1.phan tich dnnvv 6 nam2006-2011

15
3 LỜI NÓI ĐẦU Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, tạo ra nhiều việc làm, giúp duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp tại Việt Nam trong những năm qua và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách quốc gia. Những năm gần đây, Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV phát triển. Để đáp ứng nhu cầu của các nhà quản lý, nghiên cứu và người dùng tin, Tổng cục Thống kê biên soạn và công bố ấn phẩm “Doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2011”. Ấn phẩm dựa trên cơ sở cập nhật, tổng hợp thông tin thu được từ các cuộc điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê. Nội dung ấn phẩm gồm 2 phần: Phần I: Tổng quan sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2011. Phần II: Số liệu cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giai đoạn 2006-2011. Tổng cục Thống kê rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các cơ quan, nhà nghiên cứu và người dùng tin trong nước và quốc tế để những ấn phẩm tiếp theo phục vụ tốt hơn nhu cầu sử dụng thông tin. TỔNG CỤC THỐNG KÊ

Upload: wikileaks30

Post on 15-Dec-2015

221 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

a

TRANSCRIPT

3

LỜI NÓI ĐẦU

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện đóng vai trò quan trọng

trong nền kinh tế nước ta, tạo ra nhiều việc làm, giúp duy trì tỷ lệ thất

nghiệp thấp tại Việt Nam trong những năm qua và đóng góp ngày càng

nhiều cho ngân sách quốc gia. Những năm gần đây, Nhà nước đã và

đang có nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho

DNNVV phát triển.

Để đáp ứng nhu cầu của các nhà quản lý, nghiên cứu và người dùng

tin, Tổng cục Thống kê biên soạn và công bố ấn phẩm “Doanh nghiệp

nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2011”. Ấn phẩm dựa trên cơ sở cập nhật,

tổng hợp thông tin thu được từ các cuộc điều tra doanh nghiệp hàng năm

của Tổng cục Thống kê.

Nội dung ấn phẩm gồm 2 phần:

Phần I: Tổng quan sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa giai

đoạn 2006-2011.

Phần II: Số liệu cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giai

đoạn 2006-2011.

Tổng cục Thống kê rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các

cơ quan, nhà nghiên cứu và người dùng tin trong nước và quốc tế để

những ấn phẩm tiếp theo phục vụ tốt hơn nhu cầu sử dụng thông tin.

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

4

5

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

Phần I: TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN

CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

GIAI ĐOẠN 2006-2011 7

1. Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là doanh

nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Các doanh nghiệp này đóng

góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế 7

2. DNNVV phát triển nhanh về số lượng 10

3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNVV 12

Phần II: SỐ LIỆU CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP

NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2006-2011 17

I. PHÂN THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ VÀ NGÀNH SẢN

XUẤT KINH DOANH 19

1. Số lượng doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thời

điểm 31/12 hàng năm phân theo tiêu chí lao động 19

2. Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa thời

điểm 31/12 hàng năm phân theo tiêu chí lao động 31

3. Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp vừa thời điểm

31/12 hàng năm phân theo tiêu chí lao động 43

4. Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp nhỏ thời điểm

31/12 hàng năm phân theo tiêu chí lao động 55

5. Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp siêu nhỏ thời điểm

31/12 hàng năm phân theo tiêu chí lao động 67

6. Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thời điểm

31/12 hàng năm phân theo tiêu chí nguồn vốn 79

7. Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa thời

điểm 31/12 hàng năm phân theo tiêu chí nguồn vốn 91

6

8. Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp vừa thời điểm

31/12 hàng năm phân theo tiêu chí nguồn vốn 103

9. Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp nhỏ thời điểm

31/12 hàng năm phân theo tiêu chí nguồn vốn 115

II. PHÂN THEO VÙNG KINH TẾ VÀ ĐỊA PHƢƠNG 127

1. Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thời điểm

31/12 hàng năm phân theo tiêu chí lao động 127

2. Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa thời

điểm 31/12 hàng năm phân theo tiêu chí lao động 163

3. Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp vừa thời điểm

31/12 hàng năm phân theo tiêu chí lao động 199

4. Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp nhỏ thời điểm

31/12 hàng năm phân theo tiêu chí lao động 235

5. Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp siêu nhỏ thời điểm

31/12 hàng năm phân theo tiêu chí lao động 271

6. Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thời điểm

31/12 hàng năm phân theo tiêu chí nguồn vốn 307

7. Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa thời

điểm 31/12 hàng năm phân theo tiêu chí nguồn vốn 343

8. Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp vừa thời điểm

31/12 hàng năm phân theo tiêu chí nguồn vốn 379

9. Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp nhỏ thời điểm

31/12 hàng năm phân theo tiêu chí nguồn vốn 415

7

Phần I

TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN

CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

GIAI ĐOẠN 2006-2011

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về

vốn, lao động. Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của

Chính phủ, tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

Bảng 1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quy mô

Khu vực

DN siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Doanh nghiệp lớn

Lao động Vốn Lao động Vốn Lao động Vốn Lao động

I. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (A)

