an choi p.3 - unknown

82

Upload: huy-pham

Post on 25-Jul-2015

29 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: An Choi P.3 - Unknown
Page 2: An Choi P.3 - Unknown

ĂN – CHƠIPHẦN 3

( Sưu tập từ các trang www.rice.com và các báoonline )

Mục lụcĐến Nha Trang - Thi gan với vách núiĐến Tây Bắc - Đi Chợ PhiênĐến Cà Mau - Ăn tôm TítĐến Miền Tây - Ăn Cháo khuya đồng bằngĐến Cần Thơ - Có Lẩu Mắt HeoĐến Trà Vinh - Ăn Bún Bò Sa TếĐến Quảng Bình - Ăn Hải Sản đất Hoa HồngĐến Quảng Trị - Ăn Cá Chột NưaĐến An Giang - Ăn Gỏi Sầu ĐâuĐến Sóc Trăng - Ăn cháo Cá LócĐến Sài Gòn - Ăn món Bắc HànĐến Huế - Ăn Cá KìnhĐến Tây Bắc - Nhớ Gia vị miền Sơn CướcĐến Đà Nẵng - Đi Hòa Vang ăn cá MòiĐến Sài Gòn - Ăn món NhậtĐi Nước Ngoài - Mua Sôcôla

Page 3: An Choi P.3 - Unknown

Đến Nha Trang - Thigan với vách núi

Bạn xoay người trước một lòng vực sâu vàbước lùi dần, tuột dây xuống vách đá dựng đứng.Sự hồi hộp và choáng ngợp lo sợ khiến bạn quênchính... tên của mình. Không lo. Bạn đang tập làmmột mountaineer (vận động viên leo núi)...

Câu chuyện của dân leo núi

Page 4: An Choi P.3 - Unknown

Ngày cuối tuần, Nguyễn Đức Hiếu của công ty dulịch Hồng Bàng vác ba túi "khủng bố" nặng gần đến80kg gồm đồ nghề chuyên dụng cho dân leo núi. Lầnnày, anh nhảy tàu ra Nha Trang, sau khi đã khảo sát địahình một số vách đá ở đảo Hòn Hèo (tức suối HoaLan) nằm phía bắc thành phố duyên hải này và thuộckhu vực đầm Nha Phu.

Những đảo phía bắc Nha Trang nhờ dịch vụ du lịch

còn nghèo nên còn giữ nhiều nét hoang dã, tình trạng ximăng lấn rừng ở cấp độ thấp.

Nắng mùa hè ngoài đảo như đổ lửa. Dù gió biển từ

đầm Nha Phu vẫn hào phóng vung gió mặn vào váchnúi. Một dãy núi án ngữ các đợt gió và sóng đại dương,ít ai ngờ đây từng là khu căn cứ quân sự ác liệt của Mỹtrong chiến tranh Việt Nam. Chúng tôi còn nhặt đượcmảnh bom làm kỷ niệm Hòn Hèo trước khi tập "bôngđùa số phận" (một người trong nhóm gọi chuyện leo núibằng cụm từ nực cười ấy!).

Page 5: An Choi P.3 - Unknown

Phút hồi hộp khi trượt dây xuống vực đá caoChúng tôi mất một ngày trời để chọn vách đá huấn

luyện, thử và kiểm tra đồ nghề, dùng khoan cắt lên váchnúi để cắm chốt an toàn. Những chốt an toàn có đầuvòng tròn có thể luồn dây được tra vào vách đá, dánchặt bằng keo AB, loại keo chuyên dụng để dán sắt,đá. Việc chọn thế leo, hình dung chiều trọng lực vànhững tình huống ma sát giữa dây leo và đá núi có thểxảy ra nguy hiểm cũng là phán đoán cần thiết của ngườithiết kế một cuộc leo núi, nhất là khi bộ môn này cònquá xa lạ với dân mình. Mỗi sợi dây dù của người leovách đá rất nhỏ, nhưng nếu mắc đúng nguyên tắc vật lý,néo cùng với những thiết bị chuyên dụng như móc khoáhình số 8 (dùng để siết dây theo nguyên tắc ma sát chịu

Page 6: An Choi P.3 - Unknown

lực, điều tiết độ cao khi lên, xuống), móc stop (đềphòng trường hợp người leo núi bị choáng, buông tay,thì móc tự khoá, giữ người không bị rơi xuống), nguyêntắc cân bằng trọng lực ở đai lưng cho phép móc thêmvài thứ móc lỉnh kỉnh khác...

Nếu đúng phương pháp, những dụng cụ trên có thể

giữ được một trọng lượng 3 tấn. Nhưng nếu sơ sẩy vềnguyên tắc và kỹ năng móc dây thì không ai có thể"phanh" được một cơ thể vài chục kg "rơi tự do" xuốngvách núi đựng đứng. Trong môn thể thao mạo hiểm này,thường ở những vách đá cố định độ an toàn phải đượcđòi hỏi đảm bảo cao.

Page 7: An Choi P.3 - Unknown

Đo vực bằng dâyTrưa nắng rát, trên đỉnh vách Sơn Tinh (10m) sẽ

được chọn làm nơi thiết kế những buổi huấn luyện nhẹcho du khách, chúng tôi say sưa bàn tán về những cuộcleo núi ở Everest đọc được qua sách vở, phim ảnh. VàHiếu cũng kể về những chuyến leo núi kỳ thú trên váchthác Datanla - Đà Lạt, nơi mà cách đây chừng vài nămđã có một vận động viên leo núi bị chết vì ngộp trênvực nước; về những cuộc khám phá các vách đá tựnhiên ở Madagui hay Yangbay; về những nhóm cónghiệp vụ leo núi lẻ tẻ ở Việt Nam hiện nay chỉ đếm trênđầu ngón tay nhưng thường ít chịu chia sẻ kinh nghiệm

Page 8: An Choi P.3 - Unknown

để phát triển bộ môn này... Mountaineer quên... tên Sáng hôm sau, chúng tôi đổ lên đảo 15

mountaineer. Có người còn chưa có khái niệm leo núi làgì. Tất cả đều chân yếu tay mềm, là nhân viên vănphòng. Không ít người leo lên được đỉnh Sơn Tinhbằng... thang đã toát mồ hôi hột, dị ứng độ cao, khôngdám nhìn xuống. Vậy nên khi thắt dây đai an toàn vàđội mũ bảo hiểm vào, bước ra đỉnh vực là cácmountaineer này quên... tay nào tay phải, tay nào taytrái, quên cả tên mình, chân bám vào vách đá run lẩybẩy.

Page 9: An Choi P.3 - Unknown

Khâu chuẩn bị cho một cuộc leo núi khá công phuvà đòi hỏi nhiều kỹ năng

Anh Cư, nhỏ người, chẳng có dáng dấp gì của dânleo núi, nhưng đã theo đuổi bộ môn này 3 năm, chobiết: "Ngày trước mới tập leo núi chung với nhóm HồngBàng, Dalat Holiday... thì thấy sợ, nhưng leo rồi lại mêcảm giác đong đưa và chế ngự mình ở những độ caokhác nhau. Nhiều khi nghe ở đâu có leo núi là mò tớitham gia!". Còn anh Vinh, người đàn ông có khuôn mặthiền lành lại là dân leo núi Đà Lạt khá sành: "Gọi là mạohiểm nhưng đó chỉ là cảm giác. Thực chất sử dụng hếttính năng của đồ nghề và kỹ năng tốt thì đây là một môn

Page 10: An Choi P.3 - Unknown

thể thao an toàn, luyện thể lực tốt và ai cũng có thể tậpđược để có thể khám phá và giữ bình tĩnh trước độcao...".

Bạn sẽ xoay lưng trước một đỉnh vực sâu và bước

ra, chân rộng ngang vai bám vào vách núi, (tốt nhất làcó đôi giày có độ bám tốt) giữ cho người thẳng, bámvào vách đá một góc 90 độ, để trọng tâm cơ thể rơivào phần bụng. Và cứ thế, tay bạn thả dây đồng thờichân bước hoặc nhảy xuống một cách thoải mái. Thaotác phối hợp tay, chân và độ rướn của cơ thể khá đơngiản, nhưng phải thật bình tĩnh để giữ sợi dây bên thắtlưng là "phanh số phận", lớ quớ tuột tay này có thể rơixuống vực như chơi. Bình tĩnh mà... run, vừa "nhảphanh" vừa nhún chân vào vách đá và tuột xuống chođến khi chân bạn chạm vào mặt đất thì mới "hú hồn", tựthưởng cho mình một... ca nước trà đá vì đã mất quánhiều... mồ hôi lạnh!

Page 11: An Choi P.3 - Unknown

Từng người một được mang đai và bắt đầu tập tuộttừ vách núi. Và sau đó, cảm thấy chưa "ép phê", Trang- cô gái trong đoàn đề nghị tập leo ngược lên. Một túibột khử mồ hôi và nhám tay được cột ngang thắt lưng,vẫn đai nịch và móc stop, móc 8... Trang một mình leolên vách núi đá cao dựng đứng như con thằn lằn. Cóđoạn vì chưa quen và vách không mố bám nên cô dùngluôn cả... cằm để bám vách đá. Có người đứng dướisốt ruột la lên: "Cố gắng bám chặt cơ thể vào vách đávà dùng móc khoá làm chấu giữ. Còn cằm thì làm việckhác nghe em!".

