bỘ mÔn: toÁn 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 câu...

19
1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020 BỘ MÔN: TOÁN KHỐI 6 HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên Kênh 2 Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch nhƣ sau: 8h30’ sáng Thứ Ba (24/3): Phân số bằng nhau 8h30’ sáng Thứ Sáu (27/3): Tính chất cơ bản của phân số I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020) Học sinh xem lại bài giảng trên: website http: //c2chuvanan.edu.vn hoặc trên trang thanhedu.com hoặc trên website www.hanoitv.vn để nắm bắt được kiến thức bài học trên Kênh 2 Đài Truyền hình Hà Nội ngày thứ Sáu (20/3/2020) II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP: 1. Trả lời câu hỏi sau vào vở: Phân số là gì? Cho 3 ví dụ về phân số. Điều kiện để m n là phân số khi m, n.... 2. Hoàn thành bài tập sau vào Phiếu Hướng dẫn học hoặc trên trang thanhedu.com: ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ HỌC 6: MỞ RỘNG KHÁI NIỆM PHÂN SỐ Thời gian làm bài: 45 phút Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng: Câu 1: Phần tô màu trong hình vẽ bên biểu diễn phân số : A. 1 5 B. 1 6 C. 1 8 D. 1 4 Câu 2: Trong các cách viết sau, cách viết nào không có dạng phân số? A. 0 5 B. 2 3 C. 2 5 D. 3, 7 5 Câu 3: Viết phép chia 4: ( 15) dưới dạng phân số: A. 4 15 B. 4 15 C. 4 15 D. 15 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên: A. 352 4 B. 646 5 C. 1289 9 D. 137 16 Câu 5: Biểu thị 33dm 3 dưới dạng phân số với đơn vị là m 3: A. 33 10 B. 33 100 C. 33 1000 D. 33 10000 Câu 6: Một lớp học có 44 học sinh, trong đó có 21 học sinh nam. Hỏi số học sinh nam bằng mấy phần số học sinh nữ ? A. 44 21 B. 21 44 C. 23 21 D. 21 23 Câu 7: Dùng hai trong ba số 5 ; 0 ; 7 để viết thành các phân số (tử số và mẫu số là các số khác nhau). Ta có thể viết được bao nhiêu phân số ? A. 6 B. 4 C. 2 D. 1

Upload: others

Post on 07-Jul-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ MÔN: TOÁN 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

1

UBND QUẬN TÂY HỒ

TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN

HƢỚNG DẪN HỌC

TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020

BỘ MÔN: TOÁN – KHỐI 6

HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên Kênh 2 –

Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch nhƣ sau:

8h30’ sáng Thứ Ba (24/3): Phân số bằng nhau

8h30’ sáng Thứ Sáu (27/3): Tính chất cơ bản của phân số

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020)

Học sinh xem lại bài giảng trên: website http: //c2chuvanan.edu.vn hoặc trên trang thanhedu.com hoặc

trên website www.hanoitv.vn để nắm bắt được kiến thức bài học trên Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà

Nội ngày thứ Sáu (20/3/2020)

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1. Trả lời câu hỏi sau vào vở:

Phân số là gì? Cho 3 ví dụ về phân số. Điều kiện để m

n là phân số khi m, n....

2. Hoàn thành bài tập sau vào Phiếu Hướng dẫn học hoặc trên trang thanhedu.com:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ HỌC 6: MỞ RỘNG KHÁI NIỆM PHÂN SỐ

Thời gian làm bài: 45 phút

Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng:

Câu 1: Phần tô màu trong hình vẽ bên biểu diễn phân số:

A. 1

5 B.

1

6 C.

1

8 D.

1

4

Câu 2: Trong các cách viết sau, cách viết nào không có dạng phân số?

A. 0

5 B.

2

3

C.

2

5

D.

3,7

5

Câu 3: Viết phép chia 4: (15) dưới dạng phân số:

A. 4

15

B.

4

15 C.

4

15

D.

15

4

Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

A. 352

4

B.

646

5

C.

1289

9 D.

137

16

Câu 5: Biểu thị 33dm3 dưới dạng phân số với đơn vị là m

3:

A. 33

10 B.

33

100 C.

33

1000 D.

33

10000

Câu 6: Một lớp học có 44 học sinh, trong đó có 21 học sinh nam. Hỏi số học sinh nam bằng mấy phần

số học sinh nữ ?

A. 44

21 B.

21

44 C.

23

21 D.

21

23

Câu 7: Dùng hai trong ba số 5 ; 0 ; 7 để viết thành các phân số (tử số và mẫu số là các số khác

nhau). Ta có thể viết được bao nhiêu phân số ?

A. 6 B. 4 C. 2 D. 1

Page 2: BỘ MÔN: TOÁN 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

2

Câu 8: Tập hợp các số nguyên x thỏa mãn: 28

< x 17

là:

A. x {3; 2; 1} B. x {4 ; 3; 2; 1}

C. x {4 ; 3; 2} D. x {3; 2; 1 ; 0}

Câu 9: Cho biểu thức A = 5

n 3 với n là số nguyên. Để A là phân số thì:

A. n = 3 B. n > 3

C. n 3 D. n 5

Câu 10: Cho phân số B = 7

n 1; Để B là phân số nguyên thì n là:

A. n {8; 2; 0 ; 6} B. n {8; 2; 0 ; 6}

C. n {6; 2; 0 ; 8} D. n {8; 6; 2 ; 2}

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1) Học sinh tự chấm bài của mình theo HƯỚNG DẪN GIẢI hoặc xem kết quả trên thanhedu.com

2) Giáo viên sẽ chữa bài, thu bài và đánh giá quá trình tự làm bài và chấm bài ở nhà của học sinh.

HƢỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Phương án B.1

6

Hình tam giác được chia thành 6 phần bằng nhau, phần tô màu chiếm 1 phần

biểu thị phân số 1

6.

Câu 2: Phương án D.3,5

7

Dựa vào định nghĩa phân số, tử và mẫu là các số nguyên, nên phân số

3,5

7

không là phân số.

Câu 3: Phương án C. 4

15

Câu 4: Phương án 352

A.4

Phân số biểu thị phép chia: tử cho mẫu, do đó nếu phép chia hết thì phân số đó có có giá trị bằng một

số nguyên. Dùng các dấu hiệu chia hết để kiểm tra và thấy 352 4

Câu 5: Phương án 33

C.1000

Vì ta biết 1 dm3 =

1

1000m

3;

Câu 6: Phương án D.

21

23 Số HS nữ là 44 – 21 = 23 (nữ), số HS nam so với số nữ là

21

23

Câu 7: Phương án B. 4 Ta có thể viết được các phân số sau: 5 7 0 0

; ; ;7 5 5 7

(Chú ý

m

n

là phân số khi

m, n là số nguyên và n khác 0).

