Ө nÀy các triӟu phú facebook bӇt đҿu kê khai...

33
http://sgdbinhduong.edu.vn/phapche http://binhduong.edu.vn/phapche S02 - ThHai, ngày 19/6/2017 PHÁT HÀNH HNG TUN - LƯU HÀNH NỘI BTRONG SNÀY Cuộc “cách mạng” vbiên chế Trang 2 Trem mun hc pháp luật như thế nào? Trang 16 Làm lut không chđể phc vqun lý Trang 18 Có ni khmang tên… “con người ta” Trang 24 Phạt vì… làm đẹp bãi bin Trang 32 Cơ chế nào “dẹp loạn” văn bản hành chính? Hướng dn thc hin mc lương cơ sở 1.300.000 đồng t1/7/2017 Trang 3 Trang 9 Các triu phú Facebook bắt đầu kê khai thuế Trang 20 Đổi mã vùng điện thoi cđịnh đợt cui t17/6 Trang 10 Đại biu mun lut hóa các hình thc tcáo “điện tử” Trang 13 XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG

Upload: others

Post on 04-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

http://sgdbinhduong.edu.vn/phapche http://binhduong.edu.vn/phapche Số 02 - Thứ Hai, ngày 19/6/2017

PHÁT HÀNH HẰNG TUẦN - LƯU HÀNH NỘI BỘ

TRONG SỐ NÀY

Cuộc “cách mạng”

về biên chế Trang 2

Trẻ em muốn học

pháp luật như thế

nào? Trang 16

Làm luật không chỉ

để phục vụ quản lý Trang 18

Có nỗi khổ mang

tên… “con người

ta” Trang 24

Phạt vì… làm đẹp

bãi biển Trang 32

Cơ chế nào

“dẹp loạn”

văn bản

hành chính?

Hướng dẫn

thực hiện mức

lương cơ sở

1.300.000 đồng

từ 1/7/2017

Trang 3 Trang 9

Các triệu phú Facebook bắt đầu kê khai thuế Trang 20

Đổi mã vùng điện thoại cố

định đợt cuối từ 17/6 Trang 10

Đại biểu muốn

luật hóa các

hình thức tố

cáo “điện tử” Trang 13

XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG

Page 2: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

CHÀO NGÀY MỚI

Cuộc “cách mạng” về biên chế

Phải nói rằng, không có ngày nào không có các vấn đề quốc kế dân sinh xảy ra thu hút sự quan tâm

của dư luận. Những ngày qua, chủ trương “bỏ biên chế để thay bằng hợp đồng lao động đối với giáo

viên” (GV) là chủ đề được hơn một triệu GV đặc biệt quan tâm.

Sẽ không có gì đáng nói, bởi về bản chất, chuyển biên chế sang hợp đồng chỉ khác nhau về ràng

buộc. Khi chuyển sang hợp đồng, các GV vẫn nhận đầy đủ chế độ như biên chế, chỉ khác về thời hạn

hợp đồng sẽ được xem xét lại thường xuyên và có thể bị chấm dứt hợp đồng nếu như vi phạm. Nếu làm

việc tốt, thu nhập của các GV hợp đồng sẽ cao hơn hẳn so với biên chế. Tất nhiên, trình độ phát triển

giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi không bao giờ giống nhau. Miền núi, vùng sâu,

vùng xa không thể như ai đó phát biểu tưng tửng rằng: thu nhập của GV sẽ cao hơn?

Sẽ không có gì đáng nói, đáng tiếc văn hóa của người Việt vẫn là “văn hóa biên chế”. Đất nước

chúng ta đang chịu một “thảm họa” lớn về biên chế, bộ máy quá cồng kềnh, kém hiệu lực.

Nhận ra điều này, ngay từ năm 1971 của thế kỷ trước, thời kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chúng ta

đã thực hiện tinh giản biên chế. Điều đó có nghĩa là đã 45 năm trôi qua, tuy nhiên sau mỗi đợt “tinh giản”

biên chế càng cồng kềnh.

Cách đây không lâu, bà Phạm Chi Lan – chuyên gia phản biện tâm huyết đã nói: “Cần “khoán 10” để

giảm gánh nặng 11 triệu người ăn lương nhà nước”. Rất nhiều ý kiến ủng hộ và tranh luận sôi nổi về

vấn đề này. Không thể lý giải nổi tình trạng trong khi 160 người dân Mỹ chỉ nuôi 1 công chức thì 40

người dân Việt Nam phải nuôi 1 công chức. Cả nước có hơn 11 triệu người bám “bầu sữa” ngân sách.

Hôm 27/5, Đoàn giám sát của Quốc hội (QH) họp phiên thứ hai, nghe Chính phủ báo cáo và giải

trình việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn

2011 - 2016. Đánh giá về việc thực hiện tinh giản biên chế, một lãnh đạo QH cho biết biên chế tăng

0,57% chứ không phải giảm như đã đề ra. Việc chi lương, quỹ lương cho biên chế năm 2015 là 405.000

tỷ đồng nhưng đến năm 2016 đã tăng lên 410.000 tỷ đồng, tăng 1,3%.

Điều đó cho thấy chúng ta làm chưa hiệu quả, chưa có con số thuyết phục. Dùng chữ “chưa hiệu

quả” rất nhẹ nhàng, hoa mỹ, nếu như không muốn nói rằng chúng ta rất lúng túng và thất bại trong nỗ

lực tinh giản biên chế.

Phải nói rằng, tâm lý lãnh đạo, ai cũng thích “đông quân”, nhiều “đầu mối”, “sân rộng”... Bởi đi kèm

với nó là quyền được tuyển nhân sự, bổ nhiệm; quyền được xin đất, xây dựng trụ sở; hệ số lãnh đạo,

xăng xe... Tất cả đều dễ “quy ra tiền”. Văn hóa người Việt Nam là “một người làm quan cả họ được

nhờ”, một người vào bộ máy nhà nước, nhất là “làm quan” mang theo hy vọng của cả một gia tộc, họ

hàng... Nói như thế mới hiểu vì sao ngày càng biến tướng của “chủ nghĩa hậu duệ” vô cùng phức tạp

trong công tác tổ chức, cán bộ với hậu quả khó lường như hiện nay.

Rõ ràng, đã đến lúc cần một cuộc “cách mạng” về biên chế!

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

2

Page 3: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Cơ chế nào “dẹp loạn” văn bản hành chính?

Liên tiếp những ngày gần đây, dư luận xã hội đã có phản ứng rất bất bình đối với một số văn bản

hành chính do một cơ quan trung ương ban hành. Sự bất bình này dễ hiểu bởi các văn bản trên áp đặt

mệnh lệnh hành chính với đối tượng vốn dĩ không thuộc phạm vi quản lý của cơ quan ấy.

Bán đảo Sơn Trà. Ảnh minh họa

Nhiều văn bản hành chính “gây náo loạn”

Theo đó, dư luận đã bức xúc về Văn bản số 2383/BVHTTDL-TCDL ngày 2/6 của Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch (VH-TT-DL) gửi Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng liên quan đến phát ngôn của ông Huỳnh

Tấn Vinh tại một buổi tọa đàm. Văn bản nêu rõ: Tại tọa đàm “Phát triển du lịch bền vững khu du lịch

quốc gia Sơn Trà”, ông Huỳnh Tấn Vinh được mời tham dự và trình bày các ý kiến kiến nghị liên quan

đến Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà. “Mặc dù đã được chủ trì tọa đàm nhắc

nhở về việc cân nhắc kỹ nội dung phát ngôn, đảm bảo chuẩn xác nhưng ông Huỳnh Tấn Vinh vẫn cố

tình phát biểu tại tọa đàm những nội dung thiếu chính xác” - văn bản này cho hay.

Bất chấp ngay sau đó Bộ VH-TT-DL đã phát thông cáo báo chí thu hồi Văn bản 2383 và Thứ trưởng

Bộ này lên tiếng xin lỗi thì dư luận cũng thêm một phen “dậy sóng” bởi trước đấy Bộ VH-TT-DL liên tục

có những văn bản tương tự.

Cụ thể là Công văn số 932/BVHTTDL-TTr ngày 10/3/2017 yêu cầu các tỉnh, thành phố không tổ

chức các hoạt động của ba tổ chức là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các

Hội UNESCO Việt Nam và Hội Sinh vật cảnh trong một số hoạt động. Trong đó có nội dung “Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị: 1. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ

quan chức năng không tổ chức các hoạt động nêu trên trong lĩnh vực, địa bàn quản lý...; 2. Liên hiệp

các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Hội Sinh vật cảnh Việt

Nam dừng việc tổ chức vinh danh và công nhận “Cây di sản”; cấp bằng cho hệ thống đền…”.

Tiếp đến là quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca khúc trước năm 1975 rồi đỉnh điểm là Văn bản

278/GP-NTBD cấp phép lưu hành phổ biến cho hơn 300 ca khúc, trong đó có bài hát “Tiến quân ca” -

quốc ca của Việt Nam, đều do Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ VH-TT-DL ký. Sự việc khiến đại biểu

Quốc hội khi trao đổi với báo chí cũng bày tỏ sự ngạc nhiên và bất ngờ.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phạm

Tất Thắng từng phân tích: “Nếu là do sự thiếu trách nhiệm, làm không đến nơi, đến chốn của những

người làm công tác này thì phải có hình thức xử lý phù hợp và công bố rộng rãi với nhân dân và cử tri.

Vì đây là vấn đề đụng đến văn hóa của cả đất nước, của cả dân tộc, ảnh hưởng đến dư luận xã hội,

chứ không phải là một quyết định hành chính đơn thuần.

3

Page 4: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Đã đến lúc phải “dẹp” áp đặt mệnh lệnh hành chính

Đối với Công văn số 932, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã làm văn bản kiến nghị Thủ tướng

Chính phủ về việc Bộ VH-TT-DL ra văn bản trái với thẩm quyền này. Đồng thời, Liên hiệp các Hội

UNESCO Việt Nam đã gửi công văn tới Cục Kiểm tra văn bản (KTVB) quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp)

yêu cầu xem xét tính pháp lý. Cục KTVB quy phạm pháp luật đã xem xét và thấy rằng, với cách diễn đạt

có tính chất “đề nghị” tại Công văn số 932/BVHTTDL-TTr, căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành

văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, nội dung nêu trên không phải quy phạm pháp luật. Vì vậy, theo

quy định tại Điều 103 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp

thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, việc xem xét tính hợp pháp của Công văn số 932 -

văn bản hành chính của Bộ VH-TT-DL - không thuộc thẩm quyền của Cục.

Tuy nhiên, Cục KTVB quy phạm pháp luật có nêu: Trong thực tiễn thi hành pháp luật, nếu các cơ

quan, công chức nhà nước viện dẫn những nội dung tại Công văn số 932 để thực hiện hành vi trái với

quy định pháp luật hiện hành, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt

Nam thì sẽ không đảm bảo tính hợp pháp và Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam có thể thực hiện

quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật (Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn bản hướng

dẫn thi hành).

Liên quan đến Văn bản 2383, qua theo dõi thông tin báo chí, đại diện Cục KTVB quy phạm pháp luật

cho biết đây cũng là văn bản hành chính, không thuộc thẩm quyền của Cục. Hơn nữa, văn bản này đã

bị thu hồi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng yêu cầu chỉ đạo xử lý như vừa qua là không đúng thẩm

quyền. Ông Huỳnh Tấn Vinh phát biểu quan điểm của mình với mục đích chung là bảo vệ cảnh quan,

môi trường và thậm chí cả an ninh quốc gia tại Sơn Trà. Đáng lẽ với tư cách cơ quan quản lý nhà nước

thì phải phản biện ngay, chứ không thể dùng mệnh lệnh hành chính áp đặt buộc kiểm điểm, giải trình,

xử lý.

Còn hệ quả từ việc ban hành những quyết định cấp phép của Cục Nghệ thuật biểu diễn đã nhìn thấy

được. Do phản ứng của công luận, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã phải rút lại quyết định thu hồi này. Ông

Nguyễn Đăng Chương đã phải kiểm điểm nghiêm khắc, thôi giữ chức Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu

diễn về công tác tại Văn phòng Bộ để thực hiện một số công việc, chờ bố trí công tác khác phù hợp.

Đặc biệt, đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề cập đến sự cố này. Khi kết luận phần thảo

luận kinh tế, xã hội tại phiên họp Chính phủ thường kỳ cuối tuần qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

nhận xét, việc cấp phép tác phẩm âm nhạc vừa qua là một bài học đối với ngành Văn hóa. “Tôi đã điện

cho Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện đề nghị cho thôi giữ chức với ông Cục trưởng” - Thủ

tướng nói và cho rằng Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã xử lý nghiêm trong vấn đề này.

