báo cáo tttn

94
MỤC LỤC Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA...........5 1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Đường Biên Hoà.......5 1.2. Quy mô của công ty.......................................5 1.3. Lịch sử hình thành.......................................6 1.4. Tóm tắt các giai đọan phát triển.........................8 1.5. Nguyên tắc tổ chức hoạt động của công ty.................9 1.5.1. Hình thức và tư cách hoạt động.......................9 1.5.2. Nguyên tắc hoạt động................................10 1.5.3. Các đơn vị trực thuộc...............................10 1.5.4. Cơ cấu tổ chức nhân sự..............................10 1.6. Các sản phẩm của công ty................................12 1.6.1. Lĩnh vực sản xuất...................................12 1.6.2. Sản phẩm............................................12 1.7. Năng lực sản xuất.......................................13 1.8. Thị trường tiêu thụ.....................................13 1.9. Những thành tựu đạt được của công ty...................13 Chương 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT.................................15 2.1. Các loại nguyên liệu....................................15 2.1.1. Nguyên liệu chính...................................15 2.1.2. Nguyên liệu phụ.....................................15 2.1.3. Các chất hổ trợ kỹ thuật............................15 2.1.4. Chất phụ gia........................................15 2.2. Kiểm tra và xử lý nguyên liệu...........................15 2.2.1. Yêu cầu kỷ thuật đối với đường thô..................15 2.2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với vôi........................16 2.2.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với than họat tính.............16 2.2.4. Yêu cầu kỹ thuật đối với bột trợ lọc................17 2.2.5. Yêu cầu kỹ thuật nhựa trao đổi ion..................17 2.2.6. Yêu cầu kỹ thuật Vitamin A..........................18 2.2.7. Yêu cầu kỹ thuật của muối NaCl......................18 2.2.8. Yêu cầu kỹ thuật của HCl............................19 2.2.9. Yêu cầu kĩ thuật của NaOH...........................19 Chương 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG TINH LUYỆN........20 3.1. Quy trình công nghệ sản xuất đường tinh luyện...........20 3.2. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất đường..........21 3.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu................................21 3.2.2. Làm Aff (Affination)................................21 1

Upload: thanh-binh-nguyen

Post on 11-Dec-2015

11 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

a

TRANSCRIPT

Page 1: Báo cáo TTTN

MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA.................................51.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Đường Biên Hoà........................................................51.2. Quy mô của công ty..............................................................................................................51.3. Lịch sử hình thành................................................................................................................61.4. Tóm tắt các giai đọan phát triển............................................................................................81.5. Nguyên tắc tổ chức hoạt động của công ty...........................................................................9

1.5.1. Hình thức và tư cách hoạt động....................................................................................91.5.2. Nguyên tắc hoạt động..................................................................................................101.5.3. Các đơn vị trực thuộc..................................................................................................101.5.4. Cơ cấu tổ chức nhân sự...............................................................................................10

1.6. Các sản phẩm của công ty...................................................................................................121.6.1. Lĩnh vực sản xuất........................................................................................................121.6.2. Sản phẩm.....................................................................................................................12

1.7. Năng lực sản xuất...............................................................................................................131.8. Thị trường tiêu thụ..............................................................................................................131.9. Những thành tựu đạt được của công ty..............................................................................13

Chương 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT......................................................................................152.1. Các loại nguyên liệu...........................................................................................................15

2.1.1. Nguyên liệu chính.......................................................................................................152.1.2. Nguyên liệu phụ..........................................................................................................152.1.3. Các chất hổ trợ kỹ thuật..............................................................................................152.1.4. Chất phụ gia................................................................................................................15

2.2. Kiểm tra và xử lý nguyên liệu............................................................................................152.2.1. Yêu cầu kỷ thuật đối với đường thô............................................................................152.2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với vôi.......................................................................................162.2.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với than họat tính......................................................................162.2.4. Yêu cầu kỹ thuật đối với bột trợ lọc............................................................................172.2.5. Yêu cầu kỹ thuật nhựa trao đổi ion.............................................................................172.2.6. Yêu cầu kỹ thuật Vitamin A........................................................................................182.2.7. Yêu cầu kỹ thuật của muối NaCl................................................................................182.2.8. Yêu cầu kỹ thuật của HCl...........................................................................................192.2.9. Yêu cầu kĩ thuật của NaOH........................................................................................19

Chương 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG TINH LUYỆN..........................203.1. Quy trình công nghệ sản xuất đường tinh luyện.................................................................203.2. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất đường.............................................................21

3.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu..................................................................................................213.2.2. Làm Aff (Affination)...................................................................................................213.2.3. Quá trình gia vôi và carbonat hóa...............................................................................233.2.4. Quá trình lọc I.............................................................................................................263.2.5. Quá trình than hóa.......................................................................................................263.2.6. Lọc II...........................................................................................................................283.2.7. Lọc an toàn I................................................................................................................293.2.8. Quá trình trao đổi ion..................................................................................................293.2.9. Lọc an toàn II..............................................................................................................31

1

Page 2: Báo cáo TTTN

3.2.10. Lọc ép........................................................................................................................323.2.11. Quá trình bốc hơi.......................................................................................................333.2.12. Công đoạn nấu đường...............................................................................................343.2.13. Công đoạn bồi tinh....................................................................................................413.2.14. Công đoạn ly tâm......................................................................................................413.2.15. Công đoạn sấy...........................................................................................................443.2.16. Sàng và phối trộn đường...........................................................................................453.2.17. Bảo quản đường........................................................................................................453.2.18. Đóng bao thành phẩm...............................................................................................46

Chương 4: MỘT SỐ THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT Ở NHÀ MÁY........................................................................................................................................................46

4.1. Thiết bị trộn magma...........................................................................................................464.2. Thiết bị máng nhồi phân phối đường hồ B-5......................................................................474.3. Thiết bị ly tâm liên tục........................................................................................................474.4. Thiết bị gia vôi C-2.............................................................................................................484.5. Thiết bị xông carbonate hóa (C-3)......................................................................................494.6. Thiết bị lọc I........................................................................................................................504.7. Thiết bị than hóa.................................................................................................................514.8. Thiết bị lọc II......................................................................................................................524.9. Thiết bị lọc an tòan I (Fas- flo)...........................................................................................524.10. Thiết bị trao đổi ion..........................................................................................................544.11. Lọc an toàn II....................................................................................................................564.12. Thiết bị nấu đường............................................................................................................584.13. Thiết bị bồi tinh.................................................................................................................594.14. Máy ly tâm gián đoạn Weston..........................................................................................60

Chương 5: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG CÔNG TY..................615.1. An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy.......................................................................61

5.1.2. An toàn lao động.........................................................................................................615.1.3. Phòng cháy chữa cháy.................................................................................................61

5.2. Xử lý nước thải...................................................................................................................625.2.1. Quy trình công nghệ xử lý nước thải..........................................................................62

CHƯƠNG 6:CÁC CHỈ TIÊU THÀNH PHẨM VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÀNH PHẨM..............................................................................................................65

6.1. Chỉ tiêu đường thành phẩm.................................................................................................656.2. Phương pháp xác định chỉ tiêu thành phẩm........................................................................66

6.2.1. Chỉ tiêu cảm quan........................................................................................................666.2.2. Độ Pol..........................................................................................................................666.2.3. Độ ẩm..........................................................................................................................676.2.4. Độ màu........................................................................................................................68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................................68TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................69

2

Page 3: Báo cáo TTTN

MỤC LỤC HÌNH

Hình 1. 1 Công ty Cổ phần đường Biên Hòa...................................................................................5Hình 1. 2 Hình chụp vệ tinh toàn bộ mặt bằng công ty....................................................................6Hình 1. 3 Sơ đồ tổ chức tại phân xưởng đường.............................................................................11Hình 1. 4 Một số sản phẩm đường đặc biệt của công ty................................................................12Hình 1. 5 Một số giải thưởng của công ty......................................................................................14

Hình 3. 1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất đường tinh luyện...................................................20Hình 3. 2 Sơ đồ làm aff...................................................................................................................21Hình 3. 3 Hệ thống bốc hơi 2 hiệu.................................................................................................34Hình 3. 4 Sơ đồ nấu đường 7 hệ.....................................................................................................35

Hình 4. 1 Thiết bị trộn magma.......................................................................................................47Hình 4. 2 Thiết bị ly tâm liên tục....................................................................................................48Hình 4. 3 Thiết bị vôi hóa...............................................................................................................48Hình 4. 4 Sơ đồ hệ thống Carbonate hóa.......................................................................................49Hình 4. 5 Thiết bị carbonate hóa....................................................................................................50Hình 4. 6 Thiết bị lọc I....................................................................................................................51Hình 4. 7 Sơ đồ Thiết bị lọc............................................................................................................51Hình 4. 8 Thiết bị than hóa.............................................................................................................52Hình 4. 9 Thiết bị lọc an toàn I......................................................................................................53Hình 4. 10 sơ đồ Thiết bị lọc an toàn I...........................................................................................53Hình 4. 11 Thiết bị trao đổi ion......................................................................................................54Hình 4. 12 Thiết bị lọc an toàn II...................................................................................................57Hình 4. 13 Sơ đồ thiết bị lọc an toàn II..........................................................................................57Hình 4. 14 Thiết bị nấu đường ống chùm.......................................................................................58Hình 4. 15 Thiết bị bồi tinh............................................................................................................59Hình 4. 16 Thiết bị ly tâm gián đoạn..............................................................................................60

Hình 5. 1 Sơ đồ xử lý nước thải tại nhà máy..................................................................................62

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 2. 1 Các chỉ tieu hóa lý đường thô........................................................................................16Bảng 2. 2 Thành phần hóa học của Điatomite...............................................................................17Bảng 2. 3 Thông số kĩ thuật của hạt nhựa trao đổi ion..................................................................18

Bảng 3. 1 Yêu cầu kỹ thuật đường non sau khi nấu.......................................................................................................39

Bảng 6. 1 Đường tinh luyện đặc biệt biên hòa...............................................................................65Bảng 6. 2 Chỉ tiêu đường tinh luyện biên hòa bổ sung vitamin a..................................................65Bảng 6. 3 Chỉ tiêu đường tinh luyện biên hòa................................................................................65

3

Page 4: Báo cáo TTTN

LỜI MỞ ĐẦU

Đường Saccharose có một vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Đường đã góp phần cung cấp năng lượng cho cơ thể, tạo vị, tăng giá trị cảm quan cho thực phẩm. Vì vậy, mà đường là nguồn nguyên liệu không thể nào thiếu trong công nghệ thực phẩm như bánh kẹo, nước ngọt ,…

Cùng với sự phát triển của ngành công nghệ sản xuất đường trên thế giới, thì ngành công nghệ sản xuất đường ở nước ta cũng đang trên đà phát triển đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng. Trong đó công ty Cổ Phẩn Đường Biên Hòa là một trong số những công ty đã góp phần đáng kể tạo nên thương hiệu đường Việt Nam. Trong những năm qua công ty đã có những phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Hiện tại, mục tiêu công ty là sản xuất đường tinh luyện với công suất lên đến 400 tấn thành phẩm /ngày, đồng thời áp dụng các công nghệ hiện đại như cacbonat hóa, tẩy màu bằng than hoạt tính, nhựa trao đổi ion … chính vì thế mà chất lượng đường Biên Hòa luôn đạt độ tinh khiết cao nhất hiện nay (độ Pol :99,9%). Song song với chất lượng thì mẫu mã và chủng loại đường cũng rất quan trọng. Công ty đã tung ra thị trường gần 20 chủng loại đường túi với bao bì và mẫu mã đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng như: đường túi có bổ sung vitamin A, đường que 8 gram, đường túi cành mai... Chất lượng đường Biên Hòa luôn ổn định, vì vậy 9 năm liên tục (1997 - 2005) đã được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao" và năm 2004 thương hiệu Đường Biên Hòa đã lọt vào "Top ten Thương hiệu Việt"…Với chính sách chất lượng làm cho khách hàng thỏa mãn là trọng tâm trong mọi hoạt động của công ty Cổ Phẩn Đường Biên Hòa để luôn luôn tự hào khẳng định “Chất Lượng Làm Nên Thượng Hiệu”.

4

Page 5: Báo cáo TTTN

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA

1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Đường Biên Hoà

Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.

Tên giao dịch nước ngoài: Bien Hoa Sugar Joint Stock Company.

Tên viết tắt:BSJC.

Trụ sở giao dịch chính của Công Ty: Khu Công Nghiệp Biên Hòa I, Phường An Bình, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.

Điện thọai: (0613)836199.

Fax: (0613)836213.

West Email: [email protected]

Website: www.bhs.vn

Hình 1. 1 Công ty Cổ phần đường Biên Hòa

1.2. Quy mô của công ty

Tổng diện tích mặt bằng của công ty: 198.245,9m².

5

Page 6: Báo cáo TTTN

Công ty có phân xưởng đường, phân xưởng rượu, khu xử lý nước thải, khu vực văn phòng và nhiều kho bãi cho thuê.

Hình 1. 2 Hình chụp vệ tinh toàn bộ mặt bằng công ty

1.3. Lịch sử hình thành

Công ty cổ phần Đường Biên Hoà tọa lạc tại đường số 1- Khu công nghiệp Biên Hòa I – Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 25km về phía Đông Bắc, cách cảng Cogido, cảng Đồng Nai và cảng Bình Dương khoảng 1,5km rất thuận lợi cho việc lưu thông đường bộ và đường thuỷ.

Tại đây, công ty có các nhà máy sản xuất đường luyện, rượu các loại và một hệ thống kho bãi rộng lớn.

Bên cạnh đó tại Tây Ninh, công ty có một nhà máy đường thô năng suất 3.500 tấn/ngày với tên gọi nhà máy Đường Biên Hòa – Tây Ninh, tọa lạc tại Xã Tân Bình, thị xã Tây Ninh, với một nông trường và các nông trại trực thuộc có diện tích hơn 1000ha. Đây là nơi cung ứng nguyên liệu cho sản xuất đường luyện và cũng là nơi sản xuất xuất ra hàng ngàn tấn phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho nông nghiệp.

Năm năm cho thương hiệu đường Biên Hòa. Ngày nay, các sản phẩm đường Biên Hòa hầu như quá quen thuộc với người tiêu dùng vì nó có mặt rộng khắp ở thị trường trong nước từ các siêu thị đến các chợ lớn, nhỏ ở thành thị và nông thôn.

Nhưng ít ai biết rằng "tên tuổi" Đường Biên Hòa gầy dựng được như ngày hôm nay lại khởi đầu hết sức khó khăn trong việc phục hồi phân xưởng đường luyện cách nay 15 năm (tháng 9-1990)...

6

Page 7: Báo cáo TTTN

Vào những năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công ty đường Biên Hòa ( KCN Biên Hòa 1) có 3 phân xưởng chính là đường luyện, rượu mùi và dệt bao đay. Đến năm 1982, do máy móc thiết bị phân xưởng đường luyện không được tu bổ kịp thời (được xây dựng từ năm 1972 có công suất 200 tấn thành phẩm/ngày, với nguyên liệu là đường thô nhập khẩu) lại thiếu vốn và thiếu nguyên liệu nên đã phải ngừng sản xuất.

Trong khi đó đầu ra của sản phẩm rượu mùi, bao đay cũng bấp bênh và gặp khó khăn. Đứng trước tình thế nguy khốn này công ty đành mở ra hướng làm ăn theo kiểu "lấy ngắn nuôi dài" như sản xuất gạch, nước ngọt, cồn thô, bia lên men... Cho tới khi đất nước đổi mới bước sang cơ chế thị trường, phải đối đầu với cạnh tranh gay gắt, công ty đã phải chuyển hướng xác định lại chiến lược sản phẩm lâu dài và chọn đường tinh luyện là mặt hàng chủ lực với quyết tâm phải phục hồi lại sản xuất phân xưởng này sau 8 năm không hoạt động.

Để có vốn đầu tư vào phục hồi phân xưởng đường luyện, công ty đã huy động từ nhiều nguồn trong đó có 200 triệu đồng vay từ nội bộ ngành mía đường, 50 triệu đồng do tổng công ty thực phẩm góp vốn liên doanh... Nhiều chuyên gia  giỏi về kỹ thuật, công nghệ chế biến đường đã được mời tham gia tư vấn về sửa chữa, mua sắm thiết bị và đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật cho phân xưởng đường luyện. Đồng thời, công ty liên kết với nhiều doanh nghiệp  trong nước để nhập khẩu đường thô về gia công. Tuy nhiên, việc nhập khẩu đường thô còn được quản lý bằng hạn ngạch không thể đáp ứng đủ cho sản xuất nên công ty đã phải tính tới việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ trong nước. Công ty đã tiến hành khảo sát, đánh giá năng lực chế biến của các lò đường thủ công từ Miền Đông xuống tới đồng bằng sông Cửu Long và ra đến tận Miền Trung. Nhưng rồi một khó khăn mới lại phát sinh, đó là dây chuyền sản xuất đường luyện do Nhật thiết kế và lắp đặt trước đây theo công nghệ chế biến từ đường thô nhập ngoại có chất lượng cao, vì vậy công ty phải đầu tư cải tiến công nghệ tinh luyện cho cả nguyên liệu đường thô nhập khẩu và đường kết tinh nội địa.

Bao nhiêu công sức, trí tuệ và tiền của đổ vào cho chương trình phục hồi phân xưởng đường luyện của công ty đã được "trả công" xứng đáng, đánh dấu bằng sự kiện những sản phẩm đường trắng, tinh khiết ra lò vào ngày 7-9-1990. Sản phẩm đường trắng Biên Hòa tạo việc làm cho hàng vạn lao động ở nông thôn (sản xuất mía cây và các lò ép đường thủ công), tham gia bình ổn thị trường trong nước và đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách cho nhà nước. Sự hoạt động trở lại của phân xưởng đường luyện đã làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài của đường Biên Hòa. Đến năm 1994, công ty đã đầu tư nâng công suất phân xưởng từ 200 tấn lên 300 tấn thành phẩm/ngày, đồng thời đưa vào hoạt động phân xưởng chế biến mạch nha từ tinh bột củ mì với dây chuyền nhập từ Đài Loan, có công suất 6.000 tấn/năm, đảm bảo nguyên liệu chất lượng cao cho sản xuất bánh, kẹo. Cũng trong năm này, công ty đã đầu tư hơn 1 triệu USD cho xây dựng phân xưởng sản xuất bánh bích qui với công nghệ của Anh và những năm sau đó là đầu tư dây chuyền sản xuất thêm nhiều loại bánh, kẹo khác để đến ngày nay bánh, kẹo Bibica đã thành một thương hiệu nổi tiếng trong nước (năm 1999 phân xưởng sản xuất bánh, kẹo được tách ra thành lập Công ty riêng).

7

Page 8: Báo cáo TTTN

   Riêng với sản phẩm đường, công ty đã đầu tư gần 300 tỷ đồng xây dựng thêm nhà máy đường Tây Ninh, có công suất ép 3.500 tấn mía/ngày, cung cấp thêm nguồn nguyên liệu đường thô cho phân xưởng sản xuất đường từ 60.000 tấn lên 90.000  thành phẩm/năm.

Sau 7 vụ đi vào sản xuất (từ 1998 đến nay), nhà máy đường Tây Ninh đã ép được 2,6 triệu tấn mía. Ngoài ra, công ty còn xây dựng trang trại mía rộng 1.000 hécta, đến nay đã có trên 90% diện tích đất được đưa vào  trồng mía với năng suất bình quân đạt 60 tấn/hécta. Sản lượng mía tự sản xuất mỗi vụ cũng đạt 150.000 tấn, đảm bảo một phần nguyên liệu cho nhà máy. Năm 2002, công ty đã cải tạo nhà xưởng và đầu tư mới dây chuyền làm rượu vang nho bằng công nghệ lên men, công suất 300.000 lít/năm và đã đưa ra thị trường sản phẩm "Vang Biên Hòa" - rượu champagne  "Happy Days" .

Sau 15 năm phục hồi sản xuất đường luyện, công ty hiện có trên 100 khách hàng công nghiệp và hơn 130 đại lý phân phối trong cả nước, tổng sản lượng đường tiêu thụ đạt hơn 1 triệu tấn, tổng doanh thu trên 6.700 tỷ đồng và  nộp ngân sách gần 500 tỷ đồng. Công ty đã tung ra thị trường gần 20 chủng loại đường túi với bao bì đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng như: đường túi có bổ sung vitamin A, đường que 8 gram, đường túi cành mai... Công ty cũng đã xuất khẩu đường với giá trị hàng triệu USD  sang các thị trường Trung Đông, Trung Quốc, Nga, Singapore, Malaysia, Indonesia... Chất lượng đường Biên Hòa luôn ổn định, vì vậy 9 năm liên tục (1997 - 2005) đã được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao" và năm 2004 thương hiệu Đường Biên Hòa đã lọt vào "Top ten Thương hiệu Việt".

