ĐỀ tÀi ĐẠt giẢi nhÌ giẢi thƯỞng sinh viÊn nghiÊn cỨu...

3
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI HỘ GIA ĐÌNH 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiều sản phm thường được sử dụng trong hộ gia đình có chứa chất độc hại như: pin, ắc quy, sơn, thuốc ty,… Những sản phm này sẽ trở thành chất thải nguy hại hộ gia đình (CTNH HGĐ) khi chúng bị thải bỏ. Theo Viện kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường TP.HCM (VKTNĐ&BVMT TP.HCM), tỉ lệ CTNH HGĐ lẫn trong rác sinh hoạt đô thị tại Việt Nam khoảng 0,1%. Với khối lượng chất thải sinh hoạt đô thị là 6.400.000 tấn/ năm thì hàng năm tại nước ta khối lượng CTNH HGĐ lên đến khoảng 6.400 tấn. Cũng như các loại CTNH khác, CTNH HGĐ có các đặc tính độc hại như dễ cháy nổ, ăn mòn, gây ngộ độc,… Do được sử dụng trong các hộ gia đình nên chúng còn có đặc điểm phân tán trên diện rộng, tiếp xúc với nhiều người. Trong tương lai, khi thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, khối lượng chất thải đô thị cũng như khối lượng CTNH HGĐ sẽ gia tăng nhanh chóng. Khi đó, nếu các loại chất thải này không được kiểm soát chặt chẽ, chúng sẽ tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ con người. Hiện nay, theo báo cáo của các cơ quan quản lý, chúng ta chưa quan tâm đúng mức và chưa có biện pháp kiểm soát hiệu quả CTNH HGĐ; ngoài ra, thông tin về CTNH cũng như các sản phm chứa chất độc hại trong gia đình chưa được phổ biến đầy đủ đến người dân. Trên thực tế, CTNH HGĐ vẫn được thải bỏ chung với rác sinh hoạt, việc này gây khó khăn cho công tác thu gom và xử lý loại hình chất thải này. Trước hiện trạng trên, việc “Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải nguy hại hộ gia đình” trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đề tài sẽ cung cấp cho người dân những thông tin hữu ích, giúp họ phân biệt được CTNH HGĐ và rác sinh hoạt thông thường. Đồng thời, kết quả từ đề tài là cơ sở khoa học, là nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy để các cơ quan chức năng đề ra các giải pháp quản lý phù hợp nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng theo hướng phát triển bền vững. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ĐƯỢC THỰC HIỆN THEO TIẾN TRÌNH SAU: Xác định các loại chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình. Thu thập thông tin về các loại chất thải rắn nguy hại có nguồn gốc sinh hoạt. Khảo sát và phân tích mẫu thực tế. Xây dựng bảng hướng dẫn nhận biết các chất thải nguy hại trong hộ gia đình. Tham vấn cộng đồng, các cơ quan quản lý bằng phiếu khảo sát nhằm đánh giá nhận thức của người dân về chất thải nguy hại trong hộ gia đình. Phân loại chất thải nguy hại trong hộ gia đình nhằm nhận biết chủng loại của chúng trên thực tế. Xây dựng bảng danh sách nhận biết các chất thải nguy hại có trong hộ gia đình. Xây dựng bảng hướng dẫn sử dụng, lưu trữ sản phm và thải bỏ an toàn đối với các chất thải nguy hại phát sinh từ các hộ gia đình. Thu thập ý kiến của người dân bằng phiếu khảo sát về cách sử dụng, bảo quản, thải bỏ CTNH HGĐ. Tham khảo kinh nghiệm trong nước và các nước tiên tiến trên thế giới. Đề xuất giải pháp phù hợp điều kiện thực tế. Đề xuất các giải pháp thu gom chất thải nguy hại từ các hộ gia đình: tổng hợp tài liệu và đánh giá tình hình thực tế tại địa phương, phân tích các ưu và nhược điểm để từ cơ sở dữ liệu đó đề xuất các giải pháp thu gom chất thải nguy hại. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Là chất thải rắn nguy hại hộ gia đình tại TP. HCM trên địa bàn thực nghiệm: phường 28, quận Bình Thạnh, TP. HCM. ĐỀ TÀI ĐẠT GIẢI NHÌ GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EUREKA LẦN THỨ XI – NĂM 2009: Nguyễn Thanh Nguyên (*) GV hướng dẫn: TS. Trương Thị Tố Oanh(**) Các loại CTNH HGĐ thu được sau đợt khảo sát. Khoa học & Ứng dụng 08 Số 12 - 2010