≤10 ≤ 20 tỷ Trên 10 đến 200

Trên 20 tỷ đến 100 tỷ

Trên 200 đến 300

Trên 100 tỷ

Trên 300

II. Khu vực công nghiệp và xây dựng (B-F)

≤10 ≤ 20 tỷ Trên 10 đến 200

Trên 20 tỷ đến 100 tỷ

Trên 200 đến 300

Trên 100 tỷ

Trên 300

III. Khu vực dịch vụ (G-U)

≤10 ≤ 10 tỷ Trên 10 đến 50

Trên 10 tỷ đến 50 tỷ

Trên 50 đến 100

Trên 50 tỷ

Trên 100

1. Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp

nhỏ và vừa (DNNVV). Các doanh nghiệp này đóng góp một phần

không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế

DNNVV đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền

kinh tế Việt Nam. Kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2011 cho thấy,

DNNVV chiếm đến 97,6% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, các

DNNVV đóng góp đáng kể vào Tổng thu nhập quốc dân, tạo công ăn

việc làm, huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho hoạt động

sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề xã hội. Ngoài ra, trong quá

8

trình vận hành, các DNNVV đã tạo ra một đội ngũ doanh nhân và công

nhân với kiến thức và tay nghề ngày càng được nâng cao và hoàn thiện.

Thời điểm 31/12/2011 tổng số doanh nghiệp ngành Thống kê điều

tra, thu được là 324691 DN. Theo tiêu chí lao động, số DN lớn là 7750

DN, chiếm 2,4%, số DNNVVlà 316941 DN, chiếm 97,6% (trong đó DN

vừa là 6853 DN, chiếm 2,1%, DN nhỏ là 93356 DN, chiếm 28,8% và DN

siêu nhỏ là 216732 DN, chiếm tỷ lệ cao nhất với 66,8%). Trong các

DNNVV, số DN do nữ làm giám đốc chiếm 25%, còn lại 75% số DN do

nam làm giám đốc.

Biểu đồ 1: Cơ cấu của DNNVV giai đoạn 2006 đến 2011 (%)

Theo khu vực kinh tế, số DN đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ

chiếm tỷ lệ cao nhất với 220095 DN (chiếm 67,8% số DN toàn nền kinh

tế). Cũng trong khu vực này, số DN lớn chiếm 48,6%, DNNVV chiếm

68,3% và tỷ lệ DN siêu nhỏ của khu vực này cũng chiếm tỷ lệ cao nhất

với 77,5%. Trong khi tỷ lệ DN siêu nhỏ của khu vực nông, lâm nghiệp và

thủy sản là 0,68% và khu vực công nghiệp và xây dựng là 21,8% tổng số

doanh nghiệp siêu nhỏ năm 2011.

Khu vực Đông Nam Bộ là khu vực có số DN nói chung và số

DNNVV nói riêng lớn nhất cả nước. Tổng số DN vùng Đông Nam Bộ thời

điểm 31/12/2011 là 128590 DN, chiếm 39,6% tổng số doanh nghiệp cả

nước (trong đó TP. HCM có 104299 DN, chiếm 32,6% tổng số doanh

9

nghiệp cả nước). Số DNNVV vùng này là 122466 DN, cùng chiếm 39,6%

tổng số DNNVV cả nước. Tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng có

103518 DN, chiếm 31,9% tổng số DNNVV cả nước (trong đó Hà Nội có

72455 DN, chiếm 22,3% tổng số DNNVV cả nước). Số DNNVV vùng

này là 100896 DN, chiếm 31,8% tổng số DNNVV cả nước.

