01. fixed - group 6 - than trong vi mo

47
ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG ---------- BÀI THUYẾT TRÌNH Đề tài : Chính sách thận trọng vĩ mô Giảng viên : PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao Môn : Kinh tế vĩ mô Lớp : Cao học 16B2 Nhóm thực hiện : Nhóm 6 1. Châu Hồ Quốc Bảo Nhóm trưởng 2. Nguyễn Thị Ngọc Nữ Thành viên 3. Đỗ Thị Kim Nữ Thành viên 4. Nguyễn Thị Hồng Thanh Thành viên 5. Nguyễn Huy Thu Hiền Thành viên 6. Phan Hữu Tài Thành viên 7. Lê Văn Cường Thành viên 8. Đoàn Trần Phong Thành viên 9. Lưu Huỳnh Thanh An Thành viên 10. Võ Nguyễn Thảo Quỳnh Thành viên Tp. Hồ Chí Minh,06/2015

Upload: meomap

Post on 14-Dec-2015

12 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

Thận trọng vĩ mô

TRANSCRIPT

Page 1: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA NGÂN HÀNG

----------

BÀI THUYẾT TRÌNH

Đề tài: “Chính sách thận trọng vĩ mô”

Giảng viên : PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao

Môn : Kinh tế vĩ mô

Lớp : Cao học 16B2

Nhóm thực hiện : Nhóm 6

1. Châu Hồ Quốc Bảo Nhóm trưởng

2. Nguyễn Thị Ngọc Nữ Thành viên 3. Đỗ Thị Kim Nữ Thành viên

4. Nguyễn Thị Hồng Thanh Thành viên

5. Nguyễn Huy Thu Hiền Thành viên

6. Phan Hữu Tài Thành viên

7. Lê Văn Cường Thành viên

8. Đoàn Trần Phong Thành viên

9. Lưu Huỳnh Thanh An Thành viên

10. Võ Nguyễn Thảo Quỳnh Thành viên

Tp. Hồ Chí Minh,06/2015

Page 2: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG...............................................................................................................4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ .........................................................................................................4

DANH MỤC HÌNH................................................................................................................4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................................5

PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................................6

1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................................6

2. Tình hình nghiên cứu đề tài .........................................................................................7

3. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................................8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................8

5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................8

5. Bố cục của đề tài nghiên cứu .......................................................................................9

6. Những điểm mới của Đề tài nghiên cứu ....................................................................9

CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ CHÍNH SÁCH THẬN TRỌNG VĨ MÔ ............. 10

1.1. KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH GIÁM SÁT AN TOÀN VĨ MÔ ...................... 10

1.2. ƯU ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH GIÁM SÁT VĨ MÔ THẬN TRỌNG ....... 11

1.3. KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH VĨ MÔ THẬN TRỌNG TẠI

MỘT SỐ QUỐC GIA ..................................................................................................... 12

1.3.1. Anh........................................................................................................................ 12

1.3.2. Mỹ.......................................................................................................................... 13

1.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .............................. 13

1.4.1. Bài học đối với các Ngân hàng Trung Ương từ cuộc khủng hoảng (IMF,

2010) ................................................................................................................................ 13

1.4.2. Macroprudential Policy and the conduct of monetary policy (Denis Beau,

Laurent Clerc và Benoit Mojon, 2012)...................................................................... 14

1.4.3. Macroprudential policies: Lessons for and from emerging markets (Stijn

Claessens và Swati R. Ghosh, 2012) .......................................................................... 14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 16

CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG CỤ GIÁM SÁT VĨ MÔ THẬN TRỌNG – MỐI

QUAN HỆ VỚI CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ KHÁC ................................................ 17

2.1. CÁC CÔNG CỤ GIÁM SÁT VĨ MÔ THẬN TRỌNG ................................... 17

2.1.1. Các công cụ giúp tăng cường khả năng tự phục hồi: đệm vốn phản chu

kỳ (countercyclical capital buffer-CCB) ................................................................... 22

2.1.2. Các công cụ giúp hạn chế sự mất cân bằng trong ngành........................... 22

Page 3: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

3

2.1.2.1. Giới hạn tỷ lệ vay/ giá trị khoản vay (LTV), trần tỷ lệ nợ trên thu nhập

(DTI) ................................................................................................................................ 23

2.1.2.2. Yêu cầu vốn theo ngành ................................................................................ 23

2.1.3. Các công cụ hạn chế rủi ro thanh khoản hệ thống ..................................... 24

2.1.4. Các công cụ hạn chế rủi ro tỷ giá và sự bất ổn của thị trường ngoại hối 25

2.2. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VĨ MÔ ............................................................ 25

2.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH THẬN TRỌNG VĨ MÔ VÀ CÁC

CHÍNH SÁCH VĨ MÔ KHÁC ..................................................................................... 27

2.3.1. Sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách tiền tệ ..... 28

2.3.2. Sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách tài khoá .. 29

2.3.3. Sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách thận trọng

vi mô ................................................................................................................................ 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................... 32

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH THẬN TRỌNG VĨ MÔ

TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ................................................................ 33

3.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH VĨ MÔ THẬN TRỌNG TẠI

VIỆT NAM........................................................................................................................ 33

3.1.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR) ..................... 34

3.1.2. Các công cụ hạn chế rủi ro thanh khoản hệ thống ..................................... 35

3.1.2.1. Tỷ lệ khả năng chi trả (thanh khoản) ......................................................... 35

3.1.2.2. Giới hạn cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (tỷ lệ LDR) .............. 36

3.1.3. Các công cụ khác ............................................................................................... 38

3.1.3.1. Giới hạn cho vay ngoại tệ .............................................................................. 38

3.1.3.2. Trạng thái ngoại tệ của TCTD ..................................................................... 40

3.1.3.3. Trần lãi suất tiền gửi Việt Nam Đồng và đô la Mỹ ................................... 41

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT AN TOÀN VĨ MÔ

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM ......................................................... 42

3.2.1. Thực trạng hoạt động giám sát an toàn tài chính tại Việt Nam ................ 42

3.2.2. Kiến nghị cho vấn đề giám sát an toàn vĩ mô hoạt động tài chính tại Việt

Nam ................................................................................................................................. 43

3.2.2.1. Giải pháp trước mắt........................................................................................ 44

3.2.2.2. Giải pháp lâu dài ............................................................................................. 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................... 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 46

Page 4: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. So sánh các biện pháp giám sát thận trọng vĩ mô và vi mô........................... 18

Bảng 3.1. Nội dung các biện pháp giám sát vĩ mô thận trọng ........................................ 21

Bảng 3.2. Bộ chỉ số đánh giá thể chế của chính sách an toàn vĩ mô ............................. 26

Bảng 3.3. Chỉ số giám sát an toàn vĩ mô tại một số quốc gia trên thế giới. ................. 27

Bảng 4.1. Tỷ lệ an toán vốn tối thiểu của hệ thống các TCTD tại Việt Nam tháng

3/2015 ..................................................................................................................................... 34

Bảng 4.2. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động thị trường 1 của các TCTD

tại Việt Nam tháng 3/2015 ................................................................................................... 37

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống các TCTD tại Việt Nam từ tháng

3/2012 đến tháng 3/2015 ( Nguồn: Tổng hợp từ website sbv.gov.vn) ........................... 35

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động thị trường 1 của các TCTD

tại Việt Nam từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2015 ............................................................... 38

DANH MỤC HÌNH

Hình 3. 1. Tương quan giữa chính sách thận trọng vĩ mô và các chính sách khác ..... 28

Page 5: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

CAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

LDR Giới hạn cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động

BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế

MPP Các công cụ (biện pháp) giám sát vĩ mô thận trọng

FPC Ủy ban Chính sách tài chính

FCA Cơ quan quản lý tài chính

PRA Cơ quan quản lý an toàn

BoE Ngân hàng Trung Ương Anh

FSOC Hội đồng giám sát ổn định tài chính

TCTD Tổ chức tín dụng

CCB Đệm vốn phản chu kỳ

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

LTV Giới hạn tỷ lệ vay/ giá trị khoản vay

DTI Trần tỷ lệ nợ trên thu nhập

Page 6: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

6

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Kể từ khi mở cửa thị trường theo chủ trương của Đảng và Nhà nước vào năm

1986 đến này, Việt Nam đã trải qua chặng đường gần 30 năm với nhiều mốc lịch sử

đánh dấu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2005, IMF công nhận Việt Nam

chấp thuận điều VIII điều lệ IMF, đây là điều kiện tiên quyết mà Việt Nam phải thực

hiện để được gia nhập WTO (Lê Thị Anh Đào, 2011). Tháng 12/2006 Việt Nam chính

thức trở thành thành viên của WTO, điều này có nghĩa là Việt Nam đã cam kết xây

dựng chính sách và thực hiện phù hợp với các qui định của WTO. Với áp lực này, Việt

Nam phải gia tăng kỷ cương trong việc ban hành và thực thi các biện pháp chính sách,

không được tùy tiện thi hành những biện pháp hành chính, phi thị trường. Đồng thời,

xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế thị trường để đón nhận những cơ hội và thách

thức của quá trình hội nhập mang đến (Lê Thị Anh Đào, 2011).

Đánh giá quá trình mở cửa kể từ khi gia nhập WTO, đã cho thấy Việt Nam có

những thành tựu đáng ghi nhận về tốc độ tăng trưởng cao trong 2 năm 2007 – 2008,

trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư nước ngoài, kết quả là lượng

vốn đầu tư nước ngoài gia tăng mạnh mẽ, thu hút lượng kiều hối gia tăng với những

con số ấn tượng, đồng thời kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao, tác động

đến kinh tế vĩ mô nói chung và các thị trường hàng hóa, dịch vụ nói riêng đều phát

triển. Mức độ mở cửa theo lộ trình ngày càng rộng hơn đòi hỏi Việt Nam phải có sự

thay đổi trong chính sách quản lý và điều hành nhằm ứng phó trước những sự biến

động bất thường của các dòng vốn, cũng như tận dụng các cơ hội do sự gia tăng dòng

luân chuyển ngoại tệ để phát triển nền kinh tế (Lê Thị Anh Đào, 2011). Trong những

năm gần đây, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chính sách vĩ mô

thận trọng (hoặc chính sách giám sát an toàn vĩ mô) được chú ý quan tâm bởi những

đặc điểm, công cụ riêng nhằm hạn chế tổn thất nếu xảy ra rủi ro trên qui mô toàn hệ

thống, từ đó giúp nền kinh tế phục hồi với tốc độ nhanh hơn cũng như đảm bảo sự ổn

định của thị trường.

Sau hơn 8 năm gia nhập WTO, nền kinh tế của Việt Nam chưa được đánh giá là

tăng trưởng ổn định, đồng thời các thị trường tài chính, tiền tệ còn sơ khai, kém phát

triển. Nguồn vốn ngoại tệ luân chuyển kém linh hoạt, cung – cầu trên thị trường tại

Page 7: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

7

nhiều thời điểm rơi vào tình trạng mất cân đối, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống

kinh tế – xã hội của người dân. Hoạt động quản lý, điều tiết và can thiệp cuả NHNN

trên thị trường tài chính còn bị động, lúng túng và hiệu quả chưa cao. Năng lực quản

trị rủi ro và kinh doanh ngoại tệ của các NHTM còn chưa tương thích với nền kinh tê

mở cửa. Việc nhìn nhận, đánh giá khả năng áp dụng chính sách vĩ mô thận trọng để rút

ra, phát huy những mặt tích cực, hạn chế hoặc xử lí những mặt hạn chế còn tồn tại là

điều cần thiết. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Chính sách vĩ mô thận

trọng” để nghiên cứu sâu hơn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:

Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Chính sách vĩ mô thận

trọng mà nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu gồm:

1. Đinh Thị Thanh Long (2015). “Áp dụng các biện pháp giám sát vĩ mô thận

trọng đối với hoạt động tín dụng ngoại tệ tại Việt Nam”. Đây là một nghiên cứu về

tổng quan về chính sách vĩ mô thận trọng, các biện pháp thực hiện của chính sách thận

trọng vĩ mô trong lĩnh vực tín dụng ngoại tệ, những đánh giá của tác giả về hoạt động

các chủ thể trong thị trường và đưa ra một số ví dụ ứng dụng thận trọng vĩ mô trong

việc hoạch định chính sách trong lĩnh vực Ngân hàng. Điểm nhấn mạnh của nghiên

cứu là đưa ra những số liệu, luận điểm phù hợp với số liệu nhằm chứng minh việc áp

dụng chính sách thận trọng vĩ mô tại Việt Nam vẫn còn sơ khai, có nhiều tiềm năng để

phát triển.

2. Tô Ngọc Hưng (2014). “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với chính sách giám

sát an toàn vĩ mô”. Nội dung của đề tài tập trung phân tích các công cụ của chính

sách, cách thức đo lường mức độ áp dụng chính sách thận trọng vĩ mô và mối quan hệ

với các chính sách vĩ mô khác. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra một số ứng dụng thực tế

của Ngân hàng Nhà nước trong việc áp dụng thận trọng vĩ mô để điều hành chính sách

tiền tệ.

