ảnh hưởng của dân số đến vấn đề đô thị hóa

18
ảnh hưởng của dân số đến vấn đề đô thị hóa 1-Dân số và vấn đề đô thị hóa. _Đô thị hóa: đthị hóa là một quá trình biến đổi các khu vực lãnh thổ trở thành đô thị. Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hoá. _ Phân loại đô thị theo quy mô dân số: Đô thị nhỏ (2000 – 4000 người), đô thị trung bình (20000 – 100000 người), đô thị lớn (100.000 – 500.000 người), đô thị loại rất lớn (trên 1 triệu người), siêu đô thị (trên 10 triệu người). 2-Vấn đề dân số ở các đô thị. _Hiện trạng gia tăng dân số ở các đô thị trên thế giới. Bảng .Tình hình phát triển dân số đô thị từ năm 1950 và dự báo đến năm 2025 Năm Tổng dân số thế giới (triệu người) Dân số đô thị thếgiới(triệ u người) Tỷ lệ dân số đô thị so với tổng dân số ( %) 1950 2503 735 29.36 1975 4078 1561 38.27 1985 4842 2013 41.57

Upload: sakuramt

Post on 27-Jul-2015

4.322 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: ảnh hưởng của dân số đến vấn đề đô thị hóa

ảnh hưởng của dân số đến vấn đề đô thị hóa1-Dân số và vấn đề đô thị hóa. _Đô thị hóa:đthị hóa là một quá trình biến đổi các khu vực lãnh thổ trở thành đô thị. Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống.Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hoá._ Phân loại đô thị theo quy mô dân số: Đô thị nhỏ (2000 – 4000 người), đô thị trung bình (20000 – 100000 người), đô thị lớn (100.000 – 500.000 người), đô thị loại rất lớn (trên 1 triệu người), siêu đô thị (trên 10 triệu người).

2-Vấn đề dân số ở các đô thị._Hiện trạng gia tăng dân số ở các đô thị trên thế giới.

Bảng .Tình hình phát triển dân số đô thị từ năm 1950 và dự báo đến năm 2025

NămTổng dân số thế giới (triệu người)

Dân số đô thị thếgiới(triệu người)

Tỷ lệ dân số đô thị so với tổng dân số ( %)

1950 2503 735 29.36 1975 4078 1561 38.27 1985 4842 2013 41.57 2000 6129 2952 48.16 2025 7998 5107 63.85

(Nguồn: Population Images- UNFPA, 1987)Theo dự báo của nhiều chuyên gia, dân số thế giới tại các đô thị sẽ tăng đến 5 tỷ người vào năm 2030.Tính riêng các thành phố từ 5triệu dân trở lên, năm 1950 có 10, năm 2000 có thể đến 25, trong đó 19 thành phố thuộc các nước đang phát triển.

Bảng: Tốc độ tăng dân số đô thị so với năm 1950

Khu vực 1950 2000 2025 (số lần phát triển dân số so với năm 1950)

Các nước đang phát triển 300tr. (1) 2000 (6.6) 3900 (13)Các nước phát triển 450tr. (1) 1000 (2.2) 1200 (2.6)

(nguồn UNFPA, 1967)

Tốc độ tăng trưởng dân số đô thị ở các nước đang phát triển nhanh hơn nhiều so với những nước phát triển do :+Các nước đang phát triển đang công nghiệp hóa mạnh.

