bao cao 3 11-2015

88
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI 2 TRÍCH DẪN CÁC BẢNG TRONG ĐỀ TÀI 2 TRÍCH DẪN CÁC HÌNH TRONG ĐỀ TÀI 3 LỜI CẢM ƠN 5 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 6 2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7 4. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 7 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 5.2.1. Khảo sát bằng câu hỏi thiết kế sẵn (Phụ lục)...................7 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn..........................................8 5.2.3. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia..............................8 5.2.4. Phương pháp thống kê toán học..................................8 5.2.5. Phương pháp phân tích số liệu..................................8 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 9 7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 9 7.1. Các vấn đề chung về di sản.........................................9 7.1.1. Khái niệm về DSVH..............................................9 7.1.2. Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam...........................9 7.1.3. Phân loại di sản:.............................................10 7.1.4. Tiềm năng di sản văn hoá Việt Nam.............................10 7.2. Tài liệu hướng dẫn lồng ghép di sản trong giảng dạy...............12 7.2.1. Yêu cầu về sử dụng di sản trong dạy học và các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông...............................................12 7.2.2. Các hình thức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục với di sản. .16 7.3. Nghiên cứu sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ở trường trung học....................................................................16 7.4. Nghiên cứu thực trạng việc giáo dục thông qua di sản..............17 7.4.1. Thuận lợi.....................................................17 7.4.2. Khó khăn......................................................18 7.4.3. Kết quả.......................................................18 7.5. Giải pháp công nghệ web trong việc phát triển một website hỗ trợ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh..............................19 8. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20 8.1. Thực trạng của việc dạy học thông qua di sản ở trường trung học...20 8.1.1. Giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc dạy học thông qua di sản .....................................................................21 8.1.2. Giáo viên tham gia điều tra đều sẵn sàng đưa ra ý kiến về một trang web hỗ trợ cho việc dạy học với DSVH...........................24 8.1.3. Kiến thức về DSVH, đặc biệt là DSVH địa phương của học sinh còn mơ hồ................................................................25 8.1.4. Kết luận......................................................31 8.2. Đề xuất giải pháp phát triển website Mangdisan.edu.vn hỗ trợ cho giáo dục thông qua di sản ở trường trung học...........................32 8.2.1. CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học thông qua di sản .....................................................................32 8.2.2 . Website phát huy được vai trò của cộng đồng trong giáo dục thông qua di sản.....................................................34 8.2.3. Phát triển website mangdisan.edu.vn hỗ trợ cho việc dạy và học với DSVH.............................................................35 8.3. Giới thiệu website “Mangdisan.edu.vn”.............................37 1

Upload: thaichv

Post on 07-Apr-2017

231 views

Category:

Education


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bao cao 3 11-2015

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI 2TRÍCH DẪN CÁC BẢNG TRONG ĐỀ TÀI 2TRÍCH DẪN CÁC HÌNH TRONG ĐỀ TÀI 3LỜI CẢM ƠN 51. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 62. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 74. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 75. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

5.2.1. Khảo sát bằng câu hỏi thiết kế sẵn (Phụ lục)........................................................................................75.2.2. Phương pháp phỏng vấn.......................................................................................................................85.2.3. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia......................................................................................................85.2.4. Phương pháp thống kê toán học...........................................................................................................85.2.5. Phương pháp phân tích số liệu..............................................................................................................8

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 97. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 97.1. Các vấn đề chung về di sản........................................................................................................................9

7.1.1. Khái niệm về DSVH.............................................................................................................................97.1.2. Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam................................................................................................97.1.3. Phân loại di sản:..................................................................................................................................107.1.4. Tiềm năng di sản văn hoá Việt Nam..................................................................................................10

7.2. Tài liệu hướng dẫn lồng ghép di sản trong giảng dạy...........................................................................127.2.1. Yêu cầu về sử dụng di sản trong dạy học và các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông.................127.2.2. Các hình thức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục với di sản..........................................................16

7.3. Nghiên cứu sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ở trường trung học..........................................167.4. Nghiên cứu thực trạng việc giáo dục thông qua di sản.........................................................................17

7.4.1. Thuận lợi.............................................................................................................................................177.4.2. Khó khăn.............................................................................................................................................187.4.3. Kết quả................................................................................................................................................18

7.5. Giải pháp công nghệ web trong việc phát triển một website hỗ trợ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh................................................................................................................................................198. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 208.1. Thực trạng của việc dạy học thông qua di sản ở trường trung học.....................................................20

8.1.1. Giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc dạy học thông qua di sản..................................................218.1.2. Giáo viên tham gia điều tra đều sẵn sàng đưa ra ý kiến về một trang web hỗ trợ cho việc dạy học với DSVH...........................................................................................................................................................248.1.3. Kiến thức về DSVH, đặc biệt là DSVH địa phương của học sinh còn mơ hồ...................................258.1.4. Kết luận...............................................................................................................................................31

8.2. Đề xuất giải pháp phát triển website Mangdisan.edu.vn hỗ trợ cho giáo dục thông qua di sản ở trường trung học..............................................................................................................................................32

8.2.1. CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học thông qua di sản..................................................328.2.2 . Website phát huy được vai trò của cộng đồng trong giáo dục thông qua di sản...............................348.2.3. Phát triển website mangdisan.edu.vn hỗ trợ cho việc dạy và học với DSVH...................................35

8.3. Giới thiệu website “Mangdisan.edu.vn”.................................................................................................378.3.1. Đối tượng sử dụng..............................................................................................................................378.3.2. Cấu trúc của trang web.......................................................................................................................378.3.3. Các chức năng chính của trang web...................................................................................................418.3.4. Hoạt động ngoại khóa (Club Dynamic Teen CHV)...........................................................................46

9. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 549.1. Kết luận.....................................................................................................................................................549.2. Kiến nghị, đề xuất.....................................................................................................................................56PHỤ LỤC 59

1

Page 2: Bao cao 3 11-2015

Danh mục các từ viết tắt trong Đề tài

1. Trung học phổ thông: THPT;2. Trung học cơ sở: THCS;3. Di sản văn hóa: DSVH;4. Giáo viên: GV;5. Học sinh: HS;6. Công nghệ thông tin: CNTT;7. Văn hóa thể thao du lịch: VHTTDL;8. Bộ Giáo dục và đào tạo: BGDĐT;9. Giáo dục và Đào tạo: GD&ĐT;10.Chuyên Hùng Vương: CHV.

Nội dung Trang

Bảng 1: Báo cáo kết quả dạy học thông qua di sản của THCS Nông Trang năm 2012-2013

18

Bảng 2: Số liệu điều tra giáo viên từng môn của từng trường THCS

19

Bảng 3: Số liệu điều tra giáo viên từng môn của từng trường THPT

19

Bảng 4: Kết qủa trả lời từng câu trên phiếu hỏi của các trường THCS

22

Bảng 5: Kết qủa trả lời từng câu trên phiếu hỏi của các trường THPT

23

Bảng 6: Ý kiến của giáo viên điều tra về trang web 24

Trích dẫn các hình trong Đề tài

Nội dung Trang

Hình 1: Những khó khăn của giáo viên trong việc chuẩn bị bài giảng có sử dụng DSVH

20

Hình 2: Những khó khăn của giáo viên trong việc chuẩn bị bài giảng có sử dụng DSVH

21

2

Page 3: Bao cao 3 11-2015

Hình 3: Biểu đồ phân bố điểm của học sinh THPT 25

Hình 4: Biểu đồ điểm trung bình của học sinh THPT 25

Hình 5: Biểu đồ phân bố điểm của học sinh THCS 26

Hình 6: Biểu đồ điểm trung bình của học sinh THCS 26

Hình 7: Biểu đồ tổng hợp ý kiến của HS THPT về trang web mangdisan.edu.vn

28

Hình 8: Biểu đồ tổng hợp ý kiến của HS THCS về trang web mangdisan.edu.vn

29

Hình 9: Hình ảnh trang chủ của trang web 37

Hình 10: Hình ảnh trang chủ của trang web 38

Hình 11: Hình ảnh mục DI SẢN 38

Hình 12: Hình ảnh mục BÀI GIẢNG 39

Hình 13: Hình ảnh thông tin bài giảng 40

Hình 14: Mục thành viên 40

Hình 15: Chức năng đăng kí 41

Hình 16: Chức năng đăng nhập 41

Hình 17: Trang cá nhân 42

Hình 18: Chức năng đóng góp bài giảng 42

Hình 19: Chức năng tải bài giảng 43

Hình 20: Chức năng đóng góp di sản 43

Hình 21: Chức năng xem trước bài giảng 44

Hình 22: Chức năng cây phiên bản 44

Hình 23: Ví dụ một bài giảng có 2 phiên bản 45

Hình 24: Chức năng bình luận dưới mỗi bài giảng 45

Hình 25: Biểu tượng của Club Dynamic Teen CHV 46

3

Page 4: Bao cao 3 11-2015

LỜI CẢM ƠN

“Phát triển website mangdisan.edu.vn hỗ trợ cho dạy và học thông

qua di sản ở trường trung học” là đề tài khoa học mới mẻ, nhằm hỗ trợ cho

ngành giáo dục trong việc đưa di sản văn hóa vào trong nhà trường theo chủ

trương của Bộ giáo dục và đào tạo; Website mangdisan.edu.vn đã tạo ra một

không gian chia sẻ những bài giảng, bài soạn, tư liệu về di sản của giáo viên,

của học sinh và của cả cộng đồng. Phát triển website mangdisan.edu.vn là giai

đoạn tiếp theo của đề tài dự thi Khoa học kĩ thuật cấp Quốc gia “Ứng dụng

công nghệ thông tin phát huy vai trò của cộng đồng trong giáo dục thông qua

di sản ở trường trung học” nhằm tạo ra một sản phẩm mang đặc trưng riêng

cho ngành giáo dục Phú Thọ, từ đó tiếp tục duy trì và thúc đẩy một sân chơi

kiến thức về di sản cho giáo viên và học sinh tỉnh nhà.

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và thực hiện, chúng tôi đã nhận

được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trường THPT Chuyên Hùng

Vương, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Trung tâm công nghệ thông tin Tây

Bắc của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ; Tiến sĩ Lịch sử Nguyễn

Anh Tuấn - Giám đốc Bảo tàng Hùng Vương tỉnh Phú Thọ; các thầy cô giáo ở

các Trường THPT: Long Châu Sa, Phù Ninh, Việt Trì; các trường THCS:

Nông Trang, Tân Dân, Thọ Sơn, Phù Ninh đã quan tâm, tạo điều kiện, cung

cấp các tài liệu liên quan đến Đề tài, số liệu thực trạng về di sản văn hóa…

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện này để Đề tài

khoa học được thực hiện hoàn thành theo yêu cầu.

Do phạm vi nghiên cứu Đề tài khoa học rộng, thời gian nghiên cứu có

hạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng Đề tài không tránh khỏi những thiếu

sót. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự quan tâm góp của các nhà khoa

học, của các thầy, cô giáo, gia đình và bạn bè để Đề tài khoa học được hoàn

thiện hơn.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

4

Page 5: Bao cao 3 11-2015

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀIQuê hương Phú Thọ là một “Miền di sản” với trên 1.372 di tích lịch sử

văn hóa trong đó tiêu biểu Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Bắt đầu từ năm học 2013-2014, Bộ GD&ĐT kết hợp với Bộ VH

TT&DL triển khai đại trà việc đưa DSVH vào giảng dạy ở các trường trung

học. Do vậy, các giờ học Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, GDCD đã làm cho học

sinh thấy hào hứng và hiệu quả; Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát

biểu thì việc sử dụng DSVH trong dạy học nằm trong phương thức và nguyên

lí giáo dục là gắn lý thuyết với thực hành, gắn nhà trường với địa phương. Nội

dung các môn học đều có đề cập đến mục tiêu giáo dục giá trị truyền thống

(hay cũng là giáo dục di sản, bao gồm cả di sản vật thể và phi vật thể, di sản

thiên nhiên và di sản do con người tạo ra);

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, việc ứng dụng

CNTT trong giáo dục đã thu được nhiều hiệu quả cho cả việc dạy và học.

