bỘ xÂy dỰng - mtu.edu.vn - bo mon/khoa kinh te/lich trinh... · 8.2. kỹ năng: - vận...

54
BXÂY DNG CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM TRƯỜNG ĐHXD MIỀN TÂY Độc Lp - TDo - Hnh Phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HC PHN Ngành đào tạo: Kế toán Doanh nghip Mã ngành: 1. Tên hc phn: LÝ THUYT TIN T- TÍN DNG 2. Mã hc phn: 3. Dng hc phn: Lý thuyết 4. Stín ch: 2.0 5. Bmôn đảm trách: Bmôn qun tr6. Phân bthi gian: 15 tun (30 tiết), mi tun 1 bui (2 tiết), gm: - Lên lp: 30 tiết + Lý thuyết: 30 tiết 7. Điều kin tiên quyết: - Môn học trước: Kinh tế chính tr, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, qun trhc, lý thuyết thng kê, lý thuyết tài chính - Môn hc song hành: 8. Mc tiêu hc phn: 8.1. Kiến thc: - Trình bày được nhng nội dung cơ bản vtin t, tín dng. - Trình bày được cơ sở khách quan ca shình thành và phát trin ca tin t. - Phân biệt được các phương tiện, hình thc ca tín dng và thanh toán quc tế.

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

BỘ XÂY DỰNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHXD MIỀN TÂY Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Ngành đào tạo: Kế toán Doanh nghiệp

Mã ngành:

1. Tên học phần: LÝ THUYẾT TIỀN TỆ - TÍN DỤNG

2. Mã học phần:

3. Dạng học phần: Lý thuyết

4. Số tín chỉ: 2.0

5. Bộ môn đảm trách: Bộ môn quản trị

6. Phân bổ thời gian: 15 tuần (30 tiết), mỗi tuần 1 buổi (2 tiết), gồm:

- Lên lớp: 30 tiết

+ Lý thuyết: 30 tiết

7. Điều kiện tiên quyết:

- Môn học trước: Kinh tế chính trị, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, quản trị học, lý

thuyết thống kê, lý thuyết tài chính …

- Môn học song hành:

8. Mục tiêu học phần:

8.1. Kiến thức:

- Trình bày được những nội dung cơ bản về tiền tệ, tín dụng.

- Trình bày được cơ sở khách quan của sự hình thành và phát triển của tiền tệ.

- Phân biệt được các phương tiện, hình thức của tín dụng và thanh toán quốc tế.

Page 2: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

8.2. Kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để giải thích một số

hiện tượng trong nền kinh tế hiện nay.

- Phân biệt được các hình thức tiền tệ và các hình thức tín dụng ngân hàng.

- Biết nguyên tắc xác định lãi suất trên thị trường.

8.3. Thái độ:

- Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập.

- Tuân thủ những yêu cầu về phẩm chất của nghề kế toán là trung thực, chính xác và khoa

học.

9. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

- Đại cương về tiền tệ

- Lạm phát trong nền kinh tế

- Cung – cầu tiền tệ

- Tín dụng

- Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái

10. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Tham dự nghe giảng đầy đủ và tích cực đặt câu hỏi, phản biện.

- Tìm hiểu nội dung và các tình huống tiền tệ - tín dụng để làm ro nội dung bài học.

- Làm bài tập đầy đủ theo yêu cầu

- Đọc bài giảng mới trước khi đến lớp

11. Tài liệu học tập:

11.1. Tài liệu chính:

[1] Tài liệu môn học do Tổ môn quản trị biên soạn

11.2. Tài liệu tham khảo:

1) Giáo trình lý thuyết tiền tệ tín dụng của Bộ Tài chính, NXB.Thống kê.2004

2) Giáo trình lý thuyết tài chính, NXB tài chính 2006

3) Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB tài chính 2006

4) Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB tài chính 2006

Page 3: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

5) Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB khoa học và kỹ thuật.

12. Tiêu chuẩn đánh giá:

12.1. Điểm thứ 1: 20% Điểm kiểm tra, thảo luận, chuyên cần,...;

12.2. Điểm thứ 2: 30% Điểm thi giữa kỳ;

12.3. Điểm thứ 3: 50% Điểm thi cuối kỳ.

13. Thang điểm: 10 điểm, và được quy đổi về A, B, C, D, F (theo hệ thống tín chỉ).

14. Nội dung chi tiết học phần:

Tuần Nội dung giảng dạy Lý thuyết

(tiết)

Đồ án,

TH,

TT,

TN,

...

(tiết

Tài liệu đọc

trước

Nhiệm vụ của

sinh viên

Chương 1: Đại cương về tiền

tệ

1.1 Sự ra đời của tiền tệ:

1.1.1. Sự xuất hiện của tiền tệ:

1.1.2. Tiền tệ là gì?

1.2. Chức năng và vai trò của

tiền tệ:

1.2.1.Chức năng của tiền tệ:

1.2.2. Vai trò của tiền tệ:

1.3. Các hình thái tiền tệ:

1.3.1. Hóa tệ:

1.3.2. Tín tệ:

1.3.3. Bút tệ:

1.3.4. Tiền điện tử:

1.4. Bản vị tiền tệ:

1.4.1. Bản vị vàng/bạc – Kim

bản vị:

4 [1] Chương 1

[2]

Chuẩn bị và đọc

trước: Nội dung

bài học trong giáo

trình chính. Tham

khảo thêm tài liệu.

Page 4: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

Tuần Nội dung giảng dạy Lý thuyết

(tiết)

Đồ án,

TH,

TT,

TN,

...

(tiết

Tài liệu đọc

trước

Nhiệm vụ của

sinh viên

1.4.2. Chế độ kim bản vị mới

1.4.3. Ngoại tệ bản vị:

Chương 2: Lạm phát trong

nền kinh tế

2.1. Khái niệm và phân loại:

2.1.1. Khái niệm:

2.1.2. Phân loại:

2.2. Nguyên nhân của lạm

phát

2.3. Hậu quả của lạm phát:

2.3.1. Những ảnh hưởng tốt

của lạm phát đối với sự

phát triển kinh tế xã hội:

2.3.2. Những tác động xấu của

lạm phát đối với sự

phát triển kinh tế xã

hội:

2.4. Biện pháp chống lạm phát

2.4.1. Biện pháp cấp bách

2.4.2. Biện pháp ổn định tiền

tệ cơ bản lâu dài

4 [1] Chương 2

Chuẩn bị và đọc

trước: Nội dung

bài học trong giáo

trình chính. Tham

khảo thêm tài liệu

Chương 3: Cung – cầu tiền

tệ

3.1. Sự cung ứng tiền:

3.1.1. Việc phát hành tiền

Page 5: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

Tuần Nội dung giảng dạy Lý thuyết

(tiết)

Đồ án,

TH,

TT,

TN,

...

(tiết

Tài liệu đọc

trước

Nhiệm vụ của

sinh viên

3.1.2. Sự cung tiền và hiệu

ứng số nhân tiền

3.2. Cung và cầu tiền tệ:

3.2.1. Cung tiền tệ và các

nhân tố ảnh hưởng ảnh

hưởng đến cung tiền tệ

3.2.2. Cầu tiền tệ và các nhân

tố ảnh hưởng ảnh hưởng

đến cầu tiền tệ

3.2.3. Một số học thuyết về

nhu cầu tiền tệ

3.2.3.1. Theo quan điểm của

C.Mác (1818 – 1883)

3.2.3.2. Theo quan điểm của

IRVING FISHER (1867 –

1947)

3.2.3.3. Học thuyết tiền tệ của

trường phái Cambridge

3.2.3.4. Theo quan điểm của

John Maynard Keynes

(1883 – 1946)

3.2.3.5. Theo quan điểm của

Milton Friedman

3.3. Những yếu tố tác động

lên việc lưu thông tiền tệ

3.3.1. Số cầu tiền tệ

3.3.2. Lãi suất

6

[1] Chương 3

[2]

Chuẩn bị và đọc

trước: Nội dung

bài học trong giáo

trình chính. Tham

khảo thêm tài liệu.

Page 6: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

Tuần Nội dung giảng dạy Lý thuyết

(tiết)

Đồ án,

TH,

TT,

TN,

...

(tiết

Tài liệu đọc

trước

Nhiệm vụ của

sinh viên

Chương 4: Tín dụng

4.1.Sự ra đời và phát triển của

tín dụng:

4.1.1. Khái niệm tín dụng:

4.1.2. Sự ra đời và phát triển

của các quan hệ tín dụng

4.2. Bản chất và chức năng

của tín dụng:

4.2.1. Bản chất của tín dụng

4.2.2. Chức năng của tín dụng

4.3. Các hình thức tín dụng:

4.3.1. Phân biệt theo thời hạn

tín dụng

4.3.2. Phân biệt theo đối

tượng tín dụng

4.3.3. Phân biệt theo mục đích

sử dụng

4.3.4. Phân biệt theo chủ thể

tín dụng

4.4. Lãi suất tín dụng và tác

động của nó trong nền kinh tế

4.4.1. Phân biệt giữa lợi tức

tín dụng và lãi suất tín dụng

4.4.2. Các loại lãi suất

4.4.3. Nguyên tắc xác định lãi

xuất

8 [1] Chương 4

[2]

Chuẩn bị và đọc

trước: Nội dung

bài học trong giáo

trình chính. Tham

khảo thêm tài liệu.

Page 7: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

Tuần Nội dung giảng dạy Lý thuyết

(tiết)

Đồ án,

TH,

TT,

TN,

...

(tiết

Tài liệu đọc

trước

Nhiệm vụ của

sinh viên

Chương 5: Thị trường ngoại

hối và tỷ giá hối đoái

5.1. Thị trường ngoại hối

5.1.1. Khái niệm, đặc điểm và

vai trò của thị trường hối đoái

5.1.2. Thành viên tham gia thị

trường hối đoái

5.1.3. Các nghiệp vụ giao dịch

hối đoái

5.2. Tỷ giá hối đoái:

5.2.1. Khái niệm

5.2.2. Các loại tỷ giá

5.2.3. Tác động của tỷ giá hối

đoái

5.3. Các biện pháp điều chỉnh

tỷ giá hối đoái:

5.3.1. Thay đổi lãi suất chiết

khấu

5.3.2. Chính sách hối đoái

5.3.3. Quỹ dự trữ bình ổn tỷ

giá

5.3.4. Phá giá tiền tệ

5.3.5. Nâng giá tiền tệ

8

[1] Chương 5

[2]

Chuẩn bị và ðọc

trước: Nội dung

bài học trong giáo

trình chính. Tham

khảo thêm tài liệu.

Làm bài tập về nhà

Page 8: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ

1.1 Sự ra đời của tiền tệ:

1.1.1. Sự xuất hiện của tiền tệ:

Khi loài người mới bắt đầu xuất hiện, họ phải tự tìm kiếm hoặc làm tất cả

những thứ mình cần mà không phải dựa vào người khác. Cộng đồng này sống độc lập

với cộng đồng khác, họ tự lo chỗ ở, tự tìm kiếm thức ăn khi đói và tự tạo quần áo để

tránh rét.

Khi loài người phát triển hơn, họ không những có thể kiếm đủ cho nhu cầu

hàng ngày mà còn có vật phẩm dư thừa và hoạt động trao đổi những vật phẩm dư thừa

này bắt đầu xuất hiện giữa các cộng đồng người. Việc trao đổi này mang tính chất

trực tiếp, một hàng hóa này đổi lấy một hàng hóa khác mà không cần có vật môi giới

trung gian. Cách thức trao đổi này đòi hỏi mỗi người phải tìm cho được một người

khác muốn cái người này đang thừa và có cái người kia đang muốn sở hữu. Khi trao

đổi phát triển hơn, việc tìm kiếm một người như vậy trở nên khó khăn, bên cạnh đó

còn tốn kém nhiều thời gian. Những hạn chế của trao đổi trực tiếp đã làm xuất hiện

những tập đoàn người với đủ thứ hàng hóa khác nhau, đi từ nơi này đến nơi khác để

tiến hành trao đổi nhiều cộng đồng người khác nhau.

Cùng với sự phát triển của các hoạt động thương mại, sự ra đời của các quốc

gia đã kéo theo đòi hỏi phải tiêu chuẩn hóa các phương thức và phương tiện thanh

toán tại những nơi họp chợ và các thương cảng. Những vật làm trung gian trong trao

đổi xuất hiện, được mọi người chấp nhận làm phương tiện để trao đổi với các hàng

hóa khác. Ở thời kỳ này, đã có nhiều đồ vật được sử dụng làm phương tiện để trao đổi

như: vải dệt, hạt ca cao, ốc, vàng, sắt thỏi, đồng, đại mạch, lúa mì, kê, lụa, … trong đó

kim loại có vị trí đặt biệt khiến nó dần trở thành công cụ được ưa thích nhất trong các

hoạt động buôn bán và đóng thuế.

Đầu tiên, kim loại được sử dụng là phương tiện trao đổi dưới dạng thỏi, sau đó

nó được đúc dưới dạng tiền đúc. Ban đầu các kim loại sắt, thiếc, kẽm, đồng được sử

dụng để đúc tiền, sau đó là những đồng tiền đúc bằng bạc và vàng. Đến đầu thế kỷ

XIX, vàng được sử dụng phổ biến để đúc tiền ở các nước.

Với sự xuất hiện của hệ thống ngân hàng vào đầu thế kỷ XIV, các chứng chỉ

tiền gửi do ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn được sử dụng làm phương tiện

thanh toán ở Châu Âu, sau đó nó được thay thế bằng giấy bạc được đảm bảo bằng

vàng của ngân hàng phát hành và lưu hành song song với tiền đúc của nhà nước. Đến

đầu thế kỷ XX, giấy bạc ngân hàng thay thế hoàn toàn các loại tiền đúc bằng kim loại

quý như vàng, bạc. Sau khi chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ, giấy bạc ngân hàng

không không còn mối liên hệ chính thức với vàng như thước nữa.

Như vậy, sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa đã đòi hỏi phải có một

vật nào đó làm môi giới trung gian trong trao đổi, đóng vai trò vật ngang giá chung

Page 9: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

khi trao đổi chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp. Cũng chính sự phát triển của sản xuất

và trao đổi hàng hoá cùng với sự can thiệp của nhà nước đã dẫn tới sự thay thế

phương tiện trao đổi khác.

Tiền tệ ra đời và phát triển xuất phát từ đòi hỏi của nhu cầu trong thực tiễn:

nhu cầu trao đổi và lưu thông hàng hóa.

1.1.2. Tiền tệ là gì?

Tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan, tiền tệ ra đời và phát triển của nền

kinh tế hàng hóa.

Nghiêu cứu về lịch sử tiền tệ, các Giáo sư PAUL.A.SASUELSON (Cục Dự trữ

Liên bang và Ngân hàng Mỹ) và WILLIAM D.NORDHAUS (trường Đại học Yale,

Mỹ) cũng kết luận rằng: “Do các xã hội có sự trao đổi thương mại rộng rãi không thể

đáp ứng do các cản trở quá lớn của hình thức trao đổi hiện vật, nên việc sử dụng một

vật trung gian làm phương tiện trao đổi được mọi người chấp nhận, đó là tiền tệ”

(Kinh tế học – tập I trang 332 – Viện Quan hệ Quốc tế Việt Nam biên dịch năm

1989).

1.2. Chức năng và vai trò của tiền tệ:

1.2.1.Chức năng của tiền tệ:

1.2.1.1 Chức năng thước đo giá trị:

Đây là chức năng cơ bản thứ nhất của tiền tệ. Thông qua giá trị của mình, tiền tệ

đo lường và thể hiện giá trị của hàng hóa khác.

Tiền tệ là đơn vị đo lường giá trị, nghĩa là nó được dùng để đo lường giá trị các hàng

hóa dịch vụ trước khi thực hiện trao đổi. Người ta đo giá trị của hàng hóa dịch vụ

bằng tiền giống như người ta đo trọng lượng của một vật bằng kg, đo chiều dài một

vật bằng mét. Để thấy được vì sau chức năng này quan trọng, chúng ta hãy so sánh

quá trình trao đổi hiện vật với trao đổi hàng hóa có tiền làm môi giới trung gian trong

trao đổi.

Trong quá trình trao đổi, có ba mặt hàng A, B, C được đưa ra để trao đổi thì chúng

ta cần phải biết giá trị của các mặt hàng này để có thể trao đổi chúng với nhau. Đó là:

Giá của hàng hóa A được tính bằng bao nhiêu hàng hóa B

Giá của hàng hóa A được tính bằng bao nhiêu hàng hóa C

Giá của hàng hóa C được tính bằng bao nhiêu hàng hóa B

Tương tự, nếu có 10 mặt hàng đưa ra trao đổi, chúng ta phải cần biết 45 giá để có

thể trao đổi hàng hóa này lấy một hàng khác, với 100 mặt hàng chúng ta cần tới 4.950

giá, và với 1.000 mặt hàng thì chúng ta cần biết 499.500 giá (theo công thức tính số

cặp khi có N phần tử = N(N-1)/2)

Nếu nền kinh tế có tiền tệ làm môi giới, thì người ta định giá bằng đơn vị tiền tệ

cho tất cả các hàng hóa đem trao đổi trên thị trường. Do vậy, có bao nhiêu hàng hóa

Page 10: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

đem trao đổi thì có bao nhiêu giá cả. Có nghĩa là nếu có 3 hàng hóa đem trao đổi thì

có 3 giá, nếu có 10 hàng hóa đem trao đổi thì có 10 giá, nếu có 100 hàng hóa đem trao

đổi thì có 100 giá. Như vậy, việc dùng tiền làm đơn vị đánh giá sẽ thuận lợi rất nhiều

cho quá trình trao đổi hàng hóa, giảm được chi phí trong trao đổi do giảm được số giá

cần xem xét.

