bẢn tin thỊ trƯỜng cao su số 1 –tháng 1/2017 bản tin cao su – gmd corp/r&d dept...

22
I. QUY ĐỊNH - CHÍNH SÁCH II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 1- THTRƯỜNG CAO SU III. NHẬN ĐỊNH DBÁO IV. CÔNG TY TRONG NGÀNH V. KTHUT CÔNG NGHVI. SKIN TIÊU BIU NGÀNH THÁNG 01-02/17 BN TIN THTRƯỜNG CAO SU S1 Tháng 1/2017

Upload: tranmien

Post on 30-Apr-2018

217 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

I. QUY ĐỊNH - CHÍNH

SÁCH

II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 1-

THỊ TRƯỜNG CAO SU

III. NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO

IV. CÔNG TY TRONG

NGÀNH

V. KỸ THUẬT –CÔNG NGHỆ

VI. SỰ KIỆN TIÊU BIỂU

NGÀNH THÁNG 01-02/17

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU

Số 1 –Tháng 1/2017

2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Chủ động vận dụng linh hoạt các giải pháp phù hợp để tiêu thụ cao su

Những tín hiệu tích cực cuối năm 2016 là cơ sở để tin tưởng và hy vọng thị trường tiêu thụ sẽ thuận

lợi và giá bán cao su khởi sắc hơn trong năm 2017.

Xuất khẩu cao su tăng cả về lượng và kim ngạch

Cao su Việt Nam hiện có mặt tại 87 thị trường, trong đó tập trung chủ yếu vào các thị trường:

Trung Quốc (50%), Malaysia (18%), Ấn Độ (17%), Hoa Kỳ (4%), Đức (4%), Hàn Quốc (4%), Đài

Loan (3%)… Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam.

Riêng với các đơn vị thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), trong năm qua đã

mở rộng thị trường tiêu thụ sang Ấn Độ, Nhật Bản. Cơ cấu chủng loại sản phẩm cũng cân bằng, phù

hợp với thị trường tiêu thụ so với các năm trước: SVR 3L (26%), SVR 10 (19%), cao su hỗn hợp

(18%), RSS 3 (6%), Latex (6%), SVR CV60 (5%), SVR CV50 (2%), SVR 20 (1%), các chủng loại

khác 17%.

Năm 2016,Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tham gia hỗ trợ Hiệp hội Cao su Việt

Nam (VRA) xây dựng thương hiệu ngành cao su Việt Nam và tăng cường các hoạt động xúc tiến

thương mại nhằm tạo điều kiện cho các thành viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tiềm năng.

Đồng thời, tiếp tục kiến nghị các cơ quan Nhà nước áp dụng các chính sách thuế và ưu đãi đầu tư để

ngành cao su có điều kiện thông thoáng về sản xuất và XK. Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp

trước mắt, về lâu dài còn cần những phương án đồng bộ ở cả tầm vĩ mô và sự nỗ lực của các doanh

nghiệp trong và ngoài nước.

Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ cao su

Trước bối cảnh thị trường tiêu thụ cao su năm 2017 còn diễn biến khó lường, để mở rộng thị trường

tiêu thụ và hỗ trợ các thành viên tìm kiếm khách hàng, VRG sẽ tập trung củng cố hệ thống quản lý

chất lượng trong toàn Tập đoàn, đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu

của thị trường. VRG tiếp tục phát triển thị trường nội địa từ 30% đến 50%.

QUY ĐỊNH - CHÍNH SÁCH I

3 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Trong công tác điều hành, VRG sẽ ban hành giá sàn kịp thời với diễn biến của thị trường. Đồng

thời, nâng cao công tác cập nhật thông tin, nghiên cứu thị trường để làm cơ sở cho các hoạt động

ban hành giá sàn, có chính sách thu mua cao su tiểu điền linh hoạt để tạo thuận lợi cho các thành

viên.

VRG thực hiện lộ trình chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở phân tích

nhu cầu của khách hàng và lợi thế sản xuất của đơn vị cũng như hiệu quả kinh tế để vừa duy trì thị

trường XK vừa hướng đến phát triển thị trường nội địa. Tăng cường XK chính ngạch sang Trung

Quốc và các thị trường khác.

Cùng với đó, tiếp tục triệt để giảm giá thành và tiết kiệm chi phí nhưng luôn đảm bảo chất lượng

sản phẩm và uy tín thương mại của đơn vị. Tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và

xây dựng thương hiệu của đơn vị kết hợp với xây dựng thương hiệu toàn ngành cao su Việt Nam.

Gắn nhãn mác riêng cho sản phẩm của đơn vị và sản phẩm gia công.

Bên cạnh đó, các đơn vị cũng cần cân nhắc, thận trọng khi đàm phán ký hợp đồng bán trước theo

giá chuyến với thời gian giao hàng khá dài và cho cao su chưa sản xuất vì khi giá biến động mạnh

có thể dẫn đến thiệt hại cho một trong hai bên.

Một yếu tố cần thiết khác là tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp thông qua VRA và VRG

để có thông tin kịp thời về giá cả, thị trường; hạn chế hiện tượng phá giá, tranh mua tranh bán làm

thiệt hại về doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp và uy tín của ngành cao su Việt Nam.

Hiệp hội Cao su Việt Nam

ừng.