Rộng hơn, nên chăng đã đến lúc, các tổ chức, nhân dân bị ảnh hưởng quyền lợi cần phải lên tiếng

mạnh mẽ, thậm chí khởi kiện ra tòa, mới mong dẹp sự bát nháo trong ban hành các văn bản hành

chính?

Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cho hay, chiều qua, Tổng Cục Du lịch đã có cuộc họp nhằm đánh giá

và kiểm điểm các cá nhân có liên quan đến việc tham mưu ký văn bản "xử lý phát ngôn của ông

Huỳnh Tấn Vinh trong buổi tọa đàm diễn ra ngày 30/5 mới đây". “Ngay sau khi có kết quả, Tổng Cục

Du lịch sẽ phải báo cáo lên để Bộ VH-TT-DL xử lý. Chủ trương là sẽ tùy tình huống, sẽ xử lý có lý,

có tình, theo đúng quy trình, tìm ra nguyên nhân, đúng người, đúng tội. Trên hết là Bộ sẽ nhanh

chóng xử lý vấn đề này, nhằm tránh những bức xúc và hiểu nhầm không đáng có từ dư luận” -

Thứ trưởng nói.

4

Page 5: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Cần có chế tài khi ra văn bản hành hành chính sai

Bên hành lang Quốc hội hôm qua (5/6), đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) - Ủy viên Thường

trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa thu

hồi văn bản gửi Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng ký hôm 2/6 là điều hết sức đáng tiếc trong quản lý,

điều hành.

“Trong văn bản thu hồi, Thứ trưởng đã yêu cầu xem xét trách nhiệm của bộ phận tham mưu, tức

là trong con mắt của đồng chí đó văn bản là sai và đồng chí đã ký một văn bản sai, không sử dụng

được. Đây là điều hết sức đáng tiếc và cần rút kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành, khi ra một

văn bản ngày hôm trước ký, ngày hôm sau rút” - đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nêu. Ông Nhưỡng

khẳng định tuy văn bản này chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng “bản thân Thứ trưởng phải rút

kinh nghiệm”.

Chia sẻ với phóng viên, một chuyên gia pháp luật cũng nêu quan điểm, trong việc này trách

nhiệm trước hết là của người trực tiếp ký văn bản. Bởi người ký luôn phải thảo luận, cân nhắc, xem

xét nội dung có phù hợp hay không thì mới đặt bút và phải chịu trách nhiệm về văn bản mình ký.

Đương nhiên có lỗi của việc tham mưu không chuẩn khiến thủ trưởng ban hành văn bản không phù

hợp phải thu hồi, nhưng trách nhiệm đầu tiên phải là của người ký văn bản chứ không phải của cấp

dưới.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh, vấn đề liên quan đến Sơn Trà được Phó Thủ tướng chỉ đạo phải

tổ chức hội thảo lấy ý kiến đa chiều. Với tư cách Hiệp hội tham gia tọa đàm, người ta có quyền nói

lên tiếng nói của họ. Dù thế nào, Bộ cần cân nhắc, xem xét cho thấu đáo chứ không phải vội vàng ra

một quyết định yêu cầu xử lý và việc dùng văn bản hành chính yêu cầu xử lý trong trường hợp này

của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là “rất không hay”.

Cũng theo ý kiến này, việc các cơ quan hành chính nhà nước vội vã ban hành các công văn

mang tính chất hành chính, mệnh lệnh để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội là chưa đúng với quy

định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc này không phải là điển hình như vừa qua, việc

một cơ quan nhà nước yêu cầu các giáo viên mỗi tháng phải mua bao nhiêu ký thịt lợn, tức là đem

quan hệ pháp luật hành chính can thiệp vào quan hệ pháp luật dân sự. Đây cũng giống như trường

hợp công văn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã mang quan hệ pháp luật hành chính vào sự

kiện để điều chỉnh. Rõ ràng việc làm này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, thể hiện chất

lượng của đội ngũ tham mưu giúp việc chưa cao, thiếu trách nhiệm.

Có điều hiện nay chưa có một chế tài nào đối với quan chức, cơ quan nhà nước khi ra một văn

bản, yêu cầu, quyết định rồi rút lại. “Đây là kẽ hở cho các quan chức làm sai. Cơ quan hành chính

đưa ra văn bản, khi phát hiện sai sót thì rút lại, mà rút lại chẳng khác nào tự hủy hoại uy tín của cơ

quan đó. Rút lại là công nhận sai, mà sai thì phải có chế tài thật nặng để hạn chế việc vội vã đưa ra

văn bản, rồi rút lại làm hoang mang dư luận và cũng để cẩn trọng, cân nhắc hơn trước khi ra quyết

định nào đó” – một luật sư đề xuất.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

5

Page 6: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

THỜI SỰ TỔNG HỢP

TP.HCM lo thiếu trường lớp vì áp lực dân số

Với áp lực gia tăng dân số như hiện nay, TP.HCM khó có thể thực hiện chương trình giáo dục phổ

thông tổng thể.

Năm học 2017-2018, TP.HCM tiếp tục tăng hơn 59.000 học sinh (HS). Trong đó tập trung đông nhất

ở các quận, huyện có áp lực tăng dân số cơ học như quận 12, Gò Vấp, Bình Tân, huyện Bình Chánh,

Củ Chi… Thông tin trên được Sở GD&ĐT TP.HCM báo cáo tại buổi làm việc với Ban Văn hóa Xã hội -

HĐND TP về triển khai thực hiện chính sách pháp luật trong GD&ĐT sáng 6-6.

Tăng gần 60.000 học sinh

Theo ông Dương Trí Dũng, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT, mức tăng này tương

đương với năm học trước. Cụ thể, bậc mầm non tăng 19.833 HS, tiểu học tăng 20.199 HS, THCS tăng

12.741 HS và THPT tăng 6.319 HS. Đáng nói, tăng chủ yếu ở những địa bàn đông dân nhập cư, không

có hộ khẩu TP. Trong năm học trước, số HS không có hộ khẩu trên địa bàn TP là 294.239 em. Bình

quân mỗi năm tăng hơn 25.000 em thuộc diện này.

Theo ông Dũng, để đảm bảo đến năm 2020 TP có đủ 300 phòng học/10.000 dân theo chủ trương,

Sở GD&ĐT đã rà soát với các phòng GD&ĐT 24 quận, huyện và các sở, ngành liên quan để đầu tư 722

dự án với 12.000 phòng học. Muốn đáp ứng điều này, TP cần đầu tư hơn 50.000 tỉ đồng.

Ý kiến tại buổi làm việc, ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học Sở GD&ĐT, cho

rằng vấn đề đảm bảo đủ trường lớp với đà tăng dân số hiện nay là rất nan giải, nhất là tiểu học.

Ông Vinh phân tích: “Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT, dự

kiến năm học 2018-2019 thực hiện 100% HS học hai buổi/ngày ở lớp 1, đến năm 2023 sẽ thực hiện tất

cả các lớp bậc tiểu học. Nhưng hiện TP chỉ có 70% trường tiểu học dạy hai buổi/ngày, số HS được học

hai buổi cũng chưa cao. Vì vậy, với tốc độ gia tăng số HS như hiện nay thì TP rất khó để thực hiện

được”.

Ông Vinh cũng đưa ra kiến nghị TP cần tăng cường đầu tư xây dựng trường lớp hơn nữa, đặc biệt

là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất là những địa bàn đông người lao động để đảm bảo đủ chỗ học

cho con em.

Việc tăng hàng chục ngàn học sinh mỗi năm gây áp lực không nhỏ trong việc đáp ứng đủ chỗ học cho các em tại TP.HCM

6

Page 7: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Lo GV giỏi bỏ trường công

Ông Vinh cũng nói thêm: Tỉ lệ giáo viên (GV)/lớp ở bậc tiểu học cũng hết sức nan giải với số HS

ngày một tăng. Nhiều năm nay TP đã cố gắng nhưng để đảm bảo đủ 1,2 GV/lớp (một buổi/ngày) và 1,5

GV/lớp (hai buổi/ ngày) theo quy định của Bộ GD&ĐT thì vẫn chưa thực hiện được, dù đã tuyển cả ứng

viên diện KT3.

Ông Vinh kiến nghị: Phải làm sao đảm bảo chính sách đãi ngộ mới giữ chân GV được. Nếu cứ đãi

ngộ thấp thì một năm dù tuyển GV bao nhiêu đợt thì vẫn không đủ.

“Nhiều GV giỏi ở các trường công lập hiện nay đang có khuynh hướng chuyển ra trường ngoài công

lập hoặc sang ngành nghề khác. Nhất là GV tiếng Anh đang rất thiếu. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này,

việc đảm bảo đủ GV để đẩy mạnh việc nâng cao năng lực tiếng Anh cho HS và nhất là chuẩn bị cho

triển khai chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sắp tới sẽ rất khó khăn” - ông Vinh thẳng thắn.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết vấn đề

tăng HS hằng năm là khó khăn lớn của TP. Tuy nhiên, chủ trương của TP là đảm bảo đủ chỗ học cho

tất cả con em dù có hộ khẩu hay không. Vì vậy, theo ông Nam, TP đang nỗ lực xây dựng trường lớp và

tuyển dụng GV cho năm học mới. Sở cũng đã có quy hoạch xây dựng trường lớp cụ thể cho từng quận,

huyện. Sở cũng đã sơ kết 10 năm thực hiện quy hoạch này và từng quận, huyện cũng đã có quy hoạch

đất đai cụ thể để làm sao có đất để xây dựng trường lớp đáp ứng theo mức tăng HS thực tế.

Tại cuộc họp, bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban Văn hóa Xã hội của HĐND TP, yêu cầu Sở

GD&ĐT phải rà soát, đẩy mạnh xây dựng các dự án trường lớp đã được phê duyệt và cấp vốn để đảm

bảo đủ chỗ học cho con em trong năm học mới. Sở phải xây dựng văn bản đề xuất chế độ chính sách

cho GV tiểu học để Ban báo cáo với HĐND TP và làm việc với các sở, ngành để có lộ trình ban hành

chính sách riêng cho GV cấp học này. Bà Nhung cũng lưu ý, việc tuyển dụng GV cần được phân cấp và

điều tiết hợp lý để đảm bảo đủ GV cho tất cả địa bàn, không để tình trạng thiếu GV hoặc chỉ dồn vào

những trường tốt.

Không tăng học phí năm học 2017-2018

Tại buổi làm việc với Ban Văn hóa Xã hội của HĐND TP sáng 6-6, ông Dương Trí Dũng, Trưởng

phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT TP, cho biết thời gian qua Sở đã làm việc và lấy ý kiến của

các phòng giáo dục 24 quận, huyện, các phòng ban chuyên môn của Sở về việc xây dựng học phí

chuẩn bị cho năm học mới 2017-2018. Theo đó, Sở đề xuất sẽ giữ nguyên mức học phí như năm

trước. Hiện Sở cũng đã trình kế hoạch này cho UBND TP để được xem xét, phê duyệt.

Nếu không có gì thay đổi, các khoản thu ở các trường tiên tiến theo xu thế hội nhập vẫn tiếp tục

thực hiện theo Quyết định 3968 của UBND TP ban hành năm 2015. Tức là học phí chính quy là

120.000 đồng/học sinh/tháng. Các khoản thu còn lại được thỏa thuận để đảm bảo các yêu cầu hoạt

động thực hiện mô hình tiên tiến nhưng tổng mức thu thỏa thuận không quá 1,5 triệu đồng/học

sinh/tháng.

_______________________________

Dự kiến đến đầu năm học tới, TP.HCM sẽ đưa vào sử dụng thêm 1.497 phòng học, trong đó bậc

mầm non tăng 370 phòng, tiểu học tăng 349 phòng, THCS tăng 422 phòng, THPT tăng 314 phòng

và các hệ thống khác như trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên biệt tăng 29 phòng.

Trong đó quận, huyện có số lượng phòng học tăng mạnh nhất là huyện Củ Chi tăng 202 phòng, kế

đến là huyện Bình Chánh tăng 137 phòng, quận Bình Thạnh tăng 89 phòng, quận 12 tăng 82

phòng…

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

7

Page 8: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

Tăng mức tiền cho vay với học sinh, sinh viên

Từ ngày 15/6, mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên (HSSV) sẽ tăng từ 1,25 triệu

đồng/tháng/HSSV lên 1,5 triệu đồng/tháng/HSSV.

