11 eco102 dapan_v2.0013107216

28
Đáp án Kinh tế hc Vĩ ECO102_Dapan_v2.0013107216 223 ĐÁP ÁN Bài 2 CÂU HI ÔN TP 1. Sai, vì trong trường hp này thu nhp quc dân danh nghĩa tăng, trong khi thu nhp quc dân thc tế có thkhông tăng. 2. Đúng, nếu các sliu được thu thp đầy đủ, chính xác và kp thi, đồng thi quá trình xlý sliu cũng chính xác và kp thi thì ba phương pháp tính GDP phi cho cùng mt kết qu. 3. Đúng, vì phương pháp giá trgia tăng chthu thp và tng hp sliu vphn giá trtăng thêm hay được bsung thêm trong mi giai đon sn xut, chkhông thu thp và tng hp sliu vgiá trhàng hóa và dch vđược sn xut trong nhiu giai đon khác nhau, nên không có phn giá trnào bđếm nhiu ln, tc không btính trùng. 4. Sai, vì đồng nht thc vtiết kim, đầu tư và ngân sách ca Chính phtrong nn kinh tế đóng là S – I = G – T cho thy tiết kim có thkhông bng đầu tư nếu chi tiêu khác thuế ca Chính ph. Nếu G > T, tc có thâm ht ngân sách ca Chính ph, tiết kim phi ln hơn đầu tư và phn dôi ra này ca khu vc tư nhân được dùng để tài trcho thâm ht ngân sách ca Chính ph. Ngược li, khi Chính phcó thng dư ngân sách, tc G < T, Chính phcó thcho khu vc tư nhân vay để đầu tư và vì vy đầu tư ln hơn tiết kim. 5. Sai, nó chlà nhng chtiêu tt, chphn ánh được mt lượng (thu nhp) ca nn kinh tế, chưa phn ánh được mt cht ca nn kinh tế. 6. Sai, người ta thường dùng các chtiêu GNP hoc GDP thc tế để so sánh mc sn xut gia các quc gia. 7. Đúng, vì thuế gián thu nm trong giá bán hay doanh thu ca các doanh nghip, nhưng các doanh nghip phi np phn doanh thu này cho Chính phtrước khi phân phi thu nhp cho các nhân tsn xut. Do vy, có thtính tng sn phm trong nước bng cách cng các khon thu nhp li vi nhau (phương pháp thu nhp) hay ly GDP theo giá thtrường trđi thuế gián thu ròng. 8. Đúng, đây là mc sn lượng cân bng dài hn ca nn kinh tế. 9. Đúng, vì tng tiết kim bng tiết kim trong nước + tiết kim khu vc nước ngoài và tng đầu tư bng đầu tư trong nước + đầu tư nước ngoài. Biu thc này tương đương vi (S – I) – (G – T) = (X – M). 10. Sai, vì GDP theo giá hin hành là GDP danh nghĩa và chu nh hưởng ca sthay đổi giá c. Nếu giá ctăng, chng hn do ngân hàng trung ương tăng cung ng tin t, GDP danh nghĩa có thtăng trong khi hot động kinh tế thc tế vn không thay đổi, thm chí ti thơn. 11. Đúng, vì tiết kim quc gia S N = Tiết kim ca Chính ph(S G = T – G) + Tiết kim khu vc tư nhân (S P ). Đầu tư quc gia (I N ) = đầu tư khu vc tư nhân (I P ) + đầu tư khu vc Chính ph(I G = chi tiêu ca Chính phG trđi tiêu dùng cui cùng ca Chính ph). Do đó, ta có S – I = G – T. 12. Sai, vì chúng có giá trkhác nhau, cách tính khác nhau.

Upload: yen-dang

Post on 13-Apr-2017

703 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

ECO102_Dapan_v2.0013107216 223

ĐÁP ÁN

Bài 2

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Sai, vì trong trường hợp này thu nhập quốc dân danh nghĩa tăng, trong khi thu nhập quốc dân thực tế có thể không tăng.

2. Đúng, nếu các số liệu được thu thập đầy đủ, chính xác và kịp thời, đồng thời quá trình xử lý số liệu cũng chính xác và kịp thời thì ba phương pháp tính GDP phải cho cùng một kết quả.

3. Đúng, vì phương pháp giá trị gia tăng chỉ thu thập và tổng hợp số liệu về phần giá trị tăng thêm hay được bổ sung thêm trong mỗi giai đoạn sản xuất, chứ không thu thập và tổng hợp số liệu về giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nhiều giai đoạn khác nhau, nên không có phần giá trị nào bị đếm nhiều lần, tức không bị tính trùng.

4. Sai, vì đồng nhất thức về tiết kiệm, đầu tư và ngân sách của Chính phủ trong nền kinh tế đóng là S – I = G – T cho thấy tiết kiệm có thể không bằng đầu tư nếu chi tiêu khác thuế của Chính phủ. Nếu G > T, tức có thâm hụt ngân sách của Chính phủ, tiết kiệm phải lớn hơn đầu tư và phần dôi ra này của khu vực tư nhân được dùng để tài trợ cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ. Ngược lại, khi Chính phủ có thặng dư ngân sách, tức G < T, Chính phủ có thể cho khu vực tư nhân vay để đầu tư và vì vậy đầu tư lớn hơn tiết kiệm.

5. Sai, nó chỉ là những chỉ tiêu tốt, chỉ phản ánh được mặt lượng (thu nhập) của nền kinh tế, chưa phản ánh được mặt chất của nền kinh tế.

6. Sai, người ta thường dùng các chỉ tiêu GNP hoặc GDP thực tế để so sánh mức sản xuất giữa các quốc gia.

7. Đúng, vì thuế gián thu nằm trong giá bán hay doanh thu của các doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp phải nộp phần doanh thu này cho Chính phủ trước khi phân phối thu nhập cho các nhân tố sản xuất. Do vậy, có thể tính tổng sản phẩm trong nước bằng cách cộng các khoản thu nhập lại với nhau (phương pháp thu nhập) hay lấy GDP theo giá thị trường trừ đi thuế gián thu ròng.

8. Đúng, đây là mức sản lượng cân bằng dài hạn của nền kinh tế.

9. Đúng, vì tổng tiết kiệm bằng tiết kiệm trong nước + tiết kiệm khu vực nước ngoài và tổng đầu tư bằng đầu tư trong nước + đầu tư nước ngoài.

Biểu thức này tương đương với (S – I) – (G – T) = (X – M).

10. Sai, vì GDP theo giá hiện hành là GDP danh nghĩa và chịu ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả. Nếu giá cả tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền tệ, GDP danh nghĩa có thể tăng trong khi hoạt động kinh tế thực tế vẫn không thay đổi, thậm chí tồi tệ hơn.

11. Đúng, vì tiết kiệm quốc gia SN = Tiết kiệm của Chính phủ (SG = T – G) + Tiết kiệm khu vực tư nhân (SP).

Đầu tư quốc gia (IN) = đầu tư khu vực tư nhân (IP) + đầu tư khu vực Chính phủ (IG = chi tiêu của Chính phủ G trừ đi tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ).

Do đó, ta có S – I = G – T.

12. Sai, vì chúng có giá trị khác nhau, cách tính khác nhau.

Page 2: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

224 ECO102_Dapan_v2.0013107216

BÀI TẬP THỰC HÀNH

1. Đáp án như sau:

a. Đầu tư (I) = GDP – C – G – NX = 5000 – 3500 – 1000 + 50 = 550.

b. Nhập khẩu (IM) = X – NX = 550 + 50 = 600.

c. Y = GDP – khấu hao = 4900.

d. Đầu tư ròng = tổng đầu tư – khấu hao = 550 – 100 = 540.

2. Đáp án như sau:

a. Thu nhập quốc dân bằng 8,21.

b. GDP theo phương pháp thu nhập = GDP theo phương pháp chi tiêu = 10,20.

3. Theo cách tiếp cận chi tiêu, GDP bao gồm các thành phần: C (tiêu dùng của hộ gia đình), I (chi đầu tư của hộ gia đình và hãng kinh doanh), G (chi mua hàng và dịch vụ của Chính phủ), và NK (xuất khẩu ròng = xuất khẩu – nhập khẩu).

a. GDP tăng do tiêu dùng tăng (tủ lạnh mới).

b. GDP tăng do đầu tư tăng (ngôi nhà mới).

c. GDP không đổi do hàng tồn kho thuộc GDP của năm trước.

d. GDP tăng do chi tiêu dùng tăng (mua bánh).

e. GDP tăng do chi tiêu của Chính phủ tăng.

f. GDP tăng do đầu tư tăng (nhà máy mới).

g. GDP không tính đến trợ cấp.