Câu 8: Phương án A. 28

< x 17

nên ta có 4 < x 1 x 3; 2; 1 .

Câu 9: Phương án C

Page 3: BỘ MÔN: TOÁN 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

3

Biểu thức A = 5

n 3 với n là số nguyên. Để A là phân số thì 3 0 3n n .

Câu 10: Phương án B. n {8;2; 0 ; 6}

Cho phân số B = 7

n 1; Để B là phân số nguyên thì 7 chia hết cho n + 1, hay

n + 1 U(7) n + 1 1; 1; 7;7 Ta có bảng giá trị sau:

n + 1 1 1 7 7

n 2 (tmđk) 0 (tmđk) 8 (tmđk) 6 (tmđk)

--------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 6

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS nghiên cứu nội dung bài mới trong SGK và ghi nhớ các nội dung sau:

I.HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/ 3 ĐẾN 28/03/2020)

BÀI 26: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƢNG TỤ (TIẾT 1)

1. Thế nào là sự bay hơi? (Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi)

2. Ví dụ:

- Hãy tìm và ghi vào vở một thí dụ về nước bay hơi.

- Hãy tìm và ghi vào vở một thí dụ về sự bay hơi của một chất lỏng không phải là nước.

3. Sự bay hơi nhanh hay chậm của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- Quan sát hiện tượng mô tả ở H26.2 a,b,c và trả lời câu hỏi C1,C2,C3 SGK/ 80;81.

- Nhận xét: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của

chất lỏng.

- Làm C4- SGK/ 81.

4. Thí nghiệm kiểm tra:

a) Thí nghiệm kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước:

- Dụng cụ:

- Các bước tiến hành.

- Trả lời C5, C6, C7, C8 – SGK/ 82.

b) Lập kế hoạch thí nghiệm kiểm tra tác động của gió và mặt thoáng.

- Mục đích thí nghiệm: Dùng để kiểm tra tác động của yếu tố nào?

- Các dụng cụ cần dùng.

- Các bước tiến hành thí nghiệm.

(Ghi kế hoạch vào vở để xin ý kiến của GV và có thể thực hiện nếu GV đã duyệt kế hoạch và có đủ

dụng cụ)

5. Vận dụng: làm 26-27.1 ( SBT/76), C9, C10 – SGK/ 82

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Bài tập: 26 - 27.2; 26-27.6 (SBT/ 76)

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Sau kỳ nghỉ GV có thể thu vở HS để kiểm tra, chấm bài lấy điểm miệng.

--------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: SINH HỌC – KHỐI 6

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS nghiên cứu nội dung bài mới trong SGK và ghi nhớ các nội dung sau:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020)

Page 4: BỘ MÔN: TOÁN 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

4

Chủ đề: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT - Tiết 4, 5

Bài 48. Vai trò của thực vật với động vật và đời sống con ngƣời (tiếp theo)

B. Vai trò của thực vật với đời sống con ngƣời

1. Những cây có giá trị sử dụng:

Thực vật có công dụng nhiều mặt và có ý nghĩa kinh tế rất lớn:

- Cho gỗ dùng trong xây dựng và công nghiệp. Ví dụ: cây tre, cây bạch đàn, cây mía, cây cà phê…

- Cung cấp lương thực, thực ph m cho người. Ví dụ: cây l a, cây ngô, cây sắn, cây bắp cải, cây cà rốt,

cây nho, cây ổi, cây sen…

- Làm thuốc, làm cảnh. Ví dụ: cây sen, cây tam thất, cây mai, cây đào, cây quất…

là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, ch ng ta cần phải bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên đó

để làm giàu cho Tổ Quốc.

2. Những cây có hại cho sức khỏe con ngƣời

- Cây thuốc phiện

+ Đặc điểm: cao từ 1-1,5m toàn bộ cây có chứa chất gây nghiện là moocphin, chất này chứa nhiều nhất

trong quả.

+ Tác hại: Đây là những chất độc nguy hiểm, nếu sử dụng sẽ bị nghiện và rất khó chữa, nếu lạm dụng

có hại đến sức khỏe gây ngạt thở tử vong, bên cạnh đó còn gây hậu quả xấu cho gia đình (mất mát

tài sản, tiền của) và xã hội (các tệ nạn như trộm cướp, h t chích…)

+ Hiện nay, nước ta đã xóa bỏ được những vùng trồng cây thuốc phiện.

- Cây cần sa (cỏ Mỹ) có tác hại giống như cây thuốc phiện

- Cây thuốc lá

+ Đặc điểm: là cây công nghiệp, chứa chất rất độc là chất nicotin được dung chế biến thuốc trừ sâu và

lá được chế biến làm thuốc h t

+ Tác hại: nếu h t thuốc lá ,nhất là h t nhiều thì sẽ rất có hại cho cơ thể và những người xung quanh

không hút (h t thụ động vì không trực tiếp h t thuốc) nhưng nguy cơ ảnh hưởng gấp 5 lần làm tác

động tới bộ máy hô hấp, dễ gây ung thư phổi. Vì vậy, khi còn nhỏ tuổi không đua đòi bắt chước h t

thuốc lá, kể cả sisa (thuốc lá điện tử).

- Cây tr c đào: được dung làm cảnh, hoa đẹp nhưng không bẻ cành hái hoa vì nhựa của cây khi vào

miệng sẽ dễ gây tử vong.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1. Vào phần Kiểm tra bài 48 (tiết 2 và tiết 3) trong lớp học trên thanhedu.com

Làm bài tập theo hướng dẫn và yêu cầu của GV, nghe xem bài giảng bài 48 để trả lời câu hỏi.

- Nhấn hoàn thành

- Nhấn nộp bài

2. HS không truy cập vào được thanhedu.com tự xem và tìm hiểu bài trong SGK, tại liệu tham khảo

trả lời câu hỏi 1,2,3,4 cuối bài 48 (SGK tr 156) và tìm thêm các ví dụ về cây có ích và cây gây tác hại

với đời sống con người.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Sau khi HS nộp bài tập GV sẽ vào kiểm tra, thống kê phần làm bài của HS để biết được HS đ ng, sai

ở chỗ nào GV chấm điểm (có thế lấy làm điểm miệng hoặc 15 ph t, điểm TH), thống kê số lượng

HS truy cập của mỗi lớp.

+ Khen những HS có tinh thần tự giác, ham học hỏi, truy cập vào đều đặn (điểm cộng).

+ Đối với những HS do điều kiện gia đình bất khả kháng không thể truy cập trang thanhedu.com, HS

tự xem bài trong SGK trả lời câu hỏi trong bài hoặc cuối bài.

