ĐỀ cƯƠng - long an provincenongthonmoi.longan.gov.vn/publishingimages/chuyendulieu... · web...

23
UBND TỈNH LONG AN BCĐ CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI Số: 1638 /BC-BCĐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Long An, ngày 01 tháng 8 năm 2013 BÁO CÁO Sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới Thực hiện Công văn số 10/BCĐTW ngày 27/5/2013 của Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo Chương trình đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn mới tỉnh Long An báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Long An như sau: I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 1. Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý a) Kết quả thành lập và hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ phận giúp việc Ban chỉ đạo ở các cấp: - Cấp tỉnh: UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình đầu tư xây dựng và phát triển NTM tỉnh (tại Quyết định số 443/QĐ-UBND ngày 09/02/2012), do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, thành viên là Giám đốc các sở ngành, các đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố. Ban chỉ đạo có quy chế hoạt động và có phân công thành viên phụ trách địa bàn và phụ trách tiêu chí theo chức năng nhiệm vụ của sở ngành. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực Chương trình. Bộ phận giúp việc Ban chỉ đạo là Văn phòng điều phối Chương trình, do Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Chánh văn phòng, thành viên là công chức của các sở ngành có liên quan. - Cấp huyện: Đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM, do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế) làm Phó Trưởng ban thường trực. Bộ phận giúp việc cho Ban chỉ đạo huyện là Tổ chuyên viên giúp việc, do lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện (Phòng Kinh 1

Upload: others

Post on 08-Feb-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐỀ CƯƠNG - Long An Provincenongthonmoi.longan.gov.vn/PublishingImages/ChuyenDuLieu... · Web viewVề phát triển sản xuất nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu

UBND TỈNH LONG ANBCĐ CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI

Số: 1638 /BC-BCĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Long An, ngày 01 tháng 8 năm 2013

BÁO CÁOSơ kết 03 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu

quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Công văn số 10/BCĐTW ngày 27/5/2013 của Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo Chương trình đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn mới tỉnh Long An báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Long An như sau:

I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH1. Công tác chỉ đạo, điều hành quản lýa) Kết quả thành lập và hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ phận giúp việc

Ban chỉ đạo ở các cấp:- Cấp tỉnh: UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình đầu tư xây

dựng và phát triển NTM tỉnh (tại Quyết định số 443/QĐ-UBND ngày 09/02/2012), do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, thành viên là Giám đốc các sở ngành, các đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố. Ban chỉ đạo có quy chế hoạt động và có phân công thành viên phụ trách địa bàn và phụ trách tiêu chí theo chức năng nhiệm vụ của sở ngành.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực Chương trình. Bộ phận giúp việc Ban chỉ đạo là Văn phòng điều phối Chương trình, do Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Chánh văn phòng, thành viên là công chức của các sở ngành có liên quan.

- Cấp huyện: Đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM, do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế) làm Phó Trưởng ban thường trực. Bộ phận giúp việc cho Ban chỉ đạo huyện là Tổ chuyên viên giúp việc, do lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện (Phòng Kinh tế thành phố) làm tổ trưởng.

- Cấp xã: UBND tỉnh đã chỉ đạo kiện toàn bộ máy chỉ đạo, quản lý Chương trình xây dựng NTM cấp xã tại Công văn số 2144/UBND-NN ngày 25/6/2012. Đến nay 166 xã (100%) đã thành lập Ban chỉ đạo xây dưng NTM xã do Bí thư đảng ủy xã làm Trưởng ban và Ban quản lý xây dựng NTM do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban. Đối với ấp: Đã có 100% số ấp thành lập Ban phát triển ấp, do trưởng ấp làm Trưởng Ban.

b) Việc ban hành các văn bản điều hành Chương trình:Thực hiện chủ trương xây dựng NTM, các cấp, các ngành của tỉnh đã ban

hành các văn bản sau:1

Page 2: ĐỀ CƯƠNG - Long An Provincenongthonmoi.longan.gov.vn/PublishingImages/ChuyenDuLieu... · Web viewVề phát triển sản xuất nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu

* Cơ quan Đảng:- Đại hội Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết chọn Chương trình đầu tư

xây dựng và phát triển NTM là một trong bốn chương trình đột phá của tỉnh. - Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 10-CTr/TU ngày 02/11/2011 về đầu

tư xây dựng và phát triển NTM.- Nghị quyết Đại hội Đảng các huyện, thành phố và các xã đã xác định

Chương trình xây dựng NTM là chương trình trọng điểm của địa phương.* Hội đồng nhân dân tỉnh:- Nghị quyết số 42/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 về đầu tư xây dựng và

phát triển nông thôn mới.- Nghị quyết số 86/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 về mức hỗ trợ vốn

ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2015.

* Ủy ban nhân dân tỉnh: - Kế hoạch số 3805/UBND-NN ngày 01/11/2010 về triển khai, tổ chức thực

hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.

- Quyết định số 1791/QĐ-UBND ngày 14/6/2011 về việc phê duyệt danh sách xã đạt tiêu chí NTN giai đoạn 2010 – 2015.

- Quyết định số 3152/QĐ-UBND ngày 10/10/2011 về ban hành quy định nội dung thi đua, khen thưởng phong trào thi đua thực hiện Chương trình xây dựng NTM.

- Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 12/01/2012 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình đầu tư xây dựng và phát triển NTM.

- Quyết định số 68/2012/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 về việc ban hành Quy định mức hỗ trợ vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Long An.

- Quyết định số 1280/QĐ-UBND ngày 12/4/2013 về việc ban hành Bộ tiêu chí xây dựng NTM tỉnh Long An (thay thế QĐ số 2982/QĐ-UBND ngày 21/10/2010).

c. Đánh giá chung về những thuận lợi, hạn chế về công tác chỉ đạo, các tồn tại liên quan đến bộ máy thực hiện Chương trình, sự phối hợp giữa các Sở, Ban ngành, các chương trình, dự án trên địa bàn cho xây dựng NTM. Xác định nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục:

- Bộ máy thực hiện Chương trình: Đến nay, bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình các cấp trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được thành lập và đi vào hoạt động thống nhất trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ công chức chuyên môn nghiệp vụ làm nhiệm vụ tham mưu triển khai thực hiện Chương ở cở sở nhất là cấp xã còn thiếu và yếu, phần đông là kiêm nhiệm nên kết quả tổ chức thực hiện có nhiều hạn chế, nhất là khâu theo dõi, tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình, phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề phát sinh từ thực tiễn.

