viet bai hat khi khong biet nhac

38
Sử dụng Encore chép một bài hát thật đơn giản, chúng ta có thể làm theo hướng dẫn gồm 5 phần việc chính sau: 1. Các thao tác đầu tiên 2. Kẻ khuông nhạc, chọn chỉ số nhịp 3. Chép nốt nhạc và các ký hiệu trong khuông nhạc 4. Chép lời và các dòng văn bản khác 5. Lưu lại, căn chỉnh, trình bày, in ấn, nghe thử Hãy bắt đầu từ sau khi đã cài đặt xong chương trình Encore lên máy tính của bạn 1. Các thao tác đầu tiên Encore có một số tùy chọn ngầm định đôi khi làm cho người mới sử dụng thấy khó khăn, chúng ta nên đặt lại. Đầu tiên là chức năng Auto Guess/Beam, chức năng này dùng để tự động nối chùm (beam) các nốt nhạc, chúng ta vào Menu Setup để bỏ dấu chọn ở Auto Guess/Beam đi

Upload: weekdaysman9030

Post on 19-Jun-2015

1.063 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Sử dụng Encore chép một bài hát thật đơn giản, chúng ta có thể làm theo

hướng dẫn gồm 5 phần việc chính sau:

1. Các thao tác đầu tiên

2. Kẻ khuông nhạc, chọn chỉ số nhịp

3. Chép nốt nhạc và các ký hiệu trong khuông nhạc

4. Chép lời và các dòng văn bản khác

5. Lưu lại, căn chỉnh, trình bày, in ấn, nghe thử

Hãy bắt đầu từ sau khi đã cài đặt xong chương trình Encore lên máy tính

của bạn

1. Các thao tác đầu tiên

Encore có một số tùy chọn ngầm định đôi khi làm cho người mới sử dụng

thấy khó khăn, chúng ta nên đặt lại. Đầu tiên là chức năng Auto

Guess/Beam, chức năng này dùng để tự động nối chùm (beam) các nốt

nhạc, chúng ta vào Menu Setup để bỏ dấu chọn ở Auto Guess/Beam đi

Page 2: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Tiếp theo là chức năng Auto Space, chức năng này dùng để Encore tự

động chọn vị trí cho nốt nhạc trong ô nhịp, chúng ta cũng vào Menu

Setup để bỏ dấu chọn ở Auto Space đi.

Để nghe được bản nhạc và có thể kiểm tra trường độ, cao độ của bản nhạc

đã đúng như ý mình hay chưa, chúng ta vào Menu Setup/MIDI Setup như

hình sau

Page 3: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Chúng ta sẽ thấy hiện ra cửa sổ MIDI Setup,

Ở phần trên cùng MIDI Out (cổng ra cho âm thanh MIDI), chúng ta bấm

vào mũi tên đen bên cạnh Port A, đưa xuống và chọn Microsoft GS

Wavetable SW Synth, sau đó làm tương tự với Port B rồi bấm OK. Cuối

cùng là vào Menu Setup, chọn Save Preferences để lưu lại những tùy

chọn chúng ta vừa thiết lập cho những lần sau sử dụng Encore.

2. Kẻ khuông nhạc, chọn chỉ số nhịp

Chúng ta bắt đầu bằng việc chép một bài hát đơn giản, bài “Cả nhà

thương nhau”. Hình sau là bài hát chúng ta định chép

Page 4: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Để chép một bản nhạc, một bài hát thì trước tiên cần có “giấy chép

nhạc”. Chúng ta mở chương trình Encore, chọn File/New như hình sau

Page 5: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

một cách khác thay vì chọn Menu File/New là bấm Ctrl+N, tức là bấm và

giữ phím Ctrl (hay Control) rồi bấm thêm phím N, ta sẽ thấy hiện ra cửa

sổ sau

Bài hát chỉ có một dòng nhạc nên ta chọn Single Staves, gõ số 1 vào ô

Staves per system. Mục Systems per page để chọn số dòng nhạc cho mỗi

trang, mục Measures per system để chọn số ô nhịp cho mỗi dòng nhạc, ta

đặt số tùy theo từng bài. Với bài hát Cả nhà thương nhau, ta chọn 4 dòng

nhạc và 4 ô nhịp mỗi dòng.

Khuông nhạc đã có, ta tiếp tục chọn chỉ số nhịp bằng cách bấm Ctrl+A để

bôi đen toàn bộ bản nhạc rồi vào Menu Measures, chọn Time Signature

như hình sau

Page 6: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Cửa sổ Time Signature sẽ hiện ra

Ta chọn nút rồi bấm OK, chỉ số nhịp 2/4 đã được đặt ở đầu bản

nhạc.