Page 2: ảnh hưởng của dân số đến vấn đề đô thị hóa

+Qúa trình ly tâm (di dân từ thành phố trung tâm ra những lớp ngoài của thành phố) ở các nước phát triển. Các chuyên gia của LHQ nêu rõ rằng nhiều người dân thành thị ở các nước chẳng thích thú gì với quá trình đô thị hóa và cố thoát ra ngoài thiên nhiên. Ngược lại, dân nông thôn lại muốn lao vào thành phố. Các cuộc điều tra xã hội học cho thấy số lượng người nông thôn về thành thị đông hơn hẳn dòng chảy ngược lại.Tại Việt Nam:+ Nếu năm 1986 chỉ có gần 12 triệu người sống trong các thành phố thì đến năm 2006 số dân thành thị đã tăng lên gấp đôi với gần 23 triệu người, chiếm trên 27% tổng dân số cả nước.+Theo kết quả điều tra, dân số đô thị tăng nhanh với trung bình 3% năm, gấp 3 lần tỷ lệ tăng dân số chung của cả nước.+Tỷ lệ dân số đô thị hiện nay dưới 40%, theo quy hoạch phát triển đến năm 2010 tỷ lệ đó sẽ đạt 56-60%, đến năm 2020 là 80%.([1])([1]) : Báo cáo tại Hội nghị “Giải quyết các vấn đề phát triển đô thị”, tiến sĩ Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam +Dự kiến dân số đô thị của Hà Nội đến năm 2010 sẽ là 3,9 - 4,2 triệu người, năm 2020 là 7,9 - 8,5 triệu người; còn với TP Hồ Chí Minh năm 2010 là 10 triệu người, đến 2025 là 16-17 triệu người [2]([2] Báo cáo tại hội thảo "Các vấn đề ven đô và đô thị hóa", PGS-TS. Lưu Đức Hải, Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị nông thôn (Bộ Xây dựng))-Nguyên nhân gia tăng dân số đô thị.Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông thường quá trình này không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn. Sự chuyển dịch dân cư nông thôn vào đô thị, do: + Sức hút từ đô thị. +Lực đẩy từ nông thôn, đó là các lực đẩy phát sinh từ đông dân, ít đất canh tác, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, cuộc sống nghèo nàn lạc hậu,.... Tờ Newizv dẫn báo cáo của LHQ cho biết, năm 2009 nhân loại đã bước qua một giới hạn rất quan trọng là dân thành thị trên hành tinh chúng ta đã vượt số dân nông thôn. 60 năm trước dân số trên thế giới phân bố như sau: 70% ở nông thôn, 30% ở thành thị. Tới giữa thế kỷ 21 tỷ lệ có thể đổi ngược - ở thành thị có tới 70% số dân toàn cầu và đạt con số 5,3 tỷ người. Trong đó châu Á chiếm 63% (3,3 tỷ người), châu Phi – gần 25% (1,2 tỷ người). Theo Niên giám thống kê của ESCAP (Uỷ ban Kinh tế-xã hội châu Á-Thái Bình Dương của LHQ) thì quá trình “di cư” từ nông thôn vàothành phố diễn ra nhanh nhất là ở khu vực các nước ASEAN, nơi tỉ lệ dân cư đô thị tăng từ 32% năm 1990 lên 45% năm 2006. Tại Việt Nam, Tỷ lệ tăng dân số thành thị - nông thôn ngày một chênh lệch.+Năm 1999-2009, dân số thành thị đã tăng lên với tỷ lệ bình quân là 3,4%. Trong khi đó, ở khu vực nông thôn, tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0,4%( Vào năm 1999, tỷ lệ dân số thành thị chiếm 23,5%. Trong số 9,4 triệu người tăng thêm từ năm 1999 đến 2009, có đến 7,3 triệu người (chiếm 77%) tăng lên ở khu vực thành thị.).

Page 3: ảnh hưởng của dân số đến vấn đề đô thị hóa

+Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), người di cư nông thôn chiếm tới 1/3 dân số của TP Hồ Chí Minh và 1/10 dân số của Hà Nội và làn sóng này vẫn đang tiếp tục không ngừng chảy([2]).

_ảnh hưởng của quá trình tăng dân số đô thị đến vấn đề đô thị hóa. _Hình thành các đô thị mới và siêu đô thị.+ Diễn đàn thế giới về vấn đề đô thị hóa diễn ra ở Rio de Janeiro (Brazil) đưa ra dự báo rằng trong 40 – 50 năm tới sẽ xuất hiện những “siêu khu vực” với số dân trên 100 triệu người. Những tập hợp các thành phố trải dài đến mức có thể gọi là “không đầu không cuối” sẽ mọc lên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và khu vực Tây Phi.. Các thành phố lớn dần lên, nối kết với nhau và tạo ra các “siêu khu vực” mà theo cách gọi của các chuyên gia LHQ là “bất tận”, dài hàng trăm cây số với số dân nhiều chục triệu người.

Hai trong ba siêu thành phố lớn nhất trong tương lai

Page 4: ảnh hưởng của dân số đến vấn đề đô thị hóa

Tôkyo-Nhật Bản (Ảnh: skypecrapercity.com)

+Tại Việt Nam, quá trình đô thị hoá cũng tuân theo quy luật của thế giới. Năm 1990, cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị.

Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam hiện đang được xếp vào loại nhanh nhất thế giới - Ảnh: H.TR.

