màn vô- minh che án pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

Page 339: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Pháp: Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 293

“Thật-tánh Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế (dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ).”

4.2- Trí-tuệ-hành phận sự tiến hành pháp-hành dẫn đến diệt Khổ-Thánh-đế (Kiccañāṇa)

- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ… đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt... đã phát sinh, tuệ-minh... đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp-hành dẫn đến diệt-khổ- Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế ấy là pháp nên tiến hành để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabbaṃ).”

4.3- Trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự tiến hành pháp-hành dẫn đến diệt Khổ-Thánh-đế (Katañāṇa)

- Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ… đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt... đã phát sinh, tuệ-minh.... đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế ấy là pháp nên tiến hành, thì đã được tiến hành chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi (dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvitaṃ).”

Page 340: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 294

Vai trò quan trọng của tam-tuệ-luân

- Này chư tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đế theo Tam-tuệ-luân (trí-tuệ-học, trí-tuệ-hành, trí-tuệ-thành), thành 12 loại trí-tuệ hoàn toàn trong sáng, thanh-tịnh chưa phát sinh đến với Như-Lai.

- Này chư tỳ-khưu! Khi ấy Như-Lai chưa dám truyền dạy rằng:

“Như-Lai chứng đắc thành Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác vô thượng trong toàn cõi-giới chúng-sinh: nhân-loại, Vua chúa, Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, ma vương và phạm-thiên cả thảy.”

- Này chư tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đế theo Tam-tuệ-luân, thành 12 loại trí-tuệ hoàn toàn trong sáng, thanh-tịnh đã phát sinh đến với Như-Lai.

- Này chư tỳ-khưu! Khi ấy, Như-Lai dõng dạc khẳng định truyền dạy rằng:

“Như-Lai đã chứng đắc thành Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác vô thượng trong toàn cõi-giới chúng-sinh: nhân-loại, Vua chúa, Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương và phạm-thiên cả thảy.”

Trí-tuệ quán triệt (Paccavekkhaṇañāṇa)

Trí-tuệ quán triệt đã phát sinh đến với Như-Lai, biết rõ rằng:

“A-ra-hán Thánh-quả-tuệ giải thoát của Như-Lai không bao giờ bị hư hoại, kiếp này là kiếp chót, sau kiếp này, chắc chắn không còn tái-sinh kiếp nào nữa.”

Page 341: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Pháp: Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 295

Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-Đế

Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp- Luân này xong, nhóm 5 tỳ-khưu phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ với lời giáo huấn của Đức-Phật.

Trong khi Đức-Thế-Tôn thuyết bài kinh văn xuôi này xong, thì Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña đã phát sinh pháp-nhãn chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, tâm không còn bị ô nhiễm bởi phiền-não là tà-kiến, hoài-nghi nữa, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, nên Ngài biết rõ ràng chắc chắn rằng:

“Tất cả các pháp nào trong tam-giới có trạng-thái-sinh, thì tất cả pháp ấy đều có trạng-thái-diệt.”

Toàn thể chư-thiên, phạm-thiên tán dương ca tụng

Khi Đức-Thế-Tôn thuyết giảng kinh Chuyển-Pháp-Luân vừa xong, chư-thiên trên địa cầu (bhummaṭṭha-devatā) đồng thanh tán dương ca tụng rằng:

“Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp- Luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, chưa từng có Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương, phạm-thiên hay bất cứ một ai trong đời này có thể thuyết giảng như vậy được.”

Đồng thời, chư-thiên ở cõi Tứ đại-thiên-vương được nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên địa cầu, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng:

“Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp-Luân vô-thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, chưa từng có Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương, phạm-thiên hay bất cứ

Page 342: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 296

một ai trong đời này có thể thuyết giảng như vậy được.”

Cũng như vậy, chư-thiên trong cõi Tam-thập-tam-thiên, cõi Dạ-ma-thiên, cõi Đâu-suất-đà-thiên, cõi Hóa- lạc-thiên, cõi Tha-hóa-tự-tại-thiên cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng:

“Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp- Luân vô thượng, ...

Đồng thời, Phạm-thiên ở cõi trời sắc-giới được nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên trong cõi Tha-hóa- tự-tại-thiên, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng:

“Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp- Luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, chưa từng có Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương, phạm-thiên hay bất cứ một ai trong đời này có thể thuyết giảng như vậy được.”

Ngay khi ấy, ngay lúc ấy, ngay sát-na ấy, lời tán dương ca tụng lên đến cõi sắc-giới phạm-thiên cao nhất là “Sắc-cứu-cánh-thiên (Akaniṭṭhā)”, mười ngàn cõi-giới chúng-sinh này đều rung chuyển, rung động, ánh sáng hào quang của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác tỏa rộng vô biên khắp cùng các cõi-giới, hơn hẳn oai lực chư-thiên, phạm-thiên cả thảy.

Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña có tên Aññāsikoṇḍañña

Khi Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama. Đức-Thế-Tôn hoan hỷ tự thốt lên cho toàn cõi-giới biết rằng:

“Aññāsi vata bho Koṇḍañño!

Page 343: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Pháp: Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 297

Aññāsi vata bho Koṇḍañño!” Iti hidaṃ āyasmato Koṇḍaññassa “Aññāsikoṇdañño”.

- Này chư vị! Quả thật Koṇḍañña đã chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế rồi! - Này chư vị! Quả thật Koṇḍañña đã chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế rồi!

Cho nên, Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña có tên là Aññāsikoṇḍañña (Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña đã chứng ngộ).

Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña thọ tỳ-khưu

Khi ấy, Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña đã phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, đã chứng đạt đến chân-lý tứ Thánh-đế, đã biết rõ đúng theo chân-lý tứ Thánh-đế, đã thấu rõ, thông suốt chân-lý tứ Thánh-đế, nên đã diệt tận hoàn toàn mọi điều hoài-nghi nơi Đức-Phật, nơi Đức-Pháp, … không còn hoài-nghi nào nữa, với trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới của mình đã chứng ngộ đúng theo lời giáo-huấn của Đức-Thế-Tôn, nên không còn tin nơi người nào khác nữa. Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn rồi bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn cao thượng, con xin quy-y nương nhờ nơi Đức-Thế-Tôn, kính xin Ngài cho phép con được thọ sa-di và tỳ-khưu.

Đức-Thế-Tôn có tâm từ đưa bàn tay phải, chỉ bằng ngón tay trỏ truyền dạy rằng:

“Ehi bhikkhu! Svākkhāto dhammo cara brahma-cariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya.”

- Này Aññāsikoṇḍañña! Con hãy đến với Như-Lai.

Page 344: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 298

Con trở thành tỳ-khưu theo ý nguyện. Chánh-pháp mà Như-Lai đã thuyết giảng hoàn hảo ở phần đầu, phần giữa, phần cuối. Con hãy nên cố gắng tinh-tấn hành phạm-hạnh cao thượng để chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, để chấm dứt khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Đức-Thế-Tôn truyền dạy vừa dứt lời, Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña trở thành tỳ-khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng của tỳ-khưu phát sinh do quả của phước-thiện như thần-thông.

(Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña xuất gia trở thành tỳ-khưu theo cách gọi: Ehi bhikkhu)

(Xong bài kinh Chuyển-Pháp-Luân) Khi lắng nghe Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài

kinh Chuyển-Pháp-Luân này, trong nhóm 5 tỳ-khưu chỉ có Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama,(1) cùng với 180 triệu chư- thiên, phạm-thiên cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn tùy theo năng lực của các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm- pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi vị.

Sau khi đã trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách Ehi bhikkhūpasampadā. Đức- 1 Tìm hiểu bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển VI, VII, VIII: Pháp-Hạnh Ba-La-Mật, cùng soạn-giả.

Page 345: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Pháp: Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 299

Phật đưa bàn tay phải, chỉ bằng ngón trỏ về phía Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña truyền dạy rằng:

“Ehi Bhikkhu! Svākkhāto dhammo cara brahma-cariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya.”

Thật kỳ diệu thay! Khi Đức-Phật vừa chấm dứt câu, ngay khi ấy, hình tướng cũ đạo-sĩ của Ngài Đại-Trưởng- lão Aññāsikoṇḍañña biến mất, thay vào tăng tướng mới, đạo mạo một tỳ-khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng của tỳ-khưu thành tựu do quả của phước-thiện như thần-thông. Vị tỳ-khưu có tăng tướng trang nghiêm, thân, khẩu thanh-tịnh như một vị tỳ-khưu có 60 hạ.

Tam-Bảo trọn vẹn xuất hiện trên thế gian

Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp-Luân lần đầu tiên vào ngày rằm tháng sáu. Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, và trở thành vị tỳ-khưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama. Ngay khi ấy, Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo trọn vẹn đầu tiên xuất hiện trên thế gian.

Còn lại 4 vị tỳ-khưu khác, Đức-Phật tiếp tục chỉ dạy.

* Sáng ngày 16 tháng 6, Đức-Phật không ngự đi khất thực, ở lại tại khu rừng Uruvelā, để chỉ dạy Ngài Vappa và Ngài Bhaddiya, còn 3 vị tỳ-khưu: Ngài Đại-Trưởng- lão Aññāsikoṇḍañña, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji đi khất thực, đem về dâng vật thực đến Đức-Phật, phần vật thực còn lại phân chia đều cho 5 tỳ-khưu độ trong ngày.

Ngày 16 tháng 6, Ngài Vappa chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu và

Page 346: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 300

được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu cũng theo cách Ehibhikkhūpasampadā.

* Ngày 17 tháng 6, Đức-Phật chỉ dạy Ngài Bhaddiya và Ngài Mahānāma, còn Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsi-koṇḍañña, Ngài Vappa và Ngài Assaji đi khất thực, đem về dâng vật thực đến Đức-Phật, phần vật thực còn lại chia đều cho 5 tỳ-khưu.

Ngày 17 tháng 6, Ngài Bhaddiya chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu và được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách Ehibhikkhūpasampadā.

* Ngày 18 tháng 6, Đức-Phật chỉ dạy Ngài Mahānāma và Ngài Assaji, còn Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña, Ngài Vappa và Ngài Bhaddiya đi khất thực, đem về dâng vật thực đến Đức-Phật, phần vật thực còn lại chia đều cho 5 vị tỳ-khưu.

Ngày 18 tháng 6, Ngài Mahānāma chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu và được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách Ehibhikkhūpasampadā.

* Ngày 19 tháng 6, Đức-Phật chỉ dạy Ngài Assaji, còn 4 vị tỳ-khưu đi khất thực, đem về dâng vật thực đến Đức-Phật, phần còn lại chia đều đến 5 vị tỳ-khưu.

Ngày 19 tháng 6, Ngài Assaji chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu và được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách Ehibhikkhūpasampadā.

Page 347: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 301

Như vậy nhóm 5 tỳ-khưu đều trở thành 5 bậc Thánh Nhập-lưu và cũng trở thành 5 tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Để nâng đỡ nhóm 5 tỳ-khưu Thánh Nhập-lưu lên bậc Thánh A-ra-hán,

* Ngày 20 tháng 6, Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Anattalakkhaṇasutta: Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã.

Thật vậy, sau khi nghe Đức-Phật thuyết bài kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã xong, nhóm 5 tỳ-khưu đều chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc từ Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não, mọi ác-pháp không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Như vậy, ngoài Đức-Phật ra, còn có 5 vị Thánh A-ra-hán thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama đã xuất hiện trên thế gian này.

Tìm hiểu bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân

Hai pháp cực đoan thuộc 2 biên kiến

* Thường thụ hưởng an-lạc trong ngũ-dục: sắc-dục, thanh-dục, hương-dục, vị-dục, xúc-dục, do tâm tham hợp với thường-kiến là cách sống của người tại gia.

Nhóm người có quan niệm sai lầm cho rằng: tâm sân thật là tai hại! Khổ tâm là do tâm sân. Muốn diệt tâm sân chỉ có đối-tượng ngũ-dục đáng hài lòng, để tâm tham phát sinh hài lòng trong mọi đối-tượng ngũ-dục ấy.

* Thường tự mình ép xác hành-khổ-hạnh như nằm trên gai nhọn, ngâm mình trong nước lạnh, đốt lửa làm

Page 348: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 302

nóng thân thể, v.v… với tâm sân do đoạn-kiến theo cách thực-hành pháp-hành khổ-hạnh của tu-sĩ ngoại đạo.

Nhóm người có quan niệm sai lầm cho rằng: tâm tham trong ngũ-dục thật là tai hại! Mọi sự say mê trong ngũ-dục do tâm tham. Muốn diệt tâm tham chỉ có tự mình ép xác thực-hành pháp-hành khổ-hạnh, để tâm sân không hài lòng phát sinh mà thôi.

Bậc xuất-gia không nên thực-hành 2 pháp cực đoan thuộc về 2 biên kiến, mà nên thực-hành theo pháp-hành trung-đạo (majjhimapaṭipadā) là pháp-hành dẫn đến diệt tâm tham và tâm sân, đồng thời diệt tâm si.

5

Pháp-hành trung-đạo (Majjhimā paṭipadā) là pháp- hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định. Đó là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Tóm lược Tứ Thánh-đế

* Trong bài kinh Chuyển-Pháp-Luân

Ariyasacca: Thánh-đế là sự-thật chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ.

Ariyasacca: Thánh-đế có 4 pháp:

1- Dukkha ariyasacca: Khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ, là sắc-uẩn chấp-thủ, thọ-uẩn chấp-thủ, tưởng-uẩn chấp-thủ, hành-uẩn chấp-thủ, thức-uẩn chấp-thủ thuộc về tam-giới, là đối-tượng của 4 pháp chấp-thủ đều là khổ-Thánh-đế.

Page 349: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 303

2- Dukkhasamudaya ariyasacca: Nhân sinh khổ- Thánh-đế đó là tham tâm-sở gọi là tham-ái, có ba loại tham-ái (taṇhā):

- Kāmataṇhā: Dục-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái) trong cõi dục-giới.

- Bhavataṇhā: Hữu-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái) hợp với thường-kiến và tham-ái trong thiền sắc-giới, thiền vô-sắc-giới, trong cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới.

- Vibhavataṇhā: Phi-hữu-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái) hợp với đoạn-kiến.

3- Dukkhanirodha ariyasacca: Diệt khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn, pháp diệt khổ-Thánh-đế.

4- Dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasacca: Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đó là pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.

* Trong bộ Visuddhimagga: Thanh-tịnh-đạo giảng giải về 16 thật-tánh của tứ Thánh-đế: (1)

1- Khổ-Thánh-đế (Dukkha-ariyasacca) đó là ngũ-uẩn chấp-thủ, hoặc sắc-pháp và danh-pháp tam-giới đó là 81 tam-giới-tâm (trừ 8 siêu-tam-giới-tâm) và 51 tâm-sở (trừ tham tâm-sở), có 4 thật-tánh:

* Thật-tánh khổ là luôn hành hạ. * Thật-tánh khổ là do nhân-duyên cấu tạo. * Thật-tánh khổ làm nóng nảy.

1 Bộ Visuddhimagga, phần Pariññādikiccakathā.

Page 350: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 304

* Thật-tánh khổ là luôn luôn biến đổi.

2- Nhân sinh khổ-Thánh-đế (dukkhasamudaya ariya- sacca) đó là tham tâm-sở gọi là tham-ái, có 3 loại tham-ái (taṇhā) là nhân sinh khổ-Thánh-đế, có 4 thật-tánh là:

* Thật-tánh làm nhân sinh khổ-Thánh-đế. * Thật-tánh khổ làm cho phát sinh khổ-Thánh-đế. * Thật-tánh ràng buộc trong khổ-Thánh-đế. * Thật-tánh dính mắc trong khổ-Thánh-đế.

3- Diệt khổ-Thánh-đế (dukkhanirodha ariyasacca) đó là Niết-bàn là pháp diệt khổ-Thánh-đế, có 4 thật-tánh:

* Thật-tánh giải thoát khổ-Thánh-đế. * Thật-tánh không bị ràng buộc trong khổ-Thánh-đế. * Thật-tánh không bị nhân-duyên cấu tạo. * Thật-tánh không tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế (Dukkha-nirodhagaminī paṭipadā ariyasacca) đó là pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định, có 4 thật-tánh là:

* Thật-tánh là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn. * Thật-tánh là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế. * Thật-tánh là pháp-hành giải thoát khổ tử sinh luân- hồi trong tam-giới. * Thật-tánh là pháp-hành dẫn đầu làm phận sự: - Biết khổ-Thánh-đế. - Diệt nhân sinh khổ-Thánh-đế. - Chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế.

Tất cả 16 thật-tánh của tứ Thánh-đế này đồng thành-tựu cùng một lúc trong 4 Thánh-đạo-tâm.

Page 351: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 305

Tam-tuệ-luân trong Tứ Thánh-đế

1- Sacca ñāṇa: Trí-tuệ-học biết trong tứ Thánh-đế. 2- Kicca ñāṇa: Trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế. 3- Kata ñāṇa: Trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế.

1- Tam-tuệ-luân trong Khổ-Thánh-đế

1.1- Trí-tuệ-học là trí-tuệ-học hiểu biết rõ khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ (dukkhaṃ ariyasaccaṃ).

1.2- Trí-tuệ-hành là trí-tuệ thực-hành phận sự của pháp-hành thiền-tuệ phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ khổ-Thánh-đế là pháp nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññeyyaṃ).

1.3- Trí-tuệ-thành là trí-tuệ hoàn thành phận sự của trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, chứng ngộ chân-lý khổ-Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo-tuệ biết rõ khổ-Thánh-đế là pháp nên biết thì đã biết bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi (dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññātaṃ).

2- Tam-tuệ-luân trong nhân sinh Khổ-Thánh-đế

2.1- Trí-tuệ-học là trí-tuệ-học hiểu biết rõ nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là 3 loại tham-ái (dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ).

2.2- Trí-tuệ-hành là trí-tuệ thực-hành phận sự của pháp-hành thiền-tuệ phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ nhân sinh khổ-Thánh-đế là pháp nên diệt bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (dukkhasamudayaṃ ariya-saccaṃ pahātabbaṃ).

2.3- Trí-tuệ-thành là trí-tuệ hoàn thành phận sự của trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, chứng ngộ chân-lý nhân sinh khổ-Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo-tuệ biết rõ nhân sinh khổ-Thánh-đế là pháp nên diệt thì đã diệt tận

Page 352: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 306

bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi (dukkhasamudayaṃ ariya-saccaṃ pahīnaṃ).

3- Tam-tuệ-luân trong diệt Khổ-Thánh-đế

3.1- Trí-tuệ-học là trí-tuệ-học hiểu rõ diệt khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn (dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ).

3.2- Trí-tuệ-hành là trí-tuệ thực-hành pháp-hành thiền- tuệ phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên chứng ngộ bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikātabbaṃ).

3.3- Trí-tuệ-thành là trí-tuệ hoàn thành phận sự của trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, chứng ngộ chân-lý diệt khổ-Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo-tuệ biết rõ diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên chứng ngộ thì đã chứng ngộ bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi (dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikataṃ).

4- Tam-tuệ-luân trong pháp-hành dẫn đến diệt Khổ-Thánh-đế

4.1- Trí-tuệ-học là trí-tuệ-học hiểu rõ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đó là pháp-hành bát-chánh-đạo (dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ).

4.2- Trí-tuệ-hành là trí-tuệ thực-hành pháp-hành thiền-tuệ phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên tiến-hành bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabbaṃ).

4.3- Trí-tuệ-thành là trí-tuệ hoàn thành phận sự của trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, chứng ngộ chân-lý pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo-tuệ biết rõ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên tiến hành thì đã tiến hành bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi (dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvitaṃ).

Page 353: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 307

Tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế gồm có 12 loại trí-tuệ đóng vai trò quan trọng làm phận sự chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế mà Đức-Phật Gotama đã thuyết giảng trong bài kinh Dhammacakkappavattanasutta: Kinh Chuyển-Pháp-Luân rằng:

- Này chư tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đế theo tam-tuệ-luân, (trí-tuệ học, trí-tuệ hành, trí-tuệ thành) (4x3) thành 12 loại trí-tuệ hoàn toàn trong sáng thanh-tịnh đã phát sinh đến Như-Lai.

- Này chư tỳ-khưu! Khi ấy, Như-Lai dõng dạc khẳng định truyền dạy rằng: “Anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho” Như-Lai đã chứng đắc thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác vô-thượng trong toàn cõi-giới chúng-sinh: nhân-loại, vua chúa, Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, Ma-vương, phạm-thiên cả thảy.

Thực-Hành Pháp-Hành Thiền-Tuệ

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, rồi chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn. Hành-giả cần phải học và hành theo tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế.

1- Sacca ñāṇa: Trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế. 2- Kicca ñāṇa: Trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế. 3- Kata ñāṇa: Trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế.

Hành-giả cần phải học và hành theo tuần tự trong tam-tuệ-luân như sau:

1- 4 Trí-tuệ-học trong Tứ Thánh-đế

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, trước tiên cần phải học pháp-học trong tứ Thánh-đế đó là học 4 trí-

Page 354: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 308

tuệ-học trong tứ Thánh-đế cho hiểu biết rõ chi pháp của mỗi Thánh-đế như sau:

1.1- Khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ

Ngũ-uẩn chấp-thủ nghĩa là ngũ-uẩn là đối-tượng của 4 pháp chấp-thủ trong đối-tượng:

- Kāmupādāna: Chấp-thủ trong ngũ-dục (sắc-dục, thanh-dục, hương-dục, vị-dục, xúc-dục) trong cõi dục-giới, có chi-pháp là tham tâm-sở đồng sinh với 8 tham-tâm.

- Diṭṭhupādāna: Chấp-thủ trong tà-kiến (ngoài sīlab-batupādāna và attavādupādāna), có chi-pháp là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến.

- Sīlabbatupādāna: Chấp-thủ trong pháp-thường-hành sai lầm, có chi-pháp là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến.

- Attavādupādāna: Chấp-thủ trong ngũ-uẩn cho là ta, có chi-pháp là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến.

4 pháp chấp-thủ này trong tam-giới: dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới.

Ngũ-uẩn chấp-thủ có 5 pháp đó là:

1- Sắc-uẩn chấp-thủ đó là 28 sắc-pháp là đối-tượng của pháp chấp-thủ.

2- Thọ-uẩn chấp-thủ đó là thọ tâm-sở trong 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp chấp-thủ.

3- Tưởng-uẩn chấp-thủ đó là tưởng tâm-sở trong 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp chấp-thủ.

4- Hành-uẩn chấp-thủ đó là 50 tâm-sở (trừ thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở) trong 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp chấp-thủ.

5- Thức-uẩn chấp-thủ đó là 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp chấp-thủ.

Page 355: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 309

Ngũ-uẩn chấp-thủ này thuộc khổ-Thánh-đế là pháp nên biết.

- Chúng-sinh ở trong 11 cõi dục-giới và 15 cõi sắc-giới đều có đủ ngũ-uẩn.

- Chúng-sinh ở trong 4 cõi vô-sắc-giới chỉ có 4 danh-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn) mà thôi.

- Chúng-sinh ở trong cõi sắc-giới Vô-tưởng-thiên chỉ có 1 uẩn là sắc-uẩn mà thôi.

Mỗi tâm phát sinh đều có đủ 4 danh-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn).

Thật vậy, mỗi tâm phát sinh chắc chắn có số tâm-sở đồng sinh với tâm ấy.

- Tâm ấy thuộc về thức-uẩn. - Thọ tâm-sở đồng sinh với tâm ấy thuộc về thọ-uẩn. - Tưởng tâm-sở đồng sinh với tâm ấy thuộc về

tưởng-uẩn. - Số tâm-sở còn lại đồng sinh với tâm ấy thuộc về

hành-uẩn. - Hadayavatthurūpa: sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-

tâm thuộc về sắc-uẩn.

* Đối với chúng-sinh trú trong 11 cõi dục-giới và 15 cõi sắc-giới (trừ cõi Vô-tưởng-thiên), mỗi tâm phát sinh đều có đầy đủ ngũ-uẩn phát sinh.

* Đối với chúng-sinh trú trong 4 cõi vô-sắc-giới, mỗi tâm phát sinh đều có đầy đủ tứ-uẩn phát sinh.

* Đối với chúng-sinh trú trong 1 cõi sắc-giới Vô-tưởng-thiên chỉ có nhất-uẩn là sắc-uẩn.

* Còn thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn trong 8 siêu-tam-giới-tâm (4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm) không phải là đối-tượng của 4 pháp chấp-thủ.

Page 356: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 310

Như vậy, 28 sắc-pháp và 81 tam-giới-tâm và 51 tâm-sở (trừ tham tâm-sở) đều thuộc về khổ-Thánh-đế là pháp nên biết.

1.2- Nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là tham tâm-sở gọi là tham-ái.

Tham-ái có 3 loại, 6 loại, 18 loại, 54 loại, 108 loại:

- Tham-ái có 3 loại đó là:

1- Kāmataṇhā: Dục-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái) trong cõi dục-giới.

2- Bhavataṇhā: Hữu-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái) hợp với thường-kiến, và tham-ái trong thiền sắc-giới, thiền vô-sắc-giới, trong cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới.

3- Vibhavataṇhā: Phi-hữu-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái) hợp với đoạn-kiến.

- Tham-ái có 6 loại đó là tham-ái trong 6 đối-tượng:

1- Sắc-ái (rūpataṇhā) là tham-ái trong đối-tượng sắc-dục.

2- Thanh-ái (saddataṇhā) là tham-ái trong đối-tượng thanh-dục. 3- Hương-ái (gandhataṇhā) là tham-ái trong đối-tượng hương-dục. 4- Vị-ái (rasataṇhā) là tham-ái trong đối-tượng vị-dục. 5- Xúc-ái (phoṭṭhabbataṇhā) là tham-ái trong đối-

tượng xúc-dục. 6- Pháp-ái (dhammataṇhā) là tham-ái trong đối-tượng pháp-dục.

- Tham-ái có 18 loại đó là 3 loại tham-ái nhân với 6 đối-tượng ái thành 18 loại tham-ái.

Page 357: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 311

- Tham-ái có 54 loại đó là 18 loại tham-ái nhân với 3 thời (quá-khứ, hiện-tại, vị-lai) thành 54 loại tham-ái.

- Tham-ái có 108 loại đó là 54 loại tham-ái nhân với 2 (bên trong của mình và bên ngoài mình của người khác, đối-tượng khác) thành 108 loại tham-ái.

Các loại tham-ái thuộc về nhân sinh khổ-Thánh-đế là pháp nên diệt.

1.3 - Diệt khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn, diệt nhân sinh khổ-Thánh-đế.

Niết-bàn có 2 loại đó là:

1- Hữu-dư Niết-bàn (Sa upādisesanibbāna) là Niết-bàn đối với bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, còn gọi là kilesaparinibbāna: tất cả mọi phiền-não Niết-bàn, nhưng ngũ-uẩn vẫn còn tồn tại cho đến khi hết tuổi thọ.

2- Vô-dư Niết-bàn (Anupādisesanibbāna) là Niết-bàn đối với bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đến lúc hết tuổi thọ, tịch diệt Niết-bàn, còn gọi là khandha-parinibbāna: ngũ-uẩn Niết-bàn nghĩa là ngũ-uẩn diệt rồi không còn ngũ-uẩn nào tái-sinh kiếp sau nữa, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Niết-bàn có ba loại theo đối-tượng thiền-tuệ đó là:

1-Vô-hiện-tượng Niết-bàn (Animittanibbāna) là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường (aniccalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái khổ và trạng-thái vô-ngã, do năng lực tín-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tấn-pháp-chủ, niệm-

Page 358: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 312

pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ), hoặc do năng lực của giới, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là vô-hiện-tượng Niết-bàn (animittanibbāna): Niết-bàn không có hiện-tượng các pháp-hữu-vi.

2- Vô-ái Niết-bàn (Appaṇihitanibbāna) là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; thấy rõ, biết rõ trạng-thái khổ (dukkhalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái vô-thường và trạng-thái vô-ngã, do năng lực định-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ), hoặc do năng lực của định, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là vô-ái Niết-bàn (appaṇihitanibbāna): Niết-bàn không có tham-ái nương nhờ.

3- Chân-không Niết-bàn (Suññatanibbāna) là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-ngã (anattalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái khổ và trạng-thái vô-thường, do năng lực tuệ-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ), hoặc do năng lực của tuệ, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là chân-không Niết-bàn (suññatanibbāna): Niết-bàn hoàn toàn vô-ngã, không phải ta, không phải của ta.

Những đối-tượng Niết-bàn ấy thuộc về diệt khổ- Thánh-đế là pháp nên chứng ngộ.

1.4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đó là bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế.

Page 359: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 313

Bát-chánh-đạo có 8 chánh:

1- Chánh-kiến (Sammādiṭṭhi): Trí-tuệ chân-chính là trí-tuệ-thiền-tuệ chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế.

2- Chánh-tư-duy (Sammāsaṅkappa): Tư-duy chân-chính là:

- Tư-duy thoát ra khỏi ngũ dục, - Tư-duy không làm khổ mình khổ người, - Tư-duy không làm hại mình hại người.

3- Chánh-ngữ (Sammāvācā): Lời nói chân-chính là: - Không nói-dối, mà nói lời chân thật, - Không nói lời chia rẽ, mà nói lời hoà hợp, - Không nói lời thô tục, mà nói lời nhã nhặn, - Không nói lời vô ích, mà nói lời hữu ích.

4- Chánh-nghiệp (Sammākammanta): Nghề nghiệp chân-chính là:

- Không sát-sinh, - Không trộm-cắp, - Không tà-dâm.

5- Chánh-mạng (Sammā-ājīva): Nuôi mạng chân-chính là tránh xa cách sống tà-mạng do thân hành ác và khẩu hành ác.

6- Chánh-tinh-tấn (Sammāvāyāma): Tinh-tấn chân-chính là:

- Tinh-tấn ngăn ác pháp chưa sinh, không phát sinh. - Tinh-tấn diệt ác pháp đã phát sinh. - Tinh-tấn làm cho thiện pháp chưa sinh, được phát sinh. - Tinh-tấn làm tăng trưởng thiện pháp đã phát sinh.

7- Chánh-niệm (Sammāsati) là niệm chân-chính có 4 pháp là pháp-hành tứ-niệm-xứ:

- Thân niệm-xứ: Thân là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.

Page 360: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 314

- Thọ niệm-xứ: Thọ là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.

- Tâm niệm-xứ: Tâm là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.

- Pháp niệm-xứ: Pháp là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.

8- Chánh-định (Sammāsamādhi): Định chân-chính là định-tâm trong các bậc thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng.

Bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh chỉ đồng sinh trong 8 hoặc 40 tâm siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng mà thôi, bởi vì trong bát-chánh-đạo có ba chánh: chánh-ngữ, chánh-nghiệp và chánh-mạng là ba chế-ngự tâm-sở thuộc loại niyata-ekatocetasika: ba tâm-sở cố định chỉ đồng sinh trong 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm có Niết-bàn là đối-tượng mà thôi.

Tuy nhiên, bát-chánh-đạo có 8 chánh đó là 8 tâm-sở:

- Chánh-kiến đó là trí-tuệ tâm-sở. - Chánh-tư-duy đó là hướng-tâm tâm-sở. - Chánh-ngữ đó là chánh-ngữ tâm-sở. - Chánh-nghiệp đó là chánh-nghiệp tâm-sở. - Chánh-mạng đó là chánh-mạng tâm-sở. - Chánh-tinh-tấn đó là tinh-tấn tâm-sở. - Chánh-niệm đó là niệm tâm-sở. - Chánh-định đó là nhất-tâm tâm-sở.

Tám tâm-sở này không thể đồng sinh với dục-giới-tâm, sắc-giới-tâm, vô-sắc-giới-tâm, bởi vì trong bát chánh đạo có 3 chánh: chánh-ngữ, chánh-nghiệp và chánh-mạng là 3 chế-ngự tâm-sở này thuộc về loại aniyata-yogīcetasika: bất-định tâm-sở gọi là nānākadāci: mỗi tâm-sở này sinh riêng rẽ và không nhất định trong 8 dục-giới đại-thiện-tâm, bởi vì mỗi tâm và tâm-sở này có mỗi đối-tượng khác nhau.

Page 361: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 315

Phân biệt bát-chánh-đạo tam-giới và siêu-tam-giới

Bát-chánh-đạo có 8 chánh mà mỗi chánh có nhiều loại như sau:

1- Chánh-kiến (Sammādiṭṭhi) là trí-tuệ chân-chính thấy đúng, biết đúng, có 5 loại:

1.1- Kammassakatā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến sở-nghiệp là trí-tuệ thấy đúng, biết đúng thiện-nghiệp và ác-nghiệp mà ta đã tạo rồi là của riêng ta, và ta là người thừa hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy.

1.2- Vipassanā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến thiền-tuệ là trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới.

1.3- Magga sammādiṭṭhi: Chánh-kiến Thánh-đạo-tuệ là trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm có Niết-bàn là đối-tượng.

1.4- Phala sammādiṭṭhi: Chánh-kiến Thánh-quả-tuệ là trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới đồng sinh với 4 Thánh-quả-tâm có Niết-bàn là đối-tượng.

1.5- Paccavekkhaṇā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến quán- triệt là trí-tuệ quán-triệt Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, phiền-não nào đã diệt tận được rồi, phiền-não nào còn lại chưa diệt được.

Trong 5 loại chánh-kiến này:

Chánh-kiến sở-nghiệp, chánh-kiến thiền-tuệ, chánh-kiến quán-triệt thuộc về tam-giới.

Chánh-kiến Thánh-đạo-tuệ, chánh-kiến Thánh-quả-tuệ có Niết-bàn là đối-tượng thì thuộc về siêu-tam-giới.

Page 362: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 316

* Thật ra, chánh-kiến đó là trí-tuệ tâm-sở (paññindriya cetasika) đồng sinh với 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ, 4 đại-duy-tác-tâm hợp với trí-tuệ, 5 sắc-giới thiện-tâm, 5 sắc-giới duy-tác-tâm, 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, 4 vô-sắc- giới duy-tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.

* Nếu khi trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-kiến thuộc về tam-giới.

* Nếu khi trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo- tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-kiến thuộc về siêu-tam-giới.

2- Chánh-tư-duy (Sammāsaṅkappa) là tư-duy chân-chính, có ba loại:

1- Tư-duy thoát ra khỏi ngũ dục. 2- Tư-duy không làm khổ mình, khổ người. 3- Tư-duy không làm hại mình, hại người.

Thật ra, chánh-tư-duy đó là hướng-tâm tâm-sở (vitakka cetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, đệ nhất thiền sắc-giới duy-tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.

* Nếu khi hướng-tâm tâm-sở đồng sinh với tam-giới- tâm ấy thì chánh-tư-duy thuộc về tam-giới.

* Nếu khi hướng-tâm tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh- đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-tư-duy thuộc về siêu-tam-giới.

3- Chánh-ngữ (Sammāvācā) là lời nói chân-chính, có ba loại:

3.1- Kathā sammāvācā: Chánh-ngữ lời nói là nói hay, nói thật, nói lời chân-chính đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.

Page 363: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 317

3.2- Cetanā sammāvācā: Chánh-ngữ tác-ý là tác ý đại-thiện tâm tránh xa 4 tà-ngữ:

- Tránh xa lời nói dối, mà nói lời chân thật. - Tránh xa lời nói chia rẽ, mà nói lời hòa hợp. - Tránh xa lời nói thô tục, mà nói lời nhã nhặn, - Tránh xa lời nói vô ích, mà nói lời hữu ích.

3.3- Virati sammāvācā: Chánh-ngữ chế-ngự là chế-ngự tâm-sở tránh xa tà-ngữ, khi đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.

Trong ba loại chánh-ngữ này:

Chánh-ngữ lời-nói, chánh-ngữ tác-ý thuộc về tam-giới.

Chánh-ngữ chế-ngự đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm có Niết-bàn là đối-tượng thuộc về siêu-tam-giới.

Thật ra, chánh-ngữ đó là chánh-ngữ tâm-sở (sammāvācā cetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.

* Nếu khi chánh-ngữ tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm ấy thì chánh-ngữ thuộc về tam-giới.

* Nếu khi chánh-ngữ tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-ngữ thuộc về siêu-tam-giới.

4- Chánh-nghiệp (Sammākammanta) là nghề nghiệp chân-chính, có ba loại:

4.1- Kiriyā sammākammanta: Chánh-nghiệp hành-động là hành động thiện-nghiệp đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.

4.2- Cetanā sammākammanta: Chánh-nghiệp tác-ý là tác-ý thiện-tâm tránh xa ba tà-nghiệp:

Page 364: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 318

- Tránh xa sự sát-sinh. - Tránh xa sự trộm-cắp. - Tránh xa sự tà-dâm.

4.3- Virati sammākammanta: Chánh-nghiệp chế-ngự là chế-ngự tâm-sở tránh xa tà-nghiệp, khi đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.

Trong ba loại chánh-nghiệp này, chánh-nghiệp hành- động, chánh-nghiệp tác-ý thuộc về tam-giới.

Chánh-nghiệp chế-ngự đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm có Niết-bàn là đối-tượng thuộc về siêu-tam-giới.

Thật ra, chánh-nghiệp đó là chánh-nghiệp tâm-sở (sammākammanta cetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.

* Nếu khi chánh-nghiệp tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm ấy thì chánh-nghiệp thuộc về tam-giới.

* Nếu khi chánh-nghiệp tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-nghiệp thuộc về siêu-tam-giới.

5- Chánh-mạng (Sammā-ājīva) là nuôi mạng chân-chính, có hai loại:

5.1- Vīriyasammā-ājīva: Chánh-mạng tinh-tấn là tinh- tấn nuôi mạng chân-chính, từ bỏ cách sống tà-mạng do thân hành ác, do khẩu nói ác.

5.2- Viratisammā-ājīva: Chánh-mạng chế-ngự là chế-ngự tâm-sở tránh xa cách sống tà mạng, khi đang thực- hành pháp-hành thiền-tuệ.

Trong hai loại chánh-mạng này:

Chánh-mạng tinh-tấn thuộc về tam-giới.

Chánh-mạng chế-ngự đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm

Page 365: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 319

và 4 Thánh-quả-tâm có Niết-bàn là đối-tượng thì thuộc về siêu-tam-giới.

Thật ra, chánh-mạng đó là chánh-mạng tâm-sở (sammā-ājīva cetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.

* Nếu khi chánh-mạng tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm ấy thì chánh-mạng thuộc về tam-giới.

* Nếu khi chánh-mạng tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh- đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-mạng thuộc về siêu-tam-giới.

6- Chánh-tinh-tấn (Sammāvāyāma) là tinh-tấn chân- chính, có 4 pháp:

1- Tinh-tấn ngăn ác pháp chưa sinh, không phát sinh. 2- Tinh-tấn diệt ác pháp đã phát sinh. 3-Tinh-tấn làm cho thiện pháp chưa sinh, được phát sinh. 4- Tinh-tấn làm cho tăng trưởng thiện pháp đã phát sinh.

Thật ra, chánh-tinh-tấn đó là tinh-tấn tâm-sở (vīriya cetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 5 sắc-giới thiện-tâm, 5 sắc-giới duy-tác-tâm, 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới duy-tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.

* Nếu khi tinh-tấn tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-tinh-tấn thuộc về tam-giới.

* Nếu khi tinh-tấn tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-tinh-tấn thuộc về siêu-tam-giới.

7- Chánh-niệm (Sammāsati) là niệm chân-chính, có bốn pháp là pháp-hành tứ niệm-xứ:

7.1- Thân niệm-xứ: Thân là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.

Page 366: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 320

7.2- Thọ niệm-xứ: Thọ là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.

7.3- Tâm niệm-xứ: Tâm là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.

7.4- Pháp niệm-xứ: Pháp là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.

Thật ra, chánh-niệm đó là niệm tâm-sở (saticetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 5 sắc-giới thiện-tâm, 5 sắc-giới duy-tác-tâm, 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới duy-tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.

* Nếu khi niệm tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-niệm thuộc về tam-giới.

* Nếu khi niệm tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-niệm thuộc về siêu-tam-giới.

8- Chánh-định (Sammāsamādhi) là định chân-chính trong 5 bậc thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng.

1- Đệ nhất thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng. 2- Đệ nhị thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng. 3- Đệ tam thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng. 4- Đệ tứ thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng. 5-Đệ ngũ thiền siêu-tam-giới có Niết-bàn là đối-tượng.

Thật ra, chánh-định đó là nhất-tâm tâm-sở (ekaggatā cetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 5 sắc-giới thiện-tâm, 5 sắc-giới duy-tác-tâm, 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới duy-tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.

* Nếu khi nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-định thuộc về tam-giới.

* Nếu khi nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-

Page 367: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 321

tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-định thuộc về siêu-tam-giới.

4 loại trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế thuộc về pháp-học Phật-giáo (pariyattisāsana).

2- 4 Trí-tuệ-hành phận sự trong Tứ Thánh-đế

Sau khi đã học phần pháp-học tứ Thánh-đế đó là 4 trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế xong, hành-giả luân chuyển đến phần thực-hành phận sự trong tứ Thánh-đế đó là 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế.

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, cần phải biết trí-tuệ-hành phận sự trong mỗi Thánh-đế thấy rõ, biết rõ mỗi Thánh-đế có mỗi phận sự riêng biệt như sau:

2.1- Khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ hay sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên biết sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới là khổ-đế bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (không phải phận sự nên diệt, nên chứng ngộ, nên tiến hành).

2.2- Nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là ba loại tham-ái, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên diệt tham-ái (1)

từng thời (tadaṅgappahāna) bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (không phải phận sự nên biết, nên chứng ngộ, nên tiến hành). 1 Pahāna: Diệt tham-ái có 5 cách: 1-Vikkhambhanappahāna: Diệt tham-ái bằng cách chế ngự do năng lực thiền-định. 2- Tadaṅgappahāna: Diệt tham-ái từng thời do năng lực trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới. 3- Samucchedappahāna: Diệt tận tham-ái do năng lực của Thánh-đạo-tuệ. 4- Paṭippassadhippahāna: An tịnh tham-ái đã bị diệt do năng lực của Thánh-quả-tuệ. 5- Nissaraṇappahāna: Thoát khỏi tham-ái đã bị diệt do đối-tượng Niết-bàn.

Page 368: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 322

2.3- Diệt khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên chứng ngộ Niết-bàn (1) từng thời bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (không phải phận sự nên biết, nên diệt, nên tiến hành).

2.4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đó là pháp-hành bát-chánh-đạo, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên tiến hành pháp-hành bát-chánh-đạo bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (không phải phận sự nên biết, nên diệt, nên chứng ngộ).

Trong 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế này, trí-tuệ-hành có phận sự nên biết sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới là khổ-đế là chính, còn ba trí-tuệ-hành phận sự của ba đế kia là phụ.

Thật ra, 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế có sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới làm đối-tượng, phát sinh đồng thời không trước, không sau.

Nếu khi trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới nào là khổ-đế, là pháp nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ.

* Cũng đồng thời tham-ái, nhân sinh khổ-đế bị diệt, không thể nương nhờ nơi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới ấy để phát sinh

* Cũng đồng thời chứng ngộ sự diệt tham-ái, nhân sinh khổ nơi sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới ấy. 1 Nirodho Nibbāna: Niết-bàn có nghĩa là diệt có 5 loại: 1-Vikkhambhana nibbāna: Diệt tham-ái bằng cách chế ngự do năng lực thiền-định. 2-Tadaṅga nibbāna: Diệt tham-ái từng thời do năng lực trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới. 3- Samuccheda nibbāna: Diệt tận tham-ái do năng lực của Thánh-đạo-tuệ. 4- Paṭippassadhi nibbāna: An tịnh tham-ái đã bị diệt do năng lực của Thánh-quả-tuệ. 5- Nissaraṇanibbāna: Thoát khỏi tham-ái đã bị diệt do đối-tượng Niết-bàn.

Page 369: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 323

* Cũng đồng thời đang tiến hành pháp-hành chánh-đạo có chánh-niệm, chánh-kiến, chánh-tinh-tấn, có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp tam-giới ấy là khổ-đế là pháp nên biết, tham-ái là pháp nên diệt, diệt-đế là pháp nên chứng ngộ, chính pháp-hành chánh-đạo là pháp nên tiến hành.

Như vậy, 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế phát sinh đồng thời không trước, không sau.

4 loại trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế thuộc về pháp-hành Phật-giáo (paṭipattisāsana).

3- 4 Trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong Tứ Thánh-đế

Khi hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ đã thực- hành 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế, đến khi hoàn thành mọi phận sự trong tứ Thánh-đế thì được luân chuyển đến 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế.

4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế là quả của 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới chuyển đến trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, đó là chứng đắc 4 Thánh-đạo-tuệ có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới (không còn đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới nữa).

Khi ấy, khổ-Thánh-đế, đó là ngũ-uẩn chấp-thủ, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới, thì trí-tuệ-thành đã biết xong bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, đó là 4 Thánh-đạo-tuệ.

- Cũng đồng thời nhân sinh khổ-Thánh-đế, đó là tham-ái, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên diệt từng thời bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới, thì trí-tuệ-

Page 370: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 324

thành đã diệt tận được mọi tham-ái xong bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, đó là 4 Thánh-đạo-tuệ.

- Cũng đồng thời diệt khổ-Thánh-đế, đó là Niết-bàn, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên chứng ngộ bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới, thì trí-tuệ-thành đã chứng ngộ xong bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, đó là 4 Thánh-đạo-tuệ.

- Cũng đồng thời pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh- đế, đó là pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định, là pháp mà trí-tuệ-hành có phận sự nên tiến hành bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới, thì trí-tuệ-thành đã tiến hành xong bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, đó là 4 Thánh-đạo-tuệ:

- Khổ-Thánh-đế là pháp nên biết, thì đã biết xong.

- Nhân sinh khổ-Thánh-đế là pháp nên diệt, thì đã diệt tận mọi tham-ái xong.

- Diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên chứng ngộ, thì đã chứng ngộ Niết-bàn xong.

- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên tiến hành, thì đã tiến hành xong.

4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự của tứ Thánh-đế đã hoàn thành xong 4 phận sự trong tứ Thánh-đế đồng thời cùng một lúc không trước, không sau.

Trong 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế thì trí-tuệ-thành pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã hoàn thành xong phận sự tiến hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh là chính yếu, còn 3 trí-tuệ-thành kia là phụ cũng hoàn thành xong phận sự trong

Page 371: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 325

mỗi Thánh-đế, cùng một lúc không trước không sau với trí-tuệ-thành pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.

4 loại trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự của tứ Thánh-đế đã hoàn thành xong mọi phận sự tứ Thánh-đế, thuộc về pháp-thành Phật-giáo (paṭivedhasāsana), đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn gọi là nava-lokuttaradhamma: 9 pháp siêu-tam-giới.

Quan hệ nhân quả của tam-tuệ-luân * Từ quả đến nhân, từ nhân đến quả

4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, đó là quả đã hoàn thành xong 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế.

4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế đã được thực-hành đúng theo mỗi phận sự của mỗi Thánh-đế, đó là quả của 4 trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế đã hiểu biết rõ mỗi chi-pháp của mỗi Thánh-đế.

Như vậy, 4 trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế hiểu biết rõ đúng các chi-pháp của mỗi Thánh-đế làm nền tảng cơ bản, là nhân phát sinh ra quả 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế đúng theo mỗi phận sự của mỗi Thánh-đế.

4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế đã hoàn thành là nhân phát sinh ra quả là 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc từ Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả và Niết-bàn; Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn; Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn; A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Page 372: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 326

Trí-tuệ quán triệt thấy rõ, biết rõ phạm-hạnh đã hoàn thành xong, kiếp này là kiếp chót, không còn phải tái-sinh kiếp nào khác nữa, sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Như trong đoạn kinh Chuyển-Pháp-Luân, Đức-Thế-Tôn khẳng định:

Ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi, “akuppā me vimutti, ayam’antimājāti, natthi dāni punabbhavo.”

Trí-tuệ quán triệt đã phát sinh đến Như-Lai, biết rõ rằng: “A-ra-hán Thánh-quả-tuệ giải thoát của Như-Lai không bao giờ bị hư hoại, kiếp này là kiếp chót, sau kiếp hiện-tại này, không còn phải tái-sinh kiếp nào nữa.”

Bảng tóm tắt tam-tuệ-luân trong Tứ Thánh-đế

Tam-Tuệ-Luân Tứ Thánh-đế Trí-tuệ-học Trí-tuệ-hành Trí-tuệ-thành Khổ- Thánh-đế

Sắc-pháp danh-pháp

Nên biết Đã biết

Tứ Thánh-đế Tam- Tuệ- Luân

Khổ-Thánh-đế

Nhân sinh khổ-Thánh-đế

Diệt khổ- Thánh-đế

Pháp-hành diệt khổ-Thánh-đế

Trí-tuệ-học

Sắc-pháp Danh-pháp

Tham-ái Niết-bàn Bát-chánh-đạo

Trí-tuệ-hành

Nên biết Nên diệt Nên chứng ngộ

Nên tiến-hành

Trí-tuệ-thành

Đã biết Đã diệt Đã chứng ngộ

Đã tiến-hành

Page 373: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 327

Nhân sinh khổ-Thánh- đế

Tham-ái Nên diệt Đã diệt

Diệt khổ- Thánh-đế

Niết-bàn Nên chứng ngộ

Đã chứng ngộ

Pháp-hành diệt khổ-Thánh-đế

Bát-Chánh- Đạo

Nên tiến-hành

Đã tiến-hành

Tam-tuệ-luân của 4 bậc Thánh-nhân Mỗi bậc Thánh-nhân đều trải qua tam-tuệ-luân trong

tứ Thánh-đế, mỗi tuệ luân có năng lực trí-tuệ khác nhau đối với từng bậc Thánh-nhân.

- Bậc Thánh Nhập-lưu trải qua tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế lần thứ nhất, Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 2 loại tham-ái là vibhavataṇhā: tham-ái hợp với đoạn-kiến và bhavataṇhā: tham-ái hợp với thường-kiến trong 4 tham tâm hợp tà-kiến (còn 4 tham tâm không hợp tà-kiến thì chưa diệt được).

- Bậc Thánh Nhất-lai trải qua tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế lần thứ nhì, Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ đã diệt tận được 1 loại tham-ái là kāmataṇhā: tham-ái trong 5 đối-tượng ái loại thô cõi dục-giới trong 4 tham tâm không hợp tà-kiến (còn 5 đối-tượng ái loại vi-tế, thì chưa diệt được).

- Bậc Thánh Bất-lai trải qua tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế lần thứ ba, Bất-lai Thánh-đạo-tuệ đã diệt tận được 1 loại tham-ái là kāmataṇhā: tham-ái trong 5 đối-tượng ái loại vi-tế cõi dục-giới trong 4 tham tâm không

Page 374: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 328

hợp tà-kiến (còn tham-ái trong cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới thì chưa diệt được).

- Bậc Thánh A-ra-hán trải qua tam-tuệ-luân trong tứ Thánh-đế lần thứ tư, A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ đã diệt tận được bhavataṇhā: tham-ái trong thiền sắc-giới, thiền vô-sắc-giới, cõi trời sắc-giới phạm-thiên, cõi trời vô-sắc-giới phạm-thiên trong 4 tham tâm không hợp tà-kiến không còn dư sót.

Như vậy, bậc Thánh A-ra-hán diệt tận được hoàn toàn mọi tham-ái không còn dư sót.

Tính chất 4 phận sự trong Tứ Thánh-đế

4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế và 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế có tính chất liên quan đồng thời, không phận sự nào trước, không phận sự nào sau.

Bộ Visuddhimagga: Thanh-tịnh-đạo có ví dụ rằng:

Khi đốt một cây đèn dầu trong đêm tối có 4 sự việc xảy ra đồng thời, không trước, không sau:

- Ánh sáng tỏa ra. - Bóng tối bị biến mất. - Tim đèn bị cháy mòn. - Dầu bị hao dần.

Cũng giống như trường-hợp 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế và 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế có tính chất đồng thời, không trước, không sau.

Trong kinh Gavampatisutta(1) có đoạn Ngài Trưởng-lão Gavampati thưa với chư tỳ-khưu rằng:

1 Bộ Samyuttanikāya, Mahāvagga, kinh Gavampatisutta.

Page 375: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 329

- Này chư pháp hữu! Tôi được nghe từ nơi Đức-Thế-Tôn dạy rằng:

* Vị tỳ-khưu nào chứng ngộ khổ-Thánh-đế thì vị tỳ-khưu ấy cũng chứng ngộ nhân sinh khổ-Thánh-đế, diệt khổ-Thánh-đế, pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.

* Vị tỳ-khưu nào chứng ngộ nhân sinh khổ-Thánh-đế, thì vị tỳ-khưu ấy cũng chứng ngộ khổ-Thánh-đế, diệt khổ-Thánh-đế, pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.

* Vị tỳ-khưu nào chứng ngộ diệt khổ-Thánh-đế, vị tỳ-khưu ấy cũng chứng ngộ khổ-Thánh-đế, nhân sinh khổ-Thánh-đế, pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.

* Vị tỳ-khưu nào chứng ngộ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế thì vị tỳ-khưu ấy cũng chứng ngộ khổ-Thánh-đế, nhân sinh khổ-Thánh-đế, diệt khổ-Thánh-đế.

Như vậy, tứ Thánh-đế có sự liên quan về phận sự với nhau đồng thời không trước không sau.

Phần Giải Thích Bốn Trí-tuệ-hành phận sự trong Tứ Thánh-đế

Trong 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế này, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-hành phận sự trong khổ-đế là chính, còn 3 trí-tuệ-hành phận sự trong 3 đế còn lại cũng thành tựu đồng thời không trước, không sau.

Thật vậy, khi hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ khi phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp nào, hoặc danh-pháp tam-giới nào là khổ-đế thì đồng thời tham-ái, nhân sinh khổ-đế không sinh trong sắc-pháp ấy, hoặc danh-pháp tam-giới ấy, đồng thời chứng

Page 376: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 330

ngộ sự diệt của tham-ái, nhân sinh khổ-đế nơi sắc-pháp ấy, hoặc danh-pháp tam-giới ấy.

Trong khi đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh-niệm, chánh-kiến, chánh-tinh-tấn, … khi phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ khổ-đế là pháp nên biết, nhân sinh khổ-đế là pháp nên diệt, diệt khổ-đế là pháp nên chứng ngộ, thì chính pháp-hành dẫn đến diệt khổ-đế đang được tiến-hành.

Như vậy, 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế có sắc-pháp, danh-pháp tam-giới đồng thời không trước không sau.

Bốn Trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự Tứ Thánh-đế

Trong 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế này, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế có đối-tượng Niết-bàn là chính, còn 3 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong 3 Thánh-đế còn lại cũng hoàn thành xong phận sự trong 3 Thánh-đế đồng thời không trước không sau.

Thật vậy, khi hành-giả có trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới đó là 4 Thánh-đạo-tuệ đã hoàn thành xong phận sự tiến-hành pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế thì:

- Đồng thời 4 Thánh-đạo-tuệ cũng đã hoàn thành xong phận sự biết khổ-Thánh-đế.

- Đồng thời 4 Thánh-đạo-tuệ cũng đã hoàn thành xong phận sự diệt tận được mọi tham-ái, nhân sinh khổ-Thánh-đế.

- Đồng thời 4 Thánh-đạo-tuệ và 4 Thánh-quả-tuệ đã hoàn thành xong chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế.

Page 377: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 331

- Đồng thời pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, đã hoàn thành xong phận sự tiến-hành pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đó là:

- Khổ-Thánh-đế là pháp nên biết, thì đã biết xong.

- Nhân sinh khổ-Thánh-đế là pháp nên diệt, thì đã diệt tận xong.

- Diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên chứng ngộ, thì đã chứng ngộ Niết-bàn xong.

- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên tiến hành, thì đã được tiến hành xong.

4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế này đã hoàn thành xong 4 phận sự trong tứ Thánh-đế đồng thời không trước không sau.

Vai trò 4 trí-tuệ-hành và 4 trí-tuệ-thành

Trong 4 trí-tuệ-hành phận sự trong tứ Thánh-đế ở giai đoạn đầu, trí-tuệ-hành phận sự biết khổ-Thánh-đế đóng vai trò chính yếu, đó là trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp tam-giới là khổ đế, là pháp nên biết, thì trí-tuệ-hành phận sự của mỗi Thánh-đế còn lại, cũng được thành tựu phận sự đồng thời không trước không sau.

Trong 4 trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong tứ Thánh-đế ở giai đoạn cuối, trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự đã tiến-hành pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đóng vai trò chính yếu, đó là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, là hoàn

Page 378: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 332

thành xong phận sự đã tiến-hành pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế, đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, đã chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, thì trí-tuệ-thành hoàn thành phận sự trong 3 Thánh-đế còn lại cũng được thành tựu phận sự đồng thời không trước không sau.

Tứ Thánh-đế trong giáo-pháp của Đức-Phật

Tứ Thánh-đế là chân-lý của chư bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, tứ Thánh-đế là nền tảng căn bản, là pháp cốt lõi trọng yếu trong giáo-pháp của chư Phật quá-khứ, Đức- Phật hiện-tại và chư Phật vị-lai.

Tứ Thánh-đế đó là:

1- Khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ, hay sắc- pháp, danh-pháp trong tam-giới.

Trong giáo-pháp của Đức-Phật, tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong tam-giới (cõi dục-giới, cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới) đúng theo chân-lý chỉ là khổ-đế (dukkhasacca) mà thôi, không có lạc đế.

Tuy có thọ-lạc (sukhavedanā) nhưng thọ-lạc gọi là vipariṇāmadukkha: biến-chất-khổ, bởi vì thọ-lạc cũng sinh rồi diệt là vô-thường nên cũng chỉ là khổ-đế mà thôi.

Trong tam-giới, tất cả các pháp-hữu-vi: sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới đều sinh rồi diệt nên có 4 trạng-thái là trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh.

Vậy, do nguyên-nhân nào cho là lạc trong đời này?

Thật-tánh của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp trong tam-giới đều có 4 trạng-thái: trạng-thái vô-thường,

Page 379: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 333

trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh, nhưng do 3 pháp-điên-đảo (vipallāsa) là tâm-điên-đảo, tưởng-điên-đảo, tà-kiến-điên-đảo cho là thường, lạc, ngã, tịnh.

Pháp-điên-đảo (vipallāsa) có 3 loại:

- Cittavipallāsa: Tâm-điên-đảo là biết sai, chấp lầm trong các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới cho là thường, lạc, ngã, tịnh.

- Saññāvipallāsa: Tưởng-điên-đảo là tưởng sai, chấp lầm trong các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới cho là thường, lạc, ngã, tịnh.

- Diṭṭhivipallāsa: Tà-kiến-điên-đảo là thấy sai, chấp lầm trong các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới cho là thường, lạc, ngã, tịnh.

* Thật-tánh của các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới đều có trạng-thái vô-thường, nhưng do tâm-điên-đảo, tưởng-điên-đảo, tà-kiến-điên-đảo cho là thường.

* Thật-tánh của các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới đều có trạng-thái khổ, nhưng do tâm-điên-đảo, tưởng-điên-đảo, tà-kiến-điên-đảo cho là lạc.

* Thật-tánh của các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới đều có trạng-thái vô-ngã, nhưng do tâm-điên-đảo, tưởng-điên-đảo, tà-kiến-điên-đảo cho là ngã.

* Thật-tánh của các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới đều có trạng-thái bất-tịnh, nhưng do tâm-điên-đảo, tưởng-điên-đảo, tà-kiến-điên-đảo cho là tịnh.

Như vậy, pháp-điên-đảo có 3 x 4 gồm có 12 loại.

Sự thật chân-lý của các sắc-pháp, các danh-pháp trong tam-giới chỉ là khổ-đế mà thôi, nhưng do tâm-

Page 380: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 334

điên-đảo, tưởng-điên-đảo, tà-kiến-điên-đảo đảo ngược lại thật-tánh cho là lạc.

Vậy, lạc không phải là sự thật chân-lý, mà thuộc về lạc-điên-đảo (sukhavipallāsa).

Như Đại-đức tỳ-khưu-ni Vajirā dạy rằng:

“Chỉ có khổ-đế sinh, khổ-đế trụ, khổ-đế diệt.

Ngoài khổ-đế ra, không có gì sinh, không có gì trụ, không có gì diệt…”(1)

Cho nên, ngũ-uẩn chấp-thủ, hay sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới đều chỉ là khổ-đế mà thôi.

2- Nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là tham-ái

- Tham-ái là nhân sinh khổ trong kiếp hiện-tại

* Nếu tâm tham phát sinh mà không được thỏa mãn như ý thì tâm sân phát sinh, không vừa lòng, làm cho khổ tâm.

* Nếu tâm tham phát sinh mà được thỏa mãn như ý thì phát sinh tâm tham chấp-thủ, cho là của ta, cũng làm nhân phát sinh tâm sầu não, lo sợ cũng làm khổ tâm.

Như Đức-Phật dạy trong Pháp-cú kệ rằng:

Taṇhāya jāyatī soko, taṇhāya jāyatī bhayaṃ. Taṇhāya vippamuttassa, natthi soko kuto bhayaṃ?(1)

Sự sầu não phát sinh do tham-ái, Sự lo sợ phát sinh do tham-ái, Bậc Thánh A-ra-hán diệt tận tham-ái, Không sầu não, từ đâu có lo sợ?

1 Bộ Samyuttanikāya, Sagathavagga, kinh Vajirāsutta. 1 Bộ Dhammapadagāthā câu kệ thứ 216.

Page 381: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 335

- Tham-ái là nhân sinh khổ trong kiếp-sau

Bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái không còn dư sót, đến khi hết tuổi thọ, đồng thời tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Ngoài bậc Thánh A-ra-hán ra, còn lại tất cả mọi chúng-sinh: nhân-loại, chư-thiên, phạm-thiên và gồm cả 3 bậc Thánh-nhân là bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai vẫn còn tham-ái, nên vẫn còn phải khổ tái-sinh trong kiếp sau.

Chúng-sinh có ngũ-uẩn: sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn trong 11 cõi dục-giới và trong 15 cõi sắc-giới, hay chúng-sinh có tứ-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn) trong 4 cõi vô-sắc-giới, hay chúng-sinh chỉ có nhất-uẩn (sắc-uẩn) trong cõi sắc-giới Vô-tưởng-thiên, cũng đều có khổ-đế, nhưng chỉ khác nhau là khổ nhiều, hoặc khổ ít mà thôi.

* Bậc Thánh Nhập-lưu vĩnh viễn không còn tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới, mà chỉ còn tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa, rồi chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Bậc Thánh Nhất-lai chỉ còn tái-sinh kiếp sau 1 kiếp nữa mà thôi, rồi chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Bậc Thánh Bất-lai chắc chắn không tái-sinh kiếp sau trở lại cõi dục-giới, mà chỉ tái-sinh kiếp sau trên cõi trời sắc-giới, rồi chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tại cõi trời ấy.

Vì vậy, tham-ái là nhân sinh khổ-đế.

Page 382: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 336

3- Diệt khổ-Thánh-đế, đó là Niết-bàn, là pháp diệt tận được tham-ái, nhân sinh khổ-Thánh-đế.

Niết-bàn có hai loại đó là:

1- Hữu-dư Niết-bàn (Sa upādisesanibbāna) là Niết-bàn đối với bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, còn gọi là kilesaparinibbāna: mọi phiền-não Niết-bàn, nhưng ngũ-uẩn vẫn còn tồn tại cho đến khi hết tuổi thọ.

2- Vô-dư Niết-bàn (Anupādisesanibbāna) là Niết-bàn đối với bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đến lúc hết tuổi thọ, tịch diệt Niết-bàn, còn gọi là khandha-parinibbāna: ngũ-uẩn Niết-bàn nghĩa là ngũ-uẩn diệt rồi không còn ngũ-uẩn nào tái-sinh kiếp sau nữa, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Niết-bàn có ba loại theo đối-tượng thiền-tuệ đó là:

1-Vô-hiện-tượng Niết-bàn (Animittanibbāna) là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường (aniccalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái khổ và trạng-thái vô-ngã, do năng lực tín-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tấn-pháp-chủ, niệm- pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ), hoặc do năng lực của giới, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là vô-hiện-tượng Niết-bàn (animittanibbāna) Niết-bàn không có hiện-tượng các pháp-hữu-vi.

2- Vô-ái Niết-bàn (Appaṇihitanibbāna) là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; thấy rõ, biết rõ trạng-thái

Page 383: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 337

khổ (dukkhalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái vô-thường và trạng-thái vô-ngã, do năng lực định-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ), hoặc do năng lực của định, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là vô-ái Niết-bàn (appaṇihitanibbāna) Niết-bàn không có tham-ái nương nhờ.

