baÛn tin hieÄp nhaÁt¡º£n tin hiệp nhất/id... · mục đích của ngài không...

16
KINH MAÂN COÂI, KINH SAÙNG, KINH CHIEÀU, KINH TOÁI, GIÔØ KÍNH ÑÖÙC MEÏ LA VANG & CAÙC THAÙNH TÖÛ ÑAÏO VIEÄT NAM: Thöù Hai - Thöù Saùu: 7g35 saùng vaø 8g35 saùng Thöù Hai - Thöù Naêm: 6g15 chieàu vaø 7g35 toái VIEÁNG ÑAØNG THAÙNH GIAÙ: Thöù Saùu: 6g30 chieàu GIÔØ KÍNH ÑÖÙC MEÏ HAÈNG CÖÙU GIUÙP: Thöù Baûy: 4g00-5g00 chieàu HOÂN PHOÁI: Theo luaät cuûa giaùo phaän Arlington, xin lieân laïc vôùi cha xöù ít nhaát saùu (6) thaùng tröôùc. RÖÛA TOÄI: Chuùa Nhaät tuaàn 1 vaø tuaàn 3 (sau leã 12g00). Xin lieân laïc vôùi vaên phoøng giaùo xöù tröôùc ba (3) tuaàn. GIA NHAÄP GIAÙO XÖÙ: Xin ñieàn vaøo maãu ñôn roài gôûi veà vaên phoøng giaùo xöù. TÌM HIEÅU ÑAÏO CHUÙA: Khoùa hoïc baét ñaàu töø thaùng 10. Xin lieân laïc vaên phoøng giaùo xöù vaø vaên phoøng giaùo lyù. Vaên Phoøng Giaùo Xöù (703) 553-0370 Cha xöù Giuse Traàn Trung Lieâm, O.P. (703) 982-7534 Cha phoù Gioan Hoaøng Thanh Sôn, O.P. (703) 982-7532 Cha phoù Giuse Vuõ Minh Tieán, O.P. (703) 982-7506 Cha phoù Toâma Phoù Quoác Luaân, O.P. (703) 894-7174 Ngaøy 11 thaùng 03 naêm 2018 THAÙNH LEÃ: Thöù Hai – Thöù Saùu: 8g00 saùng vaø 7g00 toái Thöù Baûy: 8g00 saùng Thöù Baûy: Leã voïng Chuùa Nhaät (cho hoïc sinh giaùo lyù) 6g00 chieàu Chuùa Nhaät: 7g00 saùng, 9g30 saùng, 12g00 tröa, vaø 7g00 toái Thaùnh Leã tröïc tuyeán: 720-721-4321 ; http://cttdva.org CHAÀU THAÙNH THEÅ: Thöù Saùu ñaàu thaùng 8g00-10g30 toái Thöù Baûy ñaàu thaùng 2g00-3g00 chieàu (TNTT) Thöù Naêm 8g45 saùng-6g45 chieàu Thöù Baûy 5g00-5g30 chieàu GIAÛI TOÄI: 30 phuùt sau leã vaø khi coù heïn. Thöù Baûy 5g00-5g30 chieàu XÖÙC DAÀU BEÄNH NHAÂN: Thoâng thöôøng: Xin lieân laïc vaên phoøng ñeå laáy heïn. Nguy töû: Xin goïi soá (703) 894-7520. BAÛN TIN HIEÄP NHAÁT GIAÙO XÖÙ CAÙC THAÙNH TÖÛ ÑAÏO VIEÄT NAM

Upload: others

Post on 03-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

KINH MAÂN COÂI, KINH SAÙNG, KINH CHIEÀU, KINH

TOÁI, GIÔØ KÍNH ÑÖÙC MEÏ LA VANG & CAÙC THAÙNH

TÖÛ ÑAÏO VIEÄT NAM:

Thöù Hai - Thöù Saùu: 7g35 saùng vaø 8g35 saùng

Thöù Hai - Thöù Naêm: 6g15 chieàu vaø 7g35 toái

VIEÁNG ÑAØNG THAÙNH GIAÙ:

Thöù Saùu: 6g30 chieàu

GIÔØ KÍNH ÑÖÙC MEÏ HAÈNG CÖÙU GIUÙP:

Thöù Baûy: 4g00-5g00 chieàu

HOÂN PHOÁI:

Theo luaät cuûa giaùo phaän Arlington, xin lieân laïc vôùi cha

xöù ít nhaát saùu (6) thaùng tröôùc.

RÖÛA TOÄI:

Chuùa Nhaät tuaàn 1 vaø tuaàn 3 (sau leã 12g00). Xin lieân

laïc vôùi vaên phoøng giaùo xöù tröôùc ba (3) tuaàn.

GIA NHAÄP GIAÙO XÖÙ:

Xin ñieàn vaøo maãu ñôn roài gôûi veà vaên phoøng giaùo xöù.

TÌM HIEÅU ÑAÏO CHUÙA:

Khoùa hoïc baét ñaàu töø thaùng 10. Xin lieân laïc vaên phoøng

giaùo xöù vaø vaên phoøng giaùo lyù.

Vaên Phoøng Giaùo Xöù (703) 553-0370

Cha xöù Giuse Traàn Trung Lieâm, O.P. (703) 982-7534

Cha phoù Gioan Hoaøng Thanh Sôn, O.P. (703) 982-7532

Cha phoù Giuse Vuõ Minh Tieán, O.P. (703) 982-7506

Cha phoù Toâma Phoù Quoác Luaân, O.P. (703) 894-7174 Ngaøy 11 thaùng 03 naêm 2018

THAÙNH LEÃ:

Thöù Hai – Thöù Saùu: 8g00 saùng vaø 7g00 toái

Thöù Baûy: 8g00 saùng

Thöù Baûy: Leã voïng Chuùa Nhaät (cho hoïc sinh giaùo lyù) 6g00 chieàu

Chuùa Nhaät: 7g00 saùng, 9g30 saùng, 12g00 tröa, vaø 7g00 toái

Thaùnh Leã tröïc tuyeán: 720-721-4321 ; http://cttdva.org

CHAÀU THAÙNH THEÅ:

Thöù Saùu ñaàu thaùng 8g00-10g30 toái

Thöù Baûy ñaàu thaùng 2g00-3g00 chieàu (TNTT)

Thöù Naêm 8g45 saùng-6g45 chieàu

Thöù Baûy 5g00-5g30 chieàu

GIAÛI TOÄI:

30 phuùt sau leã vaø khi coù heïn.

Thöù Baûy 5g00-5g30 chieàu

XÖÙC DAÀU BEÄNH NHAÂN:

Thoâng thöôøng: Xin lieân laïc vaên phoøng ñeå laáy heïn.

Nguy töû: Xin goïi soá (703) 894-7520.

BAÛN TIN HIEÄP NHAÁT

GIAÙO XÖÙ CAÙC THAÙNH TÖÛ ÑAÏO VIEÄT NAM

1

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY - NĂM B Ngày 11 tháng 03 năm 2018

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

Con người thường đặt câu hỏi khi phải đối diện những tai

ương tàn khốc: “Tại sao một Thiên Chúa tốt lành lại để con

người phải chịu những hậu quả thảm khốc như thế?” Nếu

không tìm được câu trả lời thích đáng, họ sẽ từ chối tin vào

Thiên Chúa vì hai lý do: hoặc không có Thiên Chúa hoặc

Thiên Chúa không có lòng thương xót.

Các bài đọc hôm nay cung cấp cho chúng ta câu trả lời

thích đáng. Trong bài đọc 1, tác giả sách Sử biên quyển tứ

hai tường trình cách vắn gọn tiến trình giáo dục con người

của Thiên Chúa. Hình phạt chỉ là cách cuối cùng để con

người nhận ra lầm lỗi của mình và để ngăn ngừa con người

khỏi hư mất đời đời. Trong bài đọc 2, thánh Phaolô xác

quyết Thiên Chúa đã tỏ lòng nhân hậu với con người qua

biến cố Đức Kitô. Ngài sẵn sàng hy sinh Người Con Một

để chúng ta có thể đạt được ơn cứu độ là sự sống muôn đời.

Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói rõ: Thiên Chúa đã quá

yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Mình. Mục đích của

Ngài không là để kết án thế gian, nhưng để thế gian nhờ

Người Con mà được ơn cứu độ.

Tiến trình giáo dục của con người giúp chúng ta nhận ra

tiến trình giáo dục của Thiên Chúa. Hình phạt chỉ là cách

thế sau cùng Thiên Chúa dùng trong tiến trình giáo dục.

Ngay cả khi sử dụng hình phạt, tình thương của Thiên

Chúa vẫn chiếu sáng. Nếu không có hình phạt, con người

sẽ không nhận ra lỗi lầm của mình. Cần nhìn tòan thể kế

họach cứu độ của Thiên Chúa trước khi con người có thể

phê bình cách thức của Ngài dùng. Nếu chỉ nhìn vào một

biến cố, con người dễ mất niềm tin nơi Ngài.

Lm. Antôn Đinh Minh Tiên, O.P.

LỊCH PHỤNG VỤ CÔNG GIÁO

Thứ Hai, 12.03 Trong Tuần IV Mùa Chay.

Thứ Ba, 13.03 Trong Tuần IV Mùa Chay.

Thứ Tư, 14.03 Trong Tuần IV Mùa Chay.

Thứ Năm, 15.03 Trong Tuần IV Mùa Chay.

Thứ Sáu, 16.03 Trong Tuần IV Mùa Chay.

Thứ Bảy, 17.03 Thánh Patriciô, giám mục.

Chúa Nhật, 18.03 CHÚA NHẬT V MÙA CHAY.

Ý CẦU NGUYỆN CỦA ĐỨC THÁNH CHA –

THÁNG 03 NĂM 2018: ƠN NHẬN ĐỊNH

THIÊNG LIÊNG

Vatican. Trong tháng 03 năm 2018, Đức Thánh Cha đặc

biệt mời gọi toàn thể Hội Thánh nhận thức tầm quan trọng

của ơn phân định thiêng liêng, để mỗi người có thể nhận ra

tiếng Chúa trong thế giới phức tạp với biết bao tiếng nói

ngày nay. Đức Thánh Cha chia sẻ trong Video như sau:

Thời đại ngày nay đòi hỏi chúng ta phải phát huy một năng

lực chiều sâu để nhận định… Nhận định để có thể nhận ra

tiếng Chúa giữa biết bao tiếng nói, để tiếng nói của Chúa

dẫn chúng ta đến sự sống Phục Sinh, để tiếng Chúa giải

thoát chúng ta khỏi rơi vào thứ văn hóa sự chết.

Chúng ta cần biết đọc thấy trong tâm hồn mình điều mà

Chúa muốn, để chúng ta có thể sống trong tình yêu và trở

nên những người tiếp nối sứ mạng tình yêu của Chúa.

