2009qcvn_btnmt qcktqg ve nguong chat thai nguy hai_du thao

20
CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM QCVN : 2009/BTNMT QUY CHUN KTHUT QUC GIA VNGƯỠNG CHT THI NGUY HI National Technical Regulation on Hazardous Waste Thresholds HÀ NI - 2009

Upload: mydongninh

Post on 25-Jul-2015

68 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN : 2009/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ NGƯỠNG CHẤT THẢI NGUY HẠI National Technical Regulation on Hazardous Waste Thresholds

HÀ NỘI - 2009

QCVN X:2009/BTNMT 1

QCVN X: 2009/BTNMT Lời nói đầu

QCVN X:2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải rắn biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số /2009/TT-BTNMT ngày tháng năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QCVN X:2009/BTNMT 2

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NGƯỠNG CHẤT THẢI NGUY HẠI

(National Technical Regulation on Hazardous Waste Thresholds)

I. QUY ĐNNH CHUNG

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

1.1. Quy chuNn này quy định ngưỡng chất thải nguy hại nhằm phục vụ công tác quản lý chất thải nguy hại, trong đó có việc xác định, lấy mẫu, phân tích, phân loại, áp mã chất thải nguy hại và đánh giá hiệu quả xử lý.

1.2. Quy chuNn này áp dụng đối với các chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý chất thải nguy hại, cơ quan quản lý N hà nước có thNm quyền, đơn vị lấy mẫu phân tích và các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại.

1.3. Quy chuNn này áp dụng đối với các chất thải, hỗn hợp chất thải và chất thải có tạp chất bám dính có liên quan đến những chất thải trong Danh mục chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành; không áp dụng đối với các chất thải phóng xạ, lây nhiễm, chất thải ở thể khí và hơi.

2. Tài liệu viện dẫn:

2.1. ASTM D3278-96: Phương pháp chuNn xác định điểm chớp cháy của

chất lỏng bằng dụng cụ cốc kín (Standard test method for flash point of liquids

by small scale closed-cup apparatus);

2.2. ASTM D4980-89: Phương pháp chuNn xác định pH trong chất thải

(Standard test method for screening of pH in waste);

2.3. ASTM D5233-92: Phương pháp chuNn xác định mẫu chất thải đơn lẻ

bằng phương pháp chiết (Standard test method for single batch extraction

method for wastes);

2.4. EPA 1311: Phương pháp chiết độc tính TCLP (TCLP Method 1311 –

Toxicity characteristic leaching procedure);

2.5. EPA SW-846 – Phương pháp 9010 hoặc 9012: Phân tích xyanua

trong chất thải (Method 9010 or 9012: Determination of Cyanide in wastes);

3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuNn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

QCVN X:2009/BTN MT 3

3.1. Chất thải nguy hại (CTNH) là những chất thải có tên trong Danh mục CTN H do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, được chia thành hai loại sau:

a. Loại là CTN H trong mọi trường hợp, có ký hiệu ** trong Danh mục CTN H;

b. Loại cần đối chiếu với ngưỡng CTN H, có ký hiệu * trong Danh mục CTN H, có ít nhất một tính chất hoặc một thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTN H theo quy định tại Phần II của Quy chuNn này.

3.2. Ngưỡng CTNH (còn gọi là ngưỡng nguy hại của chất thải) là giới hạn định lượng tính chất nguy hại hoặc thành phần nguy hại của một chất thải, được ấn định để xác định một chất thải (trước hoặc sau xử lý) có phải là CTN H hay không.

3.3. Chất thải ở dạng đồng nhất là chất thải có thành phần và tính chất hoá-lý tương đối đồng nhất tại mọi điểm trong khối chất thải.

3.4. Hỗn hợp chất thải là hỗn hợp của ít nhất hai loại chất thải ở dạng đồng nhất khi bị trộn lẫn ngẫu nhiên với nhau hoặc do được kết cấu hay cấu thành có chủ định (như các máy móc, thiết bị thải hoặc các bộ phận, linh kiện trong đó). Các chất thải ở dạng đồng nhất trong hỗn hợp chất thải được gọi là chất thải thành phần. Hỗn hợp chất thải mà các thành phần đã được hoà trộn với nhau một cách đồng nhất thì được coi là chất thải ở dạng đồng nhất.

3.5. Hỗn hợp CTNH là hỗn hợp chất thải có ít nhất một chất thải thành phần là CTN H và phải được quản lý theo các quy định đối với CTN H.

3.6. Tạp chất bám dính là các chất bám dính chặt trên bề mặt (với độ dày không quá 01 mm) của chất thải hoặc hỗn hợp chất thải nền dạng rắn và không được coi là chất thải thành phần trong hỗn hợp chất thải.

II. QUY ĐNNH VỀ NGƯỠNG CTNH

1. Nguyên tắc chung

1.1. Một chất thải có ký hiệu * trong Danh mục CTN H được xác định là CTN H nếu đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện sau đây:

a) Có ít nhất một tính chất nguy hại vượt ngưỡng CTN H (nhiệt độ chớp cháy, độ kiềm hoặc độ axit tương đương với các mức giá trị tại cột ngưỡng CTN H trong Bảng 1 dưới đây);

b) Có ít nhất một thành phần nguy hại vô cơ hoặc hữu cơ có giá trị vượt ngưỡng CTN H (lớn hơn hoặc bằng mức giá trị tại cột ngưỡng CTN H trong Bảng 2 và 3 dưới đây).

1.2. Một chất thải có ký hiệu * trong Danh mục CTN H được xác định không phải là CTN H nếu không có bất kỳ một tính chất hoặc thành phần nào vượt ngưỡng CTN H (hay còn gọi là dưới ngưỡng CTN H) theo quy định tại Bảng 1, 2 và 3 dưới đây.

QCVN X:2009/BTN MT 4

1.3. Một CTN H, bất kể thuộc loại * hoặc ** trong Danh mục CTN H chỉ được coi là có chứa một thành phần nguy hại (vô cơ hoặc hữu cơ) khi thành phần này vượt ngưỡng CTN H quy định tại Bảng 2 hoặc 3 dưới đây; nếu không vượt ngưỡng thì coi là không chứa thành phần này.

1.4. Một CTN H sau khi được xử lý mà không còn bất kỳ tính chất hoặc thành phần nguy hại nào vượt ngưỡng CTN H thì không phải là CTN H và không phải quản lý theo các quy định đối với CTN H.

