26 câu hỏi Ôn tập kinh doanh quốc tế i 4tc có Đáp Án

61
Facebook.com/DethiNEU 1. Khái niệm, bản chất của KDQT (dưới góc độ chung và góc độ doanh nghiệp), các phương thức tham gia KDQT chủ yếu của doanh nghiệp 2. Các động cơ chủ yếu thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia KDQT (lực đẩy – lực kéo) 3. Các chủ thể liên quan đến KDQT 4. DN nhỏ và KDQT (cơ hội, điều kiện, khả năng và cách thức tham gia KDQT của các DN nhỏ) 5. Khái niệm, các cấp độ của toàn cầu hóa (TCH), các nhân tố thúc đẩy TCH (không chỉ nêu mà cần lý giải các nhân tố này thúc đẩy quá trình TCH thị trường và TCH sản xuất như thế nào!) 6. Lý giải sự cần thiết về tầm nhìn chiến lược toàn cầu đối với các DN 7. Khái niệm, đặc trưng và các nhân tố cấu thành văn hóa. Vai trò của văn hóa đối với DN KDQT. 8. Văn hóa định hướng nhóm: đặc trưng, ý nghĩa đối với kinh doanh 9. Văn hóa định hướng cá nhân: đặc trưng, ý nghĩa đối với kinh doanh 10. Khái niệm, nguồn gốc, hình thức và tác động của rủi ro chính trị đối với các DN KDQT 11. Ngăn ngừa, hạn chế rủi ro chính trị đối với DN KDQT: các bước và các công cụ áp dụng 12. Đặc điểm của các dòng luật chính trên thế giới: Thông luật, dân luật, thần luật. 13. Một số vấn đề luật pháp quốc tế quan trọng đối với DN KDQT (Giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, an toàn, trách nhiệm sản phẩm) 14. Liên hệ tình hình rủi ro chính trị đối với: i) các DN nước ngoài trên thị trường Việt Nam; ii) đối với các DN Việt Nam trên thị trường Mỹ 15. Liên hệ thực trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam 16. Liên hệ thực trạng vấn đề an toàn sản phẩm ở Việt Nam 17. Các đặc trưng và ưu, nhược điểm của các hệ thống kinh tế thị trường, kinh tế chỉ huy và kinh tế hỗn hợp. 18. Nội dung và ưu nhược điểm của các chỉ tiêu thu nhập và chỉ số HDI trong việc phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia. 19. Chu kỳ kinh tế: đặc trưng của các pha trong chu kỳ kinh tế và tác động đến doanh nghiệp. 20. Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo: nội dung và khả năng giải thích thực tiễn thương mại quốc tế 21. Lý thuyết H-O: nội dung và khả năng giải thích thực tiễn thương mại quốc tế 22. Lý thuyết Porter về năng lực cạnh tranh quốc gia của các ngành công nghiệp: nội dung và khả năng giải thích thực tiễn thương mại quốc tế

Upload: taductai93

Post on 15-Apr-2016

27 views

Category:

Documents


5 download

DESCRIPTION

Cau hoi on tap mon Kinh doanh quoc te ( international business)

TRANSCRIPT

Page 1: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEU

1. Khái niệm, bản chất của KDQT (dưới góc độ chung và góc độ doanh nghiệp), các phương thức tham gia KDQT chủ yếu của doanh nghiệp

2. Các động cơ chủ yếu thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia KDQT (lực đẩy – lực kéo)3. Các chủ thể liên quan đến KDQT4. DN nhỏ và KDQT (cơ hội, điều kiện, khả năng và cách thức tham gia KDQT của các DN nhỏ)5. Khái niệm, các cấp độ của toàn cầu hóa (TCH), các nhân tố thúc đẩy TCH (không chỉ nêu mà cần lý

giải các nhân tố này thúc đẩy quá trình TCH thị trường và TCH sản xuất như thế nào!)6. Lý giải sự cần thiết về tầm nhìn chiến lược toàn cầu đối với các DN7. Khái niệm, đặc trưng và các nhân tố cấu thành văn hóa. Vai trò của văn hóa đối với DN KDQT. 8. Văn hóa định hướng nhóm: đặc trưng, ý nghĩa đối với kinh doanh9. Văn hóa định hướng cá nhân: đặc trưng, ý nghĩa đối với kinh doanh10. Khái niệm, nguồn gốc, hình thức và tác động của rủi ro chính trị đối với các DN KDQT11. Ngăn ngừa, hạn chế rủi ro chính trị đối với DN KDQT: các bước và các công cụ áp dụng12. Đặc điểm của các dòng luật chính trên thế giới: Thông luật, dân luật, thần luật.13. Một số vấn đề luật pháp quốc tế quan trọng đối với DN KDQT (Giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền

sở hữu trí tuệ, an toàn, trách nhiệm sản phẩm)14. Liên hệ tình hình rủi ro chính trị đối với: i) các DN nước ngoài trên thị trường Việt Nam; ii) đối với

các DN Việt Nam trên thị trường Mỹ15. Liên hệ thực trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam16. Liên hệ thực trạng vấn đề an toàn sản phẩm ở Việt Nam17. Các đặc trưng và ưu, nhược điểm của các hệ thống kinh tế thị trường, kinh tế chỉ huy và kinh tế hỗn

hợp. 18. Nội dung và ưu nhược điểm của các chỉ tiêu thu nhập và chỉ số HDI trong việc phản ánh trình độ

phát triển kinh tế của các quốc gia. 19. Chu kỳ kinh tế: đặc trưng của các pha trong chu kỳ kinh tế và tác động đến doanh nghiệp.20. Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo: nội dung và khả năng giải thích thực tiễn thương mại quốc tế21. Lý thuyết H-O: nội dung và khả năng giải thích thực tiễn thương mại quốc tế22. Lý thuyết Porter về năng lực cạnh tranh quốc gia của các ngành công nghiệp: nội dung và khả năng

giải thích thực tiễn thương mại quốc tế23. Tự do hoá thương mại và Bảo hộ mậu dịch: nội dung, các lập luận ủng hộ và phản bác.24. Tác động của FDI đối với: i) nước tiếp nhận đầu tư; ii) nước đầu tư25. Can thiệp của chính phủ (nước tiếp nhận – nước đầu tư) vào FDI: nguyên nhân và các biện pháp can

thiệp26. Các lý thuyết giải thích FDI: lý thuyết vòng đời sản phẩm, lý thuyết quyền lực thị trường, lý thuyết

về các yếu tố không hoàn hảo trên thị trường, lý thuyết chiết trung.

Page 2: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUCâu 1: Khái niệm, bản chất của KDQT (dưới góc độ chung và góc độ doanh nghiệp), các phương

thức tham gia KDQT chủ yếu của doanh nghiệp)Kinh doanh quốc tế: là tổng hợp toàn bộ các giao dịch kinh doanh vượt qua các biên giới của 2 hay

nhiều quốc gia. Các phương thức tham gia KDQT chủ yếu của Doanh nghiệp

- Hình thức kinh doanh trên lĩnh vực ngoại thương:+ Nhập khẩu: là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ vào một nước do các Chính phủ , tổ chức

hoặc cá nhân đặt mua từ các nước khác nhau+ Nhập khẩu: là hoạt động đưa hàng hóa và dịch vụ ra khỏi một nước sang các quốc gia khác để bán+Gia công quốc tế: là phương thức gia công quốc tế trong đó bên đặt gia công nước ngoài cung cấp

máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ kiện thành phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công. Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhận gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công để nhận về được 1 thù lao ( phí gia công theo thỏa thuận)

+ Tái xuất khẩu: là hình thức xuất khẩu những hang hóa trước đây là nhập khẩu và chưa qua chế biến của nước tái xuất. tái xuất là phương thức giao dịch buôn bán mà người bên tái xuất kho nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dung trong nước mà chỉ tạm thời nhập khẩu sau đó tái xuất khẩu để kiếm lờiCác loại hình tái xuât:

Xuất khẩu tại chỗ Chuyển khẩu

- Nhóm các hình thức kinh doanh thông qua các hợp đồng:+ Hợp đồng cấp giấy phép: là hợp đồng thông qua đó một công ty (DN, ng cấp giấy phép) trao

quyền sử dụng những tài sản vô hình của mình cho một DN khác trong một thời gian nhất định và người được cấp giấy phép phải trả cho người câó giấy phép một số tiền nhất định

+ Hợp đồng đại lý độc quyền: là một hợp đồng hợp tác kinh doanh thông qua đó alf ng đưa ra đặc quyền trao và cho phép ng nhận đặc quyền sử dụng tên cty rồi trao cho họ nhãn hiệu mẫu mã và tiếp tục thực hiên sự giúp đỡ hoạt động kinh doanh của đối tác, ngc lại cty nhận được một khoản tiền mà đối tác trả cho công ty

+ Hợp đồng quản lý: là hợp đồng qua đó một doanh nghiệp thực hiện sự giúp đỡ của mình đối với một doanh nghiệp khác quốc tịch bằng việc đưa những nhân viên quản lý của mình để hỗ trợ cho DN kia thực hiện các chức năng quản lý

+ Hợp đồng theo đơn đặt hàng: là loại hợp đồng thhường diễn ra với các dự án vô cùng lớn, đa dạng, chi tiết với những bộ phận rất phức tạp cho nên các vấn đề về vốn, công nghệ và quản lý, họ ko tự đảm nhận được mà pahỉ kí hợp đồng theo đơn đặt hàng từng khâu từng gia đoạn cảu dự án đó.

+ Hợp đồng xây dựng và chuyển giao: là nhứng hợp đồng đc áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực xd cơ sở hạ tầng, trong đó chủ đầu tư nước ngoài bỏ vốn ra xây dựng công trình, kinh daonh trong 1 khaongr thời gian nhất định sau đó chuyển giao lại cho nước sỏ tại trong tình trạng công trình còn đang hoạt động tốt mà nước sở tại ko phải bồi hoàn tài sản cho bên nước ngoài

+ Hợp đồng phân chia sản phẩm: là loại hợp đồng mà hai bên hoặc nhiều bên ký kết với nhau góp vốn để tiến hành các hoạt động kinh doanh và sản phẩm thu đc sẽ đc chia cho bên theo tỷ lệ góp vốn hoặc thỏa thuận

- Nhóm hình thức kinh doanh thông qua đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài là một quá trình trong đó hai hay nhiều bên có quốc tịch khác nhau cùng nhau góp vốn để xây dựng và triển khai một dự án đầu tư nào đó nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Nói cách khác, đầu tư nước ngoài là quá trình di chuyển vốn giữa các quốc gia nhằm tìm kiếm lợi ích thông qua các hoạt động sử dụng vốn ở nước ngoài.

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài: là hình thức chủ đầu tư mang vốn hoặc tài sản sang nước khác để đầu tư kinh doanh và trực tiếp quản lý và điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn, đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh củ dự án

+ Đầu tư gián tiếp: là hình thức chủ đầu tư mang vốn hoặc tài sản sang nước khác để đầu tư nhưng không trực tiếp tham gia quản lý và điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu ở nước ngoài hoặc cho vay.

Page 3: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEU

Câu 2: Các động cơ chủ yếu thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia KDQT (lực đẩy – lực kéo) Có 2 nguyên nhân chính là tăng doanh số bán hàng và tiếp cận các nguồn lực:

- Tăng doanh số bán hàng: (lực đẩy)Mục tiêu tăng doanh số bán tỏ ra hấp dẫn khi 1 công ty đối mặt với 2 vấn đề: Cơ hội tăng daonh số bán hàng quốc tế hoặc năng lức sản xuất dư thừa + Cơ hội tăng doanh số bán quốc tế:

Các công ty thường tham gia kinh doanh quốc tế nhằm tăng doanh số bán hàng do các yếu tố như thị trường trong nước bão hòa hoặc nền kinh tế đang suy thoái buộc các công ty phải khai thác các cơ hội bán hàng quốc tế

Một lý do khác thúc đẩy các công ty tăng doanh số bán hàng quốc tế là do mức thu nhâọ bấp bênh. Cac công ty có thể ổn định nguồn thu nhập của mình bừng các bổ sung doanh số BHQT.Đbiệt các công ty sẽ nhảy vào thị trường quốc tế khi họ tin rằng KH ở nền VH khác có thái độ tiếp nhận SP của mình và có thể mua chúng.+ Tận dụng công suất sản xuất dư thừa:

Đôi khi các công ty sản xuất lượng hàng hóa quá mức thị trươg tiêu thụ. Điều đó xảy ra khi các nguồn lực bị dư thừa nhưng nếu DN khám phá ra được nhu cầu tiêu thu qtế thì có thể phân bổ chi phí SX cho số lượng nhiều hơn SP làm ra. Vì thế mà giảm bớt chi phí cho mỗi SP và tăng đc lợi nhuận.- Tiếp cận các nguồn lực nước ngoài: (lực kéo)

Các nguồn lực ở đây phải kể tới đầu tiên là tài nguyên thiên nhiên- những SP do thiên nhiên tạo ra và hữu ích về mặt kinh tế hoặc công nghệ, đbiệt là rừng. Chẳng hạn Nhật là 1 nước có mật độ dsố cao TNTN thì ít, Vì vậy hoạt động của cty sx giấy lớn nhất của Nhật Bản là Nippon Seishi không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào nhập khẩu bột gỗ, công ty này còn nắm quyền sở hữu các khu rừng rộng lớn và các cơ sở chế biến gỗ ở Australia, Canada, Mỹ.

Các thị trường lao động cũng là nhân tố thúc đẩy các công ty tham gia vào kinh doanh quốc tế. Một phương pháp được áp dụng nhiều là tổ chức sx ở các nước có chi phí thấp để duy trì mức giá có tính cạnh tranh quốc tế.. Để có sức hấp dẫn, 1 qgia phải có mức chi phí thấp, có đội ngũ công nhân lành nghề và 1 môi trg với mức ổn định về kinh tế,chính trị và xh có thể chấp nhận đc.

Câu 3: Các chủ thể liên quan đến KDQTCác chủ thế liên quan tới hoạt động KDQT: doanh nghiệp, người tiêu dùng, tổ chức tài chính tiền tệ, chính phủ.

Về phía doanh nghiệpCác công ty thuộc tất cả các loại hình, các loại quy mô và ở tất cả các ngành đều tham gia vào hoạt

động kinh doanh quốc tế.Tất cả các công ty sản xuất, công ty dịch vụ và công ty bán lẻ đều tìm kiếm khách hàng ngoài biên giới quốc gia mình.

Công ty quốc tế là một công ty tham gia trực tiếp vào bất kỳ hình thức nào của hoạt động kinh doanh quốc tế.Vì vậy sự khác nhau của các công ty là ở phạm vi và mức độ tham gia vào kinh doanh quốc tế.Chẳng hạn, mặc dù một công ty nhập khẩu chỉ mua hàng từ các nhà nhập khẩu nước ngoài, nhưng nó vẫn được coi là một công ty quốc tế.Tương tự, một công ty lớn có các nhà máy phân bổ trên khắp thế giới cũng được gọi là công ty quốc tế, hay còn gọi là công ty đa quốc gia (MNC)- một công ty tiến hành đầu tư trực tiếp (dưới hình thức các chi nhánh sản xuất hoặc marketing) ra nước ngoài ở một vài hay nhiều quốc gia. Như vậy. mặc dù tất cả các công ty có liên quan đến một hay một vài khía cạnh nào đó của thương mại hay của đầu tư quốc tế đều được coi là công ty quốc tế, nhưng chỉ có các công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mới được gọi là công ty đa quốc gia.

- Các doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ:Các công ty nhỏ đang ngày càng tham gia tích cực vào hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy các công y nhỏ tham ia vào hoạt động xuất khẩu nhiều hơn và tăng nhanh chóng, sự đổi mới công nghệ đã gỡ bỏ nhiều trở ngại thực tê đối với các DN nhỏ. Trong khi kênh phân phối truyền thống thường chỉ cho phép các công ty lớn thâm nhập thi trường thì với mạng điện tử lại là giải pháp ít tốn kém và có hiệu quả với các DN nhỏ

- Các công ty đa quốc gia: là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia.Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia.Các công

Page 4: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa; một số người cho rằng một dạng mới của MNC đang hình thành tương ứng với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu.Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giới đều thuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thể hằng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau.

Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh có tính toàn cầu. Tuy các công ty đa quốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạt động đặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi nó có chi nhánh.Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia

Thứ nhất: đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tìêm năng tại chỗ.

Thứ hai , đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao.

Thứ ba, tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những bất ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất.

Ngoài ra, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất. Bên cạnh đó, tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũng là mục đích của MNC.

Hoạt động MNC, vì được thực hiện trong một môi trường quốc tế, nên những vấn đề như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân phối, điều động vốn, thanh toán… có những rủi ro nhất định. Rủi ro thường gặp của các MNC rơi vào 2 nhóm sau:

Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung cầu, chính sách vĩ mô khác…

Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyền địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản lý ngoại hối, thuế ,khủng hoảng nợ.

Câu 4: DN nhỏ và KDQT (cơ hội, điều kiện, khả năng và cách thức tham gia KDQT của các DN nhỏ)Cơ hội:

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động và phát triển trong một môi trường pháp lý, cơ chế đang được tích cực hoàn thiện theo hướng thông thoáng, gia tăng nhiều ưu đãi. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phần nào đã khắc phục được tình trạng phân biệt đối xử, được hưởng những ưu đãi trong kinh doanh quốc tế như các doanh nghiệp lớn của Nhà nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng những hỗ trợ cụ thể về cải tiến quá trình chế tác, quản lý kinh doanh các hoạt động sản xuất thủ công thông qua dự án ” nghiên cứu phát triển ngành thủ công phục vụ công nghiệp hoá ở nông thôn Việt nam ” do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng cơ quan hợp tác quốc tế nhật bản ( JICA) thực hiện….

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã bước đầu tạo dựng được thế và lực trong kinh doanh nội địa; và từng bước tham gia vào thị trường quốc tế, thu hút đầu tư vốn và công nghệ của nước ngoài. Gần đây, Việt nam được đánh giá là quốc gia có môi trường kinh doanh an toàn nhất ở châu Á – đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hợp tác với nước ngoài.Điều kiện:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật cần phải được tiếp tục hoàn thiện phù hợp với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận với nguồn vốn, đất đai, lao động, công nghệ và thông tin thị trường theo hướng: cơ chế chính sách phải đồng bộ; xoá bỏ những phân biệt đối xử về tín dụng, thuế, giá thuê đất và các ưu đãi khác… Thực hiện nghiêm túc theo Luật Doanh nghiệp, ban hành Luật Khuyến khích đầu tư áp dụng chung cho cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, phát triển thị trường lao động và có chính sách thích hợp đối với thị trường bất động sản. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được mở rộng quyền thuê và tuyển dụng lao động. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành các hoạt động đào tạo, dạy nghề nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động. Nhà nước có thể cấp lại một phần hay toàn bộ số tiền thuế thu nhập mà các cơ sở đào tạo, dạy nghề đã nộp vào ngân sách để dùng vào đầu tư phát triển. Xem xét sửa thuế thu nhập đối với người Việt Nam. Nghiên cứu xây dựng hệ thống bảo hiểm thất nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ

Page 5: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUcấu lại các doanh nghiệp nhỏ và vừa… Chuyển việc yêu cầu các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải trích lập quỹ phúc lợi, trợ cấp mất việc làm sang tham gia Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.Thị trường bất động sản và chính sách đất đai phải xây dựng được hệ thống đăng ký, khắc phục sự bất bình đẳng trong việc giao, cấp đất cho sản xuất kinh doanh. Hình thành loại hình dịch vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bảo đảm cho việc kinh doanh quyền sử dụng đất được thuận lợi, trôi chảy. Mở rộng quyền của doanh nghiệp tư nhân trong việc chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp…

Thứ ba, phát triển thị trường tài chính, tăng sự hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hỗ trợ về tài chính của Nhà nước cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất cần thiết, nhất là các loại này mới được thành lập.Về nguyên tắc, chính sách hỗ trợ này cần đảm bảo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, để phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thì các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước chỉ nên tập trung vào một số doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định là cần thiết, không nên áp dụng chính sách này một cách tràn lan, phân tán. Việc hỗ trợ của Nhà nước có thể thực hiện thông qua hai hình thức: thành lập Công ty đầu tư tài chính nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa mua cổ phần hoặc trái phiếu chuyển nhượng; thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng để bảo lãnh một phần cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được các khoản vay tại các tổ chức tín dụng thông qua việc cấp bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng và chia sẻ rủi ro khi xảy ra bất khả kháng không trả được nợ vay…

Việc hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, tín dụng là hướng cơ bản để giải quyết vấn đề nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Trong đó, vấn đề trước mắt là phải làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng. Nghiên cứu để áp dụng một hệ thống giám sát từ xa đối với thị trường tài chính theo các chuẩn mực thông lệ quốc tế. Xây dựng thêm loại hình tổ chức tín dụng mới để hỗ trợ lẫn nhau và nên chuyển Quĩ tín dụng nhân dân trung ương thành Ngân hàng Phát triển kinh tế ngoài quốc doanh.Khuyến khích việc phát triển dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán và về những dịch vụ liên quan đến tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Có chính sách hỗ trợ về thông tin, đào tạo nhằm hình thành hệ thống thông tin về kinh tế – tài chính doanh nghiệp trong phạm vi cả nước… Nhà nước thực hiện việc hướng dẫn và hỗ trợ về nghiệp vụ, về phương pháp quản lý,.…..công bố công khai những thông tin về các định hướng đầu tư phát triển của từng ngành, vùng và lãnh thổ; hỗ trợ về cơ sở hạ tầng để giảm thiểu chi phí kinh doanh. Cần qui hoạch đô thị, xây dựng các cụm công nghiệp, quy mô nhỏ ở một số thành phố nhằm đảm bảo được sự ổn định về địa bàn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu. Để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, cần có sự cải cách về đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh, thủ tục vay vốn, phương thức thanh toán, kê khai nộp thuế… Các cấp, các ngành cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp được tự do đăng ký kinh doanh, thay đổi sản phẩm và xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật.Để xuất khẩu có hiệu quả, cần khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân trực tiếp xuất khẩu, cũng như gián tiếp tham gia vào hoạt động xuất khẩu.Hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và vừa trực tiếp tham gia vào các hợp đồng xuất khẩu, không phân biệt mặt hàng xuất khẩu; mở rộng các nghiệp vụ bảo hiểm xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu cần chú ý đến thương hiệu sản phẩm…

Thứ năm, nâng cao hơn nữa vai trò của các hiệp hội, câu lạc bộ giám đốc và tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa .Ở các nước có nền kinh tế phát triển, các hiệp hội chuyên ngành, các câu lạc bộ…. có vai trò to lớn trong việc xúc tiến thương mại, giao lưu, trao đổi thông tin và hỗ trợ phát triển chuyên môn.Ở Việt Nam, cũng có một số hiệp hội ngành hàng, tổ chức chuyên môn đã tích cực hoạt động nhưng hiệu quả và vai trò còn hạn chế. Các hiệp hội, các câu lạc bộ chuyên ngành cần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc tổ chức sinh hoạt, giao lưu, giới thiệu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển .

Thứ sáu, tăng cường đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế cho cán bộ quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đã xuất hiện những doanh nhân Việt Nam thành công trên thương trường quốc tế, tuy nhiên con số này không phải là nhiều và phát triển còn mang tính tự phát, trình độ kinh doanh quốc tế còn thấp. Những kinh nghiệm từ sự thành công của Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc trong lĩnh vực này cần được chọn lọc và áp dụng.

Page 6: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEU

Câu 5: Khái niệm, các cấp độ của toàn cầu hóa (TCH), các nhân tố thúc đẩy TCH (không chỉ nêu mà cần lý giải các nhân tố này thúc đẩy quá trình TCH thị trường và TCH sản xuất như thế nào!)=> Toàn cầu hóa kinh tế vừa là trung tâm, vừa là động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa các lĩnh vực khác. Về bản chất, toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất.Các cấp độ

a. Toàn cầu hóa thị trường nhằm chỉ tiến trình liên tục hội nhập và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, nhằm tạo nên một thị trường toàn cầu• Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hóa thị trường chỉ ra sự ra đời của một thị trường toàn cầu, với những mặt hàng tiêu chuẩn hóa và những công ty quy mô toàn cầu để phục vụ thị trường này.• Theo nghĩa rộng, toàn cầu hóa thị trường nhằm chỉ ra quá trình liên kết giữa các nền kinh tế quốc gia và sự lệ thuộc ngày càng tăng giữa những người mua, người sản xuất nhà cung cấp và chính phủ tại các quốc gia trên toàn thế giới.

b. Toàn cầu hóa hoạt động sản xuấtKhi mà toàn cầu hóa thị trường diễn ra mạnh mẽ thì nhu cầu về hoạt động sản xuất cũng phát triển ở khắp mọi nơi trên thế giới:- Với công nghệ cho phép sản phẩm bất kỳ có thể được sản xuất ở nơi nào mà việc sản xuất được coi là rẻ nhất thì sẽ hình thành rất nhiều trung tâm sản xuất của thế giới (công xưởng của thế giới) - Các quốc gia đang phát triển tự xây dựng lên các định hướng để hội nhập vào nền sản xuất chung của thế giới:

Để toàn cầu hóa cần phải cso các liên kết kinh tế: Các loại hình liên kết kinh tế hiên nay bao gồm:+ Khu vực mậu dịch tự do: các nc thanh viên trong kkhu vực áp dụng 1 biểu thuế quan thống nhất

hay các nc dỡ bỏ hàng rào thuế quan, hàng hóa dịch vụ di chuyển tự do giữa các nc+ Đồng minh thuế quan: đây là hình thức liên kết cao hơn, nó không chỉ laoị bỏ các hạn chế thuế

quan giữa các nc thành viên mà còn thiết lập biểu thuế quan chung cho các nc ngoài liên minh+ Thị trường chung: ngoài việc áp dụng các biện pháp giống đồng minh thuế quan, các nước tham

gia thị trường chung cho phép vốn, lao động đc tự do di chuyển thông qua việc hình thành 1 thị trường thống nhất.

+ Liên minh tiền tệ: là hình thức chủ yếu của liên kết kinh tế trên lĩnh vực tiền tệ, các nc tham gia liên kết phải phối hợp các chính sách tiền tệ với nhau, thực thi 1 chính sach tiền tệ chung trong toàn khối, thống nhất đồng tiền trong toàn khối

+ Liên minh kinh tế: đây là liên kết có trình độ cao nhất hiện nay, Hàng hóa, dịch vụ, sức lao động, vốn đc di chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên. Các nước thực hiện 1 chính sách thuế quan với nc ngoài liên minh, thực hiện các chính sách kinh tế tài chính thống nhất hình thành cơ cấu kinh tế mới có tính chất khu vực

Các nhân tố thúc đẩy TCHCó 2 nhân tố chính:

- Giảm bớt các trở ngại đối với thương mại và đầu tư: Hiệp định GATT là 1 hiệp định quốc tế có chức năng thiết lập những quy tắc cụ thể đối với thương

mại quốc tế nhằm mở cửa các thị trường quốc gia thông qua việc cắt giảm thuế quan và các trở ngại phi thuế quan

Thuế suất TB đối với thương mại hàng hóa sẽ giảm hơn nữa Trợ cấp (trợ giá) đối với nôg sản được giảm đáng kể Quyền sở hữu trí tuệ đc định nghĩa ró ràng và thưucj hiện bảo hộ đối với bản quyền, nhãn hiệu

thương mại, nhãn hiệu dịch vụ và bằng sáng chế Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đc thành lập với chức năg tăng cường hiệu lực của Hiệp đinh

GATT Các khối thương mại đc sáng lập làm tăng tốc độ tăng trưởng của thương mại quốc tế nhanh hơn

nhiêì tốc độ tăng trưởng của sx trên toàn thế giới- Sự phát triển của công nghệ thông tin

Page 7: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEU Trong khi việc giảm bớt các trở ngại đối với thương mại và đầu tư kích thích quá trình toàn cầu hóa thì sự phát triển của công nghệ thông tin đang thúc đẩy mạnh hơn quá trình đó

Các công ty sử sụng mạng toàn cầu, mạng nội bộ, mạng mở rộng để tiếp cận các hoạt động sản xuấtf và các hoạt động phân phối quốc tê

Nhiều hoạt động kinh doanh như quản lý lao động, lập kế hoạch sx, truyền tải dữ liệu … trở nên dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn

Làm tăng khẳ năng cạnh tranh của các công ty nhỏ thông qua việc giảm chi phí tiếp cân thi trường quốc tế

Ngoài ra còn có các nhân tố khác như:- Sự phát triển của giao thông vận tải

Những tiến bộ trong phương thức vận tải cũng đang giúp cho quá trnhf toàn cầu hóa thi trường và hoạt động sản xuất.Tiến bộ trong vận tải hàng không cho phép các nhà quản trị đi lại nhanh chóng và rẻ hơn tới các địa điểm ở các nước khác.Sự ra đời cuẩ tầu chở hàng khổng lồ có thể chuyên chở được một lượng hàng hóa cực lớn đã giảm bớt chi phí vận tải đươg biển.

Sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuấtThực tiển của nền kinh tế thế giới đang cho thấy bước quá độ từ nền kinh tế công nghiệp sang nền

kinh tế tri thức, điều này được thể hiện rõ ở các quốc gia phát triển. Cùng với nó các quốc gia đang phát triển cũng đã kết hợp bước chuyển nông nghiệp lên công nghiệp kết hợp những bước nháy tắt để rút ngắn quá trình xây dựng những cơ sở của nền kinh tế tri thức.

Sự phát triển của kinh tế tri thức dự trên các công nghệ có hàm lượng khoa hoc kỹ thuật cao, nhất là công nghệ thông tin đã mở ra điều kiện thuận lợi cho sự đẩy nhanh xu thế toàn cầu hoá, ví dụ như: các công nghệ mới làm tăng tốc độ giao dịch kinh doanh, rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian. Công nghệ thông tin đồng thời cũng góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo điều kiện cho dân chủ phát triển, thúc đẩy nhu cầu mở của, giao lưu hội nhập.

Tóm lại, chính sự phát triển như vũ bảo của khoa học kỹ thuật đã làm phá vỡ hàng rào ngăn cách địa giới trong giao dịch của con người trên tất cả các mặt giãu các quốc gia.Điều này đã đẩy quốc tế hoá nền kinh tế lên một thời kỳ mới, thời kỳ toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Cac quốc gia dù muốn hay không dều chịu tác động của của quá trình toàn cầu hoá và đương nhiên để tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay không thế không tham gia quá trình toàn cầu hoá, tức là hội nhập quốc tế.

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thi trườngQua trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá có sự gắn bó chặt chẽ với tiến trình phát triển của kinh tế thi

trường. Kinh tế thị trường phát triển đã mở ra điều kiện cho sự gia tăng xu thế quốc tế hoá, thể hiện trên hai khía cạnh chính: Thứ nhất, kính tế thị trường mở ra cơ sở, điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm cho quy mô sản xuất không bó hẹp trong phạm vi cua từng quốc gia mà mang tầm quốc tế, như vậy cũng có nghĩa là thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế, gắn các quố gia vào sự ràng buộc của sản xuất và tiêu thụ. Thứ hai, nền kinh tế thi trường phát triển của các quốc gia đưa lại cơ chế thống nhất cho sử lý các mối quan hệ, đó là cơ chế thị trường.

Có thể nói, ngày nay nền kinh tế thế giới thống nhất với cơ chế vận hành : cơ chế thi trường.Kinh tế thi trườngcàng phát triển thì sự giao thoa thâm nhập lẫn nhau giữa các nền kinh tế càng tăng.

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường không chỉ ở sự mở rộng qui mô về không gian, về sự xâm nhập ràng buộc lẫn nhâu giữa các quốc gia mà còn thể hiện ở sự phát triển theo chiều sâu. Đó là sự bùng nổ phát triển của thi trường tài chính gắn liền với sự xuất hiện của một loạt công cụ mới trong thanh toán giao dịch. Thi trường sản phẩm hàng hoá cũng gia tăng mạnh mẽ thể hiện ở qui mô chưa từng có của khối luqongj giao dich thương mại và ở sự phát triển của các dang giao dịch mới như thương mại dịch vụ và điện tử.

Như vậy có thể thấy sư phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường chínhlà cơ sở, điều kiệncho quá trình quốc tế hoá. Nhìn chung các quốc gia trên thế giới ngày nayđèu dựa trên cơ chế thị trường, sử dụng các phương tiện và công cụcủa kinh tế thị trường trong hoạt động kinh doanh, đưa lại một không gian rộng lớn, không gian toàn cầu cho các hoạt động sản xuất và lưu chuyểncác yếu tố của chính quá trình sản xuất ấy,

Sự gia tăng của các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh thế giới kết thúc chiến tranh lạnh bước vào thời kì hoà bình hợp tác và phát triển.

Page 8: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUTrong vài thập niên trở lại đây nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ nhưng kéo theo đó là những

vấn đề mang tính chất toàn cầunhư sự phân hoá giàu nghèo, sự ô nhiễm môi trường, dịch bệnh...Những vấn đề này liên quan đến mọi quốc gia, có tác động trên phạm vi toàn thế giới, nó quyết định sự phát triển tồn vong của toà thể cộng đồng nhân loại.

Do đó khi giải quyết các vấn đề mang tính chất toàn cầu phải có sự nỗ lực của mọi quốc gia, sự liên kết sức lực của cả cộng đồng. Bản thân mỗi quốc gia cho dù tiềm lực mạnh đến đâu cũng không thể giải quyết nổi vấn đề liên quan đến toàn thế giới. Đây chính là cơ sở khách quan qui định , thúc đẩy cho việc tiến tới thống nhất những qui phạm chung cho quá trình phát triển kinh tế.

Sự bành trướng của các công ty xuyên quốc giaVới sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất trong chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đến sự tâp trung sản xuất

và dẫn đến độc quyên. Trong lịch sử của nền sản xuất thế giớivào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21 này dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuậtđã đưa lại sự phát triển chưa từng có của các công ti xuyên quốc gia.

Đến nay có gần khoảng 60000 công ti xuyên quốc gia đang kiểm soát 2/3 nền thưong mại thế giới, 4/5 nguồn vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài và 9/10 kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thế giới. Với sức mạnh như vậy các công ti xuyên quốc gia không những có ưu thế trong phân phối tài nguyên trên phạm vi thế giới giúp cho việc thúc đẩy phân công lao động quốc tếđi vào chi tiết hoá mà còn thông qua việc toàn cầu hoá sản xuất và kinh doanh để đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hoá kinh tế.

Sự phát triển mạnh mẽ của các công ti xuyên quốc gia trên địa phận toàn cầu đã tạo ra mạng lưói liên kết kinh tế quốc tế.Các quốc gia có thể tham gia ngay vào dây chuyền sản xuất quốc tế và cũng vì vậy mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau gia tăng.

Các công ty xuyên quốc gia đã đóng vai trò rất lớn trong việc tăng mức xuất khẩu, gia tăng mạnh mẽ vốn đầu tư trực tiếp nứoc ngoài vào các nước đang phát triển đẩy mạnh tiến trinhf hội nhập của nền kinh tế này vào nền kinh tế thế giới nói chung.

Như vậy sự phát triển và xâm nhập ngày càng mạnh của các công ty xuyên quốc gia vào các nền kinh tế dân tộc đã góp phần xoá bỏ sự ngăn cách biệt lập trong phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Các quốc gia dân tộc từng bước thamm gia, thích ứng với các chuẩn mực của nền kinh tế quốc tế đồng thời nó cũng đem lại nét mới từ những bản sắc riêng, bổ sung vào nền kinh tế toàn cầu làmm gia tăng tính đa dạng của nó.

Sự hình thành và phát triển của các định chế toàn cầu và khu vực.Các định chế toàn cầu ra đời nhằm đáp ứng đòi hỏi của xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế.Sự

tồn tại và hoạt động của các định chế toàn cầu và khu vực lại góp phần thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của xu thế toàn cầu hoá.

Trong các tổ chức kinh tế- thương mại-tài chính toàn cầu và khu vực có ảnh hưỏng lớn tới quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá phải kể đến WTO, IMF, WB và các tổ chức khu vực khác như EU, NAFTA, APEC...Với các mục tiêu chức năng của mình các tổ chức kinh tế quốc tế đã tham gia và thúc đẩy các hoạt động kinh tế quốc tế, điều phối và quản lí các hoạt động này. Cho dèu tính hiệu quả của các tổ chức này còn đựoc đánh giá khác nhau xuất phát từ quan điểm lợi ích quốc gia, song không ai không thừa nhận sự cần thiết và vai trò của chúng, thậm chí đang đặt ra yêu cầu về hoàn thiệncơ cấu tổ chức, đổi mới nguyên tắc hoạt động của chúng.

Tác động của các tổ chức toàn cầu và đặc biệt là các tổ chức khu vực đến xu thế toàn cầu hoá kinh tế thể hiện ở hai điểm chính:

-Thứ nhất, việc tham gia vào các tổ chức này cho phép các quốc gia đựoc hưỏng những ưu đãi của hoạt động kinh doanh khu vực; thúc đẩy các quốc gia trong khu vực tiến đến những chuẩn mực chung trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở các thoã thuận hợp tác song phương và đa phươngđã làm tăng lên sự gắn bó tuỳ thuộc lân nhau giữa các nền kinh tế, thực chất nó đã thúc đẩy phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc trong nội bộ tổ chức.

-Thứ hai, hoạt động của các tổ chức này từ thấp đến cao sẽ đẩy đến hình thành một thị trường thống nhất trong khu vực buộc các quốc gia tham gia phải có lịch trình hội nhập tích cực để hoà đồng vào khu vực.Nói tóm lại các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực vừa là kết quả vừa là động lực của quá trình toàn cầu hoá kinh tế.

Page 9: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUVai trò của chính phủ và sự chuyển đổi trong chính sách phát triển.

Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu song tốc độ của toàn cầu hoá phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của các quốc gia. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất thì việc đóng cửa đất nước không giao lưu thông thương với nước ngoài của các quốc gia đã làm cho lưu thông quốc tế bị hạn chế nền kinh tế thế giới suy thoái mạnh.Nhưng từ sau chiến tranh thế giới thứ haithì các quốc gia phát triển đã nhận thấy vấn đề cần phải tự do háo thương mại, giảm các hàng rào thuế quan nhằm bành trướng thế lực ra bên ngoài. Và cho đến naythì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện tư nhân hoá và tự do hoá mở ra không gian mới cho sự gia tăng xu thế toàn cầu hoá. Đặc biệt trong quá trình cải cách nhiều quốc gia đã chuyển hướng phát triển kinh tế từ hướng nội sang hướng ngoại mà cốt lõi là chuyển từ công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.

Với chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu buộc các quốc gia phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế không chỉ phải dựa vào nhu cầu bên trong mà phải căn cứ vào nhu cầu thị trường thế giới, sản xuất sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu chuẩn mực của thị trường quốc tế. Muốn vậy đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa nền kinh tế, cho nhập các thành tựu công nghệ, thu hút vốn đầu tư để xây dựng và phát triển một cơ cấu ngành kinh tế phù hợp. Như vậy với chiến lược hướng về xuất khẩu, trên thực tế đã đẩy đến xu thế gắn bó phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế thông qua thực hiện phân công lao động quốc tế dựa trên thế mạnh của từng nền kinh tế đân tộc.

Ngoài những nhân tố đã nêu trên thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá trong những năm gần đây chúng ta còn có thể kể đến một số nhân tố khác xem như xung lực đẩy mạnh thêm cho xu thế toàn cầu hoá. Đó là sự phát triển về dân chủ, văn hoá...

Câu 6: Lý giải sự cần thiết về tầm nhìn chiến lược toàn cầu đối với các DNCác công ty không còn có thể chỉ chú ý đến thị trường nội địa của mình, cho dù nó lớn đến đâu đi

nữa.Nhiều ngành toàn cần và những công ty dẫn đầu ngành đó đã đạt được chi phí thấp hơn và mức độ nhận biết nhãn hiệu cao hơn.Các biện pháp bảo hộ chỉ có thể làm chậm lại mức độ xâm nhập của hàng hoá siêu hạng.Nên cách phòng thủ tốt nhất của công ty là tấn công toàn cầu trên cơ sở đúng đắn.

Trong khi đó kinh doanh toàn cầu cũng có rất nhiều rủi ro, bởi vì tỷ giá hối đoái thăng giáng, chính phủ không ổn định, có các hàng rào bảo hộ mậu dịch, chi phí thích nghi sản phẩm và thông tin lớn và một số yếu tố khác. Mặt khác, chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế cho thấy rằng ưu thế tương đối trong nhiều ngành sẽ chuyển dịch từ những nước có chi phí cao sang những nước chi phí thấp, nên các công ty không thể cứ ở lại trong nước và hy vọng có thể giữ được các thị trường của mình. Do những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của Kinh doanh quốc tế, các công ty cần thường xuyên đưa ra những quyết định kinh doanh quốc tế đúng đắn. Muốn làm được điều đó, DN cần phải có một tầm nhìn chiến lược toàn cầu

Câu 7. Khái niệm, đặc trưng và các nhân tố cấu thành văn hóa.Vai trò của văn hóa đối với DN KDQT.

Khái niệm: Văn hóa là một hệ thống các giá trị chân lý, chuẩn mực, mục tiêu mà con người cùng thống nhất với

nhau trong quá trình tương tác và hoạt động sáng tạo. Nó được bảo tồn và chuyền hóa cho những thế hệ nối tiếp theo sau.

Văn hóa là một phạm trù dùng để chỉ các giá trị , tín ngưỡng, luật lệ và thể chế do một nhóm người xác lập nên

Giá trị (Values): những gì (có tính trừu tượng) mà một nhóm người nào đó cho rằng là tốt, là đúng và mong muốn đạt được.

Chuẩn mực (Norms): Những quy tắc, hướng dẫn xã hội về hành vi phù hợp trong bối cảnh cụ thểVăn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con

người và xã hội.Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người.Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.=> Đặc trưng của văn hóa:

Tính dân tộc Tính ổn định

Page 10: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEU Tính cộng đồng Tính phổ biến Tính đặc thù Tính học hỏi Tính kế thừa Tính tiến hóa

Các nhân tố cấu thành nên văn hóa:Bao gồm: Thẩm mỹ, các giá trị và thái độ, phong tục và tập quán, cấu trúc xã hội, niềm tin, giao tiếp

cá nhân, giáo dục, môi trường vật chất và môi trường tự nhiên1. Thẩm mỹ: là những gì mà một nền văn hóa cho là đẹp khi xem xét đến các khía cạnh như nghệ

thuật (bao gồm âm nhạc, hội họa, nhảy múa, kịch nói và kiến trúc); hình ảnh thể hiện gợi cảm qua các biểu hiện và sự tượng trưng của các màu sắc.

2. Giá trị và thái độ:- Giá trị: là những gì thuộc về quan niệm, niềm tin và tập quán gắn với tình cảm con người. Các giá

trị bao gồm những vấn đề như trung thực, chung thủy, tự do và trách nhiệm- Thái độ: là những đánh giá tình cảm và khuynh hướng tích cực hay tiêu cực của con người đối với

một khái niệm hay một hiện tượng nào đó Thái độ đối với thời gian Thái độ đối với công việc và sự thành công Thái độ đối với sự thay đổi văn hóa

3. Tập quán và phong tục- Phong tục: Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá

trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày.Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất.

Có 2 loại phong tục : phong tục phổ thôg và phong tục dân gian+ Phong tục dân gian thường là cách cư xử bắt đầu tư nhiều thế hệ trc đã taoọ thành thông lệ trong 1 nhóm ng đồng nhất+ Phong tục phổ thông: là cách cư xử chung của nhóm không đồng nhất hoặc nhiều nhóm- Tập quán: Tập quán là phương thức ứng xử và hành động đã định hình quen thuộc và đã thành nếp

trong lối sống, trong lao động ở một cá nhân, một cộng đồng. Tập quán gần gũi với thói quen ở chỗ nó mang tính tĩnh tại, bền lâu, khó thay đổi. Trong những tình huống nhất định, tập quán biểu hiện như một hành vi mang tính tự động hoá. tập quán hoặc xuất hiện và định hình một cách tự phát, hoặc hình thành và ổn định thông qua sự rèn luyện và là kết quả của quá trình giáo dục có định hướng rõ rệt.

4. Cấu trúc xã hộiCấu trúc xã hội thể hiện cấu tao tảng của một nền văn hóa bao gồm các nhóm xã hội các thể chế hệ

thống xã hội mối quan hệ giữa các địa vị này và quá trình qua đó các nguồn nhân lực xã hội được phân bổ- Các nhóm xã hội: con người trong tất cả các nên văn hóa tự hội họp với nhau thành các nhóm xã

hội rất đa dạng. Hai nhóm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh ở mọi nơi là gia đình và giới tính

+Gia đình: Gia đình hạt nhân: hình thành trên cơ sở các mối quan hệ gần gũi nhất của một con người gồm cha

mẹ anh chị em xuất hiện ở Úc, Canada, Mỹ và các chây Âu Gia đình mở rộng hình thành trên cơ sở mở rộng gia đình hạt nhận trong đó sẽ bao gồm cả ông bà

cha mẹ cô dì chú bác cháu chắt và người thân thích như con dâu con rể. xuất hiện nhiều ở Châu Á, Trung Đông, Bắc Phi và Mỹ Latinh

+ Giới tính: đc nhận biết qua các hành vi và thái độ về mặt xã hội đề cập đến vấn đề là nữ hay nam, chẳng hạn như phong cách ăn mặc và sở thích hoạt động.

