b tin thông tin thương mại -...

32
th«ng tin tham kh¶o - phôc vô qu¶n lý, kinh doanh - kh«ng phæ biÕn Bản tin Thông tin Thương mại Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương Số 20- 2018 14/05/2018 Thông tin chọn lọc, theo yêu cầu của nhóm các đơn vị, doanh nghiệp Chuyên ngành Tổng hợp và Dự báo TRONG SỐ NÀY: Những thông tin đáng lưu ý trong tuần và dự báo Thông tin kinh tế vĩ mô Tình hình xuất – nhập khẩu hàng hóa trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018 Tình hình thị trường tài chính tiền tệ Hoạt động thương mại tại cửa khẩu Móng Cái Đầu tư và chính sách điều hành sản xuất – kinh doanh Mặt hàng trọng điểm Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang các thị trường tiềm năng Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng Nhập khẩu nhiên liệu bay 4 tháng tăng mạnh Xuất khẩu cao su tăng tr ưởng khả quan trong 4 tháng đầu năm 2018 Nhập khẩu phân bón trong tháng 4/2018 đạt cao nhất kể từ đầu năm Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả tới Hàn Quốc tăng 13,5% 2 3 3 8 11 12 14 14 17 20 22 25 28 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHÒNG THÔNG TIN XUẤT NHẬP KHẨU 655 Phạm Văn Đồng – Bắc Từ Liêm - Hà Nội Đại diện tại TP.HCM: 173 Hai Bà Trưng - phường 6 - Quận 3 Bộ phận Marketing: (024) 37152584/(024) 37152585 Tel (028) 38224150 Fax: (024) 37152574 Fax: (028) 38224041

Upload: others

Post on 10-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

th«ng tin tham kh¶o - phôc vô qu¶n lý, kinh doanh - kh«ng phæ biÕn

Bản tin

Thông tin Thương mại Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương

Số 20- 2018 14/05/2018

Thông tin chọn lọc, theo yêu cầu của nhóm các đơn vị, doanh nghiệp

Chuyên ngành Tổng hợp và Dự báo

TRONG SỐ NÀY:

Những thông tin đáng lưu ý trong tuần và dự báo

Thông tin kinh tế vĩ mô

Tình hình xuất – nhập khẩu hàng hóa trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018

Tình hình thị trường tài chính tiền tệ

Hoạt động thương mại tại cửa khẩu Móng Cái

Đầu tư và chính sách điều hành sản xuất – kinh doanh

Mặt hàng trọng điểm

Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang các thị trường tiềm năng

Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng

Nhập khẩu nhiên liệu bay 4 tháng tăng mạnh

Xuất khẩu cao su tăng trưởng khả quan trong 4 tháng đầu năm 2018

Nhập khẩu phân bón trong tháng 4/2018 đạt cao nhất kể từ đầu năm

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả tới Hàn Quốc tăng 13,5%

2

3

3

8

11

12

14

14

17

20

22

25

28

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHÒNG THÔNG TIN XUẤT NHẬP KHẨU

655 Phạm Văn Đồng – Bắc Từ Liêm - Hà Nội

Đại diện tại TP.HCM: 173 Hai Bà Trưng - phường 6 - Quận 3

Bộ phận Marketing: (024) 37152584/(024) 37152585 Tel (028) 38224150

Fax: (024) 37152574 Fax: (028) 38224041

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 14/05/2018 2

NHỮNG THÔNG TIN ĐÁNG LƯU Ý TRONG TUẦN & DỰ BÁO

I. Kinh tế thế giới Tuần qua, rủi ro của kinh tế toàn cầu đã quay trở lại trong bối cảnh Tổng thống

Mỹ Donal Trump tuyên bố Mỹ chính thức rút khỏi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) - thỏa thuận hạt nhân Iran kí kết với nhóm 6 nước gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức, đồng thời, Mỹ cũng sẽ áp dụng lại tất cả những cấm vận và trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Động thái này của Mỹ có thể tác động đến xuất khẩu dầu thô của Iran và khiến căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông gia tăng.

Đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trong tuần qua mặc dù đã đạt được đồng thuận về một số vấn đề trong lĩnh vực thương mại giữa hai nước và nhấn mạnh cam kết giải quyết sự khác biệt thông qua đối thoại, tuy nhiên những bất đồng lớn nhất trong tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hầu như chưa đạt được kết quả tích cực. Hiện bất đồng lớn nhất trong thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chủ yếu tập trung vào yêu cầu của Mỹ muốn Trung Quốc cắt giảm thặng dư thương mại với Mỹ còn 200 tỷ USD vào năm 2020, đồng thời giảm thuế đối với tất cả các sản phẩm xuống mức không cao hơn mức Mỹ áp đặt đối với các mặt hàng của Trung Quốc. Diễn biến này làm gia tăng lo ngại các biện pháp đối đầu và “trả đũa” thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ tiếp tục quay trở lại, tác động tiêu cực đến đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.

Tại Mỹ, các số liệu kinh tế tích cực được công bố tuần qua cho thấy triển vọng khá khả quan của kinh tế Mỹ trong quý II/2018. Trong lĩnh vực thương mại, thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 3/2018 đã giảm 15,2% xuống 49 tỷ USD - mức thấp nhất trong 6 tháng gần đây nhờ xuất khẩu tăng mạnh, nhất là các mặt hàng đậu tương và máy bay. Trên thị trường lao động, trong tháng 4/2018, kinh tế Mỹ đã tạo thêm 164 nghìn việc làm mới, đưa tỷ lệ thất nghiệp của nước này giảm từ 4,1% xuống 3,9%, đánh dấu mức thấp nhất của chỉ số này trong 17 năm qua. Với diễn biến này, có thể thấy trong 6 tháng qua, chính quyền của Tổng thống Trump đã thành công trong việc giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có khả năng đẩy mạnh quá trình nâng lãi suất trong năm 2018. Tuy nhiên, chỉ số giá sản xuất của Mỹ trong tháng 4 chỉ tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức dự báo tăng 2,8% và là mức tăng thấp nhất của chỉ số này kể từ cuối năm 2017, cho thấy đà tăng của lạm phát đang có dấu hiệu “chững lại” sau nhiều tháng ở mức cao.

Tại Trung Quốc, trong tháng 4/2018, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh 21,5% và kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 12,9% so với cùng kỳ năm trước, đưa cán cân thương mại của nước này thặng dư 28,78 tỷ USD, cao hơn so với mức dự báo đạt 24,7 tỷ USD. Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc trong tháng 4/2018 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức tăng 2,1% trong tháng 3/2018 do giá lương thực giảm. Mức tăng của chỉ số CPI hiện thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Chính phủ Trung Quốc đặt ra là 3%. Sức ép lạm phát ở mức thấp đang tạo ra nhiều dư địa để chính quyền nước này tăng cường các biện pháp đối phó với các rủi ro tài chính trong khi vẫn giữ chính sách tiền tệ thận trọng và trung lập.

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

14/05/2018 C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 3

II. Kinh tế trong nước Tại thị trường trong nước, diễn biến tích cực của các chỉ số kinh tế vĩ mô trong 4

tháng đầu năm 2018 cho thấy xu hướng hồi phục rõ nét và tương đối vững chắc trên cơ sở những cải cách mạnh mẽ môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, nổi bật là sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ trên thị trường thế giới; công nghiệp chế biến chế tạo trong thời gian tới khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước sau khi đã đạt mức tăng trưởng mạnh trong năm 2017 và quý 1/2018; sản xuất nông nghiệp đã dần ổn định và có bước tăng trưởng, nhưng biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm ngập mặn còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.

Trên thị trường tiền tệ, sự ổn định của tỷ giá USD/VND từ đầu năm 2018 đến nay được coi là một trong những điểm nổi bật nhất trong chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Tính đến ngày 10/5/2018, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố đứng ở mức 22.578 đ/USD, tăng 0,73% so với thời điểm đầu năm 2018, trong khi tỷ giá niêm yết tại các Ngân hàng thương mại hiện đứng quanh mức 22.805 đ/USD, chỉ tăng khoảng 0,25%. Trong những tháng tiếp theo, tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi chính sách điều hành tỷ giá trung tâm của NHNN tiếp tục phát huy hiệu quả, nguồn cung dồi dào nhờ xu hướng thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn FDI tăng khả quan, cán cân thương mại trong 4 tháng qua thặng dư tới 3,9 tỷ USD và đặc biệt dự trữ ngoại hối quốc gia tăng nhanh chóng (hiện đạt trên 63 tỷ USD - mức cao nhất từ trước đến nay). Mặc dù vậy, thị trường ngoại tệ và tỷ giá vẫn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn nhất định, đó là thương mại vẫn phụ thuộc đáng kể vào khu vực doanh nghiệp FDI; khả năng FED cũng như các Ngân hàng trung ương lớn trên thế giới có thể thu hẹp chính sách tiền tệ nhanh hơn dự kiến của thị trường và chính sách bảo hộ thương mại và nguy cơ xung đột thương mại giữa các nền kinh tế chủ chốt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại quốc tế cũng như tăng trưởng toàn cầu, từ đó tác động bất lợi đến thị trường ngoại tệ và tỷ giá.

THÔNG TIN KINH TẾ VĨ MÔ

Tình hình xuất – nhập khẩu hàng hóa trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 4/2018 giảm 11,1% so với tháng 3/2018 nhưng vẫn tăng nhẹ 2,3% so với tháng 4/2017, đạt 35,57 tỷ USD.

Tính đến hết tháng 4/2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 143,89 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 73,89 tỷ USD, tăng 19,2%; đồng thời kim ngạch nhập khẩu tăng 9,5%, đạt 70 tỷ USD.

Như vậy, với việc kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh hơn so với nhập khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2018 đã thặng dư 3,89 tỷ USD. Tính riêng trong tháng 4/2018, Việt Nam đã xuất siêu 1,16 tỷ USD. Trong 4 tháng đầu năm 2018, thặng dư thương mại vẫn chủ yếu đến từ khối doanh nghiệp FDI. Cụ thể, khối doanh nghiệp FDI xuất siêu 10,96 tỷ USD sau 4 tháng đầu năm 2018, tăng so với kim ngạch xuất siêu 5,2 tỷ USD của khối này trong 4 tháng năm 2017. Trái lại, khối doanh nghiệp trong nước vẫn nhập siêu khá cao, với kim ngạch 7,07 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2018, giảm nhẹ so với mức nhập siêu 7,14 tỷ USD của khối này trong cùng kỳ năm 2017.

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 14/05/2018 4

- Về xuất khẩu

Trong tháng 4/2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giảm 13,1% so với tháng trước nhưng lại tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 18,36 tỷ USD; Đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2018 lên mức 73,89 tỷ USD, tăng 19,2% so với 4 tháng năm 2017.

Trong 4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng cao ở cả hai khu vực kinh tế FDI và kinh tế trong nước. Theo đó, 4 tháng đầu năm 2018 kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng 19,4%, đạt 52,43 tỷ USD; Trong khi đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước xuất khẩu 21,45 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Bên cạnh sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, giá xuất khẩu nhiều loại hàng hóa có xu hướng tăng cũng góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng cao trong 4 tháng đầu năm nay.

Số liệu thống kê cho thấy, có 10/16 mặt hàng có giá xuất khẩu tăng trong 4 tháng đầu năm 2018. Trong đó, nổi bật có mặt hàng gạo tăng 12,9% so với 4 tháng năm 2017, đạt bình quân 505 USD/tấn; thậm chí tại thời điểm đầu tháng 5/2018 giá gạo chào bán của Việt Nam đang cao hơn 34 USD/tấn đối với gạo Ấn Độ và cao hơn từ 5 – 15 USD/tấn đối với gạo Thái Lan. Tương tự hạt điều tăng 6,4%, chè tăng 7,9%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 37,2%, dầu thô tăng 26,3%,…

Tuy nhiên, giá xuất khẩu một số mặt hàng nông sản có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2017 như: Cà phê giảm 14,8%, hạt tiêu giảm 42%, cao su giảm 27,1%. Mặc dù giá xuất khẩu giảm song lượng xuất khẩu của các mặt hàng trên vẫn tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2017, cà phê tăng 17%, hạt tiêu tăng 13,8%, cao su tăng 10,2%. Điều này cho thấy xuất khẩu hàng hóa của nước ta vẫn đạt được hiệu quả nhất định.

Trong khi đó, nhu cầu và giá tăng đưa kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam tăng 14,3% so với 4 tháng năm 2017, hàng rau quả tăng 29%, hạt điều tăng 35,3%, gạo tăng 40,3%...

Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng công nghiệp chế biến cũng đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, kim ngạch điện thoại các loại và linh kiện tăng tới 32,5%, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 12,8%, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 30,7%, hàng dệt may tăng 14,5%, giày dép các loại tăng 10%.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu dầu thô giảm mạnh 42,2% về lượng và 27% về trị giá…

Tình hình xuất khẩu hàng hóa tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018

(Đơn vị tính: Lượng: nghìn tấn; Trị giá: triệu USD)

Nhóm/Mặt hàng chủ yếu

Tháng 4/2018 So với tháng

3/2018 (%) So với tháng

4/2017 (%) 4 tháng đầu năm 2018

So với 4 tháng đầu năm 2017

(%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng trị giá xuất khẩu 18.367 -13,1 5,0 73.890 19,2

Trong đó: Doanh nghiệp FDI 12.703 -16,7 0,6 52.439 19,4

Doanh nghiệp 100% vốn trong nước 5.664 -3,7 16,6 21.451 18,6

Hàng thủy sản 684 -2,6 7,6 2.446 14,3

Hàng rau quả 350 8,7 8,7 1.319 29,0

Hạt điều 32 310 12,8 8,4 13,5 13,5 106 1.066 27,1 35,3

Cà phê 156 298 -22,2 -23,1 16,9 -1,7 685 1.326 17,0 -0,3

Chè 10 15 6,4 13,1 -10,3 -2,2 35 55 -9,3 -2,2

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

14/05/2018 C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 5

Nhóm/Mặt hàng chủ yếu

Tháng 4/2018 So với tháng

3/2018 (%) So với tháng

4/2017 (%) 4 tháng đầu năm 2018

So với 4 tháng đầu năm 2017

(%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Hạt tiêu 27 86 -10,6 -19,3 6,4 -40,0 87 307 13,8 -34,0