Chúng ta hãy cũng nhau cầu nguyện, để toàn thể Giáo Hội

nhận ra tính khẩn thiết của việc huấn luyện phân định

thiêng liêng, cả trên bình diện cá nhân lẫn cộng đoàn.

Tứ Quyết SJ

http://vi.radiovaticana.va/news/2018/03/03/ý_cầu_nguyện_của_đức_thánh_cha_-

_tháng_03_năm_2018_ơn_nhận_định_thiêng_liêng/1365360

THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

Thánh Giuse là bổn mạng và gương mẫu

của các người lao động và các gia trưởng.

Ngài đã sống cuộc đời lao động để nuôi

sống gia đình. Chính Chúa Giêsu, dù là

Con Duy Nhất của Thiên Chúa, cũng được

gọi là “con của bác thợ mộc”. Vì thế, noi

gương thánh Giuse, các người lao động và

các gia trưởng hãy học cho biết giá trị của lao động: nuôi

sống bản thân và gia đình, liên kết với anh chị em và phục

vụ họ, thực thi bác ái đích thực và góp phần vào công việc

kiện toàn công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa.

2

GÓC NHÌN MỤC VỤ

Ăn Chay Hay Ăn Chơi?

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.

Chúa Nhật thứ Tư Mùa Chay được đặt tên là Chúa Nhật

“Laetare” (Vui lên đi), dường như mang tính cách xả hơi

sau khi đã trải qua một nửa chặng đường đền tội. Tuy

nhiên, so với các tôn giáo khác, xem ra việc ăn chay

trong Kitô giáo có vẻ “ăn chơi”, chứ đâu có gì khắc khổ!

Phải chăng đó là do kỷ luật chay tịnh của Kitô giáo lỏng

lẻo, hay bởi vì các tín hữu không thực hành việc ăn chay

cách nghiêm túc?

Tôi không dám so sánh kỷ luật chay tịnh của Kitô giáo với

các tôn giáo khác, bởi vì không biết có nên dừng lại ở khía

cạnh lý thuyết hay cần phải kiểm chứng cả phương diện

thực hành nữa. Thực ra, khi đọc Phúc Âm, chúng ta đã thấy

ngay từ thời của Chúa Giêsu, đã có người nêu vấn nạn rồi,

bởi vì xem ra các môn đệ của Ngài ăn chơi, đang khi các

môn đệ của ông Gioan thì ăn chay. Chúng ta hãy đọc lại

đoạn sách Tin Mừng thánh Máccô, chương 2 câu 18-20:

“Bấy giờ các môn đệ ông Gioan và các người Pharisêu

đang ăn chay; có người đến hỏi đức Giêsu: tại sao các

môn đệ ông Gioan và các môn đệ người Pharisêu ăn chay,

mà các môn đệ ông lại không ăn chay?” Đức Giêsu trả lời

như sau: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay

khi chàng rể còn ở với họ? Bao lâu chàng rể còn ở với họ,

họ không thể ăn chay được, nhưng khi tới ngày chàng rể bị

đem đi, bấy giờ họ mới ăn chay trong ngày đó”.

Qua câu nói vừa rồi, ta thấy Đức Giêsu đi xa hơn các ngôn

sứ một bước. Thực vậy, trong Cựu ước, các ngôn sứ (tựa

như ông Isaia, ở chương 58) đã đặt việc ăn chay trong bối

cảnh của tất cả đời sống luân lý, nghĩa là không chỉ kiêng

ăn uống mà còn phải kiêng phạm tội, kiêng xúc phạm đến

Thiên Chúa và tha nhân. Chúng ta đã nghe đoạn văn này

trong Thánh lễ ngày thứ 6 và thứ 7 đầu Mùa Chay. Chúa

Giêsu thì mở thêm một chiều kích khác, chiều kích huyền

bí của việc ăn chay: việc ăn chay mang một ý nghĩa tang

chế bởi vì mất đi một người yêu. Chính vì thế mà trong

Mùa Chay, Giáo luật buộc ăn chay vào hai ngày thứ Tư Lễ

Tro và thứ Sáu Tuần Thánh. Việc ăn chay vào thứ Tư Lễ

Tro mang tính cách sám hối đền tội; còn việc ăn chay thứ

Sáu Tuần Thánh thì mang màu sắc tang chế.

Giáo luật chỉ buộc ăn chay mỗi năm hai ngày thì đâu

thấm thía gì khi so sánh với nhiều tôn giáo ở Việt Nam

buộc ăn chay mỗi tháng 2 lần, vào mồng 1 và ngày rằm?

Thiết tưởng nên phân biệt: một bên là luật buộc, một bên là

khuyến khích. Tôi không dám quyết chắc rằng ở Việt Nam

có tôn giáo nào buộc phải ăn chay hay không, hoặc là chỉ

khuyến khích mà thôi. Trong lịch sử Kitô giáo, thì ta thấy

có sự phân biệt này, tuy trải qua thời gian, đã có sự tiến

triển trong cả hai khía cạnh.

Vào thời Chúa Giêsu tại thế, thì các môn đệ không ăn

chay. Từ hồi nào thì các Kitô hữu bắt đầu ăn chay?

Như chúng ta đã biết, những tài liệu về các thế kỷ đầu tiên

của Kitô giáo không được phong phú cho lắm. Dù sao,

chúng ta đừng nên quên rằng, các tín hữu đã giữ ấn tượng

sâu đậm về việc Chúa Giêsu ăn chay 40 ngày vào lúc khai

mạc sứ vụ, một điều mà Cựu ước cũng đã ghi nhận nơi hai

vị đại ngôn sứ Moses và Eliah. Sách Tông Đồ Công Vụ

cũng thuật lại rằng, thánh Phaolô đã ăn chay 3 ngày sau khi

trở lại (chương 9, câu 9), và khi lãnh sứ mạng làm tông đồ

dân ngoại (chương 13, câu 2-3). Những lần ăn chay này

xem ra mang tính cách huyền nhiệm, nghĩa là chuẩn bị để

gặp gỡ Chúa, chứ không mang tính cách đền tội hoặc tang

tóc.

Từ thế kỷ thứ II và III trở đi, có nhiều tài liệu cho biết các

tín hữu giữ chay vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy Tuần

Thánh, như là dấu hiệu tang tóc. Hơn thế nữa, thánh Irénee,

trong thư gửi tới Giáo Hoàng Victor cho biết rằng, các tín

hữu ở bên Đông phương giữ chay suốt Tuần Thánh. Sang

thế kỷ IV, chúng ta thấy nhiều Giáo phụ bên Tây và bên

Đông, nói đến tục lệ giữ chay suốt 40 ngày.

3

Và tục lề ấy kéo dài cho đến ngày nay, phải không?

Không hoàn toàn đúng như vậy. Một đàng, ngày nay, lịch

Phụng vụ bắt đầu Mùa Chay từ thứ Tư Lễ Tro, nghĩa là 46

ngày chứ không phải 40 ngày. Lý do là tại vì một tục lệ khá

cổ đã ngưng giữ chay vào các ngày Chúa Nhật; do đó, phải

tính trội thêm 6 ngày cho đủ số 40. Tuy nhiên, sự khác biệt

quan trọng hơn nữa là ở chỗ nội dung việc giữ chay. Chắc

hẳn chúng ta đều đã biết những quy định của Bộ Giáo Luật

hiện hành về việc giữ chay.

Trong các ngày giữ chay, có phải chỉ được ăn no một bữa

thôi đúng không?

Tạm chấp nhận như vậy đi. Cần nói thêm rằng, Giáo Luật

hiện nay chỉ ấn định phải giữ chay 2 ngày, đó là thứ Tư Lễ

Tro và thứ Sáu Tuần Thánh. Thời xưa, các tín hữu phải giữ

chay 40 ngày, chứ không phải chỉ có 2 ngày mà thôi. Và

còn một sự khác biệt quan trọng nữa, đó là ngày chay thì

không được ăn uống gì hết!

Như vậy là tuyệt thực 40 ngày hay sao?

Tôi xin lặp lại, vào thời xưa, trong suốt 40 ngày, các tín

hữu không được ăn uống gì hết. Nhưng đó không phải là

tuyệt thực. Trong suốt ngày, họ không được ăn uống,

nhưng khi mặt trời lặn (nghĩa là hết ngày, và đêm về) thì họ

được phép ăn một bữa.

Cũng như các tín đồ Hồi giáo trong mùa Radmadan, ban

ngày thì ăn chay nhưng ban đêm thì đánh chén, phải

không?

Tôi không biết luật của Hồi giáo đã quy định thế nào về

việc giữ chay, nhưng các Kitô hữu cổ thời kèm theo việc

giữ chay với việc kiêng thịt, kiêng rượu, kiêng đồ béo. Vì

thế khó mà tưởng tượng được rằng họ được phép đánh

chén sau khi mặt trời lặn!

Như vậy thì các tín hữu thời xưa ăn chay nghiêm túc,

còn ngày nay thì chúng ta chỉ ăn chơi. Từ hồi nào có sự

chuyển hướng như vậy?

Theo các sử gia, sự chuyển hướng xảy ra vào thời Trung

cổ, vào lúc mà lòng nhiệt thành bắt đầu suy giảm, đồng

thời óc vụ luật bắt đầu len lỏi vào đời sống đạo. Vào các

thế kỷ đầu tiên, khi các tín hữu giữ chay vào thứ Sáu Tuần

Thánh, thì việc chay tịnh mang tính cách huyền nhiệm và

Phụng vụ, theo nghĩa là các tín hữu dành hôm đó vào việc

cầu nguyện và cử hành Phụng vụ. Đến khi Mùa Chay kéo

dài ra 40 ngày, thì dĩ nhiên là không thể nào ngồi trong nhà

thờ suốt trong thời gian đó. Còn bao nhiêu công việc khác

phải làm nữa chứ, và nếu bụng đói thì làm sao cuốc đất

được? Từ đó, người ta tìm cách nào giải thích luật theo

nghĩa co dãn.

Như đã nói trên đây, thời xưa, các tín hữu không được ăn

uống gì trong suốt ngày giữ chay. Việc chấm dứt ngày chay

không được đánh dấu bằng việc mặt trời lặn, nhưng là với

Kinh Chiều. Để tôn trọng tục lệ cổ, người ta đọc Kinh

Chiều liền sau giờ Chín (nghĩa là 3 giờ trưa), và từ thế kỷ

XIV thì đọc kinh trùng với bữa ăn trưa! Ngoài ra, dựa theo

chứng tích của thánh Tôma Aquinô, người ta biết rằng cho

đến thế kỷ XIII, việc giữ chay bao trùm luôn cả việc kiêng

uống (chứ không phải chỉ kiêng ăn); thánh Tôma thì nới

rộng hơn một chút, khi cho rằng việc uống nước không phá

chay (Summa Theology II-II, q.147, a.6).

Như vậy, thời xưa, khi giữ chay thì chỉ được ăn một bữa,

và cùng lắm chỉ được phép uống tí nước cho đỡ khát. Từ

hồi nào được ăn thêm bữa phụ?