- Địa vị xã hộiThường được xác định bởi 1 hay nhiều trong 3 yếu tố sau: tính thừa kế gia đình, thu nhập và nghề

nghiệp. ở hầu hết các xh thì những tầng lớp cao nhất thường do những ng có uy thế, quan chức chính phủ và doanh nhân kinh doanh hàng đầu nắm giữ. Các nhà khoa học bác sĩ và nhiều giới khác có có trình độ đại học chiến thứ bậc TB trong xh. DƯới các tầng lớp đó là lđộng có giáo dục trung học và đào tạo nghề cho các

Page 11: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUnghề nghiệp chân tay và văn phòng. Mặc dù bậc xh là ổn định nhưng mọi ng có thể cải thiện địa vị của mình.

- Tính linh hoạt của xã hội: một trong hai hệ thống quyết định tính linh hoạt của xh là: hệ thống đẳng cấp và hệ thống giai câp:

+Hệ thống đẳng cấp: là 1 hệ thống về phân tầng xh trong đó con ng đc sinh ra ở một thứ bậc xh hay đẳng cấp xh, ko có cơ hội di chuyển sang 1 đẳng cấp khác.

+ Hệ thống giai cấp: là 1 hệ thống phân tầng xh trong đó khả năng cá nhân và hành động cá nhân quyết định địa vị xh và tính linh hoạt của xh

5. Tôn giáo: là 1 hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức liên quan tới yếu tố tinh thần của con ngườiTôn giáo không giới hạn theo biên giới quốc gia và nó có thể tồn tại ở nhiêu vùng khác nhau trên thế

giới đông thời cùng 1 lúc.Các tôn giáo chình: Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Hindu giáo, Phật giáo , Khổng giáo, Do Thái giáo,

Shinto giáo6. Giao tiếp cá nhân;

Con người trong mỗi nền văn hóa có một hệ thống giao tiếp để truyền đật thông tin, ý nghĩ, tình cảm, kiến thức qua các lời nói, hành động và chữ viếtCác hình thức:

Ngôn ngữ thông thường là một bộ phận trong hệ thống truyền đạt tin của một nền văn hóa đc thể hiện thông qua lời nói hoặc chữ viết

Ngôn ngữ chung (ngôn ngữ quốc tế) là ngôn ngữ thứ 3 hoặc là ngôn ngữ liên kết đc 2 bên cùng hiểu mà cả hai bên này đều nói những thứ ngôn ngữ bản địa khác nhau.

Ngôn ngữ cử chỉ:sự truyền tin qua ám hiệu không âm thanh bao gồm điệu bộ tay chăn thể hiện nét mặt ánh mắt trong phạm vi cá nhân7. Giáo dục:Giáo dục thông quá các yếu tố truyền thống tập quán và các giá trịCác quốc gia có chương trình giáo dục cơ bản tốt thường là nơi hấp dẫn đối với các ngành công

nghiệp có thu nhập cao. Và thực tế hiển nhiển là các nước với lực lượng lđ đc giáo dục tốt có kỹ năng sẽ thu hút các công việc có thu nhập cao và ngc lại

Hiện tượng “chảy máu chất xám” là việc ra đi của những ng có trình độ giáo dục cao từ một nghề nghiệp, một khu vực hoặc một quốc gia mày đến một nghề nghiệp, một khu vực hay một quốc gia khác

8. Môi trường tự nhiên và môi trường vật chất- Môi trường tự nhiên: địa hình và khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống và công việc, tới tập quán văn hóa- Văn hóa vật chất: là tất cả các công nghệ áp dụng trong một nền văn hóa để sản xuất hàng hóa và cung câó dịch vụVai trò của Văn hóa trong KDQT

Hiểu biết văn hóa đa quốc gia: Kinh doanh ở các nền văn hóa khác nhau đòi hỏi phải thích ứng với hệ thống các giá trị và chuẩn mực của nền văn hóa đó

Tránh quan điểm vị chủng: quan điểm cho rằng một dân tộc hay văn hóa của một dân tộc có tính ưu việt hơn so với các dân tộc hoặc các nền văn hóa khác

Văn hóa và đàm phán: thời gian, địa điểm, số lượng người tham gia, chiến thuật đàm phán Văn hóa và quá trình ra quyết định: ai là người ra quyết định (cá nhân hay tập thể) và ra quyết định

như thế nào (dựa trên thông tin định lượng hay định tính, sự hợp lý, kinh nghiệm hay các yếu tố khác)

Văn hóa và hoạt động marketing: chọn sản phẩm (không được kinh doanh rượu bia ở các nước theo đạo Hồi), đặt tên sản phẩm (Ford Feira), bao bì, đóng gói, định giá sản phẩm, quảng cáo (chữ viết – quảng cáo bột giặt ở các nước Arập, hình ảnh – giày NIKE), kênh phân phối

Văn hóa và quản trị nhân lực: tuyển chọn, bố trí công việc, trả lương, thưởng phạt, quan hệ lao động (phụ thuộc vào giá trị và thái độ, văn hóa định hướng nhóm hay định hướng cá nhân, tôn giáo).

Lựa chọn địa điểm kinh doanh: Văn hóa có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho một quốc gia (quốc gia có hệ thống giáo dục phát triển sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài)

Câu 8: Văn hóa định hướng nhóm: đặc trưng, ý nghĩa đối với kinh doanh

Page 12: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEU“Văn hóa định hướng nhóm (Group-oriented Culture) là tập hợp các giá trị và chuẩn mực có tính đặc trưng cho nhóm người đề cao sự phụ thuộc qua lại giữa con người với nhau và tầm quan trọng của tập thể chứ không phải là của từng cá nhân riêng rẽ”.

Đặc trưng: Một nền văn hóa trong đó một nhóm cùng chung chia sẽ trách nhiệm về sự sung túc của mỗi thành viên được gọi là nền văn hóa định hướng theo nhóm. Con người làm việc vì tập thể nhiều hơn các mục tiêu cá nhân và có trách nhiệm trong nhóm đối với các hành động của họ. Toàn thể các thể chế xã hội, chính trị, kinh tế và luật pháp phản ánh vai trò chủ yếu của nhóm. Mục tiêu duy trì sự hài hòa nhóm được minh chứng tốt nhất thông qua cấu trúc gia đình. Ví dụ: Nhật Bản.- Đề cao lợi ích , giá trị của nhóm : Con người thuộc nền văn hóa định hướng nhóm thường đặt mục tiêu tạo ra lợi ích , giá trị cho tập thể rất quan trọng trong các hoạt động của mình. Điều này có thể được giải thích bằng việc họ được lớn lên , sinh sống trong sự bao bọc của tập thể , rủi ro được chia sẻ từ đó dẫn đến xu hướng chia sẻ lợi ích. Ví dụ : con trai cả các gia đình ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc thường chọn những công việc gần nhà, tiện chăm sóc cha mẹ và các anh em trong gia đình, cũng như có thói quen phụng dưỡng người già và duy trì mối quan hệ họ hàng. Trong khi đó ở phương Tây, khi đủ 18 tuổi các thanh niên đều ra ở riêng và rất hiếm khi về thăm lại cha mẹ. Các viên chức Nhật Bản thường rất trung thành và thái độ làm việc chăm chỉ hết mình với công ty, cũng như các công ty luôn chú trọng việc phụng sự đất nước. Thêm nữa, con người trong nền văn hóa này có xu hướng quan tâm đến các vấn đề xã hội , môi trường, sức khỏe cũng như việc từ thiện.

- Đề cao sự ổn định: Văn hóa định hướng nhóm khác biệt hoàn toàn với văn hóa định hướng cá nhân, đó là sự hạn chế dành cho khác biệt cá thể . Các cá nhân trong văn hóa định hướng nhóm có xu hướng hành động, sinh sống, suy nghĩ theo trường giá trí, chuẩn mực như nhau , có thái độ kỳ thị với các cá thể khác biệt. Ví dụ : việc mặc đồng phục và xử lý vi phạm ở các trường phổ thông ở Hàn Quốc rất nghiêm ngặt, cũng như việc phân biệt chủng tộc cũng có nguy cơ lớn nhất ở các quốc gia này. Tính ổn định ngoài việc đồng nhất giữa các cá thể, còn thể hiện trong việc ra quyết định thường ưu tiên phương án ít rủi ro, đề cao sự an toàn trong công việc. Đó là nguyên do tại sao các viên chức Nhật Bản và Hàn Quốc có năm làm việc cho một công ty trung bình cao nhất thế giới. - Đề cao tính hợp tác : dưới ảnh hưởng của đặc điểm đề cao lợi ích tập thể và tính ổn định, các cá thể trong văn hóa nhóm cũng quan tâm đến tính hợp tác. Theo quan niệm này, các cá nhân có mối tương tác chặt chẽ với nhau mới tạo ra khối tập thể mạnh , và sức mạnh tập thể lớn hơn nhiều so với sức mạnh các cá nhân. Biểu hiện cho việc này đó là trên bàn đàm phán các doanh nhân phương đông thường đưa ra phương án có lợi đôi bên, hướng tới hợp tác lâu dài khác với các doanh nhân từ Mỹ hay Châu Âu. Ở Việt Nam, đó còn là sự đề cao các mối quan hệ khác nhau trong trường học, công việc, gia đình, làng xóm, xã hội …Ý nghĩa và tác động:

1. Nội bộ doanh nghiệp có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất trong các khâu công việc. Tận dụng triệt để được lợi thế phát triển kinh tế nhờ quy mô lớn.

-       Cơ cấu tổ chức: Phân công theo nhóm, tổ làm việc, tăng cường sự hợp tác giữa các cá nhân cùng giải quyết một công việc, giảm áp lực công việc, hường tới sự phát triển ổn định của doanh nghiệp. Phương pháp làm việc theo nhóm thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ trong nhóm và các công nhân quan tâm nhiều nhiệm vụ hơn là chỉ quan tâm đến một số nhiệm vụ nào đó mà thôi. Xét về mặt liên kết nhóm thì một phần của mức lương thường không dựa trên sản lượng, vì nếu vậy nhóm sẽ gây áp lực đòi hỏi không được vắng mặt thường xuyên và luôn cố gắng nhiều. Xét về mặt nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, các công nhân viên có thể luân phiên làm các công việc trong nhóm để giảm sự nhàm chán và phát triển khả năng thay thế phòng khi người nào đó trong nhóm vắng mặt.

-       Quản lý nhân sự: dễ quản lý, tính kỉ luật chung cao, mọi người đều vì lợi ích chung của tập thể, có tinh thần trách nhiệm cao, giảm thiểu hiềm khích giữa các cá nhân, tránh làm phá vỡ sự thống nhất giữa các tổ chức sản xuất, mục tiêu của nhóm phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

-       Quan hệ lao động: - Cấp trên với cấp dưới: Bình đẳng, khuyến khích sự hợp tác giữa người lao động và nhà quản trị bằng cách phân chia quyền lãnh đạo.Nhân viên được tham gia vào hoạt động quản trị của công ty, đây là quá trình hợp tác giữa người lao động và nhà quản trị trong việc ra quyết định và các chính sách kinh doanh. -       Tuyển dụng : Sở hữu lực lượng nhân viên trung thành, có sự tận tụy với tổ chức cao. Người lao động rất có tinh thần trách nhiệm đối với công ty. Vì lợi ích của công ty mà người lao động sẵn sàng làm bất cứ công việc gì được giao phó, bất kể họ là những người có chức vụ hay không. Họ được đào tạo kỹ lưỡng về nhiều

Page 13: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUchuyên ngành nên luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng mọi tình huống để có thể thay thế đồng nghiệp lúc cần thiết. Và như vậy có nghĩa là kiến thức của họ rất đa dạng, tổng hợp.-     Hệ thống trả lương, thưởng phạt đơn giản, theo cấp bậc. Trong một vài nước, hiệu quả công việc thường không phải là cơ sở chính để thăng cấp công nhân. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, tuổi đời mới là nhân tố quyết định hàng đầu trong việc thăng cấp. Vì vậy, nhân viên sẽ được đãi ngộ dựa trên thâm niên chứ không phải theo kết quả công việc. Điều này sẽ gây khó khăn khi liên doanh với các công ty nước ngoài, vì phong cách quản lý phương Tây lại là trả lương theo hiệu quả công việc, nên nhân viên thâm niên cao chưa chắc được đãi ngộ tương xứng.

2.Triết lý kinh doanh:Hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, xã hội; đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu.

Ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá lên hoạt động marketing của doanh nghiệp là tác động lên chính hành vi của các chủ thể kinh doanh hay hành vi của các nhà hoạt động thị trường. Những hành vi đó sẽ in dấu lên các biện pháp marketing mà họ thực hiện. Ví dụ: những quy tắc xã giao, cách nói năng cư xử của một nền văn hoá nào đó mà các nhà hoạt động thị trường chịu ảnh hưởng sẽ đựơc họ mang theo và sử dụng trong quá trình giao tiếp, đàm phán, thương lượng với khách hàng.

Văn hoá ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chất chiến lược trong marketing như: lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn các chiến lược marketing chung, các quyết định về nhiệm vụ mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp và hoạt động marketing. Văn hoá cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiến thuật, các sách lược, các biện pháp cụ thể, các thao tác, hành vi cụ thể của nhà hoạt động thị trường trong quá trình làm marketing.Văn hoá hầu như ảnh hưởng một cách toàn diện đến các công cụ khác nhau của hệ thống marketing- mix của doanh nghiệp trong đó đặc biệt đáng lưu ý là ảnh hưởng đến công cụ sản phẩm, phân phối và xúc tiến hỗn hợp.

Chiến lược Marketing mix(4p):+ Sản phẩm: có chất lượng, độ bền cao do mọi người làm việc có kỷ luật cao, phân công tổ chức rõ ràng. Trong các nền văn hóa nhóm, sự chấp nhận giá trị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn thái độ và giá trị. Thái độ và giá trị thể hiện rõ bởi những yếu tố tạo nên bản sắc của con người của quốc gia, doanh nghiệp.

Ví dụ: Sự chấp nhận sản phẩm bị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn thái độ và giá trị. Nhật Bản, quốc gia có xu hướng hướng đến sự hoàn thiện về hình thức, họ hướng tới thể hiện sự giàu có và hiểu biết. Người Nhật Bản sẵn sàng bỏ ra giá cao để sở hữu sản phẩm mà họ cho là thể hiện giá trị bản thân.+Phân phối: nếu thị trường mục tiêu có văn hóa định hướng nhóm, kênh phân phối không cần phức tạp vì thông tin được lan truyền nhanh do mọi người hay chia sẻ thông tin( tính cộng đồng, xã hội cao), tận dụng được hiệu ứng “đám đông”.+Xúc tiến: quảng cáo hướng tới lợi ích chung xã hội dễ được người tiêu dùng đón nhận, thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng, như vậy dễ phát triển sản phẩm do dễ dàng tiếp thu được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.+Giá cả: dễ dàng đưa ra được giá sản phẩm cuối cùng hợp lý do tuy có nhiều ý kiến về giá, việc định giá tuy có mất nhiều thời gian hơn nhưng sẽ tìm được mức giá trung bình của cả nhóm, đảm bảo tính khách quan cao, tính khả thi cao.

- Đàm phán: tạo lập được nhiều mối quan hệ dựa trên mức độ tin cậy lẫn nhau do các đối tác “gặp gỡ” nhau vì mục tiêu 2 bên cùng có lợi, như vậy các đối tác có thể linh động giúp đỡ nhau trong nhiều trường hợp để duy trì mối quan hệ.

Ví dụ: Những mối quan hệ: Doanh nhân - Xã hội; Doanh nhân - Khách hàng; Doanh nhân - Các Doanh nhân đối tác; Cấp trên - cấp dưới thường nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn về lợi ích, tiêu chí, đường lối. Để giải quyết các doanh nhân Nhật Bản thường tìm cách mở rộng đường tham khảo giữa các bên, tránh gây ra những xung đột đối đầu. Các bên đều có thể đưa ra các quyết định trên tinh thần giữ chữ Tình trên cơ sở hợp lí đa phương. Các qui định Pháp luật hay qui chế của Doanh nghiệp được soạn thảo khá " lỏng lẻo" rất dễ linh hoạt nhưng rất ít trường hợp lạm dụng bởi một bên.

PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VĂN HÓA NHÓM ĐẾN KINH DOANH:1. Quản trị nguồn nhân lực :a) Thiết kế công việc :

Page 14: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUThiết kế công việc là cách mà một loạt công việc hoặc một công việc trọn vẹn được thiết lập nhằm sắp

xếp một cách hợp lí các yêu cầu về sức mạnh và hoạt động trí óc. Tuy nhiên, theo nghiên cứu (1) “ Taking stock in our progress on individualism – collectivism: 100 years or solidarity and community” của P.C.Earley và C.B.Gibson đã chỉ ra rằng “thiết kế công việc không phù hợp và áp dụng được ở những nền văn hóa theo định hướng nhóm”. Tại những nền văn hóa này, công việc có sự lệ thuộc và những nhu cầu giống nhau trông tổ chức có tầm quan trọng đối với công việc hơn là những nhân tố truyền thống của một công việc như: sự xác định nhiệm vụ và sự phản hồi …

Nghiên cứu này cũng cho thấy có sự ảnh hưởng của giá trị tổ chức đối với văn hóa định hướng nhóm, đặc tính của nhiệm vụ có thể ảnh hưởng bởi bởi cấp độ của nhóm và giữa những người trong nhóm đó. Những người gắn mình với nhiệm vụ độc lập trong xã hội định hướng cá nhân sẽ hoàn thành chúng tốt hơn là những người gắn mình vào nhiệm vụ mang tính hợp tác trong xã hội định hướng nhóm. Đặc biệt, có sự tương tác giữa giá trị văn hóa và kiểu loại nhiệm vụ. Trong văn hóa định hướng nhóm, giữa những thành viên trong nhóm sẽ có mối quan hệ tích cực và công việc sẽ có tính hợp tác cao nếu không ai trong nhóm thể hiện “cái tôi cá nhân” của mình ra tập thể. Có thể thấy, trong nền văn hóa này công việc đều mang tính lệ thuộc và từng cá nhân không được quan tâm bằng sự tương đồng giữa các cá nhân. Thiết kế công việc được áp dụng và dùng để phân công công việc cho từng cá nhân, nhưng trong những nền văn hóa định hướng nhóm như Nhật Bản hay Trung Quốc, những nhiệm vụ mang tính hợp tác sẽ có kết quả tốt hơn khi làm việc nhóm.

Vì vậy, thiết kế công việc dù là đúng đắn và là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất, kết quả công việc vẫn chưa thực sự phát huy được ưu điểm của mình trong nền văn hóa định hướng nhóm.

b) Đánh giá thực hiện công việcĐây là hoạt động giúp các cán bộ nhân sự hay các nhân viên có cơ hội để xem xét lại những phẩm chất

liên quan đến công việc mà một công nhân cần thiết phải có. Thế nhưng trong nghiên cứu (1) P.C.Earley đã thấy rằng “trong các nền văn hóa định hướng nhóm, điển hình là Trung Quốc thường đánh giá thực hiện công việc cũng như khen thưởng nhân viên dựa trên tính hợp lí hơn là sự công bằng” . Nghĩa là, họ lấy kết quả chung mà cả nhóm đạt được để định hiêu suất công việc cho mỗi thành viên trong nhóm mà không đánh giá dựa trên thành tích cá nhân của mỗi người trong nhóm. Điều này dẫn đến sự cào bằng và gây tâm lí ức chế cho những thành viên trong nhóm khí công việc bị ảnh hưởng bởi cá nhân nào đó trong nhóm.

Trong nghiên cứu (1), Earley có đề cập tới 3 tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá thực hiện công viêc. Đó là:

- Sự hợp lí- Sự công bằng- Sự cần thiết

Ông cũng chỉ ra rằng, trong các nền văn hóa định hướng nhóm luôn nhấn mạnh tiêu chí hợp lí thì những nền văn hóa định hướng cá nhân lại nhấn mạnh đến sự công bằng và tỷ lệ đóng góp của cá nhân trong toàn bộ công việc. Trong những nền văn hóa như Nhật Bản hay Trung Quốc, họ nhấn mạnh đến tiêu chí này bởi họ quan tâm nhiều hơn đến sự hài hòa lợi ích của các thành viên trong nhóm hơn là những mục tiêu sẽ đạt được. Trong việc khen thưởng, tại các quốc gia có văn hóa định hướng nhóm, các cá nhân không có xu hướng tự tôn mình lên trước người khác và thường hướng tới sự ngang bằng giữa các thành viên. Bên cạnh đó, trong nền văn hóa định hướng nhóm, con người thường tiết chế rất tốt khi đóng góp bất cứ y kiến gì trong nhóm và luôn tránh làm mất mặt người khác. Chính điều này vô hình đã làm sự mất công bằng và minh bạch trong công việc. Nhóm sẽ không có những ý tưởng tốt trong công việc do cá nhân không muốn thể hiện mình.

c) Khả năng làm việc nhómTheo một nghiên cứu của Lobel & McLeod vào năm 1991 được đề cập trong nghiên cứu (1), thì giữa hai

nhóm đến từ Mĩ và Nhật Bản, sau khi được chọn giữa cạnh tranh và hợp tác thì nhóm Nhật đã thể hiện thái độ hợp tác hơn nhóm Mĩ. Tuy nhiên, sự hợp tác này lại khiến mỗi cá nhân trong nhóm ỷ lại vào người khác và mất dần sự tự tin vốn có của mình khi làm việc độc lập. Càng làm việc nhóm nhiều thì tính cạnh tranh- một nhân tố thúc đẩy sự phát triển càng biến mất. Trong những nền văn hóa như Nhật Bản, làm việc nhóm sẽ thành công hơn và có sự thể hiện tốt hơn là làm việc cá nhân, nhưng người Nhật lại không đạt được những kết quả mang tính kết nối toàn xã hội và không được tự do thể hiện bản thân.

Page 15: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUMặt khác, trong nền văn hóa định hướng nhóm, nhóm thường chịu trách nhiệm tốt hơn so với cá nhân.

Trong khi đó, tại các nền văn hóa định hướng cá nhân, mỗi người phải tự chịu lấy trách nhiệm của mình. Và năng suất làm việc của những cá nhân trong nền văn hóa Mĩ hay châu Âu thường cao hơn hẳn khi làm việc một mình và sẽ ngược lại nếu làm việc nhóm. Còn những đồng nghiệp người Trung hay Nhật, họ đạt kết quả cao hơn khi làm việc nhóm và tồi hơn khi làm việc cá nhân.

