thuốc sát khuẩn răng miệng tmh.transam0964014736mon.95@gmail.com

Post on 17-Aug-2015

21 Views

Category:

Healthcare

0 Downloads

Preview:

Click to see full reader

TRANSCRIPT

THUỐC SÁT KHUẨN RĂNG MIỆNG-TMH

NHÓM 4-K7A

• Vũ Thị Thắm.

• Trần Thị Sâm.

• Phạm Thị Soi.

• Phạm Thị Phương Thảo.

• Phí Văn Thắng.

MỤC TIÊU:

• Đại cương.

• Một số thuốc sát khuẩn răng miệng-TMH.

• ĐẠI CƯƠNG:

• -Răng,miệng và tai,mũi,họng là cửa ngõ của cơ thể,là phần trên của bộ máy hô hấp,tiêu hóa,đảm nhận các chức năng cao cấp như nói,nghe,ngửi,nếm,…

• -Răng, miệng,tai,mũi,họng có cấu tạo rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn,vius,hóa chất,hơi độc,bụi và sự thay đổi của thời tiết hay dị nguyên,…

• -Các bệnh về răng,miệng,tai,mũi,họng khá phổ biến và phức tạp,bệnh nhân phải đến các bác sĩ chuyên khoa đẻ khám và điều trị.

• -Ngoài các thuốc dùng toàn thân như kháng sinh,thuốc hạ sốt,giảm đau,chống viêm,chống dị ứng,…,người bệnh còn sử dụng các thuốc điều trị tại chỗ.

•MỘT SỐ THUỐC:

•Naphazolin.

• Dược lý và Cơ chế tác dụng:

• Naphazolin là một thuốc giống thần kinh giao cảm, có tác dụng làm co mạch tại chỗ nhanh và kéo dài, giảm sưng và sung huyết khi nhỏ thuốc vào niêm mạc. Cơ chế tác dụng của naphazolin chưa được xác định đầy đủ, nhiều giả thiết cho rằng thuốc kích thích trực tiếp lên thụ thể alpha-adrenergic của hệ thần kinh giao cảm và hầu như không có tác dụng trên thụ thể beta-adrenergic.

• Khi nhỏ thuốc vào niêm mạc mũi, naphazolin làm co tại chỗ các tiểu động mạch đã bị giãn, giảm lưu lượng máu qua mũi và giảm sung huyết. Ngoài ra, thuốc có tác dụng làm thông lỗ vòi nhĩ bị tắc. Mũi hết ngạt và thở dễ tạm thời, sau đó thương bị ngạt mũi trở lại ở mức độ nhất định.

Chỉ định:• Naphazolin dùng

nhỏ mũi hoặc xịt để giảm triệu chứng và giảm sung huyết trong các trường hợp viêm mũi cấp hoặc mãn tính, viêm xoang, cảm lạnh, cảm mạo hoặc dị ứng.

• Naphazolin cũng có thể dùng để giảm sưng, dễ quan sát niêm mạc mũi và họng trước khi phẫu thuật hoặc thủ thuật chẩn đoán, làm thông lỗ vòi nhĩ bị tắc ở người bệnh viêm tai.

• Dùng nhỏ vào kết mạc mắt để giảm sung huyết, ngứa và kích ứng

Chống chỉ định:

• Mẫn cảm với thuốc.

• Trẻ sơ sinh.

• Không dùng dung dịch naphazolin 0,1% cho trẻ em.

• Người bị bệnh glocom, glocom góc đóng không dùng naphazolin nhỏ mắt.

• Thường gặp :kích ứng tại chỗ.

• Ít gặp :Cảm giác bỏng, rát, khô hoặc loét niêm mạc, hắt hơi, sung huyết trở lại với biểu hiện như đỏ, sưng và viêm mũi khi dùng thường xuyên, lâu ngày, nhìn mờ, giãn đồng tử, tăng hoặc giảm nhãn.

• Hiếm gặp :

• Buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, đánh trống ngực.

• Liều lượng và cách dùng:

• Sung huyết mũi (ngạt mũi):

+ Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: dùng dung dịch 0,05% hoặc 0,1%.

• Trẻ em 6 đến 12 tuổi: dùng dung dịch 0,025 hoặc 0,05% (dưới sự theo dõi của thầy thuốc).

