bỘ nÔng nghiỆp vÀvukehoach.mard.gov.vn/datastore/baocaome/2016818833_bc... · web viewlúa...

21
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2016 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÁNG 7 VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THÁNG 8 I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH THÁNG 7, 7 THÁNG Tháng 7, Bộ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị và địa phương tập trung thực hiện các chính sách, giải pháp khắc phục hậu quả do hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh ĐBSCL, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; hỗ trợ ổn định đời sống người dân tại 04 tỉnh miền Trung bị thiệt hại do sự cố môi trường và chỉ đạo phòng chống khắc phục hậu quả của cơn bão số 1 gây ra cho các tỉnh Bắc Bộ để nhanh chóng phục hồi sản xuất. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả Quyết định số 207/QĐ-BNN-KH ngày 19/01/2016 về kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện Kế hoạch năm 2016 . Tiến hành tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Tái cơ cấu các lĩnh vực và chỉ đạo các địa phương sơ kết Tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn để chuẩn bị tổ chức Hội nghị sơ kết toàn quốc. Tình hình cụ thể như sau: Nội dung Đơn vị Thực hiện 15/07/20 15 Thực hiện 15/07/2 016 % so với C.kỳ 2015 1. Thu hoạch lúa hè thu miền Nam 1000 ha 626,5 660,7 105,5 2. Gieo cấy lúa mùa cả nước " 1.111 1.036,7 93,3 Chia ra: - Miền Bắc " 926,4 854,0 92,2 - " 185,0 182,7 98,8

Upload: others

Post on 04-Mar-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2016818833_BC... · Web viewlúa Hè thu, bằng 94,8% so với cùng kỳ và bằng 92,2% so với cả nước,

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2016

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÁNG 7

VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THÁNG 8

I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH THÁNG 7, 7 THÁNGTháng 7, Bộ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị và địa phương tập trung thực hiện

các chính sách, giải pháp khắc phục hậu quả do hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh ĐBSCL, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; hỗ trợ ổn định đời sống người dân tại 04 tỉnh miền Trung bị thiệt hại do sự cố môi trường và chỉ đạo phòng chống khắc phục hậu quả của cơn bão số 1 gây ra cho các tỉnh Bắc Bộ để nhanh chóng phục hồi sản xuất. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả Quyết định số 207/QĐ-BNN-KH ngày 19/01/2016 về kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện Kế hoạch năm 2016.

Tiến hành tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Tái cơ cấu các lĩnh vực và chỉ đạo các địa phương sơ kết Tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn để chuẩn bị tổ chức Hội nghị sơ kết toàn quốc. Tình hình cụ thể như sau:

Nội dung Đơn vị Thực hiện 15/07/2015

Thực hiện 15/07/2016

% so với C.kỳ 2015

1. Thu hoạch lúa hè thu miền Nam 1000 ha 626,5 660,7 105,5 2. Gieo cấy lúa mùa cả nước " 1.111 1.036,7 93,3 Chia ra: - Miền Bắc " 926,4 854,0 92,2 - Miền Nam " 185,0 182,7 98,8 3. Gieo trồng màu lương thực 1.412,2 1.374,2 97,3 Trong đó: - Ngô 828,2 831,1 100,4 - Khoai lang 107,8 93,0 86,3 - Sắn 450,9 440,5 97,74. Trồng rừng tập trung 1000 ha 112,8 104,0 92,2Trong đó: - Rừng phòng hộ, đặc dung " 5,49 5,1 92,8 - Rừng sản xuất " 107,4 98,9 92,25. Tổng sản lượng thủy sản 1000 ha 3.669,8 3.741,0 101,9Trong đó: - Sản lượng khai thác " 1.730,0 1.776,0 102,7 - Sản lượng nuôi trồng " 1.939,8 1.965,0 101,36. Kim ngạch xuất khẩu Tr.USD 16.938 17.800 105,1

Page 2: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2016818833_BC... · Web viewlúa Hè thu, bằng 94,8% so với cùng kỳ và bằng 92,2% so với cả nước,

1. Về sản xuất, kinh doanh1.1. Trồng trọt* Lúa: Tháng 7, cả nước tập trung gieo cấy lúa mùa tại phía Bắc, chăm sóc

lúa Hè Thu tại các tỉnh phía Nam và rà soát quỹ đất, chuẩn bị tốt cho vụ Thu Đông ở ĐBSCL với mục tiêu tăng thêm diện tích, sản lượng để bù lại sự sụt giảm của vụ Đông xuân và Hè thu.

Tính đến ngày 15/7, các địa phương miền Bắc gieo cấy được 854 nghìn ha lúa mùa, bằng 92,2% so với cùng kỳ và bằng 82,4% diện tích gieo cấy của cả nước (1.036,7 ha).