Ta đã có trang giấy trắng để chép nhạc như sau

Page 7: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Tuy nhiên thanh công cụ Notes hiện đang che khuất phần bên trái bản

nhạc khiến chúng ta khó quan sát, chúng ta có thể bấm chuột vào phần

đầu màu xanh của Thanh công cụ rồi kéo nó sang bên phải màn hình, lúc

này màn hình sẽ có dạng

Các dòng nhạc cách xa nhau, chúng ta có thể bấm chuột vào góc trên bên

trái của khuông nhạc thứ hai rồi kéo rê lên trên cho sát hơn vào khuông

nhạc đầu tiên. Làm tương tự với khuông nhạc thứ ba và tư, chúng ta sẽ

được trang giấy có dạng

Page 8: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

3. Chép nốt nhạc và các ký hiệu trong khuông nhạc

Nhắp vào biểu tượng bút chì để bắt

đầu chép nhạc. Mỗi nốt nhạc được ghi

bằng cách bấm chuột vào nốt (hoặc dấu

lặng) có trường độ phù hợp trên thanh

công cụ Notes (hình bên), sau đó đưa

chuột vào cao độ phù hợp trên khuông

nhạc rồi bấm, ta sẽ có nốt nhạc đầu tiên.

Page 9: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Cần lưu ý là trên thanh công cụ Notes, các trường độ (của nốt và dấu

lặng) từ tròn đến móc 5 đều chọn đơn giản, nhưng có hai trường hợp

riêng sau đây

- Chép nốt có chấm dôi, cần nhắp vào trường độ phù hợp và dấu chấm dôi

(phía sát dưới cùng của thanh công cụ Notes) trước, rồi bấm vào

khuông nhạc sau.

- Chép chùm ba, cần nhắp vào trường độ phù hợp và dấu chùm ba

(dưới cùng của thanh công cụ Notes) trước, rồi bấm vào khuông nhạc sau.

Chèn thêm ô nhịp: Khi chép đến khuông nhạc thứ 3, ta thấy khuông nhạc

chỉ có 4 ô nhịp trong khi muốn có 5 ô nhịp, ta làm như sau. Vào Menu

Measures chọn Add Measure

Cửa sổ Add Measure hiện ra

Page 10: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Ta chọn Add 1 ô nhịp bằng cách gõ số 1 vào cạnh chữ Add. Một ô nhịp

đã được thêm vào bản nhạc nhưng số ô nhịp ở khuông nhạc thứ 3 vẫn là

4. Ta nhắp chuột vào dấu mũi tên sát dưới dòng Menu, nhắp vào vị

trí bất kỳ trên khuông nhạc thứ 3 rồi vào Menu Score chọn Measures per

System

Của sổ tùy chọn hiện ra

Page 11: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Ta gõ số 5 thay cho số 4 để tăng số ô nhịp lên 5. Tùy chọn Only this

system để tăng lên 5 ô nhịp cho riêng khuông nhạc hiện tại – là khuông

nhạc thứ 3. (Còn nếu muốn tăng lên 5 cho tất cả các khuông nhạc kể từ

khuông nhạc thứ 3 trở đi, ta chọn vào All remaining systems)

Do tăng thêm khuông nhạc nên bản nhạc có thể tự thêm trang thành hai

trang như hình sau, phần khoanh đỏ

ta nhắp vào số 2 để chọn trang số 2 thừa ra để xóa đi bằng cách vào Menu

Score chọn Delete Page như hình sau

Page 12: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Cửa sổ tùy chọn hiện ra, có lưu ý việc xóa trang này là không thể phục

hồi (UNDOABLE).

Nếu cần thiết chúng ta có thể vào Menu Score chọn Add Page để thêm

trang, nhưng đó là trang trắng. Nếu trang đã xóa có nốt nhạc hay lời thì

chúng ta không làm nó hiện lại được.

Dấu hóa (Thăng – Giáng – Bình): Bài Cả nhà thương nhau không có

những dấu hóa, nhưng nếu muốn chép dấu hóa vào bản nhạc, cũng rất

đơn giản. Chúng ta chép nốt nhạc trước, sau đó bấm chuột vào dấu hóa

cần thiết trên thanh công cụ Notes, rồi bấm vào nốt nhạc ta muốn thêm

Page 13: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

dấu hóa để thêm dấu hóa vào. Bấm thêm lần nữa, dấu hóa vừa thêm vào

sẽ mất đi.

