bÁo cÁo nghiÊn cỨu khẢ thi -...

149
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 TỈNH HÒA BÌNH NGÂN HÀNG THẾ GIỚI Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc G iai đoạn 2 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH HÒA BÌNH Tháng 03/2010

Upload: truongdang

Post on 03-Feb-2018

225 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

TỈNH HÒA BÌNH NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

Dự án Giảm nghèo các t ỉnh miền núi phía Bắc

G ia i đoạn 2

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH HÒA BÌNH

Tháng 03/2010

Page 2: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

TỈNH HÒA BÌNH NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

Dự án Giảm nghèo các t ỉnh miền núi phía Bắc

G ia i đoạn 2

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH HÒA BÌNH

CƠ QUAN THỰC HIỆN:

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN GIẢM

NGHÈO TỈNH HÕA BÌNH

ĐƠN VỊ TƢ VẤN:

CÔNG TY NGHIÊN CỨU VÀ TƢ VẤN

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ ĐẦU TƢ

(CONCETTI)

Tháng 03/2010

Page 3: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

CHƢƠNG I .............................................................................................................................. 2

BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN ............................................................................................... 2

I. Thông tin chung về Dự án ........................................................................................... 2

1. Mục tiêu ................................................................................................................... 2

2. Các hợp phần của dự án: ......................................................................................... 3

3. Các cơ quan chịu trách nhiệm ................................................................................. 5

II. Lịch trình và địa điểm thực hiện dự án: ....................................................................... 5

III. Nguồn tài chính cho dự án ........................................................................................... 5

IV. Quản lý Dự án .............................................................................................................. 6

CHƢƠNG II ............................................................................................................................ 7

BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN ................................................................................ 7

I. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp bách của dự án ............................................ 7

1. Môi trƣờng vĩ mô và các chính sách phát triển kinh tế của tỉnh ............................. 7

2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội vùng dự án và cơ sở đề xuất dự án ................ 17

II. Mục tiêu của dự án .................................................................................................... 27

1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................. 27

2. Mục tiêu cụ thể: ..................................................................................................... 28

III. Sự phù hợp và các đóng góp vào chiến lƣợc quốc gia .............................................. 28

IV. Liên hệ với các dự án khác đang thực hiện trên địa bàn ........................................... 29

1. Các Dự án đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình .......................................... 29

2. Mối liên hệ giữa Dự án giảm nghèo giai đoạn 2010-2015 với các dự án trên ...... 30

V. Sự cần thiết phải đầu tƣ dự án ................................................................................... 32

CHƢƠNG III ......................................................................................................................... 35

MÔ TẢ DỰ ÁN, THIẾT KẾ, CÁC NGUỒN LỰC, CÁC KẾT QUẢ ................................. 35

I. Nguyên tắc chung thực hiện dự án và quy trình tham vấn cộng đồng ...................... 35

1. Nguyên tắc chung .................................................................................................. 35

2. Quy trình tham vấn cộng đồng .............................................................................. 36

3. Quá trình tham vấn cộng đồng trong giai đoạn 18 tháng đầu của dự án ............... 38

II. Quy trình lập kế hoạch dự án ..................................................................................... 39

1. Các nguyên tắc cơ bản để lựa chọn các hoạt động dự án ...................................... 39

2. Phƣơng pháp tiếp cận trong việc lựa chọn các hoạt động dự án ........................... 39

3. Tóm tắt Quy trình lập kế hoạch Dự án .................................................................. 42

III. Phạm vi đầu tƣ ........................................................................................................... 42

Page 4: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

IV. Tiêu chí phân bổ vốn ................................................................................................. 43

V. Các hợp phần của dự án ............................................................................................. 43

1. Hợp phần 1: Phát triển kinh tế huyện .................................................................... 43

2. Hợp phần 2: Ngân sách phát triển xã..................................................................... 50

3. Hợp phần 3: Tăng cƣờng năng lực ........................................................................ 58

4. Hợp phần 4: Quản lý dự án .................................................................................... 63

VI. Thiết kế cơ sở ............................................................................................................ 66

1. Cơ sở xác định tổng mức đầu tƣ: ........................................................................... 66

2. Nguyên tắc thiết kế một số công trình cơ bản ....................................................... 66

VII. Kế hoạch giải phóng mặt bằng và tái định cƣ ........................................................... 67

1. Nguyên tắc chung .................................................................................................. 67

2. Các nguyên tắc chủ yếu trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cƣ ............ 67

3. Các quy định về giải phóng mặt bằng và tái định cƣ ............................................ 67

4. Khung Chính sách về Đền bù và Phục hồi thu nhập cho ngƣời bị ảnh hƣởng bởi

dự án .............................................................................................................................. 69

VIII. Môi trƣờng ................................................................................................................. 69

CHƢƠNG IV ......................................................................................................................... 71

TỔNG MỨC ĐẦU TƢ, CƠ CẤU NGUỒN VỐN, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH .................... 71

I. Tổng mức đầu tƣ ........................................................................................................ 71

1. Bảng tổng hợp chung ............................................................................................. 71

2. Bảng tổng hợp vốn đầu tƣ dự kiến theo hợp phần ................................................. 71

3. Dự kiến phân kỳ đầu tƣ theo năm .......................................................................... 72

II. Các nguồn vốn ........................................................................................................... 73

CHƢƠNG V .......................................................................................................................... 74

QUẢN LÝ THỰC HIỆN VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN ............................................................ 74

I. Các dữ liệu chính về cơ quan thực hiện dự án ........................................................... 74

1. Thể chế .................................................................................................................. 74

2. Sơ đồ tổ chức từ quản lý thực hiện dự án từ cấp tỉnh đến huyện và xã ................. 75

3. Các điều kiện cam kết chính trong dự án .............................................................. 75

II. Quản lý thực hiện dự án............................................................................................. 76

1. Tổ chức quản lý thực hiện ..................................................................................... 76

2. Vai trò của các tổ chức tham gia thực hiện dự án ................................................. 80

3. Vai trò của nhà tài trợ ............................................................................................ 81

4. Các cơ chế phối hợp .............................................................................................. 81

III. Kế hoạch thực hiện dự án .......................................................................................... 81

IV. Kế hoạch truyền thông dự án ..................................................................................... 81

1. Mục tiêu và đối tƣợng truyền thông ...................................................................... 81

2. Nội dung truyền thông ........................................................................................... 82

3. Các hoạt động truyền thông ................................................................................... 83

V. Quản lý tài chính........................................................................................................ 84

Page 5: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

1. Căn cứ pháp lý trong quản lý tài chính dự án: ....................................................... 84

2. Xây dựng kế hoạch tài chính ................................................................................. 84

3. Chế độ kế toán và báo cáo tài chính ...................................................................... 85

4. Cơ chế tài chính ..................................................................................................... 86

5. Tài khoản ............................................................................................................... 86

6. Cơ chế giải ngân vốn vay Ngân hàng Thế giới ..................................................... 86

7. Thủ tục kiểm soát chi............................................................................................. 89

8. Hệ thống tài khoản kế toán .................................................................................... 89

9. Kiểm soát nội bộ .................................................................................................... 89

10. Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập ................................................................. 90

VI. Quản lý đấu thầu ........................................................................................................ 91

1. Thủ tục đấu thầu .................................................................................................... 91

2. Các phƣơng thức đấu thầu ..................................................................................... 91

3. Quản lý và kế hoạch đấu thầu sơ bộ ...................................................................... 93

4. Quản lý hợp đồng .................................................................................................. 95

VII. Vận hành dự án .......................................................................................................... 95

1. Cơ quan chịu trách nhiệm vận hành dự án ............................................................ 95

2. Quy trình bàn giao từ đơn vị thực hiện sang đơn vị vận hành dự án ..................... 95

VIII. Kế hoạch chống tham nhũng ..................................................................................... 96

1. Căn cứ pháp lý cho việc xây dựng kế hoạch phòng chống tham nhũng ............... 96

2. Các biện pháp phòng chống tham nhũng trong dự án ........................................... 96

CHƢƠNG VI ....................................................................................................................... 102

CÁC KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ............................................................... 102

I. Cơ chế theo dõi và đánh giá kết quả và tác động của dự án .................................... 102

1. Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu suất hoạt động .......................................................... 102

2. Cơ chế giám sát, đánh giá dự án .......................................................................... 102

3. Chế độ báo cáo .................................................................................................... 104

II. Hiệu suất đầu tƣ: Hiệu quả/lợi ích kinh tế và tài chính ........................................... 105

III. Đánh giá tác động xã hội ......................................................................................... 107

IV. Đánh giá tác động môi trƣờng ................................................................................. 109

V. Các rủi ro chính và biện pháp giảm thiểu ................................................................ 117

VI. Các vấn đề gây tranh cãi .......................................................................................... 121

VII. Tính bền vững của dự án ......................................................................................... 121

VIII. Khung logic của Dự án ............................................................................................ 123

Phụ lục 1: Mục tiêu và một số kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010

Phụ lục 2: Danh mục các dự án trên địa bàn tỉnh

Phụ lục 3: Vốn phân bổ cho các xã dự án

Phụ lục 4: Danh mục các công trình, hoạt động dự kiến đầu tƣ trong giai đoạn 2010-2011

Phụ lục 5: Một số số liệu kinh tế vĩ mô của tỉnh.

Page 6: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

1

LỜI MỞ ĐẦU

Đƣợc sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Ngân hàng

Thế giới, trên cơ sở thực hiện thành công dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía

Bắc giai đoạn 1, tỉnh Hòa Bình đƣợc lựa chọn để tiếp tục thực hiện dự án giai đoạn 2

nhằm mục tiêu góp phần cải thiện đời sống nhân dân, phát triển sinh kế và giảm

nghèo bền vững.

Thực hiện Công văn số 3205/BKH-KTNN, ngày 07 tháng 5 năm 2009 hƣớng dẫn

xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc

giai đoạn 2 và Công văn số 7678/BKH-KTNN về việc đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị dự

án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ,

Công ty Nghiên cứu và Tƣ vấn Chuyển giao công nghệ và Đầu tƣ (CONCETTI)- đơn

vị tƣ vấn đã phối hợp chặt chẽ với Ban Chuẩn bị dự án triển khai các hoạt động nhằm

xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn

2010-2015 theo yêu cầu về nội dung và tiến độ của Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế

hoạch- Đầu tƣ.

Ban Chuẩn bị dự án Tỉnh và các chuyên gia của CONCETTI đã phối hợp với các

huyện và xã vùng dự án xây dựng bộ dữ liệu cơ bản về vùng dự án, chuẩn bị danh

mục các công trình đầu tƣ, tổ chức các cuộc tham vấn lấy ý kiến cộng đồng về hƣớng

sử dụng Ngân sách phát triển xã và đề xuất các ý tƣởng đa dạng hóa các cơ hội liên

kết thị trƣờng và sinh kế. Các số liệu và đề xuất đƣợc CONCETTI phân tích và tổng

hợp theo nội dung tại công văn hƣớng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Ngân hàng Thế giới đã

hƣớng dẫn trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Chúng tôi đánh giá cao sự quan tâm

và hỗ trợ của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, lãnh đạo Ủy ban nhân dân

các huyện, các xã và ngƣời dân vùng dự án.

Chúng tôi xin gửi tới Ủy ban nhân dân Tỉnh, Bộ Kế hoạch- Đầu tƣ và Ngân hàng Thế

giới Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-

2015. Báo cáo này đã đƣợc bổ sung, chỉnh sửa trên cơ sở các bình luận và góp ý của

Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.

Xin chân thành cảm ơn.

Hòa Bình, tháng 03 năm 2010

Page 7: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

2

CHƢƠNG I

BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN

I. Thông tin chung về Dự án

1. Mục tiêu

1.1.Mục tiêu tổng quát

Cải thiện các cơ hội sản xuất, thu nhập, việc làm và thị trƣờng cho đồng bào

nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số ở 42 xã thuộc 5 huyện khó khăn của tỉnh Hòa

Bình, góp phần phát triển sinh kế và giảm nghèo bền vững.

1.2.Mục tiêu cụ thể

­ Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dự án giảm khoảng 11-12% từ mức 36,62% xuống

khoảng 25% năm 2015.

­ Thu nhập bình quân đầu ngƣời tại vùng dự án năm 2015 tăng gấp đôi so với

năm 2008 (giá so sánh 2008).

­ Tiêu dùng của các hộ gia đình hƣởng lợi từ dự án tăng lên 40%.

­ Tạo việc làm cho ít nhất 5000 lao động/năm trong quá trình thực hiện Dự án

(từ các hoạt động của Dự án). Tạo thêm việc làm ổn định sau khi Dự án kết

thúc cho 4.000 lao động.

­ 100% số thôn bản trong vùng dự án đƣợc hƣởng lợi từ dự án.

­ 70% phụ nữ trong độ tuổi lao động vùng dự án đƣợc tham gia các mô hình sản

xuất theo nhóm hộ và các hoạt động hỗ trợ cho phụ nữ từ dự án.

­ 100% số xã làm chủ đầu tƣ hiệu quả hợp phần Ngân sách Phát triển xã cho tới

khi dự án kết thúc.

­ 100% cán bộ dự án của huyện, xã đƣợc cải thiện kỹ năng và kiến thức chuyên

môn nhờ các hoạt động tăng cƣờng năng lực.

­ 100% thôn bản đƣợc tham gia các khóa tập huấn về bảo đảm an toàn tài sản

cho cộng đồng và hộ gia đình nông thôn.

­ Tăng tỷ lệ diện tích đƣợc tƣới tiêu thêm 20% vào năm 2015.

­ Tỷ lệ hộ gia đình đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh tăng 63,5% lên

80% năm 2015.

­ Diện tích canh tác lúa nƣớc tăng 67 hecta nhờ các hoạt động cải thiện nƣơng

thành ruộng bậc thang.

­ 75% hộ dân tộc thiểu số vùng dự án đƣợc tham gia các dự án cải thiện sinh kế.

­ 70% ngƣời dân trong phạm vi thực hiện dự án hài lòng đối với hoạt động của

dự án.

Page 8: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

3

2. Các hợp phần của dự án:

2.1. Hợp phần 1: Phát triển kinh tế huyện

Mục tiêu:

Hỗ trợ cho các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện thông qua việc đầu

tƣ vào cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại các xã và

huyện dự án; thúc đẩy cải thiện sinh kế cho ngƣời nghèo thông qua việc đa dạng

hóa các cơ hội liên kết thị trƣờng và hỗ trợ các sáng kiến kinh doanh.

Tổng vốn đầu tư:

Tổng vốn đầu tƣ của hợp phần 185.058 triệu đồng, trong đó vốn Ngân hàng Thế

giới 170.000 triệu đồng, bằng 50% so với tổng vốn Ngân hàng đầu tƣ cho dự án,

vốn đối ứng đóng góp 15.058 triệu đồng.

Các tiểu hợp phần

­ Tiểu hợp phần 1.1: Đầu tƣ phát triển kinh tế

Vốn đầu tƣ của tiểu hợp phần 168.058 triệu đồng, trong đó vốn Ngân hàng Thế

giới là 153.000 triệu đồng (chiếm 90% vốn Ngân hàng của hợp phần và bằng

45% vốn Ngân hàng đầu tƣ cho dự án), vốn đối ứng là 15.058 triệu đồng.

­ Tiểu hợp phần 1.2: Đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trƣờng và hỗ trợ sáng kiến

kinh doanh

Vốn đầu tƣ của tiểu hợp phần 17.000 triệu đồng, đƣợc tài trợ bằng vốn Ngân hàng

Thế giới (chiếm 5% tổng vốn Ngân hàng của dự án và bằng 10% vốn Ngân hàng

Thế giới của hợp phần).

2.2. Hợp phần 2: Ngân sách phát triển xã

Mục tiêu:

­ Cải thiện điều kiện sống và sản xuất của các thôn bản nhờ nâng cấp, xây mới các

cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ.

­ Cải thiện và đa dạng hóa cơ hội sinh kế của các hộ gia đình nhờ phát triển bền

vững các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp của các xã.

­ Nâng cao chất lƣợng cuộc sống và vị thế kinh tế- xã hội của phụ nữ, đặc biệt là

phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua các hoạt động hỗ trợ theo nhu cầu ƣu tiên của

phụ nữ.

­ Tăng trách nhiệm quản lý và tăng cƣờng năng lực cho các xã và cộng đồng địa

phƣơng.

Tổng vốn đầu tư:

Tổng vốn đầu tƣ của hợp phần là 119.000 triệu đồng, đƣợc đầu tƣ toàn bộ bằng

vốn vay Ngân hàng Thế giới (bằng 35% vốn Ngân hàng đầu tƣ cho dự án).

Các tiểu hợp phần

­ Tiểu hợp phần 2.1: Cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản

Vốn đầu tƣ của tiểu hợp phần là 59.500 triệu đồng (50% vốn Ngân hàng Thế giới

của hợp phần).

Page 9: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

4

­ Tiểu hợp phần 2.2: Hỗ trợ sinh kế và các dịch vụ sản xuất

Vốn của tiểu hợp phần là 35.750 triệu đồng (30% vốn Ngân hàng Thế giới của

hợp phần).

­ Tiểu hợp phần 2.3: Hỗ trợ hoạt động phát triển kinh tế xã hội của phụ nữ

Vốn của tiểu hợp phần là 23.800 triệu đồng (20% vốn vay của hợp phần).

2.3. Hợp phần 3: Tăng cường năng lực

Mục tiêu:

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chính quyền địa phƣơng và cộng đồng trong

lập kế hoạch, quản lý, thực hiện, giám sát và duy trì các hoạt động dự án; tăng

cƣờng năng lực cho ngƣời hƣởng lợi dự án thông qua phát triển các kỹ năng giảm

thiểu rủi ro và bảo vệ an toàn tài sản trƣớc thảm họa thiên tai và các rủi ro khác;

hình thành và nâng cao kỹ năng nghề cho ngƣời lao động tại những xã nghèo.

Tổng vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tƣ của hợp phần là 25.500 triệu đồng, đƣợc tài trợ toàn bộ bằng vốn

vay Ngân hàng Thế giới (chiếm 7,5% vốn Ngân hàng đầu tƣ cho dự án).

Các tiểu hợp phần

­ Tiểu hợp phần 3.1: Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Vốn của tiểu hợp phần là 2.000 triệu đồng (7,8% vốn của hợp phần).

­ Tiểu hợp phần 3.2: Tập huấn cán bộ xã và thôn bản

Vốn đầu tƣ của tiểu hợp phần là 3.000 triệu đồng, chiếm 11,76% vốn của hợp

phần.

­ Tiểu hợp phần 3.3: Tập huấn cán bộ huyện

Vốn đầu tƣ của tiểu hợp phần 1.500 triệu đồng, bằng 5,88% vốn của hợp phần.

­ Tiểu hợp phần 3.4: Đào tạo kỹ năng nghề

Vốn đầu tƣ của tiểu hợp phần là 15.000 triệu đồng, tƣơng đƣơng với 58,82% vốn

của hợp phần).

­ Tiểu hợp phần 3.5: Bảo đảm an toàn tài sản cho cộng đồng và hộ gia đình nông

thôn

Tổng vốn đầu tƣ cho tiểu hợp phần 4.000 triệu đồng (15,58% vốn của hợp phần).

2.4. Hợp phần 4: Quản lý dự án

Mục tiêu:

Đảm bảo quản lý và thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ, phát huy đƣợc tinh

thần trách nhiệm và năng lực của cán bộ dự án với cách làm công khai, minh

bạch, thu hút đƣợc đông đảo ngƣời dân tham gia. Loại bỏ tham nhũng và tiêu cực.

Các kinh nghiệm quản lý đƣợc tổng kết và nhân rộng cho các chƣơng trình, dự án

của tỉnh.

Page 10: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

5

Tổng vốn đầu tư:

Tổng vốn đầu tƣ của hợp phần 41.786 triệu đồng, trong đó vốn Ngân hàng Thế

giới 25.500 triệu đồng (chiếm 7,5% vốn WB đầu tƣ cho dự án), vốn đối ứng

16.286 triệu đồng.

3. Các cơ quan chịu trách nhiệm

­ Cơ quan chủ quản: Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình.

­ Chủ đầu tƣ: Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Uỷ ban Nhân dân 5 huyện và Uỷ ban

Nhân dân 42 xã dự án.

­ Cơ quan thực hiện: Ban Quản lý dự án Tỉnh (PPMU) trực thuộc Sở Kế hoạch

và Đầu tƣ; Ban Quản lý dự án huyện (DPMU) trực thuộc Uỷ ban Nhân dân

huyện và Ban Phát triển xã (CDB) thuộc Uỷ ban Nhân dân xã.

II. Lịch trình và địa điểm thực hiện dự án:

a. Lịch trình

Dự án dự kiến thực hiện 5 năm, từ tháng 7/2010 đến hết tháng 6/2015.

b. Địa điểm thực hiện dự án

Dự án đƣợc thực hiện tại 42 xã cụ thể nhƣ sau:

STT Đà Bắc Mai Châu Tân Lạc Lạc Sơn Yên Thủy

1. Đồng Nghê Hang Kia Bắc Sơn Miền Đồi Lạc Sỹ

2. Mƣờng Tuổng Pà Cò Nam Sơn Quý Hòa Lạc Hƣng

3. Tân Minh Noong Luông Ngòi Hoa Bình Hẻm Lạc Lƣơng

4. Vầy Nƣa Cun Pheo Ngổ Luông Ngọc Lâu Bảo Hiệu

5. Đoàn Kết Thung Khe Phú Vinh Ngọc Sơn Hữu Lợi

6. Trung Thành Ban Khan Phú Cƣờng Tự Do Đa Phúc

7. Đồng Ruộng Bao La Gia Mô Mỹ Thành

8. Tiền Phong Tân Dân Lỗ Sơn Hƣơng Nhƣợng

9. Đồng Chum Do Nhân

10. Cao Sơn

11. Giáp Đắt

III. Nguồn tài chính cho dự án

Tổng vốn đầu tƣ cho dự án là 21,844 triệu USD, tƣơng đƣơng 371.344 triệu

đồng

Trong đó:

­ Vốn Ngân hàng: 20 triệu USD, tƣơng đƣơng 340.000 triệu đồng, bằng 91,6%

so với tổng vốn.

Page 11: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

6

­ Vốn đối ứng: 1,844 triệu USD, tƣơng đƣơng 31.344 triệu đồng, bằng 8,6% so

với tổng vốn .

(Qui đổi ngoại tệ tạm tính với tỷ giá 17.000 VNĐ/1 USD)

Nguồn vốn

­ Vốn vay Ngân hàng thế giới: theo cơ chế nhà nƣớc cấp phát từ Ngân sách

trung ƣơng, bổ sung có mục tiêu cho Ngân sách địa phƣơng.

­ Vốn đối ứng: do Ngân sách hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh.

IV. Quản lý Dự án

UBND Tỉnh

Ban Quản lý Dự án tỉnh Hòa Bình

Ban QLDA

Huyện

Đà Bắc

Ban

Phát triển xã

(11 xã)

Ban QLDA

Huyện

Mai Châu

Ban QLDA

Huyện

Tân Lạc

Ban QLDA

Huyện

Lạc Sơn

Ban

Phát triển xã

(8 xã)

Ban

Phát triển xã

(9 xã)

Ban

Phát triển xã

(8 xã)

Ban QLDA

Huyện

Yên Thủy

Ban

Phát triển xã

(6 xã)

Ban Chỉ đạo DA

Sở KHĐT

UBND Xã

UBND Huyện

Page 12: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

7

CHƢƠNG II

BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN

I. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp bách của dự án

1. Môi trƣờng vĩ mô và các chính sách phát triển kinh tế của tỉnh

1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý và địa hình

Hòa Bình là tỉnh miền núi ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, có vị trí thuận lợi cho việc

giao lƣu với các tỉnh vùng đồng Bằng sông Hồng, tam giác tăng trƣởng kinh tế

Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh và các tỉnh Bắc Trung bộ. Tỉnh cách trung tâm

Thủ đô Hà Nội 76 km theo đƣờng quốc lộ 6, là khu vực đối trọng phía Tây của

Thủ đô.

Đặc điểm địa hình nổi bật của Hòa Bình là núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn

theo hƣớng Tây Bắc- Đông Nam, phân chia thành 2 khu vực rõ rệt.

­ Vùng núi cao (phía Tây Bắc) bao gồm các dải núi lớn, bị chia cắt nhiều, độ

cao trung bình từ 500- 600 m so với mặt nƣớc biển, địa hình hiểm trở, đi lại

khó khăn với độ dốc trung bình từ 30-350, có nơi độ dốc trên 40

0.

­ Vùng thấp (phía Đông Nam) thuộc hệ thuỷ sông Đà, sông Bôi, sông Bƣởi,

sông Bùi, độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 100-200 m, độ dốc trung

bình từ 20-250, địa hình là các dải núi thấp, ít bị chia cắt.

Khí hậu

Hoà Bình nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, chịu ảnh hƣởng của khí hậu

cận nhiệt đới từ phƣơng bắc tràn xuống nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió

mùa. Theo lƣợng mƣa trong năm thì phân thành mùa khô và mùa mƣa tƣơng đối

rõ nét.

Địa hình, địa thế không bằng phẳng, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao, dài, xen kẽ

với những vùng thung lũng đã tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau, mƣa nắng

thất thƣờng và tƣơng đối phức tạp, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất và đời

sống sinh hoạt. Trong mùa mƣa, những trận mƣa lớn kéo dài có thể gây lũ ống, lũ

quét khó lƣờng trƣớc đƣợc nguy cơ làm thiệt hại tài sản và sinh mạng ngƣời dân.

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất:

Diện tích tự nhiên của tỉnh Hòa Bình năm 2008 là 468,31 nghìn hecta, bằng

1,41% so với cả nƣớc. Diện tích đất nông nghiệp là 57,6 nghìn hecta, đất lâm

nghiệp là 250 nghìn hecta, đất chuyên dùng là 38,234 nghìn hecta, đất chƣa sử

dụng là gần 102 nghìn hecta.

Đất nông nghiệp chiếm 12% tổng diện tích đất tự nhiên, nhỏ hơn nhiều so với tỷ

lệ chung của cả nƣớc (28%), chủ yếu là đất trồng cây hàng năm, chiếm gần 83%.

Đất lâm nghiệp chiếm 53,43% (cả nƣớc- 44,7%.) Trong 102 nghìn hecta đất chƣa

sử dụng chủ yếu là đất đồi núi với diện tích khoảng 80,3 nghìn hecta.

Page 13: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

8

Tài nguyên rừng:

Năm 2008, diện tích đất rừng tự nhiên của Hòa Bình là 160.378 hecta, chiếm

1,55% so với tổng diện tích rừng tự nhiên của cả nƣớc. Diện tích đất rừng trồng là

89.821 hecta, chiếm tỷ lệ 3,2% so với tổng diện tích rừng trồng của cả nƣớc.

Tài nguyên nước:

Hòa Bình có mạng lƣới sông, suối phân bổ khá đều trên tất cả các huyện, thành

phố, trong đó Sông Đà là sông lớn nhất, với tổng chiều dài 151 km, lƣu vực rộng

15.000 km2 chảy qua các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong, Kỳ Sơn

và thành phố Hòa Bình. Ngoài ra, còn có một số sông lớn khác là sông Bôi (chiều

dài 125km, diện tích lƣu vực là 295km2) và sông Bƣởi (dài 55km), sông Lãng

(dài 30km) và sông Bùi (dài 12km).

Tỉnh cũng có khoảng 1.800 ao hồ, đầm là nơi trữ nƣớc, điều tiết nƣớc và tạo điều

kiện thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản.

Khoáng sản:

Hòa Bình có nhiều loại khoáng sản nhƣ đá granit, đá vôi, than đá, sét, cao lanh,

vàng, sắt, nƣớc khoáng … Đây là đầu vào của công nghiệp sản xuất vật liệu xây

dựng, xi măng và nƣớc khoáng đóng chai.

Tài nguyên du lịch:

Hoà Bình có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, với các khu vực có đa dạng

sinh học cao, có giá trị đối với phát triển du lịch, nhƣ rừng nguyên sinh (Pù Hoọc-

Mai Châu, Thƣợng Tiến- Kim Bôi, Hang Kia – Pà Cò- Mai Châu, Phu Canh- Đà

Bắc), các khu danh thắng thiên nhiên (Phu Canh, Ngọc Sơn) và khu bảo tồn đất

ngập nƣớc lòng hồ Hòa Bình.

Các giá trị văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc trên địa bàn nhƣ Mƣờng,

Thái, Tày, Dao, Mông rất đặc sắc. Có thể kể đến các hình thức quần cƣ, kiến trúc

nhà ở, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật múa hát, thi ca, trang phục, nghề thủ công

truyền thống vv...

Đặc điểm hành chính

Tỉnh Hòa Bình có 11 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Hòa Bình và 10

huyện là Lƣơng Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc,

Cao Phong, Đà Bắc và Mai Châu với 210 xã, phƣờng, thị trấn.

Dân số, dân tộc

Dân số trung bình năm 2008 của tỉnh là 815.462 ngƣời, trong đó nam là 405.912

ngƣời và nữ là 409.550 ngƣời (chiếm 50,22%). Dân cƣ chủ yếu tập trung ở vùng

nông thôn với 686,9 nghìn ngƣời, chiếm trên 84% tổng dân số. Tỷ lệ tăng dân số

tự nhiên là 1,062%, trong đó ở khu vực thành thị là 1,056% và ở khu vực nông

nông thôn là 1,086%.

Trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc chính, trong đó dân tộc Mƣờng chiếm tỷ lệ cao

nhất- 63%, tƣơng ứng với 513.741 ngƣời, tập trung nhiều nhất ở các huyện Lạc

Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong. Dân tộc Kinh chiếm 27% (220.175 ngƣời),

tập trung đông nhất ở thành phố Hoà Bình, huyện Lạc Thuỷ. Dân tộc Thái chiếm

4% (32.618 ngƣời), hầu hết sống ở huyện Mai Châu, dân tộc Tày sống chủ yếu ở

huyện Đà Bắc, chiếm 2,7% (22.017 ngƣời). Dân tộc Dao chiếm 1,7% dân số toàn

Page 14: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

9

tỉnh, hầu hết sống ở huyện Đà Bắc; thành phố Hoà Bình và huyện Kim Bôi. Dân

tộc H’mông có 4.893 ngƣời, chiếm 0,6% so với tổng dân số. Ngoài ra còn có một

số dân tộc khác chiếm khoảng 1% dân số toàn tỉnh.

Lao động

Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động của tỉnh Hòa Bình năm 2008 là gần 544,5

nghìn ngƣời, chiếm 66,77% tổng dân số tự nhiên.

Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 89,5% dân số trong độ

tuổi lao động, chủ yếu trong lĩnh vực nông- lâm- thủy sản với số lƣợng trên 380,8

nghìn ngƣời, chiếm khoảng 78% lao động trong các ngành kinh tế. Chỉ có 22%

lao động (tƣơng ứng khoảng 106,6 nghìn ngƣời) làm việc trong các ngành công

nghiệp- xây dựng và dịch vụ.

Tuy có nguồn lao động lớn, nhƣng trình độ lao động còn thấp. Năm 2008, tỷ lệ

lao động đƣợc đào tạo trong tổng số lao động chỉ đạt 25%.

1.2. Tình hình kinh tế

Tỉnh hình kinh tế chung

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh trong năm 2008 theo giá hiện hành (không tính

nhà máy thủy điện Hòa Bình) xấp xỉ 7,6 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 0,5% so với tổng

sản phẩm trong năm của cả nƣớc (1.478,695 nghìn tỷ đồng).

Tốc độ tăng trƣởng GDP năm 2008 đạt 11,8%, trong đó nông, lâm, ngƣ nghiệp

tăng 4,3%; công nghiệp- xây dựng tăng 21,11% và dịch vụ tăng 12,42%.

Nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng sản phẩm theo

giá hiện hành, 39%. Công nghiệp- xây dựng chiếm 28% và dịch vụ chiếm 33%.

Tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời năm 2008 của tỉnh (không tính nhà máy thủy

điện Hòa Bình) đạt 9,318 triệu đồng/ngƣời, bằng 54% so với tổng sản phẩm bình

quân đầu ngƣời của cả nƣớc (17,141 triệu đồng/ngƣời/năm).

Ngành nông, lâm, thủy sản:

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản năm 2008 của Hòa

Bình là 3.938,436 tỷ đồng (bằng 1,86% so với cả nƣớc), trong đó, ngành nông

nghiệp chiếm 85,68%, lâm nghiệp chiếm 12,24% và thủy sản chiếm 2%. Có thể

nói, nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong cơ cấu nông – lâm – thủy sản.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2008 là 3.374,386 tỷ đồng, trong đó chủ

yếu do đóng góp của ngành trồng trọt với 2.495,526 tỷ đồng (chiếm gần 74%).

Dịch vụ nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể trong giá trị sản xuất toàn

ngành (0,13%).

Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2008 là 482 tỷ đồng, trong đó giá trị khai thác

gỗ, lâm sản là 351,9 tỷ đồng, chiếm 73% giá trị sản xuất. Các sản phẩm lâm

nghiệp chủ yếu gồm các loại gỗ tròn (giá trị khai thác đạt 76 tỷ), củi (130 tỷ) và

tre, nứa, luồng (131,6 tỷ).

Sản xuất thủy sản năm 2008 đạt 82 tỷ đồng, trong đó giá trị khai thác thủy sản đạt

18,96 tỷ- chiếm 23%, nuôi trồng thủy sản đạt 60,639 tỷ- chiếm 74% và dịch vụ

thủy sản là 2,4 tỷ- chiếm 3% trong tổng giá trị sản xuất thủy sản.

Page 15: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

10

Ngành công nghiệp- xây dựng

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2008 là 7.125,23 tỷ đồng (tính cả nhà

máy thủy điện Hòa Bình), trong đó công nghiệp khai thác đóng góp 140,648 tỷ

đồng, công nghiệp chế biến đạt 1.251,66 tỷ và công nghiệp sản xuất và phân phối

điện, khí đốt và nƣớc đạt 5.732,9 tỷ.

Ngành dịch vụ, thương mại

Giá trị sản xuất của ngành thƣơng mại, dịch vụ năm 2008 là 815,111 tỷ đồng,

trong đó giá trị sản xuất ngành thƣơng nghiệp đạt khoảng 478,8 tỷ đồng, kinh

doanh khách sạn đạt 40,3 tỷ, kinh doanh nhà hàng đạt gần 260 tỷ.

Trong năm 2008, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Hòa Bình

đạt 2.744,99 tỷ đồng, là một trong 5 tỉnh có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh

thu dịch vụ thấp nhất cả nƣớc - chiếm 0,23% tổng mức bán lẻ cả nƣớc (983.803,4

tỷ đồng)

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2008 ƣớc tính đạt khoảng 25

triệu đô la Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm nông sản chế biến

(dƣa chuột, gừng, ớt muối) và thủ công mỹ nghệ (mây tre đan). Tổng kim ngạch

nhập khẩu đạt khoảng 12 triệu USD trong năm 2008, chủ yếu là xe máy, xe ô tô

các loại, phụ tùng xe máy, thiết bị điện, máy móc thiết bị.

Cơ sở hạ tầng

Đường giao thông:

Tổng chiều dài đƣờng quốc lộ trên địa bàn tỉnh là 295 km. Về tiêu chuẩn kỹ thuật,

ngoài Quốc lộ 6 và đƣờng Hồ Chí Minh đã đƣợc nâng lên cấp IV, mặt đƣờng phủ

bê tông nhựa, các Quốc lộ còn lại (Quốc lộ 15, Quốc lộ 21, Quốc lộ 12B) đều có

cấp kỹ thuật thấp (cấp V, cấp VI), mặt đƣờng láng nhựa và bê tông xi măng.

Hòa Bình có 22 tuyến đƣờng tỉnh với tổng chiều dài 401 km, khoảng 61% chiều

dài mặt đƣờng đã đƣợc láng nhựa, còn lại là mặt cấp phối tự nhiên và đƣờng đất.

Tổng chiều dài mạng lƣới đƣờng huyện là 798 km, trong đó chỉ gần 22% chiều

dài mặt đƣờng đã đƣợc bê tông hóa hoặc láng nhựa, còn lại là mặt cấp phối tự

nhiên và đƣờng đất. Trên tuyến đƣờng huyện có 70 chiếc cầu với tổng chiều dài

705 mét, có tải trọng H10 đến H13-X60, chủ yếu là cầu bê tông liên hợp (53

chiếc cầu bê tông cốt thép và 14 cầu liên hợp). Tuy nhiên, vẫn còn 2 chiếc cầu

treo (ở huyện Tân Lạc và Lạc Sơn) và 2 chiếc cầu gỗ (đều thuộc huyện Mai

Châu).

Tổng chiều dài mạng lƣới đƣờng xã là 2.758km. Chỉ có 13% chiều dài mặt đƣờng

đã đƣợc cứng hoá, còn lại có nền đƣờng nhỏ hẹp, độ dốc dọc lớn, không đủ tiêu

chuẩn cấp đƣờng.

Viễn thông, Thông tin, liên lạc

Cho đến nay, Hòa Bình đã cung cấp toàn bộ các dịch vụ bƣu chính cơ bản và các

dịch vụ cộng thêm cho ngƣời dân trong tỉnh, 100% số xã có điểm phục vụ. Cả

tỉnh có 225 điểm phục vụ, bán kính phục vụ bình quân là 2,7 km/điểm phục vụ,

số dân phục vụ bình quân là 3.585 ngƣời/điểm phục vụ.

Tổng số thuê bao điện thoại cố định đến cuối năm 2007 là 49.975 máy và đến

cuối năm 2008 là 56.665 máy, tỷ lệ máy bình quân trên 100 ngƣời dân năm 2008

Page 16: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

11

đạt 7 máy cố định/100 dân. Tổng số thuê bao điện thoại di động đạt 36.657 máy,

bình quân 4,6 máy di động/100 dân.

Nhƣ vậy, tính chung cho cả điện thoại cố định và di động, tỷ lệ máy điện thoại

bình quân trên 100 dân của cả tỉnh là 11,3 máy/100 dân. So với tỷ lệ máy điện

thoại trên 100 dân của cả nƣớc, tỷ lệ máy điện thoại của Hòa Bình vẫn ở mức

thấp.

Thủy lợi và hệ thống cấp nước:

Hiện nay, tỷ lệ diện tích canh tác đƣợc tƣới tiêu đạt 80% so với tổng diện tích

gieo trồng trên địa bàn tỉnh.

Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh tăng từ 37,5% năm

2000 lên 69% năm 2007 và đạt 72% năm 2008.

Giáo dục, đào tạo

Tổng số trƣờng học hệ phổ thông của tỉnh Hòa Bình trong năm học 2008-2009 là

690, trong đó có 207 trƣờng mẫu giáo và 483 trƣờng phổ thông với khoảng 7.900

lớp học. Số học sinh là 178,58 nghìn ngƣời và số giáo viên khoảng 13 nghìn

ngƣời.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2008 đạt 82,61%, thấp hơn so

với khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (82,84%) và cả nƣớc (86,58%).

Cả tỉnh có 35 trƣờng phổ thông trung học với số lƣợng học sinh khoảng 30,5

nghìn học sinh, số lƣợng học sinh cuối cấp của tỉnh là khoảng trên 10 nghìn học

sinh. Trên địa bàn tỉnh chỉ có 6 trƣờng chuyên nghiệp và học nghề (gồm có 2

trƣờng cao đẳng, 2 trƣờng trung cấp và 2 trƣờng dạy nghề) và chƣa có trƣờng đại

học nào.

Y tế

Hòa Bình có 3 bệnh viện tuyến tỉnh, khu vực với 620 giƣờng bệnh, chƣa có các

bệnh viện chuyên khoa và không có các bệnh viện của Trung ƣơng. Có 11 bệnh

viện đa khoa tuyến huyện với 705 giƣờng bệnh và 22 phòng khám đa khoa khu

vực với 115 giƣờng bệnh.

Tổng số cơ sở y tế, bao gồm cả bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y

tế xã phƣờng và phòng khám đông y của nhà nƣớc và dân lập là 335 cơ sở.

Tổng số giƣờng bệnh đạt 2.350 giƣờng, tỷ lệ giƣờng bệnh bình quân trên 1 vạn

dân là 28,8 giƣờng/10.000 dân (không tính giƣờng bệnh tại các trạm y tế xã,

phƣờng), bằng 51,8% so với tỷ lệ này của cả nƣớc- 55,6 giƣờng/10.000 dân. Tỷ lệ

bác sĩ trên 1 vạn dân cho đến nay mới là 4,3 bác sĩ/ 10.000 dân, thấp hơn tỷ lệ

chung cả nƣớc (5,6 bác sĩ/10.000 dân).

Tình trạng nghèo đói của tỉnh

Mặc dù đã đạt đƣợc những tiến bộ nhất định trong tăng trƣởng kinh tế- xã hội

những năm gần đây, Hòa Bình vẫn là một trong những tỉnh khó khăn nhất trong

khu vực miền núi phía Bắc nói riêng và của cả nƣớc nói chung. Thu nhập bình

quân đầu ngƣời năm 2008 là 9,07 triệu đồng/ngƣời/năm, chỉ bằng 52% so với cả

nƣớc (17,141 triệu đồng/ngƣời/năm).

Page 17: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

12

Tính đến tháng 3 năm 2009, Hòa Bình có 34.780 hộ nghèo trên tổng số 183.241

hộ dân, chiếm 18,98%. Hòa Bình là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao so với tỷ lệ hộ

nghèo của cả nƣớc là 13,5%. Trong số 210 xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn, có

tới 73 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn và 99 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao (từ 25% trở

lên).

Tỷ lệ hộ nghèo có sự phân biệt đáng kể giữa khu vực thành thị và nông thôn.

Trong khi tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thành thị là 1,91% thì tỷ lệ hộ nghèo ở khu

vực nông thôn cao hơn 10 lần- 23,3%. Một số huyện vùng cao có tỷ lệ hộ nghèo

cao phải kể đến là Đà Bắc (31,1%), Lạc Sơn (27,26%), Kim Bôi (27,23%), Tân

Lạc (24,46%) và Yên Thủy, Mai Châu (trên 21%).

Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Hòa Bình phân theo địa phƣơng

(tính đến tháng 3 năm 2009)

TT Địa phƣơng Số hộ dân Số hộ

nghèo

Số khẩu

nghèo

Tỷ lệ hộ

nghèo (%)

1 Huyện Đà Bắc 12.352 3.841 15.029 31,1

2 Huyện Lạc Sơn 27.927 7.612 33.951 27,26

3 Huyện Kim Bôi 31.070 8.462 36.987 27,23

4 Huyện Tân Lạc 18.275 4.471 18.086 24,46

5 Huyện Yên Thuỷ 14.925 3.257 13.639 21,82

6 Huyện Mai Châu 11.680 2.475 9.407 21,19

7 Huyện Cao Phong 9.377 1.374 5.227 14,65

8 Huyện Lạc Thuỷ 12.597 1.585 5.749 12,58

9 Huyện Lƣơng Sơn 15.033 891 3.430 5,93

10 Huyện Kỳ Sơn 8.072 596 2.384 3,97

11 TP Hoà Bình 21.933 216 695 0,98

Toàn tỉnh 183.241 34.780 144.584 18,98

1.3. Bối cảnh và các vấn đề kinh tế vĩ mô

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh năm 2006-2010 và kết quả đạt được

­ Mục tiêu

Nghị quyết số 58/2006/NQ- HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2006 về kế hoạch phát

triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006- 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình đã

xác định mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội tổng quát trong giai đoạn 2006- 2010

là “Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo sự chuyển biến mạnh

mẽ về chất lượng tăng trưởng; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp nông

thôn” và “Coi nhiệm vụ phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển kinh

tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, tiếp tục thực hiện công cuộc xóa đói

Page 18: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

13

giảm nghèo, tăng thêm việc làm, nâng cao đời sống vật chất văn hóa tinh thần

cho nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng gặp nhiều

khó khăn”.

­ Đánh giá chung về việc thực hiện kế hoạch 5 năm:

+ Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân 3 năm 2006 – 2008 là 12,3%, đạt so với

mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm (tốc độ tăng GDP khoảng 12-14%/năm

trong giai đoạn 2006-2010).

+ Nông, lâm, thủy sản chiếm 39%, công nghiệp- xây dựng chiếm 28% và dịch

vụ chiếm 33% trong cơ cấu kinh tế năm 2008. So với kế hoạch, việc chuyển

dịch cơ cấu kinh tế chƣa đạt mục tiêu đề ra.

+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2005 - 2008

tăng bình quân 23,6%/năm, trong năm 2008 đạt 2.850 tỷ đồng, vƣợt mục tiêu

đặt ra trong kế hoạch 5 năm là tổng mức chuyển hàng hoá và doanh thu dịch

vụ năm 2008 đạt 2.778,08 tỷ đồng.

+ Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 là 42 triệu USD, không đạt mục tiêu đặt

ra trong kế hoạch (80 triệu USD).

+ Tổng thu ngân sách nhà nƣớc năm 2008 đạt 572,136 tỷ đồng, năm 2009 ƣớc

đạt 800 tỷ đồng, không đạt so với mục tiêu tổng thu ngân sách nhà nƣớc đặt ra

trong kế hoạch (630 tỷ vào năm 2008 và 819 tỷ vào năm 2009).

+ Sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt ƣớc năm 2008 đạt 34,33 vạn tấn, đạt so với

mục tiêu (kế hoạch đặt ra là trên 34 vạn tấn năm 2010).

+ Độ che phủ rừng năm 2008 đạt 45%, năm 2009 ƣớc đạt 45,5%, chƣa đạt kế

hoạch đặt ra trong kế hoạch (46% và 46,5%).

+ Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2008 đạt 9,07 triệu đồng, đạt mục tiêu kế

hoạch đề ra (thu nhập bình quân từ 9 triệu đồng trở lên vào năm 2010)

+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 là 1,07%, năm 2009 dự kiến là 1,04%,

không đạt mục tiêu đề ra (1,06% năm 2008 và 1,03% năm 2009)

+ Tạo việc làm bình quân 3 năm 2006 – 2008 là 16 nghìn lao động/năm, xuất

khẩu lao động 1,56 nghìn ngƣời/năm, đạt mục tiêu trong kế hoạch đề ra là

bình quân mỗi năm tạo việc làm cho 16 nghìn lao động.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung tăng từ 17,34% năm 2005 lên 25% năm

2008.

+ Tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 là 19,02%, vƣợt kế hoạch đặt ra là giảm tỷ lệ nghèo

còn 21% năm 2008.

+ Tỷ lệ dân số nông thôn đƣợc cung cấp nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh là 72%

trong năm 2008, đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

+ Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 93% năm 2008, đạt kế hoạch đặt ra.

+ Tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng còn 24,4% năm 2008, không đạt so với tỷ lệ đặt

ra trong kế hoạch là 24%.

Page 19: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

14

+ Tỷ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân năm 2008 là 5,173 bác sĩ, không đạt chỉ tiêu đặt ra

(5,46 bác sĩ).

(Chi tiết một số chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm

2006-2010 và kết quả đạt được xem tại Phụ lục)

­ Những tồn tại, hạn chế:

+ Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 12%/năm (trong 3 năm 2006-2008) là mức

khá, tuy nhiên mới đạt cận dƣới của mục tiêu đề ra và chƣa tƣơng xứng với tiềm

năng và lợi thế của tỉnh. Kinh tế tăng trƣởng chƣa có chiều sâu, chƣa tạo đƣợc

các khâu đột phá mạnh để phát triển nhanh, bền vững. Chất lƣợng sản phẩm,

khả năng cạnh tranh của các thành phần kinh tế trên địa bàn còn nhiều yếu

kém.

+ Khoảng cách thu nhập đầu ngƣời còn chênh lệch khá lớn so với mức bình

quân cả nƣớc (chỉ bằng 52% so với cả nƣớc).

+ Cơ cấu kinh tế có chuyển biến nhƣng còn chậm và lạc hậu, tỷ trọng của ngành

nông nghiệp còn cao, tỷ trọng các khu vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ

tăng nhƣng ở mức thấp.

+ Việc huy động các nguồn lực của nhà nƣớc và xã hội vào phát triển đã kết hợp

đƣợc những giải pháp tích cực, song vẫn còn không ít vƣớng mắc, chƣa đƣợc

tháo gỡ, khắc phục; các biện pháp chủ động huy động và tiếp nhận các nguồn

vốn chƣa mạnh mẽ.

+ Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội tuy đã đƣợc đầu tƣ nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc

cơ bản nhu cầu và còn phân tán. Đặc biệt ở khu vực nông thôn, cơ sở hạ tầng

thiết yếu đầu tƣ chƣa đồng bộ, giao thông mới chỉ đƣợc đầu tƣ phần nền

đƣờng, chƣa đƣợc kiên cố, không bền vững về lâu dài khi Trung ƣơng không

còn hỗ trợ đầu tƣ (vì vốn bảo dƣỡng, sửa chữa lớn). Hạ tầng yếu kém dẫn đến

chi phí sản xuất cao, hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

+ Chất lƣợng giáo dục và đào tạo còn hạn chế. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt thấp

(Hòa Bình là một trong số 10 tỉnh có tỷ lệ tốt nghiệp THPT thấp nhất toàn

quốc) cho thấy chất lƣợng dạy và học còn là vấn đề nan giải. Tỷ lệ lao động

qua đào tạo thấp, chất lƣợng chƣa cao, không gắn bó với nhu cầu cụ thể của

doanh nghiệp.

+ Các lĩnh vực xã hội và xoá đói giảm nghèo mặc dù đã có chuyển biến nhƣng

vẫn thiên về lƣợng. Đời sống một số bộ phận dân cƣ ở khu vực nông thôn,

vùng sâu, vùng xa còn còn thấp so với mức bình quân của tỉnh và gặp nhiều

khó khăn. Tập quán sản xuất, sinh hoạt lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu

số chƣa đƣợc khắc phục, các mặt tiến bộ chƣa đƣợc phát huy đầy đủ. Số hộ

thoát nghèo nhƣng giáp nghèo, cận nghèo chiếm đa số, là thách thức lớn đòi

hỏi cần tăng cƣờng lồng ghép các chƣơng trình, dự án để đẩy mạnh thực hiện

mục tiêu này. Tuy vấn đề giới có nhiều tiến bộ, nhƣng khoảng cách về giới

vẫn còn tồn tại. Vấn đề tảo hôn, nạn phân biệt đối xử và ngƣợc đãi phụ nữ,

mại dâm… là những tệ nạn vi phạm quyền bình đẳng và nhân phẩm của phụ

nữ chƣa đƣợc ngăn chặn có hiệu quả.

Page 20: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

15

­ Nguyên nhân

Một trong những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế-

xã hội của tỉnh là do điểm xuất phát về kinh tế của Tỉnh còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu

kém. Ngoài ra, thói quen sản xuất khép kín với kỹ thuật canh tác kém phát triển ở

vùng sâu, vùng xa cũng là những trở ngại không nhỏ cho phát triển kinh tế- xã hội

của Hòa Bình trong thời gian qua. Mặt khác, thu ngân sách của tỉnh hạn hẹp (chỉ đạt

khoảng 9%GDP) dẫn đến việc không chủ động trong việc đầu tƣ (phần lớn các

chƣơng trình đầu tƣ của chính phủ trên địa bàn tỉnh đều là đầu tƣ có mục tiêu). Do

vậy, việc tăng cƣờng các nguồn vốn đầu tƣ, tạo ra tác động đủ mạnh đến nền kinh tế

là hết sức cần thiết nhằm phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện đời sống nhân dân trong

Tỉnh.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

­ Quan điểm, phƣơng hƣớng phát triển:

Với quan điểm “Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo,

tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm chênh lệch về phát triển

xã hội giữa các khu vực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân”,

trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020, Hòa Bình đã

xác định mục tiêu phát triển tổng quát là “Phấn đấu đưa kinh tế của Tỉnh có bước

phát triển nhanh, bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp -

dịch vụ, có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội từng bước hiện đại, hệ

thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hoá - xã hội tiên tiến, đời sống

nhân dân được nâng cao, từng bước đưa Hòa Bình ra khỏi tỉnh nghèo vào năm

2015 và trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, có trình độ phát triển ở mức

trung bình của cả nước”.

­ Một số chỉ tiêu phát triển cụ thể:

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2015

Tổng GDP, giá 1994 Tỷ đồng 3.872 6.819

Tổng GDP, giá hiện hành Tỷ đồng 8.691,0 18.952

Nông lâm thuỷ sản Tỷ đồng 3.117,0 4.553

Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 2.691,5 7.788

Dịch vụ Tỷ đồng 2.882,5 6.611

Cơ cấu GDP % 100,0 100,0

Nông lâm thuỷ sản % 35,9 24,0

Công nghiệp, xây dựng % 31,0 41,1

Dịch vụ % 33,2 34,9

GDP/ngƣời, giá hiện hành Triệu đồng 10,1 21,0

Tổng thu ngân sách nhà nƣớc Tỷ đồng 1.000 1.600

Sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt Vạn tấn 34,5 41,5

Tỷ lệ hộ nghèo % 15 13

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng % 20 16,5

Page 21: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

16

Số bác sĩ trên 1 vạn dân Bác sĩ 5,7 6,8

Tỷ lệ dân số nông thôn đƣợc dùng

nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh

%

80 87

Tỷ lệ số hộ dùng điện % 95 97

Tỷ lệ che phủ rừng % 47 47,5

­ Trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, tỉnh Hòa Bình đã xác định các mục tiêu

và biện pháp chiến lƣợc nhƣ sau:

+ Khai thác các tiềm năng, huy động tối đa nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội;

quản lý, sử dụng và lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng kết

cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân các xã đặc biệt khó

khăn, xã vùng lòng hồ sông Đà và xã nghèo trong tỉnh; nâng cao đời sống vật

chất và tinh thần cho nhân dân, tránh tình trạng tái nghèo; thực hiện tốt các

chính sách hỗ trợ, ƣu đãi về y tế, giáo dục, an sinh xã hội cho các hộ nghèo.

