51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

28
Đề tài: Cơ hi và th ách thc ca các DNN VV trong bi cnh hi nhp KTQT ở nước ta hin nay LI NÓI ĐẦU  Nn kinh tế Vit Nam đang trong tiến trình hi nhp vi nn kinh tế thế gii. Đặc bit là tkhi Vit Nam gia nhp WTO( Vit Nam gia nhp WTO vào ngày 7/11/2006) đã đặt ra cho các doanh nghip Vit Nam rt nhiu nhng cơ hi ln, hướng ti shi nhp và phát trin toàn din sánh vai cùng vi các cường quc trên thế gii hin nay. Nhưng đồng thi vi các cơ hi đó các doanh nghip Vit  Nam cũng gp rt nhi u thách thc. Trong không ít nhng thách thc mà các doanh nghip Vit Nam gp phi đó chúng ta phi kđến đây đó là sxâm nhp ca các công ty nước ngoài vào nước ta, cùng vi sxâm nhp này kéo theo scnh tranh khc lit ca các công ty nước ngoài này nhm tìm chđứng cho mình ti thtrường Vit Nam. Nếu các doanh nghip Vit Nam không có nhng chiến lược đúng đắn thì vi xu thế hin nay các doanh nghip Vit Nam rt có thsbđánh bt ta khi thtrường trong nước và nhường chcho các công ty nước ngoài. Hin nay theo sliu ca tng cc thng kê cho thy các doanh nghip va và nhVit Nam đang chiếm ti 90% slượng cơ ssn xut kinh doanh ca cnước, 25% tng đầu tư ca xã hi và khong 77% lc lượng lao động phi nông nghip.  Như vy chúng ta có ththy các doanh nghip va và nhlà mt nhân tquan trng đưa nn kinh tế ngày càng phát trin. Trong xu thế này Đảng và nhà nước ta  phi quan tâm hơn na ti các doanh nghip va và nh. Hãy cùng tìm hiu xem hin nay các doanh nghip va và nhVit Nam đang có nhng cơ hi nào? Và gp phi nhng thách thc gì? để tđó chúng ta mi có nhng chiến lược đúng đắn cho sphát trin ca các doanh nghip này nhm giúp cho doanh nghip va và nhnước ta có thđứng vng khi hi nhp. Chúng ta hãy tìm hiu và phân tích: “Cơ hi và thách thc ca các doanh nghip nhvà va trong bi cnh hi nhp kinh tế quc tế nước ta hin nay Doanh nghip va và nhlà người Vit Nam. Hlà nhng người sli Vit  Nam - dù thàn h công hay tht bi. Doanh nghip va và nhlà nơi đang to ra đa Môn Qun trDNNVV  Nhóm 2 _ HQ1CK5 1

Upload: lorena-huong

Post on 06-Apr-2018

222 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 1/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện nay

LỜI NÓI ĐẦU

 Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO( Việt Nam gia nhập WTO vào ngày

7/11/2006) đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều những cơ hội lớn,hướng tới sự hội nhập và phát triển toàn diện sánh vai cùng với các cường quốc

trên thế giới hiện nay. Nhưng đồng thời với các cơ hội đó các doanh nghiệp Việt

 Nam cũng gặp rất nhiều thách thức. Trong không ít những thách thức mà các

doanh nghiệp Việt Nam gặp phải đó chúng ta phải kể đến ở đây đó là sự xâm nhập

của các công ty nước ngoài vào nước ta, cùng với sự xâm nhập này kéo theo sự

cạnh tranh khốc liệt của các công ty nước ngoài này nhằm tìm chỗ đứng cho mình

tại thị trường Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không có những chiến

lược đúng đắn thì với xu thế hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam rất có thể sẽ bị

đánh bật ta khỏi thị trường trong nước và nhường chỗ cho các công ty nước ngoài.

Hiện nay theo số liệu của tổng cục thống kê cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ

ở Việt Nam đang chiếm tới 90% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước,

25% tổng đầu tư của xã hội và khoảng 77% lực lượng lao động phi nông nghiệp.

 Như vậy chúng ta có thể thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhân tố quan

trọng đưa nền kinh tế ngày càng phát triển. Trong xu thế này Đảng và nhà nước ta

 phải quan tâm hơn nữa tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu xem

hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang có những cơ hội nào? Và

gặp phải những thách thức gì? để từ đó chúng ta mới có những chiến lược đúng

đắn cho sự phát triển của các doanh nghiệp này nhằm giúp cho doanh nghiệp vừa

và nhỏ nước ta có thể đứng vững khi hội nhập. Chúng ta hãy tìm hiểu và phân tích:“Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh

hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là người Việt Nam. Họ là những người sẽ ở lại Việt

 Nam - dù thành công hay thất bại. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi đang tạo ra đa

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

1

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 2/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện naysố công ăn việc làm cho những người lao động ở Việt Nam. Là những nhà quản trị

trong tương lai chúng ta phải biết phân tích được cơ hội và thách thức cho những

doanh nghiệp vừa và nhỏ này khi Việt Nam gia nhập WTO để từ đó đưa ra những

chiến lược phát triển hợp lý cho những doanh nghiệp này giúp cho nền kinh tế củata ngày càng lớn mạnh hơn nữa.

