8734 2812201116036gtnguphaptiengviet

10
BÙI MINH TOÁN (Chủ biên) - NGUYÊN THỊ LƯƠNG GIÁO TRÌNH N G P H Á P T I Ê N G V I T (Sách dành cho các trường Cao đẳng phạm) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC PHẠM

Upload: phi-phi

Post on 15-Apr-2017

294 views

Category:

Healthcare


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: 8734 2812201116036gtnguphaptiengviet

BÙI MINH TOÁN (Chủ biên) - NGUYÊN THỊ LƯƠNG

G I Á O T R Ì N H

N G Ữ P H Á P T I Ê N G V I Ệ T

(Sách dành cho các trường Cao đẳng Sư phạm)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC s ư PHẠM

Page 2: 8734 2812201116036gtnguphaptiengviet

Mã số: 01.01.291681 ĐH 2007

Page 3: 8734 2812201116036gtnguphaptiengviet

M Ụ C L Ụ C • •

Lòi nói đẩu

CHƯƠNG I. MỘT SỐ VÂN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG VỀ NGỮ PHÁP I. NGỮ PHÁP VÀ NGỮ PHÁP HỌC li. MỘT SỐ KHÁI NIỆM Cơ BẢN CỦA NGỮ PHÁP HỌC

1. Đơn vị ngữ pháp " 2. Ý nghĩa ngữ pháp " 3. Hình thức ngữ pháp và phương thức ngữ pháp " 4. Phạm trù ngữ pháp " 5. Quan hệ ngữ pháp "

Tóm tắt chương " Câu hỏi và bài tập " Tài liệu tham khảo chương I

CHƯƠNG li. TỪ LOẠI TIÊNG VIỆT I. KHÁI NIỆM Từ LOẠI VÀ TIÊU CHÍ PHÂN ĐỊNH

1. Khái niệm từ loại Ví 2. Tiêu chí phân đinh 7.

li. HỆ THỐNG Từ LOẠI TIẾNG VIỆT 1. Sự phân biệt thực từ và hư từ 2. Danh từ 3. Số từ :: 4. Động từ 5. Tính từ " 6. Đại từ " 7. Phụ từ (phó từ, từ kèm) ti 8. Quan hệ từ li 9. Tình thái từ ii

III. Sự CHUYỂN LOẠI CỦA Tử íí IV. VẤN ĐỂ Từ LOẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VẮN Ở TRUNG HỌC c ơ SỞ í! Tóm tắt chương li Câu hỏi và bài tập li Tài Liệu tham khảo chương li li

Page 4: 8734 2812201116036gtnguphaptiengviet

CHƯƠNG HI. CỤM TỪ TIÊNG VIỆT 63 I. KHÁI NIỆM CỤM Từ 63

1. Phân biệt cụm từ tự do và cụm từ cố định 63 2. Phân biệt các loại cụm từ tự do 64

li. CẤU TẠO CỦA CÁC LOẠI CỤM Từ Tự DO 6 5

1. Cụm từ chủ-vị 65 2. Cụm từ đẳng lập 68

3. Cụm từ chính phụ 7 1

IM. CỤM DANH Từ 72

1. Khái niệm 72

2. Chức năng 73

3. Phẩn trung tâm 74

4. Phần phụ trước 75

5. Phần phụ sau 78

IV. CỤM ĐỘNG Từ 82

1. Khái niệm 82

2. Chức năng 82

3. Phần trung tâm 83

4. Phần phụ trước 84

5. Phần phụ sau : -.87

V. CỤM TÍNH Từ 98

1. Khái niệm 98

2. Chức năng 99

3. Phần trung tâm 99

4. Phần phụ trước 100

5. Phần phụ sau 100

VI. VẤN ĐỂ CỤM Từ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ở TRUNG HỌC c ơ SỞ 103 Tóm tắt chương 104 Câu hỏi và bài tập 104 Tài liệu tham khảo chương MI 109

CHƯƠNG IV. BỈNH DIỆN NGỪ PHÁP CỦA CÂU TIẾNG VIỆT n o

I. MỘT SỐ VẤN ĐỂ KHÁI QUÁT VỀ CÂU m

1. Câu và phát ngôn 111

2. Các đặc trưng cơ bản của câu 112

3. Khái quát về ba bình diện của câu 113

4

Page 5: 8734 2812201116036gtnguphaptiengviet

li. BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP CỦA CÂU

1. Các thành phẩn câu

2. Các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu

MI. VẤN ĐỂ VỀ CẤU TẠO NGỮ PHÁP CỦA CÂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN Ở TRUNG HỌC Cơ SỞ -.