Phấn đấu mỗi năm giảm 4 - 5% tỷ lệ hộ nghèo, đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo

còn khoảng 15% (theo tiêu chí năm 2005), không còn nhà tranh, tre dột nát.

+ Đẩy mạnh xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo, huy động sự tham gia của

các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện chƣơng trình Mục tiêu quốc gia về

xoá đói giảm nghèo và việc làm; làm tốt việc thực hiện các chính sách hỗ trợ

về đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn

tỉnh. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu tạo việc làm và xoá đói giảm

nghèo.

+ Ban hành các chính sách hỗ trợ, đào tạo nghề, cung cấp thông tin, giới thiệu

việc làm nhằm làm tăng cơ hội cho ngƣời nghèo tham gia vào các hoạt động

kinh tế, giúp họ có thu nhập để giảm nghèo. Có chính sách để các dự án đầu tƣ

có trách nhiệm thu hút lao động nghèo, tạo việc làm cho ngƣời nghèo.

+ Khuyến khích tạo cơ hội để hộ nghèo tự lực vƣợt nghèo thông qua các chính

sách trợ giúp nhƣ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản

phẩm, ƣu đãi tín dụng, hỗ trợ dạy nghề, hƣớng nghiệp tạo việc làm... Đẩy

mạnh tập huấn cho ngƣời nghèo về kiến thức và kỹ năng sản xuất.

+ Tăng cƣờng, hỗ trợ giúp đỡ ngƣời nghèo đƣợc tiếp cận với các dịch vụ xã hội

cơ bản thông qua các chính sách về giáo dục, y tế, nhà ở, đất ở, nƣớc sinh

hoạt, các hạ tầng phục vụ dân sinh; cải thiện sự tham gia đóng góp ý kiến của

ngƣời dân trong quá trình ra quyết định đối với các chƣơng trình, dự án, cơ

chế chính sách xóa đói giảm nghèo.

+ Nâng cao nhận thức, năng lực các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức và nhân

dân về xoá đói giảm nghèo; đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, nhất là ở cấp cơ sở về

công tác xoá đói giảm nghèo.

Mối quan hệ giữa Dự án giảm nghèo tỉnh Hòa Bình với việc thực hiện Kế

hoạch 5 năm 2011-2015 của Tỉnh

Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 đƣợc thực hiện trên địa

bàn 42 xã khó khăn của tỉnh sẽ là một nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế xã

hội vùng dự án nói riêng và toàn tỉnh Hòa Bình nói chung. Mục tiêu của dự án là

Page 22: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

17

góp phần phát triển sinh kế và giảm nghèo bền vững thông qua việc cải thiện các

cơ hội sản xuất, thu nhập, việc làm và thị trƣờng cho đồng bào nghèo và đồng bào

dân tộc thiểu số ở các xã và huyện khó khăn của tỉnh. Có thể khẳng định, mục

tiêu dự án hoàn toàn phù hợp với quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển kinh

tế- xã hội tổng quát cũng nhƣ mục tiêu về xóa đói, giảm nghèo của tỉnh trong giai

đoạn 2010-2020.

Trong phạm vi dự án, nhiều hoạt động đa dạng sẽ đƣợc triển khai và lồng ghép

chặt chẽ với nhau từ cải thiện cơ sở hạ tầng (cả ở quy mô nhỏ cấp thôn bản và quy

mô lớn hơn ở cấp huyện); hỗ trợ phát triển sản xuất; phát triển thị trƣờng; đào tạo

nghề cho đến nâng cao năng lực cán bộ các cấp (xã, huyện và tỉnh). Các hoạt

động này sẽ là những yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến sinh kế của

ngƣời dân trong vùng dự án cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn với mục tiêu cuối

cùng là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, tạo việc làm, tăng thu

nhập cho ngƣời nghèo.

Cách thức khuyến khích ngƣời dân phát huy năng lực tự thân, phát huy tính cộng

đồng trong giải quyết các vấn đề sinh kế trong dự án là giải pháp giải quyết vấn

đề giảm nghèo một cách bền vững, phù hợp với quan điểm, phƣơng hƣớng trong

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của Tỉnh.

Phân cấp mạnh vai trò làm chủ đầu tƣ cho cấp cơ sở gồm huyện và xã và tăng

cƣờng sự tham gia của cộng đồng (ngƣời dân đƣợc tham gia đầy đủ trong quá

trình lập kế hoạch cũng nhƣ triển khai dự án) là một trong những nguyên tắc thực

hiện dự án, đảm bảo tính minh bạch, công khai, dân chủ. Nguyên tắc này phù hợp

với cách thức xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm của Tỉnh.

Việc thực hiện dự án đƣợc lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn

2011-2015 sẽ tăng thêm nguồn lực cho phát triển. Đặc biệt, dự án có cách tiếp cận

mới mà các chƣơng trình/dự án khác chƣa đề cập hoặc đề cập chƣa đƣợc thoả

đáng.

2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội vùng dự án và cơ sở đề xuất dự án

2.1. Tiêu chí lựa chọn huyện, xã

Dự án giảm nghèo tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2010 – 2015 sẽ đƣợc thực hiện trên

địa bàn 42 xã thuộc 5 huyện, bao gồm Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn và

Yên Thuỷ.

Tiêu chí lựa chọn huyện:

Với mục tiêu phát huy hiệu quả vốn đầu tƣ, tập trung nguồn lực có trọng tâm,

trọng điểm phục vụ cho việc xoá đói giảm nghèo, việc lựa chọn các huyện tham

gia dự án đƣợc căn cứ trên tình trạng nghèo đói của các huyện. Do vậy, 5 huỵên

có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của tỉnh sẽ đƣợc lựa chọn tham gia dự án. Tại thời

điểm xác định vùng dự án (tháng 10 năm 2008), do Tỉnh chƣa có điều kiện thu

thập một cách đầy đủ, chính xác các số liệu thống kê về tình hình nghèo đói và

các địa bàn khó khăn trên địa bàn các huyện nên Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết

định lựa chọn các huyện và xã tham gia dự án căn cứ trên số liệu của Ủy ban dân

tộc về Phân định 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình kèm

theo Báo cáo số 106/BC-DTTG ngày 27 tháng 3 năm 2006 của Ban Dân tộc và

Tôn giáo để đảm bảo tính minh bạch và thống nhất trong quá trình lựa chọn các

huyện, xã. Cụ thể các huyện đƣợc lựa chọn bao gồm:

Page 23: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

18

STT Tên huyện Tỷ lệ hộ nghèo (%)

1 Đà Bắc 48,77

2 Lạc Sơn 43,07

3 Tân Lạc 40,19

4 Mai Châu 39,41

5 Yên Thủy 30,85

Mặc dù huyện Kim Bôi có tỷ lệ nghèo cao (43,07%) nhƣng không đƣợc lựa chọn

do năm 2009 sẽ thực hiện điều chuyển địa giới hành chính1. Theo đó, toàn bộ

diện tích và nhân khẩu của 7 xã thuộc huyện Kim Bôi về huyện Lƣơng Sơn quản

lý. Mặt khác, Kim Bôi nằm trong khu vực CT229 và hiện đang đƣợc Chính phủ

thực hiện một số chƣơng trình, dự án đầu tƣ đặc thù. Do vậy, để bảo đảm tính

lồng ghép giữa các chƣơng trình, dự án, huyện Kim Bôi không đƣợc lựa chọn

tham gia dự án giảm nghèo giai đoạn 2.

Tiêu chí lựa chọn xã:

Các xã đƣợc lựa chọn phải dựa trên 3 tiêu chí chính là: (i) xã nghèo nhất huyện, (ii)

tỷ lệ hộ nghèo trên 30% và (iii) tối thiểu có 3 thôn bản thuộc diện đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra, những xã không có chƣơng trình, dự án nào đang thực hiện trên địa bàn

có hoạt động tƣơng tự nhƣ dự án Giảm nghèo giai đoạn 2, khả năng lồng nghép

với các chƣơng trình, dự án khác để cải thiện tình trạng nghèo đói và cơ sở hạ

tầng yếu kém và mức độ tác động của hoạt động dự án giảm nghèo đối với việc

thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng cũng đƣợc phân tích,

xem xét trong quá trình lựa chọn.

Với những căn cứ trên, địa bàn cụ thể của Dự án đƣợc liệt kê trong bảng dƣới đây:

STT Đà Bắc Mai Châu Tân Lạc Lạc Sơn Yên Thủy

1. Đồng Nghê Hang Kia Bắc Sơn Miền Đồi Lạc Sỹ

2. Mƣờng Tuổng Pà Cò Nam Sơn Quý Hòa Lạc Hƣng

3. Tân Minh Noong Luông Ngòi Hoa Bình Hẻm Lạc Lƣơng

4. Vầy Nƣa Cun Pheo Ngổ Luông Ngọc Lâu Bảo Hiệu

5. Đoàn Kết Thung Khe Phú Vinh Ngọc Sơn Hữu Lợi

6. Trung Thành Ban Khan Phú Cƣờng Tự Do Đa Phúc

7. Đồng Ruộng Bao La Gia Mô Mỹ Thành

8. Tiền Phong Tân Dân Lỗ Sơn Hƣơng Nhƣợng

9. Đồng Chum Do Nhân

10. Cao Sơn

11. Giáp Đắt

1 Theo Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ

Page 24: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

19

2.2. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội vùng dự án

Dân số, dân tộc, lao động

Tổng dân số vùng dự án là 115.233 ngƣời, trong đó nam là 57.679 ngƣời và nữ là

57.554 ngƣời. Tổng số lao động trong vùng là 64.372 ngƣời, chiếm 55,87% dân

số.

Các xã thuộc vùng dự án chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tính toàn

vùng 42 xã dự án, dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ trên 97% tổng dân số. Vùng dự án

huyện Lạc Sơn có đến 97,8% dân số thuộc dân tộc Mƣờng. Mai Châu có 32,1%

dân số là dân tộc Mông, 31,2% dân tộc Thái, 29,7% dân tộc Mƣờng, dân tộc Kinh

có 2,3%. Tại vùng dự án huyện Đà Bắc dân tộc Tày chiếm 54,1%, phần còn lại

chủ yếu là dân tộc Mƣờng và Dao (26,7% và 14,7%)...

Tình hình kinh tế và tình trạng nghèo đói

Tổng sản phẩm năm 2008 trong 5 huyện dự án chỉ đạt 1.604 tỷ đồng, bằng 1/5 so

với tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh (7.600 tỷ đồng).

Tổng sản lƣợng lƣơng thực quy thóc trong vùng đạt 53,59 nghìn tấn, bằng 15,4%

so với tổng sản lƣợng thực của tỉnh.

Lƣơng thực quy thóc bình quân đầu ngƣời của vùng là 465 kg/ngƣời.

Tỷ lệ nghèo chung của 5 huyện là 25,43%, gấp 1,35 lần so với tỷ lệ nghèo chung

của Tỉnh. Tính riêng 42 xã dự án, tỷ lệ hộ nghèo là 36,62%, gần gấp đôi so với tỷ

lệ nghèo của tỉnh, trong đó có những xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% nhƣ xã Bảo

Hiệu, Lạc Hƣng của huyện Yên Thủy (tỷ lệ hộ nghèo lần lƣợt là 52,28% và

52,63%). Thu nhập bình quân đầu ngƣời của 42 xã dự án chỉ đạt 4,1 triệu

đồng/năm, bằng 46% so với thu nhập bình quân đầu ngƣời toàn tỉnh và bằng 24%

thu nhập bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc. Trong 42 xã trong vùng dự án thuộc 5

huyện trên, có 38 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25%, trong đó có 26 xã thuộc vùng III.

Đặc biệt, trên địa bàn các xã vùng dự án, tình trạng đói vẫn còn xảy ra vào những

kỳ giáp hạt.

Hạ tầng cơ sở

Trên địa bàn các huyện dự án, cơ sở hạ tầng hiện nay rất yếu kém và thiếu thốn,

đây là một trở ngại không nhỏ ảnh hƣởng tới quá trình phát triển kinh tế xã hội

cũng nhƣ đời sống ngƣời dân.

Mạng lƣới đƣờng giao thông nông thôn có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, chất lƣợng

đƣờng chƣa thực sự đáp ứng đƣợc nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại của nhân

dân. Mặc dù 42 xã dự án đều có đƣờng ô tô đến trung tâm xã song chủ yếu là

đƣờng cấp phối và đƣờng đất, bề rộng từ 1,5 – 2,5m với chất lƣợng thấp, đi lại

vào mùa mƣa rất khó khăn, một số xã có thể bị tách biệt nếu mƣa kéo dài. Đƣờng

đất chiếm tới 82% tổng chiều dài hệ thống đƣờng xã. Trên hệ thống đƣờng xã tại

5 huyện dự án, khoảng 50% trong số đó là cầu bê tông cốt thép và liên hợp, còn

lại 50% là cầu treo và cầu gỗ. Hệ thống đƣờng liên thôn, bản đã hình thành nhƣng

chủ yếu là đƣờng dân sinh, mặt đƣờng hẹp, thiếu hệ thống cống và rãnh thoát

nƣớc nên điều kiện phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và đi lại rất khó khăn vào mùa

mƣa. Ngoài ra, các công trình cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ trong giai đoạn 1 của dự

án Giảm nghèo cũng đến thời gian cần đƣợc tu sửa. Huyện Tân Lạc có 44 công

trình đƣợc đầu tƣ giai đoạn 1 thì 39 công trình đã có hƣ hỏng nhẹ, 3 công trình hƣ

Page 25: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

20

hỏng nặng. 23 công trình giao thông và thủy lợi đầu tƣ cho huyện Yên Thủy cũng

đƣợc xác định có hƣ hỏng và cần tu sửa để tiếp tục phục vụ nhu cầu sản xuất và

sinh hoạt cho nhân dân.

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cho sản xuất nông

nghiệp của ngƣời dân. Trong 42 xã vùng dự án, có khoảng 41,6% diện tích đất

canh tác đã có các công trình thủy lợi phục vụ việc tƣới tiêu (trong đó 25,7% diện

tích đƣợc tƣới tiêu ổn định), trên 58% diện tích chƣa đƣợc tƣới tiêu. Mặt khác,

các công trình thủy lợi chủ yếu là công trình tạm, phần lớn đập đầu mối và kênh

tƣới chƣa đƣợc kiên cố hóa, gây thất thoát nƣớc. Vùng dự án huyện Lạc Sơn có

hệ thống thủy lợi khá hơn so với mặt bằng chung của cả vùng dự án nhƣng tỷ lệ

diện tích đƣợc tƣới tiêu đạt gần 60% diện tích canh tác, trong đó diện tích đƣợc

tƣới tiêu ổn định chỉ chiếm 39%. Ở các vùng dự án còn lại, tỷ lệ diện tích đƣợc

tƣới tiêu đều chƣa tới 40% tổng diện tích đất canh tác. Tỷ lệ diện tích đất canh tác

đƣợc tƣới tiêu của vùng dự án huỵên Tân Lạc là 39,8%, trong đó tỷ lệ diện tích

tƣới tiêu ổn định là 25,5%, trên 60% diện tích chƣa có hệ thống tƣới tiêu. Gần

giống với Tân Lạc, tỷ lệ diện tích chƣa đƣợc tƣới tiêu của vùng dự án huyện Yên

Thủy cũng chiếm tới 61,6% tổng diện tích canh tác Tại vùng dự án huyện Mai

Châu, tỷ lệ diện tích đƣợc tƣới tiêu đạt 35% với 21% diện tích tƣới tiêu ổn định,

còn 65% diện tích đất canh tác trong vùng dự án của huyện chƣa hề có hệ thống

thủy lợi, việc tƣới tiêu cho lúa và hoa màu phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời

tiết.. Sự thiếu thốn của hệ thống thủy lợi đặc biệt phải kể đến vùng dự án huyện

Đà Bắc với gần 68% diện tích trồng trọt chƣa có nƣớc tƣới.

Về nƣớc sạch sinh hoạt cho ngƣời dân, các công trình cung cấp nƣớc mới chỉ đáp

ứng nhu cầu cho 63,5% số hộ. Nhiều hộ gia đình lấy nƣớc sinh hoạt trực tiếp từ

ao, hồ, sông suối, ví dụ: ở Lạc Sơn còn 2.590 hộ dân (chiếm 46,5% số hộ vùng dự

án), Tân Lạc có 2.425 hộ (chiếm 46,8% số hộ trong vùng dự án). Nhiều thôn bản

không có công trình cấp nƣớc sinh hoạt tập trung hay công trình vệ sinh công

cộng, nhƣ xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy, 100% thôn bản không có bể nƣớc công

cộng. Việc sử dụng nƣớc sinh hoạt không hợp vệ sinh làm ảnh hƣởng rất lớn tới

sức khoẻ và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân vùng dự án.

Số lƣợng chợ trên địa bàn các xã vùng dự án tƣơng đối ít (18 chợ/42 xã), trung

bình cứ 2-3 xã mới có 1 chợ, điều này làm ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động

trao đổi, mua bán hàng hóa của ngƣời dân.

Y tế và giáo dục

Hiện nay, tại các vùng dự án, đội ngũ cán bộ y tế và hạ tầng cơ sở cho trạm xá,

trang thiết bị y tế còn thiếu và yếu. Trên tổng số 42 xã dự án chỉ có 278 cán bộ y

tế, gồm 125 y sĩ và 139 nhân viên y tế, số lƣợng cán bộ y tế có trình độ bác sĩ chỉ

có 14 ngƣời. Trên tổng số 358 thôn, bản thuộc vùng dự án, số lƣợng tủ thuốc thôn

bản chỉ có 129 tủ, nhƣ vậy, trung bình khoảng 3 thôn, bản mới có một tủ thuốc y

tế trong khi khoảng cách giữa các thôn bản tƣơng đối xa. Thậm chí, nhiều xã dự

án không có tủ thuốc cho ngƣời dân, ví dụ tại huyện Mai Châu, có tới 7 xã/8 xã

dự án không có tủ thuốc thôn bản.

Tổng số trƣờng học các loại trên địa bàn 42 xã dự án tính đến cuối năm 2008 là

265 trƣờng với tổng diện tích 613.639 m2. Trong đó, có 359 lớp cắm bản, diện

tích 36.850 m2; 184 điểm trƣờng với diện tích 190.646 m

2; 66 lớp bán trú, diện

tích 14.600 m2; 56 trƣờng tiểu học, diện tích 202.146 m

2 và 43 trƣờng THCS trên

Page 26: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

21

diện tích 182.341 m2. Mặc dù các các xã đã có các trƣờng tiểu học, trung học cơ

sở nhƣng cơ sở vật chất, trƣờng, lớp vẫn còn thiếu, trang thiết bị dạy học khó

khăn, thiếu thốn về số lƣợng và cũng chƣa đáp ứng đƣợc chất lƣợng. Thêm vào

đó, các điểm văn hóa xã, hệ thống truyền thanh, thông tin liên lạc cũng nhƣ các

nhà văn hóa, thƣ viện còn ít dẫn đến khả năng tiếp cận thông tin, kiến thức của

học sinh cũng nhƣ ngƣời dân vùng dự án gặp nhiều khó khăn.

Văn hóa

Với các nét đặc trƣng riêng của từng dân tộc, 42 xã dự án là một tập hợp phong

phú của văn hóa dân tộc vùng núi phía Bắc. Bên cạnh các truyền thống văn hóa

cần đƣợc gìn giữ và phát triển, nhiều thói quen sản xuất và sinh hoạt của từng dân

tộc cũng có tác động chƣa tốt tới công tác xóa đói giảm nghèo bền vững cho

vùng.

Thói quen sinh hoạt khép kín của hầu hết dân tộc trên địa bàn hạn chế giao

thƣơng, giao lƣu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm sống, sản xuất, kinh doanh. Chi

tiêu chƣa có kế hoạch cũng tác động không nhỏ tới tình trạng đói cục bộ và khả

năng mở rộng đầu tƣ sản xuất.

Trong sản xuất, nhiều vùng còn thả rông trâu, bò, lợn, ... dẫn đến những rủi ro về

dịch bệnh ở gia súc, môi trƣờng sống bị ô nhiễm, ảnh hƣởng đến sức khỏe của

ngƣời dân, đặc biệt là sức khỏe của phụ nữ và trẻ em. Thói quen thiếu đầu tƣ cải

tạo đất sản xuất cũng làm giảm năng suất cây trồng.

Bình đẳng giới

Vấn đề bình đẳng giới, nâng cao năng lực và vị thế cho phụ nữ mặc dù trong thời

gian qua đã đƣợc chính quyền các cấp quan tâm, nhƣng ở các vùng dự án kết quả

đạt đƣợc còn rất hạn chế:

Nhiều xã trong vùng dự án đã đạt đƣợc tỷ lệ 100% trẻ em gái trong độ tuổi đi học

đƣợc đến trƣờng, nhƣ Đoàn Kết, Tân Minh (huyện Đà Bắc) và Ngổ Luông (huyện

Tân Lạc). Tuy nhiên, còn có nhiều xã tỷ lệ này là rất thấp, nhƣ xã Trung Thành

(Đà Bắc) chỉ đạt 40%, Cun Pheo (Mai Châu) đạt 52,17%. Tỷ lệ tái mù của phụ nữ

trong các xã rất cao. Tỷ lệ phụ nữ trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc rất thấp. Ở

các xã Nam Sơn, Ngòi Hoa (huyện Tân Lạc), tỷ lệ phụ nữ tham gia trong các cơ

quan chính trị xã hội chỉ có tƣơng ứng là 3,75% và 5,2%, tại huyện Yên Thủy có

Lạc Hƣng là 4,7%, Hữu Lợi là 8,5%, huyện Đà Bắc tỷ lệ có cao hơn nhƣng cũng

dƣới 15%, nhƣ Vầy Nƣa là 8%, Đồng Chum là 10,8%, Cao Sơn là 11%, Tiền

Phong 12%, ... Trong các cơ quan này, phụ nữ thƣờng đảm nhận những công việc

nhƣ dân số, y tế, ... chỉ mang tính chất tuyên truyền vận động, không tham gia

nhiều vào quá trình ra quyết định tại địa phƣơng. Tỉ lệ cán bộ nữ trong các cơ

quan chính quyền thấp làm hạn chế tiếng nói của nữ giới trong các hoạt động kinh

tế, chính trị, xã hội tại địa phƣơng, do vậy, những nhu cầu của phụ nữ trong cộng

đồng không đƣợc phản ánh hết, hệ quả là họ chƣa phát huy đƣợc đầy đủ vai trò và

vị thế của mình trong xã hội.

Hoạt động sinh kế

Theo Báo cáo kết quả nghiên cứu sinh kế khả thi hợp phần 2 của dự án tại 5 tỉnh

dự án (do tổ chức GRET tại Việt Nam thực hiện vào tháng 5/2009), nguồn sinh kế

của các hộ gia đình trong vùng dự án tỉnh Hòa Bình bao gồm trung bình khoảng

3-5 hoạt động chính trong các hoạt động sau:

Page 27: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

22

TT Hoạt động sinh kế TT Hoạt động sinh kế

1 Sản xuất lúa, ngô 7 Thủy sản (nuôi và đánh bắt)

2 Sản xuất rau 8 Trồng rừng sản xuất

3 Sản xuất sắn 9 Trồng và thu hái lâm sản ngoài gỗ

4 Chăn nuôi trâu/bò 10 Làm thuê ngắn ngày

5 Chăn nuôi lợn 11 Nghề thêu – dệt thổ cẩm

6 Chăn nuôi gà 12 Xƣởng sơ chế, chế biến

Thu nhập của ngƣời dân Hòa Bình chủ yếu từ chăn nuôi, tiếp đến là trồng trọt,

sau cùng là nghề phụ (tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh nhỏ, lao động phổ

thông…), tuy vậy, mức thu từ các lĩnh vực rất thấp, sản xuất với quy mô hộ gia

đình và mang tính tự cung, tự cấp. Kỹ thuật canh tác lạc hậu, chƣa có các điển

hình về sản xuất hàng hóa. Trong sản xuất nông nghiệp, năng suất cây trồng nói

chung rất thấp, năng suất trồng lúa chỉ đạt 80 - 100kg/1 sào (360m2), bằng khoảng

56% so với năng suất bình quân chung toàn tỉnh, 150 - 170kg/1sào. Thực tế tại

các xã dự án, tỷ lệ lao động dôi dƣ khá lớn trong khi lại thiếu hụt đất canh tác (đất

nông nghiệp chiếm tỷ lệ không lớn, lại nhanh chóng bị thoái hóa, xói mòn do độ

dốc lớn), các nghề phi nông nghiệp chƣa phát triển.

Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội của vùng dự án

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Đà Bắc

Mai

Châu Lạc Sơn

Tân

Lạc

Yên

Thuỷ

Vùng dự

án Tỉnh

GDP

(huyện) Tỷ đồng 165,851 346,698 720,06 371,2 513,078 2.116,887 7.600

Dân số Ngƣời 26.076 15.246 26.824 23.948 23.139 115.233 815.462

Thu nhập

bình quân

đầu ngƣời

Triệu

đồng 2,865 3,508 4,474 3,413 6,355 4,139 9,07

Sản lƣợng

lƣơng thực Tấn 10.150 7.827 12.524 14.812 8.240 53.590 347.791

Lƣơng thực

bình quân

đầu ngƣời

Kg/ngƣời 389 516 468 618 356 465 426,50

Số hộ dân Hộ 5.905 3.225 5.576 5.147 5.271 25.124 183.241

Số hộ

nghèo Hộ 2.291 1.014 2.026 1.677 2.192 9.200 34.780

Tỷ lệ hộ

nghèo % 38,8 31,44 36,33 32,58 41,59 36,62 18,98

Tỷ lệ diện

tích đƣợc

tƣới tiêu

% 32,2 35,0 60,0 39,8 38,4 41,6

Tỷ lệ diện

tích chƣa

đƣợc tƣới

tiêu

% 67,8 65,0 40,0 60,2 61,6 58,4

Page 28: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

23

Tỷ lệ số hộ

dùng nƣớc

sinh hoạt

hợp vệ sinh

% 64,9 80,2 53,5 53,2 76,6 63,5 72

2.3. Căn cứ đề xuất dự án

2.3.1. Cơ sở pháp lý để xây dựng dự án

- Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về việc Ban hành

quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.

- Văn bản số 1096/TTTg-QHQT ngày 03/7/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc

chủ trƣơng tiếp nhận dự án do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

- Công văn số 3205/BKH-KTNN ngày 07/5/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về

việc hƣớng dẫn xây dựng Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo các tỉnh

Miền núi phía Bắc giai đoạn II (2010- 2014).

- Công văn số 8416/BKK-KTNN ngày 17/11/2008 của Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

về việc Chuẩn bị Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2.

- Công văn số 7007/BKH-KTĐN ngày 26/9/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về

việc Chuẩn bị Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2.

2.3.2 Thực trạng của Tỉnh

- Thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Tỉnh

- Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh

- Tình trạng nghèo đói tại vùng Dự án

(đã được trình bày ở phần trên)

2.3.3. Mong muốn của người dân thông qua tham vấn cộng đồng

Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 đƣợc xây dựng trên cơ sở đề

xuất, mong muốn của ngƣời dân tại vùng Dự án thông qua tham vấn cộng đồng từ

cấp thôn bản.

Tổng hợp các cuộc tham vấn cộng đồng đến tháng 9/2009

- Tổng số các cuộc họp tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng đã thực hiện ở cấp thôn bản

là 360 cuộc với 19.523 ngƣời tham dự, trong đó đại biểu nữ là 10.865 ngƣời

chiếm 55,65% tổng số ngƣời tham gia.

- Thành phần: Ban chuẩn bị dự án huyện, Lãnh đạo và cán bộ xã, trƣởng thôn bản

và ngƣời dân. Chủ trì cuộc họp là trƣởng bản với sự hỗ trợ của cán bộ Ban chuẩn

bị dự án huyện và cán bộ xã.

- Thời gian tổ chức các cuộc họp thôn bản: Từ 15/6 đến hết tháng 7/2009. Các cuộc

họp bản đƣợc tổ chức vào nhiều thời điểm trong ngày kể cả buổi tối tuỳ thuộc yêu

cầu của ngƣời dân.

- Địa điểm tổ chức họp thôn bản: Nhà trƣởng thôn, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn

bản (đối với những thôn bản có nhà sinh hoạt cộng đồng).

Page 29: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

24

- Nội dung: phổ biến nội dung các hoạt động của dự án đến cộng đồng, hƣớng dẫn

những hoạt động đƣợc đầu tƣ và không đƣợc đầu tƣ, chia nhóm thảo luận đề xuất

lựa chọn thứ tự ƣu tiên các hoạt động trên địa bàn của bản theo từng chủ đề: cơ sở

hạ tầng, sinh kế, tăng cƣờng năng lực, ƣu tiên phụ nữ,...

- Thành phần dân tộc: dân tộc Mƣờng (59,2%), dân tộc Thái (22,5%), dân tộc Tày

(7,2%), dân tộc H’Mông (5,6%), dân tộc Dao (4,5%)và dân tộc Kinh (khoảng

1%).

- Qua các cuộc họp tham vấn cộng đồng, tất cả các ý kiến đều nhất trí với phƣơng

án thực hiện dự án và khẳng định rằng việc đầu tƣ Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa

Bình giai đoạn 2 là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu thiết thực của ngƣời dân vùng

dự án, cùng với các chƣơng trình dự án khác góp phần xóa đói giảm nghèo một

cách bền vững cho ngƣời dân.

2.3.4. Các bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện Dự án giảm nghèo giai đoạn 1

Kết quả thực hiện dự án Giảm nghèo giai đoạn 1:

- Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 1 đƣợc bắt đầu thực hiện từ năm

2002 và kết thúc vào tháng 12 năm 2007 trên địa bàn 60 xã thuộc 11 huyện, thành

phố của tỉnh. Sau 5 năm thực hiện, dự án đã đạt đƣợc những mục tiêu đặt ra là

giảm tỷ lệ đói nghèo các hộ gia đình trong vùng dự án án từ 33% năm 2001

xuống 26% năm 2005 (theo tiêu chí cũ) và đến cuối năm 2006 là 35% (theo tiêu

chí mới) thông qua việc tăng cƣờng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho ngƣời dân

vùng dự án nâng cao khả năng tiếp cận thị trƣờng, các dịch vụ xã hội, đặc biệt là

giáo dục- y tế. Ngoài ra, dự án còn xây dựng các mô hình nông, lâm, ngƣ nghiệp,

công nghệ sau thu hoạch, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất cây trồng, vật

nuôi, tạo nguồn thu nhập trực tiếp cho ngƣời dân. Bên cạnh đó, dự án có huy

động sự tham gia, đóng góp của cộng đồng và phát huy sức mạnh của ngƣời dân

địa phƣơng trong việc xoá đói giảm nghèo nhằm hƣớng tới mục tiêu không còn

hộ đói nghèo, nâng cao đời sống của ngƣời dân tại các xã vùng dự án, đặc biệt là

các hộ nghèo. Song song với các hoạt động trên, dự án còn triển khai các hoạt

động đào tạo nâng cao năng lực cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp huyện, xã. Các

hợp phần của dự án đƣợc thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo các quy định của

Chính phủ và của Ngân hàng thế giới.

- Một số kết quả thực hiện trong dự án giảm nghèo giai đoạn 1 nhƣ sau:

+ Hợp phần Giao thông và chợ:

Xây dựng hơn 305 km đƣờng giao thông, 1.825 m2 cầu, cống, ngầm, bến

thuyền và 18.110 m2 chợ với tổng mức đầu tƣ hơn 110.901 triệu đồng.

+ Hợp phần Nông nghiệp:

Nâng cấp và làm mới các công trình thuỷ lợi gồm 89 công trình hồ đập, 22

công trình kênh tƣới đảm bảo nƣớc tƣới 2.344 ha, và xây dựng 35 công trình

cung cấp nƣớc sinh hoạt cho 8.309 hộ với tổng mức đầu tƣ hơn 79.520 triệu

đồng.

Thực hiện 408 mô hình nông nghiệp, tổng mức đầu tƣ trên 13.720 triệu đồng

với hơn 7.647 hộ hƣởng lợi.

Page 30: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

25

+ Hợp phần Giáo dục - Y tế:

Xây dựng 322 công trình lớp học và nhà ở giáo viên với hơn 41.000 m2; xây

dựng 17 trạm y tế xã với hơn 3.700 m2. Tổng mức đầu tƣ trên 79.383 triệu

đồng.

+ Hợp phần Ngân sách phát triển xã:

Thực hiện tổng số 2.968 gói thầu (tiểu dự án) với tổng mức đầu tƣ trên 46.000

triệu đồng. Các tiểu dự án đều do cộng đồng thực hiện, đã góp phần cải thiện

điều kiện vật chất cho cộng đồng thôn bản, tăng thu nhập trực tiếp cho ngƣời

dân, đồng thời còn nâng cao năng lực về điều hành và tổ chức thực hiện cho

cán bộ Ban phát triển xã.

+ Hợp phần Nâng cao năng lực thể chế

Đào tạo nâng cao năng lực cho hơn 3.513 lƣợt cán bộ các cấp về các lĩnh vực

nhƣ: Lập kế hoạch, giám sát, kế toán, đấu thầu, quản lý Nhà nƣớc, ngoại ngữ,

tin học, giám sát đánh giá, Đào tạo giáo viên tiểu học, mầm non, Đào tạo y tá

thôn bản và các loại hình đào tạo khác.

Các bài học kinh nghiệm

Cùng với những kết quả đạt đƣợc, Tỉnh cũng đã đúc rút đƣợc một số bài học kinh

nghiệm từ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.

- Bài học từ công tác quản lý sử dụng và bảo dưỡng công trình

Thực tế triển khai dự án giai đoạn 1 ở một số xã, việc bàn giao công trình

đƣợc tiến hành khi chƣa xây dựng đƣợc quy chế, quy định cụ thể về quản lý

sử dụng, bảo dƣỡng vận hành cho từng loại công trình. Do vậy, công tác vận

hành, bảo trì công trình trong quá trình sử dụng không đƣợc thực hiện, làm

ảnh hƣởng đến chất lƣợng và tính bền vững của công trình. Ngoài ra, với một

số loại công trình sử dụng trong phạm vi rộng nhƣ đƣờng giao thông qua

nhiều xã, nhiều thôn bản, do nhận thức ngƣời dân hạn chế, quy chế sử dụng và

vận hành chƣa rõ ràng, nên việc bảo hành và bảo dƣỡng công trình chƣa đƣợc

quan tâm thực hiện đầy đủ. Hệ thống tổ chức quản lý, sử dụng và bảo dƣỡng

công trình cũng chƣa hợp lý, nhân lực để thực hiện duy tu, bảo dƣỡng công

trình cũng chƣa đƣợc bố trí phù hợp với từng loại công trình. Mặt khác, nguồn

kinh phí phục vụ công tác trên chƣa bố trí, phân bổ trong kế hoạch ngân sách

hàng năm của các cấp, các ngành trong khi việc quy định lệ phí đóng góp của

ngƣời hƣởng lợi để bảo dƣỡng công trình không đƣợc xây dựng và chấp

thuận.

Để công tác vận hành vào bảo dƣỡng công trình có hiệu quả, trƣớc hết, cần có

sự thống nhất ở tất cả các ngành, các cấp về trách nhiệm quản lý và bảo hành,

bảo dƣỡng. Đây là trách nhiệm chung của cấp chính quyền xã, của ngƣời dân

đƣợc hƣởng lợi trực tiếp và của các ngành chuyên môn. Do vậy, cùng với việc

đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến đến cán bộ và nhân dân tầm quan trọng của

việc vận hành và bảo dƣỡng các công trình; tăng cƣờng đào tạo nghiệp vụ và

quản lý về công tác trên cho từng ngƣời hƣởng lợi, cấp chính quyền cơ sở; xây

dựng hệ thống bộ máy với quy chế, hƣơng ƣớc cụ thể thì việc bố trí kinh phí

hợp lý bằng nguồn vốn ngân sách để đảm bảo hoạt động trên là hết sức cần

thiết.

Page 31: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

26

- Bài học về sự tham gia của cộng đồng

Sự tham gia của ngƣời dân vào dự án, đặc biệt là ngay từ quá trình lập kế

hoạch là điều kiện cần để dự án đƣợc vận hành một cách trơn tru và đảm bảo

tính dân chủ, công khai và minh bạch đƣợc đề ra. Để có đƣợc sự tham gia

rộng rãi của ngƣời dân từ mọi cấp, công tác thông tin, tuyên truyền, công khai

và dân chủ cần phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Khi làm tốt công tác thông tin

tuyên truyền, ngƣời dân sẽ hiểu đƣợc mục tiêu, lợi ích dự án đem lại cũng nhƣ

mọi hoạt động bên trong dự án và từ đó, họ sẽ sẵn sàng và nhiệt tình tham gia

đóng góp vào dự án.

- Bài học về vấn đề phân cấp và thể chế hóa

Việc thực hiện phân cấp và những thành công trong giai đoạn 1 đã chứng tỏ

phân cấp là một hƣớng đi đúng đắn, cần đƣợc tiếp tục tận dụng và phát huy

trong giai đoạn 2 này. Việc xác định một cách rõ ràng, cụ thể vai trò, trách

nhiệm của Ban Quản lý dự án cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trong vấn đề quản

lý đầu tƣ đã góp phần giảm thiểu tình trạng tập trung quá nhiều công việc ở

một cấp nhất định gây ách tắc trong thực hiện. Đồng thời, các cấp cơ sở

(huyện và xã) có nhiều cơ hội chủ động tham gia vào các công việc của dự án

mà có liên quan trực tiếp đến họ. Do vậy, tính trách nhiệm nhờ đó đƣợc nâng

cao, kéo theo hiệu quả thực hiện các hoạt động của dự án tăng lên. Ngoài ra,

thông qua việc phân cấp trong quản lý và thực hiện dự án giảm nghèo giai

đoạn 1, năng lực quản lý dự án của các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở đƣợc xây

dựng và từng bƣớc đƣợc nâng cao.

Song song với việc phân cấp, công tác chỉ đạo của tỉnh/ huyện cần đƣợc chú

trọng tăng cƣờng. Theo đó, Ban Quản lý dự án tỉnh cần tham mƣu cho Uỷ ban

nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện dự án một cách kịp thời,

phù hợp với thực tế để cấp huyện, xã có thể thực hiện tốt vai trò của mình.

Các văn bản chỉ đạo cần đƣợc xây dựng trên cơ sở tập hợp có chọn lọc các ý

kiến của các cấp nhằm ra đƣợc văn bản kịp thời, phù hợp với thực tế, giúp

công tác chỉ đạo đƣợc sát hơn, hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, để phát huy tính hiệu quả của sự phân cấp, công tác phối hợp

giữa các cơ quan cần đƣợc thực hiện một cách nhịp nhàng. Cơ chế phối hợp

nhuần nhuyễn, nhịp nhàng giữa Ban chỉ đạo dự án, Sở ban ngành, Ban Quản

lý dự án các cấp và các phòng/ban chuyên môn sẽ cho phép tháo gỡ kịp thời

những vƣớng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

- Bài học về vấn đề tăng cường năng lực

Vấn đề tăng cƣờng năng lực cũng là một vấn đề thiết yếu cần đƣợc quan tâm

đúng mức. Trƣớc khi tiến hành triển khai hoạt động nào đó của dự án thì việc

đào tạo trƣớc cho cán bộ các cấp để có thể thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm

của mình đồng thời đảm bảo hiệu quả hoạt động là cần thiết. Các cơ sở đào

tạo của địa phƣơng đƣợc lựa chọn thực hiện công tác đào tạo đã đem lại hiệu

quả tốt, một mặt góp phần nâng cao hiệu quả của việc đào tạo, một mặt góp

phần nâng cao năng lực của chính những đơn vị này. Việc sử dụng hƣớng dẫn

viên cộng đồng là một điểm khác biệt trong việc tổ chức dự án Giảm nghèo

giai đoạn 1, các hƣớng dẫn viên cộng đồng có năng lực có thể hỗ trợ đắc lực

Page 32: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

27

cho các Ban Quản lý dự án huyện, các Ban Phát triển xã trong quá trình thực

hiện dự án.

- Bài học trong vấn đề quản lý dự án

Trong công tác đấu thầu mua sắm, để tăng tính hấp dẫn cho các gói thầu, thu

hút đƣợc nhiều nhà thầu có năng lực tham gia, các công trình có kỹ thuật

tƣơng đƣơng, nằm trên địa bàn gần nhau nên đƣợc gộp lại trong một gói thầu

nhằm tăng quy mô của công trình. Đối với các tiểu dự án có quy mô nhỏ, vốn

đầu tƣ thấp thuộc hợp phần Ngân sách Phát triển xã, việc áp dụng phƣơng

thức “hợp đồng trực tiếp” và giao cho nhóm cộng đồng thực hiện là phƣơng

án khả thi nhằm góp phần đơn giản hoá thủ tục mua sắm và đẩy nhanh tiến độ

thực hiện các tiểu dự án trong điều kiện hạn chế về thời gian.

Ngoài ra, một bộ máy tổ chức quản lý dự án hoàn thiện từ tỉnh, huyện và xã

với sự phối kết hợp tốt với các cơ quan, ban ngành liên quan cũng nhƣ việc

tiến hành thƣờng xuyên công tác kiểm tra, giám sát cũng là một trong những

điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt dự án. Qua kiểm tra, giám sát cho phép

Ban Quản lý dự án các cấp nắm đƣợc những vƣớng mắc phát sinh trong quá

trình thực hiện dự án, từ đó, chủ động đƣa ra các biện pháp xử lý một cách kịp

thời nhanh chóng.

- Bài học từ Ngân sách phát triển xã

Năng lực của Ban Phát triển xã có vai trò quyết định đến tiến trình thực hiện

Ngân sách phát triển xã, vì vậy phải kiện toàn tổ chức Ban Phát triển xã với cơ

cấu hợp lý, đủ năng lực để nâng cao hiệu quả thực hiện Dự án. Cán bộ Ban

Phát triển xã cần ít nhất có 2 ngƣời làm chuyên trách: 1 cán bộ quản lý đầu tƣ,

1 cán bộ quản lý tài chính thông thạo các thủ tục và trình tự thực hiện.

Trƣớc khi triển khai thực hiện Hợp phần Ngân sách phát triển xã, cần tổ chức

đào tạo tập huấn về quản lý đầu tƣ và quản lý tài chính cho cán bộ các cấp, các

ban/ngành có liên quan của tỉnh và huyện, đặc biệt cán bộ xã và thôn/bản. Kịp

thời rút kinh nghiệm những thiếu sót tồn tại trong thực hiện, bổ sung cho hợp lý

hơn và tiêu chuẩn hoá các biểu mẫu theo trình tự các bƣớc để đào tạo nhắc lại.

Để tiếp tục giảm đói nghèo trên địa bàn tỉnh đồng thời củng cố, phát triển thêm

những thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ hiệu quả và tính bền vững của dự án Giảm

nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 1, việc triển khai dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

giai đoạn 2 (2010-2015) là hết sức cần thiết. Những thành công của dự án giai đoạn

1 cùng những bài học rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình tổ chức triển

khai là yếu tố thuận lợi cho phép Tỉnh tiếp tục thực hiện tốt dự án giai đoạn 2.

II. Mục tiêu của dự án

1. Mục tiêu tổng quát

Cải thiện các cơ hội sản xuất, thu nhập, việc làm và thị trƣờng cho đồng bào nghèo

và đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã và huyện khó khăn của tỉnh Hòa Bình, góp

phần phát triển sinh kế và giảm nghèo bền vững.

Page 33: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

28

2. Mục tiêu cụ thể:

- Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dự án giảm khoảng 11-12% từ mức 36,62% xuống

khoảng 25% năm 2015.

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời tại vùng dự án năm 2015 tăng gấp đôi so với năm

2008 (giá so sánh 2008).

- Tiêu dùng của các hộ gia đình hƣởng lợi từ dự án tăng lên 40%.

- Tạo việc làm cho ít nhất 5000 lao động/năm trong quá trình thực hiện Dự án (từ

các hoạt động của Dự án). Tạo thêm việc làm ổn định sau khi Dự án kết thúc cho

4.000 lao động.

- 100% số thôn bản trong vùng dự án đƣợc hƣởng lợi từ dự án.

- 70% phụ nữ trong độ tuổi lao động vùng dự án đƣợc tham gia các mô hình sản

xuất theo nhóm hộ và các hoạt động hỗ trợ cho phụ nữ từ dự án.

- 100% số xã làm chủ đầu tƣ hiệu quả hợp phần Ngân sách Phát triển xã cho tới khi

dự án kết thúc.

- 100% cán bộ dự án của huyện, xã đƣợc cải thiện kỹ năng và kiến thức chuyên

môn nhờ các hoạt động tăng cƣờng năng lực.

- 100% thôn bản đƣợc tham gia các khóa tập huấn về bảo đảm an toàn tài sản cho

cộng đồng và hộ gia đình nông thôn.

- Tăng tỷ lệ diện tích đƣợc tƣới tiêu thêm 20% vào năm 2015.

- Tỷ lệ hộ gia đình đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh tăng 63,5% lên 80%

năm 2015.

- Diện tích canh tác lúa nƣớc tăng 67 hecta nhờ các hoạt động cải thiện nƣơng

thành ruộng bậc thang.

- 75% hộ dân tộc thiểu số vùng dự án đƣợc tham gia các dự án cải thiện sinh kế;

- 70% ngƣời dân trong phạm vi thực hiện dự án hài lòng đối với hoạt động của dự án.

III. Sự phù hợp và các đóng góp vào chiến lƣợc quốc gia

Chiến lƣợc toàn diện về Tăng trƣởng và Giảm nghèo của Việt Nam đã chỉ rõ: ở Việt

Nam, tình trạng đói nghèo diễn ra phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp và bấp

bênh; nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn, ở khu vực nông

thôn; tỷ lệ nghèo đói khá cao trong các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao và đặc biệt

cao trong các nhóm dân tộc ít ngƣời. Chiến lƣợc cũng xác định một trong các nguyên

nhân của đói nghèo là do nguồn lực hạn chế và nghèo nàn, trình độ học vấn thấp,

việc làm thiếu và không ổn định.

Chính vì thế, để đạt mục tiêu tăng trƣởng tổng quát của Việt Nam là cải thiện đáng kể

đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo kinh tế tăng trƣởng

nhanh và bền vững, việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xóa đói giảm

nghèo trên diện rộng là giải pháp mấu chốt của Chiến lƣợc tăng trƣởng và xóa đói

giảm nghèo.

Liên quan đến vấn đề tăng trƣởng và giảm nghèo, Quy hoạch phát triển kinh tế- xã

hội của tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 cũng xác định việc tăng trƣởng kinh tế phải gắn

Page 34: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

29

với mục tiêu tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo còn

khoảng 15% vào năm 2010. Một số giải pháp đã đƣợc xác định nhằm đạt mục tiêu

tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo của tỉnh, bao gồm: Ban hành các chính sách hỗ

trợ, đào tạo nghề, cung cấp thông tin, giới thiệu việc làm nhằm làm tăng cơ hội cho

ngƣời nghèo tham gia vào các hoạt động kinh tế, giúp họ có thu nhập để giảm nghèo;

Khuyến khích tạo cơ hội để hộ nghèo tự lực vƣợt nghèo thông qua các chính sách trợ

giúp nhƣ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, ƣu đãi

tín dụng, hỗ trợ dạy nghề, hƣớng nghiệp tạo việc làm; Đẩy mạnh tập huấn cho ngƣời

nghèo về kiến thức và kỹ năng sản xuất; Tăng cƣờng, hỗ trợ giúp đỡ ngƣời nghèo

đƣợc tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản thông qua các chính sách về giáo dục, y

tế, nhà ở, đất ở, nƣớc sinh hoạt, các hạ tầng phục vụ dân sinh; cải thiện sự tham gia

đóng góp ý kiến của ngƣời dân trong quá trình ra quyết định đối với các chƣơng

trình, dự án, cơ chế chính sách xóa đói giảm nghèo.

Phù hợp với chiến lƣợc tăng trƣởng và giảm nghèo chung của cả nƣớc và tỉnh Hòa

Bình, dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 đƣợc thực hiện nhằm

mục tiêu giúp cải thiện các cơ hội sản xuất, thu nhập, việc làm và thị trƣờng cho

đồng bào nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã và huyện khó khăn của tỉnh

Hòa Bình, góp phần phát triển sinh kế và giảm nghèo bền vững. Việc thực hiện thành

công dự án Giảm nghèo chắc chắn sẽ mang lại những đóng góp quan trọng trong việc

đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng và giảm nghèo của cả nƣớc nói chung và tỉnh Hòa

Bình nói riêng.

IV. Liên hệ với các dự án khác đang thực hiện trên địa bàn

1. Các Dự án đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Dự án Giảm nghèo Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 sẽ bổ sung, hỗ trợ và đƣợc lồng

ghép với các dự án đang thực hiện tại Tỉnh. Đó là:

Chương trình 135 giai đoạn II:

Chƣơng trình 135 giai đoạn 2 với tổng vốn đầu tƣ 459.531 triệu đồng đang thực hiện

tại Tỉnh Hoà Bình trên phạm vị 69 xã thuộc 10 huyện với mục tiêu tổng quát là tạo

sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo

hƣớng sản xuất gắn với thị trƣờng; cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho

đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm

khoảng cách thu nhập giữa các dân tộc và giữa các vùng trong tỉnh.

Các mảng hoạt động chính của chƣơng trình bao gồm:

- Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển địch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản

xuất của đồng bào các dân tộc.

- Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn;

- Đào tạo bồi dƣỡng, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế của cán bộ cơ

sở, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng.

- Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để

nâng cao nhận thức pháp luật.

Page 35: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

30

Các dự án liên quan khác

Trong giai đoạn này, trên địa bàn tỉnh có 45 dự án đang thực hiện. Tỉnh tiếp nhận 16

dự án ODA, 28 dự án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ, với tổng vốn đầu tƣ là

1.213.856 triệu đồng

- 16 dự án ODA, tổng vốn 666.693 triệu đồng

+ 6 dự án lâm nghiệp, phát triển nông nghiệp, tổng vốn 225.301 triệu đồng

+ 5 dự án Y tế với tổng vốn 202.986 triệu đồng,

+ 4 dự án Cơ sở hạ tầng, tổng vốn 201.306 triệu đồng

+ 1 dự án nâng cao năng lực, tổng vốn 37.100 triệu đồng

- 28 dự án viện trợ bằng vốn NGO (tổng vốn 87.632 triệu đồng) đƣợc đầu tƣ chủ

yếu vào các lĩnh vực sau:

+ 7 dự án lâm nghiệp, phát triển nông nghiệp, tổng vốn 29.843 triệu đồng

+ 6 dự án Cơ sở hạ tầng, tổng vốn 23.986 triệu đồng

+ 6 dự án thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội, tổng vốn 18.567 triệu đồng

+ 5 dự án nâng cao năng lực, giáo dục, tổng vốn 10.254 triệu đồng

+ 3 dự án Y tế với tổng vốn 4.982 triệu đồng,

Các dự án đƣợc thực hiện trên địa bàn đã góp phần tích cực cho phát triển kinh tế, xã

hội, cơ sở hạ tầng của Tỉnh, đặc biệt là nông nghiệp, lâm nghiệp và phát triển nông

thôn, nâng cao khả năng tiếp cận với thị trƣờng của ngƣời dân, phát triển y tế, giáo

dục, văn hoá xã hội

(Danh sách chi tiết các dự án đang thực hiện trên địa bàn tỉnh được mô tả tại phụ lục)

2. Mối liên hệ giữa Dự án giảm nghèo giai đoạn 2010-2015 với các dự án trên

Các chƣơng trình, dự án hiện nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nhƣ đã trình bày chủ

yếu tập trung vào nâng cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, phát triển nông – lâm

nghiệp và đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng.

Dự án Giảm nghèo Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 đƣợc nghiên cứu, tính toán, đảm

bảo lồng ghép có hiệu quả các dự án khác đang triển khai trên địa bàn. Trƣớc hết, dự

án Giảm nghèo trong sự phối hợp chặt chẽ với các dự án khác để hình thành một

nguồn lực đầu tƣ tổng thể nhằm tạo ra những tác động đáng kể tới tình hình đói

nghèo cũng nhƣ sự phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh. Ngoại trừ Chƣơng trình 135,

các dự án khác trên địa bàn hiện nay đều là những dự án có quy mô nhỏ (dƣới 100 tỷ

đồng), trong khi đó nhu cầu đầu tƣ của Tỉnh là rất lớn. Chính vì thế, những nguồn lực

đầu tƣ hiện nay của Chƣơng trình 135 giai đoạn 2 và các dự án khác chƣa đủ đáp ứng

để giải quyết nhanh chóng các thiếu hụt về cơ sở hạ tầng và dịch vụ cũng nhƣ những

nhu cầu khác về phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt tại những địa bàn khó khăn của

Tỉnh. Do vậy, dự án Giảm nghèo sẽ là một nguồn lực bổ sung quan trọng để đảm bảo

tính cộng hƣởng và lồng ghép có ý nghĩa với các chƣơng trình, dự án đó. Mặt khác,

do toàn bộ hoạt động đầu tƣ trong Dự án Giảm nghèo sẽ đƣợc lồng ghép vào và trở

thành một bộ phận không tách rời của Kế hoạch phát triển Kinh tế- xã hội 5 năm

2011-2015 và hàng năm của các xã, huyện và tỉnh nên dự án Giảm nghèo sẽ đƣợc

lồng ghép tối đa đối với các chƣơng trình, dự án khác trên cùng địa bàn đầu tƣ.

