bài thuyết trình.ppt

25
TÂM- TẦM- TÀI

Upload: dinh-phuong-quyen

Post on 10-Aug-2015

305 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: bài thuyết trình.ppt

TÂM- TẦM- TÀI

TÂM- TẦM- TÀI

Page 2: bài thuyết trình.ppt
Page 3: bài thuyết trình.ppt
Page 4: bài thuyết trình.ppt

1.1 Khái niệm và ý nghĩaa.Khái niệmBản chất của đạo đức nghề nghiệp thể hiện:• Trình độ và năng lực để thực hiện công việc đạt kết quả cao• Đủ tiêu chuẩn hành nghề• Thẳng thắn, trong sạch công bằng• Niềm tự hào nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp trong KDCK là tập hợp những chuẩn mực, cách cư xử và ứng xử trong nghề nghiệp KDCK nhằm bảo vệ, tăng cường vai trò, tính tin cậy và niềm tự hào của nghề kinh doanh CK trong xã hội

Page 5: bài thuyết trình.ppt

b. Ý nghĩa, tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong KDCK

• Là yếu tố quyết định đến sự tin tưởng của khách hàng đối với những người làm nghề kinh doanh chứng khoán

• Thông qua các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp sẽ quản lí được các tiêu chuẩn nghiệp vụ của công ty chứng khoán

• Đảm bảo tính minh bạch của thị trường chứng khoán

Page 6: bài thuyết trình.ppt

1.2 Nguyên tắc đạo đức: Thực hiện theo quyết định số 20/QĐ-HHKDCKVN ngày

22/11/2006 của chủ tịch hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam

Hoạt động đúng PL, quy chế, tiêu chuẩn hành nghề Năng lực chuyên môn, trách nhiệm, tận tụy Giao dịch trung thực, công bằng vì lợi ích của KH, ưu tiên KH Cung cấp thông tin cho khách hàng, bảo vệ TS của KH, bí mật

thông tin Không làm tổn hại đến KH, không gây hiểu nhầm Không nhận trả thù lao ngoài khoản thu nhập thông thường

Page 7: bài thuyết trình.ppt

1.3 Các chuẩn mực chung về đạo đức trong KDCK• Tính tin cậy, trung thực và công bằng• Tính thận trọng• Tính chuyên nghiệp• Hoạt động phù hợp với các quy định về chứng khoán• Tính bảo mật

Page 8: bài thuyết trình.ppt

• Thực hiện nghiêm túc, cẩn thận các quy định nghề nghiệp• Tính trung thực, công bằng và công khai• Trong quan hệ với khách hàng thì phải như thế nào• Chấp hành nghiêm pháp luật , quy chế, quy định nghề nghiệp• Bảo mật

Page 9: bài thuyết trình.ppt

Tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định trên

TTCK

•Không vì lợi ích cá nhân mà gây tác động xấu cho thị trường

•Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, thị trường để loại bỏ các hiện tượng tiêu cực

Page 10: bài thuyết trình.ppt

Thận trọng

Tin cậy, trung thực, công bằng

Chuyên nghiệpTuân thủ

Bảo mật

Page 11: bài thuyết trình.ppt

Tin cậy, trung thực, công bằng

Chuyên nghiệp

Cẩn trọng

Tuân thủBảo mật

Page 12: bài thuyết trình.ppt

Tuân thủ

Chuyên nghiệp

Bảo mật

Page 13: bài thuyết trình.ppt

2. 1 Những thành công ban đầu Tính chuyên nghiệp, sáng tạo• Nắm vững, không ngừng cập nhật nâng cao kiến thức chuyên

môn• Trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật• Phong cách giao tiếp hiện đại, kĩ năng giải quyết vấn đề phát

sinh nhanh chóng hiệu quả• Nhân viên luôn được khuyến khích để nỗ lực sáng tạo, tìm các

giải pháp tốt nhấtPhương châm “Tất cả để phục vụ khách hàng”

Page 14: bài thuyết trình.ppt

Tính trung thực, cẩn trọng và quan tâmCác công ty đề ra quy định đạo đức nghề nghiệp cụ thể:• Trung thực, thực hiện các nghiệp vụ với sự quan tâm và cẩn

trọng• Đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết• Không nhận tiền hoa hồng của khách hàng

Page 15: bài thuyết trình.ppt

Tôn trọng, giữ bí mật và đối xử công bằng với khách hàng• Không phân biệt nhà đầu tư lớn hay nhỏ• Không lợi dụng tài sản hay tài khoản giao dịch của khách

hàng• Công bố những xung đột về lợi ích• Giữ bí mật cho khách hàng

Page 16: bài thuyết trình.ppt

2.2 Những vi phạm đạo đức nghề nghiệp• Rò rỉ thông tin, làm nội gián• Làm giá chứng khoán• Cung cấp thông tin chậm trễ, không chính xác, sai lệch cho

nhà đầu tư• Tung tin đồn thất thiệt• Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản• Xâm phạm tài sản của khách hàng• Các hành vi khác

