y hoc dan toc.pdf

62
CHƯƠNG VII: Y TI. TKINH NGHIM DÂN GIAN ĐẾN Y HC CTRUYN: Quá trình hình thành và phát trin vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai cũng chính là quá trình giao lưu hi nhp nhng quan nim và kinh nghim dân gian trong phòng và trbnh. Tbui đầu khai phá, người dân phi đối mt vi thú d, rng rm, dch bnh và sau đó là nhng cuc chiến tranh. Trong hoàn cnh khc nghit y, người dân đã biết "tcu" bng nhng phương pháp phòng bnh dân gian, bng nhng bài thuc, vthuc đơn gin, truyn cho nhau tnhiu ngun, qua nhiu đời. Trong hành trang ca cư dân Biên Hòa - Đồng Nai thi mđất có bài hc "phòng bnh hơn cha bnh” ca cha ông tmy nghìn năm trước, có kinh nghim dùng thc ăn làm vthuc ca nhng cng đồng dân tc anh em cùng hi nhp trên mnh đất này. I.1. Quan nim và kinh nghim dân gian trong phòng cha bnh: I.1.1 Thy ti ch, thuc ti ch: Du tích ca quan nim "thy ti ch, thuc ti ch" ngày nay là nhng mnh vườn có ít nhiu cây thuc hu hết các gia đình nông thôn và cthành ph, thtrn, tht. Ý thc tchăm sóc sc khe cho bn thân, gia đình, và cng đồng biu hin rõ nét trong vic chn la các loi cây có vthuc để trng trong mnh sân, miếng vườn nhà mình. Nhng cây thuc có tác dng cp cu, sơ cu (như s, gng, đinh lăng... ) được trng chgn nhà nht trong vườn. Vườn rau cũng đồng thi là vườn thuc. Người dân thôn quê luôn có thông tin vnhng cây thuc được trng trong các mnh vườn ca hàng xóm để thông báo cho nhau khi cn cũng như để chn la vic trng mi cho hp lý. Danh mc các cây thuc được trng trong các mnh vườn Đồng Nai khá phong phú, hu như đầy đủ các ngun dược liu để cha bnh (1[1]). Các kinh nghim dân gian trong phòng trbnh Đồng Nai rt đa dng, hin chưa thng kê hết được. Khó phân bin được ranh gii gia cây rau - cây thuc trong nhiu mnh vườn nông thôn: Các loi rau ăn sng, luc chín hoc nu canh thường gp trong quan nim ca người dân đều là nhng vthuc như: rau cn tàu gii nhit, tiêu , rau cn nước gii nhit, nhun trường, cha vàng da, rau diếp cá gii nhit, tiêu độc, tan mn nht, cha ghl, cha bnh trĩ, trbnh lá lách, ddày, tiêu thc, rau húng cay tiêu độc, tiêu viêm, trcm, ho, rau húng li cha ban si, li tiu, rau húng quế tiêu độc, rau kinh gii gii ban, cha nhc đầu, chóng mt, trnga ngáy, hôi da, rau răm cha đau bng, rau tn dày lá (húng chanh) hđờm, cha ho, rau tía tô cha ho suyn, rau bình bát gii nhit, ghl, rau bù ngót nhun dưỡng kinh mch, cm máu, mát gan, cha táo bón, rau má gii nhit, trnóng st, đau bng, kiết l, tiêu đờm, tiêu (1[1]) Xem thêm phn nói vvic nuôi trng dược liu Đồng Nai trong mc II. Y hc ctruyn

Upload: vo-van-phuc

Post on 16-Jan-2016

73 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Y hoc dan toc.pdf

CHƯƠNG VII: Y TẾ

I. TỪ KINH NGHIỆM DÂN GIAN ĐẾN Y HỌC CỔ TRUYỀN: Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai

cũng chính là quá trình giao lưu hội nhập những quan niệm và kinh nghiệm dân gian trong phòng và trị bệnh. Từ buổi đầu khai phá, người dân phải đối mặt với thú dữ, rừng rậm, dịch bệnh và sau đó là những cuộc chiến tranh. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, người dân đã biết "tự cứu" bằng những phương pháp phòng bệnh dân gian, bằng những bài thuốc, vị thuốc đơn giản, truyền cho nhau từ nhiều nguồn, qua nhiều đời. Trong hành trang của cư dân Biên Hòa - Đồng Nai thời mở đất có bài học "phòng bệnh hơn chữa bệnh” của cha ông từ mấy nghìn năm trước, có kinh nghiệm dùng thức ăn làm vị thuốc của những cộng đồng dân tộc anh em cùng hội nhập trên mảnh đất này.

I.1. Quan niệm và kinh nghiệm dân gian trong phòng chữa bệnh: I.1.1 Thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ:

Dấu tích của quan niệm "thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ" ngày nay là những mảnh vườn có ít nhiều cây thuốc ở hầu hết các gia đình nông thôn và cả ở thành phố, thị trấn, thị tứ. Ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình, và cộng đồng biểu hiện rõ nét trong việc chọn lựa các loại cây có vị thuốc để trồng trong mảnh sân, miếng vườn nhà mình. Những cây thuốc có tác dụng cấp cứu, sơ cứu (như sả, gừng, đinh lăng... ) được trồng ở chỗ gần nhà nhất trong vườn. Vườn rau cũng đồng thời là vườn thuốc. Người dân thôn quê luôn có thông tin về những cây thuốc được trồng trong các mảnh vườn của hàng xóm để thông báo cho nhau khi cần cũng như để chọn lựa việc trồng mới cho hợp lý. Danh mục các cây thuốc được trồng trong các mảnh vườn ở Đồng Nai khá phong phú, hầu như có đầy đủ các nguồn dược liệu để chữa bệnh (1[1]). Các kinh nghiệm dân gian trong phòng trị bệnh ở Đồng Nai rất đa dạng, hiện chưa thống kê hết được.

Khó phân biện được ranh giới giữa cây rau - cây thuốc trong nhiều mảnh vườn ở nông thôn: Các loại rau ăn sống, luộc chín hoặc nấu canh thường gặp trong quan niệm của người dân đều là những vị thuốc như: rau cần tàu giải nhiệt, tiêu ứ, rau cần nước giải nhiệt, nhuận trường, chữa vàng da, rau diếp cá giải nhiệt, tiêu độc, tan mụn nhọt, chữa ghẻ lở, chữa bệnh trĩ, trị bệnh lá lách, dạ dày, tiêu thực, rau húng cay tiêu độc, tiêu viêm, trị cảm, ho, rau húng lủi chữa ban sởi, lợi tiểu, rau húng quế tiêu độc, rau kinh giới giải ban, chữa nhức đầu, chóng mặt, trị ngứa ngáy, hôi da, rau răm chữa đau bụng, rau tần dày lá (húng chanh) hạ đờm, chữa ho, rau tía tô chữa ho suyễn, rau bình bát giải nhiệt, ghẻ lở, rau bù ngót nhuận dưỡng kinh mạch, cầm máu, mát gan, chữa táo bón, rau má giải nhiệt, trị nóng sốt, đau bụng, kiết lỵ, tiêu đờm, tiêu

(1[1]) Xem thêm phần nói về việc nuôi trồng dược liệu ở Đồng Nai trong mục II. Y học cổ truyền

Page 2: Y hoc dan toc.pdf

máu bầm, chữa ung nhọt và ghẻ lở, mồng tơi tía giải nhiệt, da bớt nhăn, giá bổ tì, nhuận táo, hạ nhiệt, dưỡng da v.v...

Cây bưởi trồng trong vườn ở miền đất ven sông - đặc biệt là ở vùng Tân Triều (Vĩnh Cửu) - vốn được coi là đặc sản xứ Biên Hòa cũng đồng thời là cây thuốc của người dân. Do lá hoa quả bưởi đều chứa tinh dầu nên lá bưởi được dùng để xông chữa cảm cúm, nhức đầu, có nơi còn cất tinh dầu bưởi. Vỏ quả bưởi chữa ăn uống không tiêu, đau bụng, ho. Vỏ hạt bưởi có thể dùng làm thuốc cầm máu, dùng chải tóc giúp cho tóc êm, mượt. Bưởi còn là vị thuốc chữa chốc đầu cho trẻ con (hạt bưởi bóc vỏ ngoài cùng xâu vào sợi dây thép, đốt trên ngọn lửa cho cháy thành than, nghiền nhỏ, rửa nơi chốc đầu thiệt sạch bằng nước ấm, thấm cho khô, bôi bột than hạt bưởi lên, ngày bôi 1 - 2 lần, trị từ 3 - 6 ngày).

Một trong những bài thuốc dân gian phổ biến là nồi nước xông và nồi cháo giải cảm. Nồi nước xông cũng được nấu bằng những cây thực phẩm, cây rau làm gia vị quanh nhà như sả, hương nhu, bạch đàn, khuynh diệp, lá bưởi, lá khế... Nồi nước xông ở Đồng Nai là bài thuốc dân gian rất phong phú, đa dạng (có đến hàng trăm "công thức" ở các vùng) và mang dấu ấn địa phương rõ nét.

Cầm máu lấy đọt cây chuối nhai đắp, bị kiết ăn trái dâu già, khế non chấm đường, bị tiêu chảy nhai gừng sống, bị ghẻ hờm dùng cây găng, rễ vú sữa, bị "giời ăn" dùng lá dâu tằm giã nát, bỏ thêm ít muối, thoa 2, 3 lần, nhổ răng cầm máu dùng phèn chua và lọ nghẹ..., trẻ em bị mồ hôi trộm thì ăn cháo đậu đen, gạo lức... Có đến hàng ngàn bài thuốc dân gian như thế hiện còn được lưu giữ trong ký ức dân gian ở Đồng Nai.

I.1.2. Món ăn là vị thuốc: Trong quan niệm của người dân, gốc rễ bệnh tật là do chế độ ăn

uống không hợp lý. Và cách phòng chữa bệnh tốt nhất là sử dụng món ăn như những vị thuốc.

Món canh chua gà nấu lá giang ngày nay ở Đồng Nai được xem như đặc sản ẩm thực đối với người dân nông thôn là một vị thuốc. Lá giang (2[2]) còn được nấu với thịt ếch như một món ăn dân dã nhưng rất bổ, chữa bệnh sỏi thận, các bệnh viêm nhiễm về thận, tiết niệu (có thêm ớt tỏi, gia vị). Giá đậu xanh được dùng trong hầu hết món ăn với quan niệm là một vị thuốc giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống bệnh tật. Cây sả được dùng để nấu nước thơm tắm rửa, gội đầu, xông trị cảm cúm, làm chổi đuổi muỗi. Các món ăn nấu với lươn, tôm, thịt bò, thịt heo, thú rừng, chuột đồng không thể nào thiếu sả. Trái cây chế biến thành nước sinh tố (giàu vitamin), mía ép thành nước mía để tăng nguồn sinh tố. Rau sam, chó đẻ, cối xay, xuân hoa, diếp cá, rau răm, bạc

(2[2]) Cây lá giang (hoặc lá dang) miền Bắc gọi là cây răng bừa.

Page 3: Y hoc dan toc.pdf

hà, chuối hột, bưởi, chanh, giang, táo nhơn, đinh lăng... vừa là món ăn, vừa là vị thuốc.

Danh mục những món ăn có tác dụng chữa bệnh của người Đồng Nai rất phong phú. Hầu hết các loại rau, củ làm thực phẩm, gia vị đều là những vị thuốc như: củ hành ta hạ mồ hôi, giải cảm, trừ khí độc, củ hành tây trừ đờm chữa ho, thông tiểu, trướng bụng, kích thích tiêu hóa, củ kiệu hạ đờm nhớt, kích thích tiêu hóa, củ tỏi sát trùng tiêu độc, chữa bụng đầy hơi, trừ giun, diệt khuẩn mạnh, củ và lá hẹ trợ vị khí hành huyết, thông gan và tim, tiêu thủy thấp, hạ đờm, giải độc, thìa là bổ dạ dày, thận, chữa đầy bụng, dái sưng, đau dạ dưới, kích thích tiêu hóa, hạt tiêu chữa bao tử, lá lách, giải độc, sát trùng, giúp tiêu hóa, gừng trừ độc, hạ đờm, chữa nôn mửa, trừ ho hen và là nguồn dược liệu quý, nghệ trừ độc, giúp tiêu hóa, chữa ho (trộn với mật ong làm thuốc mật nghệ chữa đau bao tử) (3[3]). Lương dược Đoàn Thị Tiểu Nguyệt ở ấp I xã Hiệp Phước - Nhơn Trạch hiện nay còn có bài thuốc dân gian chuyên trị bệnh phụ khoa bằng hành, gừng, tỏi.

Các loại trái, đậu, củ cũng được quan niệm là những vị thuốc như bầu giải nhiệt (vỏ bầu khô dùng chữa bệnh thũng nước), bí đao giải nhiệt, lợi tiểu, bí đỏ tiêu độc (hột bí đỏ dùng trừ lãi), khổ qua làm sáng mắt, dưa gang, dưa leo, dưa chuột giàu sinh tố, lợi tiểu, dưa hấu chữa khô cổ họng, giải nhiệt, mướp hương tiêu sưng thũng, kiết lỵ, vàng da, vỏ mướp già khô đốt cháy đen tán uống cầm băng huyết, cà nâu, cà dái dê, cà chua tan máu bầm, chữa kiết lỵ, đậu đen tỏ tai, sáng mắt, đậu đỏ chữa kiết lỵ, thông tiểu, đậu đũa bổ lách, mướt da, đậu nành tăng sinh lực, đậu hũ (một sản phẩm từ đậu nành) tiêu độc dạ dày, đậu phộng chữa táo bón, bổ phổi, đậu rồng, đậu khóa chữa đau mỏi gân xương, đậu trắng chữa bạch đái, đậu xanh thông nhiệt, mè trừ táo bón, tăng sinh lực, củ cải đỏ bổ thần kinh, điều hòa tiêu hóa, củ cải trắng hạ khí ứ trệ, hột củ cải chữa no hơi, củ sắn dây nấu với rễ tranh lấy nước uống giải nhiệt, trừ tiểu gắt, khoai lang chữa vàng da, trị lãi trẻ con, khoai mài bổ tim, chữa sưng thũng, khoai mì bổ tì vị, khoai môn trừ thũng, khoai mì trẻ em ăn ngừa độc ban trái.

Theo kinh nghiệm dân gian ở vùng Biên Hòa, Long Thành thì muối ngoài ý nghĩa một gia vị còn có tác dụng dược tính rất mạnh. Dược tính đặc biệt của muối là tiêu viêm, sưng, bầm, giảm đau và sát trùng. Tất cả các triệu chứng này biểu hiện trên cơ thể (ngoại trừ mắt) dưới những hình thức như mẩn ngứa, lác các loại... đều có thể đắp muối trực tiếp lên mặt da (chưa rách). Riêng việc sát trùng mắt có thể xử lý bằng việc trừng mắt trong nước muối loãng.

Những loại động vật thường được dùng trong bữa ăn cũng được xem là những vị thuốc quý. Ở vùng Long Thành - Nhơn Trạch, có khá nhiều bài thuốc dân gian liên quan đến con cua đinh, cua đồng... Ví dụ chữa đau tức (1) Xem thêm phần nói về việc sản xuất Đông dược ở Đồng Nai trong mục II. Y học cổ truyền

Page 4: Y hoc dan toc.pdf

do bị té thì dùng cua đồng lột yếm rửa sạch gạch, đâm nhuyễn pha với nước sôi, rượu và đường uống. Nếu không uống được rượu thì uống nước cua pha muối. Chữa bệnh thủy thũng dùng thịt trâu chưng chín và gừng sống đâm nát hòa dấm, chấm thịt ngày 2 - 3 lần. Chữa bệnh lòi trôn trê dùng ruột già của heo (lấy khúc gần hậu môn) cho đậu đen vào đầy, buộc 2 đầu ruột lại, cho vào nồi đất, nấu chín rục, ăn lạt.

I.1.3. Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Trong quá trình lao động, chiến đấu, ý thức phòng bệnh luôn

được đặt lên hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe. Đây là một quan niệm lớn phù hợp với tinh thần y học nhân loại xưa và nay cũng như y học hiện đại (coi trọng công tác y tế dự phòng). Nhiều kinh nghiệm còn lưu truyền trong dân gian Đồng Nai hiện nay cho thấy ý thức làm vệ sinh thân thể, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường sống đã có từ hàng ngàn năm trước. Nhiều người cao tuổi ở Vĩnh Cửu kể rằng: Ngày xưa, khi đến một vùng đất mới, người dân thường lấy một cục đất tại đó, nướng cháy khô, bỏ vào nồi nước sôi để pha uống nhanh với mục đích phòng ngã nước (sốt rét). Phát quang môi trường ẩm thấp và un khói để trừ muỗi cũng là những kinh nghiệm quý.

Một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất là chế độ ăn uống. Ăn thật khỏe để tạo sức đề kháng tốt. Những món ăn có khả năng phòng bệnh được lưu truyền khá nhiều. Lấy ví dụ những món ăn liên quan đến các loài cá, tôm, cua, sò, ốc, rùa… được người dân quan niệm như: cá bống tăng lực, cá bống mú làm mướt da, cá lóc chữa suy yếu, cá trê chữa đau nhức, cá linh trừ phong tiêu thấp, thông tiểu tiện, cá chép chữa sưng thũng, suyễn, cá chẽm tăng khí lực, lươn chữa nhức xương, cá đuối bổ gân xương, cá nhám chữa đại tiện ra máu, mủ, đàm, gan cá nhám ăn sáng mắt, cá thu, cá nục, cá khoai điều hòa khí huyết, cá thiều, cá mực tăng sinh lực, điều kinh, cá đường chữa suy nhược thần kinh, cua biển, tôm bồi bổ gân xương, con hầu bổ xương (vỏ hầu đốt chữa đau dạ dày, băng huyết, di tinh, bạch đái), sò huyết tiêu huyết ứ, rùa chữa kinh nguyệt không đều và bạch đái, yếm rùa nướng tán bột pha rượu chữa đau bụng, con cóc thịt ăn giải độc, chữa kinh phong, cam tích, trừ ghẻ, phù thũng, kiết lỵ, dê chữa hư lao, đàn bà sinh đẻ suy yếu, đàn ông khí hư tinh dịch tiết ra yếu, xương trâu nấu xúp bổ xương tủy...

Những bài thuốc phòng bệnh khi có dấu hiệu của một chứng nào phần lớn cũng là những món ăn như: phòng bệnh thủy thũng thì ăn đậu đỏ nấu lạt thay cơm, kiêng muối mắm, hoặc đậu xanh, hột mã đề nấu cháo, hoặc gạo lức nấu với tỏi, phèn chua, cơm chín hòa lại ăn với chuối hoặc đường. Phòng bệnh đái đường dùng bí đao bỏ vỏ, giã nát cả hột hòa vào nước mưa uống, hoặc dùng trái khổ qua nấu canh ăn nhiều lần. Phòng và trị bệnh rụng tóc thì dùng mè đen giã nát, hà thủ ô, cẳng chân heo hầm thật kỹ ăn hàng ngày. Đề phòng tai biến mạch máu não thì hàng ngày ăn gạo lức, sữa bò, củ cà rốt nấu cháo (thêm ít dầu mè hoặc dầu đậu phộng, nước mắm, đường)...

Page 5: Y hoc dan toc.pdf

Những kinh nghiệm phòng chữa bệnh trong dân gian ở Đồng Nai gắn liền với khá nhiều những cây thuốc, con thuốc và vị thuốc là thực phẩm. Bên cạnh những nguồn dược liệu phổ biến trên cả nước, người Đồng Nai còn tìm ra những nguồn dược liệu riêng, phát hiện trong quá trình góp công xây dựng mảnh đất này.

I.1.4. Từ những quan sát và tổng kết: Nhiều kinh nghiệm dân gian trong phòng chữa bệnh sưu tầm được

ở Đồng Nai có nguồn gốc từ quá trình quan sát thiên nhiên, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Lương y Nguyễn Tăng Công ở Long Khánh khẳng định rằng cây bìm bịp được người Châu Mạ, Châu Ro và cả người Kinh ở Đồng Nai sử dụng như một vị thuốc chữa trật đả xuất phát từ việc quan sát bìm bịp con bị bẻ tay chân và người dân thấy con mẹ tìm cây thuốc này để chữa trị cho con. Vùng Xuân Lộc còn có khá nhiều cây thuốc dòi (cây bọ mắm) được xem là nguồn dược liệu trị bệnh phổi rất hay mà theo nhiều lương y, tên cây thuốc bắt nguồn từ những đặc điểm thiên nhiên (đặt cây thuốc dòi trên hủ mắm thì mắm không sinh dòi bọ).

Cũng từ việc đúc rút kinh nghiệm thực tiễn, người dân Đồng Nai còn có nhiều phương pháp cấp cứu trúng độc bằng các loại dược liệu thông thường vốn là thực phẩm như bột khoai lang và đường đen pha uống hoặc bằng cách dùng ngón tay chấm dầu phộng quậy vào cổ họng cho độc tố trong bao tử ói ra.

Người dân Biên Hòa có nhiều bài thuốc cấp cứu ngộ độc thức ăn đơn giản như dùng đậu đen và cam thảo giúp rã độc trong trường hợp ăn phải những thực phẩm xung kỵ nhau như cá trạch với gan bò, cá thớt với bí rợ, cá rô với mật ong, cá trạch với giấm, bí rợ với tôm, dùng đậu xanh để rã độc trong trường hợp ăn phải những thực phẩm xung kỵ nhau như thịt chim với gan, hào sống với đường đen, rau chân vịt với chao bò, cá lóc với chao bò, thịt heo với cam thảo, kẹo mạch nha với măng tre, giấm chua với chao bò... Người dân Vĩnh Cửu có kinh nghiệm: Khi lỡ ăn nấm với ốc gạo bị trúng độc thì giải độc bằng cây sen, còn thịt cua giúp rã độc khi ăn phải lươn nấu với táo đỏ hoặc bí rợ. Hành, ngò cũng là thuốc rã độc nếu lỡ ăn hến với ốc gạo. Mắt củ sen, nước củ sen, nước củ tỏi giúp rã độc khi ăn cua đồng nấu chung với trái thị, với cà, hoặc với cam quýt. Ngược lại, vỏ cam quýt lại là thuốc rã độc khi ăn cua đồng với dưa gang. Còn theo kinh nghiệm dân gian ở Thống Nhất thì cua đinh nấu với rau dền, rau cần ăn cũng trúng độc, bài thuốc rã độc là nước ép cà na. Có một bài thuốc rã độc đơn giản nhưng đựơc dùng trong rất nhiều trường hợp cấp cứu trúng độc đó là nước giếng. Nước giếng giúp rã độc trong những trường hợp bị xung kỵ thức ăn như hột vịt với trái lý, cua đồng nấu với bí rợ, ốc gạo với trái bắp, mực nang với trái thị, cua đồng với mật ong, cua đồng với đậu phộng sống, đun củi cây dâu nấu lươn, gan dê với măng tre, cua đồng với cá chạch, cá trạch với trái mơ, bột khoai mì với dầu mè, nước tiểu

Page 6: Y hoc dan toc.pdf

thằn lằn trong cơm... Bài thuốc rã độc dân gian của người Nùng ở vùng Bàu Hàm 1 huyện Thống Nhất dùng các loại "dược liệu" khá lạ: nước hẹ (rã độc khoai lang ăn với trái lựu), hoặc nước miếng gà (trong trường hợp ăn trái lý với thịt chim, thịt gà với trái lý), hoặc sữa người và nước tương (để rã độc trong trường hợp ăn đồ xung kỵ như thịt bò với cá kheo, thịt bò với he).

I.1.5. Từ thực tế sinh hoạt - sản xuất - chiến đấu: Hầu hết những kinh nghiệm dân gian trong phòng chữa bệnh ở

Đồng Nai còn lưu truyền hiện nay đều gắn liền với sinh hoạt, sản xuất và chiến đấu hàng trăm năm qua. Có thể thấy điều này qua sự phong phú về kinh nghiệm trừ rắn cắn được giữ gìn với khá nhiều bài thuốc khác nhau.

Người dân vùng Định Quán trị rắn cắn bằng cây chó đẻ răng cưa. Bài thuốc này ở Long Khánh thì dùng cây sắn dây, cỏ môi, tỏi, gừng, cỏ mực (lấy nước uống, bẻ đắp). Lương y Lê Đức Khánh làm thuốc gia truyền trên 8 đời từ miền Bắc di cư vào hiện sống tại phường Tân Biên - Biên Hòa nổi tiếng với bài thuốc chữa rắn cắn. Ông cho biết đây cũng là bài thuốc học từ kinh nghiệm dân gian. Theo đó, việc sơ cứu bệnh nhân bị rắn cắn chỉ dùng đọt đu đủ nhai, nuốt nước lấy bã đắp, sau đó dùng thêm bài thuốc hồng hoàng, bạch chỉ, hà thủ ô, xuyên sơn giáp, hương phụ, cam thảo, ngũ linh chi (mỗi thứ một đồng, sắc uống). Ngoài ra có nơi còn sử dụng cây cỏ gà, cỏ gừng để chữa. Và trong hai cuộc kháng chiến vừa qua, kinh nghiệm chữa rắn cắn trong dân gian cũng được áp dụng khá phong phú. Cán bộ, bộ đội và nhân dân truyền cho nhau những bài thuốc ấy và mang trong mình những viên thuốc chế biến từ "công thức dân gian" để phòng bệnh.

Và ngay trong điều kiện y học tiến bộ và mạng lưới y tế được xây dựng hoàn chỉnh ngày nay, người dân Đồng Nai vẫn còn lưu giữ những kinh nghiệm dân gian ấy, bởi phần lớn những kinh nghiệm ấy gắn liền với sinh hoạt, sản xuất (đặc biệt là trong sơ cấp cứu).

Ví dụ như ở Long Thành, một số gia đình hiện còn lưu giữ bài thuốc trừ chí rất đơn giản. Ở vùng sông nước Nhơn Trạch hiện có nhiều bài thuốc chữa bò cạp chích, ong đốt, cá sông chém, sao ngứa. Các bài thuốc dân gian chữa trị té tức, té cây chết giấc, bị đánh vỡ máu, bị mề đay, hoặc tai nạn lao động như đạp đinh, phỏng lửa, phỏng nước sôi, gãy xương, trặc xương, bong gân; hoặc các triệu chứng trong sinh hoạt hằng ngày như mắc xương, nấc cục, nghẹn và tức, trúng thực, cảm cúm, nhức đầu, chảy máu cam; hoặc các bệnh thông thường như lang ben, mụn cóc, nốt ruồi, hôi nách, kinh phong, yết hầu... đều còn lưu giữ ở nhiều nơi. Làng Bến Gỗ (xã An Hòa - huyện Long Thành còn lưu giữ những bài thuốc dân gian (được viết thành văn bản truyền qua nhiều đời trong một số gia đình) như thuốc chữa ghẻ (ghẻ ngứa, ghẻ phồng, ghẻ hòm), chữa di tinh, mộng tinh và cả bệnh liệt âm, chữa ho (ho gà, ho gió, ho cảm, ho xuất huyết, ho đàm kéo, ho lam đởm, ho suyễn, ho sản hậu), thổ huyết, đau bụng, kiết (kiết hà, kiết nhựt, kiết ỉa máu, kiết không đàm, không

Page 7: Y hoc dan toc.pdf

máu), bệnh trĩ, đái tháo đường... Người dân Tân Triều (Vĩnh Cửu) có kinh nghiệm chữa đau răng, đau nướu, sưng lợi bằng thanh phàn, phèn chua, lá ngải và da trăn, bệnh đau dạ dày bằng quế nhân, cam thảo, nang mực đốt, muối ăn để lâu năm, chữa mẩn ngứa bằng cây huyết dụ. Người dân Long Khánh xưa trị sốt rét bằng thảo quả, thường sơn, hạt cau già, dây cóc, thần thông.

Thực tế chiến đấu chống ngoại xâm khắc nghiệt cũng giúp cho người dân Đồng Nai tìm ra nhiều kinh nghiệm quý trong phòng chữa bệnh. Những phương pháp này xuất phát từ kinh nghiệm lâu đời và được sáng tạo trong điều kiện mới. Bài thuốc bó xương gãy (4[4]) trong thời chống Mỹ ở miền Đông sử dụng lá trung quân, găng tu hú, nghệ trắng... tán bột ngâm rượu hoặc sử dụng trứng kiến vàng, nghệ, xuyên điền thất, lá ngũ trảo, lá móng - tán nhuyễn, đắp vết thương, chỗ gãy, chống di lệch xương bằng nẹp tre. Ông Huỳnh Minh Cường, một cán bộ về hưu ở Bình Sơn kể rằng, vào những năm chiến tranh chống Mỹ quá ác liệt, do thiếu thốn nên cán bộ chiến sĩ đã phải liều dùng phổi mối (phần bên trong tổ mối) để sắc uống chống sốt rét. Ý tưởng này xuất phát từ bài thuốc ngã nước trong dân gian và cũng do phổi mối có vị đắng như ký ninh. Một số nơi khác dùng dây thần thông chữa sốt rét (theo kinh nghiệm dân gian, dây thần thông giã cho dập thêm ít phèn chua làm nước tắm chống ghẻ) do dây thần thông cũng có vị rất đắng. Thế nhưng, các giải pháp tình thế này đã thành công và sau đó một thời gian được nhân rộng.

I.1.6. Tính chất nhân bản: Những bài thuốc và kinh nghiệm dân gian trong phòng chữa bệnh

hiện còn ở Đồng Nai có một tỷ lệ khá cao là những bài thuốc dành cho đối tượng là phụ nữ và trẻ em. Có thể tìm thấy khá nhiều bài thuốc và kinh nghiệm chữa trị kinh nguyệt không đều, băng huyết, có thai đau bụng, động thai, đau dạ con, ho sản hậu, có thai đau lưng nhức mỏi, sản hậu, thiếu sữa, huyết trắng (bạch huyết, bạc huyết), vấn đề dưỡng thai, điều kinh... Số lượng các bài thuốc dành cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em sơ sinh có đến hàng trăm, phổ biến là các bệnh chứng như ban bạch, ban đỏ, đẹn, đái dầm, trúng gió, bỏ bú, tưa lưỡi, sài lở, khóc đêm, thúi tai, ọc sữa, nổi sẩy, cam tích...