Gạo 721 364 9,5 7,7 35,2 46,0 2.203 1.107 24,3 40,3

Sắn và các sản phẩm từ sắn 198 83 -41,8 -29,6 -23,7 16,9 1.091 369 -26,1 1,5

Sắn 52 12 -67,7 -68,4 -31,1 -11,9 472 97 -24,9 -5,3

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

53 -10,0 11,8 201 15,3

Thức ăn gia súc và nguyên liệu 69 3,2 37,0 221 35,6

Quặng và khoáng sản khác 470 24 10,6 72,1 -12,4 -5,1 1.526 66 10,2 9,4

Clanhke và xi măng 2.601 97 -25,7 -20,0 41,2 50,5 11.086 393 68,3 71,1

Than các loại 156 20 -30,9 -36,3 34,4 19,2 736 95 42,3 17,0

Dầu thô 230 128 -28,1 -22,8 -61,3 -47,3 1.222 649 -42,2 -27,0

Xăng dầu các loại 219 132 16,5 18,3 29,5 51,5 731 440 -0,5 18,3

Hóa chất 142 23,5 38,2 503 32,9

Sản phẩm hóa chất 81 -15,7 16,0 326 21,2

Phân bón các loại 87 28 -13,7 -11,4 32,2 61,1 314 101 12,7 34,2

Chất dẻo nguyên liệu 81 76 -4,3 -3,7 166,1 110,0 287 269 133,8 79,2

Sản phẩm từ chất dẻo 235 -9,8 14,3 908 17,7

Cao su 71 101 -7,1 -11,0 36,8 4,1 332 487 10,2 -19,7

Sản phẩm từ cao su 54 -12,0 1,9 207 12,1

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù 285 4,3 -8,8 1.047 -2,0

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm 25 -7,5 23,0 102 19,3

Gỗ và sản phẩm gỗ 693 -4,4 9,7 2.637 9,8

Sản phẩm gỗ 474 -6,1 1,8 1.838 4,7

Giấy và các sản phẩm từ giấy 86 -6,7 51,2 295 49,1

Xơ, sợi dệt các loại 114 312 -13,2 -12,5 7,5 8,8 451 1.226 12,3 14,9

Hàng dệt, may 2.116 -8,7 13,9 8.532 14,5

Vải các loại 109 -28,5 6,9 446 17,5

Vải mành, vải kỹ thuật khác 45 -7,6 10,7 177 12,2

Giày dép các loại 1.258 5,5 8,8 4.701 10,0

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 159 -6,1 12,6 612 19,2

Sản phẩm gốm, sứ 37 -13,9 0,0 161 8,6

Thủy tinh và các sp từ thủy tinh 84 -5,0 -0,8 336 7,9

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 46 -6,8 -4,5 174 8,3

Sắt thép các loại 482 370 -7,2 -5,2 64,3 78,2 1.908 1.407 43,6 61,7

Sản phẩm từ sắt thép 239 -8,6 40,2 942 40,4

Kim loại thường khác và sản phẩm 195 -6,0 30,3 725 33,0

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và LK 2.150 -4,5 9,3 8.483 12,8

Điện thoại các loại và linh kiện 3.483 -33,9 -20,3 16.080 32,5

Máy ảnh, máy quay phim và LK 228 -18,0 -11,8 1.276 27,8

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 1.361 -8,4 38,4 5.028 30,7

Dây điện và dây cáp điện 120 -14,4 22,2 508 40,2

Phương tiện vận tải và phụ tùng 627 -13,1 23,1 2.653 19,5

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ 81 -22,8 9,6 372 16,1

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận 102 -10,8 4,4 407 22,1

Hàng hóa khác 834 -9,9 5,1 3.151 5,6

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 14/05/2018 6

Giá xuất khẩu hàng hóa bình quân tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018 (ĐVT: USD/tấn)

Tên hàng Tháng 4/2018

So với tháng

3/2018 (%)

So với tháng

4/2017 (%)

4 tháng năm 2018

So với 4 tháng năm 2017 (%)

Hạt điều 9.643 -3,9 0,0 10.011 6,4

Cà phê 1.912 -1,1 -15,9 1.936 -14,8

Chè 1.616 6,3 9,1 1.565 7,9

Hạt tiêu 3.187 -9,7 -43,6 3.536 -42,0

Gạo 505 -1,7 8,0 502 12,9

Sắn và các sản phẩm từ sắn 419 21,0 53,1 339 37,2

Sắn 226 -2,4 28,0 206 26,1

Quặng và khoáng sản khác 52 55,6 8,4 43 -0,7

Clanhke và xi măng 37 7,6 6,5 35 1,6

Than các loại 126 -7,8 -11,3 129 -17,8

Dầu thô 557 7,4 36,2 531 26,3

Xăng dầu các loại 604 1,5 17,0 602 18,7

Phân bón các loại 326 2,7 21,8 320 19,2

Chất dẻo nguyên liệu 941 0,7 -21,1 939 -23,4

Cao su 1.434 -4,2 -23,9 1.469 -27,1

Xơ, sợi dệt các loại 2.732 0,8 1,2 2.719 2,3

Sắt thép các loại 767 2,1 8,5 737 12,6

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

- Về nhập khẩu

Trong tháng 4/2018 nhập khẩu hàng hóa của nước ta giảm 8,9% so với tháng trước, chủ

yếu là do tác động từ sự sụt giảm của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

giảm 14,1%.

Lũy kế đến hết tháng 4/2018, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nước ta tăng 9,5% so

với cùng kỳ năm 2017, đạt 41,47 tỷ USD. Trong đó, doanh nghiệp FDI tăng 7,2% và doanh

nghiệp trong nước tăng 13%.

Trong tháng 4/2018, nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm so với tháng 3/2018 như: Máy vi

tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 26,3%, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm

9,8%, chất dẻo nguyên liệu giảm 20,3%, xăng dầu giảm 19,4%...

Trong khi đó, một số mặt hàng vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao như: Phân bón tăng

22,6%, thuốc trừ sâu và nguyên liệu tăng 14,4%, vải các loại tăng 23,1%, sắt thép các loại tăng

13,3%, hàng rau quả tăng 15%...

Tính chung 4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt

mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử

và linh kiện tăng 19,8%, điện thoại các loại và linh kiện tăng 6,4%, vải các loại tăng 12,9%,

bông các loại tăng 25,2%, xơ, sợi dệt tăng 25,4%, giấy các loại tăng 11,4%, chất dẻo nguyên

liệu tăng 18,8%, hóa chất tăng 22,4%, xăng dầu các loại tăng 31,8%...

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm 79,7% về lượng và 72,6% về trị

giá so với 4 tháng năm 2017, kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

cũng giảm 8,9%....

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

14/05/2018 C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 7

Tình hình nhập khẩu hàng hóa tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018

(Đơn vị tính: Lượng: nghìn tấn; Trị giá: triệu USD)

Nhóm/Mặt hàng chủ yếu

Tháng 4/2018 So với tháng

3/2018 (%) So với tháng

4/2017 (%) 4 tháng đầu năm 2018

So với 4 tháng đầu năm 2017

(%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng trị giá nhập khẩu 17.204 -8,9 -0,5 70.001 9,5

Trong đó: Doanh nghiệp FDI 9.810 -14,1 -9,1 41.477 7,2

Doanh nghiệp 100% vốn trong nước

7.395 -0,9 13,7 28.524 13,0

Hàng thủy sản 126 -5,8 24,3 533 26,7

Sữa và sản phẩm sữa 84 -18,0 30,6 315 12,9

Hàng rau quả 112 15,0 30,8 457 44,6

Hạt điều 55 112 -17,6 -19,8 -45,4 -41,0 264 588 -1,3 9,6

Lúa mì 534 120 29,5 20,0 108,7 114,8 1.727 405 -1,3 13,9

Ngô 1.116 226 150,5 154,5 46,4 44,9 3.049 597 34,2 28,8

Đậu tương 171 75 48,5 50,4 7,7 8,4 562 242 -7,8 -10,3

Dầu mỡ động thực vật 52 -24,7 4,7 233 -0,1

Bánh kẹo và các sp từ ngũ cốc 21 -10,4 12,7 94 23,8

Chế phẩm thực phẩm khác 57 -8,2 38,6 207 4,9

Thức ăn gia súc và nguyên liệu 350 2,2 31,8 1.271 7,2

Nguyên phụ liệu thuốc lá 25 -15,1 16,3 75 -6,1

Quặng và khoáng sản khác 788 71 -34,1 -33,2 48,3 72,4 3.696 328 118,8 120,6

Than các loại 2.245 254 59,6 57,9 132,5 199,2 5.846 698 27,9 41,0

Dầu thô 269 120 91,8 113,2 429 162 52,8 40,1

Xăng dầu các loại 976 632 -20,4 -19,4 -4,6 18,0 4.364 2.817 10,7 31,8

Khí đốt hóa lỏng 88 46 -25,1 -22,4 -17,2 -6,1 468 259 12,3 17,2

Sản phẩm khác từ dầu mỏ 85 -15,5 16,1 327 27,3

Hóa chất 400 -10,0 21,9 1.549 22,4

Sản phẩm hóa chất 378 -9,1 10,9 1.499 12,1

Nguyên phụ liệu dược phẩm 27 -30,9 -12,2 134 8,2

Dược phẩm 222 -3,1 8,6 812 -1,5

Phân bón các loại 489 145 17,8 22,6 40,6 51,9 1.428 406 -9,5 -4,5

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

63 -9,5 32,7 243 27,5

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 82 14,4 4,0 291 -2,9

Chất dẻo nguyên liệu 377 631 -22,4 -20,3 3,2 12,4 1.685 2.692 10,3 18,8

Sản phẩm từ chất dẻo 416 -13,8 -0,5 1.764 11,0

Cao su 40 73 -25,6 -24,8 16,3 -12,1 189 337 21,0 -3,3

Sản phẩm từ cao su 64 -10,8 -6,9 260 2,8

Gỗ và sản phẩm gỗ 168 -5,9 1,3 687 0,8

Giấy các loại 158 148 -14,0 -11,8 1,4 13,0 638 586 0,4 11,4

Sản phẩm từ giấy 57 2,0 8,8 217 7,4

Bông các loại 123 232 -20,3 -19,2 10,3 12,3 532 973 22,3 25,2

Xơ, sợi dệt các loại 77 181 -10,6 -8,9 11,3 26,5 309 704 13,5 25,4

Vải các loại 1.099 23,1 11,1 3.763 12,9

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 497 1,3 3,1 1.737 0,8

Thủy tinh và các sp từ thủy tinh 73 -7,3 -9,2 303 -0,1

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 45 -34,6 7,5 191 15,3

Phế liệu sắt thép 393 140 -7,2 -10,9 23,1 51,5 1.701 602 29,2 64,4

Sắt thép các loại 1.164 844 11,3 13,3 -17,7 -0,9 4.282 3.027 -23,5 -5,3

Sản phẩm từ sắt thép 260 -4,8 6,3 1.047 13,9

Kim loại thường khác 129 505 -31,9 -25,8 8,6 19,3 579 2.157 15,4 26,7

Sản phẩm từ kim loại thường khác 0 98 25,2 36,4 313 13,0

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và LK 2.725 -26,3 -10,3 13.138 19,8

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 14/05/2018 8

Nhóm/Mặt hàng chủ yếu

Tháng 4/2018 So với tháng

3/2018 (%) So với tháng

4/2017 (%) 4 tháng đầu năm 2018

So với 4 tháng đầu năm 2017

(%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Hàng điện gia dụng và linh kiện 189 -17,3 4,0 764 17,2

Điện thoại các loại và linh kiện 961 -2,0 -11,7 4.285 6,4

Máy ảnh, máy quay phim và lk 145 -8,9 54,0 657 75,7

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

2.452 -9,8 -25,2 10.004 -8,9

Dây điện và dây cáp điện 98 -6,6 2,5 397 8,2

Ô tô nguyên chiếc các loại 2.624 61 -28,6 -27,6 -61,6 -63,3 6.754 180 -79,7 -72,6

Linh kiện, phụ tùng ô tô 235 -22,2 -15,7 974 -12,3

Xe máy và linh kiện, phụ tùng 40 -12,5 22,4 167 24,7

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng 55 -18,1 -27,0 271 -0,3

Hàng hóa khác 826 -2,7 7,4 3.264 10,6

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Giá nhập khẩu hàng hóa bình quân tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018 (ĐVT: USD/tấn)

Tên hàng Tháng 4/2018 So với tháng

3/2018 (%) So với tháng

4/2017 (%) 4 tháng năm

2018 So với 4 tháng năm 2017 (%)

Hạt điều 2.051 8,0 8,0 2.226 11,0

Lúa mì 224 2,9 2,9 235 15,3

Ngô 202 -1,0 -1,0 196 -4,0

Đậu tương 441 0,7 0,7 431 -2,7

Quặng và khoáng sản khác 90 16,2 16,2 89 0,8

Than các loại 113 28,7 28,7 119 10,3

Dầu thô 448 11,2 11,2 379 -8,3

Xăng dầu các loại 647 23,7 23,7 646 19,1

Khí đốt hóa lỏng 526 13,3 13,3 554 4,4

Phân bón các loại 296 8,0 8,0 284 5,6

Chất dẻo nguyên liệu 1.670 8,9 8,9 1.597 7,6

Cao su 1.841 -24,4 -24,4 1.786 -20,0

Giấy các loại 940 11,5 11,5 919 10,9

Bông các loại 1.885 1,8 1,8 1.828 2,4

Xơ, sợi dệt các loại 2.361 13,6 13,6 2.282 10,5

Phế liệu sắt thép 356 23,0 23,0 354 27,3

Sắt thép các loại 725 20,4 20,4 707 23,7

Kim loại thường khác 3.907 9,8 9,8 3.724 9,8

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Trong nước: Tuần qua, tỷ giá USD/VND tăng trên thị trường chính thức, giảm mạnh trên thị trường tự do. Tại VCB, so với tuần trước, tỷ giá USD/VND tăng 10 đồng/USD (tương đương mức tăng 0,04%), xuống còn 22.735 đồng/USD (mua vào) và 22.810 đồng/USD (bán ra). So với đầu năm 2018, tỷ giá USD/VND tăng 60 đồng/USD (tương đương mức tăng 0,26%).

Trên thị trường tự do, tỷ giá USD/VND giảm mạnh 45 đồng/USD chiều mua vào, xuống mức 22.800 VND/USD, chiều bán ra giảm 35 đồng/USD, xuống còn 22.830 VND/USD.

Tuần qua, tại Sở Giao dịch NHNN, giá USD mua vào giữ ổn định ở mức 22.700 đồng/USD, thấp hơn 555 đồng/USD so với mức giá trần. So với tuần trước, giá USD ở chiều bán ra tăng 21 đồng/USD, lên mức 23.235 đồng/USD và thấp hơn mức giá trần 20 đồng/USD.

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

14/05/2018 C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 9

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố, áp dụng cho ngày 10/5/2018 là 22.578 đồng/USD, tăng 21 đồng/USD (tương đương mức tăng 0,09%) so với mức công bố tuần trước. Tính từ đầu năm 2018 tới nay, tỷ giá trung tâm đã được điều chỉnh tăng 163 đồng/USD (tương đương mức tăng 0,73%). Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng vào thời điểm ngày 10/5/2018 là 23.225 đồng/USD và tỷ giá sàn là 21.901 đồng/USD.