Page 12: An Choi P.3 - Unknown

Huấn luyện viên phải là người thực hành trước, đảmbảo độ an toàn

Sau buổi trưa huấn luyện ở vách Sơn Tinh, với 10mđã thấy rợn ngợp. Nhưng Trang vẫn theo đoàn lên váchthác 1 (cao 60m). Từ đây, có thể thấy toàn cảnh đầmNha Phu và những hòn đảo lân cận. Đường xuyên rừng2km đẹp. Cô gái chân yếu tay mềm đứng trước ngọnthác 60 và quyết định sẽ tuột xuống từ độ cao "khôngthấy đáy" vì cây rừng um tùm, vách lồi lõm cheo leo.Cô gái gật đầu. Phía dưới là vực sâu và gió biển thổirợn ngợp. Dây dù căng. Nhiều người nín thở thay chocô. Nhưng cô muốn chứng minh ai cũng có thể tập vàleo được trong trò chơi mang tiếng là "mạo hiểm" này!

Page 13: An Choi P.3 - Unknown

Điều tiếc nhất của Trang và nhiều người trong đoànlà ở đảo này chưa có những hẻm đá song song để cảnhóm có thể thử cảm giác leo kiểu người nhện.

Page 14: An Choi P.3 - Unknown

Đến Tây Bắc - Đi ChợPhiên

Chợ của miền cao nguyên Tây Bắc là chợphiên, không phải là chợ của hàng ngày nên là chợcủa hội hè, của niềm vui gặp gỡ. Mộc mạc nhưngđầy ắp những xúc cảm nguyên sơ, đầy ắp nhữngấn tượng thị giác cho khách lữ hành

Chợ ở vùng cao Tây Bắc không có luật cận giangnhư miền xuôi mà cheo leo trên đồi, hẻo lánh dướithung, nằm ở một khoảng trống bất kỳ nào đó bên cạnhcon suối, nương ngô…

Đâu chỉ có Bắc Hà...

Page 15: An Choi P.3 - Unknown

Hàng trứngCó đến Bắc Hà, Lào Cai trong những ngày thường

và ngày chợ phiên mới thấy sự khác biệt đến kinh ngạccủa đời sống nơi đây. Ngày thường ngôi chợ vắng vẻ,chỉ đến cuối tuần, hàng đoàn du khách từ miền xuôi đổvề biến ngôi chợ này thành náo nhiệt, bụi mù. Hoạtđộng mua bán đông vui tấp nập không kém chợ tết ởmiền xuôi.

Đa số các du khách đến SaPa đều lên đây vào thứ

bảy, ngày trước phiên chợ, và nghỉ lại để hôm sauthưởng thức trọn vẹn phiên chợ. Chợ dần dần thu hút

Page 16: An Choi P.3 - Unknown

đông du khách, nhưng cũng dần dần mất đi tính chấtcủa một chợ phiên miền cao Tây Bắc do đường sá,công viên, nhà lồng chợ, nhà phố… được xây dựngngày nhiều hơn.

Chợ Bắc Hà theo định kỳ mỗi tuần một phiên. Cácchợ được tổ chức vào ngày chủ nhật khác là Sa Pa,Mường Hum, Mường Khương, Tam Đường, Bình Lư.Chợ thứ bảy có chợ Cán Cấu, thứ năm có Bản Liền,thứ tư có Xín Chéng, thứ ba có Cốc Ly…

Có những chợ họp theo quy luật sáu ngày, tính theo

nửa con giáp mà dân địa phương thường gọi là chợ dầnthân hay “chợ lùi” - cứ mỗi tuần chợ họp “lùi” lại mộtngày. Ở khu vực Cao Bằng, Bắc Kạn, chợ thườngđược tính theo ngày âm, theo chu kỳ năm ngày mộtphiên (Nà Phật, Bắc Mê, Án Lại…).

Du lịch chợ phiên

Page 17: An Choi P.3 - Unknown

Gà đen, đặc sản của người MôngÔng Trần Tiến Mai, giám đốc khách sạn Sao Mai

của Bắc Hà, thường than, khách sạn của ông chỉ hoạtđộng có hai ngày trong một tuần. Vào cuối tuần, kháchsạn không còn phòng trống, nhưng chỉ đến thứ hai làvắng khách. Thực ra ít du khách nào biết ngoài Bắc Hà,có những chợ phiên cũng không kém phần độc đáo,được tổ chức trong những ngày còn lại của tuần. Ở gầnBắc Hà nhất là chợ Cốc Ly, khá đẹp vì nằm cạnh thunglũng, có cầu treo bắc ngang sông Chảy, họp vào thứba. Chợ Xín Chéng, cách Bắc Hà khoảng 36km, họpthứ tư, vẫn còn đậm nét nguyên sơ của một chợ phiênTây Bắc.

Ông Mai cũng là người thường tổ chức các chuyến

Page 18: An Choi P.3 - Unknown

tham quan cho khách tây. Thứ bảy, khách từ Hà Nộilên Sa Pa, chủ nhật lên Bắc Hà dự chợ, thứ hai đi bộlên Nậm Mòn, ngủ lại nhà dân, rồi hôm sau tham quanthêm chợ phiên Cốc Ly. Một tour tương tự được tổchức bởi công ty Vietmark, có trụ sở tại TP.HCM, cóchút khác biệt là khách có thêm đoạn xuôi thuyền trênsông Chảy...

Giám đốc tiếp thị của Vietmark, ông Trương Hoàng

Phương, người từng xuôi ngược nhiều chợ phiên TâyBắc, cho rằng cái đẹp, cái hay của một phiên chợ miềncao là chúng phải ở một không gian thoáng đãng của núirừng Tây Bắc. Việc chính quyền vội vã xây nên nhữnghàng rào, những nhà lồng đã phá vỡ một đặc tính quantrọng của chợ phiên. Đặc điểm văn hoá của mỗi dân tộcthể hiện rất rõ ở các phiên chợ này. Đi dự chợ phiên, cóngười ví như là đi thăm một “bảo tàng dân tộc học” vớiđầy đủ những sắc áo truyền thống, nông thổ sản địaphương, tập tục, cách ứng xử văn hoá của con ngườivùng Tây Bắc.

Page 19: An Choi P.3 - Unknown

Đến Cà Mau - Ăn tômTít

Về Đất Mũi, U Minh, Ngọc Hiển, Năm Căn…(Cà Mau) du khách sẽ có dịp thưởng thức nhiềuđặc sản hiếm: cá thòi lòi kho tiêu, đọt choại xàotép, rắn bông súng nướng mọi, cá kèo chiên muốiớt… Dân sành điệu về tới vùng này thì y như rằngphải có món "tôm tít".

Anh Phan Châu Tuấn, hạt trưởng kiểm lâm HònKhoai cầm con tôm tít giới thiệu với mọi người: đây là

Page 20: An Choi P.3 - Unknown

quà đặc biệt của biển dành riêng cho bạn bè từ đất liềnra thăm đảo. Thịt tôm tít vừa ngon, ngọt, hiền lành vừađậm đà hương biển, khác xa với mùi vị của tôm sú vàtôm hùm… Mấy cha về đây, tụi tui... có khách mớiđược ăn đó nha”. Vừa dứt, tiếng dzô… dzô… vang lênnhư phá tan bầu không khí yên tịnh, đợi chờ đượcthưởng thức món ngon này.

Để có một bữa tiệc tôm tích thật hấp dẫn, trước hết

phải có rượu ngon và chọn cho được những con tômcòn nhảy xoi xói. Con càng lớn càng có giá trị. Loại 4-6con/kg mới thật sự là "đẳng cấp". Cách chế biến tôm títkhông cầu kỳ lắm, chỉ cần hấp, luộc hoặc nướng, chấmmuối tiêu chanh hoặc nước mắm me cũng đủ níu chânkhách mọi miền. Những người khéo tay và có "tâmhồn" ăn uống còn bày cách ép mỏng những con tôm títđem phơi khô, coi đó là món ngon hảo hạng dùng đãikhách hoặc biếu bạn bè.

Tôm luộc xong, nếu là tôm lớn người ta đặt nguyên

con lên dĩa và dùng dao cắt ra từng khoanh cho dễ bócvỏ. Nếu đem nướng, phải quạt cho than hồng, luôn trở

Page 21: An Choi P.3 - Unknown

đều, vỏ tôm vừa chín vàng, bốc lên mùi thơm phức làđược. Nhưng đã nhất là... cứ dùng tay bóc vỏ, cặpthêm miếng rau thơm, nhai lên cảm thấy dai dai, ngọtlịm. Nếu là tôm nhỏ để nguyên con cắn nghe dòn dòn.Thịt tôm tít màu đỏ hồng, mùi phưng phức, mềm mạinhưng không bở. Dân sành điệu dùng món này thườngkèm thêm rau sống, cà chua, chuối chát, dưa leo và nếunhư có thêm chút mù tạt càng ngon nhất xứ. Thịt tôm títnếu đem cuốn với bánh tráng rau sống chấm nước mắmchua - cay, chưa chắc có món cuốn nào bì kịp. Nếunhư có thêm chai rượu đế hoặc vài lon bia thì bữa tiệccàng thêm hứng thú.