Người dân các vùng đất hạ lưu sông Đồng Nai (Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch) có kinh nghiệm sử dụng cây cau để chữa ban trẻ em: chặt lấy lưỡi mèo (buồng cau non khi có hình dáng như lưỡi), giã nhỏ, vắt nước, pha chút muối cho trẻ uống. Một bài thuốc chữa ban bạch trẻ em khác sử dụng hạt khổ qua giã nát hạt hòa 1 chén sữa mẹ, 1 chén nước lã, lọc lấy nước cho uống một nửa, còn một nửa lấy bông hay vải mỏng nhúng vào đắp từ ngực trở lên một lát, sau phải gỡ ra cho hở hơi.

(4[4]) Do lương y Lê Minh cung cấp

Page 8: Y hoc dan toc.pdf

Bài thuốc dân gian ở Nhơn Trạch, Long Thành chữa cam tích trẻ em (5[5]) gồm sử quân tử, linh tiên, cam thảo tán nhuyễn, trộn tròng trắng hột gà đem chưng. Cũng bài thuốc này, kinh nghiệm dân gian vùng Tân Phú hơi khác: bột gạo nếp, đùi cóc, cam thảo làm thành bánh cho trẻ ăn.

Bài thuốc dân gian trị rong kinh ở vùng Vĩnh Cửu gồm: hoa hòe, trắc bá diệp, bồ hoàng, kinh giới, gừng tươi sao đen, sắc uống.

Số lượng những bài thuốc dành cho phụ nữ có thai và trẻ em khá nhiều xuất phát từ thực tế: đây là đối tượng lớn của phòng và trị bệnh, đồng thời, cũng phản ảnh tính chất nhân bản của người Đồng Nai trong quá trình phát triển xã hội.

I.1.7. Từ kinh nghiệm đến khoa học: Nhiều bài thuốc dân gian hiện nay chưa đủ cơ sở khoa học để

chứng minh, so sánh tác dụng, song trong thực tế, nó đã giúp cho việc sơ cứu kịp thời và giúp cho người dân tự chăm sóc sức khỏe. Đây cũng là vấn đề đang đặt ra cho các cơ quan chuyên môn: cần nhanh chóng khảo sát, thống kê, nghiên cứu để tránh sự mai một.

Nhiều kinh nghiệm dân gian ngày nay đang chờ sự lý giải đầy đủ về mặt khoa học. Chẳng hạn bài thuốc chữa mắc xương ở vùng Long Thành: dùng 1 ly nước, giữ bí mật không cho người mắc xương biết, cạo móng tay lấy bột, trộn vào ly nước. Đọc to "Nam mô" và yêu cầu người bệnh hớp một hớp nước. Sau một lúc sẽ hết mắc xương. Hoặc các hình thức cắt lể ví dụ như bài cắt lể chữa đau bụng bão của ông Huỳnh Minh Cường ở Bình Sơn - Long Thành. Theo ông Cường thì vấn đề là phải xác định đau bụng bão khác với đau ruột thừa, viêm ruột... và việc cắt lể cần tránh nhiễm trùng, cắt 4 vị trí: khu vực xương sống ứng với rốn, khu vực gần 2 trái thận, đốt xương cùng... Vùng Tân Phú - Đồng Nai có bài chữa đau bụng thổ tả: cục gạch lâu năm (cạo sạch đất bên ngoài) 250g, bạch phàn 120g (nửa chín khô, nửa để nguyên sống), tán mịn, rây kỹ, trộn đều, viên thành viên như hạt tiêu sọ. Ở vùng Long Thành có bài thuốc trị thận bằng cây chuối sứ (chuối hột) rất lạ: chặt ngang ở cổ chân cây chuối, khoét một lỗ giữa cây, bỏ đường phèn vào, sau 24 giờ múc nước đó uống hết. Tiếp tục chặt cây và làm lại như trên, uống nhiều lần.

Nhiều bài thuốc dân gian được chép lại trong các tư liệu gia đình ở Đồng Nai cho thấy có thể chữa được bệnh tê bại, bán thân bất toại, đau lưng, phong lâm sưng, kinh phong giật tay chân. Hoặc có những chứng bệnh Tây y chữa trị rất khó khăn nhưng kinh nghiệm dân gian rất đơn giản như việc dùng lá cây bạch chỉ, rửa sạch, đâm nhuyễn chữa mạch lươn, hoặc trị bướu cổ... hoặc chữa xơ gan cổ trướng bằng cá trê nướng và nhựa xương rồng, chữa kinh phong bằng cách nuốt sống trùn hổ đất...

(5[5]) Do ông Huỳnh Minh Cường (xã Bình Sơn - Long Thành) sưu tầm

Page 9: Y hoc dan toc.pdf

Không phải tất cả các bài thuốc dân gian đều hiệu quả trong phòng chữa bệnh. Bởi thực tế, những kinh nghiệm này được phổ biến bằng truyền miệng qua nhiều đời và được ứng dụng "linh động". Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng có khá nhiều lương y, bác sĩ ở Đồng Nai đã sử dụng kinh nghiệm dân gian để tìm ra bài thuốc cho riêng mình rất thành công.

1.8. Trong dòng chảy dân gian: Phong trào khám chữa bệnh từ thiện bằng thuốc Nam những năm

sau ngày thống nhất đất nước đã giúp cho nhiều thanh niên có dịp tiếp cận, hiểu biết nhiều hơn với cây con thuốc và vị thuốc dân gian. Nhiều ngôi chùa hằng năm được nhân dân đóng góp tự nguyện hàng ngàn tấn thuốc Nam. Trong số những người đi tìm dược liệu ấy, có rất nhiều thanh niên nông thôn. Các em nhỏ ở nông thôn còn thường được người già nhờ đi kiếm cây thuốc, và sau nhiều chuyến đi ấy, nhiều em có thể phân biệt được một số cây thuốc chữa các bệnh thông thường: cảm cúm, nhức đầu, cầm máu, trị vết rắn cắn.

Các cụ già chơi kiểng, tạo vườn vẫn chú ý đến giá trị dược liệu của các cây và kể cho con cháu hiểu. Bằng kinh nghiệm đi làm đồng, làm rẫy, đi săn ngày xưa vốn tự biết dùng cây cỏ để sơ cứu vết thương, nhiều bậc cha mẹ hôm nay đã chỉ lại cho con cháu những bài thuốc dân gian quý.

Phong trào trồng cây gây rừng và trồng cây thuốc gia đình cũng đã góp phần lớn trong việc bảo tồn những kinh nghiệm dân gian về phòng và trị bệnh. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân, Tây y vẫn được cộng đồng chuộng hơn mặc dù y học dân tộc vẫn được đề cao trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác, việc phá rừng đã gây nên tình trạng kiệt quệ về thảm thực vật, làm mất đi nhiều nguồn dược liệu quý. Tình trạng săn bắt thú rừng làm tuyệt chủng nhiều loài động vật làm thuốc và những quy định khắt khe về nuôi động vật hoang dã đã không cho phép bà con giữ được nhiều con thuốc quý trong gia đình.

Nhiều kinh nghiệm dân gian quý cũng đang có nguy cơ mai một. Do đặc trưng của một vùng đất hình thành và phát triển mạnh trên 300 năm trở lại đây và do được giao lưu từ nhiều nguồn dân cư (dân bản địa, người Việt từ miền Bắc, miền Trung, người Hoa, người Chăm, người Khơ me... ), kinh nghiệm dân gian về phòng chữa bệnh ở Đồng Nai rất phong phú và cần được các nhà chuyên môn nghiên cứu để phát huy những giá trị khoa học và văn hóa của nó.

I.2. Y học cổ truyền:

I.2.1. Quá trình hình thành: Sự hình thành và phát triển của nền y học cổ truyền ở Đồng Nai

gắn liền với quá trình phát triển chung. Song song với những kinh nghiệm dân gian và kinh nghiệm thực tiễn có được qua cuộc sống mới, việc chăm sóc sức

Page 10: Y hoc dan toc.pdf

khỏe cộng đồng còn có vai trò của những thầy thuốc Đông y. Đó là những người hiểu biết chút ít y thuật trở thành thầy thuốc. Đó là các sư sãi từ miền ngoài vào truyền đạo coi y học như một phương tiện cứu người để xây đạo. Nhiều ngôi chùa không chỉ có ý nghĩa như những cơ sở tôn giáo mà còn là những cơ sở y tế lúc bấy giờ.

Mặt khác, do trình độ dân trí chung còn thấp nên các tập tục mê tín vẫn tồn tại rất mạnh. Hệ thống các thầy pháp chữa bệnh nơi nào cũng có, lối chữa bệnh sử dụng âm binh và âm tướng để xua đuổi tà ma cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Tuy nhiên, một số lớn những thầy pháp này cũng đồng thời là những thầy thuốc Nam, biết chút ít y thuật, dùng pháp thuật như là hình thức đánh mạnh vào niềm tin người bệnh. Khi Trần Thượng Xuyên cùng những binh lính và thân quyến của họ được phép chúa Nguyễn vào Biên Hòa khai phá, chắc chắn trong số họ có nhiều người là thầy thuốc, tất nhiên là thuốc Bắc và những kinh nghiệm chữa bệnh dân gian của người Trung Quốc. Cùng với sự xuất hiện của người Hoa, thuốc Bắc đã có mặt trên vùng đất Đồng Nai khá sớm. Quân đội Trần Thượng Xuyên trong những ngày đầu lập ấp, đã xây dựng chùa Ông vừa để thờ cúng vừa để bốc thuốc cho mọi đối tượng (theo toa hoặc khám và điều trị). Thuốc sử dụng chủ yếu theo dược tính kinh điển của Trung y, được chuyên chở từ vùng Chợ Lớn lên để bán, đa phần là thuốc phiến và một số ít là cao đơn hoàn tán. Sau đó, các tiệm thuốc Bắc đều tập trung về chợ Biên Hòa. Rồi các thầy thuốc Đông y chính thống xuất hiện ngày càng nhiều hơn: Họ là những người giỏi về chữ Hán, được học một cách bài bản về Đông y trong một thời gian dài, thường là cha truyền con nối, hiểu rõ Nội, Nan, Thương, Kim (6[6]), ngoài ra còn nghiên cứu thêm Kinh Dịch (7[7]) để có khả năng biện luận về y lý, tự lập phương điều trị... Phần lớn những thầy thuốc đều có khả năng chữa trị đa khoa nhưng họ có một chuyên khoa riêng biệt, có sở trường điều trị một loại bệnh chứng nào đó như nội khoa hoặc giả phụ nhi.

Thầy thuốc xưa kia ở Biên Hòa - Đồng Nai còn là thầy đồ, vừa dạy học vừa bốc thuốc như trường hợp thầy đồ Hoành, thầy thuốc Gió. Thầy thuốc bấy giờ còn có những nho sĩ yêu nước coi việc chữa bệnh cho người nghèo là phương pháp chiêu binh như trường hợp Đoàn Văn Cự.

Các thầy thuốc Nam ban đầu được hiểu như những người học nghề Đông y không chính thống. Có nghĩa là thời gian học không nhiều, không có khả năng đọc được sách y lý, không lập được phương điều trị, không có khả năng phối ngẫu bài thuốc, sử dụng các toa sẵn có, kinh nghiệm là phương pháp điều trị chủ yếu. Các thầy pháp cũng sử dụng thuốc Nam trong điều trị, phù phép chỉ là hình thức. Rồi về sau cùng với những thầy thuốc Bắc, những thầy thuốc Nam này đã Việt Nam hóa các bài thuốc Bắc theo dược điển Trung

(6[6]) Bốn pho sách lớn của Đông y bao gồm: Nội kinh tố vấn (⁄≡ ÷γ ↓ℵ °⇑), Nan kinh (℘⎠ ÷γ), Thương Hàn Luận (∂⊄ ×Η ″_) và Kim quỹ yếu lược (♠⎟ ℜδ ν ″⁄). (7[7]) Kinh Dịch (÷γ ♥⎞)

Page 11: Y hoc dan toc.pdf

Quốc để phù hợp với điều kiện khí hậu, đặc trưng chữa bệnh và khả năng đáp ứng nguồn dược liệu ở Đồng Nai.

Khi y học hiện đại chưa đáp ứng đủ về nhu cầu chăm sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, hệ thống những bà mụ vườn ở các thôn làng cũng đã góp phần lớn trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đây là những người học nghề từ thực tiễn và kinh nghiệm của người thầy đã dạy cho họ. Kinh nghiệm càng nhiều thì càng mát tay, từ chỉnh thế ngôi thai đến đỡ đẻ và cắt rốn... Họ có thể làm thành thạo nhưng không tránh được tai biến vì điều kiện vô trùng không bảo đảm. Ngày nay, vai trò của những mụ vườn hầu như không còn tồn tại khi mà hệ thống trạm y tế hộ sinh cơ sở phát triển, ý thức người dân được nâng cao về vấn đề bảo vệ sức khỏe và an toàn cho bà mẹ và trẻ em.

Sau khi Nguyễn Hữu Cảnh cắt đặt nền hành chính tại xứ Biên Hòa - Đồng Nai, rồi đến giai đoạn triều Nguyễn, tại các địa phương dần dần về sau đều có các quan kiêm nhiệm hoặc trực tiếp trông coi việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Họ có trách nhiệm làm y tế dự phòng, giúp dân ngăn cản, hạn chế ảnh hưởng các nạn dịch sau lũ lụt. Nhưng hệ thống các thầy thuốc của triều đình rất mỏng và chủ yếu phục vụ cho quân đội cùng các quan lại. Việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vẫn phải dựa vào các thầy thuốc gia truyền (thầy thuốc Bắc), các nho sĩ, các thầy chùa, các thầy đồ, thầy pháp...

Đến năm 1945, ở Biên Hòa vẫn còn rất nhiều tiệm thuốc Bắc như Nhân Hòa đường của lương y Tiêu Viên, Vạn An đường của lương y Chung Ngũ Chi, Lợi Hòa đường của lương y Vũ Sĩ Ngôi, Hạnh Lâm đường của lương y Lại Ngọc Linh, Vĩnh An đường, Thái An đường... hoặc các cơ sở Đông y lâu đời như cơ sở thầy Bảy Cây Lơn (lương y Phạm Văn Đựng - Bửu Hòa - chuyên ban đẹn trẻ em), cơ sở Viện Phước của lương y Trần Văn Viện (Tân Mai) chữa bó gãy xương, cơ sở của lương y Nguyễn Văn Thuyết, lương y Huỳnh Văn Chắc, cơ sở Sơn Minh với bài thuốc thấp thủy tiên. Ở Vĩnh Cửu có lương y Lâm Văn Bảng chuyên trị trái trời (đậu mùa) sau ông bị giặc Pháp bắn chết. Ở vùng Long Khánh - Xuân Lộc có vài tiệm thuốc Bắc của người Hoa và một vài người Việt. Ở khu vực Long Thành - Nhơn Trạch cũng có khá nhiều nhà thuốc và thầy thuốc tên tuổi như nhà thuốc Lão Cần Tế thành lập đầu thế kỷ 20 (hiện do lão lương y Châu Sanh Hớn phụ trách - ông hành nghề từ năm 1958 tới nay nối nghiệp ông nội và cha, đây là nơi nổi tiếng về trị bán thân bất toại và thần kinh tọa ở khu vực Long Thành - Nhơn Trạch), các thầy Bảy Đền, Sáu Thế, Hai Phủ, các lương y Huỳnh Cẩn, Huỳnh Thoại Tài hành nghề cũng từ đầu thế kỷ, riêng nhà thuốc Nhơn Đức Tế do lương y Lý Quý thành lập 1940 ở ấp Chợ xã Phước Thiền (hiện nay, con là lương y Lý Thị Liêm tiếp tục hành nghề)... Ở làng Bến Cá (Tân Triều - Vĩnh Cửu) có hiệu thuốc Đức Sanh do ông nội của lương y Tạ Thành Phát thành lập từ cuối thế kỷ XIX.

Từ sau 1954, cùng với đợt chuyển cư của những người từ miền Bắc vào, khu vực Hố Nai có thêm 6 hiệu thuốc Bắc gia truyền do dân di cư thành lập. Từ sau 1975, ở Xuân Lộc có thêm nhiều cơ sở Đông y do các lương

Page 12: Y hoc dan toc.pdf

y xuất thân từ Trung Quốc như ông Chống Quyền, ông Hỷ A Sáng (xã Bảo Bình), ông Lý Thiệp Mộc (Xuân Hiệp), hoặc từ các tỉnh miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) như bà Nguyễn Thị Phụng, ông Vũ Xuân Tân, ông Nguyễn Quang Bảy, ông Võ Thanh Hòa, ông Dương Thuận Quảng...

I.2.2. Nam dược trị Nam nhân: Xuất phát từ quan điểm "Nam dược trị Nam nhân", quan niệm

"Bắc phương phong cao thổ tháo đa bệnh, Nam phương địa ti thủy thấp đa hàn” và xuất phát từ tinh thần giao lưu, đùm bọc nhau, các thầy thuốc Đông y ở Đồng Nai đã nỗ lực xây dựng những bài thuốc phù hợp với điều kiện dược liệu và yêu cầu chữa trị ở Đồng Nai với hình thức làm từ thiện và nghiên cứu. Rồi căn cứ vào kinh nghiệm sử dụng, từ đời này sang đời khác, họ đã chọn lọc từ những cây cỏ, những con vật xung quanh thành dược liệu trên cơ sở khí vị và quy kinh. Những cây thuốc có vị chua vào kinh can như giấm, rau sam... Những cây thuốc có vị đắng vào kinh tâm trị hỏa chứng (sốt cao) như hoàng liên, hoàng đằng... Những cây thuốc có vị ngọt vào kinh tì, có tác dụng điều bổ, làm tăng hấp thụ ruột, dạ dày như cam thảo, cải ngọt... Những cây thuốc có vị cay ấm như bạc hà, tía tô, quế, gừng có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ nhiệt, do đó trị được các chứng viêm nhiễm, làm thông phế khí, chống đầy hơi, lên men như sả, riềng, mộc hương, đậu khấu, cỏ cú... Những cây thuốc có tác dụng lợi tiểu như mã đề, dừa nước, ý dĩ, râu bắp, hoạt thạch... Những vị thuốc làm mềm các chất ứ đọng trong ruột (phân bị táo) như mang tiêu, muối làm tẩy xổ...

Khảo sát tại làng Bến Gỗ (xã An Hòa - huyện Long Thành), tác giả Diệp Đình Hoa thống kê được 1700 loài thực vật và trong số này có 300 cây là cây thuốc. Có những cây thuốc ở Đồng Nai hiện nay được đưa về từ miền Bắc, miền Trung, Cao nguyên, cũng có những cây thuốc được di thực từ nước ngoài. Ví dụ: cây lô hội ở vùng Vĩnh Cửu (nhân dân thích ăn sống, nấu chè ăn giải nhiệt) tên dân gian là cây lưỡi hổ được mang về từ châu Âu, hoặc tại Long Khánh, lương y Nguyễn Tăng Công đã trồng được những cây trường sinh (gốc Nhật Bản).

Việc xây dựng một hệ thống cây thuốc, con thuốc, dược liệu của địa phương xuất phát từ ý thức của cộng đồng qua những kinh nghiệm dân gian cùng với tinh thần tự chủ, sáng tạo của các thầy thuốc Đồng Nai. Trong hàng ngàn nguồn dược liệu hiện có trong tỉnh, có nhiều loại cây thuốc chỉ có ở phía Nam, hoặc phổ biến ở Đông Nam bộ, hoặc có tác dụng dược tính cao khi được trồng trên đất Đồng Nai. Những cây thuốc Nam ấy lần lượt được kết hợp với dòng thuốc Bắc tạo nên sự đa dạng của Đông y Đồng Nai - đặc biệt là từ sau 1975 đến nay.

Cây dừa nước (có rất nhiều ở vùng ven hạ lưu sông Đồng Nai), lá lợp nhà, hoa non được nhân dân khai thác làm sinh tố. Nhưng lá dừa cũng

Page 13: Y hoc dan toc.pdf

được dân gian dùng trị đẹn voi, đẹn dùng. Cây thốt nốt có nhựa hoa non cho nhiều đường dùng làm rượu, vitamin B12, quả bì cho bột ngon, được dùng làm dược liệu trị đẹn. Trái mãng cầu xiêm dùng làm thuốc trị đờm. Hoặc có thể kể đến cây sầu riêng chữa vàng da (trái ăn ngon, bồi bổ sức khỏe), cây bồ đề chữa nấm mốc... Tương tự như thế là cây nhàu, so đũa, vú sữa.

Sự kết hợp hai dòng thuốc Nam - Bắc thể hiện rõ nét từ sự thay đổi dược liệu trong các công thức kinh điển. Ví dụ bài thuốc sốt rét của lương y Lê Minh dựa theo bài "tiểu sài hồ" của dược điển Trung Quốc nhưng sử dụng các loại cây thuốc sẵn có trong rừng Đồng Nai: Rễ cây lức 20g, đinh lăng 12g, ké hoa đào 16g, cam thảo đất 12g, cỏ hôi 8g, cây chó đẻ 8g, củ có gấu 8g, hột cau 6g, gừng sống 8g. Trong lập phương điều trị, nhiều lương y ở Đồng Nai tính đến khí hậu và thể chất con người ở đất Đồng Nai và dựa vào hai nguyên tắc cơ bản: điều hòa cơ thể, giải quyết gốc bệnh và chứng. Lương y Vũ Sĩ Ngôi có nhiều bài thuốc tiêu biểu dựa trên việc kết hợp thuốc Bắc và thuốc Nam như: Viêm mũi dị ứng dùng bạc hà, ké đầu ngựa, bạch chỉ nam, chanh; Cảm mạo dùng tía tô, kinh giới, bạch chỉ, bạc hà; Điều kinh dùng hương phụ, ích mẫu, thuốc cứu; Phá khí hành huyết dùng tam lăng, nga truật, cù đèn; An thần dùng lạc tiên, lá vông, lá sen, táo nhãn; Phổi dùng mạch môn, thiên môn, kết cánh, thuốc dòi, bách bộ; Tỳ vị dùng sa nhân, hoắc hương, mộc hương, vỏ quýt, thương truật. Lương y Đỗ Văn Vực (ở Tân Hòa - Biên Hòa, từng công tác ở Bệnh viện đa khoa khu vực Thống Nhất, gia đình 5 đời làm nghề thuốc chuyên trị phụ khoa), đã xây dựng nhiều bài thuốc chữa phụ khoa kết hợp thuốc Nam - Bắc như băng huyết dùng trắc bách diệp, huyết trắng, bấn tráng, hoa đậu ván trắng; động an thai dùng sâm bố chính, sâm cau (khai thác ở Phú Túc).

Nguyên tắc chẩn bệnh của y học cổ truyền là nhờ tứ chẩn và bát pháp biện luận. Tứ chẩn gồm vọng, văn, vấn, thiết nhằm thu thập những dữ kiện về người bệnh để thông qua bát pháp (âm - dương, hàn - nhiệt, biểu - lý, hư - thực) nhằm biện luận tìm ra phép chữa bệnh. Y đức của người thầy thuốc yêu cầu lương y không xem nhẹ khâu nào trong 4 phép của tứ chẩn. Nhưng ngày nay, với sự trợ giúp của y học hiện đại, các lương y Đồng Nai đã có thể xây dựng những bệnh án từ các kết quả cận lâm sàng của Tây y như nội soi, siêu âm, chụp X - quang, chụp cắt lát... Những năm sau ngày thống nhất đất nước, các thành quả của y học cổ truyền đã được phát triển mạnh hơn và sự kết hợp từ kinh nghiệm dân gian đến dòng thuốc Bắc, thuốc Nam và Tây y hiệu quả hơn đã góp phần tạo nên diện mạo của nền y học cổ truyền Việt Nam nói chung và nền y học cổ truyền Đồng Nai nói riêng. Theo lương y Lê Minh, Chủ tịch Hội y học cổ truyền Đồng Nai, hiện nay trong một số lĩnh vực như môn dưỡng sinh, châm cứu, châm tê, chữa bỏng bằng dầu mù u, chữa trĩ và thuốc dân tộc... y học cổ truyền ở Đồng Nai có thể “đối thoại bình đẳng” với y học hiện đại. Nhiều bài thuốc của các lương y ở Đồng Nai đã được nhân dân trong

Page 14: Y hoc dan toc.pdf

khu vực tín nhiệm. Điều đặc biệt là hầu hết các lương y ở Đồng Nai đã khai thác có hiệu quả các cây thuốc, con thuốc từ Đồng Nai.

Lương y Trần Văn Sơn ở Phú Cường có bài thuốc "Viêm gan thể vàng da” gồm 20 vị, trong đó có 8 vị từ cây thuốc dân gian. Ông có bí quyết chiết dược tính từ cây thuốc Nam nhưng không cung cấp. Ngoài ra ông có bài thuốc chữa sỏi thận, sỏi mật, sinh lý, phong thấp bằng các cây thuốc khai thác từ Tân Phú, Vĩnh Cửu như hoàng đằng, cỏ xước, ngưu tất nam, trinh nữ, ké đầu ngựa, nhàu, bướm bạc, ô rô tía. Lương y Dương Văn Dân cũng có bài "xơ gan cổ chướng", bài "trị suyễn" "hoàng đản" (gan, da vàng, mắt vàng), bài trị "ngã nước" bằng trùn phong cổ, bài trị phong thấp dựa trên kinh nghiệm dân gian. Lương y Lê Đức Khánh chuyên trị về tiết niệu, sạn thận hen suyễn, viêm xoang, thần kinh tọa kết hợp châm cứu. Dược liệu thường dùng của ông là trái dứa dại (giã bạch nhãn) và trái nhàu ở sông Đồng Nai, diếp dại (bồ công anh nam), con sao biển (chữa ho, đau cột sống), rắn, rùa, hươu... Lương y Đinh Xuân Cảo (Thống Nhất) thiên về các bệnh phụ khoa, xơ gan cổ chướng, lao. Đông y sĩ Huỳnh Kiều (cơ sở Bình An đường, xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch) có bài thuốc chữa phong thấp, tê bại, đau cột sống (dựa theo dược điển Trung Quốc các bài “Độc hoạt ký sinh thang”, “Lục vị”, “Bổ trung ích khí thang”). Lương y Lê Thị Thu Cúc có phương pháp chữa bệnh bằng tác động tổng hợp, lương y Nguyễn Oắng có phương pháp cắt lể hiệu quả. Lương y Lưu Văn Đức (thầy Minh Thông) (làm thuốc từ thiện từ năm 1966, trụ trì ngôi chùa Thiên Hòa ở ấp Thọ Chánh, xã Xuân Thọ, Xuân Lộc) có bài thuốc trị sốt rét bằng é tía, giúp sanh đẻ bằng khổ qua, thuốc cứu, ích mẫu, trị rắn bằng sâm hành. Lương y Nguyễn Trí Tài (Thích Thiện Thắng) làm thuốc gia truyền và chữa bệnh từ thiện ở xã An Phước - Long Thành thiên về trị phong thấp khớp, rất chú trọng dùng cây thuốc Nam như cây nhàu, chùm gởi, cây dâu, lá lốp, ké hoa đào, ngũ trảo, thần thông, hà thủ ô, chùm bao, cối xay, cỏ xước, cức lợn, chó đẻ, ô rô, đinh lăng, vông nem, rau má, khổ qua, ngãi cứu, đậu săn, óc chó, cổ rùa, cam thảo, chùm rụm, râu mèo... Lương y Mai Thúc Tứ (Phước Thái - Long Thành) chuyên châm cứu và chỉ sử dụng thuốc Nam, đặc biệt có bài thuốc sở trường chữa dây chằng của phụ nữ. Lương y Vương Văn Hải ở Long Thành sử dụng cây tướng quân, cây ngũ trảo, hoa hoè để chữa ban đẹn trẻ em. Lão lương y Võ Đình Hành ở Long Thành chuyên khoa dạ dày sử dụng thuốc Nam (ngãi cứu, bồ công anh, khổ sâm...). Lương y Đào Văn Hân, Lương y Lê Văn Ngôn (Long Thành) cũng có những bài thuốc chữa bong gân, trật khớp, xơ gan cổ trướng bằng cây thuốc Nam.

I.2.3. Hội y học cổ truyền Đồng Nai: Vào năm 1970, có 2 nơi có tổ chức hành nghề tập thể tự phát của

các lương y là xã Xuân Bình (huyện Long Khánh) và ấp Núi Đất (thị xã Biên Hòa). Tháng 7 năm 1977, tại huyện Long Thành là "Phòng thuốc Đông y nhân dân" do lương y Phạm Văn Dùng, lương y Châu Sanh Hớn, lương y Nguyễn

Page 15: Y hoc dan toc.pdf

Văn Mít sáng lập (8[8]). Cũng trong thời gian này, UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu ngành y tế tổ chức quản lý về y học cổ truyền, thực hiện việc cải tạo và xây dựng mạng lưới, tập hợp các lương y và các tổ chẩn trị, đưa một số lương y vào phục vụ ở các trạm xá, bệnh viện. Và sau đó, vào năm 1982, Hội y học cổ truyền tỉnh Đồng Nai ra đời (9[9]).

Tính đến cuối năm 1997, Hội Y học cổ truyền tỉnh Đồng Nai có 83 chi hội, 34 tổ hội. Mạng lưới hành nghề y học cổ truyền có 16 phòng chẩn trị, 158 tổ chẩn trị (hữu phí và miễn phí). Từ năm 1977 đến 1997, số lượng bệnh nhân được điều trị trên 18 triệu lượt người, trong đó có trên 4 triệu lượt người được chữa trị miễn phí. Toàn tỉnh hiện có 31 cơ sở khám chữa bệnh miễn phí rải đều hết các huyện và Biên Hòa, đông nhất là Long Thành, Nhơn Trạch (như chùa Phước Hưng, chùa Bà Bảy, chùa Pháp Hoa). Bình quân hàng năm tỉ lệ chữa trị miễn phí chiếm 31% so với tổng số điều trị y học cổ truyền trên toàn tỉnh. Điều đáng nói là số bệnh nhân được chữa trị (hữu phí và miễn phí) không chỉ ở tại khu vực miền Đông, Thành phố Hồ Chí Minh mà còn có cả bệnh nhân từ miền Bắc, miền Trung và từ nước ngoài về Việt Nam.

