#«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/portals/0/docs/323165153-bao cao...

91

Upload: others

Post on 17-Oct-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q1, TP.HCMTel: 84.8.39141837/ 38297282Fax: 84.8.39140549/ 39291011E-mail: [email protected]

CỤC XÚC ĐẠẾN ĐHƯƠNG MẠẠ20 Lý Đhường Kộệt, Hoàn Kộếm, Hà NộộĐĐ: 84-4-3934 7628Fax: 84-4-3936 6218Emaộl: vộetrade@vộetrade.gov.vnĐebsộte: http://www.vộetrade.gov.vn

HOẠẠ ĐỘƯƠ XÚC ẠIẾƯ ẠHƯƠƯƠ MẠI CẤP ĐỊA PHƯƠƯƠ

Page 2: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

1

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2013 - 2014

Chủ đề: Hoạt động xúc tiến thương mại cấp địa phương

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Page 3: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

2

Cục Xúc tiến thương mại

Bản quyền Báo cáo thuộc về:

CỤC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI (VIETRADE) – BỘ CÔNG THƯƠNG

Tham gia thực hiện báo cáo:

Lê Hoàng Oanh, TS, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại

Nguyễn Thị Hồng Vân, Trưởng phòng, Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

Nguyễn Thu Huyền, Phó Trưởng phòng, Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

Trần Như Trang, Chuyên gia tư vấn, Giám đốc Công ty Viet Insight

Trần Văn Long, Chuyên gia tư vấn, Công ty Viet Insight

Nguyễn Thị Ngọc Khánh, Chuyên gia tư vấn, Công ty Viet Insight

Nguyễn Thị Thu Nga, Chuyên gia tư vấn, Công ty Viet Insight

Andrea Santoni, Chuyên gia tư vấn quốc tế, Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)

Cục Xúc tiến thương mại xin chân thành cảm ơn sự đóng góp thông tin, ý kiến cho nội dung Báo cáo của các chuyên gia: TS. Hoàng Thịnh Lâm, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương, nguyên Tham tán Thương mại tại Myanmar, 2008 - 2012; Ông Nguyễn Phúc Nam - Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương; Bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng thư ký, Hiệp hội Giày da Việt Nam; và Các chuyên gia của Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan.

Xin chân thành cảm ơn các Lãnh đạo và cán bộ của Trung tâm Xúc tiến thương mại các tỉnh/ thành phố Bắc Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, An Giang và các lãnh đạo ngành Công thương, hiệp hội, liên minh cùng doanh nghiệp tại các tỉnh/ thành phố đã có nhiều góp ý quý báu trong các buổi làm việc và trao đổi tại địa phương.

Mọi góp ý, xin liên hệ: Cục Xúc tiến thương mại Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường Tel: 84.4.39348145/ 39347628, số máy lẻ 70,71,72,73Fax: 84.4.39366218/ 39344260 ; Email: [email protected]; Website: www.vietrade.gov.vn

Page 4: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

3

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Lời nói đầu

Với chức năng tham vấn và thực hiện chính sách trong lĩnh vực xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu, từ năm 2009, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức thực hiện Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu thường niên với mục đích nghiên cứu các ngành hàng và thị trường, từ đó đưa ra những đề xuất và khuyến nghị chính sách nhằm phát triển xuất khẩu.

Ngoài việc đánh giá và dự báo về một số thị trường và ngành hàng xuất khẩu tiềm năng, Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014 tiếp tục triển khai ứng dụng bộ công cụ đánh giá giúp nâng cao năng lực của các Trung tâm Xúc tiến thương mại địa phương. Kết quả đánh giá được thể hiện trong Báo cáo giới thiệu về những hướng đi, cách làm điển hình, hiệu quả, có thể được tham khảo, ứng dụng trong mạng lưới các tổ chức xúc tiến thương mại trên cả nước, đồng thời gợi mở các phương hướng phát triển công tác xúc tiến thương mại.

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014 là kết quả của sự nỗ lực và phối hợp của Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương với nhóm chuyên gia từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) Geneva và nhóm chuyên gia tư vấn trong nước. Tuy nhiên, trong điều kiện còn hạn chế về nhân lực và thời gian, Báo cáo khó tránh khỏi có những thiếu sót. Cục Xúc tiến thương mại rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và phản biện xây dựng từ các độc giả, các nhà nghiên cứu và các cán bộ và chuyên gia trong mạng lưới các cơ quan xúc tiến thương mại cũng như các doanh nghiệp để chất lượng Báo cáo ngày càng được nâng cao, đóng góp thiết thực vào việc hoạch định chính sách thương mại và đề xuất các giải pháp, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Đỗ Thắng Hải

Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại

Page 5: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

4

Cục Xúc tiến thương mại

Page 6: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

5

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................9

a. Mục đích ............................................................................................................................9

b. Phạm vi và nội dung chủ yếu ............................................................................................9

c. Phương pháp thực hiện .....................................................................................................9

d. Một số kết quả nghiên cứu chính ......................................................................................10

Chương 1

TỔNG QUAN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM NĂM 2013................................................11

1.1 Tình hình xuất nhập khẩu năm 2013 ...............................................................................11

1.1.1 Xuất khẩu .................................................................................................................11

1.1.2 Nhập khẩu ................................................................................................................14

1.1.3 Cán cân thương mại .................................................................................................14

1.2 Đánh giá chung về hoạt động xuất nhập khẩu năm 2013 ...............................................16

1.3 Dự báo kinh tế thế giới và xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2014 ....................17

1.3.1 Dự báo tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam .........................................................17

1.3.2 Những khó khăn, thách thức ....................................................................................18

1.3.3 Một số dự báo về xuất nhập khẩu năm 2014 ............................................................19

1.3.4 Những yêu cầu đặt ra cho công tác xúc tiến xuất khẩu trong năm 2014 ..................19

Chương 2

TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG VÀ MẶT HÀNG TIỀM NĂNG .............................................................................................21

2.1 Một số thị trường tiềm năng ............................................................................................21

2.1.1 Myanmar ...................................................................................................................21

2.1.2 Malaysia ....................................................................................................................28

2.1.3 Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất .....................................................................33

2.2 Một số mặt hàng xuất khẩu đáng lưu ý ...........................................................................40

2.2.1 Dệt may .....................................................................................................................40

Page 7: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

6

Cục Xúc tiến thương mại

2.2.2 Da giày ....................................................................................................................46

2.2.3 Điện tử ....................................................................................................................49

Chương 3.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ ..... ...............................................................................................53

3.1 Giới thiệu bộ công cụ đánh giá dịch vụ xúc tiến thương mại ........................................53

3.2 Kết quả thử nghiệm tại Việt Nam - Hiệu quả công tác xúc tiến thương mại thông qua các Trung tâm Xúc tiến thương mại địa phương ...........................................................53

3.2.1 Kết quả đánh giá chung ............................................................................................53

3.2.2 Những thực tiễn tốt, cách làm hay của một số Trung tâm Xúc tiến thương mại ......58

a. Trung tâm Xúc tiến thương mại Bắc Ninh ...................................................................58

b. Trung tâm Xúc tiến Phát triển thương mại Hải Phòng ................................................60

c. Trung tâm Xúc tiến thương mại thành phố Đà Nẵng ...................................................61

d. Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư An Giang ...................................................63

3.3 Khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của Hệ thống xúc tiến thương mại ...................65

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Xuất khẩu hàng hóa theo mặt hàng giai đoạn 2011 - 2015 .......................................71

Phụ lục 2. Xuất khẩu hàng hóa theo thị trường giai đoạn 2011 - 2015......................................73

Phụ lục 3. Nhập khẩu hàng hóa theo mặt hàng giai đoạn 2011 - 2015 ......................................75

Phụ lục 4. Nhập khẩu hàng hóa theo thị trường giai đoạn 2011 - 2015 .....................................78

Phụ lục 5. Giới thiệu bộ công cụ đánh giá của ITC ...................................................................80

Phụ lục 6. Các nhiệm vụ cần thiết của tổ chức xúc tiến thương mại .........................................84

Phụ lục 7. Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống hỗ trợ thương mại địa phương” .....................................85

Phụ lục 8. Tài liệu tham khảo ....................................................................................................86

Page 8: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

7

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Danh mục Bảng và HìnhDanh mục Bảng

Bảng 1. Thương mại Việt Nam - Myanmar 2001 - 2013 ...........................................................23

Danh mục Hình

Hình 1. Tổng trị giá xuất khẩu 2011 - 2013 ...............................................................................11

Hình 2. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 2011 - 2013 và dự báo 2011 - 2015 tại một số quốc gia và thị trường khu vực ...........................................................................................................13

Hình 3. Thặng dư thương mại của Việt Nam với một số thị trường năm 2013 .........................15

Hình 4. Thâm hụt thương mại của Việt Nam với một số thị trường năm 2013 .........................15

Hình 5. Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam - Myanmar giai đoạn năm 2005 - 2013 .........................................................................................................22

Hình 6. Các nhà cung cấp hàng hóa chủ yếu cho thị trường Myanmar ....................................26

Hình 7. Các quốc gia xuất khẩu cá phi-lê hàng đầu vào Malaysia ............................................29

Hình 8. Các nhà cung cấp hàng hóa chủ yếu cho thị trường Malaysia ......................................31

Hình 9. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE ............................................................34

Hình 10. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của thị trường UAE ...............................................38

Hình 11. Các thị trường nhập khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam (HS61 và HS62) ............41

Hình 12. Các nhà xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu sang thị trường Hoa Kỳ (HS61 và HS62) .........................................................................................................................42

Hình 13. Tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới .............................................................................................49

Page 9: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

8

Cục Xúc tiến thương mại

Danh mục từ viết tắt XTTM Xúc tiến thương mại

XTXK Xúc tiến xuất khẩu

XK Xuất khẩu

KNXK Kim ngạch xuất khẩu

NK Nhập khẩu

KNNK Kim ngạch nhập khẩu

USD Đô la Mỹ

VND Đồng Việt Nam

NDT Nhân dân tệ

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

UBND Ủy ban Nhân dân

NHNN Ngân hàng Nhà nước

BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA Hiệp định Thương mại tự do

IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế

WB Ngân hàng Thế giới

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á

ITC Trung tâm Thương mại Quốc tế

TPP Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương

UAE Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất

Page 10: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

9

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Phần mở đầu a. Mục đích

Trên cơ sở kế thừa, phát triển từ truyền thống, Báo cáo Xúc tiến Xuất khẩu (XTXK) 2013 - 2014 nhằm hai mục đích:

(1) Nhìn lại tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 và các triển vọng, dự báo năm 2014 nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp có thể tham khảo, định hướng và điều chỉnh chính sách liên quan tới xuất khẩu. Các thông tin được phân tích từ tổng quan và tập trung vào một số mặt hàng, thị trường đang có nhiều triển vọng.

(2) Tiếp tục những nỗ lực từ những năm trước đây, đặc biệt từ Báo cáo XTXK năm 2012 - 2013 nhằm củng cố mạng lưới hỗ trợ, xúc tiến xuất khẩu ở địa phương, báo cáo 2013 - 2014 trình bày kết quả thí điểm bộ chỉ số đánh giá của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) về các Trung tâm xúc tiến thương mại (XTTM) tại Cục XTTM và 4 tỉnh/ thành phố để từ đó tổng hợp các bài học kinh nghiệm về phương thức hoạt động hiệu quả, đồng thời xác định những hạn chế cần cải thiện ở từng đơn vị cũng như mạng lưới XTTM nói chung nhằm đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy chức năng hỗ trợ doanh nghiệp với tư cách là các đơn vị cung cấp dịch vụ công.

b. Phạm vi và nội dung chủ yếu

l Chỉ tập trung đánh giá xuất khẩu hàng hóa mà không nghiên cứu xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam;

l Tập trung phân tích và đi sâu vào một số mặt hàng đáng chú ý như dệt may, da giày, điện tử hay một số thị trường tiềm năng mới nổi như Myanmar, Malaysia, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất;

l Phần chủ đề chính của báo cáo: tổng hợp những chuyển biến gần đây trong mạng lưới XTTM nói chung, và đặc biệt là một số bài học thành công trong hoạt động XTTM của 4 tỉnh/ thành phố Bắc Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng và An Giang.

c. Phương pháp thực hiện

Nhóm nghiên cứu thực hiện nội dung báo cáo theo hai phương pháp như sau:

(1) Phần nghiên cứu thị trường, ngành hàng để tổng hợp thành báo cáo chung được Nhóm thực hiện theo phương pháp truyền thống, có phối hợp với các đơn vị trong ngành khai thác số liệu thứ cấp để phân tích thị trường. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng thu thập, phân tích các tài liệu tham khảo của các tổ chức quốc tế để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Page 11: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

10

Cục Xúc tiến thương mại

(2) Phần đánh giá công tác XTTM và đặc biệt phần đánh giá 4 Trung tâm XTTM ở 4 tỉnh/ thành phố để đúc rút kinh nghiệm do nhóm nghiên cứu thực hiện với sự phối hợp của ITC đã được triển khai trong tháng 10 - 11/2013. Tại mỗi Trung tâm, nhóm nghiên cứu gặp gỡ toàn bộ các phòng ban của từng Trung tâm, lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phương và phỏng vấn các bên liên quan khác cũng như một số doanh nghiệp của từng địa phương.

d. Một số kết quả nghiên cứu chính

Nhằm đáp ứng mục tiêu đặt ra, kết quả nghiên cứu chính của Báo cáo được thể hiện qua 3 nội dung trong 3 chương chính như sau:

Chương 1: Tổng quan xuất khẩu của Việt Nam năm 2013;

Chương 2: Triển vọng và định hướng xuất khẩu đối với một số thị trường và mặt hàng tiềm năng;

Chương 3: Nâng cao chất lượng dịch vụ xúc tiến thương mại - Bộ công cụ đánh giá dịch vụ xúc tiến thương mại.

Page 12: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

11

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Chương 1TỔNG QUAN XUẤT KHẨU VIỆT NAM NĂM 2013

1.1 Tình hình xuất nhập khẩu năm 2013

1.1.1 Xuất khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2013 đã có bước phát triển khá ấn tượng với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt khoảng 132 tỷ USD. So với năm 2012, mức tăng trưởng đạt 17,64 tỷ USD tương đương với 15,4%, vượt chỉ tiêu của Quốc hội đề ra với mức tăng trưởng 10% - gần 6 tỷ USD. Điểm nổi bật hơn nữa, kết quả xuất khẩu cả năm 2013 đạt mức cao nhất từ trước tới nay đã đưa xuất khẩu vượt trước 2 năm mục tiêu kế hoạch 5 năm. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng hoá/GDP ước đạt 75,4%, duy trì mức đạt được vào năm 2012.

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ trọng 33%, ước đạt 43,75 tỷ USD, tăng 3,5%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) chiếm tỷ trọng 61,4%, ước đạt 81,18 tỷ USD, tăng 26,8% so với năm 2012 (xem Phụ lục 1).

Hình 1. Tổng trị giá xuất khẩu 2011 - 2013

96,606

41,781 55,124

114,529

42,277 64,040

132,175

81,187

40,000

80,000

120,000

160,000

2011 2012 2013

Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Tổng giá trị xuất khẩu

100% vốn trong nước Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô)

43,752

Nguồn: Bộ Công Thương, tháng 1/2014

Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Năm 2013, cả nước có 22 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Lần đầu tiên xuất khẩu mặt hàng rau quả đã vào danh sách nhóm xuất khẩu trên 1 tỷ, đây là một trong những tín hiệu tốt cho phát triển xuất khẩu của ngành nông nghiệp (tham khảo Phụ lục 1). Về cơ cấu hàng xuất khẩu, nhìn tổng thể, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng từ 64,8% năm 2012 lên 70,5% trong năm 2013. Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm tỷ trọng xuống 7,3% trong năm 2013 so với 10,0% của năm 2012. Điện thoại và linh kiện trở thành mặt hàng xuất khẩu đầu tiên vượt mốc 20 tỷ USD, ước đạt 21,5 tỷ USD, tăng 69,2% so với năm 2012.

Page 13: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

12

Cục Xúc tiến thương mại

Nhóm hàng xuất khẩu

l Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 19,85 tỷ USD, chiếm 15% trong tổng KNXK, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2012. Xuất khẩu nhóm hàng này năm nay nhìn chung không được lợi cả về giá và về lượng. Trong số 7 mặt hàng tính được về giá và lượng thì có 4 mặt hàng có lượng xuất khẩu giảm, đó là: sắn và sản phẩm từ sắn giảm 26,8%, cà phê giảm 25,7%, gạo giảm 16,1%, chè giảm 5,2%; có 5 mặt hàng giá xuất khẩu giảm là: hạt điều, cà phê, hạt tiêu, gạo và cao su. Giá xuất khẩu trung bình mặt hàng gạo giảm 3,07%, hạt tiêu giảm 1,35%, cà phê giảm 1,32%, hạt điều giảm 5,34%. Riêng chỉ có giá xuất khẩu trung bình chè, sắn và các sản phẩm sắn tăng tương ứng 5,56% và 10,26%.

Xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục gặp khó khăn do rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu nên mức tăng đạt thấp hơn mức tăng trưởng xuất khẩu chung, tăng 10,5%.

Ngoài ra, trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, mặt hàng rau quả lần đầu tiên xuất khẩu lọt vào danh sách nhóm xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Đây là một trong những tín hiệu tốt cho phát triển xuất khẩu của ngành nông nghiệp.

l Nhóm nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 9,6 tỷ USD, chiếm 7,3% trong tổng KNXK, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2012. Trong nhóm này, trừ mặt hàng quặng và khoáng sản khác lượng xuất khẩu tăng do chủ trương của Chính phủ cho xuất khẩu để giảm lượng hàng tồn kho, các mặt hàng còn lại lượng xuất khẩu đều giảm. Trong khi đó, giá xuất khẩu giảm trên tất cả các mặt hàng. Tính chung do tăng, giảm giá và lượng của nhóm đã làm KNXK giảm 1,85 tỷ USD.

l Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 93,18 tỷ USD, chiếm 70,5% trong tổng KNXK, tăng 25,5% so với năm 2012. Đây là nhóm hàng có tốc độ tăng cao nhất, quy mô xuất khẩu lớn nhất và là nhóm hàng chủ lực trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Trong số 26 nhóm mặt hàng thuộc nhóm này, chỉ có 2 mặt hàng có KNXK giảm là: phân bón các loại và máy ảnh, máy quay phim và linh kiện. Các mặt hàng còn lại đều có KNXK tăng, điển hình có những mặt hàng có mức tăng trưởng cao là: điện thoại các loại và linh kiện (tăng 69,2%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 36,2%); hàng dệt và may mặc (tăng 18,5%).

Như vậy, tới năm 2013, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đã thay thế mặt hàng dệt may có KNXK lớn nhất (hơn 21,5 tỷ USD), tiếp đến là mặt hàng dệt may (hơn 17,8 tỷ USD), mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng thứ 3 (hơn 10,6 tỷ USD), mặt hàng giày dép đứng ở vị trí thứ 4 với kim ngạch hơn 8,3 tỷ USD. So với năm 2012, tính chung xuất khẩu của cả nhóm đóng góp vào tăng KNXK hơn 18,9 tỷ USD, riêng 4 mặt hàng này đã đóng góp hơn 15,5 tỷ USD.

Giá xuất khẩu

Giá hàng hóa xuất khẩu năm 2013 hầu hết đều giảm, tính chung nhóm hàng nông sản và khoáng sản do giá giảm đã làm cho KNXK giảm 1,28 tỷ USD. Tính chung giữa giảm giá và giảm lượng

Page 14: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

13

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

của 2 nhóm hàng hoá đã làm KNXK giảm 3,8 tỷ USD. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá năm 2013 giảm 2,41%, cao hơn so với mức giảm 0,54% của năm 2012.

Thị trường xuất khẩu

Năm 2013 xuất khẩu tăng trên tất cả các thị trường. Trong đó thị trường Châu Phi tăng cao nhất, ước tăng 28%; tiếp đó đến thị trường Châu Mỹ ước tăng 23,1%, thị trường Châu Âu ước tăng 19,4%, thị trường Châu Đại Dương ước tăng 14,1% và đặc biệt thị trường Châu Á tuy chỉ tăng 12,7% nhưng tiếp tục khẳng định xu hướng thay đổi, trở thành thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam thay vị trí thị trường Châu Âu (xem Phụ lục 2).

l Thị trường Châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 51,2%, với KNXK ước đạt 67,7 tỷ USD, tuy tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong các khu vực thị trường. Mặc dù vậy, sự phân bổ tốc độ tăng trưởng không đều - dù tăng thấp ở các nước thuộc nhóm Đông Nam Á (tăng 6,6%) và nhóm các nước Đông Á (tăng 7,9%), nhưng nhóm các nước Tây Á lại tiếp tục duy trì tốc độ tăng cao nhất, tăng 63,2% (Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất tăng gấp hơn 2 lần); nhóm các nước Trung Nam Á tăng 53,9%.

Hình 2. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 2011 - 2013 và dự báo 2011 - 2015 tại một số quốc gia và thị trường khu vực

0.0

20.0

40.0

60.0

80.0

Tây Á Hồng Kông

TrungNam Á

Hàn Quốc

Đông Á ChâuÂu

ĐôngNam Á

Nhật Bản

ChâuPhi

Trung Quốc

Mỹ

2011 - 20132011 - 2015

Nguồn: Dữ liệu từ Bộ Công Thương, tháng 1/2014

v Thị trường Châu Âu ước đạt 27,05 tỷ USD, chiếm 20,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, tăng 19,4%, trong đó: khối EU 27 ước đạt kim ngạch 24,4 tỷ USD, tăng 20,4%; khối các nước ngoài EU tăng thấp hơn, chỉ tăng 10,2%, nguyên nhân do giảm xuất khẩu sang thị trường Thụy Sỹ (giảm mạnh việc xuất khẩu đá quý, kim loại quý, chủ yếu là vàng), Na Uy...

v Thị trường Châu Mỹ ước đạt 28,06 tỷ USD, chiếm 21,2% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, tăng 23,1%, trong đó: Thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch 23,6 tỷ USD, tăng 20,3%. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, với mức tăng trưởng xuất khẩu cao hơn mức tăng chung của cả nước trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm đã cho thấy tầm quan trọng của thị trường này.

Page 15: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

14

Cục Xúc tiến thương mại

v Thị trường Châu Phi ước đạt 2 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2012, trong đó tăng cao ở thị trường Ni-giê-ri-a, An-giê-ri và Nam Phi.

v Thị trường Châu Đại Dương ước đạt 3,9 tỷ USD, tăng 14,1% so với năm 2012, tăng cao ở thị trường New Zealand tăng trên 51%.

1.1.2 Nhập khẩu

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2013 ước đạt khoảng 131,3 tỷ USD, tăng khoảng 15,4% so với năm 2012, tương đương với 17,5 tỷ USD. Trong đó, khối các doanh nghiệp trong nước ước đạt 56,8 tỷ USD, chiếm 43,3% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 5,6%; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 74,4 tỷ USD, chiếm 56,7%, tăng 24,2% so với năm 2012.

Một số mặt hàng có khối lượng nhập khẩu giảm rõ rệt so với năm 2012 như phế liệu sắt thép (giảm 13,7%), phương tiện vận tải và phụ tùng (giảm 24,8%), xăng dầu các loại (giảm 22,1%)... Tuy nhiên, cũng có một số mặt hàng có lượng nhập khẩu cao là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện (tăng 63,9%), bông các loại (tăng 35,6%), máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng (34,9%)... chủ yếu nhập để phục vụ sản xuất trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu.

Theo Tổng cục Thống kê, giá nhập khẩu hàng hoá giảm: chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá năm 2013 giảm 2,36%, giảm hơn so với mức giảm 0,33% của năm 2012.

Nhóm hàng nhập khẩu

l Nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 115 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 87,8%) và có tốc độ tăng cao nhất (tăng 15,4%) chủ yếu nhập khẩu để sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

l Nhóm hàng không khuyến khích nhập khẩu có mức tăng không cao, thấp hơn mức tăng trưởng nhập khẩu chung cho thấy việc triển khai các biện pháp kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu đã đem lại hiệu quả tích cực. Đồng thời việc giảm nhập khẩu nhóm hàng này không ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu.

Thị trường nhập khẩu

Nhập khẩu từ thị trường Châu Phi tăng cao nhất với mức tăng 109,9%, trong đó thị trường Bờ biển Ngà tăng 90,8%, Nam Phi tăng 40,8%, tiếp đến là thị trường Châu Á tăng 17,6% và vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất là 81,2% KNNK cả nước. Trong đó, chủ yếu nhập từ các nước Đông Á chiếm hơn 60,6%, từ Đông Nam Á chiếm hơn 16,3%, riêng Trung Quốc chiếm hơn 28% tổng KNNK. Nhập khẩu thị trường Châu Mỹ tăng 5,3%, chủ yếu tăng ở thị trường Achentina. Nhập khẩu từ thị trường Châu Âu tăng 3,3%, trong đó tăng ở khối các nước EU 27.

1.1.3 Cán cân thương mại

Nhờ tốc độ tăng xuất khẩu năm 2013 bằng tốc độ tăng nhập khẩu, cán cân thương mại của Việt

Page 16: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

15

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Nam năm 2013 tiếp tục xuất siêu. Cán cân thương mại (tính theo giá CIF) thặng dư khoảng 863 triệu USD (năm 2012 thặng dư khoảng 749 triệu USD). Tuy nhiên, nếu tính theo giá FOB, cán cân thương mại năm 2013 thặng dư khoảng 11 - 12 tỷ USD, cao hơn mức 9 tỷ USD năm 2012.

Xét theo khu vực, xuất siêu tập trung ở khu vực FDI với mức xuất siêu 6,4 tỷ USD, tập trung ở 05 nhóm hàng gia công lắp ráp gồm điện thoại các loại và linh kiện, điện tử máy tính và linh kiện, túi xách, ví, vali, mũ, ô dù, dệt may, giày dép.

Xét theo quốc gia, năm 2013, có tới 16 thị trường Việt Nam xuất siêu trên 1 tỷ USD trong khi số thị trường nhập siêu chỉ là 6 thị trường.

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường mà Việt Nam đạt thặng dư thương mại lớn nhất với 18,64 tỷ USD. Thị trường Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đạt được thặng dư thương mại lớn thứ 2 với 3,81 tỷ USD (do thị trường này là đầu mối xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện tăng cao tới 1,92 tỷ USD so với năm 2012). Tiếp theo là Anh: 3,13 tỷ USD, Hồng Kông: 3,06 tỷ USD, Campuchia: 2,42 tỷ USD, Hà Lan: 2,26 tỷ USD...

Hình 3. Thặng dư thương mại của Việt Nam với một số thị trường năm 2013

Hình 4. Thâm hụt thương mại của Việt Nam với một số thị trường năm 2013

20

15

10

5

18,64

3,81 3,12 3,06 2,42 2,26 2,07 1,800

Hoa

Kỳ

Anh

Hồn

g K

ông

Cam

puch

ia

Lan

Nhậ

t Bản

Tây

Ban

N

ha

Tiểu

VQ

Ả rậ

pth

ống

nhất

Tỷ USD

Ach

entin

a

Thái

Lan

Đài

Loa

n

Hàn

Quố

c

Trun

g Q

uốc

Sing

apor

e

0

5

10

15

20

25

1,053,09 3,45

14,07

23,76

7,21

Tỷ USD

Nguồn: Tổng cục Hải quan, tháng 1/2014

Ở chiều ngược lại, có 6 thị trường mà Việt Nam nhập siêu trên 1 tỷ USD, trong đó có 5 thị trường thuộc Châu Á. Dẫn đầu mức thâm hụt là thị trường Trung Quốc với 23,69 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc: 14,07 tỷ USD, Đài Loan: 7,21 tỷ USD, Thái Lan: 3,45 tỷ USD, Singapore: 3,09 tỷ USD.

Về thị trường Trung Quốc, năm 2013, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này đã đạt 36,8 tỷ USD, chiếm tỷ trọng hơn 28% tổng KNNK và cũng tăng khoảng 28% so với cùng kỳ năm 2012. Trong khi đó xuất khẩu sang Trung Quốc ước đạt 13,1 tỷ USD, vì vậy nhập siêu trung bình 1,96 tỷ USD/tháng.

Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu gồm nhóm hàng máy móc thiết bị với kim ngạch khoảng 5,81 tỷ USD, tăng 22,97% so với cùng kỳ năm trước. Hai mặt hàng nhập khẩu nhiều tiếp theo là điện thoại các loại và máy tính linh kiện điện tử. Thực tế nhập siêu từ Trung

Page 17: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

16

Cục Xúc tiến thương mại

Quốc tăng do nhu cầu nhập nhiều máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ xây dựng các cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu tăng, thể hiện dấu hiệu hồi phục của sản xuất trong nước. Đồng thời cũng thể hiện rõ thực tế những hàng hoá này sản xuất trong nước chưa đáp ứng được đầy đủ nên vẫn phải nhập khẩu.

1.2 Đánh giá chung về hoạt động xuất nhập khẩu năm 2013

Nhìn lại năm 2013 vừa qua có thể thấy thành tựu nổi bật chính là quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá đều vượt mức kế hoạch đề ra, cán cân thương mại của Việt Nam tiếp tục xuất siêu. Bên cạnh đó, cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam có những chuyển dịch tích cực, phù hợp với lộ trình thực hiện mục tiêu của Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030. Cụ thể nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất 70,5% (tăng 25,5% so với cùng kỳ), theo sau lần lượt là nhóm hàng nông sản, thủy sản 15% (giảm 5,3%) và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản 7,3% (giảm 16,3%).

Tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đóng góp vai trò quan trọng, đưa xuất khẩu cả nước tăng trưởng, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đã vượt qua dệt may để trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (21,5 tỷ USD, chiếm 16,3% KNXK), đồng thời cũng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất (tăng 69,2%). Nếu như năm 2013 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng 17,6 tỷ USD so với năm 2012 thì chỉ tính riêng 2 mặt hàng điện thoại các loại, linh kiện và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đóng góp 11,6 tỷ USD vào sự gia tăng này. Ngoài ra, một điểm đáng chú ý trong năm 2013 là xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước bắt đầu khôi phục và có xu hướng tăng dần. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực này ước tăng trưởng ở mức 3,5% (năm 2012 là 1,2%) và kim ngạch nhập khẩu tăng 5,6% (năm 2012 giảm 7,8%). Nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng góp lớn cho tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.

Xuất khẩu sang thị trường khu vực truyền thống tiếp tục được giữ vững. Mặc dù do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, sức mua thị trường thế giới suy giảm, các thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam như thị trường Đông Nam Á, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ tiếp tục được giữ vững và tăng trưởng. Một số thị trường có tốc độ tăng trưởng nổi bật như thị trường Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (tăng gấp đôi), hay ở Đông Nam Á là Myanmar và Malaysia.