Khi thực hiện chức năng thước đo giá trị, giá trị của tiền được coi là “chuẩn

mực” để đây mới thể hiện phép đo hàng hóa khác phải so sánh với nó. Thông qua

quan hệ này, các hàng hóa thể hiện giá trị của mình thông qua giá cả. Nói cách khác,

tiền tệ là thước đo hao phí lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa.

Để thể hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ cần đạt những tiêu chuẩn sau:

1. Tiêu chuẩn giá trị (tiền phải có đủ giá trị): tất cả các hàng hóa đều có giá trị nội tại.

Vì vậy, để đo được lượng giá trị này thì “thước đo” tiền tệ phải có một lượng giá trị

nào đó, nghĩa là chỉ có tiền thực có đầy đủ giá trị nội tại mới làm được chức năng

thước đo giá trị. Tuy nhiên, việc biểu hiện giá trị của hàng hóa chỉ là ý niệm, chỉ tồn

tại trong quan niệm. Không cần có mặt những đồng tiền vàng, những người trao đổi

hàng hóa vẫn có thể ước lượng giá trị của hàng hóa tương đối chính xác. Lúc này

phép đo giá trị vẫn thực hiện được mà không cần sự hiện diện thước đo. Đây chính cơ

sở dẫn đến hiện tượng “phi vật chất”thước đo giá trị.

2. Tiền tệ phải có tiêu chuẩn giá cả. Để đo lường giá trị hàng hóa thì bản thân tiền

phải được đo lường, nghĩa là tiền tệ phải có tiêu chuẩn giá cả.

Tiêu chuẩn giá cả là đơn vị đo lường của một quốc gia, được pháp luật nhà nước quy

định, gồm 2 yếu tố: tên gọi đơn vị tiền tệ và hàm lượng vàng trong một đơn vị tiền tệ.

- Đơn vị tiền tệ của mỗi quốc gia có tên gọi riêng. Ví dụ: đơn vị tiền tệ của Mỹ gọi là

đôla Mỹ (USD), đơn vị tiền tệ của Việt Nam được gọi là Việt Nam đồng (VNĐ). Từ

tiền đơn vị, nhà nước quy định tiền ước số và tiền bội số.

VD: Đôla Mỹ có tiền ước số là cent, tiền bội số là 5 đôla, 10 đôla, 100 đôla. Việt Nam

có tiền ước số là hào, xu, tiền bội số có 100 đồng …. 100.000 đồng.

Để thực hiện chức năng giá trị, nhà nước quy định hàm lượng vàng cho mỗi đơn vị

tiền tệ. Ví dụ: trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, hàm lượng vàng của 1 đôla Mỹ là

0,888671 gr vàng, 1 phrăng Pháp là 0,0655 gr vàng.

Do xuất hiện quá trình phi vật chất thước đo giá trị, làm cho “hàm lượng vàng” của

tiêu chuẩn giá cả mất dần đi ý nghĩa của nó. Trong thực tế khi sử dụng tiền người ta

không quan tâm tới hàm lượng vàng của đơn vị tiền tệ mà chỉ quan tâm đến số lượng

tiền hiện có sẽ mua được bao nhiêu hàng hóa, tức là sức mua của đồng tiền đó là cao

hay thấp.

Trong nền kinh tế thị trường, tiền tệ cho phép các nhà kinh doanh đánh giá được

khoản thu nhập của mình bằng tiền để có các quyết định tiếp theo liên quan đến hoạt

động kinh doanh. Đối với người tiêu dùng thì dễ dàng so sánh và lựa chọn các hàng

Page 11: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

hóa có giá cả phù hợp. Đây cũng là tín hiệu để nhà kinh doanh điều chỉnh lại hoạt

động của mình nhằm tìm kiếm thu nhập trên thị trường.

1.2.1.2 Chức năng phương tiện lưu thông:

Tiền tệ thực hiện chức năng này khi nó làm môi giới trung gian trong trao đổi hàng

hóa, nó vận động đồng thời và ngược chiều với sự vận động của hàng hóa.

Khi tiền tệ xuất hiện, hình thức trao đổi trực tiếp bằng hiện vật dần nhường chỗ cho

hình thức trao đổi gián tiếp thông qua trung gian tiền. Hình thức này có những tiến bộ

sau:

- Quá trình trao đổi hàng hóa được tách làm hai giai đoạn: bán và mua. Hai giai đoạn

này được tiến hành độc lập tương đối với nhau, dẫn đến phương tiện làm trung gian

trao đổi lại trở thành mục tiêu trong các cuộc trao đổi và được mọi người sùng bái.

- Hành vi mua và bán có thể tách rời về không gian và thời gian. Người sản xuất hàng

hóa có thể bán ở chỗ này, mua ở chỗ khác và bán lúc này, mua lúc khác một cách chủ

động và linh hoạt.

Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông tiền tệ phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông có thể sử dụng tiền đầy đủ giá trị (vàng)

hoặc tiền dấu hiệu (giấy bạc ngân hàng và các loại dấu hiệu khác) – tiền tệ lúc này

chỉ là trung gian môi giới, không phải là mục đích cuối cùng của trao đổi.

Lưu thông chỉ sử dụng một lượng tiền nhất định: muốn tiền tệ thực hiện tốt chức năng

phương tiện lưu thông đòi hỏi hệ thống tiền tệ quốc gia phải có sức mua ổn định. Số

lượng tiền tệ để thực hiện các trao đổi phải đủ liều lượng để đáp ứng nhu cầu trao đổi

của mọi hoạt động kinh tế.

Ngày nay, khi nền sản xuất hàng hóa phát triển ở mức độ cao thì tiền mặt ít được sử

dụng mà thay vào đó là lưu thông các công cụ thanh toán tín dụng của hệ thống ngân

hàng. Lưu thông các công cụ này đã đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa thúc đẩy

sản xuất phát triển.

1.2.1.3 Chức năng phương tiện cất trữ giá trị:

Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện cất trữ giá trị khi tiền tệ rút khỏi trạng thái

lưu thông và trở về trạng thái tĩnh chuẩn bị cho nhu cầu tiêu dùng trong tương lai.

* Tiền tệ thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ, bởi:

- Tiền tệ là đại diện của của cải trong xã hội.

- Nó có thể chuyển hóa thành bất cứ hàng hóa nào khác theo sở thích của người sở

hữu nó.

* Phương tiện chuyển tải giá trị được gọi là phương tiện cất trữ giá trị khi thỏa mãn

các điều kiện:

Page 12: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

- Giá trị cất trữ phải được thể hiện bằng những phương tiện hiện thực, nghĩa là có số

lượng cụ thể, cân đo đong đếm được chứ không phải là lượng tiền “tưởng tượng”.

- Giá trị cất trữ phải bằng những phương tiện được xã hội thừa nhận (được pháp luật

thừa nhận hoặc được đảm bảo bằng thông lệ của địa phương hay quốc gia).

- Giá trị cất trữ phải có thời hạn.

1.2.1.4 Chức năng phương tiện thanh toán:

Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện thanh toán khi nó dùng để thanh toán các

khoản nợ về hàng hóa, dịch vụ đã được trao đổi trước đây nhằm kết thúc quá trình

trao đổi.

Thực hiện chức năng phương tiện thanh toán tiền tệ không làm trung gian cho quá

trình trao đổi, mà nó hoàn thành quá trình này một cách độc lập. Nghĩa là, sự vận

động của tiền độc lập tương đối với sự vận động của hàng hóa cả về không gian lẫn

thời gian.

Chức năng thanh toán càng được mở rộng và phát triển càng làm tăng sự phụ thuộc

lẫn nhau giữa các chủ nợ và con nợ, giữa những người sản xuất kinh doanh lẫn nhau.

Tuy nhiên, chức năng thanh toán cũng có tác dụng tích cực của nó là thúc đẩy quá

trình tiêu thụ hàng hóa, kích thích sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.

1.2.1.5 Chức năng tiền tệ thế giới:

Thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ được sử dụng làm phương tiện

thanh toán và chi trả chung giữa các quốc gia. Thực hiện chức năng này chỉ là tiền

mặt và tiền có giá trị hoàn toàn.

Ngày nay, trên thị trường quốc tế vàng ít được lưu thông mà chủ yếu lưu thông

dấu hiệu giá trị. Một số ngoại tệ mạnh và tự do chuyển như đôla Mỹ, bảng Anh, yên

Nhật… cũng tham gia trong quan hệ thanh toán tín dụng quốc tế với tư cách là

phương tiện trao đổi được nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng.

1.2.2. Vai trò của tiền tệ:

1.2.2.1. Tiền tệ là phương tiện để mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hóa:

Thứ nhất, tiền tệ đã làm cho giá trị của hàng hóa biểu hiện một cách đơn giản, giá trị

của hàng hóa đều được biểu hiện bằng tiền vì thế chúng có thể so sánh với nhau một

cách dễ dàng. Trên cơ sở đó, người sản xuất có thể đánh giá được về mức độ và trình

độ lao động của mình đã bỏ ra cho xã hội trong một thời gian nhất định.

Thứ hai, tiền tệ đã làm cho giá trị hàng hóa được thực hiện một cách thuận lợi. Người

sở hữu hàng hóa chỉ cần chuyển đổi hàng hóa ra thành tiền rồi từ đó đạt tới một giá trị

sử dụng mới một cách dễ dàng.

Thứ ba, tiền tệ đã làm cho việc trao đổi hàng hóa không phụ thuộc vào không gian và

thời gian.

Thứ tư, tiền tệ đã làm cho việc hạch toán kinh doanh trở lên thuận tiện và đầy đủ.

Page 13: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

1.2.2.2.Tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ hợp tác kinh

tế:

Các quan hệ hợp tác kinh tế đều mong đạt đến hiệu quả kinh tế cao.

Ví dụ: Muốn thực hiện và mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế cần có tiền để trang

trải các chi phí.

1.2.2.3. Tiền tệ là phương tiện phục vụ mục đích của người sử dụng chúng:

Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân, tổ chức và kể cả nhà nước muốn đạt tới

mục đích của mình đều phải sử dụng phương tiện tiền tệ ở những mức độ thích hợp.

Cá nhân sử dụng tiền để mua hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, thanh toán các

khoản chi phí phát sinh trong sinh hoạt, cuộc sống… Các doanh nghiệp mua vật tư,

nguyên liệu, chi trả các khoản chi phí có liên quan phục vụ cho mục đích sản xuất

kinh doanh. Nhà nước dùng tiền để thỏa mãn nhu cầu chi ngân sách, nhu cầu trả

lương cho nhân viên, công chức nhà nước, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, thực hiện các

mục tiêu kinh tế - xã hội.

Tiền tệ có thể thỏa mãn nhiều mục đích và quyền lợi đối với những ai đang nắm

giữ tiền.

1.3. Các hình thái tiền tệ:

1.3.1. Hóa tệ:

Hóa tệ là dùng một hàng hóa nào đó để làm tiền tệ, làm vật trung gian trao đổi

giữa các hàng hóa khác nhau. Những hàng hóa được dùng làm tiền tệ là những hàng

hóa quen thuộc với người sử dụng. Nó có giá trị và có giá trị với người nhận nó.

Hầu hết các chuyên gia cho rằng hóa tệ là hình thái tiền tệ đầu tiên và tồn tại trong

một thời gian quá dài so với các hình thái tiền tệ khác. Hóa tệ tồn tại trong một nền

kinh tế chưa phát triển, số chủng loại hàng hóa còn ít, chủ yếu hàng hóa thỏa mãn nhu

cầu ăn uống, săn bắn trồng trọt đơn giản nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng chưa có

nhu cầu phát triển lâu dài và chưa có sự phát triển lớn về thương nghiệp.

Khi con người đã có “tiền hàng hóa” làm trung gian để trao đổi trong sản xuất và

buôn bán, thương mại phát triển mạnh, hoạt động kinh tế phát triển rất mau chóng.

Đến lượt nó, khi thương mại đã lớn mạnh hơn, “tiền hàng hóa” đã bộc lộ nhiều hạn

chế, không thể đáp ứng được nhu cầu và khối lượng trao đổi ngày càng nhiều. Các

loại hàng hóa như trâu bò, nông nô có thể khai thác lợi ích khi sử dụng làm tiền tệ

nhưng phải nuôi dưỡng, chăm sóc và đôi khi nó bị chết hoặc già yếu. Giá trị có thể

suy giảm do người ta sản xuất được nhiều hơn và bị hao mòn giá trị theo thời gian và

chi phí bảo quản cao. Một cách tự phát các nhà sản xuất và kinh doanh bắt đầu nghĩ

về những tiêu chuẩn mà tiền tư cách là vật trung gian trao đổi nên có:

- Loại tiền ấy phải có giá trị thực tế.

- Phải sử dụng trong tự nhiên

- Dễ vận chuyển và không quá cồng kềnh

Page 14: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

- Có thể chia nhỏ bao nhiêu cũng được để phục vụ cho những giao dịch lặt vặt.

- Tồn tại lâu dài và không bị hư hại.

Với những tiêu chuẩn như vậy, con người buộc phải nghĩ và tìm ra những dạng vật

chất khác. Kim loại bắt đầu được thử nghiệm, được coi trọng và dần thay thế các loại

hàng hóa khác để làm tiền. Và vàng được xem là một kim loại quý hiếm có thể dùng

để trao đổi. Vàng chứa những thuộc tính tự nhiên đặc biệt mà các kim loại khác

không có được.

1.3.2. Tín tệ:

Về mặt hình thức cũng có thể coi như dấu hiệu của vàng, song về mặt bản chất có

khác là các ngân hàng có thể phát hành trên cơ sở tin tưởng người vay hoàn trả lại

được nợ cho ngân hàng và người nắm giữ tiền giấy thì tin rằng nếu nộp vào cho ngân

hàng thì được trả lại bằng vàng.

Việc phát hành tín dụng như thế không tồn tại lâu dài. Do sự phát triển giao lưu hàng

hóa thế giới, nhiều nước đã không chấp nhận chế độ hoàn trả vàng cho tiền giấy phát

hành ra vì họ đã phát hành ra tiền giấy ra lưu thông quá nhiều.

Tín tệ gồm nhiều loại: tiền kim loại, tiền giấy, bút tệ, …

1.3.3. Bút tệ:

Bút tệ là thứ tiền vô hình bằng cách ghi chép trong sổ sách kế toán ngân hàng. Vì

vậy đôi khi bút tệ được gọi là tiền ngân hàng, hay tiền danh mục hay tiền trương mục.

Mọi nghiệp vụ thanh toán tiền bạc giữa người này với người khác được thực hiện

bằng cách ghi giảm trong tài khoản của người phải trả để chuyển sang tài khoản của

người nhận tiền tại ngân hàng. Phương tiện để thực hiện các nghiệp vụ đó không phải

là tiền giấy hay tiền kim loại, mà là lệnh chuyển khoản hoặc séc.

* Lợi thế khi sử dụng bút tệ:

- Việc chi trả thanh toán bạc giữa người này với người khác được thực hiện qua hệ

thống tiền ghi số ngân hàng rất thuận tiện. Việc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt dù với

số tiền nhỏ hay lớn đều rất nguy hiểm: dễ bị mất hay bị đánh cắp, cồng kềnh, … Vì

vậy bút tệ là một công cụ thanh toán linh động cực kỳ. Nó thích ứng với nhu cầu giao

dịch.

- Bút tệ chính là công cụ phát triển tổng lượng tiền tệ, giống như giấy bạc ngân hàng,

nó được xem xét để phát hành nhiều hơn số kim loại có trong quỹ tương ứng. Nó làm

giảm lượng tiền mặt trong lưu thông. Quá trình lưu thông có đặc điểm phi vật chất,

tuy nhiên đó cũng là một sự lưu thông.

- Cùng với sự phát triển của bút tệ, tiền tệ nói chung đã trở thành một công cụ hết sức

mềm dẻo và nó không cần tốn tại dưới dạng vật chất. Nó chỉ cần có bút toán trên sổ

sách và cũng có thể ra lệnh bằng đường điện tín.

Page 15: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

1.3.4. Tiền điện tử:

Tiền điện tử là một hệ thống cho phép người sử dụng có thể thanh toán khi mua hàng,

hoặc sử dụng các dịch vụ nhờ truyền đi các con số từ máy tính này đến máy tính khác.

Giống như serial trên tiền giấy, số serial của tiền điện tử là duy nhất. Mỗi tờ tiền điện

tử được phát hành bởi một ngân hàng và được đại diện cho một lượng tiền thật nào

đó.

Tính chất đặc trưng của tiền điện tử cũng giống như tiền giấy thật, tức là người mua

hàng sẽ trả một số tiền nào đó cho người bán hàng, và sẽ không có bất cứ phương

thức nào để lấy thông tin về người mua hàng. Đó cũng là một đặc điểm khác biệt giữa

tiền điện tử và hệ thống thanh toán thẻ tín dụng.