Nếu sự thành công trong việc xây dựng mạng lưới xuất phát từ nỗ lực của bản thân Hội y học cổ truyền Đồng Nai thì thành tích khám chữa bệnh từ thiện có phần đóng góp không nhỏ của Hội chữ thập đỏ tỉnh Đồng Nai (thành lập 22 - 4 - 1976), đặc biệt là trong phong trào sưu tầm và nuôi trồng dược liệu từ Đồng Nai.

Bằng sự tập hợp chất xám, vật chất trong hội viên, Hội y học cổ truyền Đồng Nai đã tổ chức dịch 42 đầu sách quý từ các sách kinh điển như Tố vấn, Linh khu, Nan kinh, Y lý, Dịch lý...đến các sách chuyên khoa phục vụ cho công tác bồi dưỡng, đào tạo lực lượng kế thừa. Nhiều lương y đã chia sẻ những nghiên cứu chuyên sâu, kinh nghiệm của riêng mình qua các diễn đàn của Hội (10[10]). Hội Y học cổ truyền Đồng Nai cũng tổ chức biên soạn và xuất bản các tập sách như: Tuyển tập nghiệm phương (tổng hợp các bài thuốc hay của các lương y ở Đồng Nai), Bịnh học thực hành về mắt, Bịnh học thực hành về tai mũi họng, Cẩm nang mạch học, Cẩm nang từ vựng châm cứu, Dịch lý và y lý, Y lý y học cổ truyền, Thể dục y khoa dưỡng sinh, Châm cứu kinh huyệt đồ, Mạch lý phương dược Đông y, Thần phương (quyển 1 và 2), Thần phương diệu dược, Y đạo dưỡng sinh, Sống khỏe - sống lâu - sống có ích, Thuốc thiết yếu, Phụ khoa y học cổ truyền, Dược học y học cổ truyền, Day ấn bấm huyệt chữa bệnh thông thường, Cắt lể, Châm cứu ngũ hành hồi tác, Linh quy bát pháp, Tý ngọ lưu chú, Châm cứu thực hành, Y học cổ truyền thực hành, Hiểu

(8[8]) Năm 1980, Hội y học cổ truyền huyện Long Thành ra đời. Năm 1981 "Phòng thuốc đông y nhân dân" chuyển thành "Phòng chẩn trị y học dân tộc" thuộc biên chế nhà nước (Trung tâm y tế huyện). (9[9]) Theo Quyết định số 630/UBT ngày 20 - 4 - 1982 của UBND tỉnh Đồng Nai (10[10]) Có thể kể đến Bác sĩ Trần Nam Hưng, GS. Huỳnh Minh Đức, GS. Trần Văn Kỳ, lương y Hoàng Duy Tân, lương y Nguyễn Hữu Khai, lương y Nguyễn Oắng, lương y Lê Minh, lương y Vũ Sĩ Ngôi, lương y Nguyễn Trung Hòa, lương y Trần Văn Nhủ, lương y Trần Khiết...

Page 16: Y hoc dan toc.pdf

biết phương dược, Giáo trình phụ khoa y học cổ truyền, Hán văn dành cho y học cổ truyền, Hoa quả món ăn thay thuốc, Tuyển tập phương thang Đông y, Tuyển tập các y án hay, Dưỡng sinh học, Khoa châm cứu thần hiệu và các bài thuốc, Đồ hình lưu chuyển khí, Đồ hình mạch học, Đông y học, Y dịch lục khí, Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại... với tổng số đầu sách: 43 và số bản sách trên 125.000 cuốn.

I.2.4. Xã hội hóa y học cổ truyền: Ngay từ khi chưa có Nghị quyết Trung ương V về vấn đề "giữ gìn

và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc", những người làm công tác y học cổ truyền ở Đồng Nai đã hết sức chú ý đến việc xây dựng nền y học dân tộc thật vững để kết hợp nhuần nhuyễn y học cổ truyền và y học hiện đại theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời, tìm mọi biện pháp để xã hội hóa y học cổ truyền, trả lại nhân dân những kinh nghiệm và tài sản về y học của nhân dân. Một trong những nỗ lực ấy là chú trọng đến việc phổ biến tài liệu để nhân rộng các cây thuốc, con vật có tác dụng dinh dưỡng, vừa có khả năng làm dược liệu, phát huy phương châm "thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ", tự chăm sóc sức khỏe của mình; Hội Y học cổ truyền đã mở nhiều lớp bồi dưỡng huấn luyện về thuốc Nam, châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh, cắt lể, châm tê ngoại khoa, nhĩ châm, chích lể, thầy thuốc gia đình, châm tê, châm cứu chuyên sâu...; mời được một số lương y giỏi ở các địa phương về giảng dạy, truyền nghề cho lớp trẻ, bồi dưỡng về y lý, y thuật cho các lương y sơ trung cấp. Hàng tháng, các tổ, các phòng chẩn trị, câu lạc bộ y dược Tuệ Tĩnh đều có sinh hoạt chuyên môn để báo cáo tâm đắc (phương pháp chữa các loại bệnh).

Cùng với công tác khám chữa bệnh từ thiện, nhiều cơ sở y tế đã giúp cho nhiều đối tượng, đặc biệt là giới trẻ, tham gia vào việc tìm hiểu y học cổ truyền, sưu tầm dược liệu, đốt lên trong họ ngọn lửa nhiệt tình bảo vệ vốn di sản y học của cha ông. Hiện nay, nhiều địa phương, số lương y là nữ rất cao và những người còn trẻ tuổi quyết tâm theo nghề y học cổ truyền những năm gần đây (1996 - 1999) có tăng lên. Long Thành là địa phương có số lương y nữ chiếm tỷ lệ cao nhất so với nhiều địa phương trong tỉnh, phần đông trong số này là các ni sư. Đây cũng là địa phương có tỷ lệ lương y trong các trạm y tế cơ sở cao nhất (15/19 trạm y tế xã có lương y tay nghề cao), địa phương có phong trào làm vườn thuốc Nam gia đình và phong trào khám chữa bệnh từ thiện phát triển nhất.

I.2.5. Nuôi trồng dược liệu ở Đồng Nai: Một trong những thành quả đáng kể nhất của công tác xã hội hóa

y học cổ truyền trong tỉnh là việc nuôi trồng dược liệu. Đồng Nai là tỉnh có nhiều cây, con vật nuôi trồng tự nhiên vừa để

tăng nguồn dinh dưỡng và vừa để chữa bệnh. Trong phong trào "dứt điểm 3 về nuôi trồng và sử dụng thuốc Nam" trên quy mô huyện và thành phố, 1980,

Page 17: Y hoc dan toc.pdf

huyện Xuân Lộc (cũ) được Bộ y tế công nhận và được xem là lá cờ đầu trong toàn tỉnh, sau đó là thành phố Biên Hòa (1982). Đến nay, nhiều hộ ở Đồng Nai đã có vườn thuốc xanh bằng cây ăn trái lâu năm, cây kiểng, rau ăn sống. Ở Long Thành, tổ chẩn trị xã Phước Tân trồng 1 ha cây dừa cạn đã cho thu hoạch, phòng chẩn trị từ thiện Thiền Chiếu trồng 1 ha gồm 35 cây thuốc thông thường của Bộ y tế quy định. Vườn thuốc Nam của lương y Dương Văn Dân có 8,5 sào trồng nhiều hy thiêm, ngải cứu, ích mẫu, thiên niên kiện, sâm bố chính và một số cây thuốc quý của Xuân Lộc như bình vôi (chữa tim mạch), mộc thông, ba kích, sa nhân, củ ráng bay, hà thủ ô, chà là. Lương y Lê Đức Khánh (ở phường Tân Biên - Biên Hòa) nuôi hươu, nai, rắn... để làm thuốc. Hơn 10 năm qua, Lương y Nguyễn Tăng Công đã miệt mài nhân giống, chăm chút hàng ngàn cây trinh nữ hoàng cung. Với 5 ha đất bazan màu mỡ, ông Nguyễn Tăng Công có thể thu lợi mỗi năm hàng trăm triệu đồng, nhưng ông vẫn quyết định dành toàn bộ khu vườn để trồng cây thuốc. Hiện nay, khu vườn của ông là vườn dược liệu duy nhất ở Nam bộ trồng 1600 cây quế Trà My 18 năm tuổi, một loại dược liệu rất quý. Ngoài quế, đinh lăng được trồng rất công nghiệp, ông đã cho xen kẽ nhiều loại cây thuốc quý hiếm như bồ quan, bồ kết, long nhãn, trường sinh, rẻ quạt, ngũ gia bì, thường sơn, nhân trần, ích mẫu, cây nhàu mà theo kinh nghiệm của ông, cây nhàu có thể sử dụng làm dược liệu từ gốc đến ngọn: Trái chữa các bệnh băng huyết, kiết lị, lá chữa mụn nhọt, nấu canh ăn rất nhuận trường, rễ chữa nhức mỏi. Khu vườn của ông Nguyễn Tăng Công là điểm hẹn của nhiều nhà nghiên cứu, bạn đồng nghiệp tâm huyết. Phòng chẩn trị y học dân tộc của Dòng Gioan Thiên chúa (trong khuôn viên Bệnh viện Thống Nhất) cũng lưu giữ khá nhiều cây thuốc, trong đó có trên 100 loại cây thuốc trong rừng Mã Đà, Lạc An. Vườn thuốc này có nhiều loại cây quý như ráy gai (chữa phong thấp), thiên niên kiện, nho rừng (chữa thận), củ bình vôi, cỏ may (chữa sạn thận), đài bi (chữa hậu sản), long não, ích mẫu.. Đây cũng là nơi phân phối nhiều cây thuốc quý cho các trạm xá và đã vẽ được bản đồ dược liệu, thống kê trên 400 loại cây thuốc từng có trong rừng miền Đông, làm tiêu bản khô của 200 loại dược liệu, tổ chức triển lãm cây thuốc.

Cây thuốc Đồng Nai hiện còn được lưu giữ ở rất nhiều ngôi chùa (đồng thời là phòng chẩn trị y học cổ truyền) hoặc ở các vườn chùa. Ở chùa Hội Phước (Tân Triều) có vườn thuốc Nam còn nhiều cây thuốc quý như cùm rụm (chữa nhức mỏi, tê bại), cây xà lỉa, cọng đu đủ, thảo nam sơn. Thiện nam tín nữ đến cầu xin được biếu không, ai có lòng cúng vào chùa, nhiều người làm công không đi tìm cây thuốc cúng cho chùa. Chùa Thiên Hòa ở ấp Thọ Chánh, xã Xuân Thọ (trong vùng đồng bào Châu Ro) hiện trồng nhiều cây thuốc quý của núi rừng Đồng Nai như thường sơn, lồng mức, râu mèo, đinh lăng, bông nho, cam thảo, đỗ trọng, phẩm, phùi, lốp bốp, huyết rồng, bá bịnh, é tía, cây lá dằn (uống khi sinh), cây bông ổi, lá dừng, đặc biệt khu vườn chùa còn có một cây ngũ gia bì được xem là lớn nhất ở Đồng Nai và một cây quế chi duy nhất ở Đồng Nai.

Page 18: Y hoc dan toc.pdf

Một số bệnh viện, trạm y tế, trường học ở trong tỉnh đều có vườn thuốc với 35 cây thuốc Nam chữa 7 chứng thông thường. Ở một số xã trong tỉnh, Hội người cao tuổi đứng ra trồng các vườn cây thuốc.

Vườn thuốc gia đình của những người không hành nghề Đông y chuyên nghiệp ở Đồng Nai rất phong phú. Hầu như gia đình nông thôn nào cũng trồng cây thuốc quanh nhà, chí ít là cây sả. Có nhiều vườn thuốc gia đình trồng đến hàng trăm loại dược liệu. - Danh mục vườn thuốc nhà ông Kẽo (Tân Triều - Vĩnh Cửu) có rất nhiều cây thuốc quý như: thảo lâm sơn, sâm đại hành, mỏ quạ, cùm rụm, trắc bá diệp, lá lưỡi rồng, ổ kiểng, cây quý, cây liễu, mãng cầu xiêm, ngãi trắng, dây cóc, sâm, nha đam, thuốc dòi, mơ lông, xuyên tâm liên, sả, bạc hà trắng, rau má, mã đề, nghệ xà, rau tần, rau càng cua, cây tim bắc, nén, sắn dây, dứa, kim cúc, đinh lăng (lá nhọn, lá to, lá tròn), gừng, dâu, diếp cá, sống đời, rễ rồng, lưỡi rồng, râu rồng, nghệ đen.

Việc bảo tồn nguồn dược liệu thiên nhiên ở Đồng Nai đang gặp phải khó khăn do nhiều nguyên nhân. Nhiều cây di thực về Đồng Nai như đương quy, ngũ gia bì, thiên niên kiện khó trồng ở một vài nơi. Nhiều cây vốn sống trong rừng Mã Đà, Hiếu Liêm nay tuyệt chủng do tình trạng phá rừng như cây xá xị (có vị thuốc tác dụng giải nhiệt, giải khát). Hoặc theo một số lương y tâm huyết thiềm tô, xạ hương nếu không nuôi không thể có dược liệu (bởi không thể bắt đủ cóc làm thuốc và làm thuốc một cách công nghiệp như Trung Quốc được). Một số cây hoang dại có dược tính cao ở vùng Thống Nhất, Định Quán như cây huyết rồng, cây nhàu rừng, xích đồng nam, tía tô dại, dây gùi đang có nguy cơ mất hẳn.

I.2.6. Lớp trẻ và y học cổ truyền: Dù số người theo học Đông y ở Đồng Nai hiện có tăng, nhưng

vẫn còn ít. Và đây cũng là một trong những thực trạng đáng lo. Hội Y học cổ truyền thành phố Biên Hòa hiện có trên 200 hội viên, các lão lương y còn khoảng 30 người. Tuổi từ 35 - 50 chiếm đa số (70%). Dưới 35 tuổi chỉ 3 người. Tuy nhiên, những y sĩ, bác sĩ trẻ đã theo ngành Đông y ở Đồng Nai, hầu hết đều là những người rất có tâm huyết với y học cổ truyền. Mặt khác, phần lớn trong số họ là những người nối nghiệp gia đình, gia tộc. Ví dụ: Nhiều lương y ở Long Khánh hiện nay là con, cháu của lương y Dương Văn Dân, hoặc con trai của lương y Nguyễn Tăng Công là một dược sĩ Tây y (hiện công tác tại Trung tâm y tế huyện Long Khánh) đã nghiên cứu và giúp cho ông rất nhiều trong việc sản xuất các thuốc Đông y dạng viên. Y sĩ Trần Văn Đức, sinh 1960, làm việc tại Phòng chẩn trị y học Dòng Gioan Thiên chúa là người rất say mê cây thuốc và sản xuất đông dược. Anh là tác giả của bài thuốc Cao viêm thận (11[11]), Cao phong thấp (12[12]). Lương y trẻ Nguyễn Thị Thu

(11[11]) Công thức: Ba kích, đỗ trọng, ngưu tất, thổ phục linh, hòai sơn (mỗi thứ 5g), bổ cốt trái, bạch mao căn, cẩu tích, tì giải (mỗi thứ 10g)

Page 19: Y hoc dan toc.pdf

Thủy (sinh 1971) ở Tam Phước - Long Thành chuyên chữa áp huyết cao. Chị rất chú trọng việc sử dụng thuốc Nam (cây thuốc thường dùng của chị là táo nhân, rễ nhàu, trạch tả, mã đề, thục địa, cỏ xước, hoa hoè). Bác sĩ trẻ Phan Nhật Linh sinh 1969, hiện công tác ở Trung tâm y tế huyện Xuân Lộc cũng là một thanh niên rất say mê sưu tầm bảo vệ những cây thuốc quí. Anh nắm khá rõ sơ đồ vùng có cây thuốc ở Xuân Lộc. Tương tự như thế là nữ lương y Lê Thị Trinh sinh 1962, tổ chẩn trị y học cổ truyền số 18 xã Suối Cao. Lương y trẻ Huỳnh Phước Lương ở Biên Hòa thừa kế được nhiều bài thuốc hay của gia đình hiện tiếp tục nghiên cứu thêm về Đông y. Anh cũng có bài thuốc tâm đắc Tiêu phong gan (13[13]). Theo lương y Lê Minh - Chủ tịch Hội y học cổ truyền Đồng Nai, do cơ chế chính sách chưa hợp lý nên việc xây dựng đội ngũ kế thừa và việc khai thác tốt các di sản Đông y ở Đồng Nai còn hạn chế. Nhiều bài thuốc quý, hay, đơn giản nhưng do ích kỷ và chưa tin tưởng nên đã và dễ thất truyền. Hội y học cổ truyền Đồng Nai nhiều năm qua đã đào tạo, bồi dưỡng được trên 900 lượt người phục vụ cho công tác Đông y (bằng kinh phí xã hội hóa). Tuy nhiên, số người tâm nguyện theo nghề và đầu tư chiều sâu rất ít. Ở khu vực phía Nam hiện có Trường Tuệ Tĩnh (tại Thành phố Hồ Chí Minh) đào tạo y sĩ Đông y, thế nhưng chương trình đào tạo thiên về nghiệp vụ Tây y hơn, số y sĩ ra trường chưa được trang bị cần thiết để nghiên cứu sâu. Lớp trẻ theo nghề Đông y hiện nay sử dụng kinh nghiệm gia đình nhiều, ít ai chịu học chữ Hán.

I.2.7. Hoạt động châm cứu ở Đồng Nai: Có thể nói, hầu hết những thành quả y học trên lĩnh vực châm cứu

đều được ứng dụng ở Đồng Nai và tốc độ ứng dụng châm cứu vào chăm sóc sức khỏe ngày càng cao. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có hơn 500 người hành nghề châm cứu (châm cứu không dùng thuốc và châm cứu kết hợp với các hình thức chữa trị Đông Tây y khác). Vào năm 1997, Hội châm cứu Đồng Nai được thành lập (14[14]). Đến nay, Hội có 334 hội viên. Hầu hết là các lương y, bác sĩ, y sĩ đang công tác ở khắp các cơ sở y tế trong toàn tỉnh. Hàng năm, ở Đồng Nai có trên 300.000 lượt bệnh nhân chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu. Toàn tỉnh có 197 cơ sở khám chữa bệnh bằng châm cứu (kể cả các trạm y tế và phòng chẩn trị có châm cứu). Nhiều cơ sở tổ chức khám châm cứu chữa bệnh miễn phí cho nhân dân. Ngành y tế Đồng Nai thường xuyên hướng dẫn các lương y thực hiện chế độ vô trùng trong châm cứu để ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường châm như viêm gan siêu vi B, HIV/AIDS... Hoạt động châm cứu ở Đồng Nai được nhân dân khu vực miền Đông đánh giá cao trong việc chữa các bệnh mãn tính như thấp khớp, thoái hóa cột sống, phục hồi bại liệt,

(12[12]) Công thức: Cỏ xước 10g, địa liền 4g, hy thiềm 12g, thiên niên kiện 10g, lá lốt 30g, hà thủ ô đỏ 20g, thổ phục linh 40g, gừng 10g, quế 5g. (13[13]) Công thức: nhân trần 80g, bạch truật 40g, lương truật 80g, xuyên sơn giáp 20g, đại hoàng 15g, uất kim 15g, mộc hương 10g. (14[14]) Theo Quyết định số 876/QĐ.UBT của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Page 20: Y hoc dan toc.pdf

thần kinh tọa... Phòng chẩn trị "Linh gia điều xá" do lương y Trần Quốc Sử sáng lập từ năm 1973 để khám chữa bệnh từ thiện. Hiện nay, với 30 nhân viên, hàng ngày ở đây có khoảng 110 - 120 lượt bệnh nhân. Nguồn kinh phí do nhân dân hảo tâm tự góp. Ông Sử tốt nghiệp Tây y (điều dưỡng viên) sau đi học thêm Đông y, thiên về châm cứu bấm huyệt. Năm 1998 ông đã bấm huyệt miễn phí cho 14.500 bệnh nhân. Đây là cơ sở duy nhất ở Đồng Nai sử dụng phương pháp nhu châm (cấy chỉ). Theo ông, phương pháp này chữa hầu hết các bệnh trừ giun sán. Sở trường của ông là chữa đau nhức, thần kinh tọa. Có những chứng như suy nhược thần kinh chữa ít năm thì khỏi.

Lương y Nguyễn Thị Cát có bài châm cứu chữa cổ vẹo cứng (sáng ngủ dậy, khó xoay cổ gáy, xoay bị đau): Huyệt: Cổ gáy trị liệu phản chiếu trên lòng bàn chân. Vị trí: Giữa lằn chỉ cuối ngón chân cái và hai bên bờ dọc ngón chân cái. Thủ pháp: Dùng dầu cao sao vàng bôi vào vùng huyệt rồi dùng đồng tiền cạo cho đến khi ửng đỏ. Đau bên trái, làm bên phải và ngược lại.

Lương y Đặng Minh Khanh có bài châm cứu chữa nhức đầu nhiều, đau nhất ở vùng đỉnh hoặc chấm gáy: Huyệt: tuyến yên của trị liệu phản chiếu trên lòng bàn chân, Vị trí: Giữa bụng ngón chân cái, hướng lòng bàn chân. Thủ pháp: Dùng que dò, ấn tìm điểm đau nhất dùng kim ngắn 1,5 cm châm nhanh, lưu kim 1 - 2 phút, thỉnh thoảng vê kim theo tả pháp. Châm 2 - 3 lần khỏi.

Lương y Nguyễn Thị Thanh Tâm có bài châm cứu chữa chứng ngứa, dị ứng (ngứa hoặc nổi các mảng đỏ trên da, nhất là sau khi ăn phải thức ăn uống không thích hợp): Huyệt: khúc trì, huyết hải. Thủ pháp: Dùng ớt (càng cay càng tốt) giã nát, lấy nước xoa. Theo lương y Nguyễn Thị Thanh Tâm, trong ớt, có chất capsacin, có tác dụng gây cay (kích thích) nhưng không phỏng da. Huyệt huyết hải có tác dụng lương huyết, trừ thấp, đồng thời trị các chứng ngứa ở vùng dưới da. Huyệt khúc trì thuộc kinh đại trường có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp và chữa các chứng ngứa vùng trên. Khỏi sau khi bôi 2 - 3 lần.

Lương y Trần Thị Nhật có bài châm cứu chữa ong đốt, bong gân, nhọt đang nung mủ, sưng đỏ: Huyệt: Điểm đau nhất đối xứng qua thân thể. Thực hiện: ấn dò tìm điểm đau nhất nơi tổn thương (bong gân, chín mé... ). Tìm điểm đối xứng qua cơ thể (thí dụ điểm đau do ong chích ở vùng ngoài khuỷu tay trái (huyệt khúc trì) dùng kim châm theo tả pháp, vê kim mạnh ở huyệt khúc trì bên tay phải (bên không tổn thương, đối xứng qua cơ thể) lưu kim 15 phút, cứ 3 phút vê kim một lần (có thể hướng dẫn người bệnh tự vê kim). Kết quả: khỏi sau khi châm 1 - 2 lần.

Lương y Nguyễn Ngọc Sáng có bài châm cứu chữa chứng: rối loạn thần kinh gây mất ngủ: Huyệt: an miên 1 và an miên 2. Vị trí: Sau cơ thang - gáy, giữa huyệt phong trì và ế phong là huyệt ế minh, giữa huyệt ế minh và phong trì là an miên 1, giữa ế minh và ế phong là an miên 2. Thủ pháp: châm

Page 21: Y hoc dan toc.pdf

nhẹ, vê kim bổ, lưu kim 15 phút, 5 phút vê kim một lần, cảm giác đắc khí chạy vào trong tai và lan ra 2 bên gáy là tốt.

Lương y Lăng Nhuận Thành có bài hỏa cứu trị Ban khỉ (suy dinh dưỡng): Hỏa cứu (hơ ấm huyệt) 14 điểm: 8 điểm phần thượng: giữa đỉnh đầu, chân tóc trán (thẳng bá hội lên) hai đầu chân mày, ấn đường, nhân trung, thừa tương và hai bên tai; 4 điểm phần trung: giữa bụng (huyệt trung quản), 2 bên rốn (huyệt thiên xu), dưới rốn (huyệt khí hải); 2 điểm phần dưới: huyệt túc tam lý, huyệt tam âm giao. (Nếu ỉa chảy nhiều, thêm huyệt trường cường). Kết hợp uống thuốc: Mạch nha, sa nhân, trần bì, phục linh, hoài sơn, sử quân tử, thủy tiên tử, bạch truật, sơn tra, đảng sâm, chỉ xác sao vàng, tán bột, ngày uống 2, 3 lần, mỗi lần 4g với nước cơm chín (Khi uống thuốc, phải phối hợp thêm cả hỏa cứu mới đạt hiệu quả cao).

Thành tựu nổi bật của ngành châm cứu ở Đồng Nai có thể kể đến công trình ứng dụng châm tê trong phẫu thuật cắt amygdal của bác sĩ Trần Ngọc Sang (Khoa tai mũi họng - Bệnh viện khu vực Thống Nhất). Đây là phương pháp dùng châm cứu làm mất hoặc giảm cảm giác đau ở vùng mổ, giúp người bệnh vượt qua cuộc mổ an toàn, thuận lợi và không có di chứng (phương pháp vô cảm). Phương pháp vô cảm từ trước tới nay chủ yếu là thuốc tê và thuốc mê, lần đầu tiên, 1996, phương pháp châm cứu được ứng dụng ở Đồng Nai cho thấy có nhiều thuận lợi và ưu điểm.

Cách châm tê cắt amygdal của bác sĩ Trần Ngọc Sang như sau: cho bệnh nhân ở tư thế nằm, chọn huyệt hợp cốc và 2 huyệt amygdal (góc dưới hàm 2 bên), châm kim: phải đạt yêu cầu tê (nếu bệnh nhân kêu đau buốt phải châm lại), kích thích kim bằng máy xung điện cường độ từ 2 - 4 mA và tăng dần cho đến ngưỡng bệnh nhân chịu được. Tần số tăng dần khoảng 360 - 3600 chu kỳ/phút. Thời gian kích thích từ 30 - 40 phút. Khi bác sĩ ngoại khoa bắt đầu cắt amygdal thì ngừng kích thích và rút toàn bộ kim châm. (Nếu không dùng châm tê, thì bệnh nhân phải dùng liều thuốc tê tương ứng là 6 ống Lidocain 2%). Khảo sát trên 200 trường hợp, bác sĩ Trần Ngọc Sang ghi nhận rằng việc châm tê có hiệu quả gần như dùng thuốc tê. Có 55% ca đạt kết quả tốt. Đây cũng là kết quả tương đương với tổng kết của GS. châm cứu hàng đầu Việt Nam Nguyễn Tài Thu.

Điều đáng nói là phương pháp châm tê đã góp phần khá tốt trong việc phẫu thuật amygdal cho những bệnh nhân dị ứng thuốc tê. Đồng thời, đối với những bệnh nhân thể trạng suy nhược thì khi dùng một lượng lớn thuốc tê như trong cắt amygdal dễ gây nên hiện tượng mệt lã, khó thở, vẻ mặt xanh tái, hoặc choáng ngất, phẫu thuật viên không an tâm tiến hành cắt amygdal. Nhưng nếu châm tê, thì các biểu hiện này hầu như không xảy ra. Việc châm tê thay cho dùng thuốc cũng là phương pháp tiết kiệm và kinh tế hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là bệnh nhân ít an tâm nên ảnh hưởng tâm lý, do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả châm tê. Châm tê tốn thời gian nhiều hơn gây mê, gây tê nên nếu có nhiều bệnh nhân thì sẽ khó có đủ phòng nằm, máy

Page 22: Y hoc dan toc.pdf

xung điện, và kỹ thuật viên... Vì thế, phương pháp này đến nay vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm.

I.2.8. Y học cổ truyền trong kháng chiến: Ngay từ những năm đầu kháng chiến, ngành y tế đã thực hiện

phương châm “địa phương hóa Tây y, khoa học hóa Đông y”. Chủ trương này xuất phát từ yêu cầu xây dựng một nền y học Việt Nam và do những khó khăn quá lớn bấy giờ. Năm 1951, hệ thống quân dân y sáp nhập lại từ cấp xã lên đến tỉnh, phân liên khu. Các cơ sở bào chế, quân y xã bên cạnh học tập, áp dụng những kinh nghiệm y học tiên tiến trên thế giới, đã phát động phong trào tận dụng tài nguyên rừng, sản xuất thế phẩm (thuốc Nam bào chế thành thuốc viên hay thuốc ống, thuốc xoa theo hình thức Tây y) theo tinh thần Hội nghị Quân dân y miền Đông họp tại Chiến khu Đ tháng 3 - 1951. Cách làm đó đã giải quyết được phần lớn nhu cầu điều trị trong căn cứ, đặc biệt là các loại thuốc chữa bệnh sốt rét, lỵ, ho, đau bao tử và thuốc bổ. Các cuốn sách "Tánh dược Đông y", "Tủ thuốc nhân dân", "Hướng dẫn cách sử dụng các vị thuốc thông thường” được ấn loát lưu hành rộng rãi. Bộ đội, nhân dân khắp nơi tích cực sưu tầm gửi hàng ngàn toa thuốc gia truyền về Ban nghiên cứu Đông y Nam bộ. Khẩu hiệu ngành y dược được mọi người nhiệt liệt hưởng ứng lúc này là "Dùng thuốc Nam là yêu nước, là đấu tranh kinh tế với địch”.

Một sự kiện y học mà các cán bộ chiến sĩ từng chiến đấu ở miền Đông Nam bộ trong những năm chống Pháp không quên đó là, các bác sĩ đã áp dụng hiệu quả phương pháp cấy Filatov (của Liên Xô cũ) trong điều trị. Điều này đã gây thêm niềm tin tưởng trong cán bộ chiến sĩ, nhân dân trong và ngoài chiến khu với hệ thống y tế cách mạng. Có gia đình ngụy binh ở vùng bị chiếm đã móc nối vào Chiến khu xin được trị bệnh bằng phương pháp này. Filatov được chế biến từ việc ngâm nhau với mật ong làm thành thuốc nước, hoặc dạng chế sấy khô nhau để cấy dưới da. Về sau do nguồn dược liệu hiếm, các lương y, bác sĩ đã chế lại dược liệu bằng nhau con cheo.