Tháng 1, Việt Nam xuất khẩu 102.000 tấn cao su, giá trị tăng 84,8% so

với cùng kỳ

Tháng 1/20917, khối lượng xuất khẩu cao su của nước ta đạt 102.000 tấn với giá trị đạt 193 triệu

USD, tăng 10,5% về khối lượng và tăng 84,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Giá cao su xuất khẩu năm 2016 đạt 1.333 USD/tấn, giảm 1% so với năm 2015. Trung Quốc và

Malaysia là 2 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong năm 2016, chiếm lần lượt

59,5% và 7,7% thị phần. Năm 2016, giá trị xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc tăng 30%,

thị trường Malaysia giảm 42,5% so với năm 2015.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 1/2017- THỊ TRƯỜNG

II

4 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÍNH CỦA CAO SU VIỆT NAM NĂM 2016

Đơn vị: Lượng = tấn; Giá trị = 1.000 USD

TT Mặt hàng/Tên

nước

2015 2016 % 2016/2015 Thị phần (%)

Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị 2015 2016

Cao su 1,137,369 1,531,469 1,254,248 1,671,713 110.3 109.2 100.0 100.0

1 TRUNG QUỐC 572,616 763,370 743,267 994,098 129.8 130.2 49.8 59.5

2 MALAYSIA 170,200 224,205 101,269 128,863 59.5 57.5 14.6 7.7

3 ẤN ĐỘ 89,303 127,049 86,941 116,651 97.4 91.8 8.3 7.0

4 HÀN QUỐC 29,597 41,997 38,252 53,937 129.2 128.4 2.7 3.2

5 ĐỨC 29,941 42,994 36,060 48,607 120.4 113.1 2.8 2.9

6 HOA KỲ 39,064 48,744 36,114 45,406 92.4 93.2 3.2 2.7

7 ĐÀI LOAN 26,793 39,357 28,118 40,082 104.9 101.8 2.6 2.4

8 THỔ NHĨ KỲ 21,142 27,919 21,877 28,576 103.5 102.4 1.8 1.7

9 TÂY BAN NHA 11,217 15,411 13,527 17,840 120.6 115.8 1.0 1.1

10 NHẬT BẢN 10,573 17,205 11,050 17,084 104.5 99.3 1.1 1.0

Ở chiều ngược lại, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 1/2017 đạt 48 nghìn tấn với giá trị đạt

93 triệu USD, tăng 35,8% về khối lượng và tăng 85,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong năm 2016 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia và

Đài Loan, chiếm 56,9% thị phần. Trong năm 2016, khối lượng và giá trị cao su ở hầu hết các thị

5 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

trường nhập khẩu đều tăng trừ thị trường Nga. Thị trường có tăng trưởng mạnh nhất là thị trường

Trung Quốc (tăng 23,6% về khối lượng và tăng 26,1% về giá trị).

NGUỒN NHẬP KHẨU CHÍNH CỦA CAO SU VIỆT NAM NĂM 2016

Đơn vị: Lượng = tấn; Giá trị = 1.000 USD

Thứ

tự

Mặt hàng/Tên

nước

Năm 2015 Năm 2016 % 2016/2015 Thị phần (%)

Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị 2015 2016

Cao su 390,341 648,128 435,111 689,770 111.5 106.4 100.0 100.0

1 HÀN QUỐC 77,825 129,688 83,249 140,350 107.0 108.2 20.0 20.3

2 NHẬT BẢN 48,093 103,268 51,253 104,170 106.6 100.9 15.9 15.1

3 CAMPUCHIA 59,267 76,930 64,335 83,877 108.6 109.0 11.9 12.2

4 ĐÀI LOAN 34,972 59,502 41,227 64,428 117.9 108.3 9.2 9.3

5 THÁI LAN 32,279 48,352 43,844 60,678 135.8 125.5 7.5 8.8

6 TRUNG QUỐC 19,667 39,510 24,303 49,838 123.6 126.1 6.1 7.2

7 HOA KỲ 7,694 18,731 9,683 20,424 125.9 109.0 2.9 3.0

8 INĐÔNÊXIA 8,347 15,574 10,996 19,509 131.7 125.3 2.4 2.8

9 MALAIXIA 13,831 16,997 17,222 19,090 124.5 112.3 2.6 2.8

10 NGA 10,848 19,032 10,831 15,927 99.8 83.7 2.9 2.3

Nguồn: Thị trường cao su.net

Thái Lan bán 98.000 tấn cao su từ các kho dự trữ chính phủ

Theo ông Titus Suksaard, nhà chức trách thuộc Cơ quan phụ trách ngành cao su Thái Lan cho biết

Thái Lan sẽ bán 98.000 tấn cao su từ các kho dự trữ chính phủ trong phiên đấu giá đầu tiên của năm

2017, dự kiến thu về 187,57 triệu USD.

6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Lượng cao su này được lấy từ 26 kho dự trữ chính phủ, bao gồm cao su khối và cao su mủ tờ. Thái

Lan là nước sản xuất – xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, đang chịu thiệt hại nặng do lũ lớn tại các

tỉnh miền Nam, làm chết 45 người và làm gián đoạn hoạt động cạo mủ.

Giá cao su toàn cầu tăng do lo ngại về tác động của lũ tại miền Nam Thái Lan. Giá cao su Thái Lan

cũng được dự báo tăng trong năm 2017 do nguồn cung cao su bị giảm do lũ. Sau đợt bán này, Thái

Lan vẫn có khoảng 212.000 tấn cao su trong các kho dự trữ chính phủ, giảm từ mức 310.000 tấn

trước đó. Chính quyền quân sự Thái Lan bắt đầu thu mua cao su từ nông dân khi giá bắt đầu giảm

hồi năm 2014. Chính phủ có kế hoạch xả bán toàn bộ phần còn lại của kho dự trữ trong năm 2017.

Theo Reuters

Cao su thiên nhiên – đích ng m mơ i cu ơ

Cách đây không lâu, các nhà đầu cơ Trung

Quốc đã làm nóng các thị trường than cốc và

quặng sắt, và nay họ đang đưa một mặt hàng

khác vào qu đạo này, đẩy giá tăng nhanh

chưa từng thấy trong vòng hơn 1/4 thế k – cao

su.

Các thương gia cho biết các nhà đầu tư Trung

Quốc là nguyên nhân chính đẩy nhu cầu cao su toàn cầu tăng do kỳ vọng ngành ô tô Trung Quốc

7 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

lấy lại tốc độ tăng trưởng như đã từng có, cùng với dự đoán những chương trình kích thích của tân

Tổng thống M Donald Trump sẽ thúc đẩy kinh tế M tăng trưởng nhanh hơn. Hãng sản xuất lốp

xe lớn nhất thế giới, Bridgestone, đã cảnh báo có thể phải tăng giá các sản phẩm lốp xe của họ.