3. Đỗ Việt Hùng và cộng sự (2014). “Tổng quan về khuôn khổ chính sách an

toàn vĩ mô hiệu quả”. Nội dung tập trung nghiên cứu về sự tương tác giữa chính sách

thận trọng vĩ mô và các chính sách vĩ mô khác, so sánh giữa chính sách thận trọng vĩ

mô và vi mô, các yếu tố quyết định việc xây dựng khuôn khổ chính sách thận trọng vĩ

mô hiệu quả.

Page 8: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

8

Ngoài ra còn nhiều luận văn, nghiên cứu và những bài báo trên tập san chuyên

ngành có nội dung liên quan đến đề tài cho thấy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu

trong và ngoài nước với chính sách thận trọng vĩ mô nói chung và khả năng ứng dụng

chính sách tại Việt Nam nói riêng.

3. Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở những lý thuyết và những nghiên cứu trước đây về chính sách thận

trọng vĩ mô và các công cụ chính của chính sách, Đề tài nghiên cứu tập trung phân tích

làm rõ các đặc điểm của chính sách thận trọng vĩ mô, các công cụ và thực tiễn áp dụng

một số mặt của chính sách thận trọng vĩ mô tại thị trường tài chính Việt Nam nhằm

đưa ra nhận xét về khả năng ứng dụng trong tương lai.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu “Chính sách thận trọng vĩ mô” lấy cơ sở lý thuyết và thực

trạng hoạt động thị trường tiền tệ ngân hàng tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh

tế làm đối tượng nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu là chính sách quản lý tỷ giá, tín dụng

của Việt Nam và những hoạt động của NHNN Việt Nam từ năm 2001 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu:

Với mục tiêu đánh giá thực trạng về TTNH Việt Nam, đề tài nghiên cứu sẽ căn

cứ vào khung lý thuyết những nghiên cứu trước đây của các tác giả như: Đinh Thị

Thanh Long (2015), Tô Ngọc Hưng (2014), Đỗ Việt Hùng (2014),… để so sánh, tổng

hợp và phân tích, đồng thời sử dụng phương pháp thống kê logic, lập luận biện chứng

đứng trên quan điểm lịch sử và phát triển để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao

mức độ áp dụng chính sách.

Số liệu thu thập từ nguồn tài liệu của NHNN, IMF, BIS, Báo cáo thường niên

của các NHTM, Tổng cục Thống kê kết hợp nguồn thông tin của báo chí, tạp chí

chuyên ngành và kế thừa những kết quả nghiên cứu thực nghiệm có liên quan.

Đề tài nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết ba nội dung chính:

Thứ nhất, khái lược lý thuyết về chính sách thận trọng vĩ mô, các biện pháp

thực hiện của chính sách. Kinh nghiệm của các nước trong việc điều hành và phát triển

TTNH tại Việt Nam.

Page 9: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

9

Thứ hai, thực tiễn ứng dụng chính sách thận trọng vĩ mô tại Việt Nam nói

chung và thị trường tiền tệ nói riêng.

Thứ ba, một số nhận xét, đề xuất nhằm góp phần giúp ổn định thị trường.

5. Bố cục của đề tài nghiên cứu:

Ngoài phần mục lục, mở đầu và kết luận, bố cục của Đề tài nghiên cứu gồm 4

chương:

Chương 1: Khái lược về chính sách thận trọng vĩ mô

Chương 2: Các công cụ giám sát vĩ mô thận trọng – mối quan hệ với các chính

sách vĩ mô khác

Chương 3: Thực tế áp dụng chính sách thận trọng vĩ mô tại Việt Nam và một số

kiến nghị

6. Những điểm mới của Đề tài nghiên cứu

Kết quả của nhóm nghiên cứu thể hiện được một số các điểm mới chủ yếu sau:

- Hệ thống hóa những nội dung cơ bản của chính sách thận trọng vĩ mô, các

công cụ điều hành và một số bài học về áp dụng chính sách tại các nước .

- Phân tích thực tế áp dụng thận trọng vĩ mô ở Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra

những đánh giá về việc áp dụng chính sách này trong tương lai.

Page 10: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

10

CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ CHÍNH SÁCH THẬN TRỌNG VĨ MÔ

Trong những năm gần đây, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã cho thấy sự thiếu

hụt trầm trọng của những công cụ phân tích giúp dự đoán và đối phó với tình trạng

khủng hoảng qua từng thời kỳ tại mỗi quốc gia. Một khi sự khủng hoảng này lan rộng

thì chắc chắn sẽ để lại những hậu quả kinh tế vĩ mô vô cùng nghiêm trọng. Nhìn từ góc

độ chính sách mỗi quốc gia cần phải có một giải pháp để khắc phục tình trạng trên.

(Đỗ Việt Hùng và cộng sự, 2014).

Trong suốt hai thập kỷ qua, các quốc gia thường đặt mục tiêu của chính sách

tiền tệ là ổn định giá, tạo công ăn việc làm và đảm bảo tăng trưởng bền vững. Mục tiêu

của chính sách tiền tệ như vậy là khá rõ ràng và đã nhận được sự đồng thuận cao. Tuy

nhiên, thực tế cho thấy việc thực hiện chính sách tiền tệ này vẫn có hạn chế khi được

triển khai theo mô hình hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô. Do vậy, trong tình hình

mới các nhà hoạch định chính sách quốc gia đã đưa ra khái niệm về chính sách thận

trọng vĩ mô. Theo đó mà Ngân hàng nhà nước định nghĩa “chính sách thận trọng vĩ mô

được hiểu là tập trung ổn định tài chính trước các cú sốc, hạn chế rủi ro và chi phí của

khủng hoảng, bảo đảm cung cấp ổn định các dịch vụ trung gian tài chính đối với nền

kinh tế, tránh để xảy ra tình trạng bùng nổ hoặc vắt kiệt nguồn tín dụng và thanh khoản

đối với hệ thống tài chính” (Đỗ Việt Hùng và cộng sự, 2014).

Chương 1 tập trung phân tích làm rõ chính sách thận trọng vĩ mô (hay giám sát

an toàn vĩ mô – MPP), các ưu điểm, công cụ của chính sách, đồng thời nêu một số bài

học kinh nghiệm áp dụng chính sách thận trọng vĩ mô tại các nước phát triển, điển

hình là Anh và Mỹ nhằm xác định tiềm năng và khả năng áp dụng của chính sách này.

1.1. KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH GIÁM SÁT AN TOÀN VĨ MÔ

Theo Tô Ngọc Hưng (2014), chính sách giám sát an toàn vĩ mô (thận trọng vĩ

mô) là một chính sách vĩ mô thông qua việc sử dụng các công cụ của mình nhằm mục

tiêu chủ yếu là hạn chế rủi ro đối với hệ thống tài chính nói chung, và hệ thống ngân

hàng nói riêng. Do đó, chính sách giám sát an toàn vĩ mô có thể giúp hạn chế nguy cơ

gián đoạn việc cung cấp các dịch vụ tài chính bị ảnh hưởng bởi sự yếu kém của một

phần hoặc toàn bộ hệ thống tài chính, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho

nền kinh tế thực.

Page 11: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

11

Theo Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) (2010), chính sách giám sát an toàn

vĩ mô nhằm hướng tới 2 mục tiêu chính là: tăng cường khả năng phục hồi của hệ thống

tài chính trước các cú sốc và hạn chế sự tích lũy rủi ro của hệ thống. Thực tế cho thấy

việc dự báo chính xác hoàn toàn các cuộc khủng hoảng tài chính là khá khó khăn nên

mục tiêu duy trì sự ổn định hoặc đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính sẽ có nguy

cơ thất bại (Clement, 2010). Chính vì vậy, NHTW các quốc gia luôn tìm ra những biện

pháp, công cụ giám sát an toàn vĩ mô mới để có thể giúp ổn định hệ thống tài chính.

1.2. ƯU ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH GIÁM SÁT VĨ MÔ THẬN TRỌNG

Theo Đinh Thị Thanh Long (2015), một trong những ưu điểm lớn nhất mà các

nước sử dụng MPP là hạn chế rủi ro hệ thống – loại rủi ro hiện tại rất được quan tâm

trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu. Theo nghiên cứu thực nghiệm, các

quốc gia có nền kinh tế mới nổi có xu hướng sử dụng MPP nhiều hơn các nền kinh tế

phát triển, nhất là ở các nước mà hệ thống ngân hàng chiếm vị trí quan trọng trong khu

vực tài chính. Những nguyên nhân chính khiến cho MPP được sử dụng rộng rãi trong

những năm gần đây là do:

Thứ nhất, hiệu lực của MPP không phụ thuộc vào chu kỳ phát triển kinh tế (suy

thoái hay tăng trưởng), cũng như không phụ thuộc vào chế độ tỷ giá quốc gia đó đang

theo đuổi. Rõ ràng, so với các chính sách kinh tế vĩ mô khác thường đòi hỏi phải có

các điều kiện áp dụng, mâu thuẫn và sự đánh đổi giữa các mục tiêu, thì MPP có thể áp

dụng với bất kỳ điều kiện nào như: Chính sách lãi suất không phát huy hiệu lực, chế

độ tỷ giá cố định hay thả nổi có điều tiết, quốc gia đó đang đối mặt với dòng vốn đầu

tư ngoại chảy vào lớn… MPP còn phát huy hiệu lực ngay cả khi các công cụ của chính

sách tiền tệ không có hiệu lực và khung hoạt động của chính sách tài khóa lại bị hạn

chế (ví dụ, chính sách tiền tệ thắt chặt không có hiệu lực trong trường hợp lạm phát

dưới mục tiêu) (Đinh Thị Thanh Long, 2015).

Thứ hai, công cụ của MPP dễ dàng điều chỉnh theo thời kỳ (như quy định tỷ lệ

cho vay trên tài sản đảm bảo, tỷ lệ dự trữ bắt buộc), và áp dụng với tất cả các chủ thể

của khu vực tài chính mà không gây ra sự suy giảm các hoạt động kinh tế nói chung,

do đó, hạn chế chi phí can thiệp (Đinh Thị Thanh Long, 2015).

Thứ ba, MPP tác động trực tiếp vào đối tượng điều chỉnh, từ đó tác động tới

mục tiêu mà ngân hàng trung ương nhằm tới. Ví dụ, quy định về tỷ lệ cho vay bằng

Page 12: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

12

ngoại tệ sẽ hạn chế trực tiếp hoạt động cho vay bằng ngoại tệ mà không chính sách nào

có thể phát huy hiệu quả tốt hơn (Đinh Thị Thanh Long, 2015).

Thứ tư, MPP đặc biệt hữu dụng trong trường hợp tăng trưởng tín dụng quá nóng

và dòng vốn ngoại ồ ạt chảy vào quá nhiều. So với các biện pháp kiểm soát vốn, MPP

không tạo ra những sai lệch, méo mó trong tín hiệu thị trường. (Đinh Thị Thanh Long,

2015).

1.3. KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH VĨ MÔ THẬN TRỌNG

TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA

1.3.1. Anh

Theo Kohn (2014), Anh tiếp cận việc xây dựng một tổ chức để đáp ứng những

thách thức đối với chính sách thận trọng vĩ mô như là một yếu tố quan trọng trong việc

tái cơ cấu triệt để cơ chế quản lý tài chính nói chung. Hệ thống được xây dựng xung

quanh ba cơ quan mới: Ủy ban Chính sách tài chính (FPC); Cơ quan quản lý tài chính

(FCA), với trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng, điều tiết thị trường và giám sát một số

công ty tài chính; và Cơ quan quản lý an toàn (PRA), cơ quan quản lý và giám sát thận

trọng vi mô cho các ngân hàng, các tổ chức lưu ký khác, các công ty bảo hiểm và các

công ty đầu tư lớn. Ngoài ra, Ngân hàng Anh (BoE) đóng một vai trò quan trọng trong

sự ổn định tài chính ở Anh, tổ chức và bổ nhiệm nhân viên của FPC và PRA, đồng thời

cũng có trách nhiệm phân tích và đưa ra chính sách để thúc đẩy sự ổn định. Mặc dù

thuộc Ngân hàng Anh, FPC và PRA có các hội đồng hoặc các ủy ban riêng biệt chịu

trách nhiệm đối với các chính sách để đáp ứng các mục tiêu của họ.

Ủy ban Chính sách tài chính có 10 thành viên: Thống đốc Ngân hàng Anh, các

tổng giám đốc của PRA và FCA, ba người khác từ Ngân hàng, và bốn thành viên bên

ngoài. Một quan sát viên Kho bạc tham dự các cuộc họp FPC như là một thành viên

không bỏ phiếu. Mục tiêu chính của là xác định, giám sát, và hành động để loại bỏ

hoặc giảm thiểu những rủi ro mang tính hệ thống nhằm bảo vệ và tăng cường khả năng

phục hồi của hệ thống tài chính của Anh. Mục tiêu thứ hai của FPC là hỗ trợ các chính

sách kinh tế của chính phủ, bao gồm việc tăng trưởng. Để đạt được những mục tiêu

này, FPC có thể đưa ra khuyến cáo với bất cứ ai – những nhà làm luật khác, Kho bạc,

các hiệp hội công nghiệp tư nhân (Kohn, 2014).

