the bomb story

12
PHÂN TÍCH HÌNH VHC VÀ QUY LUT ÂM HÌNH VĐỐI VI CÁC YU TPHÁI SINH VÀ CHỨC NĂNG TRONG TING ANH QUA T―BOMB‖ Hunh Quang Minh Đại học Đà Lạt 1. Gii thiu Gần đây, tôi được phân công ging dy bmôn Morphology and Semantics trong chương trình đào tạo Cnhân Anh văn của khoa Ngoi ngtrường Đại học Đà Lạt. Đây là một cơ hội quý báu để cá nhân tôi được ôn luyện và đánh giá lại nhng kiến thc Ngôn nghọc đã được trang btthời sinh viên, đồng thi tìm hiu thêm nhng phm vi Hình vhc và Ngnghĩa học tiếng Anh mà ttrước đến gichưa có dịp nghiên cu. Trong quá trình ging dy, vì là lần đầu tiên đứng lp môn hc này nên tôi đã gặp phi không ít vấn đề hóc búa, đặc bit là phn Hình vhc (Morphology), phn vì kiến thc chuyên môn còn hn chế, phn vì lượng và ngun tài liu tham kho có hn, phn vì bn cht bmôn gn lin vi nhiu ngành khoa học khác có liên quan, như Âm vị hc (Phonology), Ngnghĩa học (Semantics), Tnguyên học (Etymology), v.v… Giáo trình tôi chn sdng cho chương Hình vị học này là Chương 4 của cun Language: Its Structure and Use ca tác giEdward Finegan (n bn 1994, trang 76116). Ngoài ra, trong quá trình ging dy có tham kho thêm mt stài liu khác, chyếu là O’Grady et al. (2001), Fromkin et al. (1990), Laurence (2006), và Yule (2006). 2. Đặt vấn đề Mt trong nhng vấn đề hóc búa ny sinh trong chương Hình vị hc nm phn Âm hình v(Morphophonology), khi bàn đến nhng quy lut âm hình v(morphophonological rules) tác động đến các tha hình v(allomorphs) ca cùng mt hình v(morpheme). Ví dnhư trường hp hình vs biểu đạt snhiều đối vi danh ttiếng Anh tn ti 3 dng tha hình v, lần lượt là , như trong ―buses‖ (xe buýt [+ PLURAL]), như trong ―bikes‖ (xe đạp [+ PLURAL]), hay như trong ―cars‖ (xe hơi [+ PLURAL]), xem thêm Finegan (103109). Đi xa hơn, Finegan phân tích và phát biu các quy lut âm hình vtác động đến dng tim đạt (underlying form) ca tvà hình vđể hình thành dng biểu đạt (surface form). Ví dnhư t―photograph‖ (chụp nh), scó dng tiềm đạt là , vì khi thêm hu ter [+ AGENT] vào, chúng ta scó t―photographer‖ (thợ chp ảnh) được phát âm . Như vậy, vi dng tiềm đạt như trên, trải qua 2 quy lut biến đổi âm là (1) quy lut Schwa hoá nguyên âm và (2) quy lut Âm đập (flap), người nói sphát âm thành dng biểu đạt (Finegan, 108). Xem thêm Finegan (107—109) để hiểu rõ hơn ni dung này. Trong phn bài tp của chương này, tác giả đặt vấn đề tương tự vi mt stkhác trong tiếng Anh để gợi ý người đọc tìm ra mi liên quan gia các t, dng tiềm đạt ca tvà các quy lut biến hoá t. Mt trong nhng tđược đưa ra là từ ―bomb‖ (quả bom). 3. “Căn tố” bomb, dng tiềm đạt và các quy luật tác động Khi bt tay vào phân tích tbombvà tìm kiếm các tliên quan, vấn đề dn trnên phc tp hơn. Cuốn Webster’s New World Dictionary and Thesaurus cho đến 30 mc tbt đầu bng bomb, chưa kể các tphái sinh, nhưng tiêu biu cho quá trình phân tích có thla chn nhng tnhư sau:

Upload: ech-keu-em

Post on 28-Jun-2015

209 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: The Bomb Story

PHÂN TÍCH HÌNH VỊ HỌC VÀ QUY LUẬT ÂM HÌNH VỊ ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ

PHÁI SINH VÀ CHỨC NĂNG TRONG TIẾNG ANH QUA TỪ ―BOMB‖

Huỳnh Quang Minh

Đại học Đà Lạt

1. Giới thiệu

Gần đây, tôi được phân công giảng dạy bộ môn Morphology and Semantics trong chương

trình đào tạo Cử nhân Anh văn của khoa Ngoại ngữ trường Đại học Đà Lạt. Đây là một cơ

hội quý báu để cá nhân tôi được ôn luyện và đánh giá lại những kiến thức Ngôn ngữ học đã

được trang bị từ thời sinh viên, đồng thời tìm hiểu thêm những phạm vi Hình vị học và Ngữ

nghĩa học tiếng Anh mà từ trước đến giờ chưa có dịp nghiên cứu.

Trong quá trình giảng dạy, vì là lần đầu tiên đứng lớp môn học này nên tôi đã gặp phải

không ít vấn đề hóc búa, đặc biệt là ở phần Hình vị học (Morphology), phần vì kiến thức

chuyên môn còn hạn chế, phần vì lượng và nguồn tài liệu tham khảo có hạn, phần vì bản chất

bộ môn gắn liền với nhiều ngành khoa học khác có liên quan, như Âm vị học (Phonology),

Ngữ nghĩa học (Semantics), Từ nguyên học (Etymology), v.v… Giáo trình tôi chọn sử dụng

cho chương Hình vị học này là Chương 4 của cuốn Language: Its Structure and Use của tác

giả Edward Finegan (ấn bản 1994, trang 76—116). Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy có

tham khảo thêm một số tài liệu khác, chủ yếu là O’Grady et al. (2001), Fromkin et al. (1990),

Laurence (2006), và Yule (2006).

2. Đặt vấn đề

Một trong những vấn đề hóc búa nảy sinh trong chương Hình vị học nằm ở phần Âm hình

vị (Morphophonology), khi bàn đến những quy luật âm hình vị (morphophonological rules)

tác động đến các tha hình vị (allomorphs) của cùng một hình vị (morpheme). Ví dụ như

trường hợp hình vị –s biểu đạt số nhiều đối với danh từ tiếng Anh tồn tại 3 dạng tha hình vị,

lần lượt là , như trong ―buses‖ (xe buýt [+ PLURAL]), như trong ―bikes‖ (xe đạp [+

PLURAL]), hay như trong ―cars‖ (xe hơi [+ PLURAL]), xem thêm Finegan (103—109).

