bản tin số 01/2016

15
TBT QUẢNG NGÃI THÔNG BÁO HỎI ĐÁP VỀ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG VÀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI TỈNH QUẢNG NGÃI BẢN TIN TBT QUẢNG NGÃI Địa chỉ: 544 Quang trung, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi - ĐT: 055.3718134 – 2240763; FAX: 055.3718135; Email: [email protected] Chuyên mục: Thông báo của một số nước thành viên WTO THÔNG BÁO TỪ ISRAEL VỀ THẢM DỆT Ngày 9/02/2016, Israrel ra thông báo Dự thảo tiêu chuẩn sửa đổi cho thảm dệt và các sản phẩm dệt dùng để trải sàn khác. Nội dung Dự thảo: Sửa đổi tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng SI 636, SI 636.1, SI 636.2 liên quan đến thảm dệt. Sự khác nhau cơ bản giữa tiêu chuẩn cũ và dự thảo tiêu chuẩn sửa đổi là: giảm bớt các thông tin yêu cầu cần thiết để đánh giá chất lượng sản phẩm, thay đổi yêu cầu về chống mài mòn thành yêu cầu khác dựa trên phương pháp thử mới hơn. Thời hạn đóng góp ý kiến: 9/4/2016. Thông tin chi tiết xem tại: http://www.economy.gov.il/standartization/WTO_TBT/ISR_Text/SI636_Dec14.pdf THÔNG BÁO CỦA ẤN ĐỘ THỰC PHẨM NHẬP KHẨU Ngày 15/2/2016, Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm của Ấn Độ (FSSAI) đã ra thông báo Dự thảo quy định tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm (thực phẩm nhập khẩu) năm 2016. Nội dung Dự thảo: Dự thảo quy định tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm (thực phẩm nhập khẩu), những quy định chi tiết đối với thực phẩm nhập khẩu. Mục đích Dự thảo: An toàn thực phẩm Thời hạn đóng góp ý kiến: 15/4/2016. Thông tin chi tiết xem tại :http://www.fssai.gov.in/Portals/0/Pdf/Notice_Comments__WTO_TBT_Food_Import_Reg ulation.pdf Trong số này: Thông báo của một số nước thành viên WTO Văn bản Quy phạm pháp luật mới ban hành Danh mục các thông báo nhận trong tháng 01-02/2016 Các tiêu chuẩn quy chuẩn mới ban hành Quảng Ngãi phấn đấu đến ngày 01/6/2016, toàn tỉnh đạt 100% cửa hàng bán lẻ xăng dầu bán xăng E5 Công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi Doanh nghiệp Quảng Ngãi: Hướng mạnh đến xuất khẩu Kể từ ngày 08/01/2016, bắc buộc ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn Thu hồi ấm siêu tốc Trung Quốc chứa chất cấm gây hại; đồ chơi Trung Quốc chứa hóa chất gây vô sinh VAFOST: Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh công tác an toàn thực phẩm Liên minh châu Âu và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) Hỏi – đáp về nhãn hàng hóa đóng gói sẵn. Tháng 2/2016 S: 01/2016 Hình minh họa

Upload: hoangque

Post on 29-Jan-2017

235 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bản tin số 01/2016

TTBBTT QQUUẢẢNNGG NNGGÃÃII

TTHHÔÔNNGG BBÁÁOO HHỎỎII ĐĐÁÁPP VVỀỀ TTIIÊÊUU CCHHUUẨẨNN ĐĐOO LLƯƯỜỜNNGG CCHHẤẤTT LLƯƯỢỢNNGG VVÀÀ

HHÀÀNNGG RRÀÀOO KKỸỸ TTHHUUẬẬTT TTRROONNGG TTHHƯƯƠƠNNGG MMẠẠII TTỈỈNNHH QQUUẢẢNNGG NNGGÃÃII

BBẢẢNN TTIINN TTBBTT QQUUẢẢNNGG NNGGÃÃII

Địa chỉ: 544 Quang trung, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi - ĐT: 055.3718134 – 2240763; FAX: 055.3718135; Email: [email protected]

Chuyên mục: Thông báo của một số nước thành viên WTO

THÔNG BÁO TỪ ISRAEL VỀ THẢM DỆT

Ngày 9/02/2016, Israrel ra thông báo Dự thảo tiêu chuẩn sửa đổi cho thảm dệt và các sản phẩm dệt dùng để trải sàn khác.

Nội dung Dự thảo: Sửa đổi tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng SI 636, SI 636.1, SI 636.2 liên quan đến thảm dệt. Sự khác nhau cơ bản giữa tiêu chuẩn cũ và dự thảo tiêu chuẩn sửa đổi là: giảm bớt các thông tin yêu cầu cần thiết để đánh giá chất lượng sản phẩm, thay đổi yêu cầu về chống mài mòn thành yêu cầu khác dựa trên phương pháp thử mới hơn.

Thời hạn đóng góp ý kiến: 9/4/2016.

Thông tin chi tiết xem tại:

http://www.economy.gov.il/standartization/WTO_TBT/ISR_Text/SI636_Dec14.pdf

THÔNG BÁO CỦA ẤN ĐỘ THỰC PHẨM NHẬP KHẨU

Ngày 15/2/2016, Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm của Ấn Độ (FSSAI) đã ra thông báo Dự thảo quy định tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm (thực phẩm nhập khẩu) năm 2016.

Nội dung Dự thảo: Dự thảo quy định tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm (thực phẩm nhập khẩu), những quy định chi tiết đối với thực phẩm nhập khẩu.

Mục đích Dự thảo: An toàn thực phẩm

Thời hạn đóng góp ý kiến: 15/4/2016. Thông tin chi tiết xem tại

:http://www.fssai.gov.in/Portals/0/Pdf/Notice_Comments__WTO_TBT_Food_Import_Regulation.pdf

Trong số này:

Thông báo của một số nước thành viên WTO

Văn bản Quy phạm pháp luật mới ban hành

Danh mục các thông báo nhận trong tháng 01-02/2016

Các tiêu chuẩn quy chuẩn mới ban hành

Quảng Ngãi phấn đấu đến ngày 01/6/2016, toàn tỉnh đạt 100% cửa hàng bán lẻ xăng dầu bán xăng E5

Công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Doanh nghiệp Quảng Ngãi: Hướng mạnh đến xuất khẩu

Kể từ ngày 08/01/2016, bắc buộc ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn

Thu hồi ấm siêu tốc Trung Quốc chứa chất cấm gây hại; đồ chơi Trung Quốc chứa hóa chất gây vô sinh

VAFOST: Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh công tác an toàn thực phẩm

Liên minh châu Âu và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA)

Hỏi – đáp về nhãn hàng hóa đóng gói sẵn.