1.5. Kết quả phân tích chỉ có giá trị nếu áp dụng theo đúng phương pháp quy định tại Quy chuNn này, không áp dụng phương pháp khác để quy đổi đơn vị tương đương, trừ trường hợp phân tích thành phần nguy hại theo hàm lượng tuyệt đối (%) là không bắt buộc phương pháp xác định, miễn là phương pháp đó được công nhận rộng rãi trong nước hoặc nước ngoài.

1.6. Chỉ sử dụng ngưỡng CTN H theo phương pháp chiết để phân tích chất thải sau khi được xử lý bằng phương pháp hoá rắn kiên cố (bê tông hoá mác tối thiểu 200 hoặc thuỷ tinh hoá), không cần sử dụng các ngưỡng theo phương pháp phân tích khác.

2. Giá trị ngưỡng CTNH

2.1. Bảng 1: Các tính chất nguy hại

TT Tính chất nguy hại Ngưỡng CTNH Phương pháp

xác định 1. Tính dễ bắt cháy N hiệt độ chớp cháy 60 0C ASTM D3278- 96 2. Tính kiềm pH 12,5

ASTM D4980- 89 3. Tính axít pH 2,0

2.2. Bảng 2: Các thành phần nguy hại vô cơ

TT Thành phần nguy hại (1) Số CAS (2)

Công thức hóa học

Ngưỡng CTNH

(mg/l trừ khi ghi khác)

Phương pháp xác

định (3) A. Nhóm kim loại nặng

1. Antimon (Antimony) (#) 7440-36-0 Sb 1,15 Chiết 2. Asen (Arsenic) 7440-38-2 As 5,0 Chiết 3. Bari (Barium) 7440-39-3 Ba 21 Chiết 4. Cadmi (Cadmium)(@) 7440-43-9 Cd 0,11 Chiết 5. Beryn (Beryllium) 7440-41-7 Be 1,22 Chiết 6. Bạc (Silver) (#) 7440-22-4 Ag 0,14 Chiết 7. Chì (Lead)(@) (#) 7439-92-1 Pb 0,75 Chiết 8. Tổng Crom [Chromium (Total)](#) 7440-47-3 Cr 0,60 Chiết 9. Kẽm (Zinc)(#) 7440-66-6 Zn 4,30 Chiết 10. N icken (N ickel)(#) 7440-02-0 N i 11,0 Chiết 11. Selen (Selenium) 7782-49-2 Se 5,7 Chiết 12. Tali (Thallium)(@) 7440-28-0 Ta 0,20 Chiết 13. Thủy ngân (Mercury)(@) 7439-97-6 Hg 0,025 Chiết 14. Vanadi (Vanadium) 7440-62-2 Va 1,6 Chiết 15. Tổng kim loại nặng (trừ asen,

bari, kẽm, nicken, selen) 1,68 Chiết

QCVN X:2009/BTN MT 5

B. Các thành phần vô cơ khác 16. Tổng xyanua

[Cyanides (Total)] 57-12-5 CN - 590 mg/kg EPA

SW-846 17. Xyanua (amenable)

[Cyanides (Amenable)] 57-12-5 CN - 30 mg/kg

18. Amiăng (Abestos) 0,1 % Hàm lượng

QCVN X:2009/BTN MT 6

2.3. Bảng 3: Các thành phần nguy hại hữu cơ

TT Thành phần nguy hại (1) Số CAS (2) Công thức hóa học

Ngưỡng CTNH (mg/l trừ khi ghi

khác)

Phương pháp xác định (3)

Không bắt buộc

(4) A. Phenol

1. Phenol (Phenol) 108-95-2 C6H5OH 6,2 Chiết 2. 2-4-Dimetyl phenol (2-4-Dimethyl phenol) 105-67-9 C6H4O(CH2)2 14 Chiết

B. Clophenol 3. 2-Clophenol (2-Chlorophenol) 95-57-8 C6H5ClO 57 Chiết 4. 2,4-Diclophenol (2,4-Dichlorophenol) 120-83-2 C6H3Cl2OH 14 Chiết 5. 2,6-Diclophenol (2,6-Dichlorophenol) 87-65-0 C6H3Cl2OH 14 Chiết 6. Pentaclophenol (Pentachlorophenol) 87-86-5 C6OHCl5 7,4 Chiết 7. 2,3,4,6-Tetraclophenol (2,3,4,6-Tetrachlorophenol) 58-90-2 C6HCl4OH 7,4 Chiết 8. 2,4,6-Tribromphenol (2,4,6-Tribromophenol) 118-79-6 C6H2Br3OH 7,4 Chiết 9. 2,4,5-Triclophenol (2,4,5-Trichlorophenol) 95-95-4 C6H2Cl3OH 7,4 Chiết 10. 2,4,6-Triclophenol (2,4,6-Trichlorophenol) 88-06-2 C6H2Cl3OH 7,4 Chiết

C. Nitrophenol 11. 2-Butyl-4,6-dinitrophenol

(2-sec-Butyl-4,6-dinitrophenol/Dinoseb) 88-85-7 C10H10N 2O5 2,5 Chiết V

12. 2,4-Dinitrophenol (2,4-Dinitrophenol) 51-28-5 C6H3OH(N O2)2 160 Chiết V 13. o-N itrophenol (o-N itrophenol) 88-75-5 N O2C6H4OH 13 Chiết 14. p-N itrophenol (p-N itrophenol) 100-02-7 N O2C6H4OH 28 Chiết

D. Các dẫn xuất halogen của hydrocacbon dễ bay hơi - HaloHC (VOC) 15. Bromdiclormetan (Bromodichloromethane) 75-27-4 BrCl2C 15 Chiết 16. Brommetan/Metyl bromua (Bromomethane/Methyl bromide) 74-83-9 CH3Br 15 Chiết 17. Cacbon tetraclorua (Carbon tetrachloride) 56-23-5 CCl4 6,0 Chiết 18. Clobenzen (Chlorobenzene) 108-90-7 C6H5Cl 6,0 Chiết 19. Clodibrommethan (Chlorodibromomethane) 124-48-1 ClBr2CH 15 Chiết 20. Cloethan (Chloroethane) 75-00-3 C2H5Cl 6,0 Chiết 21. Clorofom (Chloroform) 67-66-3 CHCl3 6,0 Chiết 22. Clometan/Methyl clorua (Chloromethane/Methyl chloride) 74-87-3 ClCH3 30 Chiết

QCVN X:2009/BTN MT 7

23. 1,2-Dibrometan/Etylen dibromua (1,2-Dibromoethane/Ethylene dibromide)