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 751/QĐ-TTg, điều chỉnh mức cho vay quy định tại Khoản 1,

Điều 5, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27.9.2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với

học sinh, sinh viên.

Theo đó, mức cho vay tối đa là 1,5 triệu đồng/tháng/HSSV, tăng thêm 250.000 đồng/tháng/HSSV so

với mức áp dụng từ 9/1/2016.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí cấp đủ nguồn vốn cấp bù chênh lệch lãi

suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định.

Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm thực hiện cho vay, giám sát, thu hồi nợ vay theo quy

định.

Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6, áp dụng đối với các khoản giải ngân mới kể từ khi

Quyết định này có hiệu lực thi hành.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

8

Page 9: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

Hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở

1.300.000 đồng từ 1/7/2017

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 02/2017/TT-BNV ngày 12/5/2017 hướng dẫn thực hiện mức lương

cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của

Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội và hội.

Đối tượng áp dụng gồm: Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, làm việc trong

các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương, ở quận, huyện thị xã thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung

ương, ở đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt; công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý và viên chức

hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng áp dụng đối với: Cán bộ, công chức, viên chức được điều động, biệt

phái đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam

theo quyết định của cấp có thẩm quyền; cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt

động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính

phủ (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 29/2013/NĐ-CP)…

Theo Thông tư với các đối tượng nêu trên, công thức tính mức lương được quy định như sau:

Mức lương thực hiện

từ ngày 1/7/2017

= Mức lương cơ sở

1.300.000 đồng/tháng

x Hệ số lương

hiện hưởng

Công thức tính mức phụ cấp đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở được quy định

như sau:

Mức phụ cấp thực hiện

từ ngày 1/7/2017

= Mức lương cơ sở

1.300.000 đồng/tháng

x Hệ số phụ cấp

hiện hưởng

Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2017.

Mức lương, phụ cấp (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu, nếu có) và hoạt động phí của các đối tượng

quy định được tính theo mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2017.

(Theo Báo Chính phủ)

9

Page 10: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

Đổi mã vùng điện thoại cố định đợt cuối từ 17/6

Đây là đợt chuyển đổi mã vùng số điện thoại cố định giai đoạn 3 được thực hiện theo lộ trình của Bộ

Thông tin và Truyền thông.

10

Page 11: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

Bắt đầu từ 0h00 ngày 17/6, 23 tỉnh, thành phố còn lại trong cả nước sẽ bắt đầu được chuyển sang

mã vùng điện thoại cố định mới. Đây là đợt chuyển đổi mã vùng số điện thoại cố định giai đoạn 3 được

thực hiện theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thời gian thực hiện trong vòng một tháng. Chuyển đổi mã vùng giai đoạn 3 của 23 tỉnh, thành phố là

TP Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,

Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Vĩnh Long, Bình Phước,

Long An, Tiền Giang, Bình Dương, Bến Tre, Tây Ninh, Đồng Tháp.

Riêng 4 tỉnh là Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình và Hà Giang giữ nguyên do có số mã vùng cũ và mới

trùng nhau. Thời gian bắt đầu chuyển đổi mã vùng là 00h00 ngày 17/6, và hoàn thành lúc 23h59 ngày

16/7. Sau đó, từ ngày 17/7, mã vùng điện thoại mới sẽ được dùng thay thế hoàn toàn cho mã vùng cũ.

Trước đó, giai đoạn 1 đã được thực hiện áp dụng cho 13 tỉnh, thành phố từ ngày 11/2 và giai đoạn 2

áp dụng cho 23 tỉnh, thành phố từ ngày 15/4. Việc chuyển đổi sẽ diễn ra trong vòng một tháng cho mỗi

giai đoạn.

Theo đại diện của VNPT VinaPhone, để tự động cập nhật mã vùng mới trong danh bạ, khách hàng

có thể sử dụng ứng dụng tiện ích VNPT Update Contacts.

Sau khi tải và cài đặt ứng dụng, khách hàng mở ứng dụng, chọn các số điện thoại cố định cần

chuyển đổi và ấn cập nhật để thực hiện.

Ứng dụng đã có trên cả 2 nền tảng phổ biến nhất là Android và iOS. Khách hàng cũng có thể soạn

tin nhắn theo cú pháp MAVUNG TENTINH (ví dụ: MAVUNG HANOI) gửi 900 để tra cứu mã vùng của

tỉnh/thành phố tương ứng.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

11

Page 12: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

CHÍNH SÁCH MỚI

- Giảm mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc từ 1/6 là nội dung Nghị định 44/2017/NĐ-

CP được Chính phủ ban hành, theo đó, từ 1/6/2017, người sử dụng lao động hàng tháng đóng vào

Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật An toàn, vệ

sinh lao động với mức như sau: 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động

được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật BHXH, trừ trường hợp lao động là

người giúp việc gia đình; 0,5% trên mức lương cơ sở đối với người lao động được quy định tại điểm e

khoản 1 Điều 2 Luật BHXH.

- Điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh tới đối tượng không có thẻ BHYT từ 1/6/2017 là quy

định tại Thông tư 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế. Theo đó, có 3 nhóm dịch vụ dành cho người chưa có

thẻ BHYT được điều chỉnh khung giá tối đa, gồm: giá dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khoẻ; giá dịch vụ

ngày giường điều trị; giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng bệnh viện.

- Nghiêm cấm bán rượu, bia cho trẻ em là quy định tại Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 có hiệu

lực từ 1/6, theo đó nghiêm cấm bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất gây

nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em. Trẻ em có các

quyền được pháp luật bảo đảm và bảo vệ như: quyền sống; quyền bí mật đời sống riêng tư; quyền

được sống chung với cha, mẹ; quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; quyền được bảo

vệ để không bị xâm hại tình dục, không bị bóc lột sức lao động, không bị bạo lực, bỏ rơi…

- Không bắt buộc đổi bằng lái xe sang thẻ PET như quy định trước đây được chính thức thực

hiện từ 1/6/2017 - thời điểm Thông tư 12/2017/TTBGTVT của Bộ Giao thông Vận tải (quy định về đào

tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ) có hiệu lực thi hành, thay vào đó khuyến

khích thực hiện đổi GPLX bằng giấy bìa sang GPLX bằng vật liệu PET trước ngày 31/12/2020. Người

có GPLX có thời hạn phải thực hiện đổi GPLX trước khi hết thời hạn sử dụng, trong khi quy định cũ cho

phép người có GPLX quá thời hạn sử dụng dưới ba tháng, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát

hạch vẫn được xét cấp lại giấy phép. Người có GPLX hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với

nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu có đủ sức khỏe theo quy định, được xét đổi GPLX từ hạng D trở

xuống.

- Quy định mới về nhãn hàng hóa được thực hiện từ ngày 1/6/2017 theo nội dung Nghị định

43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. Cụ thể, nhãn hàng hóa phải được nhận biết được dễ dàng, đầy đủ

các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Trong

trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực

hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình. Hàng

hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức,

cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.

- Bỏ thu phí sử dụng đường bộ đối với môtô, xe máy từ ngày 5/6. Phí sử dụng đường bộ sẽ chỉ

còn được thu hàng năm trên các đầu phương tiện: ôtô, máy kéo; rơ-moóc, sơmi-rơmoóc được kéo bởi

ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính được giao trách nhiệm hướng dẫn chế

độ quản lý thu phí sử dụng đường bộ, kỳ kê khai, nộp phí sử dụng đường bộ (theo tháng, quý, năm, kỳ

đăng kiểm) đối với ôtô cho phù hợp với từng đối tượng nộp phí.

- Quyết định số 18/2017/QĐ-TTg ngày 31/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về liên

thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học.

- Thông tư số 13/2017/TT-BGDĐT ngày 23/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy

định về điều kiện để các cơ sở giáo dục được tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu

chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

(Tổng hợp)

12

Page 13: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

GÓP Ý DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Đại biểu muốn luật hóa các hình thức tố cáo “điện tử”

Trong Dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) được Quốc hội cho ý kiến chiều qua (30/5), Chính phủ vẫn giữ

nguyên quan điểm chỉ nên quy định hai hình thức tố cáo là bằng đơn và trực tiếp.

Tuy nhiên, nhiều ĐBQH đề nghị bổ sung thêm các hình thức tố cáo khác như tố cáo qua bản fax,

email, điện thoại, qua mạng thông tin điện tử… vì đây là các hình thức thông tin tiện lợi, phổ biến hiện

nay.

Chưa giải quyết tố cáo nặc danh

Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác giải quyết tố cáo 4 năm qua, Luật Tố cáo được

sửa đổi, tiếp tục kế thừa quy định của Luật Tố cáo về phạm vi điều chỉnh, trong đó quy định về tố cáo và

giải quyết tố cáo đối với 2 nhóm hành vi vi phạm pháp luật, là tố cáo hành vi vi phạm trong việc thực

hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản

lý nhà nước trong các lĩnh vực. Bên cạnh đó, Dự thảo Luật còn quy định về vấn đề bảo vệ người tố cáo

và quản lý công tác giải quyết tố cáo; khen thưởng và xử lý hành vi vi phạm.

Dự thảo Luật cũng chưa quy định về việc giải quyết tố cáo nặc danh. Bởi, theo Chính phủ, quy định

của Đảng và Luật Tố cáo hiện hành chưa chấp nhận xem xét, giải quyết đơn tố cáo không rõ họ tên địa

người tố cáo. Trong những năm qua, các cơ quan nhà nước mới chỉ giải quyết được 87,4% tổng số đơn

tố cáo có danh. Trong đó có đến 59,3% là tố cáo sai và 28,3% tố cáo có đúng, có sai. Vì vậy, nếu Luật

quy định việc giải quyết tố cáo nặc danh sẽ gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong quá trình

xem xét, giải quyết. Hơn nữa, trường hợp người tố cáo lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo nặc danh sai sự

thật thì không có căn cứ để xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người tố cáo.

Đa số thành viên Ủy ban Pháp luật tán thành với Dự thảo Luật là không quy định về giải quyết đối

với đơn tố cáo nặc danh với nhận định tố cáo là quyền của công dân, để thực hiện quyền thì công dân

phải nhân danh chính mình tham gia vào quan hệ pháp luật và phải chịu trách nhiệm nếu cố tình tố cáo

sai sự thật. Nếu quy định tiếp nhận và giải quyết đối với đơn tố cáo nặc danh sẽ gây khó khăn cho cơ

quan, người có thẩm quyền trong việc xác minh, xử lý thông tin giải quyết tố cáo, gây tốn kém chi phí

của nhà nước, dễ xảy ra tình trạng lợi dụng quy định để tố cáo tràn lan, sai sự thật...

Song, cũng có một số thành viên Ủy ban Pháp luật nhất trí về nguyên tắc là không xử lý đơn tố cáo

nặc danh nhưng cho rằng, Luật cần quy định rõ trường hợp tuy là đơn tố cáo nặc danh nhưng có gửi kèm theo

chứng cứ, nội dung rõ ràng như các tài liệu, vật chứng, ảnh, đoạn băng ghi hình, ghi âm… thì cơ quan,

người có thẩm quyền phải có trách nhiệm tổ chức việc xác minh, xử lý nhằm tránh bỏ lọt hành vi vi

phạm pháp luật. Quy định như vậy là phù hợp với điều kiện hiện nay khi mà cơ chế bảo vệ người tố cáo

chưa có hiệu quả, vì nhiều lý do mà người tố cáo không dám hoặc không muốn đứng tên, thậm chí có

trường hợp còn mạo danh người khác.

13

Page 14: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

GÓP Ý DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Tuy nhiên, việc tiếp nhận và xử lý đối với các trường hợp này cũng cần có quy định cụ thể, đặc thù,

coi đây là việc phản ánh, tiếp nhận thông tin để bảo vệ pháp luật, không thuộc quy trình xử lý tố cáo.

“E dè” với tố cáo qua email, mạng thông tin điện tử…

Về các hình thức tố cáo, để xác định rõ trách nhiệm của người tố cáo, tránh tình trạng lợi dụng các

hình thức tố cáo để tố cáo tràn lan, cố ý tố cáo sai sự thật, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người bị

tố cáo; đối với tố cáo hành chính, Dự thảo Luật chỉ quy định hai hình thức tố cáo là tố cáo bằng đơn và

tố cáo trực tiếp. Đối với tố giác, tin báo tội phạm, tố cáo trong hoạt động tố tụng thì đã có quy định về

“các hình thức tố cáo khác” được điều chỉnh ở các luật tố tụng.

