2.1. phân biệt dân tộc và giới: phương pháp đo lường và ... · máy tính (sử...

52
[ ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD 145 2.1. Phân biệt dân tộc và giới: phương pháp đo lường và phân tách Axel Demenet – IRD-DIAL, Jean-Pierre Cling – Đại học Paris 13, Christophe Jalil Nordman – IRD-DIAL, Mireille Razafindrakoto – IRD-DIAL, François Roubaud – IRD-DIAL Phân biệt dân tộc và giới là một vấn đề mấu chốt tại Việt Nam: nữ giới tại Việt Nam có thực sự được đối xử tốt hơn so với nữ giới tại các nước đang phát triển khác như người ta vẫn thường nói hay không? Làm thế nào để giải thích cho khoảng cách ngày càng lớn giữa dân tộc Kinh đa số và các dân tộc thiểu số khác về vấn đề xóa đói giảm nghèo với sự quan sát trong thời gian trung hạn? Vấn đề tương tự cũng được nêu ra trên quy mô khu vực Đông Nam Á, hay rộng hơn là các nước đang phát triển. Mục tiêu của lớp học chuyên đề là giới thiệu và ứng dụng các phương pháp luận do các nhà kinh tế học phát triển để nghiên cứu vấn đề này. Dựa vào các số liệu điều tra hộ gia đình của Việt Nam (Điều tra mức sống hộ dân cư (VHLSS-Việt Nam Household Living Standard Survey) và Điều tra Lao động và Việc làm (LFS Labor Force Survey), các học viên được làm quen với các phương pháp chuẩn để đo lường phân biệt (lý thuyết và những hạn chế của từng phương pháp) và thực hành trên máy tính (sử dụng phần mềm Stata). Ngoài ra còn có phần mở rộng áp dụng kết quả thu được với các lục địa khác, đặc biệt là châu Phi, để mở rộng phân tích. (Nội dung gỡ băng) Ngày học thứ nhất, thứ hai ngày 18/7 Giới thiệu các giảng viên và học viên (xem danh sách học viên ở cuối chương và lý lịch giảng viên) [Mireille Razafindrakoto] Khi nghe các bạn nói mong muốn học phần mềm Stata, điều này khiến tôi phải nhấn mạnh với các bạn rằng mục tiêu chúng ta đặt ra không đơn thuần là sử dụng thành thạo công cụ tin học này mà còn hiểu rõ cách tiếp cận và phân tích đề tài này trong thời gian diễn ra khoá học. Lớp chuyên đề của chúng ta sẽ dựa chủ yếu vào việc trao đổi kiến thức và kinh nghiệm. [François Roubaud] Chúng ta sẽ phân tích vấn đề dân tộc và giới tại Việt Nam về mặt định lượng, ngoài ra cũng sẽ mở rộng phân tích đối với các nước và khu vực khác trên thế giới.

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 145

2.1. Phân biệt dân tộc và giới: phương pháp đo lường và

phân táchAxel Demenet – IRD-DIAL, Jean-Pierre Cling – Đại học Paris 13, Christophe Jalil Nordman – IRD-DIAL, Mireille Razafindrakoto

– IRD-DIAL, François Roubaud – IRD-DIAL

Phân biệt dân tộc và giới là một vấn đề mấu chốt tại Việt Nam: nữ giới tại Việt Nam có thực sự được đối xử tốt hơn so với nữ giới tại các nước đang phát triển khác như người ta vẫn thường nói hay không? Làm thế nào để giải thích cho khoảng cách ngày càng lớn giữa dân tộc Kinh đa số và các dân tộc thiểu số khác về vấn đề xóa đói giảm nghèo với sự quan sát trong thời gian trung hạn? Vấn đề tương tự cũng được nêu ra trên quy mô khu vực Đông Nam Á, hay rộng hơn là các nước đang phát triển.

Mục tiêu của lớp học chuyên đề là giới thiệu và ứng dụng các phương pháp luận do các nhà kinh tế học phát triển để nghiên cứu vấn đề này. Dựa vào các số liệu điều tra hộ gia đình của Việt Nam (Điều tra mức sống hộ dân cư (VHLSS-Việt Nam Household Living Standard Survey) và Điều tra Lao động và Việc làm (LFS – Labor Force Survey), các học viên được làm quen với các phương pháp chuẩn để đo lường phân biệt (lý thuyết và những hạn chế của từng phương pháp) và thực hành trên máy tính (sử dụng phần mềm Stata). Ngoài ra còn có phần mở rộng áp dụng kết quả thu được với các lục địa khác, đặc biệt là châu Phi, để mở rộng phân tích.

(Nội dung gỡ băng)

ngày học thứ nhất, thứ hai ngày 18/7

Giới thiệu các giảng viên và học viên (xem danh sách học viên ở cuối chương và lý lịch giảng viên)

[Mireille Razafindrakoto]

Khi nghe các bạn nói mong muốn học phần mềm Stata, điều này khiến tôi phải nhấn mạnh với các bạn rằng mục tiêu chúng ta đặt ra không đơn thuần là sử dụng thành thạo công cụ tin học này mà còn hiểu rõ cách tiếp cận và phân tích đề tài này trong thời gian diễn ra khoá học. Lớp chuyên đề của chúng ta sẽ dựa chủ yếu vào việc trao đổi kiến thức và kinh nghiệm.

[François Roubaud]

Chúng ta sẽ phân tích vấn đề dân tộc và giới tại Việt Nam về mặt định lượng, ngoài ra cũng sẽ mở rộng phân tích đối với các nước và khu vực khác trên thế giới.

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD146

Chủ đề của lớp học chuyên đề năm 2011 là một chủ đề thú vị. Nó cho phép hiểu được nhiều vấn đề xã hội để đề ra các chính sách phát triển. Vấn đề giới là vấn đề mang tính toàn cầu, còn vấn đề dân tộc lại phản ánh tính đa dạng trong tình hình của từng quốc gia. Chúng ta có thể mở rộng phân tích các nhóm giàu và nghèo theo các tiêu chí khác như: các nhóm tôn giáo, các nhóm xã hội, các nhóm tuổi, v.v. Những nội dung mà chúng tôi giới thiệu với các bạn trong tuần này về chủ đề dân tộc và giới có thể áp dụng vào những chủ đề, đề tài nghiên cứu khác nhau.

Môn khoa học kinh tế, khoa học xã hội định lượng đã phát triển các công cụ đo lường – các cuộc điều tra – và các phương pháp phân tích – kỹ thuật phân tích khoảng cách về giới và dân tộc. Đây là những công cụ hữu hiệu nhằm lý giải định lượng cho những vấn đề khác biệt. Chúng tôi sử dụng cách tiếp cận định lượng, ngoài ra sẽ kết hợp với phân tích định tính để nghiên cứu vấn đề theo chiều sâu.

Chương trình lớp học chuyên đề bao gồm hai phần: từ thứ hai đến sáng thứ năm là phần giảng kiến thức và trao đổi kinh nghiệm, từ sáng thứ năm đến hết khóa học dành cho phần nghiên cứu theo nhóm. Các bạn sẽ làm việc theo nhóm, phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu trước lớp chuyên đề của chúng ta cũng như có bài báo cáo thu hoạch tại buổi tổng kết vào sáng thứ bảy.

Một ngày học được chia thành bốn nửa buổi: hai nửa buổi sáng và hai nửa buổi chiều. Chúng tôi sẽ lồng ghép giữa các buổi học các nội dung khác nhau như giảng lý thuyết – khái niệm, kết quả các phương pháp – và thực hành và tính toán trên phần mềm Stata.

Đây là chương trình lớp học chuyên đề:

- Hôm nay chúng ta sẽ học về thống kê giới.Tại sao cần phải làm thống kê về giới và làm thống kê về giới như thế nào? Ta sẽ sử dụng dữ liệu của cuộc điều tra lao động và việc làm tại Việt Nam năm 2007. Cuối ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu về vấn đề giới tại Việt Nam;

- Cả ngày thứ ba, chúng ta sẽ nghiên cứu các chỉ số của thị trường lao động gắn với vấn đề giới: gia nhập vào thị trường lao động, khái niệm thị trường lao động, thất nghiệp, thiểu dụng lao động, v.v. Sau đó chúng ta sẽ chuyển sang phần ứng dụng bao gồm phần phân tích các chỉ số và thảo luận kết quả. Buổi chiều sẽ dành để giới thiệu thực trạng vấn đề dân tộc tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Cuối buổi chiều, chúng ta quay trở lại ứng dụng với Stata để phân tích chất lượng việc làm theo giới và dân tộc;

- Nửa buổi đầu tiên của ngày thứ tư sẽ giới thiệu các kỹ thuật phân tách: nguyên tắc, cách áp dụng?

- Chiều thứ tư và sáng thứ năm sẽ kết thúc phần trình bày về các kỹ thuật phân tách;

- Chiều thứ năm bắt đầu làm việc theo nhóm, các nhóm tiếp tục làm việc đến sáng thứ sáu. Các bạn có nhiệm vụ đánh giá tình hình giới và dân tộc tại một trong sáu tỉnh của Việt Nam, mỗi nhóm sẽ làm một khu vực. Các bạn sẽ sử dụng các cơ sở dữ liệu thống kê để tiến hành phân tích. Sau đó, mỗi nhóm phải chuẩn bị một báo cáo giới thiệu kết quả phân tích về tình hình dân tộc và giới tại khu vực đã được phân công.

Việc hình thành các nhóm phải đảm bảo tiêu chí đa dạng, liên ngành, đa quốc tịch và giới tính.

- Các nhóm sẽ trình bày kết quả nghiên cứu trước lớp vào chiều thứ sáu;

- Cuối cùng chúng ta sẽ hoàn thiện phần tổng hợp các nghiên cứu của các nhóm để trình bày kết quả lớp học (sẽ do hai báo cáo

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 147

viên trình bày) tại buổi tổng kết vào sáng thứ bảy trước toàn thể học viên và giảng viên của Khoá học Tam Đảo 2011.

Để chuẩn bị thực hành với phần mềm Stata, bộ dữ liệu điều tra lao động việc làm được tải về từng máy cá nhân.

2.1.1. phát triển thống kê giới

[christophe Jalil nordman]

Chúng ta sẽ tiếp tục buổi học với phần tài liệu của Ngân hàng Thế giới về việc phát triển thống kê giới [8].

Dựa vào phần lý luận trên đây, chúng ta thấy rằng thống kê giới là một loại thống kê liên quan đến toàn bộ các lĩnh vực khác nhau trong thống kê. Đó chính là việc xác định, thu thập, công bố và phân tích số liệu nhằm tìm hiểu vì sao vấn đề giới lại ảnh hưởng tới từng cá nhân và toàn thể xã hội.

Đó là một cách để cho thấy những khác biệt về giới tính ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia.

Giới tính không hoàn toàn trùng khớp với khái niệm giới, tuy nhiên, hai khái niệm này thường bị nhầm lẫn. Khái niệm « giới tính » phản ánh sự khác biệt sinh học giữa nam

Vì sao phải phát triển thống kê giới?

Nguồn: United Nations Economic Commission for Europe - Statistics Division. World Bank Institute - Poverty Reduction and Economic Management Division. 2007 The World Bank Group, UNECE.

[8] Toàn bộ các minh hoạ vẽ sử dụng trong phần trình bày này được lấy từ tài liệu sau: United Nations Economic Commission for Europe - Statistics Division. World Bank Institute - Poverty Reduction and Economic Management Division. 2007 The World Bank Group, UNECE.

Nh ng th ng kê v gi i không th c s là m t l nh

v c nghiên c u. V gi i thì có gì c bi t ?

Ngày nay, n gi i c ng có nh ng c h i

nh nam gi i. V y v n n m âu?

T i t n c chúng tôi, vai trò c a n gi i không c

t thành v n . Chúng tôi có nh ng khó kh n v

ngu n l c và chúng tôi c n ph i t p trung vào nh ng

v n khác

Chúng ta không mu n b t ép ng i tr l i

nhi u quá. Chúng ta

thi u không gian

Nh ng th ng kê v vi c làm không liên quan n v n

gi i

Tuy nhiên t t c các s li u u c phân chia theo

gi i !

hình 20

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD148

giới và nữ giới, còn khái niệm giới là một khái niệm xã hội theo đó nam và nữ có vai trò riêng trong xã hội. Vì vậy, chúng ta cần phân biệt hai khái niệm này, khác biệt về giới tính là không thể thay đổi được còn khác biệt về giới có thể thay đổi được tùy việc áp dụng các chính sách.

Thống kê về giới không chỉ liên quan đến nữ giới mà còn về vai trò của phụ nữ và nam giới trong xã hội. Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích ví dụ của số liệu thống kê của Anh năm 2005, cụ thể là tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế theo kết quả điều tra lao động việc làm.

Tỷ lệ có việc làm của nam giới cao hơn chút ít so với nữ giới, theo ngôn ngữ thống kê, người ta cho rằng sự khác biệt này không có ý nghĩa. Sự khác biệt giữa tỷ lệ có việc làm của hai giới chỉ là 8%, tuy nhiên, khi ta xem xét

kỹ lưỡng bằng phân tách chỉ tiêu này khi đưa yếu tố « giới » vào, cụ thể là xem các cá thể có con phải nuôi hay không thì ta thấy kết quả đã trở lên rất khác biệt.

Hiểu về thị trường lao động – Ví dụ tại nước Anh. Tỷ lệ việc làm của nam và nữ năm 2005

Nguồn: Labour Force Survey, Spring 2005, Office for National Statistics, UK.

N Nam

Hi u v th tr ng lao ng – Ví d t i n c Anh T l vi c làm gi a nam và n n m 2005

%

71 % 79 %

hình 21

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 149

Tỷ lệ có việc làm tương đối cao đối với những người có con phải nuôi so với những người không phải thực hiện nghĩa vụ này. Còn trong nhóm những cá nhân phải nuôi con, tỷ lệ có việc làm giữa nam và nữ chênh nhau là 22%.

Phần trăm phụ nữ đi làm giảm còn 68% còn ở nam giới tỷ lệ này ở mức 90%.

Cùng nhau xem xét một ví dụ khác cũng cho ta thấy rằng ngay cả khi phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, mức độ tham gia của nữ cũng khác so với nam giới.

Hiểu về thị trường lao động – Ví dụ tại nước Anh. Tỷ lệ việc làm theo địa vị của cha mẹ năm 2005

Nguồn: Labour Force Survey, Spring 2005, Office for National Statistics, UK.

Hi u v th tr ng lao ng – Ví d t i n c Anh T l vi c làm theo a v c a cha m n m 2005

Không nuôi con Có nuôi con T t c

a v c a cha m

N Nam

Tại Đức vào năm 2005, hơn một nửa số lao động nữ hưởng lương phải chăm con làm công việc bán thời gian. Con số này chỉ là 5% ở lao động nam giới có hưởng lương. Tỷ lệ nam giới làm bán thời gian không phụ thuộc vào số con phải chăm, trong khi đó tỷ lệ nữ giới làm bán thời gian tăng tỷ lệ thuận với số con phải nuôi dạy.

Tầm quan trọng trong công bằng giới tính không đơn thuần là một chỉ tiêu trong thống kê lao động việc làm mà nó cần được lồng ghép trong các lĩnh vực thống kê khác. Các nhà hoạch định chính sách cần phải kết hợp

với các nhà thống kê để cùng nhau xác định các khu vực, lĩnh vực có sự khác biệt về kinh tế và xã hội giữa nam và nữ. Các lĩnh vực quan tâm chủ yếu của các nhà hoạch định chính sách là nghèo đói, giáo dục, y tế, gia đình, bạo lực, xung đột vũ trang và đặc biệt là xung đột sắc tộc ở một số nước, kinh tế, quyền lực, năng lực ra quyết định của các cá nhân, nhân quyền, truyền thông, vận tải, thể thao và giải trí. Toàn bộ các lĩnh vực này đều liên quan đến thống kê giới.

Tầm quan trọng của thống kê giới đã được thừa nhận tại Đại hội phụ nữ thế giới lần thứ

hình 22

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD150

tư tổ chức tại Bắc Kinh năm 1995. Chương trình hành động được thông qua tại đại hội này đã trở thành cương lĩnh cho các nghiên cứu về giới. Việc thu thập số liệu thống kê có tác động đến sự phát triển và cải thiện chất lượng các khái niệm, định nghĩa, phân loại và các phương pháp.

Tất cả dữ liệu liên quan đến con người cần được thu thập và phổ biến dưới hình thức phân tách theo giới tính. Ngoài ra, cũng cần

nhắc lại là những số liệu cá nhân theo giới không chỉ được thu thập trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội mà thống kê của các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến phân tách số liệu theo giới. Điều này có nghĩa là thống kê theo giới không chỉ cần thiết đối với thống kê dân số và xã hội mà nó còn có ý nghĩa lớn đối với các lĩnh vực khác như thương mại, nông nghiệp, vận tải, công nghệ mới, v.v.

Hiểu về thị trường lao động – ví dụ tại Đức

Nguồn: Federal Statistical Office, Germany.