106-93-4 C2H5Br2 15

Chiết

24. Dibrommetan (Dibromomethane) 74-95-3 CH2Br2 15 Chiết 25. m-Diclobenzen (m-Dichlorobenzene) 541-73-1 m-C6H4Cl2 6,0 Chiết 26. o-Diclobenzen (o-Dichlorobenzene) 95-50-1 o-C6H4Cl2 6,0 Chiết 27. p-Diclobenzen (p-Dichlorobenzene) 106-46-7 p-C6H4Cl2 6,0 Chiết 28. Diclodiflometan (Dichlorodifluoromethane) 75-71-8 Cl2F2C 7,2 Chiết 29. 1,1-Dicloetan (1,1-Dichloroethane) 75-34-3 C2H4Cl2 6,0 Chiết 30. 1,2-Dicloetan (1,2-Dichloroethane) 107-06-2 C2H4Cl2 6,0 Chiết 31. 1,1-Dicloetylen (1,1-Dichloroethylene) 75-35-4 C2H2Cl2 6,0 Chiết 32. trans-1,2-Dicloetylen (trans-1,2-Dichloroethylene) 156-60-5 C2H2Cl2 30 Chiết 33. cis-1,3-Diclopropylen (cis-1,3-Dichloropropylene) 10061-01-5 C3H4Cl2 18 Chiết 34. trans-1,3-Diclopropylen (trans-1,3-Dichloropropylene) 10061-02-6 C3H4Cl2 18 Chiết 35. Metylen clorua (Methylene chloride) 75-09-2 CH2Cl2 30 Chiết 36. 1,1,1,2-Tetracloetan (1,1,1,2-Tetrachloroethane) 630-20-6 C2H2Cl4 6,0 Chiết 37. 1,1,2,2-Tetracloetan (1,1,2,2-Tetrachloroethane) 79-34-5 C2H2Cl4 6,0 Chiết 38. Tetracloetylen (Tetrachloroethylene) 127-18-4 C2Cl4 6,0 Chiết 39. Tribrommetan/Bromoform (Tribromomethane/Bromoform) 75-25-2 CHBr3 15 Chiết 40. 1,1,1-Tricloetan (1,1,1-Trichloroethane) 71-55-6 C2H3Cl3 6,0 Chiết 41. 1,1,2-Tricloethan (1,1,2-Trichloroethane) 79-00-5 C2H3Cl3 6,0 Chiết 42. Tricloetylen (Trichloroethylene) 79-01-6 C2HCl3 6,0 Chiết 43. Tricloflometan (Trichlorofluoromethane) 75-69-4 CFCl3 30 Chiết 44. 1,1,2-Triclo-1,2,2-trifloetan

(1,1,2-Trichloro-1,2,2-trifluoroethane) 76-13-1 C2Cl3F3 30 Chiết

45. Vinyl clorua (Vinyl chloride) 75-01-4 CH2 = CHCl 6,0 Chiết Đ. Hydrocacbon dễ bay hơi – HC(VOC)

46. Benzen (Benzene) 71-43-2 C6H6 10 Chiết 47. Etyl benzen (Ethyl benzene) 100-41-4 C2H5C6H5 10 Chiết 48. Toluen (Toluene) 108-88-3 C6H5CH3 10 Chiết 49. Xylen- các đồng phân (tổng nồng độ của o-, m-, p-xylen )

[Xylenes-mixed isomers (sum of o-, m-, and p-xylene 1330-20-7 C6H4(CH3)2 30 Chiết V

QCVN X:2009/BTN MT 8

concentrations)] E. Hydrocacbon thơm đa vòng ngưng tụ - PAH

50. Antraxen (Anthracene) 120-12-7 C14H10 3,4 Chiết 51. Benzantraxen (Benz(a)anthracene) 56-55-3 C20H14 3,4 Chiết 52. Dibenzantraxen (a,h) (Dibenz(a,h)anthracene) 53-70-3 C22H14 8,2 Chiết 53. Benzo(b)fluoranten (Benzo(b)fluoranthene) 205-99-2 C20H12 6,8 Chiết 54. Benzo(k)fluoranten (Benzo(k)fluoranthene) 207-08-9 C20H12 6,8 Chiết 55. Benzo(g,h,i)perylen (Benzo(g,h,i)perylene) 191-24-2 C22H12 1,8 Chiết 56. Benzo(a)pyren (Benzo(a)pyrene) 50-32-8 C20H12 3,4 Chiết 57. Axenaphten (Acenaphthene) 83-32-9 C12H10 3,4 Chiết 58. Crysen (Chrysene) 218-01-9 C18H12 3,4 Chiết 59. Fluoranten (Fluoranthene) 206-44-0 C16H10 3,4 Chiết V 60. Fluoren (Fluorene) 86-73-7 C13H10 3,4 Chiết V 61. Indeno (1,2,3-c,d) pyren (Indeno (1,2,3-c,d) pyrene) 193-39-5 C25H16 3,4 Chiết 62. N aphtalen (N aphthalene) 91-20-3 C10H8 5,6 Chiết 63. Phenantren (Phenanthrene) 85-01-8 C14H10 5,6 Chiết 64. Pyren (Pyrene) 129-00-0 C16H10 8,2 Chiết 65. 3-Metylcholanthren (3-Methylchlolanthrene) 56-49-5 C21H16 15 Chiết

G. Phtalat 66. Butyl benzyl phtalat (Butyl benzyl phthalate) 85-68-7 C18H16O2 28 Chiết 67. Dietyl phtalat (Diethyl phthalate) 84-66-2 C6H4(COOC2H5)2 28 Chiết 68. Di-n-octyl phthalat (Di-n-octyl phthalate) 117-84-0 C24H38O4 28 Chiết 69. Dimetyl phtalat (Dimethyl phthalate) 131-11-3 C6H4(CH3COO)2 28 Chiết 70. Di-n-butyl phtalat (Di-n-butyl phthalate) 84-74-2 C6H4(COOC4H9)2 28 Chiết

H. Các hoá chất bảo vệ thực vật cơ clo – OCP 71. Andrin (Aldrin)(@) 309-00-2 C13H+Cl6 0,066 Chiết 72. -BHC (anpha-BHC)(@) 319-84-6 C6H6Cl6 0,066 Chiết 73. -BHC (beta-BHC)(@) 319-85-7 C6H6Cl6 0,066 Chiết 74. -BHC (delta-BHC)(@) 319-86-8 C6H6Cl6 0,066 Chiết 75. -BHC (gamma-BHC)(@) 58-89-9 C6H6Cl6 0,066 Chiết 76. o,p'-DDD(@) 53-19-0 C14H10Cl4 0,087 Chiết