• Nhỏ 1 – 2 giọt hoặc xịt vào mỗi lỗ mũi, 3 – 6 giờ một lần nếu cần. Thời gian dùng không nên quá 3 – 5 ngày.

•Ephedrine

Dược Động Học:

Hấp thu dễ dàng hoàn toàn tại ống tiêu hóa thuốc không bị tác động của enzym monoamin oxydase và đào thải nhiều qua nước tiểu dưới dạng không biến đổi. Nửa đời trong huyết tương từ 3-6 giờ, tùy thuộc pH của nước tiểu can acid thì càng tăng và nửa đời càng ngắn .

• Tác dụng:• Với liều điều trị, ephedrin làm tăng

huyết áp do tăng lưu lượng tim và co mạch ngoại vi. Nhịp tim nhanh có thể xảy ra nhưng không hay gặp bằng adrenalin.

• -Ephedrin còn gây giãn phế quản, giảm trương lực và nhu động ruột, làm giãn cơ thành bàng quang, trong khi làm co cơ thắt cổ bàng quang nhưng lại làm giãn cơ mu bàng quang và thường làm giảm co bóp tử cung.

• Thuốc kích thích trung tâm hô hấp, làm giãn đồng tử nhưng không ảnh hưởng lên phản xạ ánh sáng

• Chỉ định:• Ðiều trị sung huyết mũi,

thường đi kèm với cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang.

• Ðề phòng hay điều trị hạ huyết áp trong gây tê tủy sống.

• Ðề phòng co thắt phế quản trong hen.

• Chống chỉ định:• Quá mẫn với

ephedrin.• Tăng huyết áp.• Đang điều trị bằng

thuốc ức chế monoaminoxydase.

• Hạ kali huyết chưa được điều trị.

• Cường giáp.

• Tác dụng phụ :• Thường gặp• Ðánh trống ngực.• Ở người bệnh nhạy

cảm, ngay cả với liều thấp ephedrin cũng có thể gây mất ngủ, lo lắng và lú lẫn, đặc biệt khi dùng đồng thời với cafein.

• Bí đái, đái khó.

• Ít gặp:

• Chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi.

• Ðau bụng, buồn nôn, nôn,Yếu cơ.

• Run, mất ngủ, lo lắng, bồn chồn.

:• Liều lượng và cách dùng :

• Nhỏ mũi hay xịt dung dịch 0,5% (với trẻ nhỏ: dung dịch 0,25 - 0,5%). Không dùng quá 7 ngày liền, không nên dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.

• Tiêm dưới da ephedrin hydroclorid 50 mg, 30 phút trước khi gây tê tủy sống.

• Ephedrin hydroclorid hay ephedrin sulfat uống 15 đến 60 mg, chia làm 3 đến 4 lần mỗi ngày, hoặc tiêm dưới da 15 - 50 mg, nếu cần có thể tiêm nhắc lại, tối đa 150 mg/ngày.

•Clohexidin

• Chỉ định:• +Khử khuẩn

trên da, vết thương, vết bỏng,ẩm đạo.

+Sát khuẩn miệng, tai, mũi, họng, viêm lợi, bệnh loét áp tơ.

• +Phòng ngừa sâu răng ngăn cản sự tạo thành của cao răng.

• +Các nhiễm khuẩn không đặc hiệu làm đau họng viêm amiđan

• Chống chỉ định:• Có tiền sử quá mẫn với clorhexidin và các

thành phần của thuốc.

• Không dùng clorhexidin vào não, màng não, các mô dễ nhạy cảm và tai giữa. Thuốc có thể gây điếc nếu nhỏ vào tai giữa.

• Tác dụng không mong muốn:• Clorhexidin gây ra màu nâu ở lưỡi và

răng, nhưng hồi phục sau khi ngừng điều trị. Có thể gây tê lưỡi.

• Có thể xảy ra rối loạn vị giác tạm thời và cảm giác nóng rát ở lưỡi khi mới dùng thuốc.

• Liều lượng và cách dùng :

• Người lớn: Súc miệng dung dịch 0,02 - 0,05%, ngày 1 - 6 lần, trong viêm miệng - hầu (ngày 3 - 6 lần để điều trị nhiễm khuẩn; ngày1 - 2 lần để vệ sinh miệng nói chung).

• Trẻ em trên 12 tuổi: Súc miệng ngày 1 - 3 lần trong viêm miệng - hầu. Khoảng cách giữa các lần ít nhất 4 giờ

top related