Tuy nhiên, đa số ý kiến thành viên Ủy ban thẩm tra đề nghị bổ sung thêm các hình thức tố cáo khác

như tố cáo qua bản fax, email, điện thoại, qua mạng thông tin điện tử… vì đây là các hình thức thông tin

tiện lợi, phổ biến hiện nay. Hơn nữa, trong một số văn bản Luật hiện hành cũng ghi nhận các hình thức

này, chẳng hạn luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định “cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách

nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, tố cáo

qua mạng thông tin điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật”…

Hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức cũng đã thiết lập đường dây nóng, hộp thư bạn đọc… để tiếp nhận

thông tin phản ánh, tố cáo, qua đó đã thanh tra, kiểm tra và kịp thời phát hiện, xử lý nhiều hành vi vi

phạm pháp luật. “Việc bổ sung các hình thức tố cáo này sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công

dân thực hiện quyền tố cáo theo quy định của pháp luật”, báo cáo thẩm tra nêu.

ĐB Nguyễn Nhân Chiến (Bắc Ninh): Nhất trí chỉ quy định 2 hình thức tố cáo

“Tôi tán thành với quan điểm của Chính phủ thể hiện ở dự thảo, đó là chỉ quy định 2 hình thức tố

cáo là trực tiếp và bằng đơn, không nên xem xét bổ sung các hình thức tố cáo khác như fax,

email… để tránh tình trạng lợi dụng tố cáo nhằm bôi nhọ, hạ thấp, nói xấu, xuyên tạc tổ chức, cá

nhân mà người tố cáo trong một số trường hợp bị xúi giục, bồng bột, thiếu hiểu biết. Về lo ngại nếu

chọn quy định như vậy sẽ mâu thuẫn với các luật khác như Luật Phòng chống tham nhũng… thì có

thể để sau khi luật này được thông qua sẽ dùng luật này để sửa các luật kia.

Đối với các trường hợp tố cáo nặc danh, tôi đồng ý quy định không giải quyết. Ngoài ra, tôi đề

nghị bổ sung những trường hợp không giải quyết ngoài nặc danh, như đơn tố cáo chính danh

nhưng không ký trực tiếp, nộp đơn tố cáo bằng bản phô tô…”.

ĐB Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội): Chấp nhận tố cáo nặc danh sẽ bất bình đẳng

“Việc đề nghị xem xét tố cáo qua điện thoại, thư điện tử, fax sẽ gây khó khăn trong giải quyết. Tố

cáo kiểu này thì một bên gửi đi mà bên kia không có xác nhận, vì thế không nên quy định.

Về tố cáo nặc danh, trong thực tiễn thì tố cáo nặc danh gây ảnh hưởng đến uy tín của các tổ

chức, cá nhân và thường không có cơ sở. Công dân khi tố cáo nên chính danh, nếu nặc danh thì

bất bình đẳng vì người bị tố cáo lại có danh. Tôi đề nghị chỉ nên xem xét tố cáo nặc danh kèm

chứng cứ là dạng tin báo tội phạm, chứ không thể đưa vào quy trình giải quyết đơn thư tố cáo. Phải

đưa vào luật khác để quy định nội dung này”.

ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa): Cần xử lý cả người tố cáo và người bị tố cáo có hành vi sai

trái

“Cái hậu của vấn đề giải quyết tố cáo còn quan trọng hơn cả giải quyết tố cáo. Chúng ta quy

định hành vi nhưng thiếu các chế tài để xử lý trách nhiệm với cả những người có trách nhiệm giải

quyết khiếu nại, tố cáo nhưng đùn đẩy đơn không trả lời đúng theo đề xuất của nhân dân và những

công dân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Có những việc

xảy ra là do chế tài xử lý người đi khiếu nại, tố cáo chưa nghiêm nên phải dứt khoát có chế tài để xử

lý những người đi tố cáo sai, thậm chí phải công khai việc xử lý đó.

14

Page 15: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

GÓP Ý DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Còn về hình thức gửi đơn, tôi cho rằng người ta có thể gửi đơn hoặc tự gửi bằng email. Lo là lo

tố cáo không đúng, tố cáo vì lợi ích cá nhân của người tố cáo chứ người đi tố cáo hoàn toàn có tâm,

có trách nhiệm và đúng tinh thần công dân thì email, điện thoại, tin nhắn cũng tốt. Do đó, vẫn phải

suy nghĩ cái này. Trong thực tiễn chính những đơn thư này vẫn có độ chính xác cao”.

ĐB Phạm Trí Thức (Thanh Hóa): Có thể xử lý tố cáo nặc danh bằng các biện pháp khác

“Cái quan trọng nhất và trọng tâm nhất để sửa luật là cơ chế bảo vệ người tố cáo, nhưng quy

định này còn sơ lược nên đề nghị có thêm thời gian để hoàn thiện thêm.

Về hình thức tố cáo, tôi đề nghị nên mở rộng quy định về văn bản tố cáo theo hướng bao gồm

cả văn bản mềm và văn bản cứng, quan trọng nhất là phải đảm bảo đơn tố cáo có ghi danh. Người

dân gọi điện, gửi email tố cáo thì phải tiếp nhận. Quy định xử lý theo hướng đó linh hoạt hơn nhiều

và phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ, đảm bảo quyền con người, quyền công dân.

Về tố cáo nặc danh, tôi nhất trí quy định không giải quyết. Nhưng qua khảo sát thực tế thì nhiều

trường hợp tố cáo nặc danh là đúng và đã có nhiều trường hợp được xử lý qua tố cáo nặc danh. Do

đó, với các đơn tố cáo nặc danh nếu có chứng cứ rõ ràng thì có thể bằng các biện pháp khác như

thanh tra đột xuất, kiểm tra để xử lý”.

ĐB Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội):

“Việc tố cáo có thể thực hiện bằng nhiều con đường nên việc gửi tố cáo qua bản fax, email, điện

thoại bằng fax, email đều phù hợp với các quy định. Về tố cáo nặc danh, nguyên tắc là ta không

xem xét nhưng nếu tố cáo nặc danh mà có căn cứ, có chứng cứ thì cơ quan có thẩm quyền cũng

cần xem xét, vì có thể người tố cáo sợ bị trả thù”.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

15

Page 16: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

PHÁP CHẾ GIÁO DỤC

Trẻ em muốn học pháp luật như thế nào?

Thủ tướng Chính phủ mới ban hành chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 -

2021. Theo đó, từ nay đến năm 2021, 100% các trường đều triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật theo

chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động ngoại khóa, có giáo viên, giảng viên dạy môn giáo dục

công dân và môn pháp luật theo quy định.

Nội dung giáo dục pháp luật đang có sự “quá tải” khi có rất nhiều ngành luật được tuyên truyền, giảng dạy trong nhà trường mà thiếu đi sự lựa chọn nội dung trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh

Yêu cầu này đối với hệ thống giáo dục thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là không mới. Có

chăng chỉ ở nhân lực và phương pháp thực hiện. Hay nói cách khác: Giảng cái giáo viên có hay giảng

điều học sinh cần?

Bối rối giữa “dạy học pháp luật” và “giáo dục pháp luật”

Ở nước Đức, theo chia sẻ của chị Vũ Thu Hương, từng có thời gian sinh sống và có con gái học

mẫu giáo tại đây, không có môn Đạo đức nhưng các giáo viên dạy học sinh thông qua các lễ hội, các

quy định pháp luật. Đức là quốc gia thực hiện nghiêm túc và coi trọng luật lệ chứ không kiểu “phép vua

thua lệ làng”. Đã là luật thì không phải cãi, không thanh minh. Ngay cả chính bố mẹ đèo con đi trên

đường mà vượt đèn đỏ thì sẽ bị giữ xe lại và bị phê bình: “Anh/chị đang làm hại con”. Nếu bố mẹ không

tuân thủ theo luật, nhà trường ngay lập tức sẽ nhắc nhở “Không đủ tư cách dạy con”. Ở Đức người ta

đánh giá con người qua thước đo tuân thủ luật và cống hiến cho loài người, chị Hương cho biết. Ở Đức

thay cho dạy học sinh câu: “Tôi yêu đất nước” họ sẽ dạy “Những người tuân thủ luật lệ là những người

yêu nước”.

Ở Việt Nam, trong chương trình giáo dục ở các bậc học phổ thông từ tiểu học đến THPT, những

kiến thức cơ bản về pháp luật đã được đưa vào giảng dạy. Chẳng hạn, từ bậc tiểu học đến THCS, học

sinh đã được làm quen với một số biển báo và những kiến thức cơ bản cần thiết khi tham gia giao

thông. Mặc dù vậy, do hạn chế về thời lượng, cùng với đó là phương pháp truyền thụ của giáo viên

chưa thực sự sinh động, hấp dẫn nên thường xảy ra tình trạng “học trước, quên sau”, kiến thức không

“đọng” lại được lâu.

Phân tích nguyên nhân, trong bài trao đổi về vấn đề “Nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho

học sinh trung học phổ thông hiện nay”, ông Đặng Minh Tiến - THPT Vũ Quang, Hà Tĩnh cho rằng, nội

dung giáo dục pháp luật đang có sự “quá tải” khi có rất nhiều ngành luật được tuyên truyền, giảng dạy

trong nhà trường thông qua các hình thức như: tích hợp, lồng ghép, chuyên đề, thêm tiết... mà thiếu đi

sự lựa chọn nội dung trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh. Điều này dẫn tới sự lúng túng trong

xây dựng chương trình, nhiều nội dung đưa vào môn Giáo dục công dân (GDCD) trùng lặp với môn học

khác.

16

Page 17: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

PHÁP CHẾ GIÁO DỤC

Bên cạnh đó, mặc dù đã có những đổi mới bước đầu như: đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền,

giáo dục, đổi mới kiểm tra đánh giá môn GDCD theo hình thức vừa bằng cách cho điểm, vừa bằng cách

đánh giá biểu hiện hành vi thông qua xếp loại hạnh kiểm, nhưng “một giáo viên dạy môn GDCD nếu

không kiêm nhiệm các công tác khác sẽ phải dạy 17 tiết/1 tuần (tương ứng với 17 lớp và 765 học sinh –

mỗi lớp 45 em) tức là trong một tuần, giáo viên phải tiếp cận với 765 học sinh.

Với số học sinh đông đảo như vậy mà giáo viên chỉ có 45 phút tiếp cận thì làm sao họ có thể nắm

bắt được diễn biến tâm lý, biểu hiện hành vi của học sinh để đánh giá, xếp loại ghi vào học bạ?” – ông

Đặng Minh Tiến bày tỏ.

Hơn nữa, về phương pháp, giáo viên chưa phân biệt được giữa “dạy học pháp luật” và “giáo dục

pháp luật”. Đa số giáo viên hiện nay vẫn còn nặng về “dạy học”- tức là tuyên truyền, trình bày cặn kẽ,

giúp học sinh tiếp thu, nắm vững về pháp luật.

Cách làm này chỉ đạt được mục tiêu nâng cao hiểu biết pháp luật nhưng lại chưa giáo dục được ý

thức, thái độ, hành vi, kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh dẫn đến thực trạng vi phạm pháp luật ở các em có

chiều hướng gia tăng ngay khi chúng ta đang đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật…

Giảng dạy pháp luật ở phổ thông - đừng mang tính hình thức

Năm 2017 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, các thí

sinh sẽ phải dự thi 3 môn bắt buộc (Ngoại ngữ, Văn, Toán) và 1 môn trong 2 môn tự chọn là khoa học

tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và khoa học xã hội (GDCD, Sử, Địa) để xét tốt nghiệp.

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT đưa ra thông tin đưa môn GDCD vào kỳ thi THPT với hy vọng môn thi này

sẽ tăng cường bồi dưỡng đạo đức, nhân cách cho học sinh, đồng thời làm giảm bạo lực học đường, đã

có rất nhiều ý kiến, nhiều tranh luận khác nhau.

Trả lời báo chí bên lề Quốc hội cuối năm 2016, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải - Trưởng ban

Dân nguyện cho biết: “Từ trước đến nay, môn GDCD trong các cơ sở giáo dục còn mang tính hình thức,

chưa được như mong muốn. Nếu đưa môn GDCD vào thi tốt nghiệp với mục đích như Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo nói là để tăng cường bồi dưỡng đạo đức, nhân cách cho học sinh, thì công tác

giảng dạy môn này ở phổ thông phải thực sự hiệu quả không mang tính hình thức như trước đây”.