Đi xa hơn, Finegan phân tích và phát biểu các quy luật âm hình vị tác động đến dạng tiềm

đạt (underlying form) của từ và hình vị để hình thành dạng biểu đạt (surface form). Ví dụ như

từ ―photograph‖ (chụp ảnh), sẽ có dạng tiềm đạt là , vì khi thêm

hậu tố –er [+ AGENT] vào, chúng ta sẽ có từ ―photographer‖ (thợ chụp ảnh) được phát âm

là . Như vậy, với dạng tiềm đạt như trên, trải qua 2 quy luật biến đổi âm là (1)

quy luật Schwa hoá nguyên âm và (2) quy luật Âm đập (flap), người nói sẽ phát âm thành

dạng biểu đạt (Finegan, 108). Xem thêm Finegan (107—109) để hiểu rõ hơn

nội dung này.

Trong phần bài tập của chương này, tác giả đặt vấn đề tương tự với một số từ khác trong

tiếng Anh để gợi ý người đọc tìm ra mối liên quan giữa các từ, dạng tiềm đạt của từ và các

quy luật biến hoá từ. Một trong những từ được đưa ra là từ ―bomb‖ (quả bom).

3. “Căn tố” bomb, dạng tiềm đạt và các quy luật tác động

Khi bắt tay vào phân tích từ ―bomb‖ và tìm kiếm các từ liên quan, vấn đề dần trở nên

phức tạp hơn. Cuốn Webster’s New World Dictionary and Thesaurus cho đến 30 mục từ bắt

đầu bằng bomb–, chưa kể các từ phái sinh, nhưng tiêu biểu cho quá trình phân tích có thể lựa

chọn những từ như sau:

Page 2: The Bomb Story

A B bomb (quả bom) bombard (dội bom, oanh tạc)

bomb (đánh bom) bombardier (lính dội bom)

bombs [+ PLURAL] bombast (lối khoa trương)

bomber (kẻ đánh bom) bombastic (khoa trương)

bombing [+ PRES. PART.] BOUND MORPHEME

bombed [+ PAST] ? DEVIRATIONAL SUFFIX

[+ AGENT] ? DEVIRATIONAL SUFFIX

INFLECTIONAL SUFFIXES ? DEVIRATIONAL SUFFIX

Qua xem xét các ví dụ trên, ta thấy:

(1) Căn tố bomb– (tạm gọi như vậy, vì chưa chắc những từ ở cột B đã có cùng gốc với

những từ ở cột A) trong tất cả các trường hợp đều được phát âm là –, dù

được nhấn hay không nhấn; như vậy vấn đề không nằm ở nguyên âm và các

quy luật tác động (nếu có) không làm thay đổi nguyên âm;

(2) Âm /b/ tận cùng trong căn tố bomb– không được phát âm trong các từ ở nhóm A

–, và được phát âm trong các từ ở nhóm B –; (3) Gốc ―bomb‖ ở các từ trong cột A đều được nhấn, trong khi chỉ có ở từ ―bombast‖

trong cột B được nhấn chính (primary stress), nhưng âm tiết còn lại trong

―bombast‖ cũng đồng thời được nhấn phụ (secondary stress);

(4) Các phụ tố thêm vào ―bomb‖ trong cột A đều không làm thay đổi cấu trúc trọng

âm của từ, trong khi phần thêm vào ở cột B đều có tác dụng làm thay đổi cấu trúc

trọng âm của từ (stress shift).

Vậy nếu cho rằng tất cả các từ ở A và B đều được phái sinh từ một căn tố chung là

bomb–, chúng ta có thể xác định dạng tiềm đạt của ―bomb‖ là và khái quát quy luật

âm hình vị tác động đến dạng tiềm đạt đó, dựa vào (1), (2) và (3), như sau:

? → / stressed

?(Âm trong được lược bỏ đi khi nằm trong âm tiết được nhấn).

với trường hợp ―bombast‖ là ngoại lệ. (GIẢ THIẾT 1)1 2

Suy rộng ra, với những trường hợp khác như climb, iamb và iambic, crumb và crumble,

có thể phát biểu quy luật như sau:

*/b/ → Ø / ___m# [+ STRESS]

*Delete /b/ when it follows /m/ at the end of a stressed syllable.

1 Laurence (2006) gợi ý các từ liên quan đến ―căn tố‖ bomb như sau:

bomb bombing bombs bombed bombard bomber bombastic bombardier {verb suffix} {pres. part.} {noun suffix} {noun suffix} {past tense} {plural} {adjective suffix}

Tuy nhiên phải nhận thấy rằng lập luận trên có một vài điểm không chính xác, vì (1) trong tiếng Anh

không đóng vai trò là hậu tố phái sinh động từ (verb derivational suffix) như được trình bày ở phần 4.1.; và (2)

cũng trong phần 4.1., bomb– trong ―bombastic‖ và bomb– trong ―bomb‖ xuất phát từ hai gốc Hy Lạp khác nhau,

vì vậy không thể căn cứ hoàn toàn vào bảng trên để khái quát quy luật.

2 Về ngoại lệ của các quy luật âm hình vị, xem O’Grady et al. (167): ―[...] a frequent feature of

morphophonemic rules: they often have exceptions. In this, they contrast with allophonic rules, which apply

very generally.‖ (Các quy luật âm hình vị có đặc điểm khác với các quy luật âm vị là chúng thường có ngoại lệ).

Page 3: The Bomb Story

*(Bỏ âm /b/ khi nó theo sau âm /m/ ở cuối một âm tiết được nhấn).

Tuy vậy, có thể dễ dàng nhận thấy quy tắc này không đúng với những trường hợp

―amber‖ , ―lambent‖ , ―clamber‖ , hay ―iambic‖ . Từ đó có thể giả định rằng không có quy luật thuần âm vị khái quát cho các trường hợp trên,

mà phải phối hợp với các căn cứ phân tích hình vị3.

Cũng với các trường hợp tương tự như vậy, Fromkin và các cộng sự đã khái quát hoá quy

luật trên thành quy luật bỏ âm (deletion rule) như sau:

*Delete a word-final when it occurs after an . *(Bỏ âm ở cuối từ nếu theo sau âm ).

(Fromkin et al., 146).

Tuy nhiên, trong trường hợp này chúng ta lại dễ dàng nhận thấy quy luật đưa ra không

đúng, vì với các trường hợp bomber, bombing, bombed, hay bombs chẳng hạn, âm /b/ không

hề đứng cuối từ nhưng vẫn bị lược bỏ. Như vậy, chúng ta thử thay đổi quy luật đó như sau:

?Delete a free-morpheme-final /b/ when it occurs after an /m/.