Hoạt động nhập khẩu năm 2013 tiếp tục phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu. Nhập khẩu các nhóm hàng không khuyến khích nhập khẩu tăng thấp hơn mức tăng nhập khẩu chung.

Về cán cân thương mại, lần thứ hai liên tiếp kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2007, Việt Nam xuất siêu (năm 2007 Việt Nam nhập siêu với tỷ lệ 29,1%, năm 2008 tỷ lệ 28,8%, năm 2009 tỷ lệ 22,5%, năm 2010 tỷ lệ 17,5%, năm 2011 tỷ lệ 10,1% so với kim ngạch xuất khẩu, nhưng năm 2012 Việt Nam đã xuất siêu 749 triệu USD, năm 2013 ước xuất siêu 863 triệu USD).

Tuy nhiên, trong những thành tựu đã đạt được vẫn nổi lên một số điểm đáng lưu ý:

Thứ nhất, xuất khẩu tăng trưởng chủ yếu ở những nhóm mặt hàng do khối các doanh nghiệp FDI

Page 18: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

17

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

sản xuất và là những mặt hàng dựa vào nguồn lao động rẻ và gia công hơn là những mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó, giá và lượng xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản và khoáng sản giảm, chỉ số giá xuất khẩu năm 2013 giảm sâu hơn so với mức giảm của năm 2012; về lượng do chính sách hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô nên lượng xuất khẩu một số mặt hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm; cùng với đó là một số mặt hàng nông sản hạn chế trong việc gia tăng sản lượng khiến lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản giảm... đã ảnh hưởng đến gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu và xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng hơn so với nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước, cụ thể nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng 24,2%, còn khối trong nước tăng 5,6%, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng 26,8% (không kể dầu thô), khối trong nước tăng 3,5%, điều này cho thấy sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn nhiều khó khăn. Mặt khác, tỷ lệ nhập khẩu lớn về nguyên, nhiên liệu, nhất là nguyên liệu gia công sản xuất... vẫn tiếp tục ở mức cao, nhấn mạnh đặc tính gia công trong các ngành còn lớn, phụ thuộc nhiều vào thị trường cung cấp ở nước ngoài, tăng rủi ro về sản xuất. Hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ mới đang trong giai đoạn nghiên cứu, triển khai lập dự án, chưa đi vào hoạt động nên chưa đáp ứng đầy đủ nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu.

Từ góc độ xúc tiến thương mại, các dịch vụ giao nhận hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu chưa phát triển làm tăng thêm chi phí, giảm tính cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu1, còn thiếu các hoạt động hỗ trợ xúc tiến để đưa các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất và lưu thông sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia trong khu vực và thế giới.

1.3 Dự báo kinh tế thế giới và xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2014

1.3.1 Dự báo tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam

Theo nhận định của Bộ Công Thương, sang năm 2014, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi và sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn trong năm 2014; đặc biệt là sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng tại các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Đây cũng là những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Thương mại thế giới được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi mạnh trong năm 2014 với mức tăng trưởng 6,2% so với mức 3,3 % của năm 2013.

Kinh tế vĩ mô trong nước đang dần ổn định và sẽ khả quan hơn trong năm 2014. Lãi suất cho vay trong năm 2014 sẽ tiếp tục ổn định ở mức thấp để hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xuất khẩu nói riêng.

Kết quả thu hút và tăng vốn vào các dự án đang giải ngân vốn FDI trong năm 2013 là yếu tố cho thấy doanh nghiệp khối FDI sẽ tiếp tục gia tăng xuất khẩu trong năm 2014.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng lợi thế so với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Một số lợi thế nổi bật của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam so với hàng hóa của Trung Quốc là đường lối chính sách quan hệ ngoại giao của Việt Nam mang tính hòa hảo, 1. Theo Ngân hàng Thế giới, 2013

Page 19: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

18

Cục Xúc tiến thương mại

cùng với giá nhân công rẻ.

Chính sách tỷ giá được điều hành ổn định, chủ động và nhất quán tạo cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng phương án kinh doanh. Đồng thời, chính sách tỷ giá luôn hướng tới những giải pháp, phương án có lợi cho kinh tế vĩ mô và hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Chính phủ tiếp tục chỉ đạo tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong đó, thực hiện hiệu quả việc mở rộng thị trường truyền thống để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam là gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, hàng dệt may, da giày, đồng thời, tranh thủ các hiệp định thương mại tự do, hiệp định kinh tế song phương.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội hội nhập quốc tế sâu hơn rộng hơn khi cơ hội tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đến gần, đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng đang bước sang những vòng đàm phán tiếp nối. Theo tinh thần của các hiệp định này, một số lĩnh vực, mặt hàng chủ lực của Việt Nam sẽ được hưởng lợi khi xuất khẩu vào các nước thuộc hiệp định với mức thuế suất nhập khẩu (như theo TPP mức thuế có thể giảm về 0% nếu Việt Nam vượt qua được đàm phán về vấn đề xuất xứ). Tuy nhiên, việc tham gia vào các hiệp định cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực sự chuyển mình để đáp ứng được theo các yêu cầu chất lượng, cạnh tranh hơn khi mở cửa thị trường.

1.3.2 Những khó khăn, thách thức

Tuy kinh tế thế giới phục hồi, chính sách tài khóa tại hầu hết các nền kinh tế sẽ được nới lỏng dần trong năm 2014, nhưng mục tiêu cắt giảm chi tiêu ngân sách trung bình của các nền kinh tế phát triển được đặt ra trong năm 2013 là giảm chi tiêu 1,5% GDP vẫn là mức cắt giảm được xem là nhanh và mạnh nhất kể từ năm 2011. Nhu cầu từ các thị trường sẽ vẫn ở giai đoạn phục hồi chưa ổn định.

Mặt khác, theo dự báo, tỷ giá các đồng tiền trong thời gian tới sẽ tiếp tục biến động khó lường. Những bất ổn của nền kinh tế Hoa Kỳ trong thời gian qua đã khiến xu hướng đa dạng cơ cấu dự trữ ngoại hối toàn cầu cũng như tại các nền kinh tế đang được đẩy mạnh. Phần trăm dự trữ bằng đồng USD do đó được dự báo sẽ giảm trong thời gian tới trong cơ cấu dự trữ ngoại hối toàn cầu cũng như tại các nền kinh tế. Bên cạnh đó, tỷ giá đồng USD so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trên thế giới, trừ đồng Yên (Nhật) và đồng NDT (Trung Quốc) cũng được cho là sẽ suy giảm trong thời gian tới do quyết định sẽ duy trì gói kích thích kinh tế QE3 đến hết năm 2014 của Hoa Kỳ. Điều này sẽ gây bất lợi trong việc ký kết hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp khi tỷ giá có những biến động khó lường.

Giá cả hàng hóa thế giới tiếp tục xu hướng giảm trong năm 2014. Theo IMF (tháng 10/2013), chỉ số giá lương thực sẽ giảm khoảng 6% trong năm 2014 sau khi tăng nhẹ vào cuối năm 2013 do triển vọng nguồn cung cấp thuận lợi. Với nhu cầu sản xuất giảm mạnh, đặc biệt tại Trung Quốc, quốc gia được mệnh danh là công xưởng của thế giới, giá kim loại được dự báo sẽ giảm 4% trong năm 2013 và 5% trong năm 2014. Theo Ngân hàng Goldman Sachs, giá vàng, quặng sắt, đậu tương và đồng sẽ giảm ít nhất 15% trong năm tới cho dù kinh tế Hoa Kỳ phục hồi.

Page 20: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

19

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Hàng hóa của Việt Nam sẽ phải chịu nhiều sức ép từ các vụ chống bán phá giá và cạnh tranh từ các nước khác. Với việc Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) thực thi các chính sách nới lỏng tiền tệ, đồng Yên và Euro giảm giá, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này sẽ chịu tác động tiêu cực.

Đồng thời, việc gia nhập TPP ngoài việc mang lại lợi ích cho xuất khẩu như đã nêu ở trên, trong điều kiện năng lực cạnh tranh, hiệu suất và hiệu quả hoạt động hiện tại của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp và yếu, sẽ thực sự tạo nên những thách thức mới, đặc biệt trước sức cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp đến từ các nền kinh tế phát triển và phát triển hơn.

1.3.3 Một số dự báo về xuất nhập khẩu năm 2014

Năm 2014, Quốc hội dự kiến mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trên 10%. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt khoảng 145,4 tỷ USD, tăng 10%. Trong đó, cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu sẽ không có nhiều biến động trong năm 2014 với dự kiến các nhóm mặt hàng cụ thể như sau:

v Nhóm hàng nông, thủy sản: Dự kiến đạt kim ngạch 20,7 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2013 và chiếm tỷ trọng khoảng 14,3%.

v Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản: Dự kiến đạt kim ngạch 9,06 tỷ USD, giảm 5,6% so với năm 2013 và chiếm tỷ trọng khoảng 6,2%.

v Nhóm hàng công nghiệp chế biến: Dự kiến kim ngạch xuất khẩu đạt 105,2 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm 2013 và chiếm tỷ trọng khoảng 72,4%.

Dự kiến kim ngạch nhập khẩu năm 2014 khoảng 154 tỷ USD, tăng 17,3% so với năm 2013, tỷ lệ nhập siêu khoảng 6% kim ngạch xuất khẩu.

v Nhóm hàng cần thiết nhập khẩu: Dự kiến kim ngạch nhập khẩu nhóm này đạt 137,1 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng khoảng 89,1% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đây là nhóm hàng thiết yếu, là đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu, do đó phải đảm bảo và tạo thuận lợi cho nhập khẩu để ổn định sản xuất không áp dụng các biện pháp hành chính và kinh tế để quản lý. Tuy nhiên vẫn phải tính đến khả năng giảm hợp lý nhập khẩu ở nhóm này để giảm nhập siêu vì tỷ trọng nhóm này lớn trên tổng giá trị nhập khẩu.

v Nhóm hàng không khuyến khích nhập khẩu khoảng hơn 12,2 tỷ USD, tăng khoảng 13,8% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng khoảng 7,5% trên tổng kim ngạch nhập khẩu.

1.3.4 Những yêu cầu đặt ra cho công tác xúc tiến xuất khẩu trong năm 2014

Trong bối cảnh thị trường sẽ còn nhiều khó khăn, để góp phần hỗ trợ hoạt động xuất khẩu đạt được các chỉ tiêu trên, một số định hướng cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu cần đặc biệt lưu ý:

l Hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy nghiên cứu thị trường, sản xuất, xúc tiến những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tiếp cận các thị trường có tính ổn định cao, thông qua đó góp phần kiểm soát nhập khẩu phù hợp với các cam kết quốc tế, giảm tỷ trọng hàng xuất khẩu là

Page 21: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

20

Cục Xúc tiến thương mại

nguyên liệu thô và sơ chế.

l Tập trung hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực (gạo, cà phê, cao su, tôm, cá, cây ăn quả, giày da, dệt may..) vào các thị trường xuất khẩu trọng điểm, thị trường mới có nhiều tiềm năng.

l Chú trọng xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông thủy sản như thương hiệu gạo, cá tra.... Đẩy mạnh Chương trình Thương hiệu quốc gia, với một chiến lược tổng thể, tạo sự hợp tác và liên kết giữa nhà nước và các doanh nghiệp để làm nên những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

l Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan đại diện xúc tiến thương mại ở nước ngoài.

l Tăng cường công tác cung cấp thông tin, dự báo thị trường, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, cảnh báo về vệ sinh an toàn thực phẩm và nguy cơ bị kiện chống bán phá giá tới cộng đồng doanh nghiệp; tập trung giải quyết có hiệu quả các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu. Đẩy mạnh nghiên cứu giúp doanh nghiệp hiểu hơn về chuỗi giá trị và hỗ trợ xúc tiến để nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trong các chuỗi giá trị.

Page 22: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

21

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Chương 2.TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI MỘT SỐ THỊ

TRƯỜNG VÀ MẶT HÀNG TIỀM NĂNG

Trong bối cảnh các thị trường và sản phẩm có nhiều biến động, Báo cáo Xúc tiến Xuất khẩu 2013 - 2014 tập trung phân tích một số mặt hàng chủ lực cũng như một số thị trường quan trọng đang nổi nhằm giúp các doanh nghiệp và các tổ chức XTTM tham khảo để có những định hướng sát thực tiễn hơn cho năm 2014 cũng như các năm tiếp theo.

Về thị trường, ngoài các thị trường lớn và truyền thống, như đã phân tích ở phần xuất khẩu (Hình 2), báo cáo năm nay tập trung phân tích sâu hơn về cơ hội tại một số thị trường đang nổi mà Việt Nam có nhiều tiềm năng khai phá như thị trường Myanmar, Malaysia và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Thị trường Myanmar là một thị trường mới mở cửa với rất nhiều cơ hội mới, đặc biệt xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng vọt trong 3 năm gần đây, cụ thể năm 2013 đã tăng tới 94% so với năm trước. Thị trường Malaysia ở khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ Việt Nam ổn định trên 20%/năm trong những năm vừa qua, được nhận định sẽ tiếp tục đà tăng trưởng và là nhà nhập khẩu lớn của Việt Nam trong khu vực. Thị trường Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), một thị trường trung chuyển và lớn nhất của Việt Nam ở khu vực Tây Á với giá trị xuất khẩu năm 2013 tăng 715% so với năm 2010. Một số yếu tố thuận lợi cho hàng xuất khẩu ở các thị trường này chính là khả năng ổn định về kinh tế chính trị trong thời gian tới, hệ thống hàng rào bảo hộ chưa quá phức tạp cho hàng hóa của Việt Nam.

Về sản phẩm, các nhóm sản phẩm dẫn đầu trong kim ngạch xuất khẩu hiện nay gồm điện tử, dệt may và da giày được lựa chọn phân tích sâu trong Báo cáo này. Phân tích về hàng điện tử hướng tới việc giúp các địa phương và đặc biệt các trung tâm xúc tiến thương mại, đầu tư các tỉnh tìm thêm cơ hội hưởng lợi từ sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng này, đồng thời cũng xem xét tới những thách thức từ thực trạng của ngành khi xuất khẩu đến chủ yếu từ các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu gia công, lắp ráp cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đối với nhóm hàng dệt may và da giày, cơ hội và đặc biệt là hướng thích ứng với những thách thức do các Hiệp định TPP hay FTA mang lại sẽ là nội dung chính được phân tích trong Báo cáo nhằm tạo tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch và chiến lược hỗ trợ xúc tiến thương mại hai nhóm sản phẩm này cho các doanh nghiệp trong nước trong thời gian tới.

2.1 Một số thị trường tiềm năng

2.1.1 Myanmar

Thương mại Việt Nam - Myanmar

Xét về thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam so với các thị trường thuộc khu vực châu

Page 23: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

22

Cục Xúc tiến thương mại

Á, Myanmar mới chỉ ở vị trí khá khiêm tốn (đứng thứ 20 về xuất khẩu và 21 về nhập khẩu). Thậm chí nếu tính chung tất cả thương mại 2 chiều giữa Việt Nam - Myanmar, thị trường này mới chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ - nếu tính riêng trong khu vực ASEAN thì cũng chỉ chiếm 0,6% tổng trị giá trao đổi hàng hoá của Việt Nam với các nước thành viên.

Mặc dù vậy, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong những năm gần đây cho thấy quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Myanmar ngày càng đạt được sự phát triển khả quan. Tốc độ buôn bán hai chiều đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 21%/năm trong giai đoạn 2005 - 2010 với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng gấp 3 lần từ 58 triệu USD lên 152 triệu USD. Đặc biệt từ năm 2011, khi Myanmar hoàn toàn mở cửa nền kinh tế, tốc độ tăng xuất khẩu từ Việt Nam sang Myanmar nhanh hơn tốc độ tăng nhập khẩu từ Myanmar đã giúp cho cán cân thương mại giữa hai nước ngày càng cân bằng. Năm 2011 xuất khẩu của Việt Nam sang Myanmar tăng gần 67% và nhập khẩu giảm mạnh 16,7%. Từ năm 2012, Việt Nam bắt đầu xuất siêu sang Myanmar sau hơn 10 năm hoàn toàn nhập siêu từ thị trường này. Năm 2012 xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng 42%, nhập khẩu tăng 29%. Đến năm 2013, xuất khẩu tăng mạnh ở mức 94% và nhập khẩu chỉ tăng 12,9% đưa con số xuất siêu của Việt Nam sang thị trường này đạt 104,34 triệu USD, gấp hơn 12 lần so với năm 2012.

Hình 5. Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam - Myanmar giai đoạn năm 2005 - 2013

11,98 13,26 21,8132,6 34

49,52

117,8

45,7864,63

75,43 75,665

102,8284,7

109,47 123,65

-33,8-51,37 -53,62

-31-53,3

8,33

104,34

227,97

82,6

-2,1

-43

-100

-50

0

50

100

150

200

250

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Triệu USD

Việt Nam xuất khẩu Việt Nam nhập khẩu Cán cân thương mại

Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2013

Page 24: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

23

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Bảng 1. Thương mại Việt Nam - Myanmar 2001 - 2013

Đvt: Triệu USD

Năm Việt Nam xuất khẩu Việt Nam nhập khẩu Kim ngạch hai chiều Ghi chú2001 5,36 3,95 9,31 Việt Nam xuất siêu2002 7,14 5,87 13,01 Việt Nam xuất siêu2003 12,53 18,35 30,882004 14,08 19,28 33,362005 11,98 45,78 57,762006 13,26 64,63 77,892007 21,81 75,43 97,242008 32,60 75,60 108,202009 34,00 65,00 99,002010 49,52 102,82 152,342011 82,60 84,70 167,302012 117,80 109,47 227,27 Việt Nam xuất siêu2013 227,97 123,65 351,64 Việt Nam xuất siêu

Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2013

Những mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu tới Myanmar là: thép các loại, nguyên phụ liệu may mặc, thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế, săm lốp các loại, vật liệu xây dựng, phân bón hóa học, ắc quy, nguyên phụ liệu các ngành công nghiệp khác, thiết bị điện và điện tử, phụ tùng máy móc, ôtô, hóa chất, dụng cụ nhà bếp, mỹ phẩm, sản phẩm nhựa, thuốc trừ sâu, văn phòng phẩm, nguyên phụ liệu ngành công nghiệp thực phẩm, thực phẩm chế biến, mô tô, tấm lợp bằng nhựa, thuốc thú y, thiết bị nội thất, máy văn phòng, thiết bị khoan mỏ, quần áo, màn chống muỗi, nguyên liệu sản xuất xà phòng, cửa làm bằng nhựa, dụng cụ gia đình, sản phẩm thủy tinh, cân đĩa,…

Những mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar là: Gỗ và lâm sản (gỗ tròn các loại, gỗ Teak tròn, gỗ cao su, gỗ xẻ các loại…); Mủ cao su thiên nhiên; Nông sản (đậu xanh, đậu đen, hạt vừng…); Đồng Cathodes; Thủy sản (cua biển, cá khô, tôm hùm, cá biển đông lạnh, sò huyết…); Kim khâu; Thép dây nhỏ; Da bò; Nguyên phụ liệu hàng dệt may; Thịt các loại; Thức ăn nuôi cá; Dây đay để gói hàng; Gừng khô...

Vậy thị trường Myanmar có những đặc điểm gì nổi bật và làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tranh thủ cơ hội gần gũi về địa lý và sớm xâm nhập được vào thị trường này một cách có lợi và bền vững nhất?

Một số đặc điểm cần lưu ý về thị trường Myanmar

Nhiều năm trước (từ 1948 đến 2010), Chính phủ Myanmar là chính phủ quân sự. Ngày 7 tháng 11 năm 2010, Myanmar đã tổ chức bầu cử tự do đa đảng, thành lập thể chể nước cộng hòa liên bang, tổ chức Quốc hội theo mô hình 2 viện: Thượng viện và Hạ viện; Tổng thống đứng đầu chính phủ với 33 bộ. Kể từ đó, Chính phủ Myanmar bắt đầu tiến hành cải cách, mở cửa; từng bước bình

Page 25: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

24

Cục Xúc tiến thương mại

thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, EU và các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB…

Về tự nhiên, Myanmar có diện tích 676.577 km2 (= 67,6 triệu hécta); Trong đó đất đai canh tác là 11,9 triệu hécta, chiếm 17,6%; đất rừng: 33,4 triệu héc ta, chiếm 49,4%, đất đai phục vụ các mục đích sử dụng khác - 16,6 triệu héc ta, chiếm 24,6% và còn bỏ hoang tới 5,7 triệu hécta, chiếm 8,4%.

Dân số của Myanmar năm 2013 là khoảng 60 triệu người; mật độ dân số 89 người/km2; tốc độ tăng dân số 1,7%/năm. Tỷ lệ người biết chữ 91% và trình độ tiếng Anh trung bình của người dân, đặc biệt tầng lớp đã qua hết phổ thông ở trường học đều ở mức khá do Myanmar có hệ thống giáo dục chịu ảnh hưởng từ giai đoạn từng là thuộc địa của Anh. Với 90% dân số theo đạo Phật, văn hóa, phong tục, tập quán của người dân Myanmar có nhiều nét tương đồng với nền văn hóa Việt Nam. Như vậy, nhìn trên tổng thể, do ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, lịch sử, người dân lao động Myanmar hiền lành, thật thà, tính kỷ luật khá cao và giao dịch tiếng Anh thuận lợi.

Mô hình xã hội của Myanmar theo hình trống đồng (người giàu và người nghèo nhiều; tầng lớp trung bình ít). Khoảng 10% dân số là người giàu (có thu nhập khoảng 10.000 USD/người/năm trở lên). Nhóm người này cần hàng hóa chất lượng cao cấp, chấp nhận mua với giá cao, thường là hàng ngoại, với thương hiệu nổi tiếng thế giới. Khoảng 40% dân số là tầng lớp trung bình (có thu nhập khoảng từ 365 USD/người/năm đến dưới 10.000 USD/người/năm). Nhóm người này cần hàng hóa chất lượng trung bình, giá cả phải chăng, thường là hàng ngoại từ thị trường Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, ASEAN. Nhóm còn lại khoảng 50% là người nghèo (có thu nhập dưới 1 USD/người/ngày; cả năm dưới 365 USD/người). Nhóm người này cần hàng hóa với giá cả rẻ, thường là hàng nội hoặc hàng ngoại sản xuất từ công nghiệp địa phương của Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ...

Về mặt kinh tế, hiện nay ở Myanmar, ngành nông nghiệp là động lực chính trong phát triển kinh tế quốc dân của Myanmar, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển. Với các ngành nông nghiệp, thủy lợi, chăn nuôi, ngư nghiệp và lâm nghiệp, chiếm tỷ trọng 43,4% GDP và 35% nguồn thu ngoại tệ của đất nước; nông nghiệp đang đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế quốc dân của Myanmar. Tổng thể kinh tế Myanmar mới bắt đầu mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế còn ở trình độ thấp, sức mua của người dân trong nước còn thấp… Giá cả trên thị trường trong nước và giá cả hàng hóa xuất khẩu của Myanmar thường thấp hơn so với giá cả thị trường thế giới. Về sản xuất trong nước, do trình độ công nghiệp hóa còn ở mức thấp nên công nghiệp Myanmar mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu ở trong nước, 80% nhu cầu về hàng công nghiệp cần phải nhập khẩu.

Hiện nay hệ thống thông tin về thị trường Myanmar còn chưa nhiều, hệ thống thanh toán và viễn thông quốc tế đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Cơ chế quản lý xuất - nhập khẩu của Myanmar vẫn còn nhiều thủ tục hành chính như: giấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu, giấy phép xuất - nhập khẩu từng chuyến hàng. Tương tự, các thủ tục mở Văn phòng đại diện của công ty, doanh nghiệp nước ngoài tại Myanmar cũng còn khá phức tạp. Bởi vậy, khi thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp Myanmar vẫn còn phải xin giấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu, giấy phép xuất - nhập khẩu từng chuyến hàng. Do đó sau khi ký kết hợp đồng kinh tế, doanh nghiệp cả hai phía (bán hàng và mua hàng) đều phải chờ đợi các thủ tục hành chính của các cơ

Page 26: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

25

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

quan chức năng Myanmar.

Về tiềm năng thương mại, năm 2012, thương mại hàng hóa của Myanmar đạt khoảng 17 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 8 tỷ USD; nhập khẩu hàng hóa đạt khoảng 9 tỷ USD. Tuy nhiên dự báo trong những năm tới, tốc độ tăng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Myanmar là trên 20%/năm.

Những nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Myanmar là: Động vật sống, thịt các loại; Nông sản; Khoáng sản các loại; Gỗ và sản phẩm gỗ, than củi, bần và nút bần, sản phẩm làm bằng rơm, rổ rá; Dệt may; Giày dép, mũ, ô dù; gậy, ghế, roi, yên, cương làm bằng da, lông vũ, hoa giả, tóc giả; Ngọc, đá quý, kim loại quý, quần áo gắn đá quý và kim loại quý, đồ trang sức, tiền làm bằng kim loại quý.

Những nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu của Myanmar gồm: Dầu mỡ động, thực vật; Thực phẩm chế biến, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá; Hóa chất; Chất dẻo và đồ nhựa, cao su và sản phẩm cao su; Bột giấy và nguyên liệu làm giấy, giấy, bìa và bao bì các tông các loại; Kim loại và sản phẩm làm từ kim loại; Máy móc và thiết bị cơ khí, đồ điện, phụ tùng, đồ điện tử và linh kiện; Ôtô, máy bay, tàu thủy và thiết bị giao thông vận tải; Thiết bị quang học, máy chụp ảnh, máy đo lường, kiểm tra, dụng cụ y tế, đồng hồ các loại, nhạc cụ, các loại phụ tùng.

Theo số liệu của ITC (Hình 6), các nhà cung cấp hàng hóa chủ yếu cho thị trường Myanmar đang có nhiều tiềm năng mở rộng thị trường gồm Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Australia, Đài Loan, Ả rập Xê út… Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, hơn 1% trong tổng nhập khẩu của Myanmar.

Page 27: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

26

Cục Xúc tiến thương mại

Hình 6. Các nhà cung cấp hàng hóa chủ yếu cho thị trường Myanmar

Năm 2012Sản phẩm: Tổng tất cả sản phẩm

Quy mô: 2% xuất khẩu của thế giới

Kích thước chấm tròn là tỷ lệ tương

ứng so với xuất khẩu trên thế giới

Tham khảoTăng trưởng nhập khẩu Myanmar từ

đối tác > tăng trưởng xuất khẩu

của đối tác trên thế giới

Tăng trưởng nhập khẩu Myanmar từ

đối tác < tăng trưởng xuất khẩu

của đối tác trên thế giới

Tỷ trọng của các đối tác xuất khẩu trong tổng nhập khẩu của Myanmar, 2012,%

Tăng

trưở

ng h

àng

năm

của

các

đối

tác

xuất

khẩ

u trê

n th

ế gi

ớitừ

200

8 - 2

012,

%

Nguồn: Trademap, ITC, 2013

Như vậy, đối với các doanh nghiệp từ Việt Nam, thị trường Myanmar còn rất nhiều cơ hội và tiềm năng song cũng ẩn chứa nhiều thách thức.

Cơ hội thị trường Myanmar

Đầu tư phục vụ sản xuất, đặc biệt sản xuất nông nghiệp sẽ là xu hướng của nền kinh tế Myanmar về dài hạn, trong đó lưu ý về khả năng sản xuất hữu cơ. Với lợi thế gần về khoảng cách địa lý nên có thể giảm chi phí vận chuyển, các doanh nghiệp Việt Nam nên tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tiếp cận và xúc tiến các sản phẩm phục vụ sản xuất. Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp có thể tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến các sản phẩm phục vụ đời sống, tiêu dùng đối với thị trường này.

Kinh nghiệm giao dịch với các doanh nghiệp Myanmar

v Các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường Myanmar cần phải kiên trì, chịu khó nghiên cứu, khảo sát thị trường, có thể chấp nhận thua lỗ thời gian đầu. Phương pháp tốt nhất là liên doanh để sử dụng đối tác Myanmar trong việc mở rộng quan hệ, xử lý các thủ tục hành chính, nghiên cứu cung - cầu và giá cả thị trường.

v Ngoài ra, một trong những sản phẩm nổi tiếng nhất của Myanmar là gỗ Teak nhưng nguồn cung đang giảm dần. Hiện nay, Chính phủ Myanmar vẫn cho phép xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ nhưng hoàn toàn có khả năng sẽ tới thời kỳ hạn chế xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ trong

Page 28: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

27

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

tương lai. Một hướng đi cho vấn đề này là doanh nghiệp Việt Nam nên liên doanh với doanh nghiệp Myanmar để thành lập các công ty liên doanh trồng rừng, khai thác gỗ, chế biến sản phẩm gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ làm bằng gỗ để xuất khẩu.

v Theo lịch sử và truyền thống, ngư ời dân Myanmar rất tự hào về ông Aung San - là người sáng lập đất nước Myanmar, ông U Thant - là công dân Myanmar từng làm Tổng thư ký Liên hiệp quốc 2 nhiệm kỳ thời kỳ 1960 - 1970. Doanh nhân Myanmar thường có thói quen gặp gỡ nhau, trực tiếp trao đổi, tiếp xúc, bàn bạc thảo luận trước khi ký kết hợp đồng kinh tế. Thông thường nếu chỉ liên hệ qua điện thoại, fax và internet thì rất khó thành công. Quá trình thương thảo hợp đồng kinh tế, chờ đợi xin giấy phép xuất nhập khẩu có thể kéo dài khá lâu, thậm chí có thể kéo dài đến mấy tháng.

v Doanh nhân Myanmar cũng có thói quen thăm trụ sở, nơi làm việc của nhau, thăm nhà máy sản xuất chế biến sản phẩm, xem xét quy trình công nghệ, đội ngũ công nhân viên chức. Sau đó họ sẽ có đàm phán, thương thảo, quyết định ký kết hợp đồng kinh tế. Trong một số trường hợp, họ thường yêu cầu đối tác có khoản tiền “đặt cọc” bằng tiền mặt khoảng 10% trong tổng số tiền của hợp đồng kinh tế.

v Trong văn hóa Myanmar, sự trân trọng thường được thể hiện qua việc tặng quà dù chỉ là món quà nhỏ. Bởi vậy, các doanh nghiệp nên chuẩn bị ngay từ khi gặp gỡ nhau lần đầu, khi ký kết được hợp đồng kinh tế, khi công việc thành công...

Hoạt động xúc tiến thương mại đối với thị trường Myanmar

Với chính sách mở cửa và đổi mới kinh tế trong những năm gần đây, Myanmar đang nổi lên là một thị trường đầy tiềm năng đối với các nước đối tác xuất nhập khẩu, trong đó có Việt Nam. Trong thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại với quốc gia này hết sức sôi động và ngày càng đa dạng.