Các địa phương miền Nam gieo cấy đạt 1.852,2 nghìn ha lúa Hè thu, bằng 94,8% so với cùng kỳ và bằng 92,2% so với cả nước, đã thu hoạch đạt gần 661 nghìn ha, chiếm 35,7% diện tích xuống giống, năng suất bình quân trên diện tích thu hoạch đến thời điểm này đạt khoảng 59,1 tạ/ha, cao hơn cùng kỳ năm trước khoảng 1 tạ/ha; riêng vùng ĐBSCL gieo cấy đạt gần 1.600 nghìn ha, thu hoạch đạt 648 nghìn ha, bằng 40,5% diện tích xuống giống;

Ngoài ra, tại vùng Đồng bằng sông Cửu long đã xuống giống đạt gần 390 nghìn ha lúa Thu đông, cao hơn 56 nghìn ha so với cùng kỳ năm ngoái. Diện tích lúa Thu đông năm nay tập trung nhiều ở các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang và Long An.

* Cây màu: diện tích ước đạt 1.374,2 nghìn ha, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: ngô đạt 831,1 nghìn ha, tăng khoảng 2,95 nghìn ha (tương ứng 0,4%); khoai lang đạt 93 nghìn ha, giảm 13,7%; sắn đạt gần 440,5 nghìn ha, giảm 2,3%.

* Cây công nghiệp ngắn ngày: đạt gần 425 nghìn ha, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: lạc đạt 173,1 nghìn ha, tăng 3,6% so với cùng kỳ; đậu tương đạt gần 46 nghìn ha, giảm 39,7%; thuốc lá đạt 17,4 nghìn ha, giảm 35,3%. Diện tích rau, đậu các loại 757,2 nghìn ha, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.

* Tình hình sâu bệnh: trong tháng, một số loại sâu bệnh phát sinh tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước như: đạo ôn lá gây hại 75.416 ha lúa (tăng 34.786 ha), sâu cuốn lá nhỏ gây hại 32.018 ha (tăng 13.266 ha), 44.385 ha bị ốc bươu vàng (tăng 12.827 ha),...

* Thiệt hại so bão số 1: đến ngày 31/7, cơn bão số 1 đã làm 216.194 ha lúa bị ngập úng (Đồng bằng Bắc Bộ là 209.502 ha và trung du miền núi phía Bắc là 6.692 ha); 27.100 ha rau màu bị hư hại; 14.685 ha cây trồng lâu năm, hàng năm và 60.097 cây xanh bị đổ, gãy.

1.2. Chăn nuôiTrong tháng, mặc dù thời tiết nắng nóng kéo dài, nền nhiệt tăng cao nhưng

Bộ đã phối hợp với các địa phương hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt công tác phòng, chống nắng nóng, dịch bệnh và dự trữ thức ăn cho đàn vật nuôi nên đàn vật nuôi phát triển ổn định.

2

Page 3: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2016818833_BC... · Web viewlúa Hè thu, bằng 94,8% so với cùng kỳ và bằng 92,2% so với cả nước,

Theo số liệu TCTK ước tính, so với cùng kỳ năm trước đàn trâu cả nước giảm 0,5-1%, đàn bò tăng khoảng 1-1,5%; đàn lợn tăng khoảng 2,7 – 3,7%; đàn gia cầm tăng 3 – 3,5%.

Tiến hành các thủ tục để ban hành quyết định cho phép nhập giống phục vụ sản xuất chăn nuôi: 120 lợn giống cụ, kỵ; 30 con bò giống Red Angus; 2.000 vịt giống Star 53...; khảo sát các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Gà mía; đánh giá chất lượng tinh dịch lợn; tinh bò thịt, bò sữa, tinh phân ly giới tính tại một số địa phương.

Tăng cường kiểm tra các sản phẩm khoáng vô cơ để tránh nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ công nghiệp sử dụng trong TACN; đẩy mạnh phong trào cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đến nay đã có 285.878 hộ tại 55/63 tỉnh, thành phố đã tham gia ký cam kết.

* Tình hình dịch bệnh, thiệt hại do bão: tính đến ngày 31/7, cả nước không có dịch cúm gia cầm và tai xanh; có 05 ổ dịch LMLM tại 03 tỉnh Lai Châu, Bắc Ninh và Quảng Ngãi. Bão số 1 làm 77.530 gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.

1.3 Lâm nghiệpa, Công tác lâm sinh: 7 tháng qua, do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài tại các tỉnh phía Bắc

nên diện tích trồng rừng giảm so với cùng kỳ. Tính chung cả nước, diện tích trồng rừng tập trung ước đạt 104 nghìn ha (miền Bắc đạt 97.375 ha rừng; miền Nam trồng được 6.657 ha), giảm 7,8%; trồng cây phân tán ước đạt 121,5 triệu cây, giảm 1,2%; rừng được chăm sóc đạt 399,7 nghìn ha, tăng 4,3%; khoanh nuôi tái sinh đạt 604 nghìn ha, giảm 0,5%; khoán bảo vệ rừng đạt 5.070,6 nghìn ha, giảm 16,9%; sản lượng gỗ khai thác ước 4.386 nghìn m3, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước.

b, Công tác kiểm lâm Trong tháng, số vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng, PCCCR có biểu

hiện gia tăng, xuất hiện các điểm nóng thuộc khu vực Duyên hải miền trung, Tây Nguyên và một số Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Tính đến ngày 29/7, số vụ vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là 1.605 vụ (tăng 723 vụ so với tháng 7/2015); đã xử lý 1.085 vụ, trong đó xử phạt hành chính 1.059 vụ, xử lý hình sự 26 vụ. Tịch thu 1.654 m3 gỗ các loại (1.050 m3 gỗ tròn và 604 m3 gỗ xẻ các loại); xảy ra 28 vụ cháy rừng làm thiệt hại 53,6 ha rừng các loại, tăng 8 vụ so với năm 2015, nhưng diện tích bị thiệt hại giảm 33,4 ha.