Tháng 2/2016

SSốố:: 0011//22001166

Hình minh họa

Page 2: Bản tin số 01/2016

01/2016

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 2

Hình minh họa

THÔNG BÁO CỦA NHẬT BẢN VỀ BAO BÌ THỰC PHẨM

Ngày 04/02/2016, Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã ra thông báo G/TBT/N/JPN/515 về việc sửa đổi các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, liên quan đến dụng cụ chứa đựng, thùng chứa và bao gói thực phẩm.

Nội dung của Dự thảo: Thành lập các thông số kỹ thuật và các tiêu chuẩn cho dụng cụ, thùng chứa, và bao bì làm bằng nhựa tổng hợp có thành phần chính là polyethylene naphthalate.

Mục đích của Dự thảo: Bảo vệ sức khỏe cộng đồng theo Luật vệ sinh thực phẩm.

Khi được thông qua các sửa đổi sẽ được công bố tại Kumpo (Văn phòng công báo của Chính phủ). Thông tin chi tiết xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/JPN/16_0456_00_e.pdf

THÔNG BÁO CỦA ĐÀI LOAN

Ngày 02/4/2016, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan đã ra thông báo Dự thảo quy định điều chỉnh việc ghi nhãn chocolate, liên quan đến các sản phẩm chocolate.

Nội dung Dự thảo: Căn cứ vào quy định của mục 10 của khoản 1 Điều 22 và khoản 2 Điều 25 của Luật Quản lý an toàn và vệ sinh thực phẩm đề nghị công bố các yêu cầu ghi nhãn Chocolate để người tiêu dùng có lựa chọn phù hợp.

Mục đích của Dự thảo: Thông tin đến người tiêu dùng

Thời hạn đóng góp ý kiến: 04/4/2016. Thời hạn dự kiến có hiệu lực: 01/7/2017.

Thông tin chi tiết xem tại:

http://www.inmetro.gov.br/barreirastecnicas/pontofocal/textos/notificacoes/TPKM_227.pdf

THÔNG BÁO TỪ ISRAEL VỀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC UỐNG

Ngày 10/02/2016, Israel ra thông báo về hệ thống xử lý nước uống.

Nội dung Dự thảo: Sửa đổi phần 2 tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng SI 1505 liên quan tới hệ thống thẩm thấu ngược của nước uống. Dự thảo tiêu chuẩn sửa đổi này áp dụng tiêu chuẩn NSF/ANSI 58 – 2013 của Mỹ. Sự khác biệt giữa phiên bản cũ và dự thảo tiêu chuẩn sửa đổi mới này là: Thêm định nghĩa mới ở đoạn 3 đối với hệ thống xử lý nước uống ở các hộ gia đình, doanh nghiệp, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự. Thêm vào 1 mục mới 4.5.1 liên quan tới những yêu cầu chung đối với phân tích GC/MS và một số mục và phụ lục mới.

Dự thảo sẽ có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày đăng trên Công báo của Israel. Trong suốt thời gian này, hệ thống thẩm thấu ngược nước uống có thể được kiểm tra theo tiêu chuẩn mới hoặc cũ. Thời hạn góp ý kiến: 10/4/2016. Thông tin chi tiết xem tại:

http://www.economy.gov.il/standartization/WTO_TBT/ISR_Text/SI1505Part2_Jan15.pdf

Hình minh họa

Hình minh họa

Page 3: Bản tin số 01/2016

01/2016

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 3

THÔNG BÁO CỦA QATAR VỀ NƯỚC TĂNG LỰC

Ngày 13/01/2016, Bộ Tiêu chuẩn Đo lường của Qatar ra thông báo Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật “Những yêu cầu trong gia công nước uống tăng lực” của Hội đồng Hợp tác các nước Ả Rập vùng vịnh.

Nội dung Dự thảo: Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các yêu cầu cơ bản trong gia công nước tăng lực, các định nghĩa, các yêu cầu, phương pháp kiểm tra, lấy mẫu, đóng gói, vận chuyển, lưu trữ, trình bày và ghi nhãn.

Mục đích Dự thảo: An toàn thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng.

Thời hạn đóng góp ý kiến: 13/3/2016. Thông tin chi tiết xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/QAT/15_5129_00_x.pdf

THÔNG BÁO TỪ BAHRAIN VỀ CÁ TẨM BỘT ĐÔNG LẠNH

Ngày 28/01/2016, Bộ tiêu chuẩn và đo lường Vương Quốc Bahrain ra thông báo về Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm cá tẩm bột đông lạnh.

Nội dung Dự thảo: Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng cho các sản phẩm cá tẩm bột đông lạnh, các định nghĩa, phân loại, những yêu cầu, phương pháp lấy mẫu, kiểm tra, đóng gói và ghi nhãn.

Mục đích Dự thảo: An toàn thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng.

Thời hạn đóng góp ý kiến: 28/3/2016. Thông tin chi tiết xem tại: http://thongbao.tbt.gov.vn:8001/?q=en/content/gtbtnare300gtbtnbhr427gtbtnkwt310gtbtnomn239gtbtnqat424gtbtnsau911gtbtnyem30

Nguồn TBT Quảng Ngãi dịch từ http://tbt.org.vn

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH

STT Số hiệu Trích yếu Ngày ban

hành Ngày có hiệu lực

01 41/2015/TT-BCT

Thông tư Quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương

24/11/2015 01/01/2016

02 45/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHCN

Thông tư liên tịch hướng dẫn ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn

23/11/2015 08/01/2016

303

2437/TĐC-ĐL Công văn hướng dẫn bổ sung thực hiện Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN

09/12/2015 09/12/2015

304

2437/TĐC-ĐL Công văn hướng dẫn bổ sung thực hiện Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN

09/12/2015 09/12/2015

005

476/UBND-ĐNMN

Công văn về việc đôn đốc thực hiện lộ trình sản xuất, sử dụng, phối trộn, phân phối xăng E5 trên địa bàn tỉnh

27/01/2016 27/01/2016

Hình minh họa

Hình minh họa

Page 4: Bản tin số 01/2016

01/2016

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 4

DANH MỤC THÔNG BÁO NHẬN TRONG THÁNG 01 - 02/2016

STT Nước thông

báo

Số lượng

TB Vấn đề thông báo

01 Ấn Độ 1 Sản phẩm thực phẩm.