Developing Gender Statistics Advocacy

© 2007 The World Bank Group, UNECE, All Rights reserved

United Nations Economic Commission for Europe

Avec 1 enfant

Avec 2 enfants

Avec 1 enfant

Avec 2 enfants

Có 3 con ho c h n

Nam gi i theo s con và t l vi c làm n m 2005

Có 1 con

Có 2 con

N gi i theo s con và t l vi c làm n m 2005

Có 1 con

Có 2 con

Có 3 con ho c h n

Toàn th Bán th i gian i gian

Toàn th Bán th i gian i gian

Developing Gender Statistics Advocacy

© 2007 The World Bank Group, UNECE, All Rights reserved

United Nations Economic Commission for Europe

Avec 1 enfant

Avec 2 enfants

Avec 1 enfant

Avec 2 enfants

Có 3 con ho c h n

Nam gi i theo s con và t l vi c làm n m 2005

Có 1 con

Có 2 con

N gi i theo s con và t l vi c làm n m 2005

Có 1 con

Có 2 con

Có 3 con ho c h n

Toàn th Bán th i gian i gian

Toàn th Bán th i gian i gian

hình 23

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 151

Các phân tích truyền thống đưa ra nhiều giả thiết theo đó phân tách theo giới không phải là phân tách chuẩn mực nhất: còn có nhiều tương tác xã hội khác quan trọng hơn cần phân tích; sự tiến bộ của phụ nữ trong xã hội thường dựa vào sự thăng tiến của người chồng – vì vậy khi phân tích tiến bộ của nam giới sẽ cho phép có được thông tin về mức năng động của phụ nữ trong xã hội. Không được quên rằng mục đích là cung cấp thông tin về việc thực thi chính sách phát triển và nghiên cứu, cung cấp thông tin cho các cuộc thảo luận trong công chúng trên các phương tiện đại chúng và các công cụ truyền thông khác.

Thống kê về giới là cơ sở cốt lõi để theo dõi và đánh giá hiệu quả chính sách công, là yếu tố cấu thành các cơ chế, thể chế cần thiết để phát triển chính sách bình đẳng giới. Cũng cần thiết xem xét yếu tố giới của các chính sách ngay cả khi chính sách này về bề ngoài không liên quan đến vấn đề giới. Cuối cùng, điều quan trọng là cần để yếu tố giới hiện hữu rõ nét trong các cơ sở phục vụ quá trình hoạch định chính sách.

Bây giờ, chúng ta cùng nghiên cứu về thống kê lao động trong mối quan hệ với yếu tố giới, đây là phần trình bày về những cách làm hay để thu thập thông tin.

Tầm quan trọng của thống kê giới

Nguồn: United Nations Economic Commission for Europe - Statistics Division. World Bank Institute - Poverty Reduction and Economic Management Division. 2007 The World Bank Group, UNECE.

Phân tách các s li u theo gi i

hình 24

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD152

Số liệu thống kê lao động gồm những số liệu gì và vì sao cần đưa yếu tố giới vào? Mục tiêu chính của thống kê lao động là mô tả cụ thể quy mô, cấu trúc và đặc điểm của những đối tượng tham gia vào thị trường lao động và diễn biến của thị trường lao động. Đây là lĩnh

vực có nhiều sự khác biệt giữa nam và nữ và cần thiết phải phân tích sâu sự khác biệt này. Khác biệt có thể liên quan đến những nội dung sau: giờ làm việc, loại công việc, thu nhập, v.v.

Biểu đồ cho thấy sự phân bố việc làm năm 2008 theo lĩnh vực kinh tế, giới tính và khu vực của nhiều nhóm nước. Biểu đồ thể hiện sự khác biệt giữa tỉ trọng của việc làm công nghiệp trong tổng việc làm của nam và nữ. Có sự khác biệt này trong tất cả các khu vực nhưng mức độ khác biệt là khác nhau tùy

từng châu lục: từ 0,5% tại Đông Á đến 20% trong tất cả các nước phát triển, đặc biệt là Liên minh châu Âu. Ví dụ như tại châu Phi cận sa mạc Sahara và Nam Á, khu vực nông nghiệp chiếm hơn 60% trong số việc làm của nữ giới.

Phân bổ việc làm theo lĩnh vực, theo giới và khu vực năm 2008

Nguồn: ILO, Trends Econometric Models, January 2009.* 2008: kết quả sơ bộ

Phân b vi c làm theo l nh v c, theo gi i và khu v c n m 2008

1

2

3

Công nghi p (1) D ch v (2) Nông nghi p (3)

Phâ

n ch

ia th

eo t

ng v

ic

làm

Các n c phát tri n và EU

Trungông Âu

và CIS , không tính EU

ông Á Nam Á M La tinh và Ca ri bê

Trung

ông

NA và TBD

B c Phi C n Sahara

, Nam,

hình 25

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 153

Biểu đồ này giới thiệu sự phân bổ của nữ giới theo vị trí công việc trên thị trường lao động năm 2007 của một số lượng lớn các nước. Ở đây, chúng ta không có hình ảnh phân bổ tại một thời điểm cụ thể mà là những điểm phần trăm tương ứng với những thay đổi, có nghĩa là sự biến động trong giai đoạn 10 năm từ 1997 đến 2007. Đối với nữ giới, việc làm hưởng lương có tỉ trọng lớn nhất, tiếp sau là công việc độc lập với mức tăng cao, tiếp đó là việc nội trợ có mức giảm mạnh. Đây là số liệu của khoảng một trăm nước lấy từ Văn phòng Lao động Quốc tế ILO.

Những nguồn số liệu tương tự cũng cho thấy phụ nữ chỉ chiếm 7% thành viên hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp có quy mô đa quốc gia. Tại các nước Tây Âu, chỉ có 7% lãnh đạo doanh nghiệp là nữ. Năm 2005, tại các nước Trung và Đông Âu và các nước thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập, tỷ lệ nữ chiếm tới 32% trong lĩnh vực công nghiệp.

Khi số liệu thống kê lao động phân biệt rõ sự khác biệt về công việc của nam và nữ giới,

người sử dụng thông tin có thể hiểu và phân tích được tình hình và các hạn chế, nhưng chỉ khi nào sự khác biệt này được đo lường theo phương thức thống kê thì lúc đó mới có thể định dạng nó một cách chính xác.

Chúng ta cùng nhau nghiên cứu hai yếu tố cốt lõi, đó là độ bao phủ và vai trò của giới:

- Độ bao phủ cho ta biết cụ thể nội dung đo lường của thống kê lao động. Điều đầu tiên cần lưu ý là việc tham gia của nữ giới vào nền kinh tế nói chung thường được phản ánh thiếu đầy đủ. Nhìn chung, thống kê lao động giúp xác định và mô tả những tình huống căn bản của lao động, thất nghiệp bằng cách chỉ tập trung vào những đối tượng lao động có việc làm toàn thời gian, thường xuyên tại một doanh nghiệp thuộc nền kinh tế chính thức. Trong trường hợp này, cần biết rằng một phần lớn thông tin về lao động của nữ giới đã không được thu thập, bởi lẽ phụ nữ thường làm những công việc khác biệt với các loại công việc mà các cuộc điều tra thu thập, vốn thường là các công việc toàn thời gian trong nền

Phân bổ việc làm theo địa vị của phụ nữ năm 2007

Nguồn: ILO, Trends Econometric Models, January 2009.* trong ngoặc: tăng từ năm 1997

Phân b vi c làm theo a v c a ph n n m 2007

Làm ch Lao ng t làm

Lao ng h ng l ng Làm cho gia ình

hình 26

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD154

kinh tế chính thức. Vì vậy, cần phải hiểu sâu về việc làm của nữ giới và cách đánh giá, nhìn nhận của xã hội về công việc của phụ nữ để có thể thu thập được số liệu thống kê lao động đầy đủ và chính xác;

- Vai trò của giới có tác động mạnh tới việc tham gia của nam và nữ vào thị trường lao động và cách đo lường sự tham gia này. Chúng ta biết tất cả những vai trò, nhiệm vụ mà xã hội giao phó cho người phụ nữ, đó là người nội trợ và là một thành viên phụ thuộc về kinh tế trong gia đình. Còn nam giới là trụ cột trong gia đình và là người có quyền ra quyết định. Tuy nhiên, những nhiệm vụ truyền thống mà phụ nữ phải gánh vác thường cản trở phụ nữ đi làm. Trong một số trường hợp, phụ nữ sẽ không thể đi làm nếu không được chồng hoặc các thành viên nam trong gia đình cho phép. Các rào cản này có thể do hoàn cảnh xã hội và giáo dục. Một cuộc điều tra đã được thực hiện tại Azerbaïdjan tìm hiểu về thái độ của nam và nữ về việc làm. Kết quả điều tra cho thấy khi được hỏi, 36% nữ giới cho rằng phụ nữ không cần phải đi làm nếu như chồng kiếm đủ tiền cho gia đình. Ngay cả khi hỏi phụ nữ về vai trò của mình trong xã hội, phụ nữ thường hướng câu trả lời của mình theo cách nhìn nhận của nam giới về vai trò của phụ nữ trong xã hội.

Việc lồng ghép yếu tố giới vào thống kê lao động bao gồm những bước gì?

- Bước một, cần xác định các chủ thể cần mô tả. Cần tập trung vào những vấn đề nghiên cứu để mô tả một cách bình đẳng nhất các hoạt động kinh tế của nam giới và nữ giới. Bước này giúp lý giải những điểm giống và khác nhau trên thị trường lao động;

- Trong bước hai, cần định nghĩa các biến và phân loại chúng. Tất cả các biến này cần phản ánh các tình huống khác nhau giữa hai giới;

- Cần bám sát theo phương pháp đo lường. Mục tiêu đề ra là đảm bảo tất cả các công việc trên thị trường lao động được định dạng một cách rõ ràng và hài hòa trong bước thu thập và xử lý thông tin;

- Bước bốn, cần lựa chọn cách tối ưu để giới thiệu và công bố kết quả điều tra, nhằm nêu rõ những sự giống và khác nhau cũng như nguyên nhân của chúng.

Bước một – xác định đề tài phân tích – là bước nền tảng trong việc thu thập và phân tích số liệu chia theo giới. Tất cả các đối tượng trong thống kê lao động đều có thể dùng được để phản ánh sự khác biệt giữa hai giới. Đương nhiên, cần tập trung vào những nội dung phản ánh những khác biệt rõ nét nhất, ví dụ như việc làm phi chính thức: khoảng cách thu nhập, tách biệt lao động, việc làm thời vụ, nơi làm việc, sự cân bằng giữa cuộc sống gia đình và sự nghiệp.

Làm thế nào để đề cập đến những nội dung này một cách tốt nhất? Để mô tả khác biệt của nam và nữ trong việc tham gia vào nền kinh tế, thống kê lao động cần phải bao phủ và phân biệt phần công việc được thực hiện song song với việc nhà, như trường hợp lao động nông nghiệp chẳng hạn. Tất cả các hoạt động sinh kế, công việc không chính thức, việc nhà, thời vụ cũng như việc cung cấp dịch vụ không được trả công cần phải được tính riêng.

Bây giờ chúng ta cùng nói về vấn đề tách biệt trong lao động, một nội dung thường được phân tích trong kinh tế lao động.

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 155

Mỗi cột tương ứng với số lượng hoạt động nơi nữ chiếm một nửa số nhân công trong năm 2004. Trong phần lớn các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OCDE), lao động nữ tập trung vào một số ngành nhất định. Trung bình, phân nửa nữ giới tập trung làm việc trong khoảng mười ngành so với hai mươi ngành đối với nam giới, Cộng hòa Séc là một ngoại lệ.

Cũng cần biết đâu là những hoạt động kinh tế tập trung nhiều nam và nữ; liệu những hoạt động tập trung nhiều nữ giới có phải là các công việc đòi hỏi trình độ thấp hơn, mức

lương không cao và vị thế xã hội kém hơn so với phần việc do nam giới đảm nhiệm; liệu vị thế xã hội của công việc có phụ thuộc vào giới tính người lao động.

Chúng ta cùng nhau xem xét 30 công việc chính tại Thụy Điển năm 2005. Các công việc này được biểu diễn bằng các cột nằm ngang, cột dọc bên trái là tỷ lệ lao động nữ đối với từng loại công việc, cột dọc bên phải là tỷ lệ lao động nam. Chiều dài của cột cho biết công việc này chủ yếu do nam hay nữ đảm nhận. Chúng ta có thể đưa ra những nhận định gì?

Số lượng các nghề nơi lao động nữ chiếm hơn nửa tổng, năm 2004 hoặc sau đó

Nguồn: OCDE, Babies and Bosses – Reconciling Work and Family Life, 2007.

S l ng các ngh n i lao ng n chi m h n n a t ng, n m 2004 ho c sau ó

N Nam

hình 27

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD156

Trong trường hợp này, các hoạt động chủ yếu hoặc do nữ, hoặc do nam đảm nhận: dưới 1% nữ làm trong ngành cơ khí, còn nghề thư ký có số lao động nữ là 97%.

Chúng ta hãy cùng nhau xem ví dụ về thu nhập. Phụ nữ có mức thu nhập trung bình bằng nam giới hay không? Có sự công bằng về thu nhập giữa nam và nữ đối với cùng một công việc hay không?

30 nghề chính tại Thuỵ Điển năm 2005 (xếp theo số lao động)

Nguồn: Statistics Sweden, Women and Men in Sweden, 2006.

30 ngh chính t i Thu i n n m 2005 (x p theo s lao ng)

N : 1 095 300 Nam: 801 400

hình 28

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 157

Trong những nước kể trên, trung bình nam giới có thu nhập cao hơn 30% so với phụ nữ. Tại Gruzia, mức chênh lệch lên tới 50%. Thế còn tình hình tại Việt Nam như thế nào? Chúng ta sẽ quay trở lại nội dung này sau.

Một ví dụ khác là quan sát biến động mức chênh lệch thu nhập theo chiều phân phối thu nhập. Tình huống nghiên cứu là khu vực chế biến tại Maroc.

Chênh lệch thu nhập, năm 2004 hoặc 2005

Nguồn: UNECE Gender Statistics.

Chênh l ch thu nhâp, 2004 ho c 2005

Tăng chênh lệch mức thu nhập trong khu vực chế biến ở Maroc

* Quãng tin cậy là 95%Nguồn: Nordman et Wolff (2009), sur la base de FACS Maroc, 2000 (http://dx.doi.org/10.1093/jae/ejn029).

T ng chênh l ch m c thu nh p trong khu v c ch bi n Maroc

T ng kho ng cách ph n ánh có th t n t i hi u

ng « áy c c »

Phân b (vi phân) thu nh p

Chênh l ch thu nh p

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Phân vi

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

hình 29

hình 30

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD158

Khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ thuộc đối tượng nghèo có ở cùng vị trí so với mức phân phối không? Khoảng cách thu nhập của nam và nữ tăng gần như tuyến tính dọc theo cột phân phối thu nhập: những người nghèo nhất có mức chênh lệch thu nhập nhỏ nhất, những người giàu nhất có mức chênh lệch thu nhập lớn nhất. Chúng ta thấy có sự

tăng đột biến về khoảng cách thu nhập trong phần trên của phân phối lương. Điều này phản ánh vật cản vô hình ngăn cản phụ nữ đạt được những vị trí có thu nhập cao, những công việc được khao khát trong xã hội: « hiệu ứng đáy cốc ». Hiệu ứng này cũng được minh họa trong trường hợp của Thụy Điển.

Lương trung bình trong 10 loại nghề nghiệp xã hội chính tại Thuỵ Điển năm 2004

Nguồn: National Mediation Office; Producteur: Statistics Sweden.

L ng trung bình trong 10 lo i ngh nghi p xã h i chính t i Thu i n n m 2004

N Nam

Cột giữa tượng trưng cho số tiền lương tính theo đồng tiền cu-ron. Ở hai bên là số lương theo cách nhìn nhận của các nhóm xã hội. Quan sát cho thấy tại tám trong số mười nhóm công việc chính, phụ nữ có mức thu nhập trung bình thấp hơn nam giới. Nam và nữ cùng làm một loại công việc ở vị trí thấp nhất trong cột thu nhập có mức thu nhập tương đối gần nhau. Còn với một công việc đòi hỏi trình độ học vấn cao thì khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ là rất lớn.

Một ví dụ khác thường được nêu ra để nghiên cứu vấn đề phân biệt giới đó là sự cân bằng giữa đời sống cá nhân và đời sống nghề nghiệp. Một trong những rào cản lớn nhất cản trở phụ nữ tham gia vào thị trường lao động chính là những nhiệm vụ mà nữ giới phải đảm nhận trong gia đình. Tình trạng kết hôn, việc có con nhỏ hay có người phải chăm sóc… là những rào cản chính cản trở phụ nữ tham gia vào thị trường lao động.

hình 31

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 159

Những ví dụ trên cho thấy sự cần thiết phải xem xét lại cách thức thu thập số liệu về việc làm của nam và nữ. Để thu thập những số liệu này, người ta tiến hành điều tra lao động việc làm. Đối với rất nhiều nước, đó là nguồn thông tin thống kê chính cho những vấn đề này.

Để thực hiện điều tra, cần xác định và phân loại các biến.

Khái niệm việc làm cần phải:

- Đo lường chính xác các hoạt động thời vụ, bất thường mà phụ nữ đảm nhận nhiều hơn so với nam giới;

- Gộp cả những đối tượng chỉ làm vài giờ một tuần, với vị trí xã hội như nội trợ, sinh viên hoặc người về hưu;

- Đo lường sản xuất hoàng hóa phi thị trường, tự cung tự cấp. Đây là những hoạt động chủ yếu do nữ đảm nhận;

- Lồng ghép cả khu vực phi chính thức vào.

Người ta thường mắc phải sai lầm trong đo lường thu nhập từ việc làm. Thông thường, khái niệm này chỉ bao hàm phần lương trực tiếp, loại trừ các khoản thưởng, chế độ bằng hiện vật, dịch vụ và các lợi ích xã hội khác như trợ cấp xã hội. Cần đo lường các yếu tố này thông qua điều tra để hiểu thấu hơn những sự khác biệt về giới.