Tính chung 7 tháng, diện tích rừng bị thiệt hại là 3.476 ha, trong đó do cháy là 2.767 ha, phá rừng là 669 ha và nguyên nhân khác là 40 ha.

1.4. Thủy sảnĐể sớm ổn định đời sống cho người dân và phục hồi sản xuất tại các tỉnh

chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn, mặn ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, Bộ đã tập trung hướng dẫn, chỉ đạo các tỉnh Nam Bộ triển khai điều chỉnh thời vụ thả

3

Page 4: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2016818833_BC... · Web viewlúa Hè thu, bằng 94,8% so với cùng kỳ và bằng 92,2% so với cả nước,

nuôi phù hợp, tăng cường hoạt động quan trắc môi trường tại các vùng nuôi tập trung để kịp thời dự báo và hướng dẫn cho người dân. Đồng thời, hướng dẫn các địa phương ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế triển khai tốt các chính sách hỗ trợ cho ngư dân; tiếp tục đánh giá thiệt hại, nghiên cứu xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ dài hạn về chuyển đổi nghề nghiệp, tăng cường đầu tư khai thác xa bờ, khôi phục sản xuất, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các tỉnh này.

Ước sản lượng thủy sản khai thác 7 tháng đạt khoảng 1.776 nghìn tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, khai thác biển ước đạt 1.676 nghìn tấn, tăng 2,8%; khai thác nội địa ước đạt 100 nghìn tấn tương đương cùng kỳ năm ngoái.

Sản lượng thủy sản nuôi tháng 7 ước đạt 381 nghìn tấn, tăng 4,4%; lũy kế 7 tháng đạt 1,97 triệu tấn, tăng 1,3%. Trong đó:

- Cá tra: diện tích nuôi ước đạt 4.237 ha (giảm 2%) nhưng sản lượng thu hoạch ước đạt 657.169 tấn (tăng 8,2%). Tuy nhiên, sản xuất cá tra còn nhiều khó khăn do thời tiết bất lợi, giá đầu vào và đầu ra không ổn định, thị trường xuất khẩu sụt giảm. Giá cá tra nguyên liệu giữa tháng 7 dao động từ 17.500 – 19.500 đồng/kg, giảm từ 1.500 – 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước, người nuôi không có lãi.

- Tôm: diện tích nuôi 7 tháng ước đạt 604.782 ha, tăng 3,3%, sản lượng ước đạt 195.521 tấn, giảm 6,4%. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú ước đạt 557.923 ha (tăng 3,2%) nhưng sản lượng đạt 115.250 tấn, giảm 7,1%; tôm thẻ chân trắng ước đạt 46.859 ha (tăng 4,4%), sản lượng đạt 80.271 tấn (giảm 5,5%).

Lũy kế 7 tháng, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 3.741 nghìn tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ.

* Tình hình dịch bệnh và thiệt hại do bão: Tháng 7, bệnh đống trắng xảy ra tại 45 xã của 21 huyện thuộc 9 tỉnh1, thiệt hại 132,20 ha, chiếm 1,12% diện tích nuôi tôm tại các xã có dịch; bệnh hoại tử gan tụy cấp xảy ra tại 99 xã, 30 huyện thuộc 11 tỉnh, thành phố2, thiệt hại là 480,91 ha, chiếm 2,1% diện tích nuôi tôm tại các xã có dịch. Bão số 1 đã làm thiệt hại 8.756 ha nuôi trồng và 12.763 lồng bè thủy sản.

1.5. Nghề muốiTính đến ngày 20/7, diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 14.756 ha,

sản lượng ước khoảng 1.114 nghìn tấn, giảm 0,5% so với cùng kỳ 2015, trong đó: muối sản xuất thủ công đạt 831.380 tấn; muối sản xuất công nghiệp đạt 230.424 tấn.

Giá muối thấp, nhất là tại khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ, cụ thể: Miền Bắc từ 900 – 1.600 đ/kg; Miền Trung: muối thủ công từ 300 – 550 đ/kg, muối công nghiệp từ 500 – 700 đ/kg; Nam Bộ từ 250 – 550 đ/kg. Hiện nay, Tổng 1 Hà Tĩnh, Quảng Bình, Long An, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau2 Nghệ An, Quảng Bình, Quảng trị, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau

4

Page 5: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2016818833_BC... · Web viewlúa Hè thu, bằng 94,8% so với cùng kỳ và bằng 92,2% so với cả nước,

công ty Lương thực miền Bắc đang triển khai Chương trình thu mua tạm trữ muối từ ngày 26/7 đến ngày 30/9 tại 4 tỉnh có lượng muối tồn kho lớn nhất là Ninh Thuận, tp Hồ Chí Minh, Bến Tre và Bạc Liêu với giá 600đ/kg.