Để chúng minh cho điều nay, Earley đã lập một nhóm gồm 48 thực tập sinh người Trung và nhóm khác gồm 48 thực tập sinh người Mĩ. Nhiệm vụ của họ là viết ghi nhớ và đánh giá kế hoạch, đơn xin việc của những ứng viên. 10 người đầu tiên mỗi nhóm sẽ thực hiện một công việc gồm 200 nhiệm vụ đơn lẻ và phải hoàn thành trong 1 giờ đồng hồ và được ẩn danh. 10 người tiếp theo cũng được làm nhiệm vụ tương tự như trên nhưng phải ghi tên các thành viên trong nhóm và phân công công việc. 10 người tiếp của cả hai nhóm được giao các nhiệm vụ đơn lẻ và phải hoàn thành trong 2-5 phút và cũng được ẩn danh, nhóm người còn lại của hai đội cũng phải làm nhiệm vụ cá nhân như trên nhưng phải ghi danh rõ ràng. Kết quả cho thấy, người Trung làm tốt hơn khi làm nhóm và ẩn danh. Trong khi đó họ lại không xuất sắc bằng người Mĩ khi làm cá nhân và phải ghi tên họ đầy đủ

Nghiên cứu (1) còn chỉ ra rằng hiệu suất làm việc của nhóm bị ảnh hưởng bởi sự đào tạo theo nhóm . Những người trong nhóm thường tập trung chú y vào những vai trò đạt tiêu chuẩn của nhóm. Vì vậy, nếu một nhóm không được đào tạo tập trung hay khồn có sự tương đồng về kiến thức giữa những người trong nhóm thì hiệu suất làm việc sẽ bị giảm sút.

Ngoài ra, tầm ảnh hưởng của trưởng nhóm là rất lớn tròn ngững nền văn hóa định hướng nhóm. Người trưởng nhóm là người cổ vũ và trân trọng những công hiến của nhân viên trong nhóm. Nhũng nỗ lực của nhân viên luôn phải được đánh giá cao với tổ chức và sự ủng hộ của người trưởng nhóm quan trọng hơn so với văn hóa định hướng cá nhân. Người trưởng nhóm vừa phải tham gia công việc vừa phải chỉ đạo nhóm. Điều này khiến các cá nhân khác trong nhóm thường ỷ lại trưởng nhóm và thụ động trong nhiều việc, trách nhiệm cũng là một vấn đề cần đề cập khí người trưởng nhóm được mặc định là người “hứng mũi chịu sào”.

d) Khả năng sáng tạoSáng tạo là những ý tưởng mới mẻ và có ích trong công việc. Những người có khả năng sáng là những

người luôn độc lập với sự phán xet của người khác, và là người tự tin, năng động. Sự sáng tạo giúp con người bước khỏi lối mòn suy nghĩ và luôn công hiến nhiều hơn cho xã hội. Tuy nhiên, trong nghiên cứu (2) “Individualism – collectivism and group creativity” của J.A.Goncalo và B.M.Staw, đã chỉ ra rằng: “Trong nền văn hóa định hướng nhóm, các công việc liên quan đến sự sáng tạo không được thể hiện tốt so với nền văn hóa định hướng cá nhân.” Trong một nhóm, chỉ những định hướng tương đồng với giá trị nhóm mới được khuyến khích sáng tạo và thể hiện,. Hơn nữa, mục tiêu nhóm cũng tác động đến khả năng sáng tạo. Vói những vấn đề mang tính thực tiễn thì tập thể không làm tốt bằng cá nhân và trong những nền văn hóa định hướng nhóm, cá nhân không được thả sức sáng tạo bởi những ảnh hưởng bởi mục tiêu của nhóm.

2. Đàm phán và tranh cãi

Những người trong nền văn hóa định hướng nhóm có khuynh hướng bị ảnh hưởng bởi những định hướng nhóm trong giao tiếp. Họ sử dụng đại từ nhân xưng “chúng tôi” thay vì là “tôi” . Trong cuộc đàm phán họ thường để đến bối cảnh. Người Nhật thường sử dụng những ngôn ngữ tiềm ẩn thể hiện thông qua thái độ, hành vi hơn là lời nói. Trong đàm phán họ thường im lặng hay không nhất quán rõ ràng. Đặc biệt, thái độ im lặng trong đàm phán của các đối tác đến từ nền văn định hướng nhóm dễ khiến người khác hiểu lầm và khó đoán định. Với người Nhật hay Trung, sự im lặng có thể đông nghĩa với sự không đồng tình hoặc sức mạnh tiềm ẩn cho dù những người Mĩ chỉ thấy sự yếu ớt và ngại ngùng trong hành động này. Trong đàm phán, người Nhật hay người Trung thường tránh xung đột và không đi thẳng vào vấn đề trong khi người Mĩ lại thích sự rõ ràng và có cái nhìn trực diện vào vấn đề đang bàn luận. Điều này gây mất thời gian và gây khó chịu cho những người phương Tây. Tại các quốc gia theo nền văn hóa định hướng nhóm, phong cách đàm phán thường làm hài lòng số đông cho nên khó thực hiện được những yêu cầu mà số đông đưa ra hoặc nếu có thực hiện thì cũng không triệt để. Đối với những người trong nhóm, họ thường thân tình và cởi mở hơn khi giao tiếp trong khi đó lại thỏa hiệp hơn đôi khi là khách sáo nếu giao tiếp vơi người ngoài nhóm. Trong nền văn hóa định hướng cá nhân, thường có ý kiến rõ ràng về mục đích và ý định của cuộc đàm phán, khi có tranh chấp họ cũng dễ dàng tìm ra giải pháp và thích làm chủ mọi tình huống. Trong khi ở nền văn hóa định hướng nhóm, họ không có khuynh hướng thích kiểm soát vấn đề .

Page 16: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEU3. Qúa trình ra quyết định trong kinh doanh:

“Ở nền văn hóa định hướng nhóm, luôn tồn tại quyền lực nhóm. Các quy tắc nhóm và nghĩa vụ được đề cao khi đưa ra quyết định hơn là quyền và kinh nghiệm của cá nhân . Và quyết định này dựa trên sự hi sinh vì những mục tiêu cần đạt được và lợi ích duy trì mối quan hệ tốt với những thành viên khác trong nhóm” theo nghiên cứu (3) The impact of I and C on ethical decision making by individual in organization

Trong nền văn hóa này, người ra quyết định là trưởng nhóm và người trưởng nhóm sẽ đưa ra quyết định dựa trên những chuẩn mực và qui tắc đạo đức mà không dựa trên cơ sở của sự công bằng. Thời gian ra quyết định cũng lâu hơn so với khi quyết định bởi cá nhân nhưng mức độ chính xác và hiệu quả thì chưa chắc đã hơn. Tính kiên định của người ra quyết định cũng bị ảnh hưởng khi có nhiều ý kiến đóng góp.

Câu 9: Văn hóa định hướng cá nhân: đặc trưng, ý nghĩa đối với kinh doanhKhái niệm: Một nền văn hóa trong đó mỗi cá nhân có xu hướng chịu trách nhiệm cho sự sung túc của

anh ta hay cô ta được gọi là văn hóa định hướng theo cá nhân.Đặc trưng: Hình thức văn hóa này thường thấy ở Úc, Canada, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ. Con người

được tự do chú tâm vào các mục tiêu cá nhân nhưng phải có trách nhiệm về những hành động của họ. Trẻ em được giáo dục độc lập và tự tin khi còn bé. Giá trị của các nền văn hóa đó là làm việc tích cực, nỗ lực bản thân và chú trọng vào chủ nghĩa cá nhân nhằm thúc đẩy việc chấp nhận rủi ro, mà chính điều đó khuyến khích sự sáng tạo và cải tiến. Sự chú trọng vào chủ nghĩa cá nhân dẫn đến mức độ thay đổi nơi làm việc cao. Điều này là một cân nhắc rất quan trọng. Nếu một nhà quản lý then chốt nắm giữ các thông tin có giá trị đi làm việc cho một dối thủ cạnh tranh, người chủ cũ của anh ta có thể mất tính cạnh tranh chỉ qua một đêm.

Trong nền văn hóa chủ nghĩa cá nhân, đôi khi khó phát triển một môi trường làm việc hợp tác hoặc “tinh thần đồng đội” giữa những người lao động. Con người đã quen sự thừa nhận cá nhân có hướng liên đới tới các trách nhiệm cá nhân hơn là cho hoạt động rộng rãi của công ty. Các công ty trong nền văn hóa định hướng theo cá nhân có thể thấy khó tin vào sự hợp tác giữa các bên. Các đối tác rất có thể sẽ rút lui khỏi sự hợp tác khi các mục tiêu của họ được thỏa mãn.*Ưu điểm :-Con người được tự do chú tâm vào các mục tiêu cá nhân nhưng phải có trách nhiệm về hành động của mình.Điều này thúc đẩy sự làm việc tích cực, nỗ lực bản thân, chấp nhận rủi ro.Từ đó khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo trong công việc.-Chủ nghĩa cá nhân sẽ dẫn đến những con người dân chủ(hiểu rõ tầm quan trọng của tự do cá nhân và đa nguyên xã hội), từ đó làm động lực cho sự phát triển của đất nước.Con người là chủ thể của xã hôi, 1 xã hội ko thể phát triển với những con người ko sáng tao, ỷ lại vào số đông,…*Nhược điểm :-Đôi khi khó phát triển 1 môi trường làm việc hợp tác hoặc “tinh thần đồng đội “ giữa những người lao động.Con người đã quen sự thừa nhân có hướng liên đới tới các trách nhiệm cá nhân hơn là cho hoạt động rộng rãi của công ty.-Sự hợp tác giữa các công ty có thể gặp khó khăn , các đối tác có thể rút lui khỏi sự hợp tác khi các mục tiêu của họ đã được thỏa mãn.-Chủ nghĩa cá nhân không thể giải quyết được vấn đề gia tăng bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèoTóm lại, lựa chọn chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa tập thể phải dựa vào những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.Phải có sự kết hợp hài hòa giữa 2 chủ nghĩa nhằm đem lại lợi ích cao nhất.Đề cao chủ nghĩa tập thể nhưng vẫn phải xác định đúng vai trò của cá nhân trong cộng đồng, tạo mọi điều kiện để các cá nhân có cơ hội phát huy tính sáng tạo, khả năng của mình.

Ý nghĩa đối với kinh doanh:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 17: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEU………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 10: Khái niệm, nguồn gốc, hình thức và tác động của rủi ro chính trị đối với các DN KDQTKhái niệm rủi ro chính trị: rủi ro chính trị là những nguy cơ hoặc thiệt hại cho doanh nghiệp có nguyên nhân bắt nguồn từ những biến động chính trị bất thường gây ra.Nguồn gốc:

- Sự lãnh đạo của chính trị yếu kém;- Chính quyền bị thay đổi thường xuyên;- Sự dính líu đến chính trị của các nhà lãnh đạo tôn giáo và quân đội;- Hệ thống chính trị không ổn định;- Những vụ xung đột về chủng tộc, tôn giáo và các dân tộc thiểu số;- Sự liên kết kém chặt chẽ giữa các quốc gia.

Các tác động:- Xung đột và bạo lực Thứ nhất, xung đột địa phương có thể gây cản trở mạnh mẽ đến đầu tư của các

công tyquốc tế. Bạo lực làm suy yếu khả năng sản xuất và phân phối sản phẩm, gây khó khăn cho việcnhận nguyên liệu và thiết bị gây cản trở việc tuyển dụng những nhân công giỏi. Xung đột nô racũng đe dọa cả tài sản (văn phòng, nhà máy và thiết bị sản xuất) và cuộc sống của nhân công.Nguyên nhân, sự oán giận và bất đồng hướng về chính phủ của họ. Khi mà những giải pháp hòabình giữa người dân và chính phủ thất bại, xung đột để thay đổi người lãnh đạo xảy ra. Thứ hai, xung đột diễn ra do tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia Thứ ba, chiến tranh xảy ra giữa các dân tộc, chủng tộc và tôn giáo. Ngoài sự tranh chấp ởPakixtan, xung đột còn thường xuyên xảy ra giữa đạo Hồi và đạo Hindu ở ngay tại Ấn Độ. Vớicác công ty hoạt động ở Ấn Độ, những rủi ro tôn giáo sẽ làm gián đoạn công việc kinh doanh.

- Khủng bố và bắt cóc Bắt cóc và những cuộc khủng bố khác là phương tiện để các thế lực khẳng định vị thếchính trị. Khủng bố có mục đích tạo ra sự lo sợ và ép buộc sự thay đổi thông qua việc gây ranhững cái chết và tàn phá tài sản một cách bất ngờ, thiệt hại nặng nề và không lường trước được.VD: khủng bố 11-9. Bắt cóc thường được sử dụng nhằm tài trợ tài chính cho các hoạt động khủng bố. Cáchãng kinh doanh nước ngoài lớn là mục tiêu chính bởi vì những người làm việc ở đây có thể trảnhững khoản chuộc khá hậu hĩnh. Khi những đại diện chính của công ty được bổ nhiệm sang làmviệc ở những nước có nhiều vụ bắt cóc, họ nên đến làm việc một cách lặng lẽ, chỉ nên gặp một sốquan chức chủ chốt địa phương nhằm mục đích bảo vệ an ninh cho họ và khi trở về nước cũngnên nhanh chóng, lặng lẽ.

- Chiếm đoạt tài sản Đôi khi một số chính quyền chiếm đoạt tài sản của các công ty trên lãnh thổ của họ. Sựchiếm đoạt diễn ra dưới 3 hình thức:

Tịch thi, xung công và quốc hữu hóa. Tịch thu: Là việc chuyển tài sản của công ty vào tay chính phủ mà không có sự đền bùnào cả. Thông thường không có cơ sở pháp lý yêu cầu đền bù hoặc hoàn trả lại tài sản.

Xung công: Là việc chuyển tài sản của tư nhân vào tay chính phủ nhưng được đền bù Ngày nay, các chính phủ ít sử dụng đến giải pháp tịch thu hoặc xung công. Bởi vì ảnhhưởng đến thu hút đầu tư trong tương lai. Các công ty đã đầu tư thì lo sợ mất tài sản và nó cũngngăn cản các công ty mới bắt đầu đầu tư vào địa phương nếu việc tịch thu xảy ra.

Quốc hữu hóa: Quốc hữu hóa phổ biến hơn xung công và tịch thu. Trong khi xung côngáp dụng đối với một hoặc một số công ty nhỏ trong một ngành, thì quốc hữu hóa diễn ra đối vớitoàn bộ ngành. Quốc hữu hóa là việc Chính phủ đứng ra đảm nhiệm cả một ngành. Quốc hữu hóa được các chính phủ áp dụng vì 4 lý do sau: (1) Chính phủ phải quốc hữu hóa những ngành mà họ cho rằng các công ty nước ngoàichuyển lợi nhuận tới đầu tư ở những nước khác có tỷ lệ thuế thấp. (2) Chính phủ tiến hành quốc hữu hóa một ngành bởi vì tư tưởng lãnh đạo. Quốc hữu hóađôi khi là công cụ chính trị. Nhà nước hứa là sẽ đảm bảo việc làm nếu được quốc hữu hóa. (3) Quốc hữu hóa có lẽ là giải pháp trợ giúp những ngành mà các công ty tư nhân khôngmuốn hoặc không có khả năng đầu tư, chẳng hạn như đầu tư vào những ngành công cộng. Chínhphủ thường kiểm soát ngành công cộng và tài trợ hoạt động cho các ngành này từ thuế. Quốc hữu hóa cũng có sự khác nhau giữa các quốc gia. Trong khi các chính phủ Cuba,Bắc Triều Tiên kiểm soát mọi ngành, thì Mỹ và Canada chỉ kiếm soát một số ngành. Các nướckhác như Pháp, Braxin, Mexico, Ban Lan và Ấn Độ cố gắng làm cân bằng giữa sở hữu nhà nướcvà sở hữu tư nhân.

Page 18: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEU- Sự thay đổi các chính sách Sự thay đổi chính sách của chính phủ cũng có thể là do nguyên nhân

mất ổn định xã hộihoặc là do có sự tham gia của các chính đảng mới. - Những yêu cầu của địa phương Luật mà khuyến khích các nhà sản xuất trong nước cung cấp một số lượng hàng hóa vàdịch vụ nào

đó gọi là bảo hộ của địa phương. Chế độ bảo hộ yêu cầu các công ty sử dụng nguồnnguyên liệu sẵn có của địa phương, mua một phần từ nhà cung cấp địa phương hoặc thuê một sốlượng nhân công nhất định nào đó ở địa phương. Các yêu cầu của địa phương có thể gây bất lợi sự tồn tại của các hãng trong dài hạn. Đặcbiệt, họ có thể gây ra hai điểm bất lợi đối với các công ty 1. Yêu cầu phải tuyển dụng những nhân công địa phương của họ có thể làm cho các côngty này thiếu những người làm việc có đủ trình độ. 2. Yêu cầu các công ty sử dụng toàn bộ hoặc một phần nguyên, nhiên vật liệu của địaphương dẫn đến chi phí sản xuất cao, chất lượng giảm sút hoặc cả hai.

Câu 11: Ngăn ngừa, hạn chế rủi ro chính trị đối với DN KDQT: các bước và các công cụ áp dụngBên cạnh kiểm soát và dự đoán những khả năng thay đổi chính trị, các công ty quốc tế phảicố gắng

quản lý được rủi ro chính trị mà những rủi ro này đe dọa đến hoạt động hiện tại cũngnhư tương lai. Có năm phương pháp quản lý rủi ro chính trị đó là: né tránh, thích nghi, phụthuộc, thu nhập thông tin và những chính sách của địa phương.

- Né tránh: Né tránh đơn giản là hạn chế đầu tư vào những nước thiếu cơ hội đầu tư. Khi mà rủi ro cóthể kiểm soát được và thị trường địa phương bị xáo trộn, các nhà quản lý tìm cách khác để giảiquyết rủi ro chính trị.

- Thích nghi: Thích nghi có nghĩa là kết hợp chặt chẽ rủi ro với chiến lược kinh doanh, thường đượcgiúp đỡ của các quan chức địa phương. Các công ty thu nhận rủi ro qua năm chiến lược: vốn tíndụng và vốn cổ phần của địa phương, định vị, trợ giúp phát triển, cộng tác và bảo hiểm. Vốn tín dụng và vốn cổ phần ở địa phương. Vốn tín dụng và vốn cổ phần trong đó phảikể đến tài trợ cho các hoạt động kinh doanh ở địa phương bằng sự trợ giúp của các hãng địaphương, công đoàn, các định chế tài chính và chính phủ. Sự trợ giúp của các tổ chức được thuậnlợi với điều kiện phải đảm bảo là các thế lực chính trị không làm gián đoạn các hoạt động trên.Nếu là hoạt động góp vốn, các đối tác chấp nhận được lãi suất. Nếu là những khoản cho vay, họnhận được lãi suất. Rủi ro được giảm xuống bởi vì các đối tác ở địa phương nhận được lợi ích. Chiến lược định vị: Định vị đòi hỏi những hoạt động trợ giúp, đó là sự pha trộn sản phẩmhoặc một số yếu tố kinh doanh khác- thậm chí các công ty chỉ rõ ra- để phù hợp với kiểu thẩmmỹ và văn hóa. Trợ giúp phát triển. Trợ giúp phát triển cho phép các công ty nước ngoài trợ giúp cáccông ty trong nước hoặc khu vực trong phát triển mạng lưới thông tin và giao thông, cải thiệnchất lượng cuộc sống ở địa phương. Bởi vì lúc này các công ty và quốc gia đó trở thành đối táccủa nhau và cả hai bên cùng có lợi. Mức trợ giúp có sự thay đổi sâu sắc. Đối với các dự án nhỏ, các công ty xây dựng nhàcho người lao động. Đối với các dự án lớn, các hãng có thể chi ra hàng triệu đô-la để xây dựngtrường học, bệnh viện và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Sự cộng tác: Một phương thức ngày càng phổ biến trong quản lý rủi ro, sự hợp tác có thểlà phương thức tối ưu trong kế hoạch phát triển công ty, nó là phương thức để chia sẻ rủi ro. Bảo hiểm: Các công ty mua bảo hiểm để chống lại rủi ro chính trị tiềm ẩn. Có một sốchính sách bảo vệ các công ty khi mà chính quyền địa phương hạn chế việc chuyển tiền từ trongnước ra ngoài nước. Có những hình thức khác hạn chế mất mát do bạo lực, chiến tranh, khủngbố.