 1.4. Tóm tắt các giai đọan phát triển

Năm 1969 nhà máy lọc đường được xây dựng và hoàn thành đi vào hoạt động vào năm 1971.

Đến năm 1983 công ty sản xuất thêm sản phẩm rượu mùi, 1983-1990 đầu tư thêm phân xưởng sản xuất bánh kẹo.

Năm 1994 công ty đổi tên thành Công Ty Đường Biên Hòa.

Năm 1995 : Đầu tư mới thiết bị, mở rộng phân xưởng đường luyện nâng năng suất lên 300 tấn thành phẩm / ngày tương ứng 85.000 tấn / năm

Đến năm 1997 công ty đầu tư xây dựng nhà máy đường Tây Ninh sản xuất đường thô.

Năm 1997 đầu tư mới dây chuyền sản xuất kẹo dẻo Jelly năng suất 8 tấn thành phẩm/ngày.

Tháng 1 năm 1999 công ty cổ phần hóa các phân xưởng Bánh, Kẹo, Nha để thành lập Công ty cổ phần bánh kẹo Bibica.

Năm 1999 thành lập phân xưởng sản xuất phân vi sinh tại Tây Ninh với năng suất ban đầu 10.000 tấn/năm, nguyên liệu từ bã bùn và tro.

03/02/2000: Được tổ chức BVQI (Vương quốc Anh) cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002: 1994 và đến năm 2004 được tái đánh giá và cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng .

8

Page 9: Báo cáo TTTN

Tháng 8/2000: Đầu tư thêm thiết bị cho dây chuyền đường luyện, cho ra sản phẩm mới: đường que 8 gram.

07/11/2000 Công ty được chủ tịch nước phong tăng danh hiệu ANH HÙNG LAO ĐỘNG.

05/2001: Hoàn tất quá trình cổ phần hóa Công ty và chuyển đổi hoạt động theo cơ chế công ty cổ phần với tên gọi là Công Ty Cổ phần Đường Biên Hòa.Từ 2001 đến nay, Công Ty đã liên tục đầu tư mở rộng lĩnh vực cho thuê kho bãi. Hiện nay,công ty đã có hệ thống kho khá hoàn chỉnh,tiện lợi với diện tích chứa hơn 20.000 m2 năm

Tháng 8/2001 triển khai dự án đầu tư mới phân xưởng sản xuất rượu lên men từ trái cây và nếp cẩm, công suất 1.000.000 lít/năm.

Tháng 9, 10/2006: Công ty nâng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu. Vốn điều lệ hiện nay là 162 tỷ đồng.

Tháng 12/2006: Cổ phiếu Công ty chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

Cũng bắt đầu từ năm 2006: Công ty triển khai dự án xây dựng cụm chế biến phía tây sông Vàm Cỏ, mở đầu 1 giai đoạn phát triển mới của công ty.

Tháng 10/2007. Mua nhà máy đường Trị An thuộc sở hữu của tỉnh Đồng Nai và đổi tên thành nhà máy Đường Biên Hòa – Trị An.

Tháng 01/2008.Sửa chửa xong và đưa nhà máy Đường Biên Hòa - Trị An vào hoạt động dưới sự quản lí của Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.

1.5. Nguyên tắc tổ chức hoạt động của công ty

1.5.1. Hình thức và tư cách hoạt động

Công ty được thành lập từ việc cổ phần hóa DNNN Công ty Đường Biên Hòa, trên cơ sở tự góp vốn của các cổ đông, được tổ chức và họat động theo luật doanh nghiệp .

Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa là tổ chức kinh tế độc lập :

Thuộc sở hữu của các công ty.

Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng .

Có vốn điều lệ và chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ bằng số đó .

Hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ vể tài chánh, tự chịu trách nhiệm về kết quả họat động kinh doanh.

1.5.2. Nguyên tắc hoạt động

Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tôn trọng pháp luật .

9

Page 10: Báo cáo TTTN

Các cổ đông của công ty cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của Công ty trong phạm vi góp vốn của mình.

Cơ quan quyết định cao nhất của công ty là Đại hội cổ đông.

Đại hội cổ đông bầu Hội đồng quản trị để thay mặt cổ đông lãnh đạo công ty giữa hai nhiệm kỳ đại hội, bầu ban kiểm sóat họat động sản xuất và kinh doanh của công ty.

Điều hành họat động của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao là Tổng Giám Đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm .

1.5.3. Các đơn vị trực thuộc

Gồm 8 đơn vị:

Nhà máy Đường Biên Hòa-Tây Ninh: Xã Tân Bình, Huyện Hòa Thành, Tỉnh Tây Ninh.

Nhà máy Đường Biên Hòa-Trị An: Xã Trị An, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai.

Chi nhánh Hồ Chí Minh.

Chi nhánh Cần Thơ.

Chi nhánh Đà Nẵng.

Cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại công ty.

Cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Tây Ninh .

Nông trường Thành Long.

1.5.4. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Công ty Đường Biên Hòa tổ chức theo nguyên tắc chuyên môn hóa chức năng và chế độ một thủ trưởng trong quản lý. Công ty thực hiện theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng .

Quan hệ trực tuyến: Ban lãnh đạo hay cấp trên đưa ra những chỉ thị, những quyết định, hay văn bản… cấp dưới thực hiện và thi hành những mệnh lệnh này.

Quan hệ tham mưu: là mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng với Ban Giám Đốc công ty, đây là mối quan hệ thường xuyên được biểu hiện dưới hình thức báo cáo hay tờ trình… trao đổi thảo luận trong khuôn khổ chức năng công tác của mỗi phòng ban nhằm giúp cho Ban Giám Đốc đưa ra những quyết định chính xác kịp thời và có căn cứ .

Quan hệ phối hợp: là quan hệ hằng ngày, quan hệ tác nghiệp giữa các phòng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất hay các đơn vị phục vụ, đây là quan hệ cùng cấp.

Quan hệ phối hợp chéo: là mối quan hệ thông tin giữa các cấp khác nhau mà không ở trong mối quan hệ trực tuyến .

10

Page 11: Báo cáo TTTN

Công ty CP Đường Biên Hòa tổ chức linh hoạt tùy theo thời điểm trong vụ hay ngoài vụ mà có những cơ cấu thích hợp.

Sơ đồ tổ chức của nhà máy

Hình1.3. Sơ đồ tổ chức công ty đường Biên Hòa

1.5.4.2. Sơ đồ tổ chức phân xưởng đường

Hình 1. 3 Sơ đồ tổ chức tại phân xưởng đường

11

Trưởng ca

Tổ lò hơi-Hóa chế-Tầng trệt

Tổ li

tâm

Tổ sấy- sàng

Tổ điều hành CCR

Tổvệ

sinh công

nghiệp

Tổ nấu đường

Quản đốc

Tổ đóng gói

Page 12: Báo cáo TTTN

1.6. Các sản phẩm của công ty

1.6.1. Lĩnh vực sản xuất

Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các lĩnh vực :

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mía đường, các sản phẩm sản xuất có sử dụng đường, sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm và phế phẩm của ngành mía đường.

- Mua bán máy móc, thiết bị vật tư ngành mía đường.

- Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị ngành mía đường.

- Thi công các công trình xây dựng và công nghiệp.

- Mua bán, đại lý ký gởi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên liệu, vật tư ngành mía đường.

- Dịch vụ cho thuê kho bãi – vận tải.

- Dịch vụ ăn uống.

- Sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu các loại.

1.6.2. Sản phẩm

Sản phẩm đường tinh luyện của công ty bao gồm các loại : đường tinh luyện đặc biệt Biên Hòa, đường tinh luyện Biên Hòa (RE), đường tinh luyện Biên Hòa bổ sung Vitamin A, đường cát trắng tinh luyện Biên Hòa (RS),đường cát trắng Biên Hòa bổ sung Vitamin A, đường tinh luyện tiêu chuẩn Biên Hòa.

Hình 1.5. Một số sản phẩm đường tinh luyện.

Hình 1. 4 Một số sản phẩm đường đặc biệt của công ty

12

Page 13: Báo cáo TTTN

1.7. Năng lực sản xuất

Công ty CP đường Biên Hòa Đồng Nai, sản xuất 320 tấn đường tinh luyện/ ngày.

Tại Tây Ninh, công ty có một nhà máy Đường thô năng suất 3.500 tấn/ngày với tên gọi nhà máy Đường Biên Hòa – Tây Ninh, tọa lạc tại Xã Tân Bình, thị xã Tây Ninh, với một nông trường và các nông trại trực thuộc có diện tích hơn 1000 ha. Đây là nơi cung ứng nguyên liệu cho sản xuất đường luyện và cũng là nơi sản xuất xuất ra hàng ngàn tấn phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho nông nghiệp.

1.8. Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ trên cả nước và một số nước khác.

Có 3 nhóm khách hàng chính của Công ty:

– Khách hàng là người tiêu dùng

– Khách hàng Công nghiệp như: Vinamilk, Nestle, Coca-Cola, IBC, …

– Xuất khẩu đến các nước: Indonesia, Malaysia, Philippine…

1.9. Những thành tựu đạt được của công ty

Từ khi thành lập đến nay, công ty đã có được rất nhiều giải thưởng cao quý:

“Chất lượng làm nên thương hiệu”, sản phẩm cuả Công ty là đơn vị duy nhất trong toàn ngành được bình chọn liên tục trong 10 năm qua là “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao”

Đạt danh hiệu “Top Ten Thương Hiệu Việt” năm 2004, 2005.

Cúp vàng “Vì sự tiến bộ và phát triển bền vững - 2006” của Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam trao tặng.

Năm 2006 được bình chọn là một trong 100 thương hiệu mạnh toàn quốc.

Được bình chọn và đạt cúp vàng “ Doanh nghiệp vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững năm 2006”, “Biểu tượng doanh nhân văn hóa” và “ Giải vàng chất lượng an toàn thực phẩm ”

Đặc biệt, với những nỗ lực và thành quả đã đạt được, Công ty cũng đã được nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” vào cuối năm 2000. 

13

Page 14: Báo cáo TTTN

Hình 1. 5 Một số giải thưởng của công ty

14

Danh hiệu Sao vàng đất Việt 2008 Danh hiệu Bạn nhà nông

Danh hiệu “HVNCLC & Thương hiệu mạnh 2006” Danh hiệu “Top ten thương hiệu Việt”

DH đạt TC vệ sinh ATTP

Danh hiệu “Thương hiệu nổi tiếng”Danh hiệu “Vì TBXH & PTCĐ”

Page 15: Báo cáo TTTN

Chương 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

2.1. Các loại nguyên liệu

2.1.1. Nguyên liệu chính

Đường thô: đường kết tinh thủ công và công nghiệp, nhưng chưa đạt chất lượng đường tinh luyện đều có thể làm nguyên liệu sản xuất đường tinh luyện.

Tại Công ty Cổ Phần Đường Biên Hòa, nguyên liệu đường thô được cung cấp chủ yếu từ nhà máy Đường Biên Hòa- Tây Ninh, Biên Hòa-Trị An. Ngoài ra công ty còn mua đường thô của một số nhà máy đường trong nườc như: nhà máy Đường La Ngà, Lam Sơn, Hiệp Hòa…Tùy theo yêu cầu chất lượng của nguyên liệu đường thô mà nguyên liệu còn có thể nhập khẩu từ các nước Thái Lan, Ấn Độ…

2.1.2. Nguyên liệu phụ

Gồm các loại đường thủ công:

– Mật chè: là dung dịch đường nhận được sau khi bốc hơi thường có nồng

độ 60-650 Bx.

– Đường thùng

2.1.3. Các chất hổ trợ kỹ thuật Vôi sống Than hoạt tính Nhựa trao đổi ion Bột trợ lọc Muối NaCl Axit HCl NaOH

2.1.4. Chất phụ gia

Chủ yếu sử dụng Vitamin A.

2.2. Kiểm tra và xử lý nguyên liệu

2.2.1. Yêu cầu kỷ thuật đối với đường thô

Kiểm tra nguyên liệu: đường thô từ các nơi kể cả đường từ nhà máy đường Biên Hòa –Tây Ninh và Đường Biên Hòa -Trị An vận chuyển về đến công ty đều được cân xác định khối lượng và lấy mẫu phân tích, đánh giá chất lượng.

Chỉ tiêu cảm quan :

Cảm quan mẫu đường: hạt to, đều, mật bánh dính không làm hạt đường kết chùm, ẩm ướt.

Đường thô có thể chứa trong bao bì hoặc ở dạng rời.Trong trường hợp đường thô được đóng trong bao bì thì bao chứa đường thô phải còn nguyên, không rách, bao bì phải sạch, không dính đất, cát…

15

Page 16: Báo cáo TTTN

Các chỉ tiêu hóa lý đánh giá chất lượng của đường thô:

Bảng 2. 1 Các chỉ tieu hóa lý đường thô

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức khuyến khích

1 Độ pol % 97,11

2 Hệ số an tòan 0,22

3 Hàm lượng đường khử % 0,84

4 Hàm lượng tro % 0,29

5 Độ màu ICUMSA 3000

6 MA mm 0,8

7 CV % 30

8 Hàm lượng tinh bột ppm 175

9 Hàm lượng dextran ppm 150

10 Hàm lượng Sunfit ppm 20

11 Cỡ hạt mm 0,7-0,8

2.2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với vôi

Vôi được sử dụng cho công đoạn carbonate hóa và sử dụng dưới dạng sữa vôi.

Hàm lượng CaO hữu dụng: 78%

Kích thước cục vôi: 404040 mm.

Vôi được đóng trong bao bì PP. Đối với vôi đóng bao phải khô ráo, sạch, không rách và không bị hở miệng. Trên mỗi bao bì có dấu hiệu của nhà cung cấp ( tên nhà sản xuất, đặc tính kỹ thuật …)

Nồng độ sữa vôi từ 10-12oBé. Lượng cho vào khoảng 0,5-0,8% trên chất khô nước đường.

2.2.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với than họat tính

Các yêu cầu tối thiểu phải kiểm tra khi nhận:

- Trạng thái cảm quan: dạng bột màu đen

- Khả năng tẩy màu nước đường: min 60%.

- Độ ẩm: (% khối lượng): 10%

16

Page 17: Báo cáo TTTN

- Hàm lượng tro (% khối lượng): 12%

- Độ pH : 3-6.5

- Bao bì chứa than: làm bằng vật liệu thích hợp không bị rách, thủng, không ẩm ướt. Ngòai bao bì ghi rõ tên hàng, khối lượng, hãng sản xuất, nước sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng.

2.2.4. Yêu cầu kỹ thuật đối với bột trợ lọc

Trạng thái cảm quan: dạng bột mịn, màu trắng ngà, không lẩn tạp chất.

Độ ẩm: 0,5 %

Khả năng lọc: 150 giây

Độ pH: 8-11

Tại công ty sử dụng bộ trợ lọc Điatomit.Điatomit là đá trầm tích với thành phần chủ yếu là silic oxide.Nó còn có tên là kizengua hay đất tảo silic.Do có nhiều lỗ xốp và tính trơ nên điatomit được sử dụng cho kĩ thuật lọc, làm chất độn và chất hấp phụ.

Bao bì chứa được làm bằng vật liệu thích hợp, không bị rách, không ẩm ướt. Ngòai bao bì ghi rõ tên hảng, khối lượng, hãng sản xuất, nước sản xuất, ngày sản xuất và thời hạn sử dụng.

Bảng 2. 2 Thành phần hóa học của Điatomite

SiO2 Fe2O3 Al2O3 Mn TiO2 CaO MgO K2O Na2O SO3

>63% <7% <18% <11% <1,4% <1,1% <3% - <0,2% <2,5%

2.2.5. Yêu cầu kỹ thuật nhựa trao đổi ion

Đây là một polymer cao phân tử có khả năng giải phóng ion và không tan trong nước. Polymer trao đổi ion của mình với một ion khác trong dung dịch. Quá trình trao đổi diễn ra theo kiểu thuận nghịch.

Nguyên lí cơ bản để sử dụng các loại nhựa trong tẩy màu dung dịch đường là trong môi trường kiềm thì hầu như tất cả các phân tử mang màu đều ở dạng ion. Theo đó người ta thường sử dụng nhựa trao đổi ion cho dung dịch đường là nhựa trao đổi anion kiềm mạnh, có khả năng giải phòng ion ở pH bất kì và có chất nền là polymer như polystyrenhay polyacrilic, nó chứa nhóm amonium bậc 4 (nhóm chức năng – N+ (CH3)3) và trên mặt cao phân tử của chúng gắn với ion Cl- để trao đổi với các anion khác trong dung dịch.

Nhựa tẩy màu: khả năng tẩy màu 60%.

Bao bì chứa làm bằng vật liệu thích hợp không bị rách hoặc ẩm ướt. Ngòai bao bì ghi rõ tên hàng, thể tích, hãng sản xuất, nước sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng.

17

Page 18: Báo cáo TTTN

Bảng 2. 3 Thông số kĩ thuật của hạt nhựa trao đổi ion

Thông số Mức chất lượng

Loại nhựa Nhựa trao đổi base mạnh loại 1, dạng lỗ xốp

Dạng ion trao Cl-

Tỉ trọng 640-710 g/lít

Tổng dung lượng trao đổi Min 0,85 eq/lít

Độ ẩm 57-67%

Kích thước hạt nhựa:

Trên lưới 1180 micron

Dưới lưới 300 micron

Kích thước hiệu quả (mm)

5% max

1% max

0,4% min

Hệ số đồng dạng 1,8

Độ bền:

Ở nhiệt độ

Ở pH

1-100oC

0-14

2.2.6. Yêu cầu kỹ thuật Vitamin A

Chất lượng:

– Chỉ tiêu cảm quan: có dạng hạt xốp, tơi, khô, màu vàng sáng, nhạt, mùi hơi hắc đặc trưng của Retinol.

– Độ phân tán trong nước: 1g hòa tan với 100 ml nước cất trong khoảng 5 phút tạo nhũ tương đồng nhất.

– Độ ẩm: max 8%.

– Hàm lượng Vitamin: min 250.000 IU/g.

2.2.7. Yêu cầu kỹ thuật của muối NaCl

Do trong quá trình hoạt động các hạt nhựa dần bị bão hòa không có khả năng trao đổi ion. Vì vậy chúng ta phải tái sinh lại bằng dung dịch muối nhằm trả lại cho các hạt nhựa các anion Cl- và loại bỏ các anion mang màu đã bị hấp phụ ra ngoài.

Các yêu cầu kĩ thuật:

– Muối được sử dụng phải qua lọc để loại bỏ tạp chất

18

Page 19: Báo cáo TTTN

– Nồng độ sử dụng là 10%.

– Cảm quan: Màu trắng tơi, khô, không lẫn tạp chất .

– Hàm lượng NaCl: ≥ 95% theo chất khô.

– Hàm lượng tạp chất không tan trong nước: ≥0,4% theo chất khô.

– Hàm lượng ẩm: ≤ 6,5%.

Muối được đóng trong bao 50kg gồm hai lớp (PE và PP) bên ngoài phải ghi xuất xứ của sản phẩm.

2.2.8. Yêu cầu kỹ thuật của HCl

Sau khoảng 50-80 chu kì lọc, hạt nhựa sẽ dần bị dơ do tạp chất bám bên ngoài nên phải thực hiện việc phục hồi nhựa bằng acid HCl. Dẫn dung dịch HCl 2-3% đi qua lớp nhựa nhằm gây ra một số phản ứng đối với lớp cặn bẩn và làm chúng bong ra khỏi bề mặt nhựa.

– Trạng thái cảm quan: Chất lỏng trong suốt, không màu hoặc vàng nhạt.

– Hàm lượng HCl: ≥ 31%.

– Bao gói bằng can nhựa hoặc chứa trong xe bồn chuyên dùng, bao bì chứa phải sạch sẽ, không bị rò rỉ, bên ngoài phải ghi rỏ nguồn gốc xuất sứ.

– Khối lượng riêng ở 200C: ≥ 1,145g/ml.

– Hàm lượng Fe: ≤ 0,01%.

– Hàm lượng As: ≤ 0,002%.

2.2.9. Yêu cầu kĩ thuật của NaOH

Dùng để trung hòa acid dư (nếu có) trong quá trình phục hồi cột nhựa trao đổi ion, dung dịch NaOH được sử dụng ở nồng độ 5% hoặc dùng chung với NaCl trong quá trình tái sinh.