Theo bà Hải, việc đưa môn GDCD vào thi tốt nghiệp phải có lộ trình. Các cơ quan quản lý giáo dục

phải chuẩn bị làm sao để việc thực hiện cho hiệu quả. Muốn vậy phải thay đổi chương trình, sách giáo

khoa, giáo viên, phương tiện để thực hành…

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học sinh, ông Đặng Minh Tiến -

THPT Vũ Quang, Hà Tĩnh cho rằng, cần thay đổi mạnh mẽ quan điểm về giáo dục pháp luật cho học

sinh theo hướng chuyển đổi từ “dạy học pháp luật” sang “giáo dục pháp luật”.

Cụ thể chuyển từ tuyên truyền, trình bày cặn kẽ nội dung các ngành luật cho học sinh sang giáo dục

tri thức, tư tưởng, thái độ, hành vi, kỹ năng sống thông qua tổ chức các hoạt động thiết thực... nhằm

tăng cường tính tự giác chấp hành pháp luật ở các em ngày một cao hơn.

Các nhà trường cần thành lập “Tổ Tư vấn học đường – Giáo dục pháp luật” mà giáo viên trong tổ

được lựa chọn kỹ lượng gồm những người có kinh nghiệm trong các bộ môn (GDCD, Văn, Sử...) và

giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn để có một lực lượng chuyên trách làm công tác giáo dục đạo đức,

pháp luật, giáo dục ý thức, thái độ, hành vi và các kỹ năng sống cho học sinh.

Phương pháp giáo dục phải được “mềm hóa”, “tích cực hóa” bằng việc tổ chức các hoạt động để

học sinh chủ động học tập, tìm hiểu và tự hoàn thiện phẩm chất của mình.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

17

Page 18: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Làm luật không chỉ để phục vụ quản lý

Thực tiễn nước ta cho thấy có 90%-95% các dự luật đều do Chính phủ làm và trình ra Quốc hội; phải

chăng Quốc hội lập pháp là thẩm định và thông qua luật?

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về chức năng lập pháp của Quốc hội (QH), TS Nguyễn Sĩ Dũng

(ảnh) nhận định: “Mọi chuyện sẽ không đơn giản chỉ là: QH là cơ quan lập pháp thì QH làm luật; Chính

phủ (CP) là cơ quan hành pháp thì CP thi hành luật”.

Động lực làm luật

* Phóng viên: Thưa tiến sĩ, phải chăng CP có động lực làm luật nhiều

hơn QH hay sao?

+ TS Nguyễn Sĩ Dũng: QH là cơ quan lập pháp, nghĩa là QH cho CP

quyền áp đặt sự tuân thủ gì thì CP được áp đặt sự tuân thủ đó. Đó mới là bản

chất của mối quan hệ giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong một

nhà nước pháp quyền. Mà như vậy thì CP mới là cơ quan có động lực để làm

luật nhiều hơn chứ không phải QH.

Điều này cũng phù hợp với sự vận hành của thiết chế. Theo đó, chương

trình hành động của bất kỳ đảng cầm quyền nào cũng đều phải được hiện

thực hóa chủ yếu thông qua hoạt động lập pháp. Mà như vậy thì CP sẽ phải

làm rất nhiều luật để triển khai chương trình hành động của đảng. Và đây cũng chính là lý do giải thích

tại sao CP có động lực làm luật lớn hơn. Thực tiễn nước ta cho thấy có đến 90%-95% các dự luật đều

do CP làm và trình ra QH.

* Ông có thể giải thích rõ hơn dựa trên thực tiễn của nước ta?

+ Ngoài lý do nêu trên thì do chi phí tuân thủ sẽ phát sinh rất lớn cho người dân nên QH ít có động

lực làm luật. Chẳng hạn quy định phải có bình cứu hỏa trong ô tô con. Chỉ tính riêng chi phí tuân thủ đã

là cả hàng trăm tỉ đồng. Và đây là chi phí của người dân. Đáng nói là cái bình xịt đó về bản chất chẳng

để làm gì trong những chiếc xe bốn chỗ cả, vì nếu nó cần thiết đối với sự an toàn đến vậy thì các hãng

xe hơi lớn đã thiết kế nó vào trong xe. Việc buộc phải trang bị bình cứu hỏa là ví dụ điển hình cho thấy

mỗi quy định pháp luật được ban hành đều kéo theo chi phí tuân thủ của người dân rất lớn.

Ngoài chi phí tuân thủ còn phải tính tới chi phí áp đặt sự tuân thủ. Đây là chi phí của Nhà nước.

Nhưng suy cho cùng thì cũng là của dân vì tiền nhà nước thì cũng chỉ lấy từ dân mà thôi.

Luật sư-ĐBQH Trương Trọng Nghĩa tranh luận gay gắt về điều luật buộc luật sư tố giác thân chủ trong dự thảo BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung.

TS Nguyễn Sĩ Dũng

18

Page 19: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Tất nhiên trong câu chuyện này, việc ban hành quy định về bình xịt đã có được sự ủy quyền. Luật đã

ủy quyền cho nghị định, nghị định lại ủy quyền cho thông tư. Điều đáng nói là ủy quyền lập pháp bao giờ

cũng chứa đựng rủi ro gây ra những hệ lụy ngoài dự đoán của các nhà lập pháp.

Quốc hội làm luật không để tăng cường quản lý

* Nhưng lập pháp, như được hiểu, là một chức năng cơ bản của QH. Nếu không làm luật thì QH thể

hiện chức năng lập pháp như thế nào?

+ Về bản chất, QH là cơ quan giám sát CP. Đây là động lực tự nhiên để vận hành thể chế. Không có

QH nào khi sắp bầu cử lại có động lực làm luật để đánh thuế thu nhập thật cao cả. Đại biểu nào cổ động

cho điều đó sẽ khó mà trúng cử được. Người dân bầu cho bạn vào QH không phải để bạn đánh thuế họ

mà để bạn đại diện cho họ. Như đã nói ở trên, nếu hiểu được điều này, chúng ta sẽ thấy quyền lập pháp

là quyền thông qua, quyền cho phép hơn là quyền làm luật chung chung.

* Tức là chức năng lập pháp của QH là gián tiếp. Nhưng như vậy thì mục tiêu giám sát, trao quyền

của QH liệu có thực hiện được không?

+ Như tôi nói, QH cũng có động lực làm luật. Nhưng không phải động lực làm luật để tăng cường

quản lý mà là để phục vụ tốt hơn cho cử tri. Ví dụ như các bãi biển đã cấp hết cho các công ty xây

khách sạn, khu nghỉ dưỡng nên người dân không thể tiếp cận bãi biển được. Nếu cử tri phàn nàn về

điều này thì động lực của QH là ban hành luật để bảo đảm quyền tiếp cận bãi biển cho người dân. Đạo

luật quyền tiếp cận biển được QH ban hành có thể buộc các công ty phải thiết kế lối đi ra biển cho

người dân. Nói như vậy để thấy động lực lập pháp có thể rất khác nhau giữa CP và QH.

* Như vậy, có thể hiểu là chức năng lập pháp của QH chính là hoạt động thông qua các dự án luật

được không?

+ Trước khi thông qua thì QH còn phải thẩm định các dự án luật. Linh hồn của chức năng lập pháp

của QH chính là thẩm định. Thông qua hay không thông qua một dự án nào đó chỉ là hệ quả của việc

thẩm định. Có nhà hiền triết từng ví việc làm luật với việc làm xúc xích. Hàm ý đây là những thứ công

nghệ hết sức rối rắm. Mọi chuyện sẽ còn rối rắm hơn nếu chúng ta không có được một công nghệ phù

hợp.

Chỉ quyết chính sách, không lạm bàn kỹ thuật

* Thưa ông, khi thảo luận các dự luật, các đại biểu QH của ta cũng hay đề cập đến các vấn đề kỹ

thuật của luật…

+ Điều đó là do chúng ta thường không phân định được rõ ràng đâu là các vấn đề chính sách, đâu là

các vấn đề kỹ thuật. Trên thế giới, các đại biểu thường chỉ quan tâm thảo luận các vấn đề chính sách

chứ không đi sâu vào các vấn đề kỹ thuật. Và các phiên họp toàn thể là để tranh luận về chính sách chứ

không phải về kỹ thuật. Việc sử dụng phiên họp toàn thể để thảo luận và quyết định cả những vấn đề kỹ

thuật như ở ta là rất rủi ro. Các vấn đề kỹ thuật là công việc của các chuyên gia, không phải là của các

vị đại biểu. Lý do là vì không thể thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề kỹ thuật được.

* Tại sao vậy, thưa ông?

+ Những vấn đề kỹ thuật thì chỉ có các chuyên gia của các bộ thuộc CP mới hiểu sâu được. Thế nên

để sửa đổi một quy định nào đó trong dự thảo thì cần phải tham vấn ý kiến của họ. Thực ra các chuyên

viên của Văn phòng QH thường vẫn hợp tác khá chặt chẽ với các chuyên gia của các bộ. Vấn đề là khi

Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH hoặc QH thảo luận quyết định thì đội ngũ này lại chẳng thể nào có ý kiến

được. Về mặt thủ tục, tất nhiên các chuyên gia không thể tham gia ý kiến tại các phiên họp của

UBTVQH cũng như của QH. Chính vì thế lại càng nên phân định thật rõ ràng đâu là vấn đề chính sách,

đâu là vấn đề kỹ thuật. UBTVQH và QH chỉ quyết định những vấn đề chính sách thôi.

* Xin cám ơn ông.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

19

Page 20: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Các triệu phú Facebook bắt đầu kê khai thuế

Cục Thuế TP.HCM vừa chỉ đạo 24 chi cục thuế quận, huyện gửi thư mời các chủ tài khoản là cá

nhân, hộ kinh doanh trên Facebook, website… đến nắm thông tin cũng như hướng dẫn các thủ tục kê

khai đăng ký thuế. Kèm theo đó là danh sách các cá nhân, hộ kinh doanh trên mạng từ hơn 13.000 tài

khoản Facebook kinh doanh hành hóa, dịch vụ.

Người dân đến làm thủ tục kê khai thuế tại Chi cục Thuế quận Bình Thạnh, TP.HCM sáng 2-6.

Thu nhập trên 100 triệu đồng/năm mới đóng thuế

Anh Khoa, chủ tài khoản Facebook “Hàng chính hãng giá rẻ”, cho biết sau khi anh đăng hình ảnh

thư mời của cơ quan thuế lên mạng xã hội đã nhận được nhiều câu hỏi từ phía khách hàng. Theo anh

Khoa, anh đã mở cửa hàng từ lâu, có đăng ký hộ kinh doanh, cơ quan thuế có xuống đánh giá và tính

thuế khoán dựa vào tình hình kinh doanh.

“Mới đây, tôi lập fanpage trên Facebook để quảng bá sản phẩm phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Cơ quan thuế mời đến để bổ sung thêm giấy tờ, hướng dẫn kê khai thuế theo đúng quy định. Đây là

chuyện hết sức bình thường, kinh doanh có thu nhập trên 100 triệu đồng/ năm thì phải đóng thuế” - anh

Khoa nói.

Thế nhưng nhiều người có tham gia kinh doanh trên mạng lại không nghĩ như anh Khoa. Chủ một tài

khoản tên T. chuyên kinh doanh mỹ phẩm tỏ ra không hài lòng khi nhận được thư mời của cơ quan

thuế. Chủ tài khoản này cho rằng chỉ bán nước hoa, dầu gội đầu, son môi… để kiếm thêm chút thu

nhập. Nếu phải kê khai đóng thuế thì chẳng còn ai dám kinh doanh, buôn bán trên mạng nữa.

“Nếu bị săm soi thu mấy đồng thuế “còi”, người dân không có thu nhập thêm thì chi tiêu ít khiến

doanh nghiệp không bán được hàng, nền kinh tế cũng khó phát triển, nguồn thu thuế cũng giảm. Lẽ ra ở

thời điểm này phải khuyến khích người dân phát triển kinh doanh, nuôi nguồn thu chứ không nên tận

thu” - chủ tài khoản này nêu quan điểm.

Luật sư Trần Xoa, chuyên gia thuế, thì cho rằng việc thu thuế các cá nhân, hộ kinh doanh trên mạng

là cần thiết, tạo môi trường kinh doanh công bằng. Có điều đối với trường hợp cá nhân có đăng ký kinh

doanh, đóng thuế khoán thì không phải bàn nhưng đối với những trường hợp các cá nhân, hộ bán hàng

trên mạng không đăng ký kinh doanh thì rất khó quản lý.

