170125_cv_142_huongdan_vietuc_gs_atsh.doc€¦ · web view- thông tin mẫu thu phải được...

29
B NÔNG NGHIP V PHT TRIN NÔNG THÔN CC TH Y CNG HA X HI CH NGHA VIT NAM Đc lp – T do – Hnh phc S: 142 /TY-TS H Ni, ngy 25 thng 01 năm 2017 V/v hướng dẫn xây dựng kế hoạch giám sát dịch bệnh và kế hoạch an toàn sinh học Kính gửi: Tập đoàn Việt Úc Thực hiện Chương trình hỗ trợ Tập đoàn Việt Úc xây dựng chuỗi sản xuất tôm àn toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu, Cục Thú y hướng dẫn Tập đoàn Việt Úc xây dựng, dự toán kinh phí và phê duyệt để triển khai thực hiện như sau: 1. Các nội dung cơ bản về kế hoạch giám sát chủ động để cảnh báo dịch bệnh (Phụ lục 1). 2. Các nội dung cơ bản về kế hoạch an toàn sinh học (Phụ lục 2). Đề nghị Tập đoàn Việt Úc tham khảo các Phụ lục, nghiên cứu, thiết kế và tổ chức thực hiện Kế hoạch giám sát và Kế hoạch an toàn sinh học theo đúng quy định để sớm được công nhận chuỗi sản xuất tôm an toàn dịch bệnh theo đúng quy định của Việt Nam và của Tổ chức Thú y thế giới./. Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c); - Thứ trưởng Vũ Văn Tám (để b/c); - Cơ quan Thú y vùng VI, VII (để t/h); - Sở NN&PTNT, CCCN&TY Bạc Liêu (để p/h); - Lưu: VT, TS.

Upload: others

Post on 08-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

BÔ NÔNG NGHIÊPVA PHAT TRIÊN NÔNG THÔN

CUC THU Y

CÔNG HOA XA HÔI CHU NGHIA VIÊT NAMĐôc lâp – Tư do – Hanh phuc

Sô: 142 /TY-TS Ha Nôi, ngay 25 thang 01 năm 2017V/v hướng dẫn xây dựng kế hoạch giám

sát dịch bệnh và kế hoạch an toàn sinh học

Kính gửi: Tập đoàn Việt Úc

Thực hiện Chương trình hỗ trợ Tập đoàn Việt Úc xây dựng chuỗi sản xuất tôm àn toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu, Cục Thú y hướng dẫn Tập đoàn Việt Úc xây dựng, dự toán kinh phí và phê duyệt để triển khai thực hiện như sau:

1. Các nội dung cơ bản về kế hoạch giám sát chủ động để cảnh báo dịch bệnh (Phụ lục 1).

2. Các nội dung cơ bản về kế hoạch an toàn sinh học (Phụ lục 2).Đề nghị Tập đoàn Việt Úc tham khảo các Phụ lục, nghiên cứu, thiết kế và

tổ chức thực hiện Kế hoạch giám sát và Kế hoạch an toàn sinh học theo đúng quy định để sớm được công nhận chuỗi sản xuất tôm an toàn dịch bệnh theo đúng quy định của Việt Nam và của Tổ chức Thú y thế giới./.

Nơi nhận: - Như trên;- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);- Thứ trưởng Vũ Văn Tám (để b/c);- Cơ quan Thú y vùng VI, VII (để t/h);- Sở NN&PTNT, CCCN&TY Bạc Liêu (để p/h);- Lưu: VT, TS.

Page 2: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

Phụ lục 1KẾ HOẠCH GIÁM SÁT ĐỂ CHỨNG MINH

CƠ SỞ NUÔI VÀ SẢN XUẤT TÔM AN TOÀN DỊCH BÊNH(Ban hanh kèm theo Công văn số 142/TY-TS ngay 25 thang 01 năm 2016

của Cục Thú y)

I. Mục đíchĐể chứng minh cơ sở sản xuất tôm giông, nuôi tôm thương phẩm an toàn

dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

II. Giám sát tai cơ sở sản xuất tôm giốngThiết kế giám sát theo quy định tại Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT

ngày 10/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật và theo Luật của OIE với tỷ lệ lưu hành (P) là 2% (tại Mục 1.4.6, Luật của OIE).

1. Phương pháp lấy mẫuPhương pháp lấy mẫu đa tầng, nhiều giai đoạn được thực hiện như sau:a) Giai đoan 1: Lựa chọn các trại sản xuất tôm giông- Liệt kê và đánh sô thứ tự tất cả các trại sản xuất tôm giông thuộc Tập

đoàn Việt Úc tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu (Phụ lục danh sách và sô thứ tự các trại được đính kèm).

- Sô lượng trại cần phải lựa chọn để lấy mẫu xét nghiệm được tính theo công thức sau:

Trong đó:+ Tổng sô trại sản xuất tôm giông (N)+ Độ tin cậy 95%, = 0,05+ Độ nhạy của phương pháp xét nghiệm là (Se). Nếu không rõ, ước tính là

Se = 98%+ Tỷ lệ lưu hành cấp độ trại (P) là 2%+ D là sô trại có khả năng phát hiện có mầm bệnh = Se × P- Cách thức chọn trại: Từ danh sách các trại sản xuất tôm giông nêu trên,

lựa chọn ngẫu nhiên sô lượng trại (n) trong bảng tính Excel để lấy mẫu.- Lưu ý: Giữa các lần lấy mẫu, không nhất thiết phải lấy trùng lặp ở các

trại. Tháng này có thể lựa chọn ngẫu nhiên được trại này, tháng sau lựa chọn ngẫu nhiên được trại khác.

2

Page 3: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

b) Giai đoan 2: Lựa chọn các bể sản xuất tôm giông để lấy mẫu- Tại mỗi trại được lựa chọn ở Giai đoạn 1, lựa chọn ngẫu nhiên 50% sô

bể trong trại đó để lấy mẫu xét nghiệm. - Lưu ý: Giữa các lần lấy mẫu, không nhất thiết phải lấy trùng lặp ở các

bể. Tháng này có thể lựa chọn ngẫu nhiên được bể này, tháng sau lựa chọn ngẫu nhiên được bể khác.

c) Giai đoan 3: Lấy mẫu tại mỗi bể được lựa chọn tại Giai đoạn 2- Loai mẫu: Tôm bô mẹ loại thải hoặc chân bơi của tôm bô mẹ chưa loại

thải, tôm post (sau đây gọi là mẫu tôm); thức ăn tươi sông (mực, giun nhiều tơ, hầu,....); mẫu nước và cặn đáy bể ương nuôi (mẫu môi trường).