Phân loại là một vấn đề khác. Liệu các hệ thống phân loại có bao hàm những sai sót liên quan đến giới? Xin lấy một ví dụ: Phân loại chuẩn quốc tế về các nghề có ít phân hệ nhỏ cho các công việc do nữ làm, ví dụ như nghề thư ký, trong khi các nghề khác có tỷ lệ nam giới tham gia nhiều hơn, như nghề thủ công, lại có các phân hệ chi tiết hơn.

Ủy ban phân loại các nghề và khu vực đang nghiên cứu về những sai sót liên quan đến giới trong cuộc điều tra thực hiện năm 2001 tại Népal. Ủy ban này đã đưa ra các mã mới cho phép phân loại tỉ mỉ hơn theo yếu tố giới.

Ví dụ về phân loại các nghề của phụ nữ ở Nepal, năm 2000

Nguồn: CBS 2000. Nepal Standart Classification of Occupation, 2000.

Ví d v phân lo i các ngh c a ph n Nepal, n m 2000

Bảng phân loại này bao gồm những hoạt động mới chi tiết hơn được đưa vào trong bảng phân loại các hoạt động nghề nghiệp: chế biến gỗ, bảo quản rau củ quả, v.v.

Sau khi lưu ý đến các khác biệt về giới thông qua định nghĩa và bảng phân loại, bước tiếp theo là lựa chọn phương pháp đo lường phù hợp để tránh rơi vào những hình mẫu đã định hình. Các phương pháp lựa chọn cần độc lập

Bảng 30

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD160

với những nhận định đã định hình của những đối tượng điều tra và cả những định kiến của cán bộ điều tra. Thực vậy, ngay bản thân cán bộ điều tra cũng lồng ghép nhận định cá nhân của mình trong cách đặt câu hỏi điều tra.

Một ví dụ khác về phương pháp luận rút ra từ cuộc điều tra lao động việc làm tại Pakistan – Pakistan’s Labour Force Survey. Đã phải thêm vào một loạt những hoạt động mới liên quan đến những người làm việc trong khu vực phi chính thức, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, xây dựng và may mặc, v.v.

Tỷ lệ lao động tại Pakistan, 2005-2006

Nguồn: Pakistan’s Labour Force Survey.

T l lao ng t i Pakistan, 2005-2006

Bảng này giới thiệu các kết quả thu được khi tiến hành điều tra với những câu hỏi mẫu và những kết quả nhận được khi hỏi với danh mục các hoạt động mới. Khi sử dụng bảng hỏi mới, ta thấy tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động của nữ đã tăng hơn gấp đôi, từ 19% lên 41%, trong khi đó tỷ lệ này với nam giới không đổi.

Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau xem xét bước thứ tư, cũng là bước cuối của phương pháp này: bước trình bày và công bố kết quả. Tất cả các chỉ tiêu đều có thể được tính toán trên cơ sở nhiều cách phân tách khác nhau để xác định mối liên hệ giữa tình trạng nghề nghiệp của nam và nữ. Các chỉ tiêu này là giới tính, trình độ học vấn, tuổi, hoàn cảnh gia đình, v.v. Cách trình bày số liệu có tác động lớn đến cách hiểu các khác biệt.

Bảng 31

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 161

Biểu đồ này cho thấy mức độ tham gia vào thị trường lao động gần như bằng nhau ở cả nam và nữ tại Thụy Điển từ năm 2000 đến 2005. Chúng ta cũng quan sát thấy hai đường biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hoạt động này có quỹ đạo gần giống nhau. Ta cũng có thể biểu diễn tỷ lệ này một cách chi tiết hơn khi phân ra việc làm toàn thời gian và bán thời gian,

người thất nghiệp và người không hoạt động kinh tế. Chúng ta quan sát được sự khác biệt lớn trong biến động theo thời gian của việc tham gia vào thị trường lao động. Nữ chiếm tỉ trọng lớn trong các công việc bán thời gian, còn nam chiếm đa số trong các công việc toàn thời gian.

Tỷ lệ hoạt động kinh tế của nam giới và nữ giới ở Thụy Điển (2000-2005)

Nguồn: UNECE Gender Statistics.

hình 32

Nữ và nam từ 20 đến 64 tuổi, xếp theo kiểu công việc và số giờ làm việc, 1970-2005

Nguồn: Statistics Sweden.

N và nam t 20 n 64 tu i, x p theo ki u công vi c và s gi làm vi c, 1970-2005

N Nam Ph n tr m Ph n tr m

Không n m trong l c l ng lao ng Th t nghi p Làm bán th i gian ng n, t 1-19h

Làm bán th i gian dài, t 20-34 h

Làm toàn th i gian, 35h

hình 33

T l ho t ng kinh t c a nam gi i và n gi i Thu i n (2000-2005)

N

Nam

T l ho t ng kinh t c a nam gi i và n gi i Thu i n (2000-2005)

N

Nam

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD162

Để kết luận, chúng ta cần ghi nhớ bốn câu hỏi chính được thông qua tại Hội nghị thống kê quốc tế lần thứ 17 họp tại Geneva năm 2003 về các phương pháp nhằm lồng ghép yếu tố giới vào thống kê lao động việc làm:

- « Những đối tượng chính có được bao phủ hay không? », để mô tả các vấn đề liên quan đến giới như các công việc không được trả lương, việc làm trong khu vực phi chính thức, v.v.;

- « Để đo lường số liệu lao động, liệu toàn bộ những tình huống lao động việc làm có được mô tả chính xác hay không? »;

- « Các biến có được định nghĩa và phân loại chính xác hay không? »;

- « Các số liệu thống kê có đủ chi tiết để phản ánh sự giống và khác nhau giữa nam và nữ trên thị trường lao động hay không? »

Trong tuần này, chúng ta sẽ xem xét các số liệu thống kê lao động chính thức của Việt Nam, các bạn sẽ có dịp đưa ra những nhận định của cá nhân bằng cách dựa vào bốn câu hỏi nêu trên.

Buổi chiều, lớp học bắt đầu làm quen với phần mềm Stata. Các học viên chia thành các nhóm hai người lựa chọn trên cơ sở kỹ năng của các học viên để đảm bảo trình độ hài hòa giữa các nhóm. Mục tiêu của buổi thực hành này là để các học viên làm quen với các câu lệnh chính của phần mềm; các phần giải thích được đan xen với phần thực hành trên cơ sở dữ liệu điều tra lao động và việc làm được tiến hành đối với 165 331 người lao động tại Việt Nam. Các học viên thực hành xử lý số liệu thống kê của một tổng thể được lựa chọn, làm các bảng chéo, v.v.

tài liệu tham khảo

Albrecht, J., A. Björklund, S. Vroman (2003), “Is There a Glass Ceiling in Sweden?”, Journal of Labor Economics, no.21:145-177.

Altonji, J. G., R. M. Blank (1999), “Race and Gender in the Labor Market”, in Orley Ashenfelter and David Card, Handbook of Labor Economics, Volume 3C, North Holland, Amsterdam, pp. 3143-3257.

International Labour Organization (2009), Global Employment Trends for Women, March, Geneva: ILO.

Nordman, C.J., F. Rakotomanana, A.-S. Robilliard (2010), “Gender Disparities in the Malagasy Labor Market”, in Gender Disparities in Africa’s Labor Market, Arbache J.S. et al. (eds), Chapter 3, Africa Development Forum Series, Washington DC: The World Bank, pp. 87-154.

Nordman, C.J., F. Roubaud (2009), “Reassessing the Gender Wage Gap in Madagascar: Does Labor Force Attachment Really Matter?”, Economic Development and Cultural Change, 57(4), July, pp. 785-808.

Nordman, C.J., F.-C. Wolff (2009a), “Is there a Glass Ceiling in Morocco? Evidence from Matched Worker-Firm Data”, Journal of African Economies, 18(4), pp. 592-633.

Nordman, C.J., F.-C. Wolff (2009b), “Islands Through the Glass Ceiling? Evidence of Gender Wage Gaps in Madagascar and Mauritius”, in Labor Markets and Economic Development, Ravi Kanbur and Jan Svejnar (eds), Chapter 25, Routledge Studies in Development Economics, Routledge.

Nordman, C.J., F.-C. Wolff (2010), “Gender differences in Pay in African Manufacturing Firms”, in Gender Disparities in Africa’s Labor Market, Arbache J.S. et al. (eds), Chapter 4, Africa Development Forum Series, Washington DC: The World Bank, pp. 155-192.

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 163

United Nations Statistics Division (2008), “Mainstreaming Gender in the Production of Labour Statistics”, “Incorporating Gender into Labour Statistics”, Presentations.

World Bank (2001), Engendering Development: Through gender equality in rights, resources, and voice, Washington DC: The World Bank.

2.1.2. thực trạng nữ giới tại Việt nam

[axel Demenet]

Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau phân tích thực trạng nữ giới tại Việt Nam dưới hai giác độ bổ sung cho nhau, đó là các hoạt động nghề nghiệp và vai trò của nữ giới trong gia đình. Trước tiên, hãy cùng nhau rà lại các văn bản pháp quy quy định quyền lợi của nữ giới và bình đẳng giới, hệ thống văn bản pháp quy của Việt Nam có tính phân biệt hay không? Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích trên cơ sở những chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến vị thế của phụ nữ tại Việt Nam so với phụ nữ trên thế giới. Trong phần thứ hai, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận các chỉ tiêu xã hội – về dân số, giáo dục và y tế – và kinh tế để nghiên cứu về việc phân chia công việc giữa nam và nữ trong gia đình.

Pháp luật tại Việt Nam có đảm bảo bình đẳng nam nữ?

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi bình đẳng nam nữ là mục tiêu căn bản từ những năm 1930, năm thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam.

- Bình đẳng giới được nêu trong Hiếp pháp- Công ước CEDAW (Convention on the

Elimination of All Forms of Discrimination Against Women - Công ước Xoá bỏ tất cả

các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ) được Việt Nam phê chuẩn vào tháng 2 năm 1982

- 2006, Luật bình đẳng giới 73/2006/QH11- 2007, Luật phòng chống bạo lực trong

gia đình- Tháng 4 năm 2007, Đảng Cộng sản ra

nghị quyết số 11-NQ/TW về lao động của phụ nữ.

Trong các văn bản pháp luật, bình đẳng nữ giới được công nhận trong xã hội và trong đời sống gia đình. Bên cạnh Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với các phân hội ở tất cả các cấp hành chính trong cả nước, còn có Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ được thành lập năm 1993, Ủy ban này làm việc trên cơ sở phối hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác nhau.

Các bạn có nhận định gì về tình hình nữ giới nói chung tại Việt Nam?

phạm Quang Linh

Việt Nam có khung pháp lý tương đối đầy đủ để thúc đẩy bình đẳng giới, nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố bất bình đẳng.

[axel Demenet]

Việt Nam đứng ở vị trí thứ 72 trong số 134 nước theo xếp loại của World Economic Forum’s Global Gender Gap’s Index, và ở vị trí thứ 58 trong số 169 theo Gender Inequality Index.

Chúng ta quan tâm đến các chỉ tiêu dân số, giáo dục và y tế.

Trên quan điểm dân số, việc lựa chọn giới tính khi sinh đặt ra vấn đề lớn: hiện nay, tỷ lệ giới tính khi sinh là 110 bé trai trên 100 bé gái. Tỷ lệ này tương đối khác biệt giữa các vùng: các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, tỷ lệ này ở mức cân bằng; còn tại vùng đồng bằng sông

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD164

Hồng, tỷ lệ này mất cân bằng ở mức 115 bé trai trên 100 bé gái.

Về các phần phân tích này, độc giả có thể tham khảo thêm phần tham luận của Catherine Scornet trình bày tại phiên toàn thể

Trình độ học vấn có liên quan đến tỷ lệ sinh đẻ và tuổi kết hôn. Ở cấp tỉnh, tỷ lệ này tỉ thuận với với tỷ lệ mù chữ, còn độ tuổi trung bình của lần kết hôn đầu tiên tỷ lệ nghịch với bằng cấp của phụ nữ. Khoảng cách giới liên quan đến tỷ lệ mù chữ đã giảm mạnh từ hai mươi năm trở lại đây, giảm từ 10% năm 1989 xuống 4,4% năm 2009.

Khi chúng ta kết hợp hai yếu tố có thể tạo phân biệt là dân tộc và giới, ta thấy khoảng cách tăng nhanh: 67% nữ người dân tộc chỉ học hết cấp 1 rồi thôi học.

Có thể đưa ra những nhận định tương tự khi phân tích các yếu tố khác như việc tiếp cận chăm sóc y tế, ví dụ như từ 2/3 đến 3/4 phụ nữ người dân tộc tự đẻ tại nhà mà không có nữ hộ sinh.

Bây giờ, chúng ta cùng nhau phân tích tình hình bình đẳng giới liên quan đến việc giảm nghèo – theo định nghĩa nghèo tiền tệ – và việc tiếp cận vốn.

Những thông tin số liệu đầu tiên: đối với những hộ gia đình có chủ hộ là nữ, tỷ lệ nghèo thấp. Tuy nhiên, ta cần nhớ rằng các hộ gia đình có chủ hộ là nữ có số lượng nhỏ và các số liệu thống kê không làm bật được những tình huống khác liên quan đến tính dễ vỡ hay hoàn cảnh gia đình, chứ không chỉ liên quan

đơn thuần đến yếu tố thu nhập: đó là những trường hợp phụ nữ góa chồng, ly hôn hoặc bị chồng bỏ, có thể có phải nuôi con hoặc không. Nếu chỉ sử dụng yếu tố nghèo tiền tệ thì sẽ không nghiên cứu được đầy đủ các tình huống.

Tác động của nghèo đói tiền tệ tính theo giới và chủ hộ gia đình

Nguồn: VHLSS 1993, 1998, 2002 và 2004.

hình 34Tác ng c a nghèo ói ti n t tính theo gi i và ch h gia ình

Femmes Hommes Nam N

Ph

n tr

m

Tác ng c a nghèo ói ti n t tính theo gi i và ch h gia ình

Femmes Hommes Nam N

Ph

n tr

m

Tác ng c a nghèo ói ti n t tính theo gi i và ch h gia ình

Femmes Hommes Nam N

Ph

n tr

m

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 165

Việc có vốn là chìa khóa để phát triển. Đó cũng là một nguồn sức mạnh đối với phụ nữ để có thể tham gia nhiều hơn vào việc ra quyết định. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích về vấn đề này dưới giác độ quyền sở hữu đất đai và tiếp cận tín dụng:

- Trên lý thuyết, việc phân phối đất đai tại Việt Nam được thực hiện trên cơ sở bình đẳng giữa nam và nữ. Nhưng trên thực tế, đa phần người chồng đứng tên trên sổ đỏ (90%), vì vậy phụ nữ sẽ không thể sử dụng sổ đỏ để làm tài sản thế chấp khi vay tiền và sẽ chỉ đứng ngoài lề trong các quyết định trong gia đình;

- Các hộ gia đình có chủ hộ là nam có khả năng tiếp cận vốn nhiều hơn: 35% so với 25%. Hội Phụ nữ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận tín dụng, tuy nhiên, những nhóm nghèo như phụ nữ dân tộc lại ít tham gia vào các tổ chức đoàn thể.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau phân tích vị thế của phụ nữ trong gia đình, đây là đề tài hay nhưng cũng rất khó để đánh giá. Chúng ta sẽ phân tích dựa vào một nghiên cứu xã hội

định tính mới được thực hiện (Knodel et alii, 2004). Các tác giả tiến hành nghiên cứu dựa trên kết quả phỏng vấn khoảng 1300 người. Các tác giả so sánh thực trạng của các hộ gia đình vào ba giai đoạn khác nhau: 1963-1971 (thời chiến tranh), 1977-1985 (sau khi thống nhất đất nước), 1992-2000 (mở cửa kinh tế).

Trước tiên, cần tìm hiểu yếu tố nào quyết định việc phân công việc nhà. Có thể dựa vào ba yếu tố dưới đây (Shelton và John, 1996):

- Thời gian rảnh. Nếu vợ không đi làm hoặc chỉ làm ít thời gian, hoạt động chủ yếu của người vợ sẽ là ở trong gia đình. Tại Việt Nam, tỷ lệ nữ đi làm là khá cao và ít phụ nữ bỏ dở sự nghiệp giữa chừng (Haub và Phuong Thi Thu Huong, 2004);

- Đóng góp vào thu nhập của hộ gia đình. Ý tưởng chung là người kiếm nhiều tiền hơn thì dành ít thời gian hơn cho việc nhà, chăm sóc con cái, v.v;

- Quan niệm, tư tưởng trong gia đình. Một vài giá trị sẽ quyết định việc phân chia việc nhà – xem đạo Khổng.

Phân chia công việc trong ba giai đoạn: 1963-1971, 1077-1985, 1992-2000

Phân chia công vi c trong ba giai o n : 1963-1971, 1077-1985, 1992-2000

% các c p v ch ng phân chia vi c nhà m t cách công b ng

ho c ch ng là ng i m đương chính (trong s nh ng ng i Tr l i r ng ch ng ho c v là

ng i chính làm vi c nhà)

% tr l i r ng ng i ch ng làm m t s ho c

nhi u vi c nhà

% tr l i r ng ng i vợ làm nhi u vi c nhà

Qu n l ngân sách gia ình

i ch mua th c n

N u n ng

R a bát Lau nhà Gi t qu n áo Không làm gì trong các vi c trên

Không làm gì trong các vi c trên k c qu n l ngân sách

Nguồn: Shelton et John, 1996.