Các yêu cầu kĩ thuật:

Trạng thái cảm quan: chất lòng trong suốt, không màu hoặc hơi ngà

Hàm lượng NaOH: ≥ 30%

19

Page 20: Báo cáo TTTN

Chương 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG TINH LUYỆN

3.1. Quy trình công nghệ sản xuất đường tinh luyện

Hình 3. 1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất đường tinh luyện

20

BÃ BÙN

RE

RS

MẬT RỈ

NẤU ĐƯỜNG NON 6

NẤU ĐƯỜNG NON 7

LY TÂM

LY TÂM

LY TÂM

NẤU ĐƯỜNG NON 1

NẤU ĐƯỜNG NON 2

MẬT 1

MẬT 2 LY TÂM

LY TÂM

LY TÂM

NẤU ĐƯỜNG NON 3

NẤU ĐƯỜNG NON 4

NẤU ĐƯỜNG NON 5

MẬT 3

MẬT 4

LY TÂM MẬT 5ĐƯỜNG R5

7TH REMELT

6TH REMELTMẬT 6

TRỘN MAGMA R5

ĐƯỜNG R1

ĐƯỜNG R2

ĐƯỜNG R3

ĐƯỜNG R4

TRỘN MAGMA (*)

LY TÂM AFF

HÒA TAN

GIA VÔI

CACBONATE HÓA

LỌC AN TOÀN II

LỌC I

THAN HÓA

LỌC AN TOÀN I

TẨY MÀU BẰNG NHỰA TRAO ĐỔI ION

SỮA VÔI

NƯỚC THAN

NƯỚCC

VÔI

THAN

NƯỚCNƯỚC THAN

TÁI DỤNG

ĐƯỜNG CỤC, BỤI

SI LO

SẤY

LÀM NGUỘI

PHỐI TRỘN

SÀNG

HÒA TAN

ĐƯỜNG THÔ

LỌC BÙN

LỌC II

NƯỚC SIÊU NHIỆT

NƯỚC BÙN

NƯỚC NGỌT

MẬT AFF

CO2LỌC

DIATOMITE

Page 21: Báo cáo TTTN

3.2. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất đường.

Quy trình công nghệ sản xuất đường tinh luyện gồm 5 giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu

- Giai đoạn 2: Làm aff (affination)

- Giai đoạn 3: Hóa chế

- Giai đoạn 4: Nấu đường - Bồi tinh - Ly tâm:

- Giai đoạn 5: Hoàn tất (Sấy, làm nguội - sàng phân loại - ra bao, gói thành phẩm)

3.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Quá trình nhập liệu và xử lý nguyên liệu: Ở đây nguyên liệu chính là đường thô.

Đường thô từ các nơi được vận chuyển về và tập trung tại kho nguyên liệu.Ở đây đường được lấy mẫu đi xác định độ Pol cũng như một số thông số cần thiết khác. Sau đó được hệ thống gàu tải, băng tải vận chuyển lên tầng 3 và chuyển vào hệ thống định lượng để xác định trọng lượng nhập máy. Đường sau khi định lượng sẽ chuyển đến hệ thống làm Aff.

3.2.2. Làm Aff (Affination)

a. Mục đích: Quá trình này nhằm tách lớp phim mật phía ngoài hạt đường, nơi có chứa nhiều tạp chất để nâng cao hiệu suất cho các quá trình làm sạch tiếp theo. Đường thô nhập về và đem xác định độ Pol, đường có độ Pol thấp nghĩa là có độ tinh khiết thấp thì cần trải qua quá trình làm aff. Còn nếu đường thô có Pol cao thì có thể bỏ qua giai đoạn này.

b. Động lực quá trình làm Aff:

Cấu tạo của hạt đường thô bao gồm tinh thể bên trong và một lớp phim mật có lẫn tạp chất bao bọc bên ngoài. Khi làm aff ta trộn mật aff với đường thô, do sự chênh lệch nồng độ giữa mật aff và hạt đường làm di chuyển vật chất từ hạt đường vào mật aff và tách lớp phim mật ra khỏi bề mặt hạt đường. Do đó động lực của quá trình làm aff là sự chênh lệch nồng độ. Ngoài ra động lực của quá trình này còn là do lực ma sát giữa các hạt đường.

Biểu hiện ở đường aff có độ màu tốt, lượng mật aff ít.Tuy nhiên, hai đại lượng hiệu suất thu hồi và tinh độ đường aff tỉ lệ nghịch với nhau trong quá trình làm aff. Cho nên trong quá trình làm aff, phải chọn tỉ lệ mật đường bổi thích hợp để đạt được điểm tối ưu để có hiệu quả cao nhất trong quá trình luyện đường.

c. Sơ đồ công nghệ làm aff

Hình 3. 2 Sơ đồ làm aff

21

Mật Aff

Trộn Magma

Hòa tan

Ly tâm Aff

Đường Thô

Nước

Nước

Nước đường

Page 22: Báo cáo TTTN

Thuyết minh sơ đồ công nghệ: Quá trình làm aff có 3 công đoạn chính là công đoạn làm magma, ly tâm aff và hòa tan đường Aff.

Làm Magma (Hồ đường): Nhằm chà xát tách bỏ lớp phim mật phía ngoài hạt đường. Đường thô sau khi định lượng được băng tải chuyển xuống thùng trộn đồng thời vòi phun sẽ phun mật rửa hoặc nước nóng vào. Vít tải quay sẽ trộn đều đường với mật rửa tạo magma đồng thời vận chuyển dần magma xuống thùng trộn và chuẩn bị ly tâm. Nếu đường có độ Pol cao thì không cần qua ly tâm mà được xả ngay xuống thiết bị hòa tan đường.

Ly tâm aff: Phân riêng đường và mật từ Magma.

Mật thu được sẽ đưa trở lại làm mật rửa trong quá trình tạo Magma với đường thô , nếu còn thừa sẽ đem đi nấu đường trung, hạ phẩm. Đường aff sẽ được xả xuống thùng hòa tan đường .

Hòa tan: Tại thùng hòa tan đường, đường sau làm aff sẽ được hòa tan bằng nước than tái dụng, nước ngọt sau lọc ép hoặc nước nóng tạo nước đường nguyên. Nước đường sẽ chảy tràn qua thùng hòa tan để hòa tan đường hoàn toàn. Rồi qua lược rác để loại các tạp chất lớn và chảy vào thùng chứa nước đường nguyên.

d. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm Aff.

Nhiệt độ: Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả làm Aff.

– Ảnh hưởng nhiệt độ tới quá trình làm Magma:

Nhiệt độ cao thì quá trình hoà tan nhanh nên gây hoà tan đường nhiều sẽ làm giảm hiệu suất thu hồi .

Nhiệt độ làm Magma thấp độ nhớt tăng khó khăn cho vít tải quay, mặt khác nhiệt độ thấp quá thì đường bổi khó sạch, còn nhiều tạp chất.

– Ảnh hưởng nhiệt độ tới quá trình hoà tan đường Aff.

Nếu nhiệt độ >80oC: Tạo ra các phản ứng phân hủy đường khử, tạo độ màu cao.

Nhiệt độ thấp: Quá trình hòa tan chậm, độ nhớt cao gây trở lực lớn. Măt khác không hòa tan hết đường tại thùng hòa tan đường làm thất thoát đường tại lược rác.

Nhiệt độ thích hợp nhất 42 ± 2oC, để đạt được điều đó thì nhiệt độ của mật aff là 60oC và nhiệt độ của nước nóng là 80oC.

– Chất lượng đường thô: Nếu đường thô không tốt, độ màu cao, chất không đường nhiều thì cũng ảnh hưởng đến năng suất và hiệu suất của quá trình làm aff. Nếu đường thô có độ Pol > 98,5% và độ màu <2000 thì bỏ qua công đoạn làm aff.

– Thời gian làm aff:

Thời gian làm aff càng lâu thì mức độ hòa tan càng nhiều, đường càng sạch, hiệu suất càng cao.Tuy nhiên, khả năng đường bị hòa tan nhiều, đồng thời năng suất giảm.

Nếu làm aff quá nhanh thì có thể quá trình làm aff không triệt để ảnh hưởng đến các quá trình khác.

e. Thông số công nghệ

- Nhiệt độ mật aff: 60oC, nhiệt độ nước nóng bổ sung: 80oC.22

Page 23: Báo cáo TTTN

- Bxmagma= 90÷92%.

- Nhiệt độ làm Magma: 42±2oC.

- Nhiệt độ nước đường tại B14: 80oC, Bx = 58÷62%.

- APĐường aff 99%

f. Ảnh hưởng của quá trình làm Aff tới các quá trình khác

Quá trình làm Aff đóng một vai trò lớn trong công đoạn hóa chế. Nếu làm Aff tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả các công đoạn sau:

- Làm aff tốt loại được tạp chất và đường khử giúp cho quá trình lọc dễ dàng.

- Quá trình kết tinh đường dễ dàng.

- Tốn ít hóa chất, thời gian trong công đoạn hóa chế.

- Làm giảm ứ đọng dây chuyền, tăng năng suất.

- Loại được nhiều đường khử làm giảm độ màu đường vì đường khử rất dễ chuyển hóa tạo chất màu.

Quá trình được cho là đạt yêu cầu khi đạt được các yếu tố: Hiệu suất cao, AP đường Aff cao, AP mật thấp nghĩa là đường có độ màu thấp, ít mật.

Nếu quá trình không đạt sẽ gây nên một số hậu quả:

- Đường sạch nhưng APmật quá cao, lượng mật nhiều gây khó khăn khi giải quyết lượng mật dư ( khó nấu trung hạ phẩm, ứ đọng khu nấu hạ phẩm ).

- Mật aff có APmật thấp, lượng mật ít, nhưng AP đường Aff thấp, còn nhiều tạp chất.

3.2.3. Quá trình gia vôi và carbonat hóa

a. Mục đích, ý nghĩa quá trình: Loại các tạp chất (chất keo, chất màu…) có trong nước đường bằng phương pháp hoá học, hoá lý.

b. Tiến hành: Quá trình này có các bước sau.

Chuẩn bị sữa vôi: Cho vôi cục và nước lạnh vào cối vôi để tạo sữa vôi. Sữa vôi tạo thành chảy xuống thùng chứa và được bơm vào thùng quậy vôi . Tại đây sữa vôi được điều chỉnh đến nồng độ yêu cầu (10-12oBé). Các tạp chất không tan khác như: Đất, đá và các tạp chất lớn khác theo bàn gằn thải ra ngoài.

Gia vôi: Nước đường nguyên (800C) bơm lên thiết bị làm nguội để hạ nhiệt độ xuống 600, rồi được bơm lên thiết bị gia vôi để trộn với sữa vôi theo tỷ lệ nhất định nhằm đạt pH yêu cầu sau đó nước đường được chuyển ngay qua công đoạn Carbonat hoá.

Carbonat hóa: Sau gia vôi hỗn hợp được chảy tràn lần lượt qua 4 cột carbonat hóa được bố trí với chiều cao thấp dần. Tại đây khí CO2 được trích từ khói lò được làm sạch và xông lên từ bên dưới và nước đường sẽ được gia nhiệt qua từng cột (Tại cột đầu tiên không gia nhiệt). Nước đường sau carbonat hóa sẽ được bơm đi lọc I. CO2 không xông vào cột cuối do cột cuối nhằm ổn định pH và là cột chứa trung gian trước khi bơm đến thiết bị lọc.

c. Các tác dụng hóa học xảy ra.

23

Page 24: Báo cáo TTTN

– Tác dụng của pH: Các tạp chất trong nước đường đa phần đều tồn tại dưới dạng các chất keo mang điện tích. Trong điều kiện bình thường nó tồn tại ổn định với một lớp áo nước bao bọc bên ngoài. Ở một điều kiện pH nhất định các keo sẽ hấp thụ chất điện ly và trung hòa về điện, mất lớp áo nước. Lúc đó keo mất tính ổn định, ngưng kết lại và lắng xuống. Trị số pH này gọi là pH đẳng điện. Trong quá trình gia vôi và carbonat hóa ta cho chất điện ly là vôi vào đồng thời tạo nên nhiều giá trị pH khác nhau là pH đẳng điện của các chất keo gây đông tụ keo.

– Tác dụng của nhiệt độ: Gia nhiệt cho nước đường sẽ có tác dụng bài khí trong nước đường và tăng nhanh các phản ứng hóa học. Ngoài ra nhiệt độ cao còn tránh sự xâm nhập của vi sinh vật gây hại. Khi hỗn hợp nước đường vôi vào cột 1, pH đang cao, nếu gia nhiệt, nhiệt độ cao kết hợp pH cao sẽ làm đường bị phân hủy tạo màu. Còn các cột còn lại pH đang giảm dần, nên có thể gia nhiệt nhẳm giảm độ nhớt, qua lọc sẽ đễ dàng hơn.

– Tác dụng của Ca2+: Ca2+ là ion của kim loại mạnh, khi cho vào nước đường nó sẽ tác dụng với saccharose tạo nên các muối mono, di, tri saccharat theo phương trình phản ứng sau:

nCa(OH)2 + C12H22O11 C12H22O11.nCaO + nH2O

n = 1, 2, 3.

Ngoài ra Ca2+ còn tác dụng với các anion có trong nước đường tạo kết tủa.

Ca2+ + 2A CaA2; A: anion.

– Tác dụng của OH: Ion OH có tác dụng trung hòa axit tự do có trong dung dịch và tạo pH đẳng điện để kết tủa một số chất keo. Ngoài ra OH tác dụng với một số cation có trong dung dịch tạo kết tủa keo. Các kết tủa keo này sẽ hấp thụ các tạp chất trong nước đường.

– Tác dụng của CO2: CO2 tác dụng với Ca2+ tạo kết tủa CaCO3 là chất có khả năng hấp phụ các chất keo, chất màu có trong dung dịch.

CO2 + H2O H2CO3

H2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + 2H2O.

Ngoài ra CO2 còn có tác dụng phân ly các canxi saccharat thành saccharose và CaCO3.

C12H22O11.nCaO + nCO2 C12H22O11 + nCaCO3.

Tuy nhiên nếu sục CO2 dư thì sẽ xảy ra phản ứng hòa tan CaCO3.

CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2.

Ca(HCO3)2 sẽ phân hủy khi gặp nhiệt độ cao tạo kết tủa CaCO3 gây đóng cặn trên bề mặt thiết bị, giảm hệ số truyền nhiệt.

d. Các thông số công nghệ:

- Nồng độ sữa vôi: 10 ÷12 Bé. Lượng cho vào khoảng 0.3 - 0.5% trên chất khô nước đường.

- Nồng độ CO2: 10.2 – 11.5%, áp lực sục khí: P = 0.5 - 0.6 kg/cm2.

- pH, nhiệt độ của các giai đoạn.

Vị trí mẫu Gia vôi Thùng C-3/1 Thùng C-3/4 ThùngC-3/4 Thùng C-3/424

Page 25: Báo cáo TTTN

pH 10,4÷11,2 9,2÷10,4 8,5÷9,2 7,5÷8,5 7,5÷8,5

Nhiệt độ (oC) 60 60 65 75 80

e. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình:

Khí CO2:

Chất lượng khí CO2: sạch, không bị dính tạp chất, nếu nhiều tạp chất thì vô tình đưa thêm một lượng tạp chất vào nước đường gây khó khăn cho quá trình carbonate hóa cũng như các quá trình khác.

Hàm lượng và áp lực khí CO2: %CO2: 10,5-11,5% ; áp lực: P= 0,5-0,6 kg/cm2 đủ để thắng áp lực thủy tĩnh cột nước đường giúp quá trình phân phối khí CO2 tốt. Điều này thể hiện ở tốc độ sục khí CO2:

Nếu sục khí CO2 tốt, hàm lượng và áp lực khí CO2 đủ, sẽ tạo được số lượng kết tủa CaCO3 nhiều, tổng diện tích bề mặt lớn, khả năng hấp phụ chất không đường lớn, độ màu nước đường giảm, tốc độ lọc nhanh.

Trong trường hợp sục khí CO2 nhanh, hàm lượng và áp lực khí CO2 cao sẽ gây tiếp xúc pha không tốt làm pH không thay đổi.

Nếu sục khí CO2 chậm, hàm lượng và áp lực khí CO2 thấp sẽ tạo số lượng kết tủa ít, kích thước kết tủa lớn nhưng diện tích bề mặt bé, không hấp phụ hết chất keo, chất màu và các chất lơ lửng làm tốc độ lọc đường chậm, nước đường sậm màu.

Trong vận hành, ưu tiên mở van CO2 vào cột C-3-1, C-3-2 rồi đến C-3-3 và C-3-4.

Biểu hiện của yếu tố này vào các trị số pH nước đường ở các cột C-3 có đạt theo thông số công nghệ, độ màu nước đường và tốc độ lọc I.

Tính chất và hàm lượng nước đường:

Tính chất, hàm lượng chất không đường: Các chất không đường như tinh bột, dextran gây độ nhớt lớn ảnh hưởng đến quá trình carbonate hóa.

Độ đặc của dung dịch đường cũng đóng vai trò quan trọng đối với hiệu suất làm sạch.

Nước đường đặc quá thì độ nhớt cao sẽ làm giảm khả năng phân tán của CO2, dễ bị vôi hóa và carbonate hóa cục bộ làm phân hủy, chuyển hóa đường.

Nước đường loãng quá gây tổn thất nhiệt bốc hơi.

Lưu lượng nước đường: Nếu năng suất lớn hoặc lưu lượng đi qua không đều sẽ gây tác hại do phản ứng xảy ra không kịp hoặc không đều.

Nhiệt độ:

Nhiệt độ không đủ: phản ứng tạo dicarbonate calci xảy ra không hoàn toàn gây các tác hại sau:

Đóng cặn ở thiết bị gia nhiệt.

Giảm kết tinh ở nấu đường, tăng mật cuối.25

Page 26: Báo cáo TTTN

Nhiệt độ quá cao: trong môi trường kiềm, nếu nhiệt độ cao, phản ứng phân hủy đường khử sẽ tạo ra các chất màu.

pH nước đường:

pH nước đường khống chế ở những trị số thích hợp cho từng cột C-3, C-2.

Ở C-2: pH =11 là điểm ngưng kết protein trong môi trường kiềm mạnh. Giá trị cao hay thấp hơn đều không có lợi.

Ở C-3: pH = 7.5 -10.4 ứng với các điểm đẳng điện để ngưng tụ các chất keo.

Hệ số sử dụng CO2:

Việc tận dụng hết khí CO2 hay không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc giữa nước đường với khí CO2 và độ dài thời gian tiếp xúc đó. Do đó, có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến hệ số sử dụng khí CO2:

Hệ thống phân phối khí trong khối nước đường nguyên.

Độ dài hành trình của khí CO2 từ bộ phân phối đến mặt thoáng, nghĩa là chiều cao cột trong các thùng xông CO2 thông thường.

3.2.4. Quá trình lọc I

Nhằm loại bỏ các tạp chất, chất kết tủa CaCO3, kết tủa protein, keo, than hoạt tính. Tính chất của các loại cặn ảnh hưởng đến vận tốc lọc I.

Thông số kỹ thuật:

- Nước đường sau lọc I có:

- Độ màu: < 10000I

- Bx = 58 – 62%

- pH = 7.5 – 8.5

- Áp lực lọc tối đa: 4 Kg/cm2

Sau lọc I, nước đường được chứa ở thùng chứa nước đường sau lọc nhất, sau đó được xả xuống các thùng trộn than để tẩy màu.

3.2.5. Quá trình than hóa.

a. Mục đích: Lợi dụng khả năng hấp thụ của than hoạt tính để tẩy màu nước đường sau lọc I và loại bỏ các tạp chất còn lại (Tẩy màu bằng phương pháp hóa lý).

b. Tiến hành: Quá trình than hóa gồm có các bước sau:

– Chuẩn bị than: Than hoạt tính ở dạng bột mịn được trộn với nước lạnh để tạo huyền phù than nồng độ 10% và bơm vào thùng lường để chuẩn bị cho vào nước đường.

– Chuẩn bị bột trợ lọc: Để sử dụng bột trợ lọc thì đầu tiên ta cũng phải cho bột trợ lọc vào nước lạnh để tạo huyền phù. Nồng độ 10%. Công đoạn than hóa không sử dụng bột trợ lọc.

– Than hóa: Nước đường sau lọc I được bơm vào thùng chứa nước đường sau lọc nhất và bơm vào đầy thùng trộn than. Khi thùng trộn than đạt đến mức định trước thì than hoạt tính được bổ sung vào. Nước đường và than được trộn đều tạo thành hỗn hợp nước đường và than.