Theo lời kể của Thiếu tướng Bùi Cát Vũ - Giám đốc Binh công xưởng Quân khu 7 - sau trận lụt lớn 1952, trong chiến khu, thuốc men dụng cụ thiếu thốn rất nhiều mà bệnh tật lại tăng lên. Vì thế có giai đoạn, các bác sĩ chỉ chuyên làm những việc như nấu quần áo diệt rận, xoa bóp cạo gió, nấu nồi xông cho thương bệnh binh. Nhiều bác sĩ đã chịu khó tìm những lá rừng theo kinh nghiệm dân gian về làm thuốc uống, thuốc tắm ghẻ cho bộ đội. Quân y viện bấy giờ cũng phải băng bó vết thương bằng mật ong, rửa ghẻ bằng nước muối, trị sốt rét bằng dây thần thông giã nhỏ, băng bông giặt đi giặt lại, có khi phải dùng đến bẹ chuối rừng phơi khô để thay cho băng gạc. Bác sĩ Võ Cương hướng dẫn cho cán bộ chiến sĩ ngành y tăng cường chất đạm và vitamin cho thương bệnh binh bằng cách kiếm cám cho anh em ăn. Nhiều trường hợp ở Quân y viện, thương binh quá nặng, có nguy cơ tử vong nhưng bác sĩ, y tá đều

Page 23: Y hoc dan toc.pdf

phải bó tay ngồi khóc vì thiếu thuốc. Đã có những trường hợp thương binh chết trong miệng còn ngậm cám! (15[15])

Trong điều kiện thiếu thốn ấy, y tế kháng chiến ở Đồng Nai đã sáng tạo nhiều hình thức chữa bệnh, cấp cứu. Câu chuyện về anh thương binh Bùi Xuân Tảo được cưa tay như là huyền thoại: Sau trận tấn công của Vệ quốc đoàn Biên Hòa vào thị xã Biên Hòa đêm 1 - 1 - 1946, có khá nhiều thương binh của ta được đưa về trạm xá Tân Hòa - Tân Tịch (sau này thuộc chiến khu Đ). Anh Bùi Xuân Tảo, bị thương nát cánh tay trái và nhiều chỗ khác nữa đã tự đi bộ về đến trạm xá. Mặc dù đã kiệt sức do nhiễm trùng nặng, song, anh vẫn phải được đưa lên bàn phẫu thuật khi cơn sốt chớm bắt đầu. Trạm xá không có thuốc gây tê, gây mê. Phương tiện mổ cắt lúc bấy giờ chỉ là cái cưa kim loại hiệu Peugeot. Qua hội chẩn nhanh, bác sĩ Võ Cương cùng các nhân viên quyết định khẩn thương cứu sống anh thương binh Bùi Xuân Tảo bằng việc cưa cánh tay. Trong lúc đau đớn, anh Tảo đã hát vang bài "Tiến quân ca" (sau này là Quốc ca). Cuộc phẫu thuật nhanh gọn hơn mức yêu cầu. Nhiều anh em nhân viên trạm xá đã xúc động cùng hát theo trong nước mắt. Sau này khi ghé thăm anh thương binh Bùi Xuân Tảo, nhà thơ - vị chỉ huy Chi đội 10 Huỳnh Văn Nghệ đã viết bài thơ ca ngợi sự kiện này.

Từ sau những trường hợp thiếu thuốc gây tê, gây mê như thế các lương y trong kháng chiến đã dựa vào kinh nghiệm của nhân dân tìm ra rễ cây lài để dùng như một thứ thuốc gây mê, hoặc dùng nước trái dừa, hái mang xuống (không được ném từ trên cây xuống) để làm dịch truyền.

Thời kháng chiến chống Mỹ, nhiều đơn vị quân y, dân y đã tổ chức những cơ sở khép kín quy trình từ nuôi trồng dược liệu đến khám và điều trị bằng y học cổ truyền, đồng thời còn lo công tác đào tạo cán bộ. Rừng Đồng Nai bấy giờ có khá nhiều cây thuốc quý. Nhờ nỗ lực thu hái, chế biến, Ban dân y tỉnh đã cho ra đời 11 loại thuốc: viên Vàng Đằng (nay là Donabecberin), cao Thiên Môn, rượu phong thấp, viên chữa cảm mạo, thuốc điều kinh, bột trị dạ dày, viên mật nghệ, bột bó gãy xương, thuốc nọc rắn, thuốc chữa ho, thuốc chữa sạn thận... Những loại thuốc này đã dùng kết hợp để chữa trị thương bệnh binh và nhân dân các vùng căn cứ rất có hiệu quả và sau ngày thống nhất nhiều loại được sản xuất dưới dạng thương phẩm.

Nhiều mặt hàng thuốc nói trên sử dụng cây vàng đắng từ kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Châu Ro (dùng trị ỉa chảy). Có mặt hàng sử dụng cây chiêu liêu (nấu cao làm thuốc viên). Những mặt hàng trên được dựa vào 10 toa thuốc căn bản của Đông y nhưng sử dụng các cây thuốc trong rừng như lá từ bi, gừng, vỏ quýt, cỏ mực, sả, dần xay, cỏ mần trầu. Lương y Lê Minh trong kháng chiến đã làm nhiều bài thuốc Đông y dựa trên nguồn dược liệu dồi dào trong rừng miền Đông phục vụ cho nhân dân và bộ đội như sử dụng cây bình vôi ở núi Chứa Chan chữa thấp khớp, cây sữa ở Long Thành để làm thuốc điều (15[15]) Nhiều tác giả, Lịch sử Chiến khu Đ , Nxb. Đồng Nai, 1998

Page 24: Y hoc dan toc.pdf

kinh, hoặc cỏ gấu, ích mẫu, thường sơn, thanh hao, dây ký ninh chữa sốt rét. Và bài thuốc chữa rắn cắn của ông cũng được phổ biến lúc bấy giờ: Lưu hội (nha đam), chùm luông cọng đỏ, hùng hoàng, cây nén, phèn tán ra viên. Bài thuốc bổ trong kháng chiến của lương y Lê Minh gồm từ các cây thuốc tam tài cao, sâm bổ chính, thiên môn, hà thủ ô trắng tẩm nước đậu đen (thay cho thục địa) nấu cao. Bài thuốc chữa dạ dày gồm củ cỏ gấu, nang mực, mề gà, xuyên bổi mẫu, lá cà độc dược, cam thảo. Bài thuốc bó xương đã giúp ích rất nhiều cho quân y trong cấp cứu chấn thương sau các chiến dịch lớn. Chính trong điều kiện kháng chiến, ngành y tế Đồng Nai đã có sự kết hợp chặt chẽ Đông Tây y, đặc biệt là trong chữa bệnh, sản xuất dược.

I.2.9.Một số bài thuốc y học cổ truyền tiêu biểu ở Đồng Nai: Từ khi phát động dùng cây thuốc Nam, nâng cao y học cổ truyền dân

tộc, nhiều lương y ở Đồng Nai đã vận dụng có sáng tạo, đặc biệt trong các bệnh viêm nhiễm, cảm ho, đường ruột. Có khá nhiều bài thuốc tiêu biểu của các lương y ở Đồng Nai . Đây là những bài thuốc của lương y Lê Minh:

a) Trị bệnh nhiệt: 1. Bổ thận thủy bình can mộc: Dùng các vị: sinh địa, huyền sâm, mạch

môn, hột muồng sao, hoài sơn, trạch tả, cỏ mực, cỏ xước, đậu đen. 2. Tư âm giáng hỏa: dùng phương trên tùy theo bệnh chứng mà gia các

vị sau: chi tử, trắc bá diệp, hoa hòe, hoa cúc, thiên môn, thiên hoa phấn, rễ chanh, bù ngót.

3. Thanh nhiệt tả hỏa: Cát căn, rau má, lá tre, rễ tranh, mã đề, hột mã đề, hoạt thạch, thạch cao, rễ cây sậy, cỏ dùi trống, cây cối xay, hoàng đằng, hoàng liên, núc nác, dành dành.

4. Thanh nhiệt giải thử: Lá sen, hương nhu, đậu ván trắng. 5. Thanh nhiệt lương huyết: Sài đất, đan sâm, rễ củ gai, vỏ mò cua

(cây vừng), cây dạy (xích đồng nam) 6. Thanh nhiệt táo thấp: Hoàng liên, hoàng đằng, nhân trần, cỏ sữa

nhỏ lớn, rau sam, xuyên tâm liên, sâm đại hành 7. Bình can tức phong: Câu đằng, con rít (ngô công), cương tàm (tằm

chết gió), thuyền thóai (xác ve), toàn yết (bò cạp) 8. Tả hạ lợi nhuận: Vỏ cây sứ (sao), cây muồng trâu (sao vàng), chỉ

xác, đại hoàng, hột bìm bìm, cây cỏ cộng. 9. Hoạt huyết tiêu viêm: Lá móng tay (mọi lựu), vỏ cây gòn, huyết giác,

sài đất, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, xuyên tâm liên, bồ công anh.

Page 25: Y hoc dan toc.pdf

10. Bổ huyết điều kinh: Sinh địa, hà thủ ô, trái dâu tằm, xuyên khung, đương quy, sâm đại hành, nghệ, kê huyết đằng, long nhãn, nhau thai nhi, quy lộc nhị tiên giao, mật ong, mạch nha, ích mẫu, lá dâu tằm, đậu đen.

b) Trị bệnh hàn: 11. Hành khí phát tán: Gừng sống, vỏ quýt, hoắc hương, củ gấu, ô

dước, chỉ thực, địa liền, xương bồ, tô tử, kinh giới, hương nhu, tử tô, hành lá. 12. Tiêu tích đạo trệ: Hậu phác, nga truật, nghệ vàng, chỉ xác, sơn tra,

xạ can (rẻ quạt), hột cau, đại hoàng, bìm bìm, cỏ gấu. 13. Ôn trung hạ khí: Riềng, gừng khô, hột tiêu, thảo quả, hồi hương,

đàn hương, trầm hương, ích tri nhân, mộc hương, tô tử, hột cải. 14. Ôn hóa hàn đàm: Bá hợp, hột tử tô, bán hạ, vỏ quýt, gừng khô, vỏ

rễ dâu. 15. Tán huyết ứ giảm đau: Đào nhân, bạch chỉ, xuyên khung, hồng

hoa, mắt cây thông, tùng hương, huyết đằng, dây chiều, hoàng lực, nhũ hương, mộc dược, huyết rồng, huyết giác, dây gấm.

16. Thông khí khai khiếu: Xương bồ, an tức hương, tạo giác, trúc lịch. 17. Bổ khí trợ dương: Sâm đảng, sâm bố chính, củ mài, cam thảo, bạch

truật, hoàng kỳ, sa nhân, nhục quế, tắc kè, cao ban long, mật ong, ba kích, đương quy, xuyên khung, hột tơ hồng, tục đoạn, dây gùi.

c) Trị huyết: 18. Dương âm bổ huyết: Sa sâm, quy bản, mạch môn, đương quy, hà

thủ ô, đậu đen, lá dâu tằm, huỳnh tinh, thạch hộc, trinh nữ, mè đen, nhau thai nhi.

19. Chỉ huyết: Trắc bá diệp, cỏ mực, nan mực, rễ tranh, ngải cứu, hoa lẻ bạn.

20. Lý huyết: Trạch lan, ích mẫu, xuyên khung, khương hoàng, quy vĩ, nga truật, tô mộc.

Bài thuốc Cước khí cấp tính của lương y Dương Văn Dân (Long Khánh)

Củ gấu 80g: Khai uất thành khí trệ Hạt cau 80g: Trừ phong đàm lợi tiểu Chỉ xác (sao vàng) 40g: Tán khí kết, tiêu tích trệ Ké đầu ngựa (sao cháy, đâm dập) 40g: Trị phong tê thấp, tiêu độc Vỏ chân chim 40g: Trừ phong thấp, tán ứ huyết Tía tô 40g: Phát hãn, tán thấp

Page 26: Y hoc dan toc.pdf

Mắt cây thông 40g: Trị phong tê thấp, gân xương đau nhức Các vị tán bột mịn, mỗi lần uống 12 g Dùng tía tô 9 lá, vỏ quýt 1 cái, gừng 3 lát, đổ sấp nước sắc làm thang

uống với thuốc tán, hoặc chia làm 3 thang sắc uống. Bài thuốc chữa trật đốt xương sống của lương y Nguyễn Văn Trạt

(Xuân Lộc): Nghệ xà cừ 3 củ, ngũ trảo 100g, dâm bụt 100g, giã nát trộn chung 20

ml rượu trắng, bó chỗ tổn thương, chừng 4 lần có kết quả. Kết hợp uống: khổ qua 10g, mần trầu 10g, ké đầu ngựa 10g, cỏ xước 10g, bá bịnh 10g, vòi voi 10g, sục sạc 10g, nhàu rừng 10g, hạ thủ ô 5g, cù đèn 5g, tô mộc 10g, đỗ trọng 20g, vỏ bưởi 10g, vông nem 10g. Trong thang đầu cho thêm muồng trâu 10g, hoa đại 10g, các thang sau không dùng tiếp nữa. Sắc 4 chén nước còn 1 chén, uống. Khoảng 10 thang có hiệu quả tốt.

Bài thuốc chữa sạn thận của lương y Lưu Văn Đức (Xuân Thọ - Xuân Lộc):

Cam thảo 20g, râu bắp 20g, chân chim 20g, lá tre 20g, vỏ quýt 10g, râu mèo 20g, hà thủ ô 20g, mã đề 30g, đỗ trọng 30g, bìm bìm 30g, sắc 4 chén nước còn 1 chén, uống. Nước thứ nhì, đổ 3 chén còn lại nửa chén, uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần.

Bài thuốc chữa sạn thận của lương y Lê Minh Lượng (xã Xuân Hòa) Vạn niên tùng 10g, vỏ cau 10g, rau trai tía 20g, lá gai tươi 20g, sơn từ

cô 5g, vỏ dâu tằm 10g, sắc 3 chén nước còn 1 chén uống. Nước thứ nhì sắc 3 chén còn nửa chén. Ngày 1 thang, uống đến khi hết bệnh.

Bài thuốc chữa sốt rét của lương y Trần Kim Điện Thường sơn 60g, binh lang 40g, thanh bì 40g, thạch cao 80g, gừng

sống 3 lát, trần bì 40g, thương truật 40g, bạch truật 20g, thảo quả 40g Gia giảm: rét nhiều: bỏ thạch cao, gia quế chi uống 1 lần 4 g. Ngày 3

lần. Bài thuốc chữa sốt rét của lương y Lưu Văn Đức (xã Xuân Thọ) Cam thảo 6g, thường sơn 10g, dây cóc 5g, cau khô 7g, cây lồng mứt

6g, cây mãng cầu 6g, lá tre 6g, hậu phác 6g, sắc 3 chén còn 1 chén, ngày uống 1 thang.

Bài thuốc chữa thần kinh tọa của lương y Võ Đình Đức (BV khu vực Xuân Lộc)

Tu hú 6g, cỏ rùa 6g, cối xay 6g, rễ tranh 4g, nhàu 6g, ngũ trảo 6g, cành dâu 6g, hà thủ ô 8g, cỏ xước 6g, ráng bay 8g, trinh nữ 6g, muồng 4g sắc

Page 27: Y hoc dan toc.pdf

1 lít nước, còn 200 ml, chia 2 lần uống. Kết hợp châm cứu: đại trường du, thận du, chí thất, bát liêu, hoàn khiêu, âm lăng tuyền, thừa sơn, côn lôn, tuyệt cốt.

Bài thuốc chữa viêm họng của lương y Văn Phú Khóa (Xuân Lộc) Nghệ 4g, sơn tra 12g, bạch truật 12g, thiên môn 12g, hạt cau 4g, chỉ

xác 4g, bìm bìm 8g, đương quy 8g, rẻ quạt 4g, hậu phác 4g, a giao 8g, nhân sâm 12g.

Bài thuốc chữa viêm mũi của lương y Văn Phú Khóa (Xuân Lộc) Rau má 8g, dâu tằm 8g, sinh địa 12g, cỏ xước 12g, huyền sâm 8g, khổ

qua 8g, cỏ mực 8g, quyết tử minh 8g. Bài thuốc chữa sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật do thấp nhiệt của

lương y Thái Vân Trình (Thống Nhất) Bài 1: Cỏ mần trầu (phơi trong mát cho tái đi) 500g, Hoạt thạch (tán

mịn) 8g, gừng sống 6g. Cỏ mần trầu và gừng sống cắt nhỏ, sắc 1500 ml nước, còn 500 ml, chia làm 3 lần uống. Bột hoạt thạch chia làm 3, mỗi lần uống hòa chung với nước thuốc trên. Uống mỗi tháng 2 - 3 đợt, mỗi đợt 5 - 6 ngày sỏi sẽ tiêu dần.

Bài 2: Thổ phục linh 4g, hoạt thạch (tán bột) 15g gói riêng, cỏ mần trầu 50g, trạch tả 20g. Các vị trên cắt nhỏ, sắc với 1500 ml nước còn lại 500 ml, chia 3 lần uống, mỗi lần uống cách nhau 3 giờ với 3g bột hoạt thạch.

Bài 3: Thuốc cứu tươi 30g, cỏ hàn the tươi 20g, rễ cỏ may 40g, rau bợ 50g, nõn dứa gai tươi 30g. Giã nát, hòa 100 ml nước sôi để nguội, quậy đều, lọc lấy nước đặc, chia uống nhiều lần trong 1 ngày. Mỗi tháng uống 10 - 15 ngày để tiêu sỏi.

Bài thuốc chữa sản hậu của lương y Lại Ngọc Linh (Tân Mai - Biên Hòa): Đơn sơn tra 1 lạng sắc độ 2 chén nước lấy 1 chén (uống nóng), một lần đỡ đau thì thôi, nếu còn đau để thêm 1 chén rưỡi nước vào bã thuốc đã sắc, đun lấy 8 phân, uống tiếp.

Bài thuốc Bế kinh của lương y Phạm Xuân Khu (Tân Biên - Biên Hòa): Nam mộc hương 10 cân, Nga truật 2 cân, Hương phụ 1 cân, tất cả tán bột, mỗi lần dùng từ 1 - 2 đồng cân.

Bài châm cứu trị hôi nách của lương y Đặng Minh Khanh (Tân Hòa - Biên Hòa): Cứu huyệt gồm 2 điểm: cực tuyền, điểm sâu (lõm) nhất trong hố nách. Dùng cây thuốc cứu cứu mỗi điểm 5 - 10 phút. Thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục 10 ngày không ngắt quãng.

Bài thuốc trị nhức đầu, đau sống lưng của lương y Lâm Quang Tươi (Thống Nhất - Biên Hòa): Ma hoàng 2 chỉ, hạnh nhân 2 chỉ, phòng phong 2 chỉ, khương hoạt 2 chỉ, thăng ma 2 chỉ, quế chi 2 chỉ, cam thảo 2 chỉ, bạch chỉ 2 chỉ, gừng sống 3 lát, táo 2 quả, sắc 2 chén còn 8 phân, uống lúc thuốc còn ấm ấm với nước trà có ít gừng.

Page 28: Y hoc dan toc.pdf

Bài thuốc trị phong ngứa do gan của lương y Nguyễn Văn Vinh (Trung Dũng - Biên Hòa): Đại hoàng 4 chỉ, uy linh tiên 3 chỉ, chi tử 3 chỉ, nhân trần 4 chỉ, kim ngân hoa 3 chỉ, thương nhĩ tử 3 chỉ, liên kiều 3 chỉ, hoạt thạch 3 chỉ, thạch cao 3 chỉ, hoàng cầm 3 chỉ, huỳnh bá 3 chỉ, phòng phong 3 chỉ, mỗi ngày uống 1 thang, nước thứ nhất đổ 4 chén nước lấy 1 chén, nước thứ hai đổ 3 chén nước, nấu lấy còn 1 chén, có thể hòa 2 chén trộn chung chia đôi uống lúc đói bụng. Người ngứa nhiều 7 thang, 7 ngày; người ngứa ít dùng 4 ngày, 4 thang, kèm theo nồi xông: lá sả, é tía, ngũ trảo, nắm muối, lá ổi, lá khế.

Bài thuốc gia truyền chữa chứng hạt ở cổ của lương y Mai Thị Diệu (Long Bình - Biên Hòa): Huyền sâm 4 lạng (nấu sôi vài trào), xuyên bối mẫu 4 lạng (bỏ nậm giữa, nấu sôi vài trào), hạ khô thảo 8 lạng (nấu thành cao cùng hai vị trên hoàn với mật ong, người lớn mỗi lần uống 4 đồng, ngày uống 2 lần, sau khi ăn 20 phút; trẻ em phân nửa liều người lớn.

Bài thuốc Nam điều trị sản hậu của lương y Nguyễn Đình Việt (An Bình - Biên Hòa): Trạch lan 200g, ngải cứu 200g, nga truật 100g, đâm nát các vị thuốc trên, rồi trộn chung lại với nhau, cho vào chừng 1 chén nước, đun sôi 3 phút, lọc bỏ bã, pha vào 1 chung rượu để uống.

Bài thuốc Thích ma thang (lương y Huỳnh Phước Lương - Biên Hòa) gia giảm trị dở ngứa, dở đau, bên trong cơ thể như có sâu bò lộn xộn, như tê dại hẳn, đè lên không thấy đau: vân linh 20 g, đương quy 16 g, bạch truật 16 g, chích kỳ 10 g, cát lâm sâm 10 g, thục địa 8 g, cam thảo 6 g, bán hạ 5 g, sài hồ 6 g, quế chi 6 g, bách giới tử 4 g, phụ tử 2 g.

Bài thuốc Hoàng đản của lương y Huỳnh Phước Lương: nhân trần (dùng bông và rễ) 60 g, thương truật (sao vàng với cám) 30 g, bạch phục linh 40 g, trư linh 30g, xuyên khung 10 g, bạch truật (sao cho vàng) 40 g, trần bì (sao với gừng) 10 g. Nếu chân tay lạnh thêm quế chi 8 g; nếu khát nước, thêm hoạt thạch 8 g, hoàng cầm 16 g, bỏ thương truật.

Bài thuốc điều trị chứng lao xương của lương y Lăng Nhuận Thành (phường Bửu Long - Biên Hòa): sa sâm 8 g, bán hạ chế 8 g, huyết kiệt 12 g, phá cô chỉ 12 g, kinh giới 12 g, thương nhĩ tử 12 g, thạch cao 20 g, bạch truật 8 g, thục địa 12 g, kết cánh 8 g, độc hoạt 12 g, xạ can 12 g, nga truật 12 g, hầu cốt (sao) 20 g, đương quy 8 g, sinh địa 8 g, thổ ti tử 8 g, khương hoạt 8 g, ngưu tất 16 g, tam lăng 12 g, thổ phục linh 12 g, nhục quế 8 g, tục đoạn 12 g, phòng phong 12 g, tự nhiên đồng 12 g, xuyên điền thất 10 g, bạch đầu ong 20 g, quy bản (sao) 20 g. Thuốc tán bột, làm hoàn, mỗi viên 4 g (sáng uống 1 viên, chiều uống 1 viên với nước sôi để nguội).

Bài thuốc điều trị chứng phong ngứa của lương y Huỳnh Văn Long: kim ngân hoa 12 g, sinh địa 16 g, quy điều 12 g, kim thiền thoái 12 g, hồ ma nhân 8 g, tri mẫu 8 g, phòng phong 6 g, kinh giới hoa 6 g, khổ sâm căn 4 g, thương truật 4 g, cam thảo 4 g.

Page 29: Y hoc dan toc.pdf

Bài thuốc điều trị chứng thổ huyết của lương y Huỳnh Văn Long: phòng đảng sâm 40 g, hoàng kỳ (tẩm mật sao) 20 g, quy đầu 20 g, bạch truật (sao vàng) 20 g, phục thần 20 g, viễn trí 8 g, táo nhân (sao đen vừa) 20 g, long nhãn nhục 15 g, mộc hương 4 g, trích thảo 8 g, bạch thược 20 g, thục địa 30 g, trắc bách diệp 8 g, địa du 4 g, kinh giới 4 g, táo tàu 4 trái, gừng sống (sao đen) 3 miếng.

Bài thuốc điều trị bong gân của lương y Đinh Viết Đản (Tam Hiệp - Biên Hòa): con cóc (sống) 500 g, đại hồi 20 g, tiểu hồi 20 g, quế chi 20 g, long não 10 g, mã tiền nướng 10 g, rượu 400 hơn 1 lít, muối rang. Bỏ con cóc vào keo thủy tinh, xóc mạnh và đều. Sau đó đổ nửa lít rượu vào và tiếp tục xóc. Ngày hôm sau lấy rượu ra và đổ thêm nửa lít còn lại vào làm như hôm trước. Sau đó lấy rượu đổ chung. Dùng đũa tre moi mắt, gan, trứng cóc cho vào rượu, còn các vị thuốc trên nghiền nát và cho vào ngâm trong rượu. Sau 1 tuần, lấy rượu ra lọc rồi cho muối vào lắc. Rượu ấy được dùng để thoa bóp chỗ chấn thương, chỗ bó bong gân, không được uống.

Bài thuốc nhức mỏi của lương y Huỳnh Văn Chắc (Biên Hòa): thục địa 40 g, đương quy 40 g, lô hội 12 g, đảng sâm 20 g, chế nhủ hương 12 g, chế mộc dược 12 g, úy linh tiên 8 g, uất kim 12 g, phục linh 12 g.

Bài thuốc ban đẹn trẻ em của lương y Phạm Văn Đựng (Bửu Hòa - Biên Hòa): Nếu cảm nóng, ho dùng: bạch thược, kỷ hỉ, liên kiều, xương bồ, cát cánh, bối mẫu, hoạt thạch, huỳnh liên, băng phiến, thần sa chế. Nếu miệng lưỡi dộp đỏ, đẹn phá và đẹn khuyết dùng: thạch cao sống, thanh đại, băng phiến, long não (tán bột xức và rơ miệng). Nếu đẹn trắng và đẹn vôi dùng: khổ qua, đại hồi, bì da diệp, cam thảo, ngũ châu du, mạch nha, xuyên khung, thiên trúc buồm, ngủ linh chi, huỳnh liên, chánh mại phiến (tán bột xức và rơ miệng).

Bài thuốc Nam chữa cao huyết áp của lương y Huỳnh Thị Tân (chùa Phổ Hiền - Bửu Long - Biên Hòa): dừa cạn 12 g, nhàu 16 g, nhân trần 8 g, bông sứ 4 g, lạc tiên 8 g, dâu tằm 8 g.

Bài thuốc chữa phong thấp của lương y thừa kế Nguyễn Thị Tâm - Tuệ Tĩnh đường (chùa Linh Chiếu, Phước Thái - Long Thành) có: phòng phong 12 g, khương hoạt 12 g, đương quy 12 g, phục linh 16 g, tần giáo 12 g, quế chi 8 g, bạch thược 12 g, cam thảo 4 g.

I.2.10. Những nguồn dược liệu tiêu biểu ở Đồng Nai: Các vị thuốc bổ động vật: Lộc nhung: bổ dương, dùng trong các phương thuốc chữa liệt dương,

thông tiểu; Gạc nai: (nhung già) thuốc bổ chống mệt nhọc, dùng trong các thang điều trị ho, tiểu ra tinh dịch, mụn nhọt; Cá ngựa: thuốc bổ tráng dương, có thể chữa đau bụng phụ nữ, đẻ khó; Nhau khỉ: (huyết lình) Chữa trẻ con chậm lớn kém ăn, thuốc xoa bóp khi đau ngã; Tắc kè: thuốc bổ, chữa ho, rượu

Page 30: Y hoc dan toc.pdf

thuốc chữa suy nhược thần kinh, đau ngang lưng; Mật ong: Thuốc bổ, kích thích tiêu hóa, diệt vi trùng, trị vết thương nhiễm trùng; Bò cạp: dùng trong các vị thuốc chữa trẻ con kinh phong, người lớn bị ngất, liệt; Cóc: Nhựa cóc (thiềm tô) vị thuốc chữa sốt nặng, trúng độc, trẻ con kém ăn, chậm lớn, thịt cóc chữa suy dinh dưỡng trẻ em, chữa cam tích trẻ em; Phân dơi (dạ minh sa): dùng trong phương thuốc chữa mắt. Bài thuốc quen dùng: hòa với mật heo uống với nước cơm chữa trẻ con quáng gà; Dế: chữa tiểu tiện khó khăn; Nước đái trẻ con: chữa sốt rét, nhức đầu, chảy máu răng, phụ nữ sau khi đẻ; Trùn đất (địa long): giảm sốt, giãn khí quản, hạ huyết, bổ dương hoàn ngũ thang, các trường hợp bán thân bất toại, trị phong méo mồm, bí đái...; Hổ cốt: Rượu hổ cốt chữa yếu xương, viêm xương, cao hổ cốt bồi dưỡng, hấp cao với gà giò cách thủy, món ăn bổ dưỡng cho người suy yếu; Cao khỉ: Thuốc bổ máu cho phụ nữ xanh xao, kém ăn, mất ngủ, sanh nở. Sỏi mật khỉ giải độc; Nhện (bích tàm trùng): Trứng nhện dùng cầm máu, chữa viêm họng, mụn nhọt, đái dầm, mồ hôi trộm. Con nhện nướng bằng gạch ngói tán bột, chữa được mụn nhọt ở lưng, gáy (đắp ngoài); Rắn: Dùng thịt, mật, xác rắn trị thần kinh, tê liệt, chữa nhọt độc, phong độc. Mật rắn chữa ho, đau lưng, nhức đầu. Xác rắn khử phong, sát trùng, ghẻ lở, rượu rắn xoa bóp, uống giải độc; Rùa: Yếm rùa (quy bản) bổ thận âm, chữa bệnh ho lâu ngày; Tê giác: Sừng tê giác là bảo vật giải độc, phòng phong; Thằn lằn: nuốt sống trị lao hạch; Tóc rối (huyết dụ): dùng trong vạn ứng cao để chữa mụn nhọt chưa vỡ mủ; Trút (tê tê, xuyên sơn giáp): dùng trong chữa mụn nhọt, tắc tinh sữa, đau nhức khớp xương, máu trút, uống ngừa sốt rét; Bìm bịp: ngâm rượu uống chữa đau lưng, suy nhược tuổi già, ngâm một cặp bìm bịp hoặc một bìm bịp với tắc kè; Cá nóc (cá cóc): giải độc cá nóc bằng nước dừa, nước quả; Dê: dùng trong phương thuốc chữa thiếu máu, phụ nữ đẻ xong suy yếu, trẻ con hay ăn đất; Kỳ đà: mật chữa hen suyễn, thịt kỳ đà nấu cháo ăn chữa động kinh; Nhím (dạ dày nhím): dùng trong phương thuốc trị chảy máu, cổ trướng, hoàng đản; Rắn mối (thằn lằn): ăn thịt trị hen suyễn; Trăn: Chữa đau nhức xương, cột sống, máu trăn chữa hoa mắt, mỏi lưng, mỡ trăn chống nứt chân; Con rết: chữa mụn nhọt, dầu ngâm rết chữa các vết thương bị độc trùng cắn, xác rết đốt thành bột trị đau nhức tê thấp v.v...