3- Chân-không Niết-bàn (Suññatanibbāna) là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; thấy rõ biết rõ trạng-thái vô-ngã (anattalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái khổ và trạng-thái vô-thường, do năng lực tuệ-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ), hoặc do năng-lực của tuệ, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là chân-không Niết-bàn (suññatanibbāna) Niết-bàn hoàn toàn vô-ngã, không phải ta, không phải của ta.

Vì vậy, Niết-bàn là pháp diệt khổ-Thánh-đế.

4- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế, đó là pháp-hành bát-chánh-đạo, là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt Khổ-Thánh-đế.

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới. Khi ấy, 4 Thánh-đạo-tâm hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm đã hoàn thành xong 4 phận sự:

- Khổ-Thánh-đế là pháp nên biết, thì 4 Thánh-đạo-tuệ đã biết xong.

Page 384: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 338

- Nhân sinh khổ-Thánh-đế là pháp nên diệt, thì 4 Thánh-đạo-tuệ đã diệt tận mọi tham-ái xong.

- Diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên chứng ngộ, thì 4 Thánh-đạo-tuệ đã chứng ngộ Niết-bàn xong.

- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế là pháp nên tiến hành, thì 4 Thánh-đạo-tâm có pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh đã tiến hành xong.

Vì vậy, pháp-hành bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế.

Tứ Thánh-đế là nền tảng, là cốt lõi chính yếu trong giáo-pháp của Chư Phật. Vì vậy, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ ban đầu dù có những đối-tượng thiền-tuệ khác nhau như thân, thọ, tâm, pháp, ngũ-uẩn, 12 xứ, 18 tự-tánh (dhātu), sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, v.v… đến giai đoạn cuối cùng cũng đều đạt đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, mới chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn.

Nhân quả liên quan của Tứ Thánh-đế

Chân-lý tứ Thánh-đế có nhân quả liên quan với nhau như sau:

- Khổ-Thánh-đế đó là ngũ-uẩn chấp-thủ, hay sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới (dục-giới, sắc-giới, vô- sắc-giới), là quả của nhân sinh khổ-Thánh-đế.

- Nhân sinh khổ-Thánh-đế đó là tham-ái là nhân- dẫn dắt tái-sinh kiếp sau (taṇhā ponobbhavikā).

- Diệt khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn không thuộc về quả của một nhân nào, bởi vì Niết-bàn là pháp-vô-vi (asaṅkhatadhamma) là pháp hoàn toàn không do một nhân duyên nào cấu tạo.

Page 385: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 339

- Pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đó là pháp- hành bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế.

Như vậy, pháp-hành bát-chánh-đạo là nhân đạt đến Niết-bàn (diệt khổ-Thánh-đế) không phải là nhân sinh Niết-bàn, và diệt khổ-Thánh-đế (Niết-bàn) cũng không phải là quả của pháp-hành bát-chánh-đạo dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế, mà chỉ là đối-tượng siêu-tam-giới của pháp-hành bát-chánh-đạo (đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm) dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế mà thôi.

Ví dụ nôm na: Con đường dẫn đến kinh-đô.

- Con đường ví như pháp-hành bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế (Niết-bàn).

- Kinh-đô ví như Niết-bàn là pháp diệt khổ-Thánh-đế.

Con đường dẫn đến kinh-đô, chứ không phải là nhân sinh kinh-đô.

Cũng như vậy, pháp-hành bát-chánh-đạo dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế (Niết-bàn) không phải nhân sinh Niết-bàn (diệt khổ-Thánh-đế), mà chỉ là nhân đạt đến Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế mà thôi.

Pháp-Hành Trong Phật-Giáo

Trong Phật-giáo có 2 pháp-hành:

- Pháp-hành thiền-định.

- Pháp-hành thiền-tuệ.

Phương pháp thực-hành mỗi pháp-hành và kết quả của mỗi pháp-hành(1) hoàn toàn khác biệt với nhau.

1 Xem bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định, quyển X: Pháp-Hành Thiền-Tuệ, cùng soạn-giả

Page 386: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 340

* Hành-giả nào là hạng người tam-nhân thực-hành pháp-hành thiền-định, có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm thì trong kiếp hiện-tại, hành-giả nhập bậc thiền (jhānasamāpatti) hưởng sự an-lạc trong thiền ấy.

Sau khi hành-giả ấy chết, chắc chắn sắc-giới thiện- nghiệp, hoặc vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền thiện-tâm bậc cao có quyền ưu tiên cho quả tái-sinh kiếp sau lên tầng trời sắc-giới phạm-thiên, hoặc tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên, được tái-sinh kiếp sau trên tầng trời nào hoàn toàn tùy thuộc vào bậc thiền quả-tâm bậc cao sở đắc của hành-giả, hưởng sự an-lạc trong tầng trời ấy cho đến hết tuổi thọ, rồi lại tái-sinh kiếp sau tùy theo thiện-nghiệp của hành-giả.

Như vậy, pháp-hành thiền-định vẫn còn tử sinh luân-hồi trong tam-giới, pháp-hành thiền-định này có trong Phật-giáo và có ngoài Phật-giáo.

* Hành giả là hạng người tam-nhân thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc như sau:

- Hành-giả chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến và hoài-nghi, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

Bậc Thánh Nhập-lưu sau khi chết, vĩnh viễn không còn tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới, mà chỉ còn tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa. Đến kiếp thứ 7, chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

- Hành-giả chứng đắc đến Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-

Page 387: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 341

lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại thô, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.

Bậc Thánh Nhất-lai sau khi chết, chỉ còn tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-giới 1 kiếp nữa mà thôi, rồi chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

- Hành-giả chứng đắc đến Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền não là sân loại vi-tế, trở thành bậc Thánh Bất-lai.

Bậc Thánh Bất-lai sau khi chết, chắc chắn không tái- sinh kiếp sau trở lại cõi dục-giới, mà chỉ tái-sinh kiếp sau trên cõi trời sắc-giới, rồi chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tại cõi trời ấy.

- Hành-giả chứng đắc đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham, si, ngã-mạn, buồn-chán, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.

Bậc Thánh A-ra-hán ngay kiếp hiện-tại sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Pháp-hành thiền-tuệ chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo. Đối với chư vị Bồ-tát là bậc thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật đã từng tạo và tích lũy các pháp-hạnh ba-la-mật của mình đầy đủ từ vô số tiền-kiếp trong quá-khứ.

Nay kiếp hiện-tại, hành-giả là hạng người tam-nhân thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo,

Page 388: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 342

Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân bậc nào trong Phật-giáo, hoàn toàn tùy thuộc vào năng lực của các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi hành-giả ấy.

Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã (Anattalakkhaṇasutta)

Ngày rằm tháng 6 (âm-lịch), Đức-Phật Gotama thuyết pháp lần đầu tiên bài kinh Dhammacakkappavattana-sutta: Kinh Chuyển-Pháp-Luân, để tế độ nhóm 5 vị tỳ-khưu, Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama. Tiếp theo sau, mỗi ngày một vị trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, đến ngày 19 tháng 6, nhóm 5 vị tỳ-khưu đều trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

Đến ngày 20 tháng 6, Đức-Phật Gotama thuyết bài kinh Anattalakkhaṇasutta: Kinh Trạng-thái-vô-ngã, để tế độ nhóm 5 vị tỳ-khưu trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Phần I: Ý nghĩa kệ khai Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã

Dhammacakkaṃ pavattetvā...

Khu rừng yên tịnh nơi phóng sinh nai Tên gọi là I-si-pa-ta-na Gần kinh thành Ba-ra-na-xi ấy, Ngày rằm tháng sáu, trăng tròn sáng tỏ, Đức-Phật thuyết bài kinh Chuyển-pháp-luân, Ngài Koṇḍañña trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, Tuần tự theo mỗi ngày, thêm một vị. Nhóm năm tỳ-khưu thành Thánh Nhập-lưu, Đến ngày 20 tuần trăng hạ huyền Đức-Phật thuyết kinh Trạng-thái-vô-ngã. Tế độ tỳ-khưu trở thành A-ra-hán.

Page 389: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã 343

Này chư thiện-trí! Xin hãy lắng nghe Chúng tôi tụng kinh Trạng-thái-vô-ngã. Phần II: Ý nghĩa bài Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã (Anattalakkhaṇasutta) (1)

Lời của Ngài Trưởng-lão Ānanda bạch với Ngài Đại- Trưởng-lão Mahākassapa rằng:

- Evaṃ me sutaṃ...

- Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa khả kính! Con là Ānanda, được nghe bài kinh Trạng-thái- vô-ngã từ Đức-Thế-Tôn như vầy:

Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana (trước kia chư Phật Độc-Giác thường ngự xuống). Tại nơi đây, Đức-Thế-Tôn bèn gọi nhóm 5 tỳ-khưu rằng:

- Này chư tỳ-khưu!

Chư tỳ-khưu đáp lời Đức-Thế-Tôn:

- Dạ, Kính bạch Đức-Thế-Tôn.

Đức-Thế-Tôn thuyết giảng kinh Trạng-thái-vô-ngã như sau:

Ngũ-uẩn là vô-ngã

1- Sắc-uẩn là vô-ngã

- Này chư tỳ-khưu! Sắc-uẩn này là vô-ngã (không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta).

- Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu sắc-uẩn này là ta (ngã) thì sắc-uẩn này không bị biến đổi, không bị bệnh hoạn, các con có thể mong muốn sắc-uẩn này rằng:

1 Bộ Samyuttanikāya, Khandhavagga, kinh Anattalakkhaṇasutta.

Page 390: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 344

“Sắc-uẩn của tôi được khỏe mạnh, đẹp đẽ như thế này. Sắc-uẩn của tôi đừng có bệnh hoạn, xấu xí như thế kia.”

- Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì sắc-uẩn này là vô-ngã, do đó, sắc-uẩn này bị biến đổi, bị bệnh hoạn.

Vì vậy, các con không thể mong muốn trong sắc-uẩn này rằng:

“Sắc-uẩn của tôi được khỏe mạnh, đẹp đẽ như thế này. Sắc-uẩn của tôi đừng có bệnh hoạn, xấu xí như thế kia.”

(Sắc-uẩn như thế nào tùy thuộc vào nhân-duyên, không tùy thuộc theo ý muốn của mình.)

2- Thọ-uẩn là vô-ngã

- Này chư tỳ-khưu! Thọ-uẩn này là vô-ngã (không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta).

- Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu thọ-uẩn này là ta (ngã) thì thọ-uẩn này không bị biến đổi, không bị bệnh thân, không bị bệnh tâm, các con có thể mong muốn trong thọ-uẩn này rằng:

“Thọ-uẩn của tôi được an-lạc như thế này.

Thọ-uẩn của tôi đừng khổ đau như thế kia.”

- Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì thọ-uẩn này là vô-ngã, do đó thọ-uẩn này bị biến đổi, bị bệnh thân, bị bệnh tâm.

Vì vậy, các con không thể mong muốn trong thọ-uẩn này rằng:

“Thọ-uẩn của tôi được an-lạc như thế này.

Thọ-uẩn của tôi đừng khổ đau như thế kia.”

(Thọ-uẩn như thế nào tùy thuộc vào nhân-duyên, không tùy thuộc theo ý muốn của ta.)

Page 391: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã 345

3- Tưởng-uẩn là vô-ngã

- Này chư tỳ-khưu! Tưởng-uẩn này là vô-ngã (không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta).

- Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu tưởng-uẩn này là ta (ngã), thì tưởng-uẩn này không bị biến đổi, không bị bệnh tâm, các con có thể mong muốn trong tưởng-uẩn này rằng:

“Tưởng-uẩn của tôi tưởng nhớ điều tốt, điều thiện như thế này.

Tưởng-uẩn của tôi đừng tưởng nhớ điều xấu, điều ác như thế kia.”

- Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì tưởng-uẩn này là vô-ngã, do đó, tưởng-uẩn này bị biến đổi, bị bệnh tâm. Vì vậy, các con không thể mong muốn trong tưởng-uẩn này rằng:

“Tưởng-uẩn của tôi tưởng nhớ điều tốt, điều thiện như thế này.

Tưởng-uẩn của tôi đừng tưởng nhớ điều xấu, điều ác như thế kia.”

(Tưởng-uẩn như thế nào tùy thuộc vào nhân-duyên, không tùy thuộc theo ý muốn của ta.)

4- Hành-uẩn là vô-ngã

- Này chư tỳ-khưu! Hành-uẩn này là vô-ngã (không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta).

- Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu hành-uẩn này là ta (ngã), thì hành-uẩn này không bị biến đổi, không bị bệnh tâm, các con có thể mong muốn trong hành-uẩn này rằng:

“Hành-uẩn của tôi hành thiện-nghiệp như thế này. Hành-uẩn của tôi đừng hành ác-nghiệp như thế kia.”

- Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì hành-uẩn này là vô-ngã, do đó, hành-uẩn này bị biến đổi, bị bệnh tâm.

Page 392: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 346

Vì vậy, các con không thể mong muốn trong hành-uẩn này rằng:

“Hành-uẩn của tôi hành thiện-nghiệp như thế này. Hành-uẩn của tôi đừng hành ác-nghiệp như thế kia.”

(Hành-uẩn như thế nào tùy thuộc vào nhân duyên, không tùy thuộc theo ý muốn của ta.)

5- Thức-uẩn là vô-ngã

- Này chư tỳ-khưu! Thức-uẩn này là vô-ngã (không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta).

- Này chư tỳ-khưu! Thật vậy, nếu thức-uẩn này là ta (ngã), thì thức-uẩn này không bị biến đổi, không bị bệnh tâm, các con có thể mong muốn trong thức-uẩn này rằng:

“Thức-uẩn của tôi biết điều tốt, điều thiện như thế này. Thức-uẩn của tôi đừng biết điều xấu, điều ác như thế kia”

- Này chư tỳ-khưu! Sự thật, bởi vì thức-uẩn này là vô-ngã, do đó, thức-uẩn này bị biến đổi, bị bệnh tâm. Vì vậy, các con không thể mong muốn trong thức-uẩn này rằng:

“Thức-uẩn của tôi biết điều tốt, điều thiện như thế này. Thức-uẩn của tôi đừng biết điều xấu, điều ác như thế kia”

(Thức-uẩn như thế nào hoàn toàn tùy thuộc vào nhân-duyên, không tùy thuộc theo ý muốn của ta.)

Ngũ-uẩn có 3 trạng-thái-chung

6- Sắc-uẩn có 3 trạng-thái-chung

- Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều này? Sắc-uẩn này là thường hay vô-thường?

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, sắc-uẩn này sinh rồi diệt là vô-thường.

- Này chư tỳ-khưu! Sắc-uẩn nào là vô-thường.

Vậy, sắc-uẩn ấy là khổ hay lạc?

Page 393: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã 347

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, sắc-uẩn nào sinh rồi diệt luôn luôn biến đổi, vô-thường, nên sắc-uẩn ấy là khổ.

- Này chư tỳ-khưu! Sắc-uẩn nào là vô-thường, khổ, có trạng-thái thường biến đổi.

Vậy, các con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến nơi sắc-uẩn ấy rằng:

“Sắc-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), sắc-uẩn ấy là ta (do tâm ngã-mạn), sắc-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay không?”

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ sắc-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.

7- Thọ-uẩn có 3 trạng-thái-chung

- Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều này? Thọ-uẩn này là thường hay vô-thường?

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, thọ-uẩn này sinh rồi diệt là vô-thường.

- Này chư tỳ-khưu! Thọ-uẩn nào là vô-thường.

Vậy, thọ-uẩn ấy là khổ hay lạc?

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, thọ-uẩn nào sinh rồi diệt luôn luôn biến đổi, vô-thường, nên thọ-uẩn ấy là khổ.

- Này chư tỳ-khưu! Thọ-uẩn nào là vô-thường, khổ, có trạng-thái thường biến đổi.

Vậy, các con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến nơi thọ-uẩn ấy rằng:

“Thọ-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), thọ-uẩn ấy là ta (do tâm ngã-mạn), thọ-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay không?”

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ thọ-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.

Page 394: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 348

8- Tưởng-uẩn có 3 trạng-thái-chung

- Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều này? Tưởng-uẩn này là thường hay vô-thường?

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, tưởng-uẩn này sinh rồi diệt là vô-thường.

- Này chư tỳ-khưu! Tưởng-uẩn nào là vô-thường.

Vậy, tưởng-uẩn ấy là khổ hay lạc?

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, tưởng-uẩn nào sinh rồi diệt luôn luôn biến đổi, vô-thường, nên tưởng-uẩn ấy là khổ.

- Này chư tỳ-khưu! Tưởng-uẩn nào là vô-thường, khổ, có trạng-thái thường biến đổi.

Vậy, các con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến nơi tưởng-uẩn ấy rằng:

“Tưởng-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), tưởng-uẩn ấy là ta (do tâm ngã-mạn), tưởng-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay không?”

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ tưởng-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.

9- Hành-uẩn có 3 trạng-thái-chung

- Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều này? Hành-uẩn này là thường hay vô-thường?

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, hành-uẩn này sinh rồi diệt là vô-thường.

- Này chư tỳ-khưu! Hành-uẩn nào là vô-thường.

Vậy, hành-uẩn ấy là khổ hay lạc?

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, hành-uẩn nào sinh rồi diệt luôn luôn biến đổi, vô-thường, nên hành-uẩn ấy là khổ.

- Này chư tỳ-khưu! Hành-uẩn nào là vô-thường, khổ, có trạng-thái thường biến đổi.

Page 395: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã 349

Vậy, các con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến nơi hành-uẩn ấy rằng:

“Hành-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), hành-uẩn ấy là ta (do tâm ngã-mạn), hành-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay không?”

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ hành-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.

10- Thức-uẩn có 3 trạng-thái-chung

- Này chư tỳ-khưu! Các con nhận thức thế nào về điều này? Thức-uẩn này là thường hay vô-thường?

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, thức-uẩn này sinh rồi diệt là vô-thường.

- Này chư tỳ-khưu! Thức-uẩn nào là vô-thường.

Vậy, thức-uẩn ấy là khổ hay lạc?

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, thức-uẩn nào sinh rồi diệt luôn luôn biến đổi, vô-thường, nên thức-uẩn ấy là khổ.

- Này chư tỳ-khưu! Thức-uẩn nào là vô-thường, khổ, có trạng-thái thường biến đổi.

Vậy, các con có nên theo chấp-thủ với tâm tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến nơi thức-uẩn ấy rằng:

“Thức-uẩn ấy là của ta (do tâm tham-ái), thức-uẩn ấy là ta (do tâm ngã-mạn), thức-uẩn ấy là tự ngã của ta (do tâm tà-kiến) hay không?”

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, quả thật không nên theo chấp-thủ thức-uẩn ấy như vậy. Bạch Ngài.

Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ ngũ-uẩn

11-Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ nơi sắc-uẩn

- Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, những sắc-uẩn nào đã sinh

Page 396: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 350

trong thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh trong thời hiện-tại, hoặc sắc-uẩn bên trong của mình, hoặc sắc-uẩn bên ngoài mình (của người khác), hoặc sắc-uẩn thô, hoặc sắc-uẩn vi-tế, hoặc sắc-uẩn thấp hèn, hoặc sắc-uẩn cao quý, hoặc sắc-uẩn nào sinh ở nơi xa, hoặc sắc-uẩn nào sinh ở nơi gần.

Vậy, các con nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh của tất cả sắc-uẩn ấy rằng:

“Sắc-uẩn ấy không phải là của ta, sắc-uẩn ấy không phải là ta, sắc-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta.”

12- Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ nơi thọ-uẩn

- Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, những thọ-uẩn nào đã sinh trong thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh trong thời hiện-tại, hoặc thọ-uẩn bên trong của mình, hoặc thọ-uẩn bên ngoài mình (của người khác), hoặc thọ-uẩn thô, hoặc thọ-uẩn vi-tế, hoặc thọ-uẩn thấp hèn, hoặc thọ-uẩn cao quý, hoặc thọ-uẩn nào sinh ở nơi xa, hoặc thọ-uẩn nào sinh ở nơi gần.

Vậy, các con nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh của tất cả thọ-uẩn ấy rằng:

“Thọ-uẩn ấy không phải là của ta, thọ-uẩn ấy không phải là ta, thọ-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta.”

13- Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ nơi tưởng-uẩn

- Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, những tưởng-uẩn nào đã sinh trong thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh trong thời hiện-tại, hoặc tưởng-uẩn bên trong của mình, hoặc tưởng-uẩn bên ngoài mình (của người khác), hoặc tưởng-uẩn thô, hoặc tưởng-uẩn vi-tế, hoặc tưởng-uẩn thấp hèn, hoặc tưởng-uẩn cao quý, hoặc tưởng-uẩn nào sinh ở nơi xa, hoặc tưởng-uẩn nào sinh ở nơi gần.

Page 397: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã 351

Vậy, các con nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh của tất cả tưởng-uẩn ấy rằng:

“Tưởng-uẩn ấy không phải là của ta, tưởng-uẩn ấy không phải là ta, tưởng-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta.”

14- Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ nơi hành-uẩn

- Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, những hành-uẩn nào đã sinh trong thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh trong thời hiện-tại, hoặc hành-uẩn bên trong của mình, hoặc hành-uẩn bên ngoài mình (của người khác), hoặc hành-uẩn thô, hoặc hành-uẩn vi-tế, hoặc hành-uẩn thấp hèn, hoặc hành-uẩn cao quý, hoặc hành-uẩn nào sinh ở nơi xa, hoặc hành-uẩn nào sinh ở nơi gần.

Vậy, các con nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh của tất cả hành-uẩn ấy rằng:

“Hành-uẩn ấy không phải là của ta, hành-uẩn ấy không phải là ta, hành-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta.”

15- Trí-tuệ-thiền-tuệ không chấp-thủ nơi thức-uẩn.

- Này chư tỳ-khưu! Vì vậy, những thức-uẩn nào đã sinh trong thời quá-khứ, sẽ sinh trong thời vị-lai, đang sinh trong thời hiện-tại, hoặc thức-uẩn bên trong của mình, hoặc thức-uẩn bên ngoài mình (của người khác), hoặc thức-uẩn thô, hoặc thức-uẩn vi-tế, hoặc thức-uẩn thấp hèn, hoặc thức-uẩn cao quý, hoặc thức-uẩn nào sinh ở nơi xa, hoặc thức-uẩn nào sinh ở nơi gần.

Vậy, các con nên biết bằng trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đúng theo thật-tánh của tất cả thức-uẩn ấy rằng:

“Thức-uẩn ấy không phải là của ta, thức-uẩn ấy không phải là ta, thức-uẩn ấy không phải là tự ngã của ta.”

Page 398: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 352

16- Trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán trong ngũ-uẩn

- Này chư tỳ-khưu! Thật-tánh của ngũ-uẩn như vậy, bậc Thánh Thanh-văn có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ ngũ-uẩn đúng theo thật-tánh, nên phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán trong sắc-uẩn, nhàm chán trong thọ-uẩn, nhàm chán trong tưởng-uẩn, nhàm chán trong hành-uẩn, nhàm chán trong thức-uẩn.

Khi trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán trong ngũ-uẩn, nên tâm xả ly tham-ái, do tâm xả ly tham-ái, nên chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo giải thoát khỏi mọi tham-ái, mọi phiền-não. Trí-tuệ-quán-triệt biết rõ rằng:

“A-ra-hán Thánh-quả đã giải-thoát hoàn toàn mọi phiền-não trầm-luân. Không còn phải thực-hành pháp- hành bát-chánh-đạo nữa, mọi phận sự trong tứ Thánh-đế đã hoàn thành xong, phạm hạnh cao thượng đã hoàn thiện xong. Kiếp này là kiếp chót, không còn tái-sinh kiếp nào nữa.”

Nhóm 5 Tỳ-khưu trở thành bậc Thánh A-ra-hán

Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh trạng-thái vô-ngã này xong, nhóm 5 tỳ-khưu phát sinh đại-duy-tác-tâm vô cùng hoan hỷ với lời giáo huấn của Đức-Thế-Tôn.

Trong khi Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh này, nhóm 5 tỳ-khưu thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não trầm-luân, không còn chấp-thủ trong ngũ-uẩn này nữa (trở thành bậc Thánh A-ra-hán).

(Xong bài kinh Trạng-thái-vô-ngã)

Page 399: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã 353

Giải thích danh từ trong bài Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã

Ý nghĩa danh từ Anattā

Định nghĩa danh từ anattā:

Na attā anattā, natthi attā etassa khandha-pañcakassā’ti vā anattā.

Tất cả các pháp không phải ta, không phải của ta là pháp-vô-ngã; hay ngũ-uẩn ấy không phải ta, không phải của ta cũng là pháp-vô-ngã.

Ý nghĩa Anattā: Vô-ngã ở đây là phủ định attā: ngã, ngã-sở, ta và của ta.

Trong bộ Ṭīkā(1) giải thích danh từ Anattā: Vô-ngã có 4 ý nghĩa sau:

1- Avasavattanaṭṭha: Vô-ngã có nghĩa là không chiều theo ý muốn của một ai.

2- Asāmikaṭṭha: Vô-ngã có nghĩa là vô chủ, không có ai làm chủ.

3- Suññataṭṭha: Vô-ngã có nghĩa là không, không phải ta, không phải của ta.

4- Attapaṭikkhepaṭṭha: Vô-ngã có nghĩa là phủ nhận cái ngã, cái ta, cái đại ngã.

Trong bài kinh Anattalakkhaṇasutta: Kinh trạng-thái- vô-ngã, danh từ Anattā và attā có ý nghĩa hoàn toàn ngược lại nhau.

* Anattā: Vô-ngã: Ngũ-uẩn này là vô-ngã, không chiều theo ý muốn của ai.

* Attā: Ngã: Ta muốn ngũ-uẩn được như thế này, không muốn ngũ-uẩn như thế kia v.v… chiều theo ý

1 Bộ Sāratthadīpanīṭīkā, kinh Anattalakkhaṇasuttavaṇṇanā.

Page 400: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 354

muốn của ta, nhưng thật-tánh của ngũ-uẩn này là vô-ngã, nên không chiều theo ý muốn của ai.

Attā nghĩa là ta, ngã. - Do tà-kiến theo chấp sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn,

hành-uẩn, thức-uẩn cho là ta (ngã), tự ngã. - Do ngã-mạn chấp là ta. - Do tham-ái chấp của ta.

Tuy nhiên, attā còn có ý nghĩa khác.

Ý nghĩa danh từ Attā

* Theo trong bộ tự điển Pāḷi Abhidhānappadīpikā: Tự điển từ ngữ Pāḷi câu kệ 861 danh từ attā có ý nghĩa rằng:

“Citte kāye sabhāve ca, so attā paramattani.”

“Danh từ attā có 4 ý nghĩa là tâm, thân, thật-tánh- pháp và ngã tối-thượng (đại-ngã).”

Giải thích:

1- Attā có ý nghĩa là citta: tâm.

Ví dụ:

* Attasammāpaṇidhi: Đặt để tâm đúng trong thiện- pháp, tâm mong muốn chân-chính.

* Attamicchāpaṇidhi: Đặt để tâm sai lầm trong ác- pháp, tâm mong muốn sai lầm.

* “Sabbe sattā bhavantu sukhitattā.”(1)

Cầu mong tất cả chúng-sinh tâm thường được an-lạc.

*“Attā hi kira duddamo.”(2)

Thật vậy, dạy được tâm mình là khó lắm!

“Attānaṃ damayanti paṇḍitā.(1)”

1 Bộ Khu. Suttanipāta, trong kinh Mettasutta. 2 Khu Bộ Dhammapadagāthā, câu kệ thứ 159

Page 401: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã 355

“Chư bậc thiện-trí rèn luyện, dạy tâm”…

Attā ở đây có ý nghĩa là tâm.

2- Attā có ý nghĩa là kāya: thân thể.

Ví dụ: Đức-Phật ban hành những giới của tỳ-khưu-ni, trong đó có giới như:

*“Yā pana bhikkhunī attānaṃ vadhitvā vadhitvā rodheyya pācittiyaṃ.”(2)

“Tỳ-khưu-ni nào tự đấm vào thân của mình rồi khóc, tỳ-khưu-ni ấy phạm āpatti pācittiya (ứng-đối-trị).”

*“Attā hi attano natthi, kuto puttā kuto dhanaṃ?”(3)

“Chính thân này, còn không phải của ta. Con của ta, của cải của ta từ đâu có được?...”

Attā ở đây có ý nghĩa là thân thể.

3- Attā có ý nghĩa là sabhāva: thật-tánh-pháp.

Ví dụ:

*“Attā hi attano nātho, ko hi nātho paro siyā.”(4)

“Chính thiện-pháp là nơi nương nhờ chân-chính của ta, ngoài thiện-pháp ra, có ai là nơi nương nhờ của ta?

*“Attadīpā bhikkhave! viharatha attasaraṇā anaññasaraṇā, dhammadīpā dhammasaraṇā anañña-saraṇā.”(5)

“Này chư tỳ-khưu! Các con sống, chính thiện-pháp là hòn đảo, chính thiện-pháp là nơi nương nhờ, không nên nương nhờ nơi nào khác; chánh-pháp là hòn đảo, chánh- 1 Khu. Bộ Dhammapadagāthā, gāthā số 80. 2 Tạng Luật, phần Bhikkhunīpātimokkha. 3 Khu. Bộ Dhammapadagāthā, gāthā số 62. 4 Khu. Bộ Dhammapadagāthā, gāthā số 160. 5 Bộ Samyuttanikāya, phần Khandhavagga, kinh Attadīpasutta.

Page 402: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 356

pháp là nơi nương nhờ, không nên nương nhờ nơi nào khác …”

Attā: Ta ở đây có nghĩa là thật-tánh-pháp đó là tam- giới thiện-pháp, siêu-tam-giới thiện-pháp, là nơi nương nhờ chân-chính của ta.

4- Attā có ý nghĩa là parama attā: ngã tối-thượng, đại-ngã, theo tà-kiến của ngoại đạo.

Nhóm ngoại đạo có tà-kiến cho rằng:

“Tất cả vạn vật, vũ trụ này do parama attā tạo ra, gọi là ngã tối thượng, Đấng tạo-hóa.”

Parama attā: Ngã tối-thượng, đại-ngã theo tà-kiến của nhóm ngoại đạo này, trái nghĩa với anattā: vô-ngã trong giáo-pháp của Đức-Phật.

Như vậy, trong 4 ý nghĩa của attā, có 3 ý nghĩa là tâm, thân, thật-tánh-pháp thuộc về chánh-kiến. Còn Parama attā: Ngã tối-thượng, Đại-ngã theo quan niệm của nhóm ngoại đạo thuộc về tà-kiến.

Attādiṭṭhi: Tà-kiến chấp ngã, hoặc Attānudiṭṭhi: Tà-kiến theo chấp ngã là tà-kiến thấy sai, hiểu lầm, chấp lầm từ sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn cho là ta, hoặc tà-kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc-pháp cho là ta là ngã, hoặc từ danh-pháp cho là ta là ngã, cũng ở trong ý nghĩa tà-kiến này.

Ngoài parama attā thuộc về tà-kiến ra, còn attā có 3 ý nghĩa khác thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramattha-dhamma) là pháp có thật-tánh rõ ràng, có chi-pháp riêng biệt thuộc về chánh-kiến.

Trong bộ tự điển Pāḷi Abhidhānappadīpikā: Tự điển từ ngữ Pāḷi chương 3: Sāmaññakaṇda, phần 9: Anekatthavagga:

Page 403: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã 357

* Một chữ Pāḷi có nhiều nghĩa.

Ví dụ: Câu kệ thứ 861: Attā có 4 ý nghĩa, câu kệ 784: dhamma có 14 ý nghĩa, v.v…

Chương 1: Saggakaṇda:

* Một ý nghĩa có nhiều chữ Pāḷi.

Ví dụ: Câu kệ thứ nhất đến thứ 5: Ý nghĩa Đức-Phật có 32 danh từ Pāḷi đều có nghĩa là Đức-Phật.

Câu kệ thứ 6 đến thứ 9: Ý nghĩa Niết-bàn có 46 danh từ Pāḷi đều có nghĩa là Niết-bàn, v.v…

Cho nên, các hàng thanh-văn đệ-tử học Phật-ngôn Pāḷi (Buddhavacanapāḷi), học Tam-tạng Pāḷi (tipiṭaka-pāḷi) và Chú-giải Pāḷi (aṭṭhakathāpāḷi), cần phải học quyển tự điển Pāḷi “Abhidhānappadīpikā” gồm có 1.203 câu kệ, để tránh khỏi nhầm lẫn chữ Pāḷi với ý nghĩa, và ý nghĩa với chữ Pāḷi, bởi vì một chữ Pāḷi có nhiều ý nghĩa, một ý nghĩa có nhiều chữ Pāḷi.

* Attadiṭṭhi có nghĩa là tà-kiến thấy sai, chấp lầm trong ngũ-uẩn: sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn bên trong của mình cho là ta, là ngã và tà-kiến thấy sai, chấp lầm ngũ-uẩn bên ngoài mình (của người khác, vật khác) cho là chúng-sinh, là người, là đàn ông, đàn bà, con voi, con ngựa, v.v... Đó là tà-kiến chấp-ngã (attadiṭṭhi) hoặc tà-kiến theo chấp-ngã (attānudiṭṭhi) thông thường đối với các hạng phàm-nhân.

Chúng-sinh trong tam-giới

Tất cả chúng-sinh trong tam-giới có ba loại:

1- Chúng-sinh có ngũ-uẩn (sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn) trong 11 cõi dục-giới, 15 cõi sắc-giới phạm-thiên (trừ cõi sắc-giới Vô-tưởng-thiên).

Page 404: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 358

2- Chúng-sinh có tứ-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn và thức-uẩn) trong 4 cõi vô-sắc-giới phạm-thiên.

3- Chúng-sinh có nhất-uẩn (sắc-uẩn) trong cõi sắc-giới Vô-tưởng-thiên.

Ngũ-uẩn (Pañcakkhandha)

Uẩn (khandha) có nghĩa là “phần, nhóm” gồm những phần có trạng-thái tương tự nhau, liên kết vào một phần, một nhóm.

Ví dụ: Con người có ngũ-uẩn.

1- Sắc-uẩn đó là 28 sắc-pháp thuộc về phần thân. 2- Thọ-uẩn đó là thọ tâm-sở. 3- Tưởng-uẩn đó là tưởng tâm-sở. 4- Hành-uẩn đó là 50 tâm-sở nói chung (trừ thọ tâm- sở và tưởng tâm-sở). 5- Thức-uẩn đó là 89 hay 121 tâm nói chung.

Mỗi tâm là 1 thức-uẩn.

Thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn gồm 4 danh-uẩn này thuộc về phần tâm.

Phần Giải Thích

1- Sắc-uẩn (Rūpakkhandha) gồm có 28 sắc-pháp, chia thành hai loại:

* Mahābhūtarūpa: Sắc-tứ-đại có 4 sắc-pháp lớn là:

1- Địa-đại (Pathavī): Chất đất có trạng-thái cứng hoặc mềm. 2- Thủy-đại (Āpo): Chất nước có trạng-thái lỏng hoặc đông đặc. 3- Hỏa-đại (Tejo): Chất lửa có trạng-thái nóng hoặc lạnh. 4- Phong-đại (Vāyo): Chất gió có trạng-thái lưu động, phồng hoặc xẹp.

Page 405: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã 359

* Upādāyarūpa: Sắc-pháp phụ thuộc gồm có 24 sắc-pháp, luôn luôn phụ thuộc vào 4 sắc tứ-đại:

- 5 tịnh-sắc (pasādarūpa): nhãn tịnh-sắc, nhĩ tịnh-sắc, tỷ tịnh-sắc, thiệt tịnh-sắc, thân tịnh-sắc.

- 7 hoặc 4 sắc đối-tượng (visayarūpa): đối-tượng sắc, đối-tượng thanh, đối-tượng hương, đối-tượng vị, đối-tượng xúc(1).

- 2 sắc tính (bhāvarūpa): sắc nam-tính, sắc nữ-tính. - 1 hadayarūpa: sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm. - 1 sắc-mạng-chủ (jīvitarūpa). - 1 sắc-vật-thực (āhārarūpa). - 1 sắc-chân-không (paricchedarūpa). - 2 sắc-cử-động (viññattirūpa): sắc thân cử động, sắc

khẩu cử động. - 3 sắc-chuyển-biến (vikārarūpa): sắc nhẹ nhàng, sắc

mềm mại, sắc uyển chuyển. - 4 sắc-trạng-thái (lakkhaṇarūpa): sắc sinh, sắc liên

tục, sắc già dặn, sắc vô-thường.

Đó là 28 sắc-pháp bên trong thân, thuộc về sắc-uẩn.

Một người bình thường, không bị khuyết tật, thân thể có đầy đủ 27 sắc-pháp.

* Nếu là người nam thì trừ sắc nữ-tính. * Nếu là người nữ thì trừ sắc nam-tính. * Nếu người bị đui mù, câm điếc, thì người ấy có số

lượng sắc-pháp giảm xuống theo bệnh tật.

2- Thọ-uẩn (Vedanakkhandha) đó là thọ tâm-sở có trạng-thái cảm thọ trong đối-tượng.

* Thọ tâm-sở có ba loại thọ theo đối-tượng.

1 Xúc gồm có 3 sắc-pháp: Đất, lửa, gió trong phần tứ đại, nên phần chi- pháp không tính trong phần sắc-pháp phụ thuộc.

Page 406: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 360

- Thọ khổ (dukkhavedanā) có trạng-thái khổ khó chịu. - Thọ lạc (sukhavedanā) có trạng-thái lạc dễ chịu. - Thọ xả (upekkhāvedanā) có trạng-thái không khổ,

không lạc.

* Thọ tâm-sở có 5 loại theo thân, tâm làm chủ:

- Thọ khổ (dukkhavedanā) đồng sinh với thân-thức- tâm (khổ thân).

- Thọ lạc (sukhavedanā) đồng sinh với thân-thức-tâm (thân an-lạc).

- Thọ hỷ (somanassavedanā) đồng sinh với ý-thức- tâm (tâm an-lạc).

- Thọ ưu (domanassavedanā) đồng sinh với sân-tâm (khổ tâm).

- Thọ xả (upekkhāvedanā) đồng sinh với ý-thức-tâm (tâm không khổ, không lạc).

Mỗi thọ tâm-sở đồng sinh với tâm ấy thuộc về thọ-uẩn

3- Tưởng-uẩn (saññakkhandha) đó là tưởng tâm-sở có trạng-thái tưởng nhớ trong 6 đối-tượng.

- Sắc tưởng (rūpasaññā) tưởng nhớ các đối-tượng sắc. - Thanh tưởng (saddasaññā) tưởng nhớ các đối-tượng

âm thanh. - Hương tưởng (gandhasaññā) tưởng nhớ các đối-

tượng hương. - Vị tưởng (rasasaññā) ghi nhớ các đối-tượng vị. - Xúc tưởng (phoṭṭhabbasaññā) tưởng nhớ các đối-

tượng xúc. - Pháp tưởng (dhammasaññā) tưởng nhớ các đối-

tượng pháp.

Mỗi tưởng tâm-sở đồng sinh với tâm ấy thuộc về tưởng-uẩn.

Page 407: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã 361

4- Hành-uẩn (saṅkhārakkhandha) đó là 50 tâm-sở (trừ thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở) có trạng-thái cấu tạo, tạo tác các pháp.

* Tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với bất-thiện-tâm tạo nên bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) do thân, khẩu, ý.

* Tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với thiện- tâm tạo nên thiện-nghiệp, do thân, khẩu, ý.

Số tâm-sở ấy đồng sinh với tâm ít hoặc nhiều tuỳ theo năng lực của mỗi tâm.

Ngoại trừ thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở ra, các tâm-sở còn lại thuộc về hành-uẩn.

5- Thức-uẩn (viññāṇakkhandha) gồm có 89 hoặc 121 tâm có trạng-thái biết đối-tượng.

Đối-tượng có 6 loại, nên tâm chia ra làm 6 loại tâm:

- Nhãn-thức-tâm (cakkhuviññāṇa) có 2 tâm làm phận sự nhìn thấy các đối-tượng sắc.

- Nhĩ-thức-tâm (sotaviññāṇa) có 2 tâm làm phận sự nghe các đối-tượng âm thanh.

- Tỷ-thức-tâm (ghānaviññāṇa) có 2 tâm làm phận sự ngửi các đối-tượng hương.

- Thiệt-thức-tâm (jivhāviññāṇa) có 2 tâm làm phận sự nếm các đối-tượng vị.

- Thân-thức-tâm (kāyaviññāṇa) có 2 tâm làm phận sự xúc giác các đối-tượng xúc.

- Ý-thức-tâm (manoviññāṇa) có 79 tâm có nhiều phận sự như biết các đối-tượng pháp: tâm, tâm-sở, sắc-pháp, các ngôn ngữ chế định, các môn học, ... và cả đối-tượng Niết-bàn tùy theo năng lực của mỗi tâm.

Mỗi tâm thuộc về mỗi thức-uẩn.

Page 408: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 362

Thật ra, mỗi tâm phát sinh đều có một số tâm-sở đồng sinh ít hoặc nhiều tùy theo năng lực và phận sự của tâm ấy.

Các tâm-sở này đồng sinh với tâm, đồng diệt với tâm, đồng đối-tượng với tâm, đồng nơi phát sinh với tâm. Cho nên, khi mỗi tâm sinh rồi diệt nghĩa là 4 danh-uẩn đồng sinh, rồi 4 danh-uẩn đồng diệt.

Chúng-sinh có ngũ-uẩn, khi 6 loại tâm phát sinh do nương nhờ nơi 6 nơi sinh (vatthurūpa) như sau:

- Nhãn-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ nhãn-tịnh-sắc (cakkhuvatthu).

- Nhĩ-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ nhĩ-tịnh-sắc (sotavatthu).

- Tỷ-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ tỷ-tịnh-sắc (ghāṇavatthu).

- Thiệt-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ thiệt-tịnh-sắc (jivhāvatthu).

- Thân-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ thân-tịnh-sắc (kāyavatthu).

- Ý-thức-tâm gồm có 75 tâm (trừ 4 vô-sắc-giới quả-tâm không nương nhờ vatthurūpa) phát sinh do nương nhờ hadayavatthurūpa.

Như vậy, mỗi tâm phát sinh có đủ ngũ-uẩn phát sinh.

- Vatthurūpa là nơi nương nhờ của tâm phát sinh thuộc về sắc-uẩn. - Tâm ấy thuộc về thức-uẩn. - Thọ tâm-sở đồng sinh với tâm ấy thuộc về thọ-uẩn. - Tưởng tâm-sở đồng sinh với tâm ấy thuộc về tưởng-uẩn. - Tâm-sở còn lại (trừ thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở)

đồng sinh với tâm ấy thuộc về hành-uẩn.

* Mỗi tâm có 4 danh-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn) vốn dĩ có trạng-thái sinh rồi diệt, diệt rồi

Page 409: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã 363

sinh liên tục trong mỗi lộ-trình-tâm do hội đủ nhân-duyên hỗ trợ, từ vô thủy trải qua vô số kiếp, từ kiếp này sang kiếp kia cho đến kiếp hiện-tại.

* Thân là sắc-uẩn vốn dĩ cũng có trạng-thái sinh rồi diệt, diệt rồi sinh liên tục, nhưng bị hạn chế trong mỗi kiếp chúng-sinh, do quả của nghiệp ấy và tuổi thọ của mỗi chúng-sinh.

Mỗi chúng-sinh đang sống hiện hữu thì tâm và thân nương nhờ lẫn nhau, khi tâm rời khỏi thân đồng thời sắc-mạng-chủ (rūpajīvitindriya) trong thân bị cắt đứt, chấm dứt một kiếp gọi là chết, thân trở thành tử thi.

Ngoại trừ bậc Thánh A-ra-hán ra, còn lại tất cả mọi chúng-sinh nói chung, mỗi người nói riêng sau khi chết, nghiệp của người ấy cho quả tái-sinh kiếp sau.

Tái-sinh-tâm là quả-tâm có 4 danh-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đồng sinh với hadayavatthurūpa: sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm gọi là sắc-uẩn như vậy đủ ngũ-uẩn đầu tiên kiếp hiện-tại, đối với chúng-sinh trong cõi có ngũ-uẩn.

Như vậy, trong vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài của mỗi chúng-sinh chỉ có liên quan về phần tâm có phận sự lưu trữ, tích lũy tất cả mọi thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp sinh rồi diệt liên tục từ kiếp này sang kiếp kia mà thôi, còn phần thân là quả của nghiệp bị cắt đứt, chấm dứt mỗi kiếp, hoàn toàn không liên quan đến kiếp nào cả.

Đức-Phật dạy ngũ-uẩn này là pháp-vô-ngã với ý nghĩa:

“Anattā asārakaṭṭhena: Pháp-vô-ngã với ý nghĩa là vô dụng, không có cốt lõi vững chắc, không có tính chất bền vững lâu dài.”

Page 410: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 364

“Avasavattanaṭṭhena anattā: Pháp-vô-ngã (anattā) với ý nghĩa không chiều theo ý muốn của ai…”

Những ví dụ về ngũ-uẩn

Trong kinh Pheṇapiṇḍūpamasutta(1) Đức-Phật thuyết dạy những ví dụ về mỗi uẩn có ý nghĩa, được tóm lược như sau:

1- Sắc-uẩn ví như bọt nước (pheṇapiṇḍūpamarūpaṃ)

Sắc-uẩn (thân) đó là 28 sắc-pháp ví như là bọt nước.

Trong mùa mưa lụt lớn, trên dòng sông nước chảy kết tụ những bọt nước thành đống bọt nước nhỏ lớn. Đống bọt nước này dù nhỏ, dù lớn cũng không thể sử dụng làm vật gì để đem lại sự lợi ích lâu dài.

Nếu đống bọt nước này trôi đi chưa bị tan rã giữa đường, thì khi trôi ra đến biển chắc chắn phải bị tan rã, trở nên vô dụng.

Cũng như vậy, sắc-uẩn (thân) này đó là 28 sắc-pháp sinh rồi diệt có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh, thường có mọi thứ bệnh hoạn ốm đau. Sắc-uẩn (thân) này khi tái-sinh đầu thai ban đầu nhỏ xíu, theo thời gian, to lớn dần như thân hình của con voi, con cá mập, ... rồi cuối cùng cũng bị tan rã, trở thành vô dụng.

Cho nên, Đức-Phật ví sắc-uẩn (thân) này như bọt nước.

2- Thọ-uẩn ví như bong bóng nước (vedanāpubbuḷūpaṃ)

Thọ-uẩn, đó là thọ tâm-sở ví như bong bóng nước.

1 Bộ Saṃ, Khandhavagga, kinh Pheṇapiṇḍūpamasutta.

Page 411: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã 365

Trời mưa lớn, mưa nặng hạt rơi xuống hồ, vũng nước, nổi lên những bong bóng nước. Những bong bóng nước này nổi lên liền vỡ ngay, không thể sử dụng đem lại sự lợi ích, trở thành vô dụng.

Cũng như vậy, thọ-uẩn này đó là thọ khổ, thọ lạc, thọ xả, ... sinh rồi diệt mau lẹ, không tồn tại lâu dài, chỉ có khổ mà thôi, trở thành vô dụng.

Cho nên, Đức-Phật ví thọ-uẩn này như bong bóng nước.

3- Tưởng-uẩn ví như ảo ảnh (maricikūpamā saññā)

Tưởng-uẩn, đó là tưởng tâm-sở ví như ảo ảnh.

Trong mùa hè nóng bức, khách lữ hành nóng nực và khát nước đi trên đường, nhìn về phía trước trời nắng chập chờn gợn sóng giống như đằng trước có nước sông.

Khi đi đến, gợn sóng kia di chuyển đến phía trước, luôn luôn có một khoảng cách. Đó là ảo ảnh không có thật chỉ là vô dụng.

Cũng như vậy, tưởng-uẩn này tưởng nhớ, ghi nhớ những đối-tượng không còn thật nữa. Ví như khi khát nước, tưởng nhớ đến nước, nhưng không giúp làm cho đỡ cơn khát được, trở thành vô dụng.

Cho nên, Đức-Phật ví tưởng-uẩn này như ảo ảnh.

4- Hành-uẩn ví như cây chuối (saṅkhārā kadalūpamā)

Hành-uẩn, đó là 50 tâm-sở (trừ thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở) ví như cây chuối.

Một người cần cây có lõi, đi vào rừng nhìn thấy cây chuối lớn trơn tru, người ấy chặt cây chuối đem về nhà.

Khi bóc bẹ chuối từ ngoài vào trong ruột, không tìm thấy lõi cây, chỉ là vô dụng mà thôi.

Page 412: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 366

Cũng như vậy, hành-uẩn này tạo tác các pháp-hữu-vi, mà các pháp-hữu-vi, sắc-pháp, danh-pháp sinh rồi diệt, có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, không phải ta, không phải của ta, chỉ là vô dụng mà thôi.

Cho nên, Đức-Phật ví hành-uẩn này như cây chuối.

5- Thức-uẩn ví như ảo thuật (mayūpamaṃ viññāṇaṃ)

Thức-uẩn, đó là 89 hoặc 121 tâm, ví như trò ảo thuật.

Các nhà ảo thuật biểu diễn các trò ảo thuật rất nhanh tay, để đánh lừa khán giả một cách tinh xảo.

Cũng như vậy, đối với hàng phàm-nhân, thức-uẩn biết mọi đối-tượng cho là ta biết, nhưng biết sai lầm điên đảo.

Các pháp-hữu-vi là vô-thường, biết là thường; các pháp-hữu-vi là khổ, biết là lạc; các pháp-hữu-vi là vô-ngã, biết là ngã (ta); các pháp-hữu-vi là bất tịnh, biết là tịnh, xinh đẹp,…

Nhưng thật ra, các pháp-hữu-vi là vô-thường, khổ, vô-ngã, bất-tịnh. Thế mà thức-uẩn của các hàng phàm-nhân biết ngược lại rằng:

“Các pháp-hữu-vi là thường, lạc, ngã, tịnh.”

Cho nên, Đức-Phật ví thức-uẩn này như trò ảo thuật.

Pháp-Vô-Ngã (Anattā)

Pháp-vô-ngã không chỉ là ngũ-uẩn, mà còn các pháp- hữu-vi và pháp-vô-vi cũng đều là pháp-vô-ngã nữa.

Đức-Phật dạy: “Sabbe dhammā anattā: Tất cả các pháp-hữu-vi, pháp-vô-vi đều là pháp-vô-ngã.”

Pháp-hữu-vi (saṅkhatadhamma) đó là ngũ-uẩn, 12 xứ, 18 tự-tánh (dhātu), … sắc-pháp, danh-pháp trong tam-

Page 413: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã 367

giới là pháp bị cấu tạo do bởi 4 nhân-duyên: nghiệp, (kamma), tâm (citta), thời-tiết (utu), vật-thực (āhāra), nên gọi là pháp-hữu-vi đều là pháp-vô-ngã.

Pháp-vô-vi (asaṅkhatadhamma) đó là Niết-bàn, là pháp không bị cấu tạo do bởi 4 nhân duyên: nghiệp, tâm, thời-tiết, vật-thực, và các chế-định-pháp (paññatti-dhamma) cũng là pháp-vô-ngã, bởi vì các pháp này không có ai là chủ, không chiều theo ý muốn của ai.

Như Đức-Phật dạy trong Tạng-Luật, bộ Parivārapāḷi:

“Aniccā sabbe saṅkhārā, dukkhānattā ca saṅkhatā. Nibbānañceva paññatti, anattā iti vinicchayā.”(1)

Tất cả các pháp-hữu-vi, Là sắc-pháp và danh-pháp, đều có đủ ba trạng-thái, vô-thường, khổ, vô-ngã. Niết-bàn và chế-định-pháp, cũng thuộc về pháp-vô-ngã.

Pháp-Vô-Ngã là những pháp nào?

Sắc-uẩn là pháp-vô-ngã, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn đều là pháp-vô-ngã, hay tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp là pháp-vô-ngã, bởi vì các pháp này không chiều theo ý muốn của ai, không có ai là chủ, không phải là ta và không phải của ta. Cho nên, các pháp ấy đều là pháp-vô-ngã.

Sự thật, pháp-vô-ngã chỉ có trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama mà thôi. Ngoài Phật-giáo ra, không ai biết về pháp-vô-ngã.

Cái ta, cái ngã có thật hay không? 1 Vinayapiṭaka, bộ Parivāra, phần Samuṭṭhānasīsasaṅkhepa.

Page 414: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 368

Đức-Phật dạy: Tất cả các pháp-hữu-vi, pháp-vô-vi đều là pháp-vô-ngã.

Như vậy, sự thật cái ta, cái ngã không có thật.

Vậy, do đâu mà có cái ta, cái ngã?

Cái ta, cái ngã vốn không có thật. Sở dĩ có cái ta, cái ngã là vì tà-kiến (diṭṭhi) thấy sai, chấp lầm từ sắc-pháp cho là ta, từ danh-pháp cho là ta.

Thật ra, đúng theo thật-tánh của chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) thì chỉ có 4 pháp là tâm, tâm-sở, sắc-pháp, Niết-bàn mà thôi.

Sắc-pháp đó là 28 sắc-pháp, danh-pháp đó là 89 hoặc 121 tâm và 52 tâm-sở, Niết-bàn cũng thuộc về danh-pháp, nhưng do tà-kiến (diṭṭhi) thấy sai, chấp lầm nơi sắc-pháp cho là ta, nơi danh-pháp cho là ta như sau:

Tà-kiến đó là tà-kiến tâm-sở (diṭṭhicetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến thấy sai chấp lầm trong đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp cho là ta, là ngã.

* Tà-kiến thấy sai, chấp làm nơi sắc-pháp

- Khi thân đi hay sắc đi, thì tâm tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi thân đi hay sắc đi ấy cho là ta đi.

- Khi thân đứng hay sắc đứng, thì tâm tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi thân đứng hay sắc đứng ấy cho là ta đứng.

- Khi thân ngồi hay sắc ngồi, thì tâm tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi thân ngồi hay sắc ngồi ấy cho là ta ngồi.

- Khi thân nằm hay sắc nằm, thì tâm tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi thân nằm hay sắc nằm ấy cho là ta nằm.

- Hoặc khi thân cử động, các oai nghi phụ hay sắc cử động, thì tâm tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi thân cử động ấy hay sắc cử động ấy cho là ta cử động, v.v…

Page 415: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã 369

* Tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi danh-pháp

- Khi nhãn-thức-tâm nhìn thấy đối-tượng sắc, hình dáng, thì tâm tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi nhãn-thức-tâm thấy cho là ta thấy.

- Khi nhĩ-thức-tâm nghe các đối-tượng âm thanh, thì tâm tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi nhĩ-thức-tâm nghe ấy cho là ta nghe.

- Khi tỷ-thức-tâm ngửi các đối-tượng hương, thì tâm tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi tỷ-thức-tâm ngửi ấy cho là ta ngửi.

- Khi thiệt-thức-tâm nếm các đối-tượng vị, thì tâm tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi thiệt-thức-tâm nếm ấy cho là ta nếm.

- Khi thân-thức-tâm xúc giác cứng mềm, nóng lạnh… thì tâm tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi thân-thức-tâm xúc-giác ấy cho là ta xúc-giác.

- Khi ý-thức-tâm biết các đối-tượng pháp, thì tâm tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi ý-thức-tâm biết, tâm suy nghĩ ấy cho là ta biết, ta suy nghĩ, v.v…

Như vậy, cái ta, cái ngã không có thật, mà chỉ có tâm tà-kiến là có thật mà thôi.

Cho nên, không có pháp-hành diệt ngã, mà chỉ có pháp-hành diệt tâm tà-kiến chấp ngã mà thôi.

Pháp-hành diệt tâm tà-kiến chấp ngã như thế nào?

Hành-giả phàm-nhân là hạng người tam-nhân thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có khả năng dẫn đến trí-tuệ-thiền-tuệ phát sinh theo tuần tự trải qua 16 trí-tuệ-thiền-tuệ từ trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới.

Page 416: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 370

Bắt đầu từ trí-tuệ thứ nhất gọi là nāmarūpa-paricchedañāṇa: trí-tuệ phân-tích thấy rõ, biết rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp hiện-tại ấy là pháp-vô-ngã (anattā) đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 gọi là Sotāpattimaggañāṇa: Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, nên diệt tận được hai loại phiền-não là tà-kiến chấp-ngã trong ngũ-uẩn (sakkāyadiṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā) không còn dư sót, liền tiếp theo trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 gọi là Sotāpattiphalañāṇa: Nhập-lưu Thánh-quả-tuệ trong cùng Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

Và tiếp theo trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 16 cuối cùng gọi là paccavekkhaṇañāṇa: trí-tuệ quán-triệt Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả đã chứng đắc, Niết-bàn đã chứng ngộ; trí-tuệ quán-triệt phiền-não nào đã diệt tận được và phiền-não nào còn lại chưa diệt tận được.

Bậc Thánh Nhập-lưu vĩnh viễn không còn tà-kiến theo chấp ngã trong ngũ-uẩn, trong kiếp hiện-tại, cho đến kiếp vị-lai nhiều nhất 7 kiếp nữa.

Đến kiếp thứ 7, bậc Thánh Nhập-lưu chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Chấp ngã có ba loại

1- Tà-kiến theo chấp ngã.

2- Tham-ái theo chấp ngã.

3- Ngã-mạn theo chấp ngã.

Page 417: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã 371

1- Tà-kiến theo chấp ngã là tà-kiến theo chấp ngã nơi sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn, hay chấp ngã nơi sắc-pháp, nơi danh-pháp cho là tự ngã của ta do năng lực của tà-kiến (eso me attā).

Bậc Thánh Nhập-lưu đã diệt tận được tà-kiến theo chấp ngã này vĩnh viễn không còn nữa, nhưng chỉ còn tham-ái theo chấp ngã và ngã-mạn theo chấp ngã mà thôi.

2- Tham-ái theo chấp ngã là tham-ái theo chấp ngã nơi sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn, hay sắc-pháp, danh-pháp cho là của ta do năng lực của tham-ái (etaṃ mama).

Bậc Thánh Nhất-lai đã diệt tận được tham-ái theo chấp ngã phần thô trong cõi dục-giới, còn phần vi-tế thì chưa diệt được.

Bậc Thánh Bất-lai đã diệt tận được tham-ái theo chấp ngã phần vi-tế trong cõi dục-giới, còn tham-ái phần vi-tế trong 5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới trong cõi trời sắc-giới phạm-thiên, cõi trời vô-sắc-giới phạm-thiên thì chưa diệt được.

3- Ngã-mạn theo chấp ngã là ngã-mạn theo chấp ngã nơi sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn, hay sắc-pháp, danh-pháp cho là ta do năng lực của ngã-mạn (eso hamasmi).

Bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tham-ái theo chấp ngã phần vi-tế trong cõi trời sắc-giới và ngã-mạn theo chấp ngã này không còn dư sót nữa.

Cho nên, bậc Thánh A-ra-hán ngay kiếp hiện-tại sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Page 418: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 372

Chấp ngã - Không chấp ngã

Tất cả chúng-sinh nói chung, con người nói riêng, hễ còn là phàm-nhân, chưa phải Thánh-nhân thì vẫn còn chấp ngã do các phiền-não, nhất là tà-kiến, tham-ái, ngã-mạn.

* Hạng thiểu-trí phàm-nhân (andhaputhujjana) trong đời không đến gần gũi, thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo, không lắng nghe chánh-pháp, không thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, không hiểu biết thật-tánh của ngũ-uẩn sắc-pháp, danh-pháp, nên tà-kiến, tham-ái, ngã-mạn theo chấp ngã nơi ngũ-uẩn rằng:

* Tà-kiến theo chấp ngã trong ngũ-uẩn ấy cho là tự ngã của ta (eso me attā).

* Tham-ái theo chấp ngã trong ngũ-uẩn ấy cho là của ta (etaṃ mama).

* Ngã-mạn theo chấp ngã trong ngũ-uẩn ấy cho là ta (eso hamasmi).

Hạng thiểu trí phàm-nhân ấy tự làm khổ mình, làm khổ người, tự làm khổ mình lẫn làm khổ người trong kiếp hiện-tại lẫn vô số kiếp vị-lai.

* Hạng thiện-trí phàm-nhân (kalyāṇaputhujjana) trong đời thường đến gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo, thường lắng nghe chánh-pháp, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp; trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi phiền-não, mọi tham-ái không còn dư sót, trở thành bậc

Page 419: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã 373

Thánh A-ra-hán, nên không còn tà-kiến, tham-ái, ngã-mạn theo chấp ngã nơi ngũ-uẩn nữa.

* Không còn tà-kiến theo chấp ngã trong ngũ-uẩn ấy cho là tự ngã của ta (na meso attā).

* Không còn tham-ái theo chấp ngã trong ngũ-uẩn ấy cho là của ta (netaṃ mama).

* Không còn ngã-mạn theo chấp ngã trong ngũ-uẩn ấy cho là ta (neso hamasmi).

Cho nên, bậc Thánh A-ra-hán không còn tự làm khổ mình, không làm khổ người, không tự làm khổ mình lẫn người trong kiếp hiện-tại.

Thật ra, tà-kiến theo chấp ngã, tham-ái theo chấp ngã, ngã-mạn theo chấp ngã này chỉ làm trở ngại cho hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ không thể dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không thể chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn mà thôi.

* Tà-kiến theo chấp ngã, tham-ái theo chấp ngã, ngã-mạn theo chấp ngã này không làm trở ngại cho bậc thiện-trí phàm-nhân tạo 10 loại phước-thiện (puññakriyā-vatthu), tạo 10 đại-thiện-nghiệp như sau:

\Phước-thiện có 10 pháp:

1- Phước-thiện bố-thí (dānakusala). 2- Phước-thiện giữ-giới (sīlakusala). 3- Phước-thiện hành-thiền (bhāvanākusala). 4- Phước-thiện cung-kính (apacāyanakusala). 5- Phước-thiện hỗ-trợ (veyyāvaccakusala). 6- Phước-thiện hồi-hướng (pattidānakusala). 7- Phước-thiện hoan-hỷ (pattānumodanākusala). 8- Phước-thiện nghe-pháp (dhammassavanākusala). 9- Phước-thiện thuyết-pháp (dhammadesanākusala). 10- Phước-thiện chánh-kiến (diṭṭhijukammakusala).

Page 420: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 374

Thiện nghiệp có 10 loại theo 3 môn:

* Thân thiện-nghiệp có 3 loại:

1. Thân không sát-sinh, 2. Thân không trộm-cắp, 3. Thân không tà-dâm.

* Khẩu thiện-nghiệp có 4 loại:

1. Khẩu không nói-dối, 2. Khẩu không nói lời chia rẽ, 3. Khẩu không nói lời thô tục, 4. Khẩu không nói lời vô ích.

* Ý thiện-nghiệp có 3 loại:

1. Ý không tham lam tài sản của người khác, 2. Ý không thù hận người khác, 3. Ý có chánh-kiến.

Sau khi bậc thiện-trí phàm-nhân chết, dục-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới.

* Tà-kiến theo chấp ngã, tham-ái theo chấp ngã, ngã-mạn theo chấp ngã này cũng không làm trở ngại cho hành-giả là hạng người tam-nhân thực-hành pháp-hành thiền-định dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

Page 421: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Phật-Giáo (Buddhasāsana) 375

PHẬT-GIÁO

(BUDDHASĀSANA)

Phật-giáo là lời giáo huấn của Đức-Phật, từ khi trở thành Đức-Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama vào ngày rằm tháng tư (âm-lịch) tại cội Đại-Bồ-đề trong khu rừng Uruvelā, khi Đức-Phật Gotama tròn đúng 35 tuổi, cho đến ngày rằm tháng tư (âm-lịch) trước khi Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn tại khu rừng Kusinārā, Đức-Phật tròn đúng 80 tuổi.

Đức-Phật Gotama thuyết-pháp tế độ chúng-sinh suốt 45 năm. Tất cả lời giáo huấn của Đức-Phật gọi là Phật-giáo. Phật-giáo có 3 phần chính:

1- Pháp-học Phật-giáo (Pariyattisāsana).

2- Pháp-hành Phật-giáo (Paṭipattisāsana).

3- Pháp-thành Phật-giáo (Paṭivedhasāsana).

Các hàng thanh-văn đệ-tử học pháp-học Phật-giáo hiểu biết đúng đắn làm nền tảng căn bản cho pháp-hành Phật-giáo, khi hành-giả thực-hành pháp-hành Phật-giáo đúng đắn dẫn đến chứng đắc pháp-thành Phật-giáo đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, gọi là 9 pháp-siêu-tam-giới (navalokuttaradhamma).

Pháp-Học Phật-Giáo (Pariyattisāsana)

Pháp-học Phật-giáo là gì?