2

Page 3: ĐỀ CƯƠNG - Long An Provincenongthonmoi.longan.gov.vn/PublishingImages/ChuyenDuLieu... · Web viewVề phát triển sản xuất nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu

- Về công tác chỉ đạo, điều hành: Nhìn chung các văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình của tỉnh được ban hành khá đồng bộ, đầy đủ. Tuy nhiên, một số nội dung chưa được Trung ương hướng dẫn, hoặc hướng dẫn chậm ( như sửa đổi Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011; Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009; hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù trong đầu tư xây dựng NTM; hướng dẫn xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM) ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện ở địa phương.

- Sự phối hợp giữa các sở, ban ngành:Nhìn chung, các sở, ban, ngành của tỉnh bám sát nội dung Chương trình xây

dựng NTM để tham mưu UBND tỉnh ban hành đầy đủ hệ thống văn bản chỉ đạo và triển khai, tổ chức thực hiện. Có sự quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương về chuyên môn nghiệp, lồng ghép thực hiện các dự án đầu tư do sở ngành quản lý vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nhất là cho các xã phấn đấu đạt xã nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015. Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt mà các sở, ban ngành tỉnh chú ý chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương thực hiện mạnh mẽ hơn thời gian tới. Đó là các nội dung về công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới; công tác biểu dương khen thưởng, giới thiệu các gương điển hình, các mô hình làm tốt; vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, tổ chức lại sản xuất; vấn đề bảo vệ cảnh quang môi trường ; phòng chống tệ nạn xã hội...

2. Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTMĐược xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quyết định đến tiến độ thực

hiện xây dựng NTM của tỉnh. Do đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2237/QĐ-UBND ngày 17/7/2012 về việc ban hành kế hoạch tuyên truyền chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Long An; đồng thời hàng năm tỉnh đã chỉ đạo và giao kinh phí cho các cơ quan, đơn vị để tập trung thực hiện công tác tuyên truyền về xây dựng NTM, tạo điều kiện cho nhân dân và cả hệ thống chính trị hiểu rõ mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách… trong việc xây dựng NTM.

Tổng kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM trong 3 năm: 6.346 triệu đồng (gồm có: năm 2011: 600 triệu đồng; năm 2012: 2.386 triệu đồng; năm 2013: 3.360 triệu đồng). Hình thức tuyên truyền đa dạng như: Tổ chức các lớp hướng dẫn tập trung; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông của Trung ương (Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam), tỉnh (Đài phát thanh và truyền hình, tỉnh, Báo Long An), huyện, xã; thực hiện cấp 3.000 cuốn sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM và 27.420 cuốn tài liệu tuyên truyền về xây dựng NTM cho thành viên Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM các cấp.

Ngoài ra, việc tuyên truyền xây dựng NTM còn được thực hiện lồng ghép qua các lớp tập huấn bồi dưỡng về nông thôn mới; lồng ghép với các cuộc vận động của các tổ chức đoàn thể như: Cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gắn xây dựng NTM”; “tuổi trẻ chung tay xây dựng

3

Page 4: ĐỀ CƯƠNG - Long An Provincenongthonmoi.longan.gov.vn/PublishingImages/ChuyenDuLieu... · Web viewVề phát triển sản xuất nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu

NTM”; phụ nữ với mô hình “5 không 3 sạch”, nông dân với kế hoạch “phát huy nội lực để phát triển cộng đồng, góp phần xây dựng NTM và phát huy dân chủ cơ sở”...

Qua 3 năm thực hiện tuyên truyền về xây dựng NTM, các cán bộ, đảng viên và nhân dân đã cơ bản nắm được mục tiêu, nội dung của Chương trình xây dựng NTM và tích cực, chủ động tham gia xây dựng NTM ngay từ khi lập quy hoạch NTM.

3. Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức xây dựng nông thôn mớiĐến cuối năm 2013, toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức xây dựng

NTM cho 7.193 lượt CBCC các cấp, trong đó cấp xã và ấp 6.289 lượt người. Tổng kinh phí thực hiện là 2,8 tỷ đồng.

Nội dung đào tạo, tập huấn:- Đối với cấp tỉnh, huyện: Nội dung tập huấn gồm: Chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM; kinh nghiệm xây dựng NTM trên thế giới; nguyên tắc, nội dung và tiến trình xây dựng NTM; quy trình triển khai thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội.

- Đối với cấp xã, ấp: Nội dung tập huấn gồm: Chức năng nhiệm vụ của Ban chỉ đạo các cấp và bộ máy quản lý điều hành; công tác tuyên truyền vận động thực hiện xây dựng NTM; hướng dẫn lập Đề án xây dựng NTM; cơ chế huy động nguồn lực để thực hiện dự án phát triển kinh tế-xã hội; nội dung quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự toán ngân sách và dự toán chương trình; quy trình triển khai thực hiện dự án cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.

Nhìn chung, đến nay, hầu hết cán bộ chủ chốt và cán bộ công chức làm công tác xây dựng NTM các cấp (tỉnh, huyện, xã-ấp) đã được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về xây dựng NTM, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện xây dựng NTM.

4. Về huy động nguồn lực:Tỉnh chú trọng huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công cuộc xây dựng

nông thôn mới. Ngoài nguồn lực ngân sách nhà nước các cấp (trực tiếp và lồng ghép), tỉnh chỉ đạo các địa phương chủ động phối hợp với các sở ban ngành tỉnh, các đoàn thể chính trị xã hội vận động huy động các nguồn lực ngoài xã hội nhất là nguồn lực của cộng đồng dân cư tại địa phương.

Tính đến cuối năm 2013, toàn tỉnh ước huy động được 11.086,5 tỷ đồng để thực hiện xây dựng NTM, gồm có: Vốn ngân sách nhà nước các cấp (gồm vốn hỗ trợ trực tiếp của Chương trình và vốn lồng ghép với các chương trình, dự án khác) 5.789 tỷ đồng, chiếm 52,2%; vốn huy động nhân dân đóng góp 3.378,7 tỷ đồng, chiếm 30,5%; vốn tín dụng 1.714,9 tỷ đồng, chiếm 15,5%; vốn huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp 197,3 tỷ đồng, chiếm 1,8%; vốn khác 6,6 tỷ đồng, chiếm 0,1%.

Nguồn lực đầu tư tập trung phần lớn cho phát triển hạ tầng nông thôn, chủ yếu là công trình giao thông, thủy lợi, trường học, nhà văn hóa trung tâm xã, nhà văn hóa ấp.