Giá bán một số ngoại tệ tại NHTM (Theo giá bán của VCB)

Mã NT Ngày

10/5/2018 So với tuần trước (%)

So với đầu năm 2018 (%)

So với đầu năm 2017 (%)

So với đầu năm 2016 (%)

So với đầu năm 2015 (%)

So với đầu năm 2014 (%)

AUD 17.075,58 -0,34 -4,27 3,21 4,69 -4,31 -9,76

CAD 17.843,09 0,34 -2,08 4,29 9,65 -5,30 -10,66

CHF 22.833,02 -0,50 -2,68 1,14 0,35 3,47 -4,14

EUR 27.132,01 -0,78 -0,99 12,54 9,93 2,46 -7,15

GBP 31.022,39 -0,08 0,66 9,63 -6,99 -8,61 -11,78

HKD 2.922,55 0,03 -0,16 -1,47 -0,02 3,82 6,54

JPY 208,47 0,07 2,89 6,24 9,65 14,32 3,35

KRW 21,84 0,28 -0,68 11,89 14,83 -1,53 -2,19

MYR 5.804,84 -0,26 2,55 13,29 10,97 -7,07 -10,39

SGD 17.025,71 -0,61 -0,49 7,38 6,85 9,42 1,15

THB 723,69 -1,14 1,51 11,29 13,72 7,56 10,45

USD 22.805 0,04 0,26 0,07 1,18 6,54 8,00

Tỷ giá TT 22.578 0,09 0,73 1,89

(Nguồn: vietcombank.com.vn)

Lãi suất: Tuần qua, lãi suất huy động và lãi suất bình quân liên ngân hàng có xu hướng giảm. Cụ thể:

+ Lãi suất huy động: Sau khi hàng loạt ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm trong 2 tháng vừa qua, mới đây lại có thêm một số ngân hàng hạ lãi suất, thậm chí một số ngân hàng đã giảm trong tháng 3 lại tiếp tục giảm nữa.

Cụ thể, Techcombank đã hai lần giảm lãi suất, đặc biệt kỳ hạn 9 đến dưới 12 tháng đã giảm từ 0,3-0,5 điểm phần trăm mỗi năm so với đầu năm. Hiện lãi suất kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng tại ngân hàng này là 4,7%/năm; Kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng lần lượt là 4,8%, 5,8% và 5,8%; Kỳ hạn 12 tháng trở lên hưởng lãi suất 6,5% và có thể là 7% đối với gửi tiết kiệm online.

ACB cũng áp dụng bảng lãi suất tiền gửi mới hiệu lực từ ngày 2/5. So với mức khảo sát hồi đầu tháng 4, lãi suất giảm nhẹ 0,1 điểm phần trăm ở kỳ hạn 1 tháng. Cụ thể, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng giảm 0,1 điểm phần trăm xuống còn 4,8% đối với khách hàng gửi dưới 200 triệu đồng, 4,9% đối với khách hàng gửi từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng và 5% đối với khoản tiền gửi trên 1 tỷ đồng. Các kỳ hạn còn lại gần như không có sự thay đổi, hiện kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng có lãi suất 5,9%/năm tùy vào lượng tiền gửi. Các kỳ hạn 12 tháng - 24 tháng cũng giữ nguyên, trong khi ở kỳ hạn 36 tháng lại tăng 0,2 điểm phần trăm lên 6,5 - 6,7%/năm.

Trong khi các ngân hàng giảm nhẹ lãi suất huy động, Vietcombank tăng 0,2 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 9 tháng, lên 5,50%/năm, các kỳ hạn khác ổn định.

Mặt bằng lãi suất huy động hiện nay Ngân hàng KKH 1 tuần 2 tuần 3 tuần 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 24 tháng

Vietcombank 0,10 0,50 0,50 4,10 4,10 4,60 5,10 5,50 6,40 6,50

BIDV 0,20 4,10 4,10 4,80 5,30 5,50 6,90 6,90

VietinBank 0,20 0,50 0,50 0,50 4,10 4,10 4,80 5,30 5,50 6,80 6,90

Eximbank 0,30 1,00 1,00 1,00 4,60 4,80 5,00 5,60 5,80 6,20 8,00

ACB 0,30 1,00 1,00 1,00 5,00 5,20 5,30 5,90 5,90 6,70 6,50

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 14/05/2018 10

Ngân hàng KKH 1 tuần 2 tuần 3 tuần 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 24 tháng

Sacombank 0,30 4,70 5,40 5,50 6,20 6,40 6,90 7,30

Techcombank 0,50 0,50 0,50 4,70 4,70 4,80 5,80 5,80 6,50 6,50

LienVietPostBank 0,60 1,00 1,00 1,00 5,00 4,50 5,20 6,20 5,70 7,10 7,20

DongA Bank 0,29 0,29 0,29 0,29 5,50 5,50 5,50 7,00 7,20 7,20 7,60

Agribank 0,30 4,10 4,10 4,80 5,30 5,50 6,70 6,70

(Nguồn: http://thoibaonganhang.vn)

+ Lãi suất bình quân liên ngân hàng: So với cuối tháng 4/2018, lãi suất bình quân liên ngân hàng tuần qua giảm đối với hầu hết các kỳ hạn như qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng và 6 tháng, giảm lần lượt 0,26 điểm phần trăm/năm, 0,05 điểm phần trăm/năm, 0,09 điểm phần trăm/năm, 0,37 điểm phần trăm/năm và 0,54 điểm phần trăm/năm, xuống còn 1,74%/năm, 1,81%/năm, 1,98%/năm, 2,10%/năm, 3,78%/năm. Đối với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất bình quân liên ngân hàng tăng 0,57 điểm phần trăm/năm, lên mức 3,13%/năm. Riêng kỳ hạn 9 tháng vẫn giữ ổn định ở mức 4,50%/năm.

Lãi suất bình quân liên ngân hàng

Thời hạn

Ngày 7/5/2018

So với cuối T4/2018

So với đầu T4/2018

So với đầu T3/2018

So với đầu T2/2018

So với đầu năm 2018

So với đầu T12/2017

So với đầu năm 2017

% năm % năm % năm % năm % năm % năm % năm % năm

Qua đêm 1,74 -0,26 0,90 0,56 -0,02 0,32 0,86 -2,39

1 Tuần 1,81 -0,05 0,79 0,48 0,11 0,09 0,29 -2,63

2 Tuần 1,98 -0,09 0,86 0,38 -0,08 -0,09 0,69 -2,72

1 Tháng 2,10 -0,37 0,19 -1,26 -1,52 -0,81 -0,16 -3,08

3 Tháng 3,13 0,57 0,45 -0,17 -0,85 -1,79 -1,47 -2,04

6 Tháng 3,78 -0,54 -0,47 -0,77 -1,17 -1,12 -1,45 -1,43

9 Tháng 4,50 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 -0,35 -1,30

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Tính đến cuối tháng 4/2018, NHNN hút ròng khoảng 39 nghìn tỷ đồng. Lãi suất huy động vốn từ dân cư và doanh nghiệp tương đối ổn định. Lãi suất huy động bình quân ở mức 5,2%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cuối năm 2017. Lãi suất cho vay bình quân ở mức 8,9%, trong đó lãi suất cho vay bằng VND phổ biến ở mức 7%-11%; lãi suất cho vay bằng USD phổ biến ở mức 2,4%-7%.

Do áp lực lạm phát năm 2018 lớn hơn năm 2017 nên việc giảm lãi có thể gặp khó khăn. Vì vậy, việc điều hành chính sách tiền tệ cần linh hoạt, chủ động hơn nhằm giữ lãi suất ổn định.

Thế giới: Nền kinh tế Mỹ có thể sẽ chịu ảnh hưởng từ quyết định rút khỏi thỏa thuận Iran của Tổng thống Mỹ Donald Trump, điều này đã gây áp lực lên đồng USD trong tuần qua. Tuy nhiên, đồng USD vẫn đang trong xu hướng tăng và đứng ở mức cao, giao dịch sát mức đỉnh 4,5 tháng.

Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố, chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng tư tại Mỹ chỉ tăng 0,1% so với tháng trước sau khi tăng 0,3% trong tháng qua, qua đó kéo mức tăng PPI hàng năm xuống còn 2,6% trong tháng 4 từ mức 3% của tháng 3, ghi nhận mức thấp nhất trong vòng 1 năm.

Bất chấp việc PPI tại Mỹ tăng chậm lại, đồng USD vẫn tiếp tục tăng khi lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ lại một lần nữa vượt qua ngưỡng tâm lý 3%. Bên cạnh đó, sự chậm lại của PPI không làm vơi đi kỳ vọng của thị trường là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tại Mỹ (được công bố vào thứ Năm) sẽ tiếp tục cho thấy sự tăng tốc của lạm phát.

Mặc dù đồng USD vẫn tiếp tục tăng, song đà tăng đã có dấu hiệu chậm lại sau số liệu PPI kém khả quan tại Mỹ. Hiện thị trường vẫn đang theo dõi sát chỉ số CPI tháng 4 tại Mỹ để có thể nắm bắt rõ hơn về xu hướng lạm phát và qua đó là khả năng tăng lãi suất trong tháng 6 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED).

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

14/05/2018 C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 11

Cuối tuần qua, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,92 điểm, tăng 0,31 điểm phần trăm so với tuần trước.

Tỷ giá một số đồng tiền giao dịch chủ yếu trên thế giới

Cặp tỷ giá

Ngày 10/5/2018

So với tuần trước

(%)

So với đầu năm 2018

(%)

So với đầu năm 2017 (%)

So với đầu năm 2016 (%)

So với đầu năm 2015 (%)

So với đầu năm 2014 (%)

Eur/USD 1,18657 -0,97 -1,53 9,89 0,31 -13,12 -8,95

GBP/USD 1,35663 -0,22 -0,24 -7,29 -10,16 -17,50 -15,63

USD/INR 67,2833 0,99 5,91 0,73 6,48 7,93 23,48

AUD/USD 1,33609 0,44 4,49 -5,80 8,16 18,82 27,83

USD/CAD 1,27873 -0,51 2,17 -9,23 8,21 19,85 26,45

USD/ZAR 12,4524 -1,39 -0,19 -21,93 6,45 16,69 44,88

USD/NZD 1,44241 1,23 2,24 -4,37 12,03 18,12 19,26

USD/JPY 109,948 0,25 -2,12 -6,87 -8,12 4,95 25,43

USD/SGD 1,34177 0,68 0,86 -6,69 0,33 5,78 10,29

USD/CNY 6,36383 0,02 -2,11 -3,41 2,36 5,14 1,99

(Nguồn: xe.com)

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TẠI CỬA KHẨU MÓNG CÁI Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc dự kiến tăng mạnh trong năm nay, theo

nhận định của phía đối tác, có thể đạt 2 triệu tấn. Trong thời gian qua, nói chung gạo của Việt Nam, nhất là loại 5% tấm, xuất khẩu sang Trung Quốc đã 5 lần tăng giá liên tiếp, đến nay đạt 450 USD/tấn. Giá gạo của Việt Nam sang Trung Quốc có thấp hơn so với gạo từ các nguồn cung cấp khác do vị trí địa lý cùng chung đường biên giới, phí vận tải giảm đáng kể, hiện giá dao động từ 2.715- 2.746 NDT/tấn, tùy theo hợp đồng tại các cảng phía Bắc hay phía Nam của Trung Quốc. Riêng gạo hạt dài đánh bóng, đặc sản của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thì các thành phố lớn của Trung Quốc có nhu cầu cao, giá đạt 500 USD/tấn (tương đương 3110 NDT/tấn).

Trong tuần từ ngày 03 đến 10/05/2018, lượng gạo 5% tấm xuất khẩu sang Trung Quốc tăng hơn 20% so với cùng kỳ tháng trước. Các loại gạo khác đạt 40 nghìn tấn. Phía Trung Quốc đang có chính sách siết chặt nhập khẩu gạo của Việt Nam theo đường tiểu ngạch, chuyển sang giao dịch qua đường chính ngạch. Gạo xuất khẩu theo đường tiểu ngạch (biên mậu) chỉ đạt 15- 20% tổng lượng gạo xuất khẩu.

Những tuần đầu tháng 5/2018, xuất khẩu các sản phẩm thủy hải sản sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái đều đạt mức bình quân/tuần cao hơn so với chỉ tiêu đề ra là 4500 tấn/tuần. Để đảm bảo chất lượng các mặt hàng thủy hải sản tươ i sống trong mùa hè, các nhà kinh doanh đã giảm mạnh các sản phẩm sơ chế như cá, tôm, mực ướp đá, ướp muối dễ hỏng sang bảo quản cao cấp hơn như cấp đông, đông lạnh tươi, bao bì hộp xốp nắp kín. Những loại bảo quản sống nguyên con được nuôi trong thùng kim loại, hoặc thùng nhựa chứa nước mát 25

oC và được thay nước theo quy định về thời gian phù hợp. Cùng với đó,

phương tiện vận chuyển được sử dụng 100% xe ô tô có gắn máy lạnh, điều hòa không khí nên hàng thủy hải sản của ta xuất khẩu sang Trung Quốc đạt chất lượng cao, được phía đối tác nhập khẩu đánh giá cao và có thêm nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu mới.

Trong tuần, trong số 11.500 tấn sản phẩm thủy hải sản xuất khẩu, có hơn 8.000 tấn thủy hải sản cấp đông, gồm cá thu cắt khúc, cá mú bỏ đầu, cá ngừ xẻ thịt, cá đục các loại mực ống, mực lá, tôm sú, tôm hoa. Có 5 mặt hàng bảo quản sống nguyên con, trong đó có 3 mặt hàng là nhuyển thể hai mảnh như tu hài, ngao, vạng. Giá các mặt hàng bảo quản sống nguyên con thường cao gấp từ 1,5 lần trở lên so với các mặt hàng khô và bảo quản dưới các hình thức khác (cấp đông, đông lạnh tươi, chả ăn ngay...)

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 14/05/2018 12

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ - SẢN XUẤT - KINH DOANH Đầu tư 4 tỷ USD dự án điện khí tại Bạc Liêu

UBND tỉnh Bạc Liêu và liên doanh nhà đầu tư Energy Capital Vietnam (Mỹ) vừa ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác đầu tư xây dựng Dự án cung cấp khí tự nhiên hóa hỏng (LNG) và nhà máy điện khí tại vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu.

Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 91.400 tỷ đồng (tương đương 4 tỷ USD), quy mô 3.200 MW.

Theo kế hoạch, Dự án được triển khai trong 10 năm, từ năm 2018 đến năm 2027 và được chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn I, hoàn thành xây dựng nhà máy điện công suất 1.000 MW, dự kiến khởi động trong năm 2018, đi vào hoạt động cuối năm 2021. Giai đoạn II, xây dựng bổ sung nhà máy điện với công suất 1.000 MW, đi vào hoạt động cuối năm 2024. Giai đoạn III, xây dựng tiếp nhà máy điện khí công suất 1.200 MW, đi vào hoạt động năm 2027.

Dự án sẽ được xây dựng trên diện tích 100 ha. Vị trí cụ thể được xác định dựa trên cơ sở nghiên cứu đánh giá địa điểm phù hợp với yêu cầu của dự án, tránh sử dụng diện tích rừng phòng hộ.

Nếu được chấp thuận, đây sẽ là dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất đầu tư vào Bạc Liêu kể từ trước tới nay. Và nếu được thông qua, thì đây cũng sẽ là một trong những dự án điện khí quy mô lớn của Việt Nam.

