tự học chữ miên (learn khmer yourself) · 2019-07-30 · tình cờ xem lại cuốn “tự...

Post on 22-Jan-2020

37 Views

Category:

Documents

1 Downloads

Preview:

Click to see full reader

TRANSCRIPT

Vì sao có bản scan này? Tình cờ xem lại cuốn “Tự học chữ Khmer” này trong tủ sách gia đình, tôi thấy thấy tình trạng của nó khá xấu: hoen mờ, ngã vàng, giấy giòn dễ rách và chỉ đóng đã gần mục (sách ghi xuất bản năm 1973). Nếu không scan để lưu Với tình trạng như thế, nếu không scan để lưu lại thì không thể biết quyết sách này sẽ còn dùng được bao lâu??? Đấy là lí do có bản scan này. Bản số hóa này cũng được đặt vào thư mục share. Mong nó có ích cho ai đó cần nó. Bản thân tôi hồi đầu thập niên 1980, trong thời gian sống tại khu vực miền Nam Campuchia, vì phải tiếp xúc với người Khmer thường xuyên, tôi cũng học nói và viết một ít tiếng Khmer. Tôi có thể giao tiếp thông thường, đọc được các bảng biểu không quá phức tạp, tất cả nhờ vào vài tài liệu tự học (một tài liệu do quân đội ấn hành, còn tài liệu kia chính là quyển tự học này của tác giả Lê Hương). Học một thứ tiếng thường là do nhu cầu nào đó. Trường hợp của tôi là nhu cầu giao tiếp hàng ngày. Ngoài ra, còn nhiều lí do khác để học. Tiếng Khmer và tiếng Việt có quan hệ nhau, vì người Việt được xếp vào nhóm chủng tộc Mon Khmer. Có lần, khi thấy đám rau ôm mọc tự nhiên ở ruộng vùng Veal Renh, tôi bọn trẻ con Campuchia tên Khmer của rau này là gì? Chúng trả lời là m’ôm. Rau ôm dùng cho canh chua của người người miền Nam như tôi đã quen mùi vị từ hồi còn bé thơ thì ra là từ mượn của tiếng Khmer: m’ôm. Ở các địa phương khác nhau ở miền Nam, loại rau này đôi khi được đọc bằng cái tên hơi khác: khi thì rau ôm (như

bản thân tôi thường nghe Má tôi gọi từ nhỏ), khi thì ngò ôm, khi thì mờ ôm, dù là gì đi nữa cũng có 1 nguồn gốc từ chữ Khmer này. Và còn nhiều từ nữa trong ngôn ngữ Khmer như chơng (chân), đay (tay) , co (cổ) , ao (áo), khô (quần) trong tiếng Khmer và tiếng Việt (trong ngoặc) rõ ràng là có mối quan hệ khăng khít. Vì sự vay mượn nhau chăng? Khó mà nói là người Khmer đã mượn ngôn ngữ Việt các từ này, và cũng khó mà nói là tiếng Việt đã mượn từ tiếng Khmer các từ đó (người Việt xuất phát từ đồng bằng Bắc Bộ, cách xa nhóm dân nói tiếng Khmer này). Why comes this scanned copy? One day checking the home bookshelf, I found that the “Learn Khmer – sefl teaching” was in rather poor condition: it turns yellow, blur, crispy and binding thread seamed decayed (published in 1973). If it is not scanned how long can it exist???? That’s the reason for this scanned copy. Hope that it’s usefull for some ones who need it. And I decide to put it in share folder after I got the scan copy. I myself in 1980s when I lived in Cambodia used to meet Khmer people, so I learned to speak the language with some materials I got. One is a booklet printed for military use, a daily conversation sentences. The other is this book, for learning the writing of Khmer language.

The need to learn a new language is usually attributed to certain reasons. For me, that’s the need to communicate with Khmer people I met daily. Others may have very different reasons. Khmer language and Vietnamese are closedly related languages. Vietnamese is of the Mon Khmer peoples. Learning the language may help us to know more about our native tongue. Once in Veal Renh of South of Cambodia, when I saw a vegetable called om in Vietnamese. I asked the children there what they called it, they said it’s m’om. That’s it. The om herb that is used to season the sour soup my mother used to cook for the family had its name from the the Khmer language. In different reagions in the South it may be called slightly different: mò om, ngò om or only om as I usually call it. All have the same origin from this Khmer m’om. Many other words such as chơng (Vietnamse: chân), đay (tay) , co (cổ) , ao (áo), khô (quần) are so cloasedly similar. Are these borrowed words from Vietnamese in Khmer? Or vice versa? It’s not so logical to say so. The Vietnamese has originated from the Red River Delta while Khmer people is far south, so separated apart in their history. The similarity of some words may be more complex than borrowed words! trande(at)gmail(dot)com- 2007

top related