Page 36: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

31

Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 đảm bảo không chồng chéo

với các chƣơng trình, dự án khác đang thực hiện. Mặc dù Dự án Giảm nghèo và một

số dự án đang triển khai có thể có những điểm gần giống nhau nhƣng hoàn toàn

không bị trùng lắp xét trên các khía cạnh: nội dung hoạt động, mục tiêu và cách thức

tổ chức thực hiện dự án. Cụ thể nhƣ sau:

Về địa bàn:

Trong tổng số 45 dự án hiện đang thực hiện trên địa bàn tỉnh, có 26 dự án có địa

bàn hoạt động hoàn toàn khác với địa bàn thực hiện dự án Giảm nghèo. Những dự

án còn lại có tuy có địa bàn trùng với vùng dự án Giảm nghèo ở một vài huyện

nhƣng lại có nội dung hoạt động và mục tiêu hoàn toàn khác nhau.

Về mục tiêu và hoạt động dự án:

- Trong lĩnh vực đầu tƣ cơ sở hạ tầng, hiện nay trên địa bàn các huỵên dự án đã có

một số dự án về cơ sở hạ tầng nhƣ: dự án Đƣờng 433- Đà Bắc đoạn Km55-84, dự

án Kè sạt lở đƣờng 433 đoạn Km43-84, huyện Đà Bắc; dự án Nâng cấp hồ Ngọc

Lƣơng, huyện Yên Thủy, dự án 135 giai đoạn II... tuy nhiên do nhu cầu đầu tƣ rất

lớn nên các dự án vẫn chƣa đủ để cải thiện cơ sở hạ tầng một cách toàn diện. Các

dự án này thực hiện đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng giao thông và thủy lợi nhƣng với

quy mô lớn, trong khi đó các hoạt động đầu tƣ cơ sở hạ tầng của dự án Giảm

nghèo đều ở quy mô nhỏ và vừa, bao gồm đƣờng giao thông trong xã, công trình

thủy lợi nhỏ. Do vậy, dự án Giảm nghèo sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở

hạ tầng một cách toàn diện.

- Trong lĩnh vực đầu tƣ phát triển nông, lâm nghiệp, hiện nay, trên địa bàn các

huyện dự án có một số dự án, chƣơng trình đang đƣợc triển khai nhằm hỗ trợ việc

cung cấp dịch vụ nông nghiệp (Chƣơng trình Cung cấp dịch vụ công trong nông

nghiệp và phát triển nông thôn P-SARD) hay tập trung hỗ trợ phát triển nông

nghiệp thuần túy (nhƣ Chƣơng trình Hỗ trợ phát triển huyện Đà Bắc, Dự án phát

triển nông thôn huyện Tân Lạc, Dự án Thí điểm tiếp cận thị trƣờng tổng hợp

nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn thiên nhiên: Nâng cao đời sống cộng đồng vùng

đệm để giảm thiểu tác động lên tài nguyên thiên nhiên). Tuy nhiên, các chƣơng

trình, dự án này không tập trung vào các tác động hỗ trợ sinh kế và các dịch vụ

sản xuất cho nhóm hộ theo chuỗi giá trị cho sản phẩm, phát triển các ngành

truyền thống và mở rộng cơ hội liên kết thị trƣờng nhƣ dự án Giảm nghèo sẽ thực

hiện.

- Chƣơng trình 135 giai đoạn 2 đƣợc thực hiện từ năm 2006 và sẽ kết thúc vào năm

2010, do vậy, dự án Giảm nghèo giai đoạn 2- dự kiến đƣợc bắt đầu triển khai vào

tháng 7 năm 2010, sẽ có vai trò tiếp tục hỗ trợ, bảo đảm tính liên tục cho công tác

giảm nghèo của Hòa Bình.

Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 đƣợc thiết kế với những

tính mới, những điểm nhấn nhằm phát huy những thành công đồng thời khắc

phục những mặt còn hạn chế bộc lộ trong quá trình thực hiện dự án Giảm nghèo

giai đoạn 1 cũng nhƣ Chƣơng trình 135:

+ Trƣớc hết, dự án Giảm nghèo đảm bảo đƣợc lồng ghép hoàn toàn vào kế

hoạch phát triển kinh tế 5 năm và hàng năm của tỉnh và các huyện dự án, do

vậy, dự án sẽ có tác dụng tăng cƣờng sự phối hợp trong các quá trình lập kế

hoạch, phân bổ ngân sách và quản lý các nguồn lực đầu tƣ, nhằm trực tiếp

Page 37: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

32

củng cố năng lực lập kế hoạch cũng nhƣ triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-

xã hội cho cấp quản lý tại địa phƣơng.

+ Dự án Giảm nghèo cũng tập trung vào sinh kế thông qua thực hiện thúc đẩy

những sáng kiến của địa phƣơng trong việc hỗ trợ sản xuất và hoạt động của

các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Các hoạt động này sẽ tập trung vào cải thiện

sinh kế, thúc đẩy mối liên hệ với thị trƣờng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát

triển sản xuất, kinh doanh, đem lại cơ hội việc làm và thu nhập trực tiếp cho

ngƣời nghèo.

+ Dự án cũng chú trọng đến việc giảm thiểu rủi ro thiên tai thông qua việc hỗ trợ

lập kế hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai cho chính quyền địa phƣơng và cộng

đồng cũng nhƣ lồng ghép các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai trong quá

trình xây dựng các công trình hạ tầng. Hoạt đồng này nhằm xây dựng tính sẵn

sàng đối phó với thiên tai, góp phần bảo đảm an toàn tài sản cho cộng đồng và

hộ gia đình nông thôn của tỉnh.

+ Hơn nữa, dự án Giảm nghèo cũng đƣợc thiết kế với mục tiêu ƣu tiên phụ nữ,

đặc biệt là phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số. Dự án sẽ hỗ trợ các hoạt

động theo nhu cầu của phụ nữ nhằm nâng cao vị thế kinh tế và xã hội của phụ

nữ cả trong gia đình và cộng đồng, góp phần vào quá trình đẩy mạnh thực

hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ tại các xã vùng dự án.

Về cách thức tổ chức thực hiện:

- Với các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cộng đồng, tăng cƣờng sự tham gia

của ngƣời dân trong tất cả các khâu của dự án từ thiết kế, triển khai đến giám sát,

đặc biệt việc đóng góp của ngƣời dân đƣợc coi nhƣ một phần vốn đối ứng là một

nét nổi bật của dự án Giảm nghèo giai đoạn 2010-2015, hỗ trợ mạnh mẽ cho

những hoạt động của các dự án khác.

- Chƣơng trình 135 và một số dự án khác cũng đã thực hiện phân cấp cho UBND

huyện làm chủ đầu tƣ đối với tiểu dự án trên địa bàn huyện nhƣng mức độ phân

cấp chƣa cao, giá trị dự án cũng rất nhỏ, vì vậy việc phân bổ một lƣợng vốn lớn

cho xã làm chủ đầu tƣ là rất cần thiết. Bên cạnh việc nâng cao năng lực cho chính

quyền địa phƣơng, việc đầu tƣ sẽ sâu sát và phù hợp với điều kiện của từng thôn,

bản, từ đấy góp phần cải thiện cơ hội sinh kế của từng hộ dân, phát triển bền vững

hoạt động sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp của các xã

Có thể khẳng định, dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình là một sự bổ sung, phối hợp và

củng cố những cải tiến trong quá trình triển khai các chƣơng trình mục tiêu của

Chính phủ, đặc biệt là Chƣơng trình 135 giai đoạn 2 cũng nhƣ toàn bộ nỗ lực giảm

nghèo trên địa bàn Tỉnh. Do vậy, dự án Giảm nghèo chắc chắn sẽ đƣợc phối hợp hiệu

quả đồng thời đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp với các chƣơng trình dự án khác.

V. Sự cần thiết phải đầu tƣ dự án

Để góp phần vào thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2011-2015 của

tỉnh Hòa Bình và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội cho đến năm 2020 thì

việc thực hiện dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010- 2015 bằng nguồn

vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Ngân hàng Thế giới là hết sức cần thiết trong bối

cảnh hiện nay. Sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của Dự án Giảm nghèo đối với tiến

Page 38: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

33

trình phát triển kinh tế- xã hội và xóa đói giảm nghèo của Tỉnh xuất phát từ những lý

do sau:

Những khó khăn trong phát triển kinh tế- xã hội:

- Mặc dù đã đạt những kết quả nhất định trong phát triển kinh tế- xã hội những năm

gần đây, Hòa Bình vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển của

Tỉnh:

+ Kinh tế phát triển chƣa thực sự vững chắc, tăng trƣởng chƣa có chiều sâu.

Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; sản xuất kinh doanh gặp

nhiều khó khăn. Cơ cấu kinh tế công – nông – dịch vụ tuy có chuyển biến

nhằm tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nhƣng tốc độ chuyển dịch còn

chậm và nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

+ Khu vực kinh tế ở nông thôn còn rất nhiều khó khăn cần sớm khắc phục, đó là

cơ sở hạ tầng thiết yếu hỗ trợ phát triển kinh tế chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ, cơ

cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch chậm, việc cơ giới hóa còn

hạn chế. Sản xuất nông nghiệp cũng còn phân tán, sản phẩm hàng hóa ít và

chất lƣợng chƣa cao, vì vậy tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của những sản

phẩm này chƣa cao và thiếu bền vững.

+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, nhất là công nghiệp

chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề thủ công phát triển chậm, chƣa thu hút

đƣợc lao động. Chƣa tạo ra đƣợc các vùng nguyên liệu lớn phục vụ sản xuất

công nghiệp.

+ Khoảng cách chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giữa vùng đồng bào dân

tộc miền núi so với các vùng khác có xu hƣớng gia tăng. Tỷ lệ hộ nghèo còn

cao, nguy cơ tái nghèo lớn. Khả năng tiếp cận của đồng bào dân tộc thiểu số

đối với các dịch vụ kinh tế - xã hội cơ bản nhƣ giáo dục, y tế, tín dụng ... còn

hạn chế. Hỗ trợ của nhà nƣớc cho các vùng đồng bào dân tộc ở một số nơi

chƣa đạt hiệu quả cao.

+ Chất lƣợng nguồn nhân lực tuy đã đƣợc đầu tƣ nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc các

nhu cầu, đặc biệt nhu cầu về nguồn lao động có tay nghề, đã qua đào tạo cho

ngành công ghiệp và dịch vụ.

+ Thu nhập giữa thành thị, nông thôn và giữa các vùng còn nhiều chênh lệch.

Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở nông thôn, nhất là ngƣời có thu

nhập thấp, ngƣời nghèo và dân cƣ vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai còn

nhiều khó khăn.

- Một số dự án và chƣơng trình của Chính phủ cũng nhƣ của một số nhà tài trợ

quốc tế đã và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh, góp phần cải thiện đời sống nhân

dân, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần. Song nguồn lực đầu tƣ, hỗ trợ ít, nhu cầu đầu tƣ lại

lớn, nên tình hình kinh tế - xã hội tại Hòa Bình chƣa có sự chuyển biến mạnh.

Mục tiêu phát triển và nhu cầu vốn đầu tư:

- Do những khó khăn vẫn còn tồn tại kể trên, Hòa Bình cần chú trọng đẩy mạnh

phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là cần những “cú hích lớn”

mang tính đồng bộ và toàn diện về kinh tế nhằm phát triển kinh tế nhanh, bền

vững, đời sống nhân dân đƣợc nâng cao, từng bƣớc đƣa Hòa Bình ra khỏi tỉnh

nghèo vào năm 2015 và trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Một số mục

Page 39: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

34

tiêu cụ thể trong giai đoạn 2008-2015 đã đƣợc đề ra trong Quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020 của Hòa Bình đó là: tốc độ tăng GDP

khoảng 11,1%/năm giai đoạn 2008-2010, 2011-2015 tốc độ tăng GDP khoảng

12%/năm, GDP đầu ngƣời đạt 10,1 triệu năm 2010 và 21 triệu năm 2015…

- Về tổng quan, để đạt đƣợc những mục tiêu đó, Hòa Bình cần huy động đƣợc một

lƣợng vốn đầu tƣ phát triển lớn. Cụ thể, nhu cầu vốn đầu tƣ trong giai đoạn 2008-

2020 là khoảng 124.364 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2008-2010 là 11.824 tỷ đồng,

và giai đoạn 2011-2015 là 36.739 tỷ đồng. Để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ trong thời

gian tới, Tỉnh cần phải huy động số vốn đó từ mọi nguồn lực, trong đó nguồn nội

lực là chủ yếu, gồm có nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, vốn tự có doanh

nghiệp nhà nƣớc, vốn tín dụng nhà nƣớc, nguồn vốn đầu tƣ từ doanh nghiệp ngoài

quốc doanh và dân cƣ ... Theo dự kiến, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ từ

nguồn nội lực của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015 (bao gồm vốn ngân sách địa

phƣơng, vốn tín dụng nhà nƣớc, vốn tự có và vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp

nhà nƣớc, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tƣ nhân) chỉ đạt khoảng 90%. Để

đáp ứng 10% tổng nhu cầu vốn đầu tƣ còn thiếu, Hòa Bình cần nhận đƣợc hỗ trợ

từ Ngân sách Trung ƣơng cũng nhƣ tranh thủ các nguồn tài trợ ODA. Trong bối

cảnh đó, dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 với tổng vốn đầu

tƣ dự kiến khoảng 370 tỷ, chiếm 10% số vốn còn thiếu sẽ đóng góp một nguồn

lực hết sức quan trọng cho việc đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế- xã hội của Tỉnh

trong thời gian tới.

Những đóng góp mà dư án Giảm nghèo sẽ mang lại cho Hòa Bình:

- Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 góp phần xóa đói giảm

nghèo, đảm bảo sự tăng trƣởng bền vững, tạo việc làm, đa dạng hóa các hoạt

động sinh kế cho từng thôn, bản, tạo cơ hội cho ngƣời nghèo tăng thu nhập, phát

triển sản xuất gắn với thị trƣờng, khai thác hợp lý tiềm năng sẵn có tại địa

phƣơng.

- Dự án góp phần phát triển đồng bộ các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các hoạt động

hỗ trợ nông nghiệp, công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng để tạo cơ hội cho các xã

nghèo, vùng nghèo, ngƣời nghèo tiếp cận với các dịch vụ công.

- Dự án đẩy mạnh phân cấp thông qua tăng cƣờng năng lực quản lý, điều hành cho

chính quyền xã và cán bộ thôn bản, năng lực lập kế hoạch, thực thi, quản lý tài

chính và giám sát dự án tại tất cả các cấp trong vùng dự án.

- Dự án nâng cao vai trò của phụ nữ, thực hiện dân chủ cơ sở, khuyến khích sự

tham gia của cộng đồng bằng cách cho các hộ dân quyết định chính trong việc

thiết kế, triển khai và giám sát dự án

Page 40: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

35

CHƢƠNG III

MÔ TẢ DỰ ÁN, THIẾT KẾ, CÁC NGUỒN LỰC, CÁC KẾT QUẢ

I. Nguyên tắc chung thực hiện dự án và quy trình tham vấn cộng đồng

1. Nguyên tắc chung

Quá trình lập kế hoạch và thực hiện dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn

2010-2015 đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Thứ nhất là có sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch và triển

khai dự án. Để có thể thực hiện công tác giảm nghèo bền vững thì cần có sự hợp

tác và có hiệu quả của nhiều đối tƣợng khác nhau, các tổ chức quần chúng, các hộ

gia đình, các cơ qụan Nhà nƣớc… Do đó, để đảm bảo những ngƣời chịu ảnh

hƣởng của dự án đƣợc tham gia vào việc quyết định dự án, với tƣ cách là đối

tƣợng thụ hƣởng của dự án, ngƣời dân các vùng dự án sẽ đƣợc tham gia ý kiến

cũng nhƣ tham gia đầy đủ trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và sử

dụng các khoản đầu tƣ của dự án. Điều này sẽ làm tăng ý thức làm chủ của đối

tƣợng hƣởng lợi, đồng thời nâng cao cao năng lực quản lý và tổ chức của địa

phƣơng, từ đó nâng cao tính bền vững của dự án. Ngƣời dân có quyền tham gia

vào việc ra quyết định vì kết quả của các quyết định trong cộng đồng sẽ ảnh

hƣởng đến cuộc sống của họ. Mục đích của nguyên tắc này là đảm bảo thu đƣợc

những kết quả của dự án tốt hơn vì chính ngƣời dân biết rõ nhất là họ cần gì cũng

nhƣ những khả năng của họ. Mặt khác, với nguyên tắc có sự tham gia của cộng

đồng, các nguồn lực sẵn có của cộng đồng sẽ đƣợc huy động trong quá trình thực

hiện dự án, nhờ đó giảm bớt các chi phí, tăng hiệu quả kinh tế của dự án.

- Thứ hai, mọi ngƣời dân đều có quyền đƣợc tham vấn, đặc biệt là phụ nữ và những

ngƣời yếm thế trong xã hội phải đƣợc ƣu tiên. Phải đảm bảo rằng ngƣời dân trong

vùng dự án đƣợc tham vấn đầy đủ trong quá trình thiết kế và thực hiện dự án với

các phƣơng tiện và cách thức tham vấn hiệu quả nhất, đặc biệt đối với đồng bào

ngƣời dân tộc thiểu số. Ngôn ngữ và cách thức truyền thông tới ngƣời dân tộc

thiểu số phải đƣợc lựa chọn một cách phù hợp nhất để có thể mang lại hiệu quả

cao nhất (sách bằng âm thanh và bằng tiếng địa phƣơng- audio books);

- Thứ ba, đảm bảo sự minh bạch, công khai, dân chủ trong thực hiện và quản lý dự

án, tránh thất thoát, lãng phí, chồng chéo. Ngƣời dân trong vùng dự án phải đƣợc

cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về nội dung dự án (mục tiêu dự án, các hợp

phần, tiểu hợp phần dự án, các nguyên tắc chủ yếu để đề xuất và lựa chọn hoạt

động dự án; khung chính sách đền bù và phục hồi cuộc sống của những ngƣời bị

ảnh hƣởng bởi dự án,...). Việc lựa chọn, ra quyết định các hoạt động của dự án

đƣợc thực hiện công khai, dân chủ đến mọi ngƣời dân. Ngoài ra, toàn bộ thông tin

khác liên quan đến dự án, bao gồm cả những thông tin tài chính trong các xã dự

án ở tất cả các giai đoạn của dự án cũng sẽ đƣợc công khai.

- Thứ tƣ, dự án đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý đấu thầu mua sắm, quản

lý tài chính và chính sách an toàn môi trƣờng, xã hội của Chính phủ Việt Nam và

Ngân hàng Thế giới.

- Thứ năm, trong giai đoạn thiết kế dự án, chỉ thực hiện tham vấn và lập kế hoạch

cho các hoạt động của 18 tháng đầu tiên của Dự án mà không tham vấn và lập kế

Page 41: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

36

hoạch cho các hoạt động của 42 tháng còn lại của Dự án. Khoản kinh phí dành

cho 42 tháng còn lại của dự án sẽ chỉ để thành một mục với tên gọi là “chƣa phân

bổ” và sẽ đƣợc lập kế hoạch chi tiết sau khi Dự án đã đi vào hoạt động, theo

hƣớng dẫn cụ thể trong Sổ tay PIM.

- Thứ sáu, việc lập kế hoạch và thực hiện dự án từ năm 2011 đến năm 2015 phải

đảm bảo phù hợp và đƣợc lồng ghép hoàn toàn vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã

hội 5 năm 2011-2015 và kế hoạch hàng năm của địa phƣơng. Ban Quản lý dự án

huyện sẽ đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo sự lồng ghép các hoạt động

dự án tại cấp xã vào kế hoạch hàng năm của xã cũng nhƣ kế hoạch 5 năm và hàng

năm của huyện dự án.

2. Quy trình tham vấn cộng đồng

Bước 1: Họp thôn bản và xác định các hoạt động ưu tiên

- Chủ trì cuộc họp thôn bản: Là một cán bộ Ban Phát triển xã, cán bộ Ban Quản lý

dự án huyện có thể hỗ trợ trong một vài cuộc họp để triển khai thí điểm.

- Địa điểm tổ chức cuộc họp: Tại nơi sinh hoạt công cộng của thôn bản hoặc một

địa điểm khác phù hợp, thuận tiện cho việc đi lại của ngƣời dân và đủ rộng để bà

con có thể ngồi và nghe đƣợc các nội dung của cuộc họp và có thể phát biểu ý

kiến khi cần (nhà sinh hoạt cộng đồng/nhà họp thôn). Ngƣời già yếu, phụ nữ phải

đƣợc bố trí chỗ ngồi thuận tiện nhất trong cuộc họp và đƣợc khuyến khích phát

biểu ý kiến.

- Cách thức thông báo thời gian họp: Trƣởng thôn chủ trì thông báo thời gian, địa

điểm, nội dung chủ yếu của cuộc họp tới từng gia đình trƣớc ít nhất là 1 ngày để

bà con có thể bố trí tham gia. Thời điểm tổ chức cuộc họp đảm bảo phù hợp nhất

với công việc đồng áng, nƣơng rẫy của bà con, tránh tổ chức họp trong giờ sản

xuất.

- Thành phần tham gia cuộc họp: bao gồm đại diện của Ban Phát triển xã, đại diện

Ban Giám sát xã và tất cả các hộ gia đình trong thôn bản, cả vợ và chồng đều

đƣợc mời tham gia. Nếu gia đình nào cử một đại diện đi thì ngƣời vợ hoặc ngƣời

phụ nữ trong gia đình (con gái, con dâu) nên đƣợc ƣu tiên tham gia. Ngƣời già,

ngƣời neo đơn... phải đƣợc ƣu tiên tham gia và cần đƣợc hỗ trợ đƣa tới tham gia

cuộc họp trong trƣờng hợp có khó khăn trong việc đi lại.

- Cách thức tiến hành cuộc họp:

+ Ngƣời chủ trì cuộc họp giới thiệu thành phần tham gia cuộc họp, nêu mục đích

cuộc họp, các thông tin cơ bản của dự án, Danh mục các hoạt động hợp lệ có

thể đƣợc lựa chọn đầu tƣ, cách thức bỏ phiếu lựa chọn hoạt động, cử ngƣời

làm thƣ ký cuộc họp và ghi biên bản.

+ Ngƣời dân tiến hành thảo luận, trao đổi ít nhất là 45 phút. Phụ nữ đƣợc tổ

chức thảo luận theo một hoặc một số nhóm riêng để có nhiều cơ hội hơn trong

việc nêu các ý kiến, nguyện vọng của mình.

+ Ngƣời chủ trì ghi danh sách các hoạt động do bà con đề xuất lên giấy khổ to

(Danh sách dài), loại bỏ ngay các hoạt động trùng lắp hoặc nằm trong Danh

mục các hoạt động không hợp lệ. Phụ nữ, ngƣời già yếu đƣợc ƣu tiên đề xuất

trƣớc. Các hoạt động đƣợc sắp xếp thứ tự ƣu tiên theo hình thức bỏ phiếu.

Page 42: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

37

+ Tiến hành kiểm phiếu và sắp xếp các hoạt động theo thứ tự ƣu tiên từ 1 trở

xuống. Danh sách ƣu tiên này đƣợc đọc công khai và ghi vào biên bản cuộc

họp. Trƣởng thôn bản, đại diện thôn bản (đã đƣợc bầu chọn) và đại diện Ban

Phát triển xã thay mặt bà con ký vào biên bản.

- Trong quá trình tổ chức tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng về danh mục đầu tƣ, các

cán bộ xã cần chú ý sử dụng ngôn ngữ địa phƣơng trong quá trình điều hành cuộc

họp và sử dụng phiên dịch sang tiếng dân tộc thiểu số nếu cần thiết đồng thời đảm

bảo tất cả bà con tham dự có thể nghe rõ các nội dung.

Bước 2: Họp Ban Phát triển xã và lựa chọn các hoạt động ưu tiên

- Sau khi đã tổ chức họp xong tại tất cả các thôn bản, Ban Phát triển xã tiến hành

tổng hợp các hoạt động ƣu tiên do các thôn bản đề xuất thành một Danh sách dài

các hoạt động ƣu tiên của toàn xã.

- Ban Phát triển xã tổ chức một cuộc họp tại Uỷ ban nhân dân xã với sự tham gia

của toàn bộ các thành viên Ban Phát triển xã, đặc biệt là toàn bộ đại diện của các

thôn bản nhƣ đã đƣợc bầu. Trƣởng thôn bản (nếu không nằm trong danh sách 2

đại diện của thôn) phải đƣợc mời tham dự cuộc họp để nắm nội dung và thực hiện

các công việc tiếp theo.

- Tại cuộc họp, Danh sách dài nêu trên đƣợc công bố và tiến hành bỏ phiếu bầu

chọn ra Danh sách hoạt động đề xuất của xã. Trừ các đề xuất về đầu tƣ cơ sở vật

chất, các đề xuất khác trong danh sách cần đƣợc bàn bạc và dự kiến sơ bộ cách

thức thực hiện. Ban Phát triển xã phải đảm bảo rằng các hoạt động đã đƣợc hoặc

sắp đƣợc các chƣơng trình, dự án khác tài trợ sẽ không nằm trong Danh sách hoạt

động đề xuất của xã.

Bước 3: Tổng hợp và trình danh sách các hoạt động lên Ban Quản lý dự án

huyện

Ban Phát triển xã tổng hợp các hoạt động đã đƣợc lựa chọn theo mẫu, tính toán và

điền thêm các thông số còn thiếu và trình lên Ban Quản lý dự án huyện.

Bước 4: Ban Quản lý dự án huyện thống nhất lựa chọn hoạt động và thông

báo cho Ban Phát triển xã

Ban Quản lý dự án huyện cân đối, tiến hành lựa chọn các hoạt động cuối cùng

đƣợc đƣa vào bản Kế hoạch dự án năm sau khi đã bố trí lồng ghép với các hoạt

động của các chƣơng trình, dự án khác trên địa bàn và thông báo lại cho Ban Phát

triển xã biết. Các hoạt động không đƣợc lựa chọn cần đƣợc nêu rõ lý do bị loại

bỏ.

Bước 5: Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 2011-2015

Với các hoạt động từ năm 2011-2015, Ban Quản lý dự án huyện làm việc với các

phòng ban chức năng của huyện để đƣa các hoạt động của dự án đã đƣợc lựa chọn

vào Kế hoạch năm của từng xã dự án cũng nhƣ của toàn huyện.

Bước 6: Ban Phát triển xã công khai thông tin cho người dân được biết

Ban Phát triển xã thông tin công khai cho bà con đƣợc biết về danh mục các hoạt

động đã đƣợc lựa chọn. Các hoạt động không đƣợc lựa chọn cũng phải đƣợc nêu

lý do cụ thể. Hình thức truyền thông, thông tin áp dụng bằng một số hình thức

nhƣ đọc nhiều lần trên đài truyền thanh của xã (có thể dịch sang tiếng dân tộc),

Page 43: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

38

phóng to thành khổ lớn và dán tại nơi công cộng nhƣ Ủy ban nhân dân xã, trạm y

tế, nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn bản, phát tờ rơi.

3. Quá trình tham vấn cộng đồng trong giai đoạn 18 tháng đầu của dự án

Qui trình phổ biến thông tin dự án và tham vấn cộng đồng:

- Tháng 5/2009, sau khi có Văn bản về việc hƣớng dẫn xây dựng Báo cáo nghiên

cứu khả thi Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc giai đoạn 2 (2010-

2015); Sở Kế hoạch và Đầu tƣ chỉ đạo và cử cán bộ phối hợp với Uỷ ban nhân

dân các huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, Ủy ban nhân dân các xã

thực hiện tham vấn cộng đồng tại thôn bản vùng dự án.

- Quy trình phổ biến thông tin dự án và tham vấn đƣợc thực hiện nhƣ sau:

+ Bƣớc 1: Họp ở tỉnh phổ biến nội dung thiết kế dự án, cách tiếp cận xây dựng

dự án cho các thành viên Ban chỉ đạo dự án của tỉnh, lãnh đạo UBND các

huyện, các Sở ban ngành có liên quan, các Ban chuẩn bị dự án huyện.

+ Bƣớc 2: Ban chuẩn bị dự án tỉnh, đơn vị tƣ vấn phối hợp với Ban chuẩn bị dự

án các huyện tổ chức cuộc họp tại các huyện vùng dự án để phổ biến nội dung

thiết kế dự án, cách tiếp cận xây dựng dự án cho các cán bộ thuộc các ban

ngành của huyện tham gia chuẩn bị dự án và lãnh đạo UBND xã, các đoàn thể

các xã dự án.

+ Bƣớc 3: Ban chuẩn bị dự án các huyện phối hợp với đơn vị tƣ vấn tổ chức các

cuộc họp ở trụ sở UBND của các xã vùng dự án nhằm phổ biến nội dung dự

án, cách tiếp cận xây dựng dự án cho các cán bộ của xã và đại diện tất cả các

bản thuộc xã (mỗi xã có ít nhất 2 đại diện gồm 1 trƣởng bản và 1 ngƣời thuộc

chi hội phụ nữ bản).

+ Bƣớc 4: Ban chuẩn bị dự án tỉnh phối hợp cùng đơn vị tƣ vấn và Ban chuẩn bị

dự án huyện tiến hành làm việc tại 02 xã của mỗi huyện để hƣớng dẫn các nội

dung đƣợc ƣu tiên đầu tƣ, các đề xuất không đƣợc đầu tƣ, làm thí điểm cho

việc triển khai các xã còn lại.

+ Bƣớc 5: Các thành viên ban chuẩn bị dự án huyện phối hợp với UBND các xã

vùng dự án tổ chức họp bản. Thành phần tham gia là đại diện tất cả các hộ dân

trong bản, trong đó tối thiểu 25% đại diện cho các hộ là phụ nữ. Nội dung

cuộc họp là phổ biến nội dung của dự án bao gồm quyền lợi, trách nhiệm của

ngƣời dân, tổ chức tham vấn ngƣời dân về các hoạt động của dự án trên địa

bàn thôn bản, các cuộc họp thôn bản đều có biên bản họp với các chữ ký của

đại diện thôn bản, xã và Ban chuẩn bị dự án huyện, kèm theo danh mục các

hoạt động do ngƣời dân đề xuất theo hƣớng dẫn của cán bộ chủ trì cuộc họp.

Sau khi tổ chức họp tất cả các thôn bản, cán bộ xã tổng hợp các hoạt động đề

xuất của các bản trong xã, gửi cho Ban chuẩn bị dự án huyện tổng hợp.

+ Bƣớc 6: Ban chuẩn bị dự án của huyện tổng hợp các đề xuất hoạt động của

các xã dự án, gửi về Ban chuẩn bị dự án tỉnh tổng hợp vào Báo cáo nghiên

cứu khả thi của tỉnh.

+ Bƣớc 7: Ban chuẩn bị dự án tỉnh tổng hợp toàn bộ các số liệu để hoàn thành

Báo cáo Nghiên cứu khả thi của tỉnh. Sau khi Báo cáo nghiên cứu khả thi

đƣợc chấp thuận, phê duyệt, nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ đƣợc

thông báo cho huyện, xã đƣợc biết.

Page 44: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

39

II. Quy trình lập kế hoạch dự án

1. Các nguyên tắc cơ bản để lựa chọn các hoạt động dự án

- Cấp nào là chủ đầu tƣ của hoạt động dự án nào thì có trách nhiệm chủ trì để

tham vấn với cộng đồng hƣởng lợi và các bên có liên quan để lựa chọn, đề

xuất các hoạt động dự án đó và có trách nhiệm làm đầu mối và/hoặc chủ trì

trong việc lồng ghép với các chƣơng trình, dự án khác trên địa bàn.

- Có sự tham vấn cộng đồng đầy đủ đối với hoạt động dự án, trừ một số hoạt

động có tính chất thƣờng xuyên, mang tính chất quản lý và nhất thiết phải có

trong một dự án truyền thống (quản lý dự án, giám sát, đánh giá, quản lý tài

chính, đào tạo về thủ tục của nhà tài trợ)

- Các hoạt động dự án, đặc biệt các hoạt động sinh kế phải đƣợc lựa chọn theo

một số tiêu chí nhất định và quy trình thống nhất, sẽ đƣợc hƣớng dẫn chi tiết

trong Sổ tay PIM.

2. Phƣơng pháp tiếp cận trong việc lựa chọn các hoạt động dự án

2.1. Phương pháp tiếp cận

Phương pháp tiếp cận có hệ thống và toàn diện

- Nhằm đảm bảo quá trình lựa chọn các hoạt động dự án theo đúng định hƣớng

đầu tƣ, tránh sự trùng lắp, chồng chéo với các chƣơng trình, dự án khác trên

địa bàn, việc xây dựng kế hoạch dự án đƣợc kết hợp chặt chẽ dựa trên các căn

cứ chủ yếu sau:

+ Kết quả tham vấn cộng đồng (xuất phát từ nhu cầu thực tế, ý kiến, mong muốn

của ngƣời dân);

+ Khuôn khổ pháp lý, định hƣớng đầu tƣ, chính sách phát triển của Tỉnh, huyện;

+ Các nguồn lực đầu tƣ, các chƣơng trình, dự án đã và đang thực hiện trên địa

bàn vùng dự án;

+ Các điều kiện thực tiễn; các yếu tố tâm lý, văn hoá, bản sắc dân tộc trên vùng

dự án;

+ Kinh nghiệm triển khai các dự án khác trên địa bàn.

Phương pháp tiếp cận từng bước

Để lập kế hoạch phù hợp và hiệu quả, cần phải tổ chức phân công công việc theo

một trình tự hợp lý. Theo đó, các kết quả của các bƣớc trƣớc sẽ là đầu vào của các

bƣớc tiếp theo. Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 dự kiến

xây dựng Kế hoạch theo 9 bƣớc nhƣ sau:

Page 45: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

40

Bƣớc 1: Ban QLDA tỉnh thông báo định hƣớng đầu tƣ, hƣớng dẫn các huyện dự

án lập kế hoạch hàng năm.

Bƣớc 2: Ban QLDA các huyện thông báo định hƣớng đầu tƣ, hƣớng dẫn các xã

tham gia dự án lập kế hoạch hàng năm.

Bƣớc 3: Ban PTX hƣớng dẫn họp thôn bản, xác định các hoạt động đề xuất đầu tƣ,

trình lên Ban PTX.

Bƣớc 4: Ban PTX họp, tổng hợp và căn cứ trên phƣơng hƣớng đầu tƣ, lựa chọn

các hoạt động ƣu tiên để UBND xã phê duyệt và trình danh sách hoạt động lên

Ban QLDA huyện.

Bƣớc 5: Ban QLDA huyện tổng hợp, đánh giá kết quả hoạt động và phƣơng

hƣớng đầu tƣ năm sau, lựa chọn các hoạt động. Sau khi kế hoạch đƣợc UBND

huyện phê duyệt, Ban QLDA huyện có trách nhiệm trình lên Ban QLDA tỉnh.

Bƣớc 6: Ban QLDA tỉnh làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và các ban ngành

liên quan để tổng hợp thành kế hoạch chung của cả tỉnh. Kế hoạch này sẽ đƣợc

UBND Tỉnh và Ban Chỉ đạo cân nhắc, xem xét. Sau khi Kế hoạch đã đƣợc

UBND Tỉnh phê duyệt, Ban QLDA Tỉnh gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và

Ngân hàng Thế giới xem xét.

Bƣớc 7: Sau khi nhận đƣợc thƣ không phản đối của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và

Ngân hàng Thế giới, Ban QLDA tỉnh thông báo cho các Ban QLDA huyện.

Bƣớc 8: Ban QLDA huyện thông báo cho Ban PTX.

Bƣớc 9: Ban PTX công khai thông tin cho ngƣời dân biết các hoạt động đã đƣợc

lựa chọn.

Bộ KH&ĐT,

WB

6

Ban QLDA tỉnh

Ban QLDA huyện

Ban Phát triển xã

Cộng đồng

dân cƣ

1

2

3

4

5

7

Kế

hoạch

hàng

năm

8

9

Page 46: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

41

Phương pháp tham gia

Sự tham gia đóng góp ý kiến của tất cả các bên liên quan là cơ sở quan trọng để

xác định, lựa chọn hoạt động và xây dựng kế hoạch dự án. Bên cạnh việc lấy ý

kiến cộng đồng ngƣời dân và các cơ quan ban ngành thì việc lấy ý kiến các

chuyên gia trong lĩnh vực liên quan cũng lấy ý kiến các tổ chức chính trị xã hội

(Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên …) trong vùng dự án là hết sức cần

thiết. Việc lập kế hoạch chỉ đƣợc thực hiện hiệu quả khi có sự tham gia tích cực

của các đối tác khác nhau mà ý kiến và những đóng góp của họ là cơ sở quan

trọng nhất để phân tích hoàn cảnh hiện tại một cách toàn diện và đƣa ra phƣơng

hƣớng cũng nhƣ các hoạt động cụ thể cho dự án.

2.2. Phương pháp lựa chọn hoạt động của Dự án

- Đối với Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015, các hoạt động dự

án có thể đƣợc lựa chọn theo các cách khác nhau, đó là lựa chọn theo quá trình và

lựa chọn ngay một lần toàn bộ các hoạt động dự án/tiểu dự án khi thiết kế dự án.

+ Lựa chọn các hoạt động theo quá trình đầu tƣ: Lợi thế của cách lựa chọn này là

đáp ứng tốt nhất các thay đổi nhanh chóng của kinh tế- xã hội của địa phƣơng,

vùng dự án cũng nhƣ của cả nƣớc, sát thực với nhu cầu đầu tƣ (vốn dĩ thay đổi

nhanh chóng theo thời gian). Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có nhƣợc điểm

là có thể dẫn tới chậm trễ của quá trình triển khai dự án trong giai đoạn đầu thực

hiện khi mà bộ máy dự án chƣa vào guồng, các hỗ trợ kỹ thuật còn chƣa sẵn

sàng và các tiểu dự án chƣa đƣợc lựa chọn thì chƣa thể đầu tƣ đƣợc.

+ Lựa chọn các hoạt động ngay một lần: Tuy có lợi thế là ngay sau khi khởi

động dự án có thể tiến hành các hoạt động dự án đƣợc ngay, có thể sẽ có ít

chậm trễ hơn nhƣng cách lựa chọn này cũng có bất lợi. Cụ thể là với các hoạt

động dự án đã đƣợc xác định cho các năm thứ 3-5 của dự án, tính “đáp ứng

với các nhu cầu thực tế” sẽ thấp đi rất nhiều do yếu tố thời gian. Mặt khác,

việc thay đổi các hoạt động này cũng sẽ khá khó khăn, thậm chí không thể do

các cấp chính quyền đã cam kết với ngƣời dân về các tiểu dự án, việc thay đổi

có thể sẽ gây ra xung đột về lợi ích giữa các nhóm cộng đồng. Điều này có thể

dẫn tới hiệu quả đầu tƣ thấp, lãng phí nguồn lực, đầu tƣ chồng chéo...

- Nhƣ vậy, cách lựa chọn hoạt động dự án tối ƣu nhất để tận dụng ƣu điểm, tránh

các nhƣợc điểm của hai cách lựa chọn hoạt động nêu trên chính là phối hợp linh

hoạt cả hai cách. Các hoạt động của dự án đƣợc xác định nhƣ sau:

+ Các hoạt động dự án có tính chất thƣờng xuyên, mang tính quản lý, hành

chính, đào tạo thực sự cần thiết sẽ đƣợc xác định ngay trong quá trình thiết kế

dự án;

+ Một số không nhiều hoạt động dự án sẽ đƣợc xác định ngay trong quá trình

thiết kế dự án cho 18 tháng đầu tiên, tuy nhiên các hoạt động này không có

nghĩa là sẽ cố định mà có thể đƣợc linh hoạt thay đổi trong quá trình đầu tƣ

nếu cần thiết.

+ Hầu hết các hoạt động dự án sẽ đƣợc lựa chọn theo quá trình, gắn với chu

trình lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm và hàng năm của địa

phƣơng. Kế hoạch hoạt động từng năm của dự án sẽ đƣợc trích ra từ kế hoạch

5 năm của từng huyện dự án.

Page 47: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

42

3. Tóm tắt Quy trình lập kế hoạch Dự án

- Kế hoạch thực hiện dự án sẽ bao gồm kế hoạch giai đoạn 2010- 2011 (18 tháng

đầu tiên) và giai đoạn 2012- 2015 (42 tháng còn lại). Các hoạt động từ năm 2011

sẽ là một phần không tách rời của Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm

2011-2015 của Tỉnh. Dự án sẽ hỗ trợ kỹ thuật và nguồn lực để rà soát và hoàn

thiện các bản kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm của từng huyện dự án và

trên cơ sở đó, lập các bản Kế hoạch hoạt động hàng năm.

- Kế hoạch hoạt động năm 2010 (tháng7/2010-12/2010):

Các hoạt động dự án sẽ đƣợc lựa chọn ngay trong quá trình thiết kế dự án trên cơ

sở lồng ghép chặt chẽ với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2010 của Tỉnh.

- Kế hoạch hoạt động năm 2011:

Một số hoạt động dự án sẽ đƣợc lựa chọn ngay trong quá trình thiết kế dự án đồng

thời với quá trình lập kế hoạch hoạt động năm 2010 (bắt đầu từ tháng 6-7/2009).

Các hoạt động này nếu cần có thể sẽ đƣợc thay đổi trong quá trình lập kế hoạch

hoạt động năm 2011 (bắt đầu từ tháng 6-7/2010).

- Kế hoạch hoạt động năm 2012, 2013, 2014 và năm 2015:

Các hoạt động dự án sẽ đƣợc đề xuất theo từng năm thông qua thủ tục lập kế

hoạch có sự tham gia của cộng đồng tại cấp xã và thôn bản để lập Kế hoạch hoạt

động năm. Các hoạt động này sẽ là một phần không tách rời của Kế hoạch phát

triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 của các huyện dự án.

III. Phạm vi đầu tƣ

Dự án đƣợc thực hiện tại 5 huyện với 42 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, cụ thể các

huỵên và xã đƣợc liệt kê trong bảng dƣới đây:

STT Đà Bắc Mai Châu Tân Lạc Lạc Sơn Yên Thủy

1. Đồng Nghê Hang Kia Bắc Sơn Miền Đồi Lạc Sỹ

2. Mƣờng Tuổng Pà Cò Nam Sơn Quý Hòa Lạc Hƣng

3. Tân Minh Noong Luông Ngòi Hoa Bình Hẻm Lạc Lƣơng

4. Vầy Nƣa Cun Pheo Ngổ Luông Ngọc Lâu Bảo Hiệu

5. Đoàn Kết Thung Khe Phú Vinh Ngọc Sơn Hữu Lợi

6. Trung Thành Ban Khan Phú Cƣờng Tự Do Đa Phúc

7. Đồng Ruộng Bao La Gia Mô Mỹ Thành

8. Tiền Phong Tân Dân Lỗ Sơn Hƣơng Nhƣợng

9. Đồng Chum Do Nhân

10. Cao Sơn

11. Giáp Đắt

- Thời gian thực hiện dự án là 5 năm (từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2015) với tổng

vốn đầu tƣ là 371.344 triệu đồng, trong đó nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Thế

Page 48: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

43

giới bằng 340.000 triệu đồng (20 triệu USD), vốn đối ứng phía Việt Nam bằng

31.344 triệu đồng (tƣơng đƣơng với 1,844 triệu USD).

- Các loại hình đầu tƣ: xây lắp, hàng hóa, đào tạo, dạy nghề và tƣ vấn.

IV. Tiêu chí phân bổ vốn

- Vốn đầu tƣ của dự án đƣợc phân chia cho các xã tham gia dự án dựa trên số hộ

nghèo của xã. Theo phƣơng pháp phân bổ này, số vốn đầu tƣ đƣợc phân sẽ tỷ lệ

với số hộ nghèo của mỗi xã.

(Chi tiết vốn phân bổ cho từng xã đề nghị xem phụ lục)

V. Các hợp phần của dự án

1. Hợp phần 1: Phát triển kinh tế huyện

Mục tiêu:

Hỗ trợ cho các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện thông qua việc đầu

tƣ vào cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại các xã và

huyện dự án; thúc đẩy cải thiện sinh kế cho ngƣời nghèo thông qua việc đa dạng

hóa các cơ hội liên kết thị trƣờng và hỗ trợ các sáng kiến kinh doanh.

Nguyên tắc của hợp phần

- Các công trình phục vụ phát triển kinh tế huyện do UBND huyện làm chủ đầu tƣ;

- Tất cả các hoạt động không đƣợc chồng chéo và trùng lắp với các chƣơng trình,

dự án khác trên địa bàn;

- Các công trình nâng cấp hoặc xây mới phải đảm bảo một số tiêu chuẩn về giảm

thiểu tác động rủi ro thiên tai và đƣợc áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro

thiên tai trong quá trình thiết kế;

- Các đóng góp của ngƣời dân dƣới mọi hình thức đều đƣợc hạch toán, ghi thu, ghi

chi đầy đủ vào quyết toán các công trình.

Vốn đầu tư:

Tổng vốn đầu tƣ của hợp phần 185.058 triệu đồng, trong đó vốn Ngân hàng Thế

giới 170.000 triệu đồng, bằng 50% so với tổng vốn Ngân hàng đầu tƣ cho dự án,

vốn đối ứng là 15.058 triệu đồng.

Vốn phân bổ của hợp phần cho các huyện dự án:

STT Huyện Số hộ nghèo Vốn phân bổ

(triệu đồng)

1. Đà Bắc 2.291 46.083

2. Mai Châu 1.014 20.397

3. Tân Lạc 1.677 33.733

Tổng vốn phân bổ

Tổng số hộ nghèo của 42 xã Vốn đầu tƣ của xã A Số hộ nghèo của xã A x =

Page 49: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

44

STT Huyện Số hộ nghèo Vốn phân bổ

(triệu đồng)

4. Lạc Sơn 2.026 40.753

5. Yên Thủy 2.192 44.092

Toàn vùng dự án 9.200 185.058

1.1. Tiểu hợp phần 1.1: Đầu tư phát triển kinh tế

Mục tiêu của hợp phần:

Cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế và sản xuất quy mô nhỏ và vừa, phù hợp với kế

hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2015 của huyện dự án và đem lại

lợi ích trực tiếp cho các xã dự án; tạo cơ hội việc làm cho ngƣời dân tại địa

phƣơng một cách trực tiếp bằng cách tham gia xây dựng công trình và vận hành;

tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra các sản

phẩm dịch vụ có giá trị tăng thêm.

Nội dung đầu tư:

- Đường giao thông nông thôn: xây mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình đƣờng

giao thông nông thôn (đƣờng, cầu, cống, ngầm, tràn) theo tiêu chuẩn của Bộ Giao

thông vận tải, nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho

việc đi lại, giao thƣơng hàng hóa cho ngƣời dân trong vùng.

- Thủy lợi nhỏ: xây mới và nâng cấp các công trình thủy lợi (hồ, đập, phai, kênh

mƣơng …) nhằm cải thiện hệ thống tƣới tiêu trên địa bàn các xã dự án.

- Công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường: xây dựng, sửa chữa và

nâng cấp các công trình cấp nƣớc tập trung, các bể nƣớc, giếng nƣớc nhằm cung

cấp nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh cho ngƣời dân những xã có điều kiện khó khăn.

- Chợ nông thôn: xây dựng, nâng cấp các chợ nông thôn nhằm tạo điều kiện thuận

lợi cho các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của ngƣời dân địa phƣơng; xây

mới đồng bộ các công trình chính và các hạng mục phụ trợ nhƣ công trình cấp

thoát nƣớc, nhà vệ sinh cho các công trình chợ đã đầu tƣ trong giai đoạn 1 nhƣng

chƣa hoàn thiện.

- Cải tại đồng ruộng: cải tạo và nâng cấp các công trình thủy lợi kết hợp với xây

dựng nƣơng ruộng, chuyển đổi nƣơng ruộng cạn thành ruộng bậc thang nhằm mở

rộng diện tích đất canh tác, góp phần phát triển sản xuất cho nông dân và đảm bảo

không ảnh hƣởng đến diện tích rừng trên địa bàn.

- Quỹ vận hành và bảo trì: trích 6,5% trong tổng vốn đầu tƣ của tiểu hợp phần để

thiết lập Quỹ vận hành và bảo trì nhằm bố trí vốn cho việc sửa chữa, tu bổ những

công trình đầu tƣ bị hƣ hỏng trong quá trình khai thác, sử dụng, đảm bảo tính bền

vững của các công trình.

Cơ chế thực hiện:

- Lựa chọn tiểu dự án:

+ Việc xác định các tiểu dự án và thứ tự ƣu tiên đầu tƣ sẽ đƣợc thực hiện từ cấp

thôn bản với sự hỗ trợ của các hƣớng dẫn viên cộng đồng. Đây là một phần

Page 50: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

45

trong toàn bộ quy trình lập kế hoạch có sự tham gia ở xã và sẽ tuân thủ đúng

quy trình tham vấn cộng đồng và lập kế hoạch dự án đã trình bày ở phần trên.

+ Sau khi lựa chọn các tiểu dự án theo đề xuất của cộng đồng dân cƣ, Ban Phát

triển xã sẽ trình lên Ủy ban nhân dân xã phê duyệt và gửi lên Ban Quản lý dự

án huyện danh sách đề xuất các tiểu dự án ƣu tiên. Đây là các tiểu dự án

không nằm trong Hợp phần Ngân sách phát triển xã. Ban Quản lý dự án huyện

sẽ tổng hợp các đề xuất của tất cả các xã và lựa chọn các tiểu dự án ƣu tiên

phù hợp với Kế hoạch phát triển Kinh tế- xã hội của huyện. Sau khi Uỷ ban

nhân dân huyện phê duyệt, Ban Quản lý dự án huyện sẽ trình danh sách đề

xuất lên Ban Quản lý dự án tỉnh để thông qua. Ban Quản lý dự án tỉnh sẽ làm

việc với Sở Kế hoạch - Đầu tƣ và các ban ngành liên quan của Tỉnh để đƣa

các đề xuất của xã vào kế hoạch hàng năm. Kế hoạch này sẽ đƣợc thông báo

công khai cho các xã liên quan.

- Triển khai thực hiện:

+ Ban Quản lý dự án huyện có trách nhiệm thuê tƣ vấn khảo sát, lập thiết kế chi

tiết (có tính đến các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai) và tổ chức thực hiện

các tiểu dự án.

+ Các nhà thầu thi công sẽ đƣợc lựa chọn theo thủ tục cạnh tranh (chủ yếu là

Đấu thầu cạnh tranh trong nƣớc và Chào giá cạnh tranh) và đƣợc trao hợp

đồng để thực hiện các công trình trong tiểu hợp phần. Đơn vị thi công sẽ phải

cam kết về việc sẽ sử dụng tối đa lao động tại địa phƣơng cho các công việc

thủ công, đơn giản cho dù là yếu tố này không là một tiêu chí để lựa chọn nhà

thầu.

+ Ban Quản lý dự án huyện huyện có trách nhiệm theo dõi, giám sát quá trình

thực hiện của các Nhà thầu.

+ Các công trình đã hoàn thành sau khi nghiệm thu sẽ đƣợc bàn giao cho các xã

hƣởng lợi. Quy chế quản lý sử dụng, bảo dƣỡng, vận hành cho công trình phải

đƣợc xây dựng trƣớc khi tiến hành bàn giao và đƣợc cộng đồng ngƣời hƣởng

lợi cam kết thực hiện trƣớc Ban Quản lý dự án huyện, Ban Phát triển xã.

- Quỹ Vận hành và bảo trì:

+ 6,5% vốn đầu tƣ trích từ tiểu hợp phần này cho việc vận hành, bảo trì sẽ đƣợc

Ban Phát triển xã quản lý, sử dụng trong suốt đời dự án cho toàn bộ các công

trình hạ tầng trên địa bàn xã quản lý.

+ Sau khi kết thúc dự án, số vốn còn lại chƣa sử dụng hết sẽ do Ủy ban nhân dân

xã quản lý để tiếp tục tổ chức thực hiện vận hành và bảo trì.

Tổng vốn đầu tư và các khoản mục chi phí:

- Tổng vốn đầu tƣ của tiểu hợp phần 168.058 triệu đồng, trong đó:

+ Vốn Ngân hàng Thế giới là 153.000 triệu đồng (chiếm 90% vốn WB của hợp

phần và bằng 45% vốn WB của dự án). Vốn Ngân hàng Thế giới sẽ đóng góp

95% vốn xây lắp công trình cơ sở hạ tầng và 100% vốn đầu tƣ cho quỹ vận

hành và bảo trì.

Page 51: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

46

+ Vốn đối ứng là 15.058 triệu đồng, đóng góp 5% vốn xây lắp công trình và

100% chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và các chi phí khác (dự kiến

khoảng 5% vốn xây lắp công trình).

- Các khoản mục chi phí:

+ Quỹ Vận hành và bảo trì: 6,5% tổng vốn của tiểu hợp phần, tƣơng ứng với

9.945 triệu đồng.

+ Chi phí đầu tƣ các công trình: 158.113 triệu đồng, bao gồm Chi phí đầu tƣ các

tiểu dự án: 150.584 triệu đồng (trong đó chi phí đầu tƣ đƣờng giao thông

không quá 35% vốn xây lắp công trình của tiểu hợp phần, tƣơng ứng 52.704

triệu đồng); Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và các chi phí khác: 7.529

triệu đồng (5% chi phí đầu tƣ các công trình).

Dự kiến phân bổ vốn của tiểu hợp phần cho các huyện dự án:

STT Huyện Số hộ nghèo Vốn phân bổ

(triệu đồng)

1. Đà Bắc 2.291 41.850

2. Mai Châu 1.014 18.523

3. Tân Lạc 1.677 30.634

4. Lạc Sơn 2.026 37.009

5. Yên Thủy 2.192 40.042

Toàn vùng dự án 9.200 168.058

Kế hoạch đầu tư 18 tháng:

- Trong giai đoạn 2010-2011, dự án sẽ đầu tƣ 18 công trình cho 7.340 hộ hƣởng lợi

với tổng số vốn 13.859 triệu đồng (chiếm 11,55% vốn của tiểu hợp phần) trong

đó vốn Ngân hàng Thế giới là 11.922 triệu đồng, vốn đối ứng là 1.937 triệu đồng.