Page 5: BỘ MÔN: TOÁN 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

5

BỘ MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 6

HS đọc nội dung bài mới trong SGK, soạn trƣớc bài vào vở; chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài

sẽ học trên Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch nhƣ sau:

8h30’ sáng Thứ Tƣ (25/3): Tiếng Việt: So sánh;

8h30’ sáng Thứ Bảy (28/3): Vƣợt thác (Võ Quảng).

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020)

Học sinh xem lại bài giảng trên: website http: //c2chuvanan.edu.vn hoặc trên trang thanhedu.com hoặc

trên website www.hanoitv.vn để nắm bắt được kiến thức bài học trên Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà

Nội ngày thứ Bảy (21/3/2020)

II. CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:

Học sinh làm bài tập vào vở, ôn tập về nội dung đã được học trên truyền hình:

BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI

Câu 1: Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Sự lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc

xây dựng nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện?

Câu 2: Nêu diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua ba thời điểm:

- Trước khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện.

- Sau khi tài năng hội họa của em được phát hiện.

- Khi em gái được giải cao nhất cuộc thi vẽ.

Giải thích sự thay đổi tâm trạng đó của nhân vật người anh.

Câu 3: Nhân vật Kiều Phương có những nét đẹp nào về tâm hồn, tính cách? Theo em, nét đẹp nào là

đáng quý nhất?

Câu 4: Khi đứng trước bức chân dung của mình trong phòng tranh được người em vẽ, người anh thấy:

“Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi hãnh diện, sau đó là sự xấu hổ”, Vì sao người anh lại có những tâm

trạng đó?

Câu 5: Trước những tài năng hay sự thành công của người khác hoặc của chính mình, em có những

suy nghĩ, cư xử như thế nào? Hãy trình bày bằng đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu văn.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

HS tự chữa bài tập theo HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Giáo viên kiểm tra việc làm bài và chữa bài, khuyến khích chấm điểm, lấy điểm đối với học sinh

có ý thức và chất lượng tự học tốt sau khi học sinh đi học trở lại.

Ch c các con cố gắng học tập để đạt hiệu quả tốt nhé!

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1:

- Trong truyện, việc lựa chọn ngôi kể và vai kể có một ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thể hiện

nội dung và xây dựng nhân vật.

Truyện này được kể theo ngôi thứ nhất bằng lời kể của nhân vật người anh. Cách kể này cho phép

tác giả miêu tả tâm trạng của người anh một cách tự nhiên bằng lời của chính nhân vật ấy. Đồng thời,

nhân vật Kiều Phương được hiện lên qua cái nhìn của người anh với những nét đẹp tâm hồn, tính cách

một cách tự nhiên.

- Cách kể ngôi thứ nhất gi p cho tác giả thể hiện chủ đề của truyện được tự nhiên, thấm thía hơn

qua sự tự nhận thức của nhân vật người anh.

Câu 2: Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua ba thời điểm:

- Trước khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện.

Người anh coi đó là những trò nghịch ngợm và nhìn em với con mắt coi thường, kẻ cả.

- Sau khi tài năng hội họa của em được phát hiện.

Người anh lén xem những bức tranh em vẽ và thầm khâm phục tài năng của em.

Page 6: BỘ MÔN: TOÁN 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

6

- Khi em gái được giải cao nhất cuộc thi vẽ.

Khi đứng trước bức tranh em đoạt giải, anh ngạc nhiên – hãnh diện rồi xấu hổ. Anh nhận ra

được những yếu kém, hạn chế của mình. Và người anh tự thấy mình không xứng đáng được

như vậy.

Câu 3: Những nét đẹp về tâm hồn, tính cách của nhân vật Kiều Phương:

- Hồn nhiên, hiếu động.

- Có tài năng hội họa.

- Tình cảm trong sáng, và có tấm lòng nhân hậu.

Điều đáng quý ở nhân vật Kiều Phương là mặc dù có tài năng, được mọi người khen ngợi,

đánh giá cao nhưng em vẫn không hề mất đi sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ. Và nhất là

em vẫn dành cho người anh những tình cảm tốt đẹp.

Câu 4: Khi đứng trước bức chân dung của mình trong phòng tranh được người em vẽ, người ảnh thấy:

“Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi hãnh diện, sau đó là sự xấu hổ”.

- Người anh có tâm trạng thoạt đầu là sự ngỡ ngàng vì hết sức bất ngờ trước việc cô em gái

chọn vẽ chân dung mình để dự thi. Điều đó thể hiện tình cảm sâu sắc của em gái đã dành cho

người anh trong khi lâu nay anh vẫn xa lánh và tạo khoảng cách với em.

- Tiếp theo là sự hãnh diện. Đó là tậm trạng của người được thấy mình trong tranh treo nơi trang

trọng và có nhiều người ngắm nhìn, nhân vật trong tranh lại đẹp hoàn hảo nên người anh không

khỏi hãnh diện.

- Nhưng cuối cùng lại là sự xấu hổ. Có cảm giác này là bởi soi vào bức tranh ấy người anh đã

nhận ra những hạn chế của mình, đặc biệt là lòng tự ái, thói đố kị, và cả thái độ không tốt đối

với em gái bấy nay nên anh thấy không xứng đáng với bức chân dung tuyệt đẹp như thế.

Câu 5: Trước những tài năng hay sự thành công của người khác hoặc của chính mình, em cần có

những suy nghĩ, cư xử:

- Phải vượt qua sự đố kị, lòng tự ái để thực sự vui mừng, quý trọng tài năng, sự thành công của

người khác.

- Nếu bản thân có được sự thành công thì cũng không nên kiêu ngạo, không được coi thường

người khác.

Ch ý: Chọn một ý trên để bày tỏ suy nghĩ với hình thức một đoạn văn khoảng 5-> 8 câu văn

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: LỊCH SỬ – KHỐI 6

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS tham khảo nội dung bài mới trong SGK và ghi nhớ các nội dung kiến thức theo hướng dẫn sau:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3//2020)

Bài mới - Chủ đề:

CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP TIÊU BIỂU CỦA DÂN TỘC

TỪ THẾ KỈ VI ĐẾN THẾ KỈ IX.

Phần 3 – Nhũng cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX

1. Dƣới ách đô hộ của nhà Đƣờng, nƣớc ta có gì thay đổi?

- Năm 618, nhà Đường đô hộ nước ta.

* Về Chính trị:

- Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ (679) Trụ sở của phủ đặt ở Tống Bình (HN).

- Chia nước ta thành 12 châu.

- Lập bộ máy cai trị

- Ch ng tiến hành sửa đường giao thông thuỷ bộ, xay thành, đấp lũy để dễ bề cai trị.

* Về Kinh tế:

- Đặt ra nhiều thứ thuế.

Page 7: BỘ MÔN: TOÁN 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

7

- Bắt nhân dân phải cống nạp các thứ quý, nhất là quả vải.