- Số lượng mẫu lấy tai mỗi bể như sau:+ Mẫu tôm post: Lấy khoảng 1,5 gram (0,3 gram/vị trí của 5 vị trí khác

nhau).+ Mẫu nước và cặn đáy bể (mẫu môi trường): 500 ml (100 ml/vị trí)+ Mẫu thức ăn tươi sông: 1,5 gram/loại, lấy tất cả các loại+ Mẫu giáp xác, tôm bô mẹ: Lấy tôi thiểu 03 con giám xác hoặc tôm bô

mẹ loại thải hoặc 3 cặp chân bơi với tôm bô mẹ chưa loại thải.- Thời điểm lấy mẫu: Bắt đầu từ lúc sản xuất tôm giông cho đến khi kết

thúc chu kỳ sản xuất tôm giông.- Tần suất lấy mẫu: 02 lần/tháng; lần 1 lấy vào tuần đầu của tháng; lần 2

lấy vào tuần thứ 3 của tháng.- Ghi nhãn mẫu: Loại mẫu + Mã sô trại + Mã sô bể + Mã sô vòng lấy

mẫu+ Mẫu tôm post: TP-01-01-01 = Mẫu tôm post của trại sô 01, bể sô 01,

vòng lấy mẫu sô 01.+ Mẫu tôm bô mẹ: BM-01-01-01 = Mẫu tôm bô mẹ của trại sô 01, bể sô

01, vòng lấy mẫu sô 01.+ Mẫu môi trường: MT-01-01-01 = Mẫu môi trường của trại sô 01, bể sô

01, vòng lấy mẫu sô 01.+ Mẫu thức ăn tươi sông: TATS-01-01-01 = Mẫu thức ăn tươi sông của

trại sô 01, bể sô 01, vòng lấy mẫu sô 01.+ Mẫu giáp xác: GX-01-01-01 = Mẫu thức ăn tươi sông của trại sô 01, bể

sô 01, vòng lấy mẫu sô 01.- Thu mẫu, bảo quản và vân chuyển mẫu: Thực hiện theo Phụ lục 1.1

và 1.2 gửi kèm.

3

Page 4: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

- Ghi chép theo dõi ao/bể: Đơn vị thiết kế sổ theo dõi và đưa vào Phụ lục 3, yêu cầu đo các chỉ tiêu môi trường, theo dõi sử dụng thức ăn, sức khỏe tôm bô mẹ, postlarvae, việc ghi chép phải thực hiện hằng ngày.

2. Chỉ tiêu bệnh cần phải xét nghiệm và loai mẫu xét nghiệma) Chỉ tiêu xét nghiệmViệc đăng ký để được công nhận an toàn dịch bệnh đôi với bất kỳ bệnh

nào là theo nhu cầu của Tập đoàn Việt Úc. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, cũng như khả năng sắp tới của Chính phủ Úc, những bệnh sau cần phải được xét nghiệm để chứng minh là không có mầm bệnh lưu hành:

- Đôi với bệnh Đôm trắng: Mẫu tôm; mẫu giáp xác (nếu có).- Đôi với bệnh Đầu vàng (YHD): Mẫu tôm- Đôi với bệnh Taura (TSV): Mẫu tôm- Đôi với bệnh Hoại tử gan tụy do vi khuẩn (NHPB): Mẫu tôm; mẫu môi

trường.- Đôi với bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND): Mẫu tôm, mẫu môi

trường.b) Đơn vị xét nghiệmMặc dù Tập đoàn Việt Úc đã đầu tư xây dựng Phòng thí nghiệm mới,

nhưng do chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định, nên Tập đoàn Việt Úc cần ký hợp đồng xét nghiệm với Phòng thí nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định. Ngoài ra, nếu thị trường xuất khẩu yêu cầu cụ thể về Phòng thí nghiệm (tương đương, được họ đánh giá, công nhận) thì phải lựa chọn Phòng thí nghiệm đáp ứng yêu cầu đó để ký hợp đồng.

III. Thiết kế giám sát tai cơ sở nuôi tôm thương phẩmThiết kế giám sát theo quy định tại Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT

ngày 10/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật và theo Luật của OIE với tỷ lệ lưu hành (P) là 2% (tại Mục 1.4.6, Luật của OIE).

1. Phương pháp lấy mẫuPhương pháp lấy mẫu đa tầng, nhiều giai đoạn được thực hiện như sau:a) Giai đoan 1: Lựa chọn các trại nuôi tôm thương phẩm- Liệt kê và đánh sô thứ tự tất cả các trại nuôi tôm thương phẩm thuộc Tập

đoàn Việt Úc tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu (Phụ lục danh sách và sô thứ tự các trại được đính kèm).

- Sô lượng trại cần phải lựa chọn để lấy mẫu xét nghiệm được tính theo công thức sau:

4

Page 5: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

Trong đó:+ Tổng sô trại sản xuất (N)+ Độ tin cậy 95%, = 0,05+ Độ nhạy của phương pháp xét nghiệm là (Se). Nếu không rõ, ước tính là

Se = 98%+ Tỷ lệ lưu hành cấp độ trại (P) là 2%+ D là sô trại có khả năng phát hiện có mầm bệnh = Se × P- Cách thức chọn trại: Từ danh sách các trại sản xuất tôm giông nêu trên,

lựa chọn ngẫu nhiên sô lượng trại (n) trong bảng tính Excel để lấy mẫu.- Lưu ý: Giữa các lần lấy mẫu, không nhất thiết phải lấy trùng lặp ở các

trại. Tháng này có thể lựa chọn ngẫu nhiên được trại này, tháng sau lựa chọn ngẫu nhiên được trại khác.