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆUVỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI HỘ GIA ĐÌNH

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiều sản phâm thường được sử dụng trong hộ gia đình có chứa chất độc hại như: pin, ắc quy, sơn, thuốc tây,… Những sản phâm này sẽ trở thành chất thải nguy hại hộ gia đình (CTNH HGĐ) khi chúng bị thải bỏ. Theo Viện kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường TP.HCM (VKTNĐ&BVMT TP.HCM), tỉ lệ CTNH HGĐ lẫn trong rác sinh hoạt đô thị tại Việt Nam khoảng 0,1%. Với khối lượng chất thải sinh hoạt đô thị là 6.400.000 tấn/năm thì hàng năm tại nước ta khối lượng CTNH HGĐ lên đến khoảng 6.400 tấn. Cũng như các loại CTNH khác, CTNH HGĐ có các đặc tính độc hại như dễ cháy nổ, ăn mòn, gây ngộ độc,… Do được sử dụng trong các hộ gia đình nên chúng còn có đặc điểm phân tán trên diện rộng, tiếp xúc với nhiều người.

Trong tương lai, khi thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, khối lượng chất thải đô thị cũng như khối lượng CTNH HGĐ sẽ gia tăng nhanh chóng. Khi đó, nếu các loại chất thải này không được kiểm soát chặt chẽ, chúng sẽ tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ con người. Hiện nay, theo báo cáo của các cơ quan quản lý, chúng ta chưa quan tâm đúng mức và chưa có biện pháp kiểm soát hiệu quả CTNH HGĐ; ngoài ra, thông tin về CTNH cũng như các sản phâm chứa chất độc hại trong gia đình chưa được phổ biến đầy đủ đến người dân. Trên thực tế, CTNH HGĐ vẫn được thải bỏ chung với rác sinh hoạt, việc này gây khó khăn cho công tác thu gom và xử lý loại hình chất thải này.

Trước hiện trạng trên, việc “Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải nguy hại hộ gia đình” trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đề tài sẽ cung cấp cho người dân những thông tin hữu ích, giúp họ phân biệt được CTNH HGĐ và rác sinh hoạt thông thường. Đồng thời, kết quả từ đề tài là cơ sở khoa học, là nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy để các cơ quan chức năng đề ra các giải pháp quản lý phù hợp nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng theo hướng phát triển bền vững.

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ĐƯỢC THỰC HIỆN THEO TIẾN TRÌNH SAU:

• Xác định các loại chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình.

• Thu thập thông tin về các loại chất thải rắn nguy hại có nguồn gốc sinh hoạt.

• Khảo sát và phân tích mẫu thực tế.• Xây dựng bảng hướng dẫn nhận

biết các chất thải nguy hại trong hộ gia đình.

• Tham vấn cộng đồng, các cơ quan quản lý bằng phiếu khảo sát nhằm đánh giá nhận thức của người dân về chất thải nguy hại trong hộ gia đình.

• Phân loại chất thải nguy hại trong hộ gia đình nhằm nhận biết chủng loại của chúng trên thực tế.

• Xây dựng bảng danh sách nhận biết các chất thải nguy hại có trong hộ gia đình.

• Xây dựng bảng hướng dẫn sử dụng, lưu trữ sản phâm và thải bỏ

an toàn đối với các chất thải nguy hại phát sinh từ các hộ gia đình.

• Thu thập ý kiến của người dân bằng phiếu khảo sát về cách sử dụng, bảo quản, thải bỏ CTNH HGĐ.

• Tham khảo kinh nghiệm trong nước và các nước tiên tiến trên thế giới.

• Đề xuất giải pháp phù hợp điều kiện thực tế.

Đề xuất các giải pháp thu gom chất thải nguy hại từ các hộ gia đình: tổng hợp tài liệu và đánh giá tình hình thực tế tại địa phương, phân tích các ưu và nhược điểm để từ cơ sở dữ liệu đó đề xuất các giải pháp thu gom chất thải nguy hại.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Là chất thải rắn nguy hại hộ gia đình tại TP. HCM trên địa bàn thực nghiệm: phường 28, quận Bình Thạnh, TP. HCM.