Hải Phòng đưa cảng nước sâu Nam Đình Vũ vào khai thác

Ngày 7/5, tại Hải Phòng, Tập đoàn Gemadept và Tập đoàn Sao Đỏ (chủ đầu tư dự án) chính thức đưa giai đoạn 1 của dự án cảng Nam Đình Vũ vào khai thác.

Nằm trong khu kinh tế Cát Hải thuộc Khu phi thuế quan và khu công nghiệp Nam Đình Vũ, gần ngay cửa sông, do vậy Nam Đình Vũ có cự li ra biển gần nhất so với các cảng khác tại khu vực cảng Hải Phòng, đồng thời, hạ tầng giao thông từ cảng này được kết nối thuận tiện, liên hoàn với hệ thống giao thông quốc gia như: đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Hạ Long…

Trong 38 cảng đang hoạt động tại Hải Phòng, thì Nam Đình Vũ là cảng có chiều dài cầu bến và độ sâu luồng cũng như vùng quay tàu rộng, cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, đây là những yếu tố thuận lợi để cảng có đủ điều kiện tiếp nhận các tàu có trọng tải lên đến 40.000 tấn.

Theo qui hoạch tổng thể, Gemadept và Tập đoàn Sao Đỏ sẽ đầu tư 6.000 tỷ đồng cho dự án này, khi hoàn thành toàn bộ cả 3 giai đoạn, cảng sẽ có 1,5 km chiều dài cầu tàu gồm tổ hợp 6-7 bến cảng container cùng với hệ thống kho bãi rộng trên 65 ha, khi đó công suất tiếp nhận sẽ đạt gần 2 triệu Teus và 3 triệu tấn hàng hóa/năm.

Trong giai đoạn I, liên doanh này đã đầu tư 1.700 tỷ đồng, xây dựng 1 cầu tầu dài 450 m, đồng thời lắp đặt các trang thiết bị bốc xếp, như: hệ thống cẩu dàn 6RTG và 4QC có tầm với 15 hàng container thuộc loại lớn nhất khu vực cùng phần mềm Catos hiện đại giúp quản lý và điều hành khai thác cảng theo thời gian thực, xe cẩu, xe nâng chuyên dụng cùng hệ thống kho bãi rộng, đồng bộ…Với qui mô hiện tại, cảng Nam Đình Vũ có khả năng tiếp nhận được 500.000 Teus/năm.

Theo Tổng giám đốc Gemadept Việt Nam, thời gian từ khi khởi công xây dựng cảng Nam Đình Vũ đến khi cảng đón chuyến tàu đầu tiên vào ngày 4/2/2018 chỉ trong vòng 1 năm, đây là tiến độ kỷ lục trong xây dựng cảng biển có qui mô tương đương.

Sau 3 tháng đi vào hoạt động, cảng này đã đón 35 chuyến tàu vào làm hàng, sản lượng hàng hóa thông qua đạt gần 25.000 Teus, năng suất làm hàng thuộc hàng cao nhất khu vực: đạt 50 moves/giờ.

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

14/05/2018 C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 13

CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT - KINH DOANH Giá xăng RON 95 tăng 411 đồng/lít

Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã công bố giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu áp dụng từ 15h ngày 8/5.

Theo đó, giá xăng E5 RON 92 tăng 508 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 411 đồng/lít; dầu diesel 0.05S tăng 373 đồng/lít; dầu hỏa tăng 336 đồng/lít; dầu ma ut 180CST 3.5S tăng 399 đồng/kg.

Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu trên thị trường sau khi điều chỉnh không cao hơn mức giá như sau: Xăng E5 RON 92 không cao hơn 19.440 đồng/lít; Xăng RON 95-III không cao hơn 20.911 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S không cao hơn 17.107 đồng/lít; Dầu hỏa không cao hơn 15.917 đồng/lít; Dầu ma ut 180 CST 3.5S không cao hơn 13.759 đồng/kg.

Nguyên nhân khiến giá xăng tăng là thời gian gần đây, giá thành phẩm xăng dầu thế giới có xu hướng tăng và đứng ở mức cao. Giá thành phẩm thế giới xăng RON92 (xăng nền để pha chế xăng E5RON92) ngày 7/5/2018 đứng mức 81,89 USD/thùng, là mức cao nhất trong vài năm trở lại đây.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước ngày 8/5/2018 là 80,801 USD/thùng xăng RON 92 là xăng nền để pha chế xăng E5 RON 92 (tăng 2,821 USD/thùng); 83,432 USD/thùng xăng RON 95 (tăng 2,254 USD/thùng),...

Giá ethanol E100 đưa vào tính giá cơ sở mặt hàng xăng E5 RON 92 cũng tăng thêm khoảng 500 đồng, lên 14.916 đồng/lít (chưa có thuế GTGT).

Đồng thời, để ổn định giá trong nước liên Bộ quyết định giảm chi Quỹ bình ổn giá với xăng E5 RON 92 là 958 đồng/lít; xăng RON 95 là 451 đồng/lít; dầu diesel là 200 đồng/lít và dầu hỏa là 200 đồng/lít.

Trong kỳ điều chỉnh trước đó (23/4), liên bộ Tài chính - Công Thương đã quyết định giữ nguyên giá xăng và đồng loạt tăng giá dầu từ 380 - 500 đồng một lít, kg tuỳ loại.

Thí điểm bán đấu giá thuốc lá lậu để xuất khẩu

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định quy định việc thực hiện tiêu hủy thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu là thuốc lá giả, thuốc lá không đảm bảo chất lượng và thí điểm bán đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu đảm bảo chất lượng để xuất khẩu ra nước ngoài.

Quyết định nêu rõ, việc xác định thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu là thuốc lá giả, thuốc lá không đảm bảo chất lượng, thuốc lá đảm bảo chất lượng do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phối hợp với cơ quan chuyên môn về đánh giá chất lượng thực hiện.

Thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu là thuốc lá giả, thuốc lá không đảm bảo chất lượng bị xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

Thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu đảm bảo chất lượng được thực hiện bán đấu giá để xuất khẩu ra nước ngoài. Việc đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu đảm bảo chất lượng thực hiện theo quy định về pháp luật đấu giá tài sản.

Việc xuất khẩu thuốc lá nhập lậu bị tịch thu đảm bảo chất lượng phải thực hiện qua các cửa khẩu đường biển, đường thủy, đường hàng không quốc tế; không được xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới đất liền và không xuất khẩu sang các nước có chung đường biên giới.

Trường hợp quá cảnh qua các nước có chung đường biên giới thực hiện theo Hiệp định quá cảnh hàng hóa đã ký với các nước. Thủ tục xuất khẩu thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu đảm bảo chất lượng sau khi trúng đấu giá thực hiện theo quy định về pháp luật hải quan.

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 14/05/2018 14

Số tiền thu được từ việc bán đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu đảm bảo chất lượng được nộp vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước và được sử dụng để phục vụ công tác giám sát, quản lý, phòng, chống buôn lậu thuốc lá.

Theo quy định, doanh nghiệp tham gia đấu giá để xuất khẩu phải đáp ứng quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày trúng đấu giá, doanh nghiệp trúng đấu giá phải làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định. Quá thời hạn nêu trên, nếu chưa làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm thực hiện tiêu hủy dưới sự giám sát của cơ quan ra quyết định tịch thu và các cơ quan chức năng khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu, ngoài bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật hải quan, doanh nghiệp trúng đấu giá phải nộp 1 bản sao Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá cho cơ quan hải quan.

MẶT HÀNG TRỌNG ĐIỂM Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang các thị trường

tiềm năng

+ Giá cà phê giảm trở lại so với tuần trước.

+ Do giá cà phê giảm mạnh nên xuất khẩu cà phê của Việt Nam dù tăng mạnh về lượng nhưng giữ nguyên về trị giá.

Thị trường thế giới

Sau khi vượt qua mức 1.800 USD/tấn, giá cà phê Robusta giao tháng 7/2018 trên sàn London đã giảm trở lại trong tuần qua với mức giảm 3,7% so với tuần trước, xuống còn 1.747 USD/tấn trong phiên giao dịch ngày 10/5/2018. Những phiên tăng giá trước đó đã kích thích các nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra nhằm giảm thiểu rủi ro biến động giá. Điều này đã tác động tiêu cực đến giá cà phê toàn cầu.

Đồng thời, giá cà phê Robusta giảm còn do một nguyên nhân khác là thời tiết tại Braxin đang rất thuận lợi cho vụ cà phê hiện tại, các nhà xuất khẩu cà phê Braxin có thể sẽ sớm giải phóng mạnh nguồn cung vụ mới ra thị trường. Ngoài ra, đồng Real của Braxin suy yếu cũng gây áp lực lên giá cà phê Arabica nói riêng và cà phê nói chung.

Trong tuần qua, giá cà phê Arabica cũng giảm 4,8% so với tuần trước, 118,75 UScent/pound hợp đồng giao tháng 7/2018.

Thị trường cà phê Việt Nam

- Diễn biến giá trong nước

Thị trường cà phê trong nước cũng có xu hướng điều chỉnh giảm trước áp lực từ thị trường Robusta tại London.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/5/2018, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm xuống mức 35.500 - 35.800 đồng/kg, giảm mạnh 1.000 – 1.500 đ/kg so với tuần trước. Tại cảng TP.HCM, cà phê Robusta giảm tới 120 USD/tấn (tương đương giảm 7%) so với tuần trước, xuống còn 1.607 USD/tấn (FOB).

Thị trường cà phê nội địa tại Việt Nam không có giao dịch nào đáng kể bởi người trồng cà phê tiếp tục giữ hàng chờ giá cao hơn.

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

14/05/2018 C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 15

Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

Thị trường ĐVT Ngày 10/5/2018

Lâm Đồng VNĐ/kg 35.500

Đắc Lăk VNĐ/kg 35.800

Gia Lai VNĐ/kg 35.800

Đăk Nông VNĐ/kg 35.800

TP. Hồ Chí Minh USD/tấn (FOB) 1.607

(Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê)

- Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 685,06 nghìn tấn, trị giá 1,326 tỷ USD, tăng 17% về lượng nhưng về do giá cà phê giảm mạnh nên trị giá xuất khẩu chỉ đạt xấp xỉ cùng kỳ năm 2017. Tính riêng tháng 4/2018, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 155,68 nghìn tấn, giảm 22,2% về lượng và 23,1% về trị giá so với tháng 3/2018.

Khối lượng và giá cà phê xuất khẩu giai đoạn 2016 - 2018

10.000

50.000

90.000

130.000

170.000

210.000

250.000

290.000

T1/16 T3 T5 T7 T9 T11 T1/17 T3 T5 T7 T9 T11 T1/18 T3/18

1000

1350

1700

2050

2400

2750

L­îng (tÊn) GXKTB (USD/tÊn)

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

+ Về thị trường xuất khẩu:

Trong tháng 4/2018, lượng cà phê xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ chính của nước ta đều giảm so với tháng 3/2018. Cụ thể, lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường Đức giảm 11,4%, Mỹ giảm 35,5%, Tây Ban Nha giảm 1,5%, Nhật Bản giảm 8%, Nga giảm 37,8%...

Trái lại, lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường Italia tăng nhẹ 6%. Đặc biệt, lượng cà phê xuất khẩu sang Thái Lan tăng đột biến 509% so với tháng 3/2018, đạt 4,03 nghìn tấn.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2018, thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã có những sự thay đổi nhất định. Trong đó, lượng cà phê xuất khẩu sang 3 thị trường tiêu thụ cà phê hàng đầu của nước ta là Đức, Mỹ và Italia đều giảm lần lượt là 6,4%, 15,4% và 4,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê vẫn ghi nhận sự tăng trưởng khá tích cực trong 4 tháng đầu năm nay nhờ vào sự đa dạng hóa về thị trường với việc hướng đến các thị trường tiềm năng. Trong đó, nổi bật nhất là Indonesia với khối lượng xuất khẩu tăng đột biến 1.089% trong 4 tháng đầu năm 2018; Nga tăng 111%, Ấn Độ tăng 100%, Philippin tăng 89,6%, Nhật Bản tăng 32,7%...

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 14/05/2018 16

+ Dự báo:

Mặc dù xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt của Việt Nam chững lại trong những tháng đầu năm 2018, nhưng nhờ nỗ lực mở rộng thị trường và khai thác các thị trường tiềm năng nên xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian tới dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan. Ngoài ra, nguồn cung dồi dào cũng góp phần đưa xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng cao so với năm 2017 (năm 2017, do mất mùa nên sản lượng cà phê xuất khẩu không được cao).

Hiện cà phê Việt Nam đang có lợi thế so với các nhà cung cấp khác bởi nguồn cung cà phê của Việt Nam đang khá dồi dào trong khi cà phê của Braxin đang ở mức thấp và chưa bước vào vụ thu hoạch.

Tuy vậy, nguồn cung cà phê Robusta của Việt Nam ở mức cao lại đang là áp lực khiến giá giảm khá mạnh trong thời gian qua và có thể còn giảm trong thời gian tới.

Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018

(ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Thị trường Tháng 4/2018

So với tháng 3/2018 (%)

So với tháng 4/2017 (%)

4 tháng năm 2018 So với 4 tháng

2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Đức 22.173 39.705 -11,4 -13,8 -5,4 -22,1 96.867 176.064 -6,4 -21,7

Mỹ 15.497 29.090 -35,5 -36,8 -13,3 -28,8 76.551 147.419 -15,4 -28,4

Italia 13.309 24.338 6,0 3,6 22,4 2,4 50.719 94.759 -4,9 -19,5

Tây Ban Nha 12.318 22.238 -1,5 -0,9 43,2 16,9 43.783 80.317 15,5 -3,5

Nhật Bản 10.731 21.452 -8,0 -8,3 43,0 21,8 41.248 82.706 32,7 14,8

Philippin 6.574 12.196 -31,7 -30,3 25,5 8,1 27.834 53.007 89,6 59,3

Ấn Độ 6.245 9.811 -21,8 -28,7 131,6 84,2 20.797 36.000 100,1 68,7

Nga 6.029 12.674 -37,8 -42,2 56,5 37,0 31.733 66.403 111,0 76,8

Angiêri 6.012 10.975 -25,6 -24,4 -0,9 -16,9 28.129 51.936 28,5 9,0

Bỉ 5.730 10.480 -21,3 -20,8 49,5 31,4 27.073 49.038 -16,6 -30,2

Indonesia 5.465 11.049 -68,1 -66,3 596,2 420,7 51.241 98.117 1.088,9 835,8

Thái Lan 4.038 7.578 509,0 262,7 111,3 67,0 5.910 13.421 64,3 34,8

Pháp 3.981 7.109 -15,7 -17,5 61,1 37,0 16.512 30.085 41,9 21,0

Trung Quốc 3.951 9.488 -13,2 -17,1 -18,8 -30,8 13.532 34.080 8,6 -7,5

Malaysia 3.254 6.511 -14,2 -14,4 58,6 40,0 12.303 24.455 35,3 18,1

Anh 3.185 5.948 -45,4 -43,8 15,1 -10,5 18.234 33.928 30,4 4,2

Hàn Quốc 2.959 6.326 -14,0 -13,8 -11,4 -22,8 12.477 26.705 -0,4 -9,1

Mexico 2.753 4.643 -16,5 -17,7 -4,3 -21,5 12.824 22.015 30,2 7,7

Australia 1.931 3.519 31,4 17,1 61,6 25,6 7.074 13.547 29,1 6,6

Bồ Đào Nha 1.841 3.381 17,3 20,1 32,4 6,8 6.286 11.546 57,9 27,8

Ai Cập 1.683 2.940 3,4 3,0 125,9 85,2 5.416 9.602 101,3 73,0

Ba Lan 1.510 4.284 10,1 36,1 25,7 46,4 5.179 12.963 -17,7 -18,2

Hy Lạp 998 1.831 -30,2 -30,9 152,0 99,0 4.967 9.158 239,5 179,8

Ixraen 851 1.913 8,5 -20,8 18,2 -3,3 2.514 7.429 -2,0 -17,5

Hà Lan 817 1.807 -13,5 -16,9 -38,2 -42,7 3.269 7.370 -30,4 -35,8

Nam Phi 555 964 -76,1 -76,6 51,2 31,0 4.841 8.808 397,0 337,7

Rumani 547 1.706 78,2 49,0 62,8 112,9 1.351 4.472 -4,2 12,4

Canada 380 825 -41,4 -32,5 -41,7 -45,7 1.920 3.813 -5,8 -19,9

Đan Mạch 229 419 -16,1 -19,5 263,5 220,9 940 1.773 103,0 72,4

Singapore 135 362 19,5 5,3 -40,5 -58,3 396 1.211 -59,7 -64,1

New Zealand 108 232 12,5 35,7 -14,3 -21,9 782 1.444 79,4 35,4

Campuchia 13 75 -74,5 -62,9 -40,9 9,1 178 829 22,8 36,8

Thụy Sỹ 222 444 15,0 3,1

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

14/05/2018 C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 17

Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng

+ Giá gạo thế giới biến động trái chiều tại các thị trường.