Trong thời gian này, những hoạt động đầu tiên của tiền điện tử đã bắt đầu xâm chiếm

Web. Nhưng loại tiền này vẫn còn quá ít so với việc sử dụng thẻ tín dụng. Được sử

dụng với mục đích chính là giao dịch trực tuyến, các loại tiền này được phát hành bởi

các công ty như Beenz. Com, Flooz. Com và một số các công ty khác.

Tuy nhiên, vào thời kỳ suy thoái năm 2000, rất nhiều công ty “dot-com” được thành

lập, nhưng đã nhanh chóng bị đổ vỡ và trở thành công ty “dot-com”. Do đó, tiền điện

tử còn là vấn đề cần phải cân nhắc và xem xét lại một cách kỹ lưỡng, cẩn thận hơn.

Một số hình thức giao dịch tiền điện tử hiện nay:

* Các thẻ thanh toán: Là các tấm thẻ do ngân hàng hoặc các công ty tài chính phát

hành mà nhờ đó người ta có thể lưu thông những khoản tiền điện tử. Thẻ thanh toán

có một số dạng sau đây:

- Loại thứ nhất là thẻ rút tiền ATM (ATM card-bank card): thẻ ATM được dùng để

rút tiền hoặc chuyển khoản thông qua máy rút tiền tự động ATM (Automated Terller

Machine). Việc sử dụng thẻ chỉ đơn giản là đẩy thẻ vào máy, nhập mã số, màn hình

ATM sẽ chờ lệnh. Trong nửa phút, mọi hoạt động chuyển khoản hoặc rút tiền ngay

tại máy được hoàn thành.

- Loại thứ hai là thẻ tín dụng (credit card): đó là một tấm thẻ bằng nhựa cứng, hình

chữ nhật với kích thước chuẩn là 96 x 54 x 0,76 mm, mặt trước có in các thông tin về

tổ chức phát hành thẻ (tên và logo), thông tin về người sử dụng thẻ (tên công ty và tên

người được ủy quyền sử dụng thẻ - nếu là thẻ cho công ty hoặc tên cá nhân, đôi khi cả

ảnh – nếu là thẻ cho cá nhân), gồm hai loại thẻ (Standard, Gold), số thẻ, ngày hiệu lực

của thẻ, … mặt sau có một dải băng từ trong lưu thông tin cần thiết về thẻ và chủ thẻ

(như số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, mã số định danh PIN, mã để kiểm tra giá trị

hiệu lực của thẻ). Ngoài ra còn in cả chữ ký của chủ thẻ ở mặt sau. Các tổ chức phát

hành thẻ tín dụng đảm bảo rằng họ sẽ thanh toán tiền mua hàng hóa hay dịch vụ cho

người bán thay cho người sử dụng thẻ trong hạn mức tín dụng của thẻ. Số tiền đó sẽ

được người mua thanh toán lại cho các tổ chức này sau một thời gian nhất định. Vì

người sử dụng thẻ tín dụng không phải trả tiền ngay lúc mua hàng, nói cách khác là

các tổ chức phát hành thẻ đã cho họ vay để thanh toán nên thẻ được gọi là thẻ tín

Page 16: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

dụng. Hàng năm người sử dụng thẻ tín dụng sẽ phải trả cho tổ chức phát hành một

khoản phí sử dụng, ngoài ra còn phải trả phí thanh toán hộ cho mỗi lần thanh toán thẻ.

Thẻ tín dụng ngày nay được sử dụng ở các nước phát triển cũng phổ biến như Sec. Nó

có rất nhiều loại, chỉ riêng ở Mỹ đã có trên 3.000 loại khác nhau lưu hành, phổ biến

nhất trên thế giới hiện nay là các thẻ Master card, Visa card và AMEX.

- Loại thứ ba là thẻ ghi nợ (debit card): về hình thức thẻ ghi nợ tương tự như thẻ tín

dụng. Tuy nhiên, khác với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ không phải là công cụ để vay tiền

mà để tiêu tiền trong tài khoản. Khi thanh toán, người thu tiền sẽ quẹt thẻ qua một

máy đọc thẻ (card reader), sau đó yêu cầu chủ thẻ ký xác nhận vào quá đơn bán hàng.

Sau một số ngày nhất định (thường là hai ngày) tiền sẽ được chuyển từ tài khoản chủ

thẻ sang tài khoản người bán hàng.

- Gần đây, người ta thường nhắc đến một thẻ cao cấp hơn gọi là Thẻ thông tin (smart

card): thẻ thông minh thực chất là dạng thẻ ghi nợ, chỉ có khác là trên thẻ còn gắn

thêm một bộ phận xử lý (con chíp máy tính) cho phép lưu trữ ngay trên thẻ một lượng

tiền kỹ thuật số (digital cash). Tiền số này có thể nạp từ tài khoản ở ngân hàng vào thẻ

thông minh qua các máy ATM, máy tính cá nhân hoặc các điện thoại có trang bị bộ

phận nạp tiền. Các thẻ thông minh cao cấp hơn còn gọi là Super smart card còn cho

phép ghi lại các giao dịch của người sử dụng thẻ, và có màn hình hiển thị, thậm chí cả

bàn phím. Các thẻ thông ming còn tiến xa hơn, gần giống với những cái ví điện tử,

nhờ khả năng có thể chuyển tiền trực tiếp từ thẻ thông minh này sang thẻ thông minh

khác qua một thiết bị không dây cầm tay. Ngoài tính năng dùng làm phương tiện

thanh toán, có thể dùng nó như thẻ gọi điện thoại, thẻ căn cước trong đó lưu giữ các

thông tin về người dùng thẻ, thậm chí cả nhóm máu của người đó.

* Tiên mặt điện tử (Electronic cash/ E-cash): Đây là một dạng tiền điện tử

được sử dụng để mua sắm hàng hóa và dịch vụ trên Internet. Những người sử dụng

loại tiền này có thể tải tiền từ tài khoản của mình ở ngân hàng về máy tính cá nhân,

rồi khi duyệt Web mua sắm có thể chuyển tiền từ máy tính của mình đến máy tính

người bán hàng để thanh toán. Hiện nay, loại tiền này đang được một công ty Hà Lan

là DigiCash cung cấp.

* Séc điện tử (Electronic check/ E-check): Séc điện tử cho phép những người

sử dụng Internet, mà không cần phải gửi những tờ Séc bằng giấy (paper cherk) như

trước nữa. Những người này có thể viết một tờ Séc điện tử hợp pháp trên máy tính

của mình rồi gửi cho người được thanh toán. Người này sẽ chuyển tờ Séc điện tử đó

tới ngân hàng của mình. Ngân hàng sau khi kiểm tra tính hợp lệ của tờ Séc sẽ thực

hiện việc chuyển tiền từ tài khoản của người viết Séc sang người được thanh toán. Bởi

vì toàn bộ việc thanh toán này được thực hiện dưới hình thức điện tử, nên rẻ và tiện

hơn nhiều so với sử dụng các tờ Séc bằng giấy. Các chuyên gia dự tính rằng, chi phí

cho lưu thông Séc điện tử sẽ chỉ bằng 1/3 chi phí lưu thông Séc giấy.

1.4. Bản vị tiền tệ:

Page 17: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

Bản vị tiền tệ là tiêu chuẩn chung mà Nhà nước chọn làm căn bản cho đơn vị tiền tệ

của mình. Tiêu chuẩn đó có thể là hàng hóa phi kim loại, quý kim hay ngoại tệ. Ngày

xưa các nước thường chọn bản vị là hàng hóa phi kim loại, nhưng ngày nay người ta

chỉ nói đến 3 thứ bản vị: bạc, vàng và ngoại tệ. Chọn bản vị là định nghĩa đơn vị tiền

tệ của một nước. VD: vào thế kỷ 19, Pháp định nghĩa một Phờ-răng (1Franc) = 5

gram bạc, chuẩn độ 0,900.

1.4.1. Bản vị vàng/bạc – Kim bản vị:

- Định nghĩa đơn vị tiền tệ theo bạc hay vàng.

- Cho phép đem tiền đến ngân hàng để đổi lấy bạc/vàng theo định nghĩa chính thức

- Cho phép dân chúng đem thỏi bạc/vàng đến sở đúc tiền để đúc tiền.

- Bạc/vàng được tự do lưu thông ra/vào quốc gia.

1.4.2. Chế độ kim bản vị mới (đây là những biến thể của chế độ kim bản vị)

- Bản vị tiền/vàng: dùng tiền giấy khả hoán, TK 17-19

- Kim đỉnh bản vị: áp dụng năm 1925 ở Anh, năm 1928 ở Pháp.

- Kim hoán bản vị.

1.4.3. Ngoại tệ bản vị:

Một quốc gia có thể định nghĩa đơn vị tiền tệ của nước mình theo một loại ngoại tệ

mạnh nhất định. Loại bản vị này bắt nguồn từ chế độ thuộc địa ngày xưa, các nước

thuộc địa dùng tiền tệ của mẫu quốc làm tiền của nước mình. Ngày nay cũng có một

số quốc gia vì lý do kinh tế hoặc chính trị đã chọn một loại ngoại tệ mạnh làm đơn vị

tiền tệ cho tiền trong nước như một số nước trong khối liên hiệp Pháp dùng đồng

Franc Pháp, khối thịnh vượng chung dùng đống bản Anh, một số nước khác dùng đôla

Mỹ.

Page 18: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

CHƯƠNG 2:

LẠM PHÁT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

2.1. Khái niệm và phân loại:

2.1.1. Khái niệm:

Một trong những vấn đề hóc búa nhất mà các xã hội phải đối mặt trong quá trình

chuyển từ một nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường là lạm phát. Tuy nhiên, đó

là thách thức mà các xã hội đó phải vượt qua nếu muốn được hưởng những lợi ích vật

chất mà nền kinh tế thị trường có thể mang lại.

Các quan điểm về lạm phát:

Có nhiều quan điểm nhìn nhận và định nghĩa lạm phát rất khác nhau:

- Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng lên liên tục của giá cả, nói cách khác đó

là tình trạng mức giá cả tăng và tăng liên tục. Theo quan điểm này thì không kể giá cả

tăng lên do nguyên nhân nào đều là lạm phát.

- Quan điểm khác cho rằng lạm phát là việc phát hành thừa tiền giấy vượt quá mức

đảm bảo bằng vàng, bạc, ngoại tệ … của Quốc gia, vì vậy gây ra sự mất giá của tiền

giấy làm cho giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao, quan điểm này quá coi trọng cơ sở đảm

bảo bằng vàng, ngoại tệ cho tiền trong nước và người ta cho rằng để chống lạm phát

cần phục hồi lại chế độ tiền giấy chuyển đổi ra vàng theo một mức giá quy định.

- Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và

hàng trong nền kinh tế, sự mất cân đối với tiền lớn hơn càng khiến cho giá cả tăng lên

ở mọi lúc, mọi nơi. Để khắc phục tình trạng này cần dùng một biện pháp để thiết lập

lại sự cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế.

Việc nhìn nhận lạm phát bằng định nghĩa khác khó đi đến thống nhất theo từng quan

điểm riêng biệt. Tuy nhiên dù sao lạm phát thể hiện qua những đặc trưng cơ bản như:

- Sự thừa tiền do cung tiền tệ tăng quá mức.

- Sự tăng giá cả đồng bộ và liên tục theo sự mất giá của tiền giấy.

- Sự phân phối lại qua giá cả.

- Sự bất ổn về kinh tế - xã hội.

Từ những quan điểm trên Milton Friedman đưa ra một khái niệm về lạm phát

được nhiều nhà kinh tế phái tiền tệ hay phái Keynes đều đồng ý: Lạm phát là hiện

tượng cung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá cả chung tăng nhanh tồn tại

trong một thời gian dài.

* Định nghĩa về lạm phát có thể nói một cách tổng quát như sau:

Page 19: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế, trong đó khối lượng tiền thực tế đưa vào lưu

thông vượt quá số lượng tiền cần thiết trong lưu thông làm cho giá cả hàng hóa tăng

lên một cách liên tục và kéo dài dẫn đến đồng tiền quốc gia bị mất giá liên tục so với

vàng và ngoại tệ.

Lạm phát được đo bằng chỉ số giá cả:

- Chỉ số giá cả được sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số giá cả hàng tiêu dùng – CPI

(Consumer Price Index). CPI tính chi phí của một giỏ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ

trên thị trường. Các nhóm chính đó là hàng lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà cửa,

chất đốt, vật tư y tế

Để tính CPI, người ta phải dựa vào tỷ trọng của phần chi cho từng mặt hàng trong

tổng chi tiêu của thời kỳ có lạm phát.

- Chỉ số giá cả sản xuất – PPI (Producer Price Index), đây là chỉ số giá bán buôn. PPI

được xây dựng để tính giá cả trong lần bán đều tiên do người sản xuất ấn định. Chỉ số

này rất có ích vì nó được chi tiết và sát với những thay đổi của thực tế (ở Mỹ chỉ số

này được tính cho 3.400 sản phẩm).

Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh mức giá chung ở một thời điểm nào đó bằng bao

nhiêu phần trăm so với trời điểm trước. Thời điểm ở đây có thể lấy theo tháng, quý,

năm.

Chỉ số giá sản phẩm i (%) = (Tỷ lệ tăng giá sản phẩm i) x (Tỷ trọng sản phẩm

i)

VD: Giả sử nền kinh tế chỉ có 3 loại hàng hóa A, B, C với tỷ trọng tương ứng là: 0,6;

0,3; 0,1. Năm 2000, giá hàng hóa A tăng lên 110%, giá hàng hóa B giảm xuống còn

80%, giá hàng hóa C tăng lên 150% so với năm gốc. Hãy tính chỉ số giá và cho biết ý

nghĩa của chỉ số giá này.

Giải:

Chỉ số giá = (0,6 x 110) + (0,3 x 80) + (0,1 x 150) = 105%

105% nghĩa là mức giá chung của nền kinh tế năm 2000 bằng 105% so

với năm gốc.

2.1.2. Phân loại:

Có nhiều cách phân loại lạm phát dựa vào các tiêu thức khác nhau:

a). Căn cứ vào cường độ lạm phát:

- Lạm phát vừa phải: Là loại lạm phát mà giá cả tăng lên ở mức một con số (dưới

10%/năm). Đây là loại lạm phát tích cực, Chính phủ thường duy trì mức lạm phát này

để khuyến khích sản xuất và chi tiêu trong dân chúng.

- Lạm phát phi mã: là loại lạm phát mà giá cả tăng lên ở mức hai hoặc ba con số

(nghĩa là với mức độ 20%, 100%, 200%, … trong một năm). Lạm phát phi mã ở mức

Page 20: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

hai con số thấp thì tác hại của nó không đáng kể và vẫn có thể chấp nhận được, nhưng

nếu lạm phát ở mức hai con số cao sẽ trở thành tác nhân gây tác hại nghiêm trọng đến

nền kinh tế.

- Siêu lạm phát: là loại lạm phát mà giá cả tăng gấp nhiều lần so với lạm phát phi mã

(Ví dụ ở: Đức năm 1923, Nam Tư 1993, Zimbaboie năm 2008). Lúc này tiền tệ không

hoàn toàn thực hiện được chức năng thước đo giá trị, dẫn đến nền kinh tế khủng

hoảng trầm trọng gây tai họa lớn cho nền kinh tế.

b). Căn cứ vào mức độ biểu hiện của giá cả trên thị trường:

- Lạm phát ngầm: là loại lạm phát kiềm chế, giá cả tăng chậm lan dần và lành mạnh.

Loại lạm phát này không gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

- Lạm phát công khai: Là loại lạm phát mà giá cả tăng nhanh rất dễ thấy. Loại lạm

phát này ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

c). Căn cứ vào tác động của lạm phát đối với nền kinh tế:

- Lạm phát cân bằng và có dự đoán trước: là loại lạm phát mà giá cả hàng hóa tăng ở

tốc độ giống nhau, tỷ lệ tăng của giá cả không làm ảnh hưởng đến thu nhập. Vì nhà

nước đã dự đoán trước được tỷ lệ lạm phát để điều chỉnh các chính sách cho phù hợp.

- Lạm phát không cân bằng: là lạm phát mà giá cả thay đổi nhanh và không giống

nhau. Lúc này tùy thuộc vào khả năng dự đoán của nhà nước mà tác động của lạm

phát có thể khác nhau. Nếu lạm phát không cân bằng nhưng có thể dự đoán trước thì

không tác hại đến phân phối thu nhập quốc dân nhưng sẽ thiệt hại về hiệu quả kinh tế.

Nếu lạm phát không cân bằng mà không dự đoán trước được thì sẽ ảnh hưởng đến

hiệu quả kinh tế và thu nhập quốc dân.

d). Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng về mặt không gian có thể chia ra thành lạm

phát quốc gia và lạm phát thế giới:

2.2. Nguyên nhân của lạm phát:

Nguyên nhân của lạm phát có thể xét theo hai cách sau:

* Nguyên nhân của lạm phát xét theo nguồn gốc:

- Nguyên nhân cơ bản và sâu xa: nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối, sản xuất sút

kém, ngân sách quốc gia bị thâm hụt dẫn đến lạm phát.

- Nguyên nhân trực tiếp: cung cấp tiền tệ tăng trưởng quá mức cần thiết.