?(Bỏ âm /b/ ở cuối một hình vị đơn lập nếu theo sau âm /m/).

Khi này điều kiện cần thiết để minh chứng quy luật này là (1) căn tố bomb– trong những

trường hợp so sánh giữa A và B phải cùng một gốc, và (2) căn tố bomb– trong cột A là hình

vị đơn lập (free morpheme), còn bomb– trong cột B không là hình vị hoặc là hình vị phụ

thuộc (bound morpheme). (GIẢ THIẾT 2)

Đối với quy luật này, thoạt đầu có thể dễ dàng bác bỏ nếu xét trường hợp ―iamb‖

(nhịp thơ) và tính từ ―iambic‖ , nhưng đây lại là trường hợp đặc biệt khi

căn cứ nguồn gốc của từ. Xuất hiện từ giữa thế kỷ 19, ―iamb‖ là từ đã được Anh hoá từ

nguyên gốc Hy Lạp iambos (xem Online Etymology Dictionary). Như vậy hình vị gốc của

―iamb‖ phải là iambus , với âm là một phần cố định của hình vị. Trường hợp

âm bị mất trong ―iamb‖ là một trường hợp phái sinh ngược hoàn toàn so với những gì

chúng ta đang khảo sát ở đây (xem 5.).

Đồng thời, nếu xét thêm yếu tố (4) và lập luận như với GIẢ THIẾT 1 (xem 4.1.), chúng ta

sẽ đi đến kết luận rằng các phụ tố trong cột A làm thay đổi dạng tiềm đạt – vì chúng

nó không có chức năng làm thay đổi cấu trúc trọng âm, trong khi điều ngược lại sẽ đúng với

các phụ tố trong cột B, từ đó có thể phát biểu quy luật như sau:

?/b/ → Ø / ___m# (fm.) + {(bm.) [– SHIFT]}

?Delete /b/ when it follows /m/ at the end of a free morpheme and when followed by a

bound morpheme not causing stress shift.

?Bỏ âm /b/ khi nó theo sau âm /m/ trong một hình vị đơn lập hoặc được theo sau bởi một

hình vị phụ thuộc không làm thay đổi trọng âm.

Quy luật này đúng với tất cả các trường hợp đã nói trên, nhưng có thể tìm phản chứng

hoặc đi sâu phân tích từng loại hình hình vị để làm chính xác hơn quy luật. (GIẢ THIẾT 3)

4. Kiểm chứng các giả thiết

4.1. Kiểm chứng GIẢ THIẾT 1

3 Có thể lý luận rằng âm /b/ trong là phụ âm kết (coda) của âm tiết thứ nhất hoặc phụ âm đầu

(onset) của âm tiết thứ hai . Trong trường hợp này cần phân biệt giữa khái niệm âm tiết và hình vị, và không

nhất thiết phải căn cứ vào phân tích hình vị để xác định biên hạn âm tiết (syllable boundaries), như trong trường

hợp này chỉ có một hình vị, nhưng lại có hai âm tiết. Cần phải căn cứ vào dạng quy ước cho phép

(permissible constraints) của cấu trúc âm tiết trong tiếng Anh để xác định biên hạn âm tiết.

Page 4: The Bomb Story

Như vậy, để GIẢ THIẾT 1 đúng, cần chứng minh:

(1.1) bomb– trong ―bombard‖ phải là một hình vị riêng biệt

(1.2) hình vị bomb– trong ―bomb‖ và bomb– trong ―bombard‖ giống nhau, tức là cùng

một gốc từ.

(1.3) hình vị bomb– trong ―bomb‖ và bomb– trong ―bombast‖ không giống nhau, tức là

không cùng một gốc từ.

Nói khác đi, với (1.1) và (1.2) thì phải chứng minh trong ―bombard‖, bomb– phải là một

hình vị đơn lập, tức là ―bomb,‖ và –ard phải là một hình vị phụ thuộc được nhận biết trong

tiếng Anh (1.4).

Với mục đích truy nguyên từ như vậy, khi tra các từ điển Online Etymology Dictionary và

Webster’s New Word Dictionary and Thesaurus thì kết quả thu được, đều giống nhau, như

sau:

bomb (n.): 1588, from Fr. bombe, from It. bomba, probably from L. bombus "a buzzing or booming

sound," from Gk. bombos "deep and hollow sound," echoic. Originally of mortar shells, etc.; modern

sense of "explosive device placed by hand or dropped from airplane" is 1909. Meaning "old car" is

from 1953. Meaning "success" is from 1954 (though late 1990s slang in the bomb "the best" is

probably a fresh formation); opposite sense of "a failure" is from 1963. The bomb "atomic bomb" is

from 1945. Bomber as a type of military aircraft is from 1917. Bombed "drunk" is from 1959.

bombard: c.1430 (n.), 1598 (v.), from Fr. bombarder, from bombarde "mortar, catapult," from bombe

(see bomb). The same word, from the same source, was used c.1393 in reference to a bassoon-like

musical instrument.

bombast (n.): 1568, "cotton padding," corrupted from earlier bombace (1553), from O.Fr. bombace

"cotton, cotton wadding," from L.L. bombacem, acc. of bombax "cotton, 'linteorum aut aliae quaevis

quisquiliae,' " a corruption and transf. use of L. bombyx "silk," from Gk. bombyx "silk, silkworm"

(which also came to mean "cotton" in Medieval Gk.), from some oriental word, perhaps related to

Iranian pambak (modern panba) or Armenian bambok, perhaps ult. from a PIE root meaning "to twist,

wind." From stuffing and padding for clothes or upholstery, meaning extended to "pompous, empty

speech" (1589). Also from the same source are Swed. bomull, Dan. bomuld "cotton," and, via Turkish

forms, Mod.Gk. mpampaki, Romanian bumbac, Serbo-Cr. pamuk. Ger. baumwolle "cotton" is probably

from the L. word but alt. by folk-etymology to look like "tree wool." Pol. bawelna, Lith. bovelna are

partial transls. from Ger.

(Online Etymology Dictionary)

bomb [[Fr bombe < It bomba; prob. < L bombus, a buzzing < Gr bombos, deep and hollow sound: orig.

echoic]]

bombard [[Fr bombarder < bombarde, mortar < bombe, BOMB]]

bombast [[ME, cotton padding < OFr bombace < ML bombax, cotton < bambax, cotton (with form infl. by L bombyx, silk, silkworm < Gr) < LGr < Gr pambax < Pers pambak, cotton]]

(Webster’s New World Dictionary and Thesaurus).