Thị trường thế giới

Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ tăng trở lại trong tuần qua do nhu cầu tăng; trong khi giá gạo Thái Lan giảm do triển vọng khả quan của vụ thu hoạch mới.

Giá gạo đồ Ấn Độ 5% tấm tăng từ mức thấp nhất trong 4,5 tháng lên mức 412 – 416 USD/tấn, tăng 3 USD/tấn so với tuần trước do nhu cầu tại châu Phi cải thiện. Giá gạo Ấn Độ hiện đang ở mức rất cạnh tranh so với các nguồn cung từ Thái Lan và Việt Nam. Đồng Rupee giảm giá cho phép các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ có cơ sở để hạ giá trong vài tuần vừa qua. Xuất khẩu gạo Ấn Độ tăng tới 18% lên mức cao kỷ lục 12,7 triệu tấn trong năm tài khóa 2017/18 vừa kết thúc vào ngày 31/3, chủ yếu nhờ nhu cầu đối với gạo non-basmati từ Bangladesh, Benin và Sri Lanka.

Tuy nhiên, nhập khẩu gạo của Bangladesh, nước nổi lên trở thành nước nhập khẩu gạo lớn năm 2017 sẽ giảm mua trong những tháng tới do nguồn cung dồi dào và sản xuất vụ hè đạt năng suất cao.

Trong khi đó, giá gạo Việt Nam 5% tấm không biến động so với giá tuần trước, dao động ở mức 445 – 450 USD/tấn.

Còn tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm Thái Lan đã giảm từ 440 – 445 USD/tấn của tuần trước xuống còn 430 – 445 USD/tấn trong tuần này. Giá gạo Thái Lan giảm trước áp lực sản lượng từ vụ thu hoạch sắp tới sẽ tăng mạnh, vụ thu hoạch tới đây của Thái Lan dự kiến bắt đầu từ cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.

Các thương nhân Thái Lan vẫn đang trong quá trình hoàn thành các hợp đồng vận chuyển gạo tới Indonesia và đơn hàng mới từ Philippin trong thời gian tới. Trong khi đó, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết nước này sẽ xả bán 2 triệu tấn gạo từ kho dự trữ chính phủ trong năm 2018.

Trong bối cảnh nhu cầu từ thị trường đang gia tăng, giá gạo được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới.

Tại Philippin, Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippin (NFA) ngày 4/5 thông báo đã tái đấu thầu thành công hợp đồng nhập khẩu 250.000 tấn gạo với Thái Lan và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam trúng thầu xuất khẩu sang Philippin 50.000 tấn gạo 15% tấm ở mức giá 526,50 USD/tấn và 80.000 tấn gạo 25% tấm ở mức giá 517,50 USD/tấn. Thái Lan trúng thầu xuất khẩu 120.000 tấn gạo 25% tấm ở mức giá 520 USD/tấn. Sau phiên đấu thầu này, Philippin sẽ tiếp tục tìm kiếm nguồn cung 250.000 tấn gạo trắng 15% tấm và 25% tấm trong phiên đấu thầu mở quốc tế (G2P) vào ngày 22/5. Hợp đồng này sẽ được chia thành 9 lô hàng và được vận chuyển dần về Philippin, thời gian dự kiến hàng đến cảng của Philippin trong tháng 7 và tháng 8.

Trong hội nghị tiền đấu thầu tổ chức vào ngày 07/05/2018, 16 công ty đã bày tỏ quan tâm để cung cấp đối với khối lượng gạo cần thiết của Philippin. Trong số 16 nhà thầu, có 7 công ty đến từ Việt Nam và Thái Lan có 5 công ty.

Nhu cầu gạo tại Hàn Quốc cũng đang trở thành tâm điểm của thị trường khi nước này tiến hành đấu thầu hợp đồng nhập khẩu 72.800 tấn gạo hạt ngắn và giao tháng trong tháng 6/2018.

Trong khi đó, Iraq có thể hướng đến thị trường Nam Mỹ vì giá gạo châu Á cao. Vừa qua Iraq thông báo đấu thầu vào ngày 6/5 để mua 30.000 tấn gạo trắng 5% tấm.

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 14/05/2018 18

Thị trường lúa gạo Việt Nam

Thị trường gạo châu Á đang giao dịch rất sôi động khi nhu cầu mua hàng từ các thị trường cải thiện rõ rệt, với cả Philippin, Iraq và Hàn Quốc đã thông báo mở thầu. Giá lúa gạo tại Việt Nam theo đó cũng duy trì xu hướng tăng.

Tuần qua, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng 100 – 200 đ/kg so với tuần trước, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 6.400– 6.500 đ/kg, lúa dài 6.750 – 6.850 đ/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn từ 9.500 – 9.600 đ/kg, gạo 15% tấm 9.250 – 9.350 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 9.050 – 9.150 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.

Giá lúa gạo tại ĐBSCL ngày 9/5/2018 (ĐVT: đ/kg)

Loại gạo Ngày 3/5/2018 So với tuần trước

Lúa khô loại thường 6.400 - 6.500

Lúa khô loại dài 6.800 - 6.900 + 50

Gạo nguyên liệu loại 1 (làm ra gạo 5% tấm) 8.400 - 8.500 + 200

Gạo nguyên liệu loại 2 (làm ra gạo 25% tấm) 8.200 - 8.300 + 200

Gạo thành phẩm 5% tấm 9.600 - 9.700 + 100

Gạo thành phẩm 15% tấm 9.400 - 9.500 + 150

Gạo thành phẩm 25% tấm 9.200 - 9.300 + 250

(Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam)

- Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam

Trong kỳ từ ngày 24/4 đến 8/5/2018, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 280,25 nghìn tấn, trị giá 144,79 triệu USD, so với kỳ trước đó (từ ngày 10/4 – 24/4/2018) giảm 41,5% về lượng và 39,5% về trị giá.

Trong kỳ vừa qua, xuất khẩu hầu hết các mặt hàng gạo của Việt Nam đều giảm so với kỳ trước. Trong đó, gạo trắng vẫn là mặt hàng có khối lượng xuất khẩu đạt cao nhất với 148,21 nghìn tấn, trị giá 70,6 triệu USD, giảm 49,8% về lượng và 49,1% về trị giá so với kỳ trước.

Lượng gạo thơm xuất khẩu giảm 7,2%, gạo nếp giảm 51,9%, riêng gạo lứt tăng 147,8%.

Giá xuất khẩu gạo trong hai tuần từ ngày 24/4 đến 8/5/2018 biến động trái chiều, giá gạo trắng 15% tấm tăng nhẹ 0,4%, gạo trắng 5% tấm tăng nhẹ 2,4%, đạt bình quân 461 – 495 USD/tấn. Trái lại, gạo thơm 5% tấm lại giảm 1,3% so với kỳ trước, đạt bình quân 604 USD/tấn.

Trong kỳ từ ngày 24/4 đến 8/5/2018, Trung Quốc đứng đầu về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với khối lượng đạt 97,35 nghìn tấn.

Đứng thứ hai là Indonesia đạt 78,5 nghìn tấn, ngoài ra còn một số thị trường xuất khẩu khác như Hồng Kông 14,9 nghìn tấn, UAE 7,84 nghìn tấn, Philippin 6,34 nghìn tấn…

Chủng loại gạo xuất khẩu trong kỳ từ ngày 24/4 đến 8/5/2018

(ĐVT; Lượng: tấn; Trị giá: USD; Giá XKBQ: USD/tấn)

Tên hàng Kỳ xuất khẩu từ ngày 24/4 đến 8/5/2018 So với kỳ từ ngày 10/4 đến 24/4/2018

Lượng Trị giá Giá XKBQ Lượng Trị giá Giá XKBQ

Gạo trắng 148.216 70.608.671 476 -49,8 -49,1 1,6

15% tấm 79.878 36.812.790 461 -51,8 -51,6 0,4

5% tấm 62.474 30.904.103 495 -48,8 -47,5 2,4

loại khác 2.830 1.476.133 522 -20,2 -19,3 1,1

100% tấm 1.771 649.000 366 -32,2 -30,7 2,3

3% tấm 932 568.152 610 12,6 20,2 6,7

2% tấm 219 133.983 613 58,3 34,8 -14,8

4% tấm 112 64.512 576 -57,6 -52,6 11,9

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

14/05/2018 C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 19

Tên hàng Kỳ xuất khẩu từ ngày 24/4 đến 8/5/2018 So với kỳ từ ngày 10/4 đến 24/4/2018

Lượng Trị giá Giá XKBQ Lượng Trị giá Giá XKBQ

Gạo thơm 90.592 54.180.723 598 -7,2 -8,5 -1,4

5% tấm 82.424 49.787.864 604 -2,7 -4,0 -1,3

loại khác 6.096 3.365.461 552 -21,3 -27,1 -7,3

100% tấm 1.210 497.380 411 -32,7 -31,2 2,2

3% tấm 578 361.701 626 -50,5 -48,5 4,0

15% tấm 92 50.600 550 -41,6 -46,7 -8,7

2% tấm 92 54.510 593 -93,5 -93,4 1,9

4% tấm 91 56.948 627 89,1 79,8 -4,9

10% tấm 10 6.259 626 -98,1 -98,1 0,9

Gạo nếp 41.082 19.796.033 482 -51,9 -52,0 -0,2

10% tấm 35.732 17.218.777 482 -53,1 -53,2 -0,2

loại khác 2.750 1.347.164 490 -8,8 -8,1 0,8

100% tấm 1.250 531.250 425 -44,5 -44,0 1,0

3% tấm 500 256.875 514

2% tấm 395 213.100 539 -46,6 -46,8 -0,3

8% tấm 249 123.255 495

5% tấm 206 105.613 513 -93,7 -93,7 -0,5

Gạo lứt 365 208.910 572 147,8 112,7 -14,2

5% tấm 365 208.293 571 156,4 118,6 -14,8

loại khác 0 617 3.085

Tổng 280.255 144.794.337 517 -41,5 -39,5 3,4

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

Tham khảo doanh nghiệp xuất khẩu gạo tiêu biểu trong kỳ từ ngày 24/4 đến 8/5/2018

Tên doanh nghiệp Kim ngạch (nghìn USD)

Công Ty TNHH Một Thành Viên - Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam 25.737

Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thuận Minh 13.386

Công Ty TNHH Tân Thạnh An 13.054

Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc 10.880

Công Ty Lương Thực Tiền Giang 7.060

Công Ty TNHH Một Thành Viên Kinh Doanh Và Xay Xát Lúa Gạo Cẩm Nguyên 6.689

Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thành Tín 6.347

Công Ty CP Tập Đoàn Lộc Trời 4.539

Công Ty Cổ Phần Tân Đồng Tiến 3.788

Công Ty CP Gentraco 3.739

Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kiên Giang 3.505

Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Gia 3.336

Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Kiên Giang 3.076

Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trung An 2.997

Công Ty TNHH Dương Vũ 2.876

Công Ty CP Thương Mại Dịch Vụ Gạo Thịnh 2.703

Công Ty Cổ Phần Thương Mại Đầu Tư Tín Thương 2.643

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Việt Hưng 2.417

Công Ty TNHH Việt Thanh 2.390

Công Ty CP Hiệp Lợi 2.379

Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Ngọc Quang Phát 1.771

Công Ty TNHH Lương Thực Tấn Vương 1.607

Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Gạo Phụng Hoàng 1.465

Công Ty CP Nông Sản Vinacam 1.376

Công Ty Lương Thực Long An 1.116

Công Ty Cổ Phần Mỹ Tường 1.113

Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Đại Dương Xanh 1.104

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 14/05/2018 20

Nhập khẩu nhiên liệu bay 4 tháng tăng mạnh + Giá dầu thế giới tăng mạnh so với tuần trước do các bất ổn chính trị và dự trữ

dầu thô của Mỹ giảm.

Thị trường thế giới

Giá dầu thế giới lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2014 do ảnh hưởng về khả năng các lệnh trừng phạt mới của Mỹ chống lại nước xuất khẩu dầu thô Iran và dự trữ dầu thô của Mỹ giảm. Việc giảm sản lượng của Vene uela và lo ngại Mỹ sẽ áp đặt lệnh trừng phạt với Iran xung quanh vấn đề hạt nhân của nước này khiến giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng mạnh. Ngoài ra, triển vọng OPEC có thể kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng hết năm 2019 tiếp tục hỗ trợ giá dầu tăng cao. Ngày 12/5 tới sẽ là thời hạn cuối cùng để Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra quyết định cuối cùng về thỏa thuận hạt nhân Iran. Trước đó, phía Mỹ đã cảnh báo có thể rút khỏi thỏa thuận này.

Tại thị trường New York, kết thúc phiên giao dịch ngày 10/05/2018, giá dầu thô Brent giao ngay lên mức đạt 77,76 USD/thùng, tăng 6,5% so với tuần trước và tăng 44,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Tương tự, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ trên sàn New York Mercantile Exchange giao ngay đạt 71,76 USD/thùng, tăng 6,1% so với tuần trước và tăng 51,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Iran, giá dầu thô kỳ hạn Thượng Hải lên mức cao nhất kể từ khi triển khai hợp đồng trong tháng 3/2018, tăng lên mức cao kỷ lục là 73,4 USD/thùng. Đây là tuần tăng giá mạnh nhất của dầu thô kể từ tháng 7/2017.