Theo các sử gia, tục ăn thêm bữa phụ bắt nguồn từ các Đan

Viện. Nên biết là luật Giáo Hội thời xưa chỉ buộc giữ chay

trong Mùa Chay (nghĩa là 40 ngày trước Lễ Phục Sinh),

còn trong các Dòng Tu, thì ngoài luật phải kiêng thịt suốt

đời, họ còn phải giữ chay từ lễ Suy Tôn Thánh Giá (14

tháng 9) cho đến Lễ Phục Sinh năm sau (nghĩa là hơn kém

7 tháng). Xét vì các đan sĩ phải làm việc đồng áng chứ

không chỉ ngồi trong nhà thờ đọc kinh, cho nên họ được

phép uống một ly rượu vào ban tối, sau khi nghe đọc sách

Collationes của Cassiano. Dần dần, bên cạnh ly rượu còn

thêm tí bánh. Từ đó, bữa lót lòng được gọi là

“Collationes” (Ngày nay trong tiếng Ý, bữa điểm tâm được

gọi là colazione). Từ thế kỷ XIV, các giáo dân cũng được

phép dùng bữa lót lòng vào những ngày giữ chay. Thế rồi

từ chỗ điểm tâm lót lòng, kỷ luật giữ chay được nới rộng

dần dần cho đến kỷ luật hiện hành ngày nay.

Tóm lại, khi ôn lại lịch sử, ta có thể kết luận rằng kỷ luật

khổ chế đã sa sút: từ chỗ ăn chay nghiêm ngặt vào các

thế kỷ đầu, sang đến chỗ lỏng lẻo đến nỗi chỉ còn là ăn

chơi vào thời cận đại, có đúng như vậy không?

Cần phải phân biệt hai khía cạnh:

- Một bên là kỷ luật. Xét về kỷ luật, thì khi so sánh với các

thế kỷ đầu tiên, quả thật việc ăn chay ngày nay chỉ còn là

chuyện ăn chơi.

- Một bên là tinh thần. Khi xét về mặt tinh thần, thì việc

phê bình đối chiếu thật không đơn giản.

Việc giữ chay chỉ là một phương tiện khổ chế đền tội cũng

như là một phương tiện bày tỏ ý chí cải hoán. Từ thời các

Giáo phụ, Giáo Hội không hề tách rời việc ăn chay với các

phương tiện khác nữa để đạt đến cùng một mục tiêu, đó là:

sự cầu nguyện, thực hành nhân đức, đặc biệt là đức bác ái.

Vì thế để đánh giá trình độ đạo đức của một cá nhân hay

một thời đại, chúng ta không thể chỉ đo lường qua mức độ

nghiêm khắc của kỷ luật ăn chay, nhưng còn phải đối chiếu

với việc thực hành các công tác từ thiện bác ái, các hành vi

tự kiềm chế tính kiêu ngạo ích kỷ, cũng như thái độ từ tốn

trong cách cư xử với Thiên Chúa và tha nhân nữa. Dù sao,

trong vấn đề này chúng ta cần dung hòa cả hai khía cạnh:

kỷ luật và tinh thần. Kỷ luật nghiêm khắc mà không có tinh

thần thì dễ rơi vào thái độ bôi bác giả hình. Tinh thần mà

không có kỷ luật thì có nguy cơ tan biến ra khói!

http://catechesis.net/index.php/tai-lieu/hieu-song-duc-tin/2499-hieu-song-duc-tin-

an-chay-hay-an-choi

4

TIN GIÁO HỘI HOÀN VŨ

THƯ CỦA BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: CHÚA

GIÊSU LÀ ĐẤNG CỨU THẾ DUY NHẤT

VATICAN. 01/03/2018 Sáng 1-3-2018, Bộ giáo lý đức tin

đã công bố thư gửi các Giám mục trên thế giới về một số

khía cạnh của ơn cứu độ Kitô giáo.

Văn kiện mang tựa đề “Placuit Deo”, lấy từ đoạn 1 câu 9

trong thư thánh Phaolô gửi tín hữu thành Ephêsô, dạy rằng:

“Trong sự từ nhân và khôn ngoan, Thiên Chúa đã muốn tỏ

mình và cho biết mầu nhiệm thiên ý của Ngài” (Ep 1,9).

Thư tái khẳng định giáo huấn của Đức tin Kitô đứng trước

những quan niệm chỉ tin vào sức riêng và kế hoạch phàm

nhân trong việc tìm kiếm ơn cứu độ, đồng thời bác bỏ lập

luận của người tin vào sự cứu độ nội tâm và phủ nhận Thân

Mình Chúa Kitô là Cộng đoàn Giáo Hội.

Trong lời giới thiệu Văn kiện tại cuộc họp báo, Đức Tổng

Giám Mục Ladaria Ferrer, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin,

cho biết sau khi Tuyên ngôn Dominus Jesus Đức Giêsu là

Chúa, được công bố hồi năm 2000, một số nhà thần học đã

yêu cầu Bộ giáo lý đức tin đào sâu một số khía cạnh đã nói

đến trong Tuyên ngôn ấy và đề nghị công bố một Văn kiện

mới về ơn cứu độ Kitô giáo. Vì thế, sau khi đào sâu kỹ

lưỡng đề tài quan trọng này với sự cộng tác của các chuyên

gia cố vấn của Bộ, hôm nay Thư Placuit Deo được công

bố.

Văn kiện gửi đến các Giám mục trong Giáo Hội Công Giáo

và tới tất cả các tín hữu nói chung, đã được Đức Thánh Cha

phê chuẩn ngày 16-2 vừa qua (2018), và yêu cầu công bố

càng sớm càng tốt.

Thư nhắm “Tiếp nối đại truyền thống đức tin, đặc biệt là

giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhắm làm nổi

bật một số khía cạnh của ơn cứu độ Kitô giáo mà ngày nay

người ta có thể thấy khó hiểu vì những biến chuyển văn

hóa gần đây” (cap. I,n.1)

Hai chủ thuyết sai lầm

Vậy đâu là những biến chuyển văn hóa làm lu mờ sự tuyên

xưng đức tin Kitô vốn công bố Chúa Giêsu là Đấng Cứu

Thế duy nhất và đại đồng? Đức Thánh Cha Phanxicô, trong

giáo huấn thông thường của ngài, thường nhắc đến hai xu

hướng, dưới một số khía cạnh, giống hai lạc giáo cổ xưa,

đó là thuyết Pelage và thuyết ngộ giáo (gnosticisme), tuy

rằng có một sự khác biệt lớn giữa nội dung lịch sử bị tục

hóa ngày nay với nội dung của những thế kỷ thời đầu Kitô

giáo”.

“Thời nay có chủ thuyết tân Pelage lan tràn, cho rằng mỗi

người hoàn toàn tự trị, có thể cứu độ chính mình mà không

cần nhìn nhận mình lệ thuộc Thiên Chúa và tha nhân trong

thẳm sâu con người của mình. Vì thế việc cứu độ là điều

tùy thuộc nỗ lực của mỗi người, hoặc những cơ cấu hoàn

toàn phàm nhân, và không có khả năng đón nhận sự mới

mẻ của Thánh Thần Chúa” (n.2). Trong nhãn giới này,

Chúa Kitô bị coi như một gương mẫu nên noi theo nhưng

không phải là “Đấng biến đổi thân phận phàm nhân bằng

cách tháp nhập chúng ta vào một cuộc sống mới được hòa

giải với Chúa Cha và giữa chúng ta với nhau, nhờ Thánh

Linh”.

Đàng khác, “có một thứ tân thuyết ngộ giáo trình bày việc

cứu độ hoàn toàn nội tâm, khép kín trong thái độ chủ quan.

Người ta chủ trương giải thoát con người khỏi thân xác và

vũ trụ vật chất, trong đó ta không còn khám phá những dấu

vết bàn tay quan phòng của Đấng Tạo Hóa, nhưng chỉ thấy

một thực tại vô nghĩa, có thể lèo lái được theo lợi ích của

con người” (n.2). Xu hướng này quan niệm “một sự cứu độ

hoàn toàn nội tâm, sự cứu độ này khơi lên một xác tín bản

thân mạnh mẽ, hoặc một tâm tình mạnh, được kết hiệp với

Thiên Chúa, nhưng không đảm nhận, chữa lành và canh tân

những tương quan của chúng ta với người khác và với thế

giới được tạo dựng”.

Trong bối cảnh trên đây, thư của Bộ giáo lý đức tin muốn

đương đầu với những xu hướng thu hẹp ấy, đang đe dọa

Kitô giáo ngày nay và tái khẳng định rằng ơn cứu độ, theo

kế hoạch Giao Ước của Chúa Cha, hệ tại sự kết hiệp của

chúng ta với Chúa Kitô (Cap. II, nn. 2-4).

Về bố cục, sau chương nhập đề, qua tổng động 15 đoạn,

thư Placuit Deo lần lượt đề cập đến:

- Chương II: Ảnh hưởng của những biến đổi văn hóa ngày

nay đối với ý nghĩa ơn cứu độ Kitô giáo

- Chương III: Khát vọng của con người đối với ơn cứu độ

- Chương IV: Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế và ơn cứu độ

- Chương V: Ơn Cứu độ trong Giáo Hội, Thân Mình của

Chúa Kitô

- Sau cùng chương VI là phần kết luận nói về việc thông

truyền đức tin, trong khi chờ đợi Đấng Cứu thế.

(Rei 1-3-2018)

G. Trần Đức Anh OP

http://vi.radiovaticana.va/news/2018/03/01/thư_của_bộ_giáo_lý_đức_tin

_chúa_giêsu_là_đấng_cứu_thế_duy_nhất/1365065

LƯU Ý VỀ LUẬT GIỮ CHAY VÀ KIÊNG THỊT

Ngày giữ chay và kiêng thịt: Giáo Luật, Điều 1251, dạy

“Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh, phải giữ

chay và kiêng thịt”.

Tuổi giữ chay: Giáo Luật, Điều 1252, dạy “Mọi người từ

tuổi thành niên cho đến khi bắt đầu 60 tuổi, thì phải giữ

chay; và Giáo Luật, Điều 97 Khoản 1, quy định: “Ai đã

được 18 tuổi tròn mới là thành niên”.

Tuổi kiêng thịt: Giáo Luật, Điều 1252 “Buộc những

người từ 14 tuổi tròn”.

5

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC PHALÔ BÙI VĂN ĐỌC

QUA ĐỜI TẠI ROMA

ROMA. 07/03/2018 Đức

Tổng Giám Mục Phaolô

Bùi Văn Đọc, Tổng Giám

Mục giáo phận Sài Gòn,

đã qua đời tại Roma,

hưởng thọ 74 tuổi, sau 48

năm Linh Mục và 19 năm

làm Giám Mục.