b) Giai đoan 2: Lựa chọn các ao nuôi để lấy mẫu- Tại mỗi trại được lựa chọn ở Giai đoạn 1, lựa chọn ngẫu nhiên 50% sô

ao trong trại đó để lấy mẫu xét nghiệm.- Lưu ý: Giữa các lần lấy mẫu, không nhất thiết phải lấy trùng lặp ở các

ao. Tháng này có thể lựa chọn ngẫu nhiên được ao này, tháng sau lựa chọn ngẫu nhiên được ao khác.

c) Giai đoan 3: Lấy mẫu tại mỗi ao được lựa chọn tại Giai đoạn 2- Loai mẫu: Tôm nuôi, mẫu nước và bùn đáy ao nuôi (mẫu môi trường).- Số lượng mẫu lấy tai mỗi ao như sau:+ Mẫu tôm dưới 20 ngày: 2,5 gram (0,5 gram/vị trí, lấy ở 5 vị khí khác

nhau: 4 góc và ở giữa ao).+ Mẫu tôm trên 20 ngày tuổi sau thả: 25 con/ao (5 con/vị trí, lấy ở 5 vị khí

khác nhau: 4 góc và ở giữa ao).+ Mẫu nước và bùn đáy ao (mẫu môi trường): 500 ml (100 ml/vị trí, lấy ở

5 vị trí khác nhau: 4 góc và ở giữa ao).+ Mẫu giáp xác (nếu có): Lấy tôi thiểu 03 con ở bất kỳ vị trí nào trong

khu vực nuôi.- Thời điểm lấy mẫu: Toàn bộ quá trình nuôi.- Tần suất lấy mẫu: 01 tháng/lần.- Ghi nhãn mẫu: Loại mẫu + Mã sô trại + Mã sô ao + Mã sô vòng lấy

mẫu+ Mẫu tôm TN-01-01-01 = Mẫu tôm của trại sô 01, ao sô 01, vòng lấy

mẫu sô 01.

5

Page 6: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

+ Mẫu môi trường: MN-01-01-01 = Mẫu môi trường của trại sô 01, ao sô 01, vòng lấy mẫu sô 01.

- Thu mẫu, bảo quản và vân chuyển mẫu: Thực hiện theo Phụ lục 1.1 và 1.2 gửi kèm.

- Ghi chép theo dõi từng ao: Đơn vị thiết kế sổ theo dõi và đưa vào Phụ lục 3, yêu cầu đo các chỉ tiêu môi trường, theo dõi sử dụng thức ăn, sức khỏe, việc ghi chép phải thực hiện hằng ngày.

2. Chỉ tiêu bệnh cần phải xét nghiệm và loai mẫu xét nghiệm.a) Chỉ tiêu xét nghiệmViệc đăng ký để được công nhận an toàn dịch bệnh đôi với bất kỳ bệnh

nào là theo nhu cầu của Tập đoàn Việt Úc. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, cũng như khả năng sắp tới của Chính phủ Úc, những bệnh sau cần phải được xét nghiệm để chứng minh là không có mầm bệnh lưu hành:

- Đôi với bệnh Đôm trắng: Mẫu tôm; mẫu giáp xác (nếu có).- Đôi với bệnh Đầu vàng (YHD): Mẫu tôm- Đôi với bệnh Taura (TSV): Mẫu tôm- Đôi với bệnh Hoại tử gan tụy do vi khuẩn (NHPB): Mẫu tôm; mẫu môi

trường.- Đôi với bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND): Mẫu tôm, mẫu môi

trường.b) Đơn vị xét nghiệm: Theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Mục II Phụ

lục này.IV. Xử lý kết quả giám sát1. Quản lý hồ sơ, thông tin giám sát: Đơn vị xây dựng quy trình quản lý

hồ sơ, dữ liệu trên máy đảm bảo đồng nhất, chính xác và có khả năng truy xuất dữ liệu giữa các phòng ban liên quan và cơ quan quản lý.

- Nhập dữ liệu: …- Lưu giữ hồ sơ: …- Đối chiếu va kiểm tra số liệu: …- Phân tích va viết bao cao giam sat: …2. Xử lý kết quả giám sát: Thực hiện theo quy định Thông tư

soos04/2016/TT-BNNPTNT và Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT, cụ thể:

a) Cơ sở sản xuất giống - Trường hợp kết quả xét nghiệm mẫu tôm dương tính, mẫu thức ăn và

môi trường âm tính: thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch theo quy định XXXX

6

Page 7: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

của Công ty (xây dựng quy trình xử lý khi dịch bệnh xảy ra tại đơn vị đảm bảo an toàn sinh học tránh phát tán mầm bệnh sang bể sung quanh và vùng nuôi: con người, công cụ dụng cụ, vệ sinh thú y ….) và các biện pháp phòng, chông theo quy định tại Thông tư sô 04/2016/TT-BNNPTNT đồng thời tiến hành các biện pháp sau:

+ Tiêu hủy toàn bộ đàn postlarvae có chung nguồn gôc tại cơ sở và hàng đang đi đường (Cơ sở cân nhắc việc tiêu hủy toàn bộ đàn post hiện có trong cùng trại sản xuất). Tăng cường giám sát cũng như triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho các bể ương của cơ sở.

+ Giám sát toàn bộ đàn postlarver có chung nguồn gôc đã được bán cho người nuôi, nếu có hiện tượng tôm chết tiến hành xử lý ngay theo quy định tại Thông tư sô 04/2016/TT-BNNPTNT.

+ Đôi với mẫu tôm bô mẹ có kết quả xét nghiệm dương tính: Tùy từng bệnh, tiến hành thu mẫu (cơ quan đích của bệnh) để xét nghiệm lại. Tiêu hủy đôi với tôm bô mẹ có kết quả kiểm tra lại dương tính. Tăng cường giám sát cũng như triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho các tôm bô mẹ âm tính cùng bể và các bể khác cùng trại.