Dự báo, do những xung đột ở khu vực Trung Đông, cùng lo ngại việc Mỹ có khả năng rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với xuất khẩu dầu mỏ của nước này sẽ tiếp tục là những nhân tố có khả năng khiến giá dầu thô thế giới trong tháng 5/2018 tiếp tục tăng, có thể vượt 80 USD/thùng.

Xuất khẩu dầu của Iran sang châu Á và châu Âu dự kiến sẽ giảm trong năm nay và trong năm 2019 do một số quốc gia tìm kiếm giải pháp thay thế để tránh rắc rối với Mỹ và do các lệnh cấm vận bắt đầu có tác động.

Châu Á hiện là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất từ Iran, có thể sẽ tiếp tục tiếp nhận một số nguồn cung cấp khác, như đã thực hiện trong vòng trừng phạt trước đó.

Iran dự định nâng công suất sản lượng dầu thô lên 4,7 triệu thùng/ngày trong 4 năm tới, mặc dù xuất khẩu có thể bị gián đoạn nếu Mỹ từ chối gia hạn các lệnh trừng phạt.

Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 2,2 triệu thùng trong tuần trước tính tới ngày 4/5 xuống 433,76 triệu thùng/ngày, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), cao hơn một chút so với 420 triệu thùng, mức trung bình 5 năm.

Diễn biến giá dầu Brent và dầu WTI từ đầu năm 2015 đến nay

20

30

40

50

60

70

7/1/2015 20/5 17/9 14/1 25/5/2016 29/9/2016 9/2/2017 21/6/2017 12/10/2017 1/2/2018

WTI (USD/thïng) Brent (USD/thïng)

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

14/05/2018 C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 21

- Tình hình nhập khẩu nhiên liệu bay của Việt Nam:

Theo số liệu thống kê, trong tháng 04/2018, lượng nhập khẩu nhiên liệu bay của Việt Nam đạt 138,9 nghìn tấn, trị giá 95 triệu USD, giảm 50,3% về lượng và trị giá so với tháng trước; giảm 12,8% về lượng và 15,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2018, lượng nhập khẩu nhiên liệu bay của Việt Nam đạt 736,2 nghìn tấn, trị giá 490,8 triệu USD, tăng 28% về lượng và tăng 62,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

+ Về thị trường nhập khẩu:

Trong quý I/2018, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng nhiên liệu bay từ 5 thị trường, tương đương với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc là thị trường cung cấp nhiên liệu bay lớn nhất trong 3 tháng đầu năm 2018, đạt 276,1 nghìn tấn, trị giá 178,9 triệu USD, tăng 145,7% về lượng và tăng 197,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Pakixtan là thị trường cung cấp mặt hàng nhiên liệu bay lớn vị trí thứ 2, đạt 191,3 nghìn tấn, trị giá 123,2 triệu USD, giảm 8,5% về lượng nhưng tăng 13,9% về trị giá so cùng kỳ năm 2017.

Thị trường cung cấp nhiên liệu bay cho Việt Nam quý I/2018

(ĐVT: Lượng: nghìn tấn; Trị giá: nghìn USD)

Thị trường Quý I/2018 So quý I/2017 (%) Tháng 3 So Tháng 2/18 (%) So T3/2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Trung Quốc 276.126 78.894 145,7 197,3 143.204 92.366 60,2 60,7 185,8 253,4

Pakixtan 191.269 23.199 -8,5 13,9 64.306 40.856 17,8 16,8 -10,3 14,4

Singapore 57.847 37.457 469,1 607,8 10.152 6.710 -11,2 -10,9 -0,1 26,8

Hà Lan 41.093 36.537 41.093 36.537

Thái Lan 30.950 20.147 -18,5 2,2 20.500 13.330 96,2 95,5 116,1 174,0

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

+ Về giá nhập khẩu:

3 tháng đầu năm 2018, giá nhập khẩu bình quân mặt hàng nhiên liệu bay từ các thị trường thế giới đạt mức giá bình quân 663 USD/tấn, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, giá nhập khẩu nhiên liệu bay từ thị trường Pakixtan tăng 24,5%, lên mức 644 USD/tấn; giá nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 21%, lên mức 648 USD/tấn.

Giá nhập khẩu bình quân nhiên liệu bay từ các thị trường trong quý I/2018 (ĐVT: USD/tấn)

Thị trường Tháng 3/2018 So với tháng

2/2018 (%) So với tháng

3/2017 (%) Quý I/2018

So với quý I/2017 (%)

Pakixtan 635 -0,86 27,6 644 24,45

Trung Quốc 645 0,31 23,67 648 21,04

Thái Lan 650 -0,33 26,77 651 25,43

Singapore 661 0,39 26,94 648 24,37

Hà Lan 889 889

(Nguồn: tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Tham khảo một số đơn hàng xăng dầu nhập khẩu từ ngày 01- 09/05/2018

Tên hàng Lượng (tấn)

Giá (USD/tấn)

Thị trường Cảng MGH PTTT

Nhiên liệu động cơ máy bay Jet A-1 6.261 731 China Hải Phòng CFR TTR

Diesel 0.05 PCT SULPHUR (+/- 10%) 6.475 663 Singapore Nhà Bè CFR LC

Diezen 0.05S II 8.135 665 Singapore Nhà Bè CFR LC

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 14/05/2018 22

Tên hàng Lượng (tấn)

Giá (USD/tấn)

Thị trường Cảng MGH PTTT

Dầu hỏa (KO) 5.953 696 Singapore Nhà Bè CFR LC

Diesel 0,05%S 975 545 Singapore FOB LC

Xăng không chì Ron 90 12.775 673 Singapore CFR LC

Xăng không chì Ron 95 7.696 680 Singapore CFR LC

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

Xuất khẩu cao su tăng trưởng khả quan trong 4 tháng đầu năm 2018

+ Giá cao su có triển vọng phục hồi trong thời gian tới.

+ Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính đều tăng trong 4 tháng đầu năm 2018.

Thị trường thế giới

Trong tuần qua, giá cao su thế giới tăng giảm trái chiều tại các sàn giao dịch.

+ Tại Nhật Bản, kết thúc phiên giao dịch ngày 9/5/2018 giá cao su RSS 3 giao kỳ hạn tháng 6/2018 đạt 183,7 JPY/kg, giảm 1,8% (tương ứng với 3,3 JPY/kg) so với tuần trước.

+ Trái lại, giá cao su thiên nhiên tháng 7/2018 trên sàn giao dịch Thượng Hải – Trung Quốc tăng 75 NDT/tấn so với tuần trước, lên mức 11.680 NDT/tân đối với hợp đồng giao tháng 9/2018.

Giá cao su đang có dấu hiệu tích cực và có thể phục hồi nhẹ trong thời gian tới nhờ giá dầu thô thế giới tăng khiến chi phí sản xuất cao su tổng hợp ở mức cao và làm tăng nhu cầu cao su thiên nhiên.

Giá dầu đã tăng lên mức cao nhất 3 năm rưỡi sau khi dự trữ dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn so với dự kiến và Mỹ quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Trong khi đó, triển vọng khả quan về nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc – nhà nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới cũng tác động tích cực đến giá cao su thế giới trong thời gian tới. Tồn kho cao su tại kho ngoại quan cảng Thanh Đảo – Trung Quốc tính đến ngày 30/4/2018 đã giảm 10,49% so với ngày 15/4/2018 và giảm tới 19% so với cuối tháng 3/2018.

Số liệu tồn kho cao su tại kho ngoại quan Thanh Đảo, Trung Quốc ngày 30/4/2018

(ĐVT: tấn) Cao su thiên nhiên Cao su hỗn hợp Cao su tổng hợp Tổng

Tồn kho đến 15/4/2018 90.700 3.700 110.500 204.900

Tồn kho đến 30/4/2018 73.700 3.700 115.000 183.400

Thay đổi -17.000 0 -4.500 -21.500

Tỷ lệ thay đổi -18,74% 0,00% -4,07% -10,49%

(Nguồn: sci99.com)

Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 4/2018 giảm 7,1% về lượng và 11% về trị giá so với tháng trước, đạt 70,65 nghìn tấn, trị giá 101,28 triệu USD. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 4/2018 xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng khả quan, tăng 10,2% về lượng nhưng lại giảm mạnh 19,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

14/05/2018 C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 23

Xuất khẩu cao su của Việt Nam từ năm 2016 - 2018 (nghìn tấn)

135,8

50,2

76 70,65

0

50

100

150

200

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

+ Về giá xuất khẩu:

Trong tháng 4/2018, giá xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt bình quân 1.434 USD/tấn, giảm 4,2% so với tháng 3/2018 và giảm tới 23,9% so với cùng kỳ năm 2017. Như vậy, trong 4 tháng đầu năm 2018 giá xuất khẩu cao su của Việt Nam đã giảm 27,1% so với 4 tháng năm 2017, đạt bình quân 1.469 USD/tấn.

Giá cao su xuất khẩu trung bình của Việt Nam từ năm 2015 - 2018

(USD/tấn)

0

500

1.0001.500

2.000

2.500

T1/2

015 T3 T5 T7 T9 T11

T1/2

016 T3 T5 T7 T9 T11

T1/2

017 T3 T5 T7 T9 T11

T1/2

018 T3

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

+ Về thị trường:

Trong tháng 4/2018, xuất khẩu cao su sang hầu hết các thị trường đều giảm so với tháng trước. Cụ thể, lượng cao su xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm 2,5%, Ấn Độ giảm 17,5%, Đài Loan giảm 15,7%, Đức giảm 12,9%, Hàn Quốc giảm 25,5%...

Mặc dù giảm so với tháng 3/2018 nhưng xuất khẩu cao su của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng.

Trong đó, Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2018 và xuất khẩu cao su sang thị trường này vẫn duy trì được đà tăng trưởng với mức tăng 3,2% về lượng song lại giảm tới 26,1% về trị giá so với 4 tháng năm 2017, đạt 195,97 nghìn tấn, trị giá 283 triệu USD. Lượng cao su xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm 59% tổng khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, giảm so với tỷ trọng 63,1% của 4 tháng năm 2017.

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 14/05/2018 24

Đáng chú ý, điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2018 là sự phục hồi xuất khẩu sang hai thị trường Ấn Độ và Malaysia sau quãng thời gian sụt giảm. Theo đó, với lượng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ tăng đột biến 181,1% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 23,24 nghìn tấn, Ấn Độ đã vượt qua Malaysia trở thành thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 2 của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2018.

Trong khi đó, mặc dù khối lượng xuất khẩu sang Malaysia cũng tăng mạnh 32,9% so với cùng kỳ năm ngoái song Malaysia đã xếp sau Ấn Độ về tiêu thụ cao su của Việt Nam từ đầu năm 2018 đến nay.

Bên cạnh đó, lượng cao su xuất khẩu sang một số thị trường khác cũng tăng như: Đài Loan (+33,9%), Thổ Nhĩ Kỳ (+8,4%), Đức (+12,4%)… Trái lại, lượng cao su xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm 15,4%, Hàn Quốc giảm 21,6%...

+ Dự báo: Cây cao su đã bước vào vụ thu hoạch mới – nguồn cung dồi dào, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ cao su tại các thị trường chủ lực của Việt Nam đang ở mức cao, đặc biệt là sự phục hồi nhu cầu tại thị trường Trung Quốc trong bối cảnh tồn kho cao su tại kho ngoại quan Thanh Đảo liên tục giảm trong thời gian gần đây. Do đó, trong thời gian tới xuất khẩu cao su của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2017.

Tuy nhiên, nguồn cung cao su toàn cầu tăng cũng dẫn đến sự cạnh tranh xuất khẩu sẽ ngày càng lớn hơn và giá cao su có thể phục hồi nhưng khó có thể tăng mạnh trong thời gian tới.

Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018

(ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Thị trường Tháng 4/2018

So với tháng 3/2018 (%)

So với tháng 4/2017 (%)

4 tháng năm 2018

So với 4 tháng năm 2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Trung Quốc 47.540 66.312 -2,5 -7,3 58,6 23,4 195.970 283.031 3,2 -26,1

Ấn Độ 3.803 5.973 -17,5 -19,3 5,6 -13,1 23.246 36.283 181,1 134,1

Đài Loan 1.916 2.990 -15,7 -17,4 61,1 17,4 9.138 14.409 33,9 -0,6

Thổ Nhĩ Kỳ 1.887 2.825 4,5 3,1 4,9 -21,5 8.028 11.920 8,4 -20,0

Malaysia 1.856 2.491 99,4 100,1 18,9 -4,8 16.196 22.394 32,9 -0,8

Đức 1.832 2.802 -12,9 -16,6 -5,8 -32,7 11.302 17.834 12,4 -15,2

Hàn Quốc 1.546 2.456 -25,5 -27,1 -52,0 -61,6 10.553 16.624 -21,6 -43,7

Mỹ 957 1.435 -22,4 -25,4 53,6 11,8 8.522 12.847 -15,4 -24,0

Indonesia 875 1.524 -50,8 -45,7 20,2 -2,1 5.389 8.545 50,4 16,0

Nhật Bản 751 1.252 -18,6 -19,4 -17,9 -42,8 3.547 5.925 2,7 -21,9

Tây Ban Nha 579 754 20,1 1,0 -41,3 -61,7 3.489 5.058 -9,4 -37,6

Italia 568 889 -37,2 -37,2 27,6 -2,6 4.709 6.957 17,6 -18,8

Braxin 530 773 31,5 28,3 66,1 16,2 1.957 2.773 0,8 -30,8

Nga 473 713 -28,1 -26,3 64,2 21,4 2.720 4.118 86,3 32,8

Pakixtan 382 561 203,2 238,5 274,5 187,8 1.721 2.496 272,5 172,5

Canada 220 335 -20,9 -20,6 266,7 172,5 1.114 1.756 26,0 -8,4

Phần Lan 202 343 -49,9 -47,2 827 1.338 86,3 31,7

Pháp 182 283 0,6 -5,7 27,3 -15,0 689 1.089 -31,6 -53,0

Hồng Kông 180 266 28,6 21,4 205,1 140,3 620 956 -0,2 -29,8

Mexico 165 229 -51,9 -58,7 17,0 -22,2 760 1.127 20,3 -7,6

Anh 161 250 -11,0 -17,7 14,2 -15,9 665 1.065 27,2 -11,5

Hà Lan 142 208 -80,3 -78,9 -74,1 -83,0 2.229 2.969 -37,8 -58,2

Bỉ 124 143 12,7 21,2 -51,2 -67,0 1.772 2.081 -19,7 -41,2

Achentina 80 122 -63,6 -66,8 2,6 -23,3 481 785 -13,2 -35,1

Thụy Điển 60 91 -50,4 -48,1 200,0 93,6 564 869 115,3 59,3

Cộng Hoà Séc 302 489 -42,5 -56,1

Singapore 20 33 -37,5 -41,0

Ukraina 41 73 2,5 -27,0

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

14/05/2018 C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 25

Nhập khẩu phân bón trong tháng 4/2018 đạt cao nhất kể từ đầu năm

+ Giá phân bón Urea thế giới giảm ở hầu hết các thị trường trong tuần này so với tuần trước.