Nhu cầu có thể sẽ còn mạnh hơn nữa khi hoạt động kinh doanh sản xuất ở Trung Quốc trở lại hoàn

toàn bình thường sau Tết cổ truyền. Điều này xảy ra đúng thời điểm các nước sản xuất cao su chủ

chốt ở Đông Nam bước vào mùa sản lượng giảm – trầm trọng hơn do lũ lụt ở Thái Lan gần đây –

khiến cao su thậm chí trở thành mặt hàng nóng nhất trên thị trường hàng hoá thế giới, hơn cả chì

hay th p.

Giá cao su tấm chưa hun khói USS3 tại Nakhon Si Thammarat (Thái Lan) ngày 6/2 đã lên mức cao

nhất trong vòng hơn 4 năm, là 88,77 baht (2,52 USD)/kg.

Giá tham chiếu cao su hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch Tokyo (TOCOM) tuần qua lên mức cao

nhất trong vòng hơn 5 năm, sau khi đã tăng 26% trong tháng 1/2017 và vẫn tiếp tục tăng trong dịp

Tết Nguyên đán – tháng tăng giá mạnh nhất kể từ năm 1990. Điều đó khiến cao su trở thành mặt

hàng thu hút sự quan tâm đặc biệt ở những trung tâm sản xuất mới như Ấn Độ. Giá cao su tại Ấn

Độ vào cuối tháng 1/2017 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng gần 3 năm mà người trồng cao su

nước này vẫn không muốn bán ra vì dự báo giá sẽ còn tăng nữa.

Nhà đầu tư ở Trung Quốc đã thi nhau rót tiền vào cao su trong tháng 1 vừa qua , nhà phân tích

Quan Shu en thuộc văn phòng tại Thượng Hải củatcông ty môi giới Nhật Bản Okachi cho biết.

Nguồn cung đang khan hiếm, nhu cầu từ các doanh nghiệp chế biến cao su tại Trung Quốc mạnh

dần lên, giá chắc chắn sẽ còn tăng hơn nữa , ông Shu en nhận điịnh.

Trong 4 tháng qua, giá cao su đã tăng gấp hơn 2 lần và đặc biệt thu hút những nhà đầu tư giàu có ở

Trung Quốc, rất giống với cách thức họ đã làm với các thị trường than cốc và quặng sắt.

Trong khi hiện vẫn chưa chắc chắn ông Trump sẽ đưa ra những kế hoạch gì để thúc đẩy kinh tế M

thì những chính sách của Trung Quốc đã khá r ràng.

Bắc Kinh mới đây lại đưa ra những chương trình kích thích để thúc đẩy nhu cầu đối với các loại ô

tô nh và thân thiện với môi trường tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới này. Họ cũng đưa ra những

8 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

quy định chặt chẽ hơn về tải trọng mỗi xe tải được vận chuyển, động thái chắc chắn sẽ làm gia tăng

nhu cầu xe tải – và sẽ k o theo nhu cầu lốp ô tô.

Chương trình hỗ trợ tài chính đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường ôtô chạy bằng năng

lượng sạch, từ đó góp phần cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm của Trung Quốc. Chính phủ Trung

Quốc sẽ cắt giảm 10% trợ cấp cho các xe sử dụng năng lượng sạch trong năm nay từ mức của năm

2016, để đến năm 2020 sẽ chấm dứt dần chương trình hỗ trợ tài chính này. Năm 2016, đã có

507.000 chiếc xe sử dụng năng lượng sạch được bán ra tại thị trường đông dân nhất thế giới, tăng

53% so với cùng kỳ năm trước đó.

Chính quyền thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) kế hoạch cấm lưu hành các loại xe có mức khí thải

cao trong phạm vi thành phố này trong năm 2017 trong một nỗ lực nhằm cải thiện tình trạng ô

nhiễm không khí trầm trọng. Theo kế hoạch, khoảng 300.000 xe ô tô các loại có mức khí thải cao

quá mức cho ph p sẽ bị cấm lưu hành trên đường phố Bắc Kinh đến cuối năm 2017.

Trước đó, tháng 11/2016, Cục Bảo vệ Môi trường Bắc Kinh cho biết thành phố này đã cấm lưu

hành 340.000 phương tiện giao thông có lượng khí thải cao trong năm 2016. Và mới đây, đầu tháng

2/2017, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) thông báo 7 nhà sản xuất ôtô

trong nước sẽ không được hưởng tiền trợ cấp bảo vệ môi trường do đã có hành vi gian lận. 7 nhà

sản xuất ôtô này sẽ không được đưa vào danh sách đề cử chính thức các phương tiện được nhận hỗ

trợ tài chính từ nhà nước, qua đó sẽ giúp họ hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Chính phủ Trung Quốc đã mở cuộc điều tra các vụ gian lận để hưởng trợ cấp xanh từ đầu năm

2016, sau khi đã chi khoảng 33 t nhân dân tệ (4,8 t USD) trong thời gian từ năm 2009-2015.

Ngoài yếu tố Trung Quốc, giá cao su tăng còn do một nguyên nhân nữa là lo ngại sản lượng giảm ở

Thái Lan – nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới. Sau khi lũ lụt ảnh hưởng tới khu vực trồng cao

su chính ở nước này, Hiệp hội cao su Thái Lan ướ tính sản lượng sẽ giảm khoảng 7,6% trong năm

2017.

Các nhà xuất khẩu cao su Thái Lan cho biết họ chỉ có hàng dự trữ cho một giai đoạn ngắn. Trong

khi đó, nước này sắp bước vào mùa đông, là mùa cây cao su trút lá và việc thu hoạch mủ gần như bị

ngưng trệ (từ tháng 2 đến tháng 5). Sản lượng của các nước Malaysia và Indonesia cũng sẽ giảm

trong giai đoạn đó vì lý do tương tự.

9 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Mùa đông đang đến gần mà nhu cầu lốp xe từ Trung Quốc rất mạnh, giá chắc chắn sẽ duy trì cao

cho đến tháng 3 hoặc tháng 4 , ông Shinichi Kato, chủ tịch công ty môi giới cao su Shinichi Kato

cho biết.

Giá cao su tăng là tin vui đối với nhiều quốc gia châu . Tại Ấn Độ, ngành cao su dự báo sản lượng

sẽ tăng 15% trong năm 2017/18, mạnh nhất trong vòng 4 năm, khi người trồng cao su nhanh chóng

khôi phục hoạt động khai thác mủ sau giai đoạn b bê vì giá thấp.