Theo quy mô vốn, tại thời điểm 31/12/2011 số doanh nghiệp lớn là

15369 DN, chiếm 4,7%, số DNNVV là 309322 DN, chiếm 95,3% (trong

đó DN vừa là 39421 DN chiếm 12,1% trong tổng số DN; DN nhỏ là

269901 DN, chiếm 83,1% trong tổng số DN).

Bảng 2: Số lƣợng và tỷ lệ các loại hình doanh nghiệp năm 2011

phân tổ theo quy mô lao động và quy mô vốn

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp lớn

Theo quy mô lao động

Theo quy mô vốn Theo quy mô lao động

Theo quy mô vốn

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng Tỷ lệ (%)

Tổng số 316.941 100,0 309.322 100,0 7.750 100,0 15.369 100,0

Chia theo khu vực:

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản 3.197 1,01 3.113 1,01 111 1,43 195 1,27

- Công nghiệp và xây dựng 97.415 30,7 95.458 30,9 3.873 50,0 5.830 37,9

- Dịch vụ 216.329 68,3 210.750 68,1 3.766 48,6 9.340 60,8

Lao động làm việc trong các DNNVV thời điểm 31/12/2011 đạt tới

con số 5,06 triệu người, gấp 2,07 lần năm 2006. Khu vực DNNVV ngoài

nhà nước là khu vực thu hút nhiều lao động nhất với 4,48 triệu người

(chiếm 88,6% trong toàn bộ DNNVV), gấp 2,23 lần năm 2006, bình

quân giai đoạn 2006-2011 mỗi năm thu hút thêm 17,4% lao động. Tiếp

đến là khu vực doanh nghiệp FDI thời điểm 31/12/2011 thu hút 0,4 triệu

lao động (chiếm 8% trong tổng số DNNVV), gấp 1,7 lần năm 2006, bình

quân giai đoạn 2006-2011 mỗi năm thu hút thêm 11,1% lao động. Khu

vực DN nhà nước thời điểm 31/12/2011 số lao động giảm xuống chỉ còn

10

0,17 triệu (chiếm 3,4% toàn bộ DNNVV), giảm 10,1% so với năm 2006,

bình quân giai đoạn 2006-2011 lao động mỗi năm giảm 2,1%.

Khu vực DNNVV đóng góp quan trọng và tăng khá nhanh vào ngân

sách quốc gia trong những năm qua. Năm 2006 DNNVV đóng góp vào

ngân sách nhà nước 45 nghìn tỷ đồng, năm 2011 tăng lên 177,8 nghìn tỷ

đồng, trong đó các DNNVV khu vực ngoài nhà nước đóng góp 115 nghìn

tỷ đồng, chiếm 64,6% trong tổng mức đóng góp của khối DNNVV.

2. DNNVV phát triển nhanh về số lƣợng

Số lượng DNNVV tăng nhanh từ năm 2006 đến năm 2011, cụ thể:

Số DNNVV năm 2011 tăng gấp gần 2,64 lần năm 2006, bình quân 2006-

2011 mỗi năm tăng 21,4%. Đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ tăng rất

nhanh trong những năm qua, cụ thể năm 2006 cả nước chỉ có 76303 DN

siêu nhỏ, đến năm 2011 đã tăng lên 216732 DN, gấp 2,8 lần năm 2006.

Biểu đồ 2: Sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam

từ năm 2006 đến năm 2011

Doanh nghiệp siêu nhỏ tuy chiếm tỷ trọng lớn (66,8% tổng số doanh

nghiệp nhỏ và vừa), nhưng khối doanh nghiệp này lại đóng góp không

nhiều về số lao động việc làm và đặc biệt trong giai đoạn từ 2006 đến

2011 doanh nghiệp siêu nhỏ hầu như kinh doanh không có lãi. Cụ thể

năm 2011 DN siêu nhỏ chỉ tạo được 21% lao động việc làm, tổng thu

nhập của người lao động chỉ chiếm 17,1%, doanh thu chiếm 24,5% và

11

đóng góp cho ngân sách nhà nước chỉ chiếm 14,5% tổng đóng góp của

khối DNNVV.

Bảng 3: Tỷ trọng một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp siêu nhỏ

trong tổng số DNNVV

Đơn vị tính: %

Năm Số doanh

nghiệp Số lao động có đến 31/12

Tổng thu nhập

Doanh thu thuần

Thuế và các khoản đã nộp

ngân sách

2011 66,75 21,07 17,09 24,58 14,52

2010 67,15 22,61 22,55 25,45 24,74

2009 66,24 22,98 22,80 29,27 25,83

2008 62,52 20,42 19,96 30,35 21,97

2007 61,22 18,16 17,22 24,68 18,17

2006 61,00 18,26 16,75 26,82 18,06

Tính đến thời điểm 31/12/2011 số doanh nghiệp nhà nước thực tế

đang hoạt động chỉ còn 3265 doanh nghiệp, trong đó DNNVV của khu

vực này là 1960 doanh nghiệp, là khu vực có tỷ trọng DNNVV thấp nhất

trong ba khu vực kinh tế. Quá trình sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà

nước được thực hiện theo nhiều hình thức như: Sáp nhập, hợp nhất, cổ

phần hóa, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, chuyển thành đơn vị sự

nghiệp, chuyển thành công ty TNHH một thành viên mà trọng tâm là cổ

phần hóa. Vì vậy, qui mô của khu vực doanh nghiệp nhà nước ngày càng

được thu hẹp. Cụ thể, số lượng doanh nghiệp nhà nước năm 2011 giảm

11,7% so với năm 2006, doanh nghiệp lớn giảm mạnh tới 23,2%, trong

khi DNNVV khu vực này chỉ giảm rất nhẹ với 0,2%.