Trong Chú-giải Chi-bộ-kinh định nghĩa:

“Pariyattī’ti tepiṭakaṃ Buddhavacanaṃ sāṭṭhakathā Pāḷi.” (1) 1 Chú-giải Aṅguttaranikāya, phần Ekakanipātaṭṭhakathāvaṇṇanā. Pháp-học Phật-giáo bằng ngôn ngữ Pāḷi, không phải là ngôn ngữ Sanskrit.

Page 422: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 376

Pháp-học Phật-giáo là Phật-ngôn Tam-tạng Pāḷi cùng Chú-giải Pāḷi.

Tiếng Pāḷi là ngôn ngữ chung của Chư Phật trong quá khứ, Đức-Phật hiện-tại và Chư Phật vị-lai.

Pāḷibhāsā vốn là ngôn ngữ của người dân Magadha mà Đức-Phật sử dụng làm ngôn ngữ thuyết-pháp tế độ chúng-sinh, để hiểu biết pháp-học chánh-pháp (pariyatti saddhamma), rồi thực-hành pháp-hành chánh-pháp (paṭipatti saddhamma) dẫn đến chứng đắc pháp-thành chánh-pháp (paṭivedha saddhamma) đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Cho nên, ngôn ngữ này gọi là ngôn ngữ Pāḷibhāsā.

Pháp-học Phật-giáo gồm tất cả những lời giáo huấn, những điều chế định của Đức-Phật trong suốt 45 năm kể từ khi trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama cho đến trước khi Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn, được ghi chép đầy đủ trọn vẹn trong Tam-tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) và Chú-giải Pāḷi (Aṭṭhakathāpāḷi).

Trong Tam-tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) không chỉ có những lời giáo huấn của Đức-Phật, mà còn có những lời của các hàng thanh-văn đệ-tử, chư-thiên, chư phạm- thiên, … được Đức-Phật nhắc lại hoặc xác nhận cũng xem như là Phật-giáo.

Và Chú-giải Pāḷi (Aṭṭhakathāpāḷi) là lời giảng giải những pháp khó hiểu trong Tam-tạng Pāḷi, khi thì Đức-Phật giảng giải rải rác gọi là pakiṇṇakadesanā: Đức-Phật thuyết giảng, giải thích rõ mỗi điều riêng rẽ trong Tam-tạng Pāḷi, khi thì chư Thánh A-ra-hán giảng giải.

Page 423: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Phật-Giáo (Buddhasāsana) 377

Những lời giảng giải ấy được gom lại gọi là bộ Chú-giải Pāḷi (Aṭṭhakathāpāḷi). Tam-tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) và Chú-giải Pāḷi (Aṭṭhakathāpāḷi) thuộc về Pháp-học Phật-giáo.

Pháp-học là nền tảng căn bản của Phật-giáo, nếu không có pháp-học Phật-giáo thì chắc chắn không có pháp-hành Phật-giáo và pháp-thành Phật-giáo, không có giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Nếu có pháp-học Phật-giáo đúng đắn thì dẫn đến phần thực-hành pháp-hành Phật-giáo đúng đắn.

Nếu có thực-hành pháp-hành Phật-giáo đúng đắn thì có quả là pháp-thành Phật-giáo, đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Pháp vị-giải-thoát (Vimuttirasa)

Phật-giáo có một vị duy nhất là vị giải thoát như Đức-Phật đã dạy:

Seyyathāpi Pahārāda, mahāsamuddo ekaraso loṇaraso. Evamevaṃ kho Pahārāda, yaṃ dhamma-vinayo ekaraso vimuttiraso.

Ayampi Pahārāda, yaṃ dhammavinayo ekaraso vimuttiraso ...(1)

- Này Pahārāda! Đại-dương chỉ có một vị duy nhất là “vị mặn”.

- Này Pahārāda! Cũng như vậy, pháp và luật này chỉ có một vị duy nhất là “vị-giải-thoát”.

- Này Pahārāda! Pháp và luật này chỉ có một vị duy nhất là “vị-giải-thoát”.

1 Aṅguttaranikāya, Aṭṭhakanipāta, kinh Pahārādasutta.

Page 424: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 378

Phân loại toàn giáo-pháp của Đức-Phật

Phật-ngôn (Buddhavacana)

Toàn giáo pháp của Đức-Phật, Phật-ngôn chia ra làm ba thời-kỳ:

* Phật-ngôn đầu tiên (Paṭhama Buddhavacana).

* Phật-ngôn thời-kỳ giữa (Majjhima Buddhavacana).

* Phật-ngôn cuối cùng (Pacchima Buddhavacana).

* Phật-ngôn đầu tiên là gì?

Đức-Bồ-tát Siddhattha khi trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama, tại cội Đại-Bồ-đề trong khu rừng Uruvelā, vào ngày rằm tháng tư (âm-lịch), Đức-Phật Gotama tròn 35 tuổi. Đức-Phật an hưởng vị-giải-thoát suốt 7 tuần lễ gồm 49 ngày.

Khi ấy, Đức-Thế-Tôn tự thuyết 2 bài kệ ở trong tâm:

153- Anekajātisaṃsāraṃ, sandhāvissaṃ anibbisaṃ. Gahakāraṃ gavesanto, dukkhājāti punappunaṃ.

154- Gahakāraka! diṭṭho’si, puna gehaṃ na kāhasi. Sabbā te phāsukā bhaggā, gahakūṭaṃ visaṅkhataṃ. Visaṅkhāragataṃ cittaṃ, taṇhānaṃ khayamajjhagā.(1)

153- Này tham-ái! Người thợ xây nhà “thân”, Như-Lai cố tìm ngươi mà chưa gặp. Nên tử sinh luân-hồi vô số kiếp, Tái-sinh mãi trong tam-giới là khổ.

154- Này tham-ái! Người thợ xây nhà “thân”, Bây giờ Như-Lai đã gặp ngươi rồi! Tất cả sườn nhà, “phiền-não” của ngươi, Như-Lai đã hủy hoại sạch cả rồi.

1 Dhammapadagāthā số 153, 154.

Page 425: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Phật-Giáo (Buddhasāsana) 379

Đỉnh nhà “vô minh” cũng bị tiêu diệt, Ngươi không còn xây nhà Như-Lai nữa. Tâm Như-Lai đã chứng ngộ Niết-bàn, Diệt tận tất cả mọi tham-ái,(1)

Như-Lai đã chứng đắc A-ra-hán.

Hai bài kệ này, Đức-Phật Gotama tự thuyết ở trong tâm tại cội Đại-Bồ-đề là Phật-ngôn đầu tiên của Đức-Phật (Paṭhama Buddhavacana).

* Phật-ngôn cuối cùng là gì?

Đức-Phật Gotama du hành thuyết pháp tế độ cho chúng-sinh có duyên lành nên tế độ, khắp mọi nơi, từ cõi người đến cõi trời dục-giới, cõi trời sắc-giới (không có cõi trời vô-sắc-giới, bởi vì chư phạm-thiên cõi này không có sắc-uẩn nên không có lỗ tai để lắng nghe chánh-pháp), suốt 45 năm ròng rã ngày đêm. Đến ngày rằm tháng tư (âm lịch) Đức-Phật Gotama

ngự đến khu rừng Kusinārā, tịch diệt Niết-bàn. Đức-Phật Gotama tròn 80 tuổi.

Trước giờ tịch diệt Niết-bàn, vào canh chót, Đức-Phật Gotama nhắc nhở khuyên dạy các hàng đệ tử đứng đầu là tỳ-khưu rằng:

“Handa dāni bhikkhave āmantayāmi vo. Vayadhammā saṅkhārā, appamādena sampādetha.”(2)

- Này chư tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự- nữ!

Bây giờ Như-Lai nhắc nhở khuyên dạy các con lần cuối cùng rằng:

“Tất cả các pháp-hữu-vi có trạng-thái diệt là thường, các con hãy nên cố gắng tinh-tấn hoàn thành mọi phận 1 Tham-ái có tất cả 108 loại. 2 Dīghanikāya, Mahāvagga, kinh Mahāparinibbānasutta.

Page 426: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 380

sự tứ Thánh-đế, bằng pháp không dể duôi (chánh-niệm), thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ.”

Đó là Phật-ngôn cuối cùng của Đức-Phật (Pacchima Buddhavacana).

Thật vậy, Đức-Phật khuyên dạy chấm dứt câu chót: “appamādena sampādetha.” từ đó, Ngài không còn dạy một lời nào nữa.

Đức-Phật nhập các bậc thiền sắc-giới và các bậc thiền vô-sắc-giới thuận và nghịch, rồi cuối cùng Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn tại khu rừng Kusinārā, gọi là Ngũ-uẩn Niết-bàn (khandhaparinibbāna) diệt ngũ-uẩn rồi, không còn tái-sinh kiếp nào nữa, hoàn toàn giải thoát khỏi khổ sinh là giải thoát mọi cảnh khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Phật-ngôn thời-kỳ giữa là gì?

Ngoại trừ hai câu kệ Phật-ngôn đầu tiên và câu kệ Phật-ngôn cuối cùng của Đức-Phật ra, còn lại tất cả những lời giáo huấn, điều răn dạy của Đức-Phật trong suốt 45 năm là Phật-ngôn thời-kỳ giữa của Đức-Phật (Majjhima Buddhavacana)

Pháp và Luật (Dhammavinaya)

Toàn giáo-pháp của Đức-Phật phân ra làm hai loại:

* Pháp (Dhamma) gồm có Tạng Kinh Pāḷi và Tạng Vi-Diệu-Pháp Pāḷi.

* Luật (Vinaya) là Tạng Luật Pāḷi.

Trong bài kinh Mahāparinibbānasutta: Đại-Niết-bàn, trước khi tịch diệt Niết-bàn, Đức-Phật dạy Ngài Trưởng-lão Ānanda rằng:

Page 427: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Phật-Giáo (Buddhasāsana) 381

“Yo vo Ānanda, mayā dhammo ca vinayo ca desito paññato, so vo mamaccayena satthā.”(1)

- Này Ānanda! Pháp mà Như-Lai đã thuyết, Luật mà Như-Lai đã chế định, sau khi Như-Lai đã tịch diệt Niết-bàn rồi, Pháp và Luật ấy là Đức Tôn-Sư của các con.

Theo Chú-giải kinh Đại-Niết-bàn ấy giảng giải rằng:

* Dhamma: Pháp có nghĩa là Tạng Kinh Pāḷi và Tạng Vi-Diệu-Pháp Pāḷi.

* Vinaya: Luật có nghĩa là Tạng Luật Pāḷi.

Tīṇi piṭakāni pañca nikāyā navaṅgāni caturasīti dhammakkhandhasahassāni.

Tất cả Pháp và Luật phân chia thành Tam-Tạng Pāḷi, Ngũ-bộ Pāḷi, cửu-phần Pāḷi, 84.000 Pháp-môn Pāḷi.

- Tạng Luật Pāḷi : gồm có 21.000 pháp-môn.

- Tạng Kinh Pāḷi : gồm có 21.000 pháp-môn.

- Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi: gồm có 42.000 pháp-môn.

Đức-Phật còn giảng giải rằng:

“Iti imāni caturāsiti dhammakkhandhasahassāni tiṭṭhanti, ahaṃ ekova parinibbāyāmi. Ahañca kho dāni ekova ovadāmi anusāsāmi, mayi parinibbute imāni caturāsiti dhammakkhandhasahassāni tumhe ovadissanti amusāsissanti.”(1)

(Như vậy, 84.000 Pháp-môn này tồn tại, chỉ có một mình Như-Lai tịch diệt Niết-bàn. Thật vậy, bây giờ chỉ có một mình Như-Lai giáo huấn các con, theo dạy dỗ các con. Sau khi Như-Lai tịch diệt Niết-bàn rồi, thì có 84.000 pháp môn ấy là “Đức Tôn Sư” sẽ giáo huấn các con, theo dạy dỗ các con.) 1 Dīghanikāya, Mahāvagga, kinh Mahāparinibbānasutta. 1 Bộ Mahāvaggaṭṭhakathā, kinh Mahāparinibbānasuttavaṇṇanā.

Page 428: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 382

Trên đây là đoạn Chú-giải mà chính Đức-Phật đã giảng giải, chỉ dạy cho các hàng thanh-văn đệ-tử nên hiểu biết rõ rằng:

“Sau khi Đức-Phật đã tịch diệt Niết-bàn rồi, không phải không còn Đức Tôn-Sư, mà khi ấy, 84.000 pháp-môn chính là Đức Tôn-Sư sẽ giáo huấn, sẽ theo dạy dỗ các hàng thanh-văn đệ-tử.”

Tam-Tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi)

Toàn giáo-pháp của Đức-Phật, nếu phân chia theo tạng thì có ba tạng:

I- Tạng Luật Pāḷi (Vinayapiṭakapāḷi). II- Tạng Kinh Pāḷi (Suttantapiṭakapāḷi). III- Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi (Abhidhammapiṭakapāḷi).

I- Tạng Luật Pāḷi (Vinayapiṭakapāḷi)

Tạng Luật Pāḷi gồm những lời răn dạy của Đức-Phật. Đức-Phật đã ban hành những điều-giới tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, những pháp-hành tăng-sự, những điều cho phép và những điều không cho phép, những việc nên làm và những việc không nên làm, v.v...

Tạng Luật Pāḷi có 5 bộ:

I.1- Bộ Pārājikapāḷi gồm có những điều-giới:

- 4 điều-giới Pārājika - 13 điều-giới Saṃghādisesa - 2 điều-giới Aniyata - 30 điều-giới Nissaggiya pācittiya, …

I.2- Bộ Pācittiyapāḷi gồm có những điều-giới:

- 92 điều-giới Suddha pācittiya - 4 điều-giới Pāṭīdesanīya - 75 điều-giới Sekhiya.

Page 429: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tam-Tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) 383

- 7 điều Adhikaraṇasamatha - Những điều-giới của tỳ-khưu ni.

I.3- Bộ Mahāvaggapāḷi (Tạng Luật)

Trong bộ luật Mahāvagga Pāḷi này, Đức-Phật thuyết giảng về chuyện chứng đắc thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, thuyết pháp kinh Chuyển-Pháp-Luân đầu tiên tế độ nhóm 5 tỳ-khưu, Đức-Phật ban hành phép xuất-gia thọ sadi, tỳ-khưu, v.v...

I.4- Bộ Cūḷavaggapāḷi

Trong bộ luật Cūḷavagga Pāḷi này, Đức-Phật ban hành nhiều pháp-hành tăng-sự đến chư tỳ-khưu. Bộ này, lần đầu tiên Đức-Phật cho phép bà Mahāpajāpatigotamī xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni trong giáo-pháp của Đức-Phật, cùng với 500 cận-sự-nữ dòng Sakya cùng xuất gia thọ tỳ-khưu-ni, v.v...

I.5- Bộ Parivārapāḷi

Trong bộ luật Parivāra Pāḷi này, Đức-Phật ban hành nhiều điều liên quan đến giới và nhiều vấn đề khác, ...

Đó là 5 bộ trong Tạng Luật Pāḷi mà chỉ có Đức-Phật duy nhất chế định và ban hành đến chư tỳ-khưu, tỳ-khưu ni, … mà thôi. Còn các hàng Thánh thanh-văn đệ-tử không có khả năng chế định ra điều-giới và các pháp- hành tăng-sự, ... Các điều-giới, các pháp-hành tăng-sự mà Đức-Phật đã chế định và đã ban hành rồi, các hàng thanh-văn đệ-tử cần phải nên nghiêm chỉnh hành theo mà không được phép sửa đổi, thêm hoặc bớt điều nào cả.

Tạng Luật Pāḷi có ba đặc tính đặc biệt

1-Đức-Phật thuyết giảng bằng pháp lệnh (aṇādesanā).

2- Đức-Phật giáo-huấn tùy theo lỗi (yathāparādhasāsana).

Page 430: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 384

3 - Đức-Phật răn dạy tỳ-khưu giữ gìn cẩn trọng thân và khẩu (saṃvarāsaṃvarakāthā).

1- Đức-Phật thuyết giảng bằng pháp lệnh như thế nào?

Đức-Phật đã chế định ra điều-giới, các pháp-hành tăng-sự, điều cho phép và không cho phép, việc nên làm và không nên làm, ... đến chư tỳ-khưu, chư tỳ-khưu-ni.

Chư tỳ-khưu, chư tỳ-khưu-ni phải nghiêm chỉnh hành theo những điều mà Đức-Phật đã chế định, không được thêm vào hoặc bớt ra. Nếu vị nào cố ý sai phạm điều nào thì vị ấy phải chịu tội nặng hay nhẹ, tùy theo mỗi điều-giới ấy.

Đức-Phật là Bậc độc nhất chế định và ban hành Tạng- luật, còn các hàng Thánh thanh-văn đệ-tử không được phép chế định một điều nào cả.

2- Đức-Phật giáo huấn tùy theo lỗi như thế nào?

Khi nào tỳ-khưu hoặc tỳ-khưu ni bị phạm lỗi lần đầu tiên, bị người đời hoặc chư-thiên chê trách, làm tổn thương đến uy tín của chư tỳ-khưu-tăng. Khi ấy, Đức-Phật mới chế định điều-giới, ban hành đến chư tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, để đem lại 10 điều lợi ích như sau:

2.1- Saṃghasuṭṭhutāya: Để đem lại sự tốt lành cho tỳ-khưu-Tăng, tỳ-khưu-ni-Tăng.

2.2- Saṃghaphāsutāya: Để đem lại sự an lành cho tỳ-khưu-Tăng, tỳ-khưu-ni-Tăng.

2.3- Dummaṅkūnaṃ puggalānaṃ niggahāya: Để khiển trách tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni phá giới, khó dạy không biết hổ-thẹn tội-lỗi và không biết ghê-sợ tội-lỗi.

2.4- Pesalānaṃ bhikkhūnaṃ phāsuviharāya: Để đem lại sự an lành đến những tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni biết kính yêu giới.

Page 431: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tam-Tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) 385

2.5- Diṭṭhadhammikānaṃ āsavānaṃ saṃvarāya: Để ngăn ngừa những tai họa xảy ra trong kiếp hiện-tại.

2.6- Samparāyikānaṃ āsavānaṃ paṭighātāya: Để tránh khỏi tai họa tái-sinh trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh) trong kiếp vị-lai.

2.7- Appasannānaṃ pasādāya: Để làm cho phát sinh đức-tin đến những người chưa có đức-tin nơi Tam-Bảo.

2.8- Pasannānaṃ bhiyyo bhavāya: Để làm tăng trưởng thêm đức-tin cho những người đã có đức-tin nơi Tam-Bảo.

2.9- Saddhammaṭṭhitiyā: Để làm cho chánh-pháp “pháp-học chánh-pháp, pháp-hành chánh-pháp, pháp-thành chánh-pháp” được trường tồn lâu dài.

2.10- Vinayānuggahāya: Để giữ gìn hộ trì giới luật được nghiêm minh.

Sau khi có tỳ-khưu hoặc tỳ-khưu ni phạm lỗi đầu tiên, thì Đức-Phật mới chế định ra điều-giới. Cho nên, những tỳ-khưu nào, tỳ-khưu-ni nào phạm lỗi đầu tiên, tỳ-khưu ấy, tỳ-khưu-ni ấy không phải phạm điều-giới ấy.

Đức-Phật chế định điều-giới nặng hoặc nhẹ, tùy theo lỗi nặng hoặc nhẹ. Sau khi Đức-Phật đã chế định điều-giới nào rồi, ban hành đến tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, nếu tỳ-khưu nào, tỳ-khưu-ni nào cố ý phạm điều-giới ấy thì tỳ-khưu ấy, tỳ-khưu-ni ấy đã phạm điều-giới ấy.

3- Đức-Phật răn dạy tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni giữ gìn cẩn trọng thân và khẩu như thế nào?

Đức-Phật ban hành điều-giới đến tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cốt để răn dạy tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni biết giữ gìn cẩn trọng thân và khẩu, tránh xa mọi hành ác do thân và khẩu.

Tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni giữ gìn điều-giới được trong sạch, có thể diệt được phiền-não loại thô (vitikkama-

Page 432: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 386

kilesa), để làm nền tảng cho pháp-hành thiền-định, pháp- hành thiền-tuệ được phát triển.

Đó là những đặc tính đặc biệt của Tạng Luật Pāḷi. Tỳ-Khưu-Giới

Đức-Phật chế định, ban hành điều-giới của tỳ-khưu trong Bhikkhupātimokkhasīla có 227 điều-giới như sau:

1- Pārājika: Giới bại hoại có 4 điều-giới. 2- Saṃghādisesa: Giới hành phạt có 13 điều-giới. 3- Aniyata: Giới bất định có 2 điều-giới. 4- Nissaggiya pācittiya: Xả rồi sám hối có 30 điều-giới

nghĩa là tỳ-khưu phải xả bỏ vật bị phạm giới trước, sau đó mới xin sám hối (pācittiya āpatti).

5- Suddha pācittiya: Giới sám hối lỗi có 92 điều-giới. 6- Pāṭidesanīya: Giới sám hối riêng rẽ có 4 điều-giới. 7- Sekhiya: Giới hành có 75 điều-giới. 8- Adhikaraṇasamatha: Pháp giảng hòa có 7 pháp.

Tuy nhiên, trong Tạng Luật Pāḷi gom tất cả mọi điều-giới của tỳ-khưu đầy đủ có 91.805.036.000 điều-giới.

Như trong bộ Visuddhimagga dạy:

“Navakoṭisahassāni, asitisatakoṭiyo. Paññāsasatasahassāni, chattiṃsa ca punāpare. Ete saṃvaravinayā, Sambuddhena pakāsitā Peyyālamukhena niddiṭṭhā, sikkhā vinayasaṃvare.”(1)

Đức-Phật đã chế định những điều-giới trong Tạng Luật Pāḷi theo cách tính rộng thì gồm có 91.805.036.000 điều-giới, giữ gìn cẩn trọng thân và khẩu tránh xa mọi hành-ác.

1 Bộ Visuddhimagga, phần Sīlaniddesa.

Page 433: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tam-Tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) 387

Tỳ-Khưu-Ni Giới

Đức-Phật chế định ban hành điều-giới của tỳ-khưu-ni Bhikkhunipātimokkhasīla gồm có 311 điều-giới như sau:

1- Pārājika có 8 điều-giới. 2- Saṃghādisesa có 17 điều-giới. 3- Nissaggiya pācittiya có 30 điều-giới. 4- Suddha pācittiya có 166 điều-giới. 5- Pāṭidesanīya có 8 điều-giới. 6- Sekhiya có 75 điều-giới. 7- Adhikaraṇasamatha có 7 pháp.

Tên điều-giới Tỳ-khưu-giới

1- Điều-giới Pārājika có 4 điều-giới 2- Điều-giới Saṃghādisesa có 13 điều-giới 3- Điều-giới Aniyata có 2 điều-giới4- Điều-giới Nissaggiya pācittiya có 30 điều-giới 5- Điều-giới Suddha pācittiya có 92 điều-giới 6- Điều-giới Pāṭidesanīya có 4 điều-giới 7- Điều-giới Sekhiya có 75 điều-giới 8- Điều-giới Adhikaraṇasamatha có 7 điều-giới

227 điều-giới

Tên điều-giới Tỳ-khưu-ni giới

1- Điều-giới Pārājika có 8 điều-giới 2- Điều-giới Saṃghādisesa có 17 điều-giới 3- Điều-giới Nissaggiya pācittiya có 30 điều-giới4- Điều-giới Suddha pācittiya có 166 điều-giới 5- Điều-giới Pāṭidesanīya có 8 điều-giới 6- Điều-giới Sekhiya có 75 điều-giới 7- Điều-giới Adhikaraṇasamatha có 7 điều-giới

311 điều-giới

Page 434: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 388

Phạm giới Āpatti

Tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni phạm giới Āpatti có 7 loại

1- Pārājika āpatti: Phạm giới bại hoại. Mất phẩm hạnh tỳ-khưu, tỳ-khưu ni.

2- Saṃghādisesa āpatti: Phạm giới hành phạt. Xin chư Tăng hình phạt.

3- Thullaccaya āpatti: Phạm giới nặng. Lỗi kém thua hai giới trên.

4- Pācittiya āpatti: Phạm giới sám hối lỗi. 5- Pāṭidesanīya āpatti: Phạm giới sám hối riêng rẽ. 6- Dukkaṭa āpatti: Phạm giới hành bậy. 7- Dubbhāsita āpatti: Phạm giới nói bậy.

Phạm giới āpatti có 7 loại chia làm 2 loại chính:

1- Phạm giới āpatti nặng có hai loại

* Pārājika āpatti: Nếu tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni nào phạm một trong những điều-giới nặng này thì tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni ấy bị mất phẩm-hạnh tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, họ phải hoàn tục trở lại người tại gia (hoặc xuống trở thành sa-di suốt đời).

* Saṃghādisesa āpatti: Nếu tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni nào phạm một trong những điều-giới nặng này thì tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni ấy tuy còn phẩm-hạnh tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, nhưng vị ấy phải biết xin chịu hành phạt theo luật của Đức-Phật ban hành: hành parivāsakamma, hành mānatta- kamma và hành abbhānakamma, để cho giới của mình được trở lại trong sạch

2- Phạm giới āpatti nhẹ có 5 loại

Thullaccaya āpatti, pācittiya āpatti, pāṭidesanīya āpatti, dukkaṭa āpatti, dubbhāsita āpatti. Nếu tỳ-khưu,

Page 435: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tam-Tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) 389

tỳ-khưu-ni nào phạm một trong 5 loại giới này thì tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni ấy có thể xin sám hối với một vị tỳ-khưu khác, để cho giới của mình được trở lại trong sạch.

Quả báu của sự giữ gìn giới

Trong Tạng Luật Pāḷi bộ Parivāra Pāḷi, Đức-Phật thuyết dạy tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni giữ gìn giới của mình cho được trong sạch trọn vẹn, có được quả báu theo nhân quả tuần tự như sau:

1- Giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn đem lại lợi ích là giữ gìn cẩn trọng 6 môn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) được thanh-tịnh.

2- Có giữ gìn cẩn trọng 6 môn được thanh-tịnh đem lại lợi ích là tâm không nóng nảy, tâm mát mẻ.

3- Tâm mát mẻ đem lại lợi ích là có tâm hài lòng hoan hỷ.

4- Tâm hài lòng hoan hỷ đem lại lợi ích là pháp-hỷ. 5- Pháp-hỷ đem lại lợi ích là pháp an-tịnh. 6- Pháp an-tịnh đem lại lợi ích là pháp an-lạc. 7- Pháp an-lạc đem lại lợi ích là pháp thiền-định. 8- Pháp thiền-định đem lại lợi ích là trí-tuệ-thiền-tuệ

thấy rõ, biết rõ thật-tánh của ngũ-uẩn. 9- Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của ngũ-

uẩn đem lại lợi ích là trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán ngũ-uẩn. 10- Trí-tuệ-thiền-tuệ nhàm chán ngũ-uẩn đem lại lợi

ích là diệt tận được tham-ái bằng 4 Thánh-đạo-tuệ. 11- Diệt tận được tham-ái đem lại lợi ích là giải thoát

khổ bằng 4 Thánh-quả-tuệ. 12- Giải thoát khổ bằng 4 Thánh-quả-tuệ đem lại lợi

ích cho trí-tuệ quán-triệt biết rõ giải thoát khổ rồi. 13- Trí-tuệ quán-triệt biết rõ giải thoát khổ rồi đem

Page 436: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 390

lại lợi ích là tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Hành-giả giữ gìn giới được trong sạch trọn vẹn làm nền tảng đem lại nhiều lợi ích cho mọi thiện-pháp, cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ, cho đến lợi ích cao thượng là chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Quả báu của việc học Tạng Luật Pāḷi

Trong Tạng Luật Pāḷi bộ Parivāra Pāḷi, Ngài Trưởng-lão Upāli bạch hỏi Đức-Thế-Tôn về quả báu của việc học Tạng Luật Pāḷi. Đức-Phật dạy rằng:

- Này Upāli! Tỳ-khưu học Tạng Luật Pāḷi có được 5 quả báu là:

1- Chính mình biết giữ gìn giới luật được trong sạch. 2- Mình là nơi nương nhờ của những người khác, họ

đến học hỏi để hiểu rõ giới luật. 3- Người có thiện-tâm dũng cảm trong các hội chúng. 4- Người thắng kẻ thù bên trong là phiền-não và kẻ

thù bên ngoài bằng chánh-pháp. 5- Người hành theo chánh-pháp để duy trì chánh-pháp

được trường tồn.

Đó là 5 quả báu của việc học rành rẽ Tạng Luật Pāḷi. II- Tạng Kinh Pāḷi (Suttantapiṭakapāḷi)

Tạng Kinh Pāḷi là tạng gồm có nhiều bài kinh, bài kệ mà Đức-Phật đã thuyết giảng, cũng có một số bài kinh, bài kệ có lời của chư Thánh A-ra-hán, chư-thiên, chư phạm-thiên, Đức-vua, Sa-môn, Bà-la-môn, … trong các

Page 437: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tam-Tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) 391

bài kinh ấy. Những bài kinh, bài kệ ấy được Đức-Phật nhắc lại hoặc xác nhận thì xem như lời dạy của Đức-Phật.

Tạng Kinh Pāḷi gồm có 5 bộ lớn:

II.1- Trường-Bộ-kinh Pāḷi (Dīghanikāyapāḷi): gồm có những bài kinh dài.

II.2- Trung-Bộ-kinh Pāḷi (Majjhimanikāyapāḷi): gồm có những bài kinh loại trung.

II.3- Đồng-Loại Bộ-kinh Pāḷi (Samyuttanikāyapāḷi): gồm những bài kinh có điểm giống gom thành nhóm.

II.4- Chi-Bộ-kinh Pāḷi (Aṅguttaranikāyapāḷi): gồm những bài kinh có chi-pháp rõ ràng.

II.5- Tiểu-Bộ-kinh Pāḷi (Khuddakanikāyapāḷi): gồm những bài kinh, bài kệ không có trong 4 bộ trên, được gom vào Tiểu-Bộ-kinh này.

Tạng Kinh Pāḷi có ba đặc tính đặc biệt

1- Đức-Phật thuyết pháp dùng ngôn ngữ thích hợp (vohāradesanā).

2- Đức-Phật giáo huấn tùy theo căn duyên chúng-sinh (yathānulomasāsana).

3- Đức-Phật thuyết dạy chúng-sinh diệt được tà-kiến (diṭṭhiviniveṭhanakathā).

1- Đức-Phật thuyết pháp dùng ngôn ngữ thích hợp như thế nào?

Đức-Phật thuyết pháp bằng cách dùng ngôn ngữ thích hợp đối với mỗi chúng-sinh. Cho nên, Đức-Phật thuyết pháp tế độ chúng-sinh gồm có nhiều hạng chúng-sinh khác nhau như tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ, Vua chúa, Bà-la-môn, dân chúng, cho đến chư-thiên, chư phạm-thiên, v.v...

Mỗi khi chúng-sinh lắng nghe Đức-Phật thuyết pháp,

Page 438: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 392

họ đều hiểu rõ ràng chánh-pháp, bởi do ngôn ngữ thích hợp theo trình độ riêng của mỗi chúng-sinh.

Vì vậy, sau khi nghe pháp xong, có số trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, có số trở thành bậc Thánh Nhất-lai, có số trở thành bậc Thánh Bất-lai, có số trở thành bậc Thánh A-ra-hán, tùy theo năng lực của các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ: tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi chúng-sinh.

Cũng có số chúng-sinh chưa trở thành bậc Thánh-nhân, họ đang tạo duyên lành, bồi bổ các pháp-hạnh ba-la-mật để chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả trong thời vị-lai kiếp này, hoặc kiếp sau.

2- Đức-Phật giáo huấn tùy theo căn duyên chúng-sinh như thế nào?

Đức-Phật có hai loại trí-tuệ đặc biệt là:

1- Indriyaparopariyattañāṇa: Trí-tuệ biết rõ 5 pháp- chủ già dặn hoặc non nớt của mỗi chúng-sinh.

2- Āsayānusayañāṇa: Trí-tuệ biết rõ phiền-não trầm luân ngấm ngầm của mỗi chúng-sinh.

Cho nên, Đức-Phật biết rõ được chúng-sinh có duyên lành chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, hoặc không chứng đắc, nên Đức-Phật thuyết pháp tế độ phù hợp với duyên lành của chúng-sinh ấy.

Khi chúng-sinh ấy lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật dễ dàng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được phiền-não, tham-ái, trở thành bậc Thánh-nhân.

Ví như một vị thầy thuốc có tài đức, biết chẩn bệnh chính xác, biết rõ căn bệnh của bệnh nhân, liền bốc thuốc tốt nên bệnh nhân mau lành bệnh.

Page 439: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tam-Tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) 393

3- Đức-Phật thuyết dạy chúng-sinh diệt tà-kiến như thế nào?

Đức-Phật biết rõ mỗi chúng-sinh có tà-kiến khác nhau (trong 62 loại tà-kiến), nên Đức-Phật thuyết dạy chúng-sinh ấy phát sinh chánh-kiến, nên diệt được tà-kiến theo chấp ngã, các loại tà-kiến khác cũng bị diệt cùng một lúc, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân một cách dễ dàng.

Đó là ba đặc tính đặc biệt của Tạng Kinh.

III- Tạng Vi-Diệu-Pháp Pāḷi (Abhidhammapiṭakapāḷi) Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi gồm những chân-nghĩa-pháp

(paramatthadhamma) cao siêu, vi diệu, là những pháp có thật-tánh rõ ràng như: thiện-pháp (kusaladhamma), bất-thiện-pháp (akusaladhamma), không phải thiện-pháp, không phải bất-thiện pháp (abyākatadhamma), …

Những pháp ấy được phân chia ra là ngũ-uẩn, 12 xứ, 18 tự tánh, ... tâm (citta), tâm-sở (cetasika), sắc-pháp (rūpa), Niết-bàn (Nibbàna), thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) không phải ta, không phải người, không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải chúng-sinh, … chỉ là những thật-tánh-pháp mà thôi.

Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi được Đức-Phật thuyết tại cung trời Tam-thập-Tam-thiên vào mùa hạ thứ 7 của Đức-Phật, để tế độ Phật-mẫu mà kiếp hiện-tại là vị thiên-nam Santussita ở cõi trời Đâu-suất-đà-thiên. Vị thiên-nam Santussita hiện xuống cung trời Tam-thập-Tam-thiên lắng nghe Đức-Phật thuyết Tạng Vi-diệu-pháp này suốt

Page 440: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 394

ba tháng hạ.(1) Vị thiên-nam Santussita trở thành bậc Thánh Nhập-lưu cùng với 800 tỷ chư-thiên, chư phạm-thiên cũng chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn cao thấp tùy theo năng lực của pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm- pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi vị.

Đức-Phật thuyết giảng Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi trên cung trời Tam-thập-Tam-thiên, mỗi ngày đến giờ đi khất thực, Đức-Phật-hóa tiếp tục thuyết giảng, còn Đức-Phật thật ngự đi khất thực nơi Bắc-cưu-lưu-châu, rồi ngự đến hồ nước Anotatta tại rừng núi Himavanta, Đức-Phật thọ thực. Khi ấy, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta mỗi ngày đến hầu phục vụ Đức-Phật. Sau khi thọ thực xong, Đức-Phật thuyết giảng lại Vi-diệu-pháp tóm lược ngày hôm ấy cho Ngài Đại-Trưởng-lão.

Đức-Phật ngự trở lại cung trời thay thế Đức-Phật-hóa tiếp tục thuyết giảng Tạng Vi-diệu-pháp.

Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta trở về dạy lại bằng cách khai triển đầy đủ cho nhóm 500 đệ-tử của Ngài.

Như vậy, suốt ba tháng hạ mùa mưa, Đức-Phật thuyết giảng Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi trên cung trời Tam-thập-Tam-thiên, thì tại cõi người, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta cũng giảng dạy lại cho nhóm 500 đệ-tử thông thuộc, thấu suốt Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi. Về sau Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi được lưu truyền rộng rãi đến các hàng thanh-văn đệ-tử cho đến ngày nay.

Tạng Vi-Diệu-Pháp Pāḷi gồm có 7 bộ

III.1- Bộ Dhammasaṅgaṇīpāḷi: Bộ Pháp-hội-tụ gồm 1 Thời gian 3 tháng hạ ở cõi người so với ở cõi trời Tam-thập-Tam-thiên là khoảng 3 phút 36 giây, bởi vì một ngày một đêm ở cõi trời Tam-thập-Tam-thiên bằng 100 năm ở cõi người.

Page 441: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tam-Tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) 395

tất cả các chân-nghĩa-pháp thành nhóm Mātikā pháp đầu đề, có tất cả 132 mātikā chia làm hai loại:

- Tika mātikā: Pháp đầu đề có ba chi-pháp gồm có 32 mātikā, Duka mātikā: Pháp đầu đề có hai chi-pháp gồm có 100 mātikā, …

III.2- Bộ Vibhaṅgapāḷi: Bộ Pháp-phân-tích gồm các pháp phân tích thành 18 loại, uẩn (khandha), xứ (āyatana), tự tánh (dhātu), v.v…

III.3- Bộ Dhātukathāpāḷi: Bộ Pháp-phân-loại gồm các pháp phân loại thành ngũ-uẩn (khandha), 12 xứ (āyatana), 18 tự-tánh (dhātu), tứ đế (sacca)…

III.4- Bộ Puggalapaññattipāḷi: Bộ Pháp-nhân-chế-định phân biệt các hạng người khác nhau.

III.5- Bộ Kathāvatthupāḷi: Bộ Pháp-luận-đề đặt vấn đề phá tan mọi tà thuyết, trở lại Chánh-pháp.

III.6- Bộ Yamakapāḷi: Bộ Pháp-song-đối gồm các câu hỏi, câu trả lời đi đôi với nhau từng cặp.

III.7- Bộ Paṭṭhānapāḷi: Bộ Pháp-duyên-hệ giải về 24 duyên (paccaya) có quan hệ với nhau.

Bộ Pháp-duyên-hệ này là bộ lớn và rộng nhất, sâu sắc và vi-diệu nhất trong Phật-giáo.

Tạng Vi-Diệu-Pháp Pāḷi có ba đặc tính đặc biệt

1- Đức-Phật thuyết giảng về chân-nghĩa-pháp (Paramatthadesanā).

2 - Đức-Phật thuyết pháp giáo huấn chúng-sinh tùy theo căn duyên để diệt tà-kiến chấp-ngã (yathādhamma-sāsana).

3 - Đức-Phật thuyết giảng phân tích sắc-pháp, danh-pháp (nāmarūpaparicchedakathā).

Page 442: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 396

1- Đức-Phật thuyết giảng về chân-nghĩa-pháp như thế nào?

Đức-Phật chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Đức-Phật thông hiểu thấu suốt tất cả các chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) đó là tâm (citta), tâm-sở (cetasika), sắc-pháp (rūpa) và Niết-bàn (Nibbāna).

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có Ñeyyadhamma (1) đầy đủ năm pháp đặc biệt, nên Đức-Phật có khả năng chế định ra ngôn ngữ để thuyết giảng chân-nghĩa-pháp, thuyết dạy Tạng Vi-diệu-pháp này.

Ngoài Đức-Phật ra, không có một vị đạo-sư nào có khả năng thuyết giảng chân-nghĩa-pháp này, bởi vì họ không phải là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

2- Đức-Phật thuyết pháp giáo huấn chúng-sinh tùy theo căn duyên để diệt tà-kiến chấp-ngã như thế nào?

Đức-Phật biết rõ tà-kiến theo chấp ngã của chúng-sinh khác nhau như:

* Số chúng-sinh có tà-kiến theo chấp danh-pháp cho là ta (ngã) nặng hơn là chấp sắc-pháp cho là ta (ngã).

Để tế độ nhóm chúng-sinh ấy, Đức-Phật thuyết pháp ngũ-uẩn (pañcakkhandha) là pháp vô-ngã (anattā), bởi 1 Ñeyyadhamma có 5 pháp 1- Saṅkhāra: Các pháp-hành cấu tạo. 2- Vikāra: Các pháp biến đổi. 3- Lakkhaṇa: Các trạng-thái của các pháp. 4- Paññatti: Các chế-định-pháp. 5- Nibbāna: Niết-bàn.

Page 443: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tam-Tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) 397

vì trong ngũ-uẩn có 4 danh-uẩn: thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn thuộc về danh-pháp là pháp vô-ngã (anattā), còn một sắc-uẩn thuộc về sắc-pháp cũng là pháp vô-ngã.

* Số chúng-sinh có tà-kiến theo chấp sắc-pháp cho là ta (ngã) nặng hơn là chấp danh-pháp cho là ta (ngã).

Để tế độ nhóm chúng-sinh này, Đức-Phật thuyết pháp 12 xứ (12 āyatana) là pháp vô-ngã (anattā), bởi vì trong 12 xứ, có 10 xứ: nhãn-xứ, nhĩ-xứ, tỷ-xứ, thiệt-xứ, thân-xứ, và sắc-xứ, thanh-xứ, hương-xứ, vị-xứ, xúc-xứ thuộc về sắc-pháp là pháp vô-ngã (anattā). Còn lại ý-xứ thuộc về danh-pháp và phần pháp-xứ thuộc về sắc-pháp, danh-pháp là pháp vô-ngã.

* Số chúng-sinh có tà-kiến theo chấp danh-pháp và sắc-pháp tương đương cho là ta (ngã).

Để tế độ nhóm chúng-sinh ấy, Đức-Phật thuyết pháp 18 tự-tánh (18 dhātu) là pháp vô-ngã (anattā), bởi vì trong 18 tự-tánh, có 10 tự-tánh: nhãn-tự-tánh, nhĩ-tự-tánh, tỷ-tự-tánh, thiệt-tự-tánh, thân-tự-tánh, và sắc-tự-tánh, thanh-tự-tánh, hương-tự-tánh, vị-tự-tánh, xúc-tự-tánh thuộc về sắc-pháp là pháp vô-ngã (anattā). Còn lại 7 tự-tánh khác: nhãn-thức-tự-tánh, nhĩ-thức-tự-tánh, tỷ-thức-tự-tánh, thiệt-thức-tự-tánh, thân-thức-tự-tánh, ý-tự-tánh, ý-thức-tự-tánh thuộc về danh-pháp là pháp vô-ngã (anattā). Riêng pháp-tự-tánh thuộc về danh-pháp và sắc-pháp là pháp vô-ngã, v.v...

Đức-Phật thuyết pháp giáo huấn chúng-sinh thấy rõ, biết rõ tất cả các pháp là pháp vô-ngã (anattā), không phải ta, không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải chúng-sinh, ... để diệt tà-kiến theo chấp ngã.

Page 444: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 398

3- Đức-Phật thuyết giảng phân tích sắc-pháp, danh-pháp như thế nào?

Đức-Phật thuyết giảng phân tích cho chúng-sinh thấy rõ, biết rõ sắc-pháp, danh-pháp thuộc về pháp hữu-vi; mỗi danh-pháp, mỗi sắc-pháp có thật-tánh-pháp, có trạng- thái riêng, có sự sinh, sự diệt, nên có 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, để diệt tâm tà-kiến thấy sai chấp lầm từ danh-pháp, từ sắc-pháp cho là tự ngã của ta, diệt tâm tham-ái trong sắc-pháp, danh-pháp cho là của ta, diệt tâm ngã-mạn chấp sắc-pháp, danh-pháp cho là ta hơn người, bằng người, kém thua người, ...

Đó là ba đặc tính đặc biệt của Tạng Vi-diệu-pháp.

Quả báu của sự học Tam-Tạng Pāḷi

* Hành-giả theo học và hành nghiêm chỉnh đúng đắn theo Tạng Luật Pāḷi, giữ gìn giới đức trong sạch trọn vẹn.

Hành-giả có giới trong sạch trọn vẹn làm nền tảng, nương nhờ giới, thực-hành pháp-hành thiền-định và thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với tam-minh(1)do năng lực quả báu của pháp học Tạng Luật Pāḷi.

* Hành-giả học thông-thuộc Tạng Kinh Pāḷi có giới trong sạch thanh-tịnh làm nền tảng, thực-hành pháp-hành thiền-định dẫn đến chứng đắc bát-thiền.(2)

Hành-giả dùng bậc thiền làm nền tảng, nương nhờ bậc thiền làm đối-tượng, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 1 Tam minh: Tiền-kiếp-minh, Thiên-nhãn minh, Trầm-luân-tận-minh. 2 Bát thiền: 4 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới.

Page 445: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tam-Tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) 399

Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với lục thông(1) do năng lực quả báu của pháp-học Tạng Kinh Pāḷi.

* Hành-giả học thông-thuộc Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi có giới và định làm nền tảng, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với tứ-tuệ phân-tích,(2) do năng lực quả báu của pháp-học Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi.

Ngũ-Bộ Pāḷi (Pañcanikāyapāḷi)

Toàn giáo-pháp của Đức-Phật, nếu phân chia theo bộ (nikāya), thì có 5 bộ gồm có 40 quyển căn cứ theo kỳ kết tập Tam-Tạng Pāḷi lần thứ 6 tại động Kaba Aye, Yangon xứ Myanmar.

Ngũ-Bộ Pāḷi (Pañcanikāyapāḷi )

1- Trường-Bộ-Kinh Pāḷi (Dīghanikāyapāḷi). 2- Trung-Bộ-Kinh Pāḷi (Majjhimanikāyapāḷi). 3- Đồng-Loại-Bộ-Kinh Pāḷi (Saṃyuttanikāyapāḷi). 4- Chi-Bộ-Kinh Pāḷi (Aṅguttaranikāyapāḷi). 5- Tiểu-Bộ-Kinh Pāḷi (Khuddakanikāyapāḷi).

1- Trường-bộ-kinh Pāḷi là gì?

Trường-bộ-kinh Pāḷi gồm có 34 bài kinh dài chia làm 3 quyển:

1- Sīlakkhandhavaggapāḷi gồm có 13 bài kinh dài.

1 Lục thông: Đa-dạng-thông, thiên-nhãn-thông, thiên-nhĩ-thông, tiền-kiếp-thông, tha-tâm-thông, trầm-luân-tận-thông. 2 Tứ-tuệ-phân-tích: Nghĩa phân-tích, Pháp phân-tích, Ngôn-ngữ phân tích, Tuệ-ứng-đối phân-tích.

Page 446: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 400

2- Mahāvaggapāḷi gồm có 10 bài kinh dài.

3- Pāthikavaggapāḷi gồm có 11 bài kinh dài.

2- Trung-bộ-kinh Pāḷi là gì?

Trung-bộ-kinh Pāḷi gồm có 152 bài kinh loại vừa chia làm 3 quyển:

1- Mūlapaṇṇāsapāḷi: có 5 chương, mỗi chương có 10 bài kinh trung bình, gồm có 50 bài kinh loại vừa.

2- Majjhimapaṇṇāsapāḷi: có 5 chương, mỗi chương có 10 bài kinh trung bình, gồm có 50 bài kinh loại vừa.

3- Uparipaṇṇāsapāḷi: có 5 chương, chương 1, 2, 3 và 5: mỗi chương có 10 bài kinh loại vừa, còn chương 4 có 12 bài kinh trung bình, gồm có 52 bài kinh loại vừa.

3- Đồng-loại-bộ-kinh Pāḷi là gì?

Đồng-loại-bộ-kinh Pāḷi có 7.762 bài kinh dài, ngắn khác nhau, đặc biệt bộ này những bài kinh có điểm đồng loại nhau, được gom chung lại với nhau thành một chương riêng biệt.

Ví dụ: Những bài kinh liên quan đến chư-thiên gom chung lại với nhau thành nhóm gọi là devatasaṃyutta. Những bài kinh liên quan đến Đức-vua xứ Kosala gom chung lại thành chương gọi là Kosalasaṃyutta, v.v...

Đồng-loại-bộ-kinh Pāḷi có 5 bộ chia làm 3 quyển:

1- Sagāthavaggasaṃyuttapāḷi gồm có 11 chương và Nidānavaggasaṃyuttapāḷi gồm có 10 chương.

2 - Khandhavaggasaṃyuttapāḷi gồm có 13 chương và Sāḷāyatanasaṃyuttapāḷi gồm có 10 chương.

3- Mahāvaggasaṃyuttapāḷi gồm có 12 chương.

Như vậy, tổng cộng tất cả 56 chương gồm có 7.762 bài kinh.

Page 447: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tam-Tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) 401

4- Chi-bộ-kinh Pāḷi là gì?

Chi-bộ-kinh Pāḷi gồm có những bài kinh có chi-pháp. Những bài kinh có một chi-pháp, những bài kinh có hai chi-pháp, v.v... cho đến những bài kinh có 11 chi-pháp.

* Những bài kinh có một chi-pháp gọi là: Ekakanipāta. * Những bài kinh có các chi-pháp khác: Dukanipāta,

Tikanipāta, Catukkanipāta, Pañcakanipāta, … cho đến những bài kinh có 11 chi-pháp gọi là: Ekādasakanipāta.

Chi-bộ-kinh Pāḷi này có 11 nipāta, gom thành 3 quyển, gồm tất cả có 9.557 bài kinh ngắn dài khác nhau.

1- Ekaka-duka-tika-catukka nipātapāḷi. 2- Pañcaka-chakka-sattaka nipātapāḷi. 3- Aṭṭhaka-navaka-dasaka-ekādasaka nipātapāḷi.

5- Tiểu-bộ-kinh Pāḷi là gì?

Tiểu-bộ-kinh Pāḷi này gồm có tất cả các bài kinh nào, quyển nào không có trong 4 bộ trên đều được gom vào Tiểu-bộ-kinh Pāḷi này.

Tiểu-bộ-kinh Pāḷi gồm có Tạng Luật Pāḷi, Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi và một phần Tạng Kinh Pāḷi còn lại gồm có 28 quyển:

* Tiểu-bộ-kinh Pāḷi phần Tạng Luật Pāḷi có 5 bộ, có 5 quyển:

- Pārājikapāḷi. - Pācittiyapāḷi. - Mahāvaggapāḷi. - Cūḷavaggapāḷi. - Parivārapāḷi.

* Tiểu-bộ-kinh Pāḷi phần Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi có 7 bộ, gồm có 12 quyển:

- Dhammasaṅgaṇīpāḷi.

Page 448: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 402

- Vibhaṅgapāḷi. - Dhātukathā và - Puggalapaññattipāḷi. - Kathāvatthupāḷi. - Yamakapāḷi (3 quyển). - Paṭṭhānapāḷi (5 quyển).

* Tiểu-bộ-kinh Pāḷi phần Tạng Kinh gồm có 19 bộ, gồm có 11 quyển:

- Khuddakapāṭhapāḷi, Dhammapadagāthāpāḷi, Udāna- pāḷi, Itivuttakapāḷi, Suttanipātapāḷi (gồm có 5 bộ).

- Vimānavatthupāḷi, Petavatthupāḷi, Theragāthāpāḷi, Therīgāthāpāḷi (gồm có 4 bộ).

- Apādānapāḷi (phần 1). - Apādānapāḷi (2), Buddhavaṃsapāḷi, Cariyapiṭakapāḷi. - Mahāniddesapāḷi. - Cūḷaniddesapāḷi. - Jātakapāḷi (2 quyển). - Paṭisambhidāmaggapāḷi. - Nettipāḷi, Peṭakopādesapāḷi. - Milindapañhāpāḷi.

Ngũ-bộ gồm có 40 quyển.

Cửu-Phần (Navaṅga)

Toàn giáo-pháp của Đức-Phật, nếu phân chia theo phần (aṅga) thì có 9 phần như sau:

1- Suttapāḷi (kinh): gồm những bài kinh văn xuôi lẫn kệ, như kinh Maṅgalasuttapāḷi, Ratanasuttapāḷi và Tạng luật Pāḷi cũng được gom chung vào phần Suttapāḷi này.

2- Geyyapāḷi (kệ): gồm những bài kinh hoàn toàn bằng những câu kệ (không có đoạn văn xuôi) như những bài kệ trong phần Sagāthavaggasaṃyuttapāḷi, ...

Page 449: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tam-Tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) 403

3- Veyyākaraṇapāḷi (kinh): gồm những bài kinh hoàn toàn văn xuôi (không có kệ xen vào) như Dhamma-cakkappavattanasuttapāḷi, Mahāsatipaṭṭhānasuttapāḷi,... và Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi được gom chung vào trong phần Veyyākaraṇapāḷi này.

4- Gāthāpāḷi (kệ): gồm những bài kệ không có tên bài kinh như Dhammapadagāthāpāḷi, Theragāthāpāḷi, Therīgāthāpāḷi, ...

5- Udānapāḷi (bài tự thuyết): gồm có 82 bài tự thuyết của Đức-Phật do tâm hoan hỷ phát sinh.

6- Itivuttakapāḷi: gồm có 110 bài kinh, thường bắt đầu có câu: Vuttam hetaṃ Bhagavatā, ... Điều này đúng như lời Đức-Thế-Tôn dạy ...

7- Jātakapāḷi (tiền-kiếp): những câu kệ liên quan đến 547 tích tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, bắt đầu tích Apannakajātakapāḷi và cuối cùng Vessantarajātakapāḷi.

8- Abhūtadhammapāḷi: gồm những bài kinh có pháp phi thường chưa từng có từ trước (acchariyabhūta-dhammapāḷi), thường khởi đầu bằng câu:

“Này chư tỳ-khưu, những pháp phi thường chưa từng có từ trước ...” như bài kinh Pahārādasutta ...

9- Vedalla: gồm những bài kinh vấn đáp bằng trí-tuệ hợp với hỷ như Cūḷavedallasuttapāḷi, Mahāvedallasutta-pāḷi, Sakkapañhāsuttapāḷi, ...

84.000 Pháp-Môn (Dhammakkhandhapāḷi )

Toàn giáo-pháp của Đức-Phật, nếu phân chia thành pháp-môn Pāḷi (Dhammakkhandhapāḷi) thì có 84.000 pháp-môn Pāḷi, trong bộ Tam-tạng Pāḷi như sau:

1- Tạng Luật Pāḷi gồm có 21.000 Pháp-môn.

Page 450: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 404

2- Tạng Kinh Pāḷi gồm có 21.000 Pháp-môn. 3- Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi gồm có 42.000 Pháp-môn. Phương pháp đếm pháp-môn trong Tam-Tạng Pāḷi

* Trong Tạng Luật Pāḷi: Mỗi chuyện làm nguyên nhân đầu tiên để Đức-Phật chế định điều-giới, ban hành giới đến chư tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni là một pháp-môn.

Mỗi nguồn gốc phát sinh, mỗi cách phạm giới, mỗi cách không phạm giới, v.v... mỗi điều là một pháp-môn.

Như vậy, trong Tạng Luật gồm có 21.000 pháp-môn.

* Trong Tạng Kinh Pāḷi: Mỗi bài kinh có ý nghĩa pháp liên tục là một pháp-môn.

Trong bài kinh có nhiều đoạn, mỗi đoạn có ý nghĩa pháp riêng rẽ là một pháp-môn, mỗi câu hỏi, mỗi câu trả lời là một pháp-môn, v.v…

Như vậy, trong Tạng Kinh có 21.000 pháp-môn.

* Trong Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi: Pháp phân chia mỗi tika, mỗi duka là một pháp-môn, phân loại tâm và tâm-sở đồng sinh là một pháp-môn, v.v…

Như vậy, trong Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi gồm có 42.000 pháp-môn.

Trong 84.000 pháp-môn Pāḷi này, Đức-Phật trực tiếp thuyết dạy có 82.000 pháp-môn Pāḷi, còn 2.000 pháp-môn Pāḷi do chư bậc Thánh A-ra-hán thuyết dạy.

Như Ngài Trưởng-lão Ānanda, bậc thủ kho tàng pháp-bảo Pāḷi của Đức-Phật Gotama dạy trong bộ Theragāthāpāḷi, Ānandattheragāthā có câu kệ rằng:

“Dvāsiti Buddhato gaṇhiṃ, dve sahassāni bhikkhuto. Caturāsiti sahassāni, ye me dhammā pavattino.”(1)

1 Bộ Theragāthāpāḷi, Ānandattheragathāpāḷi.

Page 451: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Duy Trì Pháp-Học Phật-Giáo 405

“Tôi là Ā-nan-da, Đã học từ kim ngôn Đức-Phật, Được tám mươi hai ngàn pháp-môn, Học từ chư Thánh A-ra-hán, Gom nhặt được hai ngàn pháp-môn, Tôi là thủ kho tàng pháp-bảo Trọn tám mươi bốn ngàn pháp-môn.”

Toàn giáo-pháp của Đức-Phật Gotama gồm có 84.000 pháp-môn Pāḷi vẫn còn lưu truyền trong các nước có truyền thống Phật-giáo Theravāda (Phật-giáo nguyên-thuỷ) như nước Tích Lan (Srilankā), nước Miến Điện (Myanmar), nước Thái-Lan, nước Campuchia, nước Lào, v.v…

Ngày nay, Phật-giáo Theravāda (Phật-giáo nguyên-thuỷ) được truyền bá đến nhiều nước trên thế giới, trong số các nước ấy có Phật-giáo nguyên-thuỷ Theravāda tại Việt-Nam.

Duy trì pháp-học Phật-giáo

Pháp-học Phật-giáo (Pariyattisāsana) là toàn lời giáo huấn của Đức-Phật được ghi trong Tam-tạng Pāḷi và các bộ Chú-giải Pāḷi là nền-tảng căn bản của Phật-giáo.

Khi pháp-học Phật-giáo còn tồn tại, thì pháp-hành Phật-giáo mới mong được phát triển. Khi pháp-hành Phật-giáo được phát triển tốt, thì pháp-thành Phật-giáo mới có thể phát sinh.

Nếu pháp-học Phật-giáo bị tiêu hoại, thì pháp-hành Phật-giáo và pháp-thành Phật-giáo chắc chắn sẽ không còn nữa.

Vì vậy, chư Đại-Trưởng-lão, chư Trưởng-lão là những Bậc thông-thuộc Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi, tổ chức kết tập toàn giáo-pháp của Đức-Phật, không để rời rạc,

Page 452: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 406

không cho thất lạc, rồi giữ gìn duy trì toàn bộ pháp-học Phật-giáo được trường tồn lâu dài trên thế gian, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc cho tất cả chúng-sinh nhất là chư-thiên và nhân-loại.

Kết Tập Tam-Tạng Pāḷi

Để giữ gìn duy trì pháp-học Phật-giáo cho được đầy đủ, nguyên vẹn, không để rời rạc, không cho thất lạc, cho nên, chư Đại-Trưởng-lão, chư Trưởng-lão đã kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi bằng tiếng Pāḷi trải qua các thời-kỳ như sau:

Kỳ kết tập Tam-Tạng Pāḷi lần thứ nhất

Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa đứng ra tổ chức kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ nhất, thời gian sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn 3 tháng 4 ngày, trong mùa an cư nhập hạ tại động Sattapaṇṇi gần kinh-thành Rājagaha xứ Māgadha.

Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ nhất này gồm có 500 vị Thánh A-ra-hán có đầy đủ tứ tuệ- phân-tích, lục thông, ... đặc biệt thông-thuộc Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi. Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa chủ trì đại hội, đọc tuyên ngôn đoạn cuối kết luận rằng:

“……Saṃgho appaññattaṃ nappaññapeti, paññattaṃ na samucchindati, yathāpaññattesu sikkhāpadesu samādāya vattati, khamati saṃghassa, tasmā tuṇhī evametaṃ dharayāmi.”(1)

“……Chư tỳ-khưu-Tăng! Không được phép chế-định thêm điều-giới nào mà Đức-Phật không chế-định, không được phép xóa bỏ điều-giới nào mà Đức-Phật đã chế- 1 Vinayapiṭaka, Cūḷavaggapāḷi, phần Saṅgītinidāna.

Page 453: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Duy Trì Pháp-Học Phật-Giáo 407

định. Chư tỳ-khưu Tăng cần phải giữ gìn, duy trì, thực-hành nghiêm chỉnh đúng theo các điều-giới mà Đức-Phật đã chế định. Tất cả chư tỳ-khưu-Tăng đều hài lòng nên làm thinh. Tôi ghi nhận sự hài lòng này của quý vị bằng trạng-thái làm thinh như vậy.”

Tất cả chư tỳ-khưu-Tăng gồm có 500 bậc Thánh A-ra-hán đều đồng tâm nhất trí tuân theo lời tuyên ngôn của Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa.

Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa chủ trì chất vấn Ngài Trưởng-lão Upāli giải đáp về Tạng Luật, và chất vấn Ngài Trưởng-lão Ānanda giải đáp về Tạng Kinh Pāḷi và Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi.

Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi được thực hiện suốt 7 tháng mới hoàn thành xong trọn bộ Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi.

Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ nhất này bằng cách truyền khẩu (mukhapāṭha) chưa ghi chép bằng chữ viết.

Đức-vua Ajātasattu đất nước Māgadha là người hộ độ chư Thánh A-ra-hán trong kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ nhất này.

Phân chia phận sự duy trì Tam-Tạng Pāḷi, Ngũ-Bộ

Sau khi kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi xong, chư Thánh A-ra-hán phân công mỗi vị có bổn phận giữ gìn duy trì Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi như sau:

* Về Tạng Luật Pāḷi (Vinayapiṭakapāḷi) thuộc về phận sự của Ngài Trưởng-lão Upāli. Ngài Trưởng-lão có bổn phận dạy Tạng Luật Pāḷi và Chú-giải tạng Luật Pāḷi đến nhóm đệ-tử để giữ gìn duy trì Tạng Luật Pāḷi và Chú-giải tạng Luật Pāḷi này.

Page 454: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 408

Khi Đức-Phật còn hiện hữu trên thế gian, Đức-Phật đã từng tuyên dương Ngài Trưởng-lão Upāli là bậc Thánh thanh-văn đệ-tử xuất sắc nhất về trì luật trong các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.

* Về Trường-bộ-kinh Pāḷi (Dīghanikāyapāḷi) thuộc về phận sự của Ngài Trưởng-lão Ānanda. Ngài Trưởng-lão có bổn phận dạy Trường-bộ-kinh Pāḷi và Chú-giải Pāḷi đến nhóm đệ-tử để giữ gìn duy trì Trường-bộ-kinh Pāḷi và Chú-giải trường-bộ-kinh Pāḷi này.

* Về Trung-bộ-kinh Pāḷi (Majjhimanikāyapāḷi) thuộc về phận sự của nhóm đệ tử của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta. Các vị Đại-đức này có bổn phận dạy Trung-bộ-kinh Pāḷi và Chú-giải Pāḷi đến nhóm đệ-tử, để giữ gìn duy trì Trung-bộ-kinh Pāḷi và Chú-giải Pāḷi này.

* Về Đồng-loại-bộ-kinh Pāḷi (Saṃyuttanikāyapāḷi) thuộc về phận sự của Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa. Ngài Đại-Trưởng-lão có bổn phận dạy Đồng-loại-bộ-kinh Pāḷi và Chú-giải Pāḷi đến nhóm đệ-tử, để giữ gìn duy trì Đồng-loại-bộ-kinh Pāḷi và Chú-giải Pāḷi này.

* Về Chi-bộ-kinh Pāḷi (Aṅguttaranikāya) thuộc về phận sự của Ngài Trưởng-lão Anuruddha. Ngài Trưởng-lão có bổn phận dạy Chi-bộ-kinh Pāḷi và Chú-giải Pāḷi đến nhóm đệ-tử, để giữ gìn duy trì Chi-bộ-kinh Pāḷi và Chú-giải Pāḷi này.

* Về Tiểu-bộ-kinh Pāḷi (Khuddakanikāyapāḷi) thuộc về phận sự chung của 500 chư Thánh A-ra-hán. Quý Ngài có bổn phận dạy Tiểu-bộ-kinh Pāḷi và Chú-giải Pāḷi đến các nhóm đệ-tử, để giữ gìn duy trì Tiểu-bộ-kinh Pāḷi và Chú-giải Pāḷi này.

Page 455: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Duy Trì Pháp-Học Phật-Giáo 409

* Về Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi (Abhidhammapiṭaka-pāḷi) gồm có 7 bộ lớn, thuộc phận sự chung của 500 chư Thánh A-ra-hán. Quý Ngài có bổn phận dạy Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi và Chú-giải Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi đến các nhóm đệ-tử, để giữ gìn duy trì Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi và Chú-giải Pāḷi này.

Toàn giáo-pháp của Đức-Phật Gotama được kết tập lại đầy đủ trọn vẹn. Ngài Đại-Trưởng-lão và chư Vị Trưởng-lão có bổn phận dạy cho các hàng đệ tử học thuộc lòng, ghi nhớ đầy đủ trọn vẹn Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi, gìn giữ duy trì pháp-học Phật-giáo cho được trường tồn lâu dài trên thế gian, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc cho tất cả chúng-sinh nhất là chư-thiên và nhân-loại

Kết tập Tam-Tạng Pāḷi lần thứ nhì Giáo-pháp của Đức-Phật được giữ gìn duy trì nguyên

vẹn đúng theo pháp-học Phật-giáo trải qua được 100 năm, thì có nhóm tỳ-khưu Vajjīputta xứ Vesālī đặt ra 10 điều không hợp theo pháp-luật của Đức-Phật là:

1- Kappati siṅgīloṇakappo: Tỳ-khưu cất giữ muối trong ống bằng sừng với tác-ý rằng:

“Muối dùng làm đồ gia vị món ăn ngày hôm sau, cũng được.”