4. GDP tính đến những hàng hóa dịch vụ mới được tạo ra trong năm, do đó hàng hóa đã qua sử dụng và được sản xuất vào những năm trước sẽ được tính vào năm sản xuất chứ không tính khi được tiếp tục giao dịch sau này. Tương tự, các hàng hóa dịch vụ không được giao dịch công khai trên thị trường sẽ không được ghi nhận chính thức để có thể tính toán trong hệ thống tài khoản quốc gia, do đó không được tính vào GDp. Từ đó, GDP thường bỏ sót nhiều hàng hóa dịch vụ được sản xuất ở các nước kém phát triển, số liệu về GDP sử dụng làm thước đo phúc lợi kinh tế của một nước sẽ làm tăng chênh lệch giữa các nước phát triển và kém phát triển.

5. Ta có bảng sau:

Năm GDP danh nghĩa (nghìn tỷ đồng)

GDP thực tế* (nghìn tỷ đồng)

2002 536 313

2003 606 336

a. Dựa vào công thức t t 1

GDP t 1

GDP GDPD x100

GDP

ta có: GDP danh nghĩa năm 2003 đã tăng

13% so với năm 2002.

b. Tương tự, GDP thực tế năm 2003 đã tăng 7,35% so với năm 2002.

c. Mức giá chung năm 2002 và 2003 được tính theo chỉ số điều chỉnh GDP lần lượt là 171,2 và 180,3. Do đó, mức giá chung năm 2003 đã tăng 5,3% so với năm 2002.

Page 3: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

ECO102_Dapan_v2.0013107216 225

d. Tốc độ tăng GDP danh nghĩa là 13% lớn hơn so với tăng GDP thực tế là 7,35%. Đó là do GDP danh nghĩa tăng lên so sản lượng thực tế tăng đồng thời cả mức giá chung tăng, còn GDP thực tế không tính đến sự thay đổi mức giá chung.

6. Dịch vụ cắt tóc của anh Nam tạo ra trong ngày được tính vào GDP, do đó đóng góp của anh Nam sẽ là:

a. 400.000 đồng.

b. 400.000 – 50.000 = 350.000 đồng.

c. 350.000 – 30.000 = 320.000 đồng.

d. 320.000 – 100.000 = 220.000 đồng.

e. 220.000 – 70.000 = 150.000 đồng.

7. Chiếc vòng kim cương đóng góp vào GDP nhiều hơn so với chai nước sô–đa vì GDP đo lường theo giá trị thị trường. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn, một nước tập trung nhiều nguồn lực sản xuất hàng hóa đắt tiền sẽ làm giảm sản lượng hàng hóa thông thường và do đó mức sống có thể không tăng.

8. Đáp án như sau:

a. Đồng hồ Senko là một mặt hàng tiêu dùng nên CPI tăng, nếu đây là hàng sản xuất trong nước thì DGDP cũng tăng.

b. Xe máy Honda SCR 110 tiêu dùng nhập khẩu nên CPI tăng.

c. Dầu thô được sản xuất trong nước nhưng không phải là hàng tiêu dùng nên chỉ có DGDP tăng.

d. Thực phẩm là hàng tiêu dùng sản xuất trong nước: CPI và DGDP đều tăng.

e. Đây là chi phí dịch vụ thuộc chi tiêu Chính phủ, DGDP tăng.

9. Đáp án như sau:

a. Giá bóng tennis không thay đổi; giá vợt tennis tăng 50%; giá mũ tennis tăng 100%. Mức giá chung tính theo CPI của năm 2008 là 100 và của năm 2009 là 150, tăng 50%.

b. Vợt tennis trở nên rẻ một cách tương đối so với mũ chơi tennis. Liệu phúc lợi của một số người đã thay đổi so với phúc lợi của một số người khác không. Những người mua nhiều mũ sẽ bị tổn thất so với những người mua nhiều vợt và bóng tennis.

c. Việc chọn năm 2008 làm năm cơ sở hoặc chọn năm 2009 làm cơ sở không ảnh hưởng gì tới kết quả trả lời của câu a và b.

10. Việc tính toán CPI có thể trở nên không chính xác vì một số lý do chẳng hạn như sau:

a. Xuất hiện sản phẩm mới.

b. Sự thay đổi chất lượng không đo lường được.

c. Lệch thay thế.

d. Sự thay đổi chất lượng không đo lường được.

Page 4: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

226 ECO102_Dapan_v2.0013107216

11. Đáp án như sau:

a. Nếu người già tiêu dùng một giỏ hàng như những người khác thì hàng năm lương hưu tăng nhanh hơn chi phí sinh hoạt, do đó cải thiện mức sống cho người già.

b. Chi phí sinh hoạt thực tế của người già tăng nhanh hơn thu nhập của họ, do đó phúc lợi của người già có thể đang bị giảm đi. Để có kết luận chính xác cần có thông tin đầy đủ về giỏ hàng mà người già tiêu dùng.

Page 5: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

ECO102_Dapan_v2.0013107216 227

Bài 3

BÀI TẬP TÍNH TOÁN 1. Đáp án như sau:

a. Xem bảng sau:

Thu nhập có thể sử dụng

Tiêu dùng C Tiết kiệm S

0 400 – –400 –

400 540 140 –140 60

600 680 140 –80 60

800 820 140 –20 60

1000 960 140 40 60

1200 1100 140 100 60

b. D

CMPC 0,70

Y

; D

SMPS 0,30

Y

c. Đồ thị:

Đồ thị đường tiêu dùng và đường tiết kiệm

Tiê

udùng

vàtiết

kiệm

Thu nhập có thể sử dụng

0

-600

-400

-200

200

400

600

800

1000

1200

0 400 800 1000 1200600

Tiêu dùng

Tiết kiệm

2. Đáp án như sau:

a. Khi hàm tiêu dùng là C = 0,7Y, sản lượng cân bằng 1

Y* 240 8001 0,7

; còn khi C = 0,5Y

thì sản lượng cân bằng 1

Y* 240 4801 0,5

. Điều này cho thấy sản lượng cân bằng giảm khi

khuynh hướng tiêu dùng cận biên giảm.

b. Khi khuynh hướng tiêu dùng cận biên giảm từ 0,7 xuống còn 0,5 thì khuynh hướng tiết kiệm cận biên tăng từ 0,3 lên 0,5. Vì phần tự tiêu dùng bằng 0, tỷ lệ thu nhập cân bằng được tiết kiệm (khuynh hướng tiết kiệm bình quân) cũng bằng 0,5.

Page 6: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

228 ECO102_Dapan_v2.0013107216

3. Đáp án như sau:

a. Đồ thị:

45o

C=60+0,75Y

C=0,75Y

240 Sản lượng

Chi phí

0

60

E

Hình 3.1. Hàm tiêu dùng

b. Mức sản lượng cân bằng là 1

Y* 60 2401 0,75

4. Đáp án như sau:

a. Hàm tiêu dùng có dạng: C = 500 + 0,8Y

b. Đường tổng chi tiêu có dạng: AE = C + I = 700 + 0,8Y

c. Sản lượng cân bằng: __ __

0

1 1Y (C I ) (500 200) 3500

1 MPC 1 0,8

d. Số nhân chi tiêu: 1 1

m 51 MPC 1 0,8

e. Sự thay đổi cuối cùng của sản lượng là: Y m. I 5.50 250

5. Đáp án như sau:

a. DC 400 0,8.Y 400 0,8.(1 0,25)Y 400 0,6Y (tỷ)

b. AE C I G 950 0,6Y

c. Mức sản lượng cân bằng là 0

1Y (C I G)

1 MPC.(1 t)

Hay 0

1Y 950 2,5.950 2375

1 0,8.(1 0,25)

(tỷ)

d. Số nhân chi tiêu: 1 1

m 2,51 MPC.(1 t) 1 0,8(1 0,25)

Sự thay đổi sản lượng cân bằng: Y m. G 2,5.100 250 tỷ.