Hiện nay, có rất nhiều website và diễn đàn trên mạng hỗ trợ rất đắc lực cho

giáo viên và học sinh như Violet.vn, Math.vn…giáo viên và học sinh dễ dàng

tìm được tài liệu phục vụ cho dạy và học. Tuy nhiên, chưa có Website nào hỗ

trợ cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học thông qua di sản ở trường

trung học. Hơn nữa, tài liệu về di sản dành cho giáo viên và học sinh tra cứu

còn chưa tập trung, khi cần sử dụng di sản trong giảng dạy giáo viên phải tra

cứu trên mạng ở nhiều trang web và phải kiểm tra tính xác thực của tài liệu.

Bên cạnh đó, một bộ phận giới trẻ hiện nay còn xa rời văn hóa truyền

thống và kiến thức về di sản còn hạn chế. Hơn nữa, việc dạy học thông qua di

sản ở các trường phổ thông còn chưa đồng bộ và có chất lượng cao. Do vậy,

với mong muốn tạo ra một không gian chia sẻ, trao đổi những tài liệu, bài

giảng, hình ảnh, video và các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên và học sinh

nhằm hỗ trợ cho việc dạy học thông qua di sản ở trường trung học, chúng tôi

đã chọn đề tài “Phát triển website mangdisan.edu.vn hỗ trợ cho việc dạy

học thông qua di sản ở trường trung học”.

5

Page 6: Bao cao 3 11-2015

2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Phát triển website Mangdisan.edu.vn có ý nghĩa khoa học hữu ích đối

với giáo dục và thực tiễn trong việc ứng dụng CNTT. Nhằm huy động sự

đóng góp, tham gia của cả cộng đồng trong việc dạy học với di sản, làm cho

học sinh được tiếp cận với thực tiễn. Điều này thực hiện theo đúng chủ trương

của Bộ giáo dục và Đào tạo đó là phát triển nền giáo dục mở với sự tham gia

của cha mẹ và cộng đồng.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Phát triển website mangdisan.edu.vn nhằm hỗ trợ cho việc giáo dục

thông qua di sản ở trường trung học.

4. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4.1. Khách thể nghiên cứu: Giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, Địa lý, Âm

nhạc, Ngữ văn và học sinh một số trường THCS và THPT trên địa bàn tỉnh.

4.2. Đối tượng nghiên cứu: Việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ

cho việc dạy và học thông qua di sản ở trường trung học.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài, nhóm tác giả sẽ sử dụng nhóm các phương pháp

nghiên cứu chính sau:

5.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan DSVH, những tài liệu

hướng dẫn giáo viên trong việc dạy học nói chung và trong dạy học thông qua

di sản nói riêng. Ngoài ra đọc những tài liệu nghiên cứu về một trang web

chia sẻ tài nguyên phục vụ cho dạy học.

5.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, phỏng vấn, hỏi ý

kiến chuyên gia, thống kê toán học, phân tích số liệu.

5.2.1. Khảo sát bằng câu hỏi thiết kế sẵn (Phụ lục)Phiếu khảo sát được sử dụng trong nghiên cứu là 2 mẫu, một dành cho

giáo viên và một dành cho học sinh. Cụ thể gồm có: Phiếu khảo sát dành cho

học sinh được in ra giấy gồm 10 câu hỏi chính dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm

6

Page 7: Bao cao 3 11-2015

với các phương án được đưa ra sẵn, mỗi câu trả lời đúng tính 1 điểm và 2 câu

hỏi phụ nhằm thu thập ý kiến của học sinh về một trang web phục vụ học sinh

trong việc tìm hiểu về DSVH. Việc khảo sát học sinh tiến hành trong 10 phút,

được nhóm thực hiện đề tài và giáo viên coi nghiêm túc.

Phiếu khảo sát dành cho giáo viên gồm 5 câu hỏi bao gồm câu hỏi đóng

(lựa chọn đáp án có sẵn) và câu hỏi mở (giáo viên điền ý kiến). Phiếu hỏi

được thực hiện trên giấy.

5.2.2. Phương pháp phỏng vấnKhi thực hiện điều tra bằng Phiếu điều tra, nhóm nghiên cứu phỏng vấn

thêm một số bạn học sinh về các nội dung liên quan đến DSVH và việc tìm

hiểu về DSVH của học sinh hiện nay. Nhóm điều tra cũng phỏng vấn một số

giáo viên ở trường THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ để tìm hiểu

thêm về việc đưa DSVH vào dạy học và việc triển khai dạy học có sử dụng

DSVH trong nhà trường.

5.2.3. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên giaTrong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã gặp gỡ, phỏng vấn,

hỏi ý kiến của cán bộ phụ trách môn Lịch Sử và môn Địa lí của Bộ Giáo dục

và Đào tạo, chuyên viên Lịch sử của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ là

thành viên Hội Sử học tỉnh Phú Thọ, Giám đốc Bảo tàng Hùng Vương là

thành viên hội Sử học tỉnh Phú Thọ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và

Du lịch tỉnh Phú Thọ để tìm hiểu thêm về DSVH cũng như việc triển khai sử

dụng DSVH trong nhà trường.

5.2.4. Phương pháp thống kê toán họcSố liệu thu được qua kết quả trả lời trong phiếu khảo sát của học sinh

THPT, THCS được tính điểm và phân loại điểm. Đối với phiếu khảo sát giáo

viên THPT, THCS được nhóm điều tra thu thập ý kiến và tổng hợp việc lựa

chọn các phương án trả lời. Mọi số liệu được tổng hợp và thống kê bằng phần

mềm Excel.

5.2.5. Phương pháp phân tích số liệu

7

Page 8: Bao cao 3 11-2015

Số liệu thu được sau khi thống kê được nhóm nghiên cứu phân tích, đánh

giá phục vụ cho đề tài.

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Nội dung triển khai việc giảng dạy

thông qua di sản ở trường trung học và những giải pháp công nghệ web hỗ trợ

cho việc dạy và học.

6.2. Giới hạn trong phạm vi dạy học và hoạt động giáo dục.

6.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Trường THCS, THPT công lập trên địa bàn

tỉnh Phú Thọ.

7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

7.1. Các vấn đề chung về di sản 7.1.1. Khái niệm về DSVH

Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn

hóa vật thể (bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm tinh

thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ

này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam1.

7.1.2. Đặc điểm của di sản văn hóa Việt NamDi sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa

của cộng đồng 54 dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao

truyền, kế thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn

hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng

các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản

văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước

của nhân dân ta.

Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao

lưu và kế thừa từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại. Những giá trị đó

1 Điều 1, Luật DSVH, 2001.

8

Page 9: Bao cao 3 11-2015

là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và văn minh của nhân loại với nền

văn hóa bản địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam.

Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức

sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng

các dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ

và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua Luật Di sản văn hóa năm 2001

(có hiệu lực từ 01/01/2002), được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

7.1.3. Phân loại di sản:Di sản văn hóa Việt Nam được chia thành hai loại: Di sản văn hóa vật

thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,

khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ

vật và bảo vật quốc gia.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng

hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn

hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và

được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền

nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm tiếng nói, chữ viết của các dân tộc

Việt Nam; Ngữ văn dân gian, bao gồm: Sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè,

câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và

các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ

viết; Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm: Âm nhạc, múa, hát, sân khấu

và các hình thức trình diễn dân gian khác; Tập quán xã hội, bao gồm luật tục,

hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác; Lễ hội truyền

thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian2.

7.1.4. Tiềm năng di sản văn hoá Việt Nam

2 Điều 4, chương I, Luật DSVH, 2001

9

Page 10: Bao cao 3 11-2015

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã để lại cho chúng ta

ngày nay kho tàng di sản văn hoá (phi vật thể và vật thể) cực kỳ phong phú và

quý giá. Căn cứ nguồn tài liệu lưu trữ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

(VHTTDL), cả nước ta hiện có 40.000 di tích lịch sử – văn hoá. Trong số đó,

Bộ VHTTDL đã xếp hạng 3152 di tích có giá trị quốc gia, gồm: 1468 di tích

lịch sử – văn hoá; 1478 di tích kiến trúc – nghệ thuật; 77 di tích khảo cổ; 129

danh lam – thắng cảnh(3).

Về văn hoá phi vật thể: Cả nước có 3355 làng nghề và làng có nghề;

trong số đó có trên 1000 làng được công nhận là làng nghề. Trên 400 làng

được công nhận là làng nghề truyền thống, 145 người được công nhận là nghệ

nhân. Theo đề nghị của Bộ VHTTDL, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định

công nhận 55 làng nghề truyền thống tiêu biểu của quốc gia; công nhận đợt I:

1 nghệ nhân nhân dân, 20 nghệ nhân ưu tú(4).

Cả nước có: 7966 lễ hội, trong số đó có 7039 lễ hội dân gian/truyền

thống (chiếm 88,36%); 332 lễ hội lịch sử – cách mạng (chiếm 4,17%); 544 lễ

hội tôn giáo (chiếm 6,29%); 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,13%);

còn lại 41 lễ hội khác, có thể gọi là lễ hội văn hoá du lịch (chiếm 0,51%). Lễ

hội dân gian / truyền thống, lễ hội lịch sử, tôn giáo có lịch sử lâu đời và ẩn

chứa các giá trị: giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng; giá trị

hướng về cội nguồn; giá trị cân bằng đời sống tâm linh; giá trị sáng tạo và

hưởng thụ văn hoá(5).

Phú Thọ còn là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc

của tổ tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn: Tín

ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, lễ hội Đền Hùng, hội Phết (Hiền Quan), hội

làng Đào Xá, Sơn Vi; Các làng nghề truyền thống: may nón lá (xã Sai Nga,

huyện Cẩm Khê); làng làm ủ ấm Sơn Vi (huyện Lâm Thao), làng làm bún 3 Nguồn : Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL.4 Nguồn: Lưu Duy Dần, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội làng nghề, tổ nghề.5GS.TS. Ngô Đức Thịnh, Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền (Tham luận tại Hội thảo khoa học : Lễ hội - nhận thức, giá trị và giải pháp quản lý, do Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia và Bộ VHTTDL phối hợp tổ chức tháng 5/2012 tại Hà Nội),Tài liệu lưu tại HĐDSVHQG.

10

Page 11: Bao cao 3 11-2015

Hùng Lô (xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì) đã được UBND tỉnh công nhận là

làng nghề truyền thống.…; nhiều làn điệu dân ca, nhiều trò diễn dân gian,

nhiều truyền thuyết - huyền thoại về dựng nước, nhiều truyện cổ tích, ngụ

ngôn, truyện cười giàu tính nhân văn, mang nét đặc sắc của vùng đất Tổ, đặc

trưng văn hoá Lạc Hồng… Do đó, Phú Thọ có điều kiện thuận lợi cho việc sử

dụng di sản văn hóa trong dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà

trường phổ thông.

Di sản văn hóa Việt Nam nói chung, di sản văn hóa Phú Thọ nói riêng là

những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng các dân tộc, trải

qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa và tái sáng tạo từ

nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng

văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ

phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn

trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Đối với giáo dục,

việc sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa rất quan

trọng giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh

hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo,

giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương, đất nước, giáo dục tư tưởng, đạo

đức, kỹ năng sống cho học sinh góp phần giáo dục toàn diện học sinh.

7.2. Tài liệu hướng dẫn lồng ghép di sản trong giảng dạy7.2.1. Yêu cầu về sử dụng di sản trong dạy học và các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông.