- Duy trì mức độ phụ thuộc: Thông thường, một công ty duy trì sự phụ thuộc sở tại vào hoạt động của nó. Công typhải tiếp cận theo ba hướng để giải quyết vấn đề này:

1. Minh chứng được địa phương được lợi ích qua hoạt động của công ty nước ngoài2. Các công ty nước ngoài cố gắng sử dụng nguyên vật liệu, công nghệ và một phầnnguồn lực sẵn có

của địa phương. Họ cố gắng thuyết phục bất bỳ một sự chiếm đoạt tài sản nàocũng gây ra khó khăn trong kinh doanh. Nếu công ty đủ mạnh và đủ lớn, nó có thể nhận được toàn bộ quyền kiểm soát kênhphân phối ở địa phương. Nếu nó bị đe dọa, nó có thể từ chối cung cấp cho người tiêu dùng địaphương và người mua là các công ty địa phương. Duy trì sự phụ thuộc nhằm: Thứ nhất, công ty không phát triển nhân công địa phương.Những doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn do sự hiện diện của các doanh nghiệp nướcngoài hùng mạnh. Thứ hai, các công ty quốc tế phá vỡ nhiều khu vực kinh tế bằng việc từ chốisử dụng các yếu tố sản xuất do khu vực này cung cấp. Thứ ba, các công ty này từ chối cung cấpsản phẩm cho địa phương. Thực tế này có ảnh hưởng xấu đến phúc lợi và an toàn của người dânđịa phương, đặc biệt những sản phẩm này có tầm quan trọng đối với sức khỏe và an ninh. - Thu thập thông tin Các hãng kinh doanh quốc tế phải kiểm soát được thậm chí cố gắng dự đoán trước nhữngsự kiện

Page 19: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUchính trị đe dọa hoạt động hiện tại và thu nhập trong tương lai. Có hai nguồn dữ liệu cầnthiết cho việc dự báo rủi ro chính trị chính xác: (1) Công ty yêu cầu người lao động đánh giá mức độ rủi ro chính trị. Những công nhâncó thời gian làm việc ở một nước đủ lâu để hiểu được văn hóa và chính trị ở đây, cũng chính vìvậy, đây là nguồn thông tin đáng tin cậy. (2) Một công ty cũng có thể thu thập thông tin từ những hãng chuyên cung cấp nhữngdịch vụ về rủi ro chính trị. Đó là các ngân hàng, chuyên gia phân tích chính trị, các ấn phẩm mớixuất bản và các dịch vụ đánh giá rủi ro. Nhiều hãng đưa ra các báo cáo rủi ro chính trị chi tiết kểcả mức độ và nguồn gốc rủi ro cho mỗi quốc gia. Bởi vì dịch vụ này khá đắt đỏ, cho nên cácdoanh nghiệp và công ty nhỏ thường quan tâm những nguồn thông tin miễn phí sẵn có, đáng chúý là nguồn từ chính phủ. - Những chính sách của địa phương Các nhà quản lý có thể phải xem xét đến những luật lệ và quy định áp dụng trong kinhdoanh ở mỗi quốc gia. Hơn nữa, pháp luật ở nhiều quốc gia rất dễ thay đổi và luật mới ra đời tiếp tục tác động đến doanh nghiệp. Để những ảnh hưởng của địa phương có lợi cho họ, các nhà quảnlý đề nghị những định hướng thay đổi có ảnh hưởng tích cực tới họ Sự tranh thủ ảnh hưởng chính trị ở địa phương, luôn liên quan đến những nhà làm luật vàcác chính trị gia, ảnh hưởng này hoặc trực tiếp hoặc thông qua hậu trường. Những nhà vận độnggặp các quan chức địa phương và cố gắng gây tác động đến những vấn đề liên quan đến công tycủa họ. Họ mô tả những lợi ích mà công ty mang lại cho địa phương, môi trường tự nhiên, cơ sởhạ tầng và nguồn nhân lực. Mục đích cuối cùng của họ là nhận được sự ủng hộ của luật pháp. Tham nhũng: Hối lộ là một phương pháp chiếm được cảm tình từ giới chính trị. Đôi khi nó là phương tiện để kiếm được những hợp đồng khác nhau và tiếp cận được những thị trườngnhất định. Vật hối lộ có thể là “bất kỳ cái gì có giá”, có thể là tiền, những món quà và nhữnghình thức khác

Câu 12: Đặc điểm của các dòng luật chính trên thế giới: Thông luật, dân luật, thần luật.* Thông luật

Luật phổ thông bắt nguồn từ Anh Quốc vào thế kỷ thứ XVII và nó được công nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống luật pháp dựa trên những yếu tố lịch sử của luật pháp, dựa vào đó mà tòa án tiến hành xử lý những tình huống cụ thể. Một hệ thống thông luật phản ánh 3 nhân tố:- Nhân tố truyền thống: Là lịch sử pháp luật của một quốc gia.- Các tiền lệ: Các quy ước có tính chất bắt buộc xuất hiện trước khi có tòa án.- Cách sử dụng: Là những cách mà theo đó luật pháp được áp dụng cho một tình huống cụ thể.Thông luật: Tòa án giải quyết một trường hợp nào đó thông qua việc làm sáng tỏ các yếu tố lịch sử, tiền lệ và cách sử dụng. Tuy nhiên, mỗi bộ luật được vận dụng khác nhau đôi chút trong mỗi tình huống.Hợp đồng kinh doanh là thỏa thuận mang tính chất pháp lý giữa hai bên, có xu hướng dài dòng bởi vì họ phải quan tâm đến luật pháp sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp có tranh chấp. Các công ty phải xác định thời gian rõ ràng trong hợp đồng, và phải cam kết tar một khoản tiền lớn để nhận được sự tư vấn pháp luật. Xét về mặt tích cực, thường luật khá linh hoạt. Thay vì áp dụng cứng nhắc trong mọi tình huống, bộ luật này xử lý trong những trường hợp và tình huống cụ thể. Thông luật được áp dụng tại Úc, Anh, Canada, New zealand, Mỹ và một phần Châu Á và Âu.* Luật dân sự

Luật dân sự xuất hiện ở Rome vào thế kỷ XV trước công nguyên, nó là bộ luật ra đời và thông dụng nhất trên thế giới. Luật dân sự dựa trên các quy định chuẩn tắc bằng văn bản. Luật dân sự ít có sự đối lập như thông luật bởi vì nó không cần giải thích các điều luật theo lịch sử hình thành, tiền lệ và cách sử dụng. Bởi vì, tất cả các luật được hệ thống hóa và súc tích, cho nên các hợp đồng cần làm rõ các hàm ý trong hợp đồng. Tất cả các quyền lợi và trách nhiệm đều trực tiếp thể hiện trong hợp đồng. Bên cạnh đó, chi phí về thời gian và tiền bạc ít tốn kém hơn, nhưng luật dân sự có xu hướng bỏ qua những tình huống đơn lẻ. Luật được áp dụng tại Cuba, Puerto Rico, Quebec và tất cả các nước trung và Nam Phi.

* Luật mang tính chất tôn giáo (thần luật).Luật dựa trên nền tảng tôn giáo được gọi là luật thần quyền. Có 3 luật thần quyền nổi lên đó là Luật

Đạo Hồi, đạo Hin-đu, luật Do Thái.Các hãng hoạt động ở những nước tồn tại luật thần quyền phải nhạy cảm với niềm tin và văn hóa địa

phương. Họ nên đánh giá hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm những thông lệ và chính sách đầu tư để đảm bảo phù hợp với không chỉ pháp luật mà còn tôn giáo và văn hóa địa phương.

Nhìn chung, luật liên quan đến chất lượng sản phẩm, trách nhiệm với sản phẩm và ô nhiễm môi trường, đối xử với công nhân được áp dụng mạnh mẽ ở những nước Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ Latinh.

Page 20: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUMột số công ty quốc tế lợi dụng những chuẩn mực khác nhau ở những nước khác nhau. Thí dụ: họ sản xuất sản phẩm bị cấm ở một nước nhưng lại bán sản phẩm đó sang nước khác. Vì vậy, sự khác nhau của luật pháp làm nảy sinh vấn đề đạo đức trong những thương gia kinh doanh quốc tế.

Câu 13: Một số vấn đề luật pháp quốc tế quan trọng đối với DN KDQT (Giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, an toàn, trách nhiệm sản phẩm)

* Tiêu chuẩn hóaBởi vì hệ thống là khác nhau ở mỗi nước cho nên các công ty thường thuê các chuyên gia pháp luật ở

những nước mà họ kinh doanh. Điều này có thể làm tăng chi phí. Nhưng có một điều thuận lợi, hệ thống luật pháp giữa các nước đều có chuẩn mực chung, tuy nhiên, chuẩn mực đó không phải hoàn toàn đồng nhất.

Mặc dù hệ thống luật pháp quốc tế không được rõ ràng nhưng bước đầu đã có những điểm chung. Luật quốc tế ảnh hưởng đến nhiều khu vực, bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật chống độc quyền, thuế, luật phân xử tranh chấp hợp đồng và những vấn đề thương mại nói chung. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức quốc tế khuyến khích áp dụng các chuẩn mực. Trong số các tổ chức Liên Hiệp Quốc, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức về sự thống nhất của các luật tư nhân của Rome đã đưa ra các quyết định cho kinh doanh quốc tế. Để tháo gỡ các rào cảm cho các công ty hoạt động trên thị trường Tây Âu, Liên hiệp Châu Âu cũng tiêu chuẩn hóa hệ thống luật pháp của các nước trong hiệp hội.* Quyền sở hữu trí tuệ

Tài sản là kết quả do hoạt động trí tuệ của con người và những nguồn lực đó gọi là tài sản trí tuệ. Nó bao gồm: tiểu thuyết, phần mềm máy tính, các bản thiết kế vè máy móc và các bí quyết như công thức làm nước giải khát của hãng Coca-cola. Xét về mặt kỹ thuật, nó là kết quả của sản phẩm công nghiệp (hoặc là phát minh sáng chế hoặc là nhãn hiệu đăng ký) hoặc bản quyền và vấn đề hạn chế độc quyền.

Nhiều đạo luật bảo vệ quyền tài sản- nó chứng nhận về nguồn gốc và bất kỳ một thu nhập nào được tạo ra. Giống như các tài sản khác, trí tuệ cũng được mua bán, cấp giấy phép nhằm thu được phí và các quyền khác.

Quyền sở hữu trí tuệ có thể chia thành quyền sở hữu công nghiệp và bản quyền tác giả.Quyền sở hữu công nghiệp: bao gồm bằng sáng chế, nhãn hiệu đăng ký, thường là tài sản có giá trị

nhất của công ty. Luật bảo vệ quyên sở hữu công nghiệp để thưởng cho những hoạt động sáng tạo và những phát minh. Mục đích của đạo luật bang sáng chế Liên bang Mỹ là khuyến khích mọi người phát minh sáng chế và áp dụng vào cuộc sống. Tương tự, luật nhãn hiệu đăng ký khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào những sản phẩm và đảm bảo với người tiêu dùng rằng họ nhận được những sản phẩm giống nhau từ một nhà cung cấp.

Bằng phát minh sáng chế: Bằng phát minh sáng chế là giấy cấp cho người phát minh hoặc là quá trình ngăn chặn nhữngngười khác làm, sử dụng, bán những phát minh đã được đăng ký này. Bằng phát minh sáng chế yêu cầu những phát minh phải đảm bảo yếu tố mới, khả dụng.

Nhãn hiệu đăng ký: là những từ hoặc các biểu tượng để phân biệt các sản phẩm và nhà sản xuất ra nó. Lợi ích của khách hàng là họ hiểu ra được chất lượng sản phẩm mà họ mua là của các hãng nổi tiếng.

Bản quyền tác giả: Trao cho quyền sở hữu có quyền tự do xuất bản hoặc quyền quyết định về sản phẩm của mình. Bản quyền tác giả còn cho biết rõ thời gian và tên người sở hữu. Một người sở hữu có những quyền sau:

- Quyền được tái xuất bản.- Quyền được nhận sản phẩm mới từ bản quyền.- Quyền được bán và phân phối các bản sao chép.- Quyền định đoạt sản phẩm từ bản quyền.- Quyền công bố bản quyền ra công chúng.

* Sự đảm bảo và trách nhiệm đối với sản phẩmHầu hết các quốc gia đều có đạo luật bảo vệ sản phẩm, luật này đưa ra các tiêu chuẩn áp dụng cho

các nhà sản xuất. Trách nhiệm đối với sản phẩm yêu cầu các nhà sản xuất, người bán và những đối tượng khác, gồm cả nhân viên công ty phải có trách nhiệm đối với những thiệt hại, thương tích hoặc chết chóc do các sản phẩm khuyết tật gây ra. Tổn thất có thể phải được bồi thường bằng tiền thông qua bộ luật dân sự và tiền phạt, hoặc có thể bị phạt tù theo luật hình sự. Những hòa giải phải được thực hiện thường xuyên trước khi vụ việc được đưa ra tòa án.* Thuế

Page 21: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUChính phủ các nước dùng thu nhập từ thuế doanh thu cho nhiều mục đích. Tiền thuế được dùng để

trả lương, xây dựng quân đội, điều hòa thu nhập từ người giàu sang người nghèo. Chính phủ cũng đánh thuế trực thu, còn gọi là thuế tiêu dùng cho hai mục đích:

- Nó giúp cho việc chi trả cho những hậu quả của việc tiêu dùng một sản phẩm.- Làm cho hàng hóa nhập khẩu đắt hơn.Thuế tiêu dùng được đánh trên các hàng hóa như rượu và thuốc lá để điều trị những bệnh tật sinh ra

từ những sản phẩm này. Tương tự, thuế đánh trên xăng dầu để xây dựng và sữa chữa cầu cống và đường xá. Thuế đánh trên những mặt hàng nhập khẩu làm cho những hàng hóa địa phương có lợi thế hơn về mặt giá cả. Xét về tỷ lệ khác, các nước có tỷ lệ thuế suất khác nhau tính trên thu nhập.* Đạo luật chống độc quyền

Các đạo luật nhằm chống các công ty ấn định giá cả, chiếm lĩnh thị trường và tận dụng những lợi thế do độc quyền gọi là đạo luật chống độc quyền. Những đạo luật này cố gắng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đa dạng ở mức giá hợp lý.

Các công ty bị chế tài bởi luật chống độc quyền cho rằng họ bị mất lợi thế do phải chia sẻ thị phần với các đối thủ cạnh tranh trong nước. Vì vậy, những hãng hoạt động ở những nước có đạo luật chống độc quyền thường được miễn thuế trong một số giao dịch quốc tế. Một số tiểu thương cho rằng họ có thể có điều kiện cạnh tranh tốt hơn đối với các công ty quốc tế lớn nếu không vi phạm luật chống độc quyền.

Câu 14: Liên hệ tình hình rủi ro chính trị đối với: i) các DN nước ngoài trên thị trường Việt Nam; ii) đối với các DN Việt Nam trên thị trường Mỹ.

I. Các DN nước ngoài trên thị trường Việt Nam.

- Những thay đổi của một số chính sách pháp luật và sự chậm trễ trong việc sửa đổi những chính sách khác đang gây ra nhiều lo ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Cụ thể như: Bộ Luật Lao động mới được Quốc hội thông qua là một ví dụ. Theo Bộ luật này thì thời gian làm thêm giờ của một công nhân không vượt quá 200 giờ một năm. Điều này nhằm đảm bảo sức lao động của người công nhân, nhưng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, họ vẫn cho rằng quy định này làm mất đi sự linh hoạt và giảm năng suất lao động tại các nhà máy.

Trong một cuộc khảo sát mới được công bố của Phòng Thương mại châu Âu, có tới 42% các công ty châu Âu được hỏi trả lời rằng Luật Lao động mới được thông qua sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của họ, trong khi đó 28% không biết rõ về những quy định trong luật có nghĩa là gì.

- Tham nhũng và nhận thức quốc tế:Tham nhũng, được xem là đại họa tại Việt Nam, là một cản trở chính cho đầu tư nước ngoài. Mặc dù các

cơ quan công quyền thường xuyên khẳng định cam kết chống nạn hối lộ và khuyến khích truyền thông thực hiện vai trò giám sát nhưng năm 2008 đã có một số nhà báo bị bắt vì đưa tin một số vụ bê bối lớn.

Trong Bảng Chỉ số Tham nhũng năm 2010 do Tổ chức Minh bạch Quốc tế đưa ra, Việt Nam thăng hạng một chút, từ bậc 120 cách đó hai năm lên 116, cho thấy có sự thay đổi rất ít về mức độ tham nhũng.

Xếp hạng nhận thức về nạn tham nhũng tại Việt Nam. Một bước cải tiến hay thụt lùi đáng kể trong vấn đề tham nhũng đều có thể ảnh hưởng đến đầu tư dài hạn, mặc dù lẽ ra Việt Nam đã phải thực hiện các thay đổi cơ bản.

- Bất ổn định xã hộiViệt Nam đang chứng kiến số lượng các cuộc đình công, phản kháng và tranh chấp đất đai ngày càng

tăng, và chúng thường ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của người nước ngoài. Những bất ổn này nổ ra ở khu vực nông thôn do Nhà nước sung công đất đai, và do những quan chức tham nhũng ở địa phương. Nhưng vẫn không có dấu hiệu chứng tỏ rằng khả năng bất ổn rộng lớn hơn sẽ nổ ra, hoặc thể chế hiện tại sẽ bị thách thức từ bên dưới thời gian tới.

II. Đối với các DN Việt Nam trên thị trường Mỹ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 22: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEU……………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….Câu 15: Liên hệ thực trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Trong suốt thập kỷ qua, Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi quan trọng trong lĩnh vực bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ ("SHTT"). Đây là kết quả của quá trình cải cách liên tục nhằm đảm bảo hệ thống pháp luật về bảo hộ, thực thi quyền SHTT của Việt Nam tuân thủ các cam kết quốc tế với mục tiêu là cải cách và hội nhập. Việc bổ sung các quy định của pháp luật về SHTT và tăng cường hệ thống thực thi quyền tương ứng là điều kiện để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới ("WTO"). Trên thực tế, các chế định không thích hợp trước đây của Việt Nam về bảo hộ quyền SHTT là một trong những rào cản lớn nhất của Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO và hiện tại vẫn là đối tượng chịu nhiều sức ép từ phía các tổ chức quốc tế, theo đó yêu cầu phía  Việt Nam phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hệ thống bảo hộ và thực thi quyền SHTT của mình. Trong khoảng thời gian trước khi gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam đã có những thay đổi toàn diện về hệ thống pháp luật SHTT nhằm đưa ra một khung pháp lý đầy đủ về bảo hộ quyền SHTT phù hợp với các quy định của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền SHTT ("TRIPs"). Mặt khác, Việt Nam cũng thừa nhận vai trò quan trọng của việc bảo hộ quyền SHTT trong việc phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại, khuyến khích hoạt động sáng tạo và phát minh phục vụ phát triển kinh tế. Việc Việt Nam tích cực tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực trong đó bảo hộ quyền SHTT là một phần quan trọng trong các cam kết thành viên cũng là một nhân tố thúc đẩy Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống về bảo hộ và thực thi quyền SHTT. Từ giữa những năm 1990, Việt Nam đã liên tục sửa đổi và bổ sung các quy định về bảo hộ quyền SHTT cũng như các biện pháp chế tài để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT. Tuy nhiên, thực tế gần đây cho thấy Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hơn nữa cơ chế bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến tên thương mại và tên miền nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan cho phù hợp với những thay đổi và phát triển liên quan đến các tranh chấp và xung đột về sở hữu trí tuệ giữa các công cụ nhận diện thương mại là nhãn hiệu, tên thương mại và tên miền.

I. Luật quốc giaHệ thống pháp luật quốc gia của Việt Nam về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn

hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ được quy định ở trong các văn bản pháp luật hiện hành như: Bộ luật Dân sự (phần sở hữu trí tuệ); Bộ luật Hình sự (phần sở hữu trí tuệ), Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh; Luật Thương mại; Luật Doanh nghiệp; Luật Công nghệ Thông tin...và các văn bản hướng dẫn các luật trên.

II. Luật quốc tế

Page 23: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEU

Cùng với quy định của pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế đa phương, song phương và khu vực là một nguồn luật không thể thiếu khi xem xét việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Vì vậy, trong hoạt động thực thi và bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan thực thi cần lưu ý viện dẫn đến các công ước quốc tế sau đây về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã tham gia:

1. Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883

 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883 tạo lập cơ sở chung nhất cho các thỏa thuận đa phương và song phương khác về bảo hộ quyền SHCN. Tính đến tháng 10 năm 2011 có 173 quốc gia là thành viên của Công ước này, trong đó Việt Nam tham gia là thành viên từ năm 1949.

Công ước Paris áp dụng cho sở hữu công nghiệp theo nghĩa bao gồm sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý (chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ) và chống cạnh tranh không lành mạnh.Công ước Paris đề ra nguyên tắc “đối xử quốc gia” theo đó, công dân Việt Nam có quyền được hưởng các điều kiện thuận lợi như công dân của bất kỳ một nước thành viên nào khác trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước đó, miễn là tuân thủ các điều kiện và thủ tục quy định đối với công dân của nước tương ứng. Quy định về chế độ đối xử quốc gia được đặt ra không chỉ nhằm bảo đảm quyền của người nước ngoài được bảo hộ mà còn đảm bảo rằng họ không bị phân biệt đối xử theo bất kỳ cách nào liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

2. Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs).

Hiệp định TRIPs là hiệp định đa phương toàn diện nhất liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ được ký kết năm 1994 và bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/1995 cùng với sự ra đời của WTO. Hiệp định thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với hoạt động thương mại và đầu tư, các thiệt hại đối với các quyền lợi thương mại hợp pháp khi quyền sở hữu trí tuệ không được bảo hộ và thực thi thỏa đáng và hiệu quả. Điều 7 của Hiệp định TRIPs quy định rằng việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ “góp phần thúc đẩy phát minh công nghệ, chuyển giao và phổ biến công nghệ, phục vụ lợi ích của người sản xuất và người sử dụng tri thức công nghệ,  theo hướng có lợi cho sự thịnh vượng kinh tế và xã hội, cân đối giữa quyền lợi và nghĩa vụ". Tính đến thời điểm hiện nay đã có hơn 150 quốc gia là thành viên của TRIPs, trong đó Việt Nam tham gia TRIPs từ năm 2007.

Hiệp định TRIPs bắt buộc tất cả các thành viên của WTO tuân thủ các Điều của Công ước Paris, bao gồm các nguyên tắc cơ bản cũng như quy định về hành chính và ngân sách. Hiệp định TRIPs đề cập một cách chính xác hơn nguyên tắc "đối xử quốc gia" đã có hiệu lực đối với nhiều quốc gia thành viên Công ước Paris. Cũng như Công ước Paris, Điều 3 Hiệp định TRIPs quy định nguyên tắc có đi có lại giữa các quốc gia thành viên. Mỗi quốc gia thành viên phải dành cho công dân của các quốc gia thành viên khác sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không kém thuận lợi so với sự đối xử dành cho công dân nước đó.

Hiệp định TRIPs, ngoài việc đề cập đến các nguyên tắc cơ bản của Công ước Paris, đã vượt ra ngoài Công ước Paris và lần đầu tiên đưa ra một nguyên tắc mới đó là "đối xử tối huệ quốc". Theo Điều 4 của Hiệp định TRIPs, "bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc miễn trừ nào được một thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các thành viên khác".

2. Các điều ước quốc tế song phương và khu vực khác

Ngoài hai công ước quốc tế quan trọng nhất là Công ước Paris và Hiệp định TRIPS về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khi xem xét đến việc bảo hộ và thực thi quyền đối với các đối tượng là nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, cần tính đến cả các điều ước song phương và khu vực mà Việt Nam đã tham gia ký kết:- Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ;- Kế hoạch của Cộng đồng kinh tế Asean (Asean Economy Community Blueprint);- Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Asean - Nhật Bản;

Page 24: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEU - Hiệp định phi thương mại Asean - New Zealand - Australia (phần sở hữu trí tuệ);- Hiệp định song phương Việt Nam - Hoa Kỳ;- Hiệp định hợp tác khoa học giữa Việt Nam - Hoa Kỳ (phần SHTT);- Hiệp định Việt Nam - Thụy Sĩ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ;- Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (phần sở hữu trí tuệ).

Câu 16: Liên hệ thực trạng vấn đề an toàn thực phẩm ở Việt Nam. Tình hình chung Trong những năm gần đây, nền kinh tế việt nam đang trong giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào việt nam ngày càng phong phú, đa dạng. việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. các lọa phẩm màu đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn như thịt quay giò chả ô mai,… nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng quy định đã đăng ký với cơ quan quản lý cũng ngày càng phổ biến. nhãn hiệu và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực phẩm ba gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không đúng theo quy định đã gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đuings quy cách tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. các bệnh do ngộ độc thực phẩm gay nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mãn tính do nhiễm và tích lũy các chấ độc hịa từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể trong đó có bệnh tim mạch và ung thư. Theo báo cáo của tổ chức y tế đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đưởng ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của bộ y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vạt gây bệnh đường ruột đứng thứ 2. Số liệu thống kê

- Theo số liệu thống kê của bộ y tế, năm 2007, cả nước xảy ra 248 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.329 người mắc, trong đó có 55 người tử vong. So với năm 2006, tuy số lượng người tử vong giảm 3.5% nhưng tổng số người mắc lại tăng 2.7%.

- Từ đầu năm 2008 đến tháng 9-2008, cacr nước xảy ra 150 vụ ngộ độc thực phẩm với 6724 người mắc trong đó có 49 người tử vong. Riêng 10-2008 có ít nhất 12 vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước với khoảng 300 người mắc, trong đó đáng lưu ý nhất là tình trạng ngộ độc rượu tại TP.HCM( 7 vụ với 12/30 người tử vong).