Đề tài gồm 3 chương

Chương 1 :Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chương 2 : Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay

Chương 3 : Một số giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh

hội nhập kinh tế quốc tế 

Do trong quá trình làm không tránh khỏi thiếu xót, nhóm mong nhận được sự

chỉ bảo của thầy giáo và sự đóng góp của các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

2

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 3/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện nay

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm

1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1.1. Khái niệm

Theo giáo trình DNNVV của trường Đại học kinh tế quốc dân : doanh nghiệp

nhỏ và vừa là đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân nhằm thực hiện các

hoạt động sản xuất cung ứng, trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên thị trường để tối đa

hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở 

hữu tài sản của danh nghiệp.Theo bách khoa toàn thư cho mở Wikipedia cho rằng : Doanh nghiệp nhỏ và

vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bế về mặt vốn, lao động hay doanh thu .

Theo điều 3 chương 1 nghị định 90/2001/NĐ –CP về trợ giúp phát triển

DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập đã đăng

ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký kinh doanh không quá

10 tỷ đồng hoặc có số lao động trung bình năm không quá 300 người.Đây là khái niệm theo điều 3 chương 1 đối với Việt nam, còn trên thế giới có

rất nhiều khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa tùy theo quy định của mỗi quốc

gia .

Khái niệm DNNVV mang tính tương đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn

 phát triển kinh tế - xã hội nhất định .

1.1.1.2. Phân loại

- Theo hình thức sở hữu: Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp nhà nước,

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Theo địa vị pháp lý: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty

TNHH…

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

3

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 4/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện nay

- Theo quy mô: Doanh nghiệp siêu nhỏ, Doanh nghiệp nhỏ, Doanh nghiệp

vừa

- Theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh: Doanh nghiệp sản xuất, doanh

nghiệp thương mại, doanh nghiệp dịch vụ1.1.2. Vai trò

DNNVV có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt nam , do

những đặc điểm, tình hình và bối cảnh phát triển nước ta quy định. Là một nước

có trình độ thấp hơn so với 1 số nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta đang

ở thời kì hội nhập với nền kinh tế thế giới với cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém,

trình độ sản xuất tổ chứ, tổ chức quản lý còn nhiều hạn chế. Trước bối cảnh cạnh

tranh toàn gay gắt như hiện nay, Việt nam đã chú ý hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và

vừa nhằm phát huy tối đa nguồn lực và hỗ trợ cho công nghiệp lớn, tăng sức cạnh

tranh của doanh nghiệp. Như vậy, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được

khẳng định thể hiện qua các điểm sau :

- Tạo công ăn việc làm

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thương chiếm tỷ trọng lớn ( khoảng 95% ), vì

vậy nó đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội như tạo việc làm

cho người lao động, giảm thất nghiệp, nâng cao đời sống cho ngườ lao động

- Đóng góp vào GDP

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành

và cả nền kinh tế, tạo thêm nhiều hàng hóa dịch vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng

cao của thị trường , giá trị gia tăng hoặc GDP do các doanh nghiệp tạo ra hàng

năm chiếm tỷ trọng khá lớn, đảm bảo thực hiện những chỉ tiêu tăng trưởng của nềnkinh tế

- Giúp tăng ngân sách cho nhà nước

Thông qua các khoản thuế, tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước,

thu hút nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, khai thác các tiềm lực sẵn có

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

4

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 5/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện nay

-Tạo ngoại tệ thông qua xuất khẩu

Hơn 80% các doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu là các doanh nghiệp nhỏ

và vừa

- Giúp tạo lập các mối liên kết với các công ty nhà nước, các tập đoàn xuyê n

quốc gia , doanh nghiệp nhỏ và vừa đống vai trò là vệ tinh, hỗ trợ, góp phần tạo lập

các mối quan hệ với các loại hình doanh nghiệp

- Giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền thống

Cụ thể với những doanh nghiệp được thành lập để cung cấp những đặc sản

cho vùng miền giúp duy trì và phát triển như: doanh nghiệp khảm trai, đồ thủ công

mỹ nghệ …- Doanh nghiệp nhỏ và vừa là môi trường đào tạo các doanh nhân trẻ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp hình thành, phát triển đội ngũ các nhà kinh

doanh năng động. Cùng với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là sự xuất hiện

ngày càng nhiều hơn các nhà kinh doanh sáng lập. Đây là lực lượng rất cần thiết để

góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh ở Việt nam phát triển

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh tế ban đầu cho các doanh nghiệp lớn

Doanh nghiệp còn là nơi đào luyện các doanh nghiệp, là cơ sở kinh tế ban đầu

để phát triển thành các doanh nghiệp lớn. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp

đứng đầu ngành cuả quốc gia hay liên quốc gia đều khởi đầu từ những doanh

nghiệp nhỏ và vừa thậm chí là những doanh nghiệp rất nhỏ

1.1.3.Đặc điểm của DNNVV

a. Vốn nhỏ

Ở nước ta, một doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời thường có vốn điều lệ rất ít,

chủ yếu là vay vốn để sản xuất kinh doanh, vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh rất

nhỏ, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là tự có. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm

khoảng 95% trong tổng 300000 doanh nghiệp, đóng góp 26% GDP, tạo ra 77%

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

5

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 6/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện nayviệc làm phi nông nghiệp nhưng số lượng doanh nghiệp có số vốn dưới 5 tỷ đồng

còn chiếm tỷ lệ rất lớn

b. Lao động trong DNNVV hạn chế cả về số lượng và chất lượng

Chất lượng được thể hiện ở một bộ phận không nhỏ lao động có trình độ thấp,những chủ doanh nghiệp có nhũng người theo cha truyền con nối , nên trình độ

chuyên môn nhìn chung của chủ doanh nghiệp chưa cao, cơ sở sản xuất nhỏ

 Người lao động chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ văn hóa, kỹ năng

chuyên môn còn thấp

Ở Viêt nam, một doanh nghiệp nhỏ điển hình có khoảng 19 lao động, DN vừa

có khoảng 112 lao động : trong đó có 25% lao động có chuyên môn chỉ có 6% lao

động có trình độ cao đẳng – đại học, 2% chủ doanh nghiệp có trình độ đại học

c.Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu

Hầu hết các doanh nghiệp có cơ sản xuất nhỏ thì mặt bằng sản xuất đang là trở 

ngại, họ không dám đầu tư lâu dài vào nhà xưởng, lắp đặt máy móc kiên cố,

đồngthời diện tích mặt bằng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, nhu cầu đảm bảo

an toàn, vệ sinh, ảnh hưởng tới môi trường lao động của doanh nghiệp. Các công

nghệ đang sử dụng tại Việt nam hầu hết được đánh giá là lạc hậu, không được cải

tiến đổi mới nên còn nhiều bất cập

d. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ

Xuất phát từ quy mô của DNNVV là số lượng lao động ít dẫn đến cơ cấu tổ

chức đơn giản, không phức tạp, chính vì sự nhỏ gọn nên khi cần có sự thay đổi sẽ

rất dễ thích ứng, thay đổi dễ dàng

e. Chu kỳ sản phẩm ngắnDNNVV tiếp xúc rất gần gũi với khách hàng, hiểu nhu cầu của khách hàng

nên có thể dễ dàng thay đổi chỉnh sửa khi có bất kì vấn đề gì xảy ra. Ngày nay,

khách hàng có nhu cầu ngày càng cao rút ngắn chu kỳ của sản phẩm

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

6

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 7/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện nay

1.1.4.Những thuận lợi và khó khăn

a. Thuận lợi

- Dễ dàng khởi sự và hoạt động nhạy bén theo cơ chế thị trường do vốn ít, lao

động không đòi hỏi chuyên môn cao, dễ hoạt động cũng như dễ rút lui ra khỏi lĩnhvực kinh doanh

- Khả năng thích ứng nhanh với những biến động thị trường : với đặc tính chu

kỳ sản phẩm ngắn các doanh nghiệp có thể mạnh dạn sử dụng vốn tự có, vay mượn

 bạn bè, các tổ chức tín dụng để khởi sự doanh nghiệp

- Dễ dàng thu hút vốn lao động với chi phí thấp do đó tăng hiệu suất sử dụng

vốn, đồng thời do tính chất dễ dàng thu hút lao động nên DNNVV góp phần đang

kể tạo công ăn việc làm, giảm bớt thất nghiệp cho xã hội.

- Dễ phát huy bản chất hợp tác sản xuất

- Ít xảy ra xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động. Chủ

doanh nghiệp có điều kiện đi sâu, đi sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp cũng như tâm tư nguyện vọng của người lao động, ít có khoảng cách lớn

như với các doanh nghiệp lớn, nếu có xảy ra xung đột thì cũng dễ giải quyết

- Dễ tạo ra sự phát triển cân bằng giữa các vùng: vì DNNVV có thể khởi sự và

 phát triển ở mọi nơi và mọi lúc để lấp khoảng trống của doanh nghiệp lớn, góp

 phần tạo ra sự cân bằng giữa các vùng.

- Dễ phát huy tiềm lực của thị trường trong nước. Nước ta đang ở trong giai

đoạn hạn chế nhập khẩu, vì vậy các doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn các mặt hàng

sản xuất thay thế hàng nhập khẩu với chi phí và vốn đầu tư thấp

b.Khó khăn- Thiếu vốn, tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn

- Quy mô hạn chế, thiếu tính bền vững: về vốn, cơ sở vật chất, máy móc thiết

 bị…

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

7

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 8/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện nay

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhiều hạn chế về chuyên môn và kỹ năng quản lý,

lao động chủ yếu là lao động phổ thông.

- Năng lực ứng dụng công nghệ hạn chế, ít có khả năng tiếp cận với công nghệ

mới… .- Thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh ổn định, lâu dài

- Sự yếu kém về thương hiệu .