2- Kappati dvaṅgulakappo: Tỳ-khưu thọ thực quá ngọ, mặt trời ngả qua hai lóng tay, cũng được.

3- Kappati gāmantarakappo: Tỳ-khưu đã ngăn cản vật thực rồi tự nghĩ rằng:

“Bây giờ ta đi vào xóm để dùng vật thực nữa, mà không cần làm đúng theo luật, cũng được.”

Page 456: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 410

4- Kappati āvasakappa: Trong cùng mahāsīmā có nhiều nhóm riêng rẽ cùng hành uposathakamma, cũng được.

5- Kappati anumatikappo: Chư Tăng trong nhóm đang hành-Tăng-sự nghĩ rằng:

“Sẽ cho phép tỳ-khưu đến sau, cũng được.”

6- Kappati āciṇṇakapo: Tỳ-khưu hành theo pháp mà thầy tổ của mình thường thực-hành, cũng được.

7- Kappati amathitakappo: Tỳ-khưu đã ngăn cản vật thực rồi, dùng sữa tươi đã biến chất, chưa biến thành sữa chua, cũng được.

8- Kappati jaḷogiṃ pātuṃ: Tỳ-khưu uống rượu nhẹ chưa thành chất say, cũng được.

9- Kappati adasakaṃ nisīdanaṃ: Tỳ-khưu dùng tọa cụ không có đường lai, cũng được.

10- Kappati jātarūparajataṃ: Tỳ-khưu thọ nhận vàng bạc, cũng được.

Đó là 10 điều do nhóm tỳ-khưu Vajjīputta đề xướng không hợp theo pháp-luật của Đức-Phật.

Ngài Đại-Trưởng-lão Yassa Kākaṇḍakaputta nghe tin nhóm tỳ-khưu Vajjīputta xứ Vesālī đặt ra 10 điều không hợp theo pháp-luật của Đức-Phật như vậy. Ngài Đại-Trưởng-lão liền đến tận nơi hội họp chư tỳ-khưu-Tăng giải thích, để cho họ hiểu rõ, đó là 10 điều không hợp theo pháp-luật của Đức-Phật.

Đó là nguyên nhân khiến Ngài Đại-Trưởng-lão Yassa Kākaṇḍakaputta triệu tập kỳ kết tập Tam-Tạng Pāḷi lần thứ nhì tại ngôi chùa Vālikārāma, gần thành Vesālī, khoảng thời gian 100 năm sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn.

Page 457: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Duy Trì Pháp-Học Phật-Giáo 411

Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ nhì này gồm có 700 bậc Thánh A-ra-hán có đầy đủ tứ tuệ- phân-tích, lục thông, thông thuộc Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi, do Ngài Đại-Trưởng-lão Yassa Kākaṇḍakaputta chủ trì. Ngài Đại-Trưởng-lão Revata chất vấn, Ngài Đại-Trưởng-lão Sabbakāmi giải đáp, …

Công cuộc kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi được thực hiện trong khoảng thời gian suốt 8 tháng mới hoàn thành xong trọn bộ Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi hoàn toàn y theo bổn chánh của kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ nhất.

Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ nhì này cũng bằng khẩu truyền (mukhapāṭha), chưa ghi chép bằng chữ viết.

Đức Vua Kālāsoka xứ Vesālī hộ độ kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ nhì này.

Giáo-pháp của Đức-Phật một lần nữa được giữ gìn duy trì đúng theo pháp-học Phật-giáo. Tất cả chư tỳ-khưu thực-hành nghiêm chỉnh giới-luật, làm cho những người chưa có đức-tin nơi Tam-Bảo thì phát sinh đức-tin, những người nào đã có đức-tin trong sạch nơi Tam- Bảo rồi thì đức-tin càng tăng trưởng.

Kết tập Tam-Tạng Pāḷi lần thứ ba

Sau kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ nhì, Phật-giáo càng ngày càng phát triển, chư tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni càng đông, cận-sự-nam, cận-sự-nữ có đức-tin trong sạch nơi Tam-Bảo càng nhiều. Các thí chủ làm phước-thiện bố-thí cúng dường 4 thứ vật dụng đến chư tỳ-khưu rất đầy đủ, nhất là vào thời-kỳ Đức-vua Dhammāsoka (Asoka).

Page 458: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 412

Đức-vua Asoka là Đấng-minh-quân, trị vì toàn cõi Nam-thiện-bộ-châu, có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, làm phước thiện bố-thí, cúng dường 4 thứ vật dụng đến chư tỳ-khưu-Tăng rất đầy đủ, sung túc.

Trái lại, các nhóm tu-sĩ ngoại đạo thì đời sống thiếu thốn khổ cực. Vì vậy, một số tu-sĩ ngoại đạo xâm nhập vào sống chung với chư tỳ-khưu, về mặt hình thức thì giống tỳ-khưu, nhưng về mặt nội tâm vẫn giữ nguyên tà-kiến cố-hữu của mình không hề thay đổi.

Cho nên, chư tỳ-khưu thật chánh-kiến và tỳ-khưu giả tà-kiến sống lẫn lộn với nhau không thể hành-Tăng-sự chung với nhau được.

Tình trạng này kéo dài suốt 7 năm, chư tỳ-khưu trình sự việc này lên Đức-vua Dhammāsoka (Asoka) và nhờ uy quyền của Đức-vua để thanh lọc tỳ-khưu giả ngoại đạo tà-kiến ra khỏi nhóm chư tỳ-khưu thật chánh-kiến.

Đức-vua Asoka là Đấng-minh-quân, cũng là một cận-sự-nam có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, hộ trì phụng sự Tam-bảo, Đức-vua học giáo-pháp của Đức-Phật với Ngài Đại-Trưởng-lão Moggaliputtatissa, nên hiểu rõ chánh-kiến trong Phật-giáo và các tà-kiến của ngoại đạo.

Đức-vua Asoka thỉnh chư tỳ-khưu đến xét hỏi, qua cuộc xét hỏi này, Đức-vua đã loại được 60.000 tỳ-khưu giả có tà-kiến ra khỏi chư tỳ-khưu thật có chánh-kiến.

Đức-vua ban cho mỗi người một bộ đồ trắng, bắt buộc hoàn tục, trở thành người cư-sĩ, còn lại tất cả tỳ-khưu thật có chánh-kiến trong Phật-giáo đoàn kết cùng nhau hành-Tăng-sự trở lại.

Nhân dịp này, Ngài Đại-Trưởng-lão Moggaliputtatissa đứng ra triệu tập kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi lần thứ ba.

Page 459: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Duy Trì Pháp-Học Phật-Giáo 413

Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ ba này được tổ chức tại chùa Asokārāma, xứ Pāṭaliputta, khoảng thời gian 235 năm, sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn.

Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ ba này gồm có 1.000 bậc Thánh A-ra-hán có tứ tuệ-phân-tích, lục thông, thông thuộc Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Moggaliputtatissa làm chủ trì, công cuộc kết tập được thực hiện trong khoảng thời gian suốt 9 tháng mới hoàn thành trọn bộ Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi hoàn toàn giống như bản chính của hai kỳ kết tập trước.

Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ ba này cũng bằng khẩu truyền (Mukhapātha), chưa ghi chép bằng chữ viết.

Đức-vua Asoka xứ Pāṭaliputta hộ độ kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ ba này.

Kết tập Tam-Tạng Pāḷi lần thứ tư Đức-vua Asoka là Đấng-minh-quân, cũng là một cận-

sự-nam có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, hộ trì, phụng sự Tam-bảo, không những hộ trì Phật-giáo được phát triển trong nước, mà còn gửi các phái đoàn chư tỳ-khưu-Tăng sang các nước láng giềng khác, để truyền bá Phật-giáo.

Vào năm Phật-lịch 236 sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn, Đức-vua Asoka gởi phái đoàn 5 vị tỳ-khưu-Tăng do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahinda(1) trưởng đoàn

1 Ngài Đại-đức Mahinda là bậc Thánh A-ra-hán, vốn là Thái-tử của đức-vua Asoka.

Page 460: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 414

cùng với Ngài Trưởng-lão Iṭṭiya, Ngài Trưởng-lão Uttiya, Ngài Trưởng-lão Sambala, Ngài Trưởng-lão Bhaddasāla sang truyền bá Phật-giáo ở đảo quốc Srilankā.

Vào thời ấy, Đức-vua Devānampiyatissa trị vì đảo quốc Srilankā, là bạn thân của Đức-vua Asoka. Đức-vua Devānampiyatissa và các quan trong triều cùng với toàn thể dân chúng đón rước, cung thỉnh phái đoàn chư Trưởng-lão-Tăng rất trọng thể. Ngài Đại-Trưởng-lão Mahinda thuyết-pháp tế độ Đức-vua cùng với các quan, dân chúng trên đảo quốc phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, có số kính xin thọ phép quy-y Tam-bảo trở thành cận-sự-nam, cận-sự-nữ.

Có số cận-sự-nam (upāsaka) xin xuất gia trở thành tỳ-khưu trong Phật-giáo.

Còn có số cận-sự-nữ (upāsikā) có ý nguyện muốn xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni trong Phật-giáo, như bà Anuḷādevī Hoàng-hậu của Đức-vua Devānampiyatissa cùng với 500 cận-sự-nữ (upāsikā) trong hoàng tộc, và số đông cận-sự-nữ dân chúng trong đảo quốc.

Ngài Đại-Trưởng-lão Mahinda truyền dạy gửi đoàn sứ giả đến tâu Đức-vua Asoka, kính xin Đức-vua gửi phái đoàn chư Đại-đức tỳ-khưu-ni sang đảo quốc Srilankā.

Đức-vua Asoka gửi phái đoàn chư tỳ-khưu-ni-Tăng do Đại-đức tỳ-khưu-ni Saṃghamittāttherī(1) làm trưởng đoàn sang đảo quốc Srilankā, để hành lễ thọ tỳ-khưu-ni cho Hoàng-hậu Anuḷādevī và 500 cận-sự-nữ trong hoàng tộc và số đông cận-sự-nữ dân chúng trong đảo quốc.

1 Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Samghamittā là bậc Thánh A-ra-hán, vốn là công-chúa của đức-vua Asoka

Page 461: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Duy Trì Pháp-Học Phật-Giáo 415

Đại-đức tỳ-khưu-ni Saṃghamittāttherī có kính thỉnh một cây Đại-Bồ-đề sang trồng trên đảo quốc Srilankā.

Cây Đại-Bồ-đề được thỉnh đến trồng tại tỉnh Anurādhapura đảo-quốc Srilankā. Cây Đại-Bồ-đề này được duy trì tồn tại cho đến nay vẫn còn tươi tốt. Nhà-nước Srilankā chăm sóc cây Đại-Bồ-đề rất chu đáo.

Phật-giáo được phát triển rất thịnh hành trên đảo quốc Srilankā, chư tỳ-khưu-Tăng và chư tỳ-khưu-ni-Tăng tăng trưởng càng ngày càng đông.

Một thời đảo quốc Srilankā gặp phải cuộc phiến loạn, dân chúng gặp cảnh thiếu thốn, nên đời sống của chư tỳ-khưu cũng chịu ảnh hưởng. Số Đại-đức tỳ-khưu sức khỏe yếu kém, nên phận sự ôn lại Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi thuộc lòng rất vất vả.

Khi cuộc phiến loạn đã được dẹp xong, chư Đại-Trưởng-lão suy xét về sau này trí nhớ và trí-tuệ con người càng ngày càng kém dần, cho nên, chư Đại-đức tỳ-khưu học thuộc lòng Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi, giữ gìn duy trì Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi cho được đầy đủ trọn vẹn không phải là việc dễ dàng.

Một hôm, Đức-vua Vaṭṭagāmanī ngự đến ngôi chùa Mahāvihāra làm phước-thiện bố-thí, cúng dường vật dụng đến chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng.

Nhân dịp ấy, chư Đại-Trưởng-lão thưa với Đức-vua Vaṭṭagāmanī rằng:

- Thưa Đại-vương, từ xưa đến nay, chư Đại-đức tỳ-khưu có phận sự học thuộc lòng Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi, để giữ gìn duy trì giáo-pháp của Đức-Phật.

Trong thời vị-lai, đàn hậu sinh là những Đại-đức tỳ-khưu, khó mà học thuộc lòng Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi một cách đầy đủ trọn vẹn được.

Page 462: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 416

Như vậy, giáo-pháp của Đức-Thế-Tôn sẽ bị mai một theo thời gian.

- Thưa Đại-vương, muốn giữ gìn duy trì Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi được đầy đủ và trọn vẹn.

Cho nên, chư Đại-Trưởng-lão có ý định tổ chức kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi bằng chữ viết ghi chép trên lá buông, để lưu lại cho đời sau.

Nghe chư Đại-Trưởng-lão thưa như vậy, Đức-vua Vaṭṭagāmanī phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ với lời của chư Đại-Trưởng-lão.

* Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi lần thứ tư này được tổ chức tại động Ālokalena vùng Matulajanapada nước Srilankā, khoảng thời gian 450 năm, sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn.

Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ tư này gồm 1.000 bậc Thánh A-ra-hán có tứ tuệ-phân-tích, do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahādhammarakkhita làm chủ trì, công cuộc kết tập ghi chép trọn bộ Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi bằng chữ viết trên lá buông được thực hiện suốt một năm mới hoàn tất.

Sau đó, chư bậc Thánh A-ra-hán kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi bằng cách khẩu truyền một lần nữa, hoàn toàn y theo bản chính của ba kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi trước.

Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ tư này là lần đầu tiên được ghi chép bằng chữ viết trên lá buông đầy đủ trọn vẹn bộ Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi gọi là: “Potthakaropanasaṅgīti”.

Đức Vua Vaṭṭagāmanī Abhaya nước Srilankā hộ độ kỳ kết tập Tam-Tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ tư này.

Page 463: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Duy Trì Pháp-Học Phật-Giáo 417

Kết tập Tam-Tạng Pāḷi lần thứ năm

Dưới thời Đức-vua Asoka, Đức-vua có gửi phái đoàn chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng do Ngài Đại-Trưởng-lão Soṇa và Ngài Đại-Trưởng-lão Uttara đi đến vùng Suvaṇṇabhūmi gồm các nước: Indonesia, Myanmar, Thái-Lan, Campuchia, Lào, … để truyền bá Phật-giáo. Phật-giáo ở các nước trong vùng này trải qua bao cuộc thăng trầm, tùy theo vận mệnh của mỗi nước.

Đất nước Myanmar vào thời đại Đức-vua Mindon đóng đô tại kinh-thành Mandalay, Đức-vua là người có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, tận tâm hộ trì Tam-Bảo, suy nghĩ rằng:

“Phật-giáo thường liên quan đến sự tồn vong của đất nước, mỗi khi đất nước bị xâm lăng, kẻ thù thường đốt kinh sách Phật-giáo.”

Đức-vua Mindon muốn bảo toàn giáo-pháp của Đức-Phật, nên Đức-vua thỉnh chư Đại-Trưởng-lão tổ chức cuộc kết tập Tam-tạng Pāḷi khắc chữ trên những tấm bia đá, để giữ gìn duy trì Tam-tạng Pāḷi, Pháp-bảo cho được bền vững lâu dài.

Nghe Đức-vua thỉnh như vậy, chư Đại-Trưởng-lão vô cùng hoan hỷ chấp thuận theo lời thỉnh cầu của Đức-vua. Chư Đại-Trưởng-lão tổ chức kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi lần thứ năm tại kinh-thành Mandalay xứ Myanmar, Phật-lịch năm 2404.

Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi lần thứ năm này gồm 2.400 Ngài Trưởng-lão toàn là những Bậc uyên bác Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi, do Ngài Đại-Trưởng-lão Bhaddanta Jāgara làm chủ trì, ngoài ra còn có những Ngài Trưởng-lão rất xuất sắc như Ngài Bhaddanta Narindabhidhaja, v.v…

Page 464: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 418

Công trình khắc bộ Tam-tạng Pāḷi bằng chữ trên tấm bia đá bắt đầu khởi công vào năm Phật-lịch 2404 cho đến năm Phật-lịch 2415, trải qua suốt 11 năm ròng rã, mới hoàn thành xong trọn bộ Tam-tạng Pāḷi trên 729 tấm bia đá:

- Tạng Luật Pāḷi gồm có 111 tấm. - Tạng Kinh Pāḷi gồm có 410 tấm. - Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi gồm có 208 tấm.

Sau khi khắc trọn bộ Tam-tạng Pāḷi bằng chữ trên những tấm bia đá xong, chư Đại-Trưởng-lão tổ chức cuộc kết tập Tam-tạng Pāḷi bằng khẩu vấn và đáp suốt 6 tháng mới hoàn thành xong trọn bộ Tam-tạng Pāḷi y theo bản chính của 4 kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần trước, gọi là: “Selakkharāropanasaṅgīti”.

Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi lần thứ năm này do Đức- vua Mindon nước Myanmar hộ độ.

Lần đầu tiên trọn bộ Tam-tạng Pāḷi được ghi khắc trên bia đá, những tấm bia đá này hiện nay vẫn còn nguyên vẹn ở kinh-thành cổ Mandalay, đất nước Myanmar.

Các nhà in kinh sách Phật-giáo đều y cứ vào những tấm bia đá này làm nền tảng căn bản.

Về sau Vị Đạo-sĩ Khanti đứng ra tổ chức khắc trọn bộ Chú-giải Pāḷi trên những tấm bia đá. Hiện nay những tấm bia đá khắc trọn bộ Chú-giải Pāḷi vẫn còn nguyên vẹn tại kinh-thành cổ Mandalay.

Kết tập Tam-Tạng Pāḷi lần thứ sáu

Phật-giáo đã trải qua thời gian khá lâu, Tam-tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) và Chú-giải Pāḷi (Aṭṭhakathāpāḷi), Phụ-chú-giải Pāḷi (Ṭīkāpāḷi), … đã được in ra thành sách. Công việc sao đi chép lại, in đi in lại nhiều lần, khó mà

Page 465: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Duy Trì Pháp-Học Phật-Giáo 419

tránh khỏi sự sai sót. Vì vậy, các bộ Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi, … của mỗi nước Phật-giáo có chỗ sai chữ dẫn đến sai nghĩa, làm cho pháp-học Phật-giáo không hoàn toàn giống y nguyên bản chính.

Chính-phủ Myanmar thành lập hội Phật-giáo có tên “Buddhasāsanasamiti” vào năm Phật-lịch 2497 để lo tổ chức kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi lần thứ sáu, tại động nhân tạo Lokasāma (Kaba-Aye), thủ-đô Yangon, Myanmar.

Chính phủ Myanmar thỉnh tất cả mọi bộ Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi (Aṭṭhakathāpāḷi) hiện có trên các nước Phật-giáo, để làm tài liệu đối chiếu từng chữ, từng câu của mỗi bản.

Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi lần thứ sáu này gồm 2.500 Ngài Trưởng-lão thông hiểu Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi … rành rẽ về ngữ pháp Pāḷi, chia thành nhiều ban đối chiếu sửa lại cho đúng.

Công việc được thực hiện bắt đầu từ ngày rằm tháng tư Phật-lịch năm 2498 cho đến ngày rằm tháng tư Phật- lịch năm 2500, ròng rã suốt 2 năm mới hoàn thành xong bộ Tam-tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) và Chú-giải Pāḷi (Aṭṭha- kathāpāḷi), Phụ-chú-giải Pāḷi (Ṭīkāpāḷi), …

Sau đó, chính-phủ Myanmar thỉnh chư Ngài Đại-Trưởng-lão, chư Trưởng-lão kết tập Tam-tạng Pāḷi bằng khẩu chất vấn và giải đáp, do Ngài Đại-Trưởng-lão Bhaddanta Revata chủ trì, Ngài Đại-Trưởng-lão Bhaddanta Sobhana vấn, và Ngài Đại-Trưởng-lão Bhaddanta Vicittasārābhivaṃsa Tipiṭakadhara Tipiṭaka-kovida Tipiṭakadhara dhammabhaṇḍāgarika thông-thuộc Tam-tạng Pāḷi và thấu suốt Tam-tạng Pāḷi, bậc Thủ kho tàng Tam-tạng Pāḷi giải đáp đúng theo Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi.

Page 466: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 420

Trong buổi đại lễ trọng thể này, chính-phủ Myanmar, đứng đầu là Thủ-tướng U Nu, tổ chức hoàn thành kết tập Tam-tạng Pāḷi rất long trọng, có mời các nguyên-thủ quốc gia của các nước Phật-giáo cùng với phái đoàn chư Tăng, cận-sự-nam, cận-sự-nữ gồm có 25 nước trên thế giới đến tham dự, để đánh dấu lịch sử Phật-giáo đã trải qua một nửa tuổi thọ 2.500 năm, dưới sự bảo trợ hộ độ của chính-phủ Myanmar cùng các cận-sự-nam, cận-sự-nữ trong nước và các nước trên thế giới.

Bộ Tam-tạng Pāḷi gồm có 40 quyển, bộ Chú-giải Pāḷi gồm có 51 quyển, bộ Phụ-chú-giải Pāḷi gồm có 26 quyển và các bộ khác hoàn thành trong kỳ kết tập lần thứ sáu này được xem là mẫu mực cho các nước Phật-giáo Theravāda.

Để Phật-giáo được trường tồn lâu dài trên thế gian này chừng nào, thì chúng-sinh được hưởng sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc chừng ấy. Cho nên, chư Đại-Trưởng-lão tiền bối đã dày công gìn giữ và duy trì pháp-học Phật-giáo từ thời-kỳ Đức-Phật còn hiện hữu trên thế gian, và sau khi Đức-Phật đã tịch diệt Niết-bàn.

Tất cả quý Ngài Đại-Trưởng-lão có phận sự bảo tồn đầy đủ trọn vẹn pháp-học Phật-giáo, nên quý Ngài Đại-Trưởng-lão đã tổ chức qua 6 kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi không để cho rời rạc, thất lạc. Chư Đại-Trưởng-lão đã có công giữ gìn duy trì pháp-học Phật-giáo từ trước cho đến nay.

Công việc học Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi để bảo tồn trọn vẹn pháp-học Phật-giáo, là bổn phận của các hàng thanh-văn đệ-tử là bậc xuất-gia tỳ-khưu, sa-di cũng như các hàng tại gia cận-sự-nam, cận-sự-nữ.

Page 467: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Duy Trì Pháp-Học Phật-Giáo 421

Hàng thanh-văn đệ-tử nào học thuộc lòng được lời giáo huấn của Đức-Phật bằng ngôn ngữ Pāḷi dù ít dù nhiều, thì hàng thanh-văn đệ-tử ấy đã gieo duyên lành trong Phật-giáo, bởi vì ngôn ngữ Pāḷi là mūlabhāsā: ngôn ngữ gốc, ngôn ngữ của chư Phật quá-khứ, Đức-Phật Gotama hiện-tại và chư Phật vị-lai.

Vì vậy, hàng thanh-văn đệ-tử nào học Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi cần phải hiểu biết rõ ý nghĩa trực tiếp ngôn ngữ Pāḷi hoặc gián tiếp qua ngôn ngữ của nước mình, thì được lưu trữ, tích lũy trong tâm của mình suốt trong vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Nếu kiếp nào gặp được Đức-Phật hoặc bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp thì kiếp ấy dễ hiểu chánh-pháp, dễ chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, ...

Tại nước Myanmar, công việc học Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi được phổ cập đến chư sa-di, chư tỳ-khưu.

Hằng năm, bộ Tôn-giáo Myanmar có tổ chức kỳ thi đọc thuộc lòng Tam-tạng Pāḷi bằng tiếng Pāḷi, và thi viết trả lời những câu hỏi về Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi.

* Thi Tam-Tạng Pāḷi Phật-lịch năm 2492 (dương-lịch năm 1948), chính

phủ Myanmar, bộ Tôn-giáo bắt đầu tổ chức kỳ thi thuộc lòng Tam-tạng Pāḷi lần thứ nhất. Từ đó về sau, hằng năm đều có tổ chức thi thuộc lòng Tam-tạng Pāḷi.

* Nếu vị sa-di, tỳ-khưu nào đậu kỳ thi thuộc lòng Tam-tạng Pāḷi xong thì vị ấy được kính dâng danh-hiệu cao thượng là Tipiṭakadhara: Bậc cao-thượng-thông- thuộc Tam-tạng Pāḷi.

Page 468: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 422

Tiếp theo thi viết trả lời những câu hỏi về Tam-tạng Pāḷi. Nếu vị tỳ-khưu nào thi đậu kỳ thi viết trả lời xong thì vị tỳ-khưu ấy được kính dâng danh-hiệu cao thượng là Tipiṭakakovida: Bậc cao-thượng-thấu-suốt Tam-tạng Pāḷi.

Ngài Trưởng-Lão đã đậu cả 2 kỳ thi Tipiṭakadhara và Tipiṭakakovida là Bậc cao-thượng-thông-thuộc và thấu- suốt Tam-tạng Pāḷi, và đặc biệt chính phủ Myanmar, bộ Tôn-giáo kính dâng danh-hiệu cao thượng nhất gọi là Tipiṭakadhara Dhammabhaṇḍāgārika: Bậc cao-thượng-thấu-suốt Tam-tạng Pāḷi, Bậc thủ-kho-tàng Pháp-bảo Tam-tạng Pāḷi đến Ngài Đại-Trưởng-lão có đầy đủ tài đức lớn.

* Đến Phật-lịch 2558 (dương-lịch 2014), đã trải qua 66 kỳ thi Tam-tạng Pāḷi, theo tài liệu của bộ Tôn-giáo Myanmar năm 2014 có kết quả qua kỳ thi Tam-tạng Pāḷi như sau:

* Ekapiṭakadhara là bậc thông-thuộc Nhất-tạng Pāḷi có 512 Ngài Đại-đức.

* Ekapiṭakadhara và Ekapiṭakakovida là bậc thông- thuộc Nhất-tạng Pāḷi và thấu-suốt Nhất-tạng Pāḷi có 139 Ngài Đại-đức.

* Dvipiṭakadhara là bậc thông-thuộc Nhị-tạng Pāḷi có 61 Ngài Đại-đức.

* Dvipiṭakadhara và Dvipiṭakakovida là bậc thông- thuộc Nhị-tạng Pāḷi và thấu-suốt Nhị-tạng Pāḷi có 28 Ngài Đại-đức.

* Tipiṭakadhara là bậc cao-thượng-thông-thuộc Tam-tạng Pāḷi có 5 Ngài Trưởng-lão.

Page 469: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Duy Trì Pháp-Học Phật-Giáo 423

* Tipiṭakadhara và Tipiṭakakovida là bậc cao-thượng- thông-thuộc, thấu-suốt Tam-tạng Pāḷi có 13 Ngài Trưởng-lão như sau:

1- Ngài Đại-Trưởng-Lão Bhaddanta Vicittāsārā-bhivaṃsa (Visiṭṭhatipiṭakadhara, Mahātipiṭakakovida, Tipiṭakadhara Dhammabhaṇḍāgārika) đậu trong kỳ thi thứ 6, Phật-lịch 2497 (DL.1953) lúc Ngài 42 tuổi. Ngài đã viên tịch năm 1992, thọ 81 tuổi.

2- Ngài Đại-Trưởng-Lão Bhaddanta Neminda (Visiṭṭhatipiṭakadhara, Tipiṭakakovida, Tipiṭakadhara Dhammabhaṇḍāgārika) đậu trong kỳ thi thứ 12, Phật-lịch 2503 (DL. 1959) lúc Ngài 32 tuổi. Ngài đã viên tịch năm 1991, thọ 64 tuổi.

3- Ngài Đại-Trưởng-Lão Bhaddanta Kosalla (Tipiṭaka- dhara, Tipiṭakakovida, Tipiṭakadhara Dhammabhaṇḍā-gārika) đậu trong kỳ thi thứ 16, Phật-lịch 2507 (DL. 1963) lúc Ngài 36 tuổi. Ngài đã viên tịch năm 1991, thọ 68 tuổi.

4- Ngài Đại-Trưởng-Lão Bhaddanta Sumaṅgalā-laṅkāra (Tipiṭakadhara, Tipiṭakakovida, Tipiṭakadhara Dhammabhaṇḍāgārika) đậu trong kỳ thi thứ 26, Phật-lịch 2516 (DL. 1972) lúc Ngài 27 tuổi. Ngài đã viên tịch năm 2006, thọ 60 tuổi.

5- Ngài Đại-Trưởng-Lão Bhaddanta Sirindābhivaṃsa (Tipiṭakadhara, Tipiṭakakovida, Tipiṭakadhara Dhamma-bhaṇḍāgārika) đậu trong kỳ thi thứ 37, Phật-lịch 2528 (DL. 1984) lúc Ngài 42 tuổi.

6- Ngài Đại-Trưởng-Lão Bhaddanta Vāyāmindā- bhivaṃsa (Tipiṭakadhara, Tipiṭakakovida, Tipiṭakadhara Dhammabhaṇḍāgārika) đậu trong kỳ thi thứ 47, Phật-lịch 2538 (DL. 1994) lúc Ngài 40 tuổi.

Page 470: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 424

7- Ngài Đại-Trưởng-Lão Bhaddanta Sīlakkhandhā-bhivaṃsa (Tipiṭakadhara, Tipiṭakakovida, Tipiṭakadhara Dhammabhaṇḍāgārika) đậu trong kỳ thi thứ 52, Phật-lịch 2543 (DL. 1999) lúc Ngài 36 tuổi.

8- Ngài Đại-Trưởng-Lão Bhaddanta Vaṃsapālā-laṅkāra (Tipiṭakadhara, Tipiṭakakovida, Tipiṭakadhara Dhammabhaṇḍāgārika) đậu trong kỳ thi thứ 52, Phật-lịch 2543 (DL. 1999) lúc Ngài 34 tuổi.

9- Ngài Đại-Trưởng-Lão Bhaddanta Gandhamālā-laṅkāra (Tipiṭakadhara, Tipiṭakakovida, Tipiṭakadhara Dhammabhaṇḍāgārika) đậu trong kỳ thi thứ 53, Phật-lịch 2544 (DL. 2000) lúc Ngài 33 tuổi.

10- Ngài Đại-Trưởng-Lão Bhaddanta Sundara (Tipiṭakadhara, Tipiṭakakovida, Tipiṭakadhara Dhamma-bhaṇḍāgārika) đậu trong kỳ thi thứ 56, Phật-lịch 2547 (D.l. 2004) lúc Ngài 48 tuổi.

11- Ngài Trưởng-Lão Bhaddanta Indakapāla (Tipiṭakadhara, Tipiṭakakovida, Tipiṭakadhara Dhamma-bhaṇḍāgārika) đậu trong kỳ thi thứ 56, Phật-lịch 2547 (DL. 2004) lúc Ngài 43 tuổi.

12- Ngài Trưởng-Lão Bhaddanta Abhijātābhivaṃsa (Tipiṭakadhara, Tipiṭakakovida, đậu trong kỳ thi thứ 62, Phật-lịch 2553 (DL. 2010) lúc Ngài 41 tuổi.

13- Ngài Trưởng-Lão Bhaddanta Indācariya (Tipiṭaka-dhara, Tipiṭakakovida) đậu trong kỳ thi thứ 64, Phật-lịch 2555 (DL. 2012) lúc Ngài 47 tuổi.

Nước Myanmar đã có 13 Ngài Đại-Trưởng-Lão đã thi đậu Tipiṭakadhara, Tipiṭakakovida và còn các Ngài Trưởng-lão khác đã thi đậu Tipiṭakadhara, đậu Dvipiṭakadhara, Dvipiṭakadhara và Dvipiṭakakovida, Ekapiṭakadhara, Ekapiṭakadhara và Ekapiṭakakovida,…

Page 471: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Duy Trì Pháp-Học Phật-Giáo 425

Quý Ngài Đại-Trưởng-lão là Bậc đáng tôn kính đối với tất cả các hàng thanh-văn biết dường nào!

Pháp-học Phật-giáo là nền tảng căn bản của pháp-hành Phật-giáo. Thật vậy, Phật-giáo được duy trì do nhờ pháp-học Phật-giáo, cho nên quý Ngài Đại-Trưởng-lão đã cố công giữ gìn duy trì pháp-học Phật-giáo lưu truyền lâu dài trên thế gian này, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài cho chúng-sinh, nhất là nhân- loại và chư-thiên.

Học Tam-Tạng Pāḷi qua các thời-kỳ

* Thời-kỳ đầu: Kể từ khi Đức-Phật còn hiện hữu trên thế gian cho đến trước Phật-lịch năm 450, trong khoảng thời gian này, trọn bộ Tam-tạng Pāḷi và các bộ Chú-giải Pāḷi chưa ghi thành chữ viết, cho nên, việc học Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi bằng cách khẩu truyền tâm thọ. Vị thầy dạy đọc, các học trò lặp theo ghi nhớ nằm lòng.

Như vậy, vị thầy thông-thuộc được chừng nào, các học trò cũng thông-thuộc được chừng ấy. Nếu vị thầy không thuộc lòng bộ nào, thì vị thầy gửi các học trò của mình đến Ngài Đại-Trưởng-lão khác xin học bộ ấy.

Cho nên, việc học trọn bộ Tam-tạng Pāḷi và các bộ Chú-giải Pāḷi trong thời-kỳ ấy rất vất vả khó khăn.

* Thời-kỳ sau: Kể từ sau thời-kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ tư, khoảng thời gian 450 năm sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn, kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần này được ghi bằng chữ viết trên lá buông. Cho nên, việc học Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi tương đối ít vất vả khó khăn hơn thời-kỳ trước, song có phần hạn chế, bởi vì số bổn Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi được ghi trên lá buông không nhiều.

Page 472: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 426

* Thời hiện-tại này: Hầu hết các nước Phật-giáo lớn như: nước Myanmar, nước Thái-Lan, nước Srilankā, nước Lào, nước Campuchia, v.v… đều có trọn bộ Tam- tạng Pāḷi và các bộ Chú-giải Pāḷi được in ra thành sách bằng mẫu tự của nước mình. Cho nên, việc học trọn bộ Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn, nhưng việc dạy Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi và việc học Tam-tạng Pāḷi trong mỗi nước chưa phổ biến rộng đến toàn thể các hàng xuất-gia chư sa-di, chư tỳ-khưu, hàng tại gia cận-sự-nam, cận-sự-nữ.

Hiện nay tại nước Myanmar, các Ngài Đại-Trưởng-lão dạy Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi, và chư sa-di, chư tỳ-khưu theo học Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi tại nhiều ngôi chùa lớn trong thủ-đô Yangon và các ngôi chùa lớn tại các tỉnh thành lớn.

Hằng năm, chính-phủ Myanmar, bộ Tôn-giáo tổ chức kỳ thi thuộc lòng Tam-tạng Pāḷi, để cho chư sa-di, chư tỳ-khưu đến dự thi thuộc lòng Tam-tạng Pāḷi và thi viết trả lời những câu hỏi về Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi.

* Thời-kỳ Đức-Phật còn hiện hữu trên thế gian, việc thông hiểu về pháp-học Phật-giáo không những chư Đại- Trưởng-lão, chư Trưởng-lão, chư sa-di, mà còn có nhiều vị cận-sự-nam, cận-sự-nữ nữa.

Thí dụ: Cận-sự-nam Cittagapati là bậc Thánh Bất-lai cũng là vị pháp sư được Đức-Phật Gotama tuyên dương. Cận-sự-nữ Khujjuttarā là tỳ-nữ của bà Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī, chứng đắc thành bậc Thánh Nhập-lưu có tài thuyết pháp tế độ bà Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī cùng với 500 nữ hầu bà, đều chứng đắc thành bậc Thánh Nhập-lưu. Cận-sự-nữ Khujjuttarā trở thành Bahussutā: Bậc đa-văn-túc-trí được Đức-Phật Gotama tuyên dương.

Page 473: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Duy Trì Pháp-Học Phật-Giáo 427

Về sau, Cận-sự-nữ Khujjuttarā cũng trở thành Tipiṭaka- dharā: Bậc thông thuộc Tam-tạng Pāḷi, v.v…

Ngày nay, công việc bảo tồn pháp-học Phật-giáo là phận sự chung của các hàng thanh-văn đệ-tử gồm cả bậc xuất-gia sa-di, tỳ-khưu lẫn các hàng tại gia cận-sự-nam, cận-sự-nữ nữa.

Để giữ gìn, duy trì pháp-học Phật-giáo chỉ có một phương pháp duy nhất là mỗi người thanh-văn đệ-tử là bậc xuất-gia sa-di, tỳ-khưu, cận-sự-nam, cận-sự-nữ cần phải học thuộc lòng Tam-tạng Pāḷi và các bộ Chú-giải Pāḷi, Ṭīkāpāḷi, Anuṭīkāpāḷi, … theo khả năng của mình, để lưu trữ, tích lũy trong tâm của mình, để tạo duyên lành sâu sắc trong Phật-giáo thật sự.

Nếu khi đã thông hiểu pháp-học Phật-giáo thì hành- giả mới có thể thực-hành đúng theo pháp-hành-giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ được.

Hoặc khi giảng dạy đến người khác, cũng đúng theo chánh-pháp. Cho nên, học pháp-học Phật-giáo sẽ đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc cho mình và cho người khác. Đặc biệt còn giữ gìn và duy trì bảo tồn pháp-học Phật-giáo được trường tồn trên thế gian, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài cho tất cả chúng-sinh.

Cúng dường Đức-Pháp-Bảo

Trong thời Đức-Phật còn hiện hữu trên thế gian, có một vị Bà-la-môn đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con thành kính cúng dường Đức-Phật-bảo, cúng dường Đức-Tăng-bảo thì có Đức-Phật, chư tỳ-khưu-Tăng thọ nhận rõ ràng, còn

Page 474: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 428

thành kính cúng dường đến Đức-Pháp-bảo, thì con phải cúng dường bằng cách nào? Bạch Ngài.

Đức Phật truyền dạy rằng:

- Sacepi Brahmaṇa Dhammaratanaṃ pūjetukāmo ekaṃ bahussutaṃ pūjehi. (1)

- Này Bà-la-môn! Nếu con muốn cúng dường đến Đức-Pháp-bảo thì con nên cúng dường đến vị Đa-văn túc-trí (bahussuta).

Ông Bà-la-môn đảnh lễ Đức-Phật xong, xin phép lui ra và đi hỏi chư tỳ-khưu để biết vị nào là bậc Đa-văn túc-trí học nhiều hiểu rộng.

Chư tỳ-khưu chỉ dẫn, giới thiệu đến Ngài Trưởng-lão Ānanda là bậc Đa-văn-túc-trí (bahussuta) bậc Thủ-kho- tàng Pháp-bảo.

Ông Bà-la-môn tìm đến đảnh lễ Ngài Trưởng-lão Ānanda, rồi kính dâng đến Ngài Trưởng-lão bộ y trị giá 1.000 kahāpana (tiền Ấn-Độ ngày xưa). Ngài Trưởng-lão Ānanda thọ nhận bộ y quý giá ấy.

Sau đó, Ngài Trưởng-lão Ānanda kính dâng bộ y ấy đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta là bậc Thống-lĩnh- pháp (Dhammasenāpati).

Hiện nay, Phật-giáo tại Myanmar còn có những Bậc Tipiṭakadhara và Tipiṭakakovida là Bậc cao-thượng- thông-thuộc và thấu-suốt Tam-tạng Pāḷi, và đặc biệt có những bậc Tipiṭakadhara Dhammabhaṇḍāgārika: Bậc cao-thượng-thấu-suốt Tam-tạng Pāḷi, Bậc thủ-kho-tàng Pháp-bảo Tam-tạng Pāḷi.

Nếu thí-chủ có tác-ý đại-thiện-tâm hướng tâm đến cúng dường Đức-Pháp-bảo thì nên cúng dường đến các Bậc cao thượng ấy, gọi là cúng dường Đức-Pháp-bảo. 1 Bộ Chú-giải Pāthikavaggaṭṭhakathā, phần Dhammaratanapūjā (91).

Page 475: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tipiṭaka - Aṭṭhakathā - Ṭīkā - Anuṭīkā 429

Hoặc thí-chủ cúng dường đến Ngài Trưởng-lão Tipiṭakadhara: Bậc thông-thuộc Tam-tạng Pāḷi, hoặc Ngài Trưởng-lão Dvipiṭakadhara: Bậc thông-thuộc Nhị-tạng Pāḷi hoặc Ngài Trưởng-lão Ekapiṭakadhara: Bậc thông-thuộc Nhất-tạng Pāḷi, v.v… thậm chí quý vị sa-di, tỳ-khưu đang ngày đêm kiên trì học thuộc lòng Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi để tham dự kỳ thi Tam-tạng Pāḷi, cũng gọi là cúng dường Đức-Pháp-bảo.

Tipiṭaka - Aṭṭhakathā - Ṭīkā - Anuṭīkā

Pháp-học Phật-giáo gồm có:

- Tipiṭakapāḷi (Tam-tạng Pāḷi). - Aṭṭhakathāpāḷi (Chú-giải Pāḷi). - Ṭīkāpāḷi (Phụ-chú-giải Pāḷi). - Anuṭīkāpāḷi (Phụ-theo Chú-giải Pāḷi).

Căn cứ theo kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi lần thứ sáu Phật-lịch 2500 năm tại động Kaba Aye, thủ-đô Yangon, nước Myanmar như sau:

- Tipiṭakapāḷi gồm có 40 quyển. - Aṭṭhakathāpāḷi gồm có 51 quyển. - Ṭīkāpāḷi-Anuṭīkāpāḷi gồm có 26 quyển.

Tipiṭakapāḷi (Tam-Tạng Pāḷi)

Tipiṭakapāḷi (Tam-tạng Pāḷi) gồm có 40 quyển được phân chia theo mỗi Tạng như sau:

I- Vinayapiṭakapāḷi (Tạng Luật Pāḷi) có 5 quyển:

1- Pārājikapāḷi do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật. 2- Pācittiyapāḷi do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật. 3- Mahāvaggapāḷi do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật. 4- Cūḷavaggapāḷi do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật. 5- Parivārapāḷi do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật.

Page 476: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 430

II- Suttantapiṭakapāḷi (Tạng Kinh Pāḷi) có 23 quyển phân chia theo 5 Nikāya (Bộ) như sau:

* Dīghanikāya (Trường-bộ-kinh Pāḷi) có 3 quyển:

1- Sīlakkhandhavaggapāḷi do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật. 2- Mahāvaggapāḷi do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật. 3- Pāthikavaggapāḷi do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật.

* Majjhimanikāya (Trung-bộ-kinh) có 3 quyển:

4- Mūlapaṇṇāsapāḷi do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật. 5- Majjhimapaṇṇāsapāḷi do Đức-Phật, trong thời-kỳ

Đức-Phật. 6- Uparipaṇṇāsapāḷi do Đức-Phật, trong thời-kỳ

Đức-Phật.

* Saṃyuttanikāya (Đồng-loại-bộ-kinh) có 5 phần gom vào 3 quyển:

7- Sagāthāvagga và Nidānavaggasaṃyuttapāḷi do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật.

8- Khandhavagga và Saḷāyatanavaggasaṃyuttapāḷi do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật.

9- Mahāvaggasaṃyuttapāḷi do Đức-Phật, trong thời kỳ Đức-Phật.

* Aṅguttaranikāya (Chi-bộ-kinh) từ 1 đến 11 chi gom vào 3 quyển:

10- Ekaka-duka-tika-catukkanipātapāḷi do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật. 11- Pañcaka-chakka-sattakanipāta do Đức-Phật,

trong thời-kỳ Đức-Phật.

12- Aṭṭhaka-navaka-dasaka-ekādasakanipāta do Đức- Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật.

Page 477: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tipiṭaka - Aṭṭhakathā - Ṭīkā - Anuṭīkā 431

* Khuddakanikāya (Tiểu-bộ-kinh) gồm có 19 bộ gom vào 11 quyển:

13- Khuddakapāṭha-dhammapada-udāna-itivuttaka-sutta-nipātatapāḷi do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật.

14- Vimānavatthu-petavatthu-theragāthā-therīgāthā- pāḷi do Đức-Phật và chư Thánh A-ra-hán, trong thời-kỳ Đức-Phật.

15- Apadānapāḷi (paṭhama) do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật.

16- Apadānapāḷi (dutiya) và Buddhavaṃsa, Cariyā-piṭakapāḷi do Đức-Phật và chư Thánh A-ra-hán, trong thời-kỳ Đức-Phật.

17-18- Jātakapāḷi (paṭhama-dutiya) do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật.

19- Mahāniddesapāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, trong thời-kỳ Đức-Phật.

20- Cūḷaniddesapāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, trong thời-kỳ Đức-Phật.

21- Paṭisambhidāmaggapāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, trong thời-kỳ Đức-Phật.

22- Netti-peṭakopadesapāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākaccayana, trong thời-kỳ Đức-Phật.

23- Milindapañhāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Nāgasena, Phật-lịch năm 500.

III- Abhidhammapiṭakapāḷi (Tạng Vi-diệu-pháp

Pāḷi) có 7 bộ lớn phân chia thành 12 quyển:

1- Dhammasaṅgaṇīpāḷi do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật. 2- Vibhaṅgapāḷi do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật.

Page 478: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 432

3- Dhātukathā và Puggalapaññattipāḷi do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật. 4- Kathāvatthupāḷi do Đức-Phật và sau có Ngài Đại- Trưởng-lão Moggaliputtatissa, Phật-lịch 235. 5-6-7- Yamakapāḷi (paṭhama-dutiya-tatiya) (3 quyển) do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật. 8-9-10-11-12- Paṭṭhānapāḷi (paṭhama-dutiya-tatiya- catuttha-pañcama) (5 quyển) do Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật.

Tam-tạng Pāḷi gồm có 40 quyển được phân chia theo mỗi tạng như vậy.

Aṭṭhakathāpāḷi (Chú-Giải Pāḷi)

Chú-giải Pāḷi (Aṭṭhakathāpāḷi) gồm có 51 quyển, Chú- giải này được phân chia theo mỗi Tạng như sau:

1- Chú-giải Tạng Luật Pāḷi Gồm có 6 quyển

1-2- Pārājikakaṇḍa aṭṭhakathāpāḷi (paṭhama-dutiya) (2 quyển) gọi Samantapāsādikā aṭṭhakathā do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa, Phật-lịch 976.

3- Pācityādi aṭṭhakathāpāḷi gọi Samantapāsādikā aṭṭhakathā do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa, Phật-lịch 976.

4- Cūḷavaggādi aṭṭhakathāpāḷi gọi Samantapāsādikā aṭṭhakathā do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa, Phật-lịch 976.

5- Kaṅkhāvitaraṇī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng- lão Mahābuddhaghosa, Phật-lịch 976 - 1000.

6- Vinayasaṅgaha aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa, Phật-lịch 976.

Page 479: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tipiṭaka - Aṭṭhakathā - Ṭīkā - Anuṭīkā 433

2- Chú-giải Tạng Kinh Pāḷi gồm có 42 quyển được phân chia theo mỗi bộ (nikāya) như sau:

* Chú-giải Trường-bộ-kinh Pāḷi có 3 quyển

1- Sīlakkhandhavagga aṭṭhakathāpāḷi gọi Sumaṅgala-vilāsinī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahā-buddhaghosa, Phật-lịch 977 - 1000.

2- Mahāvagga aṭṭhakathāpāḷi, gọi Sumaṅgalavilāsinī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddha-ghosa, Phật-lịch 977 - 1000.

3- Pāthikavagga aṭṭhakathāpāḷi, gọi Sumaṅgala-vilāsinī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa, Phật-lịch 977 - 1000.

* Chú-giải Trung-bộ-kinh Pāḷi có 4 quyển

4-5- Mūlapaṇṇāsa aṭṭhakathāpāḷi (paṭhama-dutiya) (2 quyển), gọi Papañcasūdanī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa, Phật-lịch 977 - 1000.

6- Majjhimapaṇṇāsa aṭṭhakathāpāḷi gọi Papañca-sūdanī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahā-buddhaghosa, Phật-lịch 977 - 1000.

7- Uparipaṇṇāsa aṭṭhakathāpāḷi gọi Papañcasūdanī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddha-ghosa, Phật-lịch 977 - 1000.

* Chú-giải Đồng-loại-bộ-kinh Pāḷi 3 quyển

8- Sagāthavaggasaṃyutta aṭṭhakathāpāḷi gọi Sāratthapakāsanī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābudhaghosa, Phật-lịch 976.

9- Nidānavagga và Khandhavaggasaṃyutta aṭṭha-kathāpāḷi gọi Sāratthapakāsanī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābudddhaghosa Phật-lịch 977 - 1000.

Page 480: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 434

10- Sāḷāyatanavagga Mahāvaggasaṃyutta aṭṭhakathā- pāḷi gọi Sāratthapakāsanī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa, Phật-lịch 977 - 1000.

* Chú-giải Chi-bộ-kinh Pāḷi có 3 quyển

11-12-13- Aṅguttara aṭṭhakathāpāḷi (paṭhama-dutiya-tatiya) (3 quyển) gọi Manorathapūraṇī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa, Phật-lịch 977 - 1000.

* Chú-giải Tiểu-bộ-kinh Pāḷi có 29 quyển

14-15- Visuddhimagga aṭṭhakathāpāḷi (paṭhama-dutiya) (2 quyển) do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddha-ghosa, Phật-lịch 972.

16- Khuddakapāṭha aṭṭhakathāpāḷi gọi Paramattha-jotikā aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahā-buddhaghosa, Phật-lịch 977 - 1000.

17-18- Dhammapada aṭṭhakathāpāḷi (paṭhama-dutiya) (2 quyển) do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa, Phật-lịch 977 - 1000.

19-20- Suttanīpāta aṭṭhakathāpāḷi (paṭhama-dutiya) (2 quyển) gọi Paramatthajotikā aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa, Phật-lịch 977 - 1000.

21-27- Jātaka aṭṭhakathāpāḷi (paṭhama-dutiya-tatiya-catuttha-pañcama-chaṭṭha-sattama) (7 quyển) do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa, Phật-lịch 977 - 1000.

28- Udāna aṭṭhakathāpāḷi gọi Paramatthadīpanī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Dhammapāla, Phật-lịch 1100 - 1200.

29- Itivuttaka aṭṭhakathāpāḷi gọi Paramatthadīpanī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Dhammapāla, Phật-lịch 1100 - 1200.

Page 481: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tipiṭaka - Aṭṭhakathā - Ṭīkā - Anuṭīkā 435

30- Vimānavatthu aṭṭhakathāpāḷi gọi Paramattha-dīpanī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Dhammapāla, Phật-lịch 1100 - 1200.

31- Petavatthu aṭṭhakathāpāḷi gọi Paramatthadīpanī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Dhammapāla, Phật-lịch 1100 - 1200.

32-33- Theragāthā aṭṭhakathāpāḷi (paṭhama-dutiya) (2 quyển) gọi Paramatthadīpanī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Dhammapāla, Phật-lịch 1100 - 1200.

34- Therīgathā aṭṭhakathāpāḷi gọi Paramatthadīpanī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Dhammapāla, Phật-lịch 1100 - 1200.

35- Cariyāpiṭaka aṭṭhakathāpāḷi gọi Paramattha-dīpanī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Dhammapāla, Phật-lịch 1100 - 1200.

36- Cūḷaniddesa-netti aṭṭhakathāpāḷi gọi Saddhamma-jotikā aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Upasena.

37- Mahāniddesa aṭṭhakathāpāḷi gọi Saddhamma-jotikā aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Upasena.

38- Buddhavaṃsa aṭṭhakathāpāḷi gọi Madhurattha-vilāsinī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Buddhadatta, Phật-lịch hơn 900.

39-40- Paṭisambhidāmagga aṭṭhakathāpāḷi (paṭhama-dutiya) (2 quyển) gọi Saddhammapakāsanī aṭṭhakathā-pāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahānāma, Phật-lịch 1061.

41-42- Apadāna aṭṭhakathāpāḷi (paṭhama-dutiya) (2 quyển) gọi Visuddhajanavilāsinī do Ngài Đại-Trưởng-lão Poraṇācariya.

3- Chú-giải Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi có 3 quyển:

Page 482: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 436

1- Dhammasaṅgaṇī aṭṭhakathāpāḷi gọi Aṭṭhasālinī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão, Mahābuddha-ghosa, Phật-lịch 977 - 1000.

2- Vibhaṅga aṭṭhakathāpāḷi gọi Sammohavinodanī aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahā-buddhaghosa, Phật-lịch 977 - 1000.

3- Pañcapakaraṇa aṭṭhakathāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa, Phật-lịch 977 - 1000.

* Bộ Abhidhammatthasaṅgaha xem như là Chú-giải(1)

Chú-giải Pāḷi (Aṭṭhakathāpāḷi) gồm có 51 quyển được phân chia theo mỗi Tạng Pāḷi như vậy.

Ṭīkāpāḷi - Anuṭīkāpāḷi (Phụ-chú-giải - Phụ-theo-chú-giải)

Phụ-chú-giải Pāḷi (Ṭīkāpāḷi) và Phụ-theo-chú-giải Pāḷi (Anuṭīkāpāḷi) gồm có 26 quyển được phân chia theo mỗi Tạng như sau:

1- Phụ-chú-giải Tạng Luật có 7 quyển

1-2-3- Sāratthadīpanīṭīkā (paṭhama-dutiya-tatiya) (3 quyển) do Ngài Trưởng-lão Sāriputta, Phật-lịch 1707 - 1725.

4-5- Vimativinodanīṭīkā (paṭhama-dutiya) (2 quyển) do Ngài Đại-Trưởng-lão Coḷiyakassapa.

1 Bộ Abhidhammatthasaṅgaha xem như là Chú-giải, do Ngài Đại-Trưởng-lão Anuruddha vào khoảng thời gian sau Ngài Đại-Trưởng-lão Buddha-ghosa. Ngài Đại-Trưởng-lão Anuruddha biên soạn 3 bộ: Paramattha-vinicchaya, Nāmarūpapariccheda, Abhidhammatthasaṅgaha. Riêng bộ Abhidhammatthasaṅgaha dù là bộ nhỏ vẫn có sự lợi ích lớn đối với người ban đầu học hỏi nghiên cứu về tạng Vi-diệu-pháp, xem là “Bộ-cẩm-nang của môn Vi-diệu-pháp”.

Page 483: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tipiṭaka - Aṭṭhakathā - Ṭīkā - Anuṭīkā 437

6- Vājirabuddhiṭīkā do Ngài Đại-Trưởng-lão Vajirabuddhi.

7- Kaṅkhāvitaraṇīpurāṇa-abhinavaṭīkā gọi Vinayattha-mañjūsāṭīkā do Ngài Đại-Trưởng-lão Buddhanāga.

Ngoài ra, còn các Phụ-chú-giải về Tạng Luật Pāḷi như:

- Vinayālaṅkāraṭīkā (paṭhama-dutiya) (2 quyển). - Vinayavinicchayaṭīkā (paṭhama-dutiya) (2 quyển). - Khuddasikkhā, Mūlasikkhāṭīkā, v.v...

2- Phụ-chú-giải Tạng Kinh Pāḷi có 16 quyển phân chia theo mỗi bộ (nikāya) như sau:

* Phụ-chú-giải Trường-bộ-kinh Pāḷi có 5 quyển

1- Sīlakkhandhavaggaṭīkā gọi Līnatthapakāsanāṭīkā do Ngài Đại-Trưởng-lão Dhammapāla, Phật-lịch 1100 - 1200.

2-3- Sīlakkhandhavagga abhinavaṭīkā (paṭhama-dutiya (2 quyển) gọi Sādhujanavilāsinīṭīkā do Ngài Đại-Trưởng-lão Ñāṇābhivaṃsadhammasenāpati.

4- Mahāvaggaṭīkā gọi Līnatthapakāsanāṭīkā, do Ngài Đại-Trưởng-lão Dhammapāla, Phật-lịch 1100 - 1200.

5- Pāthikavaggaṭīkā gọi Līnatthapakāsanāṭīkā, do Ngài Đại-Trưởng-lão Dhammapāla, Phật-lịch 1100 - 1200.

* Phụ-chú-giải Trung-bộ-kinh Pāḷi có 3 quyển

6-7- Mūlapaṇṇāsaṭīkā (paṭhama-dutiya) (2 quyển) gọi Līnatthapakāsanīṭīkā do Ngài Đại-Trưởng-lão Dhamma-pāla, Phật-lịch 1100 - 1200.

8- Majjhima-Uparipaṇṇāsaṭīkā gọi Līnatthapakāsanī- ṭīkā do Ngài Đại-Trưởng-lão Dhammapāla, Phật-lịch 1100 - 1200.

Page 484: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 438

* Phụ-chú-giải Đồng-loại-bộ-kinh Pāḷi có 2 quyển

9-10- Saṃyuttaṭīkā (paṭhama-dutiya) (2 quyển) gọi Līnatthapakāsanāṭīkā do Ngài Đại-Trưởng-lão Dhamma- pāla, Phật-lịch 1100 - 1200.

* Phụ-chú-giải Chi-bộ-kinh có 3 quyển

11-12-13- Aṅguttaraṭīkā (paṭhama-dutiya-tatiya) (3 quyển) gọi Sāratthamañjūsāṭīkā do Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, Phật-lịch 1707 - 1725.

* Phụ-chú-giải Tiểu-bộ-kinh có 3 quyển

14-15- Visuddhimaggamahāṭīkā (paṭhama-dutiya) (2 quyển) gọi Paramatthamañjūsāṭīkā do Ngài Đại-Trưởng-lão Dhammapāla, Phật-lịch 1100 - 1200.

16- Nettiṭīkā và Nettivibhāvinīṭīkā do Ngài Đại-Trưởng-lão Saddhammapāla, Phật-lịch 1986.

3- Phụ-chú-giải - Phụ-theo-chú-giải về Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi có 3 quyển:

1- Dhammasaṅgaṇīmūlaṭīkā do Ngài Đại-Trưởng-lão Ānanda và phần Anuṭīkapāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Dhammapāla.

2-Vibhaṅgamūlaṭīkā do Ngài Đại-Trưởng-lão Ānanda và phần Anuṭīkā do Ngài Đại-Trưởng-lão Dhammapāla.

3- Pañcapakaraṇamūlaṭīkā do Ngài Đại-Trưởng-lão Ānanda và phần Anuṭīkāpāḷi do Ngài Đại-Trưởng-lão Dhammapāla.

Ngoài ra, còn các Phụ-chú-giải về Tạng Vi-diệu-pháp:

- Abhidhammavatāraṭīkā (2 quyển). - Maṇisārāmañjūsāṭīkā (2 quyển). - Abhidhammavibhāvanīṭīkā, v.v…

Page 485: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tipiṭaka - Aṭṭhakathā - Ṭīkā - Anuṭīkā 439

Phụ-chú-giải Pāḷi (Ṭīkapāḷi) và Phụ-theo-chú-giải Pāḷi (Anuṭīkāpāḷi) gồm có 26 quyển được phân chia theo mỗi Tạng như sau:

- Tạng Luật có 7 quyển. - Tạng Kinh có 16 quyển. - Tạng Vi-diệu-pháp có 3 quyển.

1- Pháp-học Phật-giáo (Pariyattisāsana) Pháp-học Phật-giáo đó là Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải

Pāḷi đã có từ thời-kỳ Đức-Phật. Sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn, trải qua thời gian lâu, các hàng hậu sinh theo học Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi không phải vị nào cũng có khả năng hiểu rõ đúng đắn theo chánh-pháp.

Do đó, quý Ngài Đại-Trưởng-lão là Bậc thông-thuộc và thấu-suốt Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi, nên quý Ngài biên soạn thêm những bộ Phụ-chú-giải Pāḷi (Ṭīkāpāḷi) và bộ Phụ-theo-chú-giải Pāḷi (Anuṭīkāpāḷi) để giảng giải những điều khó hiểu trong Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi.

Tam-Tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) là gì?

Tam-tạng Pāḷi đó là Tạng Luật Pāḷi, Tạng Kinh Pāḷi, Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi mà Đức-Phật đã chế định, đã thuyết giảng suốt 45 năm, kể từ khi trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama, cho đến trước khi Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn.

Trong bộ Tam-tạng Pāḷi này, không chỉ có lời giáo huấn của Đức-Phật, mà còn có lời của chư Thánh A-ra-hán, chư-thiên, phạm-thiên, cận-sự-nam, cận-sự-nữ,

Page 486: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 440

v.v… Những lời ấy được Đức-Phật nhắc lại, hoặc xác nhận, cũng được xem như là lời dạy của Đức-Phật.

Chú-giải Pāḷi (Aṭṭhakathāpāḷi) là gì?

Chú-giải Pāḷi đó là những lời giảng giải những điều nào khó hiểu từ trong Tam-tạng Pāḷi, để giúp cho hiểu biết đúng đắn theo chánh-pháp. Có khi chính Đức-Phật giảng giải những điều ấy gọi là pakiṇṇakadesanā: Đức-Phật thuyết giảng, giải thích rõ mỗi điều riêng rẽ; có khi chư Thánh A-ra-hán giảng giải.

Qua các thời-kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi đều có các Chú-giải Pāḷi. Các Chú-giải ấy được gom lại thành các bộ lớn gọi là bộ Đại-chú-giải (mahā-āṭṭhakathāpāḷi).

Vào thời-kỳ Phật-lịch khoảng 972 năm (sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn), Ngài Đại-Trưởng-lão Mahā-buddhaghosa là Bậc có trí-tuệ siêu việt, thông-thuộc và thấu-suốt Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi.

Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa từ xứ Ấn-Độ đi sang đảo quốc Srilankā. Lần đầu tiên, Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa biên soạn bộ Visuddhi-magga (Thanh-Tịnh-đạo) vào năm Phật-lịch 972.

Sau đó, Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa xin phép chư Đại-Trưởng-lão trên đảo quốc Srilankā cho Ngài dịch toàn bộ Đại-chú-giải (Mahā-aṭṭhakathāpāḷi) bằng tiếng Sihali ra tiếng Pāḷi.

Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa có trí-tuệ siêu-việt, thông-thuộc và thấu-suốt Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi, nên Ngài Đại-Trưởng-lão có khả năng đặc biệt phân loại toàn bộ Đại-chú-giải ra theo từng mỗi Tạng Pāḷi riêng biệt: Chú-giải Tạng Luật Pāḷi, Chú-giải Tạng Kinh Pāḷi, Chú-giải Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi.

Page 487: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tipiṭaka - Aṭṭhakathā - Ṭīkā - Anuṭīkā 441

Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa phân loại Chú-giải Pāḷi theo mỗi Tạng Pāḷi, phân chia ra thành mỗi phần, mỗi đoạn, mỗi điều-giới, mỗi bài kinh, bài kệ, đặc biệt mỗi chữ khó hiểu trong mỗi đoạn, mỗi câu v.v…

Công trình dịch thuật toàn bộ Chú-giải từ tiếng Sihali ra tiếng Pāḷi, rồi phân loại ra từng Tạng (Piṭaka), từng Bộ (Nikāya), … để lại cho các đàn hậu sinh được dễ dàng thuận lợi học pháp-học Phật-giáo và thực-hành pháp-hành Phật-giáo.

Phụ-chú-giải (Ṭīkāpāḷi) và Phụ-theo-chú-giải (Anuṭīkāpāḷi) là gì?

Những bộ Phụ-chú-giải Pāḷi (Ṭīkāpāḷi) và bộ Phụ-theo-chú-giải Pāḷi (Anuṭīkāpāḷi) là những lời giảng giải, giải thích những điều khó hiểu từ trong Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi. Những bộ sách này được biên soạn sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn trải qua nhiều năm sau.

Chư Đại-Trưởng-lão suy xét thấy các thế hệ hậu sinh có trí-tuệ mỗi ngày một kém dần, cho nên, việc theo học Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi để hiểu biết đúng đắn theo chánh-pháp không phải là việc dễ dàng.

Vì vậy, quý Ngài Đại-Trưởng-lão tiền bối là những Bậc thông-thuộc và thấu-suốt Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi đã dày công biên soạn ra những bộ Phụ-chú-giải Pāḷi (Ṭīkāpāḷi) và bộ Phụ-theo-chú-giải Pāḷi (Anuṭīkā-pāḷi) này, để giúp cho thế hệ hậu sinh theo học pháp-học Phật-giáo được dễ hiểu, hiểu đúng lời giáo huấn của Đức-Phật.

Pháp-học Phật-giáo là nền tảng căn bản của pháp-hành Phật-giáo. Cho nên, hành giả cần phải học và hiểu biết đúng theo pháp-học Phật-giáo đó là điều tối ư quan

Page 488: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 442

trọng, bởi vì, nếu khi hành-giả hiểu đúng pháp-học Phật-giáo, rồi mới có thể thực-hành đúng theo pháp-hành Phật-giáo đó là thực-hành đúng theo pháp-hành-giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ.