- Nguyên nhân quan trọng: là hệ thống chính trị bị khủng hoảng do những tác động

bên trong hoặc bên ngoài làm cho lòng tin của dân chúng vào chế độ của Nhà nước bị

xói mòn, từ đó làm cho uy tín và sức mua của đồng tiền bị giảm sút họ không tiêu xài

hoặc đánh giá thấp giấy bạc mà nhà nước phát hành.

Page 21: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

* Nguyên nhân chủ yếu của lạm phát xét theo chủ quan và khách quan:

- Nguyên nhân chủ quan: bắt nguồn từ những chính sách quản lý kinh tế không phù

hợp của nhà nước như: chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách lãi suất, chính sách thuế

… làm cho nền kinh tế mất cân đối, hiệu quả sản xuất bị sút kém ảnh hưởng đến nền

kinh tế tài chính quốc gia. Một khi ngân sách bị thâm thủng thì nhà nước phải tăng

phát hành. Đặc biệt đối với một số quốc gia trong những điều kiện nhất định, nhà

nước chủ trương dùng lạm phát như một công cụ để thực thi chính sách phát triển

kinh tế.

- Nguyên nhân khách quan: như thiên tai, động đất, sóng thần là những nguyên nhân

bất khả kháng, hoặc nguyên nhân nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh, tình hình

biến động của thị trường nhiên liệu, vàng, ngoại tệ trên thế giới.

2.3. Hậu quả của lạm phát:

2.3.1. Những ảnh hưởng tốt của lạm phát đối với sự phát triển kinh tế xã hội:

- Lạm phát kích thích sản xuất phát triển: Trong nền kinh tế, một mức lạm phát vừa

phải sẽ tác động đến tâm lý người tiêu dùng, kích thích người tiêu dùng mua sắm

nhiều hơn đề phòng sự tăng giá trong tương lai. Ví dụ: khi giá cả nguyên vật liệu xây

dựng tăng nhẹ, người dân tiến hành xây dựng nhiều hơn. Thậm chí có những gia đình

dự định hai hoặc ba năm nữa mới xây nhà thì nay với lo sợ số tiền xây được một ngôi

nhà chỉ đủ để xây một phần ngôi nhà trong tương lai làm cho họ sớm quyết định mua

sắm hơn.

Các doanh nghiệp khi bán được hàng, họ sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất tạo ra nhiều

hàng hóa của cải hơn cho xã hội.

- Lạm phát kích thích xuất khẩu: Lạm phát tạo ra một sự chênh lệch về tỷ giá hối đoái

(đồng tiền trong nước mất giá so với vàng và ngoại tệ). Sự sụt giảm giá của đồng nội

tệ tạo ra lợi thế cho xuất khẩu. Vì vậy khi lạm phát nhẹ, các doanh nghiệp xuất khẩu

tiến hành đẩy mạnh xuất khẩu nhiều hơn.

- Lạm phát nâng cao trình độ của người lao động: Lạm phát làm giá cả nguyên vật

liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao. Để cạnh tranh, các nhà sản xuất sẽ cân nhắc hơn

các yếu tố đầu vào, trong đó nhân công thường là yếu tố mà doanh nghiệp quan tâm

nhiều nhất. Để giảm chi phí nhân công, các doanh nghiệp sẽ sắp xếp lại bộ máy của

mình cho hiệu quả hơn.

2.3.2. Những tác động xấu của lạm phát đối với sự phát triển kinh tế xã hội:

Từ những thực tiễn diễn biến lạm phát của các nước trên thế giới, các nhà kinh tế cho

rằng: lạm phát cao và triền miên có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của nền kinh tế,

chính trị và xã hội của một quốc gia.

- Lạm phát đối với tiền tệ - ngân hàng: Lạm phát làm cho tiền tệ không còn giữ

được chức năng thước đo giá trị, không tính toán được các chỉ tiêu, hiệu quả của nền

kinh tế. Người dân không tin vào đồng tiền nên tìm đến hàng hóa, ngoại tệ vàng để

Page 22: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

cất trữ mà không đưa vào đầu tư, điều này làm tín dụng bị thu hẹp, hoạt động bình

thường của ngân hàng bị phá vỡ, làm cho hệ thống tiền tệ bị rối loạn và không kiểm

soát được.

- Lạm phát đối với lĩnh vực tài chính kinh tế: Lạm phát làm sản xuất bị thu hẹp vì lợi

nhuận của doanh nghiệp giảm thấp do giá cả vật tư tăng liên tục. Hơn nữa lạm phát

làm sản xuất phát triển không đồng đều, mất cân đối giữa các ngành vì vốn sẽ chảy

vào những ngành có lợi nhuận cao và thu hồi vốn nhanh.

- Lạm phát đối với xã hội: Lạm phát làm giảm khối lượng hàng hóa tiêu dùng của dân

cư, đặc biệt đời sống của người làm công ăn lương càng gặp khó khăn. Họ tìm mua

bất cứ hàng hóa nào dù không có nhu cầu vì không dám giữ tiền. Vì vậy, lạm phát sẽ

làm giàu cho những người đầu cơ, tích trữ và làm nghèo nhanh chóng những người

giữ tiền. Hơn nữa do thu hẹp sản xuất nên thất nghiệp sẽ gia tăng dẫn đến gánh nặng

cho xã hội tăng.

2.4. Biện pháp chống lạm phát:

Biện pháp ổn định tiền tệ: Lạm phát tăng cao và kéo dài gây ra những hậu quả lớn

trong đời sống dân cư và tăng trưởng kinh tế. Trong từng trường hợp cụ thể, Chính

phủ có thể áp dụng các biện pháp tình thế và biện pháp mang tính chiến lược sau:

2.4.1. Biện pháp cấp bách:

a). Chính sách tiền tệ quốc gia: Khi lạm phát cao, chính phủ thực thi chính sách

tiền tệ thắt chặt:

- Ngừng phát hành tiền vào lưu thông.

- Tăng lãi suất tiền gửi: thu hút tiền mặt của dân cư và doanh nghiệp vào ngân hàng

làm giảm sức ép đối với hàng hóa trên thị trường. Đồng thời khuyến khích gửi tiết

kiệm.

- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm hạn chế vốn tín dụng của ngân hàng thương mại.

- Ấn định hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại (tức là quy định các ngân

hàng thương mại mức cấp vốn tối đa, nếu cho vay vượt quá mức đó các ngân hàng

thương mại phải chịu phạt).

- Ngân hàng trung ương bán các loại trái phiếu ngân hàng ra thị trường tiền tệ để thu

hút vốn của các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp và dân cư.

b). Chính sách tài chính quốc gia:

- Cắt giảm các khoản chi tiêu chưa thật cần thiết nhằm làm giảm bớt tình trạng lạm

phát.

- Khuyến khích nhập khẩu hàng hóa để đưa vào thị trường trong nước các mặt

hàng đang thiếu hoặc đang lên giá nhằm mục đích tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng cân

đối với số lượng tiền trong lưu thông.

Page 23: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

- Bán ngoại tệ, vàng ra thị trường để thu hút tiền mặt ngoài lưu thông vào ngân

hàng.

- Phát hành trái phiếu chính phủ để vay nợ trong dân cư, các doanh nghiệp, các tổ

chức cá nhân.

- Vay nợ nước ngoài để bù đắp thiếu hụt ngân sách …

2.4.2. Biện pháp ổn định tiền tệ cơ bản lâu dài:

- Xây dựng kế hoạch tổng thể để phát triển sản xuất hàng hóa trong nước một cách

hợp lý nhằm tăng “quỹ hàng hóa” với số lượng lớn, phong phú về chủng loại, giá cả

ổn định. Đây là biện pháp cơ bản mang tính chiến lược tạo cơ sở vững chắc để ổn

định tiền tệ.

- Tạo ngành sản xuất “mũi nhọn” cho xuất khẩu. Đây là hoạt động kinh tế quan

trọng của quốc gia. Nếu được mở rộng và phát triển sẽ tạo số thu về ngoại tệ để có thể

nhập hàng hóa từ nước ngoài bổ sung cho khối lượng hàng hóa trong nước, tạo cơ sở

để ổn định tiền tệ, tạo thế mạnh về ngoại thương của quốc gia trên thị trường quốc tế.

- Cắt giảm biên chế, kiện toàn bộ máy hành chính, áp dụng cơ chế quản lý mới hợp lý

nhằm giảm những khoản chi từ ngân sách, khai thác triệt để tiềm năng sản xuất của

đất nước.

- Nghiên cứu, sửa đổi bổ sung chính sách thuế cho hợp lý, không bỏ sót nguồn thu,

đồng thời kích thích sản xuất phát triển, giải phóng các tiềm năng của nền sản xuất

nhằm bồi dưỡng nguồn thu của ngân sách. Tiết kiệm chi phí ngân sách cắt bỏ những

khoản chi không cần thiết làm cho ngân sách quốc gia lành mạnh là cơ sở để ổn định

tiền tệ.

- Dùng lạm phát để chống lạm phát, nghĩa là nhà nước tăng cung ứng tiền để mở

rộng đầu tư, chấp nhận một mức lạm phát vừa phải. Hiệu quả mang lại từ các dự án

đầu tư sẽ tạo thế mạnh cho nền kinh tế, là điều kiện để ổn định tiền tệ. Đây là biện

pháp được nhiều quốc gia có nền kinh tế vững mạnh thường chọn để kích thích tăng

trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Page 24: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

CHƯƠNG 3: CUNG – CẦU TIỀN TỆ

3.1. Sự cung ứng tiền:

3.1.1. Việc phát hành tiền:

Chế độ lưu thông tiền tệ ở Việt Nam là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ chủ yếu là

tiền giấy được Nhà nước Việt Nam quy định thành Pháp luật.

a). Đơn vị tiền và tên gọi của đồng tiền:

- Đơn vị tiền của Việt Nam là “đồng”. “Đồng” là tiêu chuẩn thước đo trong nền kinh

tế Việt Nam. 1 đồng có giá trị bằng 100 xu hay 10 hào. Hai đơn vị xu và hào vì quá

nhỏ nên không còn được sử dụng trên thực tế nữa.

- Tên gọi là đồng ngân hàng Việt Nam (còn gọi là đồng bạc Việt Nam) ký hiệu quốc

gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”.

Tiêu chuẩn đo lường của tiền tệ Việt Nam kế thừa tiêu chuẩn đo lường của đồng tiền

đã tồn tại trong lịch sử phát triển của nền kinh tế xã hội Việt Nam.

Giá trị của mọi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam đều được

đo lường bằng “đồng” và giá cả của nó được biểu hiện bằng đồng.

b). Các quy định về phát hành tiền giấy và tiền kim loại ở Việt Nam: (theo Mục 2

luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được sửa đổi bổ sung năm 1003):

* Về phát hành tiền:

- Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm tiền giấy và tiền kim loại.

- Tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, được dùng làm

phương tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam.

- Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền dự trữ phát hành theo quy định của Chính phủ.

- Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền

kim loại cho nền kinh tế.

- Tiền phát hành và lưu thông là tài sản “Nợ” đối với nền kinh tế và được cân đối

bằng tài sản “Có” của Ngân hàng Nhà nước.

* Về in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, tiêu hủy tiền:

- Ngân hàng Nhà nước thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa

văn và các đặc điểm khác của tiền giấy, tiền kim loại trình Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt.

- Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát

hành, tiêu hủy tiền.

Page 25: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

* Về xử lý tiền rách nát, hư hỏng:

Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu

hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền

rách nát, hư hỏng do hành vi phá hoại.

* Về thu hồi, thay thế tiền:

Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại tiền không còn thích

hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế. Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các

loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quy

định. Sau thời hạn thu đổi, các loại tiền thu hồi không còn giá trị lưu hành.

* Về tiền mẫu, tiền lưu niệm:

Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bán ở trong nước và ngoài

nước các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm được thiết kế phục vụ cho mục đích sưu tập

hoặc mục đích khác theo quy định của Chính phủ.

Về ban hành và kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế nghiệp vụ phát hành tiền.

- Chính phủ ban hành quy chế nghiệp vụ phát hành tiền bao gồm các quy định về

việc in,, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu hủy tiền và chi

phí cho các hoạt động nghiệp vụ phát hành tiền.

- Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện quy chế nghiệp vụ phát hành tiền; Bộ Tài

chính, Bộ công an giám sát quá trình in, đúc, tiêu hủy tiền.

* Về các hành vi bị nghiêm cấm:

- Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả;

- Hủy hoại đồng tiền;

- Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

c). Các nguyên tắc phát hành tiền:

* Nguyên tắc một: Phát hành tiền chỉ được phát hành thông qua con đường tín

dụng.

Nguyên tắc phát hành qua cơ chế tín dụng thể hiện ở chỗ:

+ Chỉ phát hành tiền để cho các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đấu tư và phát

triển vay bằng phương pháp tái chiết khấu.

+ Trường hợp cần thiết có thể phát hành cho Chính phủ (Bộ Tài chính vay) nhưng

phải được đảm bảo bằng trái phiếu kho bạc sinh lãi.

+ Phát hành tiền để tăng dự trữ ngoại tệ và vàng.

* Nguyên tắc hai: Việc phát hành tiền phải căn cứ theo nhu cầu luân chuyển hàng hóa

dịch vụ trong nền kinh tế.

Page 26: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

Theo nguyên tắc này thì tiền mặt (tiền trung ương chỉ có thể được phát hành khi có

nhu cầu đòi hỏi của thực tế theo tín hiệu của thị trường. Phát hành qua trị trường mở.

* Nguyên tắc ba: Tổ chức kỹ thuật phát hành phải đảm bảo tính tập trung thống

nhất dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

Theo nguyên tắc này thì Ngân hàng Nhà nước phải chịu trách nhiệm tổ chức kỹ

thuật phát hành theo đòi hỏi của tình hình thực tiễn, trên cơ sở đáp ứng yêu cầu quản

lý vĩ mô của Chính phủ.

* Nguyên tắc bốn: Phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán.

Tiền giấy và kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành và đồng tiền hợp pháp

lưu hành và làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam một cách không hạn

chế.

Hiện nay tiền giấy ở Việt Nam (giấy bạc Ngân hàng thường lưu hành các loại có

mệnh giá 100đ, 200đ, 500đ, 1.000đ, 2.000đ, 5.000đ, 10.000đ, 20.000đ, 50.000đ,

100.000đ, 200.000đ, 500.000đ. Đồng thời cũng có tiền kim loại trị giá 200đ, 500đ,

1.000đ, 2.000đ, 5.000đ.

Ngoài tiền giấy và tiền kim loại ở Việt Nam còn được phép sử dụng các phương

tiện thanh toán khác thay tiền đó là: Ngân phiếu thanh toán, séc, thương phiếu, …

d). Cơ cấu lưu thông tiền tệ:

Cơ cấu điều hòa lưu thông tiền tệ gồm:

- Tiền đang lưu hành tức là tiền nằm trong lưu thông.

- Quỹ nghiệp vụ ngân hàng: Quỹ này có ở cả hệ thống ngân hàng nhà nước và hệ

thống ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và các tổ chức tín dụng khác. Quỹ này

dùng để giao dịch với khách hàng.

- Quỹ điều hòa tiền mặt: Quỹ này dùng để điều hòa tiền mặt theo nhu cầu của nền

kinh tế, nó chỉ được thiết lập tại Ngân hàng nhà nước trung ương và các chi nhánh, nó

được dùng để điều hòa nhu cầu tiền theo địa phương và khu vực.

- Quỹ dự trữ phát hành: Quỹ này được bảo quản tại kho tiền trung ương do thống

đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý theo ủy nhiệm của Chính phủ.

- Tiền rách nát: Các loại tiền giấy rách nát, tiền kim loại bị hư hỏng … không đủ

tiêu chuẩn lưu hành mà ngân hàng nhà nước quy định (tiêu chuẩn và phân loại tiền

rách nát hư hỏng, thủ tục tiêu hủy và thay thế …)

3.1.2. Sự cung tiền và hiệu ứng số nhân tiền:

3.1.2.1. Một số khái niệm:

* Tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi ngân hàng:

Để có thể quản lý khối tiền tệ, NHTW bắt buộc các NHTM phải ký gửi tại NHTW

một số tiền tương ứng với một tỷ lệ nào đó của số dư tiền gửi gọi là tỷ lệ dự trữ bắt

Page 27: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

buộc. Trong hoạt động của NHTM, để bảo đảm an toàn họ cũng cần phải giữ lại một

tỷ lệ nào đó so với số tiền cho vay. Tỷ lệ này có thể cao hơn tỷ lệ tỷ lệ dự trữ bắt buộc

nhưng không thể thấp hơn.

VD: NHTW ấn định tỷ lệ dự trữ bắt buột là 15%, nếu một NHTM X nào đó huy động

được 100 tỷ, họ sẽ phải ký gửi ít nhất tại NHTW 15 tỷ, còn lại 85 tỷ cho vay.

Khi có tiền nhàn rỗi, người dân có thể gửi ngân hàng hoặc giử tiền mặt để chi dùng. Tỷ lệ

tiền mặt/tiền gửi ngân hàng củng có tác động đến khối tiền tệ. Nếu trung bình khi

người dân có 1 triệu, họ gửi ngân hàng 800.000 và giử lại 200.000 để chi tiêu thì:

Tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi ngân hàng = (200.000/800.000) * 100% = 25%

* Khối tiền tệ căn bản (monetary base) và khối tiền tệ M1.