Tại Rạch Gốc và Tam Giang (Cà Mau) người ta

khai thác tôm tít bằng lưới cào hoặc đóng đáy. Sau khilưới được tôm, bà con ngư dân thường bảo quản trongthùng ướp lạnh trước khi đưa đến nhà hàng. Nếukhông, thịt tôm sẽ bủn mất ngon. Tại một vài bãi biểndu lịch, nhiều người còn tổ chức những chuyến săn bắttôm tít bằng cách móc mồi vào lưỡi câu để nhử bắt thậthấp dẫn.

Page 22: An Choi P.3 - Unknown

Trước đây, tôm tít, nghêu, sò, ốc hương là nhữngmón ăn dân dã được bày bán ở các vùng biển Hà Tiên,Kiên Lương (Kiên Giang), Đất Mũi, Khai Long, NămCăn (Cà Mau)… Từ khi ngành du lịch phát triển, giáhải sản leo thang, đặc biệt là tôm tít, có lúc lên đến200.000đ/kg (loại 1) nên nó đã đi vào thực đơn củacác nhà hàng đặc sản nổi tiếng ở Cà Mau.

Page 23: An Choi P.3 - Unknown

Đến Miền Tây - ĂnCháo khuya đồng bằng

Quán cháo phá lấu: Số 3 Đinh Bộ Lĩnh, P.3, TPMỹ Tho - Điện thoại: 073 875132 Về miền Tây,nghỉ qua đêm trong trung tâm phố thị, nửa khuyabụng cồn cào, tỷ như ở Rạch Giá thì ngay bùngbinh sắp tới tượng đài Nguyễn Trung Trực; ởLong Xuyên thì sau đình Thành Hoàng; Cà Mauthì ngay góc chợ ở cầu Mới xuống, quẹo trái… cómón giữa khuya.

Page 24: An Choi P.3 - Unknown

Quán cháo phá lấuHồi xưa, có khi chỉ có gánh cháo, xe cháo trắng ăn

với phá lấu, hột vịt muối của mấy chú Tàu. Và để đadạng hoá, các chú Tàu chế thêm món dưa mắm, ngườiViệt thì làm cá cơm kho quắc, tép rang, khứa cá lóc, cátrê kho khô. Cháo trắng mà nấu với lá dứa thơm thơmhay cháo đậu đen chan nước cốt dừa, nghe có vẻ tầmthường nhưng lại là các món "độc" lúc giữa khuya đóilòng.

Ở Mỹ Tho, cháo trắng ngon nhưng không tuyệtbằng món cháo "phá lấu". Từ nội thành đi qua cầuQuay, phía bên tay trái trên đường Thủ Khoa Huân, cóxe cháo nằm trong căn nhà nhỏ. Tủ treo lòng heo phá

Page 25: An Choi P.3 - Unknown

lấu, bên trong nồi cháo trắng nghi ngút khói. Bước vào,chủ quán biết khách cần gì, tay liên tục nhịp dao trênthớt. Một đĩa lòng phá lấu đủ thứ cùng với cháo trắngnóng bưng ra. Dân sành ăn bao giờ cũng xem có đĩadưa cải phá lấu, vừa mằn mặn, vừa chua ngọt rồi mớibắt đầu gắp từng thứ bỏ vào tô cháo nóng hổi. Hết tôcháo, mồ hôi vã ra, vị chua mặn, miếng phá lấu giòngiòn cứ như đọng trong miệng.

Ở đồng bằng, thả bộ xuống phố, xem dân địa

phương sinh hoạt về đêm và thưởng thức món cháo phálấu Mỹ Tho, một phần ăn chỉ khoảng năm ngàn đồngbạn sẽ cảm nhận sự thú vị của bữa cháo giữa khuya.

Page 26: An Choi P.3 - Unknown

Đến Cần Thơ - Có LẩuMắt Heo

Người sành ăn thường ghé vô hẻm 50 QuangTrung, TP Cần Thơ. Từ đầu hẻm đến quán khoảng100m. Cứ chừng 4 giờ chiều chủ nhà bắt đầu dọnbàn ra ngoài trời, không mái che. Ấy vậy mà, chỉ 2tiếng đồng hồ sau thực khách ngồi chật ních cảsân, xe đậu san sát…

Sở dĩ người ta thích đến đây vì ngồi ngoài sân thoángmát, thức ăn ngon và cùng ba người bạn nữa đến lai raichỉ chừng 100.000đ; có khi còn dư tiền. Một cái lẩu cónhiều giá, từ khoảng 15.000 đến 30.000đ, tuỳ số ngườiăn và tuỳ ý thích của thực khách. Khách đông nên nhiềukhi phải ngồi chờ. Trong gió hiu buổi chiều, mùi thơmthoang thoảng của nước xúp, của hành, của tiêu, bụngsẽ cảm thấy… cồn cào. Những thứ ăn kèm lẩu gồmtương ớt, dĩa mì gói và một dĩa rau các thứ: cải xanh,mồng tơi, giá, hẹ, bầu… có khi có thêm hành và rau má

Page 27: An Choi P.3 - Unknown

nữa. Trong nồi xúp cũng đủ nguyên liệu, nào da heo,huyết, thịt nạc, xương hàm, xương ống, xương giá còndính nhiều thịt. Nước xúp nấu toàn bằng xương heo nênngọt lịm, thơm phức, beo béo, cộng hưởng mùi củahành, tiêu, vị mặn của nước tương, cay của ớt… tất cảhoà quyện tạo hương vị đặc biệt. Nếu thích, bạn có thểkêu thêm vài con mắt heo ăn cho “đã”. Mỗi con có giá3.000đ. Những ngày cuối tuần, người tới quán đôngnghịt. Hiếu kỳ? - Không, những thực khách nói: “Lâulâu được ăn món đầy đủ dinh dưỡng tự nhiên - ngonlành”.

Page 28: An Choi P.3 - Unknown

Đến Trà Vinh - Ăn BúnBò Sa Tế

Quán bún bò 8T1, Nguyễn Thị Minh KhaiThực khách ở Trà Vinh quen gọi tô bún bò Huếkhác với tô bún bò Huế nấu tại Cần Thơ, lại càngkhông giống với món bún bò xứ Huế là bún bò satế. Vậy mà ở quán ăn số 5 người ta vẫn gọi nhưvậy.

Bún bò sa tế

Page 29: An Choi P.3 - Unknown

Bún bò sa tế hay còn gọi bún bò táiTô bún ở Trà Vinh nếu gọi là bún bò tái cũng không

sai. Những miếng thịt bò đỏ tươi vừa chín tái nằm trêncùng cho phép gọi như vậy. Bún bò Trà Vinh còn thú vịở chỗ là chất nêm vào thức chấm không được pha chếbằng tương xay mà là nước mắm trong với sa tế. Đây làđiểm khác biệt mà ngay cả người đứng bán cũng khônggiải thích được bởi đây chỉ là lớp kế thừa.

Nước chan trong vắt khiến bạn dễ nghi ngờ về vị

ngọt của nước xúp. Nhưng khi tô bún bày ra bàn, vớilớp thịt bò xắt khéo, tái hồng kèm thêm dĩa rau xanhtươi mát mắt đã bắt thèm, thêm rau mùi vào tô, thêmnước mắm, sa tế cho vừa ăn.

Khách đến quán lần đầu thường ngơ ngác tìm chai

tương xay, tương ớt. Đừng mất công kiếm mà cứ cảmnhận cho hết cái mùi lạ bốc lên từ tô bún này. Mùi ngòom, ngò gai, lá quế… dù quen thuộc nhưng vẫn mangmùi vị hay hay. Thức chấm ở đây cũng là nước mắm satế đó thôi. Người thích rau tươi có thể trộn thêm vào tôcác thứ rau đồng có sẵn trong dĩa rau kèm: rau muống,

Page 30: An Choi P.3 - Unknown

bắp chuối, giá sống… Về Trà Vinh, nếu ghé vào quán này bạn nên làm

quen với bún bò Huế sa tế - cứ tạm gọi như vậy.

Page 31: An Choi P.3 - Unknown

Đến Quảng Bình - ĂnHải Sản đất Hoa Hồng

Nhiều người nói rằng khắp mấy tỉnh ven biểnmiền Trung thì hải sản ở Đồng Hới là phong phúvà tươi ngon, nhất là vùng cửa sông Nhật Lệ. Đếnthị xã hoa hồng này, bạn chỉ cần ngồi đâu đó trênnhững dãy kè đá bên sông là có thể cảm nhận vàthưởng thức món biển đúng như người ta nói.

Thiên nhiên biển trời đã ưu ái dành tặng cho vùngđất này những miếng ngon vật lạ. Mực, cá, tôm thơmngon ngọt. Con hàu, nghêu, sò huyết lớn hơn nơi khác,hăm hắp nước lắc lự ngọt lìm. Cá mú, cá hố, cá chim,cá bã trầu, cá hồng, cá chình, cá hanh… tươi ngon.Vùng cửa sông nên có đủ các loài cá ở nước ngọt,nước lợ, biển. Khách từng trải, nếm đủ sơn hào hải vịcác miền, vẫn cho rằng thức ăn ở đây có hương vị đậmđà riêng.