QCVN X:2009/BTN MT 9

77. p,p'-DDD(@) 72-54-8 C14H10Cl4 0,087 Chiết 78. o,p'-DDE(@) 3424-82-6 C4H8Cl4 0,087 Chiết 79. p,p'-DDE(@) 72-55-9 C4H8Cl4 0,087 Chiết 80. o,p'-DDT(@) 789-02-6 C14H9Cl5 0,087 Chiết 81. p,p'-DDT(@) 50-29-3 C14H9Cl5 0,087 Chiết 82. Endosulfan I (Endosulfan I)(@) 959-98-8 C9H6Cl6O3S 0,066 Chiết 83. Endosulfan II (Endosulfan II)(@) 33213-65-9 C9H6Cl6O3S 0,13 Chiết 84. Endosulfan sulfat (Endosulfan sulfate)(@) 1031-07-8 C9H6Cl6O3S 0,13 Chiết 85. Endrin (Endrin)(@) 72-20-8 C12H8Cl6O 0,13 Chiết 86. Endrin aldehyt (Endrin aldehyde)(@) 7421-93-4 0,13 Chiết 87. Heptaclo (Heptachlor)(@) 76-44-8 C10H5Cl7 0,066 Chiết 88. Heptaclo epoxit (Heptachlor epoxide)(@) 1024-57-3 0,066 Chiết 89. Hexaclobenzen (Hexachlorobenzene) 118-74-1 C6H6Cl6 10 Chiết 90. Hexaclobutadien (Hexachlorobutadiene) 87-68-3 C4H4Cl6 5,6 Chiết 91. Hexaclocyclopentadien (Hexachlorocyclopentadiene) 77-47-4 C5Cl6 2,4 Chiết 92. Isodrin (Isodrin)(@) 465-73-6 C12H8Cl6 0,066 Chiết 93. Metoxyclo (Methoxychlor)(@) 72-43-5 C16H15Cl3O 0,18 Chiết 94. Dieldrin (Dieldrin)(@) 60-57-1 C12H8Cl6O 0,13 Chiết 95. Pentaclobenzen (Pentachlorobenzene) 608-93-5 C6HCl5 10 Chiết 96. 2,4-Diclophenoxyaxetic axít/2,4-D

(2,4-Dichlorophenoxyacetic acid/2,4-D) 94-75-7 C6H3Cl2OCH2

-COOH 10 Chiết

97. 1,2,4-Triclobenzen (1,2,4-Trichlorobenzene) 120-82-1 C6H3Cl3 19 Chiết I. Các hoá chất bảo vệ thực vật cơ photpho

98. Disulfoton (Disulfoton) 298-04-4 C8H19O2PS3 6,2 Chiết V 99. Metyl paration (Methyl parathion) 298-00-0 (C2H5O)2PSO-

CH3C6H3N O2 4,6 Chiết

K. Các hoá chất bảo vệ thực vật cacbamat 100. Parathion 56-38-2 C10H14N O5PS 4,6 Chiết 101. Propoxua (Propoxur) 114-26-1 C11H15N O3 1,4 Chiết V

L. Các loại hoá chất bảo vệ thực vật khác 102. Silvex/2,4,5-TP 93-72-1 C9H7Cl3O3 7,9 Chiết V

QCVN X:2009/BTN MT 10

103. Toxaphen (Toxaphene) 8001-35-2 C10H10Cl8 2,6 Chiết 104. 2,4,5-Triclophenoxyaxetic axit/2,4,5-T

(2,4,5-Trichlorophenoxyacetic acid/2,4,5-T) 93-76-5 C6H2Cl3O-

CH2COOH 7,9 Chiết

M. Ete 105. 2-Clo etyl ete [bis(2-Chloroethyl)ether] 111-44-4 ClC2H4OC2H5 6,0 Chiết V 106. Dietyl ete (Diethyl ether) 60-29-7 C2H5OC2H5 160 Chiết V 107. 2-Clo isopropyl ete [bis(2-Chloroisopropyl)ether] 39638-32-9 ClC3H6OC3H7 7,2 Chiết V 108. 4-Bromphenyl phenyl ete (4-Bromophenyl phenyl ether) 101-55-3 C12H9BrO 15 Chiết V

N. Các hoá chất hữu cơ khác 109. Tổng PCB (Tổng tất cả đồng phân PCB hoặc Aroclo)

[Total of all PCBs isomers or all Aroclors] 1336-36-3 10 Chiết

110. Tổng Đioxin (All TCDDs and PeCDDs) (4) (@) C12H4Cl4O2 0,001 Chiết 111. Tổng Furan (All TCDFs and PeCDFs) (5) (@) C20H10Cl4O4 0,001 Chiết 112. Tổng dầu mỡ khoáng 0,1 % Hàm lượng 113. Acrylamid (Acrylamide) 79-06-1 C2H3CON H2 23 Chiết V 114. Acrylnitril (Acrylonitrile) 107-13-1 C2H3CN 84 Chiết V 115. Cacbon disulfua (Carbon disulphide) 75-15-0 CS2 4,8 Chiết V 116. Anilin (Aniline) 62-53-3 C6H5N H2 14 Chiết V117. n-Butyl alcol (n-Butyl alcohol) 71-36-3 C4H7OH 2,6 Chiết V 118. Benzal clorua (Benzal chloride) 98-87-3 C7H6Cl2 6,0 Chiết V 119. Axenaphtylen (Acenaphthylene) (2) 208-96-8 C12H8 3,4 Chiết V 120. p-Cloanilin (p-Chloroaniline) 106-47-8 C6H4ClN H2 16 Chiết V 121. Axetonitril (Acetonitrile) 75-05-8 CH3CN 38 Chiết V 122. Axetophenon (Acetophenone) 96-86-2 C8H8O 9,7 Chiết V 123. 2-Axetylaminfloren (2-Acetylaminofluorene) 53-96-3 C15H13N O 140 Chiết V 124. p-Clo-m-cresol (p-Chloro-m-cresol) 59-50-7 ClCH3C6H3H 14 Chiết V 125. 2-Clo etoxy metan [bis(2-Chloroethoxy)methane] 111-91-1 C2H5ClO 7,2 Chiết V 126. 2-Clonaphtalen (2-Chloronaphthalene) 91-58-7 C10H7Cl 5,6 Chiết V 127. 3-Clopropylen (3-Chloropropylene) 107-05-1 C3H5Cl 30 Chiết V 128. o,m,p-Cresol 95-48-7 CH3C6H4OH 5,6 Chiết V 129. m-Cresol 108-39-4 CH3C6H4OH 5,6 Chiết V