Khối tiền tệ căn bản là tiền mặt trong công chúng và tiền ký gửi ở NHTW. Như vậy khối

tiền tệ M1 được định nghĩa theo khối tiền tệ căn bản như sau: Khối tiền tệ M1 = Thừa

số nhân * khối tiền tệ căn bản

Trong đó, A là tiền mặt trong công chúng; B là tiền ký gửi tại NHTW. Theo hình vẽ

trên, ta có các công thức sau:

Khối tiền tệ M1 = Tiền mặt trong công chúng + Tiền gửi ngân hàng

Khối tiền tệ căn bản = Tiền mặt trong công chúng + Tiền ký gửi tại NHTW

Như vậy, có ba thành phần tác động vào khối tiền tệ: NHTW, NHTM, và công chúng.

3.1.2.2. Sự gia tăng khối tiền tệ qua hệ thống ngân hàng:

Giả sử NHTW dùng 1 tỷ đồng để mua trái phiếu trên thị trường mở để tăng số cung tiền

tệ. Quá trình gia tăng tiền tệ theo các bước sau:

Bước 1: NHTW mua 1 tỷ đồng trái phiếu từ công ty BOND. Giả sử BOND sẽ gửi

ngân hàng 0.8 tỷ và giử tiền mặt 0.2 tỷ.

Buớc 2: Lúc này NHTM đã có thêm 0.8 để cho vay. Bởi vì tỷ lệ dự trữ bắt buộc là

15% nên họ sẽ cho vay 0.68. Giả sử việc cho vay này diễn ra ở NHTM BANK 1.

Người đi vay sẽ dùng tiền vay 0.68 này trả cho nhà cung cấp hàng hoá. Nhà cung cấp

hàng hoá sẽ giử lại 25% để chi tiêu (tức là .136) và gửi ngân hàng BANK 2 số còn lại

.544.

Bước 3: Lúc này, BANK 2 sẽ cho vay 85% của .544 mà người dân gửi vào (15%

dự trữ bắt buộc). Người đi vay khoản này dùng tiền (.544*85%= .4624) để trả cho nhà

cung cấp, nhà cung cấp Sẽ giử lại 20% tiền mặt (.0925) và gửi vào ngân hàng BANK 3 số

còn lại (.3699).

Bước 4: Lúc này, BANK 3 sẽ dự trữ bắt buộc 15% và cho vay 85%. Bạn sẽ làm

bước này và lập bảng cân đối tài sản. Sau bước này, khối tiền tệ đã tăng lên 2.4568.

3.1.2.3. Hiệu ứng thừa số nhân.

Page 28: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

Bảng 4A: Sự thay đổi khối tiền tệ:

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4

Thay đổi khối tiền tệ (tỷ

đồng)

1 0.68 0.4624 0.3144

Mức gia tăng khối tiền tệ 1 1.68 2.1424 2.4568

Bảng 4A cho thấy sự thay đổi củng như mức thay đổi của khối tiền tệ ở mỗi bước. Sự

thay đổi này sẽ nhỏ dần qua mỗi bước, đến một lúc nào đó nó sẽ nhỏ không đáng kể

nữa. Bằng công thức toán học, ta sẽ tính được tổng số gia tăng khối tiền tệ trong

trường hợp này là 3.125 tỷ khi NHTW phát hành thêm 1 tỷ qua thị trường mở.

* Hiệu ứng thừa số nhân tiền tệ (Money Multiplier)

Hiệu ứng thừa số nhân là sự gia tăng khối tiền tệ theo mỗi đơn vị tiền tệ (đồng, USD...)

mà chính phủ can thiệp qua thị trường mở. Hiệu ứng này càng lớn khi tỷ lệ dự trữ bắt

buột càng nhỏ và tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi ngân hàng của dân chúng càng nhỏ.

Qua các bước trên, ta có thể tính được công thức của thừa số nhân tiền tệ như sau:

1 + c

Sự thay đổi khối tiền tệ = ----------- x sự thay đổi khối tiền tệ căn bản

r + c

Trong đó : c là tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi ngân hàng của dân chúng

r là tỷ lệ dự trữ của ngân hàng (tổng của tỷ lệ dự trữ bắt buột và dự trử

thêm của ngân hàng)

3.2. Cung và cầu tiền tệ:

3.2.1. Cung tiền tệ và các nhân tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến cung tiền tệ:

3.2.1.1. Cung tiền tệ:

Cung tiền tệ là việc tạo ra và đưa vào lưu thông tổng phương tiện đóng vai trò tiền

để đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền trong nền kinh tế. (Bao gồm tiền mặt và tiền gửi

không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại).

Khối lượng tiền trong nền kinh tế quốc dân được cung ứng từ các tác nhân sau:

* Ngân hàng trung ương:

Ngân hàng trung ương là cơ quan của Chính phủ có chức năng theo doi bao quát

của hoạt động hệ thống ngân hàng và có trách nhiệm thực hiện việc chỉ đạo chính

sách tiền tệ. Ngân hàng trung ương phát hành tiền thông qua các nghiệp vụ:

- Tái chiết khấu, tái cầm cố thông qua các thương phiếu, các chứng chỉ tiền gửi và

các chứng từ có giá khác của các tổ chức tín dụng.

- Mua chứng khoán Chính phủ trong nghiệp vụ thị trường mở.

Page 29: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

- Mua vàng, ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

Ngân hàng Trung ương là ngân hàng phát hành tiền trực tiếp và quan trọng nhất

trong nền kinh tế. Tùy thuộc vào nhu cầu về giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nền

kinh tế quốc dân và khối lượng tiền đã có ngoài lưu thông mà ngân hàng sẽ gia tăng

hoặc hạn chế nghiệp vụ cung ứng tiền bằng các công cụ: lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc,

nghiệp vụ thị trường mở.

* Các tổ chức tín dụng:

Những tổ chức này không được cung ứng trực tiếp tiền mặt mà chỉ tạo tiền bút tệ,

thông qua các nghiệp vụ:

- Cho khách hàng vay quá nguồn vốn của mình. Số cho vay vượt mức vốn hiện có

của ngân hàng là số tiền không có thực do ngân hàng thương mại và các tổ chức tín

dụng tạo ra dưới dạng bút tệ.

- Cho khách hàng thấu chi: là sự dàn xếp của ngân hàng để khách hàng được phép

chi vượt quá số dư thực có trên tiền gửi trong một giới hạn thỏa thuận đã ghi trong

hợp đồng.

Nghiệp vụ thấu chi có thể dùng để thanh toán bằng thuật xử lý chứng từ ghi Có

trước, ghi Nợ sau hoặc phát hành séc quá số dư.

- Các tổ chức phi ngân hàng cung ứng tiền cho nền kinh tế thông qua những

phương tiện chuyển tải giá trị như: thương phiếu, tín phiếu kho bạc, công trái, trái

phiếu công ty …

3.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ:

Cung tiền tệ trong nền kinh tế do ngân hàng trung ương quyết định thông qua các

chính sách tiền tệ. Khi ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt thì

cung tiền tệ gỉam. Khi Ngân hàng Trung ương thực thi chính sách tiền tệ mở rộng thì

cung tiền tệ tăng. Các nhân tố để Ngân hàng Trung ương quyết định đến chính sách

tiền tệ của mình là:

- Chỉ số trượt giá và tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ.

- Mức độ thâm hụt ngân sách, thu không đủ chi.

- Mức độ thâm hụt cán cân thanh toán.

3.2.2. Cầu tiền tệ và các nhân tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến cầu tiền tệ:

3.2.2.1. Cầu tiền tệ:

Cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng và doanh nghiệp cần nắm giữ để thỏa

mãn các nhu cầu giao dịch dự phòng và tích lũy.

Cầu tiền tệ được hình thành từ các bộ phận sau:

Page 30: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

- Cầu giao dịch bao gồm các giao dịch: trả lương, thanh toán nợ, mua nguyên vật

liệu, mua sắm các tư liệu tiêu dùng cần thiết …

- Cầu dự phòng cá nhân dự trữ để đề phòng các rủi ro bất ngờ như: đau ốm, hoặc

thỏa mãn các nhu cầu đột xuất trong xã hội, trong quan hệ xã hội. Doanh nghiệp dự

trữ tiền để đáp ứng nhu cầu đột xuất khi có cơ hội kinh doanh như: thuê mướn công

nhân, mở rộng sản xuất, dự trữ các hàng hóa, nguyên vật liệu khan hiếm.

- Cầu tích lũy người có tiền không gửi vào ngân hàng, không mua sắm các tài sản,

không đầu tư mà để trong túi, trong két để tích lũy dần thành món tiền lớn mới đem ra

sử dụng mua sắm các tài sản có giá trị hoặc đầu tư.

3.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức cầu tiền tệ:

- Giá trị các khoản giao dịch.

Nếu số lượng và số lần giao dịch trong kỳ là cố định thì giá trị của các khoản giao

dịch có ảnh hưởng trực tiếp đến cầu tiền tệ.

Ví dụ: Nếu số lượng và số lần giao dịch không đổi mà giá cả tăng lên thì mức tiền

giữ lại để thực hiện các khoản giao dịch tăng tương ứng và ngược lại.

- Lãi suất tiền gửi.

Lãi suất tiền gửi tác động trực tiếp đến tổng cầu tiền cho giao dịch. Nếu lợi ích của

việc giữ tiền để chi trả hoặc giao dịch lớn hơn lợi ích tiền gửi thì cầu tiền tệ sẽ tăng và

ngược lại lãi suất tiền gửi giảm thì cầu tiền tệ tăng.

- Tập quán, thói quen của dân chúng trong việc sử dụng tiền.

Thói quen sử dụng tiền trong dân chúng tác động trực tiếp đến cầu tiền tệ. nếu dân

chúng có thói quen giữ tiền để dự phòng hoặc thỏa mãn các nhu cầu về giao dịch thì

cầu tiền tệ sẽ tăng. Nếu dân chúng có thói quen gửi tiền ở ngân hàng để thanh toán và

thực hiện các giao dịch thì cầu về tiền sẽ giảm.

- Thu nhập của dân chúng thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cầu tiền tệ:

Nếu thu nhập tăng thì dân chúng sẽ tích lũy một lượng tiền nhất định mua sắm các

tài sản nhiều tiền hoặc đi du lịch thì cầu tiền tệ tăng và ngược lại.

- Sự ổn định của nền kinh tế và hệ thống chính trị.

Nền kinh tế vững mạnh và hệ thống chính trị ổn định sẽ làm cầu tiền tệ tăng thì

dân chúng sẽ tích lũy tiền trong ngắn hạn để thỏa mãn các nhu cầu mua sắm nhà cửa,

xe cộ và nhiều hàng hóa nhiều tiền khác. Ngược lại, khi nền kinh tế và hệ thống chính

trị không ổn định, dân chúng sẽ không dám giữ tiền mà sẽ chuyển sang giữ vàng và

ngoại tệ dẫn đến cầu tiền tệ giảm mạnh.

3.2.3. Một số học thuyết về nhu cầu tiền tệ:

3.2.3.1. Theo quan điểm của C.Mác (1818 – 1883):

Page 31: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

Cầu tiền tệ tăng giảm biến động thuận chiều với tổng giá cả hàng hóa dịch vụ, tức

là biến động tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế, và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu

thông tiền tệ (tức là số vòng luân chuyển trong một năm của mức cung tiền giao dịch).

3.2.3.2. Theo quan điểm của IRVING FISHER (1867 – 1947):

Irving Fisher đưa ra thuyết “Mãi lực tiền tệ’ (sức mua của tiền tệ) cho rằng: tiền tệ

phụ thuộc vào sức mua tổng quát của nó, tiền tệ là vật trung gian trao đổi và nó phải

có giá trị, bởi vì một đơn vị tiền tệ đổi được nhiều hàng hóa dịch vụ. Người ta dựa vào

giá bán của hàng hóa để biết sức mua của tiền tệ. Nhìn vào mức biến đổi của vật giá

biết được sự biến đổi của giá trị đồng tiền.

Năm 1991 ông đã đưa ra thuyết số lượng tiền tệ, và đề xuất phương án giao dịch

về số lượng tiền tệ với phương trình nổi tiếng.

M.V = P.Q

Trong đó: - MV : Tổng số tiền giao dịch

+ M : Số tiền lưu hành

+ V : Tốc độ lưu hành của tiền

- PQ : Tổng giá cả hàng hóa dịch vụ trong kỳ

+ P : Giá trung bình

+ Q : Tổng số hàng hóa dịch vụ

Khối tiền tệ lưu hành có thể tăng thêm hoặc giảm bớt là do chính sách phát

hành của NHTW và chính sách cấp tín dụng của NHTM.

3.2.3.3. Học thuyết tiền tệ của trường phái Cambridge (Còn gọi là phương án

Cambridge – phương án số dư tiền mặt):

- Số dư tiền mặt phụ thuộc vào các nhân tố:

+ Sự dễ dàng đạt đến tiền tệ, phương tiện mua sắm chung. Nếu dễ dàng tích

lũy tiền mặt thì đối lập với lợi nhuận.

+ Các nhu cầu dự trữ tiền tệ để bảo hiểm, dự phòng.

- Phương án số dư tiền mặt được biểu thị qua công thức:

M = K.R.P

Trong đó: - M : là cầu tiền tệ (số lượng đơn vị tiền tệ yêu cầu)

- K : là hệ số nhu cầu tiền tệ (nhu cầu tiền tệ cần nắm giữ trong tài sản

của họ)

- R : giá trị của tổng tài sản của công chúng.

- P : chỉ số giá cả.

Page 32: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

3.2.3.4. Theo quan điểm của John Maynard Keynes (1883 – 1946):

John Maynard Keynes nghi ngờ tính hợp lý của việc không đưa sự thay đổi của

tốc độ lưu thông tiền mặt V vào các phương trình cùa Irving Fisher. Từ đó ông đề ra

Thuyết ưa thích thanh khoản.

Nội dung của lý luận này là nhu cầu về tiền mặt gồm hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất: là nhu cầu tiền mặt cho giao dịch. Lượng cầu tiền mặt này là

hàm số thuận của thu nhập. Trong nền kinh tế người dân có thu nhập nhiều hơn. Vì

thế nhu cầu tiền mặt của họ cũng nhiều hơn.

- Bộ phận thứ hai: là nhu cầu tiền mặt cho mục đích đầu cơ. Lượng cầu tiền mặt

thứ hai này là hàm số nghịch của lãi suất. Lãi suất càng hấp dẫn thì người ta càng ít

giữ tiền mặt. Lãi suất kém hấp dẫn thì có xu hướng giữ tiền mặt nhiều hơn. Nói cách

khác, lãi suất chính là cái giá để người ta hy sinh sự ưa chuộng tính thanh khoản của

tiền mặt.

Phần thu nhập kiếm đượ nếu không đem tiêu dùng mà để dưới dạng tiền mặt thì

không sinh lời. Muốn sinh lới thì phải đem đầu tư, chẳng hạn mua chứng khoán, bất

động sản, … Giữ tiền mặt thì có mặt lợi là tính thanh khoản cao. Còn nếu mua chứng

khoán thì lại được mặt lợi là sinh lãi nhưng rủi ro cao. Những người lạc quan thì dự

tính giá chứng khoán lên (lãi suất giảm) sẽ từ bỏ tiền mặt và mua chứng khoán.

Những người bi quan thì dự tính giá chứng khoán giảm (lãi suất tăng) sẽ bán chứng

khoán đang giữ đi và nhận tiền mặt về. Chứng khoán sẽ di chuyển từ tay người bi

quan sang tay người lạc quan. Giá chứng khoán rốt cục cùng bị quy định bởi cả những

người lạc quan mua vào và những người bi quan bán ra. Và lãi suất cũng bị quy định

cùng bởi mức độ thích tiền mặt của hai loại người này.

Như vậy cầu tiền tệ phụ thuộc vào ba nhân tố.

- Động cơ giao dịch (nhu cầu giao dịch)

- Động cơ dự phòng (nhu cầu dự phòng)

- Động cơ đầu cơ (nhu cầu về tài sản dự trữ)

Các nhu cầu trên theo Keynes phụ thuộc vào:

+ Mức thu nhập: thu nhập cao thì chi tiêu càng nhiều, nhu cầu giao dịch tăng,

thu nhập cao cũng cho phép thực hiện các nhu cầu dự phòng cao.

+ Lãi suất: Lãi suất càng cao, giá chứng khoán sẽ càng hạ, nhu cầu về tiền sẽ càng

thấp.

3.2.3.5. Theo quan điểm của Milton Friedman:

Ông cho rằng tổng cầu tiền tệ phụ thuộc vào bốn nhân tố:

- Mức giá cả hàng hóa dịch vụ.

- Mức thu nhập thực tế và sản lượng trong nền kinh tế.

Page 33: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

- Lãi suất thực tế.

- Chỉ số giá cả (chỉ số lạm phát).

Ông khẳng định thu nhập thực tế là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và thuận chiều với

nhu cầu tiền tệ.

3.3. những yếu tố tác động lên lưu thông tiền tệ:

Ngoài yếu tố là việc cung ứng tiền tệ, còn nhiều yếu tố tác động lên việc lưu thông

tiền tệ như số cầu tiền tệ, tốc độ lưu thông tiền tệ và lãi suất.

