2.2 tho may tan so cao ts tu

27
Thở máy tần số cao

Upload: phamdanghungbvsnqn

Post on 28-Jul-2015

249 views

Category:

Health & Medicine


4 download

TRANSCRIPT

Thở máy tần số cao

MỘT SỐ THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG

• F =Tần số (frequency ) Tính bằng hertz.

• MAP = áp lực trung bình ( Cm H2O ).

• Amplitute = Delta P hoặc áp lực dao dộng quanh MAP.

• Oxygenation phụ thuộc MAP và FiO2.MAP tạo áp lực căng phế nang tương tự như CPAPiều này làm tăng thể tích phổi ở mức tối đa để trao đổi khí và ngăn ngừa xẹp phổi trong thì thở ra

MỘT SỐ THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG

• Oxygenation phụ thuộc MAP và FiO2.MAP tạo áp lực căng phế nang tương tự như CPAP điều này làm tăng thể tích phổi ở mức tối đa để trao đổi khí và ngăn ngừa xẹp phổi trong thì thở ra

• Thông khí phụ thuộc vào biên độ và it phụ thuộc vào tần số. Trong thở HFO oxygenation và thải trừ co2 độc lập với nhau

NGUYÊN LÝ THỞ MÁY TẦN SỐ CAO

HFO

CMV

Fresh gas

Fresh gas

oscillatorOpen end

Low pass filter Passes contimuous flow But not vibration

CƠ CHẾ TRAOĐỔI KHÍ HFO

Convection

Diffusion

CHỈ ĐỊNH

• Khi thở máy thông thường không đạt kết quả mong muốn.

• Trong các trường hợp tràn khí ( Màng phổi, mô kẽ PIE )

• Để hạn chế tai biến do chấn thương áp lực.

( Barotrauma ) khi các thông số thở máy quy ước ở mức quá cao ( RR >60l/ph. PIP 35 Cm H2O, PEEP 5 – 6 Cm H2O, FiO2 = 1 )

CHUẨN BỊ MÁY

• Lắp hệ thống dây dẫn khí đúng theo chỉ dẫn.• Nối hệ thống dây dẫn khí với bóng test.• Nối máy với nguồn oxy và khí nén ( Dây màu xanh với

oxy, dây màu xám với khí nén.).• Bật nút on/of về on. • Đặt mode thở ở vị trí HFO.• Đặt MAP và STROKE VOLUME ở trị số cần có.• Đặt FiO2 = 1.• Kiểm tra lai các thông số trên bảng điều khiển, nếu máy

hoạt động đúng theo các thông số đã đặt, tháo bóng test, nối máy với bệnh nhân

Humming II, 1988 Humming V, 1993 Rotary 100, 2000

CÀI ĐẶT MÁY THỞ HFO CHO BỆNH NHÂN

Chiến lược thở thể tích cao ( Optimal lung volume strategy )

Mục đích làm phế nang nở tối đa.• Đặt MAP trên mức MAP mà bệnh nhân đang thở

máy quy ước 2 – 3 Cm H2O. Tăng MAP từng 1 -2 Cm H2O cho tới khi tình trạng oxy của bệnh nhân được cải thiện . Chú ý chỉ được tăng tối đa MAP 5 – 6 Cm H2O so với MAP khi bệnh nhân đang thở máy theo quy ước.

• Điều chỉnh Stroke volume để đạt được mức độ rung tối đa của thành

Chiến lược thở thể tích thấp ( Low volume strategy ).

• Mục đích làm giảm chấn thương áp lực ở phổi.

• Đặt MAP bằng MAP khi bệnh nhân đang thở máy theo quy ước.

• Điều chỉnh Stroke volume để đạt được mức độ trung tối đa của thành ngực.

CÔNG THỨC TÍNH MAP

• MAP = ( PIP x IT ) + ( PEEP x ( 60: RR ) - IT ))

60/RRMAP = Áp lực trung bình

PIP = Áp lực đỉnh

IT = Thời gian thở vào

PEEP = Áp lực dương tính cuối kỳ thở ra

RR = Tần số thở

Một số điều chỉnh cần thiêt khi bệnh nhân đang thở HFO.

• Điều chỉnh tần số nếu cần thay đổi tần số ( Chỉ điều chỉnh được ở máy R 100 ).

• Bão hoà oxy thấp: Tăng FiO2, Tăng MAP ( 1 – 2 Cm H2O ).

• Bão hoà oxy cao: Giảm FiO2, Giảm MAP ( 1 -2 Cm H2O ).• Thông khí kém : Tăng stoke volume. Hay giảm tần số ( 1 -2 Hz ) nếu amplitude đã đạt tối đa• Thông khí tăng : Giảm sroke volume ( Giảm

amplitute ). Nếu amplitute nhỏ.

THEO DÕI BỆNH NHÂN THỞ HFO

• Theo dõi liên tục: Nhịp tim, SpO2 .

• Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm ( CVP ) cho những trường hợp nặng.