Di sản văn hóa có ý nghĩa nhất định đối với quá trình dạy học, giáo

dục. Tuy nhiên muốn sử dụng chúng có hiệu quả, người GV phải chú ý tuân

thủ một số yêu cầu trong chuẩn bị các điều kiện thực hiện dạy học với di sản

và triển khai hoạt động dạy học với di sản. Cụ thể là:

Thứ nhất: Đảm bảo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông của

môn học và mục tiêu giáo dục di sản:

11

Page 12: Bao cao 3 11-2015

- Đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông môn học theo quy định của

Bộ Giáo dục và Đào tạo (không thêm, bớt thời lượng làm thay đổi chương

trình).

- Đảm bảo mục tiêu giáo dục phổ thông gắn với mục tiêu giáo dục di

sản. Mục tiêu từng cấp học nói chung, các môn học trong nhà trường phổ

thông đều có mục tiêu cụ thể cho từng cấp, lớp học. Trên cơ sở của những

mục tiêu đó, mục tiêu từng bài được xây dựng. Vì vậy, chuẩn bị lựa chọn di

sản phục vụ cho việc dạy học một bài học hoặc một nội dung/chuyên đề của

môn hoặc nhiều môn học, GV cần xác định mục tiêu bài học/ chuyên đề và

lựa chọn di sản phải hướng vào thực hiện mục tiêu đã được xác định và hỗ

trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu được thuận lợi hơn. Bên cạnh

đó GV cần xây dựng thêm một số yêu cầu về di sản đối với HS.

Ví dụ: HS có thêm hiểu biết về sự ra đời của di sản, về cấu trúc hình thức

và nguyên nhân của sự tạo thành cấu trúc đó, về ý nghĩa của di sản đối với đời

sống tinh thần, vật chất của người dân ở địa phương có di sản,… Từ đó có

thái độ tôn trọng di sản, có hành vi giữ gìn và chăm sóc di sản. Tuy nhiên, tùy

cách sử dụng di sản để thiết kế mục tiêu giáo dục di sản cho phù hợp. Nếu

đưa HS tới địa điểm có di sản, GV ngoài yêu cầu HS tìm hiểu về hình thức, ý

nghĩa di sản cần kết hợp cho các em tham gia một số hoạt động góp phần gìn

giữ di sản như quét rác, nhặt cỏ, làm sạch quanh khu vực có di sản. Nếu sử

dụng các hình ảnh về di sản trong dạy học trên lớp thì GV nên có biện pháp

để học sinh thể hiện sự hiểu biết và thái độ của mình đối với di sản.

Thứ hai: Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo

Dù tiến hành dạy học tại địa điểm có di sản hay dạy học trong lớp học có sử

dụng di sản, GV cần chuẩn bị kỹ nội dung và các điều kiện thực hiện. Ở đây

chúng ta tạm coi việc chuẩn bị nội dung chuyên môn đã được tiến hành chu

đáo theo quy định của chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn và theo gợi ý về

phương pháp dạy học môn học, chúng ta tập trung vào việc xác định nội dung

12

Page 13: Bao cao 3 11-2015

và các bước chuẩn bị liên quan đến khai thác di sản như một phương tiện dạy

học.

- Về nội dung liên quan đến di sản, GV cần cân nhắc những yêu cầu đã

được xác định, ví dụ yêu cầu HS tìm hiểu nguồn gốc của di sản, nguyên nhân

tạo thành cấu trúc của di sản, sự phát triển của di sản qua thời gian, ý nghĩa

của di sản, cảm nhận của HS với di sản, HS có thể làm gì để bảo vệ, tôn tạo di

sản,… Những yêu cầu này càng được nêu chi tiết, trình bày đơn giản càng

giúp HS nhận biết rõ nhiệm vụ cần thực hiện. GV cần lưu ý về thời gian HS

có thể làm việc tại địa điểm có di sản để đưa ra các yêu cầu về nội dung cho

phù hợp. GV có thể hướng dẫn HS tìm hiểu trước các thông tin liên quan tới

di sản, khi làm việc với di sản, HS sẽ trao đổi, quan sát, so sánh những gì thu

thập được với thực tế di sản, từ đó có sự hiểu biết sâu sắc, kỹ hơn về di sản.

GV phải tìm hiểu di sản trước khi đưa HS tiếp cận chúng để có thể hỗ trợ HS

khi cần. Tuy nhiên không nhất thiết GV phải biết đầy đủ, chi tiết về những gì

HS sẽ thu thập, tìm kiếm về di sản. Việc HS tìm hiểu được những thông tin bổ

sung, thông tin “lạ” về di sản sẽ đem lại niềm vui, sự phấn khởi cho HS, kích

thích tình tò mò, ham hiểu biết của các bạn học sinh, tạo thuận lợi cho những

lần nghiên cứu tìm hiểu di sản tiếp theo.

Thứ ba: Phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo điều kiện cho HS

trải nghiệm

Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của HS,

tránh tác động một chiều (Dạy học tích cực). GV luôn tạo điều kiện tối đa để

HS được tham gia vào các hoạt động với di sản, từ các hoạt động trong khâu

chuẩn bị như lập kế hoạch, phân công người thực hiện việc cụ thể,… tới hoạt

động với di sản như quan sát, làm việc trực tiếp với các hiện tượng sự vật

chứa đựng trong di sản để học sinh tìm tòi, khám phá, liên hệ kiến thức đã có

để giải thích các hiện tượng sự vật đó. GV giao nhiệm vụ rõ ràng, hướng dẫn

cụ thể chi tiết để HS biết cách làm việc với di sản. Được tự chủ trong công

việc, tự hoàn thành báo cáo tìm hiểu di sản, có sản phẩm do cá nhân hoặc

13

Page 14: Bao cao 3 11-2015

nhóm tạo ra các bạn học sinh sẽ phấn khởi càng cố gắng hoàn thành nhiệm

vụ. Điều đó càng khuyến khích HS làm việc tích cực, nhiệt tình hơn, học sinh

có cơ hội được thể hiện mình. Trong quá trình làm việc với di sản, học sinh

được áp dụng những kiến thức, sự hiểu biết của cá nhân để nhận biết các sự

vật, hiện tượng gắn bó với di sản và được trải nghiệm với những tình huống

đã từng xảy ra tại nơi có di sản, có thể chỉ là tình huống được dựng lại, được

mô tả lại nhưng nó tác động mạnh tới tâm tư, tình cảm của học sinh. Khi học

sinh được tự tìm hiểu về di sản, được quan sát, nhận xét, tri giác trực tiếp mà

không chỉ nghe nói về di sản sẽ giúp học sinh được trải nghiệm qua các tình

huống thực tế. Điều đó thường giúp HS có được thái độ tình cảm chân thực,

đúng đắn với di sản. Mặt khác được trải nghiệm qua các tình huống thực tế

khi tiếp xúc với di sản sẽ giúp học sinh phát triển tốt hơn một số kỹ năng sống

như đã nêu trên.

Thứ tư: Kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức thực hiện

Trong môi trường sống xung quanh chúng ta tồn tại rất nhiều loại di sản, bao

gồm cả di sản vật thể lẫn di sản phi vật thể. Tùy theo giá trị chứa đựng trong

mỗi di sản chúng được phân loại thành di sản văn hóa, khoa học, di sản tự

nhiên, di sản lịch sử,…. Mỗi loại di sản lại có những đặc điểm riêng về hình

thức, giá trị,…. Vì vậy, khi sử dụng di sản như phương tiện dạy học, có thể tổ

chức nhiều hình thức tiếp cận: Cho HS trực tiếp quan sát di sản, đôi khi có thể

dùng các giác quan để tìm hiểu, dùng máy ảnh, máy quay phim ghi lại hình

ảnh di sản. Cũng có thể cho các bạn học sinh tiếp xúc qua phim, ảnh nếu

không có điều kiện đưa HS tới nơi có di sản. Cách tiếp cận này thường được

dùng đối với di sản vật thể. Di sản phi vật thể cũng có thể chuyển giao được.

Ví dụ: Nhã nhạc Cung đình Huế, Ca trù, Dân ca Nam Bộ, Chèo, hát quan họ;

hát Xoan… là một trong những loại di sản phi vật thể quý báu của các vùng

miền Việt Nam.

Bên cạnh việc dạy học các môn học với các di sản, nhà trường phổ thông

cần tổ chức nhiều loại hình hoạt động tạo điều kiện để HS tìm hiểu di sản

14

Page 15: Bao cao 3 11-2015

ngay trong khuôn viên nhà trường; phòng truyền thống của nhà trường; các

buổi ngoại khóa; tổ chức sinh hoạt chuyên đề tìm hiểu di sản; tổ chức câu lạc

bộ những người yêu thích văn nghệ dân gian; tổ chức triển lãm về di sản ở địa

phương,…và tổ chức thăm quan những địa điểm có di sản ngay tại địa

phương trường đóng hoặc di sản nổi tiếng trong nước, quốc tế khi có điều

kiện.

7.2.2. Các hình thức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục với di sản- Sử dụng di sản văn hóa để tiến hành bài học trên lớp;

- Tiến hành bài học tại nơi có di sản - Bài học tại thực địa;

- Tổ chức tham quan ngoại khóa – trải nghiệm di sản;

- Sử dụng di sản văn hóa để tổ chức các hoạt động ngoại khoá khác:

Khai thác và sử dụng tư liệu về di sản để tổ chức triển lãm, ra báo học

tập. Tổ chức thi tìm hiểu về di sản. Kể chuyện, nói chuyện về di sản.

7.3. Nghiên cứu sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ở trường trung học

Hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường, gia đình

và các tổ chức xã hội được xem là “quá trình vận động (động viên, khuyến

khích, thu hút) và tổ chức mọi thành viên trong cộng đồng tham gia vào việc

xây dựng và phát triển nhà trường, từ việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết

bị phục vụ cho việc dạy và học, chăm lo đời sống giáo viên, tạo môi trường

thống nhất giữa nhà trường - gia đình - xã hội, đến việc tham gia giáo dục học

sinh” 6

Nhận thức được vai trò quan trọng của các lực lượng giáo dục (nhà

trường, gia đình và cộng đồng xã hội) trong sự nghiệp phát triển giáo dục của

đất nước, Đảng, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã có nhiều

chính sách, giải pháp nhằm huy động mọi lực lượng xã hội tham gia vào hoạt

động giáo dục và đào tạo. Văn kiện Hội Nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung

ương Đảng khóa VIII viết “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các

6 Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, mã số B2004-34-03, nghiệp vụ quản lí trường phổ thông

15

Page 16: Bao cao 3 11-2015

tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý

của nhà nước” hay điều 3 của Luật Giáo dục cũng ghi rõ “hoạt động giáo dục

phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với

lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục trường kết hợp với

giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” 7.

Tuy nhiên, có thể nói những hoạt động phối hợp với các lực lượng giáo

dục hiện nay của các trường, đặc biệt là các trường phổ thông chưa đạt hiệu

quả cao. Điều này có nhiều nguyên nhân như nhận thức và trách nhiệm của

mỗi lực lượng giáo dục chưa được tốt. Hầu hết các nhà trường phổ thông

chưa có chiến lược, kế hoạch phối hợp hoặc nếu có thì chưa đạt được mục

đích và mục tiêu đề ra. Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn

nhiều hạn chế, các hoạt động phối hợp mới mang tính “mùa vụ” chỉ hướng

vào các ngày lễ, các sự kiện...

Năm học 2014-2015 đánh dấu cho việc thay đổi mang tính đột phá của

ngành giáo dục khi đưa ra phương án tổ chức một kỳ thi quốc gia. Điều này

nằm trong đề án đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Một đề án làm lay

chuyển giáo dục khi chuyển hệ thống giáo dục cứng nhắc, thiếu liên thông

sang hệ thống giáo dục mở; hình thành cơ chế học tập suốt đời gắn với xây

dựng xã hội học tập; thực hiện xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của việc phối hợp các lực lượng

giáo dục trong nhà trường hiện nay.

7.4. Nghiên cứu thực trạng việc giáo dục thông qua di sảnNhóm nghiên cứu đưa ra kết quả của việc giáo dục thông qua di sản

thông qua hai báo cáo của trường THCS Nông Trang và trường THPT Việt

Trì. Đây là hai trong 4 trường triển khai thí điểm việc giáo dục thông qua di

sản ở các môn Địa lý, Lịch sử, Âm nhạc.