Các cây thuốc và vị thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa: Ké đầu ngựa (thương nhĩ): chữa mụn nhọt, bướu cổ, đau răng; Sài đất (húng trám): trị rôm, sải, sốt rét; Bạch hoa xà (cây đuôi công): chữa bệnh ngoài da, vết loét, vết thương, chốc đầu; Béo cái (béo tai tượng): chữa exzema, ngứa da, hen suyễn; Chó đẻ răng cưa: làm thuốc giã nát chữa đinh râu, mụn nhọt, còn chữa gan, đau mắt, rắn cắn, kháng sinh. Đồng bào dân tộc hay dùng; Dâm bụt: giã đắp mụn nhọt; Khế (dương đào): chữa lỡ sơn, dị ứng, lỡ loét, xông và tắm; Mù u: nhựa tán thành bột rắc các vết thương lở loét, mụn nhọt, tai có mủ. Dầu mù u trị ghẻ, bệnh ngoài da; Thuốc bỏng (trường sinh, thổ tam thất): chữa bỏng, cầm máu, đắp vết thương, đắp mắt đau, giải độc; Thuốc giấu (dương san hô): dùng cây tươi cầm máu; Trầu không: trị lở loét, vết châm, mụn nhọt; Bạc hà: chữa cảm, sốt, nhức đầu, ngạt mũi, ăn không tiêu, đi ngoài, thuốc nôn, tiêu

Page 31: Y hoc dan toc.pdf

hóa, cảm mạo, nhức đầu; Cây cối xay (nhĩ hương thảo): lá giã đắp mụn nhọt, chữa sốt; Hành: chữa cảm mạo, nhức đầu, mụn nhọt, động thai; Kinh giới: chữa cảm nóng, ngã ngất, cảm cúm, phụ nữ băng huyết; Dây ký ninh (thuốc sốt rét, dây thần thông, bảo cự hành): trị sốt rét, rửa vết lở loét; Cỏ mần trầu: chữa sốt rét, mát gan, chữa huyết áp cao; Mãng cầu ta: lá nấu uống chữa sốt rét, hạt tán nhỏ trừ chấy rận; Sắn dây: chữa cảm mạo rất tốt; Tía tô: an thai, chữa ho, trừ đờm, chữa ngoại cảm, ngộ độc cua, cá; Húng quế (é tía): hạt ăn mát, chống táo bón, chữa đau dạ dày, thông tiểu, sâu răng; Ngâu: Ngoài việc để ướp chè thơm còn dùng lá ngâu chữa sốt, vàng da, tắm ghẻ; Cây từ bi (đại bi): lá và cành non dùng làm thuốc chữa cảm sốt dưới dạng xông hay sắc uống, còn giúp tiêu hóa, chữa lỵ, chế ra băng phiến;

1.2.11. Các chứng bệnh thông thường được xếp vào 7 bệnh chứng và đơn thuốc để điều trị thích hợp bằng các vị thuốc và cây thuốc Nam:

1) Giải cảm, bệnh ở phần biểu cần phát hãn, thanh nhiệt: Bát cháo nóng có hành, tiêu, gừng lòng đỏ trứng ít muối... Ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi.

Thuốc uống trong toa gồm: bạc hà, kinh giới, tía tô, gừng tươi, hương nhu, cúc hoa vàng, cam thảo. Sắc uống nóng, đắp chăn cho mồ hôi ra.

2) Ho, viêm họng, nóng: Rau đắng, húng chanh, tía tô, vỏ quýt, cam thảo, bạc hà sắc uống.

3) Điều kinh, đau bụng kinh: Cỏ cú - ích mẫu, ngãi diệp sắc uống. 4) Kiết lỵ: Cỏ sữa, mơ tam khế, rau sam, sắc uống 5) Tiêu chảy: Hoắc hương, đọt ổi, rau má, vỏ măng cụt, sắc uống. Cần

nấu nước gạo rang ít muối, uống để chống cơ thể bị mất nước 6) Tiêu độc lở ngứa ngoài da: Kim ngân hoa, kinh giới, ké đầu ngựa,

sài đất, sắc uống. Ngoài rửa bằng nước sắc nghệ, kinh giới, phèn chua. 7) Phong thấp, khớp: Cỏ xước, ké đầu ngựa, lá lốt, hà thủ ô, thiên niên

kiện, cốt toái bổ, cam thảo, sắc uống II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y HỌC HIỆN ĐẠI 1. Sự xâm nhập của Tây y thời thực dân Pháp (1861 - 1954):

Ngay từ ngày đầu kéo quân xâm lược mảnh đất Biên Hòa - Đồng Nai, thực dân Pháp đã nghĩ đến việc xây dựng bệnh viện với mục đích phục vụ cho quân đội viễn chinh Pháp trong cuộc chiến chống lại quân Triều đình nhà Nguyễn. Có thể nói, Tây y đã xâm nhập vào đất Biên Hòa khá sớm cùng với gót giày kẻ xâm lược. Tất nhiên, trước đó, các cố đạo người Châu Âu trong quá trình tiếp cận giảng đạo đã mang theo thuốc men và phương pháp chữa trị theo Tây y đến xứ Biên Hòa (16[16]). Nhưng chưa bao giờ trên mảnh đất này

(16[16]) Xem thêm: Xứ Đàng ngoài 1621 của Christophoro Borri, Nxb. thành phố Hồ Chí Minh, 1998.

Page 32: Y hoc dan toc.pdf

có một bệnh viện với quy mô lớn tương đương 100 giường bệnh. Trong cuốn sách "Sơ lược lịch sử chinh phục các tỉnh Nam kì" có in một bức thư và đó cũng là một báo cáo của đô đốc Bonard - người chỉ huy trận đánh chiếm thành Biên Hòa - gởi Bộ trưởng (Hải Quân) Pháp. Bức thư nói rõ về việc người Pháp xây dựng "nhà thương 100 giường tại Biên Hòa" sau trận đánh thất thủ đồn Mỹ Hòa (17[17]) và chiếm thành Biên Hòa cuối năm 1861.

Ngày 9 tháng 5 năm 1862, Triều đình nhà Nguyễn ký hòa ước Nhâm Tuất nhượng đứt cho thực dân Pháp 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường. Tỉnh Biên Hòa lúc bấy giờ có 2 phủ 4 huyện với tổng dân số là 31.381 người. Vùng đất Biên Hòa trở thành một trong những địa phương ở Nam kỳ được thực dân Pháp đặc biệt chú ý khi chúng tiến hành khai thác thuộc địa ở lãnh thổ này.

Hệ thống hành chính của thực dân Pháp lúc đầu chưa đầy đủ, chủ yếu là do quân đội quản lý ở cấp tỉnh. Tại các huyện và các tổng vẫn do quan lại người Việt phụ trách dưới sự "cố vấn" của các sĩ quan người Pháp. Các sĩ quan Pháp giao việc trông coi y tế cho các hương quan kiêm nhiệm trong mỗi làng. Vào năm 1878, tại Biên Hòa, người Pháp đã xây dựng một Trạm quân y và một bệnh viện nhỏ. Bệnh viện có 8 giường bệnh phục vụ cho quan chức và quân đội Pháp. Cơ sở này có 28 người Âu và 2 dì phước người bản địa phụ trách. Ngày 25 - 8 - 1903, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập Trường Y tế thực hành bản xứ ở Nam kỳ để đào tạo y tá và nữ hộ sinh người Việt để đáp ứng yêu cầu lập các trạm xá ở xã hay liên xã. Đến 1924, người Pháp xây dựng thêm ở Biên Hòa một nhà hộ sinh và nâng cấp bệnh viện cũ, 2 cơ sở này đều do một bác sỹ người Pháp làm giám đốc với các y sĩ người bản xứ phục vụ. Cũng thời gian này, người Pháp bắt đầu xây dựng nhà thương Long Thành và một nhà thương ở An Bình (thuộc tỉnh Bình Phước ngày nay)

Mãi đến sau năm 1950, hệ thống y tế của chính quyền thực dân mới có quan phụ trách y tế người Việt (18[18]). Các bác sĩ người Pháp chủ yếu phục

(17[17]) Mỹ Hòa nằm ở khoảng giữa thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa ngày nay, theo GS. Nguyễn Phan Quang, thì Mỹ Hòa ở khu vực suối Lồ Ồ ngày nay. (18[18]) Theo Cù Lao Phố: lịch sử và văn hóa, nhiều tác giả, Nxb. Đồng Nai, 1997: Mãi đến năm 1904, Thống đốc Nam Kỳ quyết định ngày 27 - 8 - 1904 mỗi Ban Hội Tề gồm 11 người: Hương cả, Hương chủ, Hương sư, Hương trưởng, Hương chánh, Hương giáo, Hương quản, Hương bộ, Hương thân, Xã trưởng hay Thôn trưởng, Hương hào. Đến ngày 30 - 10 - 1927 có Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, qui định Ban hội tề có 12 người: Hương cả hay Đại hương cả, Hương chủ, Hương sư, Hương trưởng, Hương chánh, Hương giáo, Hương quản, Hương bộ hay Thủ bộ, Hương thân, Xã trưởng hay Thôn trưởng, Chánh lục bộ. Và đến năm 1944 Toàn quyền Đông Dương qui định thành phần Ban hội tề là những người: Điền chủ, có gia sản, có bằng cao đẳng tiểu học, công chức thuộc ngạch trung đã nghỉ hưu, cùng tư chức, quân nhân hồi hưu hay giải ngũ, với cấp bậc ít nhất là trung sĩ hay có huy chương quân sự. Thành phần Ban hội tề vẫn 12 người (thêm Phó lục bộ). Ngoài hương chức hội tề, còn có hương chức hội hương. Sau 1950, hành chánh cấp tỉnh là dân sự: trong đó có 5 tham biện người Pháp và 3 tỉnh trưởng người Việt do Pháp đưa lên. Bấy giờ, Ban hội tề xã trong vùng Pháp chiếm đóng được đổi tên Hội đồng hương chánh gồm 11 người: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký, Các ủy viên: Giáo dục, Y tế, Hộ tịch, Cảnh sát (không còn gọi là Hương quản), Tài chánh, Thuế vụ, Công chánh và Canh nông.

Page 33: Y hoc dan toc.pdf

vụ cho quân đội. Việc chăm sóc sức khỏe nhân dân bấy giờ chủ yếu vẫn dựa Đông y, những kinh nghiệm dân gian trong phòng chữa bệnh.

Hơn nửa thế kỷ sau ngày xâm lược Biên Hòa - Đồng Nai, người Pháp tiếp tục xây dựng một bệnh viện chữa trị người điên tại Biên Hòa (1914) và sau đó là Bệnh viện Biên Hòa (1939) và Bệnh viện An Lộc (nay thuộc Công ty cao su Đồng Nai) (1938) với mục đích chữa trị và hộ sinh cho nhân viên của người Pháp, nhân viên và công nhân của người Việt làm cho Pháp. Khoảng đầu thế kỷ XX, hệ thống y tế ở Biên Hòa do người Pháp quản lý có thêm một cán bộ y tế người Pháp và chủ yếu là thầy thuốc người Việt (19[19]).

Y tế các đồn điền cao su: Đầu thế kỷ XX, cây cao su ra đời trên đất Đồng Nai cùng với

những đồn điền cao su. Đồn điền xuất hiện đầu tiên là Suzannah. Rồi sau đó là hàng loạt đồn điền cao su khác như Dầu Giây, An Lộc, Bình Lộc, Ông Quế, Long Thành, Túc Trưng, Hàng Gòn, Cẩm Mỹ cũng lần lượt ra đời. Quá trình tiến hành công việc kinh doanh mở mang nông nghiệp, ngoài việc trồng cây cao su còn có cây cà phê. Tổng số gốc cà phê đầu tiên được trồng khoảng 100.000 gốc, tập trung ở xã Long Bình (nay là Long Bình Tân) lên đến Vĩnh Cửu. Việc mở ra các đồn điền của thực dân này đã kéo theo việc mộ phu người bản xứ bởi lực lượng nhân công tại chỗ không đủ. Bấy giờ tỉnh Biên Hòa có khoảng 100.000 dân.

Hàng trăm ngàn người dân miền Bắc, miền Trung được mộ vào Đồng Nai làm phu cao su (gọi là dân contrat) sống trong những điều kiện hết sức kham khổ, họ phải làm việc và sống trong những khu vực đầy mầm bệnh sốt rét. Đầu năm 1905, Girard - Giám đốc đồn điền cao su Suzannah, xây dựng một trại y tế ngay cạnh ga Dầu Giây để chữa bệnh sốt rét, nhưng thuốc men quá thiếu và người dân contrat bị tử vong vì sốt rét ngày càng cao. "Trẻ em lá lách sưng phồng, đại đa số cu li có màu da xỉn như đất" - tác giả cuốn sách "Ainsi la SIPH vint au monde" - Arnaud de Voguei kể lại. Bấy giờ các giám đốc đồn điền áp dụng biện pháp trừ sốt rét cho công nhân bằng ký ninh: "Vào lúc điểm danh cu li buổi sớm trước khi mặt trời mọc một chút, người ta bắt mỗi cu li uống một chén nước kí ninh, thứ thuốc nước đặc biệt lợm giọng, người Âu có mặt phải ngăn họ khạc nhổ " (20[20]). Chi tiết này cho thấy khá rõ việc người Pháp đã đưa Tây y vào phục vụ người dân công tra ở tỉnh Biên Hòa bằng việc phòng chống sốt rét bằng ký ninh và diệt muỗi.

(19[19]) Địa chí Biên Hòa 1924 viết rõ: "Ngành y tế được giao cho một thầy thuốc người Pháp, được một thầy thuốc bản xứ phụ giúp. Ở tỉnh lỵ đã đặt một bệnh xá và một nhà hộ sinh có một đội ngũ y tá và cô mụ. Đồn núi Chứa Chan có một y tá bản xứ biệt phái. Một bệnh xá sẽ lập ở An Bình và một cái dự định ở Long Thành. Cách Bình Trước vài km, trên một thửa đất rộng đã lập một dưỡng đường cho bệnh nhân tâm thần chung cho Đông Dương, cho đến giai đoạn sắp tới thiết lập một cơ sở tương tự sẽ hoạt động ở Bắc kỳ - nhà thương vôi ở tỉnh Bắc Giang." (20[20]) Ainsi la SIPH vint au monde của Arnaud de Voguei. Bản dịch của Nguyễn Yên Tri.

Page 34: Y hoc dan toc.pdf

Vào năm 1925, hàng ngàn gia đình mộ phu, cu li từ miền Bắc - nhiều người mang theo cả gia đình - được đưa liên tục vào Biên Hòa - Đồng Nai theo từng nhóm để khai phá rừng. Mỗi người trong số họ được làm một bản giao kèo (contrat), trong đó ghi những điều kiện làm việc qui định chi tiết. Và trong bản giao kèo ấy có sự ràng buộc: được chăm sóc y tế cần thiết. Thế nhưng, các ông chủ thực dân vẫn không bảo đảm lời cam kết cho nên dịch sốt rét vẫn hoành hành và gây tử vong cao cho người công nhân:

Bán thân đổi mấy đồng xu Thịt xương vùi gốc cao su mấy từng Tỷ lệ tử vong cao gây thiệt hại cho bọn chủ đồn điền. Vì thế

người Pháp quyết định xây dựng một trung tâm y tế đặt ở An Lộc để vừa tăng cường giám sát y tế, phòng và chống sốt rét trên các đồn điền vừa phối hợp chữa các bệnh khác. Phụ trách bệnh viện này là một thầy thuốc người Pháp "có kinh nghiệm về các bệnh nhiệt đới chính, hàng đầu là bệnh sốt rét". Bệnh viện này được mô tả: "năm chái tầng trệt có hình thuôn dài, ngăn bằng vải và chái nọ nối chái kia bằng lối thông có mái che. Mỗi căn có công năng riêng: căn hộ sinh, căn cho người nhiễm sốt rét, căn cho người bị thương khác nhau, căn cuối để xử lí các bệnh phổi thường xảy ra vào vài mùa hàng năm. Ngoài ra cũng có một nơi để mổ, nơi phát thuốc, phòng tiếp nhận và phân loại con bệnh tới, và văn phòng bác sĩ Vieron - nổi tiếng trong tập đoàn SIPH vì các nghiên cứu về các thương tật cuả người Việt Nam do bệnh ghẻ cóc, ghẻ hờm trứ danh gặm nhấm chi dưới của cu li quá quen đi chân trần (chân đất), đôi khi lây lan như một bệnh dịch vì chữa trị chống lại không kịp thời. Việc xây cất tổng thể quan trọng này được thực hiện vào mùa đông năm 1938 - 1939 nhưng chỉ hoàn toàn xong xuôi mười tám tháng sau". (21[21])

Nhà thương điên Biên Hòa (22[22]): Đây là cơ sở y tế đầu tiên có quy mô lớn được xây dựng trên đất

Biên Hòa nằm trên quốc lộ 1, cách trung tâm thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai khoảng 4 cây số về hướng Đông Bắc, khuôn viên của toàn bệnh viện có diện tích khoảng 22 ha nằm trên vùng đất cao hơn so với khu trung tâm thành phố Biên Hòa. Chính quyền thuộc địa Pháp bắt đầu việc xây cất, đặt viên đá đầu tiên vào ngày 17 - 3 - 1915. Việc xây cất hoàn thành ngày 16 - 9 - 1916 và tiếp nhận người bệnh đầu tiên ngày 21 - 1 - 1919.

Lúc mới thành lập, cơ sở này có tên gọi là Asile d' alienes de Bien Hoa (Trại người điên Biên Hòa, nhân dân thường gọi là Nhà thương điên Biên Hòa). Thời kỳ này, nơi đây giống như một Trú xá của người điên vì chỉ nhận quản lý người điên tránh việc họ gây rối xã hội. Sau đó cơ sở được đổi tên

(21[21]) Ainsi la SIPH vint au monde, sđd. (22[22]) Dẫn theo tư liệu Kỷ yếu 80 năm thành lập và phát triển Bệnh viện tâm thần Biên Hòa 1915 - 1995, Nxb. Đồng Nai, 1995.

Page 35: Y hoc dan toc.pdf

Hôpital psychiatrique de Cochichine (Dưỡng trí viện Nam kỳ) và được chuyển qua hình thức tổ chức của một bệnh viện với mục đích điều trị. Năm 1945, trong giai đoạn Việt Minh nắm chính quyền, Dưỡng trí viện Biên Hòa được gọi tên là Dưỡng trí đường Biên Hòa (Theo văn bản số 3231 VM ngày 12 - 10 - 1945 do đồng chí Hoàng Minh Châu ký) và Dưỡng trí đường Trần Phú (văn bản số 400 VM ngày 18 - 10 - 1945 do đồng chí Hoàng Minh Châu ký). Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, chính quyền thực dân đổi tên cơ sở này thành Hôpital psychiatrique du Sud Vietnam à Bien Hoa (Dưỡng trí viện miền Nam Việt Nam tại Biên Hòa). Thời kỳ 1918 - 1945, Nhà thương điên Biên Hòa có 15 tòa nhà được gọi chung là Trại nuôi bệnh gồm: Nhà quan quản lý, nhà quan lương y An Nam, nhà các thầy điều dưỡng, nhà các viên gác - dan, nhà tắm, nhà bếp, chuồng ngựa, chuồng bò, chuồng heo, nhà người đánh xe, trại thợ mộc, kho thuốc... Việc chữa trị có sự phân biệt giữa người bệnh nước ngoài (chủ yếu là người Pháp) và người Việt Nam: Người bệnh nước ngoài có chỗ ăn ở sung sướng với tiêu chuẩn cao, người bệnh Việt Nam lại chia làm hai hạng: Hạng có trả tiền được ăn uống khá hơn hạng không trả tiền (hạng thí). Tất cả người bệnh phải mặc quần áo riêng của nhà thương, có người giặt giũ. Người bệnh tỉnh được cho đi làm rẫy, làm ruộng hoặc giúp đỡ nhà bếp cùng làm các việc lặt vặt khác. Thân nhân tới thăm có giờ giấc quy định và theo sự hướng dẫn của người có trách nhiệm. Năm 1930, Nhà thương điên Biên Hòa xây cất thêm 4 trại bệnh và năm 1945 lại xây thêm 9 trại nữa để nhận số người bệnh đến điều trị ngày một đông hơn (khoảng 600 người bệnh vào thời điểm này).

Thời kỳ 1945 - 1954, đây là thời kỳ Dưỡng trí viện gặp nhiều khó khăn, hòa bình lập lại sau Cách mạng tháng Tám 1945 quá ngắn ngủi, tháng 10 - 1945, Pháp núp sau quân Anh, Ấn tái chiếm Biên Hòa và đàn áp những cơ sở cách mạng, những người nuôi giấu cán bộ chiến sĩ trong bệnh viện rất dã man. Tháng 9 - 1946, Pháp tái lập chính quyền. Dưỡng trí viện Biên Hòa hầu như bị bỏ quên, mất liên lạc, không được tiếp tế trong một thời gian. Theo lời kêu gọi của Xứ ủy Nam kỳ, nhiều nhân viên nghỉ việc gia nhập phong trào Việt Minh. Dưỡng trí viện luôn bị kiểm soát gắt gao bởi phòng nhì và công an. Một số nhân viên bị bắt điều tra, trong đó có con trai của bác sĩ Hoài là Nguyễn Văn T. Tuy vậy, bác sĩ Nguyễn Văn Hoài cùng nhân viên Dưỡng trí viện đã cùng nhau vượt qua các khó khăn, vừa tự sản xuất lương thực vừa lo việc điều trị cho người bệnh.

Giai đoạn này, tổ chức của Dưỡng trí viện có nhiều thay đổi. Các khu trại được thay đổi để phân loại bệnh nhân hợp lý hơn. Phương pháp chữa trị cũng có nhiều thay đổi về chất. Trước 1930, cơ sở này được xây dựng như một trại giam với mục đích thu gom quản lý người bệnh tâm thần. Kỹ thuật quản lý sử dụng những buồng con cách ly để giam nhốt và áo bó để cố định người bệnh. Sau 1930, hoạt động của bệnh viện gắn liền với tên tuổi của bác sĩ Nguyễn Văn Hoài. Những kỹ thuật điều trị cũ như cách ly người bệnh, dùng áo

Page 36: Y hoc dan toc.pdf

bó... vẫn được sử dụng. Một số kỹ thuật khác được dùng để giải quyết những trường hợp người bệnh kích động như: tạt nước, tiêm thuốc gây áp xe. Nhưng điểm nổi bật trong thời gian này là sử dụng liệu pháp sốc điện (electrochoc). Bấy giờ, trên thế giới chỉ có 3 nơi có máy sốc điện là Rome, Alger và Fukuyoka. Bác sĩ Hoài và bác sĩ Dorolle đã dành 2 năm nghiên cứu theo y văn và nguyên lý máy sốc điện để tự chế tạo máy (từ 1939 - 1941). Công trình này được công bố trong tạp chí Médicale Francaise ngày 4 - 4 - 1942.

Về liệu pháp hóa dược, thời gian này chưa có thuốc Aminazine. Thuốc được sử dụng chủ yếu là Reserpine. Liệu pháp hoạt động (Therapeutique occupationnelle) được đẩy mạnh nhất là từ khi bác sĩ Hoài trở thành Giám đốc. Ông chủ trương: người bệnh biết nghề gì thì tập lại cho họ nghề ấy, đổi nghề mới hay học nghề mới. Những hình thức đã được áp dụng là: làm ruộng rẫy, chăn nuôi, lập xưởng thợ với các nghề như: mộc, nguội, rèn, may, đóng sách..., nhà máy xay lúa và các hình thức lao động phục vụ sinh hoạt như: làm việc ở nhà bếp, nhà giặt, làm bồi, làm bếp, giữ nhà, trông nom con cái cho cán bộ nhân viên. Người bệnh lao động được trả công mỗi ngày 2 xu (để ăn quà bánh hoặc làm lộ phí khi ra viện).

Hiện nay, trong kho lưu trữ của bệnh viện vẫn còn đầy đủ các hồ sơ bệnh án. Bệnh nhân tâm thần đầu tiên đến nhập viện ngày 21 - 1 - 1919 là bà Nguyễn Thị Điều, 35 tuổi, sinh năm 1884 tại làng Thới An, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Hồ sơ lưu còn cả ảnh chụp người bệnh với số hiệu in trên đồng phục "Biên Hòa - 1". Bệnh nhân này đã ở tròn suốt 36 năm và qua đời tại đây. Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân Nguyễn Thị Điều cho thấy: Sau khi bà phát bệnh, làng đã làm đơn gởi lên quan huyện rõ để đưa bà vào nhà thương điên. Trong đơn viết tay của làng có sự điểm chỉ của người mẹ tên Nguyễn Thị Có, 77 tuổi và các vị hương chức của làng cũng ký tên đầy đủ để trình bẩm quan huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ ngày 18 - 10 - 1918. Ngày 24 - 10 - 1918, chính quyền Cần Thơ gởi bản phúc trình cho quan Toàn quyền Đông Dương tại Sài Gòn để điều trần sự việc Nguyễn Thị Điều bị điên và bà được gởi vào Bệnh viện Cần Thơ. Tiếp đó ngày 1 - 3 - 1919, hương quản làng Thới Thạnh, tổng Thới Bảo, huyện Ô Môn gởi đến tỉnh trưởng Cần Thơ bản báo cáo chi tiết về sự việc của Nguyễn Thị Điều. Ngày 10 - 1 - 1919, bệnh nhân này được đưa từ bệnh viện Cần Thơ về Bệnh viện Chợ Quán (Sài Gòn). Sau 10 ngày được các thầy thuốc khoa thần kinh Bệnh viện Chợ Quán khám nghiệm và theo dõi, cuối cùng ngày 20 - 1 - 1919, bệnh nhân Nguyễn Thị Điều được ký giấy chuyển về Nhà thương điên Biên Hòa để điều trị lâu dài. Sau khi nhận người bệnh đầu tiên này, giám đốc trại lúc đó là bác sĩ Pujat đã gởi một bản thông báo cho tỉnh trưởng Biên Hòa và tỉnh trưởng Cần Thơ rõ sự việc. Ngày 22 - 2 - 1919, tỉnh trưởng Cần Thơ đã gởi một bản phúc đáp để trại nắm rõ về gia cảnh và bệnh tình của Nguyễn Thị Điều lúc còn ở quê nhà để bệnh viện tiện bề liên lạc và theo dõi điều trị bệnh.

Page 37: Y hoc dan toc.pdf

II.2. Y tế kháng chiến:

II.2.1. Thời chống Pháp (1945 - 1954: Sau Cách mạng tháng Tám, hưởng ứng lời kêu gọi của Xứ ủy và

Ủy ban kháng chiến Nam bộ, với khí thế cách mạng sục sôi, các nhân viên y tế ở các bệnh viện Sài Gòn, ở Biên Hòa đã hăng hái gia nhập hàng ngũ lực lượng tự vệ nhân dân chiến đấu chống giặc. Trong số này có nhiều nhân sĩ trí thức danh tiếng, đặc biệt có bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, bác sĩ Trần Nam Hưng (23[23]). Đây là đội ngũ cốt cán trong hệ thống y tế kháng chiến bấy giờ ở Nam bộ nói chung và khu vực Biên Hòa - Đồng Nai nói riêng. Lực lượng trí thức, nhân viên y tế này đã tổ chức ra các tổ cứu chữa, bảo vệ thương binh, bảo vệ thuốc men, y cụ và chuyển ra cho các mặt trận chiến đấu.

Ngay trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, tại Nam bộ đã có tổ chức Sở Y tế quân - dân Nam bộ. Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng được Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam bộ bổ nhiệm làm Giám đốc Sở y tế quân - dân Nam bộ. Bác sĩ Hồ Văn Huê nhận nhiệm vụ quân y vụ trưởng Khu 7. Số quân y và dân y các tỉnh, huyện đều sáp nhập thành một đầu mối để đủ khả năng phục vụ cho bộ đội và cho nhân dân chiến đấu, sản xuất.

Tháng 7 năm 1947, Tỉnh ủy Biên Hòa đã triệu tập hội nghị cán bộ Đảng toàn tỉnh lần thứ II tại Mỹ Lộc (Tân Uyên). Hội nghị đã kiểm điểm phong trào địa phương từ khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến và thành lập một số cơ quan chuyên môn trong đó có Ty y tế do bác sĩ Võ Cương, Trưởng ty kiêm Trưởng Ban quân y Chi đội 10.

Ty y tế kết hợp với các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống các bệnh. Việc ăn chín, uống chín, ngủ mùng, làm vệ sinh khu vực doanh trại, cơ quan, nơi ở nhân dân trở thành việc thường xuyên hằng ngày. (24[24])

Đáp ứng yêu cầu cứu chữa thương bệnh binh trên chiến trường miền Đông, theo sự chỉ đạo của Khu ủy và Bộ chỉ huy Khu 7, Quân y vụ Khu 7 đã xây dựng các quân y viện khu vực. Các quân y viện này đứng chân ở các tỉnh, làm nhiệm vụ cứu chữa, điều trị cho các lực lượng của khu và địa phương nơi đứng chân.