Điển hình trong năm 2013, theo Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương đã tổ chức Hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar (Vietnam Expo in Myanmar). Hội chợ thường niên lần này được tổ chức từ ngày 12 đến 15 tháng 12 năm 2013. Tham dự Hội chợ có khoảng hơn 70 doanh nghiệp Việt Nam từ nhiều địa phương khác nhau, trưng bày và giới thiệu sản phẩm trên diện tích 2700m2. Sản phẩm trưng bày tại Hội chợ thuộc các nhóm ngành hàng: dược phẩm, nông thuỷ hải sản, cao su, linh kiện dùng trong ngành công nghiệp ô tô... Hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar hàng năm có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, không chỉ giúp tăng cường giao thương, thu hẹp khoảng cách phát triển, mà còn góp phần vào một thị trường chung rộng lớn. Qua các kỳ tổ chức thành công, Hội chợ đã trở thành cầu nối hiệu quả và có tác dụng tích cực cho các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu và quảng bá thương hiệu, mở rộng hệ thống phân phối hàng hoá, tìm hiểu chính sách kinh tế và môi trường đầu tư của Myanmar.

Cũng trong năm 2013, Chi nhánh Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (VCCI HCM) phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar đã tổ chức 2 đợt khảo sát thị trường Myanmar cho các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Theo chương trình này, bên cạnh các cuộc gặp chung với các liên đoàn, Hiệp hội, doanh nghiệp Việt

Page 29: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

28

Cục Xúc tiến thương mại

Nam được thu xếp gặp gỡ một số đối tác Myanmar theo yêu cầu.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân và Trung tâm xúc tiến thương mại các địa phương cũng tổ chức riêng các chương trình xúc tiến thương mại với thị trường Myanmar cho các doanh nghiệp thuộc địa phương mình. Ví dụ, từ ngày 5 đến 10 tháng 6 năm 2013, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) đã tổ chức ba chương trình xúc tiến thương mại lớn tại thị trường Myanmar, bao gồm Hội chợ Hochiminh City Expo 2013 tại thành phố Yangon, chương trình khảo sát thị trường và Hội thảo Xúc tiến đầu tư - thương mại và du lịch vào Myanmar. Về phía Việt Nam, có khoảng 150 doanh nghiệp tham dự chương trình này, trong đó có những doanh nghiệp lớn như: Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Vissan, Saigon Co.op, Tổng công ty Cơ khí vận tải giao thông Sài Gòn (Samco), CT Group, Điện Quang, Vinamilk... Phía Myanmar có khoảng 200 doanh nghiệp tham dự kết nối giao thương với doanh nghiệp Việt Nam.

2.1.2 Malaysia

Thương mại Việt Nam - Malaysia

Là một trong những thị trường tiềm năng trong khu vực ASEAN, từ năm 2012 tới nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Malaysia tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2013 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam đạt thặng dư thương mại với thị trường Malaysia. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN về xuất khẩu và nhập khẩu sang Malaysia. Trong khi đó, Malaysia đứng hàng thứ 3 trong khu vực về giá trị giao dịch thương mại với Việt Nam. Tổng kim ngạch hai chiều trong giai đoạn 2009 - 2013 đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 20% với giá trị tăng hơn gấp đôi từ 4,1 tỷ USD năm 2009 lên 9,3 tỷ USD năm 2013. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia đạt 4,9 tỷ USD, tăng 14,1%, nhập khẩu của Việt Nam từ Malaysia đạt 4,1 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2012. Như vậy, năm 2013 Việt Nam đã xuất siêu sang thị trường Malaysia 821,6 triệu USD, chiếm 17% giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, con số xuất siêu này đã giảm 24% so với năm 2012. Năm 2012 đánh dấu kết quả quan trọng khi Việt Nam lần đầu tiên sau 10 năm đã xuất siêu sang Malaysia với giá trị gần 1,1 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu sang Malaysia trong thời gian này là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dầu thô, điện thoại các loại và linh kiện, cao su, gạo, sắt thép, thủy tinh và các sản phẩm bằng thủy tinh, hàng thủy sản, hàng dệt, may, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng rau quả…

Đồng thời, Việt Nam cũng là thị trường nhập khẩu và tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu của Malaysia như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dầu mỡ động thực vật, máy móc thiết bị, chất dẻo nguyên liệu, hóa chất và sản phẩm hóa chất các loại…

Trong những năm qua, rất nhiều nội dung hợp tác trong lĩnh vực thương mại giữa hai bên đã được triển khai hiệu quả như hợp tác về xuất nhập khẩu, hợp tác trong đàm phán, ký kết, thiết lập khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN với các đối tác. Tại kỳ họp thứ 2 của Ủy ban Hỗn hợp Thương mại tháng 3/2013 tại Hà Nội, Việt Nam và Malaysia đã cam kết sẽ thúc đẩy hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại để kim ngạch thương mại hai chiều tăng hơn, trong đó có việc cân bằng giữa hai bên.

Page 30: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

29

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Trong các mặt hàng giao dịch thuộc thế mạnh của mình, hiện nay Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ tư về thủy sản cho Malaysia, riêng với mặt hàng cá phi-lê đông lạnh, Việt Nam đang giữ vị trí số một. Đây là một trong những tiềm năng cần được các tổ chức XTTM và các doanh nghiệp thuộc khu vực duyên hải tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh trong thời gian tới.

Hình 7. Các quốc gia xuất khẩu cá phi-lê hàng đầu vào Malaysia

Giá

trị n

hập

khẩu

, ngh

ìn U

SD

Sản phẩm: 0304 Cá phi lê và cá lát, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh

Việt Nam Inđônêxia Trung Quốc Hoa Kỳ Chi Lê

Giá trị nhập khẩu năm 2009, nghìn USDGiá trị nhập khẩu năm 2012, nghìn USDGiá trị nhập khẩu năm 2010, nghìn USD

Giá trị nhập khẩu năm 2011, nghìn USDGiá trị nhập khẩu năm 2008, nghìn USD

30.000

25.000

20.000

15.000

10.000

5.000

0

Nguồn: Trademap, ITC, 2013

Bên cạnh đó, hiện nay Bộ Nội thương, Người tiêu dùng và Hợp tác xã của Malaysia đang triển khai sâu rộng chương trình "Một Malaysia" nhằm khuyến khích sản xuất và tiêu dùng trong nội địa các mặt hàng tiêu dùng của Malaysia. Tuy nhiên trên thực tế, trong thời gian tới, khả năng mở rộng sang thị trường Malaysia của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất lớn, trong đó cần chú trọng các mặt hàng hiện Malaysia chưa có điều kiện phát triển như quần áo, vải vóc cho người dân, học sinh ở mức độ bình dân.

Một số đặc điểm cần lưu ý về thị trường Malaysia

Với diện tích gần tương đương với diện tích Việt Nam, Malaysia là đất nước khá phát triển nằm trong khu vực Đông Nam Á.

Dân số Malaysia năm 2012 là 29 triệu người. Người Mã Lai và người bản địa chiếm đa số (50%), thứ đến là người Hoa (30%), người Ấn Độ (10%), người Âu và một số dân tộc thiểu số bản địa (5%). Trước xu hướng tăng trưởng hiện nay, dân số Malaysia sẽ đạt khoảng 35 triệu người vào năm 2020. Ngôn ngữ chính thức của Malaysia là Bahasa Malaysia (tiếng Mã Lai). Tuy nhiên Malaysia là một quốc gia đa dân tộc, nên người Malaysia nói nhiều thứ tiếng khác nhau. Đã từng là thuộc địa của Anh nên tiếng Anh, tiếng Trung Quốc được dùng phổ thông, tiếng địa phương và

Page 31: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

30

Cục Xúc tiến thương mại

tiếng Ấn Độ cũng được sử dụng rộng rãi. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho các giao dịch, trao đổi. Ngoài ra, với lịch sử và sự tham gia vào khối thịnh vượng chung cũng tạo ảnh hưởng đến tổ chức xã hội và giao dịch - các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp của Malaysia làm việc khá chuyên nghiệp, bài bản.

Malaysia là một quốc gia đa dân tộc, có nhiều tôn giáo khác nhau nhưng theo hiến pháp liên bang, đạo Hồi là quốc giáo.

Về kinh tế, Malaysia là đất nước có nền kinh tế khá phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Kinh tế Malaysia phát triển mạnh dựa vào các lĩnh vực: cao su, dầu cọ, điện tử, công nghiệp chế tạo và dầu mỏ.

Malaysia là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu dầu cọ và cao su, ca cao và hạt tiêu, đồng thời là nước xuất khẩu về gỗ khối và các sản phẩm từ gỗ. Malaysia có hệ thống giao thông hiện đại, được quản lý một cách khoa học theo hệ thống giống nhiều nước phát triển trên thế giới với nhiều hình thức, phương tiện vận chuyển khác nhau như đường hàng không, đường sắt hoặc đường bộ là phương tiện phổ biến nhất.

Về môi trường kinh doanh, theo Báo cáo Đánh giá Môi trường Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, năm 2014 Malaysia đứng ở vị trí thứ 6 trên toàn thế giới, vươn lên từ vị trí thứ 8 năm 2013. Nếu xét về mức độ thuận lợi cho nhập khẩu, Malaysia cũng ở trong tốp dẫn đầu với mức chi phí để làm thủ tục nhập khẩu 1 container hàng là thấp nhất trên thế giới, 420 USD/container.

Với nhiều nỗ lực của Chính phủ, Malaysia đã chuyển đổi từ một nước chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô (cao su, thiếc) những năm 1970 trở thành một trong những nền kinh tế mạnh nhất, đa dạng hóa nhất và tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Năm 2009 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Malaysia rơi vào khủng hoảng. Tuy nhiên kể từ quý IV/2009, nền kinh tế đã tăng trưởng dương sau ba quý liên tiếp suy thoái. Trong năm 2010, Malaysia tăng trưởng kinh tế 7,2%, vượt mức dự báo 6%. Năm 2012, Malaysia tăng trưởng 5,6% do có Chương trình chuyển đổi Chính phủ và Kế hoạch Chuyển đổi kinh tế đã mang lại tăng trưởng đáng kể tổng sản phẩm quốc nội. Tăng trưởng năm 2013 đạt 4,1%.

Hiện nay, Malaysia là một quốc gia thương mại lớn. Thương mại được coi như một phần của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) với hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu lên tới khoảng 100% GDP. GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 2012 là 10.085 USD.

Page 32: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

31

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Hình 8. Các nhà cung cấp hàng hóa chủ yếu cho thị trường Malaysia

Năm 2012Sản phẩm: Tổng tất cả sản phẩm

Tỷ trọng của các đối tác xuất khẩu trong tổng nhập khẩu của Malysia, 2012, %

Quy mô: 2% xuất khẩu thế giới

Tăng trưởng nhập khẩu Malaysia từ

phía đối tác < tăng trưởng xuất khẩu của đối tác ra thế

giới

Tăng trưởng nhập khẩu Malaysia từ

phía đối tác > tăng trưởng xuất khẩu của đối tác ra thế

giới

Kích thước chấm tròn là tỷ lệ tương ứng so với xuất

khẩu trên thế giới

Tham khảo

Nguồn: Trademap, ITC, 2013

Malaysia có các khu vực tự do (FZs) dành cho việc thành lập các nhà máy sản xuất định hướng xuất khẩu và các cơ sở lưu giữ hàng hoá. Nguyên liệu thô và thiết bị có thể được nhập khẩu miễn thuế vào các khu vực này theo các thủ tục hải quan tối thiểu. Để có thể lưu hành trên thị trường, một số loại sản phẩm cuối cùng (end products) bắt buộc phải có các loại giấy chứng nhận do Bộ Y tế Malaysia (Ministry of Health) cấp: Giấy chứng nhận Y tế (Health Certificate); Giấy chứng nhận Kinh doanh Tự do (Free Sale Certificate - FSC); Giấy chứng nhận áp dụng Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point - Certificate); Giấy chứng nhận áp dụng Phương pháp Sản xuất tốt (Good Manufacturing Pratices (GMP) Certircate); Giấy chứng nhận áp dụng Biện pháp Vệ sinh Dịch tễ tốt (Good Hygienne Practice (GHP) Certificate).

Văn hoá kinh doanh Malaysia là sự tổng hợp của văn hoá kinh doanh Trung Quốc và Ấn Độ. Người Malaysia thích kinh doanh cùng với những người mà họ biết và họ quý mến, vì vậy trong quan hệ thương mại, lưu ý cần phát triển mối quan hệ cá nhân với các đối tác Malaysia. Các cuộc đàm phán, thương lượng cần thể hiện thái độ lịch thiệp, tránh đối đầu - không trả lời trực tiếp "không" khi có ý định từ chối. Phương thức trao đổi khá chậm rãi, có thể có những khoảng im lặng trong khi đối thoại. Tương tự, việc ký hợp đồng thường khá thận trọng, có thể có cả văn hóa chọn ngày để ký hợp đồng. Ngay cả khi hợp đồng đã được ký kết cũng vẫn có trường hợp tiếp tục thương lượng sau khi hợp đồng đã ký.

Page 33: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

32

Cục Xúc tiến thương mại

Triển vọng thị trường Malaysia

Theo một báo cáo của Ngân hàng HSBC do nhóm cố vấn nghiên cứu thuộc Đại học Oxford của Anh thực hiện phân tích và dự báo thương mại song phương cho 180 cặp quốc gia2, trong thời gian tới, triển vọng mở rộng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước trong khu vực châu Á sẽ rất sáng sủa bởi nhiều lý do. Thứ nhất là sự gia tăng nhóm dân có mức thu nhập trung bình sẽ tạo ra một làn sóng người tiêu dùng mới có nhu cầu đáng kể về các sản phẩm của Việt Nam. Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) sẽ bắt đầu đem lại những nguồn thu đầu tiên cho xuất khẩu của Việt Nam - ước tính xuất khẩu của Việt Nam tới các nước trong khu vực châu Á (trừ Nhật Bản) đều sẽ tăng với mức 15% mỗi năm. Ngoài Trung Quốc, các quốc gia khác như Ấn Độ và Bangladesh sẽ là những đối tác nhập khẩu với tốc độ gia tăng lớn nhất, trong đó trọng tâm là các mặt hàng máy công nghiệp. Đặc biệt đáng lưu ý là thương mại giữa Việt Nam và Malaysia sẽ tăng trưởng không kém phần quan trọng. Hiện nay tăng trưởng của Malaysia và Việt Nam đều khá tương đồng trong một số lĩnh vực như máy công nghiệp và thiết bị điện tử, viễn thông chính là một trong những nhân tố giúp duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia với mức 15% liên tục từ nay tới năm 2030 và đến năm 2030 Malaysia sẽ có thể vào trong nhóm những nước nhập khẩu nhiều nhất hàng từ Việt Nam trong khu vực.

Một số hoạt động xúc tiến thương mại đối với thị trường Malaysia

Là thị trường truyền thống của nhau, Việt Nam và Malaysia có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại hàng năm. Trong Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 19 diễn ra từ ngày 6 đến 9 tháng 3 năm 2013, hai bên cũng đã trao đổi nhiều nội dung liên quan đến xúc tiến thương mại, cũng như xây dựng cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin và phối hợp điều tra, xử lý các vấn đề liên quan đến chống bán phá giá thương mại của chính phủ đối với doanh nghiệp hai bên nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn và đảm bảo quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, có thể điểm lại một số hoạt động chính trong công tác xúc tiến thương mại giữa hai nước như sau. Ngày 11 tháng 10 năm 2013, tại Kuala Lumpur, Bộ Công Thương đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia và Viện chiến lược và lãnh đạo Châu Á của Malaysia tổ chức Diễn đàn trao đổi về kinh tế Việt Nam. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dẫn đầu tham dự Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về Quản trị doanh nghiệp lần thứ 4 (GES - 4) tại Malaysia.

Là cơ quan chính phủ về xúc tiến thương mại, Tổ chức Phát triển Ngoại thương Malaysia (MATRADE) thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại giữa Malaysia và các nước khác, trong đó có Việt Nam. Từ ngày 26 đến 28 tháng 11 năm 2013, MATRADE đã tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Malaysia (Intrade Malaysia 2013) lần thứ 7 tại Kuala Lumpur. Với chủ đề “Mang lại sức sống mới cho tăng trưởng xuất khẩu”, Intrade 2013 đã thu hút sự tham gia của gần 400 công ty trong nước và quốc tế đến từ 18 quốc gia trên thế giới.

2. Từ các kết quả nghiên cứu, Oxford Economics đã xây dựng báo cáo toàn cầu, báo cáo cho khu vực và báo cáo cho 23 nền kinh tế:

Hong Kong, China, Australia, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Singapore, Việt Nam, Bangladesh, Canada, USA, Braxin, Mexico, Argentina,

Anh Quốc, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Ba Lan, Ireland, UAE, Ả rập Xê út và Ai Cập.

Page 34: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

33

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Đại sứ quán Việt Nam và Thương vụ Việt Nam tại Malaysia tham gia gian hàng trưng bày đồ thủ công mỹ nghệ nhằm quảng bá sản phẩm của Việt Nam, quảng bá thông tin về môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Ngoài ra, trong Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 11 tại Thành phố Hồ Chí Minh (Hochiminh Expo 2013) diễn ra từ ngày 4 đến 7 tháng 12 năm 2013, MATRADE cũng đã tổ chức một khu gian hàng quốc gia Malaysia. Lần này, MATRADE mang tới 30 doanh nghiệp Malaysia thuộc các ngành mỹ phẩm, máy móc công nghiệp, phụ tùng ô tô, xe máy, đèn công nghiệp cũng như một số mặt hàng thế mạnh của nước này như dầu cọ, thực phẩm chức năng và giải khát dinh dưỡng, hàng tiêu dùng và sản phẩm dưỡng da. Đây là những doanh nghiệp đã được MATRADE chọn lựa kỹ nhằm giới thiệu tới người tiêu dùng và thị trường Việt Nam những sản phẩm đặc biệt với chất lượng cao nhất. Trong chương trình này, MATRADE cũng tổ chức các cuộc gặp mặt trực tiếp giữa doanh nghiệp Malaysia và các nhà nhập khẩu Việt Nam.

Ngoài ra, một số địa phương cũng có các chương trình xúc tiến thương mại đối với thị trường Malaysia, ví dụ như: Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại - Sở Công Thương tỉnh Gia Lai đã tổ chức đoàn tập huấn và trao đổi kinh nghiệm về “Hợp tác phát triển khu vực Hợp tác xã Khối cộng đồng ASEAN, chia sẻ kinh nghiệm và tham quan mô hình Hợp tác xã du lịch Malaysia” từ ngày 7 đến 11 tháng 10 năm 2013; Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tiếp đoàn Tham tán thương mại Malaysia vào ngày 25 tháng 11 năm 2013 nhằm thảo luận về chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư đặc biệt cho ngành cung cấp nước và xử lý nước thải (trước đó, Malaysia là quốc gia đứng thứ 6 về đầu tư tại Bình Dương với 74 dự án, tổng vốn đầu tư 600 triệu USD, chủ yếu là chế biến gỗ và may mặc); Ngày 4 tháng 11 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tiếp và làm việc với đoàn công tác thuộc Bộ Công nghiệp Đồn điền và Hàng hoá Malaysia nhằm thảo luận về mở rộng đầu tư của Malaysia trong một số lĩnh vực tại Quảng Ninh như đóng tàu, xây dựng cầu đường, khách sạn, trung tâm thương mại, công nghiệp chế biến...

2.1.3 Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE)

Như ở phần thông tin chung đã đề cập, trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE có tốc độ tăng trưởng cao nhất, thậm chí trong năm 2013 là gần gấp đôi kim ngạch xuất khẩu so với năm 2012. UAE tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Tây Á. Các tổ chức XTTM và các doanh nghiệp có thể tận dụng những gì từ xu hướng mở rộng mạnh mẽ của hàng hóa Việt Nam tại thị trường UAE?

Thương mại Việt Nam - UAE

Trong năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này lần đầu tiên đã vượt ngưỡng 4 tỷ USD đưa UAE nhanh chóng vượt lên đứng thứ 7 trong các thị trường nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, sau các thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và Đức.

UAE là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Tây Á. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE năm 2013 tăng 715% so với năm 2010. Đó là tốc độ tăng rất cao. Năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 4.138,9 triệu USD, tiếp tục tăng gần gấp đôi so với 2.078,4 triệu USD năm trước đó.

Page 35: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

34

Cục Xúc tiến thương mại

Hình 9. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE

Đvt: triệu USD

23,4508,3

0

500

10001500

2000

2500

30003500

4000

4500

2000 2005 2010 2012 2013

2078,4

121,6

4138,9

Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2013

Đáng lưu ý, do quy mô và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE cao hơn kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ UAE nên Việt Nam luôn ở vị thế xuất siêu trong nhiều năm qua. Năm 2013, Việt Nam xuất siêu sang UAE lên tới 3.812,7 triệu USD, mức cao thứ hai trong số các thị trường Việt Nam có xuất siêu, chỉ sau mức xuất siêu vào thị trường Hoa Kỳ (18.637,3 triệu USD).

Hiện nay Việt Nam xuất khẩu sang UAE trên 60 nhóm mặt hàng. Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều có thể vào thị trường UAE. Trong đó, 15 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 triệu USD trong năm 2013 gồm: Điện thoại các loại và linh kiện; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Dệt may; Hạt tiêu; Giày dép; Thuỷ sản; Đá quý, kim loại quý và sản phẩm; Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; Sắt thép các loại; Nguyên phụ liệu thuốc lá; Hạt điều; Gỗ và sản phẩm gỗ; Gạo; Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc; Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù.

Trong đó, riêng mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện chiếm tới 82,7% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam. Đây cũng chính là thị trường lớn nhất nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện, đứng đầu trong gần 40 thị trường nhập khẩu điện thoại của Việt Nam.

Lý giải về mức tăng trưởng xuất khẩu cao sang thị trường này là do:

l UAE là thị trường mở, tiêu dùng nội địa chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu, thuế nhập khẩu thấp (từ 0% - 5%) đối với hầu hết các loại hàng hóa;

l Là thị trường có sức mua lớn với GDP bình quân đầu người trên 60.000 USD/năm;

l Có số lượng người nhập cư và số lượng khách du lịch lớn nên nhu cầu sản phẩm đa dạng về chủng loại, chất lượng;

Page 36: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

35

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

l Là thị trường trung chuyển (thị trường tái xuất lớn thứ 3 thế giới, sau Hồng Kông, Singapore) nên có nhu cầu nhập khẩu để tái xuất sang Bắc Phi, Trung Đông, Trung Á;

l Kinh tế UAE ít chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới và đang tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là các ngành du lịch, xây dựng, tài chính, bất động sản, dầu khí, điện, hàng không;

l Hàng Việt Nam đã tạo dựng được chỗ đứng tại thị trường UAE như các mặt hàng điện thoại, thủy sản, dệt may, giày dép, nông sản, thực phẩm, sản phẩm gia dụng…, với sức cạnh tranh ngày càng được nâng cao so với hàng Trung Quốc, Malaysia;

l Thời gian qua, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại như: tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ triển lãm, hội thảo, đoàn giao thương, khảo sát thị trường tìm kiếm đối tác… do các Bộ ngành, địa phương của Việt Nam tổ chức tại UAE như: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hiệp hội Thủy sản, Hiệp hội Lương thực tỉnh Quảng Ninh, Đồng Tháp, Học viện Doanh nhân LP, VCCI…

Các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ UAE chủ yếu là chất dẻo nguyên liệu; thức ăn gia súc; khí đốt hoá lỏng; kim loại thường khác; đá quý, kim loại quý và sản phẩm; sản phẩm từ dầu mỏ…

Một số đặc điểm cần lưu ý về thị trường UAE

UAE có vị trí nằm trên bán đảo Ả rập, phía Tây là Ả rập Xê út, phía Đông là Ô-man, phía Bắc giáp Vịnh Péc-xích và Vịnh Ô-man. UAE là nhà nước liên bang gồm 7 Tiểu vương quốc có tên là: Abu Dhabi, Dubai, Sharjah, Fujairah, Umm al Qaiwian, Ajman và Ra’s al Khaimah.

Về tổ chức xã hội, UAE có khá nhiều dân tộc gồm người Ả rập, nhưng cũng có tới trên 50% là người dân gốc Nam Á và châu Âu tới làm việc và sinh sống. Hệ thống pháp luật của UAE dựa trên luật Hồi giáo Sharia.

Tổng diện tích của UAE là 83.600 km2 với dân số xấp xỉ 5,6 triệu và chủ yếu là dân số trẻ: 0 - 14 tuổi: 20,4%, 15 - 64 tuổi: 78,7%. Tài nguyên thiên nhiên chính của UAE là dầu mỏ và khí đốt nên UAE là một quốc gia xuất siêu rất lớn các mặt hàng dầu khí, hóa dầu và các sản phẩm liên quan.

Theo một báo cáo của Bộ Kinh tế UAE công bố trong tháng 12/2013, GDP năm 2013 của UAE đạt 1,45 ngàn tỷ Dh (Dirham - đồng tiền hợp pháp của UAE), tương đương khoảng 395 tỷ USD, đưa quốc gia này trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trong các nền kinh tế Ả rập, chỉ đứng sau Ả rập Xê út. Tăng trưởng GDP được Bộ Kinh tế ước tính đạt khoảng 4 - 4,5% trong năm 2013 nhờ tăng doanh thu từ ngành công nghiệp dầu khí, tăng trưởng của khu vực phi dầu lửa và sự gia tăng về đầu tư của cả khu vực công và tư nhân. Báo cáo cũng cho biết dự kiến trị giá các khoản đầu tư trong vòng 5 - 10 năm tới có thể đạt 918 tỷ Dh, tương đương khoảng 250 tỷ USD. Theo Liên đoàn Ả rập, sự phát triển nhanh chóng của ngành ngoại thương UAE đã đưa nước này trở thành thị trường tiêu dùng lớn nhất tại khu vực, sau khi nước này vượt Ả rập Xê út về nhập khẩu.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của UAE đạt 246,9 tỷ USD trong năm 2013, mức cao

Page 37: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

36

Cục Xúc tiến thương mại

nhất trong thế giới Ả rập, chiếm 27% tổng kim ngạch ngoại thương đạt 1.022 tỷ USD (số liệu của the League’s Inter - Arab Investment Guarantee Corporation (IAIGC)). Về xuất khẩu, UAE đứng thứ hai, với kim ngạch 368,9 tỷ USD.

UAE có dự trữ dầu lửa đứng thứ 7 trên thế giới, dự trữ khí tự nhiên đứng thứ 7 trên thế giới, là nước có nền kinh tế đứng trong nhóm các nền kinh tế phát triển nhất tại khu vực Tây Á. Nhờ có chính sách cởi mở, môi trường kinh doanh thông thoáng, UAE đang trở thành một trung tâm thương mại quốc tế quan trọng kết nối phương Đông và phương Tây. Ngoài dầu lửa, một số ngành công nghiệp quan trọng khác gồm: hóa dầu, điện, khử mặn nước biển, đánh bắt thủy sản, nhôm, xi măng, phân bón, sửa chữa tàu biển, vật liệu xây dựng, đóng tàu, dệt. Các ngành nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi và trồng chà là. Trồng trọt phát triển ở các ốc đảo bờ đông Liwa, Al Ain, Falaj Al Mualla. Sản phẩm nông nghiệp có chà là, rau quả, dưa hấu, gia cầm, trứng, sản phẩm sữa, cá. Các Tiểu vương quốc Ả rập có ngành hàng không đứng thứ 8 thế giới, ngành du lịch đứng thứ 2 trong khu vực.

Với đặc điểm khí hậu và điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho các ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất nông nghiệp, UAE có cơ cấu kinh tế gồm nông nghiệp chỉ chiếm 0,7%, công nghiệp: 59,4%, dịch vụ: 39,8%, và do đó phụ thuộc khá lớn vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa. Các nhóm mặt hàng nhập khẩu chính của UAE gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hóa chất, nông sản (gạo, chè, cà phê, gia vị, rau quả, hạt điều…), thực phẩm, thủy sản, dệt may, giày dép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, vật liệu xây dựng, sản phẩm nội thất… từ các đối tác như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp.

Dubai là trung tâm kinh tế, thương mại và tài chính hàng đầu của UAE và của khu vực Trung Đông. Dubai có cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh đạt đẳng cấp quốc tế. Cơ cấu kinh tế của Dubai đa dạng hơn các Tiểu vương quốc khác, bao gồm các ngành như thương mại quốc tế, tài chính, ngân hàng, du lịch, bất động sản và công nghiệp chế tạo. Dubai là thị trường tái xuất lớn thứ ba trên thế giới, đứng sau Hong Kong và Singapore. Đây còn là trung tâm của các ngành công nghiệp dịch vụ như công nghệ thông tin và tài chính với các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu thương mại tự do xung quanh thành phố.

Môi trường kinh doanh

Cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội tại một số nước Trung Đông và Bắc Phi trong mấy năm qua đã không ảnh hưởng nhiều tới UAE do đây là nền kinh tế có nội lực mạnh, có môi trường chính trị, xã hội ổn định, an toàn, môi trường kinh doanh thông thoáng, là điểm đến hấp dẫn của du lịch và đầu tư nước ngoài.

Theo bình chọn của Global Competitiveness Yearbook 2013 do Viện Phát triển quản lý kinh tế của Thụy Sỹ công bố, UAE đứng thứ 8 trong số các quốc gia cạnh tranh nhất, một bước tiến lớn so với vị trí thứ 16 năm 2012 và vị trí thứ 28 trong năm 2011. UAE đứng số 1 thế giới xét về Hiệu quả Chính phủ (Government Efficiency) và sự gắn kết xã hội (Social Cohesion). Đồng thời, đây cũng là quốc gia đứng thứ 4 về phát triển kinh tế (Economic Performance), thứ 5 về tạo việc làm (Employment) và thứ 6 về Quản lý (Management Practices).

Page 38: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

37

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Trong một báo cáo khác, UAE đang giữ vị trí thứ 19 trong số 148 nước trên thế giới xét về Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index). UAE áp dụng mạnh mẽ công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để tăng năng suất của nền kinh tế.

Trong một hệ thống xếp hạng khác, báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2012 đánh giá UAE đứng thứ 19 trên thế giới xét về chỉ số tạo thuận lợi cho thương mại (Enbabling Trade Index - Global Enabling Trade Report 2012 released by the World Economic Forum (WEF)), nằm trong số 10 nước có thủ tục xuất nhập khẩu hiệu quả nhất trong số 132 nước được xếp hạng. Một số lĩnh vực được WEF đánh giá cao gồm: Quản lý biên mậu (xếp thứ 11 trên thế giới), cơ sở hạ tầng vận tải và viễn thông (xếp thứ 18 trên thế giới), môi trường kinh doanh (xếp thứ 12 trên thế giới).