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

8

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 9/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện nay

CHƯƠNG II: CƠ HỘI VÀ THÁCH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KTQT

2.1.Tổng quan về WTOTổ chức thương mại thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế duy nhất dàn xếp các

quy định mang tính toàn cầu về thương mại giữa các quốc gia với nhau. Sự thoả

thuận của WTO là trung tâm của nó, bởi nó được đàm phán và kí kết bởi số đông

các quốc gia và được thông qua bởi các quốc hội. Mục tiêu là để giúp các nhà sản

xuất hàng hoá và dịch vụ, các hàng xuất khẩu và nhập khẩu quản lí công việc kinh

doanh của họ .

Trụ sở WTO: Geneva, Thụy Sỹ

Thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 1995, sau Vòng đàm phán Uruguay

(1986-1994)

Thành viên: có 151 thành viên (tính đến ngày 27 tháng 7 năm 2007) và 30

quan sát viên

 Ngân sách: 182 triệu francs Thụy Sỹ cho năm 2007 WTO điều tiết 85% hàng

tiêu dùng toàn cầu, chiếm trên 93% tổng giao dịch thương mại thế giới Ban thư ký:

625 người

Tổng giám đốc: ông Pascal Lamy

WTO được thành lập trên cơ sở kế thừa và mở rộng phạm vi điều tiết thương

mại quốc tế theo Hiệp định chung về Thuế quan Thương mại (tên tiếng Anh

thương mại là: General Agreement on Tarif and Trade - Viết tắt là GATT)

GATT ra đời trong trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết cáchoạt động hợp tác kinh tế diễn ra sôi nổi sau chiến tranh thế giới thứ II năm 1945.

2.2. Những cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các

doanh nghiệp nhỏ và vừa

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

9

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 10/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện nay

Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động sâu rộng đến nền kinh tế,với bất kỳ quốc

gia nào khi gia nhập WTO đều có nhũng tích cực và tiêu cực tạo nên các cơ hội và

thách thức mới. Việc tìm hiểu tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các

doanh nghiệp nói chung và với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng có vai trò rấtquan trọng, nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội, phát huy

thế mạnh đồng thời sẽ có những chiến lược phát triển lâu dài và toàn diện. những

chuyển biến mới và có bước đổi mới tương đối tốt nhưng cũng có những tồn tại rất

lớn nhất là các vấn đề về kinh tế hạ tầng, vấn đề kinh tế vĩ mô, vấn đề thể chế, chất

lượng nguồn lực, thủ tục hành chính… và tất cả đều dồn cho DNNVV một hệ

thống là yếu thế trong cạnh tranh, khả năng tiếp thu tiếp cận và khả năng đáp ứng

trong cơ chế thị trường yếu hơn so với các DN khác. Thêm vào đó, năm 2011,

DNNVV phải chống đỡ với lạm phát, hậu lạm phát do có độ trượt từ năm 2010

sang. Hơn thế nữa, đối với nước ta thì chịu ảnh hưởng từ hậu quả của thiên tai dịch

 bệnh bão lũ rình rập thường xuyên sẽ chuyển sang năm 2011 và đây cũng là thử

thách rất lớn đối với DNNVV.

Bên cạnh đó, bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng phát sinh những yếu tố mớinhư việc phát triển không đều, việc có những mâu thuẫn mới nhất là mâu thuẫn

trong tiền tệ và thương mại

Trước tình hình đó, hệ thống DNNVV cũng phải có sự chuyển biến để có

những thích nghi thông qua nỗ lực của bản thân DN, đóng góp của Hiệp hội và

những hỗ trợ về mặt chính sách của cơ quan quản lý…

2.2.1. Những cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các doanh nghiệp

vừa và nhỏ.

- Với mục đích tự do hóa thương mại để trở thành thành viên của WTO các

nước thành viên đã tiến hành xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, giảm thuế quan nhập

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

10

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 11/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện naykhẩu một cách mạnh mẽ, minh bạch hóa các chính sách và thực hiện cạnh tranh

công bằng, tạo nên 1 thị trường rộng lớn có điều kiện thương mại thuận lợi cho

hàng xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt là thành viên của WTO hàng hóa xuất khẩu

VIệt Nam được hưởng thuế quan ưu đãi từ các nước thành viên như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc…là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, hàng hóa

xuất khẩu Việt Nam được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp và được đối sử công

 bằng theo các hiệp định của WTO. Đây là một cơ hội thuận lợi để các doanh

nghiệp nhỏ và vừa đấy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra thị trường thế giới

- Đặc biệt Việt Nam rất có lợi thế về hàng dệt may và hàng nông nghiệp sẽ

được hưởng lợi từ hiệp định về hàng dệt may và hiệp định về hàng nông nghiệp.Từ khi Trung Quốc là thành viên của WTO tiếng nói của các nước đang phát triển

có hiệu lực hơn, việc đàm phán về mở cửa thị trường hàng nông sản sẽ thuận lợi

hơn.

Hàng dệt may và hàng nông sản là 2 mặt hàng mà các nước đang phát triển

như Việt Nam. Từ năm 2005 mặt hàng dệt may đã được xóa bỏ hạn ngạch và theo

hiệp định hàng nông nghiệp cũng như kết quả đàm phán tại vòng đàm phán Đôhacác nước phát triển cũng đã cam kết mở cửa dần hàng nông sản. Đây là cơ hội lớn

với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may

và hàng nông sản nước ta.