Nếu khi thực-hành đúng theo pháp-hành thiền-tuệ thì mới dẫn đến kết quả chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, đó là pháp-thành Phật-giáo, pháp giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Nếu hành-giả học hiểu không đúng về pháp-học Phật-giáo thì thực-hành không đúng pháp-hành Phật-giáo.

Nếu hành-giả thực-hành không đúng pháp-hành thiền-tuệ thì không dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không thể chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào, cũng không thể giải thoát khỏi khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Cho nên, hành-giả muốn thực-hành đúng theo pháp-hành Phật-giáo đó là thực-hành đúng theo pháp-hành-giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ, thì nên theo học pháp-học Phật-giáo đó là học Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi. Nếu chưa hiểu rõ thì theo học thêm các bộ Phụ-chú-giải Pāḷi (Ṭīkāpāḷi) và bộ Phụ-theo-chú-giải Pāḷi (Anuṭīkāpāḷi) để cho hiểu rõ.

Khi đã hiểu biết rõ phần pháp-học Phật-giáo rồi, hành-giả cố gắng tinh-tấn thực-hành pháp-hành Phật-giáo đó là thực-hành pháp-hành-giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ (1) được thuận lợi.

Đối với các hàng thanh-văn đệ-tử là chư tỳ-khưu, sa- 1 Nên tìm hiểu đầy đủ trong bộ “Nền-Tảng-Phật-Giáo,” quyển III: Pháp-Hành-Giới; quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định và quyển X: Pháp-Hành Thiền-Tuệ, cùng soạn-giả.

Page 489: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tipiṭaka - Aṭṭhakathā - Ṭīkā - Anuṭīkā 443

di, các cận-sự-nam, cận-sự-nữ nên theo học pháp-học Phật-giáo để hiểu biết giáo-pháp của Đức-Phật Gotama làm nền tảng căn bản cho pháp-hành Phật-giáo.

Công việc theo học pháp-học Phật-giáo còn là một bổn phận thiêng liêng của hàng thanh-văn đệ-tử giữ gìn và duy trì pháp-học Phật-giáo được trường tồn lâu dài trên thế gian, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc cho chính mình và truyền dạy đến những người khác, cùng nhau bảo tồn pháp-học Phật-giáo được trường tồn đến 5.000 năm tuổi thọ Phật-giáo, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc cho tất cả chúng-sinh, nhất là chư- thiên và nhân-loại.

Hơn nữa, ngôn ngữ Pāḷi (Pāḷibhāsā) vốn là ngôn ngữ của dân Magadha Mūlabhāsā là ngôn ngữ gốc mà chư Phật quá-khứ, Đức-Phật hiện-tại, chư Phật vị-lai đều sử dụng thuyết-pháp tế độ chúng-sinh, nên người nào học Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi được lưu-trữ trong tâm không bao giờ bị mai một theo thời gian và không gian trong vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

2- Pháp-hành Phật-giáo (Paṭipattisāsana)

Sau khi đã học hỏi nghiên cứu hiểu biết rõ pháp-học Phật-giáo ở giai đoạn đầu, rồi tiếp theo giai đoạn giữa là hành pháp-hành Phật-giáo.

Pháp-hành Phật-giáo là gì?

Pháp-hành Phật-giáo có nhiều pháp, trong đó có 3 pháp-hành chính là:

* Pháp-hành-giới. * Pháp-hành thiền-định. * Pháp-hành thiền-tuệ.

Page 490: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 444

1- Pháp-hành-giới là gì?

Pháp-hành-giới là pháp-hành mà hành-giả có tác-ý đại-thiện-tâm giữ gìn thân và khẩu tránh xa mọi hành-ác. Hành-giả thực-hành pháp-hành-giới có tác-ý đại-thiện-tâm tránh xa 3 thân hành điều ác và tránh xa 4 khẩu nói điều ác, giữ gìn giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn, để làm nền tảng cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ được phát triển.

Giới của mỗi hàng thanh-văn đệ-tử khác nhau:

- Đối với hàng tại gia cư-sĩ là cận-sự-nam, cận-sự-nữ có ngũ-giới và bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla là thường giới. Ngoài ra, cận-sự-nam, cận-sự-nữ còn có thể thọ trì bát-giới uposathasīla, cửu-giới uposathasīla, thập-giới, tùy theo khả năng của mỗi người cận-sự-nam, cận-sự-nữ.

- Đối với bậc xuất-gia:

* Vị sa-di có 10 sa-di-giới, 10 điều-giới hoại phẩm hạnh sa-di, 10 giới hành phạt, 75 điều-giới hành, … 14 pháp- hành như tỳ-khưu,…

* Vị tỳ-khưu có tứ thanh-tịnh-giới. Trong tứ thanh-tịnh-giới ấy, có Bhikkhupātimokkkasīla có 227 điều-giới, nếu tính đầy đủ trong Tạng Luật thì có 91.805.036.000 điều-giới.

Muốn giữ gìn giới được trong sạch trọn vẹn, thanh-tịnh, điều trước tiên, hành-giả cần phải học hỏi, hiểu rõ kỹ càng tất cả mọi điều-giới của mình, rồi mới có thể thực-hành pháp-hành-giới (1)là tránh xa mọi hành ác do thân và khẩu, giữ gìn giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn, làm cho thân và khẩu được thanh-tịnh. 1 Tìm hiểu đầy đủ trong bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển III: Pháp-Hành-Giới, cùng soạn-giả.

Page 491: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tipiṭaka - Aṭṭhakathā - Ṭīkā - Anuṭīkā 445

Do năng lực của giới có thể diệt được phiền-não loại thô ở thân và khẩu (vitikkamakilesa), để làm nền-tảng cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ được phát triển.

2- Pháp-hành thiền-định là gì?

Pháp-hành thiền-định là pháp-hành dẫn đến định-tâm trong một đối-tượng-thiền-định duy nhất, để chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc thiền vô-sắc-giới.

Muốn thực-hành pháp-hành thiền-định, trước tiên, hành-giả cần phải học hỏi, nghiên cứu cho hiểu biết rõ về 40 đề-mục thiền-định, rồi chọn một đề-mục thiền-định nào thích hợp với bản tánh riêng của mình.

Sau đó, hành-giả học hỏi kỹ càng phương pháp thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy.

Khi đã chọn đề-mục thiền-định rồi, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy làm đối-tượng. Hành giả chỉ có định-tâm trong đối-tượng- thiền-định duy nhất ấy mà thôi.

Nếu đề-mục thiền-định sắc-giới ấy là đề-mục thiền-định có thể dẫn đến chứng đắc tuần tự 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm thì 5 bậc thiền sắc-giới phát sinh như sau:

5 Bậc thiền Sắc-giới

* Thiền sắc-giới có 5 bậc đối với hành-giả thuộc về hạng mandapuggala là hành-giả có trí-tuệ trung bình, thực-hành pháp-hành thiền-định, chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm theo tuần tự như sau:

- Đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền là hướng-tâm, quan-sát, hỷ, lạc, nhất-tâm do chế ngự

Page 492: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 446

được 5 pháp-chướng-ngại là tham-dục, sân-hận, buồn-chán - buồn-ngủ, phóng-tâm - hối-hận, hoài-nghi.

- Đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 chi-thiền là quan-sát, hỷ, lạc, nhất-tâm do chế ngự được chi-thiền hướng-tâm.

- Đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi-thiền là hỷ, lạc, nhất-tâm do chế ngự được chi thiền quan-sát.

- Đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi thiền là lạc, nhất-tâm do chế ngự được chi thiền hỷ.

- Đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi thiền là xả, nhất-tâm do thay thế chi thiền lạc bằng chi thiền xả.

4 Bậc thiền Sắc-giới

* Thiền sắc-giới có 4 bậc thiền đối với hành-giả thuộc về hạng tikkhapuggala là hành-giả có trí-tuệ sắc bén nhanh nhạy, thực-hành pháp-hành thiền-định đến khi chứng đắc đến đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có khả năng chế ngự được 2 chi-thiền là hướng-tâm và quan-sát cùng một lúc, nên đệ nhị thiền sắc-giới có 3 chi-thiền.

Cho nên, hành-giả thuộc về hạng người tikkha-puggala thực-hành pháp-hành thiền-định, chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm như sau:

- Đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền là hướng-tâm, quan-sát, hỷ, lạc, nhất-tâm do chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại là tham-dục, sân-hân, buồn-chán - buồn-ngủ, phóng-tâm - hối-hận, hoài-nghi.

- Đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi-thiền là hỷ, lạc, nhất-tâm do chế ngự được 2 chi-thiền hướng-tâm và quan-sát.

- Đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là lạc, nhất-tâm do chế ngự được chi thiền hỷ.

Page 493: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tipiṭaka - Aṭṭhakathā - Ṭīkā - Anuṭīkā 447

- Đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là xả, nhất-tâm do thay thế chi-thiền lạc bằng chi-thiền xả.

Sau khi đã chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, nếu hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định để chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm thì hành giả cần phải thay đổi đối-tượng sang đề-mục-thiền vô-sắc-giới.

* Thiền vô-sắc-giới thiện-tâm có 4 bậc thiền mà mỗi bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm nào chỉ có riêng biệt mỗi đề-mục-thiền vô-sắc-giới ấy mà thôi, nên có 4 đề-mục- thiền vô-sắc-giới dẫn đến chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

Cho nên, hành-giả chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm như sau:

4 Bậc thiền Vô-sắc-giới

- Đệ nhất thiền vô-sắc-giới gọi là “Không-vô-biên-xứ-thiền” có 2 chi-thiền là xả, nhất-tâm.

- Đệ nhị thiền vô-sắc-giới gọi là “Thức-vô-biên-xứ- thiền” có 2 chi-thiền là xả, nhất-tâm.

- Đệ tam thiền vô-sắc-giới gọi là “Vô-sở-hữu-xứ- thiền” có 2 chi-thiền là xả, nhất-tâm.

- Đệ tứ thiền vô-sắc-giới gọi là “Phi-tưởng-phi-phi- tưởng-xứ-thiền” có 2 chi-thiền là xả, nhất-tâm.

Như vậy, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm đều có 2 chi-thiền giống nhau, chỉ có khác nhau là mỗi đề-mục- thiền vô-sắc-giới riêng biệt nào để chứng đắc mỗi bậc thiền vô-sắc-giới ấy mà thôi.(1) 1 Tìm hiểu đầy đủ trong bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định, phương pháp thực-hành pháp-hành thiền-định, cùng soạn-giả.

Page 494: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 448

5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới đều có khả năng diệt phiền-não bằng cách chế ngự được phiền-não loại trung trong tâm (pariyuṭṭhānakilesa), phiền-não không phát hiện ra bên ngoài thân và khẩu.

Hành-giả có thể nhập-thiền (jhānasamāpatti) để hưởng sự an-lạc của bậc thiền, và có thể luyện 5 phép-thần-thông tam-giới.

5 Phép-thần-thông Tam-giới 1- Iddhividha abhiññā: Đa-dạng-thông là phép-thần-

thông có khả năng biến hoá một người thành nhiều người, xuất hiện đến một nơi, đi xuyên qua núi, qua tường, bay trên hư không, chui xuống mặt đất, v.v…

2- Dibbacakkhu abhiññā: Thiên-nhãn-thông là phép-thần-thông có khả năng nhìn thấy khắp mọi nơi trong cõi người, các cõi trời dục-giới, … như mắt của chư-thiên.

3- Dibbasota abhiññā: Thiên-nhĩ-thông là phép-thần-thông có khả năng nghe được các thứ tiếng gần xa khắp mọi nơi như tai của chư-thiên.

4- Paracittavijānana abhiññā: Tha-tâm-thông là phép thần thông có khả năng biết được ý nghĩ của người khác, chúng-sinh khác, …

5- Pubbenivāsānussati abhiññā: Tiền-kiếp-thông là phép-thần-thông có khả năng nhớ lại những tiền-kiếp của mình với đủ chi tiết, như tiền-kiếp sinh làm loài chúng-sinh nào, kiếp sống như thế nào, v.v…

Đó là 5 phép-thần-thông thuộc về tam-giới.(1)

1 Tìm hiểu đầy đủ trong bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định, phương pháp tập luyện phép-thần-thông.

Page 495: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tipiṭaka - Aṭṭhakathā - Ṭīkā - Anuṭīkā 449

* Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định nếu có khả năng chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm bậc cao nào cuối cùng, sau khi hành-giả chết, chắc chắn bậc thiền sắc-giới thiện-nghiệp bậc cao ấy có quyền ưu tiên cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp, hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 1 trong 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên, được sinh trên tầng trời sắc-giới nào tuỳ theo bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy.

Và hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, nếu có khả năng chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm bậc cao nào cuối cùng, sau khi hành-giả chết, chắc chắn bậc thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp bậc cao ấy có quyền ưu tiên cho quả tái-sinh làm phạm-thiên trên 1 trong 4 cõi trời vô-sắc-giới phạm-thiên, được sinh trên tầng trời vô sắc-giới nào tuỳ theo bậc thiền vô sắc-giới quả-tâm ấy.

Các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm còn có thể làm nền tảng, làm đối-tượng cho pháp-hành thiền-tuệ.

3- Pháp-hành thiền-tuệ là gì? Pháp-hành thiền-tuệ là pháp-hành dẫn đến phát sinh

trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp, thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Page 496: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 450

Muốn thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, trước tiên, hành- giả cần phải học hỏi, hiểu biết rõ kỹ càng tất cả các đối-tượng thiền-tuệ đó là thân, thọ, tâm, pháp, là đối-tượng của pháp-hành tứ niệm-xứ:

- Thân niệm-xứ: Thân là đối-tượng của chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác.

- Thọ niệm-xứ: Thọ là đối-tượng của chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác.

- Tâm niệm-xứ: Tâm là đối-tượng của chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác.

- Pháp niệm-xứ: Pháp là đối-tượng của chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác.

- Thân niệm-xứ thuộc về sắc-pháp.

- Thọ niệm-xứ và tâm niệm-xứ thuộc về danh-pháp.

- Pháp niệm-xứ thuộc về sắc-pháp, danh-pháp.

Sắc-pháp, danh-pháp là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.

* Hành-giả còn là phàm-nhân thuộc hạng người tam-nhân thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có đối-tượng-thiền-tuệ là sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới, có khả năng dẫn đến phát sinh trí-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; tiếp tục trí-tuệ-thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được hai loại phiền-não là tà-kiến và hoài-nghi, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

Page 497: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Tipiṭaka - Aṭṭhakathā - Ṭīkā - Anuṭīkā 451

Bậc Thánh Nhập-lưu sau khi chết, vĩnh viễn không còn tái-sinh trong 4 cõi ác-giới nữa, chỉ còn tái-sinh trong cõi thiện-giới là cõi người và 6 cõi trời dục-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa mà thôi.

Đến kiếp thứ 7 ấy, bậc Thánh Nhập-lưu chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, chấm dứt tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Nếu Bậc Thánh Nhập-lưu tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì trí-tuệ-thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được một loại phiền-não là sân loại thô, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.

Bậc Thánh Nhất-lai sau khi chết, chỉ còn tái-sinh một kiếp trong cõi thiện-giới là cõi người hoặc cõi trời dục-giới mà thôi.

Kiếp ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, chấm dứt tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Nếu Bậc Thánh Nhất-lai tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì trí-tuệ-thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được một loại phiền-não là sân loại vi-tế không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Bất-lai.

Page 498: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 452

Bậc Thánh Bất-lai sau khi chết, không còn trở lại tái-sinh trong cõi dục-giới, mà chỉ còn tái-sinh trên cõi trời sắc-giới mà thôi. Bậc Thánh Bất-lai chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn tại cõi trời sắc-giới ấy, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Nếu Bậc Thánh Bất-lai tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì trí-tuệ-thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham, si, ngã-mạn, buồn-chán, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Bậc Thánh A-ra-hán ngay kiếp hiện-tại sẽ tịch diệt Niết-bàn, chấm dứt tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Pháp-hành Phật-giáo có quả trực tiếp là Pháp-thành Phật-giáo.

3- Pháp-thành Phật-giáo (Paṭivedhasāsana)

Pháp-thành Phật-giáo là gì?

Pháp-thành Phật-giáo là quả của pháp-hành Phật-giáo đó là quả trực tiếp của pháp-hành thiền-tuệ.

Thật vậy, pháp-thành Phật-giáo đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn là quả của pháp-hành thiền-tuệ.

4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả liên quan nhân với quả tương xứng với nhau, Thánh-đạo-tâm nào sinh rồi diệt

Page 499: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Phật-Giáo Suy Thoái

453

liền cho Thánh-quả-tâm ấy sinh không có thời gian khoảng cách trong cùng Thánh-đạo lộ-trình-tâm ấy (Maggavīthicitta).

4 Thánh-đạo 4 Thánh-quả

Nhập-lưu Thánh-đạo Nhập-lưu Thánh-quả. Nhất-lai Thánh-đạo Nhất-lai Thánh-quả. Bất-lai Thánh-đạo Bất-lai Thánh-quả. A-ra-hán Thánh-đạo A-ra-hán Thánh-quả.

Niết-bàn chỉ là đối-tượng của 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm mà thôi. 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn gọi là 9 pháp siêu-tam-giới.

Sự liên quan giữa pháp-học, pháp-hành, pháp-thành

- Pháp-học Phật-giáo là nhân có pháp-hành Phật- giáo là quả.

- Pháp-hành Phật-giáo là nhân có pháp-thành Phật- giáo là quả.

Sự liên quan giữa pháp-học Phật-giáo, pháp-hành Phật-giáo và pháp-thành Phật-giáo là sự liên quan theo nhân với quả với nhau. Cho nên, khi pháp này phát triển, thì pháp kia cũng phát triển, trái lại khi pháp này suy thoái, khiến cho pháp kia cũng suy thoái.

Phật-giáo suy thoái (Sāsana Antaradhāna)

Phật-giáo đó là lời giáo huấn của Đức-Phật vô cùng cao siêu, vô cùng vi-tế. Cho nên, các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật là chư tỳ-khưu, chư tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ giữ gìn, duy trì, bảo tồn pháp-học Phật-giáo, pháp-hành Phật-giáo, pháp-thành Phật-giáo bằng trí-tuệ ba-la-mật, chắc chắn không phải là bằng cách

Page 500: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 454

nào khác, mà trí-tuệ ba-la-mật của các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật càng ngày càng bị suy giảm dần, giảm dần theo thời gian.

Vì vậy, Phật-giáo bị mai một dần, bị suy thoái dần, theo thời gian tuổi thọ của Phật-giáo 5.000 năm.

Thời-kỳ đầu: Đức-Phật còn hiện hữu trên thế gian, và sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn, Phật-giáo phát triển theo thời gian.

Về sau trải qua thời gian lâu, Phật-giáo bị suy thoái dần theo thời gian tuổi thọ của Phật-giáo 5.000 năm, bởi vì, các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật không còn đủ khả năng trí-tuệ ba-la-mật để giữ gìn, duy trì, bảo tồn Phật-giáo vô cùng cao siêu, vô cùng vi-tế.

Trong Chú-giải Chi-bộ-kinh phần Ekakanipāta, giải thích về Phật-giáo suy thoái như sau:

* Pháp-thành Phật-giáo suy thoái, (Adhigama antaradhāna).

* Pháp-hành Phật-giáo suy thoái, (Paṭipatti antaradhāna).

* Pháp-học Phật-giáo suy thoái. (Pariyatti antaradhāna).

* Pháp-thành Phật-giáo, pháp-hành Phật-giáo, pháp- học Phật-giáo cả 3 loại Phật-giáo này thuộc về danh-pháp đó là trí-tuệ ba-la-mật, không phải sắc-pháp, nên Phật-giáo bị suy thoái, bị mai một không phải do lửa thiêu hủy, cũng không phải nước lũ cuốn trôi, cũng không phải do bão tàn phá, mà Phật-giáo bị suy thoái dần, bị mai một dần do các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật là chư tỳ-khưu, chư sa-di, các cận-sự-nam, cận-sự-nữ càng ngày càng giảm dần trí-tuệ ba-la-mật,

Page 501: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Phật-Giáo Suy Thoái

455

nên càng ngày càng giảm dần đức-tin, giảm trí nhớ, giảm trí-tuệ.

Đó là nguyên nhân làm cho Phật-giáo bị suy thoái.

Pháp-học Phật-giáo, pháp-hành Phật-giáo, pháp-thành Phật-giáo được phát triển hay bị suy thoái theo tuần tự theo sự liên quan nhân với quả.

Pháp-học Phật-giáo là nhân, pháp-hành Phật-giáo là quả. Pháp-hành Phật-giáo là nhân, pháp-thành Phật-giáo là quả.

Sở dĩ pháp-thành Phật-giáo càng ngày càng bị suy thoái là vì pháp-hành Phật-giáo càng ngày càng bị suy thoái.

Pháp-hành Phật-giáo càng ngày càng bị suy thoái là vì pháp-học Phật-giáo càng ngày càng bị suy thoái, nên Phật-giáo dần dần bị suy thoái theo thời gian tuổi thọ của Phật-giáo 5.000 năm.

Pháp-thành Phật-giáo suy đồi như thế nào?

* Trong Chú-giải bài kinh Gotamīsuttavaṇṇanā(1) có đoạn giải thích pháp-thành Phật-giáo bị mai một, bị suy đồi tuần tự theo thời gian tuổi thọ Phật-giáo 5.000 năm như sau:

- Một ngàn năm thứ nhất: Hành-giả thực-hành pháp hành thiền-tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh A-ra-hán cùng với tứ tuệ-phân-tích, lục thông, tam-minh.

- Một ngàn năm thứ nhì: Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh A-ra-hán chỉ diệt tận được mọi phiền-não (sukkha-vipassaka) mà thôi.

1 Aṅg. Aṭṭhakanipātaṭṭhakathā, Gotamīsuttavaṇṇanā.

Page 502: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 456

- Một ngàn năm thứ ba: Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh Bất-lai.

- Một ngàn năm thứ tư: Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh Nhất-lai.

- Một ngàn năm thứ năm: Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh Nhập-lưu, và cuối cùng không còn bậc Thánh-nhân nào trong cõi người này nữa.

Đó là lúc pháp-thành Phật-giáo bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn trong cõi người này.

Theo Chú-giải Pāthikavaggaṭṭhakathā, Sampasādanīya- nīyasuttavaṇṇanā, phần Tipiṭaka antaradhānakathā(1) và Chú-giải Chi-bộ-kinh Ekakanipātaṭṭhakathā phần pañca antaradhānāni đó là adhigama antaradhāna, paṭipatti antaradhāna, pariyatti antaradhāna, liṅga antaradhāna, dhātu antaradhāna.

* Pháp-thành Phật-giáo (adhigama antaradhāna) đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả bị mai một, bị suy đồi tuần tự theo thời gian tuổi thọ Phật-giáo 5.000 năm:

- Một ngàn năm thứ nhất: Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh A-ra-hán cùng với catupaṭisambhidā: Tứ tuệ-phân-tích.

- Một ngàn năm tiếp theo: Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh A-ra-hán cùng với chaḷābhiññā: Lục thông.

1 Dī. Pāthikavaggaṭṭhakathā, Sampasādanīyasuttavaṇṇanā, Tipiṭka antara-dhānakathā và Aṅg. Ekakanipātaṭṭhakathā, phần Pañca antarādhānāni.

Page 503: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Phật-Giáo Suy Thoái

457

- Một ngàn năm tiếp theo: Hành-giả thực-hành pháp- hành thiền-tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh A-ra-hán cùng với tevijja: Tam-minh.

- Một ngàn năm tiếp theo: Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh A-ra-hán chỉ diệt tận được mọi phiền-não (sukkha-vipassaka) mà thôi.

- Một ngàn năm tiếp theo: Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Nhập-lưu và cuối cùng không còn ai có khả năng chứng đắc thành bậc Thánh-nhân trên cõi người này nữa.

Nếu những bậc Thánh-nhân còn hiện hữu trong cõi người này thì pháp-thành Phật-giáo vẫn chưa hoàn toàn bị mai một, bị suy đồi cho đến khi nào những bậc Thánh-nhân ấy hết tuổi thọ, từ bỏ cõi người này, thiện-nghiệp cho quả tái-sinh hóa-sinh làm phạm-thiên trên cõi trời sắc-giới hoặc chư-thiên trong cõi trời dục-giới. Khi ấy, trong cõi người hoàn toàn không còn bậc Thánh-nhân nào.

Đó là lúc pháp-thành Phật-giáo bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn không còn trong cõi người này.

Pháp-hành Phật-giáo bị suy thoái như thế nào?

* Pháp-hành Phật-giáo (paṭipatti antaradhāna) đó là pháp-hành-giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ bị mai một, bị suy đồi tuần tự theo thời gian tuổi thọ Phật-giáo 5.000 năm.

Thời-kỳ đầu Phật-giáo, hành-giả thuộc hạng tam-nhân thực-hành pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ có khả năng chứng đắc thành các bậc Thánh A-ra-hán cùng với lục thông càng ngày càng nhiều.

Page 504: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 458

Sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ còn có khả năng chứng đắc thành bậc Thánh A-ra-hán (sukkhavipassaka) không có bậc thiền sắc-giới.

Về sau, trải qua thời gian theo tuần tự, hành-giả thực- hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng chứng đắc các bậc Thánh thấp dần, theo tuần tự thời gian từ bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Nhập-lưu.

Đến thời-kỳ gần mãn tuổi thọ của Phật-giáo 5.000 năm, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ không đúng theo pháp-hành trung-đạo và cuối cùng không còn hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ nữa.

Đó là thời-kỳ pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ bị mai một, bị suy đồi trong cõi người.

* Pháp-hành-giới: Cũng như pháp-hành thiền-tuệ và pháp-hành thiền-định, thời-kỳ đầu Phật-giáo, hành-giả giữ gìn giới của mình trong sạch, đầy đủ và trọn vẹn.

Sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn, chư tỳ-khưu có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, nên hết lòng tôn kính tất cả mọi điều-giới mà Đức-Phật đã chế định, ban hành cho tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni. Chư tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni nghiêm chỉnh giữ gìn mọi điều-giới của mình được trong sạch trọn vẹn, để làm nền tảng cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ.

Về sau, trải qua thời gian theo tuần tự, chư tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni có đức-tin càng ngày càng giảm dần, xem thường những điều-giới nhẹ, nên phạm giới dubbhāsita āpatti (giới nói bậy), phạm giới dukkaṭa āpatti (giới hành bậy), và dần dần tiếp theo phạm giới pācittiya āpatti (giới sám hối lỗi), phạm giới thullaccaya āpatti (giới trọng). Các loại giới này còn thuộc về loại giới nhẹ.

Page 505: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Phật-Giáo Suy Thoái

459

Từ đó về sau, thời gian theo tuần tự tỳ-khưu, tỳ-khưu- ni phạm giới nặng, như phạm giới Saṃghādisesa āpatti (giới hành phạt), nhưng vẫn còn giữ phẩm hạnh tỳ-khưu, tỳ-khưu ni, cho đến khi tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni nào phạm giới pārājika āpatti (giới bại hoại), khi ấy, tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni ấy không còn phẩm hạnh tỳ-khưu, phẩm hạnh tỳ-khưu-ni nữa.

Thời-kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ tư tại Đảo quốc Srilankā, 450 năm sau Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn, khi ấy, tỳ-khưu-ni-Tăng vẫn còn, khoảng 500 năm sau Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn, tỳ-khưu-ni-tăng không còn nữa, chỉ còn có chư tỳ-khưu-tăng tồn tại cho đến nay mà thôi.

Theo tuần tự thời gian đến khi gần mãn tuổi thọ Phật-giáo 5.000 năm, tỳ-khưu có đức-tin càng ngày càng giảm dần, nên giữ gìn giới-hạnh của mình không còn trong sạch, cho đến khi không còn hành-giới nữa.

Đó là thời-kỳ pháp-hành-giới bị mai một, bị suy đồi và cũng là thời-kỳ pháp-hành Phật-giáo bị suy đồi trong cõi người.

Pháp-học Phật-giáo bị suy thoái như thế nào?

Pháp-học Phật-giáo đó là học Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi, lời giáo huấn của Đức-Phật.

Pháp-học Phật-giáo là nhân, pháp-hành Phật-giáo là quả, nhân và quả đi đôi với nhau.

Sở dĩ, pháp-hành Phật-giáo bị mai một, bị suy thoái dần tuần tự theo thời gian tuổi thọ Phật-giáo 5.000 năm là vì pháp-học Phật-giáo bị mai một, bị suy đồi theo thời gian tuổi thọ Phật-giáo 5.000 năm ấy.

Ban đầu, chư Đại-Trưởng-lão, chư Trưởng-lão học thuộc lòng giữ gìn duy trì Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải

Page 506: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 460

Pāḷi Pháp-học Phật-giáo đầy đủ y theo bản chánh qua các kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi.

Về sau, tuần tự theo thời gian chư Đại-Trưởng-lão và chư Trưởng-lão thông-thuộc, thấu-suốt Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi đã tịch diệt không còn trong cõi người.

Chỉ còn chư tỳ-khưu có đức-tin càng ngày càng giảm dần, trí-tuệ ba-la-mật kém, nên không đủ khả năng học thuộc lòng trọn bộ Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi.

Đó là nguyên nhân làm cho pháp-học Phật-giáo bị mai một, bị suy đồi tuần tự theo thời gian tuổi thọ của Phật-giáo 5.000 năm như sau:

Tam-tạng Pāḷi là Tạng Luật Pāḷi, Tạng Kinh Pāḷi, Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi bị mai một, bị suy đồi theo tuần tự:

Trong Tam-tạng Pāḷi ấy, trước tiên Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi (Abhidhammapiṭakapāḷi) bị mai một, bị suy đồi.

* Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi gồm có 7 bộ lớn là:

1- Bộ Dhammasaṅgaṇīpāḷi: Bộ Pháp-hội-tụ gồm tất cả các chân-nghĩa-pháp thành nhóm Mātikā.

2- Bộ Vibhaṅgapāḷi: Bộ Pháp-phân-tích gồm các pháp phân tích ra 18 loại, …

3- Bộ Dhātukathāpāḷi: Bộ Pháp-phân-loại gồm các pháp phân loại thành ngũ-uẩn (khandha),…

4- Bộ Puggalapaññattipāḷi: Bộ Pháp-nhân-chế-định phân biệt các hạng người khác nhau.

5- Bộ Kathāvatthupāḷi: Bộ Pháp-luận-đề đặt vấn đề phá tan mọi tà thuyết, trở lại Chánh-pháp.

6- Bộ Yamakapāḷi: Bộ Pháp-song-đối gồm các câu hỏi, câu trả lời đi đôi với nhau từng cặp.

7- Bộ Paṭṭhānapāḷi: Bộ Pháp-duyên-hệ giải về 24 duyên (paccaya) có quan hệ với nhau.

Page 507: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Phật-Giáo Suy Thoái

461

* Bộ Paṭṭhānapāḷi: Pháp-duyên-hệ này là bộ lớn và rộng nhất, sâu sắc và vi-diệu nhất trong Phật-giáo.

Trong 7 bộ này, đầu tiên bộ Paṭṭhānapāḷi: Bộ Pháp- duyên-hệ là bộ lớn nhất, vi-tế sâu sắc nhất, bị mai một trước; tiếp theo bộ Yamakapāḷi: Bộ Pháp-song-đối; tuần tự đến bộ Kathāvatthupāḷi: Bộ Pháp-luận-đề, bộ Puggalapaññattipāḷi: Bộ Nhân-chế-định, bộ Dhātu-kathāpāḷi: Bộ Pháp-phân-loại, bộ Vibhaṅgapāḷi: Bộ Pháp-phân-tích, cuối cùng bộ Dhammasaṅgaṇīpāli: Bộ Pháp-hội-tụ bị mai một, bị suy đồi cuối cùng.

Dù Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn, nhưng còn Tạng Kinh Pāḷi và Tạng Luật Pāḷi là pháp-học Phật-giáo vẫn còn tồn tại.

Tiếp theo Tạng Kinh Pāḷi (Suttantapiṭakapāḷi) bị mai một, bị suy đồi. Tạng Kinh Pāḷi có 5 bộ lớn:

- Dīghanikāyapāḷi (Trường-bộ-kinh)

- Majjhimanikāyapāḷi (Trung-bộ-kinh)

- Saṃyuttanikāyapāḷi (Đồng-loại-bộ-kinh)

- Aṅguttaranikāyapāḷi (Chi-bộ-kinh)

- Khuddakanikāyapāḷi (Tiểu-bộ-kinh)

Trong 5 bộ này, đầu tiên Aṅguttaranikāyapāḷi: Chi-bộ-kinh bị mai một trước. Chi-bộ-kinh có 11 phần, gồm những bài pháp, bài kinh có 1 chi, 2 chi, 3 chi, v.v... cho đến những bài kinh có 11 chi.

* Aṅguttaranikāyapāḷi, trước tiên, những bài kinh có 11 chi bị mai một trước, tiếp theo những bài kinh có 10 chi và tuần tự đến những bài kinh có 9 chi, có 8 chi, có 7 chi, có 6 chi, có 5 chi, có 4 chi, có 3 chi, có 2 chi, cuối cùng những bài pháp 1 chi bị mai một hoàn toàn.

Chi-bộ-kinh bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn.

Page 508: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 462

* Tiếp theo Saṃyuttanikāyapāḷi: Đồng-loại-bộ-kinh bị mai một, bị suy đồi. Đồng-loại-bộ-kinh có 5 phần:

- Sagāthāvaggasaṃyuttapāḷi

- Nidānavaggasaṃyuttapāḷi

- Khaṇdhavaggasaṃyuttapāḷi

- Sāḷāyatanasaṃyuttapāḷi

- Mahāvaggasaṃyuttapāḷi

Trong 5 phần này, trước tiên phần Mahāvagga-saṃyuttapāḷi bị mai một trước, tiếp theo phần Sāḷāyatanasaṃyuttapāḷi, tuần tự đến phần Khaṇdha-vaggasaṃyuttapāḷi, phần Nidānavaggasaṃyuttapāḷi và cuối cùng phần Sagāthāvaggasaṃyuttapāḷi bị mai một hoàn toàn.

Đồng-loại-bộ-kinh bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn.

* Tiếp theo Majjhimanikāyapāḷi: Trung-bộ-kinh bị mai một, bị suy đồi. Trung-bộ-kinh có 3 phần:

- Mūlapaṇṇāsapāḷi

- Majjhimapaṇṇāsapāḷi

- Uparipaṇṇāsapāḷi

Trong 3 phần này, trước tiên phần Uparipaṇṇāsapāḷi bị mai một trước, tiếp theo phần Majjhimapaṇṇāsapāḷi và cuối cùng phần Mūlapaṇṇāsapāḷi bị mai một hoàn toàn.

Trung-bộ-kinh bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn.

* Tiếp theo Dīghanikāyapāḷi: Trường-bộ-kinh bị mai một, bị suy đồi. Trường-bộ-kinh có 3 phần:

- Sīlakkhandhavaggapāḷi

- Mahāvaggapāḷi

- Pāthikavaggapāḷi

Trong 3 phần này, trước tiên phần Pāthikavaggapāḷi bị mai một, bị suy đồi trước, tiếp đến phần Mahā-

Page 509: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Phật-Giáo Suy Thoái

463

vaggapāḷi và cuối cùng phần Sīlakkhandhavaggapāḷi bị mai một hoàn toàn.

Trường-bộ-kinh bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn.

* Tiếp theo Khuddakanikāyapāḷi: Tiểu-bộ-kinh bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn.

Dù Tạng Kinh Pāḷi bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn, nhưng còn Tạng Luật Pāḷi là pháp-học Phật-giáo vẫn còn tồn tại.

* Cuối cùng Tạng Luật Pāḷi: Vinayapiṭakapāḷi bị mai một, bị suy đồi. Tạng Luật Pāḷi có 5 bộ:

- Bộ Pārājikapāḷi

- Bộ Pācittiyapāḷi - Bộ Mahāvaggapāḷi

- Bộ Cūḷavaggapāḷi

- Bộ Parivārapāḷi

Trong 5 bộ này, trước tiên bộ Parivārapāḷi bị mai một trước, tiếp theo bộ Cūḷavaggapāḷi, tuần tự đến bộ Mahāvaggapāḷi, bộ Pācittiyapāḷi và cuối cùng bộ Pārājikapāḷi bị mai một, song chỉ còn Uposatha-kkhandhaka là pháp-học Phật-giáo vẫn chưa bị mai một, chưa bị suy đồi.

Về sau, Uposathakkhandhaka bị mai một, cuối cùng không còn một ai thuộc lòng được bài kệ gồm có 4 câu.

Khi ấy, pháp-học Phật-giáo bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn.

Tóm lại, trong 3 loại Phật-giáo là pháp-học Phật-giáo, pháp-hành Phật-giáo, pháp-thành Phật-giáo, thì pháp-học Phật-giáo là cốt lõi, là nền tảng căn bản của pháp-hành Phật-giáo và pháp-thành Phật-giáo.

Page 510: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 464

Thật vậy, nếu học pháp-học Phật-giáo hiểu biết đúng, kỹ càng, thì khi thực-hành pháp-hành Phật-giáo mới đúng. Nếu thực-hành pháp-hành Phật-giáo đúng, thì có quả là pháp-thành Phật-giáo đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn mới phát sinh, dẫn đến sự giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Trái lại, nếu học pháp-học Phật-giáo mà hiểu sai thì sẽ thực-hành pháp-hành Phật-giáo sai, nếu thực-hành pháp-hành Phật-giáo sai thì sẽ không có quả là pháp-thành Phật-giáo, không có 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, không thể giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, mà vẫn tiếp tục chịu mọi cảnh khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Phật-giáo là lời giáo huấn của Đức-Phật bằng ngôn ngữ Pāḷi được ghi chép thành Tam-tạng Pāḷi đó là Tạng Luật Pāḷi, Tạng Kinh Pāḷi, Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi.

Trong ba Tạng này, Tạng Luật Pāḷi là nền tảng căn bản của Phật-giáo, cũng là tuổi thọ của Phật-giáo.

Thật vậy, dù Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi và Tạng Kinh Pāḷi bị mai một hoàn toàn, chỉ còn có Tạng Luật Pāḷi thì Phật-giáo vẫn còn tồn tại trong cõi người.

Trong kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ nhất, phần đầu Nidāna dạy rằng:

“Vinayo nāma Buddhasāsanassa āyu, Vinaye ṭhite, sāsanaṃ ṭhitaṃ hotu.”(1)

Tạng Luật là tuổi thọ của Phật-giáo. Khi Tạng Luật được trường tồn, Thì Phật-giáo được trường tồn.

(Xong phần Đức-Pháp) 1 Bộ Pārājikakaṇda aṭṭhakathā, Bāhiranidānakathā.

Page 511: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 465

ĐỨC-TĂNG

(SAṂGHA)

Danh từ “Tăng” là dịch âm từ tiếng Pāḷi “Saṃgha”. Saṃgha: Chư-Tăng nghĩa là đoàn thể.

Trong câu: Bhagavato sāvakasaṃgho: Chư-Tăng là bậc thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn.

Hoặc danh từ: Bhikkhusaṃgha: Chư tỳ-khưu-Tăng, Bhikkhunisaṃgha: Chư tỳ-khưu-ni-Tăng.

Saṃgha: Chư-Tăng

Chư-Tăng có 2 hạng:

- Chư Thánh-Tăng: Ariyasaṃgha. - Chư phàm-Tăng: Puthujjanasaṃgha.

Thế nào gọi là chư Thánh-Tăng?

Chư tỳ-khưu-Tăng là bậc thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, quý Ngài đã lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành 4 bậc Thánh-nhân.

Cho nên, chư tỳ-khưu Thánh-Tăng ấy gọi là chư Thánh-Tăng (Ariyasaṃgha). Chư Thánh-Tăng có 4 đôi, thành 8 bậc tính theo siêu-tam-giới-tâm.

Bậc Thánh-Tăng có 4 đôi

4 Thánh-đạo 4 Thánh-quả tương xứng: - Nhập-lưu Thánh-đạo Nhập-lưu Thánh-quả. - Nhất-lai Thánh-đạo Nhất-lai Thánh-quả. - Bất-lai Thánh-đạo Bất-lai Thánh-quả. - A-ra-hán Thánh-đạo A-ra-hán Thánh-quả.

Page 512: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 466

8 Bậc Thánh-Tăng

4 Thánh-đạo

- Bậc Nhập-lưu Thánh-đạo (Sotāpattimagga). - Bậc Nhất-lai Thánh-đạo (Sakadāgāmimagga). - Bậc Bất-lai Thánh-đạo (Anāgāmimagga). - Bậc A-ra-hán Thánh-đạo (Arahattamagga).

4 Thánh-quả

- Bậc Nhập-lưu Thánh-quả (Sotāpattiphala). - Bậc Nhất-lai Thánh-quả (Sakadāgāmiphala). - Bậc Bất-lai Thánh-quả (Anāgāmiphala). - Bậc A-ra-hán Thánh-quả (Arahattaphala).

4 Bậc Thánh-nhân (Ariyapuggala)

Chư Thánh-Tăng tính theo Thánh-nhân có 4 bậc:

- Bậc Thánh Nhập-lưu (Sotāpanna). - Bậc Thánh Nhất-lai (Sakadāgāmī). - Bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī). - Bậc Thánh A-ra-hán (Arahanta).

Được trở thành bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, hành-giả cần phải có đầy đủ hai điều kiện:

* Những tiền-kiếp trong quá khứ, hành-giả đã từng tạo 10 pháp-hạnh ba-la-mật đầy đủ trọn vẹn.

* Kiếp hiện-tại, hành-giả có duyên lành đến hầu Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, hoặc gặp được bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được phiền-não, tham-ái, ... mới trở thành bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, theo tuần tự từ bậc Thánh

Page 513: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 467

Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai, đến bậc Thánh A-ra-hán cao thượng nhất như sau:

- Hành-giả thiện-trí phàm-nhân thuộc về hạng người tam-nhân thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā), trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, là bậc Thánh thanh-văn đệ-tử thứ nhất của Đức-Phật.

- Hành-giả là bậc Thánh Nhập-lưu tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại thô (dosa), trở thành bậc Thánh Nhất-lai, là bậc Thánh Thanh-văn đệ-tử thứ nhì của Đức-Phật.

- Hành-giả là bậc Thánh Nhất-lai tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại vi-tế (dosa) không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Bất-lai là bậc Thánh thanh-văn đệ-tử thứ ba của Đức-Phật.

- Hành-giả là bậc Thánh Bất-lai tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham (lobha), si (moha), ngã-mạn (māna), buồn-chán (thīna), phóng-tâm (uddhacca), không biết hổ-thẹn tội-lỗi (ahirika), không biết ghê-sợ tội-lỗi (anottappa) không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng, là bậc Thánh thanh-văn đệ-tử thứ tư cao thương nhất của Đức-Phật.

Page 514: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 468

Quả báu của bậc Thánh-nhân

Phàm tất cả mọi chúng-sinh còn là phàm-nhân có đầy đủ 108 loại tham-ái, 1500 loại phiền-não, nên còn tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài từ vô-thủy trải qua vô số kiếp không có kiếp chót cuối cùng là vô-chung.

Song chư bậc Thánh-nhân đã diệt tận được tham-ái, phiền-não rồi thì tử sinh luân-hồi trong tam-giới được hạn chế lại tùy theo mỗi bậc Thánh-nhân như sau:

1- Quả báu của bậc Thánh Nhập-lưu

Bậc Thánh Nhập-lưu là bậc Thánh đã diệt tận được tà-kiến trong 4 tham-tâm hợp với tà-kiến và hoài-nghi trong 1 si-tâm hợp với hoài-nghi.

Kiếp hiện-tại cho đến kiếp vị-lai, 5 bất-thiện-tâm (ác-tâm) này vĩnh viễn không còn làm khổ bậc Thánh Nhập-lưu nữa.

Bậc Thánh Nhập-lưu sau khi chết, chắc chắn không còn tái-sinh trong 4 cõi ác-giới: địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh, chỉ còn tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện-giới là cõi người, 6 cõi trời dục-giới mà thôi.

* Bậc Thánh Nhập-lưu có 3 hạng

1- Sattakkhattuparamasotāpanna: Bậc Thánh Nhập- lưu có 5 pháp-chủ(1) năng lực yếu, nên còn phải tái-sinh kiếp sau làm người hoặc làm chư-thiên cõi trời dục-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa.

Đến kiếp thứ 7 thì chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

1 5 pháp-chủ (Indriya): tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định- pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ.

Page 515: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 469

2- Kolaṃkolasotāpanna: Bậc Thánh Nhập-lưu có 5 pháp-chủ năng lực trung bình, nên còn phải tái-sinh kiếp sau làm người hoặc làm chư-thiên từ 2-3-5 kiếp nữa, mới có thể trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

3- Ekabījīsotāpanna: Bậc Thánh Nhập-lưu có 5 pháp-chủ năng lực mạnh, nên chỉ còn tái-sinh kiếp sau làm người hoặc làm chư-thiên 1 kiếp nữa.

Ngay trong kiếp ấy sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Bậc Thánh Nhập-lưu đặc biệt

Trường hợp ngoại lệ, có 7 vị Thánh Nhập-lưu đặc biệt tái-sinh hơn 7 kiếp (1) như sau:

1- Phú hộ Ānāthapiṇḍika, 2- Bà Visākhā mahā upāsikā, 3- Chư-thiên Cullaratha, 4- Chư-thiên Mahāratha, 5- Chư-thiên Anekavaṇṇa, 6- Chư-thiên Nāgadatta, 7- Đức-vua trời Sakka (hiện-tại).

Bảy bậc Thánh Nhập-lưu này có phát nguyện muốn hưởng sự an-lạc trong cõi trời từ cõi dục-giới đến các tầng trời sắc-giới phạm-thiên cho đến tầng trời sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh là Sắc-cứu-cánh-thiên (Akaniṭṭha), mới trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn tại cõi trời Sắc-cứu-cánh-thiên, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

1 Bộ Chú-giải Saṃyuttanikāya, Mahāvagga, kinh Ekābhiññasutta.

Page 516: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 470

2- Quả báu của bậc Thánh Nhất-lai

Bậc Thánh Nhất-lai là bậc Thánh đã diệt tận được sân loại thô trong sân-tâm.

Trong kiếp hiện-tại, bậc Thánh Nhất-lai không còn khổ do bởi sân-tâm loại thô nữa.

Bậc Thánh Nhất-lai chỉ còn tái-sinh làm người hoặc làm chư-thiên 1 kiếp nữa mà thôi. Ngay trong kiếp ấy sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

3- Quả báu của bậc Thánh Bất-lai

Bậc Thánh Bất-lai là bậc Thánh đã diệt tận được tham-tâm không hợp tà-kiến trong cõi dục-giới và sân-tâm loại vi-tế không còn dư sót.

Trong kiếp hiện-tại, bậc Thánh Bất-lai không còn khổ do bởi tham-tâm trong cõi dục-giới và sân-tâm nữa.

Bậc Thánh Bất-lai sau khi chết, không còn tái-sinh trở lại cõi dục-giới, chỉ tái-sinh lên cõi sắc-giới phạm-thiên mà thôi. Nếu bậc Thánh Bất-lai chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 pháp-chủ: tín-pháp-chủ, tấn- pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ, thì sẽ hóa-sinh lên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Suddhavāsa (Tịnh-cư-thiên), có 5 tầng trời theo năng lực của mỗi pháp-chủ như sau:

- Nếu bậc Thánh Bất-lai chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, có tín-pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại, thì đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-nghiệp ấy cho quả hóa-sinh kiếp kế-tiếp lên tầng trời Avihā (Vô-phiền-thiên), có tuổi thọ 1.000 đại-kiếp trái đất.

- Nếu bậc Thánh Bất-lai chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, có tấn-pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4

Page 517: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 471

pháp-chủ còn lại, thì đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-nghiệp ấy cho quả hóa-sinh kiếp kế-tiếp lên tầng trời Atappa (Vô-nhiệt-thiên), có tuổi thọ 2.000 đại-kiếp trái đất.

- Nếu bậc Thánh Bất-lai chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, có niệm-pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại, thì đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-nghiệp ấy cho quả hóa-sinh kiếp kế-tiếp lên tầng trời Sudassa (Thiện-hiện-thiên,) có tuổi thọ 4.000 đại-kiếp trái đất.

- Nếu bậc Thánh Bất-lai chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, có định-pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại, thì đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-nghiệp ấy cho quả hóa-sinh kiếp kế-tiếp lên tầng trời Sudassī (Thiện-kiến-thiên), có tuổi thọ 8.000 đại-kiếp trái đất.

- Nếu bậc Thánh Bất-lai chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, có tuệ-pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại, thì đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-nghiệp ấy cho quả hóa-sinh kiếp kế-tiếp lên tầng trời Akaniṭṭha (Sắc-cứu-cánh-thiên), có tuổi thọ 16.000 đại-kiếp trái đất.

Bậc Thánh Bất-lai chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại cõi trời sắc-giới phạm-thiên Suddhavāsa ấy, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi tại cõi trời sắc-giới phạm-thiên ấy.

* Bậc Thánh Bất-lai có 5 hạng

1- Antarāparinibbāyī: Bậc Thánh Bất-lai sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy chưa đến một nửa tuổi thọ của tầng trời ấy, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

2- Upahaccaparinibbāyī: Bậc Thánh Bất-lai sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy quá một nửa tuổi thọ của tầng trời ấy, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Page 518: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 472

3- Asaṅkhāraparinibbāyī: Bậc Thánh Bất-lai không cần phải tinh-tấn nhiều cũng trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

4- Saṅkhāraparinibbāyī: Bậc Thánh Bất-lai cần phải tinh-tấn, mới trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

5- Uddhaṃsoto akaniṭṭhagāmī: Bậc Thánh Bất-lai khi hết tuổi thọ trong tầng trời sắc-giới bậc thấp, tuần tự tái-sinh lên tầng trời sắc-giới bậc cao, cho đến tầng trời sắc-giới Akaniṭṭha tột đỉnh, chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán rồi tịch diệt Niết-bàn tại tầng trời sắc-giới Akaniṭṭha ấy, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

4- Quả báu của bậc Thánh A-ra-hán

Bậc Thánh A-ra-hán là bậc Thánh cao thượng đã diệt tận được 5 bất-thiện-tâm (ác-tâm) còn lại đó là 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến và 1 si-tâm hợp với phóng-tâm nghĩa là tất cả mọi phiền-não, mọi tham-ái không còn dư sót.

Trong kiếp hiện-tại, bậc Thánh A-ra-hán hoàn toàn không còn khổ-tâm do phiền-não nữa, chỉ còn khổ-thân do quả của nghiệp cũ mà thôi.

Ngay kiếp hiện-tại, bậc Thánh A-ra-hán đến khi hết tuổi thọ, sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Bậc Thánh A-ra-hán có nhiều hạng

1- Bậc Thánh A-ra-hán Tevijja là bậc Thánh A-ra-hán có tam-minh là tiền-kiếp-minh, thiên-nhãn-minh và trầm-luân-tận-minh.

Page 519: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 473

2- Bậc Thánh A-ra-hán Chaḷabhiñña là bậc Thánh A-ra-hán có lục thông: đa-dạng-thông, thiên-nhãn-thông, thiên-nhĩ-thông, tha-tâm-thông, tiền-kiếp-thông và trầm-luân-tận-thông.

3- Bậc Thánh A-ra-hán Catupaṭisambhidappabheda là bậc Thánh A-ra-hán có tứ tuệ-phân-tích là nghĩa (nhân) phân-tích, pháp (quả) phân-tích, ngôn-ngữ phân- tích và ứng-đối phân-tích.

4- Bậc Thánh A-ra-hán Ubhatobhāgavimutta là bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng 2 pháp-hành là pháp-hành thiền-định chứng đắc đến 4 bậc thiền vô-sắc-giới và pháp-hành thiền-tuệ chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả.

5- Bậc Thánh A-ra-hán Paññāvimutta là bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng pháp-hành thiền-tuệ chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả (còn gọi là Bậc Thánh A-ra-hán Sukkhavipassaka là bậc Thánh-nhân không thực-hành pháp-hành thiền-định trước, không chứng đắc bậc thiền nào, chỉ thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán).

Chư bậc Thánh A-ra-hán có sự khác biệt nhau về trí- tuệ, thần-thông trong kiếp hiện-tại, đến khi hết tuổi thọ, tịch diệt Niết-bàn rồi thì hoàn toàn không có sự khác biệt nhau, đều giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Bậc Thánh Thanh-văn-giác

Trong Phật-giáo, bậc Thánh thanh-văn-giác có ba thứ bậc:

1- Bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác (Aggasāvaka).

Page 520: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 474

2- Bậc Thánh Đại-thanh-văn-giác (Mahāsāvaka).

3- Bậc Thánh thanh-văn-giác hạng thường (Pakatisāvaka). 1- Vị Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác như thế nào?

Để trở thành vị Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác, thì vị bồ-tát ấy phát nguyện muốn trở thành bậc Thánh- Tối-thượng thanh-văn-giác, rồi tạo 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ.

Khi có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian, vị bồ-tát ấy cần phải đến hầu đảnh lễ Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác ấy, bạch với Đức-Phật biết rõ ý-nguyện muốn trở thành vị Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác của Đức-Phật trong thời vị-lai.

Đức-Phật suy xét thấy vị bồ-tát ấy hội đủ các chi-pháp để trở thành vị Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác, thì Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất và Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai.

Bắt đầu từ kiếp ấy, vị bồ-tát ấy trở thành vị bồ-tát Tối-thượng thanh-văn-giác.

Vị bồ-tát Tối-thượng thanh-văn-giác ấy tiếp tục thực-hành 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ cho được đầy đủ trọn vẹn suốt trong khoảng thời gian 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, chờ đến khi Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy xuất hiện trên thế gian.

Vị bồ-tát Tối-thượng thanh-văn-giác ấy cần phải đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy, lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật ấy, rồi xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật ấy.

Page 521: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 475

Sau khi trở thành tỳ-khưu, vị tỳ-khưu thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với tứ tuệ-phân-tích, lục thông.

Trong dịp Đức-Phật chủ trì tại hội chúng chư Thánh thanh-văn đệ-tử, Đức-Phật tuyên dương vị Thánh Tối- thượng thanh-văn-giác ấy giữa chư Thánh Thanh-văn đệ-tử, đúng theo sở nguyện của vị Thánh Tối-thượng thanh-văn đệ-tử đã phát nguyện và đã được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời quá-khứ thọ ký.

Mỗi Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác chỉ có 2 vị Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác mà thôi.

* Đức-Phật Gotama có 2 vị Thánh Tối-thượng thanh-văn đệ-tử là:

* Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta là vị Thánh Tối- thượng thanh-văn đệ-tử bên phải có trí-tuệ xuất-sắc nhất trong hàng Thánh Thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.

* Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna là vị Thánh Tối-thượng thanh-văn đệ-tử bên trái có phép-thần-thông xuất-sắc nhất trong hàng Thánh Thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.

2- Vị Thánh Đại-thanh-văn-giác như thế nào?

Để trở thành vị Thánh Đại-thanh-văn-giác, thì vị Bồ- tát ấy phát nguyện muốn trở thành vị Thánh Đại-thanh-văn-giác, rồi tạo 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ.

Khi có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian, vị Bồ-tát ấy cần phải đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy, bạch với Đức-Phật biết rõ ý-

Page 522: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 476

nguyện muốn trở thành vị Thánh Đại-thanh-văn-giác của Đức-Phật trong thời vị-lai.

Đức-Phật suy xét thấy vị bồ-tát ấy hội đủ chi-pháp để trở thành vị Thánh Đại-thanh-văn-giác, thì Đức-Phật thọ ký xác định thời gian còn lại 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa và Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai.

Bắt đầu từ kiếp ấy, vị Bồ-tát ấy trở thành vị Bồ-tát Đại-thanh-văn-giác.

Vị Bồ-tát Đại-thanh-văn-giác ấy tiếp tục thực-hành 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ cho được đầy đủ trọn vẹn suốt trong khoảng thời gian 100 ngàn đại-kiếp trái đất, chờ đến khi Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy xuất hiện trên thế gian.

Vị Bồ-tát Đại-thanh-văn-giác ấy cần phải đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy, lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật ấy, rồi xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật ấy.

Sau khi trở thành tỳ-khưu, vị tỳ-khưu thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với tứ-tuệ-phân-tích, lục thông.

Trong dịp Đức-Phật chủ trì tại hội chúng chư Thánh thanh-văn đệ-tử, Đức-Phật tuyên dương vị Thánh Đại- thanh-văn-giác về đức-hạnh nào xuất sắc nhất trong các hàng Thánh thanh-văn đệ-tử, đúng theo sở nguyện của vị Thánh Đại-thanh-văn-giác ấy đã phát nguyện và đã được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời quá-khứ thọ ký.

Đức-Phật Gotama có 80 vị Thánh Đại-thanh-văn-giác.

Page 523: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 477

80 Vị Thánh Đại-Thanh-Văn-Giác

40 Vị Thánh A-ra-hán bên phải Đức-Phật

1- Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta (Aggasāvaka), 2- Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña, 3- Ngài Trưởng-lão Vappa, 4- Ngài Trưởng-lão Bhaddiya, 5- Ngài Trưởng-lão Mahānāma, 6- Ngài Trưởng-lão Assaji, 7- Ngài Trưởng-lão Nālaka, 8- Ngài Trưởng-lão Yasa, 9- Ngài Trưởng-lão Vimala, 10- Ngài Trưởng-lão Subāhu, 11- Ngài Trưởng-lão Puṇṇaji, 12- Ngài Trưởng-lão Gavampati, 13- Ngài Trưởng-lão Uruvelakassapa, 14- Ngài Trưởng-lão Nadīkassapa, 15- Ngài Trưởng-lão Gayākassapa, 16- Ngài Trưởng-lão Mahākassapa, 17- Ngài Trưởng-lão Mahākaccāyana, 18- Ngài Trưởng-lão Mahākoṭṭhita, 19- Ngài Trưởng-lão Mahākappina, 20- Ngài Trưởng-lão Mahācunda, 21- Ngài Trưởng-lão Anuruddhā, 22- Ngài Trưởng-lão Kaṅkhārevata, 23- Ngài Trưởng-lão Ānanda, 24- Ngài Trưởng-lão Nandaka, 25- Ngài Trưởng-lão Bhagu, 26- Ngài Trưởng-lão Nandiya, 27- Ngài Trưởng-lão Kimila, 28- Ngài Trưởng-lão Bhaddiya, 29- Ngài Trưởng-lão Rāhulā, 30- Ngài Trưởng-lão Sīvali,

Page 524: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 478

31- Ngài Trưởng-lão Upāli, 32- Ngài Trưởng-lão Dabba, 33- Ngài Trưởng-lão Upasena, 34- Ngài Trưởng-lão Mahāpuṇṇa, 35- Ngài Trưởng-lão Cūḷapuṇṇa, 36- Ngài Trưởng-lão Soṇakuṭikaṇṇa, 37- Ngài Trưởng-lão Soṇakoḷivisa, 38- Ngài Trưởng-lão Rādha, 39- Ngài Trưởng-lão Subhūti, 40- Ngài Trưởng-lão Khadiravaniyarevata.

40 Vị Thánh A-ra-hán bên trái Đức-Phật

1- Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna (Aggasāvaka), 2- Ngài Trưởng-lão Aṅgulimāla, 3- Ngài Trưởng-lão Vakkali, 4- Ngài Trưởng-lão Kāḷudāyi, 5- Ngài Trưởng-lão Mahā-udāyi, 6- Ngài Trưởng-lão Pilindavaccha, 7- Ngài Trưởng-lão Sobhita, 8- Ngài Trưởng-lão Kumārakassapa, 9- Ngài Trưởng-lão Raṭṭhapāla, 10- Ngài Trưởng-lão Vaṅgīsa, 11- Ngài Trưởng-lão Sabhiya, 12- Ngài Trưởng-lão Sela, 13- Ngài Trưởng-lão Upavāna, 14- Ngài Trưởng-lão Meghiya, 15- Ngài Trưởng-lão Sāgata, 16- Ngài Trưởng-lão Nāgita, 17- Ngài Trưởng-lão Lakuṇḍakabhaddiya, 18- Ngài Trưởng-lão Piṇḍolabhāradvāja, 19- Ngài Trưởng-lão Mahāpanthaka, 20- Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthaka, 21- Ngài Trưởng-lão Bākula,

Page 525: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 479

22- Ngài Trưởng-lão Kuṇḍadhāna, 23- Ngài Trưởng-lão Dārucīriya, 24- Ngài Trưởng-lão Yasoja, 25- Ngài Trưởng-lão Ajita, 26- Ngài Trưởng-lão Tissametteyya, 27- Ngài Trưởng-lão Puṇṇaka, 28- Ngài Trưởng-lão Mettagū, 29- Ngài Trưởng-lão Dhotaka, 30- Ngài Trưởng-lão Upasīva, 31- Ngài Trưởng-lão Nanda, 32- Ngài Trưởng-lão Hemaka, 33- Ngài Trưởng-lão Todeyya, 34- Ngài Trưởng-lão Kappa, 35- Ngài Trưởng-lão Jatukaṇṇi, 36- Ngài Trưởng-lão Bhadrāvudha, 37- Ngài Trưởng-lão Udaya, 38- Ngài Trưởng-lão Posāla, 39- Ngài Trưởng-lão Piṅgiya, 40- Ngài Trưởng-lão Mogharāja. Vị Thánh A-ra-hán có danh-hiệu Etadagga

Trong 80 vị Thánh A-ra-hán Đại-thanh-văn-giác có 41 vị được danh hiệu Etadagga đức-hạnh xuất sắc nhất trong hàng Thánh nam thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama:

1- Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña có tuổi hạ cao đệ nhất trong hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

2- Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta có đại-trí-tuệ đệ nhất trong hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

3- Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna có các phép-thần-thông đệ nhất…

Page 526: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 480

4- Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa thọ hạnh đầu-đà đệ nhất…

5- Ngài Trưởng-lão Anuruddha có thiên-nhãn-thông đệ nhất…

6- Ngài Trưởng-lão Bhaddiya sinh trong dòng dõi cao quý đệ nhất…

7- Ngài Trưởng-lão Lakuṇḍakabhaddiya có giọng nói ngọt ngào nghe êm tai đệ nhất…

8- Ngài Trưởng-lão Piṇḍolabhāradvāja có lời nói dũng cảm như sư tử rống đệ nhất…

9- Ngài Trưởng-lão Puṇṇa là vị pháp-sư đệ nhất… 10- Ngài Trưởng-lão Kaccāna có tài thuyết giải rộng

đệ nhất… 11- Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthaka có phép đa-dạng-

thần-thông biến hóa theo tâm đệ nhất… 12- Ngài Trưởng-lão Mahāpanthaka xả thiền vô-sắc-

giới, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ để trở thành bậc Thánh A-ra-hán đệ nhất…

13- Ngài Trưởng-lão Subhūti thọ dụng vật thí hoàn toàn không có lỗi đệ nhất…

14- Ngài Trưởng-lão Khadiravaniyarevata có hạnh sống trong rừng đệ nhất…

15- Ngài Trưởng-lão Kaṅkhārevata thường nhập thiền đệ nhất…

16- Ngài Trưởng-lão Soṇakoḷivisa có hạnh đại tinh- tấn đệ nhất…

17- Ngài Trưởng-lão Soṇakuṭikaṇṇa có tài thuyết pháp nói đạo giọng hay đệ nhất…

18- Ngài Trưởng-lão Sīvali có tài lộc đệ nhất… 19- Ngài Trưởng Lão Vakkali có đức-tin trong sạch

đệ nhất…

Page 527: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 481

20- Ngài Trưởng-lão Rāhula rất mong mỏi học giới, định, tuệ đệ nhất…

21- Ngài Trưởng-lão Raṭṭhapāla xuất gia với đức-tin đệ nhất…

22- Ngài Trưởng-lão Kuṇḍadhāna bắt thăm được số một đệ nhất…

23- Ngài Trưởng-lão Vaṅgīsa có trí-tuệ nhạy bén đệ nhất…

24- Ngài Trưởng-lão Upasena có hạnh đáng tôn kính đệ nhất…

25- Ngài Trưởng-lão Dabba sắp đặt chỗ ở chư tỳ- khưu đệ nhất…

26- Ngài Trưởng-lão Pilindavaccha được chư-thiên kính yêu đệ nhất…

27- Ngài Trưởng-lão Dārucīriya chứng đắc mau lẹ đệ nhất…

28- Ngài Trưởng-lão Kumārakassapa có tài thuyết pháp hay đệ nhất…

29- Ngài Trưởng-lão Mahākoṭṭhita có đầy đủ tứ-tuệ- phân-tích đệ nhất…

30- Ngài Trưởng Lão Ānanda là bậc đa văn túc trí, trí nhớ tốt, trí-tuệ thông suốt, có sự tinh-tấn không ngừng, hầu hạ Đức-Phật chu đáo đệ nhất…

31- Ngài Trưởng-lão Uruvelakassapa có đệ tử đông đảo đệ nhất…

32- Ngài Trưởng-lão Kāḷudāyī làm cho dòng họ kính trọng đệ nhất…

33- Ngài Trưởng-lão Bākula có sức khỏe đầy đủ đệ nhất…

34- Ngài Trưởng-lão Sobhita có tiền-kiếp-thông nhớ tiền-kiếp đệ nhất…

Page 528: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 482

35- Ngài Trưởng-lão Upāli thọ trì tạng luật đệ nhất… 36- Ngài Trưởng-lão Nandaka có tài dạy dỗ tỳ khưu-

ni đệ nhất… 37- Ngài Trưởng-lão Nanda giữ gìn lục căn thanh-

tịnh đệ nhất… 38- Ngài Trưởng-lão Mahākappina có tài dạy dỗ tỳ

khưu đệ nhất… 39- Ngài Trưởng-lão Sāgata nhập thiền đề-mục lửa

đệ nhất… 40- Ngài Trưởng-lão Rādha phát triển trí-tuệ từng bậc

đệ nhất… 41- Ngài Trưởng-lão Mogharāja sử dụng (mặc) y vải

loại thô xấu đệ nhất trong hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

Mỗi vị Thánh A-ra-hán có danh hiệu Etadagga xuất sắc này do tâm phát nguyện, riêng 2 vị là Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta và Ngài Đại-Trưởng-lão Mahā-moggalāna được Đức-Phật Anomadassī trong thời quá- khứ thọ ký, 39 vị còn lại được Đức-Phật Padumuttara trong thời quá-khứ thọ ký và xác định thời gian đến thời Đức-Phật Gotama được thành tựu.