+ Xử lý nguồn nước cấp, nước thải, chất thải đảm bảo an toàn sinh học, ngăn chặn phát tán bệnh ra môi trường xung quanh: ………

+ Thực hiện vệ sinh thú y, khử trùng tiêu độc toàn bộ khu vực sản xuất.+ Tăng cường giám sát môi trường, thức ăn và truy tìm nguồn bệnh để xử

lý.- Trường hợp kết quả xét nghiệm mẫu tôm âm tính, nhưng mẫu môi

trường dương tính hoặc thức ăn dương tính: + Tại các bể có mẫu nước dương tính: tiến hành tiêu hủy tôm postlarvae.+ Thức ăn dương tính: tiến hành tiêu hủy và truy tìm nguồn cung cấp thức

ăn tươi sông. Rà soát toàn bộ các nguồn cung cấp và tiến hành thu mẫu xét nghiệm đảm bảo thức ăn phải sạch bệnh đồng thời tiến hành vệ sinh khử trùng tiêu độc các dụng cụ chứa đựng, vận chuyển lô thức ăn dương tính. Tăng cường giám sát cũng như triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho các bể đã sử dụng thức ăn đó.

+ Tiến hành thu mẫu tôm postlarvae bổ sung để khẳng định tôm giông có mắc bệnh hay không (cân nhắc việc tiêu hủy đàn postlarvae). Nếu tiếp tục âm tính, tiến hành rà soát lại toàn bộ quy trình xử lý nước, nguồn nước và thức ăn.

+ Tiền hành rà soát, kiểm tra thu mẫu nguồn nước, thức ăn có nguy cơ mang mầm bệnh để xét nghiệm tìm nguyên nhân, đề xuất biện pháp quản lý phù hợp.

+ Thực hiện vệ sinh thú y, khử trùng tiêu độc toàn bộ khu vực sản xuất.b) Cơ sở nuôi thương phẩm

7

Page 8: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

- Trường hợp kết quả xét nghiệm tôm dương tính với bệnh thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch theo quy định của Công ty (xây dựng quy trình xử lý khi dịch bệnh xảy ra tại đơn vị đảm bảo an toàn sinh học tránh phát tán mầm bệnh sang bể sung quanh và vùng nuôi); các biện pháp phòng, chông theo quy định tại Thông tư sô 04/2016/TT-BNNPTNT (xem và đưa ra biện pháp xử lý cụ thể cho cơ sở).

- Trường hợp kết quả xét nghiệm mẫu tôm âm tính, nhưng mẫu bùn hoặc mẫu nước hoặc mẫu động vật giáp xác dương tính với bệnh, tiến hành thực hiện các biện pháp sau và theo quy định của Công ty: Thu mẫu xét nghiệm bổ xung để khẳng định tôm không bị bệnh; thu mẫu nước và môi trường hoặc giáp xác tìm nguồn bệnh. Trường hợp cần thiết tiến hành tiêu hủy toàn bộ ao nuôi theo quy định như đôi với tôm bệnh đồng thời tiến hành xử lý ao nuôi và ngừng nuôi trong một thời gian nhằm tiêu diệt hết mầm bệnh trong môi trường.

- Thực hiện vệ sinh thú y, khử trùng tiêu độc toàn bộ khu vực sản xuất, kiểm soát toàn bộ quá trình ra vào cơ sở trong cả hai trường hợp trên.

(Trường hợp nguồn giông nuôi có nguồn gôc từ cơ sở giông của đơn vị, tiến hành thu mẫu đột xuất trên đàn giông để truy xuất nguồn gôc bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời đôi với trại giông tránh lây lan)

3. Báo cáo kết quả giám sát: Tham khảo Điều 21 Thông tư 14 và theo yêu cầu của thị trường.

V. Tổ chức thưc hiện Phân công cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân (nội dung, nhiệm

vụ, yêu cầu kết quả, thời gian thực hiện, trách nhiệm chính, phôi hợp).VI. Nguồn kinh phí thưc hiệnTập đoàn Việt Úc chi phí toàn bộ kinh phí thực hiện việc xây dựng chuỗi

sản xuất tôm an toàn dịch bệnh của Tập đoàn.

Nơi nhận:- Cục Thú y (để b/c);- Cơ quan Thú y vùng VI, VII (để p/h);-....

TỔNG GIÁM ĐỐC

8

Page 9: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

Phụ lục 1.1LẤY MẪU XÉT NGHIÊM BÊNH

(Ban hanh kèm theo Công văn số 142/TY-TS ngay 25 thang 01 năm 2016 của Cục Thú y)

I. Tác nhân gây bệnh là vi rut (xét nghiệm bằng phương pháp PCR hoặc Real time – PCR)

1. Yêu cầu về mẫu tôm, vât chủ trung gian và dụng cụ chứa đưng- Tôm, vật chủ trung gian được lấy mẫu phải còn sông hoặc sắp chết hoặc

có dấu hiệu mắc bệnh.- Các dụng cụ thu, chứa mẫu phải đảm bảo sạch, vô trùng.- Lấy mẫu nguyên con hoặc thu cơ quan đích: Mang, chân bơi, dạ dày. 2. Lấy mẫu- Vị trí thu: Tùy thuộc vào thiết kế chương trình giám sát. Đôi với mẫu vật

chủ trung gian thu tại bất kỳ vị trí nào có thể có trong khu vực nuôi của cơ sở.- Bảo quản: Mẫu tôm hoặc giáp xác được cô định trong cồn 90% theo tỷ

lệ 1:10 (1 thể tích mẫu ngâm trong 10 thể tích cồn). - Mẫu tươi: Mẫu được gói trong túi nilon riêng. Ghi và dán nhãn thông

tin, ký hiệu mẫu. Tiếp tục cho vào 1 túi nilon khác, cột chặt.- Mẫu sông: Mẫu tôm còn sông chứa trong túi nilon có bơm .- Sô lượng tôm cần thu/mẫu: + Đối với tôm nhỏ ≤ 20 ngay tuổi: Thu nguyên con, lượng mẫu ≥ 2

g/mẫu. + Ðối với tôm > 20 ngay tuổi: Thu nguyên con (≥ 20 con/mẫu).3. Bảo quản và vân chuyển mẫu- Mẫu cô định trong cồn 90%: Chai lọ chứa mẫu phải có miệng rộng và

nắp đậy kín, để tránh dung dịch cô định bị rò rỉ ra ngoài. Mỗi mẫu phải được dán nhãn và ghi ký hiệu mẫu bằng bút chì. Riêng đôi với giáp xác có mai dày và cứng như con rạm, cua, còng…. thì tiến hành tách mai trước khi cô định trong cồn.