02 Hàn Quốc 6 Dược phẩm; thiết bị đường sắt hoạt động tại Hàn Quốc; thực phẩm cho người tiêu dùng; thực phẩm; thiết bị y tế; thực phẩm chức năng

03 EU 8

Thực phẩm; mỹ phẩm; hỗn hợp mất an toàn, Z,Z,Z,Z-7,13,16,19-docosatetraen-1-yl isobutyrate (hoạt chất thuốc trừ sâu), Z-13-hexadecen-11-yn-1-yl acetate (hoạt chất thuốc trừ sâu); các chất được sử dụng để sản xuất thực phẩm và thức ăn chăn nuôi; sản phẩm thuốc lá; thực phẩm; thiết bị điện và điện tử; Sol khí phân tán.

04 Inđônesia 1 Sản phẩm IT

05 Israel 20

Kẹo; vật dụng chăm sóc trẻ em – ghế rung; hệ thống xử lý nước uống; sàn nâng làm việc di động; mô tơ điện cầm tay; thiết bị kết nối vào mạch điện áp thấp; sản phẩm vàng; ghế giảm chấn cho trẻ em trên xe có động cơ; thảm dệt; bình ga; thiết bị hàn hồ quang; đồ điện gia dụng; gạch men; đền dây tóc Vonfram; cá mòi tươi; dây đai tổng cho động cơ xe cơ giới; chai chứa khí bằng hợp kim nhôm không hàn nạp lại được (bao gồm khí gas hóa lỏng); van bằng hợp kim đồng, phụ kiện vệ sinh bằng hợp kim đồng; thiết bị nhà bếp dùng điện; ống PVC lõi thép

06 Guatemala 1 Hệ thống thuế quan trung ương, phần VI – sản phẩm công nghiệp hóa chất và các chất có liên quan, chương 38 những sản phẩm khác của hóa chất công nghiệp

07 Canada 1 Thông tin liên lạc (ICS 33.060)

08 Trung Quốc 11

Các loại dầu; thực phẩm, thực phẩm đặc biệt dùng trong y tế; lốp xe máy; bình gas làm bằng thép đúc; thực phẩm; lốp xe máy; các sản phẩm đồ chơi điện tử hoặc các chất liệu khác dành cho trẻ em; nguyên liệu của các sản phẩm chăm sóc răng miệng; đèn xe cơ giới; quần áo bảo vệ khỏi tia X; sản phẩm tiêu dùng (điện, điện tử, sản phẩm cho trẻ em)

09 Đài Loan 1 Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

10 Nhật Bản 5 Xe chở khách 9 chỗ hoặc ít hơn; các chất có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương; đồ đựng thực phẩm, thùng chứa, bao bì; tủ lạnh; sản phẩm gia dụng

11 Vương Quốc

Bahrain 3

Xi măng Poóc lăng trắng; phương tiện vận chuyển nói chung; nước tăng lực

12 Mỹ 13

Điện thoại di động; thực phẩm hữu cơ; thùng chứa nhiên liệu di động; thức ăn cho vật nuôi; thức ăn công nghiệp; vòi phun sử dụng tại các cơ sở pha chế xăng dầu không bán lẻ; tiêu chuẩn hạt ngũ cốc; kẹo; lạc; quạt trần; thuốc; thực phẩm hữu cơ

Page 5: Bản tin số 01/2016

01/2016

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 5

13 Mêxicô 2 Hóa dầu; đồ gốm tráng men, sứ và thủy tinh

14 Thổ Nhĩ kỳ 1 Thực vật và các chế phẩm từ thực vật có thể dùng làm thức ăn

15 Đan Mạch 1 Đồng hồ đo năng lượng làm mát. Mã HS 903180

16 Cộng Hòa Séc 1 Sản phẩm xây dựng

17 Mauritius 3 Thuế quan quốc gia : 3929; Thuế quan quốc gia : 3929 ,mã HS : dành cho túi polypropylene không dệt; các thiết bị điện gia dụng

18 Braxin 3 Lốp khí nén sử dụng trên xe đạp người lớn; kích thước và hình dạng kính cường lực an toàn phù hợp với các loại xe có động cơ; xe đạp cho trẻ em

19 Ai cập 4 Dán nhãn các chất tẩy rửa và các sản phẩm làm sạch; bút chì và bút chì màu; các loại mỡ ăn được và dầu ăn; gạch men

Nguồn TBT Quảng Ngãi dịch từ http://tbt.org.vn

CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT MỚI BAN HÀNH

STT Ký hiệu Nội dung Ngày ban

hành Ngày có hiệu lực

1 QCVN 11-

MT:2015/BTNMT QCVN 11-MT:2015/BTNMT về nước thải chế biến thủy sản

31/12/2015 01/3/2016

2 QCVN 60-

MT:2015/BTNMT QCVN về nước thải sản xuất cồn nhiên liệu

31/12/2015 01/3/2016

3 QCVN

90:2015/BGTVT QCVN về động cơ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện

30/12/2015 01/7/2016

4 QCVN

91:2015/BGTVT QCVN về ắc quy sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện

30/12/2015 01/7/2016

5 QCVN

100:2015/BTTTT

QCVN Tương thích điện từ đối với thiết bị trung kế vô tuyến mặt đất (TETRA)

25/12/2015 01/8/2016

6 QCVN

36:2015/BTTTT

QCVN về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất

25/12/2015 01/7/2016

7 QCVN

99:2015/BTTTT

QCVN về thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ trung bình dải tần 5,8 GHz ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải

24/12/2015 01/7/2016

8 QCVN

98:2015/BTTTT QCVN về thiết bị đầu cuối ADSL2 và ADSL2+

23/12/2015 01/7/2016

9 QCVN 03-

MT:2015/BTNMT QCVN về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất

21/12/2015 01/3/2016

10 QCVN 08-

MT:2015/BTNMT QCVN về chất lượng nước mặt 21/12/2015 01/3/2016

11 QCVN 09- QCVN về chất lượng nước dưới đất 21/12/2015 01/3/2016

Page 6: Bản tin số 01/2016

01/2016

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 6

MT:2015/BTNMT

12 QCVN 10-

MT:2015/BTNMT QCVN về chất lượng nước biển 21/12/2015 01/3/2016

13 QCVN

40:2015/BGTVT

QCVN về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông Vận tải ban hành

10/12/2015 01/4/2016

14 TCVN

10311:2015

Ván gỗ nhân tạo – Xác định thay đổi kích thước theo thay đổi độ ẩm tương đối

31/12/2015 31/12/2015

15 TCVN

10312:2015

Ván gỗ nhân tạo – Xác định độ bền ẩm – Phương pháp kiểm tra theo định kỳ

31/12/2015 31/12/2015

16 TCVN

10313:2015 Ván gỗ nhân tạo – Xác định độ bền ẩm – Phương pháp luộc

31/12/2015 31/12/2015

17 TCVN 7983:2015 Gạo – Xác định tỉ lệ thu hồi tiềm năng từ thóc và gạo lật

31/12/2015 31/12/2015

18 TCVN 8123:2015 Ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định khối lượng của 1000 hạt

31/12/2015 31/12/2015

19 TCVN 8125:2015 Ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô – Phương pháp Kjeldahl

31/12/2015 31/12/2015

20 TCVN

11016:2015 Các sản phẩm protein đậu tương 31/12/2015 31/12/2015

21 TCVN

11017:2015 Ngũ cốc, đậu đỗ và các loại hạt khác – Tên gọi

31/12/2015 31/12/2015

22 TCVN

11018:2015

Thức ăn chăn nuôi, ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc nghiền – Hướng dẫn áp dụng kỹ thuật đo hồng ngoại gần

31/12/2015 31/12/2015

23 TCVN 6122:2015 Dầu mỡ động vật và thực vật- Xác định trị số iôt

31/12/2015 31/12/2015

24 TCVN 6126:2015 Dầu mỡ động vật và thực vật- Xác định trị số xà phòng hóa

31/12/2015 31/12/2015

25 TCVN 11079:

2015 Bột của hạt có dầu- Xác định protein hòa tan trong dung dịch kali hydroxit

31/12/2015 31/12/2015

26 TCVN

11080:2015

Dầu mỡ động vật và thực vật- Xác định trị số hydroxyl bằng phương pháp axetyl hóa

31/12/2015 31/12/2015

27 TCVN

11081:2015

Hạt có dầu- Xác định hàm lượng dầu. Phương pháp chiết lỏng siêu tới hạn (SFE)

31/12/2015 31/12/2015

28 TCVN 3974:2015 Muối thực phẩm 31/12/2015 31/12/2015

29 TCVN 5778:2015 Phụ gia thực phẩm. Cacbon dioxit 31/12/2015 31/12/2015

Page 7: Bản tin số 01/2016

01/2016

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 7

Chuyên mục: Doanh nghiệp trong tỉnh

Quảng Ngãi phấn đấu đến ngày 01/6/2016, toàn tỉnh đạt 100% cửa hàng bán lẻ xăng dầu bán xăng E5

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại thông báo số 19/TB-VPCP ngày 19/01/2016 của Văn phòng Chính phủ về sơ kết 01 năm thực hiện Lộ trình sản xuất, kinh doanh xăng E5 và cơ chế giá. Ngày 27/01/2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành công văn số 476/UBND-ĐNMN về việc đôn đốc thực hiện lộ trình sản xuất, sử dụng, phối trộn, phân phối xăng E5 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đôn đốc các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu đẩy mạnh việc thực hiện theo đúng lộ trình đã phê duyệt; nhằm phấn đấu đến ngày 01/6/2016, trên địa bàn toàn tỉnh đạt 100% cửa hàng bán lẻ xăng dầu bán xăng E5 và 100% lượng xăng RON 92 được thay thế bằng xăng E5.

Nguồn TBT Quảng Ngãi

Công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 21/01/2016, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng ngãi đã ký quyết định số 108/QĐ-UBND về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó:

Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có 7 thủ tục, cụ thể:

1. Sơ tuyển Giải thưởng chất lượng Quốc gia (T-QNG-249797-TT)

2. Tiếp nhận Bản công bố hợp quy (T-QNG-249803-TT)

3. Tiếp nhận Bản công bố hợp chuẩn (T-QNG-249815-TT)

4. Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (T-QNG-249822-TT)

5. Tiếp nhận công bố sử dụng dấu định lượng

6. Chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng

7. Kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2, hàng đóng gói sẵn nhóm 2 nhập khẩu

Bộ thủ tục này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ được công bố tại Quyết định số 170/QĐ-UBND ngày 05/9/ 2012 và Quyết định 144/QĐ-UBND ngày 11/6/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân Dân tỉnh Quảng Ngãi.

Nội dung chi tiết của Bộ thủ tục xem tại:

http://www.quangngai.gov.vn/sokhcn/Pages/qnp-thutuchanhchinhcong.html

Hình minh họa

Page 8: Bản tin số 01/2016

Số 01/2016

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 8

Doanh nghiệp Quảng Ngãi: Hướng mạnh đến xuất khẩu

Thời điểm cuối năm, các

doanh nghiệp trong tỉnh đang nỗ lực

đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát

triển thị trường sang các nước trong

khu vực. Sự chủ động tìm hướng xuất

ngoại cho hàng hóa mở ra nhiều triển

vọng trong năm 2016. Công ty Cổ

phần Đường Quảng Ngãi - một trong

500 doanh nghiệp mạnh nhất Việt

Nam hiện nay là đơn vị tổ chức các

hoạt động xúc tiến thương mại mạnh

mẽ trong năm 2015. Trong đó, các

nhà máy trực thuộc đã chủ động tìm

kiếm cơ hội để tham gia các hoạt

động xúc tiến thương mại, quảng bá

sản phẩm và tìm kiếm cơ hội hợp tác,

phát triển, mở rộng thị trường. Trong

đó, nổi bật là Nhà máy nước khoáng Thạch Bích, Sữa đậu nành Vinasoy.

Đối với Nhà máy nước khoáng Thạch Bích, hiện tại đã thực hiện 21 chương trình xúc

tiến thương mại trong nước và quốc tế. Trong đó có 3 chương trình xúc tiến thương mại quy

mô tại các nước Malaysia, Nhật Bản và Nga. Vào ngày 20.12, Nhà máy nước khoáng Thạch

Bích tiếp tục tham gia Hội chợ Thương mại Việt - Lào tại thành phố Pakse - tỉnh Champasak.