Kết quả huy động nguồn lực đầu tư cho thấy, tuy có nhiều khó khăn nhưng ngân sách nhà nước các cấp vẫn tập trung đầu tư cho nông ngiệp, nông thôn và

4

Page 5: ĐỀ CƯƠNG - Long An Provincenongthonmoi.longan.gov.vn/PublishingImages/ChuyenDuLieu... · Web viewVề phát triển sản xuất nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu

các địa phương đã có sự vận động huy động khá tốt nguồn lực của dân, của xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG XÂY DỰNG NTM 1. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng NTMa) Lập quy hoạch xây dựng NTM:Tính đến tháng 6/2013, toàn tỉnh đã có 153 xã (chiếm 92,2%) hoàn thành lập

quy hoạch xây dựng NTM, các xã còn lại sẽ hoàn thành trong tháng 8/2013. Tổng kinh phí lập quy hoạch xây dựng NTM của toàn tỉnh 47,128 tỷ đồng, bình quân 284 triệu đồng/xã. Tuy nhiên, đến nay tỉnh mới phân bổ được 32,277 tỷ đồng (trong đó: Năm 2011: 17,392 tỷ đồng; năm 2012: 7,385 tỷ đồng; năm 2013 7,5 tỷ đồng) để thanh toán cho công tác lập quy hoạch xây dựng NTM. Còn lại 14,851 tỷ đồng sẽ tiếp tục phân bổ trong các năm tiếp theo.

b) Lập đề án xây dựng NTM:Toàn tỉnh đã có 99 xã (chiếm 59,6%) hoàn thành và phê duyệt đề án xây

dựng NTM, 67 xã còn lại dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2013.Nhìn chung, tiến độ lập Đề án chậm. Nguyên nhân chủ yếu là việc lập quy

hoạch xây dựng NTM chậm, không có cơ sở để lập đề án; trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ xã tham gia lập đề án còn rất hạn chế; sự phối hợp, hỗ trợ từ các ngành của huyện cho các xã chưa sâu sát, kịp thời.

2. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dânTrong thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo tập trung thực hiện nhiều giải pháp để

phát triển sản xuất nông nghiệp và công ngiệp, ngành nghề nông thôn.2.1 Về sản xuất nông nghiệp: Chỉ đạo rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp cung

của tỉnh và các quy hoạch phát triển sản phẩm chủ lực, thế mạnh của tỉnh để làm cơ sở thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, hiệu quả, gắn sản xuất và chế biến (cụ thể đã điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch: Quy hoạch vùng trồng đay nguyên liệu tập trung đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020; quy hoạch phát triển vùng rau an toàn đến năm 2020; quy hoạch vùng lúa chất lượng cao phục vụ chế biến gạo xuất khẩu vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020; Đề án sản xuất thanh long xuất khẩu; quy hoạch vùng mía nguyên liệu giai đoạn 2011-2020; quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2008 – 2020; quy hoạch đê bao lững vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020; quy hoạch thủy lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất đến năm 2020; quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến 2020; quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã...). Đồng thời chỉ đạo tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật kỹ thuật ngành nông nghiệp, ưu tiên đầu tư là cơ sở sản xuất giống. Chỉ đạo tăng cường các hoạt động khuyến nông , bảo vệ thực vật, thú y; triển khai thực hiện chương trình giống vật nuôi, cây trồng; xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả...Kết quả chung toàn ngành: Tốc độ tăng trưởng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp năm 2013 ước đạt 3% (Tốc độ tăng trưởng chung của tỉnh ước đạt 11%); giá trị tăng thêm của toàn ngành nông nghiệp (theo giá cố định năm 1994) năm 2013 ước đạt 7.432 tỷ đồng; tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp trong cơ cấu GDP chung toàn tỉnh năm 2013 ước đạt 32%. Kết quả trên từng lĩnh vực ngành như sau:

5

Page 6: ĐỀ CƯƠNG - Long An Provincenongthonmoi.longan.gov.vn/PublishingImages/ChuyenDuLieu... · Web viewVề phát triển sản xuất nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu

a) Lĩnh vực trồng trọt:- Cây lúa vẫn là cây trồng chính của tỉnh, trong những năm qua mặc dù gặp

nhiều khó khăn nhưng diện tích, sản lượng, chất lượng lúa đều tăng. Ước sản lượng lúa cả năm 2013 đạt 2.790.497 tấn, tăng 127.090 tấn so năm 2012, trong đó lúa chất lượng cao, nếp chiếm 26% tổng sản lượng.

Trong năm 2013 (vụ đông xuân 2012-2013 và vụ hè thu 2013) tỉnh đã triển khai thực hiện 34 lượt "Cánh đồng mẫu lớn" với tổng diện tích thực hiện 9.097,2 ha, 3.485 hộ tham gia.

- Tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch vùng lúa chất lượng cao phục vụ chế biến gạo xuất khẩu, vùng mía nguyên liệu, vùng rau an toàn; triển khai kế hoạch phát triển nông nghiệp toàn diện. Triển khai thực hiện Chương trình giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản đến năm 2020.

- Đã phối hợp với Tổng Công ty Điện lực miền Nam xây dựng kế hoạch triên khai đâu tư hệ thông điện phục vụ hoạt động một sô trạm bơm điện; triên khai đâu tư đê bao lửng vùng Đông Tháp Mười.

b) Lĩnh vực chăn nuôi:- Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng

của dịch bệnh phát sinh trên đàn gia súc, gia cầm; giá cả sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm. Mặc dù tỉnh đã có nhiều nổ lực, cố gắng trong công tác phòng chống dịch bệnh và tổ chức dập tắt dịch bệnh kịp thời nhưng mầm bệnh vẫn còn trong đàn gia súc, gia cầm và người chăn nuôi còn chủ quan trong công tác tiêm phòng nên dịch bệnh PRRS trên heo, LMLM trên gia súc và bệnh cúm gia cầm phát sinh. Ước cả năm 2013, tổng đàn heo đạt 265.000 con, bằng 104,3% so năm 2012, đàn bò đạt 82.500 con, đàn gia cầm đạt 12,5 triệu con.

- Tỉnh đã triển khai quy hoạch xây dựng các lò giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ người dân trồng cây phân tán; giải pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư để khắc phục, hạn chế thấp nhất thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản....

c) Lĩnh vực thuỷ sản:- Do diễn biến thời tiết phức tạp, môi trường nuôi không ổn định, dịch bệnh

thường xuyên xảy ra, cộng với chi phí đầu tư tăng cao nên hiệu quả kinh tế của hộ nuôi giảm. Trước tình hình đó, tỉnh đã tuyên truyền, vận động người dân thả nuôi tôm theo lịch khuyến cáo; triển khai các mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP; theo dõi, thông báo quan trắc môi trường nước nuôi tôm và tình hình thời tiết để người dân ứng phó kịp thời với dịch bệnh. Diện tích thả nuôi tôm nước lợ toàn tỉnh là 4.853 ha, trong đó: Tôm sú diện tích thả 1.372 ha; tôm chân trắng diện tích thả 3.481 ha. Ước cả năm 2013 sản lượng tôm các loại đạt 9.650 tấn, sản lượng cá các loại đạt 29.300 tấn, tôm càng xanh 20 tấn. Tình hình tiêu thụ tôm tương đối thuận lợi, giá cao, đối với những diện tích tôm thu hoạch đúng tuổi, nông dân lợi nhuận từ 50-70 triệu đồng/ha.