- Mẫu sông: Tôm còn sông chứa trong túi nilon có bơm oxy được chuyển thẳng về phòng thử nghiệm ngay sau khi lấy mẫu đảm bảo tôm vẫn còn sông khi đến phòng thử nghiệm trong vòng 24 giờ; mẫu phải được dán nhãn và ghi ký hiệu trên túi nilon và đóng trong thùng xôp kín.

- Mẫu tươi: Giữ lạnh ở 2-8°C bằng cách ướp đá (hoặc đá khô), đảm bảo nước đá không vào được túi chứa mẫu trong quá trình vận chuyển về phòng thử

9

Page 10: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

nghiệm trong thùng xôp hoặc thùng lấy mẫu được đóng kín và chuyển về phòng thử nghiệm trong vòng 24 giờ (đảm bảo mẫu về đến phòng thử nghiệm vẫn còn đá chưa tan đôi với mẫu ướp đá).

- Trên thùng vận chuyển mẫu phải ghi rõ địa chỉ, sô điện thoại nơi gửi và nơi nhận mẫu.

- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã mẫu hoặc ký hiệu của từng mẫu thu, kèm theo thông tin của mẫu và yêu cầu chỉ tiêu xét nghiệm bệnh ứng với từng mẫu).

II. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, xét nghiệm bằng phương pháp PCR hoặc Real time PCR

1. Yêu cầu về mẫu tôm và dụng cụ chứa đưng- Lấy mẫu tôm phải còn sông hoặc sắp chết.- Các dụng cụ thu, chứa mẫu phải đảm bảo sạch, vô trùng.- Lấy mẫu nguyên con hoặc thu cơ quan đích: Khôi gan tụy, dạ dày của

tôm.2. Lấy mẫu2.1. Mẫu tôm* Đôi với mẫu không cần nuôi cấy tăng sinh (có triệu chứng bệnh tích của

bệnh):- Bảo quản: Mẫu Tôm hoặc giáp xác được cô định trong cồn 90% với tỉ lệ

1:10 (1 thể tích mẫu ngâm trong 10 thể tích cồn). - Mẫu tươi: Mẫu được gói trong túi nilon riêng. Ghi và dán nhãn thông

tin, kí hiệu mẫu. Tiếp tục cho vào 1 túi nilon khác, cột chặt.- Mẫu sông: Mẫu tôm còn sông chứa trong túi nilon có bơm oxy.* Đôi với mẫu cần nuôi cấy tăng sinh (phải thu mẫu lại do kết quả xét

nghiệm không rõ ràng hoặc tôm có triệu chứng, bệnh tính không điển hình ):- Mẫu tươi: Mẫu được gói trong túi nilon riêng. Ghi và dán nhãn thông

tin, kí hiệu mẫu. Tiếp tục cho vào 1 túi nilon khác, cột chặt.- Mẫu sông: Mẫu tôm còn sông chứa trong túi nilon có bơm oxy.- Sô lượng tôm cần thu/mẫu: + Đối với tôm nhỏ ≤ 20 ngay tuổi: Thu nguyên con, lượng mẫu ≥ 2

g/mẫu. + Ðối với tôm > 20 ngay tuổi: Thu nguyên con (≥ 20 con/mẫu).2.2. Mẫu nước, bùn- Lượng mẫu cần thu: 500ml/mẫu nước, 250g bùn/mẫu.- Cách lấy mẫu bùn tại từng vị trí thu: Lớp bùn bề mặt đáy ao nuôi.

10

Page 11: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

- Dụng cụ chứa mẫu nước, bùn: Phải có nắp được đóng kín, dán nhãn và ghi đầy đủ ký hiệu mẫu.

3. Bảo quản và vân chuyển mẫu- Mẫu cô định trong cồn 90%: Chai lọ chứa mẫu phải có miệng rộng và

nắp đậy kín, để tránh dung dịch cô định bị rò rỉ ra ngoài. Mỗi mẫu phải được dán nhãn và ghi kí hiệu mẫu (bằng bút chì).

- Mẫu sông: Tôm còn sông chứa trong túi nilon có bơm oxy được chuyển thẳng về phòng thử nghiệm ngay sau khi lấy mẫu. Đảm bảo mẫu về đến phòng thử nghiệm tôm vẫn còn sông khi đến phòng thử nghiệm trong vòng 24h, mẫu phải được dán nhãn và ghi kí hiệu trên túi nilon và đóng trong thùng xôp kín.

- Mẫu tươi, mẫu bùn, mẫu nước: Giữ lạnh ở 2-8oC bằng cách ướp đá (hoặc đá khô), đảm bảo nước đá không vào được túi chứa mẫu trong quá trình vận chuyển về phòng thử nghiệm. Thùng xôp hoặc thùng lấy mẫu được đóng kín và chuyển về phòng thử nghiệm trong vòng 24h (đảm bảo mẫu về đến phòng thử nghiệm vẫn còn đá chưa tan đôi với mẫu ướp đá).

- Trên thùng mẫu phải ghi rõ địa chỉ, sô điện thoại cơ quan gửi và cơ quan nhận mẫu.

- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã mẫu hoặc ký hiệu của từng mẫu thu, kèm theo thông tin của mẫu và yêu cầu chỉ tiêu xét nghiệm bệnh ứng với từng mẫu)./.

11

Page 12: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

Phụ lục 1.2MẪU SỔ THEO DÕI TÔM NUÔI

(Ban hanh kèm theo Công văn số 142/TY-TS ngay 25 thang 01 năm 2016 của Cục Thú y)

NHÂT KY AO NUÔI SỐ: …………………………………………..

THÔNG TIN CHUNG

Tên chủ cơ sở nuôi: ………………………………………………....................

Điện thoại …………………………………………………...............................

Địa chỉ (ghi chi tiết đến thôn/ấp, xã, huyện, tỉnh): …….....................................