26

Page 27: Báo cáo TTTN

Tại đây than hoạt tính sẽ thực hiện quá trình hấp thụ màu nước đường. Sau đó hỗn hợp được xả xuống thùng chứa và bơm ,bơm đến công đoạn lọc II.

Nước đường sau lọc II được chứa tại thùng nước đường lọc nhì.

c. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình:

– Thời gian tiếp xúc: Quá trình hấp thu tỷ lệ thuân với thời gian tếp xúc. Tuy nhiên khả năng hấp thu của than hoạt tính là có giới hạn. Vì vậy cần tính toán để có thời gian tiếp xúc hợp lý.Tẩy màu nước đường bằng than hoạt tính có thời gian tiếp xúc tối ưu là 20-25 phút.Nếu để lâu hơn sẽ không có lợi vì:

Khả năng chuyển hóa đường tăng lên.

Giảm năng suất sản xuất.

Chi phí vận hành cao

– Nhiệt độ: Nhiệt độ quá trình than hóa là 80oC.Lúc đó độ nhớt của nước đường giảm, khả năng phân tán của than tăng tạo nên hỗn hợp đường-than đồng nhất làm cho quá trình tiếp xúc giữa đường và than tốt, tăng khả năng tẩy màu.

Nhiệt độ thấp sẽ làm tăng độ nhớt của dung dịch, giảm khả năng phân tán của than làm cho việc hấp phụ kém hiệu quả.

Nhiệt độ cao: Than hoạt tính có tính acid, dưới tác dụng của nhiệt độ cao đường sẽ bị chuyển hóa.

– pH nước đường: pH thích hợp là 7,0-7,5. Nếu pH < 7 đường saccharose bị chuyển hoá, pH >8 phân huỷ đường khử tạo màu.

– Độ đặc nước đường: nếu quá loãng, chất màu phân tán nên quá trình hấp thụ kém hiệu quả. Nếu quá đặc độ nhớt lớn sự hấp thu không đồng đều.Độ đặc nước đường thực tế là Bx=58-62.

– Lượng than sử dụng: Do khả năng hấp phụ của than hoạt tính có giới hạn nên ta phải sử dụng một lượng than thích hợp. Nếu ít than, không hấp phụ hết các chất màu, nhiều lãng phí.

– Khả năng khuấy trộn: khuấy trộn nhiều và đều thì khả năng tiếp xúc giữa chất bị hấp phụ và than xảy ra càng nhanh và tốt

d. Thông số kỹ thuật:

– Lượng than sử dụng: 0.1 ÷ 0.2% trên chất khô đường bổi (Tùy thuộc chất lượng Than hoạt tính, độ màu nước đường và năng suất dây chuyền).

– Thời gian tiếp xúc: 20÷25 phút (Tùy thuộc vào năng suất dây chuyền).

– Nhiệt độ tẩy màu: 75÷80oC.

– Bx = 60 ÷ 62.

– pH: 7.0 ÷ 7.5.

– Độ màu nước đường sau tẩy màu bằng than ≤ 500 (Theo ICUMSA).

e. Ảnh hưởng tới các quá trình khác:

27

Page 28: Báo cáo TTTN

Quá trình đạt yêu cầu khi độ màu nước đường đạt 300÷500 0I. Lượng than tiêu hao ít. Nếu quá trình tẩy màu bằng than hoạt tính không đạt sẽ gây giảm năng suất dây chuyền. Độ màu nước đường tinh lọc không đạt dẫn tới chất lượng đường giảm.

3.2.6. Lọc II

a. Mục đích: Tách loại than hoạt tính hấp thụ màu và các cặn còn sót lại ra khỏi nước đường. Bã nước than được tái dụng tiếp trong công đoạn hòa tan đường Aff. Bột trợ lọc được đưa vào các bàn lọc nhằm tạo lớp lọc xốp ngăn không cho than mịn làm nghẹt mao quản vải lọc, tăng cường hiệu quả của quá trình lọc.

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình

– Nhiệt độ: ảnh hưởng đến độ nhớt dung dịch:

Nhiệt độ cao: độ nhớt giảm nên dễ lọc nhưng chuyển hóa đường tăng

Nhiệt độ thấp: ít chuyển hóa đường nhưng độ nhớt tăng khó lọc

– Áp lực lọc:

Áp lực cao: lọc nhanh nhưng hiệu suất giảm và có nguy cư rách màng lọc

Áp lục thấp: thời gian lọc kéo dài làm giảm năng suất dây chuyền

– Độ Brix của nước đường than:

Độ brix cao: độ nhớt tăng gây khó lọc và dễ ngẹt màng lọc

Độ brix thấp: lọc dễ nhưng năng suất dây chuyền giảm

– pH: cần phù hợp tránh gây chuyển hóa đường saccharose hay phân hủy đường khử.

– Kích thước lỗ lọc:

Kích thước nhỏ: hiệu suất tăng nhưng năng suất giảm và dễ ngẹt lọc

Kích thước lớn: năng suất tăng nhưng hiệu suất lọc giảm, gây khó khăn cho công đoạn lọc an toàn.

– Kích thước hạt than hoạt tính:

Kích thước lớn: dễ lọc nhưng khả năng hấp phụ màu không cao

Kích thước nhỏ: dễ hấp phụ màu nhưng cũng dễ gây nghẹt lọc

c. Các thông số kỹ thuật

–Độ màu: < 500

–Nhiệt độ: 70-75oC

–Bx = 58 – 62%

–pH = 7.0 – 7.5

–Áp lực lọc tối đa: 4Kg/cm2.

Nước đường sau lọc II được bơm đến công đoạn lọc an toàn I

28

Page 29: Báo cáo TTTN

3.2.7. Lọc an toàn I

a. Mục đích - ý nghĩa: Loại bỏ các tạp chất và than hoạt tính còn sót lại trong nước đường sau lọc II. Ở quá trình lọc này người ta cũng sử dụng bột trợ lọc làm áo lọc.

b. Các yếu tố ảnh hưởng

– Nhiệt độ: ảnh hưởng đến độ nhớt dung dịch:

Nhiệt độ cao: độ nhớt giảm nên dễ lọc nhưng chuyển hóa đường tăng

Nhiệt độ thấp: ít chuyển hóa đường nhưng độ nhớt tăng khó lọc

– Áp lực lọc:

Áp lực cao: lọc nhanh nhưng hiệu suất giảm và có nguy cư rách màng lọc

Áp lục thấp: thời gian lọc kéo dài làm giảm năng suất dây chuyền

– Độ Brix của nước đường:

Độ brix cao: độ nhớt tăng gây khó lọ

Độ brix thấp: lọc dễ nhưng năng suất dây chuyền giảm

– pH: cần phù hợp tránh gây chuyển hóa đường saccharose hay phân hủy đường khử.

– Kích thước lỗ lọc:

Kích thước nhỏ: hiệu suất tăng nhưng năng suất giảm và dễ ngẹt lọc

Kích thước lớn: năng suất tăng nhưng hiệu suất lọc giảm, gây khó khăn cho công đoạn lọc an toàn.

c. Các thông số kỹ thuật

– Nhiệt độ: 65-70oC

– Bx = 57 – 61%

– pH = 7.0 – 7.5

– Áp lực lọc tối đa: Kg/cm2.

– Diện tích bề mặt lọc: 50 m2

3.2.8. Quá trình trao đổi ion.

a. Mục đích: Loại bỏ các chất màu còn sót lại trong dịch nước đường bằng cách cho dịch nước đường qua cột trao đổi anion, nâng cao tinh độ của nước đường đảm bảo chất lượng thành phẩm.

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình

– Loại nhựa:

Tùy thuộc vào từng loại nhựa khác nhau mà có khả năng tẩy màu và tuổi thọ của nhựa (chu kỳ tái sinh) là khác nhau. Do đó dựa vào khả năng tẩy màu, tuổi thọ, điều kiện tái sinh của nhựa, giá thành và hiệu quả sử dụng ngoài thực tế mà ta chọn loại nhựa trao đổi ion thích hợp với phương án tẩy màu của dung dịch đường.

29

Page 30: Báo cáo TTTN

– Kích thước hạt nhựa:

Hạt nhưạ có kích thước nhỏ thì diện tích bề mặt tiếp xúc của nhựa với dung dịch đường lớn, do đó tốc độ trao đổi ion tăng. Tuy nhiên, nếu hạt quá mịn sẽ làm tăng trở ngại cho quá trình trao đổi ion như nghẹt lược Resine, nghẹt lưới lọc, nhựa đi theo dung dịch đường.

– Nồng độ dung dịch:

Dung dịch đặc thì độ nhớt tăng, độ khuếch tán giảm và kéo dài thời gian trao đổi ion. Nồng độ thích hợp của nước đường là Bx=58-600Bx.

– Lưu lượng dung dịch:

Điều chỉnh lưu lượng nước đường vừa phải đủ thời gian để các ion mang màu được giữ lại trên bề mặt trao đổi của nhựa. Lưu lượng quá lớn, thời gian lưu của nước đường trong cột Resine ngắn dẫn đến trao đổi ion kém không giảm được độ màu nước đường đến mức yêu cầu. Lưu lượng nhỏ thời gian kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.

– Nhiệt độ:

Nhiệt độ tăng thì độ nhớt của dung dịch nước đường giảm, quá trình khuếch tán tăng, tăng khả năng linh động của ion hạt nhựa, do đó tốc độ tẩy màu tăng. Nhưng nếu nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định nhiệt của nhựa, gây phản ứng phân hủy đường hư hạt nhựa. Nhiệt độ tốt nhất của nước đường là 60-620C.

– Độ tro:

Các tạp chất bẩn có nhiều trong nước đường sẽ làm bẩn bề mặt hạt nhựa, giảm hoạt độ của nhựa, hạn chế khả năng tẩy màu.

c. Tiến hành: Quá trình này trải qua một số công đoạn sau:

Trao đổi ion tẩy màu nước đường: Nước đường sau lọc an toàn I được chứa tại thùng chứa nước đường bán tinh lọc, sau đó được bơm vào các cột trao đổi ion. Tại đây các ion mang màu sẽ bị giữ lại bởi cột nhựa và nước đường trong đi qua. Lưu lượng nước qua cột trao đổi sẽ được điều chỉnh nhằm đảm bảo độ màu nước đường sau trao đổi ion. Nước đường sau Resin được chứa trong thùng chứa nước đường bán tinh và được bơm tới thiết bị lọc an toàn II (Lọc Ceramic ). Sau đó nước đường được chứa trong thùng tiếp nước đường tinh và bơm sẽ bơm lên thùng chứa Siro cao phẩm .

Tái sinh, phục hồi nhựa: Gồm các công đoạn

– Chuẩn bị dung dịch muối: Muối được hòa tan đến nồng độ bão hòa và chứa ở hồ quậy muối, sau đó được bơm lên thiết bị lọc muối để loại bỏ tạp chất và đi vào thùng đo nước muối. Tại đây muối được điều chỉnh đến nồng độ quy định 10oBé bằng cách thêm nước lạnh, gia nhiệt đến 70oC trước khi bơm vào cột nhựa tái sinh.

– Tái sinh nhựa: Nhựa sau một thời gian sử dụng thì khả năng tẩy màu sẽ bị giảm vì vậy cần rửa bằng nước muối để tái sinh nhựa.

– Phục hồi cột nhựa: cột nhựa sau nhiều lần sử dụng và tái sinh sẽ bị giảm khả năng làm việc. Lúc này cần ngâm cột nhựa trong dung dịch HCl 3÷5% để phục hồi lại. Sau khi ngâm cột nhựa trong HCl cần trung hòa lại bằng NaOH hoặc Na2CO3 và rửa lại bằng nước đến khi nước rửa ra trung tính (Hiện nay ở nhà máy chỉ dùng NaOH).

30

Page 31: Báo cáo TTTN

Tất cả mọi quá trình: Tẩy màu nước đường, tái sinh nhựa, trung hòa bằng NaOH, rửa nước… thì các dung dịch điều đi theo chiều thuận trong cột nhựa. Tuy nhiên trong quá trình rửa cột nhựa bằng nước thì nước được đẩy ngược dưới lên.

d. Các quá trình hóa học xảy ra

Nhựa thường dùng là các polyme như: Polystyrene và Polyacrylic có chứa gốc Cl . Khi cho nước đường có chứa các anion mang màu qua cột nhựa thì các anion đó sẽ thay thế cho Cl và bị giữ lại trên nhựa. Quá trình xảy ra có thể được biểu diễn theo phản ứng sau:

RCl + A RA + Cl.

Phản ứng này có tính chất thuận nghịch, khi tiến hành rửa nước muối thì phản ứng xảy ra theo chiều ngược lại và nhựa được phục hồi khả năng tẩy màu.

RA + NaCl RCl + NaA

Sau một thời gian trao đổi ion thì các cặn chất chứa nhiều trong cột nhựa làm giảm khả năng làm việc của cột lúc này HCl cho vào sẽ có tác dụng phản ứng làm sạch các tạp chất khỏi cột. Sau đó trung hoà cột bằng NaOH theo cơ chế phản ứng sau:

NaOH + HCl NaCl + H2O

e. Các thông số kỹ thuật

– Độ màu của nước đường sau khi qua cột < 100oI (Nếu sản lượng đường RS< 100Tấn/Ngày), < 150oI (Nếu sản lượng đường RS > 100Tấn/Ngày).

– Nhiệt độ: 60oC.

– Nồng độ muối tái sinh: 10 %.

– Nồng độ axit HCl: 3%.

– Thời gian lọc : 20-22h

– Sau 700 chu kì lọc thay hạt nhựa 1 lần.

– Bx nước đường: 60%

– pH nước đường: 7,5

– Lưu lượng nước đường:6,3 m3/h

3.2.9. Lọc an toàn II

a. Mục đích

Để loại bỏ các hạt nhựa có thể bị vỡ và cuốn theo sau khi tẩy màu.

b. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình

– Nhiệt độ: ảnh hưởng đến độ nhớt dung dịch:

Nhiệt độ cao: độ nhớt giảm nên dễ lọc nhưng chuyển hóa đường tăng

Nhiệt độ thấp: ít chuyển hóa đường nhưng độ nhớt tăng khó lọc

– Áp lực lọc:

31

Page 32: Báo cáo TTTN

Áp lực cao: lọc nhanh nhưng hiệu suất giảm và có nguy cư rách màng lọc

Áp lục thấp: thời gian lọc kéo dài làm giảm năng suất dây chuyền

– Độ Brix của nước đường:

Độ brix cao: độ nhớt tăng gây khó lọ

Độ brix thấp: lọc dễ nhưng năng suất dây chuyền giảm

– pH: cần phù hợp tránh gây chuyển hóa đường saccharose hay phân hủy đường khử.

b. Các thông số kỹ thuật:

– Độ màu: < 100

– Bx = 58 – 60%

– Diện tích lọc: 7,5m2

– Áp suất lọc: 3kg/cm2

– Số ống sứ: 78 ống

3.2.10. Lọc ép

a. Mục đích: Quá trình nhằm tận thu đường và nước ngọt trong bã lọc của các quá trình lọc trước đó.

b. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình lọc:

– Áp lực lọc: Khi hiệu số áp lực tăng thì tốc độ lọc tăng. Nhưng khi áp lực chất lỏng tăng đến mức độ nào đó thì trở lực lọc tăng do lớp bã bị nén chặt có khả năng gây nghẹt bàn lọc, lúc đó lượng nước lọc ra sẽ giảm. Do vậy khi áp lực trong bàn lọc tăng đến một chỉ số quy định nào đó ta phải tiến hành xả, rửa bàn lọc và lặp lại chu kỳ lọc mới.

– Độ nhớt du;ng dịch: Độ nhớt tăng gây trở lực tăng quá trình lọc khó khăn. Vì vậy khi thấy dung dịch đường khó lọc, bàn lọc mau bị nghẹt ta bổ sung thêm enzyme termamyl vào thùng B-12 để phân hủy tinh bột thành các chất có mạch cacbon ngắn hơn để giảm độ nhớt dung dịch đường, tăng tốc độ lọc

– Nhiệt độ lọc: Nhiệt độ tăng độ nhớt giảm, trở lực giảm. Tuy nhiên nhiệt độ tăng cao sẽ tăng các quá trình chuyển hóa đường tạo màu. Trước khi lọc cần gia nhiệt nước đường đến 800C

– Tính chất, kích thước cặn: Cặn quá mịn sẽ làm bít các mao quản, tăng áp lực lọc.

– Bề mặt lọc: Bề mặt lọc càng lớn năng suất lọc càng cao.

c. Thông số công nghệ

–Áp lực lọc: 4 kg/cm2

–Nhiệt độ: 80oC

Ảnh hưởng quá trình lọc lên toàn bộ dây chuyền.

32

Page 33: Báo cáo TTTN

Lọc là công đoạn nhằm tách loại các tạp chất dạng cặn được kết tủa trong môi trường nước đường. Nó là công đoạn bổ trợ cho các công đoạn làm sạch nên quá trình lọc có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả quá trình làm sạch.

– Lọc I: Quá trình lọc không đảm bảo, nước lọc đục, chất không đường, cặn còn sót lại gây khó khăn cho lọc II và khó khăn cho quá trình nấu trung hạ phẩm gây tăng lượng mật rỉ của dây chuyền.

– Đối với lọc II và lọc an toàn I: Nếu quá trình không đạt, cặn còn lại trong dung dịch lọc sẽ gây khó khăn cho khâu trao đổi ion. Các cặn sẽ bị giữ lại trên lớp nhựa làm nhanh giảm chất lượng nhựa, giảm khả năng tẩy màu.

– Lọc an toàn II: Chất lượng lọc quyết định chất lượng Fine Liqour. Các hạt nhựa nếu không tách loại hết, còn lại trong nước đường tinh lọc đi vào quá trình nấu.

– Đối với lọc ép: Đây là quá trình tận thu đường và nước ngọt trong dây chuyền tránh thất thoát giảm hiệu suất thu hồi. Nếu lọc không tốt, nước lọc có chứa tạp chất sẽ đưa trực tiếp cặn bẩn vào trong quá trình làm sạch.

3.2.11. Quá trình bốc hơi

a. Mục đích

Tách nước ra kh ỏi dung dịch đường.

Nâng Bx Fine Liquor từ 58-60% lên 68-70% nhằm nâng cao năng suất phân xưởng, tiết kiệm thời gian nấu đường.

b. Quy trình bốc hơi 2 hệ:

Syrup sau công đoạn hóa chế tẩy màu (sau lọc an toàn II) được gọi là Fine Liquor có Bx khoảng 58% được bơm liên tục và tự động có điều khiển lưu lượng qua hệ thống bốc hơi. FL được bơm qua tiền gia nhiệt 1, qua tiền gia nhiệt 2 nhằm nâng nhiệt độ FL sau đó FL được bơm qua 2 bộ bốc hơi hiệu 1 và hiệu 2. Hơi nước được tách ra từ 2 bộ phân ly hiệu 1 và 2, sau khi ra khỏi hiệu 2 Bx đạt từ 68-70%. Nước ngưng tụ hệ thống bốc hơi một phần được đưa về lò hơi, một phần đưa về thùng nước nóng tái sử dụng.

c. Cấu tạo:

Gồm 2 nồi bốc hơi được nối liền với nhau, mỗi nồi bốc hơi đều là dạng thiết bị bốc hơi dạng đun nóng bên ngoài. Cấu tạo gồm có buồng bốc hơi hình trụ đứng, đáy côn, bên ngoài buồng bốc hơi có hệ thống tiền gia nhiệt và gia nhiệt bản mỏng, ở đáy có cửa tháo sản phẩm. giữa 2 nồi bốc hơi có ống dẫn hơi để dẫn hơi thứ từ hiệu 1 sang gia nhiệt cho hiệu 2 đồng thời có ống dẫn hơi thứ 1 về thiết bị tiền gia nhiệt 1. Phía sau hiệu 2 có bơm chân không và thiết bị ngưng tụ hơi thứ từ hiệu 2.

d. Nguyên tắc hoạt động:

Nước đường sau lọc Fine Liquor từ thùng C-37 được bơm PU600 bơm lần lượt vào các tiền gia nhiệt, HE607 , HE603, sau đó gia nhiệt HE604, qua buồng bốc hơi hiệu 1-TK605 và ở đây xảy ra quá trình tự bốc hơi. Sau đó, nước đường từ buồng bốc hơi hiệu 1 được bơm PU606 qua thiết bị gia nhiệt HE 608 rồi đi vào buồng bốc hơi hiệu 2 TE 609, còn hơi thứ hiệu 1 thì làm tác nhân nhiệt cho hiệu 2, một phần được hồi lưu lại cho thiết bị tiền gia nhiệt HE 603.Ở buồng bốc hơi hiệu 2 cũng xảy ra quá trình bốc hơi, độ Bx của syrup đạt khoảng 70

33

Page 34: Báo cáo TTTN

và hơi thứ ở hiệu 2 được ngưng tụ.Syrup sau khi bốc hơi hiệu 2 được bơm PU 610 bơm sang bồn trung gian TK 621, cuối cùng PU 620 bơm lên thùng chứa syrup để chuẩn bị cho khu vực nấu đường.