- Tỉnh đã triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản khu vực Đồng Tháp Mười của tỉnh. Thực hiện các giải pháp để khắc phục, hạn chê thâp nhât thiệt hại trong nuôi trông thủy sản.

6

Page 7: ĐỀ CƯƠNG - Long An Provincenongthonmoi.longan.gov.vn/PublishingImages/ChuyenDuLieu... · Web viewVề phát triển sản xuất nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu

đ) Lĩnh vực lâm nghiệp:Diện tích rừng đầu năm 2013 là 29.738 ha, trong đó: Rừng trồng: 28.938 ha,

rừng tự nhiên 800 ha. Ước diện tích rừng đến cuối năm 2013 là 28.600 ha (gồm 2.046 ha rừng phòng hộ, 2.375 ha rừng đặc dụng và 24.179 ha rừng sản xuất) và trồng 3,5 triệu cây phân tán các loại.

Diện tích rừng trên địa bàn tỉnh giảm chủ yếu do chuyển sang trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, trồng khoai mì, khoai mỡ và các loại cây trồng khác.

d) Xây dựng các mô hình sản xuất từ nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp của Chương trình:

Từ năm 2011 đến nay, bằng nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp của Chương trình xây dựng NTM (5,06 tỷ đồng), kết hợp với nguồn vốn đối ứng của các hộ dân (1,9 tỷ đồng), tỉnh đã triển khai xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả như: Mô hình VAC; mô hình nuôi cá trê lai; mô hình nuôi cá phi đơn tính; mô hình nuôi heo nái an toàn sinh học…

Nhìn chung, việc đầu tư xây dựng các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, cùng với việc tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo, chuyển giao công nghệ nên đã góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của tỉnh từ 15,7 triệu đồng/người năm 2010 lên 25 triệu đồng/người năm 2013; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 8,4% năm 2010 xuống còn 3,95% năm 2013.

2.2. Phát triển công nghiệp, ngành nghề nông thôn:Trong những năm qua, tỉnh đã tập trung thực hiện các chính sách thu hút

mời gọi đầu tư, khuyến khích phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh và khu vực nông thôn. Giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn tăng bình quân 11,6%/năm. Năm 2012, đạt gần 600 tỷ đồng, tăng 55,6% so với năm 2008.

Đến tháng 6/2013, toàn tỉnh có 13.000 cơ sở công nghiệp, (trong đó cơ sở công nghiệp nông thôn 12.140 cơ sở, chiếm 93,3%, tăng 11,3% so với năm 2008). Lao động khu vực công nghiệp nông thôn có 24.300 người, chiếm gần 15% tổng số lao động toàn ngành công nghiệp.

Công nghiệp nông thôn, ngành nghề nông thôn tiếp tục phát triển, tập trung vào các ngành nghề chính có thế mạnh của địa phương như: Xay xát, chế biến lương thực, thực phẩm; may mặc; chế biến gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, cơ khí hàn tiện; dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tỉnh đã hỗ trợ 49 đề án khuyến công, với tổng kinh phí gần 5,4 tỷ đồng. Công nhận 08 nghệ nhân, 13 thợ giỏi, 01 người có công đưa nghề về Long An; 02 làng nghề truyền thống (dệt chiếu Long Cang - huyện Cần Đước và trống Bình An – huyện Tân Trụ). Tổ chức bình chọn được 28 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Ngân sách tỉnh hỗ trợ phát triển cơ giới hóa nông nghiệp trên 10 tỷ đồng, nhiều cơ sở chuyên nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp được hình thành, đến nay khâu thu hoạch lúa cơ bản thực hiện bằng máy gặt đập liên hợp, tỷ lệ sấy đạt trên 70% sản lượng.

2.3. Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo:

7

Page 8: ĐỀ CƯƠNG - Long An Provincenongthonmoi.longan.gov.vn/PublishingImages/ChuyenDuLieu... · Web viewVề phát triển sản xuất nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu

Nhờ tập trung các gải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp ngành nghề nông thôn… đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm hộ nghèo khu vực nông thôn của tỉnh.

Ước kết quả năm 2013 tính trên khu vực nông thôn của tỉnh, bình quân thu nhập đầu người khu vực nông thôn đạt 25 triệu đồng/người/năm, tăng 9,3 triệu đồng/người/năm so năm 2010 ; tỷ lệ hộ nghèo ước còn ở mức 3,95%, giảm 4,45% so năm 2010.

3. Xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếuTrong 3 năm qua, toàn tỉnh đã huy động được 9.592,8 tỷ đồng để thực hiện

đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu trên địa bàn nông thôn, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước các cấp 5.652,5 tỷ đồng, chiếm 58,9%; vốn huy động nhân dân đóng góp 3.376,7 tỷ đồng, chiếm 35,2%; vốn tín dụng 359,8 tỷ đồng, chiếm 3,8%; vốn huy động từ các doanh nghiệp 197,3 tỷ đồng, chiếm 2,1%; vốn khác 6,5 tỷ đồng, chiếm 0,1%. Kết quả đạt được cụ thể như sau:

- Giao thông: Toàn tỉnh đã huy động được 5.893,4 tỷ đồng (trong đó: Ngân sách nhà nước 4.883,1 tỷ đồng, chiếm 82,9%; nhân dân đóng góp 1.010,3 tỷ đồng,chiếm 17,1 %) để thực hiện đầu tư, nâng cấp gần 2.830 km đường giao thông, gồm có: Nhựa hóa, bê tông hóa 950 km đường trục xã, liên xã; cứng hóa 1.000 km đường ấp, xóm; làm sạch và không lầy lội 600 km đường ngõ, xóm; cứng hóa 280 km đường trục chính nội đồng.