Tọa độ GPS: Toạ độ X …………........Toạ độ Y ……………….…….……….

Mã sô cơ sở: ……………………………………………………………………

Mã ao/bể: …………………………………………………………………….

Diện tích ao/đầm/vuông: ………………(ha).

Ao có đường nước vào và thoát nước chung hay riêng biệt

(Đánh dấu vào ô bên): Chung Riêng

Ao nuôi đã được: Phơi đáy trong bao nhiêu ngày trước khi thả? ……….. Ngày

Thời gian nuôi/Niên vụ:…………………………………………………………

Ngày thu hoạch: ……………… Tổng sản lượng thu hoạch: ………………….

Đơn vị thu mua:

+ Vụ/đợt 1: …………………..……………….…điện thoại ……………………

+ Vụ/đợt 2: …………………..……………….…điện thoại ……………………

+ Vụ/đợt 3: …………………..……………….…điện thoại ……………………

+ Vụ/đợt 4: …………………..……………….…điện thoại ……………………

12

Page 13: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

SỔ THEO DÕI AO/BỂ NUÔI SỐ ………………

(Trang 13 và trang 14 đóng gộp thành 01 mặt để ghi chép)Ao sô (mã ao): …………………… Mã sô nhận diện: ………………………Diện tích: ……..……m2 Chiều sâu mực nước:…… .m Tuổi ao nuôi:.….. năm Loài thả: ……………………... Cán bộ hoặc tổ phụ trách kỹ thuật: ………………………..Tọa độ GPS: Kinh độ………………………... Vĩ độ: ……………………………

XỬ LÝ AO NUÔI TRƯỚC KHI THẢ (CHUẨN BỊ AO):

TT Nôi dung Tên sản phẩm Lượng sử dụng (kg)

Ghi chu

1 Thuốc, hóa chất diệt tap, khử trùng trước khi nuôi

Diệt tạp:

Khử trùng:

2 Chỉ tiêu môi trường trước khi thả nuôi

Chỉ tiêu đo Giá trị đo Thời gian đoĐộ mặnĐộ kiềmpH Sáng chiều Độ trongOxy hòa tan Sáng chiều ……

THÔNG TIN GIỐNG:

Ngày thả Nhà cung cấp Mã số lô giống

Tuổi giống

Số lượng giống thả

(con)

Giấy chứng nhân kiểm dịch

số

Địa chỉ nhà cung cấp giông: …………………………………………………………………..Đơn vị cấp giấy chứng nhận kiểm dịch: ………………………………………………………Giông được xét nghiệm bệnh: ……………………………………………………………….THÔNG TIN THỨC ĂN

TTHãng thức ăn (tên công ty)

Loai thức ăn (tươi sông,

thức ăn viên)

Tổng số lượng của lô thức ăn

(kg)

Ngày nhâp kho(ngày/tháng/năm)

Ngày bắt đầu sử dụng

(ngày/tháng/năm)

Ngày sử dụng cuối cùng của lô thức ăn(ngày/tháng/ năm)

Tổng trang

13

Trang 1

Page 14: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

TTHãng thức ăn (tên công ty)

Loai thức ăn (tươi sông,

thức ăn viên)

Tổng số lượng của lô thức ăn

(kg)

Ngày nhâp kho(ngày/tháng/năm)

Ngày bắt đầu sử dụng

(ngày/tháng/năm)

Ngày sử dụng cuối cùng của lô thức ăn(ngày/tháng/ năm)

Tổng trangLũy kế

14

Page 15: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

SỔ THEO DÕI HÀNG NGÀY (Trang 15và trang 16 đóng gộp thành 01 mặt để ghi chép)

Ngày/ tháng

THỨC ĂN Cỡ thủy sản hiện tai

(con/kg)

Số lượng thủy sản chết quan sát được (con)

Dấu hiệu bất thườngCỡ

thức ăn

Mã lô thức ăn (lô thức

ăn)

Khối lượng (kg)

           

           

           

           

           

           

           

           

           

           

           

           

           

           

           

           

           

           

           

           

           

           

           

           

           

Tổng trang          

Lũy kế          

15

Page 16: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

THUỐC VÀ HÓA CHẤT CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG

Tên thuốc Liều dùng

Mục đích sử dụng (điều

trị, diệt khuẩn, ..)

Đô mặn

Đô kiềm pH

Oxy hòa tan (mg/l)

NH3

(mg/l)H2S

(mg/l) …..

                 

                 

                 

                 

                 

                 

                 

                 

                 

16

Page 17: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

Phụ lục 1.3DANH SÁCH TRẠI NUÔI, AO NUÔI/SẢN XUẤT TẠI CƠ SỞ

(Ban hanh kèm theo Công văn số 142/TY-TS ngay 25 thang 01 năm 2016 của Cục Thú y)

I. Danh sách trai nuôi/sản xuất tôm

STT Trai số Mã trai

Số ao Cán bô kỹ thuât phụ trách trai (tên, điện

thoai)

Tổng diện tích ao nuôi (ha)

Ghi chu

                  

II. Danh sách ao/bể

STT Số ao/bể

Mã ao

Trai số

Mã trai

Diện tích ao/bể nuôi

Loài tôm nuôi (su, thẻ)

Mât đô thả nuôi (con/ m2)

Ghi chu

                  

17

Page 18: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

Phụ lục 2KHUNG THIẾT KẾ KẾ HOẠCH

AN NINH SINH HỌC CHO CƠ SỞ NUÔI TÔM(Ban hanh kèm theo Công văn số 142/TY-TS ngay 25 thang 01 năm 2016

của Cục Thú y)

I. Mục tiêu của Kế hoach an toàn sinh họcMục đích chính của Kế hoạch an toàn sinh học là để đưa ra các giải pháp,

hoạt động cụ thể nhằm ngăn ngừa, kiểm soát và loại trừ các môi nguy làm mất vệ sinh thú y và bất kỳ loại mầm bệnh nào mà cơ sở dự định đăng ký để được công nhận an toàn dịch bệnh.