Page 13: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

13

1.3.2. Mỹ

Hội đồng giám sát ổn định tài chính (FSOC) có mục tiêu tương tự với FPC: xác

định các rủi ro hệ thống và tìm cách để giảm thiểu chúng thông qua hành động hoặc

kiến nghị với cơ quan quản lý hoặc với Quốc hội và chính quyền. Nhưng không giống

như ở Anh, Quốc hội giữ nguyên cấu trúc quy định hiện hành và đặt các cơ quan thận

trọng vĩ mô lên trên. Hơn nữa, nó là một cấu trúc rất phân tán trong đó nhiều cơ quan

có trách nhiệm đối với các đối tượng giống nhau hoặc có liên quan chặt chẽ và thị

trường (Kohn, 2014).

Theo Kohn (2014), FSOC là một bước tiến của nước Mỹ trong việc đối phó với

các vấn đề mang tính hệ thống trong thị trường tài chính. Hầu hết các công cụ thận

trọng vĩ mô hoạt động bằng cách tinh chỉnh các công cụ thận trọng vi mô và FSOC có

tất cả những người đứng đầu của tất cả các cơ quan quản lý thận trọng vi mô để thảo

luận về các vấn đề mang tính hệ thống và họ có thể xử lý như thế nào. Điều này sẽ

thúc đẩy sự hiểu biết về hành động của mỗi cơ quan có thể ảnh hưởng đến sự ổn định

như thế nào. Hơn nữa, bằng các báo cáo, FSOC đã giúp thúc đẩy sự phối hợp và hợp

tác giữa các cơ quan quản lý – nhiều hơn rất nhiều so với quá khứ. Tuy nhiên, những

năm đầu của FSOC cũng đã bộc lộ các vấn đề về cấu trúc và thiếu khả năng để hoàn

thành các mục tiêu đã xác định cho thận trọng vĩ mô.

1.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

1.4.1. Bài học đối với các Ngân hàng Trung Ương từ cuộc khủng hoảng

(IMF, 2010)

Theo báo cáo nhan đề “Bài học đối với các Ngân hàng Trung Ương từ cuộc

khủng hoảng” của IMF (2010) nhấn mạnh 3 bài học quan trọng cho các nhà hoạch

định chính sách để tránh nguy cơ rơi trở lại vào khủng hoảng. Trong đó IMF tin rằng

ổn định tài chính nên tập trung vào việc duy trì sử dụng những chính sách thận trọng vĩ

mô nhằm tìm kiếm sự đảm bảo ổn định tài chính bằng cách giảm thiểu sự tích tụ các

nguy cơ mang tính hệ thống. Các công cụ thận trọng vĩ mô bao gồm các đòi hỏi về an

toàn vốn, khả năng dự báo tổn thất, khả năng thanh khoản...

Báo cáo của IMF cũng cho rằng tất cả các tổ chức tài chính nói riêng và thị

trường tài chính nói chung nên hoạt động trong phạm vi điều hành của sự thận trọng vĩ

Page 14: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

14

mô. Các ngân hàng trung ương nên đóng vai trò chủ đạo trong chính sách thận trọng vĩ

mô.

1.4.2. Macroprudential Policy and the conduct of monetary policy (Denis

Beau, Laurent Clerc và Benoit Mojon, 2012)

Denis Beau, Laurent Clerc và Benoit Mojon (2012) phân tích sự tương tác giữa

chính sách thận trọng vĩ mô với việc thực hiện chính sách tiền tệ; theo đó đầu tiên, các

tác giả đề cập đến việc thành lập các tổ chức phụ trách chính sách thận trọng vĩ mô ở

Mỹ và Châu Âu, sau đó chỉ ra mâu thuẫn giữa chính sách mới này với chính sách tiền

tệ hiện hành, thông qua đánh giá chính sách thận trọng vĩ mô và tiền tệ có thể quan hệ

với nhau để ổn định tài chính và giá cả hay không, nếu có thì tác động như thế nào: tác

động cùng chiều hay ngược chiều.

Theo cách tiếp cận kinh tế dựa trên một mô hình DSGE ước tính cho cả khu

vực đồng Euro của các tác giả đã cho thấy rằng những mâu thuẫn giữa chính sách thận

trọng vĩ mô với chính sách tiền tệ phụ thuộc vào bản chất của các cú sốc ảnh hưởng

đến nền kinh tế. Trong giai đoạn xem xét (1985 - 2009),các cú sốc tín dụng và các ưu

đãi về nhà ở, sử dụng chính sách thận trọng vĩ mô để giải quyết là phù hợp nhất. Các

cú sốc đó đã giải thích trong biến động của lạm phát, dù chính sách tiền tệ thực hiện

việc điều tiết hay không, và chúng ta có thêm công cụ chính sách thận trọng vĩ mô hay

không cũng không ảnh hưởng đến lạm phát.

Các tác giả cũng cho thấy để có thể đạt được hiệu quả chính sách thì các ngân

hàng trung ương phải biết được các phản ứng của thận trọng vĩ mô. Vì vậy, ngân hàng

trung ương phải quyết định các nhân tố vĩ mô nào làm ảnh hưởng đến kết quả dựa trên

chính sách thận trọng vĩ mô. Điều này cũng ngụ ý rằng cần thiết lập cơ chế truyền dẫn

thông tin của hai chính sách này để các cơ quan thực thi có thể hỗ trợ phối hợp chia sẻ

thông tin.

1.4.3. Macroprudential policies: Lessons for and from emerging markets

(Stijn Claessens và Swati R. Ghosh, 2012)

Stijn Claessens và Swati R. Ghosh (2012) cho rằng chính sách thận trọng vĩ mô

đã trở thành một phần của bộ công cụ điều tiết kinh tế của các nhà hoạch định chính

sách ở nhiều thị trường mới nổi (Emerging Markets – EMs) và một số nước tiên tiến

(ACs). Chính sách thận trọng vĩ mô hỗ trợ Thị trường mới nổi nhiều hơn Các nước

tiên tiến. Các phân tích thực nghiệm đã xác nhận rằng Thị trường mới nổi được hưởng

Page 15: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

15

lợi nhiều hơn từ việc sử dụng và đạt hiệu quả nhất trong việc giảm các lỗ hổng của hệ

thống ngân hàng trong thời kỳ tăng trưởng nóng.

Các tác giả xem xét các cơ sở phân tích các chính sách, với trọng tâm cụ thể về

việc sử dụng chúng cho các rủi ro mà Thị trường mới nổi phải đối mặt. Sau đó tác giả

phân tích các đặc điểm của kinh doanh, chu kỳ tài chính, rủi ro hệ thống trong Thị

trường mới nổi và sự khác biệt của Thị trường mới nổi và Các nước tiên tiến. Sau khi

xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro và các kênh truyền dẫn trong Thị trường mới

nổi, các tác giả sử dụng mô hình hồi quy để xác định những chính sách thận trọng vĩ

mô hiệu quả nhất trong việc giảm các lỗ hổng trong hệ thống ngân hàng. Bài viết cho

thấy rằng tỷ nợ trên thu nhập có ảnh hưởng tích cực trong việc giảm một số ảnh hưởng

xấu của lỗ hổng trong lĩnh vực tài chính, chẳng hạn giới hạn cho vay ngoại tệ và tỷ lệ

nợ trên giá trị tài sản thế chấp.

Cũng theo Claesens và Ghosh (2012), Thị trường mới nổi tăng trưởng độc lập

và mạnh hơn Các nước tiên tiến. Với nhiều hình thức, Thị trường mới nổi ngày nay có

tiềm năng tăng trưởng nói chung cao hơn Các nước tiên tiến, cho phép các Thị trường

mới nổi sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt hơn để đối phó với những cú

sốc, bao gồm cả cuộc khủng hoảng tài chính gần đây.

Page 16: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Các chính sách thận trọng vĩ mô đã và đang giành được ngày càng nhiều sự

quan tâm của ngân hàng trung ương cũng như các cơ quan quản lý tài chính các nước

như Anh, Trung Quốc, Mỹ và cả Việt Nam. Thách thức trong việc phối hợp giữa các

chính sách tài khóa, tiền tệ với chính sách thận trọng vĩ mô hiện nay là rất lớn.. Tùy

từng điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia mà chính sách thận trọng vĩ mô được xây dựng

dựa trên nền tảng của mỗi quốc gia đó. Một khi kết hợp tốt giữa hai chính sách trên thì

nó sẽ tác động bổ sung lẫn nhau nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là ổn định tài

chính, tạo công ăn việc làm và đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.

Nhiều cuộc khủng hoảng xảy ra gần đây cho thấy những lỗ hổng của hệ thống

tài chính và rủi ro mang tính hệ thống luôn tiềm ẩn và đe dọa đến hoạt động của các

thành viên trong toàn thị trường. Từ các cuộc khủng hoảng này có thể thấy rằng xây

dựng một hệ thống tài chính là quan trọng nhưng để xử lý kịp thời các diễn biến tiêu

cực của nền kinh tế đòi hỏi phải có một chính sách giám sát an toàn tài chính tương

thích. Với những công cụ nhằm đảm bảo an toàn tiêu chuẩn, cùng các biện pháp dự

phòng rủi ro có mục tiêu rõ ràng, thận trọng vĩ mô đã trở thành một trong những công

cụ hữu hiệu của các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho các

nhà điều hành kinh tế là làm thế nào để đạt được sự cân bằng giữa các công cụ vĩ mô

và chính sách thận trọng vĩ mô. Đây chính là mục tiêu mà cộng đồng quốc tế đang nỗ

lực tiến hành.

Page 17: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

17

CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG CỤ GIÁM SÁT VĨ MÔ THẬN TRỌNG

– MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ KHÁC

Ngày nay, chính sách thận trọng vĩ mô đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm

của NHTW cũng như cơ quan quản lý tài chính tại nhiều quốc gia. Các chuyên gia

trong lĩnh vực đã bắt đầu nghiên cứu, đo lường tình trạng bất ổn của nền kinh tế, xây

dựng các chính sách ngăn ngừa, làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện

của các bong bóng tài sản và tăng cường tín dụng quá mức. Kết hợp với chính sách

tiền tệ và chính sách tài khóa, chính sách thận trọng vĩ mô góp phần tạo nên thế “kiềng

ba chân” vững chắc trong chính sách điều hành kinh tế vĩ mô nhằm hướng tới sự ổn

định kinh tế vĩ mô.

Trong chương 2, người viết xem xét các công cụ cũng như chỉ số đánh giá thể

chế, vai trò của NHTW trong chính sách thận trọng vĩ mô đồng thời đi sâu phân tích

mối tương tác giữa các chính sách thận trọng vĩ mô với các chính sách vĩ mô khác

nhằm quyết định một khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô hiệu quả.

2.1. CÁC CÔNG CỤ GIÁM SÁT VĨ MÔ THẬN TRỌNG

Thuật ngữ “các công cụ (biện pháp) giám sát vĩ mô thận trọng” nhằm xây dựng

chính sách thận trọng vĩ mô (Macroprudential policy – MPP) được đề cập tới nhiều

trong các cuộc thảo luận, diễn đàn kinh tế, tài chính trong những năm đầu thế kỷ XXI.

Các công cụ giám sát vĩ mô thận trọng được hiểu là các công cụ cơ bản và thận trọng

nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống hoặc rủi ro của khu vực tài chính trên quy mô lớn,

giảm thiểu hậu quả nghiêm trọng đối với khu vực nền kinh tế (Đinh Thị Thanh Long,

2015), thông qua:

- Hạn chế sự bất ổn khu vực tài chính, xây dựng hàng rào phòng hộ cho sự bất

ổn khu vực tài chính cũng như ngăn ngừa tác động lây nhiễm từ khu vực tài chính sang

khu vực nền kinh tế thực.

- Xác định các loại rủi ro vốn được coi là nguyên nhân của hiện tượng lây

nhiễm và làm gián đoạn chức năng của hệ thống tài chính, đặc biệt chú trọng tới các

loại rủi ro cơ bản, tập trung vào các loại rủi ro, xem xét mối quan hệ giữa các loại rủi

ro và tính độc lập của từng loại rủi ro đó.

Page 18: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

18

Như vậy, các biện pháp giám sát vĩ mô thận trọng được sử dụng với mục đích

hạn chế rủi ro hệ thống và rủi ro của hệ thống trên quy mô lớn; phạm vi áp dụng đối

với toàn bộ hệ thống tài chính và các mối quan hệ giữa khu vực tài chính và khu vực

nền kinh tế; với các công cụ được đưa ra từ phía cơ quan giám sát (Đinh Thị Thanh

Long, 2015).

Cũng như các biện pháp giám sát vi mô, các biện pháp giám sát vĩ mô thận

trọng cũng được sử dụng để hạn chế rủi ro, đảm bảo sự an toàn trong hoạt động tài

chính. Song các biện pháp giám sát vĩ mô và vi mô đều có sự khác biệt về mục đích,

phạm vi áp dụng (Bảng 1.1).