3- Vị Thánh Thanh-văn-giác hạng thường như

thế nào?

Để trở thành vị Thánh thanh-văn-giác hạng thường, thì vị Bồ-tát thanh-văn-giác hạng thường ấy cần phải tạo đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ trong suốt khoảng thời gian dưới 100 ngàn đại-kiếp trái đất.

Vị Bồ-tát ấy có duyên lành đến hầu Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, hoặc bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-

Page 529: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 483

Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật còn hiện hữu trên thế gian hoặc Đức-Phật đã tịch diệt Niết-bàn.

Vị Bồ-tát ấy có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, lắng nghe chánh pháp của Đức-Phật, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc:

* Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā), trở thành bậc Thánh Nhập-lưu là vị Thánh thanh-văn-giác hạng thường.

* Hoặc chứng đắc đến Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại thô (dosa), trở thành bậc Thánh Nhất-lai là vị Thánh thanh-văn-giác hạng thường.

* Hoặc chứng đắc đến Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại vi-tế (dosa) không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Bất-lai là vị Thánh thanh-văn-giác hạng thường.

* Hoặc chứng đắc đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham (lobha), si (moha), ngã-mạn (māna), buồn-chán (thīna), phóng-tâm (uddhacca), không biết hổ-thẹn tội-lỗi (ahirika), không biết ghê-sợ tội-lỗi (anottappa) không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng là vị Thánh thanh-văn-giác hạng thường.

Vị Bồ-tát hành-giả ấy trở thành Thánh-nhân bậc nào là do năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của vị Bồ-tát thanh-văn-giác hạng thường ấy.

Page 530: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 484

Đức-Phật Gotama có vô số bậc Thánh thanh-văn-giác hạng thường đủ các loài chúng-sinh như loài người, chư-thiên trong 6 cõi trời dục-giới, chư phạm-thiên trong cõi trời sắc-giới.

Hoặc bậc Thánh Nhập-lưu chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới sau khi chết, vô-sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trên cõi trời vô-sắc-giới.

Vấn: Vị Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác và vị Đại-thanh-văn-giác khác nhau với bậc Thánh thanh-văn-giác hạng thường như thế nào?

Đáp: * Bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác vốn dĩ là vị Bồ-tát Tối-thượng thanh-văn-giác được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thọ ký xác định thời gian còn lại là 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa và Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị lai.

Đến thời-kỳ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy xuất hiện trên thế gian, vị Bồ-tát Tối-thượng thanh-văn-giác ấy sinh làm người có đầy đủ trọn vẹn 10 pháp-hạnh ba-la-mật, trực-tiếp đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy, lắng nghe chánh-pháp, rồi xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật.

Vị Bồ-tát tỳ-khưu ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Trong dịp Đức-Phật chủ trì tại hội chúng chư Thánh thanh-văn đệ-tử, Đức-Phật tuyên dương vị Thánh Tối- thượng thanh-văn-giác ấy giữa chư Thánh thanh-văn đệ-tử, đúng theo sở nguyện của vị Thánh Tối-thượng thanh-

Page 531: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 485

văn đệ-tử đã phát nguyện và đã được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời quá-khứ thọ ký.

* Và bậc Thánh Đại-thanh-văn-giác vốn dĩ là vị Bồ-tát Đại-thanh-văn-giác được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thọ ký xác định thời gian còn lại là 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa và Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai.

Đến thời-kỳ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy xuất hiện trên thế gian, vị Bồ-tát Đại-thanh-văn-giác ấy sinh làm người có đầy đủ trọn vẹn 10 pháp-hạnh ba-la-mật, trực-tiếp đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy, lắng nghe chánh-pháp, rồi xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật.

Vị Bồ-tát tỳ-khưu ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Trong dịp Đức-Phật chủ trì tại hội chúng chư Thánh thanh-văn đệ-tử, Đức-Phật tuyên dương vị Thánh Đại- thanh-văn-giác ấy giữa chư Thánh thanh-văn đệ-tử, đúng theo sở nguyện của vị Thánh Đại-thanh-văn đệ-tử đã phát nguyện và đã được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời quá-khứ thọ ký.

* Bậc Thánh thanh-văn-giác hạng thường vốn dĩ là vị Bồ-tát thanh-văn-giác hạng thường không có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thọ ký xác định thời gian còn lại.

Vị Bồ-tát thanh-văn-giác hạng thường tạo 10 pháp-hạnh ba-la-mật trong khoảng thời gian dưới 100 ngàn đại-kiếp trái đất (thời gian không nhất định).

Page 532: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 486

Vị Bồ-tát thanh-văn-giác hạng thường có nhân-duyên đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, hoặc bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, trong thời-kỳ Đức-Phật còn hiện hữu trên thế gian hoặc Đức-Phật đã tịch diệt Niết-bàn, nhưng giáo-pháp của Đức-Phật hiện còn lưu truyền trên thế gian.

Vị Bồ-tát thanh-văn-giác hạng thường là bậc xuất-gia tỳ-khưu, sa-di hoặc cận-sự-nam, cận-sự-nữ, chư vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ, hoặc chư phạm-thiên,… có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được phiền-não, trở thành Thánh-nhân bậc nào do năng lực của các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của vị Bồ-tát thanh-văn-giác hạng thường ấy.

Đó là sự khác nhau giữa bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác, bậc Thánh Đại-thanh-văn-giác với bậc Thánh thanh-văn-giác hạng thường như vậy.

Bậc Thánh Nữ Thanh-Văn-Giác

Trong Phật-giáo, bậc Thánh nữ Thanh-văn-giác có ba thứ bậc:

1- Bậc Thánh nữ Tối-thượng thanh-văn-giác (Aggasāvikā).

2- Bậc Thánh nữ Đại-thanh-văn-giác (Mahāsāvikā).

3- Bậc Thánh nữ thanh-văn-giác hạng thường (Pakatisāvikā).

Page 533: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 487

Để trở thành vị Thánh nữ Tối-thượng thanh-văn-giác và vị Thánh nữ Đại-thanh-văn-giác nào, thì vị Bồ-tát nữ thanh-văn-giác ấy cần phải thực-hành 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ và nói lời phát nguyện muốn trở thành bậc Thánh thanh-văn-giác ấy, được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thọ ký cũng như vị Bồ-tát nam thanh-văn-giác.

Để trở thành vị Thánh nữ thanh-văn-giác hạng thường, thì vị Bồ-tát nữ thanh-văn-giác ấy cũng cần phải thực-hành 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ trong suốt khoảng thời gian như vị Bồ-tát nam thanh-văn-giác bậc thường.

Đức-Phật Gotama có 2 vị Thánh nữ Tối-thượng thanh-văn-giác là:

* Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Khemā là vị Thánh nữ A-ra-hán Tối-thượng thanh-văn-giác có trí-tuệ đặc biệt xuất sắc nhất trong hàng Thánh nữ thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

* Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā là vị Thánh nữ A-ra-hán Tối-thượng thanh-văn-giác có phép-thần- thông đặc biệt xuất sắc bậc nhất trong hàng Thánh nữ-thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

Hai vị Thánh nữ Tối-thượng thanh-văn-giác ấy do đã phát nguyện và đã được Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời quá-khứ thọ ký.

Đức-Phật Gotama có số vị Thánh nữ Đại-thanh-văn-giác không rõ, nhưng điều chắc chắn có 13 Thánh nữ A-ra-hán, mỗi vị có đức-hạnh đặc biệt xuất sắc nhất trong hàng Thánh nữ thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.

Đức-Phật Gotama có vô số vị Thánh nữ thanh-văn-giác hạng thường đủ các loài chúng-sinh.

Page 534: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 488

Vị Thánh nữ A-ra-hán có danh-hiệu Etadagga

Trong các vị Thánh nữ A-ra-hán, có 13 vị được danh hiệu Etadagga đức-hạnh xuất sắc nhất trong hàng Thánh nữ thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama:

1- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Mahāpajāpatigotamī xuất gia tỳ-khưu-ni đầu tiên có tuổi hạ cao nhất trong hàng Thánh nữ thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

2- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Khemā có đại trí-tuệ đệ nhất trong hàng Thánh nữ thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

3- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā có các phép-thần-thông đệ nhất…

4- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Paṭācārā thông suốt tạng luật đệ nhất…

5- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Dhammadinnā là vị pháp sư thuyết pháp hay đệ nhất…

6- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Nandā nhập thiền hưởng an-lạc đệ nhất…

7- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Soṇā có pháp tinh-tấn đệ nhất…

8- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Sakulā có phép nhãn-thông đệ nhất…

9- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Kuṇḍalakesā có trí-tuệ nhạy bén đệ nhất…

10- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Bhaddākāpilānī có phép tiền-kiếp-thông nhớ tiền-kiếp đệ nhất…

11- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Bhaddakaccānā Yasodharā có phép đại-thần-thông đặc biệt đệ nhất…

12- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Kīsāgotamī thường sử dụng (mặc) y vải loại thô đệ nhất…

Page 535: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 489

13- Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Siṅgālakamātu có đức- tin trong sạch đệ nhất trong hàng Thánh nữ Thanh-văn-đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

Mỗi vị Thánh nữ A-ra-hán có danh hiệu Etadagga xuất sắc này do tâm phát nguyện và được Đức-Phật Padumuttara trong thời quá khứ thọ ký xác định thời gian đến thời Đức-Phật Gotama được thành tựu.

Thế nào gọi là chư phàm-Tăng?

Chư tỳ-khưu-Tăng là bậc thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, quý Ngài đã lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, rồi đang thực-hành theo pháp-hành thiền-tuệ mà chưa chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chưa chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào, vẫn còn là phàm-nhân.

Vì vậy, chư tỳ-khưu-Tăng phàm-nhân ấy gọi là chư phàm-Tăng (Puthujjanasaṃgha).

Chư-Tăng có 2 hạng

1- Paramatthasaṃgha: Chư tỳ-khưu-Tăng là bậc Thánh-nhân cao thượng.

2- Sammutisaṃgha: Tỳ-khưu-Tăng do chế định.

Chư tỳ-khưu-Tăng là bậc Thánh-nhân cao thượng như thế nào?

Tỳ-khưu là bậc Thánh-nhân cao thượng (paramattha-saṃgha), là tỳ-khưu đã trở thành bậc Thánh-nhân bậc cao thì không bao giờ trở xuống bậc Thánh-nhân bậc thấp, hoặc Thánh-nhân bậc thấp không bao giờ bị thoái hóa trở xuống thành hạng phàm-nhân.

Thật ra, chỉ có bậc Thánh-nhân bậc thấp chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh-nhân bậc cao là bậc Thánh A-ra-hán mà thôi.

Page 536: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 490

Cho nên, chư tỳ-khưu Thánh-Tăng này gọi là bậc Thánh-nhân cao thượng (paramatthasaṃgha).

Tỳ-khưu-Tăng do chế định như thế nào?

Tỳ-khưu này được thành tựu do chư tỳ-khưu-Tăng làm lễ hành-tăng-sự tụng ñatticatutthakammavācā nâng đỡ lên, rồi chế định thành tỳ-khưu. Vị tỳ-khưu này vẫn còn là hạng phàm-nhân, chưa phải Thánh-nhân.

Chư tỳ-khưu phàm-nhân này thực-hành giới giống như vị tỳ-khưu Thánh-Tăng và cũng hành-tăng-sự chung với chư tỳ-khưu Thánh-Tăng.

Tỳ-khưu thuộc hạng phàm-nhân này có thể tiến hóa trong pháp-học Phật-giáo, pháp-hành Phật-giáo, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, để mong chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, để chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết- bàn, trở thành bậc Thánh-nhân cao thượng.

Và trái lại, tỳ-khưu thuộc hạng phàm-nhân này cũng có thể thoái hóa trong Phật-giáo, hoàn tục trở lại đời sống người tại gia cư-sĩ.

Vì vậy, tỳ-khưu này do chư tỳ-khưu-Tăng chế định (sammutisaṃgha) gọi là tỳ-khưu, khác với chư tỳ-khưu Thánh-Tăng là bậc Thánh-nhân cao thượng.

Cách Thức Thọ Tỳ-Khưu

Trong Phật-giáo, Đức-Phật đã chế định ra 8 cách thức thọ tỳ-khưu Upasampadā.

* Đối với tỳ-khưu có 5 cách như sau:

1- Ehi Bhikkhūpasampadā: Thọ tỳ-khưu bằng cách Đức-Phật gọi “Ehi Bhikkhu”.

Page 537: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 491

2- Saraṇagamanūpasampadā: Thọ tỳ-khưu bằng cách thọ phép quy-y Tam-Bảo.

3- Ovādapaṭiggahaṇūpasampadā: Thọ tỳ-khưu bằng cách thọ nhận lời giáo huấn của Đức-Phật.

4- Pañhābyākaraṇūpasampadā: Thọ tỳ-khưu bằng cách trả lời đúng câu hỏi của Đức-Phật.

5- Ñatticatutthakammūpasampadā: Thọ tỳ-khưu bằng cách tụng 1 lần ñatti (tuyên-ngôn) và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā (thành-sự-ngôn).

* Đối với tỳ-khưu-ni có 3 cách như sau:

1-Garudhammapaṭiggahaṇūpasampadā: Thọ tỳ-khưu- ni bằng cách thọ nhận 8 trọng-pháp.

2- Dūtenūpasampadā: Thọ tỳ-khưu-ni bằng cách nhờ qua người đại diện.

3- Aṭṭhavācikūpasampadā: Thọ tỳ-khưu-ni bằng cách hành tăng sự giữa chư Tăng 2 phái: Tỳ-khưu-ni-Tăng trước và tỳ-khưu-Tăng sau, mỗi phái tụng 1 lần ñatti (tuyên-ngôn) và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā (thành-sự-ngôn) trở thành 8 lần tụng (aṭṭhavācikūpasampadā).(1)

Phần Giải Thích

* Thọ tỳ-khưu (Bhikkhu upasampadā)

Đức-Phật chế định ban hành phép xuất-gia trở thành tỳ-khưu có 5 cách như sau:

1- Ehi Bhikkhūpasampadā như thế nào?

Người cận-sự-nam, hoặc đạo-sĩ, tu-sĩ ngoại-đạo sau khi nghe Đức-Phật thuyết pháp, phát sinh đức-tin trong 1 Tìm hiều đầy đủ trong quyển “ Gương Bậc Xuất-Gia”, cùng soạn-giả.

Page 538: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 492

sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, muốn xuất gia trở thành tỳ-khưu, người cận-sự-nam ấy đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, kính xin Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật.

Đức-Phật sử dụng Phật-nhãn xem xét đến tiền-kiếp người nam ấy, thấy rõ, biết rõ: “Người nam ấy là người đã tạo đầy đủ trọn vẹn 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ: tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ, đã từng bố thí 8 thứ vật dụng của tỳ-khưu (tam y, quả bát, dây thắt lưng, dao cạo tóc, ống kim chỉ và đồ lọc nước) và đã phát nguyện xuất gia bằng cách Đức-Phật gọi: Ehi Bhikkhu.”

Vì vậy, khi Đức-Phật đưa bàn tay phải, chỉ bằng ngón trỏ truyền dạy rằng:

“Ehi Bhikkhu. Svākkhāto dhammo cara brahma-cariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya.”

- “Này con! Con hãy đến với Như-Lai, con trở thành tỳ-khưu theo ý nguyện. Chánh-pháp mà Như-Lai đã thuyết giảng hoàn hảo ở phần đầu, phần giữa, phần cuối. Con hãy nên cố gắng tinh-tấn thực-hành phạm- hạnh cao thượng, để chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả, hầu mong chấm dứt sự khổ tử sinh luân-hồi.”

Khi Đức-Phật truyền dạy vừa dứt lời, ngay tức thì, người cận-sự-nam ấy, hoặc đạo-sĩ, tu-sĩ ngoại-đạo ấy trở thành tỳ-khưu, có đầy đủ 8 thứ vật dụng của tỳ-khưu, được thành tựu do quả của phước-thiện như thần-thông của giới-tử ấy. Vị tỳ-khưu ấy có tăng tướng trang nghiêm, thân, khẩu, ý thanh-tịnh như một vị tỳ-khưu có 60 hạ.

Như vậy, gọi là thọ tỳ-khưu bằng cách gọi: Ehi Bhikkhūpasampadā.

Page 539: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 493

Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña là vị đầu tiên thọ tỳ-khưu bằng cách gọi “Ehi Bhikkhu”, cũng là vị tỳ-khưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama, và tiếp theo tuần tự các Ngài Trưởng-lão Vappa, Ngài Trưởng-lão Bhaddiya, Ngài Trưởng-lão Mahānāma, và Ngài Trưởng-lão Assaji cũng đều thọ tỳ-khưu bằng cách gọi “Ehi Bhikkhu”.

Chỉ có Đức-Phật mới có khả năng cho phép giới tử thọ tỳ-khưu bằng cách gọi “Ehi Bhikkhu” mà thôi.

Ngoài ra, chư bậc Thánh thanh-văn đệ-tử không có oai lực cho thọ tỳ-khưu theo cách ấy.

Đức-Phật Gotama cho phép giới tử thọ tỳ-khưu bằng cách gọi “Ehi Bhikkhu” tất cả gồm có 28.647 vị tỳ khưu.

* Trong Tạng Luật Pāḷi gồm có 1.344 vị như sau:

- Nhóm Pañcavaggī có 5 vị. - Ngài Trưởng-lão Yasa và bạn hữu gồm có 56 vị. - Nhóm Bhaddavaggī và bạn hữu gồm có 1.030 vị. - Nhị vị Aggasāvaka và nhóm đệ tử gồm có 252 vị. - Ngài Trưởng-lão Aṅgulimāla có 1 vị.

* Trong Tạng Kinh Pāḷi gồm có 27.303 vị như sau: - Bà-la-môn Sela và nhóm đệ-tử gồm có 301 vị. - Đức vua Mahākappina và các quan cận thần gồm có 1.001 vị. - Dân kinh-thành Kapilavatthu gồm có 10.000 vị, - Bà-la-môn Pārāyanika và nhóm đệ-tử gồm có 16.001 vị.

Gồm có tất cả 28.647 vị tỳ-khưu Ehi Bhikkhu.

2- Saraṇagamanūpasampadā như thế nào?

Trong thời-kỳ đầu tiên truyền bá Phật-giáo, Đức-Phật truyền dạy chư bậc Thánh-Tăng mỗi vị một con đường đi khắp nơi thuyết pháp để tế độ chúng-sinh, nếu có

Page 540: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 494

người cận-sự-nam có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, có ý-nguyện muốn xuất gia trở thành tỳ-khưu, thì Đức-Phật cho phép chư bậc Thánh-Tăng rằng:

- Anujānāmi bhikkhave, imehi tīhi saraṇagamanehi pabbajjaṃ upasampadaṃ.(1)

- Này chư tỳ-khưu! Như-Lai cho phép thọ sa-di, tỳ-khưu bằng cách cho thọ phép quy-y Tam-bảo.

Giới-tử thọ sa-di, tỳ-khưu trước tiên phải cạo tóc, râu, mặc y cà-sa màu lõi mít, để chừa vai bên phải, ngồi chồm hổm, chắp 2 tay để trên trán xin thọ phép quy-y Tam-bảo: “Quy-y Phật-bảo, Quy-y Pháp-bảo, Quy-y Tăng-bảo” bằng tiếng Pāḷi, giới-tử cần phải đọc từng chữ, từng câu phải đúng theo ṭhāna, karaṇa, payatana của văn phạm Pāḷi và đúng theo 10 byañjanabuddhi theo Ngài Trưởng-lão thầy tế-độ như sau:

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Khi người giới-tử nào thọ phép quy-y Tam-bảo xong, người giới-tử ấy trở thành tỳ-khưu.

Tuy nhiên, với điều kiện Ngài Trưởng-lão thầy tế-độ và giới-tử cả 2 bên đều đọc từng chữ, từng câu phải đúng

1 Vinayapiṭaka, Bộ Mahāvagga, phần Pabbajjūpasampadākathā.

Page 541: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 495

theo ṭhāna, karaṇa, payatana của văn phạm Pāḷi và đúng theo 10 byañjanabuddhi gọi là ubhato suddhi thì giới-tử mới trở thành sa-di, tỳ-khưu được.

Như vậy, gọi là thọ tỳ-khưu bằng cách thọ phép quy-y Tam-bảo.

3- Ovādapaṭiggahaṇūpasampadā như thế nào?

Đức-Phật giáo huấn Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa 3 điều rằng:

- Này Kassapa! Trong Phật-giáo này, con nên thực- hành rằng:“Trước tiên ta nên biết hổ-thẹn tội-lỗi và biết ghê-sợ tội-lỗi đối với vị cao hạ, vị bằng hạ, vị nhỏ hạ.”

- Này Kassapa! Trong Phật-giáo này, con nên thực-hành rằng:“Ta nên lắng nghe chánh-pháp, nên cung kính chánh-pháp, ghi nhớ đầy đủ mọi chánh-pháp ấy.”

- Này Kassapa! Trong Phật-giáo này, con nên thực- hành rằng: “Ta nên thực-hành thân niệm-xứ.”

Khi Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa thọ nhận 3 điều giáo huấn của Đức-Phật, chính là sự thành tựu thọ tỳ-khưu của Ngài.

Như vậy, gọi là thọ tỳ-khưu bằng cách thọ nhận lời giáo huấn của Đức-Phật.

Đây là trường hợp đặc biệt chỉ riêng cho Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa mà thôi.

4- Pañhābyākaraṇūpasampadā như thế nào?

Tại ngôi chùa Pubbārāma, Đức-Phật đang ngự đi kinh hành. Khi ấy Sa-di Sopāka đến hầu đảnh lễ Đức-Phật. Đức-Phật bèn hỏi Sa-di Sopāka câu hỏi liên quan đến đề-mục asubha “bất-tịnh” rằng:

Page 542: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 496

- Uddhamātakasaññā’ti và Sopāka! rūpasaññā’ti vā ime dhammā nānatthā nānā byañjanā, udahu ekatthā byañjanameva nānā …

- Này Sopāka! Niệm tưởng tử-thi 2-3 ngày sình lên hoặc niệm tưởng sắc-pháp, hai pháp này nghĩa khác nhau, danh từ gọi khác nhau? Hay nghĩa giống nhau, danh từ gọi khác nhau?”

Vị Sa-di Sopāka mới lên 7 tuổi, bạch với Đức-Phật rằng:

- Uddhamātakasaññā’ti và Bhagavā rūpasaññā’ti vā ime dhammā ekatthā byañjanameva nānā ...

- Kính bạch Đức Thế Tôn, niệm tưởng tử-thi 2-3 ngày sình lên hoặc niệm tưởng sắc-pháp, nghĩa giống nhau, chỉ có danh từ gọi khác nhau. Bạch Ngài.

Đức-Phật hài lòng câu trả lời của vị Sa-di Sopāka, nên Đức-Phật cho phép vị Sa-di Sopāka trở thành tỳ-khưu.

Đó gọi là thọ tỳ-khưu bằng cách trả lời đúng câu hỏi của Đức-Phật.

Đây là trường hợp đặc biệt chỉ riêng cho vị Sa-di Sopāka mà thôi.

5- Ñatticatutthakammūpasampadā như thế nào?

Chư Thánh-Tăng đi du hành khắp mọi nơi thuyết-pháp tế độ chúng-sinh, các cận-sự-nam (upāsaka) phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu càng ngày càng đông.

Cho nên, Đức-Phật bỏ cách thọ tỳ-khưu bằng cách thọ phép quy-y Tam-bảo rằng:

- Yā sā bhikkhave, mayā tīhi saraṇagamanehi upasampadā anuññatā, taṃ ajjatagge paṭikkhipāmi.

Page 543: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 497

- Anujānāmi bhikkhave, ñatticatutthena kammena upasampādetuṃ.(1)

- Này chư tỳ-khưu! Như-Lai đã cho phép thọ tỳ-khưu bằng cách thọ Tam-quy. Kể từ nay về sau, Như-Lai bỏ cách thọ tỳ-khưu ấy.

- Này chư tỳ-khưu! Như-Lai cho phép thọ tỳ-khưu bằng cách tụng một lần ñatti (tuyên-ngôn) và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā (thành-sự-ngôn), gọi là ñatti-catutthakammavācā.”

Cách thọ tỳ-khưu này bắt đầu từ Ngài Trưởng-lão Rādha và được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

Hiện nay, trong các nước Phật-giáo theo truyền thống Nguyên-thuỷ Theravāda, như các nước Srilankā (Tích-Lan), nước Myanmar (Miến-Điện), nước Thailand (Thái-Lan), nước Cambodia (Cam-pu-chia), nước Laos (Lào), Phật-giáo Nguyên-Thủy Theravāda Việt-Nam, v.v… mặc dầu mỗi nước có ngôn ngữ khác nhau, song tất cả đều căn cứ theo Tạng Luật Pāḷi làm cơ bản.

Cho nên các nước Phật-giáo Theravāda vẫn cố gắng giữ gìn, duy trì y nguyên theo truyền thống thọ sa-di theo cách thọ phép quy-y Tam-bảo bằng tiếng Pāḷi, vị thầy tế-độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo, giới-tử thọ phép quy-y Tam-bảo, cả hai bên (giới-tử và vị thầy tế-độ) đều phải phát âm từng chữ, từng câu đúng theo ṭhāna, karaṇa, payatana của văn phạm Pāḷi và đúng theo 10 byañjanabuddhi gọi là ubhato suddhi thì giới-tử mới trở thành sa-di được.

Và nghi thức thọ tỳ-khưu, chư tỳ-khưu-Tăng từ 5 vị tỳ-khưu thật trở lên hội họp tại nơi Sīmā, có 1 hoặc 2 hoặc 3 Ngài Trưởng-lão luật sư tụng ñatticatuttha- 1 Vinayapiṭaka, Bộ Mahāvagga, phần Paṇāmitakathā.

Page 544: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 498

kammavācā: tụng một lần ñatti (tuyên-ngôn) và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā (thành-sự-ngôn), phát âm từng chữ, từng câu phải đúng theo ṭhāna, karaṇa, payatana của văn phạm Pāḷi và đúng theo 10 byañjanabuddhi mới thành-tựu, giới-tử trở thành vị tỳ-khưu.

Như vậy, gọi là thọ tỳ-khưu bằng cách tụng ñatti-catutthakammavācā.

Ngoài cách thọ tỳ-khưu này ra, còn lại tất cả mọi cách hành-Tăng-sự (saṃghakamma) khác, chư tỳ-khưu-Tăng các nước hội họp tại Sīmā cũng tụng ñattikammavācā bằng tiếng Pāḷi, hầu như giống hệt nhau, kể cả tụng những bài kinh parittapāḷi nữa.

Đây là đặc tính chung của các nước Phật-giáo theo truyền thống nguyên-thủy Theravāda, bởi vì các nước này đều căn cứ y theo Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi làm nền tảng cơ bản chính để hành-tăng-sự (saṃgha-kamma) trong các nghi lễ trong Phật-giáo nguyên-thuỷ Theravāda.

Thọ Tỳ-Khưu-Ni (Bhikkhunī upasampadā)

Đức-Phật chế định ban hành phép thọ tỳ-khưu-ni có 3 cách như sau:

1- Garudhammapaṭiggahaṇūpasampadā như thế nào?

Thời-kỳ Đức-Phật ngự tại giảng đường Kuṭāgāra trong khu rừng lớn thuộc xứ Vesalī. Khi ấy, bà Mahā-pajāpatigotamī cùng nhóm 500 cận-sự-nữ dòng Sakya tự cạo đầu, mặc y giống như bậc xuất-gia, đi chân không từ kinh-thành Kapilavatthu đến xứ Vesālī, đứng trước cổng giảng đường Kuṭāgāra, buồn tủi khóc than, vì Đức-Phật không cho phép phái nữ thọ tỳ-khưu-ni.

Page 545: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 499

Ngài Trưởng-lão Ānanda nhìn thấy bá mẫu Mahā-pajāpatigotamī cùng nhóm 500 cận-sự-nữ dòng Sakya thật đáng thương như vậy, nên Ngài Trưởng-lão vào kính xin Đức-Phật cho phép người nữ được thọ tỳ-khưu-ni. Đức-Phật truyền dạy:

- Nếu dì mẫu Mahāpajāpatigotamī chấp thuận thọ nhận 8 trọng pháp (garudhamma) thì đó là sự thọ tỳ-khưu-ni của dì mẫu.

Bà Mahāpajāpatigotamī cung kính chấp thuận, thọ nhận 8 trọng pháp mà Đức-Phật đã chế định ban hành vào hạ thứ 5 của Đức-Phật tại giảng đường Kuṭāgāra trong khu rừng lớn gần kinh-thành Vesālī.

Như vậy, gọi là thọ tỳ-khưu-ni bằng cách thọ nhận 8 trọng pháp.

Đây là trường hợp đặc biệt chỉ riêng cho bà Mahā-pajāpatigotamī mà thôi. Vị Đại-đức tỳ-khưu-ni Mahā-pajāpatigotamī là vị tỳ-khưu-ni đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Còn 500 cận-sự-nữ dòng Sakya được Đức-Phật cho phép xuất gia thọ tỳ-khưu-ni chỉ có phái chư tỳ-khưu-Tăng tụng ñatticatutthakammavācā mà thôi, bởi vì chưa có tỳ-khưu-ni-tăng.

2- Dūtenūpasampadā như thế nào?

Trường hợp cô Aḍḍhakāsī, trước khi thọ tỳ-khưu-ni, cô là một kỹ nữ nổi tiếng. Nay nữ-giới-tử Aḍḍhakāsī đã thọ tỳ-khưu-ni giữa tỳ-khưu-ni-Tăng rồi, chuẩn bị lên đường đi đến kinh-thành Sāvatthi để hầu đảnh lễ Đức-Phật và xin thọ tỳ-khưu-ni giữa tỳ-khưu-Tăng.

Nữ-giới-tử Aḍḍhakāsī hay tin có một nhóm trai trẻ ăn chơi sẽ đón đường bắt cô. Do đó, nữ-giới-tử không dám đi đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, nên nhờ một người đại

Page 546: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 500

diện đến bạch với Đức-Thế-Tôn về sự khó khăn, trở ngại của cô trong việc đi đến xin phép thọ tỳ-khưu-ni giữa chư tỳ-khưu-Tăng.

Đức-Phật biết sự việc như vậy, nên truyền dạy chư tỳ-khưu rằng:

- Anujānāmi bhikkhave, dūtena pi upasampadetuṃ.

- Này chư tỳ-khưu! Như-Lai cho phép nữ-giới-tử Aḍḍhakāsī thọ tỳ-khưu-ni bằng cách nhờ qua người đại diện.

Như vậy, gọi là thọ tỳ-khưu-ni bằng cách nhờ qua người đại diện.

Đây là trường hợp đặc biệt chỉ riêng cho nữ-giới-tử Aḍḍhakāsī mà thôi.

3- Aṭṭhavācīkūpasampadā như thế nào?

Trước khi thọ tỳ-khưu-ni, giới-tử là Sikkhāmānā được tu tập giữ gìn 6 giới hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn suốt 2 năm (nếu phạm giới nào, phải bắt đầu trở lại).

Khi giới-tử Sikkhāmānā đủ 2 năm rồi, được phép thọ giới tỳ-khưu-ni gồm có 2 giai đoạn.

* Giai đoạn đầu: Phái tỳ-khưu-ni-Tăng hội họp tại nơi Sīmā (ranh-giới Sīmā), có 2 hoặc 3 vị tỳ-khưu-ni luật sư tụng một lần ñatti (tuyên-ngôn) và tiếp theo tụng 3 lần Kammavācā (thành-sự-ngôn), gọi là ñatti-catutthakammavācā.

* Giai đoạn cuối: Giới-tử tỳ-khưu-ni ấy đến trình phái tỳ-khưu-Tăng hội họp tại nơi Sīmā, có 2 hoặc 3 vị tỳ-khưu luật sư tụng 1 lần ñatti và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā, gọi là ñatticatutthakammavācā.

Như vậy, cách thọ tỳ-khưu-ni phải hành-Tăng-sự giữa chư Tăng 2 phái: phái tỳ-khưu-ni-Tăng trước và tiếp theo phái tỳ-khưu-Tăng sau, mỗi phái đều tụng ñatti-

Page 547: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 501

catutthakammavācā, gồm đủ 8 lần, nên gọi là Aṭṭha-vācīkūpasampadā.

Đó là cách thọ tỳ-khưu-ni được áp dụng chung cho tất cả tỳ-khưu-ni.

Trong thời-kỳ Đức-Phật, bà Mahāpajāpatigotamī cùng nhóm 500 cận-sự-nữ dòng Sakya đến xin Đức-Phật thọ tỳ-khưu-ni.

Đặc biệt bà Mahāpajāpatigotamī cung kính chấp thuận thọ nhận 8 trọng-pháp của Đức-Phật đã ban hành. Đó là cách thọ tỳ-khưu-ni của bà Mahāpajāpatigotamī.

Còn nhóm 500 cận-sự-nữ dòng Sakya, Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu-ni, chỉ có phái tỳ-khưu-Tăng tụng 1 lần ñatti và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā, gọi là ñatti-catutthakammavācā, bởi vì, khi ấy chưa có phái tỳ-khưu-ni-Tăng. Tất cả nhóm 500 cận-sự-nữ dòng Sakya trở thành tỳ-khưu-ni.

Kể từ đó về sau, nghi thức thọ tỳ-khưu-ni giữa chư Tăng 2 phái: phái tỳ-khưu-ni-Tăng trước và chư tỳ-khưu-Tăng sau, mỗi phái tụng ñatticatutthakammavācā, gồm đủ 8 lần gọi là Aṭṭhavācīkūpasampadā.

Tám Trọng-pháp (Aṭṭha Garudhamma)

1- “Dù tỳ-khưu-ni có 100 hạ, cũng phải đứng dậy đón tiếp, chắp tay cung kính đảnh lễ tỳ-khưu vừa mới thọ tỳ-khưu trong ngày hôm ấy.”

Đó là điều mà tỳ-khưu-ni phải tôn trọng, cung kính thực-hành theo cho đến trọn đời.

2- “Tỳ-khưu-ni không nên an cư nhập hạ nơi chùa không có tỳ-khưu-Tăng.”

Đó là điều mà tỳ-khưu-ni phải tôn trọng, cung kính thực-hành theo cho đến trọn đời.

Page 548: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 502

3- Tỳ-khưu-ni luôn luôn quan tâm 2 điều:

- Hỏi ngày Uposatha: Ngày lễ tụng giới bổn. - Nghe lời giáo huấn của tỳ-khưu-Tăng hằng nửa

tháng một lần.

Đó là điều mà tỳ-khưu-ni phải tôn trọng, cung kính thực-hành theo cho đến trọn đời.

4- “Tỳ-khưu-ni sau khi an cư nhập hạ xong, phải làm lễ Pavāraṇā: Thỉnh mời giữa chư Tăng 2 phái: phái tỳ-khưu-ni-Tăng và phái tỳ-khưu-Tăng.”

Đó là điều mà tỳ-khưu-ni phải tôn trọng, cung kính thực-hành theo cho đến trọn đời.

5- “Tỳ-khưu-ni phạm tội nặng (saṃghādisesa), phải bị hành phạt mānatta suốt 15 ngày giữa chư Tăng 2 phái: phái tỳ-khưu-ni-Tăng và phái tỳ-khưu-Tăng.”

Đó là điều mà tỳ-khưu-ni phải tôn trọng, cung kính thực-hành theo cho đến trọn đời.

6- “Giới-tử là Sikkhāmānā(1) đã thực-tập 6 giới trong sạch và đầy đủ suốt 2 năm, rồi mới được làm lễ thọ tỳ-khưu-ni giữa chư Tăng 2 phái: phái tỳ-khưu-ni-Tăng trước và phái tỳ-khưu-Tăng sau.”

Đó là điều mà tỳ-khưu-ni phải tôn trọng, cung kính thực hành theo cho đến trọn đời.

7- “Tỳ-khưu-ni không được chửi rủa mắng nhiếc tỳ-khưu-Tăng trong bất cứ trường hợp nào.”

Đó là điều mà tỳ-khưu-ni phải tôn trọng, cung kính thực hành theo cho đến trọn đời.

8- “Sau khi thọ tỳ-khưu-ni rồi, cấm dạy tỳ-khưu-Tăng, chỉ có tỳ-khưu dạy tỳ-khưu-ni mà thôi.” 1 Sikkhāmānā thực tập 6 giới: Ngũ giới + giới không ăn phi thời (quá giờ ngọ: 12 giờ) trong sạch suốt 2 năm. Trong thời gian thực tập, nếu phạm một giới nào vị Sikkhāmānā phải bắt đầu lại từ đầu.

Page 549: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 503

Đó là điều mà tỳ-khưu-ni phải tôn trọng, cung kính thực-hành theo cho đến trọn đời.

Đó là 8 trọng pháp (aṭṭha garudhamma) mà chư tỳ-khưu-ni phải tôn trọng, cung kính thực-hành theo cho đến trọn đời.

Tỳ-Khưu Đầu Tiên Và Cuối Cùng Của Đức-Phật

* Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian vào canh chót đêm rằm tháng tư (âm-lịch), đúng 2 tháng sau, vào ngày rằm tháng 6 (âm-lịch), Đức-Phật Gotama thuyết pháp bài kinh Chuyển-Pháp-Luân đầu tiên tại khu rừng Uruvelā, gần kinh-thành Bārāṇasī, tế độ nhóm 5 tỳ-khưu có Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña là trưởng nhóm.

Sau khi lắng nghe bài kinh này xong, chỉ có Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña là vị đầu tiên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu (Sotapanna) đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, nên Đức-Phật gọi Ngài Đại-Trưởng-lão với tên mới là Aññāsikoṇḍañña.

Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña kính xin Đức-Phật cho phép thọ sa-di, tỳ-khưu. Đức-Phật cho phép Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña thọ tỳ-khưu theo cách thức gọi “Ehi Bhikkhu!”

Khi Đức-Phật vừa dứt lời, ngay khi ấy, Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña trở thành tỳ-khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng của tỳ-khưu, có tăng tướng trang nghiêm, thân, khẩu, ý thanh-tịnh như một Ngài Đại-đức có 60 hạ.

Như vậy, Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña là vị tỳ-khưu Thánh-Tăng đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama, đồng thời Tam-bảo: Đức-Phật-bảo,

Page 550: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 504

Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo đầy đủ trọn vẹn xuất hiện trên thế gian.

Từ đó về sau, Đức-Phật thuyết pháp tế độ chúng-sinh suốt 45 năm, đến ngày rằm tháng tư (âm lịch), tại khu rừng Kusinārā, trước khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn, có vị đạo-sĩ ngoại đạo Subhadda đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, kính xin phép hỏi những điều hoài-nghi mà chưa có một vị Đạo-sư nào có thể giải đáp làm cho ông hài lòng được.

Đức-Phật biết rõ vị đạo-sĩ Subhadda này có duyên lành với Đức-Phật, chỉ có Đức-Phật mới tế độ vị đạo-sĩ Subhadda này được, nên Đức-Phật ngự đến khu rừng Kusinārā này để tịch diệt Niết-bàn, chờ tế độ vị đạo-sĩ Subhadda người đệ-tử cuối cùng của Đức-Phật Gotama.

Vị đạo-sĩ Subhadda bạch hỏi những điều hoài-nghi, nhưng Đức-Phật không trực tiếp giải đáp câu hỏi, mà Đức-Phật thuyết giảng trong giáo-pháp của Đức-Phật có pháp-hành bát-chánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định, nên mới có bậc Thánh thứ nhất là bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh thứ nhì là bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh thứ ba là bậc Thánh Bất-lai và bậc Thánh thứ tư là bậc Thánh A-ra-hán cao-thượng nhất.

Lắng nghe Đức-Phật thuyết pháp như vậy, vị đạo-sĩ Subhadda phát sinh đức-tin trong sạch trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, kính xin Đức-Phật cho phép thọ sa-di, tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật.

Sau khi trở thành tỳ-khưu không lâu, vị tỳ-khưu Subhadda thực-hành pháp-hành thiền-tuệ liền dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái,

Page 551: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 505

mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, trước khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn.

Vậy, Ngài Trưởng-lão Subhadda là vị tỳ-khưu cũng là bậc Thánh A-ra-hán cuối cùng của Đức-Phật Gotama.

Đức-Tăng có 2 hạng

- Thánh-Tăng (Ariyasaṃgha)

- Phàm-Tăng (Puthujjanasaṃgha) 1- Thánh-Tăng là thế nào?

Thánh-Tăng (Ariyasaṃgha) gồm có nhiều tỳ-khưu là bậc Thánh (Ariyabhikkhu) đã diệt tận được phiền não, tham-ái, ác-pháp ... tùy theo khả năng của Thánh-đạo-tuệ của mỗi bậc Thánh tỳ-khưu.

Tỳ-khưu Thánh-Tăng có 4 bậc

- Tỳ-khưu Thánh-Nhập-lưu chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

- Tỳ-khưu Thánh-Nhất-lai chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

- Tỳ-khưu Thánh-Bất-lai chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

- Tỳ-khưu Thánh A-ra-hán.

Chư tỳ-khưu-Tăng đều là bậc Thánh-nhân gọi là chư Thánh-Tăng.

2- Phàm-Tăng là thế nào?

Phàm-Tăng (Puthujjanasaṃgha) gồm có chư tỳ-khưu phàm-nhân (puthujjanabhikkhu) có từ 5 vị tỳ-khưu trở lên, chưa diệt tận được phiền-não, tham-ái, ác-pháp nào.

Page 552: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 506

Khả năng của bậc Thánh-nhân

* Các bậc Thánh-nhân ngang bằng nhau, có khả năng biết lẫn nhau, qua cuộc đàm đạo với nhau, hoặc biết bằng tha-tâm-thông của bậc Thánh-nhân.

* Thánh-nhân bậc thấp không có khả năng biết Thánh-nhân bậc cao, mà chỉ có Thánh-nhân bậc cao có khả năng biết Thánh-nhân bậc thấp mà thôi.

* Tất cả mọi hạng phàm-nhân hoàn toàn không có khả năng biết được các bậc Thánh-nhân, bởi vì, muốn biết bậc Thánh-nhân phải biết bằng tuệ-nhãn (paññā-cakkhu), không phải thấy bằng mắt-thường (maṃsa- cakkhu) hoặc trí-tuệ của hạng phàm-nhân.

Đức-Tăng suy-đồi

Sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn, trải qua thời gian lâu dài về sau theo tuần tự thời gian tuổi thọ của Phật-giáo 5.000 năm, pháp-thành Phật-giáo dần dần bị mai một, bị suy đồi, pháp-hành Phật-giáo cũng dần dần bị mai một, bị suy đồi, cuối cùng pháp-học Phật-giáo cũng dần dần bị mai một, bị suy đồi. Cho nên, trải qua thời gian lâu dài về sau, Đức-Tăng cũng dần dần bị mai một, bị suy đồi.

Theo lịch sử Phật-giáo Theravāda, kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ tư tại đảo quốc Srilankā, Phật-lịch 450 năm sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn, chư tỳ-khưu-Tăng và chư tỳ-khưu-ni-Tăng vẫn còn đông đủ.

* Theo bản dịch tiếng Myanmar Theragāthā và Therī- gāthā, phần nói đầu, mục tỳ-khưu-ni bắt đầu và kết thúc được tóm lược như sau:

Page 553: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 507

* Tỳ-khưu-ni bắt đầu từ hạ thứ 5 của Đức-Phật tại giảng đường Kuṭāgāra, gần kinh thành Vesālī, bà Mahā-pajāpatigotamī là vị tỳ-khưu-ni đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama cùng với 500 cận-sự-nữ dòng Sakya xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni. Từ đó, chư tỳ-khưu-ni-Tăng càng ngày càng được phát triển đông thêm ở trong nước.

Đến thời-kỳ Đức-vua Asoka lên ngôi khoảng 218 năm sau khi Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn, Đức-vua là Đấng Minh-quân trị vì cõi Nam-thiện-bộ-châu, cũng là người cận-sự-nam (upāsaka) có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, nên Phật-giáo được phát triển mạnh, chư tỳ-khưu và chư tỳ-khưu-ni rất đông.

Đức-vua Asoka không chỉ hộ độ chư tỳ-khưu-Tăng và chư tỳ-khưu-ni tăng trong nước, mà còn hộ độ gửi các phái đoàn chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng đi sang truyền bá Phật-giáo các nước lân cận.

Phật lịch năm 236, Đức-vua Asoka gửi phái đoàn gồm có 5 Ngài Trưởng-lão có Ngài Trưởng-lão Mahinda(1) làm trưởng đoàn sang đảo quốc Srilankā để truyền bá Phật-giáo. Vào thời-kỳ ấy, Đức-vua Devanampiyatissa trị vì đảo quốc Srilankā này là bạn thân của Đức-vua Asoka, nên Phật-giáo được phát triển tốt, có nhiều người cận-sự-nam (upāsaka) xuất gia trở thành tỳ-khưu, cũng có những cận-sự-nữ (upāsikā) có ý nguyện muốn xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni.

Đức-vua Asoka gửi phái đoàn chư Đại-đức tỳ-khưu-ni-Tăng do Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Saṃghamittā (2) làm

1 Ngài vốn là Thái-tử và Đức-vua Asoka, nay là bậc Thánh A-ra-hán. 2 Ngài vốn là Công-chúa của Đức-vua Asoka, nay là bậc Thánh A-ra-hán.

Page 554: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 508

trưởng đoàn sang đảo quốc Srilankā, để làm lễ xuất-gia trở thành tỳ-khưu-ni cho những cận-sự-nữ (upāsikā) trong hoàng tộc và dân chúng.

Trên đảo quốc Srilankā, Phật-giáo được thịnh hành và phát triển tốt, từ Đức-vua cùng các quan trong triều cho đến dân chúng có đức-tin nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, có nhiều người xuất gia trở thành tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni rất đông.

Đến thời-kỳ Đức-vua Vaṭṭagāmani là cận-sự-nam (upāsaka) có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, hộ độ chư Ngài Đại-Trưởng-lão trong kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi tại đảo quốc Srilankā vào khoảng thời gian 450 năm sau khi Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn.

Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi lần thứ tư này, trọn bộ Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi được ghi chép bằng chữ viết trên lá buông, suốt 1 năm mới hoàn tất, rồi chư Ngài Đại-Trưởng-lão kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi bằng khẩu một lần nữa.

Trong khoảng thời gian ấy, trên đảo quốc Srilankā, chư tỳ-khưu-Tăng và chư tỳ-khưu-ni-Tăng vẫn còn.

* Theo sự nhận định của chư Đại-Trưởng-lão dịch bộ Theragāthā và Therīgāthā, phần nói đầu bằng tiếng Myanmar. Về sau thời gian đến khoảng sau Phật-lịch 500 năm tỳ-khưu-ni không còn nữa, chỉ còn chư tỳ-khưu-Tăng trên đảo quốc Srilankā mà thôi.

Hiện nay, chư tỳ-khưu-Tăng theo truyền thống Phật-giáo nguyên-thuỷ Theravāda đang hiện hữu trong các nước Tích Lan (Srilankā), nước Miến Điện (Myanmar), nước Thái Lan, nước Lào, nước Campuchia, v.v… rất đông.

Page 555: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 509

Trong thời vị-lai, theo diễn tiến thời gian về sau, chư tỳ-khưu càng ngày càng dần dần giảm đức-tin nơi Tam-bảo, dần dần giảm trí-tuệ hiểu biết đúng đắn trong pháp-học Phật-giáo.

Đó là nguyên-nhân làm cho pháp-thành Phật-giáo dần dần bị mai một, bị suy thoái; pháp-hành Phật-giáo dần dần bị mai một, bị suy thoái; và pháp-học Phật-giáo dần dần bị mai một, bị suy thoái theo thời gian theo tuổi thọ của Phật-giáo 5.000 năm.

Mặc dù Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi và Tạng Kinh Pāḷi bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn, chỉ còn Tạng Luật Pāḷi, thì Phật-giáo vẫn chưa bị mai một, chưa bị suy đồi.

Đến khi Tạng Luật Pāḷi bắt đầu dần dần bị mai một, bị suy thoái, mà chư tỳ-khưu-Tăng vẫn còn hành-tăng-sự (Saṃghakamma) trong những ngày giới uposathakamma hằng tháng, và hành-tăng-sự lễ thọ tỳ-khưu, v.v… thì Đức-Tăng vẫn chưa bị mai một, chưa bị suy đồi.

Theo quá trình diễn tiến của thời gian về sau, tỳ-khưu càng ngày càng dần dần giảm đức-tin nơi Tam Bảo, cho nên có số tỳ-khưu không tôn trọng nghiêm chỉnh giữ gìn tất cả mọi điều-giới luật mà Đức-Phật đã chế định và ban hành đến chư tỳ-khưu.

Số tỳ-khưu ấy coi thường, nên phạm các điều-giới nhẹ (lahuka āpatti), phạm giới nói bậy (dubbhāsita āpatti), phạm giới hành bậy (dukkaṭa āpatti) rồi dần dần phạm giới pācittiya (pācittiya āpatti), cho đến phạm giới trọng (thullaccaya āpatti).

Những giới điều này thuộc về giới nhẹ (lahuka āpatti), vị tỳ-khưu nào đã phạm những giới nhẹ này, nếu biết tôn trọng giới thì vị tỳ-khưu ấy có thể làm lễ sám hối những giới ấy với một vị tỳ-khưu khác không phạm

Page 556: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 510

giới ấy. Sau khi đã sám hối xong, vị tỳ-khưu ấy có giới trong sạch trở lại.

Theo tuần tự thời gian lâu dài về sau, tỳ-khưu phạm giới nặng (garuka āpatti).

Giới nặng có hai loại giới là điều-giới saṃghādisesa (giới xin hành phạt) và điều-giới pārājika (giới bại hoại phẩm hạnh tỳ-khưu).

* Nếu vị tỳ-khưu nào đã phạm giới saṃghādisesa (Saṃghādisesa āpatti) nào thì vị tỳ-khưu ấy vẫn còn phẩm hạnh tỳ-khưu, nhưng vị tỳ-khưu ấy đã phạm giới mà không thể sám hối được, bởi vì giới saṃghādisesa này thuộc về giới nặng, nên vị tỳ-khưu ấy phải xin chịu hành phạt và trải qua 3 giai đoạn hành parivāsakamma, mānattakamma, abbhānakamma để cho giới được trong sạch trở lại, theo luật mà Đức-Phật đã chế định và ban hành đến chư tỳ-khưu.

* Nếu vị tỳ-khưu nào phạm giới Pārājika (Pārājika āpatti: Phạm giới bại hoại phẩm hạnh tỳ-khưu) thì vị tỳ-khưu ấy mất phẩm-hạnh tỳ-khưu, phải hoàn tục trở lại người cận-sự-nam tại gia, hoặc có thể xuống bậc thấp, trở thành vị sa-di suốt đời, không bao giờ thọ tỳ-khưu được nữa.

Trong thời vị-lai, Tạng Luật Pāḷi bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn, do tỳ-khưu phàm-nhân không còn hiểu biết về giới luật, về cách hành-tăng-sự, …

Chư tỳ-khưu ấy có những hành vi cử chỉ, nói năng biểu hiện ra nơi thân và khẩu không làm cho người khác phát sinh đức-tin. Tỳ-khưu ấy không hành thiện-pháp mà hành ác-pháp do bởi phiền-não, tham-ái, tạo nên ác-nghiệp do thân, khẩu, ý, tự làm khổ mình, làm khổ người.

Trong thời vị-lai, gần mãn tuổi thọ Phật-giáo 5.000

Page 557: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Đức-Tăng (Saṃgha) 511

năm, tỳ-khưu chỉ còn là cái tên gọi “bhikkhu: tỳ-khưu” mà không có giới của tỳ-khưu, mặc y nhuộm không đúng màu theo Đức-Phật đã chế định.

Trải qua thời gian sau nữa, tỳ-khưu may y vai trái mặc choàng phần trên thân, y nội mặc che phần dưới thân, không còn cắt ra thành 5 hoặc 7 điều như luật Đức-Phật đã chế định, chỉ may tấm vải dính lại để mặc.

Khi chư tỳ-khưu đi khất thực, không ôm bát đàng hoàng, mà chỉ cầm cái bát bằng bàn tay, giống như nhóm ngoại đạo hành khất xin ăn.

Thời gian sau nữa, tỳ-khưu ấy nghĩ: “Lợi ích gì chúng ta mặc tấm vải y lớn này, ta chỉ cần cắt một mảnh y nhỏ quấn vào cổ, hoặc cột vào cổ tay, hoặc quấn trên đầu để thuận tiện làm công việc nuôi sống gia đình.”

Tuy vậy, Đức-Phật dạy Ngài Trưởng-lão Ānanda rằng:

- Này Ānanda! Trong thời vị-lai, có hạng người tên gọi là tỳ-khưu “bhikkhu” chỉ còn mảnh y nhỏ quấn cổ, hoặc cột ở cổ tay là người phạm giới, hành ác-pháp, nhưng thí chủ có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, có tác-ý thiện-tâm làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến chư tỳ-khưu-Tăng, trong số tỳ-khưu không có giới ấy.

- Này Ānanda! Người thí-chủ làm phước-thiện bố-thí, sự cúng dường đến chư tỳ-khưu-Tăng trong thời vị-lai ấy, Như-Lai dạy rằng:

“Phước-thiện bố-thí ấy vẫn có quả-báu vô lượng không sao kể xiết được.”

Như-Lai không hề dạy trực tiếp hoặc gián tiếp rằng:

“Thí chủ làm phước-thiện bố-thí đến cá nhân thọ-thí, được quả báu nhiều hơn là làm phước-thiện bố-thí đến chư tỳ-khưu-Tăng-thí.”(1) 1 Maj. Uparipaṇṇāsa. Kinh Dakkhiṇāvibhaṅgasutta.

Page 558: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 512

Qua đoạn kinh trên, Đức-Phật dạy những thí chủ làm phước-thiện bố-thí cúng dường, với tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm hướng tâm đến chư tỳ-khưu-Tăng, nên thí-chủ có được phước-thiện bố-thí vô lượng.

Thật ra, chỉ có cá nhân tỳ-khưu phạm giới (bhikkhu dussīla) mà thôi.

Tiếp theo qua thời gian về sau nữa, tỳ-khưu ấy nghĩ rằng: “Lợi ích gì mảnh y nhỏ quấn vào cổ, hoặc cột vào cổ tay này.”

Chư tỳ-khưu ấy cởi vất bỏ mảnh y nhỏ kia, mặc bộ đồ màu trắng “setavatthaṃ” của người tại gia. Khi ấy, hình tướng của tỳ-khưu hoàn toàn bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn (liṅga antaradhāna).

Phật-Giáo suy đồi

Đến 5.000 năm mãn tuổi thọ của Phật-giáo, khi ấy, Phật-giáo hoàn toàn không còn nữa, nghĩa là Đức-Pháp là pháp-thành Phật-giáo, pháp-hành Phật-giáo, pháp-học Phật-giáo và Đức-Tăng là chư tỳ-khưu-Tăng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama hoàn toàn không còn trên cõi người này, do không có tỳ-khưu thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật giữ gìn duy trì Phật-giáo nữa.

Xá-lợi Đức-Phật Niết-bàn (Dhātuparinibbāna)

Đức-Phật Gotama có ba loại Niết-bàn:

1- Kilesaparinibbāna: Phiền-não Niết-bàn. 2- Khandhaparinibbāna: Ngũ-uẩn Niết-bàn. 3- Dhātuparinibbāna: Xá-lợi Đức-Phật Niết-bàn.

Parinibbāna nghĩa là “tịch-diệt” khi tịch diệt rồi không còn nhân-duyên (paccaya) phát sinh lại nữa gọi là parinibbāna, cũng gọi là Nibbāna.

Page 559: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Phật-Giáo Suy Đồi

513

Thông thường, các pháp-hữu-vi (saṅkhatadhamma) là tâm, tâm-sở, sắc-pháp được cấu tạo do bởi 4 nhân-duyên: nghiệp (kamma), tâm (citta), thời-tiết (utu), vật-thực (āhāra), cho nên, pháp-hữu-vi này sau khi diệt rồi, còn có nhân-duyên, nên phát sinh pháp-hữu-vi khác liên tục không ngừng, từ kiếp này sang kiếp khác, từ vô thuỷ cho đến kiếp hiện-tại cuối cùng của bậc Thánh A-ra-hán.

Song Niết-bàn thuộc về pháp-vô-vi (asaṅkhata-dhamma), không do bởi một nhân-duyên nào cấu tạo, cho nên khi tịch diệt rồi không có nhân-duyên nào làm cho phát sinh được nữa.

* Đức Bồ Tát Siddhattha chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi phiền-não không còn dư sót nữa, gọi là Kilesa-parinibbāna: Phiền-não Niết-bàn (nghĩa là tất cả mọi phiền-não đã diệt rồi, vĩnh viễn không có nhân-duyên phát sinh phiền-não được nữa), tại cội Đại-Bồ-đề trong khu rừng Uruvelā (nay gọi là Buddhagayā, tại nước Ấn-Độ) vào canh chót đêm rằm tháng tư (âm-lịch), trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong muôn ngàn cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama, lúc ấy tròn đúng 35 tuổi.

* Đức-Phật Gotama thuyết-pháp tế độ chúng-sinh suốt 45 năm. Đến ngày rằm tháng tư (âm-lịch) Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn gọi là Khandhaparinibbāna: Ngũ-uẩn Niết-bàn (nghĩa là ngũ-uẩn đã diệt rồi, vĩnh viễn không có nhân-duyên sinh ngũ-uẩn khác được nữa), tại khu rừng Kusinārā. Đức-Phật tròn đúng 80 tuổi.

Page 560: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 514

* Trong thời vị-lai, khi Phật-giáo bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn trong cõi người này, khi ấy, tất cả mọi Xá-lợi của Đức-Phật Gotama đều tịch diệt Niết-bàn gọi là Dhātuparinibbāna: Xá-lợi Đức-Phật Gotama Niết-bàn hoàn toàn không còn viên nào dù nhỏ nhất bằng hạt cải.

Xá-lợi Đức-Phật Gotama Niết-bàn như thế nào?

Xá-lợi Đức-Phật Gotama Niết-bàn nghĩa là tất cả mọi Xá-lợi cỡ lớn nhỏ của Đức-Phật Gotama đều tịch diệt Niết-bàn, không còn dư sót lại trong toàn các cõi-giới chúng sinh.

Chư Phật Chánh-Đẳng-Giác mới có Xá-lợi Đức-Phật Niết-bàn, còn chư Phật-Độc-Giác, chư Thánh A-ra-hán thanh-văn-giác chỉ có Phiền-não Niết-bàn và Ngũ-uẩn Niết-bàn mà thôi, không có Xá-lợi Niết-bàn.

Do năng lực phát nguyện của Đức-Phật Gotama, đến khi Phật-giáo bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn mất hẳn trong cõi người này, loài người không còn biết lễ bái cúng dường Xá-lợi của Đức-Phật Gotama nữa.

Khi ấy, tất cả Xá-lợi của Đức-Phật Gotama hiện có trên toàn cõi người, cõi Long-vương, cõi trời dục-giới, Xá-lợi của Đức-Phật Gotama dù lớn, dù nhỏ như hạt cải cũng đều tụ hội lại một chỗ tại cội Đại-Bồ-đề xưa, nơi mà Đức-Bồ-tát Siddhattha trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama, nay gọi là Buddhagayā, tại nước Ấn-Độ.

Tất cả mọi Xá-lợi của Đức-Phật Gotama dù lớn dù nhỏ đều kết dính lại thành pho tượng kim thân Đức-Phật Gotama trong tư thế ngồi kiết già có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân và 80 tướng tốt phụ ngồi ngự tại cội Đại-Bồ-đề, phát ra hào quang sáu màu, như có

Page 561: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Phật-Giáo Suy Đồi

515

phép thần thông, giống như hồi Đức-Phật hóa phép-thần-thông yamakapaṭihāriya.

Trong thời-kỳ ấy, loài người không có một ai đến chiêm-bái cúng dường, bởi vì loài người không còn ai hiểu biết đến Xá-lợi Đức-Phật Gotama, mà chỉ có chư- thiên, chư phạm-thiên trong mười ngàn cõi giới tụ hội chiêm-bái cúng dường, than vãn rằng:

“Ajja satthā parinibbāti, ajja sāsanaṃ osakkati, pacchimadassanaṃ dāni idaṃ amhākaṃ.(1)”

“Hôm nay, Đức-Thế-Tôn là bậc Thiên-Nhân-sư tịch diệt Xá-lợi Niết-bàn, hôm nay, Phật-giáo bị tiêu diệt hoàn toàn. Bây giờ, đây là sự chiêm-bái cúng dường Xá-lợi Đức-Phật lần cuối cùng của chúng ta.”

Sau đó, hỏa-đại (chất lửa) phát xuất từ pho tượng kim thân Đức-Phật Gotama. Thật phi thường chưa từng có, ngọn lửa phát ra từ pho tượng kim thân Đức-Phật Gotama phóng lên tận cõi trời phạm-thiên. Khi viên Xá-lợi nhỏ bằng hạt cải còn, thì ngọn lửa vẫn còn, cho đến khi tất cả mọi Xá-lợi của Đức-Phật Gotama đều bị tịch diệt mất hẳn không còn dư sót lại. Khi ấy, ngọn lửa mới tắt hẳn.

Như vậy, gọi là Xá-lợi Đức-Phật Niết-bàn nghĩa là tất cả Xá-lợi của Đức-Phật Gotama đều tịch diệt lần cuối cùng trên thế gian này, đồng thời giáo-pháp của Đức-Phật Gotama cũng bị tiêu hoại hoàn toàn trong cõi người, bởi vì, các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama không còn trong cõi người này nữa.

Song các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama là chư-thiên, chư phạm-thiên gồm cả bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama lẫn hạng phàm là chư-thiên, chư phạm-thiên vẫn còn trong các cõi trời 1 Chú-giải Aṅguttaranikāya, phần Ekakanipāta.

Page 562: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 516

dục-giới, cõi trời sắc-giới phạm-thiên, cõi trời vô-sắc-giới phạm-thiên cho đến mãn kiếp của họ.

Toàn thể chư-thiên, chư phạm-thiên phát sinh động-tâm (saṃvega), thành kính cúng dường những đóa hoa trời, vật thơm trời, cúng dường Xá-lợi Đức-Phật Gotama.

Còn chư-thiên, chư phạm-thiên còn phàm (chưa phải là Thánh) phát nguyện rằng:

“Anāgate uppajjanakaṃ Buddhaṃ passituṃ labhissāma Bhagavā.(1)”

“Kính bạch Đức-Thế-Tôn, do phước-thiện lễ bái cúng dường Xá-lợi Đức-Phật Gotama này, cầu mong tất cả chúng con có duyên lành sẽ đến hầu Đức-Phật xuất hiện trong thời vị-lai.”