Cách chế biến cũng khác, không rườm rà nhiều

Page 32: An Choi P.3 - Unknown

công đoạn, mất thời gian. Tối giản những phụ gia, màumè không cần thiết. Nấu nướng thô mộc không phảihấp gia vị. Đây là cách ẩm thực của người ăn sóng nóigió, ăn chắc mặc bền của người đi biển. Chỉ với mộtbếp than nhỏ là đủ cho hai kiểu: nướng và hấp.

Cá, tôm, nghêu, sò, ốc cứ lấy trong thùng đựng ra

rồi nướng hoặc hấp tuỳ theo yêu cầu của khách. Mựctươi để luôn túi mực mà nướng, nên con mực ngọt sắclại nhai vừa miệng. Đồ chấm thì đơn giản, chỉ muối và ớttrái đập dập, rất ít dùng nước chấm, tương ớt. Cái ngonở chỗ còn giữ được nguyên mùi vị đặc thù tươi roi róicủa đồ biển. Nhiều con mực ống trước khi nướng,trong suốt một màu rất đã mắt, như thể vớt từ biển lênđể dùng ngay.

Mà cái thú ẩm thực bao giờ cũng gắn với không

gian cả. Cảnh sắc ở cửa sông Nhật Lệ đẹp vô vàn.Biển trời mênh mông, sông nước hữu tình, gió lồng lộngthật mát mẻ. Thiên nhiên thơ mộng nhưng lại hoang sơhùng vĩ. Con gái Quảng Bình lại nổi tiếng mặn mà, cặpmắt đen lay láy nên lai rai chiều hôm ở cái nơi sông về

Page 33: An Choi P.3 - Unknown

gặp biển có phong vị riêng. Ở Đồng Hới còn có mộtđặc sản độc chiêu nữa là rắn đẻn. Loài rắn biển nàycực độc nhưng thịt thì thơm ngon đáo để và rất bổdưỡng. Đi đường xa mệt nhọc mà dùng món cháo rắnđẻn là khoẻ ra ngay. Còn tiết rắn thì hòa với rượu trắng,uống vào là rần rần, rạo rực nao nao trong người.

Người Quảng Bình thích dùng rượu, mà thưởng

thức đồ biển thì phải uống rượu. Rượu gạo vùng nàycũng có nhiều loại rất ngon. Rượu Lệ Thuỷ trong vănvắt, nồng mà sâu đằm. Hình như cái khô khốc vùngtruông cát nắng gió đã trút hết vào cái chất cay nồng bởimột thứ ma lực khó giải thích để cứ đụng vào là phảingây ngất, mềm môi.

Page 34: An Choi P.3 - Unknown

Đến Quảng Trị - Ăn CáChột Nưa

Với những người sành ăn ở hai đầu đất nướcthì chột nưa vẫn là một món ăn hoàn toàn xa lạ.Nhưng với dân nông thôn miền Trung từ Nghệ Anvào đến Thừa Thiên - Huế, đặc biệt là Quảng Trịthì chột nưa là món đặc sản đậm phong vị quêhương và gắn bó với họ bao đời nay.

Phong vị chột nưa - Chột nưa kho cá nước lụtChột nưa, hay nói chính xác hơn là chột của cây

nưa, một loại thực vật trồng ở những nơi ẩm thấp, gầngũi với cây môn và cây bạc hà nhưng lá của nó lại rấtgiống lá đu đủ. Người Quảng Trị thường trồng nưa vàotháng tư hàng năm ngay sau khi thu hoạch xong vụ lúađông xuân. Và đến tháng 7, tháng 8 khi những cơn lụtđầu mùa lăm le nhận chìm ruộng đồng dưới nước bạc từnguồn tràn về thì nhổ nưa. Củ nưa chất lên giàn bếp làmlương thực độn cho buổi giêng hai thóc cao, gạo kém,

Page 35: An Choi P.3 - Unknown

còn chột nưa (thân) chế biến thành thức ăn sau khi tướcbỏ lớp da bên ngoài như kiểu bạc hà.

Trước hết, chột nưa mà nấu canh với cá hẻn mồi

(tiếng địa phương gọi con cá trê nhỏ theo nước lụt vềxuôi) hay con tràu (cá lóc), chẳng cần bột ngọt, bộtnêm mà chỉ cần cho vào ít mắm ruốc, ớt bột cay cay thìnước ngọt đậm đà chẳng thua bất cứ món canh sangtrọng, cầu kỳ nào cả. Thứ đến, chột nưa thái mỏng rồimuối chua, sau ba ngày vớt ra xả bớt mặn, vắt cho ráochấm với mắm ruốc hoặc nước mắm pha chút tỏi, chútớt, đủ hấp dẫn khẩu vị. Như người Bắc ghiền cà pháo,mắm tôm hay người Nam ghiền bồn bồn muối cua vậy.Nhưng món chột nưa được người miền Trung nói chungvà Quảng Trị nói riêng ưa chuộng nhất. Và cam đoanvới bất cứ ai được nếm qua một lần ắt khó lòng quên,đó là món chột nưa kho với cá mụn nước lụt (cá nhỏ,cá vụn).

Cây nưa có thể trồng nơi nơiĐiều đáng nói là chỉ có cá mụn mùa lụt mới hoà

quyện với chột nưa để cho ra cái hương vị quyến rũ đến

Page 36: An Choi P.3 - Unknown

thế. Không gì thú vị bằng những ngày thu, thời điểm thuhoạch chột nưa cũng là mùa lụt bắt đầu ở miền Trung,bưng chén cơm nóng hổi ăn với chột nưa thì quên trời,quên đất. Mới đây ông Phạm Quang Nhơn- đứa conQuảng Trị tha hương, hiện định cư tại Bà Rịa - VũngTàu, đã trồng đầy cây nưa trên sân thượng nhà. Trongmột lần họp mặt bạn bè đồng hương, ông chiêu đãi mộtbữa tiệc toàn chột nưa làm chính.

Ngoài những món cố hữu như đã nêu, ông Nhơn

còn quả quyết trước khi nhập tiệc là đã sáng tạo thêmhai món ăn mới để chột nưa trở thành cao cấp, sánhcùng những món sang trọng khác trong nhà hàng. Thứnhất: chột nưa thái mỏng cùng thịt heo luộc, thêm gia vịđể trộn gỏi. Thứ hai: cắt chột nưa thành những miếngbằng trái đậu bắp, phết lên lớp bơ mỏng, nhét vào giữamấy hạt đậu, nướng vừa chín đem ăn. Quả lời ôngNhơn không ngoa, chột nưa đã kỳ càng thêm tuyệt vàchẳng hề dân dã chút nào.

Page 37: An Choi P.3 - Unknown

Đến An Giang - Ăn GỏiSầu Đâu

Sầu đâu là thứ lá nhỏ, mỏng, mọc đối xứng quacuống của một loại cây thân gỗ cao to, cùng họ vớixoan. Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 11 đếntháng 3 âm lịch thì sầu đâu cho đọt lá và nhữngchùm bông nhỏ li ti như hột é. Người ta hái cả lálẫn bông bó từng bó nhỏ (ảnh) đem bán ngoài chợ.Thế là người dân địa phương lại được thưởng thứcloại lá có vị độc đáo và hấp dẫn này.

Page 38: An Choi P.3 - Unknown

Ăn sầu đâu đơn giản nhất là chấm nước cá hoặcnước thịt. Xôm tụ hơn thì trộn với khô cá sặc hoặc khôcá lóc nướng xé nhỏ cùng một ít dưa leo, cà chua xắtmỏng, trộn và chấm nước mắm me. Châu Đốc là "thủphủ" của mắm thái nổi tiếng cả nước. Có lẽ chính vìcùng là đặc sản nên sầu đâu và mắm thái rất "ăn nhịp"khi phối trộn thành một món ăn. Vị mắm ngọt mặn hòavị đắng sầu đâu trở thành "kỷ niệm" khó quên với kháchphương xa. Nhưng khó quên nhất là khi bạn đượcthưởng thức gỏi sầu đâu.

Cũng như bao món gỏi khác của nước ta, món này

được chế biến khá công phu. Cá lóc nướng trui bằng

Page 39: An Choi P.3 - Unknown

rơm mới cho thơm, rỉa bỏ xương. Thịt ba rọi luộc chíntới, xắt sợi. Tôm thẻ luộc (nếu là tôm càng xanh nướngxé nhỏ càng ngon) lột vỏ, bỏ đầu. Khô cá sặc nướngthan đước, xé nhỏ. Tất cả (ngoại trừ cá lóc) trộn đềuvới dưa leo, cà chua xắt mỏng, me chín, xoài sống bằmsợi, nêm nước mắm nhĩ, đường, bột ngọt vừa ăn, để 5phút cho thấm. Sau đó cho thịt cá lóc, rau thơm cùng ớtxắt lát lên mặt là xong. Thế nhưng gỏi sầu đâu dù cóđược làm công phu thế nào mà nước chấm pha chếkhông đúng cách cũng giảm đi giá trị. Nước chấm ngonlà tuyệt đối không dùng chanh, chỉ sử dụng me. Chínhchén nước chấm này giúp người ta thưởng thức hết cáihương vị đậm đà của gỏi. Gỏi sầu đâu có thể dùng đểăn cơm, nhưng đãi khách với chai rượu nếp rặt thìchẳng còn gì để nói! Người ta cũng có thể thưởng thứcsầu đâu với cá trèn xông khói. Vị đắng của sầu đâu làmcho vị cá khô thêm ngọt.