Bảng 32

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD166

Có thể rút ra nhiều bài học từ nghiên cứu này. Phần đầu nghiên cứu tập trung vào cách nhìn nhận của các cá nhân về việc phân chia công việc.

Trong cả ba thời kỳ, phụ nữ làm nhiều công việc gia đình hơn so với nam giới. Trong số các công việc liên quan đến sinh hoạt gia đình (nấu ăn, lau dọn, giặt quần áo), chỉ 1/10 người được hỏi cho biết trong gia đình mình nam tham gia nhiều bằng nữ trong công việc gia đình. Có sự mất cân bằng lớn trong việc tham gia của hai giới vào công việc trong gia đình: gần như tất cả nữ giới làm ít nhất một việc nhà, con số này chỉ là 50% đối với

nam giới. Quản lý ngân sách là hoạt động mà nam giới thường xuyên góp mặt: 32% số người được hỏi cho rằng nam giới tham gia hoạt động này bằng với nữ giới. Lĩnh vực này được nhìn nhận như một yếu tố quyền lực trong gia đình, ít nhất cũng quan trọng như yếu tố thời gian, vì thế việc nam giới tham gia nhiều hơn quản lý ngân sách không phải lúc nào cũng là dấu hiệu tốt cho nữ giới. Việc so sánh ba nhóm gia đình sẽ đưa ra những bằng chứng về sự biến động trong quá trình phân chia công việc trong gia đình. Sự tham gia của nữ giới là tương đối đồng đều trong các lĩnh vực khác nhau, còn sự tham gia của nam

Phân chia công việc theo giai đoạn: 1963-1971, 1077-1985, 1992-2000. Đưa ra quyết định tính theo giới

Trong nh ng n m u sau k t hôn, ai a ra quy t nh trong

các vi c sau :

Gi i ch u trách nhi m

Tính theo c p c p v ch ng

Nam N 1963-71

1977 – 85 1992 -00

S n xu t h gia ình Ch ng là chính 43.4 30.2 28.6 35.5 45.7 V là chính 17.8 26.3 32.7 22.0 12.1 V và ch ng bình ng 29.4 32.0 28.1 31.5 32.4 1 ng i khác ngoài 2 v

ch ng 9.5 11.4 10.6 11.0 9.8

Có ngh a th ng kê ** * *** Mua nh ng th t ti n

Ch ng là chính 45.7 36.6 32.8 42.0 48.8 V là chính 10.8 13.9 22.1 9.9 5.4 V và ch ng bình ng 36.9 41.8 37.6 41.3 39.0 1 ng i khác ngoài 2 v

ch ng 6.6 7.8 7.5 6.8 7.2

Có ngh a th ng kê ** *** Quan h h hàng và gia ình

Ch ng là chính 32.9 18.1 22.5 26.5 27.3 V là chính 10.9 20.1 19.5 17.2 9.7 V và ch ng bình ng 48.5 52.9 50.3 47.9 53.9 1 ng i khác ngoài 2 v

ch ng 7.8 9.0 7.7 8.4 9.0

Có ngh a th ng kê *** ** Trong i s ng XH nh m t c p ôi

Ch ng là chính 25.9 15.5 19.0 21.7 21.3 V là chính 10.9 18.5 19.4 13.1 11.6 V và ch ng bình ng 61.2 64.4 59.7 63.1 65.7 1 ng i khác ngoài 2 v

ch ng 2.0 1.6 1.9 2.1 1.4

Có ngh a th ng kê *** *

M c có ngh a : * p 0.05 ; ** p 0.01 ; *** p 0.001

Nguồn: Shelton et John, 1996.

Bảng 33

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 167

giới lại chỉ tăng vọt liên quan đến việc quản lý tài chính trong gia đình, còn các nội dung khác thì sự tham gia ở mức rất thấp, trung bình chỉ đạt ba điểm. Chúng ta có thể thấy được một xu hướng tái cân bằng ở mức rất thấp và nên nhớ là số liệu này chỉ được cập nhật đến năm 2004 và không có số liệu của thập kỷ trước đó. Phần tiếp theo của nghiên cứu đề cập đến việc ra quyết định trong những năm đầu tiên sau hôn nhân dựa theo nhận định của các cá nhân. Về tầm quan trọng trong tham gia vào ra các quyết định, câu trả lời rất khác nhau tùy theo người trả lời là nam hay nữ. Có thể thấy rằng trong lĩnh vực quan hệ xã hội, việc tham gia vào quá trình ra quyết định tương đối bình đẳng giữa nam và nữ. Tuy nhiên, cả hai giới đều cho rằng người chồng tham gia nhiều hơn vào việc ra quyết định liên quan đến những khoản chi tiêu lớn, lâu dài và việc sản xuất tại hộ gia đình. Những quyết định này có thể đạt số lượng lớn bởi có rất nhiều hộ doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam. Trái ngược lại với xu hướng tái cân bằng đối với các công việc, có thể nhận thấy rằng vai trò của phụ nữ trong tất cả các quyết định là tương đối mờ nhạt trong các hộ gia đình trẻ, còn vai trò của nam giới có xu hướng tăng lên.

Nhìn chung, phụ nữ đảm nhiệm các công việc nhà nhiều hơn so với nam giới, nhưng họ lại không tham gia nhiều khi phải ra quyết định. Đối với các cặp mới kết hôn, khoảng cách chênh lệch đầu tiên có xu hướng giảm nhẹ trong khi khoảng cách chênh lệch thứ hai lại có xu hướng tăng lên. Các kết quả ở đây mang tính trực giác nhưng cũng đã có dữ liệu số đi kèm, cần bổ sung nghiên cứu bằng các cuộc điều tra dạng « thời gian biểu » đo lường thời gian thực tế dành cho các hoạt động khác nhau và cần phân tích sâu hơn theo các nhóm nhỏ (vùng, nông thôn, trình độ học vấn, v.v.).

Nhìn chung, bức tranh tình hình nữ giới tại Việt Nam có nhiều tương phản. Khuôn khổ pháp lý rất vững chãi bởi mục tiêu bình đẳng giới được đề ra từ rất lâu. Các kết quả trên các lĩnh vực dân số, giáo dục và y tế rất khả quan. Vị trí pháp lý của nữ giới tại Việt Nam luôn được đề cao, không bị phân biệt đối xử, vị thế của phụ nữ trên nhiều mặt trong xã hội tương ứng với nam giới. Tất cả những yếu tố này đảm bảo Việt Nam đạt được vị thế cao về chỉ số tổng hợp trong các so sánh quốc tế. Tuy nhiên, những khoảng cách trong các lĩnh vực căn bản vẫn tiếp tục dãn rộng. Lựa chọn giới tính là một thực tế, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trình độ học vấn của hai giới luôn chênh lệch nhau. Phụ nữ bị hạn chế tiếp cận với các nguồn vay vốn vì người đứng tên trên sổ đỏ chứng nhận quyền sở hữu đất đai thường là nam. Cuối cùng, cần phải kể đến bức tranh tương phản trong khuôn khổ đời sống gia đình: khía cạnh này vẫn chưa được phân tích, các quan niệm và cách ứng xử không có sự thay đổi. Cũng cần nêu rõ rằng bình đẳng đơn thuần giữa nam và nữ trong gia đình tự thân nó không hẳn là mục tiêu và cũng không được thiết kế như vậy trong cách tiếp cận của chúng tôi, bởi lẽ vai trò khác biệt của từng giới trong gia đình là kết quả của các chuẩn mực xã hội và là thước đo phản ánh những quy ước đã ăn sâu bám rễ trong tư tưởng của mỗi cá nhân.

Cần phải có nghiên cứu sâu hơn trên giác độ kinh tế. Việc phụ nữ tiếp cận vào thị trường lao động và vị thế của phụ nữ trên thị trường lao động là những chỉ tiêu quan trọng, cũng như khoảng cách về thu nhập giữa nam và nữ cho cùng loại công việc. Chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu về những vấn đề này trong cả tuần này trên cơ sở những dữ liệu thống kê đã có.

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD168

Một số sách tham khảo

ADB (2005). Vietnam Gender Situation Analysis.

Amin et al. (2009). Ethnic Fertility Differentials in Vietnam, Population Council. http://www.popcouncil.org/pdfs/wp/pgy/018.pdf

Bich Pham Van (1999). The Vietnamese Family in Change: The Case of the Red River Delta. Richmond, Surrey: Curzon Press.

Education in Vietnam: Evidences from the 2009 Census, UNFPA Factsheet, 2011.

Haub, S., Phuong Thi Thu Huong. (2004). An overview of population and development in Vietnam. Washington, D.C.: Population Reference Bureau., 2004.

John Knodel, Vu Manh Loi, Rukmalie Jayakody, et Vu Tuan Huy, “Gender Roles in the Family: Change and Stability in Vietnam”, PSC Research Report, May 2004.

Shelton, B. A., John, D. (1996). The division of household labor. Annual Review of Sociology, 22, 299-322.

Viet Nam Population and Housing Census 2009 (2011). Profile of Key Sex-Disaggregated Indicators from, UNFPA.

ngày học thứ hai, thứ ba ngày 19/7

2.1.3. thị trường lao động. khái niệm và chỉ tiêu bổ sung áp dụng trong phân tích phân biệt

[François Roubaud]

Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những chỉ tiêu và khái niệm chính về thị trường lao động theo giới và dân tộc, sau đó chúng ta sẽ cùng nhau xem bảng hỏi của cuộc điều tra lao động, việc làm của Việt Nam năm 2007, đây là công cụ chúng ta sẽ sử dụng trong lớp học này.

Tính đúng đắn của việc phân tích phân biệt thị trường lao động

[Jean-pierre cling]

Vì sao người ta lựa chọn thị trường lao động để đề cập đến vấn đề bất bình đẳng giới và dân tộc? Lý do chính là tại các nước đang phát triển, phần lớn các cá nhân, nhất là người nghèo, chỉ có duy nhất nguồn thu nhập từ việc làm của mình, họ không có vốn cũng như không có tiền tiết kiệm. Vì vậy, cần phải quan tâm đến vấn đề tham gia vào thị trường lao động, loại hình việc làm, thu nhập từ việc làm và vị trí công việc để xác định các đối tượng nghèo và nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới và dân tộc. Những thông tin về điều kiện lao động cho chúng ta những hiểu biết cụ thể về điều kiện sống và cho phép thực hiện so sánh số liệu của các nhóm khác nhau.

Mục tiêu của chúng tôi là giới thiệu với các bạn những chỉ tiêu cần thiết căn bản để hiểu về thị trường lao động. Có ba cách tiếp cận vấn đề này:

- Vị trí so với việc làm và thị trường lao động;- Cấu trúc thị trường lao động;- Đặc điểm việc làm và điều kiện lao động.

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 169

Vị trí trên thị trường lao động – khái niệm

Nguồn: tác giả.

Dân s trong tu i lao ng

Dân s ho t ng kinh t Không làm vi c

Có vi c làm Th t nghi p

V trí trên th tr ng lao ng – khái ni m

Sơ đồ này cho phép xác định vị trí của một cá nhân trên thị trường lao động và so với việc làm, xuất phát điểm là dân số trong độ tuổi lao động. Dân số trong độ tuổi lao động bao gồm cả những cá nhân không hoạt động kinh tế - là những người quyết định không làm việc: người giàu, phụ nữ phải chăm sóc con cái và không đi làm ở ngoài, v.v. - và dân số có hoạt động kinh tế bao gồm những cá nhân đang làm việc hoặc mong muốn làm việc. Dân số hoạt động kinh tế bao gồm cả những người đang có việc làm và cả những người thất nghiệp.

Chúng ta hãy cùng nhau định nghĩa cụ thể từng khái niệm:

- Dân số trong độ tuổi lao động: là tổng thể các cá nhân từ 15 tuổi trở lên (ngưỡng quy định của Việt Nam);

- Dân số hoạt động kinh tế: tổng thể các cá nhân từ 15 tuổi trở lên tham gia vào thị trường lao động – những người đang làm

việc (có việc làm) hoặc đang đi tìm việc (người thất nghiệp);

- Người có việc làm: là những cá nhân đang làm việc ít nhất một giờ, có thể được trả thù lao hoặc không được trả thù lao tại kỳ quan sát, hoặc những người tạm thời vắng mặt;

- Người thất nghiệp: là những cá nhân từ 15 tuổi trở lên không có việc làm, đang đi tìm việc và sẵn sàng làm việc.

Chúng ta cùng nhau xem xét một số chỉ tiêu gắn với những khái niệm trên.

Chỉ tiêu đầu tiên là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, tương ứng với tỷ lệ giữa tổng số người làm việc và thất nghiệp trong độ tuổi lao động so với tổng số dân trong độ tuổi lao động. Chúng ta có thể đặt câu hỏi về những yếu tố quyết định tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và tìm hiểu xem tỷ lệ này biến đổi như thế nào ở những nhóm dân số khác nhau. Chúng ta có thể hình dung ra một số yếu tố khác như yếu tố kinh tế, văn hóa, v.v. tạo nên

Vị trí trên thị trường lao động: khái niệm, định nghĩa, chỉ tiêu

3Sơ đồ

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD170

sự khác biệt giữa các quốc gia hay sự khác biệt giữa các nhóm dân số trong cùng một nước. Tỷ lệ sinh đẻ của phụ nữ sẽ ảnh hưởng làm tăng hoặc giảm tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở các nước khác nhau. Tỷ lệ này có mức biến động khác nhau ở các nước từ 30% đến 80-90%.

Các bạn có biết tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của Việt Nam là bao nhiêu không? Điều chúng ta quan tâm ở đây không phải là số trung bình cho cả nước mà là số liệu đối với nam và nữ, người Kinh và người dân tộc thiểu số.

trần phương nguyên

Tôi nghĩ rằng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ thấp hơn so với nam. Điều này bắt nguồn từ những quan niệm và giá trị truyền thống. Rõ ràng là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ thấp hơn so với nam giới.

[Jean-pierre cling]

Biểu đồ này cho thấy khoảng cách khác biệt giữa tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam và nữ của nhiều khu vực trên thế giới trong giai đoạn 1998 - 2008.

Chênh lệch về việc làm giữa nam và nữ, giai đoạn 1998 và 2008 tại các vùng khác nhau trên thế giới

Nguồn: Tổ chức lao động quốc tế.

Chênh l ch v vi c làm gi a nam và n , giai o n 1998 và 2008 t i các vùng khác nhau trên th gi i

Kho

ng c

ách

gia

nam

n L

FPR

(i

m p

hn

trm

)

Th gi i Các n c phát tri n và EU

Trung, Nam, Đông Âu (không tính EU) và CIS)

ông Á NÁ và TBD

Nam Á M la tinh Và Caribê

B c Phi C n Sahara

Trung ông

hình 35

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 171

Tại Nam Á, chủ yếu là tại Ấn Độ, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 35% và của nam là 85%. Chúng ta có thể nghi vấn cách đo lường hay định nghĩa về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ giới nhưng ta cũng có thể thấy rõ một điều là tỷ lệ này có mức biến động lớn ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Chúng ta hãy xem xét ví dụ của châu Phi nơi có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam và nữ tương đối gần nhau. Chúng ta có thể nghĩ rằng tại các nước nghèo nhất thì tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam và nữ rất gần nhau nhưng tại một số khu vực trên thế giới, những yếu tố văn hóa đã tác động đến tỷ lệ tham gia lực lượng lao động – trường hợp của Bắc Phi nơi có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam và nữ. Tại một số nước Hồi giáo, phụ nữ có thể ít đi làm hơn nam giới vì những lý do văn hóa.

Một chỉ tiêu quan trọng khác là tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ phần trăm của số người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế (lực lượng lao động). Khó có thể phân tích chỉ tiêu này tại các nước đang phát triển vì tại các

nước này chưa có bảo hiểm thất nghiệp. Thực tế này khiến cho người ta khó có thể tự nhận mình là người thất nghiệp tại một quốc gia như Việt Nam. Chỉ tiêu này cho thấy những khác biệt lớn giữa những nhóm dân số khác nhau: ví dụ tại Pháp tỷ lệ thất nghiệp trung bình là 10% và tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là 25%.

Cơ cấu thị trường lao động

Thị trường lao động có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo lĩnh vực hoạt động, theo dạng công việc, theo vị trí trong công việc hay theo lĩnh vực thể chế. Đương nhiên, các cơ cấu khác nhau có thể được phân tách theo giới và theo nhóm dân tộc. Cơ cấu theo dạng công việc tương ứng với phần mà thầy Christophe Jalil Nordman đã giới thiệu với các bạn vào sáng hôm qua, với phần giới thiệu những khác biệt về cơ cấu giữa nam và nữ. Điều quan trọng là cần đặt ra những câu hỏi như sau: Có phải là nam giới làm việc chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, người dân tộc làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cơ cấu việc làm theo khu vực thể chế tại Việt Nam.

Cơ cấu thị trường lao động – khu vực thể chế

C c u th tr ng lao ng – khu v c th ch

Nhà n c

Doanh nghi p n c ngoài Doanh nghi p gia ình H kinh doanh chính th c Khu v c phi chính th c

Nông nghi p

T ng

ô th ô th Nông thôn Nông thôn T ng T ng

Nguồn: LFS 2007, 2009, GSO. Total: Occupied population; tính toán của tác giả.

Bảng 34

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD172

Nông nghiệp giữ vai trò trung tâm và chiếm phân nửa số việc làm, khu vực phi chính thức chiếm 1/4 số lao động. Ở đây, chúng ta có thể thấy có nhiều khác biệt lớn về cơ cấu giữa nam và nữ, giữa người Kinh và người dân tộc.

Điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc là yếu tố căn bản đầu tiên quyết định việc gia nhập vào thị trường lao động. Tình trạng thiếu việc làm là chỉ tiêu cho thấy sự mất cân bằng, tình trạng thiểu dụng lực lượng lao động - thiếu việc làm có thể nhận thấy rõ: số giờ làm việc thấp hơn

ngưỡng (35 giờ một tuần tại Việt Nam), mong muốn làm việc thêm và có điều kiện làm việc thêm. Đương nhiên, cũng có nhiều chỉ tiêu khác liên quan tới điều kiện làm việc: làm việc ngoài đường hay tại công sở, điều kiện hợp đồng như có hợp đồng lao động, có ngày nghỉ được trả lương, có bảo hiểm xã hội, và thu nhập, v.v.

Bảng dưới đây giới thiệu việc làm phi chính thức được định nghĩa như là một công việc không có bảo hiểm xã hội tại Việt Nam.

Năm 2009, 80% việc làm là việc làm phi chính thức. Cần ghi nhớ tỉ trọng việc làm phi chính thức trong các doanh nghiệp cá thể chính thức, hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài và khu vực công – trên 10% là việc làm phi chính thức. Việc làm phi chính thức có mặt trong tất cả các khu vực tại Việt Nam chứ không chỉ trong khu vực nông nghiệp và khu vực phi chính thức như người ta vẫn thường nghĩ.

Điều kiện lao động – các chỉ số. Việc làm phi chính thức trong các công việc chính theo khu vực thể chế, 2007 và 2009

i u ki n lao ng – các ch s Vi c làm phi chính th c trong các công vi c chính

theo khu v c th ch , 2007 và 2009

Khu v c th ch c a doanh nghi p (%)

Nhà n c Doanh nghi p n c ngoài

Doanh nghi p gia ình

H kinh doanh chính th c

Khu v c phi chính th c

Nông nghi p

S l ng C c u

Nguồn: LFS 2007, GSO; tính toán của các tác giả. * Tổng số việc làm không đúng bằng tổng việc làm của mỗi lĩnh vực, có 0,3% việc làm không thể thống kê theo khu vực thể chế.

Phần thứ hai của buổi sáng dành cho việc thực hành trên Stata. Đầu tiên, thầy François Roubaud giới thiệu cuộc điều tra lao động việc làm tại Việt Nam do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2007 với sự tham gia của nhóm IRD-DIAL. Cuộc điều tra này dựa vào những chuẩn quốc tế và có những thay đổi cho phù hợp với những đặc thù của thị trường lao động tại Việt Nam.Từ năm 2011, cuộc điều tra được thực hiện liên tục trên thực địa. Có thể sản xuất ra các chỉ số tháng, quý hoặc năm và có thể theo dõi cụ thể trạng huống kinh tế trên thị trường lao động. Đó là điều tra hộ gia đình, các hộ

Bảng 35

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 173

Đo lường sự đa dạng và phân biệt: thách thức, hạn chế và rủi ro

[Mireille Razafindrakoto]

Chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề bất bình đẳng dân tộc trên thế giới thông qua một vài ví dụ minh họa. Mục đích của phần trình bày này là tìm hiểu về khái niệm bất bình đẳng, những thách thức và những vấn đề liên quan.

Làm thế nào để xử lý vấn đề quyền lợi của một số dân tộc? Trong nhiều khu vực hiện nay, chúng ta nhận thấy có sự suy giảm của những chính sách mở nhằm mục đích đồng hóa. Có nhiều cơ chế, chính sách khác nhau như cơ chế thừa nhận sự khác biệt văn hóa – giao thoa văn hóa, các dân tộc tham gia và có đại diện vào giới chính trị, hoặc cơ chế đồng hóa vốn ngày càng ít đi, hoặc chính sách

phân biệt đối xử có lợi cho người dân tộc như tiếp cận với việc làm, mua sắm công, đào tạo đại học, v.v. – với chỉ tiêu dành riêng trong các doanh nghiệp, trường học, v.v.

Mục tiêu của nhà nghiên cứu là xác định nguyên nhân và các yếu tố tạo ra bất bình đẳng, việc nghiên cứu cần đưa ra những giả thuyết về những yếu tố tự nhiên, đặc điểm của các cá nhân cũng như các chính sách và biện pháp đang được áp dụng. Các chính sách nhằm giảm thiểu bất bình đẳng bao giờ cũng đi kèm những biện pháp giúp hội tụ và hội nhập những nhóm cá nhân khác nhau trong khuôn khổ chung áp dụng cho tổng thể dân cư, khuôn khổ này có thể không tính đến những đặc thù của từng nhóm, ví dụ như các chính sách hội nhập. Những chính sách này có phù hợp hay không? Phải chăng không cần tính đến các đặc thù dân tộc để giảm thiểu bất bình đẳng? Liệu có cần thừa nhận khác biệt, đặc thù hay tạo điều kiện thuận lợi để giúp các nhóm hội nhập vào một khuôn khổ duy nhất? Ngược lại, những chính sách phân biệt đối xử có lợi có thể có vấn đề: theo nguyên tắc bình đẳng, chính sách công cần được xác định theo các tiêu chí dân tộc, văn hóa và phải lưu ý đến tính hợp pháp, sự hình thành những hình mẫu có thể kéo theo phân biệt đối xử nghiêm trọng hơn.

Có hai phương pháp đo lường sự đa dạng và các kiểu kỳ thị: phương pháp thực nghiệm hoặc thử nghiệm testing và phương pháp thống kê, đây là nội dung chính trong khoá đào tạo này.

- Phương pháp thử nghiệm nhằm xây dựng các cặp đôi – người đi xin việc, người đi thuê nhà, v.v. – hai cá nhân trong cặp đôi chỉ khác nhau một đặc điểm – dân tộc, nguồn gốc, v.v.; nếu một thành viên bị đối xử tệ hơn so với người kia, thì lúc đó có thể

gia đình được chọn ngẫu nhiên trong tất cả các tỉnh trong cả nước. Sau đó mỗi năm, từng cá nhân trong hộ được hỏi về tình hình của cá nhân trên thị trường lao động. Số liệu của cuộc điều tra năm 2007 được giữ kín, đối tượng được điều tra được lựa chọn theo mẫu với tỷ lệ 25%, tổng số lượng đối tượng được hỏi là 165000 người.Điều tra việc làm gồm hai phần: đặc điểm dân số xã hội của các cá nhân – tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, quan hệ với chủ hộ, tình trạng hôn nhân –; và các chỉ tiêu liên quan đến thị trường lao động.Phần thực hành trên Stata nhằm xây dựng các biến cho phép xác định số lượng người hoạt động kinh tế, không hoạt động kinh tế và người thất nghiệp. Phần tách số liệu đã được thực hiện để xác định vị trí tương đối của từng nhóm cá nhân trên thị trường lao động.

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD174

nói họ bị phân biệt theo tiêu chí đó – quan sát theo kiểu «cố định tất cả các đặc điểm khác».

Ví dụ: giả sử có bất bình đẳng theo nguồn gốc các cá nhân, giữa người Pháp «chính gốc» và người Pháp gốc nước ngoài. Tạo tình huống đi thuê nhà cho hai cá nhân có những đặc điểm gần giống nhau – cùng mức thu nhập, trình độ học vấn, tuổi…, nói tóm lại hai người có hoàn cảnh gần giống nhau, trừ một đặc điểm là nguồn gốc xuất xứ. Khi quan sát tình huống, nếu ta nhận thấy có sự khác biệt trong các đối xử với hai cá nhân trong việc thuê nhà thì đó là bằng chứng của phân biệt.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi tìm cách sử dụng phương pháp thực nghiệm đồng thời sử dụng dữ liệu điều tra thống kê chọn mẫu với số lượng mẫu lớn.

- Phương pháp thống kê là phương pháp nghiên cứu sử dụng kết quả điều tra thống kê đại diện với số lượng mẫu điều tra lớn cho phép so sánh các nhóm và cách hình thành khác biệt.

Chúng tôi quan sát khoảng cách giữa các nhóm dân tộc và tìm hiểu xem có các yếu tố, biến khác có thể lý giải những khoảng cách

này hay không, ví dụ như liệu xuất xứ dân tộc có phải là nguyên nhân tạo khác biệt không? Để tìm hiểu, cần kiểm soát các biến khác nhau có thể lý giải khoảng cách: tuổi, giới tính, thu nhập, địa vị xã hội, nơi ở, v.v.

Ví dụ về thu nhập từ công việc. Tại Việt Nam cũng như tại rất nhiều nước khác, các nhóm dân tộc «thiểu số» có thu nhập thấp hơn so với các đối tượng khác. Sự khác biệt này có thể một phần bắt nguồn từ loại công việc mà các nhóm đảm nhận, số giờ làm việc, trình độ học vấn, tay nghề, kinh nghiệm cá nhân. Sau khi đã cân nhắc những đặc điểm này và có điều chỉnh, khoảng cách thu nhập bất lợi đối với nhóm dân tộc thiểu số là một chỉ tiêu «phân biệt».

Một câu hỏi quan trọng khác. Cần phải biết rõ nội dung chính xác mình muốn đo lường. Các tiêu chí đưa ra là gì? Sử dụng những biến nào và các biến này được thu thập như thế nào? Các tiêu chí phân biệt dân tộc lựa chọn có chính xác hay không? Liệu có cần ưu tiên những tiêu chí chủ quan hay khách quan, sử dụng các tiêu chí bị áp đặt hay những gì các cá nhân nói?

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 175

Nhìn chung, tại nhiều nước trên thế giới, người dân tộc có tỷ lệ nghèo đói cao hơn so với các nhóm dân cư khác – khoảng cách khác biệt

có thể tăng gấp đôi (tại Gabon, Peru). Sự khác biệt này không có xu hướng thu hẹp, thậm chí còn gia tăng:

Tỷ lệ nghèo T l nghèo

CH dân ch Công-gô / 2005

Mexico / 2008

Ecuador / 2006

Guatemala / 2006

Gabon / 2003

Bolivia / 2006

Peru / 2005

Vi t Nam / 2006

CHDCND Lào / 2002

Braxin / 2002

n / 2004

Chi-lê / 2006

Trung Qu c / 2002

Ng i b n x (%)

84.8

80.6

78.0

74.8

70.1

69.3

62.3

52.3

50.6

48.0 (a)

43.8

15.2

5.4

Ng i không ph i b n x

71.7

45.3

46.6

36.2

32.7

46.0

35.0

10.3

25.0

23.0 (b)

22.7

9.1

3.5

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2011), Improving the Odds of Achieving the MDGs, Global Monitoring Report 2011Ghi chú: Head count poverty rate are national.a. Refers to white and « black/brow » (african origin).b. Refers to white (Telles 2007). Head count poverty rate are national.Tại nhiều quốc gia, dân bản xứ là những nhóm người được gọi bằng các thuật ngữ như tộc thiểu số, bản xứ, các dân tộc thiểu số, bộ lạc, v.v. (World Bank Operational Directive 4.10)

Bảng 36

Bất bình đẳng và phân biệt dân tộc trên thế giới: Một vài ví dụ minh họa

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD176

Nếu như nghèo đói có giảm, tốc độ giảm nghèo của các nhóm dân tộc vẫn thấp hơn nhiều.

Số năm đi học là một biến quan trọng và là biến bất lợi đối với nhón dân tộc: biến này có thể lý giải những bất bình đẳng về thu nhập và vì vậy, cần phải tìm hiểu nguyên nhân khác biệt về đào tạo giữa các nhóm đa số và

nhóm thiểu số. Sự khác biệt này làm sáng tỏ một vòng luẩn quẩn: một vài nhóm dân cư có thể không đầu tư vào giáo dục nếu như khoản đầu tư này không giúp họ nhận được mức lương bằng với các nhóm dân số khác. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ cho thấy tác động của phân biệt.

Tiến bộ về giảm nghèo trong cư dân bản xứ: kết quả tối thiểu

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2011), Improving the Odds of Achieving the MDGs, Global Monitoring Report 2011.

Ti n b v gi m nghèo trong c dân b n a : k t qu t i thi u

Ng i b n x Ng i b n x

Ng i b n x Ng i b n x

Không ph i ng i b n x Không ph i ng i b n x

Không ph i ng i b n x Không ph i ng i b n x

hình 36

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 177

Nội địa hóa các hiện tượng phân biệt đối xử. Kết quả dự án thực hiện tại Ấn Độ

Nguồn: Hoff and Pandey 2009. Ngân hàng Thế giới (2011), Improving the Odds of Achieving the MDGs, Global Monitoring Report 2011.

N i a hóa các hi n t ng phân bi t i x K t qu d án th c hi n t i n

a v th p a v cao

a v không c công b a v c công b

T l

th n

ghi

m

Nghiên cứu được thực hiện với một nhóm người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Lúc đầu, người ta không hỏi các cá nhân xem họ thuộc tầng lớp nào và cũng đã thấy có khác biệt đôi chút theo hướng không có lợi cho các tầng lớp thấp. Tiếp đó, người ta hỏi các cá nhân xem họ thuộc về những tầng lớp nào: kết quả cho thấy có khoảng cách lớn hơn giữa hai nhóm. Những người thuộc địa vị cao hơn có kết quả tốt hơn so với những

người ở tầng lớp thấp hơn. Kết quả này buộc ta phải đồng thời nghiên cứu cả hiệu ứng hạ thấp của bản thân những cá nhân bị phân biệt đối xử và của đẳng cấp cao hơn.

Biểu đồ dưới đây giới thiệu tình hình tại bốn nước Nam Mỹ, khoảng cách về thu nhập giữa nước người lao động thuộc nhóm dân tộc và những người lao động khác:

hình 37

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD178

Chúng ta phân biệt ở đây phần chênh lệch thu nhập – phần này có thể được giải thích bởi những đặc điểm sản xuất – và phần chênh lệch do phân biệt. Lấy ví dụ của Peru năm 2001: ta nhận thấy có khoảng cách thu nhập tuyệt đối giữa nhóm «dân cư dân tộc» và giữa các nhóm khác – tổng chênh lệch thô

là 44%. Đối với con số này, khoảng 20 điểm phần trăm được lý giải bằng các đặc điểm sản xuất, còn lại khoảng từ 25 đến 26 điểm phần trăm không thể lý giải được.

Biểu đồ này phản ánh chênh lệch thu nhập theo tiêu chí dân tộc.

Chênh lệch thu nhập tuyệt đối giữa lao động bản địa và các lao động khác

Nguồn: Hall, G.G., Patrinos H.A (dir.) (2006). Indigenous Peoples, Poverty and Human Development in Latin America 1994-2004 (Palgrave Macmillan).

Chênh l ch thu nh p tuy t i gi a lao ng b n a và các lao ng khác (tính theo %)

4

Tính theo ph n tr m

Bolivia, 2002 Nam gi i

Ecuador, 1998 T ng s

Mexico, 2002 Nam gi i

Peru, 2001 Nam gi i

T ng chênh l ch

T l ph n tr m không th c gi i thích qua các c i m s n xu t

T l ph n tr m c gi i thích qua các c i m s n xu t

hình 38

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 179

Chênh lệch về thu nhập theo giới tính và thành phần dân tộc tại Guatemala (2000)

Nguồn: Sauma, P., Las desigualdades etnicas y de genero en el mercado del trabajo del Gutermala (Genève, BIT, 2004).

Chênh l ch v thu nh p theo gi i tính và thành ph n dân t c t i Guatemala (2000)

Quetzales theo tháng

N b n x

N m nghiên c u 0-5 tu i 6-8 tu i 9-12 tu i T 13 tu i tr lên

N không b n x Nam b n x Nam không b n x

Đối với trường hợp của Guatemala, điều rất thú vị là đối với những người có trình độ học vấn cao, chênh lệch thu nhập giữa nhóm dân tộc đa số và nhóm thiểu số rất nhiều.

Cuối cùng, ví dụ của Canada cho ta thấy điều quan trọng là phải để ý đến sự đa dạng của các tình huống và không nên nhóm toàn bộ các dân tộc vào một nhóm duy nhất.

hình 39

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD180

Người ta phân làm ba nhóm: người da đen, người Trung Quốc và các dân tộc khác đến từ Nam Á. Điều thú vị là có sự đa dạng lớn về các tình huống phân theo tiêu chí giới tính. Nữ có gốc Trung Quốc hoặc Nam Á có thu nhập cao hơn người lao động da trắng tại Canada. Biểu đồ thứ hai cho ta biết liệu những chênh lệch có phải bắt nguồn từ trình độ học vấn, kinh nghiệm cá nhân hay từ những đặc điểm khác: chúng ta đều nhận thấy một điều rằng chênh lệch thu nhập lại theo hướng có lợi cho nữ gốc Trung Quốc, ngược lại chênh lệch thu nhập lại theo hướng bất lợi đối với người da đen.

Jean-Luc Maurer

Điều quan trọng là cần phân biệt khái niệm phân biệt đối xử với bất bình đẳng, vì trên thực tế có bất bình đẳng nhưng không có nghĩa là có phân biệt đối xử. Việt Nam có may mắn là có thể tiếp cận với nguồn dữ liệu phân theo yếu tố dân tộc. Khó có thể tiến hành phân tích sâu về bất bình đẳng và phân biệt tại Indonésia trên cơ sở dữ liệu thành phần dân tộc.