- Thủy lợi: Thủy lợi trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển theo hướng phục vụ đa mục tiêu. Hệ thống đê sông ngăn triều – mặn – trữ ngọt, đê bao chống lũ sớm được củng cố, nâng cấp một bước, nhiều công trình tiêu thoát lũ được đầu tư. Trong 3 năm (2011-2013) toàn tỉnh đã huy động được 842,8 tỷ đồng (trong đó: Ngân sách nhà nước 338,5 tỷ đồng, chiếm 40,2%; nhân dân đóng góp 504,3 tỷ đồng,chiếm 59,8 %) để thực hiện đầu tư mới, nâng cấp 239 công trình thủy lợi, kiên cố hóa 88 km kênh mương.

Các công trình thủy lợi đã đảm bảo tưới cho 230.262 ha đất canh tác (đạt 78% yêu cầu), đảm bảo tiêu cho 235.695 ha (đạt 80 % yêu cầu), ngăn triều-mặn-trữ ngọt cho 66.679 ha ( đạt 89 % yêu cầu), ngăn lũ sớm (lũ tháng 8) cho 51.244ha (đạt 34 % yêu cầu), diện tích có trạm bơm đảm bảo tưới tiêu chủ động đạt 11.319 ha (đạt 6 % yêu cầu)

- Điện: Trong 3 năm qua, ngành điện đã đầu tư 169,9 tỷ đồng từ để đầu tư cải tạo hệ thống điện đảm bảo yêu cầu, góp phần nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn năm 2012 lên 98,6%, ước năm 2013 đạt 99%.

- Trường học: Trong 3 năm, toàn tỉnh đã huy động được 329 tỷ đồng đề đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp các phòng học, trong đó: vốn ngân sách các cấp 225,5 tỷ đồng, chiếm 68,5%; vốn dân góp 103,5 tỷ đồng, chiếm 31,5%. Do đó, dự kiến đến năm 2013 toàn tỉnh sẽ có 244 trường học đạt chuẩn.

- Cơ sở vật chất văn hoá: Đã huy động 46,7 tỷ đồng (trong đó: ngân sách nhà nước 37,2 tỷ đồng, chiếm 79,6%; nhân dân góp 9,5 tỷ đồng, chiếm 20,4 %) để đầu tư xây dựng mới, sửa chữa các Trung tâm văn hóa – thể thao - học tập cộng

8

Page 9: ĐỀ CƯƠNG - Long An Provincenongthonmoi.longan.gov.vn/PublishingImages/ChuyenDuLieu... · Web viewVề phát triển sản xuất nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu

động xã và nhà văn hóa ấp. Do đó, ước đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 57 xã có Trung tâm văn hóa – thể thao - học tập cộng động, 560 ấp có nhà văn hóa.

- Chợ nông thôn: Từ năm 2011-2013, các doanh nghiệp đã đầu tư 13,8 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp 15 chợ nông thôn, do đó dự kiến đến cuối năm 2013 toàn tỉnh có 85 xã có chợ, chiếm 51 %. Theo quy hoạch, đến năm 2015, toàn tỉnh sẽ đầu tư xây mới, nâng cấp 82 chợ nông thôn tại 76 xã.

- Bưu điện: Trong 3 năm, các doanh nghiệp đã đầu tư 4,5 tỷ đồng đề đầu tư nâng cấp, xây mới các điểm phục vụ viễn thông và cung cấp internet đến ấp, trong đó: Đầu tư nâng cấp, xây mới điểm phục vụ viễn thông 609 triệu đồng; đầu tư cung cấp internet đến ấp 3.891 triệu đồng. Nâng tổng số điểm viễn thông đạt chuẩn của toàn tỉnh lên 489 điểm và nâng số xã có internet đến ấp lên 155 xã.

- Y tế: Trong 3 năm, toàn tỉnh đã huy động 30,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (vốn lồng ghép với các chương trình, dự án khác) để đầu tư nâng cấp, xây mới các trạm y tế xã. Kết quả ước đến cuối năm 2013 toàn tỉnh có 133 xã có trạm y tế xã đạt chuẩn theo Quyết định số 370/QĐ-BYT.

- Nước sạch, vệ sinh môi trường: Đã huy động 396,8 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước, thoát nước tập trung, trong đó: vốn tín dụng 241,4 tỷ đồng, chiếm 54%; vốn ngân sách nhà nước 99,7 tỷ đồng, chiếm 25%; vốn dân góp 78,8 tỷ đồng, chiếm 19,9%; nguồn khác 3,9 tỷ đồng, chiếm 1%. Kết quả ước đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 92%, tăng 4% so với năm 2010.

- Nhà ở dân cư: Toàn tỉnh đã huy động 1.865 tỷ đồng để thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới nhà ở của các hộ dân, trong đó: Vốn của các hộ dân 1.669,7 tỷ đồng, chiếm 89,5%; vốn tín dụng 145,5 tỷ đồng, chiếm 7,8%; vốn ngân sách nhà nước 36,7 tỷ, chiếm 2%; vốn huy động từ các doanh nghiệp 10,4 tỷ đồng, chiếm 0,6%; vốn khác 2,6 tỷ đồng, chiếm 0,1%. Kết quả ước đến cuối năm 2013, tỷ lệ nhà đạt chuẩn đạt 79,2%, tăng 20,6% so với năm 2010.

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất: Từ năm 2011-2013, các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) trên địa bàn tỉnh đã huy động được khoảng 550 triệu đồng từ các xã viên để đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị, xây dựng nhà kho, trụ sở làm việc. Ngoài ra, thực hiện phương án cơ giới hóa trong nông nghiệp, giai đoạn 2007-2010, tỉnh đã xuất ngân sách 10,3 tỷ đồng để hỗ trợ cho 7 HTX và 220 THT mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Máy gặt đập liên hợp; máy sấy lúa; máy bơm điện; máy tách hạt bắp (ngô); máy làm lạnh sữa... với mức hỗ trợ 30 % giá trị máy móc, thiết bị.

Kết quả: Ước đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 49 HTX (trong đó có 47 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản), tăng 17 HTX so với năm 2010; có 2.325 THT (trong đó 1.213 THT hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản). Số HTX hoạt động có hiệu quả chiếm 55% (27 HTX).

4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trườnga) Lĩnh vực giáo dục:- Tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: Đổi mới phương pháp dạy

và học; xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; tăng cường đầu tư cơ sở

9

Page 10: ĐỀ CƯƠNG - Long An Provincenongthonmoi.longan.gov.vn/PublishingImages/ChuyenDuLieu... · Web viewVề phát triển sản xuất nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu

vật chất trường, lớp theo hướng kiên cố hóa.... nên chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên. Năm 2013 có 166/166 xã đạt PCGD THCS (tỉ lệ 100%), huy động học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 hệ phổ thông là 74,1% và lớp 10 GDTX là 17,9%, số còn lại vào học nghề.