-Việt Nam là nước đang phát triển sẽ được hưởng các ưu đãi đặc biệt của

WTO dành cho các nước đang phát triền.

+ Thực hiện lộ trình cam kết chậm hơn.+ Được hỗ trợ về mặt kỹ thuật để thực hiện các hiệp định của WTO.

+ Các hàng xơ chế xuất khẩu sang các nước phát triển không phải chịu thuế

hoặc thuế rất thấp mà hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng xơ chế, càng

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

11

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 12/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện naytạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đẩy mạnh hoạt động xuất

khẩu.

- Tham gia WTO các doanh nghiệp có điều kiện nhập khẩu các thiết bị, công

nghệ, nguyên vật liệu, dịch vụ có chất lượng với giá rẻ tạo điều kiện phát triển sảnxuất, sản xuất hàng hóa có chất lượng giá rẻ có khẳ năng cạnh tranh trên thị trường

trong nước và xuất khẩu.

- Gia nhập WTO góp phần kích thích các doanh nghiệp trong nước nâng cao

khả năng cạnh tranh, tạo động lực để các doanh nghiệp tự hoàn thiện và phát triển.

+ Vì điều kiện xuất khẩu thuận lợi hơn kích thích các doanh nghiệp đẩy mạnh

sản xuất và xuất khẩu hàng hóa làm tăng mức sống tạo thêm việc làm tạo động lực

 phát triển nền kinh tế đất nước. Các điều kiện thuận lợi đó là:

Hàng xuất khẩu phải chịu mức thuế quan ở nước nhập khẩu thấp tạo được

khẳ năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu và tạo điều kiện tăng lợi nhuận.

Thị trường rộng lớn và điều kiện tiếp cận thuận lợi hơn.

Không bị giới hạn bởi hạn ngạch.

+ Mặt khác khi là thành viên của WTO nước ta phải cam kết mở cửa thị

trường hàng hóa, dịch vụ nước ngoài có điều kiện thuận lợi xâm nhập thị trường

Viêt Nam. Hàng hóa dịch vụ từ các nước phát triển được sản xuất bằng công nghệ

hiện đại chô nên chất lượng cao, giá hạ, dịch vụ sau bán tốt, có khẳ năng cạnh tranh

cao. Do đó các doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển chiếm lĩnh thị trường trong

nước buộc phải nâng cao cạnh tranh và tự hoàn thiện mình để cạnh tranh với hàng

nhập khẩu. Đây là động lực tích cực nâng cao khẳ năng cạnh tranh cho doanh

nghiệp.

- Tham gia vào WTO tạo điều kiện để Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước

ngoài.

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

12

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 13/28

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 14/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện naygiám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản

lý, còn thiếu kiến kinh doanh quốc tế. Từ đó, khuynh hướng phổ biến là các DN

hoạt động quản lý thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là

yếu về năng lực theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trêncác phương diện: Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu,

sử dụng máy tính và công nghệ thông tin. Một số chủ DN mở công ty chỉ vì có sẵn

tiền vốn và thích kinh doanh, trong khi đó thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh

doanh, vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại.

Thứ hai: Năng xuất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

cao làm yếu khả năng cạnh tranh của các DNNVV. So sánh giữa sản phẩm trongnước với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines,... thì các sản

 phẩm sản xuất của các DN Việt Nam có giá thành cao hơn từ 1,58 đến 9,25 lần

mặc dù giá nhân công lao động thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực.

Thứ ba: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay do những hạn chế về quy mô

nhỏ, chi phí sản xuất cao, kiểu dáng sản phẩm đơn điệu, chất lượng sản phẩm chưa

cao và thiếu mạng lưới phân phối, tiếp thị nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó

tiếp cận trực tiếp được với thị trường nước ngoài.

+ Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê, số lượng

doanh nghiệp đăng ký mới (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ) đã là 97% trong

tổng số gần 300000 doanh nghiệp, đóng góp khoảng 26% GDP, nhưng lượng

doanh nghiệp có số vốn dưới 5 tỷ đồng còn chiếm tỷ lệ rất lớn

+ Mặc dù tăng nhanh về số lượng nhưng quy mô về vốn của các doanh nghiệp

vừa và nhỏ trong những năm gần đây lại rất thấp, mới ở mức trung bình trên 2 tỷ

đồng/doanh nghiệp.

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

14

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 15/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện nay

 Như vậy, quy mô về vốn và lao động của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

còn quá nhỏ so với quy mô doanh nghiệp thông thường của các nước phát triển và

có nền kinh tế mới nổi. Đặc điểm này là bất lợi trong cạnh tranh của các doanh

nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào WTO.- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu tập trung vào các ngành

thương mại, sửa chữa động cơ, xe máy (chiếm 40,6% doanh nghiệp của cả nước),

tiếp đến là các ngành chế biến (20,9%), xây dựng (13,2%) và các ngành còn lại như

kinh doanh tài sản, tư vấn, khách sạn, nhà hàng (25,3%).