Cùng nhau lấy ví dụ về Tân Đảo, ví dụ có liên quan gián tiếp đến Việt Nam, tôi đã có thời gian làm việc tại Tân Đảo trong một vài năm và nghiên cứu về dân tộc tiểu số Java. Quốc gia này có một nhóm dân tộc thiểu số có nguồn gốc Việt Nam định cư từ cuối thế kỷ 19. Nghiên cứu của tôi dựa vào cuộc tổng điều tra năm 1996 chia theo cơ sở sắc tộc, đây là một cuộc điều tra khác với truyền thống của Cộng hòa Pháp. Tôi đã rất nóng lòng đợi cuộc tổng điều tra cho năm 2004 nhưng Tổng thống Pháp đã quyết định hủy bỏ cuộc tổng điều tra này vì lý do sắc tộc. Vì vậy, không thể đo lường được biến động về tình hình kinh tế xã hội của nhóm thiểu số Java, nhóm gốc Việt và nhóm thiểu số Kanak. Trên thực tế, cuộc tổng điều tra đã bị hủy nhằm mục đích không đo lường biến động, hay đúng hơn là tình hình không biến chuyển của dân tộc Kanak. Thông qua ví dụ này, các bạn có thể thấy rằng các cuộc điều tra phân theo tiêu chí dân tộc cung cấp cho các nhà kinh tế học, các nhà xã hội học những số liệu rất quý báu giúp đo lường khác biệt giữa các nhóm dân số phân theo dân tộc.

Chênh lệch thu nhập theo tuần của lao động da trắng so với lao động khác, Canada 2005

Nguồn: Canada, 2006 Census datas (Hou and Coulombe).

Chênh l ch thu nh p theo tu n c a lao ng da tr ng so v i lao ng khác, Canada 2005

Chênh l ch thu nh p theo tu n so v i lao ng da tr ng tính theo %

ông Nam Á

Trung qu c

Chênh l ch v thu nh p theo tu n có tính n trình h c v n, kinh nghi m

làm vi c và các bi n khác

ông Nam Á

Trung qu c

N N

Nam N Nam

N và nam

N và nam N và nam

hình 40

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 181

Grégoire Schlemmer

Đo lường nội dung gì cũng phải dựa vào phân loại. Tôi là nhà nhân học và tôi nghiên cứu về các dân tộc, tôi đi tìm hiểu các nhóm, loại nhưng tôi phải thú nhận là mình không nắm bắt được các nhóm! Khi tôi sử dụng những phân nhóm đã định sẵn, điều này sẽ đặt ra vấn đề bởi lẽ những phân nhóm đó là những phân nhóm định hình dựa trên định hướng xã hội. Tôi nghiên cứu một tỉnh 160 000 dân tại Lào, tôi đã quan sát các chủng tộc, các tầng lớp, các dân tộc thiểu số, người bản xứ, các bộ tộc… nhưng rất khó để có thể tiến hành so sánh.

Ngoài ra, luôn có những biến mà ta không thể quan sát được trong thống kê nhưng lại tồn tại trên thực địa. Lấy ví dụ tại Népal, đất nước mà tôi đã có dịp sống và nghiên cứu, có mối tương liên chặt chẽ giữa thống kê dân tộc và các cuộc xung đột vũ trang. Điều này khiến cho bạo lực cực kỳ mạnh xảy ra trên tất cả các lãnh thổ theo hệ Ấn, nơi tồn tại sự kỳ thị giữa các nhóm. Các công cụ này rất khó có thể điều khiển.

[François Roubaud]

Những bình luận này nêu ba điểm mấu chốt dành cho lớp học chuyên đề của chúng ta: cần lưu ý những phân nhóm đã định sẵn – người ta thường nói có 53 dân tộc thiểu số tại Việt Nam nhưng khái niệm này trở nên mơ hồ, và bởi không có cách tiếp cận phê bình, vấn đề cốt lõi bản sắc dân tộc lại không được nghiên cứu; lưu ý tiếp theo là không nên đánh đồng giữa bất bình đẳng và phân biệt, tôi thì thiên về cách nói là những khác biệt được thể hiện dưới hình thức bất bình đẳng. Các bạn sẽ thấy với công cụ định lượng, chúng ta có thể thử xác định và phân biệt rõ giữa bất bình đẳng và phân biệt; và lưu ý thứ ba liên quan đến các chính sách, khi nghiên

cứu về các dân tộc có rủi ro là ta «đông cứng» các bản sắc dân tộc và điều này có thể tạo ra hoặc nuôi dưỡng xung đột sắc tộc, như ta đã thấy trong trường hợp của Népal.

Một số sách tham khảo

Simon P., Stavo Debauge J. (2004), « Les politiques anti-discrimination et les statis-tiques : paramètres d’une incohérence », Sociétés contemporaines, Presses de Sciences Po, n° 53, pp. 57-84.

Centre d’Analyse Stratégique (2011), « La prise en compte de critères ethniques et culturels dans l’action publique, une approche comparée », La note d’analyse, questions sociales, n°220, avril 2011.

World Bank (2010), « Assisting Indigenous and Socially Excluded Populations », in Global Monitoring Report 2011: Improving the Odds of Achieving the MDGs, chap. 4, pp.103-123.

Bureau International du Travail (2007), L’égalité au travail: relever les défis, Rapport du Directeur Général, Conférence internationale du travail, 96e session.

Hou F., Coulombe S. (2010), « Earnings Gaps for Canadian Born Visible Minorities in the Public and Private Sectors », Canadian Public Policy, 36(1), March 2010, pp. 29-43.

Nordman C., Robilliard A.S., F. Roubaud (2012), « Décomposition du différentiel de rémunération selon le sexe et le groupe ethnique dans sept métropoles d’Afrique de l’Ouest » , in De Vreyer P, Roubaud F. (éds), Les marchés du travail urbains en Afrique Sub-saharienne, chap. 13, Editions IRD/AFD, Marseille (à paraître).

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD182

Buổi học kết thúc với phần thực hành trên phần mềm Stata: thực hành tách số liệu theo nhóm dân tộc và giới – tính toán tỷ lệ có việc làm theo khu vực (nông thôn, thành thị), nơi ở và dân tộc, v.v.

ngày học thứ ba, thứ tư ngày 20/7

[François Roubaud]

Buổi học sáng hôm nay các bạn sẽ nghe giới thiệu về vấn đề phân biệt, phần trình bày này sẽ được kết thúc vào sáng ngày mai. Tiếp đó, các bạn sẽ tiếp tục thực hành ứng dụng Stata trên cơ sở những kết quả tính toán chỉ số về thị trường lao động phân theo giới và dân tộc; sau cùng, chúng ta sẽ phân các nhóm để nghiên cứu tám khu vực địa lý của Việt Nam.

2.1.4. phân biệt trên thị trường lao động tại các nước đang phát triển

[christophe Jalil nordman]

Chúng ta sẽ đề cập đến những khía cạnh lý thuyết và phương pháp luận mà khoa học

kinh tế đã phát triển để lý giải sự hiện hữu của những hiện tượng phân biệt trên thị trường lao động; phân tích của chúng ta dựa trên những cách tiếp cận lý thuyết về phân biệt; đo lường phân biệt, cách tiếp cận thông qua phương pháp phân tách và một vài so sánh quốc tế. Chúng tôi cũng sẽ cố gắng trình bày hai điểm cuối cùng liên quan đến tác động của phân biệt đến tăng trưởng và phân phối thu nhập và các chính sách chống phân biệt.

Khuôn khổ pháp lý nào điều chỉnh phân biệt? Định nghĩa khái niệm « phân biệt»

Khái niệm «phân biệt» chỉ mọi sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc ưu đãi nào dựa trên nguồn gốc, dân tộc, sắc tộc, màu da – tuổi, giới tính, tôn giáo, v.v.- với mục đích hoặc có tác dụng làm giảm hay phá bỏ sự thừa nhận, hưởng thụ hoặc thực hành, trên cơ sở bình đẳng, các quyền và tự do cơ bản của con người về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá hoặc về bất kỳ lĩnh vực nào khác của đời sống công cộng.

Tổ chức Lao động Quốc tế (OIT) đã đưa ra định nghĩa cụ thể về phân biệt:

Định nghĩa khái niệm « phân biệt »

«Là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc ưu đãi nào dựa trên cơ sở chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, với mục đích hoặc có tác dụng phá bỏ hay làm giảm bình đẳng cơ hội hoặc đối xử trong lĩnh vực việc làm và nghề nghiệp.»Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc ngày 21/12/1965: http://www2.ohchr.org/french/law/cerd.htm .

«Mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi khác nhằm triệt bỏ hay làm giảm bình đẳng cơ hội hoặc đối xử trong lĩnh vực việc làm và nghề nghiệp mà nước thành viên hữu quan sẽ có thể chỉ rõ sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và của người lao động, nếu có, và của các tổ chức thích hợp khác.»Công ước số 111 Của Tổ chức Lao động Quốc tế về Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp,  ngày 25/7/1958: http://www2.ohchr.org/french/law/emploi.htm

4khung

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 183

Các cách tiếp cận lý thuyết trong kinh tế học

Tiếp sau bài phân tích của Becker (1957) nhiều công trình nghiên cứu khác tìm hiểu lý thuyết phân biệt bằng cách quan tâm chủ yếu đến những khác biệt trong thu nhập giữa nam và nữ. Các nghiên cứu này dựa trên cùng một định nghĩa về phân biệt như là cách đối xử khác nhau với người lao động có cùng năng suất lao động và có thể phân ra hai loại chính:

- Lý thuyết dựa vào những hình thức ưu đãi phân biệt theo thuyết tân cổ điển: người sử dụng lao động biết rõ về năng suất lao động của người lao động. Người ta nói đến ý thích phân biệt (Becker, 1957) bắt nguồn từ người sử dụng lao động (Bergmann, 1971; Arrow, 1973), của những người lao động nam giới hay người tiêu dùng, từ đó dẫn đến việc không thích tuyển nữ hoặc ngăn cản nữ giới theo đuổi những công việc vốn dành cho nam (phân nhóm nghề nghiệp; Bergmann, 1971; 1974);

- Sau nghiên cứu của Phelps (1972), phân biệt được hiểu theo giả thiết cho rằng người sử dụng lao động thiếu thông tin về năng suất lao động của người lao động.

Đối với Phelps (1972), việc đánh giá năng suất lao động dựa vào những đặc điểm cá nhân. Tác giả nói về phân biệt thống kê. Đối với học giả Arrow (1973), người sử dụng lao động có niềm tin dựa vào quan sát hay những thành kiến liên quan đến mối tương liên giữa giới tính và năng suất lao động.

Những phân tích sâu cho ta những thông tin bổ sung về lý do có hành vi phân biệt hoặc sự tồn tại lâu dài của phân biệt bằng cách lồng ghép lý thuyết về vốn con người hoặc những mô hình cung cầu trên thị trường lao động (Lundberg et Startz, 1983; Stiglitz, 1982; Oettinger, 1996).

Đo lường phân biệt: phương pháp phân tách

Một cách để đo lường phân biệt là phương pháp phân tách. Theo quan điểm của chúng tôi, chúng tôi đo lường một khía cạnh của phân biệt, đó là phân biệt về thu nhập lao động. Trước khi phát triển phương pháp luận, xin đặt ra một câu hỏi: với phương pháp này và với những phương pháp khác mà các bạn sẽ ứng dụng vào Stata, chúng ta chỉ cố gắng tiếp cận gần nhất để đo lường phân biệt. Vì sao những phương pháp này hữu ích nhưng không bao giờ hoàn hảo?

Để đo lường phân biệt, hay nói chính xác là sự chênh lệch về thu nhập giữa nam và nữ hoặc giữa hai nhóm dân tộc, chúng ta cần có biến thu nhập, lương và một số các đặc điểm – «  X  »  – được giả định để đo lường năng suất của người lao động. Hai nhà kinh tế học, Oaxaca và Blinder trở nên nổi tiếng vào năm 1973 khi công bố phương pháp phân tách của họ: hai tác giả hình dung ra cách phân tách biến thu nhập thành hai phần, một phần là do khác biệt về năng suất lao động và một phần do phân biệt và tất cả các hình thức khác mà người ta không đo lường được. Bước đầu tiên trong phân tích là làm kinh tế lượng.

Chúng ta có thể phải học kinh tế lượng trong nhiều tháng, vì vậy phần trình bày của tôi hôm nay sẽ rất ngắn gọn. Các nhà kinh tế học và cả các nhà dịch tễ học đã phát triển kỹ thuật này nhằm thiết lập quan hệ giữa các biến liên quan đến các cá nhân, các hộ gia đình, các doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu đã phát triển các phương pháp thống kê để xác định quan hệ giữa các biến và chỉ ra rằng với mô hình thống kê, ta thấy biến này sẽ phụ thuộc vào biến kia.

Ví dụ. Chúng ta có một chuỗi quan sát về thu nhập – biến Y – một chuỗi quan sát khác về trình độ học vấn của người lao

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD184

động – biến X. Kinh tế lượng sẽ tìm ra mối liên hệ, có thể là tuyến tính giữa biến X và Y. Ý tưởng đưa ra là biến Y sẽ phụ thuộc vào sự biến thiên cả biến X và một hệ số ngẫu nhiên đo lường các cú sốc ngoại sinh (những gì không liên quan đến biến X nhưng có thể làm Y thay đổi).

Y = α X + u Nếu như ta tạo phóng chiếu tuyến tính X

đối với biến Y, chúng ta đưa ra giả thiết rằng hệ số ngẫu nhiên, « u », trung bình bằng không và ta nói rằng kỳ vọng của « u » bằng không.

E(u) = 0 Đó là cách xác định hệ số gắn với biến X sẽ

đo lường tác động « α » – phần biến thiên của biến X đối với biến Y.

Ta đo lường thu nhập của người lao động « i » và trình độ học vấn của người lao động « i », thêm vào đó là hệ số đo lường cú sốc ngẫu nhiên là ngoại sinh, không liên quan đến trình độ học vấn.

Thu nhậpi = β học vấni +ui

Hệ số β cho ta biết nếu như cá nhân có năm năm đi học, mỗi năm đi học thêm sẽ mang lại cho anh ta một hệ số được tính bằng phần trăm tăng lên trong thu nhập – giả định β nhận giá trị 0,25, ta có thể thấy rằng thêm một năm đi học thêm sẽ giúp thu nhập tăng 25%. Đó là trường hợp thu nhập được tính theo hàm lo-ga-rít. Chúng ta sẽ hồi quy hàm lo-ga-rít thu nhập theo các biến phụ thuộc – ví dụ về học vấn.

Log (thu nhập) = β1 học vấni + β2 kinh nghiệmi +ui

Ví dụ một biến khác có thể là kinh nghiệm nghề nghiệp. Ta giả định là biến thiên thu nhập của cá nhân không chỉ phụ thuộc vào trình độ học vấn mà còn cả về kinh nghiệm làm việc trên thị trường lao động. Tất cả các hình thức kinh nghiệm công tác đều là các

biến phụ thuộc cần đưa vào mô hình kinh tế lượng.

Bây giờ, các bạn có thể thấy chúng ta có hai hệ số, β1 và β2. β1 là tác động ngoại biên của học vấn đối với thu nhập, β2 là tác động ngoại biên của kinh nghiệm công tác đối với thu nhập. Chúng ta có thể thấy rằng hiệu ứng học vấn và kinh nghiệm công tác đối với thu nhập là khác nhau: ta có thể tách biệt hiệu ứng của học vấn ra khỏi hiệu ứng của kinh nghiệm đối với biến thu nhập.

Cách tiếp cận phổ biến nhất để đánh giá tỉ trọng chênh lệch thu nhập trung bình giữa hai nhóm (nam và nữ, người bản xứ và người nước ngoài, v.v.) có thể do phân biệt về lương, có nghĩa là mức chênh lệch không lý giải được bởi những khác biệt trong cơ cấu nhân lực. Cách tiếp cận này được giới thiệu trong nghiên cứu của Oaxaca (1973) và Blinder (1973).

Cách phân tách được khuyến cáo dựa vào ước lượng hàm thu nhập đối với nam và nữ. Hàm thu nhập có công thức như sau:

lnwi = βxi + εi

Trong đó lnwi là lo-ga-rít của tỷ lệ lương theo giờ khi quan sát cá nhân i, xi là véc-tơ của đặc điểm quan sát, β là véc-tơ hệ số và εi là hệ số sai số có kỳ vọng bằng không.

Chúng ta sẽ ước lượng hàm này cho một nhóm nam và nữ, chúng ta cũng có thể thực hiện tượng tự đối với các nhóm dân tộc. Kết quả cho ra là hai véc-tơ hệ số β khác nhau. Chúng ta có thể làm lại bài tập này đối với những lĩnh vực khác bằng cách đưa ra một β cho khu vực chính thức và một β cho khu vực phi chính thức.

Chúng ta sẽ cùng xem xét những đặc điểm có thể lý giải sự khác biệt về thu nhập giữa nam và nữ. Ngoài học vấn, kinh nghiệm, yếu

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 185

tố nào góp phần quyết định năng suất lao động của nam và nữ?

Yves perraudeau

Trong các công trình nghiên cứu tại Mỹ và Pháp, tuổi là yếu tố quan trọng. Ngoài 55 tuổi, tuổi trở thành yếu tố bất lợi.

nguyễn thị Văn

Tôi nghĩ rằng thu nhập còn phụ thuộc vào địa điểm và nơi cư trú, chi phí sinh hoạt có thể lý giải mức độ thu nhập của một cá nhân.

Lê thị hồng hải

Tôi cho rằng biến tuổi phụ thuộc chặt chẽ với kinh nghiệm nghề nghiệp.