1. Về các thành phần câu

2. Về các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu

Tóm tắt chương Câu hỏi và bải tập Tài liệu tham khảo chương IV

CHƯƠNG V. BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA CỦA CÂU TIÊNG VIỆT I. NGHĨA MIÊU TẢ CỦA CÂU li. NGHĨA TÌNH THÁI

III. VẤN ĐỂ VỀ NGHĨA CỦA CÂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ở TRUNG HỌC Cơ SỞ

Tóm tắt chương Càu hỏi và bài tập Tài liệu tham khảo chương V

CHƯƠNG VI. BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG CỦA CÂU (Câu trong hoạt động giao tiếp)

I. Sự HIỆN THỰC HÓA CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CỦA CÂU TRONG PHÁT NGÔN 1. Tỉnh lược thành phần câu

2. Tách câu

3. Lựa chọn trật tự các thành phần câu li. MỤC ĐÍCH NÓI CỦA CÂU TRONG GIAO TIẾP

1. Câu nghi vấn

2. Câu cầu khiến

3. Câu cảm thán

4. Câu trần thuậr.

IU. HÀNH ĐỘNG NÓI VÀ CÁCH THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG NÓI

1. Khái niệm hành động nói

2. Cách thực hiện hành động nói

3. Câu ngôn hành

IV. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM ẨN CỦA CÂU 1. Nghĩa tường minh ỵ

2. Nghĩa hàm ẩn

Page 6: 8734 2812201116036gtnguphaptiengviet

3. Phân loại nghĩa hàm ẩn 228

4. Cơ chế tạo hàm ý cho câu 230 V. CẤU TRÚC TIN TRONG CÂU 232

VI. VẤN ĐỂ CÂU TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC Cơ SỞ 237

Tóm tắt chương 238 Càu hỏi và bài tập 239

Tài liệu tham khảo chường VI 240

Page 7: 8734 2812201116036gtnguphaptiengviet

L Ờ I N Ó I Đ Ẩ U

Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt được biên soạn theo chương trình đào tạo giáo viên Ngữ văn thuộc Dự án Đào tạo Giáo viên Trung học cơ sớ, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình phục vụ cho việc dạy và học học phần Ngữ pháp tiêng Việt trong trường Cao đẳng Sư phạm.

Trong khi biên soạn giáo trình, các tác giả luôn quán triệt mục tiêu đào tạo, cố gắng bám sát chương trình Cao đẳng Sư phạm, đồng thời gắn với nội dung dạy và học ngữ pháp tiêng Việt ở Trung học cơ sở. Vì vậy nội dung các chương, mục trong giáo trình không quá đi sâu vào những vấn đề lí thuyết ngón ngữ học hoặc Việt ngữ học, mà cố gắng đáp ứng những yêu cấu thực tiễn của nhà trường, nhất là cấp Trung học cơ sở. Mặt khác, giáo trình vẫn đặt ra nhiệm vụ cung cấp những kiến thức cơ bản nhất và có tính cập nhật, rèn luyện những kĩ năng cần vếu nhất trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy ngữ pháp tiêng Việt để vừa nâng cao kiến thức và kĩ nâng cho sinh viên, vừa chuẩn bị cho sinh viên làm tốt công việc dạy ngữ pháp tiếng Việt ở Trung học cơ sở.

Cấu trúc của giáo trình đi theo trình tự của các đơn vị ngữ pháp từ thấp đến cao: từ, cụm từ, câu. Trước khi đi vào những vân đề cụ thể của ngữ pháp tiếng Việt, giáo trình có dành một chương (chương ì) để trình bày khái quát một số vấn đề đại cương về ngữ pháp nhằm chuẩn bị kiến thức chung. Sau đó chương l i dành cho vấn đề từ loại tiêng Việt, chương HI trình bày về cụm từ tiêng Việt. Những vấn đề về câu là phong phú nhất và cũng

phức tạp nhất, nên giáo trình dành cả ba chương tiếp theo lần lượt trình bày về ba bình diện của câu: bình diện ngữ pháp (chương IV), bình diện ngữ nghĩa (chương V) và bình diện ngữ dụng (chương VI) .