Phát nguyện xong, chư-thiên, chư phạm-thiên trở về cõi trời của mình. Từ đó, cõi người mất hẳn ánh sáng của chánh-pháp, ác-pháp càng ngày càng tăng trưởng, ngược lại thiện-pháp càng ngày càng suy thoái dần dần, nỗi khổ thân, khổ tâm càng ngày càng tăng, tuổi thọ con người càng ngày càng giảm. Khi mọi ác-pháp càng tăng trưởng, thì tuổi thọ con người lại càng giảm dần, giảm dần cho đến khi tuổi thọ con người còn khoảng 10 năm.

Vào thời-kỳ ấy, nạn chém giết lẫn nhau sẽ xảy ra vô cùng tàn khốc, khủng khiếp, không còn biết phân biệt bà con thân bằng quyến thuộc, bạn bè, anh em, thậm chí không còn biết đến cha mẹ con cái nữa.

Một số người hoảng sợ sẽ chạy vào rừng trốn thoát thân, khi biết nạn chém giết không còn nữa, nên số người ấy gặp lại nhau, cam kết với nhau sẽ không giết hại lẫn nhau nữa.

1 Chú-giải Aṅguttaranikāya, phần Ekakanipāta.

Page 563: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Phật-Giáo Suy Đồi

517

Con người bắt đầu biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết giữ giới, thiện-pháp bắt đầu tăng trưởng dần dần, còn ác-pháp bắt đầu suy thoái dần dần. Nhờ vậy, tuổi thọ con người càng ngày càng tăng trưởng lên từ 10 năm, 20 năm, 100 năm, 1.000 năm, 1000 ngàn năm, v.v…

Khi mọi thiện-pháp càng ngày càng tăng trưởng lên, thì tuổi-thọ con người tăng dần, tăng dần cho đến tột đỉnh A-tăng-kỳ năm.(1)

Thời-kỳ ấy, con người có tuổi thọ sống lâu, nên sinh tâm dể duôi (thất niệm), ác-pháp lại bắt đầu phát sinh ... Do nguyên nhân ấy làm cho tuổi-thọ con người giảm dần, giảm dần cho đến thời-kỳ con người có tuổi thọ khoảng 80 ngàn năm.

Trong thời vị-lai, thời-kỳ con người có tuổi thọ khoảng 80 ngàn năm, khi ấy, Đức-Phật Metteyya sẽ xuất hiện trên thế gian, cùng trong kiếp trái đất này mà chúng ta đang sống.

Kiếp trái đất này gọi là Bhaddakappa có nhiều diễm phúc nhất, bởi vì Bhaddakappa này có 5 Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác theo tuần tự xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất này.

Mỗi Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian đều có khoảng cách thời gian trải qua một chu kỳ tuổi thọ con người giảm dần đến tột cùng chỉ còn 10 năm, rồi tuổi thọ lại tăng dần đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm (số 1 đứng đầu theo sau có 140 số 0), rồi tuổi thọ lại giảm dần đến thời-kỳ tuổi thọ con người mà Đức-

1 A-tăng-kỳ năm tính theo số lượng, số 1 đứng đầu theo sau 140 số không (0), viết tắt là 10140.

Page 564: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG I: 3 NGÔI CAO CẢ 518

Phật Chánh-Đẳng-Giác chọn thời điểm xuất hiện trên thế gian như sau:

Trong thời-kỳ quá khứ đã có 3 Đức-Phật xuất hiện theo tuần tự trong kiếp trái đất này:

1- Đức-Phật Kakusandha xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 40 ngàn năm.

2- Đức-Phật Koṇāgamana xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 30 ngàn năm.

3- Đức-Phật Kassapa xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 20 ngàn năm.

Trong thời hiện-tại Đức-Phật Gotama của chúng ta xuất hiện trên thế gian trong thời đại con người có tuổi thọ khoảng 100 năm. Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn lúc tròn 80 tuổi.

Trong thời vị-lai, trong cùng kiếp trái đất gọi là Bhaddakappa này, vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 80 ngàn năm, Đức-Phật Metteyya sẽ xuất hiện trên thế gian. Đức-Phật Metteyya có tuổi thọ 80.000 năm mới tịch diệt Niết-bàn.

Con người đang sinh sống trong thời-kỳ 1 a-tăng-kỳ trụ của kiếp trái đất. Trong thời vị-lai, sau khi Đức-Phật Metteyya tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật Metteyya bị mai một, bị tiêu hoại hoàn toàn trong cõi người, ác-pháp dần dần tăng trưởng, còn thiện-pháp lại dần dần bị suy thoái, tuổi thọ con người cũng dần dần giảm xuống đến cùng tột.

Đến thời cuối cùng, kiếp trái đất này sẽ bị tiêu hoại dần không có chúng-sinh nào sinh sống, trải qua 1 a-tăng-kỳ hoại trái đất không còn nữa, rồi sẽ tiếp đến 1 a-tăng-kỳ không, rồi sẽ tiếp đến 1 a-tăng-kỳ thành một kiếp trái đất mới khác chưa có chúng-sinh nào đến sinh.

Page 565: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Phật-Giáo Suy Đồi

519

Như vậy, 1 đại-kiếp trái đất trải qua 4 a-tăng-kỳ: 1 a-tăng-kỳ thành, 1 a-tăng-kỳ trụ, 1 a-tăng-kỳ hoại, 1 a-tăng-kỳ không.

Các loài chúng-sinh chỉ sinh sống trong 1 a-tăng-kỳ trụ của kiếp trái đất mà thôi.

Theo lịch sử tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, từ Đức-Phật này đến Đức-Phật kia có khi trải qua vô số kiếp trái đất không có Đức-Phật nào xuất hiện trên thế gian gọi là Suññakappa: Kiếp trái đất không có Đức-Phật.

Kiếp trái đất mà chúng ta đang sinh sống, thật là vô cùng diễm phúc, có đến 5 Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác tuần tự xuất hiện trên thế gian là:

Đức-Phật Kakusandha, Đức-Phật Koṇāgamana, Đức-Phật Kassapa, Đức-Phật Gotama, Đức-Phật Metteyya.

(Chương I: Ba Ngôi Cao Cả đã trình bày xong)

Page 566: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 520

CHƯƠNG II

TAM-BẢO

(RATANATTAYA)

Chương I Ba Ngôi Cao Cả đã trình bày xong, tiếp theo chương II Tam-Bảo: Ratanattaya như sau:

Ratana: Bảo là gì?

Bảo hay báu (ratana) nghĩa là những gì quý báu đáng hài lòng, đáng hoan hỷ, đáng tôn trọng nhất.

Chú-giải bài kinh Dhātuvibhaṅgasutta(1) trình bày những châu báu (ratana) được tóm lược như sau:

Chọn món quà vô giá

Đức-vua Bimbisāra ngự tại kinh-thành Rājagaha trị vì quốc độ Magadha (trung-xứ), Đức-vua muốn chọn một món quà quý báu nhất để gửi biếu Đức-vua Pukkusāti, người bạn thân thiết ngự tại kinh-thành Takkasīlā ở xứ biên địa. Đức-vua Bimbisāra suy xét rằng:

Trong đời này châu báu có hai loại:

- Vật báu là vàng, bạc, kim cương, ngọc maṇi, ... - Sinh-mạng báu là những chúng-sinh cao quý, ...

Trong hai loại báu này, sinh-mạng báu là cao quý hơn.

Sinh-mạng báu có hai loại:

- Gia-súc báu là ngựa báu, voi báu, ... - Nhân-loại báu là bậc thiện-trí có tài, có đức, ...

Trong hai loại báu này, nhân-loại báu là cao quý hơn.

1 Majjhimanikāya, Uparipaṇṇāsa, Kinh Dhātuvibhaṅgasutta.

Page 567: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Tam-Bảo

521

Nhân-loại báu có hai hạng: - Nữ báu là Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-Chuyển-

luân Thánh-vương. - Nam báu là Đức-Chuyển-luân Thánh-vương.

Trong hai loại báu này, nam báu quý hơn nữ báu, bởi vì người nữ quý trọng người nam.

Nam báu có hai hạng:

- Người tại gia báu là Đức-vua, Đức-Chuyển-luân Thánh-vương, ...

- Bậc xuất-gia báu là vị sa-di, vị tỳ-khưu, ...

Trong hai hạng người báu này, dù là Đức-vua hay Đức-Chuyển-luân Thánh-vương cũng cung kính đảnh lễ vị sa-di, vị tỳ-khưu.

Vì vậy, bậc xuất-gia báu là cao quý hơn cả.

Bậc xuất-gia báu có hai bậc:

- Bậc Hữu-học báu là hạng thiện-trí phàm-nhân và 3 bậc Thánh-nhân: Bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai là bậc còn phải học và hành giới-định-tuệ.

- Bậc Vô-học báu là bậc Thánh A-ra-hán là Bậc đã học và hành giới-định-tuệ đầy đủ xong rồi, không còn học và hành giới-định-tuệ nữa.

Ân-đức của 100 ngàn vị Thánh Hữu-học cũng không bằng ân-đức của một vị Thánh Vô-học (bậc Thánh A-ra-hán).

Vì vậy, trong hai bậc Thánh này, bậc Thánh Vô-học (bậc Thánh A-ra-hán) là cao quý hơn cả.

Bậc Thánh Vô-học báu có hai bậc:

- Bậc Thánh Thanh-văn Vô-học báu là bậc Thánh A-ra-hán thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Page 568: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 522

- Đức-Phật-bảo là Bậc chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, gọi là Đức-Phật-bảo.

Ân-đức của 100 ngàn vị Thánh thanh-văn Vô-học báu, cũng không bằng ân-đức của một Đức-Phật-bảo.

Vì vậy, trong hai Bậc này, Đức-Phật-bảo là cao thượng hơn cả.

Đức-Phật-bảo có hai bậc:

- Đức-Phật Độc-Giác là Bậc chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, gọi là Đức-Phật Độc-Giác.

Đức-Phật Độc-Giác có nhiều Vị cùng một thời, song Đức-Phật Độc-Giác không giáo huấn chúng-sinh cùng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Ngài, nên không có người chứng đắc thành bậc Thánh-nhân.

- Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác là Bậc chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị trong toàn cõi-giới chúng-sinh.

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có khả năng đặc biệt thuyết pháp giáo huấn chúng-sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn được.

Ân-đức của 100 ngàn Đức-Phật Độc-Giác cũng không bằng ân-đức của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Vì vậy, trong hai Đức-Phật-bảo này, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác là cao thượng hơn cả.

Page 569: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Tam-Bảo

523

Sau khi suy xét xong, Đức-vua Bimbisāra truyền hỏi nhóm sứ giả của Đức-vua Pukkusāti rằng:

- Này các khanh! Đức-vua Pukkusāti ngự tại kinh-thành Takkasīlā có hay biết Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng đã xuất hiện trên thế gian này hay không?

Đoàn sứ giả tâu với Đức-vua Bimbisāra rằng:

- Muôn tâu Đại-vương, trong kinh-thành Takkasīlā chưa từng nghe đến danh hiệu của Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng, thì Đức-vua của hạ thần làm sao hay biết được Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng đã xuất hiện trên thế gian. Tâu Đại-vương.

Đức-vua Bimbisāra suy xét rằng:

“Đức-vua Pukkusāti người bạn thân thiết của ta chưa hề hay biết Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng đã xuất hiện trên thế gian.

Vậy, ta nên chọn Ân-Đức-Phật, Ân-Đức-Pháp, Ân-Đức-Tăng làm món quà pháp vô giá biếu Đức-vua Pukkusāti.”

Món quà Đức-Pháp-Bảo

Đức-vua Bimbisāra lấy một tấm biển vàng ròng không mỏng, không dày, chiều dài 4 hắc tay (cùi), chiều rộng một gang tay, ngự lên tầng lầu cao, Đức-vua phát nguyện thọ trì bát-giới uposathasīla, để thân và khẩu được trong sạch. Đầu tiên Đức-vua khắc ghi 9 Ân-Đức-Phật trên tấm biển vàng ròng như sau:

Buddhaguṇa: Ân-Đức-Phật

“Itipi so Bhagavā Arahaṃ, Sammāsambuddho, Vijjācaraṇasampanno, Sugato, Lokavidū, Anuttaro Purisadammasārathi, Satthā devamanussānaṃ, Buddho, Bhagavā.”

Page 570: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 524

Ý nghĩa 9 Ân-Đức-Phật:

1- Arahaṃ: Đức A-ra-hán là Bậc cao thượng có thân khẩu ý hoàn toàn trong sạch và thanh-tịnh, xứng đáng thọ nhận sự lễ bái cúng dường của chư-thiên, phạm-thiên và nhân-loại.

2- Sammāsambuddho: Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác là Bậc chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đặc biệt diệt được mọi tiền khiên tật, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị trong toàn muôn ngàn cõi-giới chúng-sinh.

3- Vijjācaraṇasampanno: Đức Minh-Hạnh-Túc là Bậc có đầy đủ trọn vẹn Tam-minh, Bát-minh và 15 Đức-hạnh cao thượng.

4- Sugato: Đức Thiện-Ngôn là Bậc thuyết pháp chân-lý đem lại lợi ích thật sự cho chúng-sinh.

5- Lokavidū: Đức Thông-Suốt Tam-tổng-pháp là Bậc thấy rõ, biết rõ tổng các loài chúng-sinh, tổng các cõi chúng-sinh, tổng các pháp-hành.

6- Anuttaro purisadammasārathi: Đức Vô-Thượng giáo hóa chúng-sinh là Bậc giáo huấn chúng-sinh cải tà quy chánh, cải ác làm thiện, từ hạng phàm-nhân lên bậc Thánh-nhân.

7- Satthā devamanussānaṃ: Đức Thiên-Nhân-Sư là Bậc Thầy của chư-thiên, chư phạm-thiên, nhân-loại, …

8- Buddho: Đức-Phật là Bậc tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đặc biệt diệt

Page 571: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Tam-Bảo

525

được mọi tiền khiên tật, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn muôn ngàn cõi-giới chúng-sinh.

Đức-Phật có khả năng đặc biệt thuyết pháp giáo huấn chúng-sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, cũng chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn tùy theo năng lực của pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ- pháp-chủ của mỗi chúng-sinh.

9- Bhagavā: Đức-Thế-Tôn là Bậc có 6 ân-đức đặc biệt do đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật của Đức-Phật.

Đức-vua khắc câu kệ tán dương Ân-Đức-Phật.

“Yaṃ kiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā, Saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ. Na no samaṃ atthi Tathāgatena, Idampi Buddhe ratanaṃ paṇītaṃ, Etena saccena suvatthi hotu.”(1)

Tất cả mọi châu báu trong cõi người, Trong cõi Long cung, cùng các cõi trời, Cũng không thể sánh bằng Đức-Phật-bảo, Đức-Phật này là châu báu vô thượng. Do năng lực của lời chân thật này Cầu mong mọi chúng-sinh được an lành.

Tiếp theo Đức-vua khắc ghi 6 Ân-Đức-Pháp: Dhammaguṇa: Ân-Đức-Pháp

“Svākkhāto Bhagavatā Dhammo, Sandiṭṭhiko, Akāliko, Ehipassiko, Opaneyyiko, Paccattaṃ veditabbo viññūhi.”

1 Bộ Khuddakanikāya, Suttanipāta, Kinh Rattanasutta.

Page 572: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 526

Ý nghĩa 6 Ân-Đức-Pháp:

1- Svākkhāto dhammo: Pháp gồm có 10 chánh-pháp mà Đức-Phật đã thuyết giảng hoàn hảo phần đầu, phần giữa, phần cuối, có ý nghĩa đầy đủ, văn chương trong sáng, rõ ràng và thanh-tịnh.

10 chánh-pháp là:

- Pháp học chánh-pháp. - 9 Pháp siêu-tam-giới (4 Thánh-đạo + 4 Thánh-quả

+ 1 Niết-bàn).

2- Sandiṭṭhiko dhammo: Chánh-pháp gồm 9 pháp siêu-tam-giới mà chư Thánh-nhân đã chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, rồi tự thấy, tự biết pháp ấy bằng trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới của mình.

3- Akāliko dhammo: Chánh-pháp đó là 4 Thánh-đạo cho quả tương xứng 4 Thánh-quả không có thời gian ngăn cách, nghĩa là sau khi chứng đắc Thánh-đạo nào liền cho Thánh-quả ấy sau một sát-na tâm diệt rồi sinh.

4- Ehipassiko dhammo: Chánh-pháp đó là 9 pháp siêu-tam-giới thuộc chân-nghĩa-pháp rất trong sạch và thanh-tịnh, nên dám mời đến để thực chứng, thực đắc.

5- Opaneyyiko dhammo: Chánh-pháp đó là 9 pháp siêu-tam-giới là pháp nên hướng tâm chứng đắc trước tiên, để mong giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

6- Paccattaṃ veditabbo viññūhi dhammo: Chánh-pháp đó là 9 pháp siêu-tam-giới mà chư bậc thiện-trí Thánh-nhân đã chứng đắc rồi, tự mình biết rõ, tự mình nhập Thánh-quả hưởng an lạc Niết-bàn tịch tịnh.

Đức-vua khắc câu kệ tán dương Ân-Đức-Pháp:

Page 573: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Tam-Bảo

527

“Yaṃ Buddhaseṭṭho parivaṇṇayī suciṃ, Samādhimānantarikaññamāhu. Samādhinā tena samo na vijjati. Idampi Dhamme ratanaṃ paṇītaṃ Etena saccena suvatthi hotu.”(1)

Đức-Phật cao thượng nhất thường tán dương, Chánh-định thanh-tịnh trong Thánh-đạo nào, Cho liền Thánh-quả ấy không ngăn cách, Mà các bậc thiền-định trong tam-giới, Không sánh bằng chánh-định siêu-tam-giới, Đức-Pháp này là châu báu vô thượng, Do năng lực của lời chân thật này, Cầu mong mọi chúng-sinh được an lành.

Tiếp theo Đức-vua khắc ghi 9 Ân-Đức-Tăng:

Saṃghaguṇa: Ân Đức-Tăng

“Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, ujup- paṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, ñāyappatipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, sāmīcippaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho. Yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā, esa Bhagavato sāvakasaṃgho, āhuneyyo, pāhuneyyo, dakkhiṇeyyo, añjalikaraṇīyo, anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa.”

Ý nghĩa 9 Ân-Đức-Tăng:

1- Suppaṭipanno: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc đã thực-hành nghiêm chỉnh đúng theo lời giáo huấn của Đức-Phật.

2- Ujuppaṭipanno: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc đã thực-hành trung thực đúng theo pháp-hành trung-đạo, không quanh co lầm lạc. 1 Bộ Khuddakanikāya, Suttanipāta, kinh Ratanasutta.

Page 574: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 528

3- Ñāyappaṭipanno: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc đã thực-hành theo pháp-hành bát-chánh-đạo chứng ngộ Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

4- Sāmīcippaṭipanno: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc đã thực-hành giới-định-tuệ đúng đắn xứng đáng để chúng-sinh tôn kính lễ bái cúng dường.

Cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā, esa Bhagavato sāvakasaṃgho: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn có 4 đôi thành 8 bậc Thánh (tính theo tâm siêu-tam-giới).

Chư Thánh thanh-văn đệ-tử có 4 đôi

Nhập-lưu Thánh-đạo Nhập-lưu Thánh-quả Nhất-lai Thánh-đạo Nhất-lai Thánh-quả Bất-lai Thánh-đạo Bất-lai Thánh-quả A-ra-hán Thánh-đạo A-ra-hán Thánh-quả

Chư Thánh thanh-văn đệ-tử có 8 bậc Thánh:

4 Thánh-đạo:

- Nhập-lưu Thánh-đạo (Sotāpattimagga). - Nhất-lai Thánh-đạo (Sakadāgāmimagga). - Bất-lai Thánh-đạo (Anāgāmimagga). - A-ra-hán Thánh-đạo (Arahattamagga).

4 Thánh-quả:

- Nhập-lưu Thánh-quả (Sotāpattiphala). - Nhất-lai Thánh-quả (Sakadāgāmiphala). - Bất-lai Thánh-quả (Anāgāmiphala). - A-ra-hán Thánh-quả (Arahattaphala).

5- Āhuneyyo: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ

Page 575: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Tam-Bảo

529

vật dụng mà thí chủ từ phương xa đem đến cúng dường quý Ngài, để mong được quả báu lớn.

6- Pāhuneyyo: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng mà thí chủ dành cho những vị khách quý như quý Ngài.

7- Dakkhiṇeyyo: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng mà thí chủ có đức-tin trong sạch nơi Tam- bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, đem dâng cúng đến quý Ngài, để mong được quả báu tốt lành cho mình và những người thân quyến.

8- Añjalikaraṇīyo: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc xứng đáng cho chúng-sinh chắp tay cung kính lễ bái cúng dường.

9- Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là phước điền cao thượng của chúng-sinh không đâu sánh được.

Đức-vua khắc câu kệ tán dương Ân-Đức-Tăng.

“Ye puggalā aṭṭha sataṃ pasatthā, Cattāri etāni yugāni honti. Te dakkhiṇeyyā Sugatassa sāvakā, Etesu dinnāni mahapphalāni. Idampi Saṃghe ratanaṃ paṇītaṃ, Etena saccena suvatthi hotu.”

Chư bậc Thánh thiện-trí thường tán dương, Tám bậc Thánh là bốn đôi tương xứng, Chư Thánh-Tăng ấy xứng đáng thọ nhận, Những phẩm vật cúng dường của thí chủ. Quả báu lớn sẽ phát sinh đến họ, Đức-Tăng này là châu báu vô thượng,

Page 576: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 530

Do năng lực của lời chân thật này, Cầu mong mọi chúng-sinh được an lành. Pháp-hành Thiền-định

Sau khi khắc Ân-đức Tam-bảo xong, Đức-vua khắc ghi pháp-hành thiền-định “đề-mục niệm hơi thở vào - hơi thở ra”. Giảng giải tỉ mỉ phương pháp bắt đầu thực-hành đề-mục niệm hơi thở vào - hơi thở ra cho đến khi chứng đắc theo tuần tự 4 bậc thiền sắc-giới.

Đức-vua đặc biệt khuyên rằng:

“Đức-Phật Gotama đã xuất hiện trên thế gian rồi, giáo-pháp của Đức-Phật dẫn dắt chúng-sinh giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài. Nếu bạn có thể xuất gia được thì thật là một điều cao quý nhất.”

Sau khi khắc ghi xong món quà Đức-Pháp-bảo, Đức-vua truyền lệnh đoàn sứ giả mang lá thư đến trình lên Đức-vua Pukkusāti, yêu cầu Đức-vua chuẩn bị làm lễ đón rước món quà Đức-Pháp-bảo cho thật long trọng.

Trong thư Đức-vua Bimbisāra ghi rõ rằng:

“Tâu Đại-vương, khi cung kính tiếp nhận món quà Đức-Pháp-bảo này xong, xin Đại-vương cung thỉnh lên lâu đài, chỉ một mình Đại-vương mở ra cung kính đọc mà thôi.”

Đức-vua Pukkusāti tiếp đoàn sứ giả của Đức-vua Bimbisāra và nhận lá thư của Đức-vua Bimbisāra. Đọc xong lá thư, Đức-vua liền truyền lệnh các quan trang hoàng cung điện thật lộng lẫy, sửa sang trang hoàng con đường từ kinh-thành Takkasīlā đến biên giới, để làm lễ cung nghinh đón rước món quà Đức-Pháp-bảo của Đức-vua Bimbisāra.

Page 577: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Tam-Bảo

531

Tôn kính món quà Đức-Pháp-Bảo

Với tâm vô cùng tôn kính Đức-Pháp-bảo, Đức-vua Bimbisāra tự tay mình sắp đặt món quà Đức-Pháp-bảo từ đầu đến cuối như sau:

Trước tiên trải một tấm vải mịn dệt bằng lông thú đắp trên tấm biển vàng được khắc ân-đức Tam-bảo, và pháp-hành thiền-định với đề-mục niệm hơi thở vào-hơi thở ra ấy, cuốn tròn lại đặt vào trong chiếc hộp nhỏ quý giá, tiếp theo tuần tự như sau:

* đặt chiếc hộp nhỏ này vào trong chiếc hộp vàng, * đặt chiếc hộp vàng này vào trong chiếc hộp bạc, * đặt chiếc hộp bạc này vào trong chiếc hộp ngọc maṇi, * đặt chiếc hộp ngọc maṇī này vào trong chiếc hộp

xích châu, * đặt chiếc hộp xích châu này vào trong chiếc hộp

hồng ngọc, * đặt chiếc hộp hồng ngọc này vào trong chiếc hộp

bích ngọc, * đặt chiếc hộp bích ngọc vào trong chiếc hộp thạch anh, * đặt chiếc hộp thạch anh vào trong chiếc hộp ngà, * đặt chiếc hộp ngà vào trong chiếc hộp đá quý, * đặt chiếc hộp đá quý vào trong ngôi tháp nhỏ, * đặt ngôi tháp nhỏ ấy tuần tự đến các ngôi tháp cuối

cùng là ngôi tháp lớn chắc chắn và quý giá nhất, bao bọc xung quanh ngôi tháp lớn này bằng tấm vải tốt đẹp, rồi đóng dấu ấn của Đức-vua Bimbisāra.

Đức-vua truyền lệnh rằng:

- Này các khanh! Các khanh hãy truyền lệnh của Trẫm đến các quan, và thần dân thiên-hạ hãy sửa sang, trang

Page 578: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 532

hoàng con đường dài từ kinh-thành đến vùng biên giới, để làm lễ cung nghinh tiễn đưa món quà Đức-Pháp-bảo đến kinh-thành Takkasīlā.(1)

Lễ cung nghinh Đức-Pháp Bảo

Được biết Đức-vua Pukkusāti đã chuẩn bị sẵn sàng để làm lễ đón rước món quà Đức-Pháp-bảo, Đức-vua Bimbisāra tổ chức cuộc đại lễ tiễn đưa món quà Đức-Pháp-bảo rất long trọng.

Đức-vua Bimbisāra mặc đại lễ phục, làm lễ cung thỉnh ngôi Tháp-Bảo đặt lên cái ngai quý báu trên lưng con voi báu của triều đình, bên trên có chiếc lọng màu trắng, có cờ hiệu. Đức-vua Bimbisāra làm lễ cúng dường Pháp-bảo xong, cung kính tiễn đưa món quà Đức-Pháp-bảo đến kinh-thành Takkasīlā. Đức-vua ngự theo sau con voi báu cho đến biên giới mới ngừng lại.

Một lần nữa, Đức-vua Bimbisāra lễ bái cúng dường Đức-Pháp-bảo xong, mới truyền lệnh tiếp tục lên đường cung nghinh Đức-Pháp-bảo sang biên giới xứ khác.

Đức-vua Bimbisāra đứng nhìn theo và nghĩ rằng:

“Con đem hết lòng tôn kính Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, nay con làm lễ tiễn đưa Đức-Pháp-bảo đến kinh-thành Takkasīlā như thành kính tiễn đưa Đức-Phật vậy.”

Đến khi đoàn tùy tùng cung nghinh Đức-Pháp-bảo đi xa dần, không còn nhìn thấy nữa, Đức-vua Bimbisāra mới chịu hồi cung, ngự trở về kinh-thành Rājagaha.

1 Từ kinh-thành Rājagaha đến kinh-thành Takkasīlā khoảng cách 192 do

tuần (mỗi do tuần khoảng 20 km).

Page 579: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Tam-Bảo

533

Lễ đón rước món quà Đức-Pháp-Bảo

Đức-vua Pukkusāti tổ chức lễ đón rước món quà Đức-Pháp-bảo tại biên giới rất long trọng, rồi cung nghinh về đến kinh-thành Takkasīlā, nhằm vào ngày rằm (ngày giới).

Đức-vua Pukkusāti làm lễ tiếp nhận tại cung điện xong, vâng theo lời căn dặn trong thư của Đức-vua Bimbisāra, Đức-vua Pukkusāti cung thỉnh lên lâu đài, không cho phép một ai theo hầu. Đặt món quà Đức-Pháp-bảo trên bàn, Đức-vua quỳ gối, cung kính mở lớp vải có dấu ấn của Đức-vua Bimbisāra, tuần tự mở từ ngôi tháp lớn đến các ngôi tháp nhỏ, thỉnh chiếc hộp ngọc ra, rồi cũng tuần tự mở từ chiếc hộp này đến chiếc hộp khác cho đến chiếc hộp cuối cùng.

Nhìn thấy một cuộn tấm vàng ròng, Đức-vua Pukkusāti hai tay nâng lên, trân trọng đặt trên bàn, rồi cung kính từ từ mở cuộn tấm vàng ròng ấy ra. Thấy mặt trên có lớp vải mỏng quý giá, Đức-vua Pukkusāti nghĩ:

“Chắc chắn hôm nay ta được đọc điều mà ta chưa từng đọc, được biết điều mà ta chưa từng biết.”

Hai tay cung kính dở lớp vải mịn, nhìn thấy các dòng chữ đều đặn, Đức-vua Pukkusāti phát sinh đức-tin trong sạch, bắt đầu chăm chú đọc từng chữ, từng câu 9 Ân- Đức-Phật, liền phát sinh hỷ lạc chưa từng có bao giờ, Đức-vua Pukkusāti ngồi nhắm mắt hưởng sự an-lạc.

Tiếp theo chăm chú đọc tiếp từng chữ, từng câu 6 Ân-Đức-Pháp. Cũng như lần trước, phát sinh hỷ lạc chưa từng có bao giờ, Đức-vua Pukkusāti cũng ngồi nhắm mắt hưởng sự an-lạc một lát.

Tiếp theo chăm chú đọc từng chữ từng câu 9 Ân-Đức-

Page 580: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 534

Tăng, cũng như hai lần trước, phát sinh tâm hỷ lạc chưa từng có bao giờ, Đức-vua Pukkusāti ngồi hưởng sự an- lạc trong đối tượng Ân-đức Tam-bảo.

Sau đó, Đức-vua Pukkusāti chăm chú đọc từng chữ từng câu pháp-hành thiền-định đề-mục niệm hơi thở vào - hơi thở ra. Hiểu rõ phương pháp thực-hành.

Đức-vua Pukkusāti thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục niệm hơi thở vào - hơi thở ra theo sự hướng dẫn của Đức-vua Bimbisāra, tuần tự dẫn đến chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm, cho đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm cao nhất của thiền sắc-giới.

Đức-vua Pukkusāti an hưởng sự an-lạc thanh-tịnh của thiền, kéo dài suốt nửa tháng, không còn quan tâm đến công việc triều chính. Thấy vậy, các quan trong triều, thần dân thiên hạ tụ hội thỉnh cầu Đức-vua lâm triều, trông coi triều đình, trị vì đất nước.

Nghe các quan yêu cầu như vậy, Đức-vua suy xét rằng: “Ta nên tiếp tục làm Vua trị vì đất nước này, hay ta nên xuất gia theo giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.”

Quyết định xuất gia, nên Đức-vua Pukkusāti lấy thanh gươm cắt tóc, mở cánh cửa sổ ném nắm tóc xuống nền và truyền bảo rằng:

- Này các khanh! Các khanh hãy chọn Đức-vua khác trị vì đất nước này.

Sau đó, Đức-vua truyền gọi vị quan cận thần thân tín đi tìm bộ y và cái bát đất, rồi tự mình mặc y với tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm xuất-gia theo giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Đức-vua Pukkusāti mang hình tướng là một bậc xuất gia mặc bộ y mang bát đất bước xuống lâu đài, đi ra

Page 581: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Tam-Bảo

535

khỏi kinh-thành Takkasīlā hướng tâm đến kinh-thành Rājagaha khoảng cách 192 do tuần.

Khi đến kinh-thành Rājagaha, Đức-vua Pukkusāti không ngự vào cung điện yết kiến Đức-vua Bimbisāra, mà nghỉ nhờ đêm tại lò gốm.

Trong đêm ấy, Đức-Thế-Tôn từ kinh-thành Sāvatthi ngự đến lò gốm cũng xin nghỉ nhờ qua đêm, để có cơ hội thuyết pháp tế độ Đức-vua Pukkusāti, nhưng Đức-Thế-Tôn dùng thần thông che dấu kim thân của Đức-Phật, nên mọi người chỉ thấy Đức-Phật như một vị tỳ-khưu bình thường mà thôi.

Vì vậy, Đức-vua Pukkusāti ở chung với Đức-Phật từ đầu hôm, mà không nhận biết được Đức-Phật Gotama.

Biết Đức-vua Pukkusāti đang mệt mỏi, vì đi đường xa, nên Đức-Phật đợi Đức-vua Pukkusāti nghỉ ngơi cho lại sức. Khi ấy, Đức-Phật mới thuyết pháp tế độ Đức-vua Pukkusāti. Sau khi nghe pháp xong, Đức-vua Pukkusāti liền chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc từ Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Bất-lai, đồng thời nhận biết được Đức-Thế-Tôn.

Đức-vua Pukkusāti đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, xin sám hối điều không biết của mình và kính xin Đức-Thế-Tôn cho phép xuất gia sa-di, tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Thế-Tôn.

Nhưng rất tiếc, Đức-vua Pukkusāti chưa đủ 8 thứ vật dụng của tỳ-khưu (tam-y, bát, dây thắt lưng, dao cạo tóc, kim chỉ, đồ lọc nước), nên Đức-Phật không thể cho phép xuất gia trở thành sa-di, tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật.

Page 582: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 536

Trong khi Đức-vua Pukkusāti đang tìm vải tại nơi đống rác, để may y. Khi ấy, một con bò chạy đến húc vào Đức-vua Pukkusāti làm cho Đức-vua chết ngay tại nơi ấy.

Đức-vua vốn là bậc Thánh Bất-lai, nên sau khi chết, đệ tứ thiền sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh làm phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới Tịnh-cư-thiên (Suddhavāsa) tầng trời thứ nhất gọi là Vô-phiền-thiên (Avihā), rồi sẽ chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn tại cõi trời ấy, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Quả báu của món quà Đức-Pháp-Bảo

Đức-vua Pukkusāti đã chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới, có quyết định quan trọng từ bỏ ngôi vua, xuất gia gặp được Đức-Phật. Và sau khi nghe Đức-Phật thuyết pháp, Đức-vua đã trở thành bậc Thánh Bất-lai là bậc Thánh thứ ba trong Phật-giáo, được tái-sinh lên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Tịnh-cư-thiên, chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn tại cõi trời sắc-giới ấy, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Đức-vua Pukkusāti có được những quả báu tốt lành ấy là nhờ món quà Đức-Pháp-bảo của Đức-vua Bimbisāra đã gửi biếu. Cho nên, món quà Đức-Pháp-bảo ấy thật là vô giá.

Trong đời có những món quà quý giá đáng hài lòng, nếu món quà ấy là của một nhân vật quan trọng đáng tôn kính, thì nó trở thành một vật kỷ niệm, một vật gia bảo trong gia đình, dòng họ.

Page 583: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Tam-Bảo

537

Như vậy, món quà ấy có giá trị về cả vật chất lẫn tinh thần, nhưng nếu đem so sánh với món quà Đức-Pháp- bảo mà người nào hiểu biết, thực-hành đúng theo chánh-pháp, sẽ nâng đỡ cuộc đời của người ấy trở nên cao thượng, trở thành bậc thiện-trí phàm-nhân hoặc bậc Thánh-nhân, thì món quà Đức-Pháp-bảo ấy thật là vô giá biết dường nào! Cho nên, Đức-Phật dạy:

“Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti,…”

Pháp thí là cao thượng hơn tất cả mọi sự thí, ...

Như vậy, bậc thiện-trí biết tôn kính, sử dụng chánh-pháp làm Món-Quà-Pháp (Dhammapaṇṇākāra) biếu đến những người thân yêu của mình, không chỉ gây được một thiện-cảm khó quên, mà còn đem lại cho họ sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài, trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp vị-lai đối với người thân yêu của mình.

Tiền-kiếp Đức-vua Pukkusāti

Trong tích Ngài Trưởng-lão Bāhiyadārucīriya(1) có đoạn đề cập đến tiền-kiếp của Đức-vua Pukkusāti được tóm lược như sau:

Tiền-kiếp của Đức-vua Pukkusāti đã từng là một vị tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Kassapa thời quá-khứ.

Vào thời ấy, giáo-pháp của Đức-Phật Kassapa sắp bị mai một. Một nhóm 7 vị tỳ-khưu phát sinh động tâm, đồng tâm nhất trí với nhau, quyết tâm cố gắng thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, trước khi Phật-giáo chưa bị mai một, chưa bị suy thoái hoàn toàn.

Bảy vị tỳ-khưu đảnh lễ ngôi Bảo-Tháp, dẫn nhau vào

1 Bộ Dhammapadaṭṭhakathā, tích Bāhiyadārucīriyattheravatthu.

Page 584: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 538

rừng làm một cái thang bắt lên đỉnh núi cao, 7 vị tỳ-khưu leo lên đỉnh núi xong, xô đẩy cái thang ngã xuống. 7 vị tỳ-khưu quyết tâm thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.

Ngay đêm thứ nhất, một vị tỳ-khưu chứng đắc thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với lục thông. Ngài Trưởng-lão sử dụng phép-thần-thông bay đi khất thực đem về chia cho 6 vị tỳ-khưu còn lại, nhưng 6 vị tỳ-khưu ấy đều không chịu nhận vật thực, chỉ có quyết tâm thực-hành pháp-hành thiền-tuệ mà thôi.

Đến ngày thứ hai một vị tỳ-khưu chứng đắc thành bậc Thánh Bất-lai có phép-thần-thông. Ngài Trưởng-lão sử dụng thần thông bay đi khất thực đem về chia cho 5 vị tỳ-khưu còn lại, nhưng 5 vị tỳ-khưu ấy cũng đều không chịu nhận vật thực, quyết tâm thực-hành pháp-hành thiền-tuệ mà không chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào, vẫn còn là vị tỳ-khưu phàm-nhân.

Đến ngày thứ bảy, thì cả 5 vị tỳ-khưu đều viên tịch, dục-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh lên cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy.

* Vào thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, 5 vị thiên-nam chết từ cõi trời, đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh làm người.

* Một vị là Đức-vua Pukkusāti, 4 vị còn lại là Ngài Trưởng-lão Kumārakassapa, Ngài Trưởng-lão Dārucīriya, Ngài Trưởng-lão Dabba Mallaputta và Ngài Satiya Paribbājaka.

Do nhờ các pháp-hạnh ba-la-mật đầy đủ và 5 pháp-chủ (indriya): tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ đã tích lũy từ nhiều kiếp trong quá-khứ, cho nên khi Đức-vua Pukkusāti tiếp nhận được món quà Đức-Pháp-bảo của Đức-vua

Page 585: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Bảo Trong Ba Ngôi Tam-Bảo 539

Bimbisāra, có được cơ hội tốt làm nhân-duyên phát sinh mọi thiện-pháp đến với Đức-vua Pukkusāti như vậy.

Còn 4 vị còn lại đều có duyên lành đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, được lắng nghe Đức-Phật thuyết pháp tế độ, họ đều chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Tam-Bảo (Ratanattaya)

Tam-Bảo là ba ngôi báu:

- Đức-Phật-bảo (Buddharatana). - Đức-Pháp-bảo (Dhammaratana). - Đức-Tăng-bảo (Saṃgharatana).

Ý nghĩa Ratana: Bảo trong ba ngôi Tam-Bảo

Sở dĩ Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng được suy tôn là Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo là vì mỗi ngôi có đủ 5 đức-tính quý báu và cao thượng:

1- Cittīkata: Làm cho phát sinh tâm tôn kính. 2- Mahaggha: Vô giá. 3- Atula: Không gì sánh được, vô thượng. 4- Dullabhadassana: Khó được nghe, khó được thấy. 5- Anomasattaparibhoga: Hạng chúng-sinh cao quý

có duyên lành được thừa hưởng.

Đó là 5 đức-tính quý báu và cao thượng của ba ngôi Tam-bảo.

1- ĐỨC-PHẬT-BẢO (Buddharatana)

Đức-Phật gọi là Đức-Phật-bảo vì có 5 đức-tính quý báu và cao thượng như sau:

Page 586: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 540

1.1- Đức-Phật-Bảo xứng đáng được tôn kính

Đức-Phật có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân và 80 tướng tốt phụ. Đức-Phật là Bậc đã diệt tận được tất cả mọi phiền não, mọi tham-ái, mọi ác-pháp cùng mọi tiền-khiên-tật.

Cho nên, tất cả chúng-sinh như Đức-vua, Sa-môn, Bà-la-môn, dân chúng, chư-thiên, phạm-thiên, v.v... khi đến hầu đảnh lễ Đức-Phật đều tỏ lòng tôn kính, đảnh lễ xong ngồi một nơi hợp lẽ, chiêm ngưỡng Đức-Phật có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân và 80 tướng tốt phụ, có hào quang tỏa ra sáng ngời, mát mẻ làm tâm họ vô cùng hoan hỷ.

Khi nghe Đức-Phật thuyết pháp, họ ngồi chắp hai tay lắng nghe, rồi phát sinh đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật.

Sau khi nghe pháp, họ chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc như sau:

* Có số chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

* Có số chứng đắc đến Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.

* Có số chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Bất-lai.

* Có số chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

* Có số xin phép xuất gia trở thành sa-di, tỳ-khưu trong giáo pháp của Đức-Phật.

* Có số xin thọ phép quy-y Tam-bảo trở thành cận-sự-nam, hoặc cận-sự-nữ nương nhờ nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo cho đến trọn đời.

Và cứ mỗi lần được đến hầu Đức-Phật, lại càng tăng thêm đức-tin và lòng tôn kính Đức-Phật.

Page 587: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Bảo Trong Ba Ngôi Tam-Bảo 541

Vì vậy, Đức-Phật là Đức-Phật-bảo xứng đáng được tôn kính.

1. 2- Đức-Phật-Bảo là vô giá

Những châu báu trong đời dù quý giá đến mức nào cũng có thể định giá trị của báu vật ấy được. Còn Đức-Phật có 9 Ân-Đức-Phật cao thượng nhất nên không thể nào định giá được.

Thật vậy, khi Đức-Phật còn hiện hữu trên thế gian, ông phú hộ Jotika có tòa lâu đài bằng các thứ ngọc quý, do chư-thiên hóa ra; ông phú hộ Jaṭila có hòn núi bằng vàng ròng, v.v... Những phú hộ ấy đến hầu Đức-Phật, phát sinh đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật, họ từ bỏ gia đình, lâu đài bằng ngọc quý, hòn núi vàng, xin Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật.

Sau khi họ trở thành tỳ-khưu thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với tứ tuệ-phân-tích, lục thông, ...

Vì vậy, Đức-Phật là Đức-Phật-bảo vô giá trong muôn ngàn cõi-giới chúng-sinh.

1.3- Đức-Phật-Bảo là tối thượng

Trong muôn ngàn cõi-giới chúng-sinh, chư-thiên, phạm-thiên, Sa-môn, Bà-la-môn, v.v... không một ai có giới-đức hoàn toàn trong sạch như Đức-Phật.

Tương tự như vậy, không một ai có định-đức, tuệ-đức, giải-thoát-đức, giải-thoát tri-kiến-đức hoàn toàn trong sạch đầy đủ như Đức-Phật. Chỉ có Đức-Phật mới có đủ 5 đức cao thượng hoàn toàn đầy đủ.

Page 588: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 542

Vì vậy, Đức-Phật là Đức-Phật-bảo Tối Thượng trong mười ngàn cõi thế-giới chúng-sinh.

Thật vậy, trong Chi-bộ-kinh, Đức-Phật dạy:

- Này chư Tỳ-khưu! Một bậc độc nhất vô nhị đang xuất hiện trên thế gian (mười ngàn cõi-giới chúng- sinh), không có vị thứ hai như Ngài, không có bậc đồng đẳng, không có người tương đồng, không có người sánh bằng, không có người cạnh tranh, bậc không giống như tất cả chúng-sinh, mà giống như chư Phật trong quá khứ, là bậc Tối Thượng trong tất cả chúng-sinh. Bậc độc nhất vô nhị ấy là ai?

Bậc độc nhất vô nhị ấy là Như-Lai, Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

- Này chư tỳ-khưu! Bậc độc nhất vô nhị này đang xuất hiện trên thế gian, thì không có vị thứ hai như Ngài,…

Đức-Phật là Bậc Tối-Thượng trong tất cả chúng-sinh muôn loài .(1)

1. 4- Đức-Phật-Bảo khó được nghe, khó được thấy

Trong đời, những thứ châu báu quý hiếm, thường khó được thấy, khó có được dễ dàng. Khó hơn cả trong vòng tử sinh luân-hồi, mỗi chúng-sinh thật khó được nghe đến danh hiệu Đức-Phật, thật khó có cơ hội đến chiêm ngưỡng Đức-Phật.

Thật vậy, theo lịch sử của Đức-Phật Gotama, từ Đức-Phật Dīpaṅkara đến Đức-Phật Koṇḍañña, thời gian khoảng cách trải qua 1 a-tăng-kỳ đại-kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không vô số kể, mà không có một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian, gọi là suññakappa: kiếp trái đất không có Đức-Phật xuất hiện. 1 Aṅguttaranikāya, Ekakanipāta, Ekapuggalavagga.

Page 589: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Bảo Trong Ba Ngôi Tam-Bảo 543

Tương tự như vậy, từ Đức-Phật Koṇḍañña đến Đức-Phật Maṅgala, từ Đức-Phật Sobhita đến Đức-Phật Anomadassī, và từ Đức-Phật Nārada đến Đức-Phật Padumuttara, thời gian khoảng cách trải qua một a-tăng-kỳ đại-kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không vô số kể, mà không có một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian.

Cho nên, mỗi khi Đức-Phật xuất hiện trên thế gian này thật là một điều hy hữu, vô cùng hiếm có, bởi vì để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cần phải thực-hành đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật suốt khoảng thời gian lâu dài, trải qua vô số kiếp.

Như Đức-Phật Gotama hiện tại trong thời đại chúng ta thuộc về Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu- việt, tiền-kiếp của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt đã thực-hành đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật trải qua vô số kiếp, suốt khoảng thời gian tổng cộng 3 thời-kỳ là 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất. Đó là khoảng thời gian chỉ bằng một nửa (½) thời gian của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt và bằng một phần tư (¼) thời gian của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt mà thôi.

Cho nên, mỗi Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian là một điều vô cùng hy hữu, rất hiếm có.

Vì vậy, hằng ngày Đức-Phật thường nhắc nhở khuyên dạy chư tỳ-khưu rằng:

- Này chư tỳ-khưu! Các con cố gắng tinh-tấn hoàn thành mọi phận sự tứ Thánh-đế bằng pháp không dể duôi, thực-hành pháp-hành tứ niệm-xứ, bởi vì

“Buddhuppādo dullabho lokasmiṃ, ... Đức-Phật xuất hiện trên thế gian này là một điều khó được, ...”

Page 590: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 544

Cho nên, Đức-Phật là Đức-Phật-bảo khó được nghe, khó có cơ hội đến chiêm ngưỡng, khó có cơ hội được đến quy y nương nhờ nơi Đức-Phật-bảo.

1.5- Đức-Phật Bảo là nơi quy-y nương nhờ của hạng chúng-sinh có phước duyên

Trong đời, những thứ châu báu như kim cương, hột xoàn, ngọc maṇi, ... là những đồ trang sức của người giàu sang phú quý. Còn những người nghèo khổ thiếu thốn, thì không có được những thứ châu báu ấy. Những thứ châu báu trong cõi người, cõi Long-cung, cõi chư-thiên, phạm-thiên không thể nào sánh với Đức-Phật.

Đức-Phật là Đức-Phật-bảo là vô giá, là cao thượng nhất, cho nên những người nào đến kính xin quy-y nương nhờ nơi Đức-Phật-bảo, thì chắc chắn những người ấy đã từng có phước duyên nơi Đức-Phật quá khứ hoặc chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật quá khứ, đã từng thực-hành và tích lũy ở trong tâm các pháp-hạnh ba-la-mật trải qua nhiều đời nhiều kiếp trong quá-khứ cho đến kiếp hiện-tại này.

Cho nên, kiếp hiện-tại những người ấy mới có cơ hội tốt, có phước duyên đến xin quy-y nương nhờ nơi Đức-Phật-bảo.

Vì vậy, Đức-Phật-bảo là nơi nương nhờ của hạng chúng-sinh có phước duyên với Đức-Phật.

Đó là 5 đức-tính quý báu và cao thượng của Đức-Phật-bảo.

2- ĐỨC-PHÁP-BẢO (Dhammaratana)

Đức-Pháp-bảo đó là 10 chánh-pháp: 1 pháp-học chánh-pháp và 9 pháp siêu-tam-giới (4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn) đó là lời giáo huấn của Đức-Phật.

Page 591: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Bảo Trong Ba Ngôi Tam-Bảo 545

Đức-Pháp gọi là Đức-Pháp-bảo vì có 5 đức-tính quý báu và cao thượng như sau:

2. 1- Đức-Pháp-Bảo xứng đáng được tôn kính

- Pháp-học chánh-pháp đó là học Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi, là lời giáo huấn của Đức-Phật Gotama mà các hàng thanh-văn đệ-tử đều phải có lòng tôn kính, có phận sự học pháp-học chánh-pháp.

Đối với các hàng thanh-văn đệ-tử còn là phàm-nhân và ba bậc Thánh Hữu-học (bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh-Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai) cần phải học pháp-học chánh-pháp làm nền-tảng để thực-hành pháp-hành-giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ.

Đối với bậc Thánh Vô-học là bậc Thánh A-ra-hán học pháp-học chánh-pháp để giữ gìn và duy trì, bảo tồn chánh-pháp cho được trường tồn lâu dài trên thế gian, đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc cho chúng-sinh chư-thiên và nhân-loại.

Chín pháp siêu-tam-giới đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn đó là quả của pháp-hành thiền-tuệ.

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Vì vậy, Đức-Pháp là Đức-Pháp-bảo xứng đáng được tôn kính không những đối với các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, mà còn đối với chư Phật trong quá-khứ, Đức-Phật hiện-tại và chư Phật trong vị-lai nữa, cũng đều tôn kính Đức-Pháp-bảo.

Page 592: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 546

2. 2- Đức-Pháp-Bảo là vô giá

Những thứ châu báu trong đời, dù quý giá đến mức nào cũng chỉ làm cho chủ nhân hoan hỷ, đem lại cho chủ nhân sự lợi ích trong kiếp hiện-tại mà thôi, không đem lợi ích trong những kiếp vị-lai. Còn Đức-Pháp-bảo có 6 Ân-Đức-Pháp đem lại cho các hàng thanh-văn đệ-tử sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài cả trong kiếp hiện- tại lẫn nhiều kiếp vị-lai, và đặc biệt được giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Vì vậy, Đức-Pháp là Đức-Pháp-bảo thật vô giá. 2.3 - Đức-Pháp-Bảo là cao thượng

* Pháp-học chánh-pháp là những lời giáo huấn của Đức-Phật, chỉ dẫn chúng-sinh con đường giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới. Vậy, pháp-học chánh-pháp là cao thượng.

* Chín pháp siêu-tam-giới đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn là quả của pháp-hành thiền-tuệ.

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến trở thành 4 bậc Thánh-nhân cao thượng là bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.

Vì vậy, Đức-Pháp là Đức-Pháp-bảo cao thượng. 2.4- Đức-Pháp-Bảo là khó được nghe

Đức-Pháp xuất hiện trên thế gian khi có Đức-Phật xuất hiện trên thế gian, mà Đức-Phật xuất hiện trên thế gian là một điều khó. Do đó, Đức-Pháp-bảo cũng khó được nghe.

Đức-Phật Gotama đã xuất hiện trên thế gian, đồng thời Đức-Pháp-bảo cũng xuất hiện trên thế gian.

Page 593: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Bảo Trong Ba Ngôi Tam-Bảo 547

Tuy Đức-Phật Gotama đã tịch diệt Niết-bàn cách đây 2.562 năm rồi, song Đức-Pháp-bảo vẫn còn tồn tại trên thế gian cho đến 5.000 năm tuổi thọ Phật-giáo.

Sau 5.000 năm, Đức-Pháp-bảo sẽ bị hoàn toàn mai một, bị suy đồi trong cõi người. Khi ấy, loài người sẽ không còn được nghe chánh-pháp nữa.

Vì vậy, Đức-Pháp là Đức-Pháp-bảo khó được nghe. 2.5- Đức-Pháp Bảo là nơi quy-y nương nhờ của hạng chúng-sinh có phước duyên

Những chúng-sinh nào có đầy đủ phước duyên đến xin quy-y nương nhờ nơi Đức-Phật-Bảo, thì những chúng-sinh ấy cũng được quy-y nương nhờ nơi Đức-Pháp-Bảo.

Quy-y nương nhờ nơi Đức-Pháp-bảo có hai hạng người:

- Chư Thánh Thanh-văn đệ-tử sau khi đã chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh- nhân là đã quy-y nương nhờ nơi Pháp-thành chánh-pháp. Bậc Thánh-nhân ấy cũng quy-y nương nhờ nơi Pháp-học chánh-pháp, Pháp-hành chánh-pháp.

- Những hạng phàm-nhân kính xin quy-y nương nhờ nơi pháp-học chánh-pháp và pháp-hành chánh-pháp, chưa chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào, nên chưa được quy-y nương nhờ nơi pháp-thành chánh-pháp.

Những hàng thanh-văn đệ-tử là các bậc Thánh-nhân hoặc hạng phàm-nhân chắc chắn là những người đã có phước-duyên nơi Đức-Phật quá khứ, hoặc chư Thánh thanh-văn đệ-tử quá khứ, đã từng tích lũy các pháp-hạnh ba-la-mật trải qua nhiều kiếp trong quá khứ. Cho nên, kiếp hiện-tại này mới có cơ hội tốt, có phước duyên đến quy-y nương nhờ nơi Đức-Pháp-bảo.

Page 594: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 548

Vì vậy, Đức-Pháp-bảo là nơi quy-y nương nhờ của hạng chúng-sinh có phước-duyên.

Đó là 5 đức-tính quý báu cao thượng của Đức-Pháp-bảo.

3- ĐỨC-TĂNG-BẢO (Saṃgharatana)

Đức-Tăng-bảo đó là Ariyasaṃgha: chư Thánh-Tăng, là bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, có 4 đôi thành 8 bậc Thánh.

4 Thánh-đạo 4 Thánh-quả tương xứng

- Nhập-lưu Thánh-đạo Nhập-lưu Thánh-quả. - Nhất-lai Thánh-đạo Nhất-lai Thánh-quả. - Bất-lai Thánh-đạo Bất-lai Thánh-quả. - A-ra-hán Thánh-đạo A-ra-hán Thánh-quả.

4 Thánh-đạo

- Nhập-lưu Thánh-đạo (Sotāpattimagga). - Nhất-lai Thánh-đạo (Sakadāgāmimagga). - Bất-lai Thánh-đạo (Anāgāmimagga). - A-ra-hán Thánh-đạo (Arahattamagga).

4 Thánh-quả

- Nhập-lưu Thánh-quả (Sotāpattiphala). - Nhất-lai Thánh-quả (Sakadāgāmiphala). - Bất-lai Thánh-quả (Anāgāmiphala). - A-ra-hán Thánh-quả (Arahattaphala).

4 bậc Thánh-nhân

- Bậc Thánh Nhập-lưu (Sotāpanna). - Bậc Thánh Nhất-lai (Sakadāgāmī). - Bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī). - Bậc Thánh A-ra-hán (Arahanta).

Page 595: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Bảo Trong Ba Ngôi Tam-Bảo 549

Đức-Thánh-Tăng gọi là Đức-Tăng-bảo vì có 5 đức-tính quý báu và cao thượng như sau:

3. 1- Đức-Tăng-Bảo xứng đáng được tôn kính

Đức-Tăng-bảo đó là chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, quý Ngài đã thực-hành đúng theo chánh-pháp, có giới-đức trong sạch và thanh-tịnh, có định-đức vững vàng, có tuệ-đức diệt tận được phiền não, có giải-thoát-đức an-tịnh, có giải-thoát tri-kiến-đức quán xét các pháp.

Quý Ngài là chư Thánh-Tăng đã thừa hưởng chánh-pháp và giữ gìn duy trì phát huy chánh-pháp của Đức-Phật từ thế hệ này sang thế hệ khác, giữ gìn duy trì chánh-pháp được trường tồn cho đến ngày nay.

Vì vậy, Đức-Tăng-bảo thật xứng đáng được tôn kính.

3.2- Đức-Tăng-Bảo là vô giá

Đức-Tăng-bảo là chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, có đủ 9 ân-đức-Tăng, quý Ngài là phước điền cao thượng của chúng-sinh không có nơi nào sánh bằng.

Những người có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, họ tôn kính, lễ bái, dâng lễ cúng dường đến chư tỳ-khưu Thánh-Tăng, dù ít dù nhiều, chắc chắn có được phước-thiện vô lượng và có quả của phước-thiện vô cùng phong phú, vô lượng, ngay cả trong kiếp hiện-tại, lẫn vô số kiếp vị-lai.

Họ được thành tựu quả báu trong cõi người (manussa- sampatti), quả báu trong cõi trời (devasampatti) và đặc biệt cuối cùng thành tựu quả báu Niết-bàn (nibbāna-sampatti), giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Vì vậy, Đức-Tăng-bảo là vô giá.

Page 596: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 550

3.3- Đức-Tăng-Bảo là cao thượng

Đức-Tăng-bảo là chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, quý Ngài đã thực-hành đúng theo chánh-pháp, đã trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.

Vì vậy, Đức-Tăng-bảo là cao thượng.

3.4- Đức-Tăng-Bảo khó được nghe, khó được thấy

Đức-Tăng-bảo xuất hiện trên thế gian, khi có Đức-Phật-bảo và Đức-Pháp-bảo xuất hiện trên thế gian, mà Đức-Phật-bảo và Đức-Pháp-bảo xuất hiện trên thế gian là một điều khó được nghe, khó được thấy.

Vì vậy, Đức-Tăng-bảo cũng khó được nghe, khó được thấy.

Tuy Đức-Phật Gotama đã tịch diệt Niết-bàn cách đây 2.562 năm rồi, nhưng Đức-Pháp-bảo và Đức-Tăng-bảo vẫn còn tồn tại trên thế gian cho đến 5.000 năm mãn tuổi thọ Phật-giáo.

Sau 5.000 năm, trong cõi người không còn ai nghe, thấy, biết đến Đức-Tăng-bảo gồm cả chư Thánh-Tăng và chư phàm-Tăng nữa.

3.5- Đức-Tăng-Bảo là nơi quy-y nương nhờ của hạng chúng-sinh có phước-duyên

Những người nào có phước-duyên đến quy-y nương nhờ nơi Đức-Phật-bảo, quy y nương nhờ nơi Đức-Pháp- bảo, những người ấy cũng quy-y nương nhờ nơi Đức-Tăng-bảo.

Những người đến quy-y nương nhờ nơi Đức-Tăng-bảo thì chắc chắn những người ấy đã từng có phước-duyên nơi Đức-Phật quá-khứ, hoặc chư Thánh thanh-văn

Page 597: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Bảo Trong Ba Ngôi Tam-Bảo 551

đệ-tử của Đức-Phật quá-khứ, đã từng thực-hành và tích lũy ở trong tâm các pháp-hạnh ba-la-mật trải qua nhiều kiếp trong quá-khứ cho đến kiếp hiện-tại này.

Cho nên, kiếp hiện-tại này những người ấy mới có cơ hội tốt, có phước-duyên đến quy-y nương nhờ nơi Đức-Tăng-bảo.

Vì vậy, Đức-Tăng-bảo là nơi quy-y nương nhờ của hạng chúng-sinh có phước-duyên.

Đó là 5 đức-tính quý báu và cao thượng của Đức-Tăng-bảo.

Duyên lành nơi Tam-Bảo

Phàm mỗi chúng-sinh trong vòng tử sinh luân-hồi trong các cõi-giới từ vô thủy trải qua vô số kiếp không sao kể xiết cho đến kiếp hiện-tại, trong khoảng thời gian lâu dài ấy, đã có vô số Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác tuần tự xuất hiện trên thế gian, chẳng lẽ chúng-sinh ấy không từng gieo duyên lành nơi Đức-Phật nào hoặc chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật nào trong quá khứ ấy hay sao???

Sở dĩ kiếp hiện-tại của một số người chưa có đức-tin nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo là vì vướng mắc nào đó, thiếu nhân-duyên nào đó, nên chưa có cơ hội đến nương nhờ nơi Tam-bảo.

Nếu vậy thì người bạn hiền, bạn thiện-trí nên cố gắng tận tâm tháo vướng mắc ấy, hỗ trợ nhân-duyên để cho người thân của mình có được cơ hội đến nương nhờ nơi Tam-bảo, đó là điều phước-thiện cao quý biết dường nào!

Xin dẫn chứng những trường-hợp như sau:

* Như trường hợp Đức-Bồ-tát Bà-la-môn Jotipāla

Page 598: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 552

tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, sinh trưởng trong một gia đình quyền quý thuộc dòng dõi Bà-la-môn, trong thời-kỳ Đức-Phật Kassapa xuất hiện trên thế gian.

Vị Bà-la-môn Jotipāla phát sinh tính ngã mạn do dòng dõi Bà-la-môn, nên không chịu đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Kassapa.

Đức-Bồ-tát Jotipāla, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, có một người bạn tốt là Ghaṭīkāra thuộc dòng dõi thấp hèn. Cậu Ghaṭīkāra là cận-sự-nam đã quy-y nơi Đức-Phật Kassapa, nơi Đức-Pháp-bảo, nơi Đức-Tăng-bảo, thường hay đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Kassapa nghe pháp. Cậu Ghaṭīkāra đã nhiều lần động viên khuyến khích Đức-Bồ-tát Jotipāla cùng nhau đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Kassapa rồi nghe pháp, nhưng do tính ngã mạn về dòng dõi, nên lần nào Đức-Bồ-tát Jotipāla cũng khước từ không chịu đi đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Kassapa. Không nản lòng, cậu Ghaṭīkāra quyết tâm cố thuyết phục cho bằng được.

Một hôm, cậu Ghaṭīkāra mời Đức-Bồ-tát Jotipāla cùng đến tắm ở một bến sông gần nơi Đức-Phật Kassapa đang ngự cùng chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng. Tắm xong, cậu Ghaṭīkāra động viên Đức-Bồ-tát Jotipāla rằng:

- Này bạn Jotipāla thân mến! Đức-Phật Kassapa mà tôi tôn kính nhất hiện đang ngự gần đây, mời bạn cùng tôi đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Kassapa.

Đức-Bồ-tát Jotipāla khước từ lời mời của cậu Ghaṭīkāra lần thứ nhất, lần thứ nhì, đến lần thứ ba, không còn cách nào khác, cậu Ghaṭīkāra bèn nắm đầu tóc của Đức-Bồ-tát Jotipāla dẫn đi. Đức-Bồ-tát Jotipāla vô cùng ngạc nhiên, bảo rằng:

- Này Ghaṭīkāra! Ngươi thuộc dòng dõi thấp hèn hơn ta, tại sao ngươi dám nắm đầu tóc ta dẫn đi như vậy?

Page 599: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Bảo Trong Ba Ngôi Tam-Bảo 553

Tuy vậy, nhưng không thể nào làm gì khác được, nên Đức-Bồ-tát Jotipāla đành phải theo cậu Ghaṭīkāra đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Kassapa.

Đức-Bồ-tát Jotipāla ngồi chăm chú lắng nghe Đức-Phật Kassapa thuyết pháp, liền phát sinh đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật Kassapa, rồi kính xin Đức-Phật Kassapa cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo pháp của Đức-Phật.

Sau khi trở thành tỳ-khưu không lâu, tỳ-khưu Jotipāla đã thông thuộc Tam-tạng Pāḷi, chứng đắc các bậc thiền sắc-giới, chứng đắc ngũ thông và đặc biệt được Đức-Phật Kassapa thọ ký rằng:

“Trong thời vị-lai, cùng trong kiếp trái đất gọi là Bhaddakappa này, tỳ-khưu Jotipāla này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama, …”

Qua tích Đức-Bồ-tát Jotipāla, tiền-kiếp của của Đức-Phật Gotama, khiến chúng ta nên suy nghĩ:

“Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Jotipāla, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là quả của một quá trình tiếp diễn từ vô số kiếp trong quá-khứ, đã thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật trải qua 3 thời-kỳ gồm có 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất.

Tiền-kiếp của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Jotipāla đã từng có 23 Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thọ ký xác định thời gian còn lại sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Đến thời-kỳ Đức-Phật Kassapa xuất hiện trên thế gian. Khi ấy, Đức-Bồ-tát Jotipāla, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama được sinh trưởng trong dòng dõi Bà-la-

Page 600: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 554

môn cao quý. Do tính ngã-mạn bởi dòng dõi, nên Đức-Bồ-tát Jotipāla không chịu đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Kassapa, đến nỗi người bạn thân Ghaṭīkāra phải nắm lấy đầu tóc Đức-Bồ-tát Jotipāla dẫn đi, mới đành chịu đến hầu Đức-Phật Kassapa.