Chúng ta có thể giả thiết rằng ta cùng nghiên cứu các đối tượng nam và nữ cùng độ tuổi. Tôi nghĩ không nên đưa biến tuổi vào hàm này. Tôi gợi ý đưa biến khác vào đó là dạng công việc.

[christophe Jalil nordman]

Nơi cư trú không phải là biến đo lường chính xác năng suất lao động nhưng đó là một biến để đo lường sự khác biệt về thu nhập giữa các cá nhân. Trong kinh tế lượng, chúng ta đưa vào một loạt các biến được gọi là biến kiểm soát để đo lường các hiệu ứng phi cá nhân nhưng có tác động đến các biến. Đưa dạng công việc vào hàm này dường như không phải ý hay vì cái mà ta cần đo lường chính là tất cả các biến không phụ thuộc vào thái độ phân biệt của người sử dụng lao động – hoặc là phân nhóm nghề nghiệp.

phạm Quang Linh

Lựa chọn biến phải thỏa mãn hai tiêu chí: có tác động trực tiếp đến năng suất lao động của các cá nhân và dựa vào sự khác biệt giữa

nam và nữ. Tôi nghĩ nên đưa thêm vào hàm này biến sức khỏe và thời gian rảnh rỗi.

[christophe Jalil nordman]

Đây là một gợi ý rất đúng đắn. Sức khỏe là một yếu tố cấu thành nên vốn con người, đây là yếu tố vốn ít được đưa vào các cuộc điều tra, nhất là các cuộc điều tra về lao động và việc làm. Tôi cũng bổ sung một số biến khác ví dụ như có con cái, kết hôn hoặc độc thân.

Chúng ta cùng quay trở lại hàm lúc trước. Việc đo lường mức thu nhập tương đối không hoàn hảo, chúng ta không thể giải thích hoàn toàn tất cả các mức biến thiên của biến w. Còn một yếu tố giải thích – ε – trong kinh tế lượng mà chúng ta không thể chắt lọc thông tin. Vấn đề này sẽ đặt ra khi chúng ta có cơ sở dữ liệu điều tra chọn mẫu với cỡ mẫu mang tính đại diện cho toàn bộ dân cư. Còn thiếu một số thông tin để nói rằng chỉ có sự khác biệt quan sát được trong mức độ của biến phụ thuộc giữa hai nhóm cá nhân là giới tính hoặc dân tộc.

Làm cách nào để tạo được hai nhóm cá nhân – nam và nữ, dân tộc đa số hay thiểu số - hoàn toàn giống nhau ngoại trừ giới tính hay dân tộc của họ?

Có một phương pháp rất đơn giản, đó là phương pháp dựa theo luật số lớn. Hãy tưởng tượng bạn đang đứng trên một con phố đông người qua lại tại Hà Nội, bạn sẽ phân tất cả những người đi qua đó thành hai nhóm, nam đứng bên phải, nữ đứng bên trái, như vậy ta sẽ tạo được hai nhóm một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Bạn sẽ nhận thấy một điều rằng nếu bạn đứng đủ lâu trên con phố đông đúc đó và bạn đã tập hợp được một số lượng lớn người nam và người nữ trong từng nhóm, bạn tạo được hai nhóm hoàn toàn giống nhau về tuổi, học vấn và trình độ. Đối với tất

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD186

cả những đặc điểm này, và điều này đúng đối với những đặc điểm khác, các cá nhân sẽ có cùng trình độ trung bình. Nguyên tắc này dựa theo luật số lớn – lựa chọn một số lượng lớn các cá nhân một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, ta sẽ có được hai nhóm cá nhân có những đặc điểm trung bình hoàn toàn giống nhau, ngoại trừ đặc điểm ta căn cứ vào đó để phân ra hai nhóm. Tuy nhiên, trong điều tra lao động và việc làm, ta không thể áp dụng cách chọn ngẫu nhiên này và như vậy chúng ta không thể có hai nhóm cá nhân hoàn toàn giống nhau xét trên mọi khía cạnh chỉ trừ biến có thể gây ra phân biệt mà ta muốn đo lường. Đó chính là lý do vì sao ở phần giới thiệu ban đầu tôi có nói rằng đây là một cách không hoàn hảo đo lường sự phân biệt.

Tôi cũng muốn nói thêm rằng nếu chúng ta muốn đo lường sự phân biệt về thu nhập đối với hai nhóm cá nhân được hình thành qua phương pháp ngẫu nhiên, đơn giản chỉ cần tính toán sự khác biệt về thu nhập của hai nhóm. Như vậy, chúng ta đã có phương pháp hoàn hảo đo lường sự phân biệt nếu như nguyên tắc ngẫu nhiên được áp dụng đúng – nếu như chúng ta dừng lại đủ lâu trên con phố đông người qua lại đó và nếu như số lượng các thành viên trong nhóm đủ lớn theo luật số lớn, v.v.

Một số sách tham khảo

Albrecht, J., A. Björklund, S. Vroman (2003), “Is There a Glass Ceiling in Sweden?”, Journal of Labor Economics, no.21:145-177.

Altonji, J. G., R. M. Blank (1999), “Race and Gender in the Labor Market”, in Orley Ashenfelter and David Card, Handbook of Labor Economics, Volume 3C, North Holland, Amsterdam, pp. 3143-3257.

Arrow, K. J., (1973), «Higher education as a filter,» Journal of Public Economics, Elsevier, vol. 2(3), pages 193-216, July.

Appleton, S., J. Hoddinott, P. Krishnan (1999), “The Gender Wage Gap in Three African Countries”, Economic Development and Cultural Change, 47, no. 2:289-312.

Becker Gary S. (1957, 1971, 2nd ed.), The Economics of Discrimination, Chicago, University of Chicago Press. Bergmann, Barbara R (1971), “The Effect on White Incomes of Discrimination in Employment”, Journal of Political Economy, 79(2), pp. 294-313.

Bertranou (2001), “Pension Reform and Gender Gaps in Latin America: What are the Policy Options”, World Development, 29(5), pp. 911-923.

Blinder, Alan S. (1973), “Wage Discrimination: Reduced Form and Structural Estimates”, The Journal of Human Resources, 8, no. 4:436-455.

Cotton, J. (1988), “On the Decomposition of Wage Differentials”, The Review of Economics and Statistics, no.70: 236-243.

Datta Gupta, N., Ronald L. Oaxaca & Nina Smith (2006), «Swimming upstream, floating downstream: Comparing women’s relative wage progress in the United States and Denmark,» Industrial and Labor Relations Review, vol. 59(2), pp. 243-266.

De la Rica, Sara., Juan J. Dolado, Vanessa Llorens (2008), “Ceiling or Floors? Gender Wage Gaps by Education in Spain”, Journal of Population Economics, 21, no. 3:1432-1475.

Jellal, M., C. J. Nordman, F.-C. Wolff (2008), “Evidence on the Glass Ceiling in France Using Matched Worker-Firm Data”, Applied Economics, 40(24), pp. 3233-3250.

Lundberg, S. J., et R. Starz (1983), “Private Discrimination and Social Intervention in

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 187

Competitive Labor Markets», American Economic Review, 73, 340-47.

Neumark, D. (1988), “Employers’ Discriminatory Behavior and the Estimation of Wage Discrimination”, The Journal of Human Resources, no.23:279-295.

Nordman, C.J., F. Rakotomanana, A.-S. Robilliard (2010), “Gender Disparities in the Malagasy Labor Market”, in Gender Disparities in Africa’s Labor Market, Arbache J.S. et  al. (eds), Chapter 3, Africa Development Forum Series, Washington DC: The World Bank, pp. 87-154.

Nordman, C.J., A.-S. Robilliard, F. Roubaud (2011), “Gender and Ethnic Earnings Gaps in Seven West African Cities”, Labour Economics, 18, Supplement 1, pp. 132-S145.

Nordman, C.J., F. Roubaud (2009), “Reassessing the Gender Wage Gap in Madagascar: Does Labor Force Attachment Really Matter?”, Economic Development and Cultural Change, 57(4), pp. 785-808.

Nordman, C.J., F.-C. Wolff (2009a), “Is there a Glass Ceiling in Morocco? Evidence from Matched Worker-Firm Data”, Journal of African Economies, 18(4), pp. 592-633

Nordman, C.J., F.-C. Wolff (2009b), “Islands Through the Glass Ceiling? Evidence of Gender Wage Gaps in Madagascar and Mauritius”, in Labor Markets and Economic Development, Ravi Kanbur and Jan Svejnar (eds), chapter 25, pp. 521-544, Routledge Studies in Development Economics, Routledge.

Nordman, C.J., F.-C. Wolff (2010), “Gender Disparities in the Malagasy Labor Market”, in Gender Disparities in Africa’s Labor Market, Arbache J.S. et al. (eds), Chapter 3, Africa Development Forum Series, Washington DC: The World Bank, pp. 87-154.

Oaxaca, Ronald L. (1973), “Male-Female Wage Differentials in Urban Labor

Markets”, International Economic Review, 14, no.3:693- 709.

Oettinger, Gerald, 1996, “Statistical Discrimination and the Early Career Evolution of the Black-White Wage Gap”, Journal of Labor Economics vol. 14, n° 1, pp. 52-78.

Phelps, E.S. (1972), “The Statistical Theory of Racism and Sexism”, The American Economic Review (AER), 62(4), 659 - 61. Reimers, C. W. (1983), “Labour Market Discrimination Against Hispanic and Black Men”, The Review of Economics and Statistics, 65, n° 4: 570-579.

Stiglitz, J.E. (1982), “Alternative Theories of Wage Determination and Unemployment in L.D.C.’s: The Efficiency Wage Model”, in Gersowitz M. et al. (eds), The Theory and Experience of Economic Development: Essays in Honor of Sir W. Arthur Lewis, Allen & Unwin, pp. 78-106.

World Bank (2001), Engendering Development: Through gender equality in rights, resources, and voice, Washington DC: The World Bank.

Các học viên tiếp tục thực hành Stata trên cơ sở dữ liệu điều tra lao động và việc làm: phân tích tỷ lệ thất nghiệp, hiện tượng làm nhiều công việc, thiểu dụng lao động, v.v. Mục tiêu của phần thực hành là phân tích theo giới và dân tộc, đưa ra các ý phân tích trong nhóm. Các học viên cũng kết hợp nhiều biến như tuổi, trình độ học vấn, nơi cư trú, khu vực thể chế, thu nhập thực, v.v.Phần cuối buổi sáng dành cho phần phân nhóm để nghiên cứu theo khu vực địa lý của Việt Nam, kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày trước tại buổi báo cáo tổng kết trước toàn thể Khóa học Tam Đảo.

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD188

ngày học thứ tư, thứ năm ngày 21/7

[François Roubaud]

Hôm nay, chúng ta sẽ kết thúc phần giới thiệu về các phương pháp phân tách mà các bạn đã nghe trình bày từ sáng hôm qua. Cuối buổi sáng nay sẽ dành làm các bài tập ứng dụng trên phần mềm Stata, tiếp đó các bạn sẽ bắt đầu tiến hành phân tích đặc điểm về giới và dân tộc tại khu vực địa lý mà các bạn đã lựa chọn.

[christophe Jalil nordman]

Trong buổi sáng thứ tư, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn về các nội dung liên quan đến khác biệt trên góc độ pháp lý quốc tế. Sau đó, là các nội dung lý thuyết về khác biệt trên thị trường lao động, đặc biệt nhấn mạnh đến các lý thuyết kinh tế vào những năm 1970, và cuối cùng là phương pháp phân tách thông qua việc ước lượng các hàm thu nhập phân theo giới tính.

Chúng ta cùng nhau trở lại điểm cuối cùng này. Khi nói đến hàm lương là muốn quy chiếu đến những lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp nhà nước, cả ở khu vực chính thức hay khu vực phi chính thức. Khi nói đến thu nhập, là muốn đề cập một khái niệm rộng hơn lương, bao gồm cả những đối tượng lao động tự làm, lao động độc lập và tất cả các hình thức trả công. Như vậy, chúng ta xem xét vấn đề khác biệt một cách tổng thể trên thị trường lao động.

Chúng ta ước lượng hàm thu nhập có biến giải thích là thu nhập của lao động « i » được xác định thông qua một loạt những đặc điểm – xi. Các đặc điểm x nhằm đo lường năng suất lao động một cách tổng quát – công việc và đời sống lao động. Hệ số ß sẽ được phần

mềm Stata ước lượng: phần mềm này sẽ tính toán một hệ số trung bình đại diện tác động trung bình của đặc điểm x – học vấn, kinh nghiệm, tình trạng hôn nhân, số con, v.v. Hệ số ß sẽ được áp dụng cho từng đặc điểm và sẽ phản ánh tác động trung bình của biến đó đối với hàm lo-ga-rít thu nhập. Có thể hiểu nó như hiệu ứng phần trăm của phần biến thiên của biến X đối với biến giải thích.

Vậy thì nó có liên quan gì đến phân biệt? Trên thực tế, ß biểu diễn cách thức mà các đặc điểm của người lao động được trả công trên thị trường lao động. Đó là năng suất của các đặc điểm trên thị trường lao động của người lao động phân theo giới tính, dân tộc, v.v.

Cùng nhau lấy một ví dụ:

> Bạn là nữ, trình độ học vấn của bạn mang lại cho bạn một năng suất có liên quan với những bằng cấp bạn nhận được, điều này có nghĩa là bằng thạc sĩ của bạn sẽ giúp thu nhập của bạn tăng thêm 10% so với mức lương mà bạn nhận được khi chưa có tấm bằng này;

> Bạn là nam, bạn có cùng trình độ học vấn và bạn tham gia vào thị trường lao động, năng suất của bạn không phải là 10% mà là 12%. Sự khác biệt hai điểm phần trăm của năng suất là cái mà người ta có thể phân tích là sự phân biệt – khác biệt về năng suất của trình độ học vấn trên thị trường lao động.

Ý tưởng của phương pháp tiếp cận này là ước lượng sự khác biệt về năng suất của một đặc điểm trên thị trường lao động - giáo dục, kinh nghiệm. Chúng ta sẽ ước lượng hệ số ß cho cả lao động nam và nữ để đặt giả thiết rằng sự khác biệt này chính là sự phân biệt trên thị trường lao động. Chúng ta quan tâm đến sự khác biệt về thu nhập theo giới. Các cách phân tách dựa trên ước lượng hàm thu nhập

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 189

dạng «mincerien» đối với lao động nam và nữ. Hàm có dạng như sau:

ln wi = ßxi + εi

ln wi là lo-ga-rít của tỷ lệ lương theo giờ quan sát được của cá nhân i; xi là véc-tơ đặc điểm quan sát, ß là véc-tơ hệ số và εi là sai số có kỳ vọng bằng không.

Nói một cách đơn giản, việc chuyển sang lo-ga-rít cần chuyển đổi biến thu nhập, điều này giúp ta đo lường được hiệu ứng phần trăm của các biến giải thích, hàm lo-ga-rít rất phù hợp để đo các mức biến thiên hợp lý.

Chúng ta có một hàm kinh tế lượng với hệ số ước lượng cho phép ta đưa ra giả thiết rằng ε trung bình bằng không. Nếu ta đo lường sự khác biệt về thu nhập trung bình giữa nam và nữ, chúng ta sẽ đo lường trên mẫu trung bình và các hệ ngẫu nhiên – ε – sẽ bị xóa bỏ và bị loại khỏi hàm số. Chúng tôi đưa ra hàm số dạng sau:

ln wm - ln wf = ßxm - ßxf

Lúc trước, tôi có giải thích như sau: khi ta muốn đo lường phân biệt, vấn đề gặp phải là ta tìm cách so sánh hai nhóm – ví dụ như nam và nữ -, có một điều chắc chắn rằng đó là hai nhóm cá nhân hoàn toàn giống nhau, chỉ trừ một đặc điểm, đó là giới tính. Để đáp ứng yêu cầu này, các nhà kinh tế lượng và các chuyên gia thống kê thường sử dụng phân phối thu nhập được gọi là «ảo», có nghĩa là đó là trường hợp lao động nữ được trả lương như lao động nam trên thị trường lao động. Việc phân phối thu nhập ảo này được so sánh với phân phối thu nhập quan sát (không ảo) của lao động nữ như những lao động trên thị trường lao động. Khi hiệu số của hai hàm phân phối trung bình khác không (trong trường hợp này là dương), có thể nói có hiện

tượng phân biệt về lương bất lợi cho lao động nữ và cần lập hàm.

Cụ thể, khoảng cách về lương dạng ảo này có công thức như sau:

ln wm – ln wf = ßm( xm – xf ) + (ßm – ßf ) xf

Phần khác biệt có thể giải thích được

Phần khác biệt không thể giải thích được hay phần khác biệt thường được giải thích bằng sự phân biệt

> ln wm và ln wf là lương trung bình được ước lượng;

> Các chỉ số m và f chỉ lao động nam và nữ;> xm và xf tương ứng với trung bình các

đặc điểm;> ßm và ßf tương ứng với năng suất các

đặc điểm ước lượng trong phương trình thu nhập.

Khoảng cách thu nhập trung bình (tính theo hàm lo-ga-rít) bao gồm:

- Một phần ứng với hiệu số trung bình của các đặc điểm trên thị trường lao động (hoặc phần «giải thích được»);

- Một phần tương ứng với khoảng cách năng suất của các đặc điểm của hai nhóm đối tượng nghiên cứu (hoặc phần «không giải thích được»).