6. Đáp án như sau:

a. A C I G X IM 70

b. AE = 70 + 0,5Y

c. Y0 = 140

d. Y1 = 150

7. Đáp án như sau :

Page 7: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

ECO102_Dapan_v2.0013107216 229

a. Xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân là 0,8 có nghĩa là:

C C 0,8Y tức là 'MPC MPC.(1 t) 0,8

Khi đầu tư tăng thêm 100 thì sản lượng tăng lên :Y

1 1Y I 200 400

1 MPC(1 t) MPM 1 0,8 0,3

Xuất khẩu ròng NX = X – IM. Khi xuất khẩu không thay đổi thì xuất khẩu ròng thay đổi chỉ do nhập khẩu thay đổi. Vì thu nhập tăng nên nhập khẩu sẽ tăng thêm một lượng là:

. 0,3.400 120IM MPM Y .

Lượng tăng lên của nhập khẩu chính là mức giảm đi của xuất ròng.

b. Nếu xuất khẩu tăng 200X thì sản lượng cũng tăng lên với cùng một lượng như khi tăng đầu tư ở câu a. Nhưng xuất khẩu ròng sẽ tăng lên một lượng là:

NX X IM 200 120 80

8. Đáp án như sau:

Muốn đạt mức tiềm năng thì sản lượng phải tăng thêm 500 tỷ.

a. Nếu Chính phủ quyết định sử dụng công cụ là chi tiêu Chính phủ, thì sự thay đổi G sẽ được khuyếch đại theo số nhân chi tiêu, tức là: ΔY = m.ΔG .

Vì thuế độc lập với thu nhập, nên số nhân chi tiêu được xác định theo công thức sau:

1 1m 5

1 MPC 1 0,8

Như vậy, muốn sản lượng tăng thêm 500 tỷ thì chi tiêu của Chính phủ phải tăng thêm 100 tỷ:

Y 500G 100

m 5

b. Tương tự, sự thay đổi thuế sẽ được khuyếch đại theo số nhân thuế, tức là:

TY m . T

Trong đó: T

MPCm 0,8(1 0,8) 4

1 MPC

Như vậy, muốn sản lượng tăng thêm 500 tỷ thì Chính phủ cần giảm thuế 125 tỷ:

T

Y 500T 125

m 4

c. Để giữ cho cán cân ngân sách không thay đổi thì cả chi tiêu Chính phủ và thuế phải cùng thay đổi một lượng như nhau: T G . Khi đó, sự thay đổi của sản lượng cân bằng được xác định theo công thức sau:

TY m . T m. T 4. T 5. T T

9. Đáp án như sau:

a. Hàm tiêu dùng C = 200 + 0,8.(1 – 0,25).Y = 200 + 0,6Y.

b. Hàm tổng chi tiêu AE = 1000 + 0,6Y.

c. Sản lượng cân bằng là Y = AE = 1000 + 0,6Y Y0 = 2500.

d. Thu nhập từ thuế = 0,25.2500 = 625 tỷ > Chi tiêu Chính phủ = 600.

Page 8: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

230 ECO102_Dapan_v2.0013107216

Cán cân ngân sách của Chính phủ thặng dư.

e. Hàm tiêu dùng mới là C = 200 + 0,8.(1 – 0,15)Y = 200 + 0,68Y.

f. Hàm tổng chi tiêu mới là AE = 800 + 0,68Y.

g. Sản lượng cân bằng mới là Y1 = 2500.

10. Đáp án như sau:

a. Hàm tiêu dùng C = 50 + 0,8.(1 – 0,15).Y = 50 + 0,68Y.

b. Hàm tổng chi tiêu AE = 500 + 0,68Y.

c. Sản lượng cân bằng là Y = AE = 500 + 0,68Y Y0 = 1562,5.

d. Thu nhập từ thuế = 0,15.1562,5 = 234,375 tỷ > Chi tiêu Chính phủ = 300, cán cân ngân sách của Chính phủ thâm hụt.

e. Hàm tiêu dùng mới là C = 50 + 0,8.(1 – 0,20)Y = 200 + 0,64Y.

f. Hàm tổng chi tiêu mới là AE = 550 + 0,64Y.

g. Sản lượng cân bằng mới là Y1 = 1527,778.

h. Thu nhập từ thuế = 0,2.1527,778 = 305,56 tỷ < chi tiêu Chính phủ = 350. Cán cân ngân sách của Chính phủ thâm hụt.

11. Đáp án như sau:

a. Mức sản lượng cân bằng: I 120

Y* 3001 MPC 1 0,6

tỷ USD.

b. Nếu đầu tư tăng thêm 30 tỷ USD, mức sản lượng cân bằng:

I I 120 30Y* 375

1 MPC 1 0,6

tỷ USD

c. Khi đó MPC sẽ bằng 0,8 và mức sản lượng cân bằng là:

I 120Y* 666,67

1 MPC 1 0,82

tỷ USD

d. Nếu đầu tư tăng thêm 15 tỷ đồng, mức sản lượng cân bằng là:

I I 120 30Y* 833,33

1 MPC 1 0,82

tỷ USD

e. Giá trị của số nhân cho mỗi trường hợp:

1

1m 2,5

1 0,6

; 2

1m 5,56

1 0,82

f. Do xu hướng tiêu dùng cận biên tăng, dẫn tới giá trị của số nhân lớn hơn và vì vậy phần đầu tư tự định được khuyếch đại nhiều hơn.

Page 9: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

ECO102_Dapan_v2.0013107216 231

Bài 4

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phương tiện thanh toán: Tiền được dùng trong giao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ. Tiền cho phép trao đổi giá trị mà không cần trao đổi hàng hoá trực tiếp. Nó tạo thuận lợi đặc biệt cho quá trình lưu thông hàng hoá, được coi là dầu bôi trơn cho mọi hoạt động kinh tế, thúc đẩy phân công lao động và mở rộng chuyên môn hoá sản xuất. Dòng lưu thông thị trường trở thành hệ thống huyết mạch cho toàn bộ nền kinh tế thị trường.

Dự trữ giá trị: Tiền hôm nay có thể được tiêu dùng giá trị của nó trong tương lai. Vì thế nó tạo khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập trong hiện tại, nhưng có thể để dành một phần kết quả đạt được cho tiêu dùng ngày mai. Như vậy, tiền là một loại tài sản tài chính mà nhờ nó đã mở ra hoạt động tín dụng, thúc đẩy quá trình tích tụ để mở rộng sản xuất.

Đơn vị hạch toán: Tiền cung cấp một đơn vị tiêu chuẩn giá trị, được dùng để đo lường giá trị của các hàng hoá khác nhau. Đặc biệt nó cần thiết cho mọi nền kinh tế, vì khả năng so sánh các chi phí và lợi ích của các phương án kinh tế. Nó còn là cơ sở để hạch toán mọi hoạt động kinh tế từ sản xuất đến lưu thông và tiêu dùng của mọi quốc gia.

2. Tiền mặt lưu hành (M0): Với sự đa dạng về lượng giá trị danh nghĩa tuy không sinh lợi, nhưng có khả năng sẵn sàng thanh toán cao nhất và được gọi là M0 (bao gồm tiền giấy và tiền kim loại lưu thông trên thị trường).

Tiền gửi tài khoản ngân hàng không kỳ hạn có thể viết séc để thanh toán cũng là một loại tiền có khả năng thanh toán cao, tuy mức độ sẵn sàng cho thanh toán có kèm tiền mặt. Vì vậy, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không thời hạn được nhiều nước coi là tiền giao dịch (M1) một trong những đại lượng đo lường cung tiền chủ yếu của một quốc gia.

M1 = M0 + tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn (D)

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn) tuy tính chuyển đổi kém hơn so với tiền gửi ngân hàng, nhưng vẫn có khả năng chuyển sang tiền mặt mà không gặp nhiều khó khăn, nên nó cũng được coi là có khả năng thanh toán.

M1 – tiền tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn) được gọi là M2. Vì khả năng thanh toán tương đối cao của loại tiền này, nên cũng có nhiều nước xác định M2 là đại lượng đo cung tiền chủ yếu.

Ngày nay, do sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống tài chính đã cho ra đời nhiều loại tài sản tài chính khác ngày càng trở nên quan trọng như các chứng khoán cơ bản (tín phiếu kho bạc ngắn hạn,…), các giấy xác nhận tài chính đối với tài sản hữu hình, các chấp nhận thanh toán của ngân hàng,… Chúng cũng có khả năng nhất định nào đó trong thanh toán và vì thế, tuỳ theo tính chất dễ chuyển đổi sang thanh toán mà được xếp vào các đại lượng cung tiền M3, M4,…

3. Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi và được thực hiện bởi hệ thống các Ngân hàng thương mại. Mỗi ngân hàng khi nhận được một khoản tiền gửi bắt buộc họ phải để lại dự trữ theo một tỷ lệ nhất định do NHTƯ quy định. Số tiền dự trữ này chủ yếu là để đảm bảo khả năng ổn định cho việc chi trả thường xuyên của NHTM và do yêu cầu quản lý tiền của NHTƯ. Số tiền còn lại tiếp tục được cho vay, số tiền này lại được quay về hệ thống ngân hàng và cứ tiếp tục như vậy, quá trình này cứ diễn ra liên tục.