- Về công nhận trường đạt chuẩn: Dự kiến đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 66/145 trường mầm non đạt chuẩn; 134/221 trường tiểu học đạt chuẩn; 44/108 trường THCS đạt chuẩn.

b) Lĩnh vực văn hóa:Ước đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 55 xã (chiếm 33%) có Trung tâm Văn

hóa Thể thao và Học tập cộng đồng xã; 560 ấp (chiếm 62.2%) có Nhà văn hóa ấp; 90% cán bộ của Trung tâm Văn hóa Thể thao và Học tập cộng đồng xã và Nhà Văn hóa ấp được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ.

Hầu hết các Trung tâm Văn hóa Thể thao và Học tập cộng đồng xã, Nhà văn hóa ấp hoạt động có hiệu quả, các loại hình hoạt động như: Sinh hoạt các Câu lạc bộ văn hóa–văn nghệ-thể thao, hội họp, liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, thi đấu các môn thể thao...được tổ chức thường xuyên, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân nông thôn, xóa dần khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa nông thôn và thành thị.

Về xây dựng các mô hình văn hóa: Toàn tỉnh đã có 342.070 hộ (chiếm 95%) đạt tiêu chuẩn “gia đình văn hóa”; 805 ấp (chiếm 89,4%) được công nhận danh hiệu “ấp văn hóa”; 34 xã (chiếm 20,5%) được công nhận đạt chuẩn văn hóa. Tỉnh đã chọn huyện Cần Đước là huyện điển hình về văn hóa giai đoạn 2010-2015.

c) Lĩnh vực y tế:Trong những năm qua, cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực y tế

được tăng cường đầu tư, nhiều kỹ thuật cao được chuyển giao thành công cho các cơ sở y tế vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế như: Chương trình tiêm chủng mở rộng; chăm sóc sức khỏe sinh sản; cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em... được thực hiện tốt, qua đó người dân đã được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao tại chỗ, giảm chi phí cho người bệnh, góp phần cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe cho người dân vùng nông thôn.

Công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được triển khai đến tuyến xã, cùng với cơ sở vật chất, trang thiết bị trạm y tế xã được tăng cường đầu tư, nên tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2013 ước đạt 61%, tăng 9% so với năm 2009.

Vệ sinh môi trường nông thôn ngày càng tốt hơn, tỷ lệ hỗ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến năm 2013 ước đạt 92%; tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia đạt 28,5%; tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 60%, ước 2013 đạt 64% (tăng 18% so với năm 2008).

Về kết quả thực hiện tiêu chí y tế: Theo Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010, toàn tỉnh đã có 133 xã (chiếm 80%) đạt tiêu chí y tế. Tuy

10

Page 11: ĐỀ CƯƠNG - Long An Provincenongthonmoi.longan.gov.vn/PublishingImages/ChuyenDuLieu... · Web viewVề phát triển sản xuất nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu

nhiên, ngày 22/9/2011, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3447 /QĐ-BYT về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020, theo chuẩn mới này hiện nay tỉnh mới chỉ có 95 xã (chiếm 57,2%) đạt tiêu chí y tế.

5. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội

Tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 2.050 cán bộ công chức cấp xã, trong đó số cán bộ công chức cấp xã dạt chuẩn là 1.131 người, chiếm 55,2%. Toàn bộ 166 xã (100%) có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. Tỷ lệ Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn ”Trong sạch, vững mạnh” chiếm 70%. Tỷ lệ đoàn thể chính trị xã hội xã đạt danh hiệu tiến trở lên đạt 93,6%.

6. Kết quả thực hiện xây dựng NTM theo bộ Tiêu chíTính chung toàn tỉnh, bình quân số tiêu chí đạt được trên xã là 10,7 tiêu

chí/xã. Kết quả phân nhóm xã theo số tiêu chí đạt như sau:- 01 xã đạt 19 tiêu chí (xã Dương Xuân Hội – huyện Châu Thành).- 01 xã đạt 18 tiêu chí (xã Bình Quới – huyện Châu Thành), tăng 01 xã so

với năm 2010.- 03 xã đạt 16 tiêu chí (xã Khánh Hưng – huyện Vĩnh Hưng, xã Hậu Thạnh

Đông – huyện Tân Thạnh, xã Mỹ Hạnh Nam – huyện Đức Hòa), tăng 03 xã so với năm 2010.

- 11 xã đạt 15 tiêu chí, tăng 74 xã so với năm 2010, tăng 11 xã so với năm 2010.

- 93 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, tăng 78 xã so với năm 2010.- 57 xã đạt từ 5-9 tiêu chí, giảm 56 xã so với năm 2010 (trong số nhóm 57 xã

đạt 5-9 tiêu chí có 23 xã mới đạt 5 – 7 tiêu chí)..- Không còn xã dưới 05 tiêu chí (năm 2010 có 38 xã dưới 5 tiêu chí).b) Kết quả thực hiện tại 36 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM đến năm 2015:Đã có 19 xã đạt từ 14 - 19 tiêu chí (trong đó: 01 xã đạt 19 tiêu chí - xã

Dương Xuân Hội- Châu Thành; 01 xã đạt 18 tiêu chí - xã Bình Quới – Châu Thành; 03 xã đạt 16 tiêu chí: Xã Khánh Hưng – Vĩnh Hưng, xã Hậu Thạnh Đông – Tân Thạnh, xã Mỹ Hạnh Nam – Đức Hòa; 06 xã đạt 15 tiêu chí; 08 xã đạt 14 tiêu chí); 16 xã đạt từ 9 - 13 tiêu chí; 01 xã đạt 8 tiêu chí (xã Bình Hòa Nam – Đức Huệ).

c) Kết quả thực hiện tại 6 xã điểm đạt chuẩn NTM năm 2013:Đã có 01 xã đạt 19 tiêu chí (xã Dương Xuân Hội- Châu Thành); 03 xã đạt 16

tiêu chí (xã Khánh Hưng – Vĩnh Hưng, xã Hậu Thạnh Đông – Tân Thạnh, xã Mỹ Hạnh Nam – Đức Hòa); 02 xã đạt 15 tiêu chí (xã Mỹ Yên – Bến Lức; xã Mỹ Lệ - Cần Đước).

7. Đánh giá chung về triển khai thực hiện Chương trình và kiến nghị đề xuất

a) Những mặt đạt được:- Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây

dựng NTM, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên,

11

Page 12: ĐỀ CƯƠNG - Long An Provincenongthonmoi.longan.gov.vn/PublishingImages/ChuyenDuLieu... · Web viewVề phát triển sản xuất nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu

an ninh nông thôn được bảo đảm, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc- Hệ thống quản lý, thực hiện Chương trình các cấp đã được thành lập,kiện

toàn, đi vào hoạt động cơ bản hiệu quả. Các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình của tỉnh được ban hành khá đầy đủ, kịp thời.