+ Tình hình nhập khẩu phân bón trong 4 tháng đầu năm 2018: Nhập khẩu phân bón Urea đạt cao nhất trong tháng 4/2018.

Thị trường phân bón thế giới:

Kết thúc phiên giao dịch ngày 09/05/2018 trên sàn giao dịch CME, giá Urea tại Vịnh Mỹ trên sàn giao dịch CME đạt 211,5 USD/tấn, FOB, giảm nhẹ 1,5 USD/tấn so với tuần trước. Còn, giá Urea tại Trung Đông, ở mức 231 USD/tấn, giảm mạnh 10,5 USD/tấn so với tuần trước. Tiếp theo, giá Urea Ai Cập giảm nhẹ 1 USD/tấn so với giao dịch tuần trước, ở mức 230 USD/tấn, FOB.

Thị trường DAP: Giá DAP Nola Mỹ giữ nguyên so với tuần trước, ở mức 377 USD/tấn, FOB. Còn giá DAP Tampa Mỹ ở mức 373 USD/tấn, FOB.

Thị trường UAN: Giá UAN Nola tại Mỹ kết thúc phiên giao dịch đạt 165 USD/tấn, FOB, giảm nhẹ 1,5 USD/tấn so với tuần trước.

Thị trường phân bón Việt Nam

Trong nước, tại Đồng bằng sông Cửu Long, vụ Hè Thu đã xuống giống được hơn 50% kế hoạch nên trong thời gian tới nhu cầu phân bón cho cho bón lót và chăm sóc đợt đầu sẽ ở mức cao. Còn vụ Hè Thu tại miền Trung sẽ xuống giống vào cuối tháng 5/2018, nên nhu cầu phân bón cho bón lót trước lúc gieo trồng cũng rất lớn.

Trong thời gian tới Tổng công ty Phân bón và hóa chất Dầu khí đang gấp rút đưa ra sản phẩm phân bón NPK Phú Mỹ do mình sản xuất trong đó nguồn NPK được khai thác từ các nhà máy có công nghệ tương đương từ nước ngoài để cung cấp cho vụ hè thu/mùa mưa, phục vụ nhu cầu phân NPK trong nước.

Tình hình nhập khẩu phân bón trong 4 tháng đầu năm 2018

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu phân bón đạt 1,427 triệu tấn với trị giá đạt 405,9 triệu USD, giảm 10% về lượng và giảm 5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Riêng trong tháng 4/2018, nhập khẩu phân bón đạt 489,2 nghìn tấn với trị giá đạt 144,7 triệu USD, tăng mạnh 18% về lượng và tăng mạnh 23% về trị giá so với tháng 3/2018; tăng mạnh 42,9% về lượng và tăng mạnh 55% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Lượng phân bón nhập khẩu qua các tháng (2017 – 2018)

489

287,9241

414,4

0

100

200

300

400

500

600

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

2017 (Ngh.tÊn) 2018 (Ngh.tÊn)

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 14/05/2018 26

Về chủng loại: Các loại phân bón chính được nhập về Việt Nam trong tháng 4/2018 có nhiều biến động so với cùng kỳ năm 2017, biến động mạnh nhất là phân bón Urea. Còn tính 4 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu 5 loại phân bón chính của nước ta là là Urea, NPK, DAP, SA và Kali thì chỉ có nhập khẩu phân bón Urea tăng cả lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2017, cụ thể:

Nhập khẩu phân bón Urea tăng đột biến trong tháng 4/2018, đạt 133,9 nghìn tấn với kim ngạch đạt 37,5 triệu USD, tăng mạnh 199,4% về lượng và tăng mạnh 190,3% về trị giá so với tháng 3/2018, tăng rất mạnh 956,3% về lượng và tăng mạnh 1035,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, đưa Urea trở thành mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất trong tháng 4/2018. Tính chung 4 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu phân bón Urea đạt 215,5 nghìn tấn với trị giá đạt 60,5 triệu USD, tăng 7,3% về lượng và 13% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Trong khi đó phân bón Kali nhập khẩu giảm cả về lượng và trị giá trong 4 tháng đầu năm 2018, nhưng đây vẫn là phân bón được nhập khẩu nhiều nhất trong 4 tháng, đạt 370,5 nghìn tấn với trị giá đạt 100,6 triệu USD, giảm 6,3% về lượng và giảm 1,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Nhập khẩu phân bón SA nhiều thứ 2 trong 4 tháng đầu năm 2018, đạt 325,6 nghìn tấn với trị giá đạt 41,5 triệu USD, giảm 7,7% về lượng và giảm nhẹ 0,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Nhập khẩu giảm mạnh nhất trong 4 tháng đầu năm 2018 đó phân bón DAP, đạt 215,3 nghìn tấn với trị giá đạt 91,6 triệu USD, giảm mạnh 32,3% về lượng và giảm mạnh 21,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Ngoài ra, nhập khẩu phân bón NPK cũng giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm 2018, đạt 135,7 nghìn tấn với trị giá đạt 52,9 triệu USD, giảm mạnh 19,5% về lượng và giảm mạnh 12,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Chủng loại phân bón nhập khẩu trong 4T/2018 (ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Chủng loại Tháng 4/2018

So với tháng 3/2018 (%)

So với tháng 4/2017 (%)

4 tháng/2018 So với quý 4

tháng/2017 (%)

Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng

Tổng 489.195 144.670 18,0 23,0 42,9 55,0 1.427.669 405.951 -10,0 -5,0

Phân Urea 133.954 37.480 199,4 190,3 956,3 1035,6 215.521 60.452 7,3 13,0

Phân NPK 47.437 17.166 18,9 14,0 2,8 3,9 135.693 51.904 -19,5 -12,4

Phân DAP 70.522 30.721 -15,1 -13,5 17,2 40,0 215.325 91.591 -32,3 -21,8

Phân SA 72.988 9.313 -43,0 -42,7 -7,0 0,7 325.560 41.472 -7,7 -0,3

Phân Kali 110.037 30.970 50,7 58,5 10,0 16,2 370.518 100.555 -6,3 -1,9

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Giá nhập khẩu các mặt hàng phân bón: Trong 4 tháng đầu năm 2018, giá nhập khẩu bình quân các mặt hàng phân bón đạt 284 USD/tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2017. Nhìn chung, giá nhập khẩu các mặt hàng phân bón chính đều tăng so với cùng kỳ năm 2017, tăng mạnh nhất là phân bón DAP.

Giá nhập khẩu trung bình của các mặt hàng phân bón trong 4 tháng đầu năm 2018

(ĐVT: Đơn giá: USD/tấn)

Chủng loại Tháng 4/2018

So với T3/2018 (%)

So với T4/2017 (%)

4 tháng/2018 So với 4 tháng

2017 (%)

Phân Urea 280 -3,0 7,5 280 5,3

Phân NPK 362 -4,1 1,1 383 8,9

Phân DAP 436 1,8 19,4 425 15,5

Phân SA 128 0,6 8,3 127 8,0

Phân Kali 281 5,2 5,7 271 4,7

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

14/05/2018 C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 27

Về thị trường:

Nhập khẩu phân bón từ các thị trường trong 4 tháng đầu năm 2018 có nhiều biến động mạnh so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó 2 thị trường cung cấp lớn nhất phân bón cho nước ta đó là Trung Quốc và Nga. Ngoài ra, Việt Nam nhập khẩu phân bón tăng rất mạnh từ 2 thị trường Ixraen và Maylaysia, cụ thể:

Nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc vẫn giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm 2018, với lượng phân bón nhập khẩu từ thị trường đạt 440,6 nghìn tấn với trị giá đạt 114,9 triệu USD, giảm mạnh 30,3% về lượng và giảm 30,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Đáng chú ý, nhập khẩu phân bón từ thị trường Nga tăng đột biến trong tháng 4/2018, đạt 153,6 nghìn tấn với trị giá đạt 43,9 triệu USD, tăng rất mạnh 1401,6% về lượng và tăng 1082% về trị giá so với tháng 3/2018, tăng 88,8% về lượng và tăng mạnh 86,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Đưa Nga trở thành thị trường lớn thứ 2 cung cấp phân bón cho nước ta trong 4 tháng đầu năm 2018, với lượng phân bón đạt 210,2 nghìn tấn với trị giá đạt 62,3 triệu USD, tăng 22,1% về lượng và 21,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Trong khi đó nhập khẩu phân bón từ thị trường Ixraen tăng mạnh nhất trong 4 tháng đầu năm 2018, với lượng phân bón nhập khẩu đạt 87,1 nghìn tấn với trị giá đạt 26,6 triệu USD, tăng mạnh 203,5% về lượng và tăng mạnh 200,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Đây là thị trường lớn thứ 3 về cung cấp phân bón cho nước ta trong 4 tháng đầu năm.

Tiếp đó, nhập khẩu phân bón từ thị trường cũng Malaysia tăng mạnh cả về lượng và trị giá trong 4 tháng đầu năm 2018, đạt 80,9 nghìn tấn với trị giá đạt 22,7 triệu USD, tăng 182% về lượng và tăng 197,5% về trị giá so cùng kỳ năm 2017.

Ngược lại, nhập khẩu phân bón từ Indonesia giảm mạnh nhất trong 4 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2017, đạt 28,5 nghìn tấn với trị giá đạt 8,4 triệu USD, giảm mạnh 73,8% về lượng và giảm mạnh 70,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2018

(ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Thị trường Tháng 4/2018

So với tháng 3/2018 (%)

So với tháng 4/2017 (%)

4 tháng/2018 So với 4

tháng/2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Nga 153.341 43.987 1401,6 1082,0 88,8 86,7 210.156 62.280 22,1 21,5

Trung Quốc 131.580 36.353 -9,8 -2,7 -12,1 -9,1 440.588 114.936 -30,3 -30,4

Ixraen 57.686 16.877 91,3 86,4 19.129 8.593 87.109 26.559 203,5 200,6

Malaysia 24.223 6.714 -3,4 -7,1 392,1 491,2 80.945 22.707 182,0 197,5

Hàn Quốc 14.489 6.077 -26,7 -21,3 57,7 114,0 47.549 19.604 -30,1 -25,8

Lào 12.718 3.201 -45,3 -39,7 -3,4 17,3 59.070 13.550 8,0 16,8

Indonesia 11.615 3.358 -30,9 -32,2 39,8 55,6 28.514 8.353 -73,8 -70,5

Đài Loan 9.272 1.337 -45,5 -46,3 -31,6 -32,0 37.806 5.708 -7,5 -8,0

Nhật Bản 7.768 861 -81,6 -84,3 -31,8 -47,8 92.976 11.716 0,1 -1,2

Bỉ 6.652 2.493 -6,6 -3,6 122,9 126,2 21.061 7.535 24,5 30,9

Philippin 5.700 1.957 -4,0 -7,4 448,1 345,6 10.220 3.613 -37,4 -44,3

Bêlarút 5.445 1.416 110,8 111,7 169,8 161,2 98.101 26.484 -21,2 -16,3

Đức 4.746 1.956 41,3 53,2 237,1 188,4 15.973 5.825 23,9 34,9

Thái Lan 4.196 913 311,8 102,2 130,2 2,2 7.979 2.466 -24,7 -4,0

Canada 2.158 825 -82,6 -76,6 -86,6 -80,8 41.861 12.087 -27,7 -23,0

Na Uy 820 304 -85,6 -85,7 -82,1 -83,2 16.694 6.990 29,8 37,5

Mỹ 326 391 -51,7 -78,9 -43,1 -76,2 3.277 4.833 22,1 6,0

ấn Độ 58 148 -87,0 -88,7 7,4 -44,4 882 1.683 17,8 5,3

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 14/05/2018 28

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả tới Hàn Quốc tăng 13,5%

4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2017. Dung lượng thị trường nhập khẩu lớn, tốc độ nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh trong khi thị phần ở mức thấp. Do đó, ngành rau quả của nước ta còn nhiều tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc trong thời gian tới.

Kim ngạch xuất khẩu: Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tháng 4/2018 tới thị trường Hàn Quốc đạt 10,89 triệu USD, tăng 1,2% so với tháng 3/2018 và tăng 26,2% so với tháng 4/2017. Tính chung 4 tháng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tới Hàn Quốc đạt 34,78 triệu USD, tăng 13,5% so với 4 tháng đầu năm 2017.

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả tới Hàn Quốc năm 2017 - 2018

(ĐVT: triệu USD)

0

3

6

9

12

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Năm 2017 Năm 2018

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Chủng loại xuất khẩu

Quý I/2018, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả đã chế biến của Việt Nam tới Hàn Quốc đạt 14,91 triệu USD, tăng 22,1% so với quý I/2018. Tính riêng tháng 3/2018, xuất khẩu mặt hàng rau quả đã qua chế biến đạt 6,1 triệu USD, tăng 27% so với tháng 3/2017. Trong đó:

Hạt mè rang xay là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm, đạt 5,75 triệu USD trong quý I/2018, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiếp theo là mặt hàng bột vừng rang, kim ngạch 1,91 triệu USD, tăng 14,5%; hạt tía tô rang đạt 1,42 triệu USD, tăng 205,6%; Nước ép trái tắc đạt 1,34 triệu USD, tăng 50,2%.

Nhóm quả và quả hạch, kim ngạch xuất khẩu tới Hàn Quốc đạt 4,32 triệu USD trong quý I/2018, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tính riêng tháng 3/2018, kim ngạch xuất khẩu nhóm quả và quả hạch tới Hàn Quốc đạt trên 2 triệu USD, tăng 5,4% so với tháng 3/2017.

Quý I/2018, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng trái cây giảm so với cùng kỳ năm 2017, như xoài đạt 1,9 triệu USD, giảm 12,2%; thanh long giảm 19,7%, đạt 454 nghìn USD; chanh giảm 36,4%, đạt 223 nghìn USD. Ngược lại, xuất khẩu các mặt hàng trái cây khác tăng, như chuối tăng 53,1%, dừa tăng 17,4%, trái nhàu tăng đột biến 1.241,4%, chôm chôm tăng 8,1%, đạt 136 nghìn USD.

Nhóm hàng rau củ, kim ngạch xuất khẩu tới Hàn Quốc đạt 4,32 triệu USD trong quý I/2018, giảm 16,1% so với quý I/2017. Tính riêng tháng 3/2018, xuất khẩu nhóm rau củ tới Hàn Quốc đạt 2,51 triệu USD, giảm 9,5%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ớt và cà rốt 3 tháng đầu năm 2018 đạt lần lượt 1,82 triệu USD và 1,52 triệu USD.