Hình 3. 3 Hệ thống bốc hơi 2 hiệu

3.2.12. Công đoạn nấu đường

a. Lý thuyết nấu đường

Định nghĩa: Nấu đường là quá trình bốc hơi nước, làm tăng nồng độ dung dịch. Đưa dung dịch đường đến trạng thái quá bão hòa thích hợp cho quá trình kết tinh Saccharose.

Nguyên lý quá trình kết tinh: Mục đích chính của quá trình nấu đường là kết tinh tinh thể đường saccharose giảm hao mất saccharose trong mật rỉ.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình kết tinh:

Độ quá bão hòa: Tùy thuộc độ quá bão hòa mà dung dịch đường ở các trạng thái kết tinh khác nhau:

– Khi α <1: Dung dịch chưa bão hòa, tinh thể dường có thể bị hòa tan.

– Khi 1,2 α 1: Vùng ổn định, dung dịch ở trạng thái quá bão hòa thấp, tinh thể chỉ lớn lên không tự sinh ra.

– Khi 1,3 α 1,2: Trạng thái bão hòa khá cao, tinh lớn lên nhanh nhưng đồng thời các tinh thể dại cũng sinh ra.

– Khi α 1,3: Trạng thái bão hòa cao, không ổn định. Tinh thể sinh ra nhiều, ảnh hưởng lớn đến quá trình nấu.

Để khống chế quá trình nấu đường cần giữ cho độ quá bão hòa nằm trong vùng 11,2 khi nuôi tinh thể.

Độ nhớt: Độ nhớt tăng thì tốc độ kết tinh giảm. Độ nhớt dung dịch đường phụ thuộc nồng độ và tinh độ dung dịch.

Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng thì tốc độ kết tinh tăng. Tuy nhiên nhiệt độ tăng cao gây ảnh hưởng phân hủy đường.

34

Page 35: Báo cáo TTTN

Khuấy trộn: Quá trình khuấy trộn có tác dụng đẩy nhanh quá trình kết tinh. Tuy nhiên khuấy trộn mạnh là không cần thiết gây hao tốn năng lượng và có thể làm các tinh thể hòa tan lại.

b. Quá trình nấu đường tại nhà máy.

Mục đích nấu đường

Quá trình nấu đường nhằm bốc hơi nước trong dịch đường, đưa dịch đường về nồng độ thích hợp cho kết tinh và kết tinh đường. Quá trình nấu đường và bồi tinh là 2 quá trình nhằm kết tinh hạt đường từ dịch nước đường tạo đường non đạt kích thước yêu cầu.

Tiến hành: Hiện giờ nhà máy đang sử dụng chế độ nấu đường 7 hệ nhằm mục đích thu được tối đa lượng đường

c. Sơ đồ quy trình nấu đường

7 hệ tại nhà máy

Hình 3. 4 Sơ đồ nấu đường 7 hệ

35

Thành phẩm

Đường non1 1

11

Fine Liqour

Đường R1

Mật 1

Đường non 2 2

Mật 2

Đường non 3 3233 3333

Đường R 2

Đường R 3

Mật 3

Đường non 4 4

Mật 4

Đường non 5 5

Đường R 4

Remelt 5

Mật 5

Đường non 6 666

Remelt 6

Mật Aff

Đường non 7 Mật

Remelt 7

Mật 6

Page 36: Báo cáo TTTN

36

Page 37: Báo cáo TTTN

d. Cách thực hiện và thiết bị

Giải thích công đoạn nấu đường

Quá trình nấu đường được thực hiện bằng các nồi nấu chân không D2-1(1,2,3,4) và D3-1/1. Độ chân không trong các nồi khoảng 620 – 680 mmHg. Nhiệt độ của dung dịch trong nồi nấu khoảng trên dưới 60oC.

Đầu tiên nước đường tinh lọc đem nấu lần 1 ở nồi nấu chân không thu được đường non R1. Đem đường non R1 phân mật ở máy ly tâm cao phẩm D11-1 thu được đường R1 và mật 1.

Mật 1: đem nấu lần 2 trong nồi chân không thu được đường non R2. Đem phân mật trong máy ly tâm cao phẩm D11-2 ta thu được đường R2 và mật 2.

Mật 2: đem nấu lần 3 trong nồi chân không thu được đường non R3. Đem phân mật trong máy ly tâm cao phẩm ta thu được đường R3 và mật 3.

Mật 3: đem nấu lần 4 trong nồi chân không thu được đường non R4. Đem phân mật trong máy ly tâm cao phẩm ta thu được đường R4 và mật 4.

Đường R1, R2, R3, R4 là đường cao phẩm.

Mật 4, Remelt 6 và mật aff được phối trộn đem nấu trong nồi nấu chân không để được đường non R5. Đem phân mật trên máy ly tâm D11-3 thu được đường R5 và mật 5 (đường R5 có chất lượng gần như đường thô).

Mật 5, mật aff, Remelt 7được phối trộn với nhau và nấu trong nồi chân không để thu được đường non R6. Đường non R6 được chứa trong các thùng bội tinh và được ly tâm trong máy ly tâm liên tục (ly tâm đường thương phẩm) thu được đường R6 và mật 6.

Đường R6 được hòa tan có Bx = 65% là Remelt 6 dùng để nấu đường non R5, còn mật 6 để nấu đường non R7. Sau đó được bồi tinh, trước khi đem đường non R7 ly tâm trên máy ly tâm hạ phẩm.

e. Phương pháp nấu đường

gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: cô đặc nguyên liệu

– Mục đích:

Do dung dịch chưa đạt đến độ bão hòa nên cần phải tiếp tục cô đặc cho bố hơi nước để đạt được độ Bx=90. Lúc này dung dịch đạt được độ quá bão hòa, tạo điều kiện cho giai đoạn tạo mầm kết tinh dễ dàng.

– Vận hành

Khi chân không trong nồi đạt 300-400 mmHg. Mở van Fine liquor hay mật vào làm ngập mật trên ống tube khoảng 20cm rồi đóng lại. Nếu có sự phối trộn từ hai loại mật trở lên, loại nào có tinh độ cao nhất sử dụng trước, thấp nhất sử dụng sau cùng. Khi chân không đạt 680-700 mmHg mở từ từ van hơi vào, tiến hành gia nhiệt bốc hơi, theo dõi và cô đặc dung dịch trong nồi.

37

Page 38: Báo cáo TTTN

Khi dung dịch trong nồi giảm thì tiếp tục cấp nguyên liệu vào để đảm bảo siro lúc nào cũng ngập buồng đốt. Khống chế lượng siro vào thường xuyên. Nâu để mức thể tích dung dịch siro trong nồi đường quá cao sẽ làm giảm quá trình truyền nhiệt, có thể bị chân không hút ra ngoài. Nếu để ở mức thấp dưới buồng gia nhiệt sẽ xảy ra hiện tượngc háy đường. Để rút ngắn thời gian cô đặc, phải phát huy hết khả năng bốc hơi của nồi nấu. Do vậy, phải thực hiện đúng các quy trình để đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như: độ chân không của nồi nấu P=650-680 mmHg, nhiệt độ=70-75oC, áp lực hơi đốt P=0,5-0,8 bar. Như vậy mới làm giảm điểm sôi của dung dịch, giảm sự phân hủy đường, tránh hiện tượng caramel hóa. Nhiệt độ ngyên liệu đưa vào phải cao hơn nhiệt của dung dịch trong nồi từ 2-3 oC để không làm giảm nhiệt độ trong nồi nấu. Ta có thể dùng hơi thứ của bốc hơi hiệu I để nấu ở giai đoạn cuối.

Chú ý: nếu trong mật còn hạt đường nhỏ phải hòa tan bằngn ước nóng ngay để tránh xuất hiện ngụy tinh.

Lượng mật trong thùng chứa không quá cạn tránh không khí vào làm giảm đột ngột độ chân không. Lượng nguyên liệu cho vào làm chân phải có độ tinh khiết cao nhất trong các nguyên liệu phối trộn.

Giai đoạn 2: tạo mầm tinh thể

– Mục đích:

Tạo mầm hạt nhanh chóng, đều. Hạt tinh thể đạt yêu cầu kích thước, số lượng.

Làm sinh ra các mầm tinh thể đường trong dung dịch. Các tinh thể này phải cứng, đều và đúng số lượng hạt theo dự kiến.

Thời điểm quan trọng nhất trong nấu đường là tạo mầm tinh thể và cố định tinh thể. Dựa vào kinh nghiệm hoặc các dụng cụ kiểm tra như: kính quan sát phóng đại. Tại thời điểm này sự đối lưu của dung dịch chậm. Quan sát bằng kính phóng đại ta thấy các bọt khí chuyển động chậm, nhiệt độ trong nồi có sự thay đổi, độ nhớt dung dịch tăng. Thời điểm này ngườit ta bắt đầu tạo mầm tinh thể trong dung dịch bằng các phương pháp sau:

Tạo mầm bằng phương pháp phân cắt

Tạo mầm bằng phương pháp đường hồ

Tạo mầm bằngph ương pháp bỏ bột giống

Hiện nay, tại phân xưởng đường luyện sử dụng cả hai phương pháp bỏ bột giống ( nấu đường non 5,6,7) và phương pháp phân cắt (nấu đường non 1,2,3,4).

Khi dung dịch đường cô đặc đến nồng độ quá bão hòa thì cho bột đường (hỗn hợp đường hạt và cồn đem xay nhuyễn) hay hỗn hợp magma với số lượng nhất định.

Sau khi tinh thể đã xuất hiện, dựa vào kinh nghiệm để xác định số lượng tinh thể đạt yêu cầu (nếu quá nhiều phải phá bớt, quá ít phải gieo hạt lại lần 2). Dùng nước, syrup hay điều chỉnh độ chân không để đạt độ quá bão hòa từ 1,25-1,3 để cố định tinh thể (không cho tinh thể mới xuất hiện và không làm tan tinh thể hiện có).

Giai đoạn 3: nuôi tinh thể lớn lên

Mục đích:

38

Page 39: Báo cáo TTTN

Tạo đều kiện để hạt tinh thể lớn lên nhanh chóng và đạt yêu cầu hạt đồng đều, lượng đường thu được nhiều chất lượng đường non lớn và hiệu quả.

Nguyên tắc chung là nguyên liệu cho vào nấu cần có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nấu 3-5oC để nồi nấu sôi tốt, tuần hoàn mạnh giúp tốc độ kết tinh nhanh.

Các hạt giống không đều, trong quá trình nuôi tinh phải tiến hành chỉnh lý những hạt không cần thiết, dùng nước nóng hoặc nguyên liệu dùng nấu đường để hòa tan, tiến hành chỉnh lúc dung dịch đường non còn thấp, rồi làm cho hạt nhỏ tan, lượng nước hoặc lượng nguyên liệu cho vào chỉ cần một lượng nhỏ. Chú ý không nên rửa quá nhiều làm mòn cạnh hạt lớn hoặc làm hòa tan hết, đưa đến không đủ số lượng và hao phí hơi, kéo dài thời gian nấu.

Giai đoạn 4: cô đặc cuối cùng

Khi dung tích đường non đã đủ và tinh thể đạt kích thước nhất định, thì ngừng cấp nguyên liệu và cô đặc đến nồng độ quy định. Trong quá trình cô đặc, nồng độ đường non cao dần lượng nước bốc hơi ít dần, do đó dần dần đóng van hơi lại để tránh gây màu xấu cho thành phẩm. Khi nồng độ đường non cao, độ keo cũng lớn, tuần hoàn khó khắn thì phải điều chỉnh hơi và sự thay đổi chân không để tránh đối lưu không tốt.

Cô đặc cuối để đưa nồng độ dung dịch đạt Brix quy định, giúp kết tinh hết phân tử đường và nhằm tạo độ quá bão hòa cao trong mật cái để đạt hiệu quả kinh tế cao trong giai đoạn bồi tinh về sau. Việc cô đặc cuối đạt yêu cầu là cần thiết cho đường non hạ phẩm vì nó giúp hạ AP mật rỉ đến mức thấp nhất do đó giúp tăng cao thu hồi.

Không nên cô đặc ở nhiệt độ cao để tránh chuyển hóa đường. Không cô đặc nhanh quá sẽ làm xuất hiện ngụy tinh. Khi nồi đường đã đầy, đã đạt độ Brix, luongje đường trong dung dịch đạt kết tinh, người ta tiến hành đóng van hơi, van nguyên liệu rồi phá chân không, sau đó xả đường ống trợ tinh.

f. Các thông số kỹ thuật

- Độ chân không trong nồi: 650÷700mmHg.

- Luôn đảm bảo độ quá bão hòa nằm trong vùng ổn định: 1≤ α ≤ 1,2.

- Giống cung cấp cỡ 1÷2m3/18m3 đường non tùy theo chất lượng giống, kích thước hạt giống, số lượng tinh thể.

Yêu cầu đường non (Bảng số liệu này được đưa ra tùy theo tính toán cân bằng của mỗi kỳ nấu đường):

Bảng 3. 1 Yêu cầu kỹ thuật đường non sau khi nấu

Stt Thông số Ap (%) 4 Đường non 4 94.03

1 Đường non 1 99,00 5 Đường non 5 89,38

2 Đường non 2 98,17 6 Đường non 6 79,02

3 Đường non 3 96.75 7 Đường non 7 64.15

39

Page 40: Báo cáo TTTN

g. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình nấu:

Nguyên liệu: Tinh độ nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến quá trình nấu. AP nguyên liệu nấu càng cao quá trình nấu càng thuận lợi, chất lượng đường non cao. Ngoài ra công thức phối liệu nấu cũng quyết định hiệu quả nấu. Để quá trình nấu tốt cần chú ý nguyên liệu có tinh độ cao cho vào trước các nguyên liệu có tinh độ thấp cho vào sau.

Hơi cung cấp: Nguồn hơi nấu phải có nhiệt độ đảm bảo, cung cấp ổn định đảm bảo nhiệt được cấp đều và ổn định cho toàn khối nấu.

Độ chân không trong nồi: Trong quá trình nấu cần đảm bảo duy trì độ chân không yêu cầu.

Nồng độ, dung lượng khối nấu: Quá trình nấu cần khống chế độ quá bão hòa dung dịch. Khống chế tránh hình thành các tinh thể dại. Cung cấp nguyên liệu chú ý không để thiếu làm đường bị cháy cũng không được nhiều quá gây hòa tan các tinh thể.

Sự tuần hoàn trong toàn khối nấu: Đây là yếu tố quyết định quá trình nấu. Nếu sự tuần hoàn không tốt sẽ gây đường bị vón cục, bị cháy…

Ngoài ra các còn các yếu tố khác như: Thoát khí không ngưng, nước ngưng… cũng ảnh hưởng quyết định quá trình nấu.

h. Ảnh hưởng quá trình nấu đường với các công đoạn khác.

Quá trính nấu đường có tính quyết định đến chất lượng thành phẩm. Quá trình nấu đạt khi đạt các yêu cầu sau:

– Tinh thể đường thu được có AP cao.

– Tận thu đường trong mật rỉ.

– Thời gian nấu nhanh, tiêu hao năng lượng thấp nhất.

Nấu đường không đạt khi:

– Thời gian nấu kéo dài, mức tiêu hao năng lượng cao.

– AP đường non thấp không đạt theo bảng cân bằng nấu đường, độ màu cao.

– Đường non có kích thước tinh thể không đạt, không đồng đều, nhiều tinh thể dại. Đường bị dính chùm. Giảm năng suất, hiệu quả dây chuyền, tạo nhiều sản phẩm không phù hợp.

–AP mật rỉ cao gây thất thoát đường.

i. Trở ngại khi nấu đường và khắc phục

Ngụy tinh

– Nguyên nhân: Do độ quá bảo hòa không ổn định, trong mật còn nhiều tinh thể, rút nguyên liệu lạnh.

– Xử lý: Dùng nước nóng hoặc mật loãng vào để phá hạt, đồng thời hạ độ quá bão hòa. Hạ chân không để tăng nhiệt độ làm tan hạt và giảm độ quá bão hòa

Hạt dính chùm40

Page 41: Báo cáo TTTN

Nguyên nhân: có thể hạt giống bị dính chùm lúc mới gieo hoặc do luân lưu không tốt.

Xử lý: bằng cách kiểm soát hơi vào nồi nấu, kiểm tra chân không . Nếu dính chùm ít thì cho phá hạt bằng nước nóng và cho tiếp tục nấu; nếu dính chùm nhiều phá hết nấu lại toàn bộ.

Mở van xả đáy mà đường non không xuống

– Nguyên nhân: đường non đặc quá.

– Xử lý: Tạo chân không trở lại, mở van hơi vào buồng đốt để làm tan bớt đường dính trong tube, khi đường non bắt đầu xuống, đóng van hơi lại.

Nấu đường bị vón cục.

Nguyên nhân:

– Do nấu đặc quá, đường bị vón cục dính ở mặt ống tube. Khi cho nước vào thì bong ra.

– Nồi đường rửa không sạch, hạt cũ bám thành nồi rơi xuống.

– Nồi đường ngưng nấu đột ngột.

Xử lý: Nếu ở mức đóng vón thấp thì tiếp tục nấu. Nếu ở mức đóng vón nhiều và nấu gần đạt thì cho xả xuống, còn không thì cho nước vào pha loãng tránh đóng cứng nồi.

Trong quá trình nấu hạt tan hết.

Nguyên nhân: Do cho nước vào nồi quá nhiều hoặc các van nước, van nguyên liệu bị hở

Xử lý: Kiểm tra tất cả các van nước, van nguyên liệu; nếu dung dịch trong nồi đầy có thể rút bớt qua nồi khác rồi cô đặc nấu lại.

Cúp điện khi đang nấu: Đóng các van hơi lại, bơm dầu discharge van chờ có điện và chân không lên đủ mới mở hơi nấu tiếp.

3.2.13. Công đoạn bồi tinh a. Mục đích: Nhằm nuôi lớn tinh thể đường đến kích thước quy định, tận thu hết

đường trong mật. Giảm thời gian nấu đường tránh các quá trình phân huỷ và chuyển hóa đường do nhiệt.

b. Nguyên lý bồi tinh.

Sau khi nấu xong, đường non ở trong trạng thái quá bão hòa cao. Nếu lượng đường saccharose còn chứa trong mật sẽ tiếp tục được kết tinh. Nhưng do đường non quá đặc , mật có độ nhớt cao, sự kết tinh sẽ sớm chấm dứt vì nếu không được đảo trộn thì mật bao quanh hạt đường sẽ dần cạn hết. Những phân tử đường saccharose ở xa hạt đường sẽ không có điều kiện tiếp cận để được kết tinh. Do đó, để tiếp tục quá trình kết tinh nhằm trích tối đa các phân tử đường saccharose có trong mật, đường non cần được làm nguội và khuấy trộn liên tục để duy trì độ quá bão hoà, để các phân tử đường saccharose có điều kiện tiếp xúc với hạt đường. Quá trình này gọi là quá trình bồi tinh. Nấu đường là tạo sự bốc hơi để giữ độ quá bão hoà, còn bồi tinh là giảm nhiệt độ để có độ quá bão hoà theo yêu cầu cho sự kết tinh. Tiến trình cơ học giống nhau.

Giai đoạn này chỉ áp dụng với đường non hạ phẩm, bởi vì khi nấu đường này tốc độ kết tinh chậm, lượng đường còn xót lại trong mật cao nên để tận trích hết đường sacharose, nâng cao hiệu suất thu hồi ta phải duy trì thời gian khá lâu, như vậy có thể xảy ra hiện

41

Page 42: Báo cáo TTTN

tượng caramen hóa và hiệu quả kinh tế thấp. Do đó, sau khi nấu đến nồng độ nhất định xả đường non xuống thiết bị bồi tinh để kết tinh thêm, đồng thời làm cho đường non thích ứng với điều kiện ly tâm.

Khi đường non có AP thấp và độ nhớt cao sẽ làm chậm sự lớn lên và phát triển của hạt đường. Muốn đường tiếp tục kết tinh phải giữ đường non luôn luôn ở trạng thái quá bão hòa bằng cách khống chế nhiệt độ của đường non, tức là cho nguội từ từ, tránh không cho ngụy tinh phát sinh. Chỉ cho làm nguội từ từ vì làm nguội nhanh quá thì độ nhớt tăng sẽ gây cản trở cho quá trình kết tinh, đồng thời đường non có hệ số bão hoà tăng quá nhanh sẽ sinh ra nguỵ tinh.