- Hiện có 40 tỉnh, thành phố trong cả nước xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm thường xuyên. Số ca ngộ đọc thực phẩm phải nhập viện tập trung cao nhất ở miền đông nam bộ(51,91%). Tuy nhiên, số ca tử vong do ngộ độc thực phẩm lại tập trung cao ở vùng núi phía Bắc(55,81).

- Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới(WHO), mỗi năm nước ta có tới hơn tám triệu người bị ngộ độc và tiêu chảy do ăn uống. Đáng nói là do tập quán ăn uống mất vệ sinh nên tỷ lệ nhiễm giun sán ở Việt Nam chiếm khoảng 80% dân số.

-Câu 17: Các đặc trưng và ưu, nhược điểm của các hệ thống kinh tế thị trường, kinh tế chỉ huy và

kinh tế hỗn hợp.

A. Hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung 1,Khái niệm : Một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung là một hệ thống kinh tế trong đó đất đai, nhà xưởng và các nguồn lực kinh tế khác của quốc gia là thuộc sở hữu nhà nước

2,Các đặc trưng cơ bản:+ Thứ nhất:

- Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung là nền kinh tế chỉ có hai thành phần sở hữu

Page 25: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUvề tư liệu sản xuất là: Sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể, được thể hiện dưới dạng Quốc doanh hay hợp tác xã..- Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của nhà nước. Tất cả phương hướng sản xuất, vật tư, vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương,...đều do nhà nước quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoach, cấp phát vốn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp lại sản phẩm cho nhà nước. Lỗ thì nhà nước chịu lãi thì nhà nước thu.

+ Thứ hai:- Nền kinh tế hai thành phần chịu sự quản lý tập trung của Nhà nước thông qua kế hoạch hóa là khâu trung tâm.- Các cơ quan can thiệp sâu vào mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định sai lầm gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng không bị ràng buộc trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.

+ Thứ ba:- Động lực cơ bản của vận động kinh tế là sự giác ngộ cách mạng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, và kỷ luật hành chính, được tạo bởi công tác chính trị, tư tưởng công tác động viên tinh thần. - Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan hệ hiện vật là chủ yếu còn quan hệ hàng hóa - tiền tệ không được coi trọng mà chỉ là hình thức. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ "cấp phát - giao nộp". Vì vậy, sức lao động hay các văn bằng phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý.

+ Thư tư: Bộ máy quản lý nhà nước cồng kềnh, nhiều cấp trung gian, kém năng động gây ra tình trang cửa quyền quan liêu, hách dịch nhưng lại được hưởng chế độ, quyền lợi cao hơn người lao động.

4. Ưu và nhược điểm+ Ưu điểm: Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng (đặc biệt trong hoàn cảnh

đất nước có chiến tranh) thì cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung có những ưu điểm nhất định:- Nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào các mục tiêu chủ yếu

trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên công nghiệp nặng.

- Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã đáp ứng được yêu câu của thời chiến, bởi vì do đất nước bị xâm lược, mục tiêu của cả nước là giải phong dân tộc bởi vậy thực hiện kế hoạch hóa tập trung sẽ huy động được tối đa sức lực của nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế để thực hiện mục tiêu đó, đây là nhiệm vụ chung chứ không của riêng ai.

- Nhà nước thực hiện bao cấp hoàn hoàn, giúp cho người chiến sĩ ra chiếntrường cũng yên tâm phục vụ chiến đấu hơn, bởi họ không phải lo nghĩ đếnchuyện giai đình, vọ con ở nhà, vì mọi thứ đẫ được nhà nước bao cấp.

+ Nhược điểm:- Những người chỉ trích cho rằng những người lên kế hoạch cho nền kinh tế không đủ thông tin và

không thể nhận biết những nhu cầu tiêu dùng một cách chính xác và do đó không thể phối hợp sản xuất một cách hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống giá cả sẽ làm nhiệm vụ này. Ví dụ khi một mặt hàng khan hiếm, giá của nó sẽ tự động tăng làm cho người tiêu dùng ít mua hơn và nhà sản xuất tập trung sản xuất nhiều hơn. Hệ thống giá cả là xương sống của nền kinh tế thị trường. Nó gửi tín hiệu đến người tiêu dùng và nhà sản xuất cho biết mặt hàng nào giá trị. Sự thiếu vắng của hệ thống giá cả thị trường sẽ buộc các nhà hoạch định kế hoạch làm nhiệm vụ này Trong lịch sử Liên Xô, có thời kỳ người dân phải xếp hàng dài để chờ mua các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.

- Đó là do sự quyết định của chính phủ. Ví dụ trong một thời kỳ nào đó, chính phủ trung ương có thể cho rằng sản xuất máy cày quan trọng hơn sản xuất giầy. Để thực hiện điều này, nhà nước sẽ tập trung nhiều nguồn lực hơn cho công nghiệp nặng và giảm đầu tư cho công nghiệp nhẹ. Điều này sẽ dẫn đến khan hiếm một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Từ đó dẫn đến sự mất cân đối của nền kinh tế và mất khả năng tự điều tiết của thị trường.

- Nền kinh tế kế hoạch tập trung còn là nền tảng cho một chế độ độc tài khi mà hoạt động của cả một nền kinh tế được quyết định bởi một số ít người. Điều này có vẻ đúng đắn khi mà hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa là những nước độc tài kiểu cộng sản đều tập trung hóa cao độ nền kinh tế. Nhưng không phải

Page 26: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUnước độc tài nào cũng tập trung hóa nền kinh tế. Các nước Chile dưới thời Pinochet, Hàn Quốc dưới thời Park Chung Hee là những nước độc tài nhưng họ áp dụng kinh tế thị trường.

- Một nhược điểm của kinh tế kế hoạch hóa tập trung là nó không khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới công nghệ nhiều như kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, nhà phát minh có thể mang lại nguồn lợi rất lớn từ những phát minh, sáng kiến đổi mới công nghệ, do đó tạo động lực cho nghiên cứu, phát minh. Điều này khó thành hiện thực trong nền kinh tế tập trung khi mà nhà sản xuất không có nhiều quyết định đối với sản phẩm mình làm ra. Nhà sản xuất không có nhiều động lực để cải tiến, đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Một điều dễ thấy là tính cạnh tranh đã bị triệt tiêu trong nền kinh tế bao cấp. Cạnh tranh chính là động lực lớn nhất để xã hội phát triển.

- Những người chỉ trích còn cho rằng tập trung hóa nền kinh tế sẽ dẫn tới việc can thiệp vào đời sống của người dân. Ví dụ nếu nhà nước quản lý sản xuất, sự lựa chọn về nghề nghiệp sẽ bị hạn chế. Thực tế ở Liên Xô, nguồn lực con người được tập trung vào quốc phòng và các sinh viên giỏi thường tập trung học các môn khoa học: toán, tin, vật lý…. Vì lý do đó, nền công nghiệp nặng rất phát triển nhưng các ngành dịch vụ, phục vụ dân sinh thì kém xacác nước phát triển. Sinh viên ra trường sẽ được phân công nơi làm việc thay vì tự do lựa chọn theo nhu cầu của thị trường và bản thân.

B. Hệ thống kinh tế hỗn hợp 1. Khái niệm

Là một hệ thống kinh tế trong đó: đất đai, nhà xưởng và những nguồn lực kinh tế khác được phân chia ngang bằng hơn giữa quyền sở hữu chính phủ và tư nhân. Các nền kinh tế hỗn hợp được tập trung bởi các kết hợp khác nhau, giữa thị trường và quản lý kế hoạch hóa tập trung, giữa sở hữu tư nhân hay công cộng các nguồn lực của quốc gia.

2. Đặc điểm Chính phủ sở hữu các nguồn lực ít hơn trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Có xu hướng kiểm

soát những lĩnh vực kinh tế được coi là quan trọng đối với sự phát triển bền vững và an ninh quốc gia. Vai trò của chính phủ đối với nền kinh tế:

- Cung cấp một nền tảng pháp lý.- Duy trì năng lực cạnh tranh.- Phân phối thu nhập.- Điều chỉnh phân bổ các nguồn lực xã hội.- Ổn định nền kinh tế

Trong nền kinh tế hỗn hợp, cơ chế thị trường xác định giá cả, sản lượng bao nhiêu, còn chính phủ điều tiết nền kinh tế bằng pháp luật, bằng chi tiêu ngân sách và bằng thuế.

3. Ưu điểm của nền kinh tế hỗn hợp- Tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.- Ít nghèo đói.- Giảm sù ph©n hãa giµu nghÌo trong x· héi, sù bÊt b×nh ®¼ng lín- Tăng trưởng kinh tế vững chắc.- Giảm « nhiÔm kh«ng khÝ vµ nguån níc mµ x· héi ph¶i g¸nh chÞu.- Phân phối công bằng thông qua công cụ và chính sách hiệu quả nhất.- Ph¸t huy mäi tiÒm n¨ng s½n cã cña tÊt c¶ c¸c chñ thÓ trong nÒn kinh tÕ, - KhuyÕn khÝch c¹nh tranh lµnh m¹nh.- H¹n chÕ ®éc quyÒn và nh÷ng th¨ng trÇm của sù khñng ho¶ng kinh tÕ.-

C. Hệ thống kinh tế thị trường 1,Khái niệm

- Là nền kinh tế mà phần lớn các nguồn lực của quốc gia như đất đai, nhà xưởng thuộc sở hữu tư nhân (các cá nhân hay doanh nghiệp)

- Các quyết định của nền kinh tế (sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?) và giá cả được quyết định bởi hai thế lực cung – cầu

- Cung: là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người sản xuất sẵn sàng cung cấp tại một mức giá nhất định

- Cầu: là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua tại một mức giá nhất định

Page 27: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEU- Cung và cầu thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi về giá của hàng hóa dịch vụ. Ngược lại, cung và cầu

được điều tiết bởi cơ chế định giá.2.Đặc điểmNền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có 3 điều kiện: tự do lựa chọn, tự do kinh doanh, giá cả linh hoạt- Tự do lựa chọn: cho phép cá nhân tiếp cận với các lựa chọn mua tùy ý, chính phủ rất ít hạn chế và

áp đặt lên khả năng tự quyết định mua của người tiêu dùng và họ được tự do chọn lựa- Tự do kinh doanh: cho phép các doanh nghiệp tự quyết định sẽ sản xuất loại hàng hóa dịch vụ

nào, tham gia vào thị trường nào; tự do gia nhập vào các ngành nghề kinh doanh khác nhau, lựa chọn đoạn thị trường và khách hàng mục tiêu

- Giá cả linh hoạt: sự thay đổi giá cả phản ánh sự thay đổi trong tương quan giữa cung – cầu. hàng hóa dịch vụ không được áp đặt một mức giá nhất định

3, Ưu điểm và nhược điểm+ Ưu điểm:• Tạo ra môi trường kinh doanh tự do, dân chủ trong kinh tế bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.• Tạo ra lực lượng sản xuất cho xã hội, tạo sự dư thừa hàng hoá để cho phép thoả mãn nhu cầu ở mức

tối đa• Tạo cơ hội cho sáng tạo, tìm cách để cải tiến lối làm việc và rút ra những bài học kinh nghiệm• Tạo cơ chế đào tạo, tuyển chọn, sử dụng người quản lí kinh doanh hiệu quả, năng động đào thải các

nhà quản lí kém hiệu quả+ Nhược điểm:• Chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh toán thay vì những nhu cầu cơ bản của xã hội• Đặt lợi nhuận lên hàng đầu → không giải quyết được cái gọi là “hàng hoá công cộng”

Phân hóa giàu nghèo rõ rệt: giàu ít, nghèo nhiều, bất công xã hội gia tăng.

Câu 18: Nội dung và ưu nhược điểm của các chỉ tiêu thu nhập và chỉ số HDI trong việc phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia. Chỉ tiêu thu nhâp của 1 quốc gia:

. GDP tổng số Định nghĩa: GDP tổng số đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hoá và dịch vụ được tạo

ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường tính là 1 năm) Ý nghĩa:

Là thước đo tốt để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia.Ngân hàng thế giới (WB) hay quỹ tiền tệ quốc tế(IMF) cũng như các nhà kinh tế thường sử dụng

hai chỉ tiêu này để so sánh quy mô sản xuất giữa các nước với nhau. Để thực hiện được điều đó các nhà kinh tế phải tính chuyển số liệu GDP(GNP) của các nước tính theo đồng nội tệ về một đồng tiền chung (USD hoặc EURO).

Là cơ sở cho việc lập các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn và kế hoạch tiền tệ, ngân sách ngắn hạn.

GDP(GNP) thường được sử dụng để phân tích những biến động về sản lượng của một đất nước qua thời gian. Đồng thời, hai chỉ tiêu này cũng giúp cho các cơ quan hoạch định chính sách đưa ra những phân tích về tiêu dùng, đầu tư, tỷ giá hối đoái…dựa trên các mô hình hoạch toán kinh tế. Chính vì vậy mà đòi hỏi công tác thống kê phải thật chính xác, khoa học.

1.2 GDP bình quân đầu người: Là tỉ lệ giữa GDP tổng số với tổng dân số của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.

GDP tổng số GDP bình quân đầu người = Dân sốDùng để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sống dân cư thông qua GNP bình quân đầu người hay GDP bình quân đầu người.Ý nghĩa:

Page 28: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEU-GDP bình quân đầu người cho biết mức sống của một nước phụ thuộc vào số lượng hàng hóa và dịch vụ mà họ sản xuất ra và quy mô dân số của nước đó -GDP bình quân đầu người là một thước đo tốt hơn về số lượng hàng hóa dịch vụ sản xuất ra tính bình quân cho một người dân.

MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA CHỈ TIÊU GDP• Phương pháp tính GDP (GNP) bỏ sót nhiều sản phẩm và dịch vụ mà người dân làm hoặc giúp đỡ

nhau làm (vì những sản phẩm này không được đưa ra thị trường và không được báo cáo)• Nhiều hoạt động kinh tế phi pháp hoặc hợp pháp cũng không được đưa vào nhằm trốn thuế, cũng

không được tính vào GDP.• Những thiệt hại về môi trường (ô nhiễm nước, không khi, tắc nghẽn giao thông…) cũng không được

điều chỉnh khi tính GDP• GDP phản ánh những hàng hoá dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế nhưng hàng hoá cao cấp

nhất của con người là thời gian, sự nghỉ ngơi,…. thì không thể ghi chép và tính vào GDP

Chỉ số phát triển con người (HDI): Chỉ số phát triển con người là một số đo tóm lược sự phát triển của con người. Nó đo thành tựu trung bình ở một nước theo 3 độ đo cơ bản của phát triển con người:

- Một cuộc đời khoẻ mạnh và lâu dài, đo bằng tuổi thọ.Kiến thức, đo bằng tỉ lệ biết chữ ở người lớn (trọng số 2/3) và tỉ số kết hợp tổng lượng học sinh đi học tiểu học, trung học và đại học (trọng số 1/3).

Mức sống hợp lý, đo bằng GDP/đầu người theo Cân bằng sức mua PPP tính theo USD

Nhược điểm: phụ thuộc khá chặt chẽ vào GDP và vào độ chính xác của các số liệu do cơ quan thống kê quốc gia cung cấp.

Câu 19: Chu kỳ kinh tế: đặc trưng của các pha trong chu kỳ kinh tế và tác động đến doanh nghiệp. Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ

tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai

pha này là đáy của chu kỳ kinh tế. Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.

Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế:Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật. Không có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn

toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp nào dự báochính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả  khu vực công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn. Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn...thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội.

Chu kỳ kinh tế khiến cho kế hoạch kinh doanh của khu vực tư nhân và kế hoạch kinh tế của nhà nước gặp khó khăn. Việc làmvà lạm phát cũng thường biến động theo chu kỳ kinh tế. Đặc biệt là trong những pha suy thoái, nền kinh tế và xã hội phải gánh chịu những tổn thất, chi phí khổng lồ. Vì thế, chống chu kỳ là nhiệm vụ được nhà nước đặt ra.

Câu 19: Chu kì kinh tế: đặc trưng các pha trong chu kì kinh tế và tác động tới doanh nghiệp.Chu kì kinh tế (hay chu kì kinh doanh) được hiểu theo một nghĩa chung nhất là là sự biến động của các hoạt

động kinh tế ngắn hạn trong một thời kỳ nhất định, trong đó các giai đoạn tăng trưởng và các giai đoạn suy giảm luân chuyển lẫn nhau không ngừng.

Theo Paul A Samuelson, Wiliam D. Nordhalls (1948), Kinh tế học, bản dịch tiếng Việt, nhà xuất bản Tài Chính, tái bản lần 1 (2007): Chu kỳ kinh doanh là một sự dao động của tổng sản lượng quốc dân, của thu

Page 29: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUnhập và việc làm, thường kéo dài trong một giai đoạn từ 2 đến 10 năm, được đánh dấu bằng một sự mở rộng hay thu hẹp trên quy mô lớn trong hầu hết các khu vực của nền kinh tế.

Tóm lại chu kỳ kinh tế là quá trình biến động của nền kinh tế qua các giai đoạn có tính lặp.Quá trình biến động này diễn ra theo trình tự bốn giai đoạn lần lượt là suy thoái, khủng hoảng, phục hồi, và

hưng thịnh. Trong nền kinh tế hiện đại, khủng hoảng theo nghĩa kinh tế tiêu điều, thất nghiệp lan tràn, các nhà máy đóng cửa hàng loạt, v.v... không xảy ra nữa. Khủng hoảng do đó được dùng để chỉ giai đoạn suy thoái nặng nề của nền kinh tế.

Suy thoái: là giai đoạn trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì gọi là suy thoái.

Phục hồi: là giai đoạn trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước khi suy thoái.Hưng thịnh: khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái. Kết thúc giai

đoạn hưng thịnh lại bắt đầu gia đoạn suy thoái mới.

Trong thực tế, các nhà kinh tế thường tìm hiểu để nhận biết các đặc điểm của suy thoái kinh tế: Tiêu dùng giảm. Hàng tồn kho ngoài dự kiến tăng. Lạm phát tăng chậm, giá các mặt hàng giảm. Thất nghiệp tăng. Lợi nhuận kinh doanh giảm, thị trường chứng khoán giảm. Thị trường tín dụng: cầu về vốn giảm, lãi suất giảm.Giai đoạn tăng trưởng có hình ảnh ngược lại của giai đoạn suy giảm, cho nên những đặc trưng cho suy

giảm xảy ra theo chiều ngược lại ở giai đoạn tăng trưởng.Khi nền kinh tế đi qua các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh, lợi nhuận tương đối của các nhóm

ngành khác nhau dự kiến cũng thay đổi. Ví dụ, ở đáy, ngay trước khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi từ một đợt suy thoái, người ta dự kiến những ngành theo chu kỳ - nghĩa là những ngành có độ nhạy với trạng thái của nền kinh tế cao hơn bình quân – sẽ có xu hướng đạt được kết quả hoạt động tốt hơn những ngành khác. Ví dụ về những ngành theo chu kỳ là những ngành sản xuất hàng hóa lâu bền, như ô tô và máy giặt. Vì việc mua sắm những hàng hóa này có thể được trì hoãn trong thời kỳ suy thoái, nên doanh số bán hàng đặc biệt nhạy cảm trước tình hình kinh tế vĩ mô. Những ngành theo chu kỳ khác bao gồm những nhà sản xuất hàng hóa đầu tư, nghĩa là những hàng hóa được sử dụng bởi các doanh nghiệp khác để sản xuất sản phẩm của họ. Khi cầu sa sút, ít có công ty nào mở rộng sản xuất và mua sắm hàng hóa đầu tư. Do đó, ngành sản xuất hàng hóa đầu tư gánh chịu thiệt hại trong thời kỳ suy thoái nhưng làm ăn khấm khá khi kinh tế mở rộng.

Page 30: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUTrái với những công ty theo chu kỳ, những ngành phòng thủ là những ngành ít nhạy cảm trước chu kỳ kinh

tế. Đó là những ngành sản xuất những hàng hóa mà doanh số và lợi nhuận ít nhạy cảm nhất với trạng thái của nền kinh tế. Các ngành phòng thủ bao gồm các nhà sản xuất và chế biến lương thực thực phẩm, các hãng dược, và các công ty tiện ích công cộng. Những ngành này sẽ hoạt động tốt hơn so với những ngành khác khi nền kinh tế bước vào suy thoái.

Tùy thuộc từng ngành mà ảnh hưởng của chu kì kinh tế tới các doanh nghiệp trong các ngành là khác nhau.

Câu 20: Lí thuyết lợi thế so sánh của Ricardo: nội dung, khả năng giải thích thực tiễn thương mại quốc tế.

Năm1817, Ricardo đã cho ra đời tác phẩm Nguyên lý của Kinh tế chính trị và thuế khoá,trong đó ông đã đề cập tới lợi thế so sánh (Comparative advantage). Một nước có lợi thế so sánh khi nước

đó không có được khả năng sản xuất một mặt hàng hiệu quả hơn các nước khác nhưng có thế sản xuất mặt hàng đó có hiệu quả so với sản xuất các mặt hàng khác.

Các giả thiết của Ricardo Mọi nước có lợi về một loại tài nguyên và tất cả các tài nguyên đã được xác định. Các yếu tố sản xuất dịch chuyển trong phạm vi 1 quốc gia Các yếu tố sản xuất không được dịch chuyển ra bên ngoài Mô hình của Ricardo dựa trên học thuyết về giá trị lao động Công nghệ của hai quốc gia như nhau Chi phí sản xuất là cố định Sử dụng hết lao động (lao động được thuê mướn toàn bộ) Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo Chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế Chi phí vận chuyển bằng không Phân tích mô hình thương mại có hai quốc gia và hai hàng hoá

Quy luật lợi thế so sánhQuy luật lợi thế so sánh mà Ricardo rút ra là: mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá vào sảnxuất và xuất khẩu sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm màquốc gia đó không có lợi thế so sánh.Ta có thể xem xét một ví dụ cụ thể để thấy được lí thuyết lợi thế so sánh trong vai trò giải thích thực tiễn

thương mại quốc tế.Sản phẩm Mỹ AnhLúa mì: Kg/người/h ( W ) 6 1Vải: mét/người/h (C ) 4 2

Trong trường hợp này, nước Anh không có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai loại hàng hoá là lúa mỳ và vải so với Mỹ.

Tuy nhiên, vì lao động ở nước Anh có năng suất lao động trong việc sản xuất vải bằng ½ của Mỹ và có năng suất trong việc sản xuất lúa mì bằng 1/6 của Mỹ. Do đó, nước Anh có lợi

thế so sánh trong việc sản xuất vải. Ngược lại, dù nước Mỹ có lợi thế tuyệt đối trong cả hai loại hàng hoá là vải và lúa mì nhưng vì lợi thế tuyệt đối trong sản xuất lúa mì của Mỹ (6:1) lớn hơn lợi thế tuyệt đối trong sản xuất vải (4:2) nên Mỹ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất lúa mì.