Hiệp hội Cao su Ấn Độ cho biết sản lượng cao su trong năm 2016 đạt 493.000 tấn, so với mức sản

lượng 440.000 tấn so với năm 2015, tương đương mức tăng 12,05%. Trong tháng 12/2016, sản

lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ tăng 12% lên 65.000 tấn, so với mức sản lượng 58.000 tấn trong

cùng kỳ năm 2015.

Tuy nhiên, giá tăng gây lo ngại cho các nhà sản xuất lốp xe bởi lợi nhuận sẽ bị giảm sút. Các nhà

sản xuất lốp xe Nhật Bản và Hàn Quốc cảnh báo sẽ chuyển phần đội giá sang cho khách hàng. Tuy

nhiên, giá lốp xe thường tăng sau giá cao su khoảng 2-3 tháng.

H nh Giá cao su tăng 25% từ đầu năm 2017

Vân Chi

Theo Trí thức trẻ

10 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Malaysia sẽ sớm xây dựng đường giao thông cao su

CSVNO – Trong một động thái để tăng nhu cầu cao su, Chính phủ Malaysia sẽ khởi công xây

dựng đường cao su sớm trong năm nay tại một số nơi.

Xây dựng đường giao thông cao su

Mặc dù việc xây dựng một đường cao su sẽ tốn k m thêm 16% so với con đường bình thường

nhưng Bộ Công nghiệp và hàng hóa nước này cho rằng chi phí bảo trì sẽ rẻ hơn nhiều trong thời

gian dài, ngoài ra còn có thể phục vụ nhiều xe tải nặng hơn.

Thủ tướng Malaysia đã yêu cầu các bộ ngành liên quan tích cực triển khai dự án này.

Bằng cách này, chúng tôi muốn nhu cầu cao su của chúng tôi có thể duy trì trong thời gian dài và

không biến động nhiều, , đại diện Bộ Công nghiệp và hàng hóa Malaysia cho biết và nói thêm rằng

việc xây dựng các đường cao su sẽ bắt đầu trong vài tháng tới.

Tạp chí Cao su

Nhật Bản – Thị trường tiềm năng nhưng “khó tính”

CSVN Xuân – Với mặt hàng cao su, Nhật Bản hiện nay là nước tiêu thụ cao su thứ 3 trên thế

giới sau Trung Quốc và Hoa Kỳ, là thị trường khá ổn định nhưng “khó tính” và còn nhiều

tiềm năng để phát triển. Thời gian qua, thông qua các chương tr nh xúc tiến thương mại của

Hiệp hội Cao su VN và Công ty CP Xuất khẩu Cao su VRG Nhật Bản, VRG đã tích cực mở

rộng mối quan hệ hợp tác, xuất khẩu cao su với nước này.

11 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Ông V Văn Thành – Phó Ban Kế

hoạch Đầu tư VRG, Chủ tịch HĐQT

Công ty CP Xuất khẩu Cao su VRG

Nhật Bản (thứ ba, từ phải sang) cùng

với các nhà sản xuất cao su Nhật Bản.

Yêu cầu cao về chất lượng

Hàng năm, Nhật Bản nhập khẩu

khoảng 800 – 900 ngàn tấn cao su thiên

nhiên, chủ yếu các chủng loại cao su

như RSS3 và TSR 20 từ Indonesia và

Thái Lan để sản xuất lốp ô tô và linh

kiện cao su k thuật… Cao su thiên

nhiên VN chiếm t trọng rất thấp, chỉ

đạt 11.000 tấn/năm, khoảng 1,3 – 1,5%

nhu cầu của nước này. Xu hướng tương lai của ngành cao su Nhật Bản là dịch chuyển các nhà máy

sản xuất sản phẩm cao su sang các nước Đông Nam để tiếp cận trực tiếp nguồn nguyên liệu tại

chỗ và lực lượng lao động dồi dào.

Đầu tháng 9/2016, Hiệp hội Cao su VN đã tổ chức Đoàn khảo sát thị trường cao su Nhật Bản. Bà

Trần Thị Thúy Hoa – Trưởng Ban Tư vấn phát triển ngành cao su VN, nhận x t: Thị trường cao su

Nhật Bản có mức tiêu thụ cao và ổn định, nhưng yêu cầu rất cao về chất lượng, thời gian giao hàng

và đảm bảo sản phẩm không gây hại đến môi trường. Để hợp tác lâu dài với đối tác Nhật, doanh

nghiệp VN cần phải có định hướng kinh doanh dài hạn, kiên trì trong bước đầu tạo lập mối quan hệ,

năng lực sản xuất và chất lượng ổn định và luôn uy tín trong kinh doanh; tăng cường xúc tiến và

quảng bá mặt hàng cao su thiên nhiên và các sản phẩm cao su thông qua các hội chợ, triển lãm tại

Nhật Bản, các tổ chức xúc tiến thương mại để tìm kiếm khách hàng .

Xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài

Để mở rộng mối quan hệ hợp tác với Nhật Bản, ngày 2/3/2015, VRG đã thành lập Công ty CP Xuất

khẩu Cao su VRG Nhật Bản để hỗ trợ các công ty thuộc VRG ký kết các đơn hàng xuất khẩu sang

thị trường Nhật Bản, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ… VRG Nhật Bản đã đàm phán, ký kết nhiều hợp đồng

lớn cung cấp cao su thiên nhiên cho hãng sản xuất v xe Sumitomo, Bridgestone (Nhật Bản).

Ông V Văn Thành – Phó Ban Kế hoạch Đầu tư VRG, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất khẩu Cao

su VRG Nhật Bản, cho biết: Lãnh đạo VRG đã quan tâm chỉ đạo quyết liệt trong việc xúc tiến,

phát triển thị trường ở Nhật Bản. Đối với VRG Nhật Bản không chỉ trong năm 2017 và những năm

tiếp theo thì mục tiêu chiến lược vẫn luôn tìm đến những khách hàng có nhu cầu tiêu thụ ổn định,

khách hàng trực tiếp là những hãng v xe lớn trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản. Ví dụ như ở thị

trường Nhật Bản: Hãng Bridgestone hàng năm có sức tiêu thụ trên 1 triệu tấn cao su các loại; Hãng

Sumitomo tiêu thụ 350.000 – 400.000 tấn/năm… Với hơn 1 năm xúc tiến, xây dựng và phát triển

thị trường tại Nhật Bản, thì bây giờ tôi có thể khẳng định cơ hội mở ra rất nhiều cho các doanh

nghiệp cao su VN .