Chiến trường Miền Đông Nam bộ có tất cả 7 quân y viện khu vực (25[25]). Trên địa bàn Biên Hòa bấy giờ, có 2 quân y viện đứng chân. Đó là

(23[23]) Bác sĩ Trần Nam Hưng nguyên là trung úy quân y của quân đội Pháp. (24[24]) Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai, tập I, Nxb, Đồng Nai, trang 48 - 49. (25[25]) Quân y viện số 1 do bác sĩ Hồ Văn Huê làm viện trưởng đóng ở Kinh Xáng, Hội Đồng Sầm; Quân y viện số 2 do bác sĩ Trần Nam Hưng làm viện trưởng đóng ở Giồng Dinh (Giồng Sỏi) trên một gò nổi và thường gọi là "Giồng nhà thương" ; Quân y viện số 3 do bác sĩ Nguyễn Văn Hoa từ chi đội 15 qua làm viện trưởng đóng ở Lộc An (Bà Rịa); Quân y viện số 4, do bác sĩ Trần Quang Quá làm viện trưởng đóng ở căn cứ An Phú Đông (Gia Định) ; Quân y viện số 5 do bác sĩ Võ Cương làm viện trưởng đóng ở Suối Cát, chiến khu Đ (Biên Hòa) ; Quân y viện số 6, do bác sĩ Huỳnh Bá Nhung làm viện trưởng đóng ở Đức Hòa (Chợ Lớn) ;

Page 38: Y hoc dan toc.pdf

quân y viện số 5 do bác sĩ Võ Cương làm viện trưởng đóng ở Suối Cát, chiến khu Đ (Biên Hòa) và quân y viện số 7 do bác sĩ Nguyễn An Trạch làm viện trưởng liên chi Bình Xuyên đóng ở Rừng Sác, Nhơn Trạch. Mỗi quân y viện khu vực ban đầu chỉ có 5, 6 người. Ngoài viện trưởng là bác sĩ, còn lại là các y tá từng làm việc trong các bệnh viện Chợ Rẫy, Bà Chiểu, Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, Biên Hòa.

Tại Nhà thương điên Biên Hòa (Dưỡng trí viện), đồng chí Phạm Văn Phụng, cán bộ Việt Minh quận Châu Thành, qua anh Nguyễn Văn Trừ đã gây dựng được nhiều cơ sở kháng chiến, trong đó có bác sĩ Giám đốc Nguyễn Văn Hoài. Cán bộ, nhân viên bệnh viện đã chuyển tiền, thuốc men, dụng cụ y tế ra ủng hộ kháng chiến. Nhiều lần địch truy đuổi cán bộ kháng chiến, cơ sở bệnh viện đã che giấu và tìm cách đưa về căn cứ an toàn.

Hoạt động y tế trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp hết sức khó khăn. Ban quân y các tiểu đoàn chủ lực tỉnh có khoảng 3 đến 5 y tá cứu thương, do một y tá trưởng phụ trách. Biên chế mỗi đại đội một y tá, mỗi trung đội một cứu thương. Tiểu đoàn đều có một đội phẫu thuật cơ động phục vụ khi tác chiến cấp tiểu đoàn hoặc cấp đại đội tăng cường. Đội phẫu thuật tiểu đoàn thường phải xử trí mở rộng, trang bị một bộ trung phẫu thiếu, được cung cấp các loại thuốc cấp cứu hồi sức (rất hiếm dịch truyền), một số kháng sinh, thuốc gây tê và gây mê Chloroforme hoặc ête. Các bác sĩ ngoại khoa đã áp dụng phương pháp điều trị vết thương chiến tranh (theo phương pháp ở các bệnh viện quân y Pháp) bằng cách băng bó bột kín vết thương gãy xương chân, tay đem lại kết quả tốt, mở ra phương hướng mới trong điều trị vết thương gãy xương tay chân lúc bấy giờ. Phương pháp bó bột kín để từ 7 đến 10 ngày mới thay băng một lần có tác dụng để vết thương mau lành hơn thay hàng ngày. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm: vì để lâu thay băng, ở vết thương có nước vàng rỉ ra bốc mùi hôi thối, khó chịu cho thương binh.

Quân y tỉnh đội có tổ bào chế làm nhiệm vụ pha chế một số thuốc tiêm như quinine các loại và sản xuất thuốc đông y bằng các cây thuốc sẵn có trong rừng. Thuốc tiêm đựng vào lọ pénicilline có các thuốc như: Cacodylat de soude, strycnin, sinh tố B1 dung dịch quinine tiêm phát cho các đơn vị bằng chai 500 ml. Các loại thuốc viên thông dụng là viên quinine do tổ dược sản xuất. Thuốc đông y có các loại điều trị sốt rét như viên kinita làm bằng dây thần thông (dây cóc) và cây thường sơn, viên thuốc ho từ vỏ quýt, viên lỏng lỵ, viên nút áo, lá lấu... Cơ sở sản xuất thuốc đông y rất đơn giản, chỉ có thuyền tán thuốc, sản xuất thuốc viên lúc đầu chỉ vò viên bằng tay hoặc sàng lắc viên tròn. Qua quá trình sản xuất các dược tá đã nghiên cứu làm được dụng cụ dập viên bằng vỏ đạn súng trường, làm được viên dẹp năng suất cao hơn.

Quân y viện số 7, do bác sĩ Nguyễn An Trạch làm viện trưởng liên chi Bình Xuyên đóng ở Rừng Sác Long Thành (Biên Hòa) ;

Page 39: Y hoc dan toc.pdf

Thuốc quinine loại dung dịch thường phải tiêm bằng đường tĩnh mạch. Người bệnh sốt rét phải chịu đựng các hậu quả tai biến do tiêm thuốc như dễ bị gây phản ứng thuốc, buốt tĩnh mạch, chai cứng tĩnh mạch sau nhiều lần tiêm. Nếu tiêm tĩnh mạch dễ bị áp xe vì khó bảo đảm vô trùng khi pha chế hoặc khi thao tác tiêm; mặc khác do tiêm nhiều lần gây xơ chai bắp thịt vùng tiêm. Tình hình thuốc men kể cả các loại thuốc chủ yếu về điều trị sốt rét, điều trị vết thương, bông băng rất thiếu, nhất là ở vùng sâu trong căn cứ. Có nhiều nơi gạc băng vết thương phải dùng lại nhiều lần bằng cách ngâm nước tro lắng trong rồi đun nấu giặt lại vì cả xà bông cũng không có kinh phí để mua. Nhiều lúc sau khi giặt có những băng gạc do băng vết thương nhiễm trùng mủ nhiều trước đó, ngửi vẫn còn mùi thối.

Trong hoàn cảnh thiếu thốn nhiều mặt, hoạt động của các quân y viện, quân y xá, việc điều trị, nuôi dưỡng thương bệnh binh càng khó khăn. Cán bộ chiến sĩ quân y đã nêu cao quyết tâm kháng chiến, đạo đức người thầy thuốc cách mạng nỗ lực khắc phục khó khăn, chủ động tìm tòi cách cứu chữa anh em thương bệnh binh có hiệu quả, sản xuất tự túc nuôi dưỡng thương bệnh binh, bám sát phục vụ các đơn vị chiến đấu.

Từ tháng 6 năm 1950 trở đi, cuộc kháng chiến của quân và dân Biên Hòa bước vào giai đoạn khó khăn. Các đường giao thông bị địch phong tỏa và kiểm soát chặt chẽ. Quân y viện Khu 7 được thành lập và xây dựng tại xã Tân Dân (Suối Sâu) thuộc huyện Tân Uyên (Biên Hòa) do bác sĩ Võ Cương làm viện trưởng. Bệnh viện có khả năng thu dung từ 100 đến 200 giường có đủ khoa nội, khoa ngoại, khoa dược, là cơ sở điều trị có khả năng kỹ thuật cao ở miền Đông. Tuy phương tiện trang bị chưa đủ nhưng quân y viện nhờ có nhân viên giỏi chuyên môn nên đã tập trung khả năng điều trị, giải quyết tốt nhiều trường hợp thương binh nặng.

Cũng thời gian này, dược sĩ Hồ Thu và dược sĩ Phạm Thị Yến từ Sài Gòn ra chiến khu, về phòng bào chế Phân liên khu miền Đông. Nhờ cơ sở bào chế và cửa hàng thuốc của 2 dược sĩ ở Sài Gòn (đầu mối thu mua thuốc và tổ chức đưa vào chiến khu) đã bảo đảm cung cấp một phần đáng kể nguồn thuốc, trang bị y tế cho ngành quân y. Hai dược sĩ đã cùng với các dược tá nghiên cứu phát triển sản xuất, pha chế nhiều loại thuốc tây y và đông y phục vụ nhu cầu điều trị cho bộ đội và nhân dân. Đến cuối năm 1951, dược sĩ Hồ Thu về bộ phận dược của quân y viện Thủ Biên đóng tại bến Chang Chang (chiến khu Đ), giúp xây dựng tổ bào chế của quân y tỉnh.

Trong thời gian này bệnh sốt rét đang phát triển ở các đơn vị miền Đông, nhưng thuốc lại thiếu, nhiều nơi điều trị không cắt được cơn. Bộ Tư lệnh Phân liên khu miền Đông đã yêu cầu ngành quân y nghiên cứu phương thức điều trị làm giảm bệnh sốt rét xuống. Cuối năm 1951, phòng quân y Phân liên khu tổ chức hội nghị để kiểm điểm tình hình sốt rét phát triển và đề ra biện pháp hạ thấp số người mắc bệnh. Hầu hết các đơn vị quân - dân y trong Phân liên khu đã về dự. Tại hội nghị, bác sĩ Trần Nam Hưng đã quán triệt chủ

Page 40: Y hoc dan toc.pdf

trương điều trị bằng đông y của Sở y tế quân dân Nam bộ và đề ra phương pháp điều trị kết hợp đông - tây y đối với bệnh sốt rét, kết hợp với nuôi dưỡng làm tăng sức chống đỡ của cơ thể để tăng hiệu quả điều trị của quinine. Bằng phương pháp điều trị này, tình hình bệnh sốt rét ở các đơn vị giảm xuống, góp phần đắc lực cho chiến đấu và động viên mạnh mẽ tinh thần anh chị em quân y.

Phong trào chữa bệnh bằng thuốc Nam được đẩy mạnh với khẩu hiệu "Dùng thuốc nam là yêu nước, là đấu tranh kinh tế với địch". Nhiều mặt hàng thuốc đông y được sản xuất như thuốc chữa sốt rét có viên kinita, thuốc chữa ho viên và nước, thuốc bổ, thuốc chữa ghẻ... có hình thức đẹp, chất lượng tốt.

Đặc biệt từ năm 1952 trở đi, phương pháp trị liệu cấy philatốp do bác sĩ Nguyễn Thiện Thành nghiên cứu sản xuất áp dụng ở miền Tây Nam bộ cũng được phổ biến đến Phân liên khu miền Đông, Biên Hòa. Các quân y viện tỉnh đã sản xuất được và phổ biến rộng khắp nhiều địa phương, điều trị có hiệu quả. Kết quả điều trị bằng phương pháp Philatốp trong vùng kháng chiến đã có tiếng vang ra vùng địch tạm chiếm, nhiều người dân kể cả ngụy binh bị bệnh đã vào chiến khu xin điều trị làm tăng thêm uy tín của ngành y tế kháng chiến.

Tháng 10 - 1952, một cơn bão lớn chưa từng có ập đến các tỉnh miền Đông Nam bộ đặc biệt là vùng căn cứ kháng chiến. Gió bão, nước lụt ào ạt dâng cao làm cây đổ đè sập kho tàng, cuốn trôi nhà cửa, phá hủy hoa màu lúa thóc sắp đến ngày thu hoạch. Hậu quả trực tiếp của bão lụt là nạn đói kéo theo bệnh tật phát triển... Trong vùng căn cứ, nạn đói diễn ra từng ngày một, có đơn vị quân y không đủ gạo nấu cháo cho thương binh. Các loại rau củ rừng, trái cây có thể ăn được còn sót lại đều được đào bới, nhặt hái về nấu thay gạo cũng không đủ ăn. Thừa lúc ta gặp khó khăn, giặc Pháp tăng cường càn quét, phá hoại kho tàng, hoa màu còn sót lại.

Trước tình hình đó, các bệnh xá tỉnh đội được củng cố lại thành các quân y viện tỉnh đội. Các trưởng ban quân y tỉnh kiêm luôn quân y viện trưởng. Y tá trưởng Phan Văn Có và sau đó là bác sĩ Hồng Văn Bảy từ miền Bắc vào làm Trưởng Ban quân y tỉnh đội Thủ Biên (26[26]).

Hệ thống quân - dân y được tổ chức đồng bộ từ Phân liên khu xuống tỉnh, huyện, các đơn vị chiến đấu, giúp cho sự chỉ đạo của ngành được thông suốt. Và ngành y tế tuy gặp nhiều khó khăn trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp vẫn phải nỗ lực để tổ chức phòng bệnh, chữa trị, tăng cường sức chiến đấu cho các lực lượng vũ trang.

II.2.2. Thời chống Mỹ (1954 - 1975): Giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ năm

1954 - 1960, anh chị em y tá, cứu thương, dược tá, hộ sinh, cô đỡ của quân -

(26[26]) Quân y viện Thủ Biên lúc này đóng ở Chang Chang, chiến khu Đ.

Page 41: Y hoc dan toc.pdf

dân y được bố trí lại rải rác khắp các tỉnh Nam bộ, tỉnh nào cũng có 5, 3 anh chị em nằm trong dân ở từng nơi, tùy theo khả năng mà phục vụ nhân dân địa phương trong chiến đấu và lao động sản xuất.

Tháng 2 - 1955, bác sĩ Võ Cương (Mười Năng) theo chỉ đạo của Xứ ủy đã mở nhiều lớp đào tạo y tá bổ sung cho các đơn vị chiến đấu và cho y tế địa phương. Những lớp học ấy là nguồn bổ sung cán bộ cho khu vực. Đến giữa năm 1964, cán bộ quân - dân y ở miền Bắc trở về càng nhiều, trong đó có cả cán bộ chủ chốt của quân - dân y. Trước tình hình phát triển của cách mạng nói chung và của lực lượng vũ trang nói riêng, cấp trên quyết định tách quân y và dân y thành 2 bộ phận. Ban dân y chuyên lo cho nhân dân và các cơ quan dân chính Đảng. Tuy vậy, hoạt động của hai bộ phận hầu như không tách rời nhau, có sự hỗ trợ qua lại rất lớn.

Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bộ đội trong vùng chiến khu Đ bị bệnh sốt rét đe dọa, nhiều trường hợp sốt rét ác tính hy sinh với tỷ lệ tử vong khá cao đã trở thành nỗi ám ảnh không nhỏ trong một bộ phận cán bộ và chiến sĩ. Qua thời gian nghiên cứu, Ban quân y đề ra được biện pháp toàn diện phòng và chống sốt rét ác tính gồm 5 điểm:

1. Tích cực phòng chữa cảm sốt do lội qua suối Mã Đà. Phòng chống sốt rét thường xuyên thật tốt.

2. Điều trị sốt rét sớm, uống đủ liều, cắt cơn ngay cơn sốt đầu tiên. 3. Có nhân viên quân y và thuốc sốt rét ở ngay tại đơn vị 4. Phải vận chuyển đi ngay khi phát hiện có sốt rét ác tính, đến bệnh

viện, tiêm ngay thuốc sốt rét cách 5 giờ một lần cùng các loại thuốc trợ tim, trợ lực v.v...

5. Tổ chức mạng lưới chiến sĩ vệ sinh ở đơn vị và tăng cường cải thiện nuôi dưỡng tốt.

Việc tách hai ngành quân y và dân y hình thành 2 hệ thống riêng lúc bấy giờ đã cơ bản hoàn tất. Tuy nhiên, ở các địa phương vẫn còn khó khăn về cán bộ kỹ thuật, tuy từng nơi thường duy trì mối quan hệ hỗ trợ giữa quân y và dân y, bảo đảm phục vụ chiến đấu cho các lực lượng vũ trang và cứu chữa cán bộ, nhân dân thương bệnh binh. Bên cạnh hệ thống dân y, hệ thống quân y được tổ chức lại thành nhiều tổ quân y đặc khu. Mỗi tổ quân y đặc khu có một bệnh xá đặc khu với 5 giường bệnh. Bệnh xá có một bộ trung phẫu (chưa hoàn chỉnh) và một số thuốc men do đoàn hậu cần 84 cấp. Đặc khu tổ chức trong dân thu mua thêm thuốc và một số dụng cụ y khoa để sử dụng và cấp cho các đơn vị như thuốc trị sốt rét, các loại sinh tố, thuốc cảm, ho, bổ máu, dịch truyền.

Hệ thống dân y đã cùng hỗ trợ với quân y Miền trong công tác dược chính. Trong điều kiện cực kỳ khó khăn lúc này, hệ thống y tế kháng chiến vẫn có thể sản xuất được các loại thuốc ngoài da, thuốc tê Novocaine,

Page 42: Y hoc dan toc.pdf

dịch truyền mặn ngọt, B12, Cacodylate, Sirop nhau để dùng trong bệnh xá. Nhiều nơi còn dùng nước mặn nấu nước cất để pha chế thuốc.

Trong những chiến trường ác liệt vùng ven Sài Gòn như Rừng Sác, hệ thống y tế cả quân và dân y phải hoạt động trong những điều kiện hết sức ác liệt. Bộ phận quân y của đoàn 10 đặc công được tổ chức bảo đảm cho các đơn vị hoạt động bên bờ Tây sông Lòng Tàu. Các trạm xá chăm sóc anh em thương bệnh binh trong địa hình rừng thưa thớt nên chỉ có khả năng thu dung từ 15 - 20 giường. Thuốc men bông băng và dụng cụ có được một phần nhờ dân y liên hệ với bà con nhân dân để mua giúp từ vùng địch. Thương bệnh binh phải giữ lại điều trị tại chỗ, không thể vượt sông Lòng Tàu để chuyển về khu an toàn hơn. Thông thường, để đi qua lại sông phải dùng nylon che mưa bọc đồ đạc làm phao để bơi vượt sông. Sống, chiến đấu ở vùng ngập mặn, địch bao vây, phong tỏa, thường xuyên đánh phá bằng hải quân, không quân, chất độc hóa học, cán bộ quân y đoàn 10, vừa chăm sóc thương binh, đồng thời cũng là những chiến sĩ chiến đấu chống càn, bảo vệ căn cứ, bảo vệ thương bệnh binh. Tháng 1 - 1966, trạm xá của đoàn 10 ở Đồng Kho bị quân Mỹ - ngụy tập kích. Anh chị em nhân viên bệnh xá đã dũng cảm chiến đấu ngăn cản địch, bảo vệ được thương bệnh binh rút lui an toàn.

Trong giai đoạn phản công chiến lược mùa khô lần thứ 1 và lần thứ 2 của địch (1964 - 1967), hệ thống y tế kháng chiến của tỉnh không ngừng phát triển. Tổng số giường của các bệnh viện, bệnh xá trong tỉnh bảo đảm thu dung từ 500 đến 700.

Tuy là bệnh viện, bệnh xá ở tuyến sau nhưng các cơ sở điều trị đều ở hầm ngầm và hầm bán ngầm. Các bệnh viện, bệnh xá đều có tổ chức các tuyến chiến đấu, ụ chiến đấu, giao thông hào từ ngoài vào đến các nhà ở, các hầm của thương bệnh binh. Các bộ phận đều được trang bị súng chiến đấu AK, CKC, B40, lựu đạn và mìn. Thương bệnh binh ở huyện nào thì huyện đó có nhiệm vụ tổ chức cấp cứu, vận chuyển đưa anh em về cơ sở bệnh xá hoặc bệnh viện gần nhất.

Hệ thống hậu cần y tế này đã góp phần lớn trong thắng lợi của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Một trong những đóng góp to lớn của quân y và dân y trong cuộc Tổng tấn công này là hoạt động chuyển thương binh về tuyến sau. Công tác này vô cùng khó khăn nên nhiều cán bộ, chiến sĩ ngành y đã phải hy sinh cả xương máu để hoàn thành nhiệm vụ.

Việc vận chuyển thương binh từ trong nội đô (Biên Hòa, Sài Gòn) về tuyến sau bằng nhiều phương tiện: đi bộ, cáng võng, xe đạp thồ, xe bò và xe trâu, lực lượng chủ yếu là dân công các địa phương vùng ven. Có những chiếc ghe có thể chuyển từ 60 đến 100 thương binh cả nằm lẫn ngồi. Trong một chuyến đưa thương binh về bệnh xá Đoàn 10 đặc công Rừng Sác, khi đến sông

Page 43: Y hoc dan toc.pdf

Vàm Chà Lở, bác sĩ Luân, chủ nhiệm quân y Đoàn 10 cùng y tá Mai và các thương binh đi trên xuồng hy sinh.

Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1968, quân y sư đoàn 5 được giao nhiệm vụ tổ chức phục vụ theo hướng tấn công và các khu căn cứ quan trọng nhất của Mỹ - ngụy ở Biên Hòa: Bộ tư lệnh dã chiến II, Sân bay quân sự Biên Hòa, Bộ tư lệnh quân đoàn III ngụy, Tổng kho Long Bình... Trong đợt tiến công này, địch đã điều lực lượng đàn áp các mũi nổi dậy của quần chúng ở Biên Hòa. Sáng ngày 2 tháng 2 năm 1968, trước tình huống phát triển không thuận lợi, chỉ huy trưởng mặt trận cho các đơn vị tạm rút ra ngoài. Trên đường rút khỏi các mục tiêu tiến công, sư đoàn 5 và các lực lượng Phân khu 5 liên tục đánh phản kích dù chịu nhiều tổn thương. Hàng ngàn dân công chủ yếu là phụ nữ đã lăn lộn trong mưa bom, bão đạn, chuyển tải gần hết 1500 thương binh tuyến trước của quân y Phân khu ở bàu Tiền Tà. (27[27])

Từ 1969 đến 1973, thực hiện học thuyết "Việt Nam hóa chiến tranh", tăng cường chiến tranh ở Lào và mở rộng chiến tranh sang Campuchia, địch đã gây cho hậu cần - quân y chiến trường và dân y vô vàn khó khăn. Địch tập trung đánh phá ác liệt vào cơ sở hậu phương, hậu cần từ vùng sâu, vùng trung tuyến đến các cơ sở dự trữ hậu cần chiến lược dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cả tổ chức con người của hệ thống y tế kháng chiến bị tổn thất nghiêm trọng. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân y và dân y Biên Hòa đã nỗ lực góp phần bảo đảm cho các chiến dịch lớn thắng lợi.

Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, y tế kháng chiến còn phải lo chữa trị cho tù, hàng binh. Lúc này, việc tổ chức cấp cứu, vận chuyển, xử trí phẫu thuật, điều trị nuôi dưỡng thương bệnh binh đã có tiến bộ nhiều so với giai đoạn trước. Tỷ lệ tử vong tàn phế được giảm đến mức thấp nhất. Nhờ sự chi viện mạnh của miền Bắc cả về sức người lẫn các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, y tế kháng chiến đã đảm bảo cho cán bộ, bộ đội và nhân dân trong vùng kháng chiến những thuốc chủ yếu như thuốc chiến thương, thuốc sốt rét. Bên cạnh việc quản lý tốt thuốc men, dụng cụ y tế, đây là giai đoạn ngành dược cũng có những bước tiến bộ so với trước. Tuy nhiên, gọi là xưởng dược, nhưng dụng cụ bào chế chưa có gì đáng kể: cái cân do anh em mang từ miền Bắc về (sau này tiếp liệu có mua được loại cân tiểu ly kiểu để cân bán vàng), ống đong, đũa thủy tinh đều tự tạo từ chai dịch truyền. Nồi cất nước theo kiểu nồi nấu phở, nhãn ống thuốc bằng giấy viết tay rồi dán vào. Lúc đầu sản xuất thuốc viên đều trộn thành bột nhão, se dài thành như chiếc đũa rồi vo tròn bằng tay (sau này nhờ xưởng quân giới, làm thiết bị in viên từ vỏ đạn súng trường). Ở trong rừng rất khó phơi khô viên thuốc nên cán bộ y tế

(27[27]) Theo Lịch sử quân y kết hợp dân y phục vụ kháng chiến ở miền Đông Nam bộ, Nxb. QĐND, 1996, trang 218.

Page 44: Y hoc dan toc.pdf

đắp lò sấy (như kiểu lò phơi sấy lá thuốc thủ công, đốt lửa cho lò nóng lên, rồi đưa khay thuốc vào sấy cho khô).

Có chiến sĩ ngành dược nghiên cứu sản xuất 2 loại đạm thủy phân để tiêm nhằm cung cấp thêm đạm cho thương bệnh binh, nhưng do thiếu tài liệu tham khảo, thiếu phương tiện thử nghiệm hóa, lý, vi sinh nên khi sản xuất ra phải tự tiêm thử trước cho mình và hai nữ dược công cộng sự. Sau đó, cả 3 người đều bị trụy tim mạch phải cấp cứu suốt đêm, có người suýt chết.

So với giai đoạn trước, bấy giờ ngành y đã có những bước tiến về chất lượng phục vụ và điều trị. Việc phối hợp chiến đấu để phục vụ cho những chiến dịch lớn được thực hiện khá tốt. Bên cạnh Tây y, hoạt động đông y, y học cổ truyền cũng phát triển mạnh. Có thể nói, mỗi cán bộ, chiến sĩ thời bấy giờ đều phải tự trang bị cho mình những kiến thức y tế tối thiểu để có thể tự chữa bệnh, tự sơ cứu chấn thương.

Những bài thuốc đông y, những cây thuốc quý được truyền tụng trong mọi thành viên kháng chiến để tự chữa cho mình và giúp đỡ cho đồng chí, đồng đội ngay khi thiếu cán bộ, nhân viên y tế. Bằng tinh thần vượt khó, bằng nỗ lực tự chủ, từng cán bộ và chiến sĩ trong kháng chiến đã góp phần làm nên một hệ thống y tế kháng chiến khá đặc biệt mà khó có nơi nào, thời nào có được.

Hệ thống y tế như thế đã góp phần lớn trong thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân 1975 - thống nhất đất nước. Trước và sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, hệ thống y tế của tỉnh được sắp xếp lại hợp lý hơn để chuẩn bị cho chiến đấu và tiếp quản. Trong từng đơn vị quân đội và tại từng địa phương, các nghị quyết của cấp ủy đều đặt ra công tác y tế để chuẩn bị cho chiến dịch và tiếp quản các cơ sở sau chiến thắng. Ví dụ, ngày 16 tháng 4 năm 1975, Thành ủy Biên Hòa ra Nghị quyết "Tổng công kích và nổi dậy giải phóng thành phố Biên Hòa". Nghị quyết cũng xây dựng việc thành lập Ủy ban quân quản thành phố Biên Hòa do hai đồng chí Trần Việt Hoa (Mười Thà), Phan Văn Trang đảm trách. Ủy ban nhân dân cách mạng thành phố gồm 9 thành viên: Phan Văn Trang - Chủ tịch cùng 8 phó chủ tịch trong đó có một người phụ trách công tác y tế, đó là đồng chí Ba Niên.

Giai đoạn cuối cùng kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước vĩ đại cũng là giai đoạn mà hệ thống y tế kháng chiến của Biên Hòa - Đồng Nai phát triển mạnh, đặc biệt là ngành quân y. Một số kết quả thống kê sau ngày thống nhất cho thấy những nỗ lực đó:

Tỷ lệ thương binh được phân loại nặng, trung bình, nhẹ qua các chiến dịch từ 1973 - 1975 theo thứ tự là 17%, 32% và 51%. Các bệnh phổ biến lúc bấy giờ trong cán bộ chiến sĩ là sốt rét 30%, lỏng lỵ 1,5%, hắc lào 2,53%, mệt mỏi suy nhược 8,38% và các bệnh khác. Bệnh sốt rét hoành hành mạnh vào giai đoạn mùa mưa. Tỷ lệ thương vong hỏa tuyến so với tổng số thương vong trung bình là 20,53%. Thương vong chủ yếu là do các loại vũ khí sát thương

Page 45: Y hoc dan toc.pdf

như mảnh bom và pháo (88%). Đạn thẳng, sức ép, rocket, bom napan, bom bi, bỏng... chiếm tỷ lệ thấp hơn. Thương binh được phân loại theo bộ phận bị thương như sau: Đầu, mặt, cổ: 23,5%, ngực - lưng: 13,3%, bụng - chậu: 13%, chi trên: 25%, chi dưới: 24%, nhiều vết thương: 1,78%. Phân loại theo tính chất tổn thương: Phần mềm: 51,17%, gãy xương: 9,46%, mạch máu: 1,4%, sọ não: 6,1%, cột sống: 0,3%, thấu ngực: 3%, thấu bụng: 2,5%, dập nát chi: 0,89%, sức ép, vùi lấp: 1,39%, đa chấn thương: 11,28%. Ngày điều trị trung bình khỏi bệnh của thương bệnh binh: Thương binh nhẹ: 18 ngày, thương binh nặng: 35 ngày, bệnh binh: 21 ngày, sốt rét: 18 ngày.

Tất cả thương binh, sau khi qua tuyến sơ cứu đầu tiên của quân y tiểu đoàn đều được chuyển về các đội phẫu thuật trung đoàn. Thời gian thương binh được đưa về đến các phân đội quân dân y để xử lý phẫu thuật cơ bản như sau: Trước 6 giờ: 22%, trước 12 giờ: 69%, trước 24 giờ: 9%.

Với những đóng góp to lớn của mình, ngành quân y, dân y của tỉnh Biên Hòa, Thủ Biên, Phước Thành, Bà Rịa - Long Khánh, U1, tỉnh căn cứ Tân Phú (tên gọi của các địa danh thuộc Đồng Nai ngày nay) trong nhiều giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý.

II.3. Y tế Đồng Nai dưới chế độ Sài Gòn: Từ cuối năm 1956, địa bàn Đồng Nai được chính quyền Sài Gòn

chia thành 2 tỉnh Biên Hòa và Long Khánh. Các quận cũng được chia nhỏ để phục vụ cho mục đích quân sự. Cơ sở y tế của tỉnh Biên Hòa lúc bấy giờ chủ yếu là một bệnh viện trong khu vực rộng 13.439 m2 tọa lạc trên đường Trịnh Hoài Đức (nay là đường 30 - 4) do người Pháp thiết lập từ 1939. Bên cạnh đó, tại thị xã Biên Hòa còn có Dưỡng trí viện bác sĩ Nguyễn Văn Hoài mà nhân dân quen gọi là Nhà thương điên Biên Hòa. Các cơ sở y tế này được người Pháp xây dựng để điều trị và hộ sinh cho các nhân viên và công nhân tại các đồn điền cao su của người Pháp trong tỉnh. Người dân Biên Hòa bấy giờ còn nặng nề phương thức chữa trị theo cổ truyền nên ít đến xin chữa trị. (28[28])

Khi Chính quyền Sài Gòn tiếp quản cơ sở y tế của thực dân Pháp ở Biên Hòa sau Hiệp định Genève 1954, thì cơ sở này gồm có: Khu ngoại chẩn, khu nội khoa (80 giường bệnh) và khu hộ sinh (30 giường bệnh). Năm 1956, Ty y tế tỉnh Biên Hòa được Chính quyền Sài Gòn thành lập song song với việc thiết lập Bệnh viện tỉnh. Tên gọi Bệnh viện Biên Hòa bắt đầu có từ thời gian này. Song song với việc thiết lập bệnh viện, chính quyền tỉnh Biên Hòa lúc đó cũng tiến hành việc tổ chức bộ máy bệnh viện và hệ thống y tế cả tỉnh. Lúc đầu thành lập, Bệnh viện Biên Hòa và hệ thống y tế của tỉnh chưa được Bộ y tế của chính quyền Sài Gòn "tiếp liệu thuốc men, cung cấp và đài thọ nhân viên chuyên môn, mọi kinh phí khác như lương bổng nhân viên không

(28[28]) Theo Địa chí tỉnh Biên Hòa 1968, bản đánh máy, chưa xuất bản.