- Các công trình đầu tƣ trong giai đoạn đầu này là những công trình có tính bức

thiết, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân

trong vùng, đó là các công trình thủy lợi, cải tạo đồng ruộng và nƣớc sinh hoạt.

Cụ thể các hoạt động nhƣ sau:

+ Đầu tƣ 11 công trình thủy lợi cho 4.158 hộ hƣởng lợi, vốn đầu tƣ 7.294 triệu

đồng, trong đó vốn Ngân hàng Thế giới là 6.292 triệu đồng và vốn đối ứng là

1.002 triệu đồng,

+ Đầu tƣ sửa chữa và làm mới 6 công trình nƣớc sinh hoạt, vốn đầu tƣ 4.265

triệu đồng, trong đó vốn Ngân hàng Thế giới là 3.670 triệu đồng và vốn đối

ứng là 635 triệu đồng,

+ Đầu tƣ cải tạo đồng ruộng kết hợp xây dựng công trình thủy lợi với quy mô 25

ha cho 315 hộ hƣởng lợi, vốn đầu tƣ là 2.300 triệu đồng, trong đó vốn Ngân

hàng Thế giới là 2.000 triệu đồng và vốn đối ứng là 300 triệu đồng.

Page 52: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

47

Bảng tổng hợp các công trình đầu tư thuộc tiểu hợp phần

TT Loại công trình

Năm 2010 Năm 2011 Tổng

Số

lượng

Vốn đầu

Số

lượng

Vốn

đầu tư

Số

lượng Vốn

đầu tư

I Huyện Đà Bắc 1 920 2 3.220 3 4.140

1 Công trình thủy lợi 1 920 1 920 2 1.840

2 Cải tạo đồng ruộng 0 0 1 2.300 1 2.300

II Huyện Mai Châu 2 1.263 3 1.579 5 3.105

1 Công trình thủy lợi 2 1.380 2 1.495 4 2.875

2

Công trình nƣớc

sinh hoạt 0 0 1 230 1 230

III Huyện Tân Lạc 1 353 3 3.824 4 4.177

1 Công trình thủy lợi 1 353 1 824 2 1.177

2

Công trình nƣớc

sinh hoạt 0 0 2 3.000 2 3.000

IV Huyện Lạc Sơn 1 345 3 1.092 4 1.437

1 Công trình thủy lợi 0 0 1 402 1 402

2

Công trình nƣớc

sinh hoạt 1 345 2 690 3 1.035

V Huyện Yên Thủy 2 1.000 0 0 2 1.000

1 Công trình thủy lợi 2 1.000 0 0 2 1.000

Tổng 7 3.881 11 9.715 18 13.859

Hoạt động đầu tư giai đoạn 2012 - 2015

- Trong giai đoạn 2012-2014, dựa trên đề xuất của ngƣời dân các xã, huyện vùng

dự án qua tham vấn cộng đồng và trên cơ sở lồng ghép chặt chẽ với kế hoạch phát

triển kinh tế- xã hội 5 năm và hàng năm của các huyện, các công trình đầu tƣ cho

từng năm sẽ đƣợc xác định cụ thể.

- Tổng vốn đầu tƣ trong giai đoạn này là 154.199 triệu đồng, bao gồm 136.725

triệu đồng để tiếp tục đầu tƣ xây lắp các công trình cơ sở hạ tầng theo đề xuất

(trong đó tổng vốn đầu tƣ cho đƣờng giao thông không quá 52.704 triệu đồng),

7.529 triệu đồng dành cho các chi phí khác nhƣ đền bù, giải phóng mặt bằng và

9.945 triệu đồng Quỹ vận hành bảo trì dành cho các hoạt động sửa chữa, bảo trì

các công trình xây lắp đã bị hƣ hỏng.

1.2. Tiểu hợp phần 1.2: Đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sáng

kiến kinh doanh

Mục tiêu của tiểu hợp phần:

Hỗ trợ xác định và thúc đẩy phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, mở rộng cơ

hội liên kết thị trƣờng nhằm giúp ngƣời nghèo các xã dự án đa dạng hóa và nâng

cao thu nhập.

Page 53: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

48

Nội dung đầu tư:

- Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phân tích (bao gồm phân tích chuỗi giá trị) để

xác định các sản phẩm/dịch vụ mới và đƣa ra các biện pháp để tạo môi trƣờng

thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hỗ trợ thúc đẩy các ý tƣởng kinh doanh sáng tạo, có mối tác động trở lại cho

ngƣời nghèo ở khu vực dự án.

- Hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ mới theo hƣớng thúc đẩy sản phẩm

hàng hóa đặc thù và thế mạnh của địa phƣơng.

Cơ chế thực hiện

- Nghiên cứu và phân tích.

+ Các cuộc nghiên cứu, phân tích sẽ do những công ty/đơn vị tƣ vấn có năng lực

tiến hành trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án của các huyện

và các phòng ban có liên quan của Ủy ban nhân dân huyện

+ Các cuộc nghiên cứu đánh giá tiềm năng của các xã thuộc vùng dự án sẽ đƣợc

thực hiện tại mỗi huyện. Mục đích của các nghiên cứu này là nhận dạng các

sản phẩm/dịch vụ tiềm năng, xác định các cơ hội sản xuất, kinh doanh sản

phẩm/dịch vụ mới theo định hƣớng thị trƣờng, phù hợp với điều kiện kinh tế-

xã hội của ngƣời dân vùng dự án. Các nghiên cứu này cũng nhằm mục đích

xác định khả năng phát triển các sản phẩm đặc trƣng, truyền thống của các xã.

Sau khi đã xác định đƣợc một loạt các sản phẩm/dịch vụ tiềm năng (bao gồm

cả sản phẩm/dịch vụ mới và sản phẩm/dịch vụ truyền thống), các huyện sẽ

tiến hành đánh giá nhanh để lựa chọn các chuỗi giá trị cần ƣu tiên tác động

trên cơ sở các sản phẩm/dịch vụ tiềm năng đã đƣợc nhận dạng.

+ Tiếp đó, các nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị sẽ đƣợc thực hiện với mục tiêu

đánh giá một cách toàn diện tất cả các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến

tiêu thụ, xác định các “điểm” tác động và đƣa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy

hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm/dịch vụ cũng nhƣ tạo môi trƣờng

thuận lợi cho các hoạt động này. Các nghiên cứu và phân tích sẽ bao trùm

luôn cả những hoạt động với quy mô nhỏ thuộc phạm vi của tiểu hợp phần 2.2

để các xã dự án có thể sử dụng kết quả nghiên cứu và triển khai các hoạt động

sinh kế.

+ Ban Quản lý dự án Tỉnh sẽ giúp Ban Quản lý dự án các huyện chuẩn bị các

điều khoản giao việc với sự hỗ trợ về kỹ thuật của Ban Điều phối Trung ƣơng

và Ngân hàng Thế giới. Các đại diện phù hợp của khu vực kinh tế tƣ nhân

đƣợc xác định là những ngƣời có nguồn thông tin để tham khảo và sẽ đƣợc

tham vấn trong quá trình nghiên cứu.

- Thúc đẩy các ý tưởng kinh doanh sáng tạo, có mối tác động trở lại cho người

nghèo ở khu vực dự án.

+ Hàng năm, các huyện sẽ tổ chức cuộc thi sáng kiến kinh doanh. Đối tƣợng

tham gia cuộc thi là các các nhân, nhóm hộ, hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ

có các sáng kiến, kế hoạch kinh doanh mới.

+ Ban Giám khảo cuộc thi sẽ đƣợc thành lập ở mỗi huyện với các thành viên là

đại diện Ban Quản lý dự án huyện và các ban ngành liên quan tại huyện. Các

Page 54: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

49

đề xuất đƣợc lựa chọn trao giải sẽ là những kế hoạch kinh doanh có khả năng

thu hút lao động, tạo việc làm, gia tăng thu nhập cho ngƣời nghèo và đảm bảo

tính bền vững.

+ Các cá nhân, nhóm hộ hay tổ chức có đề xuất đƣợc giải trong các cuộc thi

hàng năm sẽ đƣợc cấp vốn hỗ trợ cũng nhƣ hỗ trợ tiếp cận các nguồn tín dụng

và nguồn chuyên gia kỹ thuật phù hợp để tổ chức thực hiện kế hoạch đó.

- Phát triển các doanh nghiệp nhỏ theo hướng thúc đẩy sản phẩm hàng hóa đặc

thù và thế mạnh của địa phương.

+ Dự án sẽ hỗ trợ tập huấn về định hƣớng kinh doanh và hỗ trợ tiếp cận các

nguồn tín dụng nhằm khuyến khích các nhóm hộ gia đình cùng sở thích hoặc

các hợp tác xã hình thành doanh nghiệp nhỏ.

+ Để nhận đƣợc hỗ trợ của dự án, các doanh nghiệp này phải đảm bảo sản xuất,

kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc thù và thế mạnh cũng nhƣ sử

dụng lao động của địa phƣơng.

Tổng vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tƣ của tiểu hợp phần 17.000 triệu đồng, đƣợc tài trợ bằng vốn Ngân

hàng Thế giới (chiếm 5% tổng vốn Ngân hàng Thế giới của dự án và bằng 10%

vốn Ngân hàng Thế giới của hợp phần).

Dự kiến phân bổ vốn của tiểu hợp phần cho các huyện dự án:

STT Huyện Số hộ nghèo Vốn phân bổ (triệu

đồng)

1. Đà Bắc 2.291 4.233

2. Mai Châu 1.014 1.874

3. Tân Lạc 1.677 3.099

4. Lạc Sơn 2.026 3.744

5. Yên Thủy 2.192 4.050

Toàn vùng dự án 9.200 17.000

Các hoạt động trong giai đoạn 18 tháng

Trong giai đoạn đầu của dự án, một số các hoạt động mang tính thí điểm sẽ cùng

đƣợc thực hiện tại các huyện dự án nhằm áp dụng kết quả và các bài học kinh nghiệm

cho việc triển khai nhân rộng ở các giai đoạn sau. Dự kiến một số hoạt động hỗ trợ

nhằm đa dạng hóa cơ hội liên kết thị trƣờng trong giai đoạn 18 tháng đầu (2010-

2011) tại mỗi huyện nhƣ sau:

TT Hoạt động Vốn đầu tƣ (triệu đồng)

Năm 2010 Năm 2011

1.

Nghiên cứu xác định các sản phẩm tiềm năng

và đánh giá nhanh lựa chọn chuỗi giá trị ƣu

tiên tác động

150

2. Nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị và các cơ

hội để gia tăng chuỗi giá trị cho sản phẩm 120

Page 55: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

50

đƣợc lựa chọn

3.

Tổ chức thi sáng kiến kinh doanh năm 2011

(bao gồm cả tài trợ cho đề xuất đƣợc giải) 500

Tổng vốn đầu tƣ 150 620

Các hoạt động trong giai đoạn 2012-2015

- Bắt đầu từ năm 2012, dựa vào kết quả của các nghiên cứu và cuộc thi sáng kiến

kinh doanh năm 2011, trên cơ sở xem xét nhu cầu thực tế của ngƣời dân các xã,

huyện vùng dự án qua các cuộc tham vấn cộng đồng, lập kế hoạch hoạt động

hàng năm, các hoạt động hỗ trợ cụ thể khác sẽ đƣợc xác định.

- Tổng vốn đầu tƣ cho các hoạt động trong giai đoạn 2012-2015 là 13.150 triệu

đồng, đƣợc dùng để hỗ trợ cho các ý tƣởng kinh doanh và các hoạt động sản xuất,

kinh doanh của cá nhân, nhóm hộ và doanh nghiệp.

Bảng tổng hợp chi phí đầu tư- Hợp phần 1

Đơn vị: triệu dồng

Nội dung Năm

2010

Năm

2011

Vốn chƣa

phân bổ

Tổng

vốn đầu

Vốn

WB

Vốn đối

ứng

Tiểu hợp phần 1.1 3.998 9.861 154.199 168.058 153.000 15.058

Chi phí xây lắp

công trình 3.998 9. 861 136.725 150.584 143.055 7.529

Chi phí khác (đền

bù, giải phóng

mặt bằng …)

- - 7.529 7.529 0 7.529

Quỹ Vận hành,

bảo trì - - 9.945 9.945 9.945 0

Tiểu hợp phần 1.2 750 3.100 13.150 17.000 17.000 0

Tổng cộng 4.748 12.961 167.350 185.058 170.000 15.058

2. Hợp phần 2: Ngân sách phát triển xã

Mục tiêu:

- Cải thiện điều kiện sống và sản xuất của các thôn bản nhờ nâng cấp, xây mới các

cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ.

- Cải thiện và đa dạng hóa cơ hội sinh kế của các hộ gia đình nhờ phát triển bền

vững các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp của các xã.

- Nâng cao chất lƣợng cuộc sống và vị thế kinh tế- xã hội của phụ nữ, đặc biệt là

phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua các hoạt động hỗ trợ theo nhu cầu ƣu tiên của

phụ nữ.

- Tăng trách nhiệm quản lý và tăng cƣờng năng lực cho các xã và cộng đồng địa

phƣơng.

Page 56: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

51

Tổng vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tƣ của hợp phần là 119.000 triệu đồng, đƣợc đầu tƣ toàn bộ bằng

vốn vay Ngân hàng Thế giới (bằng 35% vốn WB đầu tƣ cho dự án).

Nguyên tắc của hợp phần

- Xã làm chủ đầu tƣ tất cả các tiểu dự án trong hợp phần này, đảm bảo sự tham gia

của cộng đồng trong suốt quá trình dự án từ thiết kế, lập kế hoạch, đến thực hiện,

triển khai và giám sát, vận hành dự án.

- Hợp phần Ngân sách phát triển xã đƣợc lập kế hoạch hàng năm dựa trên các đề

xuất của ngƣời dân từ cấp thôn bản.

- Mỗi tiểu dự án đầu tƣ quy mô nhỏ với số vốn không vƣợt quá 100 triệu đồng,

khuyến khích cộng đồng tự thực hiện

- Các tiểu dự án thuộc Hợp phần này đƣợc tài trợ bằng 100% vốn vay Ngân hàng

Thế giới. Riêng chi phí thẩm định và thẩm tra quyết toán các tiểu dự án sẽ đƣợc

bố trí thành một dòng ngân sách riêng tại Hợp phần 4- Quản lý dự án và do Ban

Quản lý dự án huyện quản lý, chi tiêu để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán.

- Tất cả các xã trong dự án đều đƣợc thực hiện hợp phần Ngân sách phát triển xã,

đảm bảo tất cả các thôn, bản đều đƣợc đầu tƣ và tham gia các hoạt động của hợp

phần, ƣu tiên các thôn, bản xa trung tâm xã.

- Chi phí cho hoạt động của Ban PTX đƣợc trích 6% từ tổng vốn của hợp phần,

việc phân bổ vốn cho các tiểu hợp phần đã bao gồm chi phí này.

- Ngƣời hƣởng lợi trong thôn bản có thể tự nguyện đóng góp thêm vào tổng giá trị

đầu tƣ của các tiểu dự án để đảm bảo tính bền vững của tiểu dự án trong quá trình

vận hành, khai thác hoặc để bù vào phần kinh phí thực thi tiểu dự án còn thiếu hụt

mà dự án không thể đáp ứng (vƣợt quá quy mô tối đa của mỗi tiểu dự án) hoặc

làm vốn lƣu động cho các tiểu dự án về sinh kế. Hình thức đóng góp có thể là

công lao động, vật liệu sẵn có tại địa phƣơng. Đóng góp này đƣợc quy ra tiền theo

giá hiện hành tại địa phƣơng trên cơ sở có sự nhất trí của ngƣời đóng góp và đƣợc

hạch toán đầy đủ.

Dự kiến phân bổ vốn của Hợp phần cho các huyện dự án

STT Huyện Số hộ nghèo Vốn phân bổ

(triệu đồng)

1. Đà Bắc 2.291 29.634

2. Mai Châu 1.014 13.116

3. Tân Lạc 1.677 21.692

4. Lạc Sơn 2.026 26.206

5. Yên Thủy 2.192 28.353

Toàn vùng dự án 9.200 119.000

2.1. Tiểu hợp phần 2.1: Cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản

Mục tiêu:

Cải thiện điều kiện sinh hoạt và sản xuất thông qua việc xây mới hay nâng cấp cơ

sở hạ tầng thôn bản với quy mô nhỏ, dễ thực hiện, mang lại lợi ích trực tiếp cho

Page 57: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

52

cộng đồng và khuyến khích cộng đồng tự thực hiện, đáp ứng những nhu cầu thiết

yếu nhất của ngƣời dân tại thôn bản mà mà các khoản đầu tƣ hay các công trình

trình đầu tƣ lớn của chính phủ và các nhà tài trợ chƣa vƣơn tới.

Nội dung các hoạt động:

- Xây dựng công trình hạ tầng quy mô nhỏ: sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới các

công trình có quy mô nhỏ (không quá 100 triệu đồng) gồm công trình giao thông

(đƣờng thôn bản và liên thôn bản, đƣờng đến khu sản xuất, cầu treo qua suối,

ngầm, tràn, cống thoát nƣớc), công trình thủy lợi (kênh mƣơng nội đồng, phai đập

nhỏ), các công trình vệ sinh và mua sắm loa đài cho các thôn bản chƣa có hệ

thống truyền thanh hoặc đã bị hƣ hỏng.

- Quỹ vận hành, bảo trì: trích 6,5% vốn đầu tƣ xây dựng các công trình trong tiểu

hợp phần để thiết lập Quỹ vận hành và bảo trì nhằm đảm bảo kinh phí cho việc

sửa chữa, bảo dƣỡng các công trình cơ sở hạ tâng thôn bản bị hƣ hỏng trong quá

trình vận hành, sử dụng.

Cơ chế thực hiện

- Lựa chọn tiểu dự án:

+ Các tiểu dự án đƣợc chọn lựa thông qua quá trình lập kế hoạch có sự tham gia

dƣới sự chỉ đạo của Ban Phát triển xã cùng với hỗ trợ của các hƣớng dẫn viên

cộng đồng. Hoạt động lập kế hoạch sẽ đƣợc thực hiện hàng năm theo quy

trình lập kế hoạch và tham vấn cộng đồng đã đƣợc xác định tại Phần II – Quy

trình lập kế hoạch Dự án.

+ Trong quá trình đề xuất, lựa chọn tiểu dự án, vấn đề đóng góp của cộng đồng,

những ngƣời hƣởng lợi cũng sẽ đƣợc đƣa ra thảo luận. Các hình thức đóng

góp nếu có, bao gồm nguyên vật liệu, công lao động với khối lƣợng cụ thể sẽ

quyết định và cam kết bởi cộng đồng và đƣợc đƣa vào nhƣ một nội dung trong

danh sách đề xuất.

+ Danh sách đề xuất các tiểu dự án đƣợc chọn của từng năm sẽ đƣợc Ban Phát

triển xã sẽ trình lên UBND xã phê duyệt. Danh sách đề xuất của các xã sẽ

đƣợc Ban Quản lý dự án huyện tổng hợp, rà soát và sau đó trình lên Ủy ban

nhân dân huyện phê duyệt.

+ Danh sách đề xuất hoạt động phải đƣợc lồng ghép chặt chẽ với các dự án, đề

án về cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã (nhƣ Giao thông nông thôn, Cứng hóa

kênh mƣơng, Nƣớc sạch sinh hoạt... )

+ Danh sách các tiểu dự án không hợp lệ sẽ đƣợc nêu rõ trong Sổ tay hƣớng dẫn

thực hiện để hƣớng dẫn các xã trong quá trình lựa chọn các hoạt động.

- Triển khai thực hiện tiểu dự án:

+ Ban Phát triển xã với sự hỗ trợ của các hƣớng dẫn viên cộng đồng có trách

nhiệm tổ chức thiết kế, lập dự toán cho các tiểu dự án.

+ Phần đóng góp của ngƣời dân (nếu có) sẽ đƣợc Ban Phát triển xã tổ chức giám

sát, ghi chép và hạch toán đầy đủ.

+ Các công trình hạ tầng có quy mô vốn đầu tƣ nhỏ nên sẽ đƣợc đấu thầu theo

hình thức mua sắm có sự tham gia của cộng đồng. Việc thi công các tiểu dự án

chủ yếu do các nhóm thợ tại thôn bản, xã hoặc các xã lân cận thực hiện, đặc

Page 58: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

53

biệt ƣu tiên các nhóm thợ đã đƣợc đào tạo kỹ năng xây dựng (thuộc phạm vi

của tiểu hợp phần 3.4). Các xã chỉ thuê các công ty xây dựng thi công các công

trình này trừ trƣờng hợp các nhóm thợ tại địa phƣơng không có khả năng hoặc

không sẵn sàng để thi công. Thủ tục đấu thầu dựa vào cộng đồng sẽ đƣợc áp

dụng với thủ tục nhƣ của Dự án giai đoạn 1 với một số bƣớc sẽ đƣợc xem xét

để đơn giản hóa hơn nhƣng vẫn phải đảm bảo tính công khai và minh bạch.

+ Để đảm bảo các yêu cầu về chất lƣợng công trình xây dựng theo các quy định

hiện hành của Chính phủ, các tiểu dự án phải đƣợc giám sát bởi các tƣ vấn

giám sát độc lập. Tƣ vấn giám sát đƣợc thuê tuyển theo hình thức tƣ vấn cá

nhân hoặc công ty tƣ vấn.

- Quỹ Vận hành và bảo trì:

Việc sử dụng và quản lý Quỹ vận hành, bảo trì trong tiểu hợp phần này sẽ thực

hiện tƣơng tự tiểu hợp phần 1.1.

Vốn đầu tư và các khoản mục chi phí

- Vốn đầu tƣ của tiểu hợp phần là 59.500 triệu đồng đƣợc đầu tƣ bằng vốn vay

Ngân hàng thế giới (tƣơng đƣơng 50% vốn WB của hợp phần).

- Cụ thể:

+ Chi phí hoạt động của Ban Phát triển xã: 3.570 triệu đồng (6% vốn đầu tƣ của

tiểu hợp phần)

+ Quỹ vận hành và bảo trì: 3.635 triệu đồng (6,5% vốn đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng

trong tiểu hợp phần)

+ Chi phí đầu tƣ các tiểu dự án: 52.295 triệu đồng.

Các hoạt động đầu tư trong thời gian 18 tháng (2010-2011):

- Trong giai đoạn 2010-2011, dự án sẽ đầu tƣ 59 tiểu dự án 4.227 hộ hƣởng lợi với

tổng số vốn 4.215 triệu đồng (chiếm 7,08% vốn của tiểu hợp phần). Hầu hết các

hoạt động đƣợc lựa chọn thực hiện là nâng cấp, sửa chữa các công trình cơ sở hạ

tầng thôn bản nhƣ đƣờng giao thông, thủy lợi nhỏ, nƣớc sinh hoạt, cụ thể nhƣ sau:

+ Đầu tƣ nâng cấp, sửa chữa, cứng hóa 29 công trình đƣờng giao thông thôn bản

(đƣờng liên thôn, liên xóm, cống thoát nƣớc, cầu qua suối ...); số hộ hƣởng

lợi: 1.771, vốn đầu tƣ 2.274 triệu đồng;

+ Đầu tƣ 10 công trình thủy lợi nhỏ, trong đó sửa chữa, kiên cố hóa 9 công trình

thủy lợi, kênh mƣơng nội đồng và đầu tƣ mới 1 công trình; số hộ hƣởng lợi:

536, vốn đầu tƣ 720 triệu đồng;

+ Đầu tƣ 12 công trình nƣớc sinh hoạt (bể nƣớc, giếng nƣớc, đƣờng ống dẫn

nƣớc), trong đó có 7 công trình đầu tƣ mới và 5 công trình sửa chữa; số hộ

hƣởng lợi: 588

+ 2 công trình vệ sinh công cộng cho 300 học sinh, vốn đầu tƣ 949 triệu đồng;

+ Đầu tƣ sửa chữa 2 công trình công cộng (nhà sinh hoạt cộng đồng đa mục

đích), vốn đầu tƣ 130 triệu đồng; số hộ hƣởng lợi: 131.

+ Mua sắm, sửa chữa 5 cụm loa truyền thanh, vốn đầu tƣ 142 triệu đồng, 201 hộ

hƣởng lợi.

Page 59: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

54

Bảng tổng hợp các tiểu dự án giai đoạn 2010-2011

TT Loại công trình

Năm 2010 Năm 2011 Giai đoạn

2010-2011

Số

lượng

Vốn đầu

Số

lượng

Vốn đầu

Số

lượng

Vốn đầu

I Huyện Đà Bắc 12 825 14 835 26 1.660

1. Công trình giao thông 6 481 7 511 13 992

2. Công trình thủy lợi 1 79 0 0 1 79

3.

Công trình nƣớc sinh

hoạt và vệ sinh 2 120 5 279 7 399

4. Loa truyền thanh 0 0 1 30 1 30

5.

Công trình công cộng

(nhà sinh hoạt cộng

đồng) 2 130 0 0 2 130

II Huyện Mai Châu 4 350 5 400 9 750

1. Công trình giao thông 2 200 0 0 2 200

2.

Công trình nƣớc sinh

hoạt 2 150 5 400 7 550

3. Loa truyền thanh 1 15 1 15 2 30

III Huyện Tân Lạc 4 222 3 128 6 350

1. Công trình giao thông 3 162 1 54 3 216

2. Công trình thủy lợi 0 0 1 52 1 52

3. Loa truyền thanh 1 60 1 22 2 82

IV Huyện Lạc Sơn 1 100 2 200 3 300

1. Công trình giao thông 1 100 0 0 1 100

2. Công trình thủy lợi 0 0 2 200 2 200

V Huyện Yên Thủy 4 280 10 875 14 1.155

1. Công trình giao thông 2 150 6 566 8 716

2. Công trình thủy lợi 3 210 3 179 6 389

Tổng cộng 25 1.857 33 2.308 58 4.165

2.2. Tiểu hợp phần 2.2: Hỗ trợ sinh kế và các dịch vụ sản xuất

Mục tiêu của hợp phần:

Hỗ trợ nhóm hộ có cùng sở thích, cùng mối quan tâm tiến hành các hoạt động sản

xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và các nhóm hộ, doanh nghiệp kinh

doanh với quy mô nhỏ trên địa bàn xã.

Page 60: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

55

Nội dung các hoạt động dự kiến đầu tư bao gồm:

- Thành lập nhóm hộ gia đình/ nhóm ngƣời dân có cùng sở thích/mối quan tâm và

tăng cƣờng năng lực cho nhóm (bao gồm đào tạo về định hƣớng kinh doanh cơ

bản, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý sổ sách, kế toán, tìm kiếm thông

tin thị trƣờng ...)

- Xác định những hoạt động sinh kế phù hợp điều kiện địa phƣơng và khả năng của

nhóm

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm tiếp cận đến các hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ

hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

- Hỗ trợ việc tiếp cận đến các nguồn tín dụng

- Trợ cấp cho các đối tƣợng hộ nghèo mà phụ nữ là chủ hộ, ngƣời già neo đơn (chỉ

đƣợc xem xét cho các trƣờng hợp rất cấp bách).

Cơ chế thực hiện

- Lựa chọn đối tượng, địa bàn hỗ trợ và các hoạt động sinh kế

+ Đây là một nội dung mới của Dự án, kinh nghiệm về các loại hoạt động sinh

kế của các thành phần chính tham gia dự án (đặc biệt là các cán bộ xã, các

hƣớng dẫn viên cộng đồng) còn chƣa có nhiều. Tiểu hợp phần này sẽ đƣợc thử

nghiệm ở một số huyện đƣợc lựa chọn trƣớc khi xây dựng các phƣơng thức cụ

thể và có thể ứng dụng cho việc nhân rộng các hoạt động trên quy mô rộng

toàn vùng dự án. Ngoài ra, các hoạt động sinh kế cũng sẽ đƣợc làm thí điểm

tại một số xã dự án với sự tham gia của các hƣớng dẫn viên cộng đồng và các

hộ gia đình nhằm rút kinh nghiệm thực tiễn. Các hƣớng dẫn viên cộng đồng sẽ

đƣợc đào tạo các kỹ năng cần thiết nhằm hỗ trợ ngƣời dân xác định các hoạt

động sinh kế và và tổ chức thực hiện (Hợp phần 3).

+ Một cuộc đánh giá (sử dụng phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia)

sẽ đƣợc thực hiện tại mỗi thôn bản để thu thập những thông tin cần thiết về

cho việc lựa chọn hộ gia đình tham gia các hoạt động phát triển sinh kế. Việc

đánh giá này nhằm lập bản đồ những can thiệp hiện có tại thôn bản, các tổ

chức hiện tại và các hoạt động sinh kế hiện có và các phƣơng thức hỗ trợ sinh

kế có thể thực hiện. Các thông tin thu thập từ cuộc đánh giá cùng với các kết

quả nghiên cứu từ tiểu hợp hợp 1.2 sẽ đƣợc hƣớng dẫn viên cộng đồng phổ

biến tại các xã dự án để hỗ trợ ngƣời dân hình thành các ý tƣởng kinh doanh,

sản xuất.

+ Những hộ đƣợc hƣởng lợi sẽ đƣợc chọn lựa một cách minh bạch với sự tham

gia ý kiến của cộng đồng dân cƣ và sự chấp thuận của Ban Phát triển xã, trong

đó các hộ nghèo sẽ là thành phần chủ chốt.

+ Các hoạt động sinh kế đƣợc lựa chọn là những hoạt động phù hợp với ngƣời

nghèo và điều kiện của địa phƣơng, phản ánh quyết định của những ngƣời

hƣởng lợi đồng thời có xem xét đến các yếu tố khác nhau nhƣ nhu cầu và cơ

hội tiếp cận thị trƣờng.

+ Tiếp theo quá trình trên, các nhóm tự hỗ trợ sẽ đƣợc thành lập với 10-15 thành

viên có cùng sở thích, cùng mối quan tâm để cùng xây dựng kế hoạch với các

hoạt động cụ thể nhằm phát triển sinh kế. Một số nhóm sẽ đƣợc ƣu tiên hỗ trợ

Page 61: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

56

để thực hiện các hoạt động mang tính thử nghiệm trong giai đoạn đầu nhằm

phục vụ việc triển khai nhân rộng sau này.

- Triển khai thực hiện:

+ Sau khi lựa chọn đƣợc nhóm hộ tham gia và các hoạt động sinh kế cụ thể, dự

án sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm tiếp cận các hỗ trợ kỹ thuật nhằm

tăng cƣờng năng lực sản xuất, kinh doanh của nhóm thông qua việc tập huấn

định hƣớng kinh doanh, kỹ thuật sản xuất, lập kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm

thông tin thị trƣờng cũng nhƣ các kỹ năng quản lý tài chính cơ bản nhƣ kế

toán, quản lý sổ sách.

+ Tiếp đó, dự án sẽ hỗ trợ các nhóm hộ tiếp cận các khoản tín dụng để có thể

tiến hành sản xuất, kinh doanh hoặc hỗ trợ trực tiếp nhƣ một khoản tài trợ trọn

gói trong trƣờng hợp cần thiết.

+ Sau thời gian triển khai thử nghiệm, Ban Phát triển xã với sự hỗ trợ của Ban

Quản lý dự án huyện và Tỉnh sẽ đánh giá các hoạt động phát triển sinh kế, lựa

chọn các hoạt động sinh kế có hiệu quả tốt và phổ biến rộng rãi đến các nhóm

hộ khác trên địa bàn xã và huyện để nhân rộng. Các hoạt động thăm quan mô

hình hiệu quả giữa các xã trong toàn vùng dự án của tỉnh, đặc biệt đối với các

xã mới cũng sẽ đƣợc tổ chức thực hiện.

Vốn đầu tư và các khoản mục chi phí:

- Vốn của tiểu hợp phần là 35.750 triệu đồng đƣợc đầu tƣ bằng vốn vay Ngân hàng

thế giới (30% vốn Ngân hàng Thế giới của hợp phần).

- Các khoản mục chi phí:

+ Chi phí hỗ trợ các hoạt động sinh kế: 33.558 triệu đồng

+ Chi phí hoạt động của Ban Phát triển xã: 2.142 triệu đồng (6% vốn đầu tƣ của

tiểu hợp phần)

Hợp phần này đƣợc triển khai bắt đầu từ năm 2012.

2.3. Tiểu hợp phần 2.3: Hỗ trợ hoạt động phát triển kinh tế xã hội của phụ nữ

Mục tiêu:

Nâng cao vị thế kinh tế- xã hội của phụ nữ thông qua việc hỗ trợ các hoạt động do

nhóm phụ nữ tại thôn bản lựa chọn.

Nội dung các hoạt động dự kiến đầu tư:

- Hỗ trợ Hội phụ nữ xã, nhóm phụ nữ thôn xây dựng và thực hiện kế hoạch cải

thiện sinh kế theo ƣu tiên của phụ nữ;

- Hỗ trợ các nhóm phụ nữ có cùng sở thích tham gia sản xuất các sản phẩm thủ

công, các nghề truyền thống, các hoạt động sản xuất, kinh doanh;

- Hỗ trợ các hoạt động theo hình thức bảo trợ xã hội, nhƣ cung cấp thức ăn cho trẻ

em các gia đình nghèo, hỗ trợ học sinh nghèo đến lớp và hỗ trợ phụ nữ tham gia

các lớp xóa mù.

Page 62: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

57

- Hỗ trợ phụ nữ tham gia các hoạt động tăng cƣờng năng lực (tập huấn về bình

đẳng giới, sức khỏe sinh sản, vệ sinh phòng bệnh, phòng chống HIV-AIDS, tệ

nạn xã hội ...)

- Hỗ trợ tập huấn chống bạo hành gia đình và bình đẳng giới (cho cả nam giới và

phụ nữ)

- Hỗ trợ tập huấn các kỹ thuật sản xuất và kiến thức kinh doanh mới.

Cơ chế thực hiện

- Việc xác định và thực hiện các hoạt động thuộc tiểu hợp phần này do Hội Phụ nữ

xã đóng vai trò chủ đạo với sự hỗ trợ và đóng góp ý kiến của Hội Phụ nữ huyện

và tỉnh. Trên cơ sở các thảo luận và tham vấn công khai, rộng rãi với toàn thể chị

em phụ nữ từ cấp thôn bản trở lên, Hội Phụ nữ sẽ lựa chọn các hoạt động phù hợp

cũng nhƣ ngƣời hƣởng lợi và để thực hiện tiểu hợp phần này.

- Các hƣớng dẫn viên cộng đồng sẽ hỗ trợ cho Hội Phụ nữ trong việc lập kế hoạch

thực hiện, dự toán chi phí, tổ chức thực hiện, tuyên truyền phố biến kết quả và

thanh quyết toán chi phí.

Tổng vốn đầu tư và các khoản mục chi phí:

- Vốn của tiểu hợp phần là 23.800 triệu đồng đƣợc đầu tƣ bằng vốn vay Ngân hàng

thế giới (20% vốn vay của hợp phần).

- Các khoản mục chi phí:

+ Chi phí hỗ trợ các hoạt động của phụ nữ: 22.372 triệu đồng

+ Chi phí hoạt động của Ban Phát triển xã: 1.428 triệu đồng (6% vốn đầu tƣ của

tiểu hợp phần).

Bảng tổng hợp chi phí đầu tư- Hợp phần 2

Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Vốn chƣa

phân bổ

Tổng vốn

đầu tƣ

Tiểu hợp phần 2.1 1.857 2.358 55.285 59.500

Xây dựng công trình 1.857 2.358 48.080 52.295

Quỹ Vận hành, bảo trì - - 3.635 3.635

Chi phí hoạt động của

Ban PTX - - 3.570 3.570

Tiểu hợp phần 2.2 - - 35.700 35.700

Các hoạt động hỗ trợ

sinh kế - - 33.558 33.558

Chi phí hoạt động của

Ban PTX - - 2.142 2.142

Tiểu hợp phần 2.3 - - 23.800 23.800

Các hoạt động hỗ trợ

phụ nữ - - 22.372 22.372

Chi phí hoạt động của

Ban PTX - - 1.428 1.428

Tổng 1.857 2.358 114.785 119.000

Page 63: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

58

3. Hợp phần 3: Tăng cƣờng năng lực

Mục tiêu của hợp phần

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền địa phƣơng và cộng đồng

trong việc lập kế hoạch, quản lý, thực hiện, giám sát và duy trì các hoạt động liên

quan đến dự án; tăng cƣờng năng lực cho những ngƣời hƣởng lợi thông qua việc

phát triển các kỹ năng và bảo vệ tài sản trƣớc rủi ro do thiên tai và các rủi ro

khác; hình thành và nâng cao kỹ năng nghề cho ngƣời lao động tại những xã

nghèo.

Nguyên tắc của hợp phần

- Một đơn vị đào tạo của tỉnh sẽ đƣợc bố trí nhƣ là một đơn vị thực hiện trực thuộc

để thực hiện các hoạt động đào tạo.

- Nội dung và đối tƣợng của khóa học sẽ đƣợc thiết kế phù hợp và đổi mới qua các

lần đào tạo khác nhau, đƣợc bố trí phù hợp vào các giai đoạn của dự án.

- Kế hoạch đào tạo đƣợc xây dựng trên cơ sở đề xuất của cán bộ và ngƣời dân và

điều kiện thực tế tại Tỉnh.

- Các phƣơng pháp đào tạo sẽ đƣợc thực hiện một cách đơn giản, dễ hiểu, gắn lý

thuyết với thực hành, phù hợp với trình độ đối tƣợng đƣợc đào tạo.

- Kế hoạch đào tạo của hợp phần sẽ đƣợc phân chia thành 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1(2010 – 2011): Các hoạt động đƣợc xác định và thực hiện trong 18

tháng đầu tiên

+ Giai đoạn 2 (giai đoạn 2012 – 2015): sau khi đã đánh giá việc thực hiện 18

tháng đầu tiên và xác định nhu cầu tăng cƣờng năng lực của các huyện và xã

dự án, các hoạt động tiếp theo với nội dung và quy mô cụ thể sẽ đƣợc xác định

và thực hiện.

Tổng vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tƣ của hợp phần là 25.500 triệu đồng, tài trợ toàn bộ bằng vốn vay

Ngân hàng Thế giới (chiếm 7,5% vốn Ngân hàng Thế giới của dự án).

3.1. Tiểu hợp phần 3.1: Hỗ trợ công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội

Mục tiêu:

Tăng cƣờng chất lƣợng của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm của cấp

huyện và xã nhờ việc cải thiện kỹ năng lập kế hoạch cho các cán bộ địa phƣơng.

Nội dung hỗ trợ:

- Hỗ trợ tập huấn về phƣơng pháp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội

có sự tham gia cho các cấp (tỉnh, huyện và xã) và phƣơng pháp điều phối các

hoạt động trên địa bàn tỉnh, huyện, xã, bao gồm các chƣơng trình, dự án sử

dụng vốn ngân sách và vốn của các nhà tài trợ.

- Hỗ trợ tổ chức tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng về kế hoạch phát triển kinh tế-

xã hội của xã và huyện.

- Hỗ trợ tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các cơ quan ban ngành, của các xã và

đại diện ngƣời dân về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

Page 64: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

59

Cơ chế thực hiện

- Các hoạt động tăng cƣờng năng lực thuộc tiểu hợp phần này sẽ đƣợc thực hiện

ngay từ năm đầu dự án. Nội dung và quy mô cụ thể của từng hoạt động sẽ

đƣợc xác định theo nhu cầu đào tạo của các huyện và xã dự án.

- Việc tập huấn cho các cán bộ về phƣơng pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế-

xã hội sẽ do trƣờng đào tạo chuyên nghiệp của tỉnh thực hiện.

Tổng vốn đầu tư

Vốn của tiểu hợp phần là 2.000 triệu đồng (7,8% vốn của hợp phần).

Các hoạt động trong giai đoạn 18 tháng (2010-2011)

- Tập huấn nâng cao năng lực lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm cho

cán bộ tỉnh và 5 huyện

+ Số lƣợt tập huấn: 2 lƣợt

+ Đối tƣợng tập huấn: cán bộ kế hoạch của các sở ngành liên quan của Tỉnh

(10 ngƣời/lƣợt); cán bộ kế hoạch của ban ngành liên quan tại 5 huyện dự

án (8 ngƣời/huyện/lƣợt).

+ Số ngƣời tham gia: 100 lƣợt ngƣời

+ Vốn hỗ trợ: 200 triệu đồng

- Tập huấn phƣơng pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm cho cán bộ

42 xã

+ Số lƣợt tập huấn: 2 lƣợt

+ Đối tƣợng tập huấn: cán bộ của Ủy ban nhân dân xã (2 ngƣời/xã/lƣợt)

+ Số ngƣời tham gia: 168 lƣợt ngƣời,

+ Vốn hỗ trợ: 168 triệu đồng

- Tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của 42 xã

+ Số lƣợt tham vấn: 2 lƣợt

+ Đối tƣợng tham vấn: đại diện các thôn, bản và các tổ chức đoàn thể trong

xã (24-25 ngƣời/xã/lƣợt)

+ Số ngƣời đƣợc tham vấn: 2076 ngƣời

+ Vốn hỗ trợ: 104 triệu đồng

- Hội nghị tham vấn ý kiến về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm của 5

huyện

+ Số lần hội nghị: 2 lần

+ Đối tƣợng tham gia: cán bộ các ban, ngành liên quan của huyện, cán bộ xã,

đại diện cộng đồng và các tổ chức quần chúng (50 ngƣời/huyện)

+ Số ngƣời tham gia: 500 ngƣời

+ Vốn hỗ trợ: 100 triệu đồng

Page 65: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

60

3.2. Tiểu hợp phần 3.2: Tập huấn cho cán bộ xã và thôn bản

Mục tiêu:

Nâng cao năng lực thực hiện các tiểu dự án thuộc Hợp phần Ngân sách phát triển

xã cho các cán bộ xã và thôn bản

Nội dung tập huấn:

- Đào tạo sử dụng sổ tay hƣớng dẫn sử dụng dự án (PIM) với các nội dung

Quản lý, điều phối và tổ chức dự án; Quy trình mua sắm, đấu thầu; Quy trình

giải ngân và thanh quyết toán, Thực hiện Hợp phần Ngân sách Phát triển xã,

- Tập huấn về Sinh kế và Xóa đói giảm nghèo, Giới và Bình đẳng giới, Y tế

cộng đồng thôn bản…

- Tập huấn về các nội dung chuyên đề khác nhƣ Giám sát cộng đồng về cơ sở

hạ tầng, Vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng, Kế hoạch quản lý môi trƣờng, Kỹ

thuật bảo trì cơ bản …

- Tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm cho các xã dự án.

Cơ chế thực hiện:

- Việc đào tạo cho thành viên các Ban Phát triển xã và tổ chức tham quan, trao

đổi kinh nghiệm giữa các xã sẽ đƣợc triển khai từ khi bắt đầu thực hiện dự án.

- Với hoạt động tập huấn, các lớp bồi dƣỡng sẽ đƣợc tổ chức theo từng lớp ngắn

hạn (tối đa 3 ngày) và nhắc lại 6 tháng một lần.

- Các trung tâm dạy nghề của tỉnh là một bộ phận của Ban Quản lý dự án tỉnh sẽ

tổ chức đào tạo trên cơ sở các mô hình đào tạo chung đƣợc do Ban Điều phối

dự án Trung ƣơng xây dựng. Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện dự án (PIM) sẽ đƣợc

sử dụng nhƣ một tài liệu tham khảo chính.

Vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tƣ của tiểu hợp phần là 3.000 triệu đồng (11,76% vốn của hợp

phần).

Các hoạt động trong giai đoạn 2010-2011:

- Tập huấn sổ tay hƣớng dẫn thực hiện dự án

+ Số lƣợt tập huấn: 2 lƣợt

+ Đối tƣợng: thành viên các Ban Phát triển xã (3 ngƣời/Ban/lƣợt)

+ Số ngƣời tham gia: 126 lƣợt ngƣời

+ Vốn hỗ trợ: 500 triệu đồng

- Tập huấn về quản lý dự án cho 11 xã mới tham gia dự án

+ Đối tƣơng: thành viên các Ban Phát triển xã mới tham gia dự án giai đoạn

2 (lƣợt 1: 15 ngƣời/Ban, lƣợt 2: 8 ngƣời/Ban)

+ Số ngƣời tham gia: 253 lƣợt ngƣời

+ Vốn hỗ trợ: 506 triệu đồng

Page 66: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

61

- Tham quan, học tập kinh nghiệm cho 11 xã mới tham gia dự án

+ Số lần tham quan: 1 lần

+ Đối tƣơng: thành viên các Ban Phát triển xã mới tham gia dự án giai đoạn

2 (5 ngƣời/Ban)

+ Số ngƣời tham gia: 55 ngƣời

+ Vốn hỗ trợ: 55 triệu đồng

3.3. Tiểu hợp phần 3.3: Tập huấn cán bộ huyện

Mục tiêu:

Nâng cao năng lực lập kế hoạch, tổ chức thực hiện dự án của cán bộ các Ban quản

lý dự án huyện.

Nội dung đào tạo:

Tập huấn về phƣơng thức thực hiện dự án và lập kế hoạch chi tiết cho tất cả cán

bộ các Ban quản lý dự án huyện và các hƣớng dẫn viên cộng đồng, bao gồm các

nội dung: Quản lý, điều phối và tổ chức dự án, Thực hiện Hợp phần Phát triển

Ngân sách xã, Thủ tục mua sắm và đấu thầu, Thủ tục quản lý tài chính, kế toán,

Chính sách an toàn/ Quản lý môi trƣờng, Giám sát và đánh giá dự án …

Cơ chế thực hiện

- Tƣơng tự các tiểu hợp phần 3.1 và 3.2, các hoạt động của tiểu hợp phần này sẽ

đƣợc phân thành hai giai đoạn (2010-2011 và 2012-2015).

- Trƣờng đào tạo chuyên nghiệp của tỉnh sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm thực

hiện hoạt động đào tạo. Dự án sẽ tổ chức đào tạo lần đầu vào năm 2010 và lần

thứ hai vào năm 2011 sau đó tổ chức các lớp bồi dƣỡng 6 tháng một lần.

Vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tƣ của tiểu hợp phần là 1.500 triệu đồng (5,9% vốn của hợp phần).

Các hoạt động trong giai đoạn 2010-2011

- Tập huấn về quản lý, thực hiện dự án cho cán bộ Ban Quản lý dự án các huyện

+ Số lƣợt tập huấn: 2 lƣợt

+ Đối tƣợng: cán bộ Ban Quản lý dự án các huyện (lƣợt 1: 5 ngƣời/Ban, lƣợt

2: 10 ngƣời/Ban)

+ Số ngƣời tham gia: 75 lƣợt ngƣời

+ Vốn hỗ trợ: 150 triệu đồng

- Tập huấn hƣớng dẫn viên cộng đồng (CF)

+ Đối tƣợng: tất cả các hƣớng dẫn viên cộng đồng của dự án (22 ngƣời)

+ Số lƣợt tập huấn: 2 lƣợt

+ Số ngƣời tham gia: 44 lƣợt ngƣời

+ Vốn hỗ trợ: 200 triệu đồng

Page 67: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

62

3.4. Tiểu hợp phần 3.4: Đào tạo kỹ năng nghề

Mục tiêu:

Hình thành và nâng cao kỹ năng nghề cho thanh niên, ngƣời trong độ tuổi lao

động của các hộ nghèo tại các xã dự án nhằm tăng cơ hội việc làm, giảm thất

nghiệp.

Vốn dầu tư

Tổng vốn đầu tƣ của tiểu hợp phần 15.000 triệu đồng (58,8% vốn của hợp phần).

Nội dung đào tạo:

- Đào tạo các ngành nghề gắn với địa bàn và phù hợp với địa phƣơng nhƣ nhƣ

xây dựng, sửa chữa các loại máy cơ khí, sửa chữa xe máy, thêu may, nuôi dạy

trẻ…

Cơ chế thực hiện:

- Tƣơng tự nhƣ các tiểu hợp phần 3.1và 3.2, các hoạt động của tiểu hợp phần

này sẽ đƣợc tiến hành ngay từ năm đầu tiên và đƣợc phân thành hai giai đoạn

(2010-2011 và 2012-2015).

- Việc chọn lựa ngƣời hƣởng lợi sẽ đƣợc thực hiện một cách minh bạch tại các

thôn và xã và Ban Phát triển xã sẽ đƣa ra quyết định thông qua cuối cùng. Các

đối tƣợng đƣợc ƣu tiên lựa chọn là con em các hộ nghèo và đảm bảo ít nhất

80% số thanh niên trong xã đƣợc chọn đi học nghề phải là con em của các hộ

nghèo.

- Việc lựa chọn các chủ đề đào tạo sẽ đƣợc tham vấn, lấy ý kiến từ ngƣời đƣợc

chọn đi học đảm bảo học nghề phù hợp và hỗ trợ sau học nghề hiệu quả, tìm

đƣợc việc làm và tạo đƣợc thu nhập sau khi kết thúc đào tạo.

- Cơ chế tài chính cho các hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên sẽ đƣợc

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn cụ thể.

Hoạt động trong giai đoạn 2010-2011:

- Đào tạo kỹ năng xây dựng: Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho việc thực hiện

dự án, trong đó chủ yếu là các hoạt động xây lắp đòi hỏi lao động có tay nghề,

kỹ thuật, trong giai đoạn đầu, Tỉnh sẽ đào tạo kỹ năng xây dựng cho thanh

niên các xã dự án.

+ Số lƣợt ngƣời đƣợc tham gia học nghề xây dựng là 1.098 ngƣời.

+ Vốn hỗ trợ là 3.294 triệu đồng.

3.5. Tiểu hợp phần 3.5: Bảo dảm an toàn tài sản cho cộng đồng và hộ gia đình

nông thôn

Mục tiêu:

Nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về phòng chống thiên tai và cải thiện khả bảo

vệ tài sản cho cộng đồng.

Vốn đầu tư:

Tổng vốn đầu tƣ cho tiểu hợp phần 4.000 triệu đồng (15,58% vốn của hợp phần).

Page 68: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

63

Nội dung hoạt động:

- Tổ chức tập huấn và các hoạt động thông tin giáo dục và truyền thông nhằm

nâng cao nhận thức cho ngƣời dân địa phƣơng về các khả năng rủi ro và các

biện pháp giảm thiểu rủi ro

- Hỗ trợ các xã trong việc lập kế hoạch của đối phó với thiên tai và giảm thiểu

rủi ro, bao gồm chuẩn bị kế hoạch đối phó với thiên tai, phƣơng án di dân đến

nơi an toàn và các phƣơng pháp bảo vệ tài sản và tái sản xuất của các hộ

- Hỗ trợ phát tờ rơi, tờ gấp, tài liệu hƣớng dẫn, sách truyền thanh về phóng

chống rủi ro thiên tai cho ngƣời dân.

Cơ chế thực hiện:

- Tƣơng tự nhƣ các tiểu hợp phần trên, các hoạt động của tiểu hợp phần này sẽ

đƣợc tiến hành ngay từ năm đầu tiên và đƣợc phân thành hai giai đoạn (2010-

2011 và 2012-2015).

- Các hoạt động tập huấn và truyền thông, thông tin sẽ đƣợc tƣ vấn cá nhân

hoặc các tổ chức tƣ vấn do Ban Quản lý dự án Tỉnh thuê thực hiện.

Hoạt động trong giai đoạn 2010-2011:

- Tập huấn, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân các xã dự án về bảo đảm an toàn

tài sản công và hộ gia đình,

+ Số lƣợt tập huấn: 2 lƣợt

+ Số ngƣời tham gia: 3.600 ngƣời

+ Vốn hỗ trợ: 2.854 triệu đồng.

Bảng tổng hợp vốn đầu tư- Hợp phần 3

Đơn vị: triệu đồng

Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Vốn chƣa

phân bổ

Tổng vốn

đầu tƣ

Tiểu hợp phần 3.1 286 286 1.428 2.000

Tiểu hợp phần 3.2 635 426 1939 3.000

Tiểu hợp phần 3.3 150 200 1150 1.500

Tiểu hợp phần 3.4 1.647 1.647 11.706 15.000

Tiểu hợp phần 3.5 1.427 1.427 1.146 4.000

Tổng 4.145 3.986 17.368 25.500

4. Hợp phần 4: Quản lý dự án

Mục tiêu của hợp phần

Đảm bảo quản lý và thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ phát huy đƣợc tinh

thần trách nhiệm và năng lực của các cán bộ dự án với cách làm công khai, minh

bạch, thu hút đông đảo ngƣời dân tham gia; loại bỏ tham nhũng và tiêu cực; các

kinh nghiệm quản lý đƣợc tổng kết và nhân rộng cho các chƣơng trình, dự án của

tỉnh.

Page 69: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

64

Các nội dung hoạt động

- Tại cấp tỉnh, huyện, các Ban Quản lý dự án sẽ thực hiện các hoạt động nhƣ

sau:

+ Tổ chức lập kế hoạch, điều phối, thực hiện các hoạt động dự án, bao gồm

đào tạo, trao đổi kinh nghiệm, quản lý hợp đồng, giám sát, đánh giá và báo

cáo theo định kỳ;

+ Tổ chức các hoạt động điều phối, tham gia vào diễn đàn chính sách

+ Tiến hành đấu thầu mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho các họat động

dự án;

+ Tổ chức các hoạt động truyền thông, thông tin của dự án để phổ biến thông

tin nhằm đảm bảo sự minh bạch và sự tham gia của các bên liên quan đến

dự án;

+ Tƣ vấn hỗ trợ thực hiện hợp phần Ngân sách phát triển xã, bố trí các

hƣớng dẫn viên cộng đồng, 22 hƣớng dẫn viên cộng đồng/5 huyện- 42 xã

dự án.

- Tại cấp xã, Ban Phát triển xã sẽ thực hiện các hoạt động sau:

+ Tổ chức các hoạt động truyền thông, thông tin của dự án để phổ biến thông

tin nhằm đảm bảo sự minh bạch và sự tham gia của các bên liên quan đến

dự án;

+ Tổ chức lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng.