12 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Đối với thị trường tiêu thụ cao su phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố như tốc độ tăng trưởng của

nền kinh tế thế giới, cung – cầu của ngành công nghiệp và dịch vụ, tiêu dùng… Đối với thị trường

Nhật Bản và các Hãng v xe tên tuổi trên thế giới mọi người đều biết đến với 2 từ đó là khó tính ,

chính vì vậy, các đơn vị không chỉ giữ mối quan hệ hợp tác bền vững mà còn tích cực nâng cao chất

lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng – Phó TGĐ VRG Lê Xuân Hòe cho biết.

Ngọc Cẩm

Tạp chí Cao su

Giá dầu mỏ “nóng” sẽ làm giá cao su “ấm”

Việc Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) thống nhất sẽ giới hạn sản lượng ở mức 32,5

triệu thùng/ngày, giảm 1,2 triệu thùng so với mức sản lượng cuối năm 2016, được các chuyên gia

dự báo sẽ làm giá dầu m tăng, k o theo giá cao su thiên nhiên ấm lên trong năm 2017.

Giá dầu m tăng, dự báo sẽ k o giá cao su thiên

nhiên tăng trong năm 2017.

OPEC giảm sản lượng khai thác dầu mỏ

Theo sự thống nhất tại cuộc họp ở o ngày

30/11/2016, lần đầu tiên sau 8 năm, các thành viên

OPEC đưa ra quyết định lịch sử cắt giảm sản lượng

dầu thô 1,2 triệu thùng/ngày, kể từ tháng 1/2017.

Th a thuận này k o dài 6 tháng và có điều khoản gia hạn thêm 6 tháng.

Ngoài OPEC, các quốc gia khác cũng tuyên bố sẽ hợp tác và dự kiến cắt giảm sản lượng đi 600.000

thùng/ngày. Nga, quốc gia sản xuất dầu m số 1 thế giới ngoài OPEC, cho biết họ sẽ cắt giảm sản

lượng đi 300.000 thùng/ngày. Thông tin này ngay lập tức tác động đến thị trường dầu m , giá dầu

tăng lên trên 52 USD/thùng trong tháng 12/2016.

NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO III

13 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Theo phân tích của các chuyên gia, việc những th a thuận như thế này có tác dụng hay không phụ

thuộc nhiều vào việc thực thi cam kết của các thành viên. Lịch sử cho thấy thành viên OPEC

thường phá vỡ cam kết – tiếp tục

Dự báo thị trường dầu m và cao su thiên nhiên năm 2017: bơm dầu thay vì cắt giảm như đã hứa –

và khiến cho toàn bộ th a thuận bị đổ bể.

Theo nhận định của các chuyên gia Oxford Economics (Anh), thì nhu cầu dầu thô trên toàn cầu

hiện thời là thấp, nên việc cắt nguồn cung cũng không thể đẩy giá dầu qua ngưỡng 60 USD/thùng, ít

nhất là cho đến cuối năm 2018.

Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo Triển vọng các thị trường hàng hóa công bố cuối tháng

11/2016, dự báo giá dầu thô năm 2017 sẽ đạt bình quân 55 USD/thùng.

Về phía Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cho rằng vào năm 2017, nhu cầu dầu thô toàn cầu sẽ

tăng thêm 1,3 triệu thùng/ngày – bằng với tốc độ năm 2016, để đạt con số 97,4 triệu thùng/ngày.

Sản lượng của các quốc gia không thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu m (OPEC) tăng khiêm

tốn 200.000 thùng/ngày. Vì mức tăng trưởng trong nhu cầu vượt quá nguồn cung từ các nước

ngoài OPEC, dầu thô OPEC sẽ có nhu cầu cao hơn. OPEC phải cung cấp được trung bình 33,5 triệu

thùng/ngày trong năm tới, tức hơn 900.000 thùng/ngày so với mức 32,6 triệu thùng/ngày trong năm

2016.

Thị trường cao su “ấm” dần

Giá bán mủ cao su thiên nhiên đang có dấu hiệu hồi phục sau một thời gian dài nằm trong xu

hướng giảm. Giá XK cũng đã khởi sắc bắt nguồn từ việc giá dầu m đang nhích lên, nhu cầu của

các nước tiêu thụ cao su lớn trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ… đang tăng.

Năm 2017, thị trường tiêu thụ cao su được dự báo sẽ tăng hơn năm 2016 nhưng có tốc độ chậm.

Thứ nhất, nguồn cung cao su thế giới được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2017 do các quốc gia

sản xuất cao su lớn trên thế giới đã có những chính sách kìm hãm sản lượng. Thái Lan đang áp

dụng chính sách giảm diện tích trồng cao su và hạn chế cạo mủ. Nông dân Ấn Độ và Indonesia

cũng đang chặt cây cao su để trồng cây khác hoặc bán gỗ cao su để bù đắp thu nhập khi giá cao su

liên tục ở mức thấp.

14 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Thứ hai, các nước sản xuất cao su tự nhiên lớn trên thế giới đã liên kết, quản lý nguồn cung cân đối

phù hợp với nhu cầu thị trường để đảm bảo lợi nhuận cho nông dân và các tác nhân khác trong

ngành cao su. Thứ ba, ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Trung Quốc đang phục hồi sẽ có tác

động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ cao su trên thế giới. Thứ tư, tồn kho cao su thế giới đã giảm

đáng kể.