- Nhận thức trong đội ngũ cán bộ công chức các cấp và nhân dân về xây dựng NTM đã có sự thay đổi rõ rệt; vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM đã từng bước được xác định rõ ràng, qua đó đã khuyến khích, động viên được người dân tham gia đóng góp xây dựng NTM. Công tác đào tạo, tập huấn về xây dựng NTM được tổ chức kịp thời, đúng đối tượng; nội dung, thời lượng và phương pháp truyền đạt phù hợp cho từng đối tượng.

- Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của trung ương, tỉnh được triển khai kịp thời, sâu rộng qua các đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể; các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả được chú ý nhân rộng. Người dân đã áp dụng khá tốt tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã bước đầu có hiệu quả. Qua đó đã góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo đúng hướng , tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, nâng cao chất lượng – hiệu quả sản xuất nhất các sản phẩm thế mạnh của tỉnh (lúa gạo, chăn nuôi gia cầm, rau thực phẩm…); thu nhập của người dân nông thôn ngày được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện; bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt, khang trang, sạch đẹp hơn.

b) Những khó khăn, vướng mắc:- Sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn , chưa ổn định bền vững do

giá vật tư, nông sản luôn biến động, thiên tai - dịch bệnh thường xuyên đe dọa, thị trường tiêu thụ còn khó khăn.

- Cơ chế quản lý, thanh quyết toán vốn đầu tư đối với những công trình do ngân sách nhà nước hỗ trợ dưới 50 % chưa cụ thể, ảnh hưởng đến việc theo dõi, giám sát, huy động sự đóng góp của cộng đồng dân cư trong xây dựng NTM.

- Nguồn lực đầu tư còn hạn chế so nhu cầu nhất là nhu cầu đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn.

c) Đề xuất, kiến nghị:- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm sửa đổi các Thông tư

hướng dẫn liên quan đến xây dựng NTM như: Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009, Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC. Ban hành Thông tư hướng dẫn việc đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn NTM và Thông tư hướng dẫn về công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính sớm ban hành Thông tư hướng dẫn “cơ chế đặc thù” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013. Điều chỉnh thủ tục thanh, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho xây dựng NTM theo hướng đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tự thực hiện và chủ động giám sát.

12

Page 13: ĐỀ CƯƠNG - Long An Provincenongthonmoi.longan.gov.vn/PublishingImages/ChuyenDuLieu... · Web viewVề phát triển sản xuất nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu

- Đề nghị Trung ương tăng mức hỗ trợ vốn trực tiếp của Chương trình cho tỉnh, nhất là vốn đầu tư phát triển do điều kiện địa lý đặc thù, ảnh hưởng ngập lũ hàng năm nên suất đầu tư trên đơn vị xây dựng trên địa bàn tỉnh rất cao.

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM 2014-20151. Mục tiêuMục tiêu cơ bản đến năm 2015 là tiếp tục huy động các nguồn lực để thực

hiện Chương trình xây dựng NTM theo đúng kế hoạch, lộ trình đã đề ra. Cụ thể phấn đấu đạt các chỉ tiêu như sau:

- 22% số xã (36 xã) đạt xã NTM.- 60% số xã tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%.- Có 52% số xã (86 xã) đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở.- Có 50% số xã (83 xã) đạt chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị

phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. - Có 80% số xã (133 xã) có trên 70% ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa.- Có 95% hộ dân khu vực nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh.- Có 85% số xã (141 xã) các tổ chức trong hệ thống chính trị đạt trong

sạch, vững mạnh. - 100% số xã an ninh, trật tự xã hội được giữ vững.- Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt gấp 2 lần so

năm 2010 (tức đạt mức bình quân 31,4 triệu đồng/người/năm).- Phấn đấu nâng số tiêu chí đạt bình quân trên một xã, tính chung toàn

tỉnh, đạt 11 tiêu chí/trên xã. Không còn xã dưới 7 tiêu chí.2.Nhiệm vụ, giải phápa) Công tác quản lý, chỉ đạo chương trình:- Tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống quản lý, thực hiện Chương trình các

cấp từ tỉnh đến ấp. Trong đó, chú trọng củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức nhất là cấp xã đủ trình độ chuyên môn – nghiệp vụ làm công tác tham mưu triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương.

- Tham mưu tỉnh có chủ trương phân bổ nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp hàng năm cho Chương trình từ nguồn ngân sách tỉnh. Tham mưu triển khai thực hiện cơ chế đặc thù trong đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các quyết định về: Quy định việc xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM của tỉnh Long An, làm cơ sở để cấp huyện, xã tự xét, đánh giá xã đạt tiêu chí NTM; sửa đổi, bổ sung Quy định thi đua khen thưởng xây dựng nông thôn mới; về chế độ khen thưởng các xã, ấp có thành tích nổi bậc trong vận động xây dựng nông thôn mới bằng vật tư , v.v…

b) Công tác tuyên truyền, vận động và thi đua xây dựng nông thôn mới:Tiếp tục tổ chức đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền phổ biến

quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM để cán bộ công chức, đảng viên và người dân hiểu rõ nội dung xây dựng NTM và chủ động tự giác tham gia. Trọng tâm của công tác tuyên truyền là giới

13

Page 14: ĐỀ CƯƠNG - Long An Provincenongthonmoi.longan.gov.vn/PublishingImages/ChuyenDuLieu... · Web viewVề phát triển sản xuất nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu

thiệu những cách làm sáng tạo, những mô hình tốt để các xã vận dụng làm theo, nhằm động viên, khích lệ phong trào xây dựng NTM. Chú trọng hoạt động tuyên truyền ở cấp thôn ấp, hộ gia đình. Tuyên truyền phân rõ trách nhiệm nhà nước, từng đoàn thể chính trị - xã hội, hộ dân… trong tham gia tổ chức thực hiện từng nội dung, công việc cụ thể của mỗi tiêu chí nông thôn mới.

c) Công tác đào tạo, tập huấn:Tiếp tục tăng cường chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức xây

dựng NTM cho lực lượng cán bộ công chức các cấp, nhất là cấp xã. Đây là nhiệm vụ phải được thực hiện thường xuyên, liên tục hàng năm của địa phương, nhằm đảm bảo cho lực lượng cán bộ xây dựng NTM ở cơ sở đủ năng lực đáp ứng tốt nhất yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

d) Huy động và bố trí nguồn lực:Dự báo nguồn lực ngân sách nhà nước các cấp thời gian tới vẫn còn khó

khăn, hạn chế. Vì vậy, các địa phương cần tập trung có nhiều giải pháp vận động, huy động cao nhất các nguồn lực ngoài xã hội, nhất là nguồn lực từ cộng đồng dân cư , từ các doanh nghiệp tại địa bàn, trực tiếp hưởng lợi từ các dự án, công trình được đầu tư.