Tòa Tổng Giám Mục giáo phận Sài Gòn thông báo: Đức

Tổng Giám Mục Phaolô đã qua đời lúc 10 giờ 15 tối thứ

ba, ngày 6 tháng 3, giờ Roma, tức là 4 giờ 15 phút sáng

ngày 7 tháng 3 giờ Việt Nam.

Một số linh mục Việt Nam ở Roma cho biết: sáng ngày 6

tháng 3, 2018, Đức Tổng Giám Mục đã chủ sự thánh lễ

đồng tế lúc 11 giờ với 31 Giám mục và 40 linh mục Việt

Nam tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành. Trước đó, ngài

đã cùng các Giám mục viếng mộ Đức Hồng Y Phanxicô

Nguyễn Văn Thuận tại nhà thờ Đức Mẹ Scala. Đức Tổng

Giám Mục có những dấu hiệu mệt mỏi khác thường.

Sau thánh lễ, trong vòng 1 tiếng, Đức Tổng Giám Mục

Phaolô còn đứng chụp hình chung với các Giám mục và

nhiều người trong liên tu sĩ. Rồi ngài được 2 linh mục dìu

lên xe để về nhà, nhưng lúc này Đức Tổng Giám Mục càng

có dấu hiệu bị đột quỵ, nên được chở thẳng tới bệnh viện

thánh Camillo để cấp cứu. Có tin cho biết khoảng 6 giờ

chiều, bác sĩ điều trị cho biết Đức Tổng Giám Mục không

có hy vọng qua khỏi.

Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc cùng với 32

Giám mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đến

Roma từ ngày 2-3-2018 để hành hương viếng mộ hai thánh

Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

Đức Tổng Giám Mục Phaolô sinh ngày 11 tháng 11 năm

1944 tại Đà Lạt, thụ phong linh mục tại đây ngày 17 tháng

12 năm 1970. Năm 1999, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm

làm Giám mục giáo phận Mỹ Tho và 14 năm sau đó, ngài

được thuyên chuyển làm Tổng Giám Mục phó Tổng giáo

phận Sài Gòn. Sau khi Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn từ

nhiệm, ngài trở thành Tổng Giám Mục chính tòa Sài Gòn

từ ngày 22 tháng 3 năm 2014 và từng giữ chức vụ Chủ

Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2013-2016.

Sáng ngày 7-3-2018, 32 Giám Mục Việt Nam đã viếng

thăm, gặp gỡ Bộ Truyền Giáo từ lúc 10 giờ.

Trong khi đó, Cha Ignatio Hồ Văn Xuân, Tổng đại diện

Giáo phận Sài Gòn, từ Đức đến Roma để chuẩn bị hậu sự

cho Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô (Tổng hợp 7-3-2018)

G. Trần Đức Anh OP

http://vi.radiovaticana.va/news/2018/03/07/__đức_tgm_phaolô_bùi_văn

_đọc_qua_đời_tại_roma/1365839

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CŨNG SỐC

TRƯỚC SỰ RA ĐI ĐỘT NGỘT CỦA ĐỨC CHA

BÙI VĂN ĐỌC

Vatican News. Sáng thứ năm, 08/03/2018, các Giám mục

Việt Nam đang

trong chuyến hành

hương ad Limina

đã đồng tế Thánh

lễ với Đức Thánh

Cha Phanxicô tại

nhà nguyện thánh

Marta để cầu

nguyện cho Đức

cố Tổng Giám

mục Phaolô Bùi Văn Đọc, vừa qua đời tại Roma đêm ngày

06 tháng 03.

Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Mỹ Tho và

Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nói với

phóng viên Vatican rằng tin Đức cha Phaolô qua đời không

chỉ là cú sốc đối với các Giám mục Việt Nam nhưng cả với

Đức Giáo Hoàng.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn dâng Thánh lễ sáng nay

tại nhà nguyện thánh Marta, trước sự hiện diện của các

Giám mục Việt Nam, để cầu nguyện cho sự an nghỉ ngàn

thu của Đức cố Tổng Giám mục Phaolô.

Đức cha Phêrô Khảm cho biết, trước Thánh lễ, Đức Thánh

Cha Phanxicô đã nói vài lời chia buồn với các Giám mục

Việt Nam.

Đức cha Phêrô cũng nói thêm: “Chúng tôi ở đây để cầu

nguyện cho Đức cha Phaolô. Ngài đã ở Roma với các Giám

mục Việt Nam chúng tôi để thực hiện cuộc viếng thăm ad

Limina. Ngày trước hôm ngài qua đời, chúng tôi đã gặp

Đức Thánh Cha; ngày hôm sau ngài ra đi đột ngột. Tôi

nghĩ chính điều này là một cú sốc.”

Đức cha Phêrô cũng chia sẻ với phóng viên Vatican về Đức

cố Giám mục Phaolô: “Ngài là tổng Giám mục Thành Phố

Hồ Chí Minh, miền nam Việt Nam. Hồ Chí Minh là thành

phố lớn nhất nước và có khoảng 10 triệu dân. Do đó rất

quan trọng khi Giáo hội ở đó. Đức cha Phaolô là một người

thông minh và có mối quan hệ tốt với mọi người và nhờ

điều này ngài đã tạo được một bầu khí hiệp thông thật sự

trong giáo phận của ngài.”

Đức cha Phêrô nói về sứ vụ của đức cố Giám mục Phaolô

là “rao giảng và giới thiệu Chúa Giêsu Kitô và Tin mừng

cho mọi người”, trong một “đất nước cộng sản”, nơi mà so

với những “hạn chế” trong quá khứ, ngày nay các Kitô hữu

tham gia tốt hơn trong nhiều lãnh vực khác nhau.” (Vatican

News 08/03/2018).

Hồng Thủy

http://vi.radiovaticana.va/news/2018/03/08/đức_thánh_cha_phanxicô_cũ

ng_sốc_trước_sự_ra_đi_đột_ngột_của_đc_bùi_văn_đọc/1366104

6

SINH HOẠT GIÁO XỨ

CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ THÁNG 3, 2018

Chúa Nhật, ngày 11 tháng 3: Chúa Nhật IV Mùa

Chay.

Thứ Hai, ngày 12 tháng 3: Cha Mátthêu Nguyễn Khắc

Hy giúp tĩnh tâm Mùa Chay cho Giáo Họ Đức Mẹ

La Vang, từ 7 giờ tối đến 8 giờ 30 tối.

Chúa Nhật, ngày 18 tháng 3: Chúa Nhật V Mùa Chay.

Thứ Hai, ngày 19 tháng 3: Thánh Giuse, Bạn Trăm

Năm Đức Trinh Nữ Maria. Lễ trọng. Bổn mạng Ca

Đoàn Thánh Giuse và Hội Nhiếp Ảnh VNUSPA.

Chúa Nhật, ngày 25 tháng 3: Chúa Nhật Lễ Lá.

Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 29 tháng 3: Thánh Lễ

Tiệc Ly.

Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 30 tháng 3: Tưởng Niệm

Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu. Ăn chay và kiêng

thịt.

Thứ Bảy Tuần Thánh, ngày 31 tháng 3: Lễ Vọng

Chúa Phục Sinh.

Chúa Nhật, mồng 1 tháng 4: CHÚA PHỤC SINH.

CHƯƠNG TRÌNH TUẦN THÁNH VÀ PHỤC

SINH - 2018

1. Thứ Hai Tuần Thánh, ngày 26 tháng 3, 2018

8 giờ sáng và 7 giờ tối: Thánh Lễ

8 giờ tối: Ngắm 15 Sự Thương Khó & Dâng Hạt.

2. Thứ Ba Tuần Thánh, ngày 27 tháng 3, 2018

8 giờ sáng và 7 giờ tối: Thánh Lễ

8 giờ tối: Ngắm 15 Sự Thương Khó & Dâng Hạt.

3. Thứ Tư Tuần Thánh, ngày 28 tháng 3, 2018

8 giờ sáng và 7 giờ tối: Thánh Lễ

8 giờ tối: Ngắm 15 Sự Thương Khó & Dâng Hạt.

4. Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 29 tháng 3, 2018

10 giờ 30 sáng: Thánh Lễ Truyền Dầu tại Nhà Thờ

Chính Tòa St. Thomas More - Arlington, Virginia.

7 giờ tối: Thánh Lễ Tiệc Ly (Lưu ý: Năm nay chỉ có

một Thánh Lễ Tiệc Ly).

Sau Thánh Lễ, cộng đoàn rước Mình Thánh Chúa sang

nhà tạm tại Trung Tâm Giáo Dục.

8 giờ 45 - 9 giờ 30 tối: Hội Liên Minh Thánh Tâm,

Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Đoàn Thiếu Nhi Thánh

Thể (dẫn chầu), Đoàn Thanh Sinh Công và Mục Vụ

Giới Trẻ.

9 giờ 30 - 10 giờ tối: Hội Cao Niên (dẫn chầu) và

Huynh Đoàn Ðaminh.

10 giờ - 10 giờ 30 tối: Phong Trào Tông Đồ Fatima

(dẫn chầu) và Đạo Binh Hồn Nhỏ.

10 giờ 30 - 11 giờ tối: Hiệp Sĩ Đoàn 9655 và Chương

Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình (dẫn chầu).

11 giờ - 11:30 giờ tối: Liên Ca Đoàn (dẫn chầu).

11 giờ 30 - 12 giờ đêm: Thừa Tác Viên Thánh Thể và

Ban Phụng Vụ (dẫn chầu).

5. Thứ Sáu Tuần Thánh - Tưởng Niệm Cuộc Thương

Khó của Chúa Giêsu, ngày 30 tháng 3, 2018

11 giờ sáng: Viếng Đàng Thánh Giá ngoài trời.

3 giờ chiều: Tuần Cửu Nhật kính Lòng Thương Xót

Chúa.

4 giờ chiều: Kinh Mân Côi Năm Sự Thương, Ngắm

Năm Dấu Đanh và Dâng Hạt.

6 giờ chiều: Diễn Nguyện Đàng Thánh Giá và Nghi

Thức Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó

của Chúa Giêsu.

9 giờ tối: Diễn Nguyện Đàng Thánh Giá và Nghi

Thức Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó

của Chúa Giêsu.

6. Thứ Bảy Tuần Thánh và Canh Thức Vượt Qua,

ngày 31 tháng 3, 2018

8 giờ 30 tối: Lễ Vọng Phục Sinh (dự tòng lãnh nhận

các bí tích khai tâm Kitô giáo).

(Lưu ý: Năm nay chỉ có một Thánh Lễ Vọng Phục

Sinh).

7. Chúa Nhật Phục Sinh, mồng 1 tháng 4, 2018

Các Thánh Lễ Chúa Phục Sinh tại giáo xứ sẽ được cử

hành lúc 7 giờ sáng, 9 giờ 30 sáng, 12 giờ trưa, 5 giờ

chiều và 7 giờ tối.