Page 17: bài thuyết trình.ppt

Ví dụ 1: Rò rỉ thông tin, làm giá chứng khoánQ.N, một nhà đầu tư chứng khoán cá nhân tại TP.HCM, tiết lộ rằng tháng

7/2005 có người chào hàng với anh một thông tin hấp dẫn về Công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn (Tribeco) với giá cả tính bằng đơn vị triệu đồng. Q.N đã bỏ tiền ra mua thông tinvề việc một quỹ đầu tư đã mua vào một lượng lớn cổ phiếu của Tribeco, và đằng sau đó là một tổ chức khác. Sau khi đã mua khoảng 2.000 cổ phiếu, N. chia sẻ thông tin cho vài người bạn và tất cả đã mua một lượng kha khá cổ phiếu Tribeco. Thời điểm đó, giá cổ phiếu này khoảng 21.000 đồng/cổ phiếu và nay đã lên 30.900 đồng/cổ phiếu. Q.N cho biết, không ít người, đặc biệt là những người giữ trọng trách tại các công ty niêm yết, thông qua một buổi ăn nhậu có thế tiết lộ cho những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán về kế hoạch kinh doanh trong quí, tháng và cả những vấn đề nội bộ trong doanh nghiệp chưa công bố.

Page 18: bài thuyết trình.ppt

Ví dụ khác: Trường hợp của bà Đào Thị Kiều, cổ đông nội bộ (chính xác là vợ của ông Nguyễn Tiến Dũng - Tổng giám đốc kiêm thành viên HĐQT) của CTCP tập đoàn khoáng sản Hamico (KSH) đã tiết lộ thông tin nội bộ về việc triển khai dự án khai thác mỏ vàng Sa Khoáng của HSK cho bà Nguyễn Thị Nhung và ông Nguyễn Văn Giống (đều ngụ tại tỉnh Hà Nam) để giao dịch cổ phiếu HSK trong tháng 9/2009, trước khi thông tin này được công bố. Theo tính toán, giao dịch nội gián kiểu này đã mang lại 1 khoản lợi nhuận khá lớn cho những người tham gia. Còn nhớ giá của KSH đầu tháng 9/2009 chỉ là 18000đ/CP nhưng đã tăng liên tục và đạt mức 45000đ/CP vào cuối tháng 9/2009. Thông tin công bố của KSH thì bà Kiều đã mua vào 67000 CP của KSH( chiếm 0,57%) từ giữa tháng 9/2009 đến đầu tháng 10/2009. Riêng bà Nhung là cổ đông lớn của KSH với hơn 1% số lượng CP đang lưu hành thì việc mua vào bán ra cũng đạt khối lượng hàng trăm ngàn CP. Điều đó có nghĩa là lợi nhuận mà 3 cá nhân này thu được trong phi vụ này là rất cao. UBCKNN phạt bà Đào Thị Kiều và ông Nguyễn Văn Giống mỗi người 50 triệu đồng. Riêng bà Nguyễn Thị Nhung, cổ đông lớn của KSH đã thực hiện giao dịch làm thay dổi vượt quá 1% số lượng CP đang lưu hành của KSH mà không báo cáo nên mức phạt là 65 triệu đồng. Với những gì thu được thì số tiền nộp phạt là hạt muối “bỏ bể”, không đủ sức răn đe.

Page 19: bài thuyết trình.ppt

Cung cấp thông tin chậm trễ, không chính xác, sai lệch cho nhà đầu tư

Ví dụ2: Việc công ty cổ phần chứng khoán TPHCM (HSC) đăng tải một bản phân tích cổ phiếu của Tập đoàn Tân Tạo (ITA) với nhiều nội dung sai lệch khiến các cổ đông hoang mang đã thu hút sự chú ý của dư luận. Ngày 3/11/2008, trên bản tin chứng khoán (www.hsc.com.vn) của HSC đã có đăng đính chính :” Chúng tôi đã có sự nhầm lẫn khi viết: “hai nhà đầu tư lớn, Richland và VNI lần lượt đăng kí bán 5 triệu cổ phiếu và 375000 cổ phiếu để giảm lượng nắm giữ tại công ty này”. Thực tế lẽ ra phải viết là :” hai nhà đầu tư lớn, Richluck International Limited và VNI đã đăng kí bán lần lượt là 711480 và 375000 cổ phiếu để giảm lượng nắm giữ tại công ty này. Chúng tôi thành thực xin lỗi quý độc giả về sơ suất nói trên”. Tuy nhiên thật khó hiểu là trong khi quy định đính chính phải đăng ở trang chính, mục đã đăng thì HSC lại đăng tải ở phần Bản tin thị trường chú không phải ở Báo cáo cập nhật đã đăng ngày 7/11/2008. Vì thế, bài phân tích chứng khoán có nội dung sai lệch trên trang web của HSC vẫn không thay đổi, có thể tiếp tục gây hiểu nhầm