“Bởi vì phần lớn chủ tài khoản trên mạng đưa thông tin cá nhân, địa chỉ không đúng; khách hàng

thường mua bán nhỏ lẻ, không hóa đơn, chứng từ nên cơ quan thuế rất khó để nắm thông tin thu nhập

của họ có đạt trên 100 triệu đồng/ năm hay không để phải đóng thuế” - ông Xoa phân tích.

20

Page 21: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Vận động, hỗ trợ kê khai thuế

Là một trong những đơn vị gửi thư mời sớm cho các cá nhân, hộ kinh doanh trên mạng, ông Trương

Ngọc Hiệp, Chi cục phó Chi cục Thuế quận Bình Thạnh, cho biết các cá nhân, hộ kinh doanh bán hàng

trên mạng thường sử dụng nhiều tên khác nhau. Do vậy các chi cục thuế phải dựa trên danh sách Cục

Thuế TP.HCM cung cấp rồi gửi thư mời họ đến, chủ yếu để nắm thông tin.

Theo đó, đối với trường hợp các cá nhân, hộ kinh doanh đã đăng ký kinh doanh được mời đến sẽ

làm thủ tục kê khai nộp thuế. Cơ quan thuế sẽ cung cấp tờ khai thuế môn bài và tờ khai doanh thu kinh

doanh của cá nhân đó. Tùy theo quy mô, doanh thu của cá nhân, hộ kinh doanh trên mạng theo quy

định phải nộp thuế mới đóng thuế chứ không phải ai kinh doanh trên Facebook được cơ quan thuế mời

đến cũng phải đóng thuế.

“Ví dụ thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm không chịu thuế, thu nhập trên 100 triệu đồng/năm mới

phải đóng. Các cá nhân, hộ kinh doanh thuộc diện phải đóng thuế kê khai thuế theo hình thức khoán

thuế. Thực tế có nhiều trường hợp kinh doanh không thường xuyên, nhỏ lẻ quá thì cơ quan thuế sẽ

không thu” - ông Hiệp thông tin.

Đại diện Đội Tuyên truyền người nộp thuế Chi cục Thuế quận Gò Vấp cũng cho biết đang lên kế

hoạch gửi thư mời các cá nhân, hộ kinh doanh trên mạng trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho

người nộp thuế. Cụ thể, cá nhân, hộ kinh doanh được quyền lựa chọn hình thức đóng thuế. “Chúng tôi

không bắt buộc các cá nhân, hộ kinh doanh trên mạng đều phải đăng ký kinh doanh hết. Không có

chuyện buộc các cá nhân, hộ kinh doanh trên mạng phải chuyển đổi qua hình thức công ty” - vị đại diện

này chia sẻ.

Bà Lê Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, cho hay qua phần mềm hỗ trợ đã lọc ra

hơn 13.000 tài khoản Facebook trên địa bàn TP có hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Trong

đó, ngoài một số chủ tài khoản đã đăng ký kinh doanh và kê khai thuế, còn khá nhiều chủ tài khoản

chưa đăng ký. Cũng theo bà Hương, việc áp dụng thu thuế đối với hoạt động kinh doanh trên mạng là

nhằm tạo công bằng cho tất cả đối tượng kinh doanh. Trước mắt, cơ quan thuế chỉ kiểm tra xem các đối

tượng kinh doanh đã kê khai thuế đầy đủ chưa và sẽ tập trung vào các tài khoản Facebook cá nhân kinh

doanh thường xuyên, có doanh thu lớn nhưng chưa kê khai thuế.

50 triệu phú đôla nhờ Facebook

Đại diện Facebook Việt Nam hồi tháng 2 vừa qua cho biết tại nước ta hiện có khoảng 50 bạn trẻ

từ 19 đến 24 tuổi đã trở thành triệu phú đôla nhờ kiếm tiền trên mạng. Thậm chí có người bình quân

một tháng kiếm 100.000 USD, tương đương khoảng 2,2 tỉ đồng.

Ông Huỳnh Kim Tước, đại diện của Facebook Việt Nam, cho báo chí biết nếu tính trên nền dữ

liệu mà ông có được, hiện tại Việt Nam có khoảng 50 triệu phú đôla và trong tương lai số này sẽ

tăng gấp đôi.

Tuy nhiên, đa số người có thu nhập như trên không muốn công khai danh tính, chia sẻ câu

chuyện, cách làm ra tiền của mình bởi ở Việt Nam chưa có luật lệ rõ ràng về cách họ kiếm tiền như

thế này. Họ không hề ngại về vấn đề nộp thuế nhưng e sợ sau khi đăng ký kinh doanh mỗi tuần đều

có người đến nhà “hỏi thăm”.

Thủ tục đơn giản

Theo ông Trương Ngọc Hiệp, Chi cục phó Chi cục Thuế quận Bình Thạnh, với các cá nhân, hộ

kinh doanh chưa đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế mời họ đến hướng dẫn làm thủ tục đăng ký kinh

doanh. Thủ tục rất đơn giản, nếu khó khăn gì cơ quan thuế sẵn sàng hỗ trợ.

“Họ chỉ cần mang theo chứng minh nhân dân, hộ khẩu phôtô có công chứng đến phòng kinh tế

quận làm thủ tục đăng ký kinh doanh, sau ba ngày sẽ được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Sau đó, cơ quan thuế sẽ làm thủ tục đăng ký mã số thuế trong ngày. Khi cá nhân, hộ kinh doanh đã

đăng ký kinh doanh rồi thì dựa trên thông tin kê khai của họ, cơ quan thuế sẽ đưa ra mức thuế

khoán” - ông Hiệp cho hay.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

21

Page 22: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

PHÁP LUẬT THƯỜNG THỨC

Thừa phát lại làm gì?

Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công

việc theo quy định của pháp luật.

Văn phòng Thừa phát lại Uông Bí (Quảng Ninh) trả lời: Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn,

được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định của Nghị định số

61/2009/NĐ-CP, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP và pháp luật có liên quan, cụ thể bao gồm:

Tống đạt văn bản của Tòa án và Cơ quan Thi hành án dân sự; Xác minh các điều kiện thi hành án

theo yêu cầu của đương sự; Lập vi bằng làm chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

Trực tiếp tổ chức thi hành án.

Văn phòng Thừa phát lại là một tổ chức ngành nghề của Thừa phát lại. Người đứng đầu Văn Phòng

Thừa phát lại phải là Thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại.

Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài

chính.

Người được bổ nhiệm Thừa phát lại phải đảm bảo các tiêu chuẩn bao gồm: Là công dân Việt Nam,

có sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt; Không có tiền án; Có bằng Cử nhân luật; Đã công tác trong

ngành pháp luật trên 5 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Chấp hành viên, Công

chứng viên, Điều tra viên từ trung cấp trở lên; Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát

lại do Bộ Tư pháp tổ chức; Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc

khác theo quy định của pháp luật.

_______________________________________

Phân biệt Thừa phát lại và cơ quan thi hành án

Thừa phát lại và cơ quan Thi hành án dân cùng có chức năng tổ chức thi hành án khi có yêu cầu của

đương sự đối với các bản án.

Bạn Lê Hoàng Anh (Đông Sơn, Thanh Hoá) hỏi: Xin cho biết giữa Thừa phát lại và cơ quan thi

hành án hiện nay có gì giống và khác nhau?

Ông Nguyễn Văn Lạng - Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình — trả lời: Thừa phát lại và

cơ quan Thi hành án dân sự hiện nay có điểm giống nhau là: Cùng có chức năng thực hiện việc tổ chức

thi hành án khi có yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án

nhân dân;

Khi tổ chức thi hành án Thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên quy định tại Điều 20 của Luật thi

hành án Dân sự, trừ khoản 9, khoản 10 và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

22

Page 23: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

PHÁP LUẬT THƯỜNG THỨC

Và dù là Thừa phát lại hay Chấp hành viên đều phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục, tuân thủ các

quy định của pháp luật về thi hành án, và đều chịu sự kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân theo quy

định của Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân và quy định pháp luật liên quan.

Tuy nhiên, nếu như cơ quan Thi hành án dân sự là cơ quan nhà nước, mọi hoạt động đều được

ngân sách nhà nước cấp, thì Thừa phát lại không phải cơ quan nhà nước, mọi chi phí cho hoạt động

đều phải tự lo.

Hệ thống pháp luật về Thừa phát lại cũng chưa được hoàn thiện cũng gây khó khăn nhiều cho hoạt

động của Thừa phát lại.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

23

Page 24: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

VĂN HÓA ỨNG XỬ

Có nỗi khổ mang tên… “con người ta”

Những ngày này, trên các trang facebook cá nhân của mỗi người luôn được chứng kiến những ông

bố, bà mẹ có con học tiểu học đăng tải những hình ảnh phần thưởng, giấy khen của con mình với dòng

chữ to tướng “Học sinh xuất sắc” và những lời cảm ơn con rất chan chứa…

Không thể không… xuất sắc (?!)

Có một sự thật là mấy năm gần đây khi cấp tiểu học áp dụng Thông tư 30 rồi đến Thông tư 22 đã

xuất hiện rất nhiều điểm 9,10 trong các kì thi cuối kì, cuối năm. Một thầy giáo cho biết, nếu một em học

sinh ở cấp tiểu học mà điểm 5,6 nghĩa là em đó phải học rất tệ rồi. Bởi theo các Thông tư này, thầy cô

luôn phải khuyến khích các em không nặng nề về điểm số. Và những bạn kém một chút rất phấn khởi

bởi luôn nhận được những lời khen của cô mà không biết mình đang ở ngưỡng nào. Nhưng đến cuối kì

thi cử thì điểm 9,10 nhiều vô kể. Cả lớp 50 học sinh thì đến hơn 2/3 lớp có điểm thi toàn 10. Học sinh

nhận điểm 10, thầy cô vui, cha mẹ vui hớn hở vì “tất yếu là thế, đương nhiên là thế và phải thế chứ!”.

Điểm 10 và học sinh giỏi trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi, hào hứng của các bậc phụ huynh mỗi khi

gặp nhau, hay khoe trên facebook...!

Trên các diễn đàn giáo dục, một bạn kể hai nhà hàng xóm có con học cùng một lớp. Cả hai nhà

cùng rất quan tâm đến việc học hành của con cái, thậm chí ngầm chạy đua với nhau. Một hôm, cậu bé

về khoe với bố được điểm 9 trong một kỳ kiểm tra khá quan trọng. Ông bố phấn khởi, chạy ra phố mua

bánh về thưởng luôn cho con trai. Trong khi con ngồi ăn bánh thì mẹ cô bé nhà bên đi ngang qua và

khoe lần này con gái là một trong số rất ít các bạn trong lớp được điểm 10. Ông bố cậu bé sa sầm mặt,

không nói không rằng giật cái bánh từ tay con và vả luôn vào miệng thằng bé một cái...

Một bạn khoe con gái học rất giỏi và giỏi đều tất cả các môn. Cháu thường xuyên đạt điểm 9- 10

trong các môn học nhưng thường xuyên nhất vẫn là điểm 10. Thỉnh thoảng cháu mới không may bị

điểm 8. Mỗi lần bị điểm kém như vậy (tức là điểm 8), mẹ cháu khóc tu tu sau đó mắng cho con một trận

“lên bờ xuống ruộng” vì học hành sút kém...

Một chị cũng kể câu chuyện, khi con chị học tiểu học, con thường xuyên bị điểm 7, 8, chị tức giận và

thất vọng thê thảm. Bởi cô bé này xinh đẹp như thiên thần nhưng lại chẳng giỏi bằng cô chị. Vậy nên, có

nhiều khi đang lái xe mà chị không kìm được cơn “khủng hoảng điểm”. Chị vừa lái xe, vừa quay lại đấm

con thùm thụp mà không cần biết con ra sao!

Có phụ huynh thì cho con học, thi đủ thứ, gửi gắm con học cô chủ nhiệm, kết quả cuối năm luôn giỏi

xuất sắc. Nhưng qua đánh giá thi năng lực đầu cấp 2 thì bạn đó không đạt, kiến thức bị rỗng hoàn toàn!

Đành rằng, những phụ huynh hung dữ, gây áp lực cho con khủng khiếp như vậy không nhiều,

nhưng ở chừng mực nào đó, vẫn là nhất định con phải điểm 9, điểm 10. Và để chuẩn bị cho mỗi đầu

cấp, để vào được những trường tốp đầu, bên cạnh bảng điểm chói lọi nhất định phải có các giải phụ thi

các môn thi cấp quận, không ít phụ huynh sẵn lòng bỏ ra vài triệu để “mua” giải cho con!