Tiêu chí Chính sách thận trọng vĩ mô

(Macroprudential policy)

Chính sách thận trọng vi mô

(Microprudential policy)

Mục tiêu hàng đầu Hạn chế hiểm họa tài chính trên

quy mô hệ thống

Hạn chế nguy cơ rủi ro đối với

từng tổ chức

Mục tiêu cuối cùng Tránh các chi phí vĩ mô liên quan

đến bất ổn tài chính

Bảo vệ người tiêu dùng (khách

hàng, người gửi tiền, nhà đầu

tư)

Đặc điểm của

rủi ro

Nội sinh (phụ thuộc vào hành vi đám đông đầu tư)

Ngoại sinh (độc lập với hành vi của nhà đầu tư)

Mối quan hệ và

nguy cơ rủi ro giữa

các tổ chức

Với cách tiếp cận hệ thống, mối

quan hệ giữa các định chế trong

hệ thống là vô cùng quan trọng

thông qua mối quan hệ tương quan và lây nhiễm các loại rủi ro

Vì rủi ro là riêng lẻ và khác biệt

trong mỗi định chế tài chính,

nên mối quan hệ giữa các định chế tài chính hết sức mờ nhạt

Phạm vi áp dụng

Áp dụng chung cho cả hệ thống

tài chính, không phân biệt định

chế tài chính và loại hình áp

dụng.

Áp dụng riêng lẻ cho từng định

chế tài chính, nên có sự khác

biệt về mức độ, hiệu lực và

trường hợp áp dụng.

Phương thức kiểm

soát

Từ trên xuống dưới (trên cơ sở

xem xét rủi ro hệ thống)

Từ dưới lên trên (trên cơ sở

xem xét rủi ro của từng tổ chức)

Bảng 2.1. So sánh các biện pháp giám sát thận trọng vĩ mô và vi mô

Nguồn: Borio (2003)

Một vài biện pháp giám sát vĩ mô thận trọng được xếp vào công cụ của các

chính sách tài khóa, tiền tệ, tỷ giá, thậm chí là các biện pháp hành chính. Theo Đinh

Page 19: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

19

Thị Thanh Long (2015), IMF đã liệt kê 10 biện pháp giám sát vĩ mô thận trọng được

áp dụng thường xuyên và xếp vào 3 hạng mục:

- Các biện pháp giám sát vĩ mô thận trọng áp dụng cho rủi ro tín dụng: như tỷ

lệ cho vay so với tài sản đảm bảo (caps on the loan to value - LTV ratio); tỷ lệ cho vay

so với thu nhập (caps on the debt to income); giới hạn cho vay bằng ngoại tệ; trần tín

dụng…

- Các biện pháp giám sát vĩ mô thận trọng áp dụng cho rủi ro thanh khoản:

Quy định trạng thái ngoại tệ ròng (limits on net open currency positions/currency

mismatch); quy định về chênh lệch kỳ hạn của tài sản; quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc…

- Các biện pháp giám sát vĩ mô thận trọng áp dụng cho rủi ro mất vốn: Yêu

cầu về vốn chống rủi ro chu kỳ, chính sách dự phòng năng động/thay đổi theo thời

gian, những giới hạn trong phân chia lợi nhuận.

Việc phân chia biện pháp vĩ mô thận trọng thành các nhóm đã nói lên mục đích

sử dụng của các công cụ là nhằm hạn chế các rủi ro hệ thống như:

- Rủi ro liên quan tới tăng trưởng tín dụng nóng và bong bóng tài sản;

- Rủi ro do hệ số đòn bẩy tài chính tăng hoặc giảm quá nhanh;

- Rủi ro thanh khoản của hệ thống;

- Rủi ro do dòng vốn ngoại biến động quá lớn, bao gồm cả rủi ro hệ thống từ

hoạt động tín dụng ngoại tệ.

STT Biện pháp Nội dung

1

Tỷ lệ cho vay so

với tài sản đảm

bảo

Đặt ra rào cản cho người vay khi tiếp cận vốn tín dụng. Tỷ

lệ cho vay so với tài sản đảm bảo càng lớn, rủi ro tín dụng

đối với người cho vay càng thấp. Hiện nay, các NHTM tại

Việt Nam vẫn ưu tiên cho vay có tài sản bảo đảm để hạn

chế rủi ro tín dụng.

2

Tỷ lệ cho vay so

với thu nhập (Caps

on debt to income)

Tỷ lệ cho vay so với thu nhập nhằm đảm bảo chất lượng

tài sản của ngân hàng. Được áp dụng nhằm hạn chế rủi ro

hệ thống phát sinh khi tín dụng tăng trưởng nóng, đặc

biệt là cho vay bất động sản.

Áp dụng ở châu Á (năm 2000) và ở châu Âu (trước khi có

khủng hoảng tài chính toàn cầu).

Page 20: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

20

3 Giới hạn cho vay

bằng ngoại tệ

Giới hạn cho vay bằng ngoại tệ nhằm ngăn ngừa rủi ro tỷ

giá do ngân hàng cho vay ngoại tệ với các khách hàng

không phòng ngừa rủi ro, do đó, rủi ro tỷ giá dễ chuyển

thành rủi ro tín dụng và rủi ro hệ thống nếu tỷ giá biến

động mạnh.

Áp dụng với các nước có hiện tượng đô la hóa tài sản cao:

Argentina, Croatia, Serbia, Uruguay, Hungary, Turkey,

Ukraine…

4

Trần tín dụng hoặc

giới hạn tăng

trưởng tín dụng

Trần tín dụng được áp dụng cả với dư nợ tín dụng của các

ngân hàng hoặc dư nợ đối với một ngành/lĩnh vực cụ thể,

hạn chế rủi ro chéo khi cho vay giữa các ngành trong nền

kinh tế. đây cũng là biện pháp giúp NHNN kiểm soát mức

tăng trưởng tín dụng quá nóng, giúp các NHTM có thể chủ

động cân đối nguồn vốn, đảm bảo không vượt giới hạn

được giao.

5 Quy định trạng

thái ngoại tệ ròng

Quy định trạng thái ngoại tệ ròng giúp ngân hàng tránh

được rủi ro tỷ giá, được áp dụng với các nước có tỷ lệ cho

vay ngoại tệ cao với các khách hàng không phòng ngừa rủi

ro tỷ giá.

6

Quy định về chênh

lệch kỳ hạn của tài

sản

Quy định này nhằm ngăn ngừa rủi ro hệ thống do tổ chức

tín dụng (TCTD) duy trì mức chênh lệch kỳ hạn quá lớn

giữa tài sản và nợ, đặc biệt khi TCTD sử dụng nguồn vốn

ngắn hạn cho vay dài hạn, điều này sẽ dẫn đến rủi ro thanh

khoản của TCTD, có thể lan truyền đến toàn hệ thống.

7 Quy định tỷ lệ dự

trữ bắt buộc

Biện pháp này nhằm ngăn ngừa rủi ro hệ thống theo hai

cách: (i) tác động trực tiếp tới tăng trưởng tín dụng; (ii) tạo

đệm thanh khoản cho TCTD.

8 Quy định về vốn tự

có của ngân hàng

Quy định này giúp ngân hàng tránh được rủi ro mất vốn và

tạo bức đệm an toàn khi có rủi ro.

9 Quy định trích lập

dự phòng rủi ro

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro càng lớn càng tạo đệm

thanh khoản an toàn cho ngân hàng và hạn chế hoạt động

tín dụng. Có hai loại dự phòng: dự phòng chung và dự

phòng cụ thể. Đối với dự phòng chung sẽ áp dụng cho các

Page 21: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

21

khoản vay được xếp từ nhóm 1 đến 4, dự phòng cụ thể sẽ

áp dụng cho các khoảng vay quá hạn.

10

Yêu cầu về vốn

chống rủi ro chu

kỳ

Yêu cầu về vốn này có thể dưới dạng 1 tỷ số hoặc hệ số

quy đổi rủi ro nhằm yêu cầu về vốn này tăng lên khi nền

kinh tế bùng nổ, để giới hạn việc tăng quy mô tín dụng

trong giai đoạn này và giảm xuống khi nền kinh tế suy

thoái, tạo ra 1 tấm đệm giúp cho ngân hàng không phải

giảm tài sản để đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn. Cả 2

cách đều giúp chống rủi ro chu kỳ đối với các hệ số quy

đổi rủi ro được xác định trong Basel II bởi các nhà xếp

hạng tín nhiệm bên ngoài.

11

Chính sách dự

phòng năng

động/Thay đổi

theo thời gian

Chính sách dự phòng năng động được tính toán và điều

chỉnh dựa trên những dữ liệu quá khứ về tổn thất cá biệt

xảy ra với ngân hàng, nhưng cũng được sử dụng để chống

lại những tác động mang tính chu kỳ của hệ thống tài

chính. Yêu cầu dự phòng có thể tăng lên khi nền kinh tế

tăng trưởng để tạo ra một tấm đệm và giới hạn sự gia tăng

tín dụng trong thời gian này và giảm xuống trong thời gian

suy thoái để hỗ trợ tín dụng ngân hàng. Chính sách dự

phòng này có thể được điều chỉnh thông qua một công

thức cố định hoặc theo quyết định của các nhà làm luật tác

động lên hành vi cho vay của các ngân hàng nhằm chống

tác động mang tính chu kỳ.

12

Những giới hạn

trong phân chia lợi

nhuận

Những yêu cầu pháp lý thận trọng được thiết kế nhằm mục

đích đảm bảo cho an toàn và hợp lý về vốn của các ngân

hàng. Lợi nhuận giữ lại sẽ được tính toán vào vốn của

ngân hàng, do vậy, những hạn chế này sẽ chống lại các

ảnh hưởng mang tính chu kỳ của nền kinh tế đến khả năng

cho vay của ngân hàng khi suy thoái.

Bảng 2.1. Nội dung các biện pháp giám sát vĩ mô thận trọng

Nguồn: Đinh Thị Thanh Long (2015)

Page 22: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

22

2.1.1. Các công cụ giúp tăng cường khả năng tự phục hồi: đệm vốn phản

chu kỳ (countercyclical capital buffer-CCB)

Theo Tô Ngọc Hưng (2014), sự tương tác giữa khu vực ngân hàng và nền kinh

tế thực có rủi ro ngày càng tăng đã làm nổi bật tầm quan trọng của CCB. CCB được sử

dụng để rút ngắn chu kỳ cho vay của ngân hàng. Khi bùng nổ tín dụng, sự tăng lên của

nguồn vốn bổ sung có thể làm giảm mong muốn cho vay của ngân hàng. Ngược lại,

khi suy thoái và thắt chặt tín dụng, quy định này giúp các ngân hàng giảm áp lực đáp

ứng các yêu cầu về vốn theo quy định. Tuy nhiên, hiệu quả của CCB phụ thuộc vào

lượng vốn dư thừa ngoài quy định của các ngân hàng và khả năng tài trợ vốn từ các

nguồn thay thế khác hoặc trên thị trường.

Basel III đã giới thiệu một khuôn khổ cho đệm vốn dựa vào thời gian trên dự

trữ bắt buộc nhỏ nhất và một yêu cầu về thời gian cố định với mục đích tăng khả năng

hồi phục của các ngân hàng, do đó nâng cao triển vọng của nền kinh tế trong trung hạn

- một khoảng thời gian đủ để rủi ro hệ thống tăng lên (Tô Ngọc Hưng, 2014). Theo Ủy

ban Basel về giám sát lĩnh vực ngân hàng, CCB cần được xây dựng sao cho phù hợp

với từng nước nhất định do sự khác biệt về chu kỳ tài chính giữa các nước. CCB được

thiết kế ở cấp quốc gia và áp dụng cho tất cả các giao dịch, tuy nhiên, CCB ở các nước

vẫn tuân theo một khuôn khổ chung để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả giữa các

nước. Theo đó, có 5 nguyên tắc hướng dẫn việc áp dụng CCB:

- CCB nên nhằm mục đích xây dựng khả năng phục hồi của hệ thống ngân

hàng.

- Tín dụng dựa trên GDP là một điểm tham chiếu khi xây dựng CCB.

- Có thể áp dụng các chỉ số khác ngoài khoảng cách tín dụng để xây dựng

CCB.

- CCB nên được sử dụng kịp thời trong thời kỳ căng thẳng.

- Cùng với CCB cần đi kèm với việc thi hành các công cụ vĩ mô khác.

2.1.2. Các công cụ giúp hạn chế sự mất cân bằng trong ngành

Để giúp hạn chế sự mất cân bằng trong ngành ngân hàng, qua đó bảo đảm sự an

toàn, ổn định của hệ thống tài chính, theo Tô Ngọc Hưng (2014) NHTW có thể sử

dụng các công cụ bao gồm: giới hạn tỷ lệ vay/ giá trị khoản vay (LTV), trần tỷ lệ nợ

trên thu nhập (DTI) và yêu cầu về vốn theo ngành.

Page 23: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

23

2.1.2.1. Giới hạn tỷ lệ vay/ giá trị khoản vay (LTV), trần tỷ lệ nợ trên thu

nhập (DTI)

Thực tế các cuộc khủng hoảng gần đây cho thấy, tăng trưởng tín dụng mạnh và

sự bùng nổ của bong bóng trên thị trường bất động sản có mối quan hệ nhân quả với

nhau. Một khi bong bóng trên thị trường bất động sản bị “xì hơi” sẽ khiến cho hệ

thống tài chính bị mất ổn định. Chính vì vậy, các lỗ hổng trong thị trường bất động sản

cho thấy NHTW hoặc cơ quan giám sát an toàn vĩ mô cần phải áp dụng các công cụ hỗ

trợ có tác động lên cầu tín dụng và trực tiếp làm tăng khả năng tự phục hồi của người

đi vay trước các cú sốc. Cả tỷ lệ LTV và DTI đều có tác dụng làm giảm sự tác động

lẫn nhau của giá và tín dụng trong xu hướng đi lên, cũng như cải thiện khả năng phục

hồi trước các cú sốc, do đó, giảm khả năng đổ vỡ và thúc đẩy sự phục hồi khi thị

trường ấm dần lên. Trên thực tế, LTV cho thấy một ảnh hưởng tương đối mạnh lên giá

nhà và tổng cầu, vì vậy có thể thực hiện từng bước thắt chặt tỷ lệ này (Tô Ngọc Hưng,

2014).