Theo dự đoán trong ngắn hạn đầu năm 2017, giá cao su thiên nhiên được cải thiện do cung giảm, có

thể đạt trên 1.800 USD/tấn. Trong dài hạn, giá cao su được dự báo phục hồi dần và trở về mức trên

2.000 USD/tấn từ năm 2025 trở đi. Tuy nhiên, giá cao su thiên nhiên còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều

yếu tố như tình hình phát triển kinh tế thế giới, giá dầu thô, đầu cơ của một số qu tài chính, xu

hướng giá của những hàng hóa chủ lực khác, giá đồng đôla M , biến động chính trị của một số

nước… Do vậy, cần theo d i và cập nhật thường xuyên tình hình thị trường cung cầu cao su cùng

với các yếu tố liên quan để giảm rủi ro về giá.

Thị trường cao su.net

Cao su Việt Nam tăng chế biến sâu để giảm xuất thô

Hội nghị tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2016 và giao kế hoạch năm 2017 của Tập

đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được tổ chức ngày 10/01/2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tham dự tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đánh giá cao những kết quả

mà VRG đã đạt được trong năm 2016.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ

Trương Hòa Bình phát biểu tại Hội nghị.

Ảnh: Thanh Vũ – TTXVN

CÔNG TY TRONG NGÀNH IV

15 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Tuy nhiên, để ngành cao su phát triển bền vững trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị VRG

cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa Công ty mẹ Tập đoàn và các công ty con cũng như các đơn vị sự

nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trao Huân

chương Lao động hạng Nhất cho các tập thể thuộc Tập đoàn Công

nghiệp Cao su Việt Nam. Ảnh: Thanh Vũ – TTXVN

Đồng thời, tiếp tục thoái vốn ở một số công ty ngoài ngành chính; sắp xếp lại cổ đông ở các công ty

thuộc ngành chính (theo Nghị định 91 và Luật Doanh nghiệp 2014).

Cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khai thác, mở thêm thị trường mới, đặc biệt

là tăng cường t lệ bán cho các đơn vị trực tiếp sản xuất cả trong và ngoài nước,ngành cao su cần có

giải pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.

Để nâng cao giá trị của ngành cao su, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng lưu ý VRG cần tăng

cường hơn nữa việc chế biến các sản phẩm công nghiệp cao su, gỗ cao su nhằm giảm xuất thô.

Các công ty chế biến gỗ xem x t việc tăng lượng gỗ gh p tấm để thuận tiện hơn và tăng giá trị trong

xuất khẩu; các nhà máy MDF tận dụng thời cơ giá nguyên liệu giảm để khai thác hết công suất,

giảm t lệ phế phẩm để tăng hiệu quả và gia tăng thị phần.

Theo ông Trần Ngọc Thuận, Tổng Giám đốc VRG, năm 2016 là năm khó khăn nhất của ngành

nông nghiệp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Riêng ngành cao su còn chịu tác động lớn do nguồn cung cao su thế giới khá cao, giá cao su thiên

nhiên còn trên đà suy giảm, giá dầu m có nhiều biến động…

Tuy nhiên, do đã nhận định, dự báo trước những tình hình trên, nên ngay từ đầu năm 2016, Ban

lãnh đạo VRG đã chủ động đề ra các định hướng, giải pháp phù hợp trong điều hành, quản lý.

Đặc biệt, năm 2016, VRG đã tập trung vào tái cơ cấu ngành. Cụ thể, triệt để tiết giảm suất đầu tư

theo vùng miền; tập trung xen canh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất; tiết giảm chi phí để giảm

giá thành; tái cơ cấu lao động kết hợp với điều chỉnh chế độ khai thác mủ; tăng cường ứng dụng

tiến bộ khoa học k thuật và cơ giới hóa vào sản xuất; tập trung nâng cao chất lượng vườn cây…

16 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Nhờ những biện pháp này đã góp phần nâng tổng doanh thu của VRG trong năm 2016 tăng 14,4%

so với kế hoạch, ước đạt 15.401 t đồng.

Tổng lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 2.366 t đồng, tăng 51% so với kế hoạch; trong đó, lợi nhuận

cao su là 378,1 t đồng, lợi nhuận ngành gỗ 418,1 t đồng, lợi nhuận khu công nghiệp 166,3 t

đồng và lợi nhuận khối thủy điện 73 t đồng. VRG nộp ngân sách ước khoảng 1.150 t đồng trong

năm 2016, tăng 39,9% so với kế hoạch.

Mặc dù trong năm 2017 ngành cao su được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là diễn biến khí

hậu ngày càng phức tạp, tuy nhiên, VRG vẫn đặt mục tiêu lợi nhuận dự kiến đạt 4.180 t đồng, tăng

47% so với ước thực hiện 2016.

Xuân vui trên miền vàng tr ng phía B c

Trong thời điểm Tết đến, Xuân về và giá mủ đang trên đà tăng, người lao động các công ty

cao su miền núi phía B c đang rất phấn khởi, hy vọng về một tương lai tươi sáng, nhất là khi

vườn cây đồng loạt đưa vào khai thác, thu nhập từ lương công nhân sẽ tăng, góp phần xóa đói

giảm nghèo, đời sống của đồng bào sẽ ổn định hơn

Từ ngày 12/1 đến 20/1, đoàn công tác của VRG do ông Hứa Ngọc Hiệp – Phó TGĐ VRG làm

trưởng đoàn đến thăm và chúc Tết các Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các đơn vị thành viên các tỉnh miền núi

phía Bắc.

Đoàn công tác VRG chúc Tết TP.Móng Cái.

Năm 2016, sau 8 năm chờ đợi, dòng vàng trắng đầu tiên đã chảy tại Tây Bắc. Cụ thể, Công ty

CPCS Lai Châu mở miệng cạo 70 ha, Công ty CS Sơn La 140 ha và Công ty CPCS Điện Biên 40

ha. Đây là minh chứng cho kết quả bước đầu của chương trình phát triển cao su của VRG tại các

tỉnh miền núi phía Bắc. Là câu trả lời cho những hoài nghi về kết quả dự án và đáp lại sự mong đợi

của đồng bào, chính quyền địa phương. Những tấn mủ đầu tiên mang cả niềm vui của đồng bào địa

phương và cả tâm huyết của tập thể CBCNVC – LĐ miệt mài với dự án.

17 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng vượt khó đi lên

Sau 35 năm thành lập, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng đã trở thành một trong những đơn

vị dẫn đầu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) về hiệu quả sản xuất kinh doanh,

chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và hoàn thành nghĩa vụ ngân sách

nhà nước.