7

CỬ HÀNH LỄ VỌNG PHỤC SINH

VÀO TỐI THỨ BẢY TUẦN THÁNH

Quý cụ, quý ông bà anh chị em thân mến,

Lịch Phụng Vụ Giáo Phận Arlington (ORDO 2018) trang

89 nói: “Thứ Bảy trong Tuần Thánh là ngày chuẩn bị gần

nhất để cử hành các bí tích khai tâm” cho những anh chị

em dự tòng. Việc cử hành lễ vọng hôm nay phải bắt đầu

vào lúc trời tối và chấm dứt trước tảng sáng ngày Chúa

Nhật. Điều luật này phải được hiểu theo nghĩa hẹp nhất

(strictest sense); do đó, KHÔNG được cử hành Lễ Vọng

Phục Sinh khi trời còn sáng hay theo thời giờ vẫn thường

cử hành lễ chiều Thứ Bảy thay lễ Chúa Nhật.

Cha Paul deLadurantaye, Giáo phận Arlington, trong thư

‘Nhắc nhở’ được gởi từ văn phòng Phụng vụ thánh có viết:

“Lễ Vọng Phục sinh phải bắt đầu sau khi trời tối và chấm

dứt trước hừng sáng Chúa Nhật. Do đó, theo Cẩm Nang

Linh mục trong Giáo phận, không nên bắt đầu trước 8:30

tối” (the Easter Vigil must begin after nightfall and end

before daybreak on Sunday. Therefore, according to our

Priests’ Policy Manual… the Easter Vigil may not begin

before 8:30pm).

Trong Sách Lễ Roman ấn bản năm 2010 do nhà xuất bản

Magnificat, trang 330 khi đề cập đến Lễ Vọng Phục Sinh,

số 2 có nói: “Of this night’s Vigil, which is the greatest and

most noble of all solemnities, there is to be only one

celebration in each church.” Về đêm Vọng Phục Sinh,

đêm trọng nhất và cao cả nhất trong các lễ trọng, chỉ có

một lễ vọng được cử hành tại mỗi nhà thờ. Theo tài liệu

‘Notes on the Liturgy – Questions on the Easter Vigil’ (Các

ghi chú về Phụng Vụ - Những Thắc Mắc về Lễ Vọng Phục

Sinh) từ Văn phòng Phụng tự của Tổng Giáo phận Newark,

chúng ta thấy viết: “Chỉ có một và duy nhất một Lễ Vọng

Phục Sinh được cử hành tại mỗi giáo xứ…. Rõ ràng là giả

tạo khi lặp lại các nghi thức đặc biệt của lễ Vọng Phục

Sinh. Chẳng có ý nghĩa phụng vụ gì cả khi làm phép lửa

mới, thắp sáng nến Phục Sinh để sử dụng suốt năm rồi sau

đó lại tắt đi và bắt đầu lại với cùng một ngọn nến, như thể

việc chúc lành lửa mới và cây nến đầu tiên đã không xảy

ra. Cũng thật vô lý khi làm phép bao nhiêu lít nước trong

Lễ Vọng Phục Sinh rồi lại giả vờ như đã không làm phép

nước và lặp lại việc này trong nghi thức Vọng Phục Sinh

khác một vài giờ sau đó. Các lễ nghi đặc biệt cho Lễ Vọng

Phục Sinh có ý nghĩa với toàn thể cộng đoàn dù mọi thành

viên có hiện diện hay không.”

(www.rcan.org/sites/default/files/files/07qotvigil.pdf).

Giáo xứ chúng ta vẫn có thói quen cử hành 2 Lễ Vọng

Phục Sinh: Lễ 1 (thường bắt đầu lúc 7pm) có nghi thức rửa

tội và tiếp nhận các anh chị em dự tòng; Lễ 2 (thường bắt

đầu lúc 10 giờ tối) không có nghi thức rửa tội người lớn

hoặc tiếp nhận dự tòng. Việc cử hành 2 Lễ Vọng Phục

Sinh tại giáo xứ chúng ta làm giảm thiểu ý nghĩa và nét đẹp

của Thánh Lễ đặc biệt này và không đúng với phụng vụ.

Để những nghi thức của Lễ Vọng Phục Sinh diễn đạt được

ý nghĩa thần học và phụng vụ sâu xa, Giáo xứ chúng ta chỉ

cử hành MỘT Lễ Vọng Phục Sinh, và theo chỉ dẫn của

Giáo Phận Arlington, Lễ Vọng Phục Sinh năm nay sẽ bắt

đầu vào lúc 8 giờ 30 tối ngày 31 tháng 3, 2018. Trong

Thánh Lễ này, chúng ta sẽ cử hành các bí tích khai tâm

(Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể) cho một số các Dự

tòng trong chương trình Giáo lý Dự tòng của Giáo xứ. Do

đó, Thánh Lễ Vọng Phục Sinh sẽ dành cho người lớn và

cách đặc biệt ưu tiên cho thân nhân và bằng hữu của các

Dự tòng. Vì lý do mục vụ và để chỗ đậu xe được thuận tiện

hơn, chúng tôi sẽ thêm lễ cho ngày Chúa Nhật Phục Sinh.

Ngoài 4 Thánh Lễ như vẫn được cử hành vào Chúa Nhật,

sẽ có thêm một Thánh Lễ vào lúc 5pm. Như vậy, chương

trình lễ vào Chúa Nhật Phục Sinh, ngày 1 tháng 4, 2018, sẽ

như sau: 7 sáng, 9 giờ 30 sáng, 12 giờ trưa, 5 giờ chiều và

7 giờ tối.

Nếu quý vị nào có thắc mắc hay góp ý gì, quý vị có thể đến

gặp trực tiếp cha xứ, hoặc email cho [email protected],

hay gọi điện thoại qua số 703-982-7534.

Xin Thiên Chúa tiếp tục chúc lành cho mọi người chúng ta.

Thân mến,

Lm. Giuse Trần Trung Liêm, OP

Chánh xứ

8

GIẢI TỘI MÙA CHAY

Nhằm tạo điều kiện cho mọi người trong Giáo xứ có thể

xưng tội trong Mùa Chay, trước và sau các Thánh Lễ ngày

thường và Chúa Nhật, hay lấy hẹn bất cứ giờ nào thuận tiện

trong giờ làm việc hành chánh (10am - 5pm), quí cha sẵn

sàng giải tội. Xin gọi điện thoại lấy hẹn trước khi đến.

Xin mọi người cố gắng, nhắc nhở những người thân trong

gia đình, xét mình và đi xưng tội trong Mùa Chay Thánh

đừng để đến giờ phút chót. Xin cảm ơn.

Xin lưu ý: Thứ Sáu Tuần Thánh sẽ không có bất cứ bí tích

nào được cử hành, kể cả bí tích Hòa Giải.

GHI DANH NGẮM 15 SỰ THƯƠNG KHÓ

CHÚA GIÊSU VÀ DÂNG HẠT

Kính mời quí hội đoàn cũng như quý cụ, quý ông bà và anh

chị em tích cực tham gia vào việc Suy Ngắm 15 Sự

Thương Khó Chúa trong những ngày của Tuần Thánh.

Chương trình như sau: Thứ Hai Tuần Thánh, Thứ Ba Tuần

Thánh, Thứ Tư Tuần Thánh sau Thánh Lễ 7 giờ tối: Ngắm

15 Sự Thương Khó Chúa Giêsu và sau đó Dâng Hạt.

Thứ Sáu Tuần Thánh sau Kinh Mân Côi Năm Sự

Thương… Ngắm Năm Dấu Đanh và Dâng Hạt.

Vì thế, xin quí vị ghi danh ngắm mấy ngắm, từ ngắm nào

đến ngắm nào? Vào tối thứ mấy? Hay Dâng Hạt? Ngày

nào?

Xin ghi danh với ông cố Trần Quang Phục (703) 876-4755;

[email protected] hoặc cô Lakes Bảo-Kính

(571) 376-0490; (703) 698-5756.

BÍ TÍCH THÊM SỨC CHO NGƯỜI TRƯỞNG

THÀNH

Hằng năm, Giáo phận Arlington dành hai ngày để ban Bí

Tích Thêm Sức cho người trưởng thành, độ tuổi từ lớp cuối

Trung Học trở lên. Cụ thể năm nay là Chúa Nhật, ngày 20

tháng 5, 2018, lúc 2:30 chiều tại nhà thờ Chánh Tòa thánh

Thomas More, Arlington, Virginia, và Chúa Nhật, ngày 10

tháng 6, 2018, lúc 2:30 chiều tại nhà thờ thánh Andrew

tông đồ, Clifton, Virginia.

Xin mời quý phụ huynh ghi danh học Giáo Lý Thêm Sức

cho những thân hữu hoặc bằng hữu người Công Giáo mà

chưa lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức. Đơn đơn ghi danh để

tại bàn thông tin ở tiền sảnh nhà thờ.

Điều kiện ghi danh: 1) Giấy chứng nhận rửa tội được cấp từ Giáo xứ học viên

đã được rửa tội.

2) Giấy chứng nhận là người Công giáo của cha/mẹ đỡ đầu

thêm sức.

3) Điền đơn ghi danh và nộp đơn tại văn phòng Giáo Xứ.

4) Hạn chót ghi danh là ngày 16 tháng 4 năm 2018.

CHÚC MỪNG CÁC EM ĐƯỢC LÃNH NHẬN BÍ

TÍCH RỬA TỘI (04/03/2018)

Giacôbê Phạm Logan

Giacôbê Phạm Lê Bryce

Giacôbê Phạm Lê Kaitlyn

Phanxicô Xaviê Trần Bảo-Tâm Francis

CHIẾN DỊCH QUYÊN GÓP MÙA CHAY NĂM

2018 CỦA ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN

ARLINGTON

Với chủ để cho BLA năm 2018 là

“Sống với Lòng Tin ~ Cho với

Lòng Tri Ân”, mà Đức Giám Mục

giáo phận Arlingon đã chọn cho

năm nay, và trao chỉ tiêu cho

Giáo Xứ chúng ta và Giáo Họ

Đức Mẹ La Vang là $118,000.00

USD.

Tới ngày 8 tháng 3, 2018, quí vị đã

đóng góp được $64,436.00, nghĩa

là được 55% chỉ tiêu $118,000.00.

Giáo xứ mời gọi mỗi gia đình chúng ta tiếp tục tham gia

Chiến Dịch Quyên Góp Mùa Chay 2018 của Đức Giám

Mục!

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH “CHỨNG

NHÂN TIN MỪNG”

Đài Phát Thanh “CHỨNG NHÂN TIN MỪNG” do Giáo

Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Arlington thực hiện.

Chương trình phát thanh sẽ phát sóng vào 9 giờ sáng Chúa

Nhật, trên băng tầng WRLD CHANNEL 30: Cox Cable:

Falls Church, Fairfax County.

Verizon FIOS TV: Falls Church, Fairfax County, Loudoun

County, Leesburg, Prince William Country, Stafford

County, Fredericksburg.