2.1.2.2. Yêu cầu vốn theo ngành

Yêu cầu về vốn theo ngành sẽ buộc các ngân hàng phải giữ lại một lượng vốn

lớn hơn đối với từng khoản vay, do đó làm tăng chi phí, và hạn chế áp lực đối với

ngành, ảnh hưởng đến cầu tín dụng, hạn chế sự tập trung thái quá của tổ chức tài chính

và xây dựng một bộ đệm vốn vững chắc cho tương lai. Cho đến nay, quy định này đã

được áp dụng với nhiều khoản vay, như cho vay tiêu dùng không có bảo đảm, các

khoản vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng không có bảo đảm, các khoản vay thế

chấp của khu vực dân cư và khu vực thương mại. Tuy nhiên, yêu cầu về vốn theo

ngành có thể giảm hiệu quả bởi các gian lận và sơ hở, ví dụ trong suốt thời kỳ bùng nổ

bất động sản, các ngân hàng dự trữ lớn hơn lượng yêu cầu tối thiểu nhưng không thay

đổi danh mục cho vay để đối phó với rủi ro hệ thống (Tô Ngọc Hưng, 2014).

Tỷ trọng rủi ro trong việc cho vay đối với các phân khúc cụ thể của thị trường

tín dụng có thể bổ sung cho CCB. Về nguyên tắc, một sự gia tăng mục tiêu của tỉ trọng

rủi ro đối với bất cứ cách thức cho vay nào tạo nên sự tăng trưởng tín dụng mạnh cũng

sẽ được xem xét. Có thể xem xét cho vay thế chấp, tín dụng tiêu dùng không bảo đảm,

hoặc những phân khúc tín dụng cụ thể như ở Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và cho vay doanh

nghiệp hoặc phân khúc doanh nghiệp đặc biệt như được đề xuất ở Anh. Sự tăng lên

Page 24: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

24

của tỉ trọng rủi ro dự kiến sẽ làm tăng lãi suất cho vay đối với các khu vực ưu tiên và

tăng khả năng tự phục hồi của người cho vay trong điều kiện chất lượng tín dụng suy

giảm.

2.1.3. Các công cụ hạn chế rủi ro thanh khoản hệ thống

Basel III có quy định các biện pháp an toàn nhằm giảm rủi ro vốn như tỉ lệ bù

đắp thanh khoản và tỉ lệ ổn định vốn ròng (NSFRs) - là các công cụ hỗ trợ và được sử

dụng tùy theo từng quốc gia. Các công cụ thanh khoản cũng một phần làm chậm sự

phát triển tổng thể của tín dụng, bổ sung các tác động của bộ đệm vốn phản chu kỳ,

quy định dự phòng và các công cụ ngành.

2.1.3.1. Tỷ lệ ổn định tài chính (MSL)

Tỷ lệ ổn định tài chính giúp giải quyết 2 khía cạnh của rủi ro tài chính: hạn chế

sự bất cân xứng về kỳ hạn và loại tiền tệ cũng như sự tăng trưởng tín dụng. Nếu quy

mô các khoản tiền gửi đơn lẻ nhỏ hơn nhu cầu vay của khác hàng, thì ngân hàng sẽ

phải tìm kiếm đến nợ phải trả không thường xuyên. Các công cụ này vì thế giúp giảm

sự gia tăng quá mức của đòn bẩy và phụ thuộc vào nguồn vốn không thường xuyên

cũng như giảm áp lực vốn giữa các TCTC trong nước và nước ngoài (Tô Ngọc Hưng,

2014).

2.1.3.2. Tỷ lệ tài trợ chính (CFR)

Tỉ lệ tài trợ chính là nguồn vốn chính được chia ra bởi tổng khoản vay và các

khoản bổ sung, nguồn vốn chính được xác định bằng cách lấy toàn bộ nguồn vốn có

thời hạn lớn hơn một năm cộng với vốn cấp 1 và trọng số của các công cụ tài trợ ngắn

hạn. Tỉ lệ tối thiểu này giúp đảm bảo rằng các ngân hàng nắm giữ đủ vốn ngắn hạn và

dài hạn để giảm thiểu nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng trước những cú sốc thanh

khoản nghiêm trọng. Để đáp ứng quy định của CFR, các ngân hàng phải huy động

nhiều vốn ngắn hạn hoặc phải vay mượn dài hạn ở thị trường bán buôn, do đó, trong

thời kỳ tín dụng tăng trưởng nóng, lãi suất cho vay sẽ tăng lên, tác động giảm tín dụng

quá mức (Tô Ngọc Hưng, 2014).

Page 25: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

25

2.1.4. Các công cụ hạn chế rủi ro tỷ giá và sự bất ổn của thị trường ngoại

hối

Tô Ngọc Hưng (2014) cho rằng trạng thái ngoại tệ (foreign exchange limits),

thường được tính theo tỷ lệ % với vốn tự có của ngân hàng, là công cụ được nhiều

quốc gia áp dụng để hạn chế tình trạng đầu cơ ngoại tệ, qua đó giúp tỷ giá và thị

trường ngoại hối ổn định. Cùng với việc quy định trạng thái ngoại tệ, NHTW có thể áp

dụng các biện pháp kiểm soát ngoại hối như kết hối, quy định số lượng ngoại tệ mang

ra nước ngoài... trong các giai đoạn thị trường ngoại hối nhiều bất ổn.

2.2. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VĨ MÔ

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, NHTW được xem là cơ quan chức năng chính

chịu trách nhiệm duy trì ổn định tài chính. Với các chính sách mới ban hành, các thể

chế nắm giữ vai trò và quyền hạn khác nhau. Để đánh giá vai trò của NHTW trong quá

trình hoạch định chính sách, các chuyên gia đã sử dụng khái niệm “Chỉ số an toàn vĩ

mô”. Có 5 mức độ để đo lường vai trò của các thể chế hiện nay đang được áp dụng

trên thế giới đó là:

- Mức độ hòa nhập của NHTW và chức năng quản lý và giám sát tài chính;

- Quyền hạn của từng thể chế trong phạm vi cho phép;

- Vai trò của Chính phủ trong chính sách an toàn vĩ mô;

- Mức độ độc lập trong việc ra quyết định và việc kiểm soát các công cụ;

- Sự tồn tại của cơ chế điều phối chính sách an toàn vĩ mô.

Theo đó, chỉ số an toàn vĩ mô (MaPP) càng cao thể hiện quyền và trách nhiệm

của NHTW trong việc đảm bảo an toàn vĩ mô của toàn hệ thống càng lớn (Tô Ngọc

Hưng, 2014). Có 4 mức khác nhau để đánh giá vai trò đó của NHTW trong chính sách

giám sát an toàn vĩ mô được chia theo bảng sau:

Chỉ số an toàn vĩ mô (MaPP) cho thấy vai trò của Ngân hàng Trung Ương trong

khuôn khổ chính sách vĩ mô

MaPP = 1 Nhiệm vụ ổn định tài chính và đảm bảo an toàn vĩ mô được chia sẻ bởi

nhiều cơ quan bao gồm Ngân hàng Trung Ương (NHTW), nhưng không

có cơ quan điều phối.

MaPP = 2 Nhiệm vụ được chia sẻ bởi nhiều cơ quan bao gồm NHTW, trong đó

Page 26: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

26

NHTW như là một thành viên của cơ chế điều phối

MaPP = 3 Nhiệm vụ được chia sẻ bởi nhiều cơ quan bao gồm NHTW, trong đó

NHTW chủ trì sự phối hợp của cơ chế điều phối

MaPP = 4 NHTW, hoặc một Ủy ban của NHTW chịu trách nhiệm điều phối duy

nhất

Bảng 2.2. Bộ chỉ số đánh giá thể chế của chính sách an toàn vĩ mô

Nguồn: Tô Ngọc Hưng (2014)

Năm 2013, Brockmeijer và cộng sự đã nghiên cứu đo lường các bộ chỉ số an toàn

vĩ mô và vi mô cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam (Bảng 3.3).

MaPP MaPP

Châu Phi Châu Âu

Nigeria 3 Croatia 4

Châu Á Phần Lan 2

Trung Quốc Đại Lục 2 Hungary 3

Hongkong Trung Quốc 2 Hà Lan 2

Ấn Độ 2 Nga 1

Indonesia 2 Serbia 4

Hàn Quốc 2 Thụy Điển 2

Malaysia 4 Thụy Sỹ 2

New Zealand 4 Trung Á và Đông Á

Singapore 2 Israel 2

Thái Lan 4 Kuwait 4

Việt Nam 2 Lebanon 3

Nam Mỹ Australia 2

Page 27: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

27

Argentina 1 Saudi Arabia 4

Brazil 2

Chile 2

Mexico 2

Bảng 2.3. Chỉ số giám sát an toàn vĩ mô tại một số quốc gia trên thế giới.

Nguồn: Brockmeijer và công sự (2013)

Qua bảng kết quả nghiên cứu cho thấy, Việt Nam có chỉ số giám sát an toàn vĩ

mô về thể chế tại Việt Nam là ở mức 2 trên thang điểm 4, nghĩa là chức năng giám sát

an toàn vĩ mô tại Việt Nam được chia sẻ bởi nhiều cơ quan bao gồm Ngân hàng Trung

Ương, trong đó Ngân hàng Trung Ương như là một thành viên của cơ chế điều phối.

Tại Việt Nam, NHNN không chỉ có chức năng của một NHTW mà còn là cơ

quan quản lý quản lý nhà nước chịu trách nhiệm quản lý tiền tệ và hoạt động của các

NHTM. Đồng thời, NHNN và các cơ quan khác trong hệ thống cùng phối hợp đảm

bảo cho thị trường tài chính hoạt động trôi chảy, hiệu quả, lành mạnh và giảm thiểu tối

đa rủi ro. Ngày 28/11/2012, tại buổi gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm theo “Chương trình

Đánh giá khu vực tài chính (FSAP) và xử lý nợ xấu” triển khai tại Việt Nam, Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam đã được Chính phủ giao nhiệm vụ làm Cơ quan đầu mối

triển khai Chương trình FSAP cùng với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư

pháp, Bộ Xây dựng, Ủy ban Chứng khoán và Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.

Tòa án Nhân dân Tối cao cũng sẽ tham gia một phần vào cấu phần tăng cường khuôn

khổ pháp lý xử lý nợ xấu và đảm bảo quyền của bên cho vay. Ban FSAP trực thuộc

NHNN sẽ là đơn vị điều phối tổng thể quá trình thực hiện chương trình (Đỗ Việt Hùng

và cộng sự, 2014).

2.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH THẬN TRỌNG VĨ MÔ VÀ

CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ KHÁC

Chính sách thận trọng vĩ mô có tương quan đến các chính sách kinh tế khác do

sự quan hệ giữa các khu vực trong hệ thống kinh tế, tuy nhiên sự tương quan không

phải lúc nào cũng là tương thích, mà thậm chí có thể có sự xung đột. Chính sách thận

trọng vĩ mô là sự bổ sung cho bộ chính sách điều hành kinh tế hiện đại, tạo thành một

Page 28: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

28

khuôn khổ ổn định vĩ mô hữu hiệu cho từng quốc gia. Tương tác giữa chính sách thận

trọng vĩ mô với các chính sách khác được thể hiện trong Hình dưới đây:

Hình 2.1. Tương quan giữa chính sách thận trọng vĩ mô và các chính sách khác

Nguồn: International Monetary Fund (2013)

Theo IMF (2013), chính sách thận trọng vĩ mô sẽ có mối quan hệ với các chính

sách như Chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thận trọng vi mô, chính

sách cạnh tranh, chính sách quản lý khủng hoảng. Cụ thể như sau:

2.3.1. Sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách tiền tệ

Hệ thống ngân hàng là kênh dẫn truyền chủ yếu của chính sách tiền tệ đến nền

kinh tế. Hệ thống ngân hàng hiệu quả sẽ giúp nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ,

đồng thời làm giảm các rủi ro tiềm ẩn. Chính sách thận trọng vĩ mô tác động vào hệ

thống ngân hàng từ đó tương quan đến chính sách tiền tệ. Do đó, cần thiết phải có

chính sách tiền tệ phản ứng kịp thời với diễn biến thực tế của hệ thống tổ chức tín

dụng nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, và cùng phối hợp để giảm những

ảnh hưởng không mong muốn đến chính sách thận trọng vĩ mô.