QCVN X:2009/BTN MT 11

130. p-Cresol 106-44-5 CH3C6H4OH 5,6 Chiết V 131. 2-Clo-1,3-butadien (2-Chloro-1,3-butadiene)* 126-99-8 C4H5Cl 0,28 Chiết V 132. Cyclohexanon (Cyclohexanone)(@) 108-94-1 C6H10O 0,75 Chiết V 133. Etyl xyanua/Propan nitril (Ethyl cyanide/Propanenitrile) 107-12-0 C2H5CN 360 Chiết V 134. Etyl axetat (Ethyl acetate) 141-78-6 CH3COOC2H5 33 Chiết V 135. Etyl metacrylat (Ethyl methacrylate) 97-63-2 - 160 Chiết V 136. Famphua (Famphur) 52-85-7 C10H16N O5PS2 15 Chiết V 137. 1,2-Dibrom-3-cloropropan (1,2-Dibromo-3-chloropropane) 96-12-8 C3H5Br2Cl 15 Chiết 138. 1,4-Dinitrobenzen (1,4-Dinitrobenzene) 100-25-4 C6H4(N O2)2 2,3 Chiết V 139. 4,6-Dinitro-o-cresol (4,6-Dinitro-o-cresol) 534-52-1 CH3C6H2OH(N O2)2 160 Chiết V 140. 1,2-Diclopropan (1,2-Dichloropropane) 78-87-5 C3H6Cl2 18 Chiết V 141. 2,4-Dinitrotoluen (2,4-Dinitrotoluene) 121-14-2 CH3C6H3(N O2)2 140 Chiết V 142. 2,6-Dinitrotoluen (2,6-Dinitrotoluene) 606-20-2 CH3C6H3(N O2)2 28 Chiết V 143. Di-n-propylnitrosamin (Di-n-propylnitrosamine) 621-64-7 C12H11N 14 Chiết V 144. 1,4-Dioxan (1,4-Dioxane) 123-91-1 C4H8O2 170 Chiết 145. Diphenylamin (Diphenylamine) 122-39-4 (C6H5)2N H 13 Chiết V 146. Diphenylnitrosamin(Diphenylnitrosamine) 86-30-6 C12H11N 13 Chiết V 147. Iodometan (Iodomethane) 74-88-4 CH3 65 Chiết V 148. Isobutyl alcol (Isobutyl alcohol) 78-83-1 C4H9OH 170 Chiết V 149. Isosafrol (Isosafrol) 120-58-1 C10H10O2 2,6 Chiết V 150. Kepon (Kepone)(@) 143-50-0 C10H10O 0,13 Chiết V 151. Metacrylnitril (Methacrylonitrile) 126-98-7 C4H5N 84 Chiết V 152. Metanol (Methanol)(@) 67-56-1 CH3OH 0,75 Chiết 153. Metapyrilen (Methapyrilene) 91-80-5 C14H19N 3S 1,5 Chiết V 154. Hexacloetan (Hexachloroethane) 67-72-1 C2Cl6 30 Chiết V 155. 4,4-Metylen bis(2-cloanilin)

[4,4-Methylene bis(2-chloroaniline)] 101-14-4 C13H12Cl2N 2 30 Chiết V

156. Metyl etyl keton (Methyl ethyl ketone) 78-93-3 CH3OC2H5 36 Chiết V 157. Metyl isobutyl keton (Methyl isobutyl ketone) 108-10-1 CH3OC4H9 33 Chiết V 158. o-N itroanilin (o-N itroaniline) 88-74-4 N O2C6H4N H2 14 Chiết V 159. p-N itroanilin (p-N itroaniline) 100-01-6 N O2C6H4N H2 28 Chiết V

QCVN X:2009/BTN MT 12

160. N itrobenzen (N itrobenzene) 98-95-3 C6H4N O2 14 Chiết V 161. 5-N itro-o-toluidin (5-N itro-o-toluidine) 99-55-8 CH3N O2C6H3N H2 28 Chiết V 162. N -N itrosodietylamin (N -N itrosodiethylamine) 55-18-5 (C2H5)2N O2 28 Chiết V 163. N -N itrosodimetylamin (N -N itrosodimethylamine) 62-75-9 (CH3)2N 2O 2,3 Chiết V 164. N -N itroso-di-n-butylamin (N -N itroso-di-n-utylamine) 924-16-3 (C4H9)2N N O 17 Chiết V 165. N -N itrosometyletylamin (N -N itrosomethylethylamine) 10595-95-6 CH3C2H5N 2O 2,3 Chiết V 166. N -N itrosomorpholin (N -N itrosomorpholine) 59-89-2 C4H8N 2O2 2,3 Chiết V 167. N -N itrosopiperidin (N -N itrosopiperidine) 100-75-4 (C17H19O3N )2N 2O 35 Chiết V 168. N -N itrosopyrolidin (N -N itrosopyrrolidine) 930-55-2 (C5H11O2)2N 2O 35 Chiết V 169. Pentacloetan (Pentachloroethane) 76-01-7 C2HCl5 6,0 Chiết V 170. Pentaclonitrobenzen (Pentachloronitrobenzene) 82-68-8 C6N O2Cl5 4,8 Chiết V 171. Phenaxetin (Phenacetine) 62-44-2 C8H11N O 16 Chiết V 172. Phorat (Phorate) 298-02-2 C7H17O2PS3 4,6 Chiết V 173. Phtalic axit (Phthalic acid) 100-21-0 C6H4(COOH)2 28 Chiết V 174. Phtalic anhydrit (Phthalic anhydride) 85-44-9 C6H4(CO2)2O 28 Chiết V 175. Pyridin (Pyridine) 110-86-1 C5H5N 16 Chiết V 176. Safrol (Safrole) 94-59-7 C10H10O2 22 Chiết V 177. 1,2,4,5-Tetraclobenzen (1,2,4,5-Tetrachlorobenzene) 95-94-3 C6H2Cl4 14 Chiết 178. 1,2,3-Triclopropan (1,2,3-Trichloropropane) 96-18-4 CH2ClCHClCH2Cl 30 Chiết 179. Tri-(2,3-Dibrompropyl) phosphat

(tris-(2,3-Dibromopropyl) phosphate)(@) 126-72-7 (C3H5Br2)2OHPO 0,10 Chiết V

2.4. Chú thích và lưu ý: (1) Trong ngoặc là tên hóa chất theo tiếng Anh; (2) CAS viết tắt của Chemical Abstracts Service Registry N umbers, là số đăng ký tên các hóa chất; (3) Trừ trường hợp ghi rõ ký hiệu phương pháp, phương pháp xác định khác theo các trường hợp sau: - Chiết: sử dụng phương pháp EPA 1311 hoặc ASTM D5233 92 (xem Phụ lục 2); - Hàm lượng: bất kỳ phương pháp phân tích hàm lượng tuyệt đối (%) nào được công nhận trong nước và quốc tế.