Việc huy động, cơ cấu nguồn lực ngân sách đầu tư xây dựng nông thôn mới phải tập trung ưu tiên cho các công trình dự án tạo được sự đột phá cho phát triển sản xuất, giải quyết các vấn đề khó khăn bức xúc về mặt xã hội (đi lại, học hành, việc làm…). Đồng thời ưu tiên hỗ trợ cho các công trình nhân dân tự huy động đóng góp xây dựng cao nhất, cần một phần hỗ trợ của ngân sách nhà nước; chú ý có sự đầu tư hỗ trợ các xã phấn đấu đạt xã nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015

Để tiếp tục thực hiện các mục tiêu xây dựng NTM theo lộ trình đã đề ra, năm 2014, dự kiến tổng nhu cầu vốn xây dựng NTM của toàn tỉnh ước khoảng 4.121.450 triệu đồng, gồm có:

- Vốn trực tiếp cho Chương trình: Đề nghị Trung ương hỗ trợ: 181.150 triệu đồng. Trong đó:

+ Vốn sự nghiệp: 21.150 triệu đồng, gồm có:Quy hoạch xây dựng NTM: 15.000 triệu đồng.Phát triển sản xuất: 2.000 triệu đồng.Tuyên truyền, đào tạo tập huấn NTM: 4.150 triệu đồng.

+ Vốn đầu tư phát triển: 160.000 triệu đồng (xây dựng CSHT thiết yếu)- Vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án: 2.467.300 triệu đồng (do ngân

sách địa phương).- Vốn tín dụng: 550.000 triệu đồng.- Vốn huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp: 108.000 triệu đồng.- Vốn huy động sự đóng góp của cộng đồng dân cư: 813.600 triệu đồng.- Vốn huy động từ các nguồn khác: 1.400 triệu đồng.đ) Chỉ đạo thực hiện nội dung xây dựng NTM:- Triển khai thực hiện quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới:Chỉ đạo các xã thực hiện việc công bố đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn

mới của xã kịp thời. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện xây dựng NTM theo đúng Quy hoạch và Đề án xây dựng NTM đã được duyệt qua

14

Page 15: ĐỀ CƯƠNG - Long An Provincenongthonmoi.longan.gov.vn/PublishingImages/ChuyenDuLieu... · Web viewVề phát triển sản xuất nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu

việc cụ thể hóa thành kế hoạch năm và các dự án, công trình đầu tư cụ thể; đảm bảo sự tham gia, giám sát của cộng đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.

- Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân:Về phát triển sản xuất nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông –

lâm – ngư nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm duy trì tăng trưởng ổn định, bền vững, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội nông thôn. Phấn đấu duy trì mức tăng trưởng toàn Ngành năm 2014 đạt 3,8 – 4,0%.

Một số giải pháp chủ yếu:Triển khai thực hiện các quy hoạch, đề án phát triển sản nông nghiệp (lúa

chất lượng cao, rau an toàn, thanh long, nuôi thủy sản nước ngọt, chăn nuôi gia súc – gia cầm theo hướng an toàn sinh học...); nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả trong nông nghiệp gắn với xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp.

Tăng cường công tác khuyến nông – khuyến ngư hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân nhất là áp dụng những tiến bộ kỹ thuật tiến bộ, thực hành sản xuất tốt. Quản lý và phòng chống tốt dịch bệnh cây trồng vật nuôi.

Đẩy mạnh công tác giống, khảo nghiệm, thử nghiệm đưa vào sản xuất những giống tốt có năng suất, chất lượng tốt.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, thuốc thú y – thủy sản nhằm phát hiện kịp thời hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng gây thiệt hại đến sản xuất của người dân. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản phẩm.

Đẩy mạnh công tác dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngành nghề nông thôn:

Tiếp tục thực hiện các chính sách tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp, dịch vụ ở các vùng nông thôn theo quy hoạch. Khuyến khích và hỗ trợ các ngành nghề truyền thống phát triển; nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề.

- Xây dựng kết cầu hạ tầng thiết yếu:Tập trung huy động nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất

là các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như : Đường giao thông, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, điện sản xuất…

Chỉ đạo các xã thuộc diện điểm của tỉnh, trên cơ sở nguyện vọng của người dân, lựa chọn ưu tiên tập trung hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản: Giao thông, điên, trường học các cấp, nước sinh hoạt, nhà sinh hoạt văn hóa ấp... nhằm tạo niềm tin và động lực cho xây dựng NTM.

- Phát triển giáo dục:Tiếp tục tăng cường huy động các nguồn lực để đầu tư nâng cấp, xây dựng

mới các phòng học, nâng tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia. Duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Phát triển Y tế:Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho các trạm y tế cấp xã,

Thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế...

15

Page 16: ĐỀ CƯƠNG - Long An Provincenongthonmoi.longan.gov.vn/PublishingImages/ChuyenDuLieu... · Web viewVề phát triển sản xuất nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu

- Phát triển Văn hóa:Tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội thực hiện đầu tư xây dựng các

Trung tâm Văn hóa Thể thao và Học tập cộng đồng xã; nhà văn hóa ấp, đồng thời tập trung chỉ đạo đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ của Trung tâm Văn hóa Thể thao và Học tập cộng đồng xã và Nhà Văn hóa ấp.

- Bảo vệ môi trường:Tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư các công trình cung cấp nước

sinh hoạt hợp vệ sinh cho các hộ dân vùng nông thôn. Tham mưu tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại trên địa bàn nông thôn thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường.

- Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vũng mạnh và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội:

Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ cán bộ cấp xã đạt chuẩn; tỷ lệ Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức Đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên; đảm bảo an ninh, trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn.

Trên đây là báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Long An./.

Nơi nhận:- Ban Chỉ đạo TW;- TT Tỉnh ủy; - TT HĐND tỉnh; - UBND tỉnh;- Thành viên BCĐ tỉnh;- Văn phòng điều phối TW;- VP Tỉnh ủy; - VP HĐND, VP.UBND tỉnh;- Sở NN và PTNT (CQ TT) ;- Thành vien VPĐP (qua email);- Lưu: VT, Chi cục PTNT.

TM. TRƯỞNG BANPHÓ TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNTLê Minh Đức

16