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập, ở đầu mỗi chương cùa giáo trình đều có

nêu những kiến thức cần có khi tiếp cân nội dung từng chương và những kết quả cần đạt tới khi học tập, còn cuối mỗ i chương sách đều có phần tóm tắt nội dung cơ bản của từng chương, sau đó cung cấp những câu hỏi và bài tập thực hành, trong đó có một số bài tập vận dụng kiến thức và kĩ nâng vào việc giải quyết những yêu cầu dạy học ở Trung học cơ sở. Cũng nhầm mục đích hướng nghiệp cho sinh viên, nên cuối mồi chương sách đều có

mục giới thiệu nội dung dạy học tương ứng ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở. Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo có quan hệ mật thiết đến nội dung từng chương đê sinh viên có thể tiếp cận nhằm mở rộng kiến thức.

Giáo trình này có thể sử dụng để dạy và học ở cả chương trình đào tạo giáo viên dạy một môn (môn Ngữ văn), và cả ở chương trình đào tạo giáo viên dạy hai môn, trong đó môn Ngữ văn là môn thứ nhất. Trong chương trình đào tạo giáo viên dạy một môn, thời lượng dạy và học là 4 đơn vị học trình, do đó 6 chương trong giáo trình có thể phân bô như sau: học trình Ì gồm 2 chương đầu, học trình 2: chương 3, học trình 3: chương 4, học trình 4:

7

Page 8: 8734 2812201116036gtnguphaptiengviet

chương 5 và chương 6. Trong chương trình đào tạo giáo viên dạy 2 môn, thời lượng chỉ có 3 đơn vị học trình. Do đó sinh viên cần tự đọc chương Ì, còn học trình Ì gồm chương 2 và 3, học trình 2: chương 4, học trình 3: chương 5 và 6 (nội dung của chương 6 có một số điểm đã được dạy và học chi tiết trong học phần Ngữ dụng học). Tuy nhiên, trong thực tiễn giảng dạy, các thầy cô giáo và các trường Cao đẳng Sư phạm có thể điều chỉnh để phân bố thời gian cho phù hợp với tình hình thực tế.

Trước khi xuất bản, Giáo trình đã được GS.TS. Hoàng Trọng Phiến, GS.TS. Lê A,

GS. Nguyễn Khắc Phi đọc và góp cho nhiều ý kiến bổ ích. Các tác giả xin chân thành cám ơn các Giáo sư, đồng thời chúng tôi cũng mong muốn nhận được những ý kiến góp ý của quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên và bạn đọc nói chung về nội dung và hình thức của sách để bổ sung, điều chỉnh giáo trình ngày một tốt hơn. Chúng tôi cũng chân thành cám

ơn Ban điều hành Dự án Đào tạo Giáo viên Trung học cơ sở cùng Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện để giáo trình có thể phục vụ rộng rãi cho việc dạy và học trong các trường Cao đẳng Sư phạm.

Các tác giả

Page 9: 8734 2812201116036gtnguphaptiengviet

C H Ư Ơ N G I

MỘT SỐ VÂN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG

VỀ NGỮ PHÁP

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Nắm được bản chất của ngữ pháp, phán biệt được ngữ pháp với các bộ phận khác của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, phong cách). Nắm được những khái niệm cơ bản của ngữ pháp học: đơn vị, ý nghĩa, hình thức, phương thức, phạm trù, quan hệ ngư pháp.

- Bước đầu vận dụng được những kiên thức đại cương về ngữ pháp vào việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt.

KIÊN THỨC CẦN CÓ

- Có những kiến thức phổ thông vê ngữ pháp tiếng Việt đã được trang bị ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, như những kiến thức về từ, về cụm từ, vé câu, các thành phấn câu và kiểu câu....

- Có những kiến thức vờ kĩ nâng cần yếu vế các bộ phận ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa

tiêng Việt mà các học phẩn trước trong chương trình Cao đẳng Sư phạm đã trang bị cho sinh viên.

- Có một số kiến thức vé ngữ pháp của một ngoại ngữ đã học ở phổ thông hoặc ở Cao dẳng Sư phạm, nhất là ngoại ngữ thuộc họ ngôn ngữ Ân - Âu. Những kiến thức đó để đối chiêu, so sánh với tiếng Việt, và cũng dùng làm cơ sỏ để khái quát hoa thành những nhận định chung về các khái niệm cơ bản trong ngữ pháp đại cương.

Mỏ ĐẦU

Hệ thống tổ chức của mỗ i ngôn ngữ thường được cấu thành nhờ những bộ phận cơ bản là ngữ ám, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp. Ớ những học phần trước (ngữ âm học, từ vựng -ngữ nghĩa học) đã tiến hành nghiên cứu về hệ thống ngữ âm tiếng Việt, hệ thống từ vựng -ngữ nghĩa tiếng Việt . Học phần này đi vào hệ thống ngữ pháp của tiếng Việt.