Tuy nhiên, trong quá trình theo đuổi mục tiêu cơ bản của mình, chẳng hạn như

ổn định giá cả, chính sách tiền tệ cũng xung đột đến mục đích của chính sách thận

trọng vĩ mô, do đó cần sử dụng các công cụ một cách thích hợp để chính sách thận

trọng vĩ mô giải quyết những kết quả không mong muốn của chính sách tiền tệ nhằm

Page 29: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

29

tạo điều kiện để chính sách tiền tệ có thể theo đuổi mục tiêu cuối cùng là ổn định giá

cả.

Mặt khác, có thể thấy rằng các công cụ của chính sách thận trọng vĩ mô cũng có

những ảnh hưởng tiêu cực nhất định tới hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói

chung. Thứ nhất, đó là do giới hạn việc cho vay, giới hạn đầu tư, chi tiêu vào các lĩnh

vực nào đó của nền kinh tế thì có thể ảnh hưởng đến sản lượng của nền kinh tế. Thứ

hai, những lo ngại về sự ổn định của nền kinh tế có thể làm sai lệch chính sách giám

sát thận trọng vĩ mô trong việc lựa chọn nên thắt chặt hay nới lỏng về chính sách, đặc

biệt khi việc lượng hóa ảnh hưởng của quyết định đó trong thực tế để điều chỉnh chính

sách lại kịp thời lại rất khó khăn. Ngoài ra, khi chính sách quá thận trọng và chặt chẽ,

và không đúng thời điểm, nhất là khi kinh tế đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ,

sẽ gây ra tâm lý muốn lách luật, gây rủi ro hệ thống ngoài tầm kiểm soát của thanh tra

giám sát và các nhà làm chính sách.

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai chính sách là rất cần thiết với sự ổn định hệ

thống tài chính. Do vậy, Ở nhiều nước hiện nay, NHTW được giao cả hai nhiệm vụ

điều hành chính sách tiền tệ và chính sách thận trọng vĩ mô. Mô hình này mặc dù có

nhiều ưu điểm như đảm bảo rằng chính sách giám sát vĩ mô có sự tham gia của các

chuyên gia phân tích tài chính và kinh tế vĩ mô, nhà tạo lập chính sách hàng đầu của

NHTW; các số liệu và phân tích phục vụ cho việc hoạch định chính sách giám sát vĩ

mô, cũng được chia sẻ cho việc hoạch định chính sách tiền tệ và ngược lại. Tuy nhiên,

cũng có những hạn chế như có thể làm giảm uy tín của NHTW khi chỉ một trong hai

mục tiêu không đạt được, và khi không có sự phân chia rõ ràng nhiệm vụ chức năng

của NHTW trong việc thực thi giữa hai chính sách trên thì hiệu quả sẽ bị giảm xuống.

2.3.2. Sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách tài khoá

Khi chính sách tài khóa không được xây dựng và thực thi hợp lý có thể khiến

cho một quốc gia bị giảm khả năng đối mặt với những cú sốc lên nền kinh tế . Nguy cơ

và mức độ rủi ro hệ thống có thể tăng nhanh bởi sự mất cân bằng vĩ mô như thâm hụt

ngân sách kéo dài và gánh nặng nợ công lớn. Các cuộc khủng hoảng xảy ra trong quá

khứ cho thấy, chính sách tài khóa thận trọng là cần thiết để duy trì sự an toàn của nợ

công và tránh những tác đồng tiêu cực giữa rủi ro liên quan đến chủ quyền quốc gia và

rủi ro hệ thống.

Page 30: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

30

Chính phủ cần phải sử dụng kết hợp chính sách giám sát thận trọng vĩ mô với

một chính sách tài khóa và cơ cấu chính sách hợp lý, như trong trường hợp dòng vốn

ngoài vào cùng với sự thâm hụt trong tài khoản vãng lai kéo dài, nếu chỉ sử dụng duy

nhất chính sách tài khóa thì sẽ không có khả năng đem lại hiệu quả. Các nhà hoạch

định chính sách thận trọng vĩ mô cần thông qua phân tích những rủi ro và sự mất cân

bằng kinh tế để đánh giá những tác động hệ thống và cân nhắc để đưa ra những hành

động thích hợp.

Việc thực thi một chính sách tài khóa phù hợp, chẳng hạn như các chính sách

nghịch chu kỳ, có thể giúp giảm rủi ro hệ thống và sụp đổ của bong bóng giá tài sản

nói riêng. Chẳng hạn, trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, các chính sách ưu đãi thuế

có thể giúp giảm nhẹ gánh nặng tài chính và hỗ trợ cho sự phục hồi. Ngược lại, trong

thời kỳ tăng trưởng nóng, việc áp đặt các chính sách thuế tạm thời đánh vào các giao

dịch tài sản có thể giúp giảm bớt nguy cơ bong bóng tài sản và các hệ quả kèm theo

đó. Thực thi chính sách tài khóa thận trọng không chỉ nhằm đảm bảo an toàn nợ công

mà còn để tránh các phản ứng tiêu cực do rủi ro vỡ nợ của chính phủ lên sự an toàn

của hệ thống tài chính.

2.3.3. Sự tương tác giữa chính sách thận trọng vĩ mô và chính sách thận

trọng vi mô

Theo Tô Ngọc Hưng (2014) , giám sát thận trọng vi mô là giám sát tuân thủ,

đảm bảo sự thận trọng trong hoạt động của từng định chế tài chính , theo đó hầu như

chỉ tập trung vào việc tuân thủ các quy chuẩn của các cơ quan giám sát về thận trọng

hoạt động của định chế được giám sát (vốn, tài sản) như các yêu cầu về

CAMELS/Basel chính là giám sát tuân thủ tại thời điểm giám sát mà không tính đến

các nhân tố bên ngoài của định chế tài chính được giám sát. Giám sát thận trọng vĩ mô

giúp đảm bảo rủi ro hệ thống, đánh giá các rủi ro có thể xảy ra đối với các định chế

được giám sát, tính đến các nhân tố động bên ngoài có tác động tới đối tượng giám sát

trong tương lai.

Trong điều hành kinh tế thì phải thực thi nhiều chính sách khác nhau, khi thực

hiện chính sách thận trọng vĩ mô thì cũng sẽ có một hay nhiều chính sách kinh tế khác

chịu sự ảnh hưởng. Việc thực hiện mục tiêu của chính sách này sẽ có tương quan đến

việc thực hiện mục tiêu của chính sách kia và ngược lại. Hiểu được mối tương quan

Page 31: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

31

giữa chúng để phối hợp các chính sách với nhau sẽ giúp phát huy hiệu quả cao nhất

cho mỗi một chính sách và ổn định được tình hình vĩ mô.

Page 32: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thông qua các công cụ của chính sách thận trọng vĩ mô và mối liên hệ với các

chính sách kinh tế khác cho thấy, một cơ chế tổ chức hiệu quả là điều kiện cần để ngăn

ngừa các cuộc khủng hoảng. Chính sách thận trọng vĩ mô cần phải được xây dựng trên

nền tảng của một chính sách an toàn vi mô mạnh mẽ, một khuôn khổ xử lý nợ hiệu quả

và cơ chế phối hợp chính sách là hết sức cần thiết. Cơ chế phối hợp này bao gồm cả sự

phối hợp trong nội bộ NHTW cũng như giữa NHTW và các cơ quan quản lý có liên

quan nhằm mục tiêu ổn định tài chính. Từ đó cho phép kết hợp hiệu quả giữa chính

sách thận trọng vĩ mô với các chính sách khác như chính sách tiền tệ, tài khóa, chính

sách an toàn vi mô… nhằm xử lý rủi ro hệ thống, giảm thiểu khoảng cách và sự chồng

chéo trong việc nhận diện và ngăn ngừa rủi ro trong khi vẫn duy trì được tính độc lập

của từng chức năng chính sách riêng biệt.

Page 33: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

33

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH THẬN TRỌNG

VĨ MÔ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH VĨ MÔ THẬN TRỌNG

TẠI VIỆT NAM

Trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay, nền kinh tế thế giới liên tiếp chứng kiến

các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Quá trình tự do hóa tài chính ngày càng sâu

rộng đã gây ra tác động cộng hưởng, khiến cho khủng hoảng càng nghiêm trọng với

quy mô rộng khắp. Những trục trặc trong nền kinh tế và những bất ổn của khu vực tài

chính giống như các nút thắt đan xen nhau, níu kéo nhau và cùng kìm hãm sự phát

triển của nền kinh tế và sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính (Nguyễn Xuân

Thành, Đỗ Thiên Anh Tuấn, 2014). Không ngoại lệ, nền kinh tế Việt Nam cũng đã

chịu tác động rất mạnh mẽ từ các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới. Đặc biệt,

Hệ thống tài chính Việt Nam trong thời gian qua chứng kiến nhiều bất ổn và sự thiếu

lành mạnh, đặc biệt trong khu vực Ngân hàng.

Từ những bất ổn trên đã cho thấy thị trường tài chính tiền tệ thế giới đang thiếu

một khung kỹ thuật cần thiết để giúp dự báo và ứng phó với những mất cân đối về tài

chính khi bất ngờ xảy ra và gây ra những hậu quả kinh tế vĩ mô nghiêm trọng. Các

quốc gia nói riêng và hợp tác quốc tế nói chung, cần phải tìm kiếm cho mình các chính

sách, công cụ thích hợp để đối phó khi có biến cố xảy ra. Một trong những chính sách

được đề cập đến trong giai đoạn gần đây là chính sách thận trọng vĩ mô hay chính sách

giám sát an toàn vĩ mô (Macroprudential Policy).

Theo nhận định của IMF, chính sách thận trọng vĩ mô là rất cần thiết để bảo vệ

hệ thống tài chính của một quốc gia, có thể giúp tránh lặp lại cuộc khủng hoảng toàn

cầu đã gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sự ổn định tài chính và nền kinh tế thế giới. Tùy

từng điều kiện của mỗi một quốc gia, mục tiêu và công cụ của chính sách thận trọng vĩ

mô được xây dựng trên cơ sở xét đến kinh nghiệm quốc tế, phù hợp với hạ tầng tài

chính của quốc gia đó, đồng thời nên được hoạch định theo hướng mở để thích ứng với

môi trường tài chính liên thông toàn cầu.

Thực tế chỉ ra Việt Nam cũng đã áp dụng nhiều biện pháp thận trọng vĩ mô

(giám sát an toàn vĩ mô) để ổn định khu vực tài chính trong thời gian qua. Một số công

cụ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng:

Page 34: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

34

3.1.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR)

Ðối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), quy định cụ thể có liên quan đầu tiên

là Quyết định 297/1999/QÐ-NHNN5 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt

động của ngân hàng thương mại (NHTM). Tại quy định này, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

được xác định là 8%. Ðến năm 2005, NHNN đã ban hành Quyết định 457/2005/QÐ-

NHNN với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8%. Năm 2010, Thông tư số 13/2010/TT-

NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra đời đã thay thế Quyết định

457/2005/QÐ-NHNN, nâng tỷ lệ an toàn tối thiểu lên 9%. Gần đây nhất là sự ra đời

của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn,

tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài,

trong đó quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ của từng TCTD là 9%.

Tính đến thời điểm tháng 03/2015, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống

TCTD tại Việt Nam khoảng 13.46%. Cụ thể:

Loại hình TCTD Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

(%)

NHTM Nhà nước 9.69

NHTM Cổ phần 13.01

NH Liên doanh, nước ngoài 33.93

Công ty tài chính, cho thuê 29.12

Tổ chức tín dụng hợp tác 28.04

Toàn hệ thống 13.46

Bảng 3.1. Tỷ lệ an toán vốn tối thiểu của hệ thống các TCTD tại Việt Nam

tháng 3/2015 (Nguồn: sbv.gov.vn, truy cập ngày 09/6/2015)

Trong các nhóm TCTD hiện nay, nhóm NHTM Nhà nước có hệ số CAR thấp

nhất, khoảng 9.69% trong khi các NH Liên doanh, nước ngoài duy trì ở mức cao

33.93%. Ngoài ra, xét chung toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, các NHTM đều đảm

bảo thực hiện quy định đảm bảo an toàn vốn tối thiểu 9% theo các quy định hiện hành.

Page 35: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

35

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Hệ thống các TCTD của Việt Nam từ tháng 3/2012

đến tháng 3/2015:

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống các TCTD tại Việt Nam từ

tháng 3/2012 đến tháng 3/2015 ( Nguồn: Tổng hợp từ website sbv.gov.vn)

3.1.2. Các công cụ hạn chế rủi ro thanh khoản hệ thống

3.1.2.1. Tỷ lệ khả năng chi trả (thanh khoản)

Tỷ lệ khả năng chi trả dùng để phản ánh mối quan hệ giữa tài sản Có và tài sản

Nợ, cho biết khả năng thanh toán của tài sản Có đối với khoản Nợ khi đến hạn (Tô

Ngọc Hưng, 2014).

Có thể nói, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các NHTM là

đảm bảo khả năng chi trả, thanh khoản đầy đủ. Một ngân hàng thương mại được xem

là có khả năng thanh khoản tốt nếu nó tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn khả dụng ở chi

phí hợp lý và đúng lúc cần thiết. Điều này có nghĩa là ngân hàng có sẵn lượng ngân

quỹ dự trữ trong tay để có thể sử dụng khi cần thiết.