QCVN X:2009/BTN MT 13

(4) Là tổng của Tetrachlorodibenzo-p-dioxin, 2,3,7,8-Tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD) và các Pentachlorodibenzo-p-dioxins (PeCDD);

(5) Là tổng của các Tetrachlorodibenzo-furan (TCDF) và các Pentachlorodibenzo-furan (PeCDF); (@) Thành phần đặc biệt nguy hại; (#) Lưu ý: Trường hợp các phế liệu kim loại của antimon, bạc, chì, kẽm, nicken, crom hoặc hợp kim có chứa các kim loại

này được làm sạch, không lẫn tạp chất, không chứa các thành phần nguy hại khác vượt ngưỡng CTN H, ở dạng thanh, khối, tấm, đoạn thanh, đoạn ống, đầu mNu, đầu tấm, đầu cắt, phoi, sợi, mảnh vụn, được tách riêng cho mục đích tái chế, tái sử dụng thì các thành phần kim loại này không tính là thành phần nguy hại vô cơ.

III. QUY ĐNNH VỀ LẤY MẪU, PHÂN TÍCH, XÁC ĐNNH, PHÂN LOẠI VÀ ÁP MÃ CTNH

1. Nguyên tắc chung:

1.1. Mọi chất thải thuộc loại ** hoặc hỗn hợp chất thải có chứa ít nhất một chất thải thành phần thuộc loại ** trong Danh mục CTN H không phải lấy mẫu phân tích để so sánh với ngưỡng CTN H mà xác định ngay là CTN H hoặc hỗn hợp CTN H, trừ trường hợp phân tích cho mục đích khác, trong đó có việc phân tích để xác định CTN H đó có chứa những thành phần nguy hại nào theo quy định tại điểm 1.3 Mục 1 phần II của Quy chuNn này.

1.2. Một CTN H kể cả thuộc loại * hay ** thì chỉ được coi là có chứa một thành phần nguy hại (vô cơ hoặc hữu cơ) nếu kết quả phân tích cho thấy thành phần này vượt ngưỡng CTN H quy định tại Bảng 2 hoặc 3 Phần II của Quy chuNn này.

1.3. Mọi chất thải hoặc hỗn hợp chất thải khi chưa chứng minh được không phải là CTN H thì phải được quản lý theo các quy định về CTN H.

1.4. N ếu một loại chất thải phát sinh thường xuyên từ một nguồn thải nhất định có tính chất hoặc thành phần nguy hại lúc vượt ngưỡng, lúc không vượt ngưỡng (dưới ngưỡng) CTN H tại các thời điểm lấy mẫu khác nhau thì phải coi là CTN H.

2. Quy định đối với đơn vị lấy mẫu phân tích:

2.1. Đơn vị lấy mẫu phân tích phải được chính thức công nhận chất lượng theo chuNn mực quốc gia hoặc quốc tế hiện hành. Các kết quả phân tích do đơn vị chưa được chính thức công nhận chất lượng chỉ có tính tham khảo, không có giá trị trước pháp luật.

2.2. Đơn vị lấy mẫu phân tích phải có trách nhiệm như sau:

a) Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đại diện trong việc lấy mẫu và kết quả phân tích mẫu làm cơ sở để xác định, phân loại CTN H.

b) Để đảm bảo tính đại diện, phải cử cán bộ có đủ năng lực trực tiếp tiến hành lấy mẫu và phải lập biên bản lấy mẫu kèm theo; Kết quả phân tích mẫu do chủ nguồn thải hoặc đơn vị khác lấy chỉ có tính tham khảo, không có giá trị trước pháp luật.

c) Phải áp dụng đúng nguyên tắc lấy mẫu và phương pháp phân tích quy định tại Quy chuNn này.

3. Quy định về nguyên tắc lấy mẫu, phân tích và xác định CTNH:

N goài quy định cụ thể về phương pháp lấy mẫu nêu trong các phương pháp xác định tại Phần II của Quy chuNn này hoặc các phương pháp lấy mẫu khác được công nhận trong nước hoặc quốc tế, việc lấy mẫu phân tích và xác định CTN H phải được tiến hành theo nguyên tắc cơ bản như sau:

3.1. Đối với các chất thải rắn ở dạng đồng nhất thuộc loại *: lấy tối thiểu 03 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau trong khối chất thải (có tính

QCVN X:2009/BTN MT 15

đến sự phân bố đại diện của kích thước các hạt hoặc phần tử trong khối chất thải) để phân tích và sử dụng giá trị trung bình của kết quả phân tích để so sánh với ngưỡng CTN H nhằm xác định có phải là CTN H hay không.

3.2 Đối với chất thải lỏng, bùn thuộc loại * hoặc hỗn hợp của chúng: phải khấy, trộn kỹ trước khi lấy tối thiểu 03 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau và sử dụng giá trị trung bình của kết quả phân tích để so sánh với ngưỡng CTN H nhằm xác định có phải là CTN H hay không.

3.3. Đối với hỗn hợp chất thải rắn hoặc hỗn hợp giữa chất thải rắn và chất thải lỏng, bùn (toàn bộ các chất thải thành phần đều thuộc loại *): sử dụng tối đa các biện pháp cơ-lý phù hợp (chặt, cắt, bóc, cạo, ly tâm, trọng lực, thổi khí... miễn là không sử dụng nước hoặc dung môi để rửa, tách) để tách riêng các chất thải thành phần để lấy mẫu đối với từng chất thải thành phần này theo điểm 3.1 hoặc 3.2 của Mục này; sử dụng giá trị trung bình của kết quả phân tích của từng chất thải thành phần để so sánh với ngưỡng CTN H nhằm xác định có phải là CTN H hay không.

3.4. Đối với chất thải thuộc loại * có tạp chất bám dính: lấy 03 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau của chất thải nền mà có tạp chất bám dính để so sánh với ngưỡng CTN H nhằm xác định có phải là CTN H hay không.