+ Tổ chức triển khai thực hiện các tiểu dự án.

Cơ chế thực hiện

- Ban Quản lý dự án tỉnh chịu trách nhiệm hƣớng dẫn về thủ tục thực hiện dự án

cho các Ban Quản lý dự án huyện, các Ban Quản lý dự án huyện chịu trách

nhiệm hƣớng dẫn 42 Ban Phát triển xã.

- Ban Quản lý dự án tỉnh là cơ quan thực hiện một số hoạt động dự án thuộc

Hợp phần 3 và Hợp phần 4, Hợp phần 1 sẽ do Ban Quản lý dự án huyện thực

hiện, trong khi hợp phần Ngân sách Phát triển xã sẽ do Ban Phát triển xã thực

hiện.

- Các hƣớng dẫn viên cộng đồng đƣợc lựa chọn theo thủ tục cạnh tranh và đƣợc

thuê làm việc nhƣ cán bộ của Ban Quản lý dự án huyện theo hình thức lao

động hợp đồng.

- Để nâng cao chất lƣợng hoạt động truyền thông và phổ biến thông tin và bảo

đảm sự minh bạch và sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan đến dự án, đặc

biệt là của cộng đồng dân tộc thiểu số không biết tiếng phổ thông, các thông

tin liên quan tới dự án sẽ đƣợc dịch sang các tiếng dân tộc và truyền đạt tới

ngƣời dân qua hệ thống truyền thanh thôn bản.

Tổng vốn đầu tư và các khoản mục chi phí quản lý dự án

- Tổng vốn đầu tƣ của hợp phần 41.786 triệu đồng, trong đó:

+ Vốn Ngân hàng Thế giới 25.500 triệu đồng (chiếm 7,5% vốn WB đầu tƣ

cho dự án), thanh toán 100% các chi phí cho hƣớng dẫn viên cộng đồng,

Page 70: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

65

95% chi phí hoạt động và mua sắm thiết bị văn phòng của các Ban Quản lý

dự án.

+ Vốn đối ứng 16.286 triệu đồng, đƣợc dùng để thanh toán 100% những

khoản chi gồm lƣơng, phụ cấp cho cán bộ dự án (trừ hƣớng dẫn viên cộng

đồng), thẩm định dự toán, thẩm tra quyết toán và 5% chi phí hoạt động và

mua sắm thiết bị văn phòng của các Ban Quản lý dự án. Vốn đối ứng cũng

đóng góp 25% chi phí mua xe ô tô cho các ban Quản lý dự án.

Các loại chi phí quản lý dự án

- Chi phí lƣơng và phụ cấp lƣơng cán bộ Ban Quản lý dự án

- Chi phí hoạt động của Ban Quản lý dự án (chi phí đi lại, hội họp, văn phòng

phẩm, điện thoại, truyền thông, phổ biến thông tin dự án, kiểm toán ..)

- Chi phí thẩm tra và quyết toán các tiểu dự án

- Chi phí mua sắm thiết bị văn phòng

- Chi phí mua ô tô cho Ban Quản lý dự án tỉnh và huyện

- Chi phí hỗ trợ mua xe máy cho hƣớng dẫn viên cộng đồng

- Chi phí cho hƣớng dẫn viên cộng đồng (bao gồm lƣơng, phụ cấp và tất cả các

khoản liên quan khác)

Dự kiến các chi phí quản lý dự án thuộc phạm vi nội dung của Hợp phần nhƣ sau:

Các khoản mục chi phí Vốn đầu tƣ (triệu đồng) Diễn giải

Tổng số WB Đối ứng

Chi phí lƣơng và phụ cấp

theo lƣơng cán bộ Ban

QLDA tỉnh, huyện

14.080 0 14.080

64 cán bộ dự án,

lƣơng bình quân

44triệu

đồng/ngƣời/năm

Chi phí hoạt động của các

ban QLDA 11.550 10.973 577

Ban QLDA tỉnh: 510

triệu đồng/năm

Ban QLDA huyện:

trung bình 360 triệu

đồng/năm/ban

Chi phí mua sắm trang

thiết bị văn phòng cho

các Ban QLDA

982 932,9 49,1

Ban QLDA tỉnh: 182

triệu đồng

Ban QLDA huyện:

150 triệu đồng/Ban

Chi phí mua ô tô cho các

Ban QLDA 298 0 298

Ban QLDA tỉnh: 182

triệu đồng

Ban QLDA huyện:

150 triệu đồng/ban

Chi phí thẩm tra và thanh

quyết toán các tiểu dự án 950 0 950

150 triệu đồng/ban

Chi phí cho cán bộ CF

(lƣơng, hỗ trợ mua xe 7.722 7.700 22

Hỗ trợ mua xe máy

cho 22 CF: 1 triệu

Page 71: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

66

máy và các khoản chi phí

khác)

đồng/ngƣời

Chi phí khác: 70

triệu/ngƣời/năm

Chi phí quản lý dự án

chƣa phân bổ 6.204 5.894 310

Tổng cộng: 41.786 25.500 16.286

VI. Thiết kế cơ sở

1. Cơ sở xác định tổng mức đầu tƣ:

Việc xác định tổng mức đầu tƣ các công trình sẽ dựa vào thiết kế cơ sở các công trình

và tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng.

Các căn cứ pháp lý để xác định tổng mức:

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về

quản lý đầu tƣ xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15

tháng 10 năm 2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số

12/2009/NĐ-CP,

- Thông tƣ 03/2009/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định

số 12/2009/NĐ-CP;

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của chính phủ về Quản lý chi

phí đầu tƣ xây dựng công trình và Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày

07/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

99/2007/NĐ-CP;

- Thông tƣ 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 Hƣớng dẫn lập và quản lý chi phí

đầu tƣ xây dựng công trình;

- Thông tƣ 05/2009/TT-BXD ngày 15/4/2009 Hƣớng dẫn điều chỉnh dự toán

xây dựng công trình;

- Văn bản 1751/BXD-VP, công bố định mức chi phí quản lý dự án và tƣ vấn

đầu tƣ xây dựng công trình;

- Các định mức, đơn giá do Nhà nƣớc ban hành

- Các định mức, đơn giá do tỉnh ban hành

2. Nguyên tắc thiết kế một số công trình cơ bản

Các công trình của dự án đƣợc thiết kế đảm bảo chất lƣợng theo quy định về tiêu

chuẩn xây dựng của Việt Nam.

- Đƣờng giao thông nông thôn: Đƣợc thiết kế dựa vào tiêu chuẩn 22TCN 210-

92 về tiêu chuẩn thiết kế đƣờng giao thông nông thôn.

- Công trình thủy lợi: Đƣợc thiết kế theo quy định hiện hành, hệ thống kênh

tƣới đƣợc thiết kế theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4118.

- Các công trình công cộng: Đƣợc thiết kế theo tiêu chuẩn TCXD VN 276.

- Các công trình sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình: Sử dụng các thiết kế

mẫu, thiết kế điển hình do nhà nƣớc ban hành.

Page 72: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

67

VII. Kế hoạch giải phóng mặt bằng và tái định cƣ

1. Nguyên tắc chung

Dự án dự kiến đầu tƣ các công trình hạ tầng quy mô nhỏ phục vụ sản xuất và sinh

kế ở cấp thôn bản, xã và liên xã. Các công trình này có thể yêu cầu thu hồi đất và

tài sản trên đất của một số bộ phận ngƣời dân trong vùng dự án. Quan điểm của

tỉnh là sẽ cố gắng giảm thiểu tối đa việc thu hồi đất và tài sản trên đất của ngƣời dân để

không làm ảnh hƣởng đến cuộc sống và sinh kế của họ. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp

cần thiết phải thu hồi đất và ảnh hƣởng đến tài sản, việc đền bù, giải phóng mặt

bằng và tái định cƣ trong dự án sẽ đƣợc thực hiện theo quy định của Ngân hàng

Thế giới và của Chính phủ Việt Nam. Dựa trên kế hoạch đầu tƣ hàng năm sau khi

có sự tham gia của cộng đồng ngƣời dân, tỉnh Hòa Bình sẽ lập các kế hoạch đền

bù và tái định cƣ trong trƣờng hợp các tiểu dự án đƣợc thực hiện có thu hồi đất và

tài sản của ngƣời dân.

2. Các nguyên tắc chủ yếu trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cƣ

- Đảm bảo chính sách an toàn, giảm thiểu tác động xã hội cũng nhƣ bảo tồn di

sản, văn hóa khi triển khai Dự án.

- Hạn chế tối đa việc thu hồi đất và tái định cƣ;

- Khi bắt buộc phải tiến hành giải tỏa di dời, phải có kế hoạch hành động và

quản lý tốt để bảo đảm rằng những ngƣời bị di dời tối thiểu có cuộc sống tốt

hơn hoặc ngang bằng với nơi ở trƣớc đây về các khía cạnh kinh tế- xã hội.

- Các kế hoạch thu hồi đất phải đƣợc thực hiện với sự tham vấn của những

ngƣời bị ảnh hƣởng bởi dự án;

- Cần công khai mọi thông tin. Những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi dự án sẽ đƣợc

thông báo về khung chính sách tại các cuộc họp cộng đồng. Các hộ bị ảnh

hƣởng sẽ đƣợc thông báo về quyền lợi của họ và các khả năng lựa chọn đền

bù;

- Tất cả những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi dự án đều có quyền đƣợc hƣởng đền bù

và trợ giúp khôi phục, bất kể là họ có quyền hợp pháp đối với các tài sản bị

mất hay không;

- Đền bù, tái định cƣ và các hoạt động phục hồi phải đƣợc hoàn thành trƣớc khi

Ngân hàng Thế giới trao quyết định “Không phản đối” cho các hợp đồng xây

lắp;

- Các thủ tục, thể chế sẽ đƣợc áp dụng để đảm bảo việc xây dựng, lập kế hoạch,

tham vấn và thực hiện dự án có hiệu quả và đúng thời hạn;

- Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá vào báo các quá trình thực hiện thƣờng

xuyên;

- Những phàn nàn, khiếu nại (nếu có) cần đƣợc thực hiện theo một thủ tục nhất

định.

3. Các quy định về giải phóng mặt bằng và tái định cƣ

Các quy định của Ngân hàng thế giới

- Chính sách an toàn môi trƣờng, tái định cƣ – WB – 2002.

Page 73: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

68

- Sổ tay hoạt động về Tái định cƣ bắt buộc của Ngân hàng thế giới (OP/BP 4.12).

Các quy định của Việt Nam

- Luật số Đất đai 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003.

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai

(điểm đ khoản 1, điểm b khoản 2 điều 36; khoản 3 điều 42; khoản 2 điều 48;

khoản 1,2,3,4 điều 80; điều 81; điều 130; điều 145; điều 163; điều 164; điều

184 bị bãi bỏ bởi NĐ số 84/2007/NĐ-CP.

- Thông tƣ số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 hƣớng dẫn thực hiện một

số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về

thi hành Luật Đất đai.

- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá

các loại đất

- Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP về phƣơng pháp xác định giá đất và

khung giá đất.

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định bổ sung về việc cấp

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất,

trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và

giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Thông tƣ số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/07/2007 hƣớng dẫn thực hiện Nghị

định số 84/2007/NĐ-CP về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu

hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái

định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất đai.

- Thông tƣ liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 hƣớng

dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của

Chính phủ về đất đai.

- Quyết định 512/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tƣ liên

tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Bộ Tài chính và

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định

số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng

đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất

và giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Công văn 721/TTg-KTN của Thủ tƣớng Chính phủ về việc giải quyết vƣớng

mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái

định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.(khoản 6, 8 điều 8; điều 41;,42; 47; 49; đoạn

2 khoản 2 điều 50 bị bãi bỏ bởi Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày

25/5/2007).

- Thông tƣ số 69/2006/TT-BTC ngày 02/08/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số

116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện

Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thƣờng,

hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

Page 74: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

69

- Thông tƣ số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 hƣớng dẫn thực hiện Nghị

định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thƣờng, hỗ

trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

Quy định của tỉnh Hòa Bình

- Nghị quyết số 114/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân

dân tỉnh Hòa Bình về việc thông qua Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh

năm 2009.

4. Khung Chính sách về Đền bù và Phục hồi thu nhập cho ngƣời bị ảnh hƣởng

bởi dự án

Dự thảo “Khung Chính sách về Đền bù và Phục hồi thu nhập cho ngƣời bị ảnh

hƣởng bởi dự án” sẽ đƣợc lập dựa theo các nguyên tắc của Ngân hàng Thế giới và

các qui định của Chính phủ Việt Nam. Theo đó, hàng năm Hòa Bình sẽ lập các

Kế hoạch Đền bù và Khôi phục cuộc sống cho các tiểu dự án có thu hồi đất và tài

sản của ngƣời dân, bố trí vào Kế hoạch hàng năm, gửi cho Ban Điều phối dự án

Trung ƣơng tập hợp và gửi cho Ngân hàng Thế giới xem xét trƣớc khi tổ chức

thực hiện.

Mục tiêu cơ bản của Khung chính sách là đảm bảo rằng tất cả những ngƣời bị

ảnh hƣởng bởi việc thu hồi đất cho dự án sẽ đƣợc nhận đền bù cho những tài sản

bị thiệt hại với giá thay thế và đƣợc cung cấp các biện pháp khôi phục kinh tế để

giúp họ cải thiện, hoặc ít nhất cũng giữ nguyên đƣợc mức sống và khả năng tạo

thu nhập nhƣ trƣớc khi có dự án.

Khung chính sách đƣa ra các nguyên tắc và mục tiêu, các tiêu chuẩn hợp lệ đối

với những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi Dự án, các quyền lợi, khung thể chế và pháp

lý, các dạng đền bù và khôi phục cuộc sống, tham khảo ý kiến, sự tham gia của

ngƣời dân và thủ tục về khiếu nại, thắc mắc nhằm hƣớng dẫn việc thực hiện đền

bù, tái định cƣ và khôi phục cuộc sống của những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi Dự án.

Để thực hiện chính sách, mỗi tiểu dự án cần phải tiến hành một số bƣớc nhƣ lập

kế hoạch, kiểm đếm tại hiện trƣờng, lập dự toán đền bù- phục hồi cuộc sống của

những ngƣời bị ảnh hƣởng, chia trả, giải phóng mặt bằng. Yêu cầu căn bản là

phải đền bù cho ngƣời bị ảnh hƣởng, tổ chức tái định cƣ và cung cấp các trợ giúp

nhằm phục hồi cuộc sống trƣớc khi trao hợp đồng xây lắp cho các tiểu dự án. Chi

phí đền bù, tái định cƣ và trợ giúp khôi phục là một phần trong chi phí đầu tƣ của

tiểu dự án và sẽ đƣợc chi trả bằng vốn đối ứng của Chính phủ.

VIII. Môi trƣờng

Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 sẽ đầu tƣ xây dựng các công

trình hạ tầng qui mô nhỏ phục vụ sản xuất nhƣ đƣờng giao thông, cầu, cống, ngầm,

tràn, công trình thủy lợi, nƣớc sạch, chợ nông thôn… Các tiểu dự án này có thể gây

ra một số tác động ở mức độ nhỏ về môi trƣờng trong quá trình xây dựng và vận

hành.

Một trong những nguyên tắc hàng đầu đƣợc tỉnh Hòa Bình đặt ra trong quá trình thiết

kế, xây dựng dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 là bảo đảm dự

án sẽ không làm ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên,

vƣờn quốc gia cũng nhƣ môi trƣờng sống của ngƣời dân trong vùng dự án. Tỉnh Hòa

Page 75: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

70

Bình cam kết tuân thủ một cách đầy đủ cả các qui định về bảo vệ môi trƣờng của

Chính phủ Việt Nam cũng nhƣ các chính sách đảm bảo an toàn của Ngân hàng Thế

giới.

Một số các quy định về môi trƣờng là căn cứ trong quá trình thực hiện dự án nhƣ sau:

Quy định của Ngân hàng thế giới

- Chính sách an toàn môi trƣờng, tái định cƣ – WB – 2002.

- Sổ tay hoạt động về đánh giá môi trƣờng của Ngân hàng thế giới OP/BP 4.01.

- Sổ tay hoạt động về sinh cƣ tự nhiên của Ngân hàng thế giới OP/BP 4.04.

- Sổ tay hoạt động về rừng của Ngân hàng thế giới OP/BP4.36.

- Quy trình đánh giá môi trƣờng và xã hội – IFC – 2009.

Quy định của Nhà nước Việt Nam

- Luật số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 bảo vệ môi trƣờng.

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 về việc quy định chi tiết và

hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng (sửa đổi bởi Nghị

định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008).

- Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 quy định việc bảo vệ môi

trƣờng trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức đầu tƣ các chiến

lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và các dự án phát triển.

- Thông tƣ 06/2007/TT-BKH ngày 27 tháng 8 năm 2006 hƣớng dẫn thực hiện

Nghị định số 140/2006/NĐ–CP.

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 về quản lý chất thải rắn.

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 về việc quy định chi

tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.

- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 về ƣu đãi, hỗ trợ hoạt động

bảo vệ môi trƣờng.

- Thông tƣ 06/2007/TT-BKH ngày 27/8/2007 hƣớng dẫn đầu tƣ nghị định

140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi

trƣờng trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức đầu tƣ các chiến

lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển

- Thông tƣ số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 hƣớng dẫn về đánh giá

môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng và cam kết bảo vệ môi

trƣờng.

Page 76: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

71

CHƢƠNG IV

TỔNG MỨC ĐẦU TƢ, CƠ CẤU NGUỒN VỐN, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

I. Tổng mức đầu tƣ

1. Bảng tổng hợp chung

Qui đổi 1USD = 17.000 VND

Tổng số WB Đối ứng

VNĐ (triệu đồng) 371.344 340.000 31.344

USD (triệu đô la) 21,844 20 1,844

Ghi chú: Các tính toán cụ thể sẽ đƣợc giải trình đối với các hạng mục công trình

trong thiết kế cụ thể cũng nhƣ trong các gói thầu.

2. Bảng tổng hợp vốn đầu tƣ dự kiến theo hợp phần

STT Hạng mục Vốn đầu tƣ (triệu đồng)

Tổng số WB Đối ứng

1 Hợp phần 1: Phát triển kinh tế huyện 185.058 170.000 15.058

1.1 Tiểu HP1.1: Đầu tƣ phát triển kinh tế 168.058 153.000 15.058

1.2

Tiểu HP1.2: Đa dạng hóa các cơ hội liên

kết thị trƣờng và hỗ trợ sáng kiến kinh

doanh

17.000 17.000 0

2 Hợp phần 2: Ngân sách phát triển xã 119.000 119.000 0

2.1 Tiểu HP 2.1: Cải thiện cơ sở hạ tầng thôn

bản 59.500 59.500 0

2.2 Tiểu HP 2.2: Hỗ trợ sinh kế và các dịch vụ

sản xuất 35.700 35.700 0

2.3 Tiểu hợp phần 2.3: Hỗ trợ hoạt động phát

triển kinh tế xã hội của phụ nữ 23.800 23.800 0

3 Hợp phần 3: Tăng cƣờng năng lực 25.500 25.500 0

3.1 Tiểu HP 3.1: Hỗ trợ lập kế hoạch phát

triển kinh tế- xã hội 2.000 2.000 0

3.2 Tiểu HP 3.2: Tập huấn cán bộ xã và thôn

bản 3.000 3.000 0

3.3 Tiểu HP 3.3: Tập huấn cán bộ huyện 1.500 1.500 0

3.4 Tiểu HP 3.4: Đào tạo kỹ năng nghề 15.000 15.000 0

3.5 Tiểu HP 3.5: Bảo đảm an toàn tài sản cho

cộng đồng 4.000 4.000 0

4 Hợp phần 4: Quản lý dự án 41.786 25.500 16.286

Tổng cộng: 371.344 340.000 31.344

Page 77: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

72

3. Dự kiến phân kỳ đầu tƣ theo năm

TT Hợp phần Vốn đầu tƣ (triệu đồng)

2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng

1 Hợp phần 1 4.748 12.961 41.837 61.919 55.225 8.368 185.058

2 Hợp phần 2 1.857 2.358 28.696 42.471 37.879 5.739 119.000

3 Hợp phần 3 4.145 3.986 4.342 6.426 5.732 869 25.500

4 Hợp phần 4 4.528 6.772 7.622 11.280 10.060 1.524 41.786

Tổng 15.278 26.077 82.497 122.096 108.896 16.500 371.344

Kế hoạch thực hiện dự án:

­ Năm 2010:

Tiến hành đấu thầu lựa chọn tƣ vấn khảo sát thiết kế, nhà thầu xây lắp và tổ

chức thi công 7 công trình xây lắp thuộc tiểu hợp phần 1.1 và 26 công

trình/tiểu dự án xây lắp, mua sắm thuộc tiểu hợp phần 2.1.

Đấu thầu tuyển chọn tƣ vấn thực hiện dịch vụ Nghiên cứu xác định các sản

phẩm tiềm năng và đánh giá nhanh lựa chọn chuỗi giá trị ƣu tiên tác động tại 5

huyện thuộc tiểu hợp phần 1.2.

Tuyển hƣớng dẫn viên cộng đồng.

Tổ chức Tham quan, học tập kinh nghiệm cho 11 xã mới tham gia dự án và

các hoạt động tăng cƣờng năng lực khác thuộc hợp phần 3, bao gồm Tập huấn

nâng cao năng lực lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm cho cán bộ tỉnh

và 5 huyện, Tập huấn phƣơng pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm

cho cán bộ 42 xã, Tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng về kế hoạch phát triển kinh

tế- xã hội của 42 xã, Hội thảo tham vấn ý kiến về kế hoạch phát triển kinh tế-

xã hội năm của 5 huyện, Tập huấn sổ tay hƣớng dẫn thực hiện dự án, Tập

huấn về quản lý dự án cho 11 xã mới tham gia dự án, Tham quan, học tập kinh

nghiệm cho 11 xã mới tham gia dự án, Tập huấn về quản lý, thực hiện dự án

cho các huyện, Tập huấn hƣớng dẫn viên cộng đồng, Đào tạo kỹ năng xây

dựng, Tập huấn về an toàn cho tài sản công và hộ gia đình.

Đấu thầu mua sắm trang thiết bị văn phòng và thực hiện các hoạt động quản lý

dự án (hoàn thành các thủ tục hành chính với Ngân hàng, các thủ tục liên quan

đến mở tài khoản và hệ thống kế toán các cấp, theo dõi, giám sát, kiểm toán

nội bộ và độc lập …).

­ Năm 2011:

Tiến hành đấu thầu tuyển chọn tƣ vấn khảo sát thiết kế, nhà thầu xây lắp và

thực hiện thi công 11 công trình xây lắp thuộc tiểu hợp phần 1.1 và 34 công

trình/tiểu dự án xây lắp, mua sắm thuộc tiểu hợp phần 2.1.

Đấu thầu tuyển chọn tƣ vấn thực hiện dịch vụ Nghiên cứu phân tích chuỗi giá

trị và các cơ hội để gia tăng chuỗi giá trị cho sản phẩm đƣợc lựa chọn từ

nghiên cứu năm 2010.

Tổ chức cuộc thi “Sáng kiến kinh doanh năm 2011”.

Page 78: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

73

Tiếp tục thực hiện các hoạt động tăng cƣờng năng lực thuộc hợp phần 3.

Thực hiện các hoạt động quản lý dự án.

Tổ chức tham vấn lấy ý kiến cộng đồng, lựa chọn các công trình, tiểu dự án và

các nội dung cần tăng cƣờng năng lực thuộc kế hoạch năm tiếp theo.

Thực hiện công tác thanh quyết toán cho các hoạt động đã hoàn thành.

­ Năm 2012, 2013 và 2014:

Tiến hành đấu thầu tuyển chọn tƣ vấn khảo sát thiết kế, nhà thầu xây lắp và

thực hiện thi công các công trình xây lắp thuộc tiểu hợp phần 1.1 và các công

trình/tiểu dự án xây lắp, mua sắm thuộc tiểu hợp phần 2.1.

Tổ chức cuộc thi “Sáng kiến kinh doanh” hàng năm; triển khai các hoạt động

đa dạng hóa cơ hội liên kết thị trƣờng thuộc tiểu hợp phần 1.2, các hoạt động

hỗ trợ sinh kế thuộc tiểu hợp phần 2.2, các hoạt động theo nhu cầu phụ nữ

thuộc tiểu hợp phần 2.3.

Tiếp tục thực hiện các hoạt động tăng cƣờng năng lực thuộc hợp phần 3.

Thực hiện các hoạt động quản lý dự án.

Thực hiện công tác thanh quyết toán các hoạt động đã hoàn thành trong năm.

Tổ chức tham vấn lấy ý kiến cộng đồng, lựa chọn các công trình, tiểu dự án và

các nội dung cần tăng cƣờng năng lực thuộc kế hoạch năm tiếp theo.

­ Năm 2015:

Tiến hành đấu thầu tuyển chọn tƣ vấn khảo sát thiết kế, nhà thầu xây lắp và

thực hiện thi công các công trình xây lắp thuộc tiểu hợp phần 1.1 và các công

trình/tiểu dự án xây lắp, mua sắm thuộc tiểu hợp phần 2.1.

Tổ chức cuộc thi “Sáng kiến kinh doanh” năm 2015; triển khai các hoạt động

đa dạng hóa cơ hội liên kết thị trƣờng thuộc tiểu hợp phần 1.2, các hoạt động

hỗ trợ sinh kế thuộc tiểu hợp phần 2.2, các hoạt động theo nhu cầu phụ nữ

thuộc tiểu hợp phần 2.3.

Tiếp tục thực hiện các hoạt động tăng cƣờng năng lực thuộc hợp phần 3.

Thực hiện các hoạt động quản lý dự án.

Thực hiện công tác thanh quyết toán các hoạt động đã hoàn thành trong năm

và công tác quyết toán, kết thúc dự án.

II. Các nguồn vốn

- Vốn vay Ngân hàng thế giới: theo cơ chế nhà nƣớc cấp phát từ Ngân sách trung

ƣơng, bổ sung có mục tiêu cho Ngân sách địa phƣơng.

- Vốn đối ứng: do Ngân sách Trung ƣơng bổ sung có mục tiêu căn cứ theo Quyết

định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 và Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg

ngày 05/02/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ) và do dân đóng góp bằng công lao

động, các nguồn lực, vật liệu sẵn có tại địa phƣơng.

Page 79: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

74

CHƢƠNG V

QUẢN LÝ THỰC HIỆN VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN

I. Các dữ liệu chính về cơ quan thực hiện dự án

1. Thể chế

Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 đƣợc quản lý và thực hiện

theo các văn bản liên quan dƣới đây:

­ Sổ tay hƣớng dẫn chuẩn bị và thực hiện dự án – Ngân hàng Thế giới - 2007

­ Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về việc ban hành

Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

­ Quyết định 94/2007/QĐ-TTg ngày 27/06/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc

phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Đề án "Định hƣớng thu hút và sử dụng

nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 - 2010".

­ Thông tƣ 03/2007/TT-BKH ngày 12/03/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng

dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chƣơng trình, dự

án ODA.

­ Thông tƣ 04/2007/TT-BKH ngày 30/07/2007của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về việc

hƣớng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính

thức (ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của

Chính phủ).

­ Quyết định 803/2007/QĐ-BKH ngày 30/07/2007của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về

việc ban hành Chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA.

­ Thông tƣ của Bộ Tài chính hƣớng dẫn cơ chế quản lý tài chính cho dự án Giảm

nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2.

Page 80: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

75

2. Sơ đồ tổ chức từ quản lý thực hiện dự án từ cấp tỉnh đến huyện và xã

3. Các điều kiện cam kết chính trong dự án

Điều kiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án

­ Hòa Bình cam kết duy trì những cán bộ chủ chốt đã đƣợc đào tạo và có nhiều

kinh nghiệm thực hiện dự án trong giai đoạn 1, bao gồm kế toán trƣởng, cán bộ

mua sắm đấu thầu, các bộ ngân sách phát triển xã, cán bộ chính sách an toàn, ...

tiếp tục thực hiện chuẩn bị dự án giai đoạn 2.

­ Tỉnh Hòa Bình cam kết sẽ cân đối ngân sách và bố trí đủ vốn đối ứng cho công

tác chuẩn bị dự án

­ Tỉnh đã tiến hành các cuộc làm việc tại các xã, huyện dự án nhằm khảo sát địa

hình, lấy ý kiến cộng đồng dân cƣ về các công trình đầu tƣ, các hoạt động cần hỗ

trợ cũng nhƣ các nội dung cần đào tạo và chuẩn bị có báo cáo tình hình thực hiện

dự án.

UBND Tỉnh

Ban Quản lý Dự án tỉnh Hòa Bình

Ban QLDA

Huyện

Đà Bắc

Ban

Phát triển xã

(11 xã)

Ban QLDA

Huyện

Mai Châu

Ban QLDA

Huyện

Tân Lạc

Ban QLDA

Huyện

Lạc Sơn

Ban

Phát triển xã

(8 xã)

Ban

Phát triển xã

(9 xã)

Ban

Phát triển xã

(8 xã)

Ban QLDA

Huyện

Yên Thủy

Ban

Phát triển xã

(6 xã)

Ban Chỉ đạo DA

Sở KHĐT

UBND Xã

UBND Huyện

Page 81: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

76

Điều kiện trong giai đoạn thực hiện dự án

­ Trong quá trình lựa chọn đề xuất thực hiện dự án đều có sự tham gia đầy đủ của

cộng đồng dân cƣ trong vùng dự án, các đề xuất đƣợc lựa chọn đều căn cứ trên

nhu cầu của ngƣời dân, đặc biệt là của ngƣời dân nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số,

phụ nữ và các nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng khác.

­ Tỉnh cam kết bố trí đủ vốn đối ứng theo đúng yêu cầu và tiến độ thực hiện dự án.

­ Việc thực hiện thu hồi đất và tài sản trên đất, đền bù và tái định cƣ nếu có sẽ tuân

thủ chặt chẽ theo đúng quy định của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.

II. Quản lý thực hiện dự án

1. Tổ chức quản lý thực hiện

Ủy ban Nhân dân Tỉnh

­ Ủy ban Nhân dân Tỉnh là cơ quan chủ quản của Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

giai đoạn 2010-2015.

­ Vai trò của Ủy ban Nhân dân Tỉnh:

+ Đảm bảo dự án đầu tƣ đúng mục tiêu, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có hiệu quả cao;

+ Đảm bảo bố trí đủ vốn đối ứng theo tiến độ đã thoả thuận với Ngân hàng Thế

giới;

+ Phê duyệt dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, quá trình lựa chọn nhà thầu đối với

dự án do Sở Kế hoạch làm chủ đầu tƣ theo quy định của pháp luật hiện hành

về đầu tƣ xây dựng và đấu thầu;

+ Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án;

+ Xây dựng và triển khai các biện pháp theo quy định của pháp luật hiện hành

về phòng và chống tham nhũng, lãng phí, sử dụng vốn sai mục đích làm ảnh

hƣởng đến mục tiêu của dự án, uy tín của tỉnh và quốc gia;

+ Chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về việc triển khai không đúng

với mục tiêu đầu tƣ, có sai phạm trong quá trình triển khai dự án gây thất

thoát, lãng phí và tham nhũng.

Ban Chỉ đạo dự án tỉnh

­ Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình sẽ thành lập Ban Chỉ đạo dự án Giảm nghèo tỉnh

Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 ngay khi dự án đƣợc triển khai.

­ Ban chỉ đạo dự án tỉnh gồm 10 ngƣời, thành phần gồm có: 01 Trƣởng ban (do

Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh đảm nhiệm), 02 Phó ban (Giám đốc Sở Kế

hoạch và Đầu tƣ- Phó ban thƣờng trực và Giám đốc Sở Tài chính- Phó ban), các

thành viên còn lại là đại diện các sở ngành liên quan nhƣ Sở Kế hoạch và Đầu tƣ,

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông, Sở Xây dựng, Sở Lao

động- Thƣơng binh và xã hội, Sở Tài nguyên- Môi trƣờng, Hội Liên hiệp Phụ nữ.

­ Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo dự án:

Page 82: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

77

+ Chỉ đạo, điều hành chung trong suốt quá trình thực hiện dự án, quyết định các

vấn đề có tính chiến lƣợc trong quá trình hoạt động của Dự án nhằm thúc đẩy

việc triển khai các mục tiêu và hoạt động của Dự án;

+ Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện dự án và giải quyết các vƣớng mắc khi

Ban Quản lý dự án Tỉnh có báo cáo và xin ý kiến;

+ Tham mƣu cho Ủy ban Nhân dân Tỉnh ban hành các quy định cần thiết để đảm

bảo dự án đƣợc triển khai đúng kế hoạch, tiến độ và phù hợp với các chính

sách, quy định của Chính phủ Việt Nam cũng nhƣ của Ngân hàng Thế giới.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

­ Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hòa Bình là chủ đầu tƣ của dự án, do Ủy ban Nhân

dân Tỉnh- Cơ quan chủ quản của dự án ra quyết định.

­ Trách nhiệm của Sở nhƣ sau:

+ Tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện dự án cấp tỉnh, Ban Quản lý dự án tỉnh;

+ Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán, dự toán gói thầu mua

sắm của Ban Quản lý dự án Tỉnh và các chƣơng trình đào tạo của dự án;

+ Kiến nghị với Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về cơ

chế, chính sách liên quan đến thực hiện dự án, bảo đảm phù hợp với luật pháp,

chính sách trong nƣớc và cam kết với Ngân hàng Thế giới;

+ Chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ của dự án;

+ Giám sát, đánh giá và chịu trách nhiệm về những sai phạm (nếu có) xảy ra

trong quá trình thực hiện dự án.

Ban Quản lý dự án tỉnh

­ Ban Quản lý dự án Giảm nghèo Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 là cơ quan thực

hiện dự án, giúp việc cho Chủ đầu tƣ, do UBND Tỉnh Hòa Bình ra quyết định

thành lập.

­ Thành phần:

Ban Quản lý dự án Tỉnh dự kiến gồm 12 ngƣời, bao gồm các chức danh sau:

Giám đốc dự án (là Phó giám đốc Sở), Phó giám đốc dự án - Điều phối dự án (1

ngƣời), cán bộ kế hoạch - đấu thầu (1 ngƣời), cán bộ kế toán (2 ngƣời), cán bộ

ngân sách phát triển xã (1 ngƣời), cán bộ chính sách an toàn (1 ngƣời), cán bộ

giám sát, đánh giá và thông tin quản lý (1 ngƣời), cán bộ kỹ thuật (1 ngƣời), cán

bộ sinh kế (1 ngƣời), phiên dịch (1 ngƣời) và lái xe (1 ngƣời).

­ Chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án tỉnh:

+ Quản lý, điều hành các hoạt động trong phạm vi dự án, giải quyết kịp thời các

vấn đề nảy sinh;

+ Quản lý chung các nguồn vốn của dự án, bao gồm vốn của Ngân hàng Thế

giới và vốn đối ứng;

+ Tổ chức tập huấn, hƣớng dẫn, đào tạo cho cán bộ các Ban Quản lý dự án

huyện và các Ban Phát triển xã về: trình tự thực hiện dự án, quy trình đấu

thầu, quản lý quá trình thực hiện hợp đồng, quản lý chất lƣợng và kỹ thuật

Page 83: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

78

trong các hợp đồng xây lắp, giải ngân, quy trình kiểm toán, thanh quyết toán,

vận hành, duy tu bảo dƣỡng ...

+ Hƣớng dẫn, hỗ trợ các Ban Quản lý dự án huyện, Ban Phát triển xã trong quá

trình triển khai thực hiện dự án trong tất cả các khâu: lập và trình duyệt kế

hoạch; tuyển chọn nhà thầu, tƣ vấn; thẩm định, trình duyệt hồ sơ; tổ chức đấu

thầu lựa chọn nhà thầu; thƣơng thảo ký kết hợp đồng; giám sát việc thực hiện

hợp đồng của nhà thầu; nghiệm thu, bàn giao, kiểm toán, thanh quyết toán;

báo cáo …

+ Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, tập hợp, phân loại, lƣu trữ toàn bộ thông

tin, tƣ liệu gốc liên quan đến dự án và Ban Quản lý dự án theo các quy định

của pháp luật;

+ Đại diện cho Sở Kế hoạch và Đầu tƣ trong các giao dịch dân sự trong phạm vi

đại diện đƣợc xác định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự

án và tại các văn bản ủy quyền;

+ Làm đầu mối của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Ban Điều phối dự án Trung ƣơng,

Ngân hàng Thế giới và các cơ quan liên quan trong việc phối hợp giải quyết

những vấn đề có liên quan đến thực hiện dự án;

+ Căn cứ vào kế hoạch do các xã và các huyện đã lập để tổng hợp, xây dựng kế

hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết hàng năm thực hiện dự án trình Sở (kế

hoạch giải ngân, kế hoạch chi tiêu, kế hoạch đấu thầu, ...)

+ Thẩm định Kế hoạch đấu thầu, Hồ sơ mời thầu và Kết quả đấu thầu.

+ Tổ chức các hoạt động đấu thầu và mua sắm hàng hóa thuộc dự án.

+ Làm đầu mối thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật của các tiểu dự án thuộc Hợp

phần Phát triển kinh tế huyện.

+ Tổ chức theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện dự án: Lập báo cáo tình hình

thực hiện dự án theo quy định; thuê tƣ vấn tiến hành đánh giá ban đầu, giữa kỳ

và kết thúc dự án theo nội dung báo cáo khả thi; làm đầu mối phối hợp với nhà

tài trợ hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền để đánh giá dự án;

+ Gửi báo cáo tình hình thực hiện dự án định kỳ và đột xuất tới Sở Kế hoạch và

Đầu tƣ để theo dõi, giám sát và hỗ trợ quá trình thực hiện;

+ Lập báo cáo kết thúc dự án và báo cáo quyết toán dự án.

Ban Quản lý dự án huyện

­ Các Ban quản lý dự án huyện đƣợc dự kiến thành lập tại 5 huyện tham gia dự án,

gồm Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn và Yên Thủy.

­ Thành phần:

Ban quản lý dự án huyện gồm 12 ngƣời: Trƣởng ban (Lãnh đạo huyện hoặc

Trƣởng phòng Tài chính- Kế hoạch huyện), Phó ban (1 ngƣời), cán bộ tổng hợp

kiêm đấu thầu (2 ngƣời), cán bộ Ngân sách phát triển xã (1 ngƣời), cán bộ kế toán

(2 ngƣời), thủ quỹ (1 ngƣời), cán bộ giám sát, đánh giá và thông tin quản lý (1

ngƣời), cán bộ tăng cƣờng năng lực (1 ngƣời), cán bộ hành chính (1 ngƣời) và lái

xe (1 ngƣời). Ngoài ra, các hƣớng dẫn viên cộng đồng (mỗi hƣớng dẫn viên cộng

đồng sẽ phụ trách 2 xã dự án) cũng là thành viên của Ban Quản lý dự án huyện.

Page 84: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

79

Số lƣợng hƣớng dẫn viên cộng đồng trong mỗi Ban quản lý dự án huyện cụ thể

nhƣ sau:

+ Huyện Đà Bắc: 6 hƣớng dẫn viên cộng đồng/11 xã dự án

+ Huyện Mai Châu: 4 hƣớng dẫn viên cộng đồng/8 xã dự án

+ Huyện Tân Lạc: 5 hƣớng dẫn viên cộng đồng/9 xã dự án

+ Huyện Lạc Sơn: 4 hƣớng dẫn viên cộng đồng/8 xã dự án

+ Huyện Yên Thủy: 3 hƣớng dẫn viên cộng đồng/6 xã dự án.

­ Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án huyện:

+ Tập huấn, hỗ trợ các Ban Phát triển xã lập kế hoạch đầu tƣ hàng năm trên cơ

sở có sự tham gia của cộng đồng, tổ chức thực hiện các công trình do xã làm

chủ đầu tƣ;

+ Giải quyết các vấn đề phát sinh nằm ngoài phạm vi xử lý của Ban Phát triển

xã và báo cáo lên Ban Quản lý dự án Tỉnh những vấn đề vƣợt quá thẩm quyền

xử lý của cấp huyện;

+ Tổng hợp và xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết hàng năm của

huyện (kế hoạch giải ngân, kế hoạch chi tiêu, kế hoạch đấu thầu,...) trên cơ sở

kế hoạch của các xã, trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt;

+ Phối hợp với Ban Quản lý dự án Tỉnh, đơn vị tƣ vấn khảo sát thiết kế của dự

án, hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng của huyện và chính quyền địa

phƣơng trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng (nếu có) cho những công trình

trên địa bàn huyện;

+ Tổ chức đấu thầu và mua sắm hàng hoá cho các công trình xây lắp, cung cấp

hàng hoá, thiết bị và các dịch vụ cho các tiểu dự án theo phân cấp trong phạm

vi huyện;

+ Giám sát (có sự phối hợp của các xã) việc xây dựng các công trình, cung cấp

hàng hoá, thiết bị và dịch vụ;

+ Tiến hành giải ngân và thực hiện thanh toán;

+ Bàn giao các công trình đã hoàn tất cho Uỷ ban Nhân dân xã;

+ Báo cáo tình hình hoạt động của dự án trên địa bàn huyện lên Ủy ban Nhân

dân huyện, Ban Quản lý dự án Tỉnh và các cơ quan liên quan.

Ban Phát triển xã

­ Ban Phát triển xã đƣợc thành lập tại mỗi xã dự án và trực thuộc Uỷ ban Nhân dân

xã. Ban Phát triển xã dự kiến khoảng 20 ngƣời, gồm 01 Trƣởng ban (là Chủ tịch

hoặc Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã), 01 Phó ban (là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã),

các thành viên bao gồm: kế toán xã, cán bộ địa chính, cán bộ văn hóa, nông lâm,

cán bộ giao thông thủy lợi và 2 đại diện của thôn bản (mỗi thôn bản đƣợc lựa

chọn trƣởng thôn và đại diện Chi hội Phụ nữ tham gia).

­ Chức năng, nhiệm vụ của Ban Phát triển xã:

+ Quản lý các tiểu dự án do Ủy ban Nhân dân xã làm chủ đầu tƣ;

Page 85: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

80

+ Tổ chức vận hành, duy tu, bảo dƣỡng các công trình đƣợc bàn giao cho xã

quản lý;

+ Phối hợp với cán bộ dự án của tỉnh và huyện, hƣớng dẫn viên cộng đồng thực

hiện các công việc có liên quan trong quá trình thực hiện dự án (thống kê, đền

bù, giám sát việc thực hiện dự án, chính sách an toàn, vệ sinh môi trƣờng);

+ Lập kế hoạch thực hiện dự án hàng năm cấp xã trên cơ sở lấy ý kiến đề xuất

của cộng đồng.

Ban Giám sát xã

­ Ban Giám sát xã cũng đƣợc thành lập tại mỗi xã dự án. Thành phần Ban Giám sát

xã dự kiến khoảng 6 ngƣời, bao gồm đại diện Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ

quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân xã và đại diện ngƣời dân.

­ Trách nhiệm của Ban Giám sát xã nhƣ sau:

+ Theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức

vật tƣ ... trong quá trình thực hiện dự án.

+ Yêu cầu Ban Phát triển xã, nhà thầu báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin làm

rõ những vấn đề mà cộng đồng có ý kiến.

+ Kiến nghị với Ủy ban Nhân dân xã đình chỉ đầu tƣ trong trƣờng hợp cần thiết.

+ Tham gia nghiệm thu theo giai đoạn và nghiệm thu, thanh quyết toán toàn bộ

công trình xây dựng.

­ Đối với những xã đang tham gia chƣơng trình 135 giai đoạn 2 hoặc những

chƣơng trình, dự án khác, Ban Phát triển xã và Ban Giám sát đƣợc lồng ghép vào

Ban quản lý các chƣơng trình đó để khai thác, phát huy kinh nghiệm của cán bộ

cũng nhƣ giảm gánh nặng nhân sự cho các xã dự án.

2. Vai trò của các tổ chức tham gia thực hiện dự án

­ Các Sở ngành có liên quan ở cấp tỉnh (Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông

Vận tải, Sở Công Thƣơng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...) có trách

nhiệm trợ giúp kỹ thuật cho Ban Quản lý dự án tỉnh, cho Ban Quản lý dự án các

huyện và Ban Phát triển các xã trong những khâu nhƣ: thiết kế, mua sắm và thực

hiện các tiểu dự án, và các hoạt động đào tạo. Sở Tài chính và Phòng Tài chính-

Kế hoạch huyện có vai trò quan trọng trong việc phê duyệt dự toán một số hoạt

động dự án cho nên trong các khóa đào tạo của Dự án, sẽ bố trí cán bộ chuyên

trách của Sở Tài chính, phòng Tài chính tham gia để hiểu đƣợc các nội dung và

nguyên tắc của dự án cũng nhƣ thủ tục của Ngân hàng Thế giới áp dụng cho Dự

án.

­ Các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội bao gồm Mặt trận tổ quốc, Hội

Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thành niên... đóng vai trò quan trọng trong quá trình

tham vấn chuẩn bị và thực hiện dự án.

­ Cộng đồng dân cƣ địa phƣơng vùng dự án có vai trò trong quá trình chuẩn bị và

thực hiện dự án thể hiện ở việc đƣa ra những ý kiến tham vấn cũng nhƣ trực tiếp

tham gia vào các khâu triển khai, giám sát, đánh giá dự án.

Page 86: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

81

3. Vai trò của nhà tài trợ

Nhà tài trợ cho dự án là Ngân hàng thế giới sẽ có vai trò là ngƣời hƣớng dẫn về

thủ tục đấu thầu, quản lý tài chính, chính sách an toàn về xã hội và môi trƣờng

cũng nhƣ các vấn đề liên quan khác trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hiện dự

án.

4. Các cơ chế phối hợp

­ Các Ban Quản lý dự án tỉnh, huyện, Ban Phát triển xã sẽ có sự phối hợp chặt chẽ

trong việc lập kế hoạch mua sắm, kế hoạch đào tạo và các hoạt động khác theo

yêu cầu của Dự án.

­ Hàng quý, Ban Quản lý dự án tỉnh sẽ tổ chức một cuộc họp với sự tham gia của

Ban Quản lý dự án tỉnh, các Ban Quản lý dự án huyện và các Ban Phát triển xã để

đánh giá tình hình thực hiện dự án trong quý, giải quyết các vấn đề khúc mắc

cũng nhƣ đúc rút kinh nghiệm để triển khai công việc của quý tiếp theo.

­ Ngoài ra, Ban Quản lý dự án tỉnh sẽ tiến hành các cuộc họp giao ban hàng quý

với các lãnh đạo chủ chốt của Ban Quản lý dự án huyện, Ban Phát triển xã; họp

đánh giá giữa kỳ và trƣớc khi kết thúc dự án để đánh giá tình hình thực hiện Dự

án và tìm giải pháp xử lý các khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện Dự

án. Thành phần tham gia họp giao ban còn bao gồm đại diện của các Sở, ban

ngành có liên quan trong tỉnh.

III. Kế hoạch thực hiện dự án

­ Việc lập kế hoạch thực hiện dự án hàng năm sẽ theo quy định của nhà tài trợ, quy

định của Việt Nam.

­ Một số nguyên tắc chính trong quá trình thực hiện dự án:

+ Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết hàng năm thực hiện chƣơng trình,

dự án, trong đó kế hoạch tổng thể phải đƣợc chuẩn bị ít nhất 3 tháng trƣớc

ngày khởi động dự án và phải đƣợc Uỷ ban Nhân dân Tỉnh phê duyệt. Kế

hoạch chi tiết hàng năm phải đƣợc thống nhất bởi cả Ủy ban Nhân dân Tỉnh

và Ngân hàng Thế giới

+ Kế hoạch chi tiết thực hiện chƣơng trình, dự án (kế hoạch giải ngân, kế hoạch

chi tiêu, kế hoạch đấu thầu,...) đƣợc xây dựng hàng năm, trong đó xác định rõ

các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất

lƣợng và tiêu chí chấp nhận kết quả đối với từng hoạt động của chƣơng trình,

dự án.

+ Kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết hàng năm là căn cứ quan trọng cho

hoạt động theo dõi và đánh giá dự án.

IV. Kế hoạch truyền thông dự án

1. Mục tiêu và đối tƣợng truyền thông

Mục tiêu

­ Tăng cƣờng khả năng tiếp cận, chia sẻ thông tin và nâng cao nhận thức cho ngƣời

dân, cộng đồng và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

­ Tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân trong công tác lập kế hoạch, triển khai,

giám sát các hoạt động dự án.

Page 87: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

82

­ Tăng cƣờng hiệu quả thông tin trong triển khai thực hiện dự án ở các cấp, tạo điều

kiện trao đổi thông tin, phản hồi ý kiến, hỗ trợ quá trình lập kế hoạch và triển khai

hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện dự án.

­ Thúc đẩy chia sẻ thông tin một cách rộng rãi và nhân rộng các mô hình đầu tƣ

hiệu quả.

Đối tượng

­ Đối tƣợng hƣởng lợi của dự án, bao gồm: ngƣời dân, cán bộ các cấp tham gia các

hoạt động đầu tƣ, hỗ trợ của dự án.

­ Nhóm thực hiện dự án, gồm: các cán bộ, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm quản

lý, triển khai thực hiện hoạt động dự án.

­ Cộng đồng xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn, các tổ chức đoàn thể xã hội các

cấp ở địa phƣơng.

2. Nội dung truyền thông

TT

Nội dung

đầu tƣ

dự án

Đối tƣợng truyền thông

Đối tượng thụ hưởng Đơn vị thực hiện

1 Cơ sở hạ

tầng

­ Vốn đầu tƣ đƣợc phân bổ cho

các xã và các thôn bản theo

từng tiểu hợp phần

­ Danh mục công trình đầu tƣ

hợp lệ và không hợp lệ

­ Danh sách công trình đề xuất,

công trình đƣợc lựa chọn và

Kế hoạch thực hiện dự án

hàng năm của huyện và xã

­ Vai trò của nhóm tự nguyện

giám sát cơ sở hạ tầng và đóng

góp của cộng đồng vào thực

hiện, vận hành bảo dƣỡng

­ Tầm quan trọng của công

tác lập kế hoạch dự án có

sự tham gia

­ Phƣơng pháp tổ chức

tham vấn cộng đồng

nhằm xác định danh mục

đầu tƣ và lập kế hoạch

thực hiện dự án hàng

năm

­ Cách thức hỗ trợ nhóm

ngƣời sử dụng trong

công tác vận hành và bảo

dƣỡng

2

Phát triển

sinh kế cho

ngƣời nghèo

và nâng cao

vị thế kinh

tế- xã hội

của phụ nữ

­ Nội dung các hoạt động hỗ trợ

phát triển sinh kế, phát triển

kinh tế- xã hội cho phụ nữ

­ Nguyên tắc thành lập và hoạt

động của các nhóm tự hỗ trợ

­ Các kết quả nghiên cứu về

sản phẩm tiềm năng và chuỗi

giá trị

­ Nội dung và thể lệ cuộc thi

Sáng kiến kinh doanh hàng

năm

­ Phƣơng pháp tạo điều

kiện thuận lợi cho việc

phát triển nông nghiệp và

phi nông nghiệp theo

hƣớng thị trƣờng cho

nông dân nghèo và dân

tộc thiểu số tại địa phƣơng

­ Phƣơng pháp phân tích

thị trƣờng địa phƣơng để

khuyến khích các cơ hội

phù hợp cho nông dân

nghèo

Page 88: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

83

­ Các kiến thức, kỹ thuật sản

xuất và kinh doanh để tạo thu

nhập

­ Cách thức tiếp thị các sản

phẩm nông nghiệp

­ Cách thức huy động Ban

Giám sát xã, ngƣời dân

tham gia việc theo dõi,

giám sát triển khai thực

hiện hoạt động dự án.

3 Tăng cƣờng

năng lực

­ Nội dung hỗ trợ, đầu tƣ của

dự án

­ Phƣơng pháp phản hồi cho

giảng viên và các cán bộ thực

hiện dự án về nhu cầu đào

tạo, tập huấn và nâng cao

năng lực

­ Phƣơng pháp tập huấn

cho ngƣời lớn và các

phƣơng pháp có sự tham

gia

­ Ý nghĩa của việc phân

cấp cho xã làm chủ đầu

tƣ đối với hoạt động

nâng cao năng lực

­ Cách thức huy động Ban

giám sát xã, ngƣời dân

tham gia việc theo dõi,

giám sát triển khai thực

hiện hoạt động dự án.

4 Quản lý dự

án

­ Ý nghĩa, nội dung về tham gia lập kế hoạch

­ Thông tin về quản lý dự án.

­ Quy trình quản lý.

­ Kế hoạch, quá trình sử dụng và quyết các nguồn đầu tƣ

3. Các hoạt động truyền thông

Các kênh truyền thông

­ Các công cụ truyền thông bao gồm: truyền hình, báo chí, loa truyền thanh, chiếu

video.

­ Các kênh thông tin truyền thống tại các địa điểm cộng đồng nhƣ Ủy ban Nhân

dân xã, nhà văn hóa cộng đồng, điểm lấy nƣớc tập trung, các cuộc họp, thảo luận

với sự tham gia truyền thông của ngƣời già, trƣởng thôn bản, hội phụ nữ.

­ Kênh phản hồi thông tin để đảm bảo thông tin từ dƣới lên trên phản ánh kịp thời

các vấn đề để điều chỉnh thông qua hòm thƣ góp ý.

Các hoạt động truyền thông cụ thể

­ Đăng tải thông tin về tiến độ dự án trên website của UBND tỉnh và Sở Kế hoạch

và Đầu tƣ, cải tiến công tác biên tập, tăng cƣờng thông tin từ các cơ quan ban

ngành cấp tỉnh và huyện.

­ Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí địa phƣơng tổ chức thực hiện các

chƣơng trình tuyên truyền trên đài phát thanh, truyền hình, báo in và báo điện tử

­ Tổ chức hội thảo giới thiệu các nội dung cần tuyên truyền về dự án cho báo chí,

cung cấp các thông tin chính xác và các mốc quan trọng cần lƣu ý trong công tác

viết bài, biên tập.