Ông Lê Thanh Hưng (bìa phải), Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng giới thiệu

sản phẩm mới của doanh nghiệp

Vượt qua những khó khăn, Công ty đã khai hoang, trồng mới phủ xanh gần 30.000 ha cao su trên

vùng Dầu Tiếng, Bến Cát; sản phẩm cao su Dầu Tiếng có mặt trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ; và

đã đóng góp doanh thu ngoại tệ đạt 1,2 t USD, nộp ngân sách gần 6 nghìn t đồng – ông Lê Thanh

Hưng, Tổng Giám đốc Công ty cho biết. Đi liền với đó là định hướng sáng suốt thông qua công tác

xác định thị trường trọng điểm và chọn khách hàng truyền thống lâu dài, cũng như luôn đáp ứng

nhu cầu khách hàng thông qua phiếu thăm dò ý kiến và các chuyến viếng thăm, làm việc, đánh giá

để đề ra các biện pháp khắc phục, cải tiến chất lượng dịch vụ, khẳng định vị thế. Nhờ vậy năm

2016, Công ty vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được VRG giao. Cụ thể, chỉ tiêu kế hoạch khai

thác mủ được giao năm 2016 là 26.650 tấn, năng suất bình quân 1,59 tấn/ha. Đến ngày 31/12/2016,

toàn Công ty đã thu hoạch được hơn 26.778 tấn mủ quy khô, đạt 100,48% kế hoạch năm, vượt hơn

128 tấn so kế hoạch, năng suất 1,67 tấn/ha.

Riêng Nông trường Minh Tân đạt năng suất trên 2 tấn/ha. Chỉ tiêu mủ tiểu điền được giao 10.500

tấn, Công ty đã mua được hơn 12.818 tấn đạt trên 122% kế hoạch. Trong năm, Công ty đã chế biến

được hơn 39.143 tấn sản phẩm, đạt 105,37% kế hoạch. Tiêu thụ 39.972 tấn, đạt 108,54% kế hoạch,

trong đó xuất khẩu được 30.049 tấn, đạt 105,19% kế hoạch. Năm 2016 vừa qua, Công ty cũng đã

hợp tác với chuyên gia Ấn Độ, thực hiện chế biến cao su ly tâm tiền lưu hóa và cao su ly tâm không

chứa nilrosnminc (tác nhân gây ung thư). Kết quả đã sản xuất được 4 loại cao su ly tâm mới, thực

hiện khảo sát đặc tính cơ lý của cao su SVR10 sản xuất từ giống RRIV106, RRIV107 có mủ nước

màu sậm đen; Khảo sát tính chất các giống có mủ nước màu xám thuộc dòng vô tính RRIV201,

RRIC121 và IRCA130; thí nghiệm với các hoạt chất mới thay thế cho chất TMTD truyền thống để

sản xuất cao su ly tâm LA...

18 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Từ nay đến năm 2020, Cao su Dầu Tiếng sẽ đẩy mạnh và mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới

công nghệ, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh trong hội nhập

quốc tế gắn với bảo vệ môi trường… Song song với việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử

dụng nguồn nhân lực, Công ty cũng sẽ luôn đảm bảo các chế độ chính sách để chăm lo đời sống cho

người lao động. Hướng mục tiêu vào tăng năng suất, nâng cao t lệ cao su thành phẩm, sản phẩm

đạt tiêu chuẩn nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam

Cao su Tây Ninh lợi nhuận ước đạt 132% kế hoạch

Vượt qua nhiều khó khăn thách thức, Công

ty CP Cao su Tây Ninh (TRC) đã cố gắng

hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch

năm 2016. Lợi nhuận trước thuế ước đạt

hơn 77,4 t đồng, đạt 132% so kế hoạch.

Thu nhập bình quân gần 7 triệu

đồng/người/tháng, cao hơn mức bình quân

chung của Tập đoàn Công nghiệp Cao su

Việt Nam (VRG) gần 1 triệu đồng.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết hoạt động

sản xuất kinh doanh năm 2016 và phương

hướng kế hoạch 2017 tổ chức ngày 11/01/2017, Phó TGĐ VRG Hứa Ngọc Hiệp – Chủ tịch Hội

đồng Quản trị TRC –cho rằng trong bối cảnh Công ty gặp nhiều khó khăn do diễn biến thời tiết

không thuận lợi, dịch bệnh phức tạp, vườn cây già chiếm t lệ lớn, tình trạng biến động lao động,

giá cao su giảm… nhưng tập thể cán bộ CNVC-LĐ Công ty đã nỗ lực không mệt m i, hoàn thành

vượt mức kế hoạch, đó là kết quả đáng biểu dương và trân trọng.

Với 4.718 ha cao su kinh doanh, năm 2016 TRC đã khai thác được 9.050 tấn, đạt 102% kế hoạch

(KH); thu mua cao su tiểu điền 547 tấn; chế biến 11.102 tấn (107% KH); tiêu thụ 10.638 tấn; lợi

nhuận trên tấn sản phẩm mủ hơn 3,5 triệu đồng,cao hơn mức quy định chung của VRG đến 2,5 triệu

đồng/tấn.

Năm 2016, tổng doanh thu của TRC trên 401 t đồng, đạt 104% kế hoạch, tổng lợi nhuận trước

thuế hơn 77,4 t đồng, đạt 132% kế hoạch; nộp ngân sách 31,7 t đồng (đạt 102%); t suất lợi

nhuận trước thuế/vốn điều lệ đạt 25,8% (132% kế hoạch); dự kiến chia cổ tức 10%. Thu nhập bình

quân toàn Công ty ước đạt 6,9 triệu đồng/người/tháng, đạt 116% so với kế hoạch,cao hơn mức bình

quân chung của Tập đoàn gần 1 triệu đồng.