Tóm lại, nước Mỹ có cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong việc sản xuất lúa mì. Nước Anh tuy không có lợi thế tuyệt đối về sản xuất sản phẩm nào, nhưng vẫn có lợi thế so sánh trong việc sản xuất vải. Theo quy luật lợi thế so sánh, cả hai quốc gia sẽ có lợi từ thương mại quốc tế nếu nước Mỹ chuyên môn hóa sản xuất lúa mì và xuất khẩu một phần để đổi lấy vải được sản xuất tại Anh (cùng lúc đó, nước Anh sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu vải).

Để cho thấy cả hai quốc gia đều có lợi từ thương mại quốc tế, có thể giả sử rằng Mỹ có thể đổi 6W lấy 6C của Anh. Nước Mỹ sẽ có lợi 2C (tương đương 1/2h lao động) vì nếu không tham gia thương mại quốc tế Mỹ chỉ có thể đổi 6W lấy 4C ở trong nước. Để thấy được việc nước Anh cũng có lợi từ thương mại, chúng ta thấy rằng với 6W mà Anh nhận được từ việc trao đổi với Mỹ, Anh sẽ cần phải bỏ ra 6h lao động để sản xuất ra nó. Nước Anh sẽ dùng 6h lợi 6C hay tiết kiệm được 3h lao động. Một lần nữa, việc nước Anh có lợi hơn Mỹ khi tham gia vào thương mại quốc tế. Điều đó cũng không quan trọng. Điều quan trọng là cả hai quốc gia đều có

Page 31: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUlợi ích khi tham gia vào thương mại quốc tế, cho dù một quốc gia (trong trường hợp này là nước Anh) gặp bất lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả hai loại hàng hoá. Có thể nêu lên những ví dụ thực tế trong cuộc sống thường ngày. Ví dụ: một luật sư có thể đánh máy nhanh gấp hai lần một cô thư ký. Và luật sư có lợi thế tuyệt đối về cả việc đánh máy lẫn tư vấn luật pháp so với cô thư ký. Tuy nhiên, vì cô thư ký không thể tư vấn luật mà không có bằng luật sư nên vị luật sư có cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh ở công việc tư vấn luật pháp và cô thư ký chỉ có lợi thế so sánh trong việc đánh máy. Theo quy luật về lợi thế so sánh, vị luật sư nên dành toàn bộ thời gian vào tư vấn pháp luật và để cô thư ký đánh máy.

Ví dụ, nếu vị luật sư có thể kiếm 100 đôla/h bằng việc tư vấn luật và chỉ phải trả cô thư ký 10 đôla/h đánh máy. Nếu vị luật sư đánh máy thì mỗi giờ ông sẽ mất 80 đô la vì ông ta có được 20 đô la mỗi giờ đánh máy (lưu ý kết quả này là do vị luật sư có thể đánh máy nhanh gấp hai lần cô thư ký) nhưng ông ta sẽ mất 100 mỗi giờ vì không tư vấn luật.

Quay lại với ví dụ của nước Mỹ và nước Anh, chúng ta thấy rằng cả hai quốc gia sẽ có lợi nếu đổi 6W lấy 6C. Tuy nhiên, đây không phải là tỷ lệ trao đổi duy nhất mà cả hai quốc gia đều có lợi.Vì nước Mỹ có thể đổi 6W lấy 4C ở trong nước (cùng mất 1 giờ lao động) nên nước Mỹ chỉ có lợi nếu đổi 6W được nhiều hơn 4C của Anh. Mặt khác, ở nước Anh 6W tương đương với 12C (Anh cần 6 giờ lao động để có được 6W). Ở bất kỳ tỷ lệ trao đổi nào mà 6W có thể đổi được ít hơn 12C sẽ là lợi ích của nước Anh. Tóm lại, nước Mỹ sẽ có lợi từ thương mại nếu nó trao đổi 6W được nhiều hơn 4C của Anh và nước Anh chỉ sẽ có lợi nếu trao đổi được ít hơn 12C để có được 6W từ Mỹ. Do đó, miền trao đổi để cả hai quốc gia cùng có lợi là:

4C < 6W < 12C: Khoảng cách từ 4C đến 12C cho biết tổng lợi ích do thương mại tạo ra khi trao đổi lấy 6W.

Ví dụ, chúng ta đã phân tích nếu trao đổi 6W lấy 6C thì Mỹ lợi 2C còn Anh lợi 6C, tổng lợi ích của hai quốc gia sẽ là 8C. Do đó, nếu tỷ lệ trao đổi càng gần 4C = 6W (gần với tỷ lệ trao đổi nội địa của Mỹ - bảng 1.1) thì Mỹ sẽ nhận được ít lợi ích hơn và Anh có nhiều lợi ích hơn. Ngược lại, nếu tỷ lệ trao đổi càng gần 6W = 12C (tỷ lệ trao đổi nội địa của Anh) thì Mỹ sẽ nhận được lợi ích nhiều hơn so với Anh.

Ví dụ, nếu nước Mỹ trao đổi 6W lấy 8C của Anh thì mỗi quốc gia đều có lợi 4C và tổng lợi ích của 2 quốc gia vẫn là 8C. Nếu nước Mỹ đổi 6W lấy 10C thì Mỹ sẽ có lợi 6C và Anh chỉ có lợi 2C (dĩ nhiên lợi ích có được từ thương mại sẽ thay đổi nếu Mỹ trao đổi nhiều hơn 6W).

Từ ví dụ trên cho thấy cả nước đều có lợi từ việc trao đổi nên thương mại quốc tế là trò chơi có tổng lợi ích lớn hơn 0. Lý thuyết này cũng phê phán các quan điiẻm cho rằng mục tiêu của Chính Phủ là phải sử dụng các chính sách hạn chế thương mại để gia tăng của cải cho quốc gia, ngược lại, các quốc gia cần mở của và trao đổi để người dân có thể mua hàng hóa nhiều hơn với giá rẻ hơn. Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại.

Câu 21: Lí thuyết H-O: nội dung và khả năng giải thích thực tiễn thương mại quốc tế.Lí thuyết H-O hay chính là lí thuyết tỷ lệ các yếu tố đề cập tới mức độ trang bị nguồn lực ở mỗi quốc gia.

Lí thuyết này cho rằng các quốc gia sẽ sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng đòi hỏi sử dụng nhiều nguồn lực dồi dào và nhập khẩu những mặt hàng đòi hỏi sử dụng nguồn lực khan hiếm của quốc gia đó. Những nhân tố thường được nêu ra nhất là đất đai, tư bản, công nhân chứ không chỉ có công nhân hay công nhân với tư bản như quan niệm cổ điển.

Lý thuyết này cho rằng sự khác nhau ở các nước về mối tương quan giữa lao động với đất đai hay vốn có thể giải thích sự khác biệt về chi phí các nhân tố. nếu lao động dồi dào so với đất đai và vốn thì chi phí lao động sẽ thấp, còn chi phí đất đai và vốn sẽ cao. Ngược lại, nếu lao động mà khan hiếm thì giá lao động sẽ cao so với giá đất và tiền vốn. các nước sẽ chuyên môn hóa sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhân tố sản xuất dư thừa và do đó giá cũng rẻ hơn.

Xét ví dụ quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nga. Ta giả thiết, để sản xuất mặt hàng quần áo cần nhiều lao động, còn mặt hàng thép cần nhiều vốn hơn. Việt Nam là nước tương đối sẵn có về lao động hơn nên họ sẽ sản xuất và nhập khẩu hàng dệt may. Còn Nga có nhiều tư bản nên họ sản xuất và xuất khẩu thép.

Kiểm nghiệm trên các số liệu của Mỹ cho thấy trước đây, và ở mức độ nào đó thậm chí hiện nay, Hoa Kỳ vẫn là một trường hợp đặc biệt trong số các nước trên thế giới. Cách đây không lâu, Hoa Kỳ vẫn là nước giàu

Page 32: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUcó hơn các nước khác, công nhân Mỹ rõ ràng có số vốn theo đầu người nhiều hơn công nhân ở các nước khác. Ngay cả hiện nay, mặc dù một số nước Tây Âu và Nhật gần như đuổi kịp, Mỹ tiếp tục đứng hàng đầu trong số các nước có tỷ lệ vốn – lao động cao.

Điều này cho thấy mặc dù có tính logic cao nhưng lý thuyết tỷ lệ các yếu tố không được các công trình nghiên cứu về thương mại giữa các quốc gia công nhận.

Trên cơ sở đó, chúng ta có thể cho rằng Hoa Kỳ sẽ là nước xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều vốn, và là nước nhập khẩu hàng hoá cần tập trung nhiều lao động. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là điều đó lại không diễn ra trong suốt 25 năm từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Trong một công trình nghiên cứu nổi tiếng xuất bản năm 1953, nhà kinh tế Wassily Leontief (người được giải thưởng Nobel năm 1973) thấy rằng hàng xuất khẩu của Mỹ lại sử dụng ít vốn hơn hàng nhập khẩu. Kết quả đó được gọi là nghịch lý Leontief. Đây là một dẫn chứng giá trị nhất chống lại lý thuyết tỷ lệ các yếu tố sản xuất.

Câu 22: Lý thuyết Porter về năng lực cạnh tranh quốc gia của các ngành công nghiệp : nội dung và khả năng giải thích thực tiễn thương mại quốc tế.

Mô hình Kim Cương của Porter đặt trên cơ sở những yếu tố xác định riêng của bốn yếu tố và 2yếu tố biến thiên bên ngoài, những yếu tố xác định bao gồm:

1.Những điều kiện về nhân lực: Số lượng, kỹ năng và những chi phí về nhân lực Sự phong phú chất lượng và chi phí của những nguồn vật chất của quốc gia: đất đai, nước, chất

quặng mỏ, gỗ, nguồn năng lượng thuỷ điện, tài nguyên, thuỷ sản Vốn kiến thức của quốc gia: nền khoa học kỹ thuật và những am hiểu thị trường ảnh hưởng đến chất

lượng và số lượng hàng hoá và dịch vụ Số lượng và chi phí về vốn có sẵn đối với ngành công nghiệp tài chính Chủng loại, chất lượng và chi phí sử dụng các cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông vận chuyển quốc

gia, hệ thống truyền thông, hệ thống chăm sóc sức khỏe. Những yếu tố khác tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống trong nước.2.Những điều kiện và nhu cầu Sựcấu thành của các nhu cầu tại thị trường địa phương mà nó phản ánh bởi các khía cạnh thị trường,

tính chất tinh vi của người mua và nhu cầu của người mua tại thị trường địa phương tốt như thế nào đối với những người mua khác tại thị trường nước khác Kích cỡ và mức phát triển về nhu cầu tại một nước Những cách làm cho nhu cầu nội địa được quốc tế hoá và đưa những sản phẩm và dịch vụ ra nước

ngoài.3.Những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan.

Sự hiện diện của các ngành công nghiệp cạnh tranh quốc tế tạo nên những ưu việt trong các ngành công nghiệp hiệu quả hơn, tiến nhanh đến chi phí sản xuất hiệu quả

Những ngành công nghiệp liên quan mang tính cạnh tranh quốc tế có thể phối hợp và chia sẻ các hoạt động trong chuỗi mắc xích khi nó cạnh tranh.

4.Chiến lược, cấu trúc của các xí nghiệp và sự cạnh tranh Bao gồm các cấp để điều hành xí nghiệp và được chọn để cạnh tranh

Điều kiện các yếu tố sản xuất

Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành

Điều kiện về cầuCác ngành hỗ trợ và có liên quan

Cơ hội

Chính phủ

Page 33: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEU Những mục tiêu mà các công ty cũng như những nhân viên và các nhà quản lý tìm kiếm để đạt được Những kình địch cạnh tranh nội địa và những sáng tạo và sự bền bỉ về những ưu thế cạnh tranh trong

từng ngành công nghiệp.Bốn yếu tố xác định về những ưu việt của một quốc gia tạo nên môi trường cạnh tranh của các ngành công

nghiệp. Tuy vậy 2 yếu tố khác: những cơ hội, vận may rủi và chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng:a)Vai trò về cơ hội, vận may rủiNhững sự kiện về vận may rủi có thể xoá bỏ những ưu thế của 1 số nhà cạnh tranh ở một vị thế cạnh tranh

tổng thể bởi những phát triển như: những phát minh mới, những quyết định về chính trị của các chính phủ nước ngoài, các cuộc chiến tranh, các thay đổi quan trọng trong các thị trường tài chính thế giới, hay tỉ giá hối đoái, việc ngưng trệ về chi phí đầu vào như các cú sốc về dầu lửa, làn sóng nhu cầu trong khu vực và thế giới tăng lên, và những đột phá về công nghệ trọng yếu.

b)Vai trò của chính phủChính phủ có thể tác động đến tất cả 4 yếu tố xác định qua các hành động như: trợ cấp, chính sách

giáo dục, các quy định hay bãi bỏ các quy định trong thị trường vốn, thành lập các tiêu chuẩn và quy định về sản phẩm địa phương, mua các hàng hoá và dịch vụ, các luật thuế, và các quy định về chống độc quyền.

Những nhân tố này tạo ra môi trường quốc gia mà trong đó các công ty được sinh ra và học hỏi cách thức cạnh tranh. Khi môi trường quốc gia tạo ra những thông tin cập nhật và sự hiểu biết sâu sắc đối với nhu cầu về sản phẩm và các quy trình, thì các công ty hoạt động trong môi trường ấy tạo ra được một lợi thế cạnh tranh. Cuối cùng, khi một môi trường quốc gia tạo áp lực buộc các công ty phải đổi mới và đầu tư, thì các công ty trong môi trường ấy vừa tạo được lợi thế cạnh tranh vừa nâng cấp được những lợi thế đó theo thời gian.

Một ví dụ tiêu biểu vào năm 1987, các công ty của Ý là những người đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu gạch gốm lát sàn, một ngành công nghiệp trị giá 10 tỷ USD. Các nhà sản xuất của Ý, tập trung tại và xung quanh thị trấn nhỏ Sassuolo trong vùng Emilia-Romagna, đã chiếm khoảng 30% sản lượng và gần 60% hàng xuất khẩu của toàn thế giới. Thặng dư thương mại về gạch gốm lát sàn của Ý trong năm đó là khoảng 1,4 tỷ USD.

Sự phát triển của lợi thế cạnh tranh trong ngành gạch gốm lát sàn của Ý minh họa cho cách thức mà hình thoi của lợi thế quốc gia vận hành. Lợi thế cạnh tranh bền vững của Sassuolo trong gạch gốm đã phát triển không phải từ bất cứ lợi thế tĩnh hay có tính lịch sử nào mà là từ tính năng động và sự thay đổi. Những người mua trong nước tinh tế và đòi hỏi cao, các kênh phân phối mạnh và độc nhất, và sự ganh đua khốc liệt giữa các công ty địa phương đã tạo ra áp lực thường xuyên cho việc đổi mới. Kiến thức đã phát triển nhanh chóng từ sự thử nghiệm liên tục và trải nghiệm sản xuất tích lũy được. Sự sở hữu tư nhân của các công ty và sự trung thành của cộng đồng đã tạo ra sự cam kết mạnh mẽ đối với việc đầu tư trong ngành.

Những nhà sản xuất gạch lát sàn cũng hưởng lợi từ một tập hợp phát triển cao độ của các nhà cung ứng máy móc địa phương và các ngành hỗ trợ, nguyên liệu sản xuất, dịch vụ và cơ sở hạ tầng khác. Sự hiện diện của các ngành hỗ trợ tầm cỡ thế giới của Ý cũng củng cố thêm sức mạnh của người Ý về gạch lát sàn. Cuối cùng, sự tập trung về địa lý của toàn bộ cụm ngành này đã đẩy mạnh toàn bộ quy trình này. Ngày nay các công ty nước ngoài phải cạnh tranh chống lại toàn bộ một nền văn hóa nhỏ. Bản chất tổ chức của hệ thống này tượng trưng cho lợi thế bền vững nhất của các công ty gạch gốm lát sàn tại Sassuolo.

Tuy mô hình này vẫn còn một số hạn chế xong đã đc áp dụng rộng rãi trên thế giới.

Câu 23: Tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch: nội dung, các lập luận ủng hộ và phản bác.Hai xu hướng cơ bản của chính sách thương mại cơ bản của mỗi quốc gia là: xu hướng tự do hóa thương

mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch.Xu hướng tự do hóa thương mại: là sự nới lỏng, mềm hóa sự can thiệp của Nhà nước hay Chính Phủ vào

lĩnh vực buôn bán quốc tế.Tính tất yếu: xuất phát từ quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới với những cấp độ toàn cầu hóa và

khu vực hóa, lao động sản xuất vượt ra khỏi biên giới mỗi quốc gia, sự phân công lao động quốc tế phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu, vai trò của các công ty đa quốc gia được tăng cường, hầu hết các quốc gia đều chủ trương mở rộng nền kinh tế để hội nhập. Tự do hóa thương mại mang lại lợi ích cho các bên dù trình độ phát triển có khác nhau, phù hợp với xu thế chung của thời đại.

Page 34: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUNội dung: Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế

quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ mậu dịch quốc tế. gồm có: Giảm dần thuế quan, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế Tham gia các quan hệ song phương, đa phương, tham gia các khu vực mậu dịch tự do, để mở rộng

quy mô xuất khẩu và đạt tới điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu.Kết quả: tạo điều kiện thuận lợi mở cửa thị trường nội địa để nhập khẩu hàng hóa, công nghệ nước ngoài,

đồng thời tạo đk thuận lợi cho việc xk hàng hóa và dv ra nước ngoài.

Xu hướng bảo hộ mậu dịchBảo hộ mậu dịch là sự gia tăng can thiệp của Nhà nước hay Chính Phủ vào lĩnh vực buôn bán quốc tế.

trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế thế giới, sự can thiệp của Nhà nước mang tính chọn lựa và giảm thiểu phạm vi, quy mô… can thiệp, nâng cao hiệu quả của sự can thiệp.

Tính tất yếu: Sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia, sự khác biệt trong điều kiện tái sản xuất giữa các

quốc gia. Sự cạnh tranh giữa các công ty trong nc với nc ngoài cũng như các nguyên nhân lịch sử để lại. Các lý do về chính trị xã hội cũng mang đến yêu cầu về bảo hộ mậu dịch

Mục đích: bảo vệ nền công nghiệp non trẻ trong nước, bảo vệ thị trường nội địa, bảo vệ ANQG, việc làm, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, bảo vê, giữ gìn bản sắc dân tộc, văn hóa cộng đồng

Nội dung: NN áp dụng các biện pháp cần thiết làm tăng các rào cản thương mại ( xây dựng hàng rào, thuế) gây khó khăn hơn cho việc nhập khẩu.

Mối quan hệ giữa hai xu hướng: 2 xu hướng có mối quan hệ biện chứng với nhau.Xét về mặt logic: nếu phát triển tự do hóa thì giảm bảo hộ và nếu phát triển bảo hộ thì giảm mậu dịch.Xét trên quan điểm lịch sử: chưa bao giờ có tự do hóa hoàn toàn và chưa bao giờ có bảo hộ quá dày đặc

đến mức làm tê liệt hoàn toàn nền kinh tế trừ trường hợp chiến tranh. Trong đó tự do hóa là xu hướng nổi trội, đi dần từ thấp đến cao.

Chính sách ngoại thương của VN có chiều hướng nghiêng về tự do hóa thương mại. Từ khi VN gia nhập tổ chức TMQT WTO thì VN phải tuân thủ theo quy định từ bước cắt giảm hàng rào thuế quan và hạn ngạch. Theo Thông tư 216/TT-BTC ngày 13/11/2009 của bộ tài chính, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. theo quy định trên, các nc thuế suất đc cắt giảm hơn so vs mức thuế hiện hành, cụ thể giảm từ 1% đến 6%, trong đó mức giảm chủ yếu là 2-3%. Cùng vs việc tập hợp lại các mức thuế TB là 10,54% (mức thuế TB hiện hành là 11,14%). Trong đó, các mức thuế suất phổ biến là từ 0% đến 30%, chiếm khoảng 91% tổng số dòng thuếà mở cửa thị trg.

Tuy nhiên, hiện nay thì VN vẫn đang sử dụng nhiều các biện pháp nhằm bảo hộ mậu dịch như đánh thuế NK cao đvs các mặt hàng như ô tô, mỹ phẩm, điện thoại di động, thuốc lá, xì gà, rượu bia…sd hạn ngạch vs các mặt hàng như: thuốc lá nguyên liệu, muối, bông, sữa nguyên liệu cô đặc, ngô hạt và trứng gia cầm.

Nhìn chung, chính sách ngoại thương của VN về dài hạn theo xu hướng là tự do hóa thương mại nhưng đvs từng thời kì nhất định thi sẽ có sự kết hợp giữa 2 chính sách tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch.

Câu 24: Tác động của FDI đối với nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.Hoạt động FDI có tính hai mặt với nước đầu tư cũng như nước tiếp nhận đầu tư đều có tác động tiêu cực và

tác động tích cực.Trước hết đối với nước đi đầu tư (nước chủ nhà) FDI có vai trò chủ yếu sau:* Tác động tích cựcDo đầu tư là người nước ngoài là người trực tiếp điều hành và quản lý vốn nên họ có trách nhiệm cao,

thường đưa ra những quyết định có lợi cho họ. Vì thế họ có đảm bảo hiệu quả của vốn FDI. Đầu tư nước ngoài mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu, cả công nghệ và thiết bị trong khu vực mà họ đầu tư cũng như trên thế giới.Do khai thác được nguồn tài nguyền thiên nhiên và lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn nên có thể mở rộng quy mô, khai thác được lợi thể kinh tế của quy mô từ đó có thể nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm.Tránh được các hàng rào bảo hộ mâu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư với thông qua FDI chủ đầu tư hay doanh nghiệp nước ngoài xây dựng được các doanh nghiệp của mình nằm trong long nước thì hành chính sách bảo hộ.

Page 35: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEU

* Tác động tiêu cựcKhi các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi khoản vốn đầu tư, khó

khăn hơn trong việc tìm nguồn vốn phát triển cũng như giải quyết việc làm.Do đó trong nước có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái, vì thế mà nước chủ nhà không đưa ra những chính sách khuyên khích cho việc đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong môi trường mới về chính trị, sự xung đột của quốc gia hay đơn thuần chỉ là sự thay đổi trong chính sách và pháp luật của quốc gia hay đơn thuần chỉ là sự thay đổi trong chính sách và pháp luật của quốc gia tiếp nhận… tất cả những điều đó đều khiến cho các doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng mất tài sản cở sở hạ tầng. Do vậy mà họ thường phải đầu tư vào các nước ổn định về chính trị cũng như trong chính sách và môi trường kinh tế.