Và từ ngày 22 đến 27.12.2015, sản phẩm mang thương hiệu Thạch Bích cũng sẽ tham gia

triển lãm thương mại Việt Nam - Kuwait tại Kuwait. Các sản phẩm "chào hàng" là sản phẩm

giới thiệu các đặc tính vừa giải khát, vừa tăng cường sức khỏe người tiêu dùng. Kết quả của

xúc tiến thương mại năm 2015 nhiều nhà phân phối, đại lý nước khoáng Thạch Bích được

mở mới quy mô lớn tại các thị trường. Người tiêu dùng biết nhiều hơn về sản phẩm và

Thương hiệu Thạch Bích - thương hiệu Quốc gia về nước khoáng duy nhất của Việt Nam.

Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là các hiệp định

thương mại song phương, đa phương, nhiều doanh nghiệp Quảng Ngãi đã tập trung chỉ đạo

toàn hệ thống trực thuộc của đơn vị phải tích cực học tập, trau dồi kinh nghiệm, cải tiến

công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cơ cấu và phát

triển ổn định các hệ thống phân phối trong nước. Đồng thời, nghiên cứu mở rộng hệ thống

phân phối ở các quốc gia khác để hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực hiện Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt nam tham gia trực tiếp các mạng phân

phối nước ngoài đến 2020 của Chính phủ, các doanh nghiệp Quảng Ngãi đang tiến hành xây

dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về các kênh phân phối; đồng thời, xây dựng hệ

thống thông tin và cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu để cung cấp cho

khách hàng nhập khẩu... Doanh nghiệp Quảng Ngãi cũng đang liên kết với các tập đoàn

phân phối nước ngoài phổ biến, hướng dẫn áp dụng các quy trình sản xuất theo quy chuẩn,

tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp hàng hóa đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng

của các hệ thống phân phối nước ngoài. Doanh nghiệp trong tỉnh đã, đang và sẽ tận dụng

cơ hội mà Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia tạo ra; tăng cường hoạt động của các

thương vụ, văn phòng xúc tiến thương mại ở nước ngoài trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp

tìm hiểu, kết nối và xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối nước ngoài...

Ông Trần Phước Hiền - Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: "Cơ quan chức năng

tỉnh luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm và

mở rộng thị trường ra nước ngoài. Thời kỳ hội nhập, mở cửa thị trường, xu thế hướng mạnh

đến xuất khẩu sản phẩm là một tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển".

Nguồn: Báo Quảng Ngãi

Hình minh họa

Page 9: Bản tin số 01/2016

Số 01/2016

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 9

Chuyên mục: Tin tức & sự kiện

Kể từ ngày 08/01/2016, bắt buộc ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn

Ngày 23/11/2015, liên bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư hướng dẫn ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn. Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen.

Thông tư liên tịch này hướng dẫn ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn lưu thông tại Việt Nam có ít nhất một thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn 5% tổng nguyên liệu được sử dụng để sản xuất thực phẩm.

Theo đó, cách thức ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen như sau: thực phẩm biến đổi gen phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Ghi bằng Tiếng Việt cụm từ “biến đổi gen” bên cạnh thành phần nguyên liệu biến đổi gen kèm theo hàm lượng trên nhãn sản phẩm.

Đối với những sản phẩm có diện tích để ghi nhãn nhỏ hơn 10cm2 thì trên nhãn bắt buộc phải có tên hàng hóa và cụm từ “biến đổi gen”, những nội dung bắt buộc còn lại không thể hiện trên nhãn thì phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa.

Thông tư cũng nêu rõ các trường hợp miễn ghi nhãn bắt buộc đối với một số thực phẩm biến đổi gen. Bên cạnh đó thực phẩm biến đổi gen đã có nhãn hàng hóa không phù hợp với quy định của Thông tư liên tịch này không được phép tiếp tục sản xuất và nhập khẩu sau ngày 08/01/2017. Trường hợp thực phẩm biến đổi gen đang lưu thông trên thị trường chưa tiêu thụ hết thì được tiếp tục lưu thông nhưng không quá thời hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 08/01/2016.

Nguồn TBT Quảng Ngãi

Thu hồi ấm siêu tốc Trung Quốc chứa chất cấm gây hại

Theo danh mục sản phẩm bị thu hồi RAPEX của Liên Minh Châu Âu (EU), cơ quan chức năng bảo vệ người tiêu dùng tại Đức đang tiến hành thu hồi sản phẩm ấm đun nước siêu tốc có xuất xứ từ Trung Quốc do phát hiện có sử dụng chất cấm gây hại đến sức khỏe của người sử dụng.

Sản phẩm ấm điện bị thu hồi có tên là Electric Kettle Cordless 1,7 Liters thuộc nhãn hiệu Fasett với mã

model 90201115, mã vạch 569644 thuộc danh mục Thiết bị Gia dụng 72000000 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OEDC).

Các nhà nghiên cứu cho biết lớp vỏ bên ngoài bằng nhựa của loại ấm siêu tốc này chứa thành phần là chất clo parafin chuỗi ngắn (SCCPs) - là một hóa chất nằm trong danh sách các chất bị cấm trên thị trường - chiếm 3,64% theo trọng lượng sản phẩm. SCCPs được sử dụng như chất chống cháy hoặc hất dẻo hóa trong vật liệu dệt, nhựa và cao su nhưng đã bị cấm sử dụng trong việc sản xuất các sản phẩm. Nó có thể tồn tại trong môi

Thu hồi ấm siêu tốc Trung Quốc chứa chất cấm gây hại

Hình minh họa

Page 10: Bản tin số 01/2016

Số 01/2016

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 10

trường, gây ngộ độc cho sinh vật dưới nước ở nồng độ thấp và tích tụ sinh học ở động vật cũng như con người. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường. Bên cạnh đó, loại ấm siêu tốc này cũng đã không tuân thủ các quy định về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP). Vì vậy, cơ quan chức năng Đức quyết định thu hồi toàn bộ sản phẩm này khỏi thị trường để hạn chế tối đa rủi ro cho người tiêu dùng.

Nguồn http://vietq.vn

Thu hồi hàng loạt đồ chơi Trung Quốc chứa hóa chất gây vô sinh

Hàng loạt đồ chơi Trung Quốc đang bị thu hồi do phát hiện chứa hàm lượng các chất cấm DEHP, DINP, DBP cực cao gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em.

Theo danh mục sản phẩm bị thu hồi RAPEX của Liên Minh Châu Âu (EU), cơ quan chức năng bảo vệ người tiêu dùng tại Đức đang tiến hành thu hồi hàng loạt các sản phẩm đồ chơi Trung Quốc dành cho trẻ em do chứa các chất hóa học bị cấm sử dụng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng.