24

Page 25: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

VĂN HÓA ỨNG XỬ

Chị Thu Hà, tác giả cuốn “Con tự tìm đi, mẹ không biết” chia sẻ: “Cuối tuần trước tôi đi họp phụ

huynh, Xu Sim thậm chí còn được là học sinh tiêu biểu, nàng ấy hớn hở giải thích “nghĩa là môn gì cũng

giỏi ấy mẹ ạ”! Bài thi toàn 9,10, nhận xét trong sổ thì toàn trên mây. Ngó ra xung quanh, tôi thấy đứa

nào cũng 10, 10, 10 và cũng toàn trên mây cả...

Giỏi toàn diện là gì? Là một cái mê cung rất nhảm, nó làm cho mình chả biết nên đi đường nào, vì

môn nào cũng là sở trường hết trơn hết trọi. Thoạt đầu thấy con có năng khiếu văn. Nhưng cuối năm

điểm toán toàn 10. Giờ lại hoang mang, hay là nó giỏi toán?

Năm ngoái, có bạn hỏi tôi, mày tư vấn xem tao nên cho con thi trường gì. Tôi hỏi cháu, cháu trả lời:

Cháu muốn thi Đại học Văn hóa, vì cháu muốn làm ca sỹ, mẹ muốn thi an ninh cho đỡ học phí, bố muốn

cháu làm hải quan có nhiều tiền, bạn bè thì bảo thi kiến trúc đi, vì nghề đó hay hay! Trời ạ, mỗi trường

mỗi phương, đông tây nam bắc chọn làm sao giờ? Thế cháu thích nghề gì? Cháu chả biết cháu thích

nghề gì. Thế cháu giỏi môn nào? Cháu là học sinh giỏi toàn diện. Trót làm học sinh giỏi toàn diện, 12

năm chăm chỉ ngoan ngoãn làm thợ học, rồi thợ thi, giờ tới lớp 12, không biết mình có sở trường gì, có

sở đoản gì? Nhiều giáo viên biện minh, cho điểm cao để các em tự tin. Ôi, cả năm chửi mắng, bắt ne

bắt nẹt, phạt xởn tóc, liếm ghế, bạt tai, rồi cuối năm cho điểm cao thì cũng chả cứu được tí tự tin nào

trong các em đâu”.

Bảng điểm đẹp và áp lực… giỏi toàn diện

Giá trị không hẳn ở điểm số

Chuyên gia tâm lý giáo dục Vũ Thu Hương bày tỏ: “Bảng điểm, tiêu chí học sinh giỏi, không phải

mốc đo tốt đâu! Mà xã hội tương lai cần người như thế nào? Và quan trọng nhất, hãy nhìn vào chính

bản thân con mình, cái típ tính cách của con, con có sở trường, sở đoản gì, yêu gì ghét gì? Sau này con

muốn trở thành ai? Bởi vì, xét cho cùng sống trên đời này, đi học tùm lum thứ, quan trọng nhất vẫn là

khỏe mạnh và hạnh phúc. Thành đạt mà căng thẳng, khổ sở và trầm cảm, thì cũng đâu để làm gì đâu!

25

Page 26: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

VĂN HÓA ỨNG XỬ

Khi chúng ta lớn lên, ta biết nghệ thuật không phải là thứ để phân tích, chỉ là thứ để cảm thôi. Ta

luôn được dạy kẻ nghèo là trong sạch, còn kẻ giàu là tào lao... Bọn trẻ cũng được dạy là phải 9 điểm, 10

điểm và giỏi đều các môn, nếu không sẽ là nỗi xấu hổ của bố mẹ. Tại sao người ta thi học sinh giỏi ngay

từ cấp một? Tại sao chúng không được dạy cách yêu cuộc sống này, thay vì phải học thật giỏi, một thứ

quy chuẩn rất cần phải tranh luận? Và phụ huynh, những người đã đi qua con đường kia, cũng muốn

con mình đi vào con đường sưu tập giấy khen, tám phẩy chín phẩy cho bằng “con người ta”?

Và những ngày này, một học sinh lớp 9 đang chuẩn bị bước vào kỳ thi quan trọng, tuyển sinh vào

lớp 10 nhưng bủa vây quanh em là những lời trách móc, những kỳ vọng quá lớn của cha mẹ.

Và đây là bức thư em gửi mẹ: “Mẹ yêu quý của con! Mỗi đứa con được sinh ra luôn là niềm vui,

niềm tự hào của gia đình. Cũng vì lý do này mà không ai không muốn con học giỏi, xứng đáng là sự

hãnh diện của gia đình.

Nhưng mẹ à, con thì không giống với các bạn cùng trang lứa. Con không xuất sắc như các bạn ấy,

con kiểm tra thì đa phần 6, 7 hoặc đôi lúc cao lắm thì con được 8. Con đã cố gắng hết sức nhưng khả

năng của con chỉ đến đây thôi, mẹ à! Mỗi khi đến giờ kiểm tra, con lại lo sợ. Con lo sợ không phải vì con

không làm được, con biết khả năng con chỉ đến đây, mà con sợ mẹ. Con sợ mẹ vì những điểm 7, điểm

8. Khi trường báo điểm về, con chưa bao giờ nghe được những lời động viên của mẹ mà chỉ nghe

những câu lạnh nhạt từ mẹ: “Tại sao toán con không được 9?”, “Con làm văn kiểu gì mà chỉ có 7 thôi

hả?”.

Đối với con, điểm số giống như vòng bát quái cứ luẩn quẩn trong đầu. Mỗi lần con đặt mục tiêu theo

kỳ vọng của mẹ thì con lại thất bại, con cảm giác như con không còn khả năng nữa.

Có thể mẹ rất tức giận khi đọc những lời chân thành của con nhưng con xin mẹ hãy hiểu cho con.

Mẹ ơi, đừng ép con vì điểm số cao, vì không chỉ con được học trong sách vở để lấy điểm đâu mẹ à! Con

còn phải học nhiều điều bên ngoài nữa, chính những điều ấy giúp con trưởng thành hơn. Một nhà triết

học từng nói rằng: “Học... học để là chính mình và học để từ bỏ với vẻ thanh cao những gì không phải là

mình”.

Con học là vì tương lai của con, mẹ ơi. Hãy để con tự do làm những điều mình thích, xin mẹ đừng

chỉ gò bó trong bốn bức tường chỉ vì những điểm số… Mẹ à! Sắp tới con sẽ bước vào kỳ thi lớp 10 vô

cùng quan trọng. Mẹ hãy để con chọn vào trường mà con yêu thích, đừng ép con vào trường mà mẹ

muốn. Hãy để cho con được quyết định tương lai của mình, mẹ nhé...”.

Đây có lẽ không phải là trường hợp cá biệt bởi nhiều phụ huynh đã miệt mài bắt con mình “gánh

ước mơ” bằng mọi giá. Anh họ tôi làm trong ngành ngân hàng ở phố huyện, gia đình có điều kiện so với

mặt bằng chung. Suốt cấp 2 anh gửi con cho thầy chủ nhiệm, học tất các môn khối A. Nhưng thầy

nghiện rượu, lũ học trò láu cá cứ mua rượu, mua đồ nhắm về mời thầy là tha hồ chơi điện tử… Và cho

đến khi vào đại học, anh “thu xếp” được cho con theo học một trường ngân hàng liên kết. Tốn không

biết bao nhiêu tiền của, nhưng anh chỉ có thể tìm con trai ở… quán game. Và cho tới khi con trai tới tuổi

lấy vợ anh mới chấp nhận… bó tay cho con ở nhà mở cửa hàng buôn bán.

Và câu chuyện học trái ngành, trái nghề, học “giỏi toàn diện” mà không biết mình thích gì đang là

vấn đề của nhiều bạn trẻ trước lựa chọn nghề nghiệp khi mà không ít cha mẹ đã quá “lo toan” mà không

cần biết thực lực của con mình tới đâu, trước khi quá muộn. Đứa trẻ sẽ lớn lên thế nào trước những hư

danh và thành tích ngập tràn?

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

26

Page 27: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

HỎI - ĐÁP PHÁP LUẬT

Những vấn đề cần quan tâm khi tham gia

bảo hiểm xã hội

Dưới đây là các câu trả lời trong buổi giao lưu trực tuyến về các vấn đề đóng BHXH, BHYT... về

quyền lợi và trách nhiệm của đơn vị, người lao động do lãnh đạo BHXH Việt Nam trả lời các cá nhân, tập

thẻ trên phạm vi toàn quốc.

Bạn đọc từ mail [email protected] hỏi: Bác tôi là chủ tịch Hội người cao tuổi của xã

năm nay gần 70 tuổi, theo pháp luật có thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc hay không?

BHXH Việt Nam trả lời: Căn cứ quy định tại Điểm 1 Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014; Điểm 2

Công văn số 60/LĐTBXH-BHXH ngày 7/1/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc

vướng mắc trong thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động, trường hợp Bác của ông/bà là Chủ

tịch Hội Người cao tuổi, năm nay gần 70 tuổi là cán bộ không chuyên trách cấp xã mà không hưởng

lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và trợ cấp hàng tháng quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số

115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH

bắt buộc thì vẫn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Bạn đọc từ mail [email protected] hỏi: Tôi là nhân viên hợp đồng trong đơn vị hành chính sự

nghiệp thuộc vùng 4 , đơn vị trả lương cho tôi là 2.000.000đ. Cơ quan BHXH yêu cầu mức lương đóng

BHXH của tôi phải đóng cao hơn hoặc bằng Mức lương tối thiểu vùng 4 và có qua đào tạo là 2.760.600đ

có đúng hay không? Và đơn vị trả lương cho tôi như vậy có đúng theo quy định hay không?

BHXH Việt Nam trả lời: Căn cứ Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy

định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương; Khoản 2 Điều 17 Nghị định số

115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH

bắt buộc; Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn

thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đối với người lao

động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là mức lương, phụ cấp lương ghi

trong hợp đồng lao động, không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; mức lương thấp nhất của công việc

hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối

thiểu vùng do Chính phủ quy định. Đề nghị ông/bà đối chiều quy định nêu trên để thực hiện.

Bạn đọc từ mail [email protected] hỏi: Người lao động đang đóng BHXH đã đến tuổi

nghỉ hưu (nam từ 60 tuổi, nữ từ 55 tuổi trở lên) và chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu thì có được tiếp

tục ký hợp đồng và được đóng tiếp BHXH hay không?

BHXH Việt Nam trả lời: Tại Khoản 1, Điều 3 Bộ Luật Lao động số10/2012/QH13 quy định: “Người

lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được

trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”.

27

Page 28: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

HỎI - ĐÁP PHÁP LUẬT

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2, Luật BHXH năm 2014 thì người lao động thuộc đối

tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời

hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc

nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa

người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của

pháp luật về lao động.

Như vậy, trường hợp người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu (nam từ 60 tuổi, nữ từ 55 tuổi trở lên),

chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu mà đủ khả năng lao động và được người sử dụng lao động tiếp tục

ký hợp đồng lao động thì thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc.

Bạn đọc [email protected] hỏi: Em là cán bộ hợp đồng có thời hạn trên 03 tháng làm

việc tại một đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Em muốn tham gia đóng bảo hiểm. Vậy mức đóng bảo

hiểm của em là bao nhiêu?

BHXH Việt Nam trả lời: Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 2, Khoản 1 Điều 85, Khoản 1 Điều 86

Luật BHXH năm 2014; Điểm a Khoản 1 Điều 12 Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT năm 2014; Khoản 2

Điều 14 Luật BHYT năm 2008; Khoản 1 Điều 3, Điểm b Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm năm 2013;

Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định

số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật BHYT, trường hợp Ông/Bà ký HĐLĐ có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thì thuộc đối

tượng tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); mức đóng bằng 32,5% tiền lương làm căn

cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, trong đó người sử dụng lao động đóng 22%, người lao động đóng

10,5%; Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN ghi trong HĐLĐ theo quy định tại Điều 21

Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

một số nội dung của Bộ luật Lao động.

Để xem toàn bộ câu hỏi và phần trả lời của BHXH Việt Nam trong buổi giao lưu trực tuyến tháng

03/2017, vui lòng truy cập địa chì:

http://www.baohiemxahoidabac.com/2017/03/tra-loi-cua-bhxh-viet-nam-trong-buoi.html

(Sưu tầm)

28

Page 29: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

HỎI - ĐÁP PHÁP LUẬT

Tổ chức không có tư cách pháp nhân không thuộc đối tượng

được mở tài khoản thanh toán:

Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Theo Thông tư 32/2016/TT-NHNN ngày 26/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục của

Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và

sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Thông tư 32), các tổ chức không

có tư cách pháp nhân không thuộc đối tượng được mở tài khoản thanh toán.