Nếu như cấu trúc của hai nhóm đối tượng giống nhau đối với các biến quan sát (học vấn, kinh nghiệm, v.v.), tất cả khoảng cách thu nhập là do có khoảng cách của năng suất của các đặc điểm nghiên cứu. Như vậy, đó là tình huống «phân biệt lương đơn thuần». Nếu như năng suất bằng nhau, khoảng cách thu nhập trung bình hoàn toàn bắt nguồn từ các

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD190

hiệu ứng cơ cấu, có nghĩa là những đặc điểm trung bình, tự thân nó có thể là hậu quả của các hình thức phân biệt khác, ví dụ như việc tiếp cận giáo dục.

Nếu không có khác biệt về năng suất các đặc điểm trên thị trường lao động, điều này không có nghĩa là sự khác biệt các đặc điểm không tạo ra phân biệt. Thường thì lao động nữ có ít kinh nghiệm công tác hơn nam giới vì phụ nữ thường xuyên phải rời khỏi thị trường lao động – thai sản – và người sử dụng lao động ngần ngại tuyển lao động nữ hoặc ký hợp đồng dài hạn.

Phân tách trên đây thường được sử dụng trong các nghiên cứu từ những năm 1970. Khó khăn chủ yếu là có thể xác định trước «tiêu chuẩn» không phân biệt năng suất, các đặc điểm cá nhân và sử dụng chuẩn này để đo lợi thế của lao động nam, bất lợi của lao động nữ và phần chênh giữa các đặc điểm. Ví dụ với giả thiết có phân biệt về lương, nam giới có thể nhận được lương cạnh tranh hơn – lao động nam được trả lương theo năng suất lao động cận biên của mình – nhưng lao động nữ thường được trả lương ít hơn. Trong trường hợp này, nguyên tắc hay tiêu chuẩn

trả công không phân biệt chính là nguyên tắc áp dụng cho lao động nam.

Trong phương trình đầu tiên, khoảng cách năng suất được tính theo trọng số trung bình các đặc điểm của lao động nữ và khoảng cách các đặc điểm được tính theo trọng số năng suất của lao động nam tương ứng. Tuy thế, chúng ta cũng có thể ở vào trường hợp có ưu đãi đối với lao động nam, ở đó lao động nữ sẽ nhận được lương ưu đãi nhưng lao động nam lại được trả lương nhiều hơn. Trong trường hợp này, tiêu chuẩn phi phân biệt là tiêu chuẩn áp dụng cho lao động nữ.

Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng việc lựa chọn trọng số có thể có tác động lớn đến kết quả phân tách.

Có thể đưa ra nhiều trọng số khác nhau, nhất là phương pháp của Reimers (1983) và Cotton (1988). Trong nhiều nghiên cứu mới đây, các tác giả sử dụng trọng số theo khuyến cáo của Neumark (1988), tác giả này đề xuất sử dụng tiêu chuẩn phi phân biệt là kết quả ước lượng của hàm thu nhập của toàn bộ tổng thể nghiên cứu bao gồm cả hai giới. Phân tách thu nhập trung bình bao gồm ba phần:

ln wm – ln wf = ß* ( xm – xf ) + [( ßm – ß* ) xm + ( ß* – ßf ) xf ]

Phần khác biệt giải thích được

Phần không thể giải thích được hoặc do có phân biệt

- Phần đầu của vế phải là phần «giải thích được» chênh lệch lương, sử dụng trọng số là năng suất trung bình của tổng thể mẫu.

- Phần thứ hai của vế phải là phần tăng thêm năng suất của các đặc điểm dành cho lao động nam so với tiêu chuẩn.

- Phần thứ ba của vế phải là phần giảm đi của năng suất các đặc điểm dành cho lao động nữ. Tổng phần thứ hai và thứ ba là tổng phân biệt về lương.

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 191

Ví dụ dưới đây về các thủ đô của Tây Phi sử dụng phương pháp phân tách để ước lượng khoảng cách giới tính và dân tộc.

Chênh lệch thu nhập giữa hai giới và các dân tộc (so với dân tộc chiếm đa số) tại các thủ đô kinh tế của Tây Phi năm 2002-2003

Chênh l ch thu nh p gi a hai gi i và các dân t c (so v i dân t c chi m a s ) t i các th ô kinh t c a tây Phi n m 2002-2003

-0.400

-0.200

0.000

0.200

0.400

0.600

0.800

1.000

Cotonou

Ouaga

doug

ou

Abidjan

Bamako

NiameyDaka

rLome

Gender earnings gap - Raw

Gender earnings gap - Withcontrols

Ethnic earnings gap - Raw

Ethnic earnings gap - Withcontrols

Ngu n : PARSTAT 1 -2-3 Surveys ; Nordman, Robilliard et Roubaud (2011).

Nguồn: PARSTAT 1-2-3 Surveys; Nordman, Robilliard et Roubaud (2011).

Khoảng cách có giá trị lớn nhất (0,8) tương ứng với hiệu số thô – « raw gap », đại diện cho phần khác biệt lớn nhất cần nghiên cứu.

Chúng tôi đã biểu diễn ở đây khoảng cách thu nhập theo giới và dân tộc, sự khác biệt về thu nhập được tính theo hàm lo-ga-rít. Liên quan đến khoảng cách theo giới tính, nam giới có mức thu nhập cao hơn 80% so với nữ giới. Cột biểu đồ có điểm chấm biểu diễn phần chênh lệch sau khi đã tầm soát các đặc điểm x. Chúng tôi đã lọc các hiệu ứng: phần giải thích được đã bị loại bỏ và chúng ta đo lường phần không giải thích được trong tổng chênh lệch. Chúng ta có một biểu đồ nhỏ hơn khi quan sát chênh lệch được điều

chỉnh theo đặc điểm cá nhân phân theo giới tính và dân tộc.

Người ta có xu hướng phân tích biểu đồ này như là biểu đồ biểu diễn phân biệt, nhưng các bạn cần hiểu nó chỉ là phần không giải thích được. Nếu như chúng ta quan sát chênh lệch dân tộc, chênh lệch gần như không có ngay cả khi ta chỉ đo lường nó một cách nhanh chóng. Chênh lệch này càng nhỏ hơn khi ta điều chỉnh nó vì khi ta tính đến sự khác biệt các đặc điểm (giáo dục, kinh nghiệm) giữa các lao động dân tộc thiểu số và đa số làm việc tại các thủ đô của Tây Phi, chúng ta gần như không quan sát thấy khác biệt về thu nhập trung bình.

hình 41

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD192

tài liệu tham khảo

Nordman, C.J, A.S Robilliard., F Roubaud (2011), “Gender and Ethnic Earnings Gaps in Seven West African Cities”, Labour Economics, 18, Supplement 1, pp. S132-S145.

ngày học thứ năm, thứ sáu ngày 22/7

Bài tập thực hành bắt đầu được tiến hành từ giữa buổi sáng và kéo dài đến hết ngày học.Mục tiêu đề ra là ứng dụng các phần học lý thyết do thầy Christophe Jalil Nordman giảng: tính toán hàm lo-ga-rít thu nhập theo giờ hoặc tháng theo giới tính và dân tộc – trên cơ sở xử lý số liệu thống kê mô tả của cuộc điều tra lao động và việc làm. Học viên xác định các biến giải thích gắn với việc trả thù lao trên thị trường lao động.Ví dụ. Trên cơ sở hồi quy tách biệt theo giới tính, lớp học chuyên đề nêu rõ một vài đặc điểm về tình hình tại Việt Nam:- Năng suất giáo dục thấp hơn đối với nữ;- Khác với nam giới, biến dân tộc bất lợi

cho nữ - chất lượng điều chỉnh, trên cơ sở các biến đưa vào, cho thấy có thể giải thích được tới 40% phương sai lương của nữ giới;

- Đối với nam, việc có con nhỏ dưới bốn tuổi không có tác động đến mức thu nhập nhận được – phép thử ý nghĩa của hệ số khác không, khoảng tin cậy xác suất ở ngưỡng 90%. Đối với nữ, khi cố định tất cả các đặc điểm khác (kết hôn, dân tộc, nơi ở, thành phần gia đình, trình độ học vấn, kinh nghiệm), khi phụ nữ có con nhỏ tuổi – so với một phụ nữ khác không có con – thì thu nhập thấp hơn; nếu ta so sánh hai lao động nữ có cùng các đặc điểm, người có con nhỏ sẽ có mức lương thấp hơn.

Cuối cùng, các học viên được nhắc lại những kết luận quan trọng trước khi bắt đầu làm việc theo nhóm trên cơ sở những dữ liệu điều tra của Việt Nam:- Triển vọng: đưa ra cách tiếp cận so sánh

giữa phân tích trên quy mô khu vực và tình hình tại Việt Nam;

- Phân tích về kinh tế và xã hội: phần mềm Stata cần phải phục vụ cả quá trình tư

duy và cần được sử dụng như một công cụ hữu hiệu;

- Đảm bảo rằng kết quả điều tra lao động việc làm có thể cung cấp câu trả lời cho các vấn đề từng nhóm đưa ra trước khi bắt tay vào phân tích;

- Tiến hành suy nghĩ hướng nghiên cứu bằng việc xây dựng các bảng đơn trên cơ sở số liệu thống kê mô tả trước khi làm các thao tác kinh tế lượng phức tạp.

Buổi sáng, các nhóm tiếp tục công việc đang làm từ hôm trước. Bài tập chủ yếu tập trung vào phương pháp luận từ những phân tích tình huống về việc làm và thu nhập, những khác biệt về giới và dân tộc tại các vùng khác nhau của Việt Nam, trong đó có so sánh ở cấp độ quốc gia: miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, cao nguyên Trung bộ, vùng Đông bắc và đồng bằng sông Cửu Long. Vào cuối ngày học, các kết quả thống kê được giới thiệu tại lớp chuyên đề được giới thiệu dưới đây đã được đưa ra thảo luận. Các nội dung đã được trình bày trong báo cáo thu hoạch vào ngày thứ bảy.

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 193

Khác biệt về giới và dân tộc tại các vùng khác nhau của Việt Nam (1)

Vùng núi phía B c

ng b ng sông H ng

Mi n Trung Cao

nguyên ông – Nam

b

ng b ng sông C u

Long Vi t Nam

Dân s (%) 14.0 20.4 21.9 4.5 18.3 21.0 100

Dân s nông thôn (%)

82.2 74.3 79.8 74.9 47.2 79.3 72.7

Tr ng ti u h c (%)

20.2 13.2 21.8 22.3 23.2 40.0 24.0

Giáo d c i h c (%)

8.7 11.3 10.0 7.2 7.4 4.8 8.1

Nhóm dân t c (%) 48.5 1.0 12.1 36.1 8.5 7.3 14.3

Dân s t 15 n 24 tu i (%)

19.7 17.6 17. 7 19.5 18.1 18.5 18.3

T l có vi c làm (%)

80.8 73.7 74.5 78.9 69.5 74.6 74.5

Trong s ph n 79.5 72.6 72.5 75.7 62.7 66.7 70.5

Trong s các nhóm dân t c

85.9 82.3 84.7 85.6 72.2 75.2 82.8

Nguồn: Học viên lớp chuyên đề.

Khác biệt về giới và dân tộc tại các vùng khác nhau của Việt Nam (2)

Vùng núi phía B c

ng b ng sông H ng Mi n Trung Cao nguyên ông –Nam

b ng b ng sông C u Long Vi t Nam

T l th t nghi p (%) 1,1 1,7 2,1 1,3 2,7 2,2 2,0

Kho ng cách gi a các gi i (nam – n ) ; i m ph n tr m) 0,4 0,9 0,4 -0,7 -0,4 -0,7 0,1

Kho ng cách gi a các dân t c (Kinh và các dân t c khác ;

i m ph n tr m) 1,1 -0,2 2,0 1,3 -0,4 0,4 1,3

T l không có vi c làm (%) 1,8 6,7 6,0 6,5 2,9 5,6 4,9

Kho ng cách gi a các gi i ; i m ph n tr m) 0,3 -0,1 -0,9 1,2 0,5 -0,2 -0,1

Kho ng cách gi a các dân t c i m ph n tr m) 1,0 3,8 0,3 -3,7 -1,7 -4,3 1,0

S gi làm vi c 48,1 47,5 46,5 44,4 48,5 45,8 47,0

Kho ng cách gi a các gi i ; i m ph n tr m) 0,1 1,3 2,4 0,8 1,0 2,9 1,6

Kho ng cách gi a các dân t c; i m ph n tr m) 0,2 -2,0 2,7 3,1 0,6 -1,5 0,5

Nguồn: Học viên lớp chuyên đề.

Bảng 37

Bảng 38

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD194

Khác biệt về giới và dân tộc tại các vùng khác nhau của Việt Nam (3)

Vùng núi phía B c

ng b ng sông H ng Mi n Trung Cao nguyên ông –

Nam b ng b ng sông C u Long Vi t Nam

Thu nh p th c t tính theo gi

( n v nghìn ng) 3820 4756 4196 7546 7465 5994 5358

N = % nam 84,8 74,9 74,7 90,6 83,5 78,8 78,3

Dân t c = % Kinh 57,9 65,7 55,5 76,9 84,0 81,7 65,8

Vi c làm phi chính th c (%) 89 84 89 90 74 91 86

Kho ng cách gi a các gi i (nam – n ) ; i m ph n tr m)

-1 -1 -2 -1 1 0 0

Kho ng cách gi a các dân t c (Kinh và các dân t c khác ; i m ph n tr m)

-12 -8 -8 -9 -16 -4 -10

Làm nhi u ho t ng (%) 25 24 26 14 5 12 18

Kho ng cách gi a các giới (nam – nữ) ; điểm phầntrăm)

-6 -5 -3 1 1 5 -2

Kho ng cách gi a các dân t c (Kinh và các dân t c khác ; i m ph n tr m)

-6 -2 0 -6 -1 -3 -6

Nguồn: Học viên lớp chuyên đề.

Bảng 39

[ ]tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD 195

HỌ VÀ TÊN NƠI CÔNG TÁC CHUYÊN NGÀNH CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU EMAIL

Angelelli Alix Cơ quan phát triển Pháp AFD Kinh tế

Thực tập sinh hỗ trợ hoạt động và phân tích

kinh tế

[email protected]

Đào Quang BìnhViện Phát triển bền vững vùng

Nam bộXã hội học Di động xã hội vùng

Nam bộ [email protected]

Đào Thị Hoàng Mai

Viện Kinh tế Việt Nam Kinh tế Nghèo đói, phát triển

nông thôn [email protected]

Hoàng Phương Mai Viện Dân tộc học Gia đình dân tộc

thiểu số Mối quan hệ trong gia đình maihp147@ gmail.com

Lê Anh Tuấn Học viện Khoa học xã hội Xã hội học Chính sách công leanhtuangass@

gmail.com

Lê Thị Hồng Hải Viện Gia đình và Giới Giới và gia đình

Vai trò của người con trong chăm sóc cha mẹ: sự khác biệt giới

honghai.ifg@ gmail.com

Nguyễn Thị Hải Yến

Trung tâm dân số huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Dân số Bình đẳng giới trong dân số và phát triển

[email protected]

Nguyễn Thị Thanh Xuyên

Viện Phát triển bền vững vùng

Trung bộ

Nhân học giới và phát triển

Bất bình đẳng giới của người dân tộc thiểu số

[email protected]

Nguyễn Thị Văn Viện Xã hội học Xã hội học Phụ nữ Việt Nam di cư sang các nước châu Á

vanlinh57@ gmail.com

Nguyễn Thị YênTổng cục Dân số -

Kế hoạch hóa gia đình

Dân sốBất bình đẳng giới của

người dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

[email protected]

Phạm Quang Linh Viện Dân tộc học Nhân học phát triển

Đánh giá tác động xã hội; Tri thức địa phương trong sử dụng và quản lý tài nguyên

thiên nhiên

[email protected]

Phạm Thị Cẩm Vân Viện Dân tộc học Dân tộc học,

sinh thái, môi trường

Vai trò của người phụ nữ Hmông trong phát triển

mô hình kinh tế hộ gia đì[email protected]

Roeungdeth Chanreasmey

Học viện công nghệ Campuchia Kinh tế Kinh tế và nhân học xã hội [email protected]

Sayaveth Chintala

Đại học Jean-Moulin Lyon 3 Khoa học Luật Chống bạo hành phụ nữ

trong luật của Làomam25_ch@

yahoo.com

Sous SinounĐại học Hoàng gia Luật và khoa học

kinh tế CampuchiaKhoa học Luật Quyền cơ bản: bình đẳng

nam - nữ tại Campuchiasous_sinoun@

yahoo.com

Tạ Hữu Dực Viện Dân tộc học Dân tộc thiểu số, gia đình

Biến đổi gia đình người Tày ở Lạng Sơn

taducvdt@ yahoo.com

Trần Phương Nguyên

Viện Phát triển bền vững vùng

Nam bộNgôn ngữ, văn hóa Sự phân biệt giới trong

tiếng Chămminhphuong2k5@

yahoo.com

Danh sách học viên

[ ] tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © aFD196

HỌ VÀ TÊN NƠI CÔNG TÁC CHUYÊN NGÀNH CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU EMAIL

Trần Thanh ThủyViện Phát triển bền vững vùng

Trung bộVăn hóa, xã hội Vấn đề đa dân tộc ở

miền Trung Việt Namtranthanhthuy84@

gmail.com

Võ Nữ Hạnh Trang Đại học Đồng Nai Văn hóa Giới và văn hóa gia đình vohanhtrang@

gmail.com

Vondonedeng Bouabane

Đại học Jean-Moulin Lyon 3 Khoa học Luật

Chính thức hoá những hành vi trong luật công chứng:

nghiên cứu so sánh sửa luật của Lào và của Việt Nam

[email protected]