Theo đó, các sản phẩm bị thu hồi bao gồm:

- Búp bê hình em bé có mã model M-569, mã vạch 5904265136052 do chứa bis-(2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) chiếm 0,21% trọng lượng sản phẩm.

- Đồ chơi chú hề bằng nhựa có tên Makeup Clown thuộc nhãn hiệu RAPPA với mã model NO.6488, Article: 903104, STJH110/DH9031, RAPPA 14 -15, mã vạch 903104/062014 có chứa DEHP lên tới 16,4% trọng lượng sản phẩm.

- Bộ đồ chơi cảnh sát mang tên GUNMAN Super Gun với mã vạch 1-17647-169V-4, 4763715380602 chứa 2% DEHP; 6,6% DBP và 0,3% DINP theo trọng lượng sản phẩm.

- Bộ đồ chơi trang sức bằng nhựa có nhiều màu sắc có tên String Beads với mã model 559167, No.016, mã vạch 3856007559167 chứa 0,35% DEHP.

- Búp bê nhựa hình cô gái thuộc nhãn hiệu Arbira và Brilliant có mã model và mã vạch lần lượt là Ref 94207905 - 9420790514074, ref. 55796, WX15-1 - 8430373002219 chứa hàm lượng DEHP cực cao trên 20% so với trọng lượng sản phẩm.

Tất cả các loại đồ chơi kể trên đều thuộc danh mục đồ chơi 86000000 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OEDC). Theo các nhà nghiên cứu, chúng đều chứa hàm lượng chất DEHP, DBP, DINP cao vượt quá mức được phép sử dụng. DEHP là một hợp chất hữu cơ, chất lỏng không màu và hầu như không có mùi hôi, là một trong các dẫn chất phthalate thường được dùng làm chất hóa dẻo cho các bao bì nhựa như chai, can, túi, bao, gói, đầu núm vú, bình sữa, trong đồ chơi trẻ con bằng chất dẻo, nhựa… có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản.

Theo Tiêu chuẩn REACH – quy định sử dụng hóa chất khi xuất khẩu vào Liên minh Châu Âu (EU), DEHP, DBP bị cấm sử dụng ở tất cả các loại đồ chơi và các sản phẩm chăm sóc cho trẻ em, trong khi đó, DINP bị cấm trong các loại đồ chơi và sản phẩm chăm sóc trẻ mà trẻ có thể cho vào miệng.

Trong quá trình tiếp xúc các loại đồ chơi bằng nhựa này, các dẫn chất phthalate có thể bị dính vào tay và theo đường tiêu hóa vào trong cơ thể con người gây tác động xấu đến gan, thận, gây ra dị tật thai nhi, làm xáo trộn nội tiết hay phá vỡ nội tiết, làm giảm tinh trùng, thậm chí có thể gây vô sinh ở bé trai hoặc bị nữ tính hóa và gây phát triển ngực sớm, dậy thì sớm ở bé gái.

Nguồn http://vietq.vn

Hình minh họa

Page 11: Bản tin số 01/2016

Số 01/2016

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 11

VAFOST: Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh công tác an toàn thực phẩm

“An toàn thực phẩm là thách thức lớn đối với Việt Nam trong những năm sắp tới”. Đó là nhận định của Giáo sư Lưu Duẩn- Phó Chủ tịch Hội Khoa học công nghệ (KHCN) lương thực, thực phẩm Việt Nam (VAFoST), Viện sĩ Viện Hàn lâm KH&CN thực phẩm quốc tế khi Việt Nam vừa ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 quốc gia.

Theo Giáo sư Lưu Duẩn, khi thực hiện TPP, Việt Nam sẽ tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp, da giày và dệt may. Đối với ngành Da giày và ngành Dệt may, cần giải quyết vấn đề nhân lực là chính. Còn ngành Nông nghiệp thì đòi hỏi có những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật như đảm bảo chất lượng giống cây trồng, chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá trị dinh dưỡng và cảm quan… Trong đó, mối quan tâm hàng đầu là vấn đề về an toàn thực phẩm. Ngoài ra, ngành Thực phẩm Việt Nam cũng đối mặt với sự cạnh tranh về giá cả và thị hiếu người tiêu dùng trong nước và khu vực. Mặc dù, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có chất lượng cao, nhưng vẫn còn có cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thiếu năng lực cạnh tranh trên thị trường. Về văn hóa tiêu dùng, người Việt Nam có thu nhập khá trở lên, vẫn chuộng hàng ngoại. Điều này ảnh hưởng nhiều đến sức tiêu thụ của sản phẩm nội địa.

Nhằm giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm theo hướng bền vững, VAFoST tại Việt Nam sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục tình trạng này. Theo giáo sư Lưu Duẩn, trong sản xuất nông nghiệp, nhiều đơn vị còn sử dụng chất bảo quản, chất kích thích tăng trưởng ngoài danh mục cho phép, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do vậy, VAFoST sẽ tuyên truyền và tư vấn doanh nghiệp và người tiêu dùng hiểu rõ tính chất độc hại của hóa chất ngoài danh mục và liều lượng được cho phép sử dụng của những phụ gia trong danh mục; tổ chức các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, hỗ trợ và hợp tác với các cơ quan, tổ chức khác trong các chương trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; nghiên cứu và phát triển các nguyên vật liệu, phụ gia thay thế có nguồn gốc thiên nhiên không độc hại... Ngoài ra, VAFoST sẽ có nhiều hoạt động như tiếp tục đẩy mạnh Chương trình “Giáo sư tình nguyện”, mời các giáo sư hàng đầu trong Liên đoàn KH&CN thực phẩm quốc tế (IUFoST) đến Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp và các nhà khoa học trẻ trong nước. Các giáo sư quốc tế cũng sẽ giảng dạy cho sinh viên và hỗ trợ nghiên cứu sinh. Trong mảng học thuật, VAFoST sẽ tiếp tục xây dựng các chương trình đào tạo về KH&CN thực phẩm được công nhận bởi IUFoST; tổ chức các cuộc thi về phát triển sản phẩm an toàn cho sinh viên đại học; tập hợp và khuyến khích các nhà khoa học trẻ tham gia các cuộc thi trong và ngoài nước, viết các bài báo quốc tế, cũng như hỗ trợ học bổng.