Hoặc nghe qua hệ YouTube: https://www.youtube.com/channel/UCTK7Rs-ZI9TeOyEAKAjOPRg

THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN và ĐÀI PHÁT

THANH CHỨNG NHÂN TIN MỪNG QUA ĐIỆN

THOẠI

Thánh Lễ trực tuyến được phát sóng qua trang mạng của

giáo xứ: http://cttdva.org

Đài Phát Thanh “CHỨNG NHÂN TIN MỪNG” do Giáo

Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Arlington thực hiện

được phát sóng qua điện thoại. Quý vị có thể gọi vào số

720-721-4321 để nghe bất cứ giờ nào. Bấm số 1 để nghe

thánh lễ mỗi ngày. Bấm số 2 để nghe chương trình hằng

tuần.

9

THÔNG TIN VÀ SINH HOẠT TẠI GIÁO XỨ

Nếu quý vị muốn nhận được những thông tin và sinh hoạt

liên quan đến Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam –

Arlington, Virginia, xin gởi E-mail về

[email protected] để được đăng nhập vào E-mail group

của Giáo Xứ.

TIỀN THU TRONG TUẦN (03/03/18 - 04/03/18)

Tiền quyên các lễ Thứ Bảy & Chúa Nhật $6,657.00

Hộp tiền nến khấn Thánh Giuse, Ðức Mẹ $534.00

Hộp tiền nến khấn Thánh Martinô de Porres $49.00

Hộp tiền giúp người nghèo $238.00

Quỹ bảo trì cơ sở (Monthly Offering) $3,504.00

TỔNG CỘNG: $10,982.00

XIN HOÀN LẠI VÉ SỐ KHÔNG MUA - HỘI

CHỢ TẾT XUÂN YÊU THƯƠNG MẬU TUẤT

2018

Vì luật của chính phủ thuộc tiểu bang Virginia bắt buộc

chúng ta phải lưu trữ vé số chưa bán được trong 3 năm, vậy

quí ông bà, anh chị em đã nhận được vé số Giáo xứ gởi qua

bưu điện và đã không mua, xin gởi trả lại cho Giáo xứ. Quý

vị có thể gởi qua bưu điện, trao lại cho Văn Phòng Giáo

Xứ, hoặc bỏ vào giỏ quyên tiền ngày Chúa Nhật. Cảm ơn

quí vị.

NHỮNG NGƯỜI ĐAU YẾU BỆNH TẬT TRONG

CỘNG ĐOÀN GIÁO XỨ XIN CẦU NGUYỆN

- Quí ông: Trần Quốc LÃM, Nguyễn TỈNH, Lục Đức

THÀNH, Châu STEVE, Nguyễn DAVID, Nguyễn Mạnh

ĐỨC, Nguyễn Văn SỰ, Trần Ngọc TOÀN, Nguyễn Văn

CẦN, Đinh Khắc THIỆN, Nguyễn Văn TRƯƠNG,

Nguyễn Văn TRÍ, Đào Duy TỂ, Phạm Trần

XUÂN-KHA, Phạm Văn GIẢN, Vũ Đăng DUNG, Hứa

Ngọc YẾN, Nguyễn Tuấn HẢI, Phạm Công KHANH,

Bùi Thượng LƯƠNG, Trần Cao ĐÌNH, Phạm Văn

CHÍNH, Trịnh Ngọc KIM, Nguyễn Kim NGÔN.

- Quí bà: Lương ELIZABETH, Nguyễn Thị MINH,

Nguyễn Thị LOAN, Nguyễn Thị TỈNH, Nguyễn Thị

KIỆM, Dương Thị TAM-PHÚC, Nguyễn MIMI, Nguyễn

Thanh THỦY, Agnes PHẠM, Trần KIM-LONG, Hoàng

Thị CHÚC, Nguyễn Thị ĐƯỢC, Hoàng Thị ĐÀO,

Trương Thị NGỌC-LIÊN, Nguyễn ANNE MARIE, Lục

Kim THOA, Nguyễn Thị LẮM, Hoàng Thị SEN,

Nguyễn BẠCH-LỰU.

- Các anh chị em: Nguyễn PHILIP, và Trần-Hoàng

ANDREW.

Ý LỄ TRONG TUẦN (Người xin để trong ngoặc)

Thứ Hai: 12/03/2018 Trong Tuần IV Mùa Chay

Lễ 8AM Antôn Võ Trường Sơn

Giuse Võ Văn Lẹ

Phanxicô Xaviê Lâm Ngươn Tánh (gđ. N.V. Sự)

Phêrô Bùi Văn Chung (gia đình)

Maria Nguyễn Thị Đào (gđ. Nữ & Thống)

Maria Nguyễn Thị Ngọ (các con và các cháu)

Các linh hồn (Phạm Ken và Nguyễn Hằng)

Lễ 7PM Cha Giuse Nguyễn Vinh Thiên (Nguyễn Ước)

Catarina Hồ Đạt Đức (Trương Trang)

Lucia (Anna Hoàng)

Maria Đặng Thị Ngọt (Nguyễn Yến)

Các linh hồn ân nhân (gđ. Nguyễn Ước)

Các linh hồn nơi luyện tội (Đoàn Minh Đức)

Gia đình Nguyễn Ước xin tạ ơn

Trần Lệ Xuân xin ơn như ý

Thứ Ba: 13/03/2018 Trong Tuần IV Mùa Chay

Lễ 8AM Phêrô Bùi Văn Chung (gia đình)

Maria Đinh Thị Yết (JB. Mai Tâm)

Maria Nguyễn Thị Đào (gđ. Nữ & Thống)

Maria Nguyễn Thị Ngọ (các con và các cháu)

Các linh hồn (Đào Đức Mẫn)

Các linh hồn (Phạm Ken và Nguyễn Hằng)

Lễ 7PM Phanxicô Xaviê Lâm Ngươn Tánh (gđ. N.V. Sự)

Phêrô Trần Trọng Lập (gđ. Nguyễn Ước)

Catarina Hồ Đạt Đức (Trương Trang)

Maria Phùng Thị Xổi (gđ. Nguyễn Ước)

Hai linh hồn Maria và các linh hồn ông bà

Các linh hồn

Các linh hồn (gđ. Nguyễn Ước)

Các linh hồn (Trần Lệ Xuân)

Các linh hồn (Lý Thượng Anh Tuấn)

Nguyễn Yến xin tạ ơn và xin ơn bình an cho gia

đình

Thứ Tư: 14/03/2018 Trong Tuần IV Mùa Chay

Lễ 8AM Phanxicô Xaviê Lâm Ngươn Tánh (gđ. N.V. Sự)

Phêrô Bùi Văn Chung (gia đình)

Maria Nguyễn Thị Đào (gđ. Nữ & Thống)

Maria Nguyễn Thị Ngọ (các con và các cháu)

Các linh hồn (Phạm Ken và Nguyễn Hằng)

Lễ 7PM Đaminh Nguyễn Đốc (gđ. Nguyễn Ước)

Giuse Lê Văn Tiến (các con)

Giuse Nguyễn Hà Bay (các cháu)

Giuse Nguyễn Hoàng Lương (gđ. Nguyễn Ước)

Giuse Nguyễn Thế Tâm (các cháu)

Giuse Trần Văn Thọ (các con)

10

Phanxicô Bùi Quốc Xỉnh (Nguyễn Mai)

Anna Nguyễn Thị Sáu (các con)

Catarina Hồ Đạt Đức (Trương Trang)

Linh hồn bà ngoại em Kiệt (Nguyễn Kim)

Các đẳng linh hồn (Nguyễn Túc)

Thứ Năm: 15/03/2018 Trong Tuần IV Mùa Chay

Lễ 8AM Phêrô Bùi Văn Chung (gia đình)

Maria Nguyễn Thị Ngọ (các con và các cháu)

Maria Nguyễn Thị Đào (gđ. Nữ & Thống)

Các linh hồn (Phạm Ken và Nguyễn Hằng)

Lễ 7PM Giacôbê Nguyễn Văn Thập (Nguyễn Trang)

Giuse Lê Văn Bách (gđ. Nguyễn Ước)

Giuse Nguyễn Minh Tuấn (Nguyễn Trang)

Giuse Tạ Đình Thạch (Nguyễn Trang)

Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (Nguyễn

Thị Thanh Quỳnh)

Annê (Anna Hoàng)

Maria Nguyễn Thị Khay (gđ. Nguyễn Ước)

Maria Trịnh Thị Soi (gđ. Nguyễn Ước)

Maria Võ Thị Kim (Nguyễn Trang)

Têrêsa Nguyễn Thị Ngân (Nguyễn Trang)

Linh hồn Lý Tự Văn (Lý Kim Hòng)

Linh hồn Triệu Thị Ngảnh (Lý Kim Hòng)

Linh hồn Trần Thị Tư (Lý Kim Hòng)

Các linh hồn (gđ. Nguyễn Ước)

Các linh hồn (Hồ Huyền và gia đình)

Thứ Sáu: 16/03/2018 Trong Tuần IV Mùa Chay

Lễ 8AM Phêrô Bùi Văn Chung (gia đình)

Maria Nguyễn Thị Ngọ (các con và các cháu)

Maria Nguyễn Thị Đào (gđ. Nữ & Thống)

Maria Nguyễn Thị Ngọ (Nguyễn Thu Nga)

Các linh hồn (Phạm Ken và Nguyễn Hằng)

Lễ 7PM Đaminh Nguyễn Hiệu (gđ. Nguyễn Ước)

Anna Nguyễn Thị Lĩnh (Nguyễn Thị Liên)

Maria Trịnh Thị Đơn (gđ. Nguyễn Ước)

Linh hồn Lê Thị Chín lễ giỗ (Trần T. Kim Ngân)

Các linh hồn (Anna Hoàng)

Các linh hồn thân nhân (gđ. Nguyễn Ước)

Giáo Họ Đức Mẹ Lavang - Chantilly, Virginia

Lễ 7PM Eugene Hecking lễ giỗ (Bà Tiết Hecking)

Thứ Bảy: 17/03/2018 Thánh Patriciô, giám mục

Lễ 8AM Giuse Đặng Anh Dũng lễ giỗ (Nguyễn S. Hồng)

Phêrô Bùi Văn Chung (gia đình)

Anna Maria Nguyễn Thị Hạnh (gia đình)

Maria Nguyễn Thị Đào (gđ. Nữ & Thống)

Maria Nguyễn Thị Ngọ (các con và các cháu)

Maria Nguyễn Thị Ngọ (Nguyễn Thu Nga)

Các linh hồn (Phạm Ken và Nguyễn Hằng)

Chúa Nhật V Mùa Chay: 17/03/2018 - Lễ 6:00 chiều

Đaminh Nguyễn Văn Nga (gđ. Thúy Vịnh)

Micae Hồ Ngọc Hội (Antonio Hồ)

Phaolô Trần Đức Thanh (gđ. Bà Thanh)