Thứ tư: Nhận thức và sự chấp hành luật pháp còn hạn chế. Một số khá lớn

DNNVV còn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đặc biệt là

các quy định về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự , chất lượng hàng hoá và

sở hữu công nghiệp. Tình trạng các DNNVV bị các cơ quan chức năng phàn nàn,

xử phạt vi phạm các chế độ về thuế, tài chính còn phổ biến. Nguyên nhân của tình

trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này cũng là do việc nhận thức, hiểu biết của

DN về luật pháp còn nhiều hạn chế. Tâm lý làm ăn chuôi vẫn còn khá phổ biến.

Thứ năm: Phải có sự hỗ trợ của cộng đồng giúp đỡ các DN bằng cách trao đổikinh nghiệm để cùng nhau sản xuất tốt hơn. Trong thời gian qua, Hiệp hội cũng đã

tạo điều kiện để các DN có cơ hội trao đổi kinh nghiệm thông qua các hoạt động

hội thảo, triển lãm...

Thứ sáu: Sự yếu kém về thương hiệu đã góp phần làm yếu khả năng cạnh

tranh. Hầu hết các DNNVV ở Việt Nam chưa xây dựng được các thương hiệu

mạnh chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực

và quốc tế. Nhiều DN ở Việt Nam, đặc biệt là các DNNVV chưa có chiến lược xây

dựng thương hiệu, chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do đó

khả năng cạnh tranh còn yếu. Theo số liệu khảo sát của VCCI, chỉ có gần 10% số

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

15

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 16/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện naydoanh nghiệp là thường xuyên tìm hiểu thị trường nước ngoài và trong số này chủ

yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có hoạt động

xuất nhập khẩu; Khoảng 42% doanh nghiệp tìm hiểu thị trường nước ngoài không

thường xuyên và khoảng 20% doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ vàvừa, không có các hoạt động tìm hiểu thị trường nước ngoài.

Hội nhập quốc tế đã buộc các DN phải nâng cao khả năng cạnh tranh để đủ

sức đứng vững trên thương trường. Năng lực của các nhà quản lý DN là một trong

những nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định đến khả năng cạnh tranh

của DN. Doanh nhân ngày nay cần có những năng lực tổng hợp và ở mức độ cao

hơn hẳn 5 năm trước; trong đó cần đặc biệt chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹnăng về xây dựng và phát triển thương hiệu, về chiến lược cạnh tranh.

Theo quy định của WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà

 phân phối nước ngoài, do đó, với quy mô lớn, mạng lưới phân phối toàn cầu và có

tính chuyên nghiệp cao, các công ty nước ngoài sẽ là những đối thủ lớn, đe doạ sự

tồn tại của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực thương mại của Việt

 Nam.

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

16

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 17/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện nay

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Cộng đồng DN Việt Nam, trong đó có các DNNVV đã và đang đóng góp

ngày càng quan trọng hơn trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của đất

nước. Các DNNVV đang đứng trước những thách thức và cơ hội to lớn, đòi hỏi

 phải đáp ứng yêu cầu ngày càng gay gắt của cơ chế kinh tế thị trường và sức ép hội

nhập quốc tế. Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập, các DN cần phải giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Cần phải tăng cường năng lực quản trị của các giám đốc và cán bộ

quản trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tăng khả năng cạnh tranh của các DN trong đó có DNNVV bằng cách nâng

cao năng lực lãnh đạo của các chủ DN là yếu tố thiết yếu. Hai yếu tố thiết yếu hình

thành năng lực tổng hợp của một doanh nhân đó là tố chất nghiệp chủ và năng lực

quản lý.Tuy nhiên, ở nước ta trong nhiều trường hợp, một doanh nhân có được yếutố thứ nhất lại thiếu yếu tố thứ hai; hoặc phát triển các yếu tố đó không đồng đều,

không theo kịp sự phát triển nhanh chóng và sự đòi hỏi khắc nghiệt của hoạt động

kinh doanh với mức độ cạnh tranh quốc tế hoá ngày càng cao. Để phát triển các

năng lực nói trên, cần có sự nỗ lực của bản thân DN và sự hỗ trợ của các cơ quan,

tổ chức hữu quan; nhưng sự chủ động, tích cực phấn đấu của bản thân mỗi giám

đốc và nhà kinh doanh phải là nhân tố quyết định. Doanh nhân cần được chú trọng

nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại để đủ sức

 bước vào nền kinh tế tri thức. Một số kiến thức và kỹ năng có thể đã có nhưng cần

được hệ thống hoá và cập nhật, trong đó, cần đặc biệt chú ý những kỹ năng hữu ích

như: Kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh; kỹ năng lãnh đạo của

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

17

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 18/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện naynghiệp chủ và giám đốc DN; kỹ năng quản lý sự thay đổi; kỹ năng thuyết trình,

đàm phán, giao tiếp và quan hệ công chúng; kỹ năng quản lý thời gian. Những kỹ

năng này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định

đối với các doanh nhân, các nghiệp chủ và các nhà quản lý DN trong đó cóDNNVV, qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của các DN.

Thứ hai: Phát triển năng lực quản trị chiến lược của cán bộ quản lý trong các

DNNVV.

Sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh doanh là một trong

những nguyên nhân của sự thất bại trong phát triển dài hạn. Có DN hoạt động rất

thành công ở quy mô nhỏ nhưng thất bại ngay khi bước vào giai đoạn mở rộng quy

mô. Các DNNVV đều phải xây dựng khả năng phát triển một cách bền vững, nếu

không sẽ khó trụ vững trong cuộc cạnh tranh. Những trường hợp DN phát triển rầm

rộ trong một vài năm, sau đó suy yếu nhanh, thậm chí tan vỡ là các minh chứng.

Để bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy chiến lược cho

đội ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh trong các DNNVV, cần chú trọng đặc biệtnhững kỹ năng: Phân tích kinh doanh, dự đoán và định hướng chiến lược, lý thuyết

và quản trị chiến lược, quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý.

Về mặt chiến lược cạnh tranh, các DN Việt Nam còn rất yếu về liên kết nhóm,

đặc biệt là trên phạm vi quốc gia. Vừa cạnh tranh vừa hợp tác, hợp tác để tăng

cường khả năng cạnh tranh; nếu các DN chỉ thuần tuý chú ý đến mặt cạnh tranh

mà bỏ qua mặt hợp tác thì rất sai lầm. Phải biết hợp tác đi đôi với cạnh tranh để

giảm bớt căng thẳng và tăng cường năng lực cạnh tranh của DN.

Thứ ba: Xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho các DN Việt Nam và khuyến

khích các DN áp dụng.

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

18

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 19/28

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 20/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện naynâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trên thương trường quốc tế thì chính bản

thân các giám đốc và cán bộ quản lý DN trước hết cần tăng cường khả năng đó.

Đây là đòn bẩy nhân tố con người trong các tổ chức kinh doanh. Điều này các

doanh nhân và nhà quản lý trong các DNNVV có thể thực hiện được (bằng chứnglà đã có những doanh nhân Việt Nam thành công trên thương trường quốc tế). Tuy

nhiên, con số này còn quá ít và phát triển còn mang tính tự phát. Đã đến lúc ở cấp

vĩ mô cần quan tâm có tính hệ thống nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế.

 Những kinh nghiệm và sự thành công của Hàn Quốc và Đài Loan trong lĩnh vực

này rất đáng được chúng ta nghiên cứu và chọn lọc.

Đối với giám đốc và nhà quản lý DN, để nâng cao khả năng làm việc và giaodịch quốc tế, tiếp cận các tiêu chuẩn, các thông lệ của thế giới thì cần chú trọng

 phát triển những kiến thức, kỹ năng chủ yếu như:

- Năng lực về ngoại ngữ (mặc dù có thể sử dụng người phiên dịch nhưng cần

có ngoại ngữ tối thiểu và nên hạn chế sự phụ thuộc hoàn toàn vào phiên dịch). Đ ây

có lẽ là một trong những điểm đáng chú ý nhất đối với các DN ở nước ta, đặc biệt

là các DNNVV

- Kiến thức cơ bản về văn hoá, xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế.

- Giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hoá trong kinh doanh.

- Thông lệ quốc tế trong lĩnh vực /ngành kinh doanh.

Thứ sáu: Tăng cường sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà

nước trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục tiêu của kế hoạch phát triển DNNV 2006-

2010 là đến năm 2010, các DNNVV tạo thêm được 2, 5 triệu chỗ làm việc mới,

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

20

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 21/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện nayxuất khẩu trực tiếp 3-6%. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các DNNVV, cơ 

chế chính sách của Nhà nước cần được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và thực sự tạo

điều kiện hỗ trợ sức cạnh tranh cho các DNNVV trên thương trường trong và ngoài

nước.

Trong thời gian gần đây, cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước đối với các

DN, trong đó có DN đã từng bước được hoàn thiện. Động lực kinh doanh đã được

 phát huy, nhiều rào cản đã được loại bỏ, tạo điều kiện cho mọi DN hoạt động trong

và ngoài nước. Cục phát triển DNNVV đã được thành lập và có một số hoạt động

 bước đầu. Một số công cụ chính sách vĩ mô đã phát huy tác dụng như: Luật DN,

 Nghị định 90, Quỹ hỗ trợ DNNVV, cơ chế tín dụng... Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm trên con đường hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô

nhằm tăng cường sức cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển năng động và có hiệu quả

của DNNVV.

Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần góp phần mạnh mẽ hơn nữa trong

việc xây dựng và hỗ trợ phát triển các DNNVV. Các công cụ chính sách của Nhà

nước và sự hỗ trợ trên các mặt khác nhau là rất cần thiết. Môi trường kinh doanh,

môi trường pháp lý và các nhân tố xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nhân

và nền kinh tế của đất nước. Do đó, thông qua chủ trương chính sách cụ thể, Nhà

nước cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh phát triển, qua đó

hình thành một khu vực DNNVV hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững. Sự

 phát triển của khu vực này sẽ góp phần đắc lực trong tiến trình công nghiệp hoá,

hiện đại hoá và sự phát triển phồn thịnh của nước nhà.