3.3.1. Số cầu tiền tệ:

Trong nền kinh tế, có 3 thành phần cần tiền: Gia đình, doanh nghiệp và Chính phủ.

Gia đình: Trong thành phần hộ gia đình có 3 nhóm lớn: Gia đình thiếu hụt (những gia

đình mà thu nhập không đủ nhu cầu), gia đình đầy đủ (số thu nhập đủ thỏa mãn các

nhu cầu cơ bản), gia đình thặng dư (có dư sau khi thỏa mãn nhu cầu). Do đó tiền tệ sẽ

di chuyển từ nhóm 3 sang nhóm 1 và 2, hoặc vào tiết kiệm ngân hàng, hoặc đầu tư

vào doanh nghiệp.

Doanh nghiệp: Cần tiền để sản xuất kinh doanh. Họ tự tài trợ một phần vốn và huy

động vốn từ khu vực gia đình. Họ có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc đi vay.

Chính phủ: cần tiền để bù đắp thiếu hụt, có thể vay trong nước hoặc nước

ngoài.

3.3.2. Lãi suất: Lãi sất là yếu tố rất quan trọng tác động đến lưu thông tiền tệ.

a. Lãi suất ngân hàng:

- Bao gồm lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

- Lãi suất huy động có tác dụng thu hút tiết kiệm trong dân chúng. Lãi suất cho vay là

đưa tiền vào sản xuất kinh doanh.

- Khi muốn tăng/giảm khối tiền tệ NHTW vận dụng mức lãi suất. Khi muốn tăng khối

tiền tệ NHTW ấn định lãi suất huy động cao và lãi suất cho vay thấp và ngược lại.

b. Lãi suất trên thị trường tiền tệ:

- Lãi suất biến đổi ngược chiều với giá các phiếu nợ: Khi giá phiếu nợ lên cao lãi suất

thấp, khi giá phiếu nợ xuống lãi suất cao.

- Lãi suất phụ thuộc vào tương quan giữa cung và cầu phiếu nợ, nghĩa là gián tiếp phụ

thuộc vào nền sản xuất của quốc gia.

- NHTW cũng có thể tác động vào lãi suất ở thị trường tiền tệ để duy trì mức lãi suất

tương đương với lãi suất ngân hàng.

c. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực:

- Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất được công bố trên thị trường.

Page 34: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

- Lãi suất thực: là lãi suất có hiệu chỉnh lạm phát.

d. Lãi suất trên thị trường tài chính:

- Đây là lãi suất dài hạn.

- Biến đổi lãi suất trên thị trường tài chính cũng giống như trên thị trường tiền tệ.

- Nhưng ở thị trường tài chính không có sự can thiệp trực tiếp của NHTW.

- Lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn có liên quan cùng chiều, nhưng lãi suất ngắn

hạn biến đổi nhiều hơn, lãi suất dài hạn thì cao hơn.

Page 35: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

CHƯƠNG 4: TÍN DỤNG

4.1.Sự ra đời và phát triển của tín dụng:

4.1.1. Khái niệm tín dụng:

Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả (cả vốn và lãi) sau một

thời gian nhất định.

Như vậy có thể khẳng định: Tín dụng biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá

trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng, nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời

cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả có thời hạn và có lợi

tức.

* Từ khái niệm trên cho thấy quan hệ tín dụng có các đặc trưng cơ bản sau:

- Người cho vay chỉ nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời

gian nhất định.

- Tuy nhiên người đi vay không có quyền sở hữu vốn ấy, nên phải hoàn trả lại cho

người cho vay khi đến thời hạn đã thỏa thuận.

- Sự hoàn trả này không chỉ là sự bảo tồn về mặt giá trị, mà vốn tín dụng còn được

tăng thêm dưới hình thức lợi tức.

* Ở đây quá trình vận động mang tính chất hoàn trả có kèm theo một khoản lợi tức

của tín dụng là biểu hiện đặc trưng nhất, sự khác biệt giữa quan hệ tín dụng và các

mối quan hệ kinh tế khác. Đi kèm theo khái niệm tín dụng còn có một số phạm trù liên

quan khác như:

- Chủ thể tín dụng: là người nhượng quyền sử dụng tài sản của người khác và người

nhận quyền sử dụng tài sản của người khác. Trong một số trường hợp bên cạnh hai

chủ thể tín dụng này, còn có một chủ thể thứ ba xuất hiện với tư cách là người bảo

lãnh.

- Người bảo lãnh tín dụng xuất hiện trong các quan hệ tín dụng khi mà người đi vay

không đủ tín nhiệm đối với người cho vay, nhằm tạo sự bảo đảm bổ sung trong việc

hoàn trả nợ đối với người cho vay.

- Đối tượng tín dụng là loại tài sản mà người cho vay nhượng quyền sử dụng cho

người đi vay, đối tượng tín dụng có thể là hiện vật, tiền và các vật có gía.

- Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian thực hiện việc chuyển và nhận quyền sử

dụng đối tượng tín dụng. Nó được tính từ khi bắt đầu giao đối tượng tín dụng cho

người đi vay và kết thúc khi người cho vay nhận lại đối tượng tín dụng.

- Giá tín dụng là giá trị vật bù đắp cho người cho vay do nhượng quyền sử dụng đối

tượng tín dụng. Cũng có thể coi giá cả tín dụng là giá trị vật bù đắp mà người đi vay

phải trả do được nhận quyền sử dụng tín dụng. Giá cả tín dụng trong xã hội hiện đại

được thể hiện bằng một lượng tiền nhất định bao gồm tiền lời và các phụ phí hoặc

Page 36: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

bằng chỉ số phần trăm gồm lãi suất. (Khác với hàng hóa thông thường, giá cả phản

ánh và xoay quanh giá trị hàng hóa, còn giá cả tín dụng thì phản ánh giá trị sử dụng

của vốn trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi vậy, giá cả của tín dụng được coi

là loại giá cả đặc biệt.

- Chế tài tín dụng là sự trừng phạt do thỏa thuận hay do luật định đối với bên vi phạm

điều kiện vay mượn. Thông thường, sự trừng phạt này nhằm vào bên đi vay để bảo

đảm lợi ích của người cho vay.

4.1.2. Sự ra đời và phát triển của các quan hệ tín dụng:

Cơ sở hình thành quan hệ tín dụng là đòi hỏi diễn ra trong thực tế quá trình điều hòa

tạm thời của cải, sản phẩm từ nơi thừa đến nơi thiếu dưới hình thức “cho mượn”.

- Các quan hệ tín dụng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và từng

bước được đa dạng hóa theo sự phát triển của kinh tế hàng hóa tiền tệ.

- Tín dụng nặng lãi: quan hệ tín dụng này xuất hiện ngay từ khi chế độ cộng sản

nguyên thủy tan rã. Sau đó phát triển và trở thành một hình thức cho vay phổ biến

trong chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến.

- Tín dụng tư bản chủ nghĩa: với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa, phát triển

sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành, tín dụng tư bản chủ nghĩa ra đời và từng bước

đáp ứng nhu cầu về vốn cho các nhà tư bản với mức lãi suất thấp hơn. Nó là động lực

thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

- Tín dụng trong nền kinh tế thị trường hiện đại: phù hợp với yêu cầu nền kinh tế quốc

dân và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng có các đặc điểm sau:

- Vốn tín dụng (tư bản cho vay) thuộc quyền sở hữu của nhiều người cho vay. Người

cho vay chuyển quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời gian nhất định.

- Vốn tín dụng được chuyển nhượng với tư cách là hàng hóa (vốn tín dụng được mua

bán trên thị trường vốn. Giá cả của tiền vay là lãi suất. Phần giá trị gia tăng do cho

vay là lợi tức cho vay).

- Sự vận động của vốn tín dụng theo công thức T – T' (vốn tín dụng không trực tiếp

tham gia vào quá trình tạo ra của cải cho xã hội nên nó không mang hình thái hàng

hóa mà luôn mang hình thái tiền tệ. Sau một thời gian cho vay nhất định vốn tín dụng

sẽ được hoàn trả cả vốn và lợi tức).

Lịch sử phát triển cho thấy, tín dụng là một phạm trù kinh tế và là sản phẩm của nền

kinh tế thị trường. Nhưng chính nó là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế hàng

hóa phát triển.

Page 37: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

4.2. Bản chất và chức năng của tín dụng:

4.2.1. Bản chất của tín dụng:

- Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các

pháp nhân và thể nhân trong xã hội trên nguyên tắc hoàn trả có thời hạn và có lợi tức;

và là sản phẩm của nền sản xuất hàng hóa.

- Khác với các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau khác, trong quan hệ tín dụng chỉ thay

đổi quyền sử dụng, không thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng.

Đây là đặc điểm cơ bản nhất của tín dụng. Hoạt động tín dụng nảy sinh làm xuất hiện

sự vận động độc lập tương đối giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn vay. Hay nói

cách khác, quan hệ tín dụng không bao hàm sự vận động chuyển quyền sở hữu vốn

vay, điều này quyết định tính hoàn trả của tín dụng. Khi người sở hữu vốn vay (người

cho vay) chuyển vốn vay cho người đi vay, người đi vay không được quyền sở hữu

vốn vay mà chỉ được quyền sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định, sau đó

phải hoàn trả lại số vốn đó cho người cho vay. Vậy khi vốn vay được chuyển giao cho

người đi vay, thì kèm theo đó là sự chuyển quyền sử dụng vốn vay chứ không làm

chuyển quyền sở hữu vốn vay. Nói cách khác quyền sở hữu vốn vay vẫn không thay

đổi.

- Tín dụng phải có thời hạn. Tính hoàn trả của tín dụng thể hiện ở chỗ là lượng vốn

được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn cả về thời gian và giá trị bao gồm

cả gốc và lãi.

Tính hoàn trả không tự nó sinh ra mà dựa vào quá trình vận động và sự kết thúc tuần

hoàn vốn. Quá trình vận động tín dụng được thể hiện qua các giai đoạn sau:

Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay: giai đoạn này vốn vay (hàng hóa tiền tệ)

chuyển từ người cho vay sang người đi vay. Kèm theo quyền sử dụng vốn vay chuyển

từ người cho vay sang người đi vay.

Sử dụng tín dụng (sử dụng vốn vay): sau khi nhận được vốn vay, người đi vay được

quyền sử dụng vốn vay theo mục đích nhất định để sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên,

người đi vay không có quyền sở hữu vốn vay mà chỉ được sử dụng tạm thời vốn vay

trong một thời gian nhất định.

Hoàn trả tín dụng là người đi vay hoàn trả lại người cho vay số vốn vay ban đầu. Đây

là giai đoạn kết thúc vòng tuần hoàn của tín dụng, khi quyền sử dụng và quyền sở hữu

vốn vay cùng thuộc về chủ thể cho vay thì vốn tín dụng hoàn thành một chu kỳ luân

chuyển.

Thời gian hoàn trả tín dụng (chu kỳ luân chuyển tín dụng) phụ thuộc vào mục đích và

đặc điểm tuần hoàn vốn vay. Nếu vốn vay được sử dụng vào đầu tư dài hạn (dự án,

kết cấu hạ tầng …) thì thời gian hoàn trả tín dụng thường là dài hạn và ngược lại.

- Tín dụng phải có lợi tức. Lợi tức là loại giá cả đặc biệt của vốn tín dụng.

Page 38: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

Vốn tín dụng là loại hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng, được mua bán trên thị

trường vốn. Nhưng khác với hàng hóa thông thường, giá cả phản ánh và xoay quanh

giá trị của hàng hóa. Giá cả của vốn tín dụng tức là lợi tức thì phản ánh giá trị sử dụng

vốn trong khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, giá trị của một bộ bàn ghế tức là toàn bộ

những hao phí lao động xã hội để sản xuất ra bộ bàn ghế đó là 450.000 đồng thì giá cả

(giá bán) bộ bàn ghế này luôn xoay xung quanh mức 450.000 đồng. Thế nhưng với

lượng vốn tín dụng là 10 triệu đồng cho vay với thời hạn 1 năm với lãi suất 7%/năm

thì lợi tức (giá cả của vốn tín dụng 10 triệu đồng) là bằng 10 triệu x 7% = 0,7 triệu

đồng. Con số 0,7 triệu đồng cách xa với giá trị vốn vay 10 triệu đồng. Bởi vậy, giá cả

của vốn tín dụng là loại hàng hóa đặc biệt.

4.2.2. Chức năng của tín dụng:

4.2.2.1. Tập trung và phân phối lại vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội trên nguyên tắc

có hoàn trả:

Thông qua các cơ chế và các mức lãi suất khác nhau, tín dụng huy động được số

lượng nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội hình thành nguồn vốn cho vay hay nguồn vốn

tín dụng. Kinh tế xã hội phát triển kéo theo sự phân công lao động xã hội ngày càng

phát triển, nhờ đó năng suất lao động được nâng cao. Khi năng suất lao động được

nâng cao, thu nhập của người lao động không chỉ đủ cho các nhu cầu giao dịch mà

còn có khoản dự phòng và tích lũy. Trong nền kinh tế thị trường, khi các quan hệ tín

dụng phát triển, người lao động có cơ hội sinh sôi số tiền dự phòng và tích lũy này

bằng cách cho vay đối với những tổ chức cá nhân cần số vốn đó.

Trên cơ sở quỹ cho vay đã huy động, các tổ chức tín dụng tiến hành phân phối nguồn

vốn này cho các đối tượng có nhu cầu cần bổ sung vốn. Việc phân phối của tín dụng

được thực hiện dưới hai hình thức: phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp.

Thông qua chức năng này, tín dụng giúp điều hòa vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền

kinh tế, giảm tới mức thấp nhất lượng vốn nhàn rỗi không có ích để đầu tư vào sản

xuất kinh doanh. Qua đó, các doanh nghiệp chủ động hơn về vốn để tiến hành các

hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường, việc phải đối

mặt với thách thức cạnh tranh quá gay gắt là khó tránh khỏi. Trong điều kiện môi

trường cạnh tranh gay gắt đó, doanh nghiệp có thể sẽ lựa chọn quyết định chuyển

hướng kinh doanh. Vốn tín dụng giúp các doanh nghiệp tiến hành thực thi quyết định

chuyển đổi này. Nhờ đó, việc sử dụng vốn trong nền kinh tế hiệu quả hơn. Trong xã

hội thì việc này sẽ sẽ giúp bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế.

4.2.2.2. Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua tiền tệ:

Để kiểm soát tình hình tài chính và các hoạt động kinh tế của các đơn vị vay, vốn là

yêu cầu cần thiết. Để kiểm soát tình hình tài chính và các hoạt động kinh tế của người

vay cần kiểm soát mục đích sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn … (phát hiện và xử

lý các sai phạm, từ đó thu hồi vốn hoặc tư vấn giúp người vay sử dụng vốn có hiệu

quả).

Page 39: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

Thông qua kế hoạch tổng thể về nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng có thể đánh

giá được mức độ phát triển của nền kinh tế trên hai mặt: khối lượng vốn nhàn rỗi

trong xã hội và nhu cầu vốn trong nền kinh tế - Nhà nước có thể đánh giá được tình

hình đầu tư trong xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế từ đó hoạch định chính sách kinh

tế cho phù hợp trong từng thời kỳ.

4.3. Các hình thức tín dụng:

4.3.1. Phân biệt theo thời hạn tín dụng: có 3 loại tín dụng

a/. Tín dụng ngắn hạn:

Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường dùng để cho vay bù đắp những

thiếu hụt tạm thời vốn lưu động hay phục vụ tiêu dùng.

b/. Tín dụng trung hạn:

Thời hạn từ 1 đến 5 năm, thường dùng cho vay để mua sắm tài sản cố định, đổi mới

kỹ thuật, công trình nhỏ, thu hồi vốn nhanh.

c/. Tín dụng dài hạn:

Thời hạn trên 5 năm, dùng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, xây dựng xí nghiệp

mới, cơ sở hạ tầng …

4.3.2. Phân biệt theo đối tượng tín dụng: có 2 loại

a/. Tín dụng vốn lưu động:

Được cho vay để bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt của doanh nghiệp như: cho vay

dự trữ hàng hóa, cho vay chi phí sản xuất, chiết khấu thương phiếu …

b/. Tín dụng vốn cố định:

Được cho vay để hình thành vốn cố định của doanh nghiệp như việc mua sắm tài sản

cố định, mở rộng sản xuất, công trình xây dựng … thời hạn cho vay thường là trung

hạn hoặc dài hạn.

4.3.3. Phân biệt theo mục đích sử dụng vốn: gồm 2 loại

a/. Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa:

Tín dụng cung cấp cho doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh.

b/. Tín dụng tiêu dùng:

Tín dụng cung cấp cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này

thường được cung cấp cho việc mua sắm nhà cửa, xe cộ, dụng cụ gia đình … Tín

dụng tiêu dùng được cung cấp dưới hình thức tiền hoặc hàng hóa. Ngày nay, do chủ

trương khuyến khích tiêu dùng để thúc đẩy sản xuất nên loại tín dụng này phát triển

mạnh ở các nước công nghiệp phát triển.

Page 40: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

4.3.4. Phân biệt theo chủ thể tín dụng: gồm 3 loại

a/. Tín dụng thương mại:

Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, biểu hiện dưới hình thức mua, bán

chịu hàng hóa. Cơ sở pháp lý của quan hệ tín dụng thương mại là giấy nợ, hay là

thương phiếu. Có hai loại thương phiếu chủ yếu: hối phiếu, lệnh phiếu.