7.4.1. Thuận lợi

7 Luật giáo dục, 2005. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

16

Page 17: Bao cao 3 11-2015

Phú Thọ là miền đất linh thiêng có nhiều DSVH các cấp (1372 di tích

lịch sử văn hóa, trong đó 73 di tích được xếp hạng quốc gia, 219 di tích lịch

sử và di tích kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng cấp tỉnh và 260 lễ hội đang

được duy trì thường xuyên...), có khu di tích lịch sử Đền Hùng, đặc biệt,

UNESCO đã công nhận hát Xoan Phú Thọ là DSVH phi vật thể của nhân loại

cần bảo vệ khẩn cấp và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là

DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại 8...Như vậy, kho tàng tri thức chứa

đựng trong hệ thống di tích, đền chùa, bảo tàng, trong con người và môi

trường sống xung quanh chúng ta vô cùng phong phú.

Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh và phụ huynh nhận thức được tầm

quan trọng của việc giáo dục thông qua di sản. Mỗi lớp có một máy chiếu

thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học thông qua di sản.

7.4.2. Khó khănThiếu kênh hình ảnh, video về DSVH, đặc biệt là DSVH địa phương.

Việc khai thác và sử dụng tư liệu về DSVH còn hạn chế.

Chất lượng giáo viên chưa đồng đều.

Việc lồng ghép, tích hợp nhiều kiến thức liên môn gây ra hiện tượng

quá tải của bài học.

Một số học sinh và phụ huynh có nhận thức về việc sử dụng DSVH

trong dạy học còn hạn chế, chưa tích cực đồng tình, ủng hộ và tham gia.

Việc chuẩn bị những tiết dạy lồng ghép DSVH tốn nhiều thời gian của

giáo viên.

7.4.3. Kết quảViệc triển khai một cách tích cực và hiệu quả công tác “sử dụng DSVH

trong dạy học và các hoạt động của nhà trường” đã tạo sự chuyển biến rõ rệt

trong GV và HS về tinh thần, thái độ đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, trong

việc sử dụng DSVH trong dạy và học đạt hiệu quả giáo dục cao.

8 Tài liệu BDTX –ND II: Sử dụng DSVH trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường THPT

17

Page 18: Bao cao 3 11-2015

Năm học Số HS

Môn Địa lý Môn Âm nhạc

Môn Lịch sử

Số HS đạt TB trở lên

Số HS đạt TB trở lên

Số HS đạt TB trở lên

2011-2012 745 717 (96.24%) 745 (100%) 728 (97.7%)2012-2013 743 731 (98,38%) 743 (100%) 735 (98,9%)

So sánh -2 Tăng 2,1% Tăng 1,2%Bảng 1: Báo cáo kết quả dạy học thông qua di sản của THCS Nông Trang năm 2012-2013

Việc đưa DSVH vào trong nhà trường đã thu được nhiều kết quả đáng

kể, góp phần phát triển một số kỹ năng sống ở học sinh. Giáo dục thông qua

di sản cũng góp phần tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức và giáo dục nhân

cách học sinh. Tuy nhiên, bước đầu thực hiện đưa giáo dục di sản vào trong

nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó, khâu liên kết là yếu nhất. Đó là

sự phối hợp giữa các môn học sử dụng DSVH chưa đồng đều, nhất quán, việc

phối hợp với các khu di tích, cộng đồng chưa có hiệu quả, như bài báo “Giáo

dục di sản trong nhà trường: Còn yếu khâu liên kết”9 trên trang báo mạng

www.toquoc.gov.vn. Trên báo này còn có bài viết "Giáo dục di sản: vẫn chỉ

là “cưỡi ngựa xem hoa””10 đề cập rằng tại nhiều trường, việc giáo dục di sản

vẫn nằm ở dạng ngoại khóa, môn phụ nên vẫn tạo tâm lý không tập trung học

tập của học sinh. Không nhiều trường học trên cả nước thực hiện việc giáo

dục di sản trong nhà trường một cách hệ thống và đồng bộ.

7.5. Giải pháp công nghệ web trong việc phát triển một website hỗ trợ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh

Website mangdisan.edu.vn dành cho các đối tượng chính là giáo viên,

học sinh với mục đích hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu học tập

trong trường trung học. Ngoài ra, bất cứ ai cũng có thể tra cứu trang web này

để nghiên cứu tham khảo tài liệu, bài giảng tạo vốn kiến thức riêng cho cá

nhân, tổ chức mình.

9 http://www.toquoc.vn/Sites/vi-vn/details/11/di-san/118603/giao-duc-di-san-trong-nha-truong-con-yeu-khau-lien-ket.aspx10 http://www.toquoc.gov.vn/Sites/vi-vn/details/11/di-san/102241/giao-duc-di-san-van-chi-la-cuoi-ngua-xem-hoa-.aspx

18

Page 19: Bao cao 3 11-2015

Nhóm nghiên cứu tập trung tham khảo một số website chia sẻ tài

nguyên trên mạng phục vụ cho giảng dạy như Violet.vn; Mathvn.com;

diendantoanhoc.net; lichsuvn.net;…. Nhóm cũng tìm kiếm các giải pháp công

nghệ mang đặc trưng riêng cho website mangdisan.edu.vn.

8. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

8.1. Thực trạng của việc dạy học thông qua di sản ở trường trung họcNhóm nghiên cứu thực hiện điều tra với 77 giáo viên trong đó gồm 30

giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc, Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn của các trường

THCS: Thọ Sơn, Nông Trang, Tân Dân ở thành phố Việt Trì; THCS Phù

Ninh – huyện Phù Ninh và 47 giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa

lí của các trường THPT Chuyên Hùng Vương; THPT Việt Trì; THPT Long

Châu Sa; THPT Phù Ninh;

STT Trường THCS Âm nhạc Lịch sử

Địa lí Tổng

1. Thọ Sơn 2 4 4 102. Nông Trang 1 4 4 93. Tân Dân 1 1 24. Phù Ninh 2 3 4 9

Bảng 7: Số liệu điều tra giáo viên từng môn của từng trường THCS

STT Trường THPT Ngữ văn Lịch sử Địa lí Tổng

1Chuyên Hùng Vương

11 4 6 21

2 Việt Trì 3 4 3 103 Phù Ninh 4 4 3 114 Long Châu Sa 2 2 1 5

Bảng 8: Số liệu điều tra giáo viên từng môn của từng trường THPT

Nhóm cũng thực hiện điều tra đồng thời với 1760 học sinh (1079 học

sinh THPT, 681 học sinh THCS) của các trường ở trên. Thu thập đươc 2205 ý

kiến (1255 ý kiến học sinh THPT, 950 ý kiến học sinh THCS).

Kết quả điều tra:

19

Page 20: Bao cao 3 11-2015

8.1.1. Giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc dạy học thông qua di sảnGiáo viên sẵn sàng đưa ra những khó khăn của họ trong việc chuẩn bị

bài giảng và thực hiện bài giảng có sử dụng DSVH trên lớp với học sinh.

100% giáo viên tham gia điều tra đều khẳng định việc dạy học thông

qua di sản là cần thiết.

100% giáo viên THCS và 91% giáo viên THPT khẳng định đã sử

dụng DSVH để hỗ trợ cho việc dạy học.

Đây là điều bất ngờ cho nhóm nghiên cứu chúng tôi vì chúng tôi chọn

một số trường áp dụng thí điểm việc dạy học có sử dụng DSVH như THCS

Nông Trang, THPT Long Châu Sa và THPT Việt Trì từ năm học 2012-2013

và một số trường áp dụng việc dạy học có sử dụng DSVH từ năm học 2013-

2014 để có sự so sánh. Điều này càng khẳng định thêm sự đúng đắn chủ

trương của Bộ GD&ĐT khi đưa việc sử dụng DSVH trong nhà trường đại trà

trong cả nước.

Khi được hỏi về những khó khăn trong việc chuẩn bị bài giảng có sử

dụng DSVH: 62% giáo viên đồng ý rằng thông tin về các DSVH

chưa tập trung ở một trang web mà cần tìm ở nhiều trang web; 62%

đồng ý với khó khăn phải xác thực thông tin khi tìm kiếm thông tin;

82 % đồng ý với khó khăn chưa có những bài soạn của đồng nghiệp

chia sẻ trên mạng để tham khảo.

Biểu đồ về những khó khăn của giáo viên khi chuẩn bị bài giảng có sử dụng DSVH

82%

62%62%

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

DSVH chưa tập trung Phải xác thực thông tin Chưa có bài soạn chiasẻ trên mạng

Những khó khăn

Số %

Giá

o vi

ên c

họn

Hình 1: Những khó khăn của GV trong việc chuẩn bị bài giảng có sử dụng DSVH

20

Page 21: Bao cao 3 11-2015

Phần đưa ra ý kiến khác ở câu 3, một số giáo viên đã chia sẻ những

khó khăn của họ trong việc chuẩn bị một bài học có sử dụng DSVH. Một giáo

viên trường THPT Phù Ninh nói rằng cần có kế hoạch cụ thể cho từng môn

học trong việc dạy học có sử dụng DSVH; hai giáo viên trường THCS Nông

Trang nói rằng việc chuẩn bị một tiết dạy có sử dụng DSVH mất rất nhiều

thời gian. Đó là những khó khăn trong thực tế mà giáo viên đã trải qua. Điều

này nhóm đã đề cập đến trong mục 5.5 trong tổng kết ban đầu về việc dạy học

thông qua di sản của trường THCS Nông Trang.

Khi được hỏi về những khó khăn trong tiết dạy học trên lớp có sử dụng

DSVH: 58% giáo viên đồng ý rằng có những DSVH không có ở địa phương

nên phải dạy qua hình ảnh, video clip; 62% đồng ý rằng nếu địa phương có

DSVH nhưng việc dạy học có sử dụng DSVH không thể tiến hành trong 1 tiết

mà phải là một buổi học ngoài giờ lên lớp; 75% đồng ý với khó khăn chưa có

những bài giảng của đồng nghiệp dạy học có sử dụng DSVH để tham khảo.

Biểu đồ về những khó khăn của giáo viên khi thực hiện bài giảng trên lớp

75%

62%58%

0

1020

30

40

5060

70

80

DSVH phải dạy qua hìnhảnh

Thời gian một tiết khôngđảm bảo

Chưa có bài giảng chiasẻ trên mạng

Những khó khăn

Số %

Giá

o vi

ên c

họn

Hình 9: Những khó khăn của GV trong việc chuẩn bị bài giảng có sử dụng DSVH

Trong phần đưa ra ý kiến khác về những khó khăn của câu hỏi 4, giáo

viên trường THPT Chuyên Hùng Vương đưa ra những khó khăn như hạn chế

về thời gian trên lớp, phương tiện giảng dạy về DSVH và những kênh thông

21

Page 22: Bao cao 3 11-2015

tin tham khảo còn hạn chế. Một giáo viên trường THCS Phù Ninh nói có

những tiết học chưa thu hút được sự chú ý của học sinh.

Câu hỏi, đáp án

Tên trường

TổngTHCS Thọ Sơn

THCS Nông Trang

THCS Tân Dân

THCS Phù Ninh

Câu 1A 10 9 2 9 30B 0 0 0 0 0

Câu 2A 10 9 2 9 30B 0 0 0 0 0

Câu 3A 7 9 1 5 22B 9 8 1 4 22C 4 8 1 4 17

Câu 4A 7 8 1 4 20B 7 7 2 3 19C 4 6 1 1 12

Bảng 9: Kết qủa trả lời từng câu trên phiếu hỏi của GV các trường THCS

22

Page 23: Bao cao 3 11-2015

Câu hỏi, đáp án Tên trường TổngTHPTCHV

THPT Việt Trì

THPT Long Châu Sa

THPT Phù Ninh

Câu 1A 21 10 5 11 47B 0 0 0 0 0

Câu 2A 20 9 5 9 43B 1 1 5 2 9

Câu 3

A 9 9 3 5 26B 14 1 5 6 26

C 4 1 2 4 11

Câu 4

A 10 6 4 8 28B 16 8 2 0 26

C 2 1 3 7 13

Bảng 10: Kết quả trả lời từng câu trên phiếu hỏi của GV các trường THPT

8.1.2. Giáo viên tham gia điều tra đều sẵn sàng đưa ra ý kiến về một trang web hỗ trợ cho việc dạy học với DSVH

100% giáo viên khẳng định cần thiết phải có một trang web hỗ trợ cho

giáo viên và học sinh trong việc dạy học thông qua DSVH. Họ cũng sẵn sàng đưa ra những ý kiến về nội dung và cấu trúc của trang web.