Page 10: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

232 ECO102_Dapan_v2.0013107216

Tiền mặtlưu hành

Dự trữ tiềnmặt của các NH

Các khoản tiềngửi không kỳ hạn

Mức cung tiền (MS)

Tiền cơ sở (H)

Sơ đồ tạo tiền của Ngân hàng thương mại

Kết quả là đã làm cho số lượng tiền có khả năng thanh toán gia tăng thêm một lượng là:

D = (1/rb). R

Và cuối cùng tổng số tiền có khả năng thanh toán trong hệ thống NHTM sẽ là:

D = (1/rb).R

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc rb là mức tỷ lệ dự trữ tối thiểu hợp pháp do Ngân hàng Trung ương quy định đối với các ngân hàng thương mại.

Tiền dự trữ bắt buộc trong NHTM để bảo đảm vai trò quản lý của NHTƯ đối với các NHTM và bảo đảm quá trình thanh toán được diễn ra một cách liên tục và thường xuyên. Giả sử với lượng tiền gửi ban đầu là D khi đưa vào hoạt động trong hệ thống NHTM sẽ tạo thêm một khoản dự trữ

mới là R và tạo ra một khoản tối đa cho vay mới là D, khoản này lại tiếp tục được cho vay và kết quả là lượng tiền gửi được khuyếch đại lên nhiều lần và lượng tiền gửi đó đã tăng thêm một lượng là:

D = 1/rb. R

Ta có: D = D + D1 + D2 + D3 +...+ Di

Ví dụ: Với một lượng tiền gửi ban đầu là 1000 USD, tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTƯ quy định đối với NHTM là 10%. Vậy tổng số lượng tiền gia tăng thêm có khả năng thanh toán do NHTM tạo ra và tổng số lượng tiền có khả năng thanh toán trong hệ thống NHTM là bao nhiêu?

900

1000

810

729

100

90

81

= ...=1000Σ

= ...=10000Σ

...

...

Sơ đồ về quá trình tạo tiền của Ngân hàng thương mại

Gọi D1 là toàn bộ lượng tiền ngân hàng tăng thêm, ta có:

D1 = 1000 + 900 + 810 + 729 + …

= 1000 + (1–0,1)1000 + (1–0,1)21000 + (1–0,1)31000 + (1–0,1)41000 + ….

= [1 + 0,9 + (0,9)2 + (0,9)3 + (0,9)4 + …].1000 = 1

1000 100001 (1 )br

Page 11: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

ECO102_Dapan_v2.0013107216 233

Số lần tăng thêm 10 chính là số lần tăng thêm (hay là số vòng quay của tiền trong lưu thông).

1/rb được gọi là số nhân tiền đơn giản (thừa số tiền).

4. Số nhân tiền chính là một đại lượng được đo lường bằng tỷ số giữa mức cung tiền với lượng tiền cơ sở.

Công thức tính: mM = MS/H MS = mM.H. Số nhân tiền mở rộng sẽ là: Ma

1 sm

r s

Tỷ lệ s phụ thuộc vào các yếu tố sau:

a. Thói quen thanh toán hay còn gọi là hành vi ưa tiền mặt của công chúng. Ví dụ: Có những nước người dân muốn giữ tiền mặt nhưng những nước có thị trường tiền tệ phát triển cao thì người dân thường thanh toán qua hệ thống ngân hàng và tỷ lệ s sẽ nhỏ.

b. Khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt và khả năng thanh toán của các NHTM.

c. Tốc độ tăng tiêu dùng (dân giữ nhiều tiền mặt hơn để thanh toán): Nếu dân chúng có xu hướng muốn dự trữ tiền mặt nhiều hơn thì tỷ lệ s sẽ tăng lên.

Tỷ lệ dự trữ thực tế ra phụ thuộc vào các yếu tố sau:

a. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

b. Tính không ổn định của nguồn tiền mặt vào, ra của ngân hàng bắt buộc các NHTM muốn dự trữ tiền mặt nhiều hơn.

c. Sự thiệt hại do trả lãi suất nếu phải vay tiền khi thiếu hụt dự trữ.

Nếu mM được gọi là số nhân tiền đầy đủ hoặc số nhân tiền mở rộng thì khi:

a. Tỷ lệ dự trữ thực tế ra càng nhỏ thì số nhân tiền sẽ càng lớn.

b. Tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi (s) càng nhỏ, số nhân tiền sẽ càng lớn. Tỷ lệ này phụ thuộc vào thói quen thanh toán của xã hội, vào tốc độ tăng của tiêu dùng và còn phụ thuộc vào khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt của các NHTM.

Nếu giả thiết rằng không có sự rò rỉ tiền mặt trong lưu thông tức là tất cả quá trình thanh toán đều được diễn ra trong hệ thống NHTM, khi đó s = 0.

Giả thiết các NHTM dự trữ đúng theo yêu cầu của NHTƯ thì ra = rb.

Và lúc này số nhân tiền được viết dưới dạng mM = 1/rb, đây được gọi là số nhân tiền đơn giản. Số nhân tiền đơn giản này chỉ rõ được vai trò của ngân hàng trung ương trong việc điều tiết mức cung tiền của nền kinh tế. Mỗi một sự thay đổi nhỏ về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, sẽ làm thay đổi lớn về số nhân tiền và làm thay đổi mức cung tiền của nền kinh tế.

5. Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Là một quy định của ngân hàng trung ương về về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là một trong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ.

Lãi suất chiết khấu hay còn gọi là lãi suất tái chiết khấu: Là lãi suất mà ngân hàng trung ương (ngân hàng Nhà nước) đánh vào các khoản tiền cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Quy định lãi suất chiết khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền.

Page 12: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

234 ECO102_Dapan_v2.0013107216

Hạn mức tín dụng (mức trần tín dụng): Là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Nghiệp vụ thị trường mở: Là hoạt động ngân hàng trung ương mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của Chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.

Công cụ tái cấp vốn: Là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.

Tỷ giá hối đoái: Là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn dầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1. Sai, vì khi NHTW mua trái phiếu trên thị trường mở, cung tiền sẽ tăng, đường LM dịch sang phải, đầu tư tăng, sản lượng cân bằng tăng, tạo ra thêm việc làm cho nền kinh tế.

2. Đúng, vì khi đó cung tiền sẽ tăng, lãi suất giảm.

3. Sai, số nhân tiền không những chỉ rõ vai trò của NHTM mà nó còn chỉ rõ vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết lượng cung tiền của NHTW thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

4. Đúng, mức dự trữ tăng lên, khả năng cho vay của NHTM giảm xuống, cung tiền giảm.

5. Sai, vì tỷ lệ dự trữ bắt buộc là do NHTW quy định, nó tùy thuộc vào các thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào mức cung tiền và tình trạng của nền kinh tế.

6. Đúng, vì khi đó cung tiền giảm, lãi suất tăng.

7. Sai, vì khi NHTW tăng lãi suất chiết khấu, cung tiền giảm, sản lượng và việc làm trong nền kinh tế sẽ giảm.

BÀI TẬP THỰC HÀNH

1. Đáp án như sau:

a. Với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20%, thì số nhân tiền sẽ là 5. Nếu NHTƯ bán 10 tỷ đồng trái phiếu, nó sẽ làm giảm cơ sở tiền 10 tỷ đồng và cung tiền sẽ giảm đi:

50 tỷ đồng (= 10 tỷ đồng x 5)

b. Các ngân hàng có thể dự trữ cao hơn mức bắt buộc nếu họ thấy khách hàng có xu hướng rút tiền mặt nhiều hơn trước. Vì tỷ lệ dự trữ giờ đây bằng 20% = 10% + 10%, nên nó không thay đổi so với trước. Do tỷ lệ dự trữ không thay đổi và ngân hàng trung ương không bơm thêm tiền mặt vào lưu thông, nên số nhân tiền gửi và cung ứng tiền không thay đổi.