3.5. Đối với chất thải phát sinh thường xuyên từ một nguồn thải nhất định thì phải lấy mẫu vào tối thiểu 03 ngày khác nhau, thời điểm lấy mẫu của mỗi ngày phải khác nhau (đầu, giữa và cuối của một ca hoặc mẻ hoạt động), mỗi lần tối thiểu 03 mẫu ở các vị trí khác nhau.

3.6. Đối với các chất thải thuộc loại ** hoặc hỗn hợp có ít nhất một chất thải thành phần thuộc loại ** thì không cần lấy mẫu phân tích mà xác định luôn là CTN H, nhưng nếu vẫn cần lấy mẫu phân tích cho các mục đích khác như để xác định thành phần nguy hại nào có trong chất thải thì cũng áp dụng nguyên tắc quy định từ điểm 3.1 đến 3.5 của Mục này.

4. Quy định về lựa chọn các tính chất và thành phần nguy hại để phân tích

Chỉ cần có tối thiểu một tính chất hoặc một thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTN H thì đã xác định là CTN H. Do vậy, nếu chỉ để xác định một chất thải thuộc loại * có phải CTN H hay không, thì trong quá trình lựa chọn phân tích mà phát hiện ra một tính chất hoặc một thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTN H thì có thể không cần tiến hành phân tích các tính chất hoặc thành phần nguy hại còn lại, trừ trường hợp phân tích cho mục đích khác. Việc lựa chọn phân tích các tính chất hoặc thành phần nguy hại được tiến hành như sau:

4.1. Đối với các tính chất nguy hại: Căn cứ vào đặc điểm của nguồn thải và chủng loại chất thải để lựa chọn có phân tích tính dễ cháy, tính kiềm và axit hay không. N ếu chắc chắn rằng đặc điểm nguồn thải và chủng loại chất thải không thể dẫn tới việc chất thải có các chất dễ cháy, kiềm hoặc axit thì có thể bỏ qua mà chuyển sang phân tích các thành phần nguy hại.

QCVN X:2009/BTN MT 16

4.2. Đối với các thành phần nguy hại vô cơ: Không cần thiết phải phân tích hết các thành phần vô cơ nêu tại Bảng 2.2 của Phần II của Quy chuNn này. Cần căn cứ vào tính chất nguyên liệu, nhiên liệu, quy trình sản xuất, đặc điểm nguồn thải, quá trình phát thải hoặc hoạt động có phát sinh chất thải để xác định các thành phần nguy hại vô cơ có thể có trong chất thải để phân tích. N ếu nguyên liệu, nhiên liệu, quy trình sản xuất, đặc điểm nguồn thải, quá trình phát thải hoặc hoạt động có phát sinh chất thải không liên quan đến các chất có chứa thành phần nguy hại vô cơ nào thì không cần phân tích thành phần đó.

4.3. Đối với các thành phần nguy hại hữu cơ: Sau khi xác định theo quy định tại điểm 4.1 và 4.2 của Mục này mà vẫn chưa xác định được CTN H thì mới cần tiến hành phân tích các thành phần nguy hại hữu cơ (trừ trường hợp biết chắc chắn sự có mặt của một thành phần hữu cơ nhất định) theo nguyên tắc như sau:

a) Không cần thiết phải phân tích hết các thành phần hữu cơ nêu tại Bảng 2.3 của Phần II của Quy chuNn này. Cần căn cứ vào tính chất nguyên liệu, nhiên liệu, quy trình sản xuất, đặc điểm nguồn phát thải, quá trình phát thải hoặc hoạt động có phát sinh ra chất thải để xác định các thành phần nguy hại hữu cơ có thể có trong chất thải để phân tích. N ếu nguyên liệu, nhiên liệu, quy trình sản xuất, đặc điểm nguồn thải, quá trình phát thải hoặc hoạt động có phát sinh ra chất thải không liên quan đến hoặc không có khả năng dẫn tới việc xuất hiện một cách không chủ định (do phản ứng hoá học ngẫu nhiên) các chất có chứa thành phần nguy hại hữu cơ nào thì không cần phân tích thành phần đó.

b) Đối với các thành phần có ghi chú “không bắt buộc” thì chỉ phải phân tích trong trường hợp đặc biệt theo hướng dẫn của cơ quan N hà nước có thNm quyền.

5. Quy định về phân loại và áp mã CTNH:

5.1. Trường hợp CTN H ở dạng đồng nhất, chất thải có thành phần nguy hại bám dính, hỗn hợp CTN H có tên tương ứng trong Danh mục CTN H thì áp mã CTN H tương ứng trong Danh mục này.

5.2. Trường hợp hỗn hợp CTN H không có tên tương ứng trong Danh mục CTN H:

a) Khi chỉ có một CTN H được phát hiện trong hỗn hợp thì áp mã của CTN H này;

b) Khi có từ hai CTN H trở lên được phát hiện trong hỗn hợp thì có thể sử dụng toàn bộ các mã CTN H tương ứng hoặc áp một mã CTN H đại diện theo thứ tự ưu tiên sau: mã CTN H có tỷ trọng lớn hơn trong hỗn hợp; khi không xác định rõ được tỷ trọng, mã của chất thải thuộc loại ** (nếu có) hoặc mã của CTN H có chứa các thành phần đặc biệt nguy hại.

4.3. Trường hợp chất thải có thành phần nguy hại bám dính không có tên tương ứng trong Danh mục CTN H thì áp mã CTN H của chất thải nền là CTN H

QCVN X:2009/BTN MT 17

hoặc áp mã của chính thành phần nguy hại bám dính (căn cứ vào nguồn phát sinh của thành phần nguy hại này) nếu chất thải nền không phải là CTN H.

QCVN X:2009/BTN MT 18

Phụ lục 1. Quy định cụ thể đối với một số trường hợp đặc biệt thường gặp trong thực tế

1. Hỗn hợp phế liệu kim loại (hoặc nhựa) lẫn dầu mỡ khoáng từ quá trình gia công cắt gọt: phế liệu kim loại (hoặc nhựa) không phải là CTN H (không có trong Danh mục CTN H) còn dầu mỡ khoáng thải luôn là CTN H nên khối phế liệu kim loại lẫn dầu là CTN H với mã của dầu thải, trừ trường hợp hỗn hợp này được tách riêng ra, còn lại phế liệu kim loại tương đối sạch, chỉ bám dính lượng dầu mỡ khoáng không đáng kể đến mức không có nguy cơ bị rò rỉ hoặc chảy ra môi trường trong quá trình lưu giữ, thu gom và vận chuyển thì không bị coi là CTN H (đảm bảo thành phần dầu bám dính có tỷ trọng nhỏ hơn 0,1%, không vượt ngưỡng CTN H).