2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)

* Nguyên nhân: Do chính sách thống trị của nhà Đường.

* Diễn biến:

- Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ.

- Mai Th c Loan xây dựng căn cứ ở Sa Nam ( Nghệ An) và xưng đế gọi là Mai Hắc Đế.

- Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Chăm-pa tấn công thành Tống Bình và giành

thắng lợi.

- Năm 722 nhà Đường cử 10 vạn quân do Dương Tư H c cầm đầu sang đàn áp.

* Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận.

3. Khởi nghĩa Phùng Hƣng (trong khoảng 776- 791).

* Nguyên nhân: Do chính sách thống trị của nhà Đường.

* Diễn biến:

- Khoảng năm 776, anh em Phùng Hưng đã nổi dậy khởi nghĩa ở Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây).

- Sau đó Phùng Hưng kéo quân bao vây và chiếm phủ Tống Bình.

- Năm 791, nhà Đường sang đàn áp, Phùng An ra hàng.

- Kết quả: Giành quyền làm chủ trong 9 năm nhưng sau đó bị đàn áp.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

Hoàn thành các bài tập sau vào vở hoặc trên trang thanhedu.com

Câu 1: Nhà Đƣờng đƣợc thành lập ở Trung Quốc

A. năm 618 B. năm 619 C. năm 620 D. năm 621

Câu 2. Năm 679, nhà Đƣờng đổi châu nào thành An Nam đô hộ phủ?

A. Hoan Châu B. Ái Châu. C. Giao Châu. D. Diễn Châu.

Câu 3. Trụ sở của phủ đô hộ đặt ở

A. Tống Bình B. Cổ Loa C. Dạ Trạch D. Gia Ninh

Câu 4. Năm 722, nhà Đƣờng cử Dƣơng Tƣ Húc đem bao nhiêu quân sang đàn áp khởi nghĩa của

Mai Hắc Đế?

A. 1 vạn quân B. 5 vạn quân C. 10 vạn quân D. 15 vạn quân

Câu 5. Phùng Hƣng quê ở

A. Đường Lâm B. Mê Linh C. Cổ Loa D. Hát Môn

Câu 6. Khi Phùng Hƣng khởi nghĩa, viên đô hộ ngƣời Hán tên là

A. Cao Chính Bình B. Cao Tống Bình C. Tống Chính Bình D. Tống Cao Bình

Câu 7. Quan lang là

A. chức quan đứng đầu phủ đô hộ B. con trai vua

C. người đứng đầu một vùng gồm nhiều bản, làng ở miền n i D. người đứng đầu một châu.

Câu 8. Các vua nhà Đƣờng ƣa chuộng thứ quả nào của An Nam?

A. Quả nhãn. B. Quả đu đủ C. Quả vải. D. Quả xoài.

Câu 9. Cuộc khởi nghĩa Phùng Hƣng nổ ra năm nào?

A. Năm 713. B. Năm 722. C. Năm 776. D. Năm 791

Câu 10. Tên gọi thân thuộc của nhân dân khi gọi Mai Thúc Loan là

A. Vua Mai . B. Mai Hắc Đế (Vua Đen). C. Vua Đế. D. Vua Hắc.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Giáo viên kiểm tra, chữa bài và chấm điểm Bài tập trên thanhedu.com hoặc chấm các câu trả lời trắc

nghiệm (Ví dụ: 1 – A) trong vở.

Page 8: BỘ MÔN: TOÁN 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

8

BỘ MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 6

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS tham khảo nội dung bài mới trong SGK và ghi nhớ các nội dung kiến thức trọng tâm sau đây:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020)

Bài mới: CHỦ ĐỀ: NƢỚC – Tiết 2

BÀI 24. BIỂN VÀ ĐẠI DƢƠNG.

1. Độ muối của nƣớc biển và đại dƣơng.

- Độ muối trung bình của nước biển là 35‰.

- Độ muối là do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.

- Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau, tùy thuộc vào nguồn nước chảy vào biển

nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

2. Sự vận động của nƣớc biển và đại dƣơng.

- Có 3 vận động chính:

a) Sóng

- Sóng là sự dao động tại chỗ của nước biển.

- Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu là do gió.

- Sóng thần sinh ra do động đất dưới đáy đại dương.

b) Thủy triều

- Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng lên, hạ xuống theo chu kì.

- Nguyên nhân: do sức h t của Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời.

- Có 3 loại thủy triều:

+ Bán nhật triều.

+ Nhật triều.

+ Triều không đều.

c) Dòng biển

- Dòng biển là những dòng nước chảy trong các biển và đại dương giống như những dòng sông trên

lục địa.

Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do gió.

- Có 2 loại dòng biển:

+ Dòng biển nóng.

+ Dòng biển lạnh.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Câu 1: Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?

Câu 2: Nguyên nhân của hiện tượng thủy triều trên Trái Đất? Con người đã biết sử dụng thủy triều để

làm gì?

Câu 3: Theo em ch ng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển và đại dương?

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Học sinh làm vào vở.

- Giáo viên kiểm tra và chữa bài, chấm điểm sau khi học sinh đi học trở lại.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: TIẾNG ANH – KHỐI 6

HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên Kênh 2 –

Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch như sau:

8h30 sáng Thứ Hai (23/3/2020): Unit 8: SPORTS AND GAMES – A closer look 1

8h30 sáng Thứ Năm (26/3/2020): Unit 8: SPORTS AND GAMES – A closer look 2

Page 9: BỘ MÔN: TOÁN 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

9

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020)

Học sinh xem lại bài giảng này trên thanhedu.com hoặc YouTube, đồng thời ghi nhớ những nội dung

kiến thức đã học trong bài giảng đã được phát trên Đài TH Hà Nội ngày thứ Năm, 19/3/2020:

UNIT 8: SPORTS AND GAMES - Getting started

1. Danh từ thuộc chủ đề “Sports and Games”

Ví dụ: judo, table tennis, volleyball, boxing, cycling ...

2. Kết hợp “go, play, do” với các danh từ thuộc chủ đề “Sports and Games”

do go play

các môn thể thao trên sàn đấu

hay sàn tập

các hoạt động ngoài trời các hoạt động thể thao, trò chơi

còn lại

do karate, do boxing go fishing, go swimming play badminton, play chess

3. Cách sử dụng 1 số từ/ cụm từ thông dụng (Wow; Congratulations; Great; See you) trong hội

thoại

- “Wow” diễn tả sự ngạc nhiên.

Wow, this gym is great!

- “Congratulations!” ch c mừng ai đó hoặc bảo cho ai đó biết rằng bạn hài lòng về thành công của

họ.

Congratulations! You have passed the exams.

- “Great!” thể hiện sự ngưỡng mộ.

Great! That’s a good idea.

- “See you!” dùng khi chào tạm biệt với nghĩa hẹn gặp lại.