ĐỀ TÀI ĐẠT GIẢI NHÌ GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EUREKA LẦN THỨ XI – NĂM 2009:

Nguyễn Thanh Nguyên (*)GV hướng dẫn: TS. Trương Thị Tố Oanh(**)

Các loại CTNH HGĐ thu được sau đợt khảo sát.

Khoa học & Ứng dụng08 Số 12 - 2010

4. NGUỒN DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Nguồn dữ liệu:• Các văn bản pháp luật về quản

lý CTNH của các cơ quan chức năng như: Cục thông tin – Bộ Tài nguyên môi trường, Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), Tổng cục Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên môi trường.

• Phương tiện thông tin đại chúng: Internet, sách, tạp chí chuyên ngành, báo cáo nghiên cứu khoa học chuyên ngành,…

• Lấy ý kiến của nhân dân từ phiếu thăm dò.

• Thống kê và đánh giá số liệu thu thập được từ phiếu thăm dò.

• Tham khảo ý kiến chuyên gia.• Tổng hợp thông tin: phân tích,

nhận xét và kiến nghị.

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

Đề tài này có ý nghĩa xã hội rất lớn trong thực tế. Hiện nay, người dân, doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý chưa quan tâm đúng mức về CTNH trong gia đình. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đáp ứng được nhu cầu từ nhiều phía:

• Về phía các cơ quan quản lý nhà nước: kết quả nghiên cứu của đề tài này là cơ sở khoa học giúp các ngành chức năng về quản lý môi trường thiết lập các phương án kiểm soát chất thải nguy hại HGĐ một cách có hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng theo hướng phát triển bền vững.

• Về phía doanh nghiệp: giúp các doanh nghiệp thực hiện đúng luật pháp về thông tin an toàn cho các sản phâm nguy hại của mình.

• Về phía người dân: được cung cấp thông tin về sử dụng, thải bỏ an toàn sản phâm chứa chất nguy hại.

6. KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài đã khảo sát được mức độ nhận thức của người dân về CTNH trong hộ gia đình còn nhiều hạn chế, đánh giá được hiện trạng công tác quản lý về CTNH sinh hoạt của các cấp chính quyền còn nhiều bất cập, chưa được quan tâm đúng mức, hệ thống văn bản pháp luật về hướng dẫn quản lý CTNH HGĐ còn thiếu.

Từ thực tế bức xúc trên, chúng tôi đã hướng dẫn nhân dân nhận biết, phân biệt CTNH với rác sinh hoạt thông thường bằng cách đưa ra:

• Bảng cơ sở dữ liệu về chất thải nguy hại hộ gia đình.

• Bảng hướng dẫn sử dụng, lưu trữ, thải bỏ an toàn sản phâm nguy hại trong hộ gia đình.

Chúng tôi cũng bước đầu đề xuất được phương án quản lý CTNH HGĐ như:

• Biện pháp phổ biến thông tin về CTNH HGĐ.

• Biện pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quá trình quản lý CTNH HGĐ.

• Biện pháp tổ chức thu gom tại nguồn CTNH HGĐ.

Bên cạnh đó, đề tài cũng đã đúc kết được kinh nghiệm quản lý CTNH HGĐ của một số nước trên thế giới có thể áp dụng được ở Việt Nam như dán nhãn cảnh báo sản phâm chứa chất nguy hại, danh mục chất thải nguy hại hộ gia đình.

7. KIẾN NGHỊ

Các cán bộ quản lý môi trường ở địa phương cần tổ chức khảo sát, kiến nghị với các cấp có thâm quyền ra quy chế quản lý CTNH HGĐ một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế.

Các công ty môi trường đô thị, dịch vụ công ích cần đưa ra các chính sách

Phân tích thành phần rác sinh hoạt tại các hộ dân.

Khoa học & Ứng dụng 09Số 12 - 2010

hỗ trợ nâng cao trình độ của lực lương công nhân vệ sinh, giúp xây dựng đội ngũ này thành một lực lượng chuyên nghiệp.