Page 13: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

ECO102_Dapan_v2.0013107216 235

2. Đáp án như sau:

a. Số nhân tiền bằng 10 (=1/0,1). Vì dự trữ là 200 tỷ đồng, cung tiền trong nền kinh tế bằng 2000 tỷ đồng (= 200 tỷ đồng x 10).

b. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên 20%, số nhân tiền sẽ giảm xuống còn bằng 5 (=1/0,2). Với tổng dự trữ bằng 200 tỷ đồng, cung tiền sẽ chỉ còn bằng 1000 tỷ đồng (=200 x 5), tức giảm 1000 tỷ đồng. Dự trữ không thay đổi, bởi vì toàn bộ tiền mặt hiện có được giữ bởi các ngân hàng dưới dạng dự trữ.

3. Đáp án như sau:

a. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền mặt, khối lượng tiền tệ sẽ bằng 200.000.000 đồng.

b. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng có tỷ lệ dự trữ là 100%, thì lượng tiền vẫn bằng 200.000.000 đồng.

c. Khi đó khối lượng tiền vẫn bằng 200.000.000 đồng, nhưng bao gồm một nửa là tiền mặt và một nửa là tiền gửi do ngân hàng dự trữ một trăm phần trăm nên không tạo thêm tiền gửi từ số tiền mặt nhận được.

d. Số nhân tiền bằng 10 = 1/0,1

Khối lượng tiền tệ bằng: 2.000.000.000 đồng (= 200.000.000 x 10)

e. Nếu dân cư giữ tiền mặt bằng tiền gửi không kỳ hạn, thì điều đó có nghĩa: U = D (1)

Mặt khác: H = U + R = 200.000.000 (2)

R + 0,1D (3)

Thay (3) vào (1) và (2) ta tính được U = 181.818.000 đồng. Trong khi đó, M = U + D = 2U.

Do đó, lượng tiền trong nền kinh tế bằng 363.636.000 đồng.

4. Đáp án như sau:

a. Số nhân tiền: M

1 4m 1,2

14

6

b. H U Ra s.D Ra 4x300 500 12500

c. 1 MM ' m .H 1,2.12500 15000

d. H ' H H 12500 2500 15000

e. 1 MM ' m .H ' 1,2.15000 18000

f. 1M ' U ' D ' U ' 0,25U ' 18000 U ' 14400

g. D' 0,25.U ' 0,25.14400 3600

h. 1

Ra ' .3600 6006

i. L ' D ' Ra ' 3600 600 3000

Page 14: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

236 ECO102_Dapan_v2.0013107216

5. Đáp án như sau:

a. Cung tiền tăng làm giảm lãi suất.

b. Cầu tiền giảm làm giảm lãi suất.

c. Cung tiền tăng làm giảm lãi suất.

d. Cầu tiền tăng làm tăng lãi suất.

e. Cầu tiền tăng làm tăng lãi suất.

6. Đáp án như sau:

a. Trong điều kiện không có “rò rỉ” tiền mặt và các ngân hàng thương mại không có dự trữ dôi ra, số nhân tiền tệ có giá trị là:

Mb

1 1m 10

r 0,1

Khi ngân hàng trung ương mua 20 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trên thị trường mở sẽ làm cho cơ sở tiền tăng một lượng là 20B tỷ đồng và cung tiền sẽ được khuyếch đại theo số nhân, tức là:

MMS m . B 10.20 200

b. Hoạt động trên sẽ làm giảm lãi suất, tăng đầu tư, tăng tổng cầu, tăng thu nhập và giá cả.

7. Đáp án như sau:

a. MD = MS = 2550 – 250r = 1750 r = 3,2 (%).

b. r = 4,4 (%)

c. MS = MD = 2550 – 250 x 5 = 1300

d. MD = MS = 2550 – 280r = 1750 r = 2,86 (%)

8. Đáp án như sau:

a. MD = 0,2 x 1000 – 18r = 200 – 18r = MS = 100 r = 5,56 (%).

b. MD = 0,2 x 1050 – 18r = 210 – 18r = 100 r = 6,11 (%).

c. MS = MD = 0,2 x 1050 – 18 x 5,56 = 109,999

d. MD = MS = 200 – 20r = 100 r = 5 (%)

9. Đáp án như sau:

a. Ta có: MS = M1 = mM.H H = 153000 : 2 = 76500

b. Ma

1 sm 2

s r

; s = 0,5 và ra = rb = 25%

c. M1 = M0 + D = 153000 = 1,5D D = 102000 và U = M0 = 51000

d. s = 0,4 M0 = 0,4D M1 = 1,4D = 153000 D = 109285,71 và U = 43714,29

Page 15: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

ECO102_Dapan_v2.0013107216 237

10. Đáp án như sau:

a. LP = 120 – 5i

i0 = 10%

b. i0 = 6%

c. i0 = 4%

11. Đáp án như sau:

a. mM = 2 và H = 1500

b. M0 = 1000 và D = 2000

c. Lượng tiền cơ sở ban đầu tăng 500 và lượng tiền giao dịch tăng 1000

Page 16: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

238 ECO102_Dapan_v2.0013107216

Bài 5

BÀI TẬP TÍNH TOÁN

1. Đáp án như sau:

a. Phương trình của đường IS và LM:

rIS = 68,75 – 0,0625Y hay Y = 1000 – 16r

rLM = 0,02Y – 13,75 hay Y = 687,5 – 50r

b. Thu nhập cân bằng và lãi suất cân bằng đồng thời của nền kinh tế:

Y0 = 1000 tỷ, r0 = 6,25%

B = T – G = 0: NS Chính phủ cân bằng.

c. Nếu tăng chi tiêu của Chính phủ thêm 100 tỷ:

r’IS = 81,25 – 0,0625Y

Y0’ = 1151,51 tỷ r0 = 9,28%

Khi Chính phủ tăng chi tiêu, tổng cầu tăng, đường IS dịch chuyển sang phải, đã làm cho SLCB và lãi suất cân bằng đều tăng.

2. Đáp án như sau:

a. Đường IS là Y = 1700 – 100 và đường LM là r = 0,01Y – 5

b. Y = 1100 và r = 6 (%)

c. Đường IS là Y = 1900 – 100r; Y = 1200 và r = 7 (%)

d. Đường LM là r = 0,01Y – 6; Y = 1150 và r = 5,5 (%)

Page 17: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

ECO102_Dapan_v2.0013107216 239

Bài 6

BÀI TẬP TÍNH TOÁN

1. Trong bài tập này, ta xét hai trường hợp đặc biệt về mô hình tiền lương cứng nhắc. Trong mô hình tiền lương cứng nhắc, tất cả các doanh nghiệp có mức giá mong muốn p và p phụ thuộc vào mức giá chung P và tổng cầu Y Y* , trong đó Y* là mức sản lượng tiềm năng. Công thức về sự liên hệ này là:

p P (Y Y*)

Có hai loại doanh nghiệp. Tỷ lệ ( )l s trong số các doanh nghiệp có giá cả linh hoạt và đặt giá dựa

theo công thức trên. Phần còn lại có giá cả cứng nhắc. Họ thông báo giá cả dựa vào tình hình kinh tế mà họ kỳ vọng trong tương lai. Ta giả sử các doanh nghiệp dự kiến sản lượng ở mức tự nhiên

nên * 0eY Y . Vì vậy, các doanh nghiệp này đặt giá cả bằng với mức giá dự kiến: eP P

Mức giá chung được tính theo công thức:

eP sP (l s) P (Y Y*)

hay eP P (l s) / s (Y Y*)

a. Nếu không có doanh nghiệp nào có giá cả linh hoạt, thì s l . Công thức trên cho ta biết eP P .

Tức là mức giá chung được cố định ở mức giá dự kiến và đường tổng cung sẽ nằm ngang trong ngắn hạn.

b. Nếu giá cả mong muốn hoàn toàn không phụ thuộc vào mức sản lượng thì 0 . Một lần nữa

ta lại có eP P : Đường tổng cung là nằm ngang trong ngắn hạn.