Các phân tích, đánh giá trên thế giới đều nhận định thủ tục để nhập khẩu hàng hóa vào UAE là khá thuận lợi, nhất là về mặt chi phí. Báo cáo Đánh giá Môi trường Kinh doanh (Doing Business) ước tính chi phí để làm thủ tục nhập khẩu 1 container hàng ở UAE là thấp ở vị trí số 6, khoảng 590 USD so với trên toàn thế giới. Các cơ quan hải quan địa phương tại Abu Dhabi và Dubai đã triển khai áp dụng hệ thống thủ tục hải quan mới “ Mirsal 2” cho phép khách hàng làm thủ tục thông quan điện tử 24/24 giờ và cho phép sử dụng chữ ký điện tử.

UAE luôn giữ vững vị trí là quốc gia Ả rập hàng đầu trong lĩnh vực ngoại thương, chiếm 24% tổng giá trị ngoại thương của khu vực. UAE áp dụng biểu thuế nhập khẩu chung của Khối các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC Common External Tariff) kể từ ngày 01/01/2003, bao gồm 4 mức thuế ad valorem (theo giá trị): 0%; 5% (mức thuế chung đối với hầu hết các hàng hóa nhập khẩu); 50% (đồ uống có cồn) và 100% (thuốc lá). 97% số dòng thuế là thuế ad valorem. Thuế nhập khẩu được tính trên cơ sở trị giá nhập khẩu CIF. UAE không áp dụng loại thuế nào khác ngoài thuế nhập khẩu. Trên thực tế, mức thuế nhập khẩu trung bình ở đây đã giảm xuống còn 4,9% vào năm 2011. UAE là thành viên của WTO kể từ ngày 10/4/1996, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương và dành quy chế MFN cho tất cả các nước thành viên của WTO, ngoại trừ Ixraen. Biểu thuế nhập khẩu của GCC không phân biệt giữa thành viên hay không thành viên của WTO. Trên thực tế, UAE dành quy chế MFN cho tất cả các nước.

Thủ tục, hợp đồng

Trong thời gian qua có một số doanh nghiệp khi giao dịch với thị trường UAE đã gặp phải một số khó khăn. Cần lưu ý các kinh nghiệm như:

l Không nên ký hợp đồng đơn giản, thiếu điều khoản đảm bảo thực hiện hợp đồng (đặt cọc quá ít…), điều khoản giải quyết tranh chấp như các loại hợp đồng theo hình thức proforma invoice, chỉ gồm các điều kiện đơn giản liên quan đến hàng hóa (khối lượng, giá cả, giá tiền, đóng gói), vận chuyển (ngày giao hàng lên tàu, chuyển tải được phép), thanh toán (10% trả trước, 90% còn lại thanh toán khi bên mua nhận được scan chứng từ gửi hàng gốc)… Do vậy, khi bên mua không tiếp tục thực hiện hợp đồng dù đã đưa trước 10%, bên bán vẫn chịu thiệt thòi.

l Lưu ý tuân thủ quy định quản lý nhập khẩu của nước sở tại để tránh bị cơ quan chức năng từ chối hàng tại cảng đến. Trong điều kiện UAE chuẩn bị có quy định mới về thực phẩm,

Page 39: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

38

Cục Xúc tiến thương mại

các doanh nghiệp thực phẩm cần đặc biệt lưu ý cập nhật thông tin về quy định quản lý nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm, thủy sản của UAE. Vừa qua, Bộ Môi trường và Nước của UAE đưa ra thông báo quy định từ tháng 6/2014, các loại cá nhập khẩu vào UAE phải được chứng nhận là sản phẩm Halal. Cần chú ý nhất khi giao dịch thông qua trung gian, phải tìm hiểu kỹ về nhãn mác, bao gói sản phẩm thực phẩm, thủy sản nhập khẩu.

l Lựa chọn ngân hàng để giao dịch cũng là một bài toán cần được tìm hiểu kỹ. Đã xảy ra trường hợp hậu thuẫn không lành mạnh của ngân hàng UAE đối với doanh nghiệp Việt Nam nhằm ép giá3.

Cơ hội và triển vọng thị trường UAE

Theo ITC, trong giai đoạn 2008 - 2012, nhập khẩu của UAE đã tăng nhanh hơn tốc độ gia tăng xuất khẩu trên toàn thế giới và trong giai đoạn tới, các sản phẩm còn nhiều tiềm năng xuất khẩu vào UAE bao gồm: thiết bị điện và điện tử (HS 85), hàng dệt may, cao su, đồ nội thất, dược phẩm, ngũ cốc…

Hình 10. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của thị trường UAE

Năm 2012

Tăng

trưở

ng h

àng

năm

của

các

đối

tác

xuất

khẩ

u ra

thế

giới

200

8 - 2

012,

%

40. Cao su và sản phẩm cao su71. Ngọc trai, đá quý, kim loại, tiền...

Phạm vi: 8tỷ USD

91. Đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay và các bộ phận của nó94. Đồ đạc, đèn chiếu sáng, biển hiệu, toà nhà xây sẵn

27. Nhiên liệu quặng, dầu, sản phẩm chưng cất

10. Ngũ cốc

87. Phương tiện giao thông khác đường sắt, xe điện84. Máy móc, lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi

33. Tinh dầu, nước hoa, mỹ phẩm trang điểm

61. Sản phẩm của đồ trang sức, phụ kiện hàng dệt kim

72. Sắt và thép

73. Sản phẩm từ sắt và thép

39. Chất dẻo và sản phẩm từ chất dẻo90. Dụng cụ quang học, ảnh, công nghệ, y học

30. Dược phẩm99. Hàng hoá khác

85. Điện và thiết bị điện62. Sản phẩm đồ trang sức, phụ kiện, không phải hàng dệt kim88. Máy bay, tàu vũ trụ và các phụ tùng

Tăng trưởng nhập khẩu UAE từ phía đối tác < tăng trưởng xuất

khẩu của đối tác ra thế giới

Tăng trưởng nhập khẩu UAE từ phía

đối tác > tăng trưởng xuất khẩu của đối tác

ra thế giới

Kích thước chấm tròn là tỷ lệ tương ứng so với xuất khẩu trên thế

giới

Tham khảo

Mức tăng trưởng hàng năm về tỷ trọng nhập khẩu của UAE so với nhập khẩu của thế giới 2008 - 2012, %

Nhập khẩu của UAE tăng trưởng chậm hơn so với mức tăng trưởng

xuất khẩu của thế giới

Nhập khẩu của UAE tăng trưởng nhanh hơn so với mức tăng

trưởng xuất khẩu của thế giới

54. Sợi nhân tạo

Nguồn: Trademap, ITC, 2013

3. Một Công ty X của Việt Nam giao hàng sang UAE, sử dụng phương thức thanh toán L/C trả ngay. Tuy nhiên, khi bộ chứng từ được

chuyển cho ngân hàng tại UAE, ngân hàng này trả lại toàn bộ chứng từ, không chấp nhận thanh toán với lý do bên mua không đồng

ý nhận hàng.

Page 40: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

39

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Với lợi thế về sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều tiềm năng hợp tác một cách hiệu quả với UAE trong việc đảm bảo an ninh lương thực. Các sản phẩm của Việt Nam hoàn toàn có thể cung cấp cho thị trường UAE như gạo, cá, thịt, cà phê, trà, là các loại thực phẩm và đồ uống truyền thống và được ưa chuộng tại đây. Trong khi đó, một trong những mục tiêu mới của UAE là trở thành trung tâm thực phẩm của khu vực cộng đồng các nước Ả rập. Theo phân tích và dự báo của FAO, trong tương lai, UAE sẽ còn nhập khẩu nhiều mặt hàng lương thực và nguyên phụ liệu lương thực hơn nữa và sử dụng nguồn nhân lực trong nước để đóng gói, phân phối và tái xuất các sản phẩm thực phẩm tới các nước khác. Nói cách khác, trong tương lai UAE sẽ xuất khẩu nhiều loại thực phẩm hơn ngoài các mặt hàng truyền thống tự sản xuất được là chà là và các loại gia vị. Hiện nay Bộ Môi trường và Nước của UAE đang hoàn thiện bộ luật về an toàn thực phẩm toàn quốc trên cơ sở ý kiến đóng góp của các Tiểu Vương quốc khác nhau để từ đó giúp làm hài hòa các kế hoạch và chiến lược hành động tại từng Tiểu Vương quốc.

Trước tình hình này, các doanh nghiệp khi xuất khẩu thực phẩm sang UAE cần lưu ý tuân thủ những quy định mới về thực phẩm của Chính phủ UAE, đặc biệt trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài ra, UAE cũng giữ vai trò là cửa ngõ quan trọng để hàng Việt Nam vào các thị trường khác như các nước trong khối Ả rập, Trung Đông và Bắc Phi. Hiện nay, hai hãng hàng không lớn của UAE là Emirates Airline và Etihad Airway đã mở đường bay thẳng tới Việt Nam. Dự kiến trong thời gian tới UAE sẽ mở đường bay vận tải hàng hóa trực tiếp nối giữa UAE và Việt Nam. Tuyến vận tải hàng hóa này sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng hoa tươi, trái cây tươi và các sản phẩm khác sang UAE.

Như đã đề cập ở phần trên, hiện nay chính sách ngoại thương của UAE rất cởi mở, kiểm soát đơn giản, đặc biệt không có hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Nhu cầu của thị trường UAE về nhập khẩu những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam lại là rất lớn. Đây chính là những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để xuất khẩu hiệu quả, có chỗ đứng tại thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam nên tìm kiếm và hợp tác lâu dài với những đại lý, những nhà phân phối có uy tín tại quốc gia này.

Tại Kỳ họp lần thứ hai Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam - UAE vừa qua, trên cơ sở đánh giá thực trạng và triển vọng thương mại giữa hai nước trong thời gian qua, hai bên đã đặt ra những mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều từ 5,5 - 6 tỷ USD vào năm 2016 và nhất trí tiếp tục hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các hoạt động trao đổi đoàn doanh nghiệp, các hoạt động xúc tiến thương mại để đạt mục tiêu này.

Một số hoạt động xúc tiến thương mại đối với thị trường UAE

Với tình hình thương mại song phương giữa Việt Nam và UAE ngày càng tăng trưởng trong những năm gần đây, thị trường này đã sớm được nhận biết là một thị trường xuất khẩu tiềm năng với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong năm 2013, rất nhiều hoạt động đã được thực hiện nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại với thị trường này.

Page 41: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

40

Cục Xúc tiến thương mại

Điển hình là một loạt các hội thảo giới thiệu về môi trường kinh doanh tại UAE và tình hình xúc tiến xuất khẩu và đầu tư vào thị trường này được tổ chức tại các địa phương như: Đồng Tháp, Cần Thơ và Bình Định. Tỉnh Đồng Nai cũng tổ chức một đoàn xúc tiến đầu tư và thương mại tại thị trường UAE vào cuối tháng 11 năm 2013. Đoàn bao gồm 11 doanh nghiệp Việt Nam do lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai dẫn đầu sang thăm Dubai. Đồng thời, đoàn tổ chức Hội nghị giao thương xúc tiến thương mại tại Dubai với sự tham dự của khoảng 30 doanh nghiệp UAE, hoạt động trong các lĩnh vực: đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, bất động sản, chế biến nông sản, xuất nhập khẩu, môi trường…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chủ động tham gia một số hội chợ triển lãm và sự kiện lớn trên thị trường UAE. Ngày 25 tháng 11 năm 2013, gian hàng chung Việt Nam - quy tụ 18 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và nội thất - được khánh thành tại Hội chợ Big 5 Dubai. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có gian hàng chung tại Hội chợ có quy mô lớn nhất về lĩnh vực vật liệu xây dựng, dịch vụ xây dựng và trang trí nội thất trong khu vực Trung Đông. Những doanh nghiệp tham gia gian hàng này là những doanh nghiệp đã thành công và khẳng định được chỗ đứng tại thị trường trong nước như: gạch ốp lát Prime, gạch trang trí Vĩnh Cửu, nhựa Tiền Phong, ống nước Dekko, nhà thép tiền chế Đông Anh, tấm chống nóng Cát Tường… Việc tham gia hội chợ là bước thâm nhập thị trường đầu tiên của doanh nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam, chuẩn bị cho kế hoạch khai thác thị trường Trung Đông đầy tiềm năng.

Trong năm 2014 diễn ra một số hội chợ triển lãm lớn tại Dubai như: Hội chợ Gulfood Dubai 2014 từ ngày 23 đến ngày 27/02/2014, là hội chợ lớn nhất thế giới về nông sản, thực phẩm và đồ uống. Hội chợ có sự góp mặt của 120 gian hàng quốc gia, 4.500 doanh nghiệp trưng bày, dự kiến sẽ thu hút trên 80.000 khách mua hàng đến từ 170 quốc gia. Đây là cơ hội lớn để đưa nông sản thực phẩm Việt Nam vào thị trường Trung Đông, Châu Phi và vươn ra thị trường toàn cầu; Hội chợ quốc tế về đồ gỗ và trang trí nội thất Trung Đông sẽ được tổ chức từ ngày 19 đến 22 tháng 5 năm 2014 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Dubai (Dubai International Exhibition & Convention Center) tại UAE. Đây là hội chợ quốc tế bán buôn chuyên ngành đồ gỗ và trang trí nội thất lớn tại Trung Đông. Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Thương mại VCCI sẽ tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam tham dự hội chợ này.

2.2 Một số mặt hàng xuất khẩu đáng lưu ý

2.2.1 Dệt may

Kể từ sau khi ký kết thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ năm 2000 và gia nhập WTO năm 2007, dệt may Việt Nam đã trở thành ngành dẫn đầu xuất khẩu nhờ lợi thế cạnh tranh về nhân công giá rẻ. Trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 18,9% so với năm trước và chiếm tỷ 13,5% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam. Theo ước tính, đến năm 2020, đây vẫn là ngành đóng góp 20% cho tăng trưởng hàng năm trong xuất khẩu. Việt Nam đã xuất hiện trên bản đồ thế giới như một trong 10 quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu trên thế giới.

Cùng với thời gian, Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu của mình sang nhiều thị trường lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...

Page 42: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

41

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Hình 11. Các thị trường nhập khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam (HS61 và HS62)

Sản phẩm: 61 Hàng may mặc, phụ kiện, đan hoặc móc

Giá

trị x

uất k

hẩu,

ngh

ìn U

SD

Giá trị xuất khẩu năm 2007, nghìn USD

Giá trị xuất khẩu năm 2008, nghìn USD

Giá trị xuất khẩu năm 2009, nghìn USD Giá trị xuất khẩu năm 2011, nghìn USD

Giá trị xuất khẩu năm 2010 nghìn USD

Hoa Kỳ Hàn Quốc Đức Anh Đài LoanNhật Bản Canađa Tây Ban Nha Hà Lan Đan Mạch

1.000.000

0

2.000.000

3.000.000

4.000.000

Sản phẩm: 62 Hàng may mặc, phụ kiện, không đan hoặc móc

Giá trị xuất khẩu năm 2007, nghìn USD

Giá trị xuất khẩu năm 2008, nghìn USD

Giá trị xuất khẩu năm 2009, nghìn USD Giá trị xuất khẩu năm 2011, nghìn USD

Giá trị xuất khẩu năm 2010 nghìn USD

Hoa Kỳ Hàn Quốc Anh Pháp Hà LanNhật Bản Đức Tây Ban Nha Canađa Bỉ

3.000.000

2.500.000

2.000.000

1.500.000

1.000.000

500.000

0

Giá

trị x

uất k

hẩu,

ngh

ìn U

SD

Nguồn: Trademap, ITC, 2013

Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai vào Hoa Kỳ, chỉ sau Trung Quốc và còn nhiều triển vọng mở rộng thị trường ở quốc gia này. Như thể hiện trên Hình 10, Việt Nam vẫn còn khá nhiều cơ hội mở rộng lượng xuất khẩu ở thị trường Hoa Kỳ nếu có thể tạo lập được những lợi thế cạnh tranh cho mình so với các đối thủ khác, đa số đều trong khu vực như Trung Quốc, Bangladesh, Campuchia…

Page 43: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

42

Cục Xúc tiến thương mại

Hình 12. Các nhà xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu sang thị trường Hoa Kỳ (HS61 và HS62)

Quy mô: 8% xuất khẩu thế giới

Năm 2012Sản phẩm: 61 hàng may mặc, phụ kiện, đan hoặc móc

Kích thước chấm tròn là tỷ lệ tương

ứng so với xuất khẩu trên thế giới

Tham khảoTăng trưởng nhập khẩu Hoa Kỳ từ đối tác > tăng

trưởng xuất khẩu của đối tác trên thế

giới

Tăng trưởng nhập khẩu Hoa Kỳ từ đối tác < tăng

trưởng xuất khẩu của đối tác trên thế

giới

Tăng

trưở

ng h

àng

năm

của

các

đối

tác

xuất

khẩ

u ra

thế

giới

từ n

ăm 2

008

- 201

2, %

Tỷ trọng của các đối tác xuất khẩu trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ 2012,%

Năm 2012Sản phẩm: 62 hàng may mặc, phụ kiện, không đan hoặc móc

Tỷ trọng của các đối tác xuất khẩu trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ 2012,%

Kích thước chấm tròn là tỷ lệ tương

ứng so với xuất khẩu trên thế giới

Tham khảoTăng trưởng nhập khẩu Hoa Kỳ từ đối tác > tăng

trưởng xuất khẩu của đối tác trên thế

giới

Tăng trưởng nhập khẩu Hoa Kỳ từ đối tác < tăng

trưởng xuất khẩu của đối tác trên thế

giới

Tăng

trưở

ng x

uất k

hẩu

hàng

năm

của

các

đối

tác

xuất

khẩ

u ra

thế

giới

từ n

ămxu

200

8 - 2

012,

%

Quy mô: 6% xuất khẩu thế giới

Nguồn: Trademap, ITC, 2013

Page 44: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

43

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tác động tới ngành dệt may Việt Nam

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương ("Trans - Pacific Strategic Economic Partnership Agreement", viết tắt: TTP) là Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một mặt bằng tự do chung cho các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định TPP được khởi xướng từ năm 2005 với 4 nước thành viên là: Singapore, Chile, Newzealand, Brunei và đến cuối năm 2013 có tới 12 nước đăng ký tham gia đàm phán bao gồm: New Zealand, Chile, Brunei, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản. TPP trở thành khu vực kinh tế đóng góp 40% GDP toàn cầu và chiếm 1/3 thương mại toàn cầu.

Mục tiêu ban đầu của TPP là cắt giảm 90% các loại thuế nhập khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 01 tháng 01 năm 2006 và đến năm 2015, mức thuế sẽ bằng 0.

Hiệp định TPP hứa hẹn sẽ mang lại bước nhảy vọt cho nền kinh tế Việt Nam với những lợi thế xuất khẩu sang các nước TPP thông qua việc các nước này miễn hoặc giảm thuế cho hàng hóa Việt Nam. Trong các thị trường này, Hoa Kỳ là đích nhắm lớn nhất của nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong đó có hàng dệt may.

Với các phân tích và nhận định cho rằng ngành dệt may Việt Nam có sức cạnh tranh quốc tế, riêng khối các nước thành viên Hiệp định TPP đang chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam (theo số liệu năm 2012, gần 11 tỷ USD xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào các nước TPP trong tổng kim ngạch gần 18 tỷ USD của toàn ngành), dệt may là ngành ưu tiên hàng đầu trong đàm phán TPP.

Nếu thành công trong việc đàm phán, 95 chủng loại sản phẩm dệt may của Việt Nam đang xuất khẩu vào Hoa Kỳ sẽ được hưởng thuế suất 0%, trong khi thuế suất hiện nay lên đến 17,5%.

Tuy nhiên một trong những điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan là phải đáp ứng quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may của các nước thành viên để được hưởng thuế suất 0%, đó là công thức “từ sợi trở đi” (yarn forward), tức là các công đoạn từ kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất và may phải được làm tại các nước thành viên TPP. Đây lại chính là nhược điểm lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam hiện nay với nguồn nguyên liệu bị phụ thuộc vào nước ngoài - 99% bông phải nhập khẩu, nguyên liệu xơ nhập 50%, chưa kể các loại phụ liệu đến từ Trung Quốc. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2013 xuất khẩu xơ, sợi và dệt may đạt gần 20 tỷ USD nhưng nhập khẩu bông, xơ sợi dệt, vải và phụ kiện lên tới gần 15 tỷ USD (chưa kể nguyên phụ liệu), trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc đạt khoảng 5,5 tỷ USD, chiếm tới gần 40% tổng nhập khẩu các mặt hàng này của Việt Nam, cao hơn nhiều so với Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan về số lượng cung ứng lẫn thị phần chi phối.

Theo Hiệp định TPP, kể cả nếu chỉ quy định xuất xứ trong khu vực cũng sẽ buộc Việt Nam phải tìm kiếm các nguồn cung bông và sợi trước hết là của các nước trong vùng, thực chất hiện nay

Page 45: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

44

Cục Xúc tiến thương mại

chủ yếu là nguồn cung từ Hoa Kỳ. Có hai điểm cần lưu ý nổi bật từ nguồn cung này: thứ nhất là chi phí sản xuất, giá thành sẽ bị đội lên cao và thứ hai là những sản phẩm dùng bông, sợi Hoa Kỳ đều là những sản phẩm cần phải có đẳng cấp tương ứng, đòi hỏi yêu cầu phát triển sản phẩm, mẫu mã thiết kế ở đẳng cấp tương ứng. Đây là những thách thức lớn nhất của Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Trước mắt, các bên tham gia đàm phán đang đưa ra sáng kiến áp dụng giải pháp “nguồn cung thiếu hụt” (short supplying list), cho phép ngành dệt may của các nước được tiếp tục mua một số nguyên liệu từ bên ngoài khối để sản xuất trong thời hạn chuyển đổi khoảng 3 năm. Việt Nam đã đề xuất để đưa vào danh mục hơn 80 loại hàng hóa và muốn xin kéo dài thời gian của giải pháp này nhưng khả năng được chấp thuận là rất thấp.

Trong điều kiện hiện tại, để đón đầu được những thuận lợi và thách thức này, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như mạng lưới các cơ quan chuyên môn, tổ chức XTTM đã và sẽ cần tiếp tục đẩy mạnh các chiến lược như:

l Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đầu tư đón đầu việc triển khai Hiệp định, nỗ lực đầu tư phát triển nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Xu hướng này đã được các nhà đầu tư nước ngoài lưu ý và đẩy mạnh từ đầu năm 2013. Ví dụ theo thống kê nhanh của Ban quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai cho thấy, riêng trong năm 2013 đã có 54 lượt doanh nghiệp có vốn ngoại xin đăng ký tăng vốn trong đó có hàng chục dự án thuộc lĩnh vực dệt may.

l Có chính sách và định hướng cùng Chính phủ để tiếp nhận và định hướng cho phù hợp, ưu tiên các luồng đầu tư từ nước ngoài khi đầu tư phát triển nguyên phụ liệu cho ngành sao cho hỗ trợ chính cho sản xuất trong nước.

l Hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa chuyển dần từ gia công sang các phương thức có giá trị gia tăng cao hơn như FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm), OEM (gia công sử dụng thiết bị của mình) song song với việc phát triển thương hiệu riêng (OBM) trong thị trường nội địa. Ngoài ra, trong ngắn hạn, khi tham gia Hiệp định, khả năng sụt giảm kim ngạch với khu vực là hoàn toàn có thể, vì vậy cần chuẩn bị kỹ càng, tìm kiếm các thị trường ở các khu vực khác cũng như mặt hàng có khả năng thay thế để giảm rủi ro.

Một số hoạt động xúc tiến thương mại trong ngành dệt may

Mặc dù chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và trong nước suy giảm, nhưng ngành dệt may Việt Nam đã trụ vững và lấy lại đà tăng trưởng tốt trong những năm qua. Trong thành công đó có sự đóng góp tích cực của các hoạt động xúc tiến thương mại.

Năm 2013, công tác xúc tiến thương mại trong ngành dệt may đã được thực hiện với nhiều hoạt động phong phú. Hoạt động phổ biến cho các doanh nghiệp các thông tin về Hiệp định TPP dự kiến sẽ được ký kết trong thời gian tới và các cơ hội cũng như các thách thức đối với các doanh nghiệp đã được thực hiện thông qua các hội nghị, hội thảo và các phương tiện truyền thông.

Ngành dệt may đã triển khai tích cực các hoạt động hội nhập, hợp tác và liên kết với các tổ chức

Page 46: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

45

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

quốc tế và các nước. Tháng 9/2013, Hội nghị toàn thể Liên đoàn Dệt các nước ASEAN - AFTEX lần thứ 30 đã được tổ chức tại thành phố Hạ Long. Tại Hội nghị, đại diện của ngành công nghiệp dệt may từ Hội đồng doanh nghiệp Trung Quốc và ASEAN (CABC) và Liên đoàn đã ký Biên bản hợp tác thành lập liên minh hợp tác trong công nghiệp dệt may Châu Á - Đông Nam Á nhằm tận dụng tối đa lợi ích của Vùng tự do thương mại giữa Trung Quốc và Đông Nam Á (CAFTA), mở rộng thương mại và hợp tác đầu tư, tạo ra chuỗi công nghiệp có lợi thế, thúc đẩy phát triển lành mạnh và bền vững ngành công nghiệp dệt may trong khu vực cũng như đẩy mạnh nền công nghiệp của cả CABC và AFTEX.

Dự án “Hỗ trợ xuất khẩu trực tiếp sang EU” trong chương trình hợp tác đã được ký kết giữa Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) và Tổ chức Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) đã lựa chọn 27 doanh nghiệp may mặc vừa và nhỏ Việt Nam trên phạm vi toàn quốc tham gia chương trình đào tạo chuyên sâu, sau đó tiếp tục lựa chọn và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các Hội chợ chuyên ngành tại Châu Âu như: 3 doanh nghiệp Việt Nam đã được tham gia Hội chợ quốc tế lớn về hàng dệt may thời trang và phụ kiện tại thủ đô Paris (Pháp) vào tháng 1/2014. Việc hợp tác này hướng tới hỗ trợ các nhà xuất khẩu Việt Nam gia tăng doanh thu xuất khẩu các sản phẩm may mặc FOB từ Việt Nam sang EU, bên cạnh đó là gia tăng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với các nguồn tài trợ thương mại, nguồn cung ứng vải và nguyên phụ liệu chất lượng cũng như gia tăng sự tiếp cận về phương thức sản xuất FOB hiện đại nhằm nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ hợp tác phát triển ngành Dệt may theo Hiệp định VJEPA giữa Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), Bộ Công thương Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Nhật Bản đã cử chuyên gia sang hỗ trợ đào tạo về kỹ thuật chuyên ngành cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Ngoài ra, VITAS ký kết Thỏa thuận Hợp tác chiến lược với Hiệp hội Dệt thành phố Daegu (DGTIA), Hàn Quốc nhằm thiết lập mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi đối với sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam và Hàn Quốc để khai thác hiệu quả hơn nữa Hiệp định thương mại tự do về hàng hoá giữa ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) đã được ký kết gần đây cũng như đón đầu cho những cơ hội của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam đang tích cực đàm phán tham gia.

Các hoạt động tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ chuyên ngành tại các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU… được thực hiện như: tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ Magic Show 2013 tại Las Vegas, Hoa Kỳ vào tháng 8/2013 theo Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, Hội chợ L.A Fashion Market vào tháng 10/2013… Theo báo cáo của VITAS, Hội chợ Magic Show có 10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia và đã có được hợp đồng ký kết ngay tại Hội chợ với trị giá khoảng 4 triệu USD và nhiều giao dịch hứa hẹn sau đó.

Tại Việt Nam, ngành dệt may tổ chức thành công Hội chợ thời trang Việt Nam VIFF 2013 vào tháng 11/2013 tại TP.Hồ Chí Minh. Triển lãm quốc tế lần thứ 13 về máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu ngành công nghiệp dệt may (VTG 2013) được tổ chức vào tháng 10/2013 với sự tham gia của

Page 47: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

46

Cục Xúc tiến thương mại

200 doanh nghiệp đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Việt Nam, Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan, Singapore, Italia, Hoa Kỳ, Đức. VTG 2013 đã giúp các doanh nghiệp ngành may Việt Nam tìm kiếm hệ thống máy móc và thiết bị hiện đại, nguồn nguyên phụ liệu ổn định, phù hợp để mở rộng sản xuất cũng như tìm kiếm đối tác.

Trong năm 2014, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục thực hiện Trao giải Bình chọn “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt May Việt Nam lần thứ 8” nhằm tôn vinh những doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may đạt hiệu quả kinh doanh cao và có năng lực cạnh tranh cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Một số các hoạt động tham gia của doanh nghiệp Việt Nam tại các sự kiện, hội chợ triển lãm tại các thị trường nước ngoài sẽ được triển khai như: tham dự Hội chợ Thời trang Quốc tế Bangkok và Hội chợ Da giày Quốc tế Bangkok năm 2014 (BIFF&BIL), Triển lãm Thương mại Thời trang FEMMINA 2014 tại Hy Lạp, Tuần lễ Thời trang Thu Đông 2014 và Triển lãm Thời trang Quốc tế tại Hồng Kông, Hội chợ Vải và May mặc (Intertextile Shanghai Apparel and Fabric) tại Thượng Hải, Trung Quốc…

2.2.2 Da giày

Ngành công nghiệp da giày và túi xách Việt Nam là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn, đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn (sau dệt may, dầu thô), chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Với hơn 500 doanh nghiệp sản xuất da giày và túi xách đang hoạt động, ngành tạo công ăn việc làm cho hơn 600 nghìn lao động và hơn 500 nghìn lao động trong các ngành công nghiệp phụ trợ. Ngành da giày và túi xách Việt Nam đứng thứ 4 trong số 8 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia.

Tương tự như dệt may, Hiệp định TPP cũng đang gợi mở cơ hội "vàng" cho ngành da giày, túi xách Việt Nam xuất khẩu vào thị trường thành viên TPP, khi mức thuế nhập khẩu sẽ thấp hơn hiện nay. Và cũng tương tự dệt may, một trong những điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan vào thị trường các nước thành viên TPP là các doanh nghiệp Việt Nam phải chứng minh lô hàng xuất khẩu có xuất xứ nguyên liệu, phụ liệu như da, vải, đế giày... được sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nước thành viên TPP. Đây sẽ là động lực đòi hỏi các doanh nghiệp da giày, túi xách Việt Nam phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng để phát huy được khả năng cạnh tranh cao hơn so với một số nước như Trung Quốc, Ấn Ðộ..., những nước xuất khẩu da, giày, túi xách hàng đầu thế giới nhưng không phải là thành viên của TPP ở thị trường Hoa Kỳ. Một xu hướng rõ ràng là khả năng ngày càng nhiều các hãng giày, túi xách lớn của Hoa Kỳ và Châu Âu di dời gia công, sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm hưởng lợi thế TPP.

Thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày và túi xách Việt Nam liên tục tăng trưởng, năm 2012 đạt hơn 8,7 tỷ USD, năm 2013 đạt 10,3 tỷ USD, tăng 17,3% so với năm 2012 (tham khảo Phụ lục 1).

Ðặc biệt, thị trường Hoa Kỳ, nước thành viên TPP, được coi là thị trường xuất khẩu lớn của ngành da giày, túi xách Việt Nam, có mức tăng trưởng mạnh. Năm 2012 và 2013, mặc dù nhu cầu nhập khẩu hàng da giày, túi xách của thị trường Hoa Kỳ giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu da giày và túi xách của nước ta vào thị trường này vẫn tăng, năm 2013 đạt 3,4 tỷ USD, chiếm 33% kim ngạch

Page 48: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

47

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

xuất khẩu toàn ngành. Tại thị trường Hoa Kỳ, hàng da giày, túi xách Trung Quốc chiếm hơn 70% thị phần, hàng Việt Nam chiếm khoảng 10% thị phần.

Để chuẩn bị tốt cho việc tham gia TPP, ngành giày da nói chung và các doanh nghiệp, trung tâm xúc tiến thương mại nói riêng cần lưu ý để tập trung tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong vùng.

Trước mắt, các trung tâm cùng doanh nghiệp phải rà soát, hoàn chỉnh chuỗi cung ứng, thúc đẩy sự liên kết giữa các khâu từ thiết kế - nguyên, phụ liệu - sản xuất - phân phối trong cộng đồng các thành viên tham gia ký kết Hiệp định TPP. Cần nhìn nhận TPP là cơ hội để gia tăng năng lực cạnh tranh, xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho dài hạn.

Hiện nay, nguyên, phụ liệu của đa số sản phẩm da giày của Việt Nam mới đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 50 đến 55%, còn lại vẫn phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài. Mặc dù có một số dòng sản phẩm giày, dép ở mức trung bình như giày vải thì tỷ lệ nội địa hóa đã đạt được hơn 75% nhưng rõ ràng, như đã phân tích ở ngành dệt may, cũng tương tự như vậy, để thâm nhập vào các thị trường thành viên TPP, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản thì các doanh nghiệp phải hướng nhiều hơn nữa đến các dòng sản phẩm cao cấp.

Số liệu của Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO) cho thấy các cơ sở thuộc da trong nước mới đáp ứng được 10% nhu cầu và hiện chỉ hoạt động được 25% công suất do thiếu nguyên liệu. Mỗi năm các doanh nghiệp Việt Nam chi từ 170 tới 230 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu giả da và từ 80 tới 100 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu da từ thị trường Thái Lan, Ðài Loan và Hàn Quốc. Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành da giày, túi xách Việt Nam chính là giải pháp quan trọng giúp các doanh nghiệp trong ngành nắm bắt và tận dụng được cơ hội TPP mang lại. Cần tính đến các yếu tố môi trường vĩ mô như khi quy mô sản xuất tăng, sự phân bố các khu vực nhà máy sản xuất cũng tăng, đòi hỏi hệ thống hạ tầng nối các khu trung tâm thiết kế với khu vực sản xuất, trung tâm ICD (cảng nội địa) và cảng biển phải hoàn thiện. Những chính sách trong kêu gọi đầu tư vào da giày, túi xách với cả đối tác trong nước và nước ngoài đều phải quan tâm đến trình độ công nghệ, môi trường cho dự án đầu tư, bảo đảm dự án đầu tư mới phải sử dụng công nghệ tốt, bền vững, lâu dài, tránh tình trạng dịch chuyển công nghệ cũ, lạc hậu về Việt Nam.

Ngành da giày, túi xách cũng phải đối mặt với khó khăn về phương thức sản xuất vì các doanh nghiệp da giày hiện nay chủ yếu sản xuất theo phương thức gia công xuất khẩu. Như vậy các tổ chức XTTM cần lưu ý đặc điểm này để giúp các doanh nghiệp có thêm kiến thức, hiểu biết về luật pháp và lợi thế ở các thị trường thành viên của TPP, đặc biệt là các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, giao hàng, tiêu chuẩn kỹ thuật từ các đối tác nước ngoài giúp ngành phát triển bền vững.

Từ phía doanh nghiệp, để có thể tận dụng được các lợi thế TPP, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực nâng tầm sản xuất cho các thương hiệu lớn, cấu trúc lại khách hàng, vùng quốc gia cho phù hợp, có tính đến cả hiệp định FTA với EU, từng bước làm chủ công nghệ và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng. Bên cạnh yêu cầu đã được nhấn mạnh từ lâu như ngành dệt may cần phải thay đổi phương thức kinh doanh chuyển từ gia

Page 49: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

48

Cục Xúc tiến thương mại

công sang FOB (mua nguyên liệu về sản xuất rồi bán thành phẩm), đồng thời chuẩn hóa và minh bạch các hoạt động kinh doanh. Ðặc biệt, các doanh nghiệp cần thông qua các kênh thông tin như hiệp hội, trung tâm xúc tiến thương mại để hiểu rõ các nội dung và giải pháp nhằm tận dụng tối đa lợi thế từ TPP, đặc biệt là các quy tắc và cách tính xuất xứ.

Một số hoạt động xúc tiến thương mại trong ngành da giày

Trong năm 2013, ngành da giày tập trung thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng, đối tác, phát triển thị trường xuất khẩu. Các hoạt động chủ yếu tập trung vào các thị trường xuất khẩu chính như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc…

Có thể kể đến một số hoạt động khảo sát thị trường, tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ ngành hàng da giày lớn tại các nước như: tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ triển lãm Giày và Phụ kiện thế giới (WSA) tại Las Vegas, Hoa Kỳ tháng 8/2013, Hội chợ Giày tại Toronto, Canada (Toronto Shoe Show) tháng 8/2013, Hội chợ Giày và Đồ da quốc tế lần thứ 47 tại Tokyo - Nhật Bản (ISF 47) vào tháng 10/2013…

Theo báo cáo của LEFASO, Hội chợ WSA tại Las Vegas là một trong những hội chợ chuyên ngành lớn nhất thế giới về sản phẩm giày dép, túi cặp và nguyên phụ liệu, được tổ chức 2 lần/năm, đem lại bức tranh toàn cảnh về thị trường và ngành công nghiệp giày ở khu vực Bắc Mỹ. Đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ với diện tích 63m2. Việc tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ WSA là một trong những hoạt động trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia 2013. Với mục tiêu xây dựng hình ảnh ngành công nghiệp da giày Việt Nam trên thị trường quốc tế, việc tham gia hội chợ này thật sự là một lựa chọn mang lại lợi ích cho toàn ngành nói chung và cho từng doanh nghiệp tham dự chương trình nói riêng. Ngoài các doanh nghiệp đã có nhiều năm tham dự hội chợ với các mặt hàng truyền thống được nhiều khách hàng quan tâm, năm nay còn có sự tham dự của một doanh nghiệp lớn như Công ty Giày Tuấn Việt chuyên sản xuất giày vải cho hãng Superga của Italy. Đây là một sự đột phá rất lớn mở đường cho việc các công ty chuyên sản xuất gia công xuất khẩu thụ động vào khách hàng đã tìm thấy sự cần thiết phải tham gia hoạt động xúc tiến thương mại tại nước ngoài tìm kiếm khách hàng mới thay vì chờ khách hàng tới như trước kia.

Hội chợ ISF 47 tại Tokyo cũng là một hội chợ quốc tế lớn mang tính thường niên chuyên ngành giày tại Nhật Bản. Đoàn Việt Nam tham dự Hội chợ gồm 10 doanh nghiệp. Tham gia hội chợ này đã giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và tìm hiểu thị trường xuất khẩu Nhật Bản, một thị trường được cho là khắt khe và có nhiều đặc thù riêng so với các nước khác.

Song song với việc tham gia các sự kiện lớn của ngành da giày tại các thị trường thế giới, ngành da giày đã tổ chức những hoạt động mang tầm quốc tế tại Việt Nam để thu hút khách hàng, đối tác, tạo cơ hội giao lưu, hợp tác và giao dịch cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài các hoạt động như tổ chức các buổi giao dịch kinh doanh, đón các đoàn khách mua nước ngoài vào Việt Nam…, ngành da giày đã tổ chức thành công Triển lãm Da & Giày Quốc tế lần thứ 15 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh. “Triển lãm Da & Giày Quốc tế lần thứ 15” (Shoes & Leather Vietnam - 2013) kết hợp với “Triển lãm Sản phẩm, Thành phẩm Da & Giày

Page 50: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

49

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Quốc tế” và “Triển lãm Trang thiết bị và Phụ liệu ngành dệt may Quốc tế” diễn ra từ ngày 11/7 - 13/7/2013 đã tạo ra một hoạt động lớn chuyên ngành da giày và dệt may, đem lại cơ hội trao đổi, tiếp xúc giữa các hiệp hội chuyên ngành quốc gia và khu vực và các doanh nghiệp da giày và may mặc, đồng thời giúp các doanh nghiệp tìm hiểu và nắm bắt xu hướng trong ngành.

Tiếp theo những thành công trong năm trước, năm 2014 ngành da giày tiếp tục kế hoạch tổ chức Triển lãm Da Giày Quốc tế lần thứ 16 (The 16th International Shoe & Leather Exhibition - Vietnam) tại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 7/2014. Bên cạnh đó là các hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu với các sự kiện sẽ được tổ chức tại các nước như: tham gia Hội chợ “Global shoes March 2014” vào tháng 3/2014 tại Duessel Dorf, Đức; Hội chợ MM&T 2014 về nguyên vật liệu, sản xuất và công nghệ da giày, là sự kiện quan trọng nhất trong năm đối với ngành da toàn cầu từ 31/03/2014 - 02/04/2014 tại Hồng Kông; tham gia khảo sát tại Hội chợ Da nhân tạo quốc tế và Hội chợ Giày tại Thượng Hải, Trung Quốc từ ngày 08 - 10/4/2014…

2.2.3 Điện tử

Kể từ năm 2010, sự tham gia của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với nhóm hàng điện thoại và linh kiện cùng nhóm hàng điện tử đã đưa Việt Nam xuất hiện trên bản đồ thế giới trong nhóm các quốc gia chính xuất khẩu về hàng điện thoại và linh kiện điện tử. Theo số liệu năm 2012, Việt Nam đang đứng thứ 2 với đóng góp khoảng 8% vào tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trên toàn thế giới, sau Trung Quốc. Số liệu từ các phần thống kê chung phía trên đã cho thấy kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện năm 2013 đạt mốc 21,2 tỷ USD, trong đó khu vực FDI đóng góp 19,88 tỷ USD, tăng 80% so với giai đoạn cùng kỳ năm 2012 và chiếm tới trên 98%, tương tự các mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 10,6 triệu USD, trong đó các doanh nghiệp FDI cũng chiếm tới 98%.

Hình 13. Tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2008 2009 2010 2011 2012

SingaporeĐứcHungaryĐài BắcMỹHồng KôngHàn QuốcViệt NamTrung QuốcCác nước còn lại

Nguồn: Trademap, ITC và nhóm nghiên cứu tính toán, 2013

Xét về tốc độ tăng trưởng, nhóm hàng điện thoại, điện tử và linh kiện đã có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục, hầu như gần gấp đôi qua từng năm. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng điện thoại và linh kiện tiếp tục tăng 69,2%; mặt hàng máy tính, điện tử và linh kiện tăng 35,8%.

Page 51: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

50

Cục Xúc tiến thương mại

Tuy nhiên, cũng chính từ thực tế xuất khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ khu vực FDI với nguyên liệu là nhập khẩu, giá trị gia tăng hầu như đem lại chủ yếu cho các chủ đầu tư vốn FDI, trong khi giá trị gia tăng thực sự cho nền kinh tế trong nước là rất nhỏ bé. Các doanh nghiệp FDI của nhóm ngành này cũng tập trung ở một số địa bàn trọng điểm như Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Một số quan điểm đang cho rằng hoạt động này chỉ mang tính chất “xuất khẩu hộ”. Vậy để thực sự đem lại lợi ích cho nền kinh tế đất nước, cần phải có những chiến lược gì để khai thác được đóng góp thực sự từ tăng trưởng của xuất khẩu nhóm hàng này?

Trong các lý thuyết kinh tế từ nội suy 43(endogenous economic growth theory) nhấn mạnh vai trò của FDI khi đem lại cho mỗi quốc gia những công cụ cần thiết nhất là khoa học kỹ thuật, vốn con người và các yếu tố, tác động từ bên ngoài. Khi nhìn nhận về vai trò của FDI, hai trường phái ý kiến thường tập trung vào câu hỏi liệu FDI giúp thúc đẩy hay làm hạn chế các doanh nghiệp trong nước. Cho tới nay còn nhiều kết quả nghiên cứu gây tranh cãi như một số phân tích ở khu vực Châu Mỹ La tinh cho thấy hệ quả gây hạn chế nhưng một số nghiên cứu ở Châu Á và Châu Phi lại nhấn mạnh tác động, đóng góp tích cực của FDI tới việc thúc đẩy khu vực doanh nghiệp trong nước. Như vậy, điều quan trọng là phải nhìn nhận được tác dụng thực sự của các hoạt động đầu tư này và từ đó thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp cũng như nền kinh tế trong nước.

l Tác dụng của dịch chuyển nguồn lực: Có thêm vốn, kỹ thuật và kỹ năng quản lý

l Tạo thêm cơ hội việc làm

l Hỗ trợ cán cân thanh toán

l Hỗ trợ về cạnh tranh từ việc tạo nên hình ảnh mới, vị thế mới cho quốc gia trên thương trường quốc tế

l Thay thế nhập khẩu: Giúp giảm lượng nhập khẩu các mặt hàng, hỗ trợ cho cán cân thanh toán

l Tăng thêm ngoại tệ từ xuất khẩu.

Một xu hướng mới xuất hiện gần đây và đang được chú ý là hiện tượng dịch vụ hóa nhiều hoạt động trong chuỗi các sản phẩm chế biến - nhiều khâu trong chuỗi bán hàng và chăm sóc khách hàng đang dần được dịch vụ hóa, tách khỏi khâu sản xuất.

Ví dụ điển hình chính được thể hiện rõ trong một nghiên cứu gần đây về điện thoại Nokia và được trình bày trong báo cáo thường niên năm 2012 của UNESCAP, 2012, trích từ nghiên cứu của Ali - Yrkkö và các cộng sự năm 2011. Theo nghiên cứu này, quá trình phát triển, sản xuất và tiêu thụ điện thoại Nokia95 được rà theo toàn bộ chuỗi giá trị của sản phẩm. Các bộ phận phần cứng chiếm 33% giá bán lẻ (chưa có thuế), phần lắp ráp chỉ thu được 2%. Hai phần ba còn lại dành cho các dịch vụ hỗ trợ (31%), bản quyền (4%), phân phối (4%), bán lẻ (11%) và lợi nhuận của hãng (16%).

4. Phần phân tích dưới đây tham khảo nghiên cứu năm 2012 của nhóm tác giả Mohammad Reza Nourbakhshian, SepehrHosseini,

Ali Haj Aghapour và Reza Gheshm đăng trên tạp chí International Journal of Business and Social Science, Vol. 3 No. 2, Số đặc biệt

tháng 1/2012

http://www.academia.edu/1174673/The_contribution_of_Foreign_Direct_Investment_into_home_countrys_development

Page 52: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

51

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Như vậy, tuy nghiên cứu chưa chỉ ra được chi tiết từng loại dịch vụ nhưng rõ ràng phần dịch vụ gắn kèm theo sản phẩm đang đóng một vai trò quan trọng. Ngày càng nhiều nhà sản xuất điều chỉnh chiến lược để vươn lên cao hơn trong chuỗi giá trị, tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình thông qua các dịch vụ gắn kèm như dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng, cung cấp phụ kiện thay thế, và còn nhiều dịch vụ chăm sóc khách hàng khác5.

Từ những thông tin trên, để thực sự có thể tranh thủ cơ hội và tạo tác động lan tỏa, các tỉnh đang có các doanh nghiệp FDI trong những lĩnh vực điện thoại, điện tử và linh kiện vốn là một lĩnh vực có chuyển động thị trường rất nhanh cần tranh thủ các cơ hội để phát triển. Các Trung tâm XTTM các tỉnh có thể hỗ trợ thêm các doanh nghiệp của mình về một số khía cạnh như:

l Hỗ trợ, cung cấp thông tin để cùng các doanh nghiệp trong tỉnh nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ phụ trợ cho các doanh nghiệp FDI để trở thành nhà cung cấp các dịch vụ phụ trợ. Như vậy, doanh nghiệp trong nước có thể tranh thủ cung cấp đầu vào cho chính các doanh nghiệp FDI, thông qua đó nâng cao năng lực quản lý, tạo nguồn thu từ chính các doanh nghiệp FDI tại địa phương;

l Hỗ trợ xác định các kỹ năng, tay nghề chính để phối hợp cùng các doanh nghiệp FDI cùng các trung tâm dạy nghề trong tỉnh đào tạo, tạo việc làm. Một mặt đảm bảo cung ứng lao động cho các doanh nghiệp FDI, nhưng quan trọng hơn, một lực lượng lao động khác trong tỉnh sẽ nắm được tay nghề để từng bước cùng các nhà đầu tư trong nước tranh thủ cơ hội, phát triển các cơ sở nghiên cứu, phát triển và sản xuất các mặt hàng bổ sung hoặc có khả năng thay thế. Ở khâu này, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) là yếu tố cần được chú ý hàng đầu.

l Các tổ chức XTTM địa phương và đặc biệt là ở bình diện quốc gia cần phát huy hình ảnh Việt Nam trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới về xuất khẩu các mặt hàng công nghệ để có chính sách khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cùng vươn lên, tạo ra những sản phẩm của chính mình.

5. Saccani, Johansson and Perona, 2007

Page 53: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

52

Cục Xúc tiến thương mại

Page 54: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

53

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Chương 3. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI - BỘ

CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

3.1 Giới thiệu bộ công cụ đánh giá dịch vụ xúc tiến thương mại

Bộ công cụ đánh giá các hoạt động và dịch vụ của các tổ chức XTTM (Benchmarking) được Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITC) xây dựng và đưa vào sử dụng chính thức từ năm 2008. Đến nay, Bộ công cụ này đã được áp dụng để đánh giá tại 22 quốc gia và đã cho nhiều kết quả khả quan. Mục tiêu của Bộ công cụ này là nhằm cung cấp những đánh giá độc lập và khách quan về thực trạng, kết quả và hiệu quả hoạt động của các tổ chức XTTM, qua đó chỉ ra những điểm mà mỗi tổ chức XTTM cần phải cải thiện.

Mô hình đánh giá sử dụng tổng cộng 225 chỉ số thể hiện trong việc phân tích 4 lĩnh vực chính (I - Lãnh đạo và định hướng, II - Nguồn lực và các quy trình, III - Sản phẩm và dịch vụ, IV - Đo lường và kết quả). Sự đánh giá được thực hiện ở mức chỉ số trong khung điểm từ 1 đến 100 và sau đó được quy ra đểm tổng của mỗi lĩnh vực và mỗi tổ chức XTTM, trong đó mức điểm 80 - 100 tương ứng với mức thông lệ tốt nhất của thế giới hiện nay (tham khảo Phụ lục 5).

3.2 Kết quả thử nghiệm - Hiệu quả công tác xúc tiến thương mại thông qua các Trung tâm Xúc tiến thương mại địa phương

Bộ công cụ đánh giá hoạt động và dịch vụ của các tổ chức XTTM được Cục XTTM phối hợp với ITC áp dụng triển khai tại Việt Nam năm 2013 trên cơ sở thử nghiệm đối với một số trung tâm XTTM địa phương được lựa chọn, bao gồm: Trung tâm Xúc tiến và Phát triển thương mại thành phố Hải Phòng, Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Xúc tiến thương mại thành phố Đà Nẵng và Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh An Giang.

Dưới đây tóm tắt một số phát hiện chính trong kết quả đánh giá các Trung tâm XTTM địa phương (gọi tắt là Trung tâm), đồng thời cũng chỉ rõ những thực tiễn tốt/cách làm hay của một số trung tâm nhằm chia sẻ kinh nghiệm tới hệ thống XTTM trên cả nước.

3.2.1 Kết quả đánh giá chung

Một số ưu điểm nổi bật

Theo kết quả đánh giá năm 2011 - 2012, mạng lưới các cơ quan XTTM trên cả nước còn thiếu sự kết hợp giữa các hiệp hội hoặc giữa các địa phương. Ở từng trung tâm, các dịch vụ được cung cấp tốt nhất là: (1) tổ chức hội chợ triển lãm (chủ yếu là hội chợ bán lẻ); (2) cung cấp thông tin thương mại và cơ hội kinh doanh (bao gồm cả xuất bản ấn phẩm); (3) tổ chức tập huấn đào tạo hội thảo chuyên đề. Các dịch vụ khác cũng đã có tuy chưa nhiều là tổ chức đoàn khảo sát, hỗ trợ xây dựng

Page 55: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

54

Cục Xúc tiến thương mại

và quảng bá thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu, tư vấn về XTTM và tổ chức sàn giao dịch hàng hóa.

Xét riêng nhóm thông tin, bốn nhóm dịch vụ thông tin chính mà các tổ chức XTTM thường cung cấp vào thời điểm cách đây 2 - 3 năm gồm (1) thông tin thương mại, (2) thông tin cơ hội kinh doanh, (3) nghiên cứu thị trường và (4) xuất bản ấn phẩm. Ở thời điểm đó, nhóm doanh nghiệp thể hiện nhu cầu rất lớn với dịch vụ nghiên cứu thị trường, trong khi các Cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài lại cho rằng dịch vụ thông tin cơ hội kinh doanh là quan trọng đối với doanh nghiệp.

Sau 2 năm, với sự hỗ trợ của bộ công cụ của ITC để đánh giá hoạt động ở cấp quốc gia của Cục XTTM và 4 trung tâm XTTM ở cả ba miền đã ghi nhận một số chuyển biến đáng kể và thuận lợi thể hiện trên nhiều mặt như:

l Công tác XTTM tại hầu hết các tỉnh, thành phố đều đã được chú trọng và nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo trung ương và địa phương thông qua việc chỉ đạo sát sao các hoạt động XTTM, ban hành cơ chế chính sách, kèm theo hỗ trợ kinh phí cho hoạt động XTTM của địa phương;

l Về cơ bản, cơ cấu tổ chức và phân công trách nhiệm của các Trung tâm XTTM địa phương đều đã có sự rõ ràng đáng kể, tuy có thể có các mô hình tổ chức khác nhau như trực thuộc UBND tỉnh hay Sở Công Thương... Các Trung tâm đều có các văn bản, hướng dẫn tổ chức phòng ban rõ ràng. Một số Trung tâm còn xây dựng thêm quy chế nội bộ cho một số hoạt động cụ thể của mình để làm rõ vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cán bộ trong mỗi công việc cụ thể. Ngoài ra, do đều sử dụng một phần đáng kể kinh phí hỗ trợ từ ngân sách, phương thức quản lý ở các Trung tâm đều khá thống nhất, chặt chẽ, hệ thống tài chính minh bạch, rõ ràng;

l Có sự liên kết giữa các Trung tâm XTTM ở các khu vực nhằm phát huy lợi thế vùng, tiết kiệm nguồn lực với nhiều hoạt động khởi sắc như: các hội chợ vùng, khu vực ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Vai trò của Cục XTTM đang ngày càng rõ nét với vị trí trung tâm, giúp gắn kết, định hướng một số mảng hoạt động cụ thể như hội chợ, tổ chức đoàn khảo sát, nghiên cứu thị trường...;

l Cộng đồng doanh nghiệp ngày càng đánh giá cao vai trò của các Trung tâm XTTM địa phương, tích cực tham gia các hoạt động do các Trung tâm triển khai. Đây cũng chính là một hệ quả tất yếu của xu thế ngày càng nhiều Trung tâm thực sự xác định và chú ý đến cộng đồng khách hàng là các doanh nghiệp của mình. Các hoạt động nhằm kết nối, thu thập thông tin để lấy ý kiến của doanh nghiệp đang ngày càng được chú trọng và chuẩn hóa;

l Hệ thống quản lý và thông tin của các Trung tâm XTTM đang dần được chuyên nghiệp hơn. Một số Trung tâm đã áp dụng đồng loạt hệ thống văn phòng điện tử giúp công tác quản lý nội bộ được chặt chẽ, thông suốt. Mỗi Trung tâm đều đã và đang phát triển đa dạng các kênh thông tin cho doanh nghiệp với các hình thức khác nhau như bản tin định kỳ hay cung cấp thông tin trên trang web để hỗ trợ thương mại điện tử.

Page 56: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

55

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Một số tồn tại, hạn chế

Mặc dù vậy, quá trình đánh giá thực tiễn cũng đã xác định một số mặt hạn chế cần khắc phục ở các Trung tâm XTTM địa phương để thực sự đưa công tác XTTM trở thành một dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp. Những điểm cần được cải thiện trong thời gian tới bao gồm:

l Chưa hình thành và chưa sẵn sàng xây dựng một chiến lược phát triển thực sự

Một số Trung tâm đã có Chiến lược hoặc Chương trình 5 năm về XTTM nhưng các Chương trình này chỉ tập trung vào các chỉ tiêu XTTM của địa phương (ví dụ về mặt hàng thế mạnh, doanh số bán lẻ, kim ngạch xuất khẩu cho bản kế hoạch chung của tỉnh) mà không có các yếu tố cơ bản của một Chiến lược phát triển của Trung tâm trong trung và dài hạn như "Tầm nhìn", "Mục tiêu dài hạn", các điều kiện để có thể hiện thực hóa được chiến lược (về cơ chế chính sách, về nguồn lực tài chính, về nguồn nhân lực).

Đây là hệ quả của việc: (i) Các Trung tâm XTTM về cơ bản vẫn chưa thoát ly được cách tư duy của một cơ quan hành chính, chưa sẵn sàng để hoạt động, cạnh tranh như một đơn vị cung cấp dịch vụ, (ii) Các Trung tâm chưa có quy trình xây dựng chiến lược bài bản.

Kết quả khảo sát tại các Trung tâm cho thấy việc xây dựng Chiến lược còn thiếu sự tham vấn khu vực doanh nghiệp để có thể xác định những loại hình dịch vụ mà các doanh nghiệp và khách hàng thực sự cần, xác định cách thức có thể thực sự hỗ trợ cho môi trường kinh doanh ở địa phương, cho doanh nghiệp. Có Trung tâm đã tổ chức được hội nghị định kỳ với sự tham gia của khá đông doanh nghiệp trên địa bàn, tuy nhiên lại chưa có cách thức để tổng hợp và chuyển tải những thông tin thu được tại hội nghị này vào quá trình thiết kế hay điều chỉnh Chiến lược.

Tại đa số các Trung tâm, khả năng hiện thực hóa các Chiến lược 5 năm còn thấp do quy trình lập và phê duyệt ngân sách hàng năm chưa tạo điều kiện để có thể gắn kết giữa kế hoạch hàng năm và chiến lược dài hạn. Mặc dù đã có Chương trình 5 năm hay Chiến lược XTTM nhưng trên thực tế Kế hoạch hàng năm chủ yếu được xây dựng theo kế hoạch ngân sách hàng năm mà ít khi dựa vào Chiến lược, do vậy Kế hoạch hoạt động còn cơ bản giống nhau giữa các năm.

l Dịch vụ xúc tiến thương mại còn tương đối nghèo nàn

Kết quả phỏng vấn và khảo sát cũng cho thấy nhìn chung các Trung tâm XTTM chưa tập trung nguồn lực để phát triển mảng dịch vụ cho các doanh nghiệp. Mặc dù nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp thay đổi rất nhanh nhưng sản phẩm dịch vụ của các Trung tâm hiện nay vẫn tương tự như đánh giá cách đây 2 năm, chủ yếu gồm 3 dịch vụ chính: (1) tổ chức hội chợ triển lãm; (2) cung cấp thông tin thương mại và cơ hội kinh doanh (tập trung vào thông tin một chiều trên trang web, hay bản tin hoặc xuất bản ấn phẩm); (3) tổ chức tập huấn đào tạo hội thảo chuyên đề trên cơ sở kết hợp với các nhà tài trợ nên hầu hết không thu phí.

Xét trên bình diện công tác XTTM thông thường, những sản phẩm, dịch vụ của các Trung tâm còn khá đơn điệu, mảng hoạt động nổi trội là tổ chức hội chợ bán lẻ. Tuy nhiên từ góc

Page 57: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

56

Cục Xúc tiến thương mại

độ chuyên môn thì việc tổ chức hội chợ bán lẻ chỉ giúp kết nối người sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng. Các Trung tâm chưa tổ chức được các hội chợ bán buôn, nơi kết nối giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, đây mới là cách XTTM một cách bền vững.

Trong việc tổ chức hội chợ, các Trung tâm cũng chưa cung cấp thông tin định hướng được cho doanh nghiệp về nhu cầu ở thị trường đó, những khách hàng tiềm năng nào có thể sẽ đến tham gia hội chợ; chưa có dịch vụ lựa chọn và mời khách hàng tiềm năng đến hội chợ; và đặc biệt chưa có Trung tâm nào triển khai dịch vụ hỗ trợ tiếp nối sau hội chợ để có thể xây dựng các quan hệ kinh doanh lâu dài. Tuy rất ít nhưng một số Trung tâm đã bắt đầu đầu tư cho các dịch vụ như kết nối kinh doanh gián tiếp hay kết nối trực tiếp bằng cách hỗ trợ đoàn vào, đoàn ra nhưng mức độ tham gia của doanh nghiệp và hiệu quả thực sự vẫn còn là một lĩnh vực cần được chuyên nghiệp hơn nữa.

Điều này một lần nữa khẳng định vẫn còn một khoảng cách đáng kể giữa nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng dịch vụ của các Trung tâm. Theo báo cáo năm 2011 - 2012, hai dịch vụ mà doanh nghiệp có nhu cầu cao là (1) dịch vụ giới thiệu và thẩm định đối tác cung ứng hàng hoặc mua hàng với đánh giá (85% doanh nghiệp có nhu cầu) và (2) dịch vụ tổ chức đoàn khảo sát thị trường nước ngoài (74%) trong khi các Trung tâm XTTM và các Hiệp hội lại cho rằng nhu cầu đối với dịch vụ giới thiệu và thẩm định đối tác cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp là thấp. Ngược lại, chính ở thời điểm đó, hai dịch vụ mà doanh nghiệp có nhu cầu kém đi do hiệu quả giảm là tham dự hội chợ triển lãm trong nước (17,11% kém) và nước ngoài (18,67% kém) thì vẫn là mảng dịch vụ chính được các Trung tâm chú trọng triển khai.