Các cơ quan chức năng cần từng bước nghiên cứu, ứng dụng kết quả của đề tài vào thực tiễn cuộc sống.

Sau khi thực hiện đề tài này, nhiều hướng mở rộng, phát triển nghiên cứu được hình thành như:

Khảo sát vòng đời của các sản phâm nguy hại;

Nghiên cứu, xác định khối lượng, tỷ lệ của CTNH HGĐ trong rác sinh hoạt trên diện rộng hơn;

Mở rộng quy mô khảo sát việc quản lý CTNH HGĐ để có cái nhìn toàn diện hơn về hiện trạng quản lý CTNH HGĐ;

Nghiên cứu phương pháp xử lý các loại CTNH HGĐ nhằm đảm bảo tính kinh tế, tránh lãng phí tài nguyên, đảm bảo phát triển bền vững.

Đây là nguồn đề tài vô cùng rộng lớn cho các nghiên cứu tiếp theo.

(*) Sinh viên Khóa 9 Khoa MT & BHLĐ Trường ĐH Tôn Đức Thắng

(**) Giảng viên Khoa MT & BHLĐ Trường ĐH Tôn Đức Thắng

Nguyễn Thanh Nguyên và GV hướng dẫn TS. Trương Thị Tố Oanh trong buổi lễ nhận giải Eureka lần thứ XI)

ĐỪNG...- Đừng quên hi vọng, sự hi vọng cho bạn sức mạnh để tồn

tại ngay khi bạn đang bị bỏ rơi.- Đừng đánh mất niềm tin vào bản thân mình. Chỉ cần tin

là mình có thể làm được và bạn lại có lý do để cố gắng thực hiện điều đó.

- Đừng lấy của cải vật chất để đo lường thành công hay thất bại. Chính tâm hồn của mỗi con người mới xác định được mức độ “giàu có” trong cuộc sống của mình.

- Đừng để những khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua.

- Đừng do dự khi đón nhận sự giúp đỡ, tất cả chúng ta đều cần được giúp đỡ, ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong cuộc đời.

- Đừng chạy trốn mà hãy tìm đến tình yêu, đó là niềm hạnh phúc nhất của bạn.

- Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.

- Đừng bao giờ cho là bạn đã thất bại khi những kế hoạch và giấc mơ của bạn đã sụp đổ, vì biết được thêm một điều mới mẻ thì đó là lúc bạn tiến bộ rồi.

- Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống.- Đừng quên tìm cho mình một người bạn thật sự, bởi bạn

bè chính là điều cần thiết trong suốt cuộc đời.- Và cuối cùng đừng quên ơn những người đã cho bạn cuộc

sống hôm nay với tất cả những gì bạn cần. Bởi vì con cháu đời sau của bạn sẽ xem bạn như tấm gương của chúng.

NÊN…Một trong những khát khao lớn nhất của loài người là được

người khác biết ơn. Khi muốn tỏ lòng thành, rất đơn giản, chỉ cần nói hai từ “Cảm ơn”. Đó là từ có sức mạnh huyền bí trong bất kỳ một ngôn ngữ nào của nhân loại. Càng đi nhiều, giao tiếp rộng mới biết rằng sẽ chẳng ai đạt được gì nếu thiếu “Cảm ơn”.

Nếu bạn biết ơn và nói lời cảm ơn người khác về những thứ lặt vặt, họ sẽ sẵn lòng làm cho bạn những thứ to lớn. Cũng như nụ cười, đừng tiếc lời cảm ơn. Hãy cảm ơn thật chân thành những ai đã giúp bạn, không cần biết việc đó to hay nhỏ.

Hãy gửi những bức thiệp cùng với tấm lòng biết ơn. Có thể những lời lẽ đó rất ngắn ngủi nhưng người nhận sẽ nhớ và nhắc bạn trong một thời gian dài.

Nên nhớ, bạn càng biết ơn mọi người và cảm ơn họ bao nhiêu thì trong cuộc sống bạn càng có thêm nhiều cơ hội để làm công việc đó bấy nhiêu. Đương nhiên, nếu ăn quả không nhớ kẻ trồng cây, cuộc sống sẽ không rộng lượng với bạn thêm một lần nào nữa.

LỜI HAY – Ý ĐẸP:

Khoa học & Ứng dụng10 Số 12 - 2010