2. Bao bì đựng các loại hoá chất đã qua sử dụng:

2.1. Bao bì đã qua sử dụng được tái sử dụng trực tiếp để đựng đúng các loại hoá chất ban đầu thì không coi là CTN H.

2.2. Bao bì đã qua sử dụng được xử lý, tái chế cho mục đích khác (kể cả để đựng các hoá chất khác) phải được xác định có phải là CTN H hay không theo nguyên tắc sau: trước khi tiến hành xác định, các thành phần hoá chất còn lại trong bao bì phải được loại bỏ tối đa khỏi vật liệu bao bì bằng các biện pháp cơ lý (bóc, tách, cạo… đối với thành phần rắn, bùn hoặc trọng lực, ly tâm… đối với thành phần lỏng, miễn là không sử dụng nước hoặc dung môi để rửa, tách), đảm bảo chỉ còn lại các thành phần bám dính (với độ dày dưới 01 mm). Xác định (kể cả lấy mẫu phân tích nếu cần thiết) riêng biệt cho vật liệu bao bì (có các thành phần bám dính) và thành phần hoá chất đã được tách riêng ra xem có phải là CTN H hay không và áp mã CTN H theo quy định tại Mục 5 Phần III của Quy chuNn này.

3. Các phương tiện, thiết bị thải (ví dụ phương tiện giao thông, thiết bị điện, điện tử...): việc xác định (kể cả lấy mấu phân tích nếu cần thiết) phải được tiến hành cho từng chất thải thành phần (bộ phận hoặc vật liệu cấu thành nên phương tiện, thiết bị, ví dụ dầu máy). N ếu các phương tiện, thiết bị có chứa bất kỳ một bộ phận hoặc vật liệu là CTN H thì phải coi toàn bộ phương tiện hoặc thiết bị đó là CTN H, trừ phi bộ phận hoặc vật liệu này được tách riêng ra.

4. Thiết bị điện (máy biến thế, tụ điện...) được coi là có chứa PCB khi có thành phần PCB trong ít nhất một bộ phận, vật liệu (ví dụ dầu cách điện) vượt ngưỡng CTN H.

5. Các phế liệu kim loại hoặc hợp kim ở dạng thanh, khối, tấm, đoạn thanh, đoạn ống, đầu mNu, đầu tấm, đầu cắt, phoi, sợi, mảnh vụn: không phải là CTN H nếu được làm sạch, không lẫn tạp chất, không chứa các thành phần nguy hại khác với các kim loại này vượt ngưỡng ngưỡng CTN H, được tách riêng cho mục đích tái chế, tái sử dụng.

6. Các sản phNm, trong đó có dầu mỡ, dung môi, cồn và các hoá chất được thu hồi, tái chế từ chất thải để làm nhiên liệu, nguyên liệu sản xuất: phải đảm bảo các thành phần kim loại nặng (trừ trường hợp kim loại nặng là thành phần

QCVN X:2009/BTN MT 19

chính tạo nên chất nền của sản phNm) và các thành phần halogen hữu cơ không vượt ngưỡng CTN H, đã đăng ký tiêu chuNn cơ sở về chất lượng sản phNm và đạt các tiêu chuNn quốc gia, quy chuNn kỹ thuật quốc gia về chất lượng sản phNm (nếu có) theo quy định hiện hành. N ếu còn bất kỳ một thành phần nguy hại là kim loại nặng hoặc halogen hữu cơ vượt ngưỡng CTN H thì sản phNm đó vẫn phải được quản lý theo các quy định về CTN H.

7. Các phương tiện giao thông, thiết bị điện, điện tử thải hoặc các linh kiện, bộ phận nguy hại trong đó (có tên trong Danh mục CTN H) sau khi được sửa chữa, tân trang để tái sử dụng với đúng mục đích ban đầu thì không phải là CTN H.

Phụ lục 2. Giới thiệu phương pháp chiết EPA 1311 và ASTM D5233-92

Phương pháp xác định EPA 1311 và ASTM D5233-92 là các phương pháp được áp dụng cho việc chiết các mẫu chất thải nhằm xác định khả năng rò rỉ các thành phần nguy hại trong chất thải ra môi trường (biểu thị bằng nồng độ chiết có đơn vị là mg/l), có chung nguyên lý như sau:

1. Đối với chất thải có ít hơn 0,5% hàm lượng rắn khô (chất thải ở dạng lỏng): sau khi lọc qua màng lọc sợi thuỷ tinh 0,6 - 0,8 µm, lượng chất lỏng còn lại sẽ được dùng trực tiếp để phân tích các thành phần nguy hại (không cần chiết lượng chất rắn bị giữ lại).

2. Đối với chất thải có ít nhất 0,5% hàm lượng rắn khô (chất thải ở dạng bùn hoặc rắn):

- Lượng chất rắn sẽ được tách khỏi lượng chất lỏng bằng việc lọc qua màng lọc sợi thuỷ tinh 0,6 - 0,8 µm.

- Lượng chất rắn (có thể cần xử lý cơ học như băm, cắt, nghiền để đảm bảo toàn bộ lượng chất rắn được lọt qua sàng có kích thước mắt không quá 9,5 mm) sẽ được chiết bằng dung dịch chiết có tính axit (được pha chế từ CH-3COOH, nước và có thể thêm N aOH để có độ pH 4,93 ± 0,05 hoặc 2,88 ± 0,05 tuỳ theo loại thành phần nguy hại cần phân tích) có khối lượng gấp 20 lần khối lượng thành phần rắn trong 18 ± 2h.

- N ếu tương thích, lượng chất lỏng được tách ra ban đầu sẽ được trộn với dung dịch chiết lượng chất rắn để phân tích một lần; nếu không tương thích thì sẽ được phân tích riêng và kết hợp giá trị trung bình theo công thức sau: N ồng độ chiết trung bình của một thành phần nguy hại = (thể tích lượng chất lỏng, l) x (nồng độ thành phần nguy hại trong lượng chất lỏng, mg/l) + (thể tích dung dịch chiết, l) x (nồng độ thành phần nguy hại trong dung dịch chiết, mg/l)/ (thể tích lượng chất lỏng, l) + (thể tích dung dịch chiết, l).