Page 40: An Choi P.3 - Unknown

Đến Sóc Trăng - Ăncháo Cá Lóc

Buổi chiều ở thị xã Sóc Trăng, nên tận hưởngcái thú đi ăn cháo cá. Quán cháo cá lóc được nhiềungười nói tới ở ngã tư Phú Lợi - Trần Hưng Đạo.Ngồi vào quán chỉ vài phút sau sẽ có ngay tô cháonóng, khói lên nghi ngút, toả mùi thơm ngào ngạt.

Bạn nên cho rau đắng, giá sống vào tô cháo, một ítgừng non xắt nhuyễn rồi trộn đều, rắc ít tiêu vào. Rauđắng (polygonum aviculare), theo A.D Turova, có tácdụng hạ huyết áp, tăng cường sự hô hấp. Rau đắng có0,35% chất tanin; carotin: 39%; đường, nhựa, sáp, tinhdầu - độ tro: 2,44%. Gừng còn gọi là khương (gừngtươi: sinh khương) có tác dụng ôn trung tán hàn, trừthấp, tịch uế… Húp vài muỗng cháo nóng hổi, gắpmiếng cá lóc chấm nước mắm ớt thơm phức, dư vị nồngtrên đầu lưỡi. Có thể sẽ thắc mắc, sao ở nhà mình nấukhông bằng quán? Thì đây, cách nấu tô cháo cá lóc của

Page 41: An Choi P.3 - Unknown

dân Sóc Trăng là lựa cá lóc 1kg, làm sạch, hấp chungvới mỡ hành, vớt ra để nguội. Sau đó gỡ thịt cá ướp vớichút nước mắm (không nấu cá nhừ trong cháo). Xươngcá cho vào nồi nước, nấu kỹ lọc lấy nước để nấu cháo,chờ cháo sôi đều mới đổ cá ướp gia vị vào nồi, khuấyđều lần nữa rồi nhắc xuống. Tô cháo là hỗn hợp: vịthơm bùi của gạo lúa mùa, vị ngọt của cá tự nhiên, vịcay và thơm của gừng, tiêu, vị mặn của nước mắm, vịnồng của ớt, tất cả hoà quyện nhau. Vấn đề là làm sao“cân” gia vị vừa phải, hài hòa, phù hợp với khẩu vị củabạn. Giá mỗi tô cháo cá lóc 5.000đ. Kêu thêm đầu cá,có giá riêng. Trần Phỏng Diều

Page 42: An Choi P.3 - Unknown

Đến Sài Gòn - Ăn mónBắc Hàn

Nhiều người đã đến ăn ở Taedonggang (1) đềuthừa nhận món ăn Triều Tiên ở đây ngon hơn cả.Đặc biệt là món thịt chó luộc đậm đà hương vịTriều Tiên. Quán của một công ty từ xứ Bắc TriềuTiên tên là Bình Nhưỡng. 30 Hồ Tùng Mậu, Q.1,TP.HCM

Thịt chó Bình Nhưỡng ở Sài Gòn

Không chỉ có thịt chó, ở Taedonggang còn cónguyên một khí quyển của Việt Nam những năm 1970

Page 43: An Choi P.3 - Unknown

trở về trước. Ca nhạc truyền hình ở đây luôn luôn là loạica nhạc với những giọng opera rất “nhọn”. Người hátkhông “múa” chân mà chỉ múa tay.

Quán luôn luôn chật khách trên tầng 1. Muốn có

chỗ ở tầng 1 phải đặt trước. Ăn ở tầng 1, bạn luôn luônđược các cô tiếp viên kiêm ca công phục vụ một số bàihát Hàn Quốc và Việt Nam – nhạc Việt được chọnluôn luôn là nhạc đỏ. Hôm chúng tôi đến quán, maymắn là tầng trệt cũng đông khách, nên mới được các côtiếp viên xinh đẹp người Bắc Hàn hát phục vụ bốn bài.Hai bài nhạc Bắc Triều thì chúng tôi mù tịt, còn hai bàinhạc Việt thì ai cũng biết trừ một số thuộc thế hệ 9X,0X: Việt Nam quê hương tôi và Như có Bác Hồ trongngày vui đại thắng. Phong cách biểu diễn chỉ có diễn đạtbằng tay.

Những cô tiếp viên trong quán tỏ ra ít biết tiếng

Việt. Tiếng Anh thì “Can you speak English?” “A little!”Có lẽ họ chọn phong cách ít giao tiếp, nhưng phục vụthì ngon lành cành đào hơn kiểu quốc doanh những năm1970 nhiều lắm! Nhất là nụ cười, cười nhiều cười tươi,

Page 44: An Choi P.3 - Unknown

không đến độ phải phát động chiến dịch “cười là yêunước” như ở ta.

Chó dường như là món cao cấp nhất ở quán này,nên nếu bạn muốn thử cái hương vị thịt chó Bắc Triềuthì phải chịu khó bỏ ra 300.000 đồng – có lẽ đây là đĩathịt cao giá nhất của quán; nhưng chó không chắc gìđược nhập từ cố quán sang mà e chừng là chó Ông Tạ.

Như đã nói, món ăn Triều Tiên ở đây ngon lắm, nên

không chỉ có chó mà còn nhiều thức khác. Kim chi –món truyền thống xứ củ sâm ở đây không tìm cách đadạng loại nguyên liệu làm dưa và chỉ bảo thủ ở cải thảovà củ cải, chứ không kim chi nào là rau muống, bồn

Page 45: An Choi P.3 - Unknown

bồn, cà rốt… Điều quan trọng là ngon. Rồi còn bánhxèo hải sản, bánh xèo kim chi. Thịt đông cũng có hươngvị riêng – khác với thịt đông Việt Nam. Món ăn cũngđược trình bày chăm chút rất là “tiểu tư sản” chứ khôngchịu “thô mộc”. Và cũng ở đây, bạn bắt gặp lại món dồitrường nhồi nếp nướng rất thân quen mà ta hay ăn ởgánh hàng bà Tư, cô Tám ở một vỉa hè Sài Gòn nàođấy lâu lắm rồi.

Còn một thứ quốc tửu của Triều Tiên không thể

không kể: rượu soju. Nhiều người cũng bảo soju Bắcđậm hơn Nam.

Page 46: An Choi P.3 - Unknown

Đến Huế - Ăn Cá KìnhChỉ có người Huế mới gọi con cá lớn bằng 2 -3

ngón tay là cá kình. Lúc cá chỉ bằng ngón tay hoặcnhỏ hơn, nó lại có tên là cá rò

Cá kình nấu ngót

Món cá kình nấu ngótThịt cá rò mềm - đặc biệt là cá rò ở phá Tam Giang

- khiến ra đời một món mắm rất mực Huế là mắm rò.Căn cơ hơn nữa là mắm rò làng Chuồng của Huế. Tạirăng mà gọi làng Chuồng? Thì chúng ta phải hỏi ngườiHuế vế sau của câu ca dao này, vì nghe đâu nó liênquan tới sự không mặc đồ leo cau của con gái ở đây.

Page 47: An Choi P.3 - Unknown

Phá Tam Giang sau cây lụt 1999 bị tàn phá nhiều

không còn là nơi dưỡng ngư lý tưởng. Mới đây báo LaoĐộng còn lên tiếng cảnh báo rằng cá kình cũng nhưnhiều loại cá khác ở phá này sắp sửa tuyệt chủng. Chonên có khi những tô canh cá kình nấu măng (nhất làmăng giang trên đầu nguồn sông Hương) mà bạn đangăn ở Sài Gòn giờ đây có thể là những tô canh cá kìnhcuối cùng chăng!

Dân gian bảo rằng cá kình ngon ở chỗ ngọt thịt, lại

có bộ ruột hơi đăng đắng tuyệt hảo trị được chứng mấtngủ. Có trị được mất ngủ không chẳng biết, chứ mùanóng này, gọi một tô canh cá kình, ngồi nhai phần đầuvà ruột rồi vẻ con cá be bé không bằng hai ngón tay, thìcũng thú như những bà mẹ ngày xưa ngồi tủn mủn lểtừng con ốc gạo miền Trung chỉ to bằng đầu đũa.

Cá kình trông không khác gì với con cá dò, cá dò

lớn có khi bằng bàn tay, có khi nhỏ hơn một chút, mìnhdẹp, ruột và thịt ăn cũng đăng đắng như con cá kìnhHuế. Liệu có sự tương quan ngôn ngữ nào giữa cá rò

Page 48: An Choi P.3 - Unknown

và cá dò? Nhưng dẫu sao tô canh măng chua nấu cá kình

đánh bắt lên từ phá Tam Giang nó cũng tạo nên cái thầnriêng. Hình ảnh của tô canh với màu vàng óng ánh liênkết với một cái phá nổi tiếng từ rất lâu trong lịch sử.Những hình ảnh này quyện lấy nhau, cộng với sự chămchút của một tay bếp Huế chính gốc, làm cho cái ngoncủa tô canh bước vào hàng khanh tướng…

Page 49: An Choi P.3 - Unknown

Đến Tây Bắc - Nhớ Giavị miền Sơn Cước

Trong nỗi nhớ êm đềm về những món ăn miềnTây Bắc, bao giờ cũng hiện lên cái vị thơm và cayđặc biệt, cùng vị thoang thoảng ngai ngái mùi rừngrất ấn tượng và đặc trưng của mắc khén trong mọimón ăn. Mắc khén là đầu vị trong các loại gia vịmiền sơn cước.