Nội dung - Nội dung phong phú, chính xác, khoa học và cập nhật;

- Trang web phải chứa đầy đủ thông tin, tư liệu, hình ảnh,

video sinh động;

- Chứa các thông tin, tài liệu về từng DSVH Việt Nam và thế

giới phục vụ cho dạy học, đặc biệt là những DSVH địa

phương;

- Có tất cả các bài giảng, giáo án có liên quan đến DSVH ở

từng lớp để giáo viên thuận lợi trong việc chuẩn bị bài giảng;

- Nội dung phục vụ cho nhiều môn học có sử dụng DSVH;

23

Page 24: Bao cao 3 11-2015

- Ngoài phục vụ cho giảng dạy còn có thể phục vụ cho nghiên

cứu, tìm hiểu;

- Có thể dịch sang tiếng Anh để giới thiệu đến bạn bè quốc tế.

Cấu trúc,

tính năng

của trang

web

- Khả năng tìm kiếm nhanh theo yêu cầu lựa chọn;

- Có khả năng chia sẻ cho bạn bè và đồng nghiệp;

- Tra cứu thông tin thuận tiện theo phân loại DSVH, theo môn

học, theo lớp học;

Bảng 11: Ý kiến của giáo viên điều tra về trang web

8.1.3. Kiến thức về DSVH, đặc biệt là DSVH địa phương của học sinh còn mơ hồ

Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành kiểm tra học sinh ở các trường THPT

và THCS một cách nghiêp túc để thấy được chính xác về thực trạng về hiểu

biết của học sinh với DSVH hiện nay. Sau khi kiểm tra, nhóm thực hiện đề tài

đã thu thập và sử lý số liệu và đã cho ra kết quả sau.

Phổ điểm có từ 1 đến 10; khối THPT điểm ở mức trung bình và yếu

( ≤ 6) chiếm 76,8 % trong khi điểm khá, giỏi chỉ chiếm 23,2%; khối

THCS có điểm ở mức trung bình và yếu ( ≤ 6) chiếm 63,9% trong khi

điểm khá, giỏi chỉ chiếm 36,1%.

Điểm trung bình của học sinh THPT là 5,8 trong đó cao nhất là 7,0 và

thấp nhất là 3,8; của THCS là 5,2 trong đó cao nhất là 6,4 và thấp

nhất là 4,2.

24

Page 25: Bao cao 3 11-2015

Biểu đồ phân bố điểm của HS THPT

0

20

40

60

80

100

120

Tên trường

Tổng

số

các

loại

điể

m

12345678910

1 5.9 5.4 3.8 7

2 19 4 10 0

3 45 23 35 5

4 67 36 49 18

5 113 25 23 25

6 103 19 17 42

7 85 22 3 22

8 53 19 1 44

9 41 13 0 31

10 29 2 0 24

Chuyên Hùng Vương Việt Trì PHù Ninh Long Châu Sa

Hình 3: Biểu đồ phân bố điểm của học sinh THPT

Biểu đồ điểm trung bình các trường THPT

5.95.4

3.8

7

0

1

2

3

4

5

6

7

8

Chuyên HùngVương

Việt Trì Phù Ninh Long Châu Sa

Tên trường

Số đ

iểm

đạt

đư

ợc

Hình 410: Biểu đồ điểm trung bình của học sinh THPT

25

Page 26: Bao cao 3 11-2015

Biểu đồ phân bố điểm của HS THCS

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Tên trường

Tổng

số

các

loại

điể

m đ

ạt đ

ược

12345678910

1 5 2 2 3

2 13 2 6 1

3 31 8 12 15

4 66 35 31 23

5 74 39 21 53

6 10 21 22 27

7 13 10 17 32

8 1 0 1 34

9 0 0 3 28

10 0 0 0 20

Thọ Sơn Phù Ninh Tân Dân Nông Trang

Hình 5: Biểu đồ phân bố điểm của học sinh THCS

Biểu đồ điểm trung bình các trường THCS

4.2

4.9 4.9

6.4

0

1

2

3

4

5

6

7

Thọ Sơn Phù Ninh Tân Dân Nông Trang

Tên trường

Điểm

trun

g bì

nh

Hình 6: Biểu đồ điểm trung bình của học sinh THCS

Lý giải điều này cho ta thấy các trường có số điểm trung bình cao nhất

trong hai khối đều là những trường điển hình trong phong trào dạy và học với

DSVH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Nếu việc nhân rộng có cải tiến và có nhiều

bước đột phá hơn nữa thì việc dạy và học với DSVH trong nhà trường sẽ

mang đến nhiều hiệu quả cho giáo dục, đặc biệt góp phần giáo dục lòng yêu

quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ.

Qua đây còn cho thấy việc dạy và học với DSVH vẫn còn tính cục bộ ở

một số trường. Vẫn còn những mặt hạn chế, tồn tại trong việc nâng cao nhận

26

Page 27: Bao cao 3 11-2015

thức của giới trẻ về DSVH. Kết quả đó cũng là hồi chuông báo động cho

chúng ta về tình hình hiểu biết lịch sử, văn hóa trong học sinh.

Từ đó ta có thể thấy được việc hiểu biết về DSVH trong lứa tuổi học

sinh THPT và THCS còn nhiều mặt hạn chế. Vậy nên cần một giải pháp phù

hợp để tiếp cận nâng cao hiểu biết ở lứa tuổi này là rất cần thiết vì học sinh

THCS, THPT đang là lứa tuổi vị thành niên đang phát triển tư duy, sự tự giác

trong công việc, sự năng động và đang tạo dựng lối sống và cách sống cho

bản thân mình. Vậy nên vấn đề về DSVH là rất cần thiết nó giúp nâng cao sự

hiển biết về cuộc sống, giúp lứa tuổi này có một cái nhìn trực quan nhất về

cuộc sống quá khứ và hiện tại, giúp lứa tuổi này rút được kinh nghiệm những

gì cần thiết cho cuộc sống và công việc sau này. Việc tuyên truyền học tập

DSVH vào lứa tuổi này là một sự lựa chọn đúng đắn vì sẽ đánh thức sự sáng

tạo, năng động đổi mới công việc, tư duy ở lứa tuổi này. Từ đó phát huy hết

khả năng tuổi trẻ và có hướng đi mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị

của DSVH của quê hương, đất nước.

Nhóm thực hiện đề tài đã thu thập ý kiển đóng góp của học sinh THPT

và THCS thông qua bài kiểm tra và phỏng vấn trực tiếp nguyện vọng của học

sinh. Từ đó đã thống kê và tổng hợp lại số liệu:

27

Page 28: Bao cao 3 11-2015

Biểu đồ về ý kiến học sinh THPT về trang web mangdisan.edu.vn

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

Tên trường

Tổng

số

ý ki

ến

Tìm kiếm thông tin dữ liệuDSVHHình ảnh về DSVH

Clip Về DSVH

Các bài hát về DSVH

Bình luận đóng góp ý kiến

Chia sẻ thông tin

Game giải trí

Tổ chức các hoạt động

Tìm kiếm thôngtin dữ liệuDSVH

396 89 102 176

Hình ảnh vềDSVH

98 35 25 30

Clip Về DSVH 45 32 14 40

Các bài hát vềDSVH

4 0 0 2

Bình luận đónggóp ý kiến

35 9 1 5

Chia sẻ thôngtin

24 5 5 9

Game giải trí 10 0 0 0

Tổ chức cáchoạt động

67 4 1

THPT Chuyên Hùng

THPT Việt Trì

THPT Phù Ninh

THPT Long Châu

Hình 7: Biểu đồ tổng hợp ý kiến của HS THPT về trang web mangdisan.edu.vn

28

Page 29: Bao cao 3 11-2015

Biểu đồ về ý kiến học sinh THCS về trang web mangdisan.edu.vn

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

Tên trường

Tổng

số

ý ki

ến

Tìm kiếm thông tin dữliệu DSVHHình ảnh về DSVH

Clip Về DSVH

Các bài hát về DSVH

Bình luận đóng góp ýkiếnChia sẻ thông tin

Game giải trí

Tổ chức các hoạt động

Tìm kiếm thôngtin dữ liệu DSVH

147 98 119 155

Hình ảnh vềDSVH

15 3 22 101

Clip Về DSVH 9 0 11 83

Các bài hát vềDSVH

0 0 10 31

Bình luận đónggóp ý kiến

7 0 17 37

Chia sẻ thông tin 0 1 0 13

Game giải trí 6 0 8 21

Tổ chức các hoạtđộng

3 0 10 23

THCS Thọ Sơn

THCS Phù Ninh

THCS Tân Dân

THCS Nông Trang

Hình 8: Biểu đồ tổng hợp ý kiến của HS THCS về trang web mangdisan.edu.vn

Qua bảng tổng hợp ý kiến cho ta thấy 100% học sinh đều nên ý kiến

riêng của mình để đóng góp cho trang web dạy và học với DSVH.

Trong đó:

- Ý kiến nhiều nhất là cần một trang web tìm kiếm thông tin chính xác,

chọn lọc và nhanh nhất (1284) , đó là tính năng của hầu hết các trang web mà

nó có thể giúp học sinh và giáo viên truy cập một cách nhanh nhất ở mọi nơi.

- Không những thế học sinh THPT và THCS còn muốn có nhiều cách

tiếp cận mới nhanh hơn và hấp dẫn hơn phù hợp với thời buổi internet hiện

nay như truyền bá bằng các kênh hình và clip có nội dung sống động để học

29

Page 30: Bao cao 3 11-2015

sinh dễ tiếp thu khám phá trực tiếp qua hình ảnh sẽ dễ hình dung và thấy rõ

hơn về các DSVH dù họ chưa từng được đến.

- Hơn thế, học sinh THPT và THCS còn muốn được nghe trực tiếp được

khám phá các làn điệu nhân ca về DSVH qua web một cách nhanh nhất và

hiệu quả. Học sinh THPT và THCS còn muốn web DSVH còn có sự liên kết

với mạng xã hộ như face để họ có thể chia sẻ và bình luận liên kết một cách

nhanh nhất,và theo ý kiến của học sinh THPT một web DSVH có liên kết, dễ

chia sẻ sẽ là một cách hữu hiệu bảo tồn mới mẻ cho các học sinh và giáo viên

cũng như mọi người vì ai bây giời cũng có một tài khoản mạng xã hội. Qua

đó họ muốn một cách tiếp cận mới hơn năng động phù hợp với giới trẻ bằng

các hoạt động trực tiếp kết hợp với bên đoàn thanh niên nhà trường và các

nhóm xã hội hóa để trực tiếp giao lưu tập thể cùng bạn bè với DSVH.

- Để cập nhật với hiện đại hóa học sinh còn đề xuất hiện nay trên mạng

chưa có một trò chơi nào có chủ đề và đồ họa nói về DSVH Việt Nam vậy

nên việc thiết kế sáng tạo ra các trò chơi có nôi dung bổ ích chủ đề về DSVH

qua mạng là rất cần thiết nó phù hợp với sở thích và thị yếu của học sinh ngày

nay nếu làm tốt điều này nó không chỉ thu hút giới trẻ mà còn thu hút nhiều

độ tuổi khác nhau không chỉ nguyên Việt Nam mà còn trên toàn thế giới qua

các appstore dữ liệu của máy điện thoại cũng như máy tính ngừoi dùng có thể

chơi và đó chính là một cách tiếp cận quảng bá DSVH mới chắc chắn sẽ thu

hút được đại đa số người dùng trong xã hội internet ngày nay.