Song, trước khi tìm hiểu hệ thống ngữ pháp tiếng Việt, cần có một số kiến thức đại cương về ngữ pháp. Đây là những kiến thức chung về ngữ pháp của ngôn ngữ nói chung. Chúng đã được ngành ngữ pháp học tổng kết từ nhiều ngổn ngữ trên thế giới. Những kiến

thức đại cương này sẽ làm cơ sở cho việc tìm hiểu ngữ pháp tiếng Việt.

9

Page 10: 8734 2812201116036gtnguphaptiengviet

I. NGỮ PHÁP VÀ NGỮ PHÁP HỌC

1. Trong cơ cấu tổ chức của hệ thông ngôn ngữ, ngoài các bộ phận ngữ ám và từ N ựng -ngữ nghĩa, còn có ngữ pháp. Vậy ngữ pháp là gì?

Theo quan niệm thông thường, ngữ pháp là toàn bộ các quy tắc, các luật lệ vé sự câu tạo của các từ, sự biến đổi của các từ và sự kết hợp các từ thành câu, đóng thời còn là các quy tắc cấu tạo của các cáu, các đoạn vãn và văn bản.

Ngữ pháp học là một chuyên ngành nghiên cứu về ngữ pháp của một ngôn ngữ. Song nhiều khi thuật ngữ ngữ pháp cũng dược dùng với ý nghĩa của thuật ngữ ngữ pháp học (cũng giống như tình hình sử dụng thuật ngữ cùa các ngành khoa học khác: sử/ sử học; sinh vật / sinh vật học,...).

So với ngữ âm và từ vựng thì ngữ pháp có một số đặc điểm sau đây:

- Ngữ pháp có tính tàm tượng và khái quát hơn. Chính vì các quy luật và các phép tắc tạo nên ngữ pháp của một ngôn ngữ không phải chỉ thuộc về một từ hay một câu cụ thể nào mà là chung cho tất cả các từ hay các câu cùng một loại nên ngữ pháp có tính trừu tượng và khái quát cao. Cũng vì thế, các quy luật tổ chức của ngữ pháp thường được biếu hiện dưới dạng mô hình hay sơ đồ. v ề mặt này, ngữ pháp giống như các quy tắc trong hình học. Trong hình học, một hình vuông có thể được tạo nên từ các chất liệu khác nhau (phân, mực, que tre, thanh kim loại,...), có những màu sắc khác nhau, có độ lớn nhỏ khác nhau nhưng luôn luôn phải có những đặc trưng cơ bản, có tính khái quát. Đó là: có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc đều vuông.

Tương tự như vậy, trong ngữ pháp các từ thuộc từ loại danh từ, chảng hạn, có những hình thức âm thanh khác nhau: có thể có ý nghĩa cụ thể khác nhau, có nguồn gốc khác nhau, có phạm vi sử dụng khác nhau.... nhưng đều phải có đặc trưng chung: có ý nghĩa sự vật, có những quy luật biến đổ i và két hợp, những khả năng giống nhau trong việc tạo câu.

- Ngữ pháp có tính ổn định làu bền hơn. Trong quá trình phát triển lịch sử, ngôn ngữ có biên đổ i . Nhưng trong các bộ phận cấu thành của ngôn ngữ thì từ vựng là bộ phận dễ biến động nhất (nhiều từ mới xuất hiện, nhiều nghĩa mới nảy sinh, và các từ cũ, nghĩa cũ

mất đi....); thứ đến là ngữ âm. Còn ngữ pháp thì tuy cũng có biên đổ i nhưng chậm hơn rất nhiều, có thê coi là ổn định. Chính vì thê mà hiện nay đọc các văn bản cổ, ta thường gặp nhiều từ cổ phải chú thích, còn ít thấy phải chú thích các hiện tượng ngữ pháp.

2. Theo cách phân chia truyền thống, ngữ pháp học bao gồm hai phân ngành

Từ pháp học: có nhiệm vụ nghiên cứu các quy tắc cấu tạo từ, các quy tắc biến đổ i từ các đặc tính ngữ pháp của các từ loại. Đôi với tiêng Việt, nhìn chung, các từ không có hệ thống biến đổ i từ, nên nhiệm vụ chù yếu của từ pháp học tiêng Việt là nghiên cứu đặc tính ngữ phấp cùa các từ loại, các tiểu loại. Còn các quy tắc cấu tạo từ thì thường được khảo sát ớ từ vụn" học vì ở tiếng Việt các phương thức cấu tạo từ và các kiểu cấu tạo từ liên quan mật thiết với các loại ý nghĩa từ vựng, các hệ thống từ vựng.

10