Phêrô Nguyễn Thanh Bình (gđ. Hùng Vân và các cháu)

Phêrô Nguyễn Văn Quảng (Nguyễn Linh)

Anna Nguyễn Thị Ân (Nguyễn Thị Liên)

Anna Nguyễn Thị Thuận (gđ. Bà Thanh)

Anna Nguyễn Thị Thuận (Bà Trần Kim Long)

Catarina Hồ Đạt Đức (Antonio Hồ)

Maria Lê Thị Nga (gđ. Phan Lê)

Maria Trần Thị Huấn (gia đình)

Linh hồn Đỗ Thị Sảnh (Thi Phạm)

Linh hồn bà ngoại Maria lễ giỗ (Lương Trần Thanh Hoa)

Điền Nguyệt xin tạ ơn, ơn bình an và như ý

Giáo Họ Đức Mẹ Lavang - Chantilly, Virginia

Chúa Nhật V Mùa Chay: 17/03/2018 - Lễ 7:00 tối

Gioan Baotixita Lý Văn Kịch (gia đình các con)

Eugene Hecking lễ giỗ (Bà Tiết Hecking)

Maria Bùi Thị Hạc (gđ. Đinh Quang Việt)

Maria Trần Thị Phượng (gđ. Trọng Hải)

Chúa Nhật V Mùa Chay: 18/03/2018 - Lễ 7:00 sáng Anrê Kiều Văn Khá (Kiều Văn Bi)

Giuse Bùi Văn Vận (Triệu Luyến)

Giuse Đặng Anh Dũng lễ giỗ (Nguyễn Song Hồng)

Giuse Đặng Phương Thắng (gđ. Hiền)

Giuse Trần Duy Hiệu (gđ. Minh Oanh)

Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Mầu (Nguyễn Im và các con)

Phanxicô Xaviê Nguyễn Đình Thừa (Phùng Thị Lưu Ly)

Phêrô Bùi Văn Chung (gia đình)

Phêrô Bùi Văn Chung (Solace Day Spa)

Phêrô Hồ Văn Nhứt (Teresa Hồ Lệ Thủy)

Phêrô Nguyễn Ngọc Hùng (Nguyễn Trang)

Tôma William Murphy (Nguyễn Túc)

Anna Đỗ Thị Hương lễ giỗ (Võ Hiếu)

Anna Lại Thị Hột (Hải Yến)

Catarina Đào Thị Mót (Teresa Hồ Lệ Thủy)

Mácta Hoàng Thị Chiêu (gia đình)

Maria Nguyễn Thị Cẩm Vân (Kiều Văn Bi)

Trần Thị Miên (gđ. Hy Phương)

Maria Lê Thị Nhàn (Phùng Thị Lưu Ly)

Maria Nguyễn Thị Đào (gđ. Nữ & Thống)

Maria Nguyễn Thị Hoạt (Nguyễn Thị Huế)

Maria Nguyễn Thị Liên (Nguyễn Thị Huế)

Maria Nguyễn Thị Ngon (gđ. Đặng Tiến)

Maria Vũ Thị Chín và (gđ. Minh Oanh)

Têrêsa Võ Kim Dung lễ giỗ (Võ Hiếu)

Các linh hồn (Nguyễn Thị Liên)

Các linh hồn cha mẹ (Đinh Thị Thu)

Các linh hồn tiên nhân, nội ngoại (Hải Yến)

Các linh hồn thân nhân và ân nhân (Hải Yến)

Hiếu Dung xin tạ ơn

Nguyễn Song Hồng xin lễ tạ ơn nhân ngày bổn mạng cha

Giuse Ngô Văn Thích

11

Chúa Nhật V Mùa Chay: 18/03/2018 - Lễ 9:30 sáng

Cha Gioan Baotixita Nguyễn Hữu (gia đình) Alphongsô Ngô Quí Thiều lễ giỗ (gđ. Ngô Quí Đắc Thắng)

Antôn Nguyễn Văn Trịnh (gđ. Thế Tài và Trâm) Antôn Võ Trường Sơn

Đôminicô Bùi Kim Sơn (Bà Phạm Thị Nội và các con) Đaminh Nguyễn Văn Dường

Gioan Baotixita Nguyễn Hữu Trung (gia đình) Gioan Lê Ngọc Tứ (Lê Kim Anh)

Giuse Lê Văn Giai (Lê Diệp) Giuse Võ Văn Lẹ

Phaolô Nguyễn Hoàng Hải (Nguyễn Hoàng Sơn) Phaolô Nguyễn Quang Sanh (gđ. Nguyễn Quang Sanh)

Phaolô Phùng Ngọc Dũng (Phùng Thị Ngọc Loan) Phêrô Nguyễn Hoàng Phong (Nguyễn Hoàng Sơn)

Phêrô Nguyễn Ngụ (gia đình) Ronald Gene Stover lễ giỗ (gia đình Ron Stover)

Vincentê Đỗ Xuân Hồng (gia đình)

Anna Maria Nguyễn Thị Hạnh (gia đình) Anna Nguyễn Thị Thuận (gia đình)

Catarina Hồ Đạt Đức (Hội Nhiếp Ảnh VNUSPA) Helena Ngô Quí Thùy Dương (gđ. Scott Hùng Hoàng)

Maria Bùi Thị Tốt (Lê Kim Anh) Maria Mai Thị Huệ

Maria Nguyễn Thị Ba (Phạm Văn Giấy) Maria Nguyễn Thị Khiết (Lê Diệp)

Maria Nguyễn Thị Khoảnh (Nguyễn Văn Phép) Maria Nguyễn Thị Lán

Maria Nguyễn Thị Ngọ (các con và các cháu) Maria Nguyễn Thị Ngọ (Nguyễn Thu Nga)

Maria Nguyễn Thị Ngọc Nga (gđ. Linh Ân) Maria Trần Thị Hiên (Vũ Thị Len)

Têrêsa Nguyễn Thị Hữu Liễu (gđ. Trần Thị Thanh) Linh hồn Bác Ba Cần Thơ (gđ. Nguyễn Hoàng)

Linh hồn Bác Tư Cần Thơ (gđ. Nguyễn Hoàng)

Linh hồn Linh Decker (gđ. Trần Lan) Các linh hồn

Các linh hồn Các linh hồn (gđ. Nguyễn Hoàng)

Gia đình Nguyễn Hoàng xin tạ ơn Chúa Rina Nguyễn xin tạ ơn Chúa và Mẹ Maria

Bạch Ngọc xin tạ ơn và xin ơn bình an Hoàng Dung xin ơn bình an và như ý

Hoàng Phong xin tạ ơn Thanh Lam xin ơn bình an

Phêrô Mạc Phi Lực và Maria Nguyễn T. Hoài xin ơn như ý Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình xin ơn

bình an cho các song nguyền còn sống và đã qua đời

Chúa Nhật V Mùa Chay: 18/03/2018 - Lễ 12:00 trưa Cha Giuse Trần Văn Huân (Trần Bảo Toàn và gia đình)

Bênarđô Trọng (gđ. Phạm Quốc Tiến) Gioan Maria Trương Đình Trường (gia đình)

Gioan Ngô Văn Phong (Hy Vọng - con cái)

Giuse Bùi Văn Ngọc lễ giỗ (Cao & Loan)

Giuse Maria Hoàng Cao Phan (bà Kim Vân)

Giuse Phạm Hữu Hạnh (gia đình)

Giuse Trần Tiến Tăng (bà Kim Vân) Giuse Vũ Đức Trinh (bà Kim Vân)

Giuse Vũ Hữu Thiệu (bà Kim Vân) Phaolô Nguyễn Quang Sanh (gđ. Nguyễn Quang Sanh)

Phaolô Phùng Ngọc Dũng (Phùng Thị Ngọc Loan) Phaolô Trần Văn Phượng (Trần Bảo Toàn và gia đình)

Phêrô Trần Minh Lương lễ giỗ 3 năm (Nguyễn Thị Năm) Phêrô Trần Minh Lương lễ giỗ 3 năm (Trần Minh Quốc)

Vincentê Nguyễn Văn Độ (vợ và hai con) Anna Lê Thị Tú (gia đình)

Anna Trần Thị An (ÔB. Vũ Thế Hiệp) Anna Trần Thị Phương (Trần Bảo Toàn và gia đình)

Maria Hoàng Thị An (Hiệp + Trang) Maria Khổng Thị Mười (bà Kim Vân)

Maria Lê Thị Nhung (gđ. Lê Ngọc Giáo) Các linh hồn (Anna Hoàng)

Hoàng Phong xin tạ ơn

Thành Nhung xin tạ ơn Chúa và Đức Mẹ Âu Mỹ Linh xin ơn tin cậy mến

Phêrô Mạc Phi Lực và Maria Nguyễn T. Hoài xin ơn như ý Hiệp + Trang xin tạ ơn nhân dịp sinh nhật mẹ Nguyễn Thị

Anh

Giáo Họ Đức Mẹ Lavang - Chantilly, Virginia

Chúa Nhật V Mùa Chay: 18/03/2018 - Lễ 2:00 trưa Antôn Nguyễn Quốc Tín (Nguyễn Thúy Mai) Giuse Nguyễn Quốc Ấn (Nguyễn Thúy Mai)

Giuse Vũ Đức Trinh (Hoàng Văn Thông) Phêrô Nguyễn Văn Huề (Nguyễn)

Phêrô Phan Thanh Trứ (Nhóm thân hữu) Maria Nguyễn Thị Sáu (Nguyễn Thúy Mai)

Linh hồn Nguyễn Bỉnh Khiêm (Nguyễn Thúy Mai) Nguyễn Thị Liên xin tạ ơn Chúa, Đức Mẹ và Thánh Giuse

Giáo Họ Đức Mẹ Lavang - Chantilly, Virginia

Chúa Nhật V Mùa Chay: 18/03/2018 - Lễ 7:00 tối Eugene Hecking lễ giỗ (Bà Tiết Hecking) Linh hồn Maria lễ giỗ 1 năm

Chúa Nhật V Mùa Chay: 18/03/2018 - Lễ 7:00 tối

Đôminicô Đào Văn Nghìn (Đào Văn Lâm) Gioan Đào Văn Mùi (Đào Văn Lâm)

Giuse Khâm (Vũ Ngọc Lâm) Phêrô Phạm Văn Thân (Đào Văn Lâm)

Catarina Phạm Thị Lý (Đào Văn Lâm) Maria Cúc (Vũ Ngọc Lâm)

Maria Nguyễn Thị Hiên (Đào Văn Lâm) Têrêsa Đào Thị Kim Dung (Đào Văn Lâm)

Các linh hồn ông bà tổ tiên (Võ Christie) Các linh hồn nội ngoại (Võ Christie)

Các linh hồn thai nhi (Võ Christie) Các linh hồn mồ côi (Vũ Ngọc Lâm)

Các linh hồn mồ côi (Đào Văn Lâm)

Hoàng Thanh Phương xin lễ kính thánh cả Giuse

Vũ Ngọc Lâm xin tạ ơn gia đình Thánh Gia

12

GIÁO HỌ ĐỨC MẸ LA VANG

“Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.” (Ga 2:5)

LỊCH CỬ HÀNH PHỤNG VỤ

Cử Hành Phụng Vụ Nhà Thờ St. Veronica

3460 Centreville Road, Chantilly, VA 20151

Địa chỉ: C/o Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

915 S Wakefield Street, Arlington, VA 22204

http://www.cttdva.com http://ourladyoflavangva.com/

Cha Đặc Trách: Tôma Phó Quốc Luân, O.P.