Page 89: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

84

­ Tuyên truyền và quảng bá các kết quả thực hiện dự án trên các phƣơng tiện truyền

thông đại chúng

­ Tổ chức hội thảo, tập huấn giới thiệu dự án bằng các tài liệu tuyên truyền và hình

ảnh nhƣ ấn phẩm, pano, tranh ảnh, áp - phích…(bằng tiếng phổ thông và dân tộc).

­ Tổ chức truyền thông, giới thiệu dự án đến cộng đồng qua hệ thống loa phát

thanh, tờ rơi, sách âm thanh bằng tiếng dân tộc và tiếng phổ thông.

Các hoạt động truyền thông dự án sẽ được thực hiện ngay từ khi dự án được triển

khai, đi vào hoạt động.

V. Quản lý tài chính

1. Căn cứ pháp lý trong quản lý tài chính dự án:

- Quyết định số 61/2006/QĐ-BTC ngày 2/11/2006 của Bộ Tài chính về định mức

chi phí cho các chƣơng trình, dự án ODA.

- Thông tƣ số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn việc

quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ và xây dựng

thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc.

- Thông tƣ số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điểm

của Thông tƣ số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 hƣớng dẫn về quản lý, thanh

toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn ngân sách

nhà nƣớc.

- Thông tƣ số 108/2007/TT-BTC ngày 07/09/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn cơ

chế quản lý tài chính đối với các chƣơng trình, dự án ODA.

- Thông tƣ 33/2007/TT-BTC ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính hƣớng

dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc vốn Nhà nƣớc.

- Thông tƣ 98/2007/TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài chính về sửa đổi

một số điều của Thông tƣ 33/2007/TT-BTC ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Bộ

Tài chính hƣớng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc vốn Nhà nƣớc.

- Thông tƣ số 123/2007/TT-BTC ngày 23/10/2007 của Bộ Tài chính về việc hƣớng

dẫn thực hiện chính sách thuế và ƣu đãi thuế đối với các chƣơng trình, dự án hỗ

trợ phát triển chính thức.

- Thông tƣ 117/2008/TT-BTC ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính về

việc hƣớng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tƣ của các dự án sử

dụng vốn ngân sách nhà nƣớc.

2. Xây dựng kế hoạch tài chính

Căn cứ

- Việc xây dựng kế hoạch tài chính của dự án sẽ đƣợc thực hiện theo các quy định

chung của Luật Ngân sách và các quy định cụ thể tại Thông tƣ số 108/2007/TT-

BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối

với các chƣơng trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức.

- Sổ tay Hƣớng dẫn thực hiện dự án (PIM) sẽ có hƣớng dẫn cụ thể về xây dựng kế

hoạch tài chính của dự án cho từng cấp

Page 90: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

85

Trình tự thực hiện:

- Việc lập kế hoạch tài chính hàng năm của dự án đƣợc tiến hành đồng thời và

đƣợc lồng ghép với việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán

ngân sách nhà nƣớc hàng năm của xã, huyện, tỉnh.

- Hàng năm, vào thời điểm lập, trình và xét duyệt dự toán ngân sách nhà nƣớc theo

quy định hiện hành, Ban Phát triển xã căn cứ kế hoạch thực hiện dự án trong năm,

kế hoạch đấu thầu và tiến độ thực hiện các tiểu dự án để lập kế hoạch vốn đầu tƣ

của dự án trong địa bàn xã và gửi lên Ban Quản lý dự án huyện.

- Các Ban Quản lý dự án huyện căn cứ kế hoạch thực hiện dự án trong năm, kế

hoạch đấu thầu và tiến độ thực hiện các tiểu dự án đƣợc phân cấp cho huyện làm

chủ đầu tƣ và tổng hợp các kế hoạch tài chính của xã để xây dựng kế hoạch tài

chính dự án của huyện. Kế hoạch này đƣợc gửi lên Ban Quản lý dự án Tỉnh.

- Ban Quản lý dự án Tỉnh căn cứ kế hoạch thực hiện dự án trong năm, kế hoạch

đấu thầu và tiến độ thực hiện dự án của Ban Quản lý Tỉnh, đồng thời tổng hợp kế

hoạch tài chính dự án của các huyện để xây dựng kế hoạch tài chính dự án của

tỉnh. Kế hoạch tài chính của Tỉnh đƣợc gửi lên Ban Quản lý dự án Trung ƣơng để

tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới.

- Sau khi nhận đƣợc thƣ không phản đối của Ngân hàng Thế giới, Ban Quản lý dự

án các cấp có trách nhiệm thông báo với các bên có liên quan.

Nội dung Kế hoạch tài chính

- Kế hoạch tài chính dự án bao gồm kế hoạch đối với vốn vay Ngân hàng Thế giới

và vốn đối ứng, gồm các nội dung chính sau đây:

+ Số thứ tự, tên thành phần, hạng mục dự án;

+ Tổng số vốn dự án, vốn Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng;

+ Lũy kế vốn thực hiện từ đầu đến thời điểm báo cáo theo từng loại vốn vay và

vốn đối ứng;

+ Kế hoạch vốn vay Ngân hàng thế giới và vốn đối ứng trong năm.

3. Chế độ kế toán và báo cáo tài chính

Hệ thống kế toán và chế độ kế toán

- Hệ thống kế toán áp dụng trong dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình là một hệ thống

thống nhất từ cấp tỉnh cho tới cấp xã nhằm tăng cƣờng khả năng kiểm soát và trao

đổi thông tin. Tại Ban Quản lý dự án tỉnh và các Ban Quản lý dự án huyện, hệ

thống kế toán đƣợc áp dụng là hệ thống kế toán kép. Tại các Ban Phát triển xã, sử

dụng sổ kế toán đơn.

- Chế độ kế toán áp dụng cho dự án là chế độ kế toán Chủ đầu tƣ ban hành kèm

theo Quyết định số 214/2000/QĐ-BTC và đƣợc thiết kế chi tiết cho các cấp quản

lý riêng biệt, gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Báo cáo tài chính

- Báo cáo tài chính nộp lên Ngân hàng Thế giới

+ Báo cáo tài chính hàng quý theo mẫu AMT đƣợc quy định tại Quyết định

803/2007/QĐ-BKH và sẽ đƣợc Ban Quản lý dự án Tỉnh lập và gửi cho Ban

Page 91: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

86

Điều phối dự án Trung ƣơng trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý báo

cáo để Ban Điều phối dự án Trung ƣơng lập báo cáo tài chính nộp lên Ngân

hàng Thế giới. Để phục vụ cho công tác báo cáo, hệ thống thông tin quản lý

của dự án sẽ đƣợc thiết kế phù hợp với tình hình dự án.

- Báo cáo tài chính nộp cho các cấp liên quan của Việt Nam

+ Báo cáo tài chính của các Ban Quản lý dự án đƣợc lập theo mẫu AMT đƣợc

quy định tại Quyết định 803/2007/QĐ-BKH.

+ Cuối mỗi quý và cuối năm, Ban Quản lý dự án huyện lập báo cáo tài chính của

huyện và nộp cho Ban Quản lý dự án Tỉnh. Ban Quản lý dự án Tỉnh tổng hợp

các báo cáo tài chính của các huyện và tổng hợp tài chính cấp tỉnh thành báo

cáo tài chính dự án của tỉnh.

+ Báo cáo tài chính hàng năm của dự án sẽ đƣợc Ban Quản lý dự án Tỉnh nộp

lên Ban Điều phối dự án Trung ƣơng và Bộ Tài chính chậm nhất sau 30 ngày

kể từ ngày kết thúc năm tài chính (ngày 31 tháng 12 hàng năm).

4. Cơ chế tài chính

- Đối với vốn vay Ngân hàng Thế giới: Thực hiện theo cơ chế nhà nƣớc cấp phát

toàn bộ từ Ngân sách Trung ƣơng, bổ sung có mục tiêu cho Ngân sách địa phƣơng.

- Đối với vốn đối ứng của tỉnh:

+ Đối ứng bằng tiền thực hiện theo cơ chế ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ có mục

tiêu cho các tỉnh theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 và

Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ.

+ Đối ứng bằng hiện vật: đóng góp của cộng đồng bằng nguyên vật liệu địa

phƣơng và công lao động, không dùng hình thức đóng góp bằng tiền đối với

vùng nghèo, hộ nghèo.

5. Tài khoản

- Tài khoản tiếp nhận vốn Ngân hàng Thế giới:

+ Tài khoản chỉ định: mở tài khoản tại ngân hàng thƣơng mại tỉnh (ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) do Ban Quản lý dự án Tỉnh làm chủ tài

khoản.

+ Tài khoản dự án huyện và xã: mở tại ngân hàng thƣơng mại huyện (ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), do các Ban Quản lý dự án và các Ban

Phát triển xã làm chủ của mỗi tài khoản tƣơng ứng.

- Tài khoản tiếp nhận vốn đối ứng:

+ Tài khoản cấp tỉnh: mở tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Hòa Bình, do Ban Quản lý

dự án Tỉnh làm chủ tài khoản

+ Tài khoản cấp huyện: mở tại Kho bạc Nhà nƣớc 5 huyện, do các Ban Quản lý

dự án huyện làm chủ tài khoản

6. Cơ chế giải ngân vốn vay Ngân hàng Thế giới

Kinh nghiệm thực hiện dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 1 cho thấy mô

hình giải ngân đã áp dụng đƣợc đánh giá là một mô hình tốt, công tác giải ngân đƣợc

tiến hành thuận lợi. Mặt khác, các cán bộ kế toán, tài chính của dự án hầu hết là cán

Page 92: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

87

bộ đã có nhiều kinh nghiệm làm việc theo quy trình của dự án giai đoạn đoạn 1. Do

vậy, Hòa Bình đề xuất phƣơng án giải ngân dự án theo phƣơng án truyền thống

tƣơng tự nhƣ mô hình cũ đã triển khai tại giai đoạn 1- giải ngân qua hệ thống ngân

hàng.

Mô hình giải ngân dự án:

- Bước 1 - Bước 3: Phân bổ vốn từ Ngân hàng Thế giới xuống Tài khoản chỉ định

tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh.

+ Bƣớc1: Ban Quản lý dự án Tỉnh chuẩn bị Đơn rút vốn và nộp lên Cục Quản lý

nợ và Tài chính đối ngoại- Bộ Tài chính để đồng ký đơn.

+ Bƣớc 2: Ban Quản lý dự án Tỉnh nộp Đơn rút vốn cho Ngân hàng Thế giới.

+ Bƣớc 3: Ngân hàng Thế giới giải ngân đến Tài khoản chỉ định của Ban Quản

lý dự án Tỉnh mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh

Hòa Bình (tài khoản đô la Mỹ).

Ngân hàng Thế

giới

TK chỉ định tại Ngân

hàng NN&PTNT tỉnh

Bộ Tài

chính

Ban QLDA

tỉnh

Ban QLDA

huyện

Ban PTX

Nhà thầu TK tại Ngân hàng

NN& PTNT

huyện

1

2

3

8

12

5

4

6

7

9

16

18

13

14

Kho bạc tỉnh

Nhà thầu

Kho bạc huyện

Nhà thầu

11

19

17

10

15

20

Page 93: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

88

- Bước 4 - Bước 7: Quy trình thanh toán từ Ban Quản lý dự án Tỉnh cho nhà thầu

của Ban Quản lý dự án Tỉnh.

+ Bƣớc 4: Nhà thầu nộp đề nghị thanh toán, các hóa đơn và hồ sơ cho Ban Quản

lý dự án Tỉnh.

+ Bƣớc 5: Ban Quản lý dự án Tỉnh gửi đề nghị thanh toán, hóa đơn và các hồ sơ

cho Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Hòa Bình để kiểm soát chi.

+ Bƣớc 6: Ban Quản lý dự án Tỉnh gửi Yêu cầu chi đến Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình.

+ Bƣớc 7: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình

chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu.

- Bước 8 - Bước 14: Quy trình thanh toán từ Ban Quản lý dự án Huyện cho nhà

thầu của huyện.

+ Bƣớc 8: Ban Quản lý dự án Huyện nộp đề nghị tạm ứng/bổ sung vốn cho tài

khoản dự án huỵên cho Ban Quản lý dự án Tỉnh.

+ Bƣớc 9: Ban Quản lý dự án Tỉnh đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn tỉnh chuyển tiền về Tài khoản dự án huyện tại chi nhánh Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện.

+ Bƣớc 10: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh chuyển tiền

về Tài khỏan dự án huyện tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Huyện.

+ Bƣớc 11: Nhà thầu nộp đề nghị thanh toán, hóa đơn và hồ sơ cho Ban Quản lý

dự án Huyện.

+ Bƣớc 12: Ban Quản lý dự án Huyện gửi đề nghị thanh toán, hóa đơn và các hồ

sơ cho Kho bạc nhà nƣớc Huyện kiểm soát chi.

+ Bƣớc 13: Ban Quản lý dự án Huyện gửi Yêu cầu chi cho Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện.

+ Bƣớc 14: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện thanh toán

cho nhà thầu.

- Bước 15 - Bước 20: Quy trình thanh toán từ Ban Phát triển xã cho các nhà thầu

cấp xã

+ Bƣớc 15: Ban Phát triển xã nộp đề nghị tạm ứng về Tài khoản dự án xã cho

Ban Quản lý dự án Huyện.

+ Bƣớc 16: Ban Quản lý dự án Huyện đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn Huyện chuyển tiền về Tài khoản xã tại Chi nhánh Ngân hàng

Thƣơng mại Huyện.

+ Bƣớc 17: Nhà thầu nộp đề nghị thanh toán, hóa đơn và các hồ sơ cho Ban Phát

triển xã.

+ Bƣớc 18: Ban Phát triển xã gửi đề nghị thanh toán, hóa đơn và các hồ sơ cho

Kho bạc Huyện để kiểm soát chi.

+ Bƣớc 19: Ban Phát triển xã gửi Yêu cầu chi cho chi nhánh Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện.

Page 94: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

89

+ Bƣớc 20: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện

thanh toán cho các nhà thầu.

7. Thủ tục kiểm soát chi

- Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Hòa Bình và Kho bạc Nhà nƣớc tại các huyện Đà Bắc,

Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn và Yên Thủy chịu trách nhiệm kiểm soát chi theo

quy định hiện hành đối với các chi tiêu phần vốn Ngân hàng Thế giới và vốn đối

ứng trong phạm vi dự án. Theo mô hình giải ngân của dự án, các Ban Quản lý dự

án, Ban Phát triển xã chỉ đƣợc thanh toán cho nhà thầu sau khi Kho bạc đã làm

thủ tục kiểm soát chi.

- Sau khi nghiệm thu khối lƣợng công trình và nhận đƣợc yêu cầu thanh toán kèm

các tài liệu có liên quan khác từ nhà thầu, Ban phát triển xã cùng với Kho Bạc

Nhà nƣớc Tỉnh và năm huyện sẽ tiến hành kiểm tra quá trình thanh toán. Sau khi

nhận đƣợc xác nhận biên lai thanh toán từ Kho Bạc, các Ban Quản lý dự án sẽ

thanh toán cho các nhà thầu hoặc nhà cung cấp dịch vụ. Ban Quản lý dự án tỉnh,

huyện và Ban Phát triển xã thanh toán cho các nhà thầu trực tiếp từ tài khoản

ngân hàng khi đã nộp yêu cầu thanh toán đính kèm các tài liệu có liên quan.

- Đối với nguồn vốn đối ứng của địa phƣơng đƣợc phân bổ từ ngân sách để sử

dụng cho hợp phần 1, hợp phần 3 và hợp phần 4, thủ tục kiểm soát chi sẽ tuân thủ

theo đúng yêu cầu đƣợc quy định trong Quyết định số 297/QĐ-KBNN của Kho

bạc Nhà nƣớc, Thông tƣ 79/2003/TT-BTC và Thông tƣ 27/2007/TT-BTC của Bộ

Tài chính.

8. Hệ thống tài khoản kế toán

- Kế toán của Ban Quản lý dự án Tỉnh và Ban Quản lý dự án các huyện sử dụng hệ

thống tài khoản đƣợc quy định chi tiết tại Quyết định số 214/2000/QĐ-BTC theo

chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án cấp tỉnh và cấp huyện.

9. Kiểm soát nội bộ

- Kiểm soát nội bộ là một phần của cơ chế tài chính và công tác kế toán trong hoạt

động quản lý dự án giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 nhằm các

mục tiêu sau đây:

Kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn các tài sản của dự án;

Góp phần đảm bảo tuân thủ việc thực hiện các chính sách, quy định của Chính

phủ, các nhà tài trợ và các thủ tục cụ thể của dự án;

Góp phần phát hiện sớm các vấn đề, sai sót có thể xảy ra trong quá trình thực

hiện;

Góp phần đảm bảo các hoạt động tài chính đƣợc minh bạch, rõ ràng;

Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án.

- Nguyên tắc cơ bản của công tác Kiểm soát nội bộ thực hiện trong phạm vi dự án:

Cấp quản lý cao hơn sẽ giám sát, kiểm tra và chấp thuận (hoặc phê duyệt) các

khoản chi tiêu và mua sắm do cấp dƣới thực hiện;

Phân công trách nhiệm cho cán bộ dự án theo quy định, tƣơng xứng với vị trí

và cấp quản lý dự án;

Page 95: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

90

Phân định trách nhiệm của từng cán bộ dự án một cách cụ thể;

Sử dụng phƣơng pháp thích hợp để quản lý tài sản của dự án;

Các tài liệu phải đầy đủ và hợp lý;

Kiểm kê các tài sản của dự án theo định kỳ hàng năm.

Sử dụng các thủ tục nội bộ để kiểm tra chéo các tài khoản, các chi tiêu, bút

toán nhằm phát hiện kịp thời các sai sót.

10. Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập

Kiểm toán nội bộ

- Do dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 đƣợc thực hiện trên địa

bàn rộng với nhiều tiểu dự án nhỏ lẻ tại 5 huyện - 42 xã trong địa bàn tỉnh và có

tính chất phức tạp, phân tán nên công tác kiểm toán nội bộ là hết sức cần thiết

nhằm góp phần hỗ trợ việc giải trình các vấn đề tài chính và đảm bảo sử dụng các

nguồn vốn của dự án hợp lý, hiệu quả. Kiểm toán nội bộ trong phạm vi dự án dự

kiến đƣợc thực hiện ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện và xã) bởi Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và

Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện.

- Nội dung cơ bản của cơ chế kiểm toán nội bộ sẽ đƣợc soạn thảo dựa trên các

chuẩn mực kiểm toán hiện hành của Việt Nam và sẽ đƣợc sửa đổi, bổ sung để

nâng cao tính hiệu quả trong quá trình thực hiện theo yêu cầu của dự án và Ngân

hàng Thế giới.

- Công tác Kiểm toán nội bộ của dự án dự kiến sẽ bao gồm một hoặc một số các

hoạt động sau: (1) Kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ

thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và đƣa ra các khuyến nghị nhằm hoàn

thiện các hệ thống này khi cần; (2) Kiểm tra, đánh giá và xác nhận chất lƣợng, độ

tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của Báo cáo Tài chính và hoạt động của dự

án; (3) Kiểm tra, đánh giá tính kinh tế và hiệu quả của các hoạt động trong khuôn

khổ dự án và đề xuất các giải pháp cải tiến, hoàn thiện khi phát hiện ra những sơ

hở, yếu kém; (4) Kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ pháp luật, các quy định áp dụng

cho dự án trong quá trình thực thi dự án.

Kiểm toán độc lập:

- Kiểm toán độc lập các thông tin tài chính của dự án sẽ đƣợc thực hiện hàng năm

do một công ty kiểm toán độc lập đƣợc Ban Quản lý dự án Trung ƣơng tuyển

chọn và đƣợc Ngân hàng Thế giới chấp thuận thực hiện.

- Mục đích của kiểm toán độc lập là: kiểm tra độc lập tính trung thực và chính xác

của các thông tin tài chính của dự án trong Báo cáo Tài chính đã đệ trình lên

Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới; kiểm tra tính tuân thủ của công tác

quản lý tài chính dự án so với quy trình, thủ tục do Chính phủ Việt Nam và Ngân

hàng Thế giới quy định cũng nhƣ tính tuân thủ trong công tác đấu thầu, mua sắm

theo thủ tục của Ngân hàng Thế giới và Việt Nam; xác định các lĩnh vực cần tập

trung vào giải quyết các vấn đề quản lý tài chính và điều chỉnh các thủ tục.

- Ban Quản lý dự án tỉnh Hòa Bình, Ban Quản lý dự án các huyện và Ban Phát

triển các xã cam kết sẵn sàng cung cấp các thông tin về các tài khoản tài chính, sổ

sách ghi chép, các Báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan khác kể cả các

báo cáo kiểm toán nội bộ cho các kiểm toán viên độc lập.

Page 96: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

91

VI. Quản lý đấu thầu

1. Thủ tục đấu thầu

Trong khuôn khổ dự án, Ban Quản lý dự án tỉnh, các Ban quản lý dự án huyện và các

Ban phát triển xã sẽ tổ chức mua sắm tất các gói thầu cho các hợp phần và tiểu dự án

tƣơng ứng.

Mua sắm, đấu thầu bằng vốn tín dụng của Ngân hàng Thế giới

- Các hoạt động mua sắm, đấu thầu trong phạm vi dự án sử dụng toàn bộ hoặc một

phần vốn tín dụng của Ngân hàng Thế giới thì tuân thủ các quy định mua sắm đấu

thầu của Ngân hàng Thế giới sau đây:

Hiệp định Tín dụng

Hƣớng dẫn Mua sắm cho công trình và hàng hóa của Ngân hàng Thế giới,

phiên bản tháng 5/2004, sửa đổi tháng 10/2006

Hƣớng dẫn Tuyển chọn Tƣ vấn cho dịch vụ Tƣ vấn của Ngân hàng thế giới

phiên bản tháng 5/2004, sửa đổi tháng 10/2006.

- Tuy nhiên Ban QLDA tỉnh, Ban QLDA huyện, Ban Phát triển xã vẫn phải tuân

thủ theo các quy định về trình duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả đánh giá thầu, lựa

chọn nhà thầu theo các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam đƣợc quy

định tại Luật đấu thầu và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện do Chính phủ, các cơ

quan thuộc Chính phủ ban hành.

Mua sắm, đấu thầu bằng vốn đối ứng

- Các hoạt động trong khuôn khổ dự án đƣợc tài trợ 100% bằng vốn đối ứng của

Việt Nam thì áp dụng các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam về mua

sắm đƣợc quy định trong các Quy định về đấu thầu của Việt Nam

Luật Đấu thầu số 61/2005/ QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội;

Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về

việc hƣớng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo

Luật Xây dựng;

Quyết định 39/2008/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy

chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử

dụng ngân sách nhà nƣớc;

Chỉ thị 27/2008/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về chấn chỉnh công tác đấu

thầu sử dụng vốn nhà nƣớc;

Quyết định 1744/2008/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về việc ban hành

mẫu hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp quy mô nhỏ

Công văn 2820/BKH-QLĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về việc thực hiện

luật đấu thầu;

Thông tƣ 02/2009/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về hƣớng dẫn lập kế

hoạch đấu thầu.

2. Các phƣơng thức đấu thầu

Do trong phạm vi dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015, các hoạt

động mua sắm hàng hóa dự kiến đều có giá trị dƣới 300 nghìn đô la Mỹ và các hoạt

Page 97: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

92

động xây lắp dự kiến đều có trị giá dƣới 3 triệu đô la Mỹ nên không áp dụng phƣơng

thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) mà chỉ áp dụng các phƣơng thức dƣới đây.

Đấu thầu mua sắm hàng hóa

- Hàng hóa, thiết bị có giá trị hợp đồng lớn hơn 50.000 đô la Mỹ thì việc mua sắm

đƣợc thực hiện theo phƣơng thức Đấu thầu Cạnh tranh trong nƣớc (NCB);

- Những hàng hóa có giá trị nhỏ hơn 50.000 đô la Mỹ mỗi hợp đồng sẽ đƣợc mua

theo phƣơng thức Chào giá cạnh tranh (SH) dựa trên việc cân nhắc và đánh giá ít

nhất ba báo giá;

- Việc mua sắm những hàng hoá nhỏ, nếu giá cả hợp lý, có thể đƣợc mua sắm trực

tiếp nếu đƣợc Ngân hàng Thế giới chấp thuận trƣớc.

Đấu thầu xây lắp công trình

- Các công trình xây lắp có giá trị lớn hơn 100.000 đô la Mỹ thì thực hiện theo

phƣơng thức Đấu thầu Cạnh tranh trong nƣớc (NCB);

- Các công trình xây dựng đơn giản mà giá trị của hợp đồng nhỏ hơn 100.000 đô la

Mỹ thì áp dụng phƣơng thức Chào hàng cạnh tranh trong nƣớcs (SH);

- Những công trình xây lắp nhƣ xây dựng hệ thống cung cấp nƣớc hoặc xây dựng

đƣờng liên thôn bản mà "sử dụng nhiều lao động" và có giá trị ƣớc tính nhỏ hơn

10.000 đô la Mỹ cho mỗi hợp đồng thì sử dụng phƣơng thức Mua sắm có sự tham

gia của cộng đồng (CP). Tiêu chí "sử dụng nhiều lao động" tạm thời đƣợc xác

định nhƣ sau: các công trình xây lắp hệ thống cấp nƣớc có giá trị lao động thủ

công chiếm hơn 40% giá trị hợp đồng; các công trình đƣờng thôn bản có giá trị

lao động thủ công chiếm hơn 50% giá trị hợp đồng.

Đấu thầu tuyển chọn tư vấn

- Các dịch vụ Kiểm toán và Đào tạo (ngoài các dịch vụ đào tạo nghề cho ngƣời

dân) mà chủ yếu là các dịch vụ đào tạo thuộc Hợp phần Tăng cƣờng năng lực có

giá trị ƣớc tính của mỗi hợp đồng không vƣợt quá 100.000 đô la Mỹ thì áp dụng

phƣơng thức Tuyển chọn theo Năng lực của tƣ vấn (CQS).

- Các dịch vụ tƣ vấn khảo sát, thiết kế kỹ thuật (bao gồm cả lập dự toán) cho các

công trình xây dựng trong dự án nhƣ công trình giao thông, chợ, công trình thủy

lợi... trong đó giá trị ƣớc tính của mỗi hợp đồng không đƣợc vƣợt quá 50.000 đô

la Mỹ sẽ đƣợc áp dụng phƣơng thức Tuyển chọn dựa trên Chi phí thấp nhất

(LCS).

- Các hợp đồng tƣ vấn lấy ý kiến cộng đồng; đánh giá nông thôn có sự tham gia

của cộng đồng để xác định tiểu dự án của thôn bản và xây dựng Kế hoạch phát

triển thôn bản; và giám sát xây dựng các công trình mà mua sắm theo hình thức

“Hợp đồng trực tiếp” và “Có sự tham gia của cộng đồng” thì sẽ áp dụng phƣơng

thức Tuyển chọn Tƣ vấn cá nhân (IS).

Ngƣỡng đấu thầu dự kiến

Loại hình

đấu thầu

Giá trị mỗi hợp

đồng Phƣơng pháp áp dụng Đơn vị thực hiện

Xây lắp ≥ 100.000 USD Đấu thầu cạnh tranh

trong nƣớc (NCB) Ban QLDA tỉnh, huyện

Page 98: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

93

< 100.000 USD Chào hàng cạnh tranh

(SH)

i) Ban QLDA tỉnh và

huyện.

<10.000 USD

Mua sắm có sự tham

gia của cộng đồng

(CP)

ii) Ban Quản lý dự án

huyện và Ban Phát triển

Mua sắm

hàng hóa

≥ 50.000USD

Đấu thầu mua sắm

cạnh tranh trong nƣớc

(NCB)

Ban QLDA tỉnh

< 50.000USD Chào hàng cạnh tranh

(SH) Ban QLDA tỉnh, huyện

Dịch vụ tƣ

vấn

< 100.000 USD Tuyển chọn theo

Năng lực (CQS) Ban QLDA tỉnh , huyện

< 50.000USD

Tuyển chọn tƣ vấn

dựa trên chi phí thấp

nhất (LCS)

Ban QLDA tỉnh , huyện

< 25.000 USD Tuyển chọn tƣ vấn cá

nhân. (IS)

Ban QLDA tỉnh, huyện

và Ban Phát triển xã.

3. Quản lý và kế hoạch đấu thầu sơ bộ

Trách nhiệm của các cơ quan thực hiện dự án trong công tác đấu thầu:

­ Ban Quản lý dự án Tỉnh chịu trách nhiệm hỗ trợ và hƣớng dẫn về mặt kỹ thuật

của công tác đấu thầu, mua sắm cho các Ban Quản lý dự án huyện, giám sát toàn

bộ hoạt động đấu thầu, mua sắm mà các Ban Quản lý dự án huyện thực hiện, trực

tiếp tổ chức đấu thầu, mua sắm một số hàng hóa, dịch vụ tƣ vấn, xây lắp và đào

tạo. Ban Quản lý dự án Tỉnh chịu trách nhiệm toàn bộ trƣớc Sở Kế hoạch và Đầu

tƣ và Ngân hàng Thế giới về chất lƣợng của công tác đấu thầu mua sắm trong

phạm vi dự án tỉnh.

­ Ban Quản lý dự án huyện chịu trách nhiệm hỗ trợ và hƣớng dẫn về mặt kỹ thuật

của công tác đấu thầu mua sắm cho các Ban Phát triển xã, giám sát toàn bộ hoạt

động mua sắm của các Ban Phát triển xã, tổ chức đấu thầu, mua sắm hàng hóa,

dịch vụ và công trình trong phạm vi dự án của huyện. Mỗi Ban Quản lý dự án

huyện phải chịu trách nhiệm trƣớc Ủy ban Nhân dân huyện về chất lƣợng của các

công việc mà mình thực hiện.

­ Ban Phát triển xã đƣợc giao trách nhiệm tổ chức mua sắm hàng hoá, dịch vụ và

xây lắp các công trình thuộc hợp phần Ngân sách Phát triển xã và chịu trách nhiệm

trƣớc các cấp có liên quan về chất lƣợng công tác mua sắm do mình tiến hành.

Xây dựng kế hoạch đấu thầu

­ Căn cứ vào kế hoạch thực hiện hàng năm và tổng thể của dự án, Ban Quản lý dự án

Tỉnh, các Ban Quản lý dự án huyện, các Ban Phát triển xã xây dựng kế hoạch đấu

thầu năm cho tất cả các tiểu dự án, các hợp phần của dự án thực hiện trong năm.

Các Ban Phát triển xã xây dựng kế hoạch đấu thầu trong năm và gửi lên Ban

quản lý dự án huyện.

Page 99: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

94

Các Ban Quản lý dự án huyện tổng hợp kế hoạch đấu thầu mua sắm của các

gói thầu do Ban Quản lý huyện thực hiện với kế hoạch đấu thầu mua sắm của

các Ban Phát triển xã thành kế hoạch đấu thầu mua sắm của huyện và gửi Ban

Quản lý dự án Tỉnh.

Ban Quản lý dự án Tỉnh tỉnh tổng hợp kế hoạch đấu thầu mua sắm của các gói

thầu do Ban Quản lý dự án Tỉnh thực hiện với các kế hoạch đấu thầu mua sắm

của các Ban Quản lý dự án huyện thành kế hoạch đấu thầu mua sắm của tỉnh.

Kế hoạch đấu thầu mua sắm của tỉnh sẽ đƣợc gửi lên Ban Quản lý dự án trung

ƣơng tổng hợp và trình Ngân hàng Thế giới xin thƣ không phản đối.

Sau khi nhận đƣợc thƣ không phản đối của Ngân hàng Thế giới, các Ban Quản

lý dự án trình kế hoạch đấu thầu lên chủ đầu tƣ phê duyệt theo phân cấp.

­ Nội dung của kế hoạch đấu thầu đối với từng tiểu dự án gồm các thông tin:

Số thứ tự và mã gói thầu của tiểu dự án.

Tên tiểu dự án hay tên gói thầu.

Địa điểm thực hiện.

Quy mô của gói thầu.

Ƣớc dự toán của gói thầu.

Phƣơng thức lựa chọn nhà thầu.

Phƣơng pháp kiểm tra của nhà tài trợ.

Dự kiến thời gian thực hiện: ngày mời thầu, mở thầu, chấm thầu, ký hợp đồng,

thời gian thực hiện hợp đồng.

- Kế hoạch đấu 18 tháng:

Trong giai đoạn 2010-2011 (18 tháng), các hoạt động đấu thầu mua sắm đƣợc

thực hiện trong phạm vi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

bao gồm:

Đấu thầu tuyển chọn tƣ vấn: đƣợc tiến hành trong tháng 11 năm 2010, để

tuyển chọn Hƣớng dẫn viên cộng đồng, tổng giá dự toán các gói thầu là 15

triệu đồng.

Đấu thầu xây lắp: tổng giá dự toán các gói thầu là 12.700 triệu đồng, đƣợc

thực hiện vào quý IV năm 2010 (tổng giá dự toán là 4.223 triệu đồng), quý I,

quý II năm 2011 (tổng giá dự toán là 8.477 triệu đồng).

Các hoạt động đấu thầu trong phạm vi hợp phần Ngân sách Phát triển xã đƣợc

thực hiện theo Sổ tay hƣớng dẫn của Ban Quản lý dự án Trung ƣơng.

Phê duyệt kết quả đấu thầu, mua sắm

­ Phía Ngân hàng Thế giới:

Một số các hợp đồng xây lắp, mua sắm hàng hóa và dịch vụ cũng nhƣ tuyển chọn

tƣ vấn sẽ đƣợc Ngân hàng Thế giới tiến hành xét duyệt trƣớc.

Các hợp đồng mua sắm hàng hoá và xây lắp theo thủ tục mua sắm đấu thầu

cạnh tranh trong nƣớc: áp dụng xét duyệt trƣớc đối với hầu hết các hợp đồng.

Page 100: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

95

Các hợp đồng mua sắm hàng hoá và xây lắp theo hình thức chào giá cạnh

tranh: áp dụng xét duyệt trƣớc cho một hợp đồng đầu tiên với mỗi loại, nếu

thấy rằng đã thực hiện tốt thì các hợp đồng sau đó sẽ đƣợc xét duyệt sau.

Các hợp đồng tuyển chọn tƣ vấn: áp dụng xét duyệt trƣớc cho một số hợp

đồng, các hợp đồng tuyển chọn tƣ vấn thiết kế công trình hạ tầng và tƣ vấn

giám sát thi công xây dựng- về cơ bản không áp dụng xét duyệt trƣớc.

Việc xét duyệt sau đƣợc thực hiện thông qua các đoàn giám sát của Ngân hàng

Thế giới, đơn vị tƣ vấn đƣợc thuê làm dịch vụ kiểm toán công tác đấu thấu và kết

hợp với kết quả của các đoàn kiểm toán độc lập.

­ Phía Việt Nam:

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình sẽ phê duyệt kế hoạch đấu thầu tổng thể của

toàn dự án, phê duyệt hoặc có thể ủy quyền cho Ban QLDA tỉnh phê duyệt kết

quả đấu thầu mua sắm do Ban QLDA tỉnh, Ban QLDA huyện thực hiện.

UBND các huyện dự án phê duyệt hoặc có thể ủy quyền cho Ban QLDA

huyện phê duyệt kết quả đấu thầu mua sắm do Ban Phát triển xã thực hiện.

4. Quản lý hợp đồng

- Việc quản lý Hợp đồng của Dự án đƣợc phân công cho bộ phận cụ thể, chịu trách

nhiệm theo dõi và giám sát hợp đồng, áp dụng quy định của Nhà nƣớc Việt Nam

về Quản lý hợp đồng:

Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 quy định về hoạt động xây dựng; quyền và

nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tƣ xây dựng công trình và hoạt động xây

dựng

Thông tƣ số 06/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 hƣớng dẫn hợp đồng trong

hoạt động xây dựng.

Quyết định 1095/QĐ-BXD ngày 04/09/2008 của Bộ Xây dựng về việc đính

chính Thông tƣ số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về

việc hƣớng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

Thông tƣ 09/2008/TT-BXD ngày 17 tháng 4 năm 2008 hƣớng dẫn điều chỉnh

chỉnh giá hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật

liệu xây dựng.

VII. Vận hành dự án

1. Cơ quan chịu trách nhiệm vận hành dự án

­ Các cơ quan cấp xã chịu trách nhiệm chính vận hành dự án. Trách nhiệm cụ thể

sẽ đƣợc quy định và hƣớng dẫn bởi Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình và Ngân hàng

thế giới.

­ Việc vận hành dự án sẽ đƣợc quy định cụ thể trong đó thể hiện rõ về thể chế và

trách nhiệm của cơ quan đƣợc giao.

2. Quy trình bàn giao từ đơn vị thực hiện sang đơn vị vận hành dự án

­ Công trình đƣợc bàn giao trên cơ sở sự phối hợp giữa Ban quản lý dự án, cơ quan

thực hiện, cơ quan vận hành dự án.

Page 101: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

96

­ Các nhà thầu sẽ bàn giao công trình với chất lƣợng và tiến độ theo quy định trong

hợp đồng đƣợc ký kết. Đối với các gói thầu mà các công trình thực hiện riêng biệt

thì việc bàn giao sẽ đƣợc thực hiện khi các công trình đƣợc hoàn thành, trƣờng

hợp khác sẽ đƣợc bàn giao một lần khi toàn bộ gói thầu đƣợc thực hiện xong.

­ Nếu trong quá trình vận hành công trình, xét thấy cần thiết phải có sự tham gia

của nhà thầu thực hiện thì sẽ có kế hoạch cụ thể về nhân sự tham gia.

VIII. Kế hoạch chống tham nhũng

1. Căn cứ pháp lý cho việc xây dựng kế hoạch phòng chống tham nhũng

Để đảm bảo không xảy ra hiện tƣợng thất thoát, lãng phí, đặc biệt là hiện tƣợng tham

nhũng, một số biện pháp cụ thể nhằm phòng chống tham nhũng đã đƣợc tỉnh xác

định dựa trên hệ thống các văn bản liên quan đến phòng chống tham nhũng của Việt

Nam:

­ Công ƣớc Liên Hiệp Quốc phòng chống tham nhũng,

­ Luật số 55/2005/ QH11 ngày 29/11/2005 phòng, chống tham nhũng và luật số

01/2007/QH12 ngày 04/08/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng,

chống tham nhũng.

­ Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 quy định chi tiết và hƣớng dẫn

thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng.

­ Nghị định của Chính phủ số 79/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2003 ban hành

Quy chế thực hiện dân chủ ở xã

­ Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/04/2005 ban hành Quy chế giám sát đầu

tƣ của cộng đồng

­ Thông tƣ liên tịch 04/2006/TTLT-KH&ĐT-UBTƢMTTQVN-TC của Bộ Kế

hoạch và Đầu tƣ, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính về việc

hƣớng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ

tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tƣ của cộng đồng

­ Thông tƣ liên tịch số 18/2005/ TTLT-BXD-TTCP ngày 04/11/2005 hƣớng dẫn

một số nội dung về thanh tra xây dựng

2. Các biện pháp phòng chống tham nhũng trong dự án

Để đảm bảo Dự án thực hiện không có tình trạng tham nhũng, thất thoát, Tỉnh sẽ xây

dựng kế hoạch phòng chống tham nhũng cụ thể, trên cơ sở quy chế dân chủ, có sự

tham gia của cộng đồng. Các biện pháp dự kiến đƣợc thực hiện bao gồm:

2.1. Nhóm biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, tăng tính minh bạch và công

khai, tăng cường cam kết liêm mimh của các bên tham gia

Nâng cao nhận thức, năng lực về phòng chống tham nhũng cho cán bộ dự án

các cấp

Đào tạo và tƣ vấn về kế hoạch phòng chống tham nhũng cho các cơ quan tham

gia dự án, các cán bộ dự án của Tỉnh, huyện và xã, các đơn vị ký hợp đồng với

dự án và các đại diện các tổ chức cộng đồng tham gia dự án.

Page 102: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

97

Cập nhật kế hoạch phòng chống tham nhũng của dự án thƣờng xuyên dựa trên

thông tin phản hồi của các bên tham gia dự án và cộng đồng dân cƣ vùng dự

án thông qua các khóa tập huấn, tham vấn.

Tăng tính minh bạch và công khai các thông tin dự án cho các bên tham gia

dự án và cộng đồng

Xây dựng và đƣa vào hoạt động trang thông tin điện tử giới thiệu các thông tin

cơ bản về dự án (có kết nối với trang điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Ủy

ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình); phát hành các ấn phẩm chứa các thông tin dự

án cho tất cả các cơ quan liên quan tham gia dự án và đƣa thông tin về dự án

lên các phƣơng tiện thông tin mang tính quốc gia..

Cập nhật tiến độ thực hiện dự án hàng tháng (tình hình đấu thầu và giải ngân;

giám sát và đánh giá kết quả thực hiện; tình hình thực hiện tái định cƣ); hàng quý

công bố Báo cáo tài chính giữa kỳ và báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán.

Tăng cường cam kết và trách nhiệm liêm minh của các cấp, các bên tham gia

dự án

Cam kết tiêu chuẩn đạo đức và tính minh bạch dự án cho các cán bộ dự án.

Xây dựng các tài liệu về tham nhũng và tính minh bạch để đƣa vào tài liệu

hợp đồng cho tất cả các Hợp đồng của dự án.

Lấy các thông tin có giá trị hiệu lực về Chuẩn bị tính minh bạch và tiêu chuẩn

đạo đức trong dự án từ các lãnh đạo chủ chốt trong dự án sau khi hoàn thành

khóa tập huấn về kế hoạch phòng chống tham nhũng.

Thông báo cho Nhà thầu và Tƣ vấn của dự án về các yêu cầu của kế hoạch

phòng chống tham nhũng trƣớc khi ký hợp đồng.

2.2. Nhóm biện pháp Tăng cường kiểm soát qui trình trong suốt các giai đoạn của

dự án

Giảm thiểu Thông đồng/Tham nhũng/Gian lận trong quá trình Lập kế hoạch

dự án nhằm đảm bảo dự án tuân theo đúng các kế hoạch phát triển kinh tế xã

hội hoặc các tiêu chí hiệu quả kinh tế

Công bố tất cả các quyết định liên quan đến lựa chọn đầu tƣ, phạm vi, chi phí,

ngƣời hƣởng lợi, các giải pháp thay thế, chính sách tái định cƣ, bảo vệ môi

trƣờng đến ngƣời dân vùng dự án và các cấp quản lý.

Giảm thiểu Thông đồng/Tham nhũng/Gian lận trong quá trình Thiết kế kỹ

thuật

Xác minh độc lập thiết kế các công trình nhằm đảm bảo thiết kế không vƣợt

quá tiêu chuẩn cần thiết thông qua thẩm định, xin ý kiến các cơ quan chuyên

ngành.

Giảm thiểu Thông đồng/Tham nhũng/Gian lận trong hoạt độngĐấu thầu

Giảm thiểu tiêu cực do việc chia thành các gói thầu nhỏ để có thể sử dụng các

phương pháp đấu thầu ít cạnh tranh hoặc tránh bị xét duyệt bắt buộc

Kết hợp các yêu cầu đấu thầu nhỏ thành những gói thầu lớn hơn một cách

hợp lý để có thể sử dụng các phƣơng pháp đấu thầu cạnh trạnh hơn

Page 103: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

98

Khi xác định phƣơng pháp đầu thầu, ƣu tiên sử dụng phƣơng pháp đấu

thầu cạnh tranh thích hợp.

Gửi kế hoạch đấu thầu hàng năm để Ngân hàng xem xét và phê duyệt

trƣớc khi mời thầu theo kế hoạch đó

Kế hoạch đấu thầu đã đƣợc phê duyệt phải đƣợc thông báo trên các

phƣơng tiện thông tin đại chúng trƣớc khi mời thầu

Giảm thiểu Che đậy thông tin, không thông báo hoặc đưa ra không đủ các

thông tin về nội dung, chi tiết và qui mô cho các nhà thầu liên quan

Quảng cáo các cơ hội đấu thầu trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Hồ sơ mời thầu bao gồm cảnh báo về hình thức xử lý đối với thông đồng,

gian lận và tham nhũng.

Không hạn chế bán hoặc phát hành tài liệu đấu thầu cho tới khi hết hạn

nộp hồ sơ đấu thầu và cho phép mọi nhà thầu đều đƣợc quyền mua hồ sơ

đấu thầu.

Trong các quảng cáo mời thầu, ghi rõ tên và địa chỉ liên lạc của cán bộ cao

cấp hơn để những ngƣời muốn tham gia đấu thầu có thể liên lạc trong

trƣờng hợp gặp khó khăn khi mua tài liệu đấu thầu.

Không yêu cầu đăng ký tiền thầu hoặc sơ tuyển nhà thầu

Giảm thiểu việc chỉ một số nhà thầu biết giá dự tính hoặc trong quảng cáo

mời thầu đưa ra các tiêu chí kỹ thuật/tiêu chuẩn chỉ có lợi cho một số nhà

thầu không cạnh tranh

Đƣa vào hồ sơ mời thầu một điều khoản yêu cầu các nhà thầu không đƣợc

dính dáng đến thông đồng/tham nhũng/gian lận.

Tiêu chí sau đánh giá cần đƣợc qui định rõ ràng trong tài liệu mời thầu.

Đƣa vào hồ sơ mời thầu một điều khoản cho phép các nhà thầu khiếu nại/

kháng cáo.

Đảm bảo rằng các hồ sơ mời thầu có các điều khoản cập nhật về thông

đồng, gian lận, tham nhũng và hình thức xử lý.

Giảm thiểu việc kéo dài thời hạn nộp thầu, hoặc đọc và ghi lại các thông tin

sai trong quá trình mở thầu có lợi cho một số nhà thầu được ưu đãi

Tất cả các hồ sơ thầu nộp trƣớc khi đóng thầu đều đƣợc chấp nhận, mở và

đánh giá.

Tất cả các hồ sơ thầu phải đƣợc mở ra ngay sau khi đóng thầu với sự có

mặt của các đại diện nhà thầu và những ngƣời dân địa phƣơng hƣởng lợi từ

dự án muốn tham dự mở thầu.

Trong quá trình mở thầu, tên nhà thầu, giá thầu và đề xuất giảm giá, đọc to

và ghi chép lại khi có hay không có thƣ đảm bảo thầu.

Đại diện ngƣời hƣởng lợi trong cộng đồng đƣợc phép tham dự mở thầu

Tất cả những ngƣời tham dự sẽ ký vào biên bản mở thầu, bao gồm mọi

thành viên trong ban mở thầu và đại diện các nhà thầu, dại diện cộng đồng,

Page 104: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

99

và sau đó sẽ đƣợc sao gửi ngay cho tất cả các nhà thầu đã nộp hồ sơ thầu

và những ngƣời đại diện cho cộng đồng tham dự mở thầu.

Một bản sao biên bản mở thầu có đủ các chữ ký sẽ đƣợc dán ở nơi công

cộng dễ thấy ngay sau khi mở thầu cho tới 1 tháng sau khi công bố đơn vị

trúng thầu.

Giảm thiểu việc lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực do khả năng đánh giá

kém của các thành viên Ban xét thầu.

Qui định thành phần ban xét thầu về mặt chuyên môn kỹ thuật và số lƣợng

thành viên ban xét thầu.

Giảm thiểu tiêu cực do xây dựng tiêu chí lựa chọn có lợi cho một số nhà thầu

và tư vấn

Trong Báo cáo xét thầu cần có một phần luận điểm về câu kết thông đồng/

tham nhũng/gian lận. Nếu có phát hiện thấy những chỉ số này, ban xét thầu

có nghĩa vụ phải kèm theo báo cáo những bản sao của những thành phần

thể hiện thông đồng, cấu kết đã nêu lấy từ các đơn dự thầu và chuyển báo

cáo cho cơ quan cấp thẩm quyền cao hơn trong dự án để thẩm định.

Ban đánh giá thầu cần nêu rõ trong công văn đề nghị xem xét/phê duyệt

đơn vị trúng thầu rằng với khả năng tốt nhất của mình, ban xét thầu không

thấy có dấu hiệu thông đồng/tham nhũng/gian lận trong các hồ sơ thầu.

Nếu thấy dấu hiệu, ban xét thầu phải ghi chép vào báo cáo xét thầu và đề

xuất với chủ dự án hình thức xử lý đối với những dấu hiệu vi phạm.

Giảm thiểu Thông đồng/Tham nhũng/Gian lận do thành viên của ban xét thầu

có quan hệ họ hàng hoặc tài chính với các nhà thầu

Các thành viên ban xét thầu phải xác nhận mình không có liên quan với

bất cứ nhà thầu nào và đã thực hiện công việc xét thầu theo đúng những

tiêu chí xét thầu đã đƣợc xác lập trƣớc đó. Bất cứ thành viên nào của ban

xét thầu có liên quan với một nhà thầu về tài chính hoặc kinh doanh hoặc

có quan hệ họ hàng cho đến đời thứ ba sẽ phải công bố mối quan hệ trƣớc

khi bắt đầu xét thầu và rời khỏi ban xét thầu.

Giảm thiểu Thông đồng/Tham nhũng/Gian lận do nhà thầu trúng thấu bị yêu

cầu phải đưa tiền cắt xén lại trong quá trình trong các cuộc thương thảo

Thông tin trúng thầu (bao gồm cả thông tin về tên các nhà thầu không

trúng và lý do bị loại) phải đƣợc công bố trong vòng 2 tuần trên Bản tin

Đấu thầu/một tờ báo phát hành trên toàn quốc/trang thông tin điện tử và

đƣợc đăng ở nơi công cộng mọi ngƣời dễ tiếp cận trong vòng một tháng

Giảm thiểu Thông đồng/Tham nhũng/Gian lận do cơ chế tiếp nhận và giải

quyết các khiếu nại của nhà thầu hoạt động không đúng hoặc do việc trì hoãn

trong giải quyết các khiếu nại dẫn đến chậm trễ tiến độ đấu thầu

Trong tài liệu đấu thầu, xây dựng một cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu

nại của các nhà thầu mà không phải ngừng quá trình đấu thầu.

Page 105: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

100

Giảm thiểu Thông đồng/Tham nhũng/Gian lận trong quá trình thực hiện

Giảm thiểu tiêu cực trong Quản lý tài chính do khiếu nại sai hoặc biển thủ

quỹ hoặc sử dụng tài sản sai

Thiết lập Hệ thống báo cáo và kế toán tích hợp đƣợc vi tính hoá cho phép

nhập kế toán đơn đối với thông tin giao dịch của dự án và chỉ có duy nhất

một bộ các báo cáo tài chính

Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với các tiêu chuẩn cao và các nhân

viên có năng lực.

Chủ dự án thực hiện quy trình kiểm toán nội bộ và báo cáo thƣờng xuyên

cho các cơ quan chủ quản (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Ủy ban Nhân dân

tỉnh Hòa Bình) để theo dõi kết quả và thực hiện những bƣớc tiếp theo.

Tuân thủ đúng quy trình báo cáo tài chính giữa kỳ theo yêu cầu của Ngân

hàng Thế giới mẫu công cụ theo dõi thống nhất cấp dự án (AMT) của Bộ

Kế hoạch và Đầu tƣ, công bố các Báo cáo tài chính giữa kỳ và Báo cáo Tài

chính năm.

Thực hiện kiểm toán kỹ thuật, trong đó chú trọng trách nhiệm giải trình đối

với việc sử dụng vốn, có kiểm toán cả tiến độ thực hiện, đấu thầu và bảo

vệ môi trƣờng.

Giảm thiểu tiêu cực do Chất lượng công trình và/hoặc dịch vụ kém

Quy định rõ vai trò, trách nhiệm của chủ dự án (Sở Kế hoạch và Đầu tƣ

Tỉnh, Ủy ban Nhân dân các huyện dự án), các cơ quan quản lý dự án (Ban

Quản lý dự án Tỉnh, Ban Quản lý dự án huyện, Ban Phát triển xã) và tƣ

vấn giám sát trong quá trình thực hiện dự án.

Tiến hành kiểm toán kỹ thuật độc lập

Giảm thiểu Thông đồng/Tham nhũng/Gian lận do thiếu minh bạch trong đền

bù tái định cư nếu có (đền bù không đúng với vị trí và phần đất ban đầu dẫn

đến thất thoát ngân sách nhà nước và bất công trong đền bù)

Thành lập các Ban Tái định cƣ ở các huyện có hoạt động thu hồi đất, phải

thực hiện tái định cƣ.

Công bố kế hoạch và khung chính sách tái định cƣ

Công bố cơ chế đền bù và khiếu nại

Xây dựng cơ chế cho phép ngƣời hƣởng lợi tham gia vào quá trình giám

sát thanh toán đền bù

Giảm thiểu Thông đồng/Tham nhũng/Gian lận do không thực hiện đúng kế

hoạch quản lý môi trường trong quá trình thực hiện

Công bố kế hoạch quản lý môi trƣờng cho những ngƣời hƣởng lợi và các

cộng đồng bị ảnh hƣởng bởi dự án

Nâng cao nhận thức cho các nhà thầu và tƣ vấn giám sát về các điều kiện

của Kế hoạch quản lý môi trƣờng

Sử dụng những cán bộ có chuyên môn để đảm bảo thực hiện đúng kế

hoạch.

Page 106: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

101

2.3. Nhóm biện pháp nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát và thực thi

Thực hiện kiểm toán/Đánh giá

Tiến hành kiểm toán thực hiện độc lập hợp nhất nhằm đặc biệt chú ý đến

những hành động thông đồng/tham nhũng/gian lận.