Page 20: bài thuyết trình.ppt

Tung tin đồn thất thiệtTheo tin năm 2009, khoảng 30% doanh nghiệp niêm yết từng

hứng chịu tin đồn. Các tin đồn liên quan đên chính sách, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…

Page 21: bài thuyết trình.ppt

Lừa đảo chiếm đoạt tài sảnVí dụ 3:Đó là vụ việc của công ty chứng khoán SME. Ngày 2/8/2012 , cơ quan công

an đã khởi tố và bắt giam ông Phan Huy Chí - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán SME - về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngoài ông Chí, ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị SME cũng bị bắt. Năm 2010, Cty CP Bảo hiểm dầu khí VN (PVI) ký hợp đồng hợp tác đầu tư với ông Hoàng Ngọc Anh (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) và Cty SME để góp vốn đầu tư lô chứng khoán niêm yết giá trị hơn 168 tỷ đồng. PVI góp 40% tương đương 49 tỷ đồng. Tương tự, PVI cũng ký hợp đồng góp 59 tỷ đồng với Cty CP Tư vấn Anh để đầu tư niêm yết chứng khoán. Sau đó, PVI chuyển 108 tỷ đồng vào tài khoản của Cty SME để thực hiện 2 hợp đồng trên. Cty SME có nhiệm vụ cung cấp thông tin về khách hàng (là ông Hoàng Ngọc Anh và Cty CP Tư vấn Anh), chịu trách nhiệm phong tỏa toàn bộ chứng khoán hợp tác đầu tư, giải tỏa chứng khoán, bán chứng khoán theo yêu cầu của PVI... Tuy nhiên, SME đã cung cấp thông tin không chính xác để lừa PVI

Page 22: bài thuyết trình.ppt

Xâm phạm tài sản của khách hàngVí dụ vụ tranh chấp giữa ông Phan Văn Chiến và CTCK quốc tế Việt

Nam chi nhánh TP HCM (VIS). Ông Chiến cho biết ông đã kí hợp đồng giao dịch với công ty chứng khoán VIS ngày 16/9/2009. 11 lần chuyển tiền vào tài khoản với số tiền 4,8 tỷ đồng và mỗi lần đều có phiếu nộp tiền mặt với chữ kí nhận đầy đủ. Sau đó ông phát hiện trong 3 tháng, từ tháng 9/2009 đến tháng 12/2009, công ty VIS đã sử dụng tài khoản và tiền của ông để tự ý đặt lệnh mua bán chứng khoán, tự ý kinh doanh và rút tiền trên tài khoản. Trong biên bản đối chất tại tòa, đại diện của công ty VIS cho biết tất cả các gia dịch mua bán trên tài khoản của ông Chiến đều do ông Chiến và người được ông Chiến ủy quyền thực hiện. Hằng ngày sau khi khớp lệnh, công ty đều có tin nhắn qua tổng đài cho ông Chiến biết mọi giao dịch phát sin liên quan đến tài khoản. Tuy nhiên, những vấn đề nêu trên phía công ty VIS không có những bằng chứng lưu lại theo quy trình nghiệp vụ kinh doanh được quy định của Luật chứng khoán.

Page 23: bài thuyết trình.ppt

Mua khống, bán khống chứng khoánBán khống đơn giản là không có cổ phiếu trong tài khoản,

nhưng nhờ công ty chứng khoán “phù phép”, nhà đầu tư vẫn có hàng để bán. Sau khi bán, nhà đầu tư sẽ chờ thời cơ giá giảm để mua vào trả lại

Bán khống là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng giá chứng khoán tăng giảm bất thường, nghi ngờ bị thao túng giá và thị trường bất ổn. Tuy nhiên, việc sử dụng tài khoản tổng của công ty chứng khoán đã khiến rất khó phát hiện được bán khống

Page 24: bài thuyết trình.ppt

Cần nghiên cứu để bổ sung hoàn thành khung luật pháp Việt Nam nhằm tạo cơ sở pháp lý cho đạo đức kinh doanh. • Cần hoàn thiện các văn bản luật• Cần nâng cao mức xử phạt

Cần nâng cao nhận thức về đạo đức trong kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam. • Quan điểm và sự gương mẫu của nhà lãnh đạo.• Xây dựng một bộ quy tắc thống nhất• Các chương trình huấn luyện về đạo đức. • Xây dựng các kênh thông tin

Cần có những biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao đạo đức trong công việc kinh doanh của mình

Page 25: bài thuyết trình.ppt