Với hai nguồn thông tin từ nguyên nói trên, có thể khẳng định rằng căn tố bomb– trong

―bomb‖ và trong ―bombard‖ chính là một, và đều xuất phát từ gốc Latin bombus, xa hơn là

gốc Hy Lạp bombos, trong khi bomb– trong ―bombast‖ thì lại xuất phát từ gốc Hy Lạp

bombyx, và mang nghĩa khác với bombus. Ở đây cả hai từ điển đều không chú thích xa hơn

về nguồn gốc chung của bombos và bombyx, đồng thời cần tránh nhận định cảm tính, nhất là

với người học Việt Nam, vì khái niệm ―bom‖ (bomb) hay ―dội bom‖ (bombard) và ―khoa

trương‖ (bombast) trong tiếng Việt đều chia sẻ một số điểm chung về mặt ngữ nghĩa. Thậm

chí trong tiếng Việt còn có một số từ lóng cho ―khoa trương‖ có dính dáng trực tiếp đến bom,

như ―nổ‖ hay ―quăng/bỏ bom.‖ Qua phân tích trên có thể chứng minh được cả (1.1), (1.2), và

(1.3).

Page 5: The Bomb Story

Nhưng đến lúc này thì lại gặp phải một vướng mắc khác, đó là vai trò của –ard trong

―bombard.‖ Như phân tích từ nguyên đã trình bày phía trên, có thể chắc chắn là ―bombard‖

được ghép từ hai thành tố khác nhau là bomb– và –ard. Nhưng đây lại là từ được ―nhập khẩu

nguyên đai nguyên kiện‖ từ tiếng Pháp, tức là khi du nhập vào tiếng Anh thì nó đã là một từ

thống nhất và không thể phân tích hợp lý và rõ ràng từng yếu tố hình vị riêng biệt. Nói cách

khác, nếu xem bomb– là một hình vị đơn lập thì phải có một hình vị –ard được nhìn nhận phổ

biến trong tiếng Anh, và trong trường hợp này là một hậu tố, như vậy các trường hợp khảo sát

có thể được đặt ra như sau:

(i) bombard là một hình vị đơn lập (free morpheme)

(ii) bombard bao gồm bomb– là gốc (root) và –ard là một hậu tố phái sinh

(derivational suffix).

(iii) bombard bao gồm bomb– là gốc (root) và –ard là một hình vị phụ thuộc chưa xác

định thể loại (unclassified bound morpheme).

Ở đây tạm thời bác bỏ nhận định (i) theo cách phân tích từ nguyên ở trên4. Đối với các

trường hợp còn lại:

Trường hợp (ii), nếu xem –ard là một hậu tố phái sinh (derivational suffix) thì phải xác

định rõ vai trò phái sinh của nó, tức là liệu nó đóng vai trò làm thay đổi nghĩa (meaning) hay

thay đổi từ loại (word class), hay cả hai. Trớ trêu thay, ―bombard‖ trong tiếng Anh vừa là

danh từ, lại vừa là động từ, như vậy có diễn ra quá trình hoán chức năng (conversion, or zero

derivation). Trong khi xác định từ nào được hoán chức năng thành từ nào đôi lúc lại là một

vấn đề thuần cảm tính.

Khi tra cứu các từ điển, cả hai loại từ đều được xếp chung dưới một đề mục, và động từ

―bombard‖ luôn được xếp trước danh từ5. Cá biệt có từ điển chỉ cho định nghĩa ―bombard‖ là

động từ6. Từ đó có thể giả định (ii-1) rằng danh từ ―bombard‖ xuất phát từ động từ

―bombard,‖ hay từ gốc ―bombard‖ ở đây là động từ. Như vậy –ard là một phụ tố phái sinh

động từ từ danh từ ―bomb‖ (cũng theo cách lập luận tương tự, động từ ―bomb‖ phái sinh từ

danh từ gốc ―bomb‖).

Tuy nhiên, khi tra cứu các hậu tố phái sinh trong tiếng Anh thì không có hậu tố –ard nào

có chức năng phái sinh động từ7. Vậy giờ đây chỉ có hai khả năng, (ii-1.1) nhận định từ gốc

―bombard‖ là động từ là sai, và (iii) không thể xem –ard là một hậu tố phái sinh.

Với (ii-1.1), chúng ta sẽ tiếp tục phân tích trong trường hợp (ii-2). Còn đối với (iii), nếu

như không xem –ard là một hậu tố thì phải nhìn nhận nó như thế nào, trong khi cả Fromkin et

al. (1990), Finegan (1998), O’Grady et al. (2001) và Yule (2006) đều đưa ra cách phân loại

4 Việc nhận định (i) có đúng hay không cũng là một vấn đề nan giải đối với những người nghiên cứu và giảng

dạy Ngôn ngữ học, vì nếu xét thuần Hình vị học thì phải tôn trọng hình vị theo đúng hình thái của nó trong môi

trường thuần Anh ngữ. Dù chúng ta biết có thể cắt ―bombard‖ ra thành hai yếu tố, nhưng yếu tố –ard không

được nhận biết vai trò chức năng hay ngữ nghĩa rõ ràng trong tiếng Anh. Đồng thời nếu xét về mặt từ nguyên,

cũng có thể vừa chấp nhận (vì từ ―bombard‖ được du nhập trực tiếp từ từ tiếng Pháp bombarder) vừa bác bỏ (vì

nó xuất phát từ gốc Hy Lạp bombos) nhận định (i). Ở đây người phân tích cần xác định nhìn nhận vấn đề dựa

trên quan điểm nào, và nhất quán với quan điểm đó.

5 ―bombard‖. Webster’s New World Dictionary and Thesaurus (4th edition), Encarta 2009 English Dictionary,

American Heritage Dictionary of the English Language (4th edition).

6 ―bombard‖. Longman Dictionary of English Language and Culture.

7 Hình vị –ard trong tiếng Anh chỉ được nhìn nhận là hậu tố với chức năng hình thành danh từ và có nghĩa ―one

that carries some action, or possesses some quality, to excess‖ (người có hành động hoặc phẩm chất thái quá)

như trong các từ ―drunkard‖ (bợm nhậu), ―sluggard‖ (kẻ biếng nhác) (Webster’s New World Dictionary and

Thesaurus).