Nhiệt độ cuối cùng của đường non và độ nhớt của nó ảnh hưởng đến cấu tạo của cánh khuấy bồi tinh. Nhiệt độ tối thiểu của đường non đem đi ly tâm để có thể tách mật được thường là 55oC, còn nhiệt độ tối thiểu có thể làm nguội được của đường non tuỳ thuộc vào độ Bx : với đường non đặc thường là 45oC, đường non hơi lỏng là 35oC.Thời gian làm nguội đường càng ngắn càng tốt để bảo đảm tốc độ lớn lên của hạt đường là nhanh nhất, tuy vậy cần giữ độ quá bão hoà luôn ổn định và không được làm sinh ra các hạt tinh thể mới cho đến khi đường non nguội hoàn toàn. Tốc độ làm nguội, thông thường làm nguội chừng 1oC trong 10 giờ đầu tiên (làm nguội bằng không khí) và chừng 0,5 oC trong thời gian tiếp theo (bằng nước lạnh).

Khuấy trộn đường non: Việc khuấy trộn đường non giúp đường non mau hạ nhiệt độ đồng thời làm giảm chiều dày lớp mật ở trạng thái bão hoà bao quanh hạt đường là tăng tốc độ kết tinh, khuấy trộn còn có tác dụng không cho các hạt đường lắng xuống đáy thùng bồi tinh. Việc khuấy trộn đường non ở tốc độ cao không thực hiện được do độ nhớt đường non cuối rất cao dễ làm gãy trục khuấy. Tốc độ khuấy đề nghị là 0,5 - 1 vòng/phút.

Hâm nóng đường non để đưa đường non lên nhiệt độ tối thiểu mà ly tâm có thể tách mật được. Thông thường việc hâm nóng giúp đường non tăng 7 -15oC để đường non đạt chừng 55oC phù hợp cho ly tâm, tốc độ hâm nóng càng nhanh càng tốt để tránh làm tan đường trở lại, không được hâm nóng đường lên nhiệt độ quá cao, nhiệt độ nước hâm nóng cần cao hơn chừng 2-3oC so với nhiệt độ bão hoà của đường non là thích hợp nhất.

Tóm lại : Bồi tinh có thể xem như là nồi nấu đường thứ hai của đường non hạ phẩm. “Nồi” này hoàn toàn không sử dụng hơi đốt, không cần tạo chân không, không cần bơm nước ngưng tụ do đó rất hiệu quả. Quan tâm đúng mức bồi tinh đường non hạ phẩm sẽ giúp tăng tổng thu hồi mà chi phí là không đáng kể.

3.2.14. Công đoạn ly tâm

a. Mục đích: Tách riêng tinh thể đường và mật từ đường non, rửa sạch tinh thể đường cao phẩm đến độ trắng, sạch yêu cầu.

b. Nguyên lý hoạt động

– Ly tâm cao phẩm: Đường non được máng phân phối nạp vào các máy ly tâm gián đoạn. Tại đây nhờ lực ly tâm được tạo thành do trục quay làm thùng quay đồng thời hỗn hợp đường non cũng quay theo. Dưới tác dụng lực ly tâm làm mật và đường văng ra gặp lưới thì đi mật đi qua còn hạt đường bị giữ lại. Trong quá trình ly tâm sau một thời gian tách mật định trước thì vòi nước rửa sẽ được bật để phun nước làm sạch hạt đường. Đường sau ly tâm được xả xuống bàn gằn rồi chuyển qua thiết bị sấy bằng hệ thống, bàn gằn và gàu tải.

– Ly tâm trung và hạ phẩm: Quá trình ly tâm hạ phẩm là ly tâm liên tục. Ở đây đường và mật cũng được phân riêng nhờ lực ly tâm nhưng do cấu tạo thùng ly tâm hình côn nên

42

Page 43: Báo cáo TTTN

đường sẽ văng lên trên và theo máng xả trực tiếp xuống thiết bị hòa tan đường trung và hạ phẩm.

c. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình

– Các yếu tố ảnh hưởng đến lực ly tâm:

Muốn tăng lực ly tâm thì ta tăng vận tốc vòng quay và bán kính.Tuy nhiên, tăng vận tốc vòng quay có lợi hơn.

Hiệu quả phân ly phụ thuộc vào độ cân bằng của rổ lưới, kích thước hạt, độ nhớt của đường non.

– Các yếu tố ãnh hưởng đến thời gian phân mật:

Độ nhớt của mật: Điều này phụ thuộc vào nhiệt độ và tinh độ.Độ nhớt của đường non cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc phân mật, độ nhớt càng lớn thì việc phân mật đường non càng khó.

Kích thước tinh thể và độ đồng đều của các tinh thể : Phân mật đường non khó hay dễ là do hạt đường có đều và cứng hay không.Nếu đường non có hạt to nhỏ không đều, nhất là bị ngụy tinh thì khi phân mật, các hạt nhỏ sẽ làm nghẹt lỗ lưới và làm cho bánh đường không xốp khiến cho mật khó tách ra ngoài.

Nhiệt độ và độ Bx của đường non: Có ảnh hưởng đến độ nhớt của đường non.Vì vậy, để giảm bớt độ nhớt thì thì cần khống chế nhiệt độ và độ Bx của đường non trước khi phân mật cho thích hợp.

Sự nhanh chóng của việc tăng tốc của máy ly tâm, có nghĩa là thời gian cần để đạt đến tốc độ vận hành.

d. Ảnh hưởng của quá trình ly tâm tới các quá trình khác.

Quá trình ly tâm đạt khi quá trình tách mật tốt, đường sau ly tâm đạt yêu cầu kỹ thuật. Hạt đường trắng sạch, tơi khô không vón cục.

Nếu không đảm bảo quá trình ly tâm sẽ làm giảm chất lượng đường, tăng độ màu, hàm lượng ẩm, tăng tạp chất và đường khử, gây khó khăn cho quá trình sấy. Làm đường bị vón cục tăng lượng đường cục bụi hồi dung.

e. Thông số kỹ thuật

Ly tâm gián đoạn

– Thời gian: 5-7 phút/mẻ.

– Công suất động cơ: 30KW

– Áp lực hơi khoảng 3-4kg/cm2, lượng hơi dùng là 2-3% so với lượng đường non.

– Nước nóng khoảng 70-800C rửa lớp mật còn lại trên tinh thể đường, lượng nước dùng khoảng 1,2-2% so với lượng đường non

Ly tâm liên tục

– Góc côn của thùng quay: 25-340

– Tốc độ quay: 1200-2600 rpm

– Đường kính thùng: 80-125 cm

43

Page 44: Báo cáo TTTN

– Lưới sử dụng có kích thước lỗ:,0,04-0,09 mm.

– Năng suất máy từ 4 tấn/h (ly tâm đường hạ phẩm) đến 30 tấn/h (ly tâm đường trung phẩm).

– Công suất động cơ: 30-50 KW

3.2.15. Công đoạn sấy

a. Mục đích: Đường sau ly tâm có độ ẩm cao nên không thể đóng bao bảo quản được. Đây là quá trình nhằm tách loại ẩm tự do trong đường sau ly tâm đến giới hạn cho phép đảm bảo cho quá trình bảo quản.

b. Tiến hành: Ở đây đường và tác nhân sấy (không khí nóng, khô) đi ngược chiều nhau. Do chênh lệch ẩm và nhiệt độ nên ẩm trên đường sẽ bốc hơi, khếch tán và được dòng không khí nóng kéo theo đi. Ẩm bên trong sẽ khuếch tán ra ngoài và lại được tác nhân nóng lấy đi. Ẩm trong đường sẽ giảm dần đến giới hạn cần thiết.

Để khống chế quá trình sấy ta cần khống chế tốt các yếu tố nhiệt độ, lưu lượng gió và thời gian tiếp xúc giữa đường và không khí khô nóng.

c. Các yếu tố ảnh hưởng quá trình sấy

– Nhiệt độ tác nhân sấy: Nhiệt độ cao thì chênh lệch nhiệt độ lớn, quá trình bốc hơi nước nhanh nhưng nhiệt độ cao có thể làm giảm chất lượng đường, tạo thành nhiều bụi đường gây thất thoát.

– Lưu lượng, tốc độ gió thổi: Nếu tốc độ thổi nhanh thời gian tiếp xúc không đảm bảo làm giảm khả năng sấy, bụi đường bị cuốn theo nhiều. Tuy nhiên nếu thổi quá chậm cũng giảm hiệu quả sấy.

– Bản chất của nguyên liệu:

– Chỉ xét đến kích thước và độ ẩm của vật liệu.

Nếu độ ẩm của đường trước khi vào sấy cao thì để đảm bảo đường sấy khô theo quy định đòi hỏi phải giảm năng suất sấy bằng cách giảm khối lượng đường cho một mẻ ly tâm.

Nếu kích cỡ hạt nhỏ (< 4mm) thì quá trình ly tâm tách mật khó, độ ẩm đường cao và hơn nữa làm tăng tổng diện tích bề mặt tiếp xúc nên tổng hàm ẩm trong khối đường tăng dẫn đến khó sấy.

d. Thông số kỹ thuật

– Nhiệt độ tác nhân không khí nóng: 7090oC.

e. Ảnh hưởng qua lại với các quá trình khác

Quá trình sấy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thành phẩm. Quá trình sấy đạt khi đảm bảo chất lượng đường, đạt độ ẩm yêu cầu, nâng cao thời gian bảo quản.

Nếu không đảm bảo quá trình sấy gây nên các hiện tượng:

– Độ ẩm sau sấy không đạt, giảm khả năng bảo quản và giảm chất lượng.

– Tạo nhiều bụi đường gây thất thoát.

– Gây biến màu đường do tiếp xúc nhiệt độ cao trong thời gian dài.

44

Page 45: Báo cáo TTTN

3.2.16. Sàng và phối trộn đường

a. Mục đích:

– Phân riêng kích thước các hạt đường, đảm bảo chất lượng đường thành phẩm đúng theo chỉ tiêu chất lượng qui định.

– Cân đối và trộn đều các loại đường (R1, R2, R3, R4). Tránh bị ối đọng trong quá trình sản xuất.

b. Tiến hành: Đường trước khi đem đóng bao được tiến hành phối trộn, phân loại trên bàn sàng.

Theo lý thuyết thì công thức phối trộn đường:

RE =2R1 + R2

RS =2R3 + R4

Tuy nhiên trong sản xuất tỷ lệ phối trộn người công nhân sẽ tùy thuộc vào các yêu cầu sau để phối trộn cho hợp lý:

– Khối lượng từng loại đường có sẵn.

– Độ màu, các chỉ tiêu chất lượng từng loại đường.

– Yêu cầu chỉ tiêu chất lượng từng loại đường.

Vì độ màu đường được thể hiện theo tỷ lệ tuyến tính giữa các loại đường được phối trộn nên ta cần tính toán hợp lý khi phối trộn để đảm bảo chất lượng.

Ngoài độ màu thì cũng cần chú ý đến các yếu tố chất lượng khác như Ap, ẩm, tro, RS…

Để đạt độ đồng đều trong khối đường ta điều chỉnh độ rung hệ thống sàng hợp lý.

3.2.17. Bảo quản đường

a. Mục đích: Quá trình giữ các chỉ tiêu chất lượng trong đường để lưu giữ và tiêu thụ.

b. Các yếu tố quyết định khả năng bảo quản

Hệ số bảo quản f: Tùy thuộc vào ẩm và Pol của đường.

Trong đó W: độ ẩm của đường

– Để an toàn trong quá trình bảo quản thì f 0,25.

– Chỉ số hòa tan I.D: Phần trăm của ẩm so với chất không đường (tạp chất) có trong đường.

I.D = % ẩm x 100 / (100 (%pol + % ẩm).

Theo thực nghiệm cho thấy khi I.D khoảng 50 thì đường bị hư hỏng rất nhanh.

– Nhiệt độ, độ ẩm: Khi nhiệt độ từ 1030oC thì việc bảo quản đường chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ.

45

Page 46: Báo cáo TTTN

– Khi nhiệt độ từ 3140oC và độ ẩm không khí từ 5078%, quá trình bảo quản phụ thuộc chính vào hệ số bảo quản f.

Thực nghiệm cho thấy khi độ ẩm không khí thấp hơn 63% thì có sự mất ẩm từ đường.

– Dụng cụ chứa: Dụng cụ chứa có ảnh hưởng khá lớn đến quá trình lưu giữ các chỉ tiêu chất lượng. Chú ý trước khi đóng bao hay chuyển vào Silo đảm bảo nhiệt độ đường tương đương với nhiệt độ môi trường.

– Chế độ điều hòa không khí.

c. Ảnh hưởng qua lại với các quá trình khác

Quá trình bảo quản có một ý nghĩa rất lớn. Một sản phẩm có thời gian bảo quản càng cao thì rất thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ. Đây là quá trình trực tiếp quyết định đến chất lượng sản phẩm.

Nếu bảo quản không tốt làm giảm chất lượng đường ảnh hưởng quá trình thiêu thụ và có thể phải hồi dung lại.

3.2.18. Đóng bao thành phẩm

a. Mục đích:

– Bảo quản sản phẩm.

– Tạo cảm quan sản phẩm.

b. Yêu cầu: Bao bì dùng chứa đường phụ thuộc lượng chứa, đối tượng người tiêu dùng. Tuy nhiên bao đường phải đảm bảo độ kín, bền tránh rơi vãi và xâm nhập ẩm. Ngoài ra trình bày bao bì phải đầy đủ thông tin sản phẩm và có giá trị thẩm mỹ.

Chương 4: MỘT SỐ THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT Ở NHÀ MÁY

4.1. Thiết bị trộn magmaa. Cấu tạo

Máng hình chữ U, có vỏ gia nhiệt bằng nước nóng, có trục khuấy, trên có ống xoắn rỗng để cho nước nóng đi trong ống gia nhiệt cho magma. Trên ống xoắn có cánh khuấy vừa có tác dụng khuấy trộn đều magma vừa đẩy magma đến cửa tháo liệu

b. Nguyên tắc hoạt động

Đường bổi từ băng chuyền xuống, mật aff từ thùng chứa mật qua van tự động (để điều chỉnh lưu lượng) phun vào đường bổi trong thùng trộn. Dưới tác dụng của khuấy trộn và nhiệt, đường aff và mật aff trộn đều vào nhau, lớp phim mật bên ngoài hạt đường bổi hòa tan.

46

Page 47: Báo cáo TTTN

Hình 4. 1 Thiết bị trộn magma

4.2. Thiết bị máng nhồi phân phối đường hồ B-5a. Cấu tạo

Hình chữ U, có vỏ gia nhiệt bằng nước nóng, có cánh khuấy nằm ngang và trên trục có các cánh hình chữ U.

b. Nguyên tắc hoạt động

Magma từ thùng trộn B4 đưa xuống, dưới tác dụng của cánh khuấy nằm ngang các pha rắn và lỏng của magma phân tán đều vào nhau để nạp cho máy li tâm aff. Tại đây, quá trình tách phim bẩn vẫn được tiếp tục do tác dụng của nhiệt độ và khuấy trộn. Ngoài ra, B-5 còn nhận magma từ D-26 đưa qua.

4.3. Thiết bị ly tâm liên tục

a. Cấu tạo

Gồm có một máy ly tâm hạ phẩm, một máy ly tâm trung phẩm và một máy ly tâm aff. Các máy này hoạt động liên tục nhờ vào cấu tạo máy có thể lấy đường vào và ra liên tục.

Hiện công ty đang sử dụng máy ly tâm liên tục kiểu thùng quay nón thẳng đứng. Máy gồm một thùng quay có hình nón, đáy nón có một chén hình trụ là nơi tiếp nhận đường non nạp liệu. Bề mặt thùng nón bao phủ một lớp lưới lọc kim loại có kích thước lỗ tương ứng kích thước hạt đường. Thùng quay xung quanh một trục thẳng đứng nhờ motor.

Bao quanh thùng là một lớp vỏ thứ nhất, khi ly tâm, mật sẽ chiu qua lỗ lưới lọt vào khoang giữa thùng và lớp vỏ thứ nhất này rồi chảy xuống ống dẫn đưa về thùng chứa mật. Bao ngoài lớp vỏ thứ nhất là lớp vỏ máy; khi ly tâm, đường sẽ thoát ra từ miệng trên của thùng văng vào khoảng trống giữa lớp vỏ thứ nhất và lớp vỏ máy rồi rơi xuống máng dẫn đi đến thiết bị vận chuyển đường. Góc trên bên trong của lớp vỏ máy có khi được thiết kế uốn cong thay vì góc thẳng làm giảm khả năng bể hạt đường. Đôi khi thay vì góc uốn cong này người ta lắp thêm bộ chi tiết có góc lượn cong vào.

Có một số ống dẫn có gắn các bec phun đặt theo đường sinh của thùng nón để phun nước rửa đường khi ly tâm. Ở giữa phía trên thùng là ống nhập đường non có van điều tiết điều khiển tự động hoặc bằng tay.

Mặt trên thùng có nắp đậy để tránh nguyên liệu văng bắn.

47

Page 48: Báo cáo TTTN

Hình 4. 2 Thiết bị ly tâm liên tục1. Giỏ lưới 7. Cửa lấy mẫu2. Vỏ máy 5. Trục máy ly tâm 8. Thành giỏ ly tâm 3. Cửa mật ra 6. Đai truyền

b. Nguyên tắc hoạt động

Đường non được nạp vào máy thông qua cửa nạp liệu vào basket quay có vách lưới có lỗ với kích thước lỗ phù hợp để phân mật. Dưới tác dụng của lực ly tâm đường non và mật văng lên vách lưới, mật sẽ xuyên qua vách và đường bị giữ lại. Nhờ một phần tác dụng của lực ly tâm lên hạt đường dọc theo đường sinh của lưới (lưới được gắn với basket có hình nón tròn xoay có góc nón 68o so với phương nằm ngang), có tác dụng kéo hạt đường lên dần lên trên đỉnh mâm quay và văng ra ngoài theo đường dẫn đi xuống thùng hòa trộn đường.

4.4. Thiết bị gia vôi C-2

a. Cấu tạo

Gồm một thùng có 5 ngăn và 2 gàu múc nước đường và sữa vôi

Hình 4. 3 Thiết bị vôi hóa

b. Nguyên tắc hoạt động

Nước đường đi vào ngăn 1, sữa vôi từ bơm C-9 đi vào ngăn 4. Các gàu múc từng thể tích nước đường và sữa vôi đổ vào ngăn 5 và ngăn 6. Nước đường và sữa vôi từ ngăn 5, 6

48

Page 49: Báo cáo TTTN

được dẫn vào thùng trộn rồi chảy vào C-3-1. Ngoài ra, một phần nước đường từ ngăn 1 chảy tràn vào ngăn 2 hồi lưu về B-14, một phần sữa vôi từ ngăn 4 chảy tràn qua ngăn 5 về C-8.

4.5. Thiết bị xông carbonate hóa (C-3)

Nước đường gia vôi dội từ trên xuống, khí CO2 thổi dưới lên.

Gồm 4 cột carbonate hóa được bố trí thấp dần. Thiết bị đầu tiên không có hệ thống gia nhiệt còn 3 thiết bị sau có. Trong mỗi thiết bị có ống cấp CO2. Ống cấp CO2 có dạng cột đứng từ trên xuống, phía dưới có hệ thống phân phối khí. Trong 3 thiết bị sau có bố trí hệ thống gia nhiệt dạng ống xoắn ruột gà gia nhiệt bằng hơi nước. Áp suất hơi cấp 1,2 Kg/cm3. Trên thiết bị có hệ thống để phun nước nóng rửa khi vệ sinh.

Thông số kỹ thuật:

Thiết bị Dung tích Kích thước

C1,2,3 8m3 1400Dx6500L

C4 5m3 1000Dx6500L

Hình 4. 4 Sơ đồ hệ thống Carbonate hóa

a. Cấu tạo

– Bốn cột carbonate hóa có cấu tạo tương tự nhau. Thân hình trụ, đáy nón, trên mỗi cột có ống dẫn khí CO2 đi vào bộ phận phân phối khí ở đáy thiết bị.

49

Page 50: Báo cáo TTTN

– Các cột này có hệ thống gia nhiệt gián tiếp hệ thống xoắn ruột gà, sử dụng hơi 1,2kg/cm2. Phía trên các cột có bộ phận phun nước nóng để rửa cột.