1.6. Mía đườngNiên vụ mía đường 2015-2016 đã kết thúc. Diện tích mía cả nước đạt

284.367 ha, giảm 6,7% so với vụ trước, năng suất bình quân đạt 64,4 tấn/ha, sản lượng mía được 18,3 triệu tấn, giảm 8%. Sản lượng đường sản xuất được là 1.237 nghìn tấn, đường luyện là 630.000 tấn. Giá bán buôn đường kính trắng loại 1 (có VAT) tại nhà máy tương đối ổn định so với tháng trước, hiện khoảng 16.300 đ/kg.

1.7. Xuất, nhập khẩu Tháng 7, một số mặt hàng nông sản XK giảm cả lượng và giá trị so với

tháng 6/2016 như: cà phê giảm về lượng và giá trị tương ứng là 10,3% và 8,1%, gạo giảm 16,1% và 19,9%, tiêu giảm 10,7% và 10,0%, điều giảm 5,0% và 4,5%. Bù lại, xuất khẩu cao su tăng 44,9% về lượng và 40,5% giá trị; chè tăng lần lượt là 16,4% và 4,5%; sắn và sản phẩm từ sắn tăng 11,0% và 9,2%. Vì vậy, giá trị XK nhóm hàng nông sản chính tháng 7 tăng 2,1% so với với tháng 6/2016. Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 564 triệu USD (giảm 2,2% so với T6/2016), lâm sản chính đạt 609 triệu USD (tăng 4,3%). Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 7 ước đạt gần 2,64 tỷ USD, tăng 2,1% so với tháng 6/2016, giảm 0,9% so với tháng 7 năm 2015.

Lũy kế 7 tháng, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 8,56 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2015.

Xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 3,65 tỷ USD, tăng 3,3%; Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản. Các thị trường có giá trị nhập khẩu thủy sản tăng mạnh là Hoa Kỳ (11,0%), Trung Quốc (55,1%), Thái Lan (7,7%) và Hà Lan (7,3%).

Xuất khẩu các mặt hàng gỗ và lâm sản chính ước đạt 3,98 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,8 tỷ USD. 3 thị trường lớn nhất - chiếm 68% – là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Các thị trường có giá trị nhập khẩu tăng là Hoa Kỳ (5,3%), Trung Quốc (3,5%), Hàn Quốc (18,5%), Anh (11,2%), Úc (9,1%) và Hà Lan (3,2%);

Tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành 7 tháng ước đạt 17,8 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2015; thặng dư thương mại đạt khoảng 4,5 tỷ USD, tăng 26,12%.

b, Nhập khẩu Ước giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 7 đạt 2,09 tỷ USD, 7

tháng đạt 13,3 tỷ USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt khoảng 9,4 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước (phân bón các loại đạt 663 triệu USD (giảm 17,6%), thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 1,85 tỷ USD (giảm 4,6%), gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 1tỷ

5

Page 6: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2016818833_BC... · Web viewlúa Hè thu, bằng 94,8% so với cùng kỳ và bằng 92,2% so với cả nước,

USD (giảm 21,1%), thuốc trừ sâu và nguyên liệu đạt 401 triệu USD (giảm 10,0%).

2. Công tác thủy lợi và đầu tư XDCB2.1. Công tác thủy lợi: Xây dựng kế hoạch điều tiết các hồ chứa thủy điện

bổ sung nước cho hạ du phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Hướng dẫn các địa phương vùng Bắc Bộ, Bắc trung bộ triển khai tốt các biện pháp phòng chống bão số 1, khẩn trương tiêu thoát nước, khắc phục hậu quả do bão gây ra.

2.2. Đầu tư XDCB: Tổng kế hoạch vốn năm 2016 của Bộ được Thủ tướng Chính phủ giao là 10.947 tỷ đồng (vốn trong nước: 2.610 tỷ đồng, vốn nước ngoài: 4.653 tỷ đồng, vốn TPCP: 3.684 tỷ); được giao thành 02 đợt (giao đợt 1 là 9.479 tỷ đồng (T12/2015), đợt 2 là 1.467 tỷ đồng (t5/2016)). Ngoài ra, Bộ giao thêm chỉ tiêu giải ngân 1.094 tỷ đồng vốn nước ngoài đối với các dự án ODA.

a, Vốn các dự án trong nước: được giao là 2.185 tỷ đồng (đợt 1 giao: 1.714 tỷ đồng, đợt 2: 471 tỷ đồng). Khối lượng thực hiện 7 tháng ước đạt 593,2 tỷ đồng bằng 27,1% KH; giải ngân 7 tháng đạt 470,1 tỷ đồng, bằng 21,5% KH.