8.1.4. Kết luậnQua những số liệu cụ thể về điểm của 1760 học sinh (1079 học sinh

THPT, 681 học sinh THCS), và ý kiến của 2205 học sinh (1255 ý kiến học

sinh THPT, 950 ý kiến học sinh THCS) ta có thể nhận thấy vấn đề về sử dụng

DSVH là đúng đắn nhưng vẫn còn bất cập. Qua đó cần phải có cách đi sáng

tạo và mới hơn trong việc học tập và tiến cận DSVH cho học sinh để học sinh

không còn cảm thấy nhàm chán và lạc hậu. Cần phải phát triển và tiếp cận tối

30

Page 31: Bao cao 3 11-2015

ưu nhất tới học sinh cũng như giới trẻ để giới trẻ ngày nay hiển được lịch sử

quê hương, dân tộc hiểu được văn hóa cốt lõi lâu đời ông cha ta để lại.

8.2. Đề xuất giải pháp phát triển website Mangdisan.edu.vn hỗ trợ cho giáo dục thông qua di sản ở trường trung học8.2.1. CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học thông qua di sản

Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT)

nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đã tác động mạnh mẽ, có tính

chất quyết định đến sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội.

Với xu thế chung như vậy, đối với ngành Giáo dục, việc ứng dụng CNTT vào

dạy học là một trong những nhu cầu tất yếu của giáo viên và học sinh.

Từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phát động phong trào

ứng dụng CNTT vào quản lí và dạy học nhằm đáp ứng được mục tiêu đổi mới

phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào đạo con người lao động mới.

Hầu hết các giờ học có ứng dụng CNTT ít nhiều cũng đã gây được sự hứng

thú học tập cho học sinh. Nó đã giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, cập

nhật được nhiều kiến thức thực tế hơn, đồng thời ý thức học tập cũng nghiêm

túc hơn. Để có được những kết quả đáng khích lệ như vậy, mỗi giáo viên đã

phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức vào bài soạn. Không những thế,

việc ứng dụng CNTT vào dạy học còn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động

và sáng tạo của học sinh là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay.

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo

(BGD & ĐT), được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo ngành và chính quyền các

địa phương, sự hướng dẫn chỉ đạo của Cục CNTT thuộc BGD& ĐT, nhiều

trường đã được kết nối mạng internet. Đây là điều kiện thuận lợi cho thầy và

trò các trường nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng mục tiêu đổi mới

phương pháp dạy học đã đề ra.

Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào dạy học vẫn còn nhiều hạn chế.

Nhiều giáo viên đã lạm dụng CNTT một cách tùy tiện dẫn đến mất tính sư

phạm trong giảng dạy. Những giáo viên này đã lạm dụng máy tính, từ bỏ

bảng đen, phấn trắng và thí nghiệm thực thành. Trên màn hình xuất hiện cả 31

Page 32: Bao cao 3 11-2015

những lời mở bài, lời dẫn để chuyển tiếp giữa các phần trong bài học … Như

vậy, giáo viên chỉ cần  ngồi “nói” và "bấm chuột". Học sinh ngồi "xem" thầy

biểu diễn các thí nghiệm ảo tạo được bởi một số phần mềm tin học, sau đó trả

lời câu hỏi có sẵn trên màn hình. Trong một tiết học, học sinh "được ngồi

xem" quá nhiều hiệu ứng và màu sắc trên hình vẽ hoặc thí nghiệm mô phỏng.

Điều này chỉ kích thích được hứng thú của học sinh ở những nơi chưa có điều

kiện tiếp xúc với tin học trong một vài tiết học đầu tiên, còn sau đó học sinh

thấy nhàm chán và lười tư duy.

Đối với các bộ môn không có thí nghiệm như: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục

công dân, … việc ứng dụng CNTT đã đem lại hiệu quả cao trong quá trình

dạy học. Các môn Lịch sử, Địa lí lâu nay vẫn dùng bản đồ giấy để dạy và học.

Học sinh rất ngại học những môn này vì phải nhớ rất nhiều sự kiện lịch sử,

các số liệu về tài nguyên, khoáng sản, các địa danh, di sản văn hóa … Những

năm gần đây trong kì thi tốt nghiệp THPT, điểm số của các bài thi môn Lịch

sử, Địa lí đã cho chúng ta thấy rõ thực trạng của việc dạy học các bộ môn này

đang gần như rơi vào bế tắc. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học những bộ

môn “học thuộc lòng” kiểu này đã mang lại hiệu quả cao. Nhờ CNTT, một số

thầy cô giáo đã biến các bản đồ khô khan trên giấy thành các bản đồ sống

động với các hình ảnh hấp dẫn, những đoạn phim ngắn gắn với các sự kiện

lịch sử, các hình ảnh mô tả những nét chính văn hoá đặc sắc của vùng miền

mà các em đang học. Giờ học trở nên nhẹ nhàng vì các em như đang được đi

du lịch, khám phá những điều mới mẻ của quê hương đất nước.

Ngoài ra, xét về góc độ tâm lí lứa tuổi, học sinh trung học phổ thông

đang trong giai đoạn phát triển của nhận thức và con đường nhận thức của

học sinh cũng không thoát khỏi quy luật: từ trực quan sinh động đến tư duy

trừu tượng và thực tiễn. Do đó, việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học

có thể cung cấp cho các em những tư liệu trực quan sinh động (Tranh ảnh,

bản đồ, phim tư liệu…), giúp các em biết và hiểu được bản chất của vấn đề

lịch sử, địa lý là hoàn toàn phù hợp.

32

Page 33: Bao cao 3 11-2015

8.2.2 . Website phát huy được vai trò của cộng đồng trong giáo dục thông qua di sản

Cha mẹ có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện của học

sinh. Cha mẹ là người bạn, người thầy đầu tiên, là người chỉ bảo, hỗ trợ,

hướng dẫn các em trong quá trình học tập và rèn luyện. Ông bà, cha mẹ còn

có kho tàng kiến thức, vốn sống phong phú ngoài sách vở trang bị cho các

em.

Ở những địa phương có DSVH, thì các bạn trẻ được ông bà, cha mẹ,

những người trong làng kể về quá trình hình thành, nguồn gốc, ý nghĩa của di

sản, bởi truyền miệng là phương thức gìn giữ di sản đã có từ xa xưa. Mỗi một

di sản văn hóa thường gắn liền với một sự tích, một bài vè, một số câu ca dao.

Ví dụ quần thể di tích lịch sử Đền Hùng sống trong tâm thức dân gian bằng

một chuỗi truyền thuyết: Truyền thuyết về thời các Vua Hùng (truyền thuyết

vua Hùng tìm đất đóng đô, truyền thuyết về vùng đất Bạch Hạc, truyền thuyết

vua Hùng dạy dân trồng lúa ...). Bản thân các sự tích, các bài vè, ca dao là

một cách lý giải của dân gian về nguồn gốc các di sản. Khi các sự tích, các bài

vè, ca dao đến với thế hệ trẻ bằng trực cảm thì sẽ để lại những ấn tượng đậm

nét hơn. Những lời cắt nghĩa, giải thích dài dòng gắn với các khái niệm, các

thuật ngữ thường trượt qua trí nhớ rất nhanh và không đủ khả năng chiến

thắng sức hấp dẫn của sự tích. Những kiến thức được giáo dục thông qua

phương thức “truyền miệng” về DSVH được đọng lại lâu dài, học sinh nhận

thức được giá trị của những di sản xung quanh, thấy yêu quý, trân trọng và tự

hào hơn về quê hương mình, từ đó có thái độ hành vi đúng đắn có ý thức gìn

giữ, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của quê hương.

Hơn nữa, những lễ hội truyền thống, những trò chơi dân gian có sức lôi

cuốn mạnh mẽ với giới trẻ. Các em được sống trong không khí lễ hội, tham

gia các trò chơi dân gian, được hóa thân làm “liền anh liền chị”, được đóng

vai “các vị thần” ban phép lạ cho nhân gian, được nghe các nghệ nhân trình

diễn các làn điệu xoan ghẹo. Như vậy các em được trải nghiệm và khám phá

di sản, được làm chủ cỗ máy thời gian quay lại với thuở hồng hoan, sơ khai

33

Page 34: Bao cao 3 11-2015

của cộng đồng. Những gì các em trải qua không chỉ là kỉ niệm mà trở thành

một phần đời, đánh thức cho các em tình yêu, niềm tự hào, sự gắn bó với các

DSVH.

Do vậy, kiến thức của giới trẻ không chỉ được trang bị qua những năm

tháng học tập ở nhà trường dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo mà còn

được làm đầy bởi chính các em, bởi tác động từ phía cộng đồng.

Việc phát triển website mangdisan.edu.vn sẽ phát huy được vai trò cộng

đồng trong việc chia sẻ, trao đổi những tư liệu, kiến thức về DSVH. Website

sẽ thu hút được những đối tượng giáo dục khác như ông bà, cha mẹ, nghệ

nhân, hoặc chính các em học sinh, giáo viên chia sẻ những tư liệu quý ngoài

sách vở đang được lưu truyền trong dân gian. Hơn nữa, việc lan toả qua công

nghệ web sẽ tạo ra phương thức lan truyền mới không phụ thuộc vào không

gian và thời gian, phát huy được tối đa sự tham gia, chia sẻ của cộng đồng.

8.2.3. Phát triển website mangdisan.edu.vn hỗ trợ cho việc dạy và học với DSVH

Trong cuộc khảo sát của nhóm nghiên cứu với giáo viên, có 82% giáo

viên tham gia điều tra nói rằng họ gặp khó khăn khi giảng dạy có sử dụng di

sản vì chưa có những bài soạn của đồng nghiệp chia sẻ trên mạng để tham

khảo. Với sự phát triển của Internet, việc tạo ra một cộng đồng giáo viên trên

mạng sẽ gắn kết họ với nhau, giúp họ chia sẻ cùng nhau những bài giảng, tư

liệu về giảng dạy thông qua di sản. Báo cáo của trường THCS Nông Trang về

việc dạy học thông qua di sản đã đề cập đến việc chuẩn bị một bài giảng có sử

dụng di sản mất rất nhiều thời gian.

Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi

dưỡng giáo viên phổ thông” năm 2013 của nguyên Phó Chủ tịch nước

Nguyễn Thị Bình đã khẳng định giáo viên mất nhiều thời gian trong việc

chuẩn bị một bài giảng cũng như chuẩn bị hồ sơ sổ sách. Do vậy, việc tham

khảo những bài giảng của đồng nghiệp trên mạng sẽ giúp họ tiết kiệm được

nhiều thời gian. Không những thế, mỗi giáo viên khi giảng dạy về những di

34

Page 35: Bao cao 3 11-2015

sản ở địa phương của mình sẽ có được nhiều thông tin phong phú hơn những

giáo viên ở nơi khác. Điều đó có nghĩa, việc chia sẻ bài giảng của họ sẽ giúp

cho những giáo viên ở nơi khác thu thập thêm tư liệu, thông tin quý báu.

Ngoài việc tích lũy thêm kiến thức, tư liệu, giáo viên sẽ học được phương

pháp giảng dạy, cách phân bố thời gian trong một tiết dạy có sử dụng di sản.

Khó khăn của giáo viên trong tiết dạy có sử dụng di sản khi mà vừa phải đảm

bảo kiến thức của bài học, vừa phải truyền tải được nội dung của di sản sẽ

được khắc phục.