Năm 2016, VAFoST sẽ đề cử nhà khoa học trẻ tham dự Đại hội Thực phẩm toàn cầu tại Ireland. Về phía doanh nghiệp, VAFoST quảng bá và phát triển mạng lưới thông tin của ngành Thực phẩm đến doanh nghiệp, thông qua các diễn đàn điện tử, chương trình cố vấn hợp tác với các doanh nghiệp và đồng tổ chức các buổi tập huấn về ngành Thực phẩm. Năm 2016 và 2017, VAFoST tiếp tục tổ chức các sự kiện và hội nghị lớn tích hợp trong các sự kiện tiêu biểu của ngành như PROPAK VIETNAM 2016 - Triển lãm và hội thảo quốc tế ngành đóng gói, chế biến thực phẩm hàng đầu Việt Nam. Đồng thời, tổ chức cho các đại biểu Việt Nam tham dự các hội nghị trong khu vực như ở Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan và Hội nghị toàn cầu của IUFoST (Dublin, Ireland năm 2016). Đặc biệt, năm 2017, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Thực phẩm ASEAN (ASEAN Food Conference - AFC).

Nguồn Báo Công thương điện tử

Hình minh họa

Page 12: Bản tin số 01/2016

Số 01/2016

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 12

Liên minh châu Âu và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA)

Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) hiện bao gồm 27 nước thành viên: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Exờ-tô-nia, Man-ta, Síp, Bun-ga-ri và Ru-ma-ni.

EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Các nội dung chính của Hiệp định gồm: Thương mại hàng hóa (các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); Quy tắc xuất xứ (các nguyên tắc xác định xuất xứ chung và quy tắc xuất xứ riêng cho những loại hàng hóa nhất định); Hải quan và thuận lợi hóa thương mại; Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS); Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); Phòng vệ thương mại (TR); Thương mại dịch vụ (quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); Đầu tư; Cạnh tranh; Doanh nghiệp nhà nước; Mua sắm của Chính phủ; Sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý); Phát triển bền vững (bao gồm cả môi trường và lao động); Hợp tác và xây dựng năng lực: Các vấn đề pháp lý. Dưới đây là một số vấn đề cần quan tâm:

1. Thương mại hàng hóa

Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

1.1. Cam kết mở cửa của EU đối với một số nhóm hàng hóa quan trọng của Việt Nam

- Dệt may, giày dép và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam trong vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch thuế quan thỏa đáng.

- Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn thuế hoàn toàn. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm.

- Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.

- Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh: về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

1.2. Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam

Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực cho hàng hóa của EU thuộc 65% số dòng thuế trong biểu thuế. Trong 10 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ trên 99% số dòng thuế trong biểu thuế. Số dòng thuế còn lại sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan với mức thuế trong hạn ngạch là 0%.

Page 13: Bản tin số 01/2016

Số 01/2016

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 13

1.3. Cam kết về thuế xuất khẩu hàng hóa sang EU

Việt Nam cam kết xóa bỏ hầu hết các loại thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu sang EU, và cam kết không tăng thuế đối với các sản phẩm còn lại (trong đó có dầu thô và than đá).

1.4. Cam kết về hàng rào phi thuế quan

- Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT): Hai bên thỏa thuận tăng cường thực hiện các quy tắc của Hiệp định về các Rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO (Hiệp định TBT), trong đó Việt Nam cam kết tăng cường sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong ban hành các quy định về TBT của mình. Hiệp định có 1 phụ lục riêng quy định về các hàng rào phi thuế đối với lĩnh vực ô tô, trong đó Việt Nam cam kết công nhận Chứng chỉ hợp chuẩn đối với ô tô (COC) của EU sau 5 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực. Việt Nam cam kết chấp nhận nhãn “Sản xuất tại EU” (Made in EU) cho các sản phẩm phi nông sản (trừ dược phẩm) đồng thời vẫn chấp nhận nhãn xuất xứ cụ thể ở một nước EU.

- Các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS): Việt Nam và EU đạt được thỏa thuận về một số nguyên tắc về SPS nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại đối với các sản phẩm động thực vật. Đặc biệt, Việt Nam công nhận EU như một khu vực thống nhất khi xem xét các vấn đề về EPS.

2. Sở hữu trí tuệ

Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý, v.v. Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 169 chỉ dẫn địa lý của EU và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU.

3. Thương mại dịch vụ và đầu tư

Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam kết của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong WTO. Cam kết của EU cao hơn trong cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệp định FTA gần đây của EU. Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.

4. Mua sắm của Chính phủ

Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này. Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước.

5. Các nội dung khác

Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý-thể chế, v.v. Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển thương mại và đầu tư giữa hai Bên.

Nguồn TBT Quảng Ngãi tổng hợp

Page 14: Bản tin số 01/2016

Số 01/2016

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 14

Chuyên mục: Hỏi đáp

Hỏi: Việc ghi nhãn hàng hóa đối với hàng đóng gói sẵn (HĐGS) phải thực hiện như thế nào, đối với hàng thủ công như bánh kẹo gia truyền có phải thực hiện quy định về ghi nhãn và đo lường hay không?

Trả lời: Việc ghi nhãn hàng hóa đối với HĐGS phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP và các văn bản của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định cụ thể các nội dung ghi nhãn bắt buộc; cách thức ghi nhãn; ghi nhãn đối với hàng hóa nhập khẩu….Bên cạnh đó, một số loại hàng hóa có văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành thì phải ghi nhãn theo cả văn bản chuyên ngành đó. Ví dụ: thực phẩm có Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn….Đối với đo lường của HĐGS theo quy định tại khoản 1 điều 4 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 của Bộ KH&CN quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn (TT 21).

Hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đều phải ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP. Trừ trường hợp: a) Hàng hoá là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng; b) Hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thoả thuận với người mua.

Như vậy đối với bánh kẹo gia công gia truyền đóng gói sẵn lưu thông trên thị trường vẫn phải thực hiện việc ghi nhãn và đo lường theo quy định.

Hỏi: Quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 4 TT 21 về ghi lượng HĐGS chứa hai hay nhiều bao, gói với đơn vị đo khác nhau (Ví dụ: Một bao HĐGS chứa: một chiếc bàn chải và một hộp kem đánh răng có khối lượng 100 g). Cách ghi như vậy quá dài không đủ chỗ để thiết kế nhãn sản phẩm. Vậy doanh

nghiệp (DN) sẽ phải thực hiện như thế nào?

Trả lời: Điểm k Khoản 1 Điều 4 của TT 21 quy định như sau: “Khi một đơn vị HĐGS chứa hai hay nhiều bao, gói HĐGS không cùng loại, phải ghi tên, số lượng bao hoặc gói và lượng danh định của từng loại hàng đóng gói riêng lẻ”.