Page 46: Y hoc dan toc.pdf

chuyên môn (hạng C và D), xây cất thêm cơ sở, kinh phí điều hành đều do ngân sách tỉnh yểm trợ" (29[29]).

Tuy nhiên, việc xây dựng mạng lưới y tế cơ sở được tiến hành rất chậm. Mãi đến năm 1966, khi viện trợ của đế quốc Mỹ đổ ào ạt cho Chính quyền Sài Gòn, Bộ Y tế ngụy mới thực sự đài thọ hoàn toàn mọi chi phí về điều hành cùng lương bổng của các hạng nhân viên không chuyên môn cho hệ thống y tế của tỉnh. Bệnh viện Biên Hòa là cơ quan lo điều trị, Ty y tế chú trọng đến y tế công cộng bên cạnh việc xây dựng mạng lưới toàn tỉnh. Tính đến 1972, Ty Y tế tỉnh Biên Hòa có 6 chi y tế quận. Đó là các quận Đức Tu, Công Thanh, Long Thành, Nhơn Trạch và Dĩ An. Toàn tỉnh có 13 bệnh xá - hộ sinh xã; 10 nhà hộ sinh - trạm phát thuốc; 59 trạm y tế ấp. Theo tài liệu của Chính quyền Sài Gòn, hệ thống y tế cơ sở này hoạt động mỗi tháng trung bình khám và cấp thuốc khoảng 19.000 người.

Bệnh viện Biên Hòa khi chính quyền Sài Gòn tiếp quản có khoảng 110 giường. Nhân viên chuyên môn và không chuyên môn khoảng vài chục người. Đến năm 1964, Chính phủ Australia yểm trợ cho Bệnh viện Biên Hòa một đội ngũ y bác sĩ ngoại khoa chuyên giải phẫu và nhiều dụng cụ thuốc men. Đến năm 1968, Chính phủ Australia lại tiếp tục đầu tư cho Bệnh viện Biên Hòa tu bổ lớn lại bệnh viện như: xây cất khu giải phẫu, nhà bếp, nhà giặc, tu bổ cải thiện khu ngoại chẩn, trại trả tiền, thiết lập một hệ thống điện và thoát nước mới thay thế hệ thống cũ đã quá lỗi thời không tác dụng.

Tính đến năm 1968, số nhân viên của bệnh viện Biên Hòa có khoảng 170 người (30[30]). Quy mô bệnh viện được phát triển: Trại bệnh trả tiền (phòng 1), trại công chức (phòng 2), khu ngoại chẩn, trại bảo sanh, trại ngoại khoa đàn ông, trại nội khoa đàn ông, trại ngoại khoa đàn bà, trại nội khoa đàn bà, trại nhi đồng, trại lao, khu giải phẫu, trại bệnh can phạm, câu lạc bộ, với số giường tính chung là 375 giường. Trung bình tại khu ngoại chẩn, mỗi ngày khoảng 300 người đến xin khám bệnh và xin cấp thuốc. Trong điều kiện chiến tranh ngày càng khốc liệt, nhu cầu chữa bệnh, đặc biệt là các loại bị thương do chiến tranh ngày càng nhiều. Và số giường của bệnh viện gần 400 giường đã không đủ để có thể tiếp nhận bệnh nhân, và riêng khu hộ sinh đã tiếp nhận trung bình trong một tháng khoảng trên 500 sản phụ tới xin hộ sản. Chính quyền Sài Gòn với sự trợ giúp của Chính phủ Australia lúc bấy giờ với ngân khoản 800.000 Úc kim lại tiếp tục cải tạo và nâng cấp bệnh viện Biên Hòa. Việc nâng cấp bệnh viện này không chỉ tăng số giường bệnh đến trên 500 giường mà còn tiếp tục trang bị đầy đủ tiện nghi của một bệnh viện tối tân so với trình độ kỹ thuật lúc ấy.

Cũng vào năm 1968, ông Nghiêm Xuân Thọ, bác sĩ, Trưởng Ty y tế Biên Hòa kiêm Giám đốc Bệnh viện Biên Hòa đã đề nghị việc xây dựng một (29[29]) Theo Địa chí tỉnh Biên Hòa 1968, bản đánh máy, chưa xuất bản. (30[30]) Nhiều nhân viên lúc bấy giờ nay vẫn còn phục vụ tại bệnh viện này.

Page 47: Y hoc dan toc.pdf

cơ sở đào tạo y tế tại Biên Hòa với tên gọi là Trường tá viên điều dưỡng. Nhờ sự tài trợ của hệ thống y tế quân đội chính quyền Sài Gòn và quân đội Mỹ (31[31]), Trường tá viên điều dưỡng được thành lập (32[32]) và chính thức hoạt động từ tháng 2 - 1969 và ông Nghiêm Xuân Thọ kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc trường. Cơ sở đào tạo này đã khai giảng khóa học đầu tiên ngày 1 - 4 - 1969, thu nhận 50 học viên qua một kỳ thi tuyển nhập học theo thể lệ được áp dụng chung cho các trường tá viên điều dưỡng của Bộ y tế ngụy. Mỗi năm, trường đào tạo khoảng 50 học viên.

Công tác y tế cộng đồng giai đoạn này không được chú trọng nhiều. Hệ thống nhân viên y tế cơ sở thỉnh thoảng có tổ chức phun thuốc đào tạo để diệt muỗi ở một số địa phương song việc làm này có tính chất hình thức nên hiệu quả không cao. Việc tuyên truyền vệ sinh cũng được tổ chức nhưng chủ yếu là hình thức áp - phích do Bộ y tế chính quyền Sài Gòn phát hành.

Địa bàn tỉnh Long Khánh (lúc đầu là một quận của tỉnh Biên Hòa), hệ thống y tế bấy giờ còn rất sơ sài, chỉ có một phòng phát thuốc và 7 trạm cấp cứu với số nhân viên không quá 10 người. Đến năm 1968, số nhân viên y tế của tỉnh Long Khánh có khoảng 136 người. Cơ sở y tế được xây dựng mới một bệnh viện tại tỉnh lỵ (thị trấn Xuân Lộc ngày nay) gồm: Khu ngoại chẩn với các phòng cấp cứu, khám bệnh, thí nghiệm, quang tuyến X và phòng dược liệu; Khu điều trị với 138 giường và Khu giải phẫu với một số dụng cụ và tiện nghi được nhập từ Mỹ, Pháp. Hệ thống y tế cấp quận, xã của tỉnh Long Khánh thời gian này gồm 2 chi y tế: quận Kiệm Tân và quận Định Quán. Toàn tỉnh có 3 tiểu bệnh xá hộ sinh, 2 nhà hộ sinh và trạm phát thuốc, 5 chẩn y xá và 21 trạm y tế.

Năm 1954, một cơ sở y tế được xây dựng ở Hố Nai do những tu sĩ của dòng "Đức mẹ chỉ bảo đàng lành" (Công giáo) thành lập và do một thầy dòng người Canada William Gagnon quản lý. Lúc đầu, dân trong vùng quen gọi là "bệnh viện di cư" vì chủ yếu phục vụ cho người Bắc di cư vào. Đến 1956, cơ sở y tế này được dòng Gioan Thiên chúa đầu tư nâng cấp với quy mô lớn hơn và đặt tên là "Bệnh viện Thánh Tâm".

Cũng trong thời gian này, chính quyền Sài Gòn tiếp quản Dưỡng trí viện Biên Hòa và đổi tên thành Dưỡng trí viện bác sĩ Nguyễn Văn Hoài (33[33]) để ghi công bác sĩ Hoài, Giám đốc người Việt Nam đầu tiên của bệnh viện đã tạ thế năm 1955 tại Dưỡng trí viện. Sau đó, vào năm 1971 lại đổi tên Dưỡng trí viện thành Bệnh viện tâm trí bác sĩ Nguyễn Văn Hoài, chú ý chức năng điều trị hơn là di dưỡng (34[34]). Từ sau 1955, số trại bệnh tăng thêm,

(31[31]) Bấy giờ, ông Nghiêm Xuân Thọ đã được sự trợ giúp của bác sĩ Vanderhoof, trưởng vùng III Y tế và Lâm Quang Chính, đại tá tỉnh trưởng chính quyền ngụy. (32[32]) Theo Nghị định số 327/BYT/KHHL/NĐ ngày 3 - 8 - 1968 của Bộ Y tế Chính quyền Sài Gòn. (33[33]) Theo Nghị định số 1918 HCSV ngày 11 - 7 - 1955 của Chính quyền Sài Gòn. (34[34]) Theo Nghị định số 3243 - BYT/PC/NĐ ngày 26 - 7 -1971 của Bộ y tế chính quyền Sài Gòn.

Page 48: Y hoc dan toc.pdf

được sắp xếp khoa học hơn. Cho đến những năm cuối của thập niên 60, Dưỡng trí viện Biên Hòa gồm các phòng điều trị bệnh và 18 trại bệnh:

- Phòng ngoại chẩn: Làm việc mỗi ngày từ 8 giờ 30 đến 11 giờ 30 và từ 14 giờ 30 đến 17 giờ, có nhiệm vụ tìm các trường hợp bệnh mới phát khởi, giải quyết các trường hợp nhẹ chưa cần nằm viện, theo dõi điều trị lai hành (traitement ambulatoire - hiện nay gọi là điều trị ngoại trú) những trường hợp đã thuyên giảm và trắc nghiệm tâm lý trường hợp cần thiết.

- Phòng trắc nghiệm: Có nhiệm vụ trắc nghiệm tâm lý để chẩn bệnh và theo dõi người bệnh, nhất là các trường hợp người bệnh thiếu trí.

- Phòng chỉ dẫn - Phòng thăm bệnh - Phòng xã hội: Liên lạc với các cơ quan từ thiện, cá nhân hảo

tâm tới an ủi, giúp đỡ người bệnh. Liên lạc với người bệnh còn ở gia đình họ để theo dõi.

- Phòng đọc sách - Câu lạc bộ: Bán các loại nước giải khát, điểm tâm và một vài

vật dụng hàng ngày cho người bệnh. - Phòng quang tuyến, phòng thí nghiệm và các dược xá: Là

những cơ sở chuyên môn. Các khu trại bệnh gồm có: - Trại quan sát: Điều trị và quan sát các người bệnh đặc biệt cần

theo dõi thường xuyên hoặc người bệnh mới nhập viện trong 15 ngày đầu. Các phòng ở trại này có đầy đủ tiện nghi và nhân viên trực 24 giờ trong ngày.

- Trại y xá (Trại 3): người bệnh nữ; Trại 4: người bệnh nam): Điều trị các người bệnh tâm trí về nội ngoại thông thường và săn sóc đặc biệt người bệnh già yếu.

- Trại nhi đồng (Trại 2): điều trị trẻ em mắc bệnh tâm trí. - Trại bệnh án: Là nơi giam và điều trị những người bệnh tâm trí

phạm pháp hoặc do cơ quan tư pháp gửi đến khám nghiệm hay điều trị. Trại gồm 2 trại riêng: trại 16 cho người bệnh nam và trại 13 cho người bệnh nữ.

- Các trại bệnh khác chia làm 2 khu riêng: người bệnh nam ở các trại số chẵn: 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20. Người bệnh nữ ở các trại số 5, 7, 9, 11, 15.

- Khu lao tác trị liệu: Là nơi thực nghiệm một trong những phương pháp điều trị bệnh tâm trí, áp dụng cho những người bệnh nhẹ hoặc đã tỉnh qua các việc như: hội họa, dệt chiếu, dệt vải, gia chánh, rèn, mộc, may, thêu...

Page 49: Y hoc dan toc.pdf

Ngoài các trại bệnh, văn phòng, Dưỡng trí viện Biên Hòa còn có các công thự, cư xá, trường học, hồ tắm, sân vận động, xưởng thợ, khu chăn nuôi và trồng trọt dành cho bác sĩ và nhân viên.

Thời gian này, cùng với sự phát triển về y học trên lĩnh vực tâm thần trên thế giới, Dưỡng trí viện Biên Hòa đã nghiêng về các liệu pháp điều trị mới. Theo tư liệu còn lưu trữ trong khoảng năm 1956 - 1963, thì tổng số người bệnh năm 1956 là 1.102 người, trong đó số trở lại bình thường được xuất viện là 384. Năm 1963, số người bệnh là 1672 và số được ra là 636 người. Nhiều người bệnh từng có địa vị trong xã hội như: Một ông hoàng Lào, một viên quan hai, một ông chủ bưu điện, một cô đầm... thậm chí cả bác sĩ, nhà giáo và trí thức khác. Khoảng những năm 1965 - 1966, một số nhà báo, nhà thơ đã là bệnh nhân của Dưỡng trí viện Biên Hòa và phải tới đây điều trị nhiều lần như: Nguyễn Ngu Í, Bùi Giáng...

Tính đến trước ngày 30 - 4 - 1975, bệnh viện có 21 trại: Trại cấp tính nữ, Trại cấp tính nam (còn gọi là Dũng), Trại quan sát: cấp cứu tập trung, Trại 3: y xá đàn bà, Trại 4: y xá đàn ông, Trại 5: trại bệnh nữ trả tiền, Trại 6: trại bệnh nam trả tiền, Trại 7: Bán cấp nữ, Trại 8: Bán cấp nam, Trại 9: Lao ổn định nữ, bán cấp tâm thần, Trại 10: Lao ổn định nam, bán cấp tâm thần, Trại 11: Động kinh nữ, Trại 13: Pháp y nữ, Trại 14: Động kinh nam, Trại 15: Nữ già yếu, Trại 16: Pháp y nam, Trại 18: Nam sa sút, Trại 20: Lao điều trị, Trại nhi đồng, Nông trại nữ: người bệnh ổn định nữ, Nông trại nam: người bệnh ổn định nam.

III. Y TẾ ĐỒNG NAI TỪ SAU NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC:

III.1. Sự trưởng thành đội ngũ cán bộ và mạng lưới tổ chức: Sau ngày giải phóng 30 - 4 - 1975, Chính quyền cách mạng tiếp

quản các cơ sở y tế của Chính quyền Sài Gòn cũ và bắt tay vào xây dựng lại mạng lưới y tế cơ sở cũng như đội ngũ cán bộ. Bấy giờ, toàn tỉnh có một bệnh viện lớn với quy mô 375 giường ở Biên Hòa, ở Long Khánh có 1 bệnh viện đặt tại thị trấn Xuân Lộc với trên 100 giường, tại huyện Thống Nhất có Bệnh viện Thánh Tâm với quy mô trung bình (trên 150 giường bệnh). Ngoài ra còn có Bệnh viện tâm trí bác sĩ Nguyễn Văn Hoài (tức Nhà thương điên Biên Hòa). Mạng lưới y tế cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh lúc ấy tuy được hình thành nhưng không đồng bộ, phiến diện. Các trạm y tế nhà hộ sinh do chế độ cũ để lại thiên về điều trị và không coi trọng công tác dự phòng. Mặt khác, mạng lưới cơ sở y tế lại tập trung vào vùng đô thị, thị tứ, thị trấn, chưa phát triển ở vùng nông thôn.

Những năm đầu sau ngày thống nhất, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo cho ngành y tế phải sớm kiện toàn hệ thống và tổ chức, tăng cường đội ngũ cán bộ với mục tiêu: hoàn thiện tuyến tỉnh, tăng cường tuyến huyện, củng

Page 50: Y hoc dan toc.pdf

cố và phát triển y tế xã - phường, y tế vùng xa, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc ít người và xây dựng hoàn thiện mạng lưới phòng bệnh từ tỉnh đến cơ sở.

Hàng loạt những quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai đã ra đời để tiến hành các mục tiêu trên: Năm 1976, UBND tỉnh ra quyết định thành lập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai. Năm 1977, UBND tỉnh ra quyết định thành lập Bệnh viện cán bộ với quy mô 200 giường (35[35]). Năm 1978, UBND tỉnh ra Quyết định quốc lập hóa Bệnh viện Thánh Tâm (nay là bệnh viện Thống Nhất) tổ chức lại một bệnh viện tuyến tỉnh với quy mô 250 giường (36[36]). Năm 1980, UBND tỉnh ra quyết định thành lập Bệnh viện Khu công nghiệp Biên Hòa với quy mô 50 giường (37[37])... Việc thành lập các bệnh viện khu vực, các phòng khám khu vực cũng như các trạm y tế xã phường diễn ra liên tục. Tính đến 1997, toàn tỉnh đã có một hệ thống cơ sở y tế khá mạnh và tương đối đầy đủ.

Tỉnh Đồng Nai hiện có: 1 bệnh viện đa khoa tỉnh là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai; 4 bệnh viện đa khoa khu vực là Bệnh viện khu vực Thống Nhất, Bệnh viện khu vực Long Thành, Bệnh viện khu vực Xuân Lộc và Bệnh viện khu vực Tân Phú; 6 bệnh viện tuyến huyện (còn gọi là Trung tâm y tế có giường bệnh) ở Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Thống Nhất, Nhơn Trạch, Tân Phú, Biên Hòa; 3 bệnh viện chuyên khoa là Trung tâm lao và bệnh phổi, Trung tâm nhi đồng Đồng Nai (nay là Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai), Bệnh viện da liễu và HIV/ADIS. Ngoài ra, còn có Trung tâm y học dự phòng (trước đây là trạm vệ sinh phòng dịch), Trạm phòng chống sốt rét, Bệnh viện y học cổ truyền (thành lập 1999) và các phòng chẩn trị y học dân tộc...

Mạng lưới y tế phường, xã được xây dựng với 163 trạm xá và 3 trạm y tế công nông lâm trường, tăng gấp 2 lần so với năm 1976. Số giường bệnh ở cả ba tuyến đã gấp 4 lần so với năm 1975 (3085/800 giường). Số cán bộ y tế của tỉnh cũng đã không ngừng tăng. So với năm 1976, cán bộ toàn ngành y tế tăng 2 lần (3.683/1.798). Trong đó bác sĩ tăng gần 9 lần (508/57), y sĩ tăng gần 8 lần (807/102). Đưa bình quân bác sĩ cho một vạn dân từ 0,41 lên 2,7 và y bác sĩ cho 1 vạn dân từ 0,9 lên 7 người. Hệ thống các trạm chuyên khoa từ 2 trạm với 16 cán bộ đến nay đã có 6 trạm và trung tâm với 242 cán bộ, và mỗi huyện thị có 26 cán bộ chuyên trách phòng bệnh. Đặc biệt, tuyến xã phường có từ 6% xã có y sĩ đến nay 100% xã phường có y bác sĩ trong đó có 41 xã phường có bác sĩ chiếm 35% (41/119).

Bên cạnh việc phát triển hệ thống y tế hiện đại, mạng lưới y học cổ truyền được chú trọng mở rộng hơn trong những năm gần đây. 1997, UBND tỉnh ra quyết định thành lập Trung tâm y học dân tộc (1999 chuyển thành Bệnh viện y học cổ truyền). Cùng với hoạt động của Hội y học cổ truyền

(35[35]) Quyết định số 511/QĐ - UB ngày 11 - 5 - 1977 của UBND tỉnh Đồng Nai (36[36]) Quyết định số 1029/QĐ - UBT ngày 31 - 8 - 1978 của UBND tỉnh Đồng Nai (37[37]) Quyết định số 566/QĐ.UBT ngày 6 - 8 - 1980 của UBND tỉnh Đồng Nai

Page 51: Y hoc dan toc.pdf

Đồng Nai, các bệnh viện lớn của tỉnh đều có Khoa y học dân tộc cổ truyền. Số người hành nghề y học dân tộc được công nhận lương y là 775 người. Năm 1998, hệ thống y tế trong tỉnh có thêm 3 đoàn thể nữa là Hội châm cứu, Hội điều dưỡng và Hội dược học.

III.2. Phòng chống dịch bệnh: Sau 1975, các dịch bệnh sốt xuất huyết, dịch tả, dịch hạch xảy ra

liên tiếp và diện rộng - tử vong cao, trong đó dịch tả năm 1976 có 755 người mắc bệnh. Dịch hạch xảy ra trong 3 năm liên tục với số người mắc là 431, trong đó tử vong 18 (1977). Sốt xuất huyết có 585 người và 71 tử vong v.v...

Trong hơn 20 năm từ 1975 - 1997, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng UBND tỉnh đã chỉ đạo và đầu tư cho ngành y tế để phát động các phong trào vệ sinh công cộng, phát triển thêm các công trình vệ sinh, tích cực chủ động thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng. Do đó tỷ lệ trẻ trong diện được uống và tiêm vac - xin đủ 6 loại ngày càng tăng nhanh, nhất là từ 1993 đến nay luôn đạt trên 96%, góp phần giảm tỷ lệ mắc các bệnh lây, khống chế và từng bước đẩy lùi, đến nay một số bệnh có khả năng thanh toán. Năm 1976 toàn tỉnh có 755 người mắc dịch tả, năm 1996 con số này chỉ còn 1 và năm 1997 không có ca dịch tả nào trên địa bàn toàn tỉnh. Bệnh thương hàn năm 1976 có 569 người mắc, đến năm 1997 còn 90 người mắc. Bệnh ho gà giảm trên 1.000 lần (2.808/2), bệnh sởi giảm 50 lần (107/2), bệnh viêm màng nảo giảm 6,7 lần (135/20), bệnh bại liệt giảm từ 90 người xuống còn 2 người/năm. Riêng bệnh sốt rét có diễn biến khá phức tạp, dịch sốt rét tăng mạnh trong những năm 1989 - 1991, thời gian trên địa bàn Đồng Nai đang xây dựng công trình thủy điện Trị An. Năm 1991, số người mắc sốt rét trong địa bàn toàn tỉnh khá cao 43995. Với quyết tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền và sự đầu tư của Trung ương, của tỉnh, ngành y tế Đồng Nai đã kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi dịch sốt rét trong 3 năm gần đây. Mạng lưới phòng chống sốt rét được củng cố và phát triển vững chắc từ tỉnh đến cơ sở, nhất là các xã trọng điểm. Số người được bảo vệ tăng 8 lần so với năm 1976 (421.204/53.058), tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét giảm từ 19% xuống 4,38% trong năm 1995, số người chết do sốt rét giảm 50 lần so với năm 1976 (200/4). Mạng lưới phòng chống lao và bệnh da liễu được mở rộng so với những năm 1976 - 1985, tỉ lệ khám, phát hiện, thu dung điều trị ngày càng tăng. Gần đây, việc triển khai thực hiện các chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu iode và phòng chống HIV/AIDS đã đạt được kết quả tốt. Ngành y tế đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục qua các phương tiện truyền thông đại chúng và tại các cơ sở y tế. Theo một khảo sát của Sở y tế Đồng Nai, hiện nay trên 95% người dân Đồng Nai có hiểu biết cơ bản và chủ động phòng HIV/AIDS cùng các bệnh dịch khác và tích cực tham gia vào các chương trình y tế cộng đồng. Qua điều tra thăm dò ở một huyện, kết quả cho thấy có trên 84% người sử dụng muối iode.

Page 52: Y hoc dan toc.pdf

Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, vệ sinh học đường, vệ sinh lao động được thực hiện thường xuyên. Qua các đợt thanh kiểm tra, đã phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm các quy định về vệ sinh, góp phần không nhỏ vào công tác phòng chống dịch bệnh.

III.3. Bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình: 20 năm qua công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đã có những

bước đi chắc chắn, phát triển nhanh và khá toàn diện nhất là từ năm 1986 đến nay. Năm 1976 toàn tỉnh chỉ có 165 người đặt vòng, đến năm 1996 đã có 30.165 người/năm. Việc sử dụng các phương pháp tránh thai hiện đại được tuyên truyền phổ biến mạnh mẽ dưới nhiều hình thức nên được sự hưởng ứng ngày càng nhiều: Số liệu thống kê cho thấy so với năm 1976, số người triệt sản tăng trên 30 lần (3.934/125), điều trị phụ khoa tăng 30 lần (35.800/1.200). Tỷ lệ chết sơ sinh giảm từ 2,2% xuống 0,4% trong năm 1996, sản phụ chết do sinh giảm 25 lần so với năm 1976 (1/25).

Các chương trình vì sức khỏe trẻ em như chống tiêu chảy - loại trừ uốn ván sơ sinh - chống thiếu hụt vitamin A và ARI được thực hiện tốt và đồng bộ, góp phần tích cực vào việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em

III.4. Hoạt động khám chữa bệnh: 22 năm qua kể từ 30 - 4 - 1975, ngành y tế Đồng Nai đã có một

quá trình nỗ lực tạo dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị theo kịp với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Có thể nói, đến nay, hệ thống khám chữa bệnh từ tỉnh đến khu vực của Đồng Nai đã khá hoàn thiện.

Từ một bệnh viện đa khoa tỉnh với quy mô 500 giường đã phát triển thêm 3 bệnh viện chuyên khoa: Nhi - Lao - Da liễu với tổng số giường bệnh 1.010 giường. Tuyến huyện từ những bệnh xá quy mô 30 giường đến nay đã có 6 Trung tâm y tế có Khu điều trị đa khoa hoàn chỉnh với 270 giường và 4 bệnh viện khu vực liên huyện với 970 giường. Ngoài ra các phòng khám khu vực cũng được đầu tư xây dựng với 12 cơ sở và 120 giường bệnh và phát triển được 775 giường tuyến xã - phường. Các con số thống kê đều cho thấy sự phát triển mạnh về quy mô cơ sở y tế của Đồng Nai:

- Đảm bảo 12,5 giường quốc lập/1 vạn dân. - Tổng số lần khám bệnh tăng gần 2 lần so với năm 1976

(2.956.221/1.619.252) - Chỉ số khám bệnh đầu người trong năm từ 1 lên 1,5 lần. - Tổng số người điều trị tăng 3 lần so với năm 1976 (186.666/63.061) - Tỷ lệ điều trị tăng từ 80% - 92% - Tỷ lệ tử vong giảm từ 2,55% xuống 0,43%

Page 53: Y hoc dan toc.pdf

- Tổng số phẫu thuật tăng 4 lần (7550/1.763) - Bình quân sử dụng giường bệnh trong tháng tăng dần từ 17,5 lên đến

29 ngày/tháng. Cùng với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, hàng loạt

những thiết bị y học hiện đại đã ra đời trên thế giới. Trong những năm gần đây, nhờ tận dụng nhiều nguồn vốn, ngành y tế Đồng Nai đã đầu tư nhiều thiết bị hiện đại như máy siêu âm, nội soi, thận nhân tạo, xét nghiệm đa năng, máy điện quang hiện đại, chụp cắt lát CT - Scanner... là những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Hiện nay 100% bệnh viện tỉnh, huyện đều tiến hành tốt phẫu thuật cấp cứu, phát triển phẫu thuật chấn thương sọ não - tim mạch - bướu giáp v.v... những công việc chuyên môn mà trước đây đội ngũ và phương tiện của ngành y tế Đồng Nai không làm được, phải chuyển về tuyến trên.

Các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng y học cổ truyền dân tộc được Nhà nước chú trọng. Hoạt động y học cổ truyền dân tộc ở Đồng Nai phát triển theo mô hình "thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ". Trong những năm qua y học cổ truyền dân tộc đã đóng góp rất to lớn trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là dân nghèo ở nông thôn. Sưu tầm thừa kế nhiều bài thuốc quý trong nhân dân, đào tạo - bồi dưỡng nhiều lớp lương y kế thừa, phát triển các phương pháp điều trị không dùng thuốc như: châm cứu, bấm huyệt, khí công, xông hơi, xoa bóp...

III.5. Đào tạo đội ngũ: Để phục vụ cho việc kiện toàn hệ thống y tế trong tỉnh, ngay từ

những năm đầu sau giải phóng, tỉnh đã thành lập Trường sơ cấp y tế tại thị trấn Xuân Lộc huyện Long Khánh và sau đó thành lập trường Trung học y tế tại xã Hố Nai 2 huyện Thống Nhất. Đến 1987, Sở y tế Đồng Nai đã sáp nhập 2 trường này hình thành trường Trung học y tế Đồng Nai với 4 chuyên khoa vừa đào tạo dài hạn để đáp ứng lâu dài vừa bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho số cán bộ, nhân viên trong ngành phục vụ trước mắt.

Qua 20 năm đã đào tạo: 3872 cán bộ y tế các loại. Trong đó: Y sĩ: 1972, y tá trung học: 540, nha sĩ trung học: 309, y tá sơ học: 80, nữ hộ sinh: 109, dược tá: 814, y học dân tộc: 47, chuyên khoa sốt rét: 46.

Bên cạnh công tác đào tạo bồi dưỡng chính ngạch, những năm qua, trường Trung học y tế Đồng Nai còn tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng giám sát quản lý các chương trình y tế cộng đồng cho cán bộ y tế phường xã, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho điều dưỡng viên, kỹ thuật viên xoa bóp...

Hàng năm, ngành y tế đã bố trí hàng trăm cán bộ tiếp tục được bồi dưỡng chuyên sâu ở các trung tâm lớn của Bộ và của nước ngoài.