Tạo ra cây phiên bản của một bài giảng

Khi tham khảo một bài giảng của đồng nghiệp trên mạng, giáo viên sẽ

giữ lại những nội dung phù hợp và bổ sung thêm những nội dung của mình để

bài giảng phù hợp với đối tượng học sinh và thể hiện được ý tưởng giảng dạy

của mỗi giáo viên. Việc kế thừa và cải tiến một bài giảng sẽ tạo ra một phiên

bản mới của bài giảng. Như vậy, ta có thể hình dung ra sự hình thành một cây

phiên bản của một bài giảng. Khi nhìn một cây phiên bản đó, giáo viên sẽ có

nhiều tư liệu để tham khảo, có cái nhìn đa chiều về một bài giảng và dễ dàng

lựa chọn được phương án phù hợp. Việc phát triển cây phiên bản sẽ khiến cho

tài liệu “sống” mãi theo thời gian.

Bên cạnh đó, học sinh tham gia sẽ cùng tìm hiểu về các DSVH và tham

gia các hoạt động ngoại khóa về DSVH. Các em sẽ tìm hiểu thêm thông tin từ

những người già trong làng, từ ông bà, cha mẹ và sẽ tham gia đóng góp lên

trang web, tất cả các thông tin đóng góp sẽ có ban thẩm định kiểm duyệt. Chỉ

cần mỗi học sinh ở mỗi địa phương trên cả nước đóng góp một vài thông tin

quý báu thì kho tàng thông tin về DSVH sẽ ngày một phong phú, những thông

tin do cộng đồng học sinh đóng góp sẽ mang tính đời thường, gắn với thực tế

nên được các bạn học sinh khác dễ dàng tiếp nhận.

Trên hoạt động ngoại khóa, cộng đồng học sinh sẽ cùng tìm kiếm các ý

tưởng cho các hoạt động về DSVH thêm hiệu quả. Mỗi trường sẽ chia sẻ

35

Page 36: Bao cao 3 11-2015

những hình ảnh, video hoạt động ngoại khóa của mình để các trường khác

tham khảo và góp ý.

Như vậy, phương thức lan truyền thông tin dựa trên công nghệ web đã

giúp gắn kết các cộng đồng trong việc giáo dục thông qua di sản ở trường

trung học hiện nay.

8.3. Giới thiệu website “Mangdisan.edu.vn”8.3.1. Đối tượng sử dụng+ Giáo viên: Được phép tham gia vào tất cả các mục của trang web bao gồm

- Đăng kí tài khoản;

- Đóng góp tài liệu vào mục Bài giảng, Di sản và Hoạt động ngoại khóa;

- Tải tài liệu về máy tính từ mục bài giảng và di sản phục vụ cho việc

chuẩn bị bài giảng có sử dụng di sản và việc nghiên cứu.

+ Học sinh: Được phép tham gia vào mục di sản để tìm hiểu và đóng góp cho

di sản, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa về di sản.

- Đăng kí tài khoản;

- Đóng góp thông tin, tài liệu về di sản được biết từ những người có tuổi

trong làng xã, ông bà, cha mẹ;

- Tải tài liệu về di sản về để học tập, nghiên cứu;

- Tham gia các hoạt động về di sản như tham gia các cuộc thi, tổ chức trò

chơi, tổ chức giờ ngoại khóa hoặc tham khảo để tổ chức ở trường.

+ Thành viên khác: Được phép đăng kí tài khoản và tham gia vào mục di sản,

gồm tải tài liệu về di sản, tham gia đóng góp tài liệu cho mục di sản.

8.3.2. Cấu trúc của trang web

+ Trang chủ

36

Page 37: Bao cao 3 11-2015

Hình 911: Hình ảnh trang chủ của trang web

Hiển thị phần giới thiệu trang web; Tài liệu mới nhất của mục di sản; Bài

giảng mới nhất của mục bài giảng; Tin tức mới liên quan đến DSVH; Hoạt

động mới nhất của học sinh về DSVH; Hiển thị chức năng đăng kí và đăng

nhập; Link đến page facebook của nhóm Dynamic CHV về DSVH; Những

bình luận mới nhất trong diễn đàn di sản; Thống kê trang web;

+ Di sản

Chứa toàn bộ tài liệu về di sản, được phân theo từng loại di sản và từng Tỉnh

37

Page 38: Bao cao 3 11-2015

Hình 10: Hình ảnh mục DI SẢN

+ Bài giảng

Chứa các bài giảng, tư liệu liên quan đến việc đưa di sản vào trong nhà trường.

Hình 1112: Hình ảnh mục BÀI GIẢNG

38

Page 39: Bao cao 3 11-2015

Mỗi bài giảng trong mục này được sắp xếp theo môn học và lớp học và loại bài giảng.

Hình 12: Hình ảnh thông tin bài giảng

Thông tin về mỗi bài giảng bao gồm tên bài giảng, loại tài liệu, môn

học, lớp, thời gian cập nhật, số lượng tải về, số phiên bản, nick người gửi và

số nhận xét.

Mỗi bài giảng trong mục này có thể tồn tại dưới dạng nhiều phiên bản.

Khi chọn vào số phiên bản thì sẽ hiển thị các phiên bản của bài giảng đó.

Giáo viên sẽ chọn xem trước từng phiên bản trước khi muốn tải về.

+ Hoạt động giáo dục

Hiển thị toàn bộ các hoạt động của Club Dynamic CHV về DSVH, các

cuộc thi về di sản, các trò chơi về di sản và các hoạt động ngoại khóa của các

trường về DSVH.

+ Thành viên

Hiển thị các thành viên của trang web, các thành viên có thể liên lạc với

nhau để trao đổi chuyên môn.

+ Diễn đàn di sản

39

Page 40: Bao cao 3 11-2015

Là nơi trao đổi, thảo luận các chủ đề liên quan đến DSVH. Là nơi chia sẻ

những thông tin hữu ích về di sản. Ngoài ra diễn đàn còn là nơi các nhóm học

sinh xây dựng kế hoạch, bàn bạc những hoạt động trải nghiệm di sản.

Hình 1313: Diễn đàn di sản

8.3.3. Các chức năng chính của trang web

+ Chức năng đăng kí sẽ hiện liên khi click vào

Hình 1414: Chức năng đăng kí

40

Page 41: Bao cao 3 11-2015

+ Chức năng đăng nhập sẽ hiện lên khi click vào

Hình 15: Chức năng đăng nhập

+ Trang cá nhân của mỗi tài khoản sẽ hiện lên sau khi đăng nhập và click vào

ở trên thanh công cụ

Hình 16: Trang cá nhân

+ Chức năng đóng góp bài giảng

Sẽ hiện lên khi click vào

41

Page 42: Bao cao 3 11-2015

Hình 17: Chức năng đóng góp bài giảng

+ Chức năng tải bài giảng

Click vào

Hình 18: Chức năng tải bài giảng

+ Chức năng đóng góp di sản

Chọn nút đóng góp di sản ở ngay trên thanh banner

42

Page 43: Bao cao 3 11-2015

Hình 19: Chức năng đóng góp di sản

+ Chức năng xem trước bài giảng

Hình 20: Chức năng xem trước bài giảng

+ Chức năng cây phiên bản của bài giảng

43

Page 44: Bao cao 3 11-2015

Hình 2115: Chức năng cây phiên bản

Hình 2216: Ví dụ một bài giảng có 2 phiên bản

+ Chức năng bình luận dưới mỗi bài giảng

44

Page 45: Bao cao 3 11-2015

Hình 23: Chức năng bình luận dưới mỗi bài giảng

8.3.4. Hoạt động ngoại khóa (Club Dynamic Teen CHV)Tổng quan

“CLUB DYNAMIC TEEN CHV” là một club do học sinh và Đoàn

TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Chuyên Hùng Vương phối hợp thực hiện

để năng cao nhận thức và trách nhiệm của học sinh học việc bảo tồn và phát

huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động tình nguyện ở các di sản văn hóa

địa phương.

Hình 24: Biểu tượng của Club Dynamic Teen CHV

Trên trang web mangdisan.edu.vn có đăng tải các thông tin và hoạt động

của club.

Hoạt động của Club

45

Page 46: Bao cao 3 11-2015

Hình 25: Thẻ thành viên của Club Dynamic Teen CHV

Các hoạt động chính của nhóm:

+ Tìm hiểu về những di sản địa phương nơi sinh sống và viết thành báo

cáo tổng hợp và đóng góp lên trang web mangdisan.edu.v.

+ Tuyên truyền với các bạn học sinh trong và ngoài trường và trong khu

vực dân cư về ý nghĩa của việc bảo vệ, chăm sóc di sản văn hóa.

+ Lên lịch tổ chức cho các thành viên chăm sóc các di sản khu vực Việt

Trì như lau chùi, sới cỏ, quét rác.

+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử văn hóa dưới dạng bài thi trắc

nghiệm, hùng biện.

+ Hướng dẫn và thuyết minh được các di sản khu vực Việt Trì để có thể

đưa các Đoàn thanh niên của các trường trong và ngoài tỉnh đi thăm quan, từ

đó tăng cường hoạt động giao lưu.

+ Hỗ trợ các thầy cô giáo trong việc lựa chọn, tìm hiểu tư liệu về DSVH

phục vụ cho việc lồng ghép di sản vào các bài giảng.

Một số hình ảnh hoạt động của CLUB

- Phát thư ngỏ và phát động phong trào trong toàn trường để thu hút học

sinh tham gia CLUB.

46

Page 47: Bao cao 3 11-2015

47

Page 48: Bao cao 3 11-2015

- Ngày 23 tháng 10 tổ chức hoạt động dọn vệ sinh quanh khu vực di tích

Đền Thiên Cổ (Đền Vũ Thê Lang)

48

Page 49: Bao cao 3 11-2015

49

Page 50: Bao cao 3 11-2015

50

Page 51: Bao cao 3 11-2015

- Ngày 15-10-2015 tổ chức thăm và tìm hiểu khu di tích lịch sử Đền Hùng

- Ngày 22/11/2015, Đội tuyển dự thi chọn HSG Quốc Gia Tỉnh Phú Thọ tìm hiểu và làm lễ tại đền Lăng Sương, Thanh Thủy, Phú Thọ

51

Page 52: Bao cao 3 11-2015

-Sử dụng hình ảnh của web trong dạy học ở một số bộ môn trong nhà trường

52

Page 53: Bao cao 3 11-2015

9. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

9.1. Kết luậnNhóm làm Đề tài đã nghiên cứu những chủ trương, kế hoạch của các

cấp trong việc đưa DSVH vào dạy học và trong việc bảo tồn và phát huy giá

trị của DSVH. Chúng tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu được thực trạng của việc

đưa DSVH vào dạy học, đó là những khó khăn của giáo viên trong việc đưa

DSVH vào dạy học và thu thập được những ý kiến của giáo viên trong việc

phát triển website mangdisan.edu.vn hỗ trợ cho việc dạy học có sử dụng

DSVH.

Qua điều tra một số học sinh cũng cho chúng tôi thấy được thực trạng

của sự hiểu biết về DSVH. Kết quả cho thấy giới trẻ vẫn còn đang thờ ơ với

văn hóa truyền thống và cụ thể là thờ ơ với DSVH ngay chính trong địa

phương mà mình sinh sống. Nguyên nhân cũng được lý giải bởi sự tác động

mạnh mẽ trang mạng xã hội, game và một căn bệnh xã hội “vô cảm” của học

sinh.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong

việc giáo dục thông qua di sản. Phát triển website mangdisan.edu.vn đã phát

huy thế mạnh của CNTT nhằm phát huy vai trò của cộng đồng trong việc giáo

dục thông qua di sản ở trường trung học.

Việc sử dụng công nghệ hiện đại là web có thể lưu trữ tư liệu liên quan

đến DSVH một cách lâu dài, phát huy nét truyền thống trong việc bảo tồn và

phát huy giá trị của DSVH. Website Mangdisan.edu.vn nhằm hỗ trợ cho việc

giáo dục di sản và giáo dục thông qua di sản trong nhà trường, một công cụ

mà hiện tại vẫn chưa phổ biến cho ngành giáo dục trong việc đưa DSVH vào

trong nhà trường hiện nay.