Sau khi nghe Đức-Phật Kassapa thuyết pháp, Đức-Bồ-tát Jotipāla phát sinh đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật Kassapa, kính xin Đức-Phật Kassapa cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo pháp của Đức-Phật.

Về sau, Đức-Bồ-tát tỳ-khưu Jotipāla được Đức-Phật Kassapa thọ ký thứ 24 cuối cùng xác định thời gian còn lại, sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama cùng trong kiếp trái đất gọi là Bhaddakappa này.”

Người bạn hiền, bạn thiện-trí

Người bạn hiền, bạn tốt (kalyāṇamitta) là người có tâm từ rộng lớn luôn luôn mong muốn sự lợi ích, sự tiến hóa trong mọi thiện-pháp, sự an-lạc lâu dài đến cho mọi người, mọi chúng-sinh. Cho nên, đối với số người nào chưa có đức-tin nơi Tam-bảo, người bạn hiền, bạn tốt ấy tìm cách giảng dạy giáo-pháp của Đức-Phật, để cho người ấy phát sinh đức-tin nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, dẫn dắt số người ấy xin thọ phép quy-y Tam-bảo, khuyến khích họ xuất gia trở thành sa-di, tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật.

Ví như một người có hạt giống tốt, khi chưa đủ nhân duyên, thì hạt giống ấy chưa có thể nảy mầm được. Nếu có người giúp đỡ, hỗ trợ nhân-duyên, thì hạt giống tốt ấy có cơ hội nảy mầm, sinh trưởng, phát triển thành cây, trổ hoa, cho quả tốt.

Page 601: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Bảo Trong Ba Ngôi Tam-Bảo 555

* Như tích Hoàng-tử Nanda(1) xuất gia thọ tỳ-khưu được tóm lược như sau:

Hay tin Thái-tử Siddhattha đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu Đức-Phật Gotama, Đức-vua Suddhodana (Đức Phụ-vương của Đức-Phật) truyền lệnh cho các quan cận thần đi kính thỉnh Đức-Phật ngự trở về kinh-thành Kapilavatthu vào ngày 16 tháng 4, sau khi đã trở thành Đức-Phật được 1 năm lẻ 1 ngày, gần 7 năm xa cách, kể từ khi xuất gia rời bỏ kinh-thành Kapilavatthu.

- Ngày đầu tiên, Đức-Thế-Tôn ngự trở về kinh-thành Kapilavatthu cùng 20.000 chư Đại-đức-Tăng A-ra-hán.

- Ngày thứ hai, Đức-Phật thuyết pháp tế độ Đức-vua Suddhodana. Sau khi lắng nghe chánh-pháp, Đức-vua chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, và tiếp theo chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhất-lai. Và chánh-cung Hoàng-hậu Mahā-pajāpatigotamī cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

Đức-Phật tế độ hoàng-tử Nanda

Ngày thứ ba, Đức-Phật ngự đến cung điện Đức-vua Suddhodana cùng chư Thánh A-ra-hán. Hôm ấy, ngày lễ đăng quang truyền ngôi báu cho hoàng-tử Nanda lên

1 Hoàng-tử Nanda là Hoàng-đệ cùng Phụ-vương khác Mẫu-hậu với Thái-

tử Siddhattha (Đức-Phật). Trong bộ Chú-giải Chi-Bộ-Kinh tích Ngài Đại-đức Nandatthera.

Page 602: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 556

ngôi vua và lễ thành hôn với công-chúa Janapada-kalyāṇī.(1)

Sau khi thọ thực xong, Đức-Phật trao cái bát cho hoàng-tử Nanda, rồi Đức-Phật ngự về ngôi chùa Nigrodhā. Hoàng-tử Nanda ôm bát đi theo sau, nghe văng vẳng tiếng công-chúa Janapadakalyāṇī căn dặn:

“Hoàng-huynh hãy mau trở về.”

Khi đến ngôi chùa Nigrodhā, Đức-Phật truyền dạy hoàng-tử Nanda rằng:

- Này Nanda! Con muốn xuất gia trở thành tỳ-khưu hay không?

Bởi vì hết lòng tôn kính Đức-Phật, nên hoàng-tử Nanda không dám từ chối, bèn bạch với Đức-Phật rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, dạ vâng, con muốn xuất gia trở thành tỳ-khưu. Bạch Ngài

Đức-Phật truyền dạy chư tỳ-khưu-Tăng làm lễ thọ tỳ-khưu cho hoàng-tử Nanda.

Sau khi trở thành tỳ-khưu, tỳ-khưu Nanda không muốn thực-hành phạm-hạnh cao thượng, mà muốn hoàn tục trở về cung, bởi vì nhớ lời căn dặn của hoàng-muội Janapadakalyāṇī xinh đẹp tuyệt trần.

Biết rõ tâm trạng tỳ-khưu Nanda chán nản thực-hành phạm-hạnh cao thượng, nên Đức-Phật cho gọi tỳ-khưu Nanda đến và truyền dạy rằng:

- Này Nanda! Con chán nản thực-hành phạm-hạnh cao thượng, mà muốn hoàn tục trở về cung, có thật vậy không?

Tỳ-khưu Nanda kính bạch sự thật rằng: - Kính bạch Đức-Thế-Tôn, sự thật như vậy. Bạch Ngài.

1 Công-chúa Janapadakalyāṇī chính là công-chúa Rūpanandā, là hoàng-muội của hoàng-tử Nanda.

Page 603: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Bảo Trong Ba Ngôi Tam-Bảo 557

Đức-Phật truyền hỏi rằng:

- Này Nanda! Do nguyên nhân nào mà con chán nản thực-hành phạm-hạnh cao thượng, muốn hoàn tục trở về cung vậy?

Tỳ-khưu Nanda kính bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, sở dĩ con chán nản thực- hành phạm-hạnh cao thượng mà con muốn hoàn tục trở về cung, là vì con nhớ lời căn dặn của hoàng-muội Janapadakalyāṇī xinh đẹp tuyệt trần. Bạch Ngài.

Khi ấy, Đức-Thế-Tôn nắm tay tỳ-khưu Nanda, dùng phép-thần-thông du hành bay lên cõi trời Tam-thập- tam-thiên. Trên đường đi, Đức-Phật chỉ cho tỳ-khưu Nanda thấy một con khỉ già ngồi ủ rủ trên cây khô, rồi tiếp tục ngự đến cung trời Tam-thập-tam-thiên.

Tỳ-khưu Nanda nhìn thấy 500 thiên-nữ xinh đẹp hầu hạ Đức-vua trời Sakka, Đức-Thế-Tôn bèn hỏi tỳ-khưu Nanda rằng:

- Này Nanda! Con nghĩ thế nào, công-chúa Jana-padakalyāṇī với 500 thiên-nữ này, ai xinh đẹp hơn?

Tỳ-khưu Nanda kính bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, công-chúa Janapadakalyānī như con khỉ già ngồi ủ rủ trên cây khô trên đường đi, còn 500 thiên-nữ này xinh đẹp tuyệt trần.

- Này Nanda! Con thấy hài lòng 500 thiên-nữ này không?

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con rất hài lòng 500 thiên- nữ này lắm. Bạch Ngài.

- Này Nanda! Nếu con thấy hài lòng 500 thiên-nữ này thì con nên hoan hỷ thực-hành phạm-hạnh cao thượng, rồi Như-Lai sẽ giúp con được như ý.

Page 604: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 558

Nghe Đức-Thế-Tôn truyền dạy như vậy, tỳ-khưu Nanda vô cùng hoan hỷ hứa sẽ thực-hành phạm-hạnh cao thượng. Đức-Thế-Tôn ngự trở về ngôi chùa Jetavana cùng với tỳ-khưu Nanda.

Do không còn tưởng đến công-chúa Janapadakalyāṇī nữa, tỳ-khưu Nanda cố gắng tinh-tấn không ngừng thực-hành phạm-hạnh cao thượng, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.

Sau khi trở thành bậc Thánh A-ra-hán, Ngài Trưởng-lão Nanda đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn và xin từ bỏ ý muốn được 500 thiên-nữ ở cõi trời Tam-thập-tam-thiên.

Thật ra, Đức-Phật thấy rõ, biết rõ tiền-kiếp của

hoàng-tử Nanda đã từng đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Padumuttara, đã phát nguyện muốn trở thành bậc Thánh A-ra-hán có đức-hạnh đặc biệt xuất sắc nhất đó là đức-hạnh cẩn trọng 6 môn thanh-tịnh và cũng được Đức-Phật Padumuttara thọ ký xác định rằng:

“Trong thời vị-lai, ý nguyện ấy sẽ được thành tựu trong thời-kỳ giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.”

Những tiền-kiếp của hoàng-tử Nanda đã tạo 10 pháp-hạnh ba-la-mật trải qua nhiều đời nhiều kiếp, từ thời-kỳ Đức-Phật Padumuttara cho đến thời-kỳ Đức-Phật Gotama khoảng cách thời gian đúng 100 ngàn đại-kiếp trái đất.

Kiếp hiện-tại là kiếp chót, hoàng-tử Nanda đã có đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật, chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, là bậc Thánh Đại-thanh-văn đệ-tử của

Page 605: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Bảo Trong Ba Ngôi Tam-Bảo 559

Đức-Phật Gotama, có đức-hạnh đặc biệt xuất sắc nhất đó là đức-hạnh cẩn trọng 6 môn thanh-tịnh.

Nhưng vì tỳ-khưu Nanda bị vướng mắc vào sắc đẹp tuyệt trần của hoàng-muội Janapadakalyāṇī, nên chán nản thực-hành phạm-hạnh cao thượng, muốn hoàn tục trở về cung điện.

Đức-Thế-Tôn là Đức Vô-Thượng Giáo-Hóa chúng- sinh, nên Đức-Phật đã khéo bày cách gỡ vướng mắc cho tỳ-khưu Nanda.

Nhờ vậy, tâm của tỳ-khưu Nanda không còn tưởng đến sắc đẹp của hoàng muội Janapadakalyāṇī nữa, mà cố gắng tinh-tấn thực-hành phạm-hạnh cao thượng, thực- hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Như vậy, tỳ-khưu Nanda đã có sẵn hạt giống tốt, còn Đức-Phật trợ duyên để cho hạt giống tốt ấy được có cơ hội nảy mầm, tăng trưởng trổ hoa cho quả.

Ngài Đại-Trưởng-Lão Sāriputta thuyết pháp tế độ thân mẫu

* Trường hợp thân mẫu của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, bà có 7 người con xuất gia đều trở thành bậc Thánh A-ra-hán(1), nhưng bà còn có tà-kiến, chưa có đức-tin nơi Tam-bảo, bà tôn thờ Đại-Phạm-thiên, và một lý do khác, bà cũng bực mình vì 7 đứa con của bà đều bỏ nhà đi xuất gia trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama. 1 Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, 3 người em trai là Ngài Trưởng-lão Cunda, Ngài Trưởng-lão Upasena, Ngài Trưởng-lão Revata, và 3 người em gái là Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Cālā, Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Upacālā, Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Sīsūpacālā (trong Dha, Aṭṭha. Tích Khadiraniyarevatattheravatthu).

Page 606: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 560

Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta là bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn có trí-tuệ siêu-việt đệ nhất trong hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama, trải qua 44 năm.

Một hôm, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta xem xét thấy rõ chỉ còn 7 ngày nữa sẽ tịch diệt Niết-bàn, nên Ngài Đại-Trưởng-lão đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn xin phép tịch diệt Niết-bàn. Đức-Thế-Tôn truyền hỏi:

- Này Sāriputta! Con sẽ tịch diệt Niết-bàn tại nơi nào?

Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta bạch rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con sẽ tịch diệt Niết-bàn tại ngôi nhà nơi con sinh trưởng, làng Nālākāgāma xứ Magadha, để con sẽ tế độ thân mẫu của con. Tuy bà có 7 người con đã trở thành bậc Thánh A-ra-hán, nhưng bà vẫn chưa có đức-tin nơi Tam-bảo.

Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta cùng 500 vị đệ-tử đảnh lễ xin phép từ giã Đức-Thế-Tôn. Ngài Đại-Trưởng-lão trở về lại ngôi nhà xưa, trong căn phòng nơi Ngài Đại-Trưởng-lão đã trưởng thành.

Trong đêm cuối cùng của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta có các vị vua trời từ cõi Tứ-đại-thiên-vương, cõi Tam-thập-tam-thiên, cõi Dạ-ma-thiên, cõi Đâu-suất đà-thiên, cõi Hóa-lạc-thiên, cõi Tha-hóa-tự-tại-thiên trong 6 cõi trời dục-giới; tiếp đến chư Đại-phạm-thiên các cõi trời sắc-giới đều tuần tự đến chiêm bái đảnh lễ Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta lần cuối cùng.

Bà thân-mẫu của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta nhìn thấy chư-thiên, chư Đại-phạm-thiên có hào quang sáng ngời, vị sau hơn vị trước, bà muốn biết những vị chư-thiên ấy là vị nào mà có lòng tôn kính con của bà đến như thế, nên bà đến phòng của Ngài Đại-Trưởng-lão

Page 607: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Bảo Trong Ba Ngôi Tam-Bảo 561

Sāriputta, hỏi Ngài Trưởng-lão Cunda (người con trai thứ của bà) rằng:

- Này Cunda! Các vị chư-thiên nào mà có lòng tôn kính đến chiêm bái đảnh lễ sư huynh của con như vậy?

Ngài Trưởng-lão Cunda thưa rằng:

- Thưa thân mẫu, 4 vị đầu tiên đó là Tứ Đại-thiên-vương.

Bà nghĩ thầm: “Tứ Đại-thiên-vương có lòng tôn kính đến chiêm bái, đảnh lễ con ta, con ta là bậc cao thượng như vậy sao! Vậy, Đức-Phật là Đức Thầy của con ta, chắc chắn cao thượng biết dường nào!”

Và bà hỏi tiếp:

- Này Cunda! Còn các vị chư-thiên khác là vị nào vậy?

Ngài Trưởng-lão Cunda thưa tiếp:

- Thưa thân mẫu, tiếp theo, Đức-vua trời Sakka từ cõi trời Tam-thập-tam-thiên, kế đến Đức-vua trời Sujāma cõi trời Dạ-ma-thiên, Đức-vua trời Santussita cõi trời Đâu-suất-đà-thiên, Đức-vua trời Sunimmita cõi trời Hóa-lạc-thiên, Đức-vua trời Paranimmita từ cõi trời Tha-hóa-tự-tại-thiên, và tiếp đến chư Đại-Phạm-thiên từ các tầng trời sắc giới, …

Nghe Ngài Trưởng-lão Cunda thưa như vậy nên bà lại suy nghĩ rằng:

“Vị Đại-Phạm-thiên mà ta tôn thờ, chư Đại-Phạm- thiên ấy lại có lòng tôn kính đến chiêm bái đảnh lễ con của ta, con ta là bậc cao thượng đến như vậy sao!

Vậy, Đức-Phật là Đức-Thầy của con ta chắc chắn cao thượng biết dường nào!”

Suy nghĩ vậy, bà phát sinh đại-thiện-tâm hỷ lạc chưa từng có, bà ân cần thăm hỏi bệnh tình của Ngài Đại-

Page 608: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 562

Trưởng-lão Sāriputta và bày tỏ ý nghĩ của mình. Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta biết đúng lúc hợp thời, nên Ngài Đại-Trưởng-lão thuyết giảng về Ân-Đức-Phật để tế độ thân mẫu.

Sau khi lắng nghe Ân-Đức-Phật xong, bà liền chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến và hoài-nghi, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu có đức-tin trong sạch vững chắc nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo.

Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta nghĩ rằng:

“Nay ta đã đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của thân mẫu của ta rồi.”

Rạng đông đêm ấy, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Qua câu chuyện về thân mẫu của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, bà chưa có đức-tin nơi Tam-bảo, vì bà tôn thờ vị Đại-Phạm-thiên mà bà cho là cao thượng nhất và bà cũng bực mình vì 7 đứa con của bà đều bỏ nhà xuất gia trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, v.v...

Đó là những nguyên nhân cản trở làm cho bà chưa có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, chứ không phải bà không có duyên lành nơi Tam-bảo.

Khi bà biết vị Đại-Phạm-thiên mà bà tôn thờ, nay chư Đại-Phạm-thiên ấy lại có lòng tôn kính, đến chiêm bái đảnh lễ con của bà, thì con của bà là bậc cao thượng hơn chư Đại-phạm-thiên ấy, nên bà suy nghĩ rằng:

“Đức-Phật là Đức Thầy của con bà. Vậy, Đức-Phật chắc chắn còn cao thượng biết dường nào!”

Page 609: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Bảo Trong Ba Ngôi Tam-Bảo 563

Vì vậy, bà liền phát sinh đức-tin nơi Đức-Phật, nên phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ với 7 người con của bà đã bỏ nhà đi xuất gia trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Như vậy, nhờ Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta là Bậc Đại-trí-tuệ thấy rõ, biết rõ, hợp thời, đúng lúc, nên Ngài Đại-Trưởng-lão thuyết pháp về Ân-Đức-Phật để tế độ thân mẫu của Ngài Đại-Trưởng-lão từ bỏ tà-kiến chuyển sang chánh-kiến, từ phàm-nhân chuyển sang bậc Thánh-nhân, để đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của thân mẫu.

Thật là một tấm gương sáng cao thượng cho người đời sau noi theo Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta.

Biết Đức-Phật, kính Đức-Phật

Trong thời Đức-Phật còn hiện hữu trên thế gian, có số người chỉ nghe đến danh hiệu “Buddho: Đức-Phật” liền phát sinh đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật. Như trường hợp của ông phú-hộ Anāthapiṇḍika, Đức-vua Mahākap-pinna, v.v...

Cũng có số người, khi nghe đến Đức-Phật thì phát sinh tâm sân không hài lòng, nổi cơn giận dữ bực tức, tìm đến gặp Đức-Phật, nói lời lỗ mãng, không cung-kính, hăm dọa Đức-Phật.

Như trường hợp ông Bà-la-môn Akkosaka(1) được tóm lược như sau:

* Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn đang ngự tại ngôi chùa Veḷuvana gần kinh-thành Rājagaha. Khi hay tin người anh là Bhāradvāja đã xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật, ông Bà-la-môn Akkosaka nổi 1 Samyuttanikāya, Sagāthavagga, kinh Akkosakasutta.

Page 610: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 564

giận, bực tức tìm đến gặp Đức-Phật, nói lời lỗ mãng, không cung-kính, hăm dọa Đức-Phật.

Đức-Phật vẫn an nhiên tự tại, hoàn toàn không nhận lời lỗ mãng, hăm dọa của ông ta. Khi ấy, Đức-Phật truyền dạy rằng:

- Này Bà-la-môn! Ông nói lời lỗ mãng, hăm dọa Như-Lai, nhưng Như-Lai không nói nói lời lỗ mãng, không hăm doạ trả lại ông; ông giận Như-Lai, nhưng Như-Lai không hề giận trả lại ông; ông cố tâm chọc tức Như-Lai, nhưng Như-Lai không chọc tức trả lại ông. Như-Lai hoàn toàn không nhận điều gì của ông cả.

- Này Bà-la-môn! Người nào nói lời lỗ mãng trả lại người đã nói lời lỗ mãng với mình, người nào nổi giận trả lại người đã nổi giận mình, người nào cố tâm chọc tức trả lại người đã chọc tức mình, v.v… Như-Lai gọi người ấy là người cùng chịu khổ chung lẫn nhau. Còn Như-Lai không cùng chịu khổ chung với ông.

- Này ông Bà-la-môn! Như vậy, những lời lỗ mãng, hăm doạ, …. chỉ thuộc về riêng một mình ông mà thôi.

Đức-Thế-Tôn thuyết dạy bài kệ rằng:

- Này ông Bà-la-môn! Người nào diệt tâm sân, không còn nóng giận nữa, Sống an nhiên tự tại, giải thoát khỏi khổ tâm, Bởi chứng ngộ chân-lý, dập tắt mọi phiền-não, Tâm sân hận từ đâu, mà phát sinh lên được?

Người nào hay nổi giận, trả thù kẻ giận mình, Người ấy thấp hèn hơn, kẻ giận mình gấp bội.

Người không giận trả đũa, với kẻ đã giận mình, Gọi là người chiến thắng(1)mà người thường khó thắng.

1 Chiến thắng được phiền não của mình.

Page 611: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Bảo Trong Ba Ngôi Tam-Bảo 565

Người nào biết ai giận, có chánh-niệm giữ mình, Dập tắt mọi phiền-não, người ấy gọi là người Thực-hành pháp nhẫn-nại, giữ gìn sự lợi ích, Cho mình và cho người, cả hai đều có lợi. Người giữ gìn lợi ích, cả cho mình lẫn người. Những người không trí-tuệ, không biết rõ thiện-pháp. Hiểu lầm người ấy rằng: “Một hạng người khờ dại”.

Khi Đức-Thế-Tôn thuyết dạy xong, thì ông Bà-la-môn Akkosaka thành kính bạch rằng:

- Kính bạch Đức Gotama, lời dạy của Ngài rõ ràng quá! - Kính bạch Đức Gotama, lời dạy của Ngài rõ ràng quá!

Sau khi tán dương, ca tụng Đức-Thế-Tôn xong, ông Bà-la-môn Akkosaka phát sinh đức-tin trong sạch nơi Đức-Thế-Tôn, rồi xin quy-y nương nhờ nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo và kính xin Đức-Thế-Tôn cho phép ông được xuất gia thọ sa-di, thọ tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật.

Đức-Thế-Tôn cho phép ông bà-la-môn Akkosaka xuất gia trở thành tỳ-khưu theo như ý nguyện.

Sau khi trở thành tỳ-khưu không lâu, tỳ-khưu Akkosaka hoan hỷ sống một mình nơi thanh vắng, không dể duôi, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

* Trường hợp Aṅgulimāla(1) là kẻ cướp sát nhân, nhìn thấy Đức-Phật, Aṅgulimāla đã cầm gươm đuổi theo định giết Đức-Phật. Khi ấy, Đức-Phật vừa đi, vừa thuyết pháp giáo hóa y. 1 Tìm hiểu đầy đủ trong quyển “8 Sự Tích Phật Lực”, cùng soạn-giả.

Page 612: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 566

Aṅgulimāla tỉnh ngộ, vất bỏ khí giới, rồi kính xin Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật.

Đức-Phật cho phép Aṅgulimāla thọ tỳ-khưu theo cách gọi “Ehi Bhikkhu! ...”

Về sau không lâu, tỳ-khưu Aṅgulimāla thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

* Trường hợp Dạ xoa Āḷavaka(2): Y nghe tin Đức-

Phật ngự đến ngồi trên bảo toạ của y, ngay tức khắc y trở về, y dùng đủ các phép mầu nguy hiểm để xua đuổi Đức-Phật ra khỏi lâu đài của y, nhưng y không có khả năng thực hiện được.

Cuối cùng, Dạ-xoa Āḷavaka đặt các câu hỏi để bắt bí Đức-Phật, nếu Đức-Phật không trả lời được, thì phải ra khỏi lâu đài của y.

Đức-Phật đã trả lời thông suốt, tế độ Dạ-xoa Āḷavaka chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến và hoài-nghi, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu có đức-tin trong sạch vững chắc nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo.

Đức-Phật thấy rõ, biết rõ những chúng-sinh đã từng có phước-duyên nơi chư Phật trong quá khứ, đã từng tạo nhiều pháp hạnh ba-la-mật, có thể chứng đắc thành bậc Thánh-nhân.

Page 613: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Bảo Trong Ba Ngôi Tam-Bảo 567

Trong đời này, một số người có đủ các pháp-hạnh ba-la-mật có thể trở thành bậc Thánh-nhân ngay trong kiếp hiện-tại, nhưng vì gần gũi thân cận với bạn xấu, nên không có cơ hội tốt để trở thành bậc Thánh-nhân.

* Như tích Mahādhanaseṭṭhiputtavatthu(1) hai người con của hai gia đình phú hộ trong kinh-thành Bārāṇasī được tóm lược như sau:

Trong kinh-thành Bārāṇasī có hai gia đình phú hộ, gia đình phú hộ này có một người con trai, gia đình phú hộ kia có một người con gái. Khi hai đứa con trưởng thành, hai gia đình phú hộ tác hợp cho hai đứa con thành đôi vợ chồng.

Khi hai bên cha mẹ qua đời, tất cả của cải tài sản gom lại gồm có 1.600 triệu gọi là mahādhanaseṭṭhiputta: hai người con đại phú hộ.

Hai vợ chồng đại phú hộ ngày đêm ăn chơi, mướn các đoàn ca vũ đến nhà đờn ca múa hát.

Về sau, gần gũi thân cận các bạn ác, người con trai phú hộ nghiện rượu, các bạn ác kéo nhau đến càng ngày càng đông, nên mỗi ngày đêm, tiêu xài phung phí tiền của càng nhiều, qua một thời gian nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm, tất cả của cải tài sản đều khánh kiệt, cuối cùng phải bán ngôi nhà.

Đến lúc tuổi cao, hai vợ chồng già yếu dẫn nhau đi xin ăn để sống qua ngày.

Một hôm, hai vợ chồng già yếu dẫn nhau đến đứng gần cửa nhà ăn của chư Tăng, chờ nhận vật thực còn dư của sa-di, tỳ-khưu.

1 Bộ Dhammapadaṭṭhakathā, Jarāvagga, tích Mahādhanaseṭṭhiputtavatthu.

Page 614: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 568

Nhìn thấy 2 người già yếu như vậy, Đức-Thế-Tôn mỉm cười. Khi ấy, Ngài Trưởng-lão Ānanda bạch hỏi Đức-Thế-Tôn rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, do nhân-duyên nào mà Đức-Thế-Tôn mỉm cười? Bạch Ngài.

Đức-Thế-Tôn dạy Ngài Trưởng-lão Ānanda rằng:

- Này Ānanda! Người già yếu ấy, trước kia là con của phú hộ có của cải tài sản lớn, ông đã tiêu xài phung phí hết sạch, cuối cùng, bán ngôi nhà. Nay, không còn gì nữa, ông dắt vợ đi xin ăn trong kinh-thành này.

Đức-Thế-Tôn dạy rằng:

* Nếu người con phú hộ ở tuổi thanh niên không tiêu xài của cải tài sản, biết kinh doanh thì sẽ trở thành phú hộ thứ nhất trong kinh-thành Bārāṇasī này,

* Nếu cả hai vợ chồng phú hộ ở tuổi thiếu niên xuất gia trong Phật-giáo, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì người chồng có khả năng trở thành bậc Thánh A-ra-hán, còn người vợ có khả năng trở thành bậc Thánh Bất-lai.

* Nếu người con phú hộ ở tuổi trung niên không tiêu xài của cải tài sản, biết kinh doanh thì sẽ trở thành phú hộ thứ nhì trong kinh-thành Bārāṇasī này,

* Nếu cả hai vợ chồng phú hộ ở tuổi trung niên xuất gia trong Phật-giáo, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì người chồng có khả năng trở thành bậc Thánh Bất-lai, còn người vợ có khả năng trở thành bậc Thánh Nhất-lai.

* Nếu người con phú hộ ở tuổi lão niên không tiêu xài của cải tài sản, biết kinh doanh thì sẽ trở thành phú hộ thứ ba trong kinh-thành Bārāṇasī này,

* Nếu cả hai vợ chồng phú hộ ở tuổi lão niên xuất gia trong Phật-giáo, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì người

Page 615: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Bảo Trong Ba Ngôi Tam-Bảo 569

chồng có khả năng trở thành bậc Thánh Nhất-lai, còn người vợ có khả năng trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

Nhưng bây giờ hai vợ chồng phú hộ già yếu đã trải qua hết 3 thời rồi, của cải tài sản thế gian đều bị khánh kiệt, của báu siêu-tam-giới là Thánh-đạo, Thánh-quả trong Phật-giáo cũng không thể phát sinh, như con cò già rụng hết lông cánh, nằm thoi thóp trên vũng bùn khô.

Đức-Phật thuyết dạy câu kệ rằng:

Người ngu dốt không biết hành phạm-hạnh, Không được của báu lúc còn trẻ trung, Như con cò già yếu nằm than thở, Trên vũng bùn khô hết sạch cá tôm.

Người ngu dốt không biết hành phạm-hạnh, Không được của báu lúc còn trẻ trung, Nằm hối tiếc của cải xưa đã hết, Như mũi tên đã rời khỏi cây cung, Rơi xuống đất làm đồ ăn cho mối.

Qua tích hai người con của hai gia đình phú hộ có khả năng trở thành bậc Thánh-nhân trong kiếp hiện-tại, nhưng không gặp bạn hiền, bậc thiện-trí trợ duyên, không có cơ hội lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí trong Phật-giáo, nên không trở thành bậc Thánh-nhân.

Hỗ trợ cơ hội đến người khác

Đức-vua Asoka, một Đấng-Minh-Quân là một cận-sự-nam có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo và hết lòng hộ trì Phật-giáo. Đức-vua có ý định tấn phong thái-tử Mahinda lên ngôi Đức-Phó-vương. Nhưng Đức-vua đắn đo suy xét lại rằng: “Việc tấn phong thái-tử Mahinda lên ngôi Đức-Phó-vương với việc cho phép thái-tử Mahinda xuất gia trở thành tỳ-khưu. Trong 2 việc này, việc nào cao thượng hơn cả?”

Page 616: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

CHƯƠNG II: TAM-BẢO 570

Đức-vua Asoka đắn đo suy xét với trí-tuệ sáng suốt lựa chọn rồi quyết định rằng: “Ta nên cho phép thái-tử Mahinda xuất gia trở thành tỳ-khưu là cao thượng hơn cả, bởi vì, nếu thái-tử Mahinda chịu vâng lời xuất gia trở thành tỳ-khưu thì đương nhiên ta sẽ trở thành người thân quyến kế thừa của Phật-giáo (Dāyado sāsanassa).”

Sau khi đã quyết định, Đức-vua Asoka truyền dạy thái-tử Mahinda rằng:

- Này Hoàng-nhi Mahinda yêu quý! Con có muốn xuất gia trở thành tỳ-khưu hay không?

Thái-tử Mahinda vốn là người đã từng tạo đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật từ nhiều kiếp trong quá-khứ, đến kiếp hiện-tại này là kiếp chót, nên khi nghe Đức-Phụ-vương hỏi như vậy, như hạt giống tốt hội đủ duyên lành, nên thái-tử Mahinda vô cùng hoan hỷ tâu rằng:

- Tâu Đức-Phụ-vương, con muốn xuất gia trở thành tỳ-khưu. Kính xin Đức-Phụ-vương cho phép con được xuất gia trở thành tỳ-khưu trong Phật-giáo.

Khi ấy, Công-chúa Saṃghamittā cũng đang đứng gần ở đó, Đức-vua liền quay sang và cũng truyền dạy công- chúa rằng:

- Này Saṃghamittā con yêu quý! Con có muốn xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni hay không?

Cũng như thái-tử Mahinda, công-chúa Saṃghamittā cũng là người đã từng tạo đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật từ nhiều kiếp trong quá-khứ, đến kiếp hiện-tại này là kiếp chót của công-chúa, nên khi nghe Đức-Phụ-vương hỏi như vậy, công-chúa Saṃghamittā vô cùng hoan hỷ tâu rằng:

Page 617: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Ý Nghĩa Bảo Trong Ba Ngôi Tam-Bảo 571

- Tâu Đức-Phụ-vương, con cũng muốn xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni. Kính xin Đức-Phụ-vương cho phép con được xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni trong Phật-giáo.

Thái-tử Mahinda tròn 20 tuổi, chư Đại-đức-Tăng cho phép làm lễ thọ tỳ-khưu, rồi sau đó trở thành bậc Thánh A-ra-hán, còn công-chúa Saṃghamittā mới lên 18 tuổi nên cho phép làm lễ xuất gia Sikkhamānā, rồi sau đó trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Về sau, Ngài Trưởng-lão Mahinda đã dẫn một phái đoàn chư Thánh-Tăng sang đảo quốc Srilankā truyền bá Phật-giáo và tỳ-khưu-ni Saṃghamittā cũng dẫn một phái đoàn tỳ-khưu-ni sang đảo quốc Srilankā để làm lễ xuất gia thọ tỳ-khưu-ni cho các công-chúa và những người nữ khác trên đảo quốc Srilankā.

Phật-giáo được thịnh hành trên đảo quốc Srilankā, có nhiều chư tỳ-khưu-Tăng và chư tỳ-khưu-ni-Tăng.

Trong đời này, có những hạng người có khả năng không cần sự tác-động khuyến khích, giúp đỡ của người khác, họ cũng có thể thành tựu được như ý nguyện của họ.

Và có những hạng người cần được tác-động, cần được động viên khuyến khích giúp đỡ của người khác, thậm chí còn phải được dẫn dắt dạy dỗ, thì họ mới có thể thành tựu được như ý nguyện của họ.

Đối với những hạng người này, việc giúp đỡ hỗ trợ cho họ có cơ hội tốt, trợ duyên tốt đó là điều rất cần thiết, để cho họ được thành tựu được như ý nguyện của họ, ví như hạt giống tốt gặp đầy đủ nhân-duyên hỗ trợ để hạt giống tốt có cơ hội nảy mầm và phát triển.

(Xong chương II Tam-bảo)

Page 618: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,
Page 619: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

ĐOẠN-KẾT 1

ĐOẠN KẾT

Trong kinh Tam-Bảo (Ratanasutta), Đức-Phật dạy

bài kệ rằng:

“Yaṃ kiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā, Saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ Na no samaṃ atthi Tathāgatena, Idampi Buddhe ratanaṃ paṇītaṃ Etena saccena suvatthi hotu.”

Châu báu vô giá nào trong cõi người, Cõi Long-cung, cõi dục-giới, sắc-giới Tất cả mọi châu báu vô giá ấy, Không thể sánh bằng Đức-Phật cao thượng, Phật-Bảo này là châu báu vô thượng Do năng lực của lời chân thật này, Cầu mong toàn chúng-sinh được an-lạc.

Trong bài kinh Pubbaṇhasutta có 3 bài kệ: bài kệ thứ nhất giống bài kệ trên, còn bài kệ thứ nhì:

“Yaṃ kiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā, Saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ Na no samaṃ atthi Tathāgatena, Idampi Dhamme ratanaṃ paṇītaṃ. Etena saccena suvatthi hotu.”

Châu báu vô giá nào trong cõi người, Cõi Long-cung, cõi dục-giới, sắc-giới Tất cả mọi châu báu vô giá ấy, Không thể sánh bằng Đức-Pháp cao thượng, Pháp-Bảo này là châu báu vô thượng Do năng lực của lời chân thật này, Cầu mong toàn chúng-sinh được an-lạc.

Page 620: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

TAM-BẢO 2

Và bài kệ thứ ba:

“Yaṃ kiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā, Saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ Na no samaṃ atthi Tathāgatena, Idampi Saṃghe ratanaṃ paṇītaṃ Etena saccena suvatthi hotu.”

Châu báu vô giá nào trong cõi người, Cõi Long-cung, cõi dục-giới, sắc-giới Tất cả mọi châu báu vô giá ấy, Không thể sánh bằng Đức-Tăng cao thượng, Tăng-Bảo này là châu báu vô thượng. Do năng lực của lời chân thật này, Cầu mong toàn chúng-sinh được an-lạc.

Trong ba câu kệ trên ý nghĩa danh từ “Tathāgatena” theo từng mỗi câu kệ như sau:

* Bài kệ thứ nhất: Tathāgatena có ý nghĩa là Đức-Phật-bảo cao thượng hơn tất cả các loại châu báu vô giá trong cõi người, cõi Long-cung, cõi trời dục-giới và cõi trời sắc-giới.

* Bài kệ thứ nhì: Tathāgatena có ý nghĩa là Đức-Pháp-bảo đó là pháp-học Phật-giáo và 9 pháp siêu-tam-giới cao thượng hơn tất cả các loại châu báu vô giá trong cõi người, cõi Long-cung, cõi trời dục-giới và cõi trời sắc-giới.

* Bài kệ thứ ba: Tathāgatena có ý nghĩa là Đức-Tăng-bảo đó là chư Thánh-Tăng và phàm-Tăng cao thượng hơn tất cả các loại châu báu vô giá trong cõi người, cõi Long-cung, cõi trời dục-giới và cõi trời sắc-giới.

Như vậy, người tại gia nào có duyên lành, có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, có trí-tuệ sáng suốt đến xin thọ

Page 621: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

ĐOẠN-KẾT 3

phép quy-y nương nhờ nơi Tam-bảo: nương nhờ nơi Đức-Phật-bảo, nương nhờ nơi Đức-Pháp-bảo, nương nhờ nơi Đức-Tăng-bảo, thì người ấy sẽ trở thành cận-sự-nam (upāsaka) hoặc cận-sự-nữ (upāsikā), là 1 trong 4 hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, được gần gũi thân cận nơi Tam-bảo: nơi Đức-Phật-bảo, nơi Đức-Pháp-bảo, nơi Đức-Tăng-bảo.

Người cận-sự-nam, hoặc cận-sự-nữ ấy được sự lợi ích cao thượng, sự tiến hóa trong mọi thiện-pháp từ dục-giới thiện-pháp, sắc-giới thiện-pháp, vô-sắc-giới thiện-pháp cho đến siêu-tam-giới thiện-pháp cao thượng tuỳ theo khả năng của mình, sự an-lạc cao thượng cả trong kiếp hiện-tại lẫn vô số kiếp vị-lai, cho đến kiếp chót chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng, hết tuổi thọ sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

(Xong quyển I: Tam-Bảo)

Page 622: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Patthanā

Iminā puññakammena, sukhī bhavāma sabbadā. Ciraṃ tiṭṭhatu saddhammo, loke sattā sumaṅgalā.

Vietnam-raṭṭhikā sabbe ca, janā pappontu sāsane. Vuḍḍhiṃ viruḷhivepullaṃ, patthayāmi nirantaraṃ.

Lời cầu nguyện

Do nhờ phước-thiện thanh cao này, Cho chúng con thường được an-lạc. Cầu mong chánh-pháp được trường tồn, Tất cả chúng-sinh được hạnh-phúc.

Dân tộc Việt Nam được phát triển, Tiến hóa hưng thịnh trong Phật-giáo. Bần sư cầu nguyện với tâm thành, Hằng mong được thành tựu như nguyện.

Ciraṃ tiṭṭhatu saddhammo lokasmiṃ Ciraṃ tiṭṭhatu saddhammo Vietnamraṭṭhasmiṃ.

Cầu nguyện chánh-pháp được trường tồn trên thế gian, Cầu nguyện chánh-pháp được trường tồn trên Tổ-quốc Việt-Nam thân yêu.

PL. 2562 / DL. 2019 Rừng Núi Viên-Không

Xã Tóc Tiên, Huyện Tân Thành Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Tỳ-khưu Hộ-Pháp

(Dhammarakkhita Bhikkhu)

(Aggamahāpaṇḍita)

Page 623: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

PHẦN PHỤ LỤC

CÁCH PHÁT ÂM MẪU TỰ PĀḶI

Tiếng Pāḷi gồm có 41 mẫu tự, chia làm 2 loại:

I- Nguyên âm gồm có 8 mẫu tự: a, ā, i, ī, u, ū, e, o. * 8 nguyên âm này chia làm hai loại:

1- 3 nguyên âm đọc giọng ngắn, thời gian 1 lần nháy mắt.

Nguyên âm Pāḷi a i u Cách phát âm á í ú

2- 5 nguyên âm đọc giọng dài gấp đôi, thời gian 2 lần nháy mắt:

Nguyên âm Pāḷi ā ī ū e o Cách phát âm a-a i-i u-u ê-ê ô-ô

II- Phụ âm gồm có 33 phụ âm, chia thành nhóm như sau:

ka kha ga gha ṅ Phát âm ở cổ 1

cá khá gá ghá ngá ca cha ja jha ña

2 chá schá chá schá nhá

Phát âm ở đóc họng

ṭa ṭha ḍa ḍha ṇa 3

tá thá đá thá ná Phát âm cong đầu lưỡi trên hàm ếch

ta tha da dha na 4

tá thá đá thá ná

Phát âm đặt đầu lưỡi vào 2 đầu

răng pa pha ba bha ma

5 pá phá bá phá má

Phát âm ở hai đầu môi

ya ra La va sa ha ḷa ṃ giá rá Lá wóa xá há lá ân

Page 624: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

PHỤ LỤC 2

Thực ra, 33 phụ âm này được phiên âm cách phát âm rất khó chuẩn. Nên học tập cách phát âm trực tiếp với thầy dạy.

Cách phát âm

41 mẫu tự Pāḷi chia làm 6 cách phát âm: 1- Những nguyên âm và phụ âm phát âm ở cổ, có 8 âm:

a, ā, ka, kha, ga, gha, ṅ, ha. 2- Những nguyên âm và phụ âm phát âm ở đóc họng, có 8

âm: i, ī, ca, cha, ja, jha, ña, ya. 3- Những phụ âm phát âm bằng cách cong đầu lưỡi ở

hàm ếch, khi phát âm đánh đầu lưỡi ra ngoài, có 7 phụ âm: ṭa, ṭha, ḍa, ḍha, ṇa, ra, ḷa.

4- Những phụ âm phát âm phát âm bằng cách đặt đầu lưỡi ở hai đầu răng, khi phát âm đồng thời hở 2 đầu răng, có 7 phụ âm là: ta, tha, da, dha, na, la, sa.

5- Những nguyên âm và phụ âm phát âm ở 2 đầu môi (miệng ngậm lại), khi phát âm đồng thời hở đầu môi, có 7 âm: u, ū, pa, pha, ba, bha, ma.

6- Phụ âm (ṃ) m có dấu chấm ở bên dưới phát âm nơi lỗ mũi, khi phát âm 2 đầu môi ngậm lại. Phụ âm này thường theo sau 3 nguyên âm là: aṃ, iṃ, uṃ.

Những nguyên âm, phụ âm phát sinh 2 nơi:

- Nguyên âm “ê” phát âm nơi cổ và đóc họng.

- Nguyên âm “ô” phát âm nơi cổ và môi.

- Phụ âm “va” phát âm nơi răng và môi.

Cách đọc tiếng Pāḷi

Tiếng Pāḷi có một thứ tiếng, mà mỗi chữ có nhiều mẫu tự. Cách phát âm ghép đọc theo mỗi mẫu tự: có danh từ nguyên âm đứng đầu mỗi chữ; có danh từ phụ âm đứng đầu mỗi chữ.

Page 625: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

PHỤ LỤC 3

- Khi nguyên âm đứng đầu riêng biệt, không ghép với phụ âm sau.

Ví dụ: a-kata (á-ká-tá): không làm. ā-kāsa (a-ka-xa): hư không...

- Khi nguyên âm đứng đầu ghép với phụ âm đứng sau. Ví dụ: akka (ăc-cá): mặt trời. icchā (íc-cha): mong muốn...

- Khi phụ âm đơn đứng đầu ghép với nguyên âm sau. Ví dụ: ka kā ki kī ku kū ke ko (cá) (ca) (kí) (ki) (cú) (cu) (kê) (cô)

Ví dụ: kaṭa (cá-tá): chiếc chiếu. gata (gá-tá): đã đi...

- Khi phụ âm ghép với nguyên âm trước. Ví dụ: gacchati (gắt-chá-tí): đi. cakkhu (chắc-khú): mắt...

Cách phát âm một danh từ Pāḷi có hai cách:

Phụ âm đơn ghép với nguyên âm:

Ví dụ: Karoti (cá-rô-tí): làm, hành động.

Kāyasucarita (ca-giá-xú-chá-rí-tá): thân hành thiện.

Hai phụ âm ghép vào nhau, thì nguyên âm của phụ âm trước bị xóa, còn lại phụ âm ấy ghép vào nguyên âm của phụ âm trước.

Ví dụ: ka + ka = kka trong danh từ cakka (chắc-cá) bánh xe...

Nếu trường hợp còn lại phụ âm ấy mà không có nguyên âm trước, thì phụ âm ấy ghép chung vào phụ âm sau.

Ví dụ: da + ra = dra trong danh từ Indrya (in-drí-giá) chủ, căn...

Hai phụ âm ghép vào nhau phải đúng theo quy tắc mới thành danh từ Pāḷi và có ý nghĩa.

Page 626: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

PHỤ LỤC 4

Ý n

ghĩa

Bán

h xe

Khổ

Dòn

g họ

Sak

ya

Hàn

h độ

ng

Phiề

n nã

o

lợi í

ch g

ì?

Độn

g từ

Ngà

y hô

m n

ay, t

ôi

Đạo

, đườ

ng

Giá

cả

Sức

khỏe

Chê

trác

h

Bùn

lầy,

bẩn

Đượ

c cấ

u tạ

o

Các

h ph

át â

m

Chắ

c-cá

Đúc

-khá

Xắc

-kgi

á

Kri

-giá

Klê

-xá

Quắ

t-th

ô

A-k

hgia

-tá

Ahă

ng k

h-wắt

chá

Mắc

-gá

Ắc-

ghá

A-r

ô-gg

Grá

-há

Panh

-cá

Xăn

-khá

-tá

Ví dụ

Cak

ka

Duk

kha

Saky

a

Kri

Kile

sa

Kva

ttho?

Ākh

yāta

Ahaṃ

khva

jja

Mag

ga

Agg

ha

Āro

gya

Gra

ha

Paṅ

ka

Saṅk

hata

Bản

g gh

ép h

ai p

hụ â

m Pāḷ

i

Phụ

âm

ghé

p

ka +

ka

= kk

a

ka +

kha

= k

kha

ka +

ya

= ky

a

ka +

ri =

kri

ka +

la =

kla

ka +

va

= kv

a

kha

+ ya

= k

hya

kha

+ va

= k

hva

ga +

ga

= gg

a

ga +

gha

= g

gha

ga +

ya

= gy

a

ga +

ra =

gra

ṅ +

ka =

ṅka

+ kh

a = ṅk

ha

Page 627: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

PHỤ LỤC 5

Ý n

ghĩa

Gom

góp

Chư

Tăn

g

Sự thật

, châ

n lý

Đi

Hôm

nay

Thầ

y tế

độ

Trí

tuệ

Số 5

Đi k

iếm

ăn

Chắ

p ta

y cu

ng k

ính

Đàn

vô s

inh

Câu

hỏi

Vòn

g, lu

ân hồi

Mưa

ướt

Sự p

hán

xét

Già

, trưởn

g lã

o

Các

h ph

át â

m

Xăn

-gá-

Xăn

-ghá

Xắt

-chá

Gắt

-chá

-tí

Ắt-

chá

Ú-pắt

-cha

-giá

Panh

-nha

Panh

-chá

Un-

chá-

ti

Ăn-

cha-

li

Văn

-cha

Panh

-ha

Voá

t-tá

Wút

-thá

Ắt-đá

Wút

-thá

Ví dụ

Saṅg

aha

Saṅg

ha

Sacc

a

Gac

chat

i

Ajja

Upa

jjhāy

a

Pañ

ña

Pañ

ca

Uñc

hati

Añj

alī

Vañ

jhā

Pañ

Vaṭṭa

Vuṭṭh

a

Āḍḍ

a

Vuḍḍh

a

Bản

g gh

ép h

ai p

hụ â

m Pāḷ

i

Phụ

âm

ghé

p

ṅ +

ga =

ṅga

ṅ +

gha

= ṅg

ha

ca +

ca

= cc

a

ca +

cha

= c

cha

ja +

ja =

jja

ja +

jha

= jjh

a

ña +

ña

= ññ

a

ña +

ca

= ñc

a

ña +

cha

= ñ

cha

ña +

ja =

ñja

ña +

jha

= ñj

ha

ña +

ha

= ñh

a

ṭa +

ṭa =

ṭṭa

ṭa +

ṭha

= ṭṭh

a

ḍa +

ḍa

= ḍḍ

a

ḍa +

ḍha

= ḍḍh

a

Page 628: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

PHỤ LỤC 6

Ý n

ghĩa

Cái

gai

nhọ

n

Cái

gút

Bậc

thiệ

n tr

í

Cổ

Sắc đẹ

p, m

àu sắc

Man

g

Ta,

ngã

Sự lợ

i ích

Đã

làm

rồi

Các

ngô

i Bảo

tháp

Tại

đây

Tai

nạn

Đức

Phậ

t

Hôm

nay

Chủ

, căn

Cửa

, môn

Các

h ph

át â

m

Căn

-tá-

Găn

-thí

Panh

-đí-

Căn

-thá

Voa

nh-n

á

Găn

-há-

Ắt-

ta

Ắt-

tha

Cắt

-toa

Chê

-tgi

a-ní

Át-

trá

Ú-pắt

-đá-

voas

Bút

-thá

Á-đ

giá

In-d

ri-g

Dvo

a-rá

Ví dụ

Kaṇṭa

ka

Gaṇṭh

i

Paṇḍi

ta

Kaṇḍh

a

Vaṇṇa

Gaṇ

hati

Attā

Atth

a

Kat

Cet

yāni

Atr

a

Upa

ddav

a

Bud

dha

Ady

a

Indr

iya

Dvā

ra

Bản

g gh

ép h

ai p

hụ â

m Pāḷ

i

Phụ

âm

ghé

p

ṇa +ṭa

= ṇṭa

ṇa +

ṭha

= ṇṭ

ha

ṇa +

ḍa

= ṇḍ

a

ṇa +

ḍha

= ṇḍh

a

ṇa +

ṇa

= ṇṇ

a

ṇa +

ha

= ṇh

a

ta +

ta =

tta

ta +

tha

= tth

a

ta +

va

= tv

a

ta +

ya

= ty

a

ta +

ra =

tra

da +

da

= dd

a

da +

dha

= d

dha

da +

ya

= dy

a

da +

ra =

dra

da +

va

= dv

a

Page 629: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

PHỤ LỤC 7

Ý n

ghĩa

Ở g

iữa

Cuố

i cùn

g

Đã đi

rồi

Tấm

vải

trải

giườn

g

Mặt

trăn

g

Chủ

, căn

quán

g

Vật

thực

, cơm

Cầm

đồ,

nợ

Gân

Ít

Bôn

g ho

a

Viế

t chữ

Hiệ

n rõ

ra

Tất

cả

Các

h ph

át â

m

Ma-

dhgi

á

Ma-

dhvo

a-xá

-pá

Ăn-

Găn

-tvo

a

Xăn

-thá

-rá

Chă

n-đá

In-đ

ri-g

Ăn-

thá

Ăn-

na

Ngi

à-xá

Nha

-rú

Áp-

Pụp-

phá

Li-

pgiá

Pá-r

í-pl

á-vo

a

Xắp

-bá

Ví dụ

Mad

hya

Mad

hvās

apa

Ant

a

Gan

tvā

Sant

hara

Can

da

Indr

iya

And

ha

Ann

a

Nyā

sa

Nhā

ru

App

a

Pup

pha

Lipy

a

Par

ipla

va

Sabb

a

Bản

g gh

ép h

ai p

hụ â

m Pāḷ

i

Phụ

âm

ghé

p

dha

+ ya

= d

haya

dha

+ va

= d

hva

na +

ta =

nta

na +

tva

= nt

va

na +

tha

= nt

ha

na +

da

= nd

a

na +

dra

= n

dra

na +

dha

= n

dha

na +

na

= nn

a

na +

ya

= ny

a

na +

ha

= nh

a

pa +

pa

= pp

a

pa +

pha

= p

pha

pa +

ya

= py

a

pa +

la =

pla

ba +

ba

= bb

a

Page 630: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

PHỤ LỤC 8

Ý n

ghĩa

khôn

g

Lòn

g sâ

n hậ

n

Rộn

g lớ

n

Xứ

Cam

Tiế

p xú

c

Trá

i xoà

i

Sâu

sắc

Pháp

Cái

này

của

tôi

Của

chú

ng ta

Cao

thượ

ng

Tôi

nào

Anh

, Ngà

i

Mũi

tên

Tốt

, đẹp

n hậ

n

Các

h ph

át â

m

Ắp-

Bgi

a-pá

-đá

Bra

-han

-tá

Cha

m-p

a

Xăm

-phặ

t-xá

Ăm

-bá-

phá-

Găm

-phi

-rá

Thă

m-m

á

Mgi

à-giăn

g

Ăm

-ha-

kăng

Xê-

giá

Gia

voa-

hăng

Tuy

-há

Xan

-lá

Can

-gia

-ná

Vgi

a-pa

-đá

Ví dụ

Abb

ha

Byā

pada

Bra

hant

a

Cam

Sam

phas

sa

Am

baph

ala

Gam

bhīr

i

Dha

mm

a

Myā

yaṃ

Am

hākaṃ

Seyy

a

Yvāh

aṃ

Tuyh

a

Salla

Kal

yāṇa

V

yāpā

da

Bản

g gh

ép h

ai p

hụ â

m Pāḷ

i

Phụ

âm

ghé

p

ba +

bha

= b

bha

ba +

ya

= by

a

ba +

ra =

bra

ma

+ pa

= m

pa

ma

+ ph

a =

mph

a

ma

+ ba

= m

ba

ma

+ bh

a =

mbh

a

ma

+ m

a =

mm

a

ma

+ ya

= m

ya

ma

+ ha

= m

ha

ya +

ya

= yy

a

ya +

va

= yv

a

ya +

ha

= yh

a

la +

la =

lla

la +

ya

= ly

a va

+ y

a =

vya

Page 631: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

PHỤ LỤC 9

Ý n

ghĩa

Tên

Sợ h

ãi

Bao

bằn

g da

Keo

sơn

Bộ

sách

dịc

h ng

hĩa

Con

ngự

a

Tại

sao

?

Tôi

này

Bal

amôn

Nhiều

bện

h

Thá

ng 6

âm

lịch

Các

h ph

át â

m

Á-v

ha

Út-

tátc

h-ta

Phát

ch-t

ra

Xnê

-há

Nít-

xya

Ắt-

Tát

ch-m

a

Xvo

a-hă

ng

Bra

h-m

á-ná

Bá-

hvoa

-ba-

tha

A-x

an-h

a-m

a-xa

Ví dụ

Avhā

Utta

sta

Bha

strā

Sneh

a

Nis

ya

Ass

a

Tasmā

Svāh

aṃ

Bra

hmaṇ

a

Bah

vābā

dha

Āsāḷh

amās

a

Bản

g gh

ép h

ai p

hụ â

m Pāḷ

i

Phụ

âm

ghé

p

va +

ha

= vh

a

sa +

ta =

sta

sa +

tra

= st

ra

sa +

na

= sn

a

sa +

ya

= sy

a

sa +

sa

= ss

a

sa +

ma

= sm

a

sa +

va

= sv

a

ha +

ma

= hm

a

ha +

va

= hv

a

ḷa +

ha

= ḷh

a

Page 632: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

PHỤ LỤC 10

Và vân vân... còn nhiều từ nữa.

Thật ra, tiếng Pāḷi phiên âm ra tiếng Việt vô cùng khó. Bởi vì tiếng Pāḷi có 6 nơi phát âm, có 6 nhân phát âm, phát âm giọng yếu, giọng mạnh, giọng ngắn, giọng dài... mà tiếng Việt thì lại không có, do đó khó có thể phiên âm cho chuẩn được. Muốn đọc, phát âm cho chuẩn cần phải học tập cách phát âm trực tiếp với thầy dạy tiếng Pāḷi.

Sau đây là một vài ví dụ cách tập đọc:

Đảnh Lễ Đức-Thế-Tôn

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.

Cách đọc:

Namo: Ná-mô. Tassa: Tắt-xá. Bhagavato: Phá-gá-vá-tô. Arahato: Á-rá-há-tô. Sammāsambuddhassa: Xăm-ma-xăm-bút thắt-xa.

Phép Quy-Y Tam-Bảo

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Bút-thăng xá-rá-năng gắt-cha-mí. Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Thăm-măng xá-rá-năng gắt-cha-mí. Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Xăng-khăng xá-rá-năng gắt-cha-mí.

Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Đú-tí-giăm-pí Bút-thăng xá-rá-năng gắt-cha-mí. Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Đú-tí-giăm-pí Thăm-măng xá-rá-năng gắt-cha-mí. Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Đú-tí-giăm-pí Xăng-khăng xá-rá-năng gắt-cha-mí.

Page 633: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

PHỤ LỤC 11

Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Tá-tí-giăm-pí Bút-thăng xá-rá-năng gắt-cha-mí. Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Tá-tí-giăm-pí Thăm-măng xá-rá-năng gắt-cha-mí. Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Tá-tí-giăm-pí Xăng-khăng xá-rá-năng gắt-cha-mí.

Thọ Trì Ngũ Giới:

Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. Pa-na-tí-pa-ta vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí- gia-mí.

Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. Á-đin-na-đa-na vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí-

gia-mí.

Kāmesu micchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ Ca-mê-xú mít-cha-cha-ra vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng samādiyāmi. xá-ma-đí-gia-mí.

Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. Mú-xa-voa-đa vuê-rá-ma-ní-xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí-

gia-mí.

Surā meraya majjap pamādaṭṭhānā veramaṇi- Xú-ra mê-rá-giá mắt-chắp pá-ma-đát-tha-na vuê-rá-ma-ní-

sikkhāpadaṃ samādiyāmi. xíc-kha-pá-đăng xá-ma-đí-gia-mí.

Page 634: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

ĐOẠN-KẾT - 3

SÁCH THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN

- Vinayapiṭakapāḷi và Aṭṭhakathāpāḷi. - Suttantapiṭakapāḷi và Aṭṭhakathāpāḷi. - Abhidhammapiṭakapāḷi và Aṭṭhakathāpāḷi. - Abhidhammatthasaṅgaha của Ngài Đại-Trưởng- lão Anuruddha. - Bộ Visuddhimagga và bộ Visuddhimaggamahāṭīkā - Bộ Jinakālamālī pakaraṇa. - Toàn bộ Mahābuddhavaṃsa của Ngài Đại-Trưởng- lão Vicittasārābhivaṃsa (Visiṭṭhatipiṭakadhara, Mahātipiṭakakovida, Dhammabhaṇdāgārika). - Toàn bộ sách Ledi của Ngài Đại-Trưởng-lão Ledi Sayadaw. - Toàn bộ sách giáo khoa “Saddhammajotika” của Ngài Đại-Trưởng-lão Saddhammajotika. - Tài liệu trong các kỳ thi Tam-tạng của bộ Tôn-giáo Myanmar, v.v…

Page 635: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Thông Báo Tin Vui

Bộ sách Nền-Tảng-Phật-Giáo của soạn-giả Tỳ-Khưu Hộ-Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) (Aggamahāpaṇḍita) là bộ sách gồm có 9 chương, chia ra làm 10 quyển được sắp xếp theo thứ tự từ quyển I đến quyển X. Quyển I: Tam-Bảo làm nền tảng cho quyển II: Quy-Y Tam-Bảo, v.v … cho đến quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định làm nền tảng cho quyển X: Pháp-Hành Thiền-Tuệ.

Bộ sách Nền-Tảng-Phật-Giáo này đã được tái bản có sửa và bổ sung, đã chuyển sang ebook, được đưa vào trang web “trungtamhotong.org”. Nếu quý độc-giả nào có nhu cầu tìm hiểu thì vào trang web “trungtamhotong.org”, vào mục “thư viện”, tìm đến soạn giả: Tỳ-Khưu Hộ-Pháp, sẽ thấy tên các file sách bằng pdf.

Quý độc-giả nào dùng hệ điều hành IOS thì click vào tên sách và chọn “Mở trong iBooks”, sách sẽ tự động tải về máy. Còn với hệ điều hành android thì quý độc-giả có thể tải phần mềm đọc file pdf như Adobe Acrobat Reader, sau khi tải về sách sẽ nằm trong phần mềm đó, chỉ cần mở phần mềm lên sẽ thấy file sách.

Trong mỗi file sách, ở trang thứ 3 (Món quà pháp), dưới góc bên phải có ô “Mục lục”, chỉ cần click vào đó sẽ nhảy đến trang “Mục lục”. Còn nếu muốn đọc sách theo thứ tự thì quý độc-giả chỉ cần lật từng trang sách như bình thường.

Mỗi quyển sách file ebook được trình bày có số trang hoàn toàn giống hệt như số trang quyển sách bên ngoài, cho nên, rất thuận lợi cho độc-giả đã từng đọc quyển sách nào rồi, mà quên tích nào hoặc pháp nào, v.v. … không biết ở trong trang sách nào, thì độc-giả chỉ cần đánh tên tích ấy hoặc tên pháp ấy trong ô tìm kiếm, sẽ tìm được một cách mau chóng ngay tức thì.

Xin chân thành cảm ơn quý độc giả.

Page 636: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

ĐOẠN-KẾT - 3

CÙNG MỘT SOẠN GIẢ

Đã xuất bản:

TÌM HIỂU PHÁP-HÀNH THIỀN-TUỆ (Tái bản lần thứ nhất) 8 SỰ TÍCH PHẬT LỰC

Hạnh Phúc An Lành: THIỆN ÁC

GƯƠNG BẬC XUẤT-GIA

TÌM HIỂU PHƯỚC BỐ-THÍ (Tái bản lần thứ nhất) Hạnh Phúc An Lành: HIẾU NGHĨA

Hạnh Phúc An Lành: NHẪN NẠI

Hạnh Phúc An Lành: GIÁO-PHÁP

Hạnh Phúc An Lành: TÂM TỪ

PHÁP MÔN NIỆM ÂN-ĐỨC-PHẬT (Tái bản lần thứ nhất) Thực-Hành Pháp-Hành Thiền-Tuệ: ĐỐI-TƯỢNG TỨ OAI-NGHI

CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT KHỔ

Ý NGHĨA ĐÊM RẰM THÁNG TƯ

BÀI KINH CHO NGƯỜI BỆNH

LỄ DÂNG Y KATHINA

ĐỨC-PHẬT VỚI CÂY ĐẠI-BỒ-ĐỀ

NGÔI BẢO THÁP GOTAMACETIYA

Nền-Tảng-Phật-Giáo: 10 PHÁP HẠNH BA-LA-MẬT BẬC THƯỢNG

Nền-Tảng-Phật-Giáo: TRÍ -TUỆ SIÊU-VIỆT

Nền-Tảng-Phật-Giáo: CẨM NANG QUY-Y TAM-BẢO

Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển I: TAM-BẢO (Tái bản lần thứ ba) Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển II: QUY-Y TAM-BẢO (Tái bản lần thứ nhì) Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển III: PHÁP-HÀNH-GIỚI (Tái bản lần thứ ba) Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển IV: NGHIỆP VÀ QUẢ CỦA NGHIỆP (Tái bản lần thứ nhất) Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển V: PHƯỚC-THIỆN (Tái bản lần thứ nhất) Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển VI: PHÁP HẠNH BA-LA- MẬT 1 (Tái bản lần thứ nhất)

Page 637: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển VII: PHÁP HẠNH BA-LA-MẬT 2 (Tái bản lần thứ nhất) Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển VIII: PHÁP HẠNH BA-LA-MẬT 3 (Tái bản lần thứ nhất) Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển IX: PHÁP-HÀNH THIỀN-ĐỊNH (Tái bản lần thứ nhất) Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển XI: PHÁP-HÀNH THIỀN-TUỆ (Tái bản lần thứ nhất) VI-DIỆU-PHÁP HIỆN THỰC TRONG CUỘC SỐNG (Tái bản lần thứ nhất)

NGŨ-GIỚI LÀ THƯỜNG GIỚI CỦA MỌI NGƯỜI (Tái bản lần thứ nhất)

Page 638: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,

ĐOẠN-KẾT - 3

NỀN-TẢNG-PHẬT-GIÁO

QUYỂN I

TAM-BẢO

TỲ-KHƯU HỘ-PHÁP *********************

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 53 Tràng Thi - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội ĐT: 024-3782 2845 – FAX: 024-3782 2841

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm xuất bản

Giám đốc - Tổng biên tập

TS. BÙI THANH HÀ

Biên tập

NGUYỄN THỊ HUỆ

Sửa bản in

TỲ-KHƯU HỘ-PHÁP

Trình bày & Vi tính

DHAMMANANDĀ Upāsikā

Địa chỉ liên lạc và phát hành

CHÙA TỔ BỬU LONG

81/1, Đường Nguyễn Xiển, Long Bình, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: +84 (0) 28 3889 7653 / DĐ: +84 (0) 778 608 925 Số lượng in: 1.000 bản, Khổ 13.5 x 20.5 cm, In tại: Xí nghiệp In Nguyễn Minh Hoàng, 510 Trường Chinh, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Số ĐKXB: 468 - 2019/CXBIPH/01 - 15/TG Mã ISBN: 978-604-61-6144-8 QĐXB: 54/QĐ-NXBTG Ngày 21 tháng 2 năm 2019 In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2019.

Giá: 90.000Đ

Page 639: BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU ệu … › NoiDung › ThuVien › PDF › ...BHADDANTA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU dự lễ nhận danh hiệu Aggamahāpaṇḍita tại Nay Pyi Taw,