Về việc cung cấp thông tin cho khách hàng, kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các Trung tâm vẫn duy trì việc xuất bản các ấn phẩm định kỳ. Công việc này hiện đang chiếm một tỷ trọng lớn trong ngân sách và nguồn nhân lực của các Trung tâm, tuy nhiên hiệu quả lại không tương xứng và đang có xu hướng đi xuống. Ngoài hạn chế về phạm vi cung cấp thông tin hẹp hơn so với việc cung cấp thông tin của các phương tiện điện tử, các Bản tin, tạp chí của các Trung tâm còn có một số hạn chế về chất lượng nội dung.

l Chưa có hệ thống đánh giá hiệu quả công tác xúc tiến thương mại theo kết quả

Việc chưa chú trọng vào cung cấp dịch vụ cũng làm giảm động lực để các Trung tâm xây dựng và triển khai hệ thống đánh giá theo kết quả hay theo tác động. Thực tế cho thấy Báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của các Trung tâm chủ yếu liệt kê các công việc đã được thực hiện trong năm (ví dụ tổ chức bao nhiêu hội chợ, bao nhiêu khóa tập huấn, tên các hội chợ, khóa tập huấn...) nhưng ít có thông tin về kết quả của các hoạt động đó (ví dụ có bao nhiêu giao dịch tại hội chợ, bao nhiêu hợp đồng đã được ký sau hội chợ...), trong khi đây mới là mục tiêu cuối cùng của hoạt động XTTM.

Bên cạnh đó, điều này cũng làm giảm động lực để các Trung tâm tăng cường năng lực cán bộ và triển khai hệ thống đánh giá dựa trên kết quả công việc đối với các nhân viên. Việc đánh giá cuối năm các nhân viên chủ yếu theo phương thức đánh giá thi đua của các công chức nhà nước mà ít gắn với kết quả công việc thực tế. Về lâu dài, cách làm này sẽ ảnh

Page 58: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

57

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

hưởng lớn tới chất lượng và thái độ làm việc của cán bộ nhân viên của Trung tâm, nếu kéo dài sẽ không thể làm cho Trung tâm có khả năng cạnh tranh khi cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp.

l Cơ sở vật chất về cơ bản còn chưa đáp ứng nhu cầu công việc

Cơ sở vật chất của nhiều Trung tâm cần được đầu tư thêm để thực sự trở thành một trung tâm dịch vụ. Hiện nay hầu hết các Trung tâm chưa bố trí được chỗ tiếp khách riêng, thường ghép hoặc mượn khu vực lễ tân cùng các đơn vị khác.

l Hệ thống quản lý thông tin khách hàng còn nghèo nàn, ảnh hưởng tới kế hoạch cung cấp dịch vụ

Hệ thống thông tin về khách hàng mà hiện nay các Trung tâm đang lưu trữ còn khá chung chung, chủ yếu chỉ bao gồm các thông tin chính để liên hệ (tên, địa chỉ, số điện thoại…). Hồ sơ khách hàng thường không ghi lại việc doanh nghiệp này đã từng tham gia những hoạt động nào do Trung tâm tổ chức, kết quả của họ sau khi tham gia hoạt động của Trung tâm, nhu cầu của doanh nghiệp này đối với các hoạt động của Trung tâm trong thời gian sắp tới như thế nào. Điều này sẽ làm giảm khả năng của Trung tâm trong việc thiết kế những sản phẩm dịch vụ phù hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn.

Việc phân loại khách hàng còn rất hạn chế và không đồng đều giữa các Trung tâm. Danh sách các doanh nghiệp thường chỉ được lưu lại theo loại hình hoạt động đã được Trung tâm cung cấp (ví dụ: hội chợ, đào tạo) hoặc có thể phân loại theo ngành nghề. Các Trung tâm chưa phân loại được khách hàng mục tiêu hoặc theo nhóm dịch vụ mà Trung tâm cung cấp. Còn ít Trung tâm xây dựng được cơ chế để có thể đánh giá nhu cầu của doanh nghiệp một cách định kỳ hay tạo được các Diễn đàn để có thể tham vấn các doanh nghiệp. Vì vậy, việc cung cấp dịch vụ hay hỗ trợ của các Trung tâm sẽ dành cho mọi doanh nghiệp được lưu trữ trong Danh sách khách hàng mà ít có sự gắn kết giữa nhóm khách hàng mục tiêu/chiến lược với các dịch vụ cụ thể.

Bên cạnh đó, số doanh nghiệp nằm trong danh sách mà các Trung tâm lưu trữ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Điều này một phần là do các Trung tâm chưa xây dựng được quy trình để bổ sung danh sách khách hàng mới vào Hệ thống thông tin hiện có và cũng chưa có quy trình định kỳ liên lạc, trao đổi với doanh nghiệp cũ để cập nhật thông tin về khách hàng này trong hồ sơ lưu trữ.

l Hệ thống thông tin thương mại còn thiếu

Các Trung tâm được đánh giá đều thiếu những thông tin cần thiết về thương mại. Điều này đã hạn chế các Trung tâm trong việc xác định các thị trường tiềm năng và các cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Một số Trung tâm cũng đã bỏ nhiều công sức để xây dựng hồ sơ thông tin các thị trường, tuy nhiên về cơ bản những thông tin mới chỉ chung chung, ít có những thông tin cập nhật để có thể thực sự tư vấn cho doanh nghiệp về cơ hội kết nối giao thương.

Page 59: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

58

Cục Xúc tiến thương mại

l Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu

Đội ngũ cán bộ của một số Trung tâm còn thiếu về số lượng và nếu có đủ thì hầu hết còn hạn chế về chất lượng. Phần lớn nhân viên được tuyển dụng chỉ có kiến thức chung chung về kinh tế, thương mại hoặc ngoại ngữ, nhưng còn thiếu nhiều kỹ năng cần thiết về XTTM, về quản lý khách hàng... Đa số cán bộ đều từ khu vực quản lý nhà nước, rất ít cán bộ có kinh nghiệm làm việc trong doanh nghiệp.

l Chưa có hướng dẫn, quy trình đối với việc triển khai các hoạt động XTTM

Nhìn chung các Trung tâm chưa xây dựng được các Hướng dẫn/Cẩm nang triển khai các loại hình hoạt động chính theo chuyên môn như: Quy trình tổ chức hội chợ triển lãm, quy trình tổ chức đào tạo, quy trình tư vấn xây dựng thương hiệu ...).

Trong khi đó, do phần lớn cán bộ được tuyển dụng còn thiếu kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan nên sau khi tuyển dụng Trung tâm sẽ phải đào tạo cán bộ trên công việc. Tuy nhiên, nếu việc đào tạo trên công việc chỉ được tiến hành theo kinh nghiệm của những cán bộ đi trước mà không có Quy trình/Cẩm nang hướng dẫn, sẽ dẫn tới sự thiếu nhất quán trong quy trình và khó đảm bảo chất lượng triển khai các hoạt động.

3.2.2 Những thực tiễn tốt, cách làm hay của một số Trung tâm Xúc tiến thương mại

a. Trung tâm Xúc tiến thương mại Bắc Ninh

Trung tâm XTTM Bắc Ninh được thành lập tháng 6 năm 2002, năm 2009 Trung tâm được chuyển thành một đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, trực thuộc Sở Công Thương Bắc Ninh. Tuy chỉ có 7 cán bộ nhưng qua đánh giá, Trung tâm XTTM Bắc Ninh có một số mặt khá mạnh như sau:

Hệ thống trao đổi thông tin nội bộ hoạt động khá thuận lợi

Quy mô nhân viên nhỏ đã cho phép Trung tâm phát huy lợi thế của việc trao đổi thông tin nội bộ trực tiếp tại các cuộc họp giao ban định kỳ hàng tuần và trao đổi trực tiếp giữa các nhân viên. Bên cạnh đó, do là một đơn vị trực thuộc Sở Công Thương Bắc Ninh, Trung tâm đã và đang ứng dụng phần mềm quản lý hồ sơ công việc E - office để giao tiếp trong nội bộ Trung tâm cũng như với các đơn vị khác trong Sở Công Thương.

E - office có nhiều chức năng như là phần mềm quản lý văn bản đến, văn bản đi, lưu trữ công văn, tra cứu văn bản, đồng thời cung cấp giao diện để có thể giao tiếp giữa các thành viên trong hệ thống (qua hệ thống email và chat nội bộ). Một ưu điểm khác của hệ thống này là giúp cho lãnh đạo các bộ phận có thể giao việc cho từng phòng, từng cán bộ, đồng thời nắm được tình hình thực hiện các nhiệm vụ đó. Ví dụ: khi có một công việc đang được bộ phận Thương hiệu xử lý, Giám đốc Trung tâm có thể nhìn vào hệ thống để biết ngày nào công việc được bộ phận này tiếp nhận, ai đang xử lý với nhiệm vụ cụ thể là gì, phòng đã có phản hồi hay xử lý xong việc đó hay không; trường hợp kết quả xử lý là một văn bản, Giám đốc có thể mở file đó từ máy tính của mình. Khi được tất cả nhân viên và lãnh đạo sử dụng hiệu quả, E - office là một công cụ tốt để trao đổi thông tin nội bộ, đồng

Page 60: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

59

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

thời là công cụ để giám sát kịp thời tiến độ và chất lượng các hoạt động của Trung tâm.

Trang web của Trung tâm phát huy tác dụng tốt trong việc thông tin, giao tiếp với bên ngoài

Những gì được thể hiện trên trang web của Trung tâm XTTM Bắc Ninh có thể gây ấn tượng với nhiều người, đặc biệt nếu biết rằng trang web này chỉ do một cán bộ đảm nhiệm với sự hỗ trợ của một số cán bộ khác.

Ngoài những nội dung thường có của một trang web XTTM các tỉnh (như cơ hội giao thương, thông tin về các ngành hàng, các thị trường, tin tức liên quan tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa, kết nối tới các trang web liên quan của các cơ quan ban ngành trong tỉnh, kết nối với trang web của các doanh nghiệp trong tỉnh…), trang web này còn cung cấp đầy đủ thông tin về các dịch vụ mà Trung tâm hướng tới đối tượng là các doanh nghiệp trong địa bàn. Đây được coi là một công cụ marketing hiệu quả và minh bạch đối với các hoạt động dịch vụ của Trung tâm.

Đồng thời, trang web cung cấp thông tin kịp thời về hệ thống công văn và báo cáo tình hình hoạt động hàng tuần, hàng tháng, hàng năm của Trung tâm. Điều này đã giúp cho không chỉ Lãnh đạo Sở Công thương mà doanh nghiệp và công chúng có được thông tin chi tiết về từng hoạt động của Trung tâm, qua đó nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của Trung tâm.

Ngoài ra, trang web còn được sử dụng như một công cụ thể tiến hành điều tra về những vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm (ví dụ: khó khăn hiện nay của doanh nghiệp là gì). Trang web cũng cho phép người truy cập có thể gửi trực tiếp các câu hỏi, thắc mắc tới Trung tâm qua chức năng “Liên hệ”. Mặc dù số lượng chủ đề khảo sát chưa nhiều, số lượng người trả lời hoặc gửi câu hỏi chưa cao, nhưng việc khảo sát qua trang web mà Trung tâm XTTM Bắc Ninh đang tiến hành là một hoạt động tốt cần tiếp tục phát huy nhằm giúp cho Trung tâm này có thể thiết kế các dịch vụ của mình phù hợp hơn với nhu cầu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hiện trang web còn thiếu phiên bản tiếng Anh nên phần nào hạn chế tác dụng của trang web trong việc hiện thực hóa chiến lược kết nối các doanh nghiệp địa phương với thị trường quốc tế.

Tham khảo trang web của Trung tâm XTTM Bắc Ninh tại địa chỉ: http://www.bacninhtrade.com.vn/

Tư duy chiến lược hướng tới cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp

Bên cạnh việc xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng chương trình phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và triển khai các hoạt động của chương trình Thương mại điện tử quốc gia (theo đó, hàng năm các doanh nghiệp được Trung tâm hỗ trợ cả về mặt kỹ thuật và kinh phí để xây dựng thương hiệu, xây dựng trang web), Trung tâm XTTM Bắc Ninh cũng đã chính thức công bố nhiều dịch vụ do Trung tâm cung cấp. Ví dụ: dịch vụ Đăng ký kinh doanh; Tư vấn xây dựng thương hiệu, thiết kế logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Tư vấn xây dựng chiến lược marketing; Dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm, tổ chức hội nghị, hội thảo, đăng quảng cáo banner… Mỗi dịch vụ đều được công khai mức phí trên trang web, với mức phí thấp nhất (cho

Page 61: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

60

Cục Xúc tiến thương mại

dịch vụ tư vấn thiết kế mẫu nhãn hiệu logo) đến cao nhất (cho dịch vụ tư vấn xây dựng chiến lược Marketing). Điều này cho thấy Trung tâm đã có ý tưởng khá rõ ràng trong việc tìm lối đi riêng để trở thành một tổ chức cung cấp dịch vụ và đã nỗ lực để hiện thực hóa chiến lược phát triển của mình bằng cách tạo nguồn thu để có thể phát triển việc cung cấp dịch vụ một cách bền vững.

Tuy nhiên, do những hạn chế của nguồn nhân lực hiện có cả về số lượng và chất lượng đã phần nào cản trở khả năng cung cấp dịch vụ của Trung tâm.

b. Trung tâm Xúc tiến Phát triển thương mại Hải Phòng

Trung tâm Xúc tiến Phát triển thương mại Hải Phòng được thành lập tháng 10 năm 1998. Năm 2003, Trung tâm được chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu được đảm bảo một phần kinh phí. Kết quả khảo sát đã chỉ ra một số điểm mạnh, cách làm hay của Trung tâm Xúc tiến Phát triển thương mại Hải Phòng như sau:

Hệ thống đối tác chiến lược trong và ngoài nước hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại

v Trung tâm đã và đang phối hợp với Tổ chức Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) để tổ chức một số khóa đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ điều hành, quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc doanh nghiệp và đào tạo một số kỹ năng (tổ chức hội nghị hội thảo, tham gia hội chợ triển lãm, quản lý dự án, thời gian…) cho đội ngũ cán bộ nhân viên của Trung tâm. Ngoài ra, chuyên gia của CBI còn trực tiếp hỗ trợ cho Trung tâm xây dựng và nâng cấp trang web mới phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp. Hiện nay, trang web mới đi vào hoạt động nhưng đã cho thấy những ưu điểm khi hỗ trợ Trung tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ kết nối giao thương, thúc đẩy hoạt động thương mại của các doanh nghiệp Hải Phòng.

v Trung tâm đã duy trì mối quan hệ tốt với một số Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài để nắm bắt thông tin và đặc biệt là thực hiện dịch vụ thẩm định đối tác thương mại nước ngoài cho các doanh nghiệp Hải Phòng.

v Trung tâm đã ký được Biên bản ghi nhớ về hợp tác XTTM trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực với Học viện Ascensia (Singapore).

v Đối với các đối tác trong nước, Trung tâm đã thường xuyên, tích cực trao đổi thông tin kinh tế, thương mại và thị trường với Cục XTTM (VIETRADE), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (VITIC) - Bộ Công Thương để nắm bắt kịp thời thông tin nhằm cung cấp cho doanh nghiệp. Đồng thời, gần đây Trung tâm cũng đã dần dần phát triển mối quan hệ phối hợp với các Trung tâm xúc tiến thương mại thuộc địa phương khác (ví dụ phối hợp đưa doanh nghiệp trong thành phố tham gia hội chợ tổ chức tại tỉnh bạn). Trung tâm được chọn là đơn vị điều phối khu vực phía Bắc trong Dự án “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương” do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ, Cục XTTM chủ trì thực hiện.

Những mối quan hệ này đã được định hướng một cách tương đối chiến lược, qua đó mở rộng được

Page 62: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

61

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

phạm vi hoạt động của Trung tâm ra ngoài địa bàn thành phố và phạm vi địa lý của Việt Nam.

Công tác nhân sự, quản lý nhân viên tốt

Trung tâm Xúc tiến Thương mại Hải Phòng không chỉ quản lý nhân viên theo “đầu vào”, “hoạt động” mà còn theo “kết quả đầu ra”.

v Ở cấp độ “đầu vào”: các Phòng chuyên môn đã phối hợp chặt chẽ với phòng Hành chính - Tổng hợp để quản lý chặt chẽ số ngày làm việc, ngày nghỉ phép, ngày đi công tác... của mỗi cán bộ.

v Ở cấp độ “hoạt động”: Hàng tháng và hàng tuần, trên cơ sở định hướng chung các hoạt của Trung tâm, phụ trách các phòng chức năng xây dựng kế hoạch hoạt động của từng phòng, căn cứ vào những hoạt động định hướng đó, nhân viên của từng phòng xây dựng kế hoạch thực hiện của mình và nộp cho Trưởng phòng xem xét và theo dõi. Kế hoạch công tác tuần nêu rõ số lượng hoạt động và chi tiết hoạt động của từng nhân viên. Trưởng phòng có nhiệm vụ tổng hợp các hoạt động của từng nhân viên thành Kế hoạch chung của phòng để Phòng Hành chính tổng hợp thành kế hoạch chung của cả Trung tâm;

v Ở cấp độ “kết quả đầu ra”: Điểm đáng chú ý là trong kế hoạch hàng tuần, hàng tháng của mỗi nhân viên, ngoài việc liệt kê hoạt động, nhân viên còn được yêu cầu phải nêu rõ kết quả cụ thể của hoạt động đó (ví dụ: tìm hiểu và cập nhật Hồ sơ thị trường 5 nước: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…; cập nhật số lượng 20 doanh nghiệp mới trong danh sách doanh nghiệp ngành hàng dệt may...).

Hệ thống quản lý nhân viên trên có 2 ưu điểm như sau:

(i) Các chỉ số mục tiêu được xây dựng một cách hài hòa, không thuần túy theo hướng tiếp cận “Bottom - up” (do nhân viên tự đề xuất rồi Trưởng phòng Tổng hợp) và có sự xem xét, phê duyệt của Trưởng phòng và Giám đốc Trung tâm để đảm bảo sự hài hòa với kế hoạch, mục tiêu chung của cả Phòng cả Trung tâm nhưng vẫn phù hợp với khả năng thực hiện của từng nhân viên.

(ii) Hệ thống này không chỉ cho phép Lãnh đạo giám sát được tiến độ công việc của từng phòng và từng nhân viên mà còn cho phép đo lường được kết quả công việc của nhân viên bằng các chỉ số định lượng cụ thể, trên cơ sở đó đối chiếu với kế hoạch do nhân viên tự đăng ký để có đánh giá khách quan, công bằng về mức độ hoàn thành công việc giữa các nhân viên. Nhờ có các chỉ số định lượng này, Hội đồng Thi đua của Trung tâm có cơ sở để phân loại kết quả thi đua hàng năm của nhân viên thành mức A+, A, B, qua đó xác định được mức thu nhập khoán chi mà từng nhân viên được hưởng (nhân viên được xếp hạng A+ sẽ được hưởng 1,2 hệ số thu nhập tăng thêm; nhân viên được xếp hạng A sẽ được hưởng 1,0 hệ số thu nhập tăng thêm; nhân viên được xếp hạng B sẽ được hưởng 0,8 hệ số thu nhập tăng thêm).

c. Trung tâm Xúc tiến thương mại thành phố Đà Nẵng

Trung tâm Thông tin Xúc tiến Thương mại Đà Nẵng được thành lập từ năm 1998. Từ ngày

Page 63: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

62

Cục Xúc tiến thương mại

10/01/2014 Trung tâm Thông tin Xúc tiến Thương mại Đà Nẵng được đổi tên thành Trung tâm Xúc tiến Thương mại thành phố Đà Nẵng (TPC Đà Nẵng). Quá trình đánh giá với bộ công cụ và hỗ trợ của chuyên gia ITC tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại thành phố Đà Nẵng đã cho thấy một số điểm mạnh như sau:

Công tác quản lý tài chính cụ thể, minh bạch, tạo tiền đề thuận lợi cho các tính toán để triển khai hoạt động dịch vụ

Dựa trên hệ thống quản lý chung, Trung tâm Xúc tiến Thương mại thành phố Đà Nẵng thực hiện sát các yêu cầu về kiểm toán nội bộ cũng như kiểm toán từ bên ngoài. Khâu kiểm toán nội bộ do Ban thanh tra của Công đoàn thực hiện đối chiếu hàng năm việc chi tiêu theo các quy chế đã thống nhất. Kiểm toán từ bên ngoài do Kiểm toán Nhà nước thực hiện theo định kỳ hai năm một lần và các kết quả kiểm toán đều cho thấy chất lượng quản lý tài chính của Trung tâm chặt chẽ.

Việc thực hiện sát sao về quản lý tài chính thông qua xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, giám sát chặt chẽ giúp Trung tâm theo dõi chi tiết được theo từng hoạt động chính để cập nhật được mức doanh thu, chi phí cụ thể cho từng hoạt động. Đây cũng chính là tiền đề giúp Trung tâm thực sự cân nhắc được “dịch vụ” nào có thể tạo ra thặng dư, “dịch vụ” nào cần được bù đắp chi phí để có định hướng phân bổ nguồn lực thích đáng. Hệ thống này cũng hỗ trợ đáng kể cho công tác quản lý, khuyến khích nhân viên được giới thiệu trong phần dưới đây.

Hệ thống quản lý, khuyến khích nhân viên chặt chẽ nhằm tạo sự đồng thuận về giá trị chung là phục vụ doanh nghiệp

Với các thông tin tài chính minh bạch, chi tiết, cập nhật, ban lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Thương mại thành phố Đà Nẵng có thể quyết định tặng thưởng ngay cho những cá nhân có đóng góp tích cực ngay sau từng hoạt động. Đây chính là một cơ chế tạo động lực khuyến khích bộ máy cán bộ tham gia tích cực vào hoạt động của Trung tâm.

Bên cạnh hoạt động đánh giá cán bộ, chấm điểm thi đua hay bình bầu lao động tiên tiến hàng năm như nhiều trung tâm và các cơ quan nhà nước khác, hàng quý Trung tâm Xúc tiến Thương mại thành phố Đà Nẵng tổ chức họp toàn bộ cán bộ và nhân sự để duy trì bầu không khí cởi mở, chia sẻ các khó khăn, vướng mắc. Đây cũng chính là dịp lãnh đạo Trung tâm nhấn mạnh phẩm chất liêm chính, yêu cầu phục vụ doanh nghiệp, tránh gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp. Các trường hợp có phản ánh không thuận lợi cũng được nêu ra để thảo luận, rút kinh nghiệm hoặc nếu cần thì có biện pháp xử phạt tuy trong thời gian qua chưa có một trường hợp nào phải đến mức như vậy.

Hệ thống quản lý, khuyến khích nhân viên như vừa nêu chính là một trong những yếu tố then chốt giúp Trung tâm Xúc tiến Thương mại thành phố Đà Nẵng duy trì được một đội ngũ cán bộ có tay nghề và khá ổn định trong nhiều năm qua. Thái độ và phong cách phục vụ được doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao.

Định hướng tập trung tới khách hàng

Trọng tâm khách hàng không chỉ dừng lại ở thái độ phục vụ mà Trung tâm Xúc tiến Thương mại

Page 64: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

63

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

thành phố Đà Nẵng đã thực sự từng bước chuyển tải vào các hoạt động của mình.

Ở từng hoạt động cụ thể như tổ chức hội chợ, Trung tâm luôn hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp trong việc tổ chức quảng bá hội chợ, sản phẩm. Bên cạnh đó, Trung tâm còn hỗ trợ miễn phí một số hoạt động về thiết kế logo, tài liệu truyền thông cho các doanh nghiệp chưa có điều kiện tự trang trải, thuê dịch vụ. Trong các hoạt động tập huấn, hội thảo, Trung tâm luôn phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp để lựa chọn nội dung tập huấn và có những điều chỉnh kịp thời nếu kết quả được doanh nghiệp phản ánh chưa đạt đến mức độ mong muốn. Tận dụng tốt mối quan hệ với các doanh nghiệp, Trung tâm đã tranh thủ được nguồn kinh phí xã hội hóa từ doanh nghiệp để triển khai tổ chức tốt các hoạt động XTTM trên địa bàn thành phố và được doanh nghiệp đánh giá cao.

Hàng năm Trung tâm gửi phiếu lấy ý kiến các doanh nghiệp về nhu cầu tham gia các hoạt động trong năm sau, thông qua đó cập nhật thông tin về các doanh nghiệp. Tuy cũng còn một số góp ý để doanh nghiệp có thể đóng góp nhiều thông tin hơn và Trung tâm có thể thu được nhiều phiếu trả lời hơn nhưng rõ ràng đây là một hoạt động thể hiện mong muốn hướng về doanh nghiệp khá rõ.

Tận dụng các thông tin, cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, trang web của Trung tâm cũng cung cấp rộng rãi thông tin về một số doanh nghiệp của Đà Nẵng, phân chia rõ theo các ngành nghề, sản phẩm cụ thể để thuận lợi cho tìm kiếm.

Từ đầu năm 2014, Trung tâm được Sở Công Thương giao chịu trách nhiệm biên tập và phát hành Tập san Công Thương hàng quý, gửi cho các Bộ ngành và doanh nghiệp.

Ở một khía cạnh khác, thông qua các bản tin hàng tuần gửi qua email, Trung tâm luôn có phần thông tin để các doanh nghiệp đăng ký và gửi nhu cầu kết nối giao thương. Hiện nay, trung bình mỗi tháng Trung tâm đang hỗ trợ kết nối cho khoảng 30 - 40 nhu cầu, cơ hội kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Dù cần tiếp tục củng cố hệ thống thu thập thông tin về kết quả thực sự, hoạt động này thể hiện sự gắn kết đang có được giữa Trung tâm Xúc tiến Thương mại thành phố Đà Nẵng với các doanh nghiệp.

d. Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư An Giang

Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh An Giang là một trong những Trung tâm ra đời gần như sớm nhất trong cả nước. Trung tâm là một trong số ít trung tâm trực thuộc UBND tỉnh và thực sự phát huy được vị trí của mình. Một số kinh nghiệm, thực tiễn đáng lưu ý của Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh An Giang bao gồm:

Kết nối chặt chẽ với khu vực tư nhân trong tỉnh

Đối với các doanh nghiệp trong tỉnh, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh An Giang cũng nỗ lực hoàn thành vai trò kết nối với khu vực tư nhân qua một số việc làm, hoạt động cụ thể như :

v Hàng năm cùng UBND tỉnh tổ chức gặp mặt chính thức các doanh nghiệp trong tỉnh không dưới 2 lần: thường gồm 01 cuộc họp đầu năm đánh giá công tác XTTM năm trước, công bố kế hoạch năm sau và sự kiện gặp mặt toàn bộ doanh nghiệp trong tỉnh vào ngày 13/10 (Ngày

Page 65: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

64

Cục Xúc tiến thương mại

Doanh nhân Việt Nam) hàng năm. Nhân dịp này, Trung tâm thường tham mưu UBND tỉnh lựa chọn và trao thưởng cho một số doanh nghiệp xuất sắc trong tỉnh xét theo các khía cạnh tăng doanh thu, mở rộng thị trường;

v Thu thập ý kiến một số doanh nghiệp cho nội dung hoạt động lập kế hoạch năm sau (thường vào tháng 6 - tháng 7) dưới hình thức gửi công văn đề nghị cung cấp thông tin dự báo về triển vọng doanh thu, thị trường, những khó khăn và thách thức dự kiến. Những thông tin này giúp Trung tâm có thêm thông tin để định hướng cho các hoạt động năm sau;

v Với cơ sở dữ liệu gồm khoảng 400 doanh nghiệp, trong đó có 200 doanh nghiệp thường xuyên liên lạc, hàng năm Trung tâm thường gửi thông tin cho các doanh nghiệp trong tỉnh để đăng ký các hoạt động theo kế hoạch dự kiến (ví dụ: tham gia hội chợ...);

v Thường xuyên liên hệ, thu thập các thông tin của doanh nghiệp sau khi tham gia các hoạt động của Trung tâm hoặc hoạt động ở các nơi khác để có biện pháp hỗ trợ cần thiết (xem thêm thông tin ở phần dưới đây).

Tăng dần các nỗ lực đa dạng thêm hoạt động, sản phẩm và dịch vụ xúc tiến thương mại

Trong Kế hoạch 5 năm phát triển KTXH giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh An Giang, và kế hoạch XTTM 2011 - 2015, một nội dung được nêu rõ là tăng cường các hoạt động XTTM trên cơ sở nghiên cứu các phương thức trao đổi ngoại thương mới, mở rộng các sản phẩm và dịch vụ mới như các hội chợ chuyên ngành.

Tuy trọng tâm dường như vẫn đặt nặng vào hội chợ, trên thực tế các hoạt động của Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh An Giang đã bao gồm khá nhiều các hoạt động thuộc những sản phẩm và dịch vụ XTTM hiện đại và có thể tiếp tục đẩy mạnh, phát triển hơn trong thời gian tới:

v Dịch vụ kết nối kinh doanh (business matching): thông qua việc tổ chức các đoàn ra (đoàn doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài) hoặc đón đoàn vào (đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam). Có thể thấy rõ Trung tâm đã và đang có nhiều nỗ lực liên hệ, kết nối các doanh nghiệp trong tỉnh với khách hàng trong và ngoài nước. Ở bất kỳ một sự kiện dù cấp độ lớn hay nhỏ, Trung tâm giúp các doanh nghiệp tìm hiểu thông tin về khách hàng tiềm năng, chuẩn bị và lên kế hoạch tiếp đón một cách chi tiết làm sao để có thể gây ấn tượng bằng chính sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đang tìm kiếm;

v Dịch vụ chuẩn bị cho hội chợ (pre - fair preparation): đây là dịch vụ được ghi nhận rõ nét nhất trong trường hợp Trung tâm hỗ trợ đưa doanh nghiệp đi hội chợ. Qua tìm hiểu, Trung tâm thường có các phân tích để giúp định hướng, giới thiệu doanh nghiệp phù hợp đi hội chợ, thông tin cho doanh nghiệp về địa bàn tổ chức hội chợ, mặt hàng cần chuẩn bị, tổ chức cho các doanh nghiệp đóng hàng chung khi đi hội chợ, các lưu ý về gian hàng... Trong thời gian tới, khi đi sâu vào các hội chợ chuyên ngành, hội chợ bán buôn, các dịch vụ này chính là tiền đề để mở rộng thêm các dịch vụ khác như lập cơ sở dữ liệu về khách hàng, thông tin, thư mời cho khách hàng trước hội chợ, truyền thông, quảng bá trước hội chợ, cho từng doanh nghiệp...

Page 66: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

65

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

v Dịch vụ hỗ trợ sau hội chợ (trade fair follow - up service): tuy Trung tâm chưa thực sự triển khai dịch vụ này nhưng với các nỗ lực hiện nay như khảo sát kết quả hội chợ do Trung tâm tổ chức (tỷ lệ phản hồi lên tới 80 - 90% do cán bộ Trung tâm rất sâu sát, trực tiếp tới gian hàng để thu thập thông tin, hoặc thường xuyên điện thoại, liên lạc với doanh nghiệp tham gia hội chợ...), Trung tâm có rất nhiều thuận lợi để mở rộng các dịch vụ hỗ trợ sau hội chợ.