Khi nào có thao tác sai muốn sửa chữa thì vào Menu Edit chọn Undo

hoặc bấm Ctrl+Z để xóa thao tác ngay trước đó. Nếu thao tác sai cần sửa

không phải vừa thực hiện mà là trước đó, cũng có thể dùng công cụ Cục

tẩy (Eraser) để xóa đi, tuy nhiên cách này có thể gây khó khăn cho

việc chép những nốt tiếp theo. Vậy nên tốt nhất là hãy tạm thời bỏ qua mà

cứ chép cho xong, rồi sẽ chỉnh sửa lại bằng kỹ thuật chỉnh sửa (edit) sẽ

được đề cập ở phần sau.

Sau khi đã chép hết các nốt, bản nhạc Cả nhà thương nhau sẽ trông như

sau

Lúc này ta chép đến các dấu nối chùm (Beam), dấu luyến (Slur), dấu

ngân (Tie). Để thực hiện những thao tác này, trước tiên ta bấm vào nút

Page 14: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

mũi tên để từ chế độ làm việc “chép nốt nhạc” sang chế độ biên tập

(edit)

Để nối chùm, ta bôi đen hai nốt cần nối bằng cách bấm chuột rồi kéo rê từ

góc trên bên trái tới góc dưới bên phải của hai nốt cần nối, hai nốt sẽ

được bôi đen như sau (ví dụ hai nốt rê và đô ở dòng đầu tiên)

Sau khi đã bôi đen hai nốt, ta bấm Ctrl+M hoặc vào Menu Notes/Beams

chọn Beam Group như hình sau

Page 15: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Kết quả là hai nốt đã được nối chùm (Beam) với nhau như sau

Page 16: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

ta lặp lại các thao tác với các chùm khác.

Để viết dấu luyến Slur (như trong ví dụ đang làm là luyến từ rê xuống đô

ở từ “giống”), trước tiên là cũng bôi đen hai nốt cần luyến như cách vừa

nói ở trên, sau đo chúng ta bấm Ctrl+L hoặc vào Menu Notes chọn Slur

Notes như hình sau

Kết quả là dấu luyến đã được viết lên phía trên 2 nốt rê và đô

Page 17: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Để viết dấu ngân hay dấu nối (Tie notes), cũng bôi đen hai nốt cần nối,

rồi bấm Ctrl+T hoặc vào Menu Notes chọn Tie Notes như hình sau

Page 18: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Kết quả là hai nốt cuối đã được nối với nhau

Để chọn hai nốt nhạc, ngoài cách kéo rê chuột như trên, cũng còn có một

cách chọn khác mà bắt buộc phải sử dụng trong trường hợp cần viết một

dấu láy giữa hai nốt nằm cách xa nhau, thậm chí nằm trên hai khuông

nhạc (system) khác nhau – tất nhiên cách này cũng dùng được cho hai nốt

cạnh nhau. Đó là bấm giữ phím Shift rồi nhắp chuột vào đầu nốt nhạc

(head of note) thứ nhất, sau đó vẫn giữ Shift, nhắp tiếp đầu nốt nhạc thứ

hai, kết quả là đầu hai nốt nhạc được chọn sẽ bị bôi đen như hình sau

Page 19: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Sau khi đã chọn hai nốt, bấm Ctrl+M để Beam, Ctrl+T để Tie hoặc

Ctrl+L để Slur tùy trường hợp.

Vạch nhịp và hồi chuyển: Bài Cả nhà thương nhau đơn giản và không có

hồi chuyển, nhưng giả sử như chúng ta phải hát hai lần hai câu đầu (cũng

là hai khuông nhạc – systems – đầu) rồi mới đến câu thứ 3 và thứ tư,

chúng ta làm như sau:

Khi đang ở chế độ edit (bấm biểu tượng mũi tên để bắt đầu chế độ edit)

chúng ta nhắp đúp chuột vào ô nhịp đầu tiên, ô nhịp đầu tiên sẽ được bôi

đen. Sau đó vào Menu Measures / Barline Types như hình sau

Page 20: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

ta sẽ thấy hiện ra cửa sổ sau:

Page 21: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Nhắp chuột vào ô khoanh đỏ bên phía Left Style như hình trên rồi OK.