Goodbye! See you!

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Học sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức làm bài: Hoàn thành BT vào giấy/vở hoặc Hoàn thành BT

trên thanhedu.com.

I. Choose the correct answer to complete the statements:

1. I want to go ______________ but in my country, there is no snow in the winter.

A. cycling B. swimming C. fishing D. skiing

2. My sister often ______________ aerobics because she wants to keep fit.

A. watches B. does C. goes D. plays

3. Peter likes doing ______________at the Health Club because the _____________ is very modern.

A. gymnastics/ equipment B. karate/ people

C. cycle/ equipment D. judo/ equipments

4. Our parents often ________________ running in the park every morning.

A. play B. have C. go D. do

5. My brother tells me to play ________________ with him after school.

A. karate B. swimming C. judo D. soccer

6. Nick: - Do you know that I am the winner of the contest?

Tommy: - Fantastic! ______________ !

A. See you B. Congratulate C. Congratulations D. Wow

7. Daisy: - Tomorrow there will be a running competition. Will you join us?

Mary: - ______________ ! I won’t be absent.

A. Really B. Congratulations C. No D. Great

8. I am very excited when my father and I ______________ a football match together on TV.

A. play B. plays C. watch D. watches

9. John never goes out for doing outdoor activities but today he ______________ in the outdoor pool.

A. is swimming B. swims C. running D. goes fishing

Page 10: BỘ MÔN: TOÁN 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

10

10. George is helping his brother with the instructions on the ______________ on the computer.

A. volleyball B. basketball C. game D. soccer

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Học sinh viết phần bài học vào vở, ghi rõ ngày tháng.

- Học sinh làm bài tập được giao trực tiếp trên phiếu (đối với hs không có tài khoản trên

thanhedu.com).

- Học sinh truy cập vào website thanhedu.com và làm bài trực tuyến theo hướng dẫn của các thầy/ cô

bộ môn. (đối với học sinh đã có tài khoản trên thanhedu.com).

- Các thầy/ cô bộ môn sẽ kiểm tra bài, vở ghi của học sinh khi có tiết học trên lớp hoặc kiểm tra bài

làm trực tuyến của học sinh trên thanhedu.com.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: TIẾNG PHÁP – KHỐI 6

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS tham khảo nội dung bài mới trong SGK và ghi nhớ các nội dung kiến thức theo hướng dẫn sau:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020)

A. HS xem Vidéo Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

B. HS nghiên cứu nội dung sau đây:

Les prépositions, mots invariables

Les prépositions

(Prép) +

Nom / Groupe nominal

Pronom

Verbe à l’infinitif

Adverbe

Les prépositions - ne peuvent jamais employées seules.

- ne peuvent pas être supprimées.

Les principales prépositions: à, dans, par, pour, en vers, avec, de, sans, sous…

Les locutions prépositionnelles: à cause de, en vue de, avant de, jusqu’à/ au/ aux, hors de…

Exemples: + C’est un bijou en or. introduit un NOM.

N

+ Il est parti sans ses clés. introduit un GROUPE NOMINAL.

GN

+ J’ai eu une mauvaise note à cause de toi. introduit un PRONOM.

PRONOM

+ Ferme la porte, avant de partir. introduit un INFINITIF.

INF

+ Nous partirons dès demain. introduit un ADVERBE.

ADV

Remarque: PRÉP + V à l’infinitif

Exemples: Je lui ai demandé de garder mes affaires.

Ne sors pas sans demander.

Ils lèvent le doigt pour parler.

Ne commencez pas à changer de place.

Avant de commencer, prenez votre cahier.

Page 11: BỘ MÔN: TOÁN 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

11

CONCLUSION

Les prépositions sont des mots invariables.

Elles n’ont pas de genre ni de nombre et ne s’accordent donc jamais.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Học sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức làm bài: Hoàn thành bài tập vào giấy/vở hoặc Hoàn thành

bài tập trên thanhedu.com.

Exercice 1 – Introduisez les compléments de temps avec les prépositions suivantes:

pendant – jusqu’à – avec – dès – depuis - après

………………… (1) plusieurs années, il vient nous voir ………………… (2) les vacances et

souvent même ………………… (3) les premiers jours, le plus souvent ………………… (4) d’autres

amis. Mais quelquefois, il attend ………………… (5) la moisson pour venir et il reste alors

………………… (6) la fin du mois d’août.

Exercice 2 – Même exercice avec les prépositions suivantes:

chez – dans – d’ – au milieu – au-dessus de – autour de – loin de

Ces extraterrestres viennent ………………… (1) une autre planète, loin ………………… (2) nos

têtes. Ils ont atterri ………………… (3) mon voisin, ………………… (4) un champ,

………………… (5) de ses plantations, mais heureusement ………………… (6) sa maison car tout

………………… (7) la soucoupe, l’herbe a brûlé.

Exercice 3 – Complétez le texte avec les prépositions suivantes:

en – à cause d’ – avant – entre – depuis – jusqu’en –

pendant – malgré – dès – autour du – de – par

………………… (1) longtemps, on n’a pas bien connu les comètes et leur trajectoire

………………… (2) Soleil qu’on appelle orbite. ………………… (3) 1705, l’astronome Halley a

calculé l’intervalle ………………… (4) les différents passages ………………… (5) la comète qui

………………… (6) cette époque, porte son nom. Mais elle a été repéré ………………… (7) le

troisième millénaire ………………… (8) notre ère. ………………… (9) sa beauté, elle a effrayé les

hommes ………………… (10) son étrangeté. Ils croyaient qu’un certain nombre de catastrophes se

produisaient ………………… (11) elle. Et cela ………………… (12) 1910, où on l’a appelée « la

comète des inondations ».

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Bài làm in trên giấy (đối với HS chưa có tài khoản online) và nộp khi có tiết học trên lớp.