Page 54: Y hoc dan toc.pdf

III.6. Hoạt động sản xuất kinh doanh tân dược: Năm 1975, những cán bộ từng làm công tác dược chính trong đội

ngũ quân dân y tỉnh Biên Hòa được ngành y tế tập hợp để xây dựng một đơn vị sản xuất thuốc tân dược phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh trong tỉnh. Năm 1977, UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định cho phép ngành y tế Đồng Nai thành lập Xí nghiệp Dược phẩm Đồng Nai. Xí nghiệp dược phẩm bước đầu hình thành với 35 cán bộ, sản xuất 11 mặt hàng, chủ yếu viên nang, thuốc uống thông thường. Những năm 80, mặt hàng Donaberine của xí nghiệp nổi tiếng trên thị trường, đặc biệt tiêu thụ ở nhiều tỉnh miền Tây Nam bộ. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, công tác sản xuất và lưu thông phân phối thuốc bước đầu đã gặp nhiều khó khăn. Sau nhiều lần nhập tách và rút kinh nghiệm về những thất bại trong công tác xuất nhập khẩu và kinh doanh thuốc tân dược, đến năm 1990, UBND tỉnh ra quyết định thành lập Công ty dược phẩm Đồng Nai trên cơ sở sáp nhập các đơn vị trực thuộc với tên giao dịch là Donafarm. Donafarm đã tập hợp được đội ngũ cán bộ trẻ năng động và tìm ra những hướng đi thích hợp, từng bước phát triển vững trong cơ chế thị trường.

Đến nay Công ty dược phẩm Đồng Nai Donafarm được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, sản xuất trên 40 mặt hàng, đảm bảo chất lượng, mẫu mã hợp thị hiếu, đủ sức cạnh tranh thị trường. Tổng trị giá sản xuất bình quân 5 tỷ đồng/ năm. Mạng lưới bán thuốc ngày càng phát triển vững chắc, phân bố rộng khắp từ tỉnh đến tận cơ sở, đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ, đủ thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân.

III.7. Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại: Ở Đồng Nai, các cơ sở y tế lớn đã giúp cho các khoa Đông y và

các cơ sở y học cổ truyền trong việc xem bệnh bằng các thiết bị hiện đại. Tứ chẩn và bát pháp biện luận trước đây nay được hỗ trợ thêm bằng máy móc như: máy chụp X quang, máy siêu âm, nội soi, điện tim và các xét nghiệm; còn điều trị bằng kê đơn, bốc thuốc, sắc uống cho người bệnh. Bằng phương pháp này, vừa nghiên cứu và ứng dụng vào công tác khám, chữa bệnh, nhiều đơn vị y học cổ truyền đã và đang chữa trị cho nhiều người mắc các chứng bệnh: cao huyết áp, hen phế quản, viêm loét dạ dày, sỏi mật, đau tức ngực, đái đường... Đáng chú ý gần đây, có một số cơ sở Đông y đang thử nghiệm bài thuốc có tác dụng hạn chế sự tiến triển của ung thư. Không chỉ dừng lại ở những thang thuốc sắc hằng ngày, nhiều địa phương các lương y, bác sĩ ở đây còn hướng dẫn người bệnh phương pháp luyện tập dưỡng sinh nhằm phòng, chống các chứng bệnh hay gặp ở người cao tuổi như khó thở, thiểu năng tuần hoàn não, đau nhức khớp xương.

Một số cơ sở y tế như Bệnh viện khu vực Thống Nhất sau khi tiếp nhận người bệnh thường xử lý bằng Tây y trước, sau đó các bệnh lý được theo dõi, điều trị bằng các loại thuốc y học dân tộc, hoặc vừa kết hợp châm cứu, vừa dùng phương pháp cấy chỉ vào huyệt để chữa... Nhiều loại thuốc Đông y

Page 55: Y hoc dan toc.pdf

được sử dụng hiệu quả nhưng có giá thành rẻ hàng chục lần so với dùng thuốc Tây y. Tuy nhiên, việc thực hiện ý tưởng kết hợp nhịp nhàng giữa y học dân tộc và y học hiện đại trong khám, chữa bệnh ở Đồng Nai, vẫn còn nhiều bất cập. Ngành y tế còn có quá ít các y bác sĩ hiểu biết sâu về y học cổ truyền, chưa có biện pháp hạn chế sự "trôi nổi" của đủ loại tân dược từ nước ngoài tràn vào, đồng thời chưa có trường đào tạo y học cổ truyền để thu hút đội ngũ kế thừa. Việc phát huy thế mạnh y học dân tộc, kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại để tạo nên một nền y học mang đậm bản sắc Việt Nam được ngành y tế Đồng Nai đưa vào trong phương hướng hoạt động nhiều năm song kết quả còn khiêm tốn. Nổi lên trong hoạt động này vẫn là Bệnh viện khu vực Thống Nhất. Khoa y học dân tộc của Bệnh viện này thành lập khá sớm (1979), đến nay vẫn luôn duy trì được quy mô 74 giường bệnh, tạo được uy tín trong nhân dân về lĩnh vực chữa trị. Khoa thường dùng 2/3 thuốc Đông y cho bệnh nhân. Bắt mạch có bác sĩ chuyên khoa cấp I Đông y và phối hợp với các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng của Tây y (laser, siêu âm, nội soi). Phương pháp xoa bóp kết hợp với những kiến thức vật lý trị liệu hiện đại, bào chế thuốc Đông y bằng các phương pháp Tây y, sắc thuốc Đông y bằng ấm điện. Khoa nổi tiếng về trị tai biến mạch máu não, trĩ. Hằng năm có các công trình nghiên cứu khoa học được đánh giá cao như Điều trị liệt thần kinh số 7 bằng điện châm, Điều trị viêm thần kinh tọa bằng thuốc Nam, So sánh trong điều trị liệt thần kinh ngoại biên giữa dùng thuốc và châm cứu, ứng dụng châm tê trong cắt amygdale...

Việc kết hợp thế mạnh của Đông y với y học hiện đại ở Đồng Nai nổi lên trong lĩnh vực sản xuất thuốc. Công ty bào chế đông dược Thiên Đăng là đơn vị sản xuất đông dược đầu tiên trong tỉnh Đồng Nai. Thành lập từ tháng 7 - 1996, đến nay, Công ty đã có trên 15 mặt hàng được Bộ y tế cho phép lưu hành toàn quốc. Đó là Hạc tất phong A, Hoàng đế dược tửu, Xương xa hoàn, Sâm nhung bổ thận hoàn, Thiên Đăng viêm xoang hoàn, Dưỡng não hoàn, Phì nhi cam tích, Dầu nóng Song mã đỏ, Viên bổ tì, Lục vị hoàn, Bổ tâm dưỡng tì, Dầu Thanh Hương, Tuấn bổ tinh huyết cao, Tư âm giáng hỏa cao, cồn xoa bóp Thiên Đăng. Những mặt hàng Đông dược này được bào chế bằng các phương tiện hiện đại của các xí nghiệp sản xuất thuốc Tây y.

Lương y Nguyễn Tăng Công cũng sử dụng công nghệ sản xuất thuốc hiện đại để cho ra đời các bài thuốc quý dưới dạng viên có bao bì đẹp và rất giống tân dược. Đó là thuốc "Tiêu viêm giảm đau" trị viêm đa xoang được Sở y tế cho phép lưu hành trong tỉnh và viên "Thạch lâm thông" trị sỏi thận được Bộ y tế cho phép lưu hành toàn quốc. Cơ sở Đông y của ông (Hòa Thuận đường) là cơ sở khép kín quy trình: sản xuất dược liệu - bào chế - khám chữa bệnh từ thiện - nghiên cứu, khảo sát - xây dựng các bài thuốc. Tất cả các bệnh nhân đến khám và chữa bệnh (theo phương pháp Đông y đều được làm bệnh án theo phương pháp các bệnh viện lớn thực hiện) để ông có thể thống kê chi tiết.

Page 56: Y hoc dan toc.pdf

Lương y Trần Tá (Bệnh viện Đa khoa Tân Phú cũng xây dựng dược phẩm "Cốm hoa mai" (trị u bướu nói chung, bướu cổ nói riêng) bằng việc thừa kế bài thuốc cổ truyền với phương pháp sản xuất hiện đại. Dược phẩm này sau khi thực nghiệm chữa trị và kiểm nghiệm độc tại Viện y học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh đã được nhiều nhà chuyên môn đánh giá cao. Phòng chẩn trị YHDT dòng Gioan Thiên chúa cũng sản xuất những loại Đông dược bằng các phương pháp hiện đại. Đó là cao bách thảo, cao viêm thấp, tể bổ tì, tể dạ dày, tể thập toàn đại bổ, thuốc viêm xoang, ngải cứu.

III.8. Công tác nghiên cứu khoa học: Tình hình bệnh tật phổ biến ở Đồng Nai những năm qua là các

bệnh nhiễm (sốt rét, thương hàn, sốt xuất huyết, lao...), ngộ độc thuốc trừ sâu và nhất là tai nạn lưu thông. Những đề tài nghiên cứu khoa học của ngành y tế Đồng Nai cũng tập trung vào những vấn đề trên. Ngoài ra, còn có một số đề tài nghiên cứu về bệnh tim mạch, nội tiết, các chuyên khoa mắt, tai - mũi - họng, tình hình kháng thuốc kháng sinh, vai trò của siêu âm trong chẩn đoán và điều trị, quản lý tiêm chủng, sinh đẻ có kế hoạch v.v...

Các công trình nghiên cứu khoa học của ngành y tế Đồng Nai còn có sự tham gia hỗ trợ của các đơn vị y tế trung ương (tuyến trên) như Bệnh viện Chợ Rẫy, Trung tâm bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và các tổ chức y học nước ngoài như: Viện nghiên cứu y học nhiệt đới SANYA (Trung Quốc), tổ chức WELLCOME TRUST (Đại học Oxford - Anh quốc).

Các bác sĩ Nguyễn Văn Cao (Bệnh viện khu vực Long Thành) và Nguyễn Đức Thỉnh (Bệnh viện Đồng Nai) đã có các công trình nghiên cứu về điều trị ngộ độc thuốc trừ sâu gốc phosphore hữu cơ ở vùng nông thôn (bằng pradiloxime truyền tĩnh mạch, kết hợp sử dụng máy thở) (38[38]). Những công trình này đã góp phần giảm tỉ lệ tử vong do ngộ độc thuốc rầy. Nhóm bác sĩ Phạm Quang Huy (chủ đề tài), Lưu Tuấn Giang, Huỳnh Thu Ba, Nguyễn Văn Bình của Bệnh viện khu vực Thống Nhất đã nghiên cứu thành công mối liên quan giữa đường huyết, áp huyết trong tai biến mạch máu não và đưa ra phương pháp điều trị riêng góp phần giảm tỷ lệ tử vong. Nhóm bác sĩ Phan Huy Anh Vũ, Phạm Thị Ngọc Nga, Võ Mậu Thiên (Bệnh viện Đồng Nai) tìm ra phác đồ điều trị mới "phối hợp thyroxin và thuốc kháng giáp trong điều trị basedow. Nhóm bác sĩ Cao Xuân Thanh Phương của Trung tâm nhi đồng Đồng Nai đã phối hợp với Trung tâm bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh và Tổ chức Wellcome Trust (Đại học Oxford) thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về điều trị thương hàn không biến chứng cho trẻ em (dùng ofloxacin và cefixime) và điều trị sốt xuất huyết Dengue (39[39]) bằng dung (38[38]) Kết quả của các công trình nghiên cứu này: Khi chưa trang bị máy thở (1991): 26% tử vong, khi có máy thở (1994): 18,8%, từ 1995 đến nay, khi có Pralidoxime, tử vong còn 13,15% (39[39]) Do siêu vi trùng Dengue gây ra và có tỷ lệ tử vong rất cao 20 năm qua ở khu vực Đông Nam Á

Page 57: Y hoc dan toc.pdf

dịch điện giải lactated ringer kết hợp với Dextran 70 trong dung môi Natricholorure 0,9%.

Phần lớn các công trình khoa học ở các cơ sở y tế của Đồng Nai là những công trình có tính chất so sánh thống kê tìm biện pháp tối ưu. Ví dụ công trình so sánh việc sử dụng artemisinin hoặc artesunate (phối hợp với một số thuốc khác) thay cho quinine trong điều trị sốt rét để giảm tỷ lệ tử vong do sốt rét ác tính của nhóm bác sĩ Phạm Lê Thịnh (Bệnh viện khu vực Xuân Lộc) phối hợp với GS. Lý Quốc Kiều và cộng sự thuộc Viện nghiên cứu y học nhiệt đới Sanya (Quảng Châu - Trung Quốc)... Từ khi máy siêu âm được đưa vào sử dụng như một phương tiện cận lâm sàng, nhiều cơ sở y tế Đồng Nai đã có những công trình nghiên cứu có tính chất tổng kết về các loại bệnh có nguy cơ tử vong cao như công trình nghiên cứu về phẫu thuật máu tụ dưới dạng cứng mãn tính của nhóm bác sĩ Ngô Đức Để, hoặc chẩn đoán thủng tạng rỗng của nhóm bác sĩ Phạm Long Thắng (Bệnh viện Đồng Nai), hoặc xuất huyết màng não sớm ở trẻ sơ sinh của bác sĩ Trần Thị Hiệp (Trung tâm nhi đồng Đồng Nai). Do chưa chú trọng công tác nghiên cứu, ngành y tế Đồng Nai ít có những công trình có đóng góp cao cho y học.

III.9. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong khám chữa bệnh ở Đồng Nai: Bệnh viện đa khoa khu vực Thống Nhất: Từ 150 giường bệnh khi tiếp

quản 3 - 1979, đến nay, Bệnh viện đa khoa khu vực Thống Nhất đã có quy mô 350 giường bệnh. Bệnh viện có 5 phòng chức năng, 7 khoa lâm sàng (khám bệnh, hồi sức cấp cứu, ngoại tổng quát, nội tổng quát, phụ sản, y học cổ truyền, phục hồi chức năng và điều trị bằng laser, liên chuyên khoa: mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt), 3 khoa cận lâm sàng (Xét nghiệm: huyết học, sinh hóa, vi sinh, miễn dịch; Chẩn đoán hình ảnh: nội soi, siêu âm, X - quang, điện tim; Dược và vật tư y tế) với tổng số 315 cán bộ công chức, trong đó, số người có trình độ đại học và sau đại học chiếm 26,35%. Đây là cơ sở y tế trong tỉnh có nhiều nỗ lực trong việc ứng dụng những thành tựu y học hiện đại. Bệnh viện đã trang bị được máy gây mê, máy đếm tế bào, máy siêu âm, máy kích thích nhịp tim, máy shock điện, máy tạo nhịp tim, máy phân tích công thức máu, máy nội soi ống mềm, máy phân tích nước tiểu, máy giúp thở, máy miễn dịch học, máy X - quang di động, máy cắt đốt điện, máy LASER (năng lượng cao, năng lượng thấp), máy điện từ trường... Bệnh viện cũng có trên 40 đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị lớn về điều trị như Kỹ thuật châm tê để cắt amygdale, chọc dò abces gan qua siêu âm, chuyển đạo cabrera cải biên trong chẩn đoán điện tim, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng creatinine máu, điều trị nhồi máu cơ tim, ghép da trong điều trị phỏng v.v...

Những sáng kiến cải tiến kỹ thuật và ứng dụng các thành tựu y học hiện đại vào chẩn đoán và điều trị đã góp phần giảm tỷ lệ tử vong, giảm ngày điều trị, giảm chi phí và giảm tình trạng chuyển lên tuyến trên, tránh phiền hà tốn kém cho bệnh nhân.

Page 58: Y hoc dan toc.pdf

Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa: Sau 1975, Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa trở thành bệnh viện Trung ương trên địa bàn Đồng Nai được Bộ y tế giao nhiệm vụ điều trị, phòng bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, xây dựng và chỉ đạo tuyến cho 16 tỉnh, thành phố phía Nam. 24 năm qua, đơn vị này đã từng bước cải tiến về tổ chức và hoạt động.

- Thành lập bộ phận hoạt động liệu pháp qua các hình thức như giải trí (người bệnh nghe đài, xem truyền hình, xem phim, chơi cờ tướng, đômino, cầu lông, ca hát, hội họa...), tập thể dục mỗi ngày và đồng diễn thể dục hàng tuần, hướng dẫn người bệnh về nghề may, đan, dệt vải, dệt chiếu, chằm nón lá..., tổ chức lao động liệu pháp (trồng tỉa, chăn nuôi bò, heo...).

- Từng bước mở thêm các bộ phận chuyên khoa cận lâm sàng như nha khoa, tai mũi họng, EEG, ECG... phục vụ rộng rãi cho nhân dân Đồng Nai và các vùng lân cận. Từ năm 1990, bệnh viện hợp đồng với lương y Lưu Văn Xiêm mở thêm khoa điều trị nghiện ma túy với thuốc Bông sen dạng cao lỏng (Bằng sáng chế được Nhà nước cấp ngày 22 - 3 - 1994).

- Mở rộng đối tượng phục vụ không phải chỉ bó hẹp trong phạm vi người bệnh tâm thần phân liệt hay động kinh mà còn khám chữa bệnh có nguồn gốc tâm lý, tâm thần khác. Phòng khám nội khoa thần kinh ra đời đã phục vụ tốt các đối tượng trên, có uy tín trong nhân dân các tỉnh phía Nam.

Đội ngũ cán bộ chuyên khoa được cử đi học các nơi trong và ngoài nước và thường xuyên sinh hoạt khoa học. Bệnh viện cũng mở rộng quan hệ nhiều Bệnh viện tâm thần nước ngoài như Maison Blanche (Pháp). Nhờ đó, các kỹ thuật điều trị được từng bước nâng cao về chất lượng, hoàn thiện hơn với các liệu pháp như hóa dược, liệu pháp tâm lý xã hội như (hoạt động giải trí cho người bệnh: xem phim hàng tháng, mở phòng đọc sách, quán ăn, phòng hớt tóc..., tổ chức ca nhạc tại các khu bệnh và khuyến khích người bệnh tham gia, tổ chức cho một số người bệnh tham quan Bửu Long, Vũng Tàu; liệu pháp lao động như thành lập khu hướng nghiệp (với các tổ ngành nghề khác nhau) và hai khu nông trại (nam và nữ).

Bệnh viện tâm thần Biên Hòa còn có Hội đồng giám định pháp y tâm thần cao nhất tại khu vực phía Nam. Những năm gần đây Bệnh viện trang bị thêm nhiều máy móc hiện đại nâng cao chất lượng điều trị. Đáng chú ý là:

+ Kỹ thuật chẩn đoán: ghi điện não, ghi điện tim, siêu âm, xét nghiệm, trắc nghiệm tâm lý.

+ Kỹ thuật điều trị: liệu pháp hóa dược, liệu pháp chuyên biệt như: sốc điện, bơm khí não, ứng dụng laser từ trường trong điều trị ban đầu, suy nhược thần kinh và những rối loạn thần kinh, tâm thần..., điều trị cắt cơn nghiện ma túy bằng y học dân tộc, liệu pháp tâm lý xã hội: củng cố và nâng cao chất lượng các liệu pháp lao động, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hội họa...

Page 59: Y hoc dan toc.pdf

Ngoài ra, theo xu hướng hiện nay của thế giới về điều trị bệnh tâm thần tại cộng đồng, bệnh viện đã và đang nghiên cứu thí điểm để đóng góp tìm mô hình điều trị thích hợp tại Việt Nam (tham gia chương trình nghiên cứu với Viện Vệ sinh y tế cộng đồng Thành phố Hồ Chí Minh).

Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai: Việc trang bị máy chụp cắt lớp CT - scanner cho Bệnh viện đa khoa Đồng Nai được coi là sự kiện lớn trong quá trình ứng dụng khoa học nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị của ngành y tế Đồng Nai. Trước đây, nhiều ca cấp cứu chấn thương sọ não do không có thiết bị này nên Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã buộc phải chuyển viện dẫn đến tình trạng tử vong cao. Ngày nay, với nhiều công trình nghiên cứu khoa học có hiệu quả ứng dụng cao và với đội ngũ thầy thuốc được đánh giá là giỏi nhất tỉnh, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai vẫn đang là lá cờ đầu của ngành y tế Đồng Nai trong những thành tựu y học chung.

DANH SÁCH THẦY THUỐC ƯU TÚ Ở ĐỒNG NAI: 1. Phạm Quang Huy - Trưởng khoa HSCC Bệnh viện khu vực Thống

Nhất 2. Tống Văn Hữu - Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Thống

Nhất 3. Trần Thị Hiệp - Trưởng phòng kế hoạch Trung tâm nhi đồng Đồng

Nai 4. Dương Thị Mùi - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. 5. Nguyễn Thị Nê - Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai 6. Nguyễn Thị Ngọc - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ bà mẹ trẻ em. 7. Phạm Xuân Tứ - Trưởng phòng KHTH Bệnh viện đa khoa Đồng Nai 8. Cao Xuân Thanh Phương - Trung tâm Nhi đồng Đồng Nai 9. Trương Minh Trung - Giám đốc Sở y tế Đồng Nai 10. Dương Văn Hải - nguyên Giám đốc Sở y tế Đồng Nai 11. Nguyễn Kim Bôn - nguyên Phó Giám đốc Sở y tế Đồng Nai 12. Vũ Thị Kim Các - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm nhi đồng Đồng

Nai CÁC GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ ĐỒNG NAI TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY: 1975 - 1979: BS. LÊ ĐỨC ĐÔNG 1979 - 1995: BS. DƯƠNG VĂN HẢI 1995 đến nay: BS. TRƯƠNG MINH TRUNG

Page 60: Y hoc dan toc.pdf

PHỤ LỤC SỐ LIỆU HOẠT ĐỘNG Y TẾ. 1976-1997 (Xem file phụ lục) ẢNH 1 1- Báo Đồng Nai số đặc biệt chào mừng Đại hội Mặt trận tỉnh Biên

Hòa lần thứ I, năm 1962. ẢNH 2 2- Tòa soạn báo Vệ Quốc đang làm việc tại Chiến khu Đ. ẢNH 3 3- Nhóm điện đài của Phân xã Thông tấn xã Giải phóng trên đường về

Đông Nam bộ (1972). ẢNH 4 4- Các nhà báo chuẩn bị lên đường về Phân xã, Thông tấn xã Giải

phóng Đông Nam bộ. Ảnh chụp Đầu năm 1972, tại một căn cứ ở ranh giới Việt Nam –

Campuchia. ẢNH 1 1- Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh tham dự Đại hội Hội

nhà báo Việt Nam tỉnh Đồng Nai lần thứ 6. ẢNH 2 2- Liên hoan tiếng hát truyền hình, hoạt động văn hóa thu hút đông đảo

người tham gia của Đài PH-TH Đồng Nai ẢNH 3 3- Nhiều nhà báo trong và ngoài nước đến đưa tin về lễ kỷ niệm 20

năm ngày chiến thắng Xuân Lộc. ẢNH 4 4- Khánh thành và đưa vào sử dụng phim trường của Đài PT-TH Đồng

Nai. ẢNH 5 5- Đưa thông tin về cơ sở. ẢNH 1 1- Bệnh viện miền Đông tại chiến khu Đ. ẢNH 2

Page 61: Y hoc dan toc.pdf

2- Nhà thương điên Biên Hòa (Bệnh viện tâm thần Biên Hòa nay) năm 1943.

ẢNH 3 3- Bệnh viện khu vực Thống Nhất, đơn vị Anh hùng Lao động, phối

hợp với các đoàn bác sĩ Thái Lan tổ chức phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch.

ẢNH 4 4- Về vùng sâu, khám chữa bệnh cho người nghèo. (Trong ảnh: Đoàn y, bác sĩ Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai). ẢNH Bệnh viện khu vực Thống Nhất đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao

động. ẢNH Hội từ thiện tỉnh tổ chức “nồi cháo tình thương” cho bệnh nhân nghèo

ở Bệnh viện Đồng Nai. ẢNH Chăm sóc bệnh nhân tại Trung tâm lao và bệnh phổi tỉnh.

(1[1]) Xem thêm phần nói về việc nuôi trồng dược liệu ở Đồng Nai trong mục II. Y học cổ truyền (1[2]) Cây lá giang (hoặc lá dang) miền Bắc gọi là cây răng bừa. (1) Xem thêm phần nói về việc sản xuất Đông dược ở Đồng Nai trong mục II. Y học cổ truyền (1[4]) Do lương y Lê Minh cung cấp (1[5]) Do ông Huỳnh Minh Cường (xã Bình Sơn - Long Thành) sưu tầm (1[6]) Bốn pho sách lớn của Đông y bao gồm: Nội kinh tố vấn (⁄≡ ÷γ ↓ℵ °⇑), Nan kinh (℘⎠ ÷γ), Thương Hàn Luận (∂⊄ ×Η ″_) và Kim quỹ yếu lược (♠⎟ ℜδ ν ″⁄). (1[7]) Kinh Dịch (÷γ ♥⎞) (1[8]) Năm 1980, Hội y học cổ truyền huyện Long Thành ra đời. Năm 1981 "Phòng thuốc đông y nhân dân" chuyển thành "Phòng chẩn trị y học dân tộc" thuộc biên chế nhà nước (Trung tâm y tế huyện). (1[9]) Theo Quyết định số 630/UBT ngày 20 - 4 - 1982 của UBND tỉnh Đồng Nai (1[10]) Có thể kể đến Bác sĩ Trần Nam Hưng, GS. Huỳnh Minh Đức, GS. Trần Văn Kỳ, lương y Hoàng Duy Tân, lương y Nguyễn Hữu Khai, lương y Nguyễn Oắng, lương y Lê Minh, lương y Vũ Sĩ Ngôi, lương y Nguyễn Trung Hòa, lương y Trần Văn Nhủ, lương y Trần Khiết...

Page 62: Y hoc dan toc.pdf

(1[11]) Công thức: Ba kích, đỗ trọng, ngưu tất, thổ phục linh, hòai sơn (mỗi thứ 5g), bổ cốt trái, bạch mao căn, cẩu tích, tì giải (mỗi thứ 10g) (1[12]) Công thức: Cỏ xước 10g, địa liền 4g, hy thiềm 12g, thiên niên kiện 10g, lá lốt 30g, hà thủ ô đỏ 20g, thổ phục linh 40g, gừng 10g, quế 5g. (1[13]) Công thức: nhân trần 80g, bạch truật 40g, lương truật 80g, xuyên sơn giáp 20g, đại hoàng 15g, uất kim 15g, mộc hương 10g. (1[14]) Theo Quyết định số 876/QĐ.UBT của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai (1[15]) Nhiều tác giả, Lịch sử Chiến khu Đ , Nxb. Đồng Nai, 1998 (1[16]) Xem thêm: Xứ Đàng ngoài 1621 của Christophoro Borri, Nxb. thành phố Hồ Chí Minh, 1998. (1[17]) Mỹ Hòa nằm ở khoảng giữa thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa ngày nay, theo GS. Nguyễn Phan Quang, thì Mỹ Hòa ở khu vực suối Lồ Ồ ngày nay. (1[18]) Theo Cù Lao Phố: lịch sử và văn hóa, nhiều tác giả, Nxb. Đồng Nai, 1997: Mãi đến năm 1904, Thống đốc Nam Kỳ quyết định ngày 27 - 8 - 1904 mỗi Ban Hội Tề gồm 11 người: Hương cả, Hương chủ, Hương sư, Hương trưởng, Hương chánh, Hương giáo, Hương quản, Hương bộ, Hương thân, Xã trưởng hay Thôn trưởng, Hương hào. Đến ngày 30 - 10 - 1927 có Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, qui định Ban hội tề có 12 người: Hương cả hay Đại hương cả, Hương chủ, Hương sư, Hương trưởng, Hương chánh, Hương giáo, Hương quản, Hương bộ hay Thủ bộ, Hương thân, Xã trưởng hay Thôn trưởng, Chánh lục bộ. Và đến năm 1944 Toàn quyền Đông Dương qui định thành phần Ban hội tề là những người: Điền chủ, có gia sản, có bằng cao đẳng tiểu học, công chức thuộc ngạch trung đã nghỉ hưu, cùng tư chức, quân nhân hồi hưu hay giải ngũ, với cấp bậc ít nhất là trung sĩ hay có huy chương quân sự. Thành phần Ban hội tề vẫn 12 người (thêm Phó lục bộ). Ngoài hương chức hội tề, còn có hương chức hội hương. Sau 1950, hành chánh cấp tỉnh là dân sự: trong đó có 5 tham biện người Pháp và 3 tỉnh trưởng người Việt do Pháp đưa lên. Bấy giờ, Ban hội tề xã trong vùng Pháp chiếm đóng được đổi tên Hội đồng hương chánh gồm 11 người: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký, Các ủy viên: Giáo dục, Y tế, Hộ tịch, Cảnh sát (không còn gọi là Hương quản), Tài chánh, Thuế vụ, Công chánh và Canh nông. (1[19]) Địa chí Biên Hòa 1924 viết rõ: "Ngành y tế được giao cho một thầy thuốc người Pháp, được một thầy thuốc bản xứ phụ giúp. Ở tỉnh lỵ đã đặt một bệnh xá và một nhà hộ sinh có một đội ngũ y tá và cô mụ. Đồn núi Chứa Chan có một y tá bản xứ biệt phái. Một bệnh xá sẽ lập ở An Bình và một cái dự định ở Long Thành. Cách Bình Trước vài km, trên một thửa đất rộng đã lập một dưỡng đường cho bệnh nhân tâm thần chung cho Đông Dương, cho đến giai đoạn sắp tới thiết lập một cơ sở tương tự sẽ hoạt động ở Bắc kỳ - nhà thương vôi ở tỉnh Bắc Giang." (1[20]) Ainsi la SIPH vint au monde của Arnaud de Voguei. Bản dịch của Nguyễn Yên Tri. (1[21]) Ainsi la SIPH vint au monde, sđd. (1[22]) Dẫn theo tư liệu Kỷ yếu 80 năm thành lập và phát triển Bệnh viện tâm thần Biên Hòa 1915 - 1995, Nxb. Đồng Nai, 1995. (1[23]) Bác sĩ Trần Nam Hưng nguyên là trung úy quân y của quân đội Pháp. (1[24]) Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai, tập I, Nxb, Đồng Nai, trang 48 – 49. (1[25]) Quân y viện số 1 do bác sĩ Hồ Văn Huê làm viện trưởng đóng ở Kinh Xáng, Hội Đồng Sầm; Quân y viện số 2 do bác sĩ Trần Nam Hưng làm viện trưởng đóng ở Giồng Dinh (Giồng Sỏi) trên một gò nổi và thường gọi là "Giồng nhà thương" ; Quân y viện số 3 do bác sĩ Nguyễn Văn Hoa từ chi đội 15 qua làm viện