Sau đó nhắp đúp chuột vào ô nhịp cuối của khuông nhạc thứ hai để bôi

đen toàn ô nhịp này, vào lại Menu Measures / Barline Types để hiện cửa

sổ tùy chọn Barline Types

Lần này chúng ta chọn ở phía Right Style nút được khoanh đỏ như hình

trên, kết quả sẽ được như sau

Page 22: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Trong những hồi chuyển phức tạp hơn, chẳng hạn như bài hát sau:

Việc sửa các vạch nhịp chúng ta làm như trên, nhưng cần phải đánh dấu

để hát (hay đàn) ô nhịp (measure) thứ 9 thì quay lại, nhưng lần này hết ô

nhịp thứ 8 thì bỏ qua ô nhịp 9 mà sang ô nhịp 10 luôn. Chúng ta nhắp đúp

chuột ở ô nhịp 9 để bôi đen toàn ô nhịp rồi vào Menu Measures chọn

Endings, cửa sổ tùy chọn Endings sẽ mở ra như sau

Page 23: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Chúng ta nhắp chuột vào ô First như hình trên rồi OK. Tiếp đó nhắp đúp

chuột vào ô nhịp 10, vào lại Measures / Endings

Lần này chúng ta chọn Second để chơi (đàn hay hát) từ ô nhịp 10 ở lần

chơi thứ hai. Dấu check luôn được chọn sẵn ở ô Play Them, chúng ta nhớ

để nguyên. Chữ số 1 hay 2 hiện ra ở dấu hồi chuyển phía trên khuông

nhạc, ta có thể chọn Font và cỡ chữ cho nó bằng cách nhắp chuột vào nút

Font trong cửa sổ tùy chọn Measure Endings như hình sau

Page 24: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

4. Chép lời và các dòng văn bản khác

Chúng ta bấm chuột vào chữ Notes ngay dưới

phần đầu màu xanh của thanh công cụ Notes,

và bấm tiếp nhiều lần, nó sẽ chuyển lần lượt

thành các thanh công cụ khác, đến khi hiện

thanh công cụ Graphic, chúng ta nhắp chuột

vào nút L (Lyrics) để chép lời

Khi bật thanh Graphic thì Menu trên cùng của Encore cũng tự động có

thêm mục Text, ta vào Menu Text / Font để chọn Font chữ cho phần

Lyrics. Cửa sổ Font sẽ hiện ra

Page 25: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Để chép lời bài hát bằng tiếng Việt, chúng ta phải chọn một trong những

phông tiếng Việt bắt đầu bằng .vn (chẳng hạn, như hình trên là .VnTime).

Chúng ta cũng có thể chọn cỡ chữ ở mục Size (thông thường, nếu là font

chữ .VnTime thì cỡ 14 là vừa phải), hay vào Font Style để chọn kiểu chữ

thường (Regular), nghiêng (Italic), đậm (Bold) hay vừa đậm vừa nghiêng

(Bold Italic), hoặc chọn chữ gạch chân bằng cách đánh dấu vào ô check ở

chữ Underline.

Sau khi chọn font chữ và bấm chuột vào nút , một mũi tên màu hồng

xuất hiện ngoài lề trái của khuông nhạc ngang với chỗ sẽ hiển thị lời hát.

Bấm chuột vào đầu nốt nhạc nào, con chuột sẽ nhấp nháy bên dưới

khuông nhạc ở vị trí lời tương ứng với nốt nhạc đó, chúng ta gõ lời vào

Cũng cần lưu ý là để gõ những font chữ kiểu .Vn thì cần chọn bảng mã

TCVN chứ không phải Unicode.

Page 26: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Trong khi chép lời bài hát, đánh một dấu cách (Space Bar), con trỏ sẽ

nhảy sang phần lời tương ứng với nốt nhạc kế tiếp, ngay cả khi nốt nhạc

kế tiếp là ở khuông nhạc dưới, rất thuận tiện với chúng ta. Nếu bài hát có

hai lời (hoặc nhiều hơn), sau khi hết lời một, để đánh lời hai, chúng ta

nhắp chuột vào nút ngay bên dưới dòng Menu, cửa sổ Voice sẽ

trải xuống như hình sau

Page 27: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Dấu check đang hiện ra bên cạnh chữ All Voices, chúng ta chọn chuột

xuống số 2 (hoặc 3, 4…) để chép lời 2 (hoặc 3, 4…). Khi nào muốn hiển

thì tất cả các lời thì chọn trở lại All Voices.