_Qúa trình đô thị hóa diễn ra nhanh và hình thành nên nhiều đô thị mới do sự gia tăng dân số đô thị, bên cạnh những mặt tích cực cũng nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội khó giải quyết.

Page 5: ảnh hưởng của dân số đến vấn đề đô thị hóa

+Mặt tích cực:người di cư góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của các đô thị (họ được trả công thấp hơn, làm những công việc mà cư dân đô thị lâu năm chưa chắc đã chịu làm).Theo các cuộc điều tra cho thấy 40 “siêu khu vực” lớn nhất chiếm không quá nhiều diện tích của hành tinh nhưng có tới 18% dân số thế giới sống ở đó. Chúng chiếm 66% tài lực kinh tế của thế giới và gần 85% phát minh công nghệ và khoa học. 25 thành phố lớn nhất của thế giới tập hợp hơn một nửa tài sản của hành tinh. Sư tập trung tài sản lớn hơn diễn ra ở Ấn Độ và Trung Quốc ở đó một nửa tài sản thuộc về 5 thành phố lớn nhất.Trên thực tế, những Thành phố lớn đóng góp rất cao cho tổng thu nhập kinh tế quốc dân (GDP) như trường hợp, 2 thành phố Osaka và Tokyo chiếm 36% của Nhật Bản; Bangkok chiếm 37% của Thái Lan; Manila chiếm 24% của Philippines, TP. HCM chiếm 33% của VN.

+Mặt tiêu cực: Tình trạng gia tăng dân số một cách nhanh chóng đã đẩy cơ sở hạ tầng (điện, đường giao thông, bệnh viện, trường học..) vào tình trạng quá tải, xuống cấp nhanh chóng. Thêm vào đó, việc ăn ở tạm bợ, giao thông luôn bị tắc nghẽn, thiếu công ăn việc làm ... đã làm cho môi trường sống ngày càng trở lên tồi tệ, tội phạm tại các đô thị gia tăng. Điều đó cũng cho thấy, phát triển đô thị trở lên khó kiểm soát hơn do tỷ lệ người nghèo sẽ chiếm phần lớn trong cơ cấu tăng trưởng của đô thị trong tương lai.ADB đã có nhận định về các khó khăn của các Thành phố lớn châu Á như sau: thiếu nước sinh hoạt; môi trường ô nhiễm; kẹt xe trầm trọng; gia tăng các khu ổ chuột; tội ác và xung đột xã hội…. điều này khiến các đơn vị hành chính phải nỗ lực tìm kiếm những giải pháp để nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu của những cư dân đô thị mới xuất hiện sau dòng người di cư từ nông thôn cũng như từ sự gia tăng dân số tự nhiên tại các đô thị. Điều này đòi hỏi những khoản đầu tư vô cùng lớn tạo nên gánh nặng cho các quốc gia đang phát triển vốn yếu kém về nguồn lực tài chính cũng như nhân lực cho lĩnh vực này.

Cụ thể:1.Tăng dân số đô thị dẫn tới nghèo đói:Cộng đồng di cư đông đảo các thành phần cũng đồng thời mang theo cả gánh nặng của đói nghèo.

Page 6: ảnh hưởng của dân số đến vấn đề đô thị hóa

Người nghèo có thể bị bỏ rơi...

Năm 1980, ước tính có 40 triệu hộ gia đình dân đô thị nghèo đói so với 80 triệu hộ nghèo đói ở nông thôn.Năn 2000, các hộ nghèo tuyệt đối ở đô thị tăng lên 76% chiếm 72 triệu hộ, trong khi số các hộ nghèo ở nông thôn giảm xuống 29% với 56 triệu hộ. Nguyên nhân: các dân nhập cư đến từ nông thôn là nhứng người ít được đào tạo hay không được đào tạo chính thức, họ thường không có chuyên môn, họ thiếu tiền vốn nên chỉ lao đọng chân tay là chủ yếu, như đứng đường, bán hàng rong, mài dao, viết thư, thu lượm đồng nát, đánh giày, v.v... sơn đông mãi võ, cửu vạn,...với thu nhập thấp trong khi mức sống ở đô thị thì rất cao.Ngoài ra, tình trạng thất nghiệp ở đô thị đang ngày một gia tăng._Tình trạng đói nghèo đã dẫn tới sự suy dinh dưỡng lan tràn trong các đô thị. Ở rất nhiều các thành phố, số trẻ suy dinh dưỡng đói ăn ngày một gia tăng.