• Nếu có điều kiện, đặt đường truyền động mạch theo dõi liên tục huyết áp động mạch và kiểm tra khí máu khi cần thiết.

Theo dõi tình trạng hô hấp

• Di động lồng ngực: Gián tiếp phản ánh thể tích khí lưu thông . Di động thành ngực tốt là dấu hiệu thông khí tốt.

• Một số yếu tố chi phối di động thành ngực: Thay đổi ∆P so với lúc đặt máy. Thay đổi suất đàn của phổi ( Compliance ). Tắc nội khí quản do tăng tiết.Trẻ kích thích, tăng cử động .

Theo dõi tình trạng hô hấp

• Độ giãn nở của lồng ngực phản ánh thể tích phổi.

• Lồng ngực giãn nở kém là phổi giãn nở kém

• Nếu phổi giãn nở quá mức có thể do thể tích phổi tăng quá mức hoặc do ứ khí.

Chụp x-quang phổi

– Ngay trước khi cho thở HFO.

– 12 giờ/ lần trong 48giờ đầu.– Sau đó chụp mỗi ngày một lần.

Đo khí máu.

• Ngay trước khi đặt máy HFO

• Ngay sau khi bệnh nhân ổn định và HFO tối ưu.

• 8 giờ/lần vào các ngày sau và sau mỗi lần thay đổi thông số .

NHÂN THỞ BỆNH CHĂM SÓC HFO

• TƯ THẾ BỆNH NHÂN

• Đặt bệnh nhân nằm trên nệm và gối êm,

• Thay đổi tư thế đầu 4 – 6 giờ một lần để giảm áp lực đè lên đầu và tai.

• Thay đổi tư thế bệnh nhân 12h/lần

• Có thể cho bệnh nhân nằm sấp để cải thiện tình trạng thông khí - khuyếch tán

TƯ THẾ BỆNH NHÂN

• Khi thay đổi tư thế bệnh nhân đang thở HFO có thể dùng bóng bóp hoặc dùng kẹp Kose kẹp NKQ

• Nên đánh giá thông khí , mức độ đàn hồi của phổi và áp lực cần thiết trong thời gian này để giảm số lần can thiệp vào quá trình thở máy

• Giữ ấm cho bệnh nhân,, tránh làm mất nhiệt. Giữ nhiệt độ phòng đủ ấm.

HÚT NỘI KHÍ QUẢN

Chỉ định hút NKQ:

• Khi độ di động thành ngực giảm.

• Bão hoà oxy máu giảm đột ngột.

• Bệnh nhân kích thích, ho nhiều.

• Tăng nhịp tự thở.

HÚT NỘI KHÍ QUẢN

• Cách thứ nhất:

• Tăng FiO2 lên 10% hoặc tới mức cần thiết.

• Tháo đầu ống NKQ khỏi máy thở và hút.

• Nối đầu ống với máy khi hút xong và tăng MAP lên 2 -5 Cm H2O trên mức đặt máy.

• Giảm MAP lại mức ban đầu sau khoảng 3 – 5 phút

HÚT NỘI KHÍ QUẢN

• Cách thứ hai:• Tháo đầu ống ra khỏi máy thở,

bóp bóng với oxy. Chống chỉ định trong PIP• Cách này có ưu điểm là làm loãng dịch trong nội

khí quản, làm căng lại các phế nang đã xẹp, cung cấp oxy, nghe thông khí và đánh giá được tiếng tim.

• Trong khi hút có thể dùng NaCL 0,9% nhỏ vào ống và nối lại với máy khi hút xong.

MỘT SỐ SỬ TRÍ ĐẶC BIỆT

Bệnh nhân kích thích

• Đau hoặc đụng chạm tới bệnh nhân quá nhiều.

• Thiếu oxy.

• Tràn khí màng phổi.

• Tăng tiết làm tắc khí quản.

• Giảm đột ngột các thuốc đang điều trị.

An thần và giãn cơ

• Thấy rõ triệu chứng gắng sức

• Tăng TCM CO2 ( Transcutaneous measures of carbondiox )

• Tăng cử động toàn thân

• Tăng huyết áp.

Cai máy thở

• Giảm FiO2 < 40% trước khi giảm MAP• Giảm Giảm MAP khi có hiện tượng ứ khí ( Lâm

sàng và x-quang )

• Giảm MAP từng 1 -2 CmH2O một• Giảm amplitute mỗi 4 CmH2O• Không giảm tần số • Đặt vấn đề chuyển thở máy quy ước khi MAP <

10 CmH2O Amplitute 20 – 25 và khí máu tốt

TAI BIẾN

• Ứ khí tại phổi ( Hyperiflation ), làm giảm cung lượng tim ( Gây nhịp nhanh, mạch ngoại biên nhanh nhỏ, hạ huyết áp và giảm oxy máu )

• Tràn khí màng phổi: Các dấu hiệu như khí máu xấu đi,giảm bão hoà oxy máu , giảm độ rung thanh ngực .