Từ năm 2006 đến năm 2011 số lượng DNNVV tăng nhanh ở hai lĩnh

vực chính là dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, trong đó năm 2011

DNNVV khu vực dịch vụ tăng 2,84 lần, doanh nghiệp siêu nhỏ tăng 2,9

lần so với năm 2006, tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 2006-2011 là

23,3% và số lượng DNNVV của khối này chiếm đến 68,3% trong tổng số

DNNVV cả nước. DNNVV lĩnh vực công nghiệp - xây dựng năm 2011

tăng 2,33 lần so với năm 2006, tăng bình quân hàng năm là 18,5% và năm

2011 số lượng DNNVV khu vực này chiếm 30,7% trong tổng số DNNVV.

12

Năm 2011 số lượng DNNVV tăng trưởng nhanh nhất ở hai trung tâm

kinh tế lớn nhất cả nước. Cụ thể: Hà Nội số DNNVV chiếm 22,4% cả

nước, số DNNVV năm 2011 gấp 3,44 lần so với năm 2006, và tốc độ tăng

bình quân hàng năm là 28%; Thành phố Hồ Chí Minh số DNNVV năm

2011 chiếm 32,3% cả nước, số DNNVV năm 2011 gấp 2,9 lần so với năm

2006 và tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2011 là 23,7%.

Biểu đồ 3: Cơ cấu ngành kinh tế của các DNNVV năm 2011 (%)

3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNVV

Bảng 4: Thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong các DNNVV

(1000 đồng/tháng)

2006 2011

1. Bình quân toàn bộ khu vực doanh nghiệp 1.996 4.829

2. Bình quân doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.556 3.942

2.1. DNNVV chia theo loại hình kinh tế:

- DN nhà nước 2.001 5.389

- DN ngoài nhà nước 1.386 3.598

- DN có vốn ĐTNN (FDI) 2.635 7.055

2.2. DNNVV chia theo khu vực kinh tế:

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 1.220 3.425

- Công nghiệp và xây dựng 1.472 3.800

- Dịch vụ 1.748 4.176

13

Thu nhập bình quân một lao động một tháng năm 2011 của DNNVV là

3,9 triệu đồng, gấp 2,5 lần năm 2006 (bình quân chung toàn bộ doanh

nghiệp là 4,8 triệu đồng). Theo loại hình doanh nghiệp, DNNVV khu vực

có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là khu vực có thu nhập bình quân người lao

động cao nhất, đạt 7,1 triệu đồng, gấp 2,7 lần năm 2006. Tiếp đến là

DNNVV khu vực Doanh nghiệp nhà nước đạt 5,4 triệu đồng, gấp 2,7 lần

năm 2006. Thu nhập bình quân người lao động thấp nhất là khu vực

DNNVV ngoài nhà nước với 3,6 triệu đồng. Theo ngành kinh tế, khu vực

dịch vụ đạt mức thu nhập bình quân cao nhất với 4,2 triệu đồng, gấp 2,4 lần

năm 2006. Tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng 3,8 triệu đồng và

thấp nhất là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với 3,4 triệu đồng.

Bảng 5: Hiệu suất sử dụng lao động và chỉ số quay vòng vốn

của DNNVV năm 2006 - 2011

Hiệu suất sử dụng lao động (Lần)

Chỉ số quay vòng vốn (Lần)