Giám sát dự án bởi những người hưởng lợi

Khuyến khích đại diện ngƣời hƣởng lợi từ dự án tham gia các hoạt động giám

sát và tham dự mở thầu

Dự án hỗ trợ ngƣời dân địa phƣơng tham gia giám sát các hạng mục của dự án

theo Nghị định 120/2006/NĐ-CP và Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11

Cơ chế Báo cáo và Giải quyết khiếu nại

Thiết lập các cơ chế và thủ tục đối với báo cáo mật về các biểu hiện, khiếu nại

hành động tham nhũng, quản lý hồ sơ lƣu, xử lý công bằng, theo dõi kiểm tra

và tính bảo mật.

Tổ chức các khóa tập huấn dành cho các bên tham gia để nâng cao nhận thức

và năng lực, trong đó đƣa ra các chỉ dẫn và địa chỉ liên lạc cho việc khiếu nại

và tiếp nhận phản hồi.

Page 107: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

102

CHƢƠNG VI

CÁC KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

I. Cơ chế theo dõi và đánh giá kết quả và tác động của dự án

1. Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu suất hoạt động

Sau khi dự án kết thúc, dự kiến các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu suất hoạt động của dự án

nhƣ sau:

­ Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dự án giảm từ mức 36,62% xuống khoảng 25%

năm 2015.

­ Thu nhập bình quân đầu ngƣời tại vùng dự án năm 2015 tăng gấp đôi so với

năm 2008 (giá so sánh 2008).

­ Tiêu dùng của các hộ gia đình hƣởng lợi từ dự án tăng lên 40%

­ Tạo việc làm cho ít nhất 5000 lao động/năm trong quá trình thực hiện Dự án

(từ các hoạt động của Dự án). Tạo thêm việc làm ổn định sau khi Dự án kết

thúc cho 4.000 lao động

­ 100% số thôn bản trong vùng dự án đƣợc hƣởng lợi từ dự án.

­ 70% phụ nữ trong độ tuổi lao động vùng dự án đƣợc tham gia các mô hình sản

xuất theo nhóm hộ và các hoạt động hỗ trợ cho phụ nữ từ dự án.

­ 100% số xã làm chủ đầu tƣ hiệu quả hợp phần Ngân sách Phát triển xã cho tới

khi dự án kết thúc.

­ 100% cán bộ dự án của huyện, xã đƣợc cải thiện kỹ năng và kiến thức chuyên

môn nhờ các hoạt động tăng cƣờng năng lực.

­ 100% thôn bản đƣợc tham gia các khóa tập huấn về bảo đảm an toàn tài sản

cho cộng đồng và hộ gia đình nông thôn.

­ Tăng tỷ lệ diện tích đƣợc tƣới tiêu thêm 20% vào năm 2015.

­ Tỷ lệ hộ gia đình đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh tăng từ 63,5% lên

80% năm 2015.

­ Diện tích canh tác lúa nƣớc tăng 67 hecta nhờ các hoạt động cải thiện nƣơng

thành ruộng bậc thang.

­ 75% hộ dân tộc thiểu số vùng dự án đƣợc tham gia các dự án cải thiện sinh kế;

­ 70% ngƣời dân trong phạm vi thực hiện dự án hài lòng đối với hoạt động của

dự án.

2. Cơ chế giám sát, đánh giá dự án

Theo dõi, giám sát dự án

­ Dự án sẽ thƣờng xuyên đƣợc theo dõi, giám sát để có thể đánh giá tình hình và

tiến độ thực hiện dự án, kịp thời đƣa ra những biện pháp nhằm thúc đẩy dự án tiến

triển đúng mục tiêu và phù hợp với các giới hạn về thời gian cũng nhƣ nguồn lực.

Page 108: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

103

­ Do vai trò quan trọng của hoạt động giám sát dự án đối với quá trình thực hiện dự

án, công tác giám sát trong khuôn khổ dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn

2010-2015 sẽ đƣợc thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau.

­ Giám sát dự án là một trong những nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án các cấp. Cụ

thể, nhiệm vụ giám sát dự án của Ban Quản lý dự án nhƣ sau:

Thƣờng xuyên theo dõi, cập nhật toàn bộ tình hình thực hiện và tình hình quản

lý dự án một cách chi tiết, có hệ thống,

Kịp thời chia sẻ thông tin giám sát dự án với các cấp khác trong hệ thống giám

sát,

Theo dõi dõi, cập nhật tình hình xử lý, phản hồi thông tin giám sát từ các cấp

có trách nhiệm và thẩm quyền đã đƣợc chia sẻ thông tin giám sát (đã nhận

đƣợc các báo cáo về các khó khăn, vƣớng mắc hoặc yêu cầu điều chỉnh).

­ Các đơn vị thực hiện dự án sẽ có trách nhiệm thực hiện giám sát chi phí và chất

lƣợng các công trình xây dựng thuộc phạm vi dự án theo quy định hiện hành và

các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế của Chính phủ theo thời gian.

­ Cộng đồng ngƣời hƣởng lợi cũng sẽ tham gia giám sát thông qua hoạt động của

Ban Giám sát xã và ngƣời dân theo tinh thần và nội dung của Quyết định số

80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế

giám sát đầu tƣ của cộng đồng và Thông tƣ liên tịch của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ -

Ban Thƣờng trực UBTW mặt trận tổ quốc Việt Nam - Bộ Tài chính số 04/2006

ngày 4/12/2006 (Hƣớng dẫn thực hiện QĐ 80/2005-QĐ-TTg ngày 18/4/2005 nêu

trên) với các thủ tục chi tiết đƣợc hƣớng dẫn trong Sổ tay Hƣớng dẫn thực hiện

dự án.

­ Ngoài ra, Dự án sẽ phải thuê tuyển một đơn vị tƣ vấn giám sát độc lập có chuyên

môn sâu về chính sách an toàn của Ngân hang Thế giới để giám sát độc lập việc

thực hiện hoạt động đền bù và phục hồi cuộc sống của những ngƣời bị ảnh hƣởng

bởi dự án và việc thực hiện kế hoạch quản lý môi trƣờng (gọi chung là dịch vụ

“Giám sát- đánh giá theo quá trình”).

Hệ thống thông tin quản lý (MIS)

­ Nhằm hỗ trợ giám sát quá trình thực hiện, đặc biệt là các đầu vào, thủ tục và các

đầu ra ngắn hạn của dự án cũng nhƣ phục vụ cho các mục đích quản lý khác của

dự án, một Hệ thống thông tin quản lý (MIS) sẽ đƣợc thiết lập riêng cho dự án.

Dự án Giảm nghèo giai đoạn 1 đã xây dựng một hệ thống MIS, là một hệ thống vi

tính hóa, kết nối từ Ban Quản lý dự án Trung ƣơng đến Ban Quản lý dự án Tỉnh

và các Ban Quản lý dự án huyện. Hệ thống này có yêu cầu về số liệu toàn diện và

đƣợc thiết kế chuyên nghiệp, tuy nhiên, quá phức tạp đối với năng lực của Ban

Quản lý dự án huyện trong việc duy trì và sử dụng hệ thống và với phạm vi và số

lƣợng số liệu yêu cầu lớn. Do vậy, hệ thống thông tin quản lý của Dự án Giảm

nghèo giai đoạn 2 sẽ đƣợc thay đổi trên tinh thần đơn giản hóa. Theo đó, MIS sẽ

đƣợc xây dựng trong môi trƣờng Microsoft Excel với mẫu biểu báo cáo số liệu

đơn giản để các xã báo cáo cho Ban Quản lý dự án huyện; một biểu mẫu tự động

để Ban Quản lý dự án huyện tổng hợp số liệu từ các xã; và một biểu mẫu tự động

để Ban Quản lý dự án Tỉnh tổng hợp các báo cáo của các huyện. Số liệu sẽ đƣợc

xử lý và lƣu trữ đầy đủ tại Ban Điều phối dự án Trung ƣơng, do cán bộ kỹ thuật

thực hiện.

Page 109: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

104

Đánh giá dự án

­ Nội dung đánh giá: Đánh giá dự án sẽ chủ yếu tập trung vào các phƣơng diện: Kết

quả của dự án, hiệu suất và hiệu quả của các hoạt động dự án, sự phù hợp của

từng hoạt động đối với vùng dự án, tính minh bạch thông tin, …

­ Kết quả đánh giá sẽ đƣợc chuyển đến các bên liên quan để xem xét cân nhắc cho

từng hoạt động tiếp theo của Dự án.

­ Hình thức tổ chức đánh giá: Công tác đánh giá đƣợc tiến hành bởi các chuyên gia

tƣ vấn độc lập phối hợp cùng đơn vị thực hiện dự án và cộng đồng dân cƣ vùng

dự án. Cụ thể, Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 sẽ đƣợc

tiến hành các đợt đánh giá nhƣ sau:

Đánh giá đầu kỳ: Do các đơn vị thực hiện dự án tự thực hiện

Đánh giá giữa kỳ: Ban Điều phối dự án Trung ƣơng chủ trì, phối hợp cùng với

Ngân hàng Thế giới, tỉnh Hòa Bình và đơn vị tƣ vấn.

Đánh giá kết thúc dự án: do Ban Điều phối dự án Trung ƣơng chủ trì, phối

hợp cùng với Ngân hàng Thế giới, tỉnh Hòa Bình và đơn vị tƣ vấn.

Đánh giá tác động dự án: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ sẽ thuê tƣ vấn độc lập, tiến

hành sau khi kết thúc dự án 2-3 năm, sử dụng nguồn vốn trong nƣớc.

3. Chế độ báo cáo

­ Dự án sẽ tuân thủ một chế độ báo cáo thống nhất đƣợc quy định trong Quyết định

số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về Chế độ báo

cáo tình hình thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA đối với cả các cơ quan

Chính phủ và Nhà tài trợ.

­ Bộ mẫu biểu báo cáo về tình hình thực hiện dự án gồm biểu báo cáo tháng, quý,

năm và báo cáo kết thúc dự án.

­ Trách nhiệm chuẩn bị và nộp báo cáo: Ban quản lý dự án Tỉnh tổng hợp các thông

tin theo mẫu và gửi các báo cáo nêu trên cho các cơ quan liên quan bao gồm Sở

Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hòa Bình, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân Tỉnh, Ban

Điều phối dự án Trung ƣơng, Ngân hàng Thế giới.

Bảng tổng hợp các báo cáo phải nộp của Ban QLDA Tỉnh

Tên báo cáo Thời điểm nộp Cơ quan nhân báo cáo

Báo cáo tháng 10 ngày làm việc kể từ ngày kết

thúc tháng

UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở

Tài chính, Ban ĐPDATW

Báo cáo Quý 15 ngày làm việc kể từ ngày kết

thúc Quý

UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở

Tài chính, NHTG, Ban

ĐPDATW

Báo cáo Năm nộp chậm nhất vào ngày 31/1

năm sau

UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở

Tài chính, NHTG, Ban

ĐPDATW

Báo cáo giữa

kỳ

Báo cáo dự thảo sẵn sàng 1

tháng trƣớc Đoàn đánh giá giữa

kỳ của NHTG và Chính phủ

UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở

Tài chính, NHTG, Ban

ĐPDATW

Page 110: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

105

Báo cáo kết

thúc dự án

Báo cáo dự thảo sẵn sàng 1

tháng trƣớc ngày kết thúc dự án;

Báo cáo cuối cùng đƣợc nộp

chậm nhất sau 4 tháng kể từ

ngày kết thúc dự án

UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở

Tài chính, NHTG, Ban

ĐPDATW

II. Hiệu suất đầu tƣ: Hiệu quả/lợi ích kinh tế và tài chính

1. Phân tích tài chính

Mục tiêu của các phân tích tài chính đối với Dự án này là đánh giá xem Dự án đƣợc

đề xuất có đảm bảo bền vững về mặt tài chính hay không. Vì dự án Giảm nghèo tỉnh

Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 không tạo ra doanh thu trực tiếp (không trực tiếp tạo

ra sản phẩm), các phân tích tài chính sẽ chỉ bao gồm việc tính toán các đến các chi

phí dự án (chi phí đầu tƣ và chi phí thƣờng xuyên) và khả năng bố trí vốn đầu tƣ theo

đúng yêu cầu tiến độ của dự án.

Về nguồn tài chính của dự án:

Tổng vốn đầu tƣ: 371.344 triệu đồng (tƣơng đƣơng triệu 21,844 USD, tỷ giá áp

dụng để tính toán đƣợc thống nhất là: 17.000 VND = 1 USD), bao gồm:

- Vốn vay Ngân hàng Thế giới: 340.000 triệu đồng (tƣơng đƣơng 20 triệu

USD, bằng 91,6% so với tổng vốn đầu tƣ), đƣợc thực hiện theo cơ chế nhà

nƣớc cấp phát từ Ngân sách trung ƣơng, bổ sung có mục tiêu cho Ngân sách

địa phƣơng.

- Vốn đối ứng bằng tiền: 31.344 triệu đồng (tƣơng đƣơng 1,844 triệu USD,

bằng 8,6% so với tổng vốn), thực hiện theo cơ chế ngân sách Trung ƣơng hỗ

trợ có mục tiêu cho các tỉnh theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày

12/9/2006 và Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ

tƣớng Chính phủ.

Nhƣ vậy, nguồn vốn bằng tiền của dự án hoàn toàn do Ngân sách Trung ƣơng cấp

phát do vậy dự án luôn đảm bảo tính bền vững về mặt nguồn vốn.

Các chi phí của dự án

Dự toán chi phí của Dự án đƣợc tính toán cẩn trọng theo các đơn giá và hƣớng

dẫn của Chính Phủ và có tham khảo giá thị trƣờng nhằm đảm bảo chi phí dự án

luôn đƣợc tính đúng, tính đủ trong suốt quá trình thực hiện.

Trong giai đoạn 2010-2011 (18 tháng đầu tiên của dự án), tất cả các khái toán

kinh phí đã đƣợc xem xét và kiểm tra lại một cách cẩn trọng. Do vậy, dự án sẽ

đảm bảo dự toán đủ các khoản chi phí này, không xảy ra tình trạng “Thừa” hay

“Thiếu kinh phí dự án”.

Trong giai đoạn tiếp theo 2012-2015, các hoạt động đầu tƣ của dự án sẽ đƣợc lập

kế hoạch hàng năm, do vậy vốn đầu tƣ sẽ đƣợc dự toán sát với thực tế do có thể

phản ứng một cách kịp thời với các thay đổi về giá do lạm phát hoặc các thay đổi

trong chính sách của nhà nƣớc.

Nhƣ vậy, có thể khẳng định, các chi phí dự án sẽ đảm bảo tính bền vững về mặt

tài chính.

Page 111: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

106

2. Phân tích kinh tế

Dự án giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010 – 2015 đƣợc thực hiện trên địa bàn

42 xã thuộc 5 huyện của tỉnh gồm Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn và Yên

Thủy. Các xã tham gia dự án đều thuộc vùng cao, xa và sâu, điều kiện kinh tế khó

khăn hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của tỉnh, hộ nghèo chiếm 35,72% tổng số

hộ toàn vùng. Dân số chủ yếu của vùng dự án là ngƣời dân tộc thiểu số, chiếm 97%

dân số toàn vùng, trong đó dân tộc Mƣờng chiếm 78%; dân tộc Tày chiếm 9%, dân

tộc Thái chiếm 3,86%, dân tộc Mông chiếm 3,46%.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời trong vùng rất thấp, chỉ đạt 4,3 triệu đồng/năm, trong

khi mức trung bình chung của Hòa Bình là 9,07triệu đồng/năm và của cả nƣớc là

17,1 triệu đồng/năm.

Một trong những khó khăn lớn nhất mà nhiều hộ gia đình trong vùng dự án đang gặp

phải là không đủ điều kiện để sản xuất (thiếu đất canh tác, thiếu vốn đầu tƣ, cơ sở hạ

tầng phục vụ sản xuất nhƣ giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc hạn chế …) và chi

phí đầu vào (giống, vật tƣ, phân bón …) cao hơn nhiều so với các vùng đồng bằng.

Mặt khác, ngƣời nghèo vùng dự án cũng gặp rất nhiều khó khăn trong các hoạt động

sinh kế do kỹ thuật sản xuất lạc hậu, thiếu kiến thức và kinh nghiệm về phát triển sản

xuất, phƣơng thức kiếm sống, khó khăn trong tiếp cận thị trƣờng. Phân tích sinh kế

của GRET cho thấy thu nhập của các hộ dân trong vùng dự án chỉ khoảng 11,9 triệu

đồng/hộ/năm, sau khi trừ chi phí đời sống xã hội thì lãi dƣ trung bình của một hộ

trong năm chỉ còn rất ít, khoảng 2 triệu đồng/hộ/năm. Thu nhập của các hộ này chủ

yếu là từ trồng trọt, tiếp đến là chăn nuôi, và nghề phụ, hay thực chất là hoạt động

nông nghiệp nhƣ kinh doanh nhỏ, lao động phổ thông. Với những đặc điểm trên, sinh

kế chính của ngƣời dân vẫn xoay quanh trồng trọt và chăn nuôi, với rủi ro cao, thu

nhập thấp, không ổn định.

Việc thực hiện dự án giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015 sẽ mang lại

hiệu quả rất lớn và có tác động mạnh mẽ tới kinh tế của Tỉnh nói chung và của vùng

dự án nói riêng, cụ thể nhƣ sau:

- Các hỗ trợ tập trung vào cải thiện điều kiện sản xuất nông nghiệp (đầu tƣ công

trình thủy lợi nhỏ, cải thiện nƣơng ruộng cạn, hỗ trợ các mô hình sản xuất theo

nhóm hộ, ...), tạo cơ hội tăng thu nhập nông nghiệp.

- Đầu tƣ cơ sở hạ tầng cơ bản, mở rộng cơ hội liên kết thị trƣờng, tạo điều kiện

kinh doanh thuận lợi, khuyến khích các hoạt động phi nông nghiệp, nâng cao giá

trị sản phẩm địa phƣơng.

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,

quản lý rủi ro thiên tai, ... giúp địa phƣơng tự chủ trong đầu tƣ phát triển.

- Tạo thêm cơ hội việc làm, đa dạng hóa phƣơng thức sinh kế, tăng thu nhập cho

ngƣời dân, đặc biệt ngƣời dân dân tộc thiểu số ở những vùng đặc biệt khó khăn.

- Thu nhập bình quân của vùng dự án sẽ tăng từ 4,3 triệu đồng năm 2008 lên 8,5

triệu đồng năm 2015.

- Từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị sản

phẩm.

- Tỷ lệ hộ nghèo sẽ giảm còn khoảng 25% năm 2015.

Page 112: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

107

III. Đánh giá tác động xã hội

Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2015 đƣợc thực hiện sẽ có những

tác động sâu sắc, tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, không chỉ trên

khía cạnh xóa đói giảm nghèo, mà còn gián tiếp tới những lĩnh vực cải cách hành

chính, bình đẳng giới, … Cụ thể tác động xã hội của dự án đƣợc xem xét nhƣ sau:

Nội dung, hoạt động của

dự án

Tác động xã hội

Nguyên tắc thực hiện

- Ngƣời dân đƣợc tham

gia đầy đủ trong quá

trình thực hiện dự án

- Tính minh bạch, công

khai, dân chủ trong

quản lý

- Tuân thủ quy định về

quản lý đấu thầu, mua

sắm

- Bản thân ngƣời dân địa phƣơng trong quá trình tham

gia đƣợc tăng cƣờng khả năng tiếp cận thông tin, nhận

biết đƣợc các quyền lợi, trách nhiệm của mình, tham

gia chủ động hơn với hoạt động phát triển kinh tế - xã

hội địa phƣơng, thúc đẩy quản trị tốt tại cơ sở.

Hợp phần 1

Tiểu hợp phần 1.1:

Nâng cấp và xây dựng

mới đƣờng giao thông

nông thôn, thủy lợi nhỏ,

chợ, công trình nƣớc sinh

hoạt

- Tăng thu nhập, năng lực cho ngƣời dân khi tham gia

vào thực hiện công trình (thi công xây dựng và duy tu

bảo dƣỡng)

- Công trình đƣờng giao thông:

Tạo điều kiện giao thông thuận lợi cho ngƣời dân,

tăng cơ hội giao lƣu, trao đổi hàng hóa, tiếp cận

thông tin, y tế, giáo dục

- Công trình thủy lợi:

Chủ động trong quá trình tƣới tiêu, giảm thiểu sự lệ

thuộc vào thiên nhiên

Nâng cao năng suất, thâm canh tăng vụ, mở rộng

diện tích sản xuất, ổn định sinh kế cho ngƣời dân,

nông nghiệp phát triển

- Chợ nông thôn:

Tạo điều kiện cho ngƣời dân trực tiếp tiêu thụ các

sản phẩm sản xuất, chăn nuôi, tăng thu nhập từ hoạt

động buôn bán, trao đổi hàng hóa, đa dạng hóa các

loại hình sinh kế

- Công trình nƣớc sinh hoạt

Giảm thiểu các loại bệnh, tăng cƣờng sức khỏe, đặc

biệt cho phụ nữ, trẻ em, ngƣời già, ổn định cuộc

sống

Tiểu hợp phần 1.2 - Nâng cao nhận thức, năng lực cho ngƣời dân tham gia

Page 113: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

108

Đa dạng hóa các cơ hội

liên kết thị trƣờng thông

qua hỗ trợ ngành nghề

truyền thống, du lịch cộng

đồng, hỗ trợ chuỗi giá trị

thị trƣờng, ý tƣởng kinh

doanh mới

vào chuỗi giá trị sản phẩm (từ sản xuất cho đến tiêu

thụ), hoạt động du lịch cộng đồng, … qua đó tạo thêm

thu nhập, thoát nghèo bền vững

- Bảo tồn và phát triển các sản phẩm truyền thống, nét

văn hóa đặc trƣng, các khu du lịch sinh thái, cộng đồng

- Tạo thêm việc làm phi nông nghiệp cho ngƣời dân, góp

phần ổn định cuộc sống ngƣời, có điều kiện phát triển

kinh tế - xã hội - văn hóa – y tế - giáo dục

Hợp phần 2

Tiểu hợp phần 2.1

Cải thiện hạ tầng thôn bản

- Tạo thêm việc làm và thu nhập cho ngƣời dân khi tham

gia thực hiện công trình

- Cải thiện hạ tầng thôn bản, điều kiện sinh hoạt và sản

xuất của ngƣời dân đƣợc bảo đảm và từng bƣớc nâng

cao

- Tăng cƣờng năng lực cho cán bộ thôn bản và ngƣời

dân thông qua quá trình lựa chọn, lập kế hoạch, thực

thi và vận hành công trình

Tiểu hợp phần 2.2 và 2.3

Hỗ trợ sản xuất và kinh

doanh nhỏ; hỗ trợ phát

triển kinh tế xã hội theo

nhu cầu của phụ nữ

- Sản xuất và kinh doanh có nhiều điều kiện thuận lợi để

phát triển.

- Giúp phụ nữ xóa mù chữ, tăng cƣờng năng lực kinh tế.

Phụ nữ, đặc biệt phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số vùng

dự án sẽ ngày càng mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt

động phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng.

- Phụ nữ sẽ tham gia vào quá trình ra quyết định, khoảng

cách bất bình đẳng giới trên các mặt giáo dục, kinh tế,

chính trị, ... đƣợc rút ngắn, tính bền vững của mục tiêu

xóa đói giảm nghèo của dự án từ đó cũng đƣợc nâng

lên. Vai trò và vị thế phụ nữ trong đời sống xã hội từ

đó cũng đƣợc nâng cao hơn, định kiến giới dần dần

đƣợc xóa bỏ.

Hợp phần 3

Tăng cƣờng năng lực

- Trang bị kiến thức và kỹ năng thực hiện, quản lý dự án.

Đảm bảo năng lực vận hành trong thời gian thực hiện

dự án và sau khi dự án kết thúc

- Cán bộ xã, thôn bản phát triển năng lực dần dần thông

qua quá trình đào tạo để làm chủ các công trình đầu tƣ

- Ngƣời dân đƣợc đào tạo, có thêm cơ hội tìm kiếm việc

làm phi nông nghiệp, đa dạng hóa các hình thức sinh kế

- Các phƣơng án giảm nhẹ rủi ro thiên tai, bảo vệ tài sản

cộng đồng và gia đình đƣợc thiết lập giúp hạn chế tối

đa tác động của thiên tai tới sự phát triển kinh tế - xã

hội địa phƣơng. Giúp ngƣời dân ổn định cuộc sống và

phát triển sinh kế bền vững

Hợp phần 4

Quản lý dự án

- Cán bộ các Ban Quản lý dự án, Ban Phát triển xã đƣợc

trang bị kiến thức về quản lý dự án, kiến thức về giám

Page 114: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

109

sát, đánh giá dự án, tạo năng lực để thực hiện tốt dự án

Giảm nghèo cũng nhƣ các dự án khác trong các giai

đoạn tiếp theo

IV. Đánh giá tác động môi trƣờng

Dự án sẽ đầu tƣ xây dựng các công trình hạ tầng quy mô nhỏ phục vụ sản xuất

nhƣ đƣờng giao thông, cầu, cống, công trình thủy lợi, chợ, công trình nƣớc sạch

và vệ sinh môi trƣờng nên trong quá trình xây dựng có thể có những tác động về

môi trƣờng với mức độ nhỏ.

Tác động đến môi trường không khí:

Trong quá trình thi công xây dựng xây dựng công trình, việc san lấp mặt bằng,

vận chuyển vật liệu ... sẽ làm phát sinh bụi, tiếng ồn, khí thải ảnh hƣởng đến môi

trƣờng không khí, cuộc sống ngƣời dân xung quanh và công nhân trực tiếp thi

công.

­ Bụi: do các hoạt động san ủi, lu đầm mặt bằng, đào đất, đắp nền, vận chuyển

vật liệu… nên bụi bị cuốn lên từ đƣờng giao thông khi có các phƣơng tiện và

gió thổi qua bãi chứa vật liệu xây dựng nhƣ xi măng, đất cát …

­ Khí thải của các phƣơng tiện vận tải, máy móc thi công, đốt nhựa đƣờng...

chứa bụi, các khí: SO2, CO2, CO, NOx, THC, hợp chất chì từ khói xăng dầu.

­ Tiếng ồn và độ rung của phƣơng tiện thi công cơ giới.

Tuy nhiên, các nguồn gây ô nhiễm trên mang tính tạm thời, không liên tục, phân

tán và tuỳ thuộc vào cƣờng độ thi công, khối lƣợng xe cơ giới. Do đó mức độ ảnh

hƣởng đến môi trƣờng không lớn. Đồng thời, trong quá trình thực hiện chủ đầu tƣ

sẽ yêu cầu đơn vị thi công thực hiện các biện pháp giảm thiểu.

Tác động đến môi trường đất do chất thải rắn:

Trong giai đoạn xây dựng, một lƣợng lớn chất thải rắn đƣợc sinh ra, gồm có vật

liệu xây dựng bị thải bỏ (gạch ngói, đất cát, phế liệu sắt thép...) và rác thải sinh

hoạt của công nhân làm việc tại công trƣờng. Những nguồn này nếu không đƣợc

thu gom, xử lý mà thải bừa bãi ra xung quanh sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi

trƣờng, làm mất cảnh quan khu vực.

Do có một lƣợng khá lớn xe cơ giới, máy móc thiết bị đƣợc đƣa vào hoạt động để

san ủi làm nền, đƣờng nên lớp thảm thực vật bị trong khu vực xung quanh cũng

có thể bị thay đổi.

Các chấn động do khoan đóng cọc, đổ móng công trình cũng sẽ ít nhiều ảnh

hƣởng đến cấu tƣợng đất theo hƣớng biến đổi địa hình và nền rắn nhƣng chỉ xảy

ra tạm thời trƣớc khi đất đạt đƣợc độ ổn định địa chất.

Nhiều hạng mục công trình hạ tầng đƣợc thi công sẽ tạo ra những khe rãnh trên

mặt đất, tạo ra sự xói mòn nếu nhƣ các giải pháp về thoát nƣớc không đƣợc tính

toán kỹ.

Ngoài ra nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc mƣa chảy tràn chứa đất cát, bùn thải, dầu mỡ nếu

chảy trực tiếp xuống đất làm suy giảm chất lƣợng đất, năng suất cây trồng.

Page 115: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

110

Các tác động đến môi trường nước

Có 2 nguồn nƣớc có thể gây ra những tác động xấu đến môi trƣờng là nƣớc thải

sinh hoạt của công nhân và nƣớc mƣa chảy tràn.

­ Nƣớc thải sinh hoạt: Do tập trung nhiều công nhân nên lƣợng nƣớc thải sinh

hoạt khá lớn (bình quân 40 – 80 lít/ngƣời/ngày), trong nƣớc thải này chứa chất

hữu cơ, cặn lơ lửng và vi sinh vật có thể làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc.

­ Nƣớc mƣa chảy tràn qua mặt bằng công trƣờng cuốn theo đất cát, rác thải, dầu

mỡ, chất hữu cơ…vào hệ thống ao hồ, sông ngòi khu vực làm gia tăng sự lắng

đọng bùn đất, làm giảm chất lƣợng nƣớc mặt.

Vì vậy, đơn vị thi công phải có biện pháp quản lý việc sử dụng nguyên nhiên liệu,

vật liệu xây dựng và có biện pháp thu gom, tiêu thoát nƣớc hợp lý.

Một số tác động khác:

­ Tai nạn lao động: điều kiện làm việc trên công trƣờng phải tiếp xúc với nhiều

loại thiết bị công suất lớn, cộng với thời tiết khắc nghiệt, môi trƣờng làm việc

có nhiều nồng độ bụi, khí thải và tiếng ồn khá cao có thể gây ảnh hƣởng đến

sức khoẻ, năng suất làm việc của công nhân, thậm chí xảy ra tai nạn lao động.

­ Tai nạn giao thông: do hình thành ngã rẽ trên tuyến đƣờng, có nhiều phƣơng

tiện cơ giới, môi trƣờng sống bị tác động theo hƣớng tiêu cực (gia tăng bụi khí

thải và tiếng ồn) nên nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cũng tăng

­ Sự cố môi trƣờng: kho chứa nguyên liệu, nhiên liệu, hệ thống điện tạm thời là

những nguồn có khả năng xảy ra sự cố cháy nổ gây thiệt hại về tài sản và con ngƣời.

­ Tác động đến sức khỏe và đời sống cộng đồng: các nguồn thải gây ô nhiễm

môi trƣờng đều có những ảnh hƣởng nhất định đến sức khoẻ dân cƣ khu vực,

làm xáo trộn cuộc sống, gây phiền nhiễu đến các hoạt động xã hội khác. Ngoài

ra có thể phát sinh các tệ nạn xã hội; tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi

trƣờng không đảm bảo do tập trung một lƣợng lớn công nhân.

Một số tác động bất lợi của dự án đến môi trƣờng và các biện pháp giảm thiểu

đƣợc thể hiện trong Bảng dƣới đây:

Tác động bất lợi Biện pháp giảm thiểu

Sự xói mòn đất do dọn

quang thảm thực vật để san

lấp mặt bằng xây dựng

­ Bảo vệ bề mặt đất dẽ bị xói mòn bằng lớp đất che

phủ.

­ Lắp đặt lƣới ngăn xói lở đất

­ Trồng cây lên các bề mặt dễ xói mòn

Page 116: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

111

Lở đất, sụt đất, trôi đất và

các chấn động mạnh khác ở

các khu vực giao thông bị

cắt.

­ Nối kết các tuyến đƣờng nhằm tránh các khu vực

vốn đã kém ổn định.

­ Thiết kế các hệ thống thoát nƣớc nhằm giảm thiểu

những thay đổi đối với dòng chảy bề mặt và phù

hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng theo khảo

sát đã tiến hành trƣớc đó.

­ Ổn định các đoạn đƣờng bị cắt bằng các kết cấu

(tƣờng bê tông, vữa khô, sọt đất...

­ Ổn định lớp đất trên và các công trình thoát nƣớc.

Ngăn cản tầng đất cái và

các rãnh thoát nƣớc trên

mặt đất (ở các khu vực bị

cắt và lấp)

­ Xây dựng đầy đủ các công trình thoát nƣớc.

Xói mòn đất dƣới nền

đƣờng nơi tập trung dòng

chảy của hệ thống thoát

nƣớc có hoặc không có nắp

đậy

­ Tăng cƣờng xây dựng các đầu mối thoát nƣớc.

­ Đặt các đầu mối thoát nƣớc tránh các khu vực nƣớc

chảy mạnh.

­ Dùng đá, bê tông hoặc xây dựng các hố chứa để

láng trên bề mặt tiếp xúc với nƣớc.

Làm tăng các chất cặn bẩn

ở các dòng chảy do xói mòn

ở những đoạn đƣờng bị cắt,

giảm chất lƣợng nguồn

nƣớc và làm tăng lắng cặn.

­ Trồng hoa màu trên bề mặt bị xói mòn.

­ Đào các hồ chứa để giảm lƣợng chất cặn bẩn trong

nƣớc trƣớc khi nƣớc hoà vào dòng chảy.

Ô nhiễm đất và nƣớc bởi

các loại nhiên liệu chạy

máy (dầu, mỡ … )

­ Phân định rõ khu vực tập kết nhiên liệu

­ Tập huấn cho công nhân các biện pháp xử lý tình

huống tràn xăng, dầu và các vật liệu xây dựng bị ô

nhiễm

­ Thƣờng xuyên kiểm tra các máy xây dựng, đảm

bảo không xảy ra sự cố tràn nhiên liệu

­ Vệ sinh mặt bằng thi công cuối ngày làm việc, thu

nhặt và tái sinh các sản phẩm dầu nhờn

Page 117: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

112

Tăng lƣợng rác thải trong

đó có cả rác thải xây dựng

­ Tái chế hoặc sử dụng lại các vật liệu xây dựng đã

dùng

­ Phân loại, thu gom và xử lý rác trong khu công

trƣờng thƣờng xuyên.

­ Tiến hành thu gom và xử lý rác thải xây dựng thừa

tại những bãi rác đã đƣợc phê duyệt

­ Đối với những loại rác thải độc hại, phải có thùng

đựng riêng và có quy định riêng để thu gom và xử lý

Tăng lƣợng bụi ­ Lắp đặt các lƣới chắn bụi hoặc đóng cọc và làm

hàng rào bằng tôn xung quanh khu vực xây dựng

để giảm lƣợng bụi

­ Trong mùa khô thƣờng xuyên phun nƣớc giảm

lƣợng bụi

­ Các xe vận tải khi chuyên chở vật liệu xây đƣợc

dựng phủ bạt kín tránh rơi vãi vật liệu trên đƣờng;

nơi đổ đất và nơi tập kết vật liệu cần phải có mái

che.

­ Trồng cây xanh, giữ các thảm thực vật trong vùng

biên của dự án nhƣ là khu vực đệm giữa khu dân

cƣ và khu xây dựng

­ Trang bị mặt nạ phòng hộ cho công nhân tại công

trƣờng

Tăng lƣợng khí thải xe cộ

và tiếng ồn

­ Thƣờng xuyên bảo dƣỡng xe và các loại máy thi

công để đảm bảo khí thải ra là trong mức độ cho

phép

­ Sử dụng máy khoan, búa máy đúng công suất

nhằm hạn chế độ ồn, rung ảnh hƣởng đến các công

trình phụ cận khác

­ Lắp thêm bộ phận giảm âm thích hợp cho xe để

giảm thiểu lƣợng bụi và tiếng ồn

­ Không thực hiện những công việc gây nhiều tiếng

ồn vào ban đêm và giờ nghỉ; có kế hoạch thực hiện

các công việc gây nhiều tiếng ồn trong những ngày

nghỉ đặc biệt đối với những khu vực nhạy cảm nhƣ

trƣờng học, nhà thờ, bệnh viện

Page 118: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

113

Làm tắc hệ thống kênh

mƣơng do chất thải

­ Lắp đặt lƣới thép ngăn đất và các vật liệu khác rơi

vãi ra khỏi khu vực xây dựng

­ Thiết kế và quản lý hệ thống kênh mƣơng nhằm

giảm tối đa các rác thải.

­ Tạo đƣờng dẫn vào các kênh mƣơng để dọn cỏ và

rác thải.

­ Sử dụng đất để chôn lấp các bãi rác, đổ đất thêm

vào các vƣờn cây hoặc dùng làm vật liệu để đắp

đất;

­ Xây dựng kênh thoát nƣớc để làm lệch hƣớng dòng

chảy xa sƣờn núi, nguồn nƣớc và nơi đổ đất và nơi

tập kết vật liệu xây dựng

­ Nạo vét đất ở các mƣơng thoát nƣớc dẫn nƣớc

Nƣớc tù đọng đƣợc tạo ra từ

các hố, các mỏ..., tạo điều

kiện thuận lợi cho các bệnh

do muỗi và vật trung gian

gây ra phát triển.

­ Khơi thông các rãnh thoát nƣớc để giảm thiểu sự

sinh sản của ruồi muỗi truyền bệnh

­ Đƣa ra các điều kiện đối với các nhà thầu nhằm

khôi phục lại nguyên trạng mặt bằng nếu có thể và

tránh tạo ra các hố nƣớc tù đọng.

Phá huỷ hệ động thực vật tự

nhiên bằng cách cản trở con

đƣờng di trú, làm xáo trộn

cuộc sống của các sinh vật

và các vấn đề về tiếng ồn

khác.

­ Chọn địa điểm để giảm thiểu các ảnh hƣởng đến hệ

động thực vật tự nhiên

Phong cảnh bị hƣ hại (các ổ

gà, chỗ hƣ hỏng do cắt

đƣờng nhƣ sụt đất, ...)

­ Các tuyến đƣờng dành cho du lịch đƣợc qui hoạch

phải có tính mĩ thuật.

­ Hạn chế độ dốc để tránh việc cắt và lấp tại những

nơi mà phong cảnh có thể hƣ hại.

­ Bảo dƣỡng và trồng lại các loại cây ở hai bên

đƣờng.

Ảnh hƣởng về môi trƣờng

và xã hội của các lán trại

xây dựng

­ Xác định địa điểm, xây dựng và quản lý chặt chẽ

các khu lán trại.

­ Đậy các bể chứa nƣớc để ngăn ngừa sự sinh sản

của bọ gậy và muỗi

­ Có biện pháp thu gom, xử lý lƣợng nƣớc thải sinh

hoạt hàng ngày của công nhân

Page 119: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

114

Làm ô nhiễm nƣớc ngầm và

nƣớc bề mặt bởi việc phun

thuốc diệt cỏ để kiểm soát

thảm thực vật và phun hoá

chất để kiểm soát bụi

( CaCl2 – Clorua Canxi ).

­ Giảm việc sử dụng.

­ Sử dụng các phƣơng pháp kiểm soát thay thể (phi

hoá chất ).

Các rủi ro tai nạn lao động ­ Thực hiện chặt chẽ quy định về an toàn lao động

đối với công nhân

Các rủi ro tai nạn liên quan

đến giao thông

­ Các qui định về vận chuyển các loại vật liệu có

tính độc để giảm thiểu nguy hiểm.

­ Cấm việc vận chuyển các chất thải độc qua các

vùng nhạy cảm về sinh thái.

­ Giáo dục lái xe và những ngƣời đi bộ địa phƣơng.

­ Cắm biển báo tốc độ, biển báo công trƣờng, có rào

chắn tại các vị trí nguy hiểm (cống, hố đào)

­ Có rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm (những

chỗ dốc với những đƣờng cua lớn)

Tạo ra các đƣờng lây truyền

mới cho các sinh vật gây

bệnh ảnh hƣởng đến con

ngƣời và động vật.

­ Thiết lập các nhà máy và các trạm dịch vụ vệ sinh

cho động vật và các điểm kiểm tra khác.

Cơ chế phối hợp với các ngành

Vai trò và trách nhiệm thực hiện các vấn đề về môi trƣờng của các cơ quan, ban

ngành liên quan trong dự án nhƣ sau:

Thành phần

tham gia

Nội dung thực hiện

Sở Tài nguyên

và Môi trƣờng

­ Cung cấp phƣơng pháp quản lý và giám sát chung về môi

trƣờng và nhân sự.

­ Kiểm tra tất cả các Báo cáo Đầu tƣ của các tiểu dự án đã thực

hiện để đánh giá và rà xoát xem các tài liệu về dự án đã đầy đủ

chƣa.

­ Xem xét và làm rõ các đánh giá, nghiên cứu và nhận xét về môi

trƣờng của các báo cáo đầu tƣ tiểu dự án.

­ Tổng hợp các báo cáo môi trƣờng của báo cáo đầu tƣ hàng năm

của tỉnh và phê duyệt để trình lên cấp cao hơn.

Cán bộ Môi

trƣờng tỉnh

­ Hỗ trợ về kỹ thuật, cung cấp các tài liệu, thông tin bổ sung cho

cán bộ môi trƣờng cấp huyện.

­ Rà xoát lại Bảng kiểm tra về môi trƣờng để đảm bảo sự hoàn

thiện và chính xác; xem xét và làm rõ các đề xuất tiểu dự án và

Page 120: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

115

kế hoạch phát triển xã.

­ Xác định các công trình giao thông cần có báo cáo đánh giá tác

động môi trƣờng và các tiểu dự án yêu cầu có đánh giá, nghiên

cứu và xem xét bổ sung về môi trƣờng.

­ Soạn thảo điều khoản tham chiếu cho việc đánh giá, nghiên cứu,

xem xét tác động môi trƣờng trong quá trình chuẩn bị báo cáo

đầu tƣ, nghiên cứu khả thi và kế hoạch hoạt động.

­ Phối hợp thuê chuyên gia tƣ vấn môi trƣờng cho công tác chuẩn

bị tiểu dự án.

­ Rà xoát lại các báo cáo đánh giá, nghiên cứu môi trƣờng đã

hoàn thành, các nhận xét và báo cáo.

­ Hỗ trợ Sở Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng để tổng hợp kế

hoạch đầu tƣ hàng năm của tỉnh.

­ Giám sát việc thực hiện tiểu dự án gồm điều phối, hỗ trợ và đào

tạo cán bộ môi trƣờng cấp huyện.

­ Phối hợp đánh giá nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch đào tạo cho cán

bộ môi trƣờng cấp huyện, các nhà thầu và cán bộ xã.

­ Phối hợp việc thu thập số liệu hiện trƣờng để lập hệ thống thông

tin địa lý, giám sát việc thay đổi sử dụng đất.

­ Chuẩn bị báo cáo định kỳ và hàng năm.

Các chuyên gia

tƣ vấn môi

trƣờng cấp tỉnh

­ Thực hiện công tác đào tạo cho cán bộ môi trƣờng huyện, xã và

nhà thầu khi đƣợc yêu câu.

­ Hỗ trợ cán bộ huyện, xã việc chuẩn bị đề xuất tiểu dự án.

­ Hỗ trợ cán bộ môi trƣờng huyện trong việc kiểm tra sơ bộ các

tiểu dự án.

­ Thực hiện việc đánh giá, nghiên cứu, xem xét về tác động môi

trƣờng của các tiểu dự án khi yêu cầu.

­ Hỗ trợ Cán bộ môi trƣờng cấp tỉnh rà xoát lại các đánh giá,

nghiên cứu, nhận xét đã hoàn thành.

­ Hỗ trợ việc chuẩn bị báo cáo đầu tƣ tiểu dự án.

­ Giám sát các yêu cầu về môi trƣờng đối với việc thực hiện dự

án, điều kiện hợp đồng.

­ Cung cấp dịch vụ tƣ vấn theo sự chỉ đạo của cán bộ môi trƣờng

cấp tỉnh khi có yêu cầu.

Các cán bộ môi

trƣờng huyện

­ Đào tạo cán bộ kỹ thuật huyện, Ban Phát triển xã, phòng kỹ

thuật huyện và các nhà thầu về chính sách và yêu cầu về môi

trƣờng của dự án giảm nghèo và chuẩn bị Bảng kiểm tra về môi

trƣờng.

­ Nâng cao nhận thức về môi trƣờng thông qua chu kỳ dự án và

đóng góp các tài liệu bổ sung, thông tin tới các cán bộ làm việc

tại xã.

­ Hỗ trợ cán bội xã và huyện chuẩn bị Bảng Kiểm tra Môi trƣờng

của các tiểu dự án.

Page 121: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

116

­ Phối hợp, hỗ trợ và hƣớng dẫn các chuyên gia tƣ vấn chuẩn bị

báo cáo đánh giá, nghiên cứu, nhận xét về môi trƣờng của dự án.

­ Nhận xét, đề xuất kiến nghị về báo cáo đánh giá, nghiên cứu,

nhận xét môi trƣờng của tiểu dự án hoàn thành tới Cán bộ môi

trƣờng tỉnh.

­ Hỗ trợ biên soạn Kế hoạch đầu tƣ hàng năm của huyện.

­ Thông báo và đào tạo cho các cán bộ chuyên môn huyện, Ban

Phát triển xã về các yêu cầu thiết kế, xây dựng dự án và điều

kiện hợp đồng gồm các qui định về biểu mẫu kiểm tra, phát

hành hợp đồng trƣớc khi thực hiện tiểu dự án.

­ Giám sát việc thực hiện các tiểu dự án gồm rà xoát lại các dự án

đã hoàn thành cùng với cộng đồng, đồng ý thanh toán cuối cùng.

­ Làm việc với cộng đồng địa phƣơng về công tác quản lý nguồn

tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng đối với những khu

vực sử dụng đặc biệt, khu rừng phòng hộ và thu thập thông tin

hiện trƣờng dƣới sự chỉ đạo của cán bộ môi trƣờng cấp tỉnh.

­ Cung cấp các mẫu theo dõi định kỳ về các dự án đã hoàn thành

và thực hiện kiểm toán các công trình này.

­ Chuẩn bị báo cáo định kỳ, hàng năm gồm cả việc xem xét môi

trƣờng.

Cán bộ xã - cán

bộ chuyên môn

huyện, Ban Phát

triển xã, Cán bộ

phòng kỹ thuật

huyện làm việc

tại xã

­ Thông báo cho cộng đồng biết các điều kiện và nghiên cứu về

môi trƣờng, nâng cao nhận thức các vấn đề liên quan, đảm bảo

các vấn đề chính về môi trƣờng đƣợc bàn luận cùng với ngƣời

dân tham gia.

­ Hoàn thiện các biểu mẫu kiểm tra về môi trƣờng của các tiểu dự

án.

­ Báo cáo các vấn đề về môi trƣờng yêu cầu phải nghiên cứu hoặc

giải pháp bổ sung tới cán bộ môi trƣờng huyện.

­ Tham gia đánh giá tác động môi trƣờng, nghiên cứu, kiểm tra và

thông báo cho các cộng đồng về quá trình thực hiện.

­ Làm việc với tƣ vấn để đảm bảo rằng bảng mẫu kiểm tra kỹ

thuật môi trƣờng đã đƣợc hoàn thiện trong quá trình thiết kế tiểu

dự án.

­ Công bố và giải thích các điều kiện hợp đồng và yêu cầu về môi

trƣờng để các cộng đồng có thể đóng một vai trò quan trọng

trong việc nhất trí.

­ Giám sát việc thực hiện hợp đồng và nhận xét theo hậu kiểm.

­ Duy trì việc theo dõi sát sao các điều kiện để xem liệu các tác

động môi trƣờng có xảy ra nhƣ kết quả của việc thực hiện và

hoàn thành các tiểu dự án.

­ Trình báo cáo thƣờng kỳ và hàng năm lên huyện gồm các xem

xét về môi trƣờng.

Các cộng đồng /

Đối tƣợng hƣởng

­ Cung cấp các dự liệu đầu vào của các vấn đề môi trƣờng để các

vấn đề đó có thể đƣợc xem xét trong quá trình đánh giá cộng

Page 122: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

117

lợi đồng.

­ Hỗ trợ công tác chuẩn bị các biểu mẫu kiểm tra môi trƣờng.

­ Tham gia vào quá trình đánh giá, nghiên cứu và rà soát môi

trƣờng và cung cấp các thông tin phản hồi, nhận xét, kiến nghị

với tƣ vấn và cán bộ dự án.

­ Đóng vai trò đi đầu trong việc quản lý nguồn thiên nhiên dựa

vào cộng đồng nhƣ việc phân ranh giới và bảo vệ các khu sử

dụng đặc biệt và khu rừng phòng hộ.

­ Kết hợp với cán bộ môi trƣờng huyện xác định xem liệu các

điều kiện hợp đồng về môi trƣờng đã đƣợc đáp ứng chƣa và phê

duyệt giấy biện nhận thanh toán cuối cùng tới các nhà thầu.

­ Đóng góp, kiếm nghị công tác hậu kiểm đối với các nhà thầu để

rút kinh nghiệm cho các công trình mới.

­ Cung cấp các thông tin phản hồi của sự thay đổi có thể quan sát

đƣợc về các điều kiện môi trƣờng nhƣ là kết quả của việc thực

hiện và hoàn thiện dự án và đóng góp, kiến nghị về nguyên nhân

và biện pháp giảm thiểu có thể.

V. Các rủi ro chính và biện pháp giảm thiểu

Phần phân tích rủi ro chỉ tập trung vào các rủi ro về tuân thủ và ủy thác, trong đó bao

gồm cả rủi ro về tài chính. Các tác động của rủi ro trong Dự án Giai đoạn 2 đƣợc xếp

ở các mức độ: “không đáng kể”, “thứ yếu” , “vừa phải”, “chính yếu” hoặc “nghiêm

trọng”. Kết quả đánh giá cho thấy có thể khẳng định không có rủi ro “nghiêm trọng”

trong Dự án Giai đoạn 2. Một số các rủi ro ở các mức độ khác nhau đƣợc trình bày

trong Bảng dƣới cùng với các biện pháp giảm thiểu tƣơng ứng. Mức độ xảy ra rủi ro

trong dự án này đƣợc xếp hạng: “thấp” , “tƣơng đối thấp”, “vừa phải”, “tƣơng đối

cao”, và “cao”. Kết quả phân tích cũng cho thấy không có các rủi ro ở mức độ “cao”

trong dự án. Với các rủi ro ở mức độ từ “vừa phải” tới “tƣơng đối cao”, các biện

pháp giảm thiểu đã đƣợc đề xuất và có thể đƣợc bổ sung thêm trong quá trình thực

hiện dự án cho phù hợp.

Các rủi ro và biện pháp giảm thiểu

T

T Rủi ro

Mức độ

tác động

của

rủi ro

Mức độ

rủi ro

Mô tả tóm tắt rủi ro,

nguyên nhân rủi ro

Đề xuất giải pháp

giảm thiểu

1 Nhiều tiểu

dự án có

thể đi

chệch với

mục tiêu

chung của

dự án một

cách khó

kiểm soát

Vừa phải Vừa phải Có thể các tiêu chí lựa

chọn tiểu dự án tƣơng

đối khó nhận thức với

huyện, đặc biệt là cấp

xã làm cho quá trình

xác định tiểu dự án sẽ

chậm chễ hoặc thậm

chí không thể xác

định đƣợc, dẫn đến

Đào tạo thật tốt về

kỹ năng lập kế

hoạch, các tiêu chí

lựa chọn tiểu dự án

cho Giai đoạn 2.

Page 123: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

118

T

T Rủi ro

Mức độ

tác động

của

rủi ro

Mức độ

rủi ro

Mô tả tóm tắt rủi ro,

nguyên nhân rủi ro

Đề xuất giải pháp

giảm thiểu

việc lựa chọn và thực

hiện các tiểu dự án

không phù hợp hoặc

chỉ phù hợp một phần

các tiêu chí

2 Chất lƣợng

của nguồn

nhân lực

thực hiện

dự án tại

11 xã mới

tham gia

không cao

Chính

yếu

Tƣơng đối

cao

Chƣa tham gia Dự án

giai đoạn 1, chƣa có

hoặc rất ít kinh

nghiệm thực hiện dự

án ODA

Đào tạo ngay sau

khi kết thúc đàm

phán vốn vay, đặc

biệt là quản lý tài

chính, kế toán và

đấu thầu mua sắm;

lập kế hoạch 5

năm.

Học tập kinh

nghiệm lẫn nhau

3 Chậm trễ

trong quá

trình thực

hiện dự án

Chính

yếu

Tƣơng đối

cao

Địa hình phức tạp,

diện tích rộng, cách

trở sẽ dẫn tới khó

khăn trong điều hành

và quản lý từ cấp tỉnh,

huyện đến xã.

Dự kiến sẽ có khó

khăn trong việc lựa

chọn các tiểu dự án

phù hợp để thực hiện

cho giai đoạn 2012 –

2015 của dự án

Đảm bảo nguồn

nhân lực tốt, cán

bộ đã làm tốt Giai

đoạn 1 nên đƣợc

tiếp tục làm Giai

đoạn 2 (trừ các

trƣờng hợp đặc

biệt)

Tăng cƣờng kỹ

năng lập kế hoạch

4 Vốn đối

ứng đóng

bằng hiện

vật và tiền

mặt có thể

bị chậm trễ

và/hoặc

thiếu

Vừa phải Vừa phải Thiếu và chậm trễ

trong việc bố trí vốn

đối ứng từ các địa

phƣơng là vấn đề

thƣờng gặp ở các dự

án miền núi

Đề nghị ngân sách

trung ƣơng cấp bổ

sung kịp thời.

Xác định rõ cơ chế

đóng góp bằng

hiện vật của ngƣời

hƣởng lợi trƣớc

khi thực hiện dự

án/tiểu dự án

5 Xây dựng

kế hoạch

của dự án

không phù

Vừa phải Vừa phải Sẽ có khó khăn trong

việc lồng ghép kế

hoạch của Dự án với

Kế hoạch 5 năm

Đào tạo về kỹ năng

lập kế hoạch cho

cán bộ dự án, đặc

biệt là xây dựng kế

Page 124: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

119

T

T Rủi ro

Mức độ

tác động

của

rủi ro

Mức độ

rủi ro

Mô tả tóm tắt rủi ro,

nguyên nhân rủi ro

Đề xuất giải pháp

giảm thiểu

hợp với kế

hoạch 5

năm của

địa

phƣơng,

đặc biệt

trong 2

năm đầu

thực hiện

dự án

(2011-2015) hoạch 5 năm theo

phƣơng pháp tiếp

cận mới của Chính

phủ (dựa trên kết

quả)

6 Có thể có

sự chồng

chéo giữa

các dự án

và Sự khác

biệt về thủ

tục quản lý

thực hiện

dự án trên

cùng địa

bàn xã (CT

135 II,...)

có thể gây

khó khăn

cho quá

trình thực

hiện

Vừa phải Vừa phải Do công tác lập kế

hoạch kém

Ngƣời dân có thể sẽ

so sánh các chính

sách khác nhau giữa

các dự án (ví dụ chính

sách đền bù đất và tài

sản) gây phức tạp cho

quá trình thực hiện

Quan tâm nhiều

đến công tác kế

hoạch. Tuyên

truyền, giải thích

cho ngƣời dân thật

kỹ về dự án.