Ở Việt Nam, đây là một chỉ tiêu quan trọng rất được quan tâm chú ý để đảm

bảo tính thanh khoản của các ngân hàng. Trước đây, tại Thông tư số 13/2010/TT-

NHNN, ngày 20/5/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về

các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng cũng đã có các quy

định về tỷ lệ chi trả. Tuy nhiên, Thông tư 13 đã bộc lộ một số nội dung chưa phù hợp

với điều kiện thực tế hiện nay cũng như quá trình hội nhập quốc tế. Do đó, gần đây

nhất, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN, ngày 20/11/2015 của Ngân hàng nhà nước ra

đời đã thay thế thông tư 13/2010/TT-NHNN và đưa ra một số quy định về tỷ lệ khả

11,50%12,00%12,50%13,00%13,50%14,00%14,50%15,00%

03/2

01

2

06/2

01

2

09/2

01

2

12/2

01

2

03/2

01

3

06/2

01

3

09/2

01

3

12/2

01

3

03/2

01

4

06/2

01

4

09/2

01

4

12/2

01

4

03/2

01

5

Tỷ lệ an toàn vốn tối

thiểu (%)

Page 36: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

36

năng chi trả, trong đó yêu cầu các TCTD phải đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ khả năng

chi trả như sau:

- Hằng ngày, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước lập bảng dòng tiền

vào, dòng tiền ra tại thời điểm cuối ngày làm việc để theo dõi, quản lý các tỷ lệ khả

năng chi trả theo quy định trên cơ cở quy định về việc phân cấp, ủy quyền, chức năng,

nhiệm vụ cho các bộ phận liên quan trong việc quản lý tài sản Có, tài sản Nợ và việc

bảo đảm duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản theo quy định.

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nắm giữ những tài

sản có tính thanh khoản cao để dự trữ đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh

ngoài dự kiến. Đồng thời, các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải

duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản cụ thể theo quy định như sau: Ngân hàng thương mại:

10%; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 10%; Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 1%;

Ngân hàng hợp tác xã: 10%.

- Tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với

đồng Việt Nam và ngoại tệ) bao gồm Đô la Mỹ và các ngoại tệ khác được quy đổi

sang Đô la Mỹ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố

hàng ngày hoặc theo tỷ giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch

toán nếu không có tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố)

theo các tỷ lệ quy định.

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành Quy định

nội bộ về quản lý thanh khoản theo quy định.

Các quy định mới về tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản được xây dựng phù

hợp hơn đối với các TCTD và phụ hợp với các thông lệ quốc tế. Để đảm bảo các

TCTD chấp hành nghiêm chỉnh quy định trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ giám sát chặt

chẽ và có các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp tổ chức

tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện theo đúng quy định.

3.1.2.2. Giới hạn cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (tỷ lệ LDR)

Cũng tại thông tư 36/2014/TT-NHNN, có quy định Ngân hàng thương mại,

ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tỷ lệ tối đa dư nợ cho

vay so với tổng tiền gửi theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại

ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam (theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do

Page 37: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

37

Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày hoặc theo tỷ giá do tổ chức tín dụng, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán nếu không có tỷ giá bình quân liên ngân hàng

do Ngân hàng Nhà nước công bố), được xác định theo công thức:

LDR = (L/D) x 100%

Trong đó:

- LDR: là tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.

- L: là tổng dư nợ cho vay.

- D: là tổng tiền gửi.

Tính đến thời điểm tháng 3/2015, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy

động (Thị trường 1) của hệ thống các TCTD tại Việt Nam theo thống kê của Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam cụ thể như sau:

Loại hình TCTD Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn

vốn huy động (TT1) (%)

NHTM Nhà nước 93.65

NHTM Cổ phần 76.63

NH Liên doanh, nước ngoài 59.62

Công ty tài chính, cho thuê 217.96

Tổ chức tín dụng hợp tác 93.23

Toàn hệ thống 84.12

Bảng 3.2. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động thị trường 1 của các

TCTD tại Việt Nam tháng 3/2015

Nguồn: www.sbv.gov.vn (truy cập ngày 09/6/2015)

Giới hạn cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động của hệ thống các TCTD tại Việt

Nam từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2015 như sau:

Page 38: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

38

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động thị trường 1 của các

TCTD tại Việt Nam từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2015

Nguồn: Tổng hợp từ website sbv.gov.vn

3.1.3. Các công cụ khác

3.1.3.1. Giới hạn cho vay ngoại tệ

Ngày 25/12/2014, NHNN ban hành Thông tư số 43/2014/TT-NHNN quy định

cho vay bằng ngoại tệ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

vay là người cư trú. Theo Thông tư trên, có 4 nhóm nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ mà

các TCTD được phép xem xét để đáp ứng:

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền

nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất,

kinh doanh để trả nợ vay;

- Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được

Bộ Công thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu năm 2015 để thanh toán ra nước

ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu khi khách hàng vay không có hoặc không có đủ nguồn

thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay. Quy định tại điểm này

được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015;

- Cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện

phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam

mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay; khi được tổ

76,00%

78,00%

80,00%

82,00%

84,00%

86,00%

88,00%

90,00%

92,00%

94,00%

96,00%

03/2

01

2

06/2

01

2

09/2

01

2

12/2

01

2

03/2

01

3

06/2

01

3

09/2

01

3

12/2

01

3

03/2

01

4

06/2

01

4

09/2

01

4

12/2

01

4

03/2

01

5

Tỷ lệ cấp tín dụng so

với nguồn vốn huy

động thị trường 1 (%)

Page 39: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

39

chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vốn cho vay, khách hàng vay

phải bán số ngoại tệ vay đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho

vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay (spot), trừ trường hợp nhu cầu vay vốn

của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền

giao dịch phải bằng ngoại tệ. Quy định tại điểm này được thực hiện đến hết ngày 31

tháng 12 năm 2015;

- Cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các dự án, công trình quan

trọng quốc gia được Quốc hội, Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ

trương đầu tư và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước

ngoài.

Theo đó, khách hàng được ngân hàng lựa chọn cho vay vốn bằng ngoại tệ sẽ chỉ

bao gồm những doanh nghiệp có doanh thu bằng ngoại tệ, có khả năng hoàn trả bằng

ngoại tệ và khả năng tái tạo nguồn cung ngoại tệ cho NHTM. Trường hợp nếu khách

hàng không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ sản xuất - kinh doanh thì

TCTD chỉ được phép cho vay sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của NHNN.

Quy định này là một trong những nội dung quan trọng của Chỉ thị số 01/CT-

NHNN ngày 15/1/2014 của Thống đốc NHNN: “Chuyển dần quan hệ huy động – cho

vay sang quan hệ mua – bán ngoại tệ” tiến tới xóa bỏ hoàn toàn tín dụng ngoại tệ và

tình trạng đô la hóa.

Trên cơ sở xác định hạn mức tín dụng ngoại tệ, các NHTM có thể chủ động xây

dựng các phương án huy động trong từng thời kỳ để đáp ứng tối đa nhu cầu khách

hàng đồng thời hạn chế trạng thái ngoại hối âm thừa vốn và phải điều chuyển vốn ra

nước ngoài. Quy định đã giúp hạn chế tình trạng các TCTD sử dụng các cam kết trong

hồ sơ tín dụng như một hình thức lách luật và khi đến hạn trả nợ vay, doanh nghiệp

vẫn phải chạy tìm nguồn ngoại tệ bên ngoài để trả nợ, gây ra những cơn sốt bất thường

trên thị trường ngoại tệ, qua đó tăng khả năng tập trung quản lý và hạn chế rủi ro ngoại

hối. Tín dụng ngoại tệ sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo tăng trưởng tín

dụng ngoại tệ phù hợp với khả năng huy động. Sàng lọc đối tượng có nhu cầu vay

ngoại tệ chính đáng giúp hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các đơn vị và đáp ứng nhu

cầu thực tế trong nền kinh tế.

Page 40: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

40

3.1.3.2. Trạng thái ngoại tệ của TCTD

Trạng thái ngoại tệ (foreign exchange limits), thường được tính theo tỷ lệ % với

vốn tự có của ngân hàng, là công cụ được nhiều quốc gia áp dụng để hạn chế tình trạng

đầu cơ ngoại tệ, qua đó giúp tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định. Cùng với việc quy

định trạng thái ngoại tệ, NHTW có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát ngoại hối như

kết hối, quy định số lượng ngoại tệ mang ra nước ngoài... trong các giai đoạn thị

trường ngoại hối nhiều bất ổn (Tô Ngọc Hưng (2014)).

Tại Việt Nam, ngày 20/03/2012 Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã ban hành

Thông tư số 07/2012/TT-NHNN, quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín

dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày

02/05/2012 và thay thế Quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002 và

Quyết định số 1168/2003/QĐ-NHNN ngày 02/10/2003 về sửa đổi Điều 1 Quyết định

số 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002. Thông tư này quy định về trạng thái ngoại

tệ của các TCTD hoạt động tại Việt Nam theo hướng thắt chặt hơn, hạn chế các ngân

hàng vay ngoại tệ, hạn chế sự thao túng, tăng cường sức mạnh quản lý tập trung về

Ngân hàng Nhà nước nhiều hơn, qua đó giảm thiểu rủi ro trong quản lý thị trường

ngoại hối.

Theo Thông tư, trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng được xác định vào thời

điểm cuối ngày làm việc; trạng thái nguyên tệ của ngoại tệ được tính trên cơ sở số dư

các tài khoản có liên quan theo quy định tại phụ lục đính kèm thông tư này; quy đổi

trạng thái nguyên tệ của từng ngoại tệ sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi trạng

thái; cộng các trạng thái ngoại tệ dương với nhau để tính tổng trạng thái ngoại tệ

dương; cộng các trạng thái ngoại tệ âm với nhau để tính tổng trạng thái ngoại tệ âm.

Đặc biệt, thông tư cũng quy định một số nội dung mới so với các quy định

trước đây về giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ. Theo đó, giới hạn tổng trạng thái ngoại

tệ được tính bằng tỷ lệ giữa tổng trạng thái ngoại tệ dương hoặc tổng trạng thái ngoại

tệ âm chia cho vốn tự có của tổ chức tín dụng. Vốn tự có để tính giới hạn tổng trạng

thái ngoại tệ là vốn tự có của tháng liền kề trước kỳ báo cáo; tổng trạng thái ngoại tệ

dương của các tổ chức tín dụng không được vượt quá 20% vốn tự có; tổng trạng thái

ngoại tệ âm cuối ngày của các tổ chức tín dụng không được vượt quá 20% vốn tự có.

Page 41: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

41

Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam có vốn tự có từ 25 triệu đô la

Mỹ trở xuống được phép áp dụng mức giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ như sau: tổng

trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày quy ra đô la Mỹ không được vượt quá 5 triệu đô la

Mỹ; tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày quy ra đô la Mỹ không được vượt quá 5

triệu đô la Mỹ.

Như vậy, quy định này giúp hạn chế các ngân hàng găm giữ ngoại tệ, thao túng,

đầu cơ gây bất ổn, từ đó giảm rủi ro ngoại hối xuống. Giảm trạng thái ngoại hối khiến

lượng ngoại tệ để lại trong ngân hàng không quá lớn, do đó không có tác động lớn đến

thị trường ngoại hối, hay hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh

nghiệp, cũng như hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ trong giai đoạn căng thẳng cung

cầu, sẵn sàng bán ra mạnh trên thị trường khiến ngoại hối âm để thu lợi khi giá ngoại

tệ cao. Đồng thời, quy định giúp tăng cường sức mạnh quản lý Nhà nước về ngoại hối,

tăng quy mô dự trữ ngoại hối và hỗ trợ phát hành trái phiếu Chính phủ. Khi nền tảng

ngoại tệ ổn định, giá trị tiền đồng được khôi phục sẽ giúp tăng niềm tin đối với các nhà

đầu tư nước ngoài, và hỗ trợ cho quá trình phát hành trái phiếu Chính phủ ra bên

ngoài.

3.1.3.3. Trần lãi suất tiền gửi Việt Nam Đồng và đô la Mỹ

Hiện trạng thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian qua tồn tại nhiều bất

cập và kinh tế vĩ mô chứa đựng nhiều bất ổn. Nhìn nhận từ thực trạng nền kinh tế Việt

Nam, biện pháp áp dụng trần lãi suất huy động bằng VND và USD không chỉ là một

công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ mà còn là một công cụ để các nhà làm chính

sách giám sát an toàn vĩ mô.

Sau 4 năm sử dụng, công cụ trần lãi suất (2010) đã dần đạt được mục tiêu ổn

định Mặc dù trong 2 năm đầu, các ngân hàng chật vật, ngột ngạt, căng thẳng với chiếc

vòng kim cô mang tên trần lãi suất và hiện tượng lách trần, cạnh tranh không lành

mạnh, lừa đảo…xuất hiện ngày một nhiều, nhưng rồi mọi thứ đã dần hồi phục (kinh tế

vĩ mô Việt Nam có nhiều triển vọng ổn định từ 2012 đến nay). Tuy nhiên, mức độ hồi

phục chỉ mới trong ngắn hạn nên cơ chế trần lãi suất vẫn còn phải gánh vác trọng

trách. Trần lãi suất tiền gửi được thiết lập cũng đã giúp dòng vốn trong thị trường tiền

tệ đi đúng hướng vào khu vực sản xuất, nông nghiệp và xuất khẩu. Bằng chứng là kim

Page 42: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

42

ngạch xuất khẩu tăng trưởng vượt bậc năm 2012, 2013, 6 tháng 2014 và góp phần cải

thiện cán cân thanh toán của nền kinh tế.