- Vốn thực hiện dự án: đạt 427 tỷ đồng bằng 27,5% kế hoạch, gồm:+ Khối Thuỷ lợi: Ước đạt 153 tỷ đồng, bằng 21,1% kế hoạch;+ Khối Nông nghiệp: Ước đạt 23,3 tỷ đồng, bằng 21,6% kế hoạch;+ Khối Lâm nghiệp: Ước đạt 7,3 tỷ đồng, bằng 11,2% kế hoạch;+ Khối Thuỷ sản: Ước đạt 106,0 tỷ đồng, bằng 38,7% kế hoạch;- Vốn đầu tư theo các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể: 125,7 tỷ đồng, bằng

22,6% kế hoạch.b, Vốn trái phiếu Chính phủ: 7 tháng, khối lượng thực hiện ước

đạt 1.858 tỷ đồng, tương đương 50,4% so với KH; giải ngân đạt 1.540 tỷ đồng, bằng 41,8%. Còn 368 tỷ đồng chưa được giao là các dự án phải xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh tổng mức đầu tư.

c, Vốn các dự án ODA: Giá trị khối lượng thực hiện đạt 3.203,9 tỷ đồng, đạt 52,2% so với kế hoạch, giải ngân đạt 2.412,5 bằng 39,3% kế hoạch Bộ giao.

3. Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mớiĐã hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ (TTCP) báo cáo khả thi

Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020 và xây dựng Phương án phân bổ vốn NSTW hỗ trợ thực hiện Chương trình; đồng thời tiếp tục hoàn thiện Quyết định của TTCP về sửa đổi, bổ sung bộ tiêu chí NTM cấp xã; Quyết định về ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn NSTW và quy định tỷ lệ đối ứng của NSĐP. Trình TTCP ban hành mẫu Bằng Công nhận cấp huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới;

Ban hành Chỉ thị số 1579/CT-BNN-KTHT ngày 5/7/2016 về việc nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và

6

Page 7: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2016818833_BC... · Web viewlúa Hè thu, bằng 94,8% so với cùng kỳ và bằng 92,2% so với cả nước,

xây dựng NTM; hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020;

Chỉ đạo UBND các tỉnh chủ động kiểm tra kết quả chuyển đổi mô hình hoạt động hợp tác xã nông nghiệp theo Luật HTX 2012; xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án "Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020”;

Xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135, chương trình 30a, chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020;

Hoàn thành báo cáo tổng hợp về tình hình di dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên và đề xuất các giải pháp để báo cáo Ban Chỉ đạo Tây Bắc; kiểm tra, khảo sát thực tế tình hình thực hiện Quy hoạch bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt Nam - Campuchia; Việt Nam - Lào;

Tiếp tục xây dựng Nghị định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản trong sản xuất nông nghiệp; thông tư hướng dẫn tiêu chí đánh giá và phân loại hợp tác xã nông nghiệp.

4. Các công tác khác4.1. Tổ chức bộ máy: Xây dựng Đề án quản lý Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn cấp xã giai đoạn 2016-2025; dự thảo hướng dẫn Quy định về quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp sau khi thực hiện đề án tự chủ theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ; tiếp tục thẩm định hồ sơ tinh giản biên chế của các đơn vị (đợt 2/2016) và triển khai kế hoạch đợt 1/2017.

4.2. Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp: Đến nay, Bộ đã phê duyệt giá trị doanh nghiệp TCTy Vật tư Nông nghiệp, TCTy Lâm nghiệp VN; cổ phần hóa (CPH) 03 Công ty, chuyển Công ty Tư vấn và chuyển giao công nghệ Trường Đại học thủy lợi (thuộc trường Đại học Thủy lợi) thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, giải thể 03 công ty và đang hoàn tất thủ tục giải thể 06 đơn vị còn lại; thẩm định phương án tổng thể sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp cho 40/41 địa phương, Tập đoàn, TCTy thuộc đối tượng phải xây dựng Phương án tổng thể sắp xếp đổi mới.

4.3. Hợp tác quốc tế: Hoàn thiện Đề án cử đại diện nông nghiệp Việt Nam tại các cơ quan ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài; tháp tùng TTCP họp Hội nghị cấp cao ASEM và thăm chính thức Mông Cổ; tiếp nhận và xử lý 110 Thông báo về dự thảo các biện pháp SPS mới của các nước thành viên WTO có ảnh hưởng tới thương mại nông sản Việt Nam.

4.4. Khoa học công nghệ: Tổng hợp và xây dựng danh mục nhiệm vụ khoa học công nghệ và Chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ năm 2017;

4.5. Kế hoạch, tài chính: Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hoàn thiện Nghị quyết của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án Chương trình Mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020. Hoàn thiện Kế hoạch phát

7

Page 8: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2016818833_BC... · Web viewlúa Hè thu, bằng 94,8% so với cùng kỳ và bằng 92,2% so với cả nước,

triển ngành năm 2017 và Kế hoạch phát triển 5 năm của ngành.II. CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH CÔNG TÁC THÁNG 8Toàn ngành tập trung phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan

truyền thông thực hiện nghiêm Chỉ thị của TTCP số 04/CT-TTg ngày 04/02/2016 và 09/CT-TTg ngày 12/3/2016, Nghị quyết các phiên họp thường kỳ của Chính phủ; Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP3, Nghị quyết 35/NQ-CP4, Nghị quyết số 60/NQ-CP5 của Chính phủ.