Đối với nước tiếp nhận đầu tư thì hoạt động FDI có tác động:* Tác động tích cựcNhờ nguồn vốn FDI đầu tư mà có thể có điều khiến tốt để khai thác tốt nhất các lợi thế về tài nguyền thiên

nhiên, vị trí địa lý. Bởi các nước tiếp nhận thị trường là nước đang phát triển có tài nguyền song không biệt cách khai thác.

Tạo điều kiện để khai thác được nguồn vốn từ bên ngoài do không quy định mức vốn góp tối đa mà chỉ quyết định mức vốn góp tối thiểu cho nhà đầu tư.

Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài hay cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài và tiếp thu được kỹ thuật công nghệ hiện đại hay tiếp thu được kinh nghiệm quản lý kinh doanh của họ.

Tạo điều kiện để tạo việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó nâng cao đời sống nhân dân.

Khuyến khích doanh nghiệp trong nước tăng năng lực kinh doanh, cải tiến công nghệ mới nâng cao năng suất chất lượng giảm giá thành sản phẩm do phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, một mặt khác thông qua hợp tác với nước ngoài có thể mở rộng thị trường thông qua tiếp cận với bạn hàng của đối tác đầu tư.

* Tác động tiêu cực Nếu không có quy hoạch cụ thể và khoa học, có thể đầu tư tràn lan kém hiệu qua, tài nguyên thiên

nhiên có thể bị khái thác bừa bãi về sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Môi trường chính trị trong nước có thể bị ảnh hưởng, các chính sách trong nước có thể bị thay đổi

do khi đầu tư vào thì các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động quan chức địa phương theo hướng có lợi cho mình.

Hiệu quả của đầu tư phụ thuộc vào nước tiếp nhận có thể tiếp nhận từ các nước đi đầu tư những công nghệ thiết bị lạc hậu không phù hợp với nền kinh tế gây ô nhiễm môi trường.

Các lĩnh vực và địa bàn đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của nhà đầu tư nước ngoài mà không theo ý muốn của nước tiếp nhận. Do vậy việc bố trí cơ cầu đầu tư sẽ gặp khó khăn sẽ tạo ra sự phát triển mất cân đối giữa các vùng.

Giảm số lượng doanh nghiệp trong nước do quá trình cạnh tranh nên nhiều doanh nghiệp trong nước bị phá sản.Hay ảnh hưởng tới can cần thành toán quốc tế do sự di chuyển của các luồng vốn cũng như luồng hàng hoá ra vào trong nước .

Ngày này hầu hết việc đầu tư là của các công ty đa quốc gia vì thể các nước tiếp nhận thường bị thua thiệt, thất thu thuế hay các liên doanh sẽ phải chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do các vần đề chuyển nhượng giá nội bộ của các công ty này.

Câu 25: Can thiệp của Chính Phủ vào FDI: nguyên nhân, các biện pháp can thiệp.a. Nguyên nhân can thiệp của các quốc gia nhận đầu tư FDI: là một bộ phận kinh tế đối ngoại, nó

chiếm một vai trò ngày càng quan trọng đối vớisự phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, bất kỳ một quốc gia nào cũng phải can thiệp vào dòngvận động của FDI. Hai nguyên nhân giải thích tại sao chính phủ các quốc gia lại can thiệp đốivới FDI, đó là cán cân thanh toán và huy động các nguồn lực cùng những lợi ích từ bên ngoài. Cán cân thanh toán quốc tế chịu sự chi phối bởi xuất nhập khẩu và FDI của bản thânnước đó với thế giới bên ngoài. Rất nhiều chính phủ coi việc can thiệp đối với FDI như là mộtphương thức hữu hiệu nhằm điều chỉnh và kiểm soát cán cân thanh toán. Thứ nhất, khi dòng vốn FDI chảy vào được ghi như những mức tăng thêm

Page 36: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUcủa cán cânthanh toán nên các quốc gia đã có thể tạo đà gia tăng cán cân thanh toán từ lương FDI chuyểnvào đầu tiên. Thứ hai, một số dự án FDI sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, nên vô hình dung có thể giúpcho việc giảm nhập khẩu và như vậy tăng cán cân thanh toán. Thứ ba, khả năng xuất khẩu sản phẩm của các dự án sản xuất mới cũng gây ảnh hưởng tíchcực đối với cán cân thanh toán. Bên cạnh đó, chính phủ huy động các nguồn lực cũng như những lợi ích như công nghệ,kỹ năng quản lý và lao động. Đầu tư vào công nghệ nhằm mục đích tăng năng lực sản xuất haytăng khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Vì lý do đó, các quốc gia nhận đầu tư tìm mọi biệnpháp khuyến khích nhập khẩu công nghệ, sau đó cố gắng phát triển những kiến thức công nghệcủa riêng mình.

b. Nguyên nhân can thiệp của các quốc gia đi đầu tư: Đối với một số quốc gia, việc di chuyển tự do FDI mang lại những tác dộng riêng đối vớinền kinh tế quốc dân. Thông thường, những nguyên nhân chính dẫn tới việc hạn chế dòng FDIchảy ra ngoài là: - Việc đầu tư cho quốc gia khác sẽ dẫn tới chảy máu các nguồn lực của quốc gia đi đầu tư.Bởi vậy các nguồn lực được tập trung sử dụng cho phát triển và tăng trưởng kinh tế tại chínhquốc sẽ ngày càng ít đi. - Việc chảy ra của dòng vốn FDI có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cán cân thanhtoán của quốc gia đi đầu vì lấy mất thị trường của xuất khẩu. - Việc làm này do FDI tạo ra ở các nước sở tại có thể thay thế việc làm tại chính quốc. Đâylà một vấn đề khá nhạy cảm đối với quốc gia đi đầu tư. Việc chuyển cơ sở sản xuất sang mộtquốc gia có mức lương rẻ hơn sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình làm việc tại một số khuvực trong nước. Bên cạnh đó, Chính phủ can thiệp cũng đê khuyến khích những ngành công nghiệp bướcvào thời kỳ hoàng hôn và tăng khả năng cạnh tranh lâu dài của quốc gia.c. Các công cụ và chính sách của chính phủ.

Các biện pháp hạn chế:* Đối với nước nhận đầu tư: Các biện pháp hạn chế FDI: + Sở hữu: Cấm, hoặc chỉ thực hiện ở một

số ngành nhất định, không sở hữu quá 50% cổ phẩn + Yêu cầu về nội dung hoạt động: Tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ xuất khẩu, bắt buộc chuyểngiao công nghệ - Các biện pháp khuyến khích FDI + Ưu đãi tài chính: Giảm thuế suất hay miễn thuế thu nhập trong một thời gian + Củng cố cơ sở hạ tầng

* Đối với nước đi đầu tư - Các biện pháp hạn chế FDI + Áp dụng mức thuế suất đánh vào thu nhập tại nước ngoài của các công ty caohơn mức thuế suất đánh vào thu nhập trong nước + Xử phạt (cấm) các công ty đầu tư vào một số quốc gia cụ thể - Các biện pháp khuyến khích FDI + Bảo hiểm rủi ro + Cho vay vốn hoặc bảo lãnh + Miễn thuế cho công ty quốc tế đã chịu thuế lợi nhuận thu đươcj tại nước ngoàihay đưa ra những ưu đãi thuế đặc biệt. + Gây áp lực chính trị với các quốc gia khác nhằm buộc những quốc gia ấy nớilỏng những hạn chế về đầu tư.

Câu 26: Các lí thuyết giải thích FDI: lí thuyết vòng đời sản phẩm, lí thuyết quyền lực thị trường, lí thuyết về các yếu tố không hoàn hảo trên thị trường, lí thuyết chiết trung.

1. Lí thuyết vòng đời sản phẩm: Lý thuyết IPLC (International product life cycle ) đã mô tả một quá trình quốc tế trong đó một nhà sản

xuất địa phương trong một quốc gia tiên tiến (Raymond Vernon coi Hoa Kỳ như là nguồn nguyên tắc sáng chế) bắt đầu sản xuất và bán một sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến cao đến người tiêu dùng trong thị trường nội địa của nó; sau đó tiến hành sản xuất, bán sang các thị trường các nước phát triển khác; cuối cùng nhà sản xuất sẽ đầu tư sang các nước đang phát triển để tiếp tục sản xuất và bán sang các thị trường khác.

Mục đích của mô hình lý thuyết chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm là để nâng cao lý thuyết thương mại vượt qua ngoài khuôn khổ tĩnh của lợi thế so sánh của David Ricardo.

a/ Giai đoạn sản phẩm mới: Chu kì sống quốc tế được bắt đầu khi 1 công ty ở một nước phát triển muốn khai thác một bước đột phá

công nghệ kết hợp với nhu cầu và sức mua cao của khách hàng đã tung ra một loại sản phẩm mới sáng tạo trên thị trường nội địa của mình.

Raymond Vernon nhấn mạnh hàng hóa sản xuất và lý thuyết được bắt đầu với sự phát tr iển của 1 sản phẩm tại Mỹ. Các sản phẩm mới sẽ có 2 đặc điểm chính :

Nó sẽ phục vụ cho nhu cầu thu nhập cao Và hứa hẹn trong quá trình sản xuất , thì sẽ tiết kiệm lao động và vốn sử dụng trong tự nhiên

Page 37: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEU Trong giai đoạn sản phẩm mới, doanh nghiệp muốn thăm dò thị hiếu của khách hàng cũng như phản ứng

của người tiêu dùng ; mức cầu chưa xác định rõ ràng nên sản xuất không được thực hiện trên quy mô lớn, số lượng sản phẩm có hạn, sản phẩm ở mức độ thử nghiệm.

Các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất và tiêu thụ tại chính thị trường nội địa – nơi mà diễn ra các hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Hầu hết doanh số bán hàng bị hạn chế. Sản phẩm ở mức độ thử nghiệm - cảm nhận của khách hàng là không chắc chắn và tính năng sản phẩm là cụ thể nhưng chưa hoàn toàn được xác định . Tổn thất tài chính là chuyện thông thường trong giai đoạn khởi đầu này vì doanh thu nhanh chóng bị ngốn sạch bởi các chi phí phát triển sản phẩm liên tục, marketing và sản xuất.

Trong giai đoạn này thị trường nội địa các nước phát triển được chọn làm nơi sản xuất. Bởi lẽ: thị trường đó sẽ có nhiều người tiêu dùng có thu nhập cao, có khả năng mua và sẵn sàng thử nghiệm với những sản phẩm mới; dễ dàng tiếp cận thị trường vốn để tài trợ cho phát triển sản phẩm mới. Mặt khác sản xuất bắt đầu tại địa phương để giảm thiểu rủi ro và sự không chắc chắn “ Một vị trí trong đó thông tin liên lạc giữa các thị trường và các giám đốc điều hành liên quan trực tiếp với sản phẩm mới nhanh chóng và dễ dàng; tại đó có rất nhiều tiềm năng của các loại đầu vào mà có thế cần thiết cho các đơn vị sản xuất có thể tiếp cận rõ ràng”.

b/ Giai đoạn sản phẩm chín muồi: Khi nhận thức của khách hàng về sản phẩm đã đầy đủ, các doanh nghiệp muốn tăng doanh thu nên đã bắt

đầu xuất khẩu sang các quốc gia tiên tiến khác – nơi có những người tiêu dùng với mong muốn và các khỏan thu nhập tương tự làm cho xuất khẩu là bước dễ nhất, đầu tiên trong 1 nỗ lực quốc tế

Trong giai đoạn này, nhu cầu sản phẩm phát triển rất mạnh và bán hàng xuất khẩu trở nên rất quan trọng. Lợi nhuận rất lớn và cạnh tranh cả trong lẫn ngoài nước. Các doanh nghiệp nhấn mạnh vào sản xuất có hiệu quả, đặc tính sản phẩm; sở thích người tiêu dùng ổn định. Tuy nhiên giá vẫn còn tương đối cao.

Khi sản phẩm được xuất khẩu sang các nước tiên tiến tăng dần theo thời gian thì thiết kế sản phẩm và quy trình càng trở nên ổn định

Nhiều cơ sở sản xuất ra nước ngoài để phục vụ nhu cầu cho thị trường địa phương đảm bảo thay thế xuất khẩu từ thị trường nội địa của doanh nghiệp.

Một số sản phẩm sẽ trải qua giai đoạn phát triển vợt bậc . Doanh thu tăng vọt, kết thúc tình trạng thua lỗ trong giai đọan đầu. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp, chỉ 1 phần nhỏ doanh thu đem lại lợi nhuận ròng do lợi nhuận công ty thu được phải tái đầu tư vào các khâu phát triển sản xuất , xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường.

Ví dụ: eBay - một công ty lớn về bán đấu giá trực tuyến - là ví dụ điển hình cho trường hợp này. EBay bắt đầu hoạt động vào năm 1995 như một doanh nghiệp hoạt động gia đình. Tuy nhiên, khái niệm mua bán qua sàn đấu giá trực tuyến- là một khái niệm mới hấp dẫn đến nỗi công ty phát triển rất nhanh chóng. Sự phát triển vũ bão trong giai đoạn thành lập của công ty là 1996-2002. Doanh thu ròng tăng rất chậm trong những năm 1997-1999, mặc dù doanh thu năm sau vẫn cao gấp đôi năm trước. Trong thực tế, eBay đã dùng dòng tiền phát sinh từ doanh thu để phát triển cơ sở hạ tầng trực tuyến, xây dựng một thương hiệu nổi tiếng và phát triển các loại hình bán đấu giá mới. EBay cũng tích cực đầu tư vốn để mở rộng phạm vi kinh doanh, thường bằng cách mua lại các công ty khác, nhờ đó ngăn chặn sự gia nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh.

Thách thức của thị trường trong giai đoạn này là chuyển từ việc xây dựng nhận thức sang xây dựng thương hiệu. Đồng thời các đối thủ cạnh tranh mới luôn bị hấp dẫn trước sự gia tăng doanh thu và lợi nhuận, tạo nên sức cạnh tranh tương đối lớn.

Vào cuối giai đọan này các sản phẩm được bán sang thị trường các nước đang phát triển và quá trình sản xuất cũng có thể được bắt đầu tại khu vực này

c/ Giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa: Trong giai đoạn này thị trường trở nên bão hòa.Lợi thế so sánh bởi sáng tạo ban đầu dựa trên các lợi ích

chức năng đã bị xói mòn. Công ty bắt đầu chú trọng tập trung vào việc giảm chi phí quá trình hơn là bổ sung các tính năng sản phẩm mới. Kết quả là, các sản phẩm và quá trình sản xuất của nó ngày càng trở nên tiêu chuẩn hóa. Lao động có thể bắt đầu được thay thế bằng vốn.

Nhu cầu của sản phẩm gốc ngày càng giảm trong nước phát minh vì sự xuất hiện của công nghệ mới và các thị trường được thành lập sẽ ngày càng trở nên nhạy cảm về giá. Dù thị trường còn lại được chia sẻ giữa các đối thủ cạnh tranh chủ yếu là người nước ngoài nhưng một công ty đa quốc gia trong nội bộ sẽ tối đa hóa "ngoài khơi", sản xuất ở nước đang phát triển vì nó có thể di chuyển vốn và công nghệ xung quanh, không lao động. Để đối phó với giá cả cạnh tranh và các rào cản thương mại hoặc đơn giản chỉ để đáp ứng nhu cầu địa phương, cơ sở sản xuất sẽ chuyển đến các nước đang phát triển. Kết quả là thị trường trong nước có thể sẽ

Page 38: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEUnhập khẩu các sản phẩm này quay trở lại. Các nhà máy ban đầu thường vẫn còn trong các quốc gia nơi mà công nghệ lần đầu tiên được phát minh.

Sản phẩm được nhập khẩu vào quốc gia có nguồn gốc từ những nơi khác, đặc biệt là khu vực phù hợp với chi phí sản xuất thấp ( Hàn Quốc, Đài Loan, Mexico, Indonexia). Sản xuất có nguồn gốc trong nước sẽ sụt giảm và có thể bị chặn hoàn toàn.

Ví dụ: trong trường hợp này, quá trình sản xuất chất bán dẫn đã bắt đầu ở Mỹ trước khi lan truyền đến Anh, Pháp, Tây Đức và Nhật Bản. Hiện nay, điều kiện sản xuất thuận lợi đã được hình thành ở Hồng Kông, Đài loan các nước cũng như Đông Nam Á khác. Xưa kia, Mỹ đã từng là nước xuất khẩu máy chữ và máy đếm tiền. Nhưng thời gian trôi qua, giờ đây, những chiếc máy đơn giản này ( như máy chữ) lại được nhập khẩu trở lại nước Mỹ, trong khi đó các doanh nghiệp của Mỹ xuất khẩu các kiểu máy điện tử tinh vi hơn.

Cuối cùng, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh và chủng loại sản phẩm đều đạt đến điểm chín muồi, thể hiện qua sự ổn định về số lượng nhà sản xuất, sự phát triển doanh thu trên đơn vị sản phẩm chững lại và tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu giảm. Trong giai đoạn chín muồi, thị trường của người bán nhường chỗ cho thị trường của người mua. Lợi nhuận giảm khi các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau để giành thị phần. Sự thay đổi sản phẩm chỉ dừng ở mức độ cải tiến chứ không có tính đột phá. Kinh phí chủ yếu được tập trung cho việc quảng cáo và giảm giá. Công ty nào cũng cố gắng giành giật thị phần từ các doanh nghiệp khác.

Ví dụ: Công ty Động cơ Honda được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1948. Ông Soichiro Honda đã nhân cơ hội nước Nhật có nhu cầu đi lại nhiều. Công ty đã gắn động cơ vào xe đạp tạo ra một phương tiện đi lại hiệu quả và rẻ tiền. Honda bắt đầu sản xuất từ xe máy. Sau khi chiếm lĩnh thị trường trong nước, để thâm nhập thị trường nước ngoài, Honda đã thực hiện xuất khẩu sang các thị trường khác. Do chi phí sản xuất tại Nhật cao, thị trường xe máy Nhật có xu hướng bão hòa nên Honda đầu tư vốn và công nghệ sang các nước phát triển thấp hơn như Thái Lan, Việt Nam nhằm tận dụng chi phí sản xuất thấp, nguồn lao động giá rẻ tai nước sở tại và quan trọng hơn là nhằm ngăn chặn khả năng để rơi thị trường vào tay các nhà sản xuất địa phương. Thực hiện FDI ở các nước đang phát triển cho phép Honda phát tăng doanh thu từ việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình tại nước sở tại và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Trụ sở Honda ở NHật Bản sẽ tập trung nghiên cứu các dòng sản phẩm, các công nghệ mới ở trong nước. Honda chuyển hướng sang sản xuất ôtô, trong bối cảnh tại Nhật Bản đang có những tập đoàn ôtô lớn và thành công như Toyota, Nissan, Mitsubishi. Honda đã ném toàn bộ tiền lãi từ kinh doanh xe máy vào việc nghiên cứu, chế tạo ôtô và cải tiến phát triển sản phẩm xe máy với các chuyên gia giỏi nhất. Năm 1983, công ty đã cho ra đời thêm 39 kiểu xe (trong tổng số 110 kiểu đã có trước đó), đánh dấu sự thất bại thảm hại của đối thủ Yamaha.

2. Lí thuyết quyền lực thị trường.Nội dung: FDI tồn tại do những hành vi đặc biệt của độc quyền nhóm trên phạm vi quốc tế như phản ứng

độc quyền nhóm, hiệu quả kinh tế bên trong do quy mô sản xuất và sự liên kết đầu tư nước ngoài theo chiều dọc nhằm hạn chế cạnh tranh, mở rộng thị trường và ngăn cản không cho đối thủ khác gia nhập vào ngành công nghiệp và thị trường của chúng.

FDI theo chiều dọc:các công ty đầu tư thâm nhập vào nước khác nhằm sản xuất các sản phẩm trung gian sau đó những sản phẩm này được xuất khẩu ngược trở lại và được sử dụng với tư cách là đầu vào cho sản xuất của nước chủ nhà hoặc sản xuất hay tiêu thụ những sản phẩm đã hoàn thành cho những người tiêu thụ cuối cùng. Thường áp dụng cho các ngành công nghiệp chế tạo và sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên.

Nguyên nhân thực hiện FDI theo chiều dọc: Nguồn cung nguyên liệu khan hiếm, công ty địa phương ở nước ngoài không đủ khả năng thăm dò,

khai thác nguyên liệu mới. Các công ty độc quyền nhóm có thể thiết lập hàng rào ngăn cản không cho các công ty khác tiếp cận

với nguồn nguyên liệu của chúng. Tạo ra lợi thế về chi phí thông qua cải tiến kĩ thuật bằng cách phối hợp sản xuất và chuyển gia sản

phẩm giữa các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất.3. Lí thuyết về các yếu tố không hoàn hảo trên thị trường.Thị trường hoàn hảo là thị trường có khả năng đáp ứng đầy đủ và thuận lợi nhu cầu của người tiêu dùng ở

mức giá thấp nhất có thể.Thị trường không hoàn hảo là thị trường mà ở đó xuất hiện các yếu tố không hoàn hảo làm cho hoạt động

kinh doanh kém hiệu quả, khi đó các công ty sẽ thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhằm kích thích hoạt động kinh doanh vượt qua những yếu tố không hoàn hảo đó.

Yếu tố không hoàn hảo: là những yếu tố ngăn cản quá trình hoạt động hiệu quả của các ngành công nghiệp.

Page 39: 26 Câu Hỏi Ôn Tập Kinh Doanh Quốc Tế I 4TC Có Đáp Án

Facebook.com/DethiNEU2 loại yếu tố không hoàn hảo của thị trường chủ yếu:Các rào cản thương mại: rào cản thuế quan và phi thuế quanKiến thức đặc biệt: chuyên môn kĩ thuật của kĩ sư hay khả năng tiếp thị của các nhà quản lý.

4. Lí thuyết chiết trung.Nội dung:các công ty sẽ thực hiện đầ tư trực tiếp nước ngoài khi hội tụ đủ 3 lợi thế: địa điểm, sở hữu, nội

hóa.Lợi thế về địa điểm: ưu thế có được do việc tiến hành một hoạt động kinh doanh tại một địa điểm nhất

định với những đặc thù riêng của địa điểm đó, chúng có thể là tài nguyên thiên nhiên,lực lượng lao động lành nghề, lực lượng lao động giá rẻ,…

Lợi thế về sở hữu: ưu thế cho công ty có cơ hội tham gia sở hữu một số tài sản đặc biệt nhất định như nhãn hiệu sản phẩm, kiến thức kĩ thuật hay cơ hội quản lí.

Lợi thế nội hóa: ưu thế đạt được do việc nội địa hóa hoạt động thay vì chuyển nó đến một thị trường kém hiệu quả hơn.

Lý thuyết này khẳng định khi hội tụ đầy đủ các ưu thế trên thì các công ty sẽ thực thi FDI.