Page 6: The Bomb Story

chỉ có 2 chọn lựa cho hình vị phụ thuộc là hình vị biến tố (inflectional morpheme) và hình vị

phái sinh (derivational morpheme) như minh hoạ dưới đây:

(Phỏng theo Yule, 66)

Tuy nhiên, David Laurence và Lexicon of Linguistics lại giới thiệu các cách phân loại

hoàn toàn khác. Theo Laurence (2006), các hình vị phụ thuộc còn có một dạng nữa là từ vị

phụ thuộc (lexical bound morpheme), tức là các yếu tố mang nghĩa của từ nhưng không tách

riêng thành một từ riêng biệt do một lý do đặc biệt nào đó. Xét ví dụ các từ ―consist‖ (bao

gồm), ―insist‖ (nài nỉ), ―persist‖ (khăng khăng) và ―resist‖ (kháng cự) trong tiếng Anh, chúng

ta đều thấy yếu tố chung là –sist bắt nguồn từ tiếng Latin sistare, là thức cầu khiến của stare

(đứng). Như vậy –sist phải là căn tố (root) của tất cả các từ trên, nhưng trong tiếng Anh lại

không có từ *sist nào đứng độc lập một mình cả. Do đó có thể xem –sist là một từ vị phụ

thuộc. Cách phân loại theo Laurence có thể được trình bày như sau:

(Phỏng theo Laurence, 23)

Theo Lexicon of Linguistics (Từ điển Ngôn ngữ học), chúng ta có khái niệm cranberry

morpheme. Đây là loại hình vị phụ thuộc không mang nghĩa và chức năng ngữ pháp, nhưng

có vai trò phân biệt từ này với từ khác. Vị dụ, hình vị cran– trong ―cranberry‖ (quả mạn việt

quất) không thuộc loại nào trong các loại hình vị phụ thuộc nói trên, nhưng nó có tác dụng

phân biệt từ ―cranberry‖ với các từ khác như ―raspberry,‖ ―blackberry,‖ ―blueberry…‖

Việc xác định xem –ard là lexical bound morpheme hay cranberry morpheme tuỳ thuộc

vào khả năng xác định yếu tố ngữ nghĩa của –ard. Vấn đề này không dễ dàng, vì như đã nói,

―bombard‖ là từ nhập ―nguyên xi‖ từ tiếng Pháp, như vậy –ard phải được phân tích hình vị từ

tiếng Pháp. Chúng ta cũng không có những từ như *gunard, *cannonard hay *grenadard để

đối chứng. Cũng có thể diễn giải một cách ―cảm tính‖ dựa theo nghĩa tiếng Anh của từ và

phân tích từ nguyên; tuy vậy cũng đòi hỏi nghiên cứu nghiêm túc và cẩn thận. Ở đây tôi mạn

phép (và có căn cứ) cho rằng –ard là cranberry morpheme để thoả mãn yêu cầu (1.4).

morpheme

free

lexicalchildold

functionalandthe

bound

derivationalre-

-ness

inflectional-’s-ed

morpheme

free

lexicalchildold

functionalandthe

bound

lexical -sist

grammatical

derivationalre-

-ness

inflectional-’s-ed

Page 7: The Bomb Story

Quay trở lại vấn đề hoán chức năng và từ loại của ―bombard,‖ thật đáng ngạc nhiên là vẫn

có một trường hợp khác với (ii-1). Nếu quan sát diễn giải từ nguyên của từ ―bombard‖ theo

Online Etymology Dictionary:

bombard: c.1430 (n.), 1598 (v.), from Fr. bombarder, from bombarde "mortar, catapult," from bombe

(see bomb). The same word, from the same source, was used c.1393 in reference to a bassoon-like

musical instrument.

(Online Etymology Dictionary)

chúng ta sẽ thấy rằng danh từ ―bombard‖ xuất hiện (1430) trước động từ (1598)8. Điều đó có

nghĩa, nếu đứng trên quan điểm phân tích hình vị học thuần Anh thì động từ ―bombard‖ phải

là từ phái sinh từ danh từ ―bombard‖ qua quá trình hoán chức năng. Vậy (ii-2) từ gốc là

―bombard‖ (n.) sẽ được hình thành từ bomb– và –ard. Chúng ta đã biết rằng có phụ tố –ard

trong tiếng Anh để thành lập danh từ, nhưng đó là với nghĩa ―người.‖ Xem xét một vài

trường hợp danh từ kết thúc bằng –ard trong tiếng Anh sau:

1. sluggard [[AS. slug + –ARD]] lazy person (chàng lười)

2. drunkard [[Ger. drunk + –ARD]] one who drinks excessively (bợm nhậu)

3. dotard [[ME. doten + –ARD]] foolish and doddering old person

(người già lẩm cẩm)

4. montagnard [[Fr. montagne + –ARD]] person living in the mountainside

(người miền núi)

5. communard [[Fr. commune + –ARD]] person living in a commune (thôn dân)

6. coward [[Fr. coue + –ARD]] one lacking courage (kẻ hèn nhát)

7. brassard [[Fr. bras + –ARD]] armor from elbow to shoulder, armband

(giáp tay, băng tay)

Khảo sát phân tích từ nguyên của các từ đã cho, ta nhận thấy hậu tố –ard có thể được gắn

với nhiều gốc căn tố khác nhau, như gốc Anglo Saxon (1.), gốc Germanic (2.), gốc Middle

English (3.), và gốc Pháp (4, 5, 6, 7.), và tuỳ thuộc vào gốc căn tố nào mà ta có thể xác định

nghĩa của –ard. Trong các ví dụ 1, 2, 3., –ard đều có nghĩa là ―người mang đặc điểm của

{CĂN TỐ}.‖ Ở các ví dụ 4, 5. –ard cũng có nghĩa là ―người,‖ nhưng lại liên quan với căn tố

theo nghĩa ―người sinh sống ở {CĂN TỐ},‖ và là những từ mượn hoàn toàn từ tiếng Pháp.

Trong khi 6. ―coward‖ cũng có nghĩa là ―kẻ hèn nhát,‖ nhưng lại mang nghĩa hình tượng,

xuất phát từ từ tiếng Pháp couard (mọc đuôi giữa hai chân), từ gốc coue (đuôi). Vậy có thể

nói –ard trong trường hợp này không mang nghĩa chỉ định người. Tương tự như vậy, với ví

dụ 7. ―brassard,‖ phụ tố–ard lại mang nghĩa ―bảo vệ, bao bọc‖ (đi kèm với từ gốc Pháp bras

(cánh tay)). Ta cũng đồng thời lưu ý là ví dụ 7. trông có vẻ gần giống ―bombard‖ nhất, vì

nghĩa đều liên quan đến chiến tranh và đánh trận. Nhưng cũng không chắc hai hậu tố –ard

trong trường hợp này là một, vì –ard trong ―bombard‖ không thể có nghĩa ―bảo vệ‖ hay ―che

chắn‖ gì cả. Điều này chứng tỏ có ít nhất 3 hậu tố –ard mang nghĩa khác nhau, tuỳ thuộc vào

nguồn gốc căn tố. Và trường hợp ―bombard‖ thì –ard có thể là một từ vị phụ thuộc (lexical

bound morpheme) mang nghĩa [+ ATTACK] và [+ ARTILLERY] (xem lại (ii-1), (iii))9.