Page 7: ảnh hưởng của dân số đến vấn đề đô thị hóa

Một đứa trẻ đang nằm trên chiếc giường làm bằng bìa các tông tại khu nhà ổ chuột nằm trên bãi rác khổng lồ của New Delhi. Dù lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng vọt và thị trường chứng khoán không ngừng phát triển, nhiều cảnh đói nghèo vẫn hiện diện khắp nơi tại nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á. Ảnh: AFP

Bức ảnh chụp một đứa bé đang chờ được phát khẩu phần ăn, đứng cạnh rất nhiều trẻ em khác xếp hàng tại khu Tondo, thủ đô Manila của Philippines.Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội đã đẩy hàng trăm triệu trẻ em vào cảnh đói nghèo. Ảnh: AFP

2.Vấn đề nhà ở và công tác quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị.

Page 8: ảnh hưởng của dân số đến vấn đề đô thị hóa

Tốc độ tăng số dân thành thị quá nhanh đang ảnh hưởng tiêu cực tới mức sống của người dân, nhất là về nhà ở.Không ít các đô thị đã và đang phải đương đầu với những “xóm liều” - nơi người dân từ các địa phương đến tìm việc làm, sống tạm bợ. Chính nơi này cũng là địa điểm tập trung nhiều loại tội phạm xã hội.-Thống kê của Tổ chức Dân số thế giới (UNPFA) cho thấy, diện tích nhà ở bình quân tại các đô thị khoảng 5,8m2/ người, thấp hơn một nửa so với diện tích chung của cả nước. Có tới 25% cư dân đô thị không có khả năng mua nhà và 20% khác đang sinh sống trong 1,8 triệu căn nhà tạm không đạt tiêu chuẩn.-Theo ESCAP, 2/5 số dân thành thị ở châu Á-Thái Bình Dương đang phải sống trong những khu nhà ổ chuột, so với mức 3/5 của châu Phi và 33% của Mỹ Latinh và vùng Caribê.

Tên thành phố % số dân

Dar es Salaam ( Tanzania) 77 Alexandria ( Hy Lap) 68 Ouagadougou ( Burkina Faso) 59 Mexico City ( Mexico) 44 Bombay (An Do) 38 Karachi ( Pakistan) 36 Abidjan ( Cote D’lvoire) 20 Bangkok ( Thailand) 19

Nguồn: UNPD- 1990 Bảng 3. Số dân sống trong những căn hộ kiểu xóm liều , nhà phi pháp-Thống kê của UNFPA cho thấy, hiện 25% cư dân thành thị Việt Nam không đủ tiền để mua nhà ở, 20% nhà ở thành thị bị xếp vào loại không đạt tiêu chuẩn, TP Hồ Chí Minh còn có 300 ngàn người đang sống trong các nhà ổ chuột, 30% dân số Hà Nội phải sống trong môi trường chật chội với diện tích ở không quá 3m2/người. Chính vì thế một số người đã bất chấp những quy định về quản lý đô thị, tự ý san lấp, lấn chiếm, sang nhượng đất để xây nhà một cách tạm bợ, tuỳ tiện không theo quy hoạch gây ảnh hưởng đến mỹ quan của các đô thị. Việc xây cất không theo quy hoạch làm xuất hiện tình trạng “nhà không số, phố không tên” chen lấn hỗn độn, tối tăm, chật chội. Điều này đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội, tội phạm lẩn trốn pháp luật, gây khó khăn cho công tác quản lý trật tự an toàn xã hội.