* Hối phiếu: là một phiếu ghi nợ do chủ nợ ký phát (người ký phát) để yêu cầu

người thiếu nợ (người trả tiền cho hối phiếu) trả một số tiền nhất định trong một thời

hạn xác định cho người thụ hưởng hay trả theo lệnh của người này, khi món nợ đáo

hạn. Trong quan hệ hối phiếu, người thụ hưởng có thể là chính chủ nợ hay một người

nào khác do chủ nợ chỉ định.

* Lệnh phiếu: là một phiếu nhận nợ do người thiếu nợ (người ký lệnh phiếu)

lập ra để cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người chủ nợ hoặc theo lệnh của

người này (người thụ hưởng) khi món nợ đến hạn.

Hối phiếu và lệnh phiếu đều có thể được ký hậu để chuyển quyền sở hữu ghi

trên thương phiếu.

Tín dụng thương mại đóng vai trò tích cực trong việc lưu thông các nguồn vốn

và hàng hóa. Tuy nhiên, nó có những hạn chế như sau:

Hạn chế về quy mô tín dụng: vì tín dụng thương mại do doanh nghiệp cấp nên

chỉ cấp trong khả năng họ.

Hạn chế về thời hạn cho vay: do điều kiện kinh doanh và chu kỳ sản xuất của

các doanh nghiệp khác nhau nên thời hạn cho vay và đi vay thường không trùng nhau.

Để giải quyết vấn đề này, ngân hàng thường dùng hình thức chiết khấu hoặc tái chiết

khấu thương phiếu.

Hạn chế về mục đích sử dụng: do tín dụng thương mại được cấp chủ yếu dưới

hình thức hàng hóa nên chỉ có thể cung cấp cho một số doanh nghiệp nhất định, là

những người có liên quan đến loại hàng hóa đó.

b/. Tín dụng ngân hàng:

Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, tổ chức tín dụng với doanh nghiệp và cá

nhân. Tín dụng ngân hàng được cung cấp chủ yếu dưới hình thức tiền tệ, bao gồm tiền

mặt và bút tệ. Trong quan hệ này, ngân hàng có vai trò là một tổ chức trung gian, vừa

là người đi vay, vừa là người cho vay.

Giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ

sung và hỗ trợ cho nhau. Hoạt động tín dụng thương mại sẽ tạo cơ sở để cung cấp tín

dụng ngân hàng, ngược lại, tín dụng ngân hàng giúp khắc phục các hạn chế của tín

dụng thương mại.

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng:

- Tạo điều kiện, thúc đẩy tập trung và điều hòa các nguồn vốn.

Page 41: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

- Thúc đẩy tốc độ lưu chuyển hàng hóa và tiền tệ.

- Là công cụ chủ yếu để tài trợ, đầu tư cho các ngành kinh tế.

- Góp phần ổn định giá cả.

c/. Tín dụng Nhà nước:

Là quan hệ tín dụng khi Nhà nước đi vay để bù đắp chi tiêu thiếu hụt, đồng

thời là người cho vay để thực hiện các chức năng của mình. Các bên tham gia trong

quan hệ tín dụng Nhà nước gồm Nhà nước (là người đi vay/cho vay); dân chúng, các

tổ chức kinh tế, ngân hàng và nước ngoài (người cho vay).

Tín dụng Nhà nước có hai chức năng chủ yếu là bù đắp thiếu hụt ngân sách và

phân phối lại các nguồn vốn.

Tín dụng Nhà nước có đặc điểm sau:

- Phạm vi hoạt động rất rộng, trong nước và nước ngoài.

- Hình thức phong phú: tiền, vàng, ngoại tệ.

- Phương thức huy động phong phú: công trái, trái phiếu kho bạc …

- Vừa mang tính lợi ích kinh tế, vừa mang tính cưỡng chế, chính trị, xã hội.

4.4. Lãi suất tín dụng và tác động của nó trong nền kinh tế:

4.4.1. Phân biệt giữa lợi tức tín dụng và lãi suất tín dụng:

4.4.1.1. Lợi tức tín dụng (Interest):

Lợi tức tín dụng là phần giá trị tăng thêm mà người đi vay phải trả cho người vay sau

khi đã sử dụng số tiền vay trong một thời gian nhất định.

C.Mác cho rằng “Sau một thời gian nhất định tư bản cho vay được hoàn lại người chủ

sở hữu của nó kèm theo một giá trị tăng thêm đó là lợi tức tín dụng” và ông khẳng

định rằng lợi tức tín dụng là một phần của lợi nhuận do người đi vay tạo ra bằng sử

dụng vốn vay và phân phối lại cho người cho vay. Đây là một sự phân phối lại thật

hợp lý giữa người có “của” và người có “công”.

Công thức tổng quát phản ánh sự vận động của tư bản cho vay (tiền tệ) được C.Mác tả

một cách đầy thuyết phục

T T hoặc T T t (T là vốn tiền tệ; t là tiền lãi)

4.4.1.2. Lãi suất tín dụng (Interest Rate):

Lãi suất tín dụng là tỷ lệ phần trăm được xác định cho một đơn vị thời gian (ngày,

tuần, tháng, quý, năm, …) dùng làm cơ sở để tính lợi tức tín dụng. Lãi suất tín dụng

(còn gọi là tỷ suất lợi tức) là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức thu được trong một

thời gian (năm, quý, tháng) với tổng số vốn bỏ ra cho vay trong cùng một thời gian

đó.

Lãi suất tín dụng thực chất là giá cả của tín dụng, giá cả của quyền sử dụng vốn.

Page 42: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

Marshall nói: “Lãi suất là chỉ giá phải trả cho việc sử dụng vốn trên một thị trường bất

kỳ”.

Lãi suất tín dụng tăng hay giảm bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau đây:

- Cung cầu về vốn tín dụng:

Cung cầu về vốn tiền tệ đến lượt nó bị chi phối bởi nhiều nhân tố: số lượng tiền mặt

nằm trong tay các tầng lớp dân cư, vốn bằng tiền của các đơn vị kinh tế, các tổ chức

đoàn thể, các nhu cầu tiêu dùng và đầu tư của dân chúng, tình hình ngân sách và sự

chi tiêu của chính phủ, nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, xã hội …

- Chính sách tiền tệ của chính phủ:

Chính sách tiền tệ của chính phủ là nhân tố tác động rất mạnh đến lãi suất tín dụng,

bởi vì với chính sách tiền tệ. Chính phủ sử dụng các công cụ để tác động đến khối tiền

tệ (M) của nền kinh tế. Nếu chính phủ muốn thực hiện chính sách nhằm kiểm soát

lượng tiền cung ứng và kiểm soát lạm phát nhất định sẽ tác động rất lớn đến lãi suất,

chẳng hạn muốn giảm bớt lượng tiền cung ứng (thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ)

ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất chiết khấu, nhờ đó các mức lãi suất tín dụng

theo đó sẽ được nâng lên và ngược lại.

- Tình hình lạm phát trong nước:

Lãi suất tín dụng thường biến động tỷ lệ thuận với tốc độ lạm phát. Thông thường ở

những nước có chỉ số lạm phát cao thì lãi suất cũng tăng cao. Nói chung lãi suất tín

dụng biến động trong khoản giới hạn:

0 < Tỷ lệ lạm phát < L/s tiền gửi < L/s cho vay Tỷ suất P b/q

Cần phân biệt giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực trong đó lãi suất danh nghĩa là

lãi suất công bố để áp dụng trong các quan hệ tài chính tín dụng. Còn lãi suất thực là

lãi suất danh nghĩa đã được trừ tỷ lệ lạm phát. Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa,

lãi suất thực và tỷ lệ lạm phát như sau: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ

lạm phát

4.4.2. Các loại lãi suất:

a. Căn cứ vào thời hạn tín dụng, lãi suất được chia thành 3 loại:

Lãi suất ngắn hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng ngắn hạn.

Lãi suất trung hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng trung hạn.

Lãi suất tín dụng dài hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng dài hạn.

b. Căn cứ vào các loại hình tín dụng (phân loại theo chủ thể tham gia quan

hệ tín dụng), lãi suất tín dụng được chia thành 4 loại:

- Lãi suất tín dụng thương mại: áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vay dưới hình

thức mua bán chịu hàng hóa.

Page 43: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

Tổng giá cả hàng hóa bán chịu - Tổng giá cả hàng hóa bán trả

tiền ngay

Lãi suất TDTM = 100 x

Tổng giá cả hàng hóa bán chịu

Loại lãi suất này được tính bao hàm trong tổng giá cả hàng hóa bán chịu.

- Lãi suất tín dụng ngân hàng áp dụng trong quan hệ giữa ngân hàng với công chúng

và doanh nghiệp trong việc thu hút tiền gửi và cho vay, trong hoạt động tái cấp vốn

của Ngân hàng với nhau trên thị trường liên ngân hàng.

- Lãi suất tiền gửi: là lãi suất trả cho các khoản tiền gửi. Nó được áp dụng để tính tiền

lãi phải trả cho người gửi tiền. Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào

thời hạn gửi, vào quy mô tiền gửi.

- Lãi suất tiền vay: là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng do việc sử dụng

vốn vay của ngân hàng, về mặt nguyên tắc mức lãi suất tiền vay bình quân phải cao

hơn mức lãi suất tiền gửi bình quân, và có sự phân biệt giữa các khoản vay với thời

hạn khác nhau cũng như mức rủi ro khác nhau.

- Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết

khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng,

nó được tính bằng tỉ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi

ngân hàng phát hành tiền vay cho khách hàng. Như vậy nếu xét trong quan hệ giữa

ngân hàng với người vay chiết khấu, lãi suất chiết khấu được trả trước cho ngân hàng

chứ không trả sau như lãi suất thông thường.

Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng trung ương tái cấp vốn cho các ngân

hàng dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa

đến hạn thanh toán của các ngân hàng. Nó cũng được khấu trừ ngay khi Ngân hàng

Trung ương cấp tiền vay cho ngân hàng.

Lãi suất tái chiết khấu do ngân hàng trung ương ấn định căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu

của chính sách tiền tệ trong từng thời kì và chiều hướng biến động lãi suất trên thị

trường liên ngân hàng.

Vì hành vi tái chiết khấu cung ứng nguồn vốn cho các ngân hàng nên thông thường lãi

suất tái chiết khấu thường nhỏ hơn lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên trong trường hợp

cần phải hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng nhằm kiềm chế

đẩy lùi lạm phát, hoặc phạt các ngân hàng trong trường hợp vi phạm các yêu cầu về

thanh toán, Ngân hàng Trung ương có thể ấn định lãi suất tái chiết khấu bằng thậm

chí cao hơn lãi suất chiết khấu của hệ thống ngân hàng.

- Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên

thị trường liên ngân hàng.

Page 44: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

Lãi suất liên ngân hàng thường được ấn định hàng ngày vào mỗi buổi sáng (còn gọi là

lãi suất hàng ngày). Nó được hình thành bởi quan hệ cung – cầu tiền trung ương của

các tổ chức tín dụng và chịu sự chi phối bởi lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Trung

ương, mức độ chi phối này phụ thuộc vào sự phát triển của hoạt động thị trường mở

và tỉ trọng sử dụng vốn vay Ngân hàng Trung ương của các tổ chức tín dụng.

- Lãi suất cơ bản: là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi

suất kinh doanh của mình.

Lãi suất cơ bản được hình thành khác nhau tùy từng nước, nó có thể do Ngân hàng

Trung ương ấn định (Ví dụ ở Nhật: là mức lãi suất cho vay thấp nhất), hoặc có thể do

bản thân các ngân hàng tự xác định căn cứ vào tình hình hoạt động cụ thể của ngân

hàng mình.

- Lãi suất tín dụng Nhà nước áp dụng khi Nhà nước đi vay của các chủ thể khác nhau

trong xã hội dưới hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái phiếu. Loại lãi suất này có

thể do Nhà nước ấn định căn cứ vào lãi suất tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng, vào các

yếu tố khác như sự biến động của lạm phát, nhu cầu cấp thiết về vốn của Nhà nước …

hoặc được hình thành thông qua hoạt động đấu thầu tín phiếu Kho bạc Nhà nước.

- Lãi suất tín dụng tiêu dùng áp dụng khi doanh nghiệp cho người lao động vay phục

vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Mức lãi suất tín dụng tiêu dùng thường cao hơn lãi suất

tín dụng ngân hàng và lãi suất tín dụng Nhà nước.

c. Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất, lãi suất được chia thành hai loại:

- Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm

nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỉ lệ lạm phát.

Lãi suất danh nghĩa thường được thông báo chính thức trong các quan hệ tín dụng.

- Lãi suất thực tế: là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm

phát. Hay nói cách khác: là lãi suất đã được trừ đi tỉ lệ lạm phát.

Lãi suất thực có hai loại:

+ Lãi suất thực tính trước (dự tính): là lãi suất thực được điều chỉnh lại cho đúng

theo những thay đổi dự tính về lạm phát.

+ Lãi suất thực tính sau: là lãi suất thực được điều chỉnh lại cho đúng theo những

thay đổi trên thực tế về lạm phát.

Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và lạm phát:

Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỉ lệ lạm phát

d. Căn cứ vào mức độ ổn định của lãi suất, lãi suất được chia làm hai loại:

- Lãi suất cố định: là lãi suất được áp dụng cố định trong suốt thời hạn vay. Nó có ưu

điểm: người gửi tiền và người vay tiền biết trước số tiền lãi được trả và phải trả. Bên

cạnh đó có nhược điểm: bị ràng buộc vào một lãi suất nhất định trong một thời gian

Page 45: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

nào đó, các tổ chức cung ứng tín dụng và người vay tiền khó có khả năng phản ứng

linh hoạt với các biến động, nếu có, của cung cầu vốn trên thị trường tài chính.

- Lãi xuất thả nổi: là lãi suất có thể thay đổi phù hợp với biến động của lãi suất thị

trường và có thể báo trước hoặc không báo trước. Mặc dù khi áp dụng cơ chế lãi suất

này, cả người đi vay và người cho vay không thể chấp xác định chính xácmức lãi suất

sẽ phải trả nhưng nó thích hợp trong một môi trường đầu tư không ổn định và các

nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất là khó dự đoán.

4.4.3. Nguyên tắc xác định lãi xuất:

a. Lãi suất đơn:

Lãi suất đơn là lãi suất áp dụng trong trường hợp hết mỗi kỳ hạn của lãi suất,

người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay tiền lãi của khoản vốn vay.

Ví dụ: Một khoản vay 100 USD hôm nay, người đi vay phải hoàn trả tiền lãi cho

người cho vay cuối năm là 5% thì 5% là lãi suất đơn và khoản vay như vậy gọi là vay

đơn.

Nếu ta gọi lãi suất đơn là i với kì hạn lãi suất giả sử là 1 năm, khoản vốn vay (gốc) gọi

là C với thời hạn n năm thì tiền lãi người đi vay có nghĩa vụ phải trả cuối mỗi năm gọi

là lãi đơn .

si = C x i

Sau thời hạn n, tổng số lãi đơn hoàn trả là:

Si = C x i x n

Phương pháp xác định lãi không trên cơ sở gộp lãi vào vốn như trên gọi là phương

pháp lãi đơn.

b. Lãi suất kép:

Lãi suất kép là lãi suất áp dụng trong trường hợp, hết mỗi kỳ hạn của lãi suất, lãi đơn

trong kỳ được gộp vào vốn để tính lãi cho kỳ tiếp theo.

Ví dụ: (Tiếp theo VD trên) Món vay 100 USD thời hạn 3 năm với lãi suất đơn là 5%

một năm thì lãi đơn mà người cho vay nhận được cuối mỗi năm là:

100 x 5% = 5 USD

Nếu cuối năm thứ nhất người cho vay không nhận lãi mà gộp vào vốn cho vay tiếp thì

số vốn sẽ là:

100 + 100 x 5% = 105 USD

Hay: 100 x (1 + 0,05) = 105 USD

Tương tự như vậy, số vốn đến cuối năm thứ hai sẽ là:

105 x ( 1 + 0,05) = 110,25 USD

Hay: 100 x ( 1 + 0,05)2 = 110,25 USD

Page 46: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

Tiếp tục như vậy, số vốn đến cuối năm thứ ba sẽ là:

100 x ( 1 + 0.05)3 = 115,7625 USD

Vì vậy, tổng số tiền lãi mà người cho vay nhận được sau 3 năm là:

115,7625 – 100 = 15,7625 USD

Lãi suất kép chính là:

( 15,7625 : 100 ) x 100% = 15,7625%

Nếu xem xét một cách tổng quát hơn, ta có công thức tính lãi suất kép như sau:

I = ( 1 + i )n – 1

Trong đó:

- i: lãi suất đơn (tương ứng với một đơn vị thời gian)

- n: số đơn vị thời gian cho vay

- I: lãi suất kép

c. Lãi suất đến hạn:

Lãi suất đến hạn là lãi suất quy định theo từng kỳ hạn, nhưng việc hoàn trả lãi

được thực hiện một lần khi đáo hạn.