Năm 2017, Công ty phấn đấu khai thác 8.800 tấn mủ, cố gắng đưa năng suất bình quân lên 1,9

tấn/ha; chăm sóc tốt 2.029 ha cao su kiến thiết cơ bản, tái canh trồng mới 538 ha; chế biến 11.800

tấn mủ, tiêu thụ 10.960 tấn; tổng doanh thu trên 469 t đồng; lợi nhuận trước thuế 107 t đồng; thu

nhập bình quân 7 triệu đồng trở lên.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam

19 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

DỰ ÁN CAO SU GEMADEPT TẠI CAMPUCHIA

Hoạt động của Ban quản lý dự án cao su Gemadept trong tháng 1/2017:

+ Hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng

Tiếp tục hoàn thiện tu sửa hệ thống đường xá, cầu, cống cho diện tích trồng mới 2016

Tu bổ hệ thống đường đã sử dụng.

+ Chăm sóc vườn cây cao su các năm

Tiếp tục các công tác tỉa chồi ngang, giẫy c bao lô chống cháy, làm c hàng, phun thuốc

bảo vệ thực vật cho vườn cây trồng mới 2015 và 2016.

Tiến hành cày chăm sóc cho vườn cây.

Đẩy mạnh công tác phòng chống cháy vườn cây cao su các năm.

Tiến hành công tác cắt đọt tạo tán định hình cho vườn cây cao su năm 2013, 2014 & 2015.

20 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Nghiên cứu mới làm tăng sản lượng mủ cao su

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Tài nguyên Bền vững RIKEN (CSRS) ở Nhật Bản

cùng với các cộng sự tại Đại học Sains Maylaysia (USM) đã thành công trong việc giải thích chuỗi

gen đối với cây cao su Hevea brasiliensis, cây cao su bản địa ở Braxin.

Các gen liên quan đến cao su và khả năng

kháng bệnhlà hai yếu tố ảnh hưởng đến sản

lượng mủ.

Trên tạp chí Scientific Reports, nghiên cứu

báo cáo chuỗi gen phác thảo hơn 93% gen

thể hiện và các vùng xác định cụ thể đối

với quá trình sinh trưởng tổng hợp của cây

cao su.

Cao su tự nhiên chảy trong ống dẫn cao su và bảo vệ cây kh i côn trùng khi cây bị thương. Đối với

con người, đây là nguồn tài nguyên quan trọng đối với nhiều ứng dụng công nghiệp bởi một số tính

năng có ích không được tái sản xuất trong cao su tổng hợp. Mặc dù một số tình trạng của cây mà

năng suất cao su của cây này có thể cao hơn cây kia, song nguyên nhân lý giải điều này vẫn chưa

được biết.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi ông Minami Matsui tại RIKEN (CSRS) và Alexander Chong tại

USM đã đặt ra để sắp xếp trình tự và phân tích bộ gen cây cao su Hevea brasiliensis. Thông tin di

truyền có thể h lộ gen nào góp phần vào khả năng cho sản lượng mủ cao. Điều này giúp các nhà

khoa học phát triển các giống cao su năng suất cao hơn.

KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ V

21 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Sau khi sắp xếp chuỗi gen cao su, các nhà nghiên cứu so sánh nó với bộ gen cây khác trong họ

Euphobiaceae, như sắn và cây thầu dầu. Sự so sánh cho thấy khi các cây này chia sẻ một cụm lớn

gồm hơn 12.000 gen họ hàng, gần 200 gen họ hàng là duy nhất đối với cây cao su.

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Tài nguyên Bền vững RIKEN (CSRS) ở Nhật Bản

cùng với các cộng sự tại Đại học Sains Maylaysia (USM) đã thành công trong việc giải thích chuỗi

gen đối với cây cao su Hevea brasiliensis, cây cao su bản địa ở Braxin.

Nhóm nghiên cứu đã quan sát các gen liên quan đến cao su và khả năng kháng bệnh – hai yếu tố

ảnh hưởng đến sản lượng mủ và nhận thấy rằng hai protein có mặt nhiều nhất tạo nên cao su – Yếu

tố độ co giãn cao su và phân tử cao su nh – được giải thích trên một lượng gen lớn được tập trung

trong một vùng nh của bộ gen. Mặc dù các cây nhiệt đới khác cũng thể hiện các protein này nhưng

hơn 8 lần trên các gen khác nhau là duy nhất đối với Hevea brasiliensis. Phân tích biểu hiện gen

(CAGE) – một phương pháp phát triển tại RIKEN – h lộ rằng việc thể hiện các protein này là chi

tiết mô, với biểu hiện lớn hơn 100 lần trong mủ so với lá.

Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, so với các thành viên khác của họ Euphobiaceae, cây cao su

có nhiều gen liên quan đến khả năng kháng bệnh hơn, và các gen này cũng hình thành các cụm bên

trong bộ gen. Phát hiện này sẽ giúp cải thiện sản xuất mủ cao su, cây công nghiệp quan trọng ở

Malaysia. Đối với USM, các nhà khoa học hy vọng tiếp tục làm việc với RIKEN và các đối tác

công nghiệp liên quan để áp dụng kiến thức từ gen đến việc sản xuất cao su tốt hơn.

Thị trường cao su.net

Tháng 01 năm 2017

9th India Rubber Expo 2017 19 – 21/01/2017 Chennai Trade Centre, Chennai - 600 006, Tamil Nadu, India Contact: Ms. Shirley Abraham Tel: +91 44 4204 5101/5102 Mob: +91 98 4047 9570 Email: [email protected] Website: www.indiarubberexpo.in

SỰ KIỆN NGÀNH THÁNG 01 & 02/2017 VI

22 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Interplastica 2017 24 – 27/01/2017 ZAO EXPOCENTR Exhibition Center, Moscow, Russia Tel: +492 1145 6001 Email: [email protected] Website: www.interplastica.de

Tháng 02 năm 2017

Tire Technology Expo & Conference 2017 14 – 16/02/2017 Deutsche Messe, Hannover, Germany Contact: Colin Scott, UKIP Media & Events Tel: +44 13 0674 3744 Fax: +44 13 0687 7411 Email: [email protected] Website: www.tiretechnology-expo.com

RUBEXPO 2017 22 – 24/02/2017 SECC, Ho Chi Minh City, Viet Nam Organizer: Enterprising Fairs (India) Pvt. Ltd Tel: +91 97890 95248 Email: [email protected] Website: www.rubexpo.com/vietnam/