Hình 4. 5 Thiết bị carbonate hóa

b. Nguyên tắc hoạt động

Nước đường vôi từ C2 đi vào cột carbonate hóa C3-1, sau đó theo ống dẫn ở đáy C3-1 chảy tràn vào C3-2, rồi từ C3-2 qua C3-3 và C3-3 qua C3-4. Cuối cùng nước đường từ C3-4 đi về bơm C4 bơm lên thiết bị lọc nhất C5

4.6. Thiết bị lọc I

a. Cấu tạo

Thân hình trụ nằm ngang, phía trên có ống dẫn nước đường carbonate hoá vào, đường ống xả bùn lọc, nước nóng từ C44 vào xịt rửa ở hai bên hông để xả bùn đáy khi bị nghẹt.

Trong thiết bị có 36 đĩa lọc đứng và quay theo trụgc. Đĩa lọc cấu tạo hình chữ nhật, hai đầu elíp, bề mặt lọc là khung lưới kẽm và có ống dẫn tới đầu góp. Bên ngoài đĩa lọc được bao bọc bởi vải lọc, hai đầu góp có tác dụng gom nước sau lọc từ các ống dẫn của các vỉ lọc và theo ống dẫn về outlet gutter.

Trong quá trình lọc đĩa lọc quay quanh trục nhằm tránh hiện tượng huyền phù lắng xuống đáy làm giảm hiệu suất lọc, đồng thời tạo sự đồng đều của bã bùn trên mặt vải lọc.

50

Page 51: Báo cáo TTTN

Hình 4. 6 Thiết bị lọc I

b. Nguyên tắc lọc

Dưới tác dụng của áp lực bơm, huyền th được đưa vào giữa thiết bị, chất lỏng qua đầu dẫn vào giữa các đĩa lọc chui qua lớp bã tập trung về hai đầu góp và được đưa về thùng chứa C11.

28C

PIA

C11C39-1

C5-2C5-2COÁNG

C24-1

C4

C44 F10 LQ

31C

QV

40CQV

43C

FIC

25C

58C

QG

QV

52C

QG

61C

C-5-1/1

Hình 4. 7 Sơ đồ Thiết bị lọc4.7. Thiết bị than hóa

– Hệ thống này gồm có 2 thùng C14-1, C14-2, thùng quậy than C18 và thùng lường than C-20. Các thùng C14-1, C14-2 hoạt động gián đoạn và so le nhau.

a. Cấu tạo

– Gồm hai thùng hình trụ, đáy côn hoạt động so le nhau.

51

QV-43C- Đ/khiển nước nóng vàoQV-40C – Đ/khiển làm đầy bàn lọcLQ-31C – Đ/khiển mực độ làm đầy QV-52C – Đ/khiển dischargeQG-58C - Đ/khiển ngõ ra của ddịch thừa QG-61C - Đ/khiển ngõ ra của ddịch lọc PIA-28C – Chỉ thị và ĐK áp suấtFIC-25C – Điều khiển ddịch nước đường vào

Page 52: Báo cáo TTTN

– Trên thiết bị có các đường ống dẫn nước đường và nước than vào để tẩy màu.

– Trên thân có đường ống chảy tràn về thùng chứa nước đường sau lọc I.

– Dưới đáy có van xả cặn nước đường than về thùng chứa.

– Trong thùng có gắn cánh khuấy và vòng hình trụ xung quanh cánh khuấy để gia nhiệt gián tiếp và tạo dòng xoáy để khuấy trộn đều dung dịch tránh hiện tượng than bị lắng xuống.

– Ngoài ra, trên mỗi thùng đều có các dụng cụ tự động đo mức độ nước đường tẩy màu liên hệ với hệ thống van điều khiển tự động để vận hành tự động một cách tuần tự.

Hình 4. 8 Thiết bị than hóa

b. Nguyên tắc hoạt động

Nước đường sau lọc I được trộn với huyền phù than hoạt tính tại C-14 tạo thành hỗn hợp nước đường than, tại đây than hoạt tính sẽ thực hiện quá trình hấp phụ nước đường ở nhiệt độ 75-80oC trong thời gian 25-30 phút. Sau đó, nước đường than được bơm C-15 bơm đến công đoạn lọc II.

4.8. Thiết bị lọc II

a. Cấu tạo: tương tự thiết bị lọc I

b. Nguyên tắc hoạt động: tương tự như thiết bị lọc I

Nhưng thiết bị lọc II dùng để lọc than hoạt tính. Nước đường than từ bồn chứa C-30 được bơm đến thiết bị lọc II. Nước đường sau lọc đi đến thùng chứa đường lọc II và than được thu hồi.

4.9. Thiết bị lọc an tòan I (Fas- flo)

a. Cấu tạo thiết bị

Vỏ hình trụ bằng thép Cacbon, dung tích 4160 dm3, lắp trên đáy hình côn bằng bulông. Trên đỉnh vỏ có đường ống và van để làm đầy máy lọc.

Đáy mép có 48 lỗ nhỏ nối với vòi và dẫn ra ngoài vào ống góp chung.

52

Page 53: Báo cáo TTTN

Tại tâm có đường ống nước rửa, ống nước rửa này có 48 vòi ứng với 24 tầng lọc, mỗi tầng 2 vòi. Ống nước rửa được truyền động quay bởi motor + hộp số lắp tại đáy côn.

Có 24 tầng lọc với 48 lá lọc hình bán nguyệt nằm ngang. Lá lọc làm bằng đồng thau dày 25mm, trên một mặt có các rãnh, và mặt có các rãnh được bọc lớp vải lọc và đặt nằm ngang hướng lên trên. Các lá lọc được gắn trên 4 thanh đứng trên một đáy côn.

Hình 4. 9 Thiết bị lọc an toàn I

b. Nguyên tắc: Nước đường được bơm vào máy lọc sẽ chui qua các lá lọc dưới áp lực của bơm và theo các ống nhỏ ra ngoài vào ống góp, các tạp chất bị giữ lại.

C-17

C10

COÁNGC39-1

CI-1 C17

F10C32C44C29

C24-1

C28

C-33-1

53

Page 54: Báo cáo TTTN

Hình 4. 10 sơ đồ Thiết bị lọc an toàn I4.10. Thiết bị trao đổi ion

Hệ thồng trao đổi ion gồm có 5 cột, các bản kiểm soát và đồ biểu được thiết lập song song với nhau để kiểm soát quá trình.

–Các cột hoạt động so le nhau sao cho khi một cột thực hiện xong chu kỳ tái sinh thì cột kế tiếp vừa hết thời gian tẩy màu.

– Thời gian tẩy màu của một chu kỳ từ 16-22 giờ tùy theo luu lượng nước đường qua cột trong giai đoạn tẩy màu, độ màu nước đường vào và chất lượng nhựa đang sử dụng.

– Thời gian rửa và tái sinh một cột là 4-6 giờ.

– Lưu lượng nước đường qua mỗi cột trong giai đoạn tẩy màu trung bình tư 4,5-6,5 m 3/h, ưu tiên sử dụng đồng thời 4 cột ở lưu lượng thấp.

a. Cấu tạo

Cột resin (5 cột): thiết bị hình trụ đứng, đáy elip, bên trong vỏ có tráng lớp nhựa chống ăn mòn, các hạt nhựa chiếm khoảng ½ thể tích trên lớp lưới chặn. Bên ngoài có thiết kế các đường ống nước đường vào ra, nước để tái sinh,...

Hình 4. 11 Thiết bị trao đổi ion

b. Nguyên tắc hoạt động

Dung dịch nước đường sau khi qua lọc an toàn I qua thùng nước đường bán tinh lọc C-1-1, qua bơm đến các cột trao đổi ion CI-4. Tại đây các hạt nhựa trao đổi ion sẽ loại bỏ các ion mang màu còn sót lại trong dung dịch nước đường tinh lọc

c. Các giai đoạn tái sinh: sau một chu lỳ hoạt động cột nhựa kém khả năng tẩy màu cần được tái sinh bằng muối. Các giai đoạn tái sinh được tiến hành như sau:

Rửa ngược 1:

– Quy định lưu lượng 12 m3/h, thời gian khoảng 30 phút.

– Nước được bơm ngược từ dưới cột lên để khỏi bung lớp nhựa bị nén chặt và cuốn đi các tạp chất

Lắng 1:

54

Page 55: Báo cáo TTTN

– Quy định thời gian 15 phút

– Công đoạn này nhằm mục đích để nhựa lắng xuống khi thực hiện công đoạn rửa ngược.

Hâm nóng 2: để hâm nóng cọt nhựa cần nước nóng 60oC

– Chỉ thực hiện để hâm nóng cột nhựa khi đã ngưng sau một thời gian mà chưa tái sinh, trong quá trình hoạt động liên tục thì bỏ qua giai đoạn này.

– Quy định lưu lượng 1,25m3/h, thời gian khoảng 25 phút.

Nạp muối 1:

– Quy định lưu lượng 6,2m3/h, thời gian khoảng 75 phút.

–Nước muối thu hồi được nạp vào cột, nước đuổi ra cống.

– Hâm nóng dung dịch muối lên 75-80oC.

– Kể từ giai đoạn này đến hết giai đoạn NaCl, thời kế tái sinh tạm ngưng chạy, các giai đoạn nạp muối được tự động đổi nhờ các điện cực dò mực độ trong các thùng muối, hoặc người vận hành theo dõi để chuyển giai đoạn nếu thực hiện vận hành không tư động.

Nạp muối 2:

– Quy định lưu lượng 6,2 m3/h, thời gian khoảng 60 phút.

– Khi thùng CI-9 cạn sẽ tự động đổi sang giai đoạn nạp muối 2 để bơm nước muối mới qua cột. Khi thùng CI-8 báo cạn thì ngưng bơm CI-10.

– Tiếp tục hâm nước muối lên 75-80oC.

Đuổi muối:

– Quy định lưu lượng 10 m3/h, thời gian khoảng 20 phút.

– CI-8 cạn cột tự động đổi sang đuổi muối.

– Nước nóng được bơm vào cột thay nước muối, nước muối ra được thu hồi về CI-9.

Rửa:

– Quy định lưu lượng 20m3/h, thời gian khoảng 60 phút.

– Khi CI-9 thu hồi đủ muối, cột tự động đổi sang rửa, đồng thời thời kế tái sinh tiếp tục hoạt động.

–Bơm hoạt động CI-6 bơm muối 25% qua lọc vào thùng CI-8, đồng thời điện cực tự động bơm muối CI-10 chạy luân lưu trong 30 phút.

Rửa ngược 2:

– Quy định lưu lượng 12 m3/h, thời gian khoảng 30 phút.

– Xong giai đoạn rửa 2, thời kế tự động chuyển qua rửa ngược 2 để bơm ngược nước và khỏi bung lớp nhựa bị nén chặt.

Lắng 2:

55

Page 56: Báo cáo TTTN

– Thời gian khoảng 15 phút.

– Xong giai đoạn rửa ngược 2, thời kế tái sinh tự động chuyển qua lắng 2 để nhựa lắng xuống. Ngưng bơm CI-13.

Xả cặn:

– Quy định thời gian 10 phút.

Stand by:

– Khi mực độ nước trong cột còn khoảng 30cm trên lớp nhựa.

Bảo quản nhựa khi ngưng: cột nhựa phải ngâm trong nước và lớp nước phải cao hơn bề mặt nhựa phải 20-30cm.

d. Các giai đoạn phục hồi nhựa: sau khoảng 50-80 chu kỳ lọc, hạt nhựa sẽ bị dư do tạp chất bám bên ngoài phải thực hiện phục hồi nhựa bằng HCl.

Chuẩn bị:

– Pha dung dịch HCl 2-3% vào thùng C4-9, mực độ đạt 80% thùng C49.

Ngâm acid:

– Ngâm nhựa bằng acid trong thời gian 4-5h.

Đuổi acid:

– Sau khi ngâm đủ thời gian quy định, đuổi acid về thùng CI-9 để bơm lên ngâm cột nhựa kế tiếp.

– Chỉ tận dụng acid tối đa để phục hồi cho ba cột, sau đó phải xả bỏ và bơm lượng acid mới

– Khi thực hiện ngâm xong cột cuối cùng thì xả bỏ lượng acid đó.

– Sau khi ngâm đủ thời gian quy định, dùng nước đuổi acid và cho xả ra cống.

Rửa lần 1: rửa cột nhựa bằng nước trong thời gian 60 phút, lưu lượng 20 m3/h.

Trung hòa bằng xút NaOH.

– Pha dung dịch sút nồng độ 3±0,5% vào thùng CI-8 và bơm lên cột nhựa, để ngâm trong khoảng 40-60 phút, sau đó dùng nước xả ra cống.

Rửa lần 2:

– Rửa lại cột nhựa bằng nước, kiểm tra lại pH nước xả, báo bộ phận kiểm nghiệm phân tích pH nước rửa cho đến khi pH đạt 6,5-7,5 thì ngưng rửa. Ghi nhận số liệu pH nước rửa vào sổ.

4.11. Lọc an toàn II

a. Cấu tạo: bình lọc và ống lọc Ceramic:

– Vỏ hình trụ, đáy hình côn đều làm bằng thép không gỉ.

– Đáy côn có lắp 13 mặt bích có lỗ thông với 3 đường ống dẫn ra ngoài.

56

Page 57: Báo cáo TTTN

– Bộ phận chính của C36 là 13 cột lọc Ceramic, mỗi cột là các ống Ceramic xếp chồng lên nhau, giữa các ống Ceramic có vòng đệm làm kín, mỗi cột có 6 ống, đầu trên của cột được bịt lại để tránh cho nước đường đi vào bên trong cột, đầu dưới cột sứ được lắp chung với ống góp. Để cho ống không bị rung trong quá trình làm việc ta làm các mâm gia cố giữ các cột lại với nhau.

Diện tích lọc: 7.5 m2

Áp suất lọc: 3 Kg/cm2

Số ống sứ: 78 ống.

Hình 4. 12 Thiết bị lọc an toàn II

b. Nguyên lý: nước đường bơm vào máy lọc sẽ qua 13 cột lọc Ceramic nhờ áp lực của bơm và theo đường ống ra ngoài. Khi áp suất trong máy lọc lên đến 2 kg/cm2 thì phải rửa lọc.

C49 C10

COÁNG

D5

C17

C35 COÁNG

C29

D6

C37 C50

C28

C39-1

C34

F10

Hình 4. 13 Sơ đồ thiết bị lọc an toàn II

57

Page 58: Báo cáo TTTN

4.12. Thiết bị nấu đường

Trong phân xưởng hiện đang sử dụng 6 nồi nấu đường đều là nồi nấu đường gián đoạn dạng ống chùm.

a. Cấu tạo

Thiết bị nấu đường có hình trụ gồm 2 bộ phận chính: buồng đốt và buồng bốc.

Buồng đốt: sử dụng bộ phận gia nhiệt gián tiếp dạng ống chùm. Đáy nồi hình nón cụt, góc nghiêng giữa đáy với mặt phẳng ngang khoảng 15oC. Hơi đươc cấp bên ngoài ống. Nồi gồm các ống gia nhiệt được bố trí theo một quy luật nhất định bên ngoài, có ống trung tâm với đường kính lớn.Hơi đi ngoài ống, đường đi trong ống. Đối lưu trong nồi nhờ sự chênh lệch tỷ trọng trong khối nấu. Trong buồng đốt có lắp thêm bộ phận thoát khí không ngưng và thoát nước ngưng tụ.

Buồng bốc: Ở trên buồng bốc có bề mặt thoáng để cho dịch nấu trao đổi nhiệt và bốc hơi. Phía trên gần đỉnh nồi có gắn một nón chụp để thu hồi đường bị lôi cuốn theo hơi nước.

Các nồi nấu ở xưởng là nồi nấu chân không, chân không được tạo ra nhờ hệ thống ngưng tụ hơi nước. Đường non được xả ra ở cửa đáy.

Hình 4. 14 Thiết bị nấu đường ống chùm

b. Nguyên lý hoạt động

58

Page 59: Báo cáo TTTN

Nồi nấu đường làm việc trong điều kiện chân không. Khi mở van cấp liệu, nước đường tự động đi vào nồi từ dưới lên theo các ống truyền nhiệt. Hơi đốt được đưa vào buồng đốt. Nước đường trong ống truyền nhiệt được cấp nhiệt đến sôi ( khoảng 55-60oC ) tạo thành hỗn hợp lỏng-hơi làm khối lượng riêng của dung dịch nước đường giảm. Trong ống truyền nhiệt, nước đường sẽ bị đẩy từ dưới lên miệng ống.

Tại ống tuần hoàn trung tâm, do thể tích của dung dịch nước đường trên một đơn vị bề mặt truyền nhiệt lớn hơn so với thể tích nước đường trong ống truyền nhiệt nên nhiệt độ dung dịch đường trong ống trung tâm thấp hơn; khối lượng riêng của nước đường tại ống này có giảm xuống nhưng vẫn lớn hơn trong ống truyền nhiệt. Do đó nước đường trong ống trung tâm bị đẩy từ trên xuống tạo thành vòng tuần hoàn trong nồi nấu đường, đồng thời lượng đường được kết tinh liên tục trong nồi. Nguyên liệu đưa vào liên tục tương quan với lượng hơi nước bốc đi, cứ như vậy tinh thể đường lớn dần và đạt thể tích nấu. Hơi đốt sau khi truyền nhiệt cho nước đường thì được ngưng tụ thành nước ngưng và tháo ra ngoài, khí không ngưng cũng được thải ra.

Hơi thứ bốc lên qua bộ phận phân ly thu hồi đường, sau đó được dẫn qua thiết bị baromet làm ngưng tụ hơi nước, khí không ngưng đi qua bình phân ly ( tách nước) và sau đó được bơm chân không hút ra ngoài.

Sau khi nấu tới mức độ nhất định, ngừng cấp hơi, phá chân không và lấy đường ra khỏi nồi bằng van xả đáy để đem đi trợ tinh.

4.13. Thiết bị bồi tinh

a. Mô tả thiết bị

Khu vực bồi tinh gồm các thiết bị sau:

D8-3/1, D8-3/2, D8-3/3 chứa đường non cao phẩm R1, R2, R3, R4

D8-3/4 chứa đường non R1, R2, R3, R4, R5, R6.

D8-4 chứa đường non R5 hoặc R6 (có thể chứa R4).

D9-1/1, D9-1/2, D9-1/3: chứa đường non R6 hoặc R7.

Chỉ riêng đường non R7 (hoặc R6 khi nấu 6 hệ) mới cần thời gian bồi tinh.

Hình 4. 15 Thiết bị bồi tinh

59

Page 60: Báo cáo TTTN

4.14. Máy ly tâm gián đoạn Weston

a. Cấu tạo

Máy gồm một thùng quay hình trụ gắn với một trục quay thẳng đứng. Trục cùng quay với thùng. Trục quay được nhờ một motor truyền động qua khớp nối hay truyền động qua dây đai.

Thùng quay được đục nhiều lỗ lớn để mật thoát qua dễ dàng, có kích thước lỗ vừa đủ để mật có thể chui qua nhưng hạt đường thì bị giữ lại, Miệng trên của thùng quay hở để đường non có thể nạp vào. Đáy dưới của thùng quay hở để đường non có thể thoát ra.

Bao quanh thùng quay là lớp vỏ máy nằm cố định. Vỏ máy có tác dụng giữ mật văng ra đồng thời bảo vệ người vận hành cách ly với phần chuyển động của máy.

Nối liền nhau qua các chốt bản lề trong đó một nửa nắp trên có thể di dộng được quanh

chốt bản lề để đóng kín miệng khi cần.Trên một nửa nắp di động này có bố trí một lỗ nhỏ để có thể nhìn vào xem trục quay kho máy đang chạy.

1. Mô tơ điện 5. Nạp liệu 10. Cửa mật ra 2.Giá đỡ 6. Dao gạt 11. Đường cát ra 3. Trục quay 7,8. Vòi hơi, nước rửa vào 12. Vỏ máy4. Hộp điều khiển 9. Chóp nón 13. Thùng quay

Hình 4. 16 Thiết bị ly tâm gián đoạn

b. Nguyên lý

Khi máy chạy đáy thùng được đậy kín bằng một chóp nón kim loại mỏng. Khi xả đường chóp nón được nâng lên.

Khi ly tâm, mật tách ra chui qua lỗ lưới, chảy vào khoảng trống giữa thùng và vỏ máy rồi chảy xuống thùng chứa mật đặt bên dưới.

60

Page 61: Báo cáo TTTN

Đường non từ thùng phân phối xuống máy ly tâm theo một máng dẫn liệu qua một cửa nạp liệu.