Như vậy, để ổn định hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói

riêng, NHNN Việt Nam đã sử dụng nhiều biện pháp khác như quy định tỷ lệ kết hối

ngoại tệ, quy định số lượng ngoại tệ được mang ra nước ngoài, điều chỉnh linh hoạt tỷ

lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi nội và ngoại tệ.

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT AN TOÀN VĨ

MÔ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

3.2.1. Thực trạng hoạt động giám sát an toàn tài chính tại Việt Nam

Trong thời gian qua, Ngân hàng nhà nước tuy đã có những biện pháp, công cụ

nhằm giám sát an toàn vĩ mô nhằm ổn định thị trường tài chính trong nước, góp phần

quan trọng trong việc vượt qua các cuộc khủng hoảng và ổn định kinh tế. Tuy nhiên,

thực tế áp dụng các chính sách giám sát an toàn vĩ mô cho thị trường tài chính của Việt

Nam vẫn còn tồn tại vấn đề cần giải quyết.

Hiện tại, nền tảng cho ổn định tiền tệ - tài chính của Việt Nam vẫn thiếu vững

chắc với hàng loạt các vấn đề đang tồn tại và những “nút thắt” khó giải quyết như:

Kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, nợ công tăng nhanh và ở mức khá cao; Thể chế kinh

tế thị trường chưa hoàn thiện; Khu vực tài chính phát triển còn mất cân đối, nền kinh

tế chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp

chưa phát triển; Năng lực và trình độ quản trị của đa số doanh nghiệp thuộc khu vực

kinh tế thực ở mức thấp; Mức độ rủi ro trong kinh doanh của các doanh nghiệp ở mức

cao do tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Hiệu quả sử dụng vốn ở khu vực tài chính

công và ở khu vực tư nhân đều rất thấp, đặc biệt là khu vực DNNN.

Bên cạnh đó, hệ thống tài chính nước ta trong thời gian qua có sự phát triển

nhanh chóng, phức tạp cả về quy mô lẫn cấu trúc, với các hoạt động tài chính đan xen

giữa các khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và trong môi trường kinh tế vĩ

mô nhiều biến động. Điều đó dẫn đến cơ quan giám sát tài chính hiện hành hoặc không

nhận diện được hoặc không đủ thẩm quyền để kiểm soát hoặc chưa nằm trong đối

tượng điều chỉnh của pháp luật hiện hành, do đó làm hạn chế hiệu quả của công tác

thanh tra, giám sát của Nhà nước. Điều này đã tiềm ẩn các rủi ro chéo giữa khu vực

Page 43: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

43

ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các rủi ro mang tính hệ thống từ sự bất ổn của

môi trường kinh tế vĩ mô cũng như từ các cú sốc bên ngoài (Vũ Nhữ Thăng, 2014).

Cũng như các nước trên thế giới, hoạt động giám sát tài chính của Việt Nam

cũng tồn tại sự thiếu vắng hoạt động giám sát an toàn vĩ mô. Hệ thống giám sát tài

chính của Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào giám sát an toàn vi mô trong bối

cảnh thị trường tài chính đang phát triển nhanh chóng, phức tạp. Giám sát an toàn vi

mô chỉ ngăn chặn sự bất ổn của từng định chế tài chính, trên cơ sở thiên về giám sát

tuân thủ hơn là giám sát dựa trên rủi ro. Do đó tồn tại hai vấn đề hiện hữu: thứ nhất,

rủi ro chưa được xem xét tới; thứ hai, có những rủi ro nằm ngay trong những chính

sách mà các định chế tài chính phải tuân thủ. Có những quy định quá ngặt nghèo hoặc

có những quy định quá lỏng lẻo khiến cho việc chấp hành gặp phải khó khăn. Do đó,

phải kết hợp giám sát cả những rủi ro và vấn đề tuân thủ, giám sát cả chính sách lẫn

định chế tài chính (Hà Huy Tuấn, 2013).

Một vấn đề đáng được lưu ý nữa là các chính sách, khuôn khổ, các công cụ

phục vụ cho giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính Việt Nam chưa hoàn thiện,

khuôn khổ pháp lý cho chính sách an toàn vĩ mô chưa có, hệ thống chỉ tiêu giám sát an

toàn vĩ mô mới chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu triển khai. Do đó, trong thời gian

tới, cần thiết phải xây dựng các cơ chế giám sát an toàn vĩ mô phù hợp để ổn định hoạt

động thị trường tài chính của Việt Nam.

3.2.2. Kiến nghị cho vấn đề giám sát an toàn vĩ mô hoạt động tài chính tại

Việt Nam

Nhìn từ các quốc gia trên thế giới và thực trạng nền kinh tế, Việt Nam rất cần

một khuôn khổ chính sách và một thể chế hữu hiệu để duy trì, đảm bảo ổn định tiền tệ

- tài chính, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh nghiệm quốc tế, cũng như thực tế cấu

trúc hệ thống tài chính – ngân hàng chỉ rõ về mặt thể chế, Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam nên đóng vai trò quan trọng, là đầu mối trong giám sát an toàn vĩ mô nhằm duy

trì ổn định tài chính đồng thời nhấn mạnh sự phối hợp chính sách và phối hợp hành

động giữa các cơ quan trong mạng an toàn tài chính (Vũ Nhữ Thăng, 2014).

Bên cạnh đó, một số giải pháp được các chuyên gia đưa ra để hoàn thiện hoạt

động giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính tại Việt Nam:

Page 44: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

44

3.2.2.1. Giải pháp trước mắt

Thứ nhất, các kỷ luật thị trường phải được tôn trọng, trước tiên giảm tối đa các

chi phí quản lý không cần thiết của việc giám sát an toàn vĩ mô.

Thứ hai, cần phải chuẩn bị tốt kiến thức và hiểu biết sâu về các điều kiện kinh

tế và thị trường tài chính cho cán bộ của các cơ quan giám sát an toàn vĩ mô.

Thứ ba, tăng cường phối hợp trong điều hành chính sách và chia sẻ thông tin

giữa các cơ quan giám sát tài chính trong nước.

Thứ tư, tăng cường hợp tác xuyên biên giới với các cơ quan giám sát nước

ngoài trong việc giám sát an toàn vĩ mô nên được thiết lập chính thức và tăng cường

mạnh mẽ.

3.2.2.2. Giải pháp lâu dài

Một là, cần đánh giá toàn diện thực trạng và khả năng triển khai hoạt động giám

sát an toàn vĩ mô tại Việt Nam.

Hai là, cần xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động giám sát an toàn vĩ mô

cũng như xây dựng một cơ chế điều phối thực sự có hiệu quả giữa các cơ quan trong

mạng lưới an toàn tài chính trên cơ sở thực trạng được đánh giá.

Ba là, cần thuê các chuyên gia tư vấn nước ngoài đào tạo bài bản về kỹ năng

kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống theo thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện

của Việt Nam (Hà Huy Tuấn, 2013).

Page 45: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nhìn chung, công tác giám sát an toàn vĩ mô tại Việt Nam trước đây chưa thực

sự được chú trọng. Các cơ quan quản lý tài chính tại Việt chỉ thực hiện chức năng

quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát theo từng lĩnh vực cụ thể; trong đó chủ yếu tập

trung vào công tác giám sát an toàn vi mô trên cơ sở thiên về giám sát tuân thủ hơn là

giám sát dựa trên rủi ro.

Tuy nhiên, những năm gần đây, việc giám sát an toàn vĩ mô đang từng bước

được cải thiện trên cơ sở Chính phủ và các cơ quan trong mạng lưới an toàn tài chính

đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giám sát an toàn vĩ mô đối với sự ổn định

của hệ thống tài chính. Với các nỗ lực của mình, các chính sách giám sát an toàn vĩ mô

của nước ta đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, trong thời gian tới

Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý tài chính khác để

xây dựng nên hệ thống các chính sách quản lý an toàn vĩ mô đồng bộ, phối hợp tốt với

các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa để nâng cao hiệu quả ngăn ngừa và đối phó

trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính. Từ đó, đưa công tác giám sát an toàn

vĩ mô và giám sát các diễn biến của nền kinh tế trong nước và quốc tế cũng như các

diễn biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế sẽ được thực hiện chặt chẽ và có

hiệu quả hơn.

Page 46: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Piet Clement (2010). The term “macroprudential”: origins and evolution. BIS

Quarterly Review, March 2010.

Stijn Claessens, Swati R. Ghosh (2012). Macro-Prudential Policies: Lessons for

and from Emerging Markets của Stijn Claessens and Swati R. Ghosh . Truy cập tại:

http://g24.org/wp-content/uploads/2014/03/Session-4_11.pdf (Ngày truy cập:

07/6/2015).

Denis Beau, Laurent Clerc và Benoit Mojon (2012). Macro-prudential policy

and the conduct of monetary policy. Truy cập tại:

https://ideas.repec.org/p/bfr/banfra/390.html (ngày truy cập: 07/6/2015).

Borio, C. (2003). Towards a macro-prudential framework for financial

supervision and regulation? BIS Working Papers No 128, February.

Lê Thị Anh Đào (2011). Phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam trong tiến

trình hội nhập quốc tế và khu vực. Đề tài nghiên cứu tiến sĩ. Trường Đại học Ngân

hàng TP Hồ Chí Minh.

Đỗ Việt Hùng và cộng sự (2014). Tổng quan về khuôn khổ chính sách an toàn vĩ

mô hiệu quả. Truy cập tại: http://sbv.gov.vn (ngày truy cập: 07/06/2015).

Tô Ngọc Hưng (2014). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với chính sách giám sát

an toàn vĩ mô. Truy cập tại:

http://vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=17240:ngan-

hang-nha-nc-vit-nam-vi-chinh-sach-giam-sat-an-toan-v-mo&catid=45:tp-chi-th-trng-

tai-chinh-tin-t&Itemid=93(ngày truy cập: 08/6/2015).

IMF (2010). Ba bài học lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính . Truy cập tại:

http://www.huuphongplastic.vn/promotions/3-bai-hoc-lon-tu-cuoc-khung-hoang-tai-

chinh-3.html (ngày truy cập: 07/6/2015).

IMF (2013a). Institutional Arrangements for Macroprudential Policy in Asia .

Prepared by Cheng Hoon Lim, Rishi Ramchand, Hong Wang and Xiaoyong Wu.

IMF (2013b). Key aspects of Macroprodential Policy . Prepared under the

guidance of Jan Brockmeijer, by a team led by Erlend Nier and Jacek Osiński MCM,

comprising Jessica Allison, Chikako Baba, and many others.

Donald Kohn (2014). Comparing UK and US macroprudential systems: Lessons

for China. Bank of England Speech, 11 May 2014.

Page 47: 01. Fixed - Group 6 - Than Trong Vi Mo

47

Đinh Thị Thanh Long (2015). Áp dụng các biện pháp giám sát vĩ mô thận trọng

đối với hoạt động tín dụng ngoại tệ tại Việt Nam. Truy cập tại:

http://kdqt.hvnh.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/san-pham-nckh/bai-bao/ap-dung-cac-

bien-phap-giam-sat-vi-mo-than-trong-doi-voi-hoat-dong-tin-dung-ngoai-te-tai-viet-

nam-tap-chi-khoa-hoc-dao-tao-ngan-hang.html (ngày truy cập: 07/6/2015).

Hà Huy Tuấn (2013). Giải pháp nào cho vấn đề giám sát an toàn vĩ mô thị

trường tài chính tại Việt Nam? Truy cập tại: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-

doi/trao-doi---binh-luan/giai-phap-nao-cho-van-de-giam-sat-an-toan-vi-mo-thi-truong-

tai-chinh-tai-viet-nam-32808.html (ngày truy cập: 11/6/2015).

Nguyễn Xuân Thành, Đỗ Thiên Anh Tuấn (2014). Tăng cường phối hợp chính

sách kinh tế vĩ mô với chính sách giám sát an toàn tài chính ở Việt Nam nhìn từ kinh

nghiệm quốc tế. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Truy cập tại:

www.fetp.edu.vn/attachment.aspx?id=36874 (ngày truy cập: 07/6/2015).

Vũ Nhữ Thăng (2014). Vai trò của NHNN đối với sự ổn định hệ thống tài chính.

Truy cập tại:

http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?dDocName=C

NTHWEBAP0116211767532&dID=46459&_afrLoop=3196623829832863&_afrWin

dowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3FdID%3D46459%26_afrWindowId%3Dn

ull%26_afrLoop%3D3196623829832863%26dDocName%3DCNTHWEBAP0116211

767532%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Dw5skrm7jt_4 (ngày truy

cập: 11/6/2015).

Nguyen Do Quoc Tho (2012). Implementing Macroprudential Polciy: the case of

Vietnam, IMF conference. Truy cập tại:

https://www.imf.org/external/oap/np/seminars/2012/macroprudential/pdf/III5Tho.pdf

(ngày truy cập: 07/6/2105).