Page 9: ảnh hưởng của dân số đến vấn đề đô thị hóa

3.Điều kiện sống của dân cư đô thị.. Các thành phố đã phình ra quá cỡ trong khi kết cấu hạ tầng yếu kém không thể đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của cư dân đô thị.Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư.Đô thị hoá và số người sống trong các khu nhà ổ chuột tăng nhanh là nguyên nhân cơ bản làm giảm khả năng tiếp cận nguồn nước sạch của người dân. ESCAP cho biết, tỷ lệ dân tiếp cận được với nguồn nước sạch ở Trung Quốc, Indonesia và Philíppines đều bị giảm mạnh so với mức cao mà họ đã đạt được năm 1990.Hàng triệu dân cư đô thị hiện nay đang phải sống trong tình trạng không nước  sạch, điện, không có cơ hội tiếp cận với giáo dục và y tế (Những tiêu chuẩn cực kỳ tối thiểu của cuộc sống đô thị). Hiện tượng trên gây ra những hậu quả tai hại đối với cuộc sống dân cư và tình trạng xung đột xã hội tại các đô thị xuất phát từ những mâu thuẫn nội tại trong lòng các đô thi liên quan đến nhà ở, y tế, giáo dục, trợ cấp xã hội hay bất bình đẳng xã hội.Thống kê của Tổ chức Dân số thế giới (UNPFA) cho thấy nhu cầu về nước sạch và thoát nước, thu gom rác chỉ đáp ứng được khoảng 60%.

Page 10: ảnh hưởng của dân số đến vấn đề đô thị hóa

Ô nhiễm nước sinh hoạt tại khu ổ chuột.Theo ESCAP,nhu cầu sử dụng năng lượng tăng nhanh dẫn tới nguy cơ cạn kiệt tài nguyên càng lớn. năng lượng tiêu thụ của khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới chỉ bằng một phần nhỏ của Bắc Mỹ và châu Âu, nhưng năng lượng tiêu thụ tính theo đầu người ở châu Á-Thái Bình Dương đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 1990-2004, tốc độ tăng nhanh chưa từng có trên thế giới. Năng lượng tiêu thụ tính theo đầu người ở những nước có thu nhập trung bình trong khu vực này thậm chí đã tăng gấp bốn lần trong giai đoạn nói trên.Kết quả là lượng khí thải CO2 tính theo đầu người của châu Á-Thái Bình Dương đã tăng từ 1,9 tấn năm 1990 lên 3,2 tấn năm 2004.Giao thông:Giao thông trở nên quá tải bởi lượng người, lượng xe lưu thông quá dày đặc trong khi đường xá dù đã được mở rộng, xây mới nhưng vẫn không kịp đáp ứng vì tốc độ tăng dân cư quá lớn. đường giao thông chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu.Nhịp độ ô tô, xe máy hoá ở châu Á-Thái Bình Dương cũng tăng nhanh, đặc biệt là lượng xe máy tính theo đầu người ở Đông Nam Á. Xe máy hai và ba bánh hiện chiếm hơn 2/3 số lượng xe lưu thông ở Bangladesh, Nêpal, Sri Lanka, Indonesia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.Trong tình trạng đất chật người đông thì tắc nghẽn giao thông đang là vấn đề bức xúc thường xuyên xảy ra ở các đô thị.Tai nạn giao thông ngày một gia tăng.

Page 11: ảnh hưởng của dân số đến vấn đề đô thị hóa

Chất lượng môi trường sống đang giảm dần, ô nghiễm ở các đô thị ngày càng gia tăng. Tại các đô thị việc chiếm dụng đất công, san lấp mặt bằng, sông ngòi, lấn chiếm lòng đề đường để làm nhà và xậy dựng trái phép diễn ra hàng ngày làm cản trở đến việc tiêu, thoát nước và chất thải đô thị. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ, đường xá giao thông tắc nghẽn, nguồn nước ngầm và các dòng sông bị đe dọa nhiễm bẩn nghiêm trọng vì chất thải, không khí ngày càng ô nhiễm nặng nề vì bụi công trường, khói xe, khói nhà máy sản xuất công nghiệp. Nghiên cứu của UNFPA cho thấy, chất lượng không khí tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thuộc vào loại tồi nhất trong khu vực. Phần lớn hệ thống nước thải không được xử lý, khối lượng chất thải rắn đang gia tăng nhanh chóng, và chỉ có một phần nhỏ lượng chất thải công nghiệp nguy hại được xử lý an toàn.