Cuối giai đoạn giảm tốc, máy ly tâm được hãm phanh lại nhờ một bố thắng. Bố thắng là cặp bố da bao quanh một tang trống gắn liền với bộ phận quay của máy. Khi hãm phanh, cặp bố da sẽ áp sát vào thành tang trống tạo nên một lực ma sát lớn có tác dụng làm giảm tốc độ quay của máy.

Do lực ly tâm rất lớn nên trục không được lắp cứng trong ổ đỡ, vì nếu như thế khi nguyên liệu không nạp đều sẽ làm đảo máy rung sàn nhà, trục chịu lực uốn lớn, và do vậy, trên ổ chặn để tựa trục người ta đệm một lớp cao su giảm chấn cho phép trục có thể di chuyển nhẹ nhàng quanh vị trí thẳng đứng khi máy hơi đảo, sau khi nạp nguyên liệu xong, ổn định máy sẽ quay êm.

Chương 5: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG CÔNG TY

5.1. An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy

5.1.2. An toàn lao động

Công Ty CP Đường Biên Hòa luôn quan tâm và xem nặng vấn đề an toàn lao động.

Công ty có cử cán bộ và chuyên môn phụ trách vấn đề an toàn lao động .

Hàng tháng công ty đều tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho công việc sản xuất.

Công nhân viên sản xuất được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.

Các thiết bị có yêu cầu về kiểm tra an tòan như thiết bị áp lực, thiết bị nâng chuyển, công ty đều mời các cơ quan chức năng kiểm định đúng quy định.

5.1.3. Phòng cháy chữa cháy

Phòng cháy: với phương châm phòng cháy hơn chữa cháy công ty đã tổ chức tốt công tác phòng cháy:

Thành lập đội phòng cháy chữa cháy, thường xuyên huấn luyện, nâng cao khả năng tác nghiệp.

Thường xuyên tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy của công nhân viên.

Ban hành các quy định và hướng dẫn mọi người thực hiện đảm bảo an tòan cháy nổ.

Chữa cháy: công ty có hệ thống phòng cháy chữa cháy tương đối hoàn thiện và theo đúng tiêu chuẩn của Việt Nam.

Hệ thống chữa cháy tập trung: công ty có hệ thống ống nước chữa cháy chạy khắp các nhà xưởng, kho trong công ty. Nguồn nước cấp và hệ thống ống chữa cháy gồm có nước thủy đài 100m3 tự chảy vào hệ thống, nước từ thùng chứa phụ có bơm nước vào hệ thống.Phải dùng bơm để bơm nước lên trữ tại thủy đài.

Hệ thống chữa cháy nội bộ: các phân xưởng, kho đều có hệ thống bình xịt chữa cháy theo đúng quy định .Ngoài ra các kho chứa hàng hóa còn có hệ thống báo cháy tự. động.

61

Page 62: Báo cáo TTTN

5.2. Xử lý nước thải

5.2.1. Quy trình công nghệ xử lý nước thải

Công nghệ xử lý nước thải của công ty có 3 phương pháp xử lý chính theo một quy trình xử lý đó là: phương pháp cơ học, hóa học và sinh học.

– Phương pháp xử lý cơ học: được sử dụng để tách các chất không tan, các chất có thể lắng xuống hoặc nổi trên bề mặt nước. Những công trình sử lý cơ học bao gồm: song chắn rác, lắng sơ bộ, bể lắng, bể nén bùn và bể lọc.

– Phương pháp hóa học: cơ sở phương pháp này là phản ứng hóa học diễn ra giửa chất ô nhiễm và chất thêm vào. Những phản ứng có thể diễn ra là: phản ứng oxy hóa khử, các phản ứng tạo chất kết tủa hoặc các phản ứng phân hủy chất độc hại .Phương pháp hóa học thường dùng là oxy hóa và trung hòa, thường gắn liền với các công đoạn xử lý cơ học và xử lý sinh học.

Hình 5. 1 Sơ đồ xử lý nước thải tại nhà máy

– Phương pháp sinh học: các phương pháp sử lý sinh học là yếu khí và yếm khí. Thực chất của phương pháp này là dựa vào khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để phân hủy

62

Bùn tuần hòan

Bùn dư

BỂ TRUNG HOÀ

BỂ LỌC- HẤP PHỤ

RA SÔNG

HỐ THU NƯỚC

NƯỚC SẠCH

HỒ CHỨA SINH HỌC

BỂ NÉN BÙN

BƠM BÙN

SÂN PHƠI BÙN

BỂ LẮNG

HỐ BÙN

BỂ HIẾM KHÍ

KHÔNG KHÍ

BỂ HIẾU KHÍ

HỒ GIẢI NHIỆT

GIẢI NHIỆT

BỂ ĐIỀU HÒA

BỂ LẮNG SƠ BỘ

BƠM BÙN

SÂN PHƠI BÙN SƠ BỘ

CHẤT TRUNG HỒA

HỐ GOM

NƯỚC BỔ SUNG

SONG CHẮN RÁC

NƯỚC THẢI

Page 63: Báo cáo TTTN

- oxy hóa các chất hữu cơ ở dạng keo và hòa tan có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng như cacbon, nitơ, photpho, kali,..

Trong quá trình dinh dưỡng, các vi sinh vật sẽ nhận các chất để xây dựng tế bào và sinh năng lượng nên sinh khối của nó tăng lên. Người ta phân biệt 2 giai đoạn, chúng diễn ra với tốc độ khác nhau:

+ Giai đoạn hấp phụ các chất phân tán nhỏ, keo và hòa tan (dạng hữu cơ và vô cơ ) lên bề mặt tế bào vi sinh vật.

+ Giai đoạn phân hủy các chất đã hấp phụ và qua màng vào trong tế bào vi sinh vật, đó là các phản ứng hóa sinh (oxy hóa và khử).

5.2.2. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải tập trung của công ty được thiết kế với công suất trung bình 1000m3/ ngày đêm. Hiện tại đang vận hành với công suất 600 m3/ngày đêm, bao gồm các công đoạn:

Lược rác: nhằm mục đích giữ lại rác thô có kích thước lớn xâm nhập từ bên ngoài vào hệ thống xử lý.

Thu gom nước thải: bể thu gom có chức năng thu gom nước thải, ổn định nước thải đầu vào đồng thời pha loãng. Tại bể thu gom ngoài lượng nước thải, một lượng nước sạch được bổ sung liên tục để làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý sinh học. Trong bể thu gom có đặt hai bơm chìm hoạt động luân phiên để bơm nước thải sang bể lắng sơ bộ.

Lắng sơ bộ: bể lắng sơ bộ có nhiệm vụ loại bỏ cặn thô, nặng như cát sỏi, mảnh vỡ thủy tinh,mảnh kim loại, than vụn… để bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn, giảm tải trọng cho các công đoạn xử lý sau.

Điều hòa : nước thải từ bể lắng sơ bộ chảy tràn qua bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước thải, giữ mực nước trong bể ổn định tránh sự cố cho bơm.

Bể yếm khí : nước thải từ bể trung hòa chảy qua bể yếm khí. Bể yếm khí là bể xử lý sinh học bằng vi sinh yếm khí để phân hủy các chất hữu cơ, vô cơ có tỷ trọng nước thải khi không có oxy. Hiệu suất của bể đạt từ 70% -80%, hiệu suất càng cao thì hàm lượng BOD càng cao. Quá trình chuyển hóa chất hữu cơ trong nước thải bằng vi sinh yếm khí xảy ra theo 3 bước:

o Bước 1: một nhóm vi sinh tự nhiên có trong nước thải thủy phân các chất hữu cơ

phức tạp và lipit thành chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng nhẹ hơn monosacarit, aminoacid để tạo ra nguồn thức ăn và năng lượng cho vi sinh họat động.

Chất hữu cơ phức tạp chất hữu cơ đơn giản

o Buớc 2: nhóm vi sinh vật tạo men acid biến đổi các chất hữu cơ đơn giản thành các

acid, thường là acid acetic.

Chất hữu cơ đơn giản acid acetic.

o Bước 3: nhóm vi khuẩn tạo men metan chuyển hóa hydro và acid acetic thành

khí metan và khí cacbonic .

63

Page 64: Báo cáo TTTN

Acid acetic CH4 + CO2 + bùn họat tính.

Để các sinh vật họat động hiệu quả thì: hàm lượng bùn họat tính đủ, trong bể phải thiếu oxy, đủ chất dinh dưỡng, hàm lượng các kim lọai thấp, pH từ 6,6 -6,7, nhiệt độ 270C -380C.

Bể phản ứng hiếu khí Aerotank: nước thải từ bể yếm khí chảy sang bể Aerotank nhờ máng phân phối nước. Bể Aerotank là bể phản ứng vi sinh hiếu khí dính bám trên cặn bùn hoạt tính lơ lửng trong bể. Các quá trình phân hủy các chất hữu cơ độc hại (vi sinh yếm khí không phân hủy được) theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ phức tạp +O2 chất hữu cơ đơn giản + CO2 +H2O

Chất hữu cơ đơn giản+O2 CO2+ H2O+ bùn hoạt tính

Bể lắng đợt 2: nước thải từ bể Aerotank chảy tràn qua bể lắng đợt 2. Mục đích của bể lắng đợt 2 là lắng tòan bộ bùn sinh ra ở bể Aerotank. Bể lắng đợt 2 có mặt bằng dạng hình tròn, đáy nón, buồng phân phối nước trung tính. Nước vào và đi lên từ đáy bể nhờ buồn phân phối trung tâm, nước từ miệng bể nhờ máng thu nước phân phối xung quanh bể.

Hố thu bùn : bùn lắng từ bể lắng đợt 2 được bơm định kỳ sang hố thu bùn. Hố thu bùn được bơm tuần hoàn lại 2 bể yếm khí và hiếu khí , lượng bùn dư được bơm định kỳ sang bể nén bùn .

Bể nén bùn: bùn dư từ hồ thu bùn được bơm định kỳ sang bể nén bùn. Mục đích của bể nén bùn là cô đặc bùn và tách nước, lượng nước tách ra sẽ được đưa trở lại bể điều hòa tiếp tục xử lý . Lượng bùn nén được sẽ đưa sang sân phơi.

Hồ sinh học: nước từ bể lắng đợt 2 chảy sang hồ sinh học. Hồ sinh học đơn thuần là hồ chứa nước để điều tiết nước thải chảy ra, tuy nhiên do thời gian lưu của nước thải trong hồ khá lâu vì vậy một phần các chất hữu cơ khó phân hủy cũng được phân hủy trong hồ này nhờ các vi sinh trong đất, rêu, tảo.

Sân phơi bùn: lượng bùn tách ra từ bể lắng sơ bộ được bơm định kỳ sang sân phơi bùn sơ bộ, lượng bùn nén từ bể nén bùn được hút định kỳ sang sân phơi bùn sinh học. Mục đích của sân phơi bùn là làm khô bùn nhờ lượng nước bốc hơi dưới tác dụng của bức xạ mặt trời và sự chiết tách dưới tác dụng của trọng lực. Lượng nước tách ra theo ống dẫn chảy về bể lắng sơ bộ, lượng bùn khô được xe múc bùn thu gom định ký.

Hồ giải nhiệt: nước thải từ hồ sinh học tự chảy qua hồ giải nhiệt. Mục đích của hồ giải nhiệt là chứa nước dùng cung cấp cho quá trình giải nhiệt các thiết bị tinh luyện đường.

64

Page 65: Báo cáo TTTN

CHƯƠNG 6: CÁC CHỈ TIÊU THÀNH PHẨM VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÀNH

PHẨM

6.1. Chỉ tiêu đường thành phẩm

Đường tinh luyện đặc biệt biên hòa

Bảng 6. 1 Đường tinh luyện đặc biệt biên hòa

STT Chỉ tiêu                                                                                                  Mức quy định  

1 Độ Pol, tính bằng 0Z, không nhỏ hơn99,90

2 Hàm lượng đường khử, tính bằng % khối lượng, không lớn hơn0,03

3 Tro độ dẫn, tính bằng % khối lượng, không lớn hơn0,03

4 Đổ ẩm, tính bằng % khối lượng, không lớn hơn0,05

5 Độ màu, tính bằng độ ICUMSA, không lớn hơn10

6 Hàm lượng tạp chất (ppm), không lớn hơn2

Đường tinh luyện biên hòa bổ sung vitamin a

Bảng 6. 2 Chỉ tiêu đường tinh luyện biên hòa bổ sung vitamin a

STT Chỉ tiêu                                                                                                  Mức quy định  

1 Độ Pol, tính bằng 0Z, không nhỏ hơn99,80

2 Hàm lượng đường khử, tính bằng % khối lượng, không lớn hơn0,03

3 Tro độ dẫn, tính bằng % khối lượng, không lớn hơn0,03

65

Page 66: Báo cáo TTTN

4 Đổ ẩm, tính bằng % khối lượng, không lớn hơn0,05

5 Hàm lượng vitamin A bổ sung(µg/g đường), trong khoảng 20-30μg retinol/g đường

6 Hàm lượng tạp chất (ppm), không lớn hơn10

Đường tinh luyện biên hòa

Bảng 6. 3 Chỉ tiêu đường tinh luyện biên hòa

STT Chỉ tiêu                                                                                                  Mức quy định  

1 Độ Pol, tính bằng 0Z, không nhỏ hơn99,80

2 Hàm lượng đường khử, tính bằng % khối lượng, không lớn hơn0,03

3 Tro độ dẫn, tính bằng % khối lượng, không lớn hơn0,03

4 Đổ ẩm, tính bằng % khối lượng, không lớn hơn0,05

5 Độ màu, tính bằng độ ICUMSA, không lớn hơn20

6 Hàm lượng tạp chất (ppm), không lớn hơn10

6.2. Phương pháp xác định chỉ tiêu thành phẩm

6.2.1. Chỉ tiêu cảm quan

Xác định mùi

Cho đường mẫu vào lọ thủy tinh nút nhám, miệng rộng, sao cho đường chiếm khoảng ¾ lọ. Đậy bình trong 1 giờ mở ra và ngửi múi ngay.Cần tiến hành ngay vì lúc mở lọ ra thì mật độ các phân tử đường khuếch tán trong khoảng không trên bề mặt còn nhiều, còn nếu để lâu theo thời gian chúng sẽ khuếch tán ra không khí làm loãng khó xác định.

Xác định vị

Tiến hành cân 25g đường hòa tan trong 100ml nước cất để xác định vị. Cần hòa tan đường trong nước rồi mới xác định vị nhằm tránh nồng độ đường quá cao át hết các vị khác và ở nồng độ cao, giảm khả năng nhạy bén của người thử.

Xác định các chỉ tiêu quan sát được

66

Page 67: Báo cáo TTTN

Ở đây ta chỉ kiểm tra độ trong và tạp chất lạ bằng mắt. Hòa tan hòa toàn 50g đường mẫu trong 100ml nước cất rồi quan sát độ trong và tạp chất lạ không tan trong đường. Cần đảm bào hòa tan hoàn toàn để dung dịch đường trong suốt, dễ quan sát, đem lại kết quả đúng nhất.Xác định tạp chất cần sử dụng thêm phương pháp dùng mắt thường để đếm số lượng hạt vàng, đen trong 0,5 kg đường thành phẩm. Phương pháp này dựa trên yêu cầu chất lượng của sản phẩm đường.

6.2.2. Độ Pol

Từ yêu cầu độ chính xác cân tiến hành đo độ Pol ICUMSA và theo TCVN. Về nguyên tắc thì 2 chỉ tiêu đo độ Pol này là giống nhau, chỉ khác trong thao tác xử lí mẫu.

Theo ICUMSA

Sử dụng khi có yêu cầu kết quả đo chính xác cao.

Quá trình phân tích cụ thể như sau:

– Xác định khối lượng bình: Rửa sạch bình định mức, thổi khô và cân chính xác khối lượng bình ( chính xác đến 0,1mg ).

– Chuẩn bị dung dịch mẫu: Cân chính xác 26g mẫu phân tích ( chính xác đến 0,1mg ), hòa tan hoàn toàn rồi định mức thành 100ml ở 20oC trong bình đã biết trước khối lượng.Xác định khối lượng bình và dung dịch ở nhiệt độ thường ( kết quả này được dùng để hiệu chỉnh kết quả độ Pol đo được ).

– Tiến hành đo: Để giảm thiểu các sai số, ta cần tiến hành các bước sau:

Đọc giá trị đo ngăn mẫu trống Po.

Đọc giá trị đo ống đo mẫu trống Pr.

Đọc giá trị đo của ống thạch anh Pt.

Đọc giá trị độ Pol của ống đo chứa mẫu Pm.

Đọc giá trị nhiệt độ phòng to, nhiệt độ mẫu tm.

Tính kết quả: Công thức tính kết quả độ Pol của mẫu

Trong đó: Pc : giá trị độ pol chưa hiệu chỉnh thể tích.

C: hệ số hiệu chỉnh tùy thuộc vào ống đo độ pol sử dụng

Hiệu chỉnh kết quả: từ giá trị cân được của mẫu tra bảng hiệu chỉnh để xác định giá trị hiệu chỉnh độ pol để có kết quả chính xác hơn.

Theo TCVN: sử dụng trong phân tich hằng ngày.

– Chuẩn bị dung dịch mẫu: cân chính xác 26g mẫu (chính xác đến 0,1mg), hòa tan hoàn toàn rồi định mức thành 100 ml.

– Tiến hành: đo độ Pol bằng ống 200 mm và ghi kết quả, nhiệt độ dung dịch đo.

– Tính kết quả: công thức tính độ Pol theo giá trị đo được

67

Page 68: Báo cáo TTTN

Pol20oC=Pt[1+0,0003.(t - 20)]

Trong đó: Pt: giá trị Pol đọc được

t: nhiệt độ mẫu đo

6.2.3. Độ ẩm

Do đặc điểm phần lớn ẩm trong đường là ở dạng ẩm tự do nên chọn phương pháp sấy đến khối lượng không đổi:

– Tiến hành: cân chính xác 20-30g (chính xác đến 0,1mg) vào chum sứ đã sấy khô và cân khối lượng. Tiến hành sấy chum sứ chứa mẫu ở nhiệt độ 100-105oC đến khối lượng không đổi. Lấy chum và mẫu ra cân lại.

– Tính kết quả: công thức tính độ ẩm đường

Trong đó W: độ ẩm của đường, %

m1: khối lượng chum sứ, g

m2: khối lượng chum sứ cộng mẫu trước khi sấy, g

m3: khối lượng chum sứ cộng mẫu sau khi sấy, g

6.2.4. Độ màu

Sử dụng phương pháp đo phổ. Tùy theo yêu cầu độ chính xác mà ta có thao tác xử lý mẫu theo ICUMSA hay theo TCVN.

Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Bằng những nỗ lực không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa với ưu thế về vị trí địa lý, đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật giỏi và lượng công nhân lành nghề cao đã góp phần tạo ra sản phẩm đường tinh luyện có chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng đồng thời góp phần giúp công ty có những bước thành công khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế.

Trong thời gian thực tập tại công ty Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa được phân công về phân xưởng đường luyện tại khu vực nấu đường em đã tìm hiểu và học hỏi được nhiều kiến thức thực tế, em còn được tiếp xúc trực tiếp với nhiều máy móc trang thiết bị hiện đại giúp em có thể liên hệ với những kiến thức đã được học ở nhà trường như các môn học công nghệ sản xuất đường mía, tính toán thiết kế thiết bị hóa chất, hóa sinh, công nghệ thực phẩm đại cương,bao bì và phụ gia thực phẩm, vi sinh vật học công nghiệp, quản lý chất lượng. Bên cạnh đó dưới sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong công ty em đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm thực tế cuộc sống và giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập .

Nhận xét về bản thân:- Chấp hành tốt nội quy của nhà máy.

68

Page 69: Báo cáo TTTN

- Chấp hành sự phân công của cấp trên.- Học hỏi được rất nhiều kỹ năng và cách làm việc trong môi trường mới, ứng dụng

được những kiến thức đã học vào thực tế.- Tuy nhiên còn thiếu kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chưa thành thạo.- Cần cố gắng thực hành nhiều để nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm.

Kiến nghị:Sau khi được thực tập ở nhà máy được một thời gian em xin đưa ra một số kiến nghị

sau:

– Đầu tư thêm trang thiết bị , máy móc để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

– Cần nghiên cứu thêm nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

– Mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài nhằm nâng cao thương hiệu của công ty.

– Cần ổn định nguồn nguyên liệu đường thô bằng cách tăng diện tích trồng mía nhằm tăng năng suất sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và bình ổn giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] http: // www.bienhoasugar.vn

[2] Bài giảng “Công Nghệ Sản Xuất Đường”- Thạc Sĩ Nguyễn Hữu Quyền

[3] Tài Liệu Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa

69