2. Trong mô hình tiền lương cứng nhắc, ta giả thiết rằng tiền lương không thay đổi ngay tức khắc khi có thay đổi trong thị trường lao động. Điều đó dẫn đến đường tổng cung dốc lên và có dạng:

eY Y* (P P )

Trong bài tập này, ta xét tác động của việc cho phép các hợp đồng điều chỉnh theo lạm phát.

a. Trong mô hình đơn giản về tiền lương cứng nhắc, tiền lương danh nghĩa W bằng tiền lương

thực tế dự kiến ω nhân với mức giá dự kiến eP : eW .P . Tuy nhiên, việc điều chỉnh hoàn toàn làm cho tiền lương thực tế phụ thuộc vào mức giá thực tế. Có nghĩa là hợp đồng xác định cụ thể tiền lương thực tế mong muốn và tiền lương danh nghĩa được điều chỉnh hoàn toàn khi có thay đổi trong mức giá. Do đó: W .P hay W/P . Điều đó có nghĩa là những thay đổi đột ngột trong mức giá không ảnh hưởng đến tiền lương thực tế và số lao động sử dụng hay sản lượng được sản xuất. Do đó, đường tổng cung là thẳng đứng tại Y = Y*.

b. Nếu chỉ điều chỉnh một phần thì đường tổng cung sẽ dốc hơn so với nếu không có điều chỉnh, nhưng không phải là đường thẳng đứng. Trong mô hình tiền lương cứng nhắc, việc mức gia tăng lên đột ngột làm giảm tiền lương thực tế do tiền lương danh nghĩa không bị tác động. Với việc điều chỉnh một phần, mức giá tăng lên làm tăng tiền lương danh nghĩa. Do sự điều chỉnh chỉ là một phần, tiền lương danh nghĩa tăng ít hơn mức giá, do đó, tiền lương thực tế giảm. Điều đó làm cho các doanh nghiệp sử dụng lao động nhiều hơn và tăng sản xuất. Tuy nhiên, tiền lương thực tế không giảm nhiều như trường hợp không có sự điều chỉnh, do đó, sản lượng cũng sẽ tăng ít hơn.

Page 18: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

240 ECO102_Dapan_v2.0013107216

Điều đó tương tự như việc làm cho hệ số trở nên nhỏ đi trong phương trình tổng cung. Có nghĩa là những biến động trong sản lượng trở nên ít nhạy cảm hơn đối với những thay đổi bất ngờ nào trong mức giá.

3. Đáp án như sau:

a. Công nhân sẽ yêu cầu tăng tiền lương danh nghĩa. Nếu mức giá không tăng nhiều như tiền lương danh nghĩa thì tiền lương thực tế sẽ tăng.

b. Với kỳ vọng về tiền lương danh nghĩa cao hơn, đường AS ngắn hạn sẽ dịch chuyển sang trái. Trong ngắn hạn, nền kinh tế có sản lượng thấp hơn và mức giá cao hơn. Trong dài hạn, đường AS ngắn hạn dịch chuyển về vị trí ban đầu.

c. Việc dự kiến lạm phát cao hơn chỉ phần nào đúng trong ngắn hạn nhưng sai trong dài hạn.

4. Đáp án như sau:

a. Theo lý thuyết nhận thức sai lầm của công nhân và thông tin không hoàn hảo thì nền kinh tế lâm vào suy thoái khi giá cả thấp hơn mức dự kiến. Theo thời gian, người ta sẽ nhận thấy điều này và điều chỉnh kỳ vọng về giá cả và nền kinh tế sẽ trở lại mức sản lượng tự nhiên.

Theo lý thuyết tiền lương cứng nhắc, suy thoái là do tiền lương danh nghĩa không đổi trong khi mức giá giảm làm cho tiền lương thực tế quá cao và cầu lao động quá thấp. Theo thời gian, khi tiền lương danh nghĩa giảm, làm tiền lương thực tế, cuối cùng nền kinh tế sẽ trở lại mức sản lượng tự nhiên.

Theo lý thuyết giá cả cứng nhắc, nền kinh tế lâm vào suy thoái là do không phải giá cả mọi hàng hóa đều giảm đủ mạnh. Theo thời gian, khi các doanh nghiệp điều chỉnh giá cả đủ mạnh thì nền kinh tế sẽ trở lại trạng thái toàn dụng.

b. Tốc độ phục hồi kinh tế phụ thuộc vào tốc độ điều chỉnh kỳ vọng về giá cả (lý thuyết nhận thức sai lầm và thông tin không hoàn hảo), tiền lương (lý thuyết tiền lương cứng nhắc), và giá cả (lý thuyết giá cả cứng nhắc).

5. Đáp án như sau:

a. Đây là một cú sốc cung bất lợi, ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế là sản lượng và việc làm giảm, trong khi mức giá tăng.

b. Kích cầu thông qua kênh tài khóa và tiền tệ sẽ giúp phục hồi kinh tế: Tăng sản lượng và việc làm, nhưng đồng thời sẽ đẩy lạm phát dâng lên cao hơn.

c. Thắt chặt tài khóa và tiền tệ sẽ giúp ổn định mức giá, nhưng lại đẩy nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái.

d. Chính phủ nên giảm hoặc thậm chí miễn thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng có giá quốc tế tăng cao. Điều này sẽ làm dịu bớt tác động bất lợi của cú sốc cung ngoại sinh đến chi phí sản xuất. Trên đồ thị đường tổng cung ngắn hạn sẽ dịch chuyển sang bên phải. Điều này sẽ làm giảm áp lực lạm phát và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Page 19: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

ECO102_Dapan_v2.0013107216 241

6. Đáp án như sau:

a. Đường AD dịch chuyển sang phải do C tăng. Kết quả là cả Y và P đều tăng.

b. Đường AS ngắn hạn dịch chuyển sang trái. Kết quả là Y giảm và P tăng.

c. Cả đường AS (do lao động giảm) và AD (do số người mua hàng giảm) đều dịch chuyển sang trái. Kết quả là Y giảm, còn ảnh hưởng đến P thì chưa đủ thông tin để kết luận.

d. Đường AD dịch chuyển sang trái do xuất khẩu giảm. Kết quả là cả Y và P đều giảm.

Page 20: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

242 ECO102_Dapan_v2.0013107216

Bài 7

CÂU HỎI VÀ CÂU TRẢ LỜI THƯỜNG GẶP (FAQ)

1. Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn được có và đang tìm kiếm việc làm.

Bảng 7.1 sau đây biểu thị phân loại đối tượng lao động và ngoài độ tuổi lao động:

Dân số

Trong độ tuổi lao động Ngoài độ tuổi lao động

Lực lượng lao động Không tham gia lao động (ốm đau,

nội trợ, không muốn tìm việc) Ngoài độ tuổi lao động

Có việc làm

Thất nghiệp

Không tham gia lao động (ốm đau, nội trợ, không muốn tìm việc)

Ngoài độ tuổi lao động

Tỷ lệ thất nghiệp: là tỷ số giữa % số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia. Cũng vì thế còn có những quan niệm khác nhau về nội dung và phương pháp tính toán để nó có khả năng biểu hiện đúng và đầy đủ về đặc điểm nhiều vẻ của tình trạng thất nghiệp thực tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

2. Đáp án như sau:

a. Phân loại theo đặc tính chủ thể thất nghiệp:

Theo giới tính: Tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới.

Theo lứa tuổi: Tỷ lệ thất nghiệp ở những người trẻ tuổi cao hơn so với ở những người cao tuổi.

Theo vùng lãnh thổ: Khu vực đô thị thường có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nông thôn ở các nước đang phát triển.

Theo ngành nghề: Tùy thuộc vào từng giai đoạn, từng thời điểm, các ngành suy thoái thì thất nghiệp đối với ngành đó gia tăng và ngược lại.

Theo dân tộc, chủng tộc: Tình trạng thất nghiệp có thể phụ thuộc vào sự phân biệt về chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo.

b. Theo lý do thất nghiệp

Bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp, không hợp nghề, hợp vùng,…

Mất việc: Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh, v.v…

Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác,…)

Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

c. Theo nguồn gốc thất nghiệp

Thất nghiệp tạm thời: Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng (lương cao hơn, gần nhà hơn,…) hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm,…

Page 21: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

ECO102_Dapan_v2.0013107216 243

Thất nghiệp theo mùa vụ: Thất nghiệp theo mùa vụ cũng là một phần của nền kinh tế, và thường do thực tế là một số công việc chỉ thực hiện được theo mùa nhất định như đánh cá, làm nông nghiệp, xây dựng.

Thất nghiệp cơ cấu: Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các loại lao động (giữa các ngành nghề, khu vực,…).