Lưu ý: Không co môt kế hoach an ninh sinh hoc chuân nao để ap dụng cho tât ca cac cơ sơ nuôi. Môi cơ sơ cân phai xây dưng va tổ chức thưc hiện kế hoach cho phù hợp với quy trình san xuât, cơ sơ ha tâng, trang thiết bị va đặc điểm của cơ sơ mình để xây dưng chương trình an ninh sinh hoc dưa trên đanh gia mối nguy tai cac khâu trong qua trình quan lý va san xuât.

II. Tiêu chí thiết kế1. Các nguyên tắc xây dưng và thưc hiện Kế hoach an toàn sinh họca) Tính hợp lý: Phải có căn cứ khoa học. Các chính sách của công ty

hoặc các biện pháp vệ sinh cá nhân không nên phụ thuộc quá nhiều vào kế hoạch an toàn sinh học mà cần có tính độc lập.

b) Tính thưc tế: Các biện pháp an ninh sinh học không làm cản trở các hoạt động sản xuất hàng ngày. Sự cam kết của nhân viên rất quan trọng để thực hiện kế hoạch và cần khích lệ sự tham gia của họ trong việc tôi ưu hóa các biện pháp giảm thiểu nguy cơ.

c) Tính kinh tế: Phải có sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích của các biện pháp an ninh sinh học.

2. Các bước thiết kếĐể thiết kế một kế hoạch an ninh sinh học cần tuân theo các bước, bao

gồm: Kiến thức về tình trạng sức khỏe vật nuôi, thiết kế va thưc hiện cac chương trình giam sat va lưa chon cac bệnh cân giam sat co chủ đích để khống chế. Cần xác định các điểm nguy cơ và biện pháp kiểm soát tương ứng; xây dựng và kiện toàn năng lực chẩn đoán xét nghiệm và xác định chiến lược dự phòng và kế hoạch nâng cao nhận thức cho nhân viên, công nhân.

a) Tinh trang sức khoe đông vâtTrước hết phải là xác định chính xác tình trạng sức khỏe và dịch bệnh trên

đàn động vật nuôi tại cơ sở. Chúng ta có thể biết được tình hình của một sô mầm 18

Page 19: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

bệnh nhưng vẫn cần một đánh giá tổng quát. Do vậy, cần có một chương trình giám sát được thiết kế phù hợp để giảm thiểu sô lượng mẫu cần lấy mà vẫn có được lượng thông tin lớn.

Liệt kê các tác nhân gây bệnh cần phải không chế và loại trừ. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe ban đầu của đàn vật nuôi và trong môi trường xung quanh, các tác nhân gây bệnh được liệt kê có thể tập trung vào các tác nhân có liên quan đến gây tỷ lệ chết cao và thiệt hại kinh tế chính hoặc có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và năng suất.

Danh sách này chỉ nên tập trung vào các tác nhân gây bệnh chính và không bao gồm các tác nhân gây bệnh thứ cấp như các loài Vibrio.

2.2. Cơ chế truyền lây của mầm bệnhViệc biết được cơ chế truyền lây của các mầm bệnh được liệt kê là rất

quan trọng để áp dụng các biện pháp an ninh sinh học có hiệu quả. Có hai con đường truyền lây quan trọng đôi với tác nhân gây bệnh trên tôm: truyền ngang và truyền dọc.

Truyền ngang là mầm bệnh truyền từ con tôm này sang tôm bên cạnh hoặc vật chủ cảm nhiễm khác, có thể nó được truyền trực tiếp qua đường ăn thịt lẫn nhau hoặc do ăn phải thức ăn nhiễm mầm bệnh, qua môi trường nước (sông chung) hoặc do ăn phải chất thải của con nhiễm bệnh.

Ngược lại, truyền dọc là bệnh được truyền từ bô mẹ sang con cái của chúng. Điều này xảy ra khi mầm bệnh khu trú trong trứng, vì thế việc làm sạch hoặc sát trùng trứng hoặc ấu trùng không ngăn chặn được mầm bệnh lan truyền. Truyền dọc cũng xảy ra khi bề mặt trứng bị tạp nhiễm với dịch buồng trứng hoặc tinh dịch (qua trứng).

Tất cả các tác nhân gây bệnh toàn thân như vi rút đôm trắng, vi rút đầu vàng, vi rút gây hội chứng Taura… đều được cho là có truyền qua trứng. Đôi với các tác nhân này, làm sạch và sát trùng trứng là một biện pháp để cắt đứt đường truyền lây của mầm bệnh. Tuy nhiên, các biện pháp này đem lại thành công không nhiều. Trong hầu hết các trường hợp, để loại trừ các mầm bệnh truyền qua trứng chúng ta phải loại thải bô mẹ đã nhiễm bệnh.

Ăn phải chất thải nhiễm bệnh trong các giai đoạn phát triển sớm của ấu trùng cũng là đường truyền lây phổ biến của các tác nhân gây bệnh đường ruột như tetrahedral baculovirosis, spherical baculovirosis và vi rút gây hoại tử gan tụy.

Đôi với vấn đề quản lý sức khỏe, các vi rút gây bệnh trên tôm được xem là có khả năng gây bệnh lâu dài, vì thế khi tôm bị bệnh chúng se mang mầm bệnh đó suôt đời.

2.3. Xác định nguy cơViệc xác định và ưu tiên các yếu tô nguy cơ là cơ sở để xây dựng các biện

pháp giảm thiểu rủi ro. Chúng có thể được chia thành các nhóm chính. Các biện

19

Page 20: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

pháp nhằm kiểm soát mầm bệnh xâm nhập vào cơ sở thuộc phạm vi an ninh sinh học bên ngoài.

Nhóm còn lại bao gồm các biện pháp kiểm soát sự lây lan của mầm bệnh bên trong cơ sở thuộc phạm vi an ninh sin học bên trong.

Bước đầu tiên để thiết lập các biện pháp an ninh sinh học bên ngoài là để xác định tất cả các đường truyền lây có thể của mầm bệnh vào cơ sở. Các nguồn bệnh chủ yếu bao gồm tôm nuôi, tôm bô mẹ mới nhập, giáp xác hoang dã trong nguồn nước cấp hoặc xâm nhập qua bờ, qua thức ăn tươi sông, nguồn nước cấp, chim hoặc côn trừng, phương tiện và trang thiết bị, con người, nước thải và chất thải rắn từ các nhà máy chế biến. Trên cơ sở đó, xây dựng và áp dụng các quy trình phù hợp để kiểm soát hoặc giảm thiểu nguy cơ.