Gia vị miền sơn cước

Page 50: An Choi P.3 - Unknown

Quả mắc mật, một loại gia vị xứ Lạng SơnCó người gọi mắc khén là hạt tiêu rừng và dễ có

liên tưởng tới cây hồ tiêu dại mọc trong rừng. Khôngphải thế. Mắc (quả) khén là quả của cây khén, một loạicây thân gỗ lớn mọc trong rừng đại ngàn. Cây khén rahoa vào dịp cuối xuân và đậu quả thành những chùmnhỏ như những chùm hạt mùi già trong vườn mẹ đểdành nấu nước cho ta tắm đêm tất niên. Đến cuối mùahạ, người ta đi thu hái mắc khén bằng cách trèo lên câyhoặc dùng câu liêm với lên kéo những cành nhỏ có quảrơi xuống, buộc thành từng túm đem phơi nắng cho khômang ra chợ bán hoặc gác trên gác bếp để dùng dần.

Khi dùng mắc khén, người ta bứt một nắm quả cho

vào chiếc bát con. Chọn lấy một viên than củi nồngđượm nhất đang cháy giữa bếp gắp bỏ vào bát và lắcđều tay để nướng mắc khén. Khi thấy mùi thơm bay lênngào ngạt thì gắp viên than ra, khẽ thổi cho bay hết tànthan trong bát rồi dùng chuôi dao hay chày nhỏ giã chohạt mắc khén thành bột để chế biến các đồ chấm vàlàm gia vị cho các món ăn.

Page 51: An Choi P.3 - Unknown

Trong các thứ đồ dùng để chấm của người miềncao Tây Bắc thì chảm chéo lại là món đầu vị. NgườiThái gọi chảm chéo là chảu hươn, nghĩa là ông chủ nhà.

Chảm chéo là một hỗn hợp gồm muối rang trộn với

ớt chỉ thiên nướng chín trên than củi, bột mắc khén vàcác loại rau thơm có trong vườn nhà cùng cho vào bátlớn giã nhuyễn mà thành. Tất cả món ăn trên mâm, từthịt luộc, rau sống, rau luộc tới xôi nếp... đều chấmđược vào chảm chéo. Đưa miếng thức ăn vào miệng,lặng lẽ và chậm rãi nhai sẽ cảm nhận được bao nhiêuhương vị của núi rừng thấm vào trong đấy.

Page 52: An Choi P.3 - Unknown

Muối é trắngNgay bọn trẻ con chúng tôi ngày ấy cũng có món

chảm chéo của riêng mình. Mỗi khi tụ tập ngoài phiênghay trên bãi cỏ, chúng tôi hái ớt thóc mọc hoang đemnướng trên than lửa, về nhà lấy muối và mắc khén rồivặt khắp nơi các loại rau thơm cho vào ống tre, giãbằng chuôi dao... Thế là có chảm chéo để chấm sắnnướng lùi trong đống lửa ngoài bãi. Một món khoáikhẩu của tuổi thơ là nhót xanh mới cỡ ngón tay út, quấnlá bắp cải non và lá tỏi rồi chấm chảm chéo ống tre:chua, cay, thơm, bùi... Giờ nhắc lại, nước miếng còn ứachân răng...

Page 53: An Choi P.3 - Unknown

Một thứ đồ chấm khác ở miền cao Tây Bắc, ai đã

một lần nếm qua cũng khó mà không một lần nhớ lại.Đó là nậm pịa. Nậm pịa là chất lỏng sệt trong đoạn ruộtnon trâu, bò, ngựa, nai, hoẵng..., tóm lại là của tất cảnhững con vật bốn chân ăn lá và ăn cỏ. Người trongbản mỗi lần chia nhau thịt một con vật nào đó có nậmpịa, thì dù có chia tới hàng trăm suất thì suất nào cũngphải chia nậm pịa và một miếng dạ dày. Người đượcchia nhiều thì là cả một đoạn ruột buộc dây hai đầu đểgiữ nguyên chất bên trong, còn người ít quá thì đànhphải lấy thìa nứa sớt cho một chút chất trong ruột góivào lá cây mang về. Nậm pịa được nấu lẫn với miếngdạ dày băm nhỏ, cho thêm vào mắc khén, ớt chỉ thiênvà muối để thành một thứ đồ để chấm thịt. Khi nếmnậm pịa, ta sẽ thấy vị nhân nhẩn đắng, sau đó là vịthơm, bùi, ngọt. Hay nhất là dù bạn có bụng dạ yếu đếnđâu thì trước khi ăn thịt ấy, hãy nhấm trước một chútnậm pịa, bạn sẽ không còn lo chuyện đau bụng nữa.

Tiện thể nói về canh lằng: Lằng là lá của cây lằng

trên rừng. Vào mùa lá non, người ta đi hái về, thái nhỏ,

Page 54: An Choi P.3 - Unknown

phơi khô như chè vậy. Khi muốn ăn, người ta chỉ nấunước sôi với quả cà chua, có thêm tí mắm tôm hay tômnõn thì càng ngon, rồi cho chút lá lằng vào khi nước sôivà bắc xuống là thành món canh lằng. Canh lằng ăn banđầu có vị đăng đắng rất thú vị, sau đó thì để lại vị ngọtđượm, rất tốn cơm, nhất là vào những ngày mùa hạnóng nực đến chán ăn. Thế mới lạ lùng chứ!

Muối hộtCó một món khác cũng như thế là món cá nướng

pa pỉnh tộp. Những con cá suối hay cá sông khá tođược mổ phanh đằng sống lưng, sau đó cho các loại

Page 55: An Choi P.3 - Unknown

cây gia vị băm nhỏ như riềng, sả, gừng, thì là, các loạirau thơm, muối và bột mắc khén rồi ấp lại như cũ, kẹpcon cá bằng những cành tre non rồi đem nướng bằngcách hơ trên than hồng. Phải hơ và xoay trở nhiều lần đểlàm sao cho không quá lửa, cái nóng âm ỉ nhiều giờ vàhương vị của những thứ gia vị hoà vào trong từng thớthịt cá. Ôi chao, miếng pa pỉnh tộp bây giờ người ở TâyBắc vẫn thường được thưởng thức mà tôi thì nay đâymai đó ít khi có dịp thư thả mà trở lại miền cao này,được kiên nhẫn ngồi bên bếp than hồng mà chờ đợi...

Nhớ những gia vị miền Tây Bắc là nhớ cây, nhớ

rừng. Ví như vại măng chua quanh năm là có đủ các vịmăng từ nhiều giống tre từ nhiều cánh rừng. Nước măngchua để lâu khi nấu sôi lên chuyển sang màu đỏ, rắc ítbột mắc khén là thành món nậm xổm lành thay chonước cốt canh vắt của người vùng xuôi nhúng những látcá sống để ăn gỏi. Đã mấy người được ăn gỏi cá nhúngnậm xổm lành chưa? Hay đã mấy ai được ăn món nộmthịt lợn nhép trộn với lá pón vén và lá nhội? Thịt con lợnnhép chừng dăm bảy cân luộc vừa chín tới, thái mỏng,sau đó chỉ cần bóp với lá non thái nhỏ của cây pón vén,

Page 56: An Choi P.3 - Unknown

một loại lá chua, thoảng vị chát dịu và lá non cây nhội,rất bùi và cũng thoảng vị chua, cho thêm tí muối và bộtmắc khén là thành một món ăn cho mọi người.

Ngày nhỏ, tôi cùng đám bạn đi rừng lấy củi, khi về

trên gánh củi thường gài thêm vài chùm xổm pột. Chúngtôi gọi đó là quả muối. Xổm pột là cây thân gỗ xốp nhỏ,thường mọc trong rừng tái sinh. Quả xổm pột nhỏ vàdẹt như hạt cà chua bám quanh cuống dài mọc thànhchùm. Khi quả chín có một lớp bột dẻo như bột quả mechín bám bên ngoài và ngoài cùng là một lớp bột trắngnhư tinh muối. Xổm pột có vị vừa chua, vừa mặn, nhưô mai. Mẹ sẽ gỡ xổm pột đem giã nhỏ, cho thêm một ítmuối rồi cho vào ống tre để dùng dần làm gia vị mỗi khinấu ca

nh chua trong những ngày hè nóng nực. Làm sao có thể cùng một lúc mà kể ra hết được

những gia vị từ cây lá trong rừng miền sơn cước nhỉ?