Thất nghiệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống. Nguồn gốc chính là ở sự suy giảm tổng cầu.

d. Phân loại theo tiếp cận mô hình cung cầu

Thất nghiệp tự nguyện (người lao động tự nguyện thất nghiệp): Là số lượng người lao động tự nguyện thất nghiệp do công việc và tiền công chưa phù hợp với ý muốn của mình. Thất nghiệp tự nguyện chỉ một trong những người “tự nguyện” không muốn làm việc, do việc làm và mức lương tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của mình. Bao gồm những người: Mới bổ sung vào lực lượng lao động hoặc tự ý bỏ việc, do chuyển vùng (chuyển công tác, chuyển nơi ở, di dân), do tính chất thời vụ của công việc, do thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề; do can thiệp phi kinh tế.

Thất nghiệp không tự nguyện (hay thất nghiệp chu kỳ): Do chu kỳ kinh tế gây nên, còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu (theo trường phái Keynes).

Thất nghiệp tự nhiên: Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp xảy ra khi thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng. Nói cách khác, thất nghiệp tự nhiên là số lượng người lao động không chấp nhận làm việc ở mức tiền công khi thị trường lao động cân bằng.

Số lượng người thất nghiệp tự nhiên sẽ là tổng số thất nghiệp tự nguyện, những người chưa có những điều kiện mong muốn để tham gia vào thị trường lao động. Thất nghiệp tự nguyện chỉ một trong những người “tự nguyện” không muốn làm việc, do việc làm và mức lương tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của mình.

3. Đáp án như sau:

Quan điểm của trường phái cổ điển cho rằng giá cả và tiền công linh hoạt, thị trường lao động luôn đạt trang thái cân bằng, còn có thất nghiệp là do ấn định mức tiền công cao hơn mức tiền công cân bằng.

Nhìn vào đồ thị dưới đây ta thấy, thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng tại E với mức tiền công cân bằng là W0. Một bộ phận lớn lao động đạt mức tiền công W1 cao hơn mức tiền công cân bằng W0 trên thị trường lao động.

Tại mức tiền công W1 cầu lao động là L1, cung lao động là L2. Vì L1 > L2 cho nên xảy ra hiện

tượng dư thừa lao động là đoạn AB , hay xảy ra thất nghiệp. Áp lực để giảm tiền công xuống trạng thái cân bằng là rất khó.

Page 22: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

244 ECO102_Dapan_v2.0013107216

Hình 7.2. Mức tiền công tối thiểu cao hơn mức tiền công cân bằng

4. Thất nghiệp là tình trạng không có việc làm để sinh sống. Khi tình trạng này lan rộng đến nhiều người trong xã hội, người ta gọi là “nạn thất nghiệp”. Nó là một vấn đề lớn của mọi xã hội và mọi nền kinh tế, phát triển hay đang phát triển, cần phải tìm cách khắc phục. Để cụ thể hơn, chúng ta có thể xem xét tác động của thất nghiệp đối với từng đối tượng trong xã hội:

a. Đối với bản thân và gia đình

Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, áp lực tâm lý và tất nhiên là không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng. Yếu tố sau là vô cùng trầm trọng cho người gánh vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe.

Về phía người sử dụng lao động, sử dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm công cho mình (như không cải thiện môi trường làm việc, áp đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến,v.v.).

Cái giá khác của thất nghiệp còn là, khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, cá nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng.

Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công đoàn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc làm.

b. Ảnh hưởng của thất nghiệp tới xã hội và nền kinh tế

c. Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn lựccon người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ. Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn, giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô.

d. Có thể đương đầu với các tệ nạn xã hội do người thất nghiệp gây ra.

e. Chi nhiều tiền hơn để giải quyết hậu quả từ phía thất nghiệp như y tế, trật tự an ninh xã hội…

f. Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm.

Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn.

Page 23: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

ECO102_Dapan_v2.0013107216 245

5. Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung (mức giá trung bình) theo thời gian. Lạm phát tồn tại ở khắp mọi nơi trong nền kinh tế thị trường. Lạm phát xảy ra khi mức giá chung thay đổi, khi mức giá tăng lên được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát.

Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Tỷ lệ này phản ánh sự biến động cũng như mức độ của lạm phát của thời kỳ đang nghiên cứu và được xác định bằng công thức:

t t 1t

t 1

CPI CPI.100%

CPI

Trong đó: t là tỷ lệ lạm phát thời kỳ t, CPIt là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t, CPIt – 1 là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t – 1.

Quy mô của lạm phát:

a. Lạm phát vừa phải còn được gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây tác động đáng kể đến nền kinh tế.

b. Lạm phát phi mã là loại lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng tương đối nhanh, với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong năm.

c. Siêu lạm phát: Tỷ lệ lạm phát thường từ 3 con số trở lên

6. Đáp án như sau:

Lạm phát cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng nhanh tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá tiềm năng. Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hoá có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng.

Hình 7.4. Lạm phát cầu kéo

Khi tổng cầu tăng, đường tổng cầu dịch chuyển từ AD1 đến AD2, mức giá chung tăng lên từ P1 đến P2, lạm phát xảy ra.

Lạm phát chi phí đẩy

Khi sản lượng chưa đạt tiềm năng vẫn có khả năng xảy ra lạm phát và trên thực tế đã xảy ra lạm phát ở nhiều nước, kể cả ở các nước phát triển cao. Đó là đặc điểm của lạm phát hiện đại. Kiểu lạm phát này gọi là lạm phát chi phí đẩy, vừa lạm phát vừa suy giảm sản lượng, tăng thêm thất nghiệp nên cũng còn gọi là “lạm phát đình trệ”.

Page 24: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

246 ECO102_Dapan_v2.0013107216

Hình 7.6. Lạm phát chi phí đẩy

Các cơn sốc giá cả thị trường đầu vào đặc biệt là các vật tư cơ bản (xăng dầu, điện,…) là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, theo đồ thị thì đường ASS dịch chuyển sang trái từ

ASS0 ASS1, làm cho sản lượng giảm từ Y0 Y1, giá cả tăng lên từ P0 P1 gây nên lạm phát. Tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả đã tăng lên và sản lượng lại giảm xuống.

Lạm phát dự kiến

Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ. Mọi hoạt động kinh tế sẽ trông đợi và ngắm vào nó để tính toán điều chỉnh (ví dụ điều chỉnh lãi suất danh nghĩa, tiền lương danh nghĩa, giá cả trong các hợp đồng kinh tế, các khoản chi, tiêu ngân sách,…).

Hình 7.7. Lạm phát được dự đoán trước

Đồ thị trên cho thấy lạm phát dự kiến xảy ra như thế nào. Khi giá đầu vào tăng, đường tổng cung

trong ngắn hạn dịch chuyển từ ASS0 ASS1 ASS2, dịch chuyển lên trên cùng một tốc độ. Khi

đó Chính phủ sẽ dùng các biện pháp điều chỉnh và làm tăng tổng cầu AD cùng từ AD0 AD1

AD2, chỉ số giá tăng từ 110 121 133.

Lạm phát do lý thuyết số lượng tiền tệ

Nếu lượng cung tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả (P) cũng sẽ tăng với tỷ lệ tương ứng, nói cách khác tỷ lệ lạm phát sẽ bằng tỷ lệ tăng tiền. Lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. Điều này xảy ra trong thực tế khi nền kinh tế gặp phải một cơn sốc (ví dụ giá dầu tăng lên) làm cho lượng tiền thực tế nhất thời giảm xuống. Chính phủ cần phải tăng mức cung tiền danh nghĩa để đảm bảo nhu cầu tiền

Page 25: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

ECO102_Dapan_v2.0013107216 247

thực tế. Nhưng vì sản lượng và việc làm không đổi, lãi suất thực tế cũng không đổi, chỉ có mức cung tiền danh nghĩa, giá cả cũng như tiền lương danh nghĩa tăng lên.

Lạm phát và lãi suất

Khi lạm phát thay đổi, lãi suất danh nghĩa sẽ thay đổi theo, để duy trì lãi suất thực tế ở mức ổn định. Vậy lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát.

Khi tỷ lệ lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ nhiều tiền càng thiệt. Điều này đặc biệt đúng trong các cuộc siêu lạm phát, tiền mất giá càng nhanh, tăng mức độ gửi tiền và Ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm hoặc đẩy ra thị trường để mua về mọi hàng hoá có thể dự trữ, gây thêm mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hoá và tiếp tục đẩy mức giá lên cao.