Triển khai hiệu quả Quyết định số 207/QĐ-BNN-KH ngày 19/01/2016 về kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch năm 2016 và các nhiệm vụ trọng tâm đã được xác định tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2016 của Bộ, ngành.

1. Nhiệm vụ trọng tâm về tái cơ cấu ngànhTập trung thực hiện các nội dung, giải pháp theo Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày

06/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao GTGT và phát triển bền vững, Nghị quyết số 1142 NQ/BCS ngày 12/3/2015 của Ban cán sự Đảng Bộ về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu gắn với xây dựng NTM.

Tăng cường hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai, thực hiện đề án và các Kế hoạch chuyên đề đã được phê duyệt; tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên để tạo chuyển biến rõ rệt.

Chuẩn bị tổ chức Hội nghị TCC vùng Trung du miền núi phía Bắc và Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện TCC nông nghiệp toàn quốc.

2. Trồng trọt Tập trung khắc phục hậu quả của hạn hán, xâm nhập mặn để khôi phục sản

xuất, chuyển đổi sản xuất các giống cây trồng chịu hạn và chịu mặn tại các tỉnh phía Nam; khắc phục hậu quả của cơn bão số 1, chuẩn bị lượng giống lúa cực ngắn, hạt giống rau màu để gieo trồng bổ sung đối với các diện tích lúa bị thiệt hại tại các tỉnh phía Bắc.

Tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, nhất là các địa phương ở Nam Trung Bộ và ĐBSCL cần rà soát chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây hàng năm (ngô, đậu tương, vừng, lạc, rau màu khác) có nhu cầu thị trường và cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi; chỉ đạo sát thời vụ, tăng cường sử dụng giống xác nhận, giống chất lượng cao trong các vụ Hè thu, Thu đông, vụ Mùa.

Tăng cường chăm sóc lúa Hè Thu; thúc đẩy sản xuất lúa Thu Đông, lúa Mùa linh hoạt theo phương án cụ thể cho từng vùng, đảm bảo hiệu quả. Giám sát chặt 3 Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 20174 Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 20205 Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016

8

Page 9: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2016818833_BC... · Web viewlúa Hè thu, bằng 94,8% so với cùng kỳ và bằng 92,2% so với cả nước,

chẽ và dự báo dịch hại trên cây trồng để kịp thời phòng chống, hạn chế sự bùng phát và thiệt hại.

3. Chăn nuôiTập trung phát triển sản xuất, nhanh chóng khôi phục đàn gia súc, gia cầm

bị thiệt hại do bão số 1, đảm bảo nguồn thực phẩm cho các dịp lễ, Tết cuối năm. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, nâng cao chất lượng đàn vật nuôi và an toàn dịch bệnh, đảm bảo ATTP. Tập trung thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển giống vật nuôi chất lượng cao, kể cả nhập khẩu; tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi và việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Tiếp tục triển khai Chương trình hành động về vệ sinh ATTP, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi; chuẩn bị các điều kiện phòng chống nắng nóng cho vật nuôi, ổn định sản xuất chăn nuôi trong mùa mưa, bão; theo dõi sát, chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm (đặc biệt dịch cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người), giám sát phát hiện kịp thời ổ dịch để xử lý triệt để;

4. Thuỷ sản Đối với nuôi trồng thủy sản: Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết,

khí hậu, nhất là ở các vùng bị ảnh hưởng hạn, mặn và ô nhiễm nguồn nước để hướng dẫn người dân các giải pháp kỹ thuật, tổ chức sản xuất và điều chỉnh cơ cấu đối tượng nuôi phù hợp, hiệu quả; tăng cường công tác quan trắc và cảnh báo môi trường, hướng dẫn các giải pháp phòng trị bệnh, kịp thời xử lý các ổ dịch.

Tổ chức triển khai Kế hoạch hành động phát triển nuôi tôm nước lợ 6 tháng cuối năm 2016; tổng kết mô hình "Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị cá Tra"; kiểm tra, giám sát chất lượng giống cá tra tại các tỉnh vùng ĐBSCL để đảm bảo cung cấp đủ con giống có chất lượng cho người nuôi; lựa chọn mô hình thực hiện thí điểm điều khoản bổ sung VietGAP so với ASC6 tại phía Nam.

Hoạt động khai thác thủy sản: Tiếp tục tổ chức lại sản xuất trên biển, tăng cường hợp tác liên kết để tăng hiệu quả khai thác, tăng hoạt động của cá tàu hậu cần, dịch vụ; đẩy nhanh chuyển giao các ứng dụng khoa học, công nghệ trong khai thác thủy sản;

Tiếp tục xử lý các nội dung liên quan đến sự cố môi trường tại 4 tỉnh Bắc Trung Bộ; kiểm tra hoạt động đóng mới tàu cá theo NĐ 67, công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá khi mùa mưa bão.

Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản; kiểm tra và kiểm soát hoạt động nghề cá ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Tây Nam Bộ; tiếp tục chỉ đạo UBND các tỉnh thực hiện giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép; triển khai thực hiện các nội dung Quy chế đường dây nóng Việt Nam – Philipines;6 ASC (Aquaculture Stewaship Council) Hội đồng quản lý NTTS – Tổ chức phi lợi nhuận quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu với việc NTTS có trách nhiệm.

9

Page 10: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2016818833_BC... · Web viewlúa Hè thu, bằng 94,8% so với cùng kỳ và bằng 92,2% so với cả nước,

5. Lâm nghiệp Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch

bảo vệ và phát triển rừng, trồng rừng ven biển, trồng rừng thay thế; thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020; thực hiện nghiêm chủ trương dừng khai thác rừng tự nhiên.

Tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; ngăn chặn và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng tại các vùng trọng điểm (Tây Bắc, Đông Bắc, khu vực Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên).

Thực hiện nghiêm các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020; chuẩn bị hậu cần và nội dung cho các sự kiện bên lề tại COP177 gồm: chiến dịch bảo vệ tê giác; họp nhóm chuyên viên cấp cao và họp nhóm Đối tác của Hội nghị IWT8.

Nghiệm thu kết quả thực hiện Dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016” tại 25 tỉnh năm 2015; đồng thời chỉ đạo triển khai tại 20 tỉnh (KH 2015-2016).

Hoàn tất các thủ tục để trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

6. Chế biến và thương mại Tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp chế

biến nông lâm thuỷ sản và nghề muối theo hướng bền vững, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm theo chuỗi từ khâu sản xuất nguyên liệu đến bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiêu thụ.

Thực hiện các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo thị trường nông nghiệp, phối hợp với Hiệp hội ngành hàng, các Tập đoàn, Tổng Công ty theo dõi sát tình hình sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông lâm thủy sản để đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách mở rộng thị trường, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực; xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu tại Hà Nội (Ba Vì) và Đồng Nai; phối hợp với Bắc Giang tổ chức Hội nghị Tổng kết tiêu thụ vải thiều năm 2016; tập trung xây dựng logo, tiêu chuẩn Việt Nam đối với gạo thơm và gạo hạt dài; xây dựng kế hoạch XTTM năm 2017;

7 Hội nghị lần thứ 17 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu8 IWT (ILLEGAL  WILDLIFE TRADE) Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về chống buôn bán trái phép động vật, thực vật hoang dã

10

Page 11: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2016818833_BC... · Web viewlúa Hè thu, bằng 94,8% so với cùng kỳ và bằng 92,2% so với cả nước,

Nắm tình hình sản xuất, tồn kho muối và chỉ đạo triển khai việc mua muối tạm trữ niên vụ 2016 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện rà soát và xử lý việc điều chỉnh quy mô, quy hoạch Dự án Quán Thẻ.

Tiếp tục hoàn thiện Nghị định về quản lý sản xuất, kinh doanh muối, mía đường; xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 66 về Phát triển ngành nghề nông thôn; dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

7. Quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩmTiếp tục thực hiện các chương trình giám sát an toàn thực phẩm rau, thịt,

thủy sản và tổ chức thanh tra, điều tra nguyên nhân, xử lý vi phạm (kể cả dừng thu hoạch hoặc thu hồi, tiêu hủy sản phẩm không an toàn); tăng cường thanh tra đột xuất việc sử dụng chất cấm tại cơ sở chăn nuôi, cơ sở lưu thông, phân phối thuốc BVTV, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Triển khai kế hoạch giám sát ATTP nông sản, thủy sản đối với chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản, thủy sản cung cấp cho tp. Hà Nội và Hồ Chí Minh; Hoàn thiện kế hoạch triển khai chương trình phối hợp với Bộ Công thương về quản lý, kiểm soát và ngăn chặn việc lạm dụng hoá chất công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm NLTS.

Tiếp tục theo dõi và kịp thời xử lý tháo gỡ vướng mắc của thị trường xuất khẩu (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, EU...). Xây dựng tài liệu tập huấn về quy trình giám sát cơ sở SXKD nhỏ lẻ; tiêu chí ATTP đối với xã nông thôn mới và chợ đầu mối, chợ đấu giá nông sản; nghiên cứu, soạn thảo Đề án tăng cường quản lý chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2016-2020.