Thực hiện đánh giá chất lượng hoạt động XTTM

Tuy chưa có một hệ thống chỉ số đánh giá quy mô và chuyên nghiệp, nhưng Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư An Giang đã thực hiện việc đánh giá chất lượng hoạt động XTTM thể hiện qua một số thông tin mang tính định lượng cụ thể về kết quả của từng hoạt động. Đó là một trong những điểm nổi bật trong hoạt động của Trung tâm.

Theo truyền thống, hầu hết các báo cáo của các đơn vị, trung tâm XTTM hiện nay chỉ có thông tin về các hoạt động và đầu ra như tổ chức được bao nhiêu hội chợ, số lượng lượt người tham gia, số lượng hội thảo, số lượng doanh nghiệp tham gia hay số lượng đoàn vào, đoàn ra. Hầu như rất ít báo cáo cung cấp thông tin thực sự mỗi hoạt động đem lại thêm bao nhiêu hợp đồng mới cho doanh nghiệp, bao nhiêu thị trường mới, hoặc kim ngạch xuất khẩu của địa phương có thay đổi gì nhờ đóng góp từ hoạt động XTTM trong một năm, một giai đoạn cụ thể.

Trong các năm từ 2011 đến 2013, trong một số báo cáo của Trung tâm, ngoài các số liệu được tổng hợp chung về hoạt động như: tổng số hội chợ, tổng số doanh nghiệp tham gia..., báo cáo có đề cập một số thông tin liên quan tới chỉ số đầu ra đáng tham khảo, ví dụ: "Trong năm 2011 - 2012, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư An Giang đã phối hợp với các tổ chức xúc tiến thương mại, cơ quan thương vụ tiếp đón đoàn Hiệp hội Thương nhân kinh doanh gạo Hồng Kông cùng 39 doanh nghiệp Hông Kông tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với 13 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, rau màu An Giang. Ngoài ra, Hiệp hội Thương nhân kinh doanh gạo và các doanh nghiệp Hồng Kông đi tham quan khảo sát 3 nhà máy chế biến gạo: Nhà máy Tam Phong, Kitoku và Vĩnh Bình. Đến thời điểm báo cáo (cuối năm 2012) đã có 05 doanh nghiệp thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo với số lượng trên 20 ngàn tấn gạo sang Hồng Kông".

Việc theo dõi, tổng hợp các số liệu mang tính kết quả như vậy chính là xu hướng quản trị hiện đại khi tất cả các cơ quan quản lý, triển khai đều chú trọng hơn đến những đóng góp, thay đổi cho doanh nghiệp (đối tượng trung tâm) chứ không chỉ còn giới hạn ở việc báo cáo về số lượng hoạt động, sản phẩm đã được thực hiện.

3.3 Khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của Hệ thống xúc tiến thương mại

Trên cơ sở xem xét những hạn chế chung đã được phát hiện nêu trên, nghiên cứu những thực tiễn tốt của công tác XTTM trên thế giới và tình hình thực tế của Việt Nam, dưới đây là một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống XTTM:

Page 67: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

66

Cục Xúc tiến thương mại

Hạn chế Khuyến nghị

Thiếu chiến lược phát triển

v Nâng cao nhận thức của các Trung tâm XTTM về sự cần thiết phải có một chiến lược phát triển trong trung và dài hạn phù hợp với mục tiêu XTTM của quốc gia cũng như phù hợp với Chiến lược phát triển KT - XH của địa phương. Chiến lược của các Trung tâm XTTM địa phương ngoài việc đề ra các chỉ tiêu về XTTM của địa phương còn cần xác định "Tầm nhìn", "Mục tiêu phát triển trung và dài hạn của Trung tâm XTTM" và các giải pháp và nguồn lực cần thiết để có thể đạt các mục tiêu đề ra.

v Tổ chức các hoạt động đào tạo bồi dưỡng về quy trình xây dựng Chiến lược cho các cán bộ Trung tâm XTTM.

v Đối với mỗi Trung tâm XTTM, ngoài việc căn cứ vào mục tiêu XTTM của quốc gia cũng như phù hợp với Chiến lược phát triển KT - XH của địa phương, việc xây dựng Chiến lược còn cần phải dựa vào phân tích điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức (SWOT) và môi trường cạnh tranh của mỗi Trung tâm6 để có chiến lược phù hợp; Tiến hành khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời tiến hành phân đoạn khách hàng phù hợp với mục tiêu chiến lược của Trung tâm và danh mục dịch vụ của Trung tâm; Cần có cơ chế để định kỳ tham vấn được cộng đồng doanh nghiệp về chiến lược để có những điều chỉnh kịp thời (ví dụ như tổ chức hội nghị hàng năm, tham vấn các hiệp hội tại địa phương...). Các mục tiêu của chiến lược cần được lượng hóa cụ thể theo kết qủa (ví dụ: mỗi năm phục vụ được bao nhiêu doanh nghiệp, mức độ tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của Trung tâm...) để có thể đánh giá một cách khách quan (hàng năm và định kỳ theo giai đoạn) về kết quả, tác động thực tế của công tác XTTM của địa phương.

Dịch vụ XTTM còn nghèo nàn

v Cần có những hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của các Trung tâm XTTM địa phương về việc tập trung nhiều hơn tới việc cung cấp dịch vụ mà khách hàng chính là cộng đồng doanh nghiệp.

v Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trong các chương trình XTTM địa phương và Chương trình XTTM quốc gia; Tăng cường sự phối hợp trong các hoạt động và chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn tốt giữa các Trung tâm cấp tỉnh; Từng bước lồng ghép và tạo thêm về các sản phẩm, dịch vụ mới.

6. Việc xây dựng Chiến lược phát triển của Trung tâm cũng cần đánh giá được lợi thế cạnh tranh của Trung tâm với các công ty cung

cấp dịch vụ tương tự tại địa phương. Thách thức thường gặp phải của các Trung tâm XTTM địa phương là chưa có đủ nguồn nhân lực

đủ chất lượng để có thể cạnh tranh với những công ty này. Tuy nhiên, với lợi thế là môt đơn vị hành chính sự nghiệp được đảm bảo

một phần kinh phí, các Trung tâm XTTM sẽ có lợi thế về giá, phí khi cạnh tranh. Đồng thời, với danh nghĩa là một cơ quan của địa

phương, Trung tâm cũng sẽ có lợi thế hơn về mặt uy tín khi mà các công ty tư vấn tư nhân đều bị cho là hoạt động nhằm mục tiêu

lợi nhuận là chủ yếu. Việc phân tích thị trường cũng cần được tiến hành trong quá trình xây dựng Chiến lược của các Trung tâm nhằm

đưa ra được hướng đi phù hợp với triển vọng thực tế.

Page 68: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

67

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Hạn chế Khuyến nghị

Hệ thống thông tin khách hàng còn nghèo nàn

v Với mô hình tổ chức như hiện nay, trong mỗi Trung tâm XTTM có nhiều phòng/ban cùng tương tác với khách hàng, doanh nghiệp nhưng lại không trên cùng một bộ thông tin cập nhật về các doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, mỗi Trung tâm XTTM địa phương cần xây dựng một cơ sở dữ liệu duy nhất và có hệ thống về khách hàng, tránh tình trạng lưu trữ tản mạn và không thống nhất tại nhiều các phòng/ban của Trung tâm.

v Ngoài thông tin chung về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu của mỗi Trung tâm XTTM cần bao gồm thông tin các hoạt động XTTM mà doanh nghiệp đã được tham gia, mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ; nhu cầu của doanh nghiệp đối với dịch vụ của Trung tâm trong thời gian tới; định hướng phát triển/năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong thời gian tới...

v Trên cơ sở các thông tin về khách hàng như trên, các Trung tâm XTTM cần tiến hành phân loại khách hàng theo (i) Nhu cầu thực tế của khách hàng và (ii) Các nhóm dịch vụ mà Trung tâm đang cung cấp hoặc dự kiến sẽ cung cấp theo Chiến lược phát triển của mình.

v Tại mỗi Trung tâm, cần xây dựng Quy chế/Quy trình và Hướng dẫn cho toàn bộ cán bộ/nhân viên liên quan về việc cập nhật danh sách doanh nghiệp vào cơ sở dữ liệu khách hàng, trong đó có quy định riêng cho việc bổ sung doanh nghiệp mới và cập nhật thông tin của doanh nghiệp cũ.

v Nên tận dụng, khai thác phương tiện thông tin điện tử nhằm đảm bảo tính kịp thời và phạm vi rộng của việc tiếp cận, trao đổi thông tin với khách hàng. Ví dụ, tạo Diễn đàn trên trang web để các doanh nghiệp, khách hàng có thể trao đổi thường xuyên với Trung tâm, nội dung diễn đàn có thể chia theo đối tượng hoặc theo chủ đề để tiện cho việc tìm hiểu và tương tác giữa các bên; Có thể nâng cấp, phát triển chức năng cung cấp thông tin, trao đổi trên trang web của Trung tâm. Các bản tin hiện nay đang được xuất bản nên được đưa lên trang web để có thể cung cấp kịp thời thông tin cho nhiều doanh nghiệp hơn.

v Trong dài hạn, Cục XTTM có thể nghiên cứu khả năng tích hợp các cơ sở dữ liệu của địa phương vào cơ sở dữ liệu quốc gia để có thể khai thác và tận dụng tối đa, kịp thời.

Page 69: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

68

Cục Xúc tiến thương mại

Hạn chế Khuyến nghị

Chưa có hệ thống đánh giá kết quả, hiệu quả công tác XTTM

v Các Trung tâm cần được đào tạo để nắm được ý nghĩa, sự cần thiết của hệ thống đánh giá hoạt động dựa trên kết quả.

v Cần xây dựng hệ thống đo lường và đánh giá hoạt động của Trung tâm theo kết quả, tác động đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Hệ thống này cũng sẽ giúp đánh giá, so sánh được mức độ hiệu quả giữa các loại hình hoạt động XTTM mà Trung tâm tiến hành, qua đó Trung tâm có thể điều chỉnh để tập trung nguồn lực vào những loại hình hoạt động có hiệu quả nhất.

v Đồng thời, các Trung tâm cũng cần được đào tạo về kỹ năng xây dựng khung đánh giá và các chỉ số đánh giá về đầu vào, hoạt động, kết quả, đầu ra phù hợp với đặc thù của địa phương và chương trình XTTM chung của quốc gia: chỉ tiêu về hoạt động (ví dụ: tổ chức bao nhiêu hội chợ, bao nhiêu khóa tập huấn, bao nhiều đoàn ra đoàn vào...) và chỉ tiêu về kết quả đầu ra (bao nhiêu cán bộ được tập huấn, bao nhiêu doanh nghiệp kết nối thêm được cơ hội kinh doanh, bao nhiêu hợp đồng được ký kết...) và chỉ tiêu về tác động (ví dụ: tăng trưởng thương mại của địa phương...).

Hệ thống thông tin thương mại còn thiếu

v Cần hình thành một cơ chế chia sẻ thông tin cập nhật giữa Cục XTTM và các Trung tâm XTTM các tỉnh. Trong dài hạn, Cục XTTM có thể xây dựng một cổng thông tin/cơ sở dữ liệu trung ương về thông tin xúc tiến thương mại mà các Trung tâm địa phương có thể tiếp cận và bổ sung thêm những thông tin phù hợp với địa phương mình.

v Đồng thời các Trung tâm cần có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức XTTM khác, các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại các nước trong việc chia sẻ và cung cấp thông tin thương mại cho doanh nghiệp.

v Các Trung tâm XTTM địa phương cũng cần triển khai điều tra nhu cầu thông tin của doanh nghiệp một cách định kỳ để xác định nhu cầu của khách hàng. Việc tiến hành điều tra nhu cầu doanh nghiệp cần phải quy định bắt buộc như là một đầu vào cho việc lập và phê duyệt Kế hoạch hàng năm của các Trung tâm.

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu

Ngoài việc cần có đủ phòng làm việc cho các phòng ban chức năng, các Trung tâm cần có khu vực riêng dùng để tiếp doanh nghiệp cùng các trang thiết bị cần thiết. Các Trung tâm cũng cần yêu cầu được trang bị đủ hệ thống máy tính cần thiết để có thể duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu riêng của mình và kết nối với hệ thống trung ương.

Page 70: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

69

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Hạn chế Khuyến nghị

Năng lực cán bộ còn chưa đáp ứng yêu cầu của công việc

v Cục XTTM cần sớm nghiên cứu xây dựng bộ Hướng dẫn về các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng hoạt động nghiệp vụ XTTM, là cơ sở để các Trung tâm XTTM địa phương hướng dẫn, đào tạo cho các cán bộ ở những vị trí công việc chính tại các Trung tâm XTTM.

v Xây dựng và cụ thể hóa chiến lược, kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các Trung tâm XTTM địa phương; Tiếp tục mở rộng việc cung cấp các khóa đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở khảo sát nhu cầu đào tạo của các cán bộ địa phương.

v Trong dài hạn, thông qua chuẩn hóa chương trình đào tạo về từng hoạt động XTTM, Bộ Công Thương cần nghiên cứu để phối hợp cùng với ngành giáo dục và đào tạo đưa chương trình đào tạo nghề XTTM vào các trường đại học và cao đẳng chuyên ngành.

Thiếu các hướng dẫn, quy trình thực hiện các hoạt động XTTM

v Với vai trò điều phối hệ thống XTTM, Cục XTTM cần: (1) Chuẩn hóa danh mục các sản phẩm, dịch vụ XTTM; (2) Xây dựng Bộ sổ tay hướng dẫn thực hiện các hoạt động XTTM; (3) Phổ biến, tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ này cho các Trung tâm XTTM địa phương để hỗ trợ các Trung tâm mở rộng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ XTTM.

v Ngoài các cuộc họp giao ban XTTM, Cục XTTM có thể nghiên cứu để tạo được những diễn đàn trực tuyến để cán bộ làm công tác XTTM các địa phương có thể chia sẻ các kinh nghiệm, các sáng kiến và cách làm hay một cách chủ động và thường xuyên hơn.

Page 71: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

70

Cục Xúc tiến thương mại

Page 72: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

71

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Phụ

lục

1.X

UẤ

T K

HẨ

U H

ÀN

G H

TH

EO

MẶ

T H

ÀN

G G

IAI Đ

OẠ

N 2

011

– 20

15

Đvt

: Số

lượn

g 1.

000

tấn;

Trị

giá

: Tr.U

SD

TT

Mặt

hàn

gN

ăm 2

010

Năm

201

1N

ăm 2

012

Năm

201

ớc n

ăm 2

014

Ước

năm

201

5

Số

lượn

g T

rị

giá

Số

lượn

g T

rị g

Số

lượn

g T

rị g

Số

lượn

g T

rị g

Số

lượn

g T

rị g

Số

lượn

g T

rị g

AB

34

56

78

910

1112

1314

ITổ

ng g

iá tr

ị xuấ

t khẩ

u

72,2

37

96,9

06

114,

529

13

2,17

5

145,

400

16

0,35

0

D

N 1

00%

vốn

tron

g nư

ớc

33

,084

41

,781

42

,277

43

,752

48

,273

53

,717

D

N c

ó vố

n Đ

TNN

-

cả d

ầu th

ô

39,1

52

55,1

24

72,2

52

88,4

23

97,1

28

106,

633

-

Khô

ng k

ể dầ

u th

ô

34,1

95

47,8

83

64,0

23

81,1

87

90,3

26

100,

171

IIM

ặt h

àng

chủ

yếu

AN

hóm

nôn

g, lâ

m, t

huỷ

sản

15

,275

19

,748

20

,968

19

,853

20

,768

21

,783

Tr.đ

óTh

ủy sả

n

5,01

6

6,11

2

6,09

3

6,73

4

7,00

0

7,30

0

phê

1,21

81,

851

1,25

72,

752

1,73

23,

673

1,28

82,

694

1,34

02,

804

1,40

02,

929

G

ạo6,

886

3,24

87,

112

3,65

78,

016

3,67

36,

722

2,98

66,

750

2,99

86,

800

3,02

0

C

ao su

782

2,38

881

63,

234

1,02

32,

860

1,09

12,

526

1,15

02,

662

1,20

02,

778

BN

hóm

nhi

ên li

ệu v

à kh

oáng

sản

8,

070

11

,220

11

,479

9,

604

9,

067

8,

671

Tron

g đó

Than

đá

19,8

281,

611

17,1

631,

632

15,2

141,

239

12,8

0092

112

,160

829

11,7

9577

1

D

ầu th

ô7,

977

4,95

88,

240

7,24

19,

283

8,22

98,

388

7,23

67,

549

6,80

27,

247

6,46

1

Page 73: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

72

Cục Xúc tiến thương mại

TT

Mặt

hàn

gN

ăm 2

010

Năm

201

1N

ăm 2

012

Năm

201

ớc n

ăm 2

014

Ước

năm

201

5

Số

lượn

g T

rị

giá

Số

lượn

g T

rị g

Số

lượn

g T

rị g

Số

lượn

g T

rị g

Số

lượn

g T

rị g

Số

lượn

g T

rị g

AB

34

56

78

910

1112

1314

X

ăng

dầu

các

loại

1,95

11,

346

2,24

42,

114

1,88

01,

827

1,31

11,

228

1,23

31,

167

1,18

31,

097

CN

hóm

côn

g ng

hiệp

chế

bi

ến

38,7

51

59,3

52

74,2

56

93,1

81

105,

203

11

8,76

0

Tron

g đó

Túi s

ách,

val

i, m

ũ, ô

95

9

1,28

5

1,51

9

1,93

8

2,13

0

2,25

0

G

ỗ và

sản

phẩm

gỗ

3,

436

3,

957

4,

666

5,

496

6,

300

7,

000

H

àng

dệt v

à m

ay m

ặc

11,2

10

14,0

43

15,0

93

17,8

91

20,0

00

22,0

00

X

ơ, sợ

i dệt

các

loại

512

1,78

962

81,

842

717

2,13

282

02,

471

920

2,70

0

G

iày,

dép

các

loại

5,

122

6,

549

7,

262

8,

366

9,

600

10

,500

Đ

á qu

ý và

kim

loại

quý

2,

824

2,

669

54

6

573

60

2

632

Sắ

t thé

p cá

c lo

ại1,

280

1,05

01,

844

1,68

21,

958

1,64

22,

206

1,77

429

31,

925

333

2,09

2

Sả

n ph

ẩm từ

sắt t

hép

82

8

1,13

1

1,37

6

1,53

2

1,71

3

1,85

0

M

áy v

i tín

h, sả

n ph

ẩm

điện

tử v

à lin

h ki

ện

3,59

0

4,66

2

7,83

8

10,6

77

13,5

00

18,0

00

Đ

iện

thoạ

i các

loại

linh

kiện

6,

397

12

,717

21

,517

24

,000

27

,000

M

áy ả

nh, m

áy q

uay

phim

linh

kiện

70

2

1,68

8

1,65

5

1,66

0

1,69

3

M

áy m

óc, t

hiết

bị,

dụng

cụ,

phụ

tùng

khá

c

3,05

7

4,36

6

5,53

7

6,03

3

6,60

6

7,24

7

Ph

ương

tiện

vận

tải v

à ph

ụ tù

ng

1,57

8

3,46

4

4,58

0

4,93

8

5,34

3

5,81

3

DH

àng

hoá

khác

10

,141

6,

586

7,

826

9,

537

10

,362

11

,136

Ngu

ồn: B

ộ C

ông

Thươ

ng, 2

013

Page 74: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

73

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Phụ

lục

2.X

UẤ

T K

HẨ

U H

ÀN

G H

ÓA

TH

EO

TH

Ị TR

ƯỜ

NG

GIA

I ĐO

ẠN

201

1- 2

015

Đvt

: Tr.U

SD

TT

Tên

nướ

cN

ăm

2010

Năm

20

11N

ăm

2012

Năm

20

13K

ế ho

ạch

2014

Kế

hoạc

h 20

15

Tốc

độ

tăng

trưở

ng

(%)

Tốc

độ

tăng

tr

ưởng

bìn

h qu

ân (%

)20

11 -

2013

2011

- 20

15A

B1

23

45

67=

2/1

8=3/

29=

4/3

10=5

/411

=6/5

1213

Tổ

ng g

iá tr

ị72

,237

96,9

0611

4,52

913

2,17

514

5,40

016

0,35

013

4.2

118.

211

5.4

110.

011

0.3

22.3

17.3

IC

hâu

Á

34,5

0149

,304

60,0

9367

,736

74,3

4080

,285

142.

912

1.9

112.

710

9.7

108.

025

.218

.4

ông

Nam

Á10

,365

13,6

5617

,312

18,4

5219

,772

22,0

0413

1.8

126.

810

6.6

107.

211

1.3

21.2

16.2

ông

Á21

,470

31,6

2136

,816

39,7

3044

,390

46,8

0014

7.3

116.

410

7.9

111.

710

5.4

22.8

16.9

Tron

g đó

Hàn

Quố

c3,

092

4,86

75,

580

6,69

47,

540

8,00

015

7.4

114.

711

9.9

112.

610

6.1

29.4

20.9

H

ồng

Kôn

g1,

464

2,20

63,

706

4,15

14,

500

4,90

015

0.6

168.

011

2.0

108.

410

8.9

41.5

27.3

N

hật B

ản7,

728

11,0

9213

,060

13,5

8115

,400

16,0

0014

3.5

117.

710

4.0

113.

410

3.9

20.7

15.7

Tr

ung

Quố

c7,

743

11,6

1312

,388

13,1

0514

,500

15,2

0015

0.0

106.

710

5.8

110.

610

4.8

19.2

14.4

3Tr

ung

Nam

Á1,

170

1,72

21,

957

3,01

32,

908

3,31

514

7.3

113.

615

3.9

96.5

114.

037

.123

.2

4Tâ

y Á

1,49

72,

305

4,00

86,

542

7,27

08,

166

154.

017

3.9

163.

211

1.1

112.

363

.540

.4

IIC

hâu

Âu

15,0

5719

,301

22,6

6627

,052

30,7

1634

,377

128.

211

7.4

119.

411

3.5

111.

921

.618

.0

1EU

27

11,3

8616

,541

20,3

0324

,448

27,7

4630

,260

145.

312

2.7

120.

411

3.5

109.

129

.021

.6

Page 75: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

74

Cục Xúc tiến thương mại

TT

Tên

nướ

cN

ăm

2010

Năm

20

11N

ăm

2012

Năm

20

13K

ế ho

ạch

2014

Kế

hoạc

h 20

15

Tốc

độ

tăng

trưở

ng

(%)

Tốc

độ

tăng

tr

ưởng

bìn

h qu

ân (%

)20

11 -

2013

2011

- 20

15A

B1

23

45

67=

2/1

8=3/

29=

4/3

10=5

/411

=6/5

1213

2

Một

số n

ước

Tây

Âu,

Đ

ông

Âu

Bắc

Âu

3,67

22,

760

2,36

32,

604

2,97

03,

235

75.2

85.6

110.

211

4.0

108.

9-1

0.8

-2.5

III

Châ

u M

ỹ16

,671

19,7

0322

,799

28,0

6930

,270

34,4

7411

8.2

115.

712

3.1

107.

811

3.9

19.0

15.6

1B

ắc M

ỹ15

,040

17,9

2520

,825

25,2

1527

,200

30,4

6011

9.2

116.

212

1.1

107.

911

2.0

18.8

15.2

Tron

g

đóH

oa K

ỳ14

,238

16,9

5519

,668

23,6

6125

,400

28,0

0011

9.1

116.

012

0.3

107.

311

0.2

18.4

14.5

2N

am M

172

200

220

11

6.4

110.

0

3C

ác n

ước

Mỹ

La ti

nh v

à vù

ng C

arib

ê1,

631

1,77

81,

974

2,68

23,

070

3,39

510

9.0

111.

013

5.9

114.

511

0.6

18.0

15.8

IVC

hâu

Phi

1,14

42,

670

1,56

32,

000

2,20

52,

474

233.

358

.512

8.0

110.

211

2.2

20.5

16.7

1B

ắc P

hi

250

357

427

390

436

500

142.

511

9.7

91.4

111.

711

4.7

16.0

14.8

2C

ác n

ước

Châ

u Ph

i kh

ác89

42,

314

1,13

61,

610

1,76

91,

950

258.

849

.114

1.7

109.

911

0.2

21.7

16.9

VC

hâu

Đại

D

ương

2,82

72,

753

3,42

53,

909

4,27

04,

660

97.4

124.

411

4.1

109.

210

9.1

11.4

10.5

Tron

g đó

Aus

tralia

2,70

42,

602

3,24

13,

631

3,95

04,

300

96.2

124.

611

2.0

108.

810

8.9

10.3

9.7

VI

Thị t

rườn

g ch

ưa p

hân

tổ

2,03

73,

174

3,98

43,

408

3,59

94,

079

155.

812

5.5

85.5

105.

611

3.3

18.7

14.9

Ngu

ồn: B

ộ C

ông

Thươ

ng, 2

013

Page 76: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

75

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Phụ

lục

3.N

HẬ

P K

HẨ

U H

ÀN

G H

TH

EO

MẶ

T H

ÀN

G G

IAI Đ

OẠ

N 2

011

- 201

5

Đvt

: Số

lượn

g 1.

000

tấn;

Trị

giá

: Tr.U

SD

TT

Mặt

hàn

gN

ăm 2

010

Năm

201

1N

ăm 2

012

Năm

201

ớc n

ăm 2

014

Ước

năm

201

5 S

ố lư

ợng

Trị

gi

á S

ố lư

ợng

Trị

giá

S

ố lư

ợng

Trị

giá

S

ố lư

ợng

Trị

giá

S

ố lư

ợng

Trị

giá

S

ố lư

ợng

Trị

giá

AB

12

34

56

78

910

1112

ITổ

ng g

iá tr

ị nhậ

p kh

ẩu

84,8

39

106,

750

11

3,78

0

131,

312

15

4,00

0

170,

000

D

N 1

00%

vốn

tron

g nư

ớc

47

,871

58

,363

53

,839

56

,843

66

,220

73

,440

DN

vốn

ĐTN

N

36,9

68

48,

387

59

,941

74

,469

87

,780

96

,560

IIM

ặt h

àng

chủ

yếu

AN

hóm

hàn

g cầ

n nh

ập

khẩu

70

,488

91

,184

99

,911

11

5,28

5

137,

152

15

1,79

7

Tron

g đó

Thức

ăn

gia

súc

nguy

ên li

ệu

2,17

3

2,3

73

2,

455

3,

016

3,

650

3

,900

D

ầu th

ô

62

9 5

67

728

647

1,19

71,

030

1,70

01,

462

2,05

0 1

,763

Xăn

g dầ

u cá

c lo

ại 9

,530

6

,078

10,

678

9,8

78

9,20

18,

959

7,38

66,

980

7,30

06,

899

7,31

0 6

,908

Hoá

chấ

t

2,1

19

2

,717

2,78

0

2,96

8

3,15

0

3,3

00

Sả

n ph

ẩm h

oá c

hất

2

,054

2,3

96

2,

448

2,

765

3,

100

3

,480

Dượ

c ph

ẩm

1,2

43

1

,483

1,79

0

1,84

7

1,90

0

1,9

60

Ph

ân b

ón 3

,513

1

,218

4,

253

1,7

78

3,96

11,

693

4,57

61,

666

4,60

01,

674

4,70

0 1

,711

Chấ

t dẻo

ngu

yên

liệu

2,4

08

3,7

76

2,55

7 4

,761

2,

738

4,80

43,

132

5,71

03,

500

6,38

23,

700

6,7

47

Sả

n ph

ẩm từ

chấ

t dẻo

1

,436

1,7

29

2,

133

2,

595

3,

100

3

,600

Gỗ

và sả

n ph

ẩm

1,1

52

1,36

2

1,36

0

1,68

0

1,85

0

2,0

00

G

iấy

các

loại

1,

034

92

5 1,

066

1,0

68

1,21

61,

164

1,48

01,

330

1,66

01,

492

1,75

0 1

,573

Bôn

g 3

57

674

32

7 1

,053

41

887

759

01,

189

710

1,43

285

0 1

,714

Sợi c

ác lo

ại

583

1,1

76

617

1,5

37

646

1,40

869

21,

514

740

1,61

978

0 1

,706

Vải

5

,362

6,7

31

7,

040

8,

405

10

,000

11

,000

Page 77: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

76

Cục Xúc tiến thương mại

TT

Mặt

hàn

gN

ăm 2

010

Năm

201

1N

ăm 2

012

Năm

201

ớc n

ăm 2

014

Ước

năm

201

5 S

ố lư

ợng

Trị

gi

á S

ố lư

ợng

Trị

giá

S

ố lư

ợng

Trị

giá

S

ố lư

ợng

Trị

giá

S

ố lư

ợng

Trị

giá

S

ố lư

ợng

Trị

giá

AB

12

34

56

78

910

1112

N

guyê

n, p

hụ li

ệu d

ệt,

may

, da

giày

2

,621

2,9

49

3,

160

3,

750

4,

400

4

,800

Th

ép c

ác lo

ại 9

,082

6

,155

7,

381

6,4

31

7,60

45,

967

9,45

16,

654

10,5

007,

393

11,5

008,

097

Sả

n ph

ẩm từ

thép

1

,810

2,1

34

2,

429

2,

866

3,

350

3

,850

Kim

loại

thườ

ng k

hác

658

2,5

23

655

2,69

7 70

82,

632

734

2,72

976

02,

825

790

2,9

36

M

áy tí

nh, đ

iện

tử v

à lin

h ki

ện

5,2

09

7

,851

13,1

11

17,6

84

23,9

00

27,1

96

M

áy m

óc, t

hiết

bị,

dụng

cụ

, phụ

tùng

13

,691

15,

533

16

,037

18

,548

21

,000

22,

400

Ph

ương

tiện

vận

tải k

hác

và p

hụ tù

ng

884

1,3

41

1,

682

1,

265

1,

260

1

,270

Đ

iện

thoạ

i các

loại

linh

kiện

(trừ

điệ

n th

oại

di đ

ộng)

1

,947

4,30

7

7,05

9

11,8

00

1

5,00

0

BN

hóm

hàn

g N

K c

ần p

hải

kiểm

soát

3,

190

6,

664

4,

410

4,

467

5,

053

5,

517

Tron

g

đóPh

ế liệ

u sắ

t thé

p

2,

485

1,14

73,

281

1,41

53,

171

1,22

23,

200

1,23

33,

300

1,27

2

Linh

kiệ

n ph

ụ tù

ng ô

dưới

9 c

hỗ

(Từ

2011

-201

5: L

inh

kiện

phụ

tùng

ôtô

các

lo

ại)

83

6

2,03

8

1,46

1

1,67

7

1,90

0

2000

CN

hóm

hàn

g hạ

n ch

ế N

K

5,80

1

5,20

9

5,48

5

6,29

6

7,20

0

7,90

0

Page 78: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

77

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

TT

Mặt

hàn

gN

ăm 2

010

Năm

201

1N

ăm 2

012

Năm

201

ớc n

ăm 2

014

Ước

năm

201

5 S

ố lư

ợng

Trị

gi

á S

ố lư

ợng

Trị

giá

S

ố lư

ợng

Trị

giá

S

ố lư

ợng

Trị

giá

S

ố lư

ợng

Trị

giá

S

ố lư

ợng

Trị

giá

AB

12

34

56

78

910

1112

Tron

g đó

Nhó

m h

àng

tiêu

dùng

c lo

ại (t

rừ ô

tô d

ưới 9

ch

ỗ)

(Từ

2011

-201

5 kh

ông

trừ

ô tô

dướ

i 9 c

hỗ)

5,27

3

5,20

9

5,48

5

6,29

6

7,20

0

7,90

0

Đ

iện

thoạ

i di đ

ộng

77

3

735

98

2

1,25

0

1,54

0

Ô

tô n

guyê

n ch

iếc

dưới

9

chỗ

40

5

425

14

215

,036

176

18,5

0021

722

,000

258

DH

àng

hoá

khác

5,

360

3,

692

3,

974

5,

264

4,

595

4,

787

III

Nhậ

p kh

ẩu-X

uất k

hẩu

12

,602

9,

844

-7

49

-862

8,

600

9,

650

Tỷ

lệ n

hập

siêu

/xuấ

t kh

ẩu

17.4

5

10.1

6

-0.6

5

-0.6

5

5.91

6.