Đôi với an ninh sinh học bên trong, đầu tiên phải xác định tất cả các đường truyền lây có thể của mầm bệnh trong cơ sở và xác lập các quy trình phù hợp để kiểm soát hoặc giảm thiểu nguy cơ. Khi xem xét nguy cơ lây lan của một mầm bệnh, có hai thông sô chính. Thư nhât là khả năng một đôi tượng (trang thiết bị dụng cụ, quần áo, giày, ...) mang mầm bệnh vi rút truyền nhiễm và thư hai là khả năng vi rút đó có thể tiếp cận với một vật chủ cảm nhiễm.

Các trường hợp tôm tiếp xúc với con người, phương tiện, dụng cụ và các bề mặt có nguy cơ nhất định. Điều này cũng được áp dụng trong trường hợp có tiếp xúc với nước và đất/bùn từ ao nuôi nhưng ở mức độ nguy cơ thấp hơn.

Khi các hoạt động có nguy cơ khác nhau được xác định, các biện pháp giảm thiểu nguy cơ cần được thiết lập. Hâu hết cac biện phap đêu yêu câu quy trình lam sach va sat trùng.

Các biện pháp này nên được đưa vào các quy trình vận hành chuẩn áp dụng hằng ngày. Cần đặc biệt lưu ý đến quy trình thu hoạch, vì giai đoạn này tiềm ẩn nguy cơ cao nhất, cần một lượng lớn tôm và nước tiếp xúc với con người, phương tiện, dụng cụ và các bề mặt khác. Tất cả dụng cụ và bề mặt phương tiện vận chuyển cần được làm sạch và ngâm vào chất tẩy rửa mạnh tại nơi thu hoạch.

2.4. An ninh sinh học bên trongMột sô biện pháp sử dụng trong sản xuất có thể hỗ trợ cho an ninh sinh

học bên trong cơ sở nuôi trồng thủy sản.a) Để trông ao/bể:Đây là biện pháp truyền thông trong nông nghiệp, để trông ám chỉ việc

đất vẫn được cày xới, cải tạo nhưng không xuông giông trong mùa vụ sản xuất. Việc tạo các khoảng trông mùa vụ trong nuôi trồng thủy sản là biện pháp hiệu quả trong quản lý dịch bệnh do các giai đoạn phơi khô ao/bể có thể cắt đứt chu kỳ của bệnh. Việc này nên được thực hiện đều đặn, nhất là sau các mùa vụ nuôi.

20

Page 21: 170125_CV_142_Huongdan_VietUc_GS_ATSH.doc€¦ · Web view- Thông tin mẫu thu phải được gửi kèm theo biên bản giao nhận mẫu và Bảng danh sách mẫu thu (mã

b) Tât ca vào - Tât ca ra:Chiến lược vào tất cả và ra tất cả thường được sử dụng trong sản xuất

động vật trên cạn. Trong các hệ thông này, vật nuôi được nuôi cùng nhau theo nhóm tuổi hoặc kích cơ. Động vật ở các nhóm tuổi khác nhau trong một khu của cơ sở không được thả lẫn nhau. Các nhóm này được di chuyển cùng nhau đến các giai đoạn sản xuất khác. Khi một nhóm được chuyển đi, cả khu nuôi giữ được làm sạch hoàn toàn và sát trùng.

Cách làm này hạn chế được sự lây lan của bệnh do giảm thiểu nguy cơ nhiễm từ con những con vật già hơn sang các con vật ít tuổi hơn. Tất cả động vật trong một nhóm có hồ sơ vệ sinh và hệ thông miễn dịch giông nhau.

c) Cơ sơ an toàn dịch bệnh:Cơ sở an toàn dịch là quá trình xác lập các khu vực có trạng thái vệ sinh

khác biệt so với các khu vực xung quanh. Mục tiêu là giảm thiểu nguy cơ mầm bệnh lây lan do tăng cường khả năng kiểm soát duy trì các khu vực an toàn với một mầm bệnh cụ thể.

Cơ sở chỉ nên được xây dựng với quy mô nhỏ đủ vận hành và mỗi cơ sở có thể có các mức độ an toàn sinh học khác nhau, chẳng hạn như khu nuôi thủy sản trưởng thành và ao nuôi thủy sản đang lớn. Trường hợp có cơ sở nhiễm bệnh, cần thiết lập một hệ thông các cơ sở bao xung quanh để giám sát và tìm ra đường truyền lây của bệnh.

d) Đông phuc:Việc di chuyển của con người từ cơ sở này sang cơ sở khác tiềm ẩn nguy

cơ, vì quần áo, giày ủng và cơ thể có thể đóng vai trò như vật mang vi rút. Để kiểm soát tôt nhất việc di chuyển của công nhân cũng như hạn chế thấp nhất sự xuất có mặt của các công nhân không tại những nơi không cần thiết, nên có hệ thông đồng phục được phân biệt dựa trên màu sắc, bao gồm cả giày/ủng. Trong khi nguy cơ do quần áo và giày bị nhiễm bệnh gây ra có thể không phải là cao nhất, vai trò chính của đồng phục là để nhắc nhở con người về môi nguy về an toàn sinh học tiềm ẩn.

đ) Han chê phương tiện:Khả năng để vi rút từ các phương tiện vận chuyển tiếp cận với vật chủ

cảm nhiễm là rất thấp. Tuy nhiên, vẫn có khả năng xảy ra, vì thế cần hạn chế phương tiện vận chuyển trong các khu vực cần thiết cụ thể. Thông thường, vì lý do kinh tế nên không phải tất cả các biện pháp giảm thiểu nguy cơ được áp dụng đồng thời. Trong các trường hợp đó, cần ưu tiên các biện pháp có thể ngăn chặn được nguy cơ cao nhất hơn là chọn biện pháp dễ thực hiện và chi phí thấp./.

21