Page 57: An Choi P.3 - Unknown

Đến Đà Nẵng - Đi HòaVang ăn cá Mòi

Lên đập ăn cá mòi Người bản xứ gọi nôm nacông trình đập nước là "ba-ra" An Trạch. Ba-ralấy âm từ tiếng Pháp: barrage (đập nước), dotrước đây người Pháp có xây một đập nước, vềsau đập bị hỏng. Vào những năm 2000, Nhà nướccho xây mới một đập chắn ngang sông kèm theonhững công trình kiến trúc đẹp và hiện đại, để giữnước tưới cho các cánh đồng trong khu vực

Lên tầng hai đập vãn cảnh

Page 58: An Choi P.3 - Unknown

Một góc bán cá mòi bên ba-ra An TrạchĐó là một công trình thuỷ lợi tầm cỡ quốc gia, nằm

trên sông Yên, giữa hai xã Hoà Khương và Hoà Tiến(Hoà Vang - Đà Nẵng). Ngoài chức năng "thuỷ nông",nơi đây có phong cảnh hùng vĩ, đẹp mắt… với dòngsông Yên bao la, hiền hoà… chảy xuyên qua nhữngxóm làng, ruộng đồng… bát ngát. Song song với đậpchắn là cây cầu khá rộng, các loại ô tô tầm trung có thểqua được.

Du khách dừng chân trên công trình, hoặc muốn

khám phá vẻ đẹp nhiều hơn, xin hãy leo lên tầng hai, ở

Page 59: An Choi P.3 - Unknown

đây gió mang hơi nước từ sông thổi lên mát lạ thường.Và có thể mục kích được dòng nước từ trên đập chảyqua các cống xả cuồn cuộn xoáy, chảy về xuôi. Ngướctầm nhìn xa hơn, ở hạ lưu, hai bên bờ sông có nhữngrặng tre xanh, bao bọc xóm làng yên ả, thanh bình, thỉnhthoảng những làn khói chiều lan toả sau những rặng tre,giàn mướp…

Cá mòi sôngNơi đây, thu hút nhiều người đến tham quan, ngắm

cảnh, câu cá, hóng mát... Sông có loài cá mòi "đặcsản", cứ sau Tết Nguyên đán, cá từ các vùng nước lợ,ngược dòng lên đây đẻ trứng. Mỗi chiều, dưới đoạnsông này, hàng chục chiếc ghe ngược xuôi thả lưới bắtcá mòi, điểm xuyết cho dòng sông những nét chấm phánhư một bức tranh thuỷ mặc. Lượng cá đánh bắt giảmdần và kết thúc khoảng tháng tư, tháng năm (âm lịch).Với hương vị cá mòi riêng lạ và đặc biệt này, du kháchcó thể mua một ít về nướng chấm nuối tiêu chanh hoặcchiên dòn chấm nước mắm gừng ăn với cơm cũng ngon.

Giá cá mòi vô chừng, mỗi chục (12 con) lớn trên 2

Page 60: An Choi P.3 - Unknown

ngón tay, giá khoảng 10.000 đồng, loại "trung trung" là8.000 đồng, loại cá nhỏ nhất khoảng 5.000 đồng. Tuynhiên, trong những năm qua, một số bà con đánh bắt cámòi bằng lưới cho biết: nguồn cá mòi đã cạn kiệt dầndo đánh bắt bằng xung điện, có buổi không bắt đượccon nào… Một người câu cá trên "cầu" cho biết: "Bọnchâm cá đã sử dụng loại máy xung điện mạnh, thả dâydẫn âm xuống khoảng 10 mét nước, tất cả các loài hảisản, nhất là cá mòi nằm trong "điện trường", đều bị chếtnổi lên trắng xoá".

Page 61: An Choi P.3 - Unknown

Đến Sài Gòn - Ăn mónNhật

Chẳng hiểu cái sự lấy vợ Nhật giờ này có cònlà tiêu chí tuyệt vời hay không chớ cái sự ăn Nhậtvẫn còn đầy tinh tế, hạp miệng lắm. Nhưng là hạpvới những người mê gỏi cá ấy. Hạp với nhữngngười vẫn "sùng bái" dạng thức ăn chậm (slowfood) đang từng bước quay lại lấn át thức ănnhanh. Địa chỉ: The Sushi Bar, 2 Lê Thánh Tôn,Q.1, ĐT: 8238 042

Ăn Nhật

Page 62: An Choi P.3 - Unknown

Không gian "rất quán xá ồn ã" ở tầng trệtỞ The Sushi Bar, bạn có thể tìm được sự tinh tế ấy

qua các món sushi. Sushi là một vắt nhỏ cơm kèm vớimột miếng cá sống hoặc một miếng hải sản nào đó.Chẳng hạn người ta có thể bắt gặp trong mónMoriwase những vắt sushi "áo" (áo đúng nghĩa mặc áochứ không bọc kín như nghĩa áo trong món ăn Việt) vớinào cá hồi, cá ngừ, mực, tôm bàn chải, tôm sú, lươn,trứng cá hồi, trứng tôm, trứng cá mập... Đĩa thức ăntrông như một ngôi làng với những ngôi nhà nhiều sắcmàu "quy hoạch" có nhịp điệu hẳn hoi. Hoặc tỷ lệ cơm

Page 63: An Choi P.3 - Unknown

nhiều hơn (cấp tô) với cá hồi và trứng cá hồi trong mónSake Ikura Don.

Một đặc trưng khác của Nhật là gừng chua. Món

ăn nào của người Nhật cũng thường đi kèm với gừngchua. Gừng chua ở Nhật có huyền thoại giúp nâng caotuổi thọ. Ngẫm lại, gừng tạo cho thức ăn an toàn, giữcho ấm tỳ vị, người Nhật có lẽ có lý.

Có một điều đáng tiếc của quán là thời điểm này

vừa hết cá nóc - một món ăn khoái khẩu của dân Nhật.Cô phục vụ cho biết: lâu lắm mới có lại, phải chờ chủ vềNhật nhập sang kia. Nghĩa là họ không chế biến cá nóctrực tiếp từ nguồn nguyên liệu dồi dào ở Việt Nam vốnbị luật pháp cấm.

Nói đi cũng cần nói lại một chút. Phong cách sống

sít vốn bị các thầy thuốc Việt Nam phê phán. Nhưngchẳng hiểu sao dân Nhật ăn sống sít đồ biển từ ngàn đờilại phát triển phởn phơ, âu là họ có bí quyết chăng? Cóđiều, tỷ lệ vắt cơm kèm miếng thức ăn kiểu Nhật khônghạp chút nào với những người mắc bệnh đái tháo

Page 64: An Choi P.3 - Unknown

đường. Còn mì lạnh thì xin chào thua!

Mì lạnh hơi nhạt nhẽo ít hấp dẫnMón sake ikura don gồm cơm với cá hồi sống và

trứng cá hồi

Page 65: An Choi P.3 - Unknown

Món Moriwase như một ngôi làng được quy hoạchlớp lang mà mỗi đơn vị kiến trúc là một vắt cơm nhỏ"áo" với miếng thức ăn

Món salad củ cải trắng với xốt mayonnaise đặctrưng

Page 66: An Choi P.3 - Unknown

Không gian bệt

Page 67: An Choi P.3 - Unknown

Đi Nước Ngoài - MuaSôcôla

Lễ tình nhân 14.2 cũng là dịp các đôi tình nhântặng quà cho nhau, phổ biến nhất vẫn là sôcôla.Bạn có thể tìm thấy sôcôla khắp mọi nơi trên thếgiới, từ loại sản phẩm sản xuất đại trà cho đếnnhững loại cực hiếm làm thủ công, với giá cả đadạng từ thấp đến cao nhất!

Những loại sôcôla đắt tiền nhất thế giới Sôcôla: một thị trường sôi động Phổ biến nhất là các loại sôcôla nhãn hiệu Mars &

Hershey (Mỹ), chúng phổ biến đến tận những nước vốncó truyền thống làm sôcôla như Thụy Sĩ, Pháp... Ngànhcông nghiệp sôcôla Mỹ có giá trị đến 15,3 tỉ USD, vàngười ta đã nghĩ ra đủ cách kinh doanh để nâng giá trịsôcôla lên hàng xa xỉ với sự xuất hiện của những nhãnhiệu sôcôla đắt tiền. Theo tạp chí chuyên về nghiên cứu

Page 68: An Choi P.3 - Unknown

thị trường Packaged Facts (ở Rockville, bangMaryland, Mỹ), thị trường sôcôla đắt tiền tăng trưởng20%/năm kể từ 2001 trong khi thị trường sôcôla truyềnthống chỉ tăng trưởng khiêm tốn 3,9%/năm. Riêng năm2005, doanh số của thị trường sôcôla đắt tiền đã đạt1,2 tỉ USD và dự kiến đạt 1,7 tỉ USD vào năm 2009.

Để duy trì thị phần và thu hút người tiêu dùng,

những đại gia sôcôla đang ra sức đẩy mạnh các thươnghiệu sôcôla đắt tiền. Hershey, nhà kinh doanh sôcôla sốmột tại Mỹ gần đây thu tóm hai hãng Scharffen Bergervà Joseph Schmidt, với giá mua lần lượt là 46,6 và 61,1triệu USD vào tháng tám năm ngoái. Doanh số của haihãng này ước đạt 25 triệu USD. Còn trong năm 2005,doanh số bán của Hershey đạt hơn 4,8 tỉ USD.