02

Ngu

ồn: B

ộ C

ông

Thươ

ng, 2

013

Page 79: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

78

Cục Xúc tiến thương mại

Phụ

lục

4.N

HẬ

P K

HẨ

U H

ÀN

G H

ÓA

TH

EO

TH

Ị TR

ƯỜ

NG

GIA

I ĐO

ẠN

201

1 - 2

015

Đvt

: Tr.U

SD

TT

Tên

nướ

cN

ăm

2010

Năm

20

11N

ăm

2012

Năm

20

13

Kế

hoạc

h 20

14

Kế

hoạc

h 20

15

Tốc

độ

tăng

trưở

ng

(%)

Tốc

độ

tăng

tr

ưởng

nh q

uân

(%)

2011

-

2013

2011

- 20

15

AB

12

34

56

7=2/

18=

3/2

9=4/

310

=5/4

11=6

/512

13

Tổ

ng g

iá tr

ị84

,839

106,

750

113,

780

131,

312

154,

000

170,

000

125.

810

6.6

115.

411

7.3

110.

415

.714

.9

IC

hâu

Á

66,7

0883

,461

90,6

4110

6,59

012

4,57

113

7,37

212

5.1

108.

611

7.6

116.

911

0.3

16.9

15.5

ông

Nam

Á16

,408

20,9

1020

,758

21,3

5424

,845

27,1

4012

7.4

99.3

102.

911

6.3

109.

29.

210

.6

ông

Á46

,815

57,9

7065

,428

79,5

7193

,200

103,

000

123.

811

2.9

121.

611

7.1

110.

519

.317

.1Tr

ong

đóH

àn Q

uốc

9,75

813

,176

15,5

3620

,832

24,0

0026

,700

135.

011

7.9

134.

111

5.2

111.

328

.822

.3

H

ồng

Kôn

g86

097

097

01,

069

1,20

01,

300

112.

710

0.0

110.

311

2.2

108.

37.

58.

6

N

hật B

ản9,

016

10,4

0111

,603

11,5

8213

,500

15,0

0011

5.4

111.

699

.811

6.6

111.

18.

710

.7

Tr

ung

Quố

c20

,204

24,8

6628

,786

36,8

0243

,500

48,0

0012

3.1

115.

812

7.8

118.

211

0.3

22.1

18.9

3Tr

ung

Nam

Á1,

972

2,50

22,

377

2,95

23,

456

3,80

212

6.9

95.0

124.

211

7.1

110.

014

.414

.0

4Tâ

y Á

1,51

42,

078

2,07

82,

712

3,07

03,

430

137.

310

0.0

130.

511

3.2

111.

721

.517

.8

IIC

hâu

Âu

8,73

310

,681

10,4

1110

,752

12,4

6113

,886

122.

397

.510

3.3

115.

911

1.4

7.2

9.7

1EU

27

6,36

27,

746

8,79

19,

162

10,6

6311

,926

121.

811

3.5

104.

211

6.4

111.

812

.913

.4

Page 80: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

79

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

TT

Tên

nướ

cN

ăm

2010

Năm

20

11N

ăm

2012

Năm

20

13

Kế

hoạc

h 20

14

Kế

hoạc

h 20

15

Tốc

độ

tăng

trưở

ng

(%)

Tốc

độ

tăng

tr

ưởng

nh q

uân

(%)

2011

-

2013

2011

- 20

15

AB

12

34

56

7=2/

18=

3/2

9=4/

310

=5/4

11=6

/512

13

2M

ột số

nướ

c Tâ

y Â

u, Đ

ông

Âu

Bắc

Âu

2,37

12,

936

1,62

01,

589

1,79

81,

960

123.

855

.298

.111

3.1

109.

0-1

2.5

-3.7

III

Châ

u M

ỹ6,

306

7,73

98,

043

8,47

010

,561

11,7

9712

2.7

103.

910

5.3

124.

711

1.7

10.3

13.3

1B

ắc M

ỹ4,

116

4,87

15,

283

5,53

16,

474

7,23

311

8.3

108.

510

4.7

117.

111

1.7

10.3

11.9

2H

oa K

ỳ3,

767

4,52

94,

827

5,12

36,

000

6,68

012

0.2

106.

610

6.1

117.

111

1.3

10.8

12.1

3C

ác n

ước

Mỹ

la ti

nh

và v

ùng

Car

ibê

2,18

92,

867

2,76

02,

939

3,15

83,

525

131.

096

.310

6.5

107.

411

1.6

10.3

10.0

IVC

hâu

Phi

358

534

247

518

640

723

149.

046

.320

9.9

123.

411

3.1

13.1

15.1

1B

ắc P

hi

1214

118.

0

2C

ác n

ước

Châ

u Ph

i kh

ác34

651

924

751

864

072

315

0.1

47.6

209.

912

3.4

113.

114

.415

.9

VC

hâu

Đại

Dươ

ng1,

797

2,50

72,

157

2,04

62,

450

2,70

013

9.6

86.0

94.8

119.

711

0.2

4.4

8.5

Tron

g

đóA

ustra

lia1,

444

2,12

31,

772

1,59

41,

900

2,10

014

7.1

83.5

89.9

119.

211

0.5

3.4

7.8

VI

Thị t

rườn

g ch

ưa

phân

tổ

938

1,82

82,

281

2,93

73,

317

3,52

219

5.0

124.

812

8.7

112.

910

6.2

46.3

30.3

Ngu

ồn: B

ộ C

ông

Thươ

ng, 2

013

Page 81: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

80

Cục Xúc tiến thương mại

Phụ lục 5.GIỚI THIỆU BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ CỦA ITC

Giới thiệu lịch sử bộ công cụ Benchmarking

Năm 2006, Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITC), thông qua một công ty tư vấn độc lập của Đan Mạch, đã thực hiện một cuộc khảo sát ý kiến đánh giá của các thành viên và khách hàng của ITC. Trong số các khuyến nghị được đưa ra sau cuộc khảo sát, nổi bật là sự cần thiết phải có một bộ công cụ nhằm đánh giá hoạt động của các tổ chức XTTM, xuất phát từ yêu cầu hướng nhiều hơn tới kết quả, yêu cầu cần có bộ chỉ số để thể hiện kết quả và yêu cầu hài hòa hóa giữa các hoạt động, hỗ trợ của tổ chức. Đây cũng chính là nhu cầu của các tổ chức XTTM khi họ cũng đã bày tỏ mong muốn có được một phương pháp và công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động thích hợp để các tổ chức có thể cải thiện và hoàn thiện hoạt động của mình. Thêm vào đó, các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng khu vực đã chỉ ra khả năng tạo tác động theo cấp số nhân của việc đầu tư và hỗ trợ cho các cơ quan XTTM đối với việc tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo giá trị gia tăng cho xuất khẩu. Do đó, việc phát triển một công cụ để đánh giá, qua đó giúp cải thiện hoạt động của các tổ chức XTTM là một nhu cầu tất yếu.

Xuất phát từ nhu cầu và thực tiễn này, ngay từ vào năm 2008, một nhóm nghiên cứu của ITC đã bắt đầu Chương trình xây dựng và phát triển Bộ công cụ đánh giá, so sánh (Benchmarking) từ việc triển khai phân tích, thu thập ý kiến và tìm hiểu nhu cầu các cơ quan hỗ trợ XTTM từ cả những nước phát triển và các nước đang phát triển để lựa chọn những chủ đề, thách thức và khó khăn tương đồng. Chương trình xây dựng bộ công cụ này được chia làm 4 giai đoạn: (1) Giai đoạn nghiên cứu (2008 - 2010), (2) Giai đoạn xây dựng và thử nghiệm (2011), (3) Giai đoạn củng cố và hoàn thiện (2012) và (4) Giai đoạn mở rộng (2013 - 2015). Bộ công cụ này được ra đời với kỳ vọng sẽ giúp tìm ra những cách làm, cách tổ chức có hiệu quả. Thông qua việc đánh giá, so sánh, chính lãnh đạo của các cơ quan XTTM, các cơ quan chủ quản sẽ nhìn rõ được các khía cạnh, hoạt động cần tập trung đầu tư, đẩy mạnh hơn nữa.

Mô tả bộ công cụ

Chương trình benchmarking của ITC cung cấp cho các tổ chức hỗ trợ XTTM dịch vụ đánh giá độc lập và khách quan về thực trạng tổ chức, kết quả và hiệu quả hoạt động của tổ chức XTTM trong mối liên quan với những trường hợp thực hành tốt của các tổ chức XTTM khác. Qua việc sử dụng bộ công cụ đánh giá benchmarking do ITC xây dựng áp dụng đặc biệt cho các tổ chức XTTM, chương trình đánh giá này sẽ chỉ ra những lĩnh vực mà tổ chức XTTM cần phải cải thiện. Chương trình đánh gia này gồm 2 mục đích là cung cấp cho các tổ chức XTTM sự đánh giá độc lập về kết quả hoạt động của mình, đồng thời tạo ra một diễn đàn học hỏi toàn cầu nhằm so sánh với những quy trình và trường hợp thực hành kinh doanh tốt để hướng tới sự cải thiện trong tương lai.

Mục đích của chương trình không phải để xếp hạng các tổ chức XTTM mà tập trung vào các yếu

Page 82: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

81

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

tố quan trọng của quá trình hoạt động của tổ chức và sự tương tác giữa các yếu tố đó. Các tổ chức XTTM là những tổ chức phức hợp và hoạt động của những tổ chức này phụ thuộc chủ yếu vào hàng loạt các yếu tố cả bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng tới năng lực cung cấp dịch vụ hiệu quả cho các bên liên quan, bao gồm các tổ chức chính phủ, khu vực tư nhân cũng như các cơ quan khác. Với hiểu biết sâu sắc về tổ chức XTTM và môi trường hoạt động của họ, phương pháp đánh giá benchmarking của ITC cung cấp cách tiếp cận có cấu trúc và có định hướng kết quả để nhận định những mặt mạnh và mặt yếu của tổ chức XTTM như là bước đầu để hướng tới sự cải thiện.

Quy trình benchmarking đạt được qua phân tích toàn diện các dữ liệu định tính và định lượng từ các cuộc phỏng vấn các nhà quản lý cấp cao và nhân viên ở tất cả các bộ phận chính của tổ chức XTTM. Việc đánh giá được thực hiện bởi các chuyên gia của ITC dựa trên mô hình thử nghiệm và củng cố về 4 lĩnh vực chính: I - Lãnh đạo và định hướng, II - Nguồn lực và các quy trình, III - Sản phẩm và dịch vụ, IV - Đo lường và kết quả.

Cấu tạo của mô hình

Mô hình có cấu tạo gồm 4 lĩnh vực chính. Biểu đồ dưới đây miêu tả 4 lĩnh vực của mô hình và các chủ đề tương ứng. Mỗi “Chủ đề” bao gồm một số các tiêu chí “Đo lường” kết quả hoạt động. Mỗi tiêu chí đo lường kết quả hoạt động được xác định bởi các “Chỉ số”. Mô hình đánh giá sử dụng tổng cộng 225 chỉ số thể hiện trong việc phân tích 4 lĩnh vực chính. Sự đánh giá được thực hiện ở mức chỉ số, sau đó được tập hợp thành điểm tích lũy và tạo thành bức tranh liên kết, toàn diện và rộng lớn hơn về tổ chức XTTM.

Lãnh đạo và định hướng

Nguồn lực và các quy trình

Sản phẩm và dịch vụ Đánh giá và kết quả

Nhiệm vụ, mục đích chung, và sự công nhận

Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Hiểu nhu cầu của khách hàng và phát triển cơ sở dữ liệu về khách hàng phù hợp

Quy mô và chất lượng đánh giá

Quản lý Nguồn lực tài chính Sự liên quan với sản phẩm và dịch vụ

Quy trình và thực hiện đánh giá

Phát triển và thực hiện chiến lược

Quản lý thông tin và tri thức

Quản lý khách hàng và cung cấp sản phẩm dịch vụ

Đánh giá sự hài lòng khách hàng

Trách nhiệm và quản lý rủi ro

Tài sản vật chất và cơ sở hạ tầng

Hỗ trợ thị trường Các kết quả đánh giá

Quan hệ với bên liên quan và đối tác chiến lược

Các quy trình chất lượng và tập trung giá trị

Marketing và quảng bá

Liên lạc nội bộ Truyền thông và website

Page 83: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

82

Cục Xúc tiến thương mại

Hệ thống chấm điểm

Đánh giá Benchmarking dựa trên một mô hình hoàn thiện gồm 5 cấp bậc. Đối với mỗi chỉ số, mô hình này cung cấp 5 cấp bậc về thực hành, từ mức thấp nhất tương ứng với một tổ chức XTTM yếu cần có sự cải thiện đáng kể trong quá trình hoạt động tới một tổ chức XTTM lớn mạnh nhất có thực hành tốt nhất.

Phạm vi chấm điểm từ 0% đối với mức độ thấp nhất và tới 100% dành cho trường hợp thực hành tốt. Thực hành của tổ chức XTTM được phân tích, so sánh với 5 cấp bậc thực hành mà mô hình mô tả theo mỗi chỉ số.

Các mức điểm được thể hiện như sau:

Điểm Thể hiện

0 – 20 Yếu. Tổ chức XTTM cần phải cải thiện đáng kể ở tất cả các lĩnh vực để có thể hoạt động hiệu quả.

20 – 40 Dưới trung bình. Tổ chức XTTM có những lĩnh vực hoạt động quan trọng cần phải phát triển hoặc cải thiện.

40 – 60 Trung bình. Tổ chức XTTM nhìn chung hoạt động ở mức hài lòng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động.

60 – 80 Rất tốt. Tổ chức XTTM thể hiện hoạt động ở mức cao toàn diện.

80 – 100 Xuất sắc. Tổ chức XTTM thể hiện hoạt động ổn định ở tầm quốc tế, với nhiều lĩnh vực thực hành tốt hoặc tốt nhất.

Quá trình thí điểm ở 22 nước và một số kết quả

Bộ công cụ Benchmarking của ITC được hoàn thiện vào cuối năm 2010 và bắt đầu được đưa vào thử nghiệm từ năm 2011 tại một số tổ chức XTTM của Australia (AUSTRADE), Bốt-xoa-na (BEDIA), Colombia (PROEXPORT), Phần Lan (FINPRO), Malaysia (MATRADE) và Uganda (UEPB). Bộ công cụ và phương pháp đánh giá của ITC đã nhận được nhiều phản hồi tích cực và các tổ chức xác nhận rằng bộ công cụ không những rất hữu dụng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động để giúp các đơn vị xác định nhưng điểm mạnh và điểm yếu chính của họ mà còn là một bước đi đầu tiên quan trọng trong quá trình nâng cao hiệu suất và hiệu quả hoạt động của các đơn vị, tổ chức. Trên cơ sở các kết quả đánh giá và các khuyến nghị từ các tổ chức đối tác, ITC đã hoàn thành việc củng cố và hoàn thiện bộ công cụ vào cuối năm 2011.

Cho đến cuối năm 2013, đã có 18 quốc gia và 22 tổ chức tham gia vào chương trình. Với bộ công cụ này, các cơ quan XTTM có thể tự sử dụng để đánh giá, cũng có thể nhờ ITC hỗ trợ để đánh giá mình một cách khách quan để có được cái nhìn toàn cảnh. Các kết quả đánh giá đang tiếp tục được hoàn thiện và dự kiến sẽ sử dụng cho các sự kiện, hoạt động quan trọng của ITC như Diễn đàn Phát triển Xuất khẩu Thế giới hay để lựa chọn, trao giải thưởng Cơ quan XTTM Thế giới. Ngoài

Page 84: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

83

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

ra, nhiều tổ chức phát triển quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)… cũng đang xem xét, tham khảo thông tin từ bộ chỉ số đánh giá này để làm căn cứ lựa chọn, cung cấp các gói hỗ trợ thương mại.

Tháng 11/2013, ITC đã chính thức ra mắt cổng thông tin trực tuyến cung cấp kiến thức hỗ trợ các nhà quản lý cấp cao của các tổ chức XTTM được lựa chọn để thiết lập mục tiêu, ưu tiên các lĩnh vực cần cải thiện và thực hiện các cách thức làm việc mới, qua đó có thể học hỏi kinh nghiệm từ các tổ chức khác. Việc áp dụng mô hình chuẩn sẽ cho phép tổ chức XTTM đăng ký với một mật khẩu bảo vệ tài khoản để có thể truy cập trực tuyến và vào bất kỳ thời gian nào các thông tin hiển thị và giải nén các điểm số benchmarking của họ ở những lĩnh vực đánh giá khác nhau. Cổng thông tin này sẽ cho phép các tổ chức XTTM truy cập tới các cấp bậc so sánh về điểm tối đa, tối thiểu và trung bình đã được xây dựng trong hệ thống, nhưng để đảm bảo sự bảo mật, các tổ chức XTTM sẽ không thể truy cập những kết quả riêng của các tổ chức khác, ngoài kết quả của họ. Cổng thông tin này cũng sẽ cung cấp quyền truy cập vào một kho dữ liệu phong phú về các trường hợp điển hình và trường hợp thực hành tốt nhất cũng như tổng hợp liên tục và cập nhật các tài liệu về các chủ đề như phát triển tổ chức, năng lực hoạt động của tổ chức và đo lường kết quả.

Những lợi ích cổng thông tin này có khả năng đem lại cho các tổ chức XTTM bao gồm:

l Cung cấp cho tổ chức XTTM sự đánh giá độc lập về năng lực hoạt động;

l Nhận xét và đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả và năng lực hoạt động của họ;

l Phân tích tính nhất quán và xác minh sự liên kết giữa cơ cấu tổ chức, hoạt động và các mục tiêu chiến lược;

l Cho phép tổ chức XTTM đánh giá benchmarking tổng thể về năng lực và khả năng của họ trong những lĩnh vực và đo lường cụ thể so với các tổ chức XTTM khác;

l Xác định những điểm tốt của tổ chức XTTM và những điểm cần cải thiện;

l Xác định những lĩnh vực cần phát triển hoặc củng cố để có tác động tích cực hơn trong các hoạt động và cung cấp sản phẩm và dịch vụ;

l Cung cấp một bản tóm tắt các kết quả và kiến nghị bao gồm: các điểm mạnh và thách thức, lĩnh vực hoạt động và phân tích chi tiết các kết quả;

l Đem đến cho các tổ chức XTTM cơ hội để chứng tỏ hiệu quả của họ với các bên liên quan, khách hàng và chính phủ;

l Đem đến cho các tổ chức XTTM cơ hội tham gia mạng lưới các tổ chức toàn cầu với lợi ích chia sẻ kiến thức và học hỏi kinh nghiệm;

l Cho phép truy cập trực tuyến mô hình điểm số và các biểu đồ benchmarking và có thể so sánh năng lực hoạt động của mình với bộ tiêu chuẩn hoạt động XTTM.

Page 85: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

84

Cục Xúc tiến thương mại

Phụ lục 6.NHỮNG NHIỆM VỤ CẦN THIẾT CỦA MỘT TỔ CHỨC XÚC TIẾN

THƯƠNG MẠI*(Do Nhóm chuyên gia nghiên cứu đề xuất, có tham khảo các tiêu chí đánh giá của ITC và có điều chỉnh theo thực tiễn Việt Nam)

A. LÃNH ĐẠO VÀ ĐỊNH HƯỚNGA.1 Xây dựng định hướng, sứ mệnh, tầm nhìnA.2 Trách nhiệm giải trình và quản lý rủi ro A.3 Phát triển và quản lý các mối quan hệ chiến lượcB. TỔ CHỨC VÀ QUY TRÌNHB.1 Cơ cấu tổ chức và nhân sự B.2 Xây dựng kế hoạch phát triển nhân sựB.3 Quản lý tài chínhB.4 Quản lý thông tin và tri thức B.5 Quản lý khách hàng (CRM)B.6 Cơ sở vật chất phục vụ cung cấp dịch vụB.7 Xây dựng và phát triển các quy trình quản lý, cung cấp dịch vụC. SẢN PHẨM & DỊCH VỤC.1 Xác định nhu cầu của khách hàng về sản phẩm/dịch vụC.2 Chính sách, phương thức cung cấp các dịch vụC.3 Marketing và quảng bá về dịch vụ, sản phẩm mớiC.4 Dịch vụ Thông tin và nghiên cứu thị trường: C.5 Dịch vụ tổ chức Hội chợ tại địa phươngC.6 Dịch vụ Hội chợ tại nơi khác hay các sự kiện giới thiệu sản phẩm khác C.7 Dịch vụ Tổ chức đón đoàn vàoC.8 Dịch vụ Tổ chức đưa đoàn raC.9 Dịch vụ Tư vấn và Đào tạo C.10 Các hoạt động, dịch vụ khác D. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢD.1 Xây dựng hệ thống đánh giá kết quảLàm rõ khung các kết quả cần đạt gồm chỉ số và các mục tiêu cần đạt ở mỗi giai đoạnD.2 Định kỳ đánh giá kết quả bằng các chỉ số và đối chiếu với mục tiêu cần đạtĐịnh kỳ lấy ý kiến về sự hài lòng của khách hàng (doanh nghiệp) với số lượng mẫu đủ đại diệnLấy ý kiến của lãnh đạo chính quyền các cấpLấy ý kiến của các đối tác cung cấp dịch vụLấy ý kiến của các bên liên quan khácD.3 Sử dụng kết quả đánh giá vào lập kế hoạch, chiến lược, phân bổ ngân sách cho các giai đoạn tiếp theoD.4 Định kỳ đánh giá hệ thống đánh giá

Page 86: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

85

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

Phụ lục 7.CHƯƠNG TRÌNH “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp

nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống hỗ trợ thương mại địa phương”

Tiếp nối Dự án “Hỗ trợ Xúc tiến thương mại và Phát triển xuất khẩu ở Việt Nam - VIE/61/94” do Bộ Kinh tế Thụy Sỹ (SECO) tài trợ từ giai đoạn 2005 - 2008, vào tháng 6 năm 2013, Cục Xúc tiến thương mại đã khởi động Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống hỗ trợ hỗ trợ thương mại địa phương” từ nguồn hỗ trợ của chính phủ Thụy Sỹ. Mục tiêu của chương trình nhằm nâng cao sự đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong những lĩnh vực xuất khẩu ưu tiên thông qua việc nâng cao hiệu quả của các dịch vụ hỗ trợ thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu tiềm năng ở cấp vùng và địa phương. Theo thiết kế, mục tiêu này sẽ được thực hiện thông qua việc tăng cường và phát triển năng lực cho ba nhóm đối tượng, cụ thể:

1. Củng cố năng lực cho các Trung tâm xúc tiến thương mại cấp tỉnh, các Tổ chức hỗ trợ thương mại và hiệp hội ngành hàng ở địa phương để trở thành chỗ dựa đáng tin cậy cho các doanh nghiệp xuất khẩu SME ở địa phương;

2. Củng cố năng lực cho các tổ chức trên thông qua 03 Mạng lưới hỗ trợ thương mại, do 03 điều phối viên điều hành các hoạt động dưới sự hướng dẫn của Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương, là cơ quan chuyên trách về xúc tiến thương mại của Chính phủ Việt Nam;

3. Thành lập Hội đồng xuất khẩu quốc gia (XKQG) nhằm tăng cường năng lực cho các cán bộ chính phủ trong hoạt động giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu quốc gia.;

4. Tăng cường năng lực hỗ trợ kỹ thuật của Cục Xúc tiến thương mại, với vai trò đứng đầu hệ thống xúc tiến thương mại quốc gia, cho các Trung tâm xúc tiến thương mại cấp tỉnh, các Tổ chức hỗ trợ thương mại và Hiệp hội ngành hàng tại địa phương.

Thời gian triển khai của Chương trình là 04 năm và hiện đang triển khai giai đoạn khởi động dài 15 tháng với các công việc nghiên cứu lựa chọn ngành hàng, đánh giá năng lực thể chế và xây dựng kế hoạch phát triển xuất khẩu cho giai đoạn 3 năm còn lại.

Với các hoạt động như vậy, cơ hội cho các Trung tâm xúc tiến thương mại để có thể nâng cao năng lực, gắn kết vào mạng lưới xúc tiến thương mại trong và ngoài nước là không nhỏ. Đặc biệt cơ hội sẽ mở ra gồm cả hoạt động nâng cao năng lực gắn với thực tế hỗ trợ doanh nghiệp ở chính địa bàn của Trung tâm.

Page 87: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

86

Cục Xúc tiến thương mại

Phụ lục 8. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công Thương, Báo cáo tổng kết tình hình xuất nhập khẩu năm 2013

2. Báo cáo các Chương trình XTTM Quốc gia của Cục XTTM - Bộ Công Thương

3. HSBC, Báo cáo Triển vọng Thế giới

4. Tổng cục Hải quan, www.custom.gov.vn

5. UNDP, tháng 1/2013 - World Economic Situation and Prospects 2013

6. World Bank, Báo cáo Đánh giá Môi trường Kinh doanh (Doing Business) 2012, 2013 và 2014

7. World Bank, Malaysia Economic Monitor, December 2013: High-Performing Education, http://www.worldbank.org/en/country/malaysia/publication/malaysia-economic-monitor-december-2013-high-performing-education

8. World Bank, Báo cáo Triển vọng kinh tế Toàn cầu, 2013, 2014

9. Báo điện tử Vietnam Net, http://vietnamnet.vn, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/144843/xuat-khau-ho--niem-tu-hao-kho-nuot.html

10. Bộ Công Thương, Báo cáo Lộ trình đạt kim ngạch thương mại hai chiều 500 triệu USD với Myanmar

11. Bộ Công Thương, các bản tin thị trường, http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/2205/uae--thi-truong-uae-va-quan-he-hop-tac-kinh-te--thuong-mai-voi-viet-nam.aspx, http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/1608/%5C%5Cwww.evn.com.vn, http://www.moit.gov.vn/vn/chuyen-muc/39/thi-truong-nuoc-ngoai.aspx

12. Hoàng Thịnh Lâm, Thị trường Myamar, mảnh đất vàng cần khai phá

13. Luật đầu tư nước ngoài của Nước Cộng hòa Liên bang Myanmar

14. Mohammad Reza Nourbakhshian, SepehrHosseini, Ali Haj Aghapour và Reza Gheshm (2012), Đóng góp của Đầu tư trực tiếp nước ngoài cho tăng trưởng kinh tế, Tạp chí International Journal of Business and Social Science, Vol. 3 No. 2, Số đặc biệt tháng 1/2012, http://www.academia.edu/1174673/The_contribution_of_Foreign_Direct_Investment_into_home_countrys_development

15. Phan Thị Thanh Xuân (2012 - 2013), Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam, các bài phát biểu và trả lời phỏng vấn báo chí

16. Trung tâm Nghiên cứu WTO, http://trungtamwto.vn/tpp/tpp-duoc-va-mat-cua-det-may-viet-nam

Page 88: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

87

Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2013 - 2014

17. Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nghệ An, tháng 12/2013 http://www.ntpc.vn/index.php/vi/thi-truong/thi-truong-quoc-te/454-thi-truong-xuat-khau-Malaixia.html

18. VCCI, Nguyễn Nam, Hồ sơ thị trường Malaixia (2013)

19. Võ Hùng Dũng (2011) Lúa gạo, nhìn từ Myanmar..., http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/kinhtecacnuoc/49047/Lua-gao-nhin-tu-Myanmar.html

Page 89: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

88

Cục Xúc tiến thương mại

Chịu trách nhiệm xuất bản:

CỤC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI (VIETRADE) - BỘ CÔNG THƯƠNG

Giấy phép xuất bản số: 83/GP-CXB, ký ngày 18/12/2013

Page 90: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q1, TP.HCMTel: 84.8.39141837/ 38297282Fax: 84.8.39140549/ 39291011E-mail: [email protected]

CỤC XÚC ĐẠẾN ĐHƯƠNG MẠẠ20 Lý Đhường Kộệt, Hoàn Kộếm, Hà NộộĐĐ: 84-4-3934 7628Fax: 84-4-3936 6218Emaộl: vộetrade@vộetrade.gov.vnĐebsộte: http://www.vộetrade.gov.vn

HOẠẠ ĐỘƯƠ XÚC ẠIẾƯ ẠHƯƠƯƠ MẠI CẤP ĐỊA PHƯƠƯƠ

Page 91: #«0 $«0 9Á$ 5* ß/ 96 Ò5 ,) Ô6 - danangtimes.vndanangtimes.vn/Portals/0/Docs/323165153-Bao cao Xuc tien xuat khau 2013...Bản quyền Báo cáo thuộc về: CỤC XÚC TIẾN

8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q1, TP.HCMTel: 84.8.39141837/ 38297282Fax: 84.8.39140549/ 39291011E-mail: [email protected]

CỤC XÚC ĐẠẾN ĐHƯƠNG MẠẠ20 Lý Đhường Kộệt, Hoàn Kộếm, Hà NộộĐĐ: 84-4-3934 7628Fax: 84-4-3936 6218Emaộl: vộetrade@vộetrade.gov.vnĐebsộte: http://www.vộetrade.gov.vn

HOẠẠ ĐỘƯƠ XÚC ẠIẾƯ ẠHƯƠƯƠ MẠI CẤP ĐỊA PHƯƠƯƠ