Thứ bảy: Hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp và cung

cấp thông tin công nghệ, thị trường cho các DNNVV, tạo lập và phát triển thị

trường công nghệ, tạo điều kiện để các DN này tăng cường cạnh tranh trong sản

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

21

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 22/28

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 23/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện nay

“Đối với ACCA, mối quan ngại thực sự nằm ở chỗ cho tới khi có sự ổn định

về cung cấp tài chính tới năm 2011, thì sự phục hồi sau khủng hoảng vẫn còn rất

mong manh, và một phần đáng kể doanh nghiệp vừa và nhỏ (29%) đã không thể

trông đợi một điều kiện nào giúp cho sự thay đổi hoặc không thể nói là sẽ thay đổiđược”, ông Brendan nói.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nhận thức được yêu cầu của ngân hàng và

các tổ chức cung ứng vốn để chủ động công bố và minh bạch hóa thông tin. Đây là

một nhân tố quan trọng để có được niềm tin của nhà đầu tư, các tổ chức có khả

năng cung ứng vốn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tham gia có hiệu quả vào hoạt

động của các hiệp hội, nhằm cải thiện mối liên kết với các doanh nghiệp khác hoặc

với ngân hàng, các tổ chức cung ứng vốn.

Cùng tham gia trong hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có tiếng nói có

trọng lượng hơn trong việc đề xuất với Chính phủ, đặc biệt là những đề xuất liên

quan đến phát triển đối tượng doanh nghiệp này nói chung và tăng cường khả năngtiếp cận nguồn vốn chính thức

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

23

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 24/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện nay

KẾT LUẬN

Gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều

kiện triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mongmuốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hoà bình,

hợp tác và phát triển. Nhận thức rằng Việt Nam đang là một nước đang phát triển ở 

trình độ thấp, quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém, doanh nghiệp và đội ngũ doanh

nhân còn nhỏ bé, Thủ tướng cho rằng những thách thức bắt nguồn từ sự chênh lệch

giữa năng lực nội sinh của đất nước với yêu cầu hội nhập, từ những tác động tiêu

cực tiềm tàng của chính quá trình hội nhập. Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, sâuhơn, cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp

với doanh nghiệp mà cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước với nhà nước trong việc

hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và

thu hút đầu tư từ bên ngoài. Chiến lược phát triển có phát huy được lợi thế so sánh

hay không, có thể hiện được khả năng “phản ánh vượt trước” trong một thế giới

 biến đổi nhanh chóng hay không. Chính sách quản lý có tạo được chi phí giao dịch

xã hội thấp nhất cho sản xuất kinh doanh hay không, có tạo dựng được môi trường

kinh doanh, đầu tư thông thoáng, thuận lợi hay không v.v…

Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn

nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động

mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô

đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở 

để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực

trước những biến động trên thị trường thế giới. Trong điều kiện tiềm lực đất nước

có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

24

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 25/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện naytrường chưa nhiều thì đây là khó khăn lớn, đòi hỏi chúng ta phải cố gắng rất nhiều

trong tương lai.

 Tài liệu tham khảo

Giáo trình bài giảng QT DNNVV của Đại Học thương mại

Theo số liệu khảo sát của VCCI

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

25

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 26/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

  CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm ………………………………………….3

1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa…………………….3

1.1.1.1. Khái niệm …………………………………………………………...3

1.1.1.2. Phân loại …………………………………………………………….3

1.1.2. Vai trò………………………………………………………………... .4

1.1.3.Đặc điểm của DNNVV………………………………………………....4

1.1.4.Những thuận lợi và khó khăn…………………………………………...6

a. Thuận lợi …………………………………………………………………..6

 b.Khó khăn …………………………………………………………………...6

CHƯƠNG II: CƠ HỘI VÀ THÁCH CỦA DNNVV

2.1.Tổng quan về WTO ………………………………………………….…..9

2.2. Những cơ hội và thách thức ……………………………………………..9

2.2.1. Những cơ hội …………………………………………………………10

2.2.2. Những thách thức……………………………………………………..12

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO DNNVV

Thứ nhất: Cần phải tăng cường năng lực quản trị ………………………......17

Thứ hai: Phát triển năng lực quản trị chiến lược ……………………….…...17

Thứ ba: Xây dựng hệ thống kế toán quản trị …………………………….…18

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

26

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 27/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện nay

Thứ tư: Tăng cường vai trò của các hiệp hội………………………………..18

Thứ năm: Bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế …………………..........18

Thứ sáu: tăng cường sự hỗ trợ của Chính phủ …………..…………………..19

Thứ bảy: Hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ……………………………….20

Thứ tám: Xây dựng chiến lược Maketing và chiến lược hậu mãi……….......21

Thứ 9: Các hình thức hỗ trợ của Nhà nước…………………………………23

KẾT LUẬN

MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Môn Quản trị DNNVV Nhóm 2 _ HQ1CK5

27

8/2/2019 51217929-doanh-nghiệp-nhỏ-va-vừa (1)

http://slidepdf.com/reader/full/51217929-doanh-nghiep-nho-va-vua-1 28/28

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập KTQT ở nước ta hiện nay

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2

STT Họ và Tên Công việc Nhận xét1234567

89

101112