Cán bộ phụ trách

chính sách an toàn

phải đƣợc đào tạo

kỹ và nắm vững

chính sách của dự

án.

Có sự phối hợp

chặt chẽ giữa các

chƣơng trình, dự

án trên địa bàn.

Lãnh đạo các cấp

cần có sự điều phối

và chỉ đạo cụ thể

7 Tính bền

vững của

các công

trình đầu

tƣ hạ tầng

do bảo trì,

vận hành

kém và do

tác động

của thiên

tai

Chính

yếu

Tƣơng đối

cao

Tác động của thiên tai

(ví dụ gây ra lũ quét,

mƣa lớn làm sạt lở

đất...)

Ngân sách dành cho

bảo trì, vận hành còn

rất hạn hẹp, kỹ thuật

hạn chế, tính làm chủ

của cộng đồng còn

thấp, thiết kế nhiều

khi không hợp lý, cơ

chế, chính sách với

bảo trì-vận hành chƣa

Kết cấu công trình

phù hợp tại những

khu vực xung yếu,

thiết kế công trình

tại những vị trí này

không bị quá giới

hạn bởi ngân sách;

Phải có kế hoạch

hành động bảo trì

vận hành công

trình trong và sau

khi dự án kết thúc

Page 125: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

120

T

T Rủi ro

Mức độ

tác động

của

rủi ro

Mức độ

rủi ro

Mô tả tóm tắt rủi ro,

nguyên nhân rủi ro

Đề xuất giải pháp

giảm thiểu

rõ ràng

8 Rủi ro

trong đấu

thầu (thiếu

minh bạch,

gian lận

Chính

yếu

Khá cao Thiếu hiểu biết, cố

tình làm trái

Thực hiện tốt Kế

hoạch hành động

chống tham nhũng;

Đào tạo về đấu

thầu mua sắm ngay

sau khi đàm phán

Hiệp định tín dụng

(bài học kinh

nghiệm của Giai

đoạn I) cho các cấp

từ huyện tới trung

ƣơng

9 Rủi ro

trong quản

lý tài chính

Vừa phải Vừa phải Thiếu kiến thức về

quản lý

Cố tình làm trái gây

thất thoát tài sản, tiền

vốn

Lãng phí trong quản

Tăng cƣờng hệ

thống kiểm soát

nội bộ và giám sát

từ bên ngoài (đoàn

giám sát, kiểm

toán độc lập, kiểm

tra của địa

phƣơng....);

Tiếp tục áp dụng

kiểm toán nội bộ

Đào tạo cán bộ

quản lý tài chính

tại cấp huyện và xã

cần đƣợc quan tâm

đặc biệt

10 Thất thoát

về tài

chính

và/hoặc

hiệu quả

thấp trong

các hoạt

động thuộc

hợp phần

1.2

Chính

yếu

Tƣơng đối

cao

Các đề xuất có tính

khả thi thấp;

Năng lực thẩm định

thấp;

Thủ tục rƣờm rà gây

chậm chễ quá trình

thẩm định và thực

hiện;

Gian lận/chiếm dụng

vốn của đơn vị thực

hiện

Đào tạo cho các

bên có liên quan

tới tiểu hợp phần

1.2 tại cấp huyện;

Tăng cƣờng kiểm

tra, giám sát đối

với các đơn vị thực

hiện

Page 126: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

121

VI. Các vấn đề gây tranh cãi

Quá trình thực hiện dự án có thể nảy sinh một số vấn đề gây tranh cãi trong quá trình

thực hiện dự án:

- Hiện nay còn có một số sự khác biệt trong chính sách an toàn về tái định cƣ của

Việt Nam với Ngân hàng Thế giới, đặc biệt là vấn đề “giá thay thế”. Việc xác

định giá thay thế của tài sản, đất đai tƣơng đƣơng với “giá trị trƣờng” theo yêu

cầu của Ngân hàng Thế giới là một vấn đề có thể gây tranh cãi giữa các bên có

liên quan do đơn giá để áp dụng đền bù đất đai và tài sản chiếm dụng bởi dự án là

đơn giá do Ủy ban Nhân dân Tỉnh ban hành hàng năm và có thể không sát với giá

cả thị trƣờng. Các biện pháp cụ thể và thiết thực đã đƣợc đƣa ra trong “Khung

Chính sách Đền bù và Khôi phục cuộc sống cho những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi

Dự án” để giải quyết các vấn đề này một cách triệt để.

- Việc phân bổ vốn của dự án mặc dù đã đƣợc căn cứ trên một số tiêu chí nhất định

nhƣng vẫn có thể nảy sinh một số tranh cãi. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện dự

án, việc lựa chọn các địa điểm đầu tƣ, đối tƣợng hƣởng lợi, đối tƣợng đƣợc hỗ trợ

và thời gian ƣu tiên thực hiện cũng có thể gây thắc mắc cho ngƣời dân trong vùng

dự án. Để giảm thiểu việc xảy ra các vấn đề gây tranh cãi, giải pháp đƣợc đƣa ra

thực hiện là công bố công khai mọi thông tin liên quan đến dự án, đặc biệt là các

tiêu chí phân bổ vốn, lựa chọn công trình, đối tƣợng thực hiện cho mọi đối tƣợng

liên quan, đồng thời tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giải đáp mọi vấn đề liên

quan trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

- Những tác động tiêu cực có thể có về môi trƣờng từ hoạt động xây dựng, tu sửa

công trình cơ sở hạ tầng và phát triển sinh kế đặt ra nhiều yêu cầu buộc Ban Quản

lý dự án các cấp phải tiếp tục nghiên cứu cụ thể về địa điểm, quy mô, phƣơng

thức tổ chức, thực hiện các công trình, tiểu dự án trong các hợp phần.

Nhƣ vậy, trong quá trình thực hiện dự án có thể nảy sinh một số vấn đề có thể gây

tranh cãi, tuy nhiên từng vấn đề đều có câu trả lời thỏa đáng làm thỏa mãn các bên

liên quan và nhƣ vậy, không có vấn đề nào nêu trên có thể trở thành cản trở đối với

quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.

VII. Tính bền vững của dự án

Năng lực của cán bộ dự án

- Nhƣ đã cam kết, Hòa Bình đảm bảo các cán bộ chủ chốt đã tham gia dự án Giảm

nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 1 sẽ tiếp tục tham gia thực hiện dự án giai đoạn 2

nhằm phát huy kiến thức và kinh nghiệm triển khai dự án giai đoạn trƣớc để thực

hiện tốt dự án.

- Đội ngũ cán bộ từ thôn, xã, đến huyện và tỉnh sẽ liên tục đƣợc đào tạo nâng cao

năng lực, hoàn thiện các kỹ năng về lập kế hoạch có sự tham gia của ngƣời dân,

quản lý rủi ro, quản lý dự án, đấu thầu mua sắm, ... Những kiến thức này sẽ đƣợc

vận dụng, phát huy trong quá trình thực hiện dự án tại địa phƣơng, bảo đảm dự án

đƣợc triển khai theo đúng quy trình, nguyên tắc và đạt mục tiêu đề ra. Ngoài ra,

khi dự án kết thúc, các kiến thức, kỹ năng này tiếp tục đƣợc áp dụng trong giai

đoạn vận hành dự án, tiếp tục thực hiện các dự án sau này trên địa bàn và tham

gia các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng.

Page 127: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

122

Quản lý và vận hành sau dự án

- Đảm bảo đúng nguyên tắc thực hiện dự án, ngƣời dân tại các vùng dự án sẽ tham

gia vào hầu hết các khâu, từ lựa chọn công trình, địa điểm, xếp thứ tự ƣu tiên, lập

kế hoạch, giám sát thi công cho đến khi nghiệm thu, bàn giao và đƣa vào sử dụng.

Trên cơ sở đó, các công trình xây dựng đảm bảo tính phù hợp, chất lƣợng và tuổi

thọ sử dụng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của nhân dân, hỗ trợ cho hoạt động xóa

đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng bền vững.

- Tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch và sự tham gia của ngƣời dân trong

quá trình thực hiện dự án sẽ góp phần thực hiện quản trị tốt ở địa phƣơng không

chỉ riêng cho hoạt động dự án mà còn các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc khác.

- Sau khi dự án kết thúc, các công trình, tiểu dự án tiếp tục đƣợc vận hành dƣới sự

hỗ trợ kinh phí từ ngân sách, bên cạnh đó, sự đóng góp của ngƣời dân, doanh

nghiệp trên địa bàn sẽ giúp dự án duy trì, tu sửa những công trình xây dựng bị hƣ

hại hay xuống cấp tại cộng đồng.

Sinh kế của người dân vùng dự án

- Với những hỗ trợ từ các hợp phần của dự án, từ phát triển ngành nghề truyền

thống, du lịch cộng đồng, phát triển sản xuất, kinh doanh nhỏ đến đến đa dạng

hóa các cơ hội liên kết thị trƣờng, ... dự án giúp ngƣời dân đa dạng sinh kế, hạn

chế tình trạng dễ bị tổn thƣơng do ảnh hƣởng của rủi ro thiên tai, ốm đau, tăng

tính bền vững của hoạt động giảm nghèo tại các vùng dự án.

Page 128: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

123

VIII. Khung logic của Dự án

Tóm lƣợc thiết kế dự án Các chỉ số có thể đo lƣờng kết quả thực hiện có

thể kiểm chứng

Cơ chế theo dõi Những giả thiết và rủi

ro

Mục tiêu phát triển:

Tăng cƣờng các cơ hội sinh kế cho

ngƣời dân nghèo nông thôn và các

nhóm dân tộc thiểu số ở các xã và

huyện khó khăn của Tỉnh.

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời vùng dự án tăng

gấp đôi (giá so sánh 2008)

- Tiêu dùng của các hộ gia đình hƣởng lợi từ dự

án tăng lên 40%

- Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dự án giảm xuống

còn khoảng 25% năm 2015

- 70% ngƣời hƣởng lợi từ dự án hài lòng với việc

lựa chọn, thiết kế và triển khai các hoạt động dự

án

- Mức độ hài lòng của ngƣời dân với các dự án có

nội dung tƣơng tự khác trên điạ bàn

- Đánh giá độc

lập.

- Đánh giá hiệu

quả dự án của

Ngân hàng Thế

giới.

- Báo cáo tình

hình phát triển

kinh tế xã hội của

xã, huyện và tỉnh.

- Rủi ro về thiên tai và

biến động thị trƣờng tác

động xấu tới kết quả cuối

cùng của dự án.

Mục tiêu cụ thể:

- Cải thiện điều kiện đi lại của nhân

dân vùng dự án, tăng cƣờng hoạt động

giao lƣu, trao đổi hàng hoá, thúc đẩy

sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập.

- Phát triển ngành nghề thủ công, sản

xuất chế biến nông lâm sản, tạo thêm

việc làm, cải thiện đời sống vật chất và

tinh thần cho ngƣời dân.

- Chủ động nƣớc tƣới, ổn định sản xuất

- Tỷ lệ hộ nghèo đói chung của vùng dự án năm

2015.

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời vùng dự án năm

2015.

- Việc làm đƣợc tạo thêm trung bình hàng năm.

- Số thôn bản đƣợc cải thiện điều kiện sống từ

những đầu tƣ, hỗ trợ của dự án

- Diện tích canh tác đƣợc tƣới tiêu ổn định tăng

thêm

- Các kế hoạch

thực hiện dự án

hàng năm

- Đánh giá

thƣờng kỳ

- Đánh giá giữa

kỳ

- Đánh giá cuối

cùng

- Ngƣời dân và cán bộ

xã, huyện tham gia đầy

đủ và nhiệt tình vào các

hoạt động của dự án

- Không có sự thay đổi

về quy chế quản lý dự án

- Một số mục tiêu chƣa

đạt mong muốn do quá

trình lập và thực hiện kế

hoạch không tuân thủ

Page 129: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

124

trên diện tích hiện có qua đầu tƣ hệ

thống thuỷ lợi, đồng thời cải tạo nâng

cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất, tạo

điều kiện phát triển nông nghiệp bền

vững

- Đảm bảo nguồn nƣớc sạch, hợp vệ

sinh cho sinh hoạt

- Xây dựng các mô hình phát triển

nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi,

giúp nông dân làm quen dần với giống

mới, khoa học kỹ thuật mới, góp phần

nâng cao năng xuất cây trồng vật nuôi.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ, ngƣời

dân qua hoạt động đào tạo lập kế hoạch

phát triển, tăng cƣờng kiến thức phát

triển sản xuất nông lâm nghiệp.

- Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất,

nâng cao hiệu quả quản lý, chất lƣợng

cuộc sống cho ngƣời dân

- Số hộ gia đình đƣợc đƣợc hỗ trợ, tham gia phát

triển các mô hình sản xuất kinh doanh duy trì đƣợc

các hoạt động sản xuất kinh doanh mới, hiệu quả và

bền vững

- Số thôn bản tham gia dự án có khả năng ứng

phó tốt với rủi ro thiên tai.

- Số hộ vùng dự án đƣợc dùng nƣớc sinh hoạt

hợp vệ sinh năm 2015.

- Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia trong các

các hoạt động dự án có điều kiện kinh tế ổn định.

- Số xã làm chủ hiệu quả các hoạt động hợp phần

Ngân sách Phát triển xã.

- Số cán bộ, ngƣời dân vùng dự án hài lòng với

hoạt động và kết quả dự án

đúng quy trình hoặc do

một biến động bất

thƣờng của nền kinh tế

nhƣ lạm phát làm giá cả

tăng cao

Hợp phần 1: Phát triển kinh tế huyện

- Tiểu HP 1.1: Đầu tƣ phát triển kinh tế

Các chỉ số đầu ra:

- Số công trình CSHT xây mới (giao thông, thuỷ

lợi, nƣớc sinh hoạt, chợ nông thôn)

- Số công trình CSHT nâng cấp (giao thông, thuỷ

lợi, nƣớc sinh hoạt, chợ nông thôn)

- Việc lựa chọn và thực

hiện các tiểu dự án

không phù hợp hoặc chỉ

phù hợp một phần với

các tiêu chí; quá trình

xác định tiểu dự án sẽ

chậm chễ hoặc thậm chí

không thể xác định đƣợc

Page 130: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

125

- Số hộ đƣợc cấp nƣớc sinh hoạt

- Diện tích ruộng bậc thang đƣợc cải tạo, nâng

cấp

- Số các công trình CSHT có kế hoạch và ngân

sách cho vận hành và bảo trì

Chỉ số kết quả:

- Tỷ lệ đƣờng giao thông nông thôn có thể đƣợc

sử dụng quanh năm tăng thêm.

- Tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp

vệ sinh tăng thêm

- Diện tích đất canh tác đƣợc tƣới tiêu đƣợc tăng

thêm

- Thời gian di chuyển đến trung tâm huyện, trạm

y tế, trƣờng học đƣợc rút ngắn

- Số việc làm đƣợc tạo thêm từ hoạt động xây

mới và nâng cấp CSHT đƣợc đầu tƣ, hỗ trợ của dự

án

- Báo cáo quý

- Báo cáo năm

- Kế hoạch dự án

hàng năm

- Danh sách đề

xuất của ngƣời

dân và của hội

phụ nữ

- Biên bản họp

thôn, họp xã

- Biên bản lấy ý

kiến ngƣời dân

do tiêu chí lựa chọn tiểu

dự án tƣơng đối khó

nhận thức đối với cán bộ

cấp xã và thôn bản

- Không đạt đƣợc số

lƣợng công trình nhƣ

mong muốn do biến

động giá cả và trong quá

trình thực hiện sẽ nảy

sinh nhiều ý tƣởng mới.

Tiểu HP1.2: Đa dạng hóa các cơ hội

liên kết thị trƣờng và hỗ trợ sáng kiến

kinh doanh

Các chỉ số đầu ra:

- Số lƣợng sản phẩm nông sản đƣợc hỗ trợ tiếp

cận thị trƣờng

- Số lƣợng cuộc thi ý tƣởng kinh doanh đƣợc tổ

chức và sáng kiến kinh doanh đƣợc hỗ trợ thông

qua cuộc thi

- Số nghề truyền thống đƣợc hỗ trợ

- Mức độ tham gia của

ngƣời dân sẽ hạn chế,

các đề xuất thiếu thực tế,

hiệu quả không cao trong

thời gian đầu do tính mới

của tiểu hợp phần, cả cán

bộ và ngƣời dân chƣa

từng đƣợc tiếp cận với

Page 131: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

126

- Số hộ đƣợc hƣởng lợi từ hoạt động đầu tƣ, hỗ

trợ của dự án

Chỉ số kết quả:

- Sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tăng

thêm nhờ hỗ trợ tiếp cận thị trƣờng

- Thay đổi trong cơ cấu, giá trị thu nhập hộ gia

đình

- Số việc làm do các cơ sở sản xuất, kinh doanh

hộ gia đình đƣợc hỗ trợ tạo ra

- Số du khách đến xã, đến địa phƣơng

cách thức các hoạt động

Hợp phần 2:Ngân sách phát triển xã:

- Tiểu HP 2.1: Cải thiện cơ sở hạ tầng

thôn bản

Các chỉ số đầu ra:

- Số công trình CSHT đƣợc xây mới và nâng cấp

(giao thông thôn bản, thủy lợi nhỏ, nƣớc sinh hoạt

và vệ sinh môi trƣờng, chuồng gia súc …)

- Số cụm loa truyền thanh đƣợc lắp đặt và sửa chữa

- Số ngƣời hƣởng lợi từ các công trình hạ tầng

Các chỉ số kết quả:

- Tỷ lệ đƣờng giao thông nông thôn có thể đƣợc

sử dụng quanh năm tăng thêm.

- Tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp

vệ sinh tăng thêm

- Diện tích đất canh tác đƣợc tƣới tiêu đƣợc tăng

thêm

- Việc lựa chọn và thực

hiện các tiểu dự án

không phù hợp hoặc chỉ

phù hợp một phần với

các tiêu chí; quá trình

xác định tiểu dự án sẽ

chậm chễ hoặc thậm chí

không thể xác định đƣợc

do tiêu chí lựa chọn tiểu

dự án tƣơng đối khó

nhận thức đối với cán bộ

cấp xã và thôn bản

- Không đạt đƣợc số

lƣợng công trình nhƣ

mong muốn do biến

động giá cả làm tăng

Page 132: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

127

- Thời gian di chuyển đến trung tâm xã, trạm y tế,

trƣờng học, ... đƣợc rút ngắn

- Số việc làm đƣợc tạo thêm từ hoạt động xây

mới và nâng cấp CSHT đƣợc đầu tƣ, hỗ trợ của dự

án

tổng mức đầu tƣ

- Chậm tiến độ xây

dựng, chất lƣợng không

nhƣ mong muốn do ảnh

hƣởng của thiên tai

- Tiểu HP 2.2: Hỗ trợ sinh kế và các

dịch vụ sản xuất

Các chỉ số đầu ra:

- Số lƣợng các hoạt động sinh kế và dịch vụ sản

xuất đƣợc hỗ trợ

- Số hộ gia đình, nhóm, cơ sở sản xuất kinh

doanh đƣợc hƣởng lợi từ hoạt động của dự án

Các chỉ số kết quả:

- Tỷ lệ các hoạt động sinh kế tiếp tục có hiệu quả

sau khi ngừng đầu tƣ hỗ trợ

- Năng suất của các loại cây trồng chính

- Số việc làm phi nông nghiệp tăng thêm

- Thu nhập phi nông nghiệp của hộ gia đình tăng

thêm

- % sản lƣợng sản xuất của hộ gia đình đƣợc bán

- % đầu vào (giống, phân bón) đƣợc bán bởi các

nhà cung cấp/thƣơng mại tại địa phƣơng

- Mức độ tham gia của

ngƣời dân sẽ hạn chế,

các đề xuất thiếu thực tế,

hiệu quả không cao trong

thời gian đầu do tính mới

của tiểu hợp phần, cả cán

bộ và ngƣời dân chƣa

từng đƣợc tiếp cận với

cách thức các hoạt động

- Tiểu HP 2.3: Hỗ trợ các hoạt động Các chỉ số đầu ra: - Các đề xuất chủ yếu

Page 133: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

128

phát triển kinh tế xã hội của phụ nữ - Số lƣợng các khóa đào tạo tăng cƣờng năng lực

cho phụ nữ

- Số nhóm phụ nữ đƣợc thành lập và hỗ trợ

- Số lớp học xóa mù chữ và số phụ nữ tham gia

- Số đề xuất của nhóm phụ nữ đƣợc hỗ trợ

- Số phụ nữ và trẻ em nghèo nhận đƣợc hƣởng lợi

từ hoạt động của dự án

Các chỉ số kết quả:

- % phụ nữ có việc làm phi nông nghiệp

- % phụ nữ tham gia các cơ quan chính quyền,

đoàn thể

- % phụ nữ là cán bộ chủ chốt của thôn bản, xã,

huyện

- % phụ nữ tham gia vào quá trình quản lý, thực

hiện dự án

- Số cơ sở kinh doanh hộ gia đình do nữ làm chủ

- Tỷ lệ biết chữ của phụ nữ

- Tỷ lệ phụ nữ nghe hiểu tiếng phổ thông

- % trẻ em nữ đến trƣờng (theo cả nhóm dân tộc)

- Tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo

tập trung vào các hoạt

động kinh tế mà ít chú ý

đến việc cải thiện về mặt

xã hội

- Các đề xuất thiếu thực

tế, hiệu quả không cao

trong thời gian đầu do

tính mới của tiểu hợp

phần, cả cán bộ và ngƣời

dân chƣa từng đƣợc tiếp

cận với cách thức các

hoạt động

Hợp phần 3 Tăng cƣờng năng lực:

- Tiểu HP 3.1: Lập kế hoạch phát triển

Các chỉ số đầu ra:

- Số khóa tập huấn theo chủ đề và cấp đào tạo

- Năng lực của một số

cán bộ xã, bản vẫn không

đƣợc cải thiện nhiều do

Page 134: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

129

kinh tế xã hội

- Tiểu HP 3.2: Tập huấn cán bộ xã, thôn

bản

- Tiểu HP 3.3: Tập huấn cán bộ huyện

(huyện, xã và thôn bản), và theo chức năng của

cán bộ

- Số cán bộ đƣợc hƣởng lợi từ hoạt động dự án

- Số cán bộ là nữ (phân theo các nhóm dân tộc)

đƣợc hƣởng lợi

Các chỉ số kết quả:

- Tỷ lệ cán bộ hài lòng về trình độ và kỹ năng của

họ sau khi đƣợc tập huấn

- Tỷ lệ các tiểu dự án đƣợc giải ngân và thực hiện

theo đúng kế hoạch

- Mức độ hài lòng của hộ gia đình đối với trình

độ của cán bộ và quá trình thực hiện dự án

- Báo cáo tình

hình thực hiện của

các Ban Quản lý

dự án, Ban Phát

triển xã

- Giám sát kiểm

tra của các Ban

Quản lý dự án, tƣ

vấn, Ngân hàng

Thế giới, Bộ Kế

hoạch và Đầu tƣ

khả năng nhận thức,

hoặc do phƣơng pháp

đào tạo khác nhau cho

từng loại đối tƣợng

không phù hợp.

- Việc tập huấn tập

trung khó khăn, do địa

bàn triển khai dự án

rộng, điều kiện địa hình

phức tạo, giao thông đi

lại khó khăn đặc biệt là

vào mùa mƣa.

- Tiểu HP 3.4: Đào tạo kỹ năng nghề

Chỉ số đầu ra:

- Số khóa đào tạo nghề cho thanh niên và lao

động nông thôn theo nội dung đào tạo

- Số thanh niên và lao động đƣợc cử đi đào tạo tại

các cơ sở dạy nghề (theo nội dung đào tạo, theo

giới, dân tộc và tình trạng nghèo).

- Số lao động thủ công truyền thống đƣợc đào tạo

Chỉ số kết quả:

- Tỷ lệ thanh niên và lao động (theo giới, độ tuổi,

dân tộc) đƣợc đào tạo nghề

- Tỷ lệ thanh niên và lao động (theo giới, độ tuổi,

dân tộc) có việc làm tại địa phƣơng sau khi đƣợc

- Không tìm kiếm, bố trí

đủ cơ sở đào tạo do nhu

cầu học nghề là khá đa

dạng

- Thừa cung lao động

trong một địa bàn có quá

nhiều ngƣời cùng học

một nghề

- Không trong tìm việc

làm sau khi kết thúc đào

tạo do nền kinh tế địa

phƣơng không tạo đủ

việc làm mới

Page 135: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

130

đào tạo

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp 2, cấp 3 tiếp tục

học nghề

- Mức độ hài lòng của thanh niên đƣợc đào tạo

với hoạt động đào tạo và hỗ trợ sau đào tạo

- Không đảm bảo sự

bình đẳng về vốn hỗ trợ

cho ngƣời học nghề do

chi phí đào tạo các nghề

là khác nhau, một số

nghề cần đƣợc hỗ trợ

vốn ban đầu sau khi đào

tạo.

- Tiểu HP 3.5: Bảo đảm an toàn tài sản

cho cộng đồng và hộ gia đình

Chỉ số đầu ra:

- Số khóa đào tạo về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và

số hộ, cán bộ tham gia đào tạo

- Số lƣợng các ấn phẩm, các hình thức tuyên

truyền nhằm tăng nhận thức và mức độ sẵn sàng

đối phó với rủi ro thiên tai

Các chỉ số kết quả:

- Nhận thức của cán bộ, và hộ gia đình về rủi ro

thiên tai

- Mức độ sẵn sàng của cán bộ, và hộ gia đình về

rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra tại địa bàn lũ

quét, sạt lở, hạn hán, dịch bệnh...)

- Số lƣợng các xã xây dựng đƣợc kế hoạch phòng

chống rủi ro thiên tai

- Tỷ lệ % hộ tái nghèo do tác động thiên tai giảm

đi

- Việc tập huấn tập

trung khó khăn, do địa

bàn triển khai dự án

rộng, điều kiện địa hình

phức tạo, giao thông đi

lại khó khăn đặc biệt là

vào mùa mƣa.

Page 136: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

131

Hợp phần 4: Quản lý dự án Các chỉ số đầu ra:

- Số các hƣớng dẫn đƣợc ban hành cho cấp

huyện, cấp xã

- Số cuộc họp của cán bộ dự án trong tuần, trong

tháng

- Số cuộc thăm quan trao đổi kinh nghiệm do xã,

huyện, tổ chức và số ngƣời tham gia

- Số cuộc thăm quan trao đổi kinh nghiệm của

các địa phƣơng khác tại địa bàn

Các chỉ số kết quả:

- Hiệu quả hoạt động của hệ thống MIS qua đánh

giá của cán bộ quản lý.

- Chất lƣợng và số lƣợng báo cáo đáp ứng đúng

chế độ báo cáo

- Tỷ lệ hộ gia đình và hộ nghèo đƣợc biết các

thông tin về hoạt động và tài chính dự án

- Tỷ lệ hộ gia đình và hộ nghèo hài lòng khi tham

gia vào các hoạt động dự án

- Báo cáo của các

Ban Quản lý dự

án

- Kiểm tra thực

tế

- Vận hành của hệ thống

quản lý dự án có thể

không đồng bộ do lựa

chọn cán bộ không phù

hợp, đào tạo chƣa kỹ

Page 137: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

Phụ lục 1- Mục tiêu và một số kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010

Chỉ tiêu Đơn

vị

Mục tiêu giai đoạn 2006-2010 Thực hiện giai đoạn 2006-2009

2006 2007 2008 2009 2010 Bình

quân 2006 2007 2008

2009

(ƣớc)

1. Tổng sản phẩm (giá

cố định 1994)

Tỷ

đồng 2.593,98 2.914,89 3.292,85 3.740,39 4.273,07 - - 3.133,637 3.504,907 3.872,535

2. Tốc độ tăng trưởng,

trong đó % 11,81 12,37 12,97 13,59 14,24 13,00 12,17 13,21 11,8 10,5%.

­ Công nghiệp, xây

dựng % 22,34 22,77 23,19 23,58 23,96 23,17 28,45 31,1 21,11 16,4

­ Nông, lâm, ngƣ

nghiệp % 4,60 4,60 4,60 4,60 4,60 4,60 5,8 4,69 4,3 4,5

­ Dịch vụ % 14,00 14,00 14,00 14,00 14,00 14,00 12,3 17,26 12,42 11

3. Tổng sản phẩm (giá

thực tế)

Tỷ

đồng 3.774,41 4.361,36 5.061,49 5.900,91 6.912,41 5.202,12 6.149,497 7.600 8.984

4. Tổng sản phẩm bình

quân đầu người (giá

thực tế)

Triệu

đồng 4,587 5,244 6,021 6,949 8,059 - - 7.400 9,07 10,9

5. Cơ cấu tổng sản

phẩm (giá thực tế) % 100 100 100 100 100

­ Công nghiệp, xây

dựng % 26,1 28,3 30,6 33,1 35,8 - - 31,8 28 30

­ Nông, lâm, ngƣ

nghiệp % 40,99 38,11 35,26 32,44 29,69 - - 41,52 39 37

­ Dịch vụ % 32,94 33,61 34,11 34,43 34,54 - - 33,58 33 33

Page 138: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

Chỉ tiêu Đơn

vị

Mục tiêu giai đoạn 2006-2010 Thực hiện giai đoạn 2006-2009

2006 2007 2008 2009 2010 Bình

quân 2006 2007 2008

2009

(ƣớc)

6. Tổng kim ngạch

xuất khẩu

Triệu

USD 38,29 45,73 54,82 65,46 78,45 38,3 45 47,7 36

7. Tổng mức bán lẻ

hàng hoá và doanh thu

dịch vụ

Tỷ

đồng 2091,5 2405,26 2778,08 3222,57 3754,3 - - 2.400 2.850 3820

8. Thu ngân sách trên

địa bàn

Tỷ

đồng 280,00 420,00 630,00 819,00 1.000,00 - 378.870 610.343 572,136 800

9. Sản lượng lương

thực cây có hạt

Vạn

tấn 311.924 319.092 326.989 336.006 345.135

- 32,56 32,71 34,33 343.975

10. Độ che phủ rừng % 44,5 45,5 46 46,5 47

44 44,5 45 45,5

11. Tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên % 1,12 1,09 1,06 1,03 1,00 - - 1,1 1,07 1,04

12. Số lao động được

giải quyết việc

làm/năm

Người 15.000 15.500 16.000 16.700 16.800 16.000 - 16.000 16.200 16.500

13. Tỷ lệ hộ nghèo

% 27,00 24,00 21,00 18,00 15,00 - - 22,02 19,02 18

14. Tỷ lệ trẻ em dưới 5

tuổi bị suy dinh dưỡng %o 28 26 24 22 20 - - 26,1 24,4 23

15. Tỷ lệ dân nông

thôn sử dụng nước

sạch

% 63,3 67,8 72 76 80 - - 69 72 76

16. Tỷ lệ số hộ được sử

dụng điện % 90 92 93 94 95 - - 92 93 94

17. Số bác sỹ/vạn dân Bác sỹ 4,93 5,21 5,46 5,54 5,66 - - - 5,173 5,53

Page 139: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

Phụ lục 2- Danh mục các dự án trên địa bàn tỉnh

Tên chƣơng trình/dự án Nguồn vốn/

Nhà tài trợ

Vốn đầu tƣ

(triệu đồng)

Thời gian

thực hiện Địa bàn thực hiện

Chủ dự án/

Cơ quan thực hiện

Nội dung thực hiện

chính

A Dự án vốn Ngân sách

1. Chƣơng trình 135 giai

đoạn II

Ngân sách

Trung ƣơng 459.531 2006-2010

Đà Bắc, Mai Châu,

Tân Lạc, Lạc Sơn,

Kim Bôi, Cao

Phong, Yên Thủy,

Lạc Thủy, Lƣơng

Sơn, Kỳ Sơn

UBND tỉnh (Ban

Dân tộc)

Quản lý chƣơng trình;

Đào tạo và nâng cao

năng lực và truyền

thông; Phát triển sản

xuất; Nâng cao đời sống

ngƣời dân.

B Dự án ODA

2. Dự án tăng cƣờng dịch

vụ y tế Hòa Bình JICA 61.993 2005-2009 Tỉnh Hòa Bình Bộ Y tế/Sở Y tế

Tăng cƣờng dịch vụ y

tế, nâng cao năng lực

cán bộ tham gia dự án

3.

Dự án đổi mới phƣơng

pháp lập kế hoạch phát

triển kinh tế xã hội tỉnh

Hòa Bình

JICA 37.100 2008-2011 Cao Phong

Lƣơng Sơn

Ủy ban nhân dân

tỉnh/Sở KH&ĐT

Đổi mới phƣơng pháp

lập kế hoạch ở địa

phƣơng thuộc 2 huyện

Lƣơng Sơn, Cao Phong

4. Dự án nâng cấp dịch vụ

y tế cộng đồng Bỉ 57.862 2006-2009 Tỉnh Hòa Bình Bộ Y tế/Sở Y tế

Nâng cấp dịch vụ Y tế

5. Dự án chăm sóc sức UNFPA 33.120 2006-2010 Mai Châu, Tân Lạc, Sở Y tế Nhằm nâng cao chất

Page 140: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

Tên chƣơng trình/dự án Nguồn vốn/

Nhà tài trợ

Vốn đầu tƣ

(triệu đồng)

Thời gian

thực hiện Địa bàn thực hiện

Chủ dự án/

Cơ quan thực hiện

Nội dung thực hiện

chính

khỏe sinh sản

(VNM7PG 0003)

Kim Bôi, Lạc Thủy,

Lƣơng Sơn, TP Hòa

Bình.

lƣợng và chăm sóc sức

khỏe sinh sản

6. Dự án đƣờng 433- Đà

Bắc đoạn Km55- Km84 JICA 56.746 2007-2009 Huyện Đà Bắc

Bộ KH&ĐT/Sở

GTVT

Sửa chữa, nâng cấp

đƣờng 433 huyện Đà

Bắc đoạn Km55-Km84

7. Dự án Nâng cấp hồ

Ngọc Lƣơng JICA 25.938 2007-2009 Yên thủy

Bộ KH&ĐT/Cty

khai thác thủy lợi

HB

Sửa chữa, nâng cấp Hồ

Ngọc Lƣơng huyện Yên

thủy

8. Dự án Phát triển THPT

đợt III ADB 12.350 2009-2010

Lƣơng Sơn, Kim

Bôi, Tân lạc.

Bộ GD&ĐT/Sở

GD&ĐT

Xây dựng trƣờng THPT

Nam Lƣơng Sơn, 19-5

và Phú Vân

9. Dự án Y tế nông thôn ADB 72.987 2003-2009 Tỉnh Hòa Bình Bộ Y tế/Sở Y tế

Đầu tƣ xây dựng cơ sở

vật chất, mua sắm trang

thiết bị , nâng cao năng

lực cán bộ

10. Dự án Hỗ trợ y tế dự

phòng ADB 10.144 2006-2010 Tỉnh Hòa Bình Bộ Y tế/Sở Y tế

Tăng cuờng năng lực,

sớm khống chế dịch

bệnh, giảm tỷ lệ mắc và

chết do dịch bệnh, chăm

sóc sức khỏe ngƣời dân

Page 141: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

Tên chƣơng trình/dự án Nguồn vốn/

Nhà tài trợ

Vốn đầu tƣ

(triệu đồng)

Thời gian

thực hiện Địa bàn thực hiện

Chủ dự án/

Cơ quan thực hiện

Nội dung thực hiện

chính

11. Dự án phát triển lâm

nghiệp ở Sơn La và Hòa

Bình

KFW 7- Đức 95.486 2006-2014

Kim Bôi, Lƣơng

Sơn, Kỳ Sơn và TP

Hòa Bình

Bộ

NN&PTNT/Sở

NN&PTNT

Trồng rừng

12.

Dự án phối hợp nâng

cao năng lực quản lý sử

dụng bền vững và bảo

tồn thiên nhiên ở Việt

Nam

GTZ- Đức 22.498 2007-2009

Kim Bôi, Lƣơng

Sơn, Kỳ Sơn và TP

Hòa Bình

Bộ

NN&PTNT/Sở

NN&PTNT

Hỗ Trợ kỹ thuật dự án

KFW7

13. Dự án Tăng cƣờng chức

năng HTX nông nghiệp JICA 54.007 2006-2009

Lạc Thuỷ, Kim Bôi,

Lạc Sơn, Lƣơng

Sơn, Kỳ Sơn và TP

Hoà Bình

Bộ NN&PTNT/

Sở NN&PTNT

Tăng cƣờng chức năng

Hợp tác xã nông nghiệp

14. Dự án Năng lƣợng nông

thôn Hoà Bình REII WB 83.929 2006-2009

Tân Lạc; Lạc Sơn;

Mai Châu; Kỳ Sơn;

Lƣơng Sơn; Kim

Bôi; Cao Phong;

Yên Thuỷ.

Bộ Công

thƣơng/Sở Công

thƣơng

Xây dựng hệ thống

điện lƣới nông thôn

15.

Chƣơng trình Cung cấp

dịch vụ công trong nông

nghiệp và phát triển

nông thôn P-SARD

Thụy Sỹ 40.960 2007-2010 Tân Lạc, Lạc Sơn,

Yên Thủy. Sở NN&PTNT

Cải cách cơ cấu tổ chức

và các hệ thống phát

triển năng lực trong

nông nghiệp và phát

triển nông thôn; Cải

Page 142: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

Tên chƣơng trình/dự án Nguồn vốn/

Nhà tài trợ

Vốn đầu tƣ

(triệu đồng)

Thời gian

thực hiện Địa bàn thực hiện

Chủ dự án/

Cơ quan thực hiện

Nội dung thực hiện

chính

cách cung cấp dịch vụ

trong nông nghiệp và

phát triển nông thôn;

Lập kế hoạch phát triển

kinh tế xã hội có sự

tham gia tại cấp cơ sở/

địa phƣơng; Quản lý tài

chính xã; Các hệ thống

phát triển năng lực chất

lƣợng cao

16.

Dự án Bảo tồn và phát

triển du lịch sinh thái tại

Khu BTTN Ngọc Sơn -

Ngổ Luông

Tây Ban Nha 22.035 2007-2010 KBT Ngọc Sơn-

Ngổ Luông,Yên

thủy

Bộ

NN&PTNT/Sở

NN&PTNT

Bảo tồn và PT du lịch

sinh thái tại khu BTTN

Ngọc Sơn- Ngổ luông

17. Dự án Kè sạt lở đƣờng

433 huyện Đà Bắc đoạn

Km43-Km84 JICA

12.658 2009 Đà Bắc Bộ KH&ĐT/Sở

GTVT

Kè chống sạt lở đƣờng

433 huyện Đà Bắc đoạn

Km43-km84

C Các dự án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ

18. Dự án Đẩy mạnh việc

thực hiện quyền và bảo

vệ trẻ em huyện Kỳ Sơn

ChildFund-

Australia 2.306 2006-2009 Kỳ Sơn

UBND huyện Kỳ

Sơn Bảo vệ quyền trẻ em

Page 143: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

Tên chƣơng trình/dự án Nguồn vốn/

Nhà tài trợ

Vốn đầu tƣ

(triệu đồng)

Thời gian

thực hiện Địa bàn thực hiện

Chủ dự án/

Cơ quan thực hiện

Nội dung thực hiện

chính

19. Dự án Chăm sóc sức

khỏe Bà mẹ và Trẻ em

Kỳ Sơn

ChildFund-

Australia 2.770 2008-2011 Kỳ Sơn

UBND huyện Kỳ

Sơn

Cải thiện, chăm sóc sức

khỏe bà mẹ và trẻ em

20. Dự án phòng chống

HIV/AIDS huyện Kỳ

Sơn

ChildFund-

Australia 1.020 2008-2011 Kỳ Sơn

UBND huyện Kỳ

Sơn

Phòng chống

HIV/AIDS

21.

Dự án Cải thiện tình

trạng cấp nƣớc và vệ

sinh môi trƣờng tại 4 xã

huyện Kỳ Sơn

ChildFund-

Australia 3.806 2008-2011 Kỳ Sơn

UBND huyện Kỳ

Sơn

Cải thiện tình trạng cấp

nƣớc và vệ sinh môi

trƣờng

22. Dự án Cải thiện chất

lƣợng giáo dục cơ bản

huyện Kỳ Sơn

ChildFund-

Australia 3.468 2008-2011 Kỳ Sơn

UBND huyện Kỳ

Sơn

Cải thiện chất lƣợng

giáo dục cơ bản

23. Dự án Chăm sóc sức

khỏe Bà mẹ và Trẻ em

Cao Phong

ChildFund-

Australia 3.523 2008-2011 Cao Phong

UBND huyện

Cao Phong

Cải thiện, chăm sóc sức

khỏe bà mẹ và trẻ em

24.

Dự án Phát triển kinh tế

hộ gia đình thông qua

phát triển nông nghiệp

bền vững huyện Cao

Phong

ChildFund-

Australia 6.185 2006-2009 Cao Phong

UBND huyện

Cao Phong

Xây dựng hệ thống

kênh mƣơng, hỗ trợ kỹ

thuật, nâng cao năng

lực cho ngƣời dân

Page 144: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

Tên chƣơng trình/dự án Nguồn vốn/

Nhà tài trợ

Vốn đầu tƣ

(triệu đồng)

Thời gian

thực hiện Địa bàn thực hiện

Chủ dự án/

Cơ quan thực hiện

Nội dung thực hiện

chính

25.

Dự án Tăng cƣờng ủy

thác cho cộng đồng để

phát triển theo hƣớng tự

quản

ChildFund-

Australia 1.657 2007-2009 Cao Phong

UBND huyện Kỳ

Sơn

Nâng cao năng lực cho

ngƣời dân vùng dự án

26. Dự án Đẩy mạnh việc

thực hiện quyền và bảo

vệ trẻ em huyện Kỳ Sơn

ChildFund-

Australia 2.306 2006-2009 Kỳ Sơn

UBND huyện Kỳ

Sơn Bảo vệ quyền trẻ em

27.

Dự án Cải thiện tình

trạng cấp nƣớc và vệ

sinh môi trƣờng tại 6 xã

huyện Cao Phong

ChildFund-

Australia 6.826 2008-2011 Cao Phong

UBND huyện

Cao Phong

Cải thiện tình trạng cấp

nƣớc và vệ sinh môi

trƣờng

28. Dự án phòng chống

HIV/AIDS huỵên Cao

Phong

ChildFund-

Australia 1.192 2008-2011 Cao Phong

UBND huyện

Cao Phong

Phòng chống

HIV/AIDS

29.

Dự án Cải thiện chất

lƣợng giáo dục cơ bản

huyện Cao Phong giai

đoạn 2008-2011

ChildFund-

Australia 4.459 2008-2011 Cao Phong

UBND huyện

Cao Phong

Cải thiện chất lƣợng

giáo dục cơ bản

30. Dự án Hỗ trợ nhân đạo

Trung tâm Bảo trợ xã

hội tỉnh do Mác xây

Oeuvre de

La'adoption 3.400 2007-2010 Kỳ Sơn

Trung tâm BTXH

tỉnh

Hỗ trợ về cơ sở vật

chất, tài chính cho trung

tâm bảo trợ

Page 145: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

Tên chƣơng trình/dự án Nguồn vốn/

Nhà tài trợ

Vốn đầu tƣ

(triệu đồng)

Thời gian

thực hiện Địa bàn thực hiện

Chủ dự án/

Cơ quan thực hiện

Nội dung thực hiện

chính

viện trợ

31.

Dự án Hỗ trợ nhân đạo

Trung tâm Bảo trợ xã

hội tỉnh do tổ chức

TDH- Canada viện trợ

TDH-Canada 4.250 2008-2012 Kỳ Sơn Trung tâm BTXH

tỉnh

Hỗ trợ về cơ sở vật

chất, tài chính cho trung

tâm bảo trợ

32.

Dự án Hỗ trợ nhân đạo

Trung tâm Bảo trợ xã

hội tỉnh do tổ chức

DanAdopt- Đan Mạch

viện trợ

DanAdopt-

Đan Mạch 4590 2008-2012 Kỳ Sơn

Trung tâm BTXH

tỉnh

Hỗ trợ về cơ sở vật

chất, tài chính cho trung

tâm bảo trợ

33. Dự án phát triển nông

thôn huyện Tân Lạc

GNI- Hàn

Quốc 3.026 2005-2010 Tân Lạc

UBND huyện

Tân Lạc

Hỗ trợ phát triển nông

nghiệp và giáo dục

34. Dự án phát triển nông

thôn huyện Tân Lạc giai

đoạn 2 (2008-2011)

TDH-Canada 3.060 2008-2011 Tân Lạc Trung tâm BTXH

tỉnh

Hỗ trợ phát triển nông

nghiệp và giáo dục

35. Dự án xây dựng trung

tâm văn hóa thanh thiếu

niên

GNI- Hàn

Quốc 8.208 2008-2013

Thành phố Hòa

Bình

Đoàn TNCS Hồ

Chí Minh tỉnh

Hòa Bình

Xây dựng trung tâm

văn hóa thanh thiếu

niên với nhiều hoạt

động, phong trào để

thanh thiếu niên trong

tỉnh tham gia

Page 146: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

Tên chƣơng trình/dự án Nguồn vốn/

Nhà tài trợ

Vốn đầu tƣ

(triệu đồng)

Thời gian

thực hiện Địa bàn thực hiện

Chủ dự án/

Cơ quan thực hiện

Nội dung thực hiện

chính

36. Chƣơng trình Phát triển

giống nông hộ của Hội

nông dân tỉnh Hòa Bình

OSB- Bỉ 2.100 2008-2010 Kim Bôi, Lạc Sơn,

Tân Lạc

Hội nông dân

tỉnh Hòa Bình

Hỗ trợ phát triển cây

giống, con giống trong

nông nghiệp

37. Dự án Câu lạc bộ pháp

luật và đời sống giai

đoạn II

CARE 1 429 2007-2009 Lạc Sơn, Tân Lạc,

Yên Thủy

Hội Liên hiệp

phụ nữ tỉnh Hòa

Bình

Xây dựng câu lạc bộ để

phát triển về nông

nghiệp, pháp luật.

38.

Dự án Cung cấp nƣớc

sạch cho các hộ nghèo

dân tộc thiểu số tại 2 xã

Nhân Nghĩa, Xuất Hóa,

huyện Lạc Sơn

CARE 1.114 2009 Lạc Sơn

Hội Liên hiệp

phụ nữ tỉnh Hòa

Bình

Cung cấp nƣớc sạch

39. Dự án Chống bạo lực

gia đình đối với phụ nữ GRET 2.661 2009-2010

Cao Phong, Kỳ Sơn,

thành phố Hòa Bình

Hội Liên hiệp

phụ nữ tỉnh Hòa

Bình

Phòng chống bạo hành

gia đình, bảo vệ phụ nữ

40. Chƣơng trình Hỗ trợ

phát triển huyện Đà Bắc

Action Aid

International-

Anh

9.356 2007-2010 Đà Bắc UBND huyện Đà

Bắc

Hỗ trợ phát triển nông

nghiệp và giáo dục

41.

Dự án Tìm hiểu bản sắc

văn hóa Mƣờng, bảo vệ

môi trƣờng thông qua

giáo dục

Quỹ Ford 350 2008-2011 Tân Lạc CECAD

Xây dựng chƣơng trình

học giúp học sinh tìm

hiểu về văn hóa Mƣờng

và bảo vệ môi trƣờng

Page 147: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

Tên chƣơng trình/dự án Nguồn vốn/

Nhà tài trợ

Vốn đầu tƣ

(triệu đồng)

Thời gian

thực hiện Địa bàn thực hiện

Chủ dự án/

Cơ quan thực hiện

Nội dung thực hiện

chính

42.

Dự án Ngƣời nghèo và

xây dựng năng lực tại

xã Tử Nê, Thanh Hối,

huyện Tân Lạc

ICCO- Hà

Lan 1.497 2008-2011 Tân Lạc CECAD

Nâng cao năng lực cho

ngƣời dân vùng dự án

43.

Dự án Thí điểm tiếp cận

thị trƣờng tổng hợp

nhằm hỗ trợ công tác

bảo tồn thiên nhiên:

Nâng cao đời sống cộng

đồng vùng đệm để giảm

thiểu tác động lên tài

nguyên thiên nhiên

Blue Moon 2.593 2008-2009 Mai Châu

Trung tâm con

ngƣời và thiên

nhiên

Hỗ trợ ngƣời dân phát

triển nông nghiệp

44.

Dự án Thúc đẩy mô

hình cộng đồng quản lý

ở Việt Nam tại huyện

Kỳ Sơn

Cơ quan hợp

tác phát triển

Thụy Sỹ

480 2009 Kỳ Sơn

Trung tâm hỗ trợ

phát triển vì phụ

nữ

Thành lập các nhóm

cộng đồng tự quản lý

dự án

45.

Dự án hỗ trợ kỹ thuật

đổi mới phƣơng pháp

lập kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội tỉnh Hòa

Bình.

JICA

Lƣơng Sơn, Cao

Phong, tỉnh Hòa

Bình

Sở Kế hoạch và

Đầu tƣ

Phƣơng pháp lập kế

hoạch phát triển kinh tế

- xã hội theo phƣơng

pháp mới có sự tham

gia gắn với nguồn lực.

Page 148: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

Phụ lục 3- Vốn phân bổ cho các xã dự án

Xã và huyện

Số hộ

nghèo*

Vốn hợp phần 1 Vốn hợp phần 2

Tiểu HP 1.1 Tiểu HP 1.2 Tiểu HP 2.1 Tiểu HP 2.2 Tiểu HP 2.3

Huyện Đà Bắc 2.291 41.850 4.233 14.817 8.890 5.927

Xã Đồng Nghê 127 2.320 235 821 493 329

Xã Mƣờng Tuổng 128 2.338 237 828 497 331

Xã Đồng Chum 222 4.055 410 1.436 861 574

Xã Tân Minh 319 5.827 589 2.063 1.238 825

Xã Cao Sơn 376 6.868 695 2.432 1.459 973

Xã Vầy Nƣa 252 4.603 466 1.630 978 652

Xã Tiền Phong 175 3.197 323 1.132 679 453

Xã Đoàn Kết 223 4.074 412 1.442 865 577

Xã Trung Thành 168 3.069 310 1.087 652 435

Xã Đồng Ruộng 134 2.448 248 867 520 347

Xã Giáp Đắt 167 3.051 309 1.080 648 432

Huyện Mai Châu 1.014 18.523 1.874 6.558 3.935 2.623

Xã Cun Pheo 164 2.996 303 1.061 636 424

Xã Bao La 121 2.210 224 783 470 313

Xã Noong Luông 142 2.594 262 918 551 367

Xã Ba Khan 98 1.790 181 634 380 254

Xã Thung Khe 32 585 59 207 124 83

Xã Hang Kia 106 1.936 196 686 411 274

Xã Pà Cò 147 2.685 272 951 570 380

Xã Tân Dân 204 3.727 377 1.319 792 528

Huyện Tân Lạc 1.677 30.634 3.099 10.846 6.507 4.338

Xã Ngổ Luông 105 1.918 194 679 407 272

Xã Nam Sơn 112 2.046 207 724 435 290

Xã Bắc Sơn 78 1.425 144 504 303 202

Xã Phú Cƣờng 478 8.732 883 3.091 1.855 1.237

Xã Ngòi Hoa 108 1.973 200 698 419 279

* Theo báo cáo ngày 7 tháng 4 năm 2009 của Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình về kết quả

thực hiện rà soát hộ nghèo năm 2008 và thực hiện quyết định số 81/QĐ-TTg

Page 149: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - giamngheo.mpi.gov.vngiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem... · Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2015

Xã và huyện

Số hộ

nghèo*

Vốn hợp phần 1 Vốn hợp phần 2

Tiểu HP 1.1 Tiểu HP 1.2 Tiểu HP 2.1 Tiểu HP 2.2 Tiểu HP 2.3

Xã Gia Mô 200 3.653 370 1.293 776 517

Xã Lỗ Sơn 159 2.904 294 1.028 617 411

Xã Phú Vinh 269 4.914 497 1.740 1.044 696

Xã Do Nhân 168 3.069 310 1.087 652 435

Huyện Lạc Sơn 2.026 37.009 3.744 13.103 7.862 5.241

Xã Miền Đồi 331 6.046 612 2.141 1.284 856

Xã Quý Hoà 414 7.563 765 2.678 1.607 1.071

Xã Bình Hẻm 208 3.800 384 1.345 807 538

Xã Ngọc Lâu 182 3.325 336 1.177 706 471

Xã Ngọc Sơn 191 3.489 353 1.235 741 494

Xã Tự Do 182 3.325 336 1.177 706 471

Xã Mỹ Thành 260 4.749 480 1.682 1.009 673

Xã Hƣơng

Nhƣợng 258 4.713 477 1.669 1.001 667

Huyện Yên Thủy 2.192 40.042 4.050 14.177 8.506 5.671

Xã Bảo Hiệu 654 11.947 1.208 4.230 2.538 1.692

Xã Hữu Lợi 250 4.567 462 1.617 970 647

Xã Đa Phúc 311 5.681 575 2.011 1.207 805

Xã Lạc Sĩ 205 3.745 379 1.326 795 530

Xã Lạc Hƣng 160 2.923 296 1.035 621 414

Xã Lạc Lƣơng 612 11.180 1.131 3.958 2.375 1.583

Toàn vùng dự án 9.200 168.058 17.000 59.500 35.700 23.800