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

14/05/2018 C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 29

Một số chủng loại mặt hàng rau quả xuất khẩu tới Hàn Quốc quý I năm 2018

Mặt hàng Quý I/2018

(nghìn USD) So với quý I/2017 (%)

Tỷ trọng (%) Tháng 3/2018

(nghìn USD)

So với tháng 3/2017 (%) Quý I/2018 Quý I/2017

Sản phẩm chế biến 14.918 22,1 61,7 54,7 6.109 27,0

Hạt mè rang xay 5.758 8,3 23,8 23,8 3.043 56,2

Bột vừng rang 1.916 14,5 7,9 7,5 793 27,6

Hạt tía tô rang 1.426 205,6 5,9 2,1 416 177,5

Nước ép tắc 1.342 50,2 5,6 4,0 428 29,6

Dưa chuột đóng chai 974 5,2 4,0 4,1 134 -58,5

Nước bưởi cô đặc 365 -18,1 1,5 2,0 236 6,1

Lô hội chế biến 346 42,4 1,4 1,1 183 22,6

Đậu Hà lan chế biến 295 1,2 0,0 120

Nước ép chanh 292 3,9 1,2 1,3 127 2,6

Nước ép dứa 263 -10,4 1,1 1,3 80 -25,2

Thạch 201 5,3 0,8 0,9 36 -72,2

Khoai lang nướng 192 28,5 0,8 0,7 50 -41,4

Nước ép ổi 171 292,8 0,7 0,2

Trái cây sấy 155 -6,6 0,6 0,7 53 136,0

Xoài sấy dẻo 151 -34,1 0,6 1,0 52 -66,5

Nước ép dưa hấu 122 467,9 0,5 0,1 72 271,7

Long nhãn sấy 119 1.035,8 0,5 0,0

Chôm chôm chế biến 93 0,4 31

Quả và quả hạch 4.327 -1,3 17,9 19,6 2.019 5,4

Xoài 1.909 -12,2 7,9 9,7 901 18,2

Chuối 876 53,1 3,6 2,6 513 26,8

Thanh long 454 -19,7 1,9 2,5 179 -16,8

Trái cây 285 -11,9 1,2 1,5 83 -58,1

Chanh 223 -36,4 0,9 1,6 126 2,3

Dừa 208 17,4 0,9 0,8 89 -21,1

Nhàu 159 1.241,4 0,7 0,1 85 1.162,5

Chôm chôm 136 8,1 0,6 0,6

Mít 26 154,6 0,1 0,0 6

Dứa 24 63,8 0,1 0,1 24 63,8

Nhãn 15 66,7 0,1 0,0 9 1,3

Rau củ 4.325 -16,1 17,9 23,1 2.517 -9,5

Ớt 1.820 -13,5 7,5 9,4 927 -37,5

Cà rốt 1.527 1,9 6,3 6,7 1.225 34,7

Xà lách 205 110,8 0,8 0,4 40 150,3

Bí đỏ 191 143,7 0,8 0,4 36 35,0

Sen 137 59,1 0,6 0,4 70 262,0

Khoai tây 87 196,6 0,4 0,1 23 669,7

Khoai lang 52 21,5 0,2 0,2 31 46,1

Ngải cứu 43 4,1 0,2 0,2 25 -16,2

Bắp cải 37 -95,4 0,2 3,6 29 -80,4

Cải bắp 28 0,1 28

Nghệ 27 0,1

Hành tím 21 202,3 0,1 0,0 10 40,6

Nấm mèo 17 -31,2 0,1 0,1

Hoa 324 31,0 1,3 1,1 79 42,5

Cúc 324 35,1 1,3 1,1 79 41,6

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 14/05/2018 30

Nhận định và dự báo

Ngành hàng rau quả Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội mà Hiệp định tự do thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) và ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc tăng trưởng khả quan. Với tốc độ tăng trưởng từ 13 – 15%, dự báo năm 2018 xuất khẩu mặt hàng rau quả của nước ta sang thị trường Hàn Quốc sẽ đạt xấp xỉ 100 triệu USD.

Dung lượng thị trường nhập khẩu mặt hàng rau quả của Hàn Quốc lớn, tốc độ nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh, trong khi thị phần mặt hàng của Việt Nam ở mức thấp. Do đó, ngành hàng rau quả của nước ta còn nhiều tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả sang thị trường Hàn Quốc trong thời gian tới.

+ Đối với nhóm mặt hàng rau củ quả đã qua chế biến: Theo Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc, 3 tháng đầu năm 2018 nước này nhập khẩu 223,5 nghìn tấn rau củ quả đã qua chế biến, trị giá 267,17 triệu USD, tăng 5% về lượng và tăng 9,2% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2017. Trong đó, Việt Nam là nguồn cung mặt hàng lớn thứ 4 tại Hàn Quốc, tốc độ tăng trưởng 40,4%, nhờ đó thị phần mặt hàng rau củ quả đã qua chế biến của Việt Nam tăng từ 3,3% trong 3 tháng đầu năm 2017, lên 4,5%.

10 nguồn cung mặt hàng rau củ quả đã qua chế biến lớn nhất tại Hàn Quốc 3 tháng năm 2018 (Mã HS:20)

Thị trường

3 tháng/2018 So với 3 tháng/2017(%) Tỷ trọng(%)

3 tháng/2018 3 tháng/2017

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 223.504 267.175 5,0 9,2 100,0 100,0 100,0 100,0

Trung Quốc 123.856 94.421 4,8 0,9 55,4 35,3 55,5 38,2

Mỹ 35.423 64.061 2,1 3,5 15,8 24,0 16,3 25,3

Thái Lan 13.624 16.408 -13,6 9,8 6,1 6,1 7,4 6,1

Việt Nam 9.955 14.668 40,4 56,6 4,5 5,5 3,3 3,8

Philippin 6.074 8.709 -22,1 -19,6 2,7 3,3 3,7 4,4

Tây Ban Nha 5.032 10.692 62,7 115,2 2,3 4,0 1,5 2,0

Italia 3.939 4.694 8,5 31,3 1,8 1,8 1,7 1,5

Canada 3.676 5.846 50,9 37,6 1,6 2,2 1,1 1,7

Mianma 3.354 5.637 7,2 10,7 1,5 2,1 1,5 2,1

Chilê 3.261 4.367 -4,6 -14,9 1,5 1,6 1,6 2,1

(Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc)

+ Đối với mặt hàng quả và quả hạch: Theo Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc, 3 tháng đầu năm 2018 nước này nhập khẩu 264,5 nghìn tấn, trị giá 543,16 triệu USD, giảm 3,6% về lượng nhưng tăng 8,7% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2017. Trong đó, Việt Nam là nguồn cung mặt hàng lớn thứ 8 tại Hàn Quốc, tốc độ tăng trưởng 15%, nhờ đó thị phần mặt hàng rau củ quả đã qua chế biến của Việt Nam tăng từ 1,1% trong 3 tháng đầu năm 2017, lên 1,3%.

10 nguồn cung mặt hàng quả và quả hạch lớn nhất của Hàn Quốc 3 tháng/2018 (mã HS:08)

Thị trường

3 tháng/2018 So với 3 tháng/2017(%) Tỷ trọng(%)

3 tháng/2018 3 tháng/2017

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 264.474 543.164 -3,6 8,7 100,0 100,0 100,0 100,0

Mỹ 102.957 271.975 2,5 16,0 38,9 50,1 36,6 46,9

Philippin 97.934 84.340 -1,9 0,7 37,0 15,5 36,4 16,8

Chilê 16.111 67.097 -33,8 -22,2 6,1 12,4 8,9 17,3

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

14/05/2018 C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 31

Thị trường

3 tháng/2018 So với 3 tháng/2017(%) Tỷ trọng(%)

3 tháng/2018 3 tháng/2017

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Pêru 10.215 38.975 19,6 64,4 3,9 7,2 3,1 4,7

Êcuado 9.378 6.704 -31,9 -43,7 3,5 1,2 5,0 2,4

Trung Quốc 6.715 12.040 43,0 39,9 2,5 2,2 1,7 1,7

Goatêmala 4.117 3.353 -7,6 -28,1 1,6 0,6 1,6 0,9

Việt Nam 3.558 9.229 15,0 35,9 1,3 1,7 1,1 1,4

Thái Lan 2.589 9.515 -10,9 -11,8 1,0 1,8 1,1 2,2

Mêhicô 2.340 3.537 -26,6 6,1 0,9 0,7 1,2 0,7

(Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc)

+ Mặt hàng rau củ: Theo Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc, 3 tháng đầu năm 2018 nước này nhập khẩu 298,8 nghìn tấn, trị giá 177,93 triệu USD, tăng 2% về lượng và tăng 4,4% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2017. Trong đó, Việt Nam là nguồn cung mặt hàng lớn thứ 3 tại Hàn Quốc, tốc độ nhập khẩu giảm 28,7%, theo đó thị phần mặt hàng rau củ của Việt Nam giảm từ 11,2% trong 3 tháng đầu năm 2017, xuống mức 7,8%.

10 nguồn cung mặt hàng rau quả lớn nhất của Hàn Quốc 3 tháng/2018 (mã HS:07)

Thị trường

3 tháng/2018 So với 3

tháng/2017 (%)

Tỷ trọng(%)

3 tháng/2018 3 tháng/2017

Lượng

(tấn)

Trị giá

(nghìn USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 298.849 177.923 2,0 4,4 100,0 100,0 100,0 100,0

Trung Quốc 189.824 131.911 6,8 8,0 63,5 74,1 60,7 71,7

Thái Lan 45.441 7.098 17,9 32,0 15,2 4,0 13,2 3,2

Việt Nam 23.383 8.949 -28,7 -24,2 7,8 5,0 11,2 6,9

New Zealand 14.600 8.073 18,8 8,6 4,9 4,5 4,2 4,4

Australia 9.876 5.533 -10,7 -6,4 3,3 3,1 3,8 3,5

Mỹ 6.209 6.461 -17,8 -10,7 2,1 3,6 2,6 4,2

Canada 2.912 2.305 -1,9 -9,1 1,0 1,3 1,0 1,5

Nhật Bản 2.426 781 -51,2 -55,9 0,8 0,4 1,7 1,0

Mianma 1.861 1.736 1,4 12,5 0,6 1,0 0,6 0,9

Đài Loan 766 535 -34,8 -26,2 0,3 0,3 0,4 0,4

(Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc)

10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng rau quả tới Hàn Quốc đạt kim ngạch cao nhất 3 tháng/2018

STT Tên doanh nghiệp Kim ngạch

(nghìn USD)

1 CTy Trách Nhiệm Hữu Hạn Y.K. Vina 4.697

2 CTy TNHH Chung Yang Foods Việt Nam 2.853

3 CTy TNHH Thực Phẩm Quốc Tế Giavico 1.242

4 CTy TNHH Sản Xuất Nông Sản Thực Phẩm S.Foods 905

5 CTy TNHH Hoàng Phát F R U I T 740

6 CTy Cp Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu G.O.C 691

7 CTy TNHH Sản Xuất Chế Biến Nông Sản Hương Việt 648

8 CTy TNHH Sản Xuất Xuất Nhập Khẩu G - Vina 622

9 CTy TNHH Thuận Thịnh 608

10 CTy TNHH Long Uyên 474

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

Th«ng tin Th­¬ng m¹i chuyªn ngµnh “Tæng hîp vµ Dù b¸o”

C¸c doanh nghiÖp cã ý kiÕn đóng góp, xin liªn hÖ víi Ban biªn tËp 14/05/2018 32

Cập nhật giá xuất khẩu rau hoa quả và sản phẩm đã qua chế biến kỳ từ 01 – 09/5/2018

Tên hàng Đvt Lượng Giá

(USD) Thị trường Cửa khẩu ĐK GH

Nhóm quả và quả hạch ăn được

Ổi kg 21.500 0,64 UAE Cảng Vict C&F

Bưởi năm roi loại 1 kg 4.620 1,50 Hồng Kông Cái Mép C&F

Cau khô kg 54.080 0,12 Trung Quốc Hải Phòng DAF

Chôm chôm quả tươi kg 15.000 0,22 Trung Quốc Tân Thanh DAF

Chanh không hạt kg 2.500 1,86 Singapore Cát Lái CFR

Quả chanh leo tím tươi kg 880 6,30 Thuỵ Sỹ TP.HCM CFR

Chuối tiêu quả xanh kg 60.000 0,66 Trung Quốc Lào Cai DAP

Dừa trái kg 111.812 0,35 Trung Quốc Cát Lái C&F

Hạnh nhân đã bóc vỏ kg 54.000 0,24 Trung Quốc Đình Vũ DAF

Hạt Macadamiachưa bóc vỏ kg 23.750 0,15 Trung Quốc Tân Vũ FCA

Mận quả tươi kg 60.000 0,44 Trung Quốc Tân Thanh DAF

Quả sầu riêng tươi kg 36.480 0,87 Trung Quốc Hữu Nghị DAT

Thanh long đỏ kg 21.000 1,98 Mỹ Cát Lái FOB

Trái tắc kg 300 3,50 Canada TP.HCM FOB

Trái Sapoche kg 432 2,00 Canada TP.HCM FCA

Quả xoài tươi kg 30.176 0,78 Trung Quốc Móng Cái DAF

Nhóm rau củ

Đậu đũa kg 70 7,50 Na Uy TP.HCM CIF

Đậu Hà Lan Ngọt kg 11.640 1,20 Đài Loan Cảng Xanh C&F

Bí đỏ kg 8.000 2,14 Nhật Bản Cát Lái C&F

Cà - rốt tươi kg 24.000 0,48 Hàn Quốc Tân Vũ C&F

Cà rốt tươi kg 24.000 0,50 Hàn Quốc Hải Phòng CFR

Cải Làn kg 810 0,80 Đài Loan Cảng Xanh C&F

Ớt hiểm đỏ kg 13.826 2,00 Malaysia C&F

Khoai lang củ tươi kg 60.000 0,22 Trung Quốc Cốc Nam DAF

Khoai lang tím tươi kg 1.120 0,89 Singapore Cảng Vict CIF

Khoai tây củ tươi kg 15.000 0,18 Lào Cầu treo DAF

Nấm hương khô kg 21.136 0,12 Trung Quốc Cảng Xanh DAF

Rau mồng tơi kg 89 7,50 Na Uy TP.HCM CIF

Súp lơ xanh kg 4.216 0,65 Đài Loan Cảng Xanh C&F

Nhóm hoa tươi

Hoa cát tường cành 6.600 0,64 Australia TP.HCM CFR

Hoa cẩm chướng cành 2.100 0,60 Australia TP.HCM CFR

Hoa Cúc Cắt Cành Tươi, Loại 2L cành 5.000 0,46 Nhật Bản TP.HCM C&F

Hoa hồng cành 2.640 0,47 Hồng Kông TP.HCM CFR

Hoa Lan Hồ Điệp lai cắt cành cành 8.082 3,75 British Virgin Cát Lái FCA

Hoa lily cành 1.000 1,56 Indonesia TP.HCM CFR

Hoa thủy tiên cành 2.200 0,27 Đài Loan TP.HCM CFR

Nhóm sản phẩm chế biến

Cơm dừa sấy khô kg 1.980 2,85 Hàn Quốc Cát Lái CFR

Cà rốt sấy giòn (B) kg 851 4,20 Mỹ Phước Long 3 C&F

Mít sấy khô Vinamit 100gr kg 1.600 9,07 Hàn Quốc Cát Lái FOB

-----o0o-----

Bản tin Thông tin Thương mại chuyên ngành: Tổng hợp và Dự báo

Giấy phép xuất bản số: 59/GP-XBBT ngày 21 tháng 09 năm 2017

In tại: Hà Nội

Kỳ hạn xuất bản: Hàng tuần

Chịu trách nhiệm xuất bản: Lê Mai Thanh