Hoàn thiện Thông tư sửa đổi Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu; sửa đổi bộ tiêu chí và quy trình đánh giá xếp hạng công tác quản lý ATTP nông lâm thủy sản tại địa phương trong năm 2016;

8. Thủy lợi, đê điều, XDCB Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước, xâm nhập mặn;

tổ chức kiểm tra, đo đạc, dự báo độ mặn; hướng dẫn các địa phương lấy vận hành hệ thống thủy lợi lấy nước phục vụ sản xuất; chuẩn bị nhận lực, vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống thiên tai;

Tiếp tục hoàn chỉnh đánh giá các hệ thống thủy lợi vùng Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL; xây dựng quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi lớn liên tỉnh;

Hoàn chỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ trong điều kiện BĐKH nước biển dâng; phê duyệt quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cầu-Thương; rà soát, hoàn chỉnh

11

Page 12: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2016818833_BC... · Web viewlúa Hè thu, bằng 94,8% so với cùng kỳ và bằng 92,2% so với cả nước,

phương án quy hoạch lũ, quy hoạch thủy lợi phục vụ NTTS, quy hoạch cấp nước sinh hoạt vùng ĐBSCL,... phù hợp với điều kiện khô hạn, xâm nhập mặn.

Chuẩn bị các phương án phòng chống bão lũ trong mùa mưa bão, ứng phó với hiện tượng Lalina; tổ chức trực ban phòng, chống lụt bão; tiếp tục xây dựng bản đồ ngập lụt do nước biển dâng trong tình huống bão mạnh, siêu bão.

Đôn đốc các Chủ đầu tư, Chủ dự án đẩy nhanh tiến độ thi công, kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, nhất là các dự án tham gia chống hạn ngăn mặn, các dự án trong kế hoạch vốn 2015 được kéo dài sang 2016 và các dự án giải ngân chậm, các dự án chặn dòng vượt lũ, chống lũ năm 2016. Tăng cường hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ và Chỉ thị số 6023/CT-BNN-XD ngày 15/7/2016 của Bộ về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công năm 2016.

Trình Chính phủ Đề án Chiến lược Quốc gia về phòng, chống thiên tai đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035; hoàn thiện dự án Luật Thủy lợi; Nghị định về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; xử phạt vi phạm hành chính về Phòng chống thiên tai; Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Đề điều;...

9. Đẩy mạnh phát triển nông thôn, trọng tâm là thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch năm 2016 và các nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình MTQG xây dựng NTM trong giai đoạn 2016-2020; hoàn thiện dự thảo Tờ trình và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn NSTW và quy định tỷ lệ vốn đối ứng của NSĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2016-2020.

Tổng hợp tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới; xây dựng các mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và các mô hình bảo vệ môi trường năm 2016;

Hoàn thành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020”; triển khai các hoạt động trong mô hình khuyến nông và các hoạt động trong chương trình đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác năm 2016.

Kiểm tra, đánh giá tình hình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; công tác dân tộc; chương trình giảm nghèo ở địa phương; xây dựng quy chế hoạt động cho Ban Chỉ đạo Trung ương không còn nạn đói.

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản trong sản xuất nông nghiệp; dự thảo Thông tư hướng dẫn tiêu chí đánh giá và phân loại hợp tác xã

12

Page 13: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2016818833_BC... · Web viewlúa Hè thu, bằng 94,8% so với cùng kỳ và bằng 92,2% so với cả nước,

nông nghiệp; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;

10. Các nhiệm vụ khác* Tổ chức cán bộ: Trình TTCP Quyết định sửa đổi Điều 3, Quyết định số

57/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản; quy hoạch mạng lưới các tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ; hướng dẫn và kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch cán bộ giai đoạn 2021-2026 và rà soát, bổ sung qui hoạch giai đoạn 2016-2021.

* Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp: Tiếp tục đôn đốc các doanh nghiệp triển khai thực hiện phương án cổ phần hóa theo kế hoạch; hướng dẫn các địa phương và đơn vị thực hiện phương án tổng thể đã được phê duyệt; rà soát các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ để lựa chọn đơn vị sự nghiệp để thực hiện CPH;

* Khoa học công nghệ: Hoàn thiện Dự thảo Quyết định của Thủ tướng chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; dự thảo Đề án môi trường; Phê duyệt nội dung và kinh phí nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ bắt đầu thực hiện năm 2017.

* Kế hoạch, tài chính: Hoàn thiện báo cáo khả thi Chương trình mục tiêu phát triển bền vững: thủy sản, lâm nghiệp và Tái cơ cấu ngành để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiếp tục hoàn thiện Thông tư hướng dẫn Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Hoàn thiện Kế hoạch phát triển, kế hoạch đầu tư và dự toán thu chi ngân sách 2017;

Tiếp tục duyệt quyết toán ngân sách 2015 cho các cơ quan, đơn vị; phối hợp với Kiểm toán Nhà nước trong công tác kiểm toán ngân sách năm 2015; tổ chức Hội nghị tập huấn công tác quản lý tài chính 2016.

* Hợp tác quốc tế: tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương, đa phương; tổng hợp các thông báo và cảnh báo từ các đối tác thương mại và các nước thành viên WTO, phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời xử lý; chuẩn bị tham gia Đoàn đàm phán chính phủ tại các Hiệp định thương mại tự do như Việt Nam-Israel, Việt Nam – Cu ba, ASEAN-Hồng Kong, RCEP.

* Đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động cải cách hành chính, thực hiện các nhiệm vụ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP và Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ; công tác tổ chức sắp xếp và đào tạo cán bộ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện nghiêm túc Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí./.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

13