4.2. Kiểm chứng GIẢ THIẾT 2

Quay về GIẢ THIẾT 2 ban đầu, như đã khẳng định, nếu muốn quy luật này đúng thì phải

chứng minh:

8 Tài liệu cổ nhất tìm thấy được có từ dùng liên quan.

9 Danh mục tất cả những từ tiếng Anh tận cùng bằng ―–ard‖ có thể được truy cập tại trang web Word Navigator,

<http://wordnavigator.com/ends-with/ard/>.

Page 8: The Bomb Story

(2.1) căn tố bomb– trong các từ ở hai cột A và B phải có cùng một gốc, và

(2.2) căn tố bomb– trong cột A là các hình vị đơn lập, còn bomb– trong cột B là những hình

vị phụ thuộc.

Ta dễ dàng nhận thấy quy luật này bị bác bỏ, vì như đã chứng minh ở phần 4.1., bomb–

trong ―bomb‖ và bomb– trong ―bombastic‖ không phải cùng một gốc từ, và dẫu cho có đi

chăng nữa thì yêu cầu (2) ngay bản thân nó cũng đã tồn tại mâu thuẫn với (1). Như vậy giả

thiết quy luật này không thể được chứng minh trong tiếng Anh.

4.3. Phân tích và phát triển GIẢ THIẾT 3

Trong số các giả thiết đặt ra ban đầu thì chỉ có GIẢ THIẾT 3 là đáp ứng đầy đủ các điều

kiện minh chứng ban đầu đối với các trường hợp được đưa ra.

?/b/ → Ø / ___m# (fm.) + {(bm.) [– SHIFT]}

?Delete /b/ when it follows m at the end of a free morpheme and when followed by a

bound morpheme not causing stress shift.

?Bỏ âm /b/ khi nó theo sau âm /m/ trong một hình vị đơn lập hoặc được theo sau bởi một

hình vị phụ thuộc không làm thay đổi trọng âm.

Tuy nhiên, ở đây ta có thể khảo sát thêm các trường hợp khác, vì quy luật này phổ quát

ngoài phạm vi của ―bomb‖ và các từ liên quan như đã trình bày. Đồng thời ta cũng đi sâu vào

phân tích các đối tượng đề cập để có thể đi đến một quy luật phát biểu cụ thể hơn.

Xem xét một số trường hợp sau10

:

A B plumb (dt., dây dọi)

plumb (đgt., dò nước)

crumb (mẩu, vụn)

plumber (thợ sửa ống nước) crumble (nghiền/vỡ nhỏ)

plumbeous (giống/có chì) crumby (li ti, vụn vặt)

plumbing [+ PRES. PART] BOUND MORPHEME

plumbic (có/giống chì) DERIVATIONAL SUFFIX

DERIVATIONAL SUFFIXES

Ta sẽ thấy quy luật trên không chính xác với các trường hợp ―plumbic‖ và ―crumble.‖ Vì

cả hai từ này đều được tạo thành bằng cách thêm vào và là những tác nhân không

làm thay đổi cấu trúc trọng âm (đều giữ cấu trúc trọng âm là ●●), hơn nữa tất cả những từ

trong mỗi cột đều có chung một gốc Latin plumbum (cột A) và Germanic krume (cột B). Như

vậy yếu tố làm thay đổi cấu trúc trọng âm là không đúng, hoặc đúng với điều kiện và

là đặc biệt, và từ đó cần phân tích cụ thể để có thể loại trừ hai trường hợp này.

Nói một cách cảm tính, việc loại bỏ trường hợp là khá dễ dàng, vì (i) nó không phải

là một hậu tố được nhận biết trong tiếng Anh11

, (ii) phân tích từ nguyên trong Webster’s New

World Dictionary and Thesaurus cho biết ―crumble‖ được phái sinh từ ―crumb‖, với nghĩa

―[[freq. of prec.]]‖ (i.e. frequentative of preceding, dạng tái lặp của từ đứng trước), vậy có thể

xem là một hậu tố đặc biệt thuần ngữ âm hơn là một hậu tố phái sinh, và vì vậy (iii) có

10

Người đọc có thể tham khảo nhiều ví dụ khác từ danh mục từ tận cùng bằng ―–mb‖ tại trang web World

Navigator < http://wordnavigator.com/>

11 Cần tránh nhầm lẫn với , hậu tố phái sinh tính từ từ động từ. Ở đây ―crumble‖ là động từ được phái sinh

từ danh từ ―crumb.‖

Page 9: The Bomb Story

thể phỏng đoán rằng có quy tắc phát âm đặc biệt cho , ví dụ để giống với những trường

hợp đơn hình vị khác trong tiếng Anh như ―humble‖ hay ―stumble.‖

Khi tra cứu nguồn gốc từ nguyên của ―crumb,‖ tôi phát hiện một điều khá thú vị. Theo

Online Etymology Dictionary, ―crumb‖ xuất phát từ từ tiếng Anh cổ cruma, và đến khoảng

năm 1450 mới được thêm chữ ―–b‖ cho giống với những từ khác, như ―dumb.‖ Đồng thời từ

―crumble‖ cũng được xác nhận về việc phát âm /b/ trong trang từ điển này:

crumble: O.E. *crymelan, presumed frequentative of gecrymman "to break into crumbs," from cruma

(see crumb). The -b- is probably on analogy of Fr. words like humble, where it belongs.

crumb: O.E. cruma, from a W.Gmc. root of obscure origin. The -b- appeared c.1450, in part by

analogy with words like dumb, in part from crumble. Slang meaning "lousy person" is 1918, from

crumb, U.S. slang for "body-louse" (1863), so called from resemblance.

(Online Etymology Dictionary)

Qua cách phân tích trên có thể thấy căn nguyên việc phát âm /b/ cũng không rõ ràng,

không tuân theo một nguyên tắc từ nguyên cố định nào trong tiếng Anh. Vậy có thể khẳng

định loại bỏ trường hợp .

Còn với trường hợp thì sao? cũng là một hậu tố phái sinh như hay , khi

thêm vào từ gốc cũng không làm thay đổi cấu trúc trọng âm, nhưng khi gắn vào căn tố lại

không làm mất đi âm /b/. Vậy điểm đặc biệt của ở đây là gì?