Ví dụ: Một túi xi đánh giày chứa: hai hộp xi đen, mỗi hộp có khối lượng 15 g; một hộp xi nâu có khối lượng 25 g; một hộp xi trắng khối lượng 15 g, ghi lượng danh định của túi xi đánh giày nêu trên như sau: Xi đen: 2 hộp ×15 g; xi nâu: 1 hộp × 25 g; xi trắng: 1 hộp × 15 g. Tổng số: 4 hộp (70 g).

Vì vậy, đối với trường hợp như trong kiến nghị trên, ghi lượng danh định như sau: Kem đánh răng: 1 hộp × 100 g; bàn chải đánh răng: 1 chiếc.

Hỏi: Hàng hóa nhập khẩu về và đang nằm ở trong kho, chưa đưa ra lưu thông trên thị trường thì có bị kiểm tra nhà nước về đo lường hay không?

Trả lời: Theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT- BKHCN quy định “Hàng hoá lưu thông trên thị trường bao gồm: hàng hóa trong quá trình vận chuyển, trưng bày, khuyến mại và lưu giữ trong quá trình mua bán hàng hóa, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu giữ”, như vậy, nếu hàng hóa nhập khẩu về và nằm ở trong kho, chưa đưa ra lưu thông trên thị trường thì chưa bị kiểm tra nhà nước về đo lường. Hàng hóa này trong quá trình vận chuyển, trưng bày, khuyến mại và lưu giữ trong quá trình mua bán hàng hóa, thì vẫn bị kiểm tra nhà nước về đo lường.

Hỏi: Quy định phương pháp lấy mẫu để kiểm tra HĐGS thực hiện như thế nào? DN có thể chứng kiến không?

Trả lời: Việc lấy mẫu để kiểm tra HĐGS phụ thuộc vào cỡ lô (N), cỡ mẫu (n) tại nơi sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, để xác định lượng thiếu cho phép (T) và giá trị thiếu trung bình, được quy định tại Điều 5 và các Phụ lục III, IV của TT 21, mẫu được lấy ngẫu nhiên và có sự chứng kiến của DN được lấy mẫu.

Hỏi: Việc kiểm tra HĐGS đối với hàng nhập khẩu được thực hiện như

Page 15: Bản tin số 01/2016

Số 01/2016

Bản tin hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ngãi 15

thế nào? Có cần phải ghi định lượng trên nhãn phụ bằng tiếng Việt không?

Trả lời: Việc kiểm tra đo lường HĐGS nhập khẩu đối với danh mục HĐGS nhóm 2 hiện nay chưa bắt buộc áp dụng vì chưa ban hành Danh mục HĐGS nhóm 2. Đối với HĐGS nhập khẩu, định lượng hàng hóa là nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn. Nếu chưa thể hiện nội dung khối lượng tịnh bằng tiếng Việt, thì bắt buộc phải ghi định lượng trên nhãn phụ bằng tiếng Việt trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Hỏi: Hiện nay, quy định chiều cao chữ và số thể hiện lượng danh định của HĐGS trên nhãn hàng hóa tại TT 21 không thống nhất với quy định tương tự tại Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn. Trong trường hợp này DN phải thực hiện như thế nào?

Trả lời: Theo công văn số 2437/TĐC-ĐL ngày 9 tháng 12 năm 2015 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về hướng dẫn bổ sung thực hiện TT 21, HĐGS nói chung kích thước tối thiểu của chữ và số thể hiện lượng của HĐGS phải đảm bảo phù hợp với quy định tại Phụ lục 2, riêng trường hợp thực phẩm, phụ gia thực phẩm, và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đóng gói sẵn áp dụng theo quy định tại TTLT số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn.

Hỏi: DN vi phạm quy định pháp luật về HĐGS thì bị xử lý như thế nào, mức xử phạt hành chính là bao nhiêu tiền?

Trả lời: Theo quy định của Nghị định 80/2013/NĐ-CP, hành vi vi phạm về HĐGS được xử lý tùy theo mức độ vi phạm. Ví dụ: nếu vi phạm mà khoản thu lời bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm của DN lớn thì sẽ bị mức xử phạt lớn; nếu hành vi vi phạm vượt quá 200 triệu đồng thì có thể bị xử phạt từ 1 đến 2 lần giá trị thu lợi bất hợp pháp; nếu giá trị thu lợi bất hợp pháp trên 500 triệu đồng thì có thể bị xử phạt từ 4 đến 5 lần giá trị thu lợi bất hợp pháp. Như vậy, khi hành vi vi phạm càng lớn thì DN sẽ bị mức xử phạt càng cao.

Hỏi: DN phải làm gì để được in dấu định lượng trên nhãn HĐGS do mình sản xuất, nhập khẩu? Chi phí như thế nào?

DN được sử dụng dấu định lượng (như: in, khắc,... trên bao bì của HĐGS) nếu bảo đảm đầy đủ các yêu cầu sau:

- HĐGS do DN sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của HĐGS quy định tại Điều 4 và Điều 5 của TT 21;

- DN đáp ứng đầy đủ yêu cầu quy định tại Điều 10, Điều 11 của TT 21;

- DN có nhu cầu và hoàn thành việc tự công bố sử dụng dấu định lượng theo trình tự, thủ tục quy định tại Mục 2 Chương IV của TT 21.

Trong sử dụng dấu định lượng, DN phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của tổ chức sản xuất, nhập khẩu HĐGS quy định tại Điều 25 của TT 21.

Hiện không có quy định về chi phí đối với việc đăng ký và sử dụng dấu định lượng trên nhãn HĐGS.

Nguồn TBT Quảng Ngãi tổng hợp

Kính gửi: Quý bạn đọc

Văn phòng TBT Quảng Ngãi có nhiệm vụ thông báo hỏi đáp về tiêu chuẩn đo lường chất lượng và hàng rào kỹ thuật trong thương mại trong phạm vi quản lý được giao tại Quyết định số: 40/2012/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 14/11/2012 ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Quảng Ngãi. Trong khuôn khổ Bản tin này, chúng tôi đăng tải thông tin liên quan đến việc thực thi Hàng rào kỹ thuật trong thương mại, thông tin về hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng và các tin cảnh báo của các nước thành viên WTO có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bản tin cũng được đăng tải trên website: http://www.quangngai.gov.vn/sokhcn.

Trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc và theo dõi.