Quy định này đang tác động đến một lượng không nhỏ khách hàng đang có tài khoản thanh toán tại

ngân hàng như: hộ gia đình, tổ hợp tác, DN tư nhân, văn phòng luật sư (LS)…

Xung quanh nội dung này, bà Hoàng Tuyết Minh – Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có cuộc trao đổi với báo chí.

Xin bà cho biết, vì sao Thông tư 32 của NHNN lại quy định như vậy?

- Thông tư 32 được ban hành sau khi Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 và theo quy

định tại Điều 1 BLDS 2015, có hiệu lực từ 01/01/2017, chủ thể của quan hệ dân sự chỉ bao gồm cá nhân

và pháp nhân. Do đó, Thông tư 32 được xây dựng trên cơ sở đảm bảo phù hợp với quy định của BLDS

2015 về chủ thể trong quan hệ dân sự. Đối với các tổ chức không có tư cách pháp nhân, theo quy định

tại BLDS 2015, không phải là chủ thể của quan hệ dân sự, do đó, không đủ điều kiện là chủ thể độc lập

tham gia quan hệ mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mà bản

chất là quan hệ hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán.

Như vậy, có thể nói việc hạn chế chủ thể tham gia giao dịch mở, sử dụng tài khoản thanh toán chỉ

bao gồm cá nhân, pháp nhân đã được quy định tại BLDS 2015 và quy định về đối tượng mở, sử dụng

tài khoản thanh toán tại Thông tư 32 là hoàn toàn phù hợp với quy định về chủ thể của quan hệ dân sự

trong BLDS 2015. Quy định này là cần thiết, hạn chế rủi ro cho các bên, bảo đảm các giao dịch mở, sử

dụng tài khoản không bị vô hiệu do vi phạm quy định về chủ thể theo quy định của BLDS 2015.

Vậy thưa bà, với các tổ chức không có tư cách pháp nhân như: hộ gia đình, tổ hợp tác, DN tư

nhân, văn phòng LS,… đã mở tài khoản thanh toán trước khi Thông tư 32 có hiệu lực thi hành sẽ

được xử lý như thế nào?

- Việc tồn tại của các tài khoản thanh toán của tổ chức không có tư cách pháp nhân trước khi Thông

tư 32 có hiệu lực thi hành là thực tế và để hạn chế xáo trộn trong hoạt động mở, sử dụng tài khoản

thanh toán, Thông tư 32 đã có hướng dẫn quy định cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện việc xử lý chuyển

tiếp đối với các tài khoản thanh toán này.

29

Page 30: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

HỎI - ĐÁP PHÁP LUẬT

Theo quy định hiện hành, văn phòng LS không có tư cách pháp nhân, do đó không thuộc đối

tượng mở tài khoản thanh toán và sẽ phải chuyển đổi sang hình thức tài khoản cá nhân theo quy

định tại Thông tư 32. Việc này được phản ánh là làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các thủ tục

thuế của các văn phòng LS, bà có ý kiến gì đối với những phản ánh này?

- Đối với văn phòng LS, theo quy định tại Điều 33 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm

2012) thì văn phòng LS do một LS thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình DN tư nhân. Luật

sư thành lập văn phòng LS là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của

mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Theo quy định tại Luật DN và BLDS 2015, DN tư nhân không có

tư cách pháp nhân. Như vậy, do không có tư cách pháp nhân, văn phòng LS không đủ tư cách chủ thể

độc lập để mở, sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại Thông tư 32 và do vậy, tài khoản thanh

toán của văn phòng LS thuộc đối tượng phải thực hiện chuyển đổi sang tài khoản của cá nhân.

Về chính sách thuế đối với DN tư nhân, vừa qua, NHNN đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính hướng

dẫn và ngày 25/4/2017, Bộ Tài chính đã có Công văn 5396/BTC-TCT hướng dẫn cụ thể cho phép khấu

trừ chi phí vay vốn của cá nhân chủ DN tư nhân khi tính thuế thu nhập DN của DN tư nhân.

Về những phản ánh của khách hàng và dư luận, NHNN tiếp tục theo dõi, ghi nhận và xử lý kịp thời

theo thẩm quyền các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về

ngân hàng nói chung và Thông tư 32 nói riêng.

Xin cảm ơn bà!

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

30

Page 31: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

LUẬT PHÁP BỐN PHƯƠNG

Người quá đáng hơn luật

Munich là một trong những đô thị lớn và giàu có ở nước Đức và là thủ phủ bang Bavaria, nhưng

không phải vì thế mà ở nơi này không có người nghèo túng. Một cặp vợ chồng U70 ở đây bị lôi ra tòa với

cáo buộc đã “ăn cắp 1,44 Euro”. Chi phí cho phiên tòa tốn kém vài ngàn Euro.

Chuyện kể hơi dài dòng, nhưng không kể ngọn ngành thì khó hiểu. Ở nước Đức có chỗ đặt riêng

thùng lớn đựng chai lọ phế thải. Chai lọ có 2 loại, loại có thể đổi lấy tiền vì còn sử dụng lại được và loại

chỉ dùng một lần. Thường những thùng lớn này chỉ để chứa chai lọ sử dụng một lần, tức là không thể

đem đi đổi lấy tiền. Cặp vợ chồng già kia tìm đến nơi đặt những thùng ấy, móc ra những chiếc chai có

thể đem đi đổi lấy tiền được. Về phương diện đạo đức và văn hoá pháp luật thì những ai đã đem chai lọ

sử dụng nhiều lần quẳng vào thùng chứa chai lọ phế thải dùng một lần đều đáng bị phê trách.

Vợ chồng già kia tìm kiếm chúng để đổi lấy tiền. Một lần, họ bị ai đó phát hiện và báo cảnh sát. Cảnh

sát đến ngay lập tức, lập biên bản là họ đã móc được số chai lọ mà nếu đem đổi thì sẽ nhận về 1,44

Euro. Bị cảnh sát lập biên bản và viện công tố nhà nước truy tố, cặp vợ chồng già này phải hầu tòa.

Luật nghiêm thì phải như thế và ở đây thì luật không có cái gì đáng để phê trách. Ý thức trách nhiệm

của cảnh sát cũng đáng được khen ngợi. Tinh thần “sống và hành động theo pháp luật” của người tố

giác cũng cần được biểu dương. Nhưng ở trong trường hợp cụ thể này thì lại thật có phần quá đáng.

Rất hay là các vị thẩm phán và chánh án của tòa đã bác bỏ cáo trạng của viện công tố nhà nước,

cho rằng vụ việc này không đáng để được đưa ra xét xử vì giá trị vật chất quá nhỏ, cáo buộc tội “ăn cắp”

không xác thực. Nhưng lại rất khôi hài khi phía viện công tố không chịu “tâm phục, khẩu phục” và tuyên

bố sẽ kháng án lên cấp cao hơn.

Thế đấy, người làm ra luật và có người còn quá đáng hơn cả luật

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

31

Page 32: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

NỤ CƯỜI PHÁP LUẬT

Phạt vì… làm đẹp bãi biển!

Câu chuyện UBND thị xã La Gi, Bình Thuận phạt người lái xe cào cát lấp vũng nước tù đọng để làm

đẹp bãi biển khiến dư luận mấy hôm nay như dậy sóng. Đặc biệt, những người hiểu về lĩnh vực xây

dựng không khỏi cười ngặt nghẽo khi đọc thấy cái lý do đồng thời là căn cứ để xử phạt: Khai thác

khoáng sản (là cát biển) làm vật liệu xây dựng!

Chuyện bắt đầu từ việc chủ Khu du lịch Coco Beachcamp thấy bãi biển sát khu du lịch của mình bị

xói lở, tạo vũng nước tù đọng mất vệ sinh nên thuê người lấp nó đi. Ông Nguyễn Văn Trường, người

được thuê, mang xe múc tới cào cát để lấp vũng nước tù đọng này thì bị UBND thị xã La Gi lập biên

bản, yêu cầu giữ nguyên hiện trường. Hai ngày sau, UBND thị xã La Gi ra quyết định xử phạt ông 35

triệu đồng về hành vi khai thác khoáng sản trái phép làm vật liệu xây dựng…, theo điểm d khoản 1 Điều

37 Nghị định 142/2013.

Từ cổ chí kim ai cũng biết cát biển mặn không thể làm vật liệu xây dựng được, thậm chí cũng không

ai dùng để bồi nền vì sẽ ảnh hưởng các kết cấu khác. Thế nhưng bất chấp cái kiến thức tối thiểu này,

người ta vẫn ra quyết định xử phạt mang tính áp đặt, phi logic và dễ gây (chê) cười như vậy.

Về mặt pháp luật, để phạt hành vi khai thác khoáng sản (cát biển) làm vật liệu xây dựng thì UBND thị

xã La Gi phải chứng minh ông Trường có hành vi khai thác cát để làm vật liệu xây dựng. Ở đây ông

Trường không khai thác gì cả, ông chỉ cào cát lại để lấp vũng nước, làm đẹp bãi biển theo yêu cầu của

chủ khu du lịch. Lời trình bày này của ông phù hợp với chứng cứ khác, đó là lời trình bày của ông chủ

khu du lịch và cả thực tiễn là cái vũng nước đọng trông rất mất mỹ quan còn nằm chình ình giữa bãi

biển này.

Vậy thì hà cớ gì mà người ta vẫn xử phạt trái pháp luật như vậy?

Sau khi Pháp Luật TP.HCM phản ánh và UBND tỉnh Bình Thuận lên tiếng, những tưởng địa phương

này sẽ thu hồi quyết định xử phạt để sửa sai, nào ngờ người ta vẫn “bảo lưu quan điểm” khi hạ mức xử

phạt từ 35 triệu xuống còn 8 triệu đồng. Tréo ngoe hơn nữa, một mặt UBND thị xã La Gi vẫn xử phạt,

mặt khác địa phương này lại cho chủ khu du lịch tiếp tục việc lấp cái vũng nước đọng.

Ô hay, đã cho lấp vũng nước đọng nghĩa là thừa nhận hành vi của ông Trường chỉ là cào cát lấp

vũng nước chứ không hề khai thác cát để xây dựng gì cả, thế thì còn phạt cái nỗi gì nữa! Hay là đằng

sau cái sự phạt này là một hàm ý cao siêu nào đó chăng?!

32

Page 33: Ө NÀY Các triӟu phú Facebook bӇt đҿu kê khai thuӗsgdbinhduong.edu.vn/Upload/479c84a3-adb2-489d-8d37-47f855334aed.pdftrình việc thực hiện chính sách, pháp luật

NỤ CƯỜI PHÁP LUẬT

Phụ trách biên tập: Lê Nguyễn Minh Ngọc (Phòng Chính trị, tư tưởng - Pháp chế)

Ðịa chỉ: Tầng 10, Tháp A, Trung tâm Hành chính Tỉnh, P.Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

Tel: (0650) 3.897.261 - 0913.823.524

E-mail: [email protected] - [email protected]

Ông Mai Văn Tam, nguyên Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, cho

rằng cần phải khen thưởng chủ Khu du lịch Coco Beachcamp vì đã ý thức bảo vệ bền vững bãi biển.

Rồi trong công văn gửi địa phương, UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã gợi ý: “Nếu thật sự là hành vi múc

cát để lấp lại vũng nước tù đọng gây mất mỹ quan, ô nhiễm và khắc phục một số sự cố do triều cường

gây ra (như nội dung báo Pháp Luật TP.HCM phản ánh) thì hướng dẫn người có liên quan thực hiện

theo đúng quy định. Đồng thời cần động viên, khuyến khích để nhân rộng gương điển hình”.

Ấy thế nhưng UBND thị xã La Gi, Bình Thuận sau đó đã động viên, khuyến khích hành động đẹp

(tuy có thiếu sót là chưa xin phép) này bằng cái quyết định xử phạt sai luật, phi lý và mang tính cố chấp

đến không thể nào hiểu được.

Dư luận bất bình và không hiểu vì sao thị xã La Gi lại đeo bám, xử phạt quyết liệt vụ việc này nhằm

đạt mục đích gì. Trong khi cái cần nhất là phát động mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh bờ

biển, đừng xả rác thì những quyết định xử phạt kiểu này như một con sóng lớn cuốn phăng đi tất cả.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

33