Sông Tô Lịch

Page 12: ảnh hưởng của dân số đến vấn đề đô thị hóa

Ảnh minh họa của topnews.in.Tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo tăng cao.Trong quá trình hội nhập và phát triển, người dân đô thị cần có trình độ văn hoá tay nghề cao để tiếp cận với khoa học kỹ thuật – công nghệ và đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng lao động. Song thực tế cho thấy ở các đô thị và các vùng ven đô vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người thất nghiệp, trình độ học vấn không cao. Đây chủ yếu là những lao động giản đơn di cư từ khu vực nông thôn lên thành thị để kiếm việc làm. Phần lớn trong số họ chỉ tìm được công việc giản đơn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở gần thành thị, một số khác kém may mắn hơn phải lang thang tìm kiếm công việc không ổn định trong nội thị với thu nhập ít ỏi. Nhiều vấn đề phát sinh cũng bắt nguồn từ đây, khi thu nhập của người lao động không đủ tích lũy để gửi về gia đình như kỳ vọng trước đó. Điều tra gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong số lao động di cư, có tới 2/3 là lao động trẻ (15-19 tuổi); hơn 50% là di cư để tìm việc làm, 47% là để cải thiện điều kiện sống. Một điều tra khác của Viện Khoa học lao động và xã hội cũng cho thấy, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ lao động ngoại tỉnh chiếm tới 70%. Tính đến tháng 12/2007 cả nước có hơn 170 khu công nghiệp, khu chế xuất phân bổ ở 55 tỉnh, thành trên cả nước với khoảng trên 1 triệu người lao động đang làm việc, trong đó có 700.000 người lao động di cư từ các tỉnh khác hoặc huyện khác đến [3]([3] Số liệu thống kê năm 2007 Theo Tạp chí Ban Tuyên giáo.)Do chỉ được hưởng mức lương thấp, lại phải làm việc vất vả nên số lao động di cư này dễ nảy sinh những bất đồng và có những hành động thiếu kiềm chế.Trình độ dân trí chưa cao và chênh lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là ngoại ô so với nội ô.Đây là sự bất ổn đối với chủ trương phát triển một xã hội đô thị công bằng, ổn định và văn minh.

Page 13: ảnh hưởng của dân số đến vấn đề đô thị hóa

Trẻ em lang thang ở khu vực đô thị.Sức khỏe của người dân đô thị ngày càng giảm do các tệ nạn xã hội gia tăng kéo theo các bệnh dịch như HIV, giang mai,...và tình trạng ô nhiễm môi trường... gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe dân cư thành phố. Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nước đang phát triển như sốt rét, sốt xuất huyết, tả, thương hàn...hay các bệnh của những quốc gia công nghiệp phát triển, như tim mạch, tăng huyết áp, ung thư, tâm thần, bệnh nghề nghiệp...Sự suy thoái môi trường đô thị ảnh hưởng đặc biệt xấu đến những người nghèo sống trong các khu ổ chuột và xóm liều do mật độ dân số cao, thiếu các dịch vụ vệ sinh và sức khỏe công cộng.

Một số giải pháp khắc phục :-Hạn chế dòng di cư nông thôn-thành thị.-Tạo các điều kiện tốt nhất cho dân cư đô thị bằng cách:- Tăng cường công tác giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Song song với việc nâng cao dân trí là tiến hành quy hoạch phân bổ đồng đều các khu công nghiệp, khu đô thị tại các thành phố trên cả nước. - Tăng cường giáo dục nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới đối với cư dân đô thị, hạn chế những hành vi xấu làm ảnh hưởng đến lối sống văn mình lịch sự của cư dân đô thị. Hạn chế và quản lý tốt hơn đối với dân nhập cư, góp phần lập lại trật tự xã hội đảm bảo cho việc xây dựng xã hội đô thị ổn định, bền vững.

Page 14: ảnh hưởng của dân số đến vấn đề đô thị hóa

- Cần có chiến lược, lộ trình quy hoạch đô thị đồng bộ. Hoàn thiện và phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông đường bộ thuận tiện, không ách tắc và ít gây ô nhiễm môi trường.- Tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của môi trường đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Công khai các thông tin, số liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm và các nguồn gây ô nhiễm môi trường trên các phương tiện truyền thông để nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường sống trong đô thị. Tích cực thực hiện các biện pháp tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng sử dụng các nhiên liệu sạch trong sinh hoạt thay cho các loại nhiên liệu gây ô nhiễm không khí và nguồn nước sinh hoạt. - Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng hiện đại, không gây ô nhiễm. Cần xem việc phát triển phương tiện vận chuyển công cộng là giải pháp trọng tâm để giảm nguy cơ tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường đô thị. Các chiến lược, chính sách quy hoạch đô thị cần phải tiến hành ngay từ bây giờ với tầm nhìn chiến lược lâu dài 5, 10 năm và thậm chí có thể lên tới 50 hoặc 100 năm