7. Đáp án như sau:

a. Phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân, tập đoàn,... đặc biệt đối với những ai giữ nhiều tài sản có giá trị danh nghĩa cố định (ví dụ tiền mặt) và những người làm công ăn lương. Tác động chính của lạm phát về mặt phân phối sinh ra từ những sự khác nhau về quyền sở hữu và sử dụng các loại tài sản.

b. Tác động đối với sản lượng và công ăn việc làm: Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế, đặc biết khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của giá cả tương đối. Có những doanh nghiệp, ngành nghề có thể “phất” lên và trái lại cũng có những doanh nghiệp và ngành nghề suy sụp, thậm chí phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh.

c. Tác động đối với phân bố tài nguyên: Lạm phát làm biến dạng giá cả tương đối, tỷ lệ lạm phát càng cao thì sự biến dạng giá cả tương đối càng lớn. Một mặt hàng mà giá trị biến dạng một cách trầm trọng do lạm phát là tiền tệ (tiền kim loại và tiền giấy).

8. Đáp án như sau:

Lạm phát và thất nghiệp là hai căn bệnh nặng của nền kinh tế thị trường. Vào năm 1958 giáo sư A.W.Phillips ở học viện kinh tế London đã chứng minh rằng có một mối liên hệ thống kê mạnh mẽ giữa tỷ lệ lạm phát hàng năm và tỷ lệ thất nghiệp hàng năm ở Anh. Phillips cho rằng có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, tức là muốn tạo nhiều việc làm hay là nhằm đạt tốc độ phát triển kinh tế cao thì cái giá phải trả là lạm phát cao.

Khi ra đời lý thuyết về tỷ thất nghiệp tự nhiên (tại đó sản lượng đạt mức sản lượng tiềm năng và lạm phát không đổi) đường Phillips được xây dưng hoàn chỉnh có dạng sau:

e u u *

Trong đó: là tỷ lệ lạm phát

eπ là lạm phát dự kiến

u là tỷ lệ thất nghiệp thực tế

u* là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

là độ dốc của đường Phillips, quyết định rất lớn đến mối quan hệ đánh đổi giữa

lạm phát và thất nghiệp.

Theo lý thuyết này gợi ra cho ta thấy rằng có thể đánh đổi lạm phát nhiều để có ít thất nghiệp hơn và ngược lại. Nó được biểu thị trên đồ thị bên.

Page 26: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

248 ECO102_Dapan_v2.0013107216

�e

Hình 7.9. Đường Phillips trong ngắn hạn khi có lạm phát dự kiến

Đường Phillips trong ngắn hạn này cho thấy, khi thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến. Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát thấp hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến và ngược lại.

Hình 7.10. Đường Phillips trong ngắn hạn

Trong thời kỳ này nếu có cơn sốt cầu, giả sử tổng cầu tăng lên nhanh, nền kinh tế sẽ đi dọc đường Phillips lên phía trên, lạm phát tăng, thất nghiệp giảm. Nếu không có sự tác động của các chính sách thì vì giá tăng lên mức cung tiền thực tế giảm xuống, lãi suất tăng lên và tổng cầu dần dần được điều chỉnh trở lại mức cũ, nền kinh tế với lạm phát và thất nghiệp sẽ quay trở về trạng thái ban đầu. Nhưng lạm phát đã được dự kiến, tiền lương và các chi phí khác cũng được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát nên giá cả dừng lại ở tỷ lệ dự kiến và thất nghiệp trở lại mức tự nhiên, đường Phillips ngắn hạn nói trên dịch chuyển lên trên.

Page 27: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

ECO102_Dapan_v2.0013107216 249

Hình 7.11. Sự dịch chuyển đường Phillips sang phải

Riêng các cơn sốc về phía cung, đẩy chi phí sản xuất giá cả lên cao, sản lượng và việc làm giảm xuống, nền kinh tế rơi vào thời kì đình trệ lạm phát, không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Khi Chính phủ tăng mức cung tiền liên tục để giữ cho tổng cầu không suy giảm và thất nghiệp không thể tăng, nền kinh tế vẫn đạt mức sản lượng như cũ nhưng giá cả tăng theo tỷ lệ tăng tiền. Như vậy sự điều tiết bằng chính sách tiền tệ và tài khoá để giữ cho nền kinh tế ổn định khi gặp cơn sốc về phía cung, chúng ta phải trả giá bằng một mức lạm phát cao hơn.

CÂU HỎI TỰ LUẬN ĐÚNG SAI

1. Sai

2. Sai

3. Sai

4. Đúng

5. Sai

6. Sai

7. Đúng

8. Sai

9. Sai

10. Đúng

11. Đúng

12. Đúng

BÀI TẬP THỰC HÀNH

1. Đáp án như sau:

a. Lực lượng lao động = Số người có việc + số người thất nghiệp = 48 triệu người.

b. Người trưởng thành = lực lượng lao động + người trưởng thành không nằm trong lực lượng lao động = 44 + 3 + 4 = 51 triệu người.

c. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = lực lượng lao động/người trưởng thành x 100%

= 48/51).100% = 94,1%

Page 28: 11 eco102 dapan_v2.0013107216

Đáp án Kinh tế học Vĩ mô

250 ECO102_Dapan_v2.0013107216

d. Tỷ lệ thất nghiệp = thất nghiệp/lực lượng lao động x 100% = (3/48).100% = 6,25%.

2. Đáp án như sau:

a. Hỗ trợ của Chính phủ đối với việc đào tạo lại và sắp xếp lại lao động.

b. Để cho thị trường lao động hoạt động theo cơ chế thị trường.

c. Cải cách các chương trình bảo hiểm thất nghiệp.

d. Sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm ổn định sản lượng của nền kinh tế như chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

3. Đáp án như sau:

a. Số người thất nghiệp đầu năm, số người bị mất việc/sa thải và số người bỏ việc (nhưng chưa rời khỏi lực lượng lao động) sẽ gia nhập đội quân thất nghiệp trong năm. Chính vì vậy, tổng số công nhân gia nhập đội quân thất nghiệp trong năm là: 4 + 6 + 8. Số công nhân thất vọng (những người thất vọng vì không tìm được việc làm, vì vậy không đăng ký thất nghiệp và bị coi là không muốn tham gia lực lượng lao động) và số công nhân mới được thuê/gọi lại rời bỏ đội quân thất nghiệp. Do đó, tổng số công nhân rời bỏ đội quân thất nghiệp trong năm là 3 + 7.

b. Số người trở lại và mới tham gia lực lượng lao động cộng với những người mới có việc làm mà trước đây chưa bị thất nghiệp là những người gia nhập lực lượng lao động trong năm. Vì vậy, tổng số người gia nhập lực lượng lao động trong năm là 8 + 9. Những công nhân thất vọng và những công nhân về hưu/tạm thời rời bỏ lực lượng lao động là những người rời bỏ lực lượng lao động. Vì vậy, tổng số người rời bỏ lực lượng lao động trong năm là 3 + 5.

c. Số người bị mất việc/ sa thải, về hưu, tạm thời rời bỏ lực lượng lao động và bỏ việc là những người rời bỏ việc làm trong năm bằng 4 + 5 + 6; số công nhân mới thuê/gọi lại, số người mới có việc làm là những người nhận được việc làm trong năm bằng 7 + 9. Vì vậy, mức thay đổi của số người có việc làm trong năm là 4 + 5 + 6 – 7 – 9.

d. Lực lượng lao động vào cuối năm = lực lượng lao động đầu năm cộng với số người trở lại/ mới tham gia lực lượng lao động (8 + 9) trừ đi số người rời bỏ lực lượng lao động (3 + 5). Số người thất nghiệp cuối năm bằng số người thất nghiệp đầu năm (3000) cộng với số người gia nhập đội quân thất nghiệp (4 + 6 + 8) trừ đi số người rời bỏ đội quân thất nghiệp (3 + 7).

4. Đáp án như sau:

a. 100,0; 113,3; và 125,0.

b. 13,3% và 10,3%.

5. Đáp án như sau:

a. 5 triệu.

b. 1,5 triệu.

c. Thu nhập ròng là 3,5 triệu. Lãi suất thực tế sau thuế là 3,5%.

d. Tổng thu nhập trước thuế là 20 triệu đồng và thuế là 6 triệu đồng.

e. Thu nhập ròng là 14 triệu đồng và lãi suất thực tế sau thuế là 1%.

f. Luật thuế không tính đến tác động của lạm phát và coi lãi suất danh nghĩa chứ không phải lãi suất thực tế là một khoản mục thu nhập chịu thuế. Chính vì vậy, lạm phát đã làm tăng nghĩa vụ nộp thuế của người sở hữu vốn.