Ví dụ: một món vay 100 USD thời hạn 5 năm, lãi suất 5% năm, nhưng người cho

vay không được nhận lãi cuối mỗi năm, mà chỉ được hoàn trả lãi một lần sau 5 năm

với số lãi là:

100 x 5% x 5 = 25 USD

Thì 5% năm chính là lãi suất đến hạn.

Như vậy, đối với lãi suất đến hạn, tổng lãi mà người đi vay phải hoàn trả được xác

định bằng cách sử dụng phương pháp lãi đơn.

R = C x id x n

Trong đó:

R : tổng tiền lãi mà người đi vay phải hoàn trả khi đến hạn.

id : Lãi suất đến hạn (quy định cho một đơn vị thời gian).

n : thời gian vay.

Nếu đã biết lãi suất đơn, có thể quy đổi để tìm ra lãi suất đến hạn theo công thức

sau:

(1 ) 1n

d

ii

n

Trong đó:

Page 47: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

i : Lãi suất đơn (quy định cho một đơn vị thời gian).

id : Lãi suất đến hạn.

n : thời gian vay.

d. Lãi suất hiện giá:

Lãi suất hiện giá là lãi suất tính ra giá hiện hành theo phương pháp hiện hành hóa,

thể hiện chính xác giá thực tế của khoản vay và hiệu suất thực tế của khoản cho vay,

theo phần trăm của vốn, cho một thời kỳ nhất định.

Giá trị hiện tại có được bằng cách tính xem hôm nay cần bao nhiêu tiền đầu tư với lãi

suất hiện hành để thu về đúng dòng thu nhập tương lai đang xem xét. Và ngược lại,

với giá hiện tại và dòng thu nhập tương lai có thể xác định được lãi suất hiện hành gọi

là lãi suất hiện giá. Do đó, muốn xác định được lãi suất hiện giá, phải dựa vào công

thức xác định giá trị hiện tại.

- Xác định giá trị hiện tại của l thu nhập Fn sẽ nhận sau thời gian n:

: (1 )(1 )

nnnn

FPV hay PV F i

i

PV : là giá trị hiện tại

Fn : khoản thu nhập sẽ nhận được sau n thời gian.

n: Thời gian

i: lãi suất hiện giá

- Xác định giá trị hiện tại của hàng loạt thu nhập biến đổi F1 , F2 , F3 , … , Fn

được lần lượt nhận cuối các năm 1, 2, 3, … , n

31 2

2 3...

(1 ) (1 ) (1 ) (1 )

n

n

F FF FPV

i i i i

Hay: 1 (1 )

nt

tt

FPV

i

Giá trị hiện tại của hàng loạt thu nhập cố định F được nhận cuối các năm 1, 2, 3, … ,

n:

Page 48: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

31 2

2 3...

(1 ) (1 ) (1 ) (1 )

n

n

F FF FPV

i i i i

Hay: (1 ) 1

(1 )

n

n

iPV F

i i

Lãi suất hiện giá là một số đo chính xác nhất của lãi suất. Thể hiện chính xác giá của

vốn tín dụng. Do đó cho phép so sánh giá trị của những công cụ với những thời hạn

và cách thức trả tiền khác nhau. Là công cụ có ích để nghiên cứu các quyết định kinh

tế trải ra trên nhiều năm, là căn cứ toán học cho 1 số phương pháp lựa chọn cách đầu

tư.

Page 49: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

CHƯƠNG 5: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

5.1. Thị trường ngoại hối:

5.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thị trường hối đoái:

5.1.1.1. Khái niệm:

* Khái niệm về ngoại hối:

Tất cả các phương tiện được sử dụng trong giao dịch quốc tế:

- Ngoại tệ (Foreign Currency)

- Công cụ thanh toán bằng ngoại tệ (Check, hối phiếu, thẻ NH …)

- Chứng từ có giá bằng ngọai tệ (TP chính phủ, TP công ty, cổ phiếu …)

- Vàng (vàng dự trữ của nhà nước, nước gửi ở nước ngoài …)

- Đồng tiền quốc gia (khi xuất hoặc nhập)

* Khái niệm thị trường hối đoái:

- Thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán ngoại tệ và các phương tiện

thanh toán có giá trị ngoại tệ khác.

- Là nơi hình thành tỷ giá hối đoái theo quan hệ cung cầu.

- Là bộ phận của thị trường tài chính có trình độ phát triển cao.

5.1.1.2. Đặc điểm của thị trường hối đoái:

- Thị trường hối đoái không tồn tại trong một không gian cụ thể nhất định mà hoạt

động của nó thông qua các phương tiện thông tin hiện đại.

- Có tính quốc tế hóa cao.

- Giao dịch mua bán các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.

- Giao dịch với khối lượng lớn (khối lượng giao dịch tối thiểu và doanh số giao dịch).

5.1.1.3. Vai trò của thị trường hối đoái:

- Tạo điêu kiện để kết nối cácnhu cầu giao dịch ngoại tệ trong nền kinh tế.

- Làm cho các giao dịch mua bán trao đổi ngoại hối đi vào nề nếp, ổn định, góp phần

ổn định thị tường tài chính.

- Giúp NHTW nắm bắt được thông tin vê thị trường để tham mưu cho chính phủ trong

việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối.

- Tạo điều kiện để hội nhập với thị trường tài chính quốc tế.

5.1.2. Thành viên tham gia thị trường hối đoái:

* Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Page 50: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

- Người tổ chức và điều hành hoạt động của thị trường liên ngân hàng.

- Người thực hiện việc mua bán ngoại tệ để điều tiết thị trường nhằm thực hiện mục

tiêu của CSTT:

+ NHNN mua ngoại tệ khi cung > cầu (tỷ giá giảm)

NHNN mua ngoại tệ dẫn đến kết quả như sau:

* Dự trữ ngoại hối nhà nước tăng.

* Lượng tiền cung ứng tăng (áp lực lạm phát)

* Hoạt động xuất khẩu được khuyến khích.

+ NHNN mua ngoại tệ khi cầu > cung (tỷ giá tăng cao)

Kết quả:

- Dự trữ ngoại hối nhà nước giảm.

- Lượng tiền cung ứng giảm.

* Các TCTD được phép hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối (NHTMNN,

NHTMCP, chi nhánh ngước ngoài, ngân hàng liên doanh, NH nước ngoài đủ điều

kiện và được SBV cấp giấy phép).

- Tham gia thị trường để kinh doanh ngoại tệ.

- Điều chỉnh trạng thái ngoại hối theo giới hạn quy định để phòng ngừa rủi ro tỷ

giá.

* Các bàn thu đổi ngoại tệ.

* Khách hàng (các đơn vị kinh tế, các tổ chức, cá nhân)

Các đơn vị kinh tế, các tổ chức: Mua bán ngoại tệ chuyển khoản, để thanh toán tiền

hàng hóa, dịch vụ, trả nợ vay NH trả nợ nước ngoài, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Các cá nhân: mua bán ngoại tệ bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản để đáp ứng nhu cầu

cho cá nhân (du lịch, học tập, chữa bệnh …)

5.1.3. Các nghiệp vụ giao dịch hối đoái:

5.1.3.1. Giao dịch giao ngay (Spot Operation):

Khái niệm: Giao dịch giao ngay là giao dịch mua bán ngoại tệ trả ngay theo tỷ

giá tại thời điểm ký hợp đồng.

Tỷ giá giao dịch: Tỷ giá giao ngay (Spot Rate).

Tỷ giá được xác định tại thời điểm giao dịch.

Ngày giao dịch (N) hai bên mua bán ký hợp đồng giao dịch.

Ngày giá trị (ngày thực hiện) (N + 2) sau 2 ngày làm việc hai bên mua bán thực hiện

việc chuyển tiền cho đối tác của mình, bên nào chậm trễ sẽ bị phạt.

Page 51: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

L/s phạt: 150% Sibor nếu bên bán chuyển ngoại tệ chậm.

150% L/s tái chiết khấu (Rediscount Rate) nếu bên mua chậm thanh toán.

Tác dụng:

- Đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trước mắt cho các thành viên của thị trường.

- Giúp các TCTD điều chỉnh trạng thái ngoại hối kịp thời.

5.1.3.2. Giao dịch kỳ hạn (Forward Operation):

Khái niệm: Giao dịch mua bán ngoại tệ theo các điều kiện tại thời điểm ký hợp đồng,

nhưng sẽ được thực hiện vào một ngày trong tương lai từ 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng đến

12 tháng.

Tác dụng:

- Giúp cho các thành viên chủ động hơn trong việc mua bán ngoại tệ (tính chắn chắn).

- Là công cụ để phòng ngừa rủi ro.

5.1.3.3. Giao dịch hoán đổi (Swap Operation):

Khái niệm: Phối hợp giao dịch giao ngay với giao dịch kỳ hạn trong giao dịch mua

bán ngoại tệ giữa hai chủ thể.

Tác dụng:

- Chuyển nhượng tạm thời đồng tiền này sang đồng tiền khác để đáp ứng nhu cầu kinh

doanh.

- Công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

- Giúp các NH duy trì được trạng thái ngoại hối trong tương lai.

5.1.3.4. Giao dịch quyền chọn (options operation):

Khái niệm: Giao dịch quyền chọn là giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, trong đó

người mua quyền chọn có quyền nhưng không bắt buộc phải thực hiện hợp đồng mua

bán ngoại tệ đã ký kết.

Tác dụng:

- Đảm bảo nhu cầu ngoại tệ trước mắt và trong tương lai cho khách hàng một

cách chắc chắn.

- Cho phép khách hàng lựa chọn phương án giao dịch ngoại tệ tối ưu.

- Công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái vừa là công cụ kinh doanh ngoại tệ linh

hoạt có hiệu quả.

Page 52: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

5.2. Tỷ giá hối đoái:

5.2.1. Khái niệm:

Hầu hết các nước trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình. Mỹ có đồng

đôla (USD), Pháp có đồng france (FRF), Nhật Bản có đồng yên (JPY) … Quan hệ

thương mại, dịch vụ … giữa các nước dẫn đến việc trao đổi các đồng tiền khác nhau

(thông dụng hơn cả là tiền gửi ngân hàng ghi bằng các đồng tiền khác nhau), đồng

tiền này đổi lấy đồng tiền khác.

Hối đoái là việc trao đổi, mua bán từ đồng tiền nước này lấy đồng tiền nước

khác.

- Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền thông qua một đồng tiền khác. Hay là tỷ lệ

trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau. Ví dụ, đem đồng đôla Mỹ bán

trên thị trường Việt Nam thu được số tiền 20.000 đ/USD.

- Bản chất của tỷ giá: tỷ giá là tương quan sức mua giữa hai đồng tiền so sánh

với nhau.

- Ví dụ: hàng hóa A tại Mỹ là: 10 USD.

Tại Pháp là: 50F

Ngang giá sức mua của USD với FRF là: 50/10 = 5.

Nghĩa là 1USD = 5FRF.

Tỷ giá hối đoái có thể được biểu hiện bằng hai phương pháp:

1). Phương pháp biểu hiện trực tiếp: đây là phương pháp biểu thị một đơn vị

ngoại tệ bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ của nước mình.

Ví dụ: ở Việt Nam người ta niêm yết USD/VNĐ = 20.000 điều đó có nghĩa là

1USD = 20.000 VNĐ.

Theo phương pháp này, ngoại tệ là đồng tiền yết giá, còn tiền trong nước là

đồng tiền định giá. Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều sử dụng phương pháp

biểu hiện tỷ giá trực tiếp.

2). Phương pháp biểu hiện gián tiếp: đây là phương pháp biểu thị một đơn vị

tiền tệ trong nước bằng bao nhiêu đơn vị ngoại tệ. Theo tập quán, nước Anh và một số

nước thuộc liên hiệp Anh thường sử dụng phương pháp này.

Ví dụ: tại Anh, ngân hàng trung ương Anh công bố 1 GBP = 2,8 USD

hay 1 GPD = 8,24175 FRF

Như vậy, theo phương pháp gián tiếp thì tiền trong nước là đồng tiền yết giá,

ngoại tệ là đồng tiền định giá.

Trong quan hệ so sánh giữa các đồng tiền thì khi một đồng tiền tăng lên về giá

trị so với đồng tiền khác, có nghĩa là nó tăng giá; khi một đồng tiền giảm xuống về giá

trị so với đồng tiền khác, có nghĩa là nó sụt giá.

Page 53: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

5.2.2. Các loại tỷ giá:

5.2.2.1. Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại tệ, gồm có các loại tỷ giá sau:

- Tỷ giá mở cửa là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày tại các

trung tâm giao dịch hối đoái.

- Tỷ giá đóng cửa là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch cuối cùng trong ngày.

- Tỷ giá đóng cửa là một chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình biến động của tỷ giá

trong ngày.

(Chú ý: tỷ giá đóng cửa hôm nay không phải là tỷ giá mở cửa ngày hôm sau).

5.2.2.2. Căn cứ vào phương thức mua bán giao nhận, gồm có các loại tỷ giá sau:

Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay nhưng việc tiến hành thanh

toán xảy ra trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo.

Tỷ giá kỳ hạn: là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay nhưng việc thanh toán được

xảy ra sau đó từ ba ngày làm việc trở lên.

5.2.2.3. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh mua bán ngoại tệ, gồm các loại tỷ giá sau:

- Tỷ giá mua vào là tỷ giá mà tại đó ngân hàng sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá đó.

- Tỷ giá bán ra là tỷ giá tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá.

5.2.2.4. Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, gồm các loại tỷ giá hối đoái:

- Tỷ giá hối đoái chính thức: tỷ giá do ngân hàng trung ương công bố, nó phản ánh

chính thức giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được áp dụng làm cơ

sở tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động ngoại hối của Chính phủ. Ngoài ra ở

Việt Nam, tỷ giá chính thức là cơ sở để các ngân hàng thương mại xác định tỷ giá

kinh doanh trong biên độ cho phép.

- Tỷ giá kinh doanh: là tỷ giá được hình thành trên cơ sở tỷ giá chính thức có xem xét

đến quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá này dùng để mua, bán, vay

mượn ngoại tệ.

- Tỷ giá chợ đen: là tỷ giá được hình thành tự phát bên ngoài hệ thống ngân hàng và

do quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường quyết định.

5.2.2.5. Căn cứ vào phương thức thanh toán ngoại tệ, gồm các loại tỷ giá hối đoái:

- Tỷ giá tiền mặt: tỷ giá áp dụng cho ngoại tệ, tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch và

thẻ tín dụng.

- Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là các

khoản tiền gửi tại ngân hàng.

5.2.3. Tác động của tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng vì nó tác động đến giá cả tương đối của hàng

hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài. Khi đồng tiền của một nước tăng giá thì hàng

Page 54: BỘ XÂY DỰNG - mtu.edu.vn - Bo mon/Khoa kinh te/Lich Trinh... · 8.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức của môn học và kết hợp với các môn học khác để

hóa của nước đó tại nước ngoài sẽ trở nên đắt hơn và hàng hóa của nước ngoài tại

nước đó sẽ trở thành rẽ hơn (giá nội địa tại hai nước giữ nguyên). Ngược lại khi đồng

tiền của một nước sụt giá, hàng hóa của nước đó tại nước ngoài trở thành rẽ hơn trong

khi hàng hóa nước ngoài tại nước đó trở thành đắt hơn.

Do đó Chính phủ thường xem tỷ giá hối đoái như là một công cụ quản lý vĩ mô. Khi

Chính phủ can thiệp vào tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến:

- Quan hệ ngoại thương, xuất nhập khẩu.

- Nền kinh tế trong nước và tỷ lệ lạm phát.

5.3. Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái:

5.3.1. Thay đổi lãi suất chiết khấu:

Ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh lãi suất chiết khấu để bình ổn tỷ giá. Nâng lãi

suất chiết khấu nhằm thu hút nguồn vốn nước ngoài, tăng cường thu ngoại tệ, lúc đó

tỷ giá hối đoái sẽ hạ xuống, giá trị tiền trong nước sẽ tăng lên. Ngược lại, khi giảm lãi

chiết khấu thì tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên.

5.3.2. Chính sách hối đoái:

Đây là biện pháp can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào thị trường ngoại hối để ổn

định tỷ giá. Khi tỷ giá ngoại hối tăng thì sẽ bán ngoại tệ ra. Khi tỷ giá ngoại hối giảm

thì sẽ mua ngoại tệ vào. Để dùng biện pháp này, ngân hàng trung ương phải có một

khối lượng dự trữ ngoại tệ đủ lớn, hơn nữa biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời chứ

không phải là biện pháp triệt để.

5.3.3. Quỹ dự trữ bình ổn tỷ giá:

Nhằm tạo một khối lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với biến động của tỷ giá. Có

thể dùng hai phương pháp để tạo lập quỹ này: Phát hành trái phiếu kho bạc bằng tiền

trong nước hoặc dùng vàng để tạo quỹ bình ổn.

5.3.4. Phá giá tiền tệ:

Chủ động giảm giá đồng tiền trong nước so với ngoại tệ. Biện pháp này nhằm khuyến

khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để cải thiện cán cân thương mại và cán cân chi

phó.

5.3.5. Nâng giá tiền tệ:

Chủ động định lại giá trị của đồng tiền trong nước để tăng giá đồng tiền trong nước,

giảm tỷ giá hối đoái. Biện pháp này dùng trong trường hợp cán cân thương mại và cán

cân chi phó thặng dư quá lớn.