Thực ra nếu chỉ quan tâm đến ―plumb‖ và ―plumbic,‖ chúng ta dễ bị đánh lừa, vì thực ra

–ic là một hậu tố có chức năng làm thay đổi âm tiết đối với những từ có từ 3 âm tiết trở lên.

Ví dụ ―iamb‖ khi thêm sẽ chuyển dấu nhấn sang âm tiết gần nhất, trở thành

―iambic‖ ; tương tự với ―acid‖ và ―acidic‖ hay ―electron‖

và ―electronic‖ . Vậy có thể khẳng định dạng tiềm đạt của –ic có

chứ năng [+ SHIFT] làm thay đổi cấu trúc trọng âm của từ, với điều kiện từ có từ 3 âm tiết trở

lên, hay nói cách khác, làm cho âm tiết ngay trước nó được nhấn.

Webster’s New World Dictionary and Thesaurus giải thích từ nguyên của ―–ic‖ như sau:

[[< Fr or LGr; Fr -ique < L -icus < Gr -ikos: akin to Ger -isch, OE -ig: see -y3]]

(Webster’s New World Dictionary and Thesaurus)

Theo căn cứ này thì có thể nhận thấy gốc –ic được truy nguyên theo thứ tự lần lượt từ gốc

Pháp –ique, gốc Latin –icus và sau cùng là gốc Hy Lạp –ikos. Theo McArthur, có ba nhóm

hậu tố chính trong tiếng Anh, bao gồm (1) nhóm Vernacular, bao gồm các hậu tố trong dòng

tiếng Anh cổ và các ngôn ngữ Germanic, (2) nhóm Romance, bao gồm các hậu tố có nguồn

gốc từ tiếng Pháp cổ và tiếng Latin, và (3) nhóm Greek, bao gồm các hậu tố đến từ dòng Tân

Latin và tiếng Pháp. Đặc điểm của các hậu tố gốc Latin và Greek (CLASSICAL SUFFIXES) là

chúng luôn làm thay đổi cấu trúc trọng âm của từ, căn cứ vào điều đó ta dễ dàng nhận ra

trong ―bombastic‖ và thuộc nhóm này (xem McArthur12

).

Như vậy, GIẢ THIẾT 3 có thể được phát biểu theo cách khác như sau:

/b/ → Ø / ___m# (fm.) + {NON-CLASSICAL SUFFIX}

Delete /b/ when it follows /m/ at the end of a free morpheme and when followed by a

non-classical suffix.

Bỏ âm /b/ khi nó theo sau âm /m/ trong một hình vị đơn lập hoặc được theo sau bởi một

hậu tố phi cổ điển.

12

Về mô tả chi tiết các hậu tố tiếng Anh, xem thêm McArthur. ―Suffix.‖ Concise Oxford Companion to the

English Language. 1998. Encyclopedia.com. 6 Dec. 2009 <http://www.encyclopedia.com>.

Page 10: The Bomb Story

hoặc:

/b/ → Ø / ___m# (fm.) + {VERNACULAR SUFFIX}

Delete /b/ when it follows /m/ at the end of a free morpheme and when followed by a

vernacular suffix.

Bỏ âm /b/ khi nó theo sau âm /m/ trong một hình vị đơn lập hoặc được theo sau bởi một

hậu tố bản ngữ.

5. Các hướng tiếp cận khác

Dựa trên các hướng tiếp cận Hình vị học và Âm hình vị, chúng ta đã đưa ra được các giả

thiết và minh chứng về dạng tiềm đạt của ―bomb‖ và các quy luật tác động đến nó. Để mỗi

giả thiết được công nhận cần dựa trên các lập luận và cách giải thích khác nhau về âm vị,

hình vị, từ nguyên, v.v…

Nếu xem xét vấn đề trên một quan điểm khác, như từ nguyên học chẳng hạn, chúng ta sẽ

tìm ra một cách lý giải hoàn toàn khác so với những nhận định trình bày ở trên. Khi đó căn cứ

để lý giải về cách phát âm của ―bomb‖ sẽ được xác định dựa trên nguồn gốc của từ và con

đường du nhập vào tiếng Anh của nó; qua đó có thể xác định rằng ―bomb‖ và ―bombard‖ đi

vào tiếng Anh từ hai con đường hoàn toàn khác nhau, và được khái quát theo sơ đồ sau:

(1) L. bombus

/b/

→ (2) Fr. bombe

/b/

→ (3a) E. bomb

/b/ (1588)

→ (4a) bomber, bombing, bombed

/b/ → (3b) Fr. bombarder

/b/

→ (4b) E. bombard

/b/ (1430, 1598)

Cùng xuất phát (1) từ gốc Latin bombus, và (2) sang tiếng Pháp trở thành bombe với âm

/b/ được phát âm, nhưng (3a) khi sang đến tiếng Anh bomb thì âm /b/ được lược bỏ (giống

những trường hợp khác), và từ đó (4a) chúng ta có những từ khác như bomber, bombing hay

bombed với âm /b/ được lược bỏ hoàn toàn.

Nhưng cũng xuất phát (2) từ bombe trong tiếng Pháp, chúng ta có (3b) động từ phái sinh

bombarder, với âm /b/ được phát âm (do không chịu tác động của quy luật âm vị tiếng Anh),

và từ đó (4b) bombard được du nhập vào tiếng Anh với đặc điểm phát âm khác với bomb,

bomber hay bombed (xem lại 4.1.)

Lưu ý rằng với cách lý giải như trên thì quy luật biến đổi âm như Fromkin và các cộng sự

đưa ra là đúng (xem 3., Fromkin et al., 146), vì nếu xem ―bomb‖ là từ gốc và ―bomber‖,

―bombing‖, ―bombs‖ hay ―bombed‖ là các biến thể trực tiếp của nó thì quy luật này tác động

trực tiếp vào ―bomb‖ (3a). Tương tự như vậy, chúng ta cũng có thể khái quát nguồn gốc của

các từ đề cập trong phần 4 như sau:

iamb iambic crumb crumble

Gr. iambos

L. iambus

Fr. iambe

E. iamb

Gr. iambikos

L. iambicus

Fr. iambique

E. iambic

? IE. *gr-eu

OE. cruma

ME. crome

E. crumb

? IE. *gr-eu

OE. cruma

OE. gecrymman

OE. crymelan (freq.)