Để chép tiêu đề bài hát, tên tác giả cũng như chỉ dẫn đầu bài, chúng ta

vào Menu Score chọn Text Elements như hình sau:

Page 28: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Cửa sổ Text Elements sẽ hiện ra

Chúng ta chọn Score Title (Center) để ghi tên bài hát, Composer (Right

Title) để ghi tên tác giả, Instructions (Left Title) để ghi chỉ dẫn (như

Page 29: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

nhanh, chậm, tình cảm, tha thiết…). Để hiển thị những nội dung này bằng

tiếng Việt, nhắp chuột vào Font để chọn tiếng Việt. Việc chọn Font này

được thực hiện riêng cho Score Title (Center), Composer (Right Title) và

Instructions (Left Title), nghĩa là để viết cả 3 mục bằng Font tiếng Việt

thì chúng ta phải chọn Font tiếng Việt 3 lần riêng sau khi nhắp vào Score

Title (Center), Composer (Right Title) hay Instructions (Left Title).

5. Lưu lại, căn chỉnh, trình bày, in ấn, nghe thử

Ở bất cứ khâu nào của công việc ta cũng có thể bấm Ctrl+S hay vào

Menu File chọn Save để lưu lại công việc dở dang. Ở lần lưu đầu, chúng

ta sẽ cần đặt tên cho file và chọn vị trí chúng ta lưu file lại.

Chúng ta cũng có thể lưu file nhạc với đuôi MIDI để nghe file nhạc

dạng .mid bằng Windows Media Player hay phần mềm nghe nhạc khác

mà không cần có phần mềm Encore.

Để căn chỉnh vị trí phần lời lên trên hay xuống dưới, sau khi bấm chuột

vào nút , chúng ta bấm và kéo chuột vào mũi tên màu hồng trên lề trái

để đưa phần lời sát vào hoặc xa ra khỏi khuông nhạc. Nếu lời đánh sai

cần hiệu chỉnh, nhắp chuột vào nút rồi nhắp thẳng vào vị trí lời cần

hiệu chỉnh.

Để hiệu chỉnh phần nhạc, ta nhắp vào mũi tên sát bên dưới dòng

Menu để bật chế độ edit. Để di chuyển nốt nhạc (không thay đổi trường

độ của nốt) theo hướng sang ngang (không làm thay đổi cao độ của nốt)

hoặc lên xuống (thay đổi cao độ), chúng ta chỉ việc nhắp và giữ chuột vào

đầu (Head of Note) nốt nhạc (hay dấu lặng) rồi kéo rê đến vị trí mong

muốn và thả ra.

Để chỉnh độ rộng của ô nhịp, tức là di chuyển vị trí của vạch nhịp sang

phải hay trái, chúng ta nhắp và giữ chuột vào phần đầu trên của vạch nhịp

và kéo rê đến vị trí mong muốn và thả ra.

Page 30: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Để chỉnh vị trí của một từ trong lời hát sang trái hay phải, cũng dùng cách

kéo – thả bằng chuột như trên.

Để xóa nốt nhạc, dấu lặng, lời hát hay các dấu Tie - ngân, Beam – chùm

nốt, Slur – luyến, các dấu hồi chuyển bên trên khuông nhạc hay các Text

Elements như Tiêu đề, tên tác giả hoặc chỉ dẫn đầu bài, ta đều có thể kích

hoạt chế độ Xóa bằng cách bấm vào hình Cục tẩy (Eraser) sát dưới dòng

Menu . Để chuyển từ chế độ xóa sang chế độ Chép nhạc hay Biên tập

(Edit), ta lại nhắp chuột sang hình Bút chì để Chép nhạc hoặc Mũi

tên để Biên tập.

Để căn chỉnh tổng thể trang nhạc, ta vào Menu File / Page Setup như hình

sau

Cửa sổ tùy chọn Page Setup sẽ hiện ra

Page 31: Viet Bai Hat Khi Khong Biet Nhac

Theo kinh nghiệm của nhiều người dùng Encore thì nên chọn hiển thị

90% kích cỡ, và lề khoảng ¾”, tức là 2cm là vừa phải.

Sau khi đã đặt kích cỡ trang nhạc, để in bản nhạc, có thể vào Menu File /

Print hoặc bấm Ctrl+P, chọn máy in và các thông số khác để in bản nhạc

ra.

Để nghe thử và dễ kiểm tra chúng ta chép có đúng hay không, chúng ta

nhắp nút Mũi tên , nhắp chuột vào trước vị trí nốt bắt đầu muốn nghe

rồi bấm nút Play sát dưới dòng Menu để nghe. Muốn dừng nghe ta

bấm nút Stop cạnh đó để ngừng lại.

Trên đây là những bước dễ dàng nhất để chúng ta hoàn tất việc chép một

bài hát. Trong khi làm việc với Encore, chúng ta sẽ dần dần nắm thêm các

phím tắt (Shortcuts) để làm việc nhanh chóng hơn.

Chúc các bạn thành công!