2006 2011 2006 2011

1. Bình quân toàn bộ khu vực doanh nghiệp 17,4 16,6 0,81 0,85

2. Bình quân DNNVV 23,8 21,0 1,14 0,92

2.1. DNNVV chia theo loại hình kinh tế:

- DN nhà nước 23,4 21,0 0,69 0,74

- DN ngoài nhà nước 24,3 21,6 1,51 1,00

- DN có vốn ĐTNN (FDI) 22,2 17,3 0,64 0,66

2.2. DNNVV chia theo khu vực kinh tế:

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 9,5 8,7 0,40 0,51

- Công nghiệp và xây dựng 15,1 13,2 0,86 0,86

- Dịch vụ 39,0 31,8 1,47 0,98

Hiệu suất sử dụng lao động (tính bằng doanh thu bình quân/thu

nhập bình quân một lao động) năm 2011 của DNNVV đạt 21 lần (thấp

hơn mức 23,8 lần của năm 2006) và chỉ số này cao hơn nhiều so với

mức 16,6 lần chung toàn doanh nghiệp. Theo loại hình doanh nghiệp,

khu vực DNNVV ngoài nhà nước năm 2011 đạt hiệu suất sử dụng lao

14

động cao nhất trong ba khu vực với 21,6 lần, tiếp đến là khu vực

DNNVV khu vực nhà nước 21 lần và thấp nhất là khu vực DNNVV

khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với 17,3 lần. Khu vực dịch vụ có

hiệu số sử dụng lao động đạt cao nhất với 31,8 lần, trong khi khu vực

công nghiệp và xây dựng đạt 13,2 lần và thấp nhất là khu vực nông, lâm

nghiệp và thủy sản chỉ đạt 8,7 lần.

Chỉ số quay vòng vốn (tính bằng tổng doanh thu/tổng nguồn vốn)

năm 2011 của DNNVV đạt 0,92 lần, có nghĩa là doanh nghiệp cứ đầu tư

1 đồng vốn sẽ tạo ra 0,92 đồng doanh thu (cao hơn mức 0,85 lần của toàn

bộ khu vực doanh nghiệp). Theo khu vực kinh tế, DNNVV khu vực

ngoài nhà nước có chỉ số quay vòng vốn năm 2011 đạt cao nhất với 1

lần, tiếp đến là khu vực DNNVV khu vực nhà nước 0,74 lần và thấp nhất

là khu vực DNNVV ngoài nhà nước với 0,66 lần. Khu vực dịch vụ là khu

vực có chỉ số quay vòng vốn năm 2011 đạt cao nhất với 0,98 lần, tiếp

đến là khu vực công nghiệp - xây dựng 0,86 lần, cuối cùng là khu vực

nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ đạt 0,51 lần.

Bảng 6: Hiệu suất sinh lời của các DNNVV năm 2006 và 2011

Hiệu suất sinh lời trên doanh thu (%)

2006 2011

1. Bình quân toàn bộ khu vực doanh nghiệp 4,9 2,3

2. Bình quân DNNVV 3,4 1,0

2.1. DNNVV chia theo loại hình kinh tế:

- DN nhà nước 4,8 5,3

- DN ngoài nhà nước 0,7 0,3

- DN có vốn ĐTNN (FDI) 15,1 3,9

2.2. DNNVV chia theo khu vực kinh tế:

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 3,4 4,6

- Công nghiệp và xây dựng 6,8 2,1

- Dịch vụ 1,2 0,3

15

Hiệu suất sinh lời trên doanh thu (được tính bằng tổng lợi nhuận

trước thuế/tổng doanh thu, phản ánh hiệu quả khi tạo ra 1 đồng doanh thu

thì thu được bao nhiêu % lợi nhuận) của toàn bộ DNNVV năm 2011 đạt

1% (thấp hơn tỷ lệ 3,4% của năm 2006), trong khi hiệu suất sinh lời

chung toàn doanh nghiệp là 2,3%. Theo loại hình doanh nghiệp, khu vực

DNNN có hiệu suất sinh lời trên tài sản năm 2011 đạt cao nhất với 5,3%,

tiếp đến là khu vực FDI với 3,9% và thấp nhất là doanh nghiệp ngoài nhà

nước chỉ có 0,3%. Theo khu vực kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và

thủy sản có hiệu suất sinh lời trên doanh thu cao vượt trội so với hai khu

vực còn lại với 4,6%, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng 2,1%

và thấp nhất là khu vực dịch vụ với 0,3%.

Kể từ năm 2009 đến nay, kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy

thoái, đã gây ảnh hưởng và khó khăn không nhỏ đối với toàn bộ doanh

nghiệp Việt Nam nói chung và khu vực DNNVV nói riêng. Tuy nhiên,

sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, các Bộ ngành, các địa phương cũng

như sự nỗ lực không nhỏ của bản thân từng doanh nghiệp đã góp phần

giảm thiểu tác động của cuộc suy thoái này.

Bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành, chính quyền

các cấp và bản thân cộng đồng doanh nghiệp, vẫn còn nhiều tồn tại cần

khắc phục để cải thiện hơn nữa môi trường thông thoáng, thuận lợi cho

các DNNVV phát triển.

16

17

Phần II

SỐ LIỆU CƠ BẢN VỀ

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2006-2011