Sôcôla đen bán chạyTăng trưởng mạnh mẽ nhất là loại sôcôla đen. Theo

hãng Hershey, thị trường sôcôla đen ghi nhận tăngtrưởng 11,2% trong vòng 4 năm qua. Do đó hãng nàyđã tập trung đến một nửa hoạt động kinh doanh vàoloại sôcôla đen bằng việc mở rộng các sản phẩm phổ

Page 69: An Choi P.3 - Unknown

thông như loại Hershey's Special Dark bán chạy nhất tạiMỹ.

Tại sao loại sôcôla đen lại phổ thông như vậy?

Không những vì mùi vị mà sôcôla đen còn chứa nhữnghợp chất gọi là phenylethylamine và seratonin, cả haiđều có thể tìm thấy trong não của con người. Các nhàkhoa học tim mạch còn cho rằng sôcôla đen tốt chosức khỏe hơn vì chúng có thành phần chất cacao nhiềuhơn loại sôcôla sữa. Theo đó, cacao có chứa chấtflavanol giúp duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh bằng cáchlàm mạch máu giãn nở và kềm giữ lượng cholesterol,qua đó giảm nguy cơ về chứng máu cục. Flavanol cònlà một chất chống oxy hoá tốt v.v.

Nhưng dĩ nhiên thiên hạ mua sôcôla không phải chỉ

vì chúng có flavanol hay chống oxy hoá, họ mua đơngiản vì sôcôla có mùi vị ngon. Và những nhà sản xuất đãbiến sôcôla thành những cỗ máy đẻ ra tiền với đủ vị, đủmàu, và cả gắn cho chúng những nhãn hiệu hàng "độc",hàng xa xỉ...

Page 70: An Choi P.3 - Unknown

Những loại sôcôla đắt tiền nhất thế giới Tạp chí Forbes giới thiệu những loại sôcôla bán với

giá cắt cổ - tức đắt tiền nhất thế giới. Sản xuất thủ côngvới chất lượng tuyệt hảo, đã đành. Nhưng giá trị thựccủa chúng không chỉ là chất lượng mà nằm ở thươnghiệu. Thật vậy, chỉ những người lắm tiền mới có thể muachúng, khi mà giá của chúng chỉ tính theo từng pound(khoảng 450g) một, mà mỗi pound có giá từ 50USDđến... 2.600USD!

Giá đắt nhất: 2.600USD/poundNhà vô địch: Chocopologie

Page 71: An Choi P.3 - Unknown

Sản phẩm của hãng Knipschildt (Norwalk, bangConnecticut, Mỹ, www.knipschildt.com). Loại sôcôlanày thoạt trông chẳng có gì hấp dẫn: xù xì, không có nétấn tượng nào... nhưng có giá bán khủng khiếp:2.600USD/pound! Hãng Knipschildt Chocolatier thànhlập năm 1999 do Fritz Knipschildt sáng lập. Ông nàytừng học ẩm thực ở Đan Mạch, là một đầu bếp. Loạisôcôla đắt tiền nhất mà ông ta từng bán là sôcôla đenvới giá 250USD, có nhân là nấm truffle Pháp, chỉ làmtheo đơn đặt hàng. Loại sôcôla này làm từ cacao hảohạng Valrhona (70%).

Bộ sưu tập Noka VintagesSôcôla đen của hãng Noka (Dallas, Texas, Mỹ,

Page 72: An Choi P.3 - Unknown

www.nokachocolate.com) có thành phần nguyên liệulấy từ các vùng ở Venezuela, Trinidad, Cote d'Ivoire vàEcuador. Bộ sưu tập sôcôla vang (vintage) của hãng có75% là cacao nguyên chất, bơ cacao và đường, khôngcó các chất chuyển thể sữa (emulsifier) như chất lecithintừ đậu nành hay vani... Giá bán: 854USD/pound.

Sôcôla vàng Delafee Sản phẩm của nhà Delafee ở Thụy Sĩ (TP.

Neuchatel, www.delafee.com). Ai thích loại sôcôla lấplánh ánh vàng thì cứ mời xơi món này. Mà là vàng thậtđấy! Trong thành phần có cacao nguyên chất và mộthàm lượng vàng 24K ăn được (nằm trong nhân kẹo)!

Page 73: An Choi P.3 - Unknown

Ngoài ra còn có đường, dầu dừa, bơ cacao, sữa bột vàvani. Do có vàng nên giá của loại sôcôla này cũng đắtnhư vàng: 508USD/pound!

Bộ sưu tập Godiva "G" Nhà Godiva (New York , Mỹ, www.godiva.com)

có gốc từ Bỉ, gần đây trình làng bộ sưu tập sôcôla Gcủa họ. Loại G này gồm nhiều thành phần cấu tạo vàhương vị, như hương mật Tasmania, Hot Chocolate củaMexico, Palet d'Or... Giá bán: 120USD/pound.

Page 74: An Choi P.3 - Unknown

Richart Nhãn hiệu Richart đến từ Pháp (Lyons,

www.richart-chocolates.com), thành phần có 70%cacao Criollo xuất xứ từ Venezuela được xem là loạicacao tốt nhất thế giới. Giá bán: 120USD/pound.

Page 75: An Choi P.3 - Unknown

Pierre Marcolini Loại sôcôla nhân nấm truffle Pierre Marcolini

(Brussels, Bỉ, www.marcolinichocolatier.com) làm từcác hạt cacao tốt nhất với thành phần đa dạng cho mỗiloại nấm truffle. Như loại Truffle Bresilienne, giữa cócacao xay từ hạt cacao của Ghana và Venezuela, hạnhnhân Gianduja với sôcôla sữa bọc quanh và hạnh nhâncó bao đường caramel... Giá bán: 102,50USD/pound.

Page 76: An Choi P.3 - Unknown

Debauve & Gallais Nhà Debauve & Gallais (Paris, Pháp,

www.debauveandgallais.com) có truyền thống làmsôcôla ít đường và cacao hảo hạng. Họ không dùng cácchất chuyển thể sữa trong quá trình làm sôcôla cũngnhư chất bảo quản. Thành phần có quả phỉ, nho khôThổ Nhĩ Kỳ, hạnh nhân Tây Ban Nha và rum vùngAntilles. Giá bán: 94USD/pound.

Page 77: An Choi P.3 - Unknown

ChuaoSôcôla Chuao (Encinitas, California,

www.chuaochocolatier.com), lấy theo tên gọi vùngChuao chuyên trồng cacao ở Venezuela, sử dụng kỹthuật châu Âu để chế biến. Loại sôcôla này sản xuất thủcông, không dùng chất bảo quản, giá bán:79USD/pound.

Page 78: An Choi P.3 - Unknown

Richard Donnelly Ông Richard Donnelly (tại Santa Cruz, California,

www.donnellychocolates.com) bắt đầu sản xuất sôcôlatừ năm 1988 sau khi lấy bằng master về sản xuất sôcôlatại Paris và Brussels. Loại sôcôla của ông làm thủ công,nguyên liệu dùng toàn loại tốt nhất của Pháp và Bỉ. Saulễ Valentine này, ông cho biết sẽ sản xuất loại sôcôla cóhương vị dựa trên các loại sôcôla thỏi bán chạy nhấtnước Mỹ hiện nay. Giá bán: 75USD/pound.

Page 79: An Choi P.3 - Unknown

Vosges Haut Chocolat Loại sôcôla Vosge (Chicago, bang Illinois, Mỹ,

www.vosgeschocolate.com) có nhiều hương vị độcđáo, gồm Naga (sôcôla sữa với càri ngọt Ấn Độ),Black Pearl (sôcôla đen với gừng và wasabi), Red Fire(gồm sôcôla đen, tiêu Chipotle, quế), Balsamico(sôcôla đen, một loại giấm để 10 năm và quả phỉ vùngSicily, Italia). Giá bán loại sôcôla này là 69USD/pound.

Page 80: An Choi P.3 - Unknown

La Maison du Chocolat La Maison du Chocolat, một nhãn hiệu của Pháp

(www.lamaisonduchocolat.com), sử dụng sôcôla phatrộn làm từ cacao Valrhona, giá bán: 65USD/pound.

Page 81: An Choi P.3 - Unknown

Sôcôla "môi trường" Michel Cluizel Có thể nói như vậy vì nhà sản xuất này, Michel

Cluizel (Paris, Pháp, www.chocolatmichelcluizel.com)không sử dụng loại cacao có bón phân hoá học haythuốc diệt côn trùng trong quá trình canh tác. Loạisôcôla này chỉ dùng cacao sản xuất ở một số đồn điềncacao tại khoảng 10 nước như Madagascar,Venezuela, Java, Ghana và Ecuador. Sôcôla của hãngcó cacao chiếm từ 33% đến 99%, có bơ cacao,đường, hạt vani Bourbon. Giá bán: 65USD/pound.

Jacques Torres

Page 82: An Choi P.3 - Unknown

Jacques Torres (Brooklyn, New York, Mỹ,www.mrchocolate.com) nổi tiếng với cách tạo hương vịđộc đáo cho loại sôcôla của ông, như Bandol Breeze,làm với hạnh nhân trên có phủ một lớp quả mơ mỏng.Ông còn có loại sôcôla nấm truffle, Wicked Fun. Giábán các loại sôcôla này là 50USD/pound.