E. crumble

(Nguồn tra cứu: Online Etymology Dictionary và Webster’s New World Dictionary and

Thesaurus)

Page 11: The Bomb Story

Việc xác định các quy luật tác động đến việc lược bỏ âm /b/ có thể tính đến những giả

thiết như đã trình bày ở phần 3, nhưng có thể thấy trong các trường hợp khác rằng các cặp

―iamb‖ – ―iambic‖ và ―crumb‖ – ―crumble‖ đều xuất phát từ những gốc trực tiếp khác nhau,

dù có chung một gốc xuất xứ, vậy việc xét các yếu tố phái sinh Anh ngữ trong trường hợp

này là không cần thiết.

6. Mở rộng

Qua trường hợp phân tích từ ―bomb‖ và các thành tố liên quan, có thể thấy rằng việc tìm

kiếm một quy luật âm hình vị thuần tuý để lý giải những hiện tượng biến đổi âm thú vị trong

tiếng Anh là không dễ dàng. Với các cách phân tích và lập luận như đã trình bày, chúng ta có

thể phần nào lý giải tại sao từ ―electric‖ trong tiếng Anh khi thêm hậu tố –ity vào

lại được phát âm là ―electricity,‖ với âm biến thành âm , và khi thêm –

ian vào lại trở thành ―electrician,‖ với âm giờ đây thành âm ; và cũng

tương tự, vì sao âm không xuất hiện trong ―sign‖ hay ―benign‖ mà lại có

mặt trong ―signature‖ hay ―benignant‖ . Đa phần người học tiếng

Anh cũng có lúc thắc mắc tại sao trong ―machine‖ ĩ, –ch– được phát âm , nhưng

trong ―mechanic‖ thì lại được phát âm . Từ đó đưa ra các giả thiết về dạng

tiềm đạt của các căn tố và các quy luật tác động chi phối dạng biểu đạt của chúng.

Cũng với cách tra cứu từ nguyên và phân tích hình vị được sử dụng trong bài này, chúng

ta cũng có thể đưa ra những cách lý giải về hiện tượng đồng âm khá phổ biến trong tiếng

Việt, đặc biệt là các yếu tố Hán Việt. Liệu giai trong ―giai nhân‖, ―giai lão‖, ―giai thoại‖,

―giai cấp‖, ―giai đoạn‖ có phải là cùng một gốc Hán Việt hay không, hay nhiều hơn? Vấn đề

phân tích từ nguyên đối với tiếng Việt có thể là hơi khó khăn, vì được biết hiện nay chưa có

một từ điển từ nguyên hay một tài liệu tham khảo từ nguyên học có uy tín nào có đủ độ tin

cậy để cung cấp đầy đủ thông tin về xuất xứ và nguồn gốc của từ tiếng Việt, và văn hoá lưu

trữ của người Á Đông chúng ta cũng là một yếu tố trở ngại không nhỏ đến việc phát triển

nghiên cứu từ nguyên học tiếng Việt. Tuy nhiên, đây lại là cả một câu chuyện khác và dành

cho một dịp khác.

7. Kết luận

Bài viết đã trình bày sơ lược một số hướng tiếp cận và cách lý giải cho một khía cạnh ngữ

âm khá lý thú trong tiếng Anh. Tuy đây là một vấn đề không mới mẻ và đặc biệt hóc búa gì,

và có thể đã có nhiều nghiên cứu đưa ra các cách lý giải và tiếp cận khác, nhưng qua bài viết

này cũng có thể thấy rằng việc đưa ra một lý giải hợp lý chỉ dựa trên các quy luật âm hình vị

là không hoàn toàn xác đáng, mà phải sử dụng các yếu tố từ nguyên để hỗ trợ cho lập luận

của mình.

Bài viết thể hiện một góc nhìn còn hạn hẹp và chưa bao quát của người viết về Hình vị

học và các quy luật âm hình vị. Lối phân tích còn luẩn quẩn, đôi chỗ trình bày giả thiết và

phủ định giả thiết là không thật sự cần thiết. Tuy nhiên, cá nhân tôi muốn trình bày cụ thể tất

cả những phương án giả thiết mà tôi đã nghĩ đến và từng bước kiểm chứng để người đọc có

một cái nhìn chi tiết hơn về những lập luận được loại trừ chứ không được dẫn dắt ngay đến

kết luận, đồng thời qua đó chia sẻ để người đọc cũng có thể hình dung về các bước tư duy của

người viết về vấn đề được nêu. Do kiến thức chuyên môn và nguồn tài liệu tham khảo còn

hạn chế nên người viết không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm và nhận định chủ quan

trong bài viết này. Kính mong nhận được sự chỉ giáo, góp ý chân thành từ phía các chuyên

gia và bạn đọc cùng quan tâm.

Page 12: The Bomb Story

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Accent Software International. Webster’s New World Dictionary and Thesaurus. Version 2.0.

Macmillan Publishers, 1998.

―Cranberry morpheme‖. Wikipedia: The Free Encyclopedia. Wikimedia Foundations. 2009. 6

Dec. 2009. < http://en.wikipedia.org/wiki/Cranberry_morpheme >

Finegan, E. Language: Its Structure and Use. Second edition. Orlando: Harcourt Brace

College Publishers, 1994.

Fromkin, V., Blair, D., Collins, P., and Rodman, R. An Introduction to Language. Second

Australian edition. Marrickville: Holt, Rinehart and Winston, 1990.

Harper, D. Online Etymology Dictionary. < http://www.etymonline.com/index.php>

Kerstens, J., Eddy Ruys, and Joost Zwarts. ―Cranberry morpheme‖. Lexicon of Linguistics.

Utrecht University Institute of Linguistics OTS. 2001. 6 Dec. 2009.

<http://www2.let.uu.nl/Uil-

OTS/Lexicon/zoek.pl?lemma=Cranberry+morpheme&lemmacode=949>

Laurence, D. ―Morphological Analysis‖. Morphology. Athens: Ohio University. 2006. 6 Dec

2009. <http://oak.cats.ohiou.edu/~dl905091/ling270/morphology/Morphology Day 5

Morphol%233E.doc>

–––. ―What Is a Word?‖. Morphology. Athens: Ohio University. 2006. 6 Dec 2009.

<http://oak.cats.ohiou.edu/~dl905091/ling270/morphology/Morphology Day 1.ppt>

McArthur. ―Suffix‖. Concise Oxford Companion to the English Language. 1998.

Encyclopedia.com. 6 Dec. 2009 <http://www.encyclopedia.com>.

O’Grady, W., Archibald, J., Aronoff, M., and Rees-Miller, J. Contemporary Linguistics: An

Introduction. Fourth edition. Boston: Bedford/St. Martin’s, 2001.

Summers, D. Dir. Longman Dictionary of English Language and Culture. Barcelona:

Longman, 1998.

Yule, G. The Study of Language. Third edition. Cambridge: Cambridge University Press,

2006.