Website đã giải quyết được một số khó khăn của giáo viên đã đề cập

trong phần khảo sát trước khi tiến hành nghiên cứu đề tài như ít tài liệu tham

khảo, tài liệu về di sản chưa tập trung, chưa có bài giảng của giáo viên khác

về việc dạy học có sử dụng di sản chia sẻ trên mạng để tham khảo, tiết kiệm

53

Page 54: Bao cao 3 11-2015

được thời gian chuẩn bị bài giảng từ việc tham khảo bài giảng của giáo viên

khác.

Trên website này, cộng đồng giáo viên có thể tham gia chia sẻ những bài

giảng, tư liệu về dạy học có sử dụng DSVH mà không phụ thuộc vào không

gian và thời gian.

Chức năng nổi trội của mục bài giảng trên website mangdisan.edu.vn là

mỗi bài giảng có thể tồn tại dưới dạng nhiều phiên bản và tạo ra một cây

phiên bản. Từ cây phiên bản này, giáo viên dễ dàng lựa chọn được phiên bản

phù hợp với đối tượng học sinh cũng như ý tưởng sư phạm. Sau khi tải một

bài giảng về và chỉnh sửa theo ý của mình thì giáo viên đó đã tạo ra một phiên

bản mới cho bài giảng, việc tiếp tục chia sẻ phiên bản mới này sẽ làm cho cây

phiên bản thêm phong phú. Điều này sẽ là động lực cho giáo viên hứng thú

với việc ngày một hoàn thiện chất lượng bài giảng để phiên bản của mình

được nhiều người tham khảo nhất. Từ đó chất lượng bài giảng sẽ ngày được

cải thiện.

Học sinh tham gia trên website “mangdisan.edu.vn” không phụ thuộc

vào vị trí địa lý để có thể cùng tham gia tìm hiểu về DSVH, cùng đóng góp

những thông tin bổ ích về những DSVH địa phương. Chính các em học sinh

sẽ chung tay tạo ra kho tư liệu, trò chơi và các hoạt động ngoại khóa về di sản

dành cho chính các em. Các bạn học sinh sẽ có cơ hội tìm hiểu nguồn gốc của

di sản đặc biệt là những di sản địa phương, nguồn gốc của sự hình thành cấu

trúc di sản, sự phát triển của di sản qua thời gian và ý nghĩa của di sản.

Một mạng di sản gắn kết với học sinh, giáo viên và cộng đồng dân cư

nơi học sinh và giáo viên sinh sống sẽ thôi thúc mỗi giáo viên và học sinh tìm

hiểu thêm những thông tin bổ sung, những thông tin “thêm” về di sản ngay

trong chính dân gian, đóng góp cho một mạng di sản ngày càng phong phú,

điều đó sẽ đem lại niềm vui, sự phấn khởi, kích thích tính tò mò, ham hiểu

biết của cả thầy và trò.

54

Page 55: Bao cao 3 11-2015

Việc ứng dụng CNTT để huy động sự đóng góp tham gia của cộng

đồng vào dạy học với DSVH sẽ làm cho học sinh tiếp cận với thực tiễn hơn,

điều này đúng theo chủ trương giáo dục mở với sự tham gia của cha mẹ và

cộng đồng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tạo ra một phương thức lưu truyền mới về DSVH: Đó là sự kết hợp

giữa thế mạnh của CNTT và phương thức “truyền miệng” qua dân gian chỉ

qua làng xã theo văn hóa truyền thống. Phương thức lưu truyền mới này

không chỉ hỗ trợ cho cho việc bảo tồn, phát huy, phổ biến và lưu truyền

DSVH đúng như theo quy luật tự nhiên của nó mà còn đạt được mục đích cho

việc dạy và học với DSVH.

9.2. Kiến nghị, đề xuấtĐể Đề tài được ứng dụng, triển khai trên diện rộng và thực sự hữu ích

với giáo viên và học sinh, chúng tôi kính đề nghị Sở GD&ĐT cho phép

website mangdisan.edu.vn trở thành một sản phẩm của ngành giáo dục, là tài

liệu giảng dạy, học tập chính thức của giáo viên và học sinh trong tỉnh Phú

Thọ. Các phòng ban liên quan sẽ giới thiệu website đến toàn thể các trường

THCS và THPT trên địa bàn tỉnh. Điều này sẽ thu hút sự tham gia của đông

đảo các giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh.

Sở GD&ĐT thành lập Hội đồng đánh giá chất lượng các tài liệu, bài

giảng được thiết lập, chia sẻ trên web mangdisan.edu.vn, bao gồm các nhà

lịch sử, khoa học về DSVH, giáo viên cốt cán của các môn Lịch Sử, Địa lý,

Âm nhạc để mỗi tư liệu đưa lên website đều đảm bảo tính chính xác, khoa

học.

55

Page 56: Bao cao 3 11-2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngày 17/10/2003 của

UNESCO;

2. Các di tích Quốc gia đã được xếp hạng- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du

lịch;

3. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, mã số B2004-34-03, nghiệp vụ quản lý

trường phổ thông;

4. Đưa giáo dục di sản vào nhà trường Việt Nam- tài liệu của UNESCO và

Bộ Giáo dục và đào tạo- tháng 7/2012;

5. Hiến chương về bảo vệ và quản lý di sản văn hóa dưới của Đại hội đồng

KOMOS lần thứ 1ở Sofia tháng 10/1996 phê chuẩn;

6. Luật Di sản văn hóa năm 2001;

7. Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009;

8. Luật Giáo dục năm 2005;

9. Luật Công nghệ thông tin;

10.Nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ về quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Công nghệ thông tin;

11.Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ về quy định

chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

12.Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý,

cung cấp, sử dụng dịch vụ intrenetvà thông tin trên mạng;

13.Ngô Đức Thịnh. GSTS: Mấy nhận thức về Lễ hội cổ truyền - 5/2012;

14.Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó Chủ tịch nước: “Nghiên cứu đề xuất các

giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông”

năm 2013;

15.Nguyễn Thị Hồng Thái : “Outils de partage en ligne des ressources pour

l’enseignement” – 7/2012.

16.Văn kiện Hội nghị lần thứ hai, BCH TW Đảng khóa VIII;56

Page 57: Bao cao 3 11-2015

17.Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm

2020;

18.Quyết định số 05/2003/QĐ- BVHTT ngày 6/2/2003 của Bộ Văn hóa

Thông tin về ban hành Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch

sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.

19.Tài liệu BDTX-ND II: sử dụng DSVH trong dạy và học và tổ chức các

hoạt động giáo dục ở trường THPT năm học 2013-2014;

20.Thông tư số 10/2010/TT-BTTTT ngày 15/7/2010 của Bộ Thông tin

truyền thông về hướng dẫn thi hành Nghị định 28/2009/NĐ-CP;

21.Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin truyền thông về quản

lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã

hội.

57

Page 58: Bao cao 3 11-2015

PHỤ LỤC

1. Phiếu điều tra giáo viên

Họ và tên giáo viên :..............................................................................

Môn giảng dạy:....................................Email:.........................................

Trường:....................................................................................................

Câu 1: Thầy (cô) có thấy việc sử dụng DSVH trong dạy học là cần thiết hay

không?

A. Có B. Không

Câu 2: Thầy (cô) đã sử dụng DSVH trong dạy học chưa?

A. Đã sử dụng B. Chưa bao giờ

Câu 3: Theo ý kiến của thầy (cô) giáo viên sẽ gặp những khó khăn gì trong

việc chuẩn bị bài dạy có sử dụng DSVH? (Có thể lựa chọn nhiều đáp án)

A. Thông tin về các DSVH chưa tập trung ở một trang web mà cần phải tìm ở

nhiều trang web

B. Khi tìm kiếm thông tin thì có những thông tin phải xác định tính xác thực

C. Chưa có những bài soạn của đồng nghiệp chia sẻ trên mạng để tham khảo

C. Ý kiến khác

.............................................................................................................................

Câu 4: Theo ý kiến của thầy (cô) giáo viên sẽ gặp những khó khăn gì trong

tiết dạy với học sinh có sử dụng DSVH? (có thể lựa chọn nhiều đáp án)

A. Có những DSVH không có ở địa phương nên phải dạy qua hình ảnh, video

clip

B. Nếu địa phương có DSVH nhưng việc dạy học có sử dụng DSVH không

thể tiến hành trong 1 tiết mà phải là một buổi học ngoài giờ lên lớp

58

Page 59: Bao cao 3 11-2015

C. Chưa có những bài giảng của đồng nghiệp dạy học có sử dụng DSVH để

tham khảo?

D. Ý kiến khác

.............................................................................................................................

Câu 5: Thầy (cô) mong muốn gì về một kho dữ liệu về DSVH trong dạy và

học? (Nội dung, các chức năng)

HẾT

59

Page 60: Bao cao 3 11-2015

2. Phiếu điều tra học sinh

Học sinh lớp:……………………………………………………………………Trường:………………………………………………………………………..Huyện, Tỉnh:…………………………………………………………………..

Câu 1: Khu di tích lịch sử Đền Hùng được xếp hạng là di tích gì?A. Di tích kiến trúc Quốc gia.B. Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.

C. Di tích lịch sử Quốc gia.D. Di tích kiến trúc quốc gia đặc biệt

Câu 2: Tượng đài chiến thắng Sông lô thuộc huyện nào của tỉnh Phú Thọ?A.Lâm Thao

B. Đoan HùngC.Hạ Hòa

D. Phù Ninh

Câu 3: Năm 2011, di sản văn hóa nào ở Phú Thọ được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại? A. Hát Xoan B. Lễ Hội Đền Mẫu Âu Cơ (Hạ Hòa) C. Hội Phết Hiền Quan (Tam nông) D. Nghề làm nón lá Sai Nga (Cẩm Khê)Câu 4: Di sản văn hóa Việt Nam được chia thành hai loại: A. Vật thể và phi vật thể B. Vật thể và phong tục tập quán C. Phi vật thể và Di tích lịch sử văn hóa D. Di sản địa phương và di sản quốc giaCâu 5: Di sản văn hóa vật thể bao gồm: Di vật, cổ vật, bảo vật, danh lam thắng cảnh và… A. Lễ hội truyền thống B. Nghề thủ công truyền thống C. Di tích lịch sử - văn hóa D. Tập quán xã hội

60

Page 61: Bao cao 3 11-2015

Câu 6: Năm 1954, Bác Hồ đến thăm Đền Hùng và căn dặn ’’Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước’’, Bác nói tại đâu?

A. Đền Trung;B. Đền Hạ;C. Đền Thượng;D. Đền Giếng;

Câu 7 : Tỉnh Quảng Nam có 02 trong 05 Di sản văn hóa vật thể được UNESCO ghi danh vào danh mục di sản văn hóa của nhân loại đó là: A. Thành nhà Hồ và Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long B. Công trình kiến trúc cố đô Huế và Khu phố cổ Hội An C. Khu phố cổ Hội An và Khu di tích Tháp Chàm - Mỹ Sơn D. Khu di tích Tháp Chàm – Mỹ Sơn và Thành nhà HồCâu 8: Ngày 05/12/2013, tổ chức UNESCO đã công nhận loại hình nghệ thuật nào ở Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại?

A. Nhã nhạc Cung đình HuếB. Lễ hội Thánh GióngC. Đờn ca tài tửD. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Câu 9: Nội dung: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương là của:

A. Cuộc vận động Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục;

B. Phong trào thi đua Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo;C. Phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực;D. Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh;

Câu 10. Năm 2012, di sản văn hóa nào ở Phú Thọ được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại?

A. Lễ Hội Đền HùngB. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng VươngC. Vườn quốc gia Xuân Sơn (Tân Sơn)D. Hát Xoan

61

Page 62: Bao cao 3 11-2015

Câu 11: Em có muốn tìm hiểu về Di sản văn hóa của Việt Nam không?A. CóB. Không

Câu 12: Em muốn có một trang Web để cung cấp thông tin, tư liệu về DSVH không? Em mong chờ những chức năng gì của trang Web này?

HẾT

62