(703) 894-7174 E-mail: [email protected]

CÁC BÍ TÍCH KHÁC

Xin liên lạc với Văn Phòng Giáo Xứ CTTĐVN

CÁC SINH HOẠT

Thánh Lễ

Thứ Sáu 7:00 tối (Thứ Sáu đầu tháng

không có Thánh Lễ)

Thứ Bảy 7:00 tối

Chúa Nhật 2:00 chiều và 7:00 tối

Chầu Thánh Thể

Thứ Bảy Đầu Tháng sau Thánh Lễ

Giải Tội

Sau các Thánh Lễ và khi có hẹn

Viếng Đàng Thánh Giá

Thứ Sáu 6:30 tối (Thứ Sáu Đầu Tháng không có

Viếng Đàng Thánh Giá)

Rửa Tội

Thứ Bảy tuần 2 và tuần 4 sau Thánh Lễ 7:00 tối

Chúa Nhật tuần 2 và tuần 4 sau Thánh Lễ 7:00 tối

CÁC HỘI ĐOÀN Thứ Sáu

Chương Trình Việt Ngữ 7:00pm - 8:30pm

Thứ Bảy

Thiếu Nhi Thánh Thể 3:45pm - 4:45pm

Chương Trình Giáo Lý 5:30pm - 6:30pm

Chúa Nhật

Các Bà Mẹ Công Giáo (Tuần 1) 3:00pm - 5:00pm

Chúa Nhật

Phong Trào Cursillo (Tuần 2) 3:00pm - 5:00pm

Chúa Nhật

Hiệp Sĩ Đoàn 16468 (Tuần 3) 5:00pm - 6:00pm

TIỀN THU (03.03 – 04.03.2018)

Tiền quyên các lễ Thứ Bảy & Chúa Nhật $3,314.00

Tiền ủng hộ Hội Chợ Tết 2018 $150.00

Lệ phí quảng cáo trên Bản Tin Giáo Họ $400.00

Tiền quyên lần 2 (Quỹ phát triển giáo họ) $2,260.00

TỔNG CỘNG: $6,124.00

CHƯƠNG TRÌNH TUẦN THÁNH VÀ

PHỤC SINH – 2018

1. Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 29 tháng 3, 2018

9 giờ 30 tối: Thánh Lễ Tiệc Ly (ca đoàn Thánh Linh).

2. Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 30 tháng 3, 2018

6 giờ chiều: Nghi Thức Tưởng Niệm Cuộc Thương

Khó của Chúa Giêsu (ca đoàn La Vang).

3. Thứ Bảy Tuần Thánh và Canh Thức Vượt Qua,

ngày 31 tháng 3, 2018

9 giờ 30 tối: Lễ Vọng Phục Sinh sẽ được cử hành tại

Hội Trường St. Veronica (ca đoàn Thánh Linh).

4. Chúa Nhật Phục Sinh, mồng 1 tháng 4, 2018

Các Thánh Lễ Chúa Phục Sinh tại giáo họ sẽ được cử

hành lúc 2 giờ chiều và 7 giờ tối.

AVAILABLE 6 months for $400.00

1 year for $800.00

Xin quí vị vui lòng liên lạc trực tiếp với: Ông: Lý Trường Hiệp : ÐT: 571-214-3172

[email protected]

AVAILABLE 6 months for $500.00 1 year for $1,000.00

Xin quí vị vui lòng liên lạc trực tiếp với:

Anh Lý Trường Hiệp : ÐT: 571-214-3172 [email protected]

AVAILABLE 6 months for $300.00

1 year for $600.00

Xin quí vị vui lòng liên lạc trực tiếp với: Anh Lý Trường Hiệp : ÐT: 571-214-3172

[email protected]

Phôû laø ñaëc saûn queâ höông

Danh tieáng vang löøng khaép boán phöông

Phôû Ngoïc Höng

Vietnamese Restaurant

3508 Courtland Dr

Falls Church, VA 22041

703-347-7575

Business Hours:

Monday-Friday: 10:00AM-9:00PM

Tuesday: Closed

Saturday-Sunday: 10:00AM-9:00PM

CAÀN NHIEÀU THÔÏ NAIL NÖÕ cho 3 tieäm vuøng Alexandria

Caàn thôï coù kinh nghieäm, tính tình

vui veû, laøm vieäc coù löông taâm.

Chuû seõ bao löông, xin vui loøng lieân

laïc (703) 981-6001.

NHAÄN GIÖÕ TREÛ

Nhaø soá 4211 Americana Dr. Apt 10 Annandale, Virginia. Nhaän giöõ treû sô sinh & moïi löùa tuoåi, chaêm soùc kyõ löôõng, baûo ñaûm phuï huynh an taâm.

Xin vui loøng lieân laïc:

coâ Nga or chuù Thuaän 571.230.5550/571.505.8131

CAPITOL AUTO LAND

3800 G South Four Mile Run Dr

Arlington—Virginia

( cách nhà thờ 5 phút lái xe )

SÖÛA°MUA°BAÙÙN CAÙC LOAÏI XE

Great Service with the LOWEST PRICES

Brakes ° ABS ° Air Bags ° A/C ° Exhaust

Tune-Ups ° Timing Belts ° Clutches

PHAÙP: 703-998-0207

Mon-Fri 8am-5pm ° Sat 8am-3pm

LÀM ĐẸP by Hiền Nguyễn

Hair and Makeup for Wedding and other Special Occasions

Chuyên bới tóc, trang điểm cho đám cưới, đám hỏi... Có đến nhà theo yêu cầu.

[email protected] (571) 830-0844

For All Services 10% off

Sinh nhật, họp bạn, lễ hội

Xin goïi Nguyeãn Ly: (703) 371-0107

Handyman – Home Improving

Có nhận sửa chữa heat/air conditioning Thay máy lạnh, thay bình nước nóng

Thông ống cống Remodeling nhà bếp, nhà tắm

Lót gạch, sơn nhà, finish basement Thay hardwood floor, gắn cửa sổ

Liên lạc: Nguyễn Trọng Quý

Điện thoại: 571-533-4656 Email: [email protected]

www.qt123construction.com

AVAILABLE 6 months for $200.00

1 year for $400.00

Xin quí vị vui lòng liên lạc trực tiếp với: Anh Lý Trường Hiệp : ÐT: 571-214-3172

[email protected]

PHÔÛ 75

RESTAURANT

AUTHENTIC VIETNAMESE BEEF NOODLE

SOUP

Open daily 9:00AM-8:00PM

3103 Graham Rd, Suite B

Falls Church, VA 22042

Tel. (703)204-1490 * Fax: (703)204-4615

Other Locations:

Arlington, VA (703)525-7355

Herndon, VA (703)471-4145

Langley Park, MD (301)434-7844

Rockville, MD (301)309-8873

TOTAL DENTAL CARE Dr. LINH NGUYEN, D.D.S

5017-B Backlick Rd Annandale, VA 22003

Tel (703) 256-1183 Fax (703) 256-2889

Giờ làm việc: Mon, Tues: 9:am-8:pm Thur. Fri & Sat. 9:am-6:pm

KIM HOAØNG JEWELRY

TIEÄM VAØNG - KIM CÖÔNG - CAÀM ÑOÀ

6795 Wilson Blvd., Suite 10

Falls Church VA 22044

Tel. 703.237.3310

Open: Mon—Sun (10 AM—7 PM)

Mua baùn, trao ñoåi, caùc loaïi nöõ trang, kim cöông

PHÔÛ HAÛI DÖÔNG

(VIETNAMESE RESTAURANT)

4231 - M Markham Street Annandale VA 22003

Tel. (703)256-1253 - Môû cöûa 7 ngaøy, töø 9am-10pm

Nhöõng moùn aên maø quyù khaùch öa thích nhaát nhö:

Baùnh xeøo, Buùn chaû Haø Noäi, Buùn maêng vòt, Côm boø

luùc laéc, Côm Haûi Döông, Huû tieáu Nam Vang...

Ñaëc bieät: Phôû Boø, Phôû Gaø, Phôû Ñoà Bieån.

HI-TECH QUALITY AUTO REPAIR

3763 PICKETT RD

FAIRFAX, VA 22031-3603

Chuyeân söûa haàu heát taát caû caùc loaïi xe: Myõ, Nhaät, Ñöùc

Xin goïi Loäc Leâ

Phone: (703) 272-8883

Cell: (571) 278-3034

SÖÛA CHÖÕA QUAÀN AÙO

Nhaän söûa chöõa taát caû caùc loaïi quaàn

aùo, ñoà taây ñaàm vaø quaàn jeans.

Xin lieân laïc vôùi Chò Yeán

(571) 279-4544

AVAILABLE 6 months for $200.00

1 year for $400.00

Xin quí vị vui lòng liên lạc trực tiếp với: Anh Lý Trường Hiệp : ÐT: 571-214-3172

[email protected]

THANH SƠN TOFU Lò Ðậu Hũ Thanh Sơn

6397 A Wilson Blvd Falls Church VA 22044

(703) 534-1202

Chuyên sản xuất các loại: đậu hũ sống, đậu hũ chiên (hành hoặc xả ớt), đậu hũ nước đường lá dứa, đậu hũ nước đường gừng, sữa đậu nành nóng và lạnh, nước rau má. Đặc biệt: Bánh cuốn tráng hơi tại chỗ, các món ăn chay, các loại sinh tố trân châu, các loại xôi chè, chả giò.

Giờ mở cửa: 7 ngày trong tuần từ 9:00AM đến 8:00PM

HUNG M. NGUYEN, D.D.S, P.C.

Cosmetic & Family Dentistry

Nhaän MEDICAID for Children & PPO Insurance

Giôø laøm vieäc: Mon-Fri: 9:am-6:pm * Sat: 9:am-3:pm

7244 Arlington Blvd., Falls Church, VA 22042

Phones: (703) 206-9202 / 206-9203

(Gaàn tieäm Nha Trang & nhaø haøng Harvest Moon)

SPRINGDALE DENTISTRY

Leâ V. Thieân, D.D.S, P.C.

CHUYEÂN ÑÖA ÑOÙN

Ñi phi tröôøng, baùc só, beänh vieän, thaêm

thaân nhaân, tham quan du lòch 24/7.

Vuøng D.C. – Virginia – Maryland.

Xin goïi: Traàn Ñoä (571) 363-7999