- Bài nộp trên web site thanhedu.com (đối với HS đã có tài khoản online). HS sẽ biết kết quả ngay khi

làm bài online, đồng thời có thể trao đổi với cô giáo về kiến thức của bài trong phần “Thảo luận”

(riêng tư hoặc công khai)

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: TIẾNG NHẬT – KHỐI 6

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020)

* Số đếm giờ

* Động từ đi ngủ ねます , thức dậy おきます

* Cấu trúc câu:

- Tôi đi ngủ vào lúc 10 giờ わたしは 10じに ねます。

- Tôi thức dậy vào lúc 6h わたしは 6じに おきます。

Page 12: BỘ MÔN: TOÁN 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

12

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1.Luyện các đếm giờ. Em hãy viết như mẫu sau 1 giờ: いちじ

1. 10 giờ

2. 5 giờ

3. 3 giờ

4. 12 giờ

5. 6 giờ

6. 8 giờ

7. (trường hợp đặc biệt) 4 giờ よじ

8. (trường hợp đặc biệt) 9 giờ くじ

2.Luyện tập cấu trúc câu. Em hãy viết các câu sau sang tiếng Nhật:

(Phần số đếm viết bằng Hiragana)

1. Mẹ thức dậy vào l c 5 giờ

2. Bố thức dậy vào l c 6 giờ

3. Anh trai thức dậy vào l c 7 giờ

4. Tôi đi ngủ vào l c 11 giờ

5. A: B đi ngủ vào l c mấy giờ?

6. B: Tôi đi ngủ vào l c 12 giờ

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Giáo viên kiểm tra và chữa bài, chấm điểm, lấy điểm sau khi học sinh đi học trở l

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – KHỐI 6

1. Học sinh xem video bài giảng hướng dẫn nội dung bài trên trang thanhedu.com.

2. HS nghiên cứu các nội dung kiến thức trọng tâm sau đây:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 29/3/2020)

BÀI 14. THỰC HIỆN TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG.

1. Tín hiệu đèn giao thông: là một thiết bị được dùng để điều khiển giao thông ở những giao lộ có

lượng phương tiện lưu thông lớn.

Theo thông tư 06/2016/TT-BGTVT về quy chu n kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ bắt

đầu có hiệu lực.Theo đó, ý nghĩa của các tín hiệu đèn giao thông sẽ khác nhau, do vậy người tham

gia giao thông cần phải chấp hành theo hiệu lệnh thứ tự như sau:

– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

– Sau đó đến hiệu lệnh của đèn tín hiệu

– Tiếp theo là hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông

– Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

* Đèn tín hiệu giao thông chính

– Đèn xanh: được phép đi.

– Đèn vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ.

– Đèn đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng xe.

Đèn tín hiệu phụ hình mũi tên

Nếu đèn có lắp đèn phụ hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi

tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép.

Đèn tín hiệu hai màu

Đối với người đi bộ: khi tín hiệu màu đỏ có tín hiệu hình người tư thế đứng hoặc chữ viết “Dừng lại”

thì có nghĩa là phải dừng lại; khi tín hiệu màu xanh, có hình người tư thế đi hoặc chữ viết “Đi” thì

được phép đi

Page 13: BỘ MÔN: TOÁN 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

13

2. Các biển báo giao thông

a. Biển cấm: hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm.

b. Biển báo nguy hiểm: hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều

nguy hiểm cần đề phòng.

c. Biển hiệu lệnh: hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành.

d. Biển chỉ dẫn: có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam để báo cho người sử dụng

đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong cuộc hành trình.

e. Biển báo phụ: thường có hình dạng vuông hoặc chữ nhật, nền trắng, viền đen. Thông thường, biển

báo phụ thường nằm ở phía dưới các biển báo chính để bổ sung ý nghĩa, biểu thị rõ ràng ý nghĩa của

biển báo chính muốn hướng đến.

3. Những quy định của pháp luật đối với ngƣời đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.

*. Theo Điều 32, Luật Giao thông đƣờng bộ, ngƣời đi bộ phải tuân thủ các quy tắc giao thông như

sau:

1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi

bộ phải đi sát mép đường.

2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt,

hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì

người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm

bảo đảm an toàn khi qua đường.

4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang

chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương

tiện tham gia giao thông đường bộ.

5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người

lớn dắt; mọi người có trách nhiệm gi p đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

*Quy định dành cho ngƣời đi xe đạp

- Người điều khiển xe đạp không được đi xe ở những khu vực và đường có biển cấm xe đạp, trên hè

phố, trong vườn hoa, công viên.

- Khi điều khiển xe đạp trên đường, người điều khiển xe đạp không được buông cả hai tay hoặc khéo

xe khác, không được phóng nhanh, vượt u hoặc có hành động khác gây nguy hiểm.

- Không được đi hàng ngang từ 3 xe trở lên, không được rẽ bất thường trước đầu xe cơ giới, không

được bám vào các xe khác (kể cả xe đạp khác). Chỉ được đừng hoặc đỗ xe sát lề đường hay vỉa hè, ở

những nơi quy định phải dùng lại, không được đỗ, dừng xe ở những nơi làm cản chở giao thông.

- Chỉ được chở 1 người phía sau và 1 trẻ em dưới 7 tuổi (do người lớn bế hoặc có ghế ngồi riêng) hoặc

2 người lớn khi một người lớn không có khả năng ngồi một mình do điều kiện sức khỏe.

- Cả người điều khiển xe đạp và người được chở trên xe không được mang vác cồng kềnh, không được

kéo theo vật và không được dắt s c vật chạy theo. Trẻ em dưới 12 tuổi không được điều khiển xe dạp

có đường kính bánh xe từ 650 mm trở lên.

- Khi đang điều khiển xe đạp, người điều khiển xe đạp không được có những hành vi như: đi xe hàng

ngang, đi xe lạng lách, đãnh võng và các hành vi khác gây mất trật tự an tòan giao thông.

- Những hành vi mà người ngồi trên xe đạp không được thực hiện là: Mang, vác cồng kềnh, sử dụng ô;

bám, kéo hoặc đ y các phương tiện khác; đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; các hành

vi khác gây mất trật tự an tòan giao thông.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

- Học sinh cần xem bài giảng video của giáo viên trên thanhedu.com để thực hiện tốt các bài tập sau:

Page 14: BỘ MÔN: TOÁN 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

14

Câu 1: Trong những năm gần đây trường em đã tổ chức rất nhiều hoạt động giáo dục an toàn giao

thông ý nghĩa cho học sinh, gần đây nhà trường cũng vừa tạo điều kiện để ch ng ta tham gia một cuộc

thi về an toàn giao thông, Em hãy cho biết tên của cuộc thi đó.

Câu 2: Em hãy nêu một số biện pháp nhằm tăng cường ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ

cho học sinh

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

GV kiểm tra và chữa bài, chấm điểm, lấy điểm sau khi học sinh đi học trở lại.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: TIN HỌC – KHỐI 6

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS nghiên cứu nội dung sau đây:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/03 ĐẾN 28/03/2020)

BÀI THỰC HÀNH 9: DANH BẠ RIÊNG CỦA EM

1. Chuẩn bị:

- Học sinh chu n bị sách giáo khoa tin học 6 (Tin học THCS quyển 1).

- Máy tính có kết nối Internet.

2. Mục tiêu:

- Thực hành tạo bảng, soạn thảo và chỉnh sửa nội dung trong các ô của bảng.

- Vận dụng các kĩ năng định dạng để trình bày nội dung trong các ô của bảng.

- Thay đổi độ rộng các cột và độ cao các hàng của bảng.

3. Nội dung

3.1: Tạo danh bạ riêng của em.

Hãy tạo danh bạ riêng của em theo mẫu ( SGK trang 144)

3.2: Soạn báo cáo kết quả học tập của em.

Hãy tạo bảng theo mẫu và điền kết quả học tập của em (SGK trang 144)

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Yêu cầu: HS thực hiện tạo Bảng kết quả học tập học kì I

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

HS gửi Bảng kết quả học tập kì I cho GV vào hòm thư điện tử: [email protected] với

tiêu đề: Tên lớp_Tên học sinh_Bài thực hành 9.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ - KHỐI: 6

1. HS xem video bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com

2. HS nghiên cứu nội dung sau đây:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020)

Chủ đề: XÂY DỰNG THỰC ĐƠN

1/ Thực đơn dùng cho các bữa ăn thƣờng ngày:

Trong bữa ăn thường ngày ở gia đình khi xây dựng thực đơn nên chọn những món ăn thuộc loại chế

biến nhanh, thực hiện đơn giản số lượng món vừa phải từ 3-4 món.

Các món ăn phải có 3 món chính: món canh, mặn, xào. Thêm vào đó là 1,2 món ăn phụ.

Ví dụ: Bữa cơm mùa hè:

+ Món chính: Canh cua nấu rau mồng tơi, mướp, đậu rán, thịt kho tàu.

+ Món phụ: cà muối, dưa cải muối…

2/ Thực đơn dùng cho các bữa liên hoan hay bữa cỗ:

Page 15: BỘ MÔN: TOÁN 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

15

- Số món ăn: Có từ 5 món trở lên.

- Các món ăn:

+ Thực đơn thường ngày được kê theo các món chính, món phụ, món tráng miệng và đồ uống.

+ Thực ph m cần thay đổi để có đủ loại thịt, cá, rau.

+ Phải tôn trọng trình tự của các món ăn ghi trong thực đơn.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

- Mỗi học sinh tự xây dựng 1 thực đơn cho bữa cơm thường ngày của gia đình mình.

- Các con hãy xây dựng thực đơn cho bữa tiệc, liên hoan, bữa cỗ hoặc thực đơn đãi tiệc sinh nhật lần

thứ 12 của mình.

Hãy ghi lại vào vở để báo cáo với Giáo viên khi đi học lại.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Sau kỳ nghỉ GV thu vở HS để kiểm tra, chấm bài lấy điểm.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: THỂ DỤC - KHỐI: 6

1. HS xem video bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com

2. HS nghiên cứu nội dung sau đây:

TIẾT 58: BẬT NHẢY- ĐÁ CẦU

1. Bật Nhảy: - Ôn: Các động tác bổ trợ bật nhảy.

2. Đá cầu:- Ôn Tâng cầu bằng mu bàn chân , phát cầu thấp chân chính diện

bằng mu bàn chân.

Học sinh chuẩn bị: Trang phục gọn gàng và đi giầy thể thao

Trước khi vào phần tập luyện chúng ta sẽ thực hiện các động tác khởi động:

1. Khởi động: 2 lần 8 nhịp.

- Tại chỗ xoay các khớp:

+ Tay

+ Vai

+ Hông

+ Gối

+ Cổ tay kết hợp cổ chân.

- Các động tác ép dọc, ép ngang.

2. Bật nhảy:

*Các con ôn tập các động tác đã học: Mỗi động tác 5 lần

+ Đá lăng trước. + Đá lăng ngang. + Đá lăng sau

+ Nâng Cao Đùi. + Bật ếch.

Sauk hi tập xong các con tập thêm 4 bài tập sau.

Bài tập 1. Động tác Squats (Đứng lên, ngồi xuống từng bên).

Page 16: BỘ MÔN: TOÁN 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

16

- Tư thế chu n bị (TTCB): Người đứng thẳng 2 chân rộng bằng vai, tay buông xuôi.

- Nhịp 1 (N1): Chân trái bước sang ngang rộng hơn vai, khuỵu gối, trọng tâm dồn đều vào 2

chân, lưng thẳng , 2 tay đưa ra trước song song với nhau.

- Nhịp 2 (N2): Về tư thế chu n bị

- Nhịp 3 (N3): Chân phải bước sang ngang rộng hơn vai, khuỵu gối, trọng tâm dồn đều vào 2

chân, lưng thẳng , 2 tay đưa ra trước song song với nhau.

- Nhịp (N4): Về tư thế cơ bản.

- Yêu cầu: Thực hiện 2 tổ, mỗi tổ 10- 15 lần. Nghỉ giữa mỗi tổ 15 giây.

Bài tập 2.

Động tác Lưng Bụng (Liên hoàn 2 bên xen kẽ).

- Tư thế chu n b ị (TTCB): Người đứng thẳng 2 chân rộng bằng vai, tay buông xuôi.

- Nhịp 1 (N1): Chân trái bước sang ngan rộng hơn vai khuỵu gối trái, chân phải duỗi thẳng, trọng

tâm dồn vào chân trái. Tay phải chạm mũi bàn chân trái, tay trái lăng sau.

- Nhịp 2 (N2): Đạp thu chân về, đứng thẳng, 2 tay giơ lên cao chếch chữ V mắt nhìn theo tay.

- Nhịp 3 (N3):Chân phải bước sang ngan rộng hơn vai khuỵu gối phải, chân trái duỗi thẳng,

trọng tâm dồn vào chân phải. Tay trái chạm mũi giầy phải, tay phải lăng sau.

- Nhịp (N4): Về tư thế cơ bản

- Yêu cầu: Thực hiện 2 tổ, mỗi tổ 10- 15 lần. Nghỉ giữa mỗi tổ 15 giây.

Bài tập 3.

Động tác Tay Ngực (ập cho phần ngực).

- Tư thế chu n bị (TTCB): Người đứng thẳng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay xuôi theo thân người.

- Nhịp1 (N1): Chân trái bước lên trước 1 bước rộng, khuỵu gối trái, trọng tâm dồn nhiều vào

chân trái, gối vuông góc, chân phải duỗi, 2 tay đưa từ dưới lên trước đến ngang ngức thì dừng

lại, 2 tay song song với nhau.

- Nhịp 2 (N2): Về tư thế chu n bị

- Nhịp 3 (N3): Chân phải bước lên trước 1 bước rộng, khuỵu gối trái, trọng tâm dồn nhiều vào

chân trái, gối vuông góc, chân phải duỗi, 2 tay đưa từ dưới lên trước đến ngang ngức thì dừng

lại, 2 tay song song với nhau.

- Nhịp (N4): Về tư thế cơ bản.

- Yêu cầu: Thực hiện 2 tổ, mỗi tổ 10- 15 lần. Nghỉ giữa mỗi tổ 15 giây.

Page 17: BỘ MÔN: TOÁN 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

17

Bài tập 4.

Động tác Phối hợp (Tập toàn thân).

- Tư thế chu n bị (TTCB): Người đứng thẳng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay xuôi theo thân người.

- Nhịp1 (N1): Hạ thấp trọng tâm tạo đà bật lên cao 2 tay đưa tự nhiên

- Nhịp 2 (N2): Tiếp đất trùng gối thành tư thế ngồi, 2 tay trống đất.

- Nhịp 3 (N3): Bật duỗi chân ra sau, 2 tay chống thẳng, thân người thẳng.

- Nhịp (N4): Về tư thế chu n bị.

- Yêu cầu: Thực hiện 2 tổ, mỗi tổ 10- 15 lần. Nghỉ giữa mỗi tổ 15 giây.

3.Đá Cầu:

* Ôn tập: Giáo viên nhắc lại kỹ thuật động tác và hướng dẫn cho hs tập luyện

- Tâng cầu bằng mu bàn chân.

- Chuẩn bị: Đứng chân trước (chân khác chiều với tay cầm cầu), cả bàn chân chạm đất. Chân đá (chân

cùng chiều với tay cầm cầu) phía sau chạm đất bằng nửa bàn chân. Tay cầm cầu cao ngang thắt lưng.

- Động tác: Tung nhẹ cầu lên cao khoảng 0, 3-0, 8m, co chân sau nâng đùi lên cao sao cho mu bàn

chân hướng về phía cầu rơi.Khi cầu rơi xuống đến khoảng hợp lý, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao

ở độ hợp lý.

Chú ý: Chỉ đón và tập tâng cầu bằng mu bàn chân. Tập khoảng 5 phút.

- Phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân

Chuẩn bị: Đứng chân trụ trước (chân khác với bên tay cầm cầu) mũ chân cách biên ngang khoảng 0,

3-0, 4m, cả bàn chân chạm đất.Chân đá phía sau chạm đất bằng nửa bàn chân. Tay cầm cầu cao ngang

thắt lưng.

Động tác: Hơi chuyển trọng tâm ra chân sau để cước chân trước (chân trụ) ra một bàn chân, sau đó dồn

trọng tâm lên chân trụ, đồng thời tung nhẹ cầu lên cao ở phía trước.Co chân sau (chân đá), dùng mu

bàn chân đá mạnh cầu sang sân đối phương

Page 18: BỘ MÔN: TOÁN 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

18

Yêu cầu: Điểm tiếp x c bằng mu bàn chân với đế cầu. Tập khoảng 5 phút.

4. Kết thúc:

4.1 Thả lỏng: 2 lần 8 nhịp

- Tại chỗ rung cơ đùi.

- Tại chỗ rũ chân rũ tay, thả lỏng toàn thân.

- Tại chỗ đứng gập thân thả lỏng.

4.2 Dặn dò:

-Tăng cường sức khỏe, tập luyện thể dục, thể thao không chỉ có ý nghĩa to lớn trong mùa dịch này

mà còn rất quan trọng nếu muốn duy trì lối sống khỏe mạnh.

-Tùy theo thể trạng của mỗi người các con cố gắng tập luyện ít nhất một lần mỗi ngày vào 2 khung

giờ; sáng sau khi ngủ dậy hoặc chiều 17h00.

-Ăn uống hợp lý đầy đủ chất dinh dưỡng, thực đơn đa dạng. Không dùng chất kích thích. Ăn chín

uống sôi đảm bảo sức khẻo.

CÁC CON HÃY CỐ GẮNG TẬP LUYỆN CHĂM CHỈ VÀ THƯỜNG XUYÊN NHÉ.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: MỸ THUẬT – KHỐI 6

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS nghiên cứu nội dung sau đây:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020)

Chủ đề 9. VẼ TRANH CHÂN DUNG

Tiết 2: Vẽ tranh chân dung biểu cảm (tuần 31 từ 16/3 đến 21/3)

1. Hƣớng dẫn tìm hiểu;

1.1. Chu n bị: Giấy vẽ khổ A3, b t chì 2 B, bảng vẽ khổ 40cm x50cm, màu… và người bạn ngồi đối

diện hoặc người thân trong gia đình.

1.2. Quan sát nhận xét; để ghi nhớ đặc điểm , hình dáng và các chi tiết trên khuôn mặt bạn hoặc người

thân.

1.3. Dùng b t chì đen để vẽ (mắt quan sát bạn đối diện, không nhìn giấy, quan sát tới đâu tay vẽ theo

tới đó.)

- Học sinh quan sát hình 9.2 sách học mỹ thuật lớp 6 để nắm được cách vẽ tranh chân dung biểu cảm.

- Học sinh quan sát một số tranh chân dung biểu cảm trong hình 9.3 sách Học mỹ thuật lớp 6 để tham

khảo về nét vẽ và màu biểu cảm.

- Học sinh ch ý thể hiện thêm các đường nét và màu sắc, nóng, lạnh, đậm, nhạt vào bức tranh biểu

cảm bằng b t chì vừa vẽ vừa để làm tăng tính biểu cảm về trạng thái vui, buồn… của nhân vật.

2. Cách vẽ:

2.1. Phác hình khái quát khuôn mặt và quan sát hình dáng khuôn mặt (mặt tròn, mặt vuông chữ điền,

mặt trái xoan…)

2.2. Vẽ chi tiết mắt, mũi, tai, miệng, tóc, trán...và trang phục .

2.3 Vẽ màu hoặc vẽ chì (học sinh vẽ màu theo ý thích)

II. BÀI TẬP:

Học sinh hoàn thành bài vẽ và tô màu, chu n bị bài học sau: Vẽ chân dung biểu cảm.

III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN

Học sinh nộp tranh trực tiếp cho giáo viên mỹ thuật giảng dạy tại lớp.

---------------------------------------------------------------------------------

Page 19: BỘ MÔN: TOÁN 6 , chu các bài sẽ họcc2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · 4 Câu 4: Trong các phân số sau, phân số nào có giá trị bằng một số nguyên:

19

BỘ MÔN: ÂM NHẠC – KHỐI 6

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020)

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS học tìm bài hát và bài TĐN trên YouTube:

- Lắng nghe giai điệu và lời bài hát: Lượn tròn lượn khéo

- Nghe và tập đọc theo giai điệu bài TĐN số 9

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

+ Tìm hiểu về bài TĐN: - Bài được viết ở nhịp gì?

-Trong bài có sử dụng những cao độ và trường độ nào?

+ Nghe và tập đọc theo giai điệu: đọc đ ng tên nốt, đ ng cao độ, trường độ của bài TĐN số 9

+ Xem bài trong SGK tự tìm hiểu về nhạc sĩ Văn Chung và bài hát Lượn tròn lượn khéo.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Sau kỳ